Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tính răn đe trong xử phạt những người bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông – Nguyễn Mạnh Hùng – nói trước Quốc hội về sự cần thiết xử phạt những người bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội mà ông cho là có tính "bôi nhọ, bôi xấu".

hung1

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời trước Quốc hội -Tổ Quốc

Hôm 7/11, truyền thông nhà nước dẫn lời Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng nói trước Quốc hội rằng bộ phim Đất Rừng Phương Nam đang gây tranh cãi nhiều tuần qua ở Việt Nam không vi phạm pháp luật điện ảnh. Ông cho rằng những dư luận chưa chuẩn xác về phim cần phải được xem xét, tính toán để xử lý theo quy định.

Bộ phim Đất Rừng Phương Nam nhận được nhiều ý kiến trái chiều cả khen và chê, trong đó ở chiều phê phán, nhiều người cho rằng bộ phim phản ánh sai lệch lịch sử và bị "Tàu" hóa.

Phát biểu tại Quốc hội hôm 8/11, ông Hùng làm rõ : "Về phát biểu của tôi trong phiên thảo luận ngày hôm qua, tôi có nói rằng, nếu có các biểu hiện bôi nhọ và bêu xấu thì phải được nghiêm túc xử lý. Ở đây tôi nói là nếu có, vì chúng ta đã có Luật An ninh mạng, có quy tắc xử lý nêu trong văn bản.

Việc ý kiến khen - chê khác nhau là bình thường, nhưng chúng ta không thể chấp nhận thói trịch thượng, phán xét, bôi nhọ, bôi xấu... Người Việt có câu "lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về bảo vệ người dùng trên không gian mạng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định Bộ Thông tin và truyền thông cũng phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm, xử lý hình sự một số vụ việc mang tính trọng tâm để răn đe.

"Ví dụ, vừa rồi, chúng ta cũng thấy vụ xử lý bà Phương Hằng. Những vụ việc được xử lý nghiêm minh, xử lý hình sự như thế này mang tính răn đe cao" - Bộ trưởng Hùng nói.

Bà Nguyễn Phương Hằng - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, bị tuyên án ba năm tù với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Bà Hằng bị cáo buộc đã sử dụng mạng xã hội thực hiện các buổi livestream xâm phạm đời tư, xúc phạm các cá nhân là các ca sĩ, nghệ sĩ, nhà báo nổi tiếng.

Liên quan đến tỷ lệ các thông tin xấu độc, người đứng đầu ngành Thông tin và truyền thông của Việt Nam cho biết, năm 2018, tỷ lệ các thông tin xấu độc về các lãnh đạo chủ chốt có những lúc chiếm tỉ lệ 70%, nhưng đến giờ tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 1%.

Việt Nam thường bị quốc tế lên án về chính sách đàn áp quyền tự do bày tỏ ý kiến trên mạng. Luật An ninh mạng của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019 bị đánh giá là công cụ để đàn áp người dân lên tiếng trên mạng xã hội.

RFA, 08/11/2023

Nói thêm : Người phát biểu về phim Đất Rừng Phương Nam là Bộ trưởng Văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng chứ không phải Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Mới đây, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch ra văn bản đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý đối những người dùng mạng xã hội lên tiếng phản đối bộ này tổ chức lễ trao giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa thể thao và du lịch" tối 13/9/2023 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

mxh1

Người thân chờ trước nhà quàn để chờ thông tin xác nhận nhân thân những nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội - AFP

Trước đó, vào nửa đêm 12/9/2023, một chung cư mini chín tầng ở Hà Nội bị cháy làm 56 người dân chết cháy. Dư luận mạng xã hội cho rằng, buổi lễ có phần ca múa nhạc nên không phù hợp với không khí tang thương của Hà Nội sau vụ cháy chung cư chỉ một ngày với hàng chục người chết. Một số người chỉ trích Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đã không nhận thấy cái sai của mình mà lại tìm cách đe nẹt người dân.

Một người dân Hà Nội, ông Nguyễn Quang Vinh, cũng là một đại tá quân đội về hưu, nêu suy nghĩ của ông với RFA :

"Cái tư duy của quan chức là cách ứng xử thiếu nhạy cảm thiếu đạo lý, không chuyên nghiệp khi gặp phải phản ứng của dân, của cộng đồng mạng về vụ việc của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch sau khi xảy ra vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ. Đó là cách hành xử với tâm lý luôn cho mình là đúng, cho rằng mình có quyền có thể làm bất cứ việc gì nếu họ muốn, không ai được can thiệp, muốn bịt miệng dư luận xã hội hay cá nhân nào thì cứ dùng quyền lực mà làm, bất chấp phản ứng của xã hội. Cái tâm lý "quan phụ mẫu" từ thời phong kiến tưởng đã không còn tồn tại trong xã hội hiện nay hiện đã trở thành nếp nghĩ của không ít quan chức trong bộ máy chính quyền Việt Nam".

Nhà giáo Đinh Kim Phúc nhận định vụ việc với RFA :

"Tôi cho rằng hành động đó không thể chấp nhận được. Chúng ta nên nhớ rằng, việc 56 đồng bào tử nạn trong vụ cháy là một tai nạn thảm khốc, Nếu như lễ trao giải báo chí đó đã được lên kế hoạch thì những người có văn hóa và biết làm văn hóa phải dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ đồng bào của mình. Chỉ giữ lại phần lễ là trao giải mà cắt bỏ phần hội là ca múa, cháy nhót.

Đằng này, lãnh đạo Bộ Văn hóa đã không rút kinh nghiệm, khi chính quyền Hà Nội ban hành lệnh ngưng các hoạt động vui chơi giải trí để tưởng niệm đồng bào tử nạn thì các nhà hát thuộc quyền quản lý của Bộ văn hóa vẫn sáng đèn để kiếm từng đồng bạc trên nước mắt đồng loại. Và sau đó, Tạ Quang Đông, Thứ trưởng của cái gọi là Bộ Văn hóa thể thao và du lịch lại ra một công văn đe nẹt dân chúng.

Những cán bộ lãnh đạo cao cấp của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đã từng học tập theo tư tưởng và tấm gương đạo đức của ông Hồ Chí Minh nhưng họ không thuộc bài. Họ quên rằng, ông Hồ Chí Minh đã từng nói ‘Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra’. Không thể chấp nhận người công của nhân dân, những người đã vỗ ngực tự xưng là đầy tớ của nhân dân mà hở chút là ăn thua đủ với dân".

Ngày 14/9/2023, hai ngày sau vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị thuộc thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị chức năng tạm dừng tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí do thành phố, các đơn vị thuộc thành phố, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tổ chức từ ngày 14 đến hết ngày 17/9.

Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho dừng mọi hoạt động vui chơi, văn nghệ tại không gian đi bộ Hồ Gươm. Quận Ba Đình lùi giải chạy theo kế hoạch vào sáng 15/9 sang ngày khác. Nhiều quận huyện yêu cầu trường học dừng hoạt động thể dục thể thao...

Truyền thông Nhà nước cho hay, trong khi Hà Nội dừng các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí thì nhiều nhà hát thuộc Bộ Văn hóa thể thao và du lịch như Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam bên hồ Gươm và Nhà hát Múa rối Trung ương vẫn tổ chức các buổi biểu diễn vào chiều tối ngày 16/9.

Theo văn bản Bộ Văn hóa thể thao và du lịch gửi Bộ Thông tin và truyền thông, do chương trình đã được chuẩn bị trước và có sự tham dự của lãnh đạo Ban tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin và truyền thông, các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương, nhưng sau khi sự kiện diễn ra, một số tài khoản facebook và mạng xã hội đã có những bình luận trái chiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của bộ. Do đó, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch gửi kèm hình ảnh một số tài khoản và bình luận để Bộ Thông tin và truyền thông có hướng xử lý.

mxh2

Dư luận mạng xã hội cho rằng, buổi lễ có phần ca múa nhạc nên không phù hợp với không khí tang thương của Hà Nội sau vụ cháy chung cư chỉ một ngày với hàng chục người chết.

Luật sư Ngô Anh Tuấn nêu quan điểm của ông với RFA :

"Người dân phản đối, phản ứng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, giới hạn của sự tự do là động đến sự tự do của người khác. Nếu người ta phản đối trong văn minh, không xúc phạm, nhục mạ thì chẳng có vấn đề gì cả. Tôi nghĩ rằng, Bộ Thông tin và truyền thông nên khước từ những yêu cầu chung chung, những yêu cầu trừu tượng như thế. Họ nên bớt ô đồm đi.

Khi mình khuyến cáo người khác thì mình coi lại mình xem có phù hơp hay chưa. Nếu tôi là Bộ thông tin Truyền thông thì tôi sẽ khước từ những nội dung đề nghị đó và tôi yêu cầu phải dẫn chứng cụ thể nội dung xem có thuyết phục không thì mới có biện pháp xử lý phù hợp. Không thì thôi !".

Nhiều người cho rằng, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đã không thấy cái sai, cái dở của mình mà còn yêu cầu các ban ngành khác xử lý người dân là không phù hợp với chức năng của một ngành văn hóa. Trên các trang mạng xã hội, nhiều người lên tiếng kêu gọi lãnh đạo Bộ Văn hóa thể thao và du lịch từ chức.

Nhà giáo Đinh Kim Phúc nói với RFA :

"Là một người dân, tôi không chấp nhận nhà nước dùng tiền thuế của tôi để trả lương cho những cán bộ vô cảm như thế ở Bộ Văn hóa thể thao và du lịch. Không thể chấp nhận cách hành xử của bộ văn hóa mà ‘vô học’ (tôi không dùng từ vô văn hóa) như vậy.

Tôi xin nhắn, nếu các ông còn chút lòng tự trọng của người công sản, còn một chút liêm sỉ thì tự nguyên viết đơn từ chức đi. Còn nếu cứ "bám ghế" thì tôi đề nghị các cơ quan Đảng và Chính phủ hãy cách chức Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng và Thứ trưởng Tạ Quang Đông, để tạo lòng tin với quần chúng trước những vấn đề của quốc gia và dân tộc. Và tôi phê phán thẳng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch. Nếu vì điều này mà các ông có yêu cầu cơ quan chức năng phạt hoặc bắt tôi theo Điều 331 thì cứ làm đi. Tôi thách các ông đó !".

Điều 331 quy định tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích của tổ chức và cá nhân". Điều luật này đã bị các tổ chức nhân quyền quốc tế và các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc lên tiếng chỉ trích là mù mờ, cần phải được loại bỏ khỏi Bộ luật Hình sự.

Theo thống kê của RFA, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng tại các địa phương trên cả nước bắt giữ ít nhất 16 người theo cáo buộc vi phạm Điều 331, Bộ luật Hình sự.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 18/09/2023

Additional Info

  • Author Diễm Thi
Published in Diễn đàn

Nguồn vốn cho hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam giảm 82%

RFA, 17/07/2023

Tổng số tiền tài trợ cho các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam đã giảm 82% xuống còn 66 triệu đô la trong nửa đầu năm 2023 từ 372 triệu đô la trong nửa đầu năm 2022.

sinhthai1

Các công ty khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam đang gặp nhiều thách thức (HMH) - VnEconomy

Tracxn Technologies Ltd., một nền tảng dữ liệu thông minh để nghiên cứu thị trường tư nhân, cho biết thông tin trên trong ngày 17/7 trong một bài viết trên trang điện tử technode global.

Theo nội dung bài viết, sự sụt giảm có thể là do điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi, sự phục hồi không đồng đều sau đại dịch Covid-19, tỷ lệ lạm phát gia tăng và các sự kiện toàn cầu không chắc chắn, khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn khi cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp.

Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam đã gây tiếng vang khi nhận được tài trợ cao thứ ba ở khu vực Đông Nam Á cho đến nay. Tuy nhiên những năm gần đây, nguồn vốn tài trợ giảm dần đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ.

Tuy vậy, bất chấp sự sụt giảm nguồn tài trợ, các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu chiếm 88% tổng nguồn tài trợ trong nửa đầu năm 2023, lên tới 58,6 triệu USD.

Tuy nhiên, con số này thể hiện mức giảm 33% so với nửa cuối năm 2022 và giảm 81% so với nửa đầu năm 2022.

Trong nửa đầu năm 2023, số tiền huy động được chủ yếu là từ quý đầu tiên, chiếm gần 89% tổng số tiền huy động.

Theo Tracxn, bối cảnh tài trợ trong nửa đầu năm 2023 bị chi phối bởi các lĩnh vực ứng dụng Health Tech, FinTech và doanh nghiệp.

Đáng chú ý, lĩnh vực Công nghệ Y tế đã đạt được mức tài trợ kỷ lục là 53,5 triệu đô la, cho thấy mức tăng đáng kể 259% so với nửa cuối năm 2022 và tăng 118% so với nửa đầu năm 2022.

Tuy nhiên, lĩnh vực FinTech và ứng dụng doanh nghiệp nhận được khoản tài trợ tối thiểu, trị giá lần lượt là 6,2 triệu USD và 5,1 triệu USD.

Dù vậy, theo nghiên cứu của Tracxn, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng đáng kể nhờ các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam như miễn thuế cho các công ty công nghệ thông tin và ưu đãi tiền thuê đất.

Ngoài ra, cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc thiết lập một nền kinh tế không dùng tiền mặt, cũng được nói, sẽ góp phần vào sự phát triển của hệ sinh thái FinTech trong khu vực.

Tracxn cũng cho rằng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương đã thu hút được nhiều khoản đầu tư nhất, cho thấy sự nổi bật của họ trong hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam.

Tracxn cho biết theo thống kê từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ từ 8% năm 2022 xuống 4,7% trong năm hiện tại.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại, nhưng theo đánh giá của Tracxn, vẫn có những triển vọng lạc quan trong nửa cuối năm 2023 khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp như cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế.

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đang thành lập Trung tâm Đổi mới Quốc gia hợp tác với các công ty công nghệ nổi tiếng như Google và Amazon để cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho các doanh nhân trẻ.

Tracxn theo dõi hai triệu thực thể thông qua hơn 1.800 nguồn cấp dữ liệu được phân loại theo ngành, tiểu ngành, khu vực địa lý và mạng trên toàn cầu.

Nguồn : RFA, 17/07/2023

**************************

Tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn tài khoản mạng xã hội có nội dung vi phạm

RFA, 17/07/2023

Những tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung vi phạm có thể bị tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn.

sinhthai2

Ảnh minh họa mạng xã hội Facebook. AFP

Đó là một trong số những nội dung trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) lấy ý kiến và được truyền thông Nhà nước loan trong ngày 17/7.

Ngoài đề xuất trên, trong nội dung sửa đổi, bổ sung, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) cũng đề xuất bổ sung quy định xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động.

Bộ TT&TT cho rằng việc cần thiết phải bổ sung quy định mạng xã hội trong nước và ngoài nước cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam phải xác thực tài khoản người dùng qua số điện thoại di động tại Việt Nam khi đăng ký thiết lập tài khoản mạng xã hội.

Ngoài ra, chỉ các mạng xã hội có Giấy phép mạng xã hội (tổ chức, doanh nghiệp trong nước) hoặc có thông báo hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông (tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam) mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream).

Cơ quan soạn thảo cho biết, bên cạnh việc bổ sung quy định tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên mạng phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật, thì việc đề xuất bổ sung thêm quy định yêu cầu các mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng an ninh quốc gia.

Quy định này, theo Bộ TT&TT, sẽ giúp giải quyết cơ bản nguồn vi phạm, cũng như giảm thời gian và nguồn lực của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện chặn gỡ từng nội dung vi phạm như hiện nay.

Thời gian qua và nhất là khi Luật an ninh mạng của Việt Nam đưa vào áp dụng từ đầu năm 2019 đến nay, Chính phủ Việt Nam càng siết chặt việc kiểm duyệt nội dung cũng như những bình luận trên mạng xã hội.

Chỉ qua sự kiện nổ súng ở Đắk Lắk hôm 11/6, Việt Nam đã xử phạt tiền từ 5,5 triệu đến 7,5 triệu ít nhất năm người dân đưa tin hay bình luận về sự kiện trên qua mạng xã hội.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á của HRW hôm 14/6 bình luận qua tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng :

"Thật lố bịch khi Chính phủ Việt Nam đang cố gắng kiểm duyệt những người bình thường nói về vụ tấn công ở Đắk Lắk, và những hình thức phạt tiền này không nên áp đặt đối với bất kỳ ai đơn giản chỉ vì chia sẻ thông tin.

Thực tế, Chính phủ Việt Nam hầu như không cung cấp thông tin rõ ràng về những gì đã xảy ra, do vậy, việc người ta nói về những gì họ cho là đã xảy ra là chuyện đương nhiên".

Nguồn : RFA, 17/07/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

"Việt Nam dùng chiến thuật của Trung Quốc" khi yêu cầu định danh toàn bộ tài khoản mạng xã hội

RFA, 12/05/2023

Chính phủ Việt Nam có kế hoạch buộc người sử dụng mạng xã hội phải khai báo định danh cá nhân, tuy nhiên chuyên gia về công nghệ thông tin nói rằng yêu cầu này không thể thực hiện được.

mxh1

Một áp phích trên đường phố Hà Nội ngày 20/4/2020 cảnh báo hậu quả của việc phát tán thông tin sai sự thật về Covid-19. Ảnh : Reuters/Kham - Reuters

Vào sáng ngày 08/5, trong phiên giải trình của Ủy ban Tư pháp liên quan việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người, xác thực các tài khoản trên mạng xã hội để hạn chế lừa đảo trên mạng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ ban hành nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng cuối năm 2023 với thay đổi rất quan trọng.

Cụ thể, Chính phủ sẽ yêu cầu tất cả chủ tài khoản mạng xã hội là cá nhân hay tổ chức phải thực hiện việc định danh. Việc này áp dụng cho cả mạng xã hội nước ngoài như Facebook, YouTube, TikTok...

"Với các tài khoản mạng xã hội không định danh sẽ bị đấu tranh, ngăn chặn, xử lý với các mức độ khác nhau", Thứ trưởng Lâm được báo Tuổi Trẻ online dẫn lời trong cuộc họp.

Chuyên gia nói không khả thi

Chuyên gia về công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu từ Úc cho rằng Nhà nước Việt Nam không thể thực thi được yêu cầu định danh cá nhân trừ khi có sự đồng thuận của các nhà mạng xã hội.

Ông nói với RFA vào ngày 12/5 :

"Nếu như Nhà nước Việt Nam muốn khai triển một cách đơn phương thì cái đó vô khả thi vì Nhà nước đâu kiểm soát được mạng xã hội đâu ! Về mặt kỹ thuật, khi nào họ nắm toàn bộ hệ thống mới làm chuyện đó được.

Ví dụ như bây giờ hiện có 60 triệu người Việt Nam đang dùng Facebook, làm sao Chính phủ Việt Nam biết người nào đang sử dụng cái gì có tài khoản gì để mà bắt buộc họ phải dùng danh tánh thật ?"

Ông cho rằng đây chỉ là một chiêu trò mang tính hù doạ cho vui chứ về mặt kỹ thuật và chính danh là không thể. Ông đặt câu hỏi :

"Làm sao mà Chính phủ có nguyên một đội ngũ để có thể kiểm soát và săn lùng 60 triệu người dùng Facebook ?"

Cùng có nhận định như trên là ông Phillip, chuyên viên bảo mật với hơn 10 năm kinh nghiệm đào tạo bảo mật cho nhiều tổ chức phi chính phủ trong và ngoài Việt Nam. Ông nói với RFA hôm 12/5 :

"Về mặt kỹ thuật, việc khai báo định danh với những tài khoản mạng xã hội là không khả thi. Nếu muốn, người dùng hoàn toàn có thể đổi IP và tạo một tài khoản Facebook ở nước khác.

Chưa kể đến việc Chính phủ Việt Nam không thực sự kiểm soát được máy chủ của những công ty quốc tế như Google và Meta".

Ông cho rằng có thể Chính phủ Việt Nam đang thấy rằng việc định danh cho tài khoản viễn thông (cần Căn cước công dân/CMND để mua sim điện thoại) mà họ đang thực hiện có tiến triển tốt nên họ nghĩ có thể áp dụng với tài khoản mạng xã hội.

Thêm nữa, việc các mạng xã hội như Facebook, YouTube và Zalo cũng bắt người dùng đăng ký bằng danh tính thật để được hỗ trợ khi có vấn đề liên quan đến tài khoản, cũng là một điểm khiến chính phủ nghĩ rằng việc định danh cho các tài khoản mạng xã hội là khả thi.

Giới hoạt động nói gì ?

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói với RFA qua email ngày 12/5 :

"Chính quyền Việt Nam đang theo đuổi một nỗ lực đa hướng để kiểm soát bất cứ điều gì người dân Việt Nam thể hiện trên Internet như một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm kiểm duyệt bất cứ điều gì chỉ trích chính phủ".

Theo ông, yêu cầu định danh bắt buộc này rõ ràng là một phần của nỗ lực đó và không ai nên bị lừa bởi những tuyên bố của Chính phủ Việt Nam rằng biện pháp này nhằm hạn chế tội phạm trực tuyến. Ông cho rằng yêu cầu này vi phạm quyền tự do biểu đạt trực tuyến :

"Bằng cách buộc người dùng mạng xã hội tiết lộ danh tính cá nhân thực của họ, nhà chức trách Việt Nam xâm phạm quyền riêng tư của họ, dễ dàng đe dọa và đàn áp người dân hơn vì có thể xác định rõ ràng ai đang đăng nội dung chỉ trích chính phủ".

Theo ông biện pháp hù doạ này sẽ buộc người sử dụng mạng xã hội tự kiểm duyệt để tránh rắc rối với chính quyền.

"Từng chút một, Việt Nam đang cố gắng áp đặt cùng một loại kiểm soát đối với Internet mà chúng ta thấy ở Trung Quốc, điều này cho thấy sự giống nhau trong các chiến thuật được sử dụng bởi chính phủ độc tài cộng sản ở Việt Nam và Trung Quốc".

Phát biểu trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh, một nhà hoạt động ở Hà Nội nói hiện nay "có những kẻ dùng ẩn danh với mục đích lừa đảo, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân, vi phạm pháp luật nhưng các cơ quan chức năng không thể xác định để xử lý được.

Ngược lại, cũng có những người chỉ sử dụng mạng xã hội để nói lên chính kiến của mình hoặc phản biện xã hội nhưng lại bị xử lý hình sự vì bị cho rằng lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân".

Do vậy, theo ông, yêu cầu định danh người sử dụng mạng xã hội có mặt tích cực là hạn chế lợi dụng ẩn danh để vi phạm pháp luật nhưng sẽ làm hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân.

Cựu sĩ quan tình báo quân đội Vũ Minh Trí cũng cho rằng yêu cầu định danh cá nhân theo ý chính quyền ít nhiều xâm phạm quyền tự do của công dân.

Tuy nhiên, theo ông, khi Nhà nước sử dụng đội quân dư luận viên hàng chục nghìn người sử dụng tài khoản ảo để tấn công người phản biện, thì việc yêu cầu định danh cá nhân có thể là "con dao hai lưỡi" đối với chế độ.

"Trong bối cảnh chính quyền và người của chính quyền vẫn thường làm những việc không chính danh thì sự định danh cá nhân chắc chắn sẽ khiến ‘gậy ông đập lưng ông’.

Ngay trên các báo Nhà nước cũng có nhiều bài viết không ghi tên thật của tác giả", ông nói.

Theo ông, yêu cầu định danh trên mạng xã hội sẽ làm tăng sự công khai và minh bạch trong khi những điều này là kẻ thù nguy hiểm nhất của các chế độ độc tài.

Trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những video clip do người dân quay, đăng, chia sẻ… về những lời nói, việc làm sai trái của công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang, ông dẫn chứng. 

Theo nhà hoạt động này, cánh cửa công khai, minh bạch đã mở ra thì sẽ rất khó khép trở lại và tự do, dân chủ là xu hướng không thể cưỡng. Thêm vào đó, sự công khai, minh bạch sẽ giúp người ta tự do hơn, tự tin hơn.

Định danh cá nhân sẽ hạn chế lừa đảo trực tuyến ?

Ông Vũ Minh Trí cho rằng nhiều người bị lừa vì thiếu hiểu biết và lừa đảo trực tuyến chỉ là một trong vô vàn hình thức lừa đảo.

"Trong thời gian gần đây, hàng vạn người bị mất hàng ngàn, hàng vài chục ngàn tỉ đồng do trái phiếu đâu phải vì lừa đảo trực tuyến, đâu phải do thiếu định danh cá nhân", ông nhận xét

Chuyên gia Hoàng Ngọc Diêu cho rằng nếu chính phủ thực sự muốn bảo vệ người dân Việt Nam từ những hiểm hoạ trên mạng xã hội thì họ phải đưa ra những tiêu chí cụ thể để thuyết phục người dân Việt Nam một cách minh bạch.

"Nếu muốn hạn chế lừa đảo trực tuyến thì họ phải có biện pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật ứng dụng tin học và họ có những chương trình giáo dục về vấn đề lừa đảo để người dân ngăn chặn lừa đảo một cách cụ thể chứ không thể áp dụng khai báo chính danh để đối phó với việc này".

Ông lập luận :

"Bọn lừa đảo chỉ là một nhóm thiểu số cực kỳ nhỏ, thì tại sao lại áp đặt cho một cái đa số tuân thủ theo để chụp bọn lừa đảo ? ! Đó là biện pháp cực kỳ sai lầm.

Ví dụ bên Úc này, việc lừa đảo trên mạng Internet đầy rẫy nhưng Chính phủ Úc chưa bao giờ có chính sách buộc người dân phải khai báo tên thật trên mạng xã hội.

Ngược lại họ còn khuyên rằng đừng nên làm cái này cái kia để tự bảo vệ bạn. Mà quan trọng nhất là bạn phải bảo vệ tài sản và danh tánh cá nhân, tuyệt đối không được tiết lộ cho ai ngay cả với chính phủ".

Chuyên gia bảo mật Phillip nhấn mạnh, yêu cầu định danh cá nhân củng cố cho Luật an ninh mạng và đây là một bước trong chính sách chuyển đổi cách quản lý và kiểm soát người dân, mà theo cách Chính phủ Việt Nam nói là "chuyển đổi số".

Chuyên gia Hoàng Ngọc Diêu, cũng là một người hoạt động nhân quyền, dự báo :

"Những chính sách của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cố tình đè nén bóp chẹt người dân thì càng làm thế càng phản tác dụng. Nó chỉ giúp một chuyện duy nhất là bảo vệ chế độ thì không bao giờ đạt được mục đích".

Theo báo cáo mới nhất của Freedom House công bố vào tháng 10/2022, Việt Nam bị xếp vào nhóm năm quốc gia có tự do Internet kém nhất trên thế giới, chỉ xếp trên Cuba, Iran, Myanmar và Trung Quốc. Trong bảy năm liên tiếp, Việt Nam bị cho là không có tự do Internet.

Vị trí xếp hạng của Việt Nam dựa vào các tiêu chí như hành vi ngăn chặn các trang web, sự tác nghiệp của dư luận viên ủng hộ chính phủ, ban hành chính sách mới để kiểm duyệt, bắt bớ và giam cầm người dùng, sử dụng bạo lực đối với người dùng, và các biện pháp tấn công kỹ thuật.

Nguồn : RFA, 12/05/2023

****************************

Việt Nam sẽ yêu cầu tất cả chủ tài khoản Facebook, TikTok, YouTube phải định danh

Thanh Phương, RFI, 09/05/2023

Theo thông tin được đăng tối ngày 08/05/2023, trên trang mạng của bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, chính quyền sẽ sẽ yêu cầu tất cả các chủ tài khoản trên các mạng xã hội Facebook, TikTok, YouTube phải xác định danh tính. Biện pháp này được dự trù trong bối cảnh chính quyền Hà Nội gia tăng trấn áp trên Internet.

socialnet1

Một người dùng iPad trong một quán cà phê tại Hà Nội, Việt Nam,ngày 18/05/2018. Reuters - Nguyen Huy Kham

Thông báo nói trên do thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm đưa ra hôm qua tại phiên giải trình của Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội Việt Nam về việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người. 

Cụ thể, theo ông Nguyễn Thanh Lâm, nghị định về quản lý và sử dụng thông tin trên mạng đang được sửa đổi và sẽ được ban hành trong năm 2023 với một thay đổi quan trọng : Yêu cầu tất cả chủ tài khoản mạng xã hội là cá nhân hay tổ chức phải xác định danh tính. Yêu cầu này được áp dụng cho cả các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, YouTube, TikTok. Về mặt chính thức, biện pháp này là "nhằm phòng chống nạn buôn người và các tội ác khác". Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết thêm là các tài khoản mạng xã hội không định danh "sẽ bị đấu tranh, ngăn chặn, xử lý với các mức độ khác nhau".

Theo trang mạng Nikkei Asia của Nhật, hiện chưa rõ là Việt Nam sẽ làm cách nào để thẩm tra danh tính của các chủ tài khoản trên Facebook, YouTube, TikTok. Các mạng xã hội này cũng chưa có phản ứng gì khi được Nikkei Asia liên lạc. 

Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam là một thị trường lớn, rất hấp dẫn đối với các tập đoàn công nghệ tin học, cho dù chính quyền Hà Nội kiểm soát rất chặt chẽ các nội dung trên những mạng xã hội. 

Cũng trong ngày hôm qua, trang mạng của bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam thông báo có kế hoạch kiểm tra "toàn diện" mạng TikTok với sự tham gia của nhiều bộ. Việc thanh tra sẽ được tiến hành trong hai tuần cuối của tháng 5. 

Trong buổi họp báo thường kỳ ngày 05/05, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho rằng trước đây nền tảng TikTok có nội dung thuần túy về giải trí, nhưng bắt đầu từ năm 2022 trở lại đây, TikTok có nhiều nội dung "độc hại" và "gây ảnh hưởng đến trẻ em Việt Nam"".

Thanh Phương

*************************

Việt Nam bắt mọi chủ tài khoản mạng xã hội phải xác định danh tính

RFA, 09/05/2023

Mọi chủ tài khoản các mạng xã hội trong nước cũng như nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải thực hiện việc xác định danh tính.

socialnet2

Các phần mềm mạng xã hội trên điện thoại di động (minh họa) - AFP

Yêu cầu này được Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, ông Nguyễn Thanh Lâm, cho biết tại phiên giải trình của Ủy ban Tư pháp về việc chấp hành pháp luật trong phòng, chống mua bán người diễn ra ngày 8/5 ở Hà Nội.

Yêu cầu mọi chủ tài khoản các mạng xã hội phải xác định danh tính, mà từ trong nước gọi là "định danh", sẽ được quy định tại Nghị định mà Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam ban hành vào cuối năm nay. Sau khi có Nghị định, các tài khoản mạng xã hội không xác định danh tính sẽ bị ngăn chặn, xử lý.

Ông Thứ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Thanh Lâm thông báo Bộ này và Bộ Công an đã thiết lập cơ chế phối hợp cụ thể về việc xác định các tài khoản trên mạng.

Đại diện Bộ Công an, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc, tại phiên giải trình nhắc lại vào ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng Dữ liệu về Dân cư, Định danh & Xác thực Điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022/2025, tầm nhìn đến 2030. Đề án này được gọi tắt là Đề án 06.

Ông Nguyễn Duy Ngọc cho rằng Đề án 06 đã góp phần cho công tác đấu tranh với việc lợi dụng công nghệ để hoạt động phạm tội trên không gian mạng và mạng viễn thông.

Một đơn cử được Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc đưa ra là trong thời gian qua, Bộ Thông tin và truyền thông đã yêu cầu cắt hai chiều 1,2 triệu sim điện thoại không xác thực chính chủ. Trong thời gian tới đây, Bộ Công an sẽ cùng Ngân hàng Nhà nước tiến hành xác thực tài khoản thanh toán.

Ông Nguyễn Duy Ngọc cũng cho biết Công an Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế trong phối hợp giải quyết các vụ việc, truy xét & xử lý tội phạm ; đặc biệt với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam.

Additional Info

  • Author Thanh Phương, RFI, RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam
samedi, 20 novembre 2021 07:50

Mạng ảo và tương quan xã hội

Tương quan xã hội bao gồm nhiều ý nghĩa, từ bạn, bè, người ái mộ (fans), kẻ đi theo (followers)… "Bạn" theo ý nghĩa thông thường là những người mà ta thân quen sau nhiều lần giao tiếp. "Bạn" có thể "thân" đủ để có thể chia sẻ những câu chuyện riêng tư (?) mà không e ngại. Bạn "sơ (giao)" có thể là những người quen mặt quen tên nhưng ta vẫn giữ "khoảng cách" ? Những mối liên hệ qua môi trường làm việc, học hành, buôn bán thường bao gồm những người "bạn" này ? Và trong thế giới liên mạng mênh mông ngày nay, "bạn… ảo" có thể lên đến cả ngàn người và ta có thể không biết chi về họ ngoài một vài biệt hiệu/bút danh nào đó; bạn ảo có thể gọi chung chung là "bè" chăng ? Hay "fan" và "follower" cũng gom vào nhóm bạn sơ giao/"bè" này ?

Theo chuyên viên tâm lý Robin Dunbar, con người chỉ có thể tạo ra khoảng 150 mối liên hệ xã hội tương đối (thực sự) "có ý nghĩa" hay "meaningful relationship". Ông ấy định nghĩa mối liên hệ "thành công" này như sau : đây là những người mà ta biết khá rõ, có thể chào hỏi một cách thân thiện mà không cảm thấy ngượng ngùng nếu bất ngờ gặp gỡ. Tạm hiểu là ta có thể "quen biết" khá nhiều người nhưng thực sự, cũng theo ông Dunbar, chỉ có thể thân thiết gần gũi với khoảng 5-15 người. Những người tạm gọi là "bạn" để chia sẻ những câu chuyện (kể cả thầm kín) trong đời sống hàng ngày. Những người khác, bên ngoài cái vòng "thân thiết" vô hình nọ, chỉ là những mối tương quan xã hội hay "bè", tiếng Anh là "network". Tất nhiên ta vẫn thấy những người quảng giao, số bạn bè lên đến cả ngàn người, cuốn "sổ" của họ đầy kín tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, điện thư (emails)…

Ý kiến của ông Dunbar gặp nhiều lời chê bai, nhất là về các con số (nhất định) kể trên. Tuy nhiên, ý tưởng chính về mối tương quan (có) ý nghĩa chỉ có thể xảy ra trong vòng thân mật lại được chấp nhận rộng rãi. Dễ hiểu là ít (người/việc) thì ta mới có thể tập trung thời giờ, năng lực để tìm hiểu rồi vun trồng mối tương quan ấy. Một, hai người bạn thì dễ qua lại thân thiết hơn là chục người bạn. Một, hai việc thì dễ hoàn tất hơn là mười việc vây quanh. Hiểu như thế nhưng sinh hoạt ngày nay với bè bạn ảo, social network, thì lập thuyết "phẩm chất" của ông Dunbar xem ra không thích hợp (hay lỗi thời) ? Mối tương quan trên liên mạng nhắm đến số lượng, quen biết càng nhiều càng tốt, dễ thu góp tin tức về chính trị, thời sự, việc làm, hàng quán, du lịch… dù chưa hẳn những mẩu tin ấy chính xác, có thật hay chỉ ý nghĩ/ước muốn của người viết. Nghĩa là trên liên mạng, bá tánh trao đổi chuyện hằng ngày và tin tức vặt vãnh, chẳng mấy ai cung cấp chi tiết (quan trọng) về cá nhân cả hoặc thực sự ra tay giúp đỡ bạn ảo.

cyber1

Việc kết bạn trên các mạng xã hội đang là trào lưu mới trên thế giới.

Những tin tức vặt vãnh ấy dùng để làm gì thì phe ta chưa biết. Hoặc giả chỉ để nghe cho biết kẻo ta bị bỏ lại sau lưng và trở thành kẻ không thức thời. Nôm na là ta có nhu cầu "bắt mạch" được nhịp sống chung quanh ?!? Xa hơn và chọn lọc hơn là những người thích đọc, thích theo dõi tin tức, thượng vàng hạ cám đầy đủ, món nào cũng có theo kiểu "trivia pursuit" (đuổi bắt những sự kiên tầm thường không mấy giá trị). Theo trị giá ngày nay thì những hiểu biết về nhiều bộ môn lại trở thành đắt giá khi thi đua trên các chương trình đố vui của đài truyên hình, người thắng được món tiền thưởng lên đến bạc triệu và lãnh giải đàng hoàng.

Sự phát triển rộng rãi và dễ dãi của liên mạng mang theo nhiều hệ lụy nhưng điều hiển nhiên nhất có lẽ là việc con người "nói chuyện" với nhau suốt ngày đêm. So với thời trước, lúc chưa có liên mạng hay mạng ảo, chẳng mấy ai "nói" nhiều như thế, ta ít lời và chỉ nói với một vài người chung quanh. Trung bình, con người có vài ba câu chuyện hằng ngày trừ khi diễn thuyết trước đám đông, chẳng mấy ai nói chuyện với cả trăm người. Bài diễn thuyết ấy có thể được thu âm và dù hay đến đâu đi nữa ta cũng chẳng có cách nào để chuyển đi ý tưởng trình bày đến hàng triệu người thế giới như ngày nay. Nói giản dị là môi trường liên mạng đem lại cho con người cơ hội tìm hiểu tin tức, sự kiện xảy ra chung quanh, loại môi trường (quảng bá) trước đây chỉ dành riêng cho các công ty buôn bán rộng lớn (qua việc quảng cáo).

Liên mạng thế giới, the world wide web, khởi đầu trong thập niên 1990s của thế kỷ trước, đã tiếp tục mở mang và cho đến những năm 2010 thì việc kiểm soát, điều hành những cuộc tranh luận/chửi bới chốn công cộng đã chuyển từ giới truyền thông, nhà cầm quyền và công ty thương mại lớn qua tay cư dân. Đến hôm nay thì ai cũng có thể trưng bài viết (như phe ta đây), hình ảnh, phim ảnh…trên liên mạng mà không cần sự ủng hộ, kiểm nhận của bất cứ tổ chức truyền thông, quảng bá nào. Tạm kết luận là liên mạng giữ vai trò quan trọng trong xã hội kỹ thuật ngày nay.

Mối tương quan trực tiếp giữa hai cá nhân được gọi là "disintermediation" vì giữa hai người chẳng có người thứ ba làm "gạch nối", "môi giới" hay "intermediary". Tuy nhiên, liên mạng xã hội trong khi nối kết trực tiếp người nói/kẻ nghe lại trao mọi chi tiết cá nhân của cả hai bên cho công ty (cung cấp) liên mạng, cung cấp môi trường giao tiếp như : Facebook, Google, Twitter, LinkedIn, Instagram, v.v… Các công ty này thu góp mọi chi tiết (tuổi tác, nơi cư ngụ, thói quen, sở thích…) về người dùng khi ta tìm kiếm (search), đăng bài, bấm vào hình ảnh, bài hát, phim… và sử dụng để quảng cáo cho chính xác.

mxh-2

Dữ liệu cá nhân đang trở thành một "kho báu" để các công ty cung cấp mạng xã hội khai thác.

Kho chi tiết cá nhân kia mỗi ngày một nhiều, megascale, và không có vẻ gì là sẽ sút giảm trong tương lai vì 56% trẻ em trong tuổi niên thiếu cũng đã từng "trò chuyện" với người lạ trên liên mạng theo bài tường trình của Hiệp Hội Nhi Khoa Huê Kỳ (The American Academy of Pediatrics). Khách hàng sử dụng và ưa thích liên mạng hôm nay sẽ tiếp tục là khách hàng trong tương lai - kiểu làm ăn ‘trồng cây, ăn trái’. Không lạ là các công ty này rủ rê bá tánh sử dụng trang nhà/môi trường liên mạng do họ cung cấp. Bằng cách này hay cách khác, ta "trả giá" cho việc sử dụng liên mạng của mình.

Xa hơn, để khuyến khích, công ty liên mạng trả "lương" cho những người chịu ngày đêm đăng đàn trưng bày hình ảnh, kể lể chi tiết cá nhân từ nếp sống xa hoa, thân mình khêu gợi, vật dụng trong nhà đến tài nấu nướng, thưởng thức món ăn thức uống, phong cảnh đường xa xứ lạ… Khi có nhiều người theo dõi (followers) là người viết bài (blogger) được trả tiền để tiếp tục giúp vui cho bá tánh, cư dân mạng.

Thu lợi nhiều như thế nhưng các công ty làm ăn qua liên mạng lại nhanh chóng chối bỏ trách nhiệm, điển hình là Facebook. Họ biểu rằng ngày ngày tin tức thật/giả lên đến cả triệu thứ nên kiểm soát, chứng thực không xuể. Môi trường truyền thông của họ là môi trường… tự do, ai nói bậy bạ chi cũng xong trừ việc chửi tục, đăng hình khiêu dâm! Và họ chỉ có thể kiểm nhân tin giả, chuyện bậy sau khi mẩu tin/câu chuyện kia đã xuất hiện nhiều giờ, nhiều ngày trên liên mạng! Lúc ấy thì tin giả đã bay xa nghìn dặm và đã được cả triệu con người nhìn ngắm và tin là thật !

Trên thực tế, ngày ngày trên liên mạng, ta có cả kho dữ kiện trưng bày trước mắt; kho dữ kiện ấy có thể là tin tức thật và cũng là một núi rác khổng lồ. Việc tiếp xúc trên liên mạng giữa người trưng và kẻ ngó xảy ra trong tích tắc, dễ dàng nhanh chóng nên bạn (thực sự) trông giống y hệt kẻ sơ giao hoặc người bàng quan ghé ngang nói bâng quơ vài câu. Ấy là những mẩu chuyện vui, thích thú hoặc vô thưởng vô phạt nên không tạo ảnh hưởng lâu dài hoặc sâu đậm. Nhưng các bài viết kêu gọi "theo thượng đế", thúc dục lòng trắc ẩn trừ gian diệt bạo… xem ra dễ thu hút người đọc. Bài viết nào "đụng" đến nỗi sợ hãi, lo âu của kẻ đọc và hứa hẹn thiên đàng càng thu hút hơn, lôi cuốn hơn, lôi cuốn rồi dẫn dụ. Chính liên mạng đã giúp quân khủng bố mời gọi, rủ rê những người bất an, cần lý tưởng để sống, có "bạn bè" đồng ý kiến… tin theo. Liên mạng cũng đã giúp kẻ lường gạt lấy tiền bạc, lòng thương yêu của người cả tin… Người già, trẻ em, kẻ "thường thường bậc trung" đều có thể bị lôi cuốn lừa gạt như các câu chuyện xảy ra hằng ngày.

Liên mạng đầy đủ hay/dở như thế thì làm thế nào để gạn đục khơi trong, chọn lựa cho mình và cho con em trong tuổi vị thành niên những môi trường lành mạnh ? Thời giờ đâu để ta tìm kiếm và kiểm nghiệm sự đúng/sai của từng câu chuyện? Phụ huynh, thân nhân, thầy cô băn khoăn lo âu lắm mà chưa biết giải quyết sao cho ổn thỏa và đành thúc đẩy nhà cầm quyền chịu vai trò "kiểm duyệt".

Hiện nay, khuynh hướng bảo vệ trẻ em, bảo vệ người tiêu thụ từ nhà cầm quyền nhắm vào các công ty làm ăn trên liên mạng, bắt họ chịu trách nhiệm về các dữ kiện xuất hiện trên liên mạng của công ty là điểm khởi đầu. Facebook, Twitter, TikTok… đã phải ra điều trần về cách làm ăn trước cơ quan lập pháp tại Huê Kỳ cũng như Liên Âu.

Kế tiếp có thể là việc "bẻ" các công ty lớn thành những công ty nhỏ, mỗi công ty nhỏ "chia" bớt khách hàng, thay vì kho rác khổng lồ, ta có nhiều kho rác nhỏ nên dễ dọn dẹp hơn ? Giải pháp dường như hữu hiệu nhất là làm thế nào để thuyết phục người tiêu thụ bớt sử dụng liên mạng ? Bớt nói về "cái ta", bớt trưng bày trước công chúng những chi tiết riêng tư và nhất là bớt kết bè kết bạn bừa bãi ? Nhưng bạn ơi, giải pháp này xem ra bất khả thi khi con người lò mò lên các trang mạng truyền thông xã hội để giải sầu, tiêu xài bớt thời giờ thừa thãi hoặc cô đơn quá nên cần người trò chuyện qua bàn phím.

Không có Facebook, Twitter, TikTok, Instagrams, LinkedIn… thì các văn phòng của chuyên viên tâm lý (behavioral therapists) sẽ chật kín thân chủ ?!?

Tường Huy

(20/11/2021)

Additional Info

  • Author Tường Huy
Published in Quan điểm

B Thông tin và truyền thông tính siết cht hơn na vic qun lý mng xã hi

VOA, 12/07/2021

Vit Nam đang nhm đến siết cht hơn na vic qun lý thông tin trên mng internet, đc bit là hot đng tường thut hoc din thuyết trc tiếp trên mng xã hi thường được gi là livestream.

vn1

Facebook có ti 65 triu tài khon Vit Nam.

B Thông tin và truyền thôngca Vit Nam, cũng được nhiu người trong nước gi tt là B 4T, va công b mt d tho ngh đnh sa đi, b sung cho Ngh đnh 72 hin hành v qun lý internet.

Theo tìm hiu ca VOA, bn d tho dài 184 trang có điu khon quy đnh rng nhng ch trang web cung cp thông tin ca nước ngoài mà có người s dng ti Vit Nam hoc có truy cp t Vit Nam "cn tuân th các quy đnh ca pháp lut liên quan ca Vit Nam".

Các trang web nước ngoài có 100.000 người tr lên Vit Nam truy cp thường xuyên trong 1 tháng phi thc hin mt s nghĩa v bao gm "ngăn chn, g b thông tin, dch v vi phm pháp lut theo yêu cu ca B Thông tin và Truyn thông" cũng như phi "lưu tr d liu và thành lp chi nhánh hoc văn phòng đi din ti Vit Nam" theo Lut An ninh mng, bn d tho viết.

Vn theo bn d tho, các nhà cung cp mng xã hi nước ngoài như Facebook, YouTube, TikTok ch cho phép các tài khon, các trang cng đng, các kênh có t 10.000 người theo dõi tr lên Vit Nam được phát livestream và tham gia các dch v có phát sinh doanh thu khi các tài khon, các trang, các kênh đó đã cung cp thông tin liên h vi B Thông tin và Truyn thông.

Theo quan sát ca VOA, đây là điu đang gây chú ý trong dư lun do nó đt ra các quy đnh khó khăn hơn đi vi vic livestream hoc bán hàng, kiếm tin thông qua mng xã hi.

Theo con s do B 4T công b, được các báo trong nước dn li, các mng xã hi nước ngoài đang đc chiếm lượng người dùng đông đo Vit Nam, đng đu là Facebook vi khong 65 triu tài khon, YouTube vi khong 60 triu và TikTok khong 20 triu.

Trang VNExpress dn li li ca B 4T đưa ra nhn xét rng k t năm 2013 đến nay các loi hình báo chí Vit Nam không còn gi v trí đc tôn, và người dùng đã dn chuyn sang các mng xã hi như Facebook, Youtube, TikTok, Twitter, Instagram đ phc v các nhu cu gii trí, mua sm.

B 4T cho rng trong thi gian qua "nhiu cá nhân, t chc li dng mng xã hi đ hot đng báo chí, t chc phát trc tuyến (livestream) đ cung cp thông tin sai s tht, xúc phm uy tín, nhân phm t chc, cá nhân khác và thông tin, dch v vi phm pháp lut", và vì vy Ngh đnh 72 hin hành cn được sa đi, b sung.

***********************

Vit Nam lên tiếng dp 5 năm Tòa quc tế phán quyết v v kin Bin Đông

VOA, 12/06/2021

Vit Nam hôm 12/7 khng đnh ng h vic gii quyết các tranh chp v ch quyn bng ngoi giao và pháp lý cũng như kêu gi tôn trng lut quc tế, nhân dp đánh du 5 năm ngày tòa trng tài quc tế ra phán quyết bác các yêu sách ch quyn trên hu hết Bin Đông ca Trung Quc trong v kin vi Philippines.

vn2

Người dân Vit Nam phn đi Trung Quc vi các khu hiu chng "đường lưỡi bò chín đon" ti Hà Ni ngày 19/6/2014, sau khi Bc Kinh đưa dàn khoan vào vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam. Tòa trng tài quc tế ngày 12/7/2016 ra phán quyết bác b đường '9 đon' ca Trung Quc.

Tòa trng tài thường trc quc tế, được thành lp theo Công ước Lut bin 1982 có tr s La Haye ca Hà Lan, vào ngày 12/7/2016 ra phán quyết bác b các tuyên b ch quyn rng ln trên Bin Đông ca Trung Quc khi cho rng chúng không có cơ s. Trong phán quyết ca v kin do Philippines đ trình, tòa tuyên b rng Trung Quc không có yêu sách hp pháp đi vi khu vc được Tòa trng tài xác đnh là mt phn ca vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa ca quc gia Đông Nam Á. Trung Quc và Philippines, theo nghĩa v ca h đi vi Công ước v Lut bin, phi tuân th quyết đnh này.

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng, khi tr li yêu cu bình lun ca phóng viên nhân dp 5 năm phán quyến ca Tòa trng tài trong v kin Bin Đông hôm 12/7, nói rng lp trường nht quán ca Vit Nam v gii quyết các tranh chp liên quan Bin Đông là thông qua gii pháp hòa bình và theo lut quc tế, theo truyn thông trong nước.

Bà Hng đượTuổi Trẻ trích li nói rng Vit Nam luôn ng h vic gii quyết các tranh chp v ch quyn, quyn ch quyn và quyn tài phán Bin Đông thông qua các tiến trình ngoi giao và pháp lý, không s dng hoc đe do s dng vũ lc, mt lp trường nht quán mà Hà Ni luôn đưa ra trước các tranh chp trên bin.

Vit Nam là mt trong nhng quc gia trong khu vc Đông Nam Á có nhiu tranh chp nht vi Trung Quc v ch quyn bin đo. Trong 5 năm qua, Vit Nam nhiu ln phn đi tàu ca Trung Quc xâm phm ch quyn ca mình, t vic Bc Kinh đưa tàu thăm dò vào vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam cho ti vic tàu hi cnh Trung Quc đâm chìm tàu cá Vit Nam. Phái đoàn thường trc ca Vit Nam ti Liên Hp quc vào tháng 3 năm ngoái đã gi công hàm lên t chc liên chính ph này đ phn bác các lp lun ca Trung Quc v vn đ Bin Đông.

Trung Quc không tham gia v kin ca Philippines năm 2016 và luôn ph nhn phán quyến không có cơ chế thi hành ca Tòa trng tài La Haye. K t đó đến nay, Bc Kinh b M và cng đng quc tế cáo buc là ngày càng có các hot đng quân s hóa các đo cũng như m rng thêm các tuyên b ch quyn ca mình trên vùng bin giàu tài nguyên nhưng đy tranh chp.

Nhân k nim 5 năm sau phán quyến ca Tòa trng tài, B trưởng Ngoi giao M Antony Blinken hôm 11/7 đưa ra mtuyên bố trong đó nói rng "không đâu trt t hàng hi da trên lut l li b đe do nhiu hơn là Bin Đông". Nhà ngoi giao hàng đu ca M cáo buc Trung Quc "tiếp tc cưỡng bc và đe do các quc gia ven bin ca Đông Nam Á, đe do quyn t do hàng hi trên tuyến hi l quan trng toàn cu này".

Trong tuyên b, B trưởng Blinken nói rng M tái khng đnh chính sách mà Washington đưa ra ngày 13/7/2020 liên quan đến các tuyên b hàng hi trên Bin Đông và kêu gi Trung Quc "tuân th các nghĩa v ca mình theo lut pháp quc tế, ngng các hành vi khiêu khích và phi cam kết tuân th trt t hàng hi da trên lut l, tông trng quyn ca tt c các quc gia, dù ln hay nh".

Vit Nam, vi tư cách là quc gia thành viên Công ước và quc gia ven Bin Đông, nhân dp này cũng lên tiếng ngh tt c các bên liên quan tôn trng và thc thi đy đ các nghĩa v pháp lý ca mình được quy đnh trong Công ước UNCLOS 1982, cùng nhau hp tác, đóng góp tích cc, thiết thc vào vic duy tình hòa bình, n đnh, an ninh, an toàn, t do hàng hi, hàng không và trt t Bin Đông da trên lut pháp quc tế", theo bà Hng đượVietNamNet trích li cho biết.

************************

Giá xăng tại Việt Nam tăng cao nhất trong hơn hai năm

RFA, 12/07/2021

Giá xăng tại Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong hơn hai năm trở lại đây kể từ 15 giờ chiều ngày 12/07/2021. Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin vừa nói hôm 12/7.

vn3

Ảnh minh họa chụp tại một điểm bán xăng ở Hà Nội trước đây. AFP PHOTO

Cụ thể, theo mức giá bán lẻ xăng dầu mà Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh, giá xăng RON 95 được điều chỉnh sẽ tăng 867 đồng/lít lên mức 21.783 đồng/lít ; xăng E5 RON 92 tăng 850 đồng/lít thành 20.610 đồng/lít.

Ngoài ra, Bộ Tài chính và Bộ Công thương cũng điều chỉnh tăng khá mạnh giá các mặt hàng dầu. Dầu diesel sau tăng giá sẽ là 16.537 đồng/lít ; dầu hỏa là 15.503 đồng/lít và dầu mazut là 15.670 đồng/kg.

Tin cho biết, Liên Bộ Tài chính - Công Thương trong lần tăng giá này đã trích lập quỹ bình ổn giá cho dầu diesel 200 đồng/lít, dầu hỏa 300 đồng/lít... Tuy nhiên, Liên Bộ này tiếp tục không trích lập quỹ bình ổn giá đối với tất cả loại xăng, mà sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 1.300 đồng/lít và xăng RON 95 ở mức 350 đồng/lít.

Giải thích cho đợt tăng giá này, Bộ Công Thương cho biết do giá xăng trên thị trường Singapore tăng nhanh. Tương tự, giá dầu cũng biến động đi lên, do thâm hụt dầu ngày càng lớn, trong khi nhu cầu lại lên cao khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau dịch Covid-19.

Kể từ ngày 2/5/2019 đến nay, giá xăng các loại tại Việt Nam tăng đến mức cao nhất trong hơn hai năm.

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Tuần này, ông Thun Hu (tên tht là Nguyễn Hu Thun, Tng Biên tp báo Nhân Dân kiêm Ch tch Hi Nhà báo Vit Nam, đng thi là đi biu ca dân chúng Hi Phòng ti Quc hi khóa 14) li ni như cn trên mng xã hi.

huuthuan0

Mng xã hi chưa bao gi tham nhũng ca dân đng nào, cũng chưa v ra d án nào thit hi cho ngân sách hết ngàn t này tới ngàn t khác

Hôm 22 tháng 10, khi cùng các Đại biểu quốc hội tho lun v tình hình kinh tế - xã hi, ông Thun Hu phàn nàn : C m máy ra là thy mng xã hi chi t trên xung dưới, không cha mt ai. Chi tràn lan cơ quan công quyn như hát hay (1) !

"Chửi" vn là hành vi biu th s bt n c v tâm thế ln tư thế nhưng đáng ngc nhiên là phàn nàn của ông Thun Hu không nhng không làm công chúng ân hn mà còn khiến h chi c ông ln đng d di hơn !

Rất nhiu người gii thích ti sao h và đng bào chi cơ quan công quyn t trên xung dưới, chng hn Phm Hi : Dân chi như… hát hay là do thối nát t trên xung dưới, biết cha ai bây gi (2) !

Tham gia thảo lun trên trang facebook ca Chau Doan v điu mà ông Thun Hu phàn nàn, Đoàn Thế Nghip s dng kiu lp lun mà ông Nguyn Phú Trng tng dùng vài ln đ t khen đng, nhm thông não cho ông Thun Hu : Mình phi như thế nào người ta mi… chửi ch ! Cũng vi cách nhìn vn đ như vy, Huyen Duong thú tht rng chng bao nhiêu người biết ông Thun Hu là ai nhưng nh phàn nàn va k, bây gi không ai không chi ông. Theo Huyen Duong : Đó là ti… ông c thôi !

Bên cạnh đó, có nhng facebooker như Huỳnh Ngọc Chênh, dn li hàng lot phát biu "tri ơi, đt hi" ca các viên chc hu trách, kiu như phát biu mi nht ca ông Trn Hng Hà (B trưởng Tài nguyên và môi trường), bin minh cho biến c Hà Ni bơm "nước sch" nhim du cho hàng triu người – Tôi và gia đình cũng dùng nước sông Đà nhim du đ ăn ung ba ngày - đ minh ha cho nhn xét : Quan chc ăn nói ngu dt như thế mà không b dân chúng chi mi l (3) !

Giữa trn bão dư lun y, có nhng facebooker như Chau Doan, dành thi gian viết hn mt thư ng, gi ông Thun Hu (4). Chau nhc ông Thun Hu - người s dng tư cách Đại biểu quốc hội đ phàn nàn v mng xã hi – rng ông phi có trách nhim vi xã hi khi phát biu, phi nêu rõ ai là người chi, ti sao người ta chi, đúng hay sai,… ch không thể chung chung, "vơ đũa c nm" như thế. Chau không tin người s dng mng xã hi rnh ri đến mc thích lên mng chi đng.

Bởi ông Thun Hu vn được gii thiu như mt nhà báo, Chau cht vn : Ông có biết đi ngũ dân oan đang tăng tng ngày không ? Ông đã viết dòng nào v nhng người dân b cướp đt Th Thiêm, Vườn rau Lc Hưng, Dương Ni,… hay nhng người dân sng cnh "màn tri, chiếu đt" đ kêu oan t năm này sang năm khác mà vn chưa tìm được công lý ? Theo Chau, nếu không, ông Thun Hu nên… nín vì một nhà báo câm lng trước bt công xã hi thì đó là nhà báo "rm rít", ch biết b đ quyn lc đ hưởng li lc. Không ng h s tht, ng h t do ngôn lun, t do chia s và truy cp thông tin thì ch là "báo… cô, ăn hi, không phi báo chí" !

Chau còn chỉ trích kch lit cnh báo ca ông Thun Hu : Mng xã hi tác hi đến sinh hot xã hi, gii tr là… đo đc gi. Chau nhn mnh, mng xã hi chưa bao gi tham nhũng ca dân đng nào, cũng chưa v ra d án nào thit hi cho ngân sách hết ngàn t này tới ngàn t khác. Làm sao mng xã hi có th làm đo đc ca gii tr lung lay khi chúng được đào to dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ? Mng xã hi không th to ra nhng "tm gương ln" như Nguyn Bc Son, Trương Minh Tun… cho gii tr soi vào !

Từ câu chuyn mà ông Thuận Hu s dng như mt ví d đ đòi chn chnh mng xã hi (Thái Lan tng giam người xúc phm Quc vương trên mng xã hi), Chau trách ông thiếu hiu biết nhưng li thích… "bi bô". Nhiu người biết Quc vương Thái Lan ăn chơi vô đ, Thái Lan hành x như thế vì có lut cm ch trích Quc vương. Chau thc mc : Ông mun Vit Nam son - áp dng qui đnh pháp lut tương t và mun chính quyn Vit Nam tr thành đc đoán như vy sao ?

Chau than, Chủ tch Hi nhà báo mà th cu, kém hiu biết, bt cn như vậy, chng trách uy tín báo chí gim dn. Chau lưu ý, xu thế chung ca các xã hi văn minh là tôn trng t do ngôn lun, tôn trng phn bin. Thông tin, s tht ging như tia t ngoi tr dit các loi vi khun di trá, tham nhũng. Cũng vì vy, ngăn chn, chụp mũ nhng ý kiến phn bin mi là "phn đng", mi là "thế lc thù đch" vì chà đp các quyn căn bn ca công dân...

***

Đây không phải là ln đu tiên ông Thun Hu khuy đng dư lun. Năm ngoái, ông Thun Hu cũng đã tng làm mng xã hi sôi sùng sc khi s dng din đàn Quc hi đ ch trích c báo chí - gii mà ông đi din ti Quc hi, ln mng xã hi : C nhăm nhăm chp nh nhà ca ông này, ông kia đưa lên mng ri đt ra câu hi tin đâu ra đ làm nhà, trong khi tài sn ca cá nhân thì được pháp luật bo v và vic chng minh ngun gc tài sn là quyn ca các cơ quan chc năng (5).

Lúc đó, ông Thuận Hu đã đòi x lý nhng… "vi phm pháp lut" như thế trên báo chí, mng xã hi và lúc đó nhiu facebooker như Nguyn Thúy Hnh đã nhc ông Thun Hu : Không có mng xã hi thì nhng cái kim trong bc ca các ông chng bao gi lòi ra đâu. Nếu các ông thc s mun chng tham nhũng thì phi cám ơn mng xã hi (6) ! Tuy nhiên dường như ông Thun Hu không rút ra được kinh nghim nào cn thiết. Ông vn muốn mạng xã hi phi "ngoan" như các cơ quan truyn thông chính thc !

Từ năm ngoái đến năm nay, trăn tr ln nht ca ông Thun Hu - Ch tch Hi Nhà báo Vit Nam, Đại biểu quốc hội khóa 14 – không phi là làm sao đ "quc thái, dân an" mà ch qun quanh việc phi siết cht qun lý đ người s dng mng xã hi không th "chi" đng, nhà nước. Thc tế cho thy mong mun đó… vin vông. Liu có cách nào đ dân bt chi đng, nhà nước ? Nguyn Thin nhn đnh : Có, nếu dân có quyn chn quan và đui lũ quan ch chăm chăm bốc ht (7).

Cũng theo Nguyễn Thin, dân chi nhiu vì không có cách nào khác đ gim c chế, tình trng "mng xã hi chi t trên xung dưới, không cha mt ai, chi tràn lan cơ quan công quyn như hát hay" là "nh nhng đóng góp vô cùng quan trng, thường xuyên ca ông Nguyn Đc Kiên (Phó Ch nhim y ban Kinh tế ca Quc hi), ông Phùng Xuân Nh (B trưởng Giáo dc)... Nguyn Thin cho rng, người s dng mng xã hi cn ghi nhn nhng… công lao đó (8) !

Nhìn một cách tng quát, nếu đã nghĩ đến "công lao", có lẽ phi tính đến c "công lao" ca ông… Thun Hu. Tuy ông chưa bao gi b l cơ hi chng t s tn trung vi đng, tn hiếu vi các đng chí giàu có b công chúng săm soi nhưng "công lao" ca ông không nh. Trên trang facebook ca Trn Thái Hòa, khi tham gia bàn luận v cnh báo "mng xã hi chi không cha mt ai" ca ông Thun Hu, Andy H phát giác : Thế thì ti sao đng li bo là nhân dân vn tín nhim tuyt đi (9) ?

Phàn nàn của ông Thun Hu rõ ràng đã công khai ph nhn điu mà xưa nay Đảng cộng sản Việt Nam không ngng lp đi, lp li, rng thì là, s dĩ đng không t b đc quyn lãnh đo toàn din vì nhân dân tin yêu, tín nhim ! Còn gì rõ ràng hơn "tin yêu, tín nhim tuyt đi" mà "chi tràn lan như hát hay". Đã tng có mt Trương Minh Tun viết sách dy đng chí, đng bào phòng – chng "t din biến" thì cũng có th có mt Thun Hu "t chuyn hóa", chng đng theo cách mà ít ai dám ng, dám nghĩ ch ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 25/10/2019

Chú thích :

(1) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam-mang-xa-hoi-bay-gio-chui-khong-chua-ai-579917.html

(2) https://www.facebook.com/pvh.free/posts/10212276127256863

(3) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10206325691378830&set=a.3295495123890&type=3&theater

(4) https://www.facebook.com/DoanBaoChau65/posts/10157533141238965

(5) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/mang-xa-hoi-vi-pham-tran-lan-khong-ai-xu-ly-1275859.tpo

(6) https://www.facebook.com/Melinh.liberty/posts/811428212390316

(7) https://www.facebook.com/nguyenthien.haihuoctutrao/posts/10215736098135532

(8) https://www.facebook.com/nguyenthien.haihuoctutrao/posts/10215750635418955

(9) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10157144363008025&set=a.63225878024&type=3&theater

Published in Diễn đàn

Dù Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng luôn nói không nên cả tin bất kỳ cái gì trên mạng, thế nhưng bộ máy công quyền Việt Nam lại luôn "rình rập" trên mạng xã hội để phạt và thậm chí bắt những facebooker đăng tin "nhạy cảm" về chính phủ hoặc quan chức chính phủ…

mang1

Hình ảnh một chiếc iPhone hiển thị các ứng dụng cho Facebook và Messenger - AP

Liên tục bắt bớ vô cớ

Liên tiếp thời gian gần đây, nhiều facebooker bị sách nhiễu, bắt bớ khi đăng tải hay chia sẻ bài viết trên facebook. Thậm chí nhiều người vừa đăng tin ngày hôm trước, hôm sau đã bị phạt. Trong khi đó, lãnh đạo đứng đầu ngành Thông tin và truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã từng phát biểu, thông tin trên mạng xã hội không được kiểm duyệt nên mỗi cá nhân tham gia phải có bộ lọc của riêng mình, không nên cả tin bất kỳ cái gì trên mạng…

Rõ ràng, "nói một đàng làm một nẻo" là cách mà cơ quan công quyền tại Việt Nam đang áp dụng.

Ông Nguyễn Tiến Trung, thạc sĩ CNTT, cũng là cựu tù nhân lương tâm nói với RFA rằng :

"Theo tôi biết thì những người bị bắt hay sách nhiễu khi đưa chính kiến của mình lên Facebook thì thường liên quan đến chính trị, hoặc ít nhất cũng phơi bày sự thật, tham nhũng trong nội bộ đảng cộng sản, cho nên họ tìm cách trù dập, bắt bớ để những người đó phải im lặng.

Nhiều học sinh sinh viên viết trên facebook về chế độ chính trị hay những bất công trong xã hội Việt Nam thì cũng bị công an đến trường quấy nhiễu, thậm chí có trường hợp còn bị đuổi học".

Kể từ cuối tháng 8 đến nay, công an Việt Nam đã bắt giữ và khởi tố ít nhất 7 facebookers với các cáo buộc bao gồm : Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu chống phá nhà nước, và lợi dụng các quyền tự do dân chủ. Con số này chưa bao gồm những facebooker đang bị bắt giữ mà gia đình và người thân của họ đã phản ánh trên mạng xã hội nhưng phía công an chưa thừa nhận.

Cụ thể, hôm 5 tháng 9, tòa án tỉnh Ninh Bình đã tuyên án tù 5 năm đối với ông Lê Văn Sinh, có hai tài khoản facebook mang tên Sinhle và Sinh Levansinh, với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", khi ông viết 16 bài đăng trên mạng xã hội, mà chính quyền cho rằng nói xấu chế độ, xuyên tạc chủ trương, đường lối của đảng Cộng sản, chính sách và pháp luật của Nhà nước, vi phạm Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Đặc khu.

12 ngày sau, ngày 17 tháng 9, ông Nguyễn Văn Công Em lại bị tòa án tỉnh Bến Tre tuyên án 5 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước", khi ông sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook khác nhau để đăng tải, chia sẻ các bài viết và phát trực tiếp những video với nội dung bị cơ quan chức năng Việt Nam cho là ‘xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Hà Nội…

Và, hôm 22 tháng 9, tòa án Cần Thơ đã tuyên án ông Nguyễn Hồng Nguyên với tài khoản facebook tên Bồ Công Anh hai năm tù ; Trương Đình Khang có tài khoản facebook là Hồ Mai Chi một năm tù với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Trước đó nữa, một số facebookers khác như Huỳnh Trương Ca, Nguyễn Ngọc Ánh, Đoàn Khánh Vinh Quang, và Bùi Mạnh Đồng cũng bị bắt với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá nhà nước".

Gần đây nhất là trường hợp Nguyễn Vượng, một người trẻ thường livestream về tình hình đất nước và các vấn đề xã hội, bị công an bắt tại nhà sáng 23 tháng 9, mặc dù gia đình Vượng không hề hay biết lý do Vượng bị bắt. Ông Doanh, anh trai Vượng nói với RFA sáng 27 tháng 9 rằng không biết vì sao Vượng bị bắt vì công an không nói, cũng không đưa lệnh bắt.

Đó chỉ là một số những trường hợp các facebooker bị bắt, bị kết án trong thời gian gần đây.

Ngoài chuyện bị bắt, bị mời làm việc, các facebooker còn bị phạt tiền khi chia sẻ hoặc viết những vấn đề xảy ra hàng ngày trong xã hội, như trường hợp thầy giáo Đặng Nguyên Triết ở Ninh Thuận. Thầy giáo này bị phạt 3 lần, tổng cộng 7,5 triệu đồng do đưa lên mạng xã hội những bài viết mà cơ quan an ninh cho là "Truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của đảng, nhà nước" ; hay anh Nguyễn Hữu Đức ở tỉnh Bình Phước bị yêu cầu nộp phạt 7,5 triệu đồng hôm 27 tháng 9 khi đưa thông tin bị công an phạt lên mạng xã hội mà công an cho rằng xúc phạm danh dự, uy tín của họ.

Facebooker nên làm gì ?

mang2

Biểu tượng mạng xã hội Livenguide - RFA

Để bịt miệng những tiếng nói bất đồng chính kiến trên mạng xã hội, ông Nguyễn Mạnh Hùng từng lên tiếng yêu cầu các mạng xã hội nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai theo pháp luật Việt Nam.

Về phía facebook, bà Amy Sawitta Lefevre, Quản lý chính sách truyền thông đã từng cho RFA biết, nếu nội dung bị coi là bất hợp pháp ở Việt Nam thì Facebook có thể hạn chế quyền truy cập, và việc này được thực hiện ở Việt Nam cũng giống như những nơi khác trên thế giới.

Vậy người dân trong nước phải làm sao khi Facebook không còn là nơi để họ truyền đạt chính kiến, trong khi các mạng xã hội khác đều bị nằm dưới sự kiểm duyệt của chính phủ Việt Nam như mạng xã hội Lotus, Gapo, Vietnamta… ?

Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, người sáng lập mạng xã hội Livenguide, nói với RFA rằng, Livenguide là một sản phẩm ông tâm huyết vì thông qua đó, người dùng có thể biểu đạt và được bảo vệ quyền riêng tư vì Luật An Ninh Mạng ra đời nhằm hạn chế sự hướng thượng của con người. Ông tâm sự :

"Nói thật cứ mỗi lần thấy có người bị Facebook xóa bài hay đóng tài khoản thì tôi lại nhủ lòng cố gắng thêm một chút. Ước mong của tôi là tạo một không gian trao đổi tự do và lưu giữ những cảm xúc, cảm nghĩ, ký ức của người dùng một cách chắc chắn nhất. Vậy là thật vui rồi !".

Những người sáng lập và phát triển Livenguide là những người hoạt động xã hội nên họ hiểu tầm quan trọng và cam kết bảo vệ quyền tự do biểu đạt của người dùng. Khi RFA đặt câu hỏi liệu ông có quan ngại khi nhà nước Việt Nam có thể yêu cầu đóng cửa, đặt tường lửa với mạng Livenguide hay không, Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh cho biết :

"Tôi không nghĩ Livenguide "nguy hiểm" đến độ Nhà nước Việt Nam phải có những biện pháp đặc biệt. Livenguide đơn giản là không gian mở cho tất cả các thành phần, kiểu cách, chính kiến. Thật sự cũng có nhiều người chỉ trích những người chỉ trích nhà nước trong Livenguide. Điều này xét cho cùng thì cũng có ích cho tất cả.

Dầu Nhà nước Việt Nam có đặt tường lửa đối với Livenguide thì Livenguide vẫn theo đuổi các cam kết của mình. Tôi nghĩ không có bức tường nào đủ cao để ngăn người Việt đến với tự do !".

Ngoài việc có thể tìm thêm một mạng xã hội khác an toàn để nói lên những bất công trong xã hội, để tránh những bắt bớ từ chính quyền, các facebooker cũng nên tự tìm cho mình một "con đường an toàn" như lời Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung rằng, trong một chế độ mà tòa án không độc lập và tuân theo chỉ thị của đảng cộng sản cầm quyền thì người dân cần hiểu biết pháp luật để tự bảo vệ bản thân.

Theo ông, cái cách để bảo vệ bản thân là khi cơ quan công an ép mình thừa nhận bất cứ việc gì thì mình (người dân) có quyền im lặng. Việc chứng minh người dân phạm tội gì hay đang là sở hữu trang Facebook nào là việc của cơ quan điều tra phải chứng minh chứ dân không có nghĩa vụ phải trả lời. Ngoài việc giữ quyền im lặng thì người dân phải luôn yêu cầu có luật sư trong các buổi làm việc, bất chấp việc cơ quan công an nại lý do liên quan đến "an ninh quốc gia" nên không cho luật sư tham gia từ đầu.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 27/09/2019

Published in Diễn đàn

Đêm thứ Hai ngày 16 tháng Chín, Vit Nam khai trương phiên bn th nghim (beta) trang mng xã hi Lotus được qung cáo là "Made in Vietnam" và "do người Vit phát trin và làm ch".

Hung1

"Tại sao không nghĩ s có nhiu Steve Jobs Vit Nam", "Vit Nam có th làm ra nhng th thế gii chưa tng làm". Photo CAND.

Lotus là mạng xã hi được công ty c phn VCCorp cùng mt s nhà đu tư góp vốn vi s tin khong 30 triu đô la và đang kêu gi thêm khong 20 triu đô la. Đây không phi là trang mng xã hi ni đa đu tiên ca Vit Nam mà trước đó đã có ít nht ba mng xã hi hot đng theo mô hình chia s ni dung ta Facebook, trong đó trang Gapo cũng vừa trình làng hi tháng By.

Kể t sau Lut An Ninh Mng được ban hành trong năm qua ri áp dng t đu năm nay, Vit Nam đang có chính sách khuyến khích và ng h vic thiết kế, xây dng các mng xã hi ni đa cho riêng mình nhm có th "thay thế Facebook và Google," hai hãng nước ngoài vn không d dàng tuân theo các yêu cu do phía Vit Nam đưa ra như phi m văn phòng đi din và đt máy ch lưu tr h sơ người s dng ti Vit Nam.

Dân số tr và có hc vn cao so vi các quc gia có cùng nền kinh tế, Vit Nam là quc gia có t l người ni mng khá cao. Theo s liu t Statista, hãng phân tích d liu toàn cu có tr s ti Đc cùng báo cáo t Global Digital, Vit Nam hin có khong 64 triu người ni mng, tc khong hai phn ba dân số không phân biệt tui tác. Trong đó có 58 triu người s dng Facebook, tăng vt trong năm 2018 và qua mt Thái Lan, Th Nhĩ Kỳ đ đng hàng th by thế gii v s người s dng Facebook.

Cũng trong các báo cáo này, người dân Vit Nam m 62 triu tài khon Google. Còn theo phân tích chi tiết hơn v đc tính ngươi s dng t Pew Research Center thì Việt Nam cũng nm trong 10 quc gia hàng đu thế gii có t l người đc tin tc qua mng xã hi cao.

Như các quc gia khác, người s dng càng tr, càng có hc vấn và thu nhp cao thì càng ni mng nhiu hơn. Theo phân tích này thì 84% nhóm tr dưới 29 tui đã theo dõi tin tc hàng ngày qua Internet và mt t l xp x (81%) đc tin qua mng xã hi, so vi nhóm trên 50 tui ch mc 10% và 3%. Điu đáng chú ý hơn là nữ gii đc tin tc qua mng cao gp đôi nam gii và gii tr b khá nhiu thi gian đ đc tin qua mng xã hi, trung bình khong hai tiếng rưỡi mi ngày. Các phân tích này khá hu dng cho gii doanh nghip mun qung bá thương phm, dch v đến người tiêu dùng hay gii truyn thông cn đưa tin tc đến vi đc gi Vit Nam.

Các số liu này cho thy qu Vit Nam là th trường có tim năng kinh doanh rt ln cho nhng nhà doanh nghip, gii đu tư và các hãng k thut trong nước. Không có gì khó hiu khi Việt Nam đang có nhu cu và cơn st thành lp mng xã hi ni đa vi mc tiêu tranh giành th phn, lôi kéo người s dng v mng ca mình.

Với tư nhân, thách thc đt ra hin nay là bài toán k thut như các thut toán s dng, cu trúc h thng, cơ s d liu cho đến ng dng các k thut cao như thế nào và chiến lược kinh doanh, qung bá ra làm sao đ có th cnh tranh vi nhng sân chơi toàn cu đã quá hùng mnh và quen thuc vi c thế gii như Facebook, Google, YouTube, LinkedIn... Đây là thách thc ln mang vn đ chiến lược lâu dài vi nhiu điu kin và yếu t liên quan đ tn ti và phát trin hơn là mt cuc khi nghip vi vã. Vì xem trang mng xã hi Gapo, cũng được đu tư vài chc triu đô la nhưng đã b quá ti, "sp mng" ngay trong ngày đầu tiên được trình làng hi tháng By va qua đã thy s vi vàng trong vic nhp cuc. Cũng như các mng xã hi VietnamTa, Hahalolo và VCNET va ra đi chưa bao lâu nhưng xem ra đang gp khó khăn trong vic thu hút người tham gia vì b cho rng khó s dụng, có nhiều tính năng nhái theo Facebook.

Với Lotus thì ý tưởng "ni dung là vua", ph thuc vào mt s nhà to dng ni dung và khuyến khích người s dng cùng kết ni và to dng các ni dung chia s. Được xem là "mi m, sáng to" nhưng vn đ "to dng nội dung" (content creation) là mt thut ng và thut toán trong qung cáo tiếp th theo ni dung (content marketing) qua internet đã có t lâu và được các trang mng xã hi, cơ quan truyn thông thế gii áp dng gn mt thp niên qua.

Có thể k dăm ví dụ thông thường thường gp như khi mt người đang quan tâm hay tìm kiếm mt món hàng hoc dch v nào đó qua internet thì Facebook s t đng hin th các qung cáo v món hàng hay dch v đó. Hay như trang mng LinkedIn s t đng hin th và gi email nhng vic làm mà các ng viên đang tìm kiếm vic làm qua các ch đăng nhp (key words). Đây là k thut đ qung cáo tiếp th đin t (e-marketing) hơn là nn tng hot đng (platform) cho mng xã hi vì đa s người s dng, k c ti M và Châu Âu hin nay, chỉ là người s dng thun túy (end user) hơn là to dng, đóng góp vào ni dung. Nên vi Lotus và mc tiêu s đt đến năm hay sáu chc triu người s dng, tc bng con s người s dng Facebook hin nay, là… hơi lc quan.

Trong khi đó, về phía chính quyền thì vic xây dng mt hay nhiu mng xã hi ni đa rõ ràng s giúp cho Vit Nam kim soát được vn đ thông tin trên mng d dàng hơn khi nhng mng ni đa này buc người s dng phi ghi tên, chng minh h sơ nhân thân và sn sàng cung cp thông tin cá nhân cho nhà chức trách. Tha thun cung cp và s dng trang Gapo ghi mt trong các thông tin cm chia s, trao đi trên mng này bao gm "các thông tin chng li nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam, gây phương hi đến an ninh quc gia, trt t xã hi...".

Cũng vậy, mt trong nhng quy đnh có ghi trên trang Lotus là, "Bt kỳ ni dung nào mà bn đưa lên, k c các thông tin đăng ký tài khon cá nhân đu có th được gi li hoc cung cp khi pháp lut, cơ quan có thm quyn yêu cu...". Thế nào là "thông tin chống li nhà nước" là mt vn đ khác ca riêng h thng lut pháp Vit Nam vì đã có hàng chc Facebooker b bt và b kết án tù giam v nhng bài viết hay tài liu vn được xem là rt thông thường trong các xã hi mà người dân có quyn t do din đt ý kiến ca mình, như vic ch trích nhng lãnh t hay góp ý v chính sách quc gia nào đó chng hn. Ch biết rng vi các quy đnh tương t như vy, các mng xã hi ni đa này đã cnh báo trước người s dng v ni dung đăng ti và giúp nhà cm quyn kim soát được thông tin được chia s, hay đúng hơn, đã qua kim duyt. Dù có th đây là điu kin không tránh khi đ các mng xã hi này được hot đng trong mc đích kinh doanh nhưng chúng là điu mà nhà cm quyn mong mun.

Có những tim năng và cơ hi đ phát triển mng xã hi ni đa, nhưng s phn khích theo kiu mc tiêu như Hahalolo đ ra là "s lên sàn chng khoán New York" và đt đến hai t người s dng qu là câu chuyn trà dư, ta như v mt thương hiu cà phê tnh l ca Vit Nam tng đòi "đánh sp tim" Starbucks trước đây. Hay theo phát biu ti l ra mt mng Lotus, B Trưởng Thông Tin Nguyn Mnh Hùng ca Vit Nam hào hng, rng "ti sao không nghĩ s có nhiu Steve Jobs Vit Nam" cùng nim tin "Vit Nam có th làm ra nhng th thế gii chưa tng làm". Chng ai ngăn được gic mơ và nim tin cá nhân. Nhưng câu chuyn quc sách thì không ch có "mơ và tin", mà nó cn nhng điu khác hơn đ có th to ra được mt gii tr tài năng cho Vit Nam, cho h nhng cơ hi cùng các điu kin đ đưa Vit Nam đi xa hơn. Bng không, "Gic mơ Steve Jobs" ch là nhng cuc mng du.

Đinh Yên Thảo

Nguồn : RFA, 19/09/2019

Published in Diễn đàn

Các nhà hoạt động đáp trả phóng sự "Mặt trái của truyền thông mạng xã hội" của VTV

"Tôi thách thức các tổ Đảng, các báo đài cũng như VTV - Đài truyền hình Việt Nam chỉ ra bất kỳ một chi tiết nào từ các bài viết hay trả lời phỏng vấn của tôi sai sự thật, có nghĩa là xuyên tạc hay là kích động" - Đó là khẳng định của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng sau khi Đài truyền hình Việt Nam (VTV) phát phóng sự dài hơn 30 phút mang tên "Đối diện : Mặt trái của truyền thông mạng xã hội".

daptra1

Hình minh họa. Người biểu tình phản đối công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường. Hà Nội ngày 1/5/2016 - AFP

Không chỉ có nhà báo Phạm Chí Dũng bị nêu dích danh trong phóng sự này, còn có nhiều nhà hoạt động xã hội khác bị cáo buộc là sử dụng mạng xã hội để kích động biểu tình, xuyên tạc hay đưa tin giả nhằm tiến tới "xoá bỏ vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản, lật đổ Chính quyền nhân dân".

Cáo buộc "kích động biểu tình"

Chương trình "Đối Mặt" được phát sóng lần đầu vào lúc 8 giờ 10 phút tối 30/7/2019 trên kênh VTV1 do nhà báo Đức Hoàng dẫn chương trình đã gây xôn xao dư luận trong vài ngày qua, mặc dù đài đã khéo kéo làm mờ mặt những người được nói đến nhưng không khó để nhận ra những nhà bất đồng chính kiến được đề cập.

Phóng sự được làm theo phương cách phỏng vấn một chiều các quan chức chính quyền như Bí thư tỉnh uỷ Bình Thuận, Phó cục trưởng Cục an ninh mạng, Phó chủ nhiệm ban đối ngoại Quốc Hội, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ Công An… và 2 người dân nhưng tuyệt nhiên không cho quyền những "đối tượng" bị cáo buộc kích động lên tiếng nói.

Một người bị VTV1 đưa hình ảnh cá nhân vào phóng sự trên nhưng làm mờ nội dung băng rôn đang cầm và gạch chéo đỏ là nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh. Bà là người từng nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc và đang điều hành một quỹ để giúp đỡ cho thân nhân các tù nhân lương tâm Việt Nam.

Giọng của phát thanh viên bình luận khi đưa hình ảnh của bà Thúy Hạnh : "Những thông điệp đầy kích động, xuyên tạc, bóp méo sự thật này trên mạng xã hội đã khiến không ít người dân tin theo và từ đó thực hiện các hành vi gây rối, vi phạm pháp luật".

daptra2

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh và nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông Courtesy of FB

Bà Hạnh, từ Hà Nội cho hay :

"Đầu tiên, tôi thấy rằng họ rất hèn khi đưa hình ảnh rõ mặt tôi nhưng cái biểu ngữ của tôi có thông điệp chống Trung Quốc thì họ lại làm mờ đi.

Họ đã cố tình bóp méo sự thật để bôi nhọ chúng tôi.

Thứ hai là họ đổi trắng thay đen, lươn lẹo, dối trá nên không đáng chấp".

Không những thế, phóng sự lần này của đài truyền hình quốc gia còn gạch chéo đỏ lên gương mặt của linh mục Nguyễn Đình Thục, người từng dẫn đầu đoàn Giáo dân Song Ngọc, Nghệ An đi nộp đơn khiếu kiện công ty Formosa, yêu cầu phải bồi thường thiệt hại và trả lại biển sạch cho người dân.

Ông nói với phóng viên RFA qua điện thoại như sau :

"Cái trò bịa đặt vu khống là nghề của họ, bản chất của cộng sản là dối trá.

Không phải bây giờ mà trước đây đã rất nhiều lần họ vu khống, không chỉ riêng tôi mà còn tất cả những ai đấu tranh cho quyền lợi của người dân hay là cho công lý sự thật, hoặc bất cứ một ai làm điều gì đó ảnh hưởng đến quyền lợi của người Cộng sản thì đều bị như vậy.

Nên tôi cảm thấy việc này cũng bình thường lắm !"

Về cáo buộc muốn "xóa bỏ sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, lật đổ chính quyền nhân dân" bà Thúy Hạnh cho hay : "Họ thừa biết là cuộc biểu tình của chúng tôi vào lúc này là chưa thể thực hiện được điều ấy nhưng vẫn cố tình vu khống.

Cũng có thể để họ có chút sợ hãi chăng ? !

Nhưng rõ ràng là một sự vu khống trắng trợn !"

Còn linh mục Nguyễn Đình Thục thì thừa nhận, dù không ưa gì chế độ Cộng sản hiện nay vì nó đem lại nhiều bất công trong xã hội tuy nhiên những vụ việc mà ông giúp người dân đi đưa đơn khiếu kiện hay biểu tình phản đối công ty Formosa đều không nhằm mục đích "lật đổ chính quyền".

Cáo buộc "tung tin giả"

Một khía cạnh của "mặt trái mạng xã hội" được VTV chỉ ra là, một số Facebooker có tầm ảnh hưởng "liên tục viết bài cường điệu những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lí để khoét sâu vào xung đột lợi ích, làm chia rẻ xã hội, thực hiện diễn biến hoà bình, đòi lật đổ chế độ".

Đi kèm những lời bình luận trên là hình ảnh trang Facebook cá nhân của một số nhà báo độc lập nổi bật hiện nay như Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, anh Thái Văn Đường hay nhà báo Lê Trung Khoa từ Berlin, Đức.

daptra3

Nhà báo Phạm Chí Dũng trong một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc năm 2014 ở thành phố Hồ Chí Minh - Courtesy of FB

Đáp trả lại cáo buộc này, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết sẽ để ngỏ khả năng kiện đài VTV ra tòa.

"Đây không phải là lần đầu tiên VTV đề cập đến tôi. Trước đây, một số lần họ cũng dùng những từ ngữ như xuyên tạc, kích động, nói xấu… Nhưng vấn đề tôi muốn nói là tất cả những lần báo chí nhà nước, cũng như VTV hay hệ thống Tuyên giáo đề cập tới tôi thì họ đều không chứng minh được bất kỳ một chi tiết nào về việc nói xấu, kích động hay xuyên tạc, ở đây có thể hiểu là nói sai sự thật.

Tôi thách thức các tổ đảng, các báo đài cũng như VTV - Đài truyền hình Việt Nam (Truyền hình Việt Nam) chỉ ra bất kỳ một chi tiết nào từ các bài viết hay trả lời phỏng vấn của tôi sai sự thật, có nghĩa là xuyên tạc hay là kích động.

Nếu như họ không chứng minh câu nói nào sai sự thật thì chính là họ đã vu khống tôi. Do vậy, tôi có thể kiện họ, tất nhiên là ở Việt Nam chứ không phải là án quốc tế. Tôi biết một khi ra tòa Việt Nam là rất khó khăn nhưng vẫn có thể tôi sẽ kiện họ ra tòa về việc này trong những năm sau chứ chưa nhất thiết là ngay tại thời điểm này".

Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút tờ Thời Báo, người theo sát và liên tục cập nhật thông tin nóng hỏi về vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ bắt cóc đưa về Việt Nam khẳng định với RFA :

"Từ trước đến nay, khi đăng bất kỳ bản tin nào về vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa ra thì chúng tôi đều có dẫn nguồn kiểm chứng. Mọi người có thể tự truy cập vào các trang web đó để tự kiểm chứng.

Ở Việt Nam, truyền thông trong nước với hơn 800 tờ báo và các đài truyền hình đều nằm dưới sự quản lý và giám sát của đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy họ chỉ đưa thông tin phục vụ cho Đảng Cộng sản chứ không phải phục vụ cho nhân dân.

Những thông tin mà chúng tôi đưa ra là rất mới và lạ đối với người dân trong nước, kể cả một số người Việt Nam ở nước ngoài. Đó có thể là nguyên nhân mà chúng tôi bị cáo buộc là đưa tin giả nhưng thực tế thế thông tin của chúng tôi đều có nguồn gốc và kiểm chứng.

Ông Võ Văn Thưởng - Trưởng ban Tuyên giáo Việt Nam đánh giá rất cao giá trị thông tin mà chúng tôi đưa ra hiện nay đã tiếp cận được rất nhiều người. Việc họ dùng VTV1 là cơ quan truyền thông lớn nhất của Việt Nam để đưa chúng tôi lên như vậy vô hình chung lại để cho càng nhiều người Việt Nam biết đến chúng tôi".

Một điều nữa là họ đưa hình ảnh trang cá nhân của tôi lên trên phóng sự và dùng gạch chéo đỏ. Đó là một cách làm thường thấy của lực lượng dư luận viên, nó cũng khẳng định thêm về chất lượng truyền thông của Đài truyền hình Việt Nam các cơ quan tuyên truyền của đảng đã đã xuống cấp một cách rất nghiêm trọng".

Sau những thông tin dồn dập về ông Trịnh Xuân Thanh được chủ bút thoibao.de đăng tải, ông Khoa vẫn chưa được cấp hộ chiếu Việt Nam bị hết hạn và còn có người nhắn tin dọa giết và giờ là "Đối Mặt".

Phóng viên Đài Á Châu Tự Do nhiều lần gọi điện thoại cho nhà báo Đỗ Đức Hoàng, người lên kịch bản và dẫn chương trình của phóng sự nêu trên nhưng không có người bắt máy.

Phóng sự VTV liên quan gì tới tình hình ở Bãi Tư Chính ?

Báo chí trong nước nhiều ngày qua liên tục đưa tin với nội dung lên án hành vi của các tàu thăm dò dầu khí Bắc Kinh đang xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam. Điều đó khiến nhiều người quan sát chính trị cho rằng Hà Nội đang muốn "bật đèn xanh" cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc như vụ giàn khoan HD 981 diễn ra 5 năm trước.

Tuy nhiên, phóng sự được làm công phu gần đây lại cáo buộc người biểu tình "nhận tiền để thực hiện hành vi gây rối". Giải thích về hiện tượng này, ông Lê Trung Khoa nhận xét :

"Tôi thấy hai sự việc trên có thể liên quan tới nhau. Thông tin về vụ việc Bãi Tư Chính đầu tiên được các đài quốc tế như VOA, RFA và nhiều trang báo độc lập khác ở nước ngoài đưa tin từ rất sớm. Sau đó, một thời gian rất dài truyền thông Việt Nam hoàn toàn im lặng cho đến khi sự việc đã quá nóng rồi thì Việt Nam mới có phát biểu dè dặt và chỉ nói rằng là tàu nước ngoài mà thôi.

Dường như có sức ép nào đó trong đảng, trong các cơ quan cầm quyền trong nước họ không thể chịu đựng được sự im lặng như vậy vì sự xâm phạm chủ quyền biển đảo của Trung Quốc là rất trắng trợn.

Cộng với việc ngay sau đó bộ Ngoại giao Mỹ đã ra thông cáo rằng nước lớn như Trung Quốc bắt nạt nước nhỏ như Việt Nam, thì khi đấy báo chí trong nước mới được phép đưa thông tin này một cách thoải mái hơn.

Điều thứ hai là trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam được chia thành nhiều trường phái khác nhau. Có thể có những người muốn mở rộng hợp tác với các nước phương tây hoặc Mỹ. Quân đội Mỹ cho tàu sân bay vào cảng Đà Nẵng trong thời gian vừa qua. Đó thể hiện sự xích lại về phía Mỹ.

Ngược lại ở phía Bắc thì có thể thấy ông Nguyễn Phú Trọng và những người theo phe ông ta có thể nói rằng thuộc phe thủ cựu thì họ vẫn rất thân thiết với Trung Quốc, vẫn cử cán bộ sang Trung Quốc để học tập, vẫn có những hiệp định ký với nhau một cách rất mờ ám mà không biết cụ thể hợp tác đó là những gì, có lợi hay là có hại cho đất nước.

Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng trong nước hiện nay có những sự giằng co với nhau giữa thời kỳ có thể nói nhập ngoạng. Đó có thể lý giải vì sao khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam mà Việt Nam lại không phản ứng ngay".

Nhà báo Phạm Chí Dũng lại cho rằng phóng sự của VTV lần này làm xấu hình ảnh của đảng Cộng sản trong mắt Hoa Kỳ :

"Hai việc đó khá mâu thuẫn với nhau vì rõ ràng là vào thời điểm này khi chính quyền Việt Nam đang rất cô độc trên trường quốc tế, gần như không có bất kỳ một quốc gia nào ủng hộ Việt Nam, chỉ có Mỹ lên tiếng một cách gián tiếp thôi.

Thế thì chính quyền Việt Nam hiện nay đang rất cần sự hỗ trợ không chỉ của cộng đồng quốc tế mà từ dân chúng trong nước. Nhưng thực ra người dân đã bị chính quyền "bỏ quên" từ lâu rồi, không những bỏ quên mà trong những lần đấu tranh tự phát như là biểu tình chống Trung Quốc trước đây đều bị chính quyền đàn áp dã man.

Bây giờ người dân chán rồi và cho rằng nếu đảng và Nhà nước muốn lo thì cứ lo và họ không đi biểu tình nữa.

Chính quyền đang cần có biểu tình hoặc là sự biểu thị gì đó từ dân chúng. Trong khi đó, những kênh báo đảng như là đài Truyền hình Việt Nam lên tiếng cáo buộc những tiếng nói bất đồng như thế này thì rất mâu thuẫn ăn với ý muốn của đảng hiện nay là là kêu gọi dân chúng ủng hộ đảng.

Mặt khác, tôi còn có thể hiểu ra một ý kiến khác là hiện nay tình hình ngân sách đang rất khó khăn, cho nên đài Truyền hình Việt Nam cần phải dựng ra một chương trình gọi là đối diện để kiếm tiền.

Cũng giống như là công an, an ninh của Bộ công an và công an các tỉnh thành rất hay theo dõi những người bất đồng chính kiến, và mỗi người bất đồng chính kiến hay là mỗi tổ chức xã hội dân sự đều là một dự án của họ và đều lấy tiền từ ngân sách. Tôi hiểu rất có thể là đài Truyền hình Việt Nam - VTV cũng đang muốn kiếm tiền từ dự án đấu tranh với các quan điểm luận điểm bị coi là phản động.

Cần phải nói thêm một điều nữa là Nguyễn Phú Trọng đã hồi phục sức khỏe, rất có thể sẽ tiến hành một chuyến đi Hoa Kỳ gặp tổng thống Trump vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10.

Trong bối cảnh Việt Nam đang rất đơn độc trong vụ việc Bãi Tư Chính thì việc VTV có một chương trình Đối Diện đề cập luôn cả các đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA và RFA, nói rằng những đài này xuyên tạc thì chính VTV đang phá đám chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian sắp tới.

Việc đài Truyền hình Việt Nam tự nhiên lại đưa ra một chương trình mà tôi cho là là rất trái khoáy như thế này chỉ làm xấu đi hình ảnh của Nguyễn Phú Trọng và và tổn thương nghiêm trọng đến quan hệ Việt - Mỹ đang trên đà có một chút phục hồi".

Trước đây, không chỉ đài Truyền hình Việt Nam - VTV mà còn rất nhiều tờ báo nhà nước Việt Nam đăng tải các phóng sự hay bài viết với luận điểm tương tự, họ cho rằng những người dân nhận tiền từ 300 ngàn đến 500 ngàn đồng để đi biểu tình.

Hoặc cáo buộc "có bàn tay" của đảng Việt Tân đứng sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hay phản đối luật Đặc khu, đồng thời cảnh báo người dân và khách du lịch không được tham gia "tụ tập đồng

Phóng sự lần này của VTV được tung ra sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm đài Truyền hình Việt Nam hôm 10/7 và cho rằng đài này phải thể hiện giá trị cốt lỗi là "đấu tranh lại tin xuyên tạc, tin giả, tin xấu, tin độc".

Đài truyền hình VTV trong quá khứ từng bị chính quyền Việt Nam phạt nhiều lần vì phát tán tin sai sự thật. Hồi tháng 5/2016, phóng sự "Chổi quét rau" của đài này bị tố là dàn dựng một số cảnh quay, bị Cục phát thanh truyền hình ra quyết định xử phạt 50 triệu đồng và phải cải chính xin lỗi.

Trước đó, vào tháng 12/2014, VTV cũng bị phạt 2 lần tổng cộng 14 triệu vì đưa thông tin sai sự thật.

Các bản tin thời sự của đài VTV về những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền bị chính quyền Việt Nam bắt giữ và kết án nhiều năm qua cũng bị các những người bất đồng chính kiến cáo buộc là đưa thông tin một chiều, dàn dựng.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 03/08/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3