Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chính quyền Cam Bốt đề nghị giải thể đảng đối lập (RFI, 06/10/2017)

Chính phủ Cam Bốt ngày 06/10/2017 đã yêu cầu Tòa án Tối cao giải thể đảng đối lập chủ chốt, sau khi đã bắt giam chủ tịch đảng này vì tội phản quốc, khiến nhiều dân biểu sợ hãi phải đi lưu vong.

campu1

Người dân ủng hộ Kem Sokha, lãnh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc (CNRP), bên ngoài tòa kháng án, Phnom Penh ngày 26/09/2017. Reuters/Samrang Pring

Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt (CNRP) đã bị trấn áp bằng nhiều cách, từ việc vận dụng luật pháp cho đến hăm dọa bên ngoài, trong bối cảnh chuẩn bị cho cuộc bầu cử 2018. Kỳ bầu cử này là một thử thách cho thủ tướng Hun Sen sau 32 năm nắm quyền.

Phân nửa số dân biểu của đảng CNRP đã phải sống lưu vong, sau khi chủ tịch đảng Kem Sokha bất ngờ bị bắt, khiến sự tồn tại của đảng này đang như mành treo chuông. Tương lai của CNRP còn trở nên u ám hơn, khi các luật sư của bộ Nội Vụ hôm nay gởi đơn đến Tòa án Tối cao, đề nghị giải thể đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt do đã vi phạm đạo luật về các chính đảng.

Đạo luật được thông qua vào năm 2016 trao quyền cho các thẩm phán giải thể những đảng nào bị xem là đe dọa an ninh quốc gia, nhận lệnh từ các tổ chức nước ngoài hoặc cấu kết mưu phản. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền cảnh báo đây là nỗ lực của Hun Sen nhằm đánh bại phe đối lập vốn đang lên trong các cuộc thăm dò dư luận.

Một luật sư nói với AFP : "Có đầy đủ những chứng cứ vững chắc để Tòa án Tối cao giải thể CNRP. Nếu cứ duy trì, đảng này sẽ hủy hoại quốc gia". Luật sư này cho biết một trong những bằng chứng là bài phát biểu của ông Kem Sokha tại Úc năm 2013, nói rằng ông đã nhận được sự trợ giúp của Hoa Kỳ để xây dựng phong trào dân chủ tại Cam Bốt.

Thủ tướng Hun Sen xem đây là bằng cớ chứng minh ông Kem Sokha bí mật âm mưu với Mỹ để lật đổ chính quyền Cam Bốt. Ông này đã bị bất ngờ bắt giữ vào ngày 03/09/2017. Thông qua luật sư của ông, hồi đầu tuần, Kem Sokha cho rằng tội danh phản quốc gán cho ông là "hoàn toàn vu khống".

Thụy My

*****************

Lãnh đạo đối lập Campuchia muốn 'chế tài lên Hun Sen' (BBC, 06/10/2017)

Mu Sochua, một trong những chính trị gia nổi tiếng nhất của Campuchia và là phó chủ tịch của đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia (CNRP), đã phải trốn chạy lưu vong.

campu2

Bà Mu Sochua nói bà phải lưu vong vì lo sợ bị bắt giữ, bỏ tù như lãnh đạo Đảng CNRP Kem Sokha vào tháng trước

Trả lời nhà báo Jonathan Head của BBC tại một địa điểm không được tiết lộ ở Bangkok, bà Mu Sochua nói : "Tôi không còn cảm thấy an toàn. Điều tôi sợ là bị bắt và bị giữ im lặng, bị bỏ tù, và để bị xét xử qua những phiên tòa trá hình kéo dài từ tháng này sang tháng khác".

Bà vừa trốn chạy khỏi Campuchia sau khi có nguồn thân cận trong chính phủ cho biết họ lên kế hoạch bắt giữ bà vào cuối tuần này.

"Chúng tôi không có nhiều tháng để lãng phí. Các cuộc bầu cử ở Campuchia dự kiến sẽ diễn ra vào 29/7 năm 2018. Vì vậy tôi muốn lên tiếng".

Tháng trước, lãnh đạo Đảng, nhà vận động nhân quyền kỳ cựu Kem Sokha, đã bị bắt giữ tại gia bởi 200 cảnh sát và bị cáo buộc tội phản quốc. Tuần trước, Thủ tướng Hun Sen nói những người khác cũng sẽ bị bắt với cùng tội danh.

Chính phủ Campuchia vừa thông qua một đạo luật mới nới rộng quyền hạn để giải thể các đảng phái chính trị nếu lãnh đạo của các đảng này đối mặt với cáo buộc hình sự, vốn rất có thể xảy ra đối với CNRP.

Bà lập luận rằng cần phải có các biện pháp chế tài nhắm vào Hun Sen và nhóm thân cận của ông ngay lập tức, và từ chối cấp thị thực vào các nước phương Tây để họ không thể tự do thăm nom gia tài bất động sản họ sở hữu và để con và cháu của họ được giáo dục ở đó.

campu3

Tháng trước, 200 cảnh sát đã bắt giữ nhà lãnh đạo Đảng CNRP, Kem Sokha (áo trắng)

Khi đối mặt với những cáo buộc về việc đàn áp dân chủ, Thủ tướng Hun Sen gạt đi và nói rằng đó là những âm mưu của thế lực bên ngoài. Tháng trước, chính phủ Campuchia cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của nước này sau khi bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc bắt giữ Kem Sokha - một cáo buộc mà Mỹ cho là vô lý.

Tuy nhiên, Bắc Kinh nói ủng hộ Phnom Penh trong nỗ lực "bảo vệ an ninh và ổn định quốc gia".

"Cộng đồng quốc tế đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc phát triển Campuchia và biến nó thành một quốc gia dân chủ, nếu họ tiếp tục đổ đôla vào Campuchia, thì sẽ chỉ giúp Hun Sen hưởng thụ thêm 10 năm nữa. Đó không phải là viện trợ chất lượng", bà Mu Sochua nói.

"Trung Quốc có thể cho ông ta số tiền mà ông ta cần", bà nói, ám chỉ đến ảnh hưởng của Trung Quốc khi Bắc Kinh là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Campuchia, "nhưng Trung Quốc không thể cho ông ta tính chính danh mà ông ta nhận được từ các chính phủ dân chủ".

Việc sách nhiễu các nhân vật đối lập không phải là điều mới mẻ ở Campuchia. Kể từ khi đất nước thoát khỏi hàng thập kỷ chiến tranh và trải qua một cuộc cách mạng lớn vào đầu thập niên 90 và mới thiết lập một nền dân chủ mới, các tổ chức nhân quyền đã liệt kệ được hàng loạt các vụ tấn công vào các nhà hoạt động chính trị và nhân quyền.

campu4

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã lãnh đạo Campuchia từ năm 1985

Một số đã bị xét xử ở các phiên tòa trá hình, tham nhũng khét tiếng của Campuchia, một số khác thì đã bị tấn công bạo lực.

Một cuộc thăm dò gần đây do CPP tiến hành, nhưng kết quả bị rò rỉ với phe đối lập, dự đoán rằng CPP sẽ thất bại trước CNRP trong cuộc bầu cử năm sau.

Vào tháng Tám, chính phủ đã cho ngừng một số đài phát thanh do Mỹ tài trợ như Đài Á Châu Tự do (RFA) và Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Sau đó, ép buộc tờ Campuchia Daily, một tờ báo độc lập bằng tiếng Anh, phải trả một hóa đơn thuế trị giá 6,3 triệu đôla hoặc phải đóng cửa.

Mọi nghi ngờ gần như đều đổ dồn về Hun Sen - vị lãnh đạo đanh thép đã cai trị đất nước này từ năm 1985 - hoặc những kẻ thân cận ông ta.

Chưa có một ai đứng ra chịu trách nhiệm về các vụ giết người mang yếu tố chính trị. Vụ việc gần đây nhất là Kem Ley, một nhà phê bình gay gắt về Hun Sen đã bị bắn chết hồi tháng Bảy năm ngoái.

Tuy nhiên, một hệ thống dân chủ thô sơ nhưng vẫn hoạt động cùng với một nền báo chí tương đối tự do đã tồn tại được 25 năm qua với các cuộc bầu cử địa phương và quốc gia 5 năm một lần.

Vẫn có đủ không gian cho các quan điểm chỉ trích để ghi nhận sự phẫn nộ của công chúng về tình trạng tham nhũng, tàn phá môi trường và khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa. Nhưng điều này có thể không còn tồn tại lâu nữa.

Trong cuộc tổng tuyển cử cuối cùng vào năm 2013, Đảng CNRP, khi đó là một phong trào mới được kết hợp bởi hai đảng đối lập cũ, gần như lật đổ Đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen (CPP).

Phe đối lập cáo buộc chính phủ gian lận và bắt đầu một loạt các cuộc diễu hành đường phố ở thủ đô Phnom Penh, nhưng sau bốn tháng thì bị các lực lượng an ninh đàn áp.

Dân số cũng thay đổi đã tạo ra một số lượng cử tri trẻ hơn và có trình độ học vấn cao, và hiểu biết hơn nhờ mạng xã hội, không còn lo sợ trước những lời đe dọa của Hun Sen nếu đảng của ông ta bị lật đổ.

campu5

Phe đối lập đã rất gần với việc lật đổ đảng Nhân dân của Hun Sen hồi 2013

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thập kỷ qua đã biến đổi Phnom Penh nhưng lại lãng quên những phần còn lại của đất nước, và làm cho Hun Sen và người thân cận của ông ta giàu có một cách lố bịch.

Mu Sochua thừa nhận rằng các biện pháp trừng phạt không phải là điều mà hầu hết các quốc gia muốn nghe, nhưng bà cho rằng hành động đó hiện nay là cần thiết để bảo vệ những gì còn sót lại của nền dân chủ Campuchia.

"Chúng tôi chỉ còn ít hơn 10 tháng nữa. Cộng đồng quốc tế có thể gây áp lực với Hun Sen. Cộng đồng quốc tế cần phải nói rõ rằng chính phủ kế nhiệm, nếu nó không được hình thành từ cuộc bầu cử tự do và công bằng, thì sẽ không được công nhận", bà Mu Sochua nói.

"Trốn chạy khỏi đất nước chưa bao giờ là một phần trong kế hoạch của tôi", Mu Sochua nói.

"Đó là một sự lựa chọn mà tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ phải làm. Đây là một sự lựa chọn rất đau đớn".

*******************

Gần phân nửa dân biểu đối lập Cam Bốt trốn ra nước ngoài (RFI, 05/10/2017)

Do bị chính quyền Phnom Penh đàn áp, hơn 20 dân biểu đối lập ở Quốc Hội Cam Bốt, tức gần phân nửa số dân biểu của Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, đã trốn khỏi xứ Chùa Tháp trong vòng một tháng qua. Trên đây là tuyên bố của một dân biểu đối lập Cam Bốt với báo giới hôm qua, 04/10/2017.

campu6

Bà Mu Sochua, phó chủ tịch Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, trả lời Reuters ngày 04/10/2017. Reuters/Staff

Thông tín viên đài RFI trong khu vực, Arnaud Dubus cho biết :

"Bà Mu Sochua, phó chủ tịch Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, đã buộc phải vội vã rời khỏi Cam Bốt, sau khi được thông báo là sẽ bị bắt vì những bài phát biểu mang phê phán thủ tướng Hun Sen. Những lời chỉ trích nói trên được bà đưa ra trong bối cảnh chính quyền Phnom Penh đang gia tăng đàn áp thẳng tay trước bầu cử Quốc Hội vào năm tới.

Phó chủ tịch đảng đối lập Cam Bốt giải thích : "Tôi không muốn đánh mất tiếng nói của mình, vì đó là một tiếng nói cần thiết cùng với những tiếng nói khác. Nếu như tôi bị bắt, phe dân chủ sẽ mất đi một tiếng nói và tôi không có ý định ngồi tù. Tôi muốn nhấn mạnh đến một cuộc bầu cử công bằng, đáng tin cậy, bởi nếu không hội tụ được những điều kiện đó, coi như chính quyền của ông Hun Sen được công nhận là chính đáng. Đấy sẽ là sự tự sát đối với đối lập và sẽ là hồi kết của nền dân chủ ở Cam Bốt".

Tới nay, 25 dân biểu thuộc phe đối lập đã rời khỏi Xứ Chùa Tháp vì cũng những lý do đã được bà Mu Sochua nêu trên. Lãnh đạo Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, Kem Sokha đã bị cầm tù dựa trên những cáo buộc không mấy phân minh, như là tội "phản quốc". Kể từ sau hiệp định hòa bình năm 1991, chưa bao giờ nền dân chủ Cam Bốt lại bị đe dọa như hiện nay".

Thanh Hà

Published in Châu Á
vendredi, 08 septembre 2017 21:34

Ông Hun Sen ôm khách quá chặt ?

Bức hình chụp Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen ôm lấy người đồng cấp Thái Lan sang thăm Phnom Penh hôm 07/09/2017 được mạng xã hội Thái Lan chia sẻ rộng rãi.

om1

Thủ tướng Hun Sen (phải) ôm thủ tướng Thái Lan, Tướng Prayuth hôm 07/09 ở Phnom Penh

Theo BBC Tiếng Thái từ Bangkok, bức hình cho thấy ông Hun Sen có vẻ như cố tìm cách ôm lấy Đại tướng Prayuth Chan-ocha.

Hình ảnh này tạo ra thông điệp khó hiểu vì trước đó, nhà lãnh đạo Campuchia được cho là rất thân với kẻ thù của ông Prayuth, nguyên thủ tướng, tỷ phú Thaksin Shinawatra.

om2

Ông Hun Sen từng là bạn thân của Thủ tướng Thaksin Shinawatra

Sau khi bị quân đội Thái Lan lật đổ năm 2006, ông Thaksin mất chức thủ tướng, phải sống lưu vong và đã đến Campuchia tá túc một thời gian.

Ông Thaksin và em gái ông, nữ Thủ tướng cũng đã bị phế truất, bà Yingluck Shinawatra, đều thân với gia đình ông Hun Sen.

Nhưng nay, ông Hun Sen đã chọn bạn "rất thực tiễn" và sẵn sàng tạo quan hệ thân với các lãnh đạo đang nắm quyền ở những nước láng giềng.

Cách ôm khách quá chặt trong khi người "được ôm" có vẻ không quá mặn mà với vòng tay của ông Hun Sen cũng là chủ đề gây ra bình luận.

om3

Tại Phnom Penh hồi tháng 4/2016, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Quốc có vẻ không muốn 'được ôm' ?

Các hãng thông tấn quốc tế vẫn còn lưu hình ông ôm chặt Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị và các lãnh đạo Việt Nam như ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng và gần đây là ông Nguyễn Xuân Phúc.

Cầm quyền còn lâu

om4

Hai thủ tướng Hun Sen và Nguyễn Xuân Phúc

Chưa đầy một năm trước kỳ bầu cử Quốc hội dự kiến vào tháng 7/2018, Thủ tướng Campuchia đã tuyên bố ông sẽ tại nhiệm thêm một thập niên nữa, theo AFP.

om5

Thủ tướng Hun Sen ôm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội tháng 12/2013

Ngay trước đó, chính quyền của ông Hun Sen bắt ông Kem Sokha, nhân vật đối lập hàng đầu của nước này và cáo buộc ông ta tội 'phản quốc'.

Báo Cambodia Daily cũng vừa bị đóng cửa vì chính quyền đòi họ trả một hóa đơn thuế trên 6 triệu USD.

Ông Hun Sen đã nắm quyền đến nay được 32 năm, và là một trong những nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất thế giới.

Gần đây nhất, truyền thông quốc tế nêu ra hiện tượng ở Campuchia có tờ báo được ông Hun Sen khen ngợi, chuyên 'điểm danh' những ai sắp bị bắt.

om6

Năm 2006 : hai thủ tướng Việt Nam và Campuchia chào đón nhau tại Bà Vẹt, tỉnh Svay Rieng sau lễ cắm cột mốc biên giới

Trang Fresh News thừa nhận họ "đôi khi liên lạc với thủ tướng, đôi khi chính thủ tướng liên lạc với họ", nhưng bác bỏ chuyện tin của họ là tin giả.

Fresh News đã báo trước tin ông Kem Sokha bị bắt.

Theo Matthew Tostevin viết cho Reuters hôm 08/09 thì cũng Fresh News đã đưa tin trước tất cả các đài báo khác rằng tờ Cambodia Daily bằng tiếng Anh phải nhận một khoản truy thuế hàng triệu USD và sẽ bị đóng cửa.

Published in Châu Á

Thủ tướng Hun Sen tuyên bố sẽ tiếp tục lãnh đạo Campuchia (RFA, 06/09/2017)

Thủ tướng Hun Sen vào ngày 6 tháng 9 tuyên bố rằng ông sẽ tiếp tục vai trò lãnh đạo Chính phủ Campuchia trong một thập niên tới.

campu1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong một buổi lễ tại một nhà máy ở Phnom Penh vào ngày 6 tháng 9 năm 2017. AFP

Thủ tướng Hun Sen tuyên bố như vừa nêu sau khi lãnh đạo đối lập là ông Kem Sokha bị bắt giữ một ngày trước đó vì tội phản quốc do cấu kết với phần tử nước ngoài để lật đổ chính phủ, qua việc ông này tuyên bố với cộng đồng người Campuchia tại Australia hồi năm 2013 rằng ông nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Canada để đánh bại Thủ tướng Hun Sen.

Đương kim Thủ tướng xứ Chùa Tháp và cũng là người lãnh đạo Chính phủ suốt 32 năm qua, ông Hun Sen đề cập nhiều về âm mưu lật đổ chính quyền trong bài diễn văn được đọc vào hôm thứ Tư, ngày 6 tháng 9 và đây là lý do để ông đi đến quyết định tiếp tục vai trò lãnh đạo ít nhất trong 10 năm nữa.

Thủ tướng Hun Sen còn nhấn mạnh ông là người nắm quyền thủ tướng lâu nhất trên thế giới nên đừng có ai ganh ghét ông vì điều này.

Tuy nhiên, điều mà Thủ tướng Hun Sen khoe là không đúng sự thật vì hiện có đến 7 lãnh đạo, hầu hết ở các quốc gia tại Châu Phi giữ chức Thủ tướng lâu hơn ông.

Mặc dù Thủ tướng Hun Sen tuyên bố sẽ tiếp tục lãnh đạo Chính phủ Campuchia trong một thập niên tới đây, nhưng ông phải đối mặt với cuộc bầu cử trong năm 2018 mà đảng đối lập chính nhận được sự ủng hộ của dân chúng vì họ giận dữ đối với đảng của ông Hun Sen trước sự bất bình đẳng, tham nhũng và lạm quyền.

****************

Mekong cần xã hội dân sự và nhà báo (BBC, 05/09/2017)

Vùng Mekong có khóa tập huấn cho giới hoạt động xã hội và phóng viên nhằm lấp khoảng trống thông tin để giúp người dân quyết định.

mekong1

Chương trình được tổ chức chỉ một ngày sau khi thủ tướng Hun Sen của Campuchia phạt tờ Cambodia Daily 6,3 triệu đô la Mỹ tiền thuế

Chuỗi hoạt động được gọi là Mekong ICT Camp về dữ liệu mở dành cho giới hoạt động xã hội và phóng viên diễn ra tại Siem Reap từ ngày 4/9-10/9.

Tham gia hoạt động này có 126 chuyên gia và nhà hoạt động từ năm quốc gia tiểu vùng Mekong và Bangladesh, cùng một số chuyên gia về an ninh mạng, công nghệ thông tin và dữ liệu từ Singapore, Hoa Kỳ, Indonesia và Hong Kong.

Chương trình được tổ chức chỉ một ngày sau khi thủ tướng Hun Sen của Campuchia phạt tờ Cambodia Daily 6,3 triệu đô la Mỹ tiền thuế và bắt ông Kem Sokha vì tội "phản quốc", hai hành động được cho là có "động cơ chính trị" trước kỳ bầu cử của Campuchia.

Nhà tổ chức Mekong ICT Camp, một hoạt động hàng năm về công nghệ thông tin, quan ngại về "tự do ngôn luận" có thể là vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động của chương trình trong tuần này tại Siem Reap.

Bà Puang Chompu từ tổ chức Thai Fund Organization, nhà tổ chức chương trình cho biết : "Mekong Camp 2017 tập trung vào dữ liệu mở. Như chính phủ Thái Lan, họ có mọi dữ liệu nhưng không công bố cho công chúng biết. Dữ liệu mở có thể giúp các tổ chức xã hội hoạch định hoạt động tốt hơn, và nó làm các nhà hoạt động mạnh hơn. Lần này chúng tôi tập trung vào việc tận dụng các công cụ mở, dữ liệu mở cho nhà báo, nhà hoạt động. Công nghệ giờ có trong mọi lĩnh vực, và dữ liệu mở giúp cho mọi người mạnh hơn".

Arthi Suriyawongkul từ tổ chức Thai Netizen Network, một chuyên gia về an ninh mạng, nhận định : "Khu vực các quốc gia Mekong có rất nhiều vấn đề chung như lao động nhập cư, vấn đề sông Mekong và nhiều thứ khác. Nhưng trong quá khứ, người Campuchia có thể nhận định nước sông Mekong cao đến mức nào đó, người Thái lại nói khác. Mọi thông tin thường là 'tôi tin là' - mà không dựa vào dữ liệu.

Mọi thứ giờ có thể hợp tác, tổng hợp và đưa ra phân tích đúng đắn dưới dạng dữ liệu. Chúng ta không thể cứ đến một ngôi làng, thu thập dữ liệu theo cách của mình và ra quyết định cho số phận ngôi làng đó theo cách của ta. Người dân có quyền quyết định, và điều đó có thể thực hiện bằng sự tăng cường trao đổi và xử lý các dữ liệu cùng nhau. Ở Mekong ICT những chuyên gia khác nhau có thể tìm thấy mối quan tâm giống nhau, hoặc chồng chéo nhau".

Ông Arthit cũng nhận định : "Dù ASEAN là tổ chức được cho là hợp tác, nhưng lại có chính sách không can thiệp lẫn nhau, và như thế bao nhiêu năm qua, thông tin giữa các quốc gia về nhiều vấn đề chung vẫn phân mảnh và không có giải pháp nào. Dữ liệu mở có thể tăng cường năng lực của các tổ chức xã hội dân sự, nhà báo và các tổ chức để lấp vào khoảng trống đó".

Khải Đơn (Siem Reap)

*****************

Mỹ lên án Hun Sen, Trung Quốc hậu thuẫn (VOA, 04/09/2017)

Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhn được nhng li hu thun ca Trung Quc hôm 4/9, sau khi nhà lãnh đo Campuchia này b Hoa Kỳ và Liên hip Châu Âu lên án vì bt gi đi th chính tr ca mình trong chiến dch trn áp người bt đng trước cuc bu c năm sau.

campu1

Ông Hun Sen (trái) trong cuộc gp vi Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc cui năm 2016.

Một ngày sau khi ông Kem Sokha b bt, mt trong các người phó ca ông kêu gi các nhà tài tr quc tế m mt đ chng kiến "nn dân ch gi hiu" ca Campuchia, cũng như gây thêm áp lc lên Th tướng Hun Sen.

T
i mt cuc hp báo Bc Kinh, khi được hỏi v v bt gi trên, phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng nói rng Trung Quc "ng h n lc ca chính ph Campuchia nhm bo v n đnh và an ninh quc gia".

Theo Reuters, các chính trị gia đi lp, các t chc nhân quyn và truyn thông độc lp đu chu sc ép ln khi cuc bu c cn k, vn có th là thách thc ln nht trong chiến dch duy trì quyn lc hơn ba thp k ca ông Hun Sen.

campu2

Bà Mu Sochua, người phó ca ông Kem Sokha, kêu gi các nhà tài tr quc tế m mt đ chng kiến "nn dân ch gi hiu" ca Campuchia.

Là mt trong các đng minh thân cn nht ca Trung Quc trong khu vc, ông Hun Sen ngày càng phớt l ch trích ca các nhà tài tr phương Tây vì s h tr ca h gi không bng thi kỳ đu khi ông này mi nm quyn.

"Chúng ta không thể cho phép người nước ngoài s dng người Khmer đ giết người Khmer na", ông Hun Sen nói hôm 4/9, nhắc ti nn dit chng Khmer Đ đã hy hoi Campuchia trong nhng năm 70.

Trong khi đó, ông Kem Sokha hôm 4/9 đã được gp lut sư trong nhà tù gn biên gii vi Vit Nam, cách th đô Phnom Penh vài gi đng h.

Con gái ông, cô Monovithya Kem, lặp li mt đoạn tweet ca ông tng viết trước đó rng "tôi có th mt t do, nhưng t do không bao gi chết Campuchia".

********************

Vì sao tờ Cambodia Daily bị buộc phải đóng cửa ? (BBC, 04/09/2017)

Tờ nhật báo độc lập Cambodia Daily, một trong số ít những tờ báo độc lập ở Cambodia, vừa cảm ơn bạn đọc để rồi đóng cửa vào Thứ Hai 4/9 vì bị chính phủ Hun Sen giáng cho một hoá đơn thuế khổng lồ.

campu3

Thủ tướng Hun Sen nói nhật báo này đã không đóng thuế do đó phải bị đóng cửa

Tờ Cambodia Daily, được xuất bản bằng tiếng Anh và thường đăng các bài chỉ trích chính phủ, cho biết họ phải đóng cửa vì hóa đơn thuế lên tới 6,3 triệu USD.

Hôm Chủ nhật 3/9, lãnh tụ đối lập Kem Sokha bị công an Campuchia bắt vì tội "phản quốc".

Ông bị cáo buộc đã thông đồng với một số người nước ngoài làm hại đất nước.

Trang nhất của số báo cuối cùng, được xuất bản hôm thứ Hai 4/9, có bài mang tựa đề "Dấn sâu vào con đường độc tài" ("Descent Into Outright Dictatorship") trong bối cảnh Thủ tướng Hun Sen tấn công mạnh vào những cá nhân và tổ chức chỉ trích chính phủ, hãng tin Anh Reuters cho hay.

Vụ bắt giữ ông Kem Sokha là một trong số hàng loạt động thái chống lại các phe phái và tổ chức đối lập mà chính phủ của ông Hun Sen coi là quan trọng.

campu4

Nhân viên tờ Cambodia Daily cảm ơn bạn đọc qua ảnh đăng trên Twitter

'Vấn đề nhạy cảm'

"Chúng tôi đã là cái gai đối với Hun Sen trong suốt thời gian tờ báo hoạt động. Tờ báo này tự hào là tờ viết về những vấn đề nhức nhối nhất, " Reuters dẫn lời bà Jodie DeJonge, tổng biên tập người Mỹ của tờ Cambodia Daily.

Hoạt động từ 1993, tờ Cambodia Daily chỉ phát hành vài ngàn bản mỗi ngày nhưng có tiếng là tờ báo đưa tin về những vấn đề nhạy cảm như tham nhũng, lãng phí, các vấn đề về môi trường và quyền đất đai.

Hồi tháng 8, ông Hun Sen, bản thân từng là một chỉ huy của Khmer Đỏ nhưng sau rời bỏ hàng ngũ, và đã nắm quyền hơn 30 năm, gọi nhân viên của tờ Cambodia Daily là "kẻ cắp" và nói nếu hóa đơn thuế này không được trả trong vòng 30 ngày, tờ báo này phải "cuốn gói và ra khỏi Campuchia".

Trong bản thông báo ra hôm Chủ Nhật 3/9 về việc đóng cửa, tờ báo này nói : "Rất có thể có bất đồng giữa cục thuế và những người chủ tờ báo Cambodia Daily về khoản thuế báo này còn nợ và thời điểm phải trả. Nếu theo một quá trình bình thường, những vấn đề bất đồng sẽ được giải quyết sau khi có kiểm toán và thỏa thuận riêng.

Thay vào đó, tờ Cambodia Daily bị nhắm vào với một khoản thuế khổng lồ, với những thông tin vu khống và không chính thức. "

Thủ tướng Hun Sen nói tờ báo này cũng phải trả thuế như bất kỳ doanh nghiệp nào khác.

"Khi họ không trả thuế và chúng tôi yêu cầu họ rời khỏi Cambodia, họ nói chúng tôi là chế độ độc tài", ông Hunsen nói.

campu5

Ảnh chụp các nhà báo của Cambodia Daily làm việc trong phòng tin hôm 31/8/2017

Hồi kết của tự do báo chí ?

Cho tới thời gian gần đây, Campuchia có mức độ tự do báo chí tương đối cao so với các nước láng giềng như Việt Nam hay nước quân chủ Thái Lan.

"Khi tờ Cambodia Daily bị đóng cửa, điều đó có nghĩa tự do báo chí ở Cambodia đã hết", ông Chhorn Chansy, biên tập tin tức người Campuchia của tờ này nói. Tờ Cambodia Daily có hơn 30 nhà báo, một nửa trong số đó là người nước ngoài.

Chính phủ Campuchia trước đây đã từng đe dọa đóng cửa các hãng truyền thông mà họ cho là đe dọa "ổn định" của nước này.

campu6

Thủ tướng Hun Sen cắt băng khánh thành một thủy điện do Trung Quốc tài trợ. Ông đã trực tiếp dọa đóng tờ báo Cambodia Daily

Ngoài tờ Cambodia Daily, các hãng truyền thông độc lập khác, trong đó có Radio Free Asia và Voice of America cũng được cho là từng bị chính phủ cáo buộc không theo nghĩa vụ trả thuế. Những hãng này thường xuyên đưa tin về những vấn đề làm xấu mặt chính phủ, như tham nhũng và nhân quyền.

Tháng trước 18 đài phát thanh cũng phải ngừng phát sóng và các đài phát thanh địa phương không được phép cho Châu Á Tự do (Radio Free Asia) và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America) thuê làn sóng và thời lượng.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói bộ này "hết sức quan ngại vì bầu không khí dân chủ đi xuống ở Campuchia" trong những tuần qua.

Nhưng chính phủ Campuchia phủ nhận tầm quan trọng của những vụ việc này và nói rằng những nhà báo chủ chốt vẫn có quyền tự do đáng kể ở nước này.

*******************

Cam Bốt : Kế hoạch gởi trả người Thượng về Việt Nam bị tố cáo (RFI, 04/09/2017)

campu7

Nhiều người Thượng cho biết họ phải chạy khỏi Việt Nam do bị đàn áp. Ảnh chụp màn hình : Reuters, theo vietnamrightnow.com.

Theo nhật báo Anh Ngữ The Cambodia Daily, số ra hôm nay, 04/09/2017, gần như toàn bộ số 36 người Thượng ở Phnom Penh sẽ bị đưa trở về Việt Nam, bất chấp việc Liên Hiệp Quốc đang cố gắng tìm cách chuyển số người xin tỵ nạn này đến một nước thứ ba. Thông tin này đã được một viên chức Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc xin giấu tên, tiết lộ trong một e mail gởi đến các nhà báo vào tuần qua.

Theo The Cambodia Daily, nội dung bức e-mail cho biết là cơ quan Liên Hiệp Quốc đã nhận được một bức thư từ thứ trưởng bộ Nội Vụ Cam Bốt, Ouk Kim Lek, thông báo việc 29 người trên số 36 người Thượng ở thủ đô Phnom Penh sẽ bị trục xuất.

Viên chức Liên Hiệp Quốc khẳng định là theo chuẩn mực quốc tế, thì 29 người đó "phải được công nhận là người tị nạn". Theo viên chức này, "Khi bác bỏ đơn xin tị nạn của họ, Cam Bốt sẽ có thể trả họ về (Việt Nam) với lý do là họ không phải người tị nạn, và đó là một đánh giá sai lầm cho mọi trường hợp".

Phil Robertson, phó giám đốc Châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, hôm thứ Sáu, 01/09, đã tố cáo chính quyền Phnom Penh tuân theo yêu cầu của Việt Nam. Đối với ông : "Quyết định này làm cho tiếng tăm của Cam Bốt như một nước tôn trọng quyền người tị nạn bị phá hủy".

Ông Robertson thúc giục cộng đồng quốc tế lên tiếng buộc Phnom Penh phải xét lại quyết định trục xuất, vì người Thượng có thể bị nguy hiểm, bị đàn áp về chính trị, tôn giáo, một khi bị đưa trở về Việt Nam.

Theo viên chức Liên Hiệp Quốc nói trên, Phủ Cao Ủy Tị Nạn đã đề nghị "một giải pháp khác'', là đưa những người có lý do xác thực để xin tị nạn, sang một nước thứ 3, nhưng chính quyền Cam Bốt trả lời là vấn đề đã được giải quyết.

Theo viên chức này thì Phủ Cao Ủy Tị Nạn đang tìm cách đưa 7 người còn lại sang một nước thứ ba "càng sớm càng tốt".

Nhật báo Cam Bốt nhắc lại rằng đây không phải lần đầu tiên mà chính quyền Cam Bốt trục xuất người Thượng về Việt Nam một cách thẳng tay, hay với giải thích là họ tự nguyện trở về.

Đợt cuối cùng người Thượng chạy sang Cam Bốt là vào năm 2014. Hơn 200 người hoặc là đã bị cưỡng bức hồi hương về Việt Nam, hoặc là "tự nguyện hồi hương" với sự giúp đỡ của Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, hoặc vẫn đang chờ đợi tại Phnom Penh.

Mai Vân

Published in Châu Á

Thủ tướng Campuchia Hun Sen k nim 40 năm "con đường cu nước" ca mình trong chuyến thăm và gp g vi các lãnh đo Vit Nam, trong đó có Th tướng Nguyn Xuân Phúc.

hunsen1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (phi) và Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc ti mt l ký kết Phnompenh ngày 25/4/2017. Các đng Campuchia tng tranh cãi v vic liu Campuchia được ‘hi sinh’ vào năm 1979 hay b trao cho Việt Nam trong 10 năm chiếm đóng.

Ông Hun Sen, người đào tu khi hàng ngũ Khmer Đ năm 1977, gi hành trình vượt biên sang Việt Nam là đ "cu đt nước". Trong cuc nói chuyn vi các tướng lĩnh quân đi, quan chc và người dân 2 nước ti khu vc biên gii ca Vit Nam và Campuchia hôm 21/6, ông so sánh mình vi Charles De Gaulle ca nước Pháp. Ông nói "tôi đã làm nhng công việc mà Charles De Gaulle đã làm. Đó là cu nước. Charles de Gaulle sang Anh còn tôi sang Vit Nam. Tôi cho rng không có s khác nhau đây. Đây là s nghip mà chúng tôi phi làm đ gii phóng đt nước".

Sang Việt Nam ‘tìm s giúp đ

Thủ tướng Hun Sen cùng 6 phó th tướng và hu hết các thành viên trong Chính ph Campuchia ti thăm Vit Nam nhân k nim 4 thp k điu mà ông nói nhiu ln - "con đường cu nước" - ca mình. Th tướng Nguyn Xuân Phúc cũng đã "nhit lit chào đón" ông. Theo VTV, chuyến thăm này "có ý nghĩa đc bit trong bi cnh hai nước chun b k nim 50 năm Ngày thiết lp quan h ngoi giao (24/6/1967 – 24/6/2017) và năm hu ngh Vit Nam-Campuchia.

hunsen2

Dân thường b phiến quân chn trung tâm Phnom Penh vài gi sau khi Pol Pot chiếm gi th đô ca Campuchia ngày 17/4/1975. Th tướng đương nhim ca Campuchia nói ông đã đào tu khi Khmer Đ đ sang Vit Nam "tìm đường cu nước" giúp Campuchia thoát khi hc dit chng ca Pol Pot.

Trong cuộc gp mt vi Th tướng Phúc, ông Hun Sen nói chuyến thăm nhân k nim 40 năm ngày ông vượt biên gii sang Vit Nam "có ý nghĩa đc bit quan trọng". Theo ghi nhn ca VTV, ông khng đnh "đây chính là mt trong nhng đon đường trong con đường lch s gii phóng dân tc ca đt nước Campuchia". Th tướng Campuchia ca ngi "tình đoàn kết, hu ngh gn bó gia 2 nước" và cám ơn Vit Nam vì s giúp đ "trong công cuc đu tranh gii phóng dân tc, đưa đt nước Campuchia thoát khi ha dit chng".

Trang tin SputnikNews cho biết ông Hun Sen, người b gii ch trích cho là mt "bù nhìn ca Vit Nam", nhấn mnh rng "con đường cu nước" ca Campuchia không th thiếu Vit Nam.

Trước đó, ông Hun Sen đã đi b qua biên gii sang Vit Nam đ ôn li ký c cách đây 40 năm khi ông cùng 4 đng đi "vượt biên tìm đường sng cho mình và cho đt nước", theo Tui Trẻ.

Thủ tướng Hun Sen nói trong bài phát biu ti đây rng ông "không chi b t quc, không chy đi tìm cuc sng tt hơn" và ông đã "liu lĩnh" vượt biên vì "ch mong mun duy nht là nói vi lãnh đo Vit Nam rng ít nht xin đng buc nhng người Campuchia đã chạy sang Vit Nam v Campuchia đ Pol Pot sát hi".

Cũng theo ghi nhận ca Tui Tr, ông Hun Sen k li nhng gì ông nói vi quan chc cp cao ca Vit Nam khi gp g ti tnh Sông Bé sau khi vượt biên thành công vào tháng 6/1977 rng ông "ti đây đ tìm kiếm s giúp đ t Vit Nam đ cu đt nước khi nn diệt chng". Ông nói ông t chi đi Úc, Nht, Thái Lan, thm chí M hay Canada, vi s tr giúp ca Vit Nam, vì ông "mun quay v Campuchia chiến đu, cùng chết vi nhân dân ca tôi".

hunsen3

Người ng h th tướng Hun Sen diu hàng ti Phnompenh, Campuchia, hôm 2/6/2017. Có nhiu tranh cãi v vic liu ông Hun Sen có công hay có ti trong vic đưa quân Vit Nam sang gii phóng đt nước khi phiến quân Pol Pot.

Thượng tướng Nguyn Chí Vnh đã đón ông Hun Sen khi va đt chân vào Vit Nam hôm 21/6 đ thăm li "con đường cu nước" ca mình, theo Tui Tr.

Hành trình ‘cứu nước’ đy tranh cãi

Tờ nht báo Cambodia Daily cũng đăng tin v l k nim 40 năm ký c hành trình tiến ti lt đ chế đ dit chng Pol Pot ca ông Hun Sen ti Kor Thmor thuc tnh Tbong Khmum ca Campuchia. Đây là nơi ông Hun Sen xut phát đ vượt biên sau khi đào ngũ khi v trí phó ch huy mt trung đoàn ca Khmer Đ.

Tờ nht báo xut bn bng tiếng Anh ca Campuchia nhn đnh đt k nim "con đường cu nước" ca ông Hun Sen là mt "s tuyên truyn t mt phía" và nói rng gii ch trích coi đây là mt "n lc nhm trêu tc các đi th chính tr đ khơi gi li nhng phát ngôn chng Vit Nam và gây ra những xáo trn trước kỳ bu c quan trng ca đt nước vào năm sau".

"Sự đào tẩu của ông Hun Sen là một sự kiện quan trọng – một hành động dũng cảm trong nhiều khía cạnh – nhưng nó không phải là lịch sử ; nó là một sự tuyên truyền, đơn giản thế thôi".

Sebastian Strangio, tác gi cun "Campuchia ca Hun Sen"

Ông Hun Sen cũng đã cho xuất bn mt cun sách nh tóm tt nhng du mc chính trong "hành trình cu nước" ca ông. Theo Cambodia Daily, thông tin cho cun sách này được các quan chc b Quc phòng Campuchia thu thp t nhng chuyến đi sang Vit Nam trong những tháng gn đây. Ngoài phiên bn tiếng Khmer, Vit Nam và tiếng Anh, cun sách này d kiến s được phát hành thêm bng tiếng Nga và Pháp.

Nhiều tranh cãi đã n ra xung quanh ni dung ca cun sách này khi có ý kiến cho rng nó ch đơn thun là mt s tuyên truyền và không nên đưa "hành trình cu nước" ca ông Hunsen vào sách giáo khoa vì nó "s ch phc v mc đích chính tr và làm dy lên xáo trn đt nước", theo li nhà phân tích Cham Bunthet được Cambodia Daily trích li. Ông Bunthet trích dn v s tranh cãi trước đây gia các đng v vic liu Campuchia được ‘hi sinh’ vào năm 1979 hay b trao cho Vit Nam trong 10 năm chiếm đóng.

Sebastian Strangio, tác giả cun "Campuchia ca Hun Sen", nói vi t nht báo này rng "s đào tu ca ông Hun Sen là một s kin quan trng – mt hành đng dũng cm trong nhiu khía cnh – nhưng nó không phi là lch s ; nó là mt s tuyên truyn, đơn gin thế thôi".

Theo tìm hiểu ca mt phóng viên đài VOA ban Khmer, cun sách mà ông Hun Sen mun đưa vào sách giáo khoa có tên "Ký ức hành trình lt đ chế đ dit chng Pol Pot". Phóng viên này cho biết, do s tranh cãi này Campuchia nên cun sách dù đã được in vn chưa được phát ti người dân.

Nguồn : VOA, 24/06/2017

Published in Châu Á

Bê bối chính trị Singapore : Thủ tướng Lý Hiển Long bị hai em ruột lên án (RFI, 22/06/2017)

Trong chế độ một đảng nắm gần như toàn bộ quyền hành tại Singapore, các tiếng nói chỉ trích về chính trị thường rất hiếm. Điều gây ngạc nhiên trong những ngày gần đây là truyền thông đăng tải rộng rãi việc thủ tướng Singapore bị lên án lạm dụng quyền lực. Chính hai em ruột của thủ tướng Singapore đứng ra cáo buộc. Tranh chấp trong gia đình họ Lý mang quy mô quốc gia, bởi bất đồng chính liên quan đến di sản tinh thần của cố thủ tướng Lý Quang Diệu, kiến trúc sư của kỳ tích Singapore. Có người đặt câu hỏi : Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy giai đoạn cầm quyền hơn nửa thế kỷ của nhà Lý Quang Diệu tại thành phố Sư Tử sắp chấm dứt ?

ly1

Singapore : Ngôi nhà trước đây của cố thủ tướng Lý Quang Diệu ở Oxley Road. Ảnh 14/06/2017. Reuters

Số phận tư dinh Lý Quang Diệu

Lý Quang Diệu là thủ tướng Singapore từ năm 1959 đến 1990. Ông là cha đẻ của thủ tướng Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong). Trước khi qua đời, ngày 23/03/2015, Lý Quang Diệu nhiều lần bày tỏ ý nguyện là ngôi nhà nơi ông ở, số 38 phố Oxley, sẽ được phá đi, một khi ông không còn nữa, để địa điểm này không biến thành một nơi thờ cúng.

Tuy nhiên, tư dinh của cố thủ tướng Singapore cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Hôm 14/06/2017, em gái thủ tướng Singapore, bà Lý Vệ Linh (Lee Wei Ling) đưa lên mạng Facebook một loạt thư điện tử trao đổi với Lý Quang Diệu, khi ông còn sống để khẳng định ý nguyện phá bỏ ngôi nhà. Cũng vào thời điểm này, người em gái của thủ tướng Lý Hiển Long và em trai, ông Lý Viễn Dương (Lee Hsien Yang), đã công bố một bức thư ngỏ dài sáu trang mang tựa đề : "Điều gì đe dọa các giá trị của Lý Quang Diệu ?". Vụ việc thoạt tiên mang tính nội bộ gia đình các con cố thủ tướng Lý Quang Diệu đã trở thành một vấn đề chính trị quốc gia.

Bức thư ngỏ gây sốc

Bức thư ngỏ của hai người em trực tiếp lên án thủ tướng Lý Hiển Long chống lại việc phá bỏ ngôi nhà nói trên, để giữ cho riêng mình vầng hào quang của người cha vĩ đại. Trong thư có đoạn, "quyền lực chính trị của Lý Hiển Long chỉ duy nhất dựa vào việc ông là con trai của Lý Quang Diệu, chính vì vậy ? ông ấy tìm mọi cách để thâu tóm uy tín" của người đã khuất.

Hai người em cũng cáo buộc thủ tướng Lý Hiển Long bổ nhiệm luật sư riêng vào chức vụ chưởng lý, hồi đầu năm nay 2017. Ông còn bị lên án âm mưu dọn đường cho con trai, tức cháu nội cố thủ tướng Lý Quang Diệu, kế nhiệm. Vợ của thủ tướng Lý Hiển Long, bà Hà Tinh (Ho Ching) bị tố cáo thao túng chính quyền. Phu nhân của thủ tướng Singapore là chủ tịch Temasek Holdings, Quỹ đầu tư Nhà nước lớn nhất Singapore, quản lý hơn 100 tỉ đô la.

Tóm lại, thông điệp của bức thư là không tin tưởng vào thủ tướng đương nhiệm và lo sợ cho tương lai của Singapore.

Đa số người Singapore, khi được RFI phỏng vấn về chủ đề này, cho biết đã bị sốc, không phải bởi những cáo buộc trong thư, mà bởi việc thư được công bố chính thức. Phê phán các lãnh đạo là một chuyện kiêng kỵ tại Singapore.

Về phần mình, thủ tướng Singapore phủ nhận toàn bộ cáo buộc của hai người thân. Trong một đoạn video đưa lên mạng hôm 19/06, ông Lý Hiển Long xin lỗi người dân Singapore về "vụ cãi vã mang tính gia đình". Thủ tướng Lý Hiển Long hứa một ủy ban liên bộ sẽ ra tuyên bố về vấn đề này vào ngày 03/07 tới và bản thân ông sẽ trả lời tất cả các chất vấn của các dân biểu.

Những giải thích khác nhau về ý nguyện của Lý Quang Diệu

Câu chuyện ý nguyện phá bỏ ngôi nhà của Lý Quang Diệu thực ra không đơn giản. Báo mạng về thời sự chính trị Châu Á Asialyst tóm lược một số nét chính. Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2013, ông Lý Quang Diệu đã ít nhất để lại bảy di chúc liên quan đến số phận ngôi nhà 38, phố Oxley. Theo người con trai Lý Hiển Long, ý nguyện phá bỏ không có trong hai di chúc thứ năm và thứ sáu.

Hai người em của ông Lý Hiển Long dựa vào di chúc được coi là "bản cuối cùng", thảo ngày 17/12/2013. Trong bản di chúc này, có một điều khoản trong đó cựu thủ tướng Singapore yêu cầu ngôi nhà phải được phá ngay sau khi ông mất, hoặc sau khi bà Lý Vệ Linh, con gái ông, không còn ở đây nữa, trong trường hợp bà vẫn muốn tiếp tục ở lại nhà này sau khi ông không còn. Trong trường hợp không thể phá nhà, nguyện vọng của Lý Quang Diệu là nơi đây sẽ chỉ được dùng làm chỗ ở cho con cháu.

Thủ tướng Lý Hiển Long không tin vào giá trị thực sự của bản di chúc thứ bảy, văn bản mà ông chỉ được biết sau khi người cha qua đời. Theo báo mạng Singapore Straits Times, ông Lý Hiển Long nghi vấn : Lý Quang Diệu chưa chắc đã ý thức được rõ về điều khoản nói trên trong bản di chúc mà chính ông đặt bút ký. Lý Hiển Long cho biết thêm là vào hôm đó, các luật sư đã có mặt tại tư dinh của cựu thủ tướng tổng cộng có 15 phút, chỉ để tham dự lễ ký di chúc, chứ không phải để tư vấn.

Dấu hiệu kết thúc "triều đại nhà Lý" ?

Đằng sau câu chuyện tranh chấp pháp lý liên quan đến ý nguyện của Lý Quang Diệu mang tính gia đình, rõ ràng là có các xung đột về quan điểm chính trị giữa thủ tướng Singapore đương nhiệm và hai người em. Nhà chính trị học Tom Pepinsky, một chuyên gia về Đông Nam Á (bài What's Behind the Lee Family Troubles in Singapore ?), khẳng định việc thủ tướng Lý Hiển Long hay hai người em, phía nào nắm lẽ phải trong vấn đề di chúc không phải là điều quan trọng.

Điều chủ yếu đáng chú ý ở đây là một xung đột xung quanh việc sử dụng di sản chính trị ông Lý Quang Diệu, chính trị gia đầy uy tín và quyền lực tại Singapore. Chính bản thân thủ tướng Lý Hiển Long đã từng biện minh cho một dạng "chính thể quý tộc - aristocracy" mà đảo quốc Singapore cần đến, một thể chế kiểu cha truyền, con nối.

Trong vụ tranh chấp xung quanh số phận ngôi nhà Lý Quang Diệu, những người phê phán thủ tướng Lý Hiển Long hoàn toàn có lý khi nghi ngờ là địa điểm này sẽ được sử dụng vào mục tiêu củng cố "vốn liếng chính trị" của ông.

Theo nhà chính trị học Tom Pepinsky, các hệ quả của vụ này không chắc sẽ làm lung lay chế độ chính trị hiện hành tại Singapore, nhưng các tin đồn về những bê bối và lục đục trong gia đình thủ tướng Singapore ắt hẳn sẽ xói mòn uy tín của đảo quốc Sư Tử.

Trong khi đó, một chuyên gia khác về chính trị Singapore, ông Michael Barr, đại học Flinders, Úc, trong bài viết "Dynastic demolition in Singapore ?", dự đoán là : hành xử của ông Li Hongyi, con trai của thủ tướng Singapore, trong thời gian tới sẽ giúp làm sáng tỏ ý nghĩa của vụ tranh chấp xung quanh ngôi nhà Lý Quang Diệu.

Nếu nhân vật này quyết định không theo đuổi con đường chính trị, cho dù các bệ phóng đã được người cha chuẩn bị sẵn, thì có thể nói những rầm rĩ quanh ngôi nhà 38 phố Oxley, chính là một "bước ngoặt" quyết định. Thủ tướng Lý Hiển Long rất có thể sẽ phải chấp nhận là người cuối cùng của dòng họ nhà Lý trị vì tại đảo quốc Sư Tử.

Trọng Thành

********************

Thủ tướng Hun Sen kết thúc chuyến thăm Việt Nam (RFA, 22/06/2017)

Thủ tướng Hun Sen của Campuchia và người tương nhiệm Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, sáng ngày 22 tháng 6 có buổi làm việc tại Bình Dương.

ly2

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (giữa) đi đến biên giới Campuchia - Việt Nam tại Tboung Khmum vào ngày 21 tháng 6 năm 2017. AFP photo

Tin cho biết lãnh đạo chính phủ hai lân bang đưa ra một số thông tin liên quan ; theo đó 84% công tác cắm mốc biên giới trên đất liền giữa đôi bên đã hoàn tất.

Phía ông Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Phnom Penh thúc đẩy tiến độ và hiệu quả công tác cấp giấy tờ pháp lý cho người Việt hiện sinh sống, làm ăn ở Xứ Chùa Tháp…

Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao Việt Nam rằng tin ông Hun Sen đồng ý với đề nghị của ông Nguyễn Xuân Phúc là hai nước tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Vào năm 2012 khi Campuchia làm chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, hội nghị ngoại trưởng năm đó lần đầu tiên không ra được tuyên bố chung sau khi kết thúc cuộc họp thường niên. Lý do được cho biết bởi Phnom Penh cản trở việc đưa vào tuyên bố chung vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nơi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ trong Đường Đứt khúc 9 đoạn do chính Bắc Kinh đơn phương vạch ra.

Đường 9 đoạn này bị Tòa Trọng Tài Thường trực Quốc tế vào ngày 12 tháng 7 năm ngoái tuyên là không có giá trị cả về mặt pháp lý và lịch sử.

Published in Châu Á

Bầu cử ở Campuchia là thử thách với ông Hun Sen (VOA, 04/06/2017)

Người dân Campuchia đi b phiếu hôm 4/6 đ bu hơn 12.000 quan chc cp qun huyn. Nhưng cuc b phiếu cũng được coi là cuc đu gia hai đng ln gia lúc có nhng li đe do v ni chiến và có cuc đàn áp người bt đng chính kiến trong thi gian dn đến các cuc bu c toàn quc d kiến din ra gia năm sau.

kampu1

Hoạt đng kim phiếu ti mt đim bu cử ở Phnom Penh, 4/6/2017

Thủ tướng Hun Sen và Đng Nhân dân Campuchia (CPP) ca ông tin rng cuộc bu c cp qun huyn s phép th quan trng v mc đ h được ng h, điu này đã chu áp lc ln do ngày càng có nhiu người tr tui đi bu và thái đ đang thay đi.

Những người ng h phe đi lp là Đng Cu quc Campuchia (CNRP) đã phn chn vi v thế mà đng ca h đt được trong cuc bu c cp quc gia năm 2013 khi đng CPP vn nm quyn, nhưng thế đa s đã gim còn 68 ghế, t mc 90 ghế, trong quc hi có 123 ghế.

Dù các cuộc bu c có tính cht đa phương, nhưng ông Hun Sen vn gây tác đng ở cấp đ quc gia, ông cnh báo Campuchia có th li có chiến tranh nếu CPP thua trong bu c.

Tình hình chính trị cũng b vy bn bi nhng v đánh đp các ngh sĩ phe đi lp, hình s hóa các lut v ph báng và cm bt c ai có tin án được tranh cử.

***********************

Bầu cử địa phương Cam Bốt : Trắc nghiệm đối với thủ tướng Hun Sen (RFI, 04/06/2017)

Vài triệu cử tri Cam Bốt đã đi bỏ phiếu ngày 04/06/2017. Cuộc bầu cử cấp địa phương lần này được cho là bài trắc nghiệm về mức độ tín nhiệm của thủ tướng Hun Sen trước kỳ bầu cử Quốc Hội vào năm 2018.

kampu2

Cam Bốt - Bầu cử địa phương : Thủ tướng Hun Sen lúc bỏ phiếu tại Phnom Penh, ngày 04/06/2017. Reuters

Các phòng phiếu tại hơn 1.600 địa phương đóng cửa vào chiều Chủ Nhật và kết quả sơ bộ được công bố vào tối cùng ngày. Phát biểu với AFP, một nữ cử tri 30 tuổi cho biết bỏ phiếu cho đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt (CNRP) vì "sự thay đổi" và "mong muốn đất nước tiến bộ hơn và nhân quyền được tôn trọng".

Đảng Cứu Nguy Dân Tộc thu hút một lượng lớn cử tri trẻ tại Cam Bốt, nơi có đến 70% dân số dưới 30 tuổi. Nắm rõ sự chán chường trước một hệ thống tham nhũng, đảng đối lập hy vọng chấm dứt sự thống trị từ hơn 30 năm qua của đảng Nhân Dân Cam Bốt (CPP) của thủ tướng Hun Sen.

Trong khi đó, gần đây, ông Hun Sen khẳng định "một cuộc chiến có nguy cơ xảy ra" nếu đảng Nhân Dân Cam Bốt mất quyền lực và gia đình ông, bị cáo buộc chi phối nền kinh tế, bị phe đối lập truy tố. Thủ tướng Cam Bốt không ngừng nhắc lại là nếu ông rời khỏi chính trường, quốc gia Đông Nam Á này có nguy cơ rơi vào bất ổn. Những tuyên bố trên đã tác động được đa số người dân Cam Bốt, hiện vẫn còn bị ám ảnh bởi cuộc nội chiến và giai đoạn đen tối dưới thời Khmer Đỏ.

Ngược lại, ông Sam Rainsy, người đứng đầu đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, hiện đang lưu vong tại Pháp, lên án chính quyền Phnom Penh ngày càng tham nhũng và mạnh tay trấn áp. Ông Kem Sokha, người thay thế ông Sam Rainsy tại Cam Bốt, khẳng định "ngày càng có nhiều người ủng hộ đảng Cứu Nguy Dân Tộc" và tin rằng có thể lập kỷ lục mới với khoảng 60% số phiếu, nếu cuộc bầu cử lần này không bị gian lận.

Thu Hằng

Published in Châu Á
Trang 3 đến 3