Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đại din Thành y, Hi đng nhân dân và chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh li va nhn li vi dân chúng Th Thiêm (qun 2, Thành phố Hồ Chí Minh) thêm mt ln na khi tiếp các nn dân vào sáng 18 tháng 10.

thuthiem1

Vụ Th Thiêm : Hàng chc nhà báo, người dân ‘vây’ tr s tiếp dân.

Vài tháng gần đây, ngoài "xin li", nhng t chc chính tr và các cơ quan công quyn Thành phố Hồ Chí Minh còn liên tc bày t s "đau xót", "day dt" v thm nn, thm cnh mà dân chúng Th Thiêm đã gánh chu trong hai thp niên va qua...

***

Bất chp kết qu kho sát và kết lun ca các Đô th gia thi thuc Pháp và thi Việt Nam Cộng Hòa (nếu cn m rng Sài Gòn, không nên phát trin v hướng Nam, Đông Nam – bán đo Th Thiêm – vì khu vc này là vùng trũng, kết cu đa tng yếu, xây dng h thng h tng va tn kém, vừa không an toàn vì d ngp lt, st lún, st l), gia thp niên 1990, h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam vn quyết đnh xây dng mt đô th mi Th Thiêm.

Dự án "Khu Đô th mi Th Thiêm" đt nn cho vic gii ta trng bán đo Th Thiêm, đẩy khong 14.000 gia đình vi chng 60.000 người đi ch khác. Cho đến nay, kế hoch thu hi đt xem như đã xong (99%), 716 héc ta đt đã sch người, sch nhà đ dành 382 héc ta trong s này cho các d án phát trin gia cư và 334 héc ta còn li cho các dự án phát trin các khu thương mi, trung tâm dch v.

Chỉ có mt chuyn chưa xong và chc là còn lâu mi gii quyết xong hu qu là phn ng ca dân chúng Th Thiêm. Dù đng ý hay không thì h vn b bng khi nơi cư trú, nhà b phá, đt b ly, tin bồi thường thì r mt, chng 5% so vi giá mà ch đu tư các d án được giao đt bán li ngay sau đó. Đ thc hin D án "Khu Đô th mi Th Thiêm", h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam cũng đã dn dp gn như sch s khong 30 cơ s th t của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng (Đình, Đn, Miếu, Chùa, Tnh xá, Nhà nguyn, Nhà th). Nhà th Th Thiêm và Tu vin Dòng Mến Thánh giá Th Thiêm là hai cơ s th t chưa b phá hy theo… quy hoch.

Giữa thp niên 2000, dân Th Thiêm bt đu dt díu nhau đi kêu oan về giá bi thường đã r mt mà còn tùy tin, không có phương án đn bù, cưỡng bc gii ta – thu hi đt không có kế hoch tái đnh cư, h tr tái đnh cư theo qui đnh pháp lut hin hành, cưỡng bc gii ta – thu hi đt bên ngoài phm vi D án "Khu Đô thị mi Th Thiêm" đã được chính ph Vit Nam phê duyt… Ơ Hà Ni, nơi tp trung các cơ quan quyn lc cao nht, ch mà các nn dân t khp nơi trên toàn Vit Nam đ v đ kêu oan có "làng Th Thiêm". Cho dù dân chúng Th Thiêm kêu oan ròng rã chng hai thập niên, không nhng không nghe, h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam còn tìm đ mi cách đ dp tt nhng tiếng kêu oan.

Ngoài chuyện b đánh đp, b sách nhiu, thm chí b tng giam như ông Nguyn Hng Quang (mt mc sư Tin Lành, người vừa khiếu ni vic cưỡng bc, gii ta tư gia và mt nhà nguyn thuc Giáo phái Mennonite ti khu vc Th Thiêm, va h tr dân chúng trong khu vc này khiếu ni), s dng h thng truyn thông chính thc cáo buc ông Quang là "lưu manh chuyên nghip", "kích động gây ri cn tr di di, gii ta" (1), nhiu cư dân Th Thiêm, k c cán b, đng viên cộng sản Việt Nam vì gia đình khiếu ni mà b truy bc đến mc t sát như ông Trn Vĩnh Phúc, Thiếu tá công an, tng làm vic ti Công an Qun 2 (2). D án "Khu Đô th mi Th Thiêm" còn là nguyên nhân đy c dân ln cán b, đng viên cộng sản Việt Nam lún sâu vào mâu thun không th hóa gii vi h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam. Trong s này có c nhng cán b, đng viên cao cp như ông Hng Minh Hi, Thiếu tướng, cu Phó lnh Binh chng Đc công, Quân đi nhân dân Vit Nam. Ông Hi là mt trong ba gia đình "t th" ti nơi tng là Khu ph 1, phường Bình An, qun 2. S dĩ n lc "t th" thành công vì ông tuyên b s bn bt kỳ ai phá nhà – gii ta – thu hi đt ca gia đình ông. Mới đây, qua cuc trò chuyn vi Võ Đc Danh (mt facebooker tng làm báo), ông Hi tiết l thêm, ông đã lp xong danh sách "đu s" ca kế hoch phi lý, bt nhân, nhân danh phát trin này, đã nghiên cu k đa hình, đa vt nơi nhng tên "đu s" cư trú, đã son sn "cáo trng" dành cho nhng cá nhân thc s là "k thù ca nhân dân" đ khi cn s x tng tên ri t x mình theo kiu ca lính (3)…

***

Dự án "Khu Đô th mi Th Thiêm" không ch đm nước mt mà còn đm máu. Tin có th bù đp nhng thiệt hi v tài sn, nhng thit hi vt cht, song tin có th tái sinh nhng cá nhân đã ung mng vì b dn đến cùng đường, vì thiếu thn, cay cc trong hai thp niên ln ngp gia oan khiên ? Tin có th khôi phc hnh phúc, s đm m cho nhng gia đình tan nát, bảo đm tương lai cho nhng thanh niên, thiếu n trưởng thành trong d dang v giáo dc, l làng v ngh nghip vì b tước mt nhng cơ hi vn là nn móng đ t đó bước vào đi mt cách vng vàng ?

Một câu hi khác cn được tr li là nhng khoản tiền bi thường cho các nn dân ca D án "Khu Đô th mi Th Thiêm" s ly t đâu ? Chc chn không phi t nhng ch đu tư các d án như : Công ty Quc Lc Phát, Công ty Đi Quang Minh, Tp đoàn Lotte, Liên danh Tiến Phước – Trn Thái – Denver Power,… Khi "tiền đã trao, cháo đã múc" chng còn lý do nào đ buc các nhà đu tư phi tr thêm.

Tất nhiên, tin bi thường cho các nn dân ca D án "Khu Đô th mi Th Thiêm" s ly t ngân sách, s "cu, véo" vào nhng khon chi dành cho các công trình phúc li, phục v dân sinh vn đã eo hp, nếu chưa đ thì s đi vay, vay ngoi quc không được hay không đ thì phát hành trái phiếu đ vay trong nước t tin tiết kim mà dân chúng gi cho h thng ngân hàng, t nhng qu mà dân chúng phi đóng góp đ bo đm an sinh xã hội... Không kiu này thì kiu khác, hơn 90 triu người Vit, trong đó có c dân chúng Th Thiêm s gánh chu nhng thua thit do chuyn "cu, véo" vào nhng khon l ra phi dành cho các công trình phúc li, phc v dân sinh và s phi tr cho sch những khon vay đ sa sai không bng hình thc này thì bng hình thc khác.

Đó có thể là lý do hi h tun tháng trước, khi hp báo v Kết lun ca Thanh tra Chính ph liên quan đến vic thc hin D án "Khu Đô th mi Th Thiêm", ông Võ Văn Hoan, Phát ngôn viên của chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh, xin li c dân chúng Th Thiêm ln dân chúng thành ph này, còn ông Trn Vĩnh Tuyến, Phó Ch tch Thành phố Hồ Chí Minh thì nhn mnh, h thng chính tr, h thng công quyn hin nay ch là "kế tha" và hai h thng "kế tha" này ch gii quyết khong 100 trường hp đã cưỡng chế - thu hi ngoài kế hoch ch không "hi t" (4). Theo hướng đó, có l còn rt lâu Th Thiêm mi yên và trách nhim gii quyết hu qu ca D án "Khu Đô th mi Th Thiêm"có th kéo dài cho ti khi các h thng "kế tha" hin nay hết nhim kỳ ri chuyn cho các h thng "kế tha ca kế tha" gii quyết tiếp.

Hai chữ "kế tha" qu là tuyt ! Chúng giúp phân đnh rch ròi trách nhim ca h thng chính tr, h thng công quyn hin nay vi các h thng tương ng ca những "nhim kỳ trước", cho dù nhiu thành viên ca h thng chính tr, h thng công quyn hin nay như ông Nguyn Thin Nhân (Bí thư), bà Nguyn Th Quyết Tâm (Phó Bí thư, Ch tch Hi đng nhân dân), ông Nguyn Thành Phong (Ch tch Thành phố Hồ Chí Minh),… đu có "dây, r má", đu "trưởng thành" t h thng chính tr, h thng công quyn ca các "nhim kỳ trước".

Chẳng l ngoài "xin li", bày t s "đau xót", h thng chính tr, h thng công quyn hin nay c Thành phố Hồ Chí Minh ln trung ương không có chút trách nhim nào khi oan khốc Th Thiêm kéo dài hai thp niên ? Chng riêng dân chúng Th Thiêm, trong thm nn Th Thiêm, dân chúng Vit Nam đã nhiu ln đng thanh xướng tên mt s cá nhân mà h xem là th phm trc tiếp : Lê Thanh Hi, Nguyn Văn Đua, Tt Thành Cang,… C cho là hệ thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam s x lý các th phm mt cách nghiêm minh nhưng ch như thế đã đ đ "hi lòng, hi d" vì công lý đã được thc thi ? Ti sao th phm có th công khai gieo rc oan khiên cho hàng chc ngàn gia đình và sự phi lý, phi nhân y du rành rành gia thanh thiên, bch nht sut hai thp niên mà h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam không hành đng ?

Những oan khiên kiu Th Thiêm đâu ch qun 2, Thành phố Hồ Chí Minh, chúng được gieo rc khp nơi sut sáu thập niên và ai cũng biết ngun gc t đâu nhưng h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam không mun sa, đt đai vn phi thuc s hu toàn dân vì đó là nn móng đ xây dng ch nghĩa xã hi và trong tiến trình xây dng ch nghĩa xã hi, ch có Đng cộng sản Việt Nam mi xng đáng nm gi quyn lãnh đo tuyt đi, toàn din. Ch khi tình thế không cho phép làm ngơ h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam mi bày t s "đau xót", "xin li", ha "sa sai" nhưng gi nguyên gc. C thế thì thm cnh còn nhiều, thm nn còn lâu, nhng "đu s" ln s tiếp tc làm "đèn gii, soi sét" nhng "đu s" nh hơn, kém thế hơn. Thế thôi !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/10/2018

Chú thích

(1) http://hoithanhdiembao.blogspot.com/2011/02/muc-su-nguyen-hong-quang-nan-nhan-che-o.html

(2) https://www.facebook.com/dacdanhmientay/posts/1932975286763513

(3) https://www.facebook.com/dacdanhmientay/posts/1938952956165746

(4) https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-cong-bo-ke-hoach-trien-khai-ket-luan-thanh-tra-du-an-thu-thiem-1005164.html

Published in Diễn đàn

Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận sai phạm tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm (RFA, 21/09/2018)

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 21/9 họp báo thừa nhận trách nhiệm và những sai phạm liên quan dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

khu1

Toàn cảnh cuộc họp của Ủy ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh. RFA Edited

Truyền thông trong nước dẫn phát biểu của phó chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh ông Trần Vĩnh Tuyến rằng UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhận trách nhiệm về những sai phạm vì đã thực hiện không đúng quy hoạch, giải tỏa và đền bù cho người dân về dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xin lỗi toàn thể người dân thành phố và nhất là các hộ dân tại khu vực diện tích 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An, Quận 2 ở Thủ Thiêm vì họ phải chịu thiệt hại, vất vả trong nhiều năm qua. Đại diện Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh hứa sẽ xây dựng chính sách bồi thường thiệt hại, tái định cư cho các hộ dân trong khu vực thiệt hại trước ngày 30/11.

Ngoài ra, vị đại diện của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh còn cho biết qua việc thanh tra các khiếu nại đã phát hiện nhiều tổ chức, cá nhân sai phạm nhưng chưa thể công bố vì việc này liên quan đến nhiều cán bộ nên cần phải có đầy đủ cơ sở chứ không thể tùy tiện.

Vị phó chủ tịch thành phố mong người dân thông cảm vì sự việc diễn ra trong khoảng thời gian dài tới 20 năm nên cần phải có thời gian. Ông nhấn mạnh rằng UBND Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đảm bảo công khai sau khi hoàn tất kết luận thanh tra.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng diện tích là 930 ha, nằm bên bờ sông Sài Gòn. Từ khoảng đầu những năm 2010, thành phố đã bắt đầu tiến hành việc giải toả, xây dựng khu vực này thành một khu đô thị mới với ước mong biến nó thành một nơi giống như Phố Đông ở Thượng Hải. Việc di dời, giải toả đã ảnh hưởng đến khoảng 14.600 hộ dân với hơn 60.000 người. Nhiều người dân ở đây từ 20 năm nay đã khiếu kiện lên trung ương về việc giải toả, quy hoạch mà họ cho là sai trái của chính quyền địa phương.

*****************

Nhà hoạt động Đỗ Công Đương tiếp tục đối mặt với án tù thứ hai (RFA, 21/09/2018)

Nhà hoạt động Đỗ Công Đương sẽ tiếp tục phải đối mặt với án tù thứ hai vào tháng tới với cáo buộc tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước" theo điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 với mức án cao nhất có thể lên đến 7 năm tù, theo thông cáo báo chí mới của Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) vào ngày 21/9/2018.

khu2

Nhà báo độc lập Đỗ Công Đương bị tuyên án 48 tháng tù giam ngày 17/09/18. Ảnh minh họa (CaliToday)

Trước đó, tại phiên xét xử sơ thẩm diễn ra hôm 17/9 tại tòa án huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nhà hoạt động về môi trường Đỗ Công Đương đã bị tuyên án 48 tháng tù giam về tội "Gây rối trật tự công cộng"

Thông cáo mới của RSF yêu cầu Đảng cộng sản Việt Nam phải chấm dứt hành động bắt bớ các nhà báo độc lập và các đối tác thương mại của Việt Nam cần phải gia tăng áp lực đối với Hà Nội để nhà cầm quyền nới lỏng tự do thông tin.

Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, ông Daniel Bastard, khẳng định Chính quyền Việt Nam gia tăng quyền lực cai trị người dân qua việc cáo buộc tiếng nói của các blogger và truyền thông độc lập là vi phạm các quyền của họ được ghi trong Hiến pháp.

RSF kêu gọi Việt Nam phải chấm dứt việc làm đó và trong trường hợp Việt Nam không từ bỏ thì các đối tác thương mại của Việt Nam trên thế giới phải có trách nhiệm gia tăng áp lực để Việt Nam cải thiện việc vi phạm nhân quyền.

Vào ngày 19 tháng 9, Đại diện Khu vực Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), ông Shawn Crispin cũng lên tiếng rằng nếu Việt Nam có thực tâm trong vai trò trách nhiệm của một thành viên thế giới thì phải chấm dứt việc làm bỏ tù các nhà báo độc lập.

CPJ kêu gọi Chính quyền Việt Nam trả tự do và hủy bỏ các cáo buộc tội đối với nhà báo tự do Đỗ Công Đương.

CPJ ghi nhận tính đến cuối năm 2017, Việt Nam bắt giữ và tuyên án tù ít nhất 10 nhà báo độc lập với cáo buộc chống đối Nhà nước Việt Nam.

Published in Việt Nam
samedi, 26 mai 2018 21:18

Những cơn sóng trào

Thời gian hơn ba tuần qua, đời sống chính trị - xã hội của Việt Nam có một sự kiện quan trọng của đảng cộng sản, đó là Hội nghị Trung ương 7, khóa XII. Tuy nhiên, diễn biến và xu thế của Hội nghị trung ương 7 đã không có điều gì khác biệt mà người dân đáng quan tâm. Ngược lại, một số sự việc đã xảy ra thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận. Đặc biệt, các sự việc khi được phân tích, trao đổi đã làm bùng lên sự phẫn nộ của người dân, cộng đồng mạng xã hội.

hoinghi1

Hội nghị Trung ương 7, khóa XII

Đó là ba sự kiện nổi cộm gần đây nhất : Vụ xây dựng Khu đô thị Thủ Thiêm với nhiều khuất tất, phi pháp, bạo ngược được lôi ra ánh sáng. Vụ tên Nguyễn Khắc thủy ấu dâm trẻ em phiên phúc thẩm giảm án từ 3 năm tù xuống còn 18 tháng án treo đã làm bùng lên sự phẫn nộ của trong công luận. Cuối cùng, vụ việc hai hiệp sĩ bắt trộm, cướp ở sài Gòn bị đâm chết. Những vụ việc này, đối chiếu với pháp luật, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước đã tạo ra sự phẫn nộ của nhân dân như những cơn sóng biển tràn lên hết lớp này tới lớp khác.

1. Vụ việc xây dựng Khu đô thị Thủ Thiêm

Bán đảo Thủ Thiêm nằm bên kia bờ sông Sài Gòn, chỉ cách trung tâm (quận Nhất) 300 m đường chim bay nhưng là quỹ đất cuối cùng chưa được khai thác. Hơn 20 năm trước, xác định nơi này đầy tiềm năng phát triển, thành phố được Chính phủ phê duyệt đồ án xây dựng Thủ Thiêm thành khu đô thị hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.

hoinghi2

Tại khu Thủ Thiêm (Q.2, Thành phố Hồ Chí Minh), hơn chục hộ dân đang bám trụ trên mảnh đất của mình suốt chục năm qua.

Để cụ thể hóa ý định này, ngày 04/6/1996 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định QĐ367/TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quy mô 930 ha, bao gồm Khu đô thị diện tích 770 ha (trong đó có 640 ha đất, 130 ha mặt nước) và Khu tái định cư 160 ha. Theo Quyết định này, Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được xây dựng thành trung tâm tài chính - thương mại hiện đại, trung tâm văn hóa cung cấp các dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí cao cấp, bổ sung cho trung tâm thành phố vốn thiếu không gian phát triển.

Theo quyết định QĐ367/TTg, Khu Đô thị mới Thủ Thiêm chỉ có một khu nhà ở cao cấp ở phía bắc bán đảo và khu tái định cư, còn dọc đại lộ Đông - Tây là các cao ốc 30-100 tầng. Với vị trí cận kề Quận 1, đất bán đảo Thủ Thiêm phải được ưu tiên phát triển thành trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ, còn nhà ở có thể chọn nơi xây dựng xa hơn.

Tuy nhiên, với các thông báo hoả tốc 77/TB-VP và 78/TB-VP, quyết định 6565/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Khu đô thị mới Thủ Thiêm của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (tất cả những quyết định này đi ngược lại Quyết định QĐ367/TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm nói trên) cùng với việc thành phố đã giao hàng trăm héc ta quĩ đất Thủ Thiêm cho nhiều công ty tư nhân đầu tư xây dựng nhà ở cao cấp và tái định cư, đã băm nát qui hoạch bán đảo Thủ Thiêm. Không những vậy, ngày 27-12-2005 UBND thành phố lại ban hành quyết định 6566/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/2000. Mục đích là tự tạo ra khu đô thị chỉnh trang rộng 80 héc ta không có trong qui hoạch ban đầu của QĐ367/TTG nhằm hợp thức hoá 80 ha đất tái định cư của dân, trước đó đã giao trái phép cho 27 công ty tư nhân. Để thực hiện được điều này, thành phố đã thu hồi đất của dân, khiến cho hàng ngàn hộ dân mất đất, gây ra cảnh tang thương, cưỡng chế, cướp đất, khiếu kiện kéo dài gần hai chục năm.

Quyết định QĐ367/TTG đã được Thủ tướng phê duyệt, về nguyên tắc nhất thiết phải có bản đồ chi tiết kèm theo. Nhưng lạ một điều là nhiều năm nay, không ai biết bộ bản đồ qui hoạch đó ở đâu, từ Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, đến Văn phòng Chính phủ, và các cơ quan lưu trữ…

Sau khi thông tin vụ việc Thủ Thiêm được công khai, các nguồn tin trên báo chí chính thống và mạng xã hội đã bổ sung rất nhiều thông tin xung quanh toàn bộ việc nhà cầm quyền ở Sài Gòn lập quy hoạch, triển khai dự án và thực thi cưỡng chế nhà đất người dân ở Thủ Thiêm. Có thể tổng kết những sai phạm của nhà cầm quyền thành phố như sau.

- Lập quy hoạch trái phép, đi ngược và khác biệt với quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo quyết định QĐ367/TTG của Thủ tướng Chính phủ nhằm trục lợi.

- Giao đất trái phép cho các công ty tư nhân theo quy hoạch mới (trái phép) dẫn tới băm nát quy hoạch tổng thể của Thủ Thiêm theo quy hoạch cũ.

- Từ chỗ sửa quy hoạch, giao đất trái phép dẫn tới việc chiếm dụng đất tái định cư, giải tỏa nhà, đất của người dân không trong quy hoạch. Hàng chục ngàn người đã mất nhà cửa, tất cả đều không được thông tin, bàn bạc và một số lớn hộ dân bị cưỡng chế trái phép, đền bù vô cùng rẻ mạt.

- Cách thức triển khai dự án mờ ám, việc giải tỏa, đền bù vô cùng bạo ngược cùng việc ngăn chặn, bưng bít thông tin. Người dân khiếu kiện gần 20 năm mới gặp được đại biểu quốc hội để trình bày oan khuất.

Xin được trích dẫn hai câu chuyện về người dân bị giải tỏa đất ở Thủ Thiêm đăng trên facebook Trương Châu Hữu Danh ngày 15/5, và ngày 16/5 vừa qua, đó là những câu chuyện hết sức đau đớn.

1.1. Câu chuyện đăng ngày 15/5

- Nhà của cô lúc đó bao nhiêu mét ?

- 33m5. Họ nói đền 45 triệu. Tôi không chịu họ đem lực lượng ì xèo hàng trăm người tới đập phá dỡ nát hết ráo trọi (cười). Mà tôi không có gì ráo, chỉ có cái cối xay bột thôi. Chứ nhà hổng có gì ráo trọi.

- Mình làm nghề gì lúc đó ?

- Xay bột (cười)7

- Rồi bây giờ cô làm nghề gì ?

- Lượm ve chai (cười)

- Một ngày mình kiếm khoảng bao nhiêu tiền cô ?

- Vài chục đồng bạc chứ đâu có nữa... (cười)

- Rồi bốn mươi mấy triệu cô nhận chưa ?

- Chưa. Hổng nhận đồng nào hết.

- Bốn mươi mấy triệu họ kêu mình nhận làm gì cô ?

- Ai biết nè. Họ nói đền cái nhà 45 triệu nhưng tôi không nhận.

- Nếu 45 triệu mình nhận chắc sống được nửa năm...

- Trời ơi, mua một lỗ đất chôn tôi cũng không đủ nữa...

- Cô tên gì ạ ?

- Tôi là Nguyễn Thị Thập, sinh 1952.

- Mình lượm ve chai bao nhiêu năm rồi cô ?

- Hai năm. Hồi tôi mới về có con nhỏ uốn tóc thuê chung, nó mướn phía trước tôi lấy 1,5 triệu mỗi tháng để sống. Nó ra đi tôi đói quá nên phải làm bậy bạ kiếm sống (cười).

- Bây giờ cô buồn là chỉ cười hả cô ?

- Hồi đó khóc chứ bây giờ đâu còn nước mắt nữa mà khóc (cười). Hồi mới khóc và bệnh dữ lắm (cười).

1.2. Cụ bà 85 tuổi và con chó tá túc gầm cầu thang

(câu chuyện đăng ngày 16/5)...

- Mình ở đây hả cô ?

- Dạ

- Rồi nước nôi vệ sinh sao cô ?

- Thì người ta thương người ta cho xài.

- Ngày xưa mình ở sao cô ?

- Hồi xưa tôi ở bến phà Thủ Thiêm. Ở với cháu. Rồi bị giải tỏa. Rồi tôi ở cầu thang. Tối tôi ngủ với con chó. Tôi nuôi mười mấy năm rồi. Giờ nó bị cườm mắt tôi nhỏ thuốc cho nó mỗi ngày. Tội nó lắm.

- Cô tên gì ạ ? 

- Tôi tên Trần Thị Ái Hương, 85 tuổi.

- Mình ở cầu thang có ai đuổi mình không ?

- Dạ không.

- Con thấy có nhiều nhà trống quá, mình không xin vào ở được hả cô ? 

- Người ta không cho ở. Trước có nhà trống tôi dọn vô ở. Nhà dọn dẹp mấy ngày mới sạch sẽ. Tôi ở được mấy ngày, tôi đi bán vé số ở nhà người ta dán giấy nếu không dọn ra người ta sẽ hàn cửa lại…

- Mấy ngày được ngủ trong nhà cô ngủ ngon không ?4

- Dạ thì ngon hơn. Sạch sẽ hơn.

- Cô và con chó sống dưới gầm cầu thang bao nhiêu năm rồi cô ?

- Dạ đã 7, 8 năm rồi. Nó sống với tôi từ hồi chưa giải tỏa. Mẹ nó đẻ mỗi mình nó. Mẹ nó chết rồi nó ở với tôi. Nó khôn lắm.

- Mỗi ngày đi bán vé số cô đi bao nhiêu cây số ?

- Dạ cũng sáu, bảy cây số. Đi lòng vòng ở đây.

- Mình ở gầm cầu thang cán bộ có đuổi mình đi không cô ?

- Họ cho ở gầm cầu thang. Họ không đuổi.

Cũng với những vụ việc cưỡng chế, giải tỏa đất ở Văn Giang, Dương Nội và Đồng Tâm, vụ việc Thủ Thiêm cũng là điển hình cho tình trạng cướp đất đang lan tràn ở khắp Việt Nam. Như đã đề cập trong nhiều bài viết trước, việc cướp đất của các quan chức hiện nay dựa trên hai công cụ chính : luật sở hữu đất đai toàn dân và các chương trình, dự án quy hoạch phát triển khu đô thị, khu công nghiệp của các địa phương. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới thảm cảnh người dân bị cướp đất, mất đất và trở thành dân oan. Nhưng sự phẫn nộ của người dân lại đến từ những hành vi, những hoạt động vô pháp vô thiên của nhà cầm quyền các cấp.

Quá trình tìm hiểu các vụ cướp đất nổi cộm như Đồng Tâm, Thủ Thiêm… có thể cho chúng ta thấy ba vấn nạn không thể khắc phục liên quan tới guồng quay cướp đất.

- Thứ nhất, các vụ việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, xây dựng đô thị, khu công nghiệp phần lớn không theo các thủ tục, trình tự pháp luật, thậm chí ngang nhiên vi phạm pháp luật. Vụ việc thủ Thiêm đã nêu ở trên về việc vi phạm quy hoạch gốc, việc chiếm dụng đất tái định cư, việc giải tỏa những nơi không được phép giải tỏa. Vụ việc Đồng Tâm cũng có tính chất tương tự. Đất quốc phòng theo luật định sau 30 năm không sử dụng phải trả lại cho người dân canh tác. Đó là số đất 47,36 ha người dân Đồng Tâm giao cho nhà nước để làm sân bay Miếu Môn. Quân đội đã chuyển số đất đó cho công ty Viettel, người dân chưa thắc mắc. Thành phố Hà Nội còn định chiếm luôn diện tích đất 59 ha bên cạnh, nhập nhằng nói rằng đất quốc phòng mà không đưa ra, không chứng minh được nguồn gốc đất. Ngoài hai dự án lớn này, rất nhiều dự án, khi đưa lý do thu hồi đất là để xây dưng dự án, nhưng chỉ sau khi thu hồi đất, các chủ đầu tư đã phân lô bán nền ngay, hoàn toàn không thực hiện theo các dự án đã được địa phương hoạch định và phê duyệt. Như vậy, những việc làm của các cấp thẩm quyền đã chứng minh hoàn toàn điều mà người dân đang phẫn nộ : cướp đất….

- Thứ hai, cách thức triển khai, thái độ trong khi làm việc liên quan tới việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng của nhà cầm quyền các cấp là nỗi kinh hoàng đối với người dân. Họ ứng xử như một lũ cướp ngày, không còn chút lương tri nào đối với người dân. Vụ việc Thủ Thiêm qua hai câu chuyện kể ở trên đã phần nào cho thấy tính chất mọi rợ của việc hành xử của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, vẫn chưa tàn bạo bằng vụ việc ở Đồng Tâm mà chúng ta đã từng chứng kiến. Họ lừa một số người dân Đồng Tâm, trong đó có một ông già hơn 80 tuổi, từng làm chủ tịch, bí thư xã và vẫn đang là đảng viên tới khu đất, sau đó đánh đập, ném lên xe, dẫn tới việc cụ ông Lê Đình Kình gãy chân, bị đối xử không khác gì tội phạm sau đó… những việc làm sai trái bất chấp pháp luật cộng với thái độ hành xử côn đồ, phi nhân đã gây phẫn nộ cho người dân, những người trực tiếp bị mất đất, bị xâm phạm quyền lợi và những người quan tâm, đưa thông tin vụ việc. Không thể kể hết tội ác của quan chức và tay sai trong việc cướp nhà, cướp đất của người dân cả nước.

- Thứ ba, khi tất cả những sự việc được phanh phui, được công luận lên tiếng và chứng minh là sai trái, hầu như không một nơi nào thực hiện việc đền bù thỏa đáng cho những người dân bị mất đất, bị cướp đất. Đây là điều chứng minh việc cướp đất có hệ thống, có sự thỏa thuận và bao che từ những cấp cao nhất. Điều này cũng chứng tỏ, nhà cầm quyền Việt Nam không hề có ý định thay đổi hiện trạng, giải quyết những nỗi oan khuất cho người dân. Việc giải quyết những vi phạm, sai phạm của nhà cầm quyền Việt Nam ở mức cao nhất chỉ là dừng việc cướp đất trong trạng thái hiện tại. Không hề có việc khắc phục các sai phạm, đền bù và giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho người dân. Có nhiều nơi, cấp trung ương đã quyết định việc đền bù, khắc phục hậu quả, nhưng về địa phương, người dân không hề được giải quyết quyền lợi. Như vậy, dù có được cấp cấp giải quyết vụ việc, thì người dân chỉ chuyển từ trạng thái phẫn nộ này sang trạng thái phẫn nộ khác mà thôi.

3. Vụ việc kẻ ấu dâm được xử án treo

Vụ việc Nguyễn Khắc Thủy, 78 tuổi, nguyên giám đốc Ngân hàng nhà nước tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, dâm ô nhiều cháu nhỏ, nhưng phiên phúc thẩm ngày 11/5 vừa qua được hạ mức án tù 3 năm (trong phiên Sơ thẩm ngày 17/11/2017) xuống còn 18 tháng tù án treo đã làm bùng nổ làn sóng phẫn nộ trên không gian mạng và dư luận xã hội.

hoinghi3

Vụ việc Nguyễn Khắc Thủy, 78 tuổi, dâm ô nhiều cháu nhỏ vừa được hạ mức án tù 3 năm xuống còn 18 tháng tù án treo

Diễn biến vụ việc và những điều gây bức xúc. 

Ngày 11/7 /2016, công an thành phố Vũng Tàu tiếp nhận hồ sơ do công an phường Nguyễn An Ninh (thành phố Vũng Tàu) chuyển giao với nội dung chị Trần Thị Thủy tố cáo Nguyễn Khắc Thủy có hành vi xâm hại tình dục với con gái của chị là cháu T.N.T sinh năm 2009. Từ vụ tố cáo này, công an Vũng Tàu đã khởi tố vụ án và phát hiện ra nhiều vụ việc dâm ô khác của Nguyễn Khắc Thủy với trẻ nhỏ. Tổng cộng từ 7-9 cháu nhỏ. Từ những tố cáo của nhiều cháu nhỏ như vậy, nhưng khi đưa ra xét xử Sơ thẩm, tòa án chỉ xem xét 4 trường hợp, đồng thời kết luận 2 trường hợp không đủ chứng cứ, cuối cùng xử án 3 năm tù giam. Sau phiên Sơ thẩm, Nguyễn Khắc Thủy chưa bị bắt giam, đã có hành vi đe dọa tự tử và đốt thẻ đảng. Ngày 11/5/2018 vừa qua, phiên xét xử Phúc thẩm, tòa án đã giảm mức án của Thủy xuống còn 18 tháng án treo. Các hình ảnh của phiên tòa được đưa ra công luận cho thấy bị cáo Thủy ngẩng cao đầu, viện kiểm sát và tòa án cúi đầu, những công an và thành viên trong phiên xử phúc thẩm có thái độ sun xoe, yếm thế đối với kẻ tội phạm ấu dâm.

Bởi vì có mối quan hệ rộng, và chắc chắn có nhiều tiền, Nguyễn Khắc Thủy đã có ý định dùng quan hệ và tiền để dập vụ án của mình ngay từ ban đầu. Nhưng khi mạng xã hội và dư luận quan tâm, đã tìm hiểu được rất nhiều những hành vi dâm ô của Thủy, và sự bao che của các cơ quan chức năng. Một ví dụ cụ thể, Thủy đã viết giấy đe dọa người tố cáo mình (chị Trần Thị Thủy), công an đã xác định được đúng bút tích của Thủy, nhưng không đưa vào vụ án để xử tình tiết tăng nặng. Một số lời khai, nhân chứng đã bị bỏ qua, dẫn tới việc có 7-9 cháu tố cáo, chỉ có 4 vụ được đưa ra xét xử, đồng thời xử thực sự chỉ có 2 vụ… toàn bộ những diễn biến này đều được sự quan tâm của của mạng xã hội và dư luận. Vậy nên khi phiên tòa phúc thẩm giảm án cho Thủy diễn ra, đã dẫn tới làn sóng phẫn nộ của người dân.

Vụ việc từ khi bắt đầu, tới khi kết thúc phiên xét xử Phúc thẩm, có thể nhận ra hai điều. Một là, Nguyễn Khắc Thủy đã thành công trong việc dùng quan hệ và dùng tiền để giảm tối đa mức án, hình phạt cho tội trạng của mình. Hai là, các cơ quan điều tra, tố tụng và xét xử của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cúi đầu làm nô lệ cho tên tội phạm ấu dâm.

Nhưng người tính không bằng trời tính. Sự quan tâm, lên án và phẫn nộ của cộng đồng mạng xã hội và dư luận đã khiến cho những kẻ chấp pháp cấp cao hơn, các cơ quan bảo vệ trẻ em lên tiếng, báo chí quốc doanh cũng không dám xu nịnh và vuốt ve Nguyễn Khắc Thủy như trước nữa. Những thông tin gần đây nhất cho biết, Viện kiểm sát tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản khẩn cấp gửi Viện kiểm sát tối cao đề nghị giám đốc thẩm vụ án. Chánh án xử phúc thẩm Nguyễn Khắc Thủy 18 tháng án treo đã bị đình chỉ công tác. Công an đang làm rõ thêm nhiều trường hợp tố cáo Nguyễn Khắc Thủy dâm ô bé gái.

Sức mạnh của dư luận và cộng đồng mạng đã được minh chứng qua vụ việc Nguyễn Khắc Thủy. Đối với trường hợp cá nhân vi phạm, phạm tội, phần lớn đều phải trả giá khi dư luận và cộng đồng mạng lên tiếng. Nhưng đối với các vụ việc cướp đất, tức là các vụ việc có hệ thống, có tổ chức và liên quan tới quan chức, nhóm lợi ích thì không đạt được kết quả như mong muốn của người dân, nó chỉ ở mức các tội ác được tạm thời dừng lại mà thôi….

3. Vụ việc hai "hiệp sĩ" bị đâm tử vong

Theo thông tin từ báo chí, khoảng 20g ngày 13/5, bốn thanh niên chạy xe Exciter lòng vòng nhiều tuyến đường khu vực quận 3, quận10 thành phố Hồ Chí Minh. Đến một cửa hàng thời trang trên đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 3), nhóm này chia nhau canh chừng, áp sát chiếc SH của anh Phương dựng trước cửa hàng, phá khóa trộm xe.

hoinghi4

Hai "hiệp sĩ" bắt hai đối tượng 9x dàn cảnh cướp xe

Đội hiệp sĩ Tân Bình gồm 5 người đeo bám theo nhóm trộm từ trước, phát hiện vụ việc liền tri hô "cướp, cướp" rồi xông tới trấn áp. Nhóm trộm liền rút dao chống cự, đâm túi bụi vào 5 hiệp sĩ. Gây án xong chúng lên xe tháo chạy khỏi hiện trường. Các nạn nhân được người dân đưa đi cấp cứu nhưng hai hiệp sĩ tên Khôi và Nam đã tử vong. Ngoài ra còn có một người dân thường tham gia bắt cướp cũng bị đâm tử vong, hai hiệp sĩ khác trong nhóm cũng bị thương nặng nhưng đã qua cơn nguy kịch. Sau đó 3-4 ngày, công an Sài Gòn đã tung lực lượng truy bắt được hai hung thủ tham gia vào vụ trộm và gây án mạng tối ngày 13/5.

Sự việc hai hiệp sĩ và một người dân thiệt mạng trong vụ bắt trộm, cướp đã làm người dân đau xót và đặt ra nhiều dấu hỏi về sự tồn tại và hoạt động của các nhóm hiệp sĩ ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Nhóm hiệp sĩ là những người dân bất bình trước tình trạng trộm cướp tràn lan, đã tự nguyện đứng ra lập thành hội, nhóm tham gia việc tìm hiểu, điều tra và ngăn chặn cũng như bắt giữ những kẻ trộm, cướp. Theo thông tin không chính thức, ở Sài Gòn có khoảng 300 nhóm hiệp sĩ. Khi sự cố xảy ra, tức là hai hiệp sĩ bị đâm chết tối 13/5, vấn đề về sự tồn tại và hoạt động của các nhóm hiệp sĩ được cộng đồng mạng và dư luận đưa ra phân tích, mổ xẻ. Tựu trung lại có một số vấn đề như sau.

Tính chất pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động của các nhóm hiệp sĩ.

Việc ra đời và hoạt động của các nhóm hiệp sĩ hoàn toàn tự phát và chưa được đưa vào điều chỉnh trong các văn bản pháp luật. Tức là toàn bộ sự tồn tại và hoạt động của các nhóm hiệp sĩ chưa được pháp luật công nhận. Điều này cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề từ chức năng, nhiệm vụ cũng như quy định, quy chế hoạt động của các hội, nhóm này. Liên quan tới vấn đề pháp lý có ba vấn đề cần làm rõ.

- Trường hợp các hiệp sĩ bị thương, bị chết trong quá trình tham gia truy bắt tội phạm sẽ xử lý ra sao ? Hai hiệp sĩ vừa bị đâm chết đã được công nhận liệt sĩ nhưng không hề thấy cơ quan chức năng đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn việc xét liệt sĩ mà chỉ do sự thương cảm của dư luận mà có thể xét đặc cách liệt sĩ, còn những người bị thương thì sao ? tiêu chuẩn, chế độ ra sao ?

- Trường hợp các hiệp sĩ lúc truy bắt tội phạm quá tay hoặc vô tình gây ra cái chết cho nghi phạm, sẽ dựa vào điều luật nào để xử lý, và xử lý ra sao ? chưa có câu trả lời cho vấn đề này.

- Trường hợp các hiệp sĩ, vì không có quy định về hoạt động, vi phạm pháp luật thông qua việc bắt trộm, cướp sẽ xử lý ra sao ? ví dụ : đánh người, hạ nhục người…, v.v…

Việc đào tạo nghiệp vụ, trang bị cho các hiệp sĩ hoạt động.

Việc bắt trộm, cướp là việc nguy hiểm, khó khăn. Nếu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, võ thuật… không được trang bị công cụ cần thiết sẽ vô cùng nguy hiểm. Hai hiệp sĩ và một người dân thường bị đâm chết, hai người khác bị thương nặng là minh chứng cho sự nguy hiểm khi tham gia bắt trôm, cướp. Nếu không đào tạo và trang bị cho các hiệp sĩ, tại sao lại để họ làm những việc nguy hiểm như vậy ? Ngoài ra, cũng cần hướng dẫn, có quy tắc ứng xử khi xử lý, bắt được các đối tượng trộm, cướp. Không thể cho phép các hiệp sĩ tự ý đánh người, tra tấn … vi phạm các quyền con người như hiện nay.

Có hay không sự lợi dụng, bảo kê cho các nhóm hiệp sĩ.

Cộng đồng mạng và dư luận đã đặt câu hỏi và tranh luận gay gắt về vấn đề này. Thông thường, trách nhiệm và nhiệm vụ của công an, cảnh sát là giữ gìn trật tự xã hội. Họ được huấn luyện, trang bị và nhận lương từ tiền thuế của dân để làm việc này. Tại sao lại để những nhóm người tự phát làm thay công việc của họ ? Vụ việc vừa xảy ra đã chứng kiến một chi tiết, khi người dân tới yêu cầu công an gần nơi hiện trường can thiệp, họ được công an trả lời "khác phường em ơi". Điều này gây phẫn nộ cho tất cả nhân dân về sự tắc trách, vô lương tâm của lực lượng công an.

Cũng từ sự việc, một người biểu tình chống Formosa, là chị Dương Thị Tân (nick facebook là Hương Mùa Thu) ở Sài Gòn nhận ra một hiệp sĩ rất nổi trên mạng xã hội đã bắt và đánh đập, đe dọa giết cả nhà Chị. Việc này đưa tới nhận định rằng, các nhóm hiệp sĩ đã được sự bảo kê và bị công an, nhà cầm quyền lợi dụng trong các hoạt động của mình. Đồng thời trên mạng xã hội cũng đưa nhiều hình ảnh, video hiệp sĩ đánh người (người bị đánh có thể là trộm, cướp) vô cùng dã man, tàn bạo. Ai cho phép những hiệp sĩ làm những việc đó ? Và khi có hình ảnh, có clip đánh người như vậy nhưng không bị xử lý là vì lý do gì ?

Cuối cùng là những trao đổi, tranh luận về việc có nên để tồn tại các nhóm hiệp sĩ ở Sài Gòn và một số tỉnh lân cận hay không ? 

ới những phân tích về tính chất pháp lý, về sự nguy hiểm khi tham gia truy bắt trộm cướp khi không được đào tạo và trang bị, về những nghi vấn các nhóm hiệp sĩ được bảo kê và bị lợi dụng, chúng ta nghĩ rằng, mặc dù các nhóm hiệp sĩ đã làm được một số việc có ích cho cộng đồng vẫn không nên để tồn tại các nhóm hiệp sĩ như hiện nay. Trường hợp các nhóm hiệp sĩ vẫn muốn tồn tại, góp phần bảo vệ bình yên cho người dân, họ cần yêu cầu nhà cầm quyền thực hiện một số điều sau.

Một là, làm rõ tính chất pháp lý của các hội, nhóm hiệp sĩ, có các quy định cụ thể, rõ ràng về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của hiệp sĩ. Hai là, yêu cầu được huấn luyện và trang bị các công cụ hỗ trợ khi tham gia vào công việc bắt trộm, cướp nguy hiểm hiện nay. Ba là, các hiệp sĩ chỉ tham gia vào các công việc đúng chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Tuyệt đối không làm những việc không đúng chức năng, nhiệm vụ thậm chí còn gây ra sự phản cảm, tội ác như giúp nhà cầm quyền đàn áp người biểu tình, những người dân đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân và xã hội.

Những cơn sóng trào hết lớp này đến lớp khác ào ạt vỗ vào thành lũy độc tài cộng sản từng ngày, từng giờ. Lòng dân sôi sục từ việc này sang việc khác đang dần tích lũy thành cơn sóng thần cuối cùng cuốn phăng chế độ bất cứ lúc nào.

Điều kỳ lạ là chế độ vẫn đang thách thức sự chịu đựng của người dân Việt Nam trong những bước đường cùng.

Hà Nội, ngày 26/5/2018

Nguyễn Vũ Bình

Nguồn : RFA, 26/05/2018 (nguyenvubinh's blog)

Published in Diễn đàn

Từ câu chuyện tấm bản đồ gốc trong bộ hồ sơ trình Thủ tướng Võ Văn Kiệt về đề án quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, hiện "bị thất lạc", từ bộ hồ sơ được giữ lại của cựu chủ tịch Võ Viết Thanh, cho thấy ngay từ ban đầu việc quy hoạch Thủ Thiêm không hề có chuyện cưỡng chế các cơ sở tự viện, tôn giáo.

quihoach1

Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng Khu đô thị Thủ Thiêm lập năm 1995 (một trong 13 bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh trình Thủ tướng) được ông Thanh lưu giữ. Ảnh : Hữu Nguyên.

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo dự án đầu tư, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm vào ngày 24/4/2018, chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời những cơ sở tôn giáo trong khu đô thị này (Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm), cũng như thu hồi đất của Trường Tiểu học Thủ Thiêm để bàn giao cho nhà đầu tư thi công tuyến đường ven sông và Công viên bờ sông theo đúng tiến độ.

Ngày 05/04/2004, chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải ký Quyết định số 81/2004/QĐ-UB về "Phê duyệt nhiệm vụ thiết kế đồ án điều chỉnh quy hoạch chung 1/5.000, quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm.

Đến tháng 9/2004, bản thuyết trình Quy hoạch tổng mặt bằng do Sasaki Associates thực hiện với sự hợp tác của Viện Quy hoạch Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đệ trình Ban Quản lý Đầu tư - xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm nêu rõ trong "những địa điểm nổi bật của khu Lõi trung tâm" có các cơ sở công giáo ở Thủ Thiêm. Xác định công trình tôn giáo lâu đời này là "khu văn hóa chính yếu", đơn vị thiết kế đề nghị "giữ lại và kết hợp với thiết kế của Lõi trung tâm". Điều này còn được căn cứ vào Luật về Di sản văn hóa phiên bản 2001.

Từ tham vấn của Sasaki Associates, việc bảo tồn những công trình tôn giáo trong đó có nhà thờ Thủ Thiêm lần đầu tiên được chính thức nhắc đến theo hướng "giữ gìn và tôn tạo" tại Tờ trình số 1817/QHKT-ĐB2 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/8/2005.

Văn bản từ cơ quan tham mưu là một trong những cơ sở để UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/2/2005 ban hành Quyết định 6565/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Trung tâm Đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000, thay thế Quyết định 367/TTg. Diện tích dành cho "công trình văn hóa" (ứng với vị trí thực địa thì đây là các cơ sở tôn giáo Nhà thờ Thủ Thiêm, Hội Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm, chùa Liên Trì) được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch đính kèm Quyết định 6565/QĐ-UBND. Văn bản này tiếp tục là cơ sở để UBND Thành phố Hồ Chí Minh duyệt quy hoạch chi tiết Khu trung tâm Đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/2000 bằng việc ban hành Quyết định 6566/QĐ-UBND cùng ngày. Khu công trình văn hoá vẫn nguyên vẹn trên bản đồ quy hoạch 1/2000.

Ngày 2/11/2007, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 4954/QĐ-UBND điều chỉnh hủy bỏ đoạn "Quyết định này thay thế Quyết định số 367/TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ" của Điều 2 Quyết định số 6565/QĐ-UBND ngày 27/12/2005. Tiếp theo, ngày 7/11/2007, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 5016/QĐ-UBND điều chỉnh hủy bỏ đoạn "Căn cứ Quyết định số 367/TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung khu đô thị Thủ Thiêm và Quyết định số 6565/QĐ-UB ngày 27/12/2005 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt quy hoạch chung Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm" của Quyết định số 6566/QĐ-UB ngày 27/12/2005.

Tuy nhiên đến ngày 19/6/2012, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 3165/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2. Văn bản này do phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín ký.

Theo đó, quy hoạch mới có 8 phân khu chức năng so với 5 phân khu chức năng theo QĐ 6566/QĐ-UBND năm 2005. Diện tích quy hoạch vẫn không đổi : 657 ha. Nhưng phần đất dành cho công trình văn hoá đã được "giải tỏa trắng" trên bản đồ đính kèm theo quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000. Điều này đồng nghĩa tất cả tự viện, chùa chiền, nhà thờ ở Thủ Thiêm buộc phải cưỡng chế.

Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Võ Viết Thanh cho biết : "Trong buổi trình bày quy hoạch Thủ Thiêm với Chính phủ, tôi nói rõ : quy hoạch phải đảm bảo tái định cư cho người dân trên nguyên tắc bằng hoặc hơn nơi ở cũ, ưu tiên tái định cư tại chỗ để đảm bảo đời sống xã hội cho người dân, bao gồm cả sinh kế lẫn đời sống tâm linh.

Chúng tôi đề xuất giữ lại ngôi chùa, nhà thờ, đình Thủ Thiêm, nâng cấp khu chợ Thủ Thiêm và đường Lương Định Của, tạo điều kiện để người dân chỉnh trang nhà cửa, khu tái định cư được bố trí sát cạnh khu trung tâm mới. Làm được như vậy, người dân Thủ Thiêm sẽ được sống ổn định, được chứng kiến khu đô thị mới làm đổi thay quê hương mình. Như vậy, hồn của mảnh đất Thủ Thiêm sẽ được giữ lại với đất, với người... Không có đình, chùa, nhà thờ, chợ, khu dân cư cũ, Thủ Thiêm sẽ thành một đô thị vô hồn" (theo Phạm Vũ – Tuổi Trẻ ngày 7/5/2018).

Như vậy, câu chuyện giờ đây liên quan đến thêm hai cựu quan chức là phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín, và phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài – người đã ký duyệt văn bản số 1061/QĐ-UBND điều chỉnh lộ giới tuyến đường vòng cung, trục đường Bắc Nam khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Người viết hiện tiếp cận ‘mê hồn trận’ văn bản được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh ban hành liên quan chuyện quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm. Các văn bản này đều đang có hiệu lực thi hành, đặc biệt là nhiều văn bản sau được ban hành nhằm để điều chỉnh một điều nào đó của văn bản trước.

Tuy nhiên tính pháp lý cao nhất là Quyết định 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm năm 1996, lại chưa được tôn trọng thực hiện. Điều này đặt một nghi vấn là dường như lâu nay có một nhóm quan chức địa phương cấu kết với cấp trung ương để tham nhũng chính sách, lũng đoạn thị trường bất động sản và thao túng cả hệ thống chính trị.

Họ là những ai ?

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 10/05/2018

********************

Nếu không khởi tố, đừng hòng lần ra các đường dây cướp đất ở Thủ Thiêm !

Hoàng Hải Vân, 10/05/2018

Như đã nói ở các stt trước, Quyết định 6565/QĐ-UBND ngày 27/12/2005 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh "phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000" ngang nhiên phế bỏ Quyết định 367/TTg ngày 04 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ, dù viện dẫn vào văn bản nào cũng đều trái luật.

quihoach3

Hai nhân vật bị xem là 'nhúng chàm' vụ đất Thủ Thiêm : Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải (phải) và Phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua (trái)

Cái quyết định trái luật đó đã hợp pháp hóa việc thu hồi đất của dân nằm ngoài quy hoạch mà Thủ tướng đã phê duyệt, dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài mười mấy năm nay, dân hỏi bản đồ quy hoạch gốc đâu thì bảo không tìm thấy. Đồ án quy hoạch gốc gồm 13 tấm bản đồ vẫn còn ở nhà riêng cựu Chủ tịch Thành phố Võ Viết Thanh nhưng không tồn tại ở những nơi lẽ ra nó phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, điều đó chỉ có thể giải thích là nó đã bị hủy để phi tang nhằm đối phó với tình trạng khiếu kiện của dân. Hậu quả như mọi người đã thấy, là vô cùng nghiêm trọng.

Theo luật thì một quyết định ban hành trái luật phải bị thu hồi và hủy bỏ, nhưng vì văn bản này tồn tại quá lâu gây ra những hậu quả nghiêm trọng như đã nói, cho nên không chỉ thu hồi mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bộ luật hình sự hiện hành không còn tội "cố ý làm trái", nhưng vẫn có thể áp dụng tội "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất" theo Điều 225 (hoặc một tội tương ứng khác) trong Bộ luật hình sự để khởi tố. Thông tin từ cuộc tiếp dân nóng bỏng diễn ra ngày hôm qua xung quanh việc thu hồi đất sai và bồi thường không đúng luật có thừa chứng cứ để khởi tố tội này. Khởi tố một tội, mới có thể điều tra để lần ra các tội khác mà tôi nghĩ là sẽ nghiêm trọng hơn.

Thông tin về những tiêu cực ở Thủ Thiêm từng bị bưng bít trong một thời gian quá dài. Đồng tiền đã và đang mạnh hơn luật pháp. Cuộc thanh tra dự án Thủ Thiêm vào năm 2015 nửa chừng đã bị một văn bản "mật" yêu cầu dừng lại (theo báo điện tử Dân Việt, 3/5/2018) đã cho thấy điều đó. Nếu chỉ thanh tra, kiểm tra khơi khơi thì chẳng ăn thua gì. Chưa chi đã có một đương kim Thứ trưởng Bộ Xây dựng bênh chằm chằm cái quyết định của UBND thành phố, một cựu Thứ trưởng Bộ Đất tuyên bố không có cái bản đồ quy hoạch gốc Thủ Thiêm. Và dường như phần lớn các bộ, ngành liên quan khác đang chực chờ đứng ra bảo vệ những hành vi sai trái. Khởi tố một cái, tôi tin rằng mấy cái mồm kia sẽ không dám mở.

Một loạt đại gia và quan chức trở nên siêu giàu từ cái Quyết định sai luật của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, kéo theo đó là nỗi oan mất nhà mất đất của biết bao dân nghèo. Không khởi tố thì không thể lần ra những đường dây làm giàu bằng cướp bóc đó được !

Hoàng Hải Vân

Nguồn : fb.hoanghaivan, 10/05/2018

********************

Thấy gì qua việc báo chí nhà nước công kích quan chức ?

Thảo Vy, VNTB, 11/05/2018

Báo Người Tiêu Dùng vừa có bài viết công kích trực tiếp thêm một cá nhân quan chức Thành phố Hồ Chí Minh là phó bí thư Thành ủy Nguyễn Thị Quyết Tâm. Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang cũng tiếp tục được nhắc tên cho nhiều nghi vấn tham nhũng.

tam1

Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Thị Quyết Tâm

Với làng báo Sài Gòn, báo chí do tư nhân ‘lách luật’ để đầu tư và trực tiếp điều hành khá nhiều ; trong đó về mảng chính trị xã hội thì ba đầu báo đang tạo sự chú ý mạnh của độc giả, là tờ Người Tiêu Dùng, phiên bản báo giấy và báo điện tử. Tờ thứ hai là Người Đô Thị, cũng có 2 phiên bản phát hành là báo giấy và báo điện tử. Tờ thứ ba là báo điện tử Một Thế Giới. Nhóm thực hiện nội dung cho cả 3 tờ báo vừa kể hầu hết là những tên tuổi đã thành danh trong làng báo Sài Gòn.

Ở tờ Người Tiêu Dùng, nguồn nhân sự chủ yếu đến từ báo Sài Gòn Giải Phóng của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Tờ Một Thế Giới, có thể coi là ‘sân sau’ của những nhà báo xuất thân tờ Thanh Niên và Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Tờ Người Đô Thị tập hợp được nhiều tay viết giỏi nghề cũng ở Sài Gòn, sẳn sàng đương đầu với nhát kéo kiểm duyệt của tuyên giáo. Điểm chung cả 3 tờ là đều có ‘các sếp’ không ngại đụng chạm.

Tuy nhiên, công tâm nhìn nhận, nếu không có ‘đèn xanh’ của ai đó trong hậu trường chính trị bật lên, thì có lẽ báo Người Tiêu Dùng khó lòng yên thân khi dám rút tít tựa là "Thưa bà Nguyễn Thị Quyết Tâm ! Đừng nên thách thức dư luận thêm nữa…", phát hành hôm chiều ngày 9/5/2018. Tác giả bài viết đã cho rằng việc bà Quyết Tâm đăng đàn phát biểu với cử tri "Hủy hợp đồng bán đất ở Phước Kiển không thiệt hại kinh tế nào", là một thách thức không chỉ với người dân, mà còn cả với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

"Mặt khác, giữa lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đang họp, với nhiều nội dung nhằm củng cố uy tín của Đảng, thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý nghiêm các sai phạm của Đảng viên, đề cao công tác phòng chống tham nhũng, thì tại Thành phố Hồ Chí Minh, phát ngôn của bà Quyết Tâm dường như "lạc lõng" và đi ngược lại chủ trương lớn của cả dân tộc. Đó dường như là một phát ngôn "mở đường" dàn xếp sai phạm và bênh vực cho tham nhũng".

Báo Người Đô Thị chọn thực hiện loạt bài về quy hoạch Thủ Thiêm, đặc biệt tập trung mảng tôn giáo, với các dẫn chứng pháp lý cứng rắn để cáo buộc hành vi vi phạm pháp luật của các quan chức giai đoạn ông Lê Thanh Hải làm chủ tịch UBND và thời gian ông này ngồi ghế Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh suốt 2 nhiệm kỳ. Đáng chú ý là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có dấu hiệu sai phạm liên quan trong quy hoạch Thủ Thiêm. Trước đó, báo Người Đô Thị cũng là tờ báo có loạt bài viết mạnh mẽ về pháp lý trong vụ đầu độc môi trường của Formosa Hà Tĩnh.

Báo điện tử Một Thế Giới thì chọn phương thức đăng các ý kiến của những nhà báo ‘dám ăn dám nói’ vốn am tường hậu trường chính trị, cũng như đời tư của nhiều chính khách.

Người viết cũng từng được báo Một Thế Giới đặt viết về khu đất quân đội trên đường Tôn Đức Thắng từng được nghi vấn là cú áp phe giữa một tướng lĩnh vốn là con trai của một đại tướng có tên đường được đặt gần bệnh viện Chợ Rẫy, với một người khoác áo dân sự là em ruột của vị cựu thủ tướng quê gốc miền Tây. "Đơn hàng" về nội dung bài viết này xuất phát từ một "đề nghị" của "ai đó" chốn hậu trường đang muốn mượn báo chí để ngáng đường hoạn lộ của nhau.

Trở lại với nghi vấn ‘đèn xanh’. Trong mảng điều tra các vụ việc tiêu cực xảy ra tại một đơn vị nào đó, thường là do trong chính nội bộ cung cấp hồ sơ. Cái gọi là moi tin, không hẳn thuộc về tài nghệ điều tra của nhà báo, mà từ phía cung cấp hồ sơ muốn tin tức đó được lan truyền đến mức độ nào, bao gồm cả việc dò đường dư luận. Vụ nguyên bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị ‘đánh’ trên báo Văn Nghệ Trẻ là một ví dụ. Gần đây, tờ Người Tiêu Dùng với cú áp phe của phó bí thư thường trực Tất Thành Cang là đơn cử khác.

‘Đèn xanh’ hiện nay còn đang được bật với báo Tuổi Trẻ, khi đây là tờ báo đầu tiên được cựu chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ Viết Thanh chọn để lật lại hồ sơ quy hoạch Thủ Thiêm. Nếu để ý tình tiết sẽ nhận ra có sự trùng hợp khó hiểu, khi chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong yêu cầu cần giải tỏa nhanh chóng và tiến hành bán đấu giá 9 lô đất ở Thủ Thiêm ; thì cùng thời điểm đó, Người Phát Ngôn của UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng tuyên bố tấm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm do thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt ban đầu đã… thất lạc. Chỉ hai hôm sau, thì có tin ông Võ Viết Thanh đưa ra loạt bản đồ quy hoạch mà hai mươi năm qua không được ai nhớ đến.

Vào cuối tuần này sẽ kết thúc Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Liệu câu chuyện về tự do báo chí như nói ở trên, sẽ được tiếp tục diễn tiến mạnh mẽ hơn, chứ không phải như vụ gá duyên MobiFone – AVG đang dần chìm vào quên lãng ?.

Người viết ngờ rằng đây chỉ là kiểu thanh trừng lẫn nhau. Thử hỏi vì sao cách đặt vấn đề đơn giản nhất và cũng thu hút sự quan tâm nhất của công chúng lại chưa được báo chí đưa ra, là cần bạch hóa tài sản của những quan chức đang nghi vấn lợi ích nhóm trong quy hoạch Thủ Thiêm ? Bởi nếu bạch hóa tài sản quan chức, thì đích nhắm lớn nhất chính là yêu cầu Tổng Bí thư phải công khai hóa tài sản như đề nghị của nhiều nhân sĩ, trí thức hôm 6/5/2018.

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 11/05/2018

Published in Diễn đàn

Câu chuyện Thủ Thiêm : 'không còn tin cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh'

Ánh Liên, VNTB, 11/05/2018

Câu chuyện Thủ Thiêm với quy hoạch đất đai của khu đô thị mới vẫn là câu chuyện nóng sốt với nhiều tình tiết, từ việc người dân dù không nằm trong quy hoạch, nhưng vẫn bị thu hồi, mà không có quyết định thu hồi đất cho đến chưa nhận được tiền đền bù, hoặc thậm chí, giá đền bù ở mức thấp (2 triệu đồng/m2) để rồi sau quy hoạch bán lên gấp 20 lần (trung bình 300 triệu/m2) ; ra quyết định thu hồi 657 ha nhưng thu đến 803 ha !

quyettam1

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã tàng hình trước mọi nỗi cùng cực và những tình cảnh tăm tối của hàng ngàn, vạn người dân ở Thủ Thiêm trong suốt hàng chục năm qua

Câu chuyện được đẩy lên cao khi bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000 Khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2) đi kèm quyết định của Thủ tướng biến mất.

Sự giận dữ về 'cướp đất có hệ thống'

Nhà báo Phương Nam bày tỏ trên Facebook của mình : đọc mới một phần hồ sơ vụ Thủ Thiêm đã muốn ngửa cổ lên trời cười sằng sặc 3 tiếng rồi khóc ngằn ngặt 3 hồi quá. Cười vì những cán bộ, quan chức lúc nào cũng đăng đàn ra rả vì dân, do dân nhưng ăn không chừa một thứ gì ; cười vì những thương vụ ăn cả hai đầu, ăn dữ tợn mà không thèm chùi mép. Còn khóc vì bao nhiêu đất vàng, đất bạc chúng nó chia chác cho nhau hết sạch để vinh thân phì gia trong khi người dân bị thu hồi không còn cục đất nhỏ để chọi chim !

Góc nhìn của nhà báo Phương Nam là tâm trạng chung của những người quan tâm đến sự kiện và số phận của người dân Thủ Thiêm trong câu chuyện đất đai này. Và tại Hà Nội, đã có hẳn 1 làng dân oan Thủ Thiêm ngày ngày bái vọng về cấp Trung ương để tìm kiếm lại công lý cho mình.


Thủ Thiêm hay câu chuyện 'đổi đất lấy công trình' hoặc bằng những dự án này khác đền bù giải tỏa với giá rẻ mạt, ép dân không đi thì cưỡng chế đã khiến 'đất đai thuộc sở hữu toàn dân' bị thu hẹp lại, và đất đai thuộc sở hữu của các tập đoàn tư nhân tăng lên. 

quyettam2

Người dân Thủ Thiêm trào nước mắt tại buổi gặp đại biểu Quốc hội. Ảnh : Tổng hợp

Cách thức chuyển quyền sử dụng đất từ nhiều người vào tay 1-2 người đã trở thành quen thuộc tại nhiều tỉnh thành. Facebooker Quân Triêt Phương cũng chia sẻ câu chuyện tương tự tại tỉnh Phan Thiết của mình, trong đó có 62 ha đất sân golf Phan Thiết, lúc giải tỏa đền bù dân đã khiếu nại, biểu tình thì lãnh đạo tỉnh/ thị xã xoa dịu bằng quan điểm 'bà con hãy hy sinh một ít quyền lợi cùng nhà nước xây dựng và phát triển Tỉnh nhà, để khách du lịch khắp nơi đến với Phan thiết, và mình chỉ cho DN nước ngoài thuê 50 năm nên bà con đừng sợ mất đất. Hết 50 năm lấy lại cho con cháu mình xây dựng các công trình phúc lợi công cộng đẹp hơn... !.'. Nhưng kết quả sau cùng là, mới 20 năm một DN trong tỉnh đã san nhượng lại và chỉ một thời gian ngắn họ phù phép để có được QĐ xóa sổ sân Golf chuyển sang đất ở đô thị, nay thành khu đô thị du lịch biển.

Có lẽ vì sự liên kết đặc biệt này mà đất đai tại Việt nam trở thành câu chuyện máu, nước mắt và trấn áp. 

Vấn đề là những công chức/lãnh đạo ngày ngày đăng đàn nói về tính khí cách mạng lại là những quan tham và bán bỏ quyền lợi công dân, cử tri để đổi lấy lợi ích. Trong vụ Thủ Thiêm, liệu ông Tất Thành Cang, ông Lê Thanh Hải và những người có liên quan sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy giọt nước mắt đầy uất ức của người dân quận 2 ?

'Không còn tin cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh'

Câu chuyện Thủ Thiêm còn đi xa hơn khi nó không chỉ là câu chuyện liên quan đến tham nhũng, mà còn cho thấy hệ quả của sự tham nhũng. Bởi trong cuộc tiếp xúc cử tri, người dân quận 2 đề nghị đưa sự việc ở Thủ Thiêm lên Quốc hội, Bộ chính trị giải quyết vì 'không còn tin cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh' nữa. Thậm chí, còn đòi hỏi bà Tâm (người từng tuyên bố con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc dân tộc) phải từ chức, vì bà đã đứng về phía hành vi sai trái của chính quyền quận 2 và không giải quyết các kiến nghị của dân.

Cần phải nhắc lại, bà Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm là người thực thi quyền giám sát nhân dân cao nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, và là quan chức có thâm niên tại đơn vị hành chính này, thế nhưng 'nỗi đau dân Thủ Thiêm' vẫn cứ tồn tại hơn thập kỷ qua, và bà chỉ đau khi mà mọi chuyện phơi bày trên báo chí.

Luật sư Luân Lê đã bày tỏ về 'nỗi đau' của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm : Bà ta đã tàng hình trước mọi nỗi cùng cực và những tình cảnh tăm tối của hàng ngàn, vạn người dân ở Thủ Thiêm trong suốt hàng chục năm qua, nơi bà ta trực tiếp có trách nhiệm đại diện cho nhân dân nơi đây như một bổn phận đầu tiên và trước hết.

quyettam3

Trong buổi tiếp xúc cử tri quận 2 của Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh chiều 9.5, có ý kiến bày tỏ sự không tin tưởng về chính quyền thành phố. Ảnh : tổng hợp

Và như thế, bà Chủ tịch Hội đồng nhân dân, cùng với những người như ông Lê Thanh Hải (nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) ; ông Nguyễn Văn Đua (nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành phố Hồ Chí Minh) ; ông Lê Hoàng Quân (nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh) đã đặt dự án lên trên người dân. Hay nói đúng hơn, như Phó Giáo sư Tiến sĩ Erik Harms, Đại học Yale (Mỹ) nhận định : 'Phát triển là dành cho người dân, không phải cho dự án. Tuy vậy tại Thủ Thiêm, dự án đã trở nên quan trọng hơn người dân'. 

Còn với nhà báo Ngô Nguyệt Hữu, ông phẫn uất chia sẻ rằng, những quan chức Thành phố Hồ Chí Minh đã nợ người dân những cuộc đời bị đánh cắp, những số phận bị đánh gục, và quan trọng hơn là 'nợ nhân dân niềm tin vào tương lai ; nợ quốc gia vì sự phát triển bị chính các ông kìm hãm'. Và đó chính xác là 'tội ác'.

Những sự phản kháng đầy phẫn uất này làm cho quan điểm 'nhà nước của dân, do dân, vì dân' bị chính đội ngũ quan chức Thành phố Hồ Chí Minh xé toạt. Nó cho thấy, sự không đồng thuận của dân trong cách xử lý đất đai, nó cho thấy toàn bộ hệ thống chính quyền từ quận 2 đến Thành phố Hồ Chí Minh đã bị biến mất niềm tin hoàn toàn trong dân. Và chính sự biến mất niềm tin này là hệ quả vô cùng to lớn, rất khó để khôi phục lại được nếu như những kiến nghị, yêu cầu của người dân không được đáp ứng một cách thỏa đáng. Bởi suy cho cùng, hệ thống công quyền sinh ra là đại diện cho lợi ích cộng đồng và phục vụ trên tinh thần lợi ích cộng đồng, chứ không phải mang danh cộng đồng mà phục vụ lợi ích nhóm.

Sự đáng sợ đến từ nguyên tắc số 1 của Luật đất đai

Qua câu chuyện Thủ Thiêm mới thấy sự đáng sợ của nguyên tắc 'đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý' - bởi một lần nữa, nó cho thấy nguyên tắc này thực sự gây rối loạn và khoét sâu mâu thuẫn xã hội. Giả sử nếu tái lập lại vụ Đồng Nọc Nạn thời chính quyền thực dân Pháp, chính quyền mà xử cho gia đình Mười Chức thắng kiện vì đất đó là đất họ khai hoang, thì khi đối diện với chính quyền hiện nay - Mười chức chắc chắc là một dân oan, hoặc thậm chí bị tống vào tù vì tội chống chính quyền.

quyettam4

Luật đất đai vẫn là nguồn gốc của lợi ích nhóm đất đai hiện nay ?

Chính Luật đất đai dung dưỡng nguyên tắc vấy máu nêu trên, nên đã đưa đến Điều 62 của Luật Đất đai đang vấy máu ('phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng'),...

Do vậy, muốn chấm dứt câu chuyện Thủ Thiêm (hoặc tương tự như Thủ Thiêm) trong tương lai ; chấm dứt cảnh đổ máu vì đất đai ; chấm dứt tình trạng mất niềm tin vào chính quyền, thì tốt nhất,... ngoài việc tái lập công lý trong 'xử người đúng pháp luật' tại Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm cả đội ngũ quan chức đã hoặc không còn tại vị), thì cũng đồng thời giải quyết căn bản nhất câu chuyện về 'quyền sở hữu' và 'quản lý' trong đất đai. Trong đó, bao gồm việc đặt ra lại vấn đề : cần hay không cần việc xóa bỏ/thay đổi/chỉnh sửa nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý được ghi nhận tại Điều 53, 54 Hiến pháp 2013 ; Điều 4 Luật đất đai năm 2013 ?

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 11/05/2018

******************

Những hung thần "xẻ thịt" Thủ Thiêm

Lê Hồng Hà, 11/05/2018

Một trong những hung thần "xẻ thịt" Thủ Thiêm là Nguyễn Văn Đua. Ông ta sinh ngày 10/3/1954 tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Đăng ký hộ khẩu tại số 190 đường Lê Quốc Hưng, phường 12, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.

badua1

Ông Nguyễn Văn Đua – nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Trình độ học vấn : Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật, Cao cấp Lý luận chính trị.

Quá trình công tác như sau :

– Từ tháng 8/1971 đến tháng 02/1975 : tham gia cách mạng, thanh vận ở khu vực Sài Gòn-Gia Định ;

– Từ tháng 02-04/1975 : Do cơ sở bị lộ, thoát ly về căn cứ ở Châu Thành, Tiền Giang.

– Từ tháng 4/1975 đến tháng 9/1975 : tham gia tổ công tác đoàn thể.

– Từ tháng 9/1975 đến tháng 11/1984 : Ủy viên Ban chấp hành Quận đoàn, Phó Bí thư Quận đoàn 4 rồi Bí thư Quận đoàn 4, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt nam ngày 12/9/1975 ;

– Từ tháng 11/1984 đến 1992 : Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban thanh niên phân phối lưu thông, hành chính sự nghiệp Thành đoàn ; Phó Bí thư Thành đoàn ;

– Từ năm 1992 đến tháng 4/1996 : Bí thư Thành đoàn khóa V, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa V, ông được bầu bổ sung là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố ;

– Từ tháng 4/1996 đến tháng 11/2001 : điều động về công tác tại quận 3 với nhiệm vụ là Bí thư Quận ủy quận 3 ;

– Từ tháng 11/2001 đến tháng 10/2006 : Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm ; từ năm 2003, được Hội đồng nhân dân thành phố bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ;

– Từ tháng 11/2006 đến 2015 : Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII, khóa IX.

Ngày 4/6/1996, Thủ tướng lúc bấy giờ là ông Võ Văn Kiệt đã ký ban hành QĐ 367 phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, rộng 770 ha, khu tái định cư rộng 160 ha, dân số là 245.000 người.

Sau khi có Quyết định 367 của Thủ tướng, năm 1998 Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định 13585 về Phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch và để làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị mới. Ranh của khu đô thị này căn cứ theo bản đồ được duyệt (Quyết định 13585) với quy mô 618 ha, không kể diện tích sông Sài Gòn và khu tái định cư 42 ha.

Năm 2002, cũng căn cứ QĐ-367, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định thu hồi đất nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm thuộc quận 2 để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và kế tiếp là thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư tại phường An Phú, quận 2.

Ngày 27/12/2005, ông Nguyễn Văn Đua lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ký QĐ-6565 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo quyết định này thì quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm thay đổi khá nhiều. Cụ thể, khu trung tâm rộng 737 ha, gồm có Khu đô thị phát triển mới rộng 657 ha, Khu đô thị chỉnh trang rộng 80 ha…

Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là, tại điều 2 của Quyết định 6565 mà ông Đua ký ghi "Quyết định này thay thế quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ". Cả gan "bãi bỏ" Quyết định của Thủ tướng, Nguyễn Văn Đua được sự "chống lưng" của Lê Thanh Hải, bắt đầu ra tay đuổi dân, cướp đất, chia chác cho "nhóm lợi ích" dưới danh nghĩa "nhà đầu tư", chúng "xẻ thịt" Thủ Thiêm. "Kinh khủng" đến nỗi, cựu Chủ tịch Thành phố Võ Viết Thanh phải thốt lên : "Đồng tiền đã làm biến dạng quy hoạch Thủ Thiêm".

Và từ đây, nhà nước thất thoát hàng ngàn tỷ, nhân dân bị tước đoạt nhà đất, màn trời chiếu đất, tiếng kêu tuyệt vọng khổ đau như muốn xé nát Trời xanh.

Từ khi bác bỏ Quyết định của Thủ tướng để thay thế bằng Quyết định của mình, Nguyễn Văn Đua trở thành người cực kỳ quyền lực. Được Lê Thanh Hải "chống lưng", Đua biến mình thành "hung thần" đối với nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Thủ Thiêm nói riêng. Hắn trở nên tàn bạo hơn bao giờ hết. Có những chủ trương tại Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn đi ngược lại luật pháp, ngược lại quyết định của chính phủ, trong đó có trách nhiệm của Nguyễn Văn Đua.

Con số 15.000 hộ dân ở Thủ Thiêm bị giải tỏa ra khỏi nơi gắn bó của mình với giá đền bù rẻ mạt, thật sự là phi lý và vô đạo. Báo Việt Times đưa tin, "tính đến ngày 22/5/2017 việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, tái định cư đối với Khu đô thị mới này đạt tỷ lệ đạt gần 100%. Cụ thể, lũy kế đã bồi thường, hỗ trợ được 14.349/14.353 hồ sơ đạt 99,97%, với diện tích 715,9731/719,9208 ha đất đạt 99,45%, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 17.158,560 tỷ đồng".

Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh, mà điển hình là Thủ Thiêm, quận 2, là nơi diễn ra giải tỏa đền bù nhà dân một cách khốc liệt nhất làm cho bao nhiêu người dân phải rời xa mảnh đất mà cha ông họ đã đổ mồ hôi, thậm chí cả máu để khai phá giữ gìn, nay phải ly tán đi khắp nơi. Nếu trong chiến tranh, ly tán là điều không tránh khỏi, thì trong hòa bình mà bắt người dân phải ly tán, ly hương để giành những mảnh đất béo bở cho các chủ đầu tư với giá rẻ mạt là việc làm vô nhân đạo, là tội ác.

Người dân Thủ Thiêm mất đất, mất nhà, trắng tay. Oan khiên tang tóc cũng từ đây mà ra. Chống cưỡng chế thì bị "quy chụp" chống nhà nước. Thanh niên trai tráng vô cớ phải vào tù. Những mẹ già trở nên "bị Việt Tân kích động". Cán bộ hưu trí thì bị cho là "lệch lạc đường lối". Các gia đình chính sách như thương binh, liệt sĩ, có công Cách mạng, thậm chí Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng cũng bị Đua và "nhóm lợi ích" bác bỏ mọi quyền và lợi ích trên chính mảnh đất của mình.

Vì thế mới có "làng Thủ Thiêm" giữa lòng Hà Nội. Họ đi kêu oan, đi khiếu kiện ròng rã… 20 năm trời. Đất thổ cư ở lâu đời chỉ được đền bù 150 ngàn/m2, tương đương 3 bát phở (!). Trong khi chủ đầu tư rao bán 250 triệu/mét vuông, tức hơn 1.670 lần.

Nếu ở Đà Nẵng có "bộ tam" Nguyễn Bá Thanh – Trần Văn Minh – Văn Hữu Chiến cấu kết với Vũ nhôm và các đại gia khác "ăn" hết đất đai, công sản, thì ở Thành phố Hồ Chí Minh, "bộ tứ" Lê Thanh Hải – Nguyễn Văn Đua – Tất Thành Cang – Lê Hoàng Quân cũng cùng nhau "xẻ thịt" đất đai Sài Gòn, bất chấp tất cả.

Trong khi dân phải che lều, ở chung cư, thì những "nhà đầu tư" được ưu ái quá mức. Đại Quang Minh là đơn vị đầu tư chủ chốt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm – với biểu tượng là Khu đô thị cao cấp Sala – công ty này được lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh ưu ái rất đặc biệt thông qua hình thức BT (Xây dựng – Chuyển giao), hiểu đơn giản hơn là đổi đất lấy hạ tầng.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Đại Quang Minh thực hiện 4 cung đường với chiều dài 11,9 km có tổng chi phí đầu tư lên đến trên 12.182 tỷ đồng. Đổi lại, UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Đại Quang Minh khu đất sạch có diện tích gần 79 hecta, thuộc phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại Quang Minh tiếp tục được UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho xây dựng cầu dây văng Thủ Thiêm 2, nối quận 1 với quận 2, tổng chi phí 4.260 tỷ đồng. Đổi lại, Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Đại Quang Minh 13,5 hecta đất cũng tại Thủ Thiêm.

Chiều 9/5, Đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh gồm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm cùng các Đại biểu quốc hội : ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh và bà Trịnh Ngọc Thúy, Phó Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri quận 2, nơi có dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tại đây, các "ông bà nghị" đã chứng kiến những người dân đau đớn, tuyệt vọng đến nhường nào. Họ khóc, họ la lối như trút hết mọi nỗi uất hận dồn nén, có người đã ngất xỉu sau khi trình bày oan trái của mình.

Những khuôn mặt nhăn nheo, sạm lại vì dãi dầu mưa nắng, những mái đầu đã bạc với những giọt nước mắt căm hờn. Cử tri quận 2 đề nghị đưa sự việc ở Thủ Thiêm lên Quốc hội, Bộ chính trị giải quyết vì "không còn tin cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh" nữa. Họ tha thiết cầu mong Thanh tra chính phủ sớm thanh tra toàn diện "dự án Thủ Thiêm", hòng lôi ra ánh sáng những "hung thần" đã "cạp" đất và "xẻ thịt" Thủ Thiêm".

Để xoa dịu cử tri và cũng để "đánh bóng" mình, bà Quyết Tâm đã "phán" liều : "Còn làm đại biểu, tôi sẽ giải quyết cho được chuyện Thủ Thiêm". Chao ôi, thưa "bà nghị", bấy lâu nay bà ở đâu ? Bà ở bên phe Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang… hay bên cạnh nhân dân ? Bà ở trong "chăn ấm nệm êm", có biết người dân co ro trong các lều che tạm dột nát ở Thủ Thiêm ?

Cách đây mấy hôm, bà còn cho rằng 32 hecta mà Cty Tân Thuận (của thành ủy) bán cho Cường đô la, "không phải là công sản" cơ mà ? Đúng là mồm mép lươn lẹo của kẻ đứng đâu cũng có hoa tươi trên đầu và trước ngực (!)

"Miếng bánh" Thủ Thiêm hấp dẫn đến nỗi, ngoài Đại Quang Minh, còn có Vũ nhôm, Út trọc cũng xí phần. Nói nhanh, cũng như Vũ nhôm (có CMND tên Trần Đại Vũ), nghe cái tên công ty Đại Quang Minh của Khoa "khàn" (tức Khoa Keamang) người hiểu chuyện sẽ biết cả hai là "đệ ruột" của ai rồi. Và vì thế, câu hỏi tại sao Đại Quang Minh "làm mưa làm gió" ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạm có câu trả lời. Khi "đại ca" của chúng đổ bệnh, thế lực suy giảm, cũng như Vũ nhôm, đầu 2017 Khoa Khàn đã vội vã "bán tháo" Đại Quang Minh cho ông chủ Trường Hải ô tô Trần Bá Dương.

badua2

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Văn Đua. Ảnh : Khiết Nhung

Lê Thanh Hải – Tất Thành Cang – Nguyễn Văn Đua – Lê Hoàng Quân đã cấu kết hình thành "nhóm lợi ích" và thậm chí "phe nhóm chính trị" nhằm trục lợi kinh tế, đi ngược với chủ trương của nhà nước và quyền lợi của nhân dân. Dân lao động, dân nghèo Sài Gòn - Gia Định nói riêng và miền Nam nói chung, vốn hiền hòa, nhân hậu, bao dung và cả tin ; cho nên những năm nào, khi còn là thằng du kích, biệt động thành, chúng được nhân dân Sài Gòn Thủ Thiêm đùm bọc, nuôi nấng, che chở cho đến ngày hòa bình rồi lần mò vào chính trường. Vậy mà hôm nay, chúng quay lưng lại, phản bội nhân dân và "lội" trên máu và nước mắt của họ để trở thành "hung thần" và "lãnh chúa".

Chùa chiền, nơi thờ phượng ở Thủ Thiêm cũng bị san bằng. Nhìn những nhà sư đầm đìa nước mắt bên đống gạch vụn, cả 2 thầy trò nhìn về hướng trời xa… Nhìn cảnh ấy, thần linh cũng phẫn nộ và kinh sợ bọn "đại gian đại ác", thì chúng còn đến chùa cầu khấn làm gì ? Ai chứng minh cho chúng ?

"Lò ông Trọng" đã "đốt" sang năm thứ 2, nhưng hình như "nhiệt độ" của lò vẫn chưa đủ sức nóng để thiêu những "khúc củi" là hung thần, lãnh chúa… đã cưỡi lên đầu nhân dân, hút máu họ, để cho bản thân và gia tộc chúng "trường sinh bất lão".

Lê Hồng Hà

Nguồn : FB Lê Hồng Hà, 11/05/2018

Published in Diễn đàn

"Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm bị cố tình thủ tiêu" (RFA, 07/05/2018)

Trước thông tin về bản đồ gốc 1/5000 quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm bị thất lạc, các cư dân ở Thủ Thiêm-những người kiên trì khiếu kiện vì cho rằng họ bị cưỡng chế sai pháp luật đối chiếu theo tấm bản đồ bị mất đó-nói gì và nguyện vọng của họ như thế nào ?

mat1

Nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Viết Thanh công bố 13 bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 - Courtesy : Ảnh chụp màn hình tuoitre.vn

Hành trình bị thất lạc

Khu đô thị mới Thủ Thiêm được xem như là một trong các dự án phát triển đô thị trọng điểm của Việt Nam, với việc xem xét và chuẩn bị bắt đầu từ năm 1992.

Các đồ án quy hoạch được Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh thông qua vào năm 1995. Ngày 27/05/1996, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có Tờ trình số 1861 trình lên Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, có bản đồ 1/5000 kèm theo, với diện tích là 770 héc-ta bao gồm trong đó có 133 héc-ta mặt nước sông Sài Gòn và khu chuyển dân tái định cư, giáp ranh phạm vi lập quy hoạch, có diện tích 160 héc-ta.

Ngày 4/06/1996, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 367 về phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Sau khoảng hơn một thập niên Chính quyền quận 2 và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Báo Đại Đoàn Kết, vào ngày 25/10/2007 đăng tải thông tin về dự án này, với tựa đề bài báo "Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm : Ai phá nát quy hoạch ?", gây bức xúc trong dư luận.

Bài báo cho biết, Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 22/03/2002, ban hành một lúc hai thông báo 77 và 78 truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban là ông Lê Thanh Hải yêu cầu Sở Địa chính và Kiến trúc sư trưởng phải cắm mốc giao đủ 770 héc-ta đất cho khu trung tâm. Điều này mang ý nghĩa quỹ đất bị thiếu hụt 130 héc-ta mặt nước sông Sài Gòn theo Tờ trình nguyên thủy được Thủ tướng phê duyệt. Trong cùng ngày 22/03/2002, một công văn hỏa tốc khác từ Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh truyền đi yêu cầu đảm bảo 160 héc-ta diện tích đất dành cho tái định cư không nhất thiết tập trung ở một điểm, mà có thể bố trí từ 3 đến 4 địa điểm trong quận 2.

Bài báo khẳng định với các văn bản vừa nêu thì khu tái định cư của người dân bị đẩy ra khỏi quy mô 930 héc-ta đã được Chính phủ phê duyệt ; đồng thời quyết định tự điều chỉnh của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về quy mô và phạm vi quy hoạch trái với Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong suốt thời gian gần 20 năm qua, hàng ngàn hộ dân bị di dời, mà họ không được bồi thường thỏa đáng, trong đó rất nhiều hộ dân bị cưỡng chế giải tỏa mà không được đền bù. Hàng trăm hộ dân không nằm trong phạm vi quy hoạch cầu cứu với chính quyền các cấp từ địa phương đến Trung ương, thậm chí họ làm đơn tập thể tố cáo chính quyền quận 2 cưỡng chế đất đai, nhà cửa sai pháp luật. Ông Hùng, một cư dân Thủ Thiêm cho RFA biết :

"Đồ án 367 kèm theo bản đồ 367 coi như là bản đồ quy hoạch và thu hồi đất. Đúng ra phải thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch đó. Nhưng hiện nay, Chính quyền quận 2 và thành phố dùng một cái bản đồ dự kiến giao đất để thu hồi toàn bộ những hộ dân như chúng tôi đây là nằm ngoài ranh".

Ông Hùng và một số cư dân Thủ Thiêm giải thích rằng các căn nhà của họ nằm ngoài ranh nên được chính quyền cho phép bán, còn những nhà không được phép bán là nằm trong quy hoạch được quản lý bởi Nghị định 61 của Chính phủ và Quyết định 255 của thành phố Hồ Chí Minh về không bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

Trong lần đối thoại trực tiếp giữa Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh với các hộ dân Thủ Thiêm khiếu kiện, với sự giám sát của Thanh tra Chính phủ hồi năm 2016, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong hứa hẹn sẽ đối thoại trực tiếp để làm rõ 3 vấn đề, trong đó có vấn đề bản đồ quy hoạch 1/5000 đi kèm với Quyết định 367 về Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, lời hứa của ông Nguyễn Thành Phong chưa được thực hiện thì mới đây nhất, vào đầu tháng 5 năm 2018, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ông Chủ tịch Ủy ban vừa chấp thuận phương án bán đấu giá 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các bộ ngành có liên quan trong vòng 20 năm qua vẫn chưa tìm thấy bản gốc 1/5000.

Bị thất lạc hay bị thủ tiêu ?

Dư luận trong nước bày tỏ sự hoang mang, cho rằng có khuất tất trước thông tin bản đồ gốc 1/5000 bị thất lạc, khi giới chuyên môn lên tiếng thật là phi lý và ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương, thuộc Thanh tra Chính tuyên bố rằng Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm trả lời cho người dân biết là không có bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, vì Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng không có.

Từ Hà Nội, Kiến trúc sư Trần Thanh Vân nói với RFA rằng bà không tin bản đồ bị mất :

"Bao giờ cũng có một bộ hồ sơ, không bao giờ một tờ cả. Ngay cả quy hoạch chi tiết để thi công thì cũng không phải một bản đâu, quy hoạch chi tiết còn ghi rõ hẳn hoi thậm chí là cống ở đâu, đường cây ở đâu, hè đường thế nào… có hết. Bây giờ họ lừa nhau rồi đồn lên một câu như thế, nên thú thật rằng chuyện đó chung quy lại chỉ là một trò lừa đảo. Cái quan trọng là họ lừa để làm gì, thì điều này thật sự là tôi không biết. Nhưng không bao giờ dự án quy hoạch chỉ có một bản bị mất".

Trong khi những người quan tâm chưa rõ được phía sau thông báo của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ẩn giấu điều gì, thì các cư dân khiếu kiện của Thủ Thiêm cho rằng bản đồ nguyên thủy bị cố tình thủ tiêu, như ông Toản khẳng định với RFA :

"Kẻ gian phải thủ tiêu thôi. Vì sao ? Vì hiện nay chúng tôi có đủ tài liệu và chứng cứ để chứng minh rằng 5 khu phố, bao gồm khu phố 5 và 6 của phường An Khánh nằm ngoài khu trung tâm. Khu phố 1 phường Bình An nằm ngoài khu trung tâm. Khu phố 1 và 2 phường Bình Khánh nằm ngoài khu trung tâm hoàn toàn phù hợp với tất cả các văn bản. Bà con chúng tôi đi đấu tranh là cả 5 khu phố nằm ngoài khu trung tâm. Nhưng 5 khu đó thì có thể một vài khu phố nào đó nằm trong khu tái định cư thôi. Còn đặc biệt khu vực chỗ tôi 4, 3 hec-ta là không nằm trong khu trung tâm và cũng không nằm trong 160 héc-ta tái định cư. Cho nên ở đây là phải còn bản đồ thì mới so sánh được".

Vào ngày 7 tháng 5, ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh, người ký Tờ trình 1861 gửi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và cũng là người trình bày trước Chính phủ về nội dung quy hoạch đưa ra với truyền thông trong nước tập hồ sơ về đồ án quy hoạch phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm thành phố Hồ Chí Minh-tháng 5.1995 với 13 bản đồ nguyên thủy. Ông Võ Viết Thanh nhấn mạnh rằng cần phải xem xét trường hợp Thủ tướng không ủy quyền hoặc không có sự phê duyệt của Chính phủ thì mọi thay đổi quy hoạch là không hợp pháp. Ông chia sẻ với báo giới rằng chính bản thân ông không thể ngờ có một ngày ông nhìn thấy thực trạng khu vực Thủ Thiêm như vậy. Chúng tôi xin được trích nguyên văn lời ông nói :

"Sau này, tôi nói thẳng với những người có trách nhiệm của thành phố rằng khi tôi thấy cảnh đập phá mà tôi gọi nôm na giống như một trận ném bom của thời chiến ở khu đô thị".

Nguyên Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Viết Thanh kêu gọi Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh không nên bàn và tìm bản đồ "mất tích" nữa, mà hãy tập trung xem xét việc quy hoạch, giải tỏa đền bù cho dân có được thảo đáng. Những cư dân Thủ Thiêm khiếu kiện trong ngần ấy năm mà chúng tôi có dịp trao đổi yêu cầu ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong nhanh chóng thực hiện lời hứa đối thoại với họ và chúng tôi liên lạc với Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan để hỏi thăm mong muốn của cư dân Thủ Thiêm sớm được Ủy ban thực hiện hay không ; thế nhưng mọi cố gắng của chúng tôi qua điện thoại lẫn email đều không thành.

Hòa Ái

*******************

Nguyên Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh công bố bản đồ gốc Thủ Thiêm (RFA, 07/05/2018)

Nguyên Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh ông Võ Viết Thanh ngày 6 tháng 5 công bố với báo chí rằng ông vẫn còn lưu giữ tập hồ sơ đồ án quy hoạch phát triển khu trung tâm thành phố mới Thủ Thiêm tháng 5/1995 trong đó có 13 tấm bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/5.000.

mat2

Một trong số 13 bản đồ quy hoạch đô thị Thủ Thiểm được Nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh ông Võ Viết Thanh công bố với báo chí - Courtesy of News.zing.vn

Ông Thanh cho biết vào thời điểm Thành Phố Hồ Chí Minh trình chính phủ phê duyệt quy hoạch dự án này, ông Thanh đang là Phó Chủ tịch Thành phố và cũng chính là người đã ký tờ trình chính phủ. Tuy nhiên ông Thanh khẳng định Thủ tướng lúc đó là ông Võ Văn Kiệt đã không ký vào bản đồ quy hoạch nên không hề có bản đồ nào có chữ ký của Thủ tướng.

13 tấm bản đồ trong bộ hồ sơ quy hoạch thành phố mà ông Thanh đang giữ bao gồm Bản đồ tổng thể thành phố, Bản đồ quy hoạch giao thông Thủ Thiêm, Bản đồ hiện trạng kiến trúc đất xây dựng và thoát nước Thủ Thiêm, Bản đồ hiện trạng giao thông - cấp điện Thủ Thiêm, Bản đồ hiện trạng cấp nước Thủ Thiêm, Bản đồ tổng thể mặt bằng Thủ Thiêm, Sơ đồ phân khu chức năng Thủ Thiêm, Bản đồ chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng Thủ Thiêm, Sơ đồ qui hoạch cấp nước Thủ Thiêm, Sơ đồ quy hoạch cáp điện Thủ Thiêm, Sơ đồ quy hoạch thoát nước bẩn, Quy hoạch xây dựng đợt đầu (khu Bắc), Quy hoạch chi tiết khu Bắc Thủ Thiêm.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phê duyệt dự án khu đô thị Thủ Thiêm dựa trên những bản đồ vừa nêu.

Truyền thông trong nước dẫn lời ông Võ Viết Thanh rằng đã từ lâu ông luôn đau lòng nhìn cảnh giải tỏa các hộ dân ở đường Lương Định Của. Ông cho rằng vấn đề bây giờ không phải là đi tìm bản đồ gốc mà phải làm sao việc quy hoạch giữ được mục đích tốt đẹp ban đầu và hơn cả là lo ổn định đời sống người dân.

Cũng tin liên quan, ông Phan Như Khuê, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh ngày 7 tháng 5 cho biết đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức đoàn giám sát riêng về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ông cho hay đoàn giám sát sẽ làm rõ nhiều yếu tố pháp lý trong đó đảm bảo chính sách bồi thường giải tỏa, tái định cư cho người dân được làm đúng không. Hay việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại được thực hiện đúng pháp luật không…

Published in Việt Nam
mardi, 08 mai 2018 14:51

Bí ẩn Đại Quang Minh !

Đại Quang Minh là đơn vị đầu tư chủ chốt tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm - với biểu tượng là Khu đô thị cao cấp Sala - công ty này được lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh ưu ái rất đặc biệt thông qua hình thức BT (Xây dựng – chuyển giao), hiểu đơn giản hơn là đổi đất lấy hạ tầng.

sala1

Dự án Khu đô thị cao cấp Sala - Ảnh minh họa 

Năm 2010, UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Tổng công ty Phát triển Hạ tầng & Đầu tư Tài chính Việt Nam – Công ty cổ phần (viết tắt là VIDIFI) thực hiện 4 tuyến đường chính tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức BT.

Năm 2011, VIDIFI cùng Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Xây dựng Ngân Bình, cùng ông Trần Đăng Khoa và Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh thành lập nên công ty Đại Quang Minh.

2013, VIDIFI rút khỏi Dự án. UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Đại Quang Minh (công ty được lập nên có sự góp mặt của VIDIFI) thực hiện 4 cung đường với chiều dài 11,9 km có tổng chi phí đầu tư lên đến trên 12.182 tỷ đồng. Đổi lại, UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Đại Quang Minh khu đất sạch có diện tích gần 79 hecta thuộc phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Gần 45 hecta đất xây dựng, còn lại là đất công trình, Đại Quang Minh nộp thêm về ngân sách thành phố hơn 2 ngàn tỷ.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng có công văn xin Bộ Tài chính chấp thuận cho UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao đất ngay cho Đại Quang Minh, không cần chờ thi công xong mới giao đất.

Hợp đồng này do ông Tất Thành Cang, khi ấy là Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh ký với ông Trần Đăng Khoa, hợp đồng được đóng dấu Mật.

Năm 2015, Đại Quang Minh tiếp tục được UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho xây dựng cầu dây văng Thủ Thiêm 2, nối quận 1 với quận 2, tổng chi phí 4.260 tỷ đồng. Đổi lại, Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Đại Quang Minh 13,5 hecta đất tại khu Thủ Thiêm.

Thời điểm khởi công, ông Khoa có hứa với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng như lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đến ngày 30/4/2018 sẽ hoàn tất cây cầu này. Ông Đinh La Thăng khi ấy với cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải còn than phiền "Tiến độ đến 30/4/2018 thì chậm quá".

Mặc dù vậy cho đến giờ, sau lễ khởi công thì chỉ có hàng cây cổ thụ lâu năm trên đường Tôn Đức Thắng (Quận 1) bị chặt đi còn cây cầu dây văng thì vẫn chưa thấy bóng dáng. Trong lúc, 13,5 hecta đất đổi cầu đã được Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Đại Quang Minh.

Đầu năm 2017, ông Trần Đăng Khoa bắt đầu thoái vốn tại Đại Quang Minh, ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Thaco Trường Hải nhanh chóng tiếp nhận Đại Quang Minh với khoản cổ phần nâng từ 45% lên đến 90% tại công ty này.

Như vậy có thể thấy rằng, chỉ sau vài năm thành lập ngắn ngủi và thoái vốn thành công, ông Trần Đăng Khoa đã nhặt được gần cả trăm hecta đất tại Khu Đô thị Thủ Thiêm.

Đó là chưa kể đến những Dự án theo dạng BT khác giữa Đại Quang Minh và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã được ký kết để thực hiện tại nơi này.

Ngô Nguyệt Hữu

 

Nguồn : VNTB, 08/05/2018

<a data-flickr-embed="true"  href="https://www.flickr.com/photos/145347866@N03/41976066461/in/dateposted-friend/" title="sala1"><img src="https://farm1.staticflickr.com/906/41976066461_7355a67560.jpg" width="500" height="219" alt="sala1"></a><script async src="//embedr.flickr.com/assets/client-code.js" charset="utf-8"></script>
Published in Diễn đàn

Vì sao cần tìm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm ? (BBC, 04/05/2018)

Tin về tấm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm "bị thất lạc" làm nổi bật vấn đề chưa giải quyết : chuyện các hộ dân khiếu nại rằng chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hồi đất "nằm ngoài quy hoạch".

bando1

Bản chụp một tấm bản đồ mà ông Lê Văn Lung nói là bản đồ quy hoạch 1996

Dư luận Việt Nam đầu tháng 5 đang quan tâm việc chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh công khai thừa nhận "chưa tìm thấy" bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm kèm theo Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng.

Bản đồ quy hoạch này được xem là tài liệu quan trọng để giải quyết khiếu nại kéo dài của nhiều hộ dân bị thu hồi đất trên phạm vi đất đai thuộc quy hoạch.

Truyền thông Việt Nam cho hay tới nay 15.000 hộ dân đã được di dời khỏi bán đảo Thủ Thiêm, với chi phí 30.000 tỉ đồng để chi trả bồi thường, tái định cư.

Nhưng còn không ít hộ dân tiếp tục khiếu nại, và yêu cầu chính quyền cung cấp tấm bản đố 1996 để xác định ranh.

'Bản chụp có dấu đỏ'

Nói chuyện với BBC hôm 4/5, một người dân khiếu nại, Lê Văn Lung, nói rằng ông chưa nhìn thấy bản đồ quy hoạch gốc kèm theo quyết định của Thủ tướng năm 1996 nhưng ông nói ông có "bản chụp có dấu đỏ".

Ông Lung là một trong những người dân khiếu kiện cho rằng đất của họ đã bị cưỡng chế mặc dù không nằm trong diện quy hoạch.

Ông kể lại rằng nhà của ông bị chính quyền địa phương đưa vào diện quy hoạch năm 2009.

"Nhưng chính quyền không đưa ra được bản đồ quy hoạch, mà chỉ cho người dân xem bản đồ thu hồi đất".

"Chúng tôi cho rằng họ đã vẽ rộng hơn bản đồ quy hoạch, và lại giấu đi bản đồ quy hoạch".

bando2

Một phần tấm bản đồ mà ông Lê Văn Lung nói là bản đồ quy hoạch 1996

Ông Lung cho biết khu đất của ông bị cưỡng chế tháng 11/2012.

"Tổng cộng tôi được đền bù hơn 6 tỷ. Tiền đền bù chỉ khoảng 3 triệu, họ cho thêm tiền hỗ trợ khoảng 16 triệu cho một mét vuông, nhưng chỉ hỗ trợ cho 200 mét vuông trở lại".

Tuy số tiền có vẻ cao, nhưng ông Lung nói "giá không hợp lý, vì thời đó cũng phải 70, 80 triệu mét vuông, giờ thì đã là 200 triệu".

Ông Lung nói kể từ khi đi khiếu kiện, ông bắt đầu "thu thập các loại bản đồ", và khoảng 4 năm trước, ông khẳng định đã có "bản chụp có dấu đỏ" tấm bản đồ quy hoạch năm 1996.

bando3

Ông Lê Văn Lung nói ông thu thập nhiều bản đồ từ khi khiếu kiện

Tuy nhiên, hôm 3/5 nói với báo Dân Trí, ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ), khẳng định không có bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, vì Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng không có.

"Tất cả các nơi đều không có bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Bây giờ phải tìm biện pháp xử lý cho người dân thôi. Sai đâu nhận đấy", ông Điệp nói.

Ông Điệp xác nhận một số hộ dân khiếu kiện "có một số bản đồ photo thể hiện nằm ngoài quy hoạch ; rồi chuyện thu hồi quá quy hoạch".

Ông Điệp nói : "Thành phố Hồ Chí Minh cứ bảo có quy hoạch, nhưng hỏi bản đồ đâu thì không có".

"Chúng tôi đã đối thoại với Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh, họ xác định là không tìm thấy".

Ông Điệp cũng cho biết hiện tại còn hơn 100 hộ dân đang tiếp tục khiếu nại, có đoàn ở Hà Nội tới 4-5 tháng để đòi giải quyết.

Nói với BBC, ông Lê Văn Lung cho biết sau các khiếu nại chưa ngã ngũ, hiện thời nhiều khu đất liên quan được yêu cầu "giữ nguyên hiện trường chờ giải quyết".

"Như khu của tôi, nhà thì họ đã phá, nhưng còn đất mặt bằng trống thì đang để đó, chính quyền không làm gì", ông Lung mô tả.

Vẫn cần bản đồ 1996 ?

Trong diễn biến khác ngày 4/5, truyền thông Việt Nam đưa tin dự án mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt năm 1996 đã từng được điều chỉnh vào năm 2005.

Báo Thanh Niên mô tả một Quyết định số 6565 ngày 27/12/2005 do Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua ký, đã duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000.

Quyết định này nói : "Quyết định này thay thế Quyết định 367/TTg ngày 4 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ".

Chi tiết này dường như trùng hợp ý kiến của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng ngày 3/5 nói rằng bản đồ Thủ Thiêm bị thất lạc đã hết hiệu lực.

Tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ chiều 3/5, Thứ trưởng Lê Quang Hùng nói : "Đô thị mới Thủ Thiêm được điều chỉnh hai lần, lần đầu tiên là quy hoạch chung năm 1996 và lần thứ hai là điều chỉnh quy hoạch năm 2005. Như vậy ở Thủ Thiêm có nhiều bản đồ".

Ông Hùng cho hay quá trình triển khai dự án, xác định ranh giới, thu hồi mặt bằng,... của khu đô thị Thủ Thiêm đều thực hiện trên quy hoạch chung được phê duyệt năm 2005.

"Tất cả bản đồ có căn cứ pháp lý từ 2005, như bản đồ quy hoạch chung, chi tiết, xác định ranh giới hiện giữ đầy đủ, việc triển khai dự án, thu hồi đất là dựa trên cơ sở các bản đồ này".

"Bản đồ thất lạc là bản đồ quy hoạch chung được phê duyệt năm 1996, về pháp lý đã được thay thế bởi quy hoạch chung năm 2005".

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của BBC, quyết định số 6565 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 đã từng bị phê phán hơn 10 năm trước đây.

Trong quá trình tìm lại tư liệu về Thủ Thiêm, BBC tìm thấy bài báo ngày 30/11/2007 trên báo Tiền Phong trong loạt bài điều tra của tờ này về khu đô thị Thủ Thiêm.

bando4

Bài báo điều tra năm 2007 của tờ Tiền Phong

Bài viết của nhà báo Hà Phan trên Tiền Phong khi đó nói : "Trước đây, một nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh từng ra quyết định số 6565…'thay thế quyết định 367/TTg của Thủ tướng' rồi lại tiếp tục ra quyết định số 6566 ký cùng ngày lại căn cứ vào quyết định của Thủ tướng mà vị Phó Chủ tịch này đã 'vượt quyền' ra quyết định thay thế !"

Đáng chú ý, bài báo năm 2007 khi đó nói rằng vào ngày 7/11/2007, UBND Thành phố Hồ Chí Minh "đã phải ra một quyết định 'sửa sai' các điều trên nhưng gần 2 năm qua, bao nhiêu việc liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm đã căn cứ vào quyết định 'vượt quyền' mang số 6565, 6566 để thực hiện thì sẽ sửa sai ra sao ?"

Như thế, một câu hỏi đặt ra là liệu phải chăng việc "truy tìm" bản đồ quy hoạch 1/5.000 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm kèm Quyết định 367 của Thủ tướng năm 1996 là vẫn có ý nghĩa pháp lý ?

**********************

Mất hay không có bản đồ Khu đô thị Thủ Thiêm ? (BBC, 04/05/2018)

Dư luận Việt Nam xôn xao việc không tìm thấy bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm, vốn là căn cứ để xác định quyền lợi về đất đai của hàng chục ngàn hộ dân.

bando5

Nhiều khu đất vàng tại Thủ Thiêm được giao bán đấu giá thời gian gần đây

Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000 Khu đô thị Thủ Thiêm, đi kèm Quyết định 367 được xem là "chìa khóa" giải quyết chuyện khiếu nại, khiếu kiện của người dân ở Thủ Thiêm kéo dài nhiều năm qua.

Để đầu tư xây dựng 'siêu dự án' Khu đô thị Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh giải tỏa gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, di dời khoảng 15.000 hộ dân, huy động gần 30.000 tỷ đồng chi trả bồi thường, tái định cư.

Cũng từ đó, khiếu nại của người dân ở khu vực này phát sinh, mấu chốt nằm ở việc xác định ranh giới quy hoạch, theo truyền thông Việt Nam.

Mất hay không có ?

Thông tin thất lạc bản đồ Khu đô thị Thủ Thiêm năm 1996, tỷ lệ 1/5000, được cho là 'bùng lên' sau cuộc họp báo thường kỳ của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngày 2/5.

Tại họp báo, khi phóng viên hỏi "Bản đồ đi kèm Quyết định 367 về quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ hiện nay đang ở đâu ?", người chuyên quản lý việc vẽ bản đồ - Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nhã cho biết đến giờ vẫn tìm chưa ra bản đồ này.

"Thành phố đã chỉ đạo các sở - ngành rà soát lại từng nguồn, đơn vị tư vấn trước đây và cũng có văn bản hỏi các bộ - ngành trung ương nhưng đến giờ vẫn chưa tìm thấy", báo Dân Việt trích lời ông Nhã.

Sau đó, trong buổi họp báo chính phủ thường kỳ ngày 3/5, Bộ trưởng Xây dựng Lê Quang Hùng khẳng định Thủ Thiêm có rất nhiều bản đồ và cái bị mất là bản đồ quy hoạch chung được phê duyệt năm 1996. Hiện nay việc triển khai quy hoạch Thủ Thiêm đang được thưực hiện dựa trên bản đồ chi tiết hơn, tỷ lệ 1/2000.

Cũng theo ông Hùng, đô thị mới Thủ Thiêm đã điều chỉnh quy hoạch hai lần vào năm 1996 và 2005. Hiện quá trình triển khai dự án, xác định ranh giới, thu hồi mặt bằng là theo quy hoạch chung 2005 và "quy hoạch này vẫn còn".

Thế nhưng ông Nguyễn Hồng Điệp, trưởng Ban tiếp công dân trung ương (Thanh tra Chính phủ) trả lời báo Dân Trí ngày 3/5 là bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tỉ lệ 1/5000 kèm theo quyết định 367 năm 1996 của Thủ tướng này "Làm gì có mà tìm !".

Ông Nguyễn Hồng Điệp còn cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm trả lời sòng phẳng, thẳng thắn với người dân là không có bản đồ quy hoạch khu Thủ Thiêm 1/5000, vì Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước cũng không có tấm bản đồ này.

Theo Dân Việt, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thực ra đã phát hiện chuyện mất bản đồ khu đô thị Thủ Thiêm từ hồi cuối tháng 11/2017 khi ông làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh. Tại cuộc họp đó, giới chức thành phố báo cáo "các sở ngành liên quan đều không tìm thấy" [bản đồ].

'Phải có nhiều nơi lưu trữ'

Kiến trúc sư Võ Kim Cương, nguyên phó Kiến trúc sư trưởng Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng phải có nhiều nơi lưu trữ bản đồ quy hoạch 1/5000. Chẳng hạn như Văn phòng Chính phủ, Cục Văn thư và lưu trữ - nơi lưu những văn bản và tài liệu kèm theo do Thủ tướng ban hành, hoặc Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành phố Hồ Chí Minh, nay là Sở Quy hoạch Kiến trúc, và ngay tại văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Dân Việt, bản đồ này thực ra đã được đăng trên báo Lao Động, công khai ở địa phương bị thu hồi đất từ năm 1996.

Hiện nay, hàng chục người dân xin được bản sao ở Chi cục Văn thư lưu trữ, dấu mộc đỏ chót.

Ông Lê Văn Lung, người đi khiếu nại về đất đai 20 năm qua, được báo Dân Việt trích lời : "Họ [chính quyền] cần chúng tôi sẽ cho không. Nhưng không có bản đồ thì làm sao mà thu hồi đất. Họ sợ lộ vụ Thủ Thiêm nên thủ tiêu thôi chứ mất sao được !".

'Chuyện lạ'

Trả lời Zing.vn, giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, khẳng định việc thất lạc bản đồ quy hoạch 1/5000 khu đô thị mới Thủ Thiêm là 'chuyện lạ', làm nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp.

Ông Hùng nói căn cứ vào bản đồ, đơn vị thực hiện dự án xác định được hạng mục bên trong dự án. Cụ thể, đâu là khu vực làm đường đi, đâu là khu làm nhà, trường học… và ranh giới giữa các khu này.

Thất lạc bản đồ 1/5000 đồng nghĩa với không còn cơ sở để bố trí mặt bằng cụ thể, chỉ còn phần thuyết minh bằng lời cho dự án. Trong tình huống này, rất dễ xảy ra tranh chấp vùng giáp ranh giữa dự án với đất của dân cư sống xung quanh. Hơn nữa, mất bản đồ có thể dẫn đến thực hiện sai quy hoạch.

"Một dự án lớn hàng trăm ha, hàng chục nghìn tỷ đồng mà Thành phố Hồ Chí Minh để thất lạc bản đồ quy hoạch 1/5000 gốc, tôi cho rằng đó là chuyện rất lạ và vô lý", ông Võ bình luận trên Zing.vn.

Trao đổi với Lao Động, kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho hay, ông đang thắc mắc không hiểu quá trình bàn giao thế nào lại để thất lạc bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.

"Tôi thắc mắc, tại sao người dân lại biết mình không nằm trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm ? Tôi phỏng đoán phải có người đang giữ bản quy hoạch gốc đó, rồi báo cho người dân biết, bởi đến tôi còn không nhớ nữa là", ông Vạn nói.

Căn cứ nào triển khai dự án Thủ Thiêm ?

Theo VnExpress, quyết định 367 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm căn cứ vào cơ sở pháp lý là nghị định 91 ngày 17/8/1994 của Chính phủ (về việc ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị).

Tuy vậy, việc không có bản đồ quy hoạch kèm quyết định trên đã khiến khiếu nại của người dân liên quan đến dự án này chưa có điểm dừng.

Hiện khiếu nại của hơn 60 hộ dân liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn chưa giảm độ nóng.

Nguyên nhân chính là các hộ dân cho rằng đất của họ không thuộc diện tích dự án Thủ Thiêm, nhưng vẫn bị thu hồi và không có quyết định thu hồi, không bồi thường thỏa đáng.

************************

‘Chuyện lạ’ ở Sài Gòn : Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm ‘bị thất lạc’ (Người Việt, 03/05/2018)

Hôm 3 tháng Năm, người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam tiếp tục bàn tán về "chuyện lạ" là nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn công bố "cơ quan chức năng chưa tìm ra bản đồ quy hoạch đô thị mới Thủ Thiêm bị thất lạc".

bando6

Nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn phải mất 10 năm giải tỏa, di dời khoảng 15.000 hộ dân ở bán đảo Thủ Thiêm để xây khu đô thị mới. (Hình : Báo Zing)

Đây là bản đồ quy hoạch gốc 1/5,000, nghĩa là cứ 1 mm trên bản đồ thì tương đương 5 mét ngoài thực địa.

Do vậy, tấm bản đồ này được cho là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án khu đô thị này, đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết hàng loạt vụ tranh chấp, khiếu kiện đất đai diễn ra trong suốt 20 năm qua đến việc xác định ranh quy hoạch tại bán đảo Thủ Thiêm.

Luật sư Nguyễn Đức được báo Tuổi Trẻ hôm 3 tháng Năm dẫn lời : "Việc thất lạc tấm bản đồ quan trọng này xảy ra ở các sở ngành và văn phòng Ủy Ban Nhân Dân thành phố Sài Gòn là chuyện khó hiểu, còn nếu nói cả các bộ và Văn Phòng Chính Phủ cũng mất thì không bình thường".

Ông Đức đề nghị Bộ Công An "vào cuộc điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc mất tài liệu đặc biệt quan trọng này và xử lý các cá nhân có liên quan".

Tuy vậy, trong cuộc họp báo chính phủ thường kỳ diễn ra vào chiều 3 tháng Năm, Thứ trưởng Bộ xây dựng Lê Quang Hùng được các báo "lề phải" ghi nhận phát biểu : "Theo quy trình, việc triển khai quy hoạch Thủ Thiêm phải tiến hành theo thủ tục hai bước : quy hoạch chung gắn với bản đồ 1/5000 và quy hoạch chi tiết gắn với bản đồ 1/2000, sau đó cụ thể hóa, phân giới cắm mốc thực hiện. Khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng đã hai lần điều chỉnh quy hoạch, một lần là tại quy hoạch chung năm 1996, lần thứ hai là vào năm 2005. Như vậy ở Thủ Thiêm có rất nhiều bản đồ. Hiện quá trình triển khai dự án, xác định ranh giới, thu hồi mặt bằng là theo quy hoạch chung 2005".

Cách diễn giải của Thứ trưởng Hùng được cho là nhằm "tung hỏa mù, đánh đố công luận" đang đặt rất nhiều nghi vấn xoay quanh việc một tấm bản đồ làm căn cứ quy hoạch Thủ Thiêm bỗng nhiên "thất lạc… rất đúng thời điểm và đúng quy trình".

Nhà văn Nguyễn Đình Bổn bình luận trên trang Facebook cá nhân : "Cướp đất thôi. Đền 200.000 đồng/m2 rồi đem bán 200 triệu đồng thì chỉ có thiên thần mới đủ thiện tâm từ chối, huống chi cán bộ Việt Nam là loài máu tham tiến hóa nhất trong các loài máu tham".

Nhân vụ bản đồ bị mất, nhiều Facebooker nhắc lại đây chỉ là trường hợp mới nhất, theo sau các vụ việc từng gây xôn xao thời gian qua : thất lạc bộ hồ sơ bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh xảy ra ở Bộ nội vụ hồi tháng Mười Hai, 2017 ; trước đó là vụ hồ sơ gốc của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, người được bổ nhiệm thần tốc được phát hiện "không còn lưu" tại Sở xây dựng Thanh Hóa hồi tháng Ba, 2017.

Liên quan đến các vụ khiếu kiện đất đai tại Thủ Thiêm, có ghi nhận xung quanh "trụ sở tiếp công dân" của Thanh tra chính phủ ở Hà Đông, Hà Nội từ mấy năm nay bỗng dưng xuất hiện "làng Thủ Thiêm", quy tụ hàng trăm người dân Thủ Thiêm kéo ra thủ đô sống vạ vật để khiếu nại kéo dài. Họ cáo buộc việc nhiều nhà cửa "nằm ngoài ranh quy hoạch" cũng bị chính quyền cưỡng chế di dời.

Báo Người Lao Động hôm 2 tháng Năm cho hay : "Để đầu tư xây dựng ‘siêu dự án Thủ Thiêm’, thành phố Sài Gòn đã mất nhiều năm giải tỏa gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, khoảng 15.000 hộ dân. Hồi năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố Sài Gòn cho biết số tiền để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trả các khoản lãi vay cho khu đô thị mới Thủ Thiêm là hơn 29.000 tỷ đồng (1,27 tỷ USD)".

Năm 2015, Thanh tra chính phủ ra quyết định thanh tra dự án Thủ Thiêm nhưng sau đó Phó Tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh được ghi nhận "bất ngờ có văn bản đóng dấu ‘mật’ đề nghị hoãn thanh tra toàn bộ dự án". (T.K.)

************************

Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm biến mất, ai người hưởng lợi ? (CaliToday, 03/05/2018)

Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm (Sài Gòn) có tỉ lệ 1/5000 có từ 6/1996 bỗng dưng biến mất. Đây là văn bản pháp lý về quy hoạch có chữ ký của thủ tướng chính phủ Việt Nam vào thời điểm đó nhưng qua rất nhiều lần vẫn tìm không ra. Trong khi đó, hàng ngàn người bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì đất đai của họ không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn bị giải tỏa. Số khác bị giải tỏa nhưng đền bù bằng giá rẻ mạt vì nằm trong khu quy hoạch…

bando7

Phối cảnh khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh : Tiền Phong

Khu đô thị mới Thủ Thiêm là dự án quan trọng của thành phố Sài Gòn. Chính quyền đã chi đến 29.000 tỷ đồng để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân. Theo thống kê cho biết, có khoảng 15.000 hộ dân đã buộc phải di dời đi nơi khác ở. Với từng ấy hộ dân, số người bị ảnh hưởng phải lên đến hàng chục ngàn người.

Một lãnh đạo cơ quan Tiếp dân Trung ương cho biết đơn vị này tiếp nhận rất nhiều đơn khiếu kiện của người dân liên quan đến việc bị giải tỏa, trong khi đất đai, nhà cửa của họ không hề nằm trong quy hoạch bị buộc phải giải tỏa. Rất nhiều người còn mang ra bản photo bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm để khẳng định rằng đất đai của mình không nằm trong diện phải giải tỏa. Tuy nhiên, chính quyền vẫn cho giải tỏa và chỉ đền bù với giá rẻ mạt. Số tiền đó không đủ để cho họ tái lập cuộc sống tại thành phố có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam.

Ở Việt Nam, rất nhiều lãnh đạo lợi dụng việc giải tỏa quy hoạch để chiếm đất bằng cách mở rộng khu vực giải tỏa so với bản đồ. Khoảng độ một vài năm, sau khi tình hình kiện tụng có phần lắng xuống, đất đai đã giải tỏa mà nói thẳng ra là cướp của người dân họ chia chác cho nhau. Còn câu chuyện Thủ Thiêm lại là một vấn đề nghiêm trọng hơn khi chính quyền cho giải tỏa một vùng đất rộng lớn không nằm trong quy hoạch, rồi đem đất đó bán cho doanh nghiệp.

Sau khi những đơn khiếu nại chất chồng, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng "chiếu tướng" cựu lãnh đạo thành phố Sài Gòn Lê Thanh Hải, câu chuyện khu đô thị mới Thủ Thiêm được khơi lại. Lúc này, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nói, bản đồ gốc quy hoạch đã bị mất. Đây quả là điều cực kỳ vô lý, nhưng bản đồ gốc vẫn bị mất theo "đúng quy trình". Những kẻ như Lê Thanh Hải, bằng chức quyền của mình đã cho giải tỏa rộng hơn so với quy hoạch nhằm trục lợi cho mình. Đến khi sự việc vỡ lở, bản đồ bỗng dưng biến mất.

Tờ báo Tuổi Trẻ đã trích lời chất vấn của người dân bị giải tỏa nói, không có bản đồ 1/5000 thì chính quyền căn cứ vào cơ sở nào để cho ra bản đồ chi tiết 1/2000, rồi từ đó cho giải tỏa, cưỡng chế phê duyệt chi tiết, bồi thường ? Những câu hỏi ấy không có câu trả lời.

Câu chuyện bản đồ gốc bị biến mất nó còn phần nào cho thấy chính sách "đất đai là sở hữu toàn dân" của chế độ cộng sản Việt Nam. Cũng bởi vì chính sách này nên người dân không được quyền sở hữu đất đai, cho dù mảnh đất ấy họ được thừa hưởng từ nhiều đời cha ông để lại. Lợi dụng chính sách "đất đai sở hữu toàn dân", chính quyền cộng sản Việt Nam đã cướp đất của người dân, biến họ thành những người không còn nơi dung thân.

Ông Lê Thanh Hải từng chủ tịch thành phố Sài Gòn, sau đó là 2 nhiệm kỳ Bí thư nơi này. Thành phố Sài Gòn được coi là túi tiền của chế độ cộng sản với trung bình mỗi ngày thu đến 1.000 tỷ đồng. Trong từng ấy thời gian chễm chệ trên chiếc ghế quyền lực, ông Hải chắc chắn phải kiếm được số tiền khổng lồ. Tất nhiên, khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng phải nằm trong tầm kiểm soát của ông. Việc lật lại vấn đề quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng đang nhằm muốn biến Lê Thanh Hải là "củi tươi" để đốt trong lò. Và không để mình trở thành nạn nhân tiếp theo, Lê Thanh Hải đã quyết định cho tấm bản đồ gốc biến mất.

Người Quan Sát

Published in Việt Nam

Những ngày gần đây, chính quyền và báo chí Việt Nam tất bật giải thích việc chiếm hữu toàn bộ đất đai trong khu vực Quận 2 Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ Thiêm trước kia chỉ là một vùng đất sình lầy đầy rười muỗi, dân cư rải rác, không ai muốn đến đó sinh sống. Những cư dân địa phương phần lớn chỉ dựng nhà và sinh sống dọc bờ sông. Vào nửa cuối thế kỷ 19, một vài giáo sĩ Công giáo đã đến lập chòi dựng nhà thờ và tu viện. Từ đó nhiều gia đình người Việt đã đến định cư và sống bằng nghề nông và đánh bắt cá.

Trong suốt thời gian xảy ra cuộc chiến tại miền Nam (1956-1975), phe cộng sản đã vào đây lập căn cứ và xây dựng cơ sở hậu cần (nhưng không quy mô bằng Củ Chi và Bình Dương) để tiếp tế những lực lượng du kích và chính quy đột nhập vào khu vực Sài Gòn-Gia Định. Trong thời gian này nhiều cư sĩ Phật giáo đến đây lập am dựng chùa, trong đó có một số cán bộ cộng sản nằm vùng đội lốt tu sĩ để bám trụ. Sau khi chiếm đóng Sài Gòn tháng 4/1975, tất cả những đơn vị du kích cộng sản đã rời bỏ khu vực này để vào thành phố ở trong những ngôi nhà tịch thu tiện nghi hơn và khang trang hơn.

Dưới thời quân quản, chính quyền Sài Gòn khuyến dụ cư dân đi vùng kinh tế mới. Rất nhiều gia đình, phần lớn là gia đình những cựu binh sĩ và công chức Việt Nam Cộng Hòa, đã tin theo và bán đổ bán tháo đồ đạc trong nhà để ra đi. Chỉ một thời gian ngắn sau, chưa đầy 6 tháng, những gia đình này đã trở về lại Sài Gòn nhưng nhà cửa đã vào tay người khác, tất cả đành phải nằm đường, ngủ bờ ngủ bụi và làm đủ mọi ngành nghề để kiếm sống, kể cả trộm cắp và bán thân. Nhiều gia đình đã phải vào những khu nghĩa địa cộng cư với người chết để có chỗ trú mưa gió và ăn ở qua ngày.

Sự hiện diện ồ ạt cư dân từ vùng kinh tế mới về lại Sài Gòn đã gây một làn sóng lo ngại trong thành phố, chính quyền đã tổ chức nhiều cuộc bố ráp xua đuổi số dân cư này ra khỏi nội thành. Từ đó nẩy sinh phong trào dân kinh tế mới di tản sang khu vực Thủ Thiêm chiếm đất, dựng nhà và canh tác nông nghiệp. Cho đến một ngày gần đây, đã có hơn 15.000 hộ dân đã đến đây lập nghiệp. Rất nhiều gia đình thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã đến đây sinh sống và cũng đang trong tình trạng chờ bị đuổi đi. Hiện nay, theo thông báo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 12.000 hộ dân đã được đền bù và đã dọn nhà đi nơi khác, số phận những hộ còn lại, trong đó có Nhà thờ Thủ Thiêm và dòng nữ tu Mến Thánh Giá, chưa rõ ràng và thực sự không muốn đi.

Tại sao khu vực Thủ Thiêm trở nên sôi động ?

Đó là vì vùng đất này sẽ được xây dựng như một trung tâm đô thị lớn, rập theo khuôn mẫu Phố Đông ở Thượng Hải, Trung Quốc. Chính quyền Việt Nam muốn dọn sạch vùng đất này trước khi giao cho nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện.

Ngày 04/05/2018, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh, Trần Đức Hải, đã đến gặp và chào từ biệt Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhân dịp kết thúc vai trò Tổng lãnh sự của mình. Ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị ông Trần Đức Hải giúp xây dựng khu đô thị sáng tạo ở phía Đông thành phố Hồ Chí Minh, tức khu vục Thủ Thiêm, giống như Phố Đông (Pudong) của Thượng Hải.

pudong

Ông Nguyễn Thiện Nhân muốn nhờ Trung Quốc biến cải khu đất Thủ Thiêm thành Phố Đông như Thượng Hải

Đề nghị này không phải tình cờ, nó đã manh nha từ nửa cuối thập niên 1990 nhưng bị cất vào tủ vì không ai muốn bỏ tiền ra xây dựng, Thủ Thiêm vào lúc đó vẫn còn là một vùng đất sình lầy. Rồi đùng một cái, trong suốt tháng 4/2018 khu vực đất Thủ Thiêm bỗng trở thành trung tâm điểm đánh bắt tham nhũng tại Sài Gòn do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi động. Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng và báo chí nhà nước đem Ban bí thư thành ủy Sài Gòn ra làm dê tế thần, tố cáo phe "Hai Nhựt", bí danh của cựu Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, đã bán rẻ khu đất này cho thân nhân và tay chân và muốn lấy lại.

thuthiem1

Khu đô thị kiến tạo Thủ Thiêm - Ảnh minh họa

Trong thực tế, mục đích chính của chiến dịch loại trừ phe Lê Thanh Hải là để Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam giành quyền quản trị và xử lý trực tiếp Thành phố Hồ Chí Minh. Lý do là phía Trung Quốc đang nóng rột muốn trực tiếp vào Sài Gòn xây dựng cơ sở chứ không muốn qua trung gian các công ty xây dựng bình phong của Việt Nam hay các công ty hợp doanh có vốn nước ngoài như trước. Trong khi phe nhóm của ông Lê Thanh Hải, có lẽ đã lỡ làm ăn gian dối trong việc quy hoạch truất hữu nhà đất của dân và lo sợ chuyên tham ô của họ bị phát giác nên đã cất giấu những bản đồ gốc, bây giờ mới phát giác.  Cũng có thể vụ mất bản đồ quy hoạch chỉ là hỏa mù để che giấu một âm mưu khác thâm hiểm hơn : Bắc Kinh muốn thiết đặt cơ sở lâu dài tại miền Nam trù phú.

Phải nhắc lại một quyết tâm của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh từ thời Võ Văn Kiệt, Trương Tấn Sang và Lê Thanh Hải, giới đầu tư đến trực tiếp từ Trung Quốc đã không có những đặc quyền như bây giờ. Tất cả các tập đoàn tái chánh cũng như đầu tư xây dựng Trung Quốc đều phải làm đơn đệ trình và chờ xét duyệt. Phần lớn những dự án đầu tư của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn và không được chấp thuận, giới đầu tư Trung Quốc đành phải mượn tên của tập đoàn địa phương Việt Nam để hiện diện. Thành ủy Sài Gòn dành ưu tiên cho những tập đoàn đầu tư Đông Á và phương Tây. Còn thành phần tư doanh Trung Quốc, đã có mặt rất đông tại Sài Gòn, đa số phải hành nghề chui. Nếu loại trừ được phe của lãnh chúa Lê Thanh Hải, tản đá cản đường bánh xe tài phiệt và thực dân kinh tế Trung Quốc lăn vào Thành phố Hồ Chí Minh được tháo gỡ, dân Sài Gòn sẽ biết thêm một ngày 30/4 mới. 

Từ đầu năm 2018 đến nay, đặc biệt là trong tháng 4 và tháng 5/2018, nhiều phái đoàn cao cấp của chính quyền Trung Quốc đã liên tục đến Thành phố Hồ Chí Minh làm việc với các cấp lãnh đạo địa phương nhằm "giúp" Việt Nam sửa đổi lại một số luật về quyền sử dụng đất đai và quyền được đưa người và vật tư trực tiếp từ Trung Quốc sang làm việc.

Phải hiểu đây là một chương trình thuộc địa hóa lãnh thổ Việt Nam. Không thể nói Đảng cộng sản hay chính quyền cộng sản Việt Nam ngây thơ không biết âm mưu này, cũng không thể nói Đảng cộng sản Việt Nam không muốn mượn bàn tay Trung Quốc để giúp Việt Nam phát triển đất nước. Trước Trung Quốc đã có rất nhiều quốc gia đến Việt Nam giúp phát triển đất nước nhưng đã lần lượt rút lui vì áp lực của Trung Quốc trên chính quyền Việt Nam. Bây giờ là thời điểm đã chín muồi để biến những thỏa thuận trong những Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc hay Trung Quốc-Việt Nam thành hiện thực, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đang tự biến thành tay sai như dưới thời Bắc thuộc. 

Và đúng như vậy, Đảng cộng sản Việt Nam đang thi hành những mệnh lệnh đến từ Bắc Kinh, theo những thỏa thuận đã ghi trong những Tuyên bố chung Trung Quốc-Việt Nam 2015 và 2017. Theo một trong những thỏa thuận này, Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc 2015, Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam xây dựng hai Khu công nghiệp Long Giang (Tiền Giang) và An Dương (Hải Phòng). Nhưng gần đây, trước những biến động bất lợi trên Biển Đông vì sự hiện diện thường xuyên hơn của tàu chiến Hoa Kỳ và đồng minh, Bắc Kinh muốn tiến hành nhanh sự hiện diện của mình ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Để ước muốn biến thành sự thực, phía Trung Quốc muốn bổ túc thêm một đề mục mới (Điều 5, mục iv trong Tuyên bố chung Trung Quốc-Việt Nam 2015), đó là trực tiếp đầu tư xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm và cảng sông Đồng Nai, khu vực yết hầu của nền kinh tế Việt Nam.

Cách để Bắc Kinh đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng mà không gặp chống đối là hứa giúp xây dựng những trung tâm phát triển kinh tế, tài chánh và kỹ thuật mà Việt Nam đang cần, đầu tiên là Sài Gòn và vùng phụ cận. Chuyện mất bản đồ gốc càng dễ cho phía Trung Quốc quy hoạch lại khu đô thị Thủ Thiêm mà không cần căn cứ vào những bản đồ gốc, đặc biệt là đồ án Thủ Thiêm của công ty Sasaki Asociates năm 1996, và những lôi thôi về qui định thế nào là đất xây dựng và đất nông nghiệp.

Trước yêu cầu mới này, Đảng cộng sản Việt Nam không những vâng lời mà còn quyết tâm thi hành triệt để mệnh lệnh đó. Vụ biển thủ bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm chỉ là lý cớ để phía Trung Quốc có toàn quyền quy hoạch lại công trình xây dựng, nghĩa là giảm bớt sự hiện diện của người Việt và tăng cường sự hiện diện của những đại công ty Trung Quốc trong khu đô thị : Thủ Thiêm sẽ thành một Phố Đông bis của Thượng Hải tại Việt Nam dành cho người Trung Quốc.

Theo như quy hoạch cũ trong những bản đồ được công bố trên báo chí ngoài luồng, Khu đô thị Thủ Thiêm được xây dựng để trở thành một trung tâm kinh tế và tài chánh lớn của Việt Nam, có thể cạnh tranh ngang hàng với các trung tâm kinh tế và tài chánh lớn của ASEAN (1). Ước muốn này không được phía Trung Quốc chấp nhận nên bản đồ của những hoạch định cũ phải bị biến mất.

Cái gì sẽ xảy ra tiếp ngay sau đó ? Sau vụ này, Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ mở thêm những hồ sơ tham nhũng khác về đất đai ở Đồng Nai và Long Thành nhằm loại trừ ảnh hưởng của những sứ quân địa phương để giao lại cho Trung Quốc. Vì tham vọng của Bắc Kinh không dừng ở Thủ Thiêm.

thuthiem2

Biểu tượng hoa sen được chọn cho thiết kế nhà ga sân bay Long Thành - Ảnh minh họa

Tại sao Đồng Nai và tại sao Long Thành ? Rất dễ hiểu, nếu đổ tiền đổ của ra biến vùng đất sình lầy Thủ Thiêm thành một phố kiến tạo, Phố Đông bis (theo đề nghị của Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân), người và hàng hóa sẽ vào Sài Gòn bằng cách nào ? Lấy Đồng Nai để xây dựng trạm xe lửa xuyên Việt từ Trung Quốc và lấy Long Thành để xây dựng phi cảng quốc tế. Trong những ngày sắp tới, người ta sẽ thấy giới đầu tư Trung Quốc sẽ lần lượt trúng các lô thầu xây dựng đường sắt siêu tốc Bắc-Nam, cảng sông Đồng Nai và phi cảng quốc tế Long Thành.

Cái gì đang xảy ra ở Việt Nam ? Quan trên Trung Quốc chỉ tay, quan dưới Việt Nam thi hành. Hơi hướm giống như thời Bắc thuộc.

Không biết nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam có đồng tình với nhận định này không.

Nguyễn Văn Huy

*****************

(1) Lại giả mù sa mưa : Hà Nội muốn thay đổi bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm

Published in Quan điểm
lundi, 16 avril 2018 09:29

"Anh Sáu kêu gỡ bài xuống !"

Hiện nay, có nhà báo nào ở Sài Gòn ‘dám’ viết trên trang facebook cá nhân về những lùm xùm đất đai liên quan đến Phó Bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, đều nhận được điện thoại từ ông Nguyễn Đức Thọ, đương nhiệm Chánh Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, rằng : "Anh Sáu kêu gỡ bài xuống !".

"Anh Sáu" là cách gọi thân mật đối với Phó Bí thư thường trực Tất Thành Cang.

Quận 2 : lãnh địa của nhóm quyền lực dòng họ Lê – Trương ?

cang1

Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang tặng hoa chúc mừng , nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải. Ảnh : Thiên Linh

Nhà báo Nguyễn Tường Minh, cựu phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng, hiện là chủ biên báo Người Tiêu Dùng, cho rằng đã đến lúc cần nhìn thẳng vào chuyện người dân mất đất ở Thủ Thiêm ; trong đó có Hòa thượng Thích Không Tánh, chủ trì Chùa Liên Trì đã bị cướp đất thô bạo, tất cả đều liên quan đến ông Tất Thành Cang khi ông là Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2 từ năm 2009 đến năm 2012.

Nhà báo Nguyễn Tường Minh kể :"Đây là bức ảnh chụp vào ngày 2/5/2015, giữa buổi họp được chủ trì giữa Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình (ông 6 Bình) và Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang (ông 6 Cang), bàn về vấn đề Thủ Thiêm. Ông 6 Cang từng thời gian nhiều năm trấn giữ chức vụ Bí thư Quận ủy Quận 2, cũng là một trong những quan chức liên quan trực tiếp đến quá trình xử lý khiếu nại tố cáo đền bù đất đai dai dẳng tại khu đô thị Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh. Có một điều phải nhìn nhận, đã quá nhiều năm, giới chức Sài Gòn dường như kín kẽ khi nhắc về vấn đề giải quyết khiếu nại, khiếu kiện kéo dài của người dân Thủ Thiêm. Mọi người dường như cố tránh né về thực tế rất nhiều người dân nghèo đã phải đánh đổi phần đất chôn nhau cắt rốn gia đình mình để phục vụ cho sự phồn vinh và thay đổi giàu sang của Quận 2 ngày nay".

cang2

Khu đô thị Empire City - Thủ Thiêm Quận 2

Năm 1997, khi thành lập Quận 2, bà Trương Thị Hiền, vợ của ông Lê Thanh Hải được ‘bố trí’ ghế phó chủ tịch quận. Bà Hiền là em ruột bà Trương Mỹ Hoa, khi ấy là Phó Chủ tịch nước. Chủ tịch quận 2 lúc mới thành lập là ông Chín Lực, nguyên phó Bí thư thường trực Quận 5 được điều sang.

Do biết trước thời gian sẽ chia tách quận, nên từ trước năm 1997, nhiều quan chức đã cho người thân đứng tên sang nhượng lại đất nông nghiệp ở khu vực Thủ Thiêm ; trong đó có gia đình ông Lê Thanh Hải, ông Nguyễn Hữu Tín (ông Tín xuất thân từ Đảng bộ Quận 5, chức vụ cuối cùng trước khi rời chính trường là phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh).

Ông Trần Minh Đức, cựu Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, kể : Công ty cổ phần Thế Kỷ 21 (cổ đông là các phóng viên, nhân viên báo Tuổi Trẻ) được UBND Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận địa điểm đầu tư khu dân cư mới tại phường Bình Trưng Tây (quận 2, Sài Gòn) từ năm 1997. Việc thỏa thuận đền bù các hộ dân diễn ra nhanh chóng vì thuận mua, vừa bán. Thế nhưng dự án kéo dài đến năm 2005 vẫn bị vướng vì có 3 hộ (Nguyễn Hữu Tấn, em ruột phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín) không đồng ý, dù đã được tăng tiền đền bù gấp 4 lần so"dân đen".

"Sở dĩ ba hộ có thái độ 'muốn gì được nấy' vì dựa vào một số mối quan hệ quen biết. Trong quá trình thương lượng đã có nhiều cuộc điện thoại, thư tay của một số giám đốc sở, cựu lãnh đạo UBND Thành phố, Văn phòng Chính phủ...", ông Trần Minh Đức nói.

Thế nhưng, lịch sử chưa bao giờ lãng quên !

"Khi mà dòng thời gian từng bị che mờ bằng quyền lực, khi mà hàng loạt khu đất sang trọng mọc lên, mang lại lợi nhuận chục ngàn tỷ cho nhiều đại chủ đất ngày nay, người ta vẫn dễ dàng bắt gặp ánh mắt đau khổ của các ông, bà cụ suốt hơn chục năm cầm đơn kêu cứu khắp nơi, với hy vọng tìm lại công bằng trong chính sách đền bù đất đai và hiểu về giá trị của sự hy sinh cho lợi ích quốc gia. Nút thắt lịch sử nằm ở đâu ?".

Nhà báo Nguyễn Tường Minh đặt câu hỏi, và cho rằng một trong những nguyên do khiến tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị phải đóng cửa, chính là việc Tổng biên tập Đặng Tâm Chánh của tờ báo này đã dũng cảm muốn tìm kiếm câu trả lời, cách đây nhiều năm. Thế nhưng, hầu như sống giữa thành phố này mà đặt câu hỏi "khó" về Thủ Thiêm, dưới vương triều cũ, ắt hẳn sẽ có cơn bão tố kéo tới vùi dập tất cả sự thật, và nhiều thứ tiếp tục rơi vào lãng quên.

"Hôm nay có thể đã khác. Nếu thực sự Chính phủ xác lập cam kết dùng sự liêm chính, kiến tạo để vận hành bộ máy lo cho dân, tôi nghĩ đã đến lúc bức màn tối che phủ quanh Thủ Thiêm cần phải kéo xuống, trả lại cho mọi người biết sự minh bạch trong suốt quá trình thu hồi đất vừa qua. Tôi nghĩ ai cũng đều muốn và sẵn sàng hy sinh tài sản của mình vì lợi ích chung của quốc gia. Chỉ là người ta không muốn mình hiến dâng tài sản cho quá trình vận hành sai trái của một số quan chức điều hành địa phương, phục vụ cho lợi ích nhóm. Rất nhiều người không dám nói ra, nhưng hầu như mọi người đều hiểu"nút thắt lịch sử" là do những con người nào từng gây ra. Và người ta cũng tin rằng, lịch sử sắp thay đổi tại Sài Gòn này.

Bởi hơn ai hết, muốn hiểu về những điều bí ẩn phía sau quyết sách tại Thủ Thiêm nhiều năm qua, người mà các cơ quan nội chính Trung ương cần truy vấn đầu tiên chính là ông 6 Cang. Đúng hay sai ?

Khởi tố vụ án liên quan đến Thủ Thiêm hay không khởi tố ? Đó đều là quyết sách cần cân nhắc rất thận trọng của những nhà lãnh đạo có lương tri, vì dân". Nhà báo Nguyễn Tường Minh chia sẻ.

Xem ra thì bữa tiệc nào cũng đến lúc phải tàn !

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 16/04/2018

Published in Diễn đàn