Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam, một quốc gia với khoảng 93 triệu người, trong đó 50 triệu người sử dụng Facebook và 64 triệu người truy cập Internet ít nhất một lần một tháng, đang tìm cách thông qua dự luật An ninh mạng mới.

anninh1

Một người dùng Ipad tại quán Cafe ở Hà Nội, 18.05.2018. Ảnh : Reuters

Tại Quốc hội, dự luật sẽ được thảo luận và có khả năng được thông qua vào ngày 15 tháng 6.

"Các nhà chức trách tin rằng một luật mới là sự cần thiết để đối phó với các vấn đề an ninh công cộng, bao gồm cả dữ kiện Việt Nam là một trong những quốc gia nhạy cảm trên thế giới với các cuộc tấn công trên mạng, dựa trên nghiên cứu và thống kê," theo Tú Ngọc Trinh và cộng sự Waewpen Piemwichai tại Tilleke & Gibbins trong một bài đăng trên blog gần đây.

Tuy nhiên, một số đại biểu quốc hội và nhiều nhà phân tích cảm thấy rằng một số điều khoản của dự thảo luật là không cần thiết hoặc không phù hợp với Luật An toàn thông tin mạng và Luật Công nghệ thông tin hiện hành.

Một số quy định, ví dụ, cho phép chính phủ quyền kiểm soát lớn hơn đối với những công ty khổng lồ kỹ thuật số quốc tế như Google và Facebook.

Các dự thảo trước đó của dự luật yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, chẳng hạn như các công ty được đề cập ở trên, phải duy trì các máy chủ của họ tại Việt Nam. May mắn thay, trong các bản thảo sau này, yêu cầu này đã bị bỏ, nhưng dự luật quy định rằng các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải đặt văn phòng hoặc đại diện ở Việt Nam và phải lưu trữ dữ liệu về người dùng ở Việt Nam.

Quy định này cũng đã gây ra mối quan ngại cho các nhà lập pháp Mỹ, những người vận động hành lang và các nhà ngoại giao.

Đại diện thương mại Mỹ Jeremy Gerrish nói : "Mỹ lo ngại về dự luật an ninh mạng được đề xuất của Việt Nam, bao gồm tác động của các yêu cầu nội địa hóa và các hạn chế đối với các dịch vụ xuyên biên giới cho sự phát triển và tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam".

Theo Hiệp hội truyền thông kỹ thuật số Việt Nam (VCDA), dự thảo mới nhất của dự luật an ninh mạng có thể làm giảm 1,7% GDP của Việt Nam và giảm 3,1% đầu tư nước ngoài nếu nó có hiệu lực.

Dự luật cũng cho phép chính phủ kiểm soát nhiều hơn đối với người dùng trong nước đăng nội dung tuyên truyền chống chính phủ, phỉ báng và vu khống.

Đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Hiếu nói với VnExpress phiên bản tiếng Anh rằng thật khó để quyết định điều gì là đúng hay sai trong thực tế. "Quy định này rất không rõ ràng. Do đó, luật nên chỉ định cơ quan chịu trách nhiệm quyết định xem một thông tin có vi phạm luật pháp của quốc gia hay không".

Ví dụ ở Indonesia, công việc này đã được trao cho các tòa án.

Dự thảo luật cấm đăng tải nội dung xúc phạm hoặc vu khống, "tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam" và kích động các cuộc bạo loạn hoặc xáo trộn trật tự công cộng.

Nếu được thông qua, luật sẽ quy định rằng các công ty truyền thông xã hội phải xóa nội dung vi phạm khỏi nền tảng của họ trong vòng 24 giờ, khi Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Bộ Công an của Việt Nam yêu cầu.

Soumik Roy

Nguyên tác : Concerns as Vietnam ponders new cybersecurity law, Asian Correspondent, 06/06/2018

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 08/06/2018

Published in Diễn đàn

Luật sư Võ An Đôn bị thu hồi thẻ hành nghề (CaliToday, 25/05/2018)

Lấy lý do luật sư Võ An Đôn đã "lợi dụng quyền tự do ngôn luận" để có những phát ngôn nói xấu chính quyền cộng sản Việt Nam, Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đã xóa tên luật sư này ra khỏi danh sách luật sư. Phản đối quyết định trên, luật sư Đôn đã gởi khiếu nại lên Liên đoàn luật sư Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả chẳng những thay đổi mà Liên đoàn luật sư còn chỉ thị Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư Võ An Đôn.

vad1

Luật sư Võ An Đôn. Ảnh minh họa 

Từ những tin tức mà chúng tôi thu thập được, Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa ban hành quyết định giải quyết khiếu nại của luật sư Võ An Đôn (41 tuổi, trú huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) trong việc ông bị Đoàn luật sư Phú Yên loại khỏi danh sách luật sư vào tháng 11/2017.

Theo luật sư Đôn, Đoàn luật sư Phú Yên đã âm thầm, bí mật kỷ luật mà không hề mời ông tham gia bất cứ phiên họp nào. Cùng với đó, tuy kỷ luật nhưng lại không cung cấp cho ông bất cứ tài liệu nào trong hồ sơ kỷ luật, điều này là không đúng theo quy định.

Trong nội dung kỷ luật, Đoàn luật sư Phú Yên đã chụp mũ luật sư Võ An Đôn đã trả lời các tờ báo nước ngoài có nội dung xuyên tạc sai sự thật, gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến "uy tín của đảng, nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và giới luật sư Việt Nam". Tuy nhiên, Đoàn luật sư Phú Yên lại không chỉ ra bài trả lời nào xuyên tạc sai sự thật. Hơn nữa, theo luật sư Đôn, việc trả lời báo đài là thể hiện quyền tự do ngôn luận được khẳng định trong hiến pháp.

Sau một thời gian gởi đơn khiếu nại lên Liên đoàn luật sư, ngày 23/5/2018 trên Facebook cá nhân, luật sư Võ An Đôn cho biết ông đã nhận được kết quả khiếu nại : Giữ nguyên hình thức kỷ luật "xóa tên khỏi danh sách đoàn luật sư" do Chủ tịch Liên đoàn luật sư Đỗ Ngọc Thịnh ký ngày 21/5/2018.

Luật sư Võ An Đôn cho biết ông không hề ngạc nhiên trước kết quả này, vì dù có khiếu nại hay không cũng không thay đổi được gì. Cái mà ông cần trong việc khiếu nại là để cho công chúng thấy rõ bản chất tay sai, bù nhìn của Liên đoàn luật sư quốc doanh này mà thôi.
"Việc Liên đoàn luật sư giữ nguyên kỷ luật, đã lộ rõ bộ mặt bù nhìn che đậy lâu nay, bỏ qua lời kiến nghị của hàng trăm luật sư cả nước, sự phản đối của hàng chục tổ chức xã hội dân sự và hàng trăm nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước ký tên kêu gọi trả lại quyền hành nghề luật sư cho tôi.

Liên đoàn luật sư Việt Nam từ khi thành lập đến nay chưa bảo vệ được ai, chỉ giỏi mỗi việc tìm cách triệt hạ những luật sư có uy tín trong cộng đồng, theo chỉ đạo của nhà cầm quyền"- Luật sư Võ An Đôn viết trên Facebook của mình.

Trong khi đó, về phía mình, Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam đồng quan điểm với Đoàn luật sư Phú Yên khi chụp mũ ông Võ An Đôn đã có những phát biểu với truyền thông nước ngoài "xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo đảng và nhà nước".

Từ lâu nay, luật sư Võ An Đôn đã trở thành cái gai trong mắt lãnh đạo tỉnh Phú Yên nói riêng và chính quyền cộng sản Việt Nam nói chung. Vào năm 2013, một vụ thảm án đã xảy ra, 5 tên công an thành phố Tuy Hòa đã thay nhau tra tấn đến chết nghi phạm Ngô Thanh Kiều. Người nhà đã nhờ luật sư Võ An Đôn bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân.

Dựa vào tài năng, luật sư Võ An Đôn đã khiến cho vụ án trở nên vô cùng gay cấn, chính quyền tỉnh Phú Yên dù muốn bao che, cho chìm xuồng nhưng vẫn không được. Đích thân ông Chủ tịch nước thời đó là Trương Tấn Sang yêu cầu phải xử lý nghiêm sự việc. Tuy nhiên, sau một thời gian kẻ thủ ác thực sự cũng chỉ bị những mức án treo cho có lệ. Nó phần nào cho thấy công lý không hề hiện diện ở Việt Nam.

Luật sư Võ An Đôn luôn chọn những vụ án khó, đụng chạm đến lực lượng công an, lãnh đạo chính quyền. Chính vì vậy, trong con mắt của chính quyền cộng sản Việt Nam, luật sư Võ An Đôn "có vấn đề". Ngoài ra, luật sư Đôn còn chấp nhận bào chữa cho những nạn nhân của chế độ, như blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm) và nhiều những nhà bất đồng chính kiến khác nữa.

*******************

Mỹ quan ngại về luật an ninh mạng sắp được Quốc hội Việt Nam thông qua (VOA, 25/05/2018)

Chính phủ M va đưa ra nhng quan ngi vi phía Vit Nam v d tho lut an ninh mng trong bi cnh các nhà hot đng lo sợ rng b lut mi s làm tn hi đến kinh tế cũng như trn áp các tiếng nói bt đng chính kiến trên mng quc gia Cng sn này.

vad2

Mỹ va liên tiếng bày t mi lo ngi v d Lut an ninh mng ca Vit Nam trong đó nhằm hn chế các tiếng nói bt đng chính kiến vi chính ph và Đng Cng sn.

Reuters trích dẫn ngun tin ca S quán M ti Hà Ni cho biết hôm 24/5 rng phó Đi din thương mi M Jeffrey Gerrish bày tỏ quan ngi trong mt cuc hp vi Phó Th tướng Vương Đình Hu.

Ông Gerrish nêu "mối lo ngi ca M v d lut an ninh mng ca Vit Nam bao gm vic tác đng ti nhu cu ni đa hóa và hn chế đi vi các dch v đa quc gia cũng như nh hưởng đến s phát triển và tăng trưởng ca nn kinh tế Vit Nam".

Đài Tiếng nói Vit Nam (VOV) cho biết cuc gp mt gia ông Gerrish và ông Hu din ra hôm 21/5 ti Hà Ni nhưng không đ cp đến mi quan ngi ca phía M v lut an ninh mng s được Quc hi Vit Nam thảo lun ti kỳ hp th 5 khóa 14 trong tháng này.

Nếu được thông qua, Lut An ninh mng s yêu cu các công ty truyn thông xã hi xóa "ni dung vi phm" trong vòng mt ngày k t khi nhn được yêu cu t B Thông tin và Truyn thông, và B Công an.

Theo nhận đnh ca Reuters, B Công an là cơ quan ca chính ph "có nhim v" đàn áp gii bt đng chính kiến.

Tại phiên tho lun kỳ hp cui năm ngoái, có nhiu ý kiến cho rng mt s ni dung ca d tho chưa tách bch rõ ràng gia an ninh mng vi an toàn thông tin mạng và mt s ni dung liên quan đến vic hn chế quyn con người và quyn công dân.

Đối vi nhng nhà hot đng thường đưa ra các ý kiến trái chiu vi Đng Cng sn hay ch trích cách điu hành ca chính ph thì b lut mi là mt công c để nhà cầm quyn siết cht vic qun lý h, theo mt nhà hot đng dân ch Hà Ni, ông Nguyn Chí Tuyến.

"Luật này thông qua thì nó s phn nào tht cht kim soát thông tin trên mng", ông Tuyến nói vi VOA. "Quc gia nào cũng phi tăng cường bo v an ninh mạng nhưng thc s h nhm vào tiếng nói ca người dân hơn, h mượn chuyn an ninh quc gia đ h tròng vào c người dân".

Các nhà hoạt đng chính tr Vit Nam da vào các phương tin truyn thông xã hi đ vn đng s ng h, và d lut mi được đưa ra sát với thi đim hơn 50 nhóm đu tranh cho các quyn và các nhà hot đng hi tháng 4 gi mt bc thư đến Tng Giám đc Điu hành Facebook Mark Zuckerberg cáo buc công ty ông làm vic quá cht ch vi chính ph Vit Nam đ bóp nght s bt đng.

"Rủi ro cho công dân"

Hội Truyn thông s Vit Nam (VDCA) hôm 23/5 đã kiến ngh xóa b quy đnh doanh nghip tm ngng cp dch v cho cá nhân, t chc theo yêu cu ca cơ quan thm quyn đ "bo v an ninh quc gia", theo Thanh Niên.

Hội này cho rng ngng cp dịch v cho người tiêu dùng nếu đăng ti "tuyên truyn chng phá nhà nước, kích đng gây bo lon, phá ri an ninh" là "chưa đ rõ ràng" và "có th gây ri ro, xâm phm các quyn chính tr, kinh tế cơ bn ca công dân".

Bản d tho mi nht ca Lut an ninh mạng được đưa ra hôm 24/5 trong đó có yêu cu đa phương hóa d liu, trong đó có vic đt máy ch và lưu d liu ti Vit Nam.

Trong bản kiến ngh gi y ban Quc phòng và An ninh ca Quc hi, VDCA cũng đã yêu cu bãi b và sa đi quy đnh đa phương hóa dữ liu trong điu 26 ca b lut này vì cho rng nó s "tác đng tiêu cc đến phát trin kinh tế".

Theo các trích dẫn các phân tích kinh tế ca VDCA, Lut An ninh mng nếu được thông qua s làm gim 1,7% tăng trưởng GDP ca Vit Nam và là gim 3,1% đu tư nước ngoài vào quc gia đang có mc phát trin kinh tế nhanh hàng đu châu Á này.

Các công ty công nghệ ca M như Facebook, Google cùng các công ty toàn cu khác đang tìm cách chng li các điu khon yêu cu h phi lưu d liu v người dùng Vit Nam ti đa phương và m văn phòng trong nước.

Theo nhà báo tự do Trương Huy San, chính phủ Vit Nam "s tht bi nếu đ d lut an ninh mng thông qua".

Trong một phn đăng ti trên trang Facebook cá nhân hôm 17/7, blogger vi bút danh Huy Đc viết rng "Đây là mt D lut mà các n lc bo v an ninh - theo kinh nghim ca vài nước đã áp dng các công cụ tương t - là không tác dng trong khi gây ra rt nhiu h lu cho doanh nghip đc bit có th coi đây là mt D lut đe do quyn riêng tư ca người dân".

Các nhà lập pháp Vit Nam d kiến biu quyết thông Lut An ninh mng vào ngày 15/6.

******************

Bất động sản Việt Nam hút khách Trung Quốc (VOA, 25/05/2018)

Bất đng sn Vit Nam đang thu hút nhiu khách hàng t Trung Quc và Hong Kong đến đu tư vì giá c thp hơn so vi các nước láng ging trong khu vc như Singapore và Thái Lan.

vad3

Quang cảnh thành ph H Chí Minh. Th trường bt đng sn Vit Nam đang thu hút nhiu khách mua Trung Quc do giá cả thp và chính sách được ci thin. (Photo by Pexels.com)

Đó là nhận đnh ca t South China Morning Post (SCMP) trong mt bài viết ra hôm 23/5 trong đó giám đc điu hành công ty môi gii trc tuyến Juwai.com, Carrie Law, gii thích rng trong bi cnh Bc Kinh đang siết cht chính sách kim soát dòng vn, giá bt đng sn tương đi thp ca Vit Nam rt hp dn Trung Quc.

"Các khách hàng với kh năng tài chính hn chế nước ngoài có th mua bt đng sn mt th trường tăng trưởng nhanh chóng như Vit Nam và đa dng hóa danh mc đu tư ca h. Vi s tin bn có ở nước ngoài, cho dù không giúp bn mua ni căn nhà có giá 5 triu nhân dân t Úc hay M, thì bn vn có th mua mt căn nhà Vit Nam vi giá 700.000 nhân dân t (2,5 t đng)", bà Law nói vi SCMP.

Theo nhận đnh ca bà Law, nhu cu ca khách hàng Trung Quốc đi vi bt đng sn Vit Nam tăng hơn 300% trong quý 1 năm nay so vi cùng kỳ năm trước.

Việt Nam m ca th trường nhà cho khách hàng nước ngoài vào năm 2015 sau các nước ASEAN khác như Thái Lan và Malaysia.

Các công ty bất đng sn Việt Nam được phép bán 30% s lượng căn h trong mi d án cho khách hàng nước ngoài. Lut ch cho phép người nước ngoài s hu căn h mà h mua ti Vit Nam trong thi hn 50 năm nhưng h vn có th gia hn thêm sau thi gian này. H cũng có th cho thuê hoặc bán lại các căn h đó.

Theo khảo sát ca Công ty nghiên cu th trường JLL đưa ra vào năm ngoái, các nhà đu tư nước ngoài tiếp tc gia tăng vn đu tư vào th trường bt đng sn ti Vit Nam. Đây là kết qu ca vic Vit Nam có nhiu thay đi cho người nước ngoài tiếp cn th trường này.

Theo dữ liu t công ty CBRE Vit Nam được SCMP trích dn, các khách hàng Trung Quc, Hng Kông và Đài Loan chiếm 25% tng giao dch bt đng sn Vit Nam trong năm ngoái, tăng t mc 21% trong năm 2016.

Trong khi hầu hết chuyên gia bt đng sn kỳ vng th trường bt đng sn Vit Nam tiếp tc tăng trưởng trong năm 2018, bà Law nói rng mt s chuyên gia lo ngi giá nhà ti các thành ph ln Vit Nam như TPHCM có th chm các "mc bong bóng" vào năm sau, đc bit nếu thị trường không có thêm nhiu đt đai đ phát trin.

Published in Việt Nam

Luật An ninh mạng thách thức uy tín chính trị của Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội

Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ đi vào lịch sử nếu như Nghị quyết 112 có hiệu lực trên thực tế. Cũng như việc bãi bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh, Nghị quyết này là một trong những hành động thiết thực dân cần chứ không phải là những tuyên bố cải cách to tát nói rồi để đấy. Tuy nhiên, Dự luật An ninh mạng có thể sẽ nhận chìm uy tín chính trị của ông (và cả Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân), đặc biệt, là uy tín trước cộng đồng quốc tế.

duluat1

Dự luật An ninh mạng không phải là để bảo vệ các cơ sở dữ liệu liên quan đến an ninh quốc gia và bí mật cá nhân của người dân mà là những thông tin "tuyên truyền chống chế độ".

Chủ quyền quốc gia và tự do của người dân

Không có gì quá ngạc nhiên khi một số nhà báo, trí thức... ngạc nhiên khi Google, Facebook... chưa phản ứng Dự luật đòi Google, Facebook... phải đặt máy chủ ở Việt Nam mà người trong nước đã nêu ý kiến. Các bạn trí thức này đã tư duy trên nền tảng chủ quyền quốc gia truyền thống, họ ý kiến trên tâm thế "nhà nước" (cho dù tôi biết nhiều người không phải là người nhà nước) chứ không trên tâm thế của những người dân được hưởng lợi từ Google, Facebook...

Nếu như, điều kiện đặt máy chủ tại Việt Nam đối với Google, Facebook... chủ yếu đặt họ trước các bài toán kinh doanh khi phải bỏ thêm tiền lắp đặt thêm các "server", thì đối với người Việt Nam là vấn đề tự do. Chính quyền sẽ dễ dàng gây sức ép với các nhà cung cấp dịch vụ như email, youtube, facebook... buộc áp dụng điều 9, điều 10 của Dự thảo gỡ bỏ các bài viết của người dân khi họ đặt máy chủ tại Việt Nam thay vì tại Hongkong hay Singapore như hiện nay.

Theo Dự thảo và theo tuyên bố mới đây của Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ thì mối quan tâm ưu tiên của Dự luật này không phải là để bảo vệ các cơ sở dữ liệu liên quan đến an ninh quốc gia và bí mật cá nhân của người dân (đặc biệt là sau khi có "cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư") mà là những thông tin "tuyên truyền chống chế độ".

Mạng xã hội chỉ là công cụ, nó cũng như con dao, thái rau hay gây án là tùy người dùng. Bộ Luật Hình sự có đủ tội danh để chính quyền bắt bớ những ai trái ý.

Chỉ có vài quốc gia còn hình sự hóa quyền chỉ trích chính quyền của người dân và Việt Nam là một trong số ít đang có quá nhiều điều luật để buộc tội những hành vi mà ở các quốc gia tiến bộ coi là quyền tự do của dân chúng (ngôn luận và bày tỏ chính kiến). Lẽ ra, chính quyền Việt Nam đã phải đủ trưởng thành để nhận thức rằng, chính mình đã mạnh lên rất nhiều, bộ máy đã bớt nhũng nhiễu đi rất nhiều kể từ khi có internet và người dân có thể dùng mạng xã hội để lên tiếng.

Chủ quyền quốc gia liệu còn ý nghĩa gì không khi mà trong đó người dân được sống với ít tự do hơn. Chính Hồ Chí Minh - người sáng lập ra chế độ này - cũng đã tuyên bố, "nước có độc lập mà dân không có tự do thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa". Một khi buộc được các nhà cung cấp dịch vụ đặt máy chủ trong nước, đắc chí vì thấy họ phải tuân theo điều mà vài người tưởng là chủ quyền quốc gia, quyền tự do của người dân sẽ bị can thiệp. Chỉ chiếu theo các tiêu chí của Hồ Chí Minh thôi, đã thấy đòi hỏi chủ quyền kiểu đó là vô nghĩa.

Có hai Bộ Công an ?

Trong hai năm đầu của mình, Bộ trưởng Tô Lâm đã làm được rất nhiều việc, cả về chống tham nhũng trong hệ thống và cải cách trong ngành. Nghị quyết 112 rõ ràng mang đậm dấu ấn của ông. Nếu Nghị quyết này triển khai thành công theo hướng - người dân không bị đặt trong tình trạng "bất hợp pháp" chỉ vì thiếu các thủ tục hành chánh và không còn bị cảnh sát khu vực đe dọa quyền tự do đi lại & tự do cư trú chỉ vì thiếu tờ KT3 hay tờ hộ khẩu - thì ông Tô Lâm và ông Trần Tuấn Anh có thể được coi là hai thành viên tiên phong cải cách của Nội các ; việc làm của hai ông cho dân chúng lờ mờ thấy nội hàm của "Chính phủ kiến tạo".

Nhưng, Nghị quyết 112 & Dự luật An ninh mạng tuy cùng xuất phát từ Bộ Công an đã cho thấy hai cách tiếp cận khác xa nhau. Một bên Bộ sẵn sàng từ bỏ quyền lực, một bên Bộ lại thể hiện cách tiếp cận như thời Việt Nam chưa có internet. Nếu những điều luật đi ngược lại xu thế của thời đại trong Dự luật An ninh mạng thành hiện thực, rất khó để tin rằng, hiện chỉ có một Bộ Công an của ông Tô Lâm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Cho dù có mấy bộ công an thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc & Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử. Nếu người dân không còn công cụ để giám sát bộ máy thì những nỗ lực bãi bỏ hộ khẩu, giấy phép con, điều kiện kinh doanh... sẽ dần dần bị vô hiệu hóa bởi chính những quan chức (mặc sức) tha hóa nằm trong bộ máy.

Nghiêm trọng hơn, nếu ông bà cho phá vỡ các cam kết quốc tế của những người tiền nhiệm - không buộc nhà cung cấp các dịch vụ mạng phải đặt máy chủ tại Việt Nam - thì không những uy tín chính trị của ông bà trên trường quốc tế sẽ bị thách thức mà ông bà có thể sẽ trở thành những nhà lãnh đạo đầu tiên của Đảng cộng sản để lọt một đạo luật thắt chặt không gian tự do nhất kể từ khi Việt Nam đổi mới.

Huy Đức

Nguồn : fb. Osinhuyduc, 06/11/2017

Published in Diễn đàn

Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam, khoản 4, Điều 34 đang gây bất bình trong dư luận vì đưa ra quy định các công ty quốc tế cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam đặt máy chủ quản lý dự liệu người sử dụng là công dân Việt Nam trên lãnh thổ quốc gia này.

anninh1

Việt Nam được xếp đứng hạng 7 trên thế giới về sử dụng mạng xã hội Facebook.  RFA

Dự thảo luật này nói lên điều gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam ?

Rất vô lý

Đề xuất ở khoản 4, Điều 34 khiến cư dân mạng phản ứng qui định rằng : "Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.."..

Nhận định với đài RFA về dự thảo luật này, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn về Khoa học Công nghệ và Khoa học Quản lý cho biết.

"Mới chiều nay tôi đọc trên mạng loáng thoáng thấy dự luật như thế. Thật ra nếu Việt Nam làm như thế thì Việt Nam chả giống ai. Cả thế giới này chẳng ai kỳ thị Facebook, Google. Tại sao Việt Nam phải làm như thế ?".

Ngày 3 tháng 11, tờ Tuổi Trẻ trong nước có đăng bài viết trong đó trích dẫn lời ông Nguyễn Hồng Văn, Phó viện trưởng Viện An toàn thông tin cho rằng "xét ở góc độ an ninh mạng quốc gia thì dự thảo luật này là rất cần thiết".

Cũng theo lời ông Nguyễn Hồng Văn do báo Tuổi Trẻ dẫn lại : "Điều gì sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân, vị trí, thói quen của người dân Việt Nam bị thu thập phục vụ mục đích của kẻ xấu thông qua các dịch vụ nêu trên, trong khi chúng ta chẳng hay biết và cũng không quản lý được gì ?"

Theo ông Hồng Văn, dự thảo luật này là "nền tảng để Nhà nước có thể tiến hành các bước tiếp theo trong việc đảm bảo an ninh mạng quốc gia".

Đề cập về góc độ an ninh mạng, lý do chính của sự ra đời dự thảo Luật An ninh mạng, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc đưa ra phân tích :

"Vấn đề an ninh mạng là vấn đề rất lớn ai cũng biết, nhưng sử dụng cái nào là vấn đề chính trị. Ví dụ như nước Mỹ là nước tuyên truyền tự do, nhưng gần đây do mối quan hệ giữa Mỹ với Nga thế nào ấy mà Mỹ cấm người Mỹ không được dùng chương trình chống virus Kaspersky của Nga.

Đó là chương trình tuyệt vời. Cả thế giới đều cho là chương trình hạng nhất".

Tờ The Guardian đưa tin tháng 9 vừa qua, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã đưa ra một chỉ thị, kêu gọi các phòng ban, các cơ quan lập kế hoạch để loại bỏ phần mềm chống virus của Kaspersky và triển khai thay thế bằng giải pháp khác trong vòng 3 tháng. Tờ The Guardian bình luận rằng động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Nga gia tăng do những cáo buộc Moskva can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Cá nhân Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc cho rằng nếu xét ở khía cạnh chính trị thì dự thảo Luật An ninh mạng của Việt Nam cũng giống như việc Mỹ cấm sử dụng chương trình chống virus Kaspersky của Nga trên đất Mỹ.

Đẩy mạnh đàn áp vì sợ

Theo quy định của Dự thảo Luật An ninh mạng này, tất cả các dịch vụ của nước ngoài đang cung cấp tại Việt Nam hiện nay như Google, Facebook, Viber, Skype,... buộc phải có giấy phép hoạt động, có cơ quan đại diện, có đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng ở Việt Nam mới được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Thế nhưng, qua phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc thì việc đặt máy chủ quản lý của dịch vụ internet, cung cấp mạng xã hội ở nơi nào không phải là điều quan trọng.

"Về vấn đề kỹ thuật thì đâu cần phải là máy chủ phải đặt ở đâu. Trên thế giới này có 1 góc nào đấy, 1 hòn đảo xa xôi nào đấy cũng được, rừng Targa hay đảo Guam của Mỹ cũng được. Đây là vấn đề chính trị, cho nên luật pháp không cho dùng thì người ở đất nước đó không được dùng".

Liên quan đến chính trị, là mục đích gia tăng kiểm soát tuyệt đối những tiếng nói bất đồng chính kiến, đặc biệt là cuộc đấu tranh của giới trẻ trong nước hiện nay, chính là ý kiến của Nguyễn Peng, một người trẻ hoạt động khá sôi nổi trong phong trào dân chủ trong nước.

Nguyễn Peng cũng là người thể hiện nhiều quan điểm cá nhân trên mạng xã hội.

"Nhờ Facebook tụi em liên kết được rất nhiều bạn đồng chính kiến, nói lên tiếng nói của mình, tự do ngôn luận. Nhà nước rất sợ những điều đó. Họ sợ thông qua mạng xã hội những người trẻ tụi em liên kết với nhau. Họ dùng những biện pháp ngăn chặn, kiểm soát tụi em.

Em nghĩ cuộc đàn áp này là rất mạnh tay đối với những người dân đang đấu tranh và biểu đạt ý kiến của họ".

Cùng quan điểm với Nguyễn Peng, là ý kiến của bạn trẻ Như Uyên. Chia sẻ với chúng tôi ngay khi vừa lực lượng an ninh thả ra sau thời gian bị "đưa đi làm việc", Như Uyên cho biết .

"Dự thảo Luật này quá vô lý. Vì mạng xã hội không xấu, mà vì bộ máy nhà cầm quyền họ cảm thấy họ sợ dư luận, mạng xã hội. Mỗi lần dư luận được đưa lên mạng xã hội thì nó lan đi rất nhanh. Mỗi khi họ muốn làm cái gì thì đã có mạng xã hội ngăn chặn, không thể thành công. Họ muốn dẹp cái đó (Facebook) thì họ đang nhắm tới anh em đấu tranh đòi tự do nhân quyền".

Khẳng định cho dù vị trí đặt máy chủ không ảnh hưởng đến tài khoản mạng xã hội của người dùng, nhưng theo Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, điều khó khăn cho người dùng Facebook, Google nếu dự luật này được thông qua đó là vấn đề pháp lý.

"Khi có luật không cho dùng, nếu tôi dùng thì tôi phạm pháp. Máy chủ của Google, Facebook nằm ở đâu tôi không cần biết, nhưng nếu Việt Nam có luật đấy, tôi dùng thì tôi sai luật Việt Nam, hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ kiểm soát tôi chứ không phải Google và Facebook kiểm soát tôi".

Ông Huỳnh Thanh Phi, chuyên gia marketing, đưa ra ý kiến với báo Tuổi Trẻ trong nước rằng : "Nếu Việt Nam áp dụng luật này sẽ trở thành một rào cản, khiến người Việt không thể tiếp cận được những tiến bộ về mặt công nghệ truyền thông của thế giới".

Nhận định riêng về phía cá nhân và Hội Tư vấn về Khoa học Công nghệ và Khoa học Quản lý, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc cho biết nếu dự thảo luật này được thông qua thì bản thân ông và hội của của ông sẽ rất thiệt thòi.

Vào ngày 3 tháng 11, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có văn bản gửi Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội, cho rằng một số quy định trong Dự thảo Luật an ninh mạng chưa phù hợp về tính thống nhất với cam kết quốc tế của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.

Cát Linh

Nguồn : RFA, 06/11/2017

Published in Diễn đàn

Những màn thanh trừng nội bộ của những phe phái khác quan điểm trong đảng cộng sản Việt Nam khóa 12 dưới chiêu bài chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng đã khiến dư luận quên mất rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang rất tệ hại.

anninh1

Hội thảo góp ý hoàn thiện dự án Luật An ninh mạng tổ chức tại Hà Nội ngày 09/10/2017 - ảnh TTXVN

Con số những người bất đồng chính kiến, đấu tranh ôn hòa cho dân quyền ở Việt Nam bị bắt từ đầu năm 2017 đến tháng 10 đã lên đến con số 30 người, kỷ lục nhất trong vòng mấy chục năm trở lại đây. Những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược đều mất tích, những lãnh đạo có xu hướng không thân thiện với Trung Quốc đều bị hạ bệ bằng nhiều tội trạng khác nhau.

Người dân bị sự dẫn dắt truyền thông của đảng cộng sản Việt Nam hả dạ với những quan chức bị hạ bệ, họ nhủ thầm thằng quan chức nào bị hạ mừng thằng đấy. Nhưng dư luận không nhận ra rằng, một quan chức bị hạ không phải là cộng sản yếu đi vì khuyết một quan chức, mà ngay tức khắc sẽ có một tên bổ sung vào. Nhưng kẻ mới thường sẽ cố gắng vì sự tồn tại của Đcộng sản Việt Nam nhiều hơn, để có cơ hội tiến thân và kiếm chác. Như thế mỗi tên quan chức bị thanh trừng, không khiến đảng cộng sản Việt Nam yếu đi mà trái lại khiến chúng mạnh hơn.

Sự đàn áp dân chủ, tự do ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam được tính toán nâng tầm thành chiến lược chứ không còn mang tính đối phó từng vụ việc, từng thời gian và bối cảnh quan hệ quốc tế như trước kia. Nó đã được nâng tầm thành luật để tiện cho việc đàn áp hơn.

Tới đây vào ngày 25 tháng 10 năm 2017, dự thảo luật về An Ninh Mạng sẽ được trình quốc hội nước cộng sản Việt Nam xem xét. Bộ trưởng công an Tô Lâm được chỉ định của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc sẽ phải đọc tờ trình dự thảo này để quốc hội thảo luận và xem xét thông qua. Dự thảo luật An Ninh Mạng này được bắt đầu soạn vào cuối năm ngoái, khi mà Nguyễn Phú Trọng nhảy vào đảng ủy bộ công an để kiểm soát bộ này dễ dàng hơn, chỉ đạo và sai khiến nhanh chóng hơn.

Một dự thảo luật chỉ trong vòng một năm đã được khẩn trương soạn thảo 8 chương và 55 điều thì biết sự ráo riết thực thi do sự chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng, vì sao dự thảo này được nhanh chóng soạn thảo tiến độ từ khi soạn thảo đến khi trình quốc hội nhanh chóng như vậy. ?

Câu trả lời rất rõ, vì nó phục vụ cho sự đàn áp tự do ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam, và tất nhiên nó cũng trá hình, mượn chiêu bài như chống tham nhũng, dự thảo ra đời ví lý do bảo vệ an ninh mạng Việt Nam vì những vị tin tặc tấn công hệ thống máy tính sân bay này nọ. Lý do như thế tất che mắt được dư luận, không mấy ai đọc cái dự thảo luật ấy để biết rằng chúng được làm ra để nhằm triệt làn sóng đòi tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Hãy xem những điều trong dự thảo luật này để biết được đối tượng của luật này nhằm vào ai.

Điều 9 và 10 chương 2 luật An Ninh Mạng.

- Kích động tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự trên không gian mạng là hành vi sử dụng không gian mạng đăng tải, truyền đưa, vận động, kêu gọi người dân tham gia tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự.

- Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc ;

- Xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân

-Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân ;

- Gây chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, gây thù hận giữa các dân tộc và nhân dân các nước ;

- Truyền bá tư tưởng phản động ;

- Xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc ;

- Bịa đặt hoặc lan truyền, tán phát những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân ;

- Hướng dẫn, xúi giục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật ;

- Thông tin xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng.

Rõ ràng với những quy định trên và kiểu lấy thẩm định của những chuyên viên văn hóa thuộc ban tuyên giáo, ban tư tưởng làm căn cứ pháp luật, thì đối tượng bị kết án tù sẽ là bất cứ những ai tham gia mạng xã hội.

Một dự thảo luật mang tính đàn áp sự tiến bộ, dân chủ và ngôn luận đã ra đời nhanh chóng và rõ ràng đến từng mục như thế của lớp lãnh đạo đảng cộng sản 12. Lứa lãnh đạo mà khi bắt đầu nhậm chức những tên bồi bút trá hình dân chủ ca ngợi là những lãnh đạo có tư tưởng cải cách , dân chủ và ôn hòa là như thế đó.

Trong khi đó dự thảo về luật biểu tình được nhắc đến 20 năm mà chưa thấy bóng dáng nào của nó, chỉ nghe thấy cái tên, mặc dù nhiều năm trước đích thân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, đề nghị được trình luật biểu tình ra quốc hội. Nhưng rồi quốc hội cứ khất lần, những đại biểu chim mồi của đảng cộng sản Việt Nam tìm cách gác lại.

Trích đoạn trên báo năm 2014 (1).

"Thủ tướng cũng đã đề xuất mà dự án Luật Biểu tình vẫn chưa được đưa vào chương trình năm 2014", đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) sốt ruột khi thảo luận tại tổ, chiều 24/5.

Trình Quốc hội dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng sau khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp được thông qua vào cuối năm 2013 cần ưu tiên cho việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các dự án phục vụ cho việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. 

Tuy nhiên, với các dự án luật được Chính phủ đề nghị đưa vào năm 2014, bao gồm cả Luật Trưng cầu ý dân, Luật Biểu tình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại có quan điểm khác.

Một sự đểu cáng của quốc hội tay sai bù nhìn, vào những năm trước đây khi chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề nghị đưa dự án luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý vào chương trình quốc hội đã bị bác bỏ vì lý do ưu tiên cho cái này, cái nọ. Nhưng đến năm 2017 dưới sự chỉ đạo của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thì luật An Ninh Mạng được nhanh chóng soạn song và đưa vào nghị trình đúng 1 năm ngày Nguyễn Phú Trọng tham gia đảng ủy công an.

Bây giờ quốc hội không ai nhắc đến chuyện bao giờ luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý được trình quốc hội nữa. Quốc hôị tay sai bù nhìn của cộng sản sẽ nhanh chóng biểu quyết thông qua Luật An Ninh Mạng để cộng sản đàn áp người dân dễ dàng hơn.

Một số nhà chuyên môn về phần xử lý những người trong nước rõ ràng, nhưng đối với những xâm phạm từ bên ngoài, tức các tin tặc của các quốc gia khác lại không rõ ràng cách xử lý. Tiến sĩ Mai Anh, chủ tịch hội tin học Hà Nội, người từng là đại biểu quốc hội khóa 11 (quốc hội hiện nay đang là khóa 13) ý kiến rằng tại sao chỉ phòng chống chứ không đánh trả những vụ xâm phạm vào cơ sở hạ tầng quốc gia ?

Có lẽ ông Mai Anh thấy bất công của dự thảo luật này, vì đối tượng ở điều 9, điều 10 chương 2 có quy định xử phạt rõ ràng, đó là người dân trong nước lỡ nói gì xúc phạm danh nhân, lãnh tụ sẽ bị xử tù. Còn những kẻ bên ngoài xâm nhập sân bay, quốc phòng thì không bị đánh trả mà chỉ lo phòng ngừa mà thôi. Ý kiến của ông Mai Anh chắc sẽ không có giá trị với những kẻ khát máu, những kẻ điên cuồng đang đàn áp dân chủ. Bởi chúng đẻ ra luật này gấp gáp như vậy để trấn áp người dân trong nước là mục đich chính, việc dối phó với tin tặc bên ngoài chỉ là cái cớ để chúng ra dự luật nà mà thôi.

Một dự luật về quyền của con người như luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý được nhắc đến nhiều lần nhưng rồi rơi vào khoảng không mênh mông và quên lãng. Nhưng một dự luật hà khắc, tước đoạt và âm mưu nham hiểm triệt tiêu quyền con người lại được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng. Đáng buồn là dư luận đang bị những tên bồi bút dẫn theo những miếng mồi thông tin về sắp tới xử quan chức này, quan chức kia. Những tên bồi bút trước kia khen bộ sâu lãnh đạo khóa 12 là dân chủ, hiền lành, minh bạch giờ đã thôi không khen vậy nữa vì sự tàn bạo của bộ sậu này đã rõ ràng. Nhưng với những tên bồi bút chuyên nghiệp thì không thiếu những trò hút dư luận. Chúng sẽ khen Nguyễn Phú Trọng , Nguyễn Xuân Phúc kiên quyết chống tham nhũng, chúng bày ra những tin tức li kỳ về quan chức nào đó sắp bị xử để đám dân chúng tò mò và hả dạ khi thấy kết quả. Để không mấy ai chú ý bọn độc tài đang soạn những tấm lưới thép khổng lồ với dã tâm xiết chặt ý chí, tư tưởng và quyền lợi của người dân.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb. nguoibuongio1972, 23/10/2017

(1) http://vneconomy.vn/thoi-su/20-nam-van-chua-ra-duoc-luat-bieu-tinh-201305240700974.htm

Published in Diễn đàn

Ngày 9 tháng sáu, trang mạng của Chính phủ Việt Nam đưa tin Bộ công an Việt Nam đang soạn thảo một dự luật an ninh mạng, nhưng chưa thấy nói là sẽ trình lên Quốc hội vào lúc nào. Dự luật này có thể chồng lấp lên các điều trong luật hình sự, và nó có thể được dùng để trấn áp mạnh tay hơn những người bất đồng chính kiến hay không ?

net1

Màn hình máy tính với những chữ Cyber Security tại một hội nghị an ninh mạng ở Potsdam, Đức, ngày 4 tháng 5 năm 2017. AFP photo

Dự luật có thể chồng lên luật hình sự

Một luật sư ở Hà Nội là ông Trần Thu Nam cho biết mặc dù ông chưa có thông tin về dự luật an ninh mạng đang được Bộ công an soạn thảo, nhưng dự luật an ninh mạng này cần được nghiên cứu cẩn thận :

"Phải nghiên cứu thế nào để nó không chồng chéo lên các bộ luật hình sự, bộ luật hình sự cũ, và bộ luật hình sự sắp được thông qua. Và phải nghiên cứu kỹ hơn, nếu không nó sẽ xâm phạm quyền tự do ngôn luận".

Trong 5 hành vi bị nghiêm cấm trong Dự thảo Luật an ninh mạng có điều số 1 là Cấm sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Điều số 2 là Cấm đăng tải chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng.

Theo Luật sư Võ An Đôn ở Phú Yên thì những điều tương tự như vậy đã có trong Bộ luật hình sự hiện nay của Việt Nam. Ông nói rằng dự luật đang được soạn thảo có thể là được dùng để mở rộng hơn phạm vi đàn áp những người bất đồng chính kiến :

"Có thể là mở rộng phạm vi để bắt hơn, nhưng tôi nghĩ là ở Việt Nam thì các cơ quan tố tụng muốn bắt ai thì người ta cũng bắt được bất kỳ ai dựa vào các điều luật mơ hồ như điều 258, 88, 79, chứ không cần những điều luật mới. Nhưng nhiều khi người ta soạn thảo văn bản đó để người dân xem internet sợ hãi không dám đưa những tin mà người ta cấm".

Các tổ chức nhân quyền quốc tế và Hoa Kỳ thường lên án Việt Nam dùng các điều luật mù mờ để đàn áp người bất đồng chính kiến. Trong cuộc đối thoại nhân quyền vừa rồi với Hoa Kỳ, phía Hoa Kỳ cũng đã đề cập đến vấn đề này.Các trường hợp gần đây nhất như blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị truy tố bằng điều luật số 88 với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước, ông Hoàng Đức Bình, một người hoạt động xã hội ở Nghệ An bị truy tố về tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước theo điều luật số 258.

Những phát biểu, bình luận của những nhà hoạt động xã hội này hầu như chỉ có một kênh truyền tin duy nhất là các trang mạng xã hội của họ.

Ngoài ra dự luật còn đề cập đến chuyện xử lý cái gọi là kích động tụ tập đông người gây rối an ninh trật tự trên mạng.

Theo hiến pháp Việt Nam hiện hành, thì người dân được phép biểu tình, nhưng Việt Nam lại chưa có luật biểu tình.

An ninh mạng và tranh chấp nội bộ

VIETNAM-TELECOMMUNICATION-INTERNET-LAW

Một người dân sử dụng laptop lướt web trong một quán cà phê ở Hà Nội hôm 28/11/2013. AFP photo

Trong dự luật an ninh mạng còn có những điều nghiêm cấm khác là xâm nhập, chiếm đoạt trái phép thông tin, tài liệu, tấn công mạng, khủng bố mạng.

Theo ông Hoàng Ngọc Diêu, một chuyên viên công nghệ thông tin hiện sống ở Úc, nhưng từng làm việc với Việt Nam về việc kết nối Internet và thường xuyên theo dõi diễn biến thời sự tại Việt Nam, việc tấn công cả hệ thống của một quốc gia thì ở đâu cũng là tội phạm, nhưng theo ông những tài liệu mật của chính phủ Việt Nam hiện nay rất ít được lưu trữ ở dạng điện tử :

"Thông tin thì chẳng có ai đánh cắp thông tin từ nhà nước cả. Chỉ có những người trong guồng máy họ tự động họ xì ra bên ngoài, chứ chẳng ai đánh cắp đâu. Phần lớn văn bản ở Việt Nam là lưu trên giấy tờ, chứ ít khi lưu giữ bằng điện tử. Rất là hiếm".

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng hiện sống ở Sài Gòn cho biết là ông không dám chắc những tài liệu mật của nhà nước và đảng cộng sản hiện nay được lưu trữ dưới dạng nào, nhưng ông cũng đồng ý là việc làm lộ các tài liệu từ bên trong nội bộ đảng là ngày càng phổ biến :

"Cuộc chiến an ninh mạng không chỉ là chống "thế lực thù địch" trong ngoặc kép, của công an Việt Nam đâu. Mà nó còn từ một mối nguy từ trong nội bộ đảng cộng sản đưa ra, từ khi mà người ta thấy những trang như là Chân dung quyền lực, thì chính quyền rất sợ thấy các tài liệu nội bộ tung ra khắp trên các trang mạng xã hội. Do đó có thể hiểu an ninh mạng ở đây là ngầm ý giữ gìn an ninh nội bộ, không để lọt lộ những tài liệu chống phá lẫn nhau. Thậm chí tôi nghĩ là đến lúc nào đó an ninh mạng được sử dụng để chống phá lẫn nhau".

Trang mạng Chân dung quyền lực xuất hiện vào tháng 12 năm 2014, ngay trước khi diễn ra Hội nghị trung ương lần thứ 10 của đảng cộng sản Việt Nam. Trên trang này người ta thấy các thông tin về đời tư của nhiều quan chức đảng cộng sản, cũng như những cáo buộc họ tham nhũng.

Cho đến nay từ phía chính quyền Việt Nam cũng không có đưa ra lời tố cáo cá nhân nào liên quan đến trang Chân dung quyền lực, mặc dù sau một thời gian hơn 1 tháng sau Hội nghị trung ương lần thứ 10 đó, chính phủ có lên tiếng chỉ tích trang mạng này.

Bình luận về tác dụng của Luật an ninh mạng trong tương lai trong việc đàn áp những lực lượng phản kháng ôn hòa ở Việt Nam, nhà báo Phạm Chí Dũng nói :

"Sắp tới đây thì dù luật đưa ra như vậy, có 1 hay 10 luật đi nữa, theo tôi nó chẳng có tác dụng lắm đâu. Thứ nhất là đối với người Việt Nam thì quyền tự do ngôn luận đã tới lúc được giải phóng. Thứ hai là các lực lượng trong nội bộ khi xung đột với nhau cũng rất cần mạng xã hội, để tung ra các bài viết, các bình luận. Nếu dựa theo văn bản, nghị định, luật an ninh thì có thể nói là bắt hết. Cho nên tôi nghĩ rằng khó có thể phát huy được tác dụng, của những dự luật an ninh như vậy dù có thành luật chăng nữa".

Theo ông Dũng thì khuynh hướng siết chặt kiểm soát internet của Việt Nam đã bắt đầu bằng nghị định số 72 vào năm 2013 qui định việc quản lý các dịch vụ Internet. Gần đây nhất là đầu tháng sáu, năm 2017, chính phủ Việt Nam ra một dự thảo nghị định, dự trù có hiệu lực từ năm 2018, về việc phạt hành chính đối với những hành vi bôi bác cá nhân, cung cấp thông tin không chính xác trên mạng xã hội. Và ông Dũng nói rằng mối lo lắng kiểm soát Internet đã trở thành bận tâm lớn nhất của ngành công an Việt Nam.

Kính Hòa, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 13/06/20217

Additional Info

  • Author Kính Hòa
Published in Diễn đàn
Trang 7 đến 7