Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trang Việt Nam Thời Báo nếu lại tiếp tục luận, tiếp tục bàn về quyền Hiến định biểu tình, tự do lập hội… ở thời điểm mà một số thành viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam sắp ra tòa hình sự sơ thẩm vào thượng tuần tháng 1/2021, xem ra cũng dễ bị xem là ‘phản động’.

bieutinh1

Thời điểm hiện tại mà lại mang chuyện biểu tình ra để luận bàn là một điều không nên chút nào, vì chỉ mấy tuần lễ nữa thôi là Đại hội Đảng XIII.

Tuy nhiên hy vọng mọi điều không hẳn là như thế. Bài báo trên trang web của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết về huấn thị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng :

"Tổng bí thư, Chủ tịch nước đề nghị công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng và chặt chẽ, trong đó lấy cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn là chính ; phải giữ vững các nguyên tắc của Đảng, coi trọng chứng cứ, không suy diễn, không áp đặt, không thành kiến, thực hiện đúng phương châm "Chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả" ; kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống ; xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài ; chống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách" (1).

Với ‘mệnh lệnh’ của Tổng bí thư là "coi trọng chứng cứ, không suy diễn, không áp đặt, không thành kiến", xét trong bối cảnh nhà báo Phạm Chí Dũng từng có nhiều bài viết về thực thi quyền biểu tình Hiến định (2), rộng đường dư luận và góp thêm dữ liệu cho các thẩm định viên tư tưởng của vụ án, xin giới thiệu ở đây ý kiến của phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Công Giao – Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, và thạc sĩ Hoàng Thị Thủy, Học viện chính trị khu vực III, về vấn đề biểu tình ở Việt Nam.

Theo hai giảng viên nói trên, thì biểu tình không phải là việc xa lạ ở Việt Nam.

Trong thời Pháp thuộc, quyền biểu tình đã được Đảng cộng sản Đông Dương sử dụng một cách hiệu quả để vận động nhân dân đấu tranh giành độc lập. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở miền Nam đã có nhiều cuộc biểu tình được tổ chức, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945 quy định về việc tổ chức các cuộc biểu tình. Sắc lệnh khẳng định : "…tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa", đồng thời quy định "Những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ với các Uỷ ban nhân dân sở tại trong thời kỳ này" (Điều thứ 1). Đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam về quyền biểu tình.

Trong các Hiến pháp của Việt Nam, Hiến pháp đầu tiên năm 1946 không quy định trực tiếp về quyền biểu tình, nhưng ghi nhận một cách gián tiếp qua quy định về quyền tự do hội họp (Điều 11).

Quyền biểu tình sau đó được ghi nhận một cách trực tiếp thành một quyền riêng từ Hiến pháp năm 1959 (Điều 25), bên cạnh các quyền tự do hội họp, lập hội. Kể từ đó, các Hiến pháp về sau của Việt Nam (1980, 1992, 2013) tiếp tục ghi nhận quyền biểu tình như là một quyền riêng (Điều 67 Hiến pháp năm 1980, Điều 69 Hiến pháp năm 1992 và Điều 25 Hiến pháp năm 2013).

Theo Điều 25 Hiến pháp năm 2013 : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Dưới Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay đã ban hành một số văn bản pháp luật để cụ thể hóa quyền biểu tình của công dân một cách trực tiếp, hoặc thông qua quyền tự do hội họp, ví dụ Sắc lệnh số 101-SL/L.003 ngày 20/5/1957 của Chủ tịch nước ban hành Luật về Quyền tự do hội họp.

Hiện tại, những vấn đề liên quan đến quyền biểu tình đang được điều chỉnh bởi một số văn bản pháp luật, bao gồm : Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành ; Nghị định số 38/2005 ngày 18/3/2005 của Chính phủ Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng ; Thông tư số 09/2005 ngày 5/9/2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 38/2005 – trong đó trực tiếp và quan trọng nhất là Nghị định số 38/2005 và Thông tư số 09/2005. Mặc dù nội dung của hai văn bản pháp luật này không trực tiếp đề cập đến quyền biểu tình, tuy nhiên, các quy định về tập trung đông người ở nơi công cộng chính là điều chỉnh một số vấn đề về biểu tình.

So sánh với luật về biểu tình của nhiều quốc gia trên thế giới và yêu cầu thực tế, những nội dung nêu ở Nghị định số 38/2005 còn chưa đầy đủ (chưa điều chỉnh nhiều vấn đề liên quan đến biểu tình). Ngoài ra, việc Nghị định này quy định những hạn chế liên quan đến tập trung đông người (quyền biểu tình) cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về quyền biểu tình, bởi theo Hiến pháp năm 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế bởi luật.

Do vậy, việc xây dựng Luật về Biểu tình ở Việt Nam là quyết định đúng đắn, nhằm bảo đảm cho người dân có thể thực hiện hiệu quả quyền hiến định này trong khuôn khổ pháp luật.

Luật Biểu tình cũng sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước giữ gìn an ninh, trật tự xã hội một cách hiệu quả hơn và cũng như giúp Nhà nước hiểu rõ hơn nguyện vọng của nhân dân để kịp thời điều chỉnh chính sách, pháp luật cho phù hợp.

"Việc xây dựng Luật Biểu tình rất cần tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới, trong đó các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tổ chức và tham gia biểu tình có tầm quan trọng đặc biệt" – hai giảng viên Vũ Công Giao và Hoàng Thị Thủy chung nhận xét.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 27/12/2020

Chú thích :

(1)https://thanhuytphcm.vn/tin-tuc/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong-can-chong-tu-tuong-quyen-anh-quyen-toi-1491872174

(2)https://www.voatiengviet.com/a/uong-chu-luu-luat-bieu-tinh/5092039.html ;

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/campaign-to-advocate-law-of-protests-gm-02272015125932.html

Additional Info

  • Author Lynn Huỳnh
Published in Diễn đàn

Chưa thể có Luật Biểu tình vì sợ các thế lực thù địch, phản động ?

Hoài Nguyễn, VNTB, 12/12/2020

Bộ Công an là nơi được giao chấp bút soạn dự thảo Luật Biều tình. Theo Bộ này, hiện tại chưa thể trình dự luật được vì có đủ thứ lo ngại…

bieutinh1

Theo Bộ Công an, vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc, chưa thống nhất cao về đối tượng áp dụng, những trường hợp không được tổ chức, tham gia biểu tình, thẩm quyền cho đăng ký biểu tình…

Cạnh đó, vẫn theo Bộ Công an, dự án Luật Biểu tình có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội, được quần chúng nhân dân rất quan tâm nên cần phải được nghiên cứu kỹ, bảo đảm chất lượng, phù hợp với thực tiễn, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng sự thiếu chặt chẽ của luật mà xuyên tạc, hoạt động chống phá.

Mặt khác, để thực hiện có hiệu quả luật, Bộ Công an cho rằng cần phải hoàn thiện các đạo luật có liên quan, như Luật Tình trạng khẩn cấp, Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ…

Do đó, Bộ Công an đã đề xuất và được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép lùi thời gian trình dự thảo luật, để có thêm thời gian nghiên cứu, thống nhất nội dung và hoàn thiện sau đó sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo quy định.

Ghi nhận ý kiến từ một số sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, thì Quốc hội nên ban hành Luật Biểu Tình dựa trên những nguyên tắc như sau : Thứ nhất, cần phải hiểu biểu tình là hành động đưa ra quan điểm hay ý kiến của một tập thể, một cộng đồng, hay còn gọi là quan điểm của nhiều công dân về một vấn đề nào đó.

Và hành động để biểu hiện ra những quan điểm đó phải được quản lý chặt chẽ, mọi hành động đều nằm trong một giới hạn nhất định. Như vậy, những nguyên tắc của Luật Biểu Tình nên được xây dựng dựa trên chính phạm vi của khái niệm này.

Ví dụ như : Không được sử dụng bạo lực để nhằm gây tổn thất đến các tài sản của nhà nước và chính quyền, không được kích động hay gây tác động xấu về mặt tư tưởng của những công dân khác nhằm chống phá nhà nước,…

Thứ hai, về phía nhà nước, cần có những biện pháp nhằm bảo vệ các công dân về mặt tư tưởng, cũng như giúp các công dân tránh khỏi những thế lực phản động. Và nhà nước cũng cần có những phương pháp răn đe, phương pháp mang tính bắt buộc đối với những công dân nào, hay thế lực thù địch với mục đích tuyên truyền tư tưởng sai trái, gây tổn thất về an ninh chính trị.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp – ông Lê Thành Long nói rằng việc hoãn trình dự án Luật Biểu tình ra Quốc hội còn là thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ với yêu cầu Bộ Công an tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu lý luận, cơ sở pháp lý và tổ chức khảo sát thực tế tại các đơn vị, địa phương để nghiên cứu, xây dựng dự án luật bảo đảm thực thi quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tránh các thế lực thù địch lợi dụng biểu tình để gây rối mất trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước.

Do đó, luật này Chính phủ cũng chưa đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật trong năm 2020 và cả ở năm 2021.

Một số sinh viên trường Luật đã thảo luận rằng Điều 25 Hiến pháp 2013 có ghi nhận công dân được quyền biểu tình theo pháp luật, tuy nhiên pháp luật chưa có quy định gì về biểu tình, nên công dân không được thực hiện quyền này trong đời sống.

Mặt khác, với lý do pháp luật không có quy định, nên dễ dẫn đến suy nghĩ một cách tùy tiện, nhiều trường hợp đúng bản chất là biểu tình hợp hiến, nhưng bị hiểu sai lệch thành bạo động. Như vậy quyền lực nhà nước sẽ đàn áp kẻ bạo động, mà đáng lẽ ra công quyền được sử dụng để bảo vệ công dân biểu tình.

"Dưới góc độ người dân thì cần thiết có luật biểu tình, vì từng có rất nhiều cuộc biểu tình xảy ra, nhưng do không có luật biểu tình, nên người dân dễ biến biểu tình thành bạo động, và như vậy là trái pháp luật. Luật biểu tình ban hành sẽ làm cho người dân biết thế nào là biểu tình, và thế nào là biểu tình hợp pháp.

Xét ở góc độ khác, khi chưa có luật biểu tình, các thế lực xấu nói Đảng – Nhà nước Việt Nam xâm phạm quyền con người, và yêu cầu Việt Nam phải xây dựng luật biểu tình. Nhưng nếu xây dựng xong và ban hành thì mọi chuyện có khá lên không ?

Tất cả đều có sự thuận lợi và khó khăn riêng, nhưng đã gọi là nhà nước pháp quyền thì vẫn cần phải có luật. Việc xây dựng luật phải áp dụng được và bớt các nghị định ‘chết’ như hiện nay !" – một sinh viên biện luận.

Tại buổi hội luận này, vị giảng viên trường luật đặt vấn đề cho dẫn dắt trao đổi quanh chủ đề về luật biểu tình : "Hiện chúng ta có hòa bình, còn an bình thì cũng tùy mỗi người cảm nhận. Năm 1975, chúng ta thống nhất đất nước. Năm 1978, chúng ta phải chống họa diệt chủng Polpot phía nam.

Năm 1979, chúng ta phải chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía bắc. Năm 1988, Trung Quốc tấn công chiếm một số đảo ở Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay Trung Quốc đang lấn chiếm Biển Đông, trong đó có 1 số đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, còn Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm năm 1974 từ chính thể Việt Nam Cộng Hòa, thông qua đường lưỡi bò chín đoạn.

Hàng ngày ngư dân Việt Nam bị o ép trên biển, bị bắn giết, bị bắt nộp tiền chuộc… Đó là thứ chính trị cường quyền.

Vậy thì chúng ta có nên biểu tình trong khuôn khổ Luật biểu tình để chống lại Trung Quốc độc chiếm Biển Đông không ?".

Một giảng viên khác đã tiếp lời bằng một câu duy nhất mang tính kết luận : "Vâng, không có pháp luật về biểu tình, về quyền tự do lập hội,… chúng ta cũng sống có sao đâu, chỉ tiếc rằng không thể sống đúng nghĩa như một con người !"

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 12/12/2020

*********************

Xây dựng luật biểu tình có khó lắm không ?

Hà Nguyên, VNTB, 12/12/2020

Nói theo khẩu khí của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thì xây dựng luật biểu tình dễ như ‘ăn cơm sườn’ ( !?)

bieutinh2

"Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc : Không thử thách nào dân tộc ta không thể vượt qua" là tựa của bài viết trên báo Tuổi Trẻ hôm 10/12/2020 (*). Bài báo thuật rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần X sáng 10/12, là, "Những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là dịp để mỗi chúng ta thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết, ‘đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu’ ; tô điểm cho bản lĩnh, ý chí, khí chất của con người Việt Nam, không thử thách nào mà dân tộc ta không thể vượt qua".

Với khẩu khí trên, thì việc soạn luật biểu tình ở Việt Nam là chuyện khác gì ‘ăn cơm sườn’ kia chứ (!?).

Trên thực tế thì Quốc hội "nợ" dân chúng về luật biểu tình từ năm 1946, khi Hiến pháp của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã hiến định quyền biểu tình của người dân. Bây giờ, Đảng vững mạnh hơn so mấy mươi năm trước rất nhiều, nên đã đủ tự tin cũng như các điều kiện ban hành luật, đáp ứng yêu cầu cuộc sống đang đặt ra.

Có ý kiến là đồng ý rằng "không thử thách nào mà dân tộc ta không thể vượt qua", song dường như chỉ xét riêng về quyền lập pháp đã cho thấy vấn đề là Quốc hội chưa bảo đảm được quyền giám sát tối cao của mình.

"Công tác xây dựng pháp luật ở các cơ quan trung ương mặc dù đã được quan tâm nhưng một số đạo luật đến nay vẫn chưa được ban hành theo kế hoạch dự kiến như dự án luật về Hội, luật Biểu tình… ; một số nội dung của Hiến pháp đến nay vẫn chưa được cụ thể hóa hoặc cụ thể hóa chưa đầy đủ, ví dụ cơ chế để Quốc hội kiểm soát quyền hành pháp, quyền tư pháp theo quy định hiện hành còn có điểm chưa thật hợp lý" – trích Báo cáo số 429/BC-UBTVQH sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp khối Quốc hội.

Trở lại với câu hỏi : Xây dựng luật biểu tình có khó lắm không ?

Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng biểu tình không phải là vấn đề mới, bởi đã được quy định từ Hiến pháp 1946, sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh công nhận quyền này của công dân.

Ông Nghĩa cho rằng xây dựng luật biểu tình là không khó, bởi Hiến pháp đã quy định, Đảng đã có chủ trương, thế giới có nhiều kinh nghiệm. Xây dựng luật biểu tình là để người dân dễ dàng thực hiện quyền của mình một cách minh bạch, đồng thời cũng chống lại những người lợi dụng quyền biểu tình để gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội.

Có ý kiến về việc Chính phủ giao Bộ Công an trực tiếp soạn thảo đạo luật về quyền biểu tình này là gây khó cho Bộ Công an. Do đó nên giao cho Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng dự án luật biểu tình, và Bộ Công an chỉ tham gia phản biện.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Đoàn Luật sư Hà Nội) đặt vấn đề : Hiến pháp 2013 đã quy định về quyền con người và quyền công dân. Vậy thì chúng ta phải tạo ra một cơ chế và các luật để các quyền con người, quyền công dân được thực thi. Nếu pháp luật không quy định thì lấy gì làm hành lang pháp lý để người ta đi, để người ta thực hiện ?.

"Nếu công dân muốn bày tỏ sự phản đối về một chủ trương, đường lối, chính sách hoặc một hành vi nào đó thì cần phải làm gì ? Người ta mong muốn được bãi công, đình công, biểu tình thì chúng ta lại chưa có quy định cụ thể trong luật để cho họ thực hiện. Như vậy, quyền con người, quyền công dân được quy định ở Hiến pháp rõ ràng đã không thể thực hiện được trên thực tế.

Câu chuyện ở đây là công cụ quản lý xã hội bằng luật pháp của Nhà nước ta luôn luôn được đề cao. Nếu không có điều luật quy định thì làm gì có công cụ để quản lý. Do đó, chúng ta đừng vì ngại rằng nếu có quy định thì có thể bạo loạn xã hội hoặc lật đổ chính quyền.

Điều đó ở Việt Nam từ trước đến nay chúng ta thấy rõ rồi. Có quy định thì chúng ta loại trừ được những yếu tố rêu rao của các thế lực phản động, đồng thời, tạo được hành lang để người dân có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình. Nó cũng là một góc độ phản biện xã hội đấy chứ !

Tôi cho rằng nhìn nhận rằng biểu tình có thể biến tướng thành bạo loạn như vậy là không đúng, mà cần phải nhanh chóng đáp ứng được đòi hỏi, nhu cầu của người dân, của xã hội để giúp cho Nhà nước ta quản lý xã hội bằng công cụ pháp luật" – Luật sư Nguyễn Hồng Bách, biện giải.

Hà Nguyên

Nguồn : VNTB, 12/12/2020

Chú thích :

(*)https://tuoitre.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-khong-thu-thach-nao-dan-toc-ta-khong-the-vuot-qua-20201210093536047.htm

***********************

Luật về quyền biểu tình : bao giờ lại được trình Quốc hội ?

Lynn Huỳnh, VNTB, 11/12/2020

Dự thảo Luật biểu tình được Chính phủ giao cho Bộ Công an soạn thảo đã xong và gửi xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan, nhưng có ý kiến khác nhau về cách nghĩ liên quan ‘nhạy cảm chính trị’ nên thời hạn xem xét dự Luật biểu tình chưa biết đến khi nào mới tái trình lại.

bieutinh3

Vì hiện tại chưa có luật chuyên ngành điều chỉnh, nên việc thực hiện quyền biểu tình của công dân vẫn chưa được thực thi. Nhà nước vẫn chần chừ trong ban hành những quy định rõ ràng, cụ thể, làm sao để đảm bảo được quyền công dân, lại không phải lo lắng điều mà trong các diễn văn của quan chức hay nhắc tới là tránh bị các thế lực đối lập dựa vào quyền này mà gây mất trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Phúc, giảng viên Khoa Luật, Đại học Duy Tân biện luận rằng nếu mai đây Quốc hội chỉ bàn luận về dự luật biểu tình, thì điều đó là chưa đủ, mà còn phải ‘kéo’ theo nhiều luật chuyên ngành cần thiết liên quan.

Giảng viên Nguyễn Văn Phúc lập luận :

"Ta có thể thấy rằng giữa biểu tình và tự do ngôn luận có những điểm tương đồng là đều thể hiện ý kiến quan điểm của người tham gia trước vấn đề được bày tỏ. Sự khác nhau giữa hai khái niệm này ở chỗ.

Tự do ngôn luận gắn với cá nhân thường mang màu sắc cá thể, phản ánh những gì mà một chủ thể ghi nhận được và muốn bày tỏ nó. Trong khi đó, biểu tình là một hoạt động mang tính tập thể, ý kiến quan điểm được bày tỏ là quan điểm của số đông được tập hợp lại trên cơ sở những quan điểm cá nhân cùng mục đích.

Thứ nhất, xét trong mối quan hệ giữa quyền biểu tình với quyền tự do hội họp, thì tự do hội họp là một trong những quyền cơ bản của con người và được ghi nhận rộng rãi trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ở khoản 1, Điều 20 của tuyên ngôn này : "Mọi người đều có quyền tự do hội họp và tham gia hội họp một cách hòa bình". Đây được xem là cơ sở quan trọng để hình thành nên quyền biểu tình của người dân.

Từ những quy định trên ta có thể nhận thấy rằng bản thân quyền biểu tình và quyền tự do hội họp có mối quan hệ gắn kết với nhau. Nếu không có quyền hội họp thì sẽ không thể có được quyền biểu tình hợp pháp, một cuộc biểu tình thường trải qua một giai đoạn chuẩn bị, họp lại và thống nhất để đưa ra đường lối và cách thức tiến hành cuộc biểu tình.

Thứ hai, xét mối quan hệ giữa quyền biểu tình với quyền tự do lập hội có thể thấy rằng quyền tự do lập hội (freedom of association), cùng với quyền tự do hội họp một cách hòa bình, đầu tiên được ghi nhận trong điều 20 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948. Cũng trong khoản 2 điều 20 của tuyên ngôn có quy định : "không ai bị ép buộc phải tham gia vào bất cứ hiệp hội nào".

Khi xem xét quyền tự do lập hội với quyền biểu tình, chúng ta thấy nó mối tương quan với nhau. Biểu tình là một hoạt động mang tính cộng đồng, có sự tham gia của nhiều người, nhiều thành phần, tuy nhiên, những người tham gia biểu tình đều có cùng chung mục đích là bày tỏ thái độ, quan điểm của mình về một vấn đề.

Lập hội cũng vậy mục đích chủ yếu cùng nhằm cùng nhau tìm đến một quan điểm để góp phần nói tiếng nói chung, cùng sở thích, cùng chí hướng với nhau. Cho nên, trong trường hợp này, để tìm kiếm những người có cùng chung mục đích với nhau thì khả năng người biểu tình tổ chức, thành lập các hội là điều đương nhiên.

Việc Việt Nam gia nhập các công ước các quyền con người này chỉ là bước đầu của việc quốc tế hóa quyền con người tại Việt Nam, đằng sau đó là việc tuân thủ các công ước này để đảm bảo thực hiện các quyền con người – quyền được biểu tình cho người dân và việc xây dựng và ban hành luật biểu tình là một sự thể hiện rõ nhất !".

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 11/12/2020

********************

Không gì phải sợ hãi biểu tình

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 10/12/2020

Thực chất, biểu tình không có gì đáng sợ, quan trọng là cách tư duy về quyền này như thế nào, tiếp đó là kế hoạch, cách thức quản lý, tổ chức biểu tình ra sao.

bieutinh4

Biểu tình có vai trò quan trọng trong một xã hội dân chủ, nó thể hiện quyền của người dân. Thông qua biểu tình mọi người có thể tự do bày tỏ chính kiến hay quan điểm trước những đối tượng mà mình hướng tới.

Một luật sư đề xuất rằng thay vì cứ nhấc lên – đặt xuống dự thảo luật về quyền biểu tình trong suốt mấy mươi năm qua, thì một cách tiết kiệm hơn, nhanh chóng hơn là hãy chọn việc tu chỉnh Hiến pháp.

Theo đó, Hiến pháp nên tách riêng các quyền, trong đó có quyền biểu tình ra thành một Điều riêng, và nên quy định quyền biểu tình cụ thể như sau :

"1. Công dân có quyền biểu tình ôn hòa và không vũ khí, không phụ thuộc vào sự đồng ý hay không của chính quyền.

2. Nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân được thực hiện quyền biểu tình. Mọi hành vi đe dọa, chia rẽ, gây cản trở hoặc ngăn cản cuộc biểu tình hợp pháp sẽ bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính tùy theo tính chất, mức độ. 3. Quyền biểu tình của công dân chỉ có thể bị giới hạn bởi một đạo luật của Quốc hội. Việc giới hạn cũng không làm mất đi bản chất của quyền này".

Quy định như vậy sẽ có hai ưu điểm : Thứ nhất, điều khoản này xác định rõ công dân biểu tình không có nghĩa vụ phải xin phép, mà chỉ cần thông báo cho chính quyền. Đây là cách quy định phổ biến của các bản Hiến pháp trên thế giới hiện nay.

Thứ hai, quy định người tham gia biểu tình không được sử dụng vũ khí hay công cụ có tính bạo lực sẽ làm rõ cơ sở đảm bảo cho một cuộc biểu tình ôn hòa. Tất cả những vấn đề cụ thể, có tính kỹ thuật khác như cần phải thông báo trước trong thời gian bao lâu, những dụng cụ nào được hiểu là vũ khí, trách nhiệm của người trưởng đoàn biểu tình, những người tham gia biểu tình thế nào, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền ra sao… nên được quy định ở trong một đạo luật do Quốc hội ban hành.

Thực chất, biểu tình không có gì đáng sợ, quan trọng là cách tư duy về quyền này như thế nào, tiếp đó là kế hoạch, cách thức quản lý, tổ chức biểu tình ra sao.

Chính quyền nên tận dụng hoạt động biểu tình, nên coi đó như một cầu nối, một kênh đối thoại quan trọng giữa chính quyền với nhân dân, từ đó một mặt kiểm soát và đưa hoạt động này trở nên có nề nếp, trật tự, mặt khác thông qua việc lắng nghe dân, cân nhắc, điều chỉnh và hoạch định các chính sách liên quan sao cho hợp với lòng dân hơn.

Cũng theo ý kiến của vị luật sư đề nghị ẩn danh kể trên, thì nếu vẫn kéo dài dự án luật về quyền biểu tình, dự án luật về quyền lập hội thì điều luật hình sự sau đây sẽ mãi mãi không cơ hội nào để vận dụng :

"Điều 167. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân.

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm : a) Có tổ chức ; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm".

"Tôi cho rằng tuy chưa có luật về biểu tình, luật về lập hội, song nếu những khái niệm ghi ở điều 167 được làm rõ để hiểu và áp dụng quy định Bộ luật hình sự về tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân trong thực tiễn, thì người ta vẫn có thể đường hoàng biểu tình, đường hoàng thực hiện quyền tự do báo chí…, mà không sợ bị chụp chiếc mũ chính trị hóa" – vị luật sư ‘ẩn danh’, kết luận.

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 10/12/2020

******************

Luật Biểu tình : ‘đề bài’ phải giải của Quốc hội nhiệm kỳ 2021 – 2026

Nguyễn Nam, VNTB, 10/12/2020

Liệu các đại biểu quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 sẽ trả được món nợ quyền dân : Luật Biểu tình ?

bieutinh5

Không ai có thể chối cãi rằng, quyền biểu tình là quyền hiến định quan trọng của nhân dân và Hiến pháp luôn luôn có hiệu lực trực tiếp. Việc chưa có Luật Biểu tình, không có nghĩa là người dân không được phép biểu tình, mà theo tinh thần của nhà nước pháp quyền, việc chưa có Luật Biểu tình phải được hiểu là quyền biểu tình của người dân chưa bị hạn chế bởi bất cứ quy định pháp luật nào.

Như vậy, tư duy lo ngại có Luật Biểu tình sẽ đồng nghĩa với việc có một kênh hợp pháp cho nhân dân chống phá Nhà nước, là một tư duy ‘cũ kỹ’, hoàn toàn sai lầm và cần loại bỏ.

Cần phải hiểu, có Luật Biểu tình nghĩa là có một kênh quan trọng để nhân dân thực hiện quyền tự do của mình trong khuôn khổ pháp luật, và cũng là một kênh quan trọng để Nhà nước thực hiện việc quản lý của mình.

Thứ nhất, có luật về biểu tình, nghĩa là Nhà nước có thêm một công cụ để ngăn chặn, phòng chống được việc lợi dụng tụ tập đông người để gây mất ổn định trật tự, an ninh xã hội, kích động, lôi kéo chống phá chính quyền.

Thứ hai, có luật về biểu tình có nghĩa là người dân có thêm một công cụ để thực hiện quyền của mình.

Thứ ba, có luật về biểu tình có nghĩa là nhân dân và Nhà nước, đã trở thành những đối tác tin cậy để cùng nhau xây dựng nhà nước pháp quyền.

Thứ tư, luật về biểu tình chính là một biểu hiện của cung cách ứng xử văn minh và sòng phẳng giữa cả hai bên Nhà nước và dân chúng. Ngoài ra, việc ủng hộ quyền biểu tình của người dân cũng thể hiện sự tự tin, bản lĩnh lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới.

Tưởng cũng nên nhắc lại để tránh chuyện có ai đó độc mồm xấu miệng sẽ xỉa xói rằng Đảng sợ biểu tình, vì Đảng cũng từng sử dụng quyền dân chủ này để phục vụ mục đích cao cả là thống nhất đất nước. Giờ Đảng sợ chính thế lực ngay trong nội bộ của mình lợi dụng quyền biểu tình để ‘lật đổ’ chiếc ghế quyền lực nào đó…

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, biểu tình là một công cụ hữu hiệu mà Đảng cộng sản Việt Nam (lúc đó còn mang tên Đảng cộng sản Đông Dương) sử dụng để vận động đấu tranh chống chính quyền thực dân, phong kiến.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều cuộc biểu tình tại miền Nam Việt Nam được giơ cao biểu ngữ là chống chế độ bù nhìn của Mỹ, chống chiến tranh của nhiều tầng lớp nhân dân đã nổ ra, góp phần tạo làn sóng truyền thông mạnh mẽ đến độ dấy lên phong trào phản chiến lan rộng, thay đổi nhận thức của xã hội và của quốc tế về cuộc chiến tranh liên quan đến người Mỹ tiến hành tại Việt Nam.

Sử sách của chính quyền miền Bắc xã hội chủ nghĩa nói rằng những cuộc biểu tình ở thời điểm đó, chính là những xúc tác quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Như vậy, biểu tình không phải là khái niệm xa lạ, mới mẻ ở miền Bắc Việt Nam mà với đặc thù lịch sử ở Việt Nam, biểu tình phải được hiểu là ủng hộ và yêu nước.

Tuy nhiên sau tháng 4-1975, khi chiến tranh hai miền Bắc – Nam chấm dứt, người ta lại sợ biểu tình, mà thay vào đó bằng tên gọi ‘mít – tinh’ với hình thức cũng xuống đường, nhưng luôn là ‘ủng hộ – ủng hộ – và ủng hộ’.

Thời hậu chiến, không rõ vì sao lại xuất hiện sự yếm thế với tâm lý e ngại bất ổn, biểu tình luôn được hiểu là tụ tập đông người, là gây rối trật tự công cộng, là chống đối.

Thế nhưng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới, thì việc không có luật lại vẫn không được hiểu theo cách hiểu chung của thế giới là quyền đó không bị giới hạn, mà lại ‘kiên định’ cách hiểu rằng người dân chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện quyền của mình trên thực tế.

Tình trạng này đã dẫn đến là những người không hiểu biết pháp luật thì nghi ngại, người hiểu biết pháp luật thì dù hiểu là mình có quyền biểu tình theo Hiến pháp, nhưng lại e dè khi nghĩ rằng mình hiểu đúng, nhưng chắc gì chính quyền đã hiểu như mình (!?).

Tâm lý này tạo ra một vòng luẩn quẩn trong cách thực hiện quyền biểu tình của người dân. Chính quyền thì trì hoãn, còn nhân dân thì e dè và khi bức xúc, không có cách nào khác là biểu tình tự phát.

Dĩ nhiên trong bối cảnh chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 13 mà bàn chuyện luật về biểu tình, dễ bị chính trị hóa một quyền dân sự.

Tạm hy vọng rằng ở nhiệm kỳ mới 2021 – 2026 của Quốc hội, các ông bà là đại biểu của người dân sẽ cùng chung tay giúp trả món nợ quyền dân này, với không chỉ là luật về biểu tình, mà còn có luật về quyền lập hội, luật về tư nhân được tự do làm báo…

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 10/12/2020

*********************

Quyền biểu tình

Linh Giang, VNTB, 09/12/2020

Luật Biểu tình không chỉ là đòi hỏi của một xã hội văn minh, dân chủ và pháp quyền, mà Luật Biểu tình còn là kênh quan trọng nhằm duy trì trật tự xã hội.

bieutinh6

Vậy là ở cả 3 thành phố lớn là Hà Nội – Sài Gòn – Đà Nẵng đều có biểu tình phản đối chính sách thuế.

Các cuộc biểu tình này mang yếu tố nước ngoài khi diễn ra với màu áo của Grab – ứng dụng đặt xe hiện đang có mặt tại 6 quốc gia là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Indonesia.

Theo nghị định 126/2020, bắt đầu từ ngày 5/12, thuế giá trị gia tăng (VAT) tăng từ 3% lên 10% với mỗi cuốc xe công nghệ. Hành khách đi xe phải chi thêm tiền theo từng km, còn tài xế lo ngại vì cước phí tăng dẫn đến tình trạng ế ẩm.

VAT là thuế gián thu nên kể từ khi tăng mức thuế thêm 7%, thì 27,273% là tỷ lệ khấu trừ mỗi cuốc xe mà tài xế phải chịu so trước kia là 20%.

Nồi cơm của các tài xế đã bị sứt mẻ, vậy là xuống đường biểu tình phản đối thôi.

Quyền biểu tình là một quyền dân sự, chính trị quan trọng của con người, được ghi nhận trong Hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, quyền biểu tình được ghi nhận trong các bản Hiến pháp từ năm 1959 đến năm 2013. Hiến pháp năm 1946 tuy không ghi nhận trực tiếp quyền này, nhưng có thể hiểu quyền biểu tình là nội hàm của quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp theo quy định tại Điều thứ 10.

Cũng giống như quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình được thực hành theo cách ôn hòa, không được dùng để xúc phạm, gây chia rẽ, bất ổn hay kích động các hành vi bạo lực, phân biệt đối xử.

Là nội hàm của quyền hội họp hòa bình, quyền biểu tình luôn đi kèm với hình thức "phi vũ trang". Đồng thời, được phân biệt rằng, biểu tình là một hình thức của tự do hội họp, nhưng không phải là hội họp một cách ngẫu nhiên, mà nó đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn bị cẩn thận, chu đáo.

Giữa những người đi biểu tình phải có tối thiểu một mối liên hệ chung, đó là mục đích của biểu tình. Hành vi hội họp một cách ngẫu nhiên, bất thường cần được phân biệt rõ ràng với hành vi biểu tình, vì các hành vi này đưa đến những hệ quả pháp lý khác nhau.

Hiện nay, mỗi khi có các cuộc biểu tình tự phát của người dân thì các cơ quan nhà nước ở Việt Nam thường áp dụng Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.

Tuy nhiên, Nghị định này lại nhằm để điều chỉnh hành vi "tập trung đông người ở nơi công cộng" chứ không phải là điều chỉnh các hoạt động biểu tình.

Cần phải hiểu rõ việc tập trung đông người ở nơi công cộng có thể là một hình thức của biểu tình, nhưng chưa chắc đã là hoạt động biểu tình. Theo quy định của Nghị định này, các hoạt động tập trung đông người chỉ được diễn ra khi có sự "cho phép" Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

Quy định này là hoàn toàn trái với tinh thần của pháp luật về biểu tình. Bởi biểu tình là một quyền tự do, người dân chỉ cần "thông báo" đến cơ quan nhà nước về việc tổ chức biểu tình chứ không phải là "xin – cho".

Đồng thời, các quy định của Nghị định này đều thể hiện rõ xu hướng là tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước trong công tác quản lý, chứ không phải là tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền của mình. Hơn nữa, biểu tình là một quyền hiến định và vì thế, những nội dung liên quan đến quyền này chỉ có thể được ghi nhận trong luật chứ không thể dùng nghị định để điều chỉnh.

Như vậy, Luật Biểu tình không chỉ là đòi hỏi của một xã hội văn minh, dân chủ và pháp quyền, mà Luật Biểu tình còn là kênh quan trọng nhằm duy trì trật tự xã hội.

Không ai có thể phủ nhận những đóng góp tích cực của các cuộc biểu tình. Đó là kênh giao tiếp quan trọng giữa nhân dân với chính quyền, nó góp phần làm các bên hiểu biết và dễ chia sẻ với nhau hơn.

Với các cuộc biểu tình ủng hộ, đương nhiên, Nhà nước tìm thấy trong đó những tiếng nói khích lệ, sự đoàn kết, ủng hộ của dân chúng với các chủ trương đúng đắn.

Còn với các cuộc biểu tình phản đối, phải hiểu đó không phải là sự chống đối của người dân mà đó chính là kênh quan trọng để người dân bày tỏ quan điểm một cách hòa bình, góp phần để Nhà nước phát hiện ra những sai sót, yếu kém trong quản lý để từ đó nhanh chóng khắc phục.

Biểu tình chính là một kênh phản biện xã hội quan trọng cần có trong một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Linh Giang

Nguồn : VNTB, 09/12/2020

***********************

Nghiệp đoàn độc lập và quyền biểu tình : nhìn từ vụ ‘xuống đường’ của các ‘Grab bike’

Sơn Trà, VNTB, 09/12/2020

Liệu đã đến lúc chín muồi cho việc thành lập các nghiệp đoàn độc lập, cũng như thực thi việc ban hành luật về quyền biểu tình ?

bieutinh7

Sáng 8/12, hàng trăm tài xế Grab sau khi đòi quyền lợi tại trụ sở công ty đã tập trung diễu hành trên đường phố Đà Nẵng để phản đối chính sách khấu trừ mới của Grab.

Không chỉ tập trung đòi quyền lợi, một số hội nhóm tài xế trên mạng xã hội đã vận động mọi người đình công. Một số trường hợp còn đặt cuốc ảo, ‘boom’ hàng khiến những tài xế khác không thể mở ứng dụng để hoạt động bình thường.

Đến khoảng 11 giờ 30 cùng ngày, sau khi tập trung đòi quyền lợi, hàng trăm tài xế Grab đã tổ chức diễu hành, bấm còi inh ỏi trên các trục đường chính của thành phố Đà Nẵng như Lê Duẩn, Bạch Đằng, Ngô Quyền, Nguyễn Hữu Thọ…

Vấn đề pháp lý đặt ra : liệu đã đến lúc chín muồi cho việc thành lập các nghiệp đoàn độc lập, cũng như thực thi việc ban hành luật về quyền biểu tình ?

Cụ thể trong trường hợp của Grab, chính giới lao động đã phải tự đứng lên để đấu tranh cho riêng họ, nhưng có lẽ vấn đề là họ chỉ như là làm thời vụ, rồi sẽ chuyển qua công việc khác khi có thể – tức một kiểu của bột phá tức thời, và nó có thể tái diễn trong tương lai mỗi khi lại gặp những chính sách gây bất lợi cho số đông nào đó.

Với người quản lý thì không thể nhìn đây chỉ là bức xúc thời vụ, mà cần thấy rằng về lâu dài, để giúp người lao động tự bảo vệ mình trước các chính sách đang đi ngược lại lợi ích của giới cần lao, thì người ta cần biết tập họp lại dưới một tổ chức kiểu như nghiệp đoàn độc lập. Điều này cũng nằm trong tiên liệu, bởi chỉ còn vài tuần lễ nữa thôi khi Bộ Luật lao động phiên bản tu chỉnh có hiệu lực, thì quyền tự do công đoàn đã được minh định.

Ở đây cũng cần thấy rõ rằng bất cứ giới nào, ngành nào, kể cả lực lượng cảnh sát, cũng rất cần nghiệp đoàn cơ sở, để bảo vệ người lao động, giúp họ điều chỉnh các hành vi trong khuôn khổ luôn tuân thủ luật pháp – bởi rất có thể họ sẽ bị chính đồng nghiệp, hay tổ chức của họ chèn ép và bỏ rơi khi họ làm đúng luật.

Trở lại với vụ Grab.

Vào ngày 2/12, trên trang web của Grab có thông báo với nội dung (trích) :

"Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020 ("Nghiệp đoàn 126"). Theo đó, kể từ ngày 05/12/2020, chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng cho các nền tảng đặt xe và Đối tác tài xế công nghệ sẽ thay đổi như sau :

Grab sẽ tiến hành kê khai thuế VAT trên toàn bộ doanh thu hợp tác, bằng cách khấu trừ ngay nghĩa vụ thuế VAT (thuế suất 10% hoặc theo hướng dẫn khác của cơ quan thuế tùy thời điểm) cho toàn bộ cuốc xe vận tải trước khi phân chia doanh thu theo hợp đồng cho Đối tác với tỷ lệ không đổi (80%).

Thuế thu nhập cá nhân (1,5%) không thay đổi, chỉ áp dụng với những Đối tác có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.

Việc kê khai thuế VAT theo NĐ 126 sẽ bắt đầu áp dụng với các cuốc xe phát sinh từ ngày 05/12/2020, doanh thu phát sinh từ ngày 01/01/2020 đến 04/12/2020 vẫn áp dụng chính sách thuế cũ".

Tuy nhiên vào ngày 7 và 8/12, lần lượt tại cả 3 thành phố Hà Nội – Sài Gòn – Đà Nẵng đã diễn ra việc tài xế với màu áo Grab đã xuống đường với kiến nghị Grab không tăng mức khấu trừ, không tính mức thuế VAT tăng cho tài xế, và ký hợp đồng lao động với tài xế.

Gần như ngay sau đó, Grab tiếp tục có phản hồi liên quan đến các phản ảnh của tài xế. Cụ thể, Grab dẫn theo nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 5/12, thuế VAT 10% được áp dụng cho toàn bộ doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải, bao gồm cả phần doanh thu vận tải của đối tác tài xế. Do đó, Grab đã khấu trừ nghĩa vụ thuế VAT 10% từ cước phí chuyến xe mà người dùng hiện đang chi trả. Còn phí sử dụng ứng dụng (chiết khấu) áp dụng cho đối tác tài xế vẫn được giữ nguyên không thay đổi.

bieutinh8

Theo Grab, việc Grab khấu trừ khoản thuế phải nộp, kê khai và nộp hộ cho các đối tác tài xế là tuân thủ quy định của nghị định 126.

Như vậy với cục diện diễn ra cho thấy ‘địa chỉ’ cho việc xuống đường ở đây phải là Tổng cục Thuế đối với Hà Nội ; và ở Đà Nẵng, Sài Gòn là Cục Thuế.

Bàn luận bên lề vụ việc, một luật sư tại Sài Gòn ngờ vực có bàn tay ‘tổng đạo diễn’ ở đây thuộc ‘người nhà nước’. Ông lý giải : "Các bác tài nghĩ sao mà lại yêu cầu ký hợp đồng lao động với tài xế ?

Bởi nếu ký, thì đương nhiên thuế VAT 10%, và còn phải đóng cả các khoản về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi ấy, việc sử dụng ứng dụng công nghệ ở đây sẽ chẳng khác biệt gì với loại hình taxi, khó thể cạnh tranh về giá cả ; khác chăng chỉ là việc không gò bó về mức doanh thu tối thiểu. Và công đoàn, thì đương nhiên sẽ là công đoàn thuộc nhà nước…".

Vẫn theo quan sát của ông luật sư, những việc xuống đường để biểu tình như Grab sở dĩ vẫn suôn sẻ, diễn ra ở khu vực trung tâm với số lượng tham gia đông đảo… trong bối cảnh Việt Nam vẫn chưa ban hành luật về quyền biểu tình, thì ‘chuyện lạ’ đó chỉ có thể được lý giải : kịch bản của phép thử được thế lực chính trị nào đó ngay trong nội bộ của nhà chức trách đưa ra…

Sơn Trà

Nguồn : VNTB, 09/12/2020

Additional Info

  • Author Hoài Nguyễn, Hà Nguyên, Lynn Huỳnh, Trần Dzạ Dzũng, Nguyễn Nam, Linh Giang, Sơn Trà
Published in Diễn đàn

Trì hoãn vô thời hạn Luật biểu tình nhưng lại hối hả mua sắm công cụ, vũ khí từ Trung cổ đến hiện đại để àn áp người dân thực hiện quyền biểu tình

Kị binh là đội quân đánh gần, giáp chiến. Dùng kị binh đàn áp dân biểu tình là xua lính kị binh vào khối dân biểu tình, vung kiếm chém dân tay không dưới vó ngựa, kề súng sát thái dương dân, bóp cò, mặc sức bắn giết người dân chỉ bộc lộ ý chí, nguyện vọng chính đáng bằng quyền biểu tình hợp pháp.

UIG-975-05-SOV-B-666587

Vó ngựa Budyonny đã tung hoành từ đồng có sông Đông nước Nga đến kinh thành Warszawa, Ba Lan

Thời vũ khí còn thô sơ, lực lượng quân sự cơ động chủ yếu bằng cơ bắp, cơ bắp con người và cơ bắp con vật như voi, ngựa. Thời sức mạnh quân sự còn dựa nhiều vào cơ bắp là thời của những chiến binh trên lưng ngựa vì vậy mới có những đội kị binh chiến đấu như quân đoàn kị binh Budyonny lừng lẫy của Hồng quân Xô Viết trong cuộc nội chiến sau Cách Mạng Tháng Mười Nga, 1917. Vó ngựa Budyonny đã tung hoành từ đồng có sông Đông nước Nga đến kinh thành Warszawa, Ba Lan.

Nhưng khi xe tăng xuất hiện, ngành cơ khí ô tô và hàng không phát triển, uy lực rừng gươm của đoàn kị binh không thể so được với lưới lửa của những nòng pháo trên tháp xe tăng, sức cơ động của vó ngựa cũng không thể so được với vòng xích xe tăng, không thể so được với động cơ ô tô và máy bay. Kị binh tác chiến chỉ còn trong viện bảo tàng quân sự và tên gọi những lữ đoàn, sư đoàn kị binh chỉ để gọi những đơn vị chiến đấu cơ động bằng máy bay như sư đoàn kị binh số 1, trung đoàn kỵ binh bọc thép số 11, lữ đoàn kị binh bay 173 của quân đội Mỹ tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1965 – 1973.

Thời những chiến binh tay cương, tay kiếm, tay cương, tay súng, khua kiếm loang loáng, bắn súng đì đòm trên lưng ngựa đã vĩnh viễn qua lâu rồi. Ở một số nước có truyền thống nuôi ngựa, tạo được giống ngựa tốt để có những con ngựa đẹp mã, cao to lững lững và có những đàn ngựa béo tốt sinh sôi mạnh mẽ trên thảm cỏ xanh đến tận chân trời. Và điều quan trọng hơn cả là từ lâu đời trong xã hội đó có một tầng lớp hiệp sĩ hào hoa mã thượng, theo vó ngựa rong ruổi khắp nhân gian làm việc nghĩa hiệp và có một nhà nước của giới quí tộc lên xe xuống ngựa, thong dong xe tam mã, tứ mã. Ngựa không thể vắng bóng trong sinh hoạt nhà nước quí tộc thì ngày nay những nhà nước hậu duệ của nhà nước quí tộc đó còn duy trì đội kị binh hoàng gia thực hiện những nghi lễ long trọng của nhà nước. Nhìn đội kị binh nghi lễ mũ cao áo dài, tua gù lấp lánh của một cung đình vàng son, người dân thế giới hôm nay cũng nhìn thấy hình bóng, nhìn thấy tinh thần, cốt cách nhà nước quí tộc trong lịch sử vẻ vang của dân tộc đó.

hongquan2

Đội kị binh hoàng gia Anh thực hiện những nghi lễ long trọng của nhà nước

Không có truyền thống nuôi ngựa, không có những giống ngựa tốt và không có những đàn ngưa no cỏ trên những đồng cỏ mênh mông, Việt Nam chỉ có vài con ngựa lẻ loi của những gia đình người H’Mông, người Dao cheo leo trên vách núi đá, người còn không đủ ngô ăn, ngựa cũng không có cỏ gặm, còi cọc, cóc cáy. Phải liên miên chống ngoại xâm nhưng trong lịch sử Việt Nam chỉ có tướng cưỡi voi, cưỡi ngựa, chưa bao giờ có một đội kị binh tác chiến.

Ngày nay đến người lính biên phòng len lỏi tuần tra trên những nẻo đường rừng biên giới chênh vênh vách núi cũng không thể dùng ngựa vì đầu tư nuôi dưỡng và huấn luyện con ngựa chiến quá tốn kém, chăm sóc quá vất vả, phiền phức, sử dụng lại không hiệu quả. Nhà nước cộng sản Việt Nam do đảng của giai cấp công nhân lập lên cũng không phải là nhà nước quí tộc để có đội kị binh hoàng gia trong nghi lễ nhà nước.

Trong tác chiến hiện đại với vũ khí hạt nhân, vũ khí điện tử, vũ khí tự động. Thời hiện đại, không gian tác chiến diễn ra trên mặt đất không nhiều và không thường xuyên nhưng cuộc chiến thường xuyên diễn ra trên mặt biển, trên bầu trời, trong vũ trụ. Cuộc chiến không dùng nhiều sức cơ bắp của người lính mà chủ yếu dùng trí tuệ, tri thức khoa học. Ngựa không thể có tri thức khoa học mà chỉ có sức cơ. Sức cơ của người lính còn chưa cần khai thác hết huống chi sức cơ của ngựa. Sức ngựa hoàn toàn không còn mảy may có vị trí trong tác chiến hiện đại của quân đội bảo vệ đất nước, không có hiệu quả trong hoạt động của công an bảo vệ an ninh xã hội.

Nhà nước cộng sản Việt Nam hàng năm đã đổ ra hàng trăm tỉ tiền thuế của dân duy trì một Bộ Tư lệnh Lăng với hàng trăm người lính đẹp mã trong hình hài cao to béo tốt, đẹp mã trong binh phục lễ nghi, suốt 24 giờ trong ngày có mặt bên trong và quanh hầm mồ người khai sinh ra đảng cộng sản, khai sinh ra nhà nước cộng sản, tạo ra không gian lễ lạt uy nghi cho cả khu nhà mồ rộng lớn và lạnh ngắt âm khí suốt 365 ngày trong năm.

Nhà nước cộng sản Việt Nam hàng năm đã đổ ra hàng chục tỉ tiền thuế của dân để duy trì một lữ đoàn nghi lễ quân đội với hàng trăm người lính đẹp mã trong hình hài, đẹp mã trong binh phục lễ tiết, đẹp mã trong đội hình sáng lòa gươm giáo, lấp lánh quân kì nghênh chào quốc khách.

Nay nhà nước cộng sản Việt Nam hàng năm lại hồn nhiên vét tiền thuế của dân ra nuôi một đàn ngựa phải nhập từ nước ngoài và duy trì một trung đoàn kị binh nai nịt giáp trận, rõ ràng đội kị binh đó không phải để làm đội lễ nghi nhà nước như những nhà nước có truyền thống quí tộc đã dẫn ở trên.

Dù chống giặc ngoại xâm từ bên ngoài hay truy bắt tội phạm ngay trong nước đều không thể dùng kị binh. Làm sống lại lực lượng kị binh say máu chém giết thời trung cổ và biên chế trung đoàn kị binh trung cổ đó vào lực lượng cảnh sát cơ động.theo lời tướng Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công an là để đối phó với biểu tình đông người của dân.

Kị binh là đội quân đánh gần, giáp chiến. Dùng kị binh đàn áp dân biểu tình là xua lính kị binh vào khối dân biểu tình, vung kiếm chém dân tay không dưới vó ngựa, kề súng sát thái dương dân, bóp cò, mặc sức bắn giết người dân chỉ bộc lộ ý chí, nguyện vọng chính đáng bằng quyền biểu tình hợp pháp.

Xây dựng lực lượng kị binh trung cổ với những kị sĩ chọn lọc, và tiêu chuẩn chọn lọc đầu tiên là đủ u mê để đảng nhồi sọ lí tưởng sống quái gở “còn đảng, còn mình”, biến họ thành những rô bốt, thành con người công cụ, say máu chuyên chính vô sản, say máu chém giết. Không phải chỉ xài lại công cụ bạo lực thời trung cố, bộ Công an thời Tô Lâm còn trang bị cho công an cả những vũ khí hiện đại có sức sát thương rộng lớn và mau lẹ mà ở mọi nước trên thế giới chỉ quân đội mới được trang bị để chống giặc ngoại xâm là xe bọc thép, máy bay chiến đấu và vũ khí điện tử.

Biểu tình là quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong Hiến pháp. Được Quốc hội giao soạn thảo luật biểu tình, bộ Công an trì hoãn hết năm này sang năm khác. Mấy đời bộ trưởng, mấy chục năm trời Bộ Công an treo luật biểu tình, treo vô thời hạn quyền công dân cơ bản của người dân nhưng Bộ trưởng Công an Tô Lâm cùng với nhà nước cộng sản lại hối hả rút ruột tiền thuế của dân ra trang bị cho công an những vũ khí tối tân và cả một lực lượng kị binh trung cổ say máu chém giết để đán áp người dân thực hiện quyến cơ bản của công dân là quyền biểu tình. Điều đó cho thấy nhà nước cộng sản quyết tồn tại, quyết duy trì quyền cai trị dân, quyền vơ vét của cải, tài nguyên của nước bằng bạo lực đàn áp dân, bằng cướp quyền làm chủ đất nước của người dân, cướp quyền con người, quyền công dân của người dân.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã huy động một lực lượng đông đảo tướng tá công an đột nhập phi pháp vào nước Đức bắt cóc công dân Trịnh Xuân Thanh về nước, gieo một tiếng xấu muôn dời cho nhà nước Việt Nam là nhà nước chà đạp lên luật pháp quốc tế, nhà nước tội phạm quốc tế.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã điều động hơn ba ngàn cảnh sát cơ động với vũ khí điện tử, với xe bọc thép trong đêm tập kích một làng quê bình yên, người dân sống lương thiên. Giữa đêm cho cảnh sát phá cửa, xông vào nhà dân bắn chết cụ già 84 tuổi đời, 59 tuổi cộng sản ngay trên giường ngủ.

Nay Bộ trưởng Công an Tô Lâm lại xây dựng, tổ chức cho lực lượng công an một công cụ bạo lực thời trung cổ, trung đoàn kị binh cảnh sát cơ động nhằm đàn áp dân sử dụng quyền biểu tình hợp pháp bộc lộ ý chí, nguyện vọng chính đáng.

Lịch sử đương đại Việt Nam đang nối dài những trang đau buồn về một thời độc tài cộng sản với nhà nước công an trị.

Phạm Đình Trọng

(10/06/2020)

Additional Info

  • Author Phạm Đình Trọng
Published in Diễn đàn

Khi Phó chủ tch quc hi Uông Chu Lưu đng lên đt câu hi : ‘Ti sao chưa ban hành được Lut biu tình ?’ - mt vn đ mà đng cm quyn luôn xem là cc kỳ nhy cm và liên đi ti ‘âm mưu lt đ chính quyn’ - vi v bc xúc không đến ni b người dân nghi ngờ là gi to, c ta đã không thy sếp ca ông ta là Ch tch quc hi Nguyn Th Kim Ngân phn ng gì. Cũng không thy bà Ngân vi vã ct ngang li ông Lưu như cái cách n quan chc này đã thô bo ‘chn hng’ nhng đi biu quc hi dám tc mch hi v v ‘lut bán nước’ (mt hn danh mà dân gian đt cho d lut Đc khu) và v phân bón gi Thun Phong ti kỳ hp quc hi tháng 5 - 6 năm 2019.

bieutinh11

Phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu đứng lên đặt câu hỏi : ‘Tại sao chưa ban hành được Luật biểu tình ?’. Hình minh họa.

Từ ‘câm như hến’ đến câu hi bt ng

Câu hỏi ca ông Uông Chu Lưu phát ra ti phiên hp th 37 sáng ngày 11/9/2019 của y ban Thường v Quc hi v D tho báo cáo 5 năm trin khai thi hành Hiến pháp 2013 (2014-2019). Theo ông Uông Chu Lưu, trong báo cáo ca Chính ph có 3 lut đã nm trong kế hoch nhưng vn chưa được ban hành, đó là Lut v Hi, Lut Biu tình và Luật Hiến máu. Ông Lưu đ ngh Chính ph cn xác đnh l trình ban hành ch không nên đ tình trng này kéo dài.

Trước đó, nhng đ xut cn có lut Biu tình ch xut phát t mt vài đi biu quc hi, trong khi toàn b gii lãnh đo cơ quan này đu ‘câm như hến’ - mt cách sao y biu cm trước v các giàn khoan và tàu Trung Quc lao vào Bin Đông như mt cái tát vào mt B Chính tr Đảng cộng sản Việt Nam. Bi thế, s bc xúc ca ông Uông Chu Lưu là hiếm có.

Sự tht ‘phn đng’

Về thc cht, câu hi trên ca ông Uông Chu Lưu là rt có ‘cơ s thc tin’, được bt đu bng mt s tht hết sc bôi bác, thm chí còn hết sc ‘phn đng’ : vào năm 2011, th tướng khi đó là Nguyn Tn Dũng đã giao cho B Công an - cơ quan b xem là ‘công an tr’ và chuyên trn áp, đàn áp nhng cuộc xung đường vì môi sinh môi trường ca người dân, ‘chu trách nhim son tho Lut Biu tình’.

Kể t đó đến nay, đã quá nhiu ln B Công an thp thò b lut này vào mi lúc mà chế đ đc tr phát hin ra trin vng mt hip đnh thương mi quc tế - hoặc TPP (Hip đnh đi tác thương mi xuyên Thái Bình Dương, sau này chuyn thành CPTPP), hoc Hip đnh thương mi Vit - M, hoc EVFTA (Hip- đnh Thương mi t do Châu Âu - Vit Nam). Nhưng sau khi đã ‘ăn đ’ hoc cám cnh vì ‘mt ăn’, đã quá nhiu lần cơ quan b này yêu cu hoãn Lut Biu tình khi ni ra lý do : "Trong quá trình son tho có mt s ni dung phát sinh cn tiếp tc đu tư thi gian, công sc nghiên cu k lưỡng, thu đáo, kho sát thc tin và tham kho kinh nghim quc tế như khái niệm "biểu tình," "quyn t do biu tình," "nơi công cng," "t tp đông người"… ; phm vi điu chnh ca d tho lut (có bao gm c vic t chc mít-tinh, biu tình do Đng, Nhà Nước, các t chc chính tr xã hi t chc ; vic khiếu kin đông người, đình công, bãi công, bãi thị, bãi khóa hay không) ; vn đ áp dng các bin pháp trn áp tương xng, có hiu qu đi vi hành vi li dng biu tình vi phm pháp lut ; trách nhim ca các cơ quan liên quan trong vic gii quyết các vn đ phát sinh trong quá trình biểu tình…".

Thực tế thi gian còn cay đng hơn na : quyn biu tình đương nhiên ca người dân - được quy đnh rõ ràng trong Hiến pháp năm 1002, đã b ‘treo c’ đến hơn mt phn tư thế k qua.

Đã có quá đủ căn c đ thy rng vic c tình kéo dài thi gian soạn tho d lut biu tình ca B Công an là hành vi tc trách công v, vi phm vào Điu 4 ca ngh quyết điu chnh chương trình xây dng lut, pháp lnh năm 2015 do ch tch Quc Hi ký ban hành ti kỳ hp th 7 vào tháng Sáu năm 2014.

Vì sao Nguyễn Th Kim Ngân ‘bức xúc’ ?

Tháng 3 năm 2019, chính phủ ca th tướng ‘C L M V’ Nguyn Xuân Phúc mt ln na lp ló : "Thc hin các văn bn ch đo ca B Chính tr, Quc hi và Chính ph, B Công an đang tiếp tc phi hp vi các cơ quan, đơn v liên quan nghiên cứu lý lun, cơ s pháp lý và t chc kho sát thc tế ti các đơn v, đa phương đ nghiên cu, xây dng d án Lut Biu tình bo đm thc thi quyn con người, quyn và nghĩa v cơ bn ca công dân, tránh các thế lc thù đch li dng biu tình đ gây rối mt trt t, chng phá Đng, Nhà nước ta".

Khi đó, một ln na trong quá nhiu ln b lut quyn dân này b chính ph t thi ‘nm chc ngn c dân ch’ ca Nguyn Tn Dũng đến ‘liêm chính, kiến to, hành đng’ ca Nguyn Xuân Phúc, cùng ‘cơ quan dân cử ti cao’ là Quc hi li dng như mt th mi nh nhân quyn đ mc c thương mi vi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu - liên quan đến TPP vào nhng năm 2014 - 2016, và EVFTA đang trong giai đon ‘chun b ký kết’ vào nhng năm 2018 - 2019.

Cũng vào khoảng thời gian trên, Nguyn Th Kim Ngân va kết thúc chuyến đi Châu Âu (Pháp và Bỉ) vào cui tháng 3 năm 2019 đ vn đng cho EVFTA. Ngay sau khi v nước, bà Ngân đã ch trì mt phiên hp quc hi. Được báo Sài Gòn Gii Phóng tường thut, bà Ngân đã t ra rt st rut v vic chưa nhn được h sơ trình d án sa đi, b sung B lut Lao đng, trong khi chương trình xây dng pháp lut năm 2019 đã có d án này. "Chúng ta đã cam kết vi Ngh vin Châu Âu v thi hn xem xét sa đi B lut Lao đng. Đó chính là cơ s quan trọng đ Ngh vin Châu Âu xem xét thông qua Hip đnh EVFTA, vy mà bây gi các bước cn thiết vn chưa được tiến hành. Thay vì trình h sơ d án thì cơ quan trình li ch báo cáo, xin ý kiến ca y ban Thường v quc hi v mt s vn đ, như thế có phải là làm ngược quy trình hay không ? !" - bà Ngân bc xúc.

Không chỉ yêu cu Vit Nam phi sa B lut Lao đng, Ngh vin Châu Âu còn đòi hi chính th Vit Nam phi ci thin nhân quyn liên quan đến nhiu vn đ khác như ban hành lut v Hi và Lut biểu tình. Nhưng nhng ni dung này đương nhiên chưa bao gi được h thng báo đài quc doanh và gii quan chc Vit Nam thông tin chính thc cho người dân.

Nhưng dù gì, k t thi đim Hi đng Châu Âu buc phi hoãn vic ký kết hai hip đnh EVFTA và EVIPA (Hiệp đnh bo h đu tư) vi Vit Nam vào tháng 2 năm 2019, vi ngun cơn thc cht là vô s vi phm nhân quyn ca Vit Nam, gii chóp bu Hà Ni đã không còn dám coi thường nhng đòi hi ci thin nhân quyn ca Ngh vin Châu Âu, nm trong bn ngh quyết chuyên về nhân quyn Vit Nam mà cơ quan ngh vin này đã tung ra vào tháng 11 năm 2018 vi rt nhiu ni dung chi tiết. Sau đó và dù EVFTA và EVIPA đã được ký kết vào tháng 6 năm 2019, không có gì chc chn là hai hip đnh này s được Ngh vin mi ca Châu Âu bỏ phiếu thông qua vào đu năm 2020, nếu chính th đc tài Vit Nam vn trí trá lươn lo không chu ci thin nhân quyn.

Cũng kể t thi đim đu năm 2019 cho ti nay, đã hình thành mt khong cách đ ln gia hai cơ quan quc hi và chính ph Việt Nam - liên quan đến nhng yêu sách ci thin nhân quyn ca Ngh vin Châu Âu. Trong lúc Nguyn Th Kim Ngân thc s st rut bi bà ta có th s mt mt vì đã cam kết vi Cng đng Châu Âu và nhng nước trong khi Liên Hiệp Châu Âu (EU) v ‘Vit Nam sẽ ci thin nhân quyn’, thì hàng lot d lut v quyn con người do chính ph và các b ngành ‘son tho’ vn chưa đâu vào đâu, nếu không mun nói là vn nm trong ngăn kéo đy bi bm.

Minh họa đin hình cho quá trình son tho đy gi di như thế là Bộ luật Lao đng sa đi. Vào thi đim Nguyn Th Kim Ngân ‘bc xúc’, mt ‘bí mt’ đã l hn ra : sut t cui năm 2018 - thi đim tái khi đng quy trình ‘chun b ký kết và phê chun EVFTA’ cho đến khi đó, các b ngành đã gn như không làm gì c đi vi việc sa đi ni dung ca B lut Lao đng đ đáp ng đòi hi ca Hip đnh EVFTA.

Còn thực cht đng sau đng thái chính ph giao B Công an nghiên cu xây dng Lut Biu tình ch là s tiếp ni ca mt chui đng tác đi phó và ma m nhm đt được mc tiêu ký kết và phê chun EVFTA ngay trong năm 2019. Mà chưa có gì được xem là ‘thành tâm’.

Nhưng th đon trí trá, gio hot và lươn lo y li luôn là mt sai lm v sách lược ca ‘đng và nhà nước ta’.

Bởi l đơn gin là vi mt B Công an - còn được bit danh là ‘bộ đàn áp nhân quyn’, quá tai tiếng v đàn áp biu tình và vô s vn nn tra tn người dân - vic giao cho b này làm Lut Biu tình, trong khi đúng ra phi giao cho B Ni v, là quá bt hp lý, chng khác nào ‘giao trng cho ác’ và tiếp thêm mt mồi la thách thc EU và các chính ph tiến b trên thế gii.

Sẽ ra lut đ đàn áp biu tình sc máu hơn ?

Cho dù Luật Biu tình có được thông qua trong năm 2019 hoc năm 2020, thì vi nhng ni dung d tho lut ch siết không m ca B Công an, thm chí còn có thể hp thc hóa cho hành vi ca các ‘lc lượng công quyn’ đánh đp tra tn người dân mt cách côn đ và lưu manh, s chng có bt kỳ ích li nào cho người biu tình Vit Nam, nếu không mun nói là nhng cuc biu tình dân sinh có th s b chế đ công an tr dìm trong bin máu.

Thậm chí chế đ công an tr Vit Nam còn t cho nó quyn trn áp c nhng cuc t tp đông người "không có yếu t chính tr". Mt v vic đáng căm phn, xy ra ngay sau ngày quc khánh Vit Nam, là rt đin hình cho não trng kiêu binh và đàn áp như thế.

Vào ngày 10/9/2019, một đám đông hâm m đi đón nam din viên Hàn Quc Ji Chang-Wook đã b lc lượng an ninh s dng nhiu bin pháp mnh như hú còi báo đng, s dng bình cha cháy, dùi cui chích đin đ trn áp, gii tán. Đó là ln đu tiên người dân chứng kiến cách hành x bo lc ca cnh sát vi nhng trường hp t tp đông người "không có yếu t chính tr" như thế, trong khi đám đông là các fan tr yêu đin nh Hàn Quc, không gây ri, không biu tình, không bo đng, có chăng là s cung nhit ca tui tr vi thn tượng.

Tại sao phi đàn áp ?

Nhiều người dân đu có cùng nhn đnh là cnh sát đã quen thói bo lc, lm quyn nên cư x vi dân khn nn đến thế !

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 21/09/2019

Published in Diễn đàn

Quốc hội Việt Nam tiếp tục ‘trốn món nợ’ Luật Biểu Tình (Người Việt, 11/09/2019)

"Trong báo cáo của Chính Phủ chỉ rõ bây giờ chúng ta đang có ba luật đã nằm trong kế hoạch rồi nhưng vẫn chưa được ban hành, đó là Luật Biểu Tình, Luật Về Hội và Luật Hiến Máu. Đề nghị phân tích rõ nguyên nhân và cũng xác định lộ trình để ban hành chứ không thể để kéo dài, bởi vì đây là những quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến Pháp". Đó là phát ngôn tại nghị trường của ông Uông Chu Lưu, phó chủ tịch Quốc hội CSVN được tờ Tuổi Trẻ hôm 11 tháng Chín dẫn lại.

no1

Chính quyền Sài Gòn đã lắp đặt hàng ngàn máy thu hình trên đường để nhận diện người biểu tình. (Hình : Thanh Niên)

Các chi tiết đề cập về Luật Biểu Tình chỉ được nêu vắn tắt trong bài báo.

Cùng ngày, báo Zing được ghi nhận phải sửa tựa bài "Không để Quốc hội mãi nợ dân Luật Biểu Tình" thành một tựa khác ít "nhạy cảm" hơn : "Bao giờ cử tri được bãi nhiệm đại biểu do mình bầu ?"

Phát ngôn của ông Lưu một lần nữa cho thấy giới chức Quốc hội tiếp tục "cà khịa", biện hộ cho việc họ lần lữa Luật Biểu Tình từ năm này qua năm khác.

Tại Việt Nam, quyền biểu tình đã được ghi trong Hiến Pháp tại Điều 25, Chương II : "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân". Từ tháng Năm, 2014, dự án Luật Biểu Tình đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhưng đến nay vẫn chưa được trình lên Quốc Hội.

Tuy vậy, trên thực tế, mỗi khi đề cập đến người biểu tình ôn hòa, các lãnh đạo cũng như báo nhà nước đều gọi những người này là "các đối tượng chống đối, kích động, gây rối và bị thế lực thù địch lôi kéo".

no2

Lực lượng Thanh Niên Xung Phong lắp hàng rào kẽm gai ngăn người biểu tình ở Sài Gòn hồi tháng Sáu, 2018. (Hình : Facebook Lê Nguyễn Hương Trà)

Báo Thanh Niên hồi cuối tháng Tám cho hay 1.600 tỉ đồng (68,9 triệu USD) là khoản ngân sách mà chính quyền ở Sài Gòn dự trù cấp cho "hệ thống camera giám sát đô thị giai đoạn 2019 – 2025", tức CCTV, với 10.000 camera được lắp đặt thêm ngoài 37.000 camera đã được khai triển.

Việc chính quyền dùng CCTV để phát hiện và giám sát các cuộc biểu tình của người dân được tờ báo diễn giải : "Hệ thống camera còn phân tích hình ảnh, nhận diện và định danh khuôn mặt nhằm tìm kiếm đối tượng ; nhận diện theo độ tuổi, giới tính, đếm khuôn mặt và tần suất xuất hiện ; nhận diện hành vi và phát hiện đám đông tụ tập, đếm số lượng người, phát hiện hướng di chuyển của đám đông".

Bản Phúc Trình Toàn Cầu 2019 do Human Rights Watch (Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền) phát đi hồi tháng Giêng, 2019 đưa cáo buộc : "Trong năm 2018, nhà cầm quyền Việt Nam tìm cách triệt phá nhiều mạng lưới bất đồng chính kiến. Có ít nhất 42 người bị kết án chỉ vì công khai thể hiện ý kiến phê phán chính phủ, tham gia các cuộc biểu tình một cách ôn hòa hoặc tham gia các nhóm ủng hộ dân chủ. Trong đó bao gồm chín thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ và 5 thành viên Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết".

Trước các cáo cuộc về trấn áp người biểu tình cũng như các lời kêu gọi điều tra về trách nhiệm của công an, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không đưa ra phản hồi.

Đến nay, quan điểm "xuống đường biểu tình là do bị thế lực kích động" luôn được các "đại biểu quốc hội" nhiệt liệt tán thành. Hồi tháng Sáu, 2018, thời điểm các cuộc biểu tình nổ ra rầm rộ tại Sài Gòn, Hà Nội, đại biểu Dương Trung Quốc được báo Zing trích lời : "Cần có Luật Biểu Tình để phân tách người kích động, quá khích. Nếu có luật, người dân được bày tỏ ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng mức độ và chúng ta có thể điều chỉnh được những người quá khích". (T.K.)

********************

Dân Việt Nam tìm kiếm iPhone 11 nhiều nhất thế giới (Người Việt, 10/09/2019)

Chiếc iPhone 11 của hãng Apple đã trở thành từ khóa được người dùng ở Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trên Google vào ngày 9 tháng Chín, 2019. Đáng chú ý, Apple bất ngờ tung chương trình "đổi cũ lấy mới" cho iPhone 11 và 11 Pro.

no3

Chương trình thu đổi Apple Trade In là cách thức mới của Apple để kích cầu iPhone mới. (Hình: Apple)

Báo Zing cho biết, iPhone 11 là từ khóa đứng đầu trong bảng xếp hạng tìm kiếm của Google Việt Nam vào ngày 9 tháng Chín, 2019. Theo đó, mẫu iPhone thế hệ mới của hãng Apple nhận được hơn 100.000 lượt tìm kiếm, tăng cao bất ngờ so với mức vài ngàn đến vài chục ngàn lượt ở những ngày trước đó.

Các khu vực tìm kiếm từ khóa iPhone 11 nhiều nhất đến từ những thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… Một số từ khóa được tìm kiếm phổ biến bao gồm "giá iPhone 11," "iPhone 11 giá bao nhiêu," "iPhone 11 Pro," "ra mắt iPhone 11"…

Bên cạnh đó, theo thống kê từ Google Trends, Việt Nam là nước đứng đầu trong danh sách có lượt tìm kiếm iPhone 11 nhiều nhất thế giới, kế tiếp vị trí thứ 2, 3, 4 lần lượt thuộc về Nepal, Ghana và Nigeria.

Cũng theo báo Zing, các "thông tin rò rỉ" cho biết chiếc điện thoại iPhone 11 có thể là "bản nâng cấp của iPhone XR" khi sẽ được trang bị màn hình 6.1 inch, dùng tấm nền LCD và sở hữu camera kép độ phân giải 12 MP.

Nếu các tin rò rỉ mới nhất là chính xác, loạt iPhone 11 sẽ có giá bán khởi điểm không khác biệt so với những gì mà Apple đã áp dụng cho loạt iPhone năm ngoái với giá bán dao động từ 749 USD đến 1.299 USD.

no4

iPhone 11 được người dân Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong ngày 9 tháng Chín, 2019. (Hình: Zing)

Trong đó, hai model cao cấp hơn là iPhone 11 Pro sẽ có màn hình 5.8 inch có bộ nhớ trong từ 128 GB, 256 GB và 11 Pro Max có màn hình là 6.5 inch và có bộ nhớ trong từ 128 GB đến 512 GB. Cả hai iPhone 11 Pro và 11 Pro Max sẽ có ba camera sau, trong đó hai camera 12 MP và một camera góc siêu rộng.

Nhiều khả năng cả hai máy đều dùng tấm nền OLED như iPhone XS và XS Max. Giá bán của bộ đôi này có thể dao động từ 999 USD đến 1.299 USD. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chỉ là tin đồn và chưa được Apple xác nhận.

Hãng Apple sẽ giới thiệu thế hệ iPhone 2019 trong sự kiện diễn ra vào ngày 10 tháng Chín, tại trụ sở công ty ở Cupertino, California, Hoa Kỳ.

Trong khi đó, theo báo Thanh Niên, hãng Apple sẽ áp dụng chương trình "đổi cũ lấy mới" hấp dẫn nhằm lôi kéo tối đa người dùng nâng cấp lên iPhone 11 và iPhone 11 Pro.

Theo đó, người dùng có thể đổi các thiết bị Apple của họ như iPhone, iPad, MacBook và thậm chí là Apple Watch rồi bù thêm tiền để "lên đời" iPhone mới.

Cụ thể, ở mục "Apple Trade In" ở trang chủ Apple (www.apple.com/shop/trade-in), Apple cho biết hãng chấp nhận thu lại các mẫu iPhone, iPad, Macbook, Mac, iMac, Apple Watch… lấy iPhone 11 và iPhone 11 Pro mới với mức giá "hợp lý." Chẳng hạn, một chiếc iPhone Xs Max sẽ được tính giá thu tối đa 600 USD, trong khi iPhone XS là 500 USD và XR là 370 USD ; iPad Pro tối đa thu 330 USD và MacBook Pro tối đa là 1.400 USD.

Apple chấp nhận thu đổi sang iPhone 11 và iPhone 11 Pro bằng các thiết bị cũ gồm các dòng iPhone từ thế hệ 6s đến thế hệ XR, XS và XS Max ; các mẫu iPad, iPad Mini, iPad Pro, iPad Air ; Macbook, Macbook Air, Macbook Pro, iMac, Mac Pro, Mac mini ; Apple Watch từ Series 1 đến Series 4.

Ngoài ra, Apple còn nhận thu hồi các sản phẩm mà người dùng cảm thấy không còn dùng được nữa và sẽ chuyển chúng sang các khâu tái chế nhằm tận dụng tài nguyên, gián tiếp góp phần bảo vệ môi trường. Lưu ý, đây là mức giá thu vào của thiết bị ở "tình trạng còn tốt" theo thẩm định của Apple. Ngoài ra, hãng cũng sẽ hỗ trợ trả góp 0% theo năm và chu kỳ trả góp tối đa 24 tháng. (Tr.N)

Published in Việt Nam

Ai mong có Luật biểu tình nhất ?

Trúc Giang, VNTB, 29/04/2019

"Bọn tôi mong sớm có luật biểu tình để khỏi bị dân chúng chửi và nhiệm vụ cũng nhẹ nhàng hơn !". Một sĩ quan an ninh chia sẻ với người viết trên cương vị 'những người bè bạn cũ'.

lbt1

Người dân Phan Thiết biểu tình chống Luật đặc khu - Ảnh minh họa

Vị sĩ quan an ninh đó xuất thân từ trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Ông nói rằng một khi có luật biểu tình, nghĩa là lằn ranh rất rõ, cứ hễ ai đi chệch khỏi lằn ranh đó lúc thực hiện quyền biểu tình, là tuýt còi ngay, giống như trật tự giao thông vậy.

"Giờ thì cứ tù mù tìm hiểu nhóm này, nhóm kia có tính biểu tình hay không ? Họ biểu tình với những ai là người cầm đầu ? Liệu họ mang biểu ngữ nội dung gì, có sự trà trộn của thế lực từ Trung Quốc sang đây ?". Vị sĩ quan nói sở dĩ hàng loạt lo lắng ấy, vì nơi ông công tác là thành phố biển Nha Trang, ở điểm tham quan Nhà thờ Đá, hay còn gọi là Nhà thờ Chánh tòa từng xảy ra nhiều vụ đoàn khách Trung Quốc đến đây rồi bất ngờ trương băng rôn để chụp hình với hàng chữ Tàu đại khái nói rằng Nhà thờ Đá là của… Trung Quốc ; Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc.

"Ai đến nơi đây sẽ thấy bọn tôi giờ cảnh giác lắm rồi, phải bố trí người dưới màu áo bảo vệ ‘xua đuổi’ người bán hàng rong trong khuôn viên sân Nhà thờ. Hễ thấy bất kỳ du khách Trung Quốc nào rút ra tấm vải như băng rôn có chữ Tàu là ập vào thu ngay, bất kể nội dung gì. Lần đó, do phải đến khi có người dịch, bọn tôi mới biết đó là câu ghi Nhà thờ Đá của Trung Quốc". Vị sĩ quan kể.

Theo ông, bằng linh cảm nghề nghiệp, ông nhận ra trong nhiều đợt biểu tình từng xảy ra là có bàn tay của Trung Quốc. Mục đích chính của họ thì cũng khó thể diễn giải. Điều này ở tại Thành phố Hồ Chí Minh dường như rõ hơn. "Có lẽ vừa rồi ông Nguyễn Thiện Nhân đề cập chuyện biểu tình với các tướng lĩnh về hưu, còn mang ẩn ý theo nghĩa đó, song báo chí không tiện tường thuật". Vị sĩ quan nhận xét.

Như vậy câu hỏi đặt ra : ai không muốn có Luật biểu tình ? Cùng góp chuyện bên cà phê sáng Chủ nhật cuối cùng của tháng tư, 2019 bên hè phố Tuệ Tĩnh, thành phố biển Nha Trang, một nhà báo đã nghỉ hưu nói rằng chỉ xét riêng hai mặt hàng xăng - dầu và điện, thì danh sách đứng đầu đang quyết liệt phản đối, có lẽ là bộ trưởng Trần Tuấn Anh của Bộ Công thương.

"Thị trường điện độc quyền nên Bộ Công thương đã tăng giá điện rất mạnh. Họ còn muốn tin tức liên quan đến giá điện phải được xếp vào loại "Mật". Chỉ nhiêu đó thôi là người dân có thể xuống đường biểu tình phản đối. Cũng liên quan tới điện, nếu báo chí không bị bịt miệng, chắc chắn họ sẽ phát những băng hình ghi ý kiến của người dân vùng Tuy Phong của tỉnh Bình Thuận, nơi đang có 3 nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân do Trung Quốc hoạt động, được đầu tư theo phương thức BOT, và họ được quyền kinh doanh trong 25 năm trước khi bàn giao lại cho Việt Nam. 

Những ngày cuối tháng tư này, mấy nhà báo già sẵn đi du lịch đã dừng lại đây để ghi hình, người dân rủ nhà báo ở thử sẽ biết là cứ phơi tấm vải trắng ngoài sân nhà qua đêm, sáng hôm sau tấm vải ấy sẽ nhuộm màu đen. Chỉ lạ là ban ngày thì không thấy chuyện ‘trắng thành đen’ xảy ra. Còn chuyện bãi xỉ than chạy nhà máy thì kinh hoàng, cứ như Tuy Phong đang mọc thêm những núi nhân tạo do người Trung Quốc mang sang… 

Người dân nơi đây cũng từng kéo ra đường biểu tình. Lực lượng cảnh sát cơ động chỉ biết trân mình làm tấm bia sống hứng sự phẫn nộ của người dân, vì ngay cả gia đình của họ cũng đang bị ảnh hưởng ô nhiễm. Và dĩ nhiên là từ Hà Nội, bộ trưởng Trần Tuấn Anh không hề thích những cuộc biểu tình đó vì nó ảnh hưởng tới chuyện đàng sau các hợp đồng làm ăn với Trung Quốc mà bộ của ông đã ký kết, đã nhận ‘tiền thối’ lại quả…". Vị nhà báo thuật lại chuyện nhóm của ông vừa đi từ Bình Thuận ra Nha Trang rồi dừng lại ở Vĩnh Tân.

Người miền Nam từ trước năm 1975 đã quá quen thuộc với xuống đường biểu tình để tranh đấu cho quyền lợi an sinh, quyền lợi quốc gia. Sau tháng 4-1975, người miền Nam quen dần như người miền Bắc là xuống đường chỉ nhằm để vỗ tay hoan hô cho những bản tụng ca muôn đời về Đảng…

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 29/04/2019

***********************

Bốn mươi bốn năm trước ở Sài Gòn cứ vài hôm là có xuống đường…

Trúc Giang, VNTB, 28/04/2019

"Bí thư Nguyễn Thiện Nhân : Thành phố Hồ Chí Minh hứa với Bộ Chính trị sẽ không có biểu tình" là tít của bài viết đăng trên báo Thanh Niên điện tử phát hành vào cuối giờ chiều ngày 26/04/2019, và chỉ non tiếng đồng hồ, tít tựa này được thay đổi là "Bí thư Nguyễn Thiện Nhân : Nỗ lực làm cho người dân và doanh nghiệp hài lòng".

Câu trích được chọn trình bày là điểm nhấn : "Chúng ta cần phải làm vì Thành phố Hồ Chí Minh có biểu tình thì ảnh hưởng đến cả nước", sau đó cũng được bài viết trên báo Thanh Niên ‘tháo bỏ’. 

lbt2

Các nhà sư biểu tình đi tuần hành ngoài đường phố Sài Gòn - Ảnh minh họa (Life)

Sơ sẩy của biên tập viên báo Thanh Niên, hay là… ?

Đoạn tường thuật sau đây cũng bị rút lại :

"Từ đó, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Công an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng phương án chống biểu tình, trong đó có phương án chống biểu tình bằng xe máy và đưa người từ các tỉnh về Thành phố Hồ Chí Minh biểu tình... 

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân để biểu tình không thể diễn ra, thì chính quyền cần có phương án sẵn sàng ứng phó, truyền thông tiếp cận tuyên truyền người dân không tham gia biểu tình, tách những người dẫn dắt biểu tình và biện pháp xử lý...".

(Hãng Thông tấn của Nga Sputnik, phiên bản Việt ngữ, đã kịp lấy lại toàn văn bản tin trên báo Thanh Niên vụ ‘sẽ không có biểu tình’ đó). https://vn.sputniknews.com/politics/201904267434753-bi-thu-nguyen-thien-nhan-tphcm-hua-voi-bo-chinh-tri-se-khong-co-bieu-tinh/

Lời hứa "sẽ không có biểu tình" này được ông Nhân nói với lãnh đạo Quân khu 7 cùng hơn 70 vị tướng đại diện cho 112 vị tướng nghỉ hưu và đang sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh trong họp mặt vào chiều ngày 26/04/2019 trong chuỗi sự kiện được gọi là ‘mừng chiến thắng 30 tháng tư’.

Cam kết nói trên cho thấy đã ngang nhiên vi phạm Hiến pháp, cụ thể ở Điều 25. "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định". 

Ở vế "pháp luật quy định" của Điều 25 nói trên, thì "tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân" được thể hiện tại Điều 167 của Bộ luật hình sự 2015.

Điều 167 quy định : Người nào cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình và các quyền tự do, dân chủ khác của công dân (nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều khác của bộ luật này) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm ; Trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm ; Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm ; người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ một năm đến năm năm.

Sợ biểu tình là phủ nhận thành quả đấu tranh cách mạng (!?)

Tạm gác qua những viện dẫn trong chuyện ông bí thư Nguyễn Thiện Nhân đang dẫm đạp lên pháp luật, ở góc nhìn khác, cho thấy quả thực nếu cam kết đó là để làm đẹp lòng Bộ Chính trị như lời của ông Nhân, thì có lẽ cả ông Nguyễn Thiện Nhân lẫn ông Nguyễn Phú Trọng cùng bộ sậu trong bộ chính trị, đã phủ nhận những giá trị truyền thống cách mạng có được từ những cuộc biểu tình trong lịch sử ; đặc biệt là ở giai đoạn từ tháng 5-1975 đến đầu thập niên 80 thế kỷ trước.

Sách giáo khoa hiện đang giảng dạy ở trường trung học có lược thuật, vào ngày 15/05/1975, trên toàn miền Nam đã diễn ra các cuộc mít tinh, diễu hành mừng chiến thắng. Ở Sài Gòn, hàng triệu nhân dân đã xuống đường và tham dự cuộc mít tinh lịch sử… Khi ấy, ‘hàng triệu nhân dân đã xuống đường’ ủng hộ cách mạng, thế thì cớ gì 44 năm sau, tháng tư 2019, những người cộng sản lại sợ hãi biểu tình đến mức Bộ Chính trị buộc các địa phương phải cam kết "sẽ không có biểu tình" ?

Tháng tư năm 1975, tôi chỉ là đứa học trò trung học. Từng nghe kể chuyện các anh, chị của mình tham gia bãi khóa, xuống đường phản đối chiến tranh diễn ra hà rầm ở Sài Gòn trước năm 1975, tôi đã mang cảm giác tò mò và háo hức đó vào những lần mà nhà trường tổ chức cho học trò cầm biểu ngữ, cờ rồi hô khẩu hiệu ủng hộ chính quyền cách mạng, ủng hộ đất nước thống nhất.

Tôi còn nhớ những bận xuống đường như vậy, các thầy cô dẫn đám học trò đi một vòng lớn từ đường Ngô Tùng Châu đến Phan Văn Trị rồi xuôi Nguyễn Văn Học của quận Bình Hòa về lại khu ngã tư Xóm Gà. Những đứa bạn có cha, anh bị bắt đi học tập cải tạo, tụi nó cũng hồ hỡi trong đoàn người xuống đường ấy. Chỉ đến khi nhà trường bắt đầu tổ chức những buổi xuống đường gọi là "Bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy" thì cả thầy và trò chúng tôi linh cảm có gì đó không ổn rồi đây.

Tủ sách Tuổi Hoa, từ hoa đỏ cho tới hoa tím của gia đình tôi đều bị những tốp thanh niên mang băng đỏ ở cánh tay áo vào tận nhà để xét và tuyên bố tịch thu sách vở của gia đình tôi. Tôi bắt đầu sống trong cảm giác bị khủng bố từ đó. Những lần buộc phải tham gia xuống đường ủng hộ cách mạng, không còn chút thú vị nào nữa ; mà đi vì sợ…

Đánh tư sản Hoa kiều Chợ Lớn cùng với những đoàn người xuống đường rầm rộ, đầy vẻ đe dọa đã khiến lứa học trò chúng tôi thời đó bắt đầu oán ghét cụm từ ‘mít tinh’ (meeting), ‘xuống đường’ của chính quyền mới ở Sài Gòn, mà giờ đây đã mang tên là Hồ Chí Minh…

Rồi năm tháng đi qua. Lớn lên, được dịp tìm hiểu, tôi nhận ra dường như những lần xuống đường, những cuộc tuần hành trên đường phố sau buổi lễ ‘mít tinh’ mà bọn trẻ ngày ấy của chúng tôi tham gia, đó chỉ là theo kịch bản nhằm phục vụ mục đích của nhà cầm quyền, chứ không phải là từ nhu cầu chính trị, an sinh cần lên tiếng của cộng đồng.

Và giờ, sau bốn mươi bốn năm, khi chúng tôi cần thực thi quyền biểu tình, thì đến lượt nhà cầm quyền lại hãi sợ và ra sức cấm đoán, kể cả chuyện đe nẹt trấn áp, bỏ tù bằng mọi giá như tuyên bố của ông Nguyễn Thiện Nhân hôm chiều 26/04/2019. Như vậy, khi mà những người đang khoác áo cộng sản còn phủ nhận những thành quả có được từ biết bao cuộc xuống đường của chính họ trong lịch sử, thì liệu họ có tự tin để quản trị đất nước đủ sức ‘sánh vai cùng các cường quốc năm châu’, mà một thời gian dài từng là khẩu hiệu treo đầy ở các lớp học ?

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 28/04/2019

Published in Diễn đàn

Quyền biu tình ca người dân Vit Nam đã mang trên mình mt món n thi gian khng khiếp : hơn mt phn tư thế k ma m k t Hiến pháp 1992 mà không l hình mt chút thin tâm nào, dù ch là loi thin tâm o nh.

luat1

Người biu tình chng hai d lut an ninh mng và đc khu kinh tế b trn áp.

Lại mi nh nhân quyn đ mc c thương mi

Tháng 3 năm 2019, chính phủ ca th tướng ‘C L M V’ Nguyn Xuân Phúc mt ln na lp ló : "Thc hin các văn bn ch đo ca B Chính tr, Quc hi và Chính ph, B Công an đang tiếp tc phi hp vi các cơ quan, đơn v liên quan nghiên cu lý lun, s pháp lý và t chc kho sát thc tế ti các đơn v, đa phương đ nghiên cu, xây dng d án Lut Biu tình bo đm thc thi quyn con người, quyn và nghĩa v cơ bn ca công dân, tránh các thế lc thù đch li dng biu tình đ gây ri mt trt t, chống phá Đng, Nhà nước ta".

Một ln na trong quá nhiu ln b lut quyn dân này b chính ph t thi ‘nm chc ngn c dân ch’ ca Nguyn Tn Dũng đến ‘liêm chính, kiến to, hành đng’ ca Nguyn Xuân Phúc, cùng ‘cơ quan dân c ti cao’ là Quc hi li dng như mt th mi nh nhân quyn đ mc c thương mi vi Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu - liên quan đến TPP (Hip đnh Đi tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) vào nhng năm 2014 - 2016, và EVFTA (Hip đnh Thương mi t do Châu Âu - Vit Nam) đang trong giai đoạn ‘chun b ký kết’ vào nhng năm 2018 - 2019.

Hoàn toàn không phải ngu nhiên hay vì thành ý mà chính ph Nguyn Xuân Phúc và B Công an tái hin hình d án Lut Biu tình vào ln này.

Một du hiu xung thang

Nếu yêu cu ca TPP và Hoa Kỳ trong những năm trước v Vit Nam cn có Lut Biu tình ch có vai trò ph và th yếu trong TPP và do đó chính th đc đng Vit Nam đã chng phi làm gì ngoài nhng li ‘ha cui’, thì vào ln này con đường dn ti EVFTA là chông gai và khn kh hơn hn đi với chính th đang khn qun này : vào gia tháng 11 năm 2018, ln đu tiên Ngh vin Châu Âu tung ra mt bn ngh quyết lên án Vit Nam vi phm nhân quyn vi ni dung rt rng và sâu, li l rt cng rn, vi mt trong nhng đòi hi dt khoát là Vit Nam phải có Lut Biu tình ; và vào tháng 2 năm 2019, Hi đng Châu Âu đã thng tay quyết đnh hoãn vô thi hn vic phê chun EVFTA, vi ngun cơn thc cht là tình trng vi phm nhân quyn Vit Nam quá trm trng và chng có gì được ci thin, khiến chính quyền Vit Nam ‘mt ăn’ khi tưởng như đã nut trôi mi th.

Cùng thời gian trên, Vit Nam còn phi đi mt vi cuc đi thoi nhân quyn EU - Vit Nam vào đu tháng 3 năm 2019 và hai cuc điu trn nhân quyn - mt do y ban Chng tra tn ca Liên hip quc, và một do y ban Nhân quyn ca Liên hip quc t chc. Toàn b các cuc đi thoi và điu trn đu nhm vào tình trng vi phm nhân quyn quá ti t Vit Nam.

n bao gi hết, nhân quyn đã tr nên điu kin cn và là điu kin s 1 trong EVFTA - điu mà giới chóp bu Vit Nam không h mong mun nhưng cui cùng đã xy ra. Không phi ngu nhiên mà vic hoãn vô thi hn EVFTA theo quyết đnh ca Hi đng Châu Âu da vào mt trong nhng căn c chính là bn kiến ngh yêu cu hoãn EVFTA ca 18 t chc xã hi dân sự đc lp nước ngoài và ti Vit Nam.

Vào tháng Giêng năm 2019, bất chp thái đ nôn nóng mun thúc đy nhanh th tc hip đnh này ca mt s ngh sĩ, Phòng Thương mi Châu Âu (Eurocharm) và doanh nghip Châu Âu, cùng s vn đng ráo riết ca gii quan chức Vit Nam, Bernd Lange - Ch tch y ban Thương mi Quc tế ca Quc hi EU - tuy là người được xem là ôn hòa, đã phn ng cng rn hiếm thy : "Nếu không có tiến b nào v nhân quyn, và đc bit là quyn ca người lao đng, thì s không có bt c hip đnh nào được Quốc hội Châu Âu thông qua hết".

Và ngay sau cuộc đi thoi nhân quyn EU - Vit Nam, ông Umberto Gambini - mt quan chc quan trng ca EU - đã xác nhn chính thc v vic EVFTA phi ch ngh vin mi ca Châu Âu khi ngh vin này được bầu li vào tháng 5 năm 2019. Xác nhn này đã đóng du chm hết cho hy vng ca Th tướng Phúc, B Chính tr và chính th đc đng ch mun ‘ăn sn’ khi ‘mong EU linh hot ký kết và phê chun EVFTA trong quý 1 năm 2019’.

Bây giờ thì đã rõ mn mt, nếu vẫn không chịu ci thin nhân quyn, tương lai ca EVFTA s chính là kch bn ti t nht, đen ti nht cho nn chính th đc đng đc tr Vit Nam mà đang quá cn ngoi t đ tr n nước ngoài. Không có bt kỳ bo chng nào hay ch ký nào ca nhng người tiền nhim, các thành viên mi ca Ngh Vin Châu Âu mi s tht khó đ tìm ra lý l dù thuyết phc khiến h mau chóng gt đu vi EVFTA, đ khi đó ch đ ‘đàm phán EVFTA’ s phi nhai li t đu.

Thông tin chính phủ giao "B Công an nghiên cu, xây dng d án Lut Biu tình" ló ra vào tháng 3 năm 2019 có th được xem là phn ng xung thang đu tiên ca ‘đng và nhà nước ta’ trước EU k t cui năm 2016 đến nay, sau s kin tiếp đón Tng thng M Barak Obama ti Hà Ni vào gia năm 2016 và nhn được món quà Mỹ g b toàn phn lnh cm bám vũ khí cho Vit Nam mà Hà Ni chng phi làm gì v ci thin nhân quyn đ có qua có li.

Nhưng ‘ci thin nhân quyn’ như thế nào vi mt chính th công an tr ?

Bộ Công an ‘làm lut’ theo cách nào ?

Có một s tht hết sc trớ trêu Vit Nam là vào năm 2011, th tướng khi đó là Nguyn Tn Dũng đã giao cho B Công an - cơ quan b xem là ‘công an tr’ và chuyên trn áp, đàn áp nhng cuc xung đường vì môi sinh môi trường ca người dân, ‘chu trách nhim son tho Lut Biu tình’.

Kể t đó đến nay, đã quá nhiu ln B Công an thp thò b lut này vào mi lúc mà chế đ đc tr phát hin ra trin vng mt hip đnh thương mi quc tế - hoc TPP, hoc Hip đnh thương mi Vit - M, hoc EVFTA. Nhưng sau khi đã ‘ăn đ’ hoc cám cnh vì ‘mt ăn’, đã quá nhiu ln cơ quan b này yêu cu hoãn Lut Biu tình khi ni ra lý do : "Trong quá trình son tho có mt s ni dung phát sinh cn tiếp tc đu tư thi gian, công sc nghiên cu k lưỡng, thu đáo, kho sát thc tin và tham kho kinh nghiệm quc tế như khái nim "biu tình", "quyn t do biu tình", "nơi công cng", "t tp đông người"… ; phm vi điu chnh ca d tho lut (có bao gm c vic t chc mít-tinh, biu tình do Đng, Nhà Nước, các t chc chính tr xã hi t chc ; vic khiếu kin đông người, đình công, bãi công, bãi th, bãi khóa hay không) ; vn đ áp dng các bin pháp trn áp tương xng, có hiu qu đi vi hành vi li dng biu tình vi phm pháp lut ; trách nhim ca các cơ quan liên quan trong vic gii quyết các vn đề phát sinh trong quá trình biu tình…".

Một lut gia cho rng đã có đ căn c đ thy rng vic c tình kéo dài thi gian son tho d lut biu tình ca B Công an là hành vi tc trách công v, vi phm vào Điu 4 ca ngh quyết điu chnh chương trình xây dựng lut, pháp lnh năm 2015 do ch tch Quốc hội ký ban hành ti kỳ hp th 7, tháng Sáu, 2014.

Trong khi đó và chẳng cn đến lut biu tình chưa biết khi nào mi được 500 đi biu Quc hi đng gt, t năm 2007 đã din ra nhiu cuc tun hành và ta kháng của dân oan đt đai. Năm 2011 đã làm nên du mc lch s bi hàng ngàn trí thc, nhân sĩ và người dân đã t chc hàng chc cuc xung đường đ phn đi Trung Quc, cùng truy vn thái đ im lng đy khut tt ca đng cm quyn và chính ph trước mt bí mật bt đu b hé l : Hi ngh Thành Đô năm 1990.

Sài Gòn, hai cuc biu tình mang tính "kinh đin" vào tháng Năm 2014 phn đi giàn khoan Hi Dương 981 ca Trung Quc đã lên đến hàng chc ngàn người, và cuc tng biu tình lên đến hàng trăm ngàn người phản đi hai d lut Đc khu và An ninh mng vào tháng Sáu năm 2018 mà đã khiến toàn b lc lượng công an, dân phòng, quân đi bt đng.

Những năm gn đây, phong trào bt tuân dân s đang ln mnh và khi sc hn. Cuc trước là ngun cm hng cho cuc sau. Từ các cuc biu tình phn đi cht h cây xanh và tng đình công ca công nhân mt s tnh Nam B vào năm 2015 đến phong trào biu tình phn đi Formosa ca người dân min Trung vào năm 2016 và 2017, cánh lái xe liên tiếp phn đi các trm BOT thu phí và phản kháng dân s đi vi chính quyn sut t năm 2017 đến nay.

Đói quá lâu sẽ hết đói. Cui cùng, bánh v Lut Biu tình đã công nhiên tr thành mt th phế thi. Cui cùng, người dân Vit Nam đã t đng xung đường mà bt cn mt khung lut nào cho phép. Trong cơn phn n và bế tc tn cùng, trong ni tht vng vượt quá gii hn trước mt chế đ đc trưng quá tham nhũng, đc đoán và khiến phát sinh đ th hu qu xã hi trm kha, ngày càng có thêm nhiu người dân vượt qua ni s ca mình đ bước ra đường, mở ming và thét to nhng gì h mun.

Đến lúc này, mi chuyn đã quá mun đi vi chính th. Quá mun đ "ly li lòng tin ca nhân dân".

Cũng quá muộn đ ‘nghiên cu xây dng’ và ban hành Lut Biu tình.

Tại sao không phi B Ni v ?

Về thc cht, đng sau đng thái chính ph giao B Công an nghiên cu xây dng Lut Biu tình ch là s tiếp ni ca mt chui đng tác đi phó và ma m nhm đt được mc tiêu ký kết và phê chun EVFTA ngay trong năm 2019. Mà chưa có gì được xem là ‘thành tâm’.

Nhưng th đon trí trá, gio hot và lươn lo y li luôn là mt sai lm v sách lược ca ‘đng và nhà nước ta’.

Bởi l đơn gin là vi mt B Công an - còn được bit danh là ‘b đàn áp nhân quyn’, quá tai tiếng v đàn áp biu tình và vô s vn nn tra tấn người dân - vic giao cho b này làm Lut Biu tình, trong khi đúng ra phi giao cho B Ni v, là quá bt hp lý, chng khác nào ‘giao trng cho ác’ và tiếp thêm mt mi la thách thc EU và các chính ph tiến b trên thế gii.

Hoặc cho dù Lut Biu tình có được thông qua trong năm 2019 hoc năm 2020, thì vi nhng ni dung d tho lut ch siết không m ca B Công an, thm chí còn có th hp thc hóa cho hành vi ca các ‘lc lượng công quyn’ đánh đp tra tn người dân mt cách côn đ và lưu manh, sẽ chng có bt kỳ ích li nào cho người biu tình Vit Nam, nếu không mun nói là nhng cuc biu tình dân sinh có th s b chế đ công an tr dìm trong bin máu.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VNTB, 18/03/2019

Published in Diễn đàn

n mt tun nay, công chúng người Vit trong và ngoài nước xôn xao trước mt s kin hy hu. Trong cuc tiếp xúc c tri sau kỳ hp th 5 Quc hi khóa XIV ti Sài Gòn hôm 19/6, Ch tch nước Trn Đi Quang đã phát biu là đng ý cn có lut biu tình, sau khi nghe khi c tri kiến ngh là cn thiết phi có lut này. Nhân vt đng đu b máy nhà nước hin hành còn nói thêm là ông "s báo cáo Quc hi v ni dung này".

anm1

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang (trái) tới thăm chùa Mahabodhi, Bodhgaya Ấn Độ ngày 02/03/2018. AFP

Thoạt tiên, mt lot báo chí "l đng" đã đưa tin v cuc tiếp xúc c tri ca ông Trn Đi Quang vi nhng ni dung khiến dư lun bt ng nói trên. Tuy nhiên, ch vài tiếng sau, nhng câu ch "nhy cm" y đã b xóa sch.

Đây quả là mt s kin vô cùng hy hu. Ln đu tiên, mt nhân vt s 2 ca chế đ công khai bày t "cn lut biu tình", và cũng ln đu tiên mt k "dưới mt người, trên muôn người" trong "thi đi H Chí Minh" b bt ming ngay trước mt bàn dân thiên h.

Vây thực hư s th thế nào ? Liu nhà lãnh đo s 2 ca h thng có phi là mt nhân vt tiến b, vì dân vì nước hay hay không ? (Nếu đúng vy thì xem ra đất nước này vn còn hng phúc lm).

Để tìm câu tr li cho câu hi trên, xin mi quý đc gi quay tr li vi mt trong hai ch đ đang khiến dư lun ni sóng sut hơn 1 tháng qua, bên cnh D lut Đc khu – đó là Lut An ninh mng.

Ngày 11/6/2018, trang Luật khoa Tp chí đăng bài "Ai là tác giả ca D lut An ninh mng ?" của tác gi Hoàng Anh. Trong bài viết, sau khi đưa ra nhng dn chng thuyết phc, tác gi đã kết lun : "Tht khó có th nghĩ theo hướng nào khác, ngoài vic Ch tch nước Trn Đi Quang là người thc s đã thúc đy D lut An ninh mng và là người bo tr ln nht cho d lut này".

Vậy nghĩa là sao ? Mt nhân vt va th hin lp trường tiến brất đáng hoan nghênh v lut biu tình, "món n" nhân dân gn ba phn tư thế k ca mt chế đ vn v ngc t xưng là "dân ch gp triu ln tư bn", li có th là ngườthực s đã thúc đy  bảo tr ln nht cho một d lut mà hàng triu người Vit trong và ngoài nước cùng cng đng quc tế gay gt lên án – bi nó kìm hãm s phát trin ca đt nước – hay sao ?

Bổn cũ son li

Ngược dòng thi gian, Ch tch nước Trn Đi Quang không phi là nhân vt "t tr" đu tiên công khai bày t s ng h đi vi lut biu tình. Gn 7 năm trước, ti phiên tr li cht vn trước Quc hi và được truyn hình trc tiếp ngày 25/11/2011, (cu) Thủ tướng Nguyn Tn Dũng đã khiến hàng triu người Vit trong và ngoài nước "nc lòng nc d" khi lên tiếng đ ngh Quc hi "sm có lut biu tình đ nhân dân thc hin quyn đã được ghi trong Hiến pháp".

Cùng bày tỏ thái đ ng h lut biu tình, nhưng vi quãng cách thi gian gn 7 năm, bi cnh khi hai nhân vt lãnh đo hàng đu ca chế đ lên tiếng v ch đ này có gì ging nhau ?

Khi (cựu) Th tướng Nguyn Tn Dũng phát biu trước din đàn Quc hi ngày 25/11/2011 thì các cuc biu tình chng Trung Quốc đang bị ngăn chn gt gao và đàn áp thng tay, sau khi UBND Thành phố Hà Ni ban hành bn Thông báo cm biu tình ngày 18/8/2011, vu cáo nhng người biu tình chng Trung Quc là "gây ri Th đô" và b "các thế lc chng đi trong và ngoài nước" kích đng.

Đông đảo người Vit trong và ngoài nước đã lên án bn Thông báo vi hiến và phi quy cách đó ca chính quyn Hà Ni, đng thi yêu cu nhà cm quyn Vit Nam ban hành lut biu tình đ điu chnh mt quyn t do ca người dân vn đã được quy đnh trong Hiến pháp ngay từ năm 1946. (Theo nhà báo Huy Đc, không ai khác mà chính "đng chí X" mới là "tác gi" đích thực ca bn Thông báo cm biu tình đy tai tiếng nói trên).

Khi Chủ tch nước Trn Đi Quang phát biu "đng ý rng cn lut biu tình" trước c tri ngày 19/6/2018, các cuc biu tình phn đi D lut Đc khu và D lut An ninh mng ca người dân ti nhiu nơi trên c nước đang b nhà cm quyn hoc ngăn chn gt gao hoặc đàn áp khc lit, đc bit là các cuc biu tình din ra ngày 17/6/2018.

Một ln na, đông đo người Vit li lên án hành vi đàn áp người biu tình và yêu cu nhà cm quyn cộng sản Việt Nam phi tr "món n" lut biu tình cho nhân dân.

Tháng 11/2011 là thời gian mà chính phủ Nguyn Tn Dũng đang đng trước nguy cơ b truy vn trách nhim v nhng món n quá hn ca Vinashin và nguy cơ sp đ ca mt lot ngân hàng, trong khi lm phát lên đến hơn 18%, chưa k vô s tai tiếng tham nhũng cùng tình trng các nhóm lợi ích dưới s bo tr ca ngài Th tướng tha h tác oai tác quái. Tc là uy tín ca "đng chí X" đã xung đến tn đáy.

Tháng 6/2018 là thời gian mà Ch tch nước Trn Đi Quang đang b ba vây bi hàng lot tai tiếng v tham nhũng : v "thượng tá tình báo chiến lược" Phan Văn Anh Vũ (Vũ ‘nhôm’) trong B Công an, v thượng tá Đinh Ngc H (Út ‘trc’) trong B Quc phòng, v Đi Quang Minh Th Thiêm (Sài Gòn), v nhiu d án đi giá hàng ngàn t VNĐ Ninh Bình, v.v. Nghĩa là, hình nh ca ngài Ch tch nước cũng xung thp chưa tng thy.

Đến đây thì hn mi người đã hiu là vì sao "tác gi" ca bn Thông báo cm biu tình ngày 18/8/2011 li hùng hn đ ngh Quc hi ban hành lut biu tình, cũng như vì sao "nhân vt bo tr ln nht" cho D lut An ninh mng li bng nhiên bày t "cn lut biu tình". Đơn gin, h mun ly lòng công chúng đ va vt vát uy tín cá nhân, va cu vãn cơ hi vươn ti ngôi v quyn lc s 1.

Đừng nghe, hãy nhìn…

Gần 4 năm rưỡi ti nhim sau ngày 25/11/2011 y, "đng chí X" không một ln trình d lut biu tình ra Quc hi, bt chp thc tế là ông ta có quyn và hoàn toàn có th làm điu đó, ít nht là đ cho thiên h thy mình không phi là mt k bp bm, đng thi đy qu bóng trách nhim sang chân k khác.

Còn đương kim Ch tch nước Trn Đi Quang thì sao ? Xin thưa, ông ta thm chí còn chng (dám) lên tiếng phn đi khi b "kim duyt" mt cách thô thin như vy.

Hai câu chuyện liên quan đến hai nhân vt chóp bu ca chế đ nói trên li khiến người ta không khi nh đến câu phát ngôn của c Tng thng Nguyn Văn Thiu : "Đng nghe nhng gì cng sn nói, hãy nhìn nhng gì cng sn làm !".

Bất lun thế nào, trong môi trường quyn lc, chúng ta không nên đt nim tin tuyt đi vào bt c ai, bi k nm gi quyn lc ngày hôm nay rt có thể đã "lt xác" so vi cùng con người y ngày hôm qua. Quyn lc vì thế cn thường xuyên được giám sát và kim soát.

Dù vậy, vi tư cách mt trong hàng chc triu nn nhân ca mt đo lut mà ngài Ch tch nước là "nhân vt bo tr chính", tôi vn phn đối vic nhân vt quyn lc s 2 ca chế đ b "kim duyt" theo kiu cách như trên. Mt xã hi thiếu s hin hu ca quyn t do ngôn lun cùng mt nn báo chí t do nghĩa là nó đã b tước đot hai trong s nhng thiết chế quan trng nht đ giám sát quyn lc nhà nước mt cách hu hiu.

Lê Anh Hùng

Nguồn : VOA, 30/06/2018

Published in Diễn đàn

Các bản Hiến pháp Vit Nam t năm 1946, qua thay đi các năm 1959, 1980, 1992 và 2013, c thy 5 bn Hiến pháp đu ghi rõ quyền hạn và nghĩa v người công dân, bao gm quyn bình đng, t do ngôn lun, t do xut bn, t do hi hp (biu tình), t do cư trú, đi li, tín ngưỡng, t do thân th, thư tín, nhà , t do bu c, ng c, bãi min, phúc quyết hiến pháp, có quyn tư hu và có nền tư pháp đc lp.

luu1

Dân Bình Thuận đi mt cnh sát cơ đng trong cuc biu tình chng d lut đc khu ti Bình Thun.

Nền nếp nm chính quyn quy đnh ngay sau khi Hiến pháp được ban b và trước khi có hiu lc, các cơ quan lp pháp và hành pháp (Quc hi và Chính ph) phi c th hóa các điu khon ca Hiến pháp, hướng dn cách thc hin trit đ nghiêm cách nhưng không được trái vi tinh thn ca Hiến pháp.

Chính do đó, từ lâu đã có nhng đo lut v xut bn, báo chí, v cư trú, xut nhp cnh, tư do tín ngưỡng, bu cng c, và gn đây có c lut v trưng cu dân ý, mt tiến b rõ rt nhưng đáng tiếc là chưa h đưa ra thc hin, như đi vi 2 d lut Đc Khu và An ninh mng va qua !

Một l hng ln tn ti t sau khi công b bn Hiến pháp đu tiên năm 1946 là chưa h có đo lut nào v Hi hp, Biu tình cho nên cái quyn hiến đnh này c "lửng lơ con cá vàng", dân c vic thc hin, đng c vic tng l, trên thc tế là ngăn cn, còn đàn áp trng pht bng bo lc.

Đây là một món n tinh thn cc kỳ nghiêm trng, Nhà nước đc đng ngang nhiên chà đp hiến pháp, th tiêu quyn công dân được hiến pháp bo v, trong khi theo văn bn Hiến pháp năm 1992 "Đng cng sn gn bó mt thiết vi nhân dân, phc v nhân dân, chu s giám sát ca nhân dân, chu trách nhim trước nhân dân v nhng quyết đnh ca mình".

Có thể nói lãnh đo đng đã c tình bỏ quên trách nhim ca mình là đôn đc quc hi và chính ph tho ra b Lut v t do Hi hp, biu tình, mt quyn hiến đnh mà hu hết nhân dân các nước khác đu có quyn thc hin mt cách ôn hòa ph biến. Đây là món n lưu cu hơn 72 năm mà đng và Bộ chính tr phi sm tr li cho nhân dân.

Là một chính đng t v ngc nm trn quyn lãnh đo Nhà nước, B chính tr phi ch đng tr món n ln này cho dân, nếu không t h đã t t nhim là lc lượng lãnh đo, t đánh mt tính cht lương thin chính đáng của chính mình.

Dù Luật biu tình chưa ban hành, nhân dân càng t xác đnh có quyn thc hin đy đ quyn hiến đnh y, sư chm tr là li ca chính quyn đc đng chà đp hiến pháp, ph nhn quyn ghi trên hiến pháp là đo lut M, cao nht.

Luật Biu tình đã được tho lun ti quc hi ri b lng ch là vì b chính tr s nhân dân biu tình chng Trung Quc, lt trn thái đ xu xa "hèn vi gic, ác vi dân" ca h. Khi Trung Quc đưa tàu HD 981 vào khoan du trong vùng bin nước ta, đã làm n ra các cuộc biu tình xung đường ôn hòa nhưng quyết lit, B chính tr lin ra lnh đàn áp, bát b da nt. Vi v Formosa gây ô nhim nng c vùng ven bin min Trung, nhân dân cùng xung đường biu tình quyết lit, cũng b đàn áp và tr thù. Nay vic 2 dự thảo Lut Đc khu và An ninh mng phc v cho bn bành trướng ln đt, bt mm dân b nhân dân c nước tng biu tình khp các vùng t Sài Gòn, M Tho, Cn Thơ, Bình Dương, Bình Thun, Đak Lak, Ngh An, Nam Đnh, Thái Bình, Hi Phòng, Hà Ni, b đàn áp rất tàn bạo, b bt b tràn lan, gây nên căm phn ln trong nhân dân, to nên cao trào chng bành trướng và tay sai ca chúng hin nay. H càng trì hoãn lut, dân càng khng đnh quyn biu tình ca mình.

Chính đó là lý do vì sao mới đây ngày 19/6 khi ông Trn Đi Quang, Ch tch nước phát biu "theo tôi Lut biu tình là cn thiết, tôi đ ngh Quc hi ban hành Lut này" được báo Tui tr đăng li đã b xóa b ngay sau đó, chc là theo lnh ca Tng bí thư và Ban tuyên hun trung ương, nhng k mn cán nht trong cúc cung phục v Bc triu, t cho mình cái quyn ti cao đè đu ông Ch tch nước, lp công vi ông ch Tp Cn Bình ca h.

Chính do thái độ phc v bành trướng như thế nên có v như B chính tr quyết gò ép ông Tr Đi Quang phi sm ký lnh ban hành Luật An ninh mạng đã b ép thông qua và tiếp tc ép Quc hi thông qua Lut Đc khu vào tháng 10 ti.

Nhân dân sẽ đáp tr bng nhng cuc tng biu tình rng khp quyết lit gp bi nhưng ôn hòa không cn bo lc, quyết đòi h phi ban hành Lut Biu tình, món nợ quá hn quá lâu, hy b hn 2 đo Lut phi pháp phc v bn bành trướng.

Chính trường Vit Nam s náo đng lôi cun hàng triu người mi thc tnh vy gi nhau xung đường nói không vi 2 đo Lut bán nước, nói không vi thái đ nhu nhược đê hèn ca lãnh đạo đi vi quân gic chng nhân dân, phn li dân tc, phn li đt nước. Chúng ta có chính nghĩa ngi sáng, gn bó cht ch vi thế gii dân ch văn minh.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 26/06/2018

Published in Diễn đàn

Biểu tình vì cái gì ?

Và biển Việt Nam chết tự bao giờ ?

Câu trả lời là biển Việt Nam chết từ khi tâm hồn người Việt không còn và không thể bao dung và rộng lượng được nữa, từ khi các phe nhóm lợi ích nổi lên từ địa phương đến trung ương. Và tình trạng các nhóm lợi ích cấp cao hơn phủ che xuống nhóm lợi ích địa phương tạo ra những bức xúc tuyến tính nhưng lại dễ tạo ra hiệu ứng bàng quang ở số đông người Việt. Và câu trả lời thứ hai sẽ giúp đi đến câu trả lời thứ nhất.

luat1

Người Việt Nam cảm thấy mình bị gạt khỏi những giá trị dân tộc và chủ quyền quốc gia.

Tôi muốn nhấn mạnh, tình trạng biểu tình kêu gọi chống luật đặc khu nhanh chóng chết đi không chỉ vì bị đàn áp mà vì một nguyên nhân khác sâu xa hơn : Người Việt Nam cảm thấy mình bị gạt khỏi những giá trị dân tộc và chủ quyền quốc gia.

Ở khía cạnh thứ nhất, người dân cảm thấy mình bị gạt ra khỏi những giá trị dân tộc, chuyện này không phải mới đây, đặc biệt là vấn đề về biển, bờ biển. Bỏ qua hàng loạt những thiệt thòi của người dân về tài nguyên, giá trị dân tộc và nhiều thứ liên đới trong suốt chiều dài nhiều thập kỉ, kể từ khi chủ nghĩa Cộng sản phủ màu lên Việt Nam, chỉ xin nói qua về quyền lợi của người dân với bờ biển, tài sản do thiên nhiên ban tặng.

Không phải mới đây, mà đã rất lâu, từ khi kĩ nghệ du lịch giúp cho nhiều gia đình hái ra tiền thì hầu hết bờ biển Việt Nam đều lọt vào tay các nhóm lợi ích địa phương. Các bờ biển tự nhiên, thơ mộng nhanh chóng bị phân lô và các tay quan chức chính quyền địa phương đã chia thịt bờ biển. Các chủ quán ven biển đều là những kẻ có thế lực dây mơ rễ má với giới chức địa phương. Và các chủ quán ven biển này tự cho phép họ cái quyền cấm biển đối với người dân.

Trước đây, người nông dân các vùng trung du hay miền núi, thậm chí đồng bằng nghèo khổ có thể thỏa ước mơ đi tắm biển, thăm biển hay ngắm biển bằng cách đạp xe, đi xe máy hoặc đi xe buýt tìm đến bờ biển, trải một tấm bạt cùng ngồi với nhau... Nhưng đó là câu chuyện đã xưa, hiện tại, và chuyện này cũng không phải mới xảy ra, các chủ quán ven biển tự cho họ cái quyền cấm được trải bạt, cấm được ngồi nghỉ ngơi trên bãi biển trong các vị trí ngay trước quán của họ, mặc dù sát mép nước. Và những cái ghế tắm nắng được bày ra khắp các bờ biển, các hàng quán bày ra khắp nơi với giá chặt chém không thương tiếc. Điều này làm cho đại bộ phận người dân cảm thấy họ bị đẩy ra khỏi các quyền lợi dân tộc một cách rất tự nhiên.

Và nhìn lại lần nhiễm độc tại các bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, những người được đền bù thiệt hại cũng chỉ xoay quanh các chủ hàng quán, những gia đình giới chức có nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản hoặc khai khống để nhận đền bù... Quyền lợi của đại bộ phận nhân dân không được nhắc đến. Và với đại bộ phận nhân dân, việc chuyển tư hữu các phần bờ biển từ tay người Việt Nam sang người Trung Quốc cũng không có ý nghĩa gì mấy đối với họ. Bởi cho dù nó nằm trong tay người Việt hay nằm trong tay người Trung Quốc, điều đó cũng chẳng mang lại lợi ích nào hay chút lân mẫn nào cho những người nghèo khổ như họ. Tâm lý dửng dưng của người dân bắt nguồn từ việc nhận biết các quyền lợi dân tộc bị cắt xén bởi các nhóm lợi ích địa phương.

Và đâu đó, khi có những cuộc biểu tình nhỏ lẻ hoặc biểu tình rầm rộ ở các địa phương để phản đối các tập đoàn... Điều này không hoặc rất hiếm xuất phát từ tâm thức bảo vệ dân tộc mà nó đã có bàn tay lèo lái từ các nhóm lợi ích địa phương hoặc các nhóm chính trị từ bên ngoài, đây là khả năng khó chối bỏ. Rất hiếm hoi những cuộc chống đối, nổi dậy bởi ý thức nội tại và tinh thần dân tộc. Bởi điều đó quá xa vời đối với người dân. Và nếu có một động cơ chung để biểu tình, nổi dậy hay cách mạng, có vẻ như động cơ không phải và khó có thể là Chống Bành Trướng Trung Quốc.

Cái động cơ Chống Bành Trướng Trung Quốc chỉ gần và có trong những người trí thức, những người quan tâm dến vận mệnh dân tộc và, vẫn có trong huyết quản đại bộ phận nhân dân. Nhưng khi phân tích và mổ xẻ về chuyện được/mất giữa bành trướng Trung Quốc với bành trướng lợi ích nhóm địa phương, lợi ích nhóm Trung ương trước các đợt bố ráp, khủng bố tinh thần... Thì người dân xem việc bành trướng Trung Quốc hay bành trướng lợi ích nhóm đều độc hại như nhau, thậm chí chẳng có thằng nào tốt hơn thằng nào !

Chính vì vậy mà hầu hết các cuộc biểu tình, bày tỏ thái độ của người dân đều nhanh chóng và dễ dàng bị bẻ lái sang biểu tình kêu gọi lật đổ chế độ hoặc nhẹ nhất cũng là biểu tình kêu gọi bãi nhiệm hay giải giáp quyền lực của một nhóm quyền lực địa phương nào đó. Điều này không do bất kỳ động cơ chính trị có tính khởi nguyên nào mà do những tác động nhỏ trong quá trình biểu tình. Nhưng động lực lớn mạnh nhất vẫn là sự bất mãn đến tận chân tơ, kẽ tóc của người dân trước sự vô cảm, giả dối và tham lam của các nhóm lợi ích, của chính quyền từ địa phương đến trung ương.

Nghĩa là, biển, đất liền, tài nguyên và các giá trị dân tộc đã bị xẻ thịt, bị chia phần bởi các nhóm lợi ích từ rất lâu, người dân không có phần trong các giá trị đó và động cơ để đấu tranh giữ lấy các giá trị này trước ngoại bang của đại bộ phận nhân dân là rất thấp. Và vì sao các cuộc biểu tình luôn manh nha bạo động lật đổ chính quyền, luôn là mối nguy, nỗi lo của nhà cầm quyền và họ buộc phải ra tay gắt gao, sắc máu ? Bởi vì họ nhìn thấy trách nhiệm, bổn phận trả lại các giá trị dân tộc chỉ nằm trong tay bành trướng Trung Quốc chưa tới 20% mà nằm trong tay đảng lãnh đạo đến hơn 80%.

Một khi người dân biểu tình hay nổi dậy đòi lại các giá trị dân tộc, thì không ai ngoài đảng Cộng sản phải là kẻ đầu tiên có trách nhiệm trả lại. Và khi đảng Cộng sản trả lại giá trị dân tộc thì những gì thuộc về xâm lược ngoại bang sẽ giải quyết một cách dễ dàng, nhanh chóng. Và đây là đầu mối, nguyên nhân mà hầu hết các cuộc biểu tình ở Việt Nam bị đàn áp thô bạo, gắt máu và luật biểu tình luôn là cái bánh vẽ chưa bao giờ thành hình tại Việt Nam.

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 25/06/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2