Mặc dù đã gần một tháng kể từ thời điểm Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh hôm 18/10/2019 đã tuyên y án sơ thẩm tại phiên xử phúc thẩm là 30 tháng tù giam với cáo buộc tội "Gây rối trật tự công cộng" theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 dành cho tài xế chống trạm thu phí BOT "bẩn" Hà Văn Nam, đến nay người thân, bạn bè vẫn bày tỏ bức xúc cho rằng đây là bản án quá nặng và việc Công an bắt bớ, bỏ tù những tài xế như ông Nam đã góp phần tiếp tay cho sự tồn tại của những BOT "bẩn"…
Tài xế Hà Văn Nam đã bỏ thời gian, công sức, trí tuệ, tâm huyết để đấu tranh với những trạm thu phí BOT bẩn, có dấu hiệu hút máu người dân và doanh nghiệp và đã bị cơ quan chức năng bắt và đánh bầm người để dằn mặt
Chia sẻ với Việt Nam Thời Báo (VNTB), một người quen với gia đình tài xế Hà Văn Nam cho biết tính từ ngày 18/10/2019, tức là ngày Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đưa tài xế Hà Văn Nam ra xét xử phúc thẩm và tuyên y án sơ thẩm là 30 tháng tù giam với cáo buộc tội : "Gây rối trật tự công cộng" theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 thì cũng chưa thấy gia đình đi thăm nuôi tài xế Nam nên chưa có thông tin gì mới nhất.
"Nam xử phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm 30 tháng tù giam và từ lúc xử xong tôi chưa thấy gia đình Nam đi gặp mặt Nam vì chưa tới ngày thăm nuôi nên chưa có thông tin gì mới".
Người quen với gia đình tài xế Nam cho biết thêm, hôm diễn ra phiên xử phúc thẩm chị có vào tham dự. Nhìn chung phiên xử này diễn ra không mấy căng thẳng bằng hôm diễn ra phiên xử sơ thẩm. Lực lượng Công an, An ninh bố trí bảo vệ Tòa ít hơn và người thân, bạn bè được phép vào tham dự phiên xử công khai tự do hơn.
"Phiên xử cũng nhẹ nhàng, cơ bản là họ cứ thế mà đọc thôi chứ không có gì căng thẳng cả, không như cái hôm diễn ra xét xử sơ thẩm. Phúc thẩm họ cởi mở hơn".
Cũng liên quan đến phiên xử phúc thẩm, trước đây VNTB từng liên lạc với gia đình, bạn bè của tài xế Nam thì được chia sẻ là tài xế Nam không kháng cáo bản án sơ thẩm vì cho rằng là án "bỏ túi". Tuy nhiên, phiên xử phúc thẩm đã diễn ra, VNTB liên lạc với gia đình tài xế Nam để rõ thực hư thì được thân nhân tài xế Nam cho biết việc làm thủ tục kháng cáo là anh Nam ở trong trại tạm giam làm, gia đình cũng không rõ.
"Kháng cáo là do ở Nam chứ gia đình không biết gì đâu" - thân nhân tài xế Nam nói.
Trở lại diễn biến phiên xử phúc thẩm, phiên xử diễn ra tầm khỏang 8h30 sáng ngày 18/10 và xử khoảng gần 1 tiếng đồng hồ kết thúc, tức là chưa đến 11g trưa là kết thúc.
"Nam vẫn khỏe mạnh. Nam giải thích bản thân chỉ liên đới trong vụ án, mức độ phạm tội nhẹ thôi chứ không đến mức nặng như vậy nên mong tòa xem xét cho đúng hành vi" - chị người quen với gia đình tài xế Nam nói.
Ngay sau phiên xử phúc thẩm kết thúc, đặc biệt là sau khi Hội đồng xét xử tuyên y án sơ thẩm là 30 tháng tù giam dành cho tài xế Nam, đồng loạt người thân, người quen của tài xế Nam bày tỏ bức xúc. Vợ và mẹ ruột của tài xế Nam đã bật khóc bên ngoài Tòa vì không ai nghĩ tội của tài xế Nam phải nhận mức án như vậy.
Xin được nhắc lại, vào ngày 30/7/2019, Tòa án nhân dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án "Gây rối trật tự công cộng" theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 đối tài xế Hà Văn Nam và 6 bị cáo khác. Kết thúc phiên xử, Hội đồng xét xử tuyên phạt tài xế Nam 30 tháng tù giam. Các bị cáo còn lại nhận những mức án khác nhau gồm : Lê Văn Khiển 30 tháng tù giam, Nguyễn Quỳnh Phong 36 tháng tù giam. Ba bị cáo Nguyễn Tuấn Quân, Vũ Văn Hà, Ngô Quang Hùng mỗi người chịu mức án 24 tháng tù và cuối cùng là Trần Quang Hải mức án 18 tháng tù.
Trước đó là vào ngày 5/3/2019, tài xế Nam bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quế Võ ra Quyết định khởi tố bị can với cáo buộc tội "Gây rối trật tự công cộng". Cáo trạng vụ án nêu, trạm BOT Phả Lại được thu phí từ ngày ngày 24/12/2018 nhưng bị một số người dân quanh trạm phản đối vì cho rằng việc thu phí này là không đúng.
Ngày 29 và 30/12/2018, tài xế Hà Văn Nam cùng 6 người trên tập trung tại BOT Phả Lại đã gây ùn tắc giao thông, khiến lãnh đạo trạm phải gặp mặt và đối thoại.
Chưa hết, vào ngày 28/1/2019, tài xế Hà Văn Nam đang ngồi uống cà phê gần nhà thì bất ngờ có một tốp người "lạ mặt" đi xe ô tô có biển số 29B 409.60 tự xưng là công an nói anh Nam đang bị truy nã. Ngay sau đó là họ dùng túi bọc chụp đầu, khóa miệng và tay chân tài xế Nam, bắt tài xế Nam tống lên xe và đưa đến chổ đất trống hành hung thô bạo.
Kể từ năm 2017, có thể nói khởi phát từ một số tài xế phản đối trạm thu phí đường bộ BOT Cai Lậy ở Tiền Giang đặt sai vị trí, thu phí bất hợp lý bùng nổ, tính đến nay nó đã trở thành một phong trào bùng nổ mạnh mẽ khắp cả nước. Rất nhiều BOT "bẩn" khắp cả nước bị giới tài xế vạch trần và cũng có rất nhiều tài xế bị hành hung, bắt bớ. Gần đây nhất là vào ngày 16/10/2019, bà Đặng Thị Huệ, một người bạn đồng hành cùng tài xế Hà Văn Nam cũng thường hay lên tiếng phản đối các trạm thu phí BOT "bẩn" bị công an ở Thái Bình bắt giữ với cáo buộc có hành vi "Gây rối trật tự công cộng".
Còn ngày 15/7/2019 vừa qua, tài xế Vũ Ngọc Hoàng, người phản đối trạm thu phí BOT An Sương bị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên 18 tháng tù với cáo buộc "cố ý làm hư hỏng tài sản".
Minh Hải
Nguồn : VNTB, 12/11/2019
Ngư dân miền Trung nhiều ngày qua phải đứng ngồi không yên trước tình cảnh đối tác Trung Quốc tạm ngưng không nhập mực xà khô của Việt Nam do thay đổi phương thức mua bán từ tiểu ngạch sang chính ngạch…
Mực khô chờ được giải cứu. Ảnh minh họa
Căng thẳng nhất là tại cảng cá An Hòa (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), hơn chục thuyền câu mực đã cập bến cả tháng nay nhưng vắng bật cảnh tất nập thương lái đến thu mua mực xà khô như trước. Nhiều chủ tàu chia sẻ với Việt Nam Thời Báo (VNTB) rằng, trên tàu còn ứ ước chừng mỗi tàu hơn chục tấn mực, tính số mực dồn ứ của cả cảng lên đến hàng trăm tấn. Mặc dù bà con cho biết là hiện nay mực đang tiêu thụ dần dần nhưng chẳng đáng kể bao nhiêu.
Ngay trong cảng cá An Hòa cũng có kho chứa mực xà khô của đầu nậu, mực được chất thành từng đống nữa đem phơi nữa đem cất kho. Chúng tôi tiếp cận xin chụp hình nhưng chủ kho không đồng ý vì muốn tự xử lý. Chủ kho nói tạm thời Trung Quốc không nhập chứ một số nước khác như Thái Lan vẫn còn nhập, lo lắng báo đài đưa tin sẽ kéo theo những nơi khác không tiêu thụ sẽ tặng thêm phần khó khăn.
Cũng tại huyện Núi Thành, chúng tôi có mặt tại cảng cá Kỳ Hà thuộc xã Tam Quang. Ghi nhận tại đây, tàu câu mực không neo đậu nhiều như ở cảng An Hòa nhưng cảnh thương lái đến thu mua mực cũng vắng tanh.
Một chủ tàu câu mực tên X. ở cảng Kỳ Hà cho VNTB biết là tàu đã cập cảng hơn mười ngày nay, lượng mực xà khô cất trong kho thuyền khoảng hơn 10 tấn nhưng không một thương lái nào đến hỏi han. Chị X. than thở :
"Chờ thương lái đến mua thì mình bán còn không mua thì thôi"
"Hư thì chịu chứ. Cực khổ là ngư dân mình cực khổ. Đi làm hai tháng trời ngoài biển giờ về đây, nằm đây".
Chị X nói bản thân không rõ tại sao thương lái đồng loạt không thu mua mực, chị X. chỉ biết thoáng qua rằng hàng hóa thương lái đóng đi bị Trung Quốc trả về. Cho đến hiện tại Trung Quốc vẫn là thị trường chính tiêu thụ loại mực này của bà con. Trung Quốc ngưng mua thì số mực xà khô bà con không thể đưa đi đâu tiêu thụ cho hết. Cũng có một số nước Đông Nam Á tiêu thụ nhưng số lượng rất hạn chế.
"Mấy nước khác nó không thu nhập con mực này, chỉ mình Trung Quốc nhập chứ mấy, còn mấy nước khác không nhập. Mình đứng luôn, hàng này chỉ mình Trung Quốc nó nhập".
Ngoài ra, trước tình hình mực ế ẩm, tàu không thể neo đậu hoài trong bờ nên chị X. chủ động hạ giá, trung bình một kg mực xà khô chị bán khoảng 120.000 VND nhưng hiện tại đã hạ xuống còn 100.000 VND nhưng vẫn không có ai mua. Còn nếu hạ thấp thêm thì không thể được.
"Được giá như năm ngoái người ta mua 10 tấn/1,8 tỷ đồng. Có hồi họ đấu giá mua lại 1,9 tỷ hoặc 2 tỷ đồng cũng có khi chỉ 1,5 tỷ. Gía lên hay giá xuống tùy ở những người nậu, thương lái họ mua, ngư dân mình không biết tới".
Tương tự tình cảnh chị X. là tình cảnh của chị T., tàu của gia đình chị T. cập cảng cá Thuận Phước (Đà Nẵng) cũng đã nhiều ngày qua. Chị T. cho biết, tình cảnh mực xà khô bị phía Trung Quốc không cho nhập, ngưng thu mua là tình cảnh chung của bà con ngư dân miền Trung hiện tại chứ không riêng gì ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trên tàu của chị T. cũng có hơn 10 tấn mực xà khô đang tồn trong kho chưa thấy đầu nậu quen thuộc đến mua, mấy ngày qua chỉ vài người nhỏ lẻ đến mua mà thôi nhưng giá rất hạ.
"Mấy ngày nay họ có mua dần dần rồi nhưng nó rẻ lắm, hạ giá. Thông thường năm ngoái bán được 150.000VND/kg (6,45 USD/kg) thì nay bán khoảng 100.000VND/kg (4,30 USD/kg) thôi".
Chị T nói tiếp, giá hạ nhưng cũng phải bán để tàu sớm rời cảng, đi chuyến khác.
"Thì đường cùng cũng phải bán thôi chứ. Không mua lên thì đường cùng cũng phải bán"
Nhiều ngư dân chia sẻ với VNTB là tình cảnh mực xà khô bị phía Trung Quốc không cho nhập đây là lần đầu tiên.
"Chưa. Chưa có. Chỉ năm nay mới có thôi. Không biết nữa, mình ngư dân mình thấy không mua thì nói không mua thôi. Mấy hồi tàu vừa cập bến là mấy bà thương lái đến mua liền"
Tàu câu mực nằm dày đặc ở cảng cá An Hòa. Ảnh: Đắc Thành.
Chị T. cho biết, không chỉ mực mà con tôm, con cá của ngư dân Việt Nam nhập vào Trung Quốc hiện cũng rất khó khăn trong khi Trung Quốc là thị trường sống còn.
Trao đổi với báo VietNamnet vào ngày 30/6/2019, ông Ngô Tấn - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam - cho biết, lâu nay mực xà của ngư dân xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, rất ít ràng buộc quy định của ngành chức năng hai nước, nhưng bây giờ phía họ yêu cầu phải đi theo đường chính ngạch. Giờ phải đổi lại phương thức giao hàng, có nghĩa doanh nghiệp bên Trung Quốc mua sản phẩm thì ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bên mình, có truy xuất nguồn gốc, tem nhãn hàng hóa. Mà điều này thì mực xà xuất khẩu của tư thương Quảng Nam chưa thực hiện được.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi phía Trung Quốc giờ đổi phương thức mua bán từ tiểu ngạch sang chính ngạch với mặt hàng mực xà khô Việt Nam, bà con có biết thông tin này không ? Chị T. và nhiều ngư dân lại nói không biết :
"Nguyên nhân nghe nói nó chưa chịu xuất đi là cấn giấy tờ. Mấy năm trước nghe mấy bà nậu nói là cân rồi về mình làm sạch sẽ trở lại, con mực thành phẩm rồi là vào bao đưa đi thôi. Đi xe đến chổ họ nhận để đưa qua chổ vào bao bì, đóng thùng, dán tem nhãn, thương hiệu đồ rứa. Nhưng giờ qua mấy lần rồi mà nằm đó, nói không đúng phải về lại làm miết vậy đó", chị T. chia sẻ.
Mực không tiêu thụ, tàu không thể rời cảng, cuộc sống hằng ngày của bà con ngư dân gặp rất nhiều khó khăn. Bà con mong muốn Chính phủ Việt Nam thông qua kênh báo đài, Bộ Ngoại giao tìm hướng mở rộng thị trường cho bà con, để thị trường Trung Quốc độc tôn như lâu nay là quá bấp bênh.
Minh Hải
Nguồn : VNTB, 10/07/2019
"Có cầu cứu chính quyền để Hoa Lư bồi thường bằng cách gì để giá ra sao đặng cuộc sống và con em sau này có miếng cơm manh áo chứ giờ bồi thường giá bèo quá, tự nhiên lấy ngang cũng không được".
Phối cảnh Khu du lịch Suối Voi sắp xây dựng (ảnh : Báo Tài nguyên & Môi trường)
Nằm cách Thành phố Đà Nẵng khoảng vài km, Khu du lịch Suối Voi (thuộc xã lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một địa điểm du lịch nổi tiếng được khá nhiều du khách trong và ngoài nước biết. Tuy nhiên, việc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hoa Lư (gọi tắt là Công ty Hoa Lư) vào xây dựng Dự án Khu du lịch Suối Voi đã khiến cho nhiều hộ dân, hộ kinh doanh sinh sống trong khu vực bức xúc, không chấp nhận giao mặt bằng vì giá đền bù quá thấp và lo lắng mất chỗ làm ăn…
Dẫn nguồn tin từ báo điện tử Taì nguyên& Môi trường thì vào tháng 2/2019, ông Phan Ngọc Thọ- Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm việc với UBND huyện Phú Lộc và các sở, ban, ngành liên quan về việc giải phóng mặt bằng cho các dự án trọng điểm tại Phú Lộc, trong đó có Dự án Khu du lịch Suối Voi. Ông Thọ khẳng định giải phóng mặt bằng nhanh, kịp tiến độ để giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư là vấn đề quan trọng hàng đầu để triển khai dư án, các cơ quan liên quan phải tập trung thực hiện…
Và cũng từ nguồn tin của báo điện tử Tài Nguyên& Môi trường, ông Nguyễn Văn Mạnh-Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết, huyện Phú Lộc xác định Dự án Khu du lịch Suối Voi sau khi ra đời sẽ là đòn bẩy thu hút khách du lịch đến nhiều hơn với Phú Lộc, góp phần thúc đẩy ngành du lịch-dịch vụ của huyện phát triển. Mặt khác, sẽ giải quyết được nhiều việc làm cho người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội…
Vì vậy, Cơ quan chức năng huyện Phú Lộc sẽ tích cực tuyên truyền, vận động người dân sớm đồng thuận việc hỗ trợ, đền bù, cũng như bàn với chủ đầu tư tìm phương án hợp lý nhất…
Qua tìm hiểu của Việt Nam Thời Báo (VNTB), hiện tại khu du lịch Suối Voi có hơn 20 hộ kinh doanh các ngành nghề dịch vụ du lịch như cho thuê chòi lán, buôn bán nước giải khát, áo phao... Đây cũng là những hộ được cho là có công khai phá, tạo dựng nên một Suối Voi có thương hiệu từ mấy chục năm qua. Hầu hết các hộ kinh doanh khi chia sẻ với VNTB đều không chấp nhận việc giao mặt bằng để công ty Hoa Lư xây dựng dự án vì giá đền bù quá thấp.
"Đền bù không thỏa đáng cuộc sống của những hộ dân từ ngày sống trên đó coi như con ăn học cũng đó, chi cuộc sống của người dân cũng đó mà Hoa Lư về đền bù bèo quá nên chi dân họ không đồng tình để nhận giá đó được".
Bà Sen một hộ dân ở thôn Thủy Dương (xã Lộc Tiến) có người thân kinh doanh ở Suối Voi cho biết, việc kinh doanh, buôn bán của các hộ dân từ hàng chục năm qua gắn liền với Suối Vôi, công sức, tiền bạc và thời gian bà con bỏ ra không biết bao nhiêu mà kể giờ công ty Hoa Lư đền bù một quán là 100 triệu, 200 triệu, có hộ cao nhất khoảng gần 400 triệu thử hỏi để Công ty Hoa Lư lấy đi mặt bằng thì cuộc sống của bà con lấy gì mà sống ?
Được biết, Công ty Hoa Lư đưa ra hai phương án hợp tác kinh doanh dành cho các hộ kinh doanh ở Suối Voi. Cụ thể : Một là mỗi hộ kinh doanh nhận tiền hỗ trợ một lần theo đơn giá đền bù, trong đó Nhà nước chi trả 80% và doanh nghiệp đóng góp thêm 20%. Hai là tiếp tục kinh doanh, các hộ kinh doanh sẽ không nhận tiền hỗ trợ và công ty sẽ có phương án dùng số tiền đó để xây dựng nhà hàng để các hộ kinh doanh tiếp tục kinh doanh với mức phí thấp.
Các hộ kinh doanh cho biết, Công ty Hoa Lư ở đâu về xây dựng Dự án, đền bù không bằng số tiền bà con bỏ ra mua đá, làm đường, dựng chòi…đền bù chưa đủ giá của cái quán.
Còn việc công ty Hoa Lư nói hỗ trợ thêm, bà Sen nóí :
"Ví dụ cái quán của bà chị đây là 90 triệu đồng họ hỗ trợ thêm được 40 triệu nữa là chừng ấy thôi".
Như vậy, cộng cả tiền đền bù và tiền hỗ trợ thì cũng chẳng thấm vào đâu, thậm chí các hộ kinh doanh cho biết nó còn không đủ số tiền mà các hộ kinh doanh đóng thuế kinh doanh cho chính quyền địa phương từ nhiều năm qua.
Ngoài ra, không chỉ các hộ kinh doanh ở Suối Voi mà hầu hết người dân sinh sống ở thôn Thủy Dương từ trước đến nay đều theo nghề nông. Cuộc sống khá vất vả, thiếu thốn may nhờ có việc làm ở Suối Voi nên cuộc sống của bà con cũng đỡ vất vả hơn. Nếu giờ mất chổ làm ăn thì nguy cơ bà con phải quay trở lại cuộc sống vất vả như trước đây. Đã có cuộc gặp mặt giữa bà con với Chủ đầu tư và đại diện chính quyền địa phương để tìm ra phương án đôi bên cùng có lợi nhưng không đem lại kết quả đồng thuận.
"Không có cái quán đó thì cuộc sống đói thôi, ruộng không có nước non để mà làm ăn nữa. Nhờ cái quán đó cả dân làng buôn bán, ví dụ những người có cái quán thì họ kêu những người không có quán lên phụ bán rồi trả tiền công, có cái tiêu thụ cuộc sống của họ trong ngày. Giờ không có cái quán, ruộng cũng không có thì cũng phải đi làm thuê làm mướn mà ăn chứ biết làm sao"- Bà Sen nói.
Công ty Hoa Lư được thành lập vào tháng 5/2015. Đến ngày 18/12/2015, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công văn số 6880/UBND-XTĐT cho Công ty Hoa Lư nghiên cứu đầu tư dự án Khu du lịch Suối Voi. Và ngày 21/12/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công văn số 7964/UBND-XTĐT thống nhất cho phép Công ty Hoa Lư thực hiện dự án Khu du lịch Suối Voi.
Dự án Khu du lịch Suối Voi được UBD tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho Công ty Hoa Lư làm chủ đầu tư, với diện tích 51,79ha và tổng mức vốn đầu tư ban đầu khoảng 400 tỷ đồng.
Kết thúc chia sẻ với VNTB, bà Sen cho biết nguyện vọng của bà con hiện tại là nhà đầu tư Công ty Hoa Lư phối hợp với chính quyền địa phương nếu muốn lấy mặt bằng để làm dự án thì phải đền bù cho bà con thỏa đáng chứ bà con không chống đối.
"Có cầu cứu chính quyền để Hoa Lư bồi thường bằng cách gì để giá ra sao đặng cuộc sống và con em sau này có miếng cơm manh áo chứ giờ bồi thường giá bèo quá, tự nhiên lấy ngang cũng không được".
Nếu được thông qua, tính đến thời điểm hiện tại thì Dự án Khu du lịch Suối Voi sẽ có quy mô lớn thứ ba ở Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, xếp sau Laguna Lăng Cô và Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn.
Minh Hải
Nguồn : VNTB, 27/06/2019
Những ngày qua, thông tin về Giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB của Trung Quốc hoạt động tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ khiến cho nhiều ngư dân Việt Nam không tránh khỏi tâm lý lo lắng cho mỗi chuyến ra khơi sắp tới nếu bị phía tàu Trung Quốc gây khó khăn…
Một ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc bắn chết nhưng chính quyền Việt Nam vẫn câm lặng cho tới nay.
Trước những thông tin đang "nóng" trên Biển Đông liên quan đến giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB hoạt động tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam Thời Báo (VNTB) có dịp tiếp xúc với một số ngư dân ở Đà Nẵng thì được biết tàu thuyền của bà con đánh bắt xa bờ chủ yếu là đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa và Vịnh Bắc Bộ. Nhìn chung hiện tại, chuyến ra khơi đầu năm của bà con đều gặp những thuận lợi nhất định, mỗi chuyến đi về có con cá, con mực… cũng đủ trang trải và có dư.
Một thuyền trưởng tên Lại chia sẻ với VNTB, để chuyến đi đầu năm được thuận lợi thuyền của anh đã có khoảng thời gian chuẩn bị trước Tết Nguyên đán 2019 rất kỹ lưỡng từ khâu kinh phí, ngư cụ và lao động….
"Thuận lợi là lao động mình làm cả năm nên đã chuẩn bị tinh thần trước cho anh em. Đầu năm xuất quân là anh em lao động xuống đi với mình mà thôi".
"Cũng có khó khăn như kinh phí mình đi làm ăn, nhiều lúc lao động kinh tế thiếu hụt thì mình phải chuẩn bị hết để họ có tinh thần cho chuyến đi đầu năm được may mắn".
Đánh bắt cá xa bờ là điểm cần được nhấn mạnh trong tình hình căng thẳng trên Biển Đông do các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, gây khó khăn cho hoạt động đánh bắt của ngư dân.
Khi VNTB hỏi một số bà con có theo dõi thông tin về sự kiện giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB hoạt động tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ vào mấy ngày nay hay không, nhiều bà con ngư dân nói có theo dõi qua báo đài và bày tỏ không ít lo lắng bởi vì bình thường những chuyến ra khơi của bà con cũng đã gặp không ít khó khăn, trở ngại từ tàu thuyền nước ngoài mà phần lớn là tàu thuyền đến từ Trung Quốc. Đó là chưa nói, vào tháng 5 tới đây thời điểm áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông do phía Trung Quốc đơn phương áp đặt từ hơn 10 năm nay chắc chắn thời gian tới, với sự hiện diện của giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ tuy hiện nay chưa cho thấy có chuyện đáng tiếc gì xảy ra nhưng bà con dự kiến sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn trước.
Ông T, một ngư dân đánh bắt gần bờ ở Đà Nẵng chia sẻ với VNTB là ông có người thân đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa qua lời kể là những lần đánh bắt đã chứng kiến không ít lần tàu thuyền của bà con ngư dân Việt Nam bị tàu thuyền phía Trung Quốc ăn hiếp. Ông T chia sẻ :
"Ở ngoài ấy hả ? Tôi có người thân đánh bắt ở ngoài ấy, tàu của mình bị ăn hiếp hoài luôn. Đảo của mình mà họ tới đuổi đi, ví dụ chuyến đi gặp gió bão mình vào đảo tránh thì họ tới họ đuổi mình. Họ ăn hiếp mình, có hồi họ đòi đánh mình . Họ không cho mình tránh. Người thân của tôi về kể là tụi họ ghê lắm".
Và trong lần trao đổi với thuyền trưởng Lại, thuyền trưởng Lại nói nhìn chung là tàu thuyền Việt Nam và Trung Quốc cùng đánh bắt chung ở vùng Biển Đông, đôi bên cũng có những lần xâm phạm vùng biển đối phương nên có va chạm là không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc tàu thuyền Việt Nam bị tàu thuyền Trung Quốc ngăn cản, cắt lưới, đánh đập là chuyện xưa nay đã xảy ra quá nhiều. Thuyền trưởng Lại chia sẻ :
"Nhiều khi cũng có. Nhiều khi bất thình gặp vì họ cũng làm nghề như mình thôi nhưng họ có thể ngăn cản mình trong khu vực họ làm. Nhiều lúc họ vào vùng biển của mình, đường đi của mình nhiều lúc bị họ cản họ không cho làm. Phía Trung Quốc họ làm chủ yếu nghề rập, khi họ bủa là không có đích để mình tránh đi được hết. Nhiều lúc mình đang trên đường đi làm của mình thì họ đến cản không cho mình làm, cũng nhiều nghề bị cản lắm chứ không phải là không. Mình ít va chạm với họ bởi vì khi họ tới họ cản có thể họ cắt lưới của mình. Ghe thuyền của mình thì nó nhỏ hơn họ nên nhiều lúc mình phải tránh xa họ".
Mỗi chuyến ra khơi của bà con thường kéo dài từ 15-20 ngày hoặc một tháng, kinh phí nếu tính luôn dầu và ăn uống cỡ khoảng từ 100 triệu đồng trở lên. Nếu chuyến đi thuận lợi thì bà con còn lời lãi nhưng nếu kém may mắn gặp thời tiết không thuận lợi hoặc gặp khó khăn từ tàu thuyền nước ngoài thì thua lỗ thậm chí là tán gia bại sản, nợ nần.
Thuyền trưởng Lại và ông T ngư dân thừa nhận, lực lượng bảo vệ vùng biển Việt Nam cũng có giúp đỡ cho bà con khi đánh bắt xa bờ gặp khó khăn chứ không phải không có. Ông T nói :
"Giúp chớ. Mà những chuyện lớn, họ làm hung làm dữ thì mình mới đi nhờ lực lượng bảo vệ vùng biển Việt Nam chứ không làm hung làm dữ thì mình cũng thôi, điện nhờ giúp làm gì".
Trở lại sự kiện Giàn khoan khoan Đông Phương 13-2 CEPB của Trung Quốc hoạt động tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ, trả lời báo đài Việt Nam vào buổi họp báo ngày 11/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác minh thông tin về việc giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB của Trung Quốc sẽ được đưa vào Vịnh Bắc Bộ.
Giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB là giàn khoan ngoài khơi lớn thứ hai của Trung Quốc được sản xuất bởi Công ty kỹ thuật dầu khí Chu Hải COOEC của Trung Quốc. Trọng lượng nổi của giàn khoan là 17.247 tấn. Hiện tại vị trí Giàn khoan này được xác định là có mặt rất sát với đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Vào tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng biển Việt Nam tại Biển Đông, người dân Việt Nam từ rất nhiều tỉnh thành đã xuống đường biểu tình phản đối rầm rộ.
Minh Hải
Nguồn : VNTB, 14/04/2019
Blogger Lê Anh Hùng bị kỷ luật vì không chấp nhận việc đeo còng, mặc áo phạm nhân
Thân nhân của Blogger Lê Anh Hùng (SN 27/8/1973. Cư trú : Số 19, ngõ 120/22/2 đường Kim Giang. Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội) cho biết Blogger này do không chấp nhận việc đeo còng, không chấp nhận mặc đồng phục trại giam nên đã bị cán bộ trại giam kỷ luật bằng cách không cho gặp mặt thân nhân khi thăm nuôi…
Blogger Lê Anh Hùng
Bà Niệm, thân mẫu của Blogger Lê Anh Hùng đã cho Việt Nam Thời Báo (VNTB) được biết là Blogger này hiện đang bị tạm giam tại trại giam số 2- Công an Hà Nội. Vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua, gia đình có đi thăm nuôi ông Hùng nhưng cán bộ trại giam số 2 thông báo là thân nhân chỉ được gửi đồ thăm nuôi theo thường lệ là 02 lần trong một tháng chứ không được gặp mặt. Gia đình bất ngờ trước thông báo này vì lần thăm gặp trước đó, ông Hùng và bà Niệm đã được gặp mặt nhau. Bà Niệm chia sẻ :
"Tình hình anh Hùng hiện đang bị giam ở trại giam huyện Thường Tín-Hà Nội. Hôm kia tôi mới đến thăm Hùng nhưng không được gặp mặt, chỉ được gửi đồ hằng tháng mà thôi."
"Chỉ có tôi được gặp thôi. Đợt trước thì được gặp chứ bữa ra năm đến giờ không được gặp, chỉ lên thăm và gửi đồ thôi."
Bà Niệm cho biết lý do Cán bộ trại giam số 2 thi hành kỷ luật không cho ông Hùng gặp mặt thân nhân khi thăm nuôi vì ở trong trại giam ông Hùng không chấp nhận việc đeo còng, không chấp nhận mặc đồng phục, nói mình chưa ra tòa và chưa nhận bản án phán quyết của Hội đồng xét xử thì chưa gọi là phạm tội nên ông Hùng không chấp nhận bản thân bị hành xử như một phạm nhân.
"Đợt vừa rồi, trong Tết đây gia đình lên họ nói là do Hùng không chấp hành nội quy trại giam, không chấp nhận đeo còng, không mặc áo trại giam nên không cho gặp mặt Hùng."
Còn về tình hình sức khỏe của ông Hùng trong thời gian bị tạm giam, bà Niệm nói do thời gian qua không được gặp mặt ông Hùng nên không nắm rõ tình hình, chỉ biết là cán bộ điều tra hồi đáp ông Hùng bình thường. Bà Niệm nói :
"Sức khỏe của Hùng hỏi nơi anh điều tra Công an Thành phố Hà Nội thì ảnh nói Hùng vẫn khỏe, vẫn bình thường nhưng không gặp được nên không biết nó như thế nào cả."
Phía chính quyền địa phương cũng không gây trở ngại gì trong việc gia đình làm những thủ tục có liên quan đến ông Hùng.
Hiện tại gia đình chưa nhận được thông báo nào liên quan đến ngày Tòa án ở Hà Nội đưa ông Hùng ra xét xử.
Thay mặt gia đình, bà Niệm mong dư luận trong và ngoài nước, các báo đài-truyền thông tự do quan tâm đến trường hợp bắt giữ của ông Hùng.
Vào sáng ngày 5/7/2018, theo Thông báo số 16/TB-ANĐT-Đ2 của Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội do Thượng tá Nguyễn Quang Tuấn ký về việc Bắt bị can là Blogger Lê Anh Hùng để tạm giam với cáo buộc hành vi : Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã phạm vào Điều 331 Bộ luật hình sự 2015, tức là nhằm vào điều 258 Bộ luật hình sự 1999.
Blogger Lê Anh Hùng là thành viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam và cũng là cộng tác viên thường xuyên của Ban Việt ngữ Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA).
Trước khi bị bắt, ông Hùng được giới đấu tranh dân chủ-nhân quyền Việt Nam ở trong và ngoài nước biết đến là một người tích cực xuống đường phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam, tích cực lên tiếng phản đối những bất công xã hội, ô nhiễm môi trường. Thời điểm ông Hùng bị bắt, cũng là thời điểm người dân Việt Nam ở nhiều tỉnh, thành trải qua những ngày xuống đường phản đối mạnh mẽ Dự thảo Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.
Và cuối cùng, ông Hùng đã có gần 140 lần gửi đơn từ đến các cấp lãnh đạo Việt Nam, một số Đại biểu Quốc hội Việt Nam để tố cáo một số lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, các đơn thư của ông Hùng cho đến nay vẫn chưa được các cấp chính quyền ở Việt Nam thụ lý, giải quyết./.
Minh Hải
Nguồn : VNTB, 27/03/2019
Rất nhiều cá nhân bị bắt giam với những cáo buộc có liên quan đến hoạt động biểu tình phản đối phản đối dự thảo Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng vào năm 2018 nhưng đến nay vẫn nhận rất ít sự quan tâm của dư luận. Như trường hợp của chị Đoàn Thị Hồng (SN 1983, thường trú tại : huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) dưới đây là một đơn cử…
Vào thời điểm chị Đoàn Thị Hồng bị bắt, con của chị là cháu Đoàn Ngọc Hạ Vy chưa được 3 tuổi (khoảng 30 tháng cộng thêm vài ngày).
Theo Thông báo số 12/TB-ANĐT-Đ1 của Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh gửi luật sư Nguyễn Văn Miếng-Văn phòng luật sư Luật Hồng Đức vào ngày 19/11/2018 Thông báo về việc để người bào chữa tham gia tố tụng sau khi vụ án kết thúc điều tra cho biết luật sư Miếng là người bào chữa cho chị Đoàn Thị Hồng trong vụ án "Phá rối an ninh" do Nguyễn Thị Ngọc Hạnh cùng đồng phạm thực hiện.
Thông tin này được chị Khánh, chị ruột của chị Đoàn Thị Hồng cho Việt Nam Thời Báo (VNTB) và dư luận được biết. Theo chị Khánh chia sẻ, hiện tại chị Hồng đang bị tạm giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Vào ngày 2/9/2018, chị Đoàn Thị Hồng đang đi chơi với một cô bạn thì cả hai bị những công an, an ninh mặc thường phục chặn đường và bắt giữ. Họ giam hai người ở hai phòng khác nhau, bạn của chị Hồng sau khi bị giam giữ khoảng ba ngày thì được thả về. Chị Khánh hỏi thăm thì mới biết được là chị Hồng và bạn chị Hồng bị bắt vào khoảng 9g sáng ngày 2/9/2018 tại phường Đông Hưng Thuận, quận 12.
Chị Khánh chia sẻ với VNTB :
"Ngày hôm sau, tức là ngày 3/9 thì phía Công an đưa Hồng về phòng trọ tại quận 2 để lục xét phòng. Lúc này tôi chỉ biết là Hồng bị bắt qua người dân giúp đỡ báo tin chứ không biết lý do tại sao ? Ngày 5/9 tôi và người em trai đưa con gái của Hồng đi tìm mẹ. Đến ngày 21/9, chúng tôi mới tìm được nơi giam giữ của Hồng và kể từ đó gia đình chỉ được đi gửi đồ thăm nuôi mỗi tháng 02 lần thôi chứ không được gặp mặt lần nào cả".
Chị Khánh chia sẻ thêm là chị Hồng bị bắt với cáo buộc tội "Phá rối an ninh" rất có thể do hôm ngày 10/6/2018, chị Hồng có tham gia xuống đường phản đối dự thảo Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Từ ngày 10-12/6, trong những người đi biểu tình với nhau thì có 11 người đương lúc ngồi nghỉ ngơi tại một Công viên ở Quận 1 thì bị một nhóm người mặc thường phục ập vào bắt giữ. Đợt bắt bớ này Hồng là người thứ 12 nhưng may mắn vùng thoát được.
Đoàn Thị Hồng bị bắt rất có thể do hôm ngày 10/6/2018, chị Hồng có tham gia xuống đường phản đối dự thảo Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng
Tiếp đến là vào những ngày trong tháng 8/2018, trên mạng xuất hiện những lời kêu gọi tổng biểu tình vào dịp Quốc khánh ngày 2/9. Từ nguyên do này, phía Công an, An ninh Việt Nam ở nhiều tỉnh thành đã tiến hành bắt bớ thêm những người hoạt động dân sự, những người bị nghi ngờ sẽ tham gia biểu tình hoặc những người đã tham gia biểu tình trước đó. Chị Hồng là một trong số đó.
"Theo tôi nghĩ trên mạng có lời kêu gọi 4/9/2018 xuống đường biểu tình cho nên phía Công an đã đón đầu bắt trước hết. Hồi đầu tháng 9 số người bị bắt cũng đông lắm, toàn là những người có tham gia biểu tình hôm 10/6. Có một số người bị bắt vào rạng sáng ngày 2/9"- Lời của chị Khánh.
Qua những gì chia sẻ với chị Khánh, VNTB được biết vào khoảng năm 2017, có một số Công an ở Bình Thuận đến nhà chị Khánh để mời xuống xã làm việc với lý do kê khai nhân khẩu. Tuy nhiên, quá trình làm việc phía Công an cứ đề cập những vấn đề liên quan đến chị Hồng như : Hỏi chị Hồng đi làm việc gì ? Ở đâu ? Rồi số điện thoại ? …
Chị Khánh cũng cung cấp thông tin theo những câu hỏi của phía Công an vì chị chưa biết gì. Sau đó đến ngày mồng 6 Tết Nguyên đán 2018. Chị Khánh nói :
"Hôm đó tôi đi chợ về thì có một số công an và dân phòng khoảng chục người ngồi trước mặt nhà tôi. Tôi hỏi thì họ nói là đến mời Đoàn Thị Hồng xuống xã làm việc. Tôi mới nói rằng các anh muốn gì thì cứ xuống nhà ba tôi chứ còn ở đây là nhà của tôi. Các anh lỡ đến đây rồi thì đưa giấy mời ở đây cũng được vì Hồng không có ở đây. Họ nói là chỉ lên mời thôi chứ không có giấy mời… Tôi không hài lòng cách làm việc kiểu này của phía Công an".
Chị Khánh nói kể từ đó phía Công an không đến nhà làm phiền chị nữa. Đợt công an đến nhà muốn làm việc với chị Hồng lần này, chị Khánh nói theo bản thân chị được biết là trước đó chị Hồng có cầm biểu ngữ có nội dung "Formosa cút khỏi Việt Nam !" và chụp hình như vậy rồi đăng lên mạng internet.
Chị Hồng bị bắt người vô cớ. Từ ngày chị Hồng bị bắt, người thân của chị Hồng chưa hề nhận một văn bản cụ thể nào về việc bắt giữ. Điều đáng nói là ở thời điểm chị Hồng bị bắt, con của chị Hồng là cháu Đoàn Ngọc Hạ Vy chưa được 3 tuổi (khoảng 30 tháng cộng thêm vài ngày).
Theo đài RFA, ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch có chuyến đi đến thủ đô Washington D.C để vận động cho nhân quyền và dân chủ có nói Nhà nước Việt Nam là vô pháp và có thành tích nhân quyền tời tệ nhất khu vực Đông Nam Á.
Minh Hải
Nguồn : VNTB, 24/02/2019
Cục Thi hành án dân sự huyện Cư M'gar ra thông báo về việc cưỡng chế đất đai đối với hộ gia đình ông Phan Xuân Lương (trú tại : thôn 01, xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vào ngày 5/12/2018. Vậy là cuộc chiến giữ đất của hơn 100 hộ dân nơi đây đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (gọi tắt là Công ty Buôn Ja Wầm) đi vào vô vọng...
Cuộc chiến giữ đất của hơn 100 hộ dân thôn 01, xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk đối với Công ty Buôn Ja Wầm đi vào vô vọng
Hộ dân đầu tiên bị thi hành án dân sự
Liên lạc với ông Phan Xuân Lương để hỏi thăm tình hình thì được ông chia sẻ :
"Hiện tại tình hình là ngày 5 tháng 12 năm 2018 này họ cưỡng chế. Bị sẽ nhiều hộ nhưng họ làm ở hộ tôi là đầu tiên".
Ông Lương cũng chính là một trong số hơn 100 hộ dân ở xã Ea Kiết có đất đai tranh chấp với Công ty Buôn Ja Wầm mà thời gian qua VNTB đã nhiều lần đưa thông tin cho dư luận được biết. Theo ông Lương và các hộ dân, diện tích đất của họ có được là do họ mua lại đất của người đồng bào, tự khai hoang đất rừng, hoặc dọn đất trống đồi trọc. Về phía Công ty Buôn Ja Wầm, vào năm 2003 được UBND tỉnh ĐắK Lắk cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các số W866995, W866980, W866982 có phần diện tích đất trùng với diện tích đất của các hộ dân. Trước đó, Công ty Buôn Ja Wầm bị các hộ dân tố cáo là đã dùng các biện pháp cưỡng đoạt tài sản, đe dọa, đánh đập và ép các hộ dân ký hợp đồng giao khoán nông sản là cà phê. Vì lý do cho rằng người dân chậm hoặc không chấp hành hợp đồng từ năm 2016 đến nay nên Công ty Buôn Ja Wầm đã kiện các hộ dân ra tòa trong đó có hộ gia đình ông Phan Xuân Lương. Hầu hết các phiên xử, Tòa án đều tuyên Công ty Buôn Ja Wầm thắng kiện và các hộ dân có trường hợp bị Tòa ra quyết định phải thực hiện đúng hợp đồng "giao khoán" hoặc trả lại đất cho công ty Buôn Ja Wầm. Hộ gia đình ông Lương bị Tòa tuyên trả lại đất đai theo nội dung Bản án dân sự sơ thẩm số 39/2017/DSST ngày 02/10/2017 của Tòa án nhân dân huyện Cư M’gar và Bản án dân sự phúc thẩm số 39/2018/DAPT ngày 09/02/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Thông báo số 140TB-CCTHADS về việc cưỡng chế thi hành án đối với ông Phan Xuân Lương. Ảnh : Facebook Phan Xuân Lương
Ông Lương không chấp nhận các bản án dân sự do Tòa án các cấp ở Đắk Lắk tuyên nên đã làm đơn gửi Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng để Giám đốc thẩm.
Ngày 09/7/2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng ra Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 77/2018/QĐKNGĐT-VKS-DS. Tuy nhiên, cũng từ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng vào ngày 24/9/2018 đã ra Quyết định số : 110/QĐ-VKS-DS về việc Quyết định rút Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 77/2018/QĐKNGĐT-VKS-DS. Như vậy Cục Thi hành án dân sự huyện Cư M'gar trở lại thi hành bản án phúc thẩm số 39/2018/DAPT ngày 09/02/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Vào ngày 27/11/2018, Chi Cục thi hành án dân sự huyện Cư M'gar thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk ra Thông báo số : 140/TB-CCTHADS về việc cưỡng chế thi hành án đối với ông Phan Xuân Lương, trú tại : thôn 01, xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk vào lúc 08 giờ 30 phút, ngày 05/12/2018.
Biện pháp cưỡng chế : Chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cho Công ty Buôn Ja Wầm ; địa chỉ : số 109 đường Mai Hắc Đế, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất gồm : Thửa đất có diện tích 0,6ha và các loại cây trồng trên đất tại thửa đất số 86 cụm sản xuất II (C2+12).
Thông báo số : 140/TB-CCTHADS yêu cầu ông Phan Xuân Lương chuyển toàn bộ tài sản, vật dụng (không thuộc danh mục tài sản bàn giao được tuyên trong nội dung bản án đã có hiệu lực pháp luật) ra khỏi diện tích đất nêu trên để bàn giao đất và tài sản gắn liền trên đất cho Công ty Buôn Ja Wầm.
Bằng Thông báo số : 140/TB-CCTHADS, ông Lương chia sẻ với VNTB là tình hình hiện giờ không chỉ bản thân hộ gia đình ông mà các hộ dân ở xã Ea Kiết đã vô vọng trong cuộc chiến giữ đất với Công ty Buôn Ja Wầm.
"Bây giờ chỉ còn của đau con xót, ra đó mà chống thôi chứ biết làm cách nào. Họ cũng chẳng cho tôi có thời gian để mình đi Hà Nội gửi đơn. Mình muốn họ tạm ngưng lại để đi Hà Nội gửi đơn tới các cơ quan cao hơn để kiến nghị, khiếu nại nhưng mà không có thời gian nữa rồi".- ông Phan Xuân Lương nói.
Minh Hải
Nguồn : VNTB, 05/12/2018
Gia đình của anh Nguyễn Hồng Nguyên (38 tuổi, cư ngụ tại Thành phố Cần Thơ), người vừa bị kết án 2 năm tù giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi tích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật hình sự 2015, tức là Điều 258 Bộ luật hình sự 1999, cho biết anh Nguyên đã không kháng án, chấp nhận bản án sơ thẩm…
Anh Nguyễn Hồng Nguyên tại tòa. Ảnh: CAND
Chia sẻ với Việt Nam Thời Báo (VNTB), vợ của anh Nguyễn Hồng Nguyên cho biết là vào ngày 6/7/2018, anh Nguyên bị Cơ quan Cảnh sát điều tra quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ ra quyết định khởi tố tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi tích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật hình sự 2015, tức là Điều 258 Bộ luật hình sự 1999 cũ chứ không phải theo tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông"quy định tại Khoản 1, Điều 288 của Bộ luật Hình sự 2015.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát nói từ năm 2017, anh Nguyên sử dụng mạng xã hội Facebook với nick "Bồ Công Anh" đã thường xuyên truy cập internet và soạn thảo, đăng tải, chia sẻ lên trang cá nhân Facebook của mình với 77 bài viết, hình ảnh, video có nội dung nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và nhà nước, các lãnh tụ vô sản. Xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội. Việc làm này của anh Nguyên đã tiếp tay cho các thế lực thù địch trong, ngoài nước chống phá Đảng và nhà nước.
Ngày 22/9 vừa qua, Tòa án quận Cái Răng đưa anh Nguyên ra xét xử sơ thẩm và tuyên bản án 2 năm tù giam với tội trạng nêu trên.
Vợ anh Nguyên cho biết, hiện tại anh Nguyên đang tạm giam ở trại tạm giam quận Cái Răng. Thời hạn 15 ngày làm đơn kháng án đã qua, anh Nguyên đã không kháng án, chấp nhận bản án sơ thẩm nên bản án sơ thẩm có hiệu lực.
"Tình hình của anh Nguyên, hiện tại ảnh đang ở trại giam của quận, chờ hết 45 ngày là họ chuyển đi đâu thì tôi không có biết. Còn thời gian kháng án là qua rồi, ảnh không kháng án và gia đình tôi cũng không kháng án"- Lời của vợ anh Nguyên.
Một số Facebooker quan tâm đến vụ án của anh Nguyên đã thông tin cho dư luận biết là anh Nguyên bị bắt vào ngày 16/6/2018. Cùng ra tòa với anh Nguyên còn có một bị cáo tên Trương Đình Khang (26 tuổi. Cư ngụ tại Thành phố Cần Thơ) cũng bị kết án tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi tích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" và bị kết án 1 năm tù giam. Tuy nhiên, giữa anh Nguyên và Khang không có mối liên hệ gì với nhau. Đây là hai vụ án riêng biệt nhưng do Tòa án quận Cái Răng sắp xếp xét xử chung một phiên xử. Được biết, Khang bị bắt vào thời điểm người dân ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam rầm rộ xuống đường biểu tình chống dự thảo Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng vào ngày 10/6/2018.
Tại phiên xử, Hội đồng xét xử xoay quanh những câu hỏi liên quan đến trang Facebook cá nhân của anh Nguyên, sợ anh Nguyên ở ngoài lôi kéo, kích động người khác biểu tình, chống phá Đảng và Nhà nước nên phải bắt bỏ tù anh Nguyên. Vợ anh Nguyên nói:
"Ảnh tham gia Facebook từ năm 2017, ảnh đăng tải, chia sẻ và ảnh tự bình luận những nội dung mà họ nói là bôi xấu Đảng và Nhà nước, các cấp lãnh đạo của họ. Họ nói anh Nguyên kích động biểu tình, lôi kéo, nói anh Nguyên lôi kéo tôi nữa. Thành ra họ sợ anh Nguyên ở ngoài lôi kéo người khác nữa. Thành ra tôi nghĩ ảnh mới bị phạt tù. Phạt tù hai năm về tội Lợi dung tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, xâm phạm lợi ích cá nhân, tổ chức của nhà nước theo Điều 258 Bộ luật hình sự cũ và Bộ luật mới thì Điều 331".
Được biết, trước khi bị bắt anh Nguyên vốn là một tài xế, lái xe thuê cho một doanh nghiệp ở Cần Thơ. Ngoài thời gian làm việc, anh Nguyên thường đăng tải, chia sẻ những thông tin bất công, vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam lên trang Facebook cá nhân nên cũng không ít lần bị cơ quan an ninh, công an Cần Thơ mời đi làm việc.
Tại phiên xử ngày 22/9, anh Nguyên không nhận tội và Hội đồng xét xử nhiều lần nhắc nhở anh Nguyên chỉ trả lời "Có" hoặc "Không".
"Ảnh không có nhận tội. Nói chung họ nói gì ảnh có nói lại, ảnh có bị tòa la mấy lần và Tòa nói ảnh chỉ trả lời "có" hoặc "không" này kia thôi"- Vợ anh Nguyên nói.
Đánh giá bản án 2 năm tù giam mà Tòa án quận Cái Răng tuyên cho anh Nguyên, vợ của anh Nguyên chia sẻ bản thân nghĩ chồng mình không đến nỗi bị án tù. Trước đó, những người làm việc chung với anh Nguyên nói anh Nguyên cũng chỉ nhận án treo, thành ra gia đình anh Nguyên cũng không chuẩn bị luật sư cho anh Nguyên, cho đến khi Hội đồng xét xử tuyên án tù khiến mọi người hết sức bất ngờ. Vợ anh Nguyên nói:
"Vì nghĩ cái án phụ thuộc vào thái độ của anh Nguyên lúc ở tòa như thế nào. Tôi nghĩ là án treo nên gia đình không có chuẩn bị gì hết, cũng không thuê luật sư và nói chung cũng không tìm hiểu luật để mà lên tòa nói cho ảnh. Đến lúc họ tuyên án thì tôi hết hồn, họ nói anh Nguyên lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của các cán bộ lãnh đạo. Họ nói các cán bộ có làm ảnh hưởng gì đến ảnh hay không mà ảnh đi bôi nhọ, nói xấu này kia ? Tôi và mẹ tôi có đưa tay lên xin giảm ản, những người trong tòa cũng nói xin giảm án. Tòa vào họp và ra tuyên bản án hai năm tù chứ không có giảm tí nào".
Vợ anh Nguyên nói đây là bản án hơi "quá tay" mà Tòa án quận Cái Răng tuyên cho anh Nguyên. Có chăng anh Nguyên là một trong những trường hợp bị đem ra răn đe những người hoạt động Facebook bày tỏ chính kiến như anh Nguyên, cũng như để "thí điểm" điều 331 Bộ luật hình 2015 .
"Tôi thấy bản án này hơi quá tay. Theo tôi nghĩ, trường hợp của chồng tôi chỉ là phạt hành chính thôi hoặc án treo thôi. Nhưng mà, tôi thấy giống như là họ muốn lấy Điều 258 Bộ luật hình sự cũ và Điều 331 Bộ luật mới ra để răn đe những người tham gia Facebook. Hiện tại họ thấy trên Facebook có nhiều người lên tiếng quá, tôi nghĩ họ muốn đem chồng tôi ra để làm tấm gương răn đe những người đó".
Như đã nói trên, anh Nguyên đã không kháng cáo bản án sơ thẩm cho nên bản án 2 năm tù giam dành cho anh Nguyên chính thức có hiệu lực. Anh Nguyên sẽ bị đưa đi thi hành án tù ở một trại giam nào đó vào thời gian tới.
Cùng với bộ sách giáo khoa Tiếng Việt Công Nghệ Giáo Dục lớp 1, một bộ sách khác cũng dành cho lứa tuổi học sinh đó là bộ sách "Wow !- Những bí mật kỳ diệu dành cho học sinh" nhiều ngày qua cũng bị dư luận Việt Nam chỉ trích khá nhiều bởi bộ sách này có hình minh họa là bản đồ thể hiện "đường lưỡi bò" của Trung Quốc…
Trang sách in bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc. Ảnh : V.T-VnEpress
Theo tìm hiểu, bộ sách "Wow !- Những bí mật kỳ diệu dành cho học sinh" gồm nhiều tập với nhiều chủ đề liên quan đến các lĩnh vực trong đời sống, xã hội thường ngày. Tuy nhiên, tại cuốn sách có chủ đề "Tìm hiểu về phương tiện giao thông" ở trang số 27 lại để hình minh họa bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ôm trọn Biển Đông. Đây là bộ sách của một tác giả Trung Quốc, do Nhà xuất bản Thế Giới liên kết cùng Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị xuất bản, phát hành.
Trả lời báo đài Việt Nam vào ngày 4/9/2018, ông Đoàn Trần Lâm, Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Thế Giới thừa nhận đây là lỗi do sơ xuất đúng như dư luận đã phản ánh. Công ty Đinh Tị đã thu hồi, sửa lại toàn bộ cách đây một tuần và thay lại toàn bộ sách mới.
Một vụ việc tương tự diễn ra vào tháng 3/2013, Phòng Văn hóa – Thông tin Q.10 ở Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra và phát hiện tại Nhà sách Nhân Văn có bộ sách "Tiếng Hoa dành cho trẻ em- Tập 1", tại trang 35, bài 14 có in bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Được biết, bộ sách Tiếng Hoa này gồm 3 tập do Công ty cổ phần Văn hóa Nhân Văn và Công ty cổ phần Giáo dục & Công nghệ Thế giới Thông minh liên kết phát hành, còn Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị xuất bản. Trước sự phản ánh của dư luận và cơ quan chức năng, đại diện Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh là bà Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hương sau đó cho biết đơn vị nhận trách nhiệm, xin lỗi độc giả về sai sót này. Đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng phát hiện và thu hồi giúp nhà xuất bản những cuốn sách sai phạm này còn sót trên thị trường.
Qua hai trường hợp như đã nêu trên, người viết cũng như không ít dư luận thắc mắc là không hiểu vai trò của Ban Biên tập, Ban Dịch thuật tại các Nhà xuất bản Việt Nam ở đâu khi để xảy ra những sai sót trên ? Đồng ý là các nhà xuất bản và phát hành sách ở Việt Nam mua bản quyền sách từ Trung Quốc nên phải lấy hình ảnh và nội dung sách của họ nhưng vai trò của Ban Biên tập, Ban Dịch thuật Việt Nam phải kiểm tra, chỉnh sửa và dịch thuật lại sao cho phù hợp với phía Việt Nam rồi mới đem bản quyền đi in ấn, phát hành ra thị trường như vậy thì những sai sót nghiêm trọng như in bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam sao lại không phát hiện được ? Sai sót trong công việc là điều không tránh khỏi nhưng có những sai sót không thể chấp nhận được. Có chăng một sự cố tình hoặc tầm kiến thức kém, hay là mỗi lần sai sót thì nói lời xin lỗi, thu hồi và chỉnh sửa, sự răn đe "nhẹ nhàng" đến từ cơ quan chức năng nên các Nhà xuất bản và các đơn vị phát hành sách ở Việt Nam tỏ ra xem thường.
Thực tế bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc từ du khách, văn hóa phẩm không ngừng xâm nhập vào Việt Nam, không chỉ dừng ở sách thiếu nhi mà ngay cả đồ chơi thiếu nhi cũng có in hình bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Cụ thể vào tháng 8/2018 vừa qua, người tiêu dùng Việt Nam cho biết sàn thương mại điện tử Shopee khi ra bán sản phẩm đồ chơi trẻ em có hình bản đồ "đường lưỡi bò". Cơ quan chức năng tại Hà Nội sau đó vào cuộc thu hồi được 30 thùng đồ chơi tại các địa chỉ người bán có hình ảnh sai phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Bản thân sàn thương mại điện tử Shopee hứa thu hồi những sản phẩm đã lỡ bán ra thị trường.
"Đường lưỡi bò" hay còn gọi là "Đường 9 đoạn" được phía Trung Quốc dùng chỉ định chủ quyền lãnh hải của mình trên Biển Đông, đây là hành động đơn phương không tuân thủ luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quyền lãnh hải của nhiều quốc gia sinh sống xung quanh Biển Đông trong đó có Việt Nam.
Vào ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế (gọi tắc là PCA) ở The Hague, Hà Lan chính thức tuyên bố bác bỏ tính pháp lý của "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc, phán quyết Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với Biển Đông và "Đường lưỡi bò" do Trung Quốc đơn phương tuyên bố không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Ngay sau phán quyết của PCA về tính pháp lý "đường lưỡi bò", Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc bác bỏ phán quyết này, đồng thời không ngừng gia tăng quân sự theo cái gọi là "bảo vệ" chủ quyền lãnh hải quốc gia trên Biển Đông. Động thái này, không chỉ Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng tình hình Biển Đông với các quốc gia chung sống trong khu vực mà còn lôi kéo Hoa Kỳ và Phương Tây vào cuộc, đẩy căng thẳng Biển Đông hiện tại là một trong những mối lo hàng đầu của toàn thế giới.
Như vậy, có thể nói việc "đường lưỡi bò" của Trung Quốc xuất hiện ở văn hóa phẩm thiếu nhi Việt Nam không hẳn đơn thuần là lỗi sai sót do sơ ý, bởi nó tái diễn khá nhiều lần, tràn lan. Không loại trừ có sự tiếp tay của những kẻ có âm mưu chính trị nằm trong các nhà xuất bản ở Việt Nam. Thực hư cơ quan chức năng Việt Nam cần làm rõ và phải làm mạnh tay, xử lý nghiêm những kẻ sai phạm để tránh tái diễn.
Minh Hải
Nguồn : VNTB, 08/09/2018
Vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm) hiện đã kéo theo hàng loạt quan chức, cựu lãnh đạo cấp cao của chính quyền Việt Nam cùng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố để phục vụ công tác điều tra vụ án và dự kiến sẽ còn khởi tố nhiều nhân vật khác vào những ngày sắp tới. Đà Nẵng trong những ngày "nóng" hơn bao giờ hết…
Những gương mặt bị khởi tố vì vướng vào Vũ "Nhôm". Ảnh : Zing
Thật vật, trong những ngày này ở Đà Nẵng thật sự "nóng", "nóng" không chỉ vì thời tiết đang vào những ngày mùa hè oi bức mà "nóng" ở đây còn liên quan đến vụ án Vũ "nhôm" đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mở rộng điều tra đã kéo theo hàng loạt quan chức, cựu lãnh đạo cấp cao của chính quyền Việt Nam bị kỷ luật và "xọ khám".
Vũ "nhôm" chính thức bị Bộ Công an Việt Nam bắt tạm giam vào ngày 4/1/2018 sau khi bị Cục xuất nhập cảnh Singapor trục xuất vì có hai hộ chiếu với hai nhân thân khác nhau. Trước đó vào các ngày 21& 22/12/2017, Vũ "nhôm" bị Bộ Công an phát lệnh khởi tố và truy nã.
Việc Vũ "nhôm" bị bắt là một sự chấn động đối với người dân và tình hình chính sự ở Đà Nẵng, đã chứng minh chân lý không gì là không thể, khoảng cách giữa vương quyền và tội phạm chỉ trong gang tấc. Một Vũ "nhôm" quyền uy ở Đà Nẵng như thế, lắm người vừa nể vừa phục thậm chí là sợ nay đã trở thành tội phạm bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố với ba tội danh "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước", "Trốn thuế", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Vũ "nhôm" bị bắt, dư luận tất đoán biết không sớm thì muộn đường dây "ăn theo" Vũ "nhôm" cũng phải cùng chung số phận.
Ngày 17/4/2018, Đà Nẵng lại chấn động liên quan đến chấn động bắt Vũ "nhôm", Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 07 bị can trong đó có 5 bị can ở Đà Nẵng gồm các ông :
- Trần Văn Minh (SN 1955) nguyên C
- Văn Hữu Chiến (SN 1954) nguyên Chủ tịch Ủy ban Thành phố Đà Nẵng (2011-2014) ;
- Nguyễn Điểu (SN 1958) nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Thành phố Đà Nẵng ;
- Trần Văn Toán (SN 1957) nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Thành phố Đà Nẵng và
- Lê Cảnh Dương (SN 1975), Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Thành phố Đà Nẵng cùng về hành vi "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai" quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Riêng ông Minh và ông Chiến bị khởi tố thêm hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" quy định Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015. Ông Minh hiện đang bị tạm giam và ông Chiến bị áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Không ở Đà Nẵng nhưng cũng là một trong bảy bị can phải nói là rất quan trọng bị khởi tố vào ngày 17/04 có liên quan đến vụ án Vũ "nhôm" là trung tướng Phan Hữu Tuấn (SN1955, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) nguyên Phó Tổng cục tỉnh báo Bộ Công an đã nghỉ hưu về hành vi "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015. Bắt trung tướng Tuấn đã góp phần rõ ràng hơn về tin đồn thân phận tình báo Công an của Vũ "nhôm" mà đến nay Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chưa chính thức thông tin cho dư luận được biết.
Và nếu Vũ "nhôm" là tình báo công an thì xét về mối quan hệ mật thiết ở Đà Nẵng chẳng ai khác hơn là hàng ngũ công an đứng đầu hiện tại là ông Đại tá Lê Văn Tam - Giám đốc công an Thành phố Đà Nẵng.
Nhắc đến đại tá Tam ở Đà Nẵng có thể một ai đó không biết nhưng đối với nhà báo Dương Hằng Nga - Trưởng văn phòng đại diện Tạp chí Giao thông vận tải khu vực miền Trung và Tây Nguyên thì phải biết. Vào tháng 8/2017, nhà báo Hằng Nga có chuyến công ty đi Myanmar nhưng lại bị Công an Đà Nẵng ra lệnh cấm xuất cảnh 3 tháng. Công an Đà Nẵng cho rằng việc cấm xuất cảnh đối với nhà báo Hằng Nga là đúng quy định vì trước đó họ nhận được đơn của ông Vũ "nhôm" khiếu nại nhà báo Nga đã dùng quyền năng nhà báo xúc phạm lợi ích hợp pháp của công ty và danh dự cá nhân. Bản thân nhà báo Hằng Nga cho biết, khoảng thời gian từ ngày 8-15/4/2017, nhà báo này đã viết 8 bài báo đăng trên Tạp chí Giao thông vận tải có nội dung chống tiêu cực tại dự án xây dựng Khu đô thị Đa Phước do Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và ông Vũ "nhôm" là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty này.
Nhà báo Hằng Nga còn cho biết thêm, khoảng tháng 6/2016 khi nhà báo này đưa bố chồng đi mổ dạ dạy tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Sài Gòn)cũng liên tục bị Cơ quan An ninh điều tra Đà Nẵng triệu tập, xét hỏi.
Liên quan giữa nhà báo Hằng Nga với Công an Đà Nẵng nói chung và cá nhân đại tá Tam nói riêng còn phải nói ngay tại thời điểm Đà Nẵng đang "nóng" vụ án Vũ "nhôm" thì mới đây nhà báo Hằng Nga đã giáng một "quả đấm thép" vào đại tá Tam khi đăng một status lên trang Facebook cá nhân Dương Hằng Nga được cho là của nhà báo Hằng Nga với nội dung thông tin đại tá Tam có biệt phủ gần trăm tỷ đồng ở làng biệt thự Euro Village ở bờ đông sông Hàn (Đà Nẵng) có phải do Vũ "nhôm" biếu tặng ? Ngay lập tức đại tá Tam đã lên tiếng thừa nhận gia đình ông có biệt thự ở làng biệt thự Euro Village nhưng phủ nhận do Vũ "nhôm" biếu tặng.
Không chỉ vậy, trong những ngày qua dư luận ở Đà Nẵng đang có tin đồn là thời gian tới đại tá Tam có nguy cơ bị đưa vào "lò đốt" bởi chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng đang cháy chưa thấy có giới hạn. Và nếu tin đồn này thành hiện thực thì người tiền nhiệm của đại tá Tam ở cương vị Giám đốc Công an Đà Nẵng là Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cũng có thể đứng trước nguy cơ bị "dòm ngó". Và tất cả mọi diễn biến như tin đồn thì quả thật Đà Nẵng đón nhận "bão tố" giữa mùa hè hoặc là "đại hạn" cho giới quan chức Đà Nẵng.
Minh Hải
Nguồn : VNTB, 25/4/2018