Nhiều thông tín viên nước ngoài làm việc cho các hãng truyền thông Mỹ đã không thể gia hạn giấy phép hoạt động sau kỳ nghỉ hè này ? Chính quyền Trung Quốc giải thích việc họ bị đình chỉ quy chế là do các biện pháp hạn chế của chính quyền Trump áp đặt đối với các cơ quan báo chí Nhà nước Trung Quốc hoạt động tại Mỹ.
Thông tín viên Stephane Lagarde tại Bắc Kinh tường thuật :
"Đó là những mơ hồ của nghề báo ở Trung Quốc. Theo nhật báo Mỹ New York Times, ít nhất có 5 đồng nghiệp nam và nữ của họ ở 4 hãng trong đó có CNN, Wall Street Journal và Getty Image đã không được cấp lại thẻ nhà báo Trung Quốc vào thời điểm này. Đây là thứ giấy tờ không thể thiếu để được công an gia hạn visa hoạt động báo chí.
Trước mắt các nhà báo trên vẫn có thể tiếp tục làm việc tại Trung Quốc. Họ đã nhận được một bức thư của Bộ ngoại giao xác nhận điều đó nhưng đồng thời cũng nói rõ là quy chế của họ có thể bị thu hồi bất kỳ lúc nào. Chính quyền Trung Quốc cũng đã khẳng định với một trong số các thông tín viên của CNN rằng quyết định này không liên quan gì đến nội dung các bài phóng sự của họ, nhưng đó là "biện pháp qua lại" đáp trả cách xử sự của chính quyền Trump đối với báo chí Trung Quốc tại Mỹ.
Đây không phải lần đầu tiến Bắc Kinh quyết định trả đũa như vậy. Ăn miếng trả miếng, thông tín viên trả bằng thông tín viên… lưỡi hái tử thần ở đây có liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11. Nhưng nhiều nhà báo làm việc cho các hãng truyền thông Mỹ mà Nhà Trắng không ưa lắm, cũng đã bị trục xuất khỏi Trung Quốc những tháng vừa qua".
Anh Vũ
Biển Đông : Mỹ dùng chiến thuật "áp lực tối đa" đối với Trung Quốc
Mai Vân, RFI, 17/06/2020
Ba hàng không mẫu hạm Mỹ đồng thời tuần tra ở Châu Á, oanh tạc cơ B-1B được triển khai trên đảo Guam miền tây Thái Bình Dương, từ đó tiến hành các phi vụ trên Biển Đông, máy bay trinh sát không người lái Global Hawk cũng được đưa tới Nhật Bản để làm nhiệm vụ trong khu vực...
Tàu sân bay Mỹ USS Nimitz trên Thái Bình Dương ngày 02/06/2020 USS Nimitz (CVN 68) - Seaman Keenan Daniels
Đối với giới phân tích, rất hiếm khi Hoa Kỳ tung một lực lượng hùng hậu như vậy đến vùng biển Châu Á, một quyết định gắn liền với việc Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động khống chế Biển Đông.
Trong một bài viết ngày 15/06/2020 mang tựa đề khá châm biếm : "Ba tàu sân bay Mỹ tuần tra cùng một lúc ở Thái Bình Dương. Và Trung Quốc không vui - Three US Navy aircraft carriers are patrolling the Pacific Ocean at the same time. And China's not happy", kênh truyền thông Mỹ CNN đã nêu bật phản ứng tức tối của Bắc Kinh trước hành động phô trương lực lượng để răn đe của Mỹ.
Ba hàng không mẫu hạm đồng thời hoạt động ở Thái Bình Dương
CNN trước hết xác nhận sự hiện diện đồng thời của ba hàng không mẫu hạm Mỹ trên vùng biển Thái Bình Dương, hai chiếc ở miền tây, chiếc còn lại đã tiến vào khu vực phía đông.
Trích dẫn các thông cáo báo chí do chính Hải Quân Mỹ công bố, CNN cho biết là hai chiếc tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đang tuần tra ở vùng biển miền tây Thái Bình Dương, trong lúc chiếc USS Nimitz cùng với hải đội hộ tống - rời cảng San Diego ở California ngày 08/06 - hiện đã có mặt ở phía đông.
Ý định phô trương uy lực của Hải Quân Mỹ được thấy rõ qua việc bộ Quốc Phòng không ngần ngại công bố hình ảnh về hoạt động của các nhóm tàu sân bay. Mạng Twitter của Hải Quân Mỹ đã liên tục đưa tin và đăng ảnh về các cuộc tập huấn của hai chiếc Theodore Roosevelt và Ronald Reagan trên Biển Philippines. Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng công bố hình ảnh về hoạt động của tàu sân bay Nimitz ở Thái Bình Dương.
Theo CNN, với mỗi chiếc tàu chở theo hơn 60 chiến đấu cơ, đây là cuộc triển khai hàng không mẫu hạm lớn nhất ở vùng biển Châu Á từ năm 2017 đến nay. Năm 2017 là thời điểm căng thẳng với Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân lên đỉnh cao.
Thông điệp "răn đe" gởi đến Bắc Kinh
Ý nghĩa phô trương uy lực của việc triển khai đồng thời ba chiếc tàu sân bay, kèm theo toàn bộ các hải đội tác chiến hùng hậu đã được chính các lãnh đạo Hải Quân Mỹ nêu bật.
Trả lời hãng tin Mỹ AP ngày 12/06, chuẩn đô đốc Stephen Koehler, chỉ huy tác chiến Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hải Quân Mỹ khẳng định : "Tàu sân bay và các nhóm tác chiến tàu sân bay là biểu tượng sức mạnh hải quân của Mỹ. Tôi rất mừng với việc triển khai đến ba chiếc vào lúc này".
Dù không nói rõ mục tiêu của việc triển khai, nhưng chuẩn đô đốc Koehler ghi nhận tình trạng Trung Quốc đang quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông, bố trí trên đó các tên lửa và hệ thống tác chiến điện tử, trong bối cảnh các hoạt động của Mỹ cùng các đồng minh và đối tác có dấu hiệu chưa ngăn chặn được tham vọng của Bắc Kinh.
Giới phân tích thấy rằng qua việc triển khai đồng thời ba nhóm tàu sân bay đến Châu Á, Washington muốn gởi thông điệp răn đe đến Bắc Kinh.
Trả lời hãng AP, bà Bonnie Glaser, chủ nhiệm Dự Án Sức Mạnh Trung Quốc thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), trụ sở tại Mỹ, nhận định : "Truyền thông Trung Quốc cho rằng khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ đang suy giảm mạnh vì dịch Covid-19, (do đó) đợt triển khai có dấu hiệu là thông điệp của Mỹ nhằm cảnh báo Trung Quốc đừng tính toán sai lầm".
Bắc Kinh tức tối buông lời đe dọa
Dẫu sao động thái cứng rắn rõ rệt của Mỹ đã làm dấy lên phản ứng bực tức từ phía Bắc Kinh, với các phương tiện truyền thông Trung Quốc đồng loạt lên tiếng đe dọa Hoa Kỳ.
Đi đầu trong việc hù dọa vẫn là tờ Hoàn Cầu Thời Báo tại Bắc Kinh. Theo CNN, hôm 14/06, tờ báo này tỏ ý lo ngại rằng các tàu sân bay Mỹ có thể là mối đe dọa đối với các đơn vị quân đội Trung Quốc đồn trú tại Biển Đông.
Trích dẫn một chuyên gia về hải quân ở Bắc Kinh, Hoàn Cầu Thời Báo tố cáo Mỹ "thực hiện chính sách bá quyền" khi đưa lực lượng hùng mạnh vào Biển Đông và đe dọa quân đội Trung Quốc ở những vùng mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa và Nam Sa, tức là Hoàng Sa và Trường Sa.
Trang web tiếng Anh của quân đội Trung Quốc cũng có nhận định tương tư, và khẳng định Trung Quốc có thể tổ chức tập trận đáp trả để cho thấy hỏa lực của mình. Bài viết còn nêu rõ : "Trung Quốc cũng có tàu sân bay với vũ khí "sát thủ tàu sân bay’ như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26".
Tàu sân bay Mỹ không hề bị điêu đứng vì Covid-19
Theo giới quan sát, sở dĩ Bắc Kinh đã có phản ứng tức tối, đó là vì với việc triển khai nói trên, Mỹ đã phá vỡ hoàn toàn luận điệu xuyên tạc của Bắc Kinh gần đây theo đó Hải Quân Mỹ đã bị virus corona đánh gục.
Chuyên gia Collin Koh, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược tại Singapore, nhận định : Sự hiện diện các tàu sân bay Mỹ trên biển Châu Á đã "đi ngược lại với điều mà Trung Quốc mô tả là Mỹ bị áp lực khó khăn ở Thái Bình Dương".
Cũng phải nói là tàu sân bay Theodore Roosevelt đã chỉ hoạt động trở lại từ ngày 04/06, sau mấy tuần lễ phải án binh bất động ở Guam do virus corona bộc phát trên tàu vào tháng Ba. Trong lúc đó chiếc Ronald Reagan cũng phải thả neo ở Nhật Bản chờ được bảo đảm là không bị một ca Covid-19 nào một khi ra biển.
Oanh tạc cơ B-1B và trinh sát cơ Global Hawk trên Biển Đông
Mỹ không chỉ gây sức ép với Trung Quốc ở trên biển mà còn gia tăng thị uy trên không bằng cách cho oanh tạc cơ hiện đại B-1B Lancer và trinh sát cơ không người lái Global Hawk RQ-4 đến hoạt động ở Biển Đông và các khu vực khác tại Thái Bình Dương.
Mỹ còn gia tăng thị uy trên không bằng cách cho oanh tạc cơ hiện đại B-1B Lancer và trinh sát cơ không người lái Global Hawk RQ-4 đến hoạt động ở Biển Đông
Theo tin được kênh truyền hình Mỹ Fox News tiết lộ hôm 10/06 vừa qua, Không Quân Mỹ đã xác nhận việc sử dụng một phi đội máy bay ném bom B-1B trú đóng trên đảo Guam để hỗ trợ cho Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong các nhiệm vụ trên Biển Đông.
Bên cạnh đó, phi cơ do thám hiện đại không người lái Global Hawk RQ-4 cũng được vận chuyển tới căn cứ không quân Yokota tại Nhật Bản nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động của Mỹ trong khu vực.
Đối với các chuyên gia, Quân Đội Mỹ đã tăng cường hoạt động trong khu vực để sẵn sàng đối phó với các động thái của Trung Quốc ở cả Biển Đông lẫn vùng eo biển Đài Loan, nơi đồng minh của Mỹ đang gặp sức ép nặng nề từ Bắc Kinh.
Mai Vân
Nguồn : RFI, 17/06/2020
********************
Biển Đông : Trung Quốc phản ứng trước ba nhóm mẫu hạm Mỹ
BBC, 15/06/2020
Lần đầu tiên kể từ ba năm qua, Hải quân Hoa Kỳ triển khai cùng lúc các nhóm hàng không mẫu hạm ở Thái Bình Dương.
Ba hàng không mẫu hạm sử dụng năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã được đưa vào vùng biển Thái Bình Dương
Hôm thứ Năm tuần trước, ba mẫu hạm sử dụng năng lượng hạt nhân cùng nhóm các tàu tuần dương hạm và khu trục hạm hộ tống đã đi vào vùng biển được đánh giá là nhạy cảm chiến lược đối với Trung Quốc đại lục.
Các tàu USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đang tuần tra ở vùng Tây Thái Bình Dương, còn tàu USS Nimitz hoạt động ở vùng phía Đông, theo nội dung thông cáo báo chí của Hải quân Hoa Kỳ.
Ngay lập tức, Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ.
Truyền thông Trung Quốc nói nước này sẽ không lui bước trong việc bảo vệ các lợi ích của mình ở khu vực.
Hoàn cầu Thời báo hôm Chủ Nhật 14/6 nói việc Mỹ triển khai ba cụm tàu hùng hậu vào vùng biển gần Trung Quốc được hiểu theo nghĩa nhằm đưa ra lời cảnh cáo cho Trung Quốc.
Báo này dẫn lời các chuyên gia quân sự, theo đó đánh giá rằng điều này cho thấy Mỹ đang thể hiện ý định giành quyền bá chủ về chính trị trong khu vực, và rằng Trung Quốc có thể sẽ ứng phó bằng việc tổ chức tập trận cũng như thể hiện khả năng và lòng quyết tâm trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Dịch chuyển trên cho thấy Hoa Kỳ "có thể vào Biển Hoa Nam (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) và đe dọa quân lính Trung Quốc trên các quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa, theo cách gọi của Việt Nam)", Hoàn cầu Thời báo dẫn lời Lý Kiệt (Li Jie), chuyên gia hải quân từ Bắc Kinh, nói.
Hiện Hoa Kỳ để tổng số bảy hàng không mẫu hạm ở Thái Bình Dương. Bốn chiếc khác đang nằm cảng để bảo dưỡng, theo tường thuật của CNN.
Việc triển khai tàu diễn ra vào thời điểm đang có căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh quanh chuyện quan hệ thương mại song phương và các vấn đề liên quan đến Biển Đông, Đài Loan và Hong Kong.
Hồi tuần trước, một trực thăng vận tải của Hải quân Hoa Kỳ bay qua bầu trời Đài Loan tới Thái Lan, thực hiện một chuyến bay mà Mỹ gọi là phục vụ hậu cần.
Bắc Kinh gọi chuyến bay đó là "hành động bất hợp pháp và khiêu khích nghiêm trọng", theo Tân Hoa Xã.
"Việc bay qua không phận đó làm xói mòn chủ quyền, an ninh và các quyền lợi của Trung Quốc, và vi phạm luật quốc tế cùng các quy tắc căn bản trong quan hệ quốc tế", Tân Hoa Xã dẫn lời Chu Phượng Liên (Zhu Fenglian), phát ngôn viên phụ trách vấn đề Đài Loan của Quốc Vụ viện Trung Quốc.
Các lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc trong năm nay cũng đã nhiều lần tìm cách xua các tàu chiến Hoa Kỳ ra khỏi vùng biển quanh Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong hoạt động mà Mỹ nói là "thực thi quyền tự do đi lại trên biển" nhưng Bắc Kinh nói là "tiến vào trái phép vùng lãnh hải của Trung Quốc".
Virus corona làm đối đầu Mỹ -Trung Quốc kịch phát
Thời sự được các báo Pháp ra hôm nay chú ý đặc biệt là chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Layen, hôm qua, thông báo kế hoạch "lịch sử" 750 tỷ euro để phục hồi kinh tế Liên Hiệp Châu Âu sau khủng hoảng dịch Covid-19. Đó là số tiền mà Liên Âu dự trù đi vay trên thị trường tài chính. Kế hoạch còn phải được các nước thành viên nhất trí hoàn toàn mới có thể thực thi được.
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay nhau sau khi ký "giai đoạn một" của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung ngày 15/01/2020, tại Nhà Trắng. © Reuters - Kevin Lamarque
Le Figaro nhận định với hàng tựa trang nhất : "Châu Âu chuẩn bị cho các cuộc thương lượng khó khăn về kế hoạch phục hồi kinh tế". Nếu được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên Liên Âu có khối nợ chung lớn như vậy để chia trợ cấp cho các thành viên (500 tỷ trợ cấp và 250 tỷ cho vay).
Nhưng nhận định của các báo Pháp đều có điểm chung : sẽ khó có được sự nhất trí hoàn toàn giữa các thành viên về dự án này. Ngay từ giờ, nhiều nước như Hà Lan, Áo, Thụy Điển hay Phần Lan đã tỏ ý phản đối. Thương lượng khó khăn, nhưng các thủ tục cũng phức tạp : Kế hoạch phải được Hội Đồng Châu Âu nhất trí tán thành, rồi được Nghị Viện Châu Âu thông qua, cuối cùng là được nghị viện từng nước phê chuẩn.
Nhìn chung các báo không hy vọng kế hoạch được triển khai vào đầu năm 2021. Nhưng dù sao đây cũng là một thông tin tốt lành giữa lo lắng về đại dịch và cũng là bước thử thách về mối liên kết của Liên Hiệp, Libération ghi nhận.
Đối đầu từ thương mại sang chính trị, ngoại giao
Bên cạnh sự kiện nổi bật của Châu Âu, Trung Quốc, Hồng Kông và Mỹ vẫn là chủ đề quan tâm của nhiều báo. La Croix đặc biệt chú ý tới quan hệ Trung-Mỹ. Tựa trang nhất của tờ báo : "Trung Quốc – Hoa Kỳ, cạnh tranh kịch phát".
Khủng hoảng virus corona làm gia tăng căng thẳng gữa 2 cường quốc. Cuộc tranh giành ảnh hưởng này có thể làm phân cực thế giới. La Croix nhận thấy quan hệ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang làm tê liệt các định chế quốc tế như vào thời chiến tranh lạnh. Tiếp sau cuộc chiến thương mại, cuộc tranh đua giữa hai cường quốc đang chuyển sang địa hạt ngoại giao và ý thức hệ, với cái đích là vị trí đứng đầu thế giới.
Tờ báo ghi nhận, "gần đây tại Bắc Kinh, người ta thóa mạ ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người ta bêu riếu các nền dân chủ phương Tây. Tại Washington, người ta hừng hực tấn công liên tục vào những điều "dối trá" của Trung Quốc. Ở Liên Hiệp Quốc, nhiều nghị quyết bị bế tắc vì đối đầu ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ".
Đúng là từ khi Mỹ và Liên Xô hòa hoãn với nhau, chưa từng có một cuộc đấu dữ dội giữa các cường quốc như thế này, La Croix bình luận.
Từ vài tháng qua, cuộc xung đột thương mại giữa hai đại cường đã chuyển sang địa hạt chính trị và y thức hệ, người Trung Quốc thẳng thừng tán dương tính vượt trội của mô hình của họ trong xử lý dịch virus corona.
Leo thang khẩu chiến che đậy thách thức chính trị trong nước, như ghi nhận của Antoine Bondaz, nhà nghiên cứu Quỹ nghiên cứu chiến lược : "Chính quyền Trung Quốc sử dụng căng thẳng hiện nay để nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc, củng cố mối gắn kết, khẳng định tính chính đáng của đảng cộng sản trong lúc đất nước đang khủng hoảng kinh tế và gặp nhiều căng thẳng".
Còn ở Mỹ, lá bài mối đe dọa Trung Quốc giúp Donald Trump làm dư luận quên đi cách xử lý lộn xộn trong cuộc khủng hoảng y tế. Nhất là chỉ còn vài tháng nữa đến kỳ bầu cử tổng thống, lá bài đó còn giúp Trump huy động hàng ngũ cử tri của ông, vốn rất nhạy cảm với những phát ngôn hùng hồn mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa của chủ nhân Nhà Trắng.
Một hình thái chiến tranh lạnh mới
La Croix nhận thấy : Khi Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ 2017 thì cũng là lúc Tập Cận Bình công khai tỏ ý muốn tái lập trật tự thế giới đã hình thành từ sau Thế chiến thứ hai.
"Chính quyền Trung Quốc củng cố ảnh hưởng trong các định chế đã tồn tại, nhất là trong hệ thống Liên Hiệp Quốc, hoặc tạo ra các định chế mới như Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở Châu Á, tự cho mình vai trò đề xuất những thay đổi luật lệ trong định chế đã có, mà Bắc Kinh vẫn cho là bị các cường quốc phương Tây thống trị một cách bất công", Alice Ekman, chuyên gia về Châu Á thuộc Viện nghiên cứu an ninh của Liên Hiệp Châu Âu nhận định.
Khác với thời chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây trước kia, Trung Quốc không tìm cách ký các hiệp ước đồng minh quân sự để tranh đua với Mỹ, mà tìm cách liên kết các nước "bạn bè", để có được ủng hộ trong các tổ chức quốc tế.
Họ làm việc này bằng cách dựa vào mạng lưới ngoại giao, nguồn dự trữ tài chính không ai bằng. Đến khi Châu Âu, Bắc Mỹ rơi vào khủng hoảng, tham vọng của Trung Quốc càng lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã cho thấy sơ bộ kịch bản đó qua các chiến dịch thôn tính doanh nghiệp Châu Âu và dự án con đường tơ lụa mới. Giờ đây đến khủng hoảng Covid-19, cuộc cạnh tranh chiến lược lại tiếp tục diễn ra dữ dội.
Căng thẳng Mỹ- Trung còn gây hậu quả gián tiếp đến cộng đồng người Hoa và Châu Á ở Mỹ. Các phát biểu chống Trung Quốc gay gắt của tổng thống Doanald Trump đang khiến cộng đồng Châu Á của Mỹ lo sợ. Từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng virus corona, họ nhận thấy những hành vi kỳ thị gia tăng mạnh. Đó là ghi nhận trong phóng sự do thông tín viên của La Croix thực hiện trong khu Châu Á ở Manhattan, New York, với tựa đề : Tại Chinatown, virus kỳ thị chủng tộc gây sợ hãi
Tương lai Hồng Kông khiến doanh nghiệp lo lắng
Những rối ren chính trị hồi năm ngoái ở Hồng Kông vì luật dẫn độ của Trung Quốc tưởng đã chìm xuống. Tình hình tại đặc khu hành chính này lại bùng lên căng thẳng những ngày qua vì một đạo luật khác.
Nhật báo kinh tế Les Echos trong bài "Tương lai Hồng Kông khiến cộng đồng doanh nghiệp lo lắng" nhận định, các điều kiện Bắc Kinh mới áp đặt ở Hồng Kông qua dự luật an ninh quốc gia đang khiến các nhà đầu tư đa quốc gia hiện diện ở vùng đất này lo ngại thực sự, nhất là vào lúc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 kéo theo đang làm suy yếu môi trường làm ăn ở vùng lãnh thổ tự trị này.
Hôm qua, Washington, qua lời ngoại trưởng Mike Pompeo, khẳng định thành phố này đã mất quyền tự trị với Bắc Kinh. Luật an ninh quốc gia chỉ là một động thái mới nhất "phá hoại cơ bản quyền tự trị và tự do của Hồng Kông cùng những hứa hẹn của chính Trung Quốc với người dân Hồng Kông".
Hoa Kỳ dọa sẽ xóa bỏ quy chế ưu đãi thương mại với Hồng Kông. Thế nhưng, theo Les Echos, ở Hồng Kông cũng có hơn 1300 công ty Mỹ đang hoạt động và các công ty này lại có mối liên hệ làm ăn chặt chẽ với hàng loạt các công ty đa quốc gia khác. Như vậy không chỉ có chế độ "chuyên chế của Bắc Kinh", mà cuộc đối đầu Mỹ-Trung đang làm các nhà đầu tư ở Hồng Kông thêm lo lắng.
Để cung cấp thêm thông tin xung quanh sự kiện Hồng Kông, Les Echos có bài phỏng vấn chuyên gia Jean - Pierre Cabestan, Giáo sư khoa học chính trị, Đại học Baptiste Hồng Kông. Theo chuyên gia Cabestan, thì từ năm 2003, chính quyền Hồng Kông đã muốn thông qua dự luật an ninh quốc gia, nhưng không thành, vì vấp phải làn sóng chống đối quá lớn. Sau thất bại trong vụ dự luật dẫn độ năm ngoái, giờ đây Bắc Kinh thấy có cơ hội, phải trực tiếp nhúng tay làm, bỏ qua Nghị Viện Hồng Kông.
Chuyên gia về Hồng Kông này phân tích thêm, dự luật an ninh quốc gia không xóa sổ quy chế "một quốc gia hai chế độ" ở Hồng Kông. Vùng đất này vẫn còn ít nhiều tự do, tư pháp vẫn độc lập hơn nhiều so với Hoa Lục. Trung Quốc chỉ nhằm loại bỏ phong trào dân chủ, cai trị một Hồng Kông ổn định để làm vai trò "con gà đẻ trứng vàng" của Hoa lục. Tuy nhiên đây là mục tiêu không dễ gì mà Bắc Kinh đạt được.
Mỹ gây sức ép để đồng minh rời xa Trung Quốc
Vẫn liên quan đến căng thẳng Trung–Mỹ, trang kinh tế của Le Figaro có bài : "Dưới sức ép của Mỹ, Israel loại Trung Quốc khỏi hợp đồng 2 tỷ đô la".
Tờ báo cho biết, cuối cùng thì Trung Quốc sẽ không xây dựng nhà máy khử muối nước biển lớn nhất thế giới đặt tại phía nam Tel Aviv, bên bờ Địa Trung Hải. Công ty Trung Quốc Hutchison được cho là có khả năng thắng thầu dự án xây nhà máy Sorek 2 đó, nhưng cuối cùng hôm thứ Ba vừa qua, hợp đồng trị giá 2 tỷ đô la đã được giao cho một tập đoàn của Israel.
Le Figaro cho rằng sự lựa chọn này của chính phủ Israel có tác động của Hoa Kỳ. Cách đây 2 tuần giữa lúc đại dịch Covid-19 đang căng thẳng ở Mỹ, ngoại trưởng Mike Pompeo vẫn công du Israel. Về mặt chính thức chuyến đi này là để giàn xếp vấn đề tranh chấp vùng đất Cisjordanie, mà Israel đang chiếm giữ. Nhưng bên cạnh đó, ông Pompeo cũng muốn nhắc nhở đồng minh trung thành của Mỹ về "mối đe dọa" của Trung Quốc.
Trên đài truyền hình Israel, ngoại tưởng Mỹ tuyên bố : "Chúng tôi không muốn Đảng cộng sản Trung Quốc được tiếp cận các cơ sở hạ tầng Israel, hệ thống thông tin và tất cả những gì gây nguy hiểm cho các công dân Israel, mà thực tế đó là gây nguy hiểm đến năng lực của Hoa Kỳ".
Theo báo chí Israel, trong những tuần gần đây, qua nhiều kênh khác nhau, Washington đã gây áp lực để Tel Aviv cắt đứt hoặc rời xa Trung Quốc, hiện đang là đối tác làm ăn lớn thứ 3 của Israel. Trong những năm qua, Trung Quốc đã đầu tư vào đất nước nhỏ bé này 25 tỷ đô la và cũng đã giành được nhiều hợp đồng quản lý cảng biển chiến lược ở Israel, theo Le Figaro.
Anh Vũ
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc đã phủ sạch những thành tích kinh tế mà đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tự hào và nuôi hy vọng rằng đây sẽ là vũ khí lợi hại của ông trong chiến dịch tranh cử tổng thống vào tháng 11 tới. Cũng vì Covid-19 mà thỏa thuận giai đoạn 1, hiệp định đình chiến thương mại mong manh giữa Mỹ và Trung Quốc đạt được vào tháng 01/2020 có nguy cơ đổ vỡ. Thương chiến vẫn đang rối ren và Mỹ được đà, tấn công luôn nền công nghệ cao của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại lễ ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1
Thời Báo Hoàn Cầu khẳng định những chỉ trích của Mỹ đối với Trung Quốc thời gian gần đây về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 và trách nhiệm của Trung Quốc đã tạo ra "cơn sóng thần giận dữ" ở Trung Quốc.
Các cố vấn thương mại của Chính phủ Trung Quốc là những người tức giận trước tiên và đang chia thành hai phe.
Phe đầu tiên ôn hòa hơn, kêu gọi đánh giá lại thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ, hay còn gọi ngắn gọn là thỏa thuận giai đoạn 1.
Phe thứ hai cứng rắn hơn, chủ trương hủy luôn thỏa thuận này và đàm phán lại một thỏa thuận mới theo hướng ít bất công và nhiều lợi ích nghiêng về Trung Quốc.
Nhóm này lập luận trong khi Trung Quốc đã thỏa hiệp và chấp nhận nhượng bộ để đình chiến thương mại, Mỹ lại tiếp tục lấn lướt. "Hủy thỏa thuận giai đoạn 1 là lợi ích quốc gia của Trung Quốc", Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời một "cố vấn giấu tên" đặt vấn đề.
Các cố vấn thương mại của Chính phủ Trung Quốc là những người tức giận trước tiên và đang chia thành hai phe.
Phe đầu tiên ôn hòa hơn, kêu gọi đánh giá lại thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ, hay còn gọi ngắn gọn là thỏa thuận giai đoạn 1.
Phe thứ hai cứng rắn hơn, chủ trương hủy luôn thỏa thuận này và đàm phán lại một thỏa thuận mới theo hướng ít bất công và nhiều lợi ích nghiêng về Trung Quốc.
Nhóm này lập luận trong khi Trung Quốc đã thỏa hiệp và chấp nhận nhượng bộ để đình chiến thương mại, Mỹ lại tiếp tục lấn lướt. "Hủy thỏa thuận giai đoạn 1 là lợi ích quốc gia của Trung Quốc", Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời một "cố vấn giấu tên" đặt vấn đề.
Vị này khẳng định đây là thời khắc thích hợp để xé bỏ thỏa thuận đã ký, bởi lẽ nền kinh tế Mỹ đang suy yếu và nước này lại sắp tới bầu cử tổng thống.
"Nước Mỹ bây giờ không còn đủ khả năng tái phát động một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc nếu mọi thứ quay trở về vạch xuất phát", vị cố vấn của Chính phủ Trung Quốc tỏ ra tự tin.
Ngày 11/5, ngay khi được hỏi về các báo cáo cho biết Trung Quốc đang muốn mở lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại đã ký với Mỹ hồi tháng 1, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố: "Tôi không quan tâm điều đó. Chúng ta đã ký thỏa thuận rồi!”.
Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định không ủng hộ ý tưởng trên.
Trong khi đó, theo báo New York Times, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ sau khi thỏa thuận trên được ký kết, nhưng vẫn chưa đáp ứng được những kỳ vọng của chính quyền ông Trump. Một số chuyên gia lo ngại nếu giữ tốc độ mua hàng chậm như vậy, Bắc Kinh khó có thể đáp ứng cam kết với Washington ngay trong năm đầu tiên.
Trả lời phỏng vấn RFI, nhà nghiên cứu Jean-François Boittin, cộng tác viên của Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI) và Trung tâm Nghiên cứu về Triển vọng kinh tế và Thông tin quốc tế (CEPII) của Pháp cho biết : "Tôi nghĩ rằng trong bối cảnh kinh tế hiện tại, Trung Quốc khó có thể giữ được những cam kết với Mỹ trong giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại. Theo thống kê từ cả hai phía, trong bốn tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu của cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ so với phía bên kia - đều giảm sụt.
Có hai yếu tố giải thích cho sự giảm sụt này : Một là Trung Quốc giảm mua hàng của Mỹ vì những lý do nhất thời thí dụ như giảm mua đậu tương của Hoa Kỳ mà thay vào đó là mua đậu tương của Brazil, bởi vì Brazil được mùa và bán nông phẩm với giá rẻ. Nhưng nghiêm trọng hơn là hiệu ứng về lâu về dài. Thí dụ Trung Quốc cam kết mua thêm máy bay Boeing, nhưng trong bối cảnh hiện tại, toàn bộ ngành giao thông hàng không bị tê liệt vì virus corona thì làm sao Bắc Kinh có thể đặt mua thêm máy bay Mỹ được ?"
Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu Mỹ - Trung từ tháng 01/2019 đến tháng 3/2020
Theo thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc trong tháng 4/2020 giảm 11,1%.
Như vậy, Trung Quốc còn đang "đứng rất xa", mục tiêu tăng 6% kim ngạch nhập khẩu với Hoa Kỳ trong năm 2020 như tinh thần của thỏa thuận thương mại bán phần Mỹ - Trung ký kết vào tháng Giêng vừa qua.
Một trong những điều khiến ông Trump thất vọng là tốc độ Trung Quốc mua hàng Mỹ thì chậm, nhưng mua của nước khác lại nhanh và nhiều đáng kể.
Trong lĩnh vực năng lượng, Trung Quốc cam kết sẽ mua 52,4 tỉ USD dầu thô, khí hóa lỏng (LNG) và than từ Mỹ trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, theo số liệu của Refinitiv, Trung Quốc không mua một giọt dầu nào từ Mỹ trong tháng 2, 3 và 4 vừa qua. Về LNG, chỉ có 3 chuyến tàu đến vào tháng 4 và đó là những chuyến đầu tiên kể từ tháng 3/2019.
Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy số dầu thô và khoáng sản nhập khẩu từ Mỹ trong quý 1/2020 trị giá 114 triệu USD, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước và gần như không đáng kể khi so với con số 11,3 tỉ USD mà Trung Quốc đã mua từ Nga hay 10,7 tỉ USD từ Saudi Arabia.
Trong lĩnh vực nông sản, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến tuần cuối cùng của tháng 4, các lô hàng đậu nành Mỹ đến Trung Quốc đạt tổng cộng 10.375 tấn, chưa bằng 1/10 so với một năm trước đó. Thỏa thuận giai đoạn 1 đã yêu cầu các bên thành lập văn phòng giải quyết tranh chấp và đánh giá việc thực thi, nhưng đến nay Trung Quốc vẫn im lặng về điều này dù Mỹ đã công bố thành lập văn phòng đó từ lâu.
Dự thảo kế hoạch tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ của Trung Quốc theo các lĩnh vực trong 2 năm 2020-2021
Mới đây, Mỹ tiếp tục tấn công tới tấp vào điểm nhạy cảm của Trung Quốc - Tập đoàn viễn thông Huawei.
Bộ Thương Mại ngày 15/5/2020 thông báo : cấm tất cả các nhà cung cấp linh kiện bán dẫn cho Huawei trên thế giới sử dụng phần mềm và công nghệ của Mỹ. Thực ra, từ một năm nay, lệnh cấm chỉ liên quan đến các nhà sản xuất Mỹ như Intel, AMD, Qualcomm… nhưng lần này quyết định nhằm "bóp nghẹt" con chim đầu đàn của nền công nghệ cao Trung Quốc được áp dụng luôn cả đối với các nhà cung cấp cho Huawei như Samsung của Hàn Quốc hay STMicroelectronics, Infineon của Châu Âu.
Mỹ đang kiểm soát 50% thị trường bán dẫn của thế giới, và phần lớn các công nghệ cũng như phần mềm các hãng của Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan và Châu Âu đang sử dụng đều có dấu ấn của các tập đoàn Mỹ.
Động thái này là đòn giáng mạnh lên Huawei - nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới. Bởi bán dẫn được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất điện thoại và thiết bị điện tử. Trong khi đó, Huawei đang ở giữa tâm bão cuộc cạnh tranh thống trị lĩnh vực công nghệ toàn cầu.
Theo quy định mới, các nhà sản xuất chip phải xin giấy phép của chính quyền Mỹ trước khi cung cấp cho Huawei. Đối với Huawei, công ty Trung Quốc này cũng phải xin phép Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn nhận hoặc sử dụng các thiết kế bán dẫn liên quan đến các công nghệ và phần mềm của Mỹ.
Những sản phẩm đang được sản xuất cho Huawei sẽ được chuyển cho công ty này nếu hoàn thành trong vòng 120 ngày tính từ ngày 15-5. Những sản phẩm bắt đầu sản xuất sau 15/5 sẽ phải tuân theo quy định mới.
Ảnh chụp màn hình thông báo của Bộ Thương Mại ngày 15/5/2020 về quy định mới với Huawei
Giới chuyên gia nhận định động thái hôm 15/5 của Mỹ sẽ gây rối loạn cho hoạt động vận hành của Huawei và châm dầu vào lửa cho các căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Trong khi Huawei có thể di chuyển hoạt động sản xuất của mình và tìm các nhà cung cấp mới để sao chép các sản phẩm của Qorvo hay Broadcom, việc khó khăn hơn cả là loại bỏ toàn bộ công nghệ, tài sản trí tuệ hoặc phần mềm của Mỹ ra khỏi chuỗi sản xuất của hãng. Nếu được thực thi đúng cách, những biện pháp giới hạn mới từ Washington sẽ thật sự giáng một đòn nặng đối với Huawei.
Giả sử Huawei có thể chuyển hướng sang hợp tác cùng một nhà cung cấp vật liệu bán dẫn Ấn Độ, thì tập đoàn này vẫn có thể gặp rắc rối nếu công ty này sử dụng phần mềm Mỹ để thiết kế sản phẩm.
Ông Christopher Ford - Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề an ninh - cho biết sẽ rất khó để các hãng chip điện tử loại bỏ hoàn toàn thiết bị và phần mềm Mỹ khỏi quá trình sản xuất bởi đây là những công nghệ cần thiết cho đa số các loại chip công nghệ cao hiện nay.
Trên trang Fox Business, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nói rằng đang tồn tại một lỗ hổng kỹ thuật cho phép Huawei sử dụng công nghệ của Mỹ thông qua các nhà sản xuất dễ dãi ở nước ngoài, và sự thay đổi sẽ lấp lại lỗ hổng này.
Lệnh cấm mới lên Huawei được Mỹ công bố cùng lúc với thông tin hãng sản xuất vật liệu bán dẫn của Đài Loan, TSMC, tiết lộ kế hoạch xây dựng nhà máy trị giá 12 tỉ USD và tạo khoảng 1.600 việc làm tại bang Arizona của Mỹ.
Cả TSMC và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cùng mô tả dự án đầu tư này là tối quan trọng nhằm củng cố lại hoạt động sản xuất công nghệ cao tại Mỹ.
Khi được Fox Business hỏi Mỹ đã và đang làm gì để giảm phụ thuộc vào hoạt động sản xuất của Trung Quốc, ông Ross đã chỉ thẳng về dự án của TSMC.
Ông nói : "Arizona, nơi vốn có Intel cũng như ON Semiconductor, nay sẽ có một khu phức hợp công nghệ vô cùng quyền lực mà chúng tôi hi vọng sẽ được tích hợp theo chiều dọc. Và điều đó sẽ tạo điều kiện cho nhiều hoạt động hơn nữa".
TSMC là một trong những chủ thể chịu ảnh hưởng nặng nề từ thay đổi quy tắc mới được công bố liên quan đến quy định kiểm soát xuất khẩu mới nhất của chính phủ Mỹ. Huawei là khách hàng lớn thứ hai của TSMC. Huawei đã sử dụng các xưởng đúc của TSMC để chế tạo chip trang bị bên trong smartphone của mình.
Trang Nikkei Asian Review cho biết, TSMC đã dừng tiếp nhận đơn hàng mới từ Huawei, đáp lại lệnh cấm của Bộ Thương mại Mỹ ; tuy nhiên đơn hàng đang sản xuất hoặc tiếp nhận trước khi có lệnh cấm, chỉ cần xuất hàng trước trung tuần tháng 9 năm nay thì vẫn sẽ tiếp tục sản xuất, cung ứng.
—
"Con át chủ bài" công nghệ vừa mới được Washington tung ra giữa thời điểm Mỹ - Trung đang ở bờ vực một cuộc chiến tranh lạnh trong thế kỷ 21.
Và cuộc chiến này sẽ đi đến đâu ?
Tờ Le Monde của Pháp bình luận "Với việc hai chủ nghĩa dân tộc bị kích động ‘quá liều’, hai siêu cường lớn nhất thế giới đối đầu. Trong lịch sử, bối cảnh này hiếm khi mang lại những điều gì thuận lợi và tốt đẹp".
Trung Kiên
Nguồn : Thoibao.de, 21/05/2020
Trung Quốc cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ gian dối về nguồn gốc corona
Ken Bredemeier, VOA, 05/05/2020
Trung Quốc ngày 4/5 cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo "cố ý phun nọc độc và gian dối" về nguồn gốc của đại dịch virus corona trên toàn thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao ở Washington D.C., ngày 29/4/2020.
Cách đây một ngày, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tuyên bố "có nhiều bằng chứng" là đại dịch xuất phát từ một một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, không phải từ một khu chợ gần đó.
Đài CCTV của nhà nước Trung Quốc tấn công điều họ mô tả là "những nhận xét điên khùng và tránh né".
Trung Quốc nói đại dịch có nguồn gốc tự nhiên.
Ông Pompeo nói với chương trình "This Week" của ABC News là "Nên nhớ Trung Quốc có lịch sử làm lây nhiễm thế giới, và cũng có một lịch sử điều hành những phòng thí nghiệm dưới tiêu chuẩn. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta có một thế giới bị phơi nhiễm virus từ hệ quả của những thất bại trong một phòng thí nghiệm Trung Quốc".
Bình luận trên CCTV của Trung Quốc nói "Những nhận định sai lầm và không hợp lý của những chính trị gia Mỹ ngày làm cho mọi người sáng tỏ là ‘không có chứng cứ’ nào cả".
"Điều được gọi là virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán là hoàn toàn và tuyệt đối dối trá", Trung Quốc nói. "Các chính trị gia Mỹ vội vã đổ trách nhiệm, lừa gạt cử tri và chèn ép Trung Quốc khi những nỗ lực chống dại dịch của họ ở nội địa thất bại thảm hại".
Tuần trước, CCTV gọi ông Pompeo là "kẻ thù chung của nhân loại" và cáo buộc ông là "lan truyền virus chính trị" về tuyên bố cho rằng đại dịch bắt nguồn từ Viện Virus học ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Tháng 3 năm nay Trung Quốc phóng ra tin là quân đội Mỹ có thể đã mang virus đến Trung Quốc.
Các giới chức tình báo Mỹ tuần rồi cho hay Hoa Kỳ đang điều tra xem liệu Covid-19 bùng phát lúc ban đầu có phải là do tiếp xúc với thú hoang hay là tai nạn trong một phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Ông Pompeo nói có "một mức độ tin cậy cao" là virus từ phòng thí nghiệm Vũ Hán mà ra, khi nghiên cứu về sự hiện diện của virus trong loài dơi.
Ông Pompeo nói "Có bằng chứng mạnh mẽ đó là nơi dịch bệnh bắt đầu".
Ông Pompeo nói ông không có lý do nghi ngờ sự đồng thuận trong cộng đồng tình báo Mỹ là virus "không phải do người tạo ra hay do điều chỉnh gen".
Tuy nhiên ông đổ lỗi cho Trung Quốc trì hoãn trong việc thông báo cho thế giới biết về mối đe dọa mới xuất hiện của Covid-19.
Ông nói các ca lây nhiễm toàn cầu hiện đã hơn 3,5 triệu, với số người chết là hơn 248.000-sẽ không cao như vậy nếu Trung Quốc không "cố che giấu và làm thế giới lúng túng".
Ông nói thêm : "Chúng ta có thể xác nhận là Đảng cộng sản Trung Quốc làm tất cả mọi việc để đảm bảo thế giới không học được bài học đúng lúc về những gì đã xảy ra. Có rất nhiều bằng chứng về việc này".
Ngày 3/5, ông Pompeo nói các nhà khoa học Mỹ và quốc tế chưa được phép đi thăm phòng thí nghiệm Vũ Hán và Trung Quốc cũng chưa cung cấp một mẫu vi khuẩn nguyên thủy.
Ông Pompeo nói "Từ lúc đầu chúng ta đã nói, virus này xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Chúng ta chịu nhiều thiệt hại về việc này".
Ông nói thêm hiện nay Trung Quốc đang phát động chiến dịch ngăn thế giới không điều tra thêm về vai trò của nước này về nguồn gốc của đại dịch.
Ông Pompeo nói "Chúng ta chứng kiến sự kiện Trung Quốc đuổi các nhà báo, chúng ta cũng đã thấy những người đang cố tường thuật về việc này, các chuyên gia y tế tại Trung Quốc đã bị làm im tiếng".
"Đây là nỗ lực cổ điển của cộng sản không thông tin trung thực tạo ra nguy cơ lớn", ông nói. "Và hiện nay bạn thấy có hàng trăm ngàn người trên toàn thế giới và hàng chục ngàn người Mỹ là nạn nhân của virus".
Vẫn theo Ngoại trưởng Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã nêu rõ : "chúng ta sẽ quy lỗi những ai chịu trách nhiệm. Chúng ta sẽ làm việc này theo thời biểu của chúng ta".
Nguồn : VOA, 05/05/2020
******************
Virus corona : Truyền thông Trung Quốc đả phá thuyết 'virus từ phòng thí nghiệm' (BBC, 04/05/2020)
Truyền thông Trung Quốc cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là dối trá sau khi ông nói rằng có "những bằng chứng rõ ràng" cho thấy virus corona bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Phòng thí nghiệm P4 (giữa) tại Vũ Hán là một trong số ít các nơi trên thế giới nghiên cứu các loại virus có nhiều khả năng lây nhiễm từ người sang người
Ông Pompeo nói như vậy hôm Chủ Nhật nhưng không đi vào chi tiết cụ thể.
Trong một bài xã luận đăng tải hôm thứ Ba, tờ Hoàn Cầu Thời Báo có khuynh hướng diều hâu nói rằng ông Pompeo 'suy đồi'.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói tuyên bố của Mỹ là "mang tính suy đoán", và rằng tổ chức này chưa hề thấy có "bằng chứng cụ thể" nào.
Truyền thông Trung Quốc nói gì ?
Các bài xã luận trên truyền thông Trung Quốc thường đưa ra cái nhìn bên trong về cách đánh giá của chính phủ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có phản ứng chính thức nào từ giới chức Trung Quốc đối với các nhận xét của ông Pompeo.
Hôm thứ Hai, Hoàn Cầu Thời Báo cáo buộc ông Pompeo về "các thuyết lố bịch và các sự kiện bị bóp méo". Đến hôm thứ Hai, cuộc công kích vẫn tiếp tục.
"Pompeo định một mũi tên trúng hai đích bằng cách phun ra những lời dối trá", báo này viết. "Trước tiên, ông ta hy vọng sẽ giúp được Trump tái đắc cử vào tháng 11 này... thứ hai, Pompeo ghét đất nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa, mà đặc biệt là không thể chấp nhận được sự trỗi dậy của Trung Quốc".
Bài xã luận thừa nhận rằng đã có "những vấn đề lúc ban đầu" trong cách phản ứng của Trung Quốc đối với việc bùng phát dịch bệnh, nhưng nói rằng "công tác thực hiện tổng thể là đủ tốt đẹp để làm lu mờ đi những sai sót".
Báo này cũng nói "có thể thấy là virus này lần đầu tiên lây nhiễm vào người là ở những nơi khác [chứ không phải là Vũ Hán]".
Hoàn Cầu Thời Báo không phải là tờ báo duy nhất của Trung Quốc nhắm vào ông Pompeo và Hoa Kỳ.
Tờ Nhân Dân Nhật Báo nói rằng ông Pompeo "không có bằng chứng", trong lúc một đoạn tin trên trang CCTV thì cáo buộc các chính trị gia Hoa Kỳ là "có âm mưu hiểm ác".
Mike Pompeo nói gì ?
Trong một cuộc phỏng vấn với ABC hôm Chủ Nhật, ông Pompeo nói có "bằng chứng rõ ràng" cho thấy virus corona khởi phát từ Viện Virus Học Vũ Hán.
"Nên nhớ rằng Trung Quốc có truyền thống gây lây nhiễm cho thế giới, và họ có truyền thống vận hành các phòng thí nghiệm dưới chuẩn", ông nói.
Ông Pompeo, từng là giám đốc Cục Tình Báo Trung Ương (CIA), nói rằng ông không nghĩ là virus này do con người tạo nên hoặc đã bị cải biến gene.
Phòng thí nghiệm Vũ Hán nổi tiếng về việc nghiên cứu các loại virus corona liên quan tới dơi.
Hồi tháng Tư, Tổng thống Trump đã được hỏi liệu có phải "quy trình đảm bảo an toàn lỏng lẻo" đã khiến cho một loại virus thoát ra ngoài thông qua một thực tập sinh và bạn trai của cô hay không.
Ông Trump không xác nhận thuyết này, nhưng nói : "Chúng ta ngày càng nghe nhiều về chuyện này".
Hồi tuần trước, ông được hỏi liệu ông đã nhìn thấy bằng chứng nào khiến ông "đạt độ tin tưởng cao" là virus corona đang gây bệnh hiện nay chính là thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán hay chưa.
"Có, tôi đã thấy", ông đáp, nhưng nói ông không thể đi sâu vào chi tiết.
Hồi tháng trước, tờ Washington Post tường thuật rằng các viên chức Hoa Kỳ tới thăm phòng thí nghiệm này vào tháng 1/2018 và tường trình sau đó rằng họ quan ngại về vấn đề an toàn.
Các chuyên gia nói gì ?
Hôm thứ Hai, giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO, Michael Ryan, nói tổ chức này không nhận được "dữ liệu hay bằng chứng cụ thể nào" từ Hoa Kỳ về nguồn gốc của virus.
"Cho nên từ phía chúng tôi đánh giá thì đây vẫn chỉ là chuyện suy đoán", ông nói.
Hồi tuần trước, cộng đồng tình báo Hoa Kỳ nói họ "nhất trí" rằng virus này "không phải là do con người tạo ra, cũng không bị cải biến gene".
Tiến sĩ Thạch Chính Lệ, người được mệnh danh là 'người đàn bà dơi', là chuyên gia hàng đầu về virus học của Trung Quốc - trong hình là lúc chụp bà tại phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán hôm 23/2/2017
Tuy nhiên, giới này nói sẽ "tiếp tục thẩm định" xem liệu có phải việc bùng phát dịch bệnh bắt đầu từ việc "tiếp xúc với các con vật bị nhiễm bệnh hay không, hay đó là kết quả của một sự cố tại một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán".
Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm thứ Ba nói rằng rất nhiều khả năng virus này khởi phát từ một chợ buôn bán động vật hoang dã. Tuy nhiên, ông nói ông không loại trừ thuyết cho rằng nó xuất phát từ một phòng thí nghiệm.
Trong lúc đó, "các nguồn tin tình báo" phương Tây nói với một số báo rằng "không có bằng chứng" cho thấy virus này thoát ra từ một phòng thí nghiệm.
Virus corona 'có thể đã vào cả tháng rồi Châu Âu mới biết'
Tin tức mới nhất từ Pháp nói bệnh nhân đầu tiên ở nước này có thể đã bị lây nhiễm từ 27/12, tức là trước gần một tháng so với thời điểm người ta cho là chính thức được ghi nhận.
Bệnh nhân được chẩn đoán viên phổi, sống ở gần Paris, có kết quả xét nghiệm dương tính, nói ông không hiểu vì sao ông có thể nhiễm virus bởi ông không hề tới các vùng dịch.
Ông được nhập viện hôm 27/12 với các triệu chứng mà về sau được xác định là do virus corona, như ho khan và khó thở. Thời điểm đó sớm hơn bốn ngày so với lúc văn phòng WHO tại Trung Quốc được thông báo về các vụ ở Vũ Hán.
Hai con nhỏ của ông cũng ốm bệnh, nhưng vợ ông thì không. Giới chức y tế Pháp nói đường đi của virus có thể là do người vợ làm việc tại một siêu thị gần sân bay Charles de Gaulle, và do vậy có thể đã có tiếp xúc với những người nhiễm virus từ Trung Quốc tới.
Vợ bệnh nhân nói "các khách hàng thường đi thẳng từ sân bay tới, vẫn mang theo cả hành lý".
Bác sĩ Pháp nói khả năng lây nhiễm này sẽ được điều tra kỹ lưỡng hơn.
*****************
Ngoại trưởng Mỹ : Có bằng chứng Corona xuất phát từ phòng thí nghiệm Trung Quốc (VOA, 04/05/2020)
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 3/5 nói rằng có "số bằng chứng đáng kể" cho thấy rằng virus Corona xuất phát từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc, nhưng không bác bỏ kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ rằng virus Corona không phải do con người tạo ra.
Ông Pompeo trong một cuộc họp báo với Tổng thống Trump.
"Có số bằng chứng đáng kể cho thấy rằng [virus này] xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán", ông Pompeo nói trên chương trình "This Week" của kênh ABC.
Virus xuất phát từ thành phố của Trung Quốc cuối năm ngoái đã làm khoảng 240 nghìn người tử vong trên toàn thế giới, trong đó có hơn 67 nghìn người ở Mỹ.
"Các chuyên gia tốt nhất cho tới nay đều nghĩ rằng nó do con người tạo ra. Tôi không có lý do nào không tin điều đó vào lúc này", ông Pompeo nói.
Khi người phỏng vấn chỉ ra rằng đây không phải là kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ, ông Pompeo nói : "Tôi đã thấy các cơ quan tình báo nói. Tôi không có lý do nào để tin rằng họ đưa ra kết luận sai".
Các quan chức Mỹ có nắm thông tin phân tích tình báo nói trong nhiều tuần qua rằng họ không tin rằng các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển virus Corona trong một phòng thí nghiệm về vũ khí sinh học của chính phủ mà từ đó virus đã thoát ra.
Thay vào đó, họ tin rằng nó lây lan qua tiếp xúc của con người với động vật tại chợ thịt sống ở thành phố Vũ Hán, hoặc có thể đã thoát ra từ một trong hai phòng thí nghiệm được coi là tiến hành nghiên cứu về các nguy cơ sinh học.
Trung Quốc, Mỹ liên tục tập trận ở Biển Đông (Thanh Niên, 22/03/2020)
Tờ South China Morning Post (SCMP) hôm qua (21/3) dẫn thông báo từ quân đội Trung Quốc cho hay máy bay quân sự nước này vừa tiến hành cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông.
Hạm đội Thái Bình Dương - Máy bay ném bom B-52H cùng chiến đấu cơ F-15C bay phía trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tuần dương hạm USS Bunker Hill ở biển Philippines, ngày 18/3/2020
Thông báo nói rằng cuộc tập trận diễn ra trong tháng này, không lâu trước khi nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu cùng một đơn vị đổ bộ thực hiện cuộc huấn luyện ở Biển Đông trong thời gian gần đây.
Trong thông báo, quân đội Trung Quốc khoe rằng máy bay đã xác định thành công nhiều mục tiêu khả nghi và một phi công tham gia tập trận nói rằng việc hai máy bay cùng tham gia làm gia tăng khả năng phát hiện tàu ngầm.
Chuyên gia quốc phòng Swee Lean Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) nhận định cuộc tập trận của Trung Quốc nhằm phản ứng không chỉ hoạt động gần đây của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt mà còn sự hiện diện ngày càng gia tăng của hải quân Mỹ ở Biển Đông.
Ông Koh còn đánh giá không có gì ngạc nhiên nếu tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc hoạt động trong vùng xung quanh một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cùng tuần dương hạm USS Bunker Hill thăm Đà Nẵng từ ngày 5 - 11/3/ Đến ngày 15 - 18.3, các tàu thuộc các nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt (TRSG) cùng nhóm tấn công viễn chinh Mỹ (AMAESG) và Đơn vị viễn chinh đổ bộ 31 thực hiện các hoạt động của lực lượng tấn công viễn chinh (ESF) ở Biển Đông, theo thông báo đăng trên website của hải quân Mỹ.
Thông báo nhấn mạnh ESF giúp gia tăng khả năng của hai nhóm tấn công TRSG và AMAESG trong việc đối phó các mối đe dọa và hành động thù địch, đồng thời duy trì ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, cũng hôm qua, thông qua mạng xã hội Twitter, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đăng tải bức ảnh với chú thích máy bay ném bom B-52H cùng chiến đấu cơ F-15C bay trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tuần dương hạm USS Bunker Hill ở biển Philippines. Theo chú thích bức ảnh, đây là hình ảnh từ cuộc tập trận phòng không chung của hải quân và không quân.
Trước đó ngày 18/3, Hạm đội Thái Bình Dương đã đăng ảnh chiến đấu cơ F/A-18F hạ cánh xuống tàu sân bay ở biển Philippines.
Văn Khoa
*****************
Hải quân Trung Quốc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông (Zing, 21/03/2020)
Trung Quốc thông báo hải quân nước này tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông vào đầu tháng 3. Các học giả cho biết Bắc Kinh đang quyết tâm cải thiện khả năng chống tàu ngầm.
Cuộc tập trận chống ngầm có sự tham gia của hai máy bay của hải quân PLA. Ảnh : South China Morning Post.
Máy bay quân sự Trung Quốc gần đây tiến hành tập trận chống tàu ngầm trên Biển Đông, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết hôm 20/3.
Cuộc tập trận có sự tham gia của hai máy bay được tiến hành vào đầu tháng, không lâu trước khi các đơn vị hải quân Mỹ tham gia khóa huấn luyện tấn công viễn chinh ở Biển Đông, Hải quân PLA cho biết trong một báo cáo.
Trong khi thừa nhận những khó khăn liên quan đến hoạt động tập trận, báo cáo cho biết máy bay đã xác định thành công một số vật thể đáng ngờ.
"Các bài tập chống tàu ngầm giống mò kim đáy bể. Rất khó khăn, điều kiện thủy văn dưới nước rất phức tạp", ông Yu Yang, cơ trưởng của một trong những chiếc máy bay, nói trong báo cáo.
PLA công bố báo cáo này ra sau khi Mỹ tổ chức một cuộc tập trận kéo dài bốn ngày ở Biển Đông vào tuần trước có sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt, lực lượng viễn chinh và đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 31.
Vào cuối tháng trước, Hải quân Mỹ đã cáo buộc PLA có hành vi không an toàn và thiếu chuyên nghiệp sau khi một tàu khu trục Trung Quốc chĩa tia laser vào máy bay tuần tra hàng hải của Mỹ đang bay qua vùng biển quốc tế phía tây đảo Guam.
Ông Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết quân đội Trung Quốc rất muốn phát huy khả năng chống tàu ngầm của mình.
"Điều này có nghĩa là chúng ta có thể thấy nhiều cuộc tập trận như vậy trong tương lai. Virus corona sẽ không thể ngăn cản điều này", ông nói.
"Cũng có thể xem đây là phản ứng không chỉ đối với các hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay mà còn là sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ ở Biển Đông", ông nói thêm.
"Tôi cũng sẽ không ngạc nhiên nếu một tàu ngầm tấn công hạt nhân ở gần khu vực của nhóm tác chiến tàu sân bay", ông cho biết.
Như Trần
******************
Trung Quốc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông (RFA, 21/03/2020)
Máy bay chiến đấu của Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc diễn tập chống tàu ngầm ở Biển Đông hồi đầu tháng này. Trang tin South China Morning Post trích thông báo của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, loan tin này hôm 20/3
Hình minh họa. Máy bay ném bom JH-7 của Trung Quốc bay tại Hàng Châu hôm 5/2/2020 - AFP
Cuộc tập trận diễn ra vào lúc quân đội Trung Quốc lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ cho tàu chiến đi vào vùng nước gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đòi chủ quyền thời gian vừa qua, và gọi đây là hành động phô trương sức mạnh của Mỹ trong khu vực, xâm phạm vùng nước của Trung Quốc.
Thông báo của quân đội Trung Quốc cho biết cuộc diễn tập bao gồm 2 máy bay chiến đấu, đồng thời thừa nhận những khó khăn trong diễn tập mà họ gọi là tìm kim đáy biển. Tuy nhiên, một phi công tham gia diễn tập được dẫn lời cho biết sự phối hợp của hai máy bay chiến đấu giúp tăng khả năng tìm kiếm tàu ngầm.
Thông báo về cuộc diễn tập được đưa ra sau khi Hoa Kỳ thực hiện một cuộc tập trận kéo dài 4 ngày ở Biển Đông hồi tuần trước. Cuộc tập trận bao gồm đội tàu tấn công Theodore Roosevelt. Tàu sân bay Theodore Roosevelt trong đội tàu này trước đó, vào ngày 5/3 đã có chuyến thăm đến Đà Nẵng, Việt Nam.
Hôm 12/3, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, quân đội Trung Quốc thời gian qua đã vài lần đuổi tàu chiến khỏi vùng nước của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông theo đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Toà Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016 đã ra phán quyết bác bỏ tính hợp lý của đường đứt khúc này.
Từ năm 2015 đến nay, Hoa Kỳ đã thực hiện chương trình tự do hàng hải, gửi tàu chiến và máy bay đi qua khu vực Biển Đông nhằm thách thức những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc, đồng thời khẳng định tự do hàng hải, hàng không ở khu vực tranh chấp này.
********************
Trung Quốc đe dọa chặn tàu Mỹ vào Biển Đông bằng vũ khí điện từ (VNTB, 20/03/2020)
Tàu sân bay Theodore Roosevelt và nhóm tàu tấn công đổ bộ của Mỹ đã cùng tiến vào Biển Đông hôm 15 tháng 3 trong một cuộc tập trận, Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết trên tài khoản Twitter sau đó một ngày.
Đây là lần thứ ba chỉ trong một tuần các tàu chiến Mỹ đi vào Biển Đông, trước đó là khu trục hạm gắn tên lửa dẫn đường của Mỹ McCampbell, tàu tấn công đổ bộ Mỹ và tàu chiến đấu duyên hải Gabrielle Giffords.
"Để chống lại sự xâm phạm nhiều lần của Mỹ vào lãnh hải Trung Quốc, quân đội Trung Quốc lựa chọn sử dụng các phương pháp mới, bao gồm triển khai vũ khí điện từ", Song Zhongping, một chuyên gia và nhà bình luận quân sự Trung Quốc, nói với Thời báo Hoàn cầu hôm thứ 17 tháng 3.
Bắn vào tàu chiến Mỹ không phải là một lựa chọn tốt trừ khi Mỹ bắn trước, và điều đó sẽ dẫn đến một cuộc xung đột quân sự giữa hai quốc gia, Song nói. Vị chuyên gia này cũng loại trừ khả năng đâm vào tàu Mỹ, vì bài học rút ra ở Biển Đen giữa Liên Xô và Mỹ năm 1988.
Nhưng sử dụng vũ khí điện từ gồm các thiết bị laser có thể khả thi, vì chúng có thể làm tê liệt tạm thời hệ thống vũ khí và điều khiển của tàu Mỹ mà không gây ra xung đột rõ ràng nhưng có thể gửi một cảnh báo mạnh mẽ, theo Song.
Vũ khí điện từ có thể phát ra sóng điện từ có khả năng gây nhiễu các thiết bị điện tử của tàu mục tiêu và sẽ không gây thương vong, các nhà quan sát quân sự cho biết.
Trước đó, Washington cáo buộc một tàu khu trục Trung Quốc sử dụng tia laser vào ngày 17 tháng 2 đối với máy bay tuần tra gần đảo Guam.
"Mỹ đang sử dụng ‘tự do hàng hải’ như một cái cớ để liên tục vào Biển Đông để thể hiện sức mạnh và gây rắc rối, đó là những hành động bá quyền vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến khu phương Nam Li Huamin cho biết sau các hoạt động của hải quân Mỹ vào ngày 10 tháng 3.
"Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các hòn đảo ở Biển Đông và vùng biển lân cận, và quân đội Trung Quốc vẫn luôn cảnh giác cao độ", Li tuyên bố.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc vẫn chưa đưa ra phản ứng của họ đối với các hoạt động của Mỹ vào ngày 13 đến 15 tháng 3.
Anh Khoa dịch
Nguồn : https://www.globaltimes.cn/content/1182886.shtml
********************
Mỹ điều tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan, tiến vào Biển Đông (Zing, 16/02/2020)
USS Chancellorsville - tuần dương hạm mang theo tên lửa dẫn đường - đã đi qua eo biển Đài Loan để tiến vào Biển Đông hôm 15/2.
Tàu USS Chancellorsville đi qua eo biển Đài Loan. Ảnh : Hải quân Mỹ.
Theo CNA, một tàu chiến của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan vào hôm 15/2, đánh dấu sự hiện diện quân sự thứ 3 của quân đội Mỹ ở khu vực tính riêng trong tuần này.
Động thái này được thực hiện sau khi xảy ra sau hai lần liên tiếp máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan xuất kích để bám theo các máy bay ném bom của Trung Quốc đi vào vùng trời eo biển Ba Sĩ tại phía nam đảo Đài Loan.
Tàu chiến Mỹ vừa đi vào Biển Đông chính là tuần dương hạm USS Chancellorsville (CG-62) mang tên lửa dẫn đường. Con tàu thuộc lớp Ticonderoga, trực thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, lực lượng phụ trách các chiến dịch an ninh và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Tờ Stars and Stripes dẫn lời các quan chức Mỹ xác nhận thông tin này.
Đây là lần thứ 2 trong năm nay tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. Trước đó vào ngày 17/1, một tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường khác là USS Shiloh (CG-67) cũng thực hiện hành trình tương tự.
Vào ngày 9 và 10/2, các máy bay chiến đấu J-11 và máy bay ném bom H-6 của quân đội Trung Quốc đã bay qua vùng trời eo biển Ba Sĩ ở phía nam đảo Đài Loan.
Sau đó, Mỹ đã điều động 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress thực hiện các chuyến bay về phía nam ngoài khơi bờ biển phía đông của Đài Loan. Một máy bay vận tải chiến đấu đa nhiệm MJ-130J Commando II cũng bay qua eo biển Đài Loan, hướng về phía nam.
Một máy bay khác của Mỹ là chiếc P-3 Orion - chuyên thực hiện các nhiệm vụ giám sát và chống ngầm, cũng xuất hiện hôm 13/2 trên vùng trời ngoài khơi Mũi Eluanbi ở phía nam đảo Đài Loan.
Hương Hảo
Mỹ-Trung : Thương chiến chưa dứt, chiến tranh công nghệ chỉ bắt đầu
Dịch bệnh viêm phổi tại Trung Quốc, sau một thời gian bị bưng bít thông tin, có nguy cơ lan ra toàn cầu là một chủ đề chính của báo Pháp hôm 24/01/2020.
Mỹ-Trung vừa đối đầu, vừa hòa hoãn. Ảnh minh họa (Zing)
Trước hết, xin giới thiệu một phân tích đáng chú ý trên Les Echos về quan hệ Mỹ-Trung, sau thỏa thuận hưu chiến thương mại, vừa đạt được hôm 15/01.
Với tựa đề "Mỹ-Trung : Đằng sau thỏa thuận hưu chiến thương mại mong manh là rất nhiều bất đồng", Les Echos lưu ý là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa kết thúc, và cuộc chiến tranh về công nghệ chỉ mới bắt đầu. Nhật báo kinh tế Pháp mở đầu với mô tả về tính chất long trọng của buổi lễ ký kết thỏa thuận hưu chiến thuế, được tổng thống Mỹ trình ra với thế giới, như thể đây là một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại.
Ngồi hàng thứ nhất trong các quan khách tham dự, có cựu ngoại trưởng Henri Kissinger, người được coi là kiến trúc sư cho quan hệ giữa Hoa Kỳ và nước Trung Hoa cộng sản, đầu những năm 1970. Với việc mời Kissinger đến dự sự kiện này, ông Donald Trump muốn biến dịp ký thỏa thuận hưu chiến thành một ngày đặc biệt trong quan hệ Mỹ-Trung. Tại Washington và Bắc Kinh, các quan chức cao cấp nhất liên tục đưa ra những lời lẽ khẳng định đây là sự khởi đầu cho một "kỷ nguyên mới" cho quan hệ song phương. Đối với các thị trường, thì đây là một thời điểm mà hy vọng không khí yên bình thuận lợi cho việc làm ăn trở lại, sau 18 tháng xung đột thương mại.
Tuy nhiên, trên thực tế, không khí "chiến tranh" vẫn luôn còn đó. Điểm đặc biệt mà Les Echos muốn nêu bật là rất nhiều bất đồng giữa hai siêu cường chưa được giải quyết, cùng với việc thỏa thuận này làm đảo lộn các quy tắc thương mại đa phương, mà cộng đồng quốc tế đã nỗ lực xây dựng lâu nay. Thỏa thuận ngày 15/01 chỉ là một thỏa thuận hưu chiến, hoàn toàn không phải là chấm dứt xung đột thương mại. Cuộc chiến leo thang về thuế nhập khẩu đã ngưng lại, nhưng đa số các sắc thuế trừng phạt vẫn được duy trì. Hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ vẫn bị đánh thuế trung bình hơn 19% so với mức thuế 3% trước cuộc chiến tranh thuế, theo văn phòng nghiên cứu Gavekal, ở Bắc Kinh.
Washington sẵn sàng có các trừng phạt mới, nếu Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận. Một câu hỏi mà Les Echos đặt ra là : Liệu Bắc Kinh có khả năng thực sự tôn trọng thỏa thuận, đặc biệt với việc mua thêm tổng cộng 200 tỉ đô la hàng và dịch vụ của Mỹ trong vòng hai năm tới ? Cụ thể là Trung Quốc phải nhập gấp bốn lần hàng nông nghiệp Mỹ so với năm 2019. Một số nhà quan sát cho rằng, nếu ông Trump tái đắc cử tổng thống, cuộc đối đầu thương mại Mỹ-Trung sẽ nhanh chóng trở lại, bởi Bắc Kinh không thể đáp ứng các đòi hỏi của Washington.
Điểm quan trọng thứ hai, cho thấy quan hệ Mỹ-Trung vẫn cực kỳ căng thẳng, đó là yêu cầu Trung Quốc thay đổi "mô hình kinh tế", ưu đãi khu vực Nhà nước, vốn được coi là cột trụ của nền kinh tế, cũng là điều Bắc Kinh sẽ không nhân nhượng. Mười ngày trước lễ ký kết thỏa thuận với Mỹ, Bắc Kinh ban bố quyết định gia tăng vai trò của Đảng cộng sản trong các doanh nghiệp nhà nước.
Theo Les Echos, cuộc chiến về công nghệ là then chốt trong thế đối đầu Mỹ-Trung. Xung đột thương mại, từ 18 tháng nay, chỉ khiến Bắc Kinh thêm cương quyết trong việc gia tăng nỗ lực để tự chủ về công nghệ mũi nhọn. Từ bán dẫn, đến không gian, hạt nhân… không có lĩnh vực chiến lược nào về công nghệ không nằm trong tham vọng của Trung Quốc. Ở phía bên kia Thái Bình Dương, chính quyền Trump coi việc ngăn chặn tham vọng công nghệ cao của Trung Quốc là mối bận tâm chính, với Huawei là đối thủ hàng đầu. Hiện tại, hai qui định mới đang được chính quyền Trump chuẩn bị nhằm "giới hạn một cách nghiêm ngặt hơn việc tập đoàn truyền thông Trung Quốc tiếp cận với các công nghệ Mỹ", và cắt đứt chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt từ Đài Loan.
Tuy nhiên, theo Les Echos, nguyên nhân căng thẳng có thể là chủ yếu hơn trong quan hệ Mỹ-Trung đến từ một lĩnh vực khác : vấn đề hệ giá trị và tư tưởng. Phong trào dân chủ ở Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị đàn áp là những trở ngại khó vượt qua trong quan hệ giữa Mỹ và ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Cả ở Bắc Kinh và Washington, những thành phần chủ trương cứng rắn ngày càng đông hơn. Nguy cơ quan hệ Mỹ-Trung xa rời vượt quá khỏi phạm vi kinh tế.
Bắc Kinh : Không xuất khẩu "toàn trị", nhưng bóp dần tự do ngôn luận
Cùng hướng nhận định với Les Echos, nhà bình luận Alain Frachon, trong bài "Trung Quốc thách thức các nền dân chủ", nhấn mạnh đến một hiểm họa rất lớn khác đến từ Trung Quốc. Đó là việc Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế, để siết chặt tự do ngôn luận ở các khu vực ngoài biên giới Trung Hoa. Không xuất khẩu trực tiếp mô hình cộng sản toàn trị tại Trung Quốc – như Liên Xô trước đây - sang các nước khác, nhưng mục tiêu trước hết của Bắc Kinh là làm cho thế giới trở nên "ngoan ngoãn", dễ bảo hơn, sẵn sàng ở vào vị thế chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng chính thống tại Trung Quốc, như nhận định của Peter Osnos, trên The New Yorker. Đối với rất nhiều quốc gia, làm ăn với Trung Quốc là bắt buộc phải "tự kiểm duyệt", nói cách khác là tránh chỉ trích Trung Quốc.
Một trong các ví dụ gần đây là, đối diện với các đàn áp của Trung Quốc nhắm vào người theo đạo Hồi ở vùng Tân Cương, rất nhiều quốc gia Ả Rập và Iran đã im lặng. Lý do đơn giản là Bắc Kinh là bạn hàng dầu mỏ hàng đầu của các quốc gia vùng Vịnh. Trước mọi hoạt động hợp tác song phương, như trao đổi văn hóa, thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng, tham gia vào thị trường nội địa của Trung Quốc, những ai muốn được là "đối tác" của Trung Quốc đều phải chấp nhận tự kiểm duyệt, tránh đả động đến các vấn đề mà Bắc Kinh coi là nhạy cảm, như Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương.
Có được "quan hệ đúng mực" với một nước Trung Quốc, đang ngày càng mạnh hơn, và hung hăng hơn, là một trong các thách thức hàng đầu của các nền dân chủ tự do thế kỷ XXI này.
Dịch viêm phổi : Vũ Hán, thành phố "Trung cổ"
Vẫn về Trung Quốc, nhưng trong vấn đề y tế. Báo chí Pháp hôm nay đăng tải nhiều tin bài về các phản ứng khẩn cấp của Bắc Kinh trước tình trạng dịch viêm phổi do virus Conora, có nguy cơ lan mạnh, sau một thời gian thông tin bị che giấu.
Theo Libération, Bắc Kinh đã đưa ra lệnh chưa từng có nhằm cô lập các ổ dịch. Vũ Hán (Wuhan) và ba thành phố láng giềng bị phong tỏa. Hàng loạt hoạt động đón mừng năm mới cổ truyền Trung Quốc bị hủy bỏ. Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh cũng bị cấm lai vãng. Le Figaro cho hay, khoảng 20 triệu dân cư bị ngăn chặn không được rời khỏi nơi cư trú.
Nhật báo công giáo La Croix có bài phóng sự mô tả tình trạng tại thành phố Vũ Hán (11 triệu dân). Một nhân chứng người Châu Âu - sống tại Vũ Hán từ nhiều năm nay - cho biết cảnh tượng kỳ lạ tại Vũ Hán, thành phố đông dân thứ bảy tại Trung Quốc, giờ đây, đường xá hoàn toàn trống trải, có cảm giác "ít nhiều giống như thời Trung cổ", hoang mang trước nạn dịch hạch, khi toàn bộ thành phố nội bất xuất, ngoại bất nhập, những người nhiễm virus buộc phải chôn chân tại đây chờ chết.
Khu chợ tại Vũ Hán bán các động vật sống – từ chuột, mèo, chó, rùa hay rắn…, dùng để làm thực phẩm, vốn là nơi bùng phát dịch bệnh – hoàn toàn ngừng hoạt động. Trên thực tế, các chợ bán động vật sống, với nguy cơ là trung tâm lan truyền dịch bệnh cao, vốn có mặt tại hầu hết các thành phố, thị xã Trung Quốc. Việc kiểm dịch gần như không có. Theo một kiều dân Châu Âu, mua động vật sống để làm thịt ăn là một thói quen lâu đời, và phổ biến tại Trung Quốc, việc kiểm tra vệ sinh an toàn gần như không có, do vậy không có gì ngạc nhiên, khi virus viêm phổi Corona lại dễ dàng lan ra từ đây.
Trước đó, chính quyền Trung Quốc, cho dù được Tổ chức Y tế Thế giới yêu cầu, đã phải mất đến cả tháng mới phản ứng. Với phản ứng quyết liệt nói trên, Bắc Kinh muốn cho cộng đồng quốc tế thấy là họ đã rút ra bài học từ nạn dịch viêm hô hấp cấp SRAS (hồi 2003), khiến gần 800 người chết trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, Bắc Kinh cho đến nay vẫn bưng bít một phần thông tin về thực trạng dịch bệnh ngay tại chính Trung Quốc.
Theo Les Echos, tại Vũ Hán có khoảng một trăm doanh nghiệp Pháp hoạt động. 500 công dân Pháp cư trú tại thành phố đang bị phong tỏa này.
Tổ chức Y tế Thế giới họp lại hôm qua để bàn về cách thức đối phó.
"Nguy cơ diệt chủng Rohingya" : Thế đối đầu giữa quân đội và phe dân sự tại Miến Điện
Về thời sự Châu Á, báo Les Echos chú ý đến cảnh báo của Liên Hiệp Quốc về "nguy cơ diệt chủng" nhắm vào cộng đồng người Rohingya, theo đạo Hồi ở Miến Điện. Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ), hôm qua, yêu cầu chính quyền Miến Điện đưa ra mọi biện pháp cần thiết. Phán quyết được Tòa án quốc tế nói trên đưa ra nhằm trả lời cho đơn khiếu nại của Gambia, hồi tháng 11/2019. Các phiên điều trần đã diễn ra trong tháng 12/2019.
Cùng với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, ở Trung Quốc, cộng đồng Rohingya là một trong các cộng đồng Hồi giáo lớn nhất bị chính quyền sở tại truy bức. Hơn 730.000 người đã phải chạy sang nước láng giềng Bangladesh tị nạn. Vài ngày trước phán quyết của Tòa CIJ, kết luận của một "ủy ban điều tra độc lập" - do chính quyền Miến Điện mà bà Aung San Suu Kyi là người đứng đầu đặt hàng – đã được đưa ra, theo đó trong các bạo lực nhắm vào người Rohingya, có "tội ác chiến tranh" và "xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng", nhưng các tội ác này không thể coi là "tội ác diệt chủng".
Cuộc khủng hoảng Rohingya cho thấy đối kháng sâu sắc giữa giới quân sự - hiện vẫn nắm nhiều quyền lực, với phe dân sự trong chính quyền, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Hai bên có thái độ rất khác nhau đối với người Rohingya và cuộc khủng hoảng nói trên. Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 8/2019 lên án việc quân đội thao túng nền kinh tế Miến Điện. Theo Liên Hiệp Quốc, các nguồn tài chính mờ ám thu được có thể đã góp phần vào các tội ác nhắm vào người Rohingya trong những năm vừa qua.
Pháp : Họp nội các bàn về dự luật cải cách hưu trí
Về thời sự nước Pháp, báo chí đặc biệt chú ý đến cuộc họp nội các hôm nay để lần đầu tiên bàn về dự luật cải cách hưu trí, được chuẩn bị từ hai năm rưỡi nay. Theo Le Figaro, vấn đề nguồn tài chính cho dự án lớn này vẫn còn chưa rõ ràng. Chính phủ sẽ còn phải thảo luận với các đối tác xã hội, về chủ đề gai góc này. Một hội nghị về cân bằng tài chính sẽ phải đưa ra các đề xuất cụ thể. La Croix dịp này có bài phỏng vấn thủ tướng Edouard Philippe, khẳng định cuộc cải cách hưu trí sẽ có một ý nghĩa lâu dài với nước Pháp.
Trọng Thành
Mỹ - Trung đối đầu trên nhiều mặt trận
Đáng chú ý trên báo Pháp hôm nay là bài viết "Mâu thuẫn ngày càng nhiều giữa Bắc Kinh và Washington" trên trang Thế Giới, báo kinh tế Les Echos.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự dạ tiệc tại Đại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh ngày 09/11/2017. Reuters/Jonathan Ernst
Thông tín viên báo Les Echos tại Bắc Kinh, Frédéric Schaeffer, nhận định, căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang gia tăng. Trong khi hai cường quốc hàng đầu thế giới đang lún sâu vào chiến tranh thương mại, tổng thống Donald Trump mới đây tố cáo Trung Quốc can dự vào chính trị Mỹ, cụ thể là kỳ bầu cử Quốc Hội giữa nhiệm kỳ.
Hôm 26/09, tại Hồi Đồng Bảo An, chủ nhân Nhà Trắng chỉ trích Bắc Kinh : "Họ không muốn tôi thắng hay chúng tôi thắng, bởi vì tôi là tổng thống đầu tiên thách thức Trung Quốc về thương mại". Về quan hệ cá nhân với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trump phát biểu : "Có thể ông ấy không còn là bạn tôi nữa"
Trung Quốc đáp trả nhanh chóng và gay gắt. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gọi đó là "các cáo buộc vô căn cứ" và khẳng định Trung Quốc luôn tôn trọng nguyên tắc không can dự vào vấn đề nội bộ của nước khác và hy vọng các quốc gia khác cũng làm như vậy.
Trong khi mức thuế suất mới bắt đầu được áp dụng hôm thứ Hai 24/09 và hai bên không tìm ra lối thoát giải quyết mâu thuẫn, Bắc Kinh từ chối thương lượng trong thế "dao kề cổ" và ra Sách trắng tố cáo Mỹ dùng "các phương pháp côn đồ".
Ngoài ra, cũng phải kể tới các căng thẳng quân sự. Trong những ngày qua, nhiều oanh tạc cơ của Mỹ đã bay qua khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, trong khi bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis chỉ trích Bắc Kinh củng cố các tiền đồn quân sự trên các đảo đang có tranh chấp.
Trước đó, Bắc Kinh đã đả kích thương vụ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và chỉ trích quyết định của Washington trừng phạt tài chính một cơ quan quân sự Trung Quốc vì đã mua vũ khí của Nga. Đáp lại, Trung Quốc mới đây từ chối cho phép một chiến hạm Mỹ ghé thăm cảng Hồng Kông và triệu hồi tư lệnh Hải quân Trung Quốc đang trong chuyến thăm Mỹ.
Chính quyền Donald Trump cũng mở nhiều mặt trận khác, chẳng hạn công khai chỉ trích với một sự cứng rắn khác thường về việc Trung Quốc "cưỡng chế bắt giam" nhiều người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương, hay đả kích Trung Quốc "làm phức tạp hóa nhiều điều" trên hồ sơ Bắc Triều Tiên.
Theo ông Jean-Pierre Cabestan, một nhà nghiên cứu về Trung Hoa, "rõ ràng là tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách tăng áp lực lên Trung Quốc nhiều nhất có thể. Nhiều mặt trận được mở, bởi vì sự cạnh tranh trùm lên tất cả các lĩnh vực. Mỹ tìm cách kìm chế sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Ngoài chiến tranh thương mại, hai nước cũng đang hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh, nước nào cũng muốn bảo vệ hệ tư tưởng của mình".
Dải Gaza : 70% thanh niên thất nghiệp
Nhìn sang Trung Đông, báo Le Monde có bài viết "Dải Gaza : 70% thanh niên thất nghiệp".Theo báo cáo Ngân Hàng Thế giới công bố hôm qua 27/09/2018, nền kinh tế ở dải Gaza đang sụp đổ. Từ khi lực lượng Hamas lên nắm quyền lãnh đạo vào năm 2007, dải Gaza bị Israel và Ai Cập cấm vận. Ba cuộc chiến, lần gần đây nhất là vào mùa hè năm 2014, đã tàn phá dải đất này.
Những hậu quả về tâm lý, vệ sinh y tế, sinh thái và kinh tế khiến những vấn đề ở dải Gaza trở nên không thể giải quyết nổi. Tỉ lệ thất nghiệp tăng lên tới mức lịch sử, 53%, thậm chí là 70% ở giới trẻ. Từ năm 2011 đến năm 2017, tỉ lệ nghèo đói tăng thêm 38,8%, lên thành 53%. Bị cấm vận, kinh tế Gaza trở nên kiệt quệ. Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp giảm từ 23% vào năm 1994 xuống còn 13%, trong khi các công nghệ mới không phát triển được vì thiếu mạng 3G.
Le Monde ví dải Gaza như "một người bệnh chỉ sống nhờ máy trợ hô hấp và đường truyền thức ăn". Vào năm 2017, 79% dân số sống nhờ trợ cấp. Những toan tính chính trị từ nhiều phía đã đẩy dải Gaza tới bờ vực thẳm. Thu nhập của hàng trăm ngàn gia đình sụt giảm 30-50%.
Mới đây chính quyền Washington quyết định cắt viện trợ trực tiếp cho cơ quan quyền lực Palestine, đồng thời không đóng góp tài chính cho Cơ quan Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Palestine, tổ chức có sứ mệnh cứu giúp 5 triệu người tị nạn Palestine tại nhiều nước Trung Cận Đông. Tại Gaza, cơ quan Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Palestine có những hỗ trợ quan trọng cho hệ thống giáo dục và trợ giúp khẩn cấp cho những người trong hoàn cảnh khó khăn. Việc tổ chức này bị cắt giảm về nhân lực và tài chính khiến nhiều người lo lắng.
Điều phối viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tiến trình hòa bình Trung Đông Nikolai Mladenov cách nay nhiều tháng đã xem xét, cân nhắc những đề xuất khẩn cấp, có thể thực hiện trong vòng chỉ dưới 1 năm, trên vài lĩnh vực quan trọng như hệ thống điện, hệ thống thoát nước thải… Ngân Hàng Thế Giới cũng đưa ra một số gợi ý để cải thiện tình tình kinh tế ở Gaza. Thế nhưng, Le Monde kết luận, tất cả các dự án kinh tế mang đầy ý nghĩa tốt đẹp đó đều vấp phải những thực tế chính trị bất lợi : các lực lượng Palestine bị chia rẽ, chính quyền Donald Trump thờ ơ trước các vấn đề nhân đạo và cả các kỳ bầu cử tới đây ở Israel.
Không sử dụng internet, người già càng đơn độc trong xã hội
Trong lĩnh vực xã hội, báo công giáo La Croix cho biết theo thống kê của một hiệp hội trợ giúp người nghèo, tại Pháp, trong khi internet là một kênh quan trọng để duy trì các mối liên hệ xã hội, 27% người trên 60 tuổi không bao giờ sử dụng mạng internet. Tỉ lệ này là 59% đối với các cụ già trên 85 tuổi và 60% đối với những người trên 60 tuổi có thu nhập dưới 1000 euro/tháng. Chính điều này khiến "trong một thế giới siêu kết nối", nhiều người cao tuổi "ngày càng bị gạt ra bên lề xã hội".
Trả lời cho câu hỏi tại sao họ không dùng internet, 68% số người được hỏi cho rằng internet không có ích lợi, 47% gặp khó khăn về kỹ thuật. Chi phí đắt đỏ để lắp đặt máy móc và nối mạng cũng là một rào cản, nhất là đối những người có hoàn cảnh khó khăn.
2/3 số người được hỏi cho biết internet được họ sử dụng nhiều nhất để liên lạc với người thân, gửi thư hoặc ảnh, tiếp đến mới là để tìm kiếm thông tin. Hơn 1/3 số người trên 60 tuổi không thể thực hiện được các thủ tục hành chính qua mạng internet.
Hiệp hội Les petits frères des Pauvres đề xuất 14 giải pháp để hỗ trợ người già sử dụng internet, chẳng hạn cung cấp dịch vụ internet với chi phí phải chăng cho người cao tuổi, khuyến khích các doanh nghiệp sửa chữa lại các máy tính mà họ không dùng và tặng lại cho các cụ già …
Hệ thống chăm sóc y tế của Pháp không phải tốt nhất Châu Âu
Liên quan đến Y tế, báo kinh tế Les Echos cho biết "hệ thống chăm sóc sức khỏe của Pháp còn lâu mới được coi là hệ thống tốt nhất Châu Âu".
Theo một thăm dò ý kiến người dân của năm nước Pháp, Đức, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Ý, do Ipsos thực hiện, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thụy Điển được đánh giá tốt nhất (36%), tiếp theo là Đức (21%). Pháp đứng cuối bảng (9%). Gần một nửa số người được hỏi đánh giá hệ thống y tế của đất nước họ yếu kém hơn trong 10 năm qua, chỉ có 21% cho rằng lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được cải thiện. 59% số người Pháp được hỏi tỏ ra bi quan về hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước nhà, nhưng họ cho rằng dẫu sao hệ thống của Pháp vẫn có chất lượng cao hơn nhiều so với mức trung bình ở Châu Âu.
Theo khảo sát của Ipsos, những người được hỏi tỏ ra nghi ngờ về các phương tiện mà Liên Hiệp Châu Âu hiện có để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Liên Âu. Tuy nhiên, họ ủng hộ việc các nước thành viên Liên Hiệp tăng cường hợp tác, nhất là về nghiên cứu và đào tạo Y khoa.
Các vùng đất ngập nước đang biến mất nhanh chóng
Chuyển sang lĩnh vực môi trường, sinh thái, Le Monde cho biết "Nhiều hồ, sông, ao đang biến mất nhanh chóng". Các vùng đất ngập nước bị tàn phá nhanh gấp ba lần so với các khu rừng. Nguyên nhân chủ yếu là các hoạt động nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa và sức ép dân số.
Không chỉ giàu về đa dạng sinh học, các vùng đất ngập nước góp phần giảm ảnh hưởng của các cơn bão, giữ vai trò quan trọng về giao thông, du lịch, với nhiều giá trị văn hóa và tinh thần…
Từ năm 1970 cho tới nay, 35% diện tích khu vực này trên toàn thế giới đã bị phá hủy. Dưới tác động của hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, từ năm 2000, tốc độ sông ngòi ao hồ… biến mất là từ 0,85 đến 1,6%/năm, trong khi đó, từ năm 1990 đến năm 2015, tỉ lệ biến mất của các khu rừng là 0,24%/năm.
Ban thư ký Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước hôm qua 27/09/2018 ra một báo cáo báo động tình trạng hiện nay và kêu gọi 170 Nhà nước và tổ chức ký công ước Ramsar năm 1971 "bảo vệ và sử dụng hợp lý các vùng đất ngập nước" và góp phần vào sự phát triển bền vững của thế giới.
Trang nhất các báo Pháp
Về trang nhất các báo Pháp, Le Monde nhận xét : "Luật đạo lý sinh học : Hồ sơ mang tính rủi ro cao của tổng thống Macron". Báo Libération lại quan tâm đến quyền nạo phá thai của phụ nữ Pháp. Còn báo kinh tế Les Echos chạy tít : "Nợ : những mối nguy hiểm đang rình rập nước Pháp".
Nhìn ra Châu Âu,báo La Croix nói về Brexit : Đồng hồ bắt đầu đếm ngược, chỉ còn 6 tháng nữa là đến thời điểm nước Anh phải rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu (ngày 29/03/2019), các hậu quả của Brexit khó có thể đo lường. Còn báo Le Figaro đặt câu hỏi : "Đạo Hồi : Erdogan làm thế nào để thiết lập mạng lưới ở Châu Âu ?".
Thùy Dương