Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng đánh giá những lời tố cáo của các sĩ quan quân đội đối với tướng Nguyễn Chí Vịnh là cực kỳ nghiêm trọng…
Tướng Nguyễn Chí Vịnh lúc còn đương chức. (Screenshot of Ministry of Defense portal)
Cơn ác mộng được báo trước
"Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh từ trần" (1). Tít trên "Báo Điện tử Chính phủ" không thể ngắn hơn. Phải thôi, cho đến giờ này, vài tờ báo "mậu dịch" chỉ mới bắt đầu rón rén đưa tin về sự qua đời của vị tướng ba sao đầy tai tiếng.
Riêng báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, cho đến tối 14/9 vẫn chưa có "lệnh trên" xếp "sự ra đi" của tướng Vịnh thuộc loại nào ? Chúa ơi, câu hỏi này nếu bạn gõ vào Google hay ChatGPT thì cả hai cũng không thể giúp gì bạn ! Với một cơ chế "kỳ dị" (odd/weird) của chế độ toàn trị, trong đó đến cả tử thi cũng phải xếp loại ; cái chết nào Đảng chỉ coi là loại"Tin buồn" bình thường, còn cái chết nào "quan trọng" hơn, Đảng sẽ xếp vào"Cáo phó". Thân sinh Nguyễn Chí Vịnh là đại tướng, đỡ đầu Vịnh là cả cả thế lực bất khả xâm phạm một thời, từ Lê Đức Anh đến Lê Khả Phiêu… Còn bản thân Vịnh thì ôm gọn cả an ninh lẫn tình báo. Với vị thế ấy, cái chết của ông chắc phải được Đảng "cáo phó" ! Dù sự "cáo phó" ấy là cơn ác mộng đã được biết trước.
Giai đoạn 2002 – 2009, khi còn là Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2, Nguyễn Chí Vịnh được xem là ông vua một cõi. Là người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội, Vịnh không những nắm bí mật quốc gia, mà ông còn nắm giữ nhiều chuyện thâm cung bí sử của các đồng chí trong Trung ương Đảng, mà đặc biệt là Bộ Chính trị. Người nắm được nhiều thông tin nhất, thì kẻ đó là mạnh nhất. Đến 2009, Nguyễn Chí Vịnh rời "tổ kén" Tổng Cục 2, nhận ghế Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, "ngồi ở phòng chờ" tiếp quản cái ghế Bộ trưởng. Nhưng thật ra đấy chỉ là cái bẫy ! Thấy Vịnh tự tung tự tác một cõi quá nguy hiểm, ngay đến các đồng chí trong Ban bí thư và Bộ tứ nhiều khi cũng "nghẹt thở", Bộ Chính trị liền áp dụng kế "điệu hổ ly sơn", đưa cái ghế Bộ trưởng Quốc phòng làm mồi nhử. Và thế là Vịnh mắc bẫy ! Bước sang 2016, Vịnh "lấm lưng" trước Ngô Xuân Lịch. Đến năm 2021 lại thất bại tiếp trước Phan Văn Giang. Thế là chỉ còn chuyện về vườn. Quan chức về vườn là xem như "hổ bị bẻ nanh", sẽ không bị ai triệt hạ nữa. Tuy nhiên, với trường hợp của Vịnh thì khác. Về vườn cũng không được yên, bởi ông ta biết quá nhiều.
Bất ngờ, mới đây, trong chương trình thời sự của VTV1 buổi 19g tối 31/8, hàng chục triệu khán giả đã chứng kiến, Nguyễn Chí Vịnh xuất hiện. Trong phóng sự này của VTV1, ông Vịnh ca ngợi cuốn sách nhan đề "Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương, mới xuất bản. Và số đông khán giả đều bị sốc, họ sốc thực sự, khi thấy Tướng Vịnh hốc hác, gần như hết sạch tóc, và gương mặt đầy dấu ấn của việc xạ trị ung thư. Khác hẳn so với vừa mới hôm nào, Nguyễn Chí Vịnh còn rất phong độ, đúng phong thái của một ông Thượng tướng. Người ta đi từ bất ngờ đến ngạc nhiên, khi Tướng Vịnh, trong một thể trạng tồi tệ của một bệnh nhân đang điều trị ung thư, tại sao lại xuất hiện trên truyền hình để ca ngợi ông Trọng làm gì ? Nhìn Vịnh trong tình trạng sức khỏe suy sụp, bạn bè, người thân của Vịnh bức xúc nói, "Chết đến đít rồi còn phỏng vấn cái nỗi gì. Đúng là điên !" (2)
Đánh bóng chạy tộivẫn không thoát
Trong thời gian "tranh tối tranh sáng" chuẩn bị nghỉ hưu, Vịnh đôn đáo lo "thanh nga thanh minh", dù vẫn biết thanh minh là thú tội. Với khứu giác của một tướng tình báo, Vịnh ngửi thấy "mùi khét" không an toàn quanh mình. Nhưng "hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn" (Nguyễn Du). Trong cơn túng quẫn, tướng Vịnh liên tiếp ra "hai đòn" trả lời phỏng vấn trên báo quốc doanh. Bài thứ nhất xuất hiện hôm 31/05/2021 (3), bài thứ hai hôm 01/06/2021, cùng trên VnExpress (4). Cả hai đều được khá nhiều trang mạng khác đăng lại. Những người dàn dựng "sô diễn" này còn bố trí để phía dưới mỗi bài, nhung nhúc hàng loạt các dư luận viên từ "lữ đoàn 47" tung hô nội dung cũng như cá nhân người trả lời phỏng vấn lên tận mây xanh. Tuy nhiên, "một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật". Câu ngạn ngữ này "trúng phóc" cho loạt bài trả lời phỏng vấn của tướng 3 sao Nguyễn Chí Vịnh. Thật là
"Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời !"
Tướng Vịnh những ngày ấy còn tỉnh táo, và có lẽ ông đã thốt lên như vậy (?)
Thật ra chẳng ai lại yêu cầu một ông tướng tình báo phải đưa "cả ổ bánh mì" lên "giao ban" trên truyền thông. Nhưng kiểu "đánh bóng cá nhân" cũng như cách "chạy tội" cùng với các quan thầy Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu cho thấy, thượng tướng Vịnh quá chủ quan và coi thường dư luận. Cả hai bài trả lời phỏng vấn của ông đều được chuẩn bị theo kiểu nói nước đôi, "vòng vo Tam Quốc". Tuy nhiên, tựu chung lại có thể gom thành hai chủ đề chính là mua sắm vũ khí quốc phòng và thái độ đối với các mối quan hệ Việt – Trung từ chục năm trở lại đây. Thật ra, tướng Vịnh biết, những chủ đề này sẽ còn đeo bám ông, kể cả sau khi về đến thế giới bên kia. Nếu như đời này, kiếp này ông vẫn chưa có cách nào trả được "những món nợ thế kỷ này" cho dân tộc Việt Nam (5).
Đi vào một số câu chuyện cụ thể, ông Vịnh vừa "đánh bóng" cá nhân, vừa "chạy tội" cùng với các quan thầy Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu. Ông nhắc đến lần tháp tùng Lê Khả Phiêu nhân "một chuyến đi đầy khó khăn nhưng đặc biệt thành công" (trong việc cắt nhượng hẳn một phần đất biên giới cho "bạn vàng"). Cũng vì lẽ đó, ông đành phải lờ tịt cáo buộc ghi trong chương 20, sách "Bên thắng cuộc" do nhà báo Huy Đức tố : "Là một vị tướng quân đội mới bắt đầu làm chính trị, ông Lê Khả Phiêu đã không tránh khỏi những ứng xử thiếu kinh nghiệm với các nhà lãnh đạo cơ mưu của Bắc Kinh. Những quyết định đưa ra trong nhiệm kỳ của ông đã từng bị chỉ trích cả trong nội bộ và trên dư luận, nhất là đối với những quyết định gay go để kết thúc đàm phán Hiệp định Biên giới Việt Nam – Trung Quốc" (6).
Còn tướng Lê Đức Anh là kẻ từng ra lệnh cho 64 chiến sĩ Gạc Ma không được nổ súng khi Trung Quốc tràn lên chiếm đảo vào năm 1988. Dư luận ở Việt Nam, kể cả trong giới cựu chiến binh, nhiều năm cho rằng đã có lệnh từ cấp cao, mà nhiều người cho đó là từ lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Nhiều ý kiến nói thẳng thừng, lệnh ấy là từ đại tướng Lê Đức Anh, không cho phép các chiến sĩ được nổ súng kháng cự. Ấy vậy nhưng tướng Vịnh lại lã chã : "Trước lúc đại tướng Lê Đức Anh mất, di nguyện của ông là phải đưa bằng được họ (64 chiến sĩ Gạc Ma) về quê nhà" và đó cũng là "điều mà tôi (tức ông Vịnh) day dứt vì chưa làm được". Thật là thầy nào thì trò ấy khi cùng "diễn" những giọt nước mắt cá sấu !
Trở lại với vấn đề mua sắm vũ khí và luyện quân trong thời bình, dường như tướng Nguyễn Chí Vịnh đã hiểu sai (nếu như không muốn nói là cố tình xuyên tạc) câu ngạn ngữ La-tinh đầy chất minh triết : "Nếu bạn thật sự muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh" (Si vis bellum para pacem). Câu của ông Vịnh trong bài trả lời phỏng vấn thì ngược lại : "Luyện quân tốt để không phải đánh, mua vũ khí hiện đại để không phải bắn". Nói ông hiểu sai hay cố tình xuyên tạc là ở chỗ : Ngạn ngữ La-tinh là một câu kinh điển, mạnh mẽ và dứt khoát. Đó là một mệnh đề phức hợp có điều kiện. Còn câu trả lời của tướng Vịnh phản ánh một thứ chủ nghĩa chiết trung, đầy ngụy biện. Nó không quả quyết và cũng chẳng dứt khoát. Chỉ được trưng ra như một giả định, với hai mệnh đề song song, dùng chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện để ru ngủ quân đội lơ là phòng thủ. Làm cho quân đội mất cảnh giác bằng cách nuôi dưỡng một thứ chủ nghĩa đầu hàng vô lối là một cách tiếp tay cho bành trướng Bắc Kinh. Thuật ngụy biện ở đây là : ông Vịnh, tuy có chú ý tới những mối liên hệ khác nhau của sự vật, nhưng lại đưa cái không cơ bản thành c ái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất. "Luyện quân" mà không trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, thì luyện để làm gì ? "Mua vũ khí hiện đại" mà không chuẩn bị tinh thần để trút lên đầu kẻ thù thì chỉ để ngắm vũ khí chăng ? (7)
Câu chuyện cũ nhưng không cũ
Câu chuyện cách đây hơn 10 năm của 38 sĩ quan cao cấp và cán bộ lão thành đã ký chung một tâm thư gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Việt Nam, phản đối việc tước quân hàm sĩ quan của trung tá Vũ Minh Trí và khai trừ ông khỏi hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam hoá ra vẫn không cũ. Trung tá Vũ Minh Trí, từng là người đã tố cáo những sai phạm của Nguyễn Chí Vịnh, hồi bấy giờ mới chỉ là trung tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng phe nhóm, trong nhiều năm đã làm mưa làm gió tại Tổng Cục 2. Những việc làm sai trái của Vịnh cũng bị chính đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Nguyễn Nam Khánh tố cáo từ lâu.
Trước thời gian ấy, ngày 10/06/2009, trong thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Bộ Chính trị và Ban Bí thư, đại tướng cũng chỉ rõ : "Qua thư của đồng chí Vũ Minh Trí, tôi thấy đây là sự tố cáo của một cán bộ, một đảng viên có trình độ và có trách nhiệm cao, dũng cảm, dám tố cáo những hành động mà mình cho là sai trái đang gây nguy hại đến Đảng, đến Quân đội. Đây là sự tố cáo theo đúng điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước của một cán bộ, đảng viên đương chức, của người trong cuộc, không phải là một thư nặc danh, thư của người ngoài cuộc. Nếu đúng như đơn tố cáo thì đây là một tình hình cực kỳ nghiêm trọng" (8).
Vũ Hải Lê
Nguồn : VOA, 15/09/2023
(1) https://baochinhphu.vn/thuong-tuong-nguyen-chi-vinh-tu-tran-102230914080754798.htm
(3) https://vnexpress.net/tuong-nguyen-chi-vinh-mua-vu-khi-hien-dai-de-khong-phai-ban-4283942.html
(4) https://vnexpress.net/thu-truong-nguyen-chi-vinh-neu-mat-bien-dong-la-co-toi-4283948.html
(8) https://www.diendan.org/viet-nam/38-tuong-linh-va-lao-thanh-len-an-nguyen-chi-vinh
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi phụng sự Tổ quốc. Năm Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Nhưng Luật Trời khắc nghiệt và công bằng. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, lại bán linh hồn cho qủy dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào (1).
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 5/6/2016 / AFP - Ảnh minh họa
Đại tướng Phan Văn Giang tại lễ truy điệu Năm Vịnh trưa 18/9/2023 thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ Quốc phòng và gia đình đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn khi tiễn đưa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, được đánh giá là người đảng viên kiên trung, người cán bộ cao cấp của Đảng, của Quân đội Việt Nam. Bộ trưởng Giang ca ngợi tướng Vịnh là một vị tướng có tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh, nhạy bén, quyết đoán… là người đồng chí, đồng đội nghĩa tình. (2) Tất cả những lời lẽ khuôn sáo này đều có thể "áp" cho hầu hết lên các vị tướng còn giữ được quân hàm cho đến ngày tạ thế. Ngoại trừ mấy vị tướng tá (hình như có cả đô đốc hải quân) đang ngồi trong song sắt. Nhưng nếu có chút may mắn, mấy vị sĩ quan ấy lại tẩu tán được các tội lỗi của họ – như Năm Vịnh đã tẩu tán tất cả những hành tung bí mật của ông sang thế giới bên kia – thì tang lễ truy điệu của mấy vị tướng ấy cũng hoành tráng chẳng kém.
Nhưng những ai trong mấy ngày qua đã đọc các bài phân tích trên trang "Tiếng Dân" thì không khỏi chau mày trước vô tuyến tối 18/9 khi nghe những lời lẽ sáo rỗng của tướng Giang (3). Mà kể cũng tội, chắc gì đại tướng Phan Văn Giang đã nghĩ như những lời điếu văn ông buộc phải đọc trong buổi truy điệu. Là người đứng đầu Bộ Quốc phòng, tướng bốn sao Phan Văn Giang không thể không biết việc truy cứu trách nhiệm cá nhân Năm Vịnh trong các vụ lùm xùm mua bán vũ khí từ Liên bang Nga. Đã có ba sĩ quan cao cấp, gồm một trung tướng, một thiếu tướng và một đại tá từng có thư tố cáo Nguyễn Chí Vịnh với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vì lý do an toàn cho các cá nhân tố giác tội phạm, xin phép không nêu danh tính các vị này, nhưng trong nội bộ, tất cả các cơ quan có trách nhiệm biết khá rõ sự vụ. Việc tướng Vịnh bị điều tra vì tham nhũng, trong quân trường đã tường tận, chỉ có người ngoài cuộc không hiểu tại sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại không giao cho Quân ủy Trung ương hay cơ quan Nội chính điều tra, mà lại giao cho bên Tổng cục 2. Xử lý như vậy khác nào để cho cầu thủ phạm lỗi trên sân bóng cầm còi làm trọng tài. Tiếng còi, hẳn nhiên sẽ không bao giờ được cất lên, vụ việc phải chìm xuồng cũng là tất yếu (4).
Những thương vụ "kín như bưng" ấy của Đảng đương nhiên chẳng thần dân nào được bén mảng đến gần, báo chí "mậu dịch" lại càng phải tránh xa… Tội nghiệp, ngay cả những tờ báo quốc doanh khá uy tín, khi đăng các bài "chạy tội" của Năm Vịnh hồi ông chuẩn bị về vườn cũng chẳng hiểu ất giáp, cứ đăng lên như các bài báo bình thường. Trong khi chính những trả lời phỏng vấn ấy lại là "tử huyệt", là "lạy ông tôi ở bụi này" đối với Năm Vịnh. Mùa hè năm 2021, Năm Vịnh liên tục tung ra "hai chiêu" trả lời phỏng vấn trên báo quốc doanh. Chiêu thứ nhất xuất hiện hôm 31/5 (5), chiêu thứ hai hôm 1/6 (6), cùng trên tờ VnExpress. Các bài trả lời phỏng vấn này được chuyền cho nhiều trang mạng khác đăng lại. Phía dưới mỗi bài, nhung nhúc hàng tá các "bò đỏ" từ "lữ đoàn 47" tung hô nội dung cũng như cá nhân người trả lời phỏng vấn lên tận mây xanh. Tuy nhiên, "một nửa cái bánh mì có thể vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì không bao giờ là sự thật". Câu ngạn ngữ này vẫn đúng vào loạt bài trả lời phỏng vấn của Năm Vịnh. Thật là
"Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời" !
Tướng Vịnh những ngày ấy nếu còn tỉnh táo, hẳn đã phải thốt lên như vậy !
Dù sao về cuối đời, Năm Vịnh có lúc "mon men" đến gần "nửa sự thật". Trong trả lời phỏng vấn nói trên, tướng Vịnh đã đề cập đến một bài học trong lịch sử "Si vis pacem, para bellum". Đó là câu tục ngữ tiếng Latin có thể chuyển ngữ là "Nếu bạn thật sự muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh". Đây là một ngạn ngữ La-tinh dưới dạng một mệnh đề kinh điển, mạnh mẽ và dứt khoát – Một mệnh đề phức hợp có điều kiện. Trong khi đó, câu của Năm Vịnh trong bài trả lời phỏng vấn thì ngược lại : "Luyện quân tốt để không phải đánh, mua vũ khí hiện đại để không phải bắn". Nói Năm Vịnh hiểu sai hay cố tình xuyên tạc bài học lịch sử là ở chỗ đấy. Một bên là mệnh đề phức hợp có điều kiện. Còn câu của Năm Vịnh là ngụy biện, một thứ chủ nghĩa chiết trung. Nó được trưng ra như một giả định, với hai mệnh đề song song, dùng chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện để ru ngủ quân đội lơ là phòng thủ. Làm cho quân đội mất cảnh giác bằng cách nuôi dưỡng một thứ chủ nghĩa đầu hàng vô lối là một cách tiếp tay cho bành trướng Bắc Kinh. Thuật ngụy biện ở đây là : Năm Vịnh, tuy có chú ý tới những mối liên hệ khác nhau của sự vật, nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất. "Luyện quân" mà không trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, thì luyện để làm gì ? "Mua vũ khí hiện đại" mà không chuẩn bị tinh thần để trút lên đầu giặc thì chỉ để ngắm vũ khí chăng ? (7).
Một thời, với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh và bố vợ là Vũ Chính, Năm Vịnh đã biến Tổng cục 2 thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Tổng cục 2 dùng những thủ đoạn tàn độc để triệt hạ đối thủ của mình. Hai vụ án chấn động xảy ra từ trước Đại hội 7 năm 1991 là vụ T4 và vụ Sáu Sứ – Năm Châu khét tiếng. Vụ T4 là vụ án tình báo ma, dựng chuyện rằng "điệp viên của Tổng cục 2" bí danh T4, do CIA cài cắm, cho hay, CIA đã móc nối một số cán bộ lãnh đạo cao cấp như ông Trương Tấn Sang, Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An, Võ Thị Thắng… để làm việc cho phía Mỹ, hoặc gây phân hóa trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Còn vụ Sáu Sứ – Năm Châu do Nguyễn Như Văn, tức Tư Văn, cùng bố con Chính – Vịnh, dưới sự chỉ đạo của Lê Đức Anh, đã dàn dựng kịch bản, có đầy đủ vật chứng, tài liệu, để quy chụp chính trị và hạ bệ "thần tượng" Võ Nguyên Giáp trong quân đội. Nghiêm trọng đến nỗi, tại Hội nghị Trung ương 12, khoá 6, ông Nguyễn Đức Tâm, Trưởng Ban Tổ chức, thay mặt Bộ Chính trị, báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương "văn bản tuyệt mật", nói rằng : Một vụ bè phái vi phạm nguyên tắc Đảng, hòng chi phối vấn đề bố trí nhân sự cấp cao đang diễn ra. Những cái tên bị quy chụp gồm : Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà, cùng một số cán bộ cao cấp là Ủy viên Trung ương các tỉnh thành phía Bắc (8).
Một chuyện động trời khác cũng đã được Năm Vịnh "tự thú trước hoàng hôn", đó là lúc Nguyễn Chí Vịnh cùng bố vợ Vũ Chính từng thiết kế chuyến "đi đêm" thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu hồi tháng 2/1999. Dịp đó Lê Khả Phiêu gặp Giang Trạch Dân không theo con đường chính thống bằng quan hệ Đảng, Nhà nước mà theo con đường tình báo. Tháp tùng chuyến đi ấy của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu có cả Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Mạnh Cầm, Chánh Văn phòng Trung ương đảng Trần Đình Hoan và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2 Nguyễn Chí Vịnh. Tuy nhiên, khi vào họp kín giữa Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân, cả hai ông Nguyễn Mạnh Cầm và Trần Đình Hoan bị mật vụ phía Trung Quốc đuổi ra ngoài, chỉ cho Năm Vịnh được vào. Sau chuyến đi đó, cùng một số tai tiếng khác, sóng gió đã ập xuống đầu ông Lê Khả Phiêu. Ông Phiêu bị chính các đồng chí của mình phê phán, chỉ trích, dồn ép đến chân tường. Lê Khả Phiêu bị yêu cầu rút lui, hết cơ hội tái cử Tổng bí thư nhiệm kỳ hai, ngậm ngùi cay đắng từ giã chính trường. Câu chuyện Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ tác oai, tác quái hàng chục năm mà không hề bị vạch mặt, chỉ tên, đấu tranh, ngăn chặn một cách thật sự, cho thấy sự yếu hèn ngay trong nội bộ cấp cao của Đảng cộng sản. Thậm chí có thể khẳng định, hàng ngũ cán bộ trong Tổng cục 2 đa phần bất tài và bất lực. Nhờ vậy mà Năm Vịnh và phe nhóm đã lái con thuyền Tổng cục 2 làm sai chức năng, nhiệm vụ. Thay vì tình báo, phản gián, phục vụ cho an ninh, quốc gia, Tổng cục 2 lại trở thành lực lượng chuyên theo dõi, xoi mói, cài bẫy nội bộ để khống chế, đe dọa và lũng đoạn chính trường (9).
Trần Việt Bắc
Nguồn : RFA, 19/09/2023
Tham khảo :
1. https://baotiengdan.com/2023/09/14/ve-cai-chet-cua-nguyen-chi-vinh/
3. https://baotiengdan.com/2023/09/14/ve-cai-chet-cua-nguyen-chi-vinh/
5. https://vnexpress.net/tuong-nguyen-chi-vinh-mua-vu-khi-hien-dai-de-khong-phai-ban-4283942.html
6. https://vnexpress.net/thu-truong-nguyen-chi-vinh-neu-mat-bien-dong-la-co-toi-4283948.html
7. https://www.voatiengviet.com/a/tu-su-ra-di-cua-tuong-nguyen-chi-vinh/7268999.html
8. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2013/10/131005_tuong_giap_hai_lan_thoat_nan
9. https://www.voatiengviet.com/a/tu-su-ra-di-cua-tuong-nguyen-chi-vinh/7268999.html
Ngày 8/2/2023, tôi nhận được cuốn sách "Người Thầy" với lời đề tặng của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, "Thân tặng anh Huy Đức Osin. Bài học vỡ lòng của tôi trong nghề viết lách".
Đọc xong, tôi nhắn anh ấy :
"Cuốn sách rất hấp dẫn nhưng tôi vẫn phải đọc chậm rãi. Rất nhiều ký ức dội về. Những người như tôi đọc được rất nhiều tầng ngữ nghĩa mà anh gửi gắm. Cho dù, về cách nhìn các sự kiện chính trị giữa tôi và anh có nhiều chỗ không giống nhau. Nhưng phần lớn tư liệu và những vấn đề anh đề cập rất bổ ích đối với tôi. Đặc biệt, phần ‘con người’ được anh viết rất xúc động. Tôi không chỉ hiểu thêm ‘Người Thầy’ mà hiểu thêm về anh. Những câu chuyện như vậy chắc chắn sẽ làm nhiều người điều chỉnh cách nhìn về một con người ‘quá phức tạp’ như anh. Rất cám ơn anh về cuốn sách, mong anh tiếp tục chiến thắng trong ‘cuộc chiến’ mà anh đang phải đối đầu này".
Tôi và Tướng Vịnh rất ít khi trao đổi trực tiếp. Hôm ấy, 28/2/2023, "Hộp Thư" nói, "Bốn ngày hôm nay ông ấy nhận được kết quả điều trị, tươi tỉnh hơn nhiều".
Tướng Vịnh nhắn lại :
"Vâng. Cám ơn anh. Tôi rất muốn nghe nhận xét của anh về cuốn sách, và về cả những điều chưa nói về cuộc chiến CPC (Campuchia) của chúng ta nữa".
"Cuộc chiến CPC của chúng ta".
Năm 1983, tôi từ Hà Nội vào Sài Gòn để học ở trường Chuyên gia Quân sự 481. Xuống ga Bình Triệu, tôi đi xe lam về nhà bà chị ở đường Phan Bội Châu, phía đối diện chợ Bà Chiểu. Chồng chị tôi lúc ấy đang là một Trưởng ban của Đoàn 12 [Đơn vị Tình báo Quân đội ở CPC]. Nhà chị tôi trong một hẻm thông yên tĩnh, cửa luôn mở vì ở lầu trên cùng, luôn có lớp học một thầy, một trò. Học trò ở trên ấy, đi đến đều bịt mặt, ra vào lúc nào chúng tôi không biết ; thầy cũng bịt mặt, lặng lẽ đến, lặng lẽ đi.
Tình báo mà tôi biết lúc đó, gần giống như trong tiểu thuyết.
Tôi sang CPC cùng năm với Nguyễn Chí Vịnh, cùng đeo quân hàm trung úy ; nhưng tôi hành quân lặng lẽ còn Nguyễn Chí Vịnh được một trung tá, thư ký Tướng Lê Đức Anh, ra sân bay đón.
Đoàn 12 đóng trong một đoạn phố bị chặn lại cạnh Đài Độc Lập. Khi còn ở thủ đô Phnom Pênh, tôi hay sang đấy thăm ông anh. Vịnh khi ấy cũng chưa thực sự là sĩ quan tình báo. Chúng tôi có ngồi uống trà vặt với nhau. Tôi ở CPC tới năm 1987, vì thế, tôi "đọc" được trong "Người Thầy" nhiều hơn những gì Tướng Vịnh muốn nói về "cuộc chiến CPC của chúng ta".
Mấy năm sau khi công bố cuốn Bên Thắng Cuộc, mấy người bạn chơi chung nhắn, "Năm Vịnh mời mày xuống Chèm uống rượu". Tôi trả lời, "Rất muốn gặp lại Tướng Vịnh nhưng chờ khi anh ấy nghỉ hưu đã".
Cái bắt tay lại sau 37 năm.
Ba tháng sau khi Tướng Vịnh thôi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đến nhà tôi với một thùng rượu và những người bạn chung. Vừa ngồi xuống ghế đối diện, ông mắng : "Tại sao phải chờ tôi nghỉ hưu ông mới gặp ?"
Tôi không đủ thân để trả lời thật câu hỏi ấy. Như tất cả những nhà tình báo khác, chúng ta chỉ biết họ một phần. Tướng Vịnh tiếp quản Tổng Cục II ở thời điểm mà cơ quan này có rất nhiều vấn đề, có những vấn đề ông can dự. Trong cuốn Bên Thắng Cuộc, tôi đã phải viết những điều khiến rất nhiều nhân vật lịch sử và người thân của họ không hài lòng. Những điều tôi viết về Tổng Cục II chắc chắn Tướng Vịnh không hài lòng.
Trong số những người không hài lòng và trong số những cách xử sự của họ mà tôi biết, cách xử sự của Tướng Vịnh với tôi là vừa bản lĩnh, vừa "lính", vừa sâu xa, rất chính trị.
Tất nhiên tôi đánh giá Tướng Vịnh không chỉ trên những gì ông đối xử với mình. Tôi không ngại ngần khi nhận xét thẳng với ông, "anh phức tạp hơn rất nhiều những gì chúng tôi biết". Khi Tướng Vịnh bắt đầu viết, tôi nói, nếu Tướng Vịnh nói ra hết sự thật, lịch sử sẽ được bổ sung rất nhiều khoảng tối.
Trong cuốn, "Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng…" mới xuất bản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, phần III, phần do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chấp bút, có rất nhiều thông tin như thế.
Ông thẳng thắn : "Trong bối cảnh, tình hình mới đặt ra yêu cầu ‘tinh, gọn, mạnh’ thì cũng phải tiếp tục làm rõ những định hướng dài hạn... Ví dụ : Kháng chiến chống Mỹ, với khoảng 10 trường quân sự cung cấp đủ cán bộ cho cả một đội quân 1,5 triệu người, góp phần tạo nên sức mạnh của quân đội để đánh thắng. Trong khi đó, Quân đội vào thế kỷ XXI có tới hàng trăm trường, đồng nghĩa với hàng trăm bộ máy chỉ huy, hàng trăm doanh trại, hàng trăm dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật… thế mà vẫn mở thêm các trường, điều đó làm sao mà lý giải được".
Đặc biệt, chỉ ông, trong cuốn sách của Tổng bí thư, mới cho chúng ta biết :
"Hay như về vũ khí, trang bị, việc mua ngay một lúc 6 tàu ngầm kilo cũng không hoàn toàn là một phương án tối ưu, xét từ góc nhìn chung của quốc tế về hiệu quả khai thác, sử dụng cũng như khả năng răn đe. Có thể dẫn chứng, Australia là một quốc đảo, nhưng thời gian đầu họ cũng chỉ thuê một tàu ngầm 20 năm để sử dụng thử nghiệm, sau đó mới tính chuyện mua bán. Cho nên, việc Việt Nam mua một lúc 6 tàu ngầm thì họ đánh giá là : To gan nhất thế giới, thích là mua, vừa tốn ngân sách, vừa lo bảo đảm kỹ thuật, vừa không thiết thực".
Ông còn hai cuốn sách, theo ông Bình Ca, đã viết mà chưa xuất bản.
Câu chuyện "mua 10 tỷ đô la vũ khí, khí tài" này diễn ra trong nhiệm kỳ X [trước 2011], khi mà Tướng Vịnh vừa thấy "tự hào vừa băn khoăn, trăn trở sâu xa", sự trăn trở của một người nghiên cứu "Chiến lược quốc phòng Việt Nam". Khi mà, theo ông, "Có lẽ bộ trưởng Phùng Quang Thanh chưa nhận thấy tính cập thiết của Văn kiện ‘Chiến lược quốc phòng Việt Nam’, nên không mặn mà với ý tưởng này".
Phải tới nhiệm kỳ XI, sau cuộc gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng [diễn ra ngày 22/11/2012] sau "13 câu hỏi của Tổng Bí thư", nhiều quyết định mới được đặt ra trên nền tảng tư duy chiến lược.
Trước và sau chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Việt Nam vừa qua, nhiều người làm việc "inside" của cả hai bên đều có nhắc đến vai trò của Tướng Vịnh trong cả một tiến trình dài xử lý các vấn đề gai góc liên quan đến quan hệ Việt - Mỹ.
Tướng Vịnh với Patrick Leahy, Thượng nghị sĩ Mỹ.
Tôi vẫn giữ suy nghĩ, "Tướng Vịnh phức tạp hơn những gì chúng ta biết". Nhưng, với những gì chúng ta biết thì ông rõ ràng là một chính trị gia có tài. Trong phần lớn những nhà lãnh đạo "đồng triều", ông không chỉ nổi tiếng hơn mà thực sự nổi bật hơn. Cả sự hiểu biết về thời cuộc, tư duy chiến lược và kỹ năng chính trị, Thượng tướng Nguyễn Chị Vịnh có những tố chất mà nhiều người ngang ông và cả trên ông không có.
Tôi không bất ngờ về tin, nửa đêm qua ông mất.
Hôm 5/7/2023, tôi lặng lẽ tham quan bảo tàng Nguyễn Chí Thanh. Tôi đi rồi ông mới biết nên điện thoại đề nghị tôi quay lại. Hôm ấy ông ngồi xe lăn, không để cho tôi có một giây hỏi thăm sức khỏe, ông đề nghị tôi nhận xét về Bảo tàng và nói rất say sưa về các vấn đề lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh, Lê Duẩn…, những chuyến đi Trung Quốc và những quyết định về "sử dụng bạo lực ở miền Nam" có cha ông, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, can dự. Sau chừng 30 phút thì ông kêu mệt, xin lên phòng nghỉ.
Trong số con cái của các nhà lãnh đạo cộng sản thuộc thế hệ "khai chế độ", Nguyễn Chí Vịnh cho thấy ông là người tài năng hơn và thành công hơn.
Hôm uống rượu say túy lúy ở Chèm, tôi nói với ông, Trong lớp học ở Trường Chuyên gia Quân sự 481 năm 1983 của tôi, có rất nhiều bạn từ Đại học Công an Vũ trang [nay là Học viện Biên phòng] được điều sang Cục II. Tôi rất muốn biết bây giờ họ ra sao. Ông nói, "Để hôm nào tôi gọi chúng nó tới đây uống rượu, có thằng giờ là tướng đấy".
Như vậy là cuộc gặp mà tôi chờ đợi ấy đã không còn có thể xảy ra và tôi và ông cũng không còn cơ hội để nói chuyện với nhau về "Cuộc chiến CPC của chúng ta" như ông đề nghị nữa.
Nguyễn Chí Vịnh "rụng", hình ảnh về một phiên bản Trần Đại Quang 3.0 đang lộ diện ?
Trà My, Thoibao.de, 03/09/2023
Từ tháng trước, cộng đồng mạng đã rộ lên đồn ông Nguyễn Chí Vịnh dính bệnh lạ và sức khỏe đang yếu. Tin đồn cho biết, có khả năng vì ông Vịnh "biết quá nhiều" mà ông phải ngã bệnh. Ông Nguyễn Chí Vịnh được tin ngã bệnh sau ông Lê Văn Thành. Thông tin như thế nhưng không có một hình ảnh nào chứng minh.
Mới đây, cộng đồng mạng lại truyền nhau tấm hình ông Nguyễn Chí Vịnh trông rất khác lạ. Đầu tóc của ông rụng gần hết, chỉ còn lưa thưa một vài sợi. Khuôn mặt nhợt nhạt thiếu sức sống, nhìn ông giống như người đang được xạ trị vậy, cho nên, lời đồn về việc ông Nguyễn Chí Vịnh ngã bệnh là có thể đáng tin.
Trong chương trình thời sự của VTV1 buổi 19g tối 31/8, hàng chục triệu khán giả đã chứng kiến, Nguyễn Chí Vịnh xuất hiện.
Ngày 31/8 vừa qua, tờ báo Vietnamnet có đăng bài "Cuộc đời thứ ba và cái "Đạo" trong nghề tình báo qua cuốn sách của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh", ca ngợi ông Nguyễn Chí Vịnh. Những hình ảnh trong tờ báo toàn là hình ảnh cũ, không hề có ảnh mới về ông Vịnh.
Trước khi ông Trần Đại Quang mất, ông cũng xuất hiện trên truyền hình với ảnh rất thiếu sức sống. Không biết người ta bơm cho ông Quang thuốc gì, mà ông Quang làm việc cho đến ngày 20/9/2018, tức là đến trước ngày ông chết chỉ có một ngày ?
Cụ thể như sau, trong hai ngày 18-19/9/2018, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị để cho ý kiến về các đề án chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII). Lúc đó, ông Trần Đại Quang còn tham dự. Tiếp tục, chiều ngày 19/9/2018, ông Quang tiếp Trưởng đoàn các Cơ quan Kiểm toán tối cao Châu Á, nhân dịp tham dự Đại hội Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI) lần thứ 14, và sau đó là tiếp ông Chu Cường, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Trung Quốc thăm và làm việc tại Việt Nam. Đến ngày 20/9/2018, ông Trần Đại Quang còn ký tên vào thư chúc tết Trung thu. Vậy mà, qua ngày 21/9/2018 thì ông Quang đã qua đời.
Việc ông Nguyễn Chí Vịnh với khuôn mặt nhợt nhạt thiếu sức sống, được đưa lên truyền hình, làm cho nhiều người ví von rằng, ông Nguyễn Chí Vịnh cũng giống như trường hợp của ông Trần Đại Quang. Có lẽ, ông Vịnh là Trần Đại Quang 3.0. Bởi vì Trần Đại Quang 2.0 là ông Lê Văn Thành.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại lễ đón Tổng thống Hàn Quốc tại Hà Nội tháng 3/2018. Ảnh : Giang Huy.
Câu chuyện về ông Phó Thủ tướng Lê Văn Thành dính "bệnh lạ" và qua đời mới vừa lắng xuống, thì giờ lại nổi lên ông Nguyễn Chí Vịnh. Ông Vịnh là một tướng về hưu, lẽ ra, ông đã hạ cánh an toàn. Nhưng xem ra, dù ông đã hạ cánh mà rủi ro vẫn ập đến.
Giai đoạn 2002 – 2009, khi còn là Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2, ông Nguyễn Chí Vịnh được xem là ông vua một cõi. Là người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội, ông Vịnh không những nắm bí mật quốc gia, mà ông còn nắm giữ nhiều chuyện thâm cung bí sử của các đồng chí trong Trung ương Đảng, mà đặc biệt là Bộ Chính trị. Người nắm được nhiều thông tin nhất, thì kẻ đó là mạnh nhất.
Năm 2009, Nguyễn Chí Vịnh rời "tổ kén" Tổng Cục 2, làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Mục đích của Nguyễn Chí Vịnh là muốn lên làm Bộ trưởng. Tuy nhiên, năm 2016 ông Vịnh thất bại trước Ngô Xuân Lịch. Rồi đến năm 2021 lại thất bại trước Phan Văn Giang. Sau đó thì ông về vườn. Hầu hết, quan chức về vườn là xem như "hổ bị bẻ nanh", nên không ai triệt hạ nữa. Tuy nhiên, với trường hợp người từng đứng đầu cơ quan tình báo quân đội thì khác, về vườn rồi cũng không được yên, bởi ông ta biết quá nhiều. Hình ảnh của Nguyễn Chí Vịnh hôm nay cho thấy, khả năng ông Vịnh sẽ là nhân vật tiếp theo phải ra đi, sau ông Lê Văn Thành.
Từ cổ chí kim, làm chính trị là bất chấp thủ đoạn. Một chế độ mà càng đề cao sự minh bạch, thì càng an toàn đối với người làm chính trị. Bởi nếu sử dụng những thủ đoạn bẩn thỉu thì rất dễ bị phơi ra ánh sáng, nên ai cũng sợ mà phải tuân thủ luật chơi dân chủ. Còn với chế độ độc tài thì khác, chế độ này giấu giấu diếm diếm, nên những người làm chính trị có thể bất chấp thủ đoạn để triệt hạ nhau. Đó là lý do vì sao những năm gần đây, quan chức cấp cao ngã bệnh và chết bất thường xảy ra thường xuyên. Các quan chức Cộng sản bảo vệ thể chế, này thì có ngày, họ cũng bị nó nghiền nát theo cách dã man nhất.
Trà My
***************************
Trà My, Thoibao.de, 03/09/2023
Chuyện Tướng Nguyễn Chí Vịnh đang bệnh nặng đã được loan truyền trên mạng xã hội cách đây không lâu. Dù đã được các đồng niên của Nguyễn Chí Vịnh thuở học ở trường Trỗi – tức Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi – ở Quá Tử Sơn, vùng đông bắc thành phố Quế Lâm, Trung Quốc, xác nhận chính thức, xong, dư luận vẫn chưa tin, vẫn cho rằng, đó là tin mang màu sắc của thuyết âm mưu.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh lúc còn đương thời. Ảnh: Lê Anh Dũng
Bởi họ nghĩ, Tướng Vịnh năm nay mới ở tuổi 66 tuổi, là con của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, một công thần của chế độ, vả lại, cả đời ăn sung mặc sướng, thì sức khỏe phải rất tốt. Nên nghe tin Vịnh mắc bệnh, ai cũng nghĩ, cũng bệnh thường thôi. Họ không tin rằng, lâu nay "tin đồn không chồn cũng cáo".
Bất ngờ, trong chương trình thời sự của VTV1 buổi 19g tối 31/8, hàng chục triệu khán giả đã chứng kiến, Nguyễn Chí Vịnh xuất hiện. Trong phóng sự này của VTV1, ông Vịnh ca ngợi cuốn sách nhan đề "Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương, mới xuất bản.
Và số đông khán giả đều bị sốc, họ sốc thực sự, khi thấy Tướng Vịnh hốc hác, gần như hết sạch tóc, và gương mặt đầy dấu ấn của việc xạ trị ung thư. Khác hẳn so với vừa mới hôm nào, Nguyễn Chí Vịnh còn rất phong độ, oai phong, nói năng hùng dũng, đúng phong thái của một ông Thượng tướng.
Người ta đi từ bất ngờ đến ngạc nhiên, khi Tướng Vịnh, trong một thể trạng tồi tệ của một bệnh nhân đang điều trị ung thư, vậy tại sao lại xuất hiện trên truyền hình để ca ngợi ông Trọng làm gì ?
Nhìn ông Vịnh trong tình trạng sức khỏe suy sụp đáng lo như vậy, bạn bè, người thân của Tướng Vịnh bức xúc nói, "Chết đến đít rồi phỏng vấn cái nỗi gì. Đúng là điên !".
Những ngày cuối đời, Tướng Vịnh đã lobby Đài Truyền hình Việt Nam, để xuất hiện trong chương trình giờ vàng
Song giới thạo tin thì đánh giá, Tướng Vịnh biết cuộc sống của bản thân không thể kéo dài, nên chơi sách kế "chỉ tang mạ hòe" – (Chỉ cây dâu, mắng cây hòe), là một trong ba mươi sáu kế sách trong binh thư của Trung Quốc.
Nói thẳng là, những ngày cuối đời, Tướng Vịnh đã lobby Đài Truyền hình Việt Nam, để xuất hiện trong chương trình giờ vàng, và gián tiếp tố cáo với công luận rằng, thể trạng sức khỏe như mọi người đang thấy, có liên quan đến người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương.
Theo lý lịch trích ngang, Nguyễn Chí Vịnh (sinh ngày 15/5/1957) là sĩ quan cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, quân hàm Thượng tướng. Nguyễn Chí Vịnh là con trai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, một trong những khai quốc công thần của chế độ.
Nguyễn Chí Thanh là cánh tay phải của Lê Duẩn, với chủ trương giải phóng miền Nam bằng bạo lực, trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam 1954 – 1975.
Nguyễn Chí Vịnh, con trai duy nhất của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, là một trong những hạt giống đỏ của thế hệ đầu tiên. Tướng Vịnh đặc biệt gắn bó với những lãnh đạo cùng thế hệ với cha mình, như Lê Đức Anh, Tố Hữu và được trùm mật vụ Lê Đức Thọ – cựu Trưởng ban Tổ chức Trung ương – đã dày công chăm sóc.
Không chỉ vậy, Nguyễn Chí Vịnh còn là con rể Trung tướng Đặng Vũ Chính, tức Đặng Văn Trung, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục 2, Tổng cục tình báo, Bộ Quốc phòng.
Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Chí Vịnh trải qua chức vụ Thượng tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam phụ trách đối ngoại và tình báo.
Trong Đảng cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa XI, XII, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương. Ông từng giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục 2, chịu trách nhiệm lãnh đạo công tác tình báo quân đội trong vòng gần 8 năm, từ 2002 đến 2009.
Giới thạo tin từng đánh giá, với một bề dày phi thường về mối quan hệ với giới chức lãnh đạo cao nhất, kể từ đời đầu của chế độ hiện nay, có nhiều hy vọng về triển vọng Nguyễn Chí Vịnh sẽ trở thành Tổng bí thư thế hệ 5X.
Vậy mà, bất ngờ, với quan điểm về vấn đề trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Quân đội Nhân dân Việt Nam, trái ngược với quan điểm dựa hẳn vào Trung Quốc để bảo vệ chế độ, theo phương châm "Trung Quốc còn thì Việt Nam còn, bạn (tức Trung quốc) có lấy vài ba hòn đảo của ta (tức Việt nam) thì rồi họ sẽ trả lại". Đó là quan điểm giống hệt như lãnh đạo Cộng sản miền Bắc, khi nói về sự kiện hải quân Trung Cộng đánh chiếm bất hợp pháp Quần đảo Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng Hòa năm 1974.
Điều mà trong 2 bài phỏng vấn Tướng Nguyễn Chí Vịnh trên báo Dân Trí của nhà báo Tô Lan Hương, đó là, bài "Lời hứa không thể thực hiện được của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh", và bài "Lời hứa nuôi Nguyễn Chí Vịnh nên người của các ủy viên Bộ Chính trị".
Cha của Tướng Vịnh, ông Nguyễn Chí Thanh, vốn là một nhân vật thân Trung Quốc, giống như ông Hồ Chí Minh. Dư luận cho rằng, Nguyễn Chí Vịnh cũng chịu ảnh hưởng của cha – cũng thân Trung Quốc – nhưng thân nửa vời, không theo quan điểm dựa hẳn vào Trung Quốc như Tổng Trọng. Hơn nữa, Tướng Vịnh có quan điểm trái ngược với với ông Trọng, không muốn làm nô lệ cho giặc Tàu. Nên Nguyễn Chí Vịnh mắc "bệnh lạ" như Trần Đại Quang thì có gì là lạ đâu.
Nhưng kẻ nào gây thù chuốc oán với Nguyễn Chí Vịnh, chắc chắn ngày tận số sẽ không còn xa.
Trà My
Tướng Vịnh nói bài học mà Việt Nam rút ra được từ cuộc chiến Nga – Ukraine là không tham gia vào "trò chơi quyền lực" của các nước lớn.
Tổng thống Nga Putin và Bộ trưởng quốc phòng Shoigu. Ảnh : Sputnik.
Dù chính quyền Hà Nội luôn bỏ phiếu trắng trong xung đột Nga – Ukraine, một tướng của Việt Nam vừa tuyên bố rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin ắt sẽ thua trong cuộc đối đầu với nước láng giềng từng cùng nằm trong Liên Xô cũ vì không có chính nghĩa.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, người về hưu hồi cuối năm 2021 khi là thứ trưởng quốc phòng,nói với truyền hình VTC hôm 23/2, một ngày trước kỷ niệm một năm cuộc chiến :
"[Dù] anh có đúng đi chăng nữa, dù anh bị sức ép thế nào đi chăng nữa, dù anh về mặt tình cảm, về mặt lý trí anh có bị phản bội thế nào đi chăng nữa, nhưng anh giải quyết vấn đề bằng chiến tranh, nhất là đưa quân sang một nước khác là điều tối kỵ, là điều không bao giờ được chấp nhận.
"Rõ ràng chúng ta thấy rằng là một nước Nga sống ở trong bối cảnh Châu Âu như vậy, một nước Nga không đáng để bị bao vây cấm vận như là phương Tây đã làm, cũng không đáng để những hành động thù địch của những nước lân cận đối với nước Nga như vậy, trong đó có cả Ukraina.
"Nhưng để giải quyết vấn đề đấy mà anh dùng chiến tranh, anh lại đưa quân sang một nước khác, một quốc gia khác là điều không thể chấp nhận và kết cục của cái việc ấy sẽ là thất bại. Đúng một năm trước tôi nói có thể có thắng lợi về quân sự nhưng mà rất mong manh. Nhưng chắc chắn không có thắng lợi về chính trị. Mà chính trị chúng ta đều biết là kết quả nối dài của quân sự. Nếu đánh thắng về quân sự mà thất bại về chính trị thì đánh để làm gì ? Đó là chưa kể cho tới bây giờ có thắng về quân sự đâu".
Tướng Vịnh cũng nói rằng lý do Nga sẽ không thắng Ukraine, cũng giống như Hoa Kỳ từng phải rút khỏi Việt Nam, là vì chính nghĩa không ở bên ông Putin và quân đội của ông. Ông Vịnh nói bất kể chiến tranh có kéo dài bao lâu, Ukraine sẽ chiến thắng vì họ bảo vệ đất nước của chính họ chứ không đưa quân đi xâm lược nước khác.
Sự cả quyết và kiên cường của Ukraine không những gây ngạc nhiên cho Nga, nước gây chiến, mà cả các nước lúc đầu đứng ngoài vì nghĩ rằng Tổng thống Volodymyr Zekensky khó có thể trụ được trước sức mạnh quân sự của Nga hồi tháng Hai năm ngoái. Sự sa lầy của Nga trong năm qua đã khiến phương Tây đổ nhiều tỷ đô la vũ khí giúp Ukraine cầm chân Nga sang tháng thứ 13. Ông Putin vẫn kiên quyết gọi những gì xảy ra trong hơn một năm qua là "chiến dịch quân sự đặc biệt" và những ai dám gọi đó là "cuộc chiến" ở Nga có thể bị bỏ tù. Mặc dù chỉ coi đó là chiến dịch nhưng tổng thống Nga đã buộc phải ra lệnh tổng động viên để có thêm hàng trăm ngàn lính bổ sung cho quân đội.
Hà Nội vẫn tiếp tục giữ quan hệ bình thường với cả Nga và Ukraine, thậm chí giữ nguyên lịch thăm viếng Nga của các đoàn cấp nhà nước ngay sau khi chiến sự xảy ra hồi cuối tháng Hai năm 2022. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng từ chối lên án Nga có hành động xâm lược nước khác và phá vỡ hòa bình trên thế giới bất chấp sự thúc giục từ Ukraine và nhiều nước khác.
Tướng Vịnh nói bài học mà Việt Nam rút ra được từ cuộc chiến Nga – Ukraine là không tham gia vào "trò chơi quyền lực" của các nước lớn. Ông Vịnh cũng nói chiến lược của Hoa Kỳ từ trước tới nay vẫn là kiềm chế để Nga không bao giờ có cơ hội thách thức Washington như Liên Xô trước đây. Vị tướng nói thêm việc Nga gây chiến đã khiến Hoa Kỳ củng cố vị trí lãnh đạo thế giới và khiến NATO có thêm lý do để khẳng định sự tồn tại của mình trong một thế giới mà trước đó người ta coi hòa bình là tất yếu. Theo ông Vịnh, Nga cũng đã khiến các nước trong NATO tự nguyện tăng ngân sách quân sự mà không cần tới Hoa Kỳ thúc ép.
Kỷ niệm một năm cuộc chiến Nga – Ukraine diễn ra đúng một tuần sau kỷ niệm 44 năm Cuộc chiến Biên giới giữa Việt Nam và láng giềng Trung Quốc vốn bắt đầu hôm 17/2/1979. Báo Nhân Dânchỉ đăng lại những hình ảnh xưa cũ kèm dòng giới thiệu "44 năm đã trôi qua, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc để thêm một lần nữa khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam - Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Chính quyền Việt Nam không muốn kỷ niệm đậm cuộc chiến với nước láng giềng khổng lồ dù từng ghi vào Hiến pháp rằng Trung Quốc là "kẻ thù truyền kiếp". Họ thậm chí cònngăn cả người dân tổ chức tưởng niệm.
Bản thân tướng Vịnh thừa nhận thời điểm ông tới Campuchia làm quân báo ông "đã có năng lực gì đâu" và "sự sắp đặt vô tình đầy thiện chí" của các "đồng chí" của cha ông, vị tướng chính trị đầu tiên của Việt Nam...
Tướng Nguyễn Chí Vịnh thời còn tại chức. (Screenshot of Ministry of Defense portal)
Dạo này Facebook của tôi hơi vắng tin chính trị, phần vì những người bạn Facebook như Nguyễn Lân Thắng, Huỳnh Thục Vy và Đoan Trang đều đang bị giam cầm còn nhiều người khác nhìn gương họ cũng hết dám viết. Ngoài ra bản thân Facebook dường như cũng hạn chế độ lan tỏa của tin chính trị.
Tình cờ thế nào tôi đọc đượcchia sẻ của nhà báo Tô Lan Hương về chuyện cuộc phỏng vấn mới nhất của cô với tướng Nguyễn Chí Vịnh cho trang Dân Trí suýt đã không được đăng "vì nhiều băn khoăn" của vị thượng tướng. Cuối cùngbài cũng lên trang nhưng bị cắt chừng một nửa.
Nhà báo này cũng kể về một lần phỏng vấn hồi năm ngoái với tướng Vịnh mà cuối cùng bài đã được đăng trên trang VnExpress dù vẫn bị cắt nhưng không tới mức như bản thảo đầu tiên. Tô Lan Hương viết bản thảo bị chính tướng Vịnh sửa đi nhiều tới mức cô quyết định bay từ Sài Gòn ra Hà Nội để "đàm phán" và khi tới sân bay "đọc bản thảo bị cắt mà bần thần cả người, nên dù check-in trước giờ bay [hai] tiếng và ngồi ngay cửa boarding, mình vẫn không biết máy bay bay lúc nào". Cô nói sau đó cô phải mua lại vé để bay ra và chi phí của chuyến đi bằng với nhuận bút tám triệu được VnExpress trả cho bài được đăng.
Quả cô là phóng viên hiếm có ở một nước có cách hành xử cũng hiếm thấy. Khi tôi còn là phóng viên của BBC, chúng tôi không bao giờ gửi bản thảo cho người phỏng vấn bao giờ. Có lần tôiphỏng vấn tướng Lê Minh Đảo, người ở phía bên kia chiến tuyến trong Cuộc chiến Việt Nam, chỉ lúc đăng lên ông mới được đọc và ông có yêu cầu bỏ ảnh có người vợ thứ hai của ông xuống nhưng tuyệt nhiên không yêu cầu sửa một chữ nào về nội dung. Đương nhiên có một số chi tiết ông nói chuyện lúc ăn tối và nằm ngoàiphỏng vấn nên tôi không đưa vào bài viết. Các nhà báo của BBC và của các hãng tin phương Tây hoàn toàn tôn trọng những gì người ta nói chỉ để nhà báo biết chứ không để đưa tin. Nhưng chuyện gửi bài cho người được phỏng vấn đọc tôi không nghĩ nhà báo nào được học hành đến nơi đến chốn lại nghĩ tới chuyện đó chứ chưa nói tới làm. Hiện tôi dạy các sinh viên báo chí ở Đại học Goldsmiths, University of London và tháng Chín tới cả ở Đại học Đông London (University of East London) ; chúng tôi luôn dạy sinh viên không được cho ai xem bản thảo trừ những người có trách nhiệm biên tập.
Còn chuyện những người như tướng Vịnh tự bỏ đi tới 50% những gì mình nói vì sợ đụng chạm không có gì đáng ngạc nhiên. Trong một chế độ sẵn sàng kết án cả chục năm tù đối với những người dám nói thật, tâm lý sợ hãi như tấm chăn trùm lên cả xã hội và thậm chí lan cả ra những người đã không còn ở trong xã hội đó nhưng lại vẫn còn những mối dây liên hệ mà nhà cầm quyền có thể dùng để tác động.
Những gì còn lại
Vậybài của nhà báo Tô Lan Hương được Dân Trí mới đăng về tướng Vịnh còn đọng lại những gì sau quá trình tự kiểm duyệt của người được phỏng vấn ?
Cá nhân tôi nghĩ bài viết vẫn đáng đọc nhưng không có điều gì gây sửng sốt hay đáng ngạc nhiên.
Nó cũng cho thấy tướng Vịnh là một ví dụ sinh động của thực trạng 5C, hay "con cháu các cụ cả", vốn bắt đầu từ hàng chục năm về trước. Hãy nghe chính vị tướng trả lời câu hỏi vì sao ông chọn ngành tình báo :
"Không phải tôi chọn, mà là những người đồng chí của ba tôi [Đại tướng Nguyễn Chí Thanh] như bác Sáu Thọ [Lê Đức Thọ], chú Văn Tiến Dũng, chú Sáu Nam [Lê Đức Anh] chọn cho tôi. Lý do vì cơ quan tình báo quan hệ ở Campuchia [nơi ông Vịnh, khi đó là Trung úy tới nhận nhiệm vụ] là một đơn vị quân đội tuyệt đối đáng tin cậy. Những người chỉ huy tình báo ở đó như ông Tư Văn, ông Vũ Chính (Bố vợ tôi sau này) là những người vô cùng tốt, lại uyên bác, trung thành và nghiêm khắc. Các ông gửi tôi vào đó với vì tin ở đó, ông Ba Quốc sẽ dìu dắt tôi, sẽ không bao giờ bỏ rơi tôi, cũng sẽ nghiêm khắc rèn rũa tôi, chứ nói công bằng thì lúc đó tôi đã có năng lực gì đâu mà bảo là nhìn ra năng lực để mà lựa chọn.
"Chính sự gửi gắm mang tính chất "tương đối an toàn" của các chú đã tạo cho tôi một cơ may, cho tôi vào môi trường được tiếp cận với đầy ắp thông tin, khiến tôi cảm thấy mình như cá gặp nước. Nên nói tôi chọn nghề cũng không phải, nói nghề chọn tôi càng không phải. Chính là sự sắp đặt vô tình đầy thiện chí và quan tâm của các ông đã cho tôi cơ may có một sự nghiệp như bây giờ".
Bản thân tướng Vịnh thừa nhận thời điểm ông tới Campuchia làm quân báo ông "đã có năng lực gì đâu" và "sự sắp đặt vô tình đầy thiện chí" của các "đồng chí" của cha ông, vị tướng chính trị đầu tiên của Việt Nam, đã góp phần khiến ông có sự nghiệp như về sau này. Đương nhiên ở Việt Nam vào thời điểm đó có biết bao trung úy của chế độ cộng sản và cả cựu trung úy của Việt Nam Cộng Hòa trước đây nhưng mấy ai được "sắp đặt vô tình đầy thiện chí" như ông Vịnh.
Sự sắp đặt đó ắt hẳn mang lại sự hàm ơn và cả sự e ngại, mà cũng có thể là sợ hãi, khi động chạm tới những nhân vật quyền uy hay một thời quyền uy của chế độ cộng sản. Trong một chế độ mà ngay cả thượng tướng cũng không đủ sự dũng mãnh để nói thẳng, nói thật, chế độ đó chân đã bước vào thế kỷ 21 nhưng trình độ và sự nhạy bén lại chỉ tương xứng với thế kỷ 20. Cụ thể ở thập niên nào tuỳ quý vị đánh giá.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 25/08/2022
Tô Lan Hương : Phụ trách đối ngoại quốc phòng hơn 10 năm, ông đối diện và ứng xử thế nào với định kiến về sự lép vế của một nước nhỏ với các nước lớn ?
Nguyễn Chí Vịnh : Với tôi, trong quan hệ quốc tế cần khiêm tốn, nhưng quan trọng hơn là tự tin. Điều gì có thể nhịn thì nhịn, nhưng nếu động vào điểm mấu chốt : độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì không bao giờ tôi nhịn. Khi tiếp xúc với bạn bè thế giới, chưa bao giờ tôi có cảm giác tự ti Việt Nam là một nước nhỏ, chưa bao giờ tôi nghĩ chúng ta phải ngước lên nhìn ai cả. Và trong thực tế tôi cũng cảm nhận được sự tôn trọng của quốc tế với đất nước ta.
Có nhiều lý do để tự hào, tự tin về đất nước mình, nhưng lý do quan trọng nhất là dân tộc ta có lịch sử hào hùng, phải trả bằng bao nhiêu xương máu của các thế hệ đi trước. Cơ đồ hôm nay được xây đắp trên quá khứ hào hùng ấy. Đừng bao giờ nghĩ rằng ngồi với người Mỹ thì không nên nhắc tới chiến tranh Việt Nam, không nhắc tới chiến thắng của dân tộc ta. Mỗi khi gặp mặt, tôi hay kể cho các tướng lĩnh Mỹ nghe về chiến tranh Việt Nam, về những người lãnh đạo, tướng lĩnh của Việt Nam, về những hy sinh của nhân dân, bộ đội Việt Nam. Họ yên lặng lắng nghe và nhiều lần đề nghị : "Ông hãy nói tiếp nữa đi - về những gì các ông đã trải qua, và nhờ những gì mà các ông thắng chúng tôi ;". Trong tiếp xúc đối ngoại, những vấn đề của hôm nay luôn phải gắn với bài học lịch sử, đặc biệt là với những quốc gia đã có "duyên nợ" với Việt Nam trong quá khứ. Trong những lần nói chuyện như thế, tôi thấy rằng sức thuyết phục, lý lẽ của Việt Nam đều được thừa nhận, mặc dù trong thâm tâm họ có thể không hài lòng.
Tô Lan Hương : Ông vừa nhắc đến các "quốc gia duyên nợ" với Việt Nam. Nguyên tắc ứng xử của ông với các quốc gia này là gì ?
Nguyễn Chí Vịnh : Chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt và đã giành những chiến thắng vĩ đại. Nhưng vĩ đại hơn nữa là cách chúng ta ứng xử sau chiến tranh. Điều ấy sẽ định vị hình ảnh một Việt Nam chiến thắng văn minh và yêu hòa bình.
Người Mỹ thường hỏi tôi sao quan hệ Việt Nam - Cuba tốt đến như thế ; Tôi trả lời : "Chúng tôi quan hệ máu thịt với Cuba. Ngoài tình cảm truyền thống giữa hai nước, Việt Nam còn muốn thế giới thấy chúng tôi không bao giờ bỏ bạn. Các ông có thể không thích, nhưng chắc các ông cũng mong có được những người bạn thủy chung như thế".
Bạn biết đấy, đừng tưởng lờ Cuba đi mà người Mỹ sẽ tốt với chúng ta. Đừng tưởng căng với Trung Quốc sẽ lấy được lòng người Mỹ. Cũng đừng tưởng đóng cửa với Mỹ thì Trung Quốc sẽ nhẹ giọng với mình.
Dùng chính những bài học lịch sử trong mối quan hệ với các quốc gia khác để làm Đối ngoại là cách mà Việt Nam lựa chọn. Có lần ông Thượng nghị sĩ Leahy, Chủ tịch Thượng viện Mỹ nói với tôi : "Trong quan hệ Việt Mỹ, khó nhất và nhạy cảm nhất là việc khắc phục hậu quả chiến tranh. Nhưng kỳ diệu thay, đến bây giờ lại trở thành một trong những lĩnh vực hiệu quả nhất và đem lại nhiều cảm hứng nhất để thúc đẩy quan hệ Việt Mỹ".
Trong quan hệ với Trung Quốc cũng vậy, chưa bao giờ ta né tránh nói về cuộc chiến tranh biên giới, hay những điểm đen trong lịch sử quan hệ hai nước. Có điều là chúng ta nói để những điều đó đừng lặp lại, thì sẽ tốt cho cả hai phía. Và ngay vấn đề ngày hôm nay là Biển Đông, chúng ta cũng phải lấy bài học lịch sử ấy để xem xét mà xử lý. Mọi vấn đề dù khó khăn nhất, nếu chúng ta biết nhận thức đâu là lợi ích chính đáng, đích thực, thì cả hai phía sẽ tìm được con đường giải quyết mà không phải động binh đao.
Tô Lan Hương : Dù là thời chiến hay thời bình, nhiệm vụ tối cao của người lính là bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền đất nước. Biên giới đất liền đã coi là tạm yên, nhưng bao giờ người Việt Nam có thể yên lòng khi nghĩ về Biển Đông ?
Nguyễn Chí Vịnh : Chúng ta luôn nhận thức đầy đủ thách thức về an ninh của mình trên Biển Đông. Nó có thể xâm hại chủ quyền lãnh thổ và dẫn đến xung đột. Đây là những nguy cơ lớn nhất và đang hiện hữu. Cho nên người Việt Nam từ trẻ đến già, ai cũng lo lắng về Biển Đông. Đó là điều dễ hiểu.
Nhìn một cách hình thức, có thể thấy Trung Quốc rất mạnh và đã làm nhiều việc trên Biển Đông. Quyết tâm, tham vọng của họ ngày càng lớn. Chưa kể, họ vô cùng kiên trì để dần dần đạt được tham vọng chủ quyền của mình. Họ không e ngại dư luận nên khó có thể nói không lo lắng. Cả thế giới lo chứ không riêng chúng ta.
Có hai việc cơ bản, quan trọng nhất, để hình thành cách ứng xử trên Biển Đông. Một là, chúng ta phải khẳng định chủ quyền. Không bao giờ chúng ta được mơ hồ về điều đó, không bao giờ được quên điều đó, không bao giờ được buông điều đó. Hai là, phải tin rằng chúng ta sẽ bảo vệ được chủ quyền đất nước. Trong đó quan trọng nhất là tự tin - tin vào lòng dân, tin vào đường lối, cách ứng xử của Đảng và nhà nước, trên cơ sở hội tụ ý chí của người dân.
Tô Lan Hương : Ngoài niềm tin, chúng ta phải làm gì để giữ được quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trên Biển Đông ?
Nguyễn Chí Vịnh : Trong cuộc đấu tranh này, việc xác định đầy đủ phạm vi chủ quyền của mình là vô cùng quan trọng. Chúng ta phải pháp lý hóa những gì chúng ta tuyên bố, những đảo, đá nào chúng ta có chủ quyền, thềm lục địa của chúng ta đến đâu... Dựa trên cơ sở đó, chúng ta phải giữ cho bằng được 21 điểm đảo, 33 điểm đóng quân và các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam tại Trường Sa. Chúng ta cũng kiên trì đấu tranh cho chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, mặc dù đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, nhưng Việt Nam không bao giờ từ bỏ, và không được phép từ bỏ.
Chúng ta phải giữ bằng được quyền chủ quyền trên thềm lục địa 200 hải lý và làm cho tất cả các nước hiểu và tôn trọng quyết tâm sắt đá ấy. Chúng ta phải làm cho Trung Quốc và các nước khác tôn trọng, thực hiện luật pháp quốc tế khi hoạt động trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Duy trì và phát triển lao động hợp pháp của ngư dân, dầu khí, nghiên cứu biển, vận tải, du lịch...
Nếu xác định rõ ràng và quyết tâm như thế, thì tôi có thể trả lời câu hỏi của bạn : Thách thức là có thật, nhưng chúng ta sẽ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền trên Biển Đông. Và trên thực tế, hiện nay chúng ta vẫn đang giữ toàn vẹn chủ quyền trên biển đó chứ.
Tô Lan Hương : Nhưng chiến thuật của Trung Quốc ở biển Đông là lấn từng bước mà không cần đến các biện pháp quân sự. Họ áp dụng cách này không chỉ một lần trong lịch sử, và thực tế là nó đã hiệu quả. Ông đánh giá thế nào về thực tế này ?
Nguyễn Chí Vịnh : Sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông có thể ngày càng nhiều, nhưng bạn có thấy lá cờ đỏ sao vàng cũng đang hiện diện ngày càng dày đặc, thường xuyên, đa dạng trên Biển Đông không ? Các đảo ở Trường Sa của chúng ta ngày càng thêm xanh, thêm đông vui, thêm điện sáng suốt đêm như những ngọn hải đăng Việt Nam ở biển xa, với cuộc sống lao động ngày càng sôi động hơn. Các giàn khoan dầu khí, hoạt động thăm dò, nghiên cứu, bảo vệ môi trường biển, các đoàn tàu du lịch, vận tải biển của thế giới bình yên đi qua Biển Đông. Các chuyến tàu dân sự, quân sự, khoa học của các nước tấp nập đến với Việt Nam... Các ngư trường đánh cá của chúng ta ngày càng xa, ngày càng nhiều. Tất cả đều hợp pháp, phù hợp luật pháp quốc tế. Chúng ta không tranh giành, xâm lấn thêm của ai cả.
Hải quân Việt Nam cũng hiện diện rất chững chạc, tự tin, đàng hoàng và ngày càng nhiều hơn trên Biển Đông. Năm nay chúng ta diễn tập bắn đạn thật ở các đảo Trường Sa. Trong toàn bộ vùng biển Đông Nam Á, vùng biển Việt Nam là an toàn nhất, không có cướp biển, không có buôn người và đang được Cảnh sát Biển bảo vệ rất tốt. Đó là những cái mình làm mà chưa nói, bây giờ tôi nói. Lẽ nào đó không phải là lời khẳng định hùng hồn về chủ quyền của chúng ta.
Vừa qua chúng ta bàn luận nhiều đến sự hiện diện của tàu dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông. Sự quan tâm đó là hợp lý, vì hàng trăm con "tàu lạ" cứ đứng lỳ ra đó mà không làm gì thì cũng thật khó coi. Nhưng đánh giá việc đó như thế nào, bực tức ra sao là một chuyện, còn xử lý như thế nào lại là việc khác. Bộ Ngoại giao ta đã tuyên bố mạnh mẽ, rõ ràng, hải quân, cảnh sát biển nắm chắc tình hình, hiện diện ngay tại đó để bảo đảm rằng luật pháp Việt Nam và quốc tế sẽ được tuân thủ - nếu anh vi phạm luật pháp, tôi sẽ xử lý theo luật. Trong khi đó, các hoạt động lao động của ta trên biển vẫn tiến hành bình thường.
Tô Lan Hương : Vậy nguyên tắc giải quyết của Việt Nam trong tình huống này là gì ?
Nguyễn Chí Vịnh : Kiên quyết, kiên trì nhưng không manh động, không khiêu khích - đó là cách chúng ta đã làm, đang làm và sẽ làm. Có lần tôi gặp Thượng tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông ta nói : "Cái quan trọng nhất của cả Việt Nam và Trung Quốc, là hai bên đừng hành động quá tay hay tuyên bố quá lời". Tôi trả lời : "Tôi rất đồng tình với đồng chí, vì chúng tôi chưa bao giờ nói và làm quá giới hạn chính đáng cả".
Quan điểm các quốc gia có thể khác nhau, lợi ích cũng khác nhau và đôi khi mâu thuẫn. Năm 2011, sau vụ tàu Bình Minh bị cắt cáp, tôi sang gặp lãnh đạo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, khi hai bên đang tranh luận, ông ta nói : "Nếu tôi nói Trường Sa, Hoàng Sa không phải của Trung Quốc thì tôi không còn là người Trung Quốc. Nhưng tôi hiểu nếu đồng chí nói Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc thì đồng chí cũng không phải là người Việt Nam nữa. Chúng ta khác nhau và đó là lý do phải ngồi lại với nhau". Rõ ràng họ cũng thấy vấn đề, có điều mình phải kiên trì đấu tranh, thẳng thắn nhưng rất chân thành. Bên cạnh đó, phải luôn duy trì vấn đề này trên các diễn đàn quốc tế, không bao giờ để bất cứ ai bịt miệng. Ở Biển Đông, Việt Nam tự tin có cả chính nghĩa lẫn luật pháp. Đó là điểm mấu chốt, toàn cầu hóa, không phải quốc gia nào muốn làm gì thì làm, bất chấp cả đạo lý lẫn pháp lý được.
"Nếu thêm cho tôi một dollar xuất khẩu nông sản thì sẽ bớt áp lực đi một dollar để bảo vệ chủ quyền Biển Đông". Ảnh : Giang Huy.
Tô Lan Hương : Có lo ngại rằng, một số lãnh đạo có tâm lý ngại Trung Quốc, muốn dĩ hòa vi quý với họ, ông nghĩ sao ?
Nguyễn Chí Vịnh : Thật ra khi có một kẻ đe dọa chủ quyền nước mình thì không ai có thể yên tâm và vui lòng được. Tâm lý nghi ngờ của nhiều người Việt Nam, tôi hiểu, nó rất bình thường. Nhưng điều tôi thấy không bình thường là nhiều người không phân biệt được giữa làm thế nào để giữ chủ quyền với làm gì cho bõ ghét. Việc chúng ta phải làm là giữ nhà, và quan hệ thuận hòa với láng giềng, chứ không phải thoá mạ làm mất mặt họ. Thoá mạ giúp chúng ta sướng miệng, chứ không giữ được nhà, cũng không có yên ổn mà làm ăn.
Tôi khẳng định, không một ai ở đất nước này có suy nghĩ rời bỏ hoặc nhân nhượng về chủ quyền, đặc biệt là những nhà lãnh đạo. Nếu để mất Biển Đông thì quân đội Việt Nam, các nhà lãnh đạo sẽ có tội với đất nước, và cũng sẽ không yên với dân được. Trong quân đội, từ trên xuống dưới, đều coi Biển Đông là sống còn. Chủ quyền lãnh thổ là điều chúng ta tuyệt đối không bao giờ buông tay.
Người Việt Nam cần đặt lòng tin vào Đảng, Nhà nước trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Thêm vào đó, mỗi người chúng ta có thể có những hành động thiết thực hơn để giữ nhà mình, làm sao để đất nước phát triển, thật nhanh, thật vững chắc - đó chính là giải pháp quan trọng nhất để giữ chủ quyền. Tôi muốn chúng ta phải xử lý vấn đề với sự khôn ngoan và tỉnh táo tuyệt đối, đấu tranh giữ chủ quyền, nhưng đừng để mất hòa bình, đừng cản trở sự phát triển của đất nước.
Tôi từng nói : "Nếu thêm cho tôi một dollar xuất khẩu nông sản thì sẽ bớt áp lực đi một dollar để bảo vệ chủ quyền Biển Đông". Đất nước phát triển, biên cương càng vững chắc. Mà phát triển không phải là để đổ tiền mua vũ khí. Trái lại, Trường Sa phải giàu lên để đất nước ngày càng giàu mạnh. Đó chính là giữ nhà. Đừng để những vụ tham ô, tham nhũng bào mòn lòng tin và sức mạnh quốc gia, đó là giữ nhà. Đừng vì yêu ghét mà không nắm bắt, tận dụng cơ hội phát triển của Trung Quốc để Việt Nam cùng phát triển. Đó là giữ nhà. Mỗi người dân hãy cùng đóng góp phát triển, xây dựng kinh tế, để đất nước hùng mạnh. Đó chính là giữ nhà.
Tô Lan Hương thực hiện
Nguồn : VnExpress, 01/06/2021
Tướng Nguyễn Chí Vịnh vừa sang Hoa Kỳ dự cuộc đối thoại quốc phòng Việt - Mỹ, với một số thỏa thuận nhằm tăng cường khả năng bảo vệ vùng ven biển Việt Nam, trao đổi kinh nghiệm trong huấn luyện, diễn tập chung, phía Mỹ giúp cho Việt Nam tẩy trừ chất Dioxin ở quanh sân bay Biên Hòa, tiếp theo việc hoàn thành việc tẩy trừ quanh sân bay Đà Nẵng.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trao lại một số kỷ vật của Thượng nghị sĩ John McCain trong thời gian ông bị giam tạiHora Ló, Hà Nội, Việt Nam cuối những năm 1960, đầu những năm 1970 của thế kỷ trước.
Theo màn truyền hình VTV4 ngày 21/10, nhân dịp này thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã trao một món quà "rất quý" cho thượng nghị sĩ John McCain, hiện là Chủ tịch Ủy ban quốc phòng của Thượng viện Hoa Kỳ. Đó là một tập tài liệu đã ngả màu vàng xám, gồm một số lá thư riêng của gia đình, bố mẹ, vợ con, bạn bè ông McCain gửi cho ông trong gần 5 năm rưỡi ông bị cầm tù trong trại giam Hỏa Lò, Hà Nội.
Ông McCain là nhân vật nổi tiếng. Ông nội và cha ông đều là Đô đốc hải quân 4 sao, ngang cấp Đại tướng. Ông bị bắt khi ném bom nhà máy điện Hà Nội, bị bắn, nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch, bị thương nặng, được cứu chữa và bị giam từ tháng 10 năm 1967 đến đầu năm 1973. Lúc ấy ông là Thiếu tá hải quân 31 tuổi.
Trở về Hoa Kỳ ông trở thành chính khách của đảng Cộng hòa rất có uy tín, 2 lần trúng cử ở Viện Dân biểu và 5 lần liền trúng cử Thượng nghị sĩ.
Tại sao ông Vịnh lại mang món quà "độc" trên đây sang Hoa Kỳ ? Chắc hẳn đã được sự tán thành của Bộ Ngoại giao và cả của Bộ Chính trị. Tôi dùng chữ "độc" với hàm cả 2 nghĩa, độc đáo với nghĩa tốt đẹp, khôn ngoan, hoặc với nghĩa độc hại, tệ hại.
Không biết ông McCain có vui mừng, hoan hỉ, biết ơn người trao tặng phẩm hay không. Bản tin không nói gì. Hay là theo phán đoán bình thường, ông McCain sẽ tỏ ra rất đau buồn và có thể rất phẫn nộ nữa. Hơn nữa lúc này ông lại đang bị bệnh hiểm nghèo ung thư trên não, mắt bị đau nặng.
Điều trên đây biểu lộ thái độ cực kỳ hà khắc đến độc ác, man rợ của chính quyền Việt Nam khi chủ trương tịch thu hết, còn lưu giữ mọi thư từ riêng tư của mấy trăm tù binh Mỹ do họ quản lý, không cho họ nhận tin tức của bố mẹ, vợ con, anh chị em, bạn bè mà họ mong ngóng ngày đêm, cũng giống như không mảy may quan tâm đến việc liên lạc thư từ của các quân nhân miền Bắc Việt Nam vào Nam chiến đấu.
Tại sao họ không trao trả những tập thư đó ngay từ đầu năm 1973, để ông McCain có thể đưa ra cho bố, mẹ, vợ con ông xem, sao họ lại ngâm tôm thêm 44 năm nữa, nay mới lấy ra làm mồi kết thân ! Thật không có gì tệ hại, vụng dại bằng !
Mấy năm trước, ông Phạm Quang Nghị trong Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội cũng sang Hoa Kỳ và tặng ông Mc Cain mấy bức ảnh chụp tấm bia lưu niệm cắm bên bờ hồ Trúc Bạch có ghi rõ tên tuổi, chức vụ, ngày tháng ông bị bắn rơi và bị bắt sống, điều không đẹp đẽ gì, gây nên phản cảm rất sâu nặng, cứ như cố tình khoét sâu thêm nỗi đau lòng về một số phận đen đủi mấy chục năm trước, điều mà đương sự chỉ muốn lãng quên, nay lại bị khơi dậy như trì triết nặng nề cố tình làm cho tủi nhục thêm. Cũng là một sự vụng dại độc hại về chính trị.
Đây có thể là do gốc gác của một chế độ rất thiếu văn hóa, không biết cách ứng xử văn minh, nhân ái và nhân đạo trong quan hệ quốc tế. Chủ quan và mù quáng, tự kiêu tự đại không đúng chỗ, không đúng lúc. Mà lại không xấu hổ.
Ắt hẳn trong đầu ông tướng Vịnh vốn lười học, - ăn chơi từ khi còn đi học ở trường kỹ thuật quân sự Vĩnh Phú như tướng Đặng Quốc Bảo hiệu trưởng từng kể lại - cũng như trong đầu các ủy viên Bộ Chính Trị chỉ có thể nghĩ rằng đưa lại bó thư quý cho đương sự ắt rằng đương sự sẽ chỉ biết ơn, coi đây là quà quý được ban phát cho không, vì họ chỉ quen suy nghĩ một chiều, lấy bụng ta suy ra bụng người khác.
Xin-cho, ban phát là nếp nghĩ độc nhất của họ. Ở trong nước chính sách này còn ít nhiều tác dụng, nhưng xuất khẩu nó thì thật là tệ hại.
Một điều dại dột, vụng về, ngớ ngẩn về ngọai giao mà cả Bộ Ngoại giao, cả Vụ Lễ tân, cả Ban đối ngọai trung ương đảng - hàng mấy trăm con người có học, không một ai lên tiếng ngăn cản, kể cả ông bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh có vẻ như vẫn còn mê ngủ, chưa mở mắt nhìn được thế giới đã bước vào bình minh của thế kỷ XXI !
Nguồn : VOA, 23/10/2017