Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 23 novembre 2018 16:28

Nỗi buồn mang tên Tân Cương

Tân Cương là một vùng lãnh thổ tự trị của Trung Quốc với gần 22 triệu người, trong đó có khoảng 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ. Sắc tộc thiểu số Hồi giáo này đang chịu đựng nỗi thống khổ của việc bị giám sát và đàn áp thô bạo bởi "bộ máy an ninh tổng lực" của chính quyền trung ương.

buon1

Cảnh sát Trung Quốc có vũ trang tuần tra ở Urumqi, thủ phủ Tân Cương - PetroTimes

Kể từ sau các cuộc biểu tình bạo động của người Duy Ngô Nhĩ vào năm 2009, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường các chính sách an ninh nhằm vào họ một cách quy mô. Trong vòng một thập kỷ, ngân sách dành cho an ninh đã tăng gấp 10, đạt đến hơn 9 tỷ đô-la vào năm 2017 [1]. Riêng từ năm 2016 đến năm 2017, ngân sách đã tăng lên 92% [2]. Một phần của ngân sách tăng thêm này được dùng để tuyển dụng khoảng 100 ngàn vị trí an ninh mới [3].

Cho đến nay, khoảng 7 ngàn đồn công an được thiết lập để giám sát người dân khu tự trị [4]. Cùng với đó, các phương tiện công nghệ, kể cả các phương tiện công nghệ cao như camera công cộng, thiết bị bay không người lái cũng được dùng đến. Các thông tin của người dân như dữ liệu smartphone, đường nét gương mặt đều bị nhận diện bởi công nghệ [5]. Riêng mẫu ADN, dấu vân tay, mống mắt, nhóm máu được thu thập thông qua chương trình khám sức khỏe miễn phí kể từ năm 2016 [6].

Theo cách nói của báo giới, Tân Cương đối với Trung Quốc là một phòng thí nghiệm khổng lồ về giám sát điện tử, để từ đó các công cụ giám sát sẽ được nhân rộng đến các vùng khác ở trong nước, thậm chí, ra ngoài biên giới quốc gia.

buon2

Hình chụp hôm 26/6/2017 : một viên cảnh sát đứng canh người Hồi giáo ở Tân Cương AFP

Ngoài các công cụ trên, một công cụ khác là các trại cải tạo. Theo BBC, có ít nhất 44 trại cải tạo đã được chính quyền trung ương mở ra để giam giữ những người Duy Ngô Nhĩ [7] "ly khai", "cực đoan tôn giáo" và "khủng bố". Đối tượng tiềm năng nhất cho các trại cải tạo là những người Duy Ngô Nhĩ sinh từ năm 1980, vì đây là thành phần "bạo lực" và "không đáng tin cậy", theo cách nhìn của chính quyền Trung Quốc [8].

Theo Adrian Zenz, một nhà nghiên cứu tại Đức, hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại các trại cải tạo.[9] Nhiều hãng thông tấn trên thế giới thậm chí đưa ra con số khiếp đảm hơn – gần hoặc hơn 1 triệu [10].

Khi bị giam giữ trong trong các trại cải tạo, một người may mắn thì được thả sau nhiều tuần, kém may mắn hơn thì được thả sau nhiều tháng hay nhiều năm, và bi kịch nhất là biến mất vĩnh viễn. Các tù nhân bị đối xử thô bạo, với các điều kiện nghèo nàn về thực phẩm, vệ sinh và y tế [11]. Gần như tất cả người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài đều có các thành viên trong gia đình bị giam giữ tại các trại cải tạo ở Tân Cương [12].

buon3

Hình chụp hôm 27/2/2017 : quân đội, cảnh sát Trung Quốc dự một lễ tuyên thệ chống khủng bố ở Hetian, miền đông bắc Tân Cương AFP

Đồn công an, công nghệ cao, trại cải tạo không phải là toàn bộ công cụ. Tinh vi hơn, Trung Quốc còn thi hành các chính sách xóa bỏ văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ. Theo lời ông Dolkun Isa, chủ tịch Hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới, từ năm 2017, Trung Quốc tăng cường cấm đoán nhiều hoạt động tôn giáo ở Tân Cương, như ngăn cản nhân viên công vụ hành lễ tại nhà thờ, buộc mọi người ăn thịt heo, uống rượu trong tháng ăn chay của người Hồi giáo [13].

Thêm vào đó, Trung Quốc còn buộc người Duy Ngô Nhĩ thực hành văn hóa của người Hán. Từ ngày 1/4/2017, chính quyền trung ương thực hiện chính sách "trừ khử cực đoan" mà thực chất là chính sách "Trung Quốc hóa", bao gồm việc buộc người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo học tiếng Trung Quốc, hát Hồng ca Trung Quốc, đặt lại tên theo kiểu Trung Quốc, và cảm ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi ăn [14].

Đầu năm 2018, người thiểu số bản địa còn bị buộc đón tiếp các quan chức Trung Quốc đến nhà mình sống chung để "được" các quan chức này giám sát và tuyền truyền chính trị. Kết quả đến nay là hơn 1 triệu quan chức Trung Quốc đã đến sống chung với các gia đình nông thôn ở miền nam Tân Cương [15].

Đỉnh cao của sự trấn áp là mổ cướp nội tạng. Theo một báo cáo của cựu nghị viên David Kilgour (Canada), luật sư nhân quyền David Matas (Canada) và nhà báo Ethan Gutmann (Mỹ), một trong các nhóm nạn nhân của mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc là người Duy Ngô Nhĩ.[16] Không rõ lượng người Duy Ngô Nhĩ bị mổ cướp nội tạng là bao nhiêu, song cũng như các học viên Pháp Luân Công, những ai bặt vô âm tín đều có thể đã là nạn nhân của cách thức chết chóc này.

Nhìn tổng thể, bức tranh Tân Cương thật buồn thảm, đen tối và chẳng có mấy hi vọng vào tương lai, khi một nửa dân số của nó là người Duy Ngô Nhĩ mất tự do và bị tẩy não. Cứ như vậy, chẳng bao lâu nữa, Tân Cương sẽ không còn những người Duy Ngô Nhĩ thứ thiệt, mà chỉ còn những người Ngô Duy Nhĩ vong thân, những người bị đánh cắp hết căn cước và không còn biết được đâu là nguồn gốc thực sự mà mình thuộc về.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 23/11/2018

Chú thích :

[1] Security spending ramped up in China’s restive Xinjiang region

https://www.ft.com/content/aa4465aa-2349-11e8-ae48-60d3531b7d11

[2] như [1]

[3] Beijing is spending its way to 'an experiment of what is possible' to police Xinjiang’s Uyghurs

https://www.theglobeandmail.com/news/world/beijing-increases-presence-ov...

[4] như [3]

[5] From laboratory in far west, China's surveillance state spreads quietly

https://www.reuters.com/article/us-china-monitoring-insight/from-laborat...

[6] China : minority region collects DNA from millions
https://www.hrw.org/news/2017/12/13/china-minority-region-collects-dna-m...

[7] China’s hidden camps

https://www.bbc.co.uk/news/resources/idt-sh/China_hidden_camps

[8] Xinjiang authorities targeting Uyghurs under 40 for re-education camps

https://www.rfa.org/english/news/uyghur/1980-03222018155500.html

[9] China security spending surges in Xinjiang despite camp denials

https://www.aljazeera.com/news/2018/11/china-security-spending-surges-xi...

[10] Chẳng hạn như BBC (xem chú thích 7)

[11] Young Uyghur woman dies in detention in Xinjiang political ‘re-education camp’

https://www.rfa.org/english/news/uyghur/death-09252018174834.html

[12] China's war on islam : Dolkun Isa escaped Xinjiang and Interpol to defend Uyghur existence

https://www.albawaba.com/news/chinas-war-islam-dolkun-isa-escaped-xinjia...

[13] Trung Quốc tiếp tục ‘hành hạ’ Tân Cương bằng những yêu sách mới

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tiep-tuc-hanh-ha-tan-cuong-bang-n...

[14], [15] như [13]

[16] Report : China still harvesting organs from prisoners at a massive scale

https://edition.cnn.com/2016/06/23/asia/china-organ-harvesting/index.html

Published in Diễn đàn
mercredi, 14 novembre 2018 23:27

Aung San Suu Kyi : Biểu tượng sụp đổ

"Nhà tù thực sự duy nhất là sự sợ hãi, và tự do thực sự duy nhất là tự do khỏi sự sợ hãi". Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ Myanmar, lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã viết câu nói đầy triết lý ấy.

MYANMAR ELECTION 2

Người phụ nữ gây guộc mà can đảm này từng là nguồn cảm hứng vô tận cho bao người đấu tranh cho dân chủ và tự do, không chỉ tại đất nước của bà mà còn trên toàn thế giới.

Là con gái của tướng Aung San, anh hùng dân tộc của Myanmar, bà thừa hưởng từ cha danh tiếng và di sản chưa hoàn thành – đó là bổn phận làm những điều lớn lao cho đất nước. 

Với thân thế đó, bà được dẫn dắt bởi một chuỗi các sự kiện và biến cố để trở thành một chính trị gia và một biểu tượng quốc tế về sự dấn thân bền bỉ và mạnh mẽ cho tự do và dân chủ.

Sinh ra vào năm 1945, hơn 2 năm sau, Aung San Suu Kyi mất cha vì ông bị ám sát. Bà trải qua những năm tháng tuổi thơ tại nhiều quốc gia trên thế giới dưới sự chăm sóc của mẹ là một nhân viên ngoại giao. 

Năm 1964, Aung San Suu Kyi đến Đại học Oxford để học chính trị, kinh tế và triết học. Tại đây, bà gặp Michael Aris, người về sau đã ngỏ lời cầu hôn và nhận được câu trả lời đồng ý từ bà với một điều kiện : nếu đất nước cần, bà sẽ phải đi. 

Năm 1988, bà về nước để thăm người mẹ bị đột quỵ. Chuyến đi được dự kiến diễn ra trong một tuần trở thành dài đằng đẵng bắt đầu từ việc bà miễn cưỡng đáp ứng lời đề nghị của một nhóm trí thức, rằng bà sẽ dẫn dắt phong trào dân chủ Myanmar.

Từ đó, bà cùng cộng sự thành lập NLD, tập hợp lực lượng, kêu gọi cải cách dân chủ và bầu cử tự do, và nhận được ủng hộ rộng rãi bởi dân chúng. Tiếng tăm của bà vang dội, và hình ảnh của bà trở nên quen thuộc trong đời sống chính trị Myanmar. 

Không thể chấp nhận các hoạt động cùng ảnh hưởng của bà, chính quyền quân sự đã quản thúc bà tại gia vào năm 1989 và bắt giữ nhiều thành viên của NLD. Lo ngại người vợ bị hãm hại, Michael đã thực hiện một chiến dịch cấp cao để xây dựng hình ảnh của bà như một biểu tượng quốc tế.

Năm 1990, để đạt được tính chính danh, chính quyền quân sự tổ chức bầu cử toàn quốc. NLD thắng lợi nhưng bị chính quyền khước từ chuyển giao quyền lực. Aung San Suu Kyi tiếp tục bị quản thúc tại gia trong chuỗi tháng ngày cô đơn.

Năm 1991, với ảnh hưởng của mình và nỗ lực thầm lặng của Michael, bà đoạt giải Nobel Hòa bình vì những hoạt động đấu tranh, và vì là "một tấm gương tiêu biểu về quyền lực của người không quyền lực" [1].

Năm 2010, chính quyền quân sự của Thein Sein đã chính thức trả tự do cho bà và bắt đầu tiến hành cải cách. Điều này mở đường cho một cuộc bầu cử công khai và cạnh tranh vào tháng 11/2015 mà NLD giành thắng lợi áp đảo.

Tuy không thể trở thành tổng thống vì giới hạn trong Hiến pháp (đối với người có vợ/chồng và con là người nước ngoài), bà giữ cương vị cố vấn quốc gia và hi vọng có thể lèo lái đất nước thông qua tổng thống là người phụ tá thân cận của mình trước kia.

Tưởng như Myanmar từ đây đã bước sang một thời kỳ đầy hứa hẹn, với người lãnh đạo tinh thần Aung San Suu Kyi, người được dân chúng kính ngưỡng, thậm chí tôn thờ, nhưng nền dân chủ của Myanmar lại rơi vào tình trạng bấp bênh.

Kể từ khi nắm quyền lực, bà bị phê phán là chuyên chế, tự phụ, thích cho mình là trung tâm [2], chỉ xây dựng liên minh với những người đồng chính kiến và gạt ra bên ngoài những người mà bà không ưa. 

Không những thế, điều khiến cộng đồng quốc tế hụt hẫng là bà đã im lặng trước cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội Myanmar đối với người Hồi giáo Rohingya khiến hàng ngàn người Rohingya thiệt mạng. Bà cũng đã im lặng trước bản án 7 năm tù dành cho hai nhà báo Myanmar làm việc cho Reuters vì đã điều tra cuộc đàn áp [3].

Các vấn đề đã cho thấy rõ ràng rằng Aung San Suu Kyi đã rất khác trước. Đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những người từng tôn vinh bà và lấy bà làm hình mẫu, bà đã phản bội các giá trị mà bà từng đấu tranh cho.

Vì lẽ đó, nhiều địa phương, tổ chức trên thế giới từng vinh danh bà bằng các giải thưởng cao quý đã thu hồi các giải tưởng ấy, trong đó có các thành phố Dublin, Oxford của Anh, Bảo tàng Tưởng niệm Diệt chủng Do Thái của Mỹ, và gần đây nhất là Tổ chức Ân xá Quốc tế vào ngày 13/11 vừa qua [4].

Có người nói sở dĩ các giá trị từng được bà đề cao giờ đây bị bà hạ thấp là vì sự ham muốn quyền lực đã làm bà mờ mắt. Và nói theo cách mà bà đã viết về tự do khỏi sự sợ hãi, thì chính sự sợ hãi mất quyền lực đã khiến bà mất tự do. 

Biểu tượng của nền dân chủ Myanmar đã thực sự sụp đổ. Có hai điều người ta có thể rút ra từ câu chuyện của Aung San Suu Kyi : thứ nhất, để không quá phụ thuộc vào biểu tượng duy nhất, phong trào đấu tranh cần xây dựng nhiều hơn một biểu tượng, và thứ hai, khi nắm quyền lực, một người có thể xa rời lý tưởng, dù người đó trước kia tốt đẹp thế nào đi chăng nữa. 

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 14/11/2018 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1] Dẫn lời của Chủ tịch Ủy ban Nobel

[2] Miến Điện vỡ mộng sau hai năm Aung San Suu Kyi cầm quyền 
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180906-mien-dien-aung-san-suu-kyi-cam-quyen

[3] như [2]

[4] Tổ chức Ân xá Quốc tế tước giải thưởng của bà Suu Kyi
https://www.voatiengviet.com/a/to-chuc-an-xa-quoc-te-tuoc-giai-thuong-cu...

Published in Diễn đàn

Giáo sư Chu Hảo được nhiều người biết đến là Giám đốc kiêm Tổng Biên tập của Nhà xuất bản Tri Thức – nhà xuất bản do ông sáng lập vào năm 2005 nhằm cung cấp những tri thức nền tảng quan trọng nhất trong kho tàng tri thức của nhân loại cho dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết đến ông như một trong những người đồng sáng lập của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, một tổ chức phi chính phủ và vô vị lợi ra đời vào năm 2008, mà tiền thân là Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh, ra đời vào năm 2006. 

quy1

Giáo sư Chu Hảo bắt tay chúc mừng Giáo sư Pierre Darriulat. Ảnh : Lao Động

Giáo sư Chu Hảo từ đó đến nay là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, bên cạnh 4 thành viên khác của hội đồng, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình – Chủ tịch, và nhà văn Nguyên Ngọc – Ủy viên [1].

Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Quỹ là nâng cao dân trí, góp phần hiện đại hóa đất nước, đưa dân tộc Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy văn minh và tiến bộ của nhân loại [2].

Các hoạt động chính của Quỹ bao gồm dự án "Tủ sách Tinh hoa Thế giới", dự án "Tôn vinh Danh nhân Văn hóa Việt Nam hiện đại", Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh thường niên, Giải thưởng Sách Hay thường niên, và các hoạt động đào tạo & nghiên cứu, hội thảo & tọa đàm [3].

Dự phần vào các hoạt động của Quỹ là Nhà xuất bản Tri Thức của Giáo sư Chu Hảo, với dự án "Tủ sách Tinh hoa thế giới" và các hội thảo & tọa đàm được tổ chức hàng tháng tại trụ sở của Nhà xuất bản Tri Thức và một số địa điểm khác, như Salon Văn hóa Cà phê thứ Bảy và Trung tâm Văn hóa Pháp.

Trong các hội thảo & tọa đàm của Nhà xuất bản Tri Thức, Giáo sư Chu Hảo thường là người chủ trì và các diễn giả là các vị khách từ các trường đại học, viện nghiên cứu, nhóm học thuật, v.v. Đôi khi, ông cũng đóng vai trò diễn giả, chẳng hạn, trong các tọa đàm về triết lý Phan Châu Trinh – chủ đề mà ông tâm huyết.

Các hội thảo & tọa đàm với các chủ đề đa dạng về triết học, khoa học, văn hóa, giáo dục, v.v. đã tạo ra một không gian học thuật tương đối cởi mở và sinh động cho mọi người, đồng thời giúp nảy nở và nuôi dưỡng những mầm xanh của trí thức tương lai. Những ai đã từng tham gia các hội thảo & tọa đàm của Nhà xuất bản Tri Thức hẳn ít nhiều biết đến các nhóm học thuật như Tinh thần Khai Minh, Book Hunter, Hope Lab do các bạn trẻ khởi xướng.

Tôn chỉ, mục đích hoạt động nêu trên của Quỹ xuất phát từ sứ mệnh "phục hưng, du nhập, gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21".[4] Cội rễ của sứ mệnh này chính là con đường mà nhà yêu nước, nhà cách mạng Phan Châu Trinh đã đưa ra cách đây hơn một thế kỷ : "Khai Dân trí – Chấn Dân khí – Hậu Dân sinh". 

Những người sáng lập Quỹ, trong đó có Giáo sư Chu Hảo, hẳn đã nhận thức sâu sắc rằng đây là con đường đúng đắn để phát triển đất nước, rằng không thể phát triển đất nước mà lại thiếu vắng nền tảng Dân trí và Dân khí. Mặc dù cả ba yếu tố có vai trò hỗ tương và không yếu tố nào nhất thiết có trước, song Dân trí và Dân khí đóng vai trò cốt yếu trong việc thúc đẩy Dân sinh.

Đến nay, trải qua chặng đường 10 năm, Quỹ đã để lại những dấu ấn tốt đẹp. Nhiều cuốn sách đã được dịch, nhiều tên tuổi đã được vinh danh, nhiều hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm, v.v. đã được thực hiện – tất cả đều nhắm đến tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh đầy ý nghĩa mà Quỹ đã đề ra. Những thành tựu này có một phần đóng góp quan trọng của Giáo sư Chu Hảo. 

quy2

Hình : Giáo sư Chu Hảo trong Lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2017

Tuy còn nhiều khó khăn về nhiều phương diện, như về nhân lực và tài chính, Quỹ sẽ tiếp tục thực hiện tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh của mình, nhờ có "những người quan tâm và dấn thân vì sự nghiệp chấn hưng văn hóa – giáo dục nước nhà", theo cách nói của Giáo sư Chu Hảo trong diễn văn mở đầu Lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh năm trước [5].

Có thể thấy sự tham gia của Giáo sư Chu Hảo vào Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh là một bước trong nhiều bước đồng hướng và nhất quán mà ông đã đi để thực hiện khát vọng của mình về một nền văn hóa – giáo dục tốt đẹp hơn cho Việt Nam. Với ông, chấn hưng văn hóa và giáo dục nước nhà đã trở thành sự nghiệp, và chắc chắn rằng điều khiến người đời ngày nay và cả về sau nhớ tới ông chính là sự nghiệp vinh dự và cao cả ấy. 

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 11/11/2018 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích

[1][2][3][4] Giới thiệu tổng quan về Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh

http ://quyphanchautrinh.org/gioi-thieu/22

[5] Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh và sứ mệnh canh tân văn hoá
https ://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/phan-chu-trinh-culture-award-n-m...

Published in Diễn đàn

Ba ngày trước, khi lướt news feed trên Facebook và bắt gặp fanpage của Giản Tư Trung – Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED, Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Giám đốc Sáng kiến OpenEdu, Chủ nhiệm Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL, Trưởng Ban Tổ Chức Giải Thưởng Sách Hay thường niên, Ủy viên Hội đồng Điều hành Hội Giáo dục So sánh Châu Á [1] – tôi thử vào fanpage của ông để xem liệu ông có nói gì về sự kiện Giáo sư Chu Hảo hay không. 

imlang1

Từ sự kiện Giáo sư Chu Hảo nghĩ về những trí thức im lặng

Câu trả lời, đáng tiếc, là tôi không thấy. Ông cũng vắng mặt trong danh sách những người đồng ký tên cho thư ngỏ của một số trí thức, nguyên là thành viên của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), ủng hộ Giáo sư Chu Hảo và phê phán Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan đã đề nghị kỷ luật Giáo sư Chu Hảo [2]. Tôi tự hỏi tác giả của 'Đúng việc' – một cuốn sách rất hay về làm việc, làm dân và làm người – có cho rằng lên tiếng trong sự kiện Giáo sư Chu Hảo là một việc đúng hay không ?

Sau một lúc không lâu, tôi chợt nghĩ đến Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã giành được giải thưởng Fields và nhiều giải thưởng cao quý khác, là niềm tự hào của giới trí thức Việt Nam, rồi lại tự hỏi ông nghĩ gì về sự kiện Giáo sư Chu Hảo và có nói gì hay không. Tôi nghĩ hẳn là không, vì nếu có thì cộng đồng mạng đã lan truyền rất nhanh chóng và rộng rãi tiếng nói của ông như đã làm vậy trong một số vụ việc trước. Thư ngỏ kể trên cũng không có tên ông.

Tôi có lý do gì để đặt các câu hỏi về họ như thế ? Đơn giản thôi. Họ là những người có uy tín rộng rãi trong xã hội cho mỗi lời hay họ nói. Họ là những người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới xã hội cho mỗi việc đúng họ làm. Vì vậy, họ có trách nhiệm lên tiếng (chưa kể hành động) cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Hơn nữa, họ là những trí thức – ít ra là đa số mọi người thừa nhận như vậy – thì càng có bổn phận lên tiếng trước các nhiễu nhương của xã hội. Ngoài ra, sự kiện Giáo sư Chu Hảo nhằm thẳng vào giới trí thức, nên đây là dịp rất thích hợp để họ lên tiếng.

Có người nói họ có quyền im lặng, và chỉ có họ mới thấy cần lên tiếng hay không. Tất nhiên là họ có quyền im lặng, nhưng như vậy không có nghĩa là họ nên im lặng. Đây không phải là vấn đề họ có quyền gì, mà là vấn đề họ nên làm gì. Một người có thể bị phê phán không chỉ vì đã làm gì sai, mà còn vì đã không làm gì trong khi lẽ ra phải làm.

Nếu chỉ số ít không lên tiếng thì chưa sao. Nhưng rất nhiều người như thế không lên tiếng thì họ đang nghĩ gì vậy ?

Họ là những người có uy tín, nếu không dùng uy tín của mình để lên tiếng thay đổi xã hội thì để cho ai ?

Họ là những người có ảnh hưởng, nếu không dùng ảnh hưởng của mình để lên tiếng thay đổi xã hội thì để cho ai ?

Họ là những trí thức, nếu không dùng trí tuệ và bản lĩnh của mình để lên tiếng thì để cho ai ?

Liệu có vô can quá không khi chọn im lặng ?

Liệu có thận trọng quá không khi chọn im lặng ?

Liệu có khôn ngoan quá không khi chọn im lặng ?

Và nếu họ thấy có lý do mạnh mẽ để im lặng thì lý do của những người thấy họ phải lên tiếng còn mạnh mẽ hơn.

Tôi không cho rằng mình đã hẹp hòi hay thiển cận khi đặt câu hỏi rằng nguyên nhân gì khiến họ chọn im lặng. Thậm chí, tôi cho rằng không chỉ riêng tôi, mà tất cả chúng ta nên đặt câu hỏi như thế, để tạo áp lực cho những người được cho là trí thức phải thực hiện đúng bổn phận của mình đối với xã hội.

Nếu xã hội có ít nhiễu nhương, chẳng mấy ai phải nhắc tới vai trò của trí thức. Còn khi xã hội có nhiều thứ ấy, trí thức sẽ luôn phải đòi hỏi chính mình, và phải được đòi hỏi bởi các thành phần khác, để họ làm đúng bổn phận mà xã hội đã đặt lên vai họ một cách tự nhiên. Nếu khác đi, trí thức sẽ không còn là trí thức nữa.

Để kết bài, tôi xin để lại đây một bài thơ ngắn của môt người trẻ không nổi danh [3], một người tuy không có ảnh hưởng tới xã hội như Giản Tư Trung, Ngô Bảo Châu hay rất nhiều trí thức nổi danh khác nhưng đã chọn lên tiếng thay vì im lặng, mà cụ thể là bày tỏ sự ủng hộ Giáo sư Chu Hảo. Bài thơ thể hiện tinh thần của trí thức, mà các trí thức nổi danh hãy lấy đó làm gương để thể hiện lập trường.

"Nếu phải chọn ánh sáng và bóng tối

Giữa tiền bạc và lợi ích dối gian

Giữa cuộc đời đầy rẫy lời trái ngang

Tôi sẽ chọn đứng về người bất khuất".

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 31/10/2018 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1] Fanpage của Giản Tư Trung (https://www.facebook.com/tacgiaGianTuTrung )

[2] Thư ngỏ ủng hộ Giáo sư Chu Hảo – Đợt 2 (155 người ký) (https://boxitvn.blogspot.com/2018/10/thu-ngo.html)

[3] Nguồn bài thơ (https://www.facebook.com/duc.t.nguyen.961/posts/10156627832912226)

Published in Diễn đàn

Ngày 25/10, báo chí trong nước cho hay Giáo sư Chu Hảo – Giám đốc và là Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức – bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật trong kỳ họp thứ 30 vừa qua [1].

suc1

Đề nghị kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra trung ương đối với Giáo sư Chu Hảo cho thấy cơ quan này đã e ngại trước sức mạnh của tư tưởng

Nguyên nhân là ông phải chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức đã xuất bản một số cuốn sách "có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản" [2].

Theo Ủy ban Kiểm tra trung ương, Giáo sư Chu Hảo đã "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa'", và vi phạm, khuyết điểm của ông là 'rất nghiêm trọng'" [3].

Không rõ các cuốn sách có nội dung như trên là các cuốn sách gì. Chỉ biết rằng chúng đã hoặc sẽ "bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy" [4], và người đọc Việt Nam giờ đây sẽ không còn, hoặc khó có cơ hội đọc chúng.

Theo một nguồn tin lề trái, các cuốn sách đó bao gồm 'Đường về nô lệ', 'Bàn về tự do', 'Chủ nghĩa tự do truyền thống', 'Hòa bình tình yêu và tự do', 'Khảo lược Adam Smith', 'Bốn tiểu luận về tự do', 'Chính thể đại diện', v.v.[5]

Tôi không chắc về tính chính xác của nguồn tin trên, song nếu nguồn tin đó đúng thì không có gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng ngạc nhiên, nếu có, là các cuốn sách đó đã được xuất bản tại Việt Nam một cách không đến nỗi (quá) khó khăn.

Các cuốn sách đó đều là các tác phẩm về các tư tưởng tiến bộ của phương Tây, mà cụ thể hơn là về các giá trị nền tảng như tự do và dân chủ, vốn là ngọn nguồn của các thể chế chính trị hiện đại mà ngày nay chúng ta chứng kiến.

Đề nghị kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra trung ương đối với Giáo sư Chu Hảo cho thấy cơ quan này đã e ngại trước sức mạnh của tư tưởng, và nhận ra rằng đây là mối đe dọa tiềm tàng đối với thể chế chính trị Việt Nam vốn không thân thiện với các giá trị tự do và dân chủ.

Tư tưởng, và nhất là tư tưởng tiến bộ, thực sự có sức mạnh. Thử lấy ví dụ về 'Bàn về tự do' của triết gia người Anh John Stuart Mill thế kỷ 19. Tác phẩm triết học này ra đời tại Anh vào năm 1859. Chưa đầy 10 năm sau, năm 1868, tác phẩm đã được dịch và phát hành tại Nhật Bản với số lượng lên tới 2 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản khi ấy là 36 triệu người. Khái niệm tự do mà tác phẩm nêu ra đối với người dân Nhật Bản hồi đó hết sức lạ lẫm, thế nhưng tác phẩm vẫn được đón nhận rộng rãi và trở thành một trong các cuốn sách gối đầu giường của nhiều người dân Nhật Bản lúc bấy giờ. Cùng với vô số tác phẩm khác, 'Bàn về tự do' đã góp phần đưa nước Nhật tiến đến văn minh khai hóa và trở thành đất nước dân chủ, tự do và cường thịnh như ngày nay.

Cũng tác phẩm này tại Việt Nam được dịch và phát hành lần đầu vào năm 2004, với số lượng 1000 bản, tức chậm hơn Nhật gần một thế kỷ rưỡi và số lượng thì ít hơn 2000 lần. Theo nhiều cách, người dân Việt Nam đã không đón tác phẩm này một cách rộng rãi như người dân Nhật Bản đã làm trước đó gần 150 năm. Các tác phẩm tương tự có chung tình trạng với số lượng phát hành trên dưới 1000. Hệ quả tất yếu là ít người Việt Nam biết đến các tư tưởng tiến bộ, và còn ít hơn nữa người Việt Nam hiểu rõ các tư tưởng đó. Sự chậm tiến trong tư tưởng của người Việt Nam về các giá trị nền tảng hẳn là một phần nguyên nhân của sự chậm tiến trong tiến trình dân chủ.

Hai ví dụ tương phản trên đây nhằm cho thấy sức mạnh của tư tưởng. Một cá nhân tiến bộ về tư tưởng sẽ đạt được tiến bộ về nhiều phương diện khác của đời sống, và ngược lại. Và điều này cũng đúng đối với một tập thể và xa hơn là một quốc gia. 

Bởi thế, nhận thức đúng về sức mạnh của tư tưởng và từ đó học hỏi các tư tưởng tiến bộ là điều mà mỗi cá nhân, mỗi tập thể hay mỗi quốc gia cần làm, nếu muốn đạt được tiến bộ về nhiều phương diện khác. 

Trở lại sự kiện Giáo sư Chu Hảo, Nhà xuất bản Tri Thức với các tác phẩm về các tư tưởng tiến bộ đã góp phần thắp sáng trí óc của một bộ phận dân chúng Việt Nam, và các trí óc khi được thắp sáng thì mang sức mạnh. Hi vọng rằng, dù phía trước thêm phần khó khăn, song Nhà xuất bản Tri thức sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh thắp sáng của mình, để dân tộc này có thêm sức mạnh.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 25/10/2018 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1][2][3][4] Giáo sư Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật
http://vietnamfinance.vn/giao-su-chu-hao-bi-de-nghi-ky-luat-201805042242...

[5] https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/1231931950293099

Published in Diễn đàn

Để trả lời cho câu hỏi này (*), trước hết cần đưa ra định nghĩa của từ "tinh hoa". Theo nhiều từ điển tiếng Việt, tinh hoa có nghĩa là phần tinh túy nhất, tốt đẹp nhất và có khi là cả quan trọng nhất [1].

tinhhoa1

Hình chụp hôm 21/2/2017 : Những khách sạn cao tầng bao phủ lên trên nhà hát thành phố mang phong cách Pháp ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh - AFP

Trong nhiều sách vở, tài liệu, từ "tinh hoa" được xem là tương ứng với từ "elite" trong tiếng Anh. Tuy nhiên, từ "elite" trong tiếng Anh có nghĩa không hoàn toàn như từ "tinh hoa" trong tiếng Việt.

Từ điển American Heritage định nghĩa "elite" là một nhóm hay tầng lớp được xem là ưu việt hơn các nhóm hay tầng lớp khác nhờ trí tuệ, địa vị xã hội hay sự giàu có. Nhiều từ điển tiếng Anh khác cũng định nghĩa "elite" tương tự [2].

So sánh nghĩa tiếng Anh và nghĩa tiếng Việt, có thể thấy "tinh hoa" và "elite" có phần chung và có phần riêng, mà không hoàn toàn như nhau, bởi người ưu việt nhờ trí tuệ, địa vị xã hội hay sự giàu có thì có thể, mà không nhất thiết là tinh túy, tốt đẹp hay quan trọng.

Để được xem là tinh túy, tốt đẹp hay quan trọng, một nhóm hay tầng lớp cần có những gì khác hơn. Đó là một hệ thống giá trị chuẩn mực làm mục tiêu vươn lên cho toàn xã hội, dẫn dắt xã hội phát triển về phương diện vật chất lẫn tinh thần, trong đó phương diện tinh thần quan trọng hơn, và phương diện vật chất làm nền tảng, hỗ trợ cho phương diện tinh thần.

Theo cách hiểu này, tầng lớp lắm tiền nhiều của không phải là tinh hoa, tầng lớp lắm quyền nhiều thế không phải là tinh hoa, tầng lớp lắm chức nhiều danh không phải là tinh hoa, nếu tiền của đó, quyền thế đó, chức danh đó không đi cùng các giá trị mang tính chuẩn mực có ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của xã hội.

Nếu Việt Nam có một tầng lớp tinh hoa, cùng lắm đó là một tầng lớp tinh hoa trong quá khứ, vào cái thời mà các giá trị tốt đẹp như chân thật, tử tế, chính trực, ngay thẳng, can đảm, nhân từ, v.v. được đề cao mà không bị vùi lấp bởi các giá trị đối nghịch. Đó là cái thời mà ý thức hệ cộng sản chưa len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống.

tinhoa22

Sau 12 năm, ca sĩ Mỹ Linh thực hiện "Chat với Mozart" cuối cùng - Hànộimới

Vậy còn ngày nay thì sao ? Việt Nam ngày nay không có một tầng lớp tinh hoa, dù có những người có trí tuệ, địa vị xã hội hay sự giàu có. Những người này nhìn chung không có các giá trị chuẩn mực, thậm chí có các giá trị đối nghịch. Chẳng hạn, một bộ phận những người giàu có sở dĩ giàu có không phải nhờ chân thật, tử tế, chính trực hay ngay thẳng, mà nhờ giả dối, đểu cáng, lươn lẹo hay lọc lõi.

Chúng ta có không ít những người có trí tuệ, song không có tầng lớp trí thức, nếu trí thức không chỉ được xem là có trí tuệ, mà còn được xem là có tinh thần thức tỉnh xã hội.

Chúng ta có một loạt những người có địa vị xã hội, song không có tầng lớp quý tộc, nếu quý tộc không chỉ được xem là có địa vị xã hội, mà còn được xem là có cốt cách thanh cao.

Chúng ta có đáng kể những người giàu có, song không có tầng lớp thượng lưu, nếu thượng lưu không chỉ được xem là giàu có, mà còn được xem là có phẩm giá đáng được ngưỡng vọng.

Họa chăng, Việt Nam giờ đây chỉ có một nhóm người có các giá trị ấy. Họ rải rác trong số hơn 90 triệu người Việt Nam. Xét về lượng, họ không đủ hùng hậu để hình thành một tầng lớp, và vì vậy, ảnh hưởng của họ không đủ mạnh mẽ.

Lịch sử cho thấy các quốc gia tiến bộ và văn minh đều được dẫn dắt bởi tầng lớp tinh hoa. Ở phương Tây, đó là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, v.v. Ở phương Đông, đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, v.v. Thiếu vắng tầng lớp tinh hoa, một quốc gia khó có thể định hình được một hệ thống giá trị làm nền tảng cho sự phát triển. Đây là một khiếm khuyết lớn của xã hội Việt Nam.

Vì lẽ đó, việc thúc đẩy hình thành một tầng lớp tinh hoa là cần thiết. Trong bối cảnh các thể chế chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, v.v bất lợi cho sự hình thành của tầng lớp tinh hoa, mỗi cá nhân, đặc biệt là những người trẻ, cần ý thức về sự vươn lên của chính mình, hướng tới rèn luyện trí tuệ lẫn cốt cách, phẩm giá của chính mình, sao cho trở thành tinh hoa của đất nước về sau.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 14/10/2018

Chú thích :

[1] Định nghĩa từ "tinh hoa"

https://vdict.com/tinh%20hoa,3,0,0.html
http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Tinh_hoa

[2] Định nghĩa từ "elite"

https://www.thefreedictionary.com/elite

(*) Bài viết nảy sinh từ một luồng ý kiến ủng hộ phát ngôn của ca sĩ Mỹ Linh gần đây về việc xây dựng nhà hát Thủ Thiêm. Luồng ý kiến này cho rằng việc xây dựng nhà hát góp phần thúc đẩy tầng lớp tinh hoa trong xã hội, dẫn dắt xã hội trở nên giàu có và văn minh. Không bàn tới việc liệu luồng ý kiến này đúng hay sai, người viết đơn thuần đặt ra câu hỏi (được dùng làm tiêu đề bài viết) và nêu lên câu trả lời.

Bảo vệ dự án nhà hát Thủ Thiêm, ca sĩ Mỹ Linh bị công kích (VOA, 10/10/2018)

Published in Diễn đàn

- Không biết một năm Hà Nội in băng rôn hết bao nhiêu tiền nhỉ ?

- Lại sửa đường à, tháng trước vừa sửa cơ mà ! Sao sửa lắm thế không biết ?

- Tượng đài kia to quá ! Không biết xây hết bao nhiêu tiền nhỉ ?

- Ơ. Thuế của mình đang được dùng làm những việc gì ?

Đó là một vài câu hỏi được đặt ra trong một video được thực hiện bởi Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW), Ngân hàng thế giới (World Bank), và Nhóm tư vấn độc lập về chính sách và quyền con người (IHRA) [1]. Video là một hướng dẫn đơn giản và dễ hiểu về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin được quy định trong Luật Tiếp cận thông tin 2016, có hiệu lực kể từ 1/7/2018 [2].

luat1

Luật Tiếp cận thông tin 2016, có hiệu lực kể từ 1/7/2018

Thông tin trong phạm vi điều chỉnh của Luật Tiếp cận thông tin là "tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra". (Khoản 1, Điều 2), và tiếp cận thông tin theo luật này là "việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin" (Khoản 1, Điều 3). Để tiếp cận các thông tin khác, các văn bản quy phạm pháp luật khác, phù hợp, được áp dụng.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền tiếp cận thông tin lần đầu được quy định là quyền công dân tại Hiến pháp 1992, theo đó, công dân có quyền "được thông tin" (Điều 69). Hiến pháp 2013 kế thừa quy định này từ Hiến pháp 1992, song nếu Hiến pháp 1992 phát biểu quyền này như một quyền thụ động, thì Hiến pháp 2013 tiến bộ hơn khi phát biểu quyền này như một quyền chủ động, theo đó, công dân có quyền "tiếp cận thông tin" (Điều 25).

Quyền tiếp cận thông tin có cơ sở pháp lý quốc tế là Điều 19 Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền Con người (Universal Declaration of Human Rights – UDHR) năm 1948, và Khoản 2, Điều 19 Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR) năm 1966. Việc quy định quyền tiếp cận thông tin trong Hiến pháp và cụ thể hóa quyền này trong Luật Tiếp cận thông tin là một biểu hiện của sự tuân thủ ICCPR của Việt Nam, với tư cách thành viên của công ước kể từ năm 1982.

Khái niệm quyền được thông tin xuất hiện đầu tiên tại Thụy Điển trong Luật Tự do Báo chí năm 1776. Bên cạnh việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận, luật này quy định rằng công dân có quyền "tiếp cận tài liệu công" [3]. Đến năm 1990, có 13 nước ban hành luật tiếp cận thông tin [4]. Đến nay, hơn 100 nước ban hành luật này [5]. Có thể kể đến một số nước là Columbia (1885), Phần Lan (1919), Mỹ (1966), Na Uy (1970), Pháp (1978), Úc (1982), Canada (1983), Thái Lan (1997), Nhật Bản (2004), và Ấn Độ (2005) [6].

luat2

Hình minh họa. Sạp báo trên vỉa hè ở Hà Nội hôm 13/5/2008

Sự ra đời của Luật Tiếp cận thông tin tại Việt Nam là một bước tiến trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho quyền tiếp cận thông tin. Trước khi luật này có hiệu lực, công dân vẫn có quyền tiếp cận thông tin, song hạn chế hơn, thông qua các quy định rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Phòng chống Tham nhũng, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Kiểm toán nhà nước, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, v.v. 

Với Luật Tiếp cận thông tin, công dân có cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin, tạo điều kiện cho việc thực hiện và phát huy các quyền con người, các quyền công dân khác, như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, ứng cử, bầu cử, hội họp, biểu tình, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, v.v., đồng thời thúc đẩy phòng, chống tham nhũng, nâng cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước.

luat3

Hình : Thông tin được tiếp cận, không được tiếp cận và được tiếp cận có điều kiện theo Luật Tiếp cận thông tin (Nguồn : CEPEW)

Các thông tin dược đề cập trong các câu hỏi ở phần đầu của bài viết này chỉ là một vài trong nhiều loại thông tin mà công dân có quyền tiếp cận. Khoản 1, Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin quy định 14 loại thông tin mà các cơ quan nhà nước phải công khai, bao gồm thông tin về ngân sách nhà nước (điểm đ), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, nguồn viện trợ phi chính phủ (điểm e), đầu tư công, chi tiêu công (điểm g), tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức (điểm l), v.v. Ngoài ra là một số loại thông tin khác mà công dân được tiếp cận, trong đó có thông tin được tiếp cận có điều kiện.

Luật Tiếp cận thông tin quy định chi tiết trình tự, thủ tục cung cấp thông tin theo yêu cầu. Việc cung cấp thông tin có thể được thực hiện một cách trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin, hoặc qua mạng điện tử, hoặc qua dịch vụ bưu chính, fax. Luật Tiếp cận thông tin được áp dụng đối với thông tin được tạo ra sau ngày 1/7/2018. Đối với các thông tin được tạo ra trước ngày này, các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về tiếp cận thông tin và có hiệu lực trước ngày này được áp dụng, theo Nghị định 13/2018.

Trong những năm gần đây, Luật Tiếp cận thông tin và các tin tức liên quan được phổ biến khá rộng rãi trên truyền thông chính thống. Tuy nhiên, rất ít người dân, kể cả giới hoạt động dân chủ, quan tâm đến luật này. Thiết nghĩ, đây là một thiếu sót của người dân nói chung và giới hoạt động dân chủ nói riêng khi chưa quan tâm và chưa có những hành động cần thiết để nâng cao hiểu biết và thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Vì vậy, điều cần làm là quan tâm, tìm hiểu và xa hơn là thực hiện quyền này để thúc đẩy dân chủ.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 30/09/2018 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1] Video 'Quy trình tiếp cận thông tin'

[2] Luật Tiếp cận Thông tin : http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=101873

[3] Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ – CEPEW (2015), Giới thiệu về quyền tiếp cận thông tin

[4] như [3]

[5] Ngày Quốc tế vì Tiếp cận Thông tin Toàn cầu : https://en.unesco.org/iduai2016/about-day

[6] như [3]

Published in Diễn đàn
vendredi, 21 septembre 2018 20:40

Chống tham nhũng : Cần nhiều nỗ lực

Tham nhũng là vấn nạn nghiêm trọng và mang tính hệ thống tại Việt Nam. Công tác phòng, chống tham nhũng đã được đặt ra từ lâu, song các nỗ lực và hiệu quả của công tác này chưa bao giờ đủ. 

chong1

Công tác phòng, chống tham nhũng đã được đặt ra từ lâu, song các nỗ lực và hiệu quả của công tác này chưa bao giờ đủ. 

Mục tiêu và chiến lược

Nghị quyết 21/NQ-CP [1] được ban hành vào tháng 5/2009, có hiệu lực vào tháng 6/2009 về chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 đề ra các mục tiêu chung là "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính ; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng ; củng cố lòng tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển". 

Cùng với đó, Nghị quyết đề ra 5 nhóm giải pháp :

1) "Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật" ;

2) "Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ" ;

3) "Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch" ;

4) "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý tham nhũng" ;

5) "Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng chống tham nhũng". 

Chiến lược được thực hiện theo 3 giai đoạn, lần lượt là 2009 – 2011, 2011 – 2016, và 2016 – 2020, với giai đoạn sau là sự mở rộng hoặc củng cố của giai đoạn trước. Đi kèm với Nghị quyết này là kế hoạch để thực hiện chiến lược với các hoạt động cụ thể cho mỗi nhóm giải pháp.

Những biến chuyển

Với các mục tiêu và chiến lược kể trên, tình trạng tham nhũng tại Việt Nam có những biến chuyển nào và Chính phủ đã đạt được những tiến bộ nào trong phòng chống tham nhũng trong 10 năm qua ? Các quan sát bề nổi cho thấy một số biến chuyển.

Về thể chế, nhiều chính sách đã ra đời nhằm hoặc giúp cải thiện tình trạng tham nhũng. Luật số 27/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng Chống Tham nhũng 2005 là một nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý cho phòng chống tham nhũng. Hiện nay, nhằm tiếp tục hoàn thiện luật này, dự thảo sửa đổi 2018 đang được xem xét và lấy ý kiến. Các cải cách trong hành chính công, như rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tăng tính công khai, minh bạch, v.v. đã và đang góp phần giảm bớt "văn hóa phong bì". Gần đây, Luật Tố cáo 2018, có hiệu lực từ 1/1/2019 với một số điểm mới tiến bộ sẽ giúp phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn, chẳng hạn, Khoản 2, Điều 25 luật này quy định rằng tố cáo nặc danh nếu có cơ sở cụ thể và rõ ràng thì vẫn được tiếp nhận để thanh tra, kiểm tra [2].

Về thực tiễn, nhiều yếu tố tác động góp phần làm giảm tham nhũng, bao gồm việc thực thi các chính sách phòng chống tham nhũng, sự phát triển của xã hội dân sự, và sự lớn mạnh của truyền thông (báo chí, mạng xã hội). Trong việc thực thi các chính sách phòng chống tham nhũng, hiệu quả của các chính sách tuy có nhưng còn thấp. Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng Chống tham nhũng vào tháng 7/2006, thiệt hại do tham nhũng gần 60.000 tỷ đồng, nhưng Nhà nước chỉ thu hồi được hơn 7%, và "tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và chưa bị đẩy lùi", như ông Phan Văn Sáu, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết [3]. Các yếu tố còn lại – sự phát triển của xã hội dân sự cùng sự lớn mạnh của truyền thông – phần nào thúc đẩy nhận thức của xã hội về phòng chống tham nhũng, gây áp lực cho Nhà nước trong việc nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. 

Nhìn một cách tổng thể, tình trạng tham nhũng được cải thiện theo thời gian, song mức độ cải thiện còn khiêm tốn. Điều này phù hợp với sự tăng nhẹ của chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam trong 2 năm 2016 đến 2017 so với những năm trước đó [4].

Thái độ và hành động

Như nhiều nhận xét, giới lãnh đạo không quyết liệt trong phòng chống tham nhũng. Một tâm lý phổ biến của giới lãnh đạo trong cuộc chiến này là muốn giữ nguyên hiện trạng, bởi nếu thay đổi sẽ gây xáo trộn và có thể dẫn đến khủng hoảng nhân sự và khủng hoảng niềm tin. Thêm nữa, giới lãnh đạo thường biện minh cho các hậu quả trong hiện tại bằng sai lầm của các nhà lãnh đạo tiềm nhiệm. Tương ứng với thái độ này là hành động không dứt khoát. Trong không ít trường hợp, Nhà nước chỉ giơ cao đánh khẽ, chẳng hạn, thực hiện biện pháp kỷ luật đối với cán bộ, công chức tham nhũng. Nhiều vụ tham nhũng đã được phanh phui, song không ít trong đó được cho là các vụ đấu đá nội bộ để tiêu diệt đối thủ và/hoặc củng cố quyền lực, ví dụ như vụ thuốc ung thư giả H-Capita.

Gần đây, trong một chiến dịch có hệ thống, một loạt các vụ tham nhũng với các cá nhân vi phạm lộ diện, trong đó có Đinh La Thăng bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Phan Văn Vĩnh bị tạm giam vì bị cho là có hành vi liên quan đến đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền hàng nghìn tỷ đồng [5]. Trần Bắc Hà và Lê Nam Trà bị khai trừ Đảng vì các "vi phạm nghiêm trọng, v.v. [6]. Theo một góc nhìn, chiến dịch này cho thấy quyết tâm của một bộ phận giới lãnh đạo trong việc đẩy lùi tham nhũng, mà tiêu biểu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo một góc nhìn khác, các động thái này chỉ là một màn kịch mà đằng sau đó là sự thanh trừng nội bộ nhằm vào cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. 

Cho dù theo góc nhìn nào đi nữa, giới lãnh đạo đã nỗ lực quá ít để tiến tới các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 21/NQ-CP 2009, và vì vậy, họ phải thực sự quyết liệt và dứt khoát nếu muốn đạt được các mục tiêu này.

Các nỗ lực tiếp theo

Để đạt được hiệu quả, công tác phòng chống tham nhũng cần một tổng thể các giải pháp mà cả Nhà nước và người dân cần nỗ lực thực hiện.

Về phía Nhà nước, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng trên nền tảng của các thể chế hiện có, ngoài ra là các giải pháp khác : Một là thúc đẩy phòng chống tham nhũng trong các địa hạt cơ bản của cuộc sống như giao thông, y tế, giáo dục và tăng cường chế tài đối với các hành vi nhũng nhiễu. Hai là thúc đẩy tiến trình cải cách tiền lương, kèm theo tinh giản biên chế, với sự học hỏi kinh nghiệm về cơ chế tiền lương công chức của các quốc gia tiên tiến, ví dụ như Singapore. Ba là mở rộng không gian sinh hoạt dân sự, chính trị cho người dân, đơn cử, tạo ra cơ chế khuyến khích người dân khiếu nại, tố cáo, sớm ban hành luật về hội và luật biểu tình. Bốn, quan trọng không kém, là nâng cao tính độc lập của Tòa án trong xét xử.

Về phía người dân, người dân cần từ chối, hoặc chí ít, hạn chế tiếp tay cho tham nhũng. Cùng với đó, người dân cần tham gia tích cực các hoạt động dân sự, chính trị hướng tới thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước, chẳng hạn trang bị kiến thức pháp luật nói chung và kiến thức pháp luật về phòng chống tham nhũng nói riêng ; tạo ra các kênh thông tin phản ánh, lan truyền tin tức và nâng cao nhận thức về tham nhũng ; tận dụng các kênh đối thoại với chính quyền ; thực hiện và phát huy các quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, khiếu nại, tố cáo, v.v. và ngoài ra là khích lệ và truyền cảm hứng cho những người khác cũng thực hiện và phát huy các quyền này.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 20/09/2018 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1] Nghị quyết 21/NQ-CP 2009
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-21-NQ-CP...

[2] Khoản 2, Điều 25, Luật Tố cáo 2018 : "Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý."

[3] Thiệt hại từ tham nhũng gần 60.000 tỷ, thu hồi hơn 7%
http://vneconomy.vn/thoi-su/thiet-hai-tu-tham-nhung-gan-60000-ty-thu-hoi...

[4] Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI
https://towardstransparency.vn/vi/chi-so-cam-nhan-tham-nhung

[5] Điều gì thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam ?
http://nghiencuuquocte.org/2018/07/06/dieu-gi-thuc-day-cuoc-chien-chong-...

[6] Như [5]

Published in Diễn đàn

Hiện tình Viêt Nam ngày nay người dân phải oẳn lưng đóng thuế để nuôi 2 bộ máy cai trị song trùng  : Đảng và Nhà nước. Đó là chưa kể các hội đoàn tay sai bám theo ngốn ngân sách cũng hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Thuế chồng lên thuế để trả nợ công ngày càng cao và kéo dài  đẩy người dân lao động vào cuộc sống ngày cang cực khổ, điêu dứng.

Từ Sài Gòn, kỹ sư trẻ Nguyễn Trang Nhung đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành về hiện trạng nơ công ở Việt Nam đang là gánh nặng đè lên đôi vai gầy gò của dân tộc Việt Nam.

Sau đây là cuộc phỏng vấn Kỹ sư Nguyễn Trang Nhung do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện.  

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe :

YouTube phỏng vấn kỹ sư Nguyễn Trang Nhung

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 14/09/2018

Published in Video
dimanche, 09 septembre 2018 07:53

Phan Châu Trinh và con đường cứu nước

Bài viết nhân ngày sinh của Phan Châu Trinh, 9/9/1872 – 9/9/2018

Phan Châu Trinh (1872 – 1926) là một trong những nhân vật lịch sử điển hình của thế kỷ 19, 20. Ông là một nhà văn hóa, một nhà tư tưởng, và một nhà cách mạng. Sinh ra và trưởng thành trong bối cảnh đất nước bị đô hộ bởi thực dân Pháp, với lòng yêu nước nồng nàn, ông đã trăn trở về con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Không giống như con đường của bao chí sĩ khác, con đường của ông rất đỗi khác biệt, thể hiện tầm nhìn lớn lao và chứa đựng nhiều thách thức.

pct1

Phan Châu Trinh (9/9/1872 – 24/3/1926)

Con đường ấy có thể được gọi tên bằng phương châm của phong trào Duy Tân mà ông đề xướng và thúc đẩy, đó là Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh hay "tự lực khai hóa". Khai dân trí là bỏ lối học tầm chương trích cú, theo học chữ quốc ngữ, khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục. Chấn dân khí là hun đúc nơi mỗi cá nhân tinh thần tự lực tự cường, sự hiểu biết về quyền lợi của mình, cùng lòng can đảm để lên án cái xấu, cái ác. Hậu dân sinh là khuyến khích người dân học nghề, khai hoang, làm vườn, sản xuất và giao thương [1].

Tầm nhìn của ông hay cái đích của con đường ấy rất rõ ràng, đó là một nền độc lập, tự do của dân tộc với nền tảng là độc lập, tự do của cá nhân, mà nền tảng độc lập, tự do của cá nhân lại cốt ở sự học hành và mở mang về trí tuệ. Ông là chí sĩ hiếm hoi (nếu không phải là duy nhất ?) chủ trương con đường hòa bình ấy. Cùng thời với ông, nhiều chí sĩ chủ trương bạo lực, điển hình là Phan Bội Châu. Đối với chủ trương này, ông đã thể hiện lập trường của mình, rằng "Không bạo động, bạo động ắt chết. Không hướng ngoại, hướng ngoại là ngu" [2].

Phan Châu Trinh nhìn ra nguyên nhân của sự mất nước chính là ở sự yếu kém về tri thức lẫn về khí chất của dân tộc. Theo ông, Việt Nam đã đi sau thế giới cả một thời đại văn minh. Nếu dùng bạo lực cách mạng, đất nước có độc lập, tự do đi nữa thì chưa chắc người dân đã có độc lập, tự do về mặt cá nhân. Vì vậy, con đường đúng đắn phải là tiếp thu văn minh phương Tây, trong đó có văn minh của nước Pháp. Do đó, Việt Nam có thể tạm thời dựa vào Pháp mà cầu tiến bộ, rồi từ đó phục hồi nền độc lập, tự do của quốc gia. 

Có thể thấy, đây là con đường đòi hỏi thay đổi tận gốc rễ về văn hóa và con người Việt Nam. Sự thay đổi này không hề dễ dàng, thậm chí vô cùng khó khăn. Trong tác phẩm ‘Tinh hồn Quốc ca I’, ông đã chỉ ra những điều bi ai của dân tộc Việt Nam, gắn với các tính cách lười biếng, bê tha, mê tín, đố kỵ, tham sống sợ chết, cục bộ địa phương, chỉ biết đến bản thân, gia đình mà không biết đến quốc gia, v.v. Trong diễn văn ‘Đạo đức và luân lý Đông Tây’, ông đã cho thấy nền đạo đức và luân lý của đất nước đổ nát hết cả…

Đi con đường của mình, ông đã kết giao với nhiều chí sĩ, tìm kiếm những người cùng chí hướng khi chủ trương của mình yếu thế hơn nhiều so với chủ trương bạo lực. Năm 1906, ông cùng Lương Văn Can và một số chí sĩ Bắc Hà khác thành lập cơ sở Duy Tân ở miền Bắc. Cũng năm ấy, ông cùng Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng tạo thành "bộ ba Quảng Nam" nổi tiếng, đi khắp tỉnh này và các tỉnh lân cận để vận động phong trào Duy Tân nhằm cải cách giáo dục. Trong khi đó, đối với các chí sĩ chủ trương bạo lực, ông chỉ phối hợp với họ ở việc viết sách, đề xướng dân quyền mà thôi.

Để thức tỉnh dân chúng, ông đã làm các bài thơ, văn yêu nước, kêu gọi sự đoàn kết, truyền bá tư tưởng mới, vận động cải cách. Ông đã diễn thuyết nhiều nơi nhằm thuyết phục dân chúng đi theo các giá trị mới, trong đó có dân quyền, dân chủ, tự do. Ông đã khuyến khích đồng bào mở trường dạy học, lập các hội buôn. Ông đã hô hào thanh niên vận Âu phục, cắt tóc ngắn. Ông cũng kêu gọi mọi người dùng hàng hóa nội địa để giúp kinh tế trong nước phát triển [3]. Ông còn vận động dân chúng khôi phục nền đạo đức và luân lý. 

Phong trào Duy Tân đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhiều tầng lớp nhân dân. Nhiều nông hội, buôn hội, xưởng dệt, trường học theo lối mới đã ra đời. Người dân đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, bỏ rượu chè, bài hủ tục, v.v. [4]. Bên cạnh những thành quả của cá nhân nói riêng và phong trào nói chung, Phan Châu Trinh cũng có những thất bại. Một trong những thất bại ấy là việc gửi thư cho toàn quyền Paul Beau vào năm 1906 yêu cầu chính phủ Pháp cải cách chính trị và thành thực khai hóa cho người dân Việt Nam. Yêu cầu này, tiếc thay, đã không được đáp ứng. 

Khi cuộc vận động cải cách dâng cao và dẫn đến các cuộc biểu tình rộng lớn chống sưu cao thuế nặng với quy mô hàng vạn người vào năm 1908, Pháp đã nhận thấy cần phải dập tắt phong trào và tiêu diệt những người đứng đầu của nó. Một số lãnh đạo của phong trào đã bị xử tử, trong đó có Trần Quý Cáp. Phan Châu Trinh cũng bị kết án tử hình, nhưng may mắn hơn, được ân xá và sau đó, bị đày ra Côn Đảo. Phong trào từ chỗ ôn hòa đã chuyển dần sang bạo động, đối đầu, và kết quả bị đàn áp dường như là tất yếu. 

Cho đến cuối đời, qua bao trở ngại, kể cả bệnh tật và tù đày, Phan Châu Trinh vẫn tiếp tục đi con đường của mình, có khi là đơn độc, có khi là cùng với những người khác, dù không còn đạt được những thành quả như vào thời của phong trào Duy Tân. Chính bởi sức ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng của ông mà khi ông mất, 100.000 người, tức gần 29% dân số Sài Gòn, Chợ Lớn hồi đó đưa tiễn linh cữu của ông trong sự thành kính và thương tiếc [5]. Di sản mà ông để lại là tinh thần, là tư tưởng, cũng như là con đường cho thế hệ hậu sinh.

Hơn một thế kỷ qua, con đường của Phan Châu Trinh từng bị xem là cải lương, song theo thời gian, đã dần được chân nhận là đi trước thời đại. 

Ngày nay, dù bối cảnh của quốc gia đã đổi thay song những nan đề về văn hóa và con người vẫn còn như trước. Đó là chưa kể những nan đề về kinh tế, chính trị, v.v. Theo cách nào đi nữa, những nan đề luôn dẫn chúng ta trở lại con đường của Phan Châu Trinh, và vì vậy Khai Dân trí, Chấn Dân khí, Hậu dân sinh vẫn là sứ mệnh cấp thiết. Để đi tiếp con đường này, mỗi cá nhân cần ý thức rõ bổn phận của mình là mở mang tri thức, trở nên tự cường, độc lập, tự do, từ đó góp phần làm cho đất nước thực sự tự cường, độc lập, tự do. 

Khép lại, người viết xin dẫn một lời bình của nhà sử học người Pháp Daniel Hémery về Phan Châu Trinh, rằng : "Khuôn mặt vĩ đại của Phan Châu Trinh (…) là khuôn mặt đáng chú ý nhất trong lịch sử văn hoá và chính trị Việt Nam ở thế kỷ XX, bởi chính ông đã xác định một cách rành mạch, sáng rõ nhất những nan đề đặt ra lâu dài mà các thế hệ người Việt Nam sẽ phải – và mãi mãi còn phải – đảm nhận" [6].

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 08/09/2018

(NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1] Phan Châu Trinh - http://www.chungta.com/tg/tac-gia/phan-chau-trinh.html

[2] "Bất bạo động, bạo động tắc tử. Bái vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu." Phan Châu Trinh đã nói như vậy với Phan Bội Châu khi hai người gạp nhau tại Nhật Bản vào năm 1906

[3] như [1]

[4] Đinh Xuân Lâm (2006), Phan Châu Trinh – Cuộc đời và sự nghiệp - http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/phan_chau_trinh-cuoc_doi_va_su...

[5] Nguyên Ngọc (2006), Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa  - http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Luan-Ly/Phan_Chau_Tr...

[6] như [1]

Published in Diễn đàn