Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 04 avril 2019 22:07

Bản lĩnh giang hồ

Ngày 31/03/2019, mạng facebook tưng bừng đăng ảnh, bình luận, bàn tán về chuyện một dân xã hội là Dương Minh Tuyền về "giải quyết" chuyện cháu Nguyễn Thị Hải Yến bị 5 bạn học đồng giới đánh hội đồng đang ầm ỹ công luận. Tôi gọi dân xã hội là theo đúng danh xưng của Tuyền khi gọi điện thoại cho người nhà cháu Yến, còn trên mạng xã hội gọi là giang hồ hoặc xã hội đen.

giangho1

Chân dung Thánh chửi Dương Minh Tuyền vừa bị khởi tố, bắt giam - Ảnh minh họa

Mục đích của chuyến đi, như Tuyền đã gọi điện trước là thăm hỏi, tặng quà cháu Yến và "dạy dỗ" những kẻ đã đánh hội đồng cháu, cần thì dạy luôn cả bố mẹ chúng.

Tuyền được người dân địa phương đón chào nồng nhiệt, đặc biệt là giới trẻ. Nhìn hình ảnh đón tiếp Tuyền, người ta nghĩ ngay đến cảnh quần chúng vây quanh ông Hồ Chí Minh trước đây. Tuyền cũng ân cần cầm tay hỏi thăm người lớn tuổi, cũng tươi cười với các em nhỏ. Không khí ấy át đi hoàn toàn hình ảnh ông bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng về thăm cháu Yến cùng ngày hôm ấy, như thể ông Nhạ lén lút về làng.

Mạng xã hội không tiếc lời ca ngợi Tuyền bằng những mỹ từ như cho Tuyền là "thế thiên hành đạo", "lập lại trật tự, công bằng xã hội", muốn Tuyền ứng cử đại biểu quốc hội, giữ chức này chức nọ, đòi Tuyền thay cả Nguyễn Phú Trọng hay Phùng Xuân Nhạ. Tất nhiên, những người nói ra điều ấy là thành ý hay mang tính giễu cợt còn tùy thuộc vào sự hiểu của người đọc.

Người ta còn gọi Tuyền bằng "bác", gán cho Tuyền những câu chuyện, câu nói của ông Hồ Chí Minh với dụng ý là tầm ảnh hưởng của Tuyền chẳng kém gì so với ông.

giangho2

'Thánh chửi' Dương Minh Tuyền được người dân chào đón khi đến thăm gia. '

Những người ca ngợi Tuyền dễ dàng bỏ qua hình ảnh một dân xã hội xăm trổ đầy mình, trang phục sặc sỡ, lòe loẹt, đeo dây chuyền to như sợi xích. Người ta cũng bỏ qua luôn những mặt khuyết của Tuyền mà hầu như dân xã hội nào cũng có như văn hóa thấp, nói năng tục tĩu, ngọng nghịu và đã từng vào tù ra khám, tất nhiên là tù thường phạm chứ không phải là tù chính trị.

Việc Tuyền về tận nơi tặng quà cháu Yến, an ủi gia đình là một việc làm đáng khen. Có thể khen Tuyền nữa ở chỗ có lòng nghĩa hiệp, bất bình trước bất công, bênh kẻ yếu thế, hay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Tuy nhiên, việc ca ngợi Tuyền thái quá là điều cần phải suy nghĩ. Nó phản ảnh sự bế tắc của xã hội hiện nay. Khi xã hội thối nát, người dân đã mất hết lòng tin vào luật pháp, vào lãnh đạo, quan chức, nói chung mất hết lòng tin vào hệ thống chính trị này thì những gì hành xử khác với quan chức đều là thứ để người ta bấu víu.

giangho3

"Bác" Tuyền với thiếu niên, nhi đồng

Nó phản ảnh một xu hướng thị hiếu nhạt nhẽo tầm thường và vô thức của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Đó là một thực tế rất đáng lo ngại.

Xét cho cùng thì hôm ấy, "bác Tuyền" cũng chỉ dừng lại ở việc thăm hỏi, an ủi, tặng tiền cháu Yến và gia đình. "Bác" không đến được nhà 5 nữ quái để "dạy dỗ" vì bị cản trở. Tức là mục đích về để "giải quyết" chuyện của cháu Yến không đạt được.

***

Phải chăng, giới giang hồ là một đối trọng với chính quyền và có thể thay chính quyền để làm cái mà chính quyền không làm nổi, đó là thực thi công lý ?

Phải chăng giang hồ là lực lượng có luật lệ riêng bất thành văn, có thể lập lại được trật tự xã hội và không biết sợ ai ?

Câu trả lời có ngay sau sự kiện Dương Minh Tuyền về ủy lạo gia đình cháu Yến một ngày. Ngày 1/4, Ngô Bá Khá (Khá Bảnh), một dân xã hội kiểu như Tuyền bị bắt với cáo buộc sử dụng ma túy, tổ chức đánh bạc và liên quan hoạt động tín dụng đen. Trước cơ quan điều tra, Khá Bảnh dúm dó, sợ sệt, xưng cháu chú với cán bộ điều tra và sụt sùi như trẻ con, khác hẳn với hình ảnh ngang tàng, tự tin của cậu ta trước đó.

Ngay sau khi "bác Tuyền về làng", trước sự tung hô, ngợi ca Dương Minh Tuyển tôi đã đặt ra câu hỏi :

Trộm nghĩ, nếu giới xã hội dân sự bị ức hiếp như cháu Yến kia, như bị đánh đập, bị canh nhà không cho đi đâu thì gọi cho các anh giang hồ, các anh ý có về nói chuyện phải trái với công an không nhỉ ?

Tôi đặt ra câu hỏi còn là vì Tuyền giới thiệu với gia đình cháu Yến mình là người nổi tiếng, rất có tiếng nói trên mạng xã hội, thấy chuyện bất bình bất kể ở đâu là tham gia giúp đỡ.

Câu hỏi không cần trả lời vì ai cũng trả lời được.

Tuyền nói về để "dạy dỗ" những kẻ đã ức hiếp cháu Yến, nhưng Tuyền đâu đủ bản lĩnh nói chuyện phải trái với công an. Nói chuyện phải trái với công an chỉ có thể là những tù nhân lương tâm nói riêng và những người hoạt động xã hội nói chung. Họ đã nhiều lần dồn công an vào thế không thể trả lời. Họ đấu tranh để xây dựng một xã hội không còn những chuyện đau lòng như chuyện của cháu Hải Yến kia. Và trên con đường đấu tranh đó, tù đày là việc họ đã xác định trước. Với họ, không có cảnh sụt sùi trước cán bộ điều tra như giang hồ Khá Bảnh, không có cảnh khóc tu tu trước tòa, xin "bác Trọng" coi như con cháu trong nhà, "xin lỗi bác" và xin bác "tha thứ" như trường hợp cán bộ cộng sản Trịnh Xuân Thanh.

giangho4

Ông Nguyễn Văn Túc trước tòa tại phiên xử phúc thẩm hôm 14/09/2019

Chuyện dõng dạc đối mặt với cả một hệ thống chính trị chỉ có thể là Lê Đình Lượng với nụ cường điềm tĩnh, mai mỉa khi bị kết án 20 năm tù, là Nguyễn Văn Túc với tư thế hiên ngang bất khuất, chửi Đm tòa bất chấp mức án 13 năm tù, là tư thế của Trần Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh v.v... và còn rất nhiều tù nhân lương tâm khác trước tòa án cộng sản.

giangho5

Giang hồ Khá Bảnh sụt sùi trước cán bộ điều tra - Ảnh minh họa

Nói về hình ảnh thảm hại của Khá Bảnh trong phòng hỏi cung, có một số người nhái lại hai câu thơ của Phạm Hữu Quang, tôi xin sửa lại vài chữ theo ý mình :

Giang hồ ta chỉ giang hồ rởm

Mới gặp công an đã vãi tè.

3/4/2019

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 04/04/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn
mercredi, 03 avril 2019 21:24

Khách hàng mẫu

Cho đi thử tàu chứ ai đem đi giết mà phải trốn như trốn giặc. Đường sắt làm ra mà không dám đi thì để cho chó nó đi à ?

mau1

Xe tuyến đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông

Lược phỏng truyện ngắn "Tinh thần thể dục" 

Có công điện của trung ương về tỉnh.

Sức lãnh đạo tỉnh... tuyên cử.

Nay thừa lệnh trung ương, ngày... tháng 04 năm 2019, thủ đô khánh thành đường sắt Hà Linh, đường mới tinh, có nhiều đoàn tàu rất đẹp, mọi nhẽ.

Tuy việc của thủ đô nhưng công trình lại là bộ mặt toàn quốc, là biểu tượng của tình hữu nghị răng môi. Vậy sức mỗi tỉnh cử 10 lãnh đạo, đúng giờ G phải có mặt để làm hành khách mẫu. Tất cả phải mặc đẹp, chỉnh tề, khi ngồi trên tàu phải tươi cười và vẫy chào luôn luôn vì hôm ấy có nhiều quan khách.

*

Vợ bí thư tỉnh nói với chồng :

- Mình không nên đi, tôi nghe nói đường sắt ấy thằng Tàu nó làm, sợ lắm. Hồi đang thi công, cũng xảy ra chết người luôn. Có ông quát tháo, đe đuổi chủ đầu tư mấy lần, giờ đang ngồi tù. Mình đi nhỡ có làm sao thì tôi góa bụa đã đành nhưng lấy ai lãnh đạo tỉnh nhà. Mình nên để chú chủ tịch dẫn đoàn.

Bí thư cho là phải, bàn với chủ tịch tỉnh. Chủ tịch giãy nảy :

- Em xin bác, Em đang mất uy tín vì vụ nâng đỡ không trong sáng con bé Quỳnh. Sợ ra thủ đô, người ta lại chỉ trỏ, xì xào bàn tán.

Bí thư ôn tồn :

- Chú chưa hiểu. Tôi có đi cũng chỉ là để cho khí thế, chứ việc này của bên chính quyền. Chú không đi thì ai ?

Chủ tịch chưa thông :

- Việc này liên quan đến tuyên truyền, tức là của bên đảng, anh và cậu tuyên giáo đi mới phải.

Bí thư vỗ vai thân mật :

- Thì chú tuy là chủ tịch nhưng kiêm phó bí thư, vừa đại diện cho tỉnh ủy, vừa đại diện cho ủy ban, hợp hơn tôi nhiều. Mới lại tôi cũng muốn tạo điều kiện cho chú. Chú cũng cần phải vớt vát uy tín với trung ương về vụ bê bối vừa rồi. Tôi đi thì cái bóng của tôi trùm lên chú, ai để ý.

Chủ tịch thấy phải, vả lại uy lực của bí thư khiến chủ tịch không thể từ chối.

*

Cuối buổi chiều đợi cơ quan tỉnh về vãn, vợ chánh văn phòng len lén bước vào phòng làm việc của chủ tịch :

- Em nghe nói sắp tới, tỉnh ta phải cử cán bộ đi khánh thành đường sắt Hà Linh. Chồng em có phải đi không anh ?

Chủ tịch cảnh giác đảo cặp mắt ra cửa rồi dừng ở ngực vợ chánh văn phòng, tình tứ :

- Gớm ! Giờ có việc mới lại chịu tìm đến anh. Cậu ấy là cánh tay phải của anh, cậu ấy không đi thì ai đi.

Vợ chánh văn phòng liếc cặp mắt sắc lẹm, nũng nịu :

- Anh không còn thương em sao ? Nghe mấy đứa ở HN nói, cái đường sắt ấy, có làm xong nó cũng không dám đi. Chúng em sinh 2 đứa toàn gái, định cố thêm thằng cu. Chồng em nhỡ có sao thì lấy ai nối dõi tông đường.

Chủ tịch mắt hấp háy :

- Thế anh thương em, thì ai thương anh ?

Vợ chánh văn phòng dằn dỗi :

- Ghét thế... Hư... hư... ư... em không thương anh thì thương ai. Lần sau anh có cử chồng em đi đâu cũng được, em không từ chối, chỉ trừ lần này thôi.

Chủ tịch vẻ suy nghĩ một lúc : 

- Thôi được. Vậy để anh cử cậu ấy đi hội thảo bên Sing đợt này, chứ ở nhà mà không đi làm hành khách mẫu là không được.

Vợ chánh văn phòng cười toe toét :

- Anh thông minh quá. Nhiều thủ đoạn, í lộn, nhiều mưu mẹo như anh, khóa tới thế nào bác tổng cũng cất nhắc lên trung ương.

Chủ tịch cười nhăn nhở :

- Rồi... cứ như lần trước nhé... Hi... hi... Cho tạm ứng cái nào. 

Chủ tịch cười nhe cả hai hàm răng ám khói thuốc lào rồi ấp vào cặp môi son đỏ chót của thiếu phụ. Thiếu phụ đẩy ra :

- Gớm, cứ làm như cả năm không gặp nhau ấy.

*

Sáng hôm sau, chủ tịch triệu tập nội các đến họp gấp để cắt cử. 

Nghe phổ biến xong, biết không thể đùn đẩy cho ai, giám đốc đài phát thanh truyền hình đương nhiên phải đi để đưa tin. Giám đốc sở 4T cũng thế. Giám đốc sở giao thông biết không thoát vì là việc của ngành cũng nhận ngay. Ban đầu như vậy là suôn sẻ.

Đến khi nhắc đến tên, giám đốc sở nội vụ hoảng hốt :

- Ấy chết, tình tình an ninh tỉnh ta hiện nay rất căng thẳng. Tụi phản động trong tỉnh đang kích động dân chúng đòi đủ mọi thứ quyền mà trước nay ta vẫn giấu. Tôi phải ở nhà để phối hợp với bên công an, cắt cử lực lượng khẩu trang đi canh chúng nó. Lại phải lên kế hoạch cẩu trộm lư hương họ Trần đi để cho chúng nó hết chỗ tụ tập nữa...

Giám đốc sở giáo dục phân trần :

- Ngành tôi đang thiếu giáo viên nghiêm trọng do phải cử phần lớn giáo viên nữ trẻ đẹp đi tiếp khách, "giao lưu" với cấp trên. Tôi phải sắp xếp người dạy thay. Bản thân tôi cũng phải dạy thay đồng chí giáo viên đang hầu cơ quan điều tra về tội ấu dâm học trò.

Giám đốc sở tài môi thẳng thắn :

- Làm gì cũng phải có công bằng. Năm trước tôi đã vào tỉnh Hà tắm và ăn cá biển rồi, về nằm viện 1 tuần, sợ mãi, đến giờ mới chắc sống. Lần này phải đến lượt người khác, không phải lăn tăn.

Giám đốc sở kế hoạch và đầu tư lắc đầu :

- Rõ chán. Lúc có gói này gói nọ chia nhau thì chẳng phải gọi, đi nước ngoài thì tranh nhau gây mất đoàn kết nội bộ. Bây giờ đi vào chỗ nguy hiểm thì ai cũng trốn như bị vợ đánh ghen. Nếu không phải lo nhập dây chuyền nhà máy nhiệt điện bên Trung Quốc về thì tôi cũng chẳng từ chối.

Chủ tịch nhắc :

- Thế bên khoa học công nghệ thế nào ? Cũng cần phải ra tham quan còn về làm đường sắt cao tốc liên tỉnh nhà chứ ?

Giám đốc sở khoa học công nghệ :

- Cái này là đường sắt trên cao, chẳng dính dáng mấy đến đường sắt cao tốc. Bên tôi đang tập trung vào đề tài nghiên cứu hóa chất để chế thành nước mắm, thay cho cá biển đã bị đầu độc chết hết rồi. Việc đó quan trọng hơn nhiều.

Giám đốc các sở khác khôn hơn, chỉ cử cấp dưới đi đại diện. Hỏi đến, đại diện sở nào cũng tìm cách thoái thác :

- Dạ cái này để em về báo cáo lại với giám đốc. Việc nghiêm trọng thế, em không dám quyết ạ.

*

Đến ngày ra thủ đô, ngoài chủ tịch tỉnh và vài vị đầu ngành còn có mấy mống thuộc các đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, cựu chiến binh không biết đùn đẩy cho ai. Mặt khác, quyền lợi không mấy nên nửa sợ, nửa muốn tranh thủ kiếm chút đỉnh. Ít nhất cũng được ra thủ đô chơi, ăn tiệc, lại có phong bì của ban tổ chức mang về.

Chủ tịch ngao ngán nhìn đội hình vừa yếu vừa thiếu, cáu kỉnh :

- Mẹ bố chúng nó chứ ! Cho đi thử tàu chứ ai đem đi giết mà phải trốn như trốn giặc. Đường sắt làm ra mà không dám đi thì để cho chó nó đi à ?

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : VNTB, 03/04/2019

Published in Diễn đàn
dimanche, 31 mars 2019 23:40

Bài lảng

Cho đến bây giờ thì ai cũng tin rằng nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt ở Thái Lan, hiện đang bị giam ở trại T16 và gia đình đã đến thăm. Thế nhưng mọi thông tin về phía nhà cầm quyền Việt Nam thì không có gì để khẳng định ông đã bị bắt.

tdn1

Tấm ảnh do ông Bạch Hồng Quyền cung cấp cho VOA để chứng minh rằng ông Trương Duy Nhất đã có mặt tại Thái Lan và đang viết đơn xin quy chế tị nạn với Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc vào ngày 25/1/2019.

Thật vậy, trong cuộc họp báo ngày 25/3, báo chí đặt ra câu hỏi về thông tin trên mạng xã hội nói Trương Duy Nhất bị bắt, thực hư thế nào.

Tuy nhiên phần trả lời của trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chỉ nói Trương Duy Nhất đã có vi phạm này nọ trong vụ án Vũ Nhôm, chứ không xác định ông đã bị bắt hay chưa. Tức là hỏi một đằng, trả lời một nẻo.

Có lẽ cái khó của câu hỏi này không phải là việc Trương Duy Nhất bị bắt hay chưa mà ở chỗ, khi đã xác nhận bắt Trương Duy Nhất thì họ sẽ phải trả lời những câu hỏi tiếp theo như về quyết định bắt, quyết định khởi tố bị can và đặc biệt là bắt ở đâu, bắt như thế nào ? Tại sao Trương Duy Nhất đang ở Thái Lan mà tự nhiên lại có mặt ở Việt Nam ?

Không thể nói bắt ở Đà Nẵng vì ai cũng biết Trương Duy Nhất đã sang Thái Lan, đã có hình ảnh khi ông đến Văn phòng Cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Bangkok. Nhưng nói bắt ở Thái Lan thì ai bắt ? Còn nói ông về Việt Nam nước đầu thú thì kịch bản Trịnh Xuân Thanh về đầu thú đã quá ê chề.

Vì vậy, tốt nhất là lờ đi chuyện bắt Trương Duy Nhất mà xoay sang kể tội ông trong vụ án Vũ Nhôm.

Tóm lại, cho đến nay, Bộ CA không có lời nào xác nhận đã bắt Trương Duy Nhất hay xác nhận ông đang bị giam ở T16 như nhiều trang báo đã đăng.

Việc hỏi một đằng, trả lời một nẻo thường được các lãnh đạo, quan chức Việt nam sử dụng trong các trường hợp "nhạy cảm". Nhạy cảm ở đây có thể hiểu là những việc có thật, nhưng nói ra thì lại là những việc không đúng, không phải, không hay. Tóm lại, nói "nhạy cảm" là cách nói khác nếu không muốn nói là "bí".

Tức là trả lời mà như không trả lời vậy.

Ví dụ, mỗi khi Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, phóng viên đặt ra câu hỏi về phản ứng của Việt Nam. Thay vì phản đối, Người phát ngôn Bộ ngoại giao thường nói "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa". Đó là lối nói chẳng chết ai, chẳng làm mếch lòng ai, còn công luận chẳng biết Việt Nam phản đối hay đồng tình.

Hoặc khi báo chí nước ngoài hỏi ông Nông Đức Mạnh về tin đồn ông là con ông Hồ Chí Minh, ông Mạnh trả lời : "Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ", một lối trả lời chẳng liên quan gì đến câu hỏi.

Bản thân tôi đã nhiều lần bị bắt vào đồn công an. Khi tôi hỏi điều tra viên về lý do bắt tôi - đó là câu hỏi khó thì thường nhận được câu trả lời : "Tại sao chúng cháu 'mời' chú vào đây còn những người khác thì không. Nó phải có lý do gì chứ". Nếu bị vặn hỏi thì họ nhanh chóng chuyển sang nội dung khác.

Bài lảng cũng được cán bộ tiếp dân thường xuyên áp dụng.

Tiếc rằng việc lảng tránh, hỏi một đằng, trả lời một nẻo lại được cho là sự khôn khéo trong ngoại giao, còn phóng viên thì "tế nhị", không nỡ căn vặn đến cùng. Nó thể hiện lối làm việc không đàng hoàng, minh bạch. Nó không làm cho người quan tâm thỏa mãn thông tin mà bị ức chế, hoài nghi. Điều này thường xảy ra ở đất nước có quá nhiều bí mật. Dĩ nhiên, bí mật ấy là của nhà cầm quyền chứ nó chẳng phải nằm trong danh mục bí mật quốc gia được ghi trong luật pháp.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : VNTB, 31/03/2019

Published in Diễn đàn

Ngày 20/02/2019, trên trang Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ, đăng bài "Vì sao đến người thân cũng muốn từ mặt Nguyễn Tường Thụy ?",bài viết ký tên Lam Vi.

ntt1

Căn cứ vào việc bài viết đặt trong mục "Bút chiến trên mạng" và đọc nội dung thì thấy bài viết nhằm "phản biện" bài viết của tôi trước đó Về quê ăn tết "không nói chuyện chính trị" đăng ngày 7/2/2019 trên trang facebook cá nhân của tôi. 

Bài viết trên trang Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (gọi ngắn là "bài viết") đã xuyên tạc bài viết của tôi và bịa đặt nhằm bôi nhọ cá nhân tôi - Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Trong khi tôi viết phê phán lối sống xa lánh chính trị, nêu ý kiến "không nói chuyện chính trị" của một số người thì bài biết la lối lên rằng tôi "cảm thấy rất buồn lòng vì RẤT NHIỀU NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ XA LÁNH (tôi nhấn mạnh bằng chữ hoa) khi chọn con đường "đấu tranh cho tự do dân chủ" ở Việt Nam".

Bài viết bịa ra chuyện tôi ăn chặn 1.800.000 đ "trả công cho dân oan", "bị Hội Bầu bí tương thân vạch mặt".

Thứ nhất là Hội Bầu bí tương trợ có giúp dân oan nhưng không bao giờ thuê dân oan làm gì. Nếu có thuê thì yêu cầu dẫn ra bằng chứng. Vì vậy, nói "trả công cho dân oan" là lối nói bịa đặt, xúc phạm đến dân oan.

Thứ hai là, tôi có ăn chặn không và ý kiến của Hội Bầu bí tương trợ như thế nào, mời bạn đọc xem phần comment của các thành viên trong Hội ở đây.

Ý kiến của các hội viên trong Hội là cái tát vào mặt những kẻ vu cáo tôi ăn chặn tiền giúp dân oan "bị Hội Bầu bí tương thân vạch mặt"

Khi bài viết nói tôi bị Hội Bầu bí tương trợ vạch mặt thì đây là ý kiến của thành viên trong Hội. Ngô Duy Quyền, Dũng Trương, Le Hung, Lê Hồng Phong là hội viên Hội Bầu bí tương trợ.

ntt2



Khốn nạn và kinh tởm hơn, bài viết đưa hình ảnh photoshop xuyên tạc hình ảnh tôi và cháu Nguyễn Phương Uyên (xem trong bài viết).

Thạc sĩ Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ nhận xét : "Đúng là một sự xuyên tạc bẩn thỉu đê tiện. Càng nhục nhã khi nó lại đăng trên trang mạng mang danh một ông thủ tướng. Dù đó là trang thật Nguyễn Xuân Phúc hay giả Nguyễn Xuân Phúc thì cũng có hại cho ông Phúc. Và ông Nguyễn Xuân Phúc với chức danh thủ tướng - chức danh cao nhất trong quản lý đất nước - phải chịu trách nhiệm khi để những việc như trên ngang nhiên tồn tại".

Facebooker Ha Thanh phẫn nộ : "Tôi đã về quê nhà anh chị ? Mọi người đều quý mến , kính trọng vợ chồng anh chị , vậy mà chúng nó dựng chuyện để vu khống và bôi nhọ danh dự của anh . Thật khốn nạn".

Nhà văn, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa viết : "Chân lý của nhận thức là : Hãy hiểu ngược lại những gì báo đảng nói ! Nhân đây bày tỏ thêm tinh cảm quý mến với nhà văn, nhà báo Nguyễn Tường Thụy".

Facebooker Phu Dao : "Cái gì đê tiện nhất cộng sản đều làm được. Hồn vía dân tộc đã bay sạch khỏi lớp người này".

Mời bạn đọc xem thêm ý kiến của giới facebooker về bài viết này ở đây.

Xuyên suốt bài viết là giọng xuyên tạc hằn học, bỉ ổi của tác giả, trái ngược hoàn toàn với quan điểm sống, lối sống, trách nhiệm đối với xã hội của tôi, trái ngược hoàn toàn hình ảnh của tôi trong gia đình, họ hàng và anh em bè bạn.

Tôi không thể hiểu nổi, tại sao trang Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại có thể đăng những bài nhầy nhụa, bẩn thỉu như vậy. Như vậy mà cũng đòi viết báo ư ? Như vậy cũng gọi là "phản biện" ư ?

Bài viết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của ông Nguyễn Xuân Phúc. Hơn thế, bài viết đã vi phạm pháp luật, cụ thể là Luật an ninh mạng và điều 331 Bộ luật hình sự (điều 258 cũ).

Vì vậy, yêu cầu Bộ Công an vào cuộc, điều tra. Nếu trang này của ông Nguyễn Xuân Phúc hoặc giả mạo ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đều cần làm rõ để xác định trách nhiệm hoặc xử lý hình sự nếu cần thiết.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 15/03/2019

Published in Diễn đàn

Sau 5 ngày, chốt canh chặn cuối cùng của lực lượng khẩu trang đã rút vào trưa ngày hôm qua 2/3, khi Kim Jong-un kết thúc chuyến thăm "hữu nghị" Việt Nam, rời Hà Nội về nước. Đó là chốt đặt ở trước nhà chị Dương Thị Tân, số 57/31 Phạm Ngọc Thạch, phường 6 quận 3, Hồ thành. Có điều rất trái khoáy là khi các chốt ở Hà Nội đã được dỡ bỏ giữa buổi chiều ngày 28 tháng 2, vào lúc tổng thống Mỹ chủ động kết thúc đàm phán bỏ về nước thì những người hoạt động xã hội dân sự (ở Hồ thành tiếp tục bị canh giữ thêm 2 ngày nữa. 

toi1

Lực lượng khẩu trang huyện Thanh Trì. Ảnh blog Nguyễn Tường Thụy

Như vậy chính quyền Hà Nội lo giới xã hội dân sự độc lập đi chào đón Donald J. Trump chứ không lo họ xuống đường phản đối Kim Jong-un, còn với chính quyền Hồ thành thì lo cả hai, trong khi địa điểm diễn ra 2 sự kiện lớn vừa qua lại ở Hà Nội, cách Hồ thành hơn 1700 km. 

Chuyện mỗi khi có sự kiện chính trị nào đó, công an rải qu    ân đi canh nhà giới xã hội dân sự không còn gì lạ, có điều đợt canh chặn này qui mô hơn cả trên một diện rộng. Sự quen thuộc đến mức từ công an cho đến nhân dân cho việc này là hết sức tự nhiên, như là nhiệm vụ, nằm trong chức năng của ngành công an. Ít ai trong ngành thấy đây là việc làm trái pháp luật cần đắn đo cân nhắc hoặc thấy xấu hổ khi ngồi rình rập trước cửa mỗi nhà suốt 24/24g. Thậm chí, có những tên còn tỏ ra hung hãn, có tên còn tự hào vì thấy mình có quyền với người khác. Những tên không sắc phục, không phân biệt được công an hay du côn, đến các gia đình ra lệnh mấy ngày tới ông/bà không được đi đâu. Dọa không được thì chúng cho 4, 5 tên đến một tiểu đội thậm chí cả trung đội canh vòng trong vòng ngoài. Chúng kê bàn sát cửa ra vào, pha trà uống nước, vứt mẩu thuốc lung tung trước cửa. Chưa yên tâm, chúng lấy dây thép buộc cửa, lấy những tảng bê tông phải 2 người khiêng chèn cửa, chặn cửa bằng xe máy, xe ba gác... Bà Lê Hiền Đức có lần đến nhà tôi, đếm được 7 tên sát canh cửa trước, 2 tên canh phía sau, nơi cỏ mọc um tùm và rãnh nước bốc lên mùi không mấy dễ chịu. Đó là vòng trong, còn vòng ngoài chưa tính. Qui mô đại đội thì chưa ghi nhận. 

Sau tết năm ngoái, anh ruột vợ tôi ở Lâm Đồng ra thăm em. Lúc ấy, tôi còn ở xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, chưa chuyển đến quận Thanh Xuân. Nhân tiện, tôi mời một số anh em quen biết đến nhà ăn cơm. Mới sáng sớm, công an và du côn đã nhung nhúc ngoài cửa không cho bất cứ ai vào nhà tôi, kể cả anh chúng tôi. Sau hàng xóm kể lại chúng có khoảng 40, 50 tên, lớp ngoài cùng còn được trang bị gậy gộc sẵn sàng đánh những ai muốn kháng cự. Chúng la hét, nhổ nước bọt, hắt nước bẩn vào nhà đe dọa. Quang cảnh thật là rùng rợn, "đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi". 

Nhiều lần, chúng huy động cả những nữ quái sồn sồn tuổi đã ngũ lục tuần, không biết moi ở đâu ra. Đám giặc cái này sẵn sàng gây sự với chủ nhà, la lối, xông vào cướp giật điện thoại làm náo loạn cả một đoạn phố. Bài này, công an huyện Thanh Trì thường áp dụng, không biết sáng kiến ô nhục này của đứa nào. Tất cả từ công an đến du côn, từ du côn nam đến du côn nữ đều đeo khẩu trang che đến tận mắt, tận mang tai, nếu có chụp được ảnh thì khi gặp lại cũng khó biết chúng đã từng làm những điều bẩn thỉu với mình. 

Đấy là nói về chuyện canh chặn, không cho đi lại và mới chỉ nói qua làm ví dụ. Giới hoạt động xã hội dân sự còn bị hại bằng nhiều cách khác ảnh hưởng đến cuộc sống như ép công ty đuổi việc, cấm chủ nhà cho trọ. Chuyện bố trí đón đường đánh cho nhừ tử không còn là chuyện hiếm, nhiều người bị đánh đến tàn phế như nhà báo Phạm Đoan Trang, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, người bất đồng chính kiến Đinh Văn Hải... Kinh hoàng nhất là vụ mục sư Nguyễn Trung Tôn, bị bắt cóc lên xe tại Cồn Sẻ. Chúng nhào đến đánh đập ông ngay khi bắt được, đánh suốt thời gian chở ông đến một khu rừng ở Hà Tĩnh. Ông bị đánh lê lết, bị lột hết tài sản kể cả quần áo rồi vứt đấy. Không chỉ đánh ngoài đường, chúng còn đánh những người hoạt động ngay trong đồn công an, cùm chân, đập vỡ đầu, máu me bê bết rồi vứt ra ngoài cổng, sống chết ra sao không cần biết. Không bút mực nào tả hết tội ác của chúng. 

Điều oái oăm là công an là lực lượng giữ gìn trật tự an ninh cho xã hội lại là lực lượng gây mất trật tự an ninh nhiều nhất. Là ngành trước hết bảo vệ pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật nhiều nhất. Sự lộng hành của ngành công an không phải những người đứng đầu đảng và nhà nước không biết. Họ biết cả nhưng làm ngơ cho công an lộng hành, thậm chí chỉ đạo cho công an vi phạm pháp luật. Trong khi có lúc, thủ tướng phải chỉ đạo đến vụ việc con con cụ thể thì không một trường hợp vi phạm pháp luật nào của công an về hành vi bạo ngược đối với xã hội dân sự được xử lý, mọi đơn từ tố cáo đều rơi vào im lặng. 

Sự vi phạm pháp luật của nhà cầm quyền đã nhờn tới mức, họ và kể cả nhiều người dân coi đó là chuyện cần thiết phải làm. Nó quen tới mức như lái xe đường dài, cứ đến trạm cảnh sát giao thông là lập tức đưa tiền, bất kể có chở quá tải hay có thiếu giấy tờ hoặc vi phạm gì không. Còn về phía người dân, nhiều người phải lùi sâu trong giới hạn pháp luật mong an toàn. Ví dụ, nhiều người không dám thực hiện quyền biểu tình vì lo bị vu cho tội gây rối trật tự công cộng, không dám biểu đạt chính kiến sợ bị vu cho tuyên truyền chống nhà nước. Tuy vậy, nếu nhà cầm quyền muốn, họ vẫn bị bắt tù như thường. Bằng chứng là hàng trăm người vô tội đã bị kết án do bị cáo buộc theo điều khoản liên quan đến chính trị. 

Một chế độ cũng ban hành pháp luật như ai nhưng nhà chức tranh lại vi phạm tới mức, bà Ngô Bá Thành phải lêu lên, ở Việt Nam có một rừng luật nhưng khi xét xử lại theo luật rừng. 

Pháp luật Việt Nam do nhà cầm quyền sinh ra. Vì vậy, lẽ ra họ phải tôn trọng pháp luật trước hết nhưng họ lại vi phạm pháp luật có hệ thống. Trong khi quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng thì họ vẫn rêu rao ở Việt Nam, quyền con người được đảm bảo, Việt Nam dân chủ gấp vạn lần tư bản. Đừng có nói xã hội dân sự ở Việt Nam yếu, chỉ có một dúm người. Họ có "một dúm người" là vì bị đàn áp không thể phát triển được. Chỉ cần nhà cầm quyền tôn trọng một số quyền cơ bản thôi như quyền biểu tình, quyền tự do lập hội, tự do báo chí, tự do biểu đạt, tự do đi lại thì tình thế sẽ vô cùng khác. Hàng triệu người sẽ xuống đường. 

Nếu Đảng cộng sản Việt Nam tự tin, việc gì phải vi phạm luật pháp do chính mình đặt ra ? Một đất nước quen cai trị bằng bạo lực, lực lượng bảo vệ pháp luật liên minh với lưu manh côn đồ thì đất nước sẽ đi về đâu. 

Nếu Đảng cộng sản Việt Nam tự tin, có uy tín, nhân dân tuyệt đối tin cậy thì tôi thách họ tôn trọng pháp luật. Các ông/bà có dám không ? Nào ? 

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 03/03/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Thế đang lên của phe xã hội chủ nghĩa giữa thế kỷ trước

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, một loạt nước xã hội chủ nghĩa ra đời. Nếu trước đó chỉ có Liên Xô và Mông Cổ, thì lúc này phe xã hội chủ nghĩa (còn gọi là phe "dân chủ") có 13 quốc gia, trở thành một hệ thống bao phủ 1/3 bề nổi trái đất. Tuy nhiên, Nam Tư đã nhanh chóng bị loại ra khỏi phe xã hội chủ nghĩa vì đường lối độc lập, không thần phục Liên Xô của tổng thống Josip Broz Tito. Khi đó, báo Nhân Dân có bài "Ti Tô là con lợn", ký một bút danh của Hồ Chí Minh.

viettrieu1

Món quà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng Chủ tịch Triều - Ảnh toquoc.vn

Tới 1959 khi cộng sản thắng lợi ở Cuba thì phe xã hội chủ nghĩa trở lại 13 nước. Đó là Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam (Bắc Việt Nam và sau này là cả nước), Triều Tiên (Bắc Triều Tiên), Mông Cổ, Cuba và 7 nước Đông Âu là Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Alnania, Bulgaria, România, Hungari.

Thực ra, các nước đã từng theo xã hội chủ nghĩa là trên 30, nhưng khối xã hội chủ nghĩa 13 nước ở đây là bao gồm các nước triệt để chủ nghĩa Mác-Lênin nhất, theo cương lĩnh của Đệ tam quốc tế là lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên sự phân biệt này cũng chỉ là tương đối.

Vào thời kỳ những năm 50 của thế kỷ trước, phe xã hội chủ nghĩa giành được thế và lực cao nhất trong lịch sử tồn tại của khối này. Cộng với sự lạc quan tếu, thói kiêu ngạo của người cộng sản, người ta tưởng thế giới đại đồng đến nơi, có lẽ không phải đợi sang thế kỷ 21. Chủ nghĩa tư bản đang bị ép đến chân tường và chỉ còn chờ chết. Người ta cho rằng, Liên Xô đã hoàn thành giai đoạn chủ nghĩa xã hội và chuẩn bị tiến vào giai đoạn cộng sản chủ nghĩa.

Khắp nơi tràn ngập không khí lạc quan, phấn khởi cho dù miền Bắc đói vàng mắt và thiếu thốn đủ mọi thứ. Họ tin rằng, cứ thắt lưng buộc bụng, chỉ cần mo cơm quả cà là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nào là thơ, nào là ca khúc ca ngợi thế đang lên của phe xã hội chủ nghĩa, hừng hực khí thế từ thành thị đến nông thôn.

Những cụm từ Tình hữu nghị Việt-Xô, Tình hữu nghị Việt-Trung, Tình hữu nghị Việt-Trung-Xô, Tình hữu nghị Việt-Triều, Tình hữu nghị Việt-Trung-Triều được nhắc với tần suất rất cao. Người ta còn khắc những cụm từ trên vào dấu gỗ, để có thể bôi chút mực đỏ rồi chụp vào bất cứ đâu.

Những bài hát ca ngợi phe xã hội chủ nghĩa tưng bừng khắp miền Bắc. Tôi chưa biết chữ, nhưng được nghe từ lời hát của bà chị gái hay đi sinh hoạt thiếu nhi, còn nhớ được mấy câu :

"Thắm thiết tình Việt-Trung-Xô,

Đế quốc ngày càng thêm lo,

Đó là tình người lao động,

Mối tình tràn ngập núi sông,

Cố công xây đắp tình Việt-Trung-Xô !"

Người ta tin chủ nghĩa Mác Lê Nin là bách chiến bách thắng, là học thuyết duy nhất đúng, chẳng phải nhọc công tìm ra lối đi nào khác có thể đưa con người qua đau khổ, thoát khỏi áp bức, bóc lột. Nó giống như khi phát hiện ra trái đất hình tròn thì nó không thể vuông hay méo được nữa.

Này này đế quốc biết hay chăng ?

Ngươi đã già nua, ta trẻ măng

Trái đất ngươi ôm, ôm chẳng nổi

Trời kia, ta với cả cung trăng

Ngươi ơi ngươi đã trở về già

Trái đất non sông này trả ta

Cửa kín tường cao bưng bít mấy

Ta nhìn vũ trụ vẫn bao la !

(Không giam được trí óc, Xuân Thủy)

Trong khối xã hội chủ nghĩa ấy, đương nhiên, hai ông kễnh Liên Xô và Trung Quốc được tôn làm anh cả, anh hai và hai ông làm gì, nói gì cũng chuẩn tới mức tôn sùng. Theo ông Nguyễn Minh Cần từng làm phó chủ tịch Hà Nội, xin tị nạn ở Liên Xô thì ông Hồ Chí Minh đã "công khai nói trước hội nghị cán bộ (1950) tại chiến khu Việt Bắc để chuẩn bị cho đại hội 2 của Đảng cộng sản sẽ họp năm sau là : "Các cô các chú nên biết rằng : ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được" (bài đăng trên RFA).

Hoặc bài thơ khóc Xtalin của Tố Hữu, đặt tên quân phiệt này ở đỉnh cao nhất của nhân loại : "Ngôi sao sáng nhất trời cao băng rồi". Sau này có người thấy ngượng liền tự ý sửa lại nhưng hết sức ngô nghê : "Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi !".

Mà nói gì tới Liên Xô, Trung Quốc, ngay ở Việt Nam, trong thơ Tố Hữu, Hồ Chí Minh được tôn vinh tới mức :

Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.

Hai anh em "sinh đôi"

Quan hệ Việt Nam-Triều Tiên được xây dựng trong bối cảnh thế của phe xã hội chủ nghĩa đang lên nói trên. Cả hai đều là nước xã hội chủ nghĩa, có diện tích và dân số không hơn kém nhau mấy, lại cùng bị chia cắt và cùng ở Châu Á nên nói hai nước có nhiều điểm tương đồng là vậy.

Với Việt Nam, quan hệ mật thiết sau Liên Xô, Trung Quốc thì đến Triều Tiên. Triều Tiên là nước thứ 3 lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau Liên Xô và Trung Quốc.

Nếu với Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam tỏ lòng ngưỡng mộ, kính trọng và tin cậy tuyệt đối thì với Triều Tiên, là sự yêu quí, cảm thông, thân thiết như anh em ruột.

Qua bài thơ "Hai anh em" của Tố Hữu có thể hình dung được mối quan hệ này

Triều Tiên và Việt Nam

Ta là hai anh em

Sinh đôi cùng một mẹ

...........

Kim Nhật Thành-Hồ Chí Minh

Hai chúng ta là một

Qua Trung Hoa

Chúng ta liền khúc ruột

Với Liên Xô

Chúng ta một mái nhà.

Về cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 -1953, không một người dân nào biết Triều Tiên cộng sản là thủ phạm phát động chiến tranh mà chỉ căm thù Nam Triều Tiên và đế quốc Mỹ đã xâm lược Bắc Triều Tiên, gây ra bao đau thương cho nhân dân Triều Tiên :

Em bé Triều Tiên ơi

Mẹ của em đâu rồi ?

Tìm đâu mẹ của em

Có ai đây mà hỏi

Giặc bồn bề lửa khói

Xác ai nằm ngổn ngang

...

Anh của em đã đến đây rồi

Anh chí nguyện

Con bác Mao đã đến

Anh đã đến bên nôi em cháy dở

Với cha em giết hết loài man rợ...

(Em bé Triều Tiên, Tố Hữu)

Những ca từ ca ngợi đất nước Triều Tiên tươi đẹp và anh dũng :

Xuân về trên đất nước Triều Tiên anh dũng

Hoa đào nở thắm ven sông

Những cô gái Triều Tiên áo trắng...

Người đầu tiên cho tôi biết thủ phạm gây nên cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 là một thầy giáo dạy toán, vào năm 1976 : "Chiến tranh Triều Tiên là do Bắc Triều Tiên xâm lược Nam Triều Tiên chứ đâu phải Lý Thừa Vãn và Mỹ phát động"...

Cuộc chiến tranh ấy nếu không có Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp thì Hàn Quốc đã bị xóa sổ. Chiến tranh nhanh chóng biến thành cuộc đối đầu Trung-Mỹ, với cả những trận giáp lá cà đẫm máu.

Trong 20 năm chiến tranh Việt Nam 1955-1975, tuy nghèo nhưng Triều Tiên cũng có nhiều nỗ lực giúp đỡ Việt Nam. Triều Tiên tham gia trực tiếp vào chiến tranh, gửi khoảng 100 phi công sang Việt Nam để huấn luyện, chiến đấu. Có 14 phi công Triều Tiên tử trận tại chiến trường Bắc Việt Nam khi đối đầu với không quân Mỹ, hiện vẫn còn chôn cất ở Việt Nam.

Có nguồn tin cho biết Triều Tiên còn huy động ít nhất 2 trung đoàn pháo phòng không để bảo vệ vùng trời Hà Nội. Ngoài ra còn có lực lượng bộ binh tham chiến trực tiếp cùng quân đội Bắc Việt.

Triều Tiên viện trợ cho Việt Nam những mặt hàng dân dụng như thuốc men, phân bón, xi măng, sắt thép... Triều Tiên còn viện trợ cho Việt Nam cả gạo là mặt hàng thiết yếu hàng đầu mà Triều Tiên luôn luôn thiếu. Gạo Triều Tiên gần giống như nếp chiêm của VN, ăn dẻo và thơm ngon. Thời kỳ 1974, lính chúng tôi bị hạ tiêu chuẩn xuống 0,61 kg/ngày (trước đó là 0,74 kg/ngày). Tiêu chuẩn đã thấp mà gạo Triều Tiên lại không nở nên đói rạc người. Có lúc lính trốn, chúng tôi 3 đứa được ăn cả một mâm 6 nhưng vẫn hết.

Theo RFI thì giá trị hàng viện trợ của Triều Tiên cho Việt Nam thời kỳ 1966-1969 lên đến 20 triệu rup mỗi năm. Đây là khoản tiền đáng kể đối với một nước nhỏ và nghèo như Triều Tiên.

Vào thời kỳ 1969-1970, bộ đội phải mặc quần áo may bằng vải Triều Tiên, rất xấu. Nghe nói Triều Tiên viện trợ vải này để lau súng, nhưng vì thiếu thốn nên quân nhu dùng may quần áo cho bộ đội mặc, như kiểu hạt bo bo Liên Xô, Ấn Độ viện trợ (hoặc bán) để chăn nuôi nhưng người phải ăn. Tân binh mới vào phải mặc quần áo Triều Tiên cũ của lớp đi chiến đấu trước để lại. Xong khóa huấn luyện tân binh, đi B (vào Nam) thì được phát quần áo mới, để lại quần áo cũ cho lớp tân binh sau. Tôi từng được phát 2 bộ quần áo Triều Tiên cũ, sau được bổ sung 1 bộ mới. Trong chiến tranh, các nước xã hội chủ nghĩa đều nhận đào tạo sinh viên cho Việt Nam. Triều Tiên cũng thế, có khoảng vài trăm sinh viên Việt Nam sang học các ngành khác nhau.

Sau này (vào những năm 199x), Triều Tiên gặp nạn đói, thiếu lương thực trầm trọng, Việt Nam cũng nhiều lần viện trợ cho Triều Tiên, mỗi lần từ 1000 đến 5000 tấn gạo. Đó là gạo cho tặng. Năm 1996 Triều Tiên mua của Việt Nam 2 vạn tấn gạo nhưng vẫn chưa thanh toán. Số tiền lãi và gốc đến nay lên gần 20 triệu Mỹ kim. Khoản này có lẽ cho qua vì Triều Tiên không có khả năng trả, còn Việt Nam thì nghĩ đến ân tình trước đây Triều Tiên đã viện trợ cho mình.

Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam-Triều Tiên không ít thăng trầm. Ở đây chỉ nhắc về quan hệ chính trị.

Thời kỳ vàng son của phe xã hội chủ nghĩa giữa thế kỷ trước nhanh chóng qua đi để bước vào giai đoạn rạn nứt trong khối này. Chủ nghĩa Mác-Lênin bắt đầu bộc lộ những điểm yếu không thể lấp liếm và khối xã hội chủ nghĩa đi đến tan rã.

Vào đầu những năm 60 thế kỷ trước, mâu thuẫn nội tại trong phe xã hội chủ nghĩa bắt đầu biểu hiện công khai trước hết là giữa Liên Xô và Trung Quốc và mâu thuẫn giữa các nước xã hội chủ nghĩa khác với nhau cũng nảy sinh xung quanh mâu thuẫn này. Những mâu thuẫn đó lúc thì gay gắt, lúc tạm hòa hoãn. 

Việt Nam theo Trung Quốc chống chủ nghĩa xét lại ở Liên Xô, Việt Nam chống lại sự áp đặt của Trung Quốc về các vấn đề như đường lối chiến tranh với miền Nam, với Khmer đỏ. Với Triều Tiên thì quan hệ cũng lắm thăng trầm.

Khi ngồi vào đàm phán với Mỹ ở Paris năm 1968, Việt Nam bị Triều Tiên phản đối. Triều Tiên muốn thành lập khối quốc gia cộng sản riêng cho Châu Á do Trung Quốc đứng đầu nhưng không được Việt Nam ủng hộ. Triều Tiên không muốn Liên Xô thông qua Việt Nam để với bàn tay xuống phía Nam. Đây cũng là ý muốn của Trung Quốc, nên họ gọi Liên Xô là đại bá, Việt Nam là tiểu bá, Việt Nam là tên lính xung kích của Liên Xô ở khu vực Đông Nam Á.

Mâu thuẫn giữa hai nước căng thẳng nhất là khi Việt Nam tiến hành chiến tranh biên giới Tây Nam lật đổ nhà nước Campuchia dân chủ do đồ tể Pol Pot cầm đầu. Cùng với Trung Quốc, Triều Tiên đã phản đối rất mạnh mẽ, không công nhận Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Việt Nam dựng lên. Lúc này, Quốc vương lưu vong Norodom Sihanouk tị nạn tại Bình Nhưỡng. Tại đây, Norodom Sihanouk lên truyền thông kịch liệt phản đối Việt Nam, ủng hộ Khmer Đỏ, thậm chí kêu gọi Liên Hiệp Quốc đem quân đến Campuchia để đuổi quân Việt Nam về nước. Thời điểm đó, báo chí Việt Nam dùng những cụm từ họ đã "bán linh hồn cho quỷ dữ" ám chỉ Triều Tiên, cho việc Triều Tiên để cho Sihanouk sử dụng truyền thông lên án Việt Nam là "làm ảnh hưởng đến uy tín của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên". Cũng như với Liên Xô, Việt Nam kiềm chế tới mức đó, chứ không gay gắt vạch mặt chỉ tên, dàn quân đánh nhau chí tử như với Trung Quốc và Khmer Đỏ.

Khi Việt Nam tiến hành đổi mới vào năm 1986 và đạt được một số thành tựu kinh tế thì Việt Nam và Triều Tiên đi theo 2 con đường khác nhau. Nếu Việt Nam cho phép phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần và mở cửa với các nước thì Triều Tiên vẫn trung thành với mô hình kinh tế tập trung và khép kín. Theo đường lối mở cửa, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao (1992) và hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc (kẻ thù của Triều Tiên) trên nhiều lĩnh vực làm Triều Tiên rất cay cú, cho là bị Việt Nam phản bội. Việt Nam phải từ bỏ "người anh em sinh đôi" để theo đuổi con đường của mình chứ không thể ngồi chờ đợi, "anh đi đằng anh tôi đằng tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi". Tuy vậy, quan hệ này chưa bao giờ dẫn tới đối kháng quyết liệt như quan hệ Việt-Trung.

Trong dịp Kim Jong-un sang thăm Việt Nam đầu tháng 3/2019, báo chí Việt Nam cũng điểm lại quan hệ giữa hai nước trong 7 thập niên qua nhưng những mảng tối, những câu chuyện buồn đầy nước mắt trong mối quan hệ này thì tuyệt nhiên không nhắc đến. Đó là đặc thù của truyền thông xã hội chủ nghĩa.

Ít năm sau khi khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ, tới cuối thế kỷ 20, quan hệ Việt-Triều dần dần trở lại bình thường. Có lẽ, sự cô đơn của mấy nước cộng sản khiến họ thương nhau hơn, tuy không được nồng ấm như hồi Việt Nam có chiến tranh với Mỹ. Chuyến thăm Việt Nam của Kim Jong-un vừa qua nhằm củng cố quan hệ giữa hai nước, dẫu chỉ là kết hợp cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, một công đôi việc. Có lẽ, cả đôi bên đều cần giữ lại người đồng chí hiếm hoi còn sót lại, để có thể nói với quốc tế rằng, trên thế giới này, cộng sản đâu chỉ mình tôi.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 05/03/2019

Published in Diễn đàn
dimanche, 17 février 2019 12:21

Sử ta, sao phải hỏi ý kiến Tàu ?

Dư luận đang sôi sùng sục bởi ý kiến của Giáo sư Phạm Hồng Tung xung quanh vấn đề "Chiến tranh biên giới 1979 được dạy trong chương trình phổ thông mới ra sao" đăng ở Vietnamnet.

suta1

Hình minh họa. Những người lính ở đơn vị pháo của Việt Nam trong trận chiến chống quân xâm lược Trung Quốc ở biên giới tại tỉnh Lạng Sơn hôm 23/2/1979 - AFP

Theo giới thiệu thì ông Phạm Hồng Tung là giáo sư sử học đang giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), là Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Với những vị trí ấy thì ông có ảnh hưởng nhiều đến việc giảng dạy lịch sử.

Khi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc mấy chục năm nay bị giấu biến thì nói chung, nhiều ý kiến của ông chấp nhận được, trúng suy nghĩ của nhiều người. Ví dụ ông cho rằng cần tránh che giấu sự thật trong giảng dạy... về sự kiện lịch sử này. Ông Tung cũng thừa nhận những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh này rất ít được nhắc đến hoặc ông chỉ ra trong nhà trường, việc giáo dục về nội dung lịch sử này rất sơ sài, chỉ được đề cập đến với 4 câu, 11 dòng tại sách giáo khoa Lịch sử lớp 12... Ông cho biết Trung Quốc vẫn đang được dạy một chiều về cuộc chiến tranh này và xuyên tạc về nó. Không chỉ thế mà tất cả các cuộc chiến tranh trong quá khứ, lịch sử hai bên dạy rất khác nhau.

Tuy nhiên, ông Tung lại cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm nên cần phải cẩn thận. Và cái sự cẩn thận quá đáng của ông ta đã dẫn đến phản ứng của dư luận.

Tất nhiên, những vấn đề ông Tung nói ra là phải có chủ trương chứ không phải nghĩ thế nào, ông cứ tuồn tuột nói ra như thế. Vì không phải đến bây giờ ông mới dạy sử và không phải cuộc chiến tranh này vừa mới diễn ra mà từ 40 năm nay rồi. Nói thế để thấy rằng, ông nói gì thì cũng phải được phép và bây giờ ông được phép nói ra như thế. Chính tư duy "được phép" mới dẫn đến ý kiến gây bão trên mạng xã hội : Bây giờ (40 năm đã qua) "chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước".

Ý kiến này của ông Tung có vẻ mâu thuẫn với các ý kiến khác của ông như "cần phải dạy về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc năm 1979 một cách khoa học, đúng đắn", hay "không nên lảng tránh việc trình bày và đánh giá về quá trình lịch sử này", vì nếu đã có thái độ khoa học và đúng đắn, không lảng tránh thì việc gì còn phải "ngồi lại" với kẻ đã xâm lược nước mình, đã giết chóc, tàn sát nhân dân mình.

suta2

Bài viết trên Vietnamnet với ý kiến của Giáo sự Phạm Hồng Tung về chiến tranh biên giới Việt Trung Courtesy Vietnamnet

Để tăng tính thuyết phục cho ý kiến này, ông Tung dẫn ra chuyện Pháp và Đức từng xảy ra chiến tranh và đã ngồi lại với nhau. Nhưng Pháp và Đức khác hẳn Việt Nam, Trung Quốc về dân trí, dân chủ, về tính văn minh của chế độ chính trị. Quan hệ giữa hai nước ấy là quan hệ bình đẳng, ngang hàng, khác hẳn quan hệ Việt Trung.

Ý kiến của ông Tung có thể hiểu rằng, viết về cuộc chiến tranh này như thế nào là phải hỏi ý kiến Trung Quốc. Viết về một cuộc chiến tranh, phải đề cập đến bối cảnh, nguyên nhân, diễn biến và hậu quả. Hai phía là kẻ thù, là đối phương, là đối tượng tác chiến của nhau nên quan điểm mỗi bên nhất định phải khác nhau, trái ngược nhau. Khi đã rụt rè không dám viết khác với ý kiến kẻ thù, hay được kẻ thù đồng ý thì còn gì là lịch sử nữa mà nó trở thành một sự kiện đã được gọt giũa, cắt xén, giấu giếm cho vừa lòng kẻ đã phát động chiến tranh xâm lược và để có lợi cho "đại cục".

Trước ý kiến không thể chấp nhận được của ông Tung, facebooker Phuc Dinh Kim vặn, khó mà bắt bẻ : "Nếu chấp nhận lời đề nghị của Phạm Hồng Tung, tôi yêu cầu đến dịp kỷ niệm 45 năm ngày chấm dứt chiến tranh và thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2020, giới Sử học Việt Nam nên mời các Sử gia của Mỹ và VNCH đang định cư trên khắp thế giới ngồi lại để thống nhất nội dung lịch sử nước nhà giai đoạn 1954-1975".

Fbker Phuc Dinh Kim đánh trúng tâm lý nô lệ, nhược tiểu trước thiên triều. Ông Tung trả lời sao đây về ý kiến này ?

Lịch sử không xu nịnh ai

Thái độ của người viết sử là phải trung thực với lịch sử, chứ không phải theo nghị quyết, chủ trương, đường lối của một đảng phái nào đó, càng không phải theo ý muốn của kẻ thù.

Việc ông Tung đặt ra vấn đề viết về cuộc chiến tranh xâm lược của TC phải hỏi ý kiến Trung Quốc có lẽ xuất phát từ thói quen, viết gì, dạy như thế nào phải được phép, phải theo định hướng. Từ chỗ các nhà viết sử đã quen với chỉ thị, định hướng của đảng và ông Tung vì theo thói quen nên mới nâng lên khuôn phép mới là hỏi ý kiến kẻ thù.

Xin nhắc lại câu chuyện xưa nói về phẩm chất, khí tiết của người chép sử :

Thôi Trữ là công thần nước Tề, giết vua Tề là Tề Trang Công (tên thật là Khương Quang). Quan Thái sử chép rằng : "Mùa Hạ, tháng 5, ngày Ất Hợi, Thôi Trữ giết vua của nó là Quang". Trữ sợ, bảo ghi khác đi thì Thái sử không chịu nên bị Trữ giết. Em của quan Thái sử tiếp tục công việc của anh, chép y câu trên, lại bị giết. Cho đến người em thứ ba vẫn chép nguyên câu ấy, sẵn sàng chịu chết nhưng Thôi Trữ không dám giết nữa.

Khi người em thứ ba được toàn mạng lui ra, thì gặp Nam Sử thị là một viên sử quan khác đứng chực sẵn. Thì ra Nam Sử thị sợ cả ba anh em Thái sử bị giết hết sẽ không có ai ghi lại sự thật lịch sử, nên đã viết sẵn trên thẻ, vẫn là : "Mùa Hạ, tháng 5, ngày Ất Hợi, Thôi Trữ giết vua của nó là Quang".

suta3

Hình minh họa. Hình chụp hôm 25/8/1978 : một người lính gác Việt Nam bị thiệt mạng trong một trận tấn công của Trung Quốc vào Đồng Đăng, Lạng Sơn AFP

Nhắc lại câu chuyện này để thấy khí tiết của người viết sử xưa, thà chết chứ không thể viết khác sự thật lịch sử.

Nhớ lại có lần một diễn giả đến trường tôi nói chuyện về ông Hồ Chí Minh, kiểu như ông Hoàng Chí Bảo sau này. Trong buổi nói chuyện chừng ba giờ, nhiều lần ông nhắc đến cụm từ "những người làm sử chúng tôi". Lần đầu, tôi nghe đến chữ "làm sử" thấy hay hay, là lạ và thán phục lắm. Sau nghĩ lại thấy không ổn. Sao lại "làm sử" ? Người ta có thể nói "làm văn", "làm thơ" vì văn học là sáng tác, được tưởng tượng, hư cấu. Còn sử thì làm ra sao được ? Điều đó có thể hiểu rằng trong tư duy của họ, viết sử là phải nhào nặn, phải theo chỉ đạo. Lịch sử VN đương đại mà chúng ta vẫn học đã nói lên điều đó. Vì thế mới có Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu mới có "ngụy quân ngụy quyền" Sài Gòn, tay sai của đế quốc Mỹ... Đó là sản phẩm của "làm sử". Do "làm sử" mà lúc thì Trung Quốc là kẻ thù, lúc thì là bạn vàng và cuộc chiến tranh năm Trung - Việt 1979 lúc thì biến mất, lúc thì lác đác nhắc lại. Thế thì còn gì là sử. Phải trở lại với chữ của người xưa là "chép sử", "sử ký" (ký : ghi chép) chứ không phải "làm sử" thì lịch sử mới khách quan.

Lịch sử hiểu ngắn gọn là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc xảy ra như thế nào cứ thế mà viết, hà tất phải hỏi ý kiến "bố con đứa nào".

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 17/02/2019

Published in Diễn đàn
lundi, 11 février 2019 21:55

"Anh" cướp

Lần đầu tiên, thấy dân mạng "trân trọng" gọi cướp bằng... anh. Chuyện bề ngoài có vẻ vui vui nhưng ngẫm ra lại vừa buồn, vừa chua cay. Đó là vụ hai tên cướp đột nhập vào phòng kế toán Trạm thu phí Dầu Giây khoắng đi 2,22 tỉ đồng hôm mùng 4 tết, giữa ban ngày. Không biết con số này đã bao gồm 80 triệu đồng hai tên cướp đánh rơi ở hiện trường chưa, nếu chưa thì số tiền bị cướp là 2,3 tỉ…

anhcuop1

Hai "anh" cướp Tuấn Anh và Hoàng Nam tại công an. Ảnh : C.H

Con số hơn 2 tỉ làm dư luận giật mình. Người ta tính ra, mới tiền thu phí BOT của 1 ca đã là 2 tỉ (hào phóng bỏ qua con số lẻ) thì 1 ngày 3 ca phải là 6 tỉ, rồi từ đó tính ra 1 tháng, 1 năm riêng trạm này thu là bao nhiêu. Người nhà BOT giải thích không phải vậy mà số tiền ấy của nhiều ca dồn lại. Tất nhiên giải thích thì cứ giải thích, còn tin hay không lại là chuyện khác, nó phụ thuộc về độ tin cậy của dư luận đối với nhà BOT mà tin nhà BOT có lẽ chỉ là người thần kinh có vấn đề.

Vụ cướp này làm cho cư dân mạng hả hê, không phải vì bắt được kẻ gian mà vì lòi ra số tiền thu phí BOT khủng như thế nào. Dân mạng vốn vui tính, hài hước nên gọi hai tên cướp bằng... anh. Người đề nghị ân xá, người đề nghị thưởng công, thậm chí có người còn đề nghị phong... anh hùng cho hai "anh" cướp.

Chứ không à. Vì ngoài các "anh" thì còn ai tìm ra con số thực thu của BOT là bao nhiêu. Dựa vào báo cáo ư ? Không ai điên mà tin vào báo cáo. Thanh tra ư ? Không phải thanh tra không có trình độ mà tìm đâu ra thanh tra nào vượt qua được cám dỗ của đồng tiền. Vì vậy mới có câu :

"Thanh tra, thanh mẹ, thanh dì

Cứ có phong bì là nó thanh kiu".

Ví dụ, với khối tài sản đồ sộ của nguyên tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, chẳng có thanh tra nào kết luận được trong đó có 1 đồng tham nhũng, đành chỉ biết đến lời giải thích của ông ta là "tôi lao động đến thối cả móng tay". Hay biệt phủ của Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái cũng chỉ biết do "buôn chổi đót" mà có. Có thể nhắc thêm ông Nguyễn Sĩ Kỷ, Phó ban nội chính tỉnh ủy Đăk Lăk kể lể rất bi thương rằng để xây được biệt thự phải chạy xe ôm, nuôi heo nuôi gà...

Không chỉ các "anh cướp" có công tìm ra BOT nhiều tiền như thế nào mà cả các "anh trộm" cũng có công phát hiện ra sự giàu có của quan chức. Càng ngày, càng có nhiều vụ trộm viếng thăm nhà quan chức lấy đi hàng tỉ đồng tiền mặt mỗi vụ. Quan chức ở đây đủ mặt : cán bộ tòa án, viện kiểm sát, công an, chủ tịch ủy ban các cấp... Ngay cả nhà ông Nguyễn Thế Thảo, lúc đương kim chủ tịch Hà Nội, trộm cũng không bỏ qua. Không phải trộm thương dân thường hay có mối thù giai cấp với quan chức mà đơn giản là nhà quan chức mới lắm tiền. Điều này không ai có thể bác bỏ. Vì vậy, có quan chức mất trộm không dám báo hoặc khai bớt đi số tài sản bị mất.

Trở lại vụ cướp đột nhập vào trạm BOT Dầu Giây. Từ mấy năm nay, BOT là nỗi nhức nhối của xã hội. Đi đường cao tốc phải trả phí là lẽ thường nhưng anh em lái xe bức xúc ở chỗ, vị trí đặt trạm nhập nhằng, đi đường quốc lộ cũng bị thu phí, thu phí quá cao, hoặc hoàn vốn rồi vẫn tiếp tục thu phí. Vì vậy mới xảy ra "chiến tranh tiền lẻ" gay gắt, quyết liệt và dai dẳng, mà khởi đầu là BOT Cai Lậy vào nửa cuối năm 2017. Được biết, cả nước có tới 17 trạm đặt sai vị trí trên tổng số 67 trạm đang thu phí trên cả nước. Chẳng oan ức gì khi người ta gọi BOT là trạm hút máu dân.

Nếu chỉ đơn giản là thu phí BOT để hoàn vốn đã bỏ ra thì chẳng ai nói. Vấn đề là gian lận trong việc thu phí. Không có gì dễ thu, thu tùy tiện và thoải mái như thu phí BOT. Không có chuyện chậm trễ, xin khất như thu thuế lại còn được tùy ý định giá. Tuy nhiên, cái lợi trong việc kéo dài thời gian thu hồi vốn là thứ lợi gần như chẳng mất gì ngoài việc mất công thu phí. Đây là cái lợi do ăn không của xã hội. Vì vậy, nhà BOT tìm đủ mọi cách để kéo dài thời gian thu hồi vốn. 

Cách duy nhất để kéo dài thơi gian thu hồi vốn là khai gian doanh thu. Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có lần cho biết có tuyến đường BOT nhà đầu tư nói 1 ngày thu 1 tỷ đồng tiền phí nhưng dư luận phản ánh thực tế số tiền tới 3 - 4 tỷ đồng. 

Chỉ cần lấy con số cận dưới là 3 tỉ, thì việc thu 3 khai 1 đã làm cho thời gian thu hồi vốn kéo dài ra gấp 3. Nói cách khác, nếu một BOT do khai gian mà được phép thu phí trong vòng 20 năm, thì trên thực tế chỉ cần chưa đến 7 năm đã thu hồi đủ. 14 năm còn lại là ăn không của xã hội, mà trực tiếp là anh em lái xe. 

Vì vậy, cư dân mạng gọi vụ cướp BOT Dầy Giây sáng mùng 4 tết Kỷ Hợi là cháy nhà ra mặt... BOT. Hai "anh cướp" trong vụ này được cư dân mạng "tôn vinh" một cách sâu cay là vì thế.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 11/02/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Nhiều từ liên quan đến chữ ăn chẳng còn mấy ý nghĩa nhưng vẫn được sử dụng đến bây giờ, có lẽ do người Việt ta đã trải qua nhiều thời kỳ đói kém nên việc ăn là quan trọng nhất. Bây giờ nó không phải là ăn tết mà là đón xuân vì cái sự ăn nó không quan trọng nữa.

tet1

Tết ở làng quê xưa - Ảnh minh họa

"Ăn cưới" thực chất là đi dự đám cưới. Rồi có những việc chẳng liên quan đến ăn như ăn hỏi. Mang đồ sính lễ đến nhà gái, đặt cơi trầu nói chuyện để tác thành cho cặp uyên ương mới là mục đích chính. Nếu nhà gái mời ở lại dùng cơm thì ngồi uống với nhau chén rượu, cụ thể hóa hơn những công việc sắp tới. Chỉ có "ăn cỗ đám ma" thì không gọi thế nữa. Chuyện ăn cỗ đám ma ngày xưa, người chết nằm đấy mà vẫn ăn uống như thường, bây giờ bỏ đoạn ăn uống, gọi là viếng đám tang. Còn ăn tết, ăn cưới, ăn hỏi... vẫn cứ nói như vậy. Thậm chí bây giờ, người ta uống là chủ yếu, uống đến độ cãi nhau, chửi nhau, đánh nhau, gây án mạng nhưng chẳng ai gọi là uống tết, uống cưới hay uống hỏi.

Vì tít bài viết có chữ"ăn tết" nên xin tranh thủ tám mấy dòng cho vui chứ không có ý định bàn về ngôn ngữ.

Hồn quê

Sống với nhịp sống đô thị, mỗi dịp tết đến xuân sang, người người lại náo nức về quê, tìm ở đây cái tình nghĩa con người, tìm về cánh đồng lúa, lũy tre làng và cảnh mùa xuân, cảnh tết nhà quê. Về vào ngày phiên chợ, đi chơi chợ tết thật thú vị, gặp người quen, bạn cũ, ríu rít hỏi han, chúc tụng.

Thấy quê hương thân thương lắm. Điều này giải thích tại sao, những bài thơ, ca khúc ca ngợi xuân quê, tết quê thì nhiều mà gần như không có những sáng tác cùng chủ đề ấy về thành thị. Nếu có thì cũng không thể hay được.

Người ở các tỉnh, làm ăn, sinh sống ở các đô thị lớn, vẫn giữ trong hồn mình một góc quê. Nơi ấy có một thời thơ ấu nghèo khó thiếu thốn nhưng đầy ắp kỷ niệm.

Hình như chỉ có về quê, lòng người mới hóa thân thiện hơn, chứ còn ở thành thị, người quê đối với nhau cũng nhiều thủ đoạn lắm.

Làng quê bây giờ đang đô thị hóa. Nhà đã thêm tầng, nhưng tình cảm của người nhà quê vẫn còn giữ được nét mộc mạc, chân chất và đằm thắm.

tet2

Chợ họp ngay dưới sân chùa ở thôn Thiều Huy, xã Cầu Lộc, từ sáng sớm đến chiều muộn lúc nào cũng đông kẻ bán người mua.

Nhớ quê, không phải lúc nào cứ thích là về được. Ngoài những lúc có việc đột xuất, tôi thường về quê vào vào những dịp giỗ chạp hay tết đến. Đó là những dịp anh em, họ hàng, con cháu làm ăn ở xa gặp nhau đông đủ hơn cả. Sau khi nâng ly rượu tưởng nhớ người đã khuất hoặc ly rượu mừng xuân là những câu chuyện về những kỷ niệm, hỏi han nhau về gia đình hay công việc làm ăn. 

Không nói chuyện chính trị ?

Tết nay đã khác tết xưa, những tết thời bao cấp. Vật chất không phải là việc phải lo lắng đầu tiên mỗi khi tết đến hoặc khi nhà có khách. Tuy nhiên, ở đây đó, vẫn có những đứa trẻ thơ không có tết. Người về quê ăn tết đã có xe hơi riêng để đi, hoặc có tiền thuê xe, tuy xe khách hay xe máy vẫn còn là phương tiện phổ biến. Trước sự thay đổi ấy, người ta thường cho rằng nhờ ơn đảng, ơn bác mới có công cuộc đổi mới. Chẳng ai để ý rằng, việc đưa nông dân vào hợp tác xã, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh đã dẫn đến những năm đói kém kinh hoàng vào những thập niên 60, 70, 80 thế kỷ trước. Họ cảm ơn đảng đã "cởi trói" mà không nghĩ đến ai đã "trói" họ. "Bây giờ được như thế này còn kêu gì nữa" là câu cửa miệng của nhiều đầu óc bảo thủ. Họ không hề nhìn ra ngoài biên giới. Không nhìn sang Âu Mỹ đã đành, ngay cả cái ao làng Đông Nam Á hay ở ngay bán đảo Đông Dương họ cũng không cần biết. Họ cũng chỉ biết so sánh miếng ăn đã khác trước, chứ không nghĩ đến an sinh xã hội, nghĩ đến quyền con người. Họ không biết những hạn chế trong phát ngôn, hành động mà họ phải tuân thủ đã đành mà còn tự kiềm chế tư tưởng, không dám nghĩ khác những gì đảng nói.

Không dám nói khác, nghĩ khác, họ còn tự cho mình nhiệm vụ canh chừng tư tưởng những của những người khác. Vì là "của hiếm", mỗi khi tôi xuất hiện ở quê, chẳng thiếu người nhìn tôi đầy cảnh giác. Tôi biết vậy nên chẳng có tham vọng "tuyên truyền" cho ai nhưng vẫn bị một vị có chức sắc nào đó trong họ phủ đầu : "Không nói chuyện chính trị". 

Một lần tôi ngồi nghe mấy ông anh nói chuyện về vụ án Đinh La Thăng, rồi ông Trần Đại Quang vừa chết. Nói mãi không sao, đến khi tôi vừa mở miệng ra để cải chính một chi tiết sai, một ông anh đã gạt đi : "Không nói chuyện chính trị". Có lần mọi người đang nói về một vụ tai nạn giao thông, công an làm sai lệch hồ sơ. Tôi vừa xen vào hỏi thì bị một chú em nhắc nhở chẳng ăn nhập gì đến vụ tai nạn kia, có lẽ chú chỉ đoán trong đầu tôi đang chứa sẵn những gì : "Anh không ra nước ngoài anh không biết, chứ Thái Lan nó đầy nhà ổ chuột kia". Tôi ngạc nhiên, chẳng lẽ chuyện Mỹ đưa người lên mặt trăng cũng không được nói vì tôi chưa lên mặt trăng bao giờ ?

Chuyện tương tự còn nhiều nhưng hễ tôi xen vào là bị chẹn họng ngay : "Không nói chuyện chính trị". Từ đó, tôi đoán ra, khuôn khổ ấy chỉ đặt ra khi có mặt tôi. Tuy "không nói chuyện chính trị" nhưng anh vẫn nhìn bộ complet tôi đang mặc, khiêu khích : "Bộ này đi Mỹ đấy à ? Hồi tôi vừa mới đi Mỹ về, một ông anh khác hỏi : "Bao giờ thì chú mua ô tô ?". Lại có cô em bảo, anh theo Mỹ thì thiếu gì tiền. Tôi nói toạc ra : "Theo Mỹ thì sao ? Anh còn muốn cả đất nước này theo Mỹ, người Việt Nam cũng được như người Mỹ kia. Ý cô là phải theo Trung Quốc ?".

"Không nói chuyện chính trị", câu chuyện chỉ ồn ào xung quanh công việc làm ăn của mỗi người, tự hào về dòng họ mình đông đúc, có bao nhiêu người thành đạt (tướng tá hoặc chức sắc trong hệ thống chính trị). Chẳng ai nêu ra dòng họ mình có ai sống khí tiết để mà noi gương.

Trong các buổi họp mặt, thanh niên vẫn là đông nhất. Không phải cháu nào đầu óc cũng u tối nhưng trước các bậc trưởng lão, không đứa nào dám ho he trong khuôn khổ định sẵn : "không nói chuyện chính trị". Có cháu bày tỏ sự cảm thông với tôi nhưng chỉ là câu chuyện riêng : việc chú làm là đúng nhưng cháu không theo được vì còn phải kiếm sống nuôi vợ con. Có chú em họ thẳng thắn nhận em hèn. Có đứa chỉ dám thừa nhận chú can đảm nhưng không dám nói tôi đúng hay sai. Có đứa lại bảo việc chú làm là đúng nhưng chưa đến lúc. Tôi nói, nếu ai cũng chờ "đến lúc" thì ai tạo ra cái "lúc" ấy để mà nói, để mà hành động. Có ông anh lọc lõi, khuyên tôi không được, bảo, thôi, chú viết gì cứ viết, nói gì cứ nói nhưng làm thì để cho đứa khác. Có anh tỏ ra thực tế (thực dụng ?), bảo khi nào biểu tình có tiền thì chú gọi tôi đi với nhé.

Một lần JB Nguyễn Hữu Vinh đưa tôi về quê bằng xe của anh, cũng vào dịp tết. Lần sau tôi về, bà chị dâu bảo : "Lần trước, chú đưa cái thằng phản động nào đó về nhà, nó dám nói xấu đảng, nói xấu bác. Nhà tôi là "nhà cơ bản", toàn đảng viên, công chức nhà nước mà nó chẳng nể. Chẳng nhẽ ngày tết tôi lại đuổi". Tôi nói, thứ nhất, bác của chị à, họ hàng như thế nào ? Thứ hai là mấy đứa nhà chị, nó là đảng viên không có nghĩa nó là đảng. Mà nó là đảng thì đã sao, không dám động đến chăng ? Vợ tôi xen vào, chị xem, đảng nhà chị đã làm được những gì ? Rồi bả kê ra một loạt việc đảng đã làm, đảng viên phạm tội ra sao. 

Chuyến về quê tiếp theo, Thanh Hà chở tôi về. Chị dâu tôi nằm bệnh viện. Tôi trêu anh : Lần trước, chị bảo em đưa phản động về nên em không dám nhờ nó nữa. Còn đây là chú Hà, chưa có "tiền án tiền sự" (với nhà anh), anh yên tâm. 

Không nói chuyện chính trị nhằm che đậy hiện thực đen tối do chế độ này tạo nên. Nó cũng như Trung Quốc không muốn nhắc đến cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 và kéo dài đến 10 năm sau đó mà thôi. "Không nói chuyện chính trị" vì nói ra, làm sao họ tranh luận nổi, bênh nổi cái đảng của họ. Bây giờ, còn cái gì để khoe ngoài việc tụng kinh "cuộc sống bây giờ đã khá hơn trước" ? Họ muốn bênh đảng của họ vì đảng ấy đã cho họ cuộc sống dư dả hơn người khác, có danh tước, địa vị trong xã hội. Cho nên, "không nói chuyện chính trị" thực chất là bài lảng tránh. Mà nếu có tranh luận, họ cũng chỉ "phản biện" bằng cách "không có đổi mới, làm gì được như bây giờ ?", "chúng mày phản bội lại tao và bố". Tôi có thằng cháu vợ, nó "phản biện" cô chú nó (tức là tôi và vợ tôi) rằng "hết thuốc chữa". Chợt nhớ đến đám dư luận viên hay "phản biện" chúng tôi bằng những câu "đồ phản động", "Không có đảng bác làm gì có chúng mày", "đất nước đang ổn định, chúng mày cứ muốn đảo lộn lên". Tôi phải đóng ngoặc kép hai chữ "phản biện" vì làm gì có lý lẽ để gọi là phản biện.

tet3

Như con đà điểu rúc đầu vào cát, họ cố né mọi vấn đề bức xúc của cuộc sống, không nhìn, không thấy, không nghe, không biết. 

Không nói chuyện chính trị, sống ngoài chính trị hình như là một cái mốt của những người tự xem mình là thức thời. Như con đà điểu rúc đầu vào cát, họ cố né mọi vấn đề bức xúc của cuộc sống, không nhìn, không thấy, không nghe, không biết. Có lẽ, họ chỉ động đến chính trị khi chính bản thân họ bị tấn công, bị cướp nhà cửa, ruộng vườn hay bị oan khiên trong một vụ án nào đó. Khi đó, họ mới biết họ có sống ngoài chính trị được không. Họ chưa bao giờ tự đặt câu hỏi, họ sống ngoài chính trị tại sao họ lại phấn đấu vào đảng, bon chen để lên chức và vun vén cho gia đình không bằng lao động của mình ? Không nói chuyện chính trị, vậy ai đã tuyên truyền chính trị cho họ để họ có được bộ não không thể gột rửa được. Trong khi, báo chí vẫn đề cập đến những tiêu cực về mọi mặt của đời sống xã hội thì có ai nhắc đến các từ tham nhũng, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thì họ vội gạt đi : "Không nói chuyện chính trị". Họ còn bảo hoàng hơn vua. 

Mồng Hai Tết Kỷ Hợi 2019

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 06/02/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Tin tổng hợp và tin do cộng tác viên cung cấp

Ngày 20/1/2019, chị Nguyễn Thị Quý, vợ tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng (15 năm tù), đã đặt chân xuống sân bay Charles de Gaulle (Pháp) để vận động cho UPR (cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát) tại Genève, Thụy Sĩ sẽ diễn ra vào ngày mai 22/1/2019.

tnlt1

Chị Nguyễn Thị Quý, vợ tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng, đã đặt chân xuống sân bay Charles de Gaulle ngày 20/01/2019

Trước đó, chị Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân lương tâm Trương Minh Đức (12 năm tù), anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa con trai tù nhân lương tâm Mục sư Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù) cũng đã có mặt tại Pháp để đi Genève vận động cho nhân quyền tại Việt Nam.

tnlt2

Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát hay Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (viết tắt từ tiếng Anh là UPR), là cơ chế kiểm điểm tình hình nhân quyền của mỗi nước thành viên của Liên Hợp Quốc, dưới sự bảo trợ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra 4 năm 1 lần. Mỗi nước thành viên  đều phải lần lượt thực hiện việc rà soát tình hình nhân quyền của nước mình.

Ngoài 3 gia đình đến Genève từ trong nước, còn có các tù nhân lương tâm đã "ém sẵn":  Luật sư Nguyễn Văn Đài và Đặng Xuân Diệu (tị nạn chính trị), Giáo sư Phạm Minh Hoàng (bị nhà cầm quyền trục xuất). Đại diện của Phóng Viên Không Biên Giới, đại diện của tổ chức chống tra tấn cũng tham gia vận động nhân quyền cho Việt nam tại UPR.

Hội thảo về UPR

Bên lề UPR có một cuộc hội thảo vào ngày 21/1. Ban tổ chức của hội thảo gồm :

- Christians for the Abolition of Torture (ACAT)

- Hội Bầu Bí Tương Thân

- COSUNAM (Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam)

- Destination Justice

- Hội Anh Em Dân Chủ

- Lawyers’ Rights Watch Canada

- Media Legal Defence Initiative (MLDI)

- Phong Trào Lao Động Việt

- Reporters Without Borders (RSF)

- Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng (Việt Tân)

Diễn giả của hội thảo có :

- 3 gia đình tù nhân lương tâm đến từ trong nước (vừa nêu trên) ;

- Luật sư Nguyễn Văn Đài, chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ, cựu tù nhân lương tâm ;

- Ông Đặng Xuân Diệu, nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm ;

- Giáo sư Phạm Minh Hoàng, nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm ;

- Bà Libby Liu, Tổng giám đốc Đài Á Châu Tự Do ;

- Bà Anne-Marie Von Arx, Dân biểu quốc Hội tiểu bang Geneva. Qua nhiều năm nay, bà lên tiếng cho tù nhân lương tâm Việt Nam, đã từng đến Việt Nam trực tiếp tìm hiểu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam ;

- Luật sư nhân quyền Doreen Chen, Destination Justice. Cô hoạt động khắp thế giới và đã từng hợp tác với Giáo sư luật trường đại học Stanford, Allen Weiner, thực hiện và đề nạp đơn lên Liên Hiệp Quốc về 14 thanh niên Công giáo bị bắt năm 2011 ;

- Cô Jade Dussart, Quản lý chương trình Á Châu của tổ chức ACAT, một tổ chức thường xuyên lên tiếng chống tra tấn trong nhà tù Việt Nam đối với tù nhân chính trị ;

- Ông Hoàng Tứ Duy, Phát ngôn nhân đảng Việt Tân ;

- Daniel Bastard, Trưởng văn phòng Asia, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) ;

- Luật sư Saba Ashraf, đại diện tổ chức Media Legal Defence Initiative (MLDI) ;

- Ông Rolin Wavre, Chủ tịch Ủy Ban Việt Thụy Sỹ, COSUNAM và Phó chủ tịch Đảng Cấp Tiến Thụy Sĩ.

Lễ trao giải nhân quyền cho Trần Thị Nga và Lê Đình Lượng

Tại hội thảo sẽ có lễ trao giải thưởng nhân quyền 2018 cho ông Lê Đình Lượng và Trần Thị Nga.

Những hoạt động xung quanh UPR 2019

Ngoài buổi hội thảo còn có các hoạt động khác như gặp gỡ một số đoàn đại diện thường trực của Liên Hiệp Quốc và các nước Czech, Đức, Hoa Kỳ, Na Uy và Thy Sĩ và biểu tình.

Nhiều tổ chức Việt Nam trong và ngoài nước và các NGOs quốc tế khác cũng đã có những cuộc vận động cho nhân quyền ở Việt Nam, đã nạp hồ sơ trước đó.

Cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR 2019 diễn ra trong lúc nhà cầm quyền Việt Nam siết chặt kiểm soát, đàn áp khốc liệt những người bất đồng chính kiến như hoạt động dân chủ, biểu tình chống chính sách của chính phủ. Sự đàn áp này trong năm 2018 là chưa từng thấy. Kết quả của Kiểm định định kỳ phổ quát 2019 và những hoạt động xung quanh UPR có ảnh hưởng rất quan trọng đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : VNTB, 21/01/2019

Published in Diễn đàn