Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tôi có anh bạn, không đồng niên nhưng đồng lứa vì anh chỉ kém tôi 1 tuổi. Anh là một người giàu có, lắm nhà cửa, đất đai nhưng nói chuyện với tôi, không khi nào anh tỏ ra hợm hĩnh khoe của hay khoe quen biết các quan chức, công an này nọ. Với người khác thì tôi không rõ lắm nhưng hình như anh rất khinh những người không có đầu óc, ngu xuẩn trong cách cư xử.

Năm nào, anh cũng đến chúc tết tôi từ mùng Một. Năm nay cũng thế. Khi về, anh mừng tuổi tôi một tờ bạc 200 nghìn rồi bảo : "Giờ tôi đi chúc tết mấy cụ cao tuổi. Ông là tôi vào đầu tiên đấy. Mời ông đến nhà tôi chơi. Ông cứ gọi điện, tôi mang ô tô đến đón". Tôi nói, ấy chết, ai lại thế. Cứ để lúc nào sắp xếp được thời gian, tôi tự đến.

xuan1

Đó là một ngôi biệt thự hai tầng tọa lạc trên một thửa đất rộng hơn 200 mét vuông ở một vị trí đắc địa. Ảnh minh họa

Vậy là anh đến chúc tết tôi còn trước cả mấy cụ. Tôi cảm thấy sự trân trọng của anh qua việc này. Không lẽ lại không đáp lễ tấm lòng của anh. Chú hàng xóm bảo khi nào anh đi thì bảo để em chở anh.

Chiều mùng Ba, hai anh em chúng tôi đến. Anh ra tận đường đón rồi đưa chúng tôi vào nhà. Ngôi nhà mới dựng này chỉ là một trong nhiều nhà của anh.

Đó là một ngôi biệt thự hai tầng tọa lạc trên một thửa đất rộng hơn 200 mét vuông ở một vị trí đắc địa. Bên ngoài không trát, không sơn lòe loẹt mà trang trí mộc, gam màu trầm tạo một cảm giác u tịch, dễ chịu. Những viên gạch hồng để nguyên xen giữa những mạch vữa đều tăm tắp. Tôi thích thú ngắm ngôi biệt thự và khen kiến trúc thẩm mỹ, tinh tế. Anh đưa chúng tôi đi thăm các phòng. Phòng nào cũng rộng và nội thất toàn những thứ cầu kỳ, đắt tiền. Thiết bị điện cũng nhập ngoại.

Giới thiệu xong anh đưa chúng tôi trở lại phòng khách, bảo : "Của tham nhũng đấy".

Tôi và chú hàng xóm cùng bật cười. Anh bảo :

- Chứ không à ?Chả của tham nhũng là gì ?Mình phải móc ngoặc với quan chức mới có dự án mà làm chứ, mới bớt xén được chứ. Tôi chỉ ăn chút rơi vãi thôi mà cũng được từng ấy. Chứ đâu như chú Hưng (chú đi cùng tôi), buôn bán vất vả như thế kiếm được đồng tiền, đấy mới là thu nhập chân chính".

Chúng tôi vừa nhâm nhi chén rượu xuân, vừa nói chuyện nhân tình thế thái. Anh hỏi tôi có mấy cháu rồi. Tôi nói ba cháu, cháu út mới tốt nghiệp đại học. Anh bảo không, là cháu gọi bằng ông ấy. Tôi nói ba. Anh rút ra 3 tờ 200 nghìn gửi tôi mừng tuổi cho các cháu, rồi rút ra 2 tờ nữa gửi chú cùng đi.

Tôi đã tránh không nói đến chuyện chính trị, sợ gây tranh cãi không cần thiết đầu xuân vì nghĩ chúng tôi khác vấn đề quan tâm, khác nhãn quan và cách sống. Nhưng anh lại là người chủ động nhắc đến chủ đề này, rặt một giọng phê phán. Anh bảo chế độ này phải thay đổi. Mục ruỗng lắm rồi.

Tôi bảo :

- Ông được như thế là nhờ chế độ này, nhờ các kẽ hở của nó. Nếu là chế độ dân chủ, xã hội thượng tôn pháp luật thì ông tham nhũng thế nào được. Nó mà đổ, ông lấy đâu ra cơ hội làm giàu?

Anh lắc đầu :

- Nhưng chán lắm rồi, thối nát lắm rồi. Xem gương Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng đấy.

Anh tỏ ra rất nể những người đấu tranh, nhận xét đó là những người khác thường, thông minh, có chính kiến, có lý tưởng, bản lĩnh. Rồi anh kể chuyện có ông an ninh bị kỷ luật vì canh tôi nhưng để tôi thoát ra sao. "Rõ ràng nó xác định được vị trí điện thoại của ông đang ở nhà mà ông chuồn đi lúc nào không hay".

Anh nói tiếp :

- Thấy tôi chơi với ông, họ hay nhờ tôi đến khuyên ông đừng đi biểu tình hay đi việc này nọ. Tôi không đến nhưng bảo, tôi đến nhà ông ấy khuyên mấy lần rồi, Ông ấy uống rượu say đang ngủ, tôi bị ông ấy chửi cho một trận : "Việc của ông à?". Tôi nói thế vì tôi biết có đến cũng chẳng khuyên được ông. Ông đúng thì tôi làm sao mà khuyên được ông, biết đâu bị ông chửi cho thì bẽ mặt.

Tôi cười :

- Ông bịa thì cũng phải có lý chứ. Tôi có bia rượu say bao giờ ?Tôi đã bao giờ chửi bạn đến nhà chưa?

Anh nói :

- Tôi thán phục ông nhất là ông làm cách nào mà bà ấy lại theo ông, ủng hộ việc làm của ông nhiệt tình như vậy.

Tôi kể, nhà tôi với nhà bà ấy quan chức với bộ đội, đảng viên nhiều lắm. Bố bà ấy còn hoạt động cách mạng từ thời bí mật, trước 1945… rồi bảo : "Cái gì thật cũng dễ thuyết phục. Điều quan trọng nhất là bà ấy tin chồng. Đầu tiên bà ấy cũng nhát lắm, trông thấy công an là mất vía, bà ấy chỉ muốn sống yên ổn.

Anh đùa :

- Khi nào đất nước dân chủ, nhờ ông nói với chế độ mới là tôi với chú Hưng đây vẫn chơi với ông thời các ông còn bị đàn áp, không làm gì hại cho cách mạng dân chủ, để chúng tôi không bị bắt đi cải tạo.

Tôi không nhịn được cười :

- Dân chủ không làm như thế. Như thế khác gì độc tài. Mà tôi có vai trò gì trong chế độ mới mà nói hộ được cho các ông.

Anh bảo, tôi biết mà, tôi biết ông nói người ta nghe mà.

Tôi kể chuyện tù nhân lương tâm, các gương mặt đấu tranh dũng cảm, chuyện dân oan, chuyện hàng năm cứ đến giao thừa, tôi bỏ nhà đi chúc tết dân oan như thế nào.

Tôi bảo, họ tá túc ở quanh trụ sở tiếp dân trung ương số 1 Ngô Thì Nhậm ấy, ngủ ở vỉa hè. Khi nào rảnh ông ra mà xem, cực khổ vô cùng. Nếu ông thừa tiền không biết làm gì thì giúp họ một ít.

Anh giãy nảy lên :

- Không ! không ! Ông cho tiền họ thì được chứ tôi cho để công an nó đập chết tôi à.

Mùng Ba Tết Mậu Tuất

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 19/02/2018 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn
dimanche, 04 février 2018 18:37

Sướng lâu quá

Không phải khi tiếng còi kết thúc trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan mà người ta đã sướng ngay. Bằng chứng là tại các tụ điểm theo dõi qua màn hình và ngay cả ở sân Thường Châu, cổ động viên lặng đi, ra về trong trật tự không ai nói với ai câu nào. Nhiều người hâm mộ, từ các sao Việt đến cả cụ già, em nhỏ bật khóc tu tu : "Việt Nam thua rồi".

khoc1

Nhiều người hâm mộ, từ các sao Việt đến cả cụ già, em nhỏ bật khóc tu tu : "Việt Nam thua rồi".

Nhưng rồi những giờ phút nặng nề ấy cũng qua đi khi chợt nhận ra tuy thua nhưng vẫn có cái để tự hào bởi chức á quân, tuy chỉ là giải U23 chứ không phải là giải quốc gia. Dù sao đó cũng là thành tích mà Việt Nam chưa bao giờ vươn tới. Vậy là cơn sướng bùng lên và kéo dài không biết đến khi nào vì "tuy thua nhưng vẫn… vô địch"  ! ?

Đội tuyển Việt Nam được đón về Hà Nội bằng một chuyến chuyên cơ do VietJet tặng. Màn biểu diễn hở hang đến mức không thể hở thêm được nữa được tặng không ngay trên máy bay khiến các cầu thủ xấu hổ ngoành mặt đi hay cắn răng chịu đựng. Màn diễn lố bịch, trơ trẽn đến nỗi người ta không gọi là hãng Vietjet mà nhạy bén đổi ngay thành Vietsex.

Xin có mấy câu thơ minh họa thay vì đăng hình ảnh :

Mở mạng ra xem bỗng cúi gầm

Hay mình lác mắt mới trông nhầm

Tày bay cứ tưởng nơi hoan lạc

Người mẫu mà ngờ gái mại dâm.

Sấn sổ quàng vai, em rụt lại

Sượng sùng ngoảnh mặt, chị đương tầm

Ngỡ như nhà thổ đang mùa ế

Bỏ chạy không đành phải nín câm.

Sự việc đón đội tuyển từ sân bay về trung tâm thành phố là ấn tượng nhất. Người hâm mộ kín hai bên tuyến đường dài 30 km nên xe chở các cầu thủ phải di chuyển với tốc độ đi bộ. Hẳn là các cầu thủ U23 rất vui và cảm động trước tình yêu mà người hâm mộ dành cho các em. Nếu không có ông Trung nào đó nhảy lên xe dành cho đội, cầm cái hô Việt Nam vô địch, át cả huấn luyện viên Park Hang-seo ngồi cạnh đấy gây ra nhiều chê trách, mai mỉa thì buổi chào đón các cầu thủ trên đường về Hà Nội đã diễn ra trọn vẹn.

Tuy nhiên, chương trình sau đó quá rinh rang. Về tới Ba Đình đội phải vào ngay lăng để  báo công mặc dù ông Hồ chẳng liên quan gì đến cái huy chương bạc ở Thường Châu cả.  Báo công xong, lại kéo nhau đến Văn phòng Chính phủ nhận khen ngợi. Ở đây, đội được chụp ảnh với thủ tướng trong cảnh bị các quan chức chen lấn, ép hẳn về phía sau, cứ làm như mấy ông mặc comple vừa đá ở Thường Châu về vậy.

Mãi 9 giờ tối,  Đội mới có mặt tại sân Mỹ Đình để tham gia gala báo công.

(Lộ trình này cồng kềnh hơn lộ trình dự kiến là từ sân bay về, đến Văn phòng Chính phủ chào Thủ tướng rồi về khách sạn Crowne Plaza West Hà Nội để nghỉ ngơi. Đến 19h ra Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình dự lễ Gala báo công).

Đêm ấy, hẳn là các em rất  mệt và thiếu ngủ. Hôm sau lại phải tới Hội trường Diên Hồng để Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân… xoa đầu.

Đấy mới ở cấp… nước. Còn cấp tỉnh thì sao. Hầu như tỉnh nào có cầu thủ U23 đều tổ chức vinh danh và báo công phát nữa như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Hải Dương, Thái Bình với mức độ hoành tráng khác nhau và đều chung một điểm là tràn ngập sự sung sướng. Nghệ An còn bỏ các em lên ô tô diễu khắp phố cho dân xem nữa chứ.

Đó là đoạn ở tỉnh. Không biết về đến huyện, xã, làng bản có đoạn này không.

Việc các địa phương tổ chức ngợi ca, khen thưởng cũng là việc cần làm nhưng không nên ầm ỹ quá ; nhất là chuyện báo công. Đã báo ở Lăng rồi thì về tỉnh có cần thiết phải báo lại lần nữa ở tỉnh không, hay là "bác" ở Hà Nội và "bác" ở Nghệ An là hai người khác nhau.

Chưa hết, khác với các tỉnh vinh danh cầu thủ quê nhà, Thành phố Hồ Chí Minh lại tổ chức mừng công đội tuyển U23 Việt Nam như Hà Nội đã làm vì Hà Nội tuy là thủ đô nhưng Hồ Chí Minh lại là thành phố to nhất nước, lẽ nào chịu kém cạnh. Nghe nói chương trình này sẽ được tổ chức rất "hoành tráng". Ta để ý chữ "mừng công" chứ không phải "báo công" như Hà Nội hay các tỉnh. Nhưng nếu bắt các em đến bức tượng nào đó xì xụp vái lạy, lẩm bẩm này nọ thì lại là "báo công" đấy. Buổi mừng công này diễn ra vào ngày 4/2. Nghĩa là 8 ngày sau khi kết thúc giải vẫn còn sướng như thế này.

Lướt qua những sự việc từ hôm đội U23 về nước để thấy cái sự sung sướng kéo quá dài và khá nhiêu khê.

Người hâm mộ vui mừng là điều chính đáng vì đấy là niềm vui rất hiếm hoi ở một đất nước có quá nhiều cay đắng, buồn tủi. Bản thân tôi ngồi ở quán bia xem tường thuật trực tiếp cũng từng nín thở mỗi khi khung thành của U23 Việt Nam bị vây hãm và cũng vỡ òa niềm vui khi Bùi Tiến Dũng ghi bàn quá đẹp mắt, gỡ hòa cho đội nhà. Vấn đề cần nói tới là các nhà tổ chức sự kiện và báo chí. Dù thành tích cỡ mấy cũng không nên vì thế mà ba hoa rằng "thế nước mạnh, vận nước lên, lòng dân đồng thuận".

Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng hơn cả nên mới gọi là môn thể thao vua. Nhưng các quốc gia mạnh về túc cầu không có nghĩa là mạnh về tất cả và các cường quốc không phải nước nào cũng giỏi về bóng đá. Argentina là một ví dụ còn Hoa Kỳ là ví dụ cho điều ngược lại. Mặt khác, dù thành tích đạt được ở Thường Châu tuy vượt quá mong đợi nhưng phong độ chưa thể nói là ổn định và chắc chắn. Điều này cần phải qua nhiều giải nữa mới có thể khẳng định. Vì vậy, nếu có sướng thì cũng nên vừa vừa, đủ để vui mừng. Đừng vì quá say sưa với thành tích mà đã tưởng đặt được cả Châu Á xuống dưới bàn chân.

4/2/2018

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn  : RFA, 04/02/2018 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Đại án Đinh La Thăng

Hà Nội đang diễn ra phiên tòa sơ thẩm vụ đại án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. 22 cựu lãnh đạo, quan chức Petrovietnam phải ra hầu tòa. Trong đó kẻ từng giữ nhiều chức vụ cao hơn cả là Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và nhiều chức vụ to khác.

daian1

Ông Đinh La Thăng trong phiên tòa ở Hà Nội. Ảnh chụp ngày 8 tháng 1 năm 2018. AP

Cũng hơi khó hiểu tại sao có 22 bị cáo mà chỉ có 10 bị cáo dính vào tội "tham ô tài sản". Vậy 12 bị cáo còn lại chẳng lẽ không tư túi đồng nào ? Không tư túi đồng nào thì việc gì phải "cố ý làm trái" ? Khó hiểu nữa là sai phạm của ông Đinh la Thăng là từ hồi ông còn làm ở PVN nhưng sau đó lại đưa ông lên các vị trí cao hơn để cách chức vụ lẽ ra ông Thăng không có rồi mới đưa ra tòa. Nếu xử lý các sai phạm của ông Thăng kịp thời hay ít ra không cất nhắc ông ta nữa thì có phải không mang tiếng một cựu ủy viên Bộ chính trị ra tòa không ?

Tìm hiểu về sai phạm mà những bị cáo phạm phải trong các vụ án không khỏi rùng mình. Chúng tàn phá đất nước một cách không thương tiếc. Đây cũng chỉ là một trong nhiều đại án đã và sẽ đưa ra xét xử. Tuy nhiên, nếu công lý được soi rọi vào tất cả các ngóc ngách của guồng máy vận hành xã hội thì không phải là một chục, vài chục mà phải là hàng nghìn, hàng vạn vụ với hàng chục vạn, nếu không nói đến hàng triệu kẻ phạm tội cần xử lý.

Quốc nạn tham nhũng

Trước quốc nạn tham nhũng và các tội phạm khác tràn lan xã hội, người ta thường đổ cho sai phạm là do cá nhân, không phải là bản chất của chế độ mà chỉ là… hiện tượng. Thậm chí đổ cho chế độ tư bản, phong kiến còn… rơi rớt lại. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng của Marx được tuyên giáo vận dụng tối đa để ngụy biện cho sự thối nát không thể chịu đựng được nữa. Ấy vậy mà khối người tin, hay ít ra cũng giả vờ tin do bộ máy tuyên truyền một chiều lặp đi lặp lại, trong đó phần lớn là những người có lợi ích gắn chặt với chế độ.

Mỗi khi có một vụ án tham nhũng được đưa ra, người dân tỏ ra vui mừng, hả hê. Sự hả hê đó là chính đáng, xuất phát từ tâm lý rằng kẻ có tội phải bị trừng phạt. Nhưng không phải cứ có tội là đều bị lộ và cứ bị lộ là đều bị trừng phạt. Khi đa số kẻ có chức quyền đều dính đến tham nhũng thì con số bị đưa ra ánh sáng thật là nhỏ nhoi, không đủ răn đe. Và trớ trêu hơn trong những trường hợp kẻ có tội xử người vô tội hay kẻ có tội nhiều xử kẻ có tội ít. Điều này dẫu không vạch ra được bằng chứng nhưng ai cũng tin là có.

Chuyện hiện tượng hay bản chất vừa nêu trên, ngày càng có nhiều người nhận ra đó là bản chất. Trong ngày đầu vụ Đinh la Thăng đưa ra xử, đã có rất nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng những sai phạm đó bắt nguồn từ bản chất của chế độ. Nhận thức này có xu hướng ngày càng được nhiều người thừa nhận.

Tham nhũng sinh ra do những quy định về quản lý còn quá nhiều kẽ hở. Mặt khác, các nhóm lợi ích cấu kết với nhau, quấn vào nhau thành sâu một búi nên tha hồ hoành hành, rất khó có thể làm gì được chúng. Chúng là cấp trên cấp dưới của nhau, là lãnh đạo của nhau và kẻ nào cũng có phần. Khó là ở chỗ ấy. Có những người chống tham nhũng không những không làm gì được chúng mà còn bị chúng bỏ tù. Một thực tế quái đản là ở chế độ này, kẻ chống tham nhũng (thật) bị ghét nhiều hơn kẻ tham nhũng. Quái đản hơn nữa là thanh tra tham nhũng lại giàu hơn bọn tham nhũng, cán bộ càng cấp cao tài sản bất chính càng lớn.

Việc xử lý những kẻ tham nhũng là cần thiết. Vấn đề là có đẩy lùi được tham nhũng không hay mệt quá phải buông tay hay đầu hàng. Đầu hàng thì bị bắt làm tù binh, tù binh gia nhập quân đối phương tức là đứng vào hàng ngũ của chúng. Việc thanh tra nhận hối lộ, tham gia chia chác là ví dụ về sự quy hàng này.

Chế độ của đất nước

Chế độ Việt Nam hiện nay không thừa nhận tam quyền phân lập. Không có cơ chế kiểm soát lẫn nhau là môi trường thuận lợi cho tham nhũng và các tệ nạn khác phát triển. Những khái niệm truyền thống bị đảo lộn và người ta mặc nhiên công nhận sự đảo lộn đó khi nó ngang nhiên tồn tại, hiện diện như là một lẽ tự nhiên. Ví dụ, trong một tập thể, người hay thắc mắc thường bị tập thể ghét, người bảo vệ quyền lợi cho người khác bị coi là dở hơi, dừng đèn đỏ ở một giao lộ khi vắng người đi ngang chiều bị coi là hâm, người không dính vào chuyện chia chác bị coi là lập dị và bị đồng nghiệp xa lánh… Có thể dẫn ra nhiều ví dụ khác. Những người như thế sẽ bị cô lập và không tin ở việc làm của mình nữa và như vậy, khái niệm truyền thống bị đảo lộn. Cái nguy hại là ở chỗ ấy.

Một chế độ tử tế không phải cứ đẻ ra nhiều tội phạm để mang ra xét xử. Sẽ không bao giờ xử hết và triệt để. Vì vậy, cái nhân đạo của một chế độ là phải vận hành thế nào để không sinh ra tội phạm, hoặc có muốn phạm tội cũng không được hay ít ra phải hạn chế tối đa sinh ra tội phạm. Xã hội hiện nay là môi trường rất thuận lợi cho tội phạm sinh nở, thậm chí một người lương thiện cũng dễ trở thành tội phạm.

Vậy guồng máy ấy vận hành theo nguyên lý như thế nào. Trên thế giới đã có nhiều mô hình và nhiều quốc gia áp dụng rất thành công. Chỉ tiếc rằng các nhà lý luận bảo thủ cho rằng nó không phù hợp với nước ta, là sản phẩm ngoại lai. Họ cứ làm như mô hình xã hội chủ nghĩa không hề nhập ngoại mà là của riêng Việt Nam vậy.

Lãnh đạo đảng thường tỏ ra đau xót mỗi khi kỷ luật, xử lý đảng viên. Ông Lê Khả Phiêu than : "Mất cán bộ rất là đau". Ông Nguyễn Phú Trọng cũng đau đớn không kém nhưng gạt nước mắt : "Kỷ luật cán bộ rất đau xót, nhưng phải làm". Tại sao không tìm cách ngăn chặn họ phạm tội mà tạo điều kiện cho họ phạm tội rồi mới xử lý để mình phải "đau xót" ? Cách chống tham nhũng như hiện nay chỉ là cố giải quyết phần ngọn tuy chỉ được phần nào. Phải nói trước là họ đau còn nhiều và xử lý từ đời tổng bí thư này đến tổng bí thư khác cũng không hết. Vì sao ? Vì cái u sinh ra đau đớn ấy họ không nhìn thấy hoặc cố tình không nhìn thấy. Mặt khác chống tham nhũng cũng chỉ là một việc cần làm trong rất nhiều việc cần làm khác. Không phải chống tham nhũng là giải quyết được tất cả mọi vấn đề.

Chưa bao giờ tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác hoành hành ngang nhiên và ngang ngược như bây giờ. Có nhiều người vẫn còn nghĩ rằng giá mà ông Hồ Chí Minh… còn sống, ý rằng giá bây giờ có một người như ông Hồ Chí Minh thì đâu đến nỗi. Suy nghĩ ấy thật nực cười. Tham nhũng và các nhức nhối khác hiện nay không phải là hiện tượng xã hội nữa mà nó được sinh ra từ chế độ độc tài. Nói cách khác, nó là bản chất của chế độ và muốn ngăn chặn chỉ còn cách thay đổi cơ chế vận hành guồng máy xã hội.. Nếu không, một cá nhân hay một nhóm người không có cách nào chống đỡ. Tiếc rằng, Ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn còn rất duy ý chí.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 11/01/2018

Published in Diễn đàn

Hà Nội đang diễn ra phiên tòa sơ thẩm vụ đại án "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. 22 cựu lãnh đạo, quan chức Petrovietnam phải ra hầu tòa. Trong đó kẻ từng giữ nhiều chức vụ cao hơn cả là Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam và nhiều chức vụ to khác.

daian1

Đinh La Thăng sẽ ra sao sau trận đánh của Nguyễn Phú Trọng ?

Cũng hơi khó hiểu tại sao có 22 bị cáo mà chỉ có 10 bị cáo dính vào tội "tham ô tài sản". Vậy 12 bị cáo còn lại chẳng lẽ không tư túi đồng nào ? Không tư túi đồng nào thì việc gì phải "cố ý làm trái" ? Khó hiểu nữa là sai phạm của ông Đinh la Thăng là từ hồi ông còn làm ở PVN nhưng sau đó lại đưa ông lên các vị trí cao hơn để cách chức vụ lẽ ra ông Thăng không có rồi mới đưa ra tòa. Nếu xử lý các sai phạm của ông Thăng kịp thời hay ít ra không cất nhắc ông ta nữa thì có phải không mang tiếng một cựu ủy viên Bộ chính trị ra tòa không ?...

Tìm hiểu về sai phạm mà những bị cáo phạm phải trong các vụ án không khỏi rùng mình. Chúng tàn phá đất nước một cách không thương tiếc. Đây cũng chỉ là một trong nhiều đại án đã và sẽ đưa ra xét xử. Tuy nhiên, nếu công lý được soi rọi vào tất cả các ngóc ngách của guồng máy vận hành xã hội thì không phải là một chục, vài chục mà phải là hàng nghìn, hàng vạn vụ với hàng chục vạn, nếu không nói đến hàng triệu kẻ phạm tội cần xử lý.

Trước quốc nạn tham nhũng và các tội phạm khác tràn lan xã hội, người ta thường đổ cho sai phạm là do cá nhân, không phải là bản chất của chế độ mà chỉ là… hiện tượng. Thậm chí đổ cho chế độ tư bản, phong kiến còn… rơi rớt lại. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng của Marx được tuyên giáo vận dụng tối đa để ngụy biện cho sự thối nát không thể chịu đựng được nữa. Ấy vậy mà khối người tin, hay ít ra cũng giả vờ tin do bộ máy tuyên truyền một chiều lặp đi lặp lại, trong đó phần lớn là những người có lợi ích gắn chặt với chế độ.

Mỗi khi có một vụ án tham nhũng được đưa ra, người dân tỏ ra vui mừng, hả hê. Sự hả hê đó là chính đáng, xuất phát từ tâm lý rằng kẻ có tội phải bị trừng phạt. Nhưng không phải cứ có tội là đều bị lộ và cứ bị lộ là đều bị trừng phạt. Khi đa số kẻ có chức quyền đều dính đến tham nhũng thì con số bị đưa ra ánh sáng thật là nhỏ nhoi, không đủ răn đe. Và trớ trêu hơn trong những trường hợp kẻ có tội xử người vô tội hay kẻ có tội nhiều xử kẻ có tội ít. Điều này dẫu không vạch ra được bằng chứng nhưng ai cũng tin là có.

Chuyện hiện tượng hay bản chất vừa nêu trên, ngày càng có nhiều người nhận ra đó là bản chất. Trong ngày đầu vụ Đinh la Thăng đưa ra xử, đã có rất nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng những sai phạm đó bắt nguồn từ bản chất của chế độ. Nhận thức này có xu hướng ngày càng được nhiều người thừa nhận.

Tham nhũng sinh ra do những quy định về quản lý còn quá nhiều kẽ hở. Mặt khác, các nhóm lợi ích cấu kết với nhau, quấn vào nhau thành sâu một búi nên tha hồ hoành hành, rất khó có thể làm gì được chúng. Chúng là cấp trên cấp dưới của nhau, là lãnh đạo của nhau và kẻ nào cũng có phần. Khó là ở chỗ ấy. Có những người chống tham nhũng không những không làm gì được chúng mà còn bị chúng bỏ tù. Một thực tế quái đản là ở chế độ này, kẻ chống tham nhũng (thật) bị ghét nhiều hơn kẻ tham nhũng. Quái đản hơn nữa là thanh tra tham nhũng lại giàu hơn bọn tham nhũng, cán bộ càng cấp cao tài sản bất chính càng lớn.

Việc xử lý những kẻ tham nhũng là cần thiết. Vấn đề là có đẩy lùi được tham nhũng không hay mệt quá phải buông tay hay đầu hàng. Đầu hàng thì bị bắt làm tù binh, tù binh gia nhập quân đối phương tức là đứng vào hàng ngũ của chúng. Việc thanh tra nhận hối lộ, tham gia chia chác là ví dụ về sự quy hàng này.

Chế độ Việt Nam hiện nay không thừa nhận tam quyền phân lập. Không có cơ chế kiểm soát lẫn nhau là môi trường thuận lợi cho tham nhũng và các tệ nạn khác phát triển. Những khái niệm truyền thống bị đảo lộn và người ta mặc nhiên công nhận sự đảo lộn đó khi nó ngang nhiên tồn tại, hiện diện như là một lẽ tự nhiên. Ví dụ, trong một tập thể, người hay thắc mắc thường bị tập thể ghét, người bảo vệ quyền lợi cho người khác bị coi là dở hơi, dừng đèn đỏ ở một giao lộ khi vắng người đi ngang chiều bị coi là hâm, người không dính vào chuyện chia chác bị coi là lập dị và bị đồng nghiệp xa lánh … Có thể dẫn ra nhiều ví dụ khác. Những người như thế sẽ bị cô lập và không tin ở việc làm của mình nữa và như vậy, khái niệm truyền thống bị đảo lộn. Cái nguy hại là ở chỗ ấy.

Một chế độ tử tế không phải cứ đẻ ra nhiều tội phạm để mang ra xét xử. Sẽ không bao giờ xử hết và triệt để. Vì vậy, cái nhân đạo của một chế độ là phải vận hành thế nào để không sinh ra tội phạm, hoặc có muốn phạm tội cũng không được hay ít ra phải hạn chế tối đa sinh ra tội phạm. Xã hội hiện nay là môi trường rất thuận lợi cho tội phạm sinh nở, thậm chí một người lương thiện cũng dễ trở thành tội phạm.

Vậy guồng máy ấy vận hành theo nguyên lý như thế nào. Trên thế giới đã có nhiều mô hình và nhiều quốc gia áp dụng rất thành công. Chỉ tiếc rằng các nhà lý luận bảo thủ cho rằng nó không phù hợp với nước ta, là sản phẩm ngoại lai. Họ cứ làm như mô hình xã hội chủ nghĩa không hề nhập ngoại mà là của riêng Việt Nam vậy.

Lãnh đạo đảng thường tỏ ra đau xót mỗi khi kỷ luật, xử lý đảng viên. Ông Lê Khả Phiêu than : "Mất cán bộ rất là đau". Ông Nguyễn Phú Trọng cũng đau đớn không kém nhưng gạt nước mắt : "Kỷ luật cán bộ rất đau xót, nhưng phải làm". Tại sao không tìm cách ngăn chặn họ phạm tội mà tạo điều kiện cho họ phạm tội rồi mới xử lý để mình phải "đau xót" ? Cách chống tham nhũng như hiện nay chỉ là cố giải quyết phần ngọn tuy chỉ được phần nào. Phải nói trước là họ đau còn nhiều và xử lý từ đời tổng bí thư này đến tổng bí thư khác cũng không hết. Vì sao ? Vì cái u sinh ra đau đớn ấy họ không nhìn thấy hoặc cố tình không nhìn thấy. Mặt khác chống tham nhũng cũng chỉ là một việc cần làm trong rất nhiều việc cần làm khác. Không phải chống tham nhũng là giải quyết được tất cả mọi vấn đề.

Chưa bao giờ tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác hoành hành ngang nhiên và ngang ngược như bây giờ. Có nhiều người vẫn còn nghĩ rằng giá mà ông Hồ Chí Minh… còn sống, ý rằng giá bây giờ có một người như ông Hồ Chí Minh thì đâu đến nỗi. Suy nghĩ ấy thật nực cười. Tham nhũng và các nhức nhối khác hiện nay không phải là hiện tượng xã hội nữa mà nó được sinh ra từ chế độ độc tài. Nói cách khác, nó là bản chất của chế độ và muốn ngăn chặn chỉ còn cách thay đổi cơ chế vận hành guồng máy xã hội... Nếu không, một cá nhân hay một nhóm người không có cách nào chống đỡ. Tiếc rằng, Ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn còn rất duy ý chí.

9/1/2018

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 10/01/2018 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn
jeudi, 04 janvier 2018 11:05

Nhìn lại nhân quyền Việt Nam 2017

Phong trào dân chủ Việt Nam bước sang năm 2018 trong không khí nặng nề bởi bức tranh nhân quyền của năm 2017 đậm thêm màu hắc ám. Việc nhà cầm quyền tăng cường đán áp, bắt bớ là chưa từng có so với nhiều năm qua. Những người hoạt động trong phong trào xã hội dân sự vẫn còn nguyên cảm giác vừa bức xúc, vừa ngạc nhiên khi chỉ trong một ngày 30/7, gần như cùng một lúc trên toàn quốc đã tiến hành bắt 4 cựu tù nhân lương tâm ở 3 tỉnh thành : Hà Nội, Sài Gòn và Thanh Hóa.

nqvn1

Ảnh minh họa (RFA)

Tới thời điểm ấy, một thống kê cho thấy chỉ trong 7 tháng đầu năm đã có 16 người bị bắt, 2 người bị truy nã và 1 người bị trục xuất.

Tuy nhiên, con số tiếp tục tăng lên trong những tháng cuối năm. Ngày 4/8, Nguyễn Trung Trực bị bắt. Tiếp theo, 1/9 là Nguyễn Văn Túc, 27/9 là Nguyễn Viết Dũng và ngày 17/10 là Trần Thị Xuân.

Như vậy, trong năm 2017 đã có ít nhất 23 người hoạt động dân chủ nhân quyền bị bắt, bị trục xuất hoặc bị truy nã.

Đấy mới chỉ là những người hoạt động mà nhiều người đã biết đến. Vào những ngày chuẩn bị sang năm mới, khi nhà cầm quyền liên tiếp đem 3 vụ án ra xử chỉ trong vòng 1 tuần, người ta mới biết đến một số lượng còn đông hơn và bị cáo buộc với các tội danh khác nhau.

Ngày 21 tháng 12 năm 2017 Tòa án An Giang tuyên phạt 5 người tổng cộng 19 năm tù giam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Hành vi cụ thể của nhóm này là treo cờ Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 27/12, Bình Định tuyên phạt 9 người tổng cộng 83 năm tù với cáo buộc hoạt động lật đổ hoặc tuyên truyền chống chính quyền. Hành vi cụ thể của nhóm này là rải truyền đơn. Cùng ngày, Thành phố Hồ Chí Minh xử 16 người tổng cộng 129 năm tù với cáo buộc "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân" . Theo cáo buộc, hành vi của nhóm này là đốt kho để xe vi phạm của công an Thành phố Biên Hòa và đặt bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Như vậy, số tù nhân chính trị trong năm 2017 đã bị hoặc sẽ bị kết án, truy nã, trục xuất lên tới ít nhất 53 người (vì thống kê có thể chưa đầy đủ). Trong đó, gây ấn bức xúc rất mạnh làm xôn xao công luận trong nước và quốc tế là hai bản án nặng nề chụp lên cuộc đời hai người phụ nữ đơn thân đang phải nuôi con nhỏ là Trần Thị Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Tuy nhiên, vụ lớn nhất được công luận quan tâm rộng rãi là vụ án Nguyễn Văn Đài. Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà bị bắt ngày 16/12/2015 và không thấy đưa ra xét xử gì bất chấp những qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đột nhiên tới tháng 7 năm 2017, vụ án mở rộng và chuyển tội danh từ tuyên truyền chống nhà nước sang hoạt động lật đổ, trước sau có 8 người bị bắt. Trừ Lê Thu Hà, còn lại đều là cựu tù nhân lương tâm.

Ngày 29/12, cô Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài đưa ra một thông tin rất đáng chú ý. Thứ nhất là Luật sư Đài gửi thư ra cho biết là vụ án đã kết thúc điều tra ngày 12/12. Thông tin tiếp theo rất bất ngờ, vô lý và gây bức xúc cao độ cho gia đình đó là cơ quan điều tra ngang nhiên chỉ định luật sư cho Nguyễn Văn Đài. Chỉ dấu cho việc này là ngay sau khi cô Khánh nhận được thư chồng thì có một người gọi điện thoại cho cô tự xưng là luật sư được chỉ định để bào chữa cho Nguyễn Văn Đài vì lý do Đài… không có luật sư mặc dù trước đó Vũ Minh Khánh đã làm thủ tục mời 3 luật sư. 

Vụ án Nguyễn Văn Đài là một vụ án lớn nhằm xóa sổ Hội anh em dân chủ. 

Điều 25 Hiến pháp ghi rõ "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình".

Khoản 2, điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tham gia xác nhận "Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.

Hành vi của những tù nhân lương tâm hoạt động ôn hòa, bất bạo động từng bị bắt và bị kết án đều nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Việc truy tố họ bởi các điều khoản hoạt động lật đổ hay tuyên truyền chống nhà nước đều là gán ghép tội cho họ, nhằm tước đi quyền con người hay quyền công dân của họ một cách tùy tiện.

***

Bức tranh nhân quyền của Việt Nam không chỉ đơn thuần là con số những người bị bắt, bị kết án tù mà còn thể hiện ở những mặt khác của đời sống xã hội mà ở đó, người dân bị tước đi từng phần quyền con người. Nhiều người bỗng nhiên bị quản chế một phần mặc dù không có bản án nào được tuyên. Trong năm 2017, nhiều người hoạt động xã hội dân sự tiếp tục bị hạn chế quyền con người như bị canh giữ tại nhà. Buổi sáng đi ra khỏi cửa thấy nhiều kẻ mặc thường phục, quen mặt có, lạ có lầm lì, bịt khẩu trang kín mặt đẩy khổ chủ trở lại hay giật họ ra khỏi xe taxi mà không có một lời giải thích. Có người an ninh vào tận nhà lập biên bản bắt cam kết không được đi tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc. Nhiều người bị đánh ở ngoài đường hay bắt vào trong đồn công an để đánh. Gần đây nhất là tại phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga. Những người ủng hộ bị cáo trong các phiên tòa này bị lôi vào đồn công an đánh với tất cả lòng căm hờn dân chủ và nhân quyền. Họ bị cướp tài sản từ điện thoại, tiền bạc cho tới ổ bánh mì chưa kịp ăn. Hành vi của họ chỉ là đứng trật tự ở góc phố ngoài phiên tòa.

Ở một góc độ khác về nhân quyền, nhà cầm quyền Việt Nam đã thành công trong việc đàn áp biểu tình. Nếu như trong năm 2011 nổ ra 11 cuộc biểu tình ở Hà Nội và nhiều cuộc biểu tình ở các tỉnh thành khác rồi giảm dần ở những năm sau đó thì đến năm 2017, không một cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào nổ ra mặc dù phía kẻ thù tiếp tục có hành động leo thang, gây căng thẳng ở Biển Đông. Chỉ còn vài buổi tưởng niệm tử liệt sĩ chống Trung Quốc trong không khí căng thẳng và nhiều người tiếp tục bị canh chặn. Hầu hết những gương mặt biểu tình năm 2011 đã biến mất. Không phải vì kẻ thù đã từ bỏ dã tâm xâm lược, không phải vì kẻ thù "đáng yêu" hơn mà là nỗi sợ hãi. Tuy nhiên vẫn nổ ra những cuộc biểu tình của người dân Miền Trung đòi Formosa bồi thường thiệt hại.

Tình hình nhân quyền ở Việt Nam còn thể hiện ở những cuộc cướp bóc đất đai của nông dân để bán với giá gấp vài trăm lần so với giá được gọi là "bồi thường". Cơ quan điều tra, công tố và tòa án đã cấu kết với nhau bắt bỏ tù nhiều người. Các cơ quan tiếp dân tiếp nhận đơn khiếu kiện của dân với thái độ chây ỳ và để những vụ khiếu kiện kéo dài hết năm này đến năm khác, hết chục năm này đến chục năm khác. 

Việc đàn áp tôn giáo, chia rẽ lương giáo đang đi tới mức nguy hiểm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Việc thành lập Hội cờ đỏ, kéo nhau về Giáo xứ Song Ngọc khủng bố thách thức đe dọa giáo dân cuối tháng 10 là một ví dụ.

Nhân quyền ở Việt Nam còn có thể nhìn thấy ở không khí sợ hãi bao trùm xã hội. Người dân không dám thể hiện sự yêu ghét của mình. Có chăng, điều này chỉ được bày tỏ trong phạm vi một gia đình hay một quán nước với điều kiện không có bóng mật vụ nào lảng vảng thậm chí cần cảnh giác với cả một dân phòng hay một người nào đó của chính quyền. Lái xe bị trấn lột tiền BOT một cách vô lý gần đây lại thêm nỗi ám ảnh lo sợ đám thanh niên tỉnh lẻ nào đó ra quốc lộ múa hung khí xin tiền.

Ngoài ra, nhiều tệ nạn xã hội khác đã trở thành những căn bệnh trầm kha cũng góp phần tước đi quyền con người. Người dân vẫn là phận con sâu cái kiến mà không biết kêu ai. Vì vậy, vài nét phác thảo trong bài viết chỉ là bức tranh chưa đầy đủ về quyền con người ở Việt Nam.

*

Chiến dịch chống tham nhũng của đảng cộng sản Việt Nam đang được đẩy lên mức cao nhất trong lịch sử của họ. Tuy nhiên, nhiều người quan tâm theo dõi như là để thỏa mãn kịch tính chứ không phải là hy vọng những điều tốt đẹp. Chống tham nhũng cần phải đi kèm với cải thiện nhân quyền mới có thể đem lại hiệu quả tương tác. Còn một mặt chống tham nhũng nhưng mặt khác lại đàn áp nhân quyền làm cho người dân coi chống tham nhũng là việc riêng của đảng. 

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 04/01/2018 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Việc đàn áp người ủng hộ bị cáo trong các phiên tòa xử tù nhân lương tâm là phi pháp nhưng không phiên tòa nào là không có. Nhưng trong phiên tòa phúc thẩm vụ án Trần Thị Nga thì việc đàn áp mang tính bạo ngược của công an là chưa từng thấy.

danap1

Trong phiên tòa sơ thẩm bà Trần Thị Nga, Công an, Cảnh sát cơ động bao vây khu vực tòa án. Photo : Nguyễn Thúy Hạnh

- Phiên tòa sơ thẩm Trần Thị Nga : họ chỉ xua đuổi và đánh một số người khi xảy ra biểu tình ;

- Phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh : nhiều người bị đánh và bị cướp đồ, cướp tiền khi nổ ra biểu tình ;

- Phiên tòa sơ thẩm Phan Kim Khánh : họ chỉ cho "quần chúng tự phát" sinh sự ;

- Phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng tại Cao Lãnh : công an lùng sục bắt cả trăm người nhưng không có chủ trương đánh và cướp bóc (trừ trường hợp Trương Dũng bị đánh trộm khi anh đang chờ xe về Sài Gòn).

- v.v…

Thì phiên tòa phúc thẩm Trần Thị Nga, công an chủ trương bắt bớ và khủng bố ngay từ đầu. Có ba người bị đánh đập hết sức dã man mang tính đòn thù.

Một đoạn đường Trường Chinh, nơi có trụ sở tòa án bị chặn ở 2 đầu giao lộ, công an các loại dày đặc. Một nhóm vừa xuất hiện tại góc phố xế phiên tòa được mấy phút thì bị bắt gọn. Một số người thoát khỏi sự lùng sục hoạt động đưa tin về phiên tòa. Trong số những người bị bắt, công an lập tức phân loại tách ra 3 người mà chúng để ý từ trước đưa giam riêng ở đồn Minh Khai khác để đánh. Chuyện lập biên bản, thẩm vấn chẳng có ý nghĩa gì với chúng . Mục đích chính là đánh trả thù, cướp máy và các vật dụng khác.

Anh Trương Văn Dũng kể, anh bị chúng đánh ngay từ đầu và bị đánh nhiều lần. Mỗi lần chúng tạo ra một lý do để đánh : Bắt đưa đồ ra, không đưa : đánh ; bắt cởi đồ mặc trên người ra, không cởi : đánh ; mặc dù đáng tuổi con anh nhưng chúng nói năng rất hỗn xược, anh nói lại : đánh. Tất nhiên không làm theo ý chúng thì chúng dùng bạo lực, vẫn cướp được đồ của anh, vẫn lột được áo anh đang mặc. Anh bị trấn lột 1 balo, 1 điện thoại iphone 5s, 1 cục sạc dự phòng, 1 chứng minh thư, 2 quyển kinh cứu khổ, 1 số thuốc chữa bệnh. Cả 2 cái bánh mì anh chưa kịp ăn cũng bị cướp nốt.

Mai Phương Thảo về trong vòng tay đồng đội rồi vẫn còn nguyên đau đớn mệt mỏi, uất ức và căm phẫn. Trong chương trình phát trực tiếp tối hôm đó, Thảo kể vừa đứng được 2 phút thì một lũ đầu trâu mặt ngựa khoảng 50 tên ập đến lôi mọi người lên xe, trầy xước hết cả chân tay. Chúng đưa cô về đồn rồi đánh. Chúng kéo lê cô trên sàn nhà, đạp cô ngã ngửa, đạp vào gầm bàn, đánh vào mạng sườn. Chúng bắt khai đi với những ai, bắt mở mật khẩu, tất nhiên Thảo không bao giờ khuất phục. Thảo cho rằng, sự đau đớn của cô không thấm tháp gì so với Trần Thị Nga và những gì hai đứa trẻ con của Nga phải chịu.

Đây là link chương trình đã phát trực tiếp tối 22/12/2017 :

https://www.facebook.com/nkmh2011/videos/10155907091883808/

Trịnh Đình Hòa có lẽ là người ôn hòa hơn cả nhưng cũng bị đánh và cướp 2 điện thoại Samsung và chứng minh nhân dân. Anh kể chúng rất đông và ăn nói thì sặc mùi đầu gấu. Anh bị đánh phủ đầu ngay khi "dám" hỏi danh tính tên thẩm vấn. Anh lại mắc sai lầm khi nghĩ công an không bao giờ đánh dân nên hỏi : "Công an hay côn đồ mà lại đi đánh người ?" và lại vị đánh tiếp với lý do : "Đã mang tiếng công an đánh người thì mang tiếng luôn một thể". Rồi chúng dọa giết : "Dao cũng có sẵn rồi nhé".

Trịnh Đình Hòa đã từng bị chúng đánh hôm xử sơ thẩm Trần Thị Nga cũng tại Phủ Lý. Chúng không quên anh nên hả hê "hỏi thăm" : "Lần trước bị đánh sưng mắt mà không nhớ à ? Bị mấy ngày mới khỏi ?". Chúng còn giở giọng nói anh "đổ tội" cho công an đánh khi viết trên facebook.

Qua quan sát thấy những kẻ khủng bố, đánh người dã man không phải là công an Hà Nam mà là của Bộ công an vì chúng đi bằng xe biển số của Bộ và chúng nắm rất rõ từng người trong khi thẩm vấn và đánh đập họ. Chưa bao giờ có chuyện khủng bố, đánh đập người vô lý, trắng trợn như thế này. Điều này nói lên nhà cầm quyền dung túng cho ngành công an xé bỏ pháp luật, mặc cho họ lộng hành, toàn quyền làm theo ý muốn.

Nhà cầm quyền bất nhân bỏ tù tới 9 năm một người phụ nữ đang phải nuôi hai con nhỏ. Khi trả thù, đánh đập người bày tỏ cảm tình với Trần Thị Nga vô cùng bạo ngược, chúng muốn cô lập Nga hoàn toàn, bỏ tù rồi nhưng dứt khoát không cho ai yêu thương và ái mộ. Độ bất nhân tăng lên ở chỗ đó. Chúng muốn gì nữa ? Phải chăng để thỏa mãn cơn tức giận và để răn đe ? Chúng có đạt được mục đích không ? Hãy tìm câu trả lời trong tuyên bố của Mai Phương Thảo sau khi bị đánh nhừ tử : "Chúng mày có thể đánh đập thể xác tao nhưng không bao giờ chúng mày lấy được linh hồn tao. Những gì chúng mày làm hôm nay là vết nhơ của lịch sử".

Ai là kẻ đã huấn luyện những con người vốn từ nhân dân trở thành những kẻ say máu ? Đây là một điều vô cùng nguy hiểm. Khủng bố không phải là phương pháp bảo vệ chế độ, ngược lại nó làm cho đất nước ngày càng loạn và chỉ đẩy chế độ nhanh đến sụp đổ mà thôi. Trịnh Đình Hòa, nạn nhân trong vụ khủng bố bạo ngược này cũng cho rằng : "Đất nước này sẽ gặp đại họa nếu ngành công an dung dưỡng, cho lính tráng đi ăn cướp, trấn lột và lừa đảo nhân dân".

Lê Quý Đôn (1726 - 1784) tổng kết 5 nguy cơ dẫn đến mất nước như sau : trẻ không kính già, trò không trọng thầy, tham nhũng tràn lan, binh kiêu tướng thoái, sĩ phu ngoảnh mặt.

Bây giờ, một người dân bình thường cũng thấy xã hội đã hội tụ quá đầy đủ 5 nguy cơ này. Còn lãnh đạo hiện nay toàn những người "có lý luận" chẳng lẽ không nhìn thấy ?

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 26/12/2017 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Ngày 10 tháng 12 hàng năm được tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế, được các nước trên thế giới kỷ niệm.

Trong tình hình đàn áp dân chủ căng thẳng ở Việt Nam năm nay, những người yêu tự do dân chủ vẫn bằng mọi cách thể hiện sự khát khao quyền con người được tôn trọng. Ngày 7/12, gần 30 anh chị em hoạt động xã hội dân sự đã bí mật họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền. Tại Sài Gòn, một buổi họp mặt do Phạm Bá Hải tổ chức bị phá. Anh bị canh giữ giam lỏng tại nhà cho đến 9 giờ tối.

nq1

Hình chụp họp mặt ngày Nhân quyền quốc tế 2017  Blogger Nguyễn Tường Thuỵ

Vào ngày 9/12/2017, một buổi kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền nữa cũng diễn ra hết sức bí mật tại Hà Nội. Trong buổi gặp mặt này, thầy Vũ Mạnh Hùng cho rằng mọi nguyên nhân bất hạnh trong cuộc sống đều có nguồn gốc từ một xã hội không tôn trọng nhân quyền. Nhân quyền là giá trị phổ quát của nhân loại. Việt Nam sau khi gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1977, đến năm 1982 (24/9) đã ký Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Thế nhưng nhưng cho đến nay, trên thực tế quyền con người ở Việt Nam không được tôn trọng. Tôi có một mong muốn mong nhà nước cộng sản Việt Nam tôn trọng quyền con người, bởi vì một đất nước, một dân tộc phát triển hưng thịnh được hay không chính là xã hội có tôn trọng nhân quyền hay không.

Anh Nguyễn Thanh Hà bày tỏ, kỷ niệm ngày nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là một trong những nước đã ký công ước về nhân quyền cho nên mình ngồi với nhau để yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng nhân quyền, việc ấy là đúng đắn, mình không có điều gì phải e ngại

Ông Tô Oanh, một nhà giáo ở Bắc Giang cho rằng tại sao mà mình không dám kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền ? An ninh luôn nhắc nhở tôi không được tiếp xúc với người Hà Nội (những người hoạt động nhân quyền). Người Hà Nội thì sao ? Nếu quan chức có nhân cách được như thế thì quý quá chứ. Những người như thế tôi tôn trọng và cũng có những cái tôi cần học tập họ. Ông chia sẻ chút đời tư : Tôi hiện nay sống độc thân nhưng toàn bị an ninh phá, không thể đến với một cô nào được. Tôi rất muốn có những cuộc gặp mặt như thế này, nói những điều trong khuôn khổ được phép. Kỷ niệm nhân quyền có gì sai, yêu nước, chống Trung Quốc có gì sai ? Chúng ta không có ý đồ lôi kéo nhau lật đổ chính quyền này mà tự họ sẽ lật nhau thôi. 75 vạn quân chính qui, 1 triệu công an ai mà lật được. Ta cứ sống đúng với lương tâm của mình, có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc này.

Một cụ lão thành cách mạng đã 93 tuổi, 71 năm tuổi đảng hôm nay cũng có mặt trong buổi kỷ niệm. Nói chuyện với tôi, cụ cho rằng, chế độ chính trị này phải thay đổi theo hướng dân chủ, phải thực chất dân chủ, có sự tham gia của các đảng phái khác. Cụ cho rằng không đa nguyên chính trị không chống nổi tham nhũng. Trả lời câu hỏi của tôi : "Bác có cho rằng, mọi sự bất công trong xã hội, sự tụt hậu của đất nước hiện nay bắt nguồn từ chế độ độc đảng không ?" Cụ khẳng định ngay : "Đúng quá chứ còn gì nữa". Cụ cũng cho biết cụ cũng đã nói với ông Lê Hồng Anh và Đinh Thế Huynh về những bức xúc này.

Sự vi phạm quyền con người ở Việt Nam đã trở thành hệ thống. Nhiều người hoạt động xã hội dân sự đã bị bắt cầm tù chỉ vì bày tỏ chính kiến, tư tưởng. Chỉ tính trong năm nay, 2017 đã có 25 người bị bắt và bị truy tố, bị gán ghép cho các tội danh rất xa lạ như tuyên truyền chống nhà nước, hoạt động lật đổ nhà nước… Gần đây nhất là hai phụ nữ bị kết án 9 hoặc 10 năm tù là Trần Thị Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Nhiều người đã bị đánh đập, canh chặn ngăn cản quyền tự do đi lại, bị gây khó khăn trong cuộc sống.

Buổi họp mặt không quên nhắc đến phiên tòa phúc thẩm Trần Thị Nga vào ngày 22/12 tới, mong muốn nhiều người sẽ đến Phủ Lý (Hà Nam) ủng hộ Nga.

Nhà cầm quyền cần phải lắng nghe khát vọng tự do dân chủ của người dân, tôn trọng nhân quyền. Xin nhắc lại lời thầy giáo Vũ Mạnh Hùng : "Một dân tộc phát triển hưng thịnh được hay không chính là xã hội có tôn trọng nhân quyền hay không".

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 10/12/2017

Published in Diễn đàn

Ở các vụ án thường phạm, luật sư có thể bào chữa theo hướng vô tội hoặc tội nhẹ đi. Nhưng với các vụ án chính trị (trong bài viết hiểu là các vụ án xử tù nhân lương tâm - những người đấu tranh ôn hòa, bất bạo động), các luật sư đều bào chữa theo hướng vô tội.

baochua1

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại phiên tòa sơ thẩm ngày 29/6/2017

Với án thường phạm, luật sư có thể thay đổi dự định ban đầu của Hội đồng xét xử tùy theo tài năng của luật sư, không loại trừ khả năng dàn xếp thỏa thuận ngầm. Ngược lại, nghe nói có cả vụ luật sư cãi vụng làm cho thân chủ bị tội nặng thêm.

Với án chính trị thì không phải như thế. Đã có hàng trăm vụ án chính trị đã đưa ra xét xử. Khác với án thường phạm, lời tuyên án đã được định sẵn trước khi xử gọi là án bỏ túi, còn tòa chỉ là nơi để diễn cho ra vẻ dân chủ mà thôi. Nếu bản án có thay đổi thì cũng là do chỉ đạo, thậm chí thay đổi chỉ vài giờ trước khi tuyên án. Bản án phúc thẩm của Nguyễn Phương Uyên là một ví dụ rõ nhất.

baochua2

Bản án phúc thẩm của Nguyễn Phương Uyên là một ví dụ rõ nhất.

Có thể nói trong các vụ án chính trị, Luật sư dù tài giỏi, tâm huyết đến mấy cũng không thể thay đổi được bản án định trước theo chỉ đạo. Những người quan sát đều có chung nhận xét này. Dù không có chứng cứ, không trả lời được chất vấn của luật sư, Hội đồng xét xử vẫn trơ trẽn, chầy cối, tuyên án cho bằng được.

Nói thế không có nghĩa là án chính trị, vai trò của luật sư không có gì và việc thuê luật sư là không cần thiết. Luật sư bào chữa cho các vụ án chính trị được coi là luật sư nhân quyền. Luật sư tư vấn pháp luật cho thân chủ, phát hiện ra những khuất tất trong hồ sơ, là trung gian liên lạc giữa thân chủ với gia đình và cất tiếng nói lên công luận. Có vụ án có tới 4 luật sư hoặc hơn.

baochua3

Luật sư nhân quyền

Tại tòa, luật sư đưa ra các lý lẽ để chứng minh thân chủ vô tội, tố cáo cơ quan điều tra nếu vi phạm thủ tục tố tụng hình sự, cản trở luật sư tiếp cận hồ sơ, bám vào nguyên tắc suy đoán vô tội trong khi bào chữa.

Có hai nội dung quan trọng trong các lời bào chữa của luật sư là đòi hỏi chứng cứ và đưa ra luận cứ chứng minh thân chủ vô tội :

Về chứng cứ : Để chứng minh thân chủ vô tội, luật sư khai thác các chứng cứ đưa ra để buộc tội thân chủ và đi đến bác bỏ các chứng cứ ấy. Luật sư chứng minh không có cơ sở để khẳng định các hành vi của thân chủ, xoáy vào việc đòi hỏi chứng cứ.

Ví dụ trong vụ án Nguyễn Hữu Vinh - Nguyễn Thị Minh Thúy, luật sư chỉ ra rằng cáo trạng không xác định được hành vi của thân chủ với vai trò điều hành, quản trị blog Diễn đàn xã hội dân sự và Chép sử Việt, không xác định được hành vi soạn thảo, đăng tải, chỉnh sửa, xóa, phê duyệt bình luận của 12 bài viết trên blog "Dân quyền" và 12 bài viết trên blog "Chép sử Việt" ; ở người và tại chỗ ở của thân chủ không có dấu vết của tội phạm…

baochua4

Blogger Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy trong phiên tòa phúc thẩm ngày 22 tháng Chín năm 2016 (Ảnh AP)

Vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, luật sư chỉ ra không có chứng cứ để xác định trang thông tin điện tử "Tuổi trẻ yêu nước nước" là có thật ; cơ quan điều tra không xác định định được chứng cứ Phương Uyên đã gửi các file ảnh từ máy tính nào thời gian nào…

Về luận cứ : Ngoài đòi hỏi về chứng cứ thì với các hành vi đã được xác định, các luật sư cũng bác bỏ lời buộc tội của Hội đồng xét xử theo hướng chỉ ra hành vi của thân chủ không vi phạm pháp luật mà đó là quyền tự do tư tưởng, tự do biểu đạt chính kiến thể hiện trong Hiến pháp hoặc Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký.

Trong vụ án Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, luật sư chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không phải là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; đề nghị đa đảng, ủng hộ và tham gia các tổ chức chính trị không trái với Hiến pháp ; bàn đến thực trạng xã hội, bàn đến dân chủ và nhân quyền không thể suy diễn thành "chống"… Luật sư hạ một mệnh đề đầy mai mỉa "trừ phi nhà nước đó chống lại dân chủ và nhân quyền".

Trong vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, luật sư cũng chỉ ra không có một văn bản pháp luật nào cấm vẽ, dán cờ vàng ba sọc đỏ tại nơi công cộng ; nội dung mảnh vải ghi : "Tàu khựa cút khỏi Biển Đông" là quyền hợp pháp của công dân, phản đối kẻ xâm lược là một hành động yêu nước không thể bị kết tội. Cũng trong phiên tòa này, khi tự bào chữa cho mình, Phương Uyên thẳng thắn xác nhận có xúc phạm đến Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng vạch rõ Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam là hai thực thể khác nhau, "không được cào bằng Đảng với Nhà nước Việt Nam". Người ta không khỏi thấy hài hước khi luật sư chỉ ra khẩu hiệu "Tuổi trẻ Việt Nam đứng lên chống lại Trung Quốc" không thể coi là hành vi "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Nhà nước Trung Quốc và Nhà nước Việt Nam chẳng lẽ là một).

Việc khẳng định hành vi của bị cáo dù có chứng cứ hay không cũng không vi phạm pháp luật, không chỉ bảo vệ thân chủ mà còn có tác dụng khuyến khích những người đấu tranh yên tâm, tin tưởng và tự hào về những việc làm của mình, đồng thời vạch lối làm việc tùy tiện, áp đặt, ngồi trên pháp luật của các cơ quan tư pháp. Rất mong các luật sư khai thác nhiều hơn theo hướng này.

Còn đòi hỏi chứng cứ để dồn Hội đồng xét xử vào thế không thể trả lời, vạch ra lối làm việc tùy tiện, áp đặt của Hội đồng xét xử là rất cần thiết. Nhưng nếu chỉ thế thôi thì vô hình trung làm người khác hiểu rằng, nếu chứng minh được bị cáo có hành vi ấy là bị cáo đã phạm tội còn luật sư thì tìm cách chối tội cho thân chủ. Vì vậy, ngoài đòi hỏi chứng cứ, thiển nghĩ các luật sư cần vạch rõ, hành vi của bị cáo nếu có cũng không vi phạm pháp luật.

Lại có khi luật sư cho rằng hành vi của thân chủ dân ít người biết, ảnh hưởng không đáng kể. Nói như thế khác nào thừa nhận hành vi của bị cáo đã vi phạm pháp luật.

Thực tế với các vụ án chính trị thì các cơ quan tư pháp suy đoán theo hướng có tội một cách hết sức tùy tiện, nó vừa mang tính áp đặt, vừa non kém về kiến thức pháp luật.

Trong các vụ án chính trị thì các vụ án tù nhân lương tâm đều là xử ép. Không một tù nhân lương tâm nào có tội căn cứ vào pháp lý và kể cả đạo lý. Ngày 30/11 tới đây sẽ xử phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Có tin tháng sau (tháng 12/2017) sẽ xử vụ Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển. Nghe nói sinh viên Trần Hoàng Phúc cũng đưa ra xét xử trong vụ án này. Rất mong các luật sư biến phiên tòa thành diễn đàn tôn vinh những người đấu tranh cho tự do, dân chủ. Việc làm của các anh chị là chính nghĩa. Bất kể hành vi nào mà Hội đồng xét xử đưa ra để cáo buộc họ, dù có chứng cứ hay không đều không cấu thành tội, ngược lại, đó là những hành vi cần khuyến khích và nêu gương.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 23/11/2017 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Vậy là Hội nghị APEC 2017 họp tại Đà Nẵng đã bế mạc không một chữ nhân quyền nào được nhắc tới. Ngoại trừ một mẩu tin Thủ tướng Canada Justin Trudeau có đề cập vấn đề nhân quyền nhưng là trong cuộc gặp riêng với Thủ tướng Việt Nam mà lại là ở Hà Nội chứ không phải Đà Nẵng, nơi đang diễn ra Hội nghị.

nq1

Thủ tướng Canada Justin Trudeau có đề cập vấn đề nhân quyền nhưng là trong cuộc gặp riêng với Thủ tướng Việt Nam

Trước thềm Hội nghị

Ngày 7/11/2017, 17 hội nhóm Xã hội Dân sự và đảng phái chính trị trong và ngoài nước đã ký tên vào một bức thư gửi các nhà lãnh đạo APEC đề nghị lưu tâm đến tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ của quốc gia chủ nhà (Việt Nam), thúc đẩy Việt Nam ngưng ngay đàn áp đối với giới đấu tranh ôn hòa.

Ngày 9/11/2017, Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam cũng gửi Thư Ngỏ đến 21 quốc gia tham dự Hội nghị APEC ở Đà Nẵng yêu cầu gây áp lực đối với Hà Nội chấm dứt cuộc khủng bố Nhân quyền và Tự do Tôn giáo tại Việt Nam.

Những người quan tâm đến dân chủ hy vọng bà Melania, phu nhân tổng thống Mỹ sẽ có mặt ở Đà Nẵng để can thiệp cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được trả tự do theo nguyện vọng của bé Nguyễn Bảo Nguyên, con gái của chị Quỳnh, hoặc ít ra cũng hy vọng có hồi âm của Đệ nhất phu nhân nước Mỹ nhưng những điều đó đã không xảy ra.

Thư của cháu Nguyễn Bảo Nguyên cũng như hai bức thư trên chỉ như như những viên đá ném xuống ao bèo.

Ngày 8/11/2017, báo Lao động đăng một bản tin : Thủ tướng Canada Justin Trudeau đăng trên mạng twitter : "Chúng tôi đang trên đường tới Hà Nội để bắt đầu một tuần bận rộn tại Việt Nam và Philippines, tập trung vào APEC, thương mại…".

Đã tưởng vị thủ tướng dễ mến này không đoái hoài gì đến số phận con người khi sang Việt Nam. May thay, có người vào tận trang twitter của ông để đọc nguyên văn bằng tiếng Anh và phát hiện ra báo Lao động khi dịch "bỏ sót" cụm từ "và thúc đẩy quyền con người" nên "nỗi oan"của Thủ tướng Canada được giải tỏa.

Cuối cùng thì hai chữ nhân quyền chỉ được nêu lên ở cuộc gặp riêng với phía Việt Nam như đã nói ở trên, chứ không phải ở APEC.

Ông Trump không mặn mà với nhân quyền ở Việt Nam

Giới quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam đều dễ nhận thấy, từ ngày ông Trump lên làm tổng thống Mỹ thì tình trạng nhân quyền ở Việt Nam tồi tệ hơn. Đây không phải là chuyện ngẫu nhiên. Chỉ riêng trong 10 tháng đầu năm 2017 đã có 25 người hoạt động xã hội dân sự bị bắt để khởi tố. Trong tuần lễ APEC, rất nhiều người được cho là "ngòi nổ" của các cuộc biểu tình bị canh chặn tại nhà 24/24 giờ. Đặc biệt, trong hai ngày 11 và 12/11 khi Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc ra Hà Nội để thăm chính thức Việt Nam, tình hình canh giữ căng thẳng hơn, hẳn là đề phòng biểu tình đả đảo Tập và không loại trừ đề phòng... hoan nghênh Trump. Ngoài ra, giấy triệu tập lần 1, lần 2, lần 3 tới tấp gửi đến nhiều người đang bị canh giữ tại gia.

Còn nhớ cách đây đúng 2 năm, vào tháng 11/2015, khi Tập Cận Bình sang Việt Nam tình hình canh chặn không căng thẳng như lần này nên đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình chống Tập trong các ngày 4 và 5/11/2015 ở Hà Nội và Sài Gòn.

Trong khi Mỹ có vẻ bỏ rơi nhân quyền ở Việt Nam thì từ giữa năm 2016, Liên mình Châu Âu (EU) lại quan tâm nhiều hơn. Dấu hiệu dễ nhận ra hơn cả là các nước EU đặt vấn đề dứt khoát nhân quyền phải gắn với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU. Phải chăng Mỹ "chuyển giao" thiên chức này cho EU hay EU tự giác nhận lấy trách nhiệm ấy hay chỉ là ngẫu nhiên. Dù sao thì giới dân chủ ở Việt Nam vẫn muốn cả thế giới ủng hộ họ.

Quyền trông cậy hoàn toàn hợp lý

Tình hình nhân quyền ở Việt Nam rõ ràng phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của các cường quốc dân chủ, trước hết là Hoa Kỳ. Cái mà được coi là cải thiện nhân quyền ở Việt Nam chẳng qua là bất đắc dĩ. Trước đây, mỗi khi thương thuyết về một vấn đề nào đó thường có những tù nhân lương tâm được trả tự do trước thời hạn hoặc sau đó, việc đàn áp, bắt bớ có giảm đi phần nào mà người ta gọi là "đổi chác". Việc 4 người được trả tự do trước thời hạn nhưng lại phải tị nạn bên Mỹ, Đặng Xuân Diệu sang Pháp hay Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên v.v… được trả tự do trước thời hạn hay giảm án tù là nằm trong những chương trình "đổi chác" như thế. Nhưng từ khi ông Trump làm tổng thống Mỹ, xu hướng bắt bớ, đàn áp ở Việt Nam gia tăng , thậm chí như thể đàn áp, bắt bớ "bù" vào thời gian do còn nể nang Mỹ mà có phần nhẹ tay hơn.

Trước tình hình này, giới dân chủ tỏ ra thất vọng hay trách cứ. Thế nhưng họ lại vấp phải sự phản bác của những người, tiếc rằng được coi là ủng hộ dân chủ, nhân quyền cho rằng giới dân chủ không có quyền đòi hỏi, trông chờ ở Mỹ, phải dựa vào sức mình là chính. Thậm chí còn nói họ (giới đấu tranh dân chủ) khoác trách nhiệm cho Mỹ.

Tôi cho rằng, những người này chỉ nghe, hiểu lõm bõm rồi phán như thể đúng rồi, không đặt mình vào vị trí những người đấu tranh nhưng muốn thể hiện sự hiểu biết của mình.

Không ai tự cho mình quyền đòi hỏi. Nhưng những người đấu tranh ở Việt Nam có quyền trông chờ vào các quốc gia dân chủ không ? Tôi cho là có, và điều đó rất bình thường.

Xây dựng một nền dân chủ ở Việt Nam cần rất nhiều yếu tố, động lực. Sứ mạng ấy không thể chỉ đặt lên vai những người hoạt động dân chủ, vốn đã ít ỏi mà cánh cửa nhà tù luôn luôn rình rập sát lưng họ. Ngoài những người hoạt động dân chủ, cần phải có sự thức tỉnh của toàn dân, của lực lượng tiến bộ trong đảng, trong các cơ quan nhà nước, trong lực lượng quân đội, công an và sự hỗ trợ của quốc tế.

Người hoạt động dân chủ không đòi hỏi ai nhưng họ có quyền kêu gọi, đề nghị, hy vọng, miễn là không nằm đắp chăn để trông chờ. Một cá nhân, một gia đình, một lực lượng xã hội hay một quốc gia không ai có thể nói tôi không cần ai cả.

Thế nào là quyền lợi của nước Mỹ ?

Vị thế của nước Mỹ có được như hiện nay không chỉ là nước Mỹ giàu có. Giá trị của Mỹ còn ở vai trò của nước Mỹ trong việc đảm bảo trật tự thế giới, trong việc chăm sóc, bảo vệ nhân quyền ở các quốc gia… đặc biệt là những nước mà nền dân chủ còn sơ khai. Nếu chỉ giỏi đi buôn thôi thì không làm nên giá trị (như đang có) của nước Mỹ.

Các phát biểu của ông Trump cho thấy thông điệp của ông là ông hành động vì quyền lợi của Nước Mỹ. Điều đó đúng. Nhưng chẳng lẽ những người tiền nhiệm của ông không vì quyền lợi của nước Mỹ ?

Vấn đề đặt ra là hiểu như thế nào là quyền lợi của nước Mỹ ?

Nước Mỹ giàu và mạnh. Tiềm năng đó ngoài phục vụ cho chính bản thân nước Mỹ còn được dùng vào việc đảm bảo trât tự thế giới, giúp đỡ các nước khác phát triển… để thế giới nhìn vào phải nể nang.

Nước Mỹ đầy đủ nhân quyền. Nếu Mỹ giúp các nước khác cải thiện được nhân quyền, làm cho nhân quyền trở thành giá trị phổ quát trên thế giới, để nhân dân các nước khác cũng được sống bình đẳng, bác ái như nhân dân Mỹ thì thế giới phải chịu ơn.

Chiến tranh Thế giới thứ 2 không đe dọa đến Mỹ, nhưng Nước Mỹ đã tham chiến, hy sinh 325 nghìn quân nhân góp phần quyết định tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chấm dứt chiến tranh.

Nước Mỹ đi đầu trong nhiệm vụ chống khủng bố. Không ai khác, chính Nước Mỹ tấn công vào tổ chức khủng bố al-Qaeda, tiêu diệt Osama bin Laden tại sào huyệt của nó.

Nước Mỹ có mặt ở nhiều điểm nóng của thế giới nhưng Nước Mỹ không có tham vọng lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào.

v.v…

Có thể nêu thêm nhiều ví dụ. Những việc làm đó đã tạo nên vị thế của Nước Mỹ, khẳng định vai trò của Nước Mỹ.

Cái sự hơn nhau là ở chỗ đó. Thiên hạ nể Mỹ là ở chỗ đó cho nên Mỹ "nói có kẻ nghe, đe có kẻ sợ".

Đó là chuyện Mỹ và quốc tế. Còn chuyện cá nhân và xã hội thì sao ?

Trong cuộc sống thường nhật người ta cư xử với nhau theo đạo lý. Không ai có quyền yêu cầu người đầy đủ, thừa thãi phải chia của cho người nghèo nhưng nếu không cư xử đúng đạo lý, anh ta sẽ bị chê trách. Tục ngữ Việt Nam chẳng có câu "Lá lành đùm lá rách", "cháy nhà hàng xóm bình chân như vại" đó sao.

Sự giàu có của một người chưa làm nên uy tín của họ. Nhưng nếu họ bỏ ra một phần của cải vì người khác thì mới tạo ra vai trò của họ, người khác phải nể trọng. Người khỏe mạnh không vì ai thì họ chỉ là người có sức khỏe. Nhưng nếu biết bênh vực kẻ yếu thì họ là hiệp sĩ, trong con mắt của người khác, họ được nể trọng. Còn nếu không làm gì cho ai thì cũng bình thường như những người khác mà thôi.

Nếu chị em Hai Bà Trưng mà "quen thói nữ nhi thường tình" (chữ của Trần Hưng Đạo), chỉ biết chăm lo cho gia đình mình mà không dựng cờ khởi nghĩa chống lại quân Đông Hán thì làm gì Hai Bà được nhớ đến ngày nay để ông Trump biết mà nêu danh ở diễn đàn APEC ?

Đưa ra vài ví dụ trên để giải thích vì sao ở Việt Nam trước đây và hiện nay vẫn có những người dấn thân, chấp nhận tù đày vì tương lai của đất nước, của dân tộc. Nếu họ chỉ làm việc và sống như những người an phận thì ai biết đến họ, làm sao họ có vị thế, vai trò trong xã hội.

Phong trào dân chủ ở Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn nhất từ trước đến nay. Không có một ai sức yếu bị đe dọa trước bạo lực lại không cần người khác tiếp sức. Mong chờ vào sự hỗ trợ, tiếp sức từ lực lượng khác là một điều chính đáng. Nếu Mỹ bỏ rơi nhân quyền ở Việt Nam thì theo sự phát triển tất yếu của thời đại, Việt Nam vẫn sẽ có dân chủ, có điều muộn hơn, gian nan vất vả hơn và hy sinh nhiều hơn mà thôi.

Chưa có một tổng thống Mỹ nào lại không vì nước Mỹ. Có điều, hiểu như thế nào là vì nước Mỹ của ông Trump có thể khác những người tiền nhiệm.

Dù sao, tôi vẫn yêu nước Mỹ. Chính sách của ông Trump có thể làm tăng trưởng kinh tế cho Mỹ nhưng cũng có thể làm mờ đi phần nào vị thế của Nước Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc muốn thay thế Mỹ chỉ là một giấc mơ hão huyền. Với cương vị của mình, ông Trump có ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của nước Mỹ trong nhiệm kỳ của ông nhưng tôi biết phân biệt một tổng thống Mỹ và nước Mỹ. Hai khái niệm này không đồng nhất.

13/11/2017

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 14/11/2017 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Tiết kiệm là một chủ trương lớn của nhà nước Việt Nam ít nhất cũng bằng lời nói, chẳng phải bây giờ mà từ rất lâu rồi.

Tôi không biết lần đầu nhà nước hô hào tiết kiệm là thời gian nào, chỉ biết là ngay từ khi đang đánh nhau với Pháp. Tôi lớn lên đã nghe nói đến. Lớn tí nữa thì thấy trên các đường phố, nơi công cộng có những khẩu hiệu hô hào tiết kiệm. Hồi năm 197x, có lần đi trên đường phố thị xã Sơn Tây tôi thấy một cái pano viết : "Tiết kiệm nhà nước hô hào / Anh chị đã gửi đồng nào hay chưa ?". Đọc thấy bật cười vì ngồ ngộ về chữ nghĩa nhưng rõ ràng nó phản ánh chủ trương tiết kiệm của nhà nước. Tới thập niên 80 thì thấy nâng tiết kiệm lên thành "quốc sách", rồi "quốc sách hàng đầu". Nói thế để biết nhà nước ngày càng coi trọng tiết kiệm, càng nợ nần, càng hô hào mạnh.

guitien0

Tiết kiệm là một chủ trương lớn của nhà nước Việt Nam ít nhất cũng bằng lời nói, chẳng phải bây giờ mà từ rất lâu rồi.

Đấy là đề cập tới chuyện nói chứ không phải chuyện làm. Cứ xem các quan lớn phá của dân, ăn chơi trác táng, trụy lạc thì đủ biết họ có tiết kiệm không. Chuyện này các quan biết, dân biết, người lớn tới trẻ con đều biết nên không kể ra ở đây.

Tiết kiệm ngoài hạn chế tiêu pha còn là sử dụng hợp lý đồng tiền, vật tư, lao động trong sản xuất kinh doanh, trong tiêu dùng. Gửi tiền nhàn rỗi lấy lãi suất là một nội dung của tiết kiệm, là hưởng ứng hoặc hợp với chủ trương của nhà nước. Ngân hàng làm tốt điều này thì người gửi và người vay đều có lợi. Vậy mà gần đây, việc gửi tiền vào ngân hàng lại bị chỉ trích nặng nề. Trong khi luật sư Lương Thanh Đức cho rằng gửi tiền vào ngân hàng là "kinh doanh", người gửi ham lãi suất thì phải chịu rủi ro là đúng thì chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho gửi tiết kiệm không chỉ là ham lãi nữa mà là mang "giấc mơ làm giàu" cần phải "thức tỉnh" bằng cách cho ngân hàng phá sản.

Nếu chỉ cảnh báo đừng đặt lòng tin vào ngân hàng yếu kém thì không nói làm gì. Nhưng chỉ trích, qui kết người gửi như thế là không nên. Ý kiến của ông Thành và ông Đức nhận được nhiều lời chê bai trên mạng xã hội.

Vậy ngân hàng đã đem lại cho người gửi tiền những gì ?

Khi mang tiền nhàn rỗi của mình ra ngân hàng gửi, họ đã rất tội nghiệp. Họ phải gửi vì không có khả năng hoặc điều kiện kinh doanh nên không biết làm gì hơn. Cái gọi là lãi tiền gửi chỉ nhằm bù đắp hoặc bù đắp phần nào giá cả tăng do lạm phát, tức là đối phó với sự mất giá của đồng tiền. Vì vậy, không thể nói họ có thể làm giàu từ tiền gửi. Đã xảy ra những chuyện dở khóc dở cười như "12 sổ tiết kiệm trị giá căn nhà : Sau 20 năm còn 3 bát phở", "Gửi tiết kiệm một chỉ vàng, hơn 30 năm sau nhận lại... 20.000đồng", "Gửi tiết kiệm 2 chỉ vàng sau 34 năm còn 0 đồng".

Còn chuyện tiền gửi bị "bốc hơi", mất hàng trăm tỉ hiện nay không hiếm, báo chí đã thông tin khá nhiều.

Gán cho có giấc mơ làm giàu, ham lãi suất nhưng huy động vốn trong dân không dễ.

Đợt khủng hoảng tiền tệ năm 1986-1988 do cải cách Giá-Lương-Tiền đã cuốn phăng ghế của một ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà trước đó đã có "triệu chứng" Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Lạm phát lên tới 774%, một số mặt hàng tăng giá gấp vài nghìn lần so với 10 năm trước. Lãi tiền gửi có lúc lên tới 12% /tháng. Nhiều người không dám gửi tiết kiệm mà đi mua hàng… cất đi như một hình thức giữ của đã gây nên tình trạng thiếu giả tạo, hàng tiêu dùng đã khan hiếm lại càng khan hiếm thêm.

Vốn trong dân hiện nay còn nhiều dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền Việt nhưng thu hút đâu có dễ. Nhà nước đang tính cách huy động nguồn vốn này nhưng chưa biết bằng cách nào. Thế nhưng một ông chuyên gia kinh tế và một ông luật sư lại chỉ trích những người gửi tiền vào ngân hàng là mang giấc mơ làm giàu rồi "dọa" cho ngân hàng phá sản để trị căn bệnh ham lãi. Vừa chỉ trích, vừa "dọa", điều này tác động rất nhiều đến tâm lý người dân và vì vậy việc huy động tiền nhàn rỗi trong dân đối với các ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Tiền không huy động được trong khi doanh nghiệp lại thiếu vốn sản xuất kinh doanh thì nền kinh tế làm thế nào "cất cánh" ?

Và như thế sẽ sinh ra khả năng tiền nhàn rỗi trong dân lại tìm đến tư nhân hoặc họ lại tiêu pha cho hết hay mua nhà đất rồi để đấy. Khi đó, nguồn vốn không được tham gia vào quá trình tái sản xuất và lại gây ra tình trạng giá ảo. Sự tin cậy đối với các ngân hàng thương mại sẽ không còn nữa. Cho tư nhân vay dẫu có rủi ro nhưng không rủi ro bằng việc chỉ bảo hiểm tiền gửi với mức 75 triệu đồng/sổ, nhiều người hàng tỉ đồng sẽ bị mất trắng. Nếu như trước đây, người dân tin tưởng ở ngân hàng mà đem tiền đi gửi, từ chối cho tư nhân vay dù lãi gấp nhiều lần vì có nhiều rủi ro thì bây giờ, nếu độ rủi ro khi gửi tiền vào ngân hàng cao hơn thì xu hướng của đồng tiền nhàn rỗi có thể đảo lại. Tạo điều kiện cho dân thực hiện "giấc mơ làm giàu" nhưng đâu có dễ được chấp nhận.

Chính sách bất công, vô lý

Vì vậy mới có nhiều ý kiến cảnh báo về những hệ lụy khi cho ngân hàng phá sản. Đành rằng việc cho ngân hàng phá sản có cơ sở pháp luật nhưng với việc hạn chế số tiền bảo hiểm ở mức 75 triệu đồng rõ ràng là không ổn. Có những điều rất không công bằng ở đây. Vốn chủ sở hữu bị âm, ngoài do nợ xấu, nợ khó đòi còn do tiền người gửi chui vào túi quan chức ngân hàng. Những vụ án ngân hàng đã nói lên điều đó. Làm ăn be bét nhưng lương nhân viên ngân hàng lại cao hơn hẳn nhiều ngành nghề khác. Sinh viên ra trường "chui" được vào ngân hàng là một ước mơ. Tiệc tiễn một ông phó thống đốc ngân hàng nhà nước về hưu vừa rồi xa hoa lãng phí như vậy chỉ là một ví dụ. Tiền ở đâu ra nếu không phải là tiền của người gửi ? Ông Bùi Kiến Thành khăng khăng không thể tăng bảo hiểm tiền gửi vì ngân hàng không có tiền. Tại sao không có tiền ? Tiền của người gửi đi đâu ? Nó đã bị các quan chức ngân hàng sử dụng bừa bãi, đút vào túi riêng hoặc để cho kẻ khác chiếm đoạt. Đến khi phá sản chỉ trả cho khổ chủ một khoản qui định là xong khác nào ăn cướp thì hỏi công bằng ở đâu ? Chỉ cần một tuyên bố phá sản, họ đã cướp không của người gửi hàng nghìn tỉ đồng. Không thấy ai nói trách nhiệm của quan chức ngân hàng trước pháp luật như thế nào ? Có tịch thu tài sản của kẻ tham nhũng, vô trách nhiệm để phát mại, bù đắp cho người gửi ra không. Họ phủi tay đơn giản như thế chăng ?

Các quan chức nhà nước "hơn người" ở chỗ đó. Nếu như chủ doanh nghiệp tư nhân cần có đầu óc kinh doanh, ngày đêm lăn lộn trên thương trường vốn đã không có cạnh tranh bình đẳng, làm ăn thua lỗ phải chịu một mình thì các quan nhà nước không cần trình độ, cứ ung dung ngồi đấy mà đục khoét, làm việc bằng cái đầu cũng rỗng của cấp dưới còn ông ta chỉ biết ký. Doanh nghiệp hết vốn được nhà nước rót tiếp, thua lỗ thì được khoanh nợ, treo nợ, xóa nợ. Thật lạ lùng khi quan chức nhà nước làm chủ tịch cũng được, bí thư cũng được mà giám đốc ngân hàng cũng được. Bằng chính trị cao cấp có thể thạo về xây dựng đảng chứ biết gì về nghiệp vụ ngân hàng mà "dám đốc". Một điều hết sức vô lý như vậy nhưng đường lối thì vẫn khăng khăng kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Phải chăng vì doanh nghiệp nhà nước là phương tiện để làm giàu bất chính cho không chỉ giám đốc mà cho các quan chức nói chung ?

Cách gì thì người dân cũng chịu thiệt hại. Đáng tiếc rằng có những người mang tiếng là danh vị này nọ không bệnh vực lại còn chỉ trích họ như những những người xấu tính, vào hùa với kẻ trấn lột như ông chuyên gia kinh tế và ông luật sư trên.

03/11/2017

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 05/11/2017 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn