Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phóng tay đốt nhà táng

Theo dõi vụ án MobiFone mua AVG mới thấy đám quan chức đốt tiền của ngân sách thật là tàn bạo. Một cái xác chết giá chưa đến 2 nghìn tỉ mà phù phép đến mức MobiFone đã mua 95% cổ phần của AVG với số tiền gần 8.900 tỉ đồng. Số tiền làm thiệt hại cho ngân sách trong thương vụ này là 6.500 tỉ đồng, tương đương 291 triệu USD. Số được lại quả là 6,2 triệu USD, bằng 2,1% số tiền đã làm thiệt hại cho ngân sách, Điều đó có nghĩa là, chỉ cần bỏ túi được 1 thì chúng sẵn sàng đốt đi gần 50 lần như thế.

nhatvu1

Bị cáo Phạm Nhật Vũ tại tòa - Ảnh : TTXVN

Tuy nhiên, số 6,2 triệu USD mới chỉ là số Phạm Nhật Vũ đã khai ra và bên nhận đã thừa nhận. Phạm Nhật Vũ còn đưa hối lộ cho ai nữa ? Liệu còn ai nữa đứng đằng sau với số tiền được hối lộ còn nhiều hơn ? Đó là điều dư luận đang nghi ngờ.

Hoàng Duy Quang, thẩm định viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Đầu tư và thẩm định giá (AMAX) đã ký xác định giá trị AVG là 16.500 tỷ đồng chỉ để nhằm có thêm tiền "mua sữa cho con". Quang được hưởng 60 triệu đồng tiền hoa hồng nhưng phóng tay ký nâng giá trị AVG lên nhiều nghìn tỉ đồng.

Con số 16.500 tỷ đồng được MobiFone dùng làm căn cứ đàm phán mua 95% cổ phần AVG với giá gần 8.900 tỷ đồng.

Trong khi đó tình trạng tài chính của AVG rất be bét. Năm 2014 AVG vẫn đang lỗ trên 330 tỉ đồng, lỗ lũy kế là gần 1.600 tỉ đồng.

Chỉ 19 ngày sau khi ký hợp đồng, MobiFone đã hối hả bằng mọi cách thanh toán 95% giá trị hợp đồng, tương đương trên 8.445 tỉ đồng cho 8 cổ đông của AVG. Động cơ của việc sốt sắng thanh toán cho AVG là gì, nếu không phải là thanh toán nhanh để được "lại quả" sớm ?

Lý do hạ khung án cho Phạm Nhật Vũ có thuyết phục ?

Sáng 20/12, Viện kiểm sát đề nghị mức án cho các bị cáo. Việc Phạm Nhật Vũ được đề nghị với mức án chỉ có 3 - 4 năm tù, thay cho khung 12 - 20 năm đã gây phản ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Trong thương vụ này, để chiếm đoạt được nhiều, Phạm Nhật Vũ đưa ra thông tin AVG được đối tác nước ngoài (Công ty 8206 Hong Kong) đã trả giá 700 triệu USD và AVG đã nhận tiền đặt cọc 10 triệu USD. Vậy tại sao Vũ không bán với giá cao ngất ngưởng như thế mà lại đi đêm với Mobiphone để tất cả cùng ra hầu tòa ? Câu trả lời ai cũng dễ thấy, đó chỉ là trò lừa bịp.

Trong vụ mua bán này, MobiPhone đã đem tiền ngân sách biếu không cho Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG 6.500 tỉ. Trong đó, riêng Vũ được hưởng lợi hơn 5.850 tỉ đồng. Mới hay với đám quan chức và đại gia này, kiếm hàng nghìn tỉ dễ như thò tay vào trong két.

Theo cáo trạng, Phạm Nhật Vũ bị truy tố về tội đưa hối lộ, thuộc nhóm tội phạm tham nhũng, quy định tại Khoản 4, Điều 364 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù 12 - 20 năm, là khung cao nhất trong tội đưa hối lộ. Khung này qui định cho trường hợp tài sản hối lộ trị giá 1 tỉ đồng trở lên, trong khi số tiền Vũ đưa hối lộ đã xác định được tương đương 143 tỉ đồng.

Thế nhưng Vũ lại được đề nghị mức án chỉ 3-4 năm tù, tức là chung mức với nhóm đưa hối lộ 100 - 500 triệu đồng, từ khung hình phạt nặng nhất xuống hẳn khung hình phạt nặng thứ 3. Còn sự bất công nào vô lý, ngang nhiên hơn thế ?

Điều này gây bất bình trong dư luận. Lý do để Viện kiểm sát đề nghị mức án ấy là :

- Vũ có nhiều hoạt động từ thiện, đóng góp cho hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hoạt động tôn giáo là hoạt động tín ngưỡng, nó không phục vụ cho lợi ích toàn xã hội. Nếu Vũ bỏ tiền ra xây dựng các công trình công ích như làm đường, tặng nhà văn hóa cho khu dân cư... lại là chuyện khác. Mặt khác, đây cũng chỉ là đề nghị của mấy ông sư quốc doanh mà thôi. Bản thân Vũ cũng là người của phật giáo quốc doanh, cụ thể y làm Phó Ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Thử hỏi, nếu bị cáo nào đó bỏ tiền ra xây dựng, tu bổ nhà thờ bên công giáo được các linh mục xác nhận và đề nghị, liệu Viện kiểm sát có căn cứ vào đấy để đề nghị mức án dưới khung ?

- Lý do nữa là Vũ có đơn của... Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, đề nghị xem xét cho Vũ được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật mà không nói vì sao. Đây là một căn cứ hết sức vu vơ. Trong khi đó, những người hoạt động xã hội dân sự bị kết án rất nặng nề thì chẳng có chính phủ nào can thiệp được, kể cả Liên Hợp Quốc.

- Việc thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường thiệt hại gây ra chỉ là cơ sở để xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự mà thôi, chứ không phải là để giảm từ 20 năm tù xuống mức gần áp chót được.

Hội đồng xét xử trong bất cứ vụ án nào cũng phải thể hiện là cán cân công lý. Tuy họ hay nói "xử đúng người đúng tội" nhưng có rất nhiều vụ án gây phản ứng gay gắt của dư luận. Chưa nói đến các bị cáo khác, với Phạm Nhật Vũ, nếu Hội đồng xét xử tuyên án dựa vào đề nghị của Viện kiểm sát thì vụ án này minh chứng cho câu dân gian vẫn thường nói : "công lý chỉ là diễn viên hài".

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 22/12/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn
jeudi, 19 décembre 2019 16:28

Nguyễn Đức Kiên là ai ?

Anh Kiên thu giá

Nguyễn Tường Thụy, RFA, 17/12/2019

Không phải lãnh đạo, quan chức nào nhậm chức cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Không phải ai ít bị phản đối cũng xứng đáng với vị trí họ đảm nhiệm. Có điều là người ta đã chán quá, đã mệt quá nên không muốn nói mà thôi.

kien1

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, người vừa được bổ nhiệm vào vị trí tổ trưởng tư vấn kinh tế của Thủ tướng - Courtesy of haiquanonline.com.vn

Thế nhưng vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên được ông Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm vào vị trí tổ tưởng tư vấn kinh tế của thủ tưởng là vụ khá đặc biệt. Nó làm dậy sóng dư luận suốt mấy hôm nay, người thì phản đối, người thì giễu cợt, nhạo báng. Người ta lo ngại rằng, ông Kiên mà tư vấn kinh tế cho thủ tướng thì nền kinh tế đất nước này đã nát còn nát bươm.

Trước hết, người ta nghi ngờ về con đường học vấn của anh. Theo vi.wikipedia thì năm 1991, Nguyễn Đức Kiên sang Đức học cao học chuyên ngành quy hoạch giao thông. Thế nhưng không hiểu sao sau đó anh ta lại làm nghiên cứu sinh tiến sĩ về kinh tế vĩ mô quy hoạch vùng. Người ta cũng chỉ nghe nói vậy chứ không biết anh ta học cao học, làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ ở trường đại học nào của Đức. Rồi tại sao học cao học một ngành, làm nghiên cứu sinh tiến sĩ lại là một ngành khác ?

Nhưng thôi, chuyện chưa rõ ràng, ai nghi ngờ thì cứ nghi ngờ. Bằng giả hoặc không bằng mà làm lãnh đạo, làm quan to xưa nay thiếu gì. Cái cần quan tâm hơn là trình độ thực và cái tâm của anh thế nào. Điều này, nó thể hiện qua việc làm và lời nói.

Có lẽ Nguyễn Đức Kiên là quan chức có nhiều phát ngôn để đời nhất. Cư dân mạng lôi ra một loạt phát ngôn của anh, tôi chỉ điểm qua một số phát ngôn có nguồn từ báo chí của nhà nước :

- Đừng nói xe công, các nước còn có máy bay riêng cho lãnh đạo.

- Nợ công chính phủ có giấu đâu, khoảng 120 tỉ, có gì mà phải hốt hoảng.

- Nhà nước đang nợ chủ đầu tư 4 nghìn tỉ nên phải cho BOT quốc lộ 5 thu.

- BOT không ảnh hưởng đến người nghèo. Người dân nghèo dùng xe máy thì đã được miễn phí qua trạm BOT, vì vậy không bị ảnh hưởng gì.

- Dùng từ "người dân" nghe kinh lắm ! Nghe có vẻ như là nhân dân cả xã, cả huyện đứng lên phản đối trạm BOT.

- Nếu đem so giá xăng của các nước Bắc Âu thì ở họ thậm chí còn đắt hơn ở Việt Nam rất nhiều.

- Giá xăng ngày càng tiệm cận giá thế giới, đây là thành công về mặt điều hành giá mặt hàng này.

- Dự án đắp chiếu, không thể nói dừng là dừng ngay được.

- BOT có sai sót nhưng không tù mù.

- BOT "tù mù, rủi ro" là Thứ trưởng Đông đã trích dẫn nhận xét của Ngân hàng Thế giới và IMF về BOT trên toàn thế giới chứ không phải chỉ riêng của Việt Nam.

- Chúng ta sống và làm việc theo luật. Luật đã quy định nó là "thu giá" thì ta gọi nó là "thu giá".

- Không nhà thầu nước nào có kinh nghiệm thi công đường cao tốc nhiều như các doanh nghiệp của Trung Quốc. Với các tiêu chí mời thầu như hiện nay, chỉ doanh nghiệp Trung Quốc mới đáp ứng được.

kien2

Trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang, nơi xẩy ra nhiều phản đối của người dân Photo : RFA

Những câu nói này, anh phát ngôn ra từ năm 2015 đến nay. Không biết trước đó, anh có nói những câu nào hay nữa không. Có thể hồi đó anh chưa nổi tiếng mấy nên người ta không ghi lại mà thôi.

Trong đó, vui nhất là màn "thu giá" vì chuyện này có video cẩn thận. Anh đăng đàn hùng hồn, tay chém chém, đầu lúc lắc biểu đạt thêm cho lời nói để thuyết phục người nghe. Nhưng không hiểu sao sau đó, người ta không chấp nhận "thu giá" mà lại trở về tên gọi cũ là "thu phí". Còn câu nói nổi tiếng của anh là "BOT không ảnh hưởng đến người nghèo. Người dân nghèo dùng xe máy thì đã được miễn phí qua trạm BOT, vì vậy không bị ảnh hưởng gì". Câu này thể hiện trình độ kinh tế của anh. Cứ theo vi.wikipedia thì anh là tiến sĩ kinh tế. Tiến sĩ kinh tế mà hiểu như vậy, người ta nghi ngờ cái sự học của anh ở bên Đức là phải.

*

Còn về tâm đức của Nguyễn Đức Kiên, qua những phát ngôn trên của anh, thấy rõ một điều là anh đứng hẳn về quyền lợi của doanh nghiệp lắm tiền. Anh bênh vực nhiều nhất cho BOT, dành nhiều tâm huyết để bảo vệ BOT. Mà BOT làm ăn láo lếu ra sao, báo chí cũng đã vạch ra nhiều. Trong cuộc đấu tranh chống BOT bẩn, đã có 8 lái xe lâm vào vòng lao lý chỉ vì đòi hỏi sự minh bạch.

Đồng thời, Nguyễn Đức Kiên đứng về quyền lợi của giới quan chức có quyền, và tất nhiên cũng lắm tiền chứ không đứng về giới bình dân. Vậy mà anh được "bầu" làm đại biểu quốc hội tới 3 khóa liền. Với đà này, anh còn có "triệu chứng" làm đại biểu cho nhân dân nhiều khóa nữa. Sợ chưa ?

Mặt khác, anh còn tôn sùng Trung Quốc, bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc. Anh cho rằng, chỉ Trung Quốc mới làm nổi đường cao tốc cho Việt Nam, trong khi các công trình do Trung Quốc xây dựng bê bối như thế nào ai cũng rõ.

Facebooker Bùi Quang Minh tỉ mẩn thống kê (chưa đủ) chất lượng một số công trình do Trung Quốc đảm nhận (1).

Vì thế người ta cho rằng, anh chẳng có tài cán gì, chỉ được cái ăn theo nói leo.

*

Nguyễn Đức Kiên được bổ nhiệm làm Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng ngày 12/12/2019 và có hiệu lực ngay tắp lự. Vậy tổ này gồm những ai ? Theo baomoi.com thì tổ này ngoài Kiên ra còn có 14 vị dưới quyền anh. Tìm hiểu kỹ thì ra toàn những tên tuổi lừng danh, giáo sư, tiến sĩ, vụ viện các kiểu, giảng viên đại học ở Mỹ, Nhật, Singapore. Trong đó có cả ông Bùi Quang Vinh từng làm Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nay cũng dưới quyền Kiên tuốt.

Chẳng hiểu sao, Nguyễn Đức Kiên lại được ông Phúc giao một trọng trách vượt quá cái tâm và tầm của anh. Một bài viết trên VOA đặt câu hỏi "Nguyễn Đức Kiên, nhân tài hay nhân tai ?" (2).

Câu trả lời của tôi là nhân tai. Còn về hiện thực có lẽ không phải đợi lâu mới có câu trả lời. Lúc đó, ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ biết rút kinh nghiệm "chứ kỷ luật ai".

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 19/12/2019

(1) Điểm mặt chất lượng vài công trình của tình hữu nghị dài lâu Trung Quốc - Việt Nam xưa nay

**************** 

(2) Nguyễn Đức Kiên, nhân tài hay nhân tai ?

Trân Văn, VOA, 17/12/2019

Một trong những s kin đang khuy đng dư lun trong vài ngày va qua là vic ông Nguyn Đc Kiên – Phó Ch nhim y ban Kinh tế ca Quc hi được điu đng làm T trưởng T Tư vn cho Th tướng Vit Nam v kinh tế (1).

ndk1

Nguyễn Đc Kiên được b nhim làm người dn đu nhóm tư vn kinh tế ca Th tướng Nguyn Xuân Phúc. (nh Cafef.vn)

Theo dõi phản ng ca nhiu gii trên mạng xã hội và các din đàn đin t t s thy hoang mang. Ti sao mt nhân vt b công chúng khinh r, oán gin đến như vy mà vn đc c, vn tr thành đi biu cho "nguyn vng, ý chí" ca h ti Quc hi sut 12 năm (t 2007 đến nay) ?

Nếu đt chuyn ông Kiên là đại biu Quc hi sut ba nhim kỳ (12, 13, 14) bên cnh phn ng ca công chúng v vic ông tr thành "thy" hướng dn người đng đu chính ph v chính sách kinh tế, rõ ràng kết qu la chn và hot đng ca các đi biu Quc hi luôn luôn ngược chiều vi nhn thc và tình cm ca… nhân dân !

***

Lâu nay, rất nhiu người bày t s nghi ng hc v "Tiến sĩ" v "kinh tế vĩ mô quy hoch vùng" ca ông Kiên. Bên cnh thông tin t mt s người, khng đnh h biết rt rõ ông Kiên đâu, làm gì trong sáu năm cư ng ti Đc (1991 – 1997) (2), mt s người khác nêu ra hàng lot nghi vn v con đường hc vn ca ông Kiên.

Ông Kiên tốt nghip chuyên ngành "T đng hóa" Đi hc Giao thông và vn ti. Khi sang Đc, ông ch mt hai năm đ ly Thc sĩ v "Quy hoch giao thông" và bn năm sau va hoàn tt lun văn Tiến sĩ v "Kinh tế vĩ mô quy hoch vùng", va tìm được vic làm với mức lương "hàng trăm cây vàng mt năm" (3).

Làm sao ông Kiên theo học đi hc mt ngành, khi theo cao hc li chuyn sang mt ngành khác, lúc làm nghiên cu sinh tiến sĩ tiếp tc chuyn đi chuyên ngành thêm mt ln na – nghĩa là phi hc b sung rt nhiều môn đ bo đm không có s ht hng trong kiến thc chuyên ngành, mà ch mt chưa ti… sáu năm ?

Ông Kiên học tiếng Đc lúc nào mà có th vượt qua nhng tr ngi v ngôn ng khi du hc Đc đ hoàn tt c chương trình cao hc ln nghiên cu sinh tiến sĩ chỉ trong vòng chưa đy sáu năm ? Du du hc sinh có th đến Đc hc cao hc và làm nghiên cu sinh tiến sĩ bng tiếng Anh nhưng kh năng Anh ng ca ông Kiên có đ đ đt thành qu đó ?

Ông Kiên học cao hc, làm nghiên cu sinh Tiến sĩ đi hc nào ti Đc ? Nhng cơ quan, doanh nghip nào ca Đc tng tr ông mc lương "hàng trăm cây vàng mt năm" như ông tng khoe ? Vì sao ông không tiết l đ đp tan lun điu xuyên tc ca các thế lc thù đch, phn đng không ch bôi nh ông mà còn bôi nh đng vì đã dùng ông ?

***

Tháng 9 vừa qua, khi tham d Đi hi Đi biu toàn quc ln th 9 ca Mt trn T quc Vit Nam, ông Nguyn Xuân Phúc – Th tướng Vit Nam – nhn mnh yêu cu : Ch đng đóng góp ý kiến cho vic hoch đnh chính sách, đưa ra nhng phn bin sc sảo, chân tình giúp các cơ quan hu trách t điu chnh, t hoàn thin (4).

Sau đó một tháng – vào h tun tháng 10 – khi tho lun v D lut Sa đi Lut Cán b công chc và Lut Viên chc, các đi biu Quc hi tng tranh lun tưng bng v vic có nên đặt đnh nhng điu khon c th v "chiêu hin đãi sĩ", tuyn dng - s dng nhân tài (5).

Chỉ th ca Ban Bí thư và quyết đnh ca ông Phúc, b nhim ông Kiên làm T trưởng T Tư vn kinh tế cho Th tướng Vit Nam s tot cái mà ông Phúc gi là "phn biện sắc so" và điu mà Quc hi Vit Nam tng t v bn tâm, bàn tho ti lui đ có th quy t nhân tài, chn hưng quc gia.

Công chúng đã thi nhau nhắc li nhng ý kiến, nhn đnh ca ông Kiên trong 12 năm ông đi din cho "ý chí, nguyn vng" ca h : Chng hạn tháng 5 năm 2015, khi h bt bình vì n nn tăng vt, ông Kiên bo rng, chính ph phát giác an ninh tài chính quc gia không an toàn t trước đó hai năm nhưng không có gì phi sc, phi hong c (6).

Một tháng sau – tháng 6 năm 2015 - lúc h sôi lên vì giận trước thc trng thu không đ chi, phi vay c trong ln ngoài nhưng mi năm, công kh vn chi ra 13.000 t đng cho công xa, ông Kiên lp tc ch trích nhng người t ra nóng rut rng, ngoài công xa, các quc gia còn sm phi cơ riêng cho lãnh đạo (7).

Thêm bốn tháng na – tháng 10 năm 2015 – thường dân, doanh gii, các chuyên gia trong nhiu lĩnh vc phn đi cách điu hành th trường xăng du khiến giá xăng du tăng liên tc thì ông Kiên bo rng thc trng ti t đó là mt trong nhng thành công của vic điu hành giá c - càng ngày càng tim cn quy lut ca kinh tế th trường (8).

Tương t, tháng 9 năm 2017, trước phn ng d di ca công chúng v tác hi đến kinh tế - xã hi ca các công trình được đu tư theo hình thc BOT, ông Kiên cho rng, người nghèo đi xe gn máy, được min phí khi qua li nên không b nh hưởng (9). Ri ông ng h đi "trm thu phí" thành "trm thu giá" vì phi "sng và làm vic theo pháp lut" (10).

Tháng 10 năm 2018, khi dư lun rúng đng vì ông Nguyn Cà Rê b pht 90 triệu đng vì đi… 100 M kim thành tin đng, ông Kiên là viên chc duy nht cho rng, hành vi ca ông Rê là mua bán ngoi t, trái pháp lut và vic UBND thành ph Cn Thơ quyết đnh pht ông Rê mc như thế là… đúng (11) !

Cứ thế, nhiu năm nay, ông Kiên dẫn công chúng đi t ngc nhiên này đến ngc nhiên khác v c tâm ln tm ca ông. Đã có rt nhiu người thc mc, vì sao mt "Tiến sĩ", Phó Ch nhim y ban Kinh tế trong Quc hi ca mt quc gia mà có th bin minh cho D lut Đc khu bng nhng so sánh ngô nghê như : Ti sao c s nh hưởng ca Trung Quc ti các đc khu khi Úc, Pháp, M… đu có Chinatown ? California có Little Saigon toàn người Vit, nói tiếng Vit nhưng h không lo v an ninh quc phòng (12) ?..

***

Cứ ngm cho tht k, vic điu đng ông Nguyễn Đc Kiên – Phó Ch nhim y ban Kinh tế ca Quc hi sang làm T trưởng T Tư vn cho Th tướng Vit Nam v kinh tế, không phi là chuyn liên quan ti riêng ông Kiên. Quyết đnh b nhim ông Kiên là ví d minh ha, giúp nhn ra Th tướng Vit Nam và các đồng chí đng đng vi ông chân thành, trung thc đến mc nào khi yêu cu "phn bin sâu sc", cam kết "chiêu hin đãi sĩ"… Ít nht là đến gi này, đng vn ch cn nhân tai, chưa cn nhân tài !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 17/12/2019

Chú thích

(1) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/ong-nguyen-duc-kien-lam-to-truong-to-tu-van-kinh-te-cua-thu-tuong-598979.html

(2) https://www.facebook.com/quocquan.tran.79069323/posts/239385523693413

(3) http://cafebiz.vn/ong-nghi-noi-nguoc-toi-chua-bao-gio-nghi-minh-la-mot-nha-chinh-tri-20170901161913104.chn

(4) https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-mong-muon-co-nguoi-phan-bien-sac-sao-cho-dang-chinh-quyen-20190919114448515.htm

(5) https://vnexpress.net/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-tranh-luan-ve-trong-dung-nhan-tai-4001760.html

(6) http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/no-cong-chinh-phu-co-giau-dau-20150805163802885.chn

(7) https://dantri.com.vn/kinh-doanh/dung-noi-xe-cong-cac-nuoc-con-co-may-bay-rieng-cho-lanh-dao-20151025213926336.htm

(8) http://tuyengiao.vn/kinh-te/dai-bieu-nguyen-duc-kien-gia-xang-dau-da-tiem-can-quy-luat-thi-truong-81462

(9) https://nld.com.vn/thoi-su/bot-khong-anh-huong-den-nguoi-ngheo-20170907221156013.htm

(10) https://www.sggp.org.vn/thu-gia-hay-thu-phi-thi-luat-cung-da-goi-roi-cho-thoi-gian-moi-sua-duoc-521930.html

(11) https://vnexpress.net/kinh-doanh/dai-bieu-quoc-hoi-doi-100-usd-phat-90-trieu-dong-la-dung-3828749.html

(12 https://trithucvn.net/blog/xa-luan/5-khac-biet-giua-dac-khu-kinh-te-cho-tq-thue-voi-khu-pho-tau-chinatown.html

Published in Diễn đàn

Thân phụ Tiến sĩ Phạm Chí Dũng mong muốn vận động để con trai cụ sớm được trả tự do

Xuống sân bay Tân Sơn Nhất, việc đầu tiên của tôi là đến thăm gia đình Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ngay trong buổi tối đầu tiên.

dung1

Tiếp chúng tôi có thân phụ Phạm Chí Dũng là cụ Phạm Văn Hùng (trái), thân mẫu và vợ anh, chị Bùi Hồng Loan. Ảnh Nguyễn Tường Thụy 

Qua tìm hiểu từ trước và trực tiếp đến thăm, tôi cảm nhận được đây là một gia đình gồm 3 thế hệ có nền nếp. Mọi thành viên trong gia đình tôn trọng việc làm của từng người.

Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt, tôi được biết có nhiều người đến chia sẻ với gia đình nhưng chủ yếu là bạn bè, đồng chí của cụ Hùng. Trong số người đến thăm, nay tôi biết thêm có bà phó bí thư thành ủy. Bà này đến ngay buổi chiều 21/11 nhưng không đả động gì đến việc Phạm Chí Dũng bị bắt, có lẽ đến chỉ để thăm dò.

Không có không khí ảm đạm buồn bã của một gia đình có người vừa bị bắt liên quan đến chính trị. Ngược lại, gia đình tiếp chúng tôi rất niềm nở. Ngồi nói chuyện được một lúc, chúng tôi định vào chào cụ ông nhưng cụ đã tập tễnh đi ra để tiếp khách (cụ bị ngã vẫn còn di chứng, đang tích cực điều trị). Ngoài cái chân đau ra thì trông cụ khỏe mạnh và minh mẫn hơn so với tuổi 88 của mình. Tôi nhận thấy Phạm Chí Dũng có dáng dấp của cha. Cụ nói chuyện chậm rãi, nhỏ nhẹ như cân nhắc cẩn thận từng lời nói của mình.

Tất nhiên là câu chuyện của chúng tôi xoay quanh việc Phạm Chí Dũng bị bắt.

*

Phạm Chí Dũng bị công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt vào buổi sáng ngày 21/11/2019 làm dậy sóng công luận trong nước và quốc tế. Cáo buộc của công an xem ra thật ghê gớm : "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", "Phạm Chí Dũng có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm ; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thành phố".

Tuy nhiên, xem qua biên bản khám xét, có thể thấy, bằng chứng cho cái gọi là "rất nguy hiểm" đó là những bài viết lưu trên máy tính mà chúng ta đã đọc ở trên mạng, ngoài ra còn có ít danh thiếp, giấy tờ ngân hàng...

Căn cứ vào biên bản khám xét nhà Tiến sĩ Phạm Chí Dũng có thể hiểu lý do để nhà cầm quyền bắt anh là một số bài viết đã đăng trên mạng mà nhiều người đã biết tới. Cũng không hiểu tại sao viết bài trên mạng lại có thể ảnh hưởng đến an ninh trật tự thành phố được. Tôi biết Phạm Chí Dũng không nghĩ đến việc anh có thể bị bắt về viết bài phản biện. Anh chỉ cho đó là quyền biểu đạt chính kiến, quyền tự do ngôn luận. Anh cho rằng nếu bắt người viết phản biện đó là đàn áp tự do báo chí. Nhưng trớ trêu thay, anh lại bị bắt về điều đó.

Có thể nói, "tội" của Phạm Chí Dũng là tội nói thật.

Trước hết, là anh nói thật về tình hình đất nước. Tôi chưa thấy Phạm Chí Dũng bịa đặt ra hay xuyên tạc điều gì. Những bức tranh ảm đạm về chính trị, kinh tế, xã hội là có thật mà ai cũng nhận thấy, thậm chí còn phù hợp với những phát biểu của lãnh đạo, các nghị quyết của đảng và báo chí của nhà nước. Anh dựa vào thông tin trên báo chí của nhà nước để phân tích một cách khá thuyết phục trên cơ sở tư duy nhạy bén của mình.

Thứ hai là anh nói thật suy nghĩ, đánh giá, nhận xét, nhận định và dự đoán của mình. Và cái sự nói thật này làm cho nhà cầm quyền hay phe nhóm nào đó khó chịu.

Thứ ba là "tội" đối với bản thân anh và gia đình, đó là anh tin vào pháp luật. Với trình độ của anh, anh biết rõ giới hạn pháp luật cho phép đến đâu. Nhưng khi một chế độ không thượng tôn pháp luật thì cái ranh giới ấy lại là do ý chí của ai đó qui định. Nó xê dịch và rất mơ hồ.

Điều 25 Hiến Pháp ghi : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.

Tuy điều này thòng một câu "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" nhưng người ta không tìm thấy "phápluật qui định" ở đâu vì quốc hội chưa ra luật. Vì thế những quyền ấy lại do theo cách hiểu của từng người. Không thể vì những quyền ấy chưa được luật hóa mà cấm tiệt quyền của công dân. Còn nếu căn cứ vào nghị định nào đó thì lại là việc trái khoáy vì nghị định không thể dùng để điều chỉnh luật.

Về việc thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cụ Hùng cũng cho rằng, Hiến pháp đã qui định công dân có quyền lập Hội. Việc chưa ra luật về lập hội là trách nhiệm của quốc hội, nên không thể kết tội những người đứng ra thành lập Hội. Khi chưa ra luật thì không thể tước đi quyền lập hội của công dân. Vì vậy trong việc thành lập Hội Nhà báo Độc lập, Phạm Chí Dũng và những người sáng lập không có lỗi.

Tôi có nói với cụ, Hội Nhà báo độc lập chỉ là một tổ chức trong rất nhiều hội đoàn xã hội dân sự hiện nay. Có điều đó là Hội có tiếng nói mạnh mẽ nhất về tự do báo chí.

Về các bài viết của Phạm Chí Dũng, cụ Hùng nhận xét Phạm Chí Dũng đề cập đến các vấn đề nhạy cảm.

Có một điều, dư luận xung quanh việc Phạm Chí Dũng bị bắt, người ta không cho là Phạm Chí Dũng bị bắt vì vi phạm pháp luật mà chỉ đặt ra vấn đề, tại sao Phạm Chí Dũng bị bắt vào thời điểm này. Trong đó theo tôi, lý do thuyết phục nhất là bối cảnh chính trị hiện nay đang trước thềm đại hội đảng lần thứ 13 sẽ được tổ chức vào năm 2021, tức là chỉ còn hơn 1 năm nữa nên cần phải bịt miệng Phạm Chí Dũng lại. Trong khi Phạm Chí Dũng như ta đã biết, anh "tọc mạch" vào tất cả mọi chuyện, không né tránh điều gì, từ chuyện "phe nhóm", "giới chóp bu", "đấu đá", "đối thủ chính trị", "kinh tế suy thoái"... cho đến chuyện "á khẩu" trước tình hình Việt Nam bị Trung Cộng ngang ngược xâm phạm chủ quyền (tôi để trong ngoặc kép những cụm từ Phạm Chí Dũng hay dùng). Mà những vấn đề anh nêu ra và diễn đạt lại có sức thuyết phục người đọc. Thế mới "nguy hiểm". Anh chẳng kiêng nể nhưng cũng chẳng xúc phạm ông bà nào, cứ tuồn tuột mà nói. Luật pháp không có điều nào cấm nói thật về cá nhân, kể cả lãnh đạo. Có lẽ người ta cho anh là "công khai vi phạm pháp luật" là vì thế.

*

Trong buổi thăm hỏi chủ nhà muốn lưu khách, còn khách thấy thời gian đã dài. Có rất nhiều câu chuyện mà tôi không tiện kể. Khác với cụ bà tính tình xởi lởi, nhanh nhẹn, cụ ông lại khá kiệm lời. Có lẽ nhãn quan chính trị giữa chúng tôi với cụ vẫn còn những khoảng cách. Những vấn đề tôi vừa nêu trên là nội dung chúng tôi bày tỏ với cụ. Chúng tôi nói về Phạm Chí Dũng để nói lên rằng, việc làm của anh là không vi phạm pháp luật ; rằng, con trai cụ là một người tài năng, trong sáng, am hiểu thời cuộc, luôn luôn nặng lòng với đất nước. Mọi trăn trở của anh chỉ mong sao cho đất nước này tốt đẹp hơn mà thôi, không thể gọi là tuyên truyền chống nhà nước được.

Tôi nghĩ, tiếp xúc với chúng tôi, cụ hiểu thêm về con trai mình, ít nhất là về uy tín của Phạm Chí Dũng với thế giới bị coi là "phản động" là "thế lực thù địch và tình cảm của những người hoạt động xã hội dân sự dành cho anh.

Trước khi quay trở vào phòng nghỉ vì không ngồi được lâu, cụ Hùng bày tỏ mong muốn công luận lên tiếng có hiệu quả để Phạm Chí Dũng sớm được trả tự do.

Nguyễn Tường Thụy

Published in Diễn đàn

Tôi chỉ biết đến Tiến sĩ Phạm Chí Dũng sau khi anh bị bắt lần đầu vào ngày 17/7/2012. 6 tháng sau, công an Thành phố Hồ Chí Minh kết thúc điều tra, trả tự do cho anh mà chẳng có một lời giải thích nào. Tôi tò mò tìm hiểu và ngày càng rất thú vị về con người này. Lần đầu tôi gặp anh và nhiều nhân sĩ trí thức Sài Gòn tại nhà chị Dương Thị Tân vào ngày 14/8/2013. Tôi vào là để đi phiên tòa phúc thẩm cháu Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha sẽ diễn ra ở Tân An (Long An) 2 ngày sau đó.

pcd1

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trong một video nói về nhân quyền Việt Nam trước khi bị bắt hôm 21/11/2019 Courtesy of VCHR

Từ bỏ hoạn lộ

Phạm Chí Dũng sinh ra trong một gia đình có công với chế độ. Bản thân anh, trước khi bị bắt lần đầu cũng làm việc tại các cơ quan Đảng như Ban tôn giáo, Ban An ninh Nội chính Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Anh cũng từng làm thư ký cho ông Trương Tấn Sang khi ông này làm Bí thư Thành ủy.

Ngày 5 tháng 12 năm 2013, Phạm Chí Dũng ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam vì cho rằng đảng này không đại diện và phục vụ cho quyền lợi cho nhân dân. Đây là một dấu mốc rất quan trọng trong cuộc đời anh. Anh chính thức ly khai với Đảng cộng sản Việt Nam, đi vào con đường dân chủ.

Tuy vậy, sự thay đổi không thể là đột ngột mà nó là một quá trình. Có lẽ, anh đã nung nấu và hành động từ nhiều năm trước, có thể ở tuổi trên dưới 40. Việc năm 2012, anh bị bắt để điều tra về hành vi biên soạn tài liệu chống nhà nước, nhằm lật đổ chính quyền đã nói lên điều đó.

Đây là một điều rất đáng quý ở Phạm Chí Dũng. Với học vị tiến sĩ và tài năng, với vị trí công tác của mình, với lý lịch gia đình và với tuổi còn khá trẻ nhưng vào đảng từ rất sớm (khi ra khỏi tổ chức này thì anh đã có 20 năm tuổi đảng), anh có thể có nhiều cơ hội trên con đường hoạn lộ. Nhưng Phạm Chí Dũng không theo con đường mà nhiều người đang đi.

Nguyễn Công Trứ có câu :

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông.

Cho đến bây giờ, con người nhất là giới gọi là có chữ vẫn ảnh hưởng sâu sắc về quan niệm lập thân của đạo Nho. Lập thân ở đây là lập danh, tức là phải đỗ đạt, phải làm quan để vinh quy bái tổ. Quan niệm này đã làm bao nhiêu người khốn khổ vì nó, nhục nhã vì nó và tha hóa cũng vì nó.

Quan niệm của Phạm Chí Dũng khác. Trước hết anh xác định trách nhiệm công dân. Anh không tìm đến danh, vì nếu thế, anh đã yên trí với vị trí của mình trong bộ máy chính trị để từ đó mà lên cao hơn nữa. Vị trí của anh khi ấy là điều thèm muốn của nhiều người. Anh luôn trăn trở phải làm gì cho núi sông chứ không phải là để có danh gì. Háo danh và danh hão đều xa lạ với anh.

Quan niệm phải làm gì cho non sông đất nước khiến Phạm Chí Dũng rẽ hẳn sang hướng khác, chấp nhận thiếu thốn, bị sách nhiễu và tù đày trong khi con đường hoạn lộ của anh đang rộng mở. Mấy ai dám từ bỏ tất cả để trở thành con người có hiếu với đất nước như anh ?

Tôi tin rằng anh thành tâm, nhiệt huyết ngay từ thuở thanh niên, khi anh ký lá đơn xin vào Đảng cộng sản Việt Nam. Hẳn là anh vào đảng để mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước chứ không để vinh thân phì gia. Nhưng rồi thời gian làm anh nhận ra, đó không phải là con đường anh có thể đi và đành đoạn tuyệt với nó, dù là đau đớn.

Tài năng và tâm huyết

Từ năm 20 tuổi, Phạm Chí Dũng đã theo đuổi nghiệp văn chương. Anh từng xuất bản 2 tiểu thuyết và nhiều truyện ngắn. Nhưng rồi, anh dành tất cả tâm huyết cho viết báo và quên hẳn chuyện văn chương. Có lẽ anh cho rằng về việc đưa thông tin, phân tích thông tin và phổ biến thông tin, truyền tải tư tưởng, báo chí có thế mạnh hơn.

Ngày 29/04/2014, tổ chức Phóng viên Không biên giới công bố danh sách "100 anh hùng thông tin" năm 2014. Trong đó, Việt Nam 3 người được vinh danh gồm Nhà báo Trương Duy Nhất, Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh và Nhà báo Phạm Chí Dũng.

Hai tháng sau đó, ngày 4/7/2014 tại Sài Gòn, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam được thành lập. Phạm Chí Dũng được bầu làm Chủ tịch Hội với sự đồng thuận tuyệt đối, như là việc đương nhiên phải thế.

Hôm sau, có một Hội nghị các tổ chức xã hội dân sự họp ở Chùa Liên Trì. Trong cuộc họp, tôi thông báo về tình hình thành lập Hội Nhà báo Độc lập. Khi tôi nói đến việc tôi được bầu làm Phó chủ tịch Hội, mọi người lên tiếng chúc mừng. Nhưng ý tôi không phải thế. Tôi đưa tay về phía Phạm Chí Dũng và nói : "Ý tôi là tôi rất vui và vinh dự được giúp việc cho Tiến sĩ Phạm Chí Dũng". Nghe bạn bè kể lại, anh khen tôi khiêm tốn, có lẽ cũng vì cả câu này. Nhưng đó là câu nói rất thật.

Sức viết của Phạm Chí Dũng thật ghê gớm. Hầu như không ngày nào, website Việt Nam Thời báo và các báo khác như VOA, Người Việt... không xuất hiện vài bài viết của anh. Anh là một cây bút phản biện xuất sắc với những bài bình luận sắc sảo. Giọng văn của anh mẫu mực, không xô bồ, không dùng ngôn ngữ miệt thị nhưng vô cùng thẳng thắn, thẳng thắn đến mức làm đối tượng khó chịu. Anh không né tránh lĩnh vực nào, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, từ "giới chóp bu" (chữ anh hay dùng), những chuyện đấu đá trong nội bộ đến các vấn đề bức xúc ngoài xã hội, từ trong nước ra ngoài nước... Tôi không hiểu anh lấy đâu ra kiến thức rộng như thế.

Tôi hay quan tâm đến sức khỏe của Phạm Chí Dũng. Nhìn anh với dáng vẻ như thể chỉ có da bọc xương, tôi hỏi thì anh bảo tạng người em nó thế, không thể khác được. Thế nhưng trong con người gầy gò, vẻ ốm yếu ấy là một năng lượng khủng khiếp. Tôi chưa từng biết đến cây bút nào viết khỏe như anh. Tôi đã chứng kiến có lần anh "viết bài" như sau : Anh đi chầm chậm vài bước, rồi quay lại vài bước, tay lúc chắp đằng sau, lúc day lên trán và đọc như đọc chính tả. Tôi nhìn anh rất ngạc nhiên, không hiểu anh đang làm gì. Đến câu : "xong chưa ?" thì tôi mới biết anh đang "viết bài". Ở một góc bàn, một cô gái nào đó ôm laptop đang gõ theo lời anh. Đến khi anh dừng đọc thì bài viết đã xong và anh gửi đi luôn. Khác hẳn với tôi, một bài viết có khi phải đánh vật cả buổi.

pcd1

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng Photo : RFA

Say sưa với công việc, Phạm Chí Dũng bỏ qua tất cả những việc vặt vãnh. Ngoài việc bày tỏ chính kiến của mình trong các bài viết, hầu như anh không để ý đến những gì người ta nói về anh, kể lời khen và những lời dị nghị. Ngoài thái độ vui vẻ khi giao tiếp, anh không thể hiện những cảm xúc như buồn bã, cau có, nóng giận. Lúc nào, cũng thấy anh đăm chiêu suy nghĩ như nung nấu một điều gì. Khi thành lập Hội Nhà báo Độc lập, có một số người nghi ngờ anh, công khai nói rằng anh vẫn là an ninh cộng sản được "cài cắm" dưới vỏ bọc khác. Có lẽ người ta chỉ đơn giản để ý đến một thời anh làm việc ở các cơ quan đảng mà suy ra. Sau, những nghi ngờ này cũng giảm dần, không thấy nhắc lại nữa.

Phạm Chí Dũng biết cả nhưng anh không thanh minh, ra lời. Nếu buộc phải tranh cãi, anh cũng nói hết sức ngắn gọn, như thể anh sợ tốn thời gian vào những việc vô bổ hoặc không quan trọng. Anh cũng chẳng bao giờ nhắc tới những chuyện ấy với tôi. Anh vẫn cứ căng mình ra, lầm lũi làm việc như thể anh rất xót xa khi thời gian cứ chầm chậm trôi mà không bao giờ quay trở lại.

Tôi cũng một thời say mê văn thơ như Phạm Chí Dũng. Năm 2010, tôi đã chế bản 2 tập thơ và 1 tập truyện ngắn. Nhưng rồi bị báo chí tự do cuốn hút, tôi đành bỏ đấy. Có lần niềm say mê cũ thức dậy, tôi làm bài thơ tình rồi gửi anh đọc cho vui. Anh đáp : "Đến bây giờ mà anh còn viết những thứ này à ?

Khiêm nhường và bình dị

Phạm Chí Dũng biết những đánh giá của công luận, của dư luận về mình nhưng hầu như anh không quan tâm mấy. Những lời khen không làm anh lấy đó mà cho rằng mình quan trọng, những lời dị nghị không làm anh phân tâm. Phạm Chí Dũng khiêm nhường nhưng tự tin. Tôi không thấy anh chê bai ai, dù khi cần thiết anh có thể có những nhận xét thận trọng. Không thấy anh ồn ào, lên gân lên cốt bao giờ, nếu có thì chỉ là sự gồng mình lên trước áp lực của công việc.

Tôi thường thấy anh trong những bộ quần áo đơn giản nhưng gọn ghẽ. Chưa bao giờ thấy anh diện bộ trang phục đắt tiền, sang trọng. Anh sống chân thành, không có giọng lấy lòng ai hay xúc phạm đến ai. Có lần bài viết của tôi có tới 1 vạn chia sẻ, nhưng anh bảo bài ấy chưa phải hay, anh có những bài khác hay hơn. Tôi chẳng biết anh nói về bài nào.

Dưới con mắt của nhà cầm quyền, anh là người "không nghề nghiệp" (xem trong quyết định khởi tố). Đó là cách nói của họ, để cho dư luận hiểu anh là kẻ vô công rồi nghề. Không làm công ăn lương cho ai thì coi là không nghề nghiệp nhưng muốn giảm tỉ lệ thất nghiệp thì người ta phong cho mấy bà phục vụ gia đình có nghề nghiệp nội trợ.

Một nhân vật nổi tiếng như anh, cứ nghĩ anh phải có người giúp việc, hoặc ít ra được rảnh để có thể toàn tâm cho công việc nhưng không phải thế. Trong gia đình, anh cư xử trọn vẹn với trách nhiệm của người con, người chồng, người cha. Anh biết chia sẻ công việc với gia đình, cố gắng làm những gì có thể đỡ đần cho người khác. Quanh năm, anh lãnh trách nhiệm đưa đón 2 con đến lớp một cách đều đặn vì anh không làm hành chính, có thể làm vào lúc khác. Nhiều lần câu chuyện giữa tôi và anh phải tạm dừng vì "đã đến giờ em đi đón các cháu". Vì vậy, công an muốn bắt anh chỉ cần mai phục ở cổng trường các cháu là tóm được.

Phạm Chí Dũng là người chí tình với bạn bè, thương yêu vợ con, là người con có hiếu của gia đình.

Tôi phải thành thật mà nói rằng, tôi và Phạm Chí Dũng không quá thân thiết với nhau, không phải là "cạ" với những sở thích như ham rượu chè, quán sá. Chúng tôi đối đãi với nhau bằng sự trân trọng, nể nang và tin cậy. Vì thế, trong hai kỳ viết này, tôi không có nhiều những kỷ niệm về anh mà chỉ có thể nói những gì tôi biết. Chúng tôi cũng không phải là không có những bất đồng, nhưng đó chỉ là những việc nhỏ như về một bài viết chẳng hạn. Khi ấy, anh hay tiếp thu ý kiến của tôi, vì tôi rất thận trọng, dè dặt khi quyết định đưa ra một ý kiến nào đó. Anh không bảo thủ trước những ý kiến thuyết phục. Ngược lại về công việc của Hội, tôi tôn trọng việc làm của anh, không tọc mạch những việc tôi không nên biết. Tôi tin anh trong những việc anh không thể chia sẻ.

Bị sách nhiễu

Không nói về hai lần bị bắt, Phạm Chí Dũng thường xuyên bị sách nhiễu. Anh bị theo dõi rất ngặt nghèo. Nhiều lúc anh bị canh giữ gắt gao. Giấy mời, giấy triệu tập thì thường xuyên, anh không đi thì bị đón bắt ngoài đường.

Xin nhắc lại vài vụ :

Ngày 29/11/2013 khi đến thăm Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang ở Hà Nội thì anh bị chặn ngay từ ngõ rồi bị đưa về đồn câu lưu 6 giờ. Tại đó, công an đưa ra một quyết định rất quái đản là anh không được gặp 3 đối tượng : Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Văn Hải và Lê Thị Công Nhân, trong khi Nguyễn Văn Hải, Lê Thị Công Nhân đang ở... trong tù.

Ngày 1/2/2014, trên đường đi Geneva, Phạm Chí Dũng bị chặn tại sân bay Tân Sơn Nhất. Anh được tổ chức phi chính phủ UN Watch mời sang làm diễn giả tại một buổi họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ngày 4/2 và tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhân quyền và Dân chủ Geneva vào ngày 25/2. Vụ chặn xuất cảnh ấy, công an cũng thu luôn hộ chiếu của anh cho tới tận bây giờ. Anh không đi được Mỹ để vận động cho tự do báo chí hồi tháng 4/2014 cũng vì thế. Trước đó, Phạm Chí Dũng từng bị "cảnh báo" không nên đi Singapore tham dự một hội nghị về cải cách ở Việt Nam.

Ngày 25/6/2015, sau khi đưa con đến lớp, Phạm Chí Dũng bị đón bắt và đưa về đồn. Trong khoảng 8 giờ thẩm vấn, có nội dung công an yêu cầu chấm dứt trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập.

Ngày 16/4/2016, Phạm Chí Dũng ra Hà Nội từ hôm trước để tham dự tọa đàm của Hội Nhà báo độc lập "Obama đến Việt Nam - The change we need". Sáng hôm sau anh mượn xe máy của một người bạn tới địa điểm họp thì bị một xe khác tông vào rất khó hiểu. Lấy lý do va chạm, anh bị đưa đến công an phường Giảng Võ để câu lưu. Vụ này, Nhà thơ Bùi Minh Quốc từ Đà Lạt ra cũng bị bắt về đồn câu lưu còn tôi bị canh giữ tại nhà.

Ngày 17/12/2017, Phạm Chí Dũng bị một kẻ lạ mặt ép xe ngã xuống đường rồi bỏ chạy. Anh bị chấn thương phần mềm, ở vai trái, chân trái và hai tay, có những vết bị sâu, phải băng bó khắp người. Thời điểm diễn ra vụ việc, đoạn đường vắng xe đi lại, thủ phạm chọn quãng đường tối để ra tay.

Nhiều năm qua, Phạm Chí Dũng đã nỗ lực làm việc trong hoàn cảnh bị canh giữ, trấn áp như thế.

Cáo trạng về Phạm Chí Dũng sẽ như thế nào ?

Những gì nhận xét về việc viết bài của Phạm Chí Dũng ở kỳ trước tôi đều căn cứ vào những bài viết trên mạng có ký tác giả là Phạm Chí Dũng. Tôi cứ tạm coi thế đã. Còn những bài nào của anh hay bài nào không phải, đó là việc của cơ quan điều tra.

bat1

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trong một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc Courtesy of RFI

Phạm Chí Dũng bị khởi tố về Điều 117, khoản 1, tiết a "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", có khung hình phạt từ 5 đến 12 năm. Trong quyết định khởi tố, anh bị cáo cuộc hành vi cụ thể là "Làm, tàng trữ, phát tán các bài viết, trả lời phỏng vấn có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Điều 117 thực chất là Điều 88 cũ nhưng cụ thể hơn. Hành vi là làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền. Đối tượng của hành vi là thông tin, tài liệu, vật phẩm.

Nhưng những thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung như thế nào là tuyên truyền chống nhà nước thì không có qui định cụ thể. Việc này người ta dành cho quan tòa phán, phán thế nào nó ra thế ấy.

Tôi biết có những phiên tòa (ví dụ phiên tòa Hội Anh em dân chủ), người ta mời Hội đồng giám định của Bộ Thông tin và Truyền thông giám định tài liệu này nọ xem có phải là tuyên truyền chống nhà nước hay hoạt động lật đổ không. Đây là một điều rất kỳ quặc. Người ta có thể dùng khoa học kỹ thuật giám định, chứ không ai dùng tư tưởng của người này để giám định tư tưởng của người kia bao giờ. Khi ấy, nó phụ thuộc vào cách hiểu, cách nghĩ của họ, thậm chí có thể là theo chỉ đạo.

Trong các bài viết ký tác giả là Phạm Chí Dũng, không biết người ta có đưa ra được bài nào, ý nào, câu nào để chứng minh tác giả tuyên truyền chống nhà nước hay không, nếu đưa ra thì cũng rất khiên cưỡng. Tôi cho rằng, các bài viết ấy, tác giả chỉ thể hiện quyền tự do biểu đạt tư tưởng, quan điểm, cách nhìn được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tham gia mà thôi.

Vì vậy, cáo trạng trong nhiều vụ án rất buồn cười, khó đưa ra được các bằng chứng để kết tội theo tội danh bị quy chụp, nhất là trong các án chính trị hoặc các vụ án khởi tố theo tội danh thường nhưng thực chất là án chính trị. Ví dụ cáo trạng đối với Đinh Nhật Uy, người ta đưa ra những hành vi như ảnh bìa trang facebook của Uy in chung hình với một số tù nhân lương tâm ; hành vi "kêu gọi hướng về phiên tòa xử Uyên - Kha" ; lại có cả hành vi viết lời nhắn nhủ "Vững bước nhé những người em thân yêu". Hay như cáo trạng Nguyễn Phương Uyên có hành vi viết trên mảnh vải trắng "có nội dung không hay về Trung Quốc".

Trong vụ án Hội anh em Dân chủ, Hội đồng xét xử căn cứ vào bản ghi âm lén một cuộc họp có đề cập nội dung các kịch bản về sự sụp đổ của chế độ cộng sản. Thế là họ qui sống cho các bị cáo tội hoạt động lật đổ, đánh đồng sụp đổ thành lật đổ.

Những sự gán ghép này thật nực cười. Cáo trạng về Phạm Chí Dũng rồi cũng sẽ khiên cưỡng như thế.

Dù có như thế nào, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng vẫn là một người vô tội.

Kết

Trước đây và đồng thời, có nhiều cây viết xuất sắc đóng góp cho tiếng nói phản biện như các blogger Điếu Cày, Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Người Buôn gió, Mẹ Nấm. Nhưng đến Phạm Chí Dũng, anh đã thổi luồng sinh khí mới cho tự do báo chí ở Việt Nam, làm cho diện mạo của báo chí Việt Nam khởi sắc chưa từng có. Có thể có những ý kiến khác, nhưng tôi ghi công đầu cho Tiến sĩ Phạm Chí Dũng.

Trong vụ án này, có thể công an nhằm vào cá nhân Phạm Chí Dũng, điều đó đã rõ, nhưng có thể nhằm cả vào Hội Nhà báo Độc lập. Thế nhưng, chỉ với việc bắt Phạm Chí Dũng, họ cũng đã đạt được cả hai mục đích vì anh là linh hồn của Hội Nhà báo Độc lập. Dễ thấy rằng, việc Phạm Chí Dũng bị bắt gây tổn thất rất nặng nề cho Hội Nhà báo Độc lập. Những khoảng trống mà anh bỏ lại khó có thể thể bù lấp được như về tiếng nói, về đối ngoại...

Khi quyết định bắt Phạm Chí Dũng, hẳn nhà cầm quyền đã tính toán rất kỹ, cho rằng điểm ăn cao hơn điểm thua. Nhưng đó mới chỉ là tính toán, còn thực tế như thế nào lại là chuyện khác. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm dư luận quốc tế về vụ này.

Nếu nhà cầm quyền vì đất nước, vì nhân dân thì việc bắt Phạm Chí Dũng là vô cùng sai lầm. Nhưng với mục đích chỉ để bảo vệ Đảng cộng sản Việt Nam, thì họ có thể đúng. Có thể thôi vì biết đâu việc bắt Phạm Chí Dũng lại gây hại cho họ. Tôi nói thế để khẳng định rằng, quyền lợi của dân tộc, của nhân dân và đất nước khác với quyền lợi của Đảng cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 12/12/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Cho đến lúc này, công luận mới chỉ biết tin Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập bị bắt qua một thông báo trên cổng thông tin điện tử Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, không có thông tin gì hơn. Vì khi bị bắt, trong nhà chỉ có cô em gái. Nhiều cơ quan truyền thông không có thông tin để liên lạc với gia đình.

nhabao1

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập bị bắt qua một thông báo trên cổng thông tin điện tử Công an Thành phố Hồ Chí Minh

Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt tôi đã cố gắng liên lạc với chị Bùi Hồng Loan là vợ anh. Vì không có mặt khi anh bị bắt nên chị chỉ có thể trả lời tôi về những gì chị biết và nghe người thân nói lại. Chị cũng yêu cầu tôi hiểu như vậy. Vì chị cho rằng "em giảng dạy và làm khoa học nên đòi hỏi sự chính xác". Tôi động viên chị, những gì chị biết thì nói, nếu nghe người nhà kể thì nói là nghe, điều đó không ảnh hưởng gì đến tính trung thực của chị trong câu chuyện. Tôi hỏi chuyện chị Loan để cố gắng tìm hiểu xem Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào.

Gia đình Phạm Chí Dũng có 3 thế hệ cùng sống trong một ngôi nhà, gồm bố mẹ (88 và 77 tuổi), vợ chồng anh (chị Loan giảng dạy ở 1 trường đại học), hai cháu đang học lớp 8 và lớp 1 và cô em gái anh (làm ở đài truyền hình).

Việc bắt Phạm Chí Dũng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngay từ 5 ngày trước đó có người anh em gọi cho chị Loan hỏi Dũng có ở nhà không. Khi chị Loan trả lời có thì anh bảo sao nghe nói Dũng bị bắt cách đây mấy hôm rồi ? Phạm Chí Dũng nghe vợ kể thì cho rằng họ tung tin cho anh sợ thôi, để hạn chế việc anh đang làm. Như vậy có thể có người biết việc anh sẽ bị bắt.

Quyết định khởi tố và lệnh bắt đều ký từ ngày 18/11/2019, tức là 3 ngày sau mới thực hiện.

Đến ngày bắt, họ cũng bố trí cẩn thận. Trước hết họ tìm cách đưa ông nội (cụ thân sinh Tiến sĩ Phạm Chí Dũng) ra khỏi nhà để không phải chứng kiến cảnh bắt con trai mình, đồng thời đón bắt Phạm Chí Dũng ngoài đường. Việc đưa ông đi họ lấy lý do là đưa ông đi khám sức khỏe. Theo lịch thì 13/12 mới là lịch khám. Nhưng trước khi bắt Phạm Chí Dũng 2 ngày, Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Bảo về sức khỏe) gọi điện nói phải đi làm một số xét nghiệm ở bệnh viện Hòa Hảo để chuẩn bị khám vào hôm 13/12.

Sáng 21/11, xe của Ban Bảo vệ sức khỏe đến đưa ông đi. Đi theo có người người giúp việc của gia đình. Hơn 10 giờ khám xong, xe đưa ông về lại Ban Bảo vệ sức khỏe để lấy thuốc. Nhưng sau đó họ bảo thiếu thuốc nên cho người ra ngoài lấy và ông phải chờ rất lâu. Tới hơn 12 giờ họ mới đem thuốc về rồi Ban Bảo vệ sức khỏe đưa ông và người giúp việc về nhà. Tới nhà thì cổng khóa, bấm chuông không có ai, ông phải sang nhà bên cạnh ngồi nhờ. Khi ông gọi cho anh Dũng chuông reo nhưng không có người trả lời. Sau đó, ông gọi cho con gái (lúc này đang bị mời đi theo anh lên đồn). Lát sau, công an phường mang chìa khóa đến mở cổng cho ông vào.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào ?

Buổi sáng, như thường lệ, Phạm Chí Dũng lần lượt đưa hai con đến trường. Sau khi đưa cả hai con đến trường xong thì anh bị bắt rồi công an đưa anh về nhà khám xét.

Buổi sáng, chị Loan đi làm vào lúc 7g30. Khoảng 8g5’ chị Loan định gọi điện nhắc anh về đưa ông đi khám bệnh nhưng không thấy bắt máy. Chị nghĩ việc đưa ông đi khám bệnh mọi người ở nhà xử lý được nên yên tâm. Chị thuật lại lời kể của em gái Phạm Chí Dũng, khi cô đang ở trong phòng, nghe ồn ào ngoài nhà thì mở cửa ra xem. Lúc mở cửa phòng thì nhìn thấy anh Dũng và một số người đi lên (lúc họ đưa anh về để khám xét nhà).

Cô thấy anh Dũng bị một người xốc nách đi vào phòng làm việc của anh ấy thì cô mới biết có chuyện. Họ lục máy tính in ra một số tài liệu sau đó lấy đi một số thiết bị (laptop, điện thoại, ổ cứng) và tài liệu (ghi cụ thể trong biên bản). Trong thời gian khám xét, họ yêu cầu cô không được sử dụng điện thoại. Khám xét xong, họ đưa Phạm Chí Dũng đi và yêu cầu em gái anh cùng đi theo ra phường. Tới khi ông nội về thì cô vẫn chưa được về. Gần 2 giờ chiều, cô yêu cầu vì công việc họ mới cho về.

Hiện nay, Phạm Chí Dũng bị giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh. Đây là trại tạm giam của Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Anh chị em nhóm Hiến pháp bị bắt hồi đầu tháng 9/2018 cũng đang bị giam ở đây.

Đây cũng là nơi Phạm Chí Dũng bị tạm giam năm 2012. Anh bị bắt khẩn cấp ngày 17/7/ 2012 và bị khởi tố cả hai tội danh "Âm lưu lật đổ chính quyền" và "Tuyên truyền chống nhà nước". 6 tháng sau công an đình chỉ điều tra, kết thúc vụ án và trả tự do cho anh.

nhabao2

nhabao3

nhabao4

Biên bản khám xét nhà riêng nhà báo Phạm Chí Dũng hôm 21/11/2019Courtesy of Nguyễn Tường Thụy

Khi đã dấn thân thì phải chấp nhận thôi

Thời kỳ Phạm Chí Dũng bị bắt lần đầu còn ít người biết đến anh. Khi đó, phong trào xã hội dân sự còn manh nha. Đợt ấy, gia đình anh rất sốc và có những bất đồng với việc làm của anh. Thế nhưng, tới lần này thì khác hẳn. Gia đình đã hiểu và cảm thông với anh hơn nên rất bình tĩnh. Chị Loan cho biết : "Đợt trước ông nội bị sốc ghê lắm nhưng đợt này tinh thần của ông ổn định hơn, còn động viên em. Bà nội thì không vấn đề gì. Mấy hôm nay, người quen đến thăm gia đình nhiều lắm đa phần là người quen của ông nội"

Tôi hỏi :

- Thế còn Loan thì sao ?

- Chuyện này cũng thường lắm rồi, chốt ngang chốt dọc xong rồi mang lên phường, rồi câu lưu mấy hôm. Em nghĩ thế nào cũng có chuyện. Em đã chuẩn bị cho việc xấu nhất xảy ra, chắc chắn phải có rủi ro không sớm thì muộn. Khi anh đã dấn thân thì phải chấp nhận thôi nên không có gì sốc lắm...

"Mấy hôm nay thấy mọi người quan tâm sốt sắng cho anh Dũng, em cảm thấy đỡ cô đơn hơn. So với đợt trước, đợt này vui hơn nhiều, em vẫn cười được mà - Chị Loan tâm sự trước khi kết thúc cuộc nói chuyện qua điện thoại.

25/11/2019

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 26/11/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Khi thảo luận về "Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức", ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp đòi giảm, truất lương hưu vĩnh viễn của cán bộ sai phạm. Khi bị dư luận phản đối thì ông ta thanh minh rằng, mọi người chưa hiểu ông, ý ông là đánh vào cái hiện hữu...

luonghuu1

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển. Ảnh Vietnamnet

Nhưng dù ý ông như thế nào thì việc ông đòi giảm hay truất lương hưu vĩnh viễn của cán bộ sai phạm là có thật. Người nghe/đọc không còn cách nào khác, ngoài hiểu đúng ngôn ngữ và văn phạm của ông, theo đúng ngôn ngữ và lối diễn đạt của người Việt. Ông cũng không nói là báo chí ghi nhầm lời phát biểu của ông và báo chí cũng không cải chính việc ông đòi "giảm, truất lương hưu vĩnh viễn của cán bộ sai phạm". Ông cho rằng không phải tôi không phân biệt được lương với lương hưu. Nhưng nếu phân biệt được thì tại sao ông còn đòi cắt lương hưu của cán bộ sai phạm. Người ta có thể cách chức, hạ bậc lương của ai đó khi họ đang hưởng lương, nhưng với lương hưu thì khác. Rõ ràng, ông đã không hiểu được bản chất của lương hưu.

Bản chất của lương hưu :

Có lẽ ông Hiển cho rằng, lương hưu là khoản đãi ngộ của Đảng và Nhà nước, vì thế, nếu cán bộ sai phạm thì nhà nước có quyền cắt cái sự đãi ngộ ấy đi, giống như tôi cho anh một cái gì, tức lên thì đòi lại. Nhiều người đang hưởng lương hưu cũng tưởng như thế vì tư duy xin cho đã ăn vào não trạng của họ.

Quỹ Bảo hiểm xã hội là tập hợp những khoản đóng góp bằng tiền của người lao động để sử dụng cho sau này khi họ không còn khả năng lao động nữa. Khoản tích cóp ấy được sử dụng dần dần thông qua lương hưu hoặc trợ cấp khi gặp rủi ro. Như vậy, hiển nhiên, lương hưu không phải là chính sách đãi ngộ của Nhà nước mà là tiền để dành của người lao động để đảm bảo cuộc sống khi họ không còn khả năng kiếm tiền hoặc gặp rủi ro.

Nói cho đơn giản, lương hưu là tiền mà hàng tháng người lao động trích ra từ lương để dành cho sau này, tức là thuộc sở hữu của họ. Đã là của họ thì không ai có thể tước đi. 

Nếu cán bộ sai phạm phải bồi thường thì họ có trách nhiệm bồi thường theo phán quyết của tòa án (cũng có thể họ được "xử lý nội bộ" theo thỏa thuận với cơ quan, nộp lại tiền cho cơ quan để "khắc phục hậu quả" hoặc để đổi lấy cái giá được "xử lý nội bộ"). Nếu họ không bồi thường được thì có biện pháp thi hành án, ví dụ, trừ vào lương hưu mỗi tháng 50% để thi hành án cho đến bao giờ bồi thường đủ. Đây là biện pháp thi hành án, chứ không phải là truất lương hưu của họ. Hai khái niệm này là khác nhau. Nếu trừ lương vẫn không đủ thì có thể đem đấu giá tài sản, kể cả tài sản hợp pháp để lấy tiền thi hành án.

Về pháp lý :

Khi đặt ra vấn đề truất lương hưu của cán bộ sai phạm thì ông Hiển đang nói đến biện pháp hành chính, tức là chưa tới mức xử lý hình sự. Tuy nhiên, khi đã bị xử lý hình sự, tức là đã bị kết án tù thì cũng không thể cắt lương hưu của họ.

Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 (có hiệu lực từ 01/01/2007), qui định những người chấp hành hình phạt tù (giam) bị tạm dừng hưởng lương hưu. Luật sử dụng chữ "tạm dừng" không dùng từ "cắt", đây là một sự không rõ ràng. Thế nhưng, tất cả các cơ quan Bảo hiểm xã hội đều vận dụng "tạm dừng" thành "cắt" nên cứ ai hưu trí mà đi tù thì bị cắt lương hưu trong thời gian đi tù. Như vậy, thực chất những người này đã bị cướp lương hưu. Vì thế, những ai bị cướp lương hưu trong thời gian đi tù cần phải đòi lại.

Cho tới Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 đã có một số thay đổi. Điều 64 của Luật này đã loại những người chấp hành án phạt tù ra khỏi đối tượng "tạm dừng" hưởng lương hưu. Việc loại những người chấp hành án phạt tù ra khỏi đối tượng "tạm dừng" hương lương hưu làm rõ ràng hơn việc không thể cắt lương hưu của người đi tù. 

Tôi muốn dẫn luật ra để nói với ông Nguyễn Văn Hiển rằng, đến đi tù mà còn không cắt được lương hưu của người ta, thì làm sao khi xử lý hành chính mà lại có thể truất được.

Lưu ý rằng, ông Hiển là Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp. Ở vị trí ấy, lẽ ra ông phải thạo luật và những nguyên tắc để xây dựng luật, làm sao để luật đi vào cuộc sống, tức là tính khả thi của nó... hơn dân thưởng. Thế mà ông đòi truất lương hưu của người ta. Hay là máu ông đã thấm tư tưởng chuyên chính vô sản quá mà ông quên mất Luật Bảo hiểm xã hội.

Nếu ông vẫn cứ muốn truất lương hưu của cán bộ sai phạm thì trước hết, ông hãy đòi sửa lại Luật Bảo hiểm xã hội đã rồi tính gì thì tính.

Tôi nói thế, không phải là bênh cán bộ sai phạm. Chính bọn có chức có quyền đang bòn rút làm tan hoang đất nước này, cần phải tịch tất cả thu tài sản do tham nhũng mà có. Nhưng truất lương hưu lại là vi hiến. Lương hưu tài sản hợp pháp, chỉ có thể trừ vào nó để thi hành án, chứ không thể truất hay cắt bớt được.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 07/11/2019

Published in Diễn đàn

Theo trang facebook Nguyễn Thúy Hạnh, chị Phạm Thanh Tâm không được thăm nuôi chồng là tù nhân lương tâm Huỳnh Trương Ca. 

ca1

Tù nhân lương tâm Huỳnh Trương Ca

Trước đó, từ khi anh Ca bị bắt thì chị Tâm vẫn được thăm nuôi chồng như bình thường. Nay trại giam lại yêu cầu phải có đăng ký kết hôn mới được gặp nhau.

Không có đăng ký kết hôn nhưng anh Huỳnh Trương Ca và chị Phạm Thanh Tâm là vợ chồng trên thực tế. Anh chị ở với nhau đã gần 30 năm và sinh được 3 người con, cháu lớn đã 25 tuổi và cháu út 18 tuổi.

Chị Tâm về xin giấy xác nhận của địa phương theo yêu cầu của trại giam, nhưng bị từ chối với lý do rất vớ vẩn là chị Tâm có liên hệ với những người trong giới hoạt động xã hội dân sự.

Huỳnh Trương Ca sinh năm 1971 ở Đồng Tháp, thuộc nhóm Hiến pháp, bị bắt ngày 4/9/2018. Anh bị cáo buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước", kêu gọi người dân xuống đường biểu tình vào dịp Quốc khánh 2/9/2018. Tại phiên tòa ngày 28/12/2018, anh bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam. Hiện nay anh bị giam ở trại giam Xuân Lộc, cách nhà 285 km.

Huỳnh Trương Ca đang mắc nhiều bệnh như tiểu đường, phổi, dạ dày, cao huyết áp. 

Việc xác nhận vợ chồng trên thực tế cho anh Ca và chị Tâm là trách nhiệm của chính quyền xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Chính quyền xã Thường Phước 2, không thể nêu ra lý do chị Tâm có quan hệ với người này người nọ để từ chối xác nhận quan hệ vợ chồng giữa anh Ca và chị Tâm. Quan hệ với ai là quyền của chị.

*

Đây không phải là trường hợp đầu tiên, trại giam không cho vợ chồng gặp nhau chỉ vì không có giấy đăng ký kết hôn. 

Anh Nguyễn Kim Nhàn bị bắt lần thứ 2 và bị kết án cũng 5 năm 6 tháng tù giam. Lần đầu anh bị kết án 2 năm tù giam, vợ anh, chị Ngô Thị Lộc vẫn được thăm gặp. Nhưng đến lần thứ 2 thì chị không được gặp chồng nữa cũng với lý do không có đăng ký kết hôn.

Suốt thời gian anh ở tù, chị Lộc đều đặn đi thăm chồng, gửi quà xong thì lủi thủi ra về mà không được nhìn mặt chồng, không được nói 1 câu.

Hành trình của mỗi lần đi thăm, chị từ xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang tới trại giam số 6 ở xã Hạnh Lâm huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Mỗi lần như thế, chị phải vượt qua chằng đường 800 km đi về và mất 24 giờ liên tục. Suốt 5 năm rưỡi cứ như thế đối với người phụ nữ nông thôn yếu ớt, nghèo khó như chị là một cực hình. Phải có một tình yêu như thế nào chị Lộc mới vượt qua được những khó khăn kinh hoàng ấy.

Có lần trại giam yêu cầu chị phải có giấy ủy quyền từ người có quan hệ huyết thống với anh Nhàn. Sau khi được con đẻ của anh Nhàn viết giấy ủy quyền theo yêu cầu của trại giam, nhưng vẫn bị trại giam từ chối với lý do "giấy ủy quyền không đúng đối tượng".

Đấy là chuyện của chị Lộc vào những năm 2011 – 2016. Còn bây giờ là chuyện của vợ chồng tù nhân lương tâm Lê Quý Lộc cũng thuộc nhóm Hiến Pháp. Anh Lộc đang bị giam ở trại giam số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Anh bị bắt ngày 9/9/2018. Vợ anh là Trần Thanh Thủy. Vợ chồng anh lấy nhau có tổ chức đám cưới nhưng cũng không đăng ký kết hôn. Khi chị Thủy xin được xác nhận của công an địa phương (Thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) nhưng trại giam vẫn không cho chị gặp chồng.

ca2

Ảnh : Đơn xin gặp chồng của chị Thủy đã được công an địa phương xác nhận có hôn nhân trên thực tế nhưng trại giam số 4 Phan Đăng Lưu vẫn không cho gặp

Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BCA quy định về đối tượng thăm gặp phạm nhân bao gồm ông, bà nội ; ông, bà ngoại ; bố, mẹ đẻ ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng) ; bố, mẹ nuôi hợp pháp ; vợ hoặc chồng ; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp ; anh, chị, em ruột, dâu, rể ; anh, chị em vợ (hoặc chồng) ; cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.

Như vậy, vợ là đối tượng được thăm gặp. Thông tư không nói cần phải có đăng ký kết hôn. Khái niệm trong xã hội xưa nay vẫn là, khi tổ chức đám cưới thì đã nên vợ nên chồng. Không ai phải xem họ có đăng ký kết hôn không mới coi họ là vợ chồng cả. Trong xã hội, có nhiều cặp vợ chồng có cưới hỏi nhưng không đăng ký kết hôn. Họ vẫn ăn ở với nhau, chung thủy với nhau, sinh con đẻ cái. Cũng nhiều cặp vợ chồng giấy kết hôn thất lạc không còn. Vì vậy việc bày ra cần phải có giấy đăng ký kết hôn là tùy từng trại giam. Có nhiều trường hợp vợ chồng không có đăng ký kết hôn nhưng vẫn được thăm gặp. 

Trong các mối quan hệ, quan hệ vợ chồng là gần gũi hơn cả. Tìm cách gây chia rẽ tình cảm vợ chồng là việc làm của những kẻ độc ác, vô nhân đạo, vô nhân tính.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 11/10/2019

************************

Tù chính trị Nguyễn Ngọc Ánh ‘bị đánh đến bất tỉnh trong tù’ (RFA, 11/10/2019)

Tù chính trị Nguyễn Ngọc Anh bị đánh đến bất tỉnh trong nhà tù. Tin này được bà Nguyễn thị Châu, vợ của ông Nguyễn Ngọc Ánh, cho Đài Á Châu Tự Do biết vào ngày 11 tháng 10 ngay sau lần thăm gặp mới nhất trong cùng ngày.

ca3

Anh Nguyễn Ngọc Ánh tại phiên tòa ở tỉnh Bến Tre hôm 6/6/2019 AFP

Bà Nguyễn Thị Châu, trình bày rõ :

"Hồi sáng tôi lên đến trại tạm giam là 9 giờ kém, đến 9 giờ hai mẹ con được mời vô gặp bố. Vừa ngồi xuống thì tôi thấy chồng đi ra mà anh đi không nổi, một chân đi một chân lết mà tay anh lại chống lên cái chân đứng trụ. Tôi muốn khóc nhưng phải kềm nén để hỏi lý do vì sao. Chồng tôi nói bị đánh. Tôi hỏi an ninh đánh hay là ai đánh thì anh nói là người tù hình sự lần trước kiếm chuyện trước chưa đánh mà bây giờ mới đánh. Hôm thứ Sáu vừa rồi, họ mời người tù hình sự đó ra làm việc. Vừa làm việc xong nó vào nó chỉ mặt ngay và nói "tao giết chết mày mà tao không phải ở tù. Đợt này tao sẽ giết chết mày". Nói xong nó nhảy vô đánh, chồng tôi né được. Khi chồng tôi quay lại lấy khăn đi tắm thì nó đạp lén từ phía sau. Chồng tôi ngã xuống thì gáy đập vào cái bậc mà người ta xây thành giường cho nằm. Anh nói nếu anh đập đầu vào đó thì anh đã chết rồi. Anh bất tỉnh. Nó tiếp tục vào đè chân và tay anh nhưng một người tù kinh tế vô can ngăn, nếu không thì chồng tôi đã chết"

Bà Châu nói thêm về tình cảnh của chồng trong tù :

"Sau đó chồng tôi xin được thăm khám thì ở trại người ta không cho. Họ cũng không bắt tù hình sự kia đi kỷ luật hay khởi tố gì hết mà bắt chồng tôi đi ra ở một phòng như biệt giam. Không cho nước sôi, không cho đọc báo, không cho xem TV, không cho nghe đài gì hết. Chỉ quanh quẩn ở phòng đó. Trong khi đó anh bị đau, đi không được, tức là anh ấy không tự vệ sinh cho mình được mà anh ấy phải chịu đựng như vậy. Hôm nay anh gặp tôi thì anh mới đi được. Anh ấy nói anh không ăn được, không ngủ được. Anh ấy nói họ sẽ kéo dài thời gian (giam cầm biệt giam) trái phép chứ không dám đưa luật sư ra vì anh thường đòi làm đúng luật, cho nên họ kiếm đủ mọi thứ. Anh nói trong đó có rất nhiều bất công áp lực với anh mà anh không dám nói ra vì anh càng nói thì nó càng làm khó, tìm cách để giết anh".

Bà Châu nhấn mạnh :

"Tôi chỉ muốn cộng đồng, các tổ chức nhân quyền lên tiếng bảo vệ, giúp chồng tôi giữ được mạng sống. Tôi không cần gì ngoài điều đó. Lúc bước vô con đường đấu tranh thì chúng tôi đã chấp nhận cái chết, nhưng phải chết cho đáng. Chứ chết vì sự ác độc không đúng thì tôi không chấp nhận được".

Hồi tháng 6/2019, kỹ sư nuôi tôm Nguyễn Ngọc Ánh, 39 tuổi, một người hoạt động vì môi trường, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre tuyên án 6 năm tù và 5 năm quản chế với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự 2015.

Truyền thông trong nước trích cáo trạng cho biết trong khoảng thời gian từ 2013 – 2014, ông Ánh đã tạo một tài khoản mạng xã hội Facebook lấy tên là "Nguyễn Ngọc Ánh" với mục đích ban đầu là để trao đổi thông tin liên quan đến nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên từ tháng 4 – 2016 đến tháng 8 – 2018, ông Ánh đã tiếp tục tạo một số tài khoản Facebook khác nhau, thường xuyên tham gia cá buổi phát trực tiếp, đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân về các chính sách, pháp luật và quan hệ ngoại giao của Nhà nước.

Cáo trạng cũng cho biết ông Ánh đã tạo các nhóm kín chia sẻ, thảo luận, kêu gọi biểu tình vào các ngày 4 tháng 9 năm 2018 và 30 tháng 4 năm 2019.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh bị Công an tỉnh Bến Tre bắt giữ vào ngày 30/8/2018. Ông từ chối có luật sư bào chữa trước phiên tòa sơ thẩm. Người dự trù sẽ bào chữa cho ông tại phiên tòa phúc thẩm là Luật sư Đặng Đình Mạnh.

Hồi tháng 6/2019, Tổ chức Human Rights Watch (Theo dõi Nhân quyền Quốc tế) ra thông cáo báo chí kêu gọi chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho ông Nguyễn Ngọc Ánh và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông này.

Theo Human Rights Watch, "chính quyền Việt Nam đang đặt ông Nguyễn Ngọc Ánh vào tầm ngắm, buộc ông phải đối mặt với một phiên tòa dàn dựng và án tù giam, nhằm đe dọa những người khác có thể dám lên tiếng chất vấn chính quyền".

Published in Diễn đàn
lundi, 23 septembre 2019 13:10

Hệ lụy của việc đi với ma quỷ

Liên minh với Trung Quốc và hệ lụy

Trước sức ép ngày càng ngông cuồng và trắng trợn của Trung Quốc đe dọa chủ quyền Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam bây giờ không còn chỗ lùi nữa. Họ cần dứt khoát, cương quyết và cứng rắn hơn, đồng thời phải rạch ròi trong mối quan hệ với Trung Quốc. Đó là mối quan hệ vốn không dựa trên nền tảng vững chắc nào. Nó nhập nhằng giữa tình đồng chí, đồng ý thức hệ, tình anh em láng giềng mà chữ tình nào cũng chỉ là vờ vịt để lợi dụng lẫn nhau. Những thứ đó chỉ là lớp sơn cho ra vẻ bên ngoài mà cả hai phía đều tự biết. Về thực chất, nó là quan hệ thôn tính của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, quan hệ hàm ơn và chịu ơn, quan hệ của một bên đầy tham vọng còn một bên thì cố trông chờ vào "thiện chí" hoặc ít ra thì cũng trông chờ vào sự có giới hạn về tham vọng của bên kia.

ma1

Mối quan hệ với Trung Quốc là quan hệ thôn tính của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, quan hệ hàm ơn và chịu ơn

Kể từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ độc lập tự chủ năm 939, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc luôn luôn là quan hệ không bao giờ hữu nghị mà cao điểm là những cuộc chiến tranh xâm lược và đi liền là những cuộc kháng chiến chống xâm lược. Kết thúc của các cuộc chiến tranh ấy là cha ông ta đã chiến thắng và giữ vững bờ cõi. Cho đến giai đoạn cộng sản thì mối quan hệ này phức tạp hơn nhiều. Nó không đơn thuần và rạch ròi bởi khái niệm xâm lược và bị xâm lược nữa và xen vào đấy là một thứ chủ nghĩa quốc tế vô sản mơ hồ và dẫn đến sự nhập nhằng như vừa nhắc trên đây.

Trong các quốc gia cộng sản thì Trung Quốc là bẩn thỉu nhất, ghê tởm nhất nhưng quan hệ với Việt Nam lại sâu sắc nhất. Nó sâu sắc nhất so với các mối quan hệ của Trung Quốc với các nước cộng sản khác và với 13 nước láng giềng khác của Trung Quốc. Đây là mối quan hệ bất bình đẳng, chỉ trừ thời kỳ Lê Duẩn dám hiên ngang chống Trung Quốc và xác định dứt khoát Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất.

Cũng chính thời kỳ cộng sản, nước ta bắt đầu mất dần lãnh thổ và biển đảo : Mất những điểm cao và đất liền vùng biên, mất quần đảo đảo Hoàng Sa, một phần quần đảo Trường Sa, một phần Vịnh Bắc Bộ. Số phận của những hòn đảo ở Trường Sa do bộ đội Việt Nam đang canh giữ cũng rất mong manh, luôn bị Trung Quốc đe dọa sẽ đánh chiếm bất cứ lúc nào nếu Việt Nam không "biết điều". Còn bây giờ, nguy cơ trước mắt là Bãi Tư Chính.

Trong quan hệ với Trung Quốc, nhân dân Việt Nam không hề được lợi mà chỉ có thiệt hại. Đảng cộng sản Việt Nam sinh ra trên đất Trung Quốc, được Trung Quốc đào tạo giúp cán bộ, truyền bá kinh nghiệm và nuôi dưỡng. Có thể nói, nếu không có đảng cộng sản Trung Quốc thì sẽ không có đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy, họ chịu ảnh hưởng của đảng cộng sản Trung Quốc rất sâu sắc. Trong quan hệ, Đảng cộng sản Việt Nam tự nhận là em và tôn Trung Quốc làm anh.

Nếu có ân nghĩa thì chỉ có đảng cộng sản Việt Nam chịu ơn Trung Quốc chứ nhân dân Việt Nam thì không. Vì sao vậy ? Nếu không có sự giúp đỡ của Trung Quốc thì đảng cộng sản Việt Nam không thể tiến hành hai cuộc chiến tranh : chiến tranh chống Pháp và chiến tranh Nam - Bắc. Không có Trung Quốc, cũng sẽ không có cuộc cải cách ruộng đất đau lòng ở Việt Nam... Điều bao trùm nhất là nếu không có Trung Quốc thì sẽ không có chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam và đất nước ta giờ đây đã khác, không còn lẹt đẹt ở vũng trũng trong khu vực và thế giới.

Những lợi ích mà Đảng cộng sản Việt Nam có được từ sự giúp đỡ của Trung Quốc chỉ là những lợi ích hẹp hòi của một nhóm người trong đảng cộng sản Việt Nam. Nó không phải là lợi ích của nhân dân Việt Nam. Đó là quyền thống trị và những lợi ích được sinh ra từ đấy.

Nếu không có quan hệ sâu nặng với Trung Quốc, Trung Quốc không dễ gì bắt nạt được Việt Nam. Không phải bây giờ, Việt Nam mới "dọn nhà" đến làm láng giềng của Trung Quốc, không chỉ Việt Nam mới là làng giềng của Trung Quốc, không chỉ Việt Nam mới là nước nhỏ so với Trung Quốc và không phải quốc gia láng giềng nào cũng để Trung Quốc bắt nạt.

Tất cả luận điệu rằng Việt Nam là nước nhỏ, không ai chọn được láng giềng, rằng Trung Quốc nó mạnh lắm chống nó sao được... đều chỉ là ngụy biện. Cay đắng hơn, tôi từng nghe những luận điệu cho rằng lên tiếng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc là kích động chiến tranh hoặc sự nhân nhượng về chủ quyền của Tổ quốc là "đổi đất lấy hòa bình". Tôi biết những luận điệu ấy từ tuyên giáo mà ra và đã ăn vào não trạng của nhiều người Việt Nam.

Tất cả những gì mà nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam đang phải chịu là hậu quả của việc những người dẫn dắt đất nước này trong gần 1 thế kỷ qua đã đi với ma quỷ. Đi với ma quỷ tất có ngày phải trả giá. Ta thường đọc những tin tức về các băng nhóm giang hồ thanh toán nhau. Tại sao chúng lại thanh toán nhau ? Vì chúng đã từng liên minh với nhau, dựa vào nhau để hành động, biết rõ sở trường sở đoản của nhau, nắm được bí mật của nhau và tất yếu là chán nhau. Có khi nào giang hồ tìm đến một người không quen biết để thanh toán ?

Tôi dùng từ "nhau" để chỉ mối quan hệ ngang hàng. Với quan hệ phụ thuộc như quan hệ Việt Nam - Trung Quốc còn tồi tệ hơn.

Đảng cộng sản Việt Nam lựa chọn thế nào ?

Trở lại câu chuyện ở Bãi Tư Chính. Ngày 18/9 vừa qua, Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc láo xược nói rằng, Trung Quốc có quyền chủ quyền và quyền tái phán đối với Bãi Tư Chính. Y yêu cầu Việt Nam dừng ngay lập tức dừng các hoạt động mà y gọi đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của Trung Quốc.

Cho đến nay, phía Việt Nam chưa có ý kiến gì về phát ngôn của Cảnh Sảng.

Kể từ khi Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam thì việc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở bãi Tư Chính từ ngày 3/7/2019 đến nay là nghiêm trọng nhất và thể hiện quyết tâm cao nhất của Trung Quốc trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông.

Lúc này cũng là lúc nhà cầm quyền Việt Nam đơn độc nhất khi thiếu vắng sự ủng hộ của người dân. Việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa dẫn đến các cuộc biểu tình vào tháng 12/2007 ở Hà Nội và Sài Gòn. Vụ Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh dẫn đến hàng chục cuộc biểu tình vào mùa Hè năm 2011 tại Hà Nội và Sài Gòn. Vụ giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam dẫn đến những cuộc biểu tình trên khắp cả nước vào Tháng 5/2014. Thế nhưng lần này, vụ Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính đã không có biểu tình xảy ra. Điều này nói lên người dân đã quay lưng với nhà nước trong vấn đề chủ quyền của đất nước, để "đảng và nhà nước lo" như họ thường nói.

Giờ đây, trước tham vọng và sức ép ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc, họ buộc phải đứng trước một sự lựa chọn. Hoặc là tiếp tục nhân nhượng, hoặc là phải dứt khoát trong quan hệ với Trung Quốc. Điều này đối với họ là vô cùng khó khăn. Một thứ quan hệ sâu nặng và phụ thuộc khiến họ không dám có một tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc và ngang hàng.

Không phải bây giờ, những người cộng sản Việt Nam mới thấy được dã tâm của Trung Quốc. Họ đã biết từ rất lâu nhưng phải nín nhịn. Theo Diễn đàn Doanh nghiệp thì ông Lê Văn Cương nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an chỉ ra rằng, Trung Quốc đã 5 lần bán đứng Việt Nam.

Giờ đây, nhà cầm quyền phải lựa chọn, hoặc là nhân dân và Tổ quốc, hoặc là "tình hữu nghị viển vông" với Trung Quốc. Trong khi lựa chọn, họ cần lưu ý rằng, khi cố giữ cái tình hữu nghị ấy, họ cũng không thể yên thân.

Điều mà họ cần phải biết mà người Việt Nam ai cũng biết là, Trung Quốc đã giúp Đảng cộng sản Việt Nam rất nhiều trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chiến tranh Nam - Bắc nên họ phải chịu ơn. Trong khi đó, họ tuyên truyền đế quốc Mỹ xâm lược, đã gây bao nhiêu tội ác với nhân dân Việt Nam. Nhưng trớ trêu thay, giờ đây, gần như 100 % người Việt Nam (trừ họ) ghét Trung Quốc và coi Mỹ là người bạn tốt, cần nhất cho Việt Nam lúc này. Đấy là một nghịch lý, nghịch cảnh và đủ mọi thứ nghịch, chỉ có ở đất nước khốn khổ này.

Mâu thuẫn giữa hai đảng và hai nhà nước Việt Nam - Trung Quốc lên đến đỉnh cao nhất dẫn đến nổ ra cuộc chiến tranh biên giới 1979. Đó là cơ hội để Đảng cộng sản Việt Nam dứt khoát với Trung Quốc nhưng tiếc rằng điều đó đã không xảy ra mà sau đó lại dấn sâu vào quan hệ lệ thuộc Trung Quốc.

Bây giờ lại là một cơ hội nữa để đoạn tuyệt với Trung Quốc. Đảng cộng sản Việt Nam sẽ lựa chọn như thế nào ?

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 23/09/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn
mercredi, 14 août 2019 14:54

Vụ bãi Tư Chính : Cái tát vào ai ?

Cái tát vào "thế lực thù địch" hay cái tát vào mặt Trí Chính và báo Hà Nội Mới ?

Ngày 12/8/2019, Hanoimoi online có bài viết với cái tít rất "đanh thép" : "Câu trả lời đích đáng cho những luận điệu xuyên tạc", ký tên Trí Chính.

cau11

Không biết Hanoimoi có nhà báo, hay nhà tuyên giáo nào đó tên là Trí Chính không. Nhưng thôi, cứ ghi nhận có một bút danh như thế để nhắc tới cho tiện.

Thế lực thù địch chống phá như thế nào ?

Mở đầu bài viết bằng một câu đã thành quen mà ai làm công việc tuyên truyền cũng thuộc nằm lòng :

"Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị chưa bao giờ từ bỏ mục tiêu chống phá Đảng, Nhà nước".

Thế lực thù địch ở đây là sản phẩm tưởng tượng chỉ tất cả những người phê phán, chỉ trích những yếu kém của các cấp lãnh đạo trên mọi mặt đối nội và đối ngoại, mong đem lại sự tiến bộ cho đất nước. Họ bị nhà nước cộng sản Việt Nam coi là thù địch, còn về phía ngược lại thì không.

Vì là sản phẩm tưởng tượng nên khi nói đến thế lực thù địch, ai cũng nhủ "chắc nó trừ mình ra" (câu văn của Nam Cao). Tóm lại, đã nhiều chục năm nay, một bên thì cứ chửi đổng, một bên thì không biết nó chửi ai.

Nhưng lần này thì Trí Chính đã nêu đích danh một loạt "nhân vật chống đối chính quyền có thâm niên" như Phạm Thanh Nghiên, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Đài, Lisa Nguyen, Bùi Thanh Hiếu... Cả Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) mới ra tù được mấy tháng cũng được "vinh dự" liệt vào những phần tử chống đối.

Vậy những người này chống đối như thế nào ? Trí Chính nêu ra như sau :

"đã cung cấp thông tin xuyên tạc, như chính quyền "không nói rõ về tình hình tại khu vực bãi Tư Chính", "không có giải pháp mạnh với Trung Quốc"...

Hoặc :

"hợp tác với một nước khác để giải quyết tình hình, hoặc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế."...

Ơ hay, họ nói quá đúng đấy chứ, đâu phải là xuyên tạc. Có đúng là chính quyền không thông tin kịp thời và đầy đủ tình hình ở Bãi Tư Chính cho nhân dân được biết không ? Có đúng là nhà nước không có biện pháp cứng rắn với Trung Quốc không ?

Hoặc ý kiến muốn hợp tác với các quốc gia trong vấn đề bảo vệ chủ quyền hay cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế có gì sai ? Dù nhà cầm quyền không chấp nhận thì đấy vẫn là những ý kiến tâm huyết, sao gọi là chống đối ?. Trong tư duy cổ hủ của Trí Chính, hễ cứ ai góp ý đúng nhưng trái với ý nhà cầm quyền đều là chống đối hết.

Trí Chính còn quy kết cho các đài RFA, BBC có "mục đích chống phá, lợi dụng tình hình Biển Đông để gây bất ổn bằng cách kích động, kêu gọi người dân tuần hành như đã xảy ra hồi tháng 5/2014" nhưng không dẫn ra được câu nào chứng minh lời anh ta nói.

Trí Chính vơ nhân dân về phía mình để cô lập những người mà anh ta gọi là thế lực thù địch, bất chấp lòng dân nghĩ gì trước tinh thần bạc nhược của nhà cầm quyền :

"Đặc biệt, người dân cả nước vẫn đoàn kết một lòng hướng về biển, đảo của Tổ quốc, với trái tim nóng và khối óc sáng suốt không để thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng kích động để làm mất ổn định tình hình đất nước…".

Đúng là trong thời gian hơn 1 tháng căng thẳng ở Bãi Tư Chính, có nhiều người phê phán nhà nước quá mềm mại trước kẻ thù tới mức nhu nhược. Có cả những ý kiến cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Nhưng kích động biểu tình thì hoàn toàn không có mà ngược lại chỉ có chuyện họ bảo nhau không xuống đường nữa "vì họ cảm thấy lòng yêu nước đã từng bị chính quyền lợi dụng…".

Sơ qua như thế để thấy rằng, Trí Chính quy chụp hồ đồ như thế nào, chứ tôi không có ý đề cập tất cả những gì anh ta quy kết "thế lực thù địch" trong phạm vi một bài viết.

Sự khôn khéo sáng suốt của đảng buộc tàu Trung Quốc phải rút ?

Thế còn "câu trả lời" mà Trí Chính nhắc tới ở tít bài viết là cái gì, hay nói cách khác cái gì trả lời cho "những luận điệu xuyên tạc" ? Thì ra Trí Chính mượn sự kiện tàu HD8 của Trung Quốc rút ra khỏi bãi Tư Chính hôm 7/8 để làm "câu trả lời đích đáng".

Tàu Trung Quốc rút, Trí Chính được đà té nước theo mưa, nhận ngay đó là nhờ công của đảng. Anh ta khẳng định :

"Rõ ràng, việc kết hợp nhiều biện pháp đấu tranh khôn khéo, cương quyết và luôn dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế ; cả trên lĩnh vực ngoại giao, ở các diễn đàn quốc tế, trên thực địa của nhiều lực lượng, trong đó có sự đồng lòng, đoàn kết của nhân dân cả nước đã trực tiếp buộc Trung Quốc phải rút nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 ra khỏi khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam".

Tinh thần đang phấn khích làm Trí Chính không tránh khỏi lộng ngôn :

"Thực tế này khẳng định, âm mưu của các thế lực thù địch, chống phá, hòng thông qua mạng xã hội và một số báo, đài thiếu thiện chí với Việt Nam, để xuyên tạc tình hình thực tế, kích động, lôi kéo gây rối, tiến tới bạo động như đã từng xảy ra hồi tháng 5-2014 đã hoàn toàn thất bại. Đó cũng là "cái tát" mạnh mẽ vào các thế lực thông tin lệch lạc".

Lại còn có cả "thế lực thông tin lệch lạc" nữa. Cái tát ấy, Trí Chính nhằm vào các "thế lực" này, trong đó có những người Chính quy kết mà tôi nhắc tới ở trên. Đó là thái độ bất nhã (nếu không nói là hỗn láo). Anh ta thô lỗ, hung hãn và căm thù những người bất đồng chính kiến tới mức này ư ? Đó không phải là thái độ của người có hiểu biết.

Trí Chính không quên nhân cơ hội tàu Trung Quốc rút đi để ca ngợi chính sách ba không "không liên minh quân sự với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự để chống lại các nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với nước khác".

Trong khi đề cao "cách hành xử mềm mỏng nhưng rất cương quyết, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế", "những biện pháp "đúng đắn, sáng suốt, cương quyết", hình như Trí Chính đã quên bài học mềm mỏng, nhất định không nổ súng để bảo vệ chủ quyền ở đảo Gạc Ma năm nào.

Bài viết của Trí Chính là sản phẩm của tưởng tượng về cái gọi là "thế lực thù địch", tưởng tượng về sự khôn khéo sáng suốt của đảng.

Một bài viết tham lam, dài lê thê, khó có độc giả nào đủ kiên nhẫn đọc hết. Nó na ná như nhiều bài tuyên truyền khác.

"Ngày vui ngắn chẳng tày gang"

Tuy nhiên, bài viết cũng có một điều đáng nói, đó là Trí Chính cho rằng, tàu Trung Quốc rút đi là nhờ sự đấu tranh khôn khéo của đảng và nhà nước.

Thế nhưng "ngày vui ngắn chẳng tày gang". Khi Trí Chính vừa ba hoa trên Hanoimoi ngày 12/8 thì ngay hôm sau 13/8, hãng Reuters và các đài BBC, RFA, RFI, VOA, báo Người Việt... đồng loạt đưa tin Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam vào hôm thứ Ba, 13/8, chưa đầy một tuần sau khi rời khỏi khu vực, đúng như các nhà quan sát dự báo.

Và lần này các nhà quan sát cũng dự báo, tàu HD8 quay lại, tình hình có thể căng thẳng hơn so với lần trước.

Cho lúc này, gần hết ngày hôm sau, không thấy báo chí Việt Nam đả động gì đến sự kiện này. Riêng trang báo mạng Phụ Nữ đưa tin nhưng sau đó đã bị gỡ.

Khi tàu Trung Quốc rút, Trí Chính cho rằng nhờ đấu tranh khôn khéo nên buộc nó phải rút. Bây giờ nó quay trở lại thì do ai ? Chắc chắn anh ta không dám nói nhờ sự sáng suốt của đảng. Liệu anh ta có bài viết khác, đổ cho thế lực thù địch kêu gọi nó quay trở lại ?

Ngay sau khi tàu HD8 rút, các nhà quan sát đã cho rằng nó rút đi có thể là quay về tiếp dầu rồi nó sẽ quay trở lại. Dự đoán này thuyết phục, phù hợp với nhận định của nhiều người và quả nhiên nó diễn ra như thế.

Thế mà Trí Chính đã vội ca lên bài ca, ca ngợi đảng và nhà nước, trong khi nhiều tờ báo khác vẫn dè dặt, thận trọng. Nay tàu Trung Quốc quay trở lại và không biết điều gì sẽ xảy ra, tránh sao khỏi tẽn tò. Nhưng biết xấu hổ lại là thái độ của người có liêm sỉ chứ không phải ai cũng biết. Tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên cho rằng, Trí Chính và báo Hanoimoi đã lâm vào thế việt vị (bài "Sủa mà cũng việt vị", mời bạn đọc xem ở đây)

Xin nhắc lại, khi tàu Trung Quốc rút, Trí Chính nói "Thực tế này... là "cái tát" mạnh mẽ vào các thế lực thông tin lệch lạc". Bây giờ nó quay trở lại, có phải đó là cái tát mạnh mẽ vào mặt Trí Chính và báo Hà Nội Mới ?

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 14/08/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Những cuộc biểu tình nhỏ lẻ nhưng ngoan cường

Như vậy là trong hơn 1 tháng Trung Quốc xâm phạm và quấy nhiễu tại khu bực Bãi Tư Chính, có thể nói nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã kiểm soát được biểu tình. Nếu như vụ tàu HD 981 xâm phạm vùng biển của Việt Nam tháng 5/2014, biểu tình đã nổ ra khắp nơi với hàng chục nghìn người tham gia, áp sát được tận đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội thì vụ Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính chỉ là vài cuộc "tập kích" nhỏ lẻ.

chong1

Nhà hoạt động Trần Bang bị đánh đổ máu khi tham gia biểu tình phản đối Tập Cận Bình ngày 5/11/2015 - Ảnh tác giả cung cấp

Có thể kể ra : cuộc biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ngày 6/8/2019 với chừng 10 người tham gia, cuộc biểu tình của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng ngày 10/8/2019 trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn cũng chỉ khoảng gần 10 người.

Một cuộc biểu tình khác ở khu công nghiệp Tân Tạo, cùng ngày với cuộc biểu tình trước đại sứ quan Trung Quốc ở HN, có chừng 4 - 5 người tham gia.

Có cả "cuộc" biểu tình đơn độc. Anh Vũ Hệ từ Nghệ An đưa con ra Hà Nội chữa bệnh. Ngày 8/8/2019 anh ra ngã tư vòng xuyến Nguyễn Chí Thanh giương biểu ngữ "Đả đảo Trung Quốc xâm lược Bãi Tư Chính của Việt Nam ! China get out of Vietnam".

Có lẽ những cuộc biểu tình nhỏ lẻ như vậy không đủ để cho nhà cầm quyền huy động quân đến đàn áp. Ngoài ra, còn có yếu tố bí mật, bất ngờ và giải tán sớm. Tuy nhiên, sau đó cũng có những người bị sách nhiễu do đi biểu tình hoặc viết bài trên mạng : Bác Lê Gia Khánh (Hà Nội) bị yêu cầu lên quận để cam kết không được bén mảng đến đại sứ quán Trung Quốc và không biểu tình nữa ; Vũ Hệ bị đưa về đồn tra vấn trong nhiều giờ ; Lê Thị Thanh Thúy (Sài Gòn) bị phạt 750 nghìn đồng ; Facebooker Phạm Hiền (Kiên Giang) bị tịch thu máy tính và điện thoại...

Tôi phải kể cụ thể như vậy để thấy rằng, đợt biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính chỉ thu hút được chừng 25 người tham gia. Trước hết, phải khẳng định, đó là những con người can đảm, ngoan cường và vô cùng lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Nhưng con số đó cũng nói lên nhà cầm quyền cộng sản cơ bản đã thành công trong việc đàn áp biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.

Đàn áp biểu tình là vi hiến

Trước hết, cần khẳng định, nhà cầm quyền đàn áp biểu tình là vi hiến.

Điều 25 Hiến pháp xác nhận : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình".

Như vậy, không ai có thể tước đi quyền biểu tình của công dân. Nhà cầm quyền chỉ có thể ngăn chặn những hành vi quá khích như bạo loạn, đập phá. Những hành vi này sẽ bị điều chỉnh bởi các luật khác ví dụ Bộ luật hình sự chứ không phải bị xử vì tội biểu tình hay kêu gọi biểu tình. Biểu tình và kêu gọi biểu tình là những hành vi không bị cấm.

Tuy nhiên điều 25 thòng một câu : "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định". Vậy hoạt động biểu tình do luật nào qui định ? Đó là Luật biểu tình mà quốc hội chây ỳ, không chịu ban hành. Mặc dù vậy, chưa có luật biểu tình không có nghĩa là người dân không được biểu tình. Người dân vẫn có quyền thực hiện quyền biểu tình theo cách hiểu của họ, tức là thể hiện thái độ đối với một vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội bức xúc nào đó trong trật tự và ôn hòa.

Ngăn chặn, đàn áp biểu tình ôn hòa bằng cách rình rập tận nhà từng người, bắt bớ, đánh đập người tham gia biểu tình ôn hòa là hoàn toàn vi phạm pháp luật. Thậm chí, cả những người bị nghi ngờ có ý định biểu tình cũng bị bắt bớ và đánh đập vô cùng dã man. Cuộc bố ráp bắt bớ ở Sài Gòn ngày 17/6/2018 là một ví dụ. Không chỉ vi hiến mà đó còn là tội ác.

Vì vậy khi nói : "nhà cầm quyền cộng sản cơ bản đã thành công trong việc đàn áp biểu tình chống Trung Quốc xâm lược" là nói họ đã thành công bằng các biện pháp vi hiến.

Trong các cuộc đối thoại giữa người biểu tình bị bắt về đồn với an ninh, phía an ninh (đại diện cho nhà cầm quyền) không thể trả lời được những câu hỏi của người biểu tình do tính phi lý, phi pháp của họ.

Câu hỏi dành cho ông Nguyễn Phú Trọng

Cuối cùng, chỉ xin hỏi ông Nguyễn Phú Trọng một câu, nếu ông trả lời được thì tôi sẽ không đòi biểu tình nữa.

Trong tư duy pháp luật của Quốc hội (mà thực chất là của đảng cộng sản Việt Nam), khi các ông chưa ra luật biểu tình thì đương nhiên quyền biểu tình trong Hiến pháp bị cắt ! ? Tôi cứ tạm cho là như vậy đi, tức là tôi đặt ra một giả thiết chứ không thừa nhận.

Điều 4 Hiến pháp ghi : "Đảng Cộng sản Việt Nam... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội".

Tương tự điều 25, điều 4 cũng thòng một câu : "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Vậy cái khuôn khổ ấy là gì thưa ông ? Có phải đó là luật về sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam ? Nhưng luật này, cũng giống như luật biểu tình đều chưa có, đúng không ?

Dân biểu tình thì các ông bảo là chưa có Luật biểu tình nên không được phép biểu tình.

Vậy khi chưa có luật về sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam thì tại sao các ông không ngồi đợi ? Nếu chưa có luật biểu tình mà biểu tình là phi pháp thì khi chưa có Luật về sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam mà đảng cộng sản Việt Nam cứ lãnh đạo cũng là phi pháp.

Nói như thế mới thể hiện tinh thần bình đẳng. Không thể để cho 5 triệu người được bình đẳng hơn 90 triệu người còn lại.

Trên thực tế, mặc dù không có luật về sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam nhưng các ông vẫn cứ hoạt động suốt 89 năm nay. Chính vì hoạt động lung tung, tùy thích không theo khuôn khổ nào cho nên đất nước mới ra nông nỗi này. Đó là mất lãnh thổ, chiến tranh, nghèo đói, lầm than, bất công và tụt hậu.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 13/08/2019

Published in Diễn đàn