Tòa án huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh vừa tuyên bố, các ông : Nguyễn Quỳnh Phong, Hà Văn Nam, Lê Văn Khiên, Nguyễn Tuấn Quân, Vũ Văn Hà, Ngô Quang Hùng, Trần Quang Hải đã cùng phạm tội "gây rối trật tự công cộng".
Nguyễn Văn Thế, Bộ trưởng Giao thông và vận tải - Ảnh minh họa .
Một người (ông Phong) bị phạt 36 tháng tù, hai người (ông Nam, ông Khiên) bị phạt 30 tháng tù, ba người (ông Quân, ông Hà, ông Hùng) bị phạt 24 tháng tù, nhẹ nhất (ông Hải) cũng bị phạt 18 tháng tù.
Theo Tòa, bảy bị cáo vừa kể đã cùng tranh đấu, đòi Trạm thu phí Phả Lại không thu phí đối với dân chúng địa phương. Ông Nam – người đã tham gia chống nhiều trạm BOT bị dân chúng xếp vào loại "bẩn" đã gợi ý mọi người cùng lái xe đến trạm nhưng không trả tiền phí mà tranh luận đúng sai…
Cả bảy tài xế đã làm như thế vào ngày 31 tháng 12 năm 2018. Giao thông trên quốc lộ 18 đoạn qua Trạm thu phí BOT Phả Lại bị tắc, bộ phận điều hành phải tạm ngưng thu phí và thiệt hại 23 triệu đồng (1)…
***
Phiên xử bảy tài xế bị cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" mới được tổ chức hôm 30 tháng 7, không phải tại trụ sở Tòa án huyện Quế Võ mà ở trụ sở xã Đào Viên thuộc huyện này.
Người sử dụng mạng xã hội đã chuyển cho nhau xem những video clip ghi lại quang cảnh phía trước trụ sở xã Đào Viên : Cổng sắt đóng kín, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, công an địa phương, an ninh, dân phòng, tay lăm lăm dùi cui xếp thành hai hàng dọc con đường chạy ngang trụ sở xã Đào Viên…
Tiếng là "xét xử công khai" song các video clip đang được chuyển đi trên Internet cho thấy, những người quan tâm đến việc xét xử bảy tài xế, cùng bị chặn lại, không cho vào bên trong dự khán nên chỉ có thể đứng ngoài chất vấn : Tại sao tống giam – cáo buộc Hà Văn Nam phạm tội và giờ đem ra xử (?) song từ cảnh sát, công an, tới an ninh nhất mực làm thinh (2).
Hệ thống tư pháp Việt Nam vẫn thường bảo rằng, một trong những mục tiêu mà các cơ quan bảo vệ pháp luật luôn luôn nhắm tới khi tiến hành điều tra – truy tố - xét xử là "răn đe và giáo dục quần chúng". Tuy nhiên các video clip liên quan tới phiên xử sơ thẩm bảy tài xế, trong đó có Hà Văn Nam thì lại chỉ ra, hoạt động tố tụng không những không thể răn đe, giáo dục được ai mà chỉ làm người ta nổi giận !
Cũng cần nói thêm là không chỉ có nhiều người ở Việt Nam bất bình. Sau khi Hà Văn Nam bị bắt, Amnesty International (Ân xá Quốc tế - AI) - một tổ chức hoạt động vì dân chủ, nhân quyền trên phạm vi toàn cầu – đã xác định ông Nam là tù nhân lương tâm, bị bắt chỉ vì tích cực phản kháng và vận động mọi người tham gia phản kháng các dự án đầu tư vào hạ tầng giao thông theo hình thức BOT nhưng "bẩn" một cách ôn hòa…
***
Bởi ông Nam và sáu tài xế khác bị hệ thống tư pháp Việt Nam tống giam, rồi phạt tù vì "gây rối trật tự công cộng" tại Trạm thu phí Phả Lại nên cần nhìn qua xem vì sao cả bảy cùng nhau… phạm tội tại trạm thu phí này ?
Quốc lộ 18 dài 317 cây số, khởi đầu từ Hà Nội, đi qua Bắc Ninh, Hải Dương và kết thúc tại cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh. Tháng 4 năm 2014, Bộ Giao thông và vận tải quyết định "nâng cấp" 57 cây số trên quốc lộ 18, đoạn từ Bắc Ninh đến Uông Bí.
Việc "nâng cấp" được thực hiện theo hình thức BOT. Công ty BOT Phả Lại được chỉ định làm "nhà đầu tư". Năm ngoái, Bộ Giao thông và vận tải loan báo việc "nâng cấp" đoạn quốc lộ 18 vừa kể đã hoàn tất. Công ty BOT Phả Lại đã chi 2.905 tỉ đồng và có quyền thu phí trong 16 năm 3 tháng 2 ngày, tính từ 24/12/2018. Mức phí được chia thành năm nhóm, tùy loại mà các phương tiện giao thông phải trả từ 35.000 đồng/lượt đến 180.000 đồng/lượt (3).
Cũng kể từ đó, dân chúng các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh phản đối dữ dội. Chỉ hai ngày sau khi Công ty BOT Phả Lại tổ chức thu phí đoạn Bắc Ninh – Uông Bí trên quốc lộ 18, báo chí Việt Nam đã thu thập các ý kiến phản đối chuyển cho Bộ Giao thông và vận tải (4) :
- Tại sao chỉ trải lại nhựa trên mặt 57 cây số quốc lộ 18, phần mặt đường thật sự được mở rộng – có thể xem là mới - chỉ dài chừng vài cây số mà ngốn hết 2.905 tỉ đồng nên được thu phí với mức rất cao trong hơn 16 năm ?
- Tại sao chủ các loại phương tiện giao thông đã phải đóng tiền cho Quỹ Bảo trì đường bộ nhưng Bộ Giao thông và vận tải không dùng quỹ này để "nâng cấp" mà lại giao cho Công ty BOT Phả Lại đầu tư rồi bắt thiên hạ trả thêm phí ?
- Tại sao cắt chuyện "nâng cấp" 87 km quốc lộ 18 thành hai dự án riêng biệt : Hết Dự án BOT Bắc Ninh – Uông Bí (dài 57 km) là Dự án BOT Uông Bí – Hạ Long (dài 30 km) và cùng giao cho "con" của Công ty Phát triển Đại Dương để thu hai lần phí ?
Tuy đó là thắc mắc không chỉ của dân chúng các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh mà còn là thắc mắc chung của những người sử dụng quốc lộ 18 và những người quan tâm đến yếu tố BOT càng ngày càng… bẩn nhưng Bộ Giao thông và vận tải không thèm trả lời. Do vậy, một tuần sau, Hà Văn Nam và sáu tài xế vừa bị kết án đem những câu hỏi như vừa kể đến Trạm thu phí Phả Lại hỏi "nhà đầu tư" rồi bị tống vào tù vì dám… hỏi !
Nếu Bộ Giao thông và vận tải tôn trọng "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", thực hiện yêu cầu "công khai, minh bạch" như hiến pháp, luật pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã minh định và thực thi cam kết "kiến tạo" như chính phủ vẫn lặp đi, lặp lại trong vài năm gần đây thì có vụ án "gây rối trật tự công cộng" hay không ?
"Rối" khởi phát từ đâu và những cá nhân nào cần bị truy cứu trách nhiệm khi các dự án đầu tư vào hạ tầng theo hình thức BOT thường xuyên làm trật tự công cộng (bao gồm trật tự giao thông) "rối" ?
***
Hà Văn Nam và sáu tài xế vừa bị phạt tù đã bị tống giam từ đầu năm nay nhưng cho đến hạ tuần tháng trước, công trình BOT Bắc Ninh – Uông Bí vẫn "rối" và ảnh hưởng đến trật tự công cộng.
Do cử tri liên tục phàn nàn, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh đã đề nghị Ban Dân nguyện của Quốc hội làm trung gian, hỏi Bộ Giao thông và vận tải xem tại sao, đến nay, công trình BOT Bắc Ninh – Uông Bí "vẫn chưa có hệ thống chiếu sáng, hệ thống tiêu thoát nước không đấu nối với hệ thống thoát nước của các khu dân cư dẫn tới tình trạng nước thải được xả tràn lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường".
Thực trạng đó rõ ràng là "gây rối" thật, "gây rối" kéo dài, "gây rối" sau khi dự án được Bộ Giao thông và vận tải công nhận là đã hoàn tất để nhà đầu tư tiến hành thu phí, thật sự nguy hại cho "trật tự công cộng", tại sao hệ thống tư pháp không điều tra và tống giam ai dù có rất nhiều người đáng bị giam tính từ Bộ Giao thông và vận tải trở xuống ?
Đặc biệt là khi Bộ Giao thông và vận tải trả lời bằng văn bản, nhấn mạnh, từ hệ thống chiếu sáng đến hệ thống tiêu thoát nước đang gây ứ đọng, ô nhiễm trên diện rộng không thuộc… phạm vi trách nhiệm của nhà đầu tư mà là những… khiếm khuyết không thể tránh khỏi (5).
Nếu có tai nạn do khiếm khuyết của hệ thống chiếu sáng, hệ thống tiêu thoát nước, ai đó cảm thấy bất bình, đứng dậy "hỏi" về thực hư, về trách nhiệm như Hà Văn Nam và sáu tài xế vừa bị phạt tù, chẳng lẽ chính họ và chỉ họ bị coi là xâm phạm trật tự công cộng, cần cách ly khỏi xã hội ?
***
Hà Văn Nam rồi những Phong, Khiên, Quân, Hà, Hùng, Hải chỉ là phần cộng thêm vào danh sách những cá nhân dám hỏi, dám hành động để chỉ ra các dự án đầu tư vào hạ tầng theo hình thức BOT ở Việt Nam bẩn như thế nào.
Chẳng hạn trước đó hai tuần là Vũ Ngọc Hoàng bị phạt 18 tháng tù vì tông gãy thanh chắn của Trạm thu phí An Sương – Thành phố Hồ Chí Minh, vốn đã được xác định phải đập bỏ vì hết hạn được phép thu phí (6). Trước nữa chừng một tháng là Nguyễn Quang Tuy bị phạt 24 tháng tù vì chống trả tiền cho Trạm thu phí Bến Thủy - tỉnh Nghệ An (7)…
Tháng trước, vào thời điểm Tòa án huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xử và phạt tù Nguyễn Quang Tuy do "chống người thi hành công vụ", tại Hà Nội, các đại biểu Quốc hội đã xúm vào chất vấn ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Giao thông và vận tải rằng tại sao Bộ Giao thông và vận tải và Bộ Kế hoạch và đầu tư ngăn cản Kiểm toán nhà nước kiểm tra các dự án đầu tư vào hạ tầng theo hình thức BOT ? Cuối cùng nhờ Kiểm toán nhà nước cương quyết thực hiện công việc của mình, kiểm toán 61 dự án, mới phát giác, các nhà đầu tư đã khai khống về giá trị các gói đầu tư số tiền khoảng… 3.000 tỉ đồng và cũng vì vậy, Bộ Giao thông và vận tải đành cắt đi… 222 năm mà bộ này từng nhân danh nhà nước, cho phép các nhà đầu tư thu phí (8).
Giữa những cá nhân như Hà Văn Nam và ông Nguyễn Văn Thể - người mà quá trình phục vụ cách mạng gắn bó chặt chẽ với sự ra đời, phát triển của các dự án đầu tư vào hạ tầng theo hình thức BOT ở Việt Nam – ai đáng vào tù hơn ?
Nếu run sợ trước những bản án dành cho các cá nhân dám thắc mắc, dám hành động để đánh động BOT bẩn như thế nào, nguy hại ra sao, có dấu hiệu càng ngày càng giáng xuống nhiều người thì cứ ngoan ngoãn trả phí, tiếp tục ngậm đắng nuốt cay nhìn những người như ông Thể tổ chức hoán vị với những người như Hà Văn Nam. Thế thôi !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 31/07/2019
Chú thích :
(2) https://www.facebook.com/100013038226152/videos/699819627129305/
(3) https://nhadautu.vn/bot-pha-lai-chuan-bi-chinh-thuc-thu-phi-hoan-von-d16720.html
(7) https://www.sbtn.tv/tai-xe-chong-bot-ban-nguyen-quang-tuy-bi-ket-an-2-nam-tu-giam/
(8) https://plo.vn/thoi-su/bo-truong-nguyen-van-the-khong-mua-lai-tram-bot-838285.html
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể có ngu và dốt hay không ?
Ông Nguyễn Văn Thể có thời gian dài ngồi ghế thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ông cũng từng là phó giám đốc sở Giao thông và vận tải tỉnh Đồng Tháp. Ông tốt nghiệp đại học ngành cầu đường tại Liên Xô, được cấp bằng phó tiến sĩ. Học vấn như vậy thì chắc hẳn ông Thể không có dốt.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể có ngu và dốt hay không ?
Hổm rày trên mạng xã hội, thiên hạ ‘ném đá’ ông Thể nhiều đến độ ‘số đá tảng’ ấy đủ để đắp thêm cho con đê sông Hồng cao cả thước nữa lận (!?).
Số là hôm 6/3, tại phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trong các năm 2017, 2018 và đầu năm 2019 và giải pháp trong thời gian tới của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết Bộ Giao thông và vận tải vừa tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định 138 về trách nhiệm của các cơ sở đào tạo giấy phép lái xe.
"Chúng tôi cũng đang đề xuất theo hướng tất cả những ai mất bằng lái xe thì phải thi lại toàn bộ để tránh tình trạng viện đủ lý do để xin đổi bằng. Thực tế công tác quản lý còn hạn chế nên có những trường hợp vi phạm đã lợi dụng để có thêm bằng lái thứ 2, thứ 3", ông Thể nhấn mạnh.
Người viết không được tham dự đưa tin về phiên giải trình của Ủy ban Tư pháp Quốc hội, nên không rõ vì sao ông Thể đang bàn chuyện tham mưu ban hành nghị định, nhưng lại đề cập một vấn đề thuộc điều chỉnh của thông tư.
Hiện tại, việc cấp lại Giấy phép lái xe bị mất được thực hiện theo hướng dẫn ở Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Việc mất bằng lái xe, buộc phải thi lại cả lý thuyết lẫn thực hành, được quy định như sau : Người có Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung : Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết ; Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Còn lo lắng như phát biểu của Bộ trưởng Thể, "Thực tế công tác quản lý còn hạn chế nên có những trường hợp vi phạm đã lợi dụng để có thêm bằng lái thứ 2, thứ 3", thì thật ra đó là lỗi hoàn toàn của ông Thể về khả năng quản lý ngành giao thông vận tải.
Nói có sách, mách có chứng. Thông tư 07/2013/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Đinh La Thăng ký ban hành ngày 03 tháng 05 năm 2013, có ghi rõ : Thời gian lưu trữ dữ liệu về đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe và trung tâm sát hạch lái xe tối thiểu là 05 năm. Thời gian lưu trữ dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe tại sở Giao thông và vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tối thiểu là 50 năm. Thời gian lưu trữ dữ liệu về giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam tối thiểu là 100 năm.
Muốn biết người nào đó có giấy phép lái xe ra sao, hiện chỉ cần kết nối máy tính với internet, gõ bàn phím vào trang web của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo địa chỉ http ://gplx.gov.vn/default.aspx, rồi điền vào khung yêu cầu là có ngay kết quả.
Ông Nguyễn Văn Thể 'khoe' trong lý lịch khoa học là vào tháng 8 năm 2001, ông bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ (tiếng Nga : кандидат технических наук) 189 trang tại trường Đại học Giao thông Đường bộ Moskva (Московский автомобильно-дорожный институт), và được trao bằng Phó tiến sĩ chuyên ngành Thiết kế và xây dựng đường, tàu điện ngầm, sân bay, cầu và hầm giao thông (tiếng Nga : Проектирование и строительство дорог, метрополитенов, аэродромов, мостов и транспортных тоннелей).
Luận án của ông có tiêu đề "Thiết kế các yếu tố của mặt cắt ngang của xa lộ hai chiều có tính đến chuyển động của xe máy và xe đạp trong các điều kiện của Việt Nam" (nguyên văn tiếng Nga : Проектирование элементов поперечного профиля двухполосных автомобильных дорог с учетом движения мотоциклов и велосипедов в условиях Вьетнама).
Ông Nguyễn Văn Thể không thể là một người học dốt. Thế nhưng vì sao khi lên chức Bộ trưởng, ông Thể lại tiếp tục kiểu đề xuất trật chìa đến như vậy, từ chuyện xử lý BOT đường bộ (ông là người ký duyệt vụ đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy kiểu ‘râu ông nọ, cắm cằm bà kia’ lúc còn là Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải), cho tới vụ bằng lái xe đang bị ‘ném đá’ hiện tại ?
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 11/03/2019
*****************
Càng cao cấp càng… rẻ !
Trân Văn, VOA, 10/03/2019
"Họa vô đơn chí" rõ ràng đang ứng vào ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông và vận tải Việt Nam.
Dẫu không mong nhưng giờ, ông Thể vẫn trở thành thành viên… "nổi" nhất trong nội các của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu trước một ủy ban Quốc hội, tháng 3/2019
***
Xét cả về tính chất lẫn mức độ, ông Thể đã, đang và sẽ còn "nổi" rất lâu. Ngay cả khi các vấn nạn mà các trạm thu phí cho những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT gây ra cho chính trị, kinh tế, xã hội đã được giải quyết xong, chắc chắn ông Thể vẫn còn "nổi" lều bều như một ví dụ sinh động, minh họa cho một giai đoạn nhiều chuyện đáng bàn.
Trong mắt công chúng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Giao thông và vận tải Việt Nam đã chết, chính trường Việt Nam giờ chỉ còn ông Thể với hỗn danh Thể… "cá tra", hỗn danh này phổ biến tới mức, nhiều người sử dụng mạng xã hội bỡn cợt "thả cá trê", không thèm giải thích thì ai cũng biết đó là… ai và tại sao !
Bị công chúng miệt thị, rủa xả, ông Thể có… thốn không ? Có ! Thực tế cho thấy, ông không để sót cơ hội nào để "giải độc dư luận". Sau một thời gian dài bị cáo buộc là người đỡ đầu cho các trạm thu phí BOT mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam, dung dưỡng cho chủ đầu tư các trạm BOT này bóp cổ dân lành (1), thông qua báo giới, ông Thể phân bua với công chúng rằng đó là lỗi lầm của nhiệm kỳ trước.
Không may cho ông Thể là công chúng chưa quên rằng nhiệm kỳ trước, tuy không phải là Bộ trưởng Giao thông và vận tải nhưng ông vẫn là Thứ trưởng và trực tiếp phê duyệt nhiều văn bản hỗ trợ tận tình cho các dự án đầu tư vào hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Cũng vì vậy, không ít facebooker đùa như Mai Quốc Ấn từng đùa : Bộ trưởng Thể hiện nay cần kỷ luật Thứ trưởng Thể của nhiệm kỳ trước (2) !
Ở nhiệm kỳ này, dẫu Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước từng công bố kết quả nhiều cuộc khảo sát cho thấy, hàng loạt công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT hết sức đáng ngờ về việc lựa chọn chủ đầu tư, cách tính toán tổng vốn đầu tư, phương thức xác định thời gian thu phí, vị trí đặt trạm thu phí nhưng ngoại trừ đề nghị đổi thu phí thành thu… giá, ông Thể không làm gì cả !
Cho dù ông Thể ra sức biện bạch, thu… giá hợp lý hơn vì đó là quan hệ riêng tư giữa phía cung cấp dịch vụ và phía sử dụng dịch vụ, khác với thu phí phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng thu… giá vẫn tắc tử ! Tác dụng duy nhất của sáng kiến đổi thu phí thành thu… giá là công chúng không bán tín, bán nghi nữa mà đoan chắc như đinh đóng cột là ông Thể… có gì đó với chủ các trạm thu phí BOT.
Ông Thể mới thề là ông không… xơ múi gì trong các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT (3) nhưng rõ ràng là chẳng ai tin, thiên hạ không vì các trạm thu phí BOT trước sao thì giờ vẫn vậy. Chẳng riêng dân chúng, ngay cả Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước đồng thanh tuyên bố, các trạm thu phí BOT không ổn thì Bộ Giao thông và vận tải vẫn tụ thủ bàng quan.
Từ đầu năm tới nay, phản ứng của dân chúng đối với các trạm thu phí BOT càng lúc càng quyết liệt. Động tác duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thực hiện là bắt những người tích cực nhất trong chuyện gây áp lực với các trạm thu phí BOT để Bộ Giao thông và vận tải phải làm gì đó coi cho được. Không phải tự nhiên mà công chúng rủa ông Thể kịch liệt hơn khi Hà Văn Nam bị bắt, sáu người khác bị khởi tố (4).
Hà Văn Nam, 38 tuổi là một tài xế tham gia nhiều hoạt động phản đối các trạm thu phí BOT bị công chúng xác định là "bẩn" vì thời gian được phép thu phí dài đến mức phi lý, vì được phép đặt ở những vị trí vô lý để có thể buộc cả những phương tiện không sử dụng công trình giao thông đã đầu tư theo hình thức BOT phải trả phí. Chỉ vì chống các trạm thu phí BOT bẩn, Nam bị du đãng hăm dọa nhiều lần, thậm chí bị bắt giữ, đánh đập.
Giống như nhiều người, Chau Doan xem việc bắt Hà Văn Nam và khởi tố sáu người khác với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" tại trạm thu phí BOT Phả Lại là một "cú đạp vào mặt lương tri". Sự trắng trợn ấy cho thấy đẳng sau các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT là thế lực "bẩn" mà quyền lực "thật sự khủng khiếp", người Việt không nên thờơ nữa vì đó chính là dung dưỡng điều ác (5).
Trong bối cảnh dư luận như cuồng phong, ở vị trí Bộ trưởng Giao thông và vận tải, ông Thể bị buộc phải hành động. Không thể đụng đến BOT bẩn, ông Thể phải chứng tỏ, ít ra ông cũng có thể lập lại trật tự trong giao thông vốn hỗn loạn chẳng kém. Tuy nhiên ý tưởng buộc những người làm mất bằng lái xe phải thi lại không những không đem lại cho ông điểm nào mà còn làm hình ảnh của ông trở thành thảm hại hơn.
Ý tưởng này không chỉ chọc cho công chúng chửi, ý tưởng đó còn gây cho báo chí thuộc hệ thống truyền thông chính thức và một số cá nhân từng là viên chức hữu trách trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền cảm thấy ngứa ngáy. Nếu công chúng rần rần huỵch toẹt ông Thể"ngu quá, Thể" (6) thì hệ thống truyền thông chính thức – vốn "kiềm chế" tốt hơn - chê "sai quá, Thể" (7).
Chẳng phải chỉ có ông Trần Khắc Tâm, một cựu đại biểu Quốc hội than : Bó tay (8) ! – mà còn nhiều viên chức như ông Nguyễn Đình Quyền, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, ông Lê Hồng Sơn, cựu Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp, cho đó là lạm quyền, vô đạo (9), kém cỏi trong tư duy, hoạch định chính sách (10)…
***
Ông Thể đang loay hoay "giải độc dư luận", song song với VTV (đài truyền hình quốc gia) giúp ông phân bua (đề nghị buộc thi lại nếu mất bằng lái xe nhằm ngăn chặn những tài xế vi phạm luật giao thông bị thu bằng lái có thể dễ dàng vô hiệu hóa hình thức chế tài này), ông Thể cấp tốc ban hành công điện, yêu cầu hệ thống trực thuộc Bộ Giao thông và vận tải phải sớm đặt định những giải pháp liên quan tới đào tạo lái xe hiệu quả hơn…
Liệu điều đó có giúp mặt ông Thể sạch hơn không ? Chắc chắn là không ! Chẳng riêng ông Thể, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam càng ngày càng nhiều viên chức hữu trách thuộc đủ mọi cấp, ở đủ mọi ngành, kể cả những ngành mà bản chất vốn dĩ gắn chặt với kiến thức, tư cách như giáo dục, y tế… tự bôi rồi tự rửa nhưng càng rửa, mặt mũi, uy tín càng lem luốc.
Luong Ngoc Huynh khuyên, lãnh đạo các cấp cần phải nghĩ trước khi nói. Nếu dốt quá không dám chắc mình nghĩ có đúng không thì nên tham khảo trợ lý, đừng "lên đồng" nữa mà bị vạ miệng (11). Nguyễn Văn Tiến Hùng thì nhìn tình trạng thi nhau "lên đồng" là quá trình "giải thiêng" các viên chức vì chức vụ, bộ mặt, tư duy, cái miệng,… mỗi thứ đi một nẻo (12).
Có xứ nào như Việt Nam, trong mắt công chúng, viên chức càng cao cấp thì uy tín, phẩm giá càng rẻ ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 10/03/20149
Chú thích :
(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10211281723231375&set=a.2817432207462&type=3&theater
(4) http://soha.vn/vu-gay-roi-tai-tram-bot-pha-lai-bat-mot-tai-xe-de-dieu-tra-20190306183801874.htm
(5) https://www.facebook.com/DoanBaoChau65/posts/10156963226648965
(6) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=150885382590713&set=a.137599383919313&type=3&theater
(7) http://danviet.vn/tin-tuc/mat-gplx-phai-thi-lai-sai-qua-the-961623.html
(8) http://newsliving.net/2019/03/08/toi-chi-noi-mot-cau-bo-tay-bo-truong-the-2/
(9) https://nld.com.vn/thoi-su/mat-bang-lai-phai-thi-lai-day-kho-cho-dan-20190307222458318.htm
(11) https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/1171939516315549
(12) https://www.facebook.com/cuacai/posts/2561302167227523
*******************
Càng quyền lực thì càng trì độn ?
Cánh Cò, RFA, 08/03/2019
Phát biểu kém thông minh là hội chứng của rất nhiều lãnh đạo cấp trung ương của Việt Nam. Sự thật này vừa được khẳng định thêm một trường hợp nữa từ ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải, tại phiên giải trình trước Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Bộ trưởng Thể đã nói như đinh đóng cột "Ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại". Ngay lập tức một trận cuồng phong sỉ vả xuất hiện trên mạng xã hội về phát biểu được cho là "ngu độn" này.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể (người đứng) chủ trì họp báo Bộ Giao thông Vận tải chiều 18/01/2019 - Ảnh : VGP.
Rất nhiều bộ trưởng có chung một ý nghĩ rằng người dân vốn thấp cổ bé họng nói gì thì họ cũng phải nghe và dù có nổi lên một đợt sóng gió nào đó thì cũng chỉ đủ để gây một vài nụ cười trong lúc Đảng trà dư tửu hậu khi ngồi lại đánh giá những thành tựu đã qua, trong đó có những phát ngôn mà đảng viên cho là "thú vị".
Không thể tranh cãi được với câu nói bất hủ của Lord Acton : "Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối", tuy nhiên nếu quyền lực được nằm trong tay của các chóp bu Đảng Cộng sản thì có thể cộng thêm một ý nữa đó là "càng quyền lực thì càng trì độn".
Muốn biết tầm trì độn của bộ phận này ra sao chỉ cần nhìn vào cách phát ngôn của họ thì rõ. Bao nhiêu năm nay hàng trăm câu nói đi vào sổ tay ghi chép của dân gian về mức độ thiếu thông minh của giới chóp bu. Từ Thủ tướng tới Chủ tịch Quốc hội. Từ Bộ trưởng tới Chủ tịch UBND các cấp, mười lần họ phát biểu thì ít nhất có một lần lộ ra thiểu năng trí tuệ mà ai cũng thấy. Mức độ ngớ ngẩn thường tập trung vào những phát biểu của cấp cao nhất như Thủ tướng hay Tổng Bí thư. Dụng chữ một cách lệch lạc, quê mùa lại thường xuất hiện trên những câu phán từ các đại biểu Quốc hội, và nhiều đời Chủ tịch Quốc hội cũng không hề thua kém trình độ hiểu biết của 500 vị ngồi trên ghế đại biểu.
Sự thiếu thông minh của những người này có thể thấy rải rác trong các ý kiến đóng góp ngay tại nghị trường hay trong những lần trả lời báo chí. Hiếm khi gặp một Đại biểu quốc hội có khả năng trả lời mọi câu hỏi một cách thông minh và ấn tượng. Lâu lâu hứng lên họ đưa ra những câu nói mà một người chăn vịt cũng phải lấm lét khi thốt lên trước đám đông bao vây chung quanh.
Chỉ riêng ông Thủ tướng Phúc đã làm chủ 27 lần phát biểu bị xem là nông nổi, thiếu cân nhắc về các "đầu tàu" khắp nước. Tuy nhiên ở những lĩnh vực khác thì phát ngôn của các Bộ trưởng không còn chỗ để chứa những lời lẽ thiếu cân nhắc, võ đoán, thiếu trí tuệ và nhất là xem dân như cái thùng rỗng có thể hét vào đấy điều gì cũng được.
Người ta còn nhớ như in ông Nguyễn Sinh Hùng khi đang giữ chức Chủ tịch Quốc hội đã không ngần ngại khi cho rằng : "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai ?". Rồi bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng hăng hái cho cả nước biết : "Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước ? Chưa làm gì cả…".
Khi ông Bộ trưởng Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định với báo chí rằng : "Nếu chúng ta sai chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" thì một cơn cuồng nộ trên mạng xã hội đã xảy ra. Tuy nhiên nếu bình tâm suy nghĩ kỹ lại thì câu nói của ông Dũng chỉ xác nhận một sự thật đã đang và sẽ xảy ra trên đất nước ngày nào Đảng cộng sản còn cầm quyền. Câu nói của ông Dũng chưa bằng nhận xét của ông Nguyễn Duy Chiến, Phó ban Biên giới Chính phủ khi cho rằng "Việc Trung quốc xâm nhập lãnh hải, cắt cáp cũng là cách yêu cho roi cho vọt".
Mức độ nguy hiểm trong câu nói của ông Chiến là khẳng định vai trò cha chú của Trung Quốc đối với Việt Nam và khuyến khích sự vâng lời một cách nhu nhược trước họa diệt vong từ Trung Quốc. Trong cái "Yêu cho roi cho vọt" ấy người ta thấy in đậm tâm lý nô lệ và cúc cung tận tụy với kẻ đã từng xâm lược đất nước và vẫn đang chiếm giữ một phần da thịt Việt Nam của một bộ phận không nhỏ của các lãnh đạo.
Lãnh đạo nhà nước không những thích nói những câu vượt hàng rào chữ nghĩa, họ còn xem thường mức độ hiểu biết của quần chúng trong đó không ít người từng dạy cho họ học trong mái trường xã hội chủ nghĩa. Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không cần suy nghĩ chi cho sâu xa, phán rằng "Nợ xấu tăng vì lợn rớt giá". Đối với một Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ lấy đơn vị "lợn" để làm chuẩn mực khi cân đo tài chánh cho cả quốc gia thì thật là hồng phúc cho dân tộc.
Nhắc tới "hồng phúc" người Sài Gòn không thể nào quên bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND thành phố từng tuyên bố : "Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của dân tộc". Một lần nữa bà Quyết Tâm không hề hớ hênh mà đã có chủ đích khi phát biểu điều này. Chân lý nằm ở chỗ hãy xem có bao nhiêu con cái lãnh đạo đang bơi trong chiếc hồ đầy ắp tiền bạc và quyền hành do cha mẹ chúng mang vào tiếp tục đè đầu nhân dân ?
Vừa hãnh tiến lại vừa giảo biện là tính chất chung của lãnh đạo Việt Nam ở cấp thành phố. Ông Bùi Xuân Cương, giám đốc sở Giao thông và vận tải thành phố cho rằng : "Kẹt xe kéo dài ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là ùn ứ vì xe vẫn có thể nhúc nhích được". Nhúc nhích tức là cử động, còn kẹt xe theo ông Cương thì phải hoàn toàn bất động mới được xem là kẹt xe ! Chỉ có thánh mới tranh biện được với ông mặc dù một người bán hàng rong quê mùa trên cái đất Sài gòn này cũng thừa khả năng biết được hai chữ nhúc nhích là gì.
Trở lại với phát biểu của ông Thể. Trong vai trò Bộ trưởng Giao thông và vận tải ông đã từng bao che cho các BOT bẩn khi áp dụng chữ "thu giá" thay vì "thu phí" như trước đó các BOT vẫn sử dụng tại các chốt thu phí. Phí và giá hoàn toàn khác nhau trên ngữ nghĩa lẫn mục đích nhưng ông vẫn kiên định lập trường về sự thông minh hoán chữ của ông. Sau khi dư luận phản ứng quyết liệt thì "thu giá" trở về với vị trí ban đầu của nó : vô nghĩa và được nghĩ ra từ một cái đầu không ngu cũng độn.
Sau ông Thể là những ai nữa thì nhân dân không cần biết. Dân chỉ biết rằng họ đông như ruồi và việc vo ve bên tai người dân không thể nào tiêu diệt được khi mà cả guồng máy chỉ chú ý tới mục tiêu "mị dân" là chính.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 08/03/2019 (canhco's blog)
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể có ngu và dốt hay không ?
"Họa vô đơn chí" rõ ràng đang ứng vào ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông và vận tải Việt Nam.
Dẫu không mong nhưng giờ, ông Thể vẫn trở thành thành viên… "nổi" nhất trong nội các của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu trước một ủy ban Quốc hội, tháng 3/2019
***
Xét cả về tính chất lẫn mức độ, ông Thể đã, đang và sẽ còn "nổi" rất lâu. Ngay cả khi các vấn nạn mà các trạm thu phí cho những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT gây ra cho chính trị, kinh tế, xã hội đã được giải quyết xong, chắc chắn ông Thể vẫn còn "nổi" lều bều như một ví dụ sinh động, minh họa cho một giai đoạn nhiều chuyện đáng bàn.
Trong mắt công chúng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Giao thông và vận tải Việt Nam đã chết, chính trường Việt Nam giờ chỉ còn ông Thể với hỗn danh Thể… "cá tra", hỗn danh này phổ biến tới mức, nhiều người sử dụng mạng xã hội bỡn cợt "thả cá trê", không thèm giải thích thì ai cũng biết đó là… ai và tại sao !
Bị công chúng miệt thị, rủa xả, ông Thể có… thốn không ? Có ! Thực tế cho thấy, ông không để sót cơ hội nào để "giải độc dư luận". Sau một thời gian dài bị cáo buộc là người đỡ đầu cho các trạm thu phí BOT mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam, dung dưỡng cho chủ đầu tư các trạm BOT này bóp cổ dân lành (1), thông qua báo giới, ông Thể phân bua với công chúng rằng đó là lỗi lầm của nhiệm kỳ trước.
Không may cho ông Thể là công chúng chưa quên rằng nhiệm kỳ trước, tuy không phải là Bộ trưởng Giao thông và vận tải nhưng ông vẫn là Thứ trưởng và trực tiếp phê duyệt nhiều văn bản hỗ trợ tận tình cho các dự án đầu tư vào hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Cũng vì vậy, không ít facebooker đùa như Mai Quốc Ấn từng đùa : Bộ trưởng Thể hiện nay cần kỷ luật Thứ trưởng Thể của nhiệm kỳ trước (2) !
Ở nhiệm kỳ này, dẫu Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước từng công bố kết quả nhiều cuộc khảo sát cho thấy, hàng loạt công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT hết sức đáng ngờ về việc lựa chọn chủ đầu tư, cách tính toán tổng vốn đầu tư, phương thức xác định thời gian thu phí, vị trí đặt trạm thu phí nhưng ngoại trừ đề nghị đổi thu phí thành thu… giá, ông Thể không làm gì cả !
Cho dù ông Thể ra sức biện bạch, thu… giá hợp lý hơn vì đó là quan hệ riêng tư giữa phía cung cấp dịch vụ và phía sử dụng dịch vụ, khác với thu phí phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng thu… giá vẫn tắc tử ! Tác dụng duy nhất của sáng kiến đổi thu phí thành thu… giá là công chúng không bán tín, bán nghi nữa mà đoan chắc như đinh đóng cột là ông Thể… có gì đó với chủ các trạm thu phí BOT.
Ông Thể mới thề là ông không… xơ múi gì trong các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT (3) nhưng rõ ràng là chẳng ai tin, thiên hạ không vì các trạm thu phí BOT trước sao thì giờ vẫn vậy. Chẳng riêng dân chúng, ngay cả Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước đồng thanh tuyên bố, các trạm thu phí BOT không ổn thì Bộ Giao thông và vận tải vẫn tụ thủ bàng quan.
Từ đầu năm tới nay, phản ứng của dân chúng đối với các trạm thu phí BOT càng lúc càng quyết liệt. Động tác duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thực hiện là bắt những người tích cực nhất trong chuyện gây áp lực với các trạm thu phí BOT để Bộ Giao thông và vận tải phải làm gì đó coi cho được. Không phải tự nhiên mà công chúng rủa ông Thể kịch liệt hơn khi Hà Văn Nam bị bắt, sáu người khác bị khởi tố (4).
Hà Văn Nam, 38 tuổi là một tài xế tham gia nhiều hoạt động phản đối các trạm thu phí BOT bị công chúng xác định là "bẩn" vì thời gian được phép thu phí dài đến mức phi lý, vì được phép đặt ở những vị trí vô lý để có thể buộc cả những phương tiện không sử dụng công trình giao thông đã đầu tư theo hình thức BOT phải trả phí. Chỉ vì chống các trạm thu phí BOT bẩn, Nam bị du đãng hăm dọa nhiều lần, thậm chí bị bắt giữ, đánh đập.
Giống như nhiều người, Chau Doan xem việc bắt Hà Văn Nam và khởi tố sáu người khác với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" tại trạm thu phí BOT Phả Lại là một "cú đạp vào mặt lương tri". Sự trắng trợn ấy cho thấy đẳng sau các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT là thế lực "bẩn" mà quyền lực "thật sự khủng khiếp", người Việt không nên thờ ơ nữa vì đó chính là dung dưỡng điều ác (5).
Trong bối cảnh dư luận như cuồng phong, ở vị trí Bộ trưởng Giao thông và vận tải, ông Thể bị buộc phải hành động. Không thể đụng đến BOT bẩn, ông Thể phải chứng tỏ, ít ra ông cũng có thể lập lại trật tự trong giao thông vốn hỗn loạn chẳng kém. Tuy nhiên ý tưởng buộc những người làm mất bằng lái xe phải thi lại không những không đem lại cho ông điểm nào mà còn làm hình ảnh của ông trở thành thảm hại hơn.
Ý tưởng này không chỉ chọc cho công chúng chửi, ý tưởng đó còn gây cho báo chí thuộc hệ thống truyền thông chính thức và một số cá nhân từng là viên chức hữu trách trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền cảm thấy ngứa ngáy. Nếu công chúng rần rần huỵch toẹt ông Thể "ngu quá, Thể" (6) thì hệ thống truyền thông chính thức – vốn "kiềm chế" tốt hơn - chê "sai quá, Thể" (7).
Chẳng phải chỉ có ông Trần Khắc Tâm, một cựu đại biểu Quốc hội than : Bó tay (8) ! – mà còn nhiều viên chức như ông Nguyễn Đình Quyền, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, ông Lê Hồng Sơn, cựu Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp, cho đó là lạm quyền, vô đạo (9), kém cỏi trong tư duy, hoạch định chính sách (10)…
***
Ông Thể đang loay hoay "giải độc dư luận", song song với VTV (đài truyền hình quốc gia) giúp ông phân bua (đề nghị buộc thi lại nếu mất bằng lái xe nhằm ngăn chặn những tài xế vi phạm luật giao thông bị thu bằng lái có thể dễ dàng vô hiệu hóa hình thức chế tài này), ông Thể cấp tốc ban hành công điện, yêu cầu hệ thống trực thuộc Bộ Giao thông và vận tải phải sớm đặt định những giải pháp liên quan tới đào tạo lái xe hiệu quả hơn…
Liệu điều đó có giúp mặt ông Thể sạch hơn không ? Chắc chắn là không ! Chẳng riêng ông Thể, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam càng ngày càng nhiều viên chức hữu trách thuộc đủ mọi cấp, ở đủ mọi ngành, kể cả những ngành mà bản chất vốn dĩ gắn chặt với kiến thức, tư cách như giáo dục, y tế… tự bôi rồi tự rửa nhưng càng rửa, mặt mũi, uy tín càng lem luốc.
Luong Ngoc Huynh khuyên, lãnh đạo các cấp cần phải nghĩ trước khi nói. Nếu dốt quá không dám chắc mình nghĩ có đúng không thì nên tham khảo trợ lý, đừng "lên đồng" nữa mà bị vạ miệng (11). Nguyễn Văn Tiến Hùng thì nhìn tình trạng thi nhau "lên đồng" là quá trình "giải thiêng" các viên chức vì chức vụ, bộ mặt, tư duy, cái miệng,… mỗi thứ đi một nẻo (12).
Có xứ nào như Việt Nam, trong mắt công chúng, viên chức càng cao cấp thì uy tín, phẩm giá càng rẻ ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 10/03/20149
Chú thích :
(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10211281723231375&set=a.2817432207462&type=3&theater
(4) http://soha.vn/vu-gay-roi-tai-tram-bot-pha-lai-bat-mot-tai-xe-de-dieu-tra-20190306183801874.htm
(5) https://www.facebook.com/DoanBaoChau65/posts/10156963226648965
(6) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=150885382590713&set=a.137599383919313&type=3&theater
(7) http://danviet.vn/tin-tuc/mat-gplx-phai-thi-lai-sai-qua-the-961623.html
(8) http://newsliving.net/2019/03/08/toi-chi-noi-mot-cau-bo-tay-bo-truong-the-2/
(9) https://nld.com.vn/thoi-su/mat-bang-lai-phai-thi-lai-day-kho-cho-dan-20190307222458318.htm
(11) https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/1171939516315549
Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông và vận tải, vừa lên tiếng "xin nhận trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước" và "xin lỗi gia đình các nạn nhân của bốn vụ tai nạn đường sắt, xảy ra liên tục trong bốn ngày từ 24 đến 27 tháng 5" (1).
Xây nhà dọc sát đường sắt rất dễ xảy ra tai nạn chết người - Hình minh họa.
Rạng sáng 24 tháng 5, đoàn tàu có số hiệu SE19, đi từ Hà Nội đến Đà Nẵng đã đâm vào một xe vận tải ở đoạn gần ga Trường Lâm, tọa lạc tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Vụ tai nạn làm hai người chết, mười người bị thương.
Chiều 26 tháng 5, hai đoàn tàu vận tải, một có số hiệu là ASY2 và một có số hiệu là 2469 lao thẳng vào nhau tại ga Núi Thành, tọa lạc tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, may mắn là chỉ có hai đầu máy hư hỏng, bốn toa lật ngang, không có thiệt hại nhân mạng.
Cũng chiều 26 tháng 5, khi vào ga Yên Xuân, tọa lạc tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, để nhường đường cho một đoàn tàu khác, thêm một đoàn tàu vận tải bị tai nạn – 2/27 toa đột nhiên trật khỏi đường ray.
Trưa 27 tháng 5, thêm một đoàn tàu vận tải (số hiệu SH3) đâm vào xe bồn chở bê tông lúc đang băng qua khu vực thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. May mắn là chỉ có đầu máy và xe bồn hư hỏng, không có thiệt hại về nhân mạng.
Sau bốn vụ tai nạn xảy ra liên tục trong bốn ngày, chiều 28 tháng 5, Bộ Giao thông và vận tải mới tổ chức một cuộc họp bất thường để xác định trách nhiệm và để xin lỗi. Bộ Giao thông và vận tải không thể tổ chức cuộc họp bất thường sớm hơn, chẳng hạn ngay vào sáng 24 tháng 5, sau vụ xảy ra vụ tai nạn đầu tiên vì lãnh đạo Bộ Giao thông và vận tải phải đến Đồng Tháp để dự buổi… khánh thành cầu Cao Lãnh.
Cả bốn vụ tai nạn vừa kể đã khiến giao thông trên tuyến đường sắt Xuyên Việt đình trệ. Cho dù kế hoạch của chủ những lô hàng mà ngành đường sắt được thuê vận chuyển, rồi sinh hoạt của những cá nhân chọn đường sắt làm phương tiện di chuyển, cũng như cộng đồng cư dân các địa phương mà tai nạn xảy ra, bị đảo lộn, bị gián đoạn... song trong số này chẳng có ai chết hoặc bị thương nên ông Thể không… xin lỗi.
***
Giống như sau vô số những tai nạn thương tâm đã từng xảy ra trong quá khứ, lần này, cả dân chúng lẫn báo giới lại nói xa, nói gần về chuyện lãnh đạo ngành như ông Thể nên từ chức hoặc Thủ tướng Việt Nam nên cách chức ông Thể.
Tại Việt Nam, những đề nghị, đòi hỏi như thế là… phi lý. Ông Thể là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, thành ra Thủ tướng Việt Nam – người đứng đầu nội các - không có quyền gạt ông Thể - một thành viên trong nội các - ra khỏi vị trí Bộ trưởng Giao thông và vận tải vì chỉ Bộ Chính trị mới có quyền đó. Đó cũng là các đại biểu Quốc hội muốn chất vấn ông Thể về trách nhiệm Bộ Giao thông và vận tải sẽ phải uốn lưỡi "70 lần 7", chưa kể yếu tố ông Thể ngang hàng với họ vì ông cũng là… đại biểu quốc hội.
Ông Thể được giới lãnh đạo Đảng lựa chọn – quy hoạch – sắp đặt nên lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ không có tư cách đặt vấn đề về tư cách của ông nếu giới lãnh đạo Đảng chưa bật đèn xanh.
Đâu phải tự nhiên mà sau bốn vụ tai nạn đường sắt xảy ra liên tục trong bốn ngày, nơi đầu tiên ông Thể nghiêng minh gửi lời xin lỗi là Đảng, tiếp đó mới tới Nhà nước và cuối cùng mới là gia đình các nạn nhân.
Còn một điểm khác phải chú ý là chỉ đòi truy cứu trách nhiệm của ông Thể cũng như ngành giao thông – vận tải là chưa sòng phẳng.
Hai trong bốn vụ tai nạn đường sắt xảy ra liên tục trong bốn ngày hạ tuần tháng này là do hạ tầng đường sắt có vấn đề. Hạ tầng đường sắt có vấn đề là vấn đề đã có từ lâu. Hồi tháng 3, Đài Truyền hình Quốc gia từng phát một phóng sự nhắc lại rằng, tại Việt Nam có những đoạn đường ray đã dùng hàng trăm năm nhưng đến nay không thay thế mà cũng chẳng sửa chữa. Với số tiền mà công quỹ cấp hàng năm cho việc duy tu – bảo dưỡng hệ thống đường ray như hiện nay thì chỉ tính riêng đoạn đường sắt chạy ngang tỉnh Thanh Hóa cũng phải chờ thêm 100 năm nữa. Bên cạnh hệ thống đường ray cũ, nát, trên tuyến đường sắt xuyên Việt còn có 600 cây cầu càng ngày càng yếu nhưng vẫn dùng chứ không sửa vì không có tiền (2).
Tiền cho hạ tầng đường sắt tất nhiên nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của Bộ Giao thông và vận tải. Khi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa ra hết "chủ trương lớn" này tới "chủ trương lớn" khác, "chủ trương lớn" nào cũng được Quốc hội bày tỏ sự đồng thuận gần như tuyết đối và Chính phủ cứ thế thi hành thì làm gì còn tiền cho hạ tầng đường sắt ? Đã biết thế thì đâu có đồng chí nào ủng hộ "chặt đầu, lột da" ông Thể.
Hai trong số bốn vụ tai nạn đường sắt còn lại đã được xác định là do quản lý – điều hành trật tự giao thông quá tồi. Cả hai đều xảy ra ở những chỗ giao cắt giữa tuyến đường sắt xuyên Việt và đường bộ. Theo giới hữu trách, tài xế xe vận tải, xe bồn chở bê tông bị đụng đều do thiếu quan sát, vượt ẩu khi băng qua đường sắt. Cũng theo giới hữu trách hiện có 5.700 con đường cắt ngang tuyến đường sắt xuyên Việt, trong số nay có hơn 4.000 là đường tự mở. Tuy nhiên đó là chuyện ngoài phạm vi trách nhiệm của ngành giao thông – vận tải. Địa phương nào cũng có chính quyền và công an nhưng chưa có ai yêu cầu chính quyền địa phương và công an phải chịu trách nhiệm về an toàn giao thông đường sắt, thế thì hà cớ gì họ phải vơ trách nhiệm vào ? Thật ra công an có cảnh sát kiểm soát giao thông đường sắt nhưng có một thực tế mà ai cũng biết là để ý đến hoạt động giao thông đường sắt thì… được gì (?) ngoài phân và nước tiểu tung tóe dọc đường ray bởi nhà vệ sinh trên nhiều đoàn tàu vẫn chưa có thùng chứa, tất cả những thứ mà hành khách phóng uế đều đi thẳng ra… bên ngoài tàu.
***
Cứ nhìn bốn vụ tai nạn đường sắt xảy ra liên tục trong bốn ngày hạ tuần tháng này theo lối ấy thì chẳng lẽ lại không có ai chịu trách nhiệm ?
Có chứ ! Ít nhất Công an Thanh Hóa đã tống giam hai người gác chắn tàu ở đoạn đường ray gần ga Trường Lâm, tọa lạc tại huyện Tĩnh Gia. Họ bị cáo buộc "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Nhân chuyện hai nhân viên đường sắt bị tống giam, thêm một lần nữa, các viên chức hữu trách của ngành giao thông – vận tải lặp lại với vẻ đầy thương cảm, gác chắn đường sắt, tuần tra đường sắt là những công việc căng thẳng, trách nhiệm nặng nề nhưng lương rất thấp. Dẫu lãnh đạo liên tục tỏ ra rất đồng cảm nhưng sau nhiều năm, nhân viên gác chắn đường sắt, tuần tra đường sắt vẫn không đủ sống và thường là đối tượng bị tống giam sau các vụ tai nạn đường sắt.
Năm 2016 tại Việt Nam có 381 vụ tai nạn trên đường sắt khiến 166 người chết (4), năm 2017 số vụ tai nạn đường sắt giảm xuống hơn một nửa (164 vụ) nhưng số người chết chỉ giảm 20% (133 người) (5) thành ra thiệt hại nhân mạng có khuynh hướng nghiêm trọng hơn (mức trung bình về số người thiệt mạng trong một vụ tai nạn đường sắt năm sau cao hơn hẳn năm trước).
Chẳng riêng đường sắt, đường bộ, đường thủy cũng đầy rủi ro. Năm ngoái, tổng số người chết vì tai nạn trên cả ba loại đường (thủy, bộ, sắt) vẫn còn hơn 8.000. Đa số nạn nhân chết không phải do lỗi của họ và tới lúc nhắm mắt, xuôi tay cũng chẳng hiểu tại sao. "Tai bay, vạ gửi" giờ rải rác khắp nơi, người Việt đâu chỉ mất mạng khi đang di chuyển trên đường, ở trong nhà cũng chết vì thủy điện đột nhiên xả lũ, vì phá rừng, khai thác đất đá vô tội vạ, vì cướp… Có những trường hợp, cái chết đến ngay lập tức nhưng không ít trường hợp, cái chết đến từ từ, nạn nhân vật vã, quằn quại với bệnh tật do không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm không an tòan rồi mới được giải thoát bằng cái chết…
Trước những mất mát, người Việt thường tự trấn an mình và an ủi nhau : Trời kêu ai nấy dạ. Song càng ngày càng nhiều trường hợp dường như Trời chưa muốn kêu, đương sự tất nhiên không muốn dạ mà vẫn uổng tử vì thói vô trách nhiệm, vì lối suy nghĩ - xử sự thiếu lương tâm. Kêu ai ? Ai đoái hoài ? Chẳng có ai cả. Bạn không thấy với những cá nhân được xem là hữu trách, ngay cả xin lỗi cũng phải chờ sức ép đủ lớn mới bật ra thành lời đó sao ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 31/05/2018
Chú thích :
(2) http://vtv.vn/trong-nuoc/nhung-nut-that-ton-tai-cua-duong-sat-viet-nam-20180325163013887.htm
(5) http://kinhtedothi.vn/nam-2017-gia-tang-cac-vu-tai-nan-giao-thong-nghiem-trong-306903.html