Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hoa Kỳ, những người trong và ngoài nước đều biết trước kết quả sẽ được loan báo như thế nào. Trong khi báo chí nhà nước loan tin "Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đạt kết quả toàn diện" thì báo chí đấu tranh gọi đó là "Chuyến đi thất bại của ông Phúc"…

labai1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hoa Kỳ gặp Tổng thống Donald Trump

Kết quả này đã được ghi sẵn trong Quốc văn giáo khoa thư, và mỗi lần xảy ra một biến cố tương tự như thế là cứ đem ra chép lại, chẳng cần biết chuyện gì đã thật sự xảy ra.

Mặc dầu đã phải bỏ nước ra đi vì Miền Nam bị Mỹ bán cho Trung Quốc, nhiều người Việt đấu tranh vẫn giữ vững hai tín điều : tín điều thứ nhất là "Mỹ chống cộng" và tín điều thứ hai là "Mỹ tôn trọng dân chủ và nhân quyền", trong khi thực tế hoàn toàn khác hẳn. Bây giờ hai lãnh tụ cộng sản hàng đầu của thế giới là Putin và Tập Cận Bình đều đã trở thành "đồng chí" của Donald Trump, còn "dân chủ và nhân quyền" là chuyện ông ta chẳng cần biết đến, ông ta chỉ lo chuyện làm ăn. Do đó, phải bỏ hai tín điều nói trên mới có thể thấy được vai trò của lá bài Việt Nam trong chiến lược Đông Nam Á của Mỹ và tại sao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải đến Mỹ trong cảnh dầu sôi lửa bỏng như hiện nay.

Lá bài Việt Nam trong chiến lược Mỹ

1. Từ đối đầu đến đối tác

Không một ai có thể cứ sống mãi với dĩ vãng, nhất là một quốc gia. Sau khi chế độ cộng sản Liên Xô bị sụp đổ và Trung Quốc bắt đầu thực hiện tham vọng bành trướng, Mỹ phải thay đổi chiến lược. Muốn kiềm chế Trung Quốc, Mỹ phải trở lại Đông Nam Á vì đó là con đường tiến ra Thái Bình Dương của Trung Quốc, tại đây Việt Nam là "cửa ải" đầu tiên. Mỹ nghĩ ngay đến việc sử dụng Việt Nam làm "Tiền đồn ngăn chận Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á". Lúc đầu Việt Nam rất e ngại Mỹ nên do dự, do đó Mỹ phải khôn khéo, kiên nhẫn và tiến từng bước.

Tháng 4 năm 1991, Tổng thống George Bush đề nghị với Việt Nam "Lộ Trình" (Road Map) từng bước bình thường hóa quan hệ.

Ngày 3/2/1994, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn cấm vận cho Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai nước.

Ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Ngày 14/7/2000, tại Washington D.C., đại diện hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương sau nhiều vòng đàm phán.

Ngày 17/10/2001, Tổng thống George W. Bush phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.

Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Ngày 25/7/2013, Việt Nam và Hoa Kỳ tuyên bố Đối tác toàn diện (Comprehensive Partnership)

Ngày 2/10/2014, Mỹ tuyên bố tháo gỡ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam,

Ngày 6/2/2015, Mỹ tuyên bố giao 5 tàu tuần duyên cho Việt Nam.

Như vậy là từ "Đối đầu" với Việt Nam, Mỹ đã tiến tới "Đối tác".

2. Ưu đãi đặc biệt về thương mại

Mỹ nhận thấy muốn phát triển kinh tế, Việt Nam cần có thị trường để xuất cảng những sản phẩm mà Việt Nam có thể xuất cảng nhiều được, đó là hải sàn (tôm, cá tra), hàng may mặc, giầy dép, rau quả, đồ gỗ, v.v. Các chính phủ Mỹ đã biến Hoa Kỳ thành thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, mặc dầu phần thâm thủng mậu dịch về phía Hoa Kỳ ngày càng lớn. Tài liệu thống kê mới nhất của Mỹ vào đầu tháng 6/2017 cho biết như sau (tính theo USD) :

Năm 2012 : Việt Nam mua của Mỹ 4,6 tỷ, bán cho Mỹ 20,2 tỷ, Mỹ bị thâm thủng 15 tỷ.

Năm 2013 : Việt Nam mua của Mỹ 5 tỷ, bán cho Mỹ 24,6 tỷ, Mỹ bị thâm thủng 19,6 tỷ.

Năm 2014 : Việt Nam mua của Mỹ 5,7 tỷ, bán cho Mỹ 30,6 tỷ, Mỹ bị thâm thủng 24,8 tỷ.

Năm 2015 : Việt Nam mua của Mỹ 7,1 tỷ, bán cho Mỹ 38 tỷ, Mỹ bị thâm thủng 30,9 tỷ.

Năm 2016 : Việt Nam mua của Mỹ 10,1 tỷ, bán cho Mỹ 42 tỷ, Mỹ bị thâm thủng 31,9 tỷ.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2016, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng 43,5 lần, mức kim ngạch xuất nhập khẩu từ 1,08 tỷ USD năm 2000 lên 52,1 tỷ USD năm 2016 (tài liệu của Mỹ).

Trong năm 2016, Trung Quốc chiếm 21% và Mỹ 14% trị giá mậu dịch quốc tế của Việt Nam.

Với Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2016 là 21,8 tỷ USD, còn Việt Nam nhập khẩu của Trung Quốc đến 49,8 tỷ USD, Việt Nam bị thâm hụt mậu dịch là 28 tỷ USD.

Với Hoa Kỳ, như các con số đã trình bày trên, Việt Nam đã đạt thặng dư mậu dịch với Mỹ lên đến 31 tỷ 9. Mỹ chấp nhận sự thâm thủng mậu dịch trong giao thương với Việt Nam để giúp Việt Nam đứng vững và không nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama kéo dài 3 ngày vào tháng 5 năm 2016, Giáo sư Jonathan London thuộc Đại học Hồng Kông nói : "Sự nồng ấm hơn trong mối quan hệ Việt Mỹ mở ra một cơ hội cho Việt Nam có khả năng tự vệ và độc lập trước Trung Quốc, điều mà họ không thể làm trước đây. Bên cạnh đó, họ có khả năng cụ thể để phát triển những hệ thống và công nghệ mà họ có thể tiếp cận."

Khủng hoảng do sự thắng cử của Trump

Khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống và tuyên bố hủy bỏ hiệp định TPP, bảo hộ mậu dịch và liệt kê Việt Nam vào số các nước cướp công ăn việc làm của Mỹ... Việt Nam lo sợ sẽ bị mất không những phần quota (định số) xuất cảng qua Mỹ mà ông Obama hứa sẽ tăng thêm khi TTP được áp dụng, mà còn có thể bị cắt phần lớn quota hiện có của Viêt Nam, vì Mỹ bị thâm thủng mậu dịch quá nhiều. Các nhà chiến lược Mỹ và Nhật phải tìm cách trần an Việt Nam. Trong 16 năm qua, Nhật là nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, còn Mỹ đứng đầu trong các nước nhập khẩu hàng Việt Nam. Hai nhân vật được phái đến làm công việc trấn an này là Ngoại trưởng Kerry và Thủ tướng Nhật Abé..

1. Chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Kerry

Ngày 13/1/2017, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt đầu chuyến công du bốn nước trước khi kết thúc nhiệm kỳ, đó là Việt Nam, Pháp, Anh và Thụy Sĩ. Ông đặt chân đến Hà Nội đầu tiên. Trong một cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và chào xã giao Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ông nói : "Tôi rất vui mừng được trở lại Việt Nam, nơi chúng ta đang thúc đẩy một mối quan hệ phát triển." Rồi ông trấn an Việt Nam : "Quan hệ hữu nghị giữa hai nước không phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân, hay đảng phái nào. Nó dựa trên những lợi ích chung".

Những gì ông Kerry hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam chúng ta không thể biết được.

2. Thủ tướng Nhật Shinzo Abé đến Việt Nam

Sau Ngoại trưởng Kerry, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã đến thăm Việt Nam trong hai ngày 16 và 17/1/2017. Ông cho biết chính sách ngoại giao năm thứ 5 của ông đã khởi đầu từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Quốc gia đầu tiên ông tới trong quan điểm đó chính là Việt Nam. Nhật Bản cần triển khai chính sách ngoại giao tích cực với chân trục đặt vững chãi tại khu vực này và với tầm nhìn bao phủ giống như đang nhìn vào quả địa cầu trước mặt. Ông nhấn mạnh :

"Việt Nam, cũng như các nước khác, chia sẻ với chúng tôi tinh thần thượng tôn luật pháp, bảo đảm tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Đây là các nguyên tắc căn bản và chúng tôi muốn nó sẽ trở thành vững chắc, không gì thay đổi được. Nguyên tắc vững chắc đó sẽ tạo nên hòa bình và thịnh vượng của khu vực chúng ta".

Ông khẳng định về lâu về dài Chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản sẽ cùng chung sức để hỗ trợ cho sự phát triển của Việt Nam. Thủ tướng Abe thông báo nước này quyết định đóng 6 tàu tuần tra mới cho Việt Nam. Trong chuyến công du Nhật Bản vừa qua, ngày 5/6/2017 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam tại Tokio với hơn 1.600 doanh nhân, trong đó có 200 đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam. Hai bên đã ký kết các hợp đồng hợp tác đầu tư trị giá 22 tỷ USD.

Như vậy nếu Donald Trump không còn yểm trợ Việt Nam về phương diện kinh tế và an ninh Biển Đông, Nhật sẽ thay thế. Nhật cam kết sẽ cấp thêm 1,05 tỷ USD vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) cho Việt Nam.

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản cũng đã đến thăm Việt Nam từ ngày 28/2 đến ngày 5/3/2017.

Qua một cuộc vận động khéo léo

Với sự vận động khéo léo và tích cực của ông Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội và một số nhân vật khác, chúng phủ Hoa Kỳ đã duyệt xét và điều chỉnh lại tương quan mậu dịch giữa Mỹ và Việt Nam, đồng thời nâng cao vai trò của Việt Nam lên trong vấn đề bảo vệ an ninh Biển Đông. Theo hãng tin Reuters, đây là kết quả của nhiều cuộc trao đổi qua điện thoại, thư từ, nhiều cuộc tiếp xúc ngoại giao và nhiều chuyến đi của các viên chức cấp thấp từ rất lâu trước khi ông Trump nhậm chức.

Sau khi đã có sự thỏa thuận của hai bên, ngày 20/4/2017, Tướng H. R. McMasster, Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đã chuyển thư của Tổng thống Donald Trump cho Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Hoa Kỳ. Tổng thống Trump cũng xác nhận sẽ có mặt tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017 để tham dự Hội nghị APEC 2017.

labai0

Quan hệ đối tác Mỹ-Việt là yếu tố chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Tổng thống Trump ngày 31/5/2017 chỉ là vấn đề nghi thức, mọi văn kiện đã được soạn sẵn hết rồi, ông Trump chẳng biết gì để bàn. Hai bên đã đưa ra một thông cáo chung xác định tăng cường quan hệ đối tác toàn diện đã được hai bên ký kết trong tuyên bố ngày 25/7/2013.

Về kinh tế : Việt Nam đã ký 13 hợp đồng trị giá 8 tỉ USD, trong đó có 3 tỉ USD hàng hóa Mỹ, sẽ giúp tạo thêm ở Mỹ 23.000 việc làm. Đáng chú ý nhất là hợp đồng với General Electric trị giá 5,58 tỉ USD trong lãnh vực điện năng và hàng không. Đây là hợp đồng lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Công ty hàng không giá rẻ VietJet Air đã ký mua 215 động cơ máy bay trong 12 năm, trị giá 3,58 tỉ USD với CFM International, v.v. Theo Reuters, Tổng thống Donald Trump nói với báo chí tại Tòa Bạch Ốc : "Việt Nam vừa ký một loạt hợp đồng với Hoa Kỳ, và chúng tôi hoan nghênh việc này. Nhiều tỉ đô la có nghĩa là công ăn việc làm cho người Mỹ và các thiết bị rất tốt cho Việt Nam".

Như vậy quota nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ năm tới sẽ không thay đổi hay chỉ giảm chút ít.

Về bảo vệ an ninh Biển Đông : Tổng thống Donald Trump nhắc lại cam kết Mỹ sẽ bảo vệ quyền tự do đi lại trên Biển Đông, và phản đối mọi hoạt động nhằm quân sự hóa khu vực. Ngày 22/5/2017, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius chính thức bàn giao 6 tàu tuần tra Metal Shark 45-foot (tương đương 14 mét) cho Cảnh sát biển Việt Nam tại Quảng Nam, Vùng 2. Các tàu này sẽ được sử dụng vào việc thực thi pháp luật về buôn lậu, buôn bán bất hợp pháp, cướp biển và các vụ cướp tàu có vũ trang, và đánh bắt cá bất hợp pháp. Chuẩn đô đốc Tuần duyên Hoa Kỳ Michael J. Haycock tuyên bố : "Các con tàu này mang một biểu tượng ý nghĩa và cụ thể về quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - Việt Nam".

Việt Nam : đồng minh tiềm tàng của Mỹ ?

Về địa lý chính trị, Việt Nam là cửa ngỏ của Đông Nam Á, nên Trung Quốc muốn dùng Việt Nam làm bàn đạp để tiến xuống, trong khi đó Mỹ và Nhật lại tìm mọi cách để chặn lại. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Katrina Adams tuyên bố : "Quan hệ đối tác Mỹ-Việt là yếu tố chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Trong bài "Bước ngoặt hậu chiến, Mỹ thấy Việt Nam là đồng minh tiềm tàng", đài VOA của chính phủ Hoa Kỳ cho biết tại một hội nghị kỷ niệm 20 năm quan hệ song phương, Đại sứ Ted Osius phát biểu : "Chúng tôi đã biến một lãnh vực từng có xung đột lớn thành một lĩnh vực mà chúng tôi đang hợp tác rất nhiều với Việt Nam". Nhưng cựu Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên của Việt Nam đã bác bỏ điều mà ông gọi là những "tin đồn" cho rằng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đang đẩy Việt Nam vào vòng tay Mỹ. Ông nói : "Không có chuyện chúng tôi lợi dụng mối quan hệ này để đối trọng với bên kia. Đó không phải là chính sách của chúng tôi". Ông cho rằng hai nước Việt Nam và Mỹ đang xích lại gần nhau hơn vì lợi ích tổng thể của đôi bên.

Điều chắc chắn là Hà Nội không bao giờ từ bỏ Trung Quốc để trở thành một đồng minh chí cốt của Mỹ như Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Hà Nội chỉ muốn liên kết với Mỹ và Nhật để đừng bị Bắc Kinh bắt nạt và thủ lợi.

Kể từ khi Mỹ giết ông Ngô Đình Diệm và bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, không nước nào dám làm đồng minh chí cốt của Mỹ nữa. Hai đồng minh chí cốt lâu đời nhất của Mỹ là Thái Lan và Philippines cũng đang bỏ Mỹ đi theo Trung Quốc. Mỹ cũng biết rõ như vậy và Mỹ chỉ muốn dùng Việt Nam làm "tiền đồn ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á". 

Lá bài Việt Nam của Mỹ chỉ có như thế. Việt Nam không phải là "đồng minh tiềm tàng của Mỹ".

Ngày 8/6/2017

Lữ Giang

Additional Info

  • Author Lữ Giang
Published in Diễn đàn

Chuyến đi thăm M ca Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc không có tính đt phá, nhưng li m ra trin vng hp tác quc phòng, giúp gim bt s lo lng v xung đt Bin Đông, mt chuyên gia hàng đu ca Vit Nam cho biết.

bd1

Tàu sân bay củ Hi quân Hoa Kỳ USS Carl Vinson.

Giáo sư Tương Lai nhn đnh v chuyến thăm Mỹ ba ngày ca Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc kết thúc ngày 31/5 như sau :

"Chuyến đi không có nhng thành công manh tính đt phá nhưng m ra nhng trin vng tương đi tt đp".

bd2

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc và Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump, ti Tòa Bch c, ngày 31/5/2017.

Theo ông Tương Lai, các trin vng đó là tăng cường hp tác quc phòng song phương, như M quyết đnh chuyn giao tàu tun tra cho Vit Nam, nhm tăng cường năng lc thc thi pháp lut trên bin, và đc bit "Th tướng Nguyn Xuân Phúc bày t quan tâm ti việc tiếp nhn thêm trang thiết b quc phòng, bao gm các tàu tun tra cho lc lượng cnh sát bin Vit Nam".

"Trong tuyên bố chung nêu nhiu yếu t cho thy rõ mong mun thúc đy mnh m hơn mi quan h gia M và Vit Nam, đc bit quan h quc phòng, quân sự theo chiu hướng M giúp Vit Nam nâng cao năng lc kim soát vùng bin ca mình, còn Vit Nam thì sn sàng mua tàu tun tra bin ca M".

bd3

Binh lính Việt Nam ti qun đo Trường Sa

Giáo sư Tương Lai cũng lưu ý mt chi tiết quan trng trong tuyên b chung Vit – M : "Hai nhà lãnh đo trao đi v kh năng tàu sân bay Hoa Kỳ thăm cng Vit Nam và các bin pháp tăng cường hơn na hp tác gia các lc lượng hi quân hai nước".

Tuyên bố "hp tác hơn na gia hi quân hai nước", theo nhn đnh ca ông Tương Lai, phn nào làm gim đi ni lo lng vic Hoa Kỳ có kh năng "đi đêm" vi Trung Quc trong vn đ tranh chp Bin Đông, nơi c Vit Nam và Trung Quc đu có tuyên b ch quyn chng ln.

"Ông Trump không chủ trương xoay trc sang Châu Á như ông Obama, nhưng qua thông cáo chung gia hai nước và qua thái đ đón tiếp ông Nguyn Xuân Phúc mt cách trng th, thân tình, thì tôi đánh giá rằng mi lo đi vi tình hình Bin Đông, đi vi âm mưu ca Trung Quc, đi vi vic M có kh năng đi đêm vi Trung Quc phn nào gim bt".

Một chi tiết na trong tuyên b chung, mà theo ông Tương Lai, là rt đáng chú ý : "Hai nhà lãnh đo nhn mnh tm quan trng ca vic đm bo t do hàng hi, hàng không, và các hình thc s dng bin hp pháp khác ; bày t lo ngi v tác đng bt n mà nhng hạn chế bt hp pháp đi vi t do trên bin gây ra đi vi hòa bình và thnh vượng ca khu vc Châu Á – Thái Bình Dương".

Ông Tương Lai nói rng mc dù bn tuyên b chung "không đim mt ch tên Trung Quc" trong tranh chp Bin Đông, nhưng th hin rõ quan điểm ca M :

"Tuyên bố chung ca hai bên không nói nhiu đến Bin Đông, nhưng nói nhiu đến vn đ hp tác quân s. Quân đi M lưu tr nhng thiết b vt tư y tế trên lãnh th Vit Nam đ có th s dng ngay khi cn thiết. Nhn mnh tm quan trng ca t do hàng hi, hàng không, và các hình thức s dng bin hp pháp khác. Tôi đc bit lưu ý vic hai nhà lãnh đo nhn mnh các bên cn kìm chế, không có các hành đng có th gây gia tăng căng thng, như vic quân s hóa các cu trúc có tranh chp. Tuy không đim mt ch tên, nhưng ai cũng biết, đó là hành đng ăn cướp ca Trung Quc, đang gây căng thng Bin Đông và xâm phm quyn ch quyn ca Vit Nam và vi phm lut pháp quc tế".

bd4

Đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ do TNS John McCain dn đu đến thăm tàu USS John McCain ti quân cng Cam Ranh, Khánh Hòa, ngày 2/6/2017. (nh Người Lao đng)

Ngoài ra, vị giáo sư 81 tui này còn cho rằng M th hin rõ quan đim có trách nhim trong vn đ Bin Đông :

"Khi mà bản tuyên b nói rng Tng thng Trump nhn mnh vic Hoa Kỳ tiếp tc cho các tàu và máy bay di chuyn, hot đng ti bt kỳ nơi nào lut pháp quc tế cho phép – điu đó th hin rằng M có thái đ trách nhim đi vi vn đ Bin Đông, M không làm lơ trước nhng hành đng ngang ngược ca Trung Quc trên Bin Đông".

Ông Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đo Đông Nam Á đu tiên thăm Tòa Bch c k t khi Tng thng Trump nhm chc vào tháng Giêng. Đài truyền hình CNBC nói rng Hà Ni có th ni lên như mt nhân t ch cht trong n lc dài hn ca chính quyn M v Đông Nam Á, nhm mc đích hóa gii nh hưởng ca Bc Kinh trong Bin Đông.

Trong một din biến liên quan, ti din đàn Đi thoại Shangri - La hàng năm Singapore vào ngày 3/6, B trưởng Quc phòng M James Mattis nói vic xây dng và quân s hóa các đo nhân to Bin Đông làm suy yếu s n đnh ca khu vc và cáo buc Trung Quc coi thường li ích ca các quc gia khác và không tuân thủ lut pháp quc tế.

Trang Zing.vn cho biết Vit Nam không tham d cp Bộ trưởng nên không phát biu ti phiên toàn th ti Đi thoi Shangri-La 2017.

Tuy nhiên, thứ trưởng B Công an, Thượng tướng Bùi Văn Nam, đi din Đoàn Vit Nam nêu quan đim đ gii quyết xung đt trên Bin Đông như sau : "Ti Đi thoi Shangri-La ln này, Vit Nam tiếp tc trao đi vi mi đi tác có liên quan đ thng nht mi vn đ trên bin được gii quyết bng lut pháp quc tế, tôn trng li ích ch quyn ca nhau, gii quyết bng bin pháp hòa bình. Đng thi, chúng ta cũng to s tin cy và tăng cường hp tác, tránh hiu lm và c gng đ các nước gn nhau hơn".

Published in Việt Nam

Đầu tiên là những hình ảnh đón tiếp quá tệ hại của Hoa Kỳ đối với Nguyễn Xuân Phúc, không có những quan chức cao cấp, chỉ một vài nhân viên đến nỗi báo chí Việt Nam còn không biết tên và chức vụ của họ, buộc phải mô tả chung chung là nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ.

Các phóng viên kỳ cựụ về việc bỡ đợ đi theo Phúc không thể nào chớp được tầm hình để nâng tầm hoành tráng cho vị thủ tướng của mình, tất cả các tấm hình đều được chụp lấy phạm vị hẹp để tránh những hình ảnh xuề xoà xung quanh lọt vào khung hình.

nxp1

Những hình ảnh đón tiếp quá tệ hại của Hoa Kỳ đối với Nguyễn Xuân Phúc

nxp2

Hình ảnh Trump đứng ở cửa Nhà Trắng đón Phúc, người ta không hiểu ông Trump đón ông Phúc vào ở đâu

nxp3

Cái cửa mà Trump đón Phúc như một lối đi ra vườn

Nhìn hình ảnh Trump đứng ở cửa Nhà Trắng đón Phúc, người ta không hiểu ông Trump đón ông Phúc vào ở đâu, nếu như báo chí Việt Nam không ghi chú đó là nhà trắng. Tấm hình không nói nên điều ấy, vì trong khuôn hình chỉ mỗi một cánh cửa nhỏ và hai nguyên thủ quốc gia bắt tay nhau ở đó. Cái cửa mà Trump đón Phúc như một lối đi ra vườn. Nếu so hình ảnh mà Hoa Kỳ đón tiếp Nguyễn Tấn Dũng trước đó với việc đón Nguyễn Xuân Phúc ngày nay thì dường như thấy sự khác biệt khá rõ rệt.

nxp4

Tổng thống Obama đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ở California ngày 15/2/2016 (Ảnh: AP)

nxp5

Hình ảnh mà Hoa Kỳ đón tiếp Nguyễn Tấn Dũng tại sân bay  ngày 15/02/2016

Việc đón tiếp lạnh nhạt và theo nghi lễ tối thiểu cho phải phép như thế đã thấy kết quả của cuộc gặp sẽ thế nào. Được ấn định trong vài chục phút hội đàm với tổng thống Trump, không có thời gian kéo dài thêm, sau màn chào hỏi và vài lời xã giao đến vài trao đổi, Trump là người ấn định cuộc chơi mặc dù báo chí Việt Nam chỉ thấy đưa tin rằng thủ tướng nói thế này, ý kiến nọ, đề nghị kia.

Hoa Kỳ  đòi Việt Nam ủng hộ vấn đề phi hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, cải thiện thâm hụt thương mại của Hoà Kỳ với Việt Nam,  tiếp tục quân nhân Mỹ mất tích, tình trạng nhân quyền ở Việt Nam...và cuối cùng là việc Hoa Kỳ cần một trụ sở ngoại giao khang trang và rộng rãi hơn ở Hà Nội. Đổi lại Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công hội nghi Apec và hoà bình trên biển Đông.

Hoa Kỳ đãi tiệc cho Nguyễn Xuân Phúc ở trụ sở Bộ Ngoại giao chứ không phải Nhà Trắng.

Đón tiếp sơ sài, đòi hỏi nhiều thứ... đó là sự khác biệt trong quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam so với những năm trước đây. Điều này phản ánh đúng  bản chất thực tế trong quan hệ hai nước, cho thấy Việt Nam muốn nâng cao vị trí của mình trong con mắt quốc tế thì phải có nhiều nỗ lực để được quốc tế chú ý, những nỗ lực mang tính tích cực chứ không phải những nỗ lực của các nghệ sĩ Việt Nam trên sân khấu tạo những vụ bê bối để gây chú ý dư luận.

Nếu là một người có liêm sỉ, hẳn thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ nhận mình cần phải làm những gì để lần sau đến Hoa Kỳ được đón tiếp trọng vọng hơn. Không phải chỉ là việc cơi nới một vài điều khoản trong chính sách cho nhà đầu tư nước ngoài là đủ, bởi những nhà đầu tư Hoa Kỳ còn nhiều thị trường khác trên thế giới này hấp dẫn với họ hơn. Vì thế, vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nếu như được giải quyết tốt sẽ là cách nâng cao vị thế Việt Nam tốt hơn cả.

Chuyến đi Hoa Kỳ lần này là bài học cho thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một chuyến đi có thể khẳng định là thất bại toàn diện về mọi mặt hay nói cách khác là sự xuống cấp thảm hại trong quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ.

Hy vọng ông Phúc sẽ sáng mắt và có những cải cách để nâng vị trí của mình lên ở những chuyến đi sau tới các nước phương Tây khác. Những vụ việc đàn áp tôn giáo, nhân quyền bằng các sử dụng côn đồ, vũ lực ở khắp đất nước Việt Nam ngày càng gia tăng mức độ rộng hơn, nhiều hơn và tàn bạo hơn trong nhiệm kỳ ông làm thủ tướng, các vụ việc này đều được các tổ chức nhân quyền quốc tế báo cáo rõ ràng tới quốc hội ở những quốc gia tiến bộ, đặc biệt là thái độ của chính phủ Việt Nam thiếu thiện chí xử lý giải quyết ô nhiễm môi trường. Nhìn những gì mà Trump thể hiện từ khi ngồi ở Nhà Trắng đến nay, và thái độ đón tiếp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa qua có lẽ cộng sản Việt Nam khó mà trông đợi gì vào Hoa Kỳ khi Trump còn làm tổng thống. Tuy nhiên thì vẫn còn nhiều cường quốc tiến bộ văn minh khác đang trông chờ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tỏ ra văn minh và tôn trọng môi trường, tôn trọng quyền con người để nâng cao hợp tác quan hệ.

Muốn người ta coi trọng mình hay khinh thường mình là do mình. Sự đón tiếp  của những cường quốc tiến bộ mới là những thước đo xem vị trí của Việt Nam có cao trong quốc tế hay không, chứ sự đón tiếp của các quốc gia độc tài như Trung Quốc, Nga, Cuba dù hoành tráng đến mấy cũng không nâng tầm quốc tế cho Việt Nam lên, trái lại còn làm người ta kinh tởm hơn.

Là người háo danh, sĩ diện và thích được tâng bốc,  Nguyễn Xuân Phúc sau chuyến đi Mỹ này chắc về chắc sẽ biết làm gì để đến Châu Âu vào những lần tới đây.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972.blogspot.fr, 04/06/2017

Additional Info

  • Author Người Buôn Gió
Published in Diễn đàn

Một trong những "thành tích" trong chuyến đi Mỹ cuối tháng 5/2017 của Thủ tướng Phúc là "trở về TIFA".

Sau cuộc gặp Trump - Phúc, Tuyên bố chung về tăng cường Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có một đoạn đáng mổ xẻ :

"Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy thương mại song phương và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên, đặc biệt thông qua việc triển khai có hiệu quả Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư để xử lý các vấn đề trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên tinh thần xây dựng". 

dimy1

"Trở về TIFA".

Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư là gì ?

Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (được gọi tắt là TIFA - Trade and Investment Framework Agreement) là một hiệp định khung mà Việt Nam đã đàm phán với Mỹ từ năm 2010, nhưng sau đó bỏ dở vì Việt Nam mải chạy theo món lợi lớn hơn là Hiệp định TPP. Nếu giấc mơ đó trở thành hiện thực, Việt Nam có thể tăng GDP thêm 25% đến năm 2030.

Chỉ đến đầu năm 2017 khi TPP hầu như tuyệt vọng, Việt Nam mới phải quay lại đàm phán về TIFA như một nỗ lực cuối cùng.

Từ tháng 4 năm 2017, song trùng với lời bắn tiếng "sẵn sàng đi thăm Mỹ" của Thủ tướng Phúc hiển lộ trên trang facebook của Chính phủ Việt Nam, sau đó là chuyến tiền trạm Mỹ của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, một vài hoạt động khởi động lại TIFA đã được tiến hành ở cấp chuyên viên giữa hai nước.

Nhưng cũng mới chỉ dừng ở đàm phán cấp thấp mà chưa có gì xa xôi hơn.

Quá trình khởi động TIFA lại diễn ra trong một khung cảnh khá bất lợi cho Việt Nam. Vào tháng 3/2017, Trump đã liệt Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia "gây hại kinh tế" cho Mỹ và đe dọa sẽ có thể mạnh tay trong "chế tài". Chỉ riêng trong năm 2016, Việt Nam đã xuất siêu đến 32 tỷ USD vào thị trường Mỹ. Giá trị xuất siêu này, tuy chỉ bằng 9% xuất siêu của Trung Quốc vào Mỹ, nhưng lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số giá trị giao dịch xuất nhập khẩu khoảng 45 tỷ USD giữa Mỹ và Việt Nam.

Trump đang xoáy vào một vấn đề cực kỳ khó chịu và khó khăn đối với phía Việt Nam : trong phần phát biểu ngắn gọn tại cuộc gặp song phương tại Nhà Trắng hôm 31/05, Tổng thống Hoa Kỳ nhắc tới vấn đề giao thương và thâm hụt thương mại 'lớn' với Việt Nam, mà ông hy vọng sẽ 'sớm được cân bằng'.

Lời nhắc nhở 'sớm được cân bằng' đầy sắc thái đe dọa của Trump có thể dẫn đến khả năng trong thời gian tới, Mỹ sẽ thực hiện một số động tác bảo hộ thương mại cứng rắn để hàng Việt Nam không thể ồ ạt tràn vào thị trường Mỹ như trước đây.

Một hệ quả rất không mong đợi đối với Việt Nam là nếu Mỹ "siết" các điều kiện thương mại như đánh thuế xuyên biên giới, dựng đứng hàng rào kiểm nghiệm chất lượng đối với hàng hóa Việt Nam mà trước đó cá basa, tôm, gạo đã trở thành "nạn nhân", đồng thời ngưng trệ vô thời hạn Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ hoặc làm cho hiệp định này trở nên khó khăn hơn nhiều so với 15 năm trước đó, giá trị xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tụt thê thảm.

Bi kịch thương mại lại góp phần quyết định tương lai ngân sách. Trong đó đương nhiên có cả ngân sách đảng cầm quyền ở Việt Nam.

Nhưng muốn đạt được TIFA, Việt Nam lại phải thỏa mãn những tiêu chí của "nền kinh tế thị trường" của Mỹ và phương Tây. Làm sao và bao lâu nữa Việt Nam mới có được "quy chế thị trường đầy đủ" để có thể nhận ưu đãi về thương mại và đầu tư từ quốc tế, khi ông Nguyễn Phú Trọng vừa cho ban hành "Nghị quyết trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" ?

Minh Quân

Published in Việt Nam

Việt Nam và Mỹ đẩy mạnh hợp tác quốc phòng (RFI, 01/06/2017)

Nhân chuyến công du nước Mỹ của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kết thúc ngày hôm 31/05/2017, Washington và Hà Nội đã nhất trí tăng cường quan hệ quốc phòng và quân sự, đồng thời nhấn mạnh đến nhu cầu tôn trọng quyền tự do hàng không và hàng hải tại Biển Đông, chống mọi hành vi quân sự hóa khu vực.

mytrung1

Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) bắt tay thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng, Washington, ngày 31/05/2017. REUTERS/Jonathan Ernst

Dấu hiệu rõ ràng nhất về quyết tâm tăng cường và phát triển quan hệ quốc phòng và quân sự song phương được thể hiện trong Tuyên Bố Chung về Tăng Cường Đối Tác Toàn Diện Việt Nam - Hoa Kỳ, được công bố sau cuộc hội đàm giữa thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Nhà Trắng, Washington.

Trong bản tuyên bố chung, hai lãnh đạo Việt-Mỹ đã nêu nhiều yếu tố cho thấy rõ mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ quốc phòng, quân sự, theo chiều hướng Mỹ giúp Việt Nam nâng cao năng lực kiểm soát vùng biển của mình, còn Việt Nam sẵn sàng mua tàu tuần tra biển của Mỹ. Thông cáo chung nêu rõ : "Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thể hiện quan tâm tới việc tiếp nhận thêm trang thiết bị quốc phòng từ Hoa Kỳ, bao gồm các tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển".

Hai bên cũng đã thảo luận về khả năng tàu sân bay Mỹ ghé thăm cảng Việt Nam và "các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các lực lượng hải quân hai nước".

Một đề nghị khác từ phía Hoa Kỳ đối với Việt Nam lần này đã được hai bên chính thức thúc đẩy : Đó là việc Việt Nam cho quân đội Mỹ lưu trữ những thiết bị vật tư trên lãnh thổ Việt Nam để có thể sử dụng ngay khi cần thiết, trước mắt là về các thiết bị nhân đạo.

Bản tuyên bố chung nói rõ : "Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc ký Bản Ghi Nhớ thành lập nhóm làm việc về Sáng Kiến Hợp Tác Lưu Trữ vật tư y tế và hợp tác nhân đạo, đồng thời nhất trí khẩn trương triển khai thỏa thuận này".

Riêng về Biển Đông, tổng thống Donald Trump nhắc lại cam kết Mỹ sẽ bảo vệ quyền tự do đi lại trên Biển Đông, và phản đối mọi hoạt động nhằm quân sự hóa khu vực.

Hai bên đã nhấn mạnh trở lại "tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác", đồng thời bày tỏ quan ngại về những "tác động bất ổn mà những hạn chế bất hợp pháp đối với tự do trên biển gây ra đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương".

Phần tuyên bố chung liên quan đến Biển Đông tái khẳng định lập trường phản đối các hoạt động quân sự hóa khu vực : "Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các bên cần kiềm chế, không có các hành động có thể gây gia tăng căng thẳng, như việc quân sự hóa các cấu trúc có tranh chấp. Tổng thống Trump nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".

Dù không chỉ đích danh nước nào, nhưng nội dung hai lãnh đạo Mỹ-Việt nêu lên trong bản tuyên bố chung đều ám chỉ các hành vi của Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

************************

Việt Nam ủng hộ sự tham gia của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương (RFA, 31/05/2017)

mytrung2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi thảo luận về cơ hội và thách thức về hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển diễn ra tại Quỹ Di sản Hoa Kỳ chiều ngày 31/5. Screen capture

Việt Nam ủng hộ sự tham gia của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để đảm bảo an ninh, tự do hàng hải và ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hoà bình và tuân thủ luật quốc tế.

Đó là lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi thảo luận về cơ hội và thách thức về hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển diễn ra tại Quỹ Di sản Hoa Kỳ chiều ngày 31/5.

Chúng tôi hoan nghênh các quốc gia và đối tác trong đó có cả Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguyên tắc an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Chúng tôi đánh giá cao việc chính phủ, các tầng lớp chính khách, học giả của Hoa Kỳ ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không thay đổi nguyên trạng quân sự hóa, thực hiện đầy đủ và hiệu quả tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên biển Đông DOC và sớm đạt được bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông COC.

Không vì quyền lợi ích kỷ của riêng một quốc gia nào ?

Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng nói rằng việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông cần dựa trên sự hợp tác giữa các nước chứ không chỉ vì quyền lợi ích kỷ của riêng một quốc gia nào.

Trung Quốc hiện đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu hết khu vực biển Đông trong phạm vi đường đứt khúc 9 đoạn Trung Quốc tự vạch ra. Hiện biển Đông cũng là khu vực tranh chấp giữa các quốc gia Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, và Đài Loan. Gần đây Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự hóa khu vực này bất chấp sự phản đối của Hoa Kỳ và các nước trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng Việt Nam và Hoa Kỳ cùng chia sẻ những lợi ích từ an ninh hàng hải tại Châu Á – Thái Bình Dương và cho đó là cơ sở để Hoa Kỳ hợp tác gìn giữ hòa bình khu vực này.

Hơn ai hết, chúng tôi thấu hiểu những giá trị hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng chung trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi tin rằng trên phương diện địa chiến lược Việt Nam và Hoa Kỳ là những đối tác cùng chia sẻ các giá trị và nguyên tắc làm nền tảng và cơ sở quan trọng cho gìn giữ hòa bình, hợp tác phát triển khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Nói về tình hình an ninh khu vực và quan hệ Mỹ-Trung, vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam hy vọng quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ luôn ổn định :

Chúng tôi mong muốn Trung Quốc và Hoa Kỳ phát triển ổn định, phù hợp với lợi ích của hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực.

Hai ông lớn mà làm căng chúng ta cũng gay go. Việt Nam có câu "trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết".

Vì lợi ích kinh tế Mỹ - Việt

Về kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng quan hệ thương mại giữa hai nước bổ sung cho nhau hơn là cạnh tranh vì Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam những mặt hàng công nghệ cao còn Việt Nam cung cấp cho Mỹ những sản phẩm nông nghiệp, giầy dép, may mặc...

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt khoảng 52 tỷ đô la vào năm 2016.

Ông Phúc cũng nhắc lại những hợp đồng thương mại trị giá 15 tỷ đô la Việt Nam mới ký với Mỹ trong chuyến thăm này. Phần lớn những hợp đồng này là nhập thiết bị của Mỹ.

Sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào chiều ngày 31/5, ông Nguyễn Xuân Phúc nói rằng hai bên đã bàn thảo thành công về các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp hai nước kinh doanh và tạo việc làm. Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump cũng nói rằng ông hoan nghênh những hợp đồng trị giá hàng tỷ đô với Việt Nam để tạo việc làm cho người Mỹ và giúp Việt Nam vấn đề thiết bị.

Về giáo dục, Thủ tướng Việt Nam đề cập đến các dự án giáo dục chung với Mỹ ở Việt Nam như trường Full Bright và khoảng 21.000 du học sinh Việt tại Mỹ đã giúp mối quan hệ giáo dục giữa hai nước thêm gắn kết.

Trong phần trả lời câu hỏi, vị lãnh đạo Việt Nam đề cập đến tình hình lưu vực sông Mekong bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các đập thủy điện ở thượng nguồn. Ông cho biết Việt Nam đã làm việc với ủy hội sông Mekong và các nước liên quan để giảm thiểu tác động đến đời sống người dân. Đồng thời Thủ tướng Việt Nam cũng gửi lời cám ơn tới Hoa Kỳ vì đã lên tiếng với các nước có liên quan để bảo vệ đời sống người dân khu vực này.

Lan Hương, phóng viên RFA

********************

Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ thăm Việt Nam (RFA, 01/06/2017)

Ủy ban Quân vụ thượng Viện Hoa Kỳ do thượng nghị sĩ John Mc Cain dẫn đầu vào ngày 1 tháng 6 có cuộc gặp với chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

mytrung3

Vào chiều ngày 31 tháng 5, phái đoàn Ủy ban Quân vụ thượng Viện Hoa Kỳ cũng có cuộc làm việc với Bộ Quốc phòng Việt Nam. Courtesy mod.gov.vn

Cuộc gặp diễn ra tại Nhà Quốc hội Việt Nam.

Thông tấn xã Việt Nam trích dẫn phát biểu của bà Nguyễn Thị Kim Ngân tại cuộc gặp với thượng nghị sĩ John McCain rằng chuyến thăm của Ủy ban Quân vụ thượng viện Hoa Kỳ vào dịp này góp phần tăng cường quan hệ hai nước trong bối cảnh hợp tác toàn diện giữa đôi bên đang phát triển tốt.

Bà Ngân nhắc lại phát triển nhanh trong lĩnh vực thương mại giữa hai nước từ mức chừng 300 triệu đô la Mỹ năm 1995 khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao cho đến trên 53 tỷ đô la Mỹ vào năm ngoái.

Hiện nay có hơn 21 ngàn sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại Hoa Kỳ.

Vào chiều ngày 31 tháng 5, phái đoàn Ủy ban Quân vụ thượng Viện Hoa Kỳ cũng có cuộc làm việc với Bộ Quốc Phòng Việt Nam.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhắc đến sự hiểu biết về Việt Nam của chủ tịch Ủy ban Quân vụ thượng viện Mỹ là ông John McCain, một cựu phi công Mỹ từng bị giam giữ ở Hỏa Lò Hà Nội.

Theo Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam thì chính ông John Mc Cain đóng góp quan trọng trong thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ.

Theo Thông tấn xã Việt Nam thì thượng nghị sĩ John McCain cho biết sau chuyến thăm Việt Nam kỳ này về lại Hoa Kỳ ông sẽ đề xuất với quốc hội và chính phủ của Tổng thống Donald Trump tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án gồm xử lý môi trường ô nhiễm bởi chất da cam/dioxin ; khắc phục hậu quả chiến tranh, hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải…

Tin còn cho hay trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc của Ủy ban Quân vụ thượng viện Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John McCain sẽ đến thăm tàu USS John S. McCain đang được bảo dưỡng, sửa chữa tại Cảng Quốc tế Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.

*******************

Chuyên gia Mỹ : Trump không nên chỉ rập khuôn theo Obama về Biển Đông (RFI, 01/06/2017)

Vào lúc thủ tướng Việt Nam công du Washington với thông điệp là yêu cầu Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện tại Biển Đông, một chuyên gia Mỹ về khu vực đã không ngần ngại cho rằng tân chính quyền Hoa Kỳ đang phạm phải một sai lầm nghiêm trọng khi phản ứng yếu ớt theo kiểu chính quyền Obama tiền nhiệm, mặc nhiên để yên cho Trung Quốc tự do tung hoành trên Biển Đông.

chuyengia1

Tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng, Washington, ngày 31/05/2017. ©REUTERS/Jonathan Ernst

Trong bài phân tích công bố ngày 31/05/2017 trên trang mạng tập san Anh Quốc The Week, giáo sư Harry J. Kazianis, chuyên gia về quốc phòng tại trung tâm nghiên cứu Mỹ Center for The National Interest, đã nêu bật nguy cơ Biển Đông, tuyến hàng hải chiến lược quan trọng nhất vùng Châu Á, trở thành điểm nóng của thế giới. Nguyên nhân là Trung Quốc phô trương uy lực nhằm biến nơi này thành "ao nhà", bất chấp luật lệ quốc tế và phản đối của nước khác.

Vấn đề là Hoa Kỳ, cường quốc duy nhất có khả năng ngăn chặn tham vọng quá đáng của Bắc Kinh lại không có đối sách thích hợp. Mỹ đã từng tìm cách phản ứng dưới thời tổng thống Obama, nhưng thiếu hiệu quả, trong khi tân chính quyền Donald Trump lại có dấu hiệu đặt nặng ưu tiên cho vấn đề Bắc Triều Tiên, mà lơ là Biển Đông. Và đó là một sai lầm lớn.

Theo giáo sư Kazianis, Hoa Kỳ không thể cho phép Trung Quốc thiết lập quyền thống trị trên tuyến đường thủy quan trọng này. Bắc Kinh đã bồi đắp bảy rạn san hô thành đảo nhân tạo để xây dựng bến cảng, sân bay và căn cứ quân sự. Trung Quốc sẽ sớm có khả năng bố trí thường trực một số lượng lớn tàu ngầm, máy bay ném bom và chiến đấu cơ trong khu vực.

Và tình hình đang trở nên tồi tệ hơn : Trung Quốc đang giành quyền kiểm soát phần dưới mặt nước ở Biển Đông bằng cách xây dựng một mạng lưới radar ngầm, có thể phát hiện các tàu ngầm tàng hình của Mỹ hoạt động trong khu vực. Trong khi Washington chỉ du ngoạn trên Biển Đông, Bắc Kinh đã đẩy mạnh cài đặt các thiết bị quân sự cực kỳ tiên tiến - bên trên và dưới nước. Các hòn đảo và thiết bị mới của Bắc Kinh là những cơ sở thường trực trong khi các chuyến du ngoạn hải quân của Mỹ chỉ là tạm thời.

Thế nhưng, khi bị vấn đề Biển Đông khuấy động trở lại, ê kíp của tổng thống Trump lại không biết làm gì khác ngoài việc sử dụng lại phương thức cố hữu của chính quyền Obama : cho chiến hạm Mỹ xâm nhập vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc để biểu lộ thái độ phản đối. Theo ông Kazianis, các chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải đã hoàn toàn vô hiệu vào thời Obama và cũng sẽ vô hiệu ở thời Trump.

Trong tình hình đó, chuyên gia Mỹ cho rằng chính quyền Trump đang có cơ hội để xoay chuyển tình thế với chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Việt Nam. Hà Nội luôn tìm kiếm hỗ trợ từ Washington để kháng lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Do đó, việc tổng thống Trump tuyên bố Biển Đông là một vấn đề quan trọng và yêu cầu Việt Nam cho phép tàu Hải Quân Mỹ ghé cảng một cách thường xuyên hơn sẽ chứng minh Mỹ không lùi bước trước áp lực của Trung Quốc.

Ngoài ra, còn rất nhiều điều mà chính quyền Mỹ có thể làm. Điều hiển nhiên nhất là chính quyền Trump cần phát triển một chiến lược toàn diện để đảm bảo sao cho Trung Quốc không thể biến Biển Đông thành ao nhà, điều mà chính quyền Obama đã thất bại.

Để làm thế, Washington có thể nói thẳng thắn với Bắc Kinh rằng Trung Quốc không thể chiếm Scarborough Shoal - một trong những vị trí chiến lược nhất trong khu vực. Thêm vào đó, nếu Bắc Kinh cứ tiếp tục thay đổi hiện trạng, Mỹ có thể nhắc nhở rằng Mỹ cũng có cách thay đổi hiện trạng, chẳng hạn cung cấp một lượng vũ khí quan trọng cho Đài Loan, điều mà Đài Bắc luôn yêu cầu, và quyết định của Mỹ chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh chấn động.

Giáo sư Kazianis kết luận : Rõ ràng là Washington có nhiều cách để chống lại các tuyên bố chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông, nhưng đó không hề là việc đi thuyền vòng quanh một hòn đảo rồi quay về nhà.

Trọng Nghĩa

Published in Việt Nam

Ông Donald Trump vậy mà rt thâm. Có nghĩa là có mưu cao, ý đnh sâu sc.

ongphuc0

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, ngày 31/5/2017.

Ông mời ông Phúc sang Washington, coi là v khách đu tiên ca khu vc Đông Nam Á, có giy mi cn thn được trao tay cho B trưởng Ngoi giao Phm Bình Minh.

Sau khi gặp ông Trump, phía Hoa Kỳ sắp xếp đ ông Phúc đến đc "bài din văn đc bit" ti tr s T chc Heritage Foundation, có th tm dch là Vin Di Sn ca Hoa Kỳ. Đây là mt t chc chính tr phi li nhun mang tính cht "bo th" rt cao, vi cái nghĩa tt đp là bo v những giá tr truyn thng cao quý ca Hoa Kỳ.

Heritage Foundation là tổ chc không v li, thành lp t năm 1973, có hơn na triu thành viên đóng niêm lim hàng năm, có mc tiêu : "Thc hin vin kiến xây dng mt nước M Tư Do, thnh vượng, vi xã hi dân sự khi sc".

Chủ trương ca Vin này là : "H tr cho doanh nghip và th trường Hoa Kỳ qua cơ chế và pháp lut".

Nhân vật lch s được Vin này đ cao nht là ông Thomas Jefferson, tng thng Hoa Kỳ tng viết d tho bn Tuyên ngôn Đc lp ca Hoa Kỳ, người được dân M coi là mt trong nhng người Cha ca nn dân ch nước mình.

Mới đây tp chí ca Vin đã công b bn thng kê v quyn t do kinh doanh trên toàn thế gii đu năm 2017, cho biết Vit Nam đng th hng 147, dưới Myanmar th 146. Vit Nam b xếp vào loi nước "ch yếu không có t do" (mostly unfree), Vit Nam cũng b xếp là đèn đ (hng cui) v t do Đông Nam Á, khi Singapore được xếp th 2, Đài Loan th 11, và Hàn Quc th 23 so vi tòan thế gii.

Vậy thì ông Phúc s nói được điu gì trước din đàn to ln, gia nhng nhà to nên chính sách kinh tế ca Hoa Kỳ, nhng "think tank" (túi khôn) kiệt xut nht ca nước M.

Chẳng l ông li khoe v chính sách đc sc "ly kinh tế quc doanh ca Nhà Nước làm ch đo cho nn kinh tế theo đnh hướng xã hi ch nghĩa", mt chính sách nuông chiu thái quá các tp đòan quc doanh, dẫn đến phá sn hàng lat tp đoàn t khai khoáng, khoan du, đóng tàu thy đến st thép, phân đm, máy nhit đin, thy đin, ngân hàng… làm tht thoát hàng trăm nghìn t đng ?

Chính cái chính sách ấy đã bóp chết t do kinh doanh ca tt c các nhà kinh doanh tư nhân va và nh to, chèn ép giai cp trung lưu đông đảo vn phi là b đ vng chãi cho mt nn kinh tế phn vinh có li cho toàn xã hi ?

Hay là ông sẽ khoe v nn kinh tế nông nghip, khi phương châm "đt đai, rung đng là thuc quyn s hu ca tòan dân, do Nhà nước (cng Sn) thng nht qun lý", triệt tiêu quyn s hu tư nhân và quyn t do canh tác ca nông dân, làm cho nông thôn tiêu điu, nông nghip ln bi, nông dân bơ vơ trên đng rung vn là ca mình t thu xa xưa.

Có thể nói tt c các chính sách kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hi, đi ngoại ca Vit Nam đi chiếu vi lý tưởng, tiêu chí t do kinh tế, t do kinh doanh, t do cá nhân ca Heritage Foundation đu khác nhau rt xa, đi nghch nhau như nước vi la. Không th có mt s đng cm nào dù nh nht. Cho nên ông Phúc không th làm vừa lòng my may mt c ta thượng thng như thế.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 01/06/2017

Additional Info

  • Author Bùi Tín
Published in Diễn đàn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến New York (VietnamNet, 29/05/2017)

Tối nay (theo giờ Việt Nam) tức sáng 29/5 (giờ Mỹ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Kennedy, New York, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ.

Chuyến thăm diễn ra theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đón Thủ tướng tại sân bay có Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Phương Nga và cán bộ phái đoàn.

nxp1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến sân bay John F. Kennedy, New York. Ảnh : VGP

Ngày mai theo giờ Việt Nam, Thủ tướng sẽ gặp gỡ cán bộ phái đoàn Việt Nam tại New York và tiếp một số doanh nhân, trí thức gốc Việt.

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc (1977-2017), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ, tại New York ngày 31/5 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ gặp Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, tiếp đại diện thương mại và doanh nghiệp Mỹ, dự lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc.

nxp2

Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đón Thủ tướng tại sân bay. Ảnh : VGP

Ngày 1/6 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Tổng thống Donald Trump, gặp gỡ một số nghị sĩ và bộ trưởng Hoa Kỳ, dự tọa đàm và gặp gỡ các doanh nghiệp Hoa Kỳ, phát biểu tại Quỹ di sản…

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, trong chuyến thăm lần này, lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ thời gian tới, đặc biệt trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh, các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như thế giới.

Thái An

******************

Ông Phúc đi Mỹ : Sẽ đạt lợi ích chính trị, kinh tế hay ngoại giao ? (BBC, 29/05/2017)

Một nhà quan sát bình luận với BBC rằng chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "có thể không mang đến một kết quả kinh tế hay chính trị gì đáng kể".

nxp3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump

Trong khuôn khổ chuyến thăm từ ngày 29 tới 31/5, dự kiến ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, tiếp xúc một số nghị sĩ và bộ trưởng, dự tọa đàm với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, phát biểu tại Quỹ Di sản, tới thành phố New York để hội kiến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, và gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

Hôm 29/5, Tiến sĩ Lê Vĩnh Triển từ Đại học Kinh tế Thành phố  Hồ Chí Minh nói với BBC : "Tôi nghĩ chuyến thăm Mỹ của ông Phúc có ý nghĩa về mặt ngoại giao, có thể tạo cho ông ấy một dấu ấn trong quan hệ quốc tế chứ có thể không mang đến một kết quả kinh tế hay chính trị gì đáng kể".

"Tuy nhiên có chút thú vị vì hai ông Trump và Phúc đều có vẻ thực dụng".

"Ông Trump thì chú trọng vấn đề nước Mỹ được gì về mặt kinh tế là chủ yếu, còn ông Phúc thì có vẻ cũng không đặt nặng đến các vấn đề khác ngoài tăng trưởng kinh tế".

Trước khi có chuyến đi chính thức tới Hoa Kỳ, Thủ tướng Phúc trong cuộc trả lời phỏng vấn của Bloomberg hôm 27/5 nói rằng ông tin tưởng mức tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ đạt mục tiêu 6,7% mà chính phủ đề ra, trong lúc đảm bảo giữ lạm phát ở mức 4%. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận đây là mức tăng trưởng "rất khó đạt được".

"Trong bối cảnh nước Mỹ của ông Trump chủ trương bảo hộ mậu dịch thì bài toán kinh tế đặt ra cho Thủ tướng Phúc không phải đơn giản", Tiến sỹ Lê Vĩnh Triển nhận xét.

"Làm sao để Mỹ mở cửa thị trường cho xuất khẩu Việt Nam, làm sao hấp dẫn đầu tư Mỹ vào Việt Nam, thậm chí việc khuyến khích đầu tư Việt Nam tại Mỹ cũng không dễ vì Mỹ đang muốn chính các công ty Mỹ tạo công ăn việc làm trên đất Mỹ".

"Như vậy, nếu Thủ tướng Phúc làm được ít nhiều những việc này thì đã thành công".

nxp4

Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quang Đạm (trái) và Chuẩn đô đốc Tuần duyên Hoa Kỳ Michael J. Haycock tại lễ bàn giao tàu tuần duyên cho Việt Nam hôm 25/5

'Tính hình thức'

"Vì thế có thể chuyến thăm sẽ không có kết quả gì đáng kể về mặt kinh tế".

"Thay vào đó là những nhắc nhở từ phía Mỹ về mặt nhân quyền dân chủ, kêu gọi cải cách chính trị trong bối cảnh chính quyền Trump cũng không thực sự quan tâm lắm về vấn đề đó".

Ông Triển cho biết thêm : "Chưa bao giờ Mỹ ở vị thế mà tiếng nói kêu gọi tôn trọng các giá trị dân chủ nhân quyền, cải cách chính trị lại có thể mang tính hình thức như lúc này".

"Tuy vậy điều này lại có cái hay là làm Việt Nam tự nhận thấy rõ hơn đây là vấn đề của chính mình nếu muốn không lệ thuộc ngày càng quá mức vào Trung Quốc, một quốc gia bất chấp các giá trị phổ quát và thực dụng xem ra còn hơn Mỹ rất nhiều".

"Tình hình Việt Nam đang rất bi đát về hướng cải cách thể chế và bảo vệ môi trường, và những việc này không cho thấy là kết quả trực tiếp từ điều hành của cá nhân ông Phúc".

"Cho nên, nếu không chỉ quan tâm đến hình thức của chuyến đi, ông Phúc có thể nhấn mạnh mong muốn Mỹ trợ giúp giải quyết những vấn đề này".

"Nếu đạt được một cam kết nào đó về việc này, chuyến đi có thể xem như thành công".

Theo Giáo sư Jonathan London, Đại học Leiden, Hà Lan, thì thách thức lớn với chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc là tìm ra hướng để "đôi bên cùng có lợi".

"Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng trong giao thương của Việt Nam với Hoa Kỳ", ông London viết trong bài đăng trên trang web của Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến Lược, CSIS.

"Hiện tại, Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn sang Hoa Kỳ hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Đến cuối năm 2016, kim ngạch thương mại Việt - Mỹ (không bao gồm dịch vụ) giữa hai nước đã đạt 50 tỷ đôla mỗi năm, và được dự báo ​​sẽ tăng lên 80 tỷ đôla trước năm 2020. Đặc biệt, xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng một phần tư tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam".

Cũng liên quan đến chuyến đi Mỹ của ông Phúc, tờ South China Morning Post hôm 29/5 cho hay giới quan sát nhận định, dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đang lặng lẽ rút khỏi Biển Đông, về cơ bản cho phép Trung Quốc có thể tăng bá quyền tại khu vực này.

"Việc Mỹ thoái lui, gây bất lợi cho các quốc gia như Việt Nam, là một củ cà rốt lớn để đổi lại sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong vấn đề Bắc Hàn, điều mà Trump cần và sẵn sàng thỏa hiệp", báo này viết.

************************

Thủ tướng Việt Nam đi Mỹ : Biển Đông sẽ là một chủ đề bàn luận (RFI, 29/05/2017)

nxp5

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân tới Manila, Philippines, dự thượng đỉnh ASEAN, ngày 28/04/2017. Mohd RASFAN / AFP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rời Hà Nội hôm nay, 29/05/2017 để bay sang Mỹ, bắt đầu chuyến công du tại Hoa Kỳ, mà đỉnh điểm sẽ là cuộc hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, Washington hôm 31/05. Theo nhiều nhà phân tích, hai hồ sơ nổi bật trong chương trình nghị sự sẽ là Biển Đông và thương mại song phương.

Theo chương trình dự kiến, điểm dừng đầu tiên của thủ tướng Việt Nam là New York, nơi ông sẽ tiếp xúc với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres và dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc.

Yếu tố quan trọng nhất trong chuyến thăm Mỹ là cuộc hội đàm giữa ông Nguyễn Xuân Phúc với tân tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 31/05 tại Nhà Trắng. Thủ tướng Phúc sẽ là lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam tiếp xúc với tân tổng thống Mỹ từ ngày ông Trump nhậm chức.

Theo báo chí Việt Nam, trích nguồn tin bộ Ngoại Giao, hai lãnh đạo dự kiến sẽ hội đàm trong 90 phút về quan hệ song phương và hợp tác khu vực. Hai bên sẽ có họp báo chung sau cuộc gặp.

Trước ngày thủ tướng Việt Nam lên đường, các nhà quan sát cho rằng hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Donald Trump sẽ bàn luận về vấn đề thương mại song phương, trong đó đáng chú ý là việc Mỹ nhập siêu mà ông Trump không tán đồng, và hồ sơ Biển Đông, với mong muốn của Việt Nam là Mỹ tiếp tục hiện diện trong khu vực.

Hồ sơ này đã lại thu hút sự quan tâm trong những ngày gần đây, với sự kiện lần đầu tiên từ ngày ông Trump nhậm chức, Mỹ đã phái chiến hạm đi sát Đá Vành Khăn, một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa, và việc Hoa Kỳ bàn giao cho Việt Nam 6 xuồng tuần tra mới và một chiếc tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton đã qua sử dụng.

Trong một bài phân tích dài công bố hôm 27/05/2017 trên tạp chí Mỹ The National Interest, giáo sư Alexandre Vuving, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Á-Thái Bình Dương đã ghi nhận tuyên bố hôm 20/05 vừa qua của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Đại Diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer là ông rất muốn Hoa Kỳ "tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực". Đối với giáo sư Vuving, cách nay chỉ 5 năm thôi, một số lãnh đạo Việt Nam chỉ dám nghĩ như vậy, chứ không thể tuyên bố công khai như vậy.

Trọng Nghĩa

*********************

Chuyến thăm của ông Phúc tăng cường quan hệ Việt-Mỹ ? (VOA, 29/05/2017)

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc tun này có chuyến thăm M với s kin quan trng nht là cuc gp gia ông vi Tng thng Donald Trump hôm 31/5 ti Tòa Bch c.

nxp6

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc đã ri Hà Ni đi M hôm 28/5 (ảnh tư liu, 5/5/2017)

Trong một bài viết đăng hôm 29/5 trên trang tin Asia Sentinel, David Brown, người tng là mt nhà ngoi giao M vi nhiu kinh nghim v Vit Nam, cho hay sau khi ông Trump từ b Hip đnh Đi tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã xut hin nhng đn đoán rng Vit Nam có th mun đi đến mt hip đnh thương mi song phương vi M dn đến nhiu ci cách ging như các điu khon ca TPP.

Trong trương hp điu này là sự tht, ông Brown nhn đnh rng có l vic khi đng đàm phán v thương mi song phương s đng đu trong ngh trình ca ông Phúc khi đến Washington.

Ông David Brown nhận xét rng bn thân vic Th tướng Phúc gp 30 phút vi tng thng M cũng là một s kin có ý nghĩa 3 khía cnh.

Thứ nht, các nhà ngoi giao hàng Vit Nam, trong đó có Phó Th tướng Phm Bình Minh Hà Ni và Đi s Phm Quang Vinh Washington, đã thiết kế được mt thi khc quan trng là cuc gp đu tiên ca ông Trump ti Tòa Bch c vi mt v khách Đông Á.

Thứ hai, Việt Nam nhn được lý do đ hy vng rng đàm phán thương mi có cht lượng như TPP có th mang li kết qu.

Thứ ba, ông Phúc s có món quà cho M, đó là bày t vic Hà Ni mun mua mt s mt hàng quc phòng tiên tiến ca M. Đây s là khía cnh được ông Trump coi như là thành tu ca ông t cuc gp.

Từ Anh quc, Tiến sĩ v quan h quc tế Đoàn Xuân Lc viết trong mt bài đăng hôm 28/5 trên trang Asia Times rng xem xét nhng din biến trong quan h Vit-M t tháng 12 năm ngoái - khi ông Trump tr thành tổng thng đc c - đến nay, và nhng trao đi cp cao sp ti, có th thy rõ c chính quyn ca ông Trump và chính ph Vit Nam đu coi trng hp tác M-Vit và sn sàng ci thin điu này.

Theo Tiến sĩ Lc, M và Vit Nam đu có nhng đng lc v lợi ích để tăng cường quan h trong nhiu lĩnh vc quan trng.

Một trong nhng lĩnh vc đó là thương mi. Vic ông Trump rút khi TPP là mt đòn mnh đi vi Vit Nam. Thêm vào đó, Vit Nam b chính quyn ông Trump lit vào danh sách 16 nước b điu tra v gian lận thương mi. Nhưng thay vì phn ng tc gin, Vit Nam đã chn thái đ hp tác.

Hồi tháng 3, Ch tch Vit Nam Trn Đi Quang nói vi Đi s M Ted Osius rng Vit Nam "ng h thương mi t do trên cơ s bình đng và cùng có li". Phát biu ca ông Quang cho thấy Hà Ni lng nghe quan ngi ca ông Trump v s bt cân đi thương mi và sn sàng làm vic vi chính quyn ca ông đ làm cho thương mi tr nên cân bng và cùng có li.

Việt Nam chn lp trường như vy vì tiếp cn M, th trưởng xut khu ln nht ca Vit Nam, có tm quan trng cp thiết đi vi nn kinh tế da vào xut khu.

Trong năm 2016, kim ngạch thương mi Vit-M là 46,8 t đôla, trong đó Vit Nam xut sang M ti 38,1 t đôla. Cũng năm 2016, kim ngch thương mi Vit-Trung là 71 t đôla, song Việt Nam nhp t nước láng ging khng l ti 50 t đôla.

Điều quan trng hơn là so vi thương mi Vit-Trung, thương mi Vit-Mỹ có tính b sung hơn và vì vy có li hơn. Do đó, Tiến sĩ Đoàn Xuân Lc cũng nhn xét rng thương mi s đng đu trong nghị trình ca ông Phúc khi gp ông Trump.

Vị tiến sĩ cho rng mt vn đ quan trng không kém s được bàn tho là tranh chp Bin Đông.

Hồi tháng 3, Ch tch Quang ca Vit Nam nói vi Đi s Osius ca M rng ông Quang hoan nghênh s hp tác mnh m n ca M vi các nước trong khu vc đ duy trì t do hàng hi và hàng không, ng h gii quyết tranh chp thông qua các bin pháp ngoi giao và đi thoi trên cơ s lut pháp quc tế.

Thủ tướng Phúc có l s nhc li thông đip này khi đàm thoi vi Tng thống Trump hôm 31/5.

Vào lúc Philippines "đang tách ra" khỏi M và Malaysia ngày càng ng v Trung Quc, Vit Nam dường như là bên đòi ch quyn v Bin Đông duy nht - mc đ nht đnh - vn còn chng li s bành trướng ca Trung Quc Bin Đông. Việt Nam cũng là một trong nhng nước kêu gi M có cam kết mnh hơn đi vi khu vc.

Trong bối cnh như vy, Vit Nam có phn chc s tr thành mt đi tác quan trng ca M Đông Nam Á trong nhiu năm na nếu Washington và Hà Ni đt được nhng hip đnh quan trọng v thương mi, an ninh và các lĩnh vc khác đ nâng cp quan h hin mc đi tác toàn din hin nay.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Lc ch ra rng do chuyến thăm ca ông Phúc din ra vào lúc ông Trump đang gp nhiu vn đ nghiêm trng, tht khó nói chc chắn liu ông Trump có vào v trí thun li đ đt được nhng đt phá như vy hay không.

(theo Asia Sentinel, Asia Times)

******************

Việt Nam cố thúc đẩy quan hệ với Mỹ (RFI, 29/05/2017)

nxp7

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và ngoại trưởng Mỹ John Kerry, trước cuộc họp ngày 13/01/2017, tại Hà Nội. Reuters

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 31/05/2017 tại Nhà Trắng, để thảo luận về những phương cách thắt chặt quan hệ song phương và đẩy mạnh hợp tác khu vực với Việt Nam, mà Washington đánh giá là "một trong những đối tác quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á".

Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa tổng thống Trump với một lãnh đạo của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ là lãnh đạo đầu tiên của Đông Nam Á đến Nhà Trắng. Cuộc gặp gỡ này diễn ra vài tháng sau khi ông Trump quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP, do cựu tổng thống Barack Obama khởi xướng, trong khuôn khổ chiến lược "xoay trục" sang Châu Á nhằm tăng cường quan hệ giữa Mỹ với các nước trong khu vực, hỗ trợ các nước Đông Nam Á trước đà bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông.

Kể từ khi lên cầm quyền, ông Donald Trump có vẻ như không còn đi theo chính sách "xoay trục" này nữa, vì theo một số nhà phân tích, ông đang cần đến Trung Quốc trong việc giải quyết hồ sơ Bắc Triều Tiên. Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam có sẽ thay đổi không ?

Đến gặp tổng thống Trump tại Nhà Trắng ngày 31/05 tới, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chắc là hy vọng sẽ có lời giải đáp cho câu hỏi đó. Đặc biệt lãnh đạo chính phủ Việt Nam muốn biết rõ hơn về chính sách của ông Trump về thương mại và Biển Đông.

Sau đây mời quý vị nghe ý kiến của tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore :

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Singapore, 27/05/2017

Nghe

Quan hệ Mỹ- Việt từ khi Tổng thống Trump lên cầm quyền

Trong bức thư gởi chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 23/02, mà nội dung đã được chính ông Quang tiết lộ vào cuối tháng 3 khi tiếp đại sứ Mỹ Ted Osius, tổng thống Trump đã khẳng định mong muốn "thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, các vấn đề khu vực và quốc tế, cùng Việt Nam và các nước trong khu vực đảm bảo hòa bình, thịnh vượng ở Châu Á - Thái Bình Dương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế".

Trước mắt, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giúp Việt Nam tăng cường khả năng bảo vệ an ninh trên biển, thể hiện qua việc chuyển giao cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam 6 xuồng tuần tra biển Metal Shark, theo thông báo của đại sứ quán Mỹ vào tuần trước. Thông báo cho biết các xuồng tuần tra này sẽ hỗ trợ lực lượng cảnh sát biển Việt Nam "trong hoạt động tuần tra liên bờ biển và thực thi pháp luật về buôn lậu, buôn bán bất hợp pháp, cướp biển và các vụ cướp tàu có vũ trang, và đánh bắt cá bất hợp pháp". 

Năm ngoái Nhà Trắng cho biết, tính từ năm 2014 Washington đã cấp cho Việt Nam gần 46 triệu đôla để giúp Việt Nam xây dựng khả năng bảo vệ an ninh trên biển. Tuy nhiên, theo hãng tin UPI, vào năm 2016, Mỹ đã dự tính trao cho Việt Nam đến 18 chiếc tàu tuần tra biển, chứ không phải 6 chiếc. Phải chăng điều này có nghĩa là Washington sẽ bớt hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này ?

Có một điểm đáng chú ý là vài ngày trước cuộc gặp giữa hai lãnh đạo Việt-Mỹ ở Nhà Trắng, Hoa Kỳ đã điều một chiến hạm tiến vào khu vực 12 hải lý chung quanh một đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Đây là hành động đầu tiên của Mỹ thách thức đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển này kể từ khi ông Trump lên làm tổng thống.

Thanh Phương

Published in Việt Nam

Tin tức xuất phát từ Washington cho hay, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ tiếp đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng vào ngày 31/05/2017.

nxp1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. AFP photo

Một nguồn tin đáng tin cậy nói với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do RFA rằng, cùng với việc bàn thảo về mối quan hệ song phương, Tổng thống Trump sẽ giải thích rõ chủ trương của ông với Thủ tướng Việt Nam về việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Nguồn tin này nói thêm là Tổng thống Trump sẽ đề nghị với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc hai nước cùng duyệt lại và mở rộng bản Hiệp Định Thương Mại Song Phương đã được ký kết hồi tháng 12/2001". Theo ông Trump "điều này sẽ có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam".

Cũng liên quan đến Hiệp ước TPP và quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tuần rồi trước khi Đại Diện Thương Mại Mỹ rời Washington sang Hà Nội để dự cuộc họp cấp Bộ trưởng thương mại APEC, tin từ Nhà Trắng cho biết theo chủ trương của Tổng Thống Trump, "Hoa Kỳ sẽ mở một loạt đàm phán thương mại song phương với các nước đối tác" thay vì đàm phán đa phương như chủ trương của các chính phủ tiền nhiệm.

Published in Việt Nam

Ông Phúc sắp đi Mỹ

Nghe nói Nguyễn Xuân Phúc sẽ "công du" xứ Mỹ vào cuối tháng 5. Hôm qua tôi có viết, nhìn ông Phúc gục đầu đánh vần từng chữ (dờ đờ bờ cờ... chi đó quên rồi) bài diễn văn trên TV thấy thật là ái ngại. Hình dung ông này qua Mỹ, gặp ông Trump nói chuyện trong "Nhà trắng", khoe gạo, khoe mắm "ma dze in dziệt nam" thì vấn đề hết sức "tình hình".

Thì hôm qua, chính phủ của ông Phúc đã "trải thảm đỏ" chuẩn bị cho chuyến Mỹ du này.

co2

Thi thể của anh Nguyễn Hữu Tấn sau khi chết có nhiều vết cắt và vết đâm nơi cổ (ảnh Facebook Minh Tri Huynh)

Thứ nhứt là công an Vĩnh Long "cắt cổ" ông Nguyễn Hữu Tấn. Với lý do là ông này có "cờ vàng" trong nhà. Công an khám nhà nghe nói bắt được "quả tang" lá cờ vàng. Còn qua lời gia đình ông Tấn, "lá cờ vàng" đó chỉ là miếng vải bọc các chai nước yến.

Chuyện con đường ngắn nhứt đi vào nghĩa địa là qua đồn công an từ lâu mọi người đã biết. Một người được "giấy mời" vô đồn công an, thì đi ra, nếu không vào nhà thương thì cũng ra nghĩa địa. Nhưng vụ "cắt cổ" người tạm giam như vậy là mới thấy. Mà chuyện này không hề cũ.

Bởi vì, mọi người cũng biết, thời chiến tranh trước 75, "bộ đội chính qui", tức dân miền Bắc vô Nam, luôn nhân từ hơn đám "du kích" địa phương. Bộ đội chính qui, họ có thể can đảm đến mức độc ác trên chiến trường. Nhưng họ không khi nào pháo kích bừa bãi vào trường học, chợ búa, đào đường, đấp mô hay quăng lựu đạn vào đám đông, đặt chất nổ... để khủng bố người dân (như cộng sản Nam kỳ chó). Tức là người cộng sản địa phương (Nam kỳ chó) luôn luôn tàn độc hơn cộng sản Bắc kỳ. Bởi vì người cộng sản Nam kỳ phải chứng minh mình là người "giác ngộ cách mạng".

Điều này cũng đúng sau 30/4. Sau ngày này, một số người hùa theo phía chiến thắng, gọi là "cách mạng ba mươi". Cuộc "đánh tư sản" thành công là nhờ vào đám "cách mạng ba mươi". Vì họ biết rành đường đi nước bước, biết ai giàu, ai nghèo, ai là ngụy... trong xóm. Biết bao nhiêu gia đình tan nát, bởi vì sự phá hoại, trả thù của đám Nam kỳ chó đẻ tay sai này.

phuc3

Một thiếu niên có tóc dài bị cắt ngay giữa đường bởi các ông "cách mạng 30" sau ngày 30/04/1975 tại Sài Gòn - Ảnh minh họa .

Ta thấy công an Nam kỳ luôn tàn độc hơn công an Bắc kỳ. Vụ Đồng Tâm vừa rồi ta thấy cả một đoàn 30 người công an bị dân tóm gọn. Không người nào chống đối. Vụ này mà xảy ra trong Nam, bảo đảm "máu chảy thành sông".

Do "tâm lý" cần phải chứng minh bản thân, do đó dân Nam kỳ cộng sản, như Lê Duẩn, luôn tàn độc hơn các lãnh đạo cộng sản khác.

Vụ này làm "mát mặt" Phúc niểng. Phu nhân xinh đẹp của ông Trump làm sao có thể "bắt tay" với những bàn tay đẫm máu của vợ chồng Phúc niểng ?

Thứ hai, Chính phủ ông Phúc cũng trải thảm đỏ cho ông Phúc đi Mỹ bằng cách kích động xung đột tôn giáo, xung đột giữa các thành phần dân tộc, mục đích để chống linh mục Nam, người hướng dẫn dân Quỳnh Lưu đi khiếu kiện vụ Formosa.

Vụ này cũng sẽ làm "mát mặt" (mát chớ không phải mất nghe bà con). Ông Trump có thể (sẽ) bắt tay với cu Ủn, huống chi chuyện lẻ tẻ bắt tay với đồ tể Việt Nam. Nhưng bà Trump dễ thương kia chắc chắn là không rồi.

Nhưng chuyện tới cuối tháng Năm thì cũng còn xa. Nói trước đôi khi không hay.

Vụ Đồng Tâm

Vụ Đồng Tâm, chủ nhiệm văn phòng chính phủ nói rằng : "Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi với dân, nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Hôm qua tôi có viết đây là thể hiện pháp luật của nền "pháp quyền", thực chất là "rule by law". Lãnh đạo nhà nước tự tiện dùng luật để "trị" dân. Trong khi đó cá nhân họ thì ở ngoài, hay ở trên pháp luật.

Nhưng đàng sau của câu nói trên, tôi cho rằng đồng bào ở Đồng Tâm coi chừng phải "chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Nếu để ý, ta cũng thấy nhiều bài báo được đăng tải, đại khái (khích tướng) nói rằng luật quốc gia đã không được tôn trọng.

Mặc dầu rào đón trước, dân Đồng Tâm bắt ông Nguyễn Đức Chung ký giấy buộc ông Chung cam kết không được truy tố bất kỳ ai. Nhưng qua câu nói của ông chủ nhiệm Văn phòng chính phủ (và các bài báo), ta có lý do để lo ngại chính phủ của Phúc niểng sắp chơi trò phản thùng.

Bởi vì, theo ý tứ phát biểu, thì nhà nước có thể truy tố nhân dân Đồng Tâm ra tòa để "chịu trách nhiệm trước pháp luật". Bởi vì ông Chung không phải là "pháp luật". Ông này không có tư cách đại diện cho "luật pháp".

Ý kiến tôi viết ra đây, nhằm đề phòng dã tâm chính phủ Phúc niểng. Mấy chục héc ta đất Đồng Tâm "ngon" quá. Mồi đã tới miệng. Nhả ra sao được ?

Đó là ta phải hiểu "pháp luật là gì" ? Ai có quyền đặt ra pháp luật ?

Dĩ nhiên, trong một xã hội, pháp luật được đặt ra nhằm thiết lập "công lý", để giữ gìn an ninh trật tự cho mọi người trong cộng đồng xã hội.

Kẻ nắm "quyền lực" là kẻ áp đặt được "luật" của mình cho xã hội.

Trong vụ Đồng Tâm, dân ở đây biểu dương sức mạnh (và trí tuệ), bắt gọn 30 người công an, vốn là "đại diện cho pháp luật quốc gia".

Sức mạnh và trí tuệ của dân Đông Tâm là "quyền lực" áp đặt luật lệ mà nhà nước phải tuân theo.

Tức là tờ giấy mà ông Nguyễn Đức Chung ký với dân Đồng Tâm có hiệu lực pháp lý, đối với luật quốc gia cũng như luật quốc tế.

Nhiều trường hợp công lý bị chà đạp, do chính nhà nước (hay quan chức nhà nước), người dân nổi dậy chống đối. Các cuộc nổi dậy đôi khi đổ máu, đốt phá, chết chóc, bắt con tin... Nhưng khi mà đại diện nhà nước chịu thỏa thuận với người dân (như trường hợp dân Đồng Tâm và ông Chung), thì những thỏa thuận này phải được tôn trọng. Ngay cả khi những người chống đối, trong lúc nổi dậy đã bắt con tin, đã phá hoại tài sản quốc gia, đã xâm phạm của cải của người khác, hay thậm chí giết người.

Vì vậy ý kiến của chủ nhiệm Văn phòng chính phủ là muốn cướp đất của dân Đồng Tâm lần nữa. Trong khi ý kiến của các luật gia, theo tôi, những người này nên nghiên cứu lại nguồn gốc về "luật". Vụ Trung Quốc không nhìn nhận Tòa án trọng tài thường trực (CPA-Cour Permanent d'Arbitrage hay PCA-Permanent Court of Arbitration) cũng như phán quyết của Tòa là một thí dụ cần nghiên cứu.

Hội nghi trung ương 5

Hội nghị trung ương 5 khai mạc. Báo chí đăng tít lớn, là một câu hỏi của ông Trọng : "vì sao những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra từ lâu, nhưng qua nhiều nhiệm kỳ đến nay tình hình vẫn chậm chuyển biến, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn ?".

Hiển nhiên mọi người muốn biết những "hạn chế, yếu kém" này là gì ? mức độ "trầm trọng" tới đâu ? Thuộc những lãnh vực nào mà từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác không trị được ?

Như thường lệ (nhà báo ăn lương nhà nước mà), vòng vo tam quốc tung hứng hồi lâu, các bồi bút rốt cục cũng "hé lộ" các yếu kém đó thuộc lãnh vực "doanh nghiệp nhà nước - doanh nghiệp nhà nước".

Mèn đét ơi ! Thiệt tình.

Mới đọc tựa đề chắc ai cũng nghĩ rằng những "hạn chế yếu kém" này phải thuộc "an ninh quốc phòng", thuộc diện "bí mật quốc gia", cho nên bàn tán hoài, trong nội bộ từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác mà không trị dứt được. Thí dụ như tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Càng "đấu tranh" thì Việt Nam càng nhượng bộ.

Ông Trọng chỉ ra nguyên nhân của các "hạn chế, yếu kém" như vầy :

"Phải chăng nguyên nhân chủ yếu là do : Chưa xác định rõ ràng, đúng đắn chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và chức năng, nhiệm vụ chính trị-xã hội của doanh nghiệp nhà nước ; chưa có chuẩn mực trong hạch toán kinh doanh đúng đắn và phù hợp với doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hoá thông thường với sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích".

Khi ông đặt câu hỏi, tự chỉ ra nguyên nhân, như vậy ông Trọng mặc nhiên thừa nhận ông cũng "bó tay" như các Tổng bí thư tiền nhiệm.

Bó tay là vì tất cả đảng viên đảng cộng sản của ông Trọng đều là những con chuột. Không chuột lớn thì chuột nhỏ. Con nào sa hủ nếp thì mập thây. Con ra rìa ở xó bếp thì lớn tiếng chí chóe đòi phần, "tâm tư". Mỗi khi đại hội trung ương chuột như mấy ngày nay thì tiếng chuột nghe nhức óc.

Đã là chuột, "ăn của dân không từ một thứ gì", thì làm gì có "nhiệm vụ sản xuất", "nhiệm vụ chính trị-xã hội" ?

Chúng ăn từ tấm ván hòm của người dân đang nằm chờ chết. Chúng ăn trên giọt mồ hôi của lao nô bán sang Đài Loan, Mã Lai... Chúng ăn trên giọt nước mắt tủi hờn của những người trinh nữ đang trân mình cho bọn đàn ông ngoại nhân rờ rẩm chọn hàng mua vợ. Chúng ăn của dân không từ một thứ gì. Từ miếng vườn hương hỏa cho tới thửa ruộng truyền tay từ bao nhiêu đời. Chúng ăn vào đất nước trơ xương. Cây rừng, hầm mỏ, dầu khí… chúng ăn sạch, bán sạch.

Ông Trọng, dù là chuột cống hay chuột xạ (chuột nhắt), cũng vẫn là chuột.

phuc2

Nguyễn Xuân Phúc và Đinh La Thăng - Ảnh minh họa

Các đòn "ném chuột", như vụ "kỷ luật Đinh La Thăng", thật ra là thủ đoạn kéo con chuột mập ú ra khỏi hủ nếp dầu khí rồi thay thế con chuột khác vào hủ nếp này. Chuột cũng có vây cánh bè đảng. La Thăng thuộc phe Ba X. X xuống thì Thăng phải "thăng".

Dưới nhiệm kỳ của ông Trọng (đến nay đã trên 6 năm rồi). Tình hình doanh nghiệp nhà nước y chang như thời ông Mạnh. Điệp khúc muôn thuở :

"Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng "đắp chiếu", làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ công quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân…".

Từ thời Liên Xô, thời các xứ cộng sản Đông Âu đã vậy. Thì Việt Nam cũng phải vậy. Đó là "qui luật" cha chung không ai khóc. Chẳng có con chuột nào sa vô hủ nếp rồi ngồi đó "hoạch tính tài chánh" để hủ nếp ngày càng thêm đầy.

Ông Trọng quyết tâm dẫn đàn chuột của ông "lãnh đạo đất nước".

Trước đây không lâu ông này có nói rằng đường lên xã hội chủ nghĩa 100 năm nữa không biêt tới hay chưa ?

Rõ ràng quyết tâm của ông Trọng "muôn nắm đàn chuột".

Chớ nếu không, giải tán đàn chuột, tuyên bố bỏ cái đuôi "xã hội chủ nghĩa" của "kinh tế thị trường", những "hạn chế, yếu kém" kia đương nhiên bị diệt trừ.

Phúc hay không Phúc

Ông Phúc niểng coi vậy mà có "phúc", như cái tên cúng cơm của ông. Ông được lớp trí thức "xứ Quảng" ủng hộ nhiệt tình, mặc dầu đôi lúc nhìn ông trên TV cắm đầu đánh vần bài diễn văn mà thấy ái ngại trong bụng. Nghĩ tới cái lúc ông này qua Mỹ nói chuyện với ông Trump trong "Nhà Trắng", khoe gạo, mắm "ma de in dziệt nam"... tình hình thật là tình hình...

Chính phủ "liêm chính, kiến tạo" của ông Phúc khởi xướng đã hơn một năm, chưa thấy thành quả gì để kết luận về khả năng "kinh bang tế thế" của ông này. Vụ Formosa, phải nhìn nhận đây là một "khủng hoảng lớn" cho Việt Nam, về môi trường cũng như các mặt về xã hội. Nhưng qua đó ta lại thấy chính phủ của ông Phúc hoàn toàn thiếu sự "kiến tạo" trong cách xử lý khủng hoảng.

Vụ Đồng tâm, người Chủ nhiệm văn phòng chính phủ của ông vừa có một phát biểu gây sự "chấn động" trong dư luận. Nguyên văn đăng từ báo chí :

"Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi với dân, nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Rõ ràng đây là cách "dụng pháp trị". Tức kẻ cầm quyền dùng pháp luật để trị dân nhưng bản thân họ thì đứng ngoài, nếu không nói là đứng trên pháp luật. Cái "pháp quyền" của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phải là "rule of law" như các học giả đã khoe. Nó là "rule by law".

Vậy mà không thiếu trí thức cầm bút (như cầm ống đu đủ) thổi phồng ông Phúc.

Những lúng túng của ông Phúc về kinh tế thì đổ thừa cho chính phủ tiền nhiệm. Mọi người nói rằng ông Dũng ăn ốc ông Phúc đổ vỏ.

Thôi thì cứ để ông Phúc lên làm Tổng bí thư. Không chừng vậy lại tốt cho Việt Nam. Cứ vậy mà "khởi nghiệp".

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb, 06/052017

Additional Info

  • Author Trương Nhân Tuấn
Published in Diễn đàn

Ông Trọng muốn Trung ương 'nhìn thẳng sự thật' (VOA, 05/05/2017)

trong1

Ông Nguyễn Phú Trng cho biết B Chính tr, Ban Bí thư hi tháng 3 đã dành ra 7 ngày đ "kim đim".

Hội ngh ln th 5 ca Ban Chp hành Trung ương Đảng cộng sản Vit Nam va khai mc ngày 5/5. Trong bài phát biểu khai mc, ngoài các ni dung v kinh tế, Tng bí thư Đảng cộng sản Vit Nam còn đ ngh Trung ương "nhìn thng vào s tht", "đánh giá k lưỡng nhng ưu đim, nhng hn chế, khuyết đim trong lãnh đo, ch đo ca B Chính tr, Ban Bí thư".

Ông Nguyễn Phú Trng cho biết B Chính tr, Ban Bí thư hi tháng 3 đã dành ra 7 ngày đ "kim đim", t phê bình và phê bình v s lãnh đo, ch đo ca mình.

Người đng đu Đảng cộng sản Vit Nam nói quá trình kim đim được thc hin "bài bn" và "hp lý".

"Các báo cáo kiểm đim đu được chun b đúng hướng dn. Không khí kim đim dân ch, đoàn kết, thng thn, chân tình", ông Trng phát biu trong lúc khai mc hi ngh.

Ông Trọng tha nhn tình hình Vit Nam gn đây có nhng "vn đ phc tp mi ny sinh" như v ô nhim môi trường bin min Trung, xâm nhp mn đng bng sông Cu Long…

Tổng bí thư Đảng cộng sản Vit Nam cũng đ cp đến các n lc phòng chng tham nhũng, ông nói rng "có nhng chuyn biến tích cc, rõ rt". Ông dn chng nhiu v án tham nhũng, kinh tế đc bit nghiêm trng đã được đưa ra xét x, nhiu sai phm trong công tác cán b, nhiu cán b cp cao vi phm đã b k lut nghiêm minh, công khai, "được nhân dân đng tình và ng h".

Trên thực tế, các v x lý k lut cán b cp cao gn đây tại Vit Nam đã gây ra khá nhiu tranh cãi và đn đoán trong gii quan sát và dư lun Vit Nam v "cuc thanh trng phe nhóm" trong ni b Đảng cộng sản.

Nổi bt nht là v "đào thoát" ra nước ngoài ca ông Trnh Xuân Thanh, nguyên Phó Ch tch tnh Hu Giang. V này đã dn ti hàng lot các quan chc b k lut, trong đó có nguyên B trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và 7 cán b cao cp khác. V x lý k lut có th xy ra đi vi Bí thư Thành y Sài Gòn Đinh La Thăng cũng b cho là nm trong lot đu đá này.

Trong ngày khai mạc Hi ngh Trung ương 5, ông Nguyn Phú Trng khng đnh B Chính tr, Ban Bí thư luôn "vng vàng, đoàn kết" đ đưa ra quyết sách kp thi, được nhân dân "ghi nhn, hoan nghênh".

Các nội dung khác v vic hoàn thin th chế kinh tế thị trường đnh hướng xã hi ch nghĩa, tái cơ cu và đi mi, nâng cao hiu qu doanh nghip nhà nước, to điu kin phát trin kinh tế tư nhân… cũng là nhng ni dung được bn tho ti hi ngh.

Hội ngh Trung ương 5 s kéo dài đến ngày 10/5.

********************

Cuối tháng Năm, Thủ tướng Phúc đi Mỹ mua vũ khí ? (VOA, 05/05/2017)

trong2

Tổng thng M Donald Trump và Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc.

Tại cuc hp báo thường kỳ vào chiu ngày 4/5, mt phóng viên đã đ ngh người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hằng xác nhn thông tin Th tướng Nguyn Xuân Phúc s đi thăm M vào cui tháng 5 năm nay, cũng như trng tâm ca chuyến thăm, kh năng tho thun hp tác nào trong lĩnh vc quân s đc bit là vic mua sm vũ khí.

Báo Thanh Niên và Tiền Phong trích li bà Lê Thị Thu Hng :

"Tổng thng M Donald Trump đã có thư mi Th tướng Chính ph Nguyn Xuân Phúc thăm chính thc M. Ni dung c th ca chuyến thăm đang được hai bên thu xếp".

Tuy bà Hằng không xác nhn ý đnh ca Vit Nam mun mua vũ khí M, cũng như tin liệu Th tướng Phúc có chính thc đi thăm M vào cui tháng này hay không, nhưng vic báo chí trong nước "đánh tiếng" trước cho thy Vit Nam đang mun gây n tượng vi M.

Giáo sư Nguyn Mnh Hùng thuc Đi hc George Mason, bang Virginia, cho rng nếu có một tha thun mua bán vũ khí trong chuyến thăm này thì đây là thông đip cho thy Vit Nam "mun thuyết phc M v tm quan trng chiến lược ca mình, bng cách tăng cường quan h quc phòng vi M".

"Muốn có n tượng thì người ta nói đến vic mua vũ khí. Bây giờ thì vic mua vũ khí có th là món quà, hay có th gi là món hi l đ có được s ng h ca ông Trump. Đng sau cái đó là gì ? Tuy không nói ra, nhưng h rt cn mt đi trng vi Trung Quc".

Với "món quà ra mt gây n tượng này", liu Vit Nam có thật s đt được mt tha thun mua vũ khí t M hay không ? Giáo sư Hùng phân tích các khía cnh có kh năng xy ra như sau :

"Quan trọng đng sau vic mua súng thì người ta mun biết ng mun mua cái gì ? Đ làm gì ? Và mua như vy thì có cn hun luyn ca M không ? Nếu có hun luyn thì Vit Nam hay M ? Nếu Vit Nam thì dính dáng đến vic s ca quân nhân M ti Vit Nam. Đng sau vic mua bán này là c vn đ chiến lược. Không biết Vit Nam có chiến lược rõ rt v vic này hay không ?"

Tháng 5 năm ngoái, trước chuyến thăm ca Tng thng Hoa Kỳ Barack Obama đến Vit Nam, Hoa Kỳ đã d b hoàn toàn lnh cm vn vũ khí vi Vit Nam. Khi đó báo chí Vit Nam cho rng vic d b cm vn vũ khí "không ch mang ý nghĩa biu trưng rt ln, mà nó có giá tr thc tế, giúp chúng ta nâng cao sc mnh quc phòng, bo v vng chc ch quyn và an ninh trên bin".

Phản ng trước quyết đnh ca M xóa cm vn vũ khí, Trung Quc đã có phn ng dè dt. N phát ngôn viên B Ngoi giao Hoa Xuân Oánh nói : "Là mt nước láng giềng thân cn vi Vit Nam, chúng tôi hoan nghênh mi quan h hp tác bình thường gia Vit Nam và các nước khác, và chúng tôi hy vng chc rng mt din biến như thế trong bang giao song phương là thun li cho hòa bình và an ninh trong khu vc".

Báo An Ninh Thủ đô nói "mua sm trang b tiên tiến đ tiến thng lên hin đi, có th nói rng, hướng đi này là rt đúng đn".

Bài viết trên t báo này nói trong bi cnh ngân sách quc phòng còn eo hp, Vit Nam nên ưu tiên cho mt s quân, binh chng như hi quân, phòng không-không quân, thông tin liên lc.

Báo Sputnik dẫn li nhà phân tích quc phòng Konstantin Sivkov nói rng Vit Nam không phi là quc gia giàu có nên khó có kh năng mua vũ khí t nhiu nước khác nhau. T báo nhn đnh :

"Có phần chc h sẽ tiếp tc duy trì chiến lược mua sm đng b. Ví d, nếu Vit Nam quyết đnh chuyn sang s dng máy bay ca Hoa Kỳ, thì s phi đu tư vào đào to b sung, trang thiết b, kinh phí, v.v…"

Theo ông Sivkov thì "có nhiều kh năng Hà Ni s mua mt s thiết bị khác nhau ca Hoa Kỳ "đ làm quen" vi vũ khí và thiết b quân s ca M. Tuy nhiên, theo gii phân tích, s không có chuyn mua bán vi s lượng ln".

Trong nhiều thp k qua, Vit Nam đã mua vũ khí ca Nga và còn hp tác đ phát trin vũ khí vi nước này. Tr li phng vn ca hãng tin Sputnik hi đu năm nay, Đi tá Nguyn Khc Nguyt, Quân đoàn 2, nhn mnh "vũ khí Nga có li thế cnh tranh nht đnh so với các nước tương t.

Tuy rằng Nga là nhà cung cp vũ khí hàng đu ca Hà Ni t lâu, v thế đó s dn dà b xói mòn khi th trường m và các thương nhân vũ khí M bt đu nm bt cơ hi. Vin Nghiên cu Hòa bình Quc tế Stockholm (SIPRI) hôm 20/2/2017 công bố phúc trình mi nht v tình hình mua sm quc phòng trên thế gii, Vit Nam xếp hng 10, chiếm khong 3% th phn vũ khí thế gii, giá tr nhp khu ước đt gn 5 t USD.

Đáng chú ý là so với giai đon 2007 - 2011, Vit Nam đã nhy vt t v trí 29 lên thứ hng nm trong top 10, giá tr nhp khu vũ khí tăng ti 202%.

Vào tháng trước, Cơ quan Hp tác An ninh Quc phòng Hoa Kỳ cho biết, M đã đng ý chuyn giao tàu tun duyên Morgenthau cho Vit Nam, sau khi tàu này b loi biên. Tàu tun duyên USCGC Morgenthau của Hoa Kỳ s sm có mt trong biên chế lc lượng vũ trang Vit Nam. Phía Vit Nam yêu cu mua li 3 chiếc, nhưng M ch đng ý bán li mt chiếc.

Published in Việt Nam