Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ai sẽ thắng cử ngày 3/11 ?

Bùi Văn Phú, 02/11/2020

Vài hôm nữa chúng ta sẽ biết ai làm tổng thống Hoa Kỳ cho nhiệm kỳ 2021-2025. Hy vọng thế.

bvp1

Thùng phiếu đặt ở nhiều nơi trong tiểu bang California (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Nếu đêm 3/11 mà kết quả không là đất lở thì sẽ có tranh tụng trước tòa như kỳ bầu cử năm 2000, với tiểu bang Florida phải đếm phiếu lại và mấy tuần sau mới có kết quả, bằng một phán quyết của Tối cao Pháp viện.

Cả nước Mỹ năm đó phải hồi hộp chờ đợi, chú ý vào màn hình tivi khi những lá phiếu có lỗ hay chỉ có dấu ấn mà nhân viên kiểm phiếu phải soi rọi, có khi dùng cả kính phóng đại để mong tìm ra dấu chỉ của một cử tri nào đó đã bầu cho George W. Bush (con) hay cho Al Gore.

Kỳ bầu chọn năm nay, vì dịch Covid nên hầu hết các tiểu bang cho cử tri được bầu sớm bằng cách gửi lá phiếu qua đường bưu điện hoặc bỏ vào thùng phiếu đặt ở nhiều nơi.

Cử tri California nhiều người đã bỏ phiếu vào thùng đặt ở những cơ quan công quyền như tòa thị chính, văn phòng quận hạt.

Một số tiểu bang khác như Texas, Georgia thì khó kiếm thùng phiếu hơn, nên cử tri gửi phiếu bầu qua đường bưu điện hay xếp hàng nhiều giờ để được bỏ phiếu sớm.

Tính đến trưa thứ Sáu 30/10 giờ California, hơn 85 triệu người Mỹ đã làm xong nhiệm vụ công dân, một con số kỷ lục trong bầu sớm so với những lần tổng tuyển cử trước.

Vì thay đổi cách bầu chọn nên tình hình đếm phiếu năm nay phức tạp và đã có tranh tụng trước tòa.

bvp2

Phiếu bầu tổng thống ở California có cả tiếng Việt (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Ban vận động tranh cử của Trump chỉ muốn đếm các phiếu mà các cơ quan tổ chức bầu cử địa phương nhận được chậm nhất là trong ngày 3/11, không được đếm phiếu bầu đến sau ngày đó.

Theo quyết định mới nhất của Tối cao Pháp viện, tiểu bang Pennsylvania sẽ đếm các phiếu bầu đóng dấu bưu điện ngày 3/11 và nhận được trước 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 6/11. Còn tiểu bang North Carolina thì 9 ngày sau ngày bầu cử mà phiếu được bưu điện chuyển đến văn phòng bầu cử thì vẫn phải đếm.

Vì thế đã có dự kiến kết quả bầu cử năm nay sẽ không biết được trong đêm 3/11 mà phải chờ nhiều ngày sau và rất có thể sẽ có tranh tụng trước tòa về cách đếm phiếu.

Tối cao Pháp viện có thể sẽ phải xét những vụ kiện liên quan đến đếm phiếu bầu khi số phiếu của Trump và Biden không cách nhau nhiều, trong khoảng 0,5% hay ít hơn.

Nếu tình hình nước Mỹ như trong đầu năm nay, khi kinh tế đang tăng trưởng tốt thì việc Tổng thống Trump ở lại Bạch Ốc thêm một nhiệm kỳ nữa coi như không có gì khó khăn. Trong lịch sử bầu chọn lãnh đạo Mỹ, khi kinh tế phát triển thì tổng thống đương nhiệm hay đảng cầm quyền sẽ tiếp tục được dân tín nhiệm.

Nay Tổng thống Trump đang gặp thử thách lớn.

Trước hết là vì dịch Covid-19, nguyên nhân chính làm thay đổi nước Mỹ và cả thế giới trong năm 2020 và cách đối phó của Tổng thống Trump cho thấy khả năng lãnh đạo mà những giới chỉ trích cho là yếu kém của ông.

Những người ủng hộ ông thì bác bỏ chỉ trích và tin rằng ông duy nhất có khả năng làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Qua nhiều lần gặp gỡ báo chí ông đã biểu lộ là người không nắm vững khoa học mà lại hay ăn nói trái ngược những giải thích khoa học.

Chẳng hạn việc dùng thuốc Hydrochloroquine, là một thứ thuốc phòng sốt rét. Bình thường một người uống đúng lượng thì không hại cho sức khỏe. Những năm sống ở Châu Phi tôi đã uống thuốc này thường xuyên. Hai năm trước trở lại vùng này mấy tuần cũng phải uống thuốc trong thời gian ở đó.

Hydrocholoroquine có ngăn ngừa hay chữa được Covid-19 là câu hỏi dành cho những nhà khoa học, những bác sĩ tìm hiểu, nghiên cứu và đưa kết quả. Vì là một virus mới lạ, mọi cách phòng chống đều có thể được thử nghiệm để có số liệu chứng minh sự hiệu nghiệm.

Một vài bác sĩ đã cho thử loại thuốc này và có kết quả tốt, nhưng nhiều nghiên cứu khác cho thấy Hydrochloroquine không hiệu quả.

Việc điều trị bệnh nhân Covid-19 hay tìm thuốc ngừa nên để cho các nhà chuyên môn nghiên cứu rồi công bố hay cố vấn cho tổng thống.

Tổng thống Trump còn tuyên bố là thuốc tẩy cũng có hiệu nghiệm trong chữa trị Covid-19. Nếu nhìn theo khoa học thực nghiệm thì ai cũng có thể đem chất lỏng này ra thử với một liều lượng nào đó để xem phản ứng ra sao. Đó không phải là những điều tổng thống cần nói khi chưa có đủ số liệu khoa học.

Tổng thống Trump hay nói những điều thiếu tính khoa học chỉ để che giấu sự bị động trong việc phòng chống Covid-19. Ông làm mất lòng tin của không ít cử tri qua cách hành xử như thế.

Vì Covid-19 mà kinh tế Mỹ suy thoái từ tháng Ba đến nay. Số liệu mới nhất cho thấy GDP Hoa Kỳ tăng 33,1% trong quí III vừa qua (quí II giảm 31,4%). Đó là một tín hiệu khích lệ cho phục hồi kinh tế, nhưng có thể quá trễ vì 90 triệu cử tri đã bỏ phiếu.

Lịch sử bầu chọn lãnh đạo Mỹ trong 40 năm qua cho thấy khi kinh tế phát triển thì tổng thống đương nhiệm hay đảng cầm quyền sẽ tiếp tục được dân tín nhiệm.

Tổng thống Jimmy Carter năm 1980 bị cho về vườn vì khủng hoảng xăng dầu, kinh tế đi xuống, mức thất nghiệp gần 7%. Dân Mỹ khi đó phải xếp hàng đổ xăng và phân lời vay tiền ngân hàng mua nhà lên gần 20%.

Đánh bại Tổng thống Carter bằng một chiến thắng đất lở (landslide), Ronald Reagan đạt 489/538 phiếu cử tri đoàn năm 1980, một kết quả hết sức ngạc nhiên vì các thăm dò trước ngày bầu cử cho thấy hai ứng viên chỉ hơn kém đôi ba điểm hay ngang ngửa nhau.

Bốn năm sau Reagan còn thắng vẻ vang hơn với 525 phiếu cử tri đoàn.

Khi Phó Tổng thống George H.W. Bush (cha) ra tranh cử năm 1988, lúc kinh tế còn đang tiếp tục phát triển nên cử tri đã bầu chọn ông làm tổng thống để Đảng Cộng hòa lãnh đạo nước Mỹ trong 12 năm liên tiếp.

Năm 1991 Tổng thống Bush đạt chiến thắng quân sự ở Kuwait, khi đem quân Mỹ vào giải phóng nước này khỏi sự chiếm đóng của Iraq, xóa bỏ "Hội chứng Việt Nam" (Vietnam Syndrome) trong lòng dân Mỹ, uy tín của Bush lúc đó lên rất cao trong dân.

Nhưng vài tháng sau kinh tế suy thoái, mức thất nghiệp hơn 7%, thêm bội hứa không tăng thuế (Read my lips) nên dân đã chọn ứng viên Dân chủ Bill Clinton.

Trong kỳ bầu tổng thống 1992, Bill Clinton bị tố cáo đủ thứ chuyện lăng nhăng ái tình, nhưng cử tri bỏ qua và chọn ông làm lãnh đạo nước Mỹ hai nhiệm kỳ.

Tổng thống George W. Bush (con) và Tổng thống Barack Obama mỗi người cũng làm hai nhiệm kỳ.

Trong kỳ tranh cử 2016, ứng cử viên Donald Trump cũng đã phải đối mặt với cáo buộc lăng nhăng ái tình, sàm sỡ với phụ nữ, làm ăn thương mại bất chính, nhưng ông vẫn thắng cử.

Nếu không có Covid-19, Tổng thống Trump sẽ dễ dàng giành được nhiệm kỳ hai vì sau ba năm dưới sự lãnh đạo của ông kinh tế Mỹ đang phát triển, mức thất nghiệp chỉ trên 3%.

Nay tình hình trở nên phức tạp, khó khăn hơn. Kinh tế đình trệ, số người thất nghiệp cao hơn 10% và các biện pháp phòng chống Covid-19 không hiệu quả vì số người nhiễm hơn 9 triệu với 230 nghìn tử vong và chưa ngừng tăng.

Nhiều thăm dò mới nhất công bố trong vài ngày qua cho thấy cựu Phó Tổng thống Biden hơn điểm Tổng thống Trump trên toàn quốc, tính trung bình theo Real Clear Politics thì Biden 51,3%, Trump 43,6%.

Thăm dò từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy kết quả như sau :

Emerson College : Biden 50 / Trump 45

Rasmussen Reports : Trump 48 / Biden 47

Economist/YouGov : Biden 54 / Trump 43

CNN : Biden 54 / Trump 42

Reuters/Ipsos : Biden 52 / Trump 42

Tại các tiểu bang chiến trường :

Wisconsin : Biden 50,3 / Trump 43,9

Michigan : Biden 50 / Trump 42,4

North Carolina : Trump 48,4 / Biden 47,7

Pennsylvania : Biden 49,5 / Trump 46

Florida : Biden 48,3 / Trump 46,9

Arizona : Biden 47,8 / Trump 46,5

Ohio : Trump 46,8 / Biden 46,2

Georgia : Biden 47,7 / Trump 47,3

Texas : Trump 48 / Biden 45,7

Theo khoa học xác suất thống kê, độ tin cậy vào những kết quả thăm dò là 95%, có nghĩa là có 5% cơ hội kết quả thăm dò sai và biên độ sai số thường là cộng trừ 3 điểm.

Có dự báo tại Châu Âu nói Tổng thống Trump vẫn có cơ hội thắng nếu giành được Texas và Florida.

Vì thế, cả hai ứng cử viên đang ráo riết vận động ở những tiểu bang chiến trường để tìm sự ủng hộ của cử tri trong những ngày cuối, giờ chót của cuộc tranh cử.

Cho đến lúc này khó có thể tiên đoán Trump hay Biden sẽ thắng, dù kết quả thăm dò có nghiêng về Biden trên toàn quốc cũng như tại nhiều tiểu bang chiến trường, cả ở những nơi Trump đã thắng trong năm 2016 như Florida, Georgia, Michigan, North Carolina, Ohio, Pennsylvania, Arizona.

Với những thay đổi trong cách vận động và cách cử tri tham gia bỏ phiếu thì có nhiều điều khó tiên đoán được trong bầu cử 3/11 này.

Nếu Tổng thống Trump không thắng, nguyên do chính là vì Covid-19 đã làm đảo lộn mọi sinh hoạt kinh tế, xã hội, giáo dục và chính trị Hoa Kỳ trong tám tháng qua.

Bùi Văn Phú

(02/11/2020)

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, là một giảng viên đại học cộng đồng từ vùng Vịnh San Francisco, California. © 2020 Buivanphu

***********************

Xu hướng nào sẽ thắng thế trong cuộc bầu cử Mỹ 2020 ?

Tạ Dzu, VNTB, 01/11/2020

Nhiều ý kiến cho rằng hiện đang có ba mô hình phát triển khác nhau trên thế giới : Dân chủ xã hội (Tây Âu nói chung), xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, và dân chủ tư bản Hoa Kỳ.

bvp3

Dân chủ xã hội

Sau Thế chiến 2, Châu Âu với kinh nghiệm Đức quốc xã (độc tài cánh hữu) và họa cộng sản (độc tài cánh tả), họ cần một chính phủ mạnh để bảo đảm an ninh và phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Nhu cầu đó cộng với việc thiết lập mạng lưới an sinh xã hội, giáo dục, y tế cho người dân để tránh tuyên truyền cộng sản nhằm làm suy yếu chính quyền, đã đưa nhiều nước Tây Âu theo chiều hướng dân chủ xã hội.

Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc

Thế giới không khỏi ngạc nhiên khi thấy Tàu phát triển vượt bực trong hơn ba thập niên qua. Xã hội và đời sống của khoảng 700 triệu người Tàu (1978) được cải thiện đáng kể trong một thời gian ngắn. Điều này đem đến sự hấp dẫn của một chính quyền mạnh (đúng ra là đảng) với một ‘minh quân’ (Mao, Đặng, Tập ?), sử dụng nhân tài (cán bộ) kết hợp với khu vực tư nhân (meritocracy) để cải thiện dân sinh. Thoạt nhìn có vẻ hiệu quả hơn chế độ dân chủ ‘hỗn loạn’.

Nhìn kỹ thì mô hình hiện nay của Trung Cộng mang nhiều nét Khổng giáo : Vua chúa (đảng cộng sản) ở trên cao, giữa là giới sĩ phu và quan chức (mặt tầng) thi hành lệnh của vua, dưới cùng là dân đen (đáy tầng) chịu tất cả mọi thiệt thòi. Nhưng vì độc quyền nên dễ phát sinh tham nhũng, cho đến khi minh quân biến thành bạo chúa và đảng viên tha hóa tột độ thì đảng và nhà nước cũng dễ dàng sụp đổ như lịch sử Tàu từng chứng minh. Tập Cận Bình đàn áp các cuộc chống đối ôn hòa khốc liệt, xem mình là thiên tử muốn làm vua suốt đời, gây hấn với các quốc gia nhỏ yếu chung quanh, ông ta đang trở thành bạo chúa của Trung Cộng.

Dân chủ tư bản Hoa Kỳ

Tuy có sự cạnh tranh giữa hai quan điểm của Cộng Hòa và Dân chủ, khuynh hướng một nhà nước nhỏ, ưu đãi tự do kinh doanh, giảm thuế doanh nghiệp để có một khu vực tư nhân năng động hầu tạo công ăn việc làm, giúp chính phủ thu thuế có phương tiện chi tiêu và cân bằng ngân sách thường được chú ý hơn, đồng thời cả hai đảng đều muốn nền chính trị Hoa Kỳ phổ biến khắp thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương buôn bán.

Nếu bối cảnh thế giới vẫn như hiện nay, hai mô hình trên có lẽ không thay đổi bao nhiêu trong một vài thập niên trước mắt, nhưng mô hình tư bản Mỹ đang có những thay da đổi thịt và cạnh tranh quyết liệt giữa hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến, không chỉ riêng về kinh tế mà còn ở các mặt xã hội khác, tuy không rõ rệt tả-hữu như tại Châu Âu.

Ông Trump là một hiện tượng đặc biệt lồng trong bối cảnh tranh chấp này, có liên quan nhiều đến văn hóa Âu Mỹ nói chung.

Truyền thông báo chí thường sử dụng chữ "Trumpist" để nói đến hiện tượng mà nhiều người Việt gọi là "cuồng Trump". Với người Việt và Mỹ gốc Việt thì đa phần chỉ là vì tâm lý chống Tàu mà nhiều người ủng hộ ông. Nhưng tại sao đông đảo giới thợ thuyền, công nhân bỏ phiếu cho Trump năm 2016 dù ông ta là tỷ phú, hay người ta cho ông là kẻ thô lỗ thiếu đạo đức, thiếu năng lực lãnh đạo, thậm chí có vấn đề về tâm lý lại được đông đảo giới tôn giáo và bảo thủ đứng đắn ủng hộ ?

Tại sao có sự nghịch lý này ?

Tìm hiểu những biến chuyển của xã hội Mỹ nói riêng và Châu Âu nói chung sẽ giúp tìm ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề.

Nếu theo dõi kỹ, người ta có thể thấy ông Trump thể hiện khá rõ hai điều :

1. Chống chủ nghĩa tự do

Tuỳ ngữ cảnh và bối cảnh mà liberal hay liberalism có nhiều nghĩa khác nhau. Thập niên 1930, liberalism là công đoàn, là những người Mác xít cổ suý xã hội chủ nghĩa (socialism). Thập niên 1960 lại là nhân quyền (civil rights), quyền bỏ phiếu của phụ nữ (women suffrage), chống chiến tranh Việt Nam (anti war, peace and love). Cuối thế kỷ 20 có ram LGBT (lesbian, gay, bisexual, transgender), hôn nhân đồng tính, phá thai, di dân, đa đạng, đa văn hóa. Mấy thập niên gần đây bao gồm luôn cả bảo vệ môi trường nữa.

Di dân (immigration), đa dạng (diversity) và đa văn hóa (multiculturalism) đều bị những người thuộc phe hữu xem là nguy cơ đe dọa nền tảng văn hóa nước Mỹ nên nhiều người không ngạc nhiên khi thấy ông Trump quyết phải xây tường biên giới. Một điều khác cũng cần quan tâm là đối với ông Trump cũng như đảng Cộng Hoà, một nhà nước lớn và bảo vệ môi trường bị xem là đe dọa tính cạnh tranh và ngăn cản tạo việc làm.

Với những nhóm tân bảo thủ (neo-conservatism) và tân tự do (neo-liberal), tự do mang ý nghĩa trật tự thế giới tự do (liberal world order) do Mỹ lãnh đạo kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Cả hai phái bảo thủ và cấp tiến đều cổ võ toàn cầu hóa vì cho rằng thế giới tự do và tự do mậu dịch là chung điểm của lịch sử như Frank Fukuyamanhận định trong cuốn The End of History.

Nói tóm lại, theo ghi nhận của Samuel Huntington trong The Clash of Civilizations, dân chủ [đảng tranh] phương Tây với triết Hy Lạp, luật La Mã, tiếng La Tinh và Cơ Đốc giáo cộng với lối sống hưởng thụ vật chất, tự do mậu dịch để tìm lợi nhuận tối đa đã trở thành nền tảng văn hóa Âu Mỹ – một "trật tự phương Tây" được phát triển ra toàn thế giới hơn ba ram năm qua mà theo nhiều người, phải được những lãnh đạo như ông Trump bảo vệ.

2. Chống sự bành trướng của bất cứ nước nào và Mỹ trên hết

Là một nhà kinh doanh, ông Trump có cái nhìn thực tiễn để có lợi cho mình. Mặc dù cổ võ mậu dịch tự do nhưng ông ta không muốn đóng vai trò can thiệp quốc tế (interventionalism), không muốn bị nước nào gác tay trên, cũng không muốn bị đồng minh ăn chặn (free riders). Cách chống Tàu hiệu quả hay không và cách nhìn về thế giới đúng hay sai, không là mục tiêu của bài viết mà thử tìm hiểu xem tại sao ông Trump lại có những quyết định được xem là ‘ngược đời’ với nhiều người như vậy ?

Trump vừa mạt sát phe Dân Chủ, vừa chống Cộng Hòa cánh hữu như George W. Bush, John McCain vì cho rằng họ đã không đặt quyền lợi nước Mỹ lên trên hết (America first) mà lo đi can thiệp, ảnh hưởng đến quốc tế tới nỗi bị WTO, NATO, NAFTA hay TPP ‘lường gạt’. Ông ta không thích bà Merkel (thủ tướng Đức), muốn giữ NATO mà ít chịu ‘chi tiền’ (free rider), lại còn mở cửa cho tị nạn Hồi giáo tràn vào, đe dọa văn minh Cơ Đốc giáo.

Trump chủ trương mậu dịch tự do có lợi cho Mỹ và chống dân chủ xã hội, theo cái nhìn của ông thì đó là cộng sản hay chủ nghĩa xã hội (socialism). Ông cũng chống di dân (immigration), đa dạng (diversity), đa văn hóa (ramculturalism), chính quyền lớn (big government), và bảo vệ môi trường (environmentalists). Khi phong trào Black Lives Matter nổi lên, đảng Dân Chủ kêu gọi bình đẳng màu da và phá bỏ di tích nô lệ thì Trump cổ võ trật tự xã hội (law and order) và vinh danh các nhà lập quốc.

Trump thích những người có cái nhìn giống mình : Putin (Nga), V. Orban (Hung) và Duterte (Phi) vì tuy họ độc tài nhưng đều chống LGBT và đa văn hoá, chưa kể đến việc Nga và một số quốc gia Đông Âu cũ tuyên truyền dân chúng chống lại cuộc xâm lăng của Hồi giáo tràn vào Châu Âu khiến ông ta dễ ram thiện với họ. Cũng vì vậy người ta mới hiểu tại sao nhiều người Mỹ đứng đắn dù chê tư cách Trump, giới tôn giáo tuy không có thiện cảm nhưng vẫn ủng hộ, nhiều phần chỉ vì họ tin rằng Trump là cơ hội cuối cùng giữ vững văn hóa Âu Mỹ và đưa nước Mỹ vững mạnh trở lại (make America great again).

Phong trào bảo vệ những giá trị của cánh hữu không chỉ xảy ra ở Bắc Mỹ mà còn được những cá nhân hay những nơi tại Châu Âu như Brexit (Anh), Marie Le Pen (Pháp), Viktor Orban (Hung), Law and Justice (Ba lan) và Nam Mỹ như André Obrador (Mễ Tây Cơ), Jair Bolsonaro (Ba Tây) khai thác.

Sau Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa đã mang lại lợi nhuận kếch xù cho nhiều công ty và những chuyên gia có tay nghề cao, bỏ lại đa số chật vật kiếm ăn, nhưng qua đó, cả nhân loại đã có dịp gần cận nhau hơn khiến các nền văn minh khác biệt ma sát, cạnh tranh nhau, cần một phương thức giải quyết ổn thoả.

Mấy ram năm qua, có thể xem là thời kỳ văn minh phương Tây "thắng" văn minh phương Đông, tràn ra toàn thế giới. Khoa học kỹ thuật phát triển, công nghiệp hóa và thành thị hóa giúp nhân loại đạt những bước tiến vượt bực về vật chất và tiện nghi đời sống, đồng thời cũng giúp loài người đến với nhau dù trải qua hai cuộc thế chiến và Chiến tranh Lạnh đầy đau thương nhưng cũng đem đến nhiều bài học.

Thời gian đang tới là thời kỳ toàn cầu, cả đông lẫn tây, phải cần đến một nền văn minh mới tổng hợp được cả đông-tây, kim-cổ cho toàn thể nhân loại. Đông còn gì cần giữ lại, Tây có gì phải thay đổi ? Vị thế của dân tộc trong nhân loại sẽ còn hay mất ? Thế giới đã và đang có khuynh hướng dân tộc cực đoan, cũng có khuynh hướng như Marx chủ trương không còn dân tộc, chỉ quốc tế vô sản. Cả hai khuynh hướng đều thất bại và bị đào thải.

Như vậy phải chăng cần chấp nhận những tiêu chuẩn văn minh chung, với cương thường, giá trị chung cho cả nhân loại nhưng vẫn duy trì tính đặc thù của mỗi dân tộc ? Mỗi quốc gia hội nhập vào đời sống của thế giới nhưng không thể để bị hòa tan.

Trong bối cảnh kinh tế, chính trị toàn cầu hoá, nhìn sâu xa mới thấy cuộc chiến văn hóa giữa bảo thủ và cấp tiến, giữa những giá trị truyền thống Âu Mỹ và một thế giới đa dạng, nhiều sắc dân với những nền văn hóa khác biệt chung đụng va chạm nhau – như Samuel Huntington đã viết trong The Clash of Civilizations – sẽ quyết định tương lai nước Mỹ.

Cuộc chiến nhiều mặt đó đang thay da đổi thịt Hoa Kỳ, sẽ quyết định cuộc bầu cử sắp tới chứ không hẳn chỉ là tư cách cá nhân hay cách hành xử của riêng ông Trump, dù đó là lý do chính đáng để nhiều người quyết định lá phiếu của mình.

Xa hơn cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 sắp tới, về lâu về dài, liệu trật tự da trắng với văn hóa hưởng thụ vật chất, kích thích dục vọng, tâm lý tiêu thụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận lan rộng khắp nơi trong hơn ba ram năm qua sẽ tiếp tục thống lĩnh thế giới, hay lãnh đạo ở cả hai phía bảo thủ và cấp tiến nước Mỹ sẽ phải chấp nhận một cuộc sống với những giá trị khác biệt cần được tôn trọng (đa nguyên tương đối) nhưng cùng một gốc loài người (nhất nguyên tuyệt đối) ?

Cuộc hội nhập toàn cầu phải tiến từ tiểu đại đồng (cơ năng giai tầng, bản vị quốc gia), đến trung đại đồng (cơ năng quốc gia, bản vị khu vực), rồi đại đại đồng (cơ năng khu vực, bản vị nhân loại) trong sự tôn trọng và giúp nhau vui sống chứ không phải cạnh tranh nhau quyết liệt giành phần thắng về mình, dù bằng vũ lực hay kinh tế.

Cả hai ứng viên tổng thống Mỹ, Trump và Biden, đều chưa cho thấy tầm nhìn mang tính toàn cầu, toàn nhân loại trong thời đại mới như vậy.

Thế giới không thể tìm thấy một nền hòa bình lâu dài nếu bỏ dân tộc, không qua khu vực mà tiến thắng đến đại đồng quốc tế như cộng sản chủ trương, hoặc chỉ các nước phương Tây và một vài quốc gia khác là giàu có, bỏ lại sau lưng đa số nghèo khổ của các nền văn minh phi phương Tây bị văn minh phương Tây tràn vào tìm lợi nhuận kinh tế như Samuel Huntington đã viết trong The Clash of Civilizations and the Making of World Order.

Khi nhìn theo hướng tiến của nhân đạo – đường sống, đời sống người, đã là người thì phải sống như vậy – thay vì chạy theo cảm tính đám đông (cuồng này cuồng nọ) thì mới ‘giải mã’ được những gì xảy ra trên thế giới hoặc những nghịch lý đang diễn ra ngay tại nước Mỹ.

(Một số ý kiến trong bài được thu thập từ hai ông Đoàn Hưng Quốc và Đoàn Viết Hoạt).

Tạ Dzu

Nguồn : VNTB, 01/11/2020

Additional Info

  • Author Bùi Văn Phú, Tạ Dzu
Published in Diễn đàn

Nha Trang tháng trước vừa có một chuyện rất động trời. Đó là việc ngày 23/8/2019, Ủy ban kiểm tra Trung ương họp và ra kết luận : Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vi phạm đến mức phải kỷ luật.

nhatrang1

Có hàng loạt cán bộ Khánh Hòa từ Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, giám đốc sở Xây dựng cùng nhiều cán bộ cấp dưới đang phải làm kiểm điểm chờ kỷ luật.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban thường vụ Tỉnh ủy và Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc : thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác quản lý, sử dụng đất và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng, đấu thầu, đầu tư, quy hoạch kiến trúc, xây dựng, tài chính, thuế…, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát rất lớn tài sản và ngân sách nhà nước.

Đấy là những thông tin tôi trích nguyên văn từ báo chí về vụ này. Là một người yêu mến và lo lắng cho vùng đất du lịch Nha Trang, phải nói là tôi rất vui mừng, hả hê khi những quan chức đầu sỏ ở đây bị trung ương sờ đến. Còn ai vào đây khi núi đồi Nha Trang từng ngày bị tàn phá ? Còn ai vào đây khi khách du lịch Trung Quốc tour không đồng tràn ngập thành phố biển xinh đẹp ? Và ai nữa phải chịu trách nhiệm khi hàng trăm người Trung Quốc tụ tập cư trú ngay Nha Trang để tổ chức đánh bạc và lừa đảo công nghệ cao xuyên biên giới ?

nhatrang2

Khách du lịch Trung Quốc tour không đồng tràn ngập thành phố biển xinh đẹp

Một tháng trôi qua, theo những thông tin mà báo chí đưa, có hàng loạt cán bộ Khánh Hòa từ Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, giám đốc sở Xây dựng cùng nhiều cán bộ cấp dưới đang phải làm kiểm điểm chờ kỷ luật. Nhiều dự án thủy lợi, đường sá, công trình trọng điểm đang bị thanh tra. Hàng chục biệt thự xây dựng trái phép sẽ bị cưỡng chế đập bỏ hay cắt ngọn. Rất tình cờ là mấy hôm vừa rồi tôi lại có chuyến nghỉ ngơi thăm thú Nha Trang cùng vài người bạn. Và cũng rất tình cờ, chúng tôi ở nhà một người bạn ngay khu Ocean View, trung tâm bê bối của Khánh Hòa về hoạt động xây dựng trái phép. Những tưởng sau kết luận của ông Trẩn Cẩm Tú, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì khu vực này phải được lập lại trật tự xây dựng. Nhưng đập vào mặt chúng tôi là một công trường ngổn ngang, công nhân thi công hối hả, xe máy chuyên dụng ra vào tấp nập, cần cẩu tháp sừng sững huơ qua huơ lại cả ngày ngay đầu khu Ocean View như chỗ không người.

Được biết tuy sở Xây Dựng Khánh Hòa đã có văn bản yêu cầu cắt điện nước vào công trình, nhưng có chủ đầu tư vẫn lỳ lợm kéo điện nước từ mấy nhà lân cận trong khu ra làm tiếp. Và cho đến giờ phút này, sau 3 tuần kể từ ngày Tỉnh ký quyết định cưỡng chế thì chưa có công trình vi phạm nào tự phá dỡ. Ngoan cố nhất là công trình nhà ông Trần Đăng Hiền, phó giám đốc Điện lực Khánh Hòa, khi báo chí và cơ quan chính quyền vào cuộc về sai phạm trong dự án thì nhà ông Hiền mới khởi công đặt móng, nhưng đến giờ đã xây dựng sai phạm tất cả mọi quy định : vượt độ cao lên tới 6 tầng, vượt mật độ lên tới 100% thửa đất... che khuất tầm nhìn của rất nhiều biệt thự đẹp khác trong khu. Hỏi chuyện người dân, ngay cả những chủ đầu tư khác đang có vi phạm, họ cũng bức xúc vì cùng vi phạm với nhau cả, nhưng khi cơ quan chức năng mời lên làm việc thì ông Hiền không phải lên. Và đến giờ, ngay khi tôi đang viết bài này thì công trình nhà ông Hiền vẫn đang thi công rầm rập như không có chuyện gì xảy ra. Tôi không biết gia thế hay quan hệ của ông Trần Đăng Hiền như thế nào, nhưng có lẽ phải ghê gớm lắm, dám coi thường cả quyết định cưỡng chế của Tỉnh, coi thường cả kết luận của ông Trần Cẩm Tú, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương... Ông đúng là thần thánh ở cõi này rồi !

Ocean View là một khu biệt thự nghỉ dưỡng trên núi, tầm nhìn hướng biển, mấy năm trước được quy hoạch khá đẹp nhằm thu hút vốn đầu tư cho Khánh Hòa. Ở đây theo đồ án quy hoạch được phê duyệt thì các công trình chỉ được xây tối đa 3 tầng, mật độ chiếm đất tối đa 40%. Sẽ là rất tuyệt nếu như ở khu này việc quản lý xây dựng tốt, các công trình đồng đều, mật độ vừa phải, không bị khuất tầm nhìn ra biển. Nhưng với cung cách (cứ cho là) buông lỏng quản lý như thế này thì liệu Khánh Hòa có còn kêu gọi được ai đến đầu tư trong tương lai nữa hay không ? Đây là việc không chỉ ảnh hưởng đến riêng Khánh Hòa mà còn tác động đến việc kêu gọi thu hút đầu tư của cả nước, không phải tự nhiên trung ương phải sờ đến tận nơi. Chị bạn tôi là một doanh nhân, người Hà Nội, làm ăn và du lịch khắp thế giới. Nhưng vì yêu mến Nha Trang mà quyết tâm đổ tiền của về đây để xây một biệt thự trong khu này. Và trong khu Ocean View tôi biết còn nhiều người Việt kiều khác cũng lâm vào cảnh trớ trêu khi bỏ ra hàng triệu đô la đầu tư về đây, nhưng được một hai năm có công trình đẹp nhìn ra biển rồi thì bị công trình khác xây cao chắn mất tầm nhìn. Coi như hàng triệu đô la ném xuống biển, họ uất ức vô cùng.

Tìm hiểu thêm về những chuyện ở Ocean View, tôi phát hiện ra các chủ đầu tư ở đây cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị chẳng qua cũng chỉ vì tiền. Nếu xây dựng một biệt thự theo đúng quy hoạch sẽ rất đẹp, nhưng lấy đâu ra nhiều phòng để cho khách Trung Quốc thuê ? Trong mấy năm gần đây nhiều người Trung Quốc đã về Nha Trang thuê khách sạn, biệt thự lớn để lưu trú dài ngày nhằm tổ chức đánh bạc và lừa đảo công nghệ cao xuyên biên giới. Ngày 20/4/2019 hơn 70 người Trung Quốc trong một căn nhà 5 tầng trên đại lộ Nguyễn Tất Thành đã bị bắt do nghi vấn hoạt động tội phạm công nghệ cao. Ngày 24/4/2019 đã bắt thêm 14 người Trung Quốc nghi là tội phạm công nghệ cao tại khu nhà Mường Thanh Viễn Triều, trên đường Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang. Và rồi tại Ocean View, ngày 6/6/2019 hàng chục người Trung Quốc đã bị bắt giữ với cùng lý do trên. Họ sống rất phức tạp, chui rúc trong phòng trên các giường tầng và hầu như không ra ngoài. Tại đây họ thuê đường truyền cáp quang tốc độ cao nhất với giá hơn 1 tỷ đồng 1 năm để hoạt động tội phạm qua mạng. Với lợi ích không nhỏ từ việc cho người Trung Quốc thuê kiểu như vậy, tôi ngờ rằng tất cả nhưng khối nhà khác đang xây dựng sai phép trong khu Ocean View cũng chỉ để phục vụ cho việc kinh doanh kiểu này. Và không chỉ Ocean View, ngay sau vụ bắt bớ ở đây thì tôi biết có hàng loạt người Trung Quốc trả nhà thuê trong khu An Viên ngay gần đó, ném máy tính và các thiết bị điện tử xuống hồ nước trong khu rồi xuất cảnh về nước ngay lập tức.

Tất cả câu chuyện ở Nha Trang giờ không chỉ đơn thuần là sai phạm kinh tế. Đây là vấn đề an ninh, vấn đề chủ quyền quốc gia... nếu địa phương buông lỏng thì trung ương phải xử. Phá hoại đất nước này chính là những kẻ có quyền tiếp tay cho giặc, chứ "phản động" có ai đủ sức phá nổi thế đâu ? Nha Trang bắt "phản động" cho lắm vào, rồi cũng tan nát hết vì không có ai dám đứng ra lên tiếng bảo vệ lợi ích đất nước này.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 24/09/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn

Ba trường phái chống Trung Quốc tại Nhà Trắng

Trả lời phỏng vấn nhật báo Pháp Le Monde ngày 12/08/2019, chuyên gia nổi tiếng về Trung Quốc, cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd không ngần ngại cho rằng Mỹ hiện nay không có chiến lược chống Trung Quốc. Lý do là vì ở ngay tại Nhà Trắng, đang tồn tại ba trường phái với những mục tiêu khác nhau về tính chất dứt khoát.

ba1

Quốc kỳ Trung Quốc và Mỹ. Ảnh minh họa, chụp ngày 10/05/2019. Reuters/Aly Song

Đề tài Trung Quốc tràn ngập tờ báo Le Monde ngày 12/08/2019, cho dù chỉ được gợi lên một phần trên trang nhất với một hai hàng tựa nhỏ, một về chính trị : "Trung Quốc chơi trò gì ở Hồng Kông ?", nêu bật ý kiến của một chuyên gia nổi tiếng về Trung Quốc, cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd, cho rằng một cuộc can thiệp bằng quân đội hay công an của Bắc Kinh vào Hồng Kông có rất ít khả năng xảy ra, và một về kinh tế, nói về "Tình thế nhức đầu của các hãng xe hơi nước ngoài tại Trung Quốc".

Bài viết chính ở trang Quốc tế tờ Le Monde lấy tựa từ một nhận định của ông Kevin Rudd, theo đó : "Về Trung Quốc, người Mỹ không có chiến lược". Trả lời phỏng vấn của nhật báo Pháp, cựu thủ tướng Úc, hiện là chủ tịch của Viện Chính Sách Châu Á (Asia Policy Institute), một trung tâm tham vấn về quan hệ giữa Mỹ và Châu Á, trụ sở tại New York, đã không tránh khỏi lo ngại về tình trạng bất đồng ý kiến ngay trong Nhà Trắng hiện nay về đối sách chống Trung Quốc.

Theo ông Rudd, Mỹ hiện nay không có một chiến lược chung về Trung Quốc, vì trong nội bộ chính quyền Mỹ có đến ba khuynh hướng cạnh tranh nhau về mục tiêu cần đạt được sau khi khỏi động cuộc chiến thương mại đánh vào Trung Quốc.

Trường phái "chỉ cần Trung Quốc cải thiện"

Khuynh hướng thứ nhất chủ trương đánh và thắng Trung Quốc về thương mại, buộc được Trung Quốc phải thay đổi cách làm kinh tế.

Những điều mà Washington muốn Bắc Kinh thay đổi là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn, chấm dứt việc ép buộc chuyển giao công nghệ, hủy bỏ chế độ trợ cấp nhà nước cho các công ty Trung Quốc. Đây là quan điểm của bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và cố vấn kinh tế Larry Kudlow.

Theo những người thuộc xu hướng này, một khi Trung Quốc ký vào thỏa thuận các vấn đề nêu trên, Hoa Kỳ sẽ ngừng chiến, sẽ không có chiến tranh công nghệ hay tài chính.

Đây là một kiểu chính sách đối ngoại hòa hoãn và duy trì hiện trạng quân sự.

Trường phái "containment"

Bên cạnh khuynh hướng đó, theo ông Kevin Rudd, còn có một trường phái thứ hai, mà đại biểu là cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro. Phái này đề ra mục tiêu ngăn chặn, không cho Trung Quốc tiếp tục vươn lên.

Để đạt mục tiêu này, cần phải tách rời các nền kinh tế, mà một trong những diễn biến sẽ là chuyển từ cuộc chiến thương mại hiện thời sang một cuộc chiến tài chính.

Trong giả thuyết đó, Hoa Kỳ sẽ tìm cách tách rời Trung Quốc không chỉ ra khỏi thị trường Mỹ, mà còn ra khỏi các đồng minh của Mỹ, và ra khỏi các thị trường khác trên thế giới, và càng nhiều càng tốt.

Công việc đầu tiên có thể được làm trong chính sách này là hạn chế việc cho các công ty Trung Quốc niêm yết giá trên các thị trường tài chính của Hoa Kỳ và đồng minh, hạn chế các khoản tín dụng mà các ngân hàng Mỹ và đồng minh cung cấp. Sau cùng, Hoa Kỳ có thể sử dụng đến vũ khí đô la.

Theo cựu thủ tướng Úc, điểm tột cùng của chính sách này là ban hành các biện pháp cấm vận như đang áp dụng đối với Iran. Ông Rudd cho là Bắc Kinh có lẽ cũng đã nghĩ đến nguy cơ Mỹ dùng đô la làm vũ khí, và đã bắt đầu thực hiện các mô phỏng tài chính, dựa trên những gì mà Mỹ đang áp dụng đối với Venezuela và Iran.

Theo trường phái thứ hai này, điểm tột cùng của chính sách đối phó với Trung Quốc này sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh lạnh, với quan hệ Mỹ-Trung giống như quan hệ Mỹ-Xô trước đây, theo một chiến lược gọi nôm na là be bờ để ngăn chặn, tiếng Mỹ gọi là "containment".

Trường phái "đối đầu trực tiếp"

Còn khuynh hướng thứ ba là một chủ trương cực kỳ dứt khoát, không nhất thiết phải kết thúc trong chiến tranh, nhưng bao hàm một sự đối đầu trực tiếp về chính sách đối ngoại, có thể dẫn tới xung đột.

Theo chuyên gia Rudd, những người thuộc trường phái thứ ba này cũng hiện diện trong chính quyền của tổng thống Trump, cho dù chỉ ở bên lề. Đó là các nhân vật như Stephen Miller, cố vấn đặc biệt của tổng thống, hoặc những người thân cận của phó tổng thống Mike Pence.

Chính sách cứng rắn này bao hàm việc tung sức đẩy lùi sáng kiến Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc, kiên quyết chống lại bất kỳ yêu sách lãnh thổ tương lai nào của Trung Quốc ở Biển Đông, chống lại mô hình hoạt động hải quân hiện nay của Trung Quốc và tăng cường các quy tắc tham chiến của tàu Mỹ khi bị Trung Quốc ngăn chặn.

Chính sách đối phó cứng rắn này cũng có nghĩa là đối đầu trực tiếp với sáng kiến ​​công nghệ năm 2025 của Trung Quốc, nghiêm cấm sự tham gia của các công ty Mỹ và đồng minh vào bất kỳ dự án phát triển công nghệ nào của Trung Quốc, đặc biệt là những dự án có thể được dùng trong lãnh vực quân sự.

Đối với chuyên gia Rudd, nếu chính sách này được áp dụng, người ta sẽ thấy Mỹ tấn công mạnh vào các vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh để làm mất uy tín của nhà nước Trung Quốc.

Hồng Kông : Rất ít khả năng Bắc Kinh dùng quân đội hay công an

Cũng trong bài trả lời phỏng vấn của báo Le Monde, nhà quan sát kỳ cựu về Trung Quốc Kevin Rudd đã giải thích lý do vì sao ông không tin là Bắc Kinh sẽ cho quân đội hay cảnh sát can thiệp vào Hồng Kông để dẹp phong trào biểu tình chống chính quyền.

Theo ông Rudd, căn cứ vào tình hình hiện nay, sức kháng cự của người Hồng Kông sẽ rất quyết liệt và sẽ khiến cho danh tiếng của Trung Quốc bị tổn hại nặng nề hơn rất nhiều so với lợi lộc mà họ có thể thu được. Trong các cấp ưu tiên của Bắc Kinh, Hồng Kông là một phần trong ưu tiên thứ hai là đoàn kết dân tộc, và sự can thiệp sẽ làm tổn hại tính hợp pháp của đảng, vốn là ưu tiên hàng đầu và sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế - ưu tiên thứ ba.

Theo cựu thủ tướng Úc, không nên so sánh Hồng Kông hiện nay, với Thiên An Môn trước đây. Thiên An Môn là một vấn đề nội bộ của Trung Quốc, còn Hồng Kông là một thế giới hoàn toàn khác, không phải là Thượng Hải, Đông Cảng hay Vũ Hán.

Một số người lo sợ rằng tình trạng hỗn loạn ở Hồng Kông có thể lan rộng, nhưng những người ở Đại Lục, kể cả những người bất đồng chính kiến, đều biết một hành động tương tự ở Trung Quốc sẽ không có hiệu quả.

Hơn nữa, một sự can thiệp võ trang vào Hồng Kông sẽ phá hủy mọi hy vọng thống nhất hòa bình với Đài Loan, vì lẽ điều đó sẽ khai tử hoàn toàn nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống".

Riêng về tình hình Hồng Kông, Le Monde đăc biệt lưu tâm đến vụ Bắc Kinh đánh vào Cathay Pacific, hãng hàng không biểu tượng của Hồng Kông.

Đối với Le Monde, rõ ràng là qua Cathay Pacific, Bắc Kinh muốn gởi thông điệp đe dọa đến tất cả các doanh nghiệp Hồng Kông, cảnh cáo các công ty này về những nguy cơ mà họ sẽ gặp phải nếu để cho nhân viên của họ tham gia biểu tình chống Trung Quốc.

Pháp : Cuộc "nổi dậy" trong bệnh viện

Le Monde dành tựa chính cho cuộc đình công đang diễn ra tại Pháp của nhân viên các cơ sở cấp cứu tại các bệnh viện, được tờ báo mệnh danh là "cuộc nổi dậy của những bàn tay nhỏ trong bệnh viện".

Tờ báo Pháp ghi nhận là phong trào đình công đòi cải thiện điều kiện làm việc của các nhân viên cấp cứu không ngừng lan rộng. Trên tổng số 640 bệnh viện trên cả nước, hơn một phần ba hiện đang bị phong trào đình công ảnh hưởng.

Đi đầu trong phong trào này là giới y tá, các nhân viên khiêng cáng cứu thương, những y công trợ giúp việc chăm sóc bệnh nhân. Đa số những người này không tham gia các công đoàn, và phải chịu những điều kiện làm việc bấp bênh.

Le Monde đã đặc biệt đến tìm hiểu tình hình tại khoa cấp cứu bệnh viện Lisieux, nơi đã phải đón 33.000 bệnh nhân cấp cứu vào năm ngoái 2018, trong khi công suất chỉ là 15.000 bệnh nhân mỗi năm.

Trang nhất các báo

Trang nhất các tờ báo khác cũng rất đa dạng, hiểu theo nghĩa là không trùng với nhau

Thời sự quốc tế nóng bỏng được Libération chú ý là nghi án tự tử của nhà tỷ phú Mỹ Jeffrey Epstein, với hàng tựa đập vào mắt trang nhất : "Nước Mỹ đối mặt với con ác quỷ của mình".

Đối với tờ báo Pháp, cái chết bất ngờ, trong những điều kiện lạ lùng, của doanh nhân bị buộc vào các tội danh khai thác tình dục trẻ vị thành niên đã làm dấy lên những tin đồn về nguyên nhân tử vong của một người có dính líu đến nhiều nhân vật tai to mặt lớn ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.

La Croix thì chú ý đến thời sự Châu Âu, với sự kiện phe cực hữu Ý của bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini phá vỡ liên minh cầm quyền tại Roma với mưu đồ độc quyền lãnh đạo. Nhật báo công giáo nêu bật sự kiện ở trang nhất, với tít lớn : "Nước Ý trong tâm trạng hoài nghi".

Nhật báo kinh tế Les Echos dĩ nhiên đã dành tựa lớn cho lãnh vực chuyên biệt của mình, và đặc biệt chú ý đến tập đoàn Mỹ Amazon và ông chủ Jeff Bezos với hàng tựa lớn trang nhất : "Amazon : Quản trị theo cung cách của Jeff Bezos".

Tờ báo giới thiệu bài đầu tiên trong loạt phóng sự điều tra về "đế chế Amazon", nêu bật các kinh nghiệm chống tệ nạn quan liêu của người sáng lập ra tập đoàn bán hàng trên mạng số một của hành tinh.

Riêng Le Figaro chú ý đến một vấn đề xã hội đang nổi côm tại Pháp : làm sao giải quyết số lượng ngày càng đông của trẻ vị thành niên nước ngoài có mặt trên đất Pháp mà không có người bảo hộ hợp pháp. Tờ báo chạy tựa : "Thiếu niên ngoại quốc : Các đại biểu dân cử địa phương rung chuông báo động".

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế
lundi, 19 novembre 2018 23:32

Đừng đổ tại thiên nhiên

Mấy tháng trước tôi đã từng có bài viết "Nha Trang rồi sẽ ra sao ?" để cảnh báo về vấn đề quy hoạch và phát triển đô thị ở đây. Hôm qua chúng ta phải chứng kiến thảm hoạ kinh hoàng do lụt lội và lở đất tại Nha Trang - Khánh Hòa. 13 người chết do lở đất và lụt lội. Quốc lộ 1 và đường sắt quốc gia bị chia cắt bởi lũ lớn. Đoàn giáo viên cùng cán bộ nhân viên một trường mẫu giáo tại Đắk Lắk nhân ngày 20/11 đi du lịch Nha Trang gặp lở đất, 5 người thương vong...

VIETNAM-FLOOD-DISASTER

Hư hại do lũ quét ở phường Phước Đồng, Nha Trang hôm 18/11/2018 AFP

Phát biểu với báo Zing, Phó chủ tịch TP Nha Trang, nói : "Đến bây giờ chúng tôi vẫn bất ngờ trước thiệt hại về người sau các vụ lở đất, vì những nơi sạt lở hôm nay không nằm trong dự báo của thành phố"... Xin thưa với ông rằng, có bất ngờ gì đâu ạ ? Trước bài viết của tôi, còn có nhiều bài viết của các chuyên gia về quy hoạch, san nền, giao thông, thuỷ lợi... đã cảnh báo về vấn nạn trong việc xây dựng và phát triển đô thị tràn lan ở Việt Nam hiện nay. Không chỉ là lời cảnh báo, có rất nhiều nơi như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên... đã phải chịu thảm hoạ do việc san nền bừa bãi để xây dựng nhà cửa. Nha Trang chỉ là nơi tiếp theo xảy ra sự việc thương tâm này bởi những gì con người đã tác động thiên nhiên trong quá khứ mà thôi.

Nói đến đây, tôi chợt nhớ đến câu nói rất nổi tiếng : "Nếu bạn bắn súng ngắn vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn súng thần công vào bạn" ("If you fire at the past from a pistol, The future will shoot back from a cannon"). Mưa thì có thể lúc to lúc nhỏ, nhưng cả ngàn đời nay mưa vẫn rơi. Xin hỏi một trăm năm trước, một ngàn năm trước, có bao giờ Nha Trang phải chịu cảnh lụt lội và lở đất kinh hoàng như thế này không ? Tất cả những thảm hoạ hiện nay mà Nha Trang cũng như nhiều nơi khác phải gánh chịu mỗi khi mưa lớn, là do sự yếu kém trong công tác quy hoạch và quản lý phát triển xây dựng đô thị mà thôi.

Để lập một đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, người ta trước hết phải khảo sát các số liệu về địa chất, thuỷ văn, môi trường, kinh tế, dân cư, v.v... Sau đó kiến trúc sư sẽ phải phối hợp với các kỹ sư chuyên ngành về san nền, giao thông, thuỷ lợi, môi trường, kinh tế... để tính toán phác thảo nên những nét chính của đồ án. Không chỉ một, mà phải có nhiều phương án thiết kế được đưa ra bàn thảo. Đường làm ở đâu ? Cống làm ở đâu ? Nhà xây chỗ nào ? Cấp nước và thoát nước ra sao ? Xử lý rác thải, nước thải như thế nào ? Thế rồi khi các phương án đưa ra, người ta phải cân nhắc để lựa chọn ra phương án tối ưu, cân bằng giữa các yếu tố nhất.

Nhưng có một yếu tố không thể đánh đổi, đấy là con người. Một đồ án quy hoạch xây dựng tử tế thì dù có phải mang sứ mệnh chính trị to tát đến đâu, cũng không thể hi sinh con người vào các mục tiêu khác. Con người, với vai trò vừa là chủ thể kiến tạo, vừa là đối tượng thụ hưởng các thành quả của quy hoạch xây dựng phải được tôn trọng. Rất tiếc là nhiều khi các ý kiến phản biện của người có chuyên môn dù rất tốt, nhưng không được tôn trọng, bị các vị quan chức có quyền quyết định phủ quyết, và những đồ án xây dựng được thông qua chỉ vì những mong muốn chính trị chứ không phải vì nhân dân.

Ngay khi tôi đề cập lại vấn đề này trên Facebook nhân chuyện mưa lũ ở Nha Trang, có bạn đọc vào bình luận như thế này :

Hoàng Văn Trương : "Dân đi khỏi nơi sinh sống do phải nhường đất vàng cho tụi đại gia với giá rẻ , họ làm nghề biển là chính nên mới tái định cư khu vực cảng Bình Tân . Chính quyền phá núi lấy đất tái định cư vô tội vạ nên mới thành ra như dậy khổ lắm anh ơi !"

do2 - Copie

Tin nhắn của một người đọc viết cho blogger Blog Nguyễn Lân Thắng

Lưu Xuyên Phong : "Tôi ở Nha Trang mà hằng ngày còn phải kinh ngạc trước sự tàn phá thiên để lấy đất làm dự án của thành phố. Lấp đầm san đìa, phá núi, lấp biển, tàn phá môi sinh không biết bao nhiêu mà kể. Cuối cùng cũng chỉ để thỏa mãn lòng tham của quan chức. Người dân sống ở thành phố ngày càng phải chấp nhận sống chung với kẹt xẹ khói bụi từ công trình xây dựng và phương tiện giao thông. Mưa lũ thì càng ngày càng nặng, thành phố thì trước mặt là biển, sau lưng là sông mà mưa chút là ngập. Nói Nha Trang chán sống như ngày nay thì một phần là do thiên tai, còn 9 phần là do sự tham lam cộng với ngu dốt của những kẻ quy hoạch nên thành phố".

do3 - Copie

Tin nhắn của một người đọc viết cho blogger Blog Nguyễn Lân Thắng

Đó, ý kiến của người dân đó. Không phải dân không biết đâu. Chẳng qua họ chưa thể làm gì một lũ ngu dốt khốn nạn ngồi lên đầu dân bao lâu nay ! Vậy nên, tôi tha thiết kêu gọi các nhà báo, các nhà khoa học, đặc biệt là giới kiến trúc sư quy hoạch, xin các vị hãy lên tiếng, hãy vạch trần sự việc này. Đừng để những kẻ ngu dốt tiếp tục tàn phá đất nước rồi đổ tại mẹ thiên nhiên của chúng ta.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 19/11/2018

Published in Diễn đàn

Hậu qu thm khc ca trn mưa ln sáng 18 tháng 11 năm 2018 trút xung thành ph Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa khiến người Vit sng st, bàng hoàng.

nhatrang1

Một vài căn nhà b hư hi do đt chui ti Nha Trang, 18 tháng 11.

Tuy nằm sát bin nhưng Nha Trang b ngp nng, lũ ln, chưa k đt đá t các trin núi, sườn đi đ xung, vùi lp nhà ca, đường sá.

Tính đến gia ngày 19 tháng 11 năm 2018 đã có 13 người chết, 23 người b thương, chưa k vn còn bn người mt tích và kh năng c bn đã t nn gn như chc chn.

Các viên chức hu trách trong lĩnh vc d báo khí tượng – thy văn bo rng, trn mưa va k thuc loi hiếm có, ch trong sáu tiếng, vũ lượng đt ti 319 mm.

Tuy nhiên mưa ln, vũ lượng cao trong mt khong thi gian ngn không phi là nguyên nhân chính dn ti thm ha kinh khng như thế.

Lý do Nha Trang ngập lt nng n là do đô th hóa nhanh, lũ mnh, st l khp nơi là vì đ dc ca trin núi, sườn đồi ln nhưng ít cây ci, nước cun cun đ t trên cao xung thp, d dàng cun theo đt, đá (1).

Biến đi khí hu có th làm thi tiết tr nên d thường, khc nghit hơn nhưng trn mưa ngày 18 tháng 11 năm 2018 Nha Trang tr thành thm ha, gieo rc chết chóc, phá hy tài sn ca c cá nhân ln cng đng là do con người. Chính xác là do nhng qui hoch thin cn, duy li không th ngăn chn vì không truy cu trách nhim.

***

Sau trận mưa ln ngày 18 tháng 11, mt s viên chc hu trách thành ph Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa, bo vi báo gii, hu qu "bt ng, ngoài sc tưởng tượng" (2).

"Bất ng, ngoài sc tưởng tượng" không phi là nhng yếu t min tr trách nhim. Các viên chc hu trách Nha Trang và Khánh Hòa có nghĩa v phi thy trước đ ch động ngăn ngừa nhng thm ha loi này khi qui hoch - phê duyt – cho phép thc hin hàng lot d án.

Nếu đng bt chp nhng cnh báo v môi trường, h sinh thái ca thành ph Nha Trang, vnh Nha Trang, đng phê duyt – cho phép thc hin vô s d án tng bị khuyến cáo là không n, thành ph Nha Trang s không ngp sâu trên din rng, lũ không khng khiếp, núi đi không st l nhiu đến vy.

Trong 13 người ung t, có sáu nn nhân ng ti xã Phước Đng, ba ng phường Vĩnh Hòa, hai ng phường Vĩnh Trường, hai ngụ phường Vĩnh Th. C sáu nn nhân ng ti xã Phước Đng mt mng trong v st l hôm 18 tháng 11 năm 2018 đu tng cư trú ch khác, sau khi b gii ta nhà - thu hi đt đ giao cho các ch đu tư, h cùng vi nhiu gia đình đng cnh tìm đến chân dãy núi Hòn Rơ dng nhà tm đ có ch chui ra, chui vào. Ba nn nhân cư trú phường Vĩnh Hòa ung mng là vì h cha nước ca Khu Dân cư cao cp Hoàng Phú đt ngt v. Nhng Vĩnh Hòa, Vĩnh Trường, Vĩnh Th b lũ ln, st l, dân lành thit mng đu gn vi các d án đình đám : D án Trng rng - Nuôi rong bin kết hp Du lch sinh thái đo Hòn Rùa, D án Champarama Resort & Spa, D án Ocean View, D án Công viên Văn hóa - Gii trí - Th thao Nha Trang Sao,…

***

Giống như nhiu tnh, thành ph khác ti Vit Nam, thành ph Nha Trang nát bét vì qui hoch nhưng không ai có th cn được các d án cho dù li ích kinh tế vn nm tương lai còn đi ha thì đã hin hin đ mi khía cnh : Xã hi bt n, nhân tâm ly tán, hạ tng rn v, môi trường, h sinh thái sup sp, không có kh năng cu vãn.

Tháng 4 năm 2014, chính quyền tnh Khánh Hòa công b qui hoch vnh Nha Trang. Theo đó, tám d án trong qui hoch này đu xâm ln vnh Nha Trang – danh lam, thng cnh quc gia. Các Kiến trúc sư và Đô th gia gi qui hoch đó là kế hoch "phá" Nha Trang, bê tông hóa b vnh tuyt đp vi di cây xanh, cát trng, nng vàng thành khu vc lng ly nhưng ngược hướng vi phúc li công cng mà mi người được hưởng t xưa đến giờ… (3).

Dự tính "phá" Nha Trang tưởng đã b vt b nhưng đúng ba năm sau – tháng 4 năm 2017 - d tính "phá" Nha Trang chính thc xut hin trong "Quy hoch phân khu t l 1/2.000". Ln này, tuy chính quyn tnh Khánh Hòa bo rng, "Quy hoch phân khu t l 1/2.000" là sản phm ca các "chuyên gia quc tế" nhưng sau khi đi chiếu, các Kiến trúc sư, Đô th gia khng đnh, quy hoch va k là "anh em song sinh" vi qui hoch mà h đã tng khuyến cáo nên loi b hi 2014 vì ch nhm tha mãn đòi hi ca "nhà đu tư" (4).

Đâu chỉ có thế. Bên cnh các qui hoch bít hết tt c li thoát cho phát trin bn vng tương lai, ging như nhiu tnh, thành ph khác ti Vit Nam, Nha Trang còn có hàng lot d án đang được trin khai t vi rt nhiu du hiu bt minh : Trc tiếp giao đất cho nhà đu tư mà không t chc đu thu. B qua – không thu thp đ góp ý t các ngành hu trách. Làm ngơ đ các ch đu tư t do lp hàng chc héc ta mt bin, xây dng đ th trên đó.

Tháng 4 vừa qua, chính ph Vit Nam yêu cu chính quyn tnh Khánh Hòa kiểm tra – báo cáo, Th tướng Vit Nam thì ra lnh xem xét – truy cu trách nhim nhng cá nhân đ xy ra các sai phm như va k và báo cáo trước ngày 30 tháng này (5). Trong nhng báo cáo y chc chn không có tương quan gia qui hoch, các d án đã được phép thc hin vi thm ha va xy ra, dù rng ln bin, cho phép xây dng đ th dc b bin, trên các trin núi, sườn đi như D án Bo Đi Resort Nha Trang (6) rõ ràng là nhân - qu vi lt, lũ, st l hôm 18 tháng 11 năm 2018.

Uổng t không phải do Tri mà vì nhng qui hoch, d án bt chp hu qu là chết oan. Song vn ging như trước hết ti ch này ti ch khác ti Vit Nam, s không có ai phi chu trách nhim, dù s nn nhân không dưới hàng chc, s gia đình nhà tan, ca nát, trng tay vượt mc hàng trăm !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/11/2018

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/sat-lo-kinh-hoang-o-nha-trang-lam-12-nguoi-chet-vi-sao-20181119074210528.htm

(2) https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/vi-sao-nha-trang-ngap-nang-sat-lo-nghiem-trong-3841240.html

(3) https://laodong.vn/xa-hoi/quy-hoach-vinh-nha-trang-pha-bai-bien-theo-xu-huong-betong-hoa-441939.bld

(4) https://tuoitre.vn/ai-de-xuat-lan-bien-nha-trang-tro-lai-1298844.htm

(5) https://nongnghiep.vn/can-canh-nhung-du-an-khung-lan-bien-tan-pha-vinh-nha-trang-post216434.html

(6) http://daidoanket.vn/tieng-dan/nha-trang-khanh-hoa-du-an-pha-nat-di-tich-tintuc406175

Published in Diễn đàn

Chuyện gì thực sự xảy ra ở Phan Rí ? (BBC, 16/06/2018)

Hôm 15/6, Công an tỉnh Bình Thuận ra quyết định khởi tố hình sự vụ án gây rối trật tự an ninh ở khu vực Phan Rí, huyện Tuy Phong hôm 10-11/6, theo báo Vietnamnet.

phan1

Xác xe trơ trọi xơ xác ở trụ sở Phòng cháy chữa cháy, 25 QL 1, Phan Rí Thành, Bắc Bình (giáp Tuy Phong), tỉnh Bình Thuận

Cơ quan cảnh sát khởi tố các hành vi gây rối trật tự công cộng, ủy hoại tài sản và chống người thi hành công vụ trong vụ "tụ tập đông người, quá khích".

Cũng theo báo này, hôm 10/6 người dân tuần hành trên Quốc Lộ 1, gây ùn tắc "chặn xe, thậm chí ném vào xe tuần tra, gây hư hỏng". Sang ngày 11/6, người dân lại tụ tập, những người quá khích tấn công lực lượng cảnh sát, đốt cháy 8 ô tô, đập phá đốt cháy một số phòng làm việc ở trụ sở Phòng cháy chữa cháy.

Sự kiện Phan Rí, theo lời nhân chứng

Ba người dân ở khu vực Phan Rí Cửa đã trả lời phỏng vấn của phóng viên BBC ở Bangkok trong vài ngày qua về vụ việc xảy ra hôm 10 và 11/6. Ba người đều là nhân chứng vụ việc và xin được giấu tên.

Về việc tấn công lực lượng cảnh sát, đốt cháy ô tô, cả ba người nhấn mạnh rằng, thứ nhất, cần phải hiểu là có nhiều thành phần ở trong cuộc biểu tình đó : người đi biểu tình, những thanh niên lạ mặt, hiếu chiến, những người dân bức xúc sau đó tham gia, và cuối cùng là những người dân hiếu kỳ.

"Một nhóm bà con cầm băng rôn, biểu ngữ 'Phản đối đặc khu' đến khu vực Cầu Nam, thuộc tuyến đường QL1, trong đầu nghĩ ôn hoà thôi, nhưng muốn chặn đường để được chính quyền chú ý", một người kể về vụ việc sáng Chủ Nhật 10/6.

Vẫn theo người này, cuộc biểu tình làm tê liệt giao thông từ sáng 10/6 đến 1 giờ sáng ngày thứ Hai 11/6, và trở nên căng thẳng khi có sự xuất hiện của khoảng hai tá cảnh sát cơ động xuất hiện gần khu vực ở cầu Nam. Sau đó, một người dân khi đi đến gần phía cảnh sát cơ động, thì ''đột nhiên bị thương".

Một nhân chứng khác nói với BBC người đàn ông này "đi ngang qua chỗ cảnh sát cơ động thì bị đánh" và nằm bất tỉnh - gây ra sự xôn xao bức xúc và thu hút thêm nhiều người dân hiếu kỳ.

phan2

Tấm khiên nằm ngổn ngang ở một góc của trụ sở Phòng cháy chữa cháy Phan Rí

Và không lâu sau đó, dưới cái nắng đổ lửa của Bình Thuận, là những cơn mưa đá dữ dội từ phía người dân và những quả pháo, bom khói từ phía cảnh sát, hai bên giằng co trên cầu Nam trong sự hò hét, cổ vũ của hàng trăm người dân hiếu kỳ.

Đến tầm chiều, phía Cảnh sát cơ động chạy dồn về trụ sở Phòng cháy chữa cháy, nơi những thanh niên trẻ tiếp tục đốt phá trụ sở. Người dân buộc cảnh sát phải cởi giáp mới được về, vẫn theo lời kể của các nhân chứng.

Buổi chiều 11/6, cuộc biểu tình ngã ngũ, ai về nhà nấy. Phan Rí lại bình yên.

Một nhân chứng nhấn mạnh với BBC rằng ''những người ném đá là những thanh niên rất lạ mặt, hoặc đeo khẩu trang, nhưng lại hiếu chiến, kích động, khiến cho mọi việc đi quá đà".

"Và chính người dân là người khuyên can họ đừng đốt trụ sở Phòng cháy chữa cháy, những "lực lượng thanh niên này tràn vào tự làm theo ý họ".

"Bà con không hề có ý định chống lại chính quyền, chỉ muốn chính quyền lắng nghe nguyện vọng".

Nguyện vọng của người dân

Điều thứ hai mà ba nhân chứng nhấn mạnh, là chính quyền cần phải hiểu được nguồn căn, gốc rễ của sự bức xúc ức chế tiềm ẩn của bà con nơi đây.

phan3

Những gì còn sót lại nếu không phải là đống tro tàn

Họ kể đây không phải là cuộc biểu tình đầu tiên của Phan Rí kể từ đầu năm nay. Thực tế, chỉ cách đây 2-3 tháng, đã xảy ra một cuộc biểu tình phản đối tình trạng "giã cào bay".

Một thanh niên cho biết, nhiều năm qua, bà con ở đây đã rất bức xúc khi nhiều ngư dân từ các tỉnh khác đến giã cào, làm nguy hại đến nguồn thủy hải sản, ảnh hưởng đến miếng ăn của dân trong khu vực.

Một người khác nhắc lại rằng cũng cách đây ba năm, tại huyện Tuy Phong, đã xảy một biểu tình khá bạo lực để phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc xây.

Hồi tháng 4/2015, nhiều người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong đã cáo buộc Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xả bụi xỉ than gây ô nhiễm môi trường, bệnh tật cho nhiều người dân địa phương.

Sự thù hằn đối với Trung Quốc ngày càng thêm sâu đậm, có thanh niên kể "thấy người Trung Quốc là muốn đánh".

phan4

Cuộc vụ đụng độ hôm 11/6 là một sự tự phát bùng lên từ sự phẫn uất bức xúc bấy lâu nay ?

"Dự luật đặc khu là người dân nghĩ chính quyền sẽ cho Trung Quốc thuê chứ không phải do doanh nghiệp trong nước, cho nên dân mới đi biểu tình hô 'Đả đảo Trung Quốc', 'Đả đảo đặc khu'", một trong ba thanh niên cho biết.

"Mấy ổng nhiệm kì có 5 năm thôi mà cho nó thuê 99 năm, rồi nó đưa quân, đưa con cháu nó qua sau mình biết, để nó muốn làm thì nó làm như thằng Formosa, thằng Vĩnh Tân à ?".

Về cáo buộc được trả 300.000 để đi biểu tình, thì một thanh niên nổi giận phản pháo : "Người ta nghỉ đi biển bỏ việc để đi biểu tình, họ muốn làm vậy để cho chính quyền biết, vì chỉ có chặn quốc lộ, chính quyền cuối cùng mới để ý tới dân".

"Ở đây nhiều người dân cũng hiểu biết, anh nói anh hoãn, anh lùi là anh ngụy biện, anh hoãn 1, 2 ngày hay 1, 2 tháng hay 1, 2 năm hay vô thời hạn ?".

"Họ mới lùi dự luật chứ đâu phải là không có thuê, lỡ đâu họ đột ngột thông qua thì sao ?".

"Dân đâu có phải con nít, dân đâu phải ngu !" một thanh niên nói, lý giải vì sao bà con vẫn biểu tình dù chính quyền đã thông báo hoãn thông qua Luật Đặc khu.

Ba nhân chứng này cũng phản ánh với BBC tình trạng thất nghiệp và tệ nạn cướp giật ở địa bàn cũng xảy ra nhiều.

Cả ba thừa nhận là đã có những đối tượng kích động, hiếu chiến, nhưng cũng vì thế mà những người dân khác, vốn bức xúc lâu ngày, cũng "dựa hơi" có dịp giải tỏa, xả ra "những dồn nén bấy lâu nay".

Đến sáng 12/6, cuộc sống bình yên lại trở lại với cầu Nam ở Phan Rí Cửa.

Người dân tiếp tục cuộc sống như chưa có gì xảy ra, chỉ riêng tòa nhà ở số 25 QL 1A vẫn đầy ám khói đen, ngổn ngang với những tàn tích, những xác xe cháy rụi nằm xụi lơ xơ xác.

Một nhân chứng nói với BBC họ không biểu tình nữa vì nghe đâu "có một binh đoàn ở Trung ương xuống Bình Thuận" nhưng khi nào không thể nhịn được nữa, họ nói họ "có lẽ sẽ lại xuống đường".

******************

Người Trung Quốc ‘ở chui,’ Nha Trang chỉ phạt, không trục xuất (Người Việt, 16/06/2018)

Tình trạng người Trung Quốc cố tình ở lại thành phố Nha Trang để làm việc, kinh doanh trái phép, nhưng chính quyền chỉ phạt mà không trục xuất.

phan5

Ở Nha Trang, rất dễ gặp người Trung Quốc tự đi chợ để nấu ăn. (Hình : Người Lao Động)

Theo báo Người Lao Động, chỉ trong Tháng Năm, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình người Trung Quốc lưu trú, kinh doanh trái phép tại thành phố này, và phát hiện, xử phạt trên 1.2 tỷ đồng (hơn $52,603).

Ông Võ Bình Tân, phó giám đốc Sở Lao Động-Thương Binh-Xã Hội tỉnh Khánh Hòa, cho biết đơn vị này phát hiện công ty Du Lịch Phúc Lai có 55 trường hợp người Trung Quốc đang làm việc, trong đó có 25 người làm việc "chui". Tuy nhiên, công ty này cố tình không cung cấp hồ sơ tài liệu và gây khó khăn trong việc xác minh các nội dung kiểm tra.

"Họ đóng cửa, bất hợp tác, tìm cách ‘đánh tháo’ những người nước ngoài đang làm việc tại đây. Chúng tôi không kiểm tra được mà phải chuyển hồ sơ qua công an thành phố Nha Trang để tiếp tục xử lý", ông cho biết.

Báo Người Lao Động dẫn phúc trình của Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa cho hay, đơn vị này phát hiện ba cơ sở sử dụng lao động Trung Quốc "chui" với số lượng lớn như : cơ sở kinh doanh Kho Báu Đại Dương (73 người), công ty Trung Kỳ Nha Trang (39 người), công ty Silk Road Việt Nam (18 người).

phan6

Người Trung Quốc chờ xe đón đi làm ở khu đô thị Phước Long. (Hình : Người Lao Động)

Trong khi đó, ông Đặng Lợi, chủ tịch ủy ban xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, thừa nhận thời gian gần đây ở địa phương này xuất hiện tình trạng người Việt Nam mua bán, xây dựng cơ sở kinh doanh phục vụ khách Trung Quốc. Có 10 cơ sở, trong đó 8 cửa hàng lớn chuyên phục vụ khách du lịch Trung Quốc.

Theo ông, những cơ sở này đều do người Việt đứng tên nhưng thực tế, rất nhiều người Trung Quốc làm việc tại đây. "Lao động Trung Quốc hoạt động như thế nào, địa phương không thể biết vì cán bộ xã đến kiểm tra thì họ không cho vào. Lượng khách Trung Quốc đăng ký ở dài ngày tại nhà dân, nhà nghỉ, khách sạn ở địa phương khoảng trên 100 người, cao điểm trước Tết Nguyên Đán có gần 200 người", ông Lợi được trích lời nói.

Đó là chưa kể, nhiều cửa hàng khi bán cho khách Trung Quốc thì sử dụng máy POS (chuyển tiền trực tiếp qua thẻ) để thanh toán gây khó khăn khi truy xuất hàng hóa, thất thu thuế. Đại diện Ngân Hàng Nhà Nước chi nhánh Khánh Hòa cho biết đang phối hợp các đơn vị chức năng tiếp tục kiểm tra dấu hiệu vi phạm về tiền tệ, trốn thuế…

Trước thực trạng này, dư luận cho rằng, vì sao không thấy chính quyền Khánh Hòa trục xuất người Trung Quốc lưu trú, lao động trái phép, mà chỉ phạt hành chánh.

Độc giả Hoàng Sang nêu ý kiến : "Cần phải trục xuất và cấm tái nhập ngay đối với những người vi phạm này. Phạt nặng thậm chí đóng cửa các nơi chứa chấp và sử dụng lao động bất hợp pháp, lưu trú không phép. Mạnh tay nữa vào. Đất Trung Quốc bao la thế kia không ở thì họ qua đây làm cái trò gì ?"

phan7

Cơ sở kinh doanh Kho Báu Đại Dương là nơi có 73 người Trung Quốc đang lao động "chui". (Hình : Người Lao Động)

Độc giả Hoàng Dân bất bình bày tỏ : "Phạt và trục xuất ngay, chứ chỉ phạt là không được. Tại sao để người Trung Quốc tự tung tự tác như vậy".

Trước đó, tại cuộc họp thường kỳ của tỉnh Khánh Hòa hồi Tháng Ba, ông Lê Xuân Thân, phó chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân, trưởng Đoàn Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Khánh Hòa, đã yêu cầu lập đoàn kiểm tra liên ngành để chấn chỉnh việc người Trung Quốc lách luật "bám" Nha Trang sau khi bị báo chí Việt Nam phản ảnh.

"Báo chí còn phản ảnh việc Văn Phòng Thừa Phát Lại Nha Trang đứng ra lập vi bằng cho người Việt Nam mua nhà giùm người ngoại quốc, cụ thể là người Trung Quốc mà theo luật Việt Nam thì không được phép mua. Không được phép mua mà lại lập vi bằng. Như vậy, bây giờ nếu chúng ta không có biện pháp thì sẽ dẫn đến việc hỗn loạn trong giao dịch dân sự, nhà cửa, đất đai, an ninh trật tự", ông nêu ý kiến.

"Chưa hết, sau khi nhập cảnh vào Khánh Hòa đi du lịch, visa hết hạn rồi vẫn bám trụ ở Nha Trang. Đối với người nước ngoài như vậy là vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh và rất nhiều vấn đề. Phải có một biện pháp liên ngành cùng làm mới chấn chỉnh được, chứ không sẽ dẫn đến nhiều việc rất bất ổn", ông Thân nhấn mạnh. (Tr.N)

Published in Việt Nam

Chính quyền Nha Trang kêu gọi mở cửa nhà thờ đón tiếp du khách. giáo phận Nha Trang phản đối lệnh này vì du khách Trung Quốc có thái độ khiếm nhã, gây thiệt hại vật chất cho nhà thờ và truyền thống văn hóa địa phương, làm xấu hình ảnh thanh lịch của thành phố biển. Đối với tín đồ Công giáo, bảo vệ giáo đường còn là bổn phận thiêng liêng.

nhatrang1

Nhà thờ chính tòa Kitô Vua, còn gọi là Nhà thờ Núi, tại thành phố Nha Trang. Ảnh minh họa.CC/Hoangvantoan

Asia News, hãng thông tấn Công giáo của Ý, trong bản tin 22/04/2017 cho biết giáo phận công giáo Nha Trang và chính quyền địa phương đang bất đồng vì làn sóng du khách Trung Quốc tỏ ra thiếu tôn kính khi thăm viếng nhà thờ và các di tích.

Hồi đầu tháng 04/2017, tỉnh ủy Nha Trang viết thư yêu cầu Toà Giám mục tiếp tục mở cửa các cơ sở cho du khách. Tuy nhiên, nhiều vị linh mục và giáo dân than phiền du khách Trung Quốc, chiếm đa số, có thái độ thiếu văn hóa, gây thiệt hại cho cơ sở tôn giáo và làm hình ảnh thành phố Nha Trang thanh lịch bị xuống cấp trong chuẩn mực quốc tế.

Trong thư trả lời chính quyền địa phương, đại diện của giáo phận đã nêu lên tình trạng tiêu cực này. Các tín hữu cho biết "du khách Trung Quốc đến nhà thờ phô trương máy quay phim, để chụp ảnh, cười nói ồn áo, bất chấp tín đồ Việt Nam đang dự thánh lễ. Họ còn ngồi cả lên bàn". Trong khi đó thì nhà thờ có luật dành cho khách thăm viếng như ăn mặc sạch sẽ, nói nhỏ giọng, tôn trọng thánh lễ… Thái độ bất kính của du khách Trung Quốc đã được giáo dân trình bày với Giám mục địa phận, đức cha Giuse Võ Đức Minh.

Theo Asia News, chính quyền địa phương không đồng ý với giáo dân với lý do là sợ "mất nguồn lợi kinh tế và quan hệ hữu hảo với Trung Quốc". Theo thống kê, trong ba tháng đầu năm 2017, ba triệu du khách thăm Nha Trang, hầu hết là người Trung Quốc, tăng 15% so với 2016. Bất đồng giữa chính quyền Nha Trang và cộng đồng Công giáo chưa thấy có giải pháp dung hoà.

Tú Anh

Published in Việt Nam