Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhà xuất bản Tự Do : "Hiểm nguy, nhưng không ai trong chúng tôi muốn dừng lại"

Khởi đầu, có vẻ như Nhà xuất bản Tự Do chỉ là nơi ấn hành các tác phẩm muốn được đến tay công chúng, mà không cần sự cho phép nào của hệ thống kiểm duyệt. Thế rồi, những diễn biến dồn dập trong năm 2019, đã đẩy Nhà xuất bản Tự Do vào vị trí tự bảo vệ sự sống còn của mình, và trở thành một biểu tượng tranh đấu cho quyền tự do tri thức.

nxb1

Tranh sơn nước Phạm Đoan Trang và Giải Voltaire 2020

Chính vì sự can trường và không nhụt chí của những người bạn trẻ hoạt động cho Nhà xuất bản Tự Do, cũng như sự ủng hộ của đông đảo độc giả Việt Nam trong và ngoài nước, mà tổ chức IPA ngày 5/6 đã trao tặng giải Prix Voltaire 2020 cho họ, những ngưởi ẩn danh nay rất nổi tiếng.

Ngay sau khi Nhà xuất bản Tự Do nhận được giải này, công an đã ập đến gia đình cô Đoan Trang để bắt mẹ cô phải ký giấy xác nhận là Đoan Trang đã vi phạm pháp luật. Nhiều năm nay, cô Phạm Đoan Trang đã không thể về nhà trong sự theo dõi và vây bắt ngày càng nguy hiểm của công an Hà Nội. Nhưng tuy vậy, cô vẫn không ngừng công việc của mình, mới đây, lại chính thức nhận trách nhiệm là đại diện vận động truyền thông của Nhà xuất bản Tự Do.

Tuấn Khanh : Giải thưởng này, trong bối cảnh đang bị vây hãm như vậy,bên cạnh niềm vinh dự, thì có là một gánh nặng cho Đoan Trang và Nhà xuất bản Tự do không ?

Phạm Đoan Trang : Chúng tôi rất mừng, kể cả từ lúc được đề cử. Vì giải thưởng là chung cho Nhà xuất bản Tự Do nhưng cũng là niềm khích lệ cho phong trào dân chủ tại Việt Nam. Cả hai, Nhà xuất bản Tự Do và phong trào dân chủ đang bị đàn áp dữ dội, từ năm 2020 càng dữ dội hơn. Nói cách nào đó, chúng tôi cũng quen rồi. Từ năm 2019, khi thành lập đến giờ thì Nhà xuất bản Tự Do luôn bị sức ép từ nhà cầm quyền, và chỉ tăng lên chứ không giảm đi bao giờ (cười), nên rồi cũng thành quen.

Tuấn Khanh : Nói về đàn áp hay sức ép với Nhà xuất bản Tự Do, trải qua nhiều sự kiện, rõ ràng nhà cầm quyền không dùng luật, mà hành xử rất thô bạo. Đã bao giờ Nhà xuất bản Tự Do thắc mắc và lên tiếng, chính thức đòi hỏi sự hành xử đúng mực, hay nhờ luật sư khởi kiện với các vụ đánh shipper (người giao sách)… ?

Phạm Đoan Trang : Ngay từ khi được thành lập vào ngày 14/2/2019, chúng tôi luôn bị đàn áp và có vẻ như coi chúng tôi không phải là người (cười) chứ đừng nói đến là công dân hay nhóm được hiến pháp bảo vệ về quyền. Họ từ chối đối thoại. Họ đối xử với tác giả, shipper rất tàn ác. Có một thời gian, họ bắt bớ luôn cả những độc giả, nên chúng tôi khi tư vấn pháp lý cho độc giả cũng đã nghĩ đến chuyện nói chuyện luật với Nhà nước nhưng rồi lại thôi. Vì họ không biết lắng nghe. Chúng tôi có nói rõ với các độc giả là khi nào Nhà nước lên danh sách cấm, và có tên các cuốn sách mà quý vị đang cầm thì công an mới có quyền hỏi đến. Và ngay cả khi họ cấm, thì họ cũng phải giải thích rõ vì sao cấm. Thế nhưng, như anh biết, công an cứ im lặng đàn áp, mà không cần một lý do nào.

Tuấn Khanh : Được biết các vụ tra hỏi shipper và độc giả rất gay gắt, thậm chí đánh đập tàn nhẫn, mà mục đích là truy tìm Nhà xuất bản Tự Do ở đâu, có bao nhiêu người, hoạt động thế nào… Đã có bao giờ các anh chị em trong Nhà xuất bản Tự Do nghĩ đến tình huống mình bị bắt, và điều gì sẽ xảy ra không ?

nxb0

Phạm Đoan Trang : Chúng tôi có thể cảm nhận được sự căm thù, hay căm ghét của họ đến mức nào. Lâu nay, với những người vào tầm ngắm của công an, thì còn được giấy mời, triệu tập… nhưng với Nhà xuất bản Tự Do hay đối với chính tôi, thì chưa bao giờ được giấy tờ gì, chỉ nhìn thấy, nghe nói… là xông vào bắt, đánh ngay, đưa về đồn. Những Shipper cũng bị vậy. Lôi lên xe là họ đánh trước, mở mắt không nổi, rồi mang về đồn đánh tiếp. Đánh như đánh kẻ thù. Nên với công việc của Nhà xuất bản Tự Do như hiện nay, cứ tiếp tục thì tương lai nếu ai trong Nhà xuất bản Tự Do bị bắt thì chỉ có nặng hơn, chứ không thể nhẹ hơn (cười).

Tuấn Khanh : Vừa rồi, anh Phùng Thủy, một shipper cộng tác không thường xuyên với Nhà xuất bản Tự Do nghe nói cũng đã bị bắt, bị tra tấn đến sau đó phải đi cấp cứu vị hộc máu liên tục. Nay thì sức khỏe anh ra sao ? Và phía công an có để yên cho anh ta, sau khi đã hành động vô nhân tính như vậy hay không ?

Phạm Đoan Trang : Anh Phùng Thủy bất ngờ chạy đi, ở ngay trước cửa công an trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 1, Saigon, khi bị 2 công an viên kèm ra cửa để nhận thuốc cho con gái mang tới. Lúc ấy là 3g sáng. Nhìn thấy sự lơi lỏng của người đi theo, anh nhảy lên xe máy của con gái, rồ ga, chạy đi. Đó là anh Phùng Thủy tuyệt vọng nên làm liều, nhưng may sao thoát được. Ngay cả phía công an cũng bất ngờ nên ít giờ sau đã ập đến nhà anh tìm kiếm. Thậm chí cử người đi về quê để đe dọa mẹ già của anh, nay đã 90 tuổi, để anh ra trình diện. Hiện công an vẫn còn truy tìm, và nói với những người mà họ gặp, là anh Phùng Thủy bị truy nã nhưng không đưa ra được giấy tờ gì, cũng không nói là truy nã vì chuyện gì.

Tuấn Khanh : Nhiều người nhận định rằng việc Đoan Trang nhận công việc vận động truyền thông cho Nhà xuất bản Tự Do là một điều mới mẻ, cũng là một bước đi chính trị rất thú vị khi đang bị vây đuổi như hiện nay, nhưng điều đó có tăng nguy cơ đàn áp với Trang không ?

Phạm Đoan Trang : Về mặt Marketing thì mọi nhóm hay tổ chức đều cần đến việc vận động truyền thông. Chúng tôi cũng không muốn những cuốn sách khô cứng là sản phẩm, mà muốn personalized – hay gọi là nhân hóa – để những tác phẩm đó gần gũi hơn, đến nhanh hơn với bạn đọc. Vì nghĩ đến điều đó, và muốn giúp cho các bạn nên tôi nhận lời. Còn nếu nói về chuyện bị đàn áp, thì lâu nay họ đã hành động không ra gì rồi, thì có thêm không ra gì, chắc cũng như vậy thôi (cuời). Nhưng chắc họ sẽ truy tìm gắt gao hơn (Chú thích của người phỏng vấn : từ nhiều năm nay, Phạm Đoan Trang vẫn rày đây mai đó, để tránh sự lùng bắt của công an, dù cô không có tội gì, chính thức cho đến lúc này)

Tuấn Khanh : Vậy trong bối cảnh rất khó khăn, Nhà xuất bản Tự Do dự định sẽ có kế hoạch hoạt động như thế nào trong năm nay ?

Phạm Đoan Trang : Chúng vẫn có kế hoạch ra sách mới. Bởi người tham gia xuất bản, người muốn đọc vẫn không ngừng tăng lên. Đặc biệt khi ở trong đất nước có quá nhiều điều cần phải được viết ra, in ra, có quá nhiều vấn đề cần được diễn giải đúng… Nói về phía Nhà xuất bản Tự Do thì luôn luôn phải hoạt động. Nhưng với tình trạng khó khăn, chúng tôi có thể tạm giảm một số các hoạt động để bảo an. Nhưng đáng mừng là dù hiểm nguy, nhưng không ai trong chúng tôi muốn dừng lại, không ai muốn bỏ cuộc cả.

Tuấn Khanh (ghi)

Nguồn : RFA, 06/06/2020 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

"… ai mà không nhớ thương người mẹ già ?"

Phạm Đoan Trang, VNTB, 05/06/2020

Vào buổi sáng thứ tư (03/6), vài tiếng trước giờ Nhà xuất bản Tự Do được xướng tên trong lễ trao giải Prix Voltaire 2020, có hai nhân viên của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an và Thành phố Hà Nội, cùng cảnh sát khu vực, đã đến nhà tôi ở Hà Nội. Chỉ có mẹ tôi – bà Bùi Thị Thiện Căn – ở nhà.

megia1

Mẹ tôi, bà Bùi Thị Thiện Căn, năm nay 80 tuổi và đã ở nhà gần như một mình suốt ba năm qua…

Mẹ tôi năm nay 80 tuổi, và đã ở nhà gần như một mình suốt ba năm qua, kể từ tháng 7/2017 khi tôi buộc phải rời khỏi Hà Nội (vì không thể sống nổi trong sự rình rập, kiểm soát chặt chẽ đến khó thở của cơ quan an ninh).

Khi vào nhà tôi, họ ngay lập tức ép mẹ tôi "làm việc", nghĩa là trả lời một loạt câu hỏi của họ : Trang ở đâu ? Trang có liên lạc về nhà không ? Liên lạc bằng cách nào ?… Cùng với đó, họ lập biên bản lời khai với tiêu đề "xác nhận Phạm Thị Đoan Trang đã làm ra, tàng trữ, phát tán tài liệu chống Nhà nước", và yêu cầu mẹ tôi ký. Họ thuyết phục rằng nội dung các câu hỏi không liên quan đến "tài liệu" nào cả, biên bản này chỉ nhằm ghi nhận, phản ánh rằng mẹ tôi không biết con mình đang ở đâu mà thôi. Với cách nói ấy, họ ép mẹ tôi ký vào biên bản thành công.

Họ cũng dặn mẹ tôi rằng khi nào tôi về thì mẹ phải báo ngay cho công an, và "nếu Trang liên lạc về nhà thì nhắn Trang ra cơ quan công an trình diện và làm việc ngay".

Tôi biết cơ quan an ninh các loại ở Việt Nam sẽ không dừng ở đây ; những chuyện kiểu như thế này sẽ còn lặp lại, nhất là khi họ biết rằng mẹ tôi – vốn là một nhà giáo, người Hà Nội gốc, lại đã nhiều tuổi – cực kỳ hiền lành, thật thà, mô phạm, và không có khả năng đối phó với mọi trò ma giáo của bất cứ đối tượng nào.

Tôi cũng biết rằng Nhà xuất bản Tự Do và tôi đang là cái gai trong mắt an ninh. Trong đầu họ, không có khái niệm "đây là một nhà xuất bản độc lập, tự do xuất bản là một khía cạnh tối quan trọng của tự do biểu đạt, đàn áp tri thức là tội ác" v.v. Đối với họ, đây là một ổ nhóm phản động, đang làm ra, tàng trữ, phát tán tài liệu xấu độc, chống nhà nước, và họ cần phải tiêu diệt nhóm này, ít nhất là trước kỳ đại hội sắp tới của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tôi biết những anh chị em ở Nhà xuất bản Tự Do đều đã phải bỏ nhà ra đi để tránh sự truy lùng của công an. Có người có con nhỏ chưa đầy 10 tuổi, con bị bệnh nặng, không ở bên con được, chỉ biết nhìn hình con mà khóc rưng rức. Cũng như tôi nhìn hình mẹ già 80 tuổi mà mắt nhòe nước. Bao lâu nay mẹ chờ con, mà lần nào con về thì cũng chỉ với một đám công an bu xung quanh, được vài ngày con lại tìm cách bỏ trốn đi. Con là đứa con bất hiếu, mẹ ơi !

Tất cả chúng con ở đây đều là những kẻ bất hiếu, bất nghĩa với gia đình, người thân.

"Ai có nghe tiếng hát hành quân xa

mà không nhớ thương người mẹ già,

chờ con lúc đêm khuya…"

Phạm Đoan Trang

Nguồn : VNTB, 05/06/2020

*************************

"… who nary miss their dear old Mothers ?"

On Wednesday morning (June 3rd), a few hours before Liberal Publishing House’s name was announced as the recipient of the Prix Voltaire 2020 award, two investigators from the Ministry of Public Security and the city of Hanoi, along with local police, arrived at my home in Hanoi. My mother-Ms. Bui Thi Thien Can-was the only one there.

My mother turns 80 this year and has lived by herself for the past three years, beginning in July 2017 when I was forced to leave Hanoi (because I couldn’t live under the watchful eyes and suffocating thumb of the security forces).

When they entered my home, they immediately pressured my mother into "doing work" with them, answering their roster of questions : Where is Trang ? Has she kept in touch ? How ?… Along with this, they also filled out a form with the heading "Confirmation that Pham Thi Doan Trang has created, stored, and distributed anti-state materials" and demanded my mother sign it. They tried to persuade her by saying her responses to their questions had nothing to do with any of the "materials", that this form merely recorded and reflected the fact that she did not know where her child was. Such convincing worked, and they successfully pressured my mother to sign the form.

They also reminded my mother to let police know immediately when I come home, and "if Trang reaches out, then tell her to report to the police straight away to conduct work".

I know Vietnamese security forces won’t stop there ; these kinds of things will repeat themselves, especially since they know my mother-a former teacher and a native Hanoian of old age-is extremely gentle, sincere, and pedantic, unable to volley any tricks that might come her way.

I also know that for police, Liberal Publishing House and I are thorns in their eye. They completely lack the notion that "this is an independent publishing house, that freedom of the press is one of the most important aspects of freedom of expression, that intellectual oppression is evil", etc. To them, we are merely a reactionary group, creating, storing, and distributing unsavory materials opposing the state, a group that must be wiped out, at the very least before the Vietnamese Communist Party’s upcoming congress.

I know many of us at Liberal Publishing House have had to leave our homes to avoid being hunted down by police. One even has sickly child at home, not yet 10 years old. Unable to be by his side, this person can only look at his picture and sob. Like me when I look at a picture of my 80-year old mother, eyes blurred with tears. Mother, how long have you waited for me to come home, why does my arrival always come with a mass of police, only for me to take off days later. I really am an unfilial child, mother !

All of us here are unfilial, unjust to our families and our loved ones.

"Who can hear the singing of those soldiers marching faraway

who nary miss their dear old mothers,

waiting for them into the night…"

(Translated by Will Nguyen)

********************

Việt Nam : Giải quốc tế cho Nhà xuất bản Tự Do ‘không chịu kiểm duyệt’

BBC, 03/06/2020

Hiệp hội Xuất bản Quốc tế đã trao giải thưởng Prix Voltaire năm 2020 cho Nhà xuất bản Tự Do, tổ chức 'không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam'.

nxb3

Các ấn phẩm của Nhà xuất bản Tự Do chủ yếu về chính trị, xã hội và luật pháp.

Đây là giải thưởng nhằm thúc đẩy tự do xuất bản trên thế giới, đặc biệt là hoạt động xuất bản trong điều kiện bị kiểm duyệt và đe dọa.

Do dịch Covid-19 cũng như việc nhiều người được trao giải nằm trong danh sách cấm xuất ngoại của các quốc gia, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) đã tổ chức công bố trực tuyến vào hôm 3/6.

Trong phần giới thiệu, IPA cho biết Nhà xuất bản Tự Do ra đời "như là một thách thức trực tiếp đối với chính sách kiểm soát ngành xuất bản của chính phủ và nhằm đưa các tác phẩm phi hư cấu của các tác giả bất đồng chính kiến đến người đọc tại nước này".

Trả lời BBC News tiếng Việt ngay sau lễ trao giải, đại diện Nhà xuất bản Tự do, nhà báo, nhà hoạt động xã hội Phạm Đoan Trang nói: "Giải thưởng là sự động viên tinh thần to lớn lúc này, khi phong trào dân chủ trong nước cũng như ở Mỹ, Hong Kong hay trên thế giới đang bị đe dọa. Cá nhân tôi cảm thấy vui, tự hào vì trước giờ phong trào dân chủ ở Việt Nam cũng có nhiều giải thưởng nhưng đa phần là giải cá nhân, chưa có giải thưởng tập thể mang tầm quốc tế".

"Mạng lưới blogger Việt Nam có đạt giải thưởng nhưng là của người Việt hải ngoại. Năm 2011, nhà thơ Bùi Chát cũng nhận được giải thưởngtừ IPA nhưng với tư cách cá nhân và khi đó chưa có phong trào xã hội dân sự Việt Nam. Cho nên đây là giải thưởng quốc tế đầu tiên dành cho một tập thể từ khi phong trào xã hội dân sự nổi lên ở Việt Nam", bà Trang lý giải.

nxb4

Nhà báo, nhà hoạt động xã hội Phạm Đoan Trang cũng là người phát ngôn của Nhà xuất bản Tự do cùng ấn phẩm Chính trị bình dân do Nhà xuất bản Tự Do phát hành

Theo thông tin từ Nhà xuất bản Tự Do, nhà xuất bản này liên tục bị sách nhiễu dưới nhiều hình thức.

Trang Facebook bị xóa, website bị tấn công, tài khoản ngân hàng bị phong tỏa, những người giao sách cho nhà xuất bản bị bắt, thẩm vấn.

"Đối với Nhà xuất bản Tự Do, giải thưởng này là tưởng thưởng của nỗ lực, can đảm của mọi người từ khi thành lập. Trong suốt thời gian đó, các thành viên chưa có một phút nào bình yên, phải sống triền miên trong tình trạng căng thẳng. Tất cả mọi người đều chịu đựng rất nhiều. Chúng tôi sẽ phải tiếp tục sứ mệnh là nâng cao dân trí, chiến đấu vì quyền tự do xuất bản, quyền được đọc của người Việt Nam.", bà Đoan Trang cho hay.

Nhà xuất bản Tự Do được thành lập vào ngày 14/2/2019, là nhà xuất bản độc lập hoạt động tại Việt Nam. Với tinh thần "tự do thông tin, lan tỏa tri thức", hoạt động chính của Nhà xuất bản Tự Do là xuất bản các ấn phẩm không chịu sự kiểm duyệt, định hướng từ phía nhà nước.

Tháng 12 năm 2019, báo Công an Nhân dân có bài nói: "Tổ chức gọi là "Nhà xuất bản Tự do" vi phạm tất cả các quy định trên của pháp luật Việt Nam. Đây thực chất là công cụ, tổ chức của nhóm hoạt động đội lốt "xã hội dân sự"."

nxb5

Ông Martin Patzelt, một nghị sỹ Đức đang đọc sách của Nhà xuất bản Tự Do.

Hiệp hội Xuất bản Quốc tế là một tổ chức quốc tế chuyên về xuất bản sách và báo chí có trụ sở tại Geneve, Thụy Sĩ, được thành lập năm 1896 với hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền xuất bản. Giải thưởng Prix Voltaire nhằm tôn vinh hoạt động xuất bản tự do, một phần quan trọng của tự do ngôn luận.

Các ứng viên được đề cử giải Prix Voltaire thường xuất bản tác phẩm gây tranh cãi bất chấp áp lực, đe dọa, sách nhiễu từ chính phủ hoặc các nhóm lợi ích tư nhân. Ứng cử viên cũng có thể là nhà xuất bản có hoạt động nổi bật trong việc duy trì các giá trị tự do để thực hiện xuất bản và tự do ngôn luận.

"Nhà xuất bản là một cá nhân, tập thể hoặc tổ chức cung cấp cho người khác phương tiện để chia sẻ ý tưởng của họ dưới dạng văn bản, bao gồm cả thông qua nền tảng kỹ thuật số", IPA định nghĩa.

Giải năm nay được trao kèm với tiền thưởng 10.000 Franc Thụy Sĩ (khoảng 242 triệu đồng).

Được đề cử giải Prix Voltaire 2020 còn có Nhà xuất bản Avesta Yayinlari (Thổ Nhĩ Kỳ), ông Chong Ton Sin, Nhà xuất bản Gerakbudaya/SIRD (Malaysia) và Nhà xuất bản Maktaba-e-Daniyal (Pakistan).

Nguồn : BBC, 04/06/2020

*******************

Nhà xuất bản Tự Do được trao giải Prix Voltaire 2020 của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế

RFA, 03/06/2020

Lúc 6 giờ chiều ngày 3/6/2020, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế - IPA đã công bố giải thưởng Prix Voltaire 2020 được trao cho Nhà xuất bản tự do của Việt Nam - một trong bốn nhà xuất bản vào chung kết khi vượt qua các đại diện đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Ai Cập, Đức, Argentina v.v...

nxb1

Sách của Nhà xuất bản Tự do Facebook of Nhà xuất bản Tự Do

Đây là một tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam không được chính quyền công nhận và bị đàn áp trong thời gian qua.

Nhà báo Phạm Đoan Trang, người phát ngôn của Nhà xuất bản tự do bày tỏ cảm xúc khi biết tin tổ chức này được chọn trao giải trong 4 nhà xuất bản được đề cử trên thế giới. Bà Trang nói qua điện thoại như sau :

"Nghe tin được giải thì mình và anh em Nhà xuất bản tự do rất vui mừng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện giờ - trong những cái ngày tháng rất là căng thẳng này, rất nhiều chuyện xã hội rối ren, lòng người ly tán... bao nhiêu vấn đề xã hội, bao nhiêu chuyện trên toàn thế giới hỗn loạn quá.

Thực sự, đối với tụi mình đây là một tin vui, trong bối cảnh đó thì nó lại càng vui hơn... đó là niềm vui mà bọn mình khao khát bấy lâu nay. Đó cũng là một sự khích lệ tinh thần vào thời điểm này !"

Theo Hiệp hội xuất bản quốc tế, Prix Voltaire là giải thưởng ghi nhận sự can đảm trong việc giữ vững quyền tự do xuất bản, tự do thông tin của các nhà xuất bản và cá nhân trên thế giới, đặc biệt ở những nơi mà hoạt động xuất bản phải đối mặt với kiểm duyệt và áp bức, hay việc thực hành các quyền này có thể gây rủi ro, nguy hiểm.

Năm 2011, IPA cũng đã trao giải tự do xuất bản cho nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn.

Nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết, giải thưởng có trị giá 10 ngàn Franc Thụy Sỹ này sẽ đặt Nhà xuất bản tự do vào trong vòng nguy hiểm hơn, nhưng không phải vì thế mà những người làm công việc này sẽ bỏ cuộc. Bà nói thêm :

"Thực sự, hoạt động xuất bản nó có ý nghĩa là ngoài chuyện khai dân trí nó còn là một hình thức đấu tranh, một hoạt động đấu tranh.

Nó khẳng định quyền của con người, quyền của công dân Việt Nam là quyền được viết, quyền được đọc mà không bị kiểm duyệt, không bị định hướng.

Thế cho nên rằng là khi đã xác quyết như thế cho nên nhà xuất bản vẫn còn tồn tại bất chấp những nguy hiểm, thử thách thực sự, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Cho nên rằng là được giải thì sự nguy hiểm càng tăng lên nhưng không có nghĩa rằng sẽ bỏ cuộc vì đã cam kết với nhau cái sứ mệnh đi đến cùng trên con đường nâng cao dân trí và đấu tranh vì quyền tự do xuất bản ở Việt Nam rồi."

Nhà xuất bản tự do được thành lập vào ngày 14 tháng 2 năm 2020, cho đến nay đã xuất bản được khoảng 30 đầu sách với 25 ngàn bản in và các bản sách trực tuyến.

Những cuốn sách nổi bật của nhà xuất bản này được kể đến như : Chính trị bình dân, Học chính sách công qua Luật đặc khu hay Cẩm nang nuôi tù...

Vừa qua, ông Phùng Thủy, một người giao sách cho nhà xuất bản này cáo buộc là bị công an phục kích và đưa về trụ sở Văn phòng phía Nam của Bộ Công An ở thành phố Hồ Chí Minh thẩm vấn và tra tấn.

Ông Thủy may mắn chạy thoát ngay trong đêm 8-5-2020 khi liều lĩnh xông ra khỏi cổng, lấy xe máy của cô con gái đang đậu gần đó để thoát thân.

Nguồn : RFA, 03/06/2020

*******************

Nhà xuất bản ‘ngoài luồng’ của Việt Nam đạt giải Prix Voltaire 2020

VOA, 03/06/2020

Nhà xuất bn T Do, mt nhà xut bn b cm hot đng ti Vit Nam, hôm 6/3/2020 đã được xướng tên cho gii thưởng Prix Voltaire 2020.

nxb2

Nhà xuất bn T Do, mt nhà xut bn b cm hot đng ti Vit Nam, hôm 6/3/2020 đã được xướng tên cho gii thưởng Prix Voltaire 2020. Photo IPA.

Trong tuyên bố được phát trc tuyến trên mng xã hi, Hip hi các Nhà xut bn Quc tế (IPA) - liên minh ln nht thế gii ca các nhà xut bn - đã truyn đi thông đip : "nếu mun nâng cao dân trí, xã hi phát trin thì xut bn phi được t do."

Nhà báo Phạm Đoan Trang, phát ngôn viên ca Nhà xut bn T Do cho VOA biết : "Gii thưởng này là mt điu vinh hnh cho chúng tôi. Tt nhiên là chúng tôi b sc ép t chính quyn, nhưng chúng tôi s phi c gng nhiu hơn na."

Trong một tuyên b hôm 03/06, IPA nói : "Các nhân viên của Nhà xut bn T do đã t đt mình vào ri ro ln đ giúp người khác thc hin quyn t do ngôn lun."

Ông Kristenn Einarsson, Chủ tch y ban Xut bn T do ca IPA nhn đnh : "Công vic ca Nhà xut bn T do Vit Nam vi tư cách là nhà xut bn "du kích", phát hành sách trong mt môi trường b đe da và ri ro cho s an toàn cá nhân, vi mc đích không gì hơn là truyn cm hướng cho người dân. Cng đng xut bn quc tế công nhn s dũng cm ca h và s h tr h trong khả năng của chúng tôi."

Bốn ng viên được đ c cho Gii Prix Voltaire 2020 là Nhà xuất bản Avesta Yayinlari (Th Nhĩ Kỳ), ông Chong Ton Sin (Malaysia), Nhà xuất bản T Do (Vit Nam) và Nhà xuất bản Maktaba-e-Daniyal (Pakistan).

(tiếp tc cp nht)

Published in Diễn đàn

Nhà xuất bản Tự do xuất bản và phát hành những cuốn sách mà Chính phủ Việt Nam không muốn công dân của mình đọc.

phathanh1

Nhà xuất bản Tự do vừa xuất bản hai cuốn sách mới nhất của tác giả bất đồng chính kiến Phạm Đoàn Trang : Chính trị bình dân và Phản kháng phi bạo lực. [Adam Bemma / Al Jazeera]

Bên trong một căn phòng chật chội ở một địa điểm bí mật và tạm thời ở miền Bắc Việt Nam, một máy in quay tít, phun ra những tờ giấy in kín chữ.

Từng cọc sách gọn gàng được xếp chồng lên nhau trên những chiếc bàn gần đó và một người đàn ông đeo mặt nạ phòng độc đặt xếp giấy vào một chiếc máy cắt và đóng bìa.

"Sự ẩm ướt trong căn phòng đã khiến nhiều trang giấy bị nhàu. Đây không phải là điều tốt", tổng biên tập của Nhà Xuất bản Tự do, nói khi ông mở một cuốn sách mới in.

Ở Việt Nam, cũng như ở Liên Xô cũ, những ấn phẩm như vậy được gọi là Samizdat – in và phát hành sách cấm – và bị chính phủ cấm vì bị coi là "hoạt động chống nhà nước". Theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, bất kỳ ai liên quan đến in và phát hành sách cấm đều có nguy cơ bị phạt tù 20 năm. Biên tập viên của Nhà xuất bản Tự do không muốn chia sẻ tên của họ.

Nhà xuất bản này được thành lập vào tháng 2 năm ngoái tại thành phố Hồ Chí Minh bởi một nhóm người bất đồng chính kiến như là một thách thức trực tiếp đối với sự kiểm soát của chính phủ trong ngành công nghiệp này và đưa tác phẩm không hư cấu của các nhà văn bất đồng chính kiến tới độc giả trong nước.

"Mọi nhà in ở Việt Nam đều bị chính phủ kiểm soát. Chúng tôi phải mua máy in riêng để làm điều đó", theo Trần Hà, thành viên sáng lập của Nhà Xuất bản Tự do, người yêu cầu chúng tôi sử dụng nickname để bảo vệ danh tính của họ.

Ngay sau khi nội dung được thiết lập, Hà phải chuyển nó từ thành phố lớn nhất Việt Nam đến một địa điểm không được tiết lộ do nỗ lực từ công an muốn đóng cửa nhà in và bắt giữ họ.

"Chúng tôi không thể ở bất cứ đâu trong một thời gian dài hoặc công việc của chúng tôi có thể bị tiết lộ. Nếu chúng tôi bị phát hiện ra thì cả cộng đồng cũng sẽ gặp rủi ro", Hà nói thêm.

"Nguy hiểm và mất mát"

Chính phủ từ lâu đã kiểm duyệt và kiểm soát các ngành công nghiệp truyền thông và xuất bản và áp đặt các hạn chế chặt chẽ đối với họ.

Luật Xuất bản nghiêm cấm "tuyên truyền chống lại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", "truyền bá tư tưởng phản động" và "tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, quân đội, quốc phòng, kinh tế, hoặc quan hệ đối ngoại".

phathanh2

Một cuốn sách do Nhà xuất bản Tự do Việt Nam phát hành có độc giả chủ yếu đến từ các vùng xa xôi và nghèo khó của đất nước [Adam Bemma / Al Jazeera]

Nhà xuất bản Tự do đã xuất bản 11 cuốn sách của tám tác giả trong năm qua về các chủ đề nhạy cảm về chính trị bao gồm vai trò của Trung Quốc tại Việt Nam và luật pháp gây tranh cãi về các Khu kinh tế đặc biệt. Nó cũng đã phát hành một cuốn sổ tay pháp lý cho các nhà hoạt động bị bỏ tù.

Đây là nơi in và phát hành sách cấm đầu tiên tại Việt Nam ra mắt trang web và trang Facebook.

"Chúng tôi có hàng chục ngàn độc giả bất chấp sự đàn áp của cảnh sát và sự kiểm duyệt của nhà nước", Hà nói. "Nhiều người trong số họ là thành viên của Đảng cộng sản".

Không có cách nào để xác minh những tuyên bố này, nhưng vào tháng 10, chính quyền Việt Nam đã đàn áp Nhà xuất bản Tự do, mạng lưới phân phối và độc giả của nó.

Vào tháng 11, hai tổ chức Ân xá Quốc tế và Theo dõi Nhân quyền đã đưa ra một tuyên bố chung kêu gọi chấm dứt sự đe dọa và quấy rối đối với mọi người hoặc liên quan đến các hoạt động của nhà xuất bản hoặc cố gắng để có được các bản sao của các cuốn sách thuộc loại sách cấm.

"Bằng cách in sách họ có thể làm cho thông tin độc lập trông chuyên nghiệp và hợp pháp cho độc giả. Nếu (độc giả) có thể cầm nó trong tay thì họ tin tưởng nó hơn", theo Trịnh Hữu Long, đồng sáng lập Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam.

Theo nhóm chiến dịch về Việt Nam của Ân xá Quốc tế, cảnh sát đã thẩm vấn gần 100 người vì sở hữu hoặc đọc sách được in bởi Nhà xuất bản Tự do.

"Họ biết mức độ nguy hiểm và tai hại [xuất bản Samizdat] đối với chế độ của họ", Trịnh Hữu Long, một nhà hoạt động dân chủ và đồng sáng lập của Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam nói.

"Bằng cách in sách, họ có thể làm cho thông tin độc lập trở nên chuyên nghiệp và hợp pháp đối với độc giả. Nếu họ có thể cầm nó trong tay, họ sẽ tin tưởng nó hơn. Nó có giá trị", ông Long nói.

Mạng lưới bí mật

Đi dọc các con đường sách nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội, rất dễ tìm và mua các bản sao của văn học phương Tây và Việt Nam bị chính phủ cấm kể từ khi thống nhất năm 1975. Trong khi một số sách bất hợp pháp được nhập lậu vào Việt Nam, hầu hết đều được sao chụp phiên bản gốc.

Nhưng việc tìm sách Samizdat do chính các tác giả Việt Nam viết tại Việt Nam rất khó khăn nên các nhà hoạt động tự do báo chí đã bắt đầu một mạng lưới hỗ trợ để giúp Nhà xuất bản Tự do hoạt động.

Những người ủng hộ giúp vận chuyển sách trong nước. Độc giả trên khắp Việt Nam đặt hàng và quyết định địa điểm để nhận sách được giao – giống như đặt thức ăn trực tuyến.

"Rất nhiều sách phân phối theo kiểu này bị gặp khó khăn bởi cảnh sát thường giả vờ làm người muốn đọc sách và muốn mua. Chúng đặt mua trực tuyến và hẹn thời gian cùng địa điểm để nhận sách", Hà nói.

"Đã có hai nhân viên của chúng tôi bị bắt và một người bị buộc phải thú nhận".

Nhà xuất bản Tự Do đã bắt đầu phân phối các phiên bản sách điện tử của những cuốn sách phổ biến nhất để giúp trả chi phí sản xuất các bản sách in giấy.

"Đẩy lùi ranh giới"

Nguyễn Quang A, 73 tuổi, đã thách thức kiểm duyệt nhà nước trong thư viện riêng (SOS Squared Library) của ông trong 20 năm qua. Ông đã xuất bản hàng chục cuốn sách bị cấm ở dạng sách in và sách điện tử và là nguồn cảm hứng đằng sau hoạt động in và phát hành sách cấm của Nhà xuất bản Tự do.

"Tôi đã từ bỏ việc in sách giấy", Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói. "Mục tiêu của tôi không phải là một anh hùng chiến đấu chống lại hệ thống kiểm duyệt tham nhũng. Đơn giản là để thảo luận về ý tưởng".

Hà cho biết những phản hồi mà độc giả Việt Nam dành cho Nhà xuất bản Tự do phản ánh người dân đói khát thông tin và muốn biết nhiều hơn về chính sách công ở Việt Nam.

"Tôi nghĩ Nhà xuất bản Tự do đang vượt qua các ranh giới", Đinh Thảo, một nhà hoạt động 28 tuổi sống ở Hà Nội nói. "Trước đây, các nhà xuất bản [Samizdat] thích in sách dịch, nhưng bây giờ họ xuất bản sách của các tác giả Việt Nam trong nước. Đây là những loại sách tôi muốn đọc".

Các bản sao bán chạy nhất của tác giả bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang, cuốn sách mới nhất "Chính trị của Một nhà nước cảnh sát" và "Phản kháng phi bạo lực" của Nhà Xuất bản Tự do.

Trong khi các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã tiếp tục vào tháng thứ tám, sách về chủ đề này rất khan hiếm bằng tiếng Việt. Sản phẩm tới của Nhà Xuất bản Tự do sẽ soi rọi cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hồng Kông và những cuộc diễn ra bên trong Việt Nam vào tháng 6 năm 2018 – cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

"Chúng tôi đã có rất nhiều sự quan tâm của độc giả Việt Nam về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông", ông Nguyễn Quang A nói. "Độc giả của chúng tôi đến từ một số khu vực xa xôi và nghèo nhất của đất nước".

Adam Bemma

Nguyên tác : 'Pushing boundaries' : The rise of Samizdat publishing in Vietnam, Aljazeera, 14/01/2020

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 18/01/2020

Published in Diễn đàn

Ngày 3/1 vừa qua, một độc giả của Nhà xuất bản Tự Do, ông Hồ Sỹ Quyết, hiện đang sinh sống tại Hà Nội bất ngờ bị hơn một chục công an, an ninh thường phục ập vào nhà khám xét, tịch thu đồ đạc mà không có bất kì một loại giấy tờ hay lệnh khám xét nào.

nxb0

Sách "Phản kháng phi bạo lực" của nhà báo Phạm Đoan Trang được Nhà xuất bản Tự Do xuất bản - Courtesy of FB Phạm Đoan Trang

Theo thông tin từ trang facebook cá nhân của nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, ông Quyết và vợ sau đó còn bị bắt về đồn công an để thẩm vấn, truy xét về mối quan hệ với Nhà xuất bản Tự do.

Cũng theo bà Phạm Đoan Trang thì đây không phải là lần đầu tiên xảy ra chuyện người đọc sách của nhà xuất bản này bị bắt bớ, khám xét nhà một cách tuỳ tiện. Đồng thời bà khẳng định với cách hành xử này thì nhà cầm quyền Hà Nội đang bất chấp "luật pháp, nhân quyền, đạo đức, lương tâm…"

Lực lượng chức năng Việt Nam liên tục truy quét những người liên quan đến Nhà xuất bản Tự Do

Một thành viên của Nhà xuất bản tự do không muốn nêu tên vì lí do an toàn nói với Đài Á Châu Tự do rằng anh đang phải tạm lánh từ hơn 2 tháng qua vì sự truy lùng của chính quyền :

"Mình tham gia với Nhà xuất bản Tự do với mong muốn người đọc ở Việt Nam được tiếp cận đến những thông tin đa chiều, những thông tin mà lâu nay nhà nước vẫn kiểm soát để cho nhiều người biết được sự thật nhiều hơn, người dân thì có nhiều kiến thức áp dụng trong cuộc sống cũng như trong quá trình đấu tranh chính trị tại Việt Nam.

Họ (an ninh - PV) đến chỗ làm việc của mình để điều tra. Mình cảm giác không an toàn nên đã đi lánh. Sau khi mình đi, họ vào khám nhà và thu hết những giấy tờ của mình và một số giấy tờ của gia đình người thân nữa, bằng cấp, máy tính các thứ của mình".

Hiện nay cơ quan chức năng Việt Nam không chỉ truy quét những người làm việc cho Nhà xuất bản Tự do mà ngay cả những người giao sách hay độc giả mua sách cũng bị gây khó dễ.

nxb2

Vũ Huy Hoàng, người giao sách cho Nhà xuất bản Tự Do bị công an đánh. Courtesy of FB Vũ Huy Hoàng

Ông H., một độc giả của Nhà xuất bản này cũng không muốn nêu rõ danh tính, trả lời RFA về những khó khăn khi đặt mua sách :

"Việc chuyển sách của họ cho độc giả rất khó khăn bởi vì những người shipper có thể bị bắt bất cứ lúc nào, có thể do vấn đề bảo mật chẳng hạn, phía chính quyền sẽ biết được danh sách của những người mua sách. Sau đó họ sẽ theo dõi, thậm chí khi shipper tới họ sẽ tới tận nhà khám xét.

Cách mà tôi mua sách là phải nhờ người quen mua dùm thôi nhờ người quen nhận sách hộ thôi".

Ông Vũ Huy Hoàng, người từng bị bắt, bị đánh trong đồn công an và câu lưu suốt 12 tiếng đồng hồ vào hôm 15/10/2019 vì giao sách, xác nhận với RFA rằng ông vẫn chưa thể trở về nhà từ đó đến nay vì chính quyền vẫn đang theo dõi rất sát người nhà của ông.

Hôm 27/11/2019, hai tổ chức nhân quyền Quốc tế là Human Rights Watch và Ân xá Quốc tế ra tuyên bố yêu cầu chính quyền Việt Nam phải chấm dứt ngay cuộc trấn áp đang gia tăng đối với một nhà xuất bản độc lập.

Vì sao Nhà xuất bản Tự do bị đàn áp ?

Trong một bài viết đã được đăng trên RFA, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang nói rằng "Nhà xuất bản Tự Do ngay từ ngày đầu thanh lập đã bị đàn áp rất nhiều. Facebook bị đánh sập, các hoạt động mua bán, phát hành đều ngăn cản, rượt đuổi. Sau đó thì tất cả các tài khoản ngân hàng của họ đều bị khóa một cách vô lý. Những người đi giao sách bị săn đuổi, gài bẫy rất nhiều. Nhiều người giao sách ở Sài gòn và miền Trung bị bắt. Từ đó họ tìm ra một số người đặt mua sách. Ngay sau đó, họ mở cuộc tổng đàn áp trên diện rộng, ở toàn quốc…".

Ông H. cho rằng chính quyền Việt Nam đang muốn "diệt tận gốc" các hoạt động gây ảnh hưởng đến công chúng của Nhà xuất bản Tự do. Bởi lẽ Nhà xuất bản này được cho là mang tính đối kháng thuộc hàng cao nhất tại Việt Nam hiện nay :

"Họ coi nhà xuất bản tự do như là một thế lực chống đối nguy hiểm đối với họ. Những kiến thức trong các cuốn sách thì chưa chắc là họ đã đọc đâu, chưa chắc những người an ninh và những người đưa ra quyết định tìm bắt, đàn áp họ đã đọc.

Bản chất vẫn là do Nhà xuất bản Tự do có một cái tính đối kháng rất cao. Dường như hiện nay đang thể hiện tính đối kháng cao nhất trong các nhóm ở Việt Nam. Chính vì thế mà nó (chính quyền Việt Nam - PV) muốn dập tất cả các hoạt động của họ, bằng cách là những người đọc sách thì nó sẽ doạ tìm đủ mọi cách để bắt, hoặc là vào nhà để bắt như trường hợp mới nhất của Quyết Hồ, vào nhà thu đồ thu sách, mục đích của nó là doạ tất cả cộng đồng đọc sách".

nxb3

Hình minh họa. Những sách do Nhà xuất bản Tự Do xuất bản Courtesy of Nhà xuất bản Tự Do

Người làm việc cho Nhà xuất bản Tự do nói về nguyên nhân mà họ bị đàn áp dữ dội như vậy trong thời gian qua là vì đây gần như là một nhóm duy nhất ở Việt Nam dám phát hành những cuốn sách có liên quan đến chính trị mà các nhà xuất bản khác không dám in :

"Mình nghĩ rằng là có thể Nhà xuất bản Tự do là Nhà xuất bản duy nhất ở Việt Nam dám in những cuốn sách như thế. Và mình nghĩ là người Cộng sản họ không muốn mình cung cấp kiến thức cho mọi người, đưa sách đến cho mọi người. Họ muốn ngu dân nhiều hơn. Họ rất ghét các tài liệu, sách, những bản in chứ không phải các bản pdf trên mạng. Nếu chỉ là các file trên mạng thì có lẽ họ sẽ không truy đuổi nhiều như thế".

Ngoài ra, người này còn lo ngại rằng Luật in ấn ở Việt Nam không cho phép xuất bản những ấn phẩm "trái ý Đảng" sẽ là một "công cụ" hợp pháp để chính quyền đàn áp những người làm công việc như của Nhà xuất bản Tự do đang làm.

Sẽ luôn đồng hành cùng Nhà xuất bản Tự do

Thành viên giấu tên thừa nhận rằng dù gặp quá nhiều khó khăn vì đang bị chính quyền truy bắt, nhưng ông khẳng định điều đó chỉ làm cho mình cẩn thận hơn và tính toán lại các bước chứ không hề có ý định bỏ cuộc :

"Mình phải công nhận rằng sự đàn áp, truy lùng gắt gao của chính quyền đối với họ là có hiệu quả, tác động trực tiếp tới bọn mình. Độc giả bị an ninh điều tra và làm việc rất gắt gao, điều đó cản trở đến khách hàng, những người đọc cũng dè chừng hơn. Những cái việc vận chuyển của Nhà xuất bản Tự do cũng nguy hiểm hơn, những người vận chuyển có thể bị phát hiện, sách có thể bị thu. Các cơ sở in ấn cũng không dám nhận bên mình nữa. Nói chung là sự án áp, truy lùng của bên họ có ảnh hưởng rất lớn đến công việc Nhà xuất bản Tự do đang làm.

Trong lúc bị truy lùng thì bọn mình cũng phải tính toán lại các bước, những khâu chi tiết hơn nên lượng sách cung cấp đến độc giả thời gan vừa rồi bị ít hơn rất là nhiều.

Tuy nhiên, mình không có ý định dừng lại. Tức là sau khi tạm lánh, mình chỉ cần có nơi ở để an ninh không truy đuổi được thôi, còn mình vẫn làm các công việc của Nhà xuất bản Tự do dù là sẽ bị hạn chế hơn rất là nhiều so với trước đây. "

Ông H. khẳng định cũng sẽ sẵn lòng đồng hành với Nhà xuất bản Tự do dù có bị sách nhiễu :

"Thường thì tôi không đề cao nhà xuất bản mà chỉ để ý đến tác giả của cuốn sách ấy và sự dũng cảm của Nhà xuất bản khi họ dám xuất bản những cuốn sách như vậy, nó rất là tri thức và tốt cho tất cả mọi người.

Mình đọc theo sở thích và những kiến thức mà mình muốn tìm hiểu nên cũng không ngại việc bị cấm. Mình sẽ tìm mọi cách để tìm đọc thôi. Những cuốn sách nào mình thích mà Nhà xuất bản Tự do có xuất bản thì mình sẽ tìm đọc bằng được".

Nhà xuất bản Tự Do là một tổ chức phi lợi nhuận, với tinh thần lan tỏa tri thức và tự do thông tin.

Họ xác định trên trang fanpage chính thức rằng "hoạt động độc lập, với hoạt động chính là xuất bản và phát hành các ấn phẩm không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam. Những ấn phẩm này được phát hành thông qua hình thức bán và cho tặng miễn phí".

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 06/01/2020

Published in Diễn đàn

Người giao sách Nhà xuất bản Tự Do ‘muốn kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn’

Ben Ngo, RFA, 06/12/2019

Một tuần sau khi đăng tải bản tuyên bố đề nghị công an Thành phố Hồ Chí Minh "hãy chấm dứt việc khủng bố gia đình tôi", người giao sách của Nhà xuất bản Tự Do nói với Đài Á Châu Tự Do rằng việc này "có hiệu quả" và ông "chỉ muốn kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn".

sach1

Hình minh họa. Anh Vũ Huy Hoàng một lần cầm biển phản đối tăng giá xăng - Courtesy of FB Vũ Huy Hoàng

Ông Vũ Huy Hoàng, một tài xế taxi ở Thành phố Hồ Chí Minh, từng được biết đến qua khi giơ biểu ngữ phản đối tăng giá xăng vài năm trước. Gần đây, hôm 15/10/2019, ông bị bắt vào công an phường 6 quận 3. Ông cho biết mình đã "bị đánh, bị câu lưu suốt 12 tiếng đồng hồ vì đi giao sách cho Nhà xuất bản Tự Do".

Nhà xuất bản Tự Do là nơi xuất bản những cuốn sách của nhà báo Phạm Đoan Trang như Chính Trị Bình Dân, Cẩm Nang Nuôi Tù, Phản Kháng Phi Bạo Lực. Nhà báo Phạm Đoan Trang là người vừa được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới trao giải Tự do Báo chí, hạng mục Tầm ảnh hưởng. Cô là người có tiếng nói mạnh mẽ chỉ trích chính quyền và chính vì vậy cô thường xuyên bị công an theo dõi, sách nhiễu, thậm chí đánh đập đến thương tích.

Hôm 30/11, ông Vũ Huy Hoàng viết trên trang cá nhân : "... Phía sau tôi là một gia đình với vợ và hai đứa con nhỏ. Nhận thấy sự chẳng lành sẽ xảy đến với gia đình mình nên sau đó tôi đã rời khỏi nhà, tạm gọi là đi "lánh nạn" với hy vọng vợ con ở nhà sẽ được yên thân. Nhưng không, suốt từ hôm đó đến nay, công an liên tục đến nhà sách nhiễu vợ con tôi, gửi giấy mời yêu cầu vợ tôi lên công an làm việc…".

Hôm 6/12, trong lúc đang tạm lánh tại một nơi không được tiết lộ vì lý do an toàn, ông Vũ Huy Hoàng giải thích với RFA về việc tại sao ông phải lên tiếng đề nghị công an Thành phố Hồ Chí Minh "hãy chấm dứt việc khủng bố gia đình tôi" :

"Thực ra là mình cũng rất nhiều lần làm việc với cơ quan an ninh nên cũng khá hiểu tâm lý của họ. Tức là khi thấy những người mà họ gọi là ‘đối tượng' có vẻ hiền thì họ sẽ lấn át và làm tới. Và khi mình biết âm mưu họ định làm gì, mình làm trước thì ít nhất là họ chùn tay, không dám làm, hoặc họ sẽ tìm cách khác.

Ông Vũ Huy Hoàng nói là việc ông ra tuyên bố với công an "có hiệu quả như mình mong muốn, công an không dám khủng bố tinh thần đối với vợ con tôi nữa, ít nhất là cho tới thời điểm này, không có động thái nào cho thấy là họ muốn lấn tới".

sach2

Giấy mời lên làm việc của công an đối với anh Vũ Huy Hoàng - Courtesy of FB Vũ Huy Hoàng

Ông Vũ Huy Hoàng cho biết thêm về bản thân :

"Thực ra là tôi chưa bao giờ xem mình là nhà hoạt động. Tôi nghĩ mình chỉ đóng góp một phần rất là nhỏ bé, để làm sao cho xã hội được tốt đẹp hơn. Chứ tôi không dám nhận mình là nhà hoạt động.

Họ đang cố bắt tôi phải thừa nhận mình làm việc cho Nhà xuất bản Tự Do. Họ tìm mọi cách ép buộc tôi phải thừa nhận. Đó là mục đích của họ. Như dư luận cũng biết, trong thời gian vừa qua, Nhà xuất bản Tự Do làm công việc truyền bá tri thức cho độc giả và tôi nghĩ là nhà cầm quyền không muốn độc giả, cũng như là người dân tìm hiểu tri thức mà Nhà xuất bản Tự Do đang lan tỏa".

Ông Vũ Huy Hoàng cũng nói rằng việc đi giao sách "chỉ là một trong những công việc tôi làm". Ông giải thích vụ việc xảy ra hôm 15/10/2019 là do an ninh "lấy điện thoại của người nhận sách, khống chế để bẫy tôi".

Ông Vũ Huy Hoàng giải thích vì sao ông quan tâm và muốn lên tiếng về các vấn đề thời sự xã hội :

"Do đặc thù công việc tài xế taxi, hàng ngày, tôi tiếp xúc với rất nhiều người trong mọi tầng lớp xã hội. Và tôi nhận thấy xã hội mình đang sống có nhiều bất công, oan trái. Tôi suy nghĩ và thấy mình có trách nhiệm phải làm mọi cách để thế hệ sau nói chung và con cái tôi nói riêng sẽ được sống trong một xã hội tốt đẹp hơn. Bằng cách này hay cách khác, tôi hành động để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai. Chế độ độc tài toàn trị thì họ không muốn cho người dân hiểu nhiều về giá trị tự do dân chủ, nhân quyền. Họ muốn giữ thế độc tôn của họ để cai trị người dân".

Đề cập về hoàn cảnh đang phải tạm lánh, ông Vũ Huy Hoàng nói ông "chưa xác định thời gian này là bao lâu, mọi phán đoán của mình còn tùy thuộc vào động thái tiếp theo của nhà cầm quyền".

Ông nói mình "rất lo cho sự an toàn của vợ con ở nhà, nhưng rất may có nhiều anh em trong giới đấu tranh dân chủ thường xuyên qua lại giúp đỡ vợ con tôi".

Ân Xá Quốc Tế hôm 27/11 ra thông cáo báo chí kêu gọi giới chức chính quyền Việt Nam phải ngay lập tức ngừng việc leo thang đàn áp Nhà xuất bản Tự Do, nơi phát hành những cuốn sách về chính trị và chính sách công vốn không được chính quyền Hà Nội chấp nhận.

Theo Ân Xá Quốc Tế, kể từ đầu tháng 10 đến nay, hàng chục người trên cả nước đã bị công an sách nhiễu và đe dọa vì có liên quan đến nhà xuất bản Tự Do. Ít nhất một người bị thương và bị đánh đập khi bị công an tạm giữ.

"Việc đàn áp đã gửi ra một thông điệp đáng ngại cho những người muốn tự do thực hành quyền bày tỏ ý kiến và tiếp xúc thông tin, quan điểm, đồng thời là một dấu hiệu cho thấy việc chính quyền không chấp nhận sự bất đồng quan điểm ôn hòa", thông cáo của Ân Xá Quốc tế viết.

Ben Ngô

Nguồn : RFA, 06/12/2019

***********************

Khi sách giáo khoa và giáo dục trở thành… cần câu

Trân Văn, VOA, 05/12/2019

Bộ Giáo dục và đào tạo va tr li v khon tin 16 triu M kim vay ca Ngân hàng Thế gii đ son mt b sách giáo khoa mi cho tr con Vit Nam. Đi chiếu tr li này vi nhng thông tin tng được công b trước đây, "D án h tr đi mi giáo dc ph thông" (Renovation of General Education Project - RGEP), rõ ràng không phi vì giáo dc !

sach3

**

Cách nay khoảng năm năm, B Giáo dục và đào tạo gii thiu RGEP và loan báo đã vay Ngân hàng Thế giới 77 triu M kim, kèm ba triu M kim như vn đi ng. Tng chi phí cho RGEP là 80 triu M kim, chia làm bn "phần" : 25% (20 triu M kim) đ h tr biên son, thc hin sách giáo khoa theo chương trình mi. 50% (40 triu M kim) đ đánh giá, phân tích kết qu hc tp đ tiếp tc ci tiến chương trình và chính sách giáo dc ph thông. 20 triu M kim còn li (25%) dành cho "hỗ tr phát trin chương trình" và "qun lý d án" (1).

Theo dự kiến, RGEP s hoàn tt vào năm ti (2020) nhưng mi đây, sau khi B Giáo dục và đào tạo gii thiu 32 bn sách giáo khoa mi, cùng được biên son cho chín môn, dùng đ dy hc sinh lp mt, vì không thy bn nào do B Giáo dục và đào tạo trc tiếp biên son, nhiu người mi nêu thắc mc : 16 triu M kim tng vay ca Ngân hàng Thế giới đ biên son sách giáo khoa đã dùng vào vic gì ? Phi chăng RGEP đã phá sn ? Nếu đúng như vy thì nhng ai phi chu trách nhim ?

Trước nhng thc mc va k, ông Nguyn Xuân Thành – V phó V Trung hc ca B Giáo dục và đào tạo – vừa lên tiếng bin gii rng : B Giáo dục và đào tạo không t chc biên son b sách giáo khoa mi theo kế hoch đã được xác đnh ti RGEP. Vic biên son sách giáo khoa đã được "xã hi hóa" đ tiết kim chi phí và B GĐĐT đang đàm phán vi Ngân hàng Thế giới đ có th chi 16 triu Mỹ kim tng hi vay Ngân hàng Thế giới nhm biên son sách giáo khoa, vào vic "tái phân b cho các hot đng cn thiết khác trong giai đon đu trin khai chương trình mi".

Theo ông Thành, Bộ Giáo dục và đào tạo phi có tin đ trin khai biên son, biên tp, thc nghim, thm đnh sách giáo khoa mới, tr thù lao cho tác gi. Chi tin son sách giáo khoa song ng dành cho hc sinh nhóm thiu s, sách ch ni dành cho hc sinh khiếm th. Mun "đi mi chương trình giáo dc ph thông" còn phi : Biên son tài liu hướng dn thc hin chương trình. Đổi mi phương pháp dy, kim tra, đánh giá. Bi dưỡng giáo viên, cán b qun lý. Mua sách cho hc sinh các trường nhng vùng khó khăn mượn (2)...

***

Có rất nhiu đim đáng chú ý mà c công chúng ln báo gii nên đ ngh B Giáo dục và đào tạo tr li : Chi phí dành cho RGEP là 80 triệu M kim, ti sao t đu đến cui, ông Thành ch k 77 triu M kim vay ca Ngân hàng Thế giới mà quên ba triu M kim Vit Nam b ra làm vn đi ng ? Phân bin ca ông Thành là… tht thà : Tin dành cho vic thc hin RGEP ch có… 16 triu M kim, cần tiếp tc gi li khon 16 triu M kim đã "tiết kim" được t "xã hi hóa" vic biên son sách giáo khoa này đ dùng cho nhiu vic khác ?

Ông Thành… thật thà thì ti sao chi phí dành cho vic biên son sách giáo khoa, vn tương đương 25% tng giá trị d án, đúng ra phi là 20 triu M kim li gim xung còn 16 triu M kim ? Đu năm 2017, khi công b RGEP, B Giáo dục và đào tạo tng tuyên b s dành 50% tng giá tr d án cho "đánh giá, phân tích kết qu hc tp đ tiếp tc ci tiến chương trình và chính sách giáo dục ph thông", 25% tng giá tr d án đ "h tr phát trin chương trình" và "qun lý d án", nếu tht s… tht thà, ông Thành nên cho biết, khon 60 triu M kim ca ba "phn" y đang đâu mà B Giáo dục và đào tạo vn cn khon vay 16 triu M kim dôi dư do vic biên soạn sách giáo khoa đã "xã hi hóa" ?

Đã chừa ra 40 triu M kim đ "đánh giá, phân tích kết qu hc tp đ tiếp tc ci tiến chương trình và chính sách giáo dc ph thông" mà vn cn gi li khon vay 16 triu M kim không xài ti đ… biên son tài liu hướng dn thc hin, đ… đi mi phương pháp dy, kim tra, đánh giá thì qu là… khó hiu !

Tương t, đã dành – gi 20 triu M kim cho "h tr phát trin chương trình" và "qun lý d án" mà vn còn thiếu, vn cu vào khon vay 16 triu M kim không xài ti để… bi dưỡng cán b qun lý thì khác gì v chân cho… rn ? Đem tính cht bn "phn" ca RGEP mà B Giáo dục và đào tạo công b hi đu 2017, đi chiếu vi nhng gì mà ông Thành va bin gii vi báo gii v vic ti sao B Giáo dục và đào tạo vn cn 16 triu M kim dư ra do biên son sách giáo khoa đã được "xã hi hóa", không mun cũng phi thy, ging như nhiu lĩnh vc khác ti Vit Nam, giáo dc là nơi tuy… thiếu giy, phi vay nhưng các viên chc hu trách rt thích… v voi !

***

RGEP từng được xác đnh là mt "d án trng đim trong công cuộc đi mi căn bn, toàn din giáo dc và đào to Vit Nam" và sách giáo khoa là lõi ca "d án trng đim" y. RGEP và sách giáo khoa không ch có chng đó chuyn. Báo chí Vit Nam li va tiết l thêm mt chuyn mi, liên quan đến sách giáo khoa… mới : T năm 2015 đến nay, tháng nào Nhà xut bn Giáo dc cũng tr… lương cho 11 viên chc hu trách ca S Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi việc biên son sách giáo khoa được "xã hi hóa" (cho phép t son, các đa phương có quyn la chn nhng b sách đã được B Giáo dục và đào tạo thm đnh và công nhn đt tiêu chun giáo khoa), Nhà xuất bản Giáo Dục thành lp Ban ch đo Biên son B sách giáo khoa min Nam, 11 viên chc ca S Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh – nhng cá nhân mà theo Lut Giáo dc có quyn la chn sách giáo khoa cho học sinh các cp Thành phố Hồ Chí Minh – đã được mi tham gia vào ban này.

Trọng trách mà 11 viên chc này đang đm nhim ti S Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tương ng vi vai trò ca h trong Ban chỉ đạo Biên soạn B sách giáo khoa miền Nam và bn năm va qua, tháng nào h cũng được tr… thù lao : Trưởng ban (6 triệu đng/tháng), Phó ban (5 triu đng/tháng), y viên Thường trc (4 triu đng/tháng), y viên (3,5 triu đng/tháng). Chc chn điu này có liên quan mt thiết đến vic Giám đc S Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh không tiếc li ca ngi B sách giáo khoa miền Nam ti mt hi tho v đi mi chương trình và sách giáo khoa (3)…

Cho đến gi, vic thay đi sách giáo khoa như bước khi đu đi mi chương trình giáo dc ph thông, nâng cao cht lượng giáo dc, đáp ng nhu cu phát trin đt nước, tiếp thu tiến b ca thi đi, gìn gi bn sc văn hóa Việt Nam và nhng giá tr ph quát ca nhân loi" mi ch cho thy... sách giáo khoa đã b biến thành mt th cn câu cho viên chc đ cp câu… bc c t ngân sách ln túi ca bá tánh. Giáo dc s còn giãy đành đch khi b nhng cá nhân được đng "qui hoạch" đng ra qun tr và điu hành !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 05/12/2019

Chú thích :

(1) https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/khoi-dong-du-an-ho-tro-doi-moi-giao-duc-pho-thong-viet-nam-20170117200319008.htm

(2) http://danviet.vn/tin-tuc-giao-duc/vay-16-trieu-usd-de-lam-bo-sgk-nhung-pha-san-bo-giao-duc-dao-tao-len-tieng-1037902.html

(3) https://thanhnien.vn/giao-duc/nxb-giao-duc-chi-thu-lao-hang-thang-cho-lanh-dao-so-gd-dt-tphcm-1155738.html

Published in Diễn đàn

Những quyển sách không kiểm duyệt ở Việt Nam bị an ninh "đánh" ra sao ? (RFA, 06/08/2019)

Nhà xuất bản Tự Do, một nhà xuất bản độc lập đang gặp phải sự phản ứng mạnh từ an ninh Việt Nam qua các chương trình phát sách miễn phí cho độc giả trong tháng 7 vừa qua.

sach1

Nhà xuất bản Tự Do bị an ninh Việt Nam đánh phá trong chương trình tặng 1000 cuốn sách "Phản kháng phi bạo lực" của tác giả Phạm Đoan Trang. Courtesy : Facebook Nhà xuất bản Tự Do

Đài RFA ghi nhận tình hình phát hành và phổ biến sách không qua kiểm duyệt ở trong nước như thế nào qua vụ việc vừa nêu ?

Nhà xuất bản bị đánh phá

Tuy mới ra đời vào ngày 14 tháng 2 năm 2019, nhưng Nhà xuất bản Tự Do được rất nhiều độc giả trong và ngoài nước biết đến qua hai chương trình tặng sách, bao gồm cuốn "Cẩm nang nuôi tù", "Chính trị bình dân" và cuốn "Phản kháng phi bạo lực" đều của tác giả Phạm Đoan Trang, một nhà hoạt động dân chủ được Tổ chức People In Need của Cộng hòa Czech trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini năm 2017.

Kể từ khi chương trình tặng sách "Cẩm nang nuôi tù" được thông báo trên mạng xã hội, qua trang Fanpage của Nhà xuất bản Tự Do, Đài RFA ghi nhận đã có rất nhiều người liên lạc để được nhận quyển sách này. Song song đó, Nhà xuất bản Tự Do cũng gặp nhiều khó khăn từ phía an ninh Việt Nam.

Nhà xuất bản Tự Do cho biết tài khoản ngân hàng, mở tại Ngân hàng Vietcombank bị khóa một chiều ; nghĩa là chiều chuyển tiền vào tài khoản vẫn hoạt động bình thường khi có những độc giả chuyển tiền mua sách hay những nhà hảo tâm chuyển tiền đóng góp cho việc in ấn sách đều được, nhưng chiều lấy tiền ra hay chuyển tiền qua một tài khoản khác thì bị khóa. Bên cạnh đó, những thành viên làm việc cho Nhà xuất bản Tự Do còn thường xuyên bị an ninh quấy nhiễu nơi ở. Ông Nam Khánh, đại diện của Nhà xuất bản Tự Do cho biết thêm :

"Thật ra họ không biết chắc nơi chúng tôi ở đâu và ai đang làm những công việc này. Tuy nhiên vì một số các thành viên của Nhà xuất bản Tự Do là các nhà hoạt động từ trước đó rồi, cho nên chúng tôi thỉnh thoảng bị theo dõi và lần gần nhất, nặng nề nhất là chúng tôi phải tháo chạy khỏi nơi ở và chúng tôi mất gần như toàn bộ máy móc, thiết bị như laptop, điện thoại…Và đặc biệt, sau khi có chương trình tặng quyển sách ‘Phản kháng phi bạo lực" thì người vận chuyển sách của chúng tôi trong vòng 3 ngày bị vây bắt hai lần và 3 tài khoản ngân hàng của chúng tôi mở ở các ngân hàng nội địa tại Việt Nam đều bị khóa một chiều".

Những người liên quan gặp nguy hiểm

Tác giả 3 quyển sách "Chính trị bình dân", "Cẩm nang nuôi tù" và "Phản kháng phi bạo lực", Nhà hoạt động dân chủ-Nhà báo Phạm Đoan Trang từng bị câu lưu khi quyển sách đầu tiên "Chính trị bình dân" của cô được xuất bản và lưu hành hồi tháng 9 năm 2017. Kể từ thời điểm đó đến nay, cô Phạm Đoan Trang phải sống trong tình cảnh ẩn náu vì sự an toàn của bản thân.

Vào tối ngày 6 tháng 8, Nhà báo Phạm Đoan Trang nói với RFA ngay đợt tặng sách mới nhất của Nhà xuất bản Tự Do cho độc giả, 1.000 cuốn "Phản kháng phi bạo lực" :

"Thật khó tưởng tượng được trong vòng không đầy 4 ngày thì 1.000 cuốn hết sạch. Lúc đầu tôi nghĩ là an ninh mua. Nhưng sau đó, tôi nghĩ lại rằng thứ nhất là an ninh không bỏ tiền ra mua vì an ninh Việt Nam quen cướp, quen cưỡng chế, quen tịch thu nên không có chuyện ra mua ; thứ hai nếu có thì thường là ở trung tâm như Sài Gòn và Hà Nội, chứ không thể nào cả nước được. Trong khi đó đơn đặt hàng ở khắp cả nước, đặc biệt nhiều ở nông thôn và miền núi xa xôi ở Cà Mau, Bạc Liêu…ở phía Nam và Sơn La, Lai Châu…ở phía Bắc đều có người mua cả. Cho nên khả năng an ninh rất là khó".

Mặc dù vậy, lực lượng an ninh luôn xuất hiện khi những quyển sách này đang trên đường được vận chuyển đến tay độc giả. Cô Phạm Đoạn Trang cho biết, an ninh liên tục đóng giả làm độc giả, gửi thư về xin sách và thường hẹn chỗ vắng hay chỗ công cộng để nhận sách và họ huy động cả côn đồ, dân anh chị xăm trổ cầm dao rượt đuổi người giao sách (shipper). Nhà báo Phạm Đoan Trang bày tỏ sự lo lắng :

"Không biết tình hình này kéo dài được bao lâu ? Trước sau gì thì cũng có lúc công an sẽ bắt được, và lúc đó thì chắc sẽ kinh khủng lắm".

Tuy vậy, nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang vẫn chia sẻ cảm xúc buồn vui, xót xa lẫn lộn, qua việc có rất nhiều người đón nhận các quyển sách của cô ngoài cả sự tiên liệu :

"Riêng cuốn ‘Cẩm nang nuôi tù’ thì thật sự tôi không biết nên vui hay nên buồn khi có quá nhiều người muốn mua nó. Nhiều khi tự nghĩ thật là quái lạ sao số lượng tù ở Việt Nam đông đến thế ? Hầu hết những người mua không phải là những người hoạt động dân chủ, nhân quyền, họ là những người dân bình thường. Có người nhắn tin rằng có người em bị bắt vì tội giết người thì nghe nói có cuốn sách đấy nên muốn mua để học xem làm thế nào. Nói chung có những thư gửi về mà mình nghe xong là muốn khóc, bởi vì có cảm giác như họ tuyệt vọng và không biết làm gì nên nghe có cuốn sách như vậy thì mua giống như kiểu trong nhà có người bị bệnh ung thư và có bệnh thì vái tứ phương để tìm mọi cách cứu con mình, cứu chồng mình. Tôi đau lắm. Và người nào đi tù thì việc họ làm là không tìm đến luật sư mà lại tìm đến cuốn sách dạy cách đối phó khi ở tù. Với tôi, đó là một điều rất đáng ngại. Đó là chỉ dấu của một xã hội bất thường, bất ổn kinh khủng. Làm sao một cuốn sách viết về chuyện sống trong tù như thế nào, đối phó với công an ra sao mà lại bán chạy được ?"

Qua vô số các tin nhắn và cuộc gọi liên lạc với tác giả hai cuốn sách "Cẩm nang nuôi tù" và "Phản kháng phi bạo lực", nhà báo Phạm Đoan Trang không thể hình dung rằng cô đã nhận được những câu hỏi hay những yêu cầu hướng dẫn làm thế nào để đối phó với những hoàn cảnh hay tình huống xảy ra trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Nhà báo Phạm Đoan Trang lấy làm cảm kích sự đón nhận của độc giả đối với các quyển sách của cô bao nhiêu thì cô càng cảm thấy lo lắng cho họ bấy nhiêu bởi cô nhận ra có quá nhiều những con người yếu thế trong xã hội Việt Nam không biết làm thế nào để bảo vệ cho chính họ, trong đó có những người mua sách, nhận sách và đọc các cuốn sách của cô gặp không ít khó khăn, thậm chí có người còn bị công an bắt hay truy bức liên quan đến những quyển sách này.

Tiếp tục những việc đang làm

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận bà Phạm Thanh Nghiên, tác giả quyển sách "Những mảnh đời sau song sắt" cũng đối diện với tình cảnh tương tự khi cựu tù nhân lương tâm này xuất bản một số lượng hạn chế để bán nhằm quyên góp cho các cư dân ở vườn rau Lộc Hưng bị Chính quyền phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh cưỡng chế hồi tháng tháng 1 năm 2019.

Cuốn sách "Những mảnh đời sau song sắt" của tác giả Phạm Thanh Nghiên cũng bị an ninh Việt Nam ngăn chặn với nhiều hình thức. Thế nhưng, những quyển sách không qua kiểm duyệt như thế lại càng được độc giả ở trong nước tìm kiếm. Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên đưa ra một số nguyên nhân mà bà lý giải vì sao có hiện tượng như vậy :

"Tôi nghĩ một trong những yếu tố quan trọng đó là chúng tôi phản ánh đúng sự thật. Ở một đất nước mà không có các quyền tự do căn bản như ở Việt Nam, quyền phản biện không có, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt đều không có, tự do phản ánh về các mặt đời sống xã hội đều không có và phải nói theo định hướng của Đảng cộng sản Việt Nam thì sự thật là một điều cực kỳ hiếm hoi và chính vì hiếm hoi nên sự thật rất đáng quý. Thành ra bây giờ nhu cầu của người ta muốn được biết sự thật tăng lên rất nhiều so với bối cảnh ở Việt Nam những năm trước.

Và tôi cũng nghĩ rằng chính vì sự thật và chính vì nó bị cấm cho nên nhiều người tò mò muốn biết là xem nội dung cuốn sách và tác giả của những cuốn sách nói về cái gì mà Nhà nước phải sợ và cấm đoán như thế. Thêm nữa là mong muốn tìm kiếm thông tin đa chiều, muốn có thêm kiến thức từ sách mà vốn những cuốn sách ở trong nước của nhưng người dám vượt rào dám nói lên toàn bộ sự thật đang diễn ra trong cuộc sống ở xã hội Việt Nam vốn bị bưng bít này. Tôi cho rằng đó là những yếu tố quan trọng khiến cho những cuốn sách không chỉ của tôi, của Phạm Đoan Trang và của nhiều tác giả viết độc lập khác được tìm kiếm, đón nhận.’

Đồng quan điểm, Nhà báo Phạm Đoan Trang nhấn mạnh bản thân cô không tự hào mình là người tài giỏi trong việc viết lách, nhưng cô tin rằng sẽ có rất nhiều quyển sách giống như của cô, được viết bởi những người dốc lòng vì quê hương, đất nước Việt Nam sẽ được độc giả đón nhận qua những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong xã hội như : tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ; xóa bỏ các trạm thu phí BOT "bẩn" ; cưỡng chế đất đai trái phép hay vấn đề ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu con người Việt Nam…

Nhà xuất bản Tự Do còn khẳng định với RFA rằng cho dù phải đối mặt với rất nhiều thách thức, rủi ro và nguy hiểm phía trước nhưng những thành viên của Nhà xuất bản Tự Do không lùi bước trong sứ mệnh của mình là phổ biến thông tin và kiến thức "không bị nhà nước kiểm duyệt" đến với độc giả và công chúng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

****************

Nhà xuất bản Tự do bị đóng tài khoản vì ‘thách thức’ sự kiểm duyệt của nhà nước (VOA, 05/08/2019)

Ba tài khoản ngân hàng ca mt nhà xut bn Vit Nam được cho là b an ninh ra lnh khóa bi vì các n phm ca h không chu s kim duyt ca chính quyn.

xuatban1

Hai quyển sách của Nhà báo độc Phạm Đoan Trang do Nhà xuất bản Tự do ấn hành. Photo Facebook Nhà xuất bản Tự do.

Ông Nam Khánh, đại din ca Nhà xuất bản T do, hôm 4/8 cho VOA biết :

"Trong vòng một tháng qua, ba tài khoản ngân hàng ca chúng tôi đã b can thip khóa mt chiu. K t tun trước, chúng tôi không th rút tin mt và cũng không th rút tin online, mc dù tài khon vn nhn được chuyn khon t đc gi".

Ông Nam Khánh cho biết ba tài khon này được đăng ký các ngân hàng Vietcombank, VP Bank, và Eximbank.

"Chúng tôi đã liên lạc vi ngân hàng nhưng h ch phn hi là ‘ch kim tra li và báo sau,’" ông Khánh chia s.

VOA chưa liên lc được vi các ngân hàng trên đ tìm hiu lý do các tài khon ca Nhà xuất bản T do bị khóa.

Ra đời t ngày 14/2/2019, Nhà xuất bản T Do, mt t chc có phương châm "Nói ‘không’ vi kim duyt, lan ta tri thc và tôn trng s tht" gây chú ý vi vic phát hành mt lot sách ca nhà báo đc lp Phm Đoan Trang : "Chính Tr Bình Dân", "Cm Nang Nuôi Tù", "Phản Kháng Phi Bo Lc", cùng mt s sách ca các tác gi khác có ni dung liên quan đến nhân quyn, tù nhân lương tâm, phong trào đu tranh dân ch Vit Nam, theo báo Người Vit.

Được hi có phi vì xut bn các quyn sách va nêu mà b an ninh sách nhiu chăng, ông Nam Khánh nói : "Vic NBX b đánh phá, tôi cho rng không phi ch vì chúng tôi hp tác vi cô Phm Đoan Trang, mà vì tiêu chí không chu kim duyt ca Nhà xuất bản".

"Một Nhà xuất bản hoạt đng đc lp, không chu s kim duyt ca nhà nước, thường xuyên b chính quyn đánh phá là điu không có gì l. Gn đây nht là vic người giao sách ca chúng tôi b an ninh gi dng mua sách đ vây bt 2 ln trong 3 ngày, các thành viên ca Nhà xuất bản b truy đuổi phi b chy khi nơi , ln đó chúng tôi đã mt gn như toàn b tài sn có giá tr".

Trong một thông cáo hôm 1/8, Nhà xuất bản T Do nói : "S vic này (khóa tài khon ngân hàng) cùng vi vic người giao hàng ca công ty dch v vn chuyn sách b gài by chứng t an ninh quyết phá cho bng được các hot đng xut bn đc lp. H quyết chn ngun tài chính giúp duy trì và tái đu tư cho vic in n và phát hành sách".

Hôm 5/8, nhà báo Phạm Đoan Trang viết trên Facebook :

"Sau lần "v ht" người vn chuyn cuốn sách "Phản kháng phi bo lc" và "Chính tr bình dân" sáng 30/7, lc lượng an ninh đã tiếp tc rình bt các shipper…, trong đó có mt ln an ninh huy đng c côn đ vào cuc đui bt.

"Bên cạnh đó, gn như bt c tài khon cá nhân nào được Nhà xuất bản T Do m ra (để nhn tin mua sách và ng h t bn đc) đu b phong to ngay lp tc".

Ngoài ra, các hoạt đng tng sách min phí ca Nhà xuất bản T Do trong thi gian gn đây được cho là khiến lc lượng an ninh văn hóa ca chính quyn Vit Nam ni gin và tìm cách ngăn chặn ráo riết, theo Người Vit.

xuatban2

Sách do Nhà Xuất bản Tự do ấn hành. Photo Nhà xuất bản Tự do

Bà Phạm Đoan Trang cho biết thêm :

"Trước tình hình đó, Đài phát thanh Đáp Li Sông Núi – mt đài phát thanh ca người Vit hi ngoi – đã đng ra đm nhn vic phát hành tác phm "Phn kháng phi bo lc" bên ngoài Vit Nam, nhm giúp Nhà xuất bản T Do qung bá các ấn phm đc lp".

Trong một cuc phng vn vi VOA vào cui tháng 7, đi din Nhà xuất bản T do cho biết :

"Sự cai tr đc đoán và kim duyt gt gao ca chính quyn Vit Nam đã dn biến Tự Do thành một cái gì đó rt xa x đi vi người Vit, vì vy vi mong muốn giúp người dân Vit Nam tiếp cn vi kho tàng tri thc mênh mông ca nhân loi và vén bc màn st đang bao ph lên đi sng xã hi Vit Nam, cũng như góp phn thúc đy mt ngành in n, xut bn tht s đc lp, chúng tôi mun mc tiêu ca mình th hin ở ngay từ cái tên ca nhà xut bn. Đó là t do sáng tác, truyn thông báo chí t do, xut bn t do, t do hc thut, và cái tên Nhà xut bn T Do đã ra đi như chính mc tiêu và lý do mà nó tn ti".

********************

Công an ráo riết săn lùng, tấn công Nhà xuất bản Tự Do

Phạm Đoan Trang, 04/08/2019

Trong vài tháng qua, lực lượng an ninh gần như điên cuồng truy tìm dấu vết của những người làm sách thuộc Nhà xuất bản Tự Do và ngăn chặn việc phát hành các cuốn sách từ Nhà xuất bản này, đặc biệt là "Phản kháng phi bạo lực", "Anh Ba Sàm", "Cẩm nang nuôi tù", "Những mảnh đời sau song sắt" và "Chính trị bình dân".

xuatban3

Logo Nhà xuất bản Tự Do

Trang facebook của Nhà xuất bản được lập ngày 14/02 và bị đánh sập chỉ sau ba ngày hoạt động. Nhà xuất bản phải mở trang mới; trang này cũng bị tấn công (hack mật khẩu, report) liên tục mà chưa thành.

An ninh đặc biệt ưa dùng thủ đoạn giả làm người mua hoặc xin sách để giăng bẫy, bắt shipper (người vận chuyển).

Gần đây nhất, ngày 30/7, sau khi rình bắt hụt một shipper ở quận 3, Sài Gòn, an ninh tăng cường đánh phá bằng cách ép ngân hàng khóa các tài khoản của Nhà xuất bản Tự Do. Ít nhất ba tài khoản tại ba ngân hàng nội địa đã bị đóng, "từ chối phục vụ", do có các giao dịch nhận tiền mua sách hoặc hỗ trợ tài chính cho Nhà xuất bản.

Hiện nay, Nhà xuất bản Tự Do đang kêu gọi bạn đọc ủng hộ, ít nhất về mặt tinh thần, nhưng tạm ngừng gửi tiền về các tài khoản của Nhà xuất bản.

Tự Do là một nhà xuất bản độc lập, mới ra đời vào ngày 14/02 năm nay với sứ mệnh in ấn, phổ biến các ấn phẩm về chính trị, lịch sử, kinh tế, xã hội Việt Nam, do các tác giả người Việt (trong nước hoặc nước ngoài) viết, KHÔNG CHỊU SỰ KIỂM DUYỆT.

THÔNG BÁO

(Về việc các tài khoản của NXB Tự Do bị khóa)

Bạn đọc thân mến,

Trong vòng một tháng vừa qua, từ ngày 02/7/2019 đến ngày hôm qua 01/8/2019, phía an ninh đã can thiệp và khóa của chúng tôi 3 tài khoản ngân hàng.

Điều trớ trêu là họ chỉ khóa chiều rút tiền ra, trong khi chiều nộp tiền vào thì vẫn hoạt động. Nghĩa là, bạn đọc mua sách và các nhà hảo tâm ủng hộ vẫn có thể chuyển tiền vào tài khoản của Nhà xuất bản, song chúng tôi lại không thể rút tiền từ các tài khoản của mình.

Sự việc này cùng với việc shipper của công ty dịch vụ vận chuyển sách bị gài bẫy chứng tỏ an ninh quyết phá cho bằng được các hoạt động xuất bản độc lập. Họ quyết chặn nguồn tài chính giúp duy trì và tái đầu tư cho việc in ấn và phát hành sách.

Nhưng, những việc làm này của bên an ninh sẽ không làm chúng tôi chùn bước. Việc phát hành sách chắc chắn vẫn được duy trì và phát triển.

Chúng tôi mong muốn vẫn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của đông đảo bạn đọc như suốt thời gian qua.

Nguồn : FB Phạm Đoan Trang, 04/08/2019

__________________

Dear our valued readers and donors,

Since July 2nd until now, three of our bank accounts have been blocked. While deposits can still be made into these accounts, withdrawal is not allowed.

At the same time, one of our shippers has just been trapped and narrowly escaped from an arrest.

It is likely that this banking blockade and entrapping our shipper is not a technical issue but a clear sign of interference by the Vietnamese security agencies, who are willing to go to great lengths to secretly disrupt and destroy legitimate activities by independent publishers, authors and journalists.

In light of these oppressive actions by the government, we kindly ask our sponsors, donors, and readers to stop depositing money into our accounts until further notice.

Nguồn : #nhaxuatbanTuDo, 04/08/2019

Published in Việt Nam