Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bộ Tài Chính hồi hạ tuần tháng 9 thông báo nợ công của Việt Nam chiếm 61% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tính đến cuối năm 2015 và dự báo đỉnh nợ công sẽ xấp xỉ ở mức 65% GDP vào thời điểm 2017-2018.

nocong1

Nợ công của Việt Nam chiếm 61% GDP, tính đến cuối năm 2015 - Photo : RFA

Gánh nặng nợ công

Theo số liệu về quyết toán ngân sách nhà nước tính đến cuối năm 2015, Ủy ban thường vụ quốc hội hồi trung tuần tháng 5 công bố nợ công của Việt Nam vào khoảng 363 tỷ đô la Mỹ (USD), chiếm đến 61% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ đã chạm trần 50% GDP.

Căn cứ theo số liệu vừa nêu, Bộ Tài Chính trong tháng 9 thông báo Chính phủ Việt Nam mắc nợ trị giá gần 94,3 tỷ USD ; bao gồm 39,6 tỷ vay của nước ngoài và phần còn lại là vay trong nước. Bộ Tài Chính còn cho biết nợ Chính phủ bảo lãnh gần 21 tỷ USD, trong đó vay của nước ngoài hơn 11,3 tỷ. Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng cho rằng đây là một trong những áp lực đối với nợ công và trách nhiệm trả nợ của Chính phủ đè nặng lên ngân sách eo hẹp của Việt Nam, trong xu hướng nợ công được dự báo sẽ đạt đỉnh xấp xỉ ở mức 65% GDP vào thời điểm 2017-2018.

Vấn đề được Chính phủ cũng như giới chuyên môn quan tâm là nợ công của Việt Nam được tái cơ cấu như thế nào để luôn ở ngưỡng an toàn cũng như Việt Nam cần làm gì để có khả năng trả nợ trong bối cảnh thiếu nguồn vốn cho phát triển kinh tế giai đoạn đến năm 2035 ?

Truyền thông trong nước dẫn lời của Chuyên gia cao cấp Cao Viết Sinh rằng theo nhận định của ông thì áp lực nợ công và trả nợ của Việt Nam hiện tại không nằm ở các khỏan vay nước ngoài dài hạn với lãi suất thấp, mà nằm ở các khỏan vay ngắn hạn ở trong nước. Theo tính toán của giới chuyên gia, Chính phủ hàng năm phải chi trả khoảng 14% tổng số nợ Chính phủ vay và nợ Chính phủ bảo lãnh.

Một số các chuyên gia mà Đài RFA tiếp xúc cho rằng Việt Nam đang loay hoay trong mối tương quan giữa vay vốn để phát triển và vì sử dụng các nguồn vốn vay không đạt hiệu quả nên dẫn đến trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ nợ công tăng nhanh nhất, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới-World Bank ; mà nếu không tiếp tục vay thì làm sao phục vụ cho phát triển và trả nợ.

Trong vòng suốt 20 năm, tính từ 2005 đến 2015, Việt Nam nhận được hỗ trợ từ nguồn vốn ODA dưới ba hình thức chủ yếu gồm nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, chiếm khoản 10-12% ; nguồn vốn vay ưu đãi, chiếm đến 80% và vốn hỗn hợp chiếm 8-10%. Theo thống kê, từ năm 1993 đến năm 2014, tổng giá trị vốn ODA cam kết cho Việt Nam lên đến con số gần 90 tỷ USD. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam thừa nhận vẫn còn nhiều dự án sử dụng các nguồn vốn ODA chưa hiệu quả, điển hình như 4 dự án đường sắt đô thị tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chậm trễ nghiêm trọng hay dự án Đại lộ Đông-Tây là một trong những đại án tham nhũng gây rúng động trong dư luận.

Thời gian sắp tới, Bộ Kế hoạch-Đầu tư dự trù Việt Nam cần phải huy động khoảng 39,5 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển đến năm 2020. Trong khi đó, thời điểm cuối năm 2017, Việt Nam không còn được vay vốn ODA từ Ngân hàng Thế giới-World Bank nữa. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) có thể cũng sẽ ngừng cung cấp các khoản vay ưu đãi đối với Việt Nam. Các quốc gia Châu Âu, bao gồm Anh, Phần Lan và Na Uy cũng thông báo sẽ dừng cấp vốn hay cắt giảm dần vốn ODA cho Việt Nam đến năm 2020.

Trả nợ bằng cách nào ?

nocong2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Ousmane Dione, chiều ngày 20/09/2017 tại Hà Nội. Courtesy : Chinhphu.vn

Trước tình hình bế tắc về nguồn vốn để đầu tư và phát triển cũng như nợ công của Việt Nam ngày càng tăng, các chuyên gia cho rằng việc đi vay với lãi suất thị trường để chi tiêu thì không phải là giải pháp tốt cho Việt Nam. Các chuyên gia đề nghị một trong những biện pháp cần thiết quan trọng là Chính phủ Việt Nam phải ưu tiên giảm chi ngân sách, để có thêm tiền chi cho đầu tư thì khi đó áp lực đi vay và trả nợ sẽ vơi bớt phần nào. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt, một cựu chuyên viên thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc nhận định đây là một thách thức lớn đối Hà Nội :

"Số liệu trong nước thì họ cố giấu nên không thể biết rõ ràng được. Nhưng theo cách tính của tôi thì Việt Nam chi tiêu cho vấn đề an ninh quốc gia chiếm đến 21% ngân sách. Mức chi tiêu như thế là cực kỳ lớn và chi nhiều nhất 12% cho công an, hơn cả quân đội nữa. Với mức chi như vậy và còn tiếp tục tăng cao thì có cách gì mà giải quyết được ?".

Liên quan thông tin đại diện của Ngân hàng Thế giới-World Bank, tại một hội thảo quốc tế được tổ chức ở Hà Nội vào hôm 26 tháng 9 vừa qua, cam kết giúp Việt Nam đẩy mạnh tiến độ giải quyết nợ xấu, các khỏan vay không hoạt động trong hệ thống ngân hàng để đảm bảo việc phân phối vốn hiệu quả cho phát triển kinh tế ; trả lời câu hỏi của chúng tôi rằng liệu World Bank hay các tổ chức tài chính quốc tế sẽ can thiệp trực tiếp để giải quyết hay không, Tiến sĩ Vũ Quang Việt cho biết những tổ chức này chỉ đưa ra các giải pháp cho Việt Nam nên làm, nhưng Việt Nam nghe theo hay không là lựa chọn của họ. Cựu chuyên viên của Liên Hiệp Quốc trưng dẫn trường hợp Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) một khi can thiệp trực tếp thì sẽ kèm theo rất nhiều điều kiện đối với quốc gia mà tổ chức này giúp đỡ :

"IMF từ xưa giờ có chương trình giải quyết giúp đỡ là khi có một quốc gia nào mất khả năng trả nợ nước ngoài. Việt Nam chưa phải nằm trong tình trạng đó. Nếu như mất khả năng trả nợ nước ngoài thì IMF có thể cho vay tiền để trả nợ kèm theo các điều kiện như đòi hỏi phải cắt ngân sách nhà nước, đòi hỏi phải cắt chi tiêu, đòi hỏi phải tăng thuế…Nghĩa là đòi hỏi rất nhiều thứ và còn đưa ra chương trình hàng năm phải xém xét sổ sách v.v. Từ sau năm 1975 đến giờ, Việt Nam chưa bao giờ bị rơi vào tình trạng này".

Từ trong nước, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng lên tiếng Việt Nam cần phải nhanh chóng cải cách thể chế như Chính phủ Hà Nội từng tuyên bố, mà ông gọi là "cải cách chính thể". Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nêu lên Chính phủ Việt Nam cần tiến hành bốn bước quan trọng :

"Thứ nhất là phải minh bạch. Làm gì thì làm nhưng phải minh bạch, đặc biệt là vấn đề tài chính ngân sách. Thứ hai là không được làm nhái những sản phẩm của nước ngoài, có nghĩa là phải tôn trọng quyền sở hữu của người ta. Thứ ba nữa là phải tạo ra cạnh tranh bình đẳng giữa khối doanh nghiệp tư nhân với khối doanh nghiệp nhà nước, không ưu tiên doanh nghiệp nhà nước mà đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp nhà nước quá kém hiệu quả. Thứ tư là phải chống tham nhũng. Cho đến giờ việc chống tham nhũng quá chậm lụt".

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn đề nghị Chính phủ Việt Nam bắt buộc phải cải cách chính trị như bỏ cơ chế sở hữu toàn dân về đất đai, ban hành các luật định về tự do lập hội, tự do truyền thông cũng như tích cực hơn trong việc cải thiện tình hình nhân quyền ở trong nước. Ông Phạm Chí Dũng nhấn mạnh chỉ khi nào Việt Nam đạt được sự thay đổi như thế thì mới đáp ứng đủ tiêu chí của kinh tế thị trường được quốc tế công nhận.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính-ngân hàng độc lập, cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong hạ tuần tháng 9 đề nghị World Bank tìm các nguồn tại trợ với những khỏan vay không hoàn lại giúp cho giai đoạn phát triển quốc gia đến năm 2035 trong bối cảnh nợ công chạm đỉnh ở ngưỡng 65% GDP là điều hợp lý. Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam và tình hình khó khăn chung của các quốc gia trên thế giới thì Chính phủ Hà Nội sẽ khó có thể tiếp cận nguồn vốn vay không hoàn lại, như quan điểm của Tiến sĩ Vũ Quang Việt rằng"Không ai cho không Việt Nam bây giờ nữa. Trừ trường hợp Trung Quốc may ra cho không". Và không chỉ giới chuyên gia mà cả dân chúng tại Việt Nam đều tin rằng người bạn láng giềng "4 tốt-16 chữ vàng" cũng sẽ kèm theo những yêu sách một khi Trung Quốc thực hiện nghĩa cử cao đẹp tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

Hòa Ái, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 29/09/2017

Published in Diễn đàn
vendredi, 22 septembre 2017 06:13

Nợ công và người giàu ở Việt Nam

Nợ công Việt Nam chiếm 61% GDP (RFA, 21/09/2017)

Tính đến hết năm 2015 Chính phủ Việt Nam mắc nợ trị giá là gần 94,3 tỉ đô la Mỹ. Trong số nợ này có 39,6 tỉ là vay của nước ngoài, phần còn lại là vay trong nước.

no1

Theo Vn Economy, nợ công của Việt Nam chiếm 61% GDP, tính đến cuối năm 2015 - RFA

Đây là thông tin được Bộ Tài Chính Việt Nam thông báo trong bảng tin về nợ công và được truyền thông loan đi ngày 21 tháng 9.

Cũng trong bảng tin đưa ra thì số nợ nước ngoài cả của chính phủ lẫn doanh nghiệp là gần 81 tỉ đô la Mỹ, trong đó phần của Chính phủ là 39,6 tỉ.

Như vậy theo tờ báo chuyên về kinh tế là Vn Economy của Việt Nam thì số nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2015 chiếm 61% tổng sản lượng nội địa, tăng 3% so với năm trước đó.

Trong số nợ nước ngoài, số nợ được chính phủ Việt Nam bảo lãnh là 21 tỉ đô la. Bộ Tài Chánh cũng đã tỏ ý lo ngại về số nợ nước ngoài mà chính phủ bảo lãnh này, chiếm đến 11,1 % tổng sản lượng nội địa.

******************

Người giàu sụ Việt Nam tiêu tiền vào đâu ? (VOA, 21/09/2017)

Tạp chí Forbes mi đây nói rng người giàu Vit Nam đang tiêu tin vào du lch nước ngoài, cha bnh nước ngoài và xài hàng hóa nước ngoài. Bên cnh đó vic mua nhà nước ngoài cũng đang trên đà tiến. Các nhà phân tích kinh tế nhn đnh rng chi tiêu "vào nước ngoài" như vy đy ngược chiu tăng trưởng kinh tế và m rng khong cách giàu nghèo trong xã hi.

no2

Số du khách Vit Nam đi du lch nước ngoài tăng mnh trong nhng năm gn đây (nh minh ha).

"Ở Vit Nam có mt s người giàu lên rt nhanh", Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Vin trưởng Vin Qun lý Kinh tế trung ương Vit Nam cho biết. "H giàu lên một cách quá d dàng và không phi kinh doanh gì. Cho nên s người đó có kh năng chi tiêu rt ln và h cũng sn sàng chi tiêu". Các con s mà tp chí Forbes đưa ra v các chi tiêu nước ngoài, mua nhà Hoa Kỳ theo ông Doanh, "là nhng con s tuy có thể cn được xác minh thêm, nhưng là nhng có s t các ngun khác nhau có s trùng hp, cho nên có mt kh năng tin cy nht đnh".

Một lượng tin ln ca người giàu Vit Nam đang được đu tư vào bt đng sn nước ngoài. "Mua nhà M, Australia, New Zealand -- là những khon chi rt ln", theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, "đ h còn chun b ra nước ngoài đnh cư".

Các lãnh vực "nước ngoài" khác mà người giàu Vit Nam đang tiêu tin vào được tp chí Forbes lit kê còn có du lch nước ngoài. Du khách Vit Nam có thể d dàng du lch đến các nước trong khu vc vi nhng chuyến bay đường ngn, giá vé r đang rt thnh hành ; h li được min visa du lch vào các nước thuc Hip hi các Quc gia Ðông Nam Á, khi có dân s 630 triu người.

Báo Vietnam Net dẫn s liệu thng kê trong nước nói rng s người Vit Nam đi du lch Nht Bn đt đến 230,000 lượt người t năm 2012 đến 2016, và ước tính đến năm 2021 s có khong 7,5 triu người du lch nước ngoài.

Về nhu cu cha bnh, chăm sóc sc khe nước ngoài, theo Forbes, người giàu Vit Nam dn chuyn nhu cu v chăm sóc sc khe t dch v, dược phm, m phm r tin, không tên tui sang các loi đt tin mang thương hiu ni tiếng. Báo cáo ca hãng nghiên cu th trường Euromonitor International đánh giá rng th trường chăm sóc sc khe ca Vit Nam tăng mnh trong năm nay. Còn hãng nghiên cu th trường Neilson thì nói rng chăm sóc sc khe là quan tâm hàng đu ca người tiêu dùng Vit Nam.

"Chi cho du lịch khong hơn 6 t đôla, khon cha bnh khong 3 t đôla, và mua nhà ở Hoa Kỳ khong 3 t đôla, tng cng li khong 12 t đôla", theo nhn đnh ca Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.

Xài hàng Nhật, theo phân tích ca Forbes, thì người tiêu dùng Vit Nam nói h thường tránh mua hàng Trung Quc vì hàng hóa nhp t nước có lch sử "c hiếp chính tr" Vit Nam này có cht lượng kém. Xe máy, đ đin t và hàng tiêu dùng ca Nht luôn được người tiêu dùng Vit Nam ưa chung. Gn đây m phm và nhiu loi hàng tiêu dùng ca Hàn Quc cũng đang m rng th phn Vit Nam.

iPhone của Apple và Galaxy Note của Samsung bán rt chy Vit Nam vì nhu cu máy đin thoi cm tay tiếp tc tăng mnh. Nhng chiếc đin thoi cm tay đt tin này va đáp ng nhu cu s dng va là "đ trang sc". Đin thoi Oppo ca Trung Quc chiếm th phn ln thứ hai ti Vit Nam.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh phân tích : "Dĩ nhiên là các chi tiêu nước ngoài đó không đóng góp gì được cho tăng trưởng GDP trong nước. Vì tăng trưởng GDP trong nước là phi to ra công ăn vic làm, và to ra giá tr gia tăng".

Về mt xã hội, theo Tiến sĩ Doanh thì xu hướng chi tiêu nước ngoài này càng đào sâu h phân cách giàu nghèo : "Điu đó nói lên s chênh lch giàu nghèo ca Vit Nam rt đm nét, vượt quá d đoán ca các nhà kinh tế. Người nghèo thì vn rt nghèo, người ta thy nhng cảnh như qua thiên tai bão t mi đây".

Nhóm tư vn Boston Consulting Group ca M ước tính s giàu có lên tiếp tc tăng mnh ti Vit Nam. Nhóm này ước tính đến năm 2020, mt phn ba dân s ca Vit Nam s vào tng lp trung lưu hoc cao hơn, có nghĩa là mức thu nhp bình quân ca mt người trong nhóm này ti thiu là 714 đôla mt tháng.

Published in Việt Nam
vendredi, 01 septembre 2017 15:42

Bao giờ thì "Quốc khánh" ?

Theo lịch thì ngày mai, ngày 2 tháng chín là ngày "quốc khánh (國慶)", tức ngày lễ lớn, vui mừng đất nước "độc lập".

dau1

Tất cả "sinh khí" của lãnh đạo Việt Cộng từ hơn 4 thập niên qua là nhờ vào các mỏ dầu khí ngoài khơi Vũng Tàu và các "quĩ đất".

Nhưng với sức nặng "nợ công" như hiện nay (khoảng 450 tỉ đô la), mỗi người dân Việt Nam, kể cả những đứa trẻ trót sinh ra, đều mang khoảng nợ 4.500 đô la. Điều lo là số nợ này (lời mẹ sinh lời con) ngày càng lớn.

Thế hệ hiện tại, ngoài rau quả, cá mắm…, thành quả sản xuất của các chính sách "trồng cây gì nuôi con gì" từ nhiều thập niên qua, thì chưa làm ra được sản phẩm công nghệ nào ra hồn. Công nhân cả nước hầu hết đều làm mướn cho tài phiệt nước ngoài. 

Tình hình làm ăn như vậy thì đóng góp vào GDP quả là không bao nhiêu. Tay làm hàm nhai, tiền đâu trả nợ ?

Trong khi chi phí, chỉ tính lương hưu cho bộ sậu sĩ quan quân đội, tướng lãnh, đảng viên cộng sản về hưu, đã ngốn phần lớn ngân sách quốc gia.

Tất cả "sinh khí" của lãnh đạo Việt Cộng từ hơn 4 thập niên qua là nhờ vào các mỏ dầu khí ngoài khơi Vũng Tàu và các "quĩ đất".

Mà hiện tại các mỏ dầu đang khai thác ngày càng cạn kiệt. Muốn mở các dầu mới phải đi ra ngoài xa, lại gặp Trung Quốc hăm dọa. Vụ giàn khoan Repsol khoan trên lô 136-03 bị dọa "mầy không rút tao đánh" vài tuần trước là thí dụ điển hình.

Còn các "quĩ đất" thì rõ ràng trở thành con dao hai lưỡi. Chính sách "làm giàu theo đường tắt" qua việc "thổi phồng" giá địa ốc thực ra đã làm cho một số nông dân, ngày trước ngày sau, trở thành triệu phú. Nhiều ông nông dân bán ruộng ôm được cục đô la tiền triệu. Việc này cũng giúp cho tầng lớp cán bộ đảng viên "có cơ hội làm giàu lớn". Vì vậy mới có khẩu hiệu "đảng viên phải biết làm giàu".

Vấn đề là ông nông dân, hay cán bộ đảng viên (xuất thân từ dép râu nón cối ở trong rừng), khi có cục tiền (bạc triệu đô la) trong tay, thì ngoài việc nhậu nhẹt và chơi gái cho đã đời, tới khi hết tiền. Chớ bọn họ biết cái gì mà "kinh doanh" với "làm kinh tế" ?
Rốt cục chính sách "làm giàu tắt bằng địa ốc" đã đưa đất nước vào tình trạng vật giá đắt đỏ kinh hồn. Ngoài kinh doanh bằng "vốn tự có", qua các hình thức "thi hoa hậu", "tuyển lựa hoa khôi", du hí... là "thịnh". Các thứ khác "điêu tàn". Trong khi lương công nhân (ở các xí nghiệp nước ngoài) một tháng không đủ trả chầu nhậu.

Nhưng cuộc "vui" sắp tàn. Dầu khí đã hút cạn kiệt trong lúc giá cả trên thế giới sụt thê thảm. Còn "bong bóng" địa ốc, các đại gia chổng đít thổi, cách nào thì nó cũng phải xì.

Khi cuộc vui "tàn" thì "Quốc khánh 國慶" trở thành "Quốc khánh - 國罄".

"Khánh" ở đây tĩnh từ, có nghĩa hết nhẵn. Chữ "khánh" ghép với chữ "tận" (khánh tận) có nghĩa là "không còn gì cả".

Người ta thường nghe một đại gia bị "khánh tận", khi đại gia này tuyên bố "phá sản", tất cả tài sản bị "tịch biên" để trả nợ cho người ta.

"Quốc khánh-國罄" ở đây có nghĩa là một quốc gia khánh tận, không có tiền trả nợ, phá sản.

Hiện tượng báo trước về một đất nước sắp "phá sản" có nhiều, mà dấu hiệu rõ rệt nhất là sự "rã đàn" của dân tộc.

Lịch sử thế giới người ta thường thấy các phong trào di dân to lớn. Dân chúng từ vùng lãnh thổ (bất ổn) này di chuyển sang một vùng lãnh thổ khác bình yên hơn. Chỉ nói các hiện tượng gần đây nhất, những cuộc di dân lớn lao hiện nay đều đến từ các quốc gia đang sụp đổ, như Irak, Syrie, Libye... Việc này đã làm xáo trộn địa chính trị trong khu vực Châu Âu.

Người ta cũng thấy một hiện tượng di dân khác, ở mức độ nhỏ hơn, di dân về lý do kinh tế. Một vùng đất (quốc gia) trù phú luôn thu hút dân chúng ở các nơi hội tụ về đó. Nước Mỹ và các nước tiên tiến Tâu u là những thí dụ điển hình như các trung tâm trù phú thu hút di dân về lý do kinh tế. Dân chúng các nước Nam Mỹ có khuynh hướng di về phía Bắc Mỹ. Dân các khu vực Châu Phi, Đông Âu… thì có khuynh hướng di về Tây Âu (Đức, Pháp, Anh…).

Dân tộc Việt Nam không có thói quen "di dân" sang sinh sống ở một nước khác (có khác biệt về văn hóa, tiếng nói…), ngay cả lúc bị chiến tranh tàn phá hay bị nạn đói.

Trong suốt một thời kỳ lịch sử hơn 1 ngàn năm, dân tộc Việt Nam không bỏ nước đi đâu hết.

Cho đến sau 1975, dân tộc Việt Nam đã thay đổi.

Bằng nhiều phương cách khác nhau, một số đông đảo người Việt đã (thành công) bỏ nước ra ngoài sinh sống. Nếu không có rào cản từ các nước, con số người dân tình nguyện di dân sẽ vô cùng lớn.

Nguyện vọng của mọi người Việt Nam hiện nay là gì ?

Câu trả lời (chắc chắn) là được ra nước ngoài (nước Mỹ) sinh sống.

Người Việt Nam hiện nay ngày càng cảm thấy khó khăn để sinh sống trên đất nước của mình.

Đe dọa "quốc khánh" càng rõ rệt hơn, dân tộc Việt Nam sẽ phân rã nhanh hơn, nếu các nước chung quanh Việt Nam trở thành những trung tâm trù phú, thu hút di dân.

"Quốc khánh" vì vậy có hai nghĩa. Ngày đất nước mừng vui hay là ngày "quốc gia khánh tận", phá sản.

Người dân không còn tha thiết với đất nước mình. Phải giải thể quốc gia.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 01/09/2017

Published in Diễn đàn

Học viên Pháp Luân Công vẫn bị sách nhiễu (RFA, 05/07/2017)

Một số học viên Pháp luân công tại Nha Trang vừa bị lực lượng chức năng tại Nha Trang dùng biện pháp mạnh ngăn cản việc tập luyện của họ.

VIETNAM-LIFESTYLE-FALUNGONG

Một buổi tập luyện của học viên Pháp Luân Công ở trung tâm thành phố Hà Nội hôm 10/6/2017. AFP photo

Công an đánh đập

Vào lúc 5 giờ sáng Chủ Nhật vừa qua, khoảng 40 học viên Pháp Luân Công cùng tập luyện tọa thiền tại khu vực tháp Trầm Hương, bên bờ biển thành phố Nha Trang, một nhóm công an xuất hiện yêu cầu giải tán và mời về phường làm việc.

Một đoạn video lan truyền trên các trang mạng xã hội ghi lại hình ảnh những học viên Pháp Luân Công lên tiếng từ chối lời mời của công an trong lúc họ đang tập luyện. Sau đó, 16 học viên Pháp Luân Công bị những người mặc sắc phục lẫn thường phục dùng vũ lực bắt lên xe và đưa về đồn công an phường Lộc Thọ.

Một học viên Pháp Luân Công tại Nha Trang có mặt hôm sáng Chủ Nhật, cho RFA biết nhóm người bị bắt giữ gồm 9 nam và 7 nữ, trong đó có một người đang mang thai. Học viên này kể lại được nghe những gì đã xảy ra tại đồn công an phường Lộc Thọ :

"Mọi người tường thuật lại thì khi bị bắt vào đồn bị chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 4 học viên. Sau đó có người đến hỏi họ và tên, yêu cầu họ cung cấp thông tin, nhưng các học viên nghĩ đã không làm gì sai nên mọi người không đồng ý. Do đó, có người bị đánh bằng dùi cui điện, có người bị xịt hơi cay và bị tạt nước, có người bị đánh bằng giày và vết giày hằn trên mặt. Nói chung là bị đánh rất dã man".

Theo thông tin Đài Á Châu Tự Do ghi nhận được, nhóm 16 học viên Pháp Luân Công bị giữ cho đến tầm 3 giờ chiều cùng ngày. Công an phường Lộc Thọ thu giữ sách và điện thoại của họ ; đồng thời yêu cầu họ ký vào văn bản để xin lấy lại điện thoại cá nhân. Tuy nhiên, những học viên Pháp Luân Công này đã không ký vào biên bản để nhận lại tài sản đã bị tịch thu của mình.

Những học viên Pháp Luân Công tại Nha Trang còn cho biết trong thời gian qua gặp nhiều trở ngại từ phía chính quyền. Thân nhân trong gia đình của các học viên được chính quyền thông báo những thông tin sai lệch về Pháp Luân Công cũng như tuyên truyền người thân tham gia vào các việc làm không đúng. Bên cạnh đó, chính quyền cũng gây áp lực đối với các cơ sở trường học, nơi học viên Pháp Luân Công theo học, bằng hình thức họ bị cho thôi học hoặc bị đánh trượt trong các kỳ thi.

Pháp Luân Công vẫn bị sách nhiễu

Không chỉ học viên Pháp Luân Công ở Nha Trang bị sách nhiễu và bị công an địa phương đánh đập, một học viên Pháp Luân Công ở Sài Gòn nói với RFA nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục quấy nhiễu, cản trở khắp các tỉnh, thành bằng nhiều hình thức ngày càng tinh vi hơn :

"Ở Sài Gòn, ví dụ như hiện nay tại quận 9 khi tôi đang luyện công thì công an đến xô đẩy và dội nước. Vừa rồi cách nay 2-3 tuần ở quận Bình Tân cũng giống như vậy. Phần lớn là mặc thường phục, đóng vai côn đồ. Ở Nghệ An, cách nay vài tuần học viên cũng bị đưa về đồn công an đánh kinh lắm".

Từ Hà Nội, một học viên Pháp Luân Công lên tiếng về sự bức xúc không được tự do tập luyện bộ môn mình yêu thích :

"Nếu nhà nước này cấm thì phải có thông báo bằng văn bản rõ ràng, thông báo cho anh em cấm hẳn hoi. Không có thông báo gì cả, nhưng dùng ọi hình thức để đuổi mọi người. Công viên thì ai muốn tập thì tập. Hàng ngày hàng vạn người ra đấy tập, chứ có phải một đám chúng tôi đâu, đủ các loại tập ở đấy mà".

Việt Nam không có bất kỳ luật định nào cấm thực tập Pháp Luân Công và những học viên Pháp Luân Công mà chúng tôi tiếp xúc đều khẳng định chính quyền cố gắng bao nhiêu chăng nữa để ngăn cản thì vẫn không thể lung lạc được họ. Điểm tích cực họ nêu ra là chính những hành xử của chính quyền đối với học viên Pháp Luân Công sẽ khiến cho người dân để ý hơn và càng ngày có thêm nhiều người tham gia.

Pháp Luân Công là một môn tập luyện khí công có xuất xứ từ Trung Quốc, được sáng lập vào năm 1992. Bộ môn Pháp Luân Công được phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, chỉ một ít người tập luyện Pháp Luân Công hồi năm 2000 và số lượng người tham gia tăng hơn 1.500 học viên vào năm 2011 do ích lợi mang lại sức khỏe tốt của môn tập luyện khí công này.

Hòa Ái, phóng viên RFA

*****************

Việt Nam phải giữ trần nợ công ở mức 5,1 triệu tỷ đồng (RFA, 05/07/2017)

Mức trần nợ công của Việt Nam sẽ được giữ ở mức 5 triệu 100 ngàn tỉ đồng.

vn2

Các dự án giao thông cần nhiều đầu tư công. Ảnh một đoạn đường tại Hà Nội, 7/2017  AFP

Đó là công bố của Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Tài chính diễn ra ở Hà Nội vào ngày 5 tháng 7.

Tuy nhiên ông Dũng có nói thêm rằng trần nợ công này vẫn có thể bị vượt qua nếu như mức độ tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia không tăng cao.

Cũng trong hội nghị này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng đưa ra quan ngại về chuyện số vốn ngân sách trong nhiều dự án đầu tư bị giải ngân chậm. Việc này làm cho một số tiền lớn đáng lẽ được ghi vào số nợ công của năm ngoái nhưng lại được cấp phát trong năm nay, thành ra có thể đưa số nợ công của năm tăng lên.

Ông Vương Đình Huệ cho biết là đã sáu tháng trôi qua mà số vốn nhà nước dự định chi tiêu mới chỉ được giải ngân có 25%.

Ngoài ra các viên chức còn cho rằng việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước vẫn diễn ra một cách chậm chạp.

Published in Việt Nam

Mức thâm hụt ngân sách từ đầu năm đến nay khoảng 32.500 tỷ đồng...

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2017 ước tính đạt 500.900 tỷ đồng, bằng 41,3% dự toán năm.

no0

Ngân sách dành phần lớn để trả nợ, trong khi chi đầu tư phát triển rất ít, không đạt dự toán.

Trong đó thu nội địa 399.100 tỷ đồng, thu từ dầu thô 21.100 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 80.600 tỷ đồng. 

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2017 ước tính đạt 533.400 tỷ đồng, bằng 38,4% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 398.900 tỷ đồng, chi trả nợ lãi 50.000 tỷ đồng. 

Riêng chi đầu tư phát triển mới đạt 83.300 tỷ đồng, bằng 23,3% dự toán nămn 2017. Chi trả nợ gốc từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2017 ước tính đạt 88.100 tỷ đồng, bằng 53,8% dự toán năm. Tổng nợ gốc và lãi chi trả từ đầu năm đến nay khoảng 138.100 tỷ đồng. 

Như vậy, từ đầu năm đến nay bội chi ngân sách khoảng 32.500 tỷ đồng, mức bội chi thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trước đó, năm 2016, mức thâm hụt ngân sách khoảng gần 192.000 tỷ đồng. 

Việc chi đầu tư phát triển thấp, đặc biệt là tình trạng chậm giải ngân đã được nhiều đại biểu chất vấn trong kỳ họp Quốc hội vừa qua. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay : "Thực tế là chúng ta có tiền mà không tiêu hết được, đó chính là nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế không đạt như kỳ vọng. Dù tốc độ giải ngân năm nay đã cao hơn những năm trước song vẫn thấp so với nhu cầu thực tế. Trách nhiệm này thuộc về Chính phủ, chúng tôi nhận trách nhiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới".

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018 với mục tiêu nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương không quá 65% GDP. 

Chương trình đặt mục tiêu cụ thể vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước theo hướng giảm dần, trong đó bội chi ngân sách năm 2016 là 5,4% GDP, bội chi ngân sách Trung ương năm 2017 khoảng 3,38% GDP và bội chi ngân sách Trung ương năm 2018 là 3,3% GDP.

Đáng chú ý, ngoài mục tiêu trên, Chính phủ cũng quyết tâm mức dư nợ Chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Chính phủ cũng quyết định tạm dừng toàn bộ việc cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước, đồng thời rà soát danh mục các chương trình, dự án ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ để xây dựng hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 2016-2020 và hàng năm, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ trong giới hạn đã được Quốc hội phê duyệt.

Bạch Dương

Published in Việt Nam
vendredi, 16 juin 2017 12:10

Vốn doanh nghiệp nội và nợ công

Ưu đãi lớn để vốn ngoại gặp doanh nghiệp nội (RFA, 16/06/2017)

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ diễn ra ngày 16 tháng 6 tại Hà Nội với chủ đề ‘tăng cường liên kết khu vực đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước trong bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới’.

dn1

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ diễn ra ngày 16 tháng 6 tại Hà Nội - Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ của chính quyền Hà Nội dự diễn đàn và tuyên bố Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút nhưng có chọn lọc, ưu tiên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam phù hợp với định hướng, ưu tiên doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, có chuỗi sản xuất sẵn sàng kết nối với doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Vương Đình Huệ cho rằng Việt Nam coi thành công của doanh nghiệp FDI là thành công của chính phủ Việt Nam và mong muốn doanh nghiệp FDI coi thành công của doanh nghiệp trong nước cũng là thành công của chính họ.

Cái gọi là ‘sự lệch pha’ giữa 2 khu vực : Doanh nghiệp FDI và Doanh nghiệp trong nước được thừa nhận tại diễn đàn ; cho nên sự kết nối được nói rất cần thiết.

Để có thể giải quyết những vướng mắc hiện nay, lãnh đạo Hà Nội hứa cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một mục tiêu được đề ra là phấn đấu đến sang năm đưa 80% các thủ tục hành chính lên Cổng Thông tin Điện tử một cửa ASEAN, sửa đổi 73 thủ tục kiểm tra chuyên ngành của hải quan nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp.

***************

Đại biểu Quốc hội quan ngại nợ công (RFA, 16/06/2017)

dn2

Năm 2010, nợ công của Việt Nam ở mức 50% tổng sản phẩm nội địa- GDP ; nay lên đến mức 63,7% GDP.  AFP Photo

Vấn đề quản lý nợ công của Việt Nam là chủ đề được các đại biểu Quốc hội Việt Nam bàn thảo trong phiên thảo luận toàn thể tại hội trường vào ngày 16 tháng 6

Một vấn đề được các đại biểu nêu ra là cả ba bộ của chính phủ cùng quản lý nợ công nhưng vấn đề trách nhiệm lại không rõ ràng. Đại biểu Hoàng Văn Cường thuộc đoàn Hà Nội cho rằng việc giữ qui định nợ công do ba cơ quan quản lý gồm Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước có hạn chế là sẽ dẫn đế nợ công vượt trần ; thời hạn và tiến độ trả nợ cả gốc cùng lãi không phân bổ đều theo thời gian, không phù hợp thu chi ngân sách, thặng dư xuất nhập khẩu và khả năng trả nợ, tạo ra áp lực trả nợ dồn vào từng thời điểm nặng như giai đoạn hiện nay.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ đề nghị phải có quy định cơ quan đi vay về cho vay lại hoặc bảo lãnh vay phải chịu trách nhiệm trả nợ thay nếu người vay không trả được nợ.

Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết thuộc đoàn Bà Rịa- Vũng Tàu cũng cho rằng qui định nhiều cơ quan cùng đầu mối quản lý nợ công như hiện nay ở Việt Nam là không đáp ứng nhu cầu về cải cách hành chính và không khắc phục được hạn chế đang diễn ra.

Thông báo được đưa ra từ diễn đàn Quốc hội là nợ công của Việt Nam trong những năm qua tăng rất nhanh. Cụ thể năm 2010, nợ công của Việt Nam ở mức 50% tổng sản phẩm nội địa- GDP ; nay lên đến mức 63,7% GDP.

Quốc hội Việt Nam vào cuối năm 2015 thông qua Nghị Quyết 25 xác định trần nợ công 65% GDP. Đây là ngưỡng được nói an toàn, sau khi nợ công vào thời điểm đó ở mức gần 63%.

Thống kê cho thấy trong 5 năm qua, mức bội chi hằng năm của Việt Nam là 5,8% GDP, trong khi đó dự toán kế hoạch chì ở mức 4,5% GDP.

Khoản chi thường xuyên của Việt Nam liên tục tăng từ mức 55% tổng chi trước đây nay lên gần 70% tổng chi trong khoản chi ngân sách ; đầu tư công hiệu quả thấp, tăng trưởng không đạt kế hoạch, thời gian thi công kéo dài khiến cho nợ công tăng cao.

Published in Việt Nam

Vừa đi Mỹ về liền vội vã bay sang thăm Nhật ngay, quả thật là chúng tôi rất ‘thông cảm’ cho sự vất vả của ông Nguyễn Xuân Phúc. Từ ánh mắt nụ cười, những lời ‘có cánh’ cho đến các hợp đồng mua hàng hóa Mỹ lên đến 8 tỉ USD mà ông Phúc mang đến cho ông Trump toát lên một điều rằng Việt Nam đang cần Mỹ hơn bao giờ hết.

vietnam1

Thời ‘còn cái lai quần cũng đánh Mỹ’ chỉ còn rơi rớt lại ở Quốc hội chứ không ở nơi ông Phúc - Tranh tuyên truyền trước 1975 (vspa.com)

Thói ‘kiêu ngạo cộng sản’ và tinh thần ‘còn cái lai quần cũng đánh Mỹ’ chỉ còn rơi rớt lại ở Quốc hội chứ chắc không còn nơi ông Phúc, nhất là khi Mỹ cứ đem chuyện Việt Nam xuất siêu vào Mỹ 32 tỉ USD mỗi năm để ‘nắn gân’ ông Phúc và chính quyền Việt Nam liên tục.

Không khó để nhận ra rằng Việt Nam đang hết tiền. Nguyên nhân thì vô số :

- Tham nhũng đã đến hồi hết thuốc chữa. Tham nhũng chỉ có tăng chứ không thể giảm vì tiền là chất keo duy nhất gắn kết các đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam. Nếu đảng không ban phát và cho phép cán bộ đảng viên tham nhũng thì không có lý do gì để họ làm việc và trung thành với chế độ. Chỉ cần một ngày ‘không tham nhũng’ là bộ máy chính quyền Việt Nam dừng hoạt động ngay lập tức. Tham nhũng làm thất thu ngân sách nghiêm trọng và làm băng hoại mọi giá trị đạo đức nền tảng trong xã hội. Tham nhũng tàn phá mọi quốc gia một cách kinh khủng nhất và nhanh nhất.

- Sự hoàng hoành của các nhóm lợi ích đã đến lúc công khai và không cần che đậy. Một cái sân golf chình ình bên cạnh sân bay Tân Sơn Nhất thiếu chổ đỗ máy bay là một ví dụ. Việt Nam hiện nay không chỉ có loạn 12 sứ quân mà là loạn hàng ngàn, hàng vạn sứ quân trên khắp đất nước. Việc một số quan chức địa phương bị báo chí đảng tố cáo tham nhũng và có cơ ngơi khủng nhiều tỉ đồng như ở Yên Bái không phải là ‘chống tham nhũng’ mà là bắt chủ nhân ‘lại quả’ một ít tiền kiếm được rồi đâu sẽ vào đấy. Vụ ông cựu tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền bị báo chí lề phải làm ầm ĩ một thời gian rồi chìm xuồng là một ví dụ.

- Ngân sách phải nuôi 3 bộ máy cùng lúc : Chính phủ, Đảng và Mặt trận tổ quốc Việt Nam (bao gồm các tổ chức ngoại vi của Đảng cộng sản Việt Nam). Ngoài ra còn phải kể đến hai lực lượng đặc biệt là Quân đội và Công an. Sự sống còn của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ còn biết dựa vào hai lực lượng này vì Ban tuyên giáo và hệ thống tuyên truyền của đảng gần như là đã thất bại hoàn toàn trước mạng xã hội và ‘lề dân’. Ông Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn đã thừa nhận điều đó : "Báo chí tụt hậu với mạng xã hội là nguy cơ hiện hữu" (1).

Khi ‘thuyết phục’ thất bại thì đàn áp sẽ lên ngôi. Chưa bao giờ trong suốt lịch sử 72 năm cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam mà lực lượng công an ‘còn đảng còn mình’ lại lộng hành và sử dụng nhiều bạo lực nhiều đến như vậy. Tình trạng đàn áp chỉ có thể gia tăng vì càng bất lực thì càng phải dùng nhiều bạo lực. Vai trò và quyền lực của lực lượng công an, nhất là những bộ phận được gọi là ‘bảo vệ an ninh quốc gia’ sẽ ngày càng có ‘trọng lượng’ và tiếng nói quyết định trong mọi quốc sách và chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam.

Dự án ‘nhất thể hóa’ hai bộ máy đảng và chính quyền lại với nhau để tiết kiệm ngân sách sẽ không thể nào thực hiện được. Nếu bộ máy đảng nhảy sang nắm chính quyền thì chính quyền sẽ tê liệt do nhân sự của đảng không thạo việc vì họ chỉ được đào tạo để học nghị quyết chứ đâu có biết gì về quản lý nhà nước. Còn nếu bên chính quyền nhảy sang nắm bên đảng thì có nghĩa là hàng vạn người trong bộ máy đảng phải về vườn và đây là điều mà các cấp ủy đảng từ trung ương đến địa phương không thể nào chấp nhận và họ sẽ chống đối đến cùng. Ngay cả khi chỉ mới có ý kiến là nên ‘giải tán’ các hội đoàn ăn lương từ ngân sách nhà nước thì ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đã dọa phá trụ sở của Hội, đang tọa lạc tại trung tâm thủ đô (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để xây khách sạn và nhà hàng (2).

Nói tóm lại là Đảng cộng sản Việt Nam không thể làm được gì nữa, không thể thay đổi bất cứ điều gì được nữa vì họ ‘không thể’ chứ không phải vì ‘không muốn’. Như vậy việc cứu đảng là không nên đặt ra nữa. Xin xem lại bài : Ai có thể cứu được Đảng cộng sản Việt Nam (3) ?

Có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc và bộ máy chính quyền Việt Nam đã nhận ra một điều rất cơ bản trong chính trị rằng việc điều hành bộ máy nhà nước là không hề đơn giản vì quản lý nhà nước khác với cai trị. Không phải tự nhiên mà các chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm vẫn bị đào thải để nhường chổ cho các chế độ dân chủ. Cũng không phải tự nhiên mà các quốc gia trên thế giới phải bỏ ra một số tiền khổng lồ cùng bao công sức để tổ chức các cuộc bầu cử 4-5 năm một lần. Những người không hiểu biết thì cho rằng đây là các cuộc tranh giành quyền lực giữa các đảng phái chính trị với nhau, nhưng thực tế là các chính đảng dân chủ luôn cố gắng thuyết phục người dân để tìm kiếm sự đồng thuận nhằm thực hiện những dự án chính trị mà họ đã đề nghị trước đó.

Một đảng cầm quyền chỉ có thể thành công khi nhận được sự ủng hộ và hậu thuẫn của đa số dân chúng. Chúng ta có thể thấy được rằng các chính đảng ‘thua cuộc’ đều vui vẻ chấp nhận kết quả bầu cử chứ không khiếu nại hay chống đối gay gắt đảng thắng cử. Họ hiểu là họ vẫn chưa thuyết phục được người dân.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một chính đảng đối lập của Việt Nam và cách ‘hành động’ của chúng tôi khiến nhiều người khó hiểu đó là ‘cặm cụi’ nghiên cứu và chỉnh sửa ‘dự án chính trị’ của mình ‘năm lần bảy lượt’ rồi kiên nhẫn thuyết phục người dân Việt Nam suốt bao năm qua. Nhiều người không tin khi chúng tôi nói rằng Tập Hợp chỉ tham gia vào liên minh cầm quyền khi nhận được sự ủng hộ và đồng thuận của người dân Việt Nam qua dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Nếu không có một cuộc bầu cử dân chủ và minh bạch để biết được lòng dân thì cho dù Đảng cộng sản Việt Nam có ‘nhường’ chính quyền cho chúng tôi thì chúng tôi cũng không nhận. Chúng tôi sẽ thất bại, không sớm thì muộn, nếu không nhận được sự đồng thuận của người dân. Chúng tôi sẽ không làm cái việc mà biết rõ là nó sẽ thất bại.

vietnam2

Đảng cộng sản Việt Nam đang mong có một phép màu giúp họ vượt qua những khó khăn và thử thách trước mắt để tiếp tục cai trị Việt Nam - Tranh vẽ minh họa (namvietnews)

Đảng cộng sản Việt Nam đang cưỡi trên lưng hổ và cầu mong có một phép màu giúp họ vượt qua những khó khăn và thử thách trước mắt để tiếp tục cai trị Việt Nam nhưng đó là điều không tưởng. Họ không những bị người dân chống đối mà còn bị tàn phá dữ dội từ chính bên trong nội bộ đảng. Không ai còn niềm tin và hy vọng vào tương lai của chế độ mà tất cả những ai có điều kiện và cơ hội đều cố gắng vơ vét tối đa trước khi con tàu đắm hoàn toàn.

‘Hiện tượng Trump’ và phong trào dân túy đang nổi lên khắp thế giới là hậu quả do những chính trị gia né tránh sự thật, thiếu viễn kiến và can đảm chính trị gây ra. Họ chiến thắng trong các cuộc bầu cử nhờ mị dân và ‘chém gió’. Rồi họ sẽ nhận ra các ‘khẩu hiệu’ hô hào mị dân sớm muộn cũng mất tác dụng và không giúp ích được gì cho bất cứ ai. Lãnh đạo và chèo lái quốc gia trong một thế giới ngày càng rộng mở và phát triển nhanh chóng là không hề dễ dàng chút nào. Đảng cộng sản Việt Nam chỉ biết cai trị chứ không biết quản lý. Họ vẫn xem họ là lực lượng chính trị duy nhất có sứ mệnh lãnh đạo Việt Nam đến muôn năm vì họ đã có công dành được độc lập. Đây là một sự ngộ nhận tai hại và nguy hiểm.

vietnam3

Các ‘khẩu hiệu’ hô hào mị dân sớm muộn cũng mất tác dụng và không giúp ích được gì cho bất cứ ai. Ảnh báo công an nhân dân điện tử

Các triều đại phong kiến chỉ có thể tồn tại được một thời gian dài trong lịch sử nhờ sự mông muội và lạc hậu của con người. Khi kỷ nguyên ánh sáng được khai sáng bởi các nhà tư tưởng chính trị (trong thế kỷ 18) thì thành trì các chế độ phong kiến nhanh chóng bị tan vỡ và cuốn trôi đi như những lâu đài xây trên cát.

Thời đại của những ‘minh chủ’ và ‘vĩ nhân’ cũng đã đi qua. Một cá nhân tài giỏi đến đâu đi nữa thì cũng chỉ là một cá nhân. Đấu tranh chính trị trong thời đại này là dựa vào tư tưởng, trí tuệ và tổ chức. Nếu không có các tổ chức dân chủ đối lập hùng mạnh và có tầm vóc để làm đối trọng và thay thế thì dù kinh tế Việt Nam có sụp đổ thì Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn đó. Ai sẽ thay thế cho họ ?

Dân tộc Việt Nam nói chung và đặc biệt là trí thức Việt Nam cũng kỳ lạ và không giống ai. Nếu không thích cộng sản thì phải tìm hiểu và ủng hộ cho các tổ chức dân chủ đối lập khác chứ không thể dừng lại ở chổ phê phán hay chửi bới vì chúng ta có chửi thế chứ chửi nữa thì cộng sản cũng không sụp đổ nếu trước mặt nó không có một tổ chức đối lập nào.

Như vậy muốn cứu được dân tộc và đất nước Việt Nam thì người dân Việt Nam phải lên tiếng ủng hộ cho các tổ chức chính trị đối lập. Đất nước không thể không có người lãnh đạo. Nếu người dân và trí thức Việt Nam vẫn im lặng và cam chịu sự cai trị độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam thì e rằng một tương lai vô cùng đen tối đang chờ tất cả chúng ta ở phía trước. Không ai có thể giúp được chúng ta ngoài chúng ta. Hãy cho các tổ chức chính trị đối lập một cơ hội thay vì hoài nghi và xa lánh.

Việt Hoàng

(12/06/2017)

(1). http://www.phapluatplus.vn/bo-truong-truong-minh-tuan-bao-chi-tut-hau-voi-mang-xa-hoi-la-nguy-co-hien-huu-d45504.html

(2). http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20161217/thieu-kinh-phi-hoi-nha-van-tinh-lay-tru-so-lam-khach-san/1237534.html

(3). http://thongluan2016.blogspot.com/2017/05/ai-co-cuu-uoc-ang-cong-san-viet-nam.html

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm
jeudi, 09 février 2017 21:37

Nợ, trả nợ và khủng hoảng

Nợ công của Việt Nam là vấn đề tranh cãi từ lâu. Nợ của Chính phủ và của doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu. Cả hai loại nợ này có lẽ cho đến nay ít dựa vào đánh giá khả năng trả nợ mà dựa vào kế hoạch chỉ tiêu (hay lệnh) của cơ quan chủ quản. Nợ chính phủ đòi hỏi tăng thuế để trả nợ. Nợ doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải giảm đầu tư vì áp lực trả nợ. Cả hai đều kìm hãm tăng trưởng trong nền kinh tế.

Một minh chứng điển hình là vấn đề nợ của Nhật Bản trong vài chục năm qua đã làm kinh tế Nhật tiếp tục trì trệ. Nếu không thế, phát hành tiền và tăng tín dụng để tài trợ sẽ gây lạm phát.

nocong1

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ đã ngừng hoạt động từ giữa năm 2015, bị âm vốn chủ sở hữu 528 tỉ đồng (tại thời điểm cuối năm 2015), chưa kể nợ phải trả gần 7.000 tỉ đồng.

Sau một thời gian kìm hãm, nợ công ở Việt Nam có vẻ tăng mạnh, nhất là trong năm 2015 (xem bảng 3, dựa vào số liệu chính thức).

Thông tin trình bày ở dưới bao gồm nợ của Chính phủ (bao gồm cả nợ doanh nghiệp do Chính phủ bảo lãnh) - mà Bộ Tài chính gọi là nợ công và nợ của doanh nghiệp nhà nước. Số liệu tới năm 2015 dựa vào các nguồn chính thức. Số liệu năm 2016 chủ yếu dựa vào ước tính của tác giả.

Khu vực công (public sector) theo định nghĩa của Hệ thống Tài khoản quốc gia của Liên hiệp quốc 2008 bao gồm cả Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước nên có thể coi nợ công là tổng của nợ chính phủ và nợ của doanh nghiệp nhà nước. Thông tin này là cần thiết, dù Việt Nam vẫn chỉ chú ý đến nợ chính phủ (được gọi là nợ công), nhưng nếu doanh nghiệp nhà nước nào phá sản thì việc trả nợ là do Chính phủ chịu trách nhiệm, dù Chính phủ tuyên bố không có trách nhiệm và nếu giả thiết cho phá sản, đất và tài sản công sẽ bị tịch biên và thuộc về chủ nợ. Vì thế khi phân tích về nợ công, không thể bỏ qua nợ của doanh nghiệp nhà nước. Dù không đồng ý về định nghĩa, cách tốt nhất là Bộ Tài chính nên công bố cả nợ của doanh nghiệp nhà nước vào Bản tin nợ công để các nhà phân tích tùy nghi sử dụng.

Số liệu tin cậy được cho thấy nợ chính phủ năm 2015 là 115 tỉ đô la Mỹ, bằng 59,5% GDP và ước tính nợ chính phủ năm 2016 lên tới ít nhất 131 tỉ đô la Mỹ, bằng 63,9% GDP. Nợ chính phủ tăng quá nhanh, ở mức gần 35% năm 2015.

Nợ của doanh nghiệp nhà nước ở đây cho thấy toàn cảnh khoảng 3.200 doanh nghiệp với số nợ theo điều tra của TCTK năm 2014 là 4,9 triệu tỉ đồng (231 tỉ đô la Mỹ), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỉ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của doanh nghiệp nhà nước là 324 tỉ đô la Mỹ, bằng 158% GDP.

Như vậy, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỉ đô la Mỹ, bằng 210% GDP.

Với tỷ lệ nợ lớn như trên, khó lòng nền kinh tế phát triển mạnh. Không những thế thời gian qua, do tăng tín dụng, tăng nợ, lạm phát cuối năm 2016 đã lên đến 4,7% và có khả năng tăng cao hơn trong năm 2017 (xem bảng 4). Điều dễ hiểu là tín dụng tăng mạnh. Lạm phát tăng như trên sẽ đẩy lãi suất lên, có thể tới ít nhất 8%/ năm vào năm 2017, trái ngược với tình hình lạm phát và lãi suất giảm cho đến cuối năm 2015 và những tháng đầu năm 2016. Nợ cao, lãi suất cao, khả năng trả nợ sẽ giảm. Kinh tế khó lòng mà phát triển mạnh, nếu không nói là có thể bị rơi vào khủng hoảng.

nocong2

Bảng 1. Nợ công và GDP Việt Nam tính theo USD giai đoạn 2010-2016

nocong3

Bảng 2. Nợ chính phủ, nợ doanh nghiệp nhà nước, 2010-2016, tỷ USD

Bảng 3. Tốc độ tăng nợ, 2010-2015 (%)

Bảng 4.1. Lạm phát năm 2015 (so với cùng tháng trước) %

Bảng 4.2. Lạm phát năm 2016 (so với cùng tháng trước) %

Vấn đề nợ, đặc biệt là nợ chính phủ ngày càng tăng là do chi ngân sách ngày càng tăng, đưa đến thiếu hụt ngân sách lớn, khoảng 5-6% GDP một năm. Thông tin trong quá khứ cho thấy thường tỷ lệ chi ngân sách vượt nghị quyết của Quốc hội 30-40% (xem bài trên TBKTSG số ra ngày 29/10/2015), mà tới hai năm sau mới biết. Như thế, khả năng kiểm soát chi gần như không có.

Cách tốt nhất để kiềm chế trong một vài năm tới là đóng băng chi, và đóng băng tăng biên chế (dài lâu hay tạm thời), chỉ cho phép thay thế người về hưu ở vị trí cần thiết. Nếu làm được thế, thu ngân sách tăng, ít nhất theo tốc độ tăng trưởng kinh tế (6%), thiếu hụt ngân sách sẽ bị xóa bỏ nhanh chóng. Chỉ có thể kiểm soát chi tiêu nếu thống kê ngân sách cụ thể, cập nhật và theo đúng chuẩn quốc tế.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt

Nguồn : TBKTSG, 09/02/2017

Additional Info

  • Author Vũ Quang Việt
Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2