Tổng số tiền dư quỹ Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam tính đến cuối năm 2020 ước đạt hơn 935.100 tỷ đồng. Nội dung này được chính phủ Hà Nội thông báo trong cuộc họp phiên thứ 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra hôm 17/8.
Reuters
Trong đó, số dư các quỹ sẽ chuyển sang năm 2021 bao gồm Quỹ Ốm đau, thai sản gần 12.800 tỷ đồng ; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hơn 53.700 tỷ đồng ; Quỹ Hưu trí, tử tuất trên 789.100 tỷ đồng ; riêng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hơn 89.100 tỷ đồng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại cuộc họp cho rằng đây là ‘việc hoàn toàn không bình thường’ vì số dư các quỹ bảo hiểm ngắn hạn quá lớn, trong khi về nguyên tắc, các quỹ này hằng năm chỉ giữ lại làm dự phòng 10% số thu.
Trao đổi với RFA tối 19/8, Thạc sĩ Hoàng Việt, từng nhiều lần tham dự những hội thảo lớn được Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, Bộ Tư pháp và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên quan vấn đề công đoàn, người lao động, cho rằng hiện nay chính phủ Hà Nội chưa đưa ra được những cách thức sử dụng số tiền trong các quỹ một cách hợp lý. Ông phân tích :
"Việt Nam không có cơ chế rõ ràng, luật cũng không quy định rõ vấn đề này, quan chức Việt Nam bao giờ cũng sợ trách nhiệm, nếu giải chi xong có chuyện gì thì họ sẽ bị hoạch (hỏi) ? ? ? ? Số tiền này có nghịch lý là rất nhiều tiền chủ yếu do người lao động đóng góp nhưng đến lúc có chuyện để chi thì rất khó khăn".
Đồng quan điểm nêu trên, từ Sài Gòn, chị Như Quỳnh, công tác tại một công ty nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam cũng cho rằng chính những chính sách hỗ trợ cũng như chính sách chi những quỹ đó không phù hợp nên tình trạng "thu nhiều-chi ít" vẫn diễn ra, từ đó quỹ dư nhiều. Chị đưa ra dẫn chứng :
"Ví dụ những người đi làm ở công ty nước ngoài đóng thuế rất cao nhưng đến khi thất nghiệp thì mức lương thất nghiệp được nhận rất thấp so với mức lương trước đây của họ. Qua các năm vẫn như vậy và không có sự điều chỉnh. Thứ hai là như ở nước ngoài nếu thất nghiệp thì người ta luôn nhận được trợ cấp đến khi có việc mới, nhưng ở Việt Nam chỉ nhận được trợ cấp từ 3-6 tháng tùy theo số năm mình đã đóng bảo hiểm".
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đưa ra trong cuộc họp báo ngày 6/7 vừa qua, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là gần 1,2 triệu người, tăng 87,1 ngàn người so với quý trước. Nguyên nhân được nói do bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3 và thứ 4 tại đất nước hình chữ S.
Việc số người thất nghiệp tăng, kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng, nhưng rất nhiều người lao động lại than trời vì không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào từ khi mất việc vì đại dịch đã gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều trên các trang mạng xã hội và các diễn đàn.
Chị Như Quỳnh nêu ra quan điểm cá nhân đối với vấn đề vừa nêu như sau :
"Dịch này quá trời người thất nghiệp, tiền thì dư nhưng thủ tục cực kỳ rườm rà và luôn nói do dịch nên hạn chế đi đến những chỗ họ lãnh bảo hiểm thất nghiệp để làm thủ tục, thành ra người ta không lãnh được.
Ở đây mình phải linh hoạt trong chuyện với bối cảnh như vậy phải đơn giản hóa thủ tục để người lao động lấy được hỗ trợ từ bảo hiểm thất nghiệp thì bây giờ có thể đăng ký online để người ta ngồi nhà nộp (thông tin), đưa số tài khoản. Phải hỗ trợ người ta duyệt nhanh vì tiền có sẵn mà và rút ngắn khoảng thời gian xét duyệt lại để hỗ trợ kịp thời chứ nếu vẫn giữ đúng quy trình như trước dịch thì không ai có thể lấy được số tiền đó vì nó rất lằng nhằng".
Ảnh minh họa
Hàng ngàn người chết do tai nạn giao thông, bệnh tật và thiên tai trong 9 tháng đầu năm (RFA, 26/09/2019)
Theo báo cáo thống kê chín tháng đầu năm 2019 về tình hình giao thông, y tế và xã hội được truyền thông trong nước loan tin cho biết đã có hàng ngàn người chết về tai nạn giao thông, hàng chục ngàn người mắc bệnh sốt xuất huyết và nhiều người chết và mất tích do mưa bão, thiệt hại nhiều tài sản.
Ảnh minh họa. AFP/ RFA Edited
Theo Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia trong chín tháng đầu năm từ 15/12/2018 đến 14/9/2019 cả nước đã xảy ra tổng cộng hơn 12.500 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 5.600 người và bị thương gần 10.000 người.
Ông Nguyễn Trọng Thái chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia khẳng định con số này so với cùng kỳ năm 2018 thì số vụ tai nạn giao thông có giảm 4,2% tức khoảng 567 vụ, số người thiệt mạng giảm đến 5,8% tức 353 người và số bị thương cũng giảm 6,7% khoảng 700 người.
Chỉ tính riêng tháng 9/2019 xảy ra hơn 1.300 vụ, làm thiệt mạng hơn 560 người và bị thương lên tới hơn 1.000 người. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2018 thì có giảm 116 vụ, 83 người thiệt mạng và 87 người bị thương.
Một báo cáo mới đây tại Diễn đàn một số vấn đề về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam năm 2019 do Văn phòng Quốc hội tổ chức tại thành phố Huế hôm 26/9 cũng cho biết, có 11 người tử vong do sốt xuất huyết trong tháng 8/2019.
Theo báo cáo, tình hình sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng tăng mạnh trên cả nước với gần 50 ngàn trường hợp, tăng gần gấp đôi tháng trước, hơn 4.000 bệnh nhân mắc tay chân miệng, 52 trường hợp viêm màng não do vi rút và hàng ngàn trường hợp mắc các bệnh liên quan đến sởi và ngộ độc thực phẩm.
Trong 8 tháng năm 2019, cả nước có tổng cộng gần 150 ngàn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết có 18 người đã tử vong, hơn 26 ngàn trường hợp tay chân miệng có 2 người tử vong, 385 bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não và có đến 11 người tử vong và nhiều trường hợp khác dẫn đến số bệnh nhân tử vong tăng không giảm.
Cũng trong tháng 8/2019, tình hình bão, mưa lớn, lũ qúet, ngật lụt, sạt lở đất tại một số tỉnh thành khiến 41 người chết và mất tích, 30 người bị thương, hơn 500 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn, cuốn trôi và hơn 16 ngàn ngôi nhà bị hư hỏng, 28 ngàn héc ta lúa và gần 5000 héc ta hoa màu bị mất. Tính bình quân 8 tháng năm 2019, thiên tai làm 75 người chết và mất tích, 77 người bị thương, gần 700 ngôi nhà bị cuốn trôi, hơn 19 ngàn ngôi nhà bị hư hại, hàng chục ngàn hécta lúa và hoa màu mất trắng. Tổng thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra ước tính lên tới hơn 2.000 tỷ đồng.
*********************
Có đến 300.000-350.000 ca phá thai tại Việt Nam mỗi năm (RFA, 23/09/2019)
Tại Việt Nam mỗi năm có đến 300.000-350.000 trường hợp phá thai, với phần lớn nguyên nhân do mang thai ngoài ý muốn.
Hình quảng cáo cho chiến dịch chống phá thai - Courtesy FB Mẹ Ơi Đừng Giết Con
Báo VietnamPlus loan tin ngày 23/9, trích kết quả biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình gần đây nhất của Tổng cục Thống kê được đưa ra trong hội thảo Hưởng ứng ngày tránh thai thế giới diễn ra sáng cùng ngày ở Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Doãn Tú – Tổng Cục trưởng Tổng Cụ dân số kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15-49 tuổi) có chồng thì hết 62 trường hợp là mang thai ngoài ý muốn.
Vẫn theo ông Tú, theo kinh nghiệm từ quốc tế, nếu chi 1 đô la Mỹ cho kế hoạch hóa gia đình sẽ tiết kiệm được 31 đô la Mỹ chi cho xã hội.
Dân số việt Nam hiện nay là hơn 96 triệu người, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là trên 24,2 triệu người. Trung bình dân số Việt Nam tăng thêm khoảng gần 1 triệu người mỗi năm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong những năm tới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ tiếp tục gia tăng và đạt cực đại vào năm 2027-2028.
Do đó, việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình vẫn là một nội dung quan trọng của công tác dân số, trong đó, chú tâm nâng cao chất lượng kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng đa dạng và đầy đủ các phương tiện tránh thai…
Thống kê cho thấy Việt Nam là một trong 5 quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất trên thế giới. Truyền thông trong nước vừa qua loan tin Nhà máy rác Cà Mau phát hiện hằng trăm xác thai nhi theo lượng rác thải hằng ngày tập kết về nhà máy.
*******************
Gần 2 ngàn vụ cháy, hơn 120 người chết và bị thương trong 6 tháng năm 2019 (RFA, 23/09/2019)
Trong 6 tháng đầu năm, tại Việt Nam đã xảy ra hơn 1.900 vụ cháy khiến 59 người chết và 64 người bị thương, theo công bố mới đây của Bộ Công an hôm 23/9.
Cháy rừng tại miền Trung Việt Nam hồi cuối tháng 6/2019 - Courtesy of congan.laichau.gov.vn
Theo VOV, tại buổi làm việc với Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết những vụ cháy trong 6 tháng đầu năm đã gây thiệt hại về tài sản khoảng hơn 650 tỷ đồng và hơn 400 ha rừng. Ngoài ra, ông Ngọc cũng cho biết, trong số này có 15 vụ nổ, làm chết 5 người và bị thương 15 người.
Vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 vừa qua, hàng loạt vụ cháy rừng lớn đã xảy ra ở miền Trung việt Nam bao gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Nguyên nhân được cho là nắng nóng lịch sử kết hợp gió lào và sự bất cẩn của người dân.
Báo cáo của Bộ Công an nhận định, thời gian qua nhiều tai nạn, sự cố được lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn kịp thời xử lý, qua đó giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
*******************
21 người chết mỗi ngày do tai nạn giao thông tại Việt Nam (RFA, 28/06/2019)
Trong 6 tháng đầu năm 2019, bình quân mỗi ngày có 21 người chết và 35 người bị thương do tại nạn giao thông ở Việt Nam.
Ảnh minh họa : Xe tải đang cẩu một xe ô tô bị tai nạn trên đường vào tháng 10/2008. AFP
Số liệu này được Tổng Cục trưởng Cục Thống kê, ông Nguyễn Bích Lâm đưa ra tại buổi họp báo về tình hình kinh tế-xã hội Quý II và 6 tháng đầu năm 2019, diễn ra vào sáng ngày 28 tháng 6 và được truyền thông quốc nội loan đi trong cùng ngày.
Báo giới dẫn lời ông Nguyễn Bích Lâm cho biết cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2019 đã xảy ra tổng cộng 8.204 vụ tai nạn giao thông, và 3.858 người bị thương nặng nhẹ, với mức bình quân một ngày có 45 vụ tai nạn giao thông làm chết 21 người và 35 người bị thương.
Tin cho biết so với cùng năm ngoái, số vụ tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2019 giảm 8,8%, số người thiệt mạng giảm 8,4% và số người bị thương giảm 15,5%.
Bên cạnh đó, Tổng Cục thống kê cũng ghi nhận số liệu trong 6 tháng đầu năm 2019 có 36 vụ ngộ độc thực phẩm với 866 người bị ngộ độc, trong đó có 5 trường hợp bị tử vong. Về bệnh dịch, có 3 trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết và 11 ca tử vong do bệnh viêm màng não.
***************
Chính phủ quyết định thanh tra quỹ bảo hiểm y tế tại Bộ Y tế (RFA, 23/09/2019)
Thanh tra Chính phủ vào ngày 23/9 vừa công bố quyết định thanh tra việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao, bảo hiểm xã hội Việt Nam và một số cơ sở khám bệnh địa phương.
Ảnh minh họa. Screen Capture
Tại buổi công bố quyết định, ông Trần Ngọc Liêm phó tổng thanh tra chính phủ cho biết, đây là cuộc thanh tra theo chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo Trung Ương về phòng chống tham nhũng.
Theo đó, nội dung thanh tra gồm việc sử dụng quỹ bảo hiểm, mua trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, đấu thầu thuốc chữa bệnh tại Bộ Y tế, bảo hiểm xã hội Việt Nam và một số cơ sở khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, kiểm tra, xác minh nội dung liên quan tại một số cơ sở y tế thuộc Bộ trong thời gian từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2018.
Thời gian thanh tra toàn bộ dự kiến diễn ra trong 80 ngày kể từ khi công bố quyết định thanh tra.
Ngoài ra, ông Trần Ngọc Liêm còn khẳng định đây là cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ với ba nội dung phức tạp và được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Do đó, ông yêu cầu Đoàn thanh tra thực hiện đúng theo kế hoạch, nghiêm khắc mọi quy định cũng như nhiều quy định khác của pháp luật về thanh tra. Đồng thời, yêu cầu ban lãnh đạo Bộ y tế cùng các đơn vị thuộc Bộ cung cấp tài liệu theo yêu cầu của đoàn thanh tra.
Đoàn thanh tra gồm 16 thành viên do ông Vũ Đức Tâm thanh tra viên cao cấp, phó vụ trưởng vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế làm trưởng đoàn. Tổ giám sát đoàn thanh tra gồm 4 người do ông Hoàng Đức Quỳnh trưởng phòng nghiệp vụ III, vụ giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra làm tổ trưởng.
Tháng Mười Một năm 2018, trong bối cảnh lời khuyến cáo của Ngân Hàng Thế Giới về 50% khoản vay trong nước của chính phủ Việt Nam sẽ đáo hạn trong ba năm tới, cũng là bối cảnh mà ngân sách quốc gia đang lộ ra bốn tử huyệt lớn là nợ công, nợ xấu, cạn kiệt dầu khí và nguy cơ vỡ nợ của chính ngân sách đó, vụ ALC II rốt cuộc đã dẫn đến vụ khởi tố nguyên thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội kiêm Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam là Lê Bạch Hồng.
Một chứng cứ hùng hồn và tàn bạo
ALC II (công ty Cho Thuê tài chính II) thuộc một ngân hàng thuộc loại lớn nhất quốc gia – Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank) – bị phát hiện đã làm biến mất hàng ngàn tỷ đồng bảo hiểm xã hội, đã khiến tràn ngập thông tin ngoài lề về "Agribank sắp phá sản",dù ngân hàng này – luôn giữ vị trí quán quân về mức độ tham nhũng, thất thoát cùng số cán bộ bị xử án trong ngành ngân hàng Việt Nam – vẫn được Chính Phủ và Ngân Hàng Nhà Nước "che chắn"để chưa thể chính thức phải giải thể.
Con số gần 1.000 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội mà Lê Bạch Hồng rất có thể đã thông đồng với ALC II "hô biến"– tuy chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số dư đầu tư quỹ lũy kế gần 610.000 tỷ đồng theo báo cáo của bảo hiểm xã hội Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2017, nhưng là một chứng cứ hùng hồn và tàn bạo về hành vi cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam đã lợi dụng và vô trách nhiệm đến thế nào đối với số tiền còm cõi mồ hôi xương máu đóng bảo hiểm xã hội của hàng chục triệu người lao động trên rẻo đất hình chữ S bị xé tơi tả bởi các nhóm lợi ích – chính sách lồng lộn cùng lòng tham không đáy.
Nhưng vô trách nhiệm hơn cả, thậm chí rất đáng nghi ngờ về động cơ trục lợi của bảo hiểm xã hội Việt Nam, là cho tới nay và bất chấp rất nhiều đề nghị, kiến nghị của giới chuyên gia phản biện độc lập cùng đông đảo người lao động, Quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam vẫn không hề công khai báo cáo tài chính hàng năm.
Chỉ đến khi vụ ALC II và Lê Bạch Hồng nổ ra mà không còn giấu diếm được nữa, lần đầu tiên một quan chức cao cấp của bảo hiểm xã hội Việt Nam là Phó Tổng Giám Đốc Đào Việt Ánh mới hiện ra để trấn an : "hiện 90% tiền của bảo hiểm xã hội Việt Nam được đầu tư vào trái phiếu chính phủ",và thanh minh rằng cơ quan này đã đầu tư theo quy định của Chính phủ, tức "nguyên tắc chỉ đầu tư tiền nhàn rỗi".
Trái phiếu chính phủ có khác "giấy lộn"?
Theo báo cáo của bảo hiểm xã hội Việt Nam, số dư đầu tư quỹ lũy kế đến cuối năm 2017 là gần 610.000 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2012 (gần 234.000 tỷ đồng). Lợi nhuận đầu tư trong giai đoạn 2013-2017 là gần 150.000 tỷ đồng. Riêng năm 2017, lãi đầu tư là 37.500 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2012 (gần 19.000 tỷ đồng). Tỷ lệ tiền lãi thu được tính trên số dư nợ đầu tư bình quân đạt 7,23%, trong đó lãi suất đầu tư bình quân năm 2017 là 7,25%.
Và để tăng tính thuyết phục cho "nguyên tắc chỉ đầu tư tiền nhàn rỗi",ông Đào Việt Ánh giải thích "khi bảo hiểm xã hội Việt Nam đầu tư vào trái phiếu chính phủ, vừa đảm bảo hiệu quả an toàn cho Quỹ, vừa tăng huy động vốn cho đầu tư phát triển, góp phần quan trọng cho việc tái cơ cấu nợ công và bội chi".
Cần nhắc lại, vào cuối Tháng Hai, 2017, Bộ tài chính đã công bố việc Chính Phủ vay bảo hiểm xã hội số tiền 324.000 tỷ đồng và toàn bộ số này đã được chuyển thành trái phiếu, nâng tổng số tiền bảo hiểm xã hội cho ngân sách nhà nước vay dưới dạng trái phiếu là 369,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 84,94% tổng quỹ bảo hiểm xã hội cho vay (hơn 435 nghìn tỷ đồng) – biến chính phủ trở thành con nợ lớn nhất của nguồn quỹ an sinh này.
Tuy nhiên, đối với Việt Nam, việc chuyển tiền thành trái phiếu để chính phủ vay được cho là rủi ro khá lớn khi tính khả tín trong các khoản đầu tư của chính phủ rất thấp, trong khi có nguy cơ lớn đồng VND mất giá do lạm phát.
Đến Tháng Năm năm 2018 và trong một kỳ họp Quốc Hội vào, đã có thêm một bằng chứng về "tính khả tín rất thấp của chính phủ".
Theo chiến thuật "Lấy mỡ nó rán nó"– một cách gọi của Thống ddốc Nguyễn Văn Bình và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi tìm cách "huy động 500 tấn vàng trong dân"vào năm 2011, nếu vụ "phát hành trái phiếu 22.000 tỷ đồng"thành công, sẽ khiến ngân sách nuôi đảng và chính phủ được vay tiền thực của Quỹ bảo hiểm xã hội, tức từ hàng triệu người đóng bảo hiểm này, nhưng đến khi trả lãi và nợ thì Bộ tài chính lại chỉ trả bằng… "giấy lộn".
Tình trạng hoạt động và bưng bít thông tin của Quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam lại khá tương đồng với Trung Quốc. Ở Trung Quốc, Quỹ bảo hiểm xã hội nước này đã dùng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động để "chơi"chứng khoán. Trong đợt lao dốc thê thảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào năm 2015 mà đã khiến không biết bao nhiêu người dân phải tự tử, Quỹ bảo hiểm xã hội Trung Quốc đã bị thiệt hại rất lớn.
Với quá nhiều nghịch lý đang xảy ra, nỗi lo của người đóng bảo hiểm xã hội không chỉ là chuyện vỡ quỹ như cơ quan bảo hiểm xã hội luôn dọa dẫm, mà chính là việc quản lý, vận hành nguồn quỹ này như thế nào, minh bạch ra sao và quyền lợi của họ được bảo đảm đến đâu…
Vào năm 2017, tổng cộng phần dính dáng đến ngân sách nhà nước của Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam lên đến khoảng 400.000 tỷ đồng. Nhưng ai sẽ bảo đảm là con số này sẽ trở về tay những người đóng bảo hiểm xã hội nếu ngân sách nhà nước bị phá sản ?
Công nhân lột tôm của nhà máy hải sản Khánh Sủng ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. (Hình : Roberto Schmidt/AFP/ Getty Images)
Bảo hiểm xã hội – phao cứu sinh đáo hạn nợ của chính phủ
Về thực chất, khoảng 400.000 tỷ đồng mà bảo hiểm xã hội Việt Nam cho chính phủ vay mượn còn được chính phủ này, và chắc chắn phía sau là cái gật đầu toa rập của Bộ Chính Trị đảng cầm quyền, để số tiền đó "góp phần quan trọng cho việc tái cơ cấu nợ công và bội chi" – như lối thanh minh của Phó Tổng Giám Đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh.
Chưa kể đến núi nợ nước ngoài lên đến hơn 200 tỷ đô la – trong đó phần nợ của chính phủ là 105 tỷ đô la và của các doanh nghiệp hàng trăm tỷ đô la nữa, số nợ trong nước được tích tụ từ thời liên tục "phát hành trái phiếu chính phủ" của Nguyễn Tấn Dũng cũng ngày càng chồng chất cho đến giờ đây, trong đó cứ đều đặn hàng năm lại có một khoản lớn mà chính phủ phải có trách nhiệm thanh toán cho các chủ nợ là ngân hàng.
Nhưng vẫn chưa phải hết. Từ thời Nguyễn Tấn Dũng đến thời Nguyễn Xuân Phúc, bội chi luôn là cơn ung thư quằn quại cái cơ thể đã tàn tạ của ngân sách chính thể. Vào thời Thủ tướng Dũng, có năm tỷ lệ bội chi thực tế đã lên đến 9% dự toán chi. Còn vào thời Thủ tướng Phúc, tuy tỷ lệ này có được kéo giảm đôi chút nhưng vẫn còn ngất ngưởng trên đầu hàng chục triệu người dân đóng thuế.
Trong tình thế túng quẫn lẫn khốn quẫn như thế, nguồn tiền khổng lồ của quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam đã trở thành phao cứu sinh cho chính phủ về "đáo hạn nợ công"và "xử lý bội chi". Một cách nghiễm nhiên mà không cần phải công bố cho bàn dân thiên hạ lẫn hàng chục triệu công nhân đóng bảo hiểm xã hội, chính phủ đã "chiếm dụng" khoảng 400.000 tỷ đồng bảo hiểm xã hội trong một thời gian dài, thậm chí rất dài, thậm chí cho đến khi nào tuổi thọ của chế độ chính trị này còn cho phép kéo dài.
Đó cũng là sự "cống hiến" của Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam vào "nhiệm vụ chính trị". Và đó cũng là nguồn cơn vì sao bảo hiểm xã hội Việt Nam cực kỳ lo sợ khi người lao động đòi được nhận bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ việc.
Sẽ cộng hưởng biểu tình
Vào năm 2015, một cuộc biểu tình rất lớn của hàng trăm ngàn công nhân ở Sài Gòn và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ đã nổ ra để phản đối điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội về không cho người lao động được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.
Hãy thử hình dung : nếu hàng trăm ngàn người lao động đồng loạt nghỉ việc và đồng loạt kéo đến Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam đòi nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội chỉ một lần, quỹ này sẽ lấy đâu ra tiền để thanh toán ? Hay bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ ra sức mị dân rằng họ đã đầu tư đến 90% tiền bảo hiểm xã hội vào trái phiếu chính phủ, nhưng lại chẳng thể nào dám khẳng định rằng vài chục năm nữa, hoặc thậm chí chỉ 3 -5 năm nữa khi người lao động nhận lãi và gốc tiền bảo hiểm xã hội từ trái phiếu chính phủ, khi đó nạn lạm phát sẽ biến thành phi mã và số tiền cuối cùng mà người lao động nhận được chỉ có giá trị như giấy lộn hay hơn thế một chút – một bó rau hoặc một ly trà đá !
Mọi chuyện đang biến diễn khá đồng điệu với thực trạng Liên Xô năm 1986, vào lúc quỹ bảo hiểm xã hội bị co hẹp. Chỉ bốn năm sau đó, cuộc chính biến do Gorbachev khởi xướng đã chính thức đánh dấu làn sóng bỏ đảng. Trong suốt giai đoạn hậu Gorbachev, 8 năm cầm quyền của Yeltsin đã chỉ là nốc rượu vodka và duy trì sự trục lợi của các nhóm tài phiệt, trong khi giá trị lương hưu thực nhận của giới cựu chiến binh và người về hưu chỉ còn 1/2 – 1/3 giá trị mà họ nhận khi đồng rúp chưa bị trượt giá khủng khiếp. Và đó cũng là giai đoạn mà lớp người về hưu bỏ đảng ồ ạt khi niềm tin chính thể của họ bị tàn phá hầu như tuyệt đối.
Ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tiến nhanh và không kém phần vững chắc về dĩ vãng của Liên Xô năm 1986. Vỡ quỹ lương hưu là một tương lai không hề "viển vông", bất chấp việc Ngân Hàng Nhà Nước chắc chắn sẽ lao đầu vào đường mòn in tiền ồ ạt để trám vào những lỗ hổng toang hoác.
Bởi cái hình ảnh người lao động phải chìa tay nhận những đồng bạc bảo hiểm xã hội chỉ còn 1/3, 1/5, thậm chí chỉ còn 1/10 giá trị ban đầu mà họ đóng góp vào quỹ này bởi nạn lạm phát phi mã… cũng là một kiểu vỡ quỹ bảo hiểm xã hội.
Vỡ quỹ bảo hiểm xã hội lại hầu như dẫn tới vỡ quỹ lương hưu. Để khi đó và chẳng cần lời kêu gọi hay hiệu triệu nào từ "các thế lực thù địch" hoặc "bọn phản động lưu vong", hàng triệu cán bộ hưu trí ở Việt Nam lập tức đổ xuống đường, tuần hành hay biểu tình để phản đối chính quyền (với rất nhiều lý do phản đối, cả công khai lẫn ấm ức bị dồn nén từ lâu).
Hai phong trào biểu tình phản đối của người lao động và cán bộ hưu trí đối với nạn vỡ quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam lại có thể cộng hưởng với nhau vào một thời điểm nào đó, biến đám đông biểu tình trở thành một chiến dịch biểu tình khổng lồ và vô phương ngăn chặn từ phía chính quyền.
Phạm Chí Dũng
Dù tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới - lên đến 32,5% mức tiền lương tháng, nhưng tuyệt đại đa số người đóng bảo hiểm xã hội đến nay không được biết gì về việc quản lý và vận hành của nguồn quỹ bảo hiểm xã hội.
******************
Mồ hôi xương máu nhìn từ vụ ALC II
Không phải bỗng dưng mà vào tháng Mười Một năm 2018, khi nổ ra vụ khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kiêm Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội) Việt Nam là Lê Bạch Hồng liên quan vụ Công ty ALC II (công ty Cho Thuê Tài Chính II) của ngân hàng thuộc loại lớn nhất quốc gia - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) - bị phát hiện đã làm biến mất hàng ngàn tỷ đồng bảo hiểm xã hội, đã tràn ngập thông tin ngoài lề về ‘Agribank sắp phá sản’.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ vỡ quỹ theo cách nào ?
Mặc dù chưa thực sự bị cho phá sản, nhưng Agribank lại là quán quân về mức độ tham nhũng, thất thoát cùng số cán bộ bị xử án trong ngành ngân hàng Việt Nam.
Agribank cũng nằm trong số những ngân hàng nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao - không phải là ‘nợ khó thu hồi’ mà nói trắng ra ‘nợ không thể thu hồi’, tương tự cái cách mà Công ty ALC II đã ‘hô biến’ hàng ngàn tỷ đồng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Con số gần 1.000 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội mà Lê Bạch Hồng rất có thể đã thông đồng với ALC II ‘hô biến’ - tuy chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số dư đầu tư quỹ luỹ kế gần 610.000 tỷ đồng theo báo cáo của bảo hiểm xã hội Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2017, nhưng là một chứng cứ hùng hồn và tàn bạo về hành vi cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam đã lợi dụng và vô trách nhiệm đến thế nào đối với số tiền còm cõi mồ hôi xương máu đóng bảo hiểm xã hội của hàng chục triệu người lao động trên rẻo đất hình chữ S bị xé tơi tả bởi các nhóm lợi ích - chính sách lồng lộn cùng lòng tham không đáy.
Nhưng vô trách nhiệm hơn cả, thậm chí rất đáng nghi ngờ về động cơ trục lợi của bảo hiểm xã hội Việt Nam, là cho tới nay và bất chấp rất nhiều đề nghị, kiến nghị của giới chuyên gia phản biện độc lập cùng đông đảo người lao động, Quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam vẫn không hề công khai báo cáo tài chính hàng năm.
Tất cả vẫn bị giấu biệt !
‘Mật quỹ’ và thói bưng bít từ trên xuống dưới
Hàng năm, chỉ có những con số chung nhất từ báo cáo của chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội. Nhưng lại không một báo cáo nào của chính phủ và các cơ quan chức năng dám công khai về sự thật cơ quan bảo hiểm xã hội dùng tiền này đầu tư vào ALC II, và đã mất trắng gần 1.000 tỷ đồng !
Dù tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới - lên đến 32,5% mức tiền lương tháng, nhưng tuyệt đại đa số người đóng bảo hiểm xã hội đến nay không được biết gì về việc quản lý và vận hành của nguồn quỹ bảo hiểm xã hội. Việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội để đầu tư cụ thể ra sao không ai được biết. Lãi hay lỗ, hiệu quả hay không chỉ có cơ quan bảo hiểm xã hội biết.
Chính những tờ báo viết về công nhân như Người Lao Động và Lao Động đã phải kêu lên rằng điều này thật vô lý, đây là tiền của người dân đóng, họ có quyền được biết nó đang được sử dụng như thế nào, có an toàn hay không bởi nếu xảy ra rủi ro thì chính người dân nhận hậu quả chứ không phải những người đang quản lý nó.
Nhưng sau một chuỗi phản ứng của dư luận, tất cả vẫn chỉ như hòn đá ném xuống ao bèo. Mức độ lì lợm và vô sỉ của giới quan chức mang trên mình mác cộng sản là một trong những gene trội nhất của chế độ này.
Chỉ đến khi vụ ALC II và Lê Bạch Hồng nổ ra mà không còn giấu diếm được nữa, lần đầu tiên một quan chức cao cấp của bảo hiểm xã hội Việt Nam là Phó tổng giám đốc Đào Việt Ánh mới hiện ra để trấn an : "hiện 90% tiền của bảo hiểm xã hội Việt Nam được đầu tư vào trái phiếu chính phủ", và thanh minh rằng cơ quan này đã đầu tư theo quy định của Chính phủ, tức "nguyên tắc chỉ đầu tư tiền nhàn rỗi".
Theo báo cáo của bảo hiểm xã hội Việt Nam, số dư đầu tư quỹ luỹ kế đến cuối năm 2017 là gần 610.000 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2012 (gần 234.000 tỷ đồng). Lợi nhuận đầu tư trong giai đoạn 2013-2017 là gần 150.000 tỷ đồng. Riêng năm 2017, lãi đầu tư là 37.500 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2012 (gần 19.000 tỷ đồng). Tỷ lệ tiền lãi thu được tính trên số dư nợ đầu tư bình quân đạt 7,23%, trong đó lãi suất đầu tư bình quân năm 2017 là 7,25%.
Và để tăng tính thuyết phục cho "nguyên tắc chỉ đầu tư tiền nhàn rỗi", ông Đào Việt Ánh giải thích "khi bảo hiểm xã hội Việt Nam đầu tư vào trái phiếu chính phủ, vừa đảm bảo hiệu quả an toàn cho Quỹ, vừa tăng huy động vốn cho đầu tư phát triển, góp phần quan trọng cho việc tái cơ cấu nợ công và bội chi".
Vậy thực tế ‘đầu tư vào trái phiếu chính phủ’ có hiệu quả đến đâu ?
Tính khả tín của chính phủ Việt Nam rất thấp !
Cần nhắc lại, vào cuối tháng 2/2017, Bộ Tài chính đã công bố việc Chính phủ vay bảo hiểm xã hội số tiền 324.000 tỷ đồng và toàn bộ số này đã được chuyển thành trái phiếu, nângtổng số tiền bảo hiểm xã hội cho ngân sách nhà nước vay dưới dạng trái phiếu là 369,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 84,94% tổng quỹ bảo hiểm xã hội cho vay (hơn 435 nghìn tỷ đồng) - biến Chính phủ trở thành con nợ lớn nhất của nguồn quỹ an sinh này.
Tính khả tín của trái phiếu chính phủ sẽ chỉ là... giấy lộn ?
Vào thời điểm trên, trang mạng trithucvn.net dẫn một đánh giá của Betsy Graseck - chuyên gia phân tích tài chính cao cấp của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley - cho biết việc tiền bảo hiểm được chuyển qua trái phiếu kho bạc cho chính phủ vay không phải là điều lạ trên thế giới. Tại Mỹ, Quỹ Uỷ thác An sinh Xã hội, chủ yếu do người dân Mỹ đóng vào để hưởng hưu trí, sở hữu phần lớn nợ của chính phủ Mỹ. Số tiền người được hưởng đóng góp đang diễn ra chỉ chiếm chưa tới 3,05% nguồn quỹ, nên tiền nhàn rỗi được chuyển qua trái phiếu kho bạc, chính quyền vay và trả lãi. Tuy nhiên, các khoản vay nợ của chính phủ Mỹ do Quốc hội giám sát rất chặt chẽ, do Bộ Tài chính quản lý, nên từ quản lý đầu tư đến chi tiêu đầu tư đều được thực hiện rất minh bạch. Các khoản nợ là an toàn do năng lực trả nợ của chính phủ được kiểm soát. Ngoài ra, trái phiếu của chính phủ Mỹ được bảo vệ tránh khỏi lạm phát, gọi tắt là TIPS (Treasury inflation-protected securities).
Tuy nhiên, đối với Việt Nam, việc chuyển tiền thành trái phiếu để chính phủ vay được cho là rủi ro khá lớn khi tính khả tín trong các khoản đầu tư của chính phủ rất thấp, trong khi có nguy cơ lớn đồng VND mất giá do lạm phát.
Với việc lạm phát đang tăng nhanh, đồng tiền VND mất giá, cộng "tiền sử" đầu tư thất thoát thua lỗ như hiện nay, thì lời khẳng định của đại diện Bộ Tài chính rằng quỹ bảo hiểm xã hội vẫn an toàn khi chuyển 324.000 tỷ thành trái phiếu vì bản chất đều cho Chính phủ vay, nên hiểu "an toàn" theo nghĩa đã rõ "con nợ" là ai, chứ không phải khả năng trả nợ hay các khoản đầu tư, quản lý nguồn vốn được đảm bảo minh bạch.
Trang trithucvn.net đã đặt một dấu hỏi lớn : Liệu có xảy ra bi kịch rằng người dân Việt sau này sẽ phải gánh thuế phí cao hơn nữa để trả giúp gần 400 nghìn tỷ đồng do chính phủ vay mượn từ tiền bảo hiểm hay không ?...
Từ ‘nhận nợ 22 ngàn tỷ đồng’ đến ‘giấy lộn’
Đến tháng Năm năm 2018 và trong một kỳ họp Quốc hội vào, đã có thêm một bằng chứng về ‘tính khả tín rất thấp của chính phủ’.
Vào thời điểm trên, trong khi Ngân Hàng Nhà Nước một lần nữa phát động chủ trương kèm phương án "huy động 500 tấn vàng trong dân", thì bộ trưởng "Bộ Thắt Cổ" (một hỗn danh của Bộ Tài Chính được dân gian đặt) - ông Đinh Tiến Dũng - cũng "kiến tạo" một giải pháp "lấy mỡ nó rán nó" : phát hành trái phiếu chính phủ nhận nợ 22 ngàn tỷ đồng với Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, thay vì phải có trách nhiệm trả lãi và nợ bằng tiền mặt.
Đã quá rõ là trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt, một nguy cơ đang lớn dần và có thể biến thành thảm họa là Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính có thể "nhìm trộm" vào Quỹ bảo hiểm xã hội và Quỹ Bảo Hiểm Y Tế, như đã lăm le 500 tấn vàng cất giấu trong dân.
Không giống như con số 500 tấn vàng quá khó để cắp về, hai thứ quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế - những quỹ an sinh lấy từ gần 1/3 quỹ lương của hơn 75 triệu người - lại luôn chực chờ dưới bàn tay sẵn sàng tung hứng trò ảo thuật của nhà nước.
Nhưng khi nêu phương án phát hành trái phiếu chính phủ nhận nợ 22 ngàn tỷ đồng với Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam, thay vì phải có trách nhiệm trả lãi và nợ bằng tiền mặt, Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng lại cho rằng "trong dự toán Ngân Sách Nhà Nước năm 2016-2017 chưa bố trí để xử lý khoản nợ trên, với nguyên nhân hàng năm Quỹ bảo hiểm xã hội đều có kết dư, nếu ngân sách chuyển 22.090 tỷ đồng vào thì quỹ cũng sử dụng để mua trái phiếu chính phủ".
Song về thực chất, căn bệnh ung thư di căn của bội chi ngân sách đã khiến "Bộ thắt cổ" không những phải ra sức "bóp dân" mà còn phải dè sẻn từng khoản chi.
Đó cũng là bối cảnh mà chi ngân sách đã phải dùng đến hơn 70% cho mục chi thường xuyên - chủ yếu là chi lương cho đội ngũ công chức viên chức lên đến gần 3 triệu người, với ít nhất 30% trong số đó bị coi là "không làm gì cả những vẫn đều đều lãnh lương, và không những không giảm qua "tinh giản biên chế" mà còn phình to thêm đến 58.000 người.
Theo chiến thuật "Lấy mỡ nó rán nó" - một cách gọi của Thống đốc Nguyễn Văn Bình và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi tìm cách "huy động 500 tấn vàng trong dân" vào năm 2011, nếu vụ "phát hành trái phiếu 22.000 tỷ đồng" thành công, sẽ khiến ngân sách nuôi đảng và chính phủ được vay tiền thực của Quỹ bảo hiểm xã hội, tức từ hàng triệu người đóng bảo hiểm này, nhưng đến khi trả lãi và nợ thì Bộ Tài chính lại chỉ trả bằng… giấy.
Hoặc có thể gọi bằng từ "giấy lộn".
Trong thực tế, "trái phiếu chính phủ" chỉ còn đôi chút giá trị ở trong nước, với điều kiện khi phát hành trái phiếu này, chính phủ phải "vừa ép vừa ấn" để các ngân hàng, doanh nghiệp và người đóng bảo hiểm xã hội phải nhận "giấy lộn".
********************
Phần 3
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tay cho ‘nhiệm vụ chính trị’ !?
Tình trạng hoạt động và bưng bít thông tin của Quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam lại khá tương đồng với Trung Quốc. Ở Trung Quốc, Quỹ bảo hiểm xã hội nước này đã dùng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động để "chơi" chứng khoán. Trong đợt lao dốc thê thảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào năm 2015 mà đã khiến không biết bao nhiêu người dân phải tự tử, Quỹ bảo hiểm xã hội Trung Quốc đã bị thiệt hại rất lớn.
Số tiền cuối cùng mà người lao động nhận được chỉ có giá trị như giấy lộn hay hơn thế một chút - một bó rau hoặc một ly trà đá !
Với quá nhiều nghịch lý đang xảy ra, nỗi lo của người đóng bảo hiểm xã hội không chỉ là chuyện vỡ quỹ như cơ quan bảo hiểm xã hội luôn dọa dẫm, mà chính là việc quản lý, vận hành nguồn quỹ này như thế nào, minh bạch ra sao và quyền lợi của họ được bảo đảm đến đâu…
Vào năm 2017, tổng cộng phần dính dáng đến ngân sách nhà nước của Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam lên đến khoảng 400.000 tỷ đồng. Nhưng ai sẽ bảo đảm là con số này sẽ trở về tay những người đóng bảo hiểm xã hội nếu ngân sách nhà nước bị phá sản ?
Về thực chất, khoảng 400.000 tỷ đồng mà bảo hiểm xã hội Việt Nam cho Chính phủ vay mượn còn được chính phủ này, và chắc chắn phía sau là cái gật đầu toa rập của Bộ Chính trị đảng cầm quyền, để số tiền đó "góp phần quan trọng cho việc tái cơ cấu nợ công và bội chi" - như lối thanh minh của Phó tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh.
Cho tới nay, bất chấp việc chính phủ ‘kiến tạo’ của Thủ tướng Phúc vẫn cố ép tỷ lệ nợ công dưới ngưỡng cho phép 65% GDP, nợ công thực tế đã lên đến ít nhất 210% GDP khi tính luôn cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ - từ thời bị xem là ‘ăn tàn phá hại’ Nguyễn Tấn Dũng đến thời ‘đổ vỏ’ Nguyễn Xuân Phúc mà không thể thoái thác trách nhiệm.
Nguyễn Xuân Phúc lại là đời thủ tướng "cực hình" nhất trong lịch sử tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam. Trả nợ nhiều nhất, kinh tế be bét nhất, xã hội hỗn tạp nhất, chính trị "tan nát" nhất… Trong bối cảnh giật gấu vá vai như thế, gần đây Ngân hàng thế giới lại đưa ra một cảnh báo giật mình: trong 3 năm tới - tức đến năm 2021 - sẽ có đến 50% nợ trong nước của Chính phủ sẽ đáo hạn, tức chính phủ này phải đối mặt với nguy cơ rất lớn là không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ, trừ việc… in tiền ồ ạt.
Chưa kể đến núi nợ nước ngoài lên đến hơn 200 tỷ USD - trong đó phần nợ của chính phủ là 105 tỷ USD và của các doanh nghiệp hàng trăm tỷ USD nữa, số nợ trong nước được tích tụ từ thời liên tục ‘phát hành trái phiếu chính phủ’ của Nguyễn Tấn Dũng cũng ngày càng chồng chất cho đến giờ đây, trong đó cứ đều đặn hàng năm lại có một khoản lớn mà chính phủ phải có trách nhiệm thanh toán cho các chủ nợ là ngân hàng.
Nhưng vẫn chưa phải hết. Từ thời Nguyễn Tấn Dũng đến thời Nguyễn Xuân Phúc, bội chi luôn là cơn ung thư quằn quại cái cơ thể đã tàn tạ của ngân sách chính thể. Vào thời Thủ tướng Dũng, có năm tỷ lệ bội chi thực tế đã lên đến 9% dự toán chi. Còn vào thời Thủ tướng Phúc, tuy tỷ lệ này có được kéo giảm đôi chút nhưng vẫn còn ngất ngưởng trên đầu hàng chục triệu người dân đóng thuế.
Trong tình thế túng quẫn lẫn khốn quẫn như thế, nguồn tiền khổng lồ của quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam đã trở thành phao cứu sinh cho chính phủ về ‘đáo hạn nợ công’ và ‘xử lý bội chi’. Một cách nghiễm nhiên mà không cần phải công bố cho bàn dân thiên hạ lẫn hàng chục triệu công nhân đóng bảo hiểm xã hội, chính phủ đã ‘chiếm dụng’ khoảng 400.000 tỷ đồng bảo hiểm xã hội trong một thời gian dài, thậm chí rất dài, thậm chí cho đến khi nào tuổi thọ của chế độ chính trị này còn cho phép kéo dài.
Đó cũng là sự ‘cống hiến’ của Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam vào ‘nhiệm vụ chính trị’. Và đó cũng là nguồn cơn vì sao bảo hiểm xã hội Việt Nam cực kỳ lo sợ khi người lao động đòi được nhận bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ việc.
Vào năm 2015, một cuộc biểu tình rất lớn của hàng trăm ngàn công nhân ở Sài Gòn và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ đã nổ ra để phản đối điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội về không cho người lao động được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.
Hãy thử hình dung : nếu hàng trăm ngàn người lao động đồng loạt nghỉ việc và đồng loạt kéo đến Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam đòi nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội chỉ một lần, quỹ này sẽ lấy đâu ra tiền để thanh toán? Hay bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ ra sức mị dân rằng họ đã đầu tư đến 90% tiền bảo hiểm xã hội vào trái phiếu chính phủ, nhưng lại chẳng thể nào dám khẳng định rằng vài chục năm nữa, hoặc thậm chí chỉ 3 - 5 năm nữa khi người lao động nhận lãi và gốc tiền bảo hiểm xã hội từ trái phiếu chính phủ, khi đó nạn lạm phát sẽ biến thành phi mã và số tiền cuối cùng mà người lao động nhận được chỉ có giá trị như giấy lộn hay hơn thế một chút - một bó rau hoặc một ly trà đá!
******************
Phần cuối
‘Miếng mồi vô chủ’ (4)
Vào lúc này đây, một facebooker là Đỗ Ngà đã có một bài phân tích "Quỹ bảo hiểm xã hội - Miếng mồi vô chủ" - rất đáng cho hàng triệu người lao động phải giật mình và trăn trở :
"Nếu lương hưu được nhận tối đa là 75% lương chính thức thì chỉ cần khoản tiền gấp 130 lần lương tháng và lãi suất 7% mỗi năm là đủ để dùng tiền lãi của nó trả lương hưu. Như vậy câu hỏi đặt ra là, với phí bảo hiểm xã hội bằng 32% lương tháng thì bao lâu người lao động đóng cho quỹ bảo hiểm xã hội số tiền bằng 130 lần lương tháng của họ ?
Xin trả lời là chỉ cần 18 năm tính theo nguyên tắc lãi kép, nghĩa là tiền lãi sẽ được nhập vào vốn và tính lãi tiếp cho năm sau. Như vậy, với chỉ 18 năm lao động, bạn trích 32% lương tháng để gởi ngân hàng, thì sau 18 năm bạn có cả vốn lẫn lãi, thế nhưng khi đóng bảo hiểm xã hội thì bạn chỉ nhận lại số tiền lãi, còn số tiền gốc của 18 năm lao động sẽ bị quỹ bảo hiểm xã hội bỏ túi.
Thêm một câu hỏi, rằng nếu một người bắt đầu lao động lúc 25 tuổi và nghỉ hưu lúc 65 tuổi vậy số tiền bảo hiểm xã hội trong 40 năm lao động của họ đi về đâu ? Trả lời, với 40 năm lao động ấy thì 22 năm lao động đầu tiên quỹ bảo hiểm xã hội lấy của người lao động cả vốn lẫn lãi. Còn 18 năm sau thì quỹ bảo hiểm xã hội lấy tiền vốn và người lao động chỉ nhận tiền lãi.
Như ta biết, Việt Nam là nước có dân số trẻ, tuổi thọ trung bình thuộc loại thấp so với nhiều nước phát triển. Nguyên nhân thì có nhiều, ví dụ như ung thư, tai nạn, y tế kém vv..nên dân số chết trẻ khá đông. Chính vì thế số người đã đóng bảo hiểm xã hội mà vượt qua tuổi 65 là không nhiều. Nghĩa là có rất nhiều người đã đóng bảo hiểm xã hội rồi nhưng họ không hề hưởng 1 đồng nào từ số tiền họ đã đóng. Vậy số tiền dư thừa rất lớn của quỹ bảo hiểm xã hội đó đi về đâu ?
Lẽ ra, nếu trong nhà nước dân chủ, số tiền dư thừa này sẽ có quốc hội giám sát và yêu cầu chính phủ trình dự án đầu tư phúc lợi cho nhân dân. Nhưng ở đất nước này, số tiền béo bở này đã bị bọn chính quyền tìm cách chia nhau. Chính phủ phát hành trái phiếu hốt một mớ. Tôi nói chính phủ phát hành trái phiếu là cướp không số tiền này, vì sao ? Vì như ta biết, trái phiếu chính phủ khi đáo hạn sẽ là tờ giấy lộn vì lạm phát hằng năm cao hơn lãi suất trái phiếu rất nhiều. Do vậy giống như người dân mua công trái trước đây, bán nhà để mua nhưng đến lúc nhà nước thanh toán thì dùng tiền đó ăn vài bát phở.
Chưa hết, bọn quản lý quỹ đã không cầm được lòng tham, chúng hốt một mớ thật đậm rồi cho công ty quản lý quỹ này phá sản là xong. Quỹ bảo hiểm xã hội, miếng mồi vô chủ nên sẽ bị xà xẻo dài dài".
Vậy cuối cùng, tình cảnh trên sẽ đi đến đâu ?
Cháy và chữa cháy ở một cao ốc - Ảnh minh họa
Vỡ quỹ !
Nếu có một cuộc thanh tra hoặc điều tra Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam, chắc chắn rất nhiều lẩn khuất trong bóng tối và tệ tham nhũng sẽ bị lôi ra. Chắc chắn nhiều quan chức từ thấp lên cao của quỹ này sẽ phải ra tòa và đi tù.
Đòi hỏi minh bạch Quỹ bảo hiểm xã hội là tất yếu. Đó cũng là một trong những điều kiện tiên quyết mà các tổ chức tín dụng quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đòi hỏi, nếu chính thể Việt Nam còn muốn được "linh hoạt trở thành nền kinh tế thị tường" và do đó mới có thể vay mượn thêm ngoại tệ của nước ngoài nhằm bù đắp cho các lỗ hổng toang hoác của ngân sách cạn kiệt.
Nếu không cấp bách minh bạch và một khi hậu quả xấu xảy ra, sẽ rất nhiều người đóng bảo hiểm xã hội không nhận được đồng nào sau khi về hưu. Thậm chí cả nhiều cán bộ cách mạng lão thành một đời theo đảng cũng sẽ vô vọng khi bước chân vào văn phòng phát lương hưu trí…
Mọi chuyện đang biến diễn khá đồng điệu với thực trạng Liên Xô năm 1986, vào lúc quỹ bảo hiểm xã hội bị co hẹp. Chỉ bốn năm sau đó, cuộc chính biến do Gorbachev khởi xướng đã chính thức đánh dấu làn sóng bỏ đảng. Trong suốt giai đoạn hậu Gorbachev, 8 năm cầm quyền của Yelsin đã chỉ là nốc rượu vodka và duy trì sự trục lợi của các nhóm tài phiệt, trong khi giá trị lương hưu thực nhận của giới cựu chiến binh và người về hưu chỉ còn 1/2 - 1/3 giá trị mà họ nhận khi đồng rúp chưa bị trượt giá khủng khiếp. Và đó cũng là giai đoạn mà lớp người về hưu bỏ đảng ồ ạt khi niềm tin chính thể của họ bị tàn phá hầu như tuyệt đối.
Ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tiến nhanh và không kém phần vững chắc về dĩ vãng của Liên Xô năm 1986. Vỡ quỹ lương hưu là một tương lai không hề "viển vông", bất chấp việc Ngân hàng nhà nước chắc chắn sẽ lao đầu vào đường mòn in tiền ồ ạt để trám vào những lỗ hổng toang hoác.
Bởi cái hình ảnh người lao động phải chìa tay nhận những đồng bạc bảo hiểm xã hội chỉ còn /13, 1/5, thậm chí chỉ còn 1/10 giá trị ban đầu mà họ đóng góp vào quỹ này bởi nạn lạm phát phi mã… cũng là một kiểu vỡ quỹ bảo hiểm xã hội.
Vỡ quỹ bảo hiểm xã hội lại hầu như dẫn tới vỡ quỹ lương hưu. Để khi đó và chẳng cần lời kêu gọi hay hiệu triệu nào từ ‘các thế lực thù địch’ hoặc ‘bọn phản động lưu vong’, hàng triệu cán bộ hưu trí ở Việt Nam lập tức đổ xuống đường, tuần hành hay biểu tình để phản đối chính quyền (với rất nhiều lý do phản đối, cả công khai lẫn ấm ức bị dồn nén từ lâu).
Hai phong trào biểu tình phản đối của người lao động và cán bộ hưu trí đối với nạn vỡ quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam lại có thể cộng hưởng với nhau vào một thời điểm nào đó, biến đám đông biểu tình trở thành một chiến dịch biểu tình khổng lồ và vô phương ngăn chặn từ phía chính quyền.
Chính phủ của chủ nợ lớn nhất là Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam hãy coi chừng : cách mạng ‘Mùa xuân Ả Rập’ rất có thể từ đó mà ra.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 19/11/2018
Lại ‘lấy mỡ nó rán nó !’
Tại kỳ họp Quốc Hội vào Tháng Năm, 2018, trong khi Ngân hàng Nhà nước một lần nữa phát động chủ trương kèm phương án “huy động 500 tấn vàng trong dân,” thì bộ trưởng “Bộ Bóp Cổ” (một hỗn danh của Bộ Tài chính được dân gian đặt) – ông Đinh Tiến Dũng – cũng “kiến tạo” một giải pháp “lấy mỡ nó rán nó :” phát hành trái phiếu chính phủ nhận nợ 22 ngàn tỷ đồng với Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thay vì phải có trách nhiệm trả lãi và nợ bằng tiền mặt.
Công nhân ở Việt Nam khi thất nghiệp hay về hưu chỉ trông chờ vào “Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội». (Hình : Getty Images)
Trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt, một nguy cơ đang lớn dần và có thể biến thành thảm họa là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính có thể “nhìm trộm” vào Quỹ Bảo hiểm xã hội và Quỹ Bải hiểm y tế, như đã lăm le 500 tấn vàng cất giấu trong dân.
Không giống như con số 500 tấn vàng quá khó để cắp về, hai thứ quỹ Bảo hiểm xã hội và Bải hiểm y tế – những quỹ an sinh lấy từ gần 1/3 quỹ lương của hơn 75 triệu người – lại luôn chực chờ dưới bàn tay sẵn sàng tung hứng trò ảo thuật của nhà nước.
Dù tỉ lệ đóng Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới – lên đến 32,5% mức tiền lương tháng, nhưng tuyệt đại đa số người đóng Bảo hiểm xã hội đến nay không được biết gì về việc quản lý và vận hành của nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội. Việc sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội để đầu tư cụ thể ra sao không ai biết được, lãi hay lỗ, hiệu quả hay không chỉ duy mình cơ quan Bảo hiểm xã hội biết.
Những tờ báo viết về công nhân như Người Lao Động và Lao Động đã phải kêu lên rằng điều này thật vô lý, đây là tiền của người dân đóng, họ có quyền được biết nó đang được sử dụng như thế nào, có an toàn hay không bởi nếu xảy ra rủi ro thì chính người dân nhận hậu quả chứ không phải những người đang quản lý nó.
Vào năm 2014, khi đã không còn “bảo mật” được nữa, Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam mới buộc lòng phải công bố bí mật có đến 24.000 tỷ đồng nằm trong diện “thất thoát” do việc đóng quỹ bảo hiểm chỉ căn cứ vào tiền lương tối thiểu của nhà nước mà không căn cứ theo thu nhập thực. Con số này bằng tới 40% quỹ lương hưu và trợ cấp xã hội trên và đủ để chi trả cho hơn 620.000 người già về hưu trong 1 năm.
Không công khai !
Cho tới nay, Quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam vẫn không công khai báo cáo tài chính hàng năm.
Hàng năm, chỉ có những con số chung nhất từ báo cáo của chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn tính đến hết năm 2016, nguồn thu của Bảo hiểm xã hội từ khoảng 24,5% lực lượng lao động. Số thu Bảo hiểm xã hội ước 174.422 tỷ đồng.
Còn theo báo cáo kiểm toán, các hoạt động liên quan tới quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2015 của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phần lớn số tiền của quỹ này được cho nhà nước vay, thông qua việc cho ngân sách nhà nước vay, mua trái phiếu chính phủ… Cụ thể, tính đến hết năm 2015, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho vay hơn 435.000 tỷ đồng, trong đó, cho Ngân sách Nhà nước vay 324.000 tỷ đồng, chiếm 74,46% dư nợ đầu tư, tăng 0,31% so với năm 2014. Tiếp đến là cho các ngân hàng vay hơn 59.000 tỷ đồng ; 45.500 tỷ đồng mua trái phiếu chính phủ ; 6.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư dự án thủy điện Lai Châu vay…
Nhưng lại không một báo cáo nào của chính phủ và các cơ quan chức năng dám nói về sự thật cơ quan Bảo hiểm xã hội dùng tiền này đầu tư vào công ty Cho thuê Tài chính II, và đã mất trắng hơn 1.000 tỷ đồng !
‘Giấy lộn !’
Vào lúc này, khi nêu phương án phát hành trái phiếu chính phủ nhận nợ 22 ngàn tỷ đồng với Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thay vì phải có trách nhiệm trả lãi và nợ bằng tiền mặt, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng “trong dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2016-2017 chưa bố trí để xử lý khoản nợ trên, với nguyên nhân hàng năm Quỹ Bảo hiểm xã hội đều có kết dư, nếu ngân sách chuyển 22.090 tỷ đồng vào thì quỹ cũng sử dụng để mua trái phiếu chính phủ».
Nhưng về thực chất, căn bệnh ung thư di căn của bội chi ngân sách đã khiến “Bộ Bóp Cổ” không những phải ra sức “bóp dân” mà còn phải dè sẻn từng khoản chi.
Đó cũng là bối cảnh mà chi ngân sách đã phải dùng đến hơn 70% cho mục chi thường xuyên – chủ yếu là chi lương cho đội ngũ công chức viên chức lên đến gần 3 triệu người, với ít nhất 30% trong số đó bị coi là “không làm gì cả những vẫn đều đều lãnh lương, và không những không giảm qua “tinh giản biên chế” mà còn phình to thêm đến 58.000 người.
Theo chiến thuật”Lấy mỡ nó rán nó” – một cách gọi của Thống Đốc Nguyễn Văn Bình và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khi tìm cách “huy động 500 tấn vàng trong dân” vào năm 2011, nếu vụ “phát hành trái phiếu 22.000 tỷ đồng” thành công, sẽ khiến ngân sách nuôi đảng và chính phủ được vay tiền thực của Quỹ Bảo hiểm xã hội, tức từ hàng triệu người đóng bảo hiểm này, nhưng đến khi trả lãi và nợ thì Bộ Tài Chính lại chỉ trả bằng… giấy.
Hoặc có thể gọi bằng từ “giấy lộn”.
Trong thực tế, “trái phiếu chính phủ” chỉ còn đôi chút giá trị ở trong nước, với điều kiện khi phát hành trái phiếu này, chính phủ phải “vừa ép vừa ấn” để các ngân hàng, doanh nghiệp và người đóng bảo hiểm xã hội phải nhận “giấy lộn”.
Với những gì đang diễn ra, nỗi lo của người đóng Bảo hiểm xã hội không chỉ là chuyện vỡ quỹ như cơ quan Bảo hiểm xã hội luôn dọa dẫm, mà chính là việc quản lý, vận hành nguồn quỹ này như thế nào, minh bạch ra sao và quyền lợi của họ được bảo đảm đến đâu ?
Tình trạng hoạt động và bưng bít thông tin của Quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam lại khá tương đồng với Trung Quốc. Ở Trung Quốc, Quỹ Bảo hiểm xã hội nước này đã dùng tiền Bảo hiểm xã hội của người lao động để “chơi” chứng khoán. Trong đợt lao dốc thê thảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào năm 2015 mà đã khiến không biết bao nhiêu người dân phải tự tử, Quỹ Bảo hiểm xã hội Trung Quốc đã bị thiệt hại rất lớn.
Vào năm 2015, tổng cộng phần dính dáng đến ngân sách nhà nước của Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam lên đến 370.000 tỷ đồng. Nhưng ai sẽ bảo đảm là con số này sẽ trở về tay những người đóng bảo hiểm xã hội nếu ngân sách nhà nước bị phá sản ?
Vỡ quỹ !
Nếu có một cuộc thanh tra hoặc điều tra Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chắc chắn rất nhiều lẩn khuất trong bóng tối và tệ tham nhũng sẽ bị lôi ra. Chắc chắn nhiều quan chức từ thấp lên cao của quỹ này sẽ phải ra tòa và đi tù.
Đòi hỏi minh bạch Quỹ Bảo hiểm xã hội là tất yếu. Đó cũng là một trong những điều kiện tiên quyết mà các tổ chức tín dụng quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đòi hỏi, nếu chính thể việt nam còn muốn được “linh hoạt trở thành nền kinh tế thị tường” và do đó mới có thể vay mượn thêm ngoại tệ của nước ngoài nhằm bù đắp cho các lỗ hổng toang hoác của ngân sách cạn kiệt.
Nếu không cấp bách minh bạch và một khi hậu quả xấu xảy ra, sẽ rất nhiều người đóng bảo hiểm xã hội không nhận được đồng nào sau khi về hưu. Thậm chí cả nhiều cán bộ cách mạng lão thành một đời theo đảng cũng sẽ vô vọng khi bước chân vào văn phòng phát lương hưu trí…
Mọi chuyện đang biến diễn khá đồng điệu với thực trạng Liên Xô năm 1986, vào lúc quỹ bảo hiểm xã hội bị co hẹp. Chỉ bốn năm sau đó, cuộc chính biến do Gorbachev khởi xướng đã chính thức đánh dấu làn sóng bỏ đảng. Trong suốt giai đoạn hậu Gorbachev, 8 năm cầm quyền của Yelsin đã chỉ là nốc rượu vodka và duy trì sự trục lợi của các nhóm tài phiệt, trong khi giá trị lương hưu thực nhận của giới cựu chiến binh và người về hưu chỉ còn 1/2 – 1/3 giá trị mà họ nhận khi đồng rúp chưa bị trượt giá khủng khiếp. Và đó cũng là giai đoạn mà lớp người về hưu bỏ đảng ồ ạt khi niềm tin chính thể của họ bị tàn phá hầu như tuyệt đối.
Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tiến nhanh và không kém phần vững chắc về dĩ vãng của Liên Xô năm 1986. Vỡ quỹ lương hưu là một tương lai không hề “viển vông”.
Phạm Chí Dũng
Nguồn Người Việt, 15/07/2018
Quỹ bảo hiểm tại Việt Nam có thể bị vỡ (RFA, 07/06/2017)
Người đóng quỹ bảo hiểm tại Việt Nam gần đây tỏ ra lo lắng vì có tin nguồn quĩ mà họ để dành như thế có thể bị 'vỡ'. Một khi quỹ vỡ thì khoản tiền dành cho khi về già cũng như lúc đau ốm, hoạn nạn của họ tích lũy sẽ mất. Vậy thực tế quản trị quỹ thế nào và lo lắng của người đóng tiền bảo hiểm ra sao.
Một bệnh nhân chờ phẫu thuật tim tại một bệnh viện ở Việt Nam hôm 11/4/2017. AFP photo
Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong năm 2016 đã có 45 tỉnh, thành bội chi quỹ Bảo hiểm Y tế ; 8 tháng đầu năm 2016, đã có trên 40 tỉnh - thành phố có số chi vượt quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với tổng số tiền hơn 3.500 tỉ đồng.
Nguyên nhân đưa đến tình trạng được cho là đáng ngại như thế được một số chuyên gia quan tâm vấn đề phân tích.
Tiến sĩ - Bác sĩ trung tá quân đội Đinh Đức Long hiện làm việc tại Sài Gòn trình bày :
Nguy cơ vỡ là do lạm dụng quỹ, sử dụng không đúng mục đích thôi. Trong bệnh viện chúng tôi còn có trường hợp trục lợi bảo hiểm y tế : cũng một căn bệnh chữa bằng thuốc ngoại hay thuốc nội đều khỏi nhưng người ta vẫn dùng thuốc ngoại vì sẽ được ăn hoa hồng cao hơn hoặc được mời đi nước ngoài hoặc tài trợ việc khác.
Cụ thể như một bệnh nhân bị cảm cúm với các triệu chứng đau đầu nhưng có thể được chỉ định đi chụp CT, nội soi tai mũi họng (vì ngạt mũi), hoặc chụp X-quang (vì nhức xương)…
Sử dụng sai dịch vụ khiến người thừa kẻ thiếu và cung cấp không kịp thời là chuyện thường thấy khi khám bảo hiểm y tế.
"Ngày trước xuống khám thứ 2 thì khoảng 3 ngày sau có kết quả. Nhiều khi 3 đến 4 ngày chị lấy được thuốc có khi cả tuần chị mới lấy được thuốc. Lâu nay chị không khám bảo hiểm, chị khám tư không".
"Sau này chị không biết làm sao nữa. Nhưng mà hiện tại chị khám tư không à, chị không có đóng bảo hiểm, chị đâu có sử dụng đâu. Tại vì giờ chị khám ở đây cả tuần mới lên lấy thuốc, trong khi đó chị đi làm công ty đâu cho chị nghỉ phép nhiều đâu".
"Mà thấy bảo hiểm chứ giờ zô đây những toa thuốc không có tiền cũng chết. Không có tiền nó đâu có chi trả đâu. Nó nói không có thuốc không".
Những trường hợp bệnh nặng, điều trị bằng những toa thuốc có giá chục triệu trở lên thì gần đây bệnh viện thường báo lại cho người sử dụng bảo hiểm y tế là không còn thuốc. Một bệnh viện chuyên khoa hạng một và là bệnh viện khám và điều trị ung thư đầu ngành tại Sài Gòn báo hết thuốc để điều trị khiến cho nhiều bệnh nhân và cả người thân hoang mang.
"Bệnh này là dạng bệnh ngặt nghèo rồi. Mà bệnh lâu dài chứ không phải một ngày một bữa. Mà nếu bảo hiểm y tế mà không hỗ trợ được á thì chắc có lẽ là thua. Người dân nghèo là đều chết hết. Phải chịu thôi".
"bảo hiểm y tế nó vỡ không biết nguyên nhân nó như thế nào ? Cầu xin nhà nước lo cho dân làm sao chứ bệnh này là bệnh lâu dài mà nhà nước không lo cho dân thế này rồi cái tiền đó đi đâu không biết nữa ? … Còn mấy ông nhà nước lo cho dân chu đáo chứ ông nào lên cũng nói hay lắm 'lo cho dân', 'lo cho dân' rốt cuộc ông nào cũng lên làm 1 mớ, rồi thôi xong…chỉ có dân là chết, là thiệt thôi".
Hiện tại Nhà nước đang vay phần lớn ngân sách quỹ này để đầu tư vào các dự án kinh tế. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội, giải thích :
"Việc quỹ bảo hiểm của Việt Nam dùng tiền để cho chính phủ vay là một chuyện người ta đã công nhận. Cái chuyện chính phủ vay tiền đó để đi đầu tư vào những dự án thua lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng là điều rất nguy hiểm".
Một nguyên nhân khác được nêu ra là tỷ lệ già hóa dân số ở Việt Nam đang tăng lên dẫn đến số người hưởng bảo hiểm xã hội tăng theo. Đó là chưa kể đến chuyện nhiều doanh nghiệp nại lý do làm ăn thua lỗ tìm cách trốn bảo hiểm xã hội. Chỉ riêng từ năm 2010 đến 2013, cơ quan bảo hiểm xã hội khởi kiện khoảng 4000 doanh nghiệp trốn bảo hiểm xã hội.
"Mỗi một toa thuốc có 5-6 trăm thôi, còn mấy người kia thấy đóng nhiều tiền lắm. Đóng vậy thì mình đóng được. Còn đóng mấy chục triệu, mấy trăm triệu thì chắc để chết luôn quá".
Phía người đóng bảo hiểm hạn chế tiêu dùng để dành tiền đóng vào qũi bảo hiểm với mục tiêu lúc về già hay khi gặp 'trái gió, trở trời' có khoản bù đắp. Họ trông chờ phía quản trị xã hội phải bảo đảm nguồn quĩ sinh lãi để đáp ứng yêu cầu khi cần của người tham gia.
**************
Việt Nam tiếp tục xiết chặt quản lý thông tin trên Facebook (RFA, 07/06/2017)
Biểu tượng facebook. AFP photo
Việt Nam mới đây đã đưa ra một dự thảo qui định xử phạt hành chính đối với việc cung cấp thông tin không chính xác, tin tức có tính bạo lực, bôi bác cá nhân, cơ quan hay tổ chức trong một nỗ lực nhằm xiết chặt hơn nữa việc kiểm soát mạng xã hội.
Phạt tiền
Theo Dự Thảo Nghị Định về xử phạt vi phạm hành chính trong lãnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin mạng và an toàn thông tin mạng, từ năm 2018 những người sử dụng facebook sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng nếu lợi dụng mạng xã hội để cung cấp thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức, cơ quan, cá nhân.
Đây là lần đầu tiên qui định xử phạt tiền đặc biệt nhắm vào người sử dụng mạng xã hội mà phổ biến nhất và lớn nhất hiện thời là facebook.
Theo thống kê của Facebook công bố hồi đầu năm ngoái, hiện Việt Nam có khoảng 35 triệu người sử dụng facebook, đồng nghĩa với việc 1/3 dân số Việt Nam hiện đang có tài khoản facebook. Việt Nam là quốc gia có lượng người dung Facebook lớn thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan và Indonesia.
Theo nhà báo tự do Võ Văn Tạo, không cần đợi tới lúc Dự Thảo Nghị Định có hiệu lực trong 6 tháng nữa mà từ trước và ngay bây giờ chuyện chỉ trích hay phê bình một cơ quan hay một tổ chức nào đó trên facebook đã gặp phải sự răn đe rồi.
Đấy là cái cớ thôi, còn nội dung trong Nghị Định này đã thể hiện đầy đủ hết trong Bộ Luật Hình Sự rồi, tội này tội kia là có hết kể cả tội phạm tin học. Lâu lâu họ lại đưa ra một dự luật hoặc một văn bản dưới luật gọi là Nghị Định, Thông Tư mà nó luộm thuộm, xa lạ với quyền cơ bản của người dân. Những trang cá nhân trên facebook hoặc blog cá nhân thì nó chỉ là nhật ký cá nhân người ta trao đổi với người khác ngoài xã hội, nó khác với báo chí chính thống. Xã hội luôn tồn tại nhiều quan điểm về nhiều góc độ tư duy, quyền lợi, nhận thức, cá tính vân vân... Bây giờ họ lại đẻ ra cái văn bản pháp qui mà nội dung lại dở hơi, theo dõi rình rập hở là phạt, cái đấy là cái rất tệ hại.
Đầu tháng Sáu này, một nữ học sinh Trung Học Phổ Thông Kiến Tường ở Long An, cho báo trong nước biết em bị kỷ luật, bị nhà trường khiển trách và dọa hạ điểm hạnh kiểm từ tốt xuống thành trung bình vì dám lên Facebook chê bệnh viện đa khoa Đồng Tháp Mười từ bác sĩ, y tá, nhân viên đều có cung cách phục vụ kém, nạt nộ bệnh nhân. "Nên chấn chỉnh lại đi các ông các bà.".. là một trong những câu em viết trên facebook, lôi kéo sự chú ý đồng tình của một số facebookers khác.
Về qui định xử phạt hành chính đối với những thông tin có tính cách vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín và nhân phẩm của cơ quan, tổ chức hay của cá nhân, chưa kể những thông tin không phù hợp với tình hình đất nước, facebooker Đoàn Bảo Châu nói với đài Á Châu Tự Do :
Mình cũng phải rạch ròi là nếu chính phủ đề ra xử phạt việc bôi nhọ lãnh đạo, nếu đó là tin chính xác rồi mà vẫn bị phạt thì người dân có quyền khởi kiện cơ quan đã phạt mình. Tôi cũng đồng ý với việc không được nói điều gì sai sự thật, vấn đề là khi chính quyền áp dụng những qui định đó thì họ phải công bằng và không được lạm quyền.
Hai nữa, cái câu không phù hợp với lợi ích đất nước là một khái niệm mập mờ rất dễ dẫn đến oan sai. Không phù hợp với lợi ích đất nước nhưng nó là sự thật thì cần phải tôn trọng. Nếu sự thật đấy mà ông lãnh đạo không thích, ông bảo không phù hợp thế là người dân có tội ? Riêng câu không phù hợp với lợi ích đất nước tôi hoàn toàn không đồng ý chút nào. Đề ra luật thì phải theo luật và luật đó phải áp dụng cả người dân lẫn quan chức, không ai là ngoại lệ đối với luật pháp cả.
Nhà cầm quyền lo sợ ?
Người dân Hà Nội sử dụng iPad, iPhone trong một quán cà phê hôm 26/11/2014. AFP photo
Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có điều luật 258 áp dụng với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Đây một trong số những điều luật bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích là mù mờ vì cho rằng chính phủ Việt Nam đã dung điều luật này để kết tội những người dám lên tiếng chỉ trích chính quyền.
Nhà báo độc lập Trần Ngọc Quang, cựu biên tập viên báo đảng ở Hà Nội, nhận định rằng chẳng qua sau xã hội dân sự thì nay mạng facebook ngày càng phổ biến làm nhà cầm quyền lo sợ trước sức mạnh và sự nhanh nhạy của nó :
Đó là cái tính tự kỷ cộng sản, là trò chơi quyền lực mà họ nghĩ là họ muốn gì được nấy. Thế nhưng quyền nào cũng có hạn, họ sợ công nghệ thông tin đến múc như vậy thì hết chỗ nói rồi, họ không kiểm soát được mạng xã hội đâu, kỹ thuật số tiêu diệt cả một đế quốc của phim nhựa mà. Chính Marx nói là " khi công nghệ thay đổi thì toàn bộ cuộc cách mạng ấy làm đảo lộn thế giới chứ không chỉ đảo lộn một nhóm người đâu. Cái nhóm này ngồi trong phòng nó cứ tưởng tượng là kiểm soát được tất cả, đó là sự vô lối của họ thôi.
Dưới mắt một facebooker khác, nhạc sĩ Bùi Thanh Tuấn, Dự Thảo Nghị Định này phản ảnh quan ngại của một chính quyền khi thấy khả năng kiểm soát chính kiến cũng như kềm chế tư tưởng của người dân đã vuột khỏi tầm tay họ :
Những nghị đinh như vậy, cái luật và văn bản dưới luật ở Việt Nam gần như không còn sức thuyết phục nào đối với các facebookers, mỗi ngày họ cứ sử dụng mạng xã hội để kinh doanh, kết giao, trò chuyện, tán gẫu, bày tỏ quan điểm cá nhân ... Nghị Định đưa ra mà không thực hiện được, thường là không bao giờ thực hiện được. Mạng xã hội cũng vậy, người ta không sai nhưng nghị định đưa ra bảo họ sai thì trúng ai nấy chịu. Mạng facebook hiện nay như trong tình trạng là mất kiểm soát hoàn toàn. Làm gì có luật nào áp dụng phạt một facebooker phản đối đúng vào tội nói xấu lãnh đạo, nhưng Việt Nam thì đưa ra những cái trái với sự tiến bộ của thế giới như vậy.
Hồi tháng Tư vừa qua, trả lời Uỷ ban thường vụ Quốc hội về quản lý mạng xã hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết hành vi vu khống, bôi nhọ và xúc phạm danh dự các cá nhân, tổ chức đang diễn ra rất nóng. Ông cho biết tính từ đầu năm đến ngày 12 tháng 4, Bộ thông tin và Truyền thông đã xử phạt 10 trường hợp vi phạm.
Mới đây Việt Nam cũng đưa ra thông tư 38 quy định việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới nhằm kiểm soát việc đưa tin trên các trang mạng có yếu tố nước ngoài như Google, Facebook và Youtube. Ông Trương Minh Tuấn cho biết Việt Nam đã yêu cầu Google gỡ bỏ khoảng hơn 2000 clip nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo đảng và nhà nước trên Youtube. Tới nay, Google đã gỡ bỏ 1,000 clips trên Youtube.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
*********************
Kinh tế thị trường kiểu Việt Nam có giúp phát triển "ngoạn mục" ? (RFA, 07/06/2017)
Một góc Hà Nội chụp ngày 12/8/2016. AFP photo
Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, kiêm Phó trưởng ban Tuyên giáo Trương Minh Tuấn vừa có bài viết đăng trên báo Thanh Niên hôm 6/6 nói rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những phát triển ngoạn mục cho đất nước. Giới quan sát nghĩ gì về nhận định này ?
Phát triển là nhờ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ?
Trong bài viết, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận định :
Thực tế cho thấy hơn 30 năm vận hành của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra sự phát triển ngoạn mục của đất nước. Công cuộc Đổi mới nhanh chóng đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng, duy trì tốc độ tăng trưởng vào hàng cao trên thế giới.
Ngoài ra, người đứng đầu bộ Thông tin Truyền thông còn đưa ra số liệu cho thấy GPD Việt Nam tăng 37 lần, từ 5,5 tỉ USD năm 1988 lên 205,32 tỉ USD năm 2016.
Cũng theo ông, từ năm 1993 đến năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% xuống chỉ còn 8,38% và thấp xa hơn các nước trong khu vực như Philippines, Ấn Độ, và thấp hơn cả Thái Lan, Indonesia.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã giải thể công nhận rằng sự nền kinh tế của Việt Nam trong 30 năm qua đạt được một số bước phát triển mà ông đánh giá là khá. Nhưng ông không cho rằng đó là công lao của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa :
Toàn bộ cái gọi là công cuộc đổi mới trong thời gian vừa qua thực chất không có gì là đổi mới cả. Mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã buộc phải trả lại cho người dân một số quyền về kinh tế của họ, nhưng không phải là tất cả. Đấy là động lực chính cho sự phát triển kinh tế trong thời gian 30 năm qua ở Việt Nam. Hay nói cách khác là tiềm năng, lòng hăng say của người dân Việt Nam đã bị tước đoạt một thời gian dài. Đến khi họ nhận thấy rằng nếu tiếp tục như vậy thì bản thân họ không còn đường mà sống nên họ trả lại cho người dân những quyền làm kinh tế, từ nông nghiệp cho đến quyền làm kinh doanh.
Trong bài viết của mình, ông Trương Minh Tuấn nói rằng yếu tố quan trọng nhất của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường là vai trò lãnh đạo của Đảng. Theo ông, Đảng đại diện cho lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân và không có lợi ích của riêng mình.
Tuy nhiên trong một bài viết có tựa "Cần hiểu đúng để không làm sai" đăng trên VietnamNet hôm 05/5/2017 nhưng hiện đã bị dỡ xuống, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó ban Tuyên giáo TW nói :
"Sự lãnh đạo và quản lý chưa thể là một đặc điểm của nền kinh tế. Đặc điểm của nền kinh tế sẽ hình thành trong thực tế một cách khách quan, nó không phải là sự lãnh đạo và quản lý của ai, mà là kết quả của sự lãnh đạo và quản lý ấy thế nào",
Ông nói rõ vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường không phải là để kinh doanh, cũng như không để các cơ quan hành chính tham gia kinh doanh. Mà theo ông, nhiệm vụ của Nhà nước là :
"Việc chính của nhà nước là tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội được kinh doanh thuận lợi, bình đẳng thật sư, không bị thị trường ngầm, không có buôn gian bán lậu, càng không để cho cán bộ của nhà nước tham gia hoạt động trong và cho các "nhóm lợi ích".
"Tốt khoe ra, xấu xa che lại" ?
Hai người đàn ông đi xe máy kéo một lượng rác tái chế trên đường phố Hà Nội vào ngày 12 tháng 8 năm 2016. AFP photo
Ông Trương Minh Tuấn đánh giá cao vai trò kinh doanh của nhà nước mà đại diện là khối doanh nghiệp nhà nước. Ông nói : "Để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa đạt tới mục tiêu, trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo".
Cũng trong bài viết này, ông Trương Minh Tuấn chỉ nói chung chung rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện mà không nêu rõ đó là những vấn đề gì hay hoàn thiện bằng cách nào.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những "vấn đề" lớn nhất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là việc các doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đạo mà theo ông là một đường lối sai lầm của Việt Nam :
Khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo đã được ghi trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Và điều đó ngầm định Nhà nước dùng các doanh nghiệp này để điều tiết nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Và nó đã gây ra những hậu quả tai họa cho đất nước này. Không biết bao nhiêu cái gọi là tập đoàn kinh tế nhà nước đã thật sự phá sản. Chuyện Vinashin, Vinaline bây giờ đã vào quên lãng nhưng còn hàng chục các tập đoàn với hàng chục các dự án mười mấy ngàn tỷ do Nhà nước làm chủ đều đang sắp phá sản.
Cho nên việc lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo là một đường lối sai lầm của Đảng. Khu vực quốc doanh này chỉ tạo ra khoảng 25-26% GDP nhưng rất đáng tiếc là doanh nghiệp nhà nước lại sử dụng đến khoảng một nửa nguồn lực của đất nước. Đó là những tài nguyên thiên nhiên như hầm hỏ, đất đai,…và chèn ép các doanh nghiệp tư nhân mà đáng lẽ phải đóng vai trò chủ đạo.
Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước lần thứ nhất diễn ra sáng 26/4, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ông Nguyễn Văn Bình cho biết, hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đã tạo việc làm cho trên 85% lao động đang làm việc của nền kinh tế. Tỷ trọng đóng góp GDP của kinh tế tư nhân luôn lớn hơn so với các thành phần kinh tế khác và duy trì ổn định ở mức 39-40% từ năm 2003 -2015.
Như vậy tỷ trọng đóng góp GDP của kinh tế Nhà nước hiện tại đã đứng sau kinh tế tư nhân mặc dù nhiều năm doanh nghiệp Nhà nước được đánh giá là nòng cốt của nền kinh tế.
Ngay sau khi bài viết về vai trò của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang lại những phát triển ngoạn mục của ông Trương Minh Tuấn được đăng tải, trên các trang mạng xã hội, dư luận ngay lập tức có các ý kiến phản biện. Chúng tôi ghi nhận quan điểm của Facebook Nguyễn Thông như sau :
Tôi muốn hỏi ông Trương Minh Tuấn bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông : thế nào là ngoạn mục ? Người cộng sản nắm quyền cai trị ở nước này tới nay đã 42 năm. Suốt nửa thế kỷ độc tôn cầm quyền mà đất nước vẫn còn nghèo đói, chậm phát triển như hiện nay thì ngoạn mục ở chỗ nào ?
Hãy nhớ rằng, các nước Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... với chừng ấy năm, hoặc chỉ 1/4 chừng ấy năm thôi thì họ đã đi được bao nhiêu ?
Xin nhắc lại, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một cơ chế quản lý kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra và triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990. Tuy nhiên cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích nguyên lý chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Lan Hương, phóng viên RFA