Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lòng tham và tự trọng trong vụ vây cá mập trên nóc tòa đại sứ (RFA, 22/01/2018)

Ngày 19 tháng Giêng vừa qua, mạng báo www.elmostrador.cl của Chile đăng tải những hình ảnh cho thấy hàng trăm vây cá mập đang được phơi khô trên mái nhà của Đại sứ quán Việt Nam vào chiều thứ Năm, ngày 18 tháng Giêng. Dân chúng địa phương, ở xung quanh khu vực gần Đại sứ quán Việt Nam phản ánh mùi hôi từ trên mái nhà cơ quan ngoại giao này. Báo mạng này còn cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra tại Chile một số lượng lớn vây cá mập của các loài trưởng thành còn tươi được phơi ngay trong thành phố.

camap1

Hình vây cá mập được phơi trên nóc nhà đại sứ quán Việt Nam ở Chile do báo elmostrador đăng tải - Hình chụp màn hình từ trang báo elmoStrador

Đài RFA có cuộc phỏng vấn với ông Đặng Xương Hùng, một cựu viên chức Bộ ngoại giao Việt Nam từng làm việc trong các cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ, xung quanh sự việc này.

Đặng Xương Hùng : Tôi cũng rất quan tâm đến câu chuyện vây cá mập được phơi trên nóc nhà Đại sứ quán Việt Nam tại Chile và nói rõ hơn là Thương vụ Việt Nam tại Chile. Câu chuyện này không làm cho tôi ngạc nhiên lắm bởi vì tôi cũng từng ở trong ngành và những câu chuyện những nhân viên ngoại giao Việt Nam làm những việc để thu thêm thu nhập, kiếm thêm ít tiền làm giàu tận dụng thời gian đi ra nước ngoài làm công tác ngoại giao.

Các bạn cũng biết là ở mỗi nước lại có một lợi thế nhất định mà các nhân viên ngoại giao Việt Nam thường tìm hiểu rất kỹ tình hình của nước đó và các cơ hội để họ có thể kiếm thêm tiền. Thí dụ ở Châu Phi họ đã từng buôn sừng tê giác. Mua hàng như thuốc lá hay rượu miễn thuế của các nước sở tại rồi mang ra bán lại cho người tiêu dùng để tìm giá chênh lệch. Đây là việc lợi dụng vị trí ngoại giao và những ưu đãi ngoại giao tại nước sở tại để kiếm thêm tiền. Ở Thụy Sĩ thời tôi làm cũng có sự việc như buôn bán đồng hồ rồi gửi về Việt Nam bán lại. Tức là khi đi làm ngoại giao họ đã hỏi nhỏ nhau về cơ hội họ có thể kiếm thêm đồng tiền nào đó.

RFA : Theo ông sự việc này ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Việt Nam – Chile ?

Đặng Xương Hùng : Việc này tất nhiên ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Chile. Tuy nhiên cũng phải nói là trong quan hệ hai nước thì người ta cũng cân nhắc và thái độ của Chile đối với sự việc như thế nào tức là họ coi mức độ trầm trọng của vấn đề đến đâu thì nó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ hai nước tới mức đó. Thí dụ như vụ ông Bàng đi bắt sò ở New York thì người ta cũng chỉ phạt và đưa tin một thời lượng nhất định nào đó và sau rồi câu chuyện cũng chìm đi. Chuyện bắt sò của ông Bàng không nghiêm trọng bằng chuyện buôn bán sừng tê giác và phơi vây cá mập bởi vì nó liên quan đến môi trường và bảo vệ sinh vật quý hiếm. Cho nên Chile cũng phải nghĩ đến vấn đề quan hệ hai nước và tính đến vấn đề bảo vệ môi trường. Không những họ đã vi phạm quy chế ngoại giao, lợi dụng văn phòng bất khả xâm phạm để làm những việc vi phạm pháp luật. Rồi còn lợi dụng công việc để làm chuyện gây hại với môi trường và vi phạm luật bảo vệ động vật quý hiếm. Phải nói rằng đây là một sự việc tương đối nghiêm trọng cho ngành ngoại giao Việt Nam.

Trước đây ít mạng thông tin nên những sự việc như thế này ngay lập tức bị bưng bít bởi phía Việt Nam. Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của mạng thông tin những vụ việc như thế này được công chúng biết đến nhiều hơn. Chẳng hạn như vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức cũng vậy. Tức là Việt Nam hiện nay ít có cơ hội bưng bít những thông tin rất xấu cho hình ảnh đất nước.

RFA : Và vụ việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hình ảnh Việt Nam ?

Đặng Xương Hùng : Hình ảnh đã xấu rồi và bây giờ xấu thêm thôi. Những câu chuyện người Việt Nam mình gây ra ở nước ngoài phải nói là rất nhiều. Tất nhiên đối với phía ngoại giao thì nặng nề hơn nhiều bởi vì anh có quyền ưu đãi nhưng anh lại lợi dụng quyền ưu đãi đó. Chứ còn những hình ảnh như lấy cắp ở Thụy Điển hay ở Nhật Bản hay sinh viên đi làm thuê bị trục xuất ở một số nước như Canada, Úc. Ở Thái và Nhật người ta viết những biển cảnh báo bằng cả tiếng Việt, đó là những điều rất xấu với hình ảnh đất nước.

Vụ vây cá mập này phải nói là rất xấu cho hình ảnh Việt Nam và trách nhiệm thuộc về ngành ngoại giao Việt Nam. Tuy nhiên với hình ảnh của đất nước Việt Nam và cộng đồng người Việt ở nước ngoài thì đó không chỉ là trách nhiệm của ngành ngoại giao Việt Nam mà còn là cả trách nhiệm của những người còn nhân danh người Việt ra nước ngoài cần giữ uy tín cá nhân và giữ cả uy tín cộng đồng và của đất nước.

RFA : Theo ông, Nhà nước Việt Nam nên xử lý những trường hợp này như thế nào để không tái diễn trong tương lai ?

Đặng Xương Hùng : Đây là một câu hỏi rất hay bởi vì chính những người từng làm trong ngành ngoại giao như chúng tôi và có một chút nghĩ về tự trọng cho đất nước thì đều nghĩ rằng đất nước phải minh bạch trong những vấn đề như thế này. Tôi cho rằng đây là một hiện tượng khi người làm ngoại giao Việt Nam không được trả lương cao như những nhà ngoại giao ở nước ngoài. Bởi vì những đồng lương rất hạn hẹp nên người ta thường nghĩ đến câu chuyện buôn bán, làm ăn nhiều khi là phi pháp. Đôi khi họ lợi dụng cả visa, hộ chiếu, chứng thực,…

Có thời người ta đã đặt câu hỏi tại sao Nhà nước Việt Nam không tăng lương cho nhân viên ngoại giao để giảm bớt tình trạng này, tuy nhiên đây là một bài toán luẩn quẩn. Đây có thể nói là sự tham lam, bỏ qua lòng tự trọng của mình để làm những việc vi pháp. Một khía cạnh khác nữa, đó là thường thì Việt Nam không đủ sức để bao bọc tất cả con dân của mình mà phải tạo cho họ những kẽ hở để họ tự làm. Thí dụ như công an đứng đường bắt người tham gia giao thông, rồi họ cũng bỏ qua dù họ biết thừa, như vậy để mua lại sự trung thành của ngành công an với chế độ. Cũng như bỏ visa cho ngành ngoại giao để họ trung thành hơn với chế độ hiện thời.

Cho nên rất khó để họ xử lý để những câu chuyện tương tự không lặp lại mà họ chỉ làm đến mức độ nào đó gọi là "ném bùn qua ao". Câu chuyện này có khi cũng chỉ giải quyết nội bộ, một vài bản kiểm điểm cá nhân rồi thuyên chuyển những người đó đến nơi khác và câu chuyện rồi cũng qua đi. Sẽ không có một biện pháp xử lý nghiêm minh để răn đe người khác, mà chỉ là hình thức gỡ rối khi lỡ có sự vi phạm xảy ra.

RFA : Xin cám ơn những chia sẻ của ông.

Và thưa quý khán thính giả, ở Chile, cá mập là một tài nguyên trên bờ vực tuyệt chủng và việc đánh bắt loài này đã bị Chính phủ Chile cấm từ năm 2012. Đây là lần đầu tiên vây cá mập được phát hiện trong quá trình phơi khô tại quốc gia này. Vụ việc bị phát giác ngay trong khi một hội nghị khoa học về hiểm họa tuyệt chủng của cá mập đang diễn ra tại Nam Mỹ.

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng báo cáo và giải trình vụ việc trụ sở Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam, ở Chile bị phát hiện phơi vây cá mập. Bộ Công thương còn gửi văn bản đến Bộ Ngoại Giao đề nghị phối hợp để xác minh thông tin liên quan, đồng thời làm việc với cơ quan chức năng của nước sở tại để xử lý theo pháp luật của Chile và báo cáo cho Bộ Công thương trước ngày 25 tháng Giêng.

*****************

Việt Nam điều tra vụ phơi vây cá mập ở đại sứ quán tại Chi lê (RFA, 22/01/2018)

Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng báo cáo và giải trình vụ việc trụ sở Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam, ở Chile bị phát hiện phơi vây cá mập.

camap2

Hình vây cá mập được phơi trên nóc nhà đại sứ quán Việt Nam ở Chile do báo elmostrador đăng tải - Hình chụp màn hình từ trang báo elmoStrador

Truyền thông trong nước cho biết thông tin vừa nêu vào ngày 22 tháng Một.

Bộ Công thương cũng gửi văn bản đến Bộ Ngoại Giao đề nghị phối hợp để xác minh thông tin liên quan truyền thông Chile đưa tin về Đại sứ quán Việt Nam phơi vây cá mập trên mái nhà, đồng thời làm việc với cơ quan chức năng của nước sở tại để xử lý theo pháp luật của Chile và báo cáo cho Bộ Công thương trước ngày 25 tháng Giêng.

Vụ việc vừa nêu được báo mạng www.elmostrador.cl đăng tải vào ngày 19 tháng Một với những hình ảnh cho thấy có ít nhất 100 vây cá mập phơi khô trên mái nhà của Đại sứ quán Việt Nam vào chiều thứ Năm, ngày 18 tháng Một. Dân chúng địa phương ở xung quanh khu vực gần Đại sứ quán Việt Nam phản ánh mùi hôi từ trên mái nhà cơ quan ngoại giao này.

Tờ báo mạng còn cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra tại Chile một số lượng lớn vây cá mập của các loài trưởng thành còn tươi được phơi ngay trong thành phố.

*****************

Quốc tế kêu gọi Việt Nam xử nghiêm đầu nậu buôn sừng tê giác (RFA, 22/01/2018)

16 tổ chức quốc tế và tổ chức xã hội hoạt động trong lãnh vực bảo tồn tại Việt Nam gửi thư kêu gọi Việt Nam xét xử nghiêm minh đối với bị cáo Nguyễn Mậu Chiến, nghi phạm cầm đầu một đường dây buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia.

camap3

Sừng tê giác buôn lậu bị tịch thu và trưng bày tại văn phòng Hải quan ở Hà Nội hôm 14/3/2017 - AFP

Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ Trung tâm Giáo dục thiếu niên vào chiều ngày 22 tháng Một cho biết tin vừa nêu.

Trong thư do 16 tổ chức đồng ký tên kêu gọi Tòa án Nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội xét xử đúng người, đúng tội nhằm răn đe các đối tượng đã và đang buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, cũng như thể hiện Việt Nam quyết tâm phòng chống loại tội phạm này.

Bị cáo Nguyễn Mậu Chiến bị bắt giữ vào tháng 4 năm 2017 tại Việt Nam, do tình nghi có liên quan tới hàng loạt vụ buôn bán hổ trái phép và hợp pháp hóa qua một cơ sở nuôi nhốt hổ ở Thanh Hóa. Vụ bắt giữ này đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có bước đột phá trong việc ngăn chặn hoạt động mua bán, tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã.

Tuy nhiên, trong phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Mậu Chiến diễn ra vào ngày 27 tháng 11 năm 2017, Hội đồng xét xử đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ nguồn gốc của tang vật tịch thu và mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo.

Trước đó, Nguyễn Mậu Chiến vào năm 2007 đã bị bắt giữ tại Tanzania và bị xử phạt do vận chuyển trái phép động vật hoang dã.

16 tổ chức ký tên trong thư kêu gọi Việt Nam xét xử nghiêm minh đối với Nguyễn Mậu Chiến, cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc phòng chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

Published in Việt Nam

Việt Nam dự tính sẽ tích hợp hai môn lịch sử và địa lý lại thành một môn học trong giáo trình tiểu học. Dự thảo này gặp nhiều phản ứng trong giới giáo viên và các nhà nghiên cứu, bởi hai môn lịch sử và địa lý, về mặt bản chất hoàn toàn trái ngược với nhau. Môn lịch sử thuộc về lĩnh vực xã hội học, môn địa lý thuộc về tự nhiên học. Nếu tích hợp hai môn này lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho người giảng dạy. Những nhận định của các giáo viên và nhà nghiên cứu dưới đây sẽ nói lên điều này.

giaotrinh1

Giáo trình lịch sử lớp 5 của Việt Nam - TTVN

Liệu có khả thi ?

Thầy Hoàng Nam, một cựu giáo viên, hiện đang thực hiện một công trình về giáo dục Việt Nam, chia sẻ :"Sẽ gặp khó khăn tại vì môn địa lý nó thuần về tự nhiên hơn, còn lịch sử lại theo tiến trình lịch sử. Mà cái này khó khăn nữa là trong quá trình đào tạo, anh không đào tạo tích hợp, anh đào tạo đơn môn thôi, mà giờ dạy đa môn tích hợp chắc chắn sẽ gặp khó khăn".

Theo thầy Hoàng Nam, việc tích hợp hai môn lịch sử và địa lý thành một môn, cho dù giảng dạy ở cấp phổ thông trung học, lúc này học sinh đã có đủ tuổi nhận thức và bề dày tri thức thường thức thì vẫn không ổn bởi vấn đề đánh tráo khái niệm của kiểu tích hợp này. Trường hợp dạy cấp phổ thông cơ sở thì càng nguy hiểm hơn bởi độ tuổi này chưa có đủ nhận thức và tư duy phán đoán đúng sai. Trường hợp tích hợp hai môn này trong giáo trình tiểu học thì quá nguy hiểm.

Sự nguy hiểm mà thầy Hoàng Nam muốn nhắc đến ở đây là tính nhân bản, lòng yêu thiên nhiên và tính hiếu kỳ, khám phá tự nhiên có thể bị bóp chết. Vì sao ? Thầy Hoàng Nam giải thích, trước đây, chưa bàn chuyện lịch sử hiện tại viết đúng hay sai như thế nào, nhưng rõ ràng dạy sử riêng, địa riêng. Khi hai môn này dạy riêng lẻ, thông qua môn địa lý, giáo viên có thể giải thích hoặc giới thiệu thêm cho học sinh kiến thức tự nhiên, chẳng hạn như tại vùng A có các tỉnh, tại vùng này có loại cây gì đặc trưng, con vật nào sống hợp với vùng đất này và con người phải làm gì để sống chan hòa với thiên nhiên nơi đó…

Ngược lại, với xu hướng tích hợp, khi nói về vùng đất A nào đó thì sẽ có những nhân vật lịch sử gắn với nó, ví dụ như ông A là nhà cách mạng, từng bắn bao nhiêu quân thù, từng đánh Mỹ cứu nước, là anh hùng… Với trẻ con, tâm hồn và trí nhớ của các cháu như tờ giấy trắng, mỗi môn học là một vết mực ghi lên tâm trí các cháu. Trong khi đó, giáo trình lịch sử Việt Nam hiện tại có quá nhiều vấn đề để bàn, nếu gieo rắc những thứ này vào trí nhớ trẻ em, thật khó mà nói được tâm hồn của chúng khi lớn lên sẽ ra sao.

Đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Hoàng Nam, ông Lê Khế, một giáo viên dạy môn lịch sử vừa nghỉ hưu, hiện đang sống tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, chia sẻ :" Cả nền giáo dục mà, từ a đến z là để dạy con người biết nghe chứ không phải con người biết sáng tạo. Thường thường lịch sử nó sẽ định hướng cho một triều đại nhưng không có lịch sử nào tệ như bây giờ. Tức là luôn luôn người ta viết sử thuận theo họ đương nhiên rồi, mình có muốn cũng không thay đổi được nhưng mà ở chỗ lý ra phải có lẽ phải, liêm sỉ. Ví dụ như hiện tại đang kỷ niệm 50 năm Mậu Thân, rõ ràng là gắng gượng. Một sự thất bại ê chề, kể cả chính trị, quân sự, tất cả mọi cái nhưng giờ nó công khai nó kỷ niệm, nó làm hoành tráng, sự kiện lịch sử đó chứ, lý ra phải biết hối lỗi. Những vùng đất như Huế và nhiều vùng khác nữa, lý qua phải lập những trai đàn, thông qua tôn giáo mà giải cho họ. Nhưng không, họ kỷ niệm một cách hoành tráng là nhờ sự lãnh đạo của A mới có B, có C..".

Theo thầy Lê Khế, nói về lịch sử Việt Nam là câu chuyện dài, và thật đáng tiếc là hiện tại, hầu hết các giáo trình lịch sử trong giáo dục đều là những bộ sử một chiều, lịch sử của bên thắng cuộc. Có rất nhiều vấn đề để nói về tính trung thực của môn lịch sử Việt Nam hiện tại. Trong trường hợp gắn thêm những kiến thức không thật này vào thì có thể nói đây là mối nguy hiểm chứ không đơn giản là giáo dục lệch lạc.

Người đứng lớp nói gì ?

Thầy giáo Hoàng Kim Hùng, dạy môn địa lý, hiện đang sống ở thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắc, chia sẻ :"Dạy địa lý nhưng mà có gắn liền ví dụ như nói về thực vật thì nó gắn với môn sinh. Ví dụ như sinh học gắn liền với thực vật, động vật rồi gắn liền với địa lý, nên ví dụ như có thể tích hợp môn sinh. Như sử thì qua địa được chứ địa mà qua sử thì không có gì để nói. Cái đó rất là khó, bởi vì một người giáo viên sử thì không có kiến thức địa, một người dạy địa thì không có kiến thức sử thì làm sao dạy, có bồi dưỡng cũng rất là khó bởi vì kiến thức anh dạy không có, như anh giờ nói anh dạy qua sử thì chịu rồi. Ví dụ như địa lý và gắn với sinh học thì còn được chứ địa và sử thì chịu. Rất là khó khăn đấy !".

Thầy Hoàng Kim Hùng chia sẻ thêm rằng chuyện tích hợp hai môn điạ lý và lịch sử thành một chẳng khác nào trộn mắm rò với mù tạc. Một khi hai thứ này trộn lẫn với nhau thì không những là vô cùng khó ăn mà có thể là ăn không được, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của những người bị cao huyết áp và dị ứng mùi. Nhưng hiện tại, nếu Bộ giáo dục mang hai môn lịch sử và địa lý tích hợp với nhau thì cũng chẳng khác mấy so với việc trộn mù tạc với mắm rò.

Thầy Hùng cho rằng chỉ có một cách nghĩ duy nhất cho việc tích hợp hai môn địa lý và lịch sử là một phương cách tuyên truyền mới của chế độ. Gắn vào ký ức non nớt của trẻ em ngay từ khi chúng ghi nhận thế giới xung quanh, đặc biệt là ghi nhận thế giới tự nhiên thông qua môn học địa lý bằng cách gắn thêm nhân vật lịch sử, sự kiện chế độ.

Và với đà này, sẽ có rất nhiều thế hệ sau bị thay thế tình yêu thiên nhiên, óc khám phá bằng lòng tôn sùng chế độ và tính vâng phục. Như để kết thúc buổi nói chuyện, thầy giáo Hùng kết luận rằng nếu vẫn cứ tiếp tục nhồi nhét những thông tin lịch sử lệch lạc vào trí nhớ của các thế hệ sau này thì cái giá phải trả không còn dừng ở thế hệ, giai đoạn lịch sử nữa, mà là cả một dân tộc phải trả giá vì điều này.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Nguồn : RFA, 20/01/2018

Published in Văn hóa

Ngân hàng phá sản : Người dân lo gì ? (RFA, 16/01/2018)

Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng hồi tháng 11 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.

phấn1

Khách hàng đang gửi tiền mặt vào một ngân hàng thương mại ở Hà Nội. AFP

Mặc dù giới chuyên gia cho rằng luật mới này có thể giúp kiểm soát và quản lý những ngân hàng yếu kém được hiệu quả hơn, thế nhưng dân chúng tại Việt Nam tỏ ra hoang mang và lo lắng trước thông tin ngân hàng được phép phá sản.

Quản lý chặt chẽ hơn

Một ngày sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng chính thức có hiệu lực, vào tối ngày 16 tháng Giêng, từ Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính-ngân hàng độc lập, cho RFA biết Luật ban hành vừa nêu có hai điểm đáng chú ý. Thứ nhất, Luật không cho phép lợi ích nhóm nảy sinh trong hệ thống ngân hàng, thông qua quy định giới lãnh đạo ngân hàng không thể là lãnh đạo của doanh nghiệp trong cùng thời gian. Thứ hai, Luật quy định về phá sản ngân hàng.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, các ngân hàng hoạt động yếu kém, bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt thì sẽ được Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng 5 phương án để tái cơ cấu, bao gồm phục hồi ; sát nhập ; giải thể ; chuyển giao bắt buộc và phá sản.

Một khi 4 phương án đầu tiên không thể thực hiện được, ngân hàng yếu kém được kiểm soát đặc biệt sẽ nhận quyết định chọn phương án phá sản theo chủ trương của Chính phủ đề ra. Khi đó, Ban kiểm soát đặc biệt cùng phối hợp với ngân hàng xây dựng phương án phá sản để trình với Ngân hàng Nhà nước.

Trong vòng 30 ngày nhận được phương án phá sản, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi và trình Chính phủ phê duyệt cho phép ngân hàng phá sản theo Điều 52 hay không. Nếu một ngân hàng hoạt động yếu kém được cho phép phá sản thì ngân hàng đó sẽ bị đưa ra tòa án phá sản.

Đài Châu Á Tự Do ghi nhận, một số chuyên gia cho rằng Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có tác dụng hệ thống hóa một cách rõ ràng hơn trong việc quản lý các ngân hàng hoạt động yếu kém, không hiệu quả so với Luật Các tổ chức tín dụng được ban hành trước đó. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nêu lên nhận định của ông :

"Luật sửa đổi này đưa ra trình tự là Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ sẽ giải quyết một ngân hàng yếu kém như thế nào. Có nghĩa rằng với việc phá sản ngân hàng, không phải ngân hàng yếu kém là tự động bị phá sản mà phải qua một trình tự rất lâu dài cũng như qua các bước từ việc Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp phục hồi hay không phục hồi, sẽ giúp sát nhập hay không sát nhập, bắt chuyển giao cho một tổ chức tín dụng khác và đến cuối cùng mới là phá sản. Thành ra, đúng là Luật sửa đổi này chặt chẽ hơn và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và bảo vệ quyền lợi của ngân hàng mà có thể bị phá sản".

Quyền lợi của khách hàng

Bên cạnh những ý kiến khẳng định Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi ngân hàng bị phá sản, chúng tôi cũng ghi nhận không ít người lên tiếng Luật này chưa xét đến rủi ro của người gửi tiền. Báo giới trong nước mới đây nhắc lại, trong phiên chất vấn với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng hồi trung tuần tháng 11 năm 2017, nhiều Đại biểu Quốc hội thắc mắc về tiền gửi của người dân trong ngân hàng bị phá sản sẽ ra sao khi chiếm đến 80% tổng số tiền gửi ngân hàng, cũng như niềm tin của người gửi tiền sẽ thế nào khi hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng gửi vào ngân hàng và chỉ được nhận lại bằng khoản bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng theo quy định hiện hành ?

Trao đổi với chúng tôi, một vài chuyên gia ở trong nước cho biết nguyên tắc đầu tiên khi ngân hàng bị phá sản là tài sản ngân hàng đó phải trả lại cho ngân sách nhà nước trước và sau đó đến lượt trả cho các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia này cũng nhấn mạnh hiện tại Việt Nam có nhiều khách hàng gửi tiền tỷ, thậm chí vài chục tỷ đồng và với số tiền bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng như thế, khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy bất an.

Đại diện một doanh nghiệp tư nhân ở Sài Gòn nói với RFA Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi gây tác động rất lớn đến số đông khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ cũng như thành phần người dân để dành tiền dưỡng già :

"Những người lấy tiền hưu gửi tiết kiệm để sống an phận sẽ chết trước. Ví dụ, họ gom góp số tiền 400-500 hay 700-800 triệu, nói chung số tiền này là có thì họ buồn, họ lo, họ rầu. Khi luật này có hiệu lực, thì họ đi rút hoặc chia nhỏ ra. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, lẻ, tư nhân thì họ sẽ chết. Tại vì, tài sản của họ thế chấp chỉ được 50% trên giá trị tài sản thật, nên khi ngân hàng phá sản rồi thì tài sản của họ có thể bị mất luôn".

Vị đại diện cho doanh nghiệp tư nhân không muốn nêu tên còn chia sẻ Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi tạo điều kiện cho thành phần doanh nghiệp không làm ăn chân chính có thể được hưởng lợi :

"Những doanh nghiệp nào mà đi cửa sau thì sẽ vui. Ví dụ, tài sản của một doanh nghiệp trị giá thực tế là 1 tỷ đồng, nhưng doanh nghiệp đó đút lót để được tăng giá trị lên 1, 5 tỷ. Những doanh nghiệp lớn thường vay nhiều hơn là cho vay. Nếu ngân hàng phá sản thì họ càng mừng nữa. Nói thật là như vậy".

Qua thông tin về Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, quy định về ngân hàng phá sản, chính thức có hiệu lực từ ngày 15 tháng Giêng, một số người dân bày tỏ với RFA nỗi lo lắng không biết phải làm gì với số tiền chắt chiu, dành dụm để phòng thân của họ. Họ nói rằng, giữ ở nhà thì sợ cướp, gửi ngân hàng thì làm sao biết được ngân hàng nào uy tín và an toàn, khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố không thể công khai danh sách xếp hạng tổ chức tín dụng, vì được sử dụng để quản lý điều hành chính sách và nếu chọn gửi ngân hàng thì lại ngày đêm nom nóp lo sợ không biết khi nào ngân hàng mình gửi tiền thông báo bị phá sản.

Trước sự hoang mang, không yên tâm của người dân lẫn những thắc mắc của các Đại biểu Quốc hội như chúng tôi đã đề cập, giới chức Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa phổ biến rộng rãi đến công chúng những giải pháp bảo đảm quyền lợi cho khách hàng của ngân hàng khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi được ban hành, ngoại trừ lời khẳng định khái quát của Thống đốc Lê Minh Hưng rằng trong bất kỳ trường hợp xử lý phương án nào đối với tổ chức tín dụng thì vẫn đảm bảo mục tiêu giữ được lòng tin và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Hòa Ái

*****************

Thêm người Việt bị cáo buộc ăn cắp dầu ở Singapore (RFA, 16/01/2018)

Có 14 nghi phạm, trong đó 3 người mang quốc tịch Việt Nam, dính líu vào vụ ăn cắp xuyên biên giới số lượng lớn dầu từ nhà máy lọc dầu lớn nhất của Shell.

phấn2

Một người bị tình nghi (ở giữa) trong vụ trộm dầu đang ở trên xe của cảnh sát đến tòa ở Singapore hôm 13/1/2018. AFP

Hãng thông tấn Reuters, vào ngày 16 tháng Giêng, dẫn nguồn từ giới chức của Singapore cho biết họ đã phát hiện và điều tra một số công ty quốc tế liên quan đến vụ ăn cắp dầu vừa nêu trong những tháng qua, từ đầu tháng 10 năm ngoái cho đến đầu tháng Một năm 2018.

Cảnh sát cũng đã bắt giữ một tàu chở dầu cùng với hàng triệu đô la Mỹ tiền mặt, cũng như đã đóng băng một số tài khỏan ngân hàng.

Theo hồ sơ của tòa án, có 14 người phải đối mặt với cáo buộc dính líu trong vụ ăn cắp dầu. Trong đó, 11 người Singapore và 3 người Việt Nam.

Ba người quốc tịch Việt Nam bị cáo buộc nhận số dầu ăn cắp trên hai chiếc tàu có tên Prime South và MT Gaea, đều treo cờ hiệu Panama.

Giới chức Singapore còn cho biết đã bắt giữ ít nhất 17 người trong vụ việc này và cuộc điều tra vẫn còn tiếp diễn.

11 người bị cáo buộc ăn cắp trong vụ việc vừa nêu sẽ phải ra tòa trong ngày 18 và ngày 22 tháng này và có thể sẽ phải đối mặt với một số tội danh khác.

Published in Việt Nam

Đã một tháng trôi qua, cựu tù nhân lương tâm Đoàn Văn Diên vẫn chưa được thả và gia đình cũng không nhận được bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến vụ bắt giữ trái phép này. Gia đình ông Diên cho Đài Á Châu Tự Do biết tin này hôm 12/1.

tu1

Hình cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương (bên trái), và ông Đoàn Văn Diên bên góc phải - Courtesy FB Huy Chương Đoàn

Mục Sư Đoàn Văn Diên bị bắt giữ vào ngày 14/12/2017 vì bị cáo buộc là ‘phát tán tài liệu trên mạng’ có nội dung chống đối nhà nước, theo gia đình ông cho biết.

Con trai ông Đoàn Văn Diên là Cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương, hôm 12/1 đã chia sẻ trên trang facebook cá nhân, kêu gọi cộng đồng mạng và các tổ chức quốc tế lên tiếng và đòi lại công bằng cho gia đình anh về vụ bắt giữ trái phép mục sư Đoàn Văn Diên.

Chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do sáng nay qua skype video, ông Chương cho biết thêm thông tin về cha ông là mục sư Đoàn Văn Diên :

"Gia đình đã lên gặp được ba tôi và đã gặp bên PA92 của Bộ công an, họ nói chỉ giữ ba tôi để làm việc, nhưng họ giữ tới nay đã 20 ngày, nhưng không có bất cứ một thông báo hoặc lệnh hay giấy triệu tập gì, nhưng vẫn giữ một cách vô cớ. họ cũng không nói đến khi nào thả ba tôi và đưa ra một lý do là ba tôi phát tán tài liệu gì trên mạng".

Tuy nhiên, khi Đài Á Châu Tự Do gọi cho Phòng trực ban PA92 thì bên này phủ nhận thông tin bắt ông Diên :

"Chúng tôi trả lời anh là chúng tôi không giữ ai tên Đoàn Văn Diên".

Theo ông Đoàn Huy Chương, trong một vài ngày tới gia đình sẽ mời luật sư đến để trực tiếp làm việc với cơ quan công an tỉnh Đồng Nai để tìm hiễu thêm nguyen nhân về vụ bắt không có lệnh này.

Ông Đoàn Văn Diên sinh năm 1954 tại Quảng Nam, từng bị tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai kết án 4 năm 6 tháng tù vào ngày 10/11/2007 với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Bộ luật Hình sự. Trong vụ án này, con trai ông là Đoàn Huy Chương và cũng là thành viên sáng lập Phong trào Lao Động Việt cũng bị kết án 18 tháng tù giam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Anh Chương được thả vào ngày 12 tháng 2 năm 2017 vừa qua, nhưng đang phải ẩn lánh vì những hoạt động vì quyền lợi của công nhân của anh hiện nay.

Published in Việt Nam

Khởi động - Tăng tốc

Nhận định về chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam trong năm 2017, cựu Đại tá Bùi Tín, hiện đang sinh sống tại Pháp đã gọi đây là một cuộc phiêu lưu sau một thời gian do dự, nhưng ông cũng nhấn mạnh cuộc phiêu lưu ấy chỉ nhắm đến những người không cùng phe cánh của ông Tổng bí thư :

Ông phải là thực sự chống tham nhũng mà chỉ là các phe phái ở trong Đảng chia ăn với nhau thôi. Nếu chống tham nhũng thì cả chế độ này sụp đổ rồi bởi vì chế độ này tham nhũng đầy cả ra, tất cả các cấp thì làm sao mà tồn tại được. Cho nên chống tham nhũng của ông Trọng chỉ là bề nổi thôi. Do dự một thời gian dài mới nổ ra, mà nổ ra không chắc đã xử được hết, bởi vì chỉ xử những ai chống lại ông ấy thôi còn phe cánh thì ông ấy bảo vệ.

songthan1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và câu nói nổi tiếng về lò nóng - củi tươi.   Ảnh chụp màn hình.

Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rất nhiều lần lên tiếng kêu gọi tích cực đấu tranh chống tham nhũng. Một trong những phát biểu gây ấn tượng nhất của ông Trọng đó là khi ông ví von chiến dịch chống tham nhũng của ông là "lò nóng củi tươi cho vào cũng cháy". Bản thân ông Trọng cũng từng thừa nhận rằng chưa có thời kỳ nào được như bây giờ khi mà một loạt cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, cán bộ về hưu đều bị xử lý.

Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị trung ương 6, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi tất cả các ban ngành phải xử nghiêm những trường hợp vi phạm từ trên xuống dưới để lấy lại lòng tin của người dân. Nhiều ý kiến cho rằng qua bài phát biểu này, chính ông Trọng đã thừa nhận tình hình tham nhũng ở Việt Nam đã khiến nhiều người dân mất niềm tin vào chế độ.

Còn với Nhà báo độc lập, cũng là người quan tâm sát sao tình hình chính trị ở Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, thì chiến dịch chống tham nhũng trong năm 2017 được chia rõ ràng thành hai giai đoạn có thể hiểu là giai đoạn khởi động và giai đoạn tăng tốc :

Giai đoạn thứ nhất là từ đầu năm 2017, hay chính xác là từ giữa năm 2016 cho đến tháng 11/2017. Đó là một giai đoạn có thể nói là hô hào suông với những khẩu hiệu, nghị quyết chống tự diễn biến tự chuyển hóa theo Nghị quyết trung ương 4 và thi hành những biện pháp mang tính chất kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính nhiều hơn hẳn so với việc chế tài bằng cách bắt bớ, tống giam, khởi tố. Tức là không thực hiện những biện pháp nặng mà chỉ thực hiện những biện pháp nhẹ.

Có thể nói lý do chính mà ông Trọng đã không thành công trong giai đoạn đầu là do thứ nhất ông ấy không nắm được bộ Công an. Cho nên đến tháng 10/2016 ông ấy có một động thái là tham gia vào Đảng ủy Công an trung ương. Thứ hai là ông ấy chưa cơ cấu được một bộ phận giúp việc cho mình một cách chuyên nghiệp. Thứ ba, ông ấy còn quá nể nang trong việc xử lý tham nhũng.

Còn giai đoạn thứ hai theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bắt đầu từ tháng 11/2017, xuất phát từ cuộc gặp gỡ giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân Hội nghị APEC ở Đà Nẵng. Ông Phạm Chí Dũng cho rằng có thể Chủ tịch Trung Quốc đã truyền lửa hay kinh nghiệm cho ông Nguyễn Phú Trọng, khiến ông Trọng bứt phá hẳn lên và phá vỡ một tiền lệ rất quan trọng trước đây là Ủy viên Bộ chính trị không thể bị khởi tố hoặc tống giam.

Hãng thông tấn AFP cũng từng đưa ra nhận xét rằng cách thức tiêu diệt các quan chức tham nhũng mà chính quyền Việt Nam đang thực hiện giống cách thức của Trung Quốc.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cũng nhắc đến việc nhiều ý kiến cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng không quyết liệt và chỉ nhắm đến những nhân vật không cùng phe cánh với ông ấy :

Ví dụ như biệt phủ Phạm Sỹ Qúy ở Yên Bái, hay bà Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ Y tế hay ông Võ Kim Cự liên quan đến vụ xả thải của Formosa,…Tất cả những người đó đều có thể được coi là không hề hấn gì và bằng cách nào đó đều có thể được coi là hạ cánh an toàn.

Ông Phạm Sỹ Qúy là nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái. Khi còn đương chức, gia đình ông đã xây dựng một khu biệt phủ nằm trên một mảnh đất rộng vốn là đất trồng rừng. Sau khi dư luận lên tiếng gay găt về vụ việc này, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra và đưa ra kết luận ông Qúy mắc nhiều sai phạm. Tuy nhiên sau đó, ông Quý bị cách chức Giám đốc sở nhưng lại được đưa về làm phó Văn phòng Hội đồng Nhân dân tỉnh Yên Bái. Gia đình ông này cũng chỉ bị phạt hơn 500 triệu liên quan đến biệt phủ được xây dựng trái phép.

Còn ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh được cho là mắc nhiều sai phạm liên quan đến thảm họa môi trường Formosa ở Hà Tĩnh. Nhưng rồi ông Cự đã được cho nghỉ hưu khi vừa được giao chức Chủ tịch liên minh hợp tác xã Việt Nam.

"Sóng thần" sắp tới ?

Dự đoán về chiến dịch chống tham nhũng trong năm 2018, Cựu đại tá Bùi Tín cho rằng chiến dịch này vẫn sẽ tiếp tục diễn ra một cách không công tâm và đích đến cuối cùng là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng :

Tương lai bấp bênh lắm bởi vì chống tham nhũng chỉ là hình thức thôi còn thực chất là các phe phái trị nhau và bênh nhau. Cho nên nó không có công tâm, không có pháp luật.

Hiện nay nó xử ông Đinh La Thăng, rồi sắp tới xử ông Trịnh Xuân Thanh và lần lượt sẽ xử đến ông Nguyễn Văn Bình và đến một số tay chân khác của ông Dũng. Nhưng cuối cùng sẽ đi đến trả thù cho ông Dũng. Bởi vì chống tham nhũng này của ông Trọng là oán thù các phe cánh với nhau mà kẻ thù số 1 của ông Trọng là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Chuyện phe phái mà ông Bùi Tín đề cập được cho là xung đột kéo dài từ lâu giữa một bên là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng, với bên kia là những viên chức cao cấp của chính phủ dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Sau Đại hội đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016, ông Nguyễn Tấn Dũng mất hết quyền lực chính trị. Sau đó người ta thấy một loạt các quan chức được ông bổ nhiệm bị kỷ luật, thậm chí có người đã về hưu cũng bị cách chức như ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương. Và đến cuối năm 2017, đến lượt ông Đinh La Thăng, người được thăng tiến nhanh chóng dưới thời Thủ tướng Dũng.

Còn dưới con mắt của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thì năm 2018 sẽ là một năm chiến dịch chống tham nhũng sẽ bùng nổ lên cao trào :

Năm 2018 được khởi nguồn từ cuối năm 2017 và bây giờ có nhắm mắt cùng có thể nói là năm 2018 sẽ là một năm máu lửa và xung đột nội bộ ghê gớm. Một năm mà chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng đẩy lên một mức độ khốc liệt và sẽ nhận những phản ứng khốc liệt từ những đối thủ chính trị của ông Trọng và những quan chức tham nhũng.

Nói chung, nguyên năm 2018 có thể nói tình hình chính trường ở Việt Nam sẽ không bình yên một chút nào và mặt biển luôn xuất hiện những cơn sóng lừng và thậm chí là sóng thần từ đầu đến cuối năm.

Cựu Đại tá Bùi Tín lại ví von chiến dịch chống tham nhũng này như một con thần mã của ông Tổng bí thư. Ông e ngại rằng không biết con thần mã này có thể đưa ông Trọng tới cửa nhà ông Nguyễn Tấn Dũng hay không. Hay ông Trọng sẽ ngã khỏi lưng con ngựa do chính ông tạo ra.

Nguồn : RFA, 04/01/2018

Published in Diễn đàn

Chuyện buồn vui của người dân Việt Nam trong năm 2017 (RFA, 29/12/2017)

Ban Việt ngữ điểm lại những sự kiện tại Việt Nam được dư luận đặc biệt quan tâm trong năm 2017, qua ghi nhận của Diễm Thi, Hòa Ái và Chân Như :

langkinh1

Hàng ngàn người tập trung trước trụ sở UBND huyện Lộc Hà yêu cầu chính quyền giải quyết vụ công an đánh dân. Courtesy : Facebook Bạch Hồng Quyền

Hòa Ái : Kính thưa quý khán thính giả, chúng ta vừa chào đón năm mới 2018 và từ biệt năm cũ 2017 với nhiều cảm xúc buồn vui, hạnh phúc, lo lắng, trông mong những điều tốt đẹp nhất đến với mọi người. Dân chúng tại Việt Nam trải qua 365 ngày trong những nỗi niềm như thế ra sao ? Hãy cùng Ban Việt ngữ chúng tôi điểm lại những câu chuyện được dư luận đặc biệt quan tâm trong năm vừa rồi. Theo ghi nhận của chị Diễm Thi và anh Chân Như thì sự kiện nào đáng chú ý nhất đã xảy ra tại Việt Nam trong những ngày đầu năm 2017 ?

Diễm Thi : Có lẽ chị Hòa Ái, anh Chân Như và quý khán thính giả vẫn còn nhớ đến câu chuyện của hàng ngàn người dân, ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tập trung biểu tình tại Ủy ban Nhân dân huyện hồi đầu tháng 4, tức là tròn đúng một năm thảm họa môi trường biển do nhà máy Formosa gây ra, để yêu cầu được giải quyết việc đền bù cho họ là nạn nhân của thảm họa này. Một ngày sau đó, đại diện Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà hứa hẹn sẽ gửi giấy mời đến dân chúng địa phương để giải quyết các yêu câu của họ đưa ra trong cuộc biểu tình ngày hôm trước. Tuy nhiên, 1 tuần sau nữa, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh quyết định khởi tố vụ án đối với cuộc biểu tình của người dân ở huyện Lộc Hà.

Chân Như : Bên cạnh đó, Chân Như nhớ là cũng có 1 cuộc biểu tình khác tại thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, cũng vào đầu tháng 4 năm ngoái. Hàng trăm người dân mang theo ngư cụ ra chặn Quốc lộ 1A tại khu vực xã Kỳ Nam, đòi bồi thường thiệt hại do thảm họa môi trường Formosa. Cuộc biểu tình này cũng bị khởi tố vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng.

Hòa Ái : Hòa Ái cũng xin lưu ý, chắc là hai anh chị còn nhớ thời điểm trước khi diễn ra 2 cuộc biểu tình mà chị Diễm Thi và anh Chân Như vừa nhắc đến, là hình ảnh Valentine đỏ tràn ngập trên mạng xã hội. Nhưng cư dân mạng tại Việt Nam chia sẻ ngày Valentine năm 2017 không có màu đỏ của những bông hồng tươi thắm mà nhuộm đỏ bởi máu của đồng bào miền Trung đổ xuống khi đoàn người nạn nhân của thảm họa Fomosa đang trên đường đi khởi kiện tập thể, đã bị lực lượng đông đảo công an ngăn cản. Họ đã sử dụng lựu đạn cay và bạo lực để trấn áp đoàn người đi khiếu kiện này.

Chân Như : Chưa hết nhé, Hòa Ái. Một câu chuyện khác gây chấn động dư luận trong và ngoài nước, đó là vụ Đồng Tâm. Dân chúng tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, thể hiện sự phản kháng của họ đối với vấn đề cưỡng chế đất đai, đền bù, khiếu kiện, qua việc bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin để yêu cầu được đối thoại với chính quyền thành phố.

Diễm Thi : Đúng rồi Chân Như ! Đây là một vụ việc lần đầu tiên xảy ra kể từ sau ngày 30/4/1975, Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Và ông Chủ tịch thành phố Hà Nội, Tướng Nguyễn Đức Chung đã phải viết tay bản cam kết, hứa hẹn sẽ thanh tra cũng như không khởi tố người dân Đồng Tâm. Nhưng, niềm hy vọng cuối cùng của người dân Đồng Tâm tin cậy vào chính quyền thành phố Hà Nội sẽ giải quyết thỏa đáng những bức xúc của họ hoàn toàn bị tắt ngúm, bởi vì…

Hòa Ái : Vì kết luận thanh tra, có thể nói nôm na rằng phản ảnh của người dân Đông Tâm là không đúng. Khu vực đất đó thuộc về Bộ Quốc Phòng. Các hộ dân đã lấn chiếm, xây dựng những công trình trái phép v.v. Và lời hứa của ông Chủ tịch thành phố Hà Nội trở thành "lời nói gió bay" do Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án ở Đồng Tâm. Hồi tháng 10, Cơ quan An ninh Điều tra Công an Hà Nội và Viện kiểm sát Nhân dân Hà Nội kêu gọi những người dân xã Đồng Tâm, có liên quan vụ ‘bắt giữ người trái luật cũng như hủy hoại công sản’ hồi tháng 4 ra đầu thú.

Chân Như : Nói đến kêu gọi ra đầu thú, chị Hòa Ái và chị Diễm Thi chắc chắn không thể quên được nhân vật Trịnh Xuân Thanh. Ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức cấp cao bị Chính phủ Việt Nam truy nã quốc tế. Tuy nhiên, đùng một cái sau gần 1 năm mất tích, ông Thanh xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia của Việt Nam để đầu thú, trong khi chính quyền Đức lên tiếng cáo buộc cho rằng mật vụ của Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh mang về nước, khi ông Thanh đã nộp dơn xin quy chế tị nạn tại Đức.

Diễm Thi : Đây là một câu chuyện rất ly kỳ. Truyền thông Đức cho rằng vụ bắt cóc này giống như trong phim điệp viên thời Chiến tranh lạnh. Nhưng, tại Việt Nam, dư luận trong nước càng hồi hộp hơn vì công cuộc chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xướng từ hồi năm 2012 bắt đầu đi vào giai đoạn rốt ráo qua nhân vật Trịnh Xuân Thanh, với lời tuyên bố ví von "lò đã nóng lên rồi, củi tươi cũng phải cháy".

Chân Như : Có lẽ không chỉ câu chuyện của riêng ông Trịnh Xuân Thanh mà còn ông Đinh La Thăng bị bắt và khởi tố trong những ngày cuối cùng của năm 2017 là chưa bao giờ xảy ra đối với vị trí lãnh đạo cấp cao, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc Hội Việt Nam. Không những thế, tiếp theo đó, các quan chức thuộc tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng bị bắt giam và khởi tố. Chân Như nghe được không ít người dân tại Việt Nam cho biết họ theo dõi sát sao chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng có lẽ sẽ còn phát hiện rất nhiều những ‘con hổ" khác.

Diễm Thi : Diễm Thi ghi nhận một số nhà quan sát tình hình Việt Nam và người dân trong nước phần nào tỏ ra lạc quan rằng Đảng và nhà nước chỉnh đốn lại đội ngũ cán bộ quản lý qua các diễn tiến mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam. Nhưng trái lại, các chính phủ và các tổ chức nhân quyền thế giới lên tiếng cáo buộc nhà cầm quyền Hà Nội trong năm 2017 mạnh tay đàn áp người dân, bắt giữ hàng loạt các nhà hoạt động vì môi trường và xã hội, cũng như tuyên các bản án tù nặng nề đối với những người này, trong đó có Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga, các bản án lên đến 10 năm tù giam.

Hòa Ái : Những câu chuyện mà cả ba chúng ta vừa điểm lại trong năm 2017, được dư luận đặc biệt quan tâm hầu như liên quan đến việc bắt bớ và khởi tố, cả quan chức từ cấp cao cho đến những thân phận bé mọn của người dân. Quý khán thính gỉa có nghĩ rằng một đất nước như thế bình yên hay không ? Trong năm qua, chúng tôi đã làm việc và trao đổi với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về chính trị, kinh tế, ngoại giao…Họ nhận định bức tranh xã hội Việt Nam trong năm 2017 không được sáng sủa cho lắm và những câu chuyện chúng tôi nhắc đến vẫn chưa có hồi kết.

Mong rằng năm mới 2018 đến với những điều tốt đẹp nhất và cầu xin một năm an lành cho người Việt khắp nơi.

********************

Nhìn lại vụ Đồng Tâm : Bài học về sức phản kháng của người dân (RFA, 28/12/2017)

Tức nước vỡ bờ

Vụ việc có thể khái quát như sau : mảnh đất hơn 100 ha tại Đồng Sênh, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội theo chính quyền là đất quốc phòng và đòi thu lại cho Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Trong khi đó người dân lại nói chỉ có một phần đất là của quốc phòng, còn lại là đất nông nghiệp của họ.

langkinh2

Cảnh sát cơ động được người dân thả ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017. AFP

Vào tháng 4 cơ quan chức năng nói mời đại diên người dân đến để đo đất ; nhưng sau đó xảy ra việc bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm và gây thương tích cho một cụ già trong quá trình bắt giữ. Bức xúc trước cách hành xử của phía lực lượng chức năng mà người dân cho là bất chấp luật pháp, phi nhân ; người dân Đồng Tâm đã trả đũa bằng cách giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin từ ngày 15 đến ngày 22 tháng tư.

Đích thân ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch thành phố Hà Nội phải về tận thôn Hoành để đối thoại với người dân và viết một bản cam kết trong đó có một nội dung là sẽ không khởi tố người dân Đồng Tâm.

Vụ việc gây xáo động dư luận một thời gian dài trước khi cơ quan chức năng công bố kết luận thanh tra chính thức khu đất tranh chấp với nội dung là khu đất đó là đất quốc phòng.

Bản kết luận tiếp tục khiến người dân phẫn nộ và yêu cầu thanh tra lại. Cho đến tận bây giờ, những căng thẳng giữa hai bên vẫn chưa nguôi ngoai, dân thì không chấp nhận kết luận thanh tra, còn cơ quan chức năng coi kết luận đó là văn bản chính thức, đất là của quốc phòng không còn gì chối cãi.

Sau khi kết luận thanh tra đất được công bố, công an Hà Nội liên tục có các động thái khiến nhiều người dân Đồng Tâm càng thêm bức xúc chẳng hạn như gửi giấy triệu tập đến cả trăm người dân, và thậm chí là kêu gọi họ ra đầu thú.

Tòa án Hà Nội cũng đã từng xét xử những quan chức và cựu quan chức có sai phạm liên quan đến đất đai ở Đồng Tâm, nhưng người dân Đồng Tâm nói với RFA rằng đó chỉ là một chiêu thức xoa dịu dư luận bởi vì những quan chức này không hề liên quan đến khu đất đang tranh chấp, mà là một khu đất khác.

Quyết định khởi tố vụ việc bắt giữ người trái phép và phá hoại tài sản ở xã Đồng Tâm mà phía công an đưa ra cũng khiến không chỉ người dân Đồng Tâm mà nhiều người quan tâm theo dõi cho rằng đó là một sự bội ước, thất hứa từ phía chính quyền, mà đại diện là ông chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Anh Trịnh Bá Phương, cũng là một người đang khiếu kiện đất đai tại Dương Nội, quận Hà Đông, nhận định cuộc khủng hoảng Đồng Tâm là một minh chứng cho sức trỗi dậy của người dân khi quyền lợi chính đáng của họ bị xâm phạm một cách trắng trợn :

Vụ việc Đồng Tâm cũng là một bài học cho nhà cầm quyền Hà Nội khi mà hàng loạt cảnh sát cơ động, công an bị bắt giữ, đó là một bài học cho thấy sự phẫn nộ của người dân đã lên đến đỉnh điểm. Trong tương lai sẽ còn xảy ra nhiều vụ Đồng Tâm nữa, những người dân Việt Nam phải chịu ảnh hưởng bởi chính sách thu hồi đất, cướp đoạt đất đai của Nhà nước Cộng sản lên đến cả chục triệu người.

Tháng trước, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Đồng Tâm bà Nguyễn Thị Lan đã bị bãi nhiệm với lý do là không làm tròn trách nhiệm của một người đứng đầu. Khi buổi bãi nhiệm diễn ra, hàng trăm người dân đã đứng ở bên ngoài trụ sở để "đón bà Lan về với dân" vì họ cho rằng bà là một người luôn đứng ra bảo vệ người dân giữa những căng thẳng xảy ra bấy lâu nay.

Còn đối với luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa nhiều vụ kiện tụng đất đai cho dân oan, thì vụ Đồng Tâm cho thấy một phần lỗi rất lớn của cơ quan chức năng :

Người dân thì không hiểu biết gì nhiều. Người ta chỉ thấy ai có cương vị, chức vụ, quyền hạn mà không cần biết họ là bên tư pháp hay hành pháp và người ta coi đó là tiếng nói của pháp luật.

Trong sự việc này có sự bất nhất từ khi ông chủ tịch Nguyễn Đức Chung về tuyên bố rằng không khởi tố người dân thì dân hiểu rằng không có chuyện gì nữa. Nhưng nay cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát lại chiếu theo quy định của pháp luật lại khởi tố vụ án.

Tôi cho rằng trách nhiệm cuối cùng vẫn là cơ quan Đảng. Tại vì trong hiến pháp điều 4 nói rằng Đảng lãnh đạo tất cả mà lại để cho cơ quan hành pháp là ông Chung nói như vậy, còn cơ quan tư pháp lại nói khác đi.

Đầu tháng 11 vừa qua, trong một bài phát biểu trước Quốc hội và ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại biểu Dương Trung Quốc, tỉnh Đồng Nai đã nêu lên những nguyên nhân khiến vụ việc ở Đồng Tâm chưa thể kết thúc cũng như những bài học cho giới lãnh đạo qua sự việc này. Bài phát biểu của ông đã thu hút nhiều sự quan tâm và đồng tình của người dân, chúng tôi xin trích một đoạn như sau :

Chúng ta đã khởi tố những người dân Đồng Tâm vi phạm nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân bất hợp pháp hoàn toàn vẫn đứng ngoài pháp luật.

Tôi cho rằng chúng ta phải rút ra bài học để Đồng Tâm không còn là một vụ việc tiêu cực mà góp phần làm những việc tương tự không còn lặp lại nữa.

Câu chuyện Đồng Tâm rồi đi về đâu ?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người từng đưa ra nhiều hiến sách để cải thiện luật đất đai hiện hành ở Việt Nam nói rằng chừng nào Việt Nam còn chưa hạn chế quyền của Nhà nước trong việc thu hồi đất thì những sự việc đáng tiếc như Đồng Tâm sẽ còn diễn ra :

Riêng cá nhân tôi rất muốn gỡ bỏ điều trong luật hiện nay nói là nhà nước, trong những lý do thu hồi đất, thì có lý do là những dự án phát triển kinh tế xã hội khác, vì cái đó nó quá rộng, không làm rõ các dữ liệu khác nhau nên dẫn tới tình trạng thu hồi đất thuần nông của dân rồi giao cho một ông doanh nghiệp khác để làm. Người dân được đền bù một thì đối với ông doanh nghiệp giá đất sau đó có thể lên đến cả trăm lần. Từ đó gây nên những chuyện khiếu kiện đất đai tràn lan ở Việt Nam. Chuyện đất đai trở thành một trong những điều bất công nhất ở Việt Nam hiện nay".

Luật sư Hà Huy Sơn cũng cho rằng cuộc khủng hoảng Đồng Tâm chỉ là một ví dụ về hậu quả của luật đất đai hiện tại :

Tôi nghĩ Đồng Tâm cũng như chuyện của cả nước thu nhỏ lại thôi. Luật đất đai hiện hành là một bất công lớn ảnh hưởng đến người nông dân. Cho nên, chuyện lòng dân không yên cũng là tất nhiên thôi.

Một báo cáo nghiên cứu của hai Tổ chức tư vấn TMP Systems và Rights and Resources Initiative, trụ sở tại Anh Quốc, vừa được công bố cho thấy khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là điểm nóng về tranh chấp đất đai trên thế giới.

Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường hồi tháng 7 vừa qua cho biết trong tổng số hơn 1.500 lượt đơn khiếu nại trong nửa đầu năm 2017, có đến hơn 95% liên quan đến vấn đề đất đai.

Khi được hỏi rằng luật đất đai ở Việt Nam chưa có dấu hiệu sẽ được thay đổi, vậy thì câu chuyện Đồng Tâm rồi sẽ đi về đâu, anh Trịnh Bá Phương, người cũng đang hợp tác chặt chẽ với nhiều người dân Đồng Tâm đấu tranh đòi lại đất, đưa ra dự đoán :

Người dân vẫn đang cương quyết giữ mảnh đất của mình. Trong tương lại tôi cũng chưa biết kết quả sẽ đi đến đâu nhưng tôi tin rằng người dân Đồng Tâm sẽ có thể bảo vệ được mảnh đất của mình và phía nhà cầm quyền sẽ phải nhượng bộ trước tinh thần của người dân Đồng Tâm.

Trong một cuộc trao đổi gần đây giữa RFA và cụ Lê Đình Kình, một trong 4 người dân Đồng Tâm bị bắt giữ hồi tháng 4, cụ Kình đã khẳng định rằng dân Đồng Tâm sẽ quyết tâm bảo vệ đất đai đến cùng cho thế hệ mai sau, dù có phải đổ máu đi chăng nữa.

Nguồn : RFA tiếng Việt, 28/12/2017

Published in Việt Nam

Bản án từ tòa Natuna, Indonesia tuyên phạt 5 thuyền trưởng tàu cá Việt Nam vào ngày 13 tháng 12 với cáo buộc tội đánh bắt cá trái phép trong vùng nước của Indonesia đã ghi nhận thêm một biến cố nữa của ngư dân Việt trong năm 2017.

Mời quí vị cùng chúng tôi nhìn lại một năm nhiều biến động của ngư dân Việt Nam, trong đó có những người có thể và không thể trở về được nữa.

ngudan1

Một làng chài ở Việt Nam - AFP

 ‘Họ đã bỏ biển’

Cho đến những ngày cuối năm 2017, thảm hoạ môi trường cá chết hàng loạt do nhà máy Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ra cách đây hơn một năm vẫn còn để lại những hậu quả nặng nề cho người dân bốn tỉnh miền Trung. Bộ Tài Nguyên - Môi trường đã xếp vụ ô nhiễm biển này là vị trí thứ nhất trong 7 thảm họa môi trường năm 2016 ở Việt Nam.

Báo chí trong nước từng nêu ra hàng loạt những thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.

Anh Bình, sống ở Đồng Hới, Quảng Bình, một người làm nghề đi biển lâu năm cho chúng tôi biết hiện nay rất nhiều ngư dân, trong đó có cả anh phải bỏ nghề, bỏ làng, bỏ cả nước để tìm cách mưu sinh. Anh chia sẻ lý do mình phải bỏ ngư trường hơn một năm nay :

"Cuộc sống ở biển giờ rất vất vả. Cá, mắm lúc nào cũng thất thường. Sóng gió đánh không được ; nếu đánh được về thì cá mắm họ mua cũng không được cho hòa vốn ; mọi thứ đều không được như xưa nữa. Mọi thứ đều không được như xưa nữa".

Theo đánh giá của Bộ Lao động, thương binh và xã hội công bố hồi năm ngoái, sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế do công ty Formosa Hà tĩnh gây ra đã làm ảnh hưởng đến hơn 200.000 lao động với hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình là những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Gần đây, chính phủ cho biết, tính đến ngày 7/6/2017, tức một năm sau thảm họa, Thủ tướng Chính phủ đã tạm cấp cho 4 tỉnh với tổng số tiền là 7.000 tỷ đồng nhằm mục đích bồi thường, hỗ trợ cho người dân.

Thông tin khác cũng từ Chính phủ Việt Nam cho biết việc hỗ trợ và bồi thường do người dân 4 tỉnh miền Trung sẽ hoàn thành vào cuối tháng 6/2017 và đời sống người dân trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung về cơ bản đã ổn định.

Cho đến gần cuối tháng 8, nhà nước thông tin đã chi trả 95% trên tổng số tiền đền bù cho dân. Tuy nhiên, một cư dân Hà Tĩnh, tên Phú nói với chúng tôi rằng "đó chỉ là lừa bịp dân".

"Cho kê khai 100 người thì đền bù khoảng 60 người thôi. Như ban đầu kê khai thì nó kê khai cả kể từ 15 đến 19 tuổi. Nhưng sau này không còn một ai trong độ tuổi này nhận được tiền bồi thường. Dân ban đầu đi kê khai thì ghi danh sách từ 15 tuổi trở lên nhưng khi đền bù, 10 người chỉ nhận được 5 người, 6 người".

Gia đình của một cư dân khác ở tỉnh Quảng Bình, tên Thảo, là một trong những hộ chịu thiệt hại trực tiếp vụ Formosa xả độc cho biết điều mà họ cần là biển sạch, cá sạch.

"Vấn đề là biển phải sạch để nhà em sinh kế chứ đền bù thì ăn được mấy bữa. Vì nếu em mang đổi gạo thì ăn có đủ một năm đâu".

Anh Bình, người phải bỏ ngư trường hơn một năm nay thì khẳng định cuộc sống người dân không có gì thay đổi sau những thông tin về việc được nhà nước đền bù.

"Nói chung thì mọi thứ đều là con số 0" !

Con số 0 mà ngư dân các tỉnh miền Trung phải nhận lãnh đã bắt buộc họ phải neo thuyền, lên bờ tìm nghề khác để mưu sinh. Theo lời anh Bình, rất nhiều các thanh niên đi biển trước đây hiện giờ phải lưu lạc ở nước khác ở làm công.

"Người dân đi biển bây giờ đi Trung, đi Hàn hết. Có người phải bán cả ghe".

Bản thân anh Bình sau khi bỏ biển, phải lên bờ và tìm đến công việc chăn nuôi.

Chiếc ‘thẻ vàng’ cảnh cáo của EU

Giữa lúc biển chưa thể hồi sinh và đời sống bấp bênh của gia đình ngư dân chưa kịp hồi phục thì ngư trường Việt Nam phải nhận lãnh chiếc thẻ vàng cảnh cáo của Uỷ Ban Châu Âu (EU). Quyết định hôm 23 tháng 10 năm nay được đưa ra vì Hà Nội không cải thiện kịp thời và đầy đủ các yêu cầu của EU trong công tác chống hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Sau thảm hoạ Formosa, nghề mua bán thuỷ hải sản của người dân đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn với quyết định cảnh cáo của EU, đó là xuất khẩu sẽ bị hạn chế, sản phẩm thuỷ hải sản bị trả lại do không có nguồn gốc. Giới chuyên gia từ VASEP từng kết luận rằng hải sản Việt Nam xuất khẩu sang EU trong thời gian tới chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại và phát sinh thêm nhiều chi phí.

Ông Hoàng, Chủ tịch hội nghề cá Quảng Ngãi nói với chúng tôi về những khó khăn trong kiểm soát việc đánh bắt cá và những điều kiện do EU đề ra :

"Nghề cá là nghề cá nhỏ, mà ngư dân thì đông. một tỉnh hàng ngàn tàu, mà bến cảng, bến tàu đâu phải như nước ngoài. Gọi là tàu đi đánh cá thật ra chỉ là ghe, chứ đâu phải là tàu lớn mà có rada, có thông tin, định vị, kiểm soát. Giống như đi lên rừng khai thác, bất chấp. Bây giờ họ ra biển đánh bắt rồi về.

Khi trở về, ở Việt Nam đâu có những cái cảng để họ vào đó để có người xác nhận, mà họ vào bờ chỗ nào, bến kia để bán cá. Họ bưng rổ, bưng thúng xuống rồi những bà mua cá, bán lên. 90% là tình trạng mua bán cá diễn ra ở dọc bờ biển như vậy chứ không có những cảng lớn như các nước trên thế giới".

Ông cũng cho biết sản lượng cá đánh bắt không phải đều có xác nhận nguồn gốc mặc dù đánh bắt ở vùng biển Việt Nam, vì Hội nghề cá không thể đáp ứng đủ số người để thực hiện việc kiểm soát.

"EU thì muốn tất cả nguồn cá đưa vào chế biến xuất khẩu phải có xác nhận nguồn gốc, nhưng không thể làm hết được đâu.

Chỉ có vài tàu lớn của công ty lớn về đến cảng đó, có người thu mua, có cơ quan giám sát mới xác định được khối lượng, đánh bắt ở đâu. Ngư dân chúng tôi thì chỉ phát cho cuốn sổ nhật ký, đánh bắt vùng nào, toạ độ nào, giờ nào… có hết".

Theo ông Hoàng, để xác minh hết con số hơn 5 ngàn tàu cá cập bến mỗi đêm bằng phương pháp thủ công như thế là chuyện rất khó khăn.

Những người có thể và không thể trở về

Trong những ngày cuối cùng của năm 2017, ngư trường Việt Nam vẫn không thể yên ả khi báo chí đưa tin về bản án từ tòa Natuna, Indonesia tuyên phạt 5 thuyền trưởng tàu cá Việt Nam với cáo buộc tội đánh bắt cá trái phép trong vùng nước của Indonesia.

Mức án cao nhất 5 người họ phải nhận là bị 6 tháng tù giam và số tiền phạt 300 triệu rupiah (khoảng 600 triệu đồng).

Ở vùng biển thuộc quốc gia khác, tỉnh Pangasinan – Philippines, có 5 ngư dân Phú Yên sau thời gian bị giữ sẽ được chính phủ Philippines trả về Việt Nam. Chuyến đi của nhóm ngư dân này ban đầu có đến 7 người, nhưng hai trong số 7 người họ đã không thể may mắn quay trở về.

Chiếc tàu cá số hiệu PY96173TS của họ đã va chạm với cảnh sát biển Phillipines tại vùng biển Bolinao, tỉnh Pangasinan. Kết quả dẫn đến là hai ngư dân xấu số Phan Ngọc Liêm và Lê Văn Reo bị cảnh sát biển Philippines bắn chết.

Theo tài liệu chúng tôi có được, đây không phải là lần đầu tiên ngư dân Việt Nam gặp rắc rối khi đánh bắt cá ở những vùng lãnh hải còn đang tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm là nguyên nhân dẫn đến điều đó. Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, đó là "Biển Việt Nam còn cá hay không ?".

Câu trả lời được chính Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An khẳng định với chúng tôi rằng "Bây giờ mà trở lại ngư trường như trước đây là không thể. Nó phải có thời gian".

"Cái đáng tiếc là chúng ta đã để cho Formosa thải ra một lượng thải mà khắc phục thì đòi hỏi rất lâu. Vì tác động tích luỹ, hòa tan trong nước, trầm lắng xuống, diệt tất cả những gì gọi là cơ bản nhất của phát triển đa dạng sinh học. Dù họ không xả thải nữa thì nó vẫn diễn ra những tác động như vậy".

Và đó cũng chính là sự thật mà qua những ngư dân ở các vùng biển từ Nam chí Bắc chúng tôi tìm đến hỏi về cuộc sống của họ, những gì chúng tôi nhận được đều là những cái lắc đầu cùng với câu nói "Biển Việt Nam không còn cá nữa".

Nguồn : RFA, 27/12/2017

Published in Diễn đàn

Tuyên án nhóm bị cáo buộc khủng bố (RFA, 27/12/2017)

Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào chiều ngày 27 tháng 12 tuyên án đối với nhóm bị cáo buộc dùng bom xăng tấn công tại Sân bay Tân Sơn Nhất vào tháng tư vừa qua với mức án cao nhất cho người cầm đầu là 16 năm tù, mức thấp nhất cho người không tố giác là 18 tháng tù treo.

khungbo1

Các bị cáo tại phiên tòa hôm 26/12/2017 -  Ảnh chụp màn hình

Đặng Hoàng Thiện bị tuyên án 16 năm tù và 5 năm quản chế, Thái Hàn Phong 14 năm tù, Nguyễn thị Chung 12 năm tù, Ngô Thụy Tường Vy 11 năm tù và 3 năm quản chế ; Nguyễn Ngọc Tiền 11 năm tù ; Nguyễn Đức Sinh 10 năm tù và 3 năm quản chế.

Những bị cáo khác gồm Bùi Công Thành, Lê Hùng Cường, Trần Quốc Lượng, Vũ Mộng Phong, Hoàng Văn Dương, Hùng Văn Vương, Đoàn Văn Thế, Trần Văn No bị tuyên từ 5 đến 8 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Trương Tấn Phát có mức án được nói là nhẹ nhất với năm năm tù và 3 năm quản chế. Bạn gái của Đặng Hoàng Thiện, cô Lê thị Thu Phương bị tuyên án 18 tháng tù treo về tội không tố giác tội phạm.

Đầu tiên phiên xử dự kiến kéo dài từ ngày 26 đến 29 tháng 12 năm 2017.

Vào sáng ngày 27 tháng 12, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị tuyên phạt tổng cộng hơn 100 năm tù cho nhóm người bị cho là cấu kết với tổ chức phản động tiến hành hoạt động bị cho là khủng bố tại sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 4 vừa qua. Trong đó mức án cao nhất là 18 năm tù giam.

Tại phiên sơ thẩm, 16 bị cáo trong nhóm này bị quy kết vào hai tội danh là "Khủng bố nhằm chống chính quyền Nhân dân" và "Không tố giác tội phạm".

Viện Kiểm sát cho biết việc khủng bố không xảy ra thiệt hại về người là nằm ngoài ý muốn của các bị cáo. Vì vậy, mặc dù đa số các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình nhưng đã bị đề nghị mức án nghiêm khắc để răn đe chung.

16 thành viên của nhóm vừa nêu bị cáo buộc cấu kết với ông Đào Minh Quân và bà Lisa Phạm ở nước ngoài, cùng nhiều đối tượng khác thông qua mạng xã hội nhằm lôi kéo nhiều người trong nước thành lập các ‘nhóm hành động’ với chủ trương được nêu ra là ‘giết sạch, đốt sạch, phá sạch’.

Cáo trạng cho rằng bà Lisa Phạm đã chỉ đạo nhóm nghiên cứu mua vật liệu chế tạo bom xăng, kích nổ bằng điều khiển từ xa nhằm đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 30/4 và 1/5. Ngày 22/4, thùng bom xăng đặt ở cột số 9 ga đến quốc tế phát nổ làm hành khách bỏ chạy và an ninh sân bay đã phong tỏa hiện trường. Ngoài ra cũng theo cáo trạng, nhóm này còn được chỉ đạo thực hiện một số vụ tấn công khác.

Tuy nhiên trả lời RFA, bà Lisa Phạm đã phủ nhận mọi cáo buộc từ phía cơ quan chức năng Việt Nam và nói rằng sẽ kiện Việt Nam ra tòa án quốc tế vì tội vu khống.

*******************

Bị cáo khủng bố nói sẽ tiếp tục đấu tranh (RFA, 27/12/2017)

Bị cáo cầm đầu nhóm khủng bố mới bị xét xử ở Việt Nam nói rằng sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh nhưng chọn phương pháp đấu tranh khác. Một người chứng kiến phiên tòa giấu tên cho đài Á Châu Tự Do biết thông tin này qua thư điện tử (email).

khungbo2

Bị cáo Đặng Hoàng Thiện bị dẫn ra xe - Courtesy tintucvietnam.vn

Bị cáo Đặng Hoàng Thiện, 26 tuổi, người được cho là cầm đầu nhóm 15 người bị xét xử tội khủng bố, nói lời cuối cùng trước tòa rằng bị cáo đã chọn sai phương pháp đấu tranh, và bị cáo làm thì bị cáo chịu, không xin giảm nhẹ hình phạt.

Đặng Hoàng Thiện bị tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hôm 27 tháng 12 tuyên phạt 16 năm tù và 5 năm quản chế với tội khủng bố. 14 bị cáo khác bị án tù từ 5 năm đến 14 năm. Bạn gái của Thiện là Lê Thị Thu Phương bị 18 tháng tù treo về tội không tố giác tội phạm.

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cáo buộc các bị cáo này đã cấu kết với tổ chức phản động bên ngoài tiến hành các hoạt động khủng bố, điển hình là vụ là dùng bom xăng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, và phóng hỏa đốt kho xe tang vật ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hồi tháng 4 vừa qua.

Có 4 bị cáo không nhận tội, hoặc phản cung trước tòa. Tất cả những bị cáo này đều bị hình phạt nặng theo đề nghị của Viện kiểm sát. Người chứng kiến phiên tòa không cho biết tên cụ thể những người này là gì. Tuy nhiên, theo tuyên án của tòa, những người bị án nặng nhất là Đặng Hoàng Thiện 16 năm tù, Thái Hàn Phong 14 năm tù, Nguyễn Thị Chung 12 năm tù, Ngô Thụy Tường Vy và Nguyễn Ngọc Tiền mỗi người 11 năm tù và Nguyễn Đức Sinh 10 năm tù.

Các luật sư bào chữa theo hướng giảm nhẹ hình phạt.

Bằng chứng chống lại các bị cáo được đưa ra trước tòa bao gồm các đoạn chat trên mạng. Một số tài khoản facebook được đưa ra làm bằng chứng đã bị các bị cáo bác bỏ không nhận nhưng không được tòa chấp nhận.

Theo lời khai trước tòa được người chứng kiến thuật lại, có 2 vụ đốt kho xe của nhóm gây tiếng vang là ở sân bay Tân Sơn Nhất và kho xe tang vật ở Biên Hòa, Đồng Nai. Thiệt hại ở vụ phóng hỏa kho xe tang vật ở Biên Hòa được ước tính là khoảng 1,3 tỷ đồng. 6 vụ còn lại được đưa ra trước tòa thực chất chỉ là những ‘chém gió’ trên facebook.

Cáo trạng cũng cáo buộc nhóm đã câu kết với ông Đào Minh Quân, người cầm đầu tổ chức chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tại Mỹ và Lisa Phạm, cùng nhiều đối tượng khác thông qua mạng xã hội nhằm lôi kéo nhiều người trong nước thành lập các ‘nhóm hành động’ với chủ trương được nêu ra là ‘giết sạch, đốt sạch, phá sạch’.

Bà Lisa Phạm hôm 25/12 đã lên tiếng phủ nhận mọi liên quan của bà với nhóm này. Bà Lisa Phạm nói với Đài ACTD qua điện thoại : ‘Vấn đề là tôi không biết. Nhà cầm quyền cộng sản họ chụp mũ như vậy thôi chứ tôi hoàn toàn không biết mấy người. Tôi không biết họ là ai cả… Những người này nghe nói là họ chỉ có lên trên mạng coi các thông tin nhưng vấn đề là nhà cầm quyền cộng sản ghép tội như vậy. Họ nói họ khủng bố mà khủng bố gì họ’.

Sau khi tòa tuyên án, một vài bị cáo đã la lớn : phiên tòa bất công. Một bị cáo khi bị áp giải ra xe đã nói với luật sư là mình bị oan.

********************

Blogger Nguyễn Ngọc Già mãn án tù (RFA, 27/12/2017)

Tù nhân chính trị- blogger Nguyễn Ngọc Già, tên thật là Nguyễn Đình Ngọc, vào ngày 27 tháng 12 năm 2017 mãn án tù ba năm.

khungbo3

Blogger Nguyễn Ngọc Già tại phiên xử sơ thẩm cuối tháng ba năm 2016. Courtesy of vietnamhumanrightsdefenders.net

Tin từ mạng Dân Làm Báo cho biết cán bộ Trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai đưa blogger Nguyễn Ngọc Già về đến nhà tại Sài Gòn vào lúc khoảng 8 giờ sáng ngày 27 tháng 12.

Dù mãn án ba năm tù giam, nhưng blogger Nguyễn Ngọc Già còn phải chịu 3 năm quản chế theo bản án mà tòa tuyên đối với ông.

Blogger Nguyễn Ngọc Già được nhiều người biết đến với những bài viết nêu rõ hiện trạng của đất nước và những hành xử của chính phủ Hà Nội đối với người dân, giới hoạt động, những nhà bất đồng chính kiến.

Ông bị bắt vào ngày 27 tháng 12 năm 2014 với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Đến cuối tháng 3 năm 2016, phiên tòa sơ thẩm mới được tiến hành và ông bị tuyên án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế. Đến ngày 5 tháng 10 năm 2016, tòa phúc thẩm giảm án tù đối với ông từ 4 năm xuống còn 3 năm ; nhưng vẫn giữ mức 3 năm quản chế.

Published in Việt Nam

Nhiệt điện Vân Phong, thêm một nỗi sợ (RFA, 26/12/2017)

Nhiệt điện Vân Phong, thuộc xã Ninh Phước thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa do tập đoàn kinh tế Sumitomo Nhật Bản đề nghị đầu tư từ năm 2006, dự tính sẽ tiến hành vào đầu năm 2018 sau nhiều năm hoãn kế hoạch vì nhiều lý do khác nhau. Điều này tạo ra nhiều phản ứng trái chiều, trong đó, sự mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường cũng như tái thiết đời sống người dân nơi công trình mọc ra vẫn là vấn đề gây bức xúc nhiều nhất.

bao1

Hình minh họa. Nhiệt định Vĩnh Tân - TTVN

Môi trường bị đe dọa

Một cư dân tỉnh Khánh Hòa, không muốn nêu tên, chia sẻ : "À nói chung là sẽ có tác hại về bên nguồn nước, vì nó là nguồn nước độc chứ có phải nước trong đâu mà không ô nhiễm, nó ô nhiễm nhiều chứ, nó đủ loại hết, nói ra nó nhiều vấn đề lắm !"

Theo vị này, vấn đề môi trường tại Việt Nam nói riêng và môi trường của địa cầu đang ngày càng xấu đi là chuyện đã đến lúc con người phải biết dừng lại tất cả mọi hành vi xúc phạm đến môi sinh để đảm bảo tương lai không quá xấu.

Hiện tượng cháy rừng, bão lụt, thiên tai dường như có mặt mọi nơi trên thế giới, ngay cả những nơi được xem là thành trì an toàn để tránh thiên tai, dịch họa vẫn bị dính thiên tai trong thời gian gần đây.

Điều này cho thấy trái đất đang nóng dần lên, bầu khí quyển đang ngày càng xám xịt, sức khỏe con người đang ngày càng trở nên tệ hơn và mọi thứ chung quanh con người ngày càng độc hại. Thêm một nhà máy thủy điện mọc ra là thêm một mảng thiên nhiên bị cạo trọc để gắn bom nước, thêm một nhà máy nhiệt điện là thêm một lần lá phổi thiên nhiên phải hưởng khói độc.

Hiện tại, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện đã có mặt khắp ba miền Việt Nam nhưng giá điện vẫn không ngừng tăng. Trong khi đó, quĩ đất sử dụng cho nhiệt điện là cả một vấn đề khác đáng bàn. Tại Vân Phong, để xây dựng nhà máy nhiệt điện, phải tốn diện tích hơn 514,79 hecta bao gồm 178,4 hecta khu vực nhà máy, 68 hecta bãi xỉ, nhà ở chuyên gia rộng 3,4 hecta và diện tích mặt nước 265 hecta. Giai đoạn 1, dự án sẽ đầu tư 2 tổ máy với công suất 1.320MW, tổng vốn hơn 2 tỷ Mỹ kim.

Chuyện lời lỗ chưa biết, nhưng mức độ tốn kém diện tích đất và nguy cơ về môi trường là thấy rõ trước mắt. Vấn đề bụi than, xỉ than, nguồn nước sinh hoạt của người dân chung quanh nhà máy sẽ ô nhiễm là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Đó là chưa nói đến nguồn nước sản xuất nông nghiệp sẽ bị nhiễm bẩn về lâu về dài. Trong khi đó, sự khủng hoảng về một nền nông nghiệp sạch của Việt Nam hiện nay là hết sức trầm trọng.

Vị này đặt câu hỏi tại sao trên thế giới, các nước tiến bộ đã bỏ gần hết nhà máy thủy điện, nhiệt điện mà tại Việt Nam, một nước phát triển sau, thừa kế được kinh nghiệm phát triển của thế giới lại chọn những thứ người ta bỏ đi ?

Lộn xộn chuyện đất đai

Một cư dân Ninh Hòa, Khánh Hòa không muốn nêu tên, chia sẻ : "Bên nhà nước đưa ra thì người dân phải chấp nhận chứ không chối cãi được vì chúng tôi là dân mà, nhưng người dân yêu cầu nhà nước, chính phủ phải làm sao để khỏi bị ô nhiễm để người dân chúng tôi ở. Vì chúng tôi là người dân gốc từ lúc khai hoang, vậy làm sao chúng tôi di dời được. Vậy nên dân chúng tôi yêu cầu sao đừng ô nhiễm, đừng để tác hại đến chúng tôi, chứ nhà nước ở trên, làm sao dân chúng tôi cãi được".

Ông Hoàng Trung, chủ một đại lý kinh doanh hành tỏi ở Khánh Hòa, chia sẻ : "Trồng ở dưới đó (Ninh Yển) là nhiều nhưng giờ người ta làm nhiệt điện nên giải tỏa khu đó hết rồi. Người dân phải đi mua đất chỗ khác để trồng. Người ta giải tỏa, để họ trồng nhưng họ lấy lại giờ nào không biết, giờ họ lấy hết rồi".

Ông Hoàng Trung chia sẻ thêm về vấn đề đất đai, qui hoạch. Theo ông, hầu hết người Khánh Hòa đều không mong muốn có thêm một nhà máy nhiệt điện hay thủy điện nào trên tỉnh này. Bởi hậu quả của thủy điện, nhiệt điện ở các tỉnh trong thời gian qua cũng quá đủ để người dân lo sợ khi nó xuất hiện.

Bên cạnh đó, quĩ đất canh tác nông nghiệp đang càng ngày càng bị thu nhỏ. Dân số ngày thêm đông đúc, chỉ riêng đất ở không thôi cũng đã là chuyện đau đầu, giờ thêm chuyện đất nông nghiệp thu hẹp và chuyên gia, công nhân ngoại quốc vào Việt Nam ngày càng đông, họ không đơn thuần vào Việt Nam để làm công ăn lương mà họ còn lấy vợ Việt Nam, đẻ con tại Việt Nam và mua đất, làm nhà theo hộ khẩu vợ Việt Nam đang ngày thêm nhiều. Về lâu về dài, đây là câu chuyện không đơn giản.

Theo ông Trung, việc thị xã Ninh Hòa vừa tổ chức cưỡng chế các gia chưa di dời để thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 tại thôn Ninh Yển, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa. Ngay sau đó, các gia đình còn lại đã tự nguyện di dời để kịp tiến độ khởi công dự án vào đầu năm 2018. Trong số 340 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án, có 97 trường hợp phải tái định cư.

Các gia đình thuộc diện tái định cư được bố trí về khu tái định cư Ninh Thủy. Tuy nhiên, do khu tái định cư triển khai chậm tiến độ nên đến nay mới chỉ có khoảng 10 gia đình về đây ở. Các gia đình còn lại tự mua đất ở xã Vạn Hưng huyện Vạn Ninh, hoặc xã miền núi Ninh Sơn để tiếp tục làm nghề trồng tỏi… Điều này cho thấy không phải người dân nào cũng chấp nhận hoặc đồng thuận với việc di dời và tái định cư.

Nghề trồng hành, trồng tỏi được xem là nghề mũi nhọn của người dân xã Ninh Phước, khi bị di dời về khu tái định cư chật chội, không còn đất để trồng hành, trồng tỏi, liệu số tiền đền bù có đủ để các gia đình đã nhận đền bù sống, thay đổi công việc và ổn định kinh tế ? Hay là các gia đình này lại rơi vào tình trạng bi đát của rất nhiều gia đình tái định cư tại Việt Nam là công việc không ổn định, đi tứ xứ làm thuê và kinh tế bấp bênh, tương lai mù mịt ?

Dù người dân đồng thuận hay phản đối thì nhiệt điện Vân Phong cũng sẽ tiến hành xây dựng vào năm 2018, điều này giống như thức ăn đã lên mâm lên dĩa, khó mà trả nó về trạng thái nguyên liệu được nữa. Và thêm một lần nữa, lá phổi thiên nhiên và đời sống con người bị đảo lộn do nhiệt điện gây nên.

Phóng viên RFA

*******************

Dân nghèo may mắn thoát bão Tembin ! (RFA, 26/12/2017)

bao2

Nhà dân ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau - TTVN

Bão số 16 với tên quốc tế là Tembin sau khi hoành hành tại Phillipines đã hướng vào miền Nam Việt Nam. Và có thể nói rằng miền Nam Việt Nam đã quá may mắn khi bão đi lệch hướng, chuyển sang vịnh Thái Lan. Bởi nếu như bão đổ bộ vào Sài Gòn và Tây Nam Bộ thì mức độ thiệt hại do bão gây ra khó mà lường trước được. Bởi một phần người dân miền Nam không quen chống chọi thiên tai và phần khác, tỉ lệ nhà nghèo, nhà tranh mái lá, nhà lụp xụp ở miệt Tây Nam Bộ nhiều vô kể.

Nhiều thuyền bị lật trong bến

Ông Nguyễn Văn Năm, cư dân thành phố Hà Tiên, một trong những thành phố dự tính bão sẽ đổ bộ, chia sẻ : "Cơn bão đi vô bị lệch, giờ nó lệch xuống vịnh Thái Lan rồi thành ra mưa to với gió thôi nhưng cũng không ảnh hưởng gì nhiều, may, không đến nỗi. Địa phương cũng cho dân quân xuống chằng dây nhà dân, dân nghèo đó mà. Nói chung là giờ này vẫn còn mưa, gió nhiều nhưng giờ dịu rồi. Ai cũng nói là bão vô thiệt hại nặng lắm, may mà gần tới nó đi chệch. Nói chung là không biết có tài trợ gì không nhưng bên nhà nước cũng có cho dân quân đi lại từng nhà, những nhà nghèo đó, nó cho bộ đội chằng dây lại vậy thôi".

Cơn bão số 16 là cơn bão cuối mùa, có thể nói rằng đây là một cơn bão hiếm hoi bởi thời gian xảy ra bão thường dao động từ tháng Bảy đến tháng Chín âm lịch, hoặc cao lắm là tháng Mười. Nhưng bão Tembin hình thành vào tháng Mười Một âm lịch. Và mặc dù nó đã đi lệch sang vịnh Thái Lan, không đổ bộ trực tiếp vào Việt Nam nhưng Tembin cũng làm chìm hơn 20 tàu thuyền trên các bến tại Côn Đảo và làm hư hại nhiều nhà cửa ở khu vực Tây Nam Bộ.

Trước đó, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương của Việt Nam, đã cung cấp những phân tích chi tiết về cơn bão số 16. Theo ông Cường cho biết cơn bão 16 rất mạnh và là cơn bão có kỉ lục hoạt động trên biển Đông. Cấp độ thiên tai là cấp 4 và chưa bao giờ từng ra mức cảnh báo này ở Nam Bộ.

Theo các dự báo trước khi bão đổ bộ của các trung tâm khí tượng trong nước thì tốc độ gió của bão 16 đã chuyển từ cấp 9, lên cấp 12, giật cấp 13 và còn mạnh hơn, sóng biển có nơi cao từ 8m đến 10m. Toàn bộ khu vực vùng biển Trường Sa đến Côn Đảo, vùng ven bờ nước dâng trên 1 mét và có nguy cơ ngập lụt lớn. Và khu vực Đất Mũi, tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và Bà Rịa Vũng Tàu sẽ bị ảnh hưởng rất nặng.

Ở Đất Mũi, Cà Mau, bà Nguyễn Thị Nhung, cư dân xã này chia sẻ : "Cũng nghe mưa dữ lắm mà giờ đỡ rồi, qua rồi. Những người nghèo rồi nhà không chắc chắn là đến trú bão, rồi họ cho mình ăn mì tôm bình thường vậy đó".

Tại xã Đất Mũi, tất cả trẻ em được đưa vào ủy ban nhân dân xã để trú bão. Trong cái rét 20 độ C của vùng giáp biển, bốn bề là biển, nếu bão tiến vào cộng thêm với sóng cao 8 mét đến 10 mét thì khó có thể lường được xã Đất Mũi sẽ nếm thảm họa chừng nào. Bởi hầu hết nhà cửa tại xã Đất Mũi đều tạm bợ, nhà được cất trên nền đất sình hoặc bờ sông. Một khi bão đổ bộ, có thể nói mức độ thảm họa nó để lại cho dân nghèo là không thể tính hết.

Riêng tại huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển, Cà Mau, có thể nói tin bão làm cho người dân mất ăn mất ngủ, thậm chí tuyệt vọng. Bởi nhà cửa ở đây còn rất sơ sài, phần lớn nhà cửa tại huyện Ngọc Hiển là nhà mái lá, vách gỗ tạp hoặc nhà tôn vách lá tuềnh toàng.

Hà Tiên, chìm tàu đánh cá, một người chết

Ông Nguyễn Thành Luân, ngư dân, ngụ tại thị xã Hà Tiên, Kiên Giang chia sẻ : "Bão thì mất nhiều lắm, mất người anh tui nè. Bão lớn quá, chạy vào hòn để nấp nhưng không biết chạy sao mà ghe úp xuống rồi mất luôn".

Ông Luân cho biết thêm là người anh trai của ông đã xấu số chết trong trận bão số 16 bởi bị chìm thuyền trong lúc cố gắng bơi vào bờ. Ngoài ra, số lượng hư hại ở các vùng ven Hà Tiên khá nặng nề, chủ yếu nhắm vào các gia đình nghèo, nhà cửa tạm bợ, như chính gia đình ông Luân, ông bị hỏng một số vật dụng do mưa tạt, gió tung. Với những gia đình nghèo như ông Luân, không có thứ tài sản nào quí hơn các vật dụng trong gia đình. Một khi bị thiên tai hoành hành, chỉ còn biết trắng tay.

Ông Luân bày tỏ mong ước :"Tui thì bão thì tui mong ước một căn nhà để vợ chồng tui nương tựa với nhau mùa bão để qua".

Có thể nói rằng hầu hết các gia đình nghèo sống dọc mũi Con Cọp (nơi mà cách đây vài tháng, tình trạng nghêu sò ốc hến và hải sản chết hàng loạt, dạt vào bờ) bị ảnh hưởng bão khá nặng nề. Bởi hầu hết nhà cửa của bà con người Khmer ở đây đều làm tạm bợ, không thể chống chọi nổi với một trận lốc nhẹ. Đời sống của bà con nơi đây nghèo khổ, đắp đổi qua ngày và chẳng có gì ổn định, giờ nhận thêm hậu quả của bão, có lẽ còn rất lâu mới có thể phục hồi !

Ông Lê Xuân Phai, một người dân ở Côn Đảo, chia sẻ : "Chìm tại bến một ít, chủ yếu là chìm tại bến. Khu dân cư thì tôi thấy tạm ổn, đã chuẩn bị dời vào nơi kiên cố hết rồi".

Ông Phai cho biết thêm là hầu hết nhà cửa trên đảo tuy không bề thế nhưng xây dựng kiên cố để tránh gió bão. Nhờ xây dựng chống bão nên không có ngôi nhà nào bị sập hoặc tốc mái. Nhưng cây cối gãy đổ cũng nhiều và có hơn 20 tàu thuyền bị lật, chìm trong bến. Những thuyền nào chưa kịp vào bờ thì có lẽ đã mất tích, phải đợi đến khi bão tan mới đi tìm họ được.

Có thể nói rằng bão Tembin tuy không đi vào trực tiếp miền Nam Việt Nam nhưng nó lại cho thấy một đời sống thực với hàng triệu gia đình khó khăn chồng chất, nghèo khổ và kiệt quệ, nhiều gia đình sống tạm bợ ở khu vực Tây Nam Bộ Việt Nam. Và giả sử có bất kì một trận bão nào đổ bộ vào Tây Nam Bộ, có lẽ hậu quả của nó khó mà lường được.

Phóng viên RFA 

Published in Việt Nam

Nhật cải tiến chiến hạm, đối phó Trung Quốc và Bắc Hàn (RFA, 26/12/2017)

Với lý do phải đối phó với cả Trung Quốc lẫn Bắc Hàn, quân đội Nhật Bản dự tính điều chỉnh chiến hạm Izumo chỉ đáp được trực thăng thành tàu chiến có bãi đáp dành cho chiến đấu cơ tàng hình F-35B do Hoa Kỳ chế tạo.

bd1

Chiến hạm Izumo rời căn cứ Yokosuka ở Knagawa hôm 1/5/2017. AFP

Reuters cho hay nghe được tin này từ 3 nguồn tin phát xuất từ chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên, theo lời ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Itsunori Onodera, chính phủ Nhật Bản hiện đang cứu xét nhiều đề nghị khác nhau, nên chưa thể nói trước là để nghị nào sẽ được thực hiện.

Các giới chức quốc phòng Nhật cho biết khi chế tạo tàu chiến Izumo có bãi đáp trực thăng, họ đã nghĩ đến chuyện có ngày dùng chiến hạm này cho các loại chiến đấu cơ khác, miễn là các máy đó có có thể cất cánh và hạ cánh y hệt như trực thăng.

Xin nói thêm rằng cũng như Nam Hàn, Nhật Bản là quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chương trình chế tạo võ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Hàn. Ngoài ra, Nhật còn phải đối phó với sức bành trướng quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là những hoạt động của Bắc Kinh ở gần khu vực đảo Senkaku, tức Điều Ngư, mà hai nước đang tranh chấp chủ quyền.

*********************

Trung Quốc diễn tập gần Đài Loan nhiều lần (RFA, 26/12/2017)

Không quân Trung Quốc đã tập trận 16 lần gần Đài Loan trong vòng khoảng một năm qua. Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 26/12 cảnh báo mối đe dọa về quân sự từ Trung Quốc đối với Đài Loan đang tăng từng ngày.

bd2

Tập trận Han Glory cách thành phố Magong trên quần đảo Bành Hồ của Đài Loan hôm 25/5/2017 -  AFP

Một báo cáo dài của Bộ Quốc phòng Đài Loan đã liệt kê ra những lần không quân Trung Quốc diễn tập gần quần đảo kể từ hồi cuối tháng 10 năm ngoái đến nay. Báo cáo cũng nêu cụ thể những máy bay chiến đấu và ném bom nào đã tham gia diễn tập. Trong số 16 cuộc diễn tập, 15 cuộc diễn ra quanh Đài Loan với máy bay bay từ eo Bashi giữa Đài Loan và Philippines, gần đảo Miyako của Nhật Bản, nằm về phía bắc Đài Loan. Cuộc còn lại là qua eo Bashi vào Thái Bình Dương.

Trong khi đó báo chí Đài Loan ước tính các máy bay Trung Quốc đã thực hiện ít nhất 20 lần diễn tập quanh Đài Loan trong vòng một năm qua. Con số này vào năm 2016 là 8 cuộc.

Trung Quốc nhiều lần nói các cuộc diễn tập này là bình thường.

Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Phùng Thế Khoan nói tần suất các cuộc diễn tập của Trung Quốc đã tạo ra mối đe dọa lớn về an ninh đối với eo biển Đài Loan. Báo cáo cũng cho thấy sự đọ sức về quân sự giữa Đài Loan và Trung Quốc như giữa David và Goliath và vì vậy kêu gọi quân đội Đài Loan phải áp dụng một chiến lược phòng ngự nhiều tầng.

Theo báo cáo, Trung Quốc có quân đội ước tính khoảng 2 triệu quân. Con số này của quân đội Đài Loan là 210.000 người.

Trung Quốc thời gian qua đã có lập trường ngày càng trở nên thù địch đối với Đài Loan kể từ sau khi bà Thái Anh Văn của Đảng Dân chủ Cấp tiến trở thành Tổng thống vào năm ngoái. Bắc Kinh nghi ngờ bà đang đưa Đài Loan trở thành độc lập một cách chính thức, tức là vượt qua lằn ranh đỏ mà Trung Quốc đã vạch ra. Trong khi đó bà Thái Anh Văn lại nói bà chỉ muốn có hòa bình với Trung Quốc nhưng sẽ bảo vệ an ninh của Đài Loan.

Đài Loan tách khỏi Trung Quốc sau cuộc nội chiến vào năm 1949. Mặc dù Đài Loan độc lập khỏi Trung Quốc nhưng nước này chưa bao giờ tuyên bố độc lập một cách chính thức.

Trung Quốc từ trước đến nay vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và chỉ chờ ngày được độc lập.

Căng thẳng giữa hai nước đã tăng cao hồi đầu tháng này khi một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đe dọa là Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan nếu tàu chiến Mỹ ghé thăm cảng Đài Loan.

Published in Châu Á