Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chính phủ Hà Nội quyết định bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư và thay bằng việc quản lý qua mã số định danh cá nhân.

hokhau1

Sổ hộ khẩu và sổ đăng kỹ sư tạm trú của Việt Nam. Courtesy of nguoiduatin

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 4/11 đã ký Nghị quyết 112/ NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính. Theo Nghị quyết này thì việc quản lý dân cư sẽ không dùng đến sổ hộ khẩu mà thay bằng phương pháp cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các giấy tờ về chuyển hộ khẩu, chứng minh mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh đối với trẻ em cũng được bãi bỏ.

Người dân cũng không cần sử dụng sổ tạm trú, hay làm các thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu. Các thủ tục như cấp mới, đổi hay cấp lại chứng minh nhân dân cũng sẽ không còn được áp dụng.

Mọi hoạt động trước đây yêu cầu người dân phải xuất trình hộ khẩu và chứng minh nhân dân đều sẽ được bãi bỏ thủ tục này. Nghị quyết 112 có hiệu lực từ ngày 30/10/2017.

Trên các trang mạng xã hội, RFA ghi nhận rất nhiều ý kiến ủng hộ quyết định này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vì họ cho rằng điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân mỗi khi làm thủ tục hành chính. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến tỏ ra trách móc vì theo họ đáng lẽ ra điều này cần phải làm từ lâu rồi.

RFA trao đổi với cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang, người từng có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công an và am hiểu về các thủ tục hành chính ngành này đưa ra. Ông cho rằng quyết định này của Chính phủ Hà Nội là hợp lòng dân và phù hợp với sự phát triển của thế giới :

Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay luôn quản lý xã hội theo mô hình quản lý hộ khẩu. Đây là cách thức quản lý mà có lẽ chỉ một vài nước lạc hậu trên thế giới đeo đuổi thôi. Nhiều nước không lạc hậu nhưng người ta theo thể chế toàn trị, quản lý từng con người đến tận thôn xóm. Họ muốn duy trì điều đó bất kể sự phiền hà hay khổ sở của người dân.

Đây là tin mừng đối với người dân Việt Nam trong đó có gia đình tôi.

Còn duy trì sổ hộ khẩu này, thì các cán bộ công quyền còn lợi dụng việc này để hành dân. Điều đó chỉ tai hại cho xã hội và cho đất nước.

Chúng tôi cũng trao đổi với nữ Luật sư bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân về quyết định này của Việt Nam. Bà cho biết bản thân bà không quá vui mừng bởi vì lẽ ra chuyện này cần được thực hiện từ lâu rồi, thì thay vào đó người dân Việt Nam phải chịu đựng mấy chục năm trời với thủ tục hành chính mà bà gọi là "hành là chính" của Nhà nước :

Chứng minh nhân dân thì còn đỡ hơn một chút, chứ sổ hộ khẩu thì luôn như một cái vòng kim cô treo lên đầu mỗi người dân Việt Nam.

Bản thân tôi là một người học về luật nhưng cũng không hiểu ý nghĩa tích cực của hộ khẩu nằm ở chỗ nào, ngoài việc ràng buộc con người trong việc di chuyển không gian hay lãnh thổ thì đều phải báo cáo. Người công an luôn tự cho mình cái quyền rất lớn trong việc xâm nhập vào tư gia của người dân cũng như các công ty, xí nghiệp để kiểm tra xem có ai ở đó.

Theo Luật sư Lê Thị Công Nhân, những thủ tục hành chính này cũng tạo điều kiện cho tình trạng tham nhũng trong bộ máy công quyền ở Việt Nam :

Nó giống như một công việc thừa thãi, người ta như bịa ra việc và dựa vào những công việc thừa thãi như vậy người ta kiếm được khoản tiền rất lớn từ tiền lương đến tiền hối lộ để vượt qua những thủ tục vô lý như vậy.

Về ý nghĩa nhân văn, khi con người bị ràng buộc vào những thủ tục vô giá trị như vậy, khi đó sự tự do và nhân phẩm của con người bị hạ xuống rất nhiều. Ở Việt Nam có những câu nói vui rằng đi ngủ ở đâu hay ngủ với ai cũng phải khai báo với chính quyền.

Ngày 6/11, trả lời báo chí trong nước, Bộ trưởng Công an, Thượng tướng Tô Lâm nói với đại ý rằng các thủ tục sẽ được đơn giản hóa chứ không phải buông lỏng quản lý. Và trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có nhiều hình thức khác nhau để quản lý người dân.

Còn Thượng tá Trần Hồng Phú, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72, Bộ Công an) cho biết là trong năm 2017, Bộ Công an sẽ thu thập thông tin của người dân và bắt đầu xây dựng hệ thống kỹ thuật. Và đến ngày 1/1/2020, dự án cơ sở dự liệu quốc gia dân cư mới được đưa vào sử dụng.

Thượng tá Trần Hồng Phú cho biết trong tương lai mỗi người dân sẽ được phát một mã số định danh và khi giải quyết thủ tục hành chính, chỉ cần đưa ra 3 thông tin là họ tên, mã định danh và chỗ ở.

Bà Lê Thị Công Nhân cho rằng đây chính là những điều khiến người dân lo lắng :

Ông tướng Tô Lâm nhấn mạnh rằng Nhà nước vẫn quản lý con người như vậy. Họ làm gì, ở đâu, gắn bó với gia đình nào, ăn ở chỗ nào, làm việc ở đâu, thì vẫn tiếp tục như vậy nhưng với hình thức và thủ tục đơn giản hơn và tinh vi hơn. Ý nghĩa của nó vẫn là Nhà nước phải quản lý cho bằng được việc người dân sẽ di chuyển như thế nào.

Hiện tại chỉ còn một vài quốc gia trên thế giới vẫn còn sử dụng sổ hộ khẩu giống Việt Nam như Đài Loan, Triều Tiên… Tại Hàn Quốc, hệ thống hộ khẩu cũng bị triệt bỏ vào năm 2008 vì bị cho là vi hiến.

Các thủ tục hành chính rườm rà trong đó có sổ hộ khẩu bấy lâu nay gây ra nhiều phiền toái cho người dân Việt Nam. Tại các phiên họp Quốc hội, các đại biểu đã nhiều lần lên tiếng Việt Nam cần cải cách đơn giản hóa hệ thống thủ tục hành chính. Ngân hàng Thế giới và Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đều cho rằng chế độ hộ khẩu không còn thích hợp với tình hình Việt Nam vào giữa thập niên 2010 nữa vì gây nhiều bất cập cho dân chúng, khiến nhiều người không thể tiếp nhận những dịch vụ cơ bản.

Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang, một người từng nhiều năm công tác trong ngành luật pháp cho rằng có hai nguyên nhân chính khiến Việt Nam chấp thuận bãi bỏ sổ hộ khẩu và chứng minh thư, là do học theo sự cải cách của Trung Quốc và muốn đi theo sự phát triển của thế giới :

Theo tôi biết thì Trung Quốc đã làm trước rồi, mà Việt Nam hay học Trung Quốc, cùng một thể chế chính trị. Các thể chế độc tài lúc nào cũng muốn kiểm soát người dân thật lỹ lưỡng, quá mức cần thiết. Khả năng thứ hai, trong quá trình hòa hợp quốc tế, cái gì Việt Nam quái đản quá thì các nước văn minh họ không nhìn với con mắt thiện cảm. Muốn hợp tác kinh tế, được giúp đỡ,… thì cũng phải làm sao đừng khác người quá.

Còn cựu Đại tá Nguyễn Đăng Quang lại cho rằng Việt Nam quyết định thay đổi là do những tai hại bấy lâu nay cho cả người dân và Nhà nước mà những thủ tục phức tạp như sổ hộ khẩu mang lại :

Trong thực tại, quản lý hộ khẩu mấy chục năm qua không mang lại nhiều hiệu quả lắm và mang lại nhiều tai hại hơn ích lợi về mặt Nhà nước. Cho nên, buộc Chính phủ phải đi đến quyết định đúng đắn này. Thứ hai, nếu còn duy trì thì chính người bị tác hại nhiều không phải chỉ có dân mà còn cả Chính phủ.

Vì vậy, bỏ cái này đi để được tiếng thơm là một, và giúp việc quản lý xã hội được tốt đẹp, hiện đại và hiệu quả hơn.

Tất cả những người chúng tôi được tiếp xúc đều nói rằng Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi nghị quyết này và cần một thời gian quá độ dài mới có thể ổn định. Khó khăn đầu tiên được nhìn nhận đó là làm sao để thu thập được thông tin của tất cả người dân.

Sổ hộ khẩu được áp dụng trên cả nước Việt Nam vào năm 1975. Đây là một hình thức quản lý nhân khẩu theo từng hộ gia đình, con cái sinh ra được nhập theo hộ khẩu của bố mẹ. Hộ khẩu có liên quan đến các quyền lợi khác như : phân chia ruộng đất, nhà ở, lương thực, thực phẩm, việc làm, tiêu chuẩn điện nước, trường học...

RFA tiếng Việt 

Published in Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Việt Nam ông Đào Ngọc Dung vừa rồi cho biết ở một số nơi, có đến 80% phụ nữ trên 35 tuổi làm việc trong các khu công nghiệp bị buộc phải nghỉ việc.

35tuoi1

Nữ công nhân của nhà máy Coca Cola đang làm việc tại tỉnh Hà Tây. Ảnh chụp hôm 13/7/2000. AFP

Con số 80% lao động nữ trên 35 tuổi bị buộc thôi việc được đưa ra sau một cuộc khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại một số doanh nghiệp. Cuộc khảo sát cho thấy, lý do chính được các doanh nghiệp đưa ra cũng chỉ nói chung chung là do cơ cấu lại sản xuất, hoặc tự nghỉ do không chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt.

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào hôm 13/9 về báo cáo của Chính phủ liên quan đến việc thực hiện mục tiêu quốc gia bình đẳng giới, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cũng lên án tình trạng này, gọi đây giống như hành động "vắt chanh bỏ vỏ" của các doanh nghiệp.

Đài RFA đã liên hệ với chị Hương, một nữ công nhân ở Bình Dương đã từng bị ép đến mức phải tự thôi việc khi chị bước qua tuổi 35. Chị Hương chia sẻ với chúng tôi :

Chỗ em cũng có và hầu như công ty nào cũng có hết. Lớn tuổi rồi làm việc cũng hay mệt nhọc hơn, vả lại làm ăn theo sản phẩm mà lớn tuổi thì năng suất công việc cũng chậm hơn tuổi trẻ. Trong khi đó, người làm lâu năm lương căn bản lại cao hơn. Vì vậy người ta muốn tuyển dụng tuổi trẻ hơn, thứ nhất là họ nhanh nhẹn hơn, và họ học việc cũng nhanh hơn. Và những công việc này cũng không cần nhiều kinh nghiệm cho lắm.

Chị Hương nói rằng phía công ty sẽ không tự động sa thải công nhân vì như vậy sẽ vi phạm hợp đồng và luật lao động. Tuy nhiên, họ có cách để công nhân phải tự xin nghỉ :

Ví dụ chị đang làm công việc đó người ta lại giao cho chị công việc khác để chị cảm thấy không phù hợp. Người ta có thể làm nhiều cách khi người ta không thích chị nữa. Công việc mới sẽ làm cho chị áp lực và chị phải nghỉ thôi. Con cái nữa, ví dụ con mình đang học hành ở chỗ đó bây giờ mình chuyển công tác chỗ khác thì phải chuyển trường cho con. Con nhỏ đã vất vả rồi, lại còn phải tính làm ca như thế nào. Nhiều bất lợi lắm.

Thống kê cho thấy năm 2016, có tới trên 960.000 nữ công nhân trên 35 tuổi ở các khu công nghiệp bị mất việc. Thậm chí có doanh nghiệp 1 năm thay đến 40% lao động vì chỉ tuyển người trẻ vào làm vài năm rồi lại tìm cách sa thải họ.

Phụ nữ ở tuổi 35 là tuổi trụ cột gia đình, nhưng lại bị buộc nghỉ việc, lâm vào tình trạng thất nghiệp khiến cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi cũng trao đổi với ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ Lao động, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tình trạng này. Ông Quảng cũng đồng tình rằng tình trạng này xảy ra tràn lan là do các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí :

Họ nhiều tuổi rồi, sức khỏe yếu, độ nhanh nhậy cũng kém nên rất khó tăng năng suất, cũng như tăng ca. Trong khi đó doanh nghiệp phải chịu nhiều chi phí cho họ như bảo hiểm xã hội, tiền lương,…Doanh nghiệp cũng vì lợi nhuận của họ nên tìm mọi cách đẩy nữ lao động trên 35 tuổi ra khỏi công ty để giảm chi phí.

Theo ông Quảng, phụ nữ bị mất việc ở tuổi này sẽ gặp nhiều khó khăn cho cuộc sống của họ. Trước hết là khó khăn trong việc tìm công việc mới :

Họ có tuổi rồi thì các doanh nghiệp khác cũng không nhận. Họ đi học việc mới cũng rất khó khăn. Cho nên những lực lượng này nhiều trường hợp phải làm ở các tiệm tự do, hoặc quay về nhà làm việc ở nông thôn. Thứ hai, khi không còn tham gia vào quan hệ lao động với các doanh nghiệp nữa thì thông thường họ không tham gia bảo hiểm xã hội nữa và họ nhận trợ cấp một lần. Như vậy sẽ ảnh hưởng cả an sinh xã hội về sau này nữa.

Theo nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam thì sau thất nghiệp ở độ tuổi từ 40-45, có tới 2/3 phụ nữ làm công việc nội trợ gia đình, công việc tự do, chỉ có hơn 27% buôn bán nhỏ và hơn 13% lao động nữ quay trở lại làm nông nghiệp.

35tuoi2

Ông Đào Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lao động xã hội (Bộ Lao động, thương binh và xã hội) nói với báo giới vào hôm 29/10 rằng vấn đề sa thải lao động trên 35 tuổi sẽ tác động lớn tới các vấn đề an sinh xã hội, ảnh hưởng tới quỹ bảo hiểm xã hội. Cụ thể trong quý 2/2017, cả nước có gần 219.000 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 113,9% so với cùng kỳ năm 2016.

Tổng cục Thống kê cho biết năm 2016, Việt Nam có 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó hơn 72% là nữ giới.

Ông Lê Đình Quảng nói rằng mặc dù hiện tại chưa có thống kê đầy đủ nhưng qua phản ánh của người lao động, ngành nghề thường hay đào thải lao động chủ yếu ở lĩnh vực may mặc, giày da, thủy sản, lắp ráp điện tử…

Ông Trần Ngọc Thành, hiện đang sinh sống tại Áo, là một trong những người thành lập Liên đoàn lao động Việt nói với RFA rằng nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng hàng loạt nữ lao động trên 35 bị đào thải là do trách nhiệm của Nhà nước :

Nếu Nhà nước biết rằng tất cả những hạn chế của xã hội cũng như công việc của người phụ nữ thì ngay từ khi họ còn ở nông thôn họ phải chú ý ngay từ đầu đến việc hướng nghiệp cho phụ nữ, cũng như chính sách xã hội và phát triển kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, thực ra tất cả những điều này ở Việt Nam họ đều thả nổi. Không có một chính sách nào trong việc đào tạo hướng nghề hay nhìn nhận vấn đề công bằng trong lao động giữa nam và nữ. Họ có nhiều cuộc hội thảo hay chính sách được đưa ra và họ nói rất kêu về vấn đề bảo đảm quyền lợi, bình đẳng nam nữ. Nhưng để người phụ nữ được đảm bảo quyền lợi và để phụ nữ được sống hay làm việc bằng nam giới còn rất xa vời.

Người phụ nữ luôn bị thiệt thòi trong mọi xã hội, nhất là những xã hội Việt Nam hiện nay.

Chính những người đại diện cơ quan chức năng của Việt Nam cũng thừa nhận những thiếu sót của Nhà nước khi để tình trạng này xảy ra. Tại phiên họp Thường vụ Quốc hội hôm 13/9, bà Nguyễn Thanh Hải, trưởng ban Dân Nguyện của Quốc hội nói rằng nguyên nhân là do hành lang pháp lý của Việt Nam chưa quy định rõ vấn đề này. Trong khi đó, việc thanh tra còn kém hiệu quả nên không kịp phát hiện và xử lý để bảo vệ người lao động.

Hiện Việt Nam có đưa ra luật phạt đến 100 triệu đồng nếu doanh nghiệp sa thải lao động không lý do chính đáng, và bắt đầu từ năm 2018 có thể phạt tù đến 3 năm. Tuy nhiên Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam chỉ ra rằng các doanh nghiệp sẽ khôn khéo tìm cách để không phạm luật.

Ông Lê Đình Quảng nói rằng để tình trạng này giảm bớt, cần có những biện pháp cho cả Nhà nước và bản thân những nữ lao động :

Thứ nhất hệ thống pháp luật cũng cần xem xét để làm sao để tăng cường trách nhiệm về mặt luật pháp của doanh nghiệp với người lao động đã gắn bó lâu dài với mình. Về mặt thực thi pháp luật, phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, để họ không vi phạm pháp luật khi đẩy người lao động ra khỏi doanh nghiệp. Thứ ba, là phải tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cũng như nâng cao tay nghề và hiểu biết pháp luật của người lao động. Như vậy người lao động sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp.

Ông Trần Ngọc Thành đồng tình với quan điểm cho rằng Nhà nước phải đưa ra chính sách ràng buộc giữa doanh nghiệp và lao động nữ trên 35 tuổi. Ngoài ra, cần tạo điều kiện đào tạo hướng nghiệp cho phụ nữ, đặc biệt ở nông thôn để họ nâng cao nhận thức. Ông cũng cho rằng, chính quyền địa phương cần phối hợp với doanh nghiệp để tạo điều kiện lao động thuận lợi hơn cho phụ nữ.

Published in Việt Nam

Máy bay ném bom của Mỹ diễn tập (RFA, 03/11/2017)

Hai máy bay ném bom chiến lược của Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 11 tiến hành diễn tập tại Hàn Quốc chỉ ít ngày trước khi tổng thống Donald Trump đến thăm khu vực này.

btt1

Máy bay Mỹ tập trận chung cùng Hàn Quốc vào ngày 18/9/2017. AFP

Không quân Hoa Kỳ loan báo như vừa nêu vào ngày 3 tháng 11 và tin về máy bay ném bom của Mỹ diễn tập tại Hàn Quốc cũng được hãng thông tấn chính thức của Bắc Hàn KCNA loan đi trước tiên cũng trong cùng ngày.

KCNA lên án cho rằng đế quốc Mỹ là nước duy nhất làm tăng căng thẳng tại Bán đảo Triều Tiên, cũng như tìm cách gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Vào ngày chủ nhâại Bán đảo Triều Tiên, cũng như tìm cách gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Kể từ ngày 15 tháng 9 cho đến nay Bắc Hàn chưa tiến hành vụ phóng hỏa tiễn nào. Đây được cho là khoảng thời gian ngưng lâu nhất trong năm nay. Tuy nhiên vào ngày 2 tháng 11, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho Quốc Hội nước này biết là nhiều hoạt động bị phát hiện tại cơ sở nghiên cứu tên lửa của Bắc Hàn ở Pyongyang ; điều này cho thấy có thể Bình Nhưỡng sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa.

Vào ngày chủ nhật 5 tháng 11, tổng thống Donald Trump sẽ đặt chân đến Châu Á trong chuyến thăm đầu tiên khu vực này ở cương vị người đứng đầu chính quyền Mỹ.

**********************

Ông Trump cảnh báo Nhật có thể ra tay đối với Bắc Hàn (RFA, 03/11/2017)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 2 tháng 11 lên tiếng cảnh báo Trung Quốc là nước Nhật có thể tự giải quyết vấn đề nếu như mối đe dọa Bắc Hàn không được giải quyết.

btt2

Nam Hàn bắn tên lửa Hyunmu-2 trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật nhằm đối phó với vụ thử tên lửa của Bắc Hàn hôm 15/9/2017. AFP

Ông Trump phát biểu với Kênh Fox News như vừa nêu. Theo lời ông này thì Nhật Bản là một quốc gia võ sĩ chiến binh và bản thân ông nói với Trung Quốc cũng như bất cứ nước nào khác rằng sẽ phải gặp rắc rối lớn với Nhật Bản nếu như cứ để chuyện Bắc Hàn tiếp diễn.

Phát biểu như vừa nêu của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được đưa ra trước khi lên đường công du Châu Á trong chuyến thăm được cho là dài nhất của một vị nguyên thủ nước Mỹ kể từ năm 1991 đến nay.

Bắc Hàn vào tháng 7 vừa qua cho phóng hai hỏa tiển đạn đạo liên lục địa mà được nói có khả năng đến được đất Mỹ. Tiếp sau đó Bình Nhưỡng cho bắn hai hỏa tiễn ngang qua lãnh thổ Nhật Bản và một vụ thử nguyên tử thứ sáu được cho là mạnh mất từ trước đến nay.

Tổng thống Donald Trump từng lên tiếng cảnh báo sẽ đáp trả bằng ‘lửa và cuồng nộ’ đối với mối đe dọa từ Bắc Hàn. Người đứng đầu chính quyền Nhà Trắng bỡn cợt gọi lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un là ‘chàng tên lửa’ ; đáp lại lãnh tụ Bình Nhưỡng gọi ông Trump là ‘lão già lẩm cẩm’.

*********************

Không quân Mỹ-Nhật-Hàn tập trận trước lúc TT Trump đến Châu Á (RFI, 03/11/2017)

Không quân Mỹ ngày 02/11/2017 thông báo : Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành một buổi tập trận chung trên không phận Hàn Quốc. Cuộc thao dợt này diễn ra vài ngày trước chuyến công du Châu Á của tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu từ ngày 03/11.

btt3

Oanh tạc cơ B-1B Lancer của Không Quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Andersen trên đảo Guam để đi tham gia thao diễn cùng với máy bay của Nhật Bản và Hàn Quốc gần Biển Nhật Bản. Ảnh tư liệu chụp ngày 10/10/2017. Senior Airman Jacob Skovo-Lane/U.S. Air Force/Handout via Reuters

Theo nội dung một thông cáo của không quân Mỹ, hai oanh tạc cơ B-1B Lancer đến từ căn cứ Andersen trên đảo Guam cùng với các chiến đấu cơ của Nhật Bản và Hàn Quốc tập trận trên không phận ngoài khơi phía nam Hoàng Hải.

Thông cáo nêu rõ chương trình tập huấn này đã được lên kế hoạch từ lâu trong khuôn khổ chương trình "sự hiện diện liên tục của oanh tạc cơ Mỹ" tại Thái Bình Dương và không nhằm "đáp trả bất cứ sự kiện nào trong khu vực". AFP nhắc lại, cách đây chưa đầy một tháng không quân ba nước cũng đã có một cuộc biểu dương sức mạnh tương tự.

Phía Bình Nhưỡng hôm nay đã có phản ứng mạnh mẽ xem cuộc tập trận này là một bài "diễn tập tấn công hạt nhân bất ngờ". Hãng thông tấn KCNA lên án "Hoa Kỳ làm cho tình hình bán đảo thêm nghiêm trọng và gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân".

Cuộc diễn tập này diễn ra vài ngày trước chuyến công du Châu Á của tổng thống Mỹ. Ông Donald Trump sẽ lần lượt đến thăm hai quốc gia đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc trong ba ngày từ 05-07/11/2017.

Hoa Kỳ hoàn tất thủ tục trừng phạt Bắc Triều Tiên

Cũng trong ngày hôm qua, Washington thông báo đã hoàn tất các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Bắc Triều Tiên. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ ngăn chặn Bắc Triều Tiên tiếp cận hệ thống ngân hàng Mỹ. Lệnh cấm mới này chủ yếu nhắm vào Ngân hàng Đan Đông nằm sát biên giới Bắc Triều Tiên. Đây sẽ là ngân hàng Trung Quốc đầu tiên bị hứng đòn phạt của Hoa Kỳ.

Một tài liệu khác cũng được bộ Tài Chính Mỹ công bố, cảnh báo các định chế tài chính trên thế giới hay được chế độ Kim Jong-un sử dụng để lẩn tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và quốc tế.

Tổng thống Mỹ trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Fox New cho biết đã cảnh báo Trung Quốc rằng "Nhật Bản có thể có những hành động nếu như mối đe dọa Bắc Triều Tiên không được xử lý".

Trong khi đó, cơ quan tình báo Hàn Quốc hôm qua báo động khả năng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị một vụ thử tên lửa mới. Cơ quan này ghi nhận nhiều phương tiện vận chuyển đang hoạt động tích cực tại cơ sở nghiên cứu tên lửa của Bình Nhưỡng.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Buổi ra mắt quyển sách "From Enemies To Partners", tạm dịch là "Từ thù đến bạn" được tổ chức tại CSIS Trung Tâm Chiến Lược Và Nghiên Cứu Quốc Tế ở Washington ngày 1 tháng 11 năm 2017.

ban1

Từ trái qua : Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quanh Vinh ; Giáo sư Charles R. Bailey ; Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS, ông Murray Hiebert ; Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Kế Sơn ; Chuyên viên cấp cao,Thư ký phe thiểu số Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ông Tim Rieser tại buổi ra mắt sách -  RFA

Những dự án hợp tác khắc phục hậu quả chất độc da cam dioxin đã và đang thực hiện bởi chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã được trình bày tại sự kiện.

Cùng nhau khắc phục hậu quả

40 năm sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam-Hoa Kỳ, hai đất nước từng được gọi là "kẻ thù" của nhau, nay cùng là "bạn" bắt tay nhau, nỗ lực thực hiện những dự án khắc phục hậu quả về sức khoẻ và môi trường do chất dioxin để lại cho người Việt Nam từ những năm tháng chiến tranh.

Đó là nội dung được đề cập trong quyển sách "Từ thù đến bạn" do Phó Giáo sư Tiến sĩ , Phó chủ tịch Hội Khoa Học kỹ Thuật An Toàn và Vệ Sinh Lao Động Việt Nam, ông Lê Kế Sơn và Giáo sư Charles R. Bailey là đồng tác giả.

Giáo sư Charles R. Bailey cũng chính là Giám đốc của Agent Orange Việt Nam - Hội nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng, một tổ chức từ thiện và xã hội của các nạn nhân chất độc da cam.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, từ năm 1962 đến năm 1971, quân đội Hoa Kỳ đã rải gần 20.000.000 US gallon (76.000.000 lít) các chất có chứa thuốc diệt cỏ và chất làm rụng lá hóa học trộn lẫn với nhiên liệu máy bay phản lực ở Việt Nam, Lào và các bộ phận phía đông của Campuchia.

ban2

Hình ảnh nạn nhân của chất dioxin được trình dẫn trong buổi ra mắt sách. RFA

Riêng ở Việt Nam, sân bay Biên Hoà, sân bay Đà Nẵng là hai trong ba vùng chịu ảnh hưởng chất độc dioxin nặng nề nhất. Theo nghiên cứu của một công ty Canada, mức ô nhiễm dioxin tại một số điểm ở sân bay Đà Nẵng cao gấp hàng trăm lần mức an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trả lời câu hỏi của RFA về việc làm sao để xác định chính xác, hỗ trợ ở mức nhiều nhất có cho tất cả nạn nhân của chất độc màu da cam trong và sau chiến tranh, Giáo sư Lê Kế Sơn cho biết.

"Để xác định hậu quả của dioxin ở sân bay Đà Nẵng hay Biên Hoà thì việc đầu tiên là phải xác định nồng độ dioxin trong môi trường đất, bùn, không khí và tính toán được khối lượng đất bùn cần phải xử lý. Đó là khía cạnh môi trường. Nhưng quan trọng hơn nữa là chúng ta phải nghiên cứu xác định là chất độc da cam dioxin đó ảnh hưởng đến con người trong vùng lân cận như thế nào và có biện pháp phòng bệnh tật cho họ. Để làm cái đó thì có mấy việc cần phải làm. Thứ nhất là giúp người dân hiểu rõ tác hại của chất độc da cam dioxin để có những biện pháp phòng ngừa trong ăn uống sinh hoạt. Thứ hai là cần phải có những chăm sóc y tế cho người ta, nhất là việc theo dõi xem người ta có bị phơi nhiễm dioxin hay không và có những biện pháp hỗ trợ, trong đó có tư vấn sinh sản để làm sao hạn chế sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh".

Vào tháng 5 năm 2016, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ đã tổ chức lễ công bố hoàn thành giai đoạn 1 xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng.

Theo số liệu được Giáo sư Charles R. Bailey trình bày trong sự kiện, 112 triệu USD là tổng số ngân sách đã được dùng cho dự án khắc phục hậu quả dioxin tại sân bay Đà Nẵng.

Đài RFA đặt câu hỏi về thời gian dự tính có thể hoàn thành, ông Lê Kế Sơn cho biết :

"Như chúng tôi đã dự tính, dự án ở sân bay Đà Nẵng lẽ ra đã hoàn thành cách đây hai năm. Nhưng vì có những vấn đề nảy sinh khá phức tạp nên tôi tin rằng nó không thể hoàn thành cho đến cuối năm 2018".

Riêng với dự án khắc phục hậu quả dioxin ở sân bay Biên Hoà, theo số liệu Giáo sư Charles R. Bailey đưa ra, ngân sách ước tính sẽ là 800 triệu USD và thời gian dự tính hoàn thành là năm 2030.

Điều này được Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Vinh có mặt tại buổi ra mắt quyển sách có nhắc đến. Ông Đại sứ nhấn mạnh "Sân bay Biên Hoà có diện tích lớn (more bigger) và hậu quả của chất độc dioxin ở đây phức tạp, nghiêm trọng (more complicated) hơn sân bay Đà Nẵng". Do đó, ông có đưa ra ý kiến rằng nên có những chuyên gia nghiên cứu kỹ về tình trạng ô nhiễm còn để lại trong bùn, đất.

Trả lời thêm về dự toán ngân sách dành cho khắc phục hậu quả nhiễm chất độc dioxin tại sân bay Biên Hoà, ông Lê Kế Sơn cho biết.

"Tôi có thể nói rằng không một ai của tổ chức USAID - Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, là tổ chức thực hiện những dự án khắc phục hậu quả dioxin có thể biết chính xác bao nhiêu diện tích đất, trầm tích, bùn, bao nhiêu tiền, hay bao nhiêu thời gian để hoàn thành dự án sân bay Biên Hoà. 10 năm hoặc cũng có thể hơn.

Nhưng tôi có thể nói rằng dự án cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Chính vì vậy cần phải chuẩn bị rất nhiều nguồn tư liệu và quỹ ngân sách".

ban3

Trang bìa quyển sách "Từ kẻ thù đến đồng minh"' - RFA

Theo những số liệu cho biết tại Việt Nam ước tính có 3 triệu người bị ảnh hưởng bởi phơi nhiễm chất dioxin. Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu hỗn hợp Việt - Mỹ đã công bố một báo cáo cho rằng cần có 300 triệu USD để tẩy độc và hỗ trợ các nạn nhân chất da cam/dioxin ở Việt Nam.

Khẳng định mối quan hệ song phương

Trung tuần tháng 10 vừa qua, Đoàn nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và có chuyến đi thực tế tại dự án xử lý dioxin sân bay quốc tế Đà Nẵng. Chuyến đi này được truyền thông trong nước ghi nhận là một trong những hoạt động nhằm khẳng định sự tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực.

Chính ông Đại sứ Toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ, Phạm Quang Vinh đã nhấn mạnh nhiều lần trong buổi ra mắt sách về điều này.

"Dự án khắc phục hậu quả chất độc dioxin ở sân bay Đà Nẵng là một minh chứng rất rõ và ý nghĩa cho mối quan hệ chặt chẽ, toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ. Chính phủ Việt Nam trong suốt nhiều năm qua rất quan tâm đến dự án này và hỗ trợ Hoa Kỳ trong việc xử lý tồn lưu chất độc hóa học/dioxin, khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam".

Những dự án khắc phục hậu quả để lại từ cuộc chiến hơn 40 năm trước đã phản chiếu đúng như tiêu đề của quyển sách mà hai tác giả, Giáo sư Lê Kế Sơn và Giáo sư Charles R. Bailey đã chọn, "Từ thù đến bạn". Cũng như lời ngỏ của quyển sách này : Hậu quả và bi kịch của cuộc chiến chưa bao giờ kết thúc dù đã im tiếng súng, mà đó chính "là trách nhiệm được thể hiện cụ thể như thế nào và kết quả cuối cùng quan trọng nhất là phối hợp cùng nhau để khắc phục hậu quả đó" như lời Giáo sư Lê Kế Sơn chia sẻ với chúng tôi.

Published in Việt Nam

Nhiều vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây liên quan đến các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước, mà công luận cho rằng những cơ quan này không thực thi đúng pháp luật, từ địa phương cho tới trung ương.

coquan1

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu về xử lý 12 dự án thua lỗ trước Quốc Hội sáng 1/11/2017. Courtesy : chinhphu.vn

Không tuân thủ pháp luật ?

Hội Nhà báo Việt Nam vào ngày 30 tháng 10 lên tiếng về vụ việc nữ nhà báo Dương Hằng Nga bị Công an thành phố Đà Nẵng cấm xuất cảnh 3 tháng. Theo Công an Đà Nẵng thì biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Dương Hằng Nga là đúng quy định do đã nhận đơn của ông Phan Văn Anh Vũ khiếu nại bà Nga viết 8 bài báo, đăng trên Tạp chí Giao thông Vận tải xúc phạm lợi ích hợp pháp của công ty và danh dự cá nhân.

Ông này được nhiều người biết đến với biệt danh "Vũ Nhôm", một nhân vật được truyền thông trong nước nhắc tên trong vụ "doanh nghiệp tặng xe bất thường" cho ông Bí thư Thành ủy Đà Nẵng- Nguyễn Xuân Anh khiến ông bị mất chức. Dân chúng địa phương cũng gọi ông Phan Văn Anh Vũ là "mafia của Đà Nẵng" vì dính líu các phi vụ làm ăn liên quan khu biệt thự ở bán đảo Sơn Trà hay khai thác gỗ…

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận dư luận thắc mắc phải chăng Công an thành phố Đà Nẵng bị thao túng bởi đại gia "Vũ Nhôm". Thêm một trường hợp khác mà dư luận cũng đặc biệt quan tâm là thông tin Cục trưởng Cục Chống tham nhũng-Thanh tra Chính phủ, ông Phạm Trọng Đạt nói với truyền thông trong nước rằng biện pháp kỷ luật đối với sai phạm của ông Phạm Sỹ Quý, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Yên Bái là nghiêm minh và đúng pháp luật.

Ông Phạm Sỹ Quý bị thanh tra tài sản trước áp lực của công chúng đòi hỏi cần minh bạch tài sản của ông có hợp pháp hay không, trong đó bao gồm biệt phủ nguy nga tọa lạc trên khu đất rộng hơn 1,3 héc-ta.

Vào ngày 27 tháng 10, qua kết quả thanh tra, ông Phạm Sỹ Quý bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo với thông báo rằng ông này đã nhận ra khuyết điểm và được điều động đảm nhiệm chức vụ Phó Văn phòng Hội đồng Nhân dân tỉnh Yên Bái, vị trí tương đương phó giám đốc sở.

Sau các lần trì hoãn công bố kết luận thanh tra tài sản và sai phạm của ông Phạm Sỹ Quý, dư luận đón nhận thông tin mức kỷ luật thi hành đối với ông cùng sự thất vọng không chỉ riêng trường hợp cá nhân của ông Quý mà là sự phẫn nộ vì cho rằng các cơ quan Nhà nước không thi hành đúng quy định luật pháp qua các vụ việc xảy ra, điển hình gồm hai vụ kể trên.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS nói với RFA ông từng có nhiều bài viết cũng như nhiều lần lên tiếng trong thời gian dài rằng những người vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở Việt Nam chính là các cơ quan và các quan chức Nhà nước. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nêu lên một trường hợp mà ông khẳng định là vi phạm pháp luật :

"Tôi nghĩ rằng Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức vi phạm luật hết sức nghiêm trọng. Những luật do Quốc Hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đưa ra, mà Quốc Hội cũng được tạo ra từ bên trong của Đảng cộng sản, nhưng họ vẫn bất chấp những chuyện như vậy.

Tôi chỉ đơn cử trong Luật Chống tham nhũng quy định rõ ràng Thủ tướng là Trưởng Ban chống tham nhũng. Rồi một thời gian, ông Nguyễn Phú Trọng thấy ông Nguyễn Tấn Dũng là một ông trùm tham nhũng mà làm Trưởng Ban chống tham nhũng thì ông Trọng cũng chẳng cần đợi Quốc Hội sửa luật gì cả và Đảng của ông Trọng lấy luôn cái chức ‘Trưởng Ban chống tham nhũng’, gọi là của Đảng nhưng thực sự triệt tiêu tổ chức chống tham nhũng của chính quyền. Và đây là một sự vi phạm pháp luật hết sức trắng trợn. Còn có thể kể ra rất nhiều các sự vi phạm khác của các cơ quan và các quan chức Nhà nước, từ trung ương cho đến cấp phường-xã-thôn".

Đứng trên pháp luật ?

coquan2

Biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái. Courtesy : chinhphu.vn

Một vụ việc xảy ra ở thôn Sơn Tây, thuộc tỉnh Phú Yên đang thu hút sự chú ý của dư luận mà Báo mạng Dân Trí đưa tin vào chiều ngày 31 tháng 10, cho biết bà Thẩm Thị Linh, Bí thư Chi bộ thôn nói rằng việc làm của bà và Trưởng thôn Phạm Văn Quảng là không sai khi có mặt để chặn xe cưới của người dân đòi 3 triệu đồng tiền đóng góp làm đường xây dựng nông thôn mới.

Gia đình bị chặn xe cưới tố cáo bà Linh và ông Quảng cùng một nhóm người có thái độ hành xử xúc phạm danh dự củ gia đình họ và yêu cầu chính quyền địa phương phải xin lỗi gia đình. Tuy nhiên, bà Bí thư Chi bộ thôn Sơn Tây tuyên bố nếu bị buộc phải xin lỗi thì sẽ từ chức, qua lời đề nghị "làm sai thì xin lỗi" của ông Trịnh Lâm Hải, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Sơn Thành Tây.

Hồi cuối tháng 9 vừa qua, dư luận cũng xôn xao trước thông tin Công an phường Tam Bình, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh đưa hai cô gái vào Trung tâm Hỗ trợ Xã hội do không mang theo giấy tờ tùy thân khi đi uống cà phê. Mặc dù phía Công an phường Tam Bình và gia đình thuật lại vụ việc có nhiều chi tiết không trùng khớp với nhau, nhưng Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu làm thủ tục cho 2 cô gái này về nhà, sau một tuần bị giữ trong Trung tâm Hỗ trợ Xã hội.

Qua những trường hợp mà chúng tôi đề cập, không chỉ dư luận mà giới quan sát tình hình Việt Nam cho rằng các cơ quan thực thi pháp luật tại Việt Nam không tuân thủ pháp luật, thậm chí đội ngũ nhân viên công quyền ngày càng tham nhũng quyền lực. Và một minh chứng rõ ràng nhất qua báo cáo của Chính phủ về hình thức xử lý kỷ luật đối với những lãnh đạo cốt cán của các tập đoàn kinh tế nhà nước bị thua lỗ, bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Hóa chất (Vinachem), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)…là cách chức, phê bình nghiêm khắc và kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Ông Nguyễn Trung Dân, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Du Lịch từng lên tiếng với RFA rằng :

"Khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể nào có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết".

Chúng tôi xin kết thúc bài viết này với chia sẻ của một công dân Việt Nam và cũng là cư dân mạng rằng tình trạng từ quan chức lãnh đạo cấp thôn như bà Thẩm Thị Linh cho đến đồng chí X, lãnh đạo cấp trung ương hành xử không theo đúng pháp luật chẳng có gì khó hiểu cả. Lý do là vì họ được dung túng, cho phép và khuyến khích ngầm từ Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức lãnh đạo cao nhất của quốc gia.

Hòa Ái

Published in Việt Nam

Dân biểu Liên bang Úc thúc giục Việt Nam trả tự do cho tù chính trị (RFA, 01/11/2017)

Dân biểu Liên bang Úc, ông Chris Hayes, vào ngày 1 tháng 11 lên tiếng  tham gia với dân biểu Tim Wilson về lá thư gửi cho Đại sứ Việt Nam tại Úc, ông Ngô Hướng Nam. Theo nội dung thư thì chỉ nội trong năm nay mà đã có đến hơn hai mươi nhà hoạt động bị bắt vì những tội danh rất mù mờ là âm mưu lật đổ nhà nước, hay tuyên truyền chống nhà nước.

nhanquyen1

Bà Cấn Thị Thêu, một nông dân đấu tranh đòi đất, nằm trong danh sách các dân biểu Úc yêu cầu Hà Nội trả tự do. Ảnh chụp tháng 11, 2016.  AFP

Ông Chris Hayes kèm theo văn thư của ông với chữ ký của hơn 20 chính khách Úc thuộc các đảng phái chính trị khác nhau, đồng tình việc thúc giục Việt Nam trả tự do cho những tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Kêu gọi Hà Nội tôn trọng các cam kết đã ký theo Công Ước Quốc tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị.

Các dân biểu và chính khách Úc đưa ra một danh sách gồm những người mà nhà cầm quyền Việt Nam cần phải trả tự do, đó là ông Nguyễn Văn Đài, ông Phạm Văn Trội, ông Trương Minh Đức, ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Nguyễn Trung Trực, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Lê Đình Lượng, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Trần Thị Nga, ông Nguyễn Văn Oai, bà Cấn Thị Thêu, ông Hồ Đức Hòa, bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn, ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, ông Nguyễn Văn Hóa, ông Trần Huỳnh Duy Thức, và bà Trần Thị Thúy.

Trên trang web của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Canberra chưa thấy có phản hồi gì về lá thư của hai dân biểu Chris Hayes và Tim Wilson.

Ông Chris Hayes cũng thông báo trên trang web của ông là ông nhận được thư trả lời của bà Bộ trưởng Ngoại giao Úc, Julie Bishop, về trường hợp xin qui chế tị nạn chính trị tại Úc của cựu tù chính trị Trần Minh Nhật.

Bà Bishop nói rằng chính phủ Úc đang làm việc chặt chẽ với Cao ủy tị nạn của Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan, nơi thụ lý nhiều hồ sơ xin tị nạn của người Việt Nam. Bà Ngoại trưởng nhấn mạnh rằng Chính phủ Úc luôn đặt ưu tiên giúp đỡ những người bị đàn áp về nhân quyền, và không còn đường về quê hương xứ sở.

Bà nói rằng nếu ông Trần Minh Nhật có nguyện vọng tị nạn tại Úc thì ông sẽ làm đơn xin thị thực một khi qui chế tị nạn của ông được Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc chấp nhận.

Ông Trần Minh Nhật là một trong số 14 thanh niên Công giáo và Tin lành bị nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù vào năm 2012.

*************

Xử lý gần 200 trường hợp người khiếu nại gây rối  (RFA, 01/11/2017)

Công an Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 1 tháng 11 tiến hành hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Luật tiếp dân trên địa bàn.

nhanquyen2

Hơn 150 nông dân biểu tình bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 16/1/2007 do chính quyền địa phương thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây tịch thu ruộng đất của họ vào cuối năm 2005 nhưng không bồi thường thỏa đáng.  AFP

Theo báo cáo chính thức thì suốt thời gian 3 năm thực thi luật vừa nêu, cơ quan chức năng tổ chức gần 140 ngàn lượt tiếp công dân đến để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Trong số này cơ quan chức năng lập gần 100 biên bản về hành vi bị cho là vi phạm như quá khích, kích động, gây rối… đối với 16 cá nhân. Những người này bị nói vi phạm nhiều lần. Bên cạnh đó báo cáo nói có một tập thể gồm gần 30 người dân được nói vi phạm 1 lần.

Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng báo cáo đã phối hợp với công an các tỉnh xử lý hình sự ba trường hợp mà họ cho là tham gia tổ chức chính trị phản động, 22 trường hợp bị cho có hành vi gây rối, tấn công lực lượng chức năng ; xử lý hành chính hơn 160 trường hợp bị cho gây rối trật tự công cộng.

Một người dân lâu nay phải đi khiếu kiện đất đai cho biết ý kiến sau khi nghe tin tổng kết từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh như vừa nêu :

"Dân bức xúc chỉ biết đi khiếu kiện thôi ; nhưng đến họ đâu có tiếp. Mình phải chụp hình người nhận đơn để làm bằng chứng sau này ; còn họ qui kết thì dân nào mà gây rối trật tự".

Dự báo được đưa ra tại hội nghị là trong thời gian tới sẽ có nhiều đối tượng mà những người tham gia hội nghị cho là ‘xấu, kích động, biến mâu thuẫn dân sự thành mâu thuẫn đối kháng với chính quyền làm cho hoạt động khiếu kiện của người dân trở nên phức tạp hơn, ảnh hưởng đến trật tự an ninh của thành phố’.

Lý do được thừa nhận là những dự án quy hoạch ở thành phố sẽ ảnh hưởng nhiều đến người dân dẫn đến việc khiếu kiện. Đặc biệt là những cơn sốt bất động sản.

Hiện nay tại những cơ quan tiếp dân thuộc trung ương ở Hà Nội và Sài Gòn luôn có những người dân phải chầu chực để được giải quyết trường hợp mà họ cho là oan sai và không được cơ quan chức năng địa phương giải quyết thỏa đáng, thậm chí bị đùn đẩy trách nhiệm qua nhiều năm trời.

******************

Kết thúc điều tra nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (RFA, 01/11/2017)

Vụ việc đối với nhà hoạt động công đoàn độc lập và môi trường Hoàng Đức Bình kết thúc giai đoạn điều tra vào ngày 30 tháng 10 và Cơ quan Cảnh sát Điều Tra Công An tỉnh Nghệ An chuyển hồ sơ sang cho Viện Kiểm Sát tỉnh này với đề nghị truy tố theo khoản 2, điều 258 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

nhanquyen3

Các nhà hoạt động dân chủ Bạch Hồng Quyền (trái) và Hoàng Đức Bình. Courtesy chantroimoimedia.com

Tội danh theo điều này được nói là ‘lợi dụng các quyền tự do- dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân’ Nếu bị kết tội này theo khoản 2 là ‘nghiêm trọng’, hình phạt có thể từ hai đến 7 năm.

Luật sư Hà Huy Sơn, người nhận bào chữa cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, xác nhận với Đài Á Châu Tự Do về tin vừa nêu vào chiều ngày 1 tháng 11 :

"Vâng thông tin ấy là đúng, tôi đã nhận được kết luận điều tra rồi, người ta kết thúc từ ngày 30 tháng 10.  Gia đình cũng biết rồi nhưng chưa biết ý kiến gia đình sao cả.  Còn đối với anh Hoàng Bình thì, hai tuần nay các luật sư chưa được gặp. Hai tuần trước thì luật sư Lê Văn Luân gặp, chứ tôi thì không gặp.  Theo luật sư Lê Văn Luân cho biết lại thì sức khỏe cũng bình thường thôi".

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, 34 tuổi, bị bắt vào ngày 15 tháng 5 vừa qua, tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An khi đang đi trên một chiếc xe cùng linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục.

Những người chứng kiến cho biết việc bắt giữ diễn ra mà không có lệnh bắt, không có biên bản. Chừng một chục người gồm cả công an sắc phục và những người mặc thường phục dùng vũ lực mở cửa xe rồi lôi nhà hoạt động Hoàng Đức Bình đi.

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình là phó chủ tịch tổ chức dân sự độc lập có tên ‘Phong Trào Lao Động Việt’ có tôn chỉ giúp cho người công nhân đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi chính đáng. Ngoài ra, trong thảm họa môi trường biển do nhà máy thép Formosa gây nên, nhà hoạt động Hoàng Đức Bình cũng tham gia lên tiếng cùng những nạn nhân. Anh Hoàng Đức Bình cũng là một thành viên của nhóm ‘No-U Saigon’ ; đây là nhóm dân sự độc lập chống đường lưỡi bò mà Trung Quốc đơn phương vạch ra ở Biển Đông để tuyên bố chủ quyền gần như 90% vùng biển có tuyến hàng hải quan trọng này.

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình là một trong những trường hợp bị chính quyền Hà Nội bắt giữ từ đầu năm đến nay mà các tổ chức theo dõi nhân quyền cho là đợt trấn áp mạnh mẽ tại Việt Nam sau đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 và trước Hội nghị Cấp cao APEC sắp diễn ra tại Đà Nẵng.

Published in Việt Nam

Bắc Hàn công kích chính phủ Anh về cáo buộc Bình Nhưỡng đứng sau vụ tấn công bằng mã độc nhắm vào Dịch vụ Y tế Quốc gia nước Anh.

wanna1

Hình một người đàn ông trong bảng điện tử một công ty chứng khoán ở Tokyo hôm 15/5/2017 vào khi có những lo ngại tại Châu Á về vụ tấn công mạng của mã độc Wannacry -  AP

Tin từ hãng thông tấn AFP hôm 31 tháng 10 cho biết Bắc Hàn gọi đây là một "nỗ lực xấu xa" nhằm xiết chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt của quốc tế chống lại Bình Nhưỡng.

Hôm 27 tháng 10, Chính phủ Anh khẳng định vụ tấn công mạng nói trên do Bắc Triều Tiên điều khiển.

Một báo cáo của chính phủ Anh cho biết một phần ba các bệnh viện công của Anh quốc bị ảnh hưởng bởi mã độc WannaCry hồi tháng 5.

Vụ tấn công bằng mã độc này làm cho 300.000 máy tính tại 150 quốc gia bị mã độc WannaCry xâm nhập, yêu cầu người dùng nếu muốn lấy lại quyền kiểm soát máy tính thì phải thanh toán bằng Bitcoin.

Một số nhà nghiên cứu khẳng định có sự nhúng tay của Bình Nhưỡng trong vụ việc này vì họ nhận thấy đoạn mã được sử dụng tương tự như các vụ tấn công an ninh mạng từng bị cáo buộc dưới thời của Kim Jong-Un.

AFP dẫn lời Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh, Ben Wallace nói với BBC vào tuần trước rằng chính phủ London chắc chắn Bắc Hàn chủ mưu trong vụ này.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Hiệp hội Triều Tiên- Châu Âu ở Bình Nhưỡng đã bác bỏ cáo buộc này và cảnh báo nước Anh về "sự suy đoán vô căn cứ" như thế.

Published in Quốc tế

Làng Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận là ngôi làng nằm trong điểm nóng giải tỏa đền bù để xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Người dân Thái An bức xúc vì chuyện đền bù và di dời không thỏa đáng và quyết đấu tranh tới cùng. Cuối năm 2016, chính quyền loan tin sẽ dừng dự án điện hạt nhân, người dân yên tâm trở lại làm ăn. Tuy nhiên, chuyện xây dựng nhà máy điện hạt nhân vẫn luôn là nỗi ám ảnh của người dân Thái An, đặc biệt là gần đây, có tin các nhà máy nhiệt điện vẫn tiếp tục thi công vào năm 2019.

thaian1

Người dân Thái An chủ yếu sống dựa vào rừng và biển - RFA

Ông Nguyễn Khắc Tấn, một cư dân cao niên ở Thái An, chia sẻ : "Trong thời gian nghe các vị lãnh đạo ở đây đưa thông tin rằng tạm dừng thi công thì ai cũng mừng, làm ăn ổn định, rẫy ruộng đi lên. Nhưng gần đây có tin là mấy năm nữa có thể thay đổi, bà con nghe rất bi quan và không đồng tình. Nhà nước mà xây dựng tiếp thì bà con ở đây kẹt cứng hết nên không đồng tình".

Ông Tấn chia sẻ thêm là kể từ khi chính quyền Ninh Thuận cho bà con Thái An biết rằng sẽ không xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Thái An nữa thì đời sống, mọi sinh hoạt ở Thái An đã trở lại như xưa, các vườn nho lại sai quả nhờ người nông dân chuyên tâm chăm bón, cây rừng được tiếp tục phát quang và trồng thêm, các khu chợ hoạt động mạnh trở lại, các ngư dân đánh bắt gần bờ lại tiếp tục công việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Ông Tấn tỏ ra tiếc nuối là trước đây, bờ biển Thái An có một rừng san hô được xem là dài nhất và đẹp nhất thế giới, nhưng do quá trình khai thác không được quản lý khoa học, chỉ trong vòng chưa đầy mười năm, toàn bộ rừng san hô bị tuyệt diệt, chỉ còn trơ bãi biển. Đặc biệt, khi có tin nhà máy điện hạt nhân sẽ xây dựng ở Thái An, dường như mức độ tàn phá dãy san hô này đạt đến đỉnh điểm. Và hậu quả của việc tàn phá này là hiện nay, san hô ở vùng biển Thái An bị tiêu diệt khiến vùng biển này chết theo, số lượng san hô còn lại chừng chưa tới 3% so với lúc ban đầu.

Ông Tấn nói rằng sở dĩ ông phải nêu ra chuyện rừng san hô bị tàn phá như vậy để thấy rằng kinh nghiệm của người dân nơi đây không hề nhỏ trong việc tàn phá thiên nhiên và thay đổi đời sống, môi trường sống bao giờ cũng mang đến sự mất ổn định, mất cân bằng xã hội cùng hàng loạt hậu quả lâu dài.

Cùng ý nghĩ như ông Tấn, Bà Võ Thị Quý, cư dân Thái An, chia sẻ : "Không hợp lý theo giá đền bù, nếu di dân đi thì ở đây khổ rất nhiều, vì ở đây nhờ nghề biển, nghề rừng, trái cây ở trên rừng… Mà nếu di dời ví dụ như người ta cầm một cục tiền rồi ăn thì hai năm, ba năm cũng hết, không còn gì để làm ăn, khổ, nên không đi là người dân ở đây mừng, phấn khởi làm ăn".

Bà Quý cho rằng việc ổn định cuộc sống là điều hết sức cần thiết đối với bất kỳ người dân nào trong xã hội. Nhưng nếu như nhà nước vẫn cứ khăng khăng xây dựng điện hạt nhân thì nên cân nhắc thật kĩ về vấn đề an sinh xã hội. Bởi một khi đất đai bị mất đi để xây dựng các công trình thì chắc chắn nguồn sinh kế của người nông dân sẽ bị thu hẹp, xã hội sẽ bất ổn.

Xây hay không xây ?

Chị Phạm Thị Thúy, người buôn bán trong chợ Thái An, chia sẻ : "Ở đây buôn bán làm ăn được lắm, nếu dời đi rất buồn, bởi ai biết chợ ở chỗ đó đâu, sợ ra đó chợ không buôn bán được, rồi nghe không di dời đi nữa thì rất mừng".

Chị Thúy nói rằng cũng giống như bà con Thái An, chị rất vui mừng khi nghe tin nhà nước đình thi công nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, tin vui chưa được bao lâu thì một nguồn tin khác nói rằng các dự án nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận chỉ tạm đình thi công và sẽ tiếp tục thi công vào năm 2019. Có thể nói rằng đây là tin đáng sợ đối với người dân Thái An nói riêng và người dân Ninh Thuận nói chung.

Đặc biệt, nếu như các nhà máy điện hạt nhân do các công ty Trung Quốc thi công thì càng đáng sợ hơn và điều này hoàn toàn không nằm trong sự chờ đợi hay đồng thuận của người dân. Bởi bài học kinh nghiệm về nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận với đầy rẫy người Trung Quốc, gây bất mãn trong người dân và gây mất cân bằng xã hội ở khu vực Vĩnh Tân là quá đủ, đừng để người Trung Quốc xây thêm bất kì thứ gì tại Việt Nam.

Bà Trần Thị Nga, cư dân Thái An, chia sẻ : "Hồi xưa bắt đầu mình mới làm thì hơi khó khăn một chút, rồi mấy chục năm nay ổn định rồi, nho ổn định, dân dễ sống, đi biển cũng được, lên núi cũng được, dễ phát triển…"

Bà Nga chi sẻ thêm, bà cũng như bao người khác, cũng là một công dân hiền lành, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, bà tôn trọng mọi quyết sách của nhà nước và sẵn sàng hợp tác với nhà nước để xây dựng, kiến thiết quốc gia. Nhưng bù vào đó, nhà nước cũng phải có những chính sách do dân, vì dân, phải tìm được sự đồng lòng của nhân dận dựa trên nguyên tắc sòng phẵng, minh bạch, có khoa học và vì dân.

Bà Nga đặt câu hỏi liệu nhà nước quyết định xây hay không xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận ? Và khi xây nhà máy lên thì người dân được lợi gì ? Sau khi giải tỏa, đền bù, di dời người dân thì liệu đời sống của nhân dân có ổn định hay không ? Diện tích đền bù có đảm bảo cho nhà nông tiếp tục thực hiện giấc mơ ruộng vườn của mình hay không ? Và quan trọng nhất là người xây dựng nhà máy điện hạt nhân có đủ uy tín, có đủ trình độ để xây nhà máy hoạt động an toàn hay không ? Nhà nước nên trả lời những câu hỏi này thật cụ thể trước khi quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Có thể nói rằng những câu hỏi của bà Nga cũng là những câu hỏi chung của người dân Ninh Thuận và người dân miền Trung Việt Nam, thậm chí đây là câu hỏi chung của người dân cả nước. Bởi nhà máy điện hạt nhân không phải là nhà máy bột mì, xây xong thấy không hợp thì đập. Mà một khi nhà máy điện hạt nhân đã xây xong, đã hoạt động thì chuyện phá bỏ nó còn khó gấp trăm lần xây dựng nó, mọi chuyện đều không đơn giản như người ta đang nghĩ và đang làm !

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Published in Việt Nam

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vào ngày 25 tháng 10 ký ban hành Nghị quyết trung ương số 18 để thi hành đổi mới, sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.

quandoi0

Lễ ký chương trình phối hợp công an và quân đội - Ảnh minh họa

Theo đó, Quân ủy trung ương và Đảng ủy Công an trung ương xây dựng đề án riêng cho lực lượng quân đội và công an nhằm đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản đối với các lực lượng vũ trang về mọi mặt, phù hợp với quy định của hệ thống chính trị lẫn đặc thù của từng lực lượng.

Bên cạnh đó, Nghị quyết cho phép thực hiện thí điểm mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Hội đồng Nhân dân các cấp và bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện ở những nơi có điều kiện.

Ngoài ra Nghị quyết còn đưa ra giải pháp liên quan đến công tác quản lý bao gồm kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc-Tây Nguyên-Tây Nam Bộ ; giảm tối đa các ban quản lý dự án và khắc phục hành chính hóa-công chức hóa.

Published in Việt Nam

Đẩy mạnh luân chuyển cán bộ

Liên tục kể từ sau Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản lần thứ 12 diễn ra đầu năm 2016, đến các hội nghị trung ương Năm, và trung ương Sáu, người ta thấy nhiều cán bộ cao cấp bị kỷ luật với những cáo buộc liên quan đến những vụ tham nhũng, thất thoát tài sản lớn. Đó là các ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương, ông Nguyễn Xuân Anh, nguyên Bí thư thành ủy Đà Nẵng. Nhiều người trong số này được xem là vây cánh của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người bị mất hết quyền lực chính trị sau Đại hội 12.

chong1

Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, đồng thời là người đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng của Việt Nam. Ảnh chụp tháng 6/2017. AFP

Cơ quan chống tham nhũng của nhà nước Việt Nam có tên gọi là Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, trước đây do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền điều khiển. Nhưng từ năm 2013, Ban này đã được chuyển sang cho ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng lãnh đạo.

Ông Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu quốc hội của Thành phố Hồ Chí Minh, nói với báo Tuổi Trẻ trong nước rằng việc chuyển quyền điều hành Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng sang cho đảng, thay vì chính phủ, là một việc làm cần thiết, vì đảng lãnh đạo tất cả những cán bộ đảng cử sang điều hành chính phủ.

Bên cạnh đó một công cụ khác được Đảng Cộng sản đưa ra, nói là để phòng chống tham nhũng, là Qui định luân chuyển cán bộ.

Trong những ngày cuối tháng 10, năm 2017, Quốc Hội Việt Nam bàn chuyện điều động ông Phan Văn Sáu, Tổng thanh tra chính phủ về làm Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Sóc Trăng, ông Lê Minh Khái, đang là Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Bạc Liêu, thay cho ông Phan Văn Sáu, ông Trương Quang Nghĩa đang là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về làm Bí thư thành ủy Đà Nẵng, trong khi đó ông Nguyễn Văn Thể, hiện là Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng về làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Đây là điều mà Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát chính trị Việt Nam hiện sống tại Sài Gòn, gọi là đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ sau Hội nghị trung ương Sáu.

Ngay trong lúc Hội nghị trung ương Sáu diễn ra, ngày 7, tháng 10, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã ký một quyết định mang số 98 gọi là Qui định về luân chuyển cán bộ. Theo qui định này các các bộ cao cấp sẽ được chuyển đổi thường xuyên, từ những viên chức điều hành các huyện, tỉnh, cho đến các bộ trưởng, để làm sao cho các viên chức đứng đầu địa phương không làm quá hai nhiệm kỳ tại một địa phương.

Qui định này được nói là nhằm để chống tham nhũng, tránh việc kết bè phái, nhóm lợi ích, sử dụng những người trong họ hàng hoặc quen biết.

Phe phái và nhóm lợi ích

Tuy nhiên ông Phạm Chí Dũng cho biết là việc luân chuyển cán bộ này đã từng được thực hiện như một công cụ để đấu tranh giành giật quyền lực giữa các phe phái với nhau :

"Luân chuyển cán bộ là việc mà trước đây ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban tổ chức Trung Ương đã làm, có thể nói là khá thành công, luân chuyển đến 80% nhân sự cao cấp, các tỉnh, thành phố, trước Đại hội 12, và do đó đã mang lại lợi thế cực kỳ lớn cho ông Nguyễn Phú Trọng trong Đại hội 12, trước ông Nguyễn Tấn Dũng".

Đại hội lần thứ 12 của Đảng cộng sản Việt Nam được tiến hành vào đầu năm 2016. Sau Đại hội này nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được nhiều người dự đoán là sẽ nắm quyền lực nhiều hơn nữa, đã về hưu.

Với sự ra đi của ông Nguyễn Tấn Dũng, giới quan sát cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng đã nắm quyền lực tuyệt đối về chính trị tại Việt Nam. Ông Phạm Chí Dũng đánh giá về phe nhóm được cho là của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay :

"Rời rạc, yếu ớt, và rất thiếu bản lĩnh. Đúng như dư luận nói là phe này chỉ nằm đó chờ chết mà thôi, không thể làm được một cái gì có thể gọi là xoay chuyển được tình thế".

Tuy nhiên, cũng theo lời ông Dũng, việc chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, không vì thế mà có thể thực hiện được dễ dàng. Theo ông Phạm Chí Dũng, những nhóm quyền lực khác nhau, với những lợi ích kinh tế to lớn, sẽ là những chướng ngại vô cùng lớn đối với ông Nguyễn Phú Trọng.

Một nhà quan sát chính trị Việt Nam khác là Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương, lại nhìn chuyện phe phái ở Việt Nam không đơn giản là chỉ có hai phe Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng như vừa qua. Theo ông thì ở Việt Nam hiện nay có thể có bốn xu thế chính trị khác nhau. Nhóm thứ nhất là nhóm mong muốn cải cách, nhóm thứ hai là nhóm không muốn Việt Nam đi theo con đường tổ chức xã hội kiểu phương Tây, nhóm thứ ba là nhóm trung dung, và nhóm cuối cùng ông gọi là nhóm trục lợi.

Theo ông Lâm, thì rất nhiều quan chức, nhóm quan chức cao cấp, không theo phe phái nào cả, và tùy theo cán cân quyền lực ở một lúc nào đó mà người đó, nhóm đó sẽ ngã theo.

Nhưng tựu chung, vẫn theo lời ông Lâm, xu hướng trục lợi, nơi có các nhóm lợi ích khác nhau sẽ là xu hướng rất mạnh tại Việt Nam hiện nay :

"Xu hướng trục lợi thì vẫn mạnh, vì cái chế độ, chính thể ở Việt Nam hiện nay vẫn tạo ra một môi trường rất phù hợp cho xu hướng trục lợi, bởi vì một mặt là một nhà nước tương đối độc đoán, tương đối khép kín, đồng thời lại có một nền kinh tế tương đối thoãi mái trong chuyện làm tiền. Người ta dễ ở một cái vị trí dùng tiền để mua chức, rồi dùng chức để kiếm tiền".

Ngay sau Hội nghị trung ương Sáu kết thúc, báo chí Việt Nam tiếp tục đưa tin những nghi án tham nhũng có liên quan đến các quan chức cấp tỉnh ở Đồng Nai, Yên Bái. Những nghi án này đã được nói đến từ lâu, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy những người có liên quan nhận hình thức kỷ luật như thế nào.

Một nhà quan sát chính trị Việt Nam khác là Giáo sư Vũ Tường, từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ nhận định về bản án kỷ luật dành cho ông Đinh La Thăng trong Hội nghị trung ương Năm, tháng Năm, 2017 :

"Tôi nghĩ đó là một thành công rất là bé nhỏ, vì vụ này có từ năm 2011 rồi, mà cho đến bây giờ mới được một mình ông Thăng và một vài người nữa như ông Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng công thương, tôi thấy chưa có cái gì là nghiêm trọng cả. Tất cả đều trốn thoát pháp luật và hạ cánh an toàn. Thành ra là tôi còn chờ xem họ có đưa ông Thăng và tay chân ông ấy ra pháp luật hay không. Nếu làm được điều đó thì mới có tiến bộ".

Sau khi Hội nghị trung ương Sáu kết thúc, người ta vẫn chưa thấy có một vụ truy tố nào đối với ông Đinh La Thăng được đưa ra.

Giáo sư Vũ Tường nói tiếp là những gì diễn ra xung quanh vụ ông Đinh La Thăng cho thấy đảng cộng sản không có hiệu quả trong việc điều hành nền kinh tế và chống tham nhũng.

Nhiều nhà quan sát cho rằng sự không hiệu quả ấy nằm ở cơ chế không phân quyền của nền chính trị Việt Nam với duy nhất một đảng cộng sản lãnh đạo. Ngay chính đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa, một mặt hoan nghênh việc giao Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng về cho các viên chức đảng quản lý, cũng nói rằng cách thức này cũng có cái bất cập vì người đứng đầu cấp ủy, đảng bộ có thể làm lệch hướng, xử nhẹ hoặc ém nhẹm việc điều tra sai phạm của cấp dưới khi họ muốn bao che, bởi đó có thể là người thân thích hay phe cánh.

Kính Hòa 

Published in Việt Nam