Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam cho bắt thêm người với cáo buộc hoạt động lật đổ (RFA, 06/10/2017)

Ông Đào Quang Thực, một facebooker và là giáo viên tiểu học về hưu, bị Công an Tỉnh Hòa Bình bắt khẩn cấp vào tối ngày 5 tháng 10 với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

vn1

Ông Đào Quang Thực, facebooker - giáo viên tiểu học về hưu.  Facebook của ông Đào Quang Thực

Con gái của người bị bắt, cô Đào Ngọc Bích Quỳnh Trang, một ngày sau khi người cha bị bắt, cho Đài Á Châu Tự Do biết là lực lượng công an phong tỏa khu vực nhà của ông Đào Quang Thực tại xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ; khi tiến hành biện pháp bắt khẩn cấp như vừa nêu.

Vào ngày 6 tháng 10, người thân của ông Đào Quang Thực cũng bị công an mời đến để thẩm vấn. Con gái ông Đào Quang Thực kể lại rằng cơ quan công an hỏi cô xoay quanh tài khoản Facebook có tên Đào Quang Thực.

Tuy nhiên cô này nói không biết gì nhiều về trang facebook đó.

Ông Đào Quang Thực sinh năm 1960. Ông từng là giáo viên tiểu học suốt 30 năm và hiện đã nghỉ hưu.

Thông báo của Cơ quan An Ninh Điều Tra thuộc Công an tỉnh Hòa Bình gửi cho vợ ông Đào Quang Thực ghi ông bị tạm giữ tại Trại giam Công an Tỉnh Hòa Bình.

Như vậy ông Đào Quang Thực là người bị bắt mới nhất tại Việt Nam. Người bị bắt trước ông Đào Quang Thực gần nhất là cựu tù chính trị Nguyễn Viết Dũng. Anh này bị bắt gần giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vào ngày 27 tháng 9 vừa qua. Cáo buộc đối với anh này là ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, gần 20 nhà hoạt động, cựu tù chính trị tại Việt Nam bị cơ quan chức năng bắt giữ.

****************

JICA Nhật gửi tối hậu thư cho Hải Phòng (RFA, 06/10/2017)

Thành phố Hải Phòng phải tự trả các khoản thanh toán cho Dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn nếu dự án vẫn chậm tiến độ.

vn2

Rác và chất thải tràn ngập trên kênh (minh họa) - RFA

Đó là nội dung trong tối hậu thư do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) gửi cho UBND TP Hải Phòng vào tháng 9 vừa qua.

Trong thư, JICA yêu cầu thành phố Hải Phòng cần đẩy nhanh tiến độ sớm nhất có thể và nhấn mạnh bất kỳ sự chậm trễ nào so với kế hoạch ban đầu đều không được chấp nhận.

Theo tin tức cho biết, dự án vừa nêu là dự án trọng điểm của Hải Phòng, được thực hiện bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản với tổng mức đầu tư 5.513 tỷ đồng.

Tin cho biết theo kế hoạch năm nay, nhu cầu vốn ODA thực tế của dự án là hơn 1400 tỷ đồng ; thế nhưng chỉ được giao 680 tỷ đồng. Khoản vốn đối ứng do thành phố Hải Phòng bố trí trên thực tế là gần 566 tỷ đồng nhưng mới được giao hơn 200 tỷ đồng.

Hải Phòng cho biết còn thiếu hơn 360 tỷ đồng đối ứng cho dự án. Trong số này có hơn 100 tỷ từ nguồn ngân sách và 100 tỷ vốn trái phiếu địa phương ; thế nhưng chưa được giải ngân.

******************

Nghịch lý trong thuyên chuyển cán bộ bị kỷ luật vụ Formosa ? (RFA, 06/10/2017)

Tin về một cán bộ bị cách chức vì liên quan thảm họa môi trường Formosa lại được bổ nhiệm làm Phó Đoàn Kiểm tra Formosa lại gây chú ý dư luận trong những ngày qua. Hòa Ái ghi nhận trong phần sau.

vn3

Ông Lương Duy Hanh Báo điện tử chính phủ

Nhân vật được truyền thông trong nước loan tin là ông Lương Duy Hanh, người từng giữ chức Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường bị Bộ Tài Nguyên-Môi Trường kỷ luật cách chức hồi tháng 6 năm 2017. Lý do bị cách chức vì thiếu trách nhiệm khi làm Trưởng Đoàn thanh tra dự án Formosa. Thế nhưng trong tháng 7 ông Lương Duy Hanh được Tổng cục Môi trường bổ nhiệm làm Phó Đoàn thanh tra kiểm tra hệ thống xử lý môi trường tại nhà máy Formosa.

Một người dân tại Hà Tĩnh nói với RFA rằng dân chúng địa phương rất phẫn nộ khi nghe được thông tin vừa nêu :

"Dân rất phẫn nộ bởi vì người lãnh đạo không làm tròn trách nhiệm của mình đã gây thảm họa không chỉ thiệt hại đến tài sản mà còn thiệt hại đến sức khỏe đời sống lâu dài của con người. Cho nên sau khi biết tin ông ta trở lại trong đoàn thanh tra thì chúng tôi hoàn toàn không đồng ý, rất phẫn nộ. Những người đó không đủ khả năng và xét về mặt đạo đức thì càng không được nữa. Tốt nhất là không để những người như vậy tham gia vào các việc liên quan đến sức khỏe đời sống của con người".

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận không chỉ người dân là nạn nhân của thảm họa Formosa phẫn nộ đối với việc thuyên chuyển công tác của hai giới chức chính quyền liên quan đến thảm họa môi trường do Formosa gây nên là ông Võ Kim Cự và ông Lương Duy Hanh, mà dư luận trong nước bày tỏ sự bức xúc, thậm chí có nhiều người cho rằng rất căm phẫn khi Chính phủ thách thức niềm tin của dân chúng trong xử lý hậu quả của thảm họa Formosa cũng như điều hành đất nước.

Chúng tôi nêu vấn đề với nguyên Đại Biểu Quốc Hội, ông Lê Văn Cuông và được cho biết theo thiển ý của ông thì Chính phủ cần lắng nghe phản ứng của dân chúng liên quan việc bổ nhiệm nhân sự này. Ông Lê Văn Cuông chia sẻ :

"Đối với trường hợp này có nhiều người đả kích vì ông này được cho là chuyên gia chuyên sâu trong lãnh vực liên quan đến Formosa nên được cơ cấu vào giúp cho đoàn thanh tra về chuyên môn. Đây là lý lẽ của những người bố trí, nhưng làm như thế gây nên sự phản cảm. Chúng tôi thấy vấn đề này cần phải nghiên cứu để làm thế nào đó tránh những lời dị nghị là ảnh hưởng đến kết quả thanh tra không được khách quan.

Đây là một vấn đề cũng cần phải rút kinh nghiệm để khắc phục tình trạng đã vi phạm trong một thời gian ngắn lại được tiếp tục sử dụng làm cho người dân mất tin tưởng".

Ông Lê Văn Cuông cũng nhấn mạnh đây là một trong số những trường hợp cá biệt bởi vì Chính phủ trong những năm gần đây đã cố gắng hạn chế tình trạng cán bộ có sai phạm và bị kỷ luật mà vẫn giữ nguyên chức vụ hay được thuyên chuyển công tác thậm chí ở những vị trí cao hơn. Đặc biệt trong bối cảnh Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo và Nhà nước đang nỗ lực thực hiện chấn chỉnh bộ máy và phẩm chất của cán bộ, các trường hợp xử lý nhẹ hay "giơ cao đánh khẽ" được giải quyết một cách nghiêm túc.

Mặc dù vài vị Đại Biểu Quốc Hội chúng tôi tiếp xúc có đồng quan điểm với ông Lê Văn Cuông, tuy nhiên dư luận cho rằng qua việc bổ nhiệm mới nhất đối với hai cán bộ liên quan trong thảm họa Formosa đã phá tan những kết quả đạt được trong chủ trương chấn chỉnh bộ máy chính quyền của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhiều người lên tiếng việc bổ nhiệm này chẳng khác nào là gáo nước lạnh dội vào cái "lò lửa" chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà người đứng đầu Đảng lãnh đạo từng tuyên bố "Lò nóng lên rồi, củi tươi vào cũng phải cháy".

Một số người dân từ Bắc đến Nam nói với RFA nếu Chính quyền Việt Nam không thực tâm giải quyết hậu quả Formosa một cách triệt để cũng như tiếp tục bắt bớ những tiếng nói bảo vệ môi trường như Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì lời hô hào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước là vô giá trị.

Hòa Ái, phóng viên RFA

***************

Dân nói bị chính quyền lừa lấy đất (RFA, 06/10/2017)

Người dân tại ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết chính quyền địa phương đòi cưỡng chế đất của dân trong khi chính quyền đã làm sai quy trình và không thực hiện đúng cam kết. Phóng viên RFA tìm hiểu sự việc qua những người trong cuộc.

vn4

Người dân giăng băng rôn đòi chính quyền xử lý vụ việc. RFA

Nhiều uẩn khúc trong quy hoạch

Họ là người dân sinh sống lâu đời tại địa phương và đất của họ được cấp phép sử dụng hợp pháp. Nhưng kể từ khi các dự án khu công nghiệp Hố Nai bắt đầu triển khai, chính quyền địa phương đưa ra các phương án giải tỏa và đền bù với hứa hẹn tái định cư tại chỗ cho dân. Tuy nhiên, sau khi dân tin cam kết của chính quyền và nhận tiền bồi thường thì họ bị đứa đến một nơi thật xa, không như thỏa thuận.

Bà Lan, một người sỡ hữu đất ở khu vực này cho biết :

"Tôi sinh sống ở đây từ năm 1970, đất cát là do bố mẹ tôi để lại. Đến năm 2001 thì ba cấp chính quyền ở đây họ thông báo đất ở đây có quy hoạch theo quyết định 450. Đến năm 2003 thì gọi chúng tôi nhận tiền. Thì chúng tôi đi nhận tiền rồi. Khi nhận tiền người ta nói là tại đây, từ cái ngã tư đó tới đây là 5 hecta này làm đất tái định cư cho bà con ở đây, là không phải đi đâu xa, tái định cư tại chỗ. Sau khi nhận tiền xong, thì họ đưa tiền nhà trọ một tháng 6 trăm. Hết 6 tháng tôi chẳng thấy đất tái định cư đâu cả. Sau đó cứ tiếp tục nói dối chúng tôi là 6 tháng nữa có. Tái định cư ngay nhà quý vị. Họ đưa đầy đủ sơ đồ vườn cây xanh, dãy nhà liền kề. Chúng tôi chờ đợi mãi tới năm 2009 là các cấp chính quyền đây lại thông báo với tôi đi nhận tái định cư ở vị trí khác, ở ấp Bắc Hòa".

Bị thất hứa, người dân đi khiếu kiện và phát hiện ra nhiều uẩn khúc trong quy hoạch.

"Nói chung khu này, ba cấp chính quyền tỉnh Đồng Nai luôn luôn nói với chúng tôi rằng các ông các bà quy hoạch theo quyết định 450 của thủ tướng chính phủ. Là 229 mẫu, nhưng thực sự theo tôi tìm hiểu khiếu kiện trong 17 năm. Thì tôi tìm được một cái văn bản tại văn thư lưu trữ tỉnh Đồng Nai, khu công nghiệp Hố Nai giai đoạn 1 chỉ có 100 hecta. So với quyết định ban đầu thì nó chệnh nhau 129 hecta rồi.

Tôi cứ đi khiếu kiện hoài, cứ lên sở Tài Nguyên Môi Trường, Tỉnh Đồng Nai rồi đi các nơi các sở. Đơn khiếu kiện của tôi tính ra cũng mấy kí lô rồi. Cứ hỏi đi tìm hiểu quyết đinh thu hồi đất, đi tìm hiểu bản đồ quyết định 450, sau này lòi ra quyết định 278 chỉ có 191 mẫu thành lập khu công nghiệp.

Hội đồng nhân dân huyện Trảng Bom có văn bản tiếp xúc cử tri là văn bản 1684 trong văn bản có một đoạn trích như thế này. Phần đất 39 mẫu này không phải đất Phú Sơn, phần đó chúng tôi cho một số công ty làm xe máy, công ty gì đó thuê trước rồi".

Chính quyền trả lời rằng 39 hecta này đã được cho các công ty thuê từ lâu, và bây giờ ép buộc người dân nhận bồi thường và chuyển đến nơi khác sống. Cụ thể trong văn bản số 9781 này, có ghi rõ : ‘nền đất tái định cư tại xã Bình Minh, huyện Trảng Bom’. Không phải là tái định cư tại chỗ.

Một người dân cũng có đất đai bị nằm trong diện giải tỏa cho biết thêm thông tin về vụ việc này.

"Khi người dân đòi quyết định thu hồi cho cá nhân mỗi một hộ thì không có. Rồi họ trích ra cái điều, một cái văn bản của 306 của bộ Tài Nguyên Môi Trường là có văn bản hướng dẫn luật năm 93 là khi nhà nước thu hồi đất sẽ không có quyết định thu hồi cho từng cá nhân, hộ gia đình. Nhưng phải có cái thu hồi của tỉnh là quyết định thu hồi tổng thể. Nhưng hiện tại bây giờ chính quyền không đưa ra được cái quyết định tổng thể của tỉnh. 278 là quyết định thành lập khu công nghiệp, với diện tích bằng đó. Sau đó là quyết định 450 cho thuê đất".

Khủng bố tinh thần

Dù không đưa ra được quyết định thu hồi đất như thắc mắc của người dân ; chính quyền lại khiến dân thêm bức xúc khi bàn hành một số văn bản phạt cảnh cáo những hộ dân không chịu giao đất.

"Tới năm 2005 thì đưa ra một quyết định cảnh cáo phạt cảnh cáo về hành vi không chấp hành quyết định thu hồi đất để giao đất cho nhà đầu tư và dân kiện lại, thì chủ tịch UBND huyện lại rút lại quyết định cảnh cáo đó. Không hiểu tại sao chính quyền đưa ra quyết định cho 9 hộ, quyết định ký ngày 11 tháng 9 năm 2017 mà tới ngày 18 tháng 9 dân mới được nhận là quyết định cưỡng chế 9 hộ chưa nhận tiền bồi thường. Chứ không phải tôi đã nhận tiền, tôi ký vào văn bản bàn giao đất mà tôi không giao đất mà cưỡng chế tôi. Đúng ra trình tự thủ tục anh phải có quyết định thu hồi đất. Ở đây không có. Ụp một cái quyết định cưỡng chế. Dân đối thoại lần cuối rồi ngay chiều hôm nay thông báo là tạm ngưng cưỡng chế chờ văn bản chờ văn phòng tỉnh ra thông báo hoặc chỉ đạo mới. Tôi nghĩ đó là một hình thức rất khủng bố tinh thần".

Vụ việc tại ấp Phú Sơn như vừa nêu cũng tương tự vô số trường hợp khác tại các địa phương trên cả nước. Tình trạng người dân bị chính quyền địa phương thu hồi đất một cách bất minh để giao cho doanh nghiệp và hưởng lợi gây phẩn nộ trong dân chúng ; buộc họ phải khiếu kiện đến tận các cơ quan trung ương.

Published in Việt Nam

Người gốc Việt tại Campuchia hoang mang vì sắp bị tước giấy tờ (VOA, 06/10/2017)

Cộng đng người gc Vit ti Campuchia rt hoang mang trước tin B Ni v nước này nói có kế hoch thu hi giy t tùy thân "cp sai và không đúng quy đnh" cho 70.000 người, đa s là người gc Vit.

viatcam1

Một người ph n Vit đang qua cu kh mua cá làng Tuol Yeh Ma, sông Mê Kông, gn th đô Phnom Penh, Campuchia.

Một người Vit sinh sng lâu năm ti th đô Phnom Penh yêu cầu không tiết l danh tính cho VOA biết chính sách ca chính quyn Campuchia đi vi người gc Vit không rõ ràng :

"Chính sách nhập cư không có gì rõ ràng đi vi người Vit, c k nhng người đã được sinh ra đây hai ba thế h. Vy mà giy t ca h cũng không hợp pháp. H rt mun làm hp pháp nhưng chính ph không làm, hoc có làm thì hay sa đi và thu hi thì cũng như không".

Ngoài việc giy t tư pháp không rõ ràng người này còn cho rng h thng chính sách ca Campuchia hay thay đi.

"Hôm nay luật như thế này, ngày mai lut như thế khác. V hin nay là người Campuchia gc Vit s b tước hết giy t, như thông báo gn đây ca ông B Trưởng Ni v nói trên TV".

Trong khi đó chị Treng, người gc Vit sinh ra ti Campuchia, hin sng ti Phnom Penh nói với VOA rng ch chưa nghe tin thu hi giy t và cho ti nay gia đình ch vn sinh hot bình thường vi ngh làm tóc ti th đô :

"Gia đình của tôi chưa b tr ngi gì c. Tôi là con lai, có h khu và giy t Campuchia đy đ".

Hôm 4/10, Bộ trưởng Ni v Sar Kheng ch trì cuc hp đ tho lun v vic thu hi các giy t b cp sai hoc li, theo Phnom Penh Post.

"Họ là nhng người nước ngoài s hu các giy t không chính xác vì chúng b cp sai. Kh năng ca các quan chc còn yếu kém và s yếu kém không phi t cp dưới mà là t cp trên", ông Kheng nói. "Đó là vn đ ca quc gia, không phi bt c cá nhân c th nào. Vì vy, chúng ta cn gii quyết vic này".

Ông Sok Phal, lãnh đạo Tng Cc Di trú, nói rng các quan chc vi phm s b "trng pht" và mt ngh đnh s được ban hành trong nhng tháng ti.

Ông Phal cho biết khong 70.000 người có quc tch bt hp pháp, trong đó hu hết là người Vit sinh ti Campuchia, không có quc tch nào khác.

Tại th đô Phnom Penh, B đã xác định 7.501 trường hp giy khai sinh sai và 305 h chiếu li.

Theo ông Phal, một ngh đnh được thông qua hi tháng 8 cho phép chính quyn hy các giy t như chng minh thư, h chiếu, thu hi quyn công dân ca hàng nghìn người. "Chúng tôi không tước quyn công dân ca h. H là người Vit Nam. Chúng tôi ch ly giy t Campuchia", ông Phal nói.

Ông Phal cho biết nhng người này s b coi là người nhp cư bt hp pháp, nhưng đm bo h s không b buc ri đi. Tuy nhiên, t Khmer Times trích li ông Phal nói rằng chính quyn Campuchia s trc xut nhng người này trong tương lai.

vietcam2

Biểu tình đt c Vit Nam ti Campuchia.

Nhiều người gc Vit sinh sng ti Campuchia t lâu rt hoang mang v nhng li đe da này và tìm cách đi v Vit Nam, dù h không có quc tch Vit Nam và không được chính ph Vit Nam h tr.

"Một hai năm v trước cũng đã rộ lên tin là bt buc phi đóng thuế thân và phi làm giy t. Có nhiu người có tin thì h lo được, còn nhiu người không lo được và thy không an toàn thì h phi tìm cách v nước".

Báo Phnom Phenh Post nhận đnh rng quyết đnh thu hi giy t tùy thân này đưa ra gia lúc tư tưởng bài Vit Nam vn luôn ngm ngm trên chính trường và trong xã hi Campuchia.

Trong khi đó, Đảng Cu Quc Campuchia, đng đi lp, trong quá kh thường dùng nhng lp lun đ kích người Vit, đ kích đng các ng h viên trong mùa bầu c.

Người Vit Nam Campuchia t lâu đã là ch đ đ các đng đi lp công kích đng Nhân dân Campuchia do Th tướng Hun Sen đang cm quyn.

Ông Hunsen từng phát biu rng : "Người Vit Nam không phi mi ti, h ti t thi chúng ta còn Pháp thuộc nhưng người ta c luôn đ li là do tôi".

Việc chính quyn Hunsen ra kế hoch thu hi giy t nhm vào người di dân này làm các t chc nhân quyn quc tế lo ngi.

Trao đổi vi t Phnom Penh Post, ông Phil Robertson, Phó Giám đc T chc Theo dõi Nhân quyền đc trách Châu Á, nói chính sách này, nếu được xúc tiến, s vi phm nghiêm trng các quyn con người :

"Một kế hoch như vy s là mt s vi phm trng trn Công ước LHQ năm 1954 v Người Không quc tch, bi vì nhng người này không có nơi nào khác để đòi quyn công dân. Tôi có th bo đm rng làm như vy s khiến tình trng buôn người Campuchia tr nên ti t hơn nhiu".

********************

Campuchia sẽ tước quyền công dân của 70.000 người gốc Việt (RFA, 05/10/2017)

Chính phủ Campuchia sẽ cho thu hồi giấy tờ của 70.000 người trong đó hầu hết là người gốc Việt đang sinh sống tại Campuchia với lý do là giấy tờ quyền công dân của họ không đúng quy định.

cam1

Bộ trưởng nội vụ Campuchia ông Sar Kheng. AFP

Tờ Phnom Penh Post dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Campuchia ông Sar Kheng nói rằng giấy tờ của nhiều người nước ngoài không hợp pháp vì được ban hành không đúng quy định. Trong khi đó, vụ trưởng Vụ xuất nhập cảnh ông Sok Phal khẳng định rằng quyết định này sẽ được thực hiện trong vài tháng tới và chính quyền Phnom Penh sẽ thẳng tay xử lý những cán bộ vi phạm. Theo ông, lẽ ra những người sở hữu giấy tờ không hợp lệ này cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý nhưng Campuchia không đủ nhà tù để giam giữ 70.000 người.

Ông Phal cho biết hầu hết các trường hợp vi phạm là người gốc Việt sinh ra ở Campuchia và không có quốc tịch nào khác. Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng Phnom Penh sẽ không xóa bỏ quyền công dân của họ vì họ là người Việt Nam mà chỉ muốn thu hồi giấy tờ liên quan đến quyền công dân Campuchia. Người đứng đầu vụ xuất nhập cảnh Campuchia tiết lộ rằng về pháp lý đây bị coi là những trường hợp nhập cư bất hợp pháp nhưng chính quyền Campuchia sẽ tạo điều kiện không ép họ phải rời khỏi quốc gia này.

Nhận xét về chính sách này của Campuchia, ông Phil Robertson nói với Phnom Penh Post rằng điều này vi phạm nghiêm trọng về quyền con người, bởi vì nếu bị tước quốc tịch Campuchia những người này không còn quốc tịch nào khác. Ông cảnh báo chính sách này có thể làm gia tăng tình trạng buôn người ở Campuchia.


Published in Việt Nam

Dọn đường đón APEC ?

Sau Đại hội Đảng lần thứ 12 và đặc biệt trong mấy tháng gần đây, chính phủ Hà Nội tăng cường bắt giữ nhiều nhà hoạt động, những tiếng nói không cùng quan điểm chính trị.

batbo1

Từ trái qua : Ký giả Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển.

Chỉ trong vài tháng qua, Việt Nam đã bắt giữ và kết án ít nhất 11 nhà hoạt động xã hội vì các hoạt động ôn hòa chỉ trích chính quyền. Trong đó chỉ trong vòng 1 tuần lễ vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 vừa qua, 5 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ đã bị bắt. Bốn trong số năm người bị bắt với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Người bị bắt giữ gần đây nhất là anh Nguyễn Việt Dũng, bị bắt hôm 27/9 theo điều 88 Bộ luật hình sự - Tuyên truyền chống Nhà nước.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) gọi năm 2017 là năm tồi tệ nhất cho nhân quyền Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn RFA vào hôm 4/10, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, cho rằng có nhiều lý do dẫn đến tình trạng Việt Nam tăng cường đàn áp tiếng nói bất đồng trong thời gian gần đây. Trước hết ông nhận định rằng Đảng cộng sản Việt Nam từ trước đến nay luôn tìm kiếm cơ hội để dập tắt tiếng nói của các tổ chức dân sự và đàn áp những người bất đồng quan điểm chính trị với họ :

Tôi nghĩ họ thực sự lo lắng sau thảm họa Formosa xảy ra vào năm ngoái tại các tỉnh miền Trung. Chính phủ đã tỏ ra lúng túng trong việc giải quyết thảm họa một cách hiệu quả. Vì vậy họ sợ hãi và phản ứng dữ dội với những tiếng nói chỉ trích họ trong vấn đề này.

Đồng thời họ cũng phản ứng mạnh với bối cảnh thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không quan tâm đến nhân quyền.

Và đặc biệt bây giờ họ đang ra sức đàn áp các nhà bất đồng chính kiến trước Hội nghị Thưởng đỉnh APEC diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 tới đây. Họ muốn đảm bảo rằng hội nghị sẽ diễn ra một cách bình yên và suôn sẻ, mà không có bất cứ vụ biểu tình hay kiến nghị gì về nhân quyền.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự ở Hà Nội cũng đồng tình với quan điểm của ông Phil Robertson rằng chính phủ Việt Nam có vẻ đang ráo riết chuẩn bị cho Hội nghị APEC và việc dập tắt, bỏ tù những tiếng nói đối lập có thể nằm trong kế hoạch chuẩn bị của họ. Ông nói :

Trước kia cứ hễ chuẩn bị đến Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam chẳng hạn hoặc Tết, họ cũng tìm mọi cách dẹp những lực lượng mà cho coi là gây mất trật tự bây giờ có thể họ cũng nghĩ những nhà đấu tranh là những người gây rối mất trật tự và họ tìm cách chặn trước.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, thì APEC chỉ là "cái cớ nhất thời" mà thôi. Bản chất sâu xa, theo ông, là kể từ sau Đại hội Đảng XII, chính quyền mới lên lãnh đạo và chủ trương tích cực đàn áp tiếng nói bất đồng :

Càng ngày họ càng đẩy mạnh chuyện này lên. Họ vẫn suy nghĩ rằng họ có sức mạnh trong tay nào là vũ khí, công an với lực lượng hung hậu. Nhưng những hoạt động cảu họ nhiều khi vi phạm luật chính họ đề ra.

Họ tưởng như vậy là họ rất mạnh, nhưng để phải dùng đến những biện pháp như thế chứng tỏ họ đang trong một thế rất yếu và rất lo sợ. Chính nỗi lo sợ đó thúc đẩy họ dùng đến những biện pháp rất cổ điển của các chế độ độc tài đó là tăng cường đàn áp tư tưởng như tuyên truyền, phỉ báng những người đấu tranh, mị dân. Mặt khác, dùng sức mạnh cơ bắp để đè bẹp những tiếng nói khác với chính quyền.

Tuy nhiên ông cho rằng những biện pháp nêu trên về ngắn hạn có thể làm một số người sợ nhưng về dài hạn sẽ hoàn toàn phản tác dụng.

Lên tiếng với RFA, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thiện Nhân cho rằng có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đàn áp tiếng nói bất đồng chính trị ở Việt Nam như hiện nay. Thứ nhất, ông nhận định là do áp lực từ quốc tế không đủ mạnh và không bài bản, đặc biệt là Mỹ và Châu Âu. Ông nói tiếp :

Thứ hai, phong trào đấu tranh ở trong nước, do sự đàn áp bắt bớ từ những năm trước đã làm phong trào tạm thời lắng xuống. Nhà cầm quyền đã lợi dụng tình thế này để gia tăng thêm nữa để dập tắt phong trào.

batbo2

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trước phiên xử ở tòa án thành phố Nha Trang hôm 29/6/2017. Ảnh AFP

Trông chờ quốc tế

Trung tuần tháng 9 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện Châu Âu, ông Bernd Lange nói rằng nhân quyền sẽ là vấn đề trọng tâm trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu – EU. Ông Bernd Lange nói tiếp rằng nếu Việt Nam không giải quyết đầy đủ các quan ngại về nhân quyền thì e rằng chuyện thương thảo giữa đôi bên sẽ gặp rắc rối.

Còn ông Daniel J. Kritenbrink, người dự kiến sẽ được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Hà Nội, trình bày trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 9 rằng nhân quyền là một trong những quan tâm của ông.

Ông Phil Robertson cho rằng đại sứ Mỹ tại Việt Nam hiện tại là ông Ted Osius cũng rất năng nổ trong vấn đề nhân quyền, tuy nhiên điều tiên quyết là liệu họ có nhận được sự hậu thuẫn từ Washington hay không, bởi vì một mình họ không có đủ thẩm quyền để can thiệp vào nhiều quyết định.

Ông Robertson cho rằng điều duy nhất có thể cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam là tăng cường áp lực quốc tế :

Các quốc gia khác, trong đó có những nước tài trợ cho Việt Nam phải đứng lên và làm nhiều việc liên quan đến nhân quyền ở Việt Nam thì mới có thể cải thiện được tình hình. Chúng tôi rất thất vọng với Nhật Bản vì chúng tôi đã bàn thảo với họ về tình hình ở Việt Nam nhưng họ chưa hề làm gì để giúp đỡ. Chúng tôi cũng ngỏ ý với Nam Hàn về chuyện giúp nhân quyền Việt Nam. Chúng tôi đã làm việc với hầu hết các chính phủ tài trợ cho Việt Nam hay những chính phủ có tầm ảnh hưởng lớn đến Việt Nam nhưng họ không làm gì nhiều.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A dự đoán rằng trong tương lai gần tình trạng bắt bớ tiếng nói bất đồng sẽ chưa được cải thiện. Ông cũng cho rằng các nhà tranh đấu không nên "kỳ vọng hão" vào sự giúp đỡ của quốc tế vì "họ còn nhiều việc phải làm".

Nhà hoạt động Nguyễn Thiện Nhân lại nghĩ rằng ngoài áp lực quốc tế ra, phong trào đấu tranh trong nước cần được đẩy mạnh thì mới có đủ sức để phản kháng lại sự đàn áp của nhà cầm quyền.

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương năm nay sẽ được tổ chức ở Đà Nẵng, Việt Nam với sự tham gia của lãnh đạo 21 nước thành viên. Nhà Trắng cuối tháng 9 vừa qua ra thông cáo xác nhận Tổng thống Donald Trump và phu nhân sẽ tham dự Hội nghị APEC .

Published in Việt Nam

Lồng đèn Việt hồi sinh (RFA, 05/10/2017)

Sau gần chục năm các mặt hàng đèn điện tử chiếm ưu thế trên các gian hàng lồng đèn trung thu, năm 2017, đèn truyền thống có dấu hiệu trở lại mạnh mẽ.

den1

Lồng đèn trung thu truyền thống tại phố lồng đèn quận 5. RFA

Nhận định của các hộ kinh doanh

Bà Nguyễn Thị Tươi, chủ một đại lý lồng đèn tại Phú Bình, Quận 11, nơi cung cấp sỉ lồng đèn lớn nhất Sài Gòn cho chúng tôi biết.

"Năm nay có vẻ đèn truyền thống lên ngôi em.Truyền thống bắt đầu lên ngôi lại. Chứ mấy năm trước, cách đây hai năm thì hàng truyền thống hơi bị tụt dốc. Nhưng năm vừa rồi với năm nay là hàng truyền thống lên ngôi vù vù á. Mặt hàng làm ra cung không đủ cầu. Có nhiều người trời mưa, mặc áo mưa đi kiếm đèn mà không đủ hàng mà không có bán, thấy cũng tội cho họ".

Ông Tùng, người kinh doanh mặt hàng này hơn 10 năm tại phố lồng đèn Lương Nhữ Học, Quận 5 cũng có nhận định :

"Bắt đầu nó muốn quay lại truyền thống rồi đó. Tại thấy đèn điện tử này kia bán chậm. Năm nay giờ cuối người ta kiếm đèn truyền thống đèn giấy này kia đồ nhiều, thì mình nghĩ vậy thôi. Mà người ta cũng hết hàng luôn đó".

Một người bán hàng giấu mặt tại phố lồng đèn Lương Nhữ Học cho hay, lượng hàng truyền thống bán ra trong năm nay vượt năm ngoái 2-3 lần.

"Năm nay bán chạy hơn năm ngoái rất nhiều. Mọi người bán ở đây năm nay bán được nhiều lắm. Đèn truyền thống bên chị không là một mùa năm nay cũng phải bán được mấy trăm cái là ít á. Chứ còn mấy cơ sở khác còn bán được nhiều hơn ấy. Năm nay chắc bán được hơn nhiều á. Ví dụ như tầm năm ngoái thì bán được tầm trăm mấy hai trăm, năm nay cũng được ba bốn trăm cái. Cũng được tầm đấy".

Ông Huỳnh Ngọc Khang, người làm đèn truyền thống suốt 25 năm nay tại phố Lương Nhữ Học cho biết, năm nay ông làm nhiều hàng hơn mọi năm.

"Năm nay làm nhiều hơn. Khách nó mua đèntruyền thống nhiều hơn đèn hiện đại, vậy thôi".

Chủ cửa hàng giấu mặt tại phố Lương Nhữ Học có đơn vị gia công đèn cho hay nhu cầu mua hàng truyền thống nhiều,nhưng thời gian thợ có hạn nên cũng chỉ gia công vừa đủ giao các công ty.

"Mình chỉ giao đi mấy cái công ty thôi. Không có chừng đâu, tại vì cái này dán, dán là thủ công mà, phải có thời gian mới dán được. Một ngày vậy dán được có mấy chục cái thôi".

Chia sẻ về lí do các mặt hàng truyền thống có xu hướng lên ngôi trở lại, bà Tươi tại cơ sở Phú Bình cho hay, rất đông người tìm đến mua hàng truyền thống vì họ không thích các mặt hàng khác.

"Giờ nhiều trường học như là, có nhiều đơn vị người ta không thích mặt hàng kia, thích đèn truyền thống thôi. Nhiều khi kêu họ bắt đèn này đi, họ nói chứ "thích đèn truyền thống hơn". Cách đây chừng một tuần, thì mặt hàng này người ta chen chúc nhau người ta mua, không có chỗ mà đứng luôn á. Xe cộ nối đuôi nhau dài dài luôn á. Mà ra ngoài đường đông đến nỗi ra tới đường luôn. Thấy các em mua được cái lồng đèn thấy cũng vui cho các em".

Người bán hàng tại phố lồng đèn Lương Nhữ Học thì cho biết, khu vực là nơi có nhiều người Hoa sinh sống nên cuối mùa trung thu đèn giấy kiếng bán rất chạy.

"Nếu mà theo xu hướng thì đến gần ngày cuối gần ngày trung thu thì đèn truyền thống bán được nhiều hơn. Vì khúc Quận 5 này nhiều người Hoa. Mà người Hoa thì họ có tục lệ là trưng mấy cái đèn kiếng này ở nhà. Cho nên cuối mùa thì đèn kiếng bán rất là được".

den2

Hình ảnh buôn bán lồng đèn. Photo : RFA

Theo ông Tùng, nhóm người mua mặt hàng truyền thống phần lớn là đi từ thiện, do giá cả phải chăng hơn.

"Năm nay ta đi mua từ thiện đồ nhiêu á. Đi làm từ thiện đồ đó, đi làm từ thiện thì người ta mua ba cái đèn giấy đèn kiếng đồ nhiều. Nói chung là đèn đồ của Việt Nam. Ba cái pin đồ của Việt Nam đó. Chứ điện tử thì người ta cũng ít coi lắm. Giá của đèn truyền thống thì nó cũng hơi "nới" hơn so với điện tử. Người ta mua mấy đó rồi cho từ thiện nhiều. Với mấy cái tổ chức rồi đó. Ta mua giấy kiếng, truyền thống đồ".

Sự quan tâm của khách hàng

Tuy vậy, nhiều người không lựa chọn đèn truyền thống do lo lắng về sự an toàn khi sử dụng đèn cầy vì khả năng gây cháy cao. Số khác thì vì các mặt hàng hiện đại đẹp, và tiện hơn nên họ mua những mặt hàng đó.

"Đèn pin thì ta không có sợ nó cháy, còn đèn truyền thống thì tới cuối người ta mới mua để rước đèn trung thu là đúng hơn, tại thấy kiểu dáng nó đẹp, thấy nó đẹp hơn thì mình mua. Lồng đèn cổ truyền của mình thì nó không ưa thích bằng. Với cái này khả năng sang năm có thể xài lại được. Này chơi xong là trang trí luôn á. Còn cái loại mặt kính của mình á, đôi khi mình gắn đèn cầy vô thì nó bất tiện lắm".

"Đèn điện tử thì nó nhiều màu sắc hơn, căn bản là vậy, với lại nó không có cháy nổ như những đèn cầy này nọ".

"Dẫu vậy, số người còn trung thành với đèn truyền thống vì những lí do khác vẫn yêu thích loại đèn này".

Một học sinh ghé gian hàng lựa mùa đèn truyền thống cho biết, chỉ gần đây bạn mới bắt đầu thích đèn truyền thống hơn do cây nến làm nên sự hấp dẫn.

"Em mới thích à. Tại vì em thích cắm cái cây nến vô cho nó sáng. Mấy bạn em cũng thích đèn giống vầy".

Còn theo Oanh, một bạn trẻ đội mưa đi mua đèn truyền thống cho rằng, trung thu sẽ đúng nghĩa hơn với lồng đèn loại này.

"Tại vì lồng đèn truyền thống mình mới thấy được đúng nghĩa trung thu. Mình nghĩ lồng đèn hiện đại thì giống như là cho mấy em nhỏ nhỏ chơi thì thích hơn. Còn mình thì lớn rồi thì mình lại thích tìm về mấy cái này thì nó dễ thương, mà nó ấm áp nữa. Với lại mình cũng thích đốt đèn hơn là dùng đèn pin".

Cầm trên tay chiếc lồng đèn bằng nhựa có gắn đèn điện tử, bé gái phân vân chỉ tay về phía đèn giấy kiếng khi người cha hỏi "Con thích lồng đèn nào hơn ?". Bé cho biết, nếu ba đồng ý, bé sẽ thích mua lồng đèn truyền thống hơn.

"Nếu ba cho thì con sẽ lựa lồng đèn bên kia"

Một phụ huynh dắt con trai đi chơi phố lồng đèn với đèn truyền thống cho hay :

"Mình thích đèn này có đèn cầy vì nó có không khí trung thu hơn. Tại vì cái đèn pin là chuyện bình thường rồi. Lúc nào mình cũng bấm lên cái là mình đã xài được rồi. Cái nào cũng là công nghệ hết. Tại vì mình thích cái này nó xưa xưa chút xíu á".

Tại các con phố, những chiếc đèn đủ kiểu dáng, mẫu mã bắt mắt người dùng từ ngôi sao cá, bướm, đèn kéo quân, đến các con tàu ghi Việt Nam – Hoàng Sa hay những mẫu đèn hoạt hình bằng điện tử phong phú cho người mua hàng rất nhiều lựa chọn.

Trung Thu, hay lễ hội Trăng Rằm, là một sinh hoạt của nhiều người dân Châu Á ; tuy nhiên đối với người Việt vẫn có những nét riêng, và những chiếc đèn truyền thống là một trong những nét riêng đó.

***********************

Trung Thu cho trẻ em Thượng tị nạn tại Thái (RFA, 05/10/2017)

Trung thu xứ người

Các em được phát bánh trung thu, đèn lồng và cả bánh pizza. Cuộc sống ở một nước xa lạ bấp bênh đời tị nạn, có em mới lần đầu biết đến trung thu là gì. Bà Grace Bùi, Giám đốc Dự án hỗ trợ người Thượng cho hay :

"Cộng đồng này họ sống chung với nhau khoảng chừng 105 gia đình, khu chung cư này có đông người Thượng ở nhất do đó chúng tôi tổ chức ở đây để cho các em khỏi đi xa, nhưng cũng có một số em không đến được vì trời mưa. Họ sống với nhau rất vui vẻ và có sự đoàn kết rất chặt chẽ trong cuộc sống của họ tại đây".

den3

Trẻ em người thượng tại Thái Lan đón tết trung thu. RFA

Hôm chủ nhật, ngày 1/10 hội thánh Tin Lành của mục sư Nguyễn Hành cũng tổ chức phát bánh trung thu cho hơn chục trẻ em người Thượng. Ông chia sẻ :

"Người tị nạn ở đây có khoảng hơn 20 em. Nhân dịp trung thu có một vài ân nhân giúp đỡ ít quà bánh cho các em. Một năm mới có 1 lần, cũng cảm ơn các ân nhân đã mua bánh quà cho các em. Hôm nay các em rất vui vì từ trước tới giờ chúng tôi chưa có buổi nào vui như trung thu hôm nay. Các em nhận được món qùa đầy tình thương của ân nhân các nơi để các em có được trung thu vui như vậy".

Có khoảng 150 gia đình người Thượng đang xin qúy chế tị nạn ở Thái Lan, nhưng không nhiều trong số họ được đậu phỏng vấn của Liên hợp quốc.

"Cuộc sống ba mẹ thế nào thì con sẽ bị ảnh hưởng. Ba mẹ các em tị nạn ở đây rất khổ, mà lại ko đi làm được. Nếu họ đi làm thì bị cảnh sát bắt, nếu ko đi làm thì ko có tiền sinh sống. Nếu ba mẹ ko có tiền sẽ ảnh hưởng đến con, nhất là các bé bị bệnh vặt. Dưới 5 tuổi bị bệnh thì được Cao Ủy giúp đỡ, nhưng từ 6 tuổi trở lên thì ko được nên có những gia đình ko may có con bị bệnh thì rất khó khăn trong việc đưa con đi bệnh viện. Còn việc ăn uống hàng ngày cũng rất khó khăn. Các cháu có gì ăn đó, thiếu chất nên các em còi chứ ko cao lớn như người Thái được".

Tuy nhiên dù có quy chế hay không các em vẫn may mắn có được cơ hội học tiếng Thái miễn phí.

Tương lai của những đứa con của người Thượng Tây Nguyên phải lánh nạn sang Thái Lan không mấy sáng sủa như ánh đèn mà các cháu rước trong đêm Trung Thu năm nay tại xứ người.

Published in Việt Nam

Các tổ chức xã hội dân sự và người Việt sinh sống trong và ngoài nước vào ngày 28 tháng 9 đưa ra văn bản Tuyên bố về Quyền Tự do Lập hội và Quyền tự do Biểu tình và công bố với truyền thông vào ngày 1 tháng 10 năm 2017.

quyen1

Công an ngăn cản người dân biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội vào ngày 17 tháng 7 năm 2016 - AFP

Một di sản của miền Nam

Ông Hạ Đình Nguyên, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Phối hợp Hành động của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn có cách nhìn về quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình như một "di sản để lại cho người miền Nam từ thời Việt Nam Cộng hoà".

"Họ để lại cho nhân dân miền Nam ba điểm rất quan trọng, đó là họ để lại bước đầu trong việc xây dựng Tam quyền phân lập. Trong Tam quyền phân lập đó có vấn đề biểu tình, có vấn đề lập hội".

Nhà báo Lê Phú Khải, cũng là thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng, từ Sài Gòn nhận xét quyền tự do lập hội, tự do biểu tình là những quyền cơ bản đã tồn tại trong thể chế dưới thời Việt Nam Cộng Hoà.

"Chế độ Sài Gòn cũ về mặt thể chế là một chế độ tiến bộ vì quốc hội có phe đối lập, có quyền biểu tình có quyền báo tư nhân".

Theo ông Hạ Đình Nguyên, quyền lập hội và quyền biểu tình là những quyền rất cơ bản giúp cho người dân sống trong xã hội hiểu được rõ hơn về các quyền tự do bất khả xâm phạm của mỗi công dân, và góp phần làm cho nhà nước biết tôn trọng họ.

Thế nhưng, trong nhà nước hiện tại, ông Hạ Đình Nguyên nói rằng quyền biểu tình và quyền lập hội chưa từng xảy ra.

Lời nhắc nhở với chính phủ

Nhà báo Lê Phú Khải cho biết bản tuyên bố là một lời nhắc nhở của những người quan tâm đến sự an lành của xã hội Việt Nam gửi đến chính phủ.

"Nó có từ trong Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946. Những người cầm quyền họ không chịu thực hiện điều đó. Đây là tuyên ngôn chúng tôi nhắc nhở họ phải làm đúng cái gì mà họ đã hứa, còn nợ với nhân dân. Đấy là quyền lợi tối thiểu của công dân mà chúng ta phải có từ nhà cầm quyền này. Khi nhà nước cố tình lờ đi là vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tối thượng của con người".

Là một nhà báo, đặc biệt là nhà báo nhiều lần từ chối lời mời vào Đảng với lý do nói rằng chế độ mà ông đang sống là "một chế độ độc tài", những quyền tự do tối thượng ấy được nhà báo Lê Phú Khải kể ra như quyền được biểu đạt ý kiến, quyền lên tiếng, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Với ông, những quyền ấy đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc mang lại an lành cho xã hội.

"Trong tuyên ngôn nhân quyền thế giới cũng nói rất rõ quyền của người dân được biểu đạt ý kiến của mình, được chia sẽ thông tin của mình, được truyền đạt tư tưởng của mình.

Có như thế thì xã hội mới lành mạnh được.

Có phản biện thì nhà nước, những người cai trị đất nước mới biết những gì nhân dân cần, những gì nhân dân mong muốn để chỉnh sửa cách điều hành, cai trị đất nước".

Theo nhà báo Lê Phú Khải, nhà cầm quyền phải biết ơn những nhà tri thức đã biểu lộ tư tưởng, làm cho xã hội trở nên ôn hoà. Ông ví von với hình ảnh hai quả cầu khi va vào nhau sẽ tạo ra sự tương tác.

"Hai quả cầu nó va vào nhau thì nó phải toé lửa bật ra, đó là qui luật. Người ta tưởng nó là xung đột nhưng chính cái đó làm cho năng lượng được giải toả.

Nếu hai quả cầu va vào nhau mà không bật ra, thì trông bề ngoài tưởng như không có chuyện gì, người ta tưởng rằng sự đời nó êm ả, không có sóng gió nhưng thật ra ở trong nó méo rồi, biến dạng rồi, thì đến 1 ngày nào đó, nó biến dạng hoàn toàn, đất nước sẽ sụp đổ".

Mâu thuẫn từ trong nội bộ

Một cách trực khởi hơn khi nói về khía cạnh này, ông Hạ Đình Nguyên cho rằng xã hội nào cũng có sự mâu thuẫn. Thế nhưng ở thể chế của nhà nước Việt Nam hiện tại, chính phủ không cho người dân giải quyết những mâu thuẫn ấy bằng tiếng nói của người công dân. Chính vì thế, những mâu thuẫn đó sẽ được dồn hết vào trong nội bộ.

"Họ không dám cho cái quyền này vì họ quá lộn xộn với nhau rồi. Trong nội bộ hiện tại không ai biết ra làm sao, bao nhiêu phe nhóm ? Họ lo đấu với nhau đã không xong thì đâu quan tâm gì đến quyền của người dân. Nếu không giải quyết bằng tam quyền phân lập, trong đó có tiếng nói của người dân thì những mâu thuẫn đó quay vào, trở lại trong nội bộ của Đảng, và khi đó thì họ chơi dao găm, ám khí với nhau".

Những sự việc đã và đang diễn ra trong xã hội Việt Nam hiện tại có thể chứng minh được lời nói của ông Hạ Đình Nguyên. Mặc dù cũng như nhiều quyền cơ bản khác của công dân được qui định trong Hiến pháp của nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, kể từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cho tới Hiến pháp gần đây nhất 2013, nhưng dự án luật Biểu tình đã nhiều lần bị Quốc hội và chính phủ trì hoãn với lý do cần chuẩn bị kỹ hơn.

Vào tháng 4 năm 2017, Luật Biểu tình không có mặt trong tờ trình của Chính phủ lên Thường vụ Quốc hội, đồng nghĩa với quyền hiến định của người dân tiếp tục bị đưa vào giai đoạn chờ đợi.

Ngày 23 tháng 5, 2017, tại phiên thảo luận của kỳ họp thứ 3, quốc Hội khóa XIV, một số đại biểu Quốc hôi đã có ý kiến về việc chính phủ Hà Nội trì hoãn trình Luật Biểu tình. Chính đại biểu Dương Trung Quốc cũng đã có ý kiến về vấn đề này.

Thêm vào đó, hàng loạt các vụ bắt bớ người tham gia những cuộc tưởng niệm như chiến tranh biên giới 17-2, tưởng niệm trận chiến Gạc Ma, biểu tình đòi minh bạch cho thảm hoạ môi trường biển do Formosa gây ra…và quy kết tội gây rối trật tự công cộng.

Đối với nhà báo Lê Phú Khải, việc bắt bớ, cấm đoán, kết tội những người bày tỏ phản ứng bằng cách biểu tình là hoàn toàn vô lý.

"Những người đi biểu tình, những người biểu đạt ý kiến không có nghĩa là họ lật đổ chế độ. Họ biểu lộ tình cảm, biểu lộ phản ứng.

Những vấn đề cụ thể như môi trường. Họ bảo vệ môi trường chứ có làm gì đâu ? Bảo vệ môi trường không phải chỉ có những người đấu tranh dân chủ. Ngay cả những người Cộng sản cũng cần môi trường"

"Là một người quan tâm đến vận mệnh của đất nước", theo như cách nhà báo Lê Phú Khải nói về mình, ông khẳng định "Nếu cứ gói nó lại để cho cái ung nhọt đó tích tụ lại, đàn áp nó, không cho nó phát biểu, thì đến 1 ngày nào đó nó vỡ ra, thì lúc ấy xã hội sẽ không cứu vãn được nữa".

Còn đối với ông Hạ Đình Nguyên, một lần nữa ông khẳng định quyền tự do lập hội và tự do biểu tình là những quyền cơ bản làm cho xã hội ngày càng lành mạnh hơn.

Đó cũng chính là thông điệp của 5 tổ chức xã hội dân sự và hơn 70 cá nhân đặt vào bản Tuyên bố ngày 1 tháng 10 năm 2017.

Cát Linh

Published in Việt Nam

Facebook đang truyền bá cho những nhà kinh doanh trực tuyến ở Việt Nam về lợi ích và hiệu quả của hình thức kinh doanh qua mạng, được xem như một nỗ lực để củng cố hoạt động của mạng lưới kỹ thuật số.

facebook1

Biểu tượng của mạng xã hội Facebook - AFP

Trong khi đó chính phủ Việt Nam tiếp tục lên tiếng ngăn chặn những thông tin bị cho là ‘độc hại’ trên những công cụ mạng xã hội.

Ra sức kết nối doanh nghiệp

"Facebook, kẻ khổng lồ về truyền thông xã hội’ đang làm việc với các quan chức nhà nước cộng sản để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh trực tuyến nhỏ". Đó là nội dung chính của bài viết đăng tải trên tờ Thời báo Châu Á ngày 3 tháng 10 vừa qua.

Bài viết với bút ký là Ma Nguyen, cho biết trong những tháng gần đây, Facebook đã tiến hành tuyển lựa, thu hút nhiều tài năng từ Việt Nam. Những người đại diện này sẽ làm việc từ trụ sở đặt tại Singapore, di chuyển thường xuyên tới Việt Nam để gặp gỡ các doanh nghiệp nhỏ, hướng dẫn cho họ các công cụ chức năng của Facebook trong việc thành lập và quản lý tài khoản công ty.

Trả lời phỏng vấn trong bài báo, ông Khôi Lê, người giữ vị trí Vietnam Client Relationship Head cho biết : "Ở Việt Nam, chúng tôi có một mục tiêu rất rõ ràng, đó là kết nối các doanh nghiệp với những cơ hội tối ưu trên thị trường".

Mục tiêu ông Khôi Lê đề cập đến được chứng minh qua các số liệu cụ thể như, tăng trưởng doanh thu năm nay dự kiến ​​sẽ đạt 8,2%, doanh số bán lẻ trực tuyến hàng năm sẽ tăng nhanh hơn ở mức 22%. Cũng theo ông Khôi Lê, 92% số người sử dụng mạng xã hội đã thực hiện việc mua hàng trực tuyến và 51% trong số đó mua hàng qua thiết bị điện thoại thông minh (smartphone).

Chính phủ kiểm soát

Chuyện sẽ không có gì để nói nếu cùng thời điểm, nếu không muốn nói là ngay cả vài lần trước đó, nhà nước Việt Nam liên tục yêu cầu các tập đoàn truyền thông lớn như Google, Facebook can thiệp vào việc gỡ bỏ những tài khoản, video hay những tài liệu mà theo chính quyền Hà Nội là mang nội dung xấu, bôi nhọ Đảng và Nhà nước, xúc phạm nhân phẩm người khác, có khái niệm xấu.

Nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất, từ Đà Nẵng cho biết cái nhìn của ông về khái niệm những thông tin xấu độc mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề cập là "rất trẻ con, khi lấy cái chuẩn xấu của mình để ép những cái chuẩn của quốc tế".

"Khái niệm xấu là thế nào ? Chính thể Việt Nam gọi đó là thông tin xấu nhưng Youtube với các trang mạng như Facebook, Google gọi đó là các thông tin tiến bộ, có ích cho các tiến trình dân chủ, có ích cho xã hội thì sao ?

Đơn cử như vụ án của tôi, những thông tin của tôi thì người ta cho là hành vi phạm tội, là đả kích chỉ trích chính phủ. Nhưng với quan điểm của truyền thông mạng như YouTube, Facebook thì họ khuyến khích những hành vi đó và họ cho đó là những phản biện, chỉ trích cần có cho sự tiến bộ của một chính phủ".

Số người sử dụng mạng xã hội, internet, đặc biệt là Facebook có sự gia tăng đáng kể cùng với những thực trạng hiện tại ở thể chế của nhà nước Cộng sản. Các blogger ở Việt Nam, người được gọi là "Facebookers" cũng với mục đích tự do biểu đạt ý kiến, tư tưởng ngày càng phát triển mạnh.

Chính vì sự kiểm duyệt, ngăn chặn của chính phủ Việt Nam, đã từng có một thời gian các nhà quảng cáo trong nước tẩy chay Google và Facebook vì đăng các đoạn phim và bài viết có nội dung được cho là bôi nhọ Đảng Cộng sản cầm quyền và các nhà lãnh đạo.

Mặc dù, theo ông Hoàng Ngọc Diêu, một chuyên gia công nghệ thông tin, hiện đang sống tại Úc cho biết trong các điều khoản sử dụng của Facebook, không hề có chữ "thù địch".

Là người am hiểu về chính sách hoạt động và mô hình hoạt động của các công ty truyền thông lớn, ông Hoàng Ngọc Diêu khẳng định xét về xét về chiến lược ngân sách và tài chính, các trang mạng xã hội nước ngoài khó đáp ứng được yêu cầu kiểm duyệt nội dung của chính phủ Việt Nam.

"Không dễ dàng gì một đại công ty như Facebook, Google làm chuyện đó vì đó là những công ty thương mại cấp thế giới. Họ nghĩ đến lợi nhuận của họ là chủ yếu chứ họ không nghỉ đến việc phải tuân thủ theo quy định của một quốc gia nào đó".

Kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu không cho rằng các trang mạng xã hội lớn chấp nhận bỏ ra một khoảng ngân sách để tạo thành một hàng rào cơ chế chỉ nhằm phục vụ cho một quốc gia nào đó, trừ khi mang lại lợi nhuận về thị trường hoặc tài chính.

Nhưng vẫn hợp tác

Nhận định của ông Hoàng Ngọc Diêu hoàn toàn phù hợp với thông tin từ Thời báo Châu Á. Một đại diện của Google, công ty sở hữu YouTube nói rằng họ đã giải quyết khiếu nại với chính phủ nhưng từ chối cho biết chi tiết.

Theo báo này, "trước đây chính quyền Việt Nam đã cố gắng ngăn chặn Facebook, nhưng bây giờ họ tham gia trực tiếp với công ty".

Ngày 26 tháng 4, Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn gặp gỡ với đoàn cao cấp Facebook để trao đổi về tình hình sử dụng Facebook tại Việt Nam. Ông Trương Minh Tuấn yêu cầu Facebook can thiệp vào việc gỡ bỏ những tài khoản được cho là mạo danh, kích động bạo lực trên Facebook, tấn công thù địch, xâm hại trẻ em, xâm hại đời tư cá nhân, xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm đời tư của phụ nữ và đặc biệt là mạo danh các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Cũng trong tháng 4, Chủ tịch về chính sách sản phẩm của Facebook, bà Monika Bickert, đã gặp gỡ các quan chức Bộ Thông tin tại Hà Nội, được cho là để bàn thảo về việc gỡ bỏ những tài khoản mà Chính phủ Hà Nội cho là xuyên tạc trên Facebook, tấn công thù địch, xúc phạm nhân phẩm, và đặc biệt là mạo danh các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Nhưng sau đó, theo tin từ Thời Báo Châu Á, Facebook hứa sẽ cung cấp đào tạo kỹ thuật số cho 2.600 doanh nghiệp trực tuyến nhỏ.

Một tháng sau đó, trong buổi tiếp xúc với Trợ lý Đại diện Thương mại Hoa Kỳ phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bà Barbara Weisel, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Minh Hồng đề nghị Hoa Kỳ cùng phối hợp để loại bỏ các thông tin và dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng còn đề cập đến việc Chính phủ Hà Nội luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng nhấn mạnh tất cả các công ty cần phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Cát Linh

Published in Việt Nam

Vào đầu năm học 2017-2018, có ý kiến nên bãi bỏ Ban Đại diện Cha mẹ Học sinh, tức "Hội Phụ huynh". Lý do được nói vì trong những năm gần đây hội này chỉ làm chức năng như là một "hội phụ thu" khiến nhiều phụ huynh không khỏi bức xúc.

phuhuynh1

Học sinh một trường trung học ở Hà Nội trong ngày khai giảng năm học mới, ngày 5 tháng 9 năm 2016.  AFP

Nhân vật được truyền thông trong nước loan tin là phụ huynh Võ Quốc Bình. Ông này có con học tại Quận 1 kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ yêu cầu nên dẹp bỏ Hội Phụ Huynh, vì không làm được gì ngoài chức năng thu tiền cả.

Kiến nghị của ông Võ Quốc Bình nhận được cả sự đồng thuận lẫn phản đối. Một phụ huynh đề nghị không tiết lộ nhận dạng và tên tuổi, phản ứng rất gay gắt khi được hỏi về tính hiệu quả của hội này.

Đấy là một cái cánh tay nối dài của nhà trường, của hiệu trưởng thôi. Chứ thực chất không có một cái tác dụng gì để bảo vệ học sinh.

Vì thực chất chỉ có đến họp xong rồi ra chỉ nói chuyện thu tiền thôi. Nói thật với cháu thế. Còn họp, chú có nói ra thì người ta cứ họp theo kiểu thu tiền thôi chứ còn nói để bảo vệ quyền lợi cho học sinh bảo vệ quyền lợi cho phụ huynh thì cái đấy chú nói chứ đến 1 triệu người nói cũng không bao giờ có.

Trao đổi kỹ hơn về vấn đề tại sao việc bảo đảm quyền lợi của Hội Phụ Huynh Học Sinh không được thực hiện tốt, ông cho biết, việc hoạt động rập khuôn theo trình tự : hội đi trao đổi với Ban Giám Hiệu nhà trường trước, sau đó mới đi thông báo, vận động phụ huynh sai nguyên tắc. Lẽ ra, Hội Phụ Huynh phải làm ngược lại. Vị phu huynh này có so sánh như sau :

Thực chất gọi là "recorder" đó. Hiệu trưởng phát ra thì ghi âm vào rồi đi phát lại. Hội PH đi phát lại.

Thêm nữa, tính chất tự nguyện của hội phụ huynh lại thiếu vắng. Điều này dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử.

Nói là tự nguyện đấy, nếu mà phụ huynh nào không thu thì biết ngay, tức là sẽ có những cái đối xử khác nhau ngay.

Do đó theo chú hội PH thực chất phải là một cái hội. Đã gọi là hội thì ai muốn vào thì vào. Giả sử chú là phụ huynh, chú muốn vào thì vào, chứ không bắt buộc.

Ông còn nêu ra một bất cập trong việc bầu chọn người đại diện – mà thực chất là do nhà trường chỉ định chứ không hề có cuộc bầu chọn ra ban đại diện nào hết. Những người được nhà trường chỉ định này, lại chủ yếu lại là những người có kinh tế khá giả, chẳng phải lo lắng chuyện thu chi. Do đó hội phụ huynh không thể nào bao quát được quyền lợi chung về kinh tế của các thành viên.

Chứ còn những người giàu người ta thừa tiền người ta thừa ăn. Người ta đóng 10 triệu chứ đóng 100 triệu người ta cũng có. Mà bắt những người mà phải ở trọ rồi những người buôn thúng bán bưng phải theo những người đại gia thì làm sao được. Thì bây giờ chú thấy như thế là không được.

Khi được hỏi về tính hiệu quả của hội PH, một PHHS thường xuyên đi họp cho cháu ngoại tại một trường Trung học cơ sở lớn tại Quận 1 cho biết, các hoạt động của hội rất mờ nhạt và chẳng khác gì mấy ngoài những hoạt động do nhà trường đưa ra.

Thấy là nó cũng có theo cái mà ở trường đưa ra thôi. Thí dụ như là vận động các mạnh thường quân này kia nọ thôi. Chứ còn thấy không có cái gì khác hết trơn.

Các hội khuyến học của trường phải hoạt động mạnh hơn chút nữa. Thật ra là bây giờ thấy hoạt động vẫn còn yếu lắm, như là trợ cấp cái học phí cho các em nghèo, thí dụ như cha mẹ li dị, không có cha, không có mẹ thì coi như là bớt cái học phí cho mấy em đó. Vậy đó. Coi như là do cái hội khuyến học mình có cái tiếng nói mạnh chút.

Hội phụ huynh ở mỗi trường đều có sự không đồng nhất. Thậm chí còn khác biệt giữa các lớp. Do đó, có những lớp phụ huynh đồng ý gắn máy lạnh cho con em, trong khi số khác lại không. Điều này tạo ra sự không đồng bộ giữa các lớp học. Ngoài ra, các khoản thu được hội PH đề xuất thêm còn gây khó khăn cho các gia đình nghèo, phụ huynh này cho biết :

Bây giờ hội PH nhà giàu có người ta đẻ ra nhiều thứ lắm. Nào là điều hòa, nào là đủ các thứ để bắt những người người ta ở nhà trọ người ta buôn thúng bán bưng cũng phải theo như thế. Chú thấy như thế là không được.

Các khoản thu chi được đưa ra một cách chung chung và khi hạch toán cũng không có bộ phận giám sát. Vì thế mà tính tin cậy của báo cáo thu chi đến phụ huỳnh gần như là con số 0.

Các ông các bả tự làm, các ông các bả tự hạch toán với nhau chứ ai biết như thế nào. Rồi cũng ghi đấy thì cũng chả ai đọc. Vì thực chất bây giờ, người Việt Nam mình có tin người Việt Nam mình nữa đâu.

Thực tế, với những hoạt động lấn sân, trái nhiệm vụ và biến tướng của Hội Phụ Huynh tại nhiều trường học khắp nơi lâu nay, công luận đang đòi hỏi khi nào thì vấn nạn này được giải quyết. Đây cũng là một phần trong công cuộc chấn chỉnh hoạt động giáo dục tại Việt Nam.

 

Published in Việt Nam

Mùa Trung Thu tới, với những trẻ em nghèo Vân Kiều, phía Tây Quảng Trị, dường như chẳng có gì ngoài bữa cơm không thay đổi gồm rau, dưa, muối của gia đình và các em lại chờ đợi phần bánh Trung Thu từ nhà nước. Có lẽ suốt một năm dài, dịp Trung Thu, được nhà nước phát cho một gói bánh kẹo Trung Thu là dịp vui nhất, hạnh phúc nhất của trẻ em nơi đây.

vankieu1

Trẻ em Vân Kiều bỏ học sớm để đi lấy chuối, ớt, măng rừng đem đi bán kiếm tiền mua gạo - TTVN

Một người từng có nhiều năm đi phát bánh kẹo Trung Thu cho trẻ em nghèo, chia sẻ : "Năm nay biển giã, kinh tế không phát triển, mọi thứ khó khăn, hai năm nay trở lại đây rồi. Mùa trung thu là mùa tựu trường, các cháu tốn rất nhiều chi phí, chi phí học tập, bảo trợ, nộp tiền xây dựng, chi phí đè nặng lên trung thu của các cháu. Và múa lân để kiếm chút tiền mùa thu sắm dụng cụ học tập."

Theo vị này, bánh kẹo Trung Thu là cả một thiên đường của trẻ em nghèo đồng bào thiểu số. Mà đã là đồng bào thiểu số, mặc dù sống giữa rừng vàng, sống cách quốc lộ chẳng bao xa và luôn cố gắng, nỗ lực vượt khó, học hỏi, nhưng cái nghèo vẫn cứ hoàn nghèo. Và món quà tặng Trung Thu của nhà nước vẫn luôn giống như một ngôi sao may mắn rơi xuống cánh rừng tuổi thơ.

Hằng năm, khi mặt biển chuyển sang màu xám lục, sóng lớn dần và những đàn ngựa bờm trắng từ khơi xa kéo nhau vào bờ, những đám mây trắng hình bờm ngựa cũng phủ phục nơi đỉnh núi, với người Vân Kiều, đây là lời báo hiệu của mùa Thu. Núi rừng ít có lá vàng, bởi các loại cây ở đây chỉ rụng lá vào cuối Đông để chờ trổ lộc mới vào mùa Xuân. Chính vì vậy, mùa thu nơi núi rừng Tây Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh không có lá vàng rơi báo hiệu mùa thu, hãn hữu lắm có vài cây lẩn khuất đâu đó với lá vàng lã chã như người con gái Pa Kô, Vân Kiều đang khóc thầm.

Mùa Thu đến vùng đất Tây Bắc Trung Bộ Việt Nam có chút gì đó âm thầm, lặng lẽ như chính cuộc đời, số phận của những người đồng bào thiểu số nơi đây. Họ chỉ hiện hữu nhưng lại ít có dấu hiệu tồn tại giữa xã hội loài người. Họ quanh năm suốt tháng chật vật kiếm sống, lo chuyện miếng ăn, cái mặc và chỗ ở, không có thời gian và điều kiện để thử nghiệm hay sáng tạo bất kỳ chuyện gì. Ngay cả kho tàng văn hóa dân gian của bộ tộc, theo thời gian cũng nhanh chóng phai tàn, dường như mọi thứ giá trị văn hóa của họ đều bị nhấn chìm và mất dấu dần dưới cái bóng thời đại.

Và khái niệm Tết Trung Thu, một cái Tết rất gần gũi và thân thuộc của trẻ em các dân tộc thiểu số nơi núi rừng phía Tây Việt Nam cũng đang mất dần màu sắc của nó. Dường như hiếm thấy những đội lân người lớn hay những con lân của các bé thơ dắt nhau đi múa dạo trong các bản làng, các xóm. Bởi cái ăn, cái mặc còn chưa đủ thì mấy gia đình quan tâm đến múa lân ? Mà có quan tâm thì lấy gì để cho sau khi lân múa xong ? Chính cái nghèo, sự khó khăn đã lấy mất mùa Trung Thu và những chiếc đèn lồng, nhưng ông địa, con lân cũng như tiếng trống giục tùng cắc rộn rã của trẻ em nơi đây.

Chúng con chưa có quà Trung Thu

Cháu Hồ Văn Lũy, học sinh lớp 5, dân tộc Vân Kiều ở Dakrong, Quảng Trị, chia sẻ : "Đi học xa lắm, đi bằng xe đạp, qua khe suối, đi học thì ăn cơm rồi đi, ngày học hai buổi, đường đi khó, trung thu không có quà !"

Cháu Lũy cho biết thêm là suốt nhiều năm nay, kể từ ngày hiểu được các ngày Tết là gì, cháu và các bạn cùng xóm chẳng bao giờ có được quà Tết Nguyên Đán hay bánh Trung Thu. Bởi do cha mẹ các cháu ở đây nghèo quá, tiền ăn còn không có thì lấy đâu ra tiền mà mua bánh Trung Thu. Cháu chỉ ước mơ làm sao cho xóm làng khá giả hơn một chút, các bạn trong làng ai cũng có thể xin được cha mẹ 50 ngàn đồng hoặc 100 ngàn đồng để cùng nhau chung lại mua một cái đầu lân, một cái trống, một chiếc mặt nạ để cùng nhau đi múa lân kiếm tiền, để dành mua sách vở, dụng cụ học tập và nếu còn dư chút đỉnh thì gởi cha mẹ mua thức ăn.

Khi chúng tôi hỏi cháu Lũy có bao giờ được ăn bánh Trung Thu bằng bột nếp dẻo hoặc bánh có lòng đỏ trứng gà, ay hạt điều lần nào chưa thì Lũy tỏ ra rất ngạc nhiên vì trên đời này có những loại bánh như vậy. Có cả bánh nhưn lòng đỏ trứng gà, với Lũy, đây là chuyện khó tưởng tượng nổi. Cháu chỉ ước mơ làm sao sau này lớn lên vẫn được đi học và học để trở thành bác sĩ, chữa bệnh cho bà con trong xóm, nếu có được nhiều tiền thì cháu sẽ mua bánh Trung Thu có nhưn lòng đỏ trứng gà cho ba mẹ. Bởi ba mẹ của Lũy cũng chưa biết đó là loại bánh gì.

Điều ước nhỏ nhoi, giản dị của Lũy cũng là điều ước chung, rất phổ biến của hầu hết các trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt, trẻ em nghèo dân tộc thiểu số ở các vùng có biển chết đi qua như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, ước mơ ấy càng thêm phần cháy bỏng bởi nó được sản sinh từ chỗ khó khăn nhất, nghèo khổ nhất và mọi chuyện gần như tuyệt vọng. Càng tuyệt vọng, người ta càng thêm ước mơ cháy bỏng.

Lại một mùa Trung Thu nữa đi qua, mỗi mùa Trung Thu lần một lần gắn vào ký ức trẻ thơ những hình ảnh thơ mộng, êm đềm và những phút giây thần tiên của thời con nít. Nhưng liệu với điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu ăn thiếu mặc, không dám bước ra đường bởi mình quá nghèo mà mọi thứ vật giá đều leo thang như những người đồng bào thiểu số thì con em của họ, trẻ em ở đây sẽ có được những ký ức gì ?

Khi viết bài tường trình này, chúng tôi đã cố gắng bỏ đi những phần quá thân phận bởi chúng tôi không muốn gửi đến quí độc giả một mùa thu xám xịt. Nhưng đã có đôi ba mùa thu như thế nơi vùng biển chết đi qua !

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Published in Việt Nam

Chính phủ Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ tối đa cho Việt Nam trong việc thực hiện cải cách hệ thống tư pháp.

tuphap1

Hội thảo về pháp luật hình sự và tố tụng tư pháp Việt Nam – Hoa Kỳ tại Hà Nội. Courtesy of dangcongsan.vn

Quyền Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Brett Blackshaw phát biểu như vừa nêu tại Hội thảo về pháp luật hình sự và tố tụng tư pháp Việt Nam-Hoa Kỳ, được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 3 tháng 10, ở Hà Nội.

Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương của Việt Nam, ông Trịnh Xuân Toản cho biết Hội thảo này thuộc chương trình triển khai thực hiện thỏa thuận về trợ giúp thực thi pháp luật và tư pháp hình sự giữa hai Chính phủ Việt-Mỹ. Thỏa thuận được ký nhân chuyến thăm của cựu Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam hồi hạ tuần tháng 5 năm 2016.

Trong phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trịnh Xuân Toản nhấn mạnh cải cách tư pháp là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Việt Nam để xây dựng một nhà nước pháp quyền và Việt Nam đã ban hành Chiến lược cải cách tư pháp từ năm 2005 với mục tiêu nền tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh.

Quyền Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Brett Blackshaw, tại Hội thảo ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và tự do cơ bản cho người dân theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

Vừa qua, sau một số phiên xử những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam, Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi phải trả tự do cho họ như trường hợp blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Lý do được nêu ra những về bản án về tuyên truyền chống nhà nước là mơ hồ.

Published in Việt Nam

Tốc độ tăng của nợ công ở Việt Nam vào loại hàng đầu thế giới. Đây là đánh giá do Ngân hàng Thế giới công bố ngày 3/10.

nocong1

Giám đốc điều hành của Ngân hàng thế giới Kristalina Georgieva trong một chuyến công tác tại Hà Nội, 3/2017. AFP

Theo đánh giá này, nợ công của Việt Nam vào năm 2015 chiếm 61% tổng sản lượng quốc dân, tăng lên từ 51,7% vào năm 2010, tức là tăng đến 10% trong năm năm qua. Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng nếu tốc độ tăng nợ cứ như thế thì Việt Nam sẽ đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng về bền vững tài khóa trong tương lai.

Ngân hàng Thế giới nói rằng tuy Việt Nam có sự cải thiện trong cơ cấu của số nợ, nợ nước ngoài giảm đi, thay vào bằng việc vay trong nước, nhưng có đến 50% số nợ sẽ đáo hạn trong ba năm tới, điều đó sẽ tạo nên áp lực vay nợ mới để trả nợ cũ.

Theo Ngân hàng Thế giới thì với mức độ bội chi ngân sách như hiện nay là 5,6% tổng sản lượng quốc dân, mà số dư do thu ngân sách ngày càng ít, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Để giải quyết việc này, Ngân hàng Thế giới khuyến cáo Việt Nam phải giảm bội chi ngân sách, tạo được một thị trường nợ trong nước, và tăng cường năng lực quản lý nợ công.

Published in Việt Nam