Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Năm nào đến mùa mưa thì miền Trung cũng rên xiết vì lũ lụt. Và có vẻ như năm sau nặng hơn năm trước bởi thủy điện ngày càng cũ kĩ và lưu lượng nước xả để giữ thân đập ngày càng lớn hơn. Năm nay không ngoại lệ, miền Trung và các vùng có thủy điện tại Việt Nam đã bắt đầu có người chết, người mất tích, người bị thương vì xả đập thủy điện. Trận lụt kinh hoàng bất ngờ xảy ra trên diện rộng từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình và một số tỉnh Bắc Bộ từ ngày 9 tháng 10 do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới đã có trên 50 người chết và mất tích.

lulut1

Khi cơn lũ đi qua - TTVN

Thủy điện không đảm bảo chất lượng

Ông Vọng, một người dân Nghệ An, sống trong vùng lũ và cũng là người từng tham gia dự án xây dựng thủy điện, chia sẻ :

"Nước mưa mà lâu nhiều ngày nếu không xả cống sẽ bị tràn lên trên kia người dân trên Quỳnh Thắng sẽ bị ngập. Do vậy người ở đây phải trực, nghe thời tiết, mưa nhiều là trên này xả trước. Khi mà mưa trên núi mưa to thì nước trên sông Vực Mấu rất lớn, thì mình phải xả, mà chưa bao giờ thủy điện Cửa Mấu này xả cả 5 cửa ở đập này cả, chỉ xả 3 cửa, 4 cửa thôi, nếu không rất nguy hiểm".

Ông Vọng chia sẻ thêm là theo kinh nghiệm của một người từng là kĩ sư tham gia xây dựng nhiều thủy điện tại miền Trung, có thể nói rằng mối nguy của thủy điện nói riêng và hầu hết các con đập chứa nước của miền Trung là quá lớn. Bởi thiết kế tốt nhưng xây dựng rất tệ, nạn rút ruột công trình ở hầu hết các thủy điện giống như những cái ngòi nổ giấu khéo trong các thân đê và mỗi con đập là một quả bom nước đang chờ nổ khi mùa mưa tới.

Ông Vọng nói thêm là nếu như phân tích về kĩ thuật để chứng minh rằng các thân đê, thân đập bị rút ruột thì sẽ rất khó, bởi kiểu giải trình con gà con kê con dê con ngỗng của các chuyên gia Việt Nam nhằm giấu tội hoặc nhận phong bì sẽ không bao giờ cho ra sự thật được. Nhưng nhìn vào thực tế sẽ thấy ngay vấn đề của các con đập Việt Nam hiện nay.

Lấy ví dụ trận mưa lũ gần đây nhất gây chết hơn 50 người hôm ngày 9 đến 11 tháng 10 năm 2017. Mưa lớn nhưng chưa quá lớn để gây vỡ đập, vì hầu hết nước chứa ở các đập vẫn còn trong cao trình an toàn. Ví dụ như cao trình đập cho phép chứa nước lên 20 mét thì hầu hết các đập đều chỉ mới chứa ở mức 14 mét hoặc 15 mét thì đã báo động đỏ, xả ào ạt để cứu đập. Vì nếu không xả, đập sẽ vỡ. Điều này cho thấy các thân đập, các con đê không đảm bảo an toàn, bởi khi xây dựng, người ta chưa bao giờ làm đúng qui trình kĩ thuật và luôn rút ngắn thời gian để đạt chỉ tiêu thi đua.

Bên cạnh đó, ví dụ như một cột bê tông cần có 10 cây sắt phi 20 của Úc chẳng hạn, thì người ta sẽ khéo léo dùng 5 cây sắt loại này, nếu tử tế hoặc có người quan sát thì cộng thêm 5 cây của Trung Quốc, nếu không có người quan sát thì chơi luôn 10 cây sắt Trung Quốc hoặc chêm vài cây tre, rút bớt một số sắt bán để ăn nhậu.

Mối nguy thủy điện hay đập chứa nước của Việt Nam đến từ nhiều nguồn, nhiều cấp, từ cấp cao nhất đến người lao động, nhà đầu tư thì ăn theo kiểu nhà đầu tư, khai thác gỗ lòng hồ vô tội vạ, khai thác đến cả những vùng đệm, chỉ cần có phong bì là không ai hỏi han gì. Anh kĩ sư thì làm xiếc các công trình để rút nhỏ chi phí, anh công nhân thì làm phép từng cây sắt, từng bao xi măng. Một khi tất cả cùng gian lận, tùng xẻo thì chắc chắn mỗi con đập thủy điện sẽ thành một loại bom nước không hơn không kém !

Tài sản mất trắng vì lũ lụt

Một người dân Thanh Hóa tên Phụng, chia sẻ :

"Mất vài sào lúa, chỗ ni ngập lên ngập xuống, bị tắt giao thông, ngồi một chỗ. Nước bẩn vô giếng ô nhiễm hết rồi đó".

Theo ông Phụng, vấn đề mất tài sản, chết người do lũ lụt gây ra trong thời gian gần đây tăng cao và khó lường hơn những trận lụt thời chưa có thủy điện. Ông Phụng cho rằng trước khi các đập chứa mọc lên khắp nơi, thường thì mưa rất lớn, mưa kéo dài cả tuần đến mức lở núi mới có lụt lớn. Và thường thì người dân lúc đó mặc dù nhà cửa còn tuềnh toàng, chưa xây dựng như hiện tại nhưng bà con có đủ thời gian để chuẩn bị chạy lụt. Hiện tại thì khác, những cú xả đập như trời giáng làm cho người dân không kịp trở tay, không có đủ thời gian để thu dọn đồ đạt hay di chuyển.

Ông Phụng nhấn mạnh là hiện tại, không thể gọi là lụt như thời chưa có thủy điện mà phải nói là lũ lụt, các trận lũ kéo qua nhanh chóng, càn quét mọi thứ từ hoa màu, ruộng vườn cho đến heo gà, trâu bò, nhà cửa, thậm chí mạng người rồi sau đó để lại một khối tổn thất cho người dân. Nhà nước lại xuất gạo cứu trợ, người dân nơi khác lại quyên góp, cứu trợ… Năm nào cũng như năm nào, thủy điện xả đập gây lũ lụt hàng loạt nhưng giá điện người dân sử dụng vẫn cứ tăng vùn vụt, tăng đều, ngành điện vẫn cứ kêu than thua lỗ, thủy điện không có đền bù gì cho dân, cho dù đó là đền bù một lời xin lỗi.

Ông Phụng nói rằng với đà lũ lụt liên tục mỗi khi mùa mưa như vài năm trở lại đây, người dân chẳng được lợi ích gì từ thủy điện mà phải chịu thiệt hại nặng nề quá như vậy thì liệu nhà nước có nên cân nhắc để giảm bớt một số đập thủy điện. Vì có nó thì ngành điện vẫn cứ thua lỗ, có nó dân thêm khổ nên tốt hơn là không nên có nó !

Có thể nói rằng câu chuyện lũ lụt tại Việt Nam hiện nay là một câu chuyện đến hẹn lại lên, là bài ca muôn thuở. Một bài ca mà ngay cả những người làm từ thiện, làm cứu trợ cần mẫn nhất cũng hết muốn nghe khi ai đó mới xướng lên cái tên : Lũ lụt ; Vỡ đập ; Xả đập ; Sập cầu ; Nhà trôi ; Người chết… !

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Published in Việt Nam

Đồng Tâm còn căng thẳng sau thư kêu gọi tự thú ? (BBC, 16/10/2017)

Một người dân liên quan "điểm nóng Đồng Tâm" không đồng tình về lá thư kêu gọi tự thú và đầu thú của công an Thành phố Hà Nội.

dt1

Đồng Tâm còn căng thẳng sau thư kêu gọi tự thú

Nội dung thư được đọc từ ngày 11/10, trên loa phát thanh của xã Đồng Tâm, kêu gọi đầu thú với những người "tham gia việc bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" xảy ra từ 15 đến 22/4 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội, theo báo chí Việt Nam.

Theo báo Công an Nhân dân điện tử, lá thư có một số nội dung như sau :

"Trong cuộc sống, đôi khi vì sai lầm trong nhận thức, hành động có thể làm cho cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thậm chí phạm tội. Điều đáng tiếc, không mong muốn đó ảnh hưởng tiêu cực cho người thực hiện hành vi, gia đình họ và cho xã hội".

"Đối mặt với tình huống này, người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cần phải làm gì để được hưởng lượng khoan hồng, giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý với cá nhân mình ?"

Lá thư đề nghị "các cá nhân đã tham gia vụ án hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, bắt, giam hoặc giữ người trái pháp luật trên địa bàn thôn Hoành từ ngày 15 đến ngày 22/4 hãy dũng cảm, đối mặt với sự thật, nhanh chóng đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội, VKSND Hà Nội hoặc chính quyền, cơ quan công an gần nhất để tự thú, đầu thú, khai báo, góp phần khắc phục hậu quả đã gây ra".

dt2

Nhân dân Đồng Tâm lập chướng ngại chặn ngã vào làng - Hình chụp ngày 20/4/2017

Từ Đồng Tâm, ông Lê Đình Công nói với BBC qua điện thoại hôm 16/10 : "Đầu thú là phải phạm tội. Phải có lệnh truy nã mới kêu gọi ra đầu thú. Đây người dân vẫn ở nhà làm ăn bình thường, có gì đâu mà ra đầu thú ?"

"Về mọi sự việc đã xảy ra, nếu công an không về đánh người, bắt người thì sẽ không có chuyện bắt giữ 38 công an đấy. Những người đánh dân thì họ hoàn toàn không đả động đến".

"Họ xử lý cái kiểu đầu không làm, lại làm từ đuôi lên. Người dân không thể chấp nhận !"

Ông Công nói thêm : "Người dân Đồng Tâm giờ chỉ muốn chính quyền thực hiện hai điều sau :

"Thứ nhất, là phải giải quyết đất đai rõ ràng, rằng đó là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, và tiến hành ra quyết định thu hồi đất đúng quy trình.

Thứ hai, là vụ việc xảy ra hôm 15/4, công an về bắt người trái pháp luật, đánh cụ Kình, người có 56 tuổi Đảng. Công an phải làm rõ những người đánh cụ Kình".

"Như vậy người dân mới tâm phục khẩu phục", ông Công khẳng định.

Ông Lê Đình Công là con trai cả của cụ Lê Đình Kình, đại diện cho dân làng trong tổ Đồng thuận - tổ đại diện bà con gửi đơn thư khiếu tố các vấn đề sai phạm trong quản lý đất đai tại địa phương và vi phạm pháp luật của cán bộ, cá nhân lãnh đạo xã Đồng Tâm.

friend/">dt3

Nhân dân Đồng Tâm đón chào chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đền đối thoại với người dân

Cán bộ, chiến sĩ được dân xã Đồng Tâm thả ngày 22/4 sau khi chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối thoại với người dân.

Khi đó, ông Chung cũng cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người dân thôn Hoành trong vụ việc này.

Đến ngày 13/6, công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự liên quan việc bắt giữ 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành để điều tra về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và sự việc đập phá gây hư hỏng một số ô tô để điều tra về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Theo ông Công, kể từ khi có quyết định khởi tố từ 13/6, chính quyền địa phương đã tuyên truyền kêu gọi người dân ra đầu thú. Vào cuối tháng Chín, một số người dân nhận được giấy triệu tập và đến ủy ban xã làm việc, nhưng "chính quyền xã hoàn toàn đóng cửa".

Từ khi có kết luận thanh tra, người dân Đồng Tâm cũng đã nhiều lần gửi đơn đến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch nước và Quốc hội nhưng "vẫn thấy im hơi lặng tiếng", theo ông Công.

Hơn nhiều tháng nay, người dân Đồng Tâm vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc họp nội bộ hàng tuần, được chia sẻ trực tuyến qua mạng xã hội, nếu rõ quan điểm bức xúc của người dân. Khi được hỏi có đại diện chính quyền xuống làm việc với người dân hay không, thì ông Công nói chưa có ai.

Trao đổi với BBC hôm 16/10, một trong những luật sư tư vấn cho người dân Đồng Tâm là luật sư Trần Vũ Hải cho biết ông không rõ lý do vì sao chính quyền Hà Nội quyết tâm kêu gọi người dân ra đầu thú.

'Tuyên truyền, vận động'

dt4

Cán bộ, chiến sĩ được thả ngày 22/4/2017

Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, Điều tra viên cao cấp của cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội cho báo Người Đưa Tin biết hôm 16/10 : "Vụ Đồng Tâm xảy ra có dấu hiệu của tội phạm và cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án rồi. Phải xác định ở đây có sự việc phạm tội và do rất nhiều người tham gia".

"Tuy nhiên, cũng nhất quán ngay từ đầu về chỉ đạo của thành phố là lấy tuyên truyền, vận động, giải thích cho bà con là chính, để chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật".

Ông Hùng nói : "Với những người đã trót có hành vi có dấu hiệu của tội phạm thì quan điểm chung của lãnh đạo thành phố cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật là trong quá trình xem xét, xử lý sẽ chú ý thực hiện chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước. Thực hiện chỉ đạo ấy, cơ quan điều tra kêu gọi những người có hành vi vi phạm pháp luật ra tự thú, đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng".

"Đây là những người thiếu hiểu biết pháp luật, do bị kích động nên đã có hành vi vi phạm. Nếu đã lỡ vi phạm pháp luật, về nguyên tắc thì phải xử lý, nhưng trong việc xử lý thì vấn đề khoan hồng đối với bà con, đối với những người vi phạm sẽ được hết sức quan tâm", ông Hùng nói thêm.

*******************

Dân Đồng Tâm thêm bức xúc trước kêu gọi đầu thú (RFA, 14/10/2017)

Ngày 13/10 vừa qua, Cơ quan An ninh Điều tra Công an Hà Nội và Viện kiểm sát Nhân dân Hà Nội có thư kêu gọi ra đầu thú đối với số người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội mà cơ quan chức năng cho là liên quan vụ bị nói ‘bắt giữ người trái luật cũng như hủy hoại công sản’ tại thôn Hoành hồi tháng 4 vừa qua.

dongtam1

Cảnh sát cơ động được người dân thả ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017. AFP

Người dân phản ứng như thế nào với lời kêu gọi này và vì sao vụ việc xảy ra bấy lâu nay nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng ?

Quyết không đầu thú !

Nội dung bức thư kêu gọi đầu thú gửi cho người dân Đồng Tâm nói rõ rằng trong cuộc sống đôi khi vì sai lầm trong nhận thức mà người ta có thể hành động sai pháp luật. Tuy nhiên chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là "đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại". Vì thế, cơ quan chức năng đề nghị những cá nhân đã tham gia vụ phá hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, bắt giam người trái luật tại thôn Hoành từ ngày 15 đến ngày 22/4 hãy dũng cảm, đối mặt với sự thật và ra đầu thú.

Đài RFA đã trao đổi với một người dân làng là cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, một trong những người bị công an Hà Nội bắt giữ vào tháng 4 vừa qua. Cụ Kình xác minh chuyện chính quyền gửi giấy kêu gọi dân đầu thú và nói thêm rằng suốt hai ngày nay chính quyền cũng nói trên loa yêu cầu dân đầu thú. Cụ cho biết người dân không cảm thấy hoang mang, lo sợ khi nhận được giấy này mà thay vào đó họ cảm thấy bức xúc :

Đi đến đâu cũng thấy người bất bình với cách làm việc của chính quyền từ trên thành phố cho đến huyện Mỹ Đức và xã Đồng Tâm. Chứ sợ hay dao động thì người ta không sợ. Nhiều người tuyên bố rằng sẵn sàng hi sinh.

Cụ Kình khẳng định người dân sẽ không nghe theo kêu gọi mới nhất mà cơ quan chức năng đưa ra :

Dân người ta yêu cầu đối thoại, chứ không phải cứ bắt người ta ra đầu thú. Người ta có tội gì mà đầu thú ? Người có tội bây giờ là Chủ tịch xã Đồng Tâm, Ủy ban và Huyện ủy Mỹ Đức và một bộ phận cán bộ trên thành phố trong đó có ông Nguyễn Đức Chung.

Cụ cho biết hiện tại người dân bức xúc vì hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là bản thân cụ bị thương trong quá trình công an bắt giữ nhưng sau đó không cơ quan chính quyền nào hỏi han hay chịu trách nhiệm. Nguyên nhân thứ hai cụ cho biết :

Ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói hai lần tại buổi tiếp xúc cử tri ở Hải Phòng là phải thượng tôn pháp luật. Cái gì của dân thì giao trả dân, cái gì của Nhà nước thì giao cho Nhà nước quản lý nhưng phải xử lý cán bộ sai phạm trước mới xử lý dân sau. Nhưng bây giờ cán bộ sai phạm là những người tự nhiên bắt cóc dân, đánh người gây thương tích thì không hỏi han gì đến, mà cứ hỏi đến người dân là những người sử dụng quyền tự vệ.

Tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với cử tri Hải Phòng rằng vụ việc Đồng Tâm phải xử quan trước rồi mới xử dân sau.

RFA cũng trao đổi vấn đề này với luật sư Hà Huy Sơn, đoàn luật sư Hà Nội, người từng tham gia bào chữa nhiều vụ án đất đai cho dân oan. Theo ông một khi vụ việc tại xã Đồng Tâm đã bị khởi tố thì công an điều tra và Viện kiểm sát có quyền yêu cầu người dân đầu thú. Tuy nhiên việc người dân có ra đầu thú hay không là quyền của họ :

Người ta không có tội thì không đầu thú còn nếu sau này tòa án xét xử và thấy một người nào đó có tội mà không ra đầu thú thì họ không được hưởng tình tiết giảm nhẹ.

Trong bức thư kêu gọi đầu thú của chính quyền cũng nói rõ rằng cơ quan điều tra và Viện kiểm sát Nhân dân Hà Nội sẽ không bắt, giam giữ người tự thú, đầu thú và đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của họ.

Khoảng hai tháng trở lại đây, chính quyền Hà Nội cũng liên tục gửi giấy triệu tập cho hàng trăm người dân, nội dung là để làm việc liên quan đến vụ phá hoại tài sản và bắt người trái pháp luật. Tuy nhiên theo cụ Kình thì người dân nói rằng họ không đi đâu hết, trừ khi chính quyền về tại địa phương thì họ mới đồng ý làm việc. Sau đó, Hà Nội cử người về địa phương và khoảng chục người dân đại diện ra làm việc trong đó có cụ Kình. Tuy nhiên, phần lớn người dân sau khi gặp chính quyền lại từ chối nói chuyện vì họ cho rằng công an làm việc với họ nhưng chỉ có hai người mặc sắc phục còn lại là mặc thường phục. Họ nói như vậy là trái pháp luật. Họ sợ rằng những người mặc thường phục là xã hội đen, sẽ đàn áp người dân và sau này chính quyền sẽ chối cãi rằng đó không phải là công an.

Cụ Kình là một trong vài người chịu ngồi lại làm việc. Trên mạng xã hội lan truyền một đoạn video có cảnh cụ Kình ngồi làm việc với hai công an. Cụ thẳng thắn lên án sự vô trách nhiệm của chính quyền địa phương khi phó mặc cho cấp trên giải quyết. Cụ Kình nói lại với chúng tôi :

Chỉ có công an trên thành phố về chứ huyện không có ai. Đặc biệt là UBND xã Đồng Tâm trong đó Chủ tịch và Phó Chủ tịch đều không có mặt trong buổi làm việc. UBND xã Đồng Tâm thuộc địa giới quản lý nhưng họ không hợp tác với cấp trên mà phó mặc cho thành phố muốn làm ngược làm xuôi gì thì làm.

Lòng dân không yên

Mâu thuẫn đất đai giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền đã diễn ra mấy năm nay. Vụ việc người dân bắt giữ 38 cán bộ hồi tháng 4 vừa qua được xem là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng. Kể từ đó đến nay đã nửa năm trôi qua, nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết thỏa đang theo như nguyện vọng mà người dân cho là chính đáng.

Chúng tôi nêu vấn đề với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự ở Hà Nội và cũng là người theo dõi vụ việc Đồng Tâm ngay từ những ngày đầu. Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng lòng dân vẫn chưa yên là do cách giải quyết và hành xử của các cơ quan chức năng :

Một mặt ông Nguyễn Đức Chung đã đến tận nơi ký vào bản cam kết với dân nhưng bây giờ công an Hà Nội lại vẽ ra trò như vậy [yêu cầu dân đầu thú], thì hỏi làm sao người dân yên tâm được ?

Trong khi đó việc những kẻ lừa cụ Kình ra ngoài đồng, rồi đánh cụ ấy gãy chân, quăng cụ ấy lên xe chở về đồn công an chứ không đưa đi cấp cứu là những kẻ có tên, hình ảnh rõ ràng thì chẳng thấy chính quyền trừng trị gì cả.

Trong khi đó, chính việc bắt cụ Kình và đòi thu đất của dân là nguyên nhân gây ra việc dân bắt giữ 38 cảnh sát, những người thực chất đến để đàn áp người dân.

Ông nhận định rằng những kẻ gây ra tội ác thì vẫn nhởn nhơ, còn người dân tự vệ để bảo vệ quyền lợi của mình thì bị đem ra xử. Khi xử không được lại kêu gọi đầu thú. Ông gọi đây là một "trò cười".

Ngày 22/4 vừa qua, khi người dân Đồng Tâm vẫn còn giam giữ 38 cán bộ và cảnh sát, ông Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đến làm việc với dân và viết một bản cam kết với ba nội dung chính. Thứ nhất là cam kết sẽ đưa thanh tra tới phân định rõ khu đất Đồng Sênh để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Thứ hai là cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể dân Đồng Tâm. Và thứ ba là cam kết điều tra việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên đến tháng 6, công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án ở Đồng Tâm, trái với lời hứa của ông Chủ tịch Thành phố.

Sau đó, kết luận thanh tra đất đai được công bố, nói rằng đó là đất quốc phòng chứ không phải đất nông nghiệp của người dân.

Vụ việc gây thương tích cho cụ Kình thì đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Luật sư Hà Huy Sơn nhận định rằng vụ việc ở Đồng Tâm như một bức tranh thu nhỏ của cả nước. Ông cho rằng luật đất đai hiện hành là một bất công lớn ảnh hưởng đến người nông dân, gây ra sự bất mãn trong xã hội.

Về vụ việc ở Đồng Tâm, ông nhận xét là có phần lỗi của cơ quan chức năng :

Người dân thì không hiểu biết gì nhiều. Người ta chỉ thấy ai có cương vị, chức vụ, quyền hạn mà không cần biết họ là bên tư pháp hay hành pháp và người ta coi đó là tiếng nói của pháp luật.

Trong sự việc này có sự bất nhất từ khi ông chủ tịch Nguyễn Đức Chung về tuyên bố rằng không khởi tố người dân thì dân hiểu rằng không có chuyện gì nữa. Nhưng nay cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát lại chiếu theo quy định của pháp luật lại khởi tố vụ án.

Tôi cho rằng trách nhiệm cuối cùng vẫn là cơ quan Đảng. Tại vì trong hiến pháp điều 4 nói rằng Đảng lãnh đạo tất cả mà lại để cho cơ quan hành pháp là ông Chung nói như vậy, còn cơ quan tư pháp lại nói khác đi.

Cụ Kình cho biết mong muốn của người dân bây giờ là Thanh tra Chính phủ sẽ về đối thoại với dân và cùng với dân đo đạc lại khu đất tranh chấp bấy lâu nay.

Đài Á Châu Tự do đã liên hệ với đại diện chính quyền huyện và xã Đồng Tâm để tìm hiểu thông tin nhưng họ đều từ chối trả lời.

Vụ tranh chấp đất đai giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền xảy ra đã lâu trên một khu đất có diện tích 106 ha. Người dân thì nói chỉ có 47,6 ha trong số này là đất quốc phòng còn lại là đất nông nghiệp của họ. Nhưng chính quyền lại phản đối nói rằng cả khu đất tranh chấp là đất quốc phòng và muốn thu hồi lại giao cho tập đoàn Viettel. Tháng 4 vừa qua, công an Hà Nội đã bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm trong đó có cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi bị thương nặng trong quá trình bắt giữ. Người dân phẫn nộ với việc làm này của chính quyền nên họ đã giam 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin.

Lan Hương

*********************

Đừng thắng dân (RFA, 14/10/2017)

dongtam2

Công an Hà Nội vừa phát "thư kêu gọi" dân thôn Hoành, Đồng Tâm đầu thú. Theo nội dung thư, cảnh sát điều tra đã yêu cầu các công dân tham gia vụ "bắt, giam giữ người trái pháp luật và huỷ hoại tài sản" phải ra "đầu thú, khai báo, khắc phục hậu quả".

Vụ Đồng Tâm, càng có vẻ như chính quyền và tướng Chung đang quyết thắng.

Nếu chọn cách thua, hình ảnh và sự nghiệp chính trị của Nguyễn Đức Chung sẽ đẹp hơn.

Tiếc. Một hình ảnh đẹp mà ông vừa gây dựng được bỗng chốc tiêu tan. Sẽ không còn những cái bắt tay thân thiện, không còn bất kỳ một bó hoa nào cho ông.

Thắng dân, tướng Chung sẽ để lại một vết nhơ khó bề gột rửa trong "hồ sơ chính trị" của mình.

Cái dại nhất của quan chức Cộng sản là luôn tìm cách thắng dân, thắng bằng mọi cách, dùng "nghiệp vụ" để thắng. Thắng dân là mất dân. Vậy mà họ lại cứ muốn đưa dân ra toà.

Giá như, chính quyền Hà Nội (và không chỉ Hà Nội) biết nhìn đấy như là một cơ hội quí để có thể tìm hướng gỡ ra các múi nút đất đai. Một khi, cứ lập án trên các vụ việc như Đồng Tâm, thì khả năng bùng cháy lên những cuộc "khởi nghĩa đất đai" là điều khó tránh.

Thật tình, tôi cứ tự hỏi mãi : Tại sao chính quyền Hà Nội lại đưa ra lời kêu gọi "đầu thú" đối với dân Đồng Tâm ? Ai đầu thú ai ? Các vụ án đất đai (nếu xem đó là án), thì chưa biết ai, bên nào mới là bị cáo, ai, bên nào mới là kẻ phải ra "đầu thú".

Xem dân như tội phạm, lập án gài dân, đánh dân có phải là thứ tư duy quản trị điều hành vừa kịp hình thành từ khi viên tướng Công an Nguyễn Đức Chung được thuyên chuyển sang ghế Chủ tịch Hà Nội, một bộ máy chính quyền bị Công an hóa ?

Đỗ Mười thay ! Hiện tượng "công an hoá" này, đang dẫn đến tình trạng chính quyền luôn tìm cách thắng dân, xem các cuộc đánh dân, bỏ tù dân là "những trận đánh đẹp".

Trương Duy Nhất

Published in Việt Nam

Từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 10 vừa qua, một diễn đàn thường niên có tên Forum 2000 được tổ chức tại Praha (Cộng hòa Séc) để thảo luận về các đề tài Dân chủ, Nhân quyền, tôn giáo, chính trị và xã hội. Forum quy tụ nhiều diễn giả là các chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng quốc tế. Đặc biệt năm nay có sự tham gia của một nhà hoạt động từ Việt Nam. Từ Praha, thông tín viên Tường An có bài tường trình sau đây :

forum1

Diễn đàn 2000 tại Prague Cộng hòa Séc  RFA

Những ảnh hưởng của Forum 2000

Forum 2000 là một diễn đàn thảo luận về các vấn đề liên quan đến Nhân quyền, dân chủ, được thành lập năm 1996 từ sáng kiến của cựu Tổng thống Cộng hòa Séc Václav Havel, nhà hoạt động xã hội người Nhật Yohei Sasakawa và giải Nobel Hòa bình 1986 Elie Wiesel.

Diễn đàn 2000 công khai thảo luận mỗi năm một lần tại thủ đô Praha của Cộng hòa Séc, nhằm hỗ trợ các giá trị của dân chủ và tôn trọng nhân quyền, giúp đỡ phát triển xã hội dân sự và khuyến khích sự khoan dung tôn giáo, văn hóa và sắc tộc, cung cấp ý tưởng cho các nhà lãnh đạo thế giới về quan điểm, đường lối hoạt động.

Đây là lần thứ hai tham dự Diễn đàn 2000, cô Đinh Phương Thảo, một người hoạt động trong nước, hiện giữ vai trò điều hợp hoạt động của tổ chức Voice tại Âu Châu cho biết những lợi ích khi có cơ hội khi tham dự sự kiện quốc tế này :

"Đây là một cơ hội rất lớn để có cơ hội kết nối với những người quan tâm đến những vấn đề dân chủ, Nhân quyền trên toàn thế giới. Quả như là trải nghiệm lần đầu, lần này cũng đã học hỏi rất nhiều, từ bài học, từ những quan điểm, kiến thức của những người lên chia sẻ ở Forum 2000. Và đồng thời kết nối được với những người trẻ, những người quan tâm đến Dân chủ, Nhân quyền ở các quốc gia khác nhau. Hy vọng trong tương lai sẽ có cơ hội để tham dự được những sự kiện tương tự như vậy".

Forum kéo dài 3 ngày, từ ngày 8 đến ngày 10/10/2017. Một số người Việt Nam thuộc nhiều tổ chức khác nhau đến từ nhiều quốc gia như Pháp, Bỉ, Na Uy, Phi Luật Tân, Đài Loan, Thái Lan, v.v… cũng có mặt. Đặc biệt lần đầu tiên có sự tham gia của một nhà hoạt động đến từ Việt Nam : tiến sĩ Nguyễn Quang A. Cô Đinh Phương Thảo cũng đã từng hoạt động cùng tiến sĩ Nguyễn Quang A chia sẻ niềm tự hào về sự tham gia của một nhà hoạt động Việt Nam trong vai trò diễn giả :

"Rất là đáng tự hào lần này có một diễn giả từ Việt Nam qua, diễn giả lần này là tiến sĩ Nguyễn Quang A tham dự Forum 2000 chia sẻ những vấn đề liên quan đến Dân chủ, Nhân quyền. Khi mà được nghe Bác chia sẻ cũng học hỏi thêm được những quan điểm, những góc nhìn của một người đấu tranh trong nước về những vấn đề của các quốc gia láng giềng".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A và đề tài thảo luận của ông tại Forum 2000

Tiến sĩ Nguyễn Quang A tham gia thảo luận về 2 đề tài : "Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước thềm Đại Hội 19 ; Mở rộng bên ngoài và xiết chặc bên trong" và "Chế độ Dân chủ và Độc đoán ảnh hưởng như thế nào đến Nam Á nói riêng và Thế giới nói chung".

forum2

Tiến sĩ Nguyễn Quang A thảo luận đề tài của ông tại Diễn đàn 2000. RFA

Ngoài ra, trong buổi gala diner gồm những vị khách mời đặc biệt, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng có một bài phát biểu với đề tài : "Các di sản của Phan Châu Trinh và Václav Havel trong quá trình Dân chủ hóa ở Việt Nam".

Nhân dịp này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng nói chuyện trước công chúng tại quảng trường Václav Havel và tại phân khoa nghiên cứu Viễn Đông của trường Đại học Charles (Praha) về tình hình Nhân quyền tại Việt Nam. Nhận xét về tình hình Nhân quyền tại Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Quang A chia sẻ với đài Á Châu Tự Do :

"Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam nói chung là rất xấu, nhưng mà trong 18 tháng trở lại đây thì lại càng xấu hơn nữa.

Sau Đại hội thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam thì việc tôn trọng Nhân quyền bị xấu đi một cách rất là đáng kể. Rất nhiều cuộc bắt bớ, đàn áp những người hoạt động đã xảy ra, nhưng đồng thời, bất chấp những sự đàn áp như thế, thì phong trào hoạt động của người dân Việt Nam, của xã hội nói chung trong thời gian vừa qua lại có sự phát triển rất là sôi động, nhất là đối với những dân oan bị thu hồi đất đai như ở Đồng Tâm hoặc sự phản đối của người dân đối với các doanh nghiệp về ô nhiễm môi trường, nhất là Formosa và phản đối các chính sách thu phí BOT, ví dụ như vậy…".

Forum 2000 lần thứ 21 với chủ đề "Phát triển Dân Chủ trong giai đọan bất ổn" được tổ chức tại Praha và các thành phố khác của Cộng Hòa Czech với sự hiện diện của vua Monaco Albert II, nhiều nhà lãnh đạo tư tưởng cũng như hoạt động Nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới. Trong giai đọan có nhiều sự bất ổn về kinh tế, chính trị, an ninh… tại các quốc gia có một nền dân chủ lâu đời. Sự quan tâm của họ đối với Việt Nam có phần suy giảm, theo tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng là một điều dễ hiểu, ông nói :

"Trong cái bối cảnh như thế thì các nước phải lo các vấn để của họ nhiều hơn như vấn đề kinh tế, vấn đề dân nhập cư, những vấn đề chính trị nội bộ của họ… thì đó là một điều dễ hiểu. Cho nên việc quan tâm đến phong trào hay hoạt động Nhân quyền tại Việt Nam cũng bớt đi một chút. Đó là một điều đáng tiếc, nhưng mà hoàn cảnh quốc tế là như vậy. Tôi nghĩ đối với những người Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước cũng vẫn phải tự mình làm là chính và vận dụng tối đa sự ủng hộ cũng như giúp đỡ từ bên ngoài".

Bên cạnh vận động sự ủng hộ của quốc tế để thúc đẩy cải thiện Nhân quyền tại Việt Nam. Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc tự lực cánh sinh, dựa vào sức mạnh nội tại vẫn là chính, một trong những phương pháp đó là lên tiếng đòi hỏi, tự thực thi những quyền mà hiến pháp Việt Nam và quốc tế đã quy định. Ông chia sẻ :

"Trong thời gian vừa qua thì sự cất lên tiếng nói của người dân đã có hướng phát triển rất mạnh, nhưng tất nhiên so với nhu cầu thì vẫn còn thấp, còn yếu. Muốn để cho người dân cất lên tiếng nói của mình phê phán những sai trái, những vi phạm Nhân quyền, đưa ra những kiến nghị, đưa ra những giải pháp mang tính xây dựng đối với xã hội và góp phần gây ra sức ép liên tục 24/7 đối với chính quyền để buộc chính quyền phải thay đổi thì tôi nghĩ rằng không có một cách gì khác là thực hiện những chủ trương mà cụ Phan Châu Trinh đã đặt ra cho chúng ta từ 111 năm trước, đó là nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí và cải thiện đời sống dân sinh. Nếu chúng ta làm tốt 3 chủ trương đấy thì nó sẽ là động lực để thúc đẩy cho người dân cất lên tiếng nói của mình, và không những chỉ có cất lên tiếng nói của mình mà còn thực thi những quyền của mình, nhận ra những quyền của mình và thực thi những quyền đó. Quyền của chúng ta, chúng ta cứ thực thi, thì đó là áp lực mạnh nhất để buộc chính quyền phải hoàn thiện khung pháp lý để giúp chúng ta thực thì quyền của mình, ấy là cách thực tiễn nhất, dễ nhất và hữu hiệu nhất để thúc đẩy Nhân quyền cũng như thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam".

Ngoài hai yếu tố vừa kể : áp dụng sức mạnh của chính mình, vận động sự ủng hộ của Quốc tế, theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, vai trò của những đảng viên Cộng sản đang làm việc trong hệ thống là một yếu tố không thể bỏ qua trong tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam, ông nhấn mạnh :

"Giới đương quyền có vai trò rất quan trọng, tất cả những cuộc chuyển đối thành công đều có vai trò đóng góp của giới đương quyền. Tôi nghĩ rằng ở trong những người cộng sản Việt Nam vẫn có thể có những đóng góp đáng kể cho việc chuyển đổi Dân chủ. Tôi nghĩ rằng vai trò của đảng Cộng sản Việt Nam đã hết từ lâu rồi, nhưng những thành viên của đảng cộng sản Việt Nam có thể có vai trò lớn".

Theo cô Đinh Phương Thảo, các diễn đàn quốc tế này là một cơ hội để thúc đẩy sự quan tâm của quốc tế về tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam, cô nói :

"Cơ hội để một diễn giả từ Việt Nam qua nói trong các diễn đàn quốc tế là một cơ hội tuyệt vời để mọi người quan tâm, chú ý nhiều hơn về các vấn đề Nhân quyền ở Việt Nam và hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn nữa những diễn giả nói về Việt Nam hoặc những diễn giả từ Việt Nam đi đến những diễn đàn quốc tế như thế này để chia sẻ về tình hình Việt Nam hoặc những vấn đề Dân chủ, Nhân quyền nói chung".

Forum 2000 là nơi tập hợp hàng ngàn tư tưởng khác nhau nhưng cùng chia chung một lý tưởng xây dựng một thế giới nhân bản, nhân quyền và dân chủ. Những tâm hồn Việt Nam gặp nhau tại đây đều mong rằng sẽ có một diễn đàn như thế ở Việt Nam một ngày không xa.

Tường An

Published in Quốc tế
samedi, 14 octobre 2017 19:20

Cạnh tranh hay ‘chơi xấu’ ?

Hàng loạt những chiếc taxi Vinasun vào ngày 8 tháng 10 chạy trên đường phố Sài Gòn với decal nền đỏ chữ vàng kêu gọi chấm dứt hoạt động của Grab và Uber. Sự việc thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng. Phóng viên RFA ghi nhận ý kiến của người dân tại Sài Gòn về vụ việc này.

choi1

Vinasun taxi với decal phản đối grab và uber. RFA

Phản đối Uber và Grab - Lệnh từ cấp trên hay tự phát ?

"Đề nghị dừng thí điểm Uber, Grab vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh", "Yêu cầu Uber, Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam" là nội dung của những decal dán trên xe taxi Vinasun.

Trả lời báo chí, ông Tạ Long Hỷ, Phó Tổng Giám đốc Vinasun cho rằng đó là việc làm bộc phát từ các tài xế chứ không phải chủ trương của công ty. Ông còn nói, "Thậm chí, tài xế Uber, Grab cài vào công ty thiếu gì".

Thế nhưng, khi chúng tôi tiếp xúc với một số tài xế taxi Vinasun tại trung tâm quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, họ khẳng định đó là chính sách của hãng. Hôm đó khi họ nhận xe là decal đã được dán sẵn. Họ giải thích thêm, làm tài xế taxi cho hãng, không ai được thay đổi nhận dạng của xe, lấy đâu ra chuyện tự dán decal. Hơn nữa việc các tài xế tự phát dán decal giống nhau về hình dáng, nội dung và kích thước trên diện rộng như thế là chuyện không hợp lý.

Có gần 10 năm gắn bó với Vinasun trong vai trò tài xế, anh Nguyễn Ngọc Thành, hiện đang là đối tác taxi của Grab cảm thấy sự việc giải quyết theo hướng dán decal khẩu hiệu như vậy chưa thực sự hay.

"Nói chung là cạnh tranh trong vấn đề kinh doanh vận tải thì khá là nhạy cảm, nhưng cách này nói chung là cũng không hay lắm. Đại khái thì có nhiều cách khác hay hơn. Nhưng mà mình nêu đích danh tên doanh nghiệp người ta thì về mặt nào đó thì anh cho là nó không hay, vậy thôi".

Theo nhận định của anh, có nhiều hướng đi tốt hơn để cạnh tranh trong kinh doanh. Trong mảng vận tải, cần nhất vẫn là thuận tiện cho khách hàng và thái độ phục vụ của tài xế.

"Nếu mà muốn cạnh tranh lành mạnh thì phía taxi truyền thống thì thứ nhất là phải về vấn đề giá cả, thứ hai là phương tiện. Cái quan trọng nhất là thái độ phục vụ của anh em lái xe đối với hành khách, đó là điều quan trọng nhất. Tại vì khi mà phương tiện em có tốt, giá cả em có tốt, mà cái người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng là lái xe, mà thái độ em hoặc là cái gì đó không tốt thì đương nhiên khách hàng người ta sẽ không chọn dịch vụ đó. Tại nhu cầu của khách hàng bây giờ cao lắm. Người ta bỏ tiền ra, người ta muốn sử dụng dịch vụ tốt, chứ không ai người ta bỏ tiền ra mà sử dụng dịch vụ không như ý mình".

Ông Lewis A. Hassell, một tình nguyện viên người nước ngoài sống tại Việt Nam hơn hai năm cho biết ông thường ưu tiên sử dụng Grab và Uber do có thể biết chính xác giá cước và địa chỉ đến, giảm thiểu tối đa rắc rối do khó khăn về ngôn ngữ.

"Tôi chọn đi Uber đơn giản vì tôi có thể biết được chính xác địa điểm và có thể giao dịch dễ dàng thông qua thẻ tín dụng credit card. Rất đơn giản. Nên tôi nghĩ là nó khá thuận tiện, ngoài ra thì tôi cũng có trải nghiệm rất tốt khi sử dụng dịch vụ với họ. Xe tốt, gặp được các tài xế thú vị nữa".

Liêm, một bạn trẻ chạy Grab Bike chia sẻ về vấn đề nhận định, đây là hành động không hợp lý vì liên quan đến vấn đề cạnh tranh thì phải tùy thuộc vào độ thuận tiện, nhanh chóng của dịch vụ chứ không nên hành động như Vinasun.

"Nó không hợp lý ở chỗ giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ thì ở đâu người ta cần đến nhanh hay đến chậm thôi. Mà taxi truyền thống thì nhiều khi đến chậm hơn taxi thời buổi công nghệ, người ta cần thì có liền".

Ý kiến của tài xế và người dân về vấn đề này

Anh Đặng Đông Khâm, một người lái xe riêng, cho rằng cách phản ứng của Vinasun có thể chịu nhiều tác động ngược.

"Đó không phải là đối sách. Mà anh thấy làm như vậy chắc là marketing cho Grab với lại Uber thêm. Chớ nhiều người, anh ví dụ như chú bảo vệ ở đây chú không biết Grab, Uber là cái gì đi, giờ chú đọc được cái dòng chữ của Vinasun dán như vậy, thì nếu vậy chú thắc mắc, chú đi hỏi người ta. Hỏi anh đi, thì anh nói ờ, Grab với Uber rẻ hơn. Thì chú đó phải dùng Grab với Uber chứ. Đâu có dùng Vinasun nữa, đúng không ? Còn những người lớn tuổi hoặc những người ở vùng sâu vùng xa đi chăng nữa người ta đâu biết đến Grab và Uber, làm như vậy chẳng khác nào giới thiệu giùm người ta, marketing cho người ta".

Hồng Thanh, hiện là sinh viên, tuy ít sử dụng các dịch vụ taxi vẫn cảm thấy việc làm của Vinasun khá phản cảm và cho rằng, bản thân Vinasun cần có những bước tiến về dịch vụ tốt hơn thay vì đi chỉ trích đối thủ.

"Theo mình thấy thì việc taxi Vinasun làm như vậy thì họ cũng vì lợi ích lợi nhuận của họ, nhưng mà dùng cái phương pháp đấu tranh như vậy thì cũng hơi phản cảm bởi vì là Uber hay Grab thì họ cũng kinh doanh như Vinasun nhưng phương thức của họ nó hay hơn, tốt hơn thì được nhiều người đón nhận hơn".

Trong vai trò là một người gắn bó nhiều năm với Vinasun trước khi chuyển qua làm đối tác của Grab vì một số lí do về khung thời gian, bản thân anh Thành rất hài lòng với chính sách của Vinasun suốt gần 10 năm trời, và vẫn đang giữ thiện cảm về hãng. Anh Thành mong mỏi giữa taxi truyền thống, taxi công nghệ lẫn xe ôm và Grab Bike có thể hài hòa được giữa hai phía để mọi người có thể thoải mái làm việc lo cho cuộc sống gia đình.

"Tâm nguyện của anh là làm sao, bằng cách nào những người có trình độ, những người lãnh đạo hài hòa được anh em, taxi truyền thống và công nghệ. Không riêng gì taxi Grab Car đâu, Grab Bike với xe ôm truyền thống cũng vậy. Có cách nào đó để dung hòa giữa hai anh em hai bên để làm chi ? Để người ta thoải mái làm việc, không căng thẳng trong công việc, kiếm tiền về lo cho gia đình, cho vợ con thôi, vậy là tốt rồi".

Sáng ngày 10/0, các decal trên taxi Vinasun đã được gỡ bỏ theo chỉ thị của lãnh đạo hãng.

Cạnh tranh bình đẳng là điều mà những người tham gia kinh doanh lương thiện mong mỏi. Cơ quan chức năng có thể giúp họ thông qua hệ thống luật pháp cũng như giám sát, xử lý minh bạch...

Tường trình từ Việt Nam

Published in Việt Nam

Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự được tổ chức, vào sáng ngày 12 tháng 10, tại Hà Nội dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, Thượng tướng Bế Xuân Trường và Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga, ông Vladimir Nikolaevich Drozhzhov.

vietnga1

Lễ ký Biên bản Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban Liên Chính phủ Việt - Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự. Courtesy : mod.gov.vn

Tại kỳ họp vừa nêu, hai phía đánh giá cao vai trò của hợp tác quốc phòng, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương trong tổng thể mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Nga. Đồng thời, đánh giá kết quả đạt được trên các lãnh vực đã ký kết và đồng ý tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong sự hợp tác cũng như trao đổi thống nhất Kế hoạch hợp tác kỹ thuật quân sự năm 2018 và thảo luận nội dung cho giai đoạn đến năm 2020.

Nga từng là một đồng minh quan trọng của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Trước đây Nga được thuê Cảng Cam Ranh trong một thời gian dài. Ngoài ra Nga là nước cung cấp nhiều loại vũ khí cho Việt Nam.

Tuy nhiên mối quan hệ giữa hai nước từng có chung ý thức hệ Cộng sản có lúc bị gián đoạn và nay trong chủ trương đối ngoại "làm bạn với tất cả", Hà Nội tái tục nhiều thỏa thuận với phía Nga ; nhất là trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra lấn lướt tại khu vực Biển Đông.

Published in Việt Nam

Thiệt hại về người và vật chất do đợt mưa lũ gần nhất tại Việt Nam (RFA, 11/10/2017)

Tính đến 13 giờ ngày 11/10, đã có 20 người thiệt mạng và 12 người mất tích do mưa lũ tại khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ trong những ngày qua.

lulut1

Một gia đình người Hmông đang đi bộ giữa những ngôi nhà bị phá hủy sau trận lũ quét tại Mù Cang Chải, Yên Bái, hôm 4 tháng 8 năm 2017. AFP

Thông tin này được công bố trong cuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng- Chống thiên tai do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hôm 11/10.

Tại cuộc họp, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết ngoài số người thiệt mạng và mất tích nêu trên, còn có 5 người bị thương, 81 ngôi nhà sập, hơn 3.100 ngôi nhà bị ngập và 135 nhà phải di dời khẩn cấp.

Đây được đánh giá là một trận lũ lớn bất thường trong tháng 10 và là trận lũ lớn nhất trong lịch sử về hồ Hòa Bình trong tháng 10.

Trong suốt 3 ngày qua, lũ khiến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rất to, làm nhiều khu dân ở vùng trũng bị ngập.

Cho đến ngày 11/10, một số tỉnh như Hòa Bình, Thanh Hóa vẫn xảy ra mưa lớn. Lũ về hồ Hòa Bình với lưu lượng đỉnh lũ hơn 14.700 m3/giây. Hiện thủy điện Hòa Bình đã phải mở 7 cửa xả nước.

Trong mấy ngày tới mưa lũ dự báo sẽ vẫn diễn ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình và miền núi Tây Bắc, khiến mực nước sông Hồng lên nhanh.

Cũng trong ngày 11/10, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã công bố tình trạng khẩn cấp thiên tai do mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh Hòa Bình mưa lũ lớn trong mấy ngày qua đã khiến 4-6 hộ gia đình bị cuốn trôi, khoảng 15-20 người bị mất tích.

Mưa lũ cũng làm nhiều hồ chứa có nguy cơ bị tràn, và hư hỏng chẳng hạn như hồ Cháu, hồ Khang, hồ Kem,…

Các tuyến đường giao thông bị ách tắc và ngập úng, cản trở việc tìm kiếm cứu nạn. Nhiều khu vực bị sạt lở đất đá gây nguy hiểm.

Trước tình trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh ông Nguyễn Văn Quang kêu gọi các ban ngành thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng chống thiệt hại và thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến mưa lũ.

Trong khi nhiều địa phương vẫn đang chống chọi với trận mưa lũ suốt mấy ngày qua, ở Biển Đông lại xuất hiện một đợt áp thấp nhiệt đới quanh vùng biển phía Đông Philippines.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Việt Nam ngày 11/10 cho biết áp thấp nhiệt đới có sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sẽ di chuyển về hướng Tây với vận tốc 25-30 km/h.

Đến khoảng 1h chiều ngày 12/10, tâm áp thấp nhiệt đới sẽ cách đảo Luzon của Philippine khoảng 240 km về phía Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, vẫn giữ nguyên vận tốc nhưng có khả năng cường độ sẽ mạnh lên.

************************

Nhiều nơi tại Việt Nam bị ngập do mưa lớn và vỡ đập, bờ bao (RFA, 10/10/2017)

Đã có 4 người chết và mất tích do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lũ tại khu vực các tỉnh Bắc miền Trung, trong hai ngày mùng 9 và 10 tháng 10. Mưa lũ cũng làm nhiều tuyến đường bị lún sụt.

lulut2

Một người đàn ông đứng trước dãy những cửa hàng đóng cửa trên bãi biển Diễn Châu, Nghệ An khi bão Doksuri chuẩn bị đổ vào miền Trung Việt Nam hôm 15/9/2017. AFP

Vào sáng ngày 10 tháng 10, đâp thủy lợi Cố Châu ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh bị vỡ hoàn toàn thân đập, khiến gần 300 héc-ta hoa màu của bà con bị hư hại.

Tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh có đến 8 xã bị cô lập về giao thông, nhiều tuyến sông suối bị sạt lở tại tại xã Kim Sơn 2 và xã Sơn Hồng.

Trong cùng sáng ngày 10 tháng 10, tuyến đê hữu sông Hoàng, tại khu vực xã Tế Nông, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa bị vỡ, làm cho hơn 100 hộ dân bị chìm trong nước lũ.

Tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, trong chiều cùng ngày 10 tháng 10, mực nước đập Gà dâng cao do mưa lớn và tràn qua thân đập khoảng 200 mét dẫn đến gây xói lở. Trong khi đó, tại xã Bắc Sơn, huyện Quỳ Hợp, có gần 2000 m3 đất đá tràn xuống mặt đường, gây ách tắc giao thông.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng cho biết tại ga Lâm Giang, ở Yên Bái xảy ra sạt lở đất, với khối lượng đất đá lún sụt khỏang 70.000 m3, làm tê liệt tuyến tàu chạy từ Hà Nội đến Lào Cai.

Cùng trong ngày 10 tháng 10, tại Cần Thơ, triều cường trên sông Hậu dâng cao, đã làm vỡ bờ bao chống lũ ở khu vực phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, khiến nhiều ao nuôi thủy sản thất thoát và các vườn cây ăn trái có nguy cơ chết vì ngập úng.

Published in Việt Nam

Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng cảnh báo quan chức tự giác ngộ sau hội nghị trung ương 6

Phát biểu bế mạc hội nghị Trung ương 6 hôm 11/10 tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói rằng ai đã trót nhúng chàm thì sớm tự giác gột rửa.

canhbao1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc đại hội Đảng 12 ở Hà Nội hôm 21/1/2016. AFP

Ông phát biểu như thế sau khi nêu ra trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng bị cách chức vì những sai phạm của ông này, mà Tổng bí thư gọi là rất nghiêm trọng.

Ông Trọng cho rằng việc xử lý kỷ luật các cán bộ cao cấp trong thời gian qua được nhân dân rất ủng hộ. Ông nói thêm rằng nếu làm hợp lòng dân thì chế độ còn, và đảng cộng sản sẽ còn.

Ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nói rằng còn rất nhiều thách thức trước mắt cho đảng cộng sản Việt Nam.

Về chuyện nhân sự, Hội nghị trung ương lần thứ sáu kết thúc nhưng không có nhân vật nào mới được bầu vào Bộ Chính trị thay cho ông Đinh La Thăng bị kỷ luật vào tháng Năm vừa qua, chỉ có hai người được bầu vào Ban Bí thư trung ương đảng là ông Phan Đình Trạc, và ông Nguyễn Xuân Thắng.

Ngoài ra còn có ông Trương Quang Nghĩa, hiện là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, được điều về thay ông Nguyễn Xuân Anh ở vị trí Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Trong ngày bế mạc hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Ngân thông báo rằng sắp tới đây Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ nhóm họp để miễn nhiệm ông Trương Quang Nghĩa, một động tác được cho là mang tính thủ tục để ông về nhận nhiệm vụ mới ở thành phố Đà Nẵng.

Vào phút chót một nhân vật lại được nói đến là ông Phan Văn Sáu, Tổng thanh tra chính phủ. Bà Kim Ngân nói rằng ông Sáu cũng sẽ được miễn nhiệm để nhận nhiệm vụ mới.

Báo Pháp Luật phỏng đoán rằng ông Sáu sẽ về đảm nhiệm trọng trách tại một tỉnh phía Nam, còn có đồn đoán ông sẽ về làm Bí thư tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng.

Một quyết định khác của Ủy ban trung ương đảng cộng sản Việt Nam là kết thúc hoạt động của ba Ban chỉ đạo đặc biệt, Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam Bộ.

Theo ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì việc chấm dứt hoạt động của ba ban này là nhằm để làm cho bộ máy chính trị Việt Nam bớt cồng kềnh, tinh gọn hơn.

Các ban này trước đây được Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam thành lập và chỉ đạo trực tiếp, để chú ý đến những vấn đề chính trị và sắc tộc tại ba vùng nói trên. Trước khi hội nghị trung ương sáu diễn ra một số nhà quan sát trong nước có nhận định với đài RFA là các ban này sẽ chấm dứt hoạt động vì thiếu ngân sách, cũng như các ban này không có thực quyền.

Tin giản bộ máy cũng là một chủ đề trong chương trình nghị sự của Hội nghị Trung ương 6 đảng cộng sản Việt Nam.

Published in Việt Nam

Tù nhân Trần Thị Thúy tiếp tục bị ngược đãi

Nữ tù nhân chính trị Trần Thị Thúy không được chăm sóc y tế đầy đủ và không được hưởng chế độ gọi điện về gia đình do không nhận tội.

thuy0

Bà Trần Thị Thúy, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, bị đưa ra xét xử cùng 6 nhà hoạt động khác tại tòa án tỉnh Bến Tre vào tháng 5 năm 2011. File photo

Anh Nguyễn Thanh Tuấn, em ruột của tù nhân Trần Thị Thúy, vừa đi thăm người chị ở Trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương hôm ngày 5 tháng 10 về, vào chiều ngày 10 tháng 10 cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau :

"Tôi là Trần Thanh Tuấn em trai của tù nhân Trần Thị Thúy, khi đến thăm chị tôi lần gần nhất vào ngày 5 tháng 10, chị tôi báo mụt u to bằng chén nổi khắp mình và đau. Tôi có yêu cầu giám thị cho gặp bác sĩ Trại giam để yêu cầu cho chị tôi đi trị bệnh nhưng họ lẩn tránh".

Anh này cho biết vào tháng 9 năm ngoái Trại giam có đưa đến Bệnh viện 30 tháng 4 để khám ; và bác sĩ nói Trại giam cho uống Paracetamol và loại thuốc này sẽ gây mất trí nhớ. Còn thuốc gia đình gửi vào thì không được cho uống theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thông tin từ gia đình còn cho biết từ khi bị bắt giam đến nay, tù nhân chính trị Trần Thị Thúy không được gọi điện thoại về gia đình theo như chế độ qui định mà mọi tù nhân được hưởng.

"Từ khi bị bắt đến nay là 7 năm 2 tháng, nhưng chị Thúy chưa được gọi điện về nhà lần nào vì Trại giam nói chị không chịu nhận tội".

Chị Trần Thị Thúy, sinh năm 1971, bị cáo buộc tội ‘hoạt động lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam và bị tòa tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế từng ra thông cáo kêu gọi các cấp lãnh đạo Việt Nam phải cho tù nhân Trần Thị Thúy được đi chữa trị bệnh, chấm dứt ngược đãi bà này trong trại giam.

Theo Ân Xá Quốc Tế, biện pháp từ chối không để tù nhân được chữa trị đúng cách có liên quan đến việc cố ý gây đau đớn, chịu đựng nhằm mục tiêu buộc nhận tội. Như vậy đó là hình thức tra tấn vi phạm Công ước Chống Tra Tấn mà chính quyền Việt Nam đã phê chuẩn và bắt đầu có hiệu lực từ tháng hai năm 2016 tại Việt Nam.


Nguồn : RFA, 10/10/2017

Published in Video

Philippines vào ngày 9 tháng 10 lên tiếng xin lỗi Trung Quốc về việc dùng nhầm logo của Đài Loan tại buổi lễ nhận súng của Bắc Kinh trao cho.

phi0

Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jinghua và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana trong buổi lễ nhận súng do chính phủ Trung Quốc tài trợ . Ảnh chụp ngày 5 tháng 10 năm 2017. AFP PHOTO

Tin nói vào ngày 5 tháng 10 vừa qua, một băng rôn có logo của hai bộ quốc phòng Philippines và Đài Loan được treo ở khán đài nơi mà Bộ trưởng quốc phòng Delfin Lorenzana và đại sứ Trung Quốc ở Manila cùng có mặt để chứng kiểm hoạt động bàn giao lô súng trường do phía Trung Quốc giúp Philippines.

Thông cáo của Bộ quốc phòng Philippines vào ngày 9 tháng 10 nêu rõ là Bộ này phạm phải một lỗi tai hại nhưng không cố ý khi sử dụng một logo khác không phải logo của Bộ quốc phòng Trung Quốc. Do đó, Bộ quốc phòng Philippines có lời xin lỗi chính thức đến chính phủ và người dân Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Bộ quốc phòng Philippines nói thêm là chính quyền Manila và quân đội nước này theo đúng chính sách ‘Một nước Trung Hoa’.

Hiện Manila không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc, đảo quốc mà Bắc Kinh cho là một tỉnh ly khai khỏi Hoa Lục. Tuy nhiên Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực để thu hồi bất cứ lúc nào.

Philippines và Trung Quốc lâu nay bất đồng về tranh chấp lãnh hải tại khu vực Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines. Dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte, Manila cố gắng xây dựng mối quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh.

Published in Châu Á

Hai lực lượng công an và quân đội tại Việt Nam thường được ví như là ‘thanh kiếm, lá chắn’ bảo vệ đảng và chế độ.

congan1

Công an Việt Nam trong một cuộc biểu tình phản đối Formosa tại Hà Nội hôm 1/5/2016 -  AFP

Ban Chỉ đạo Xây dựng Đề án ‘tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động, hiệu lực, hiệu quả’ do Ban Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam lập nên từ tháng 11 năm ngoái vừa qua có gợi ý với Quân Ủy Trung ương và Đảng ủy Công an Trung ương có báo cáo tại Hội Nghị Trung ương 6 về việc bảo đảm cơ chế lãnh đạo và chấp hành sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của đảng đối với quân đội và công an.

Giáo sư Zachazy Abuza, một chuyên gia Việt Nam thuộc trường đại học Quốc phòng Hoa Kỳ, có nhận định liên quan về vai trò của đảng đối với hai lực lượng công an và quân đội ở Việt Nam hiện nay :

Tôi nghĩ cần phải hiểu rằng trong bối cảnh hiện nay công an Việt Nam có rất ít quyền lực trong bộ Chính trị. Chỉ có ba thành viên của bộ Chính trị xuất thân từ Bộ Công an. Nhiều đối thủ của ông Tổng Bí thư nằm trong số này. Trong đó có cựu Thủ tướng người không còn nằm trong Bộ Chính trị hay Ủy ban Trung ương nhưng tay chân của ông ấy vẫn có nhiều ảnh hưởng với chính trị. Và ông Tổng Bí thư đã áp dụng cuộc chiến chống tham nhũng để bài trừ tay chân của ông này.

Về phía quân đội, giáo sư Achary Abuza nói rằng không có bằng chứng rõ rằng về đối thủ chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng trong quân đội. Tuy nhiên, ông chỉ ra một nhân tố quân đội có thể tác động đến đương kim Tổng bí thư đó là việc quân đội khẳng định nhiệm vụ là bảo vệ quốc gia chứ không phải chế độ :

Vài năm trước, từng xuất hiện lời kêu gọi rằng quân đội phải bảo vệ đất nước chứ không phải bảo vệ Đảng. Trong khi đó lẽ ra quân đội Nhân dân Việt Nam phải giống Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là phải bảo vệ Đảng. Ấy vậy mà, Chính điều này đã làm nhiều lãnh đạo cao cấp lo lắng.

Từ Pháp, cựu đại tá Bùi Tín, người từng là đảng viên Đảng cộng sản hơn 4 thập niên và có 37 năm góp mặt trong Quân đội Nhân dân cho rằng việc Đảng muốn kiểm soát chặt chẽ công an và quân đội liên quan đến 3 chuyện đó là chiến dịch chống tham nhũng, việc thoát khỏi sự phụ thuộc của Trung Quốc và vấn đề công an đàn áp người dân. Trước hết ông phân tích về đề nghị "thoát Trung" của quân đội :

Vừa rồi ý kiến của quân đội và Đảng nói rằng ít nhất phải tách dần ra khỏi Trung Quốc, hay còn gọi là "thoát Trung" thế nhưng hiện nay chính sách của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn là dính liền với Trung Quốc một cách chặt chẽ nhất và phụ thuộc vào Trung Quốc, để Trung Quốc chiếm đất đai, boxit, cao nguyên,… Người Trung Quốc cũng nhập vào Việt Nam rất đông đảo khắp các nơi. Các nhà máy lớn đều do Trung Quốc thầu hết mà làm thì không đến nơi đến chốn.

Gần đây trong dư luận xuất hiện nhiều ý kiến lên án việc Chính phủ Hà Nội quá nhún nhường Trung Quốc, đặc biệt là trong vụ việc công ty Repsol của Tây Ban Nha phải ngưng khoan thăm dò khí tại khu vực tranh chấp ở biển Đông. Nguyên nhân được giới lãnh đạo Repsol cho biết là Trung Quốc dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò.

Một nguyên nhân khác nữa, đại tá Bùi Tín cho rằng chiến dịch chống tham nhũng không được làm đến nơi đến chốn cũng gây bất bình trong giới công an, quân đội :

Chiến dịch chống tham nhũng của ông ấy cũng làm dở dang. Tất cả các đại án gần hết năm rồi mà chưa ra gì cả. Quân đội và công an dù sao cũng theo lòng dân, rất xao xuyến.

Vụ Trịnh Xuân Thanh cũng gây ra rắc rối với quốc tế nữa.

congan2

Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên truyền hình nói rằng ông về nước tự thú. AFP

Giáo sư Abuza cũng nhắc đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh như một trường hợp Đảng không thể kiểm soát được các hoạt động và mối quan hệ của lực lượng an ninh :

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà ông ấy trốn khỏi đất nước được ? Có ai đó mách nước cho ông ta không ? Có quan chức an ninh nào thuộc Bộ Công an giúp đỡ ông ta hay không ? Và mối quan tâm được nêu ra là chuyện những quan chức tham nhũng lợi dụng kết nối quan hệ để trốn khỏi đất nước.

Ông Trịnh Xuân Thanh bị cho là đã làm thất thoát hơn 3.300 tỷ đồng khi giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Xây lắp dầu khí PVC. Sau đó ông này trốn sang Đức xin tị nạn và bị Việt Nam cho người sang bắt cóc đưa về nước. Hành động này gây ra căng thẳng ngoại giao Việt – Đức, tuy nhiên Việt Nam khẳng định rằng ông Thanh về nước tự thú.

Đáp lại câu hỏi của chúng tôi rằng có khi nào công an và quân đội có dấu hiệu vượt khỏi sự kiểm soát của Đảng hay không, cựu đại tá công an Nguyễn Đăng Quang cho biết :

Tôi nghĩ ngay lúc này đây chưa có một cơ sở hay hiện tượng nào để có thể nói như thế. Bởi vì Đảng đang nắm chặt hai lực lượng này, luôn luôn nắm chặt từ trước đến nay và hiện nay cũng vậy thôi.

Một yếu tố quan trọng khác được cựu đại tá Bùi Tín chỉ ra, đó là chuyện giới công an ngày càng tăng cường đàn áp người dân, đặc biệt là các nhà đấu tranh dân chủ. Ông cho rằng điều này gây mâu thuẫn nặng nề trong xã hội, vì thế khiến Tổng bí thư "lo lắng" :

Gần đây quá nhiều người dân bị tra tấn và chết trong các trụ sở công an. Và vào thời của ông Nguyễn Phú Trọng, tức hai ba năm trở lại đây, số người bị bắt và bị tù là nhiều lắm. Nhiều hơn tất cả các thời kỳ trước.

Một số đơn vị công an ngày 9/10 cho biết suốt hai năm nay ngành công an Việt Nam không tuyển thêm người từ bên ngoài. Đồng thời theo các nguồn tin thì Bộ Công an Việt Nam đang nghiên cứu một đề án kéo dài trong hai năm về hiệu quả công việc liên quan đến bộ máy nhân sự.

Published in Việt Nam