Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cần phóng thích sư Thích Minh Tuệ nếu ông đang bị giam giữ bất công !

RFA, 02/07/2024

Dân biểu gốc Việt của Hạ viện tiểu bang California gửi thư đề nghị Đại sứ Mỹ tại Việt Nam quan tâm tới trường hợp của sư Thích Minh Tuệ, người bị mất tích lần thứ hai từ tối 12/6/2024.

khatsi1

Sư Thích Minh Tuệ (hàng đầu giữa) trong hành trình đi bộ từ Nam ra Bắc luôn thu hút sự chú ý của người Việt Nam trong và ngoài nước . Ảnh : CTV

Ngày 1/7, sau khi sư Thích Minh Tuệ (thế danh Lê Anh Tú) mất tích gần 20 ngày, em trai của ông là Lê Anh Thìn đã thay mặt gia đình gửi đơn trình báo đến công an ba cấp, gồm : xã Ia Tô, huyện Ia Grai và tỉnh Gia Lai với đề nghị giúp đỡ việc tìm kiếm.

Cùng ngày, Dân biểu Tạ Đức Trí gửi thư cho Đại sứ Mỹ Marc Knapper, trong đó ông bày tỏ sự quan ngại về tình trạng của vị tu hành theo 13 hạnh đầu đà của Phật giáo vốn được dư luận trong và ngoài nước quan tâm vài tháng trở lại đây.

Dân biểu Tạ Đức Trí nhắc lại việc ông đã gửi thư cho Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) vào ngày 4/6 liên quan những lo ngại về tự do tôn giáo ở Việt Nam, sau khi đoàn của sư Thích Minh Tuệ và hơn 70 khất sĩ bị công an bố ráp trong đêm và đưa về các địa phương.

"Thật không may, kể từ khi tôi viết bức thư đó, tình hình của Thích Minh Tuệ trở nên xấu đi và mối quan tâm của tôi đối với tình trạng của ông ngày càng tăng lên đáng kể," vị dân biểu viết trong thư viết bằng tiếng Anh.

Trong thư được đăng tải lên danh khoản Facebook cá nhân, vị dân biểu từng là thị trưởng thành phố Westminster nơi có nhiều người gốc Việt sinh sống, nói ông không tin tưởng vào khả năng các quan chức chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra những tuyên bố trung thực về tình trạng của sư Minh Tuệ hoặc việc ông ấy đồng ý không xuất hiện trước công chúng trong thời gian dài.

"Tôi hy vọng ngài sẽ sát cánh cùng tôi vì tự do tôn giáo như một quyền cơ bản của con người và ngay lập tức kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp tôn giáo đối với Thích Minh Tuệ và trả tự do cho ông nếu trên thực tế ông đang bị giam giữ bất công. Hoa Kỳ phải tiếp tục thúc đẩy vấn đề này bằng mọi cơ hội có được với Chính phủ Việt Nam," vị dân biểu viết.

Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam với đề nghị bình luận về lời kêu gọi của Dân biểu Tạ Đức Trí, nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.

Chính quyền không minh bạch trong vụ sư Minh Tuệ

Theo nội dung đơn trình báo của gia đình, sư Thích Minh Tuệ thông báo với người thân ngày ngày 12/6 sẽ rời cốc (theo yêu cầu của một người nào đó) trong thời gian 5 đến 7 ngày rồi sẽ quay lại tiếp tục tu tập theo lời Phật dạy khi nơi tu tập của ông bị nhiều người dân đến đảnh lễ gây mất an ninh trật tự.

Tuy nhiên, cho đến ngày 01/7, vị khất sĩ chưa trở về và gia đình hoàn toàn không hay biết về tình trạng tinh thần và sức khỏe của ông.

Trong một video clip được đăng tải lên kênh Youtube N.S.N ngày 02/7, ông Lê Anh Thìn cho biết nội dung làm việc với nhà chức trách địa phương về anh ruột mình :

"Hôm qua tôi có đi làm việc với cơ quan chức năng và họ nói rằng ông Lê Anh Tú là công dân bình thường, ông không vi phạm pháp luật gì cả, nên họ không có quyền giữ ông ấy".

Cũng theo lời của ông Thìn, cơ quan công an cũng "không biết thông tin thầy ở đâu và chỉ tiếp nhận đơn để giúp đỡ". Ông cũng nhắn gửi "qua đây cũng mong mọi người sáng suốt suy nghĩ không nên nghe theo thành phần chống phá nói cơ quan Nhà nước thế này, thế kia".

Một cư sĩ Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh theo dõi sát các thông tin về sư Minh Tuệ cho hay, cơ quan chức năng đã buộc những khất sĩ viết đơn cam kết tự nguyện không bộ hành, không khất thực, không mặc y phấn tảo và không để cho hình ảnh của mình phát tán lên mạng xã hội, mặc dù Hiến pháp và Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2016 quy định công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Cư sĩ Đ.H.T. Hoà cho rằng cách làm của chính quyền không minh bạch và hợp pháp, ông nói trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 2/7 :

"Hiện nay bên anh Thìn và gia đình mới làm đơn, chúng ta cần phải chờ xem cách chính quyền phản ứng với câu chuyện này thế nào nhưng mọi chuyện có vẻ đang khá phức tạp.

Vì thầy Thích Minh Tuệ (thế danh Lê Anh Tú) đã có Căn cước công dân, chính quyền địa phương phải bảo đảm cho thầy tất cả các quyền công dân ghi trong Hiến pháp. Còn không thì đừng có ép phải làm từ ban đầu".

Về an nguy hiện nay của sư Minh Tuệ, vị cư sĩ này nhận định :

"Vì thầy Thích Minh Tuệ đã nói là thầy xả ly và chấp nhận mọi thứ xảy ra với mình như nhân quả. Thầy từng dạy cuộc sống vô thường, sống chết không rõ nên phải tu tập ngay. Họ cho thầy sống ngày nào thì thầy tu ngày đó".

Cũng theo ông này, các vị đồng tu 13 hạnh Đầu đà theo gương của sư Minh Tuệ cũng đã làm căn cước công dân và công an các tỉnh thành nên để cho họ được tự do tu tập chứ không phải cứ liên tục sách nhiễu, gây khó dễ như hiện nay.

Một nhà hoạt động ở Hà Nội, người không muốn công khai danh tính vì lý do an ninh, cho rằng công an tỉnh Gia Lai phải chịu trách nhiệm về tính mạng và sự an toàn cho công dân Lê Anh Tú.

Coi tấm gương tu hành khổ hạnh theo hạnh đầu đà của sư Thích Minh Tuệ là kính chiếu yêu đối với nhiều chùa "quốc doanh" trong nhiều năm trở lại đây, người này nói :

"Tôi không cho rằng mối nguy cho sư Thích Minh Tuệ đến từ phía chính quyền, mà có thể lại đến từ những kẻ đang lợi dụng tu hành để kiếm lợi từ việc cúng dường của dân chúng, vì sự khổ hạnh của ông khiến dân chúng tỉnh ngộ và không còn đến các chùa nặng tính thương mại như bao lâu nay nữa".

Nguồn : RFA, 02/07/2024

***********************

Công an chưa lên tiếng v vic người nhà np đơn trình báo sư Thích Minh Tu mt tích

VOA, 02/07/2024

Hôm 1/7, nhiu tài khon YouTube và Facebook Vit Nam lan truyn các video và hình nh th hin rng người em trai ca nhà sư Thích Minh Tu mi np đơn trình báo vi công an tnh Gia Lai v vic nhà sư mt tích nhiu ngày qua. VOA liên lc vi công an đó nhưng h chưa khng đnh hay ph nhn v lá đơn.

khatsi2

Trang Tiến Vlog đăng video phng vn người được nêu tên là Thìn nói v nhà sư Thích Minh Tu b mt tích, 1/7/2024.

Mt đon video dài hơn 10 phút ghi hình mt người đàn ông được mô t là em trai ca nhà tu hành Thích Minh Tu nói v vic nhà sư mt tích đã được đăng trên các trang YouTube Tiến Vlog, trang Facebook Nguyn Xuân Din, nhng nhóm Facebook Góc nhìn Báo chí-Công dân, Nhóm Chúng tôi Ghét La Di và nhiu trang khác.

Nhng người s dng mng xã hi cũng chia s các nh chp lá đơn dài 2 trang được cho là ca em trai nhà sư gi đến Công an Huyn Ia Grai và Công an Xã Ia Tô thuc tnh Gia Lai, được ký hôm 30/6/2024.

Nhà sư Thích Minh Tu được biết tiếng rng rãi và được sùng kính trên khp Vit Nam trong nhng tháng gn đây v vic ông đi b chân trn dc ngang đt nước đ tu hành theo li kh hnh và kht thc. Hàng chc nghìn người đã đng dc đường đ chiêm bái khi ông đi qua.

Đu tháng 6, nhà chc trách Vit Nam loan báo h đã "gp g, trao đi" vi nhà sư và sau đó ông "t nguyn dng đi kht thc" và "s n tu" mà mt phn lý do là đ bo đm "s n đnh xã hi".

Khi nhà sư tr v căn nhà ca gia đình ông tnh Gia Lai trong cùng tháng, rt đông người tiếp tc kéo đến chiêm bái.

Theo thông tin trong video và nh được lan truyn trên internet hôm 1/7, người có tên là Lê Anh Thìn cho biết ông là em trai rut ca công dân Lê Anh Tú tc nhà sư Thích Minh Tu và ông va trình báo v vic nhà sư "bt vô âm tín" gn 20 ngày qua.

Lá đơn vi ch ký th hin tên ông Thìn có đon viết rng vào ti ngày 12/6/2024, nhà sư thông báo vi gia đình rng do nhiu người t tp gây mt an ninh trt t nên nhà sư nhn được li đ ngh "phi hp tm di chuyn đi nơi khác t 5 đến 7 ngày đ tình hình trt t n đnh". Tuy nhiên, theo lá đơn, gia đình nhà sư không rõ người đ ngh đó là "t bên nào".

"Nhưng đến bây gi, sau gn 20 ngày, thông tin ca ông Lê Anh Tú vn bt vô âm tín. Không biết ai đưa ông Tú đi đâu, hin đang đâu, có an toàn không, sc khe và tinh thn có n đnh không", mt đon khác ca lá đơn viết.

Người làm đơn viết thêm rng gia đình t tìm hiu, điu tra và ược nghe là ông Tú được xe ô tô đưa đi đến huyn Măng Yang".

Vn theo lá đơn, gia đình ông Tú tc nhà sư Thích Minh Tu đang rt hoang mang, lo lng, đ ngh công an và toàn th người dân "h tr tìm kiếm". Điu này cũng được nhc li trong đon video được chia s trên YouTube và Facebook.

VOA c gng liên lc vi gia đình nhà sư đ xác nhn thông tin trong lá đơn nhưng chưa kết ni được.

Trong khi đó, ch tài khon YouTube Tiến Vlog, ông Đoàn Hi Lâm, khng đnh vi VOA rng ông y chính là người đã phng vn ông Lê Anh Thìn vào sáng 1/7 và đăng lên đon video được nhiu người chia s.

Ông Lâm mô t thêm vi VOA rng vn có nhng nhóm người "lai rai" đến thăm ngôi nhà ca gia đình sư Thích Minh Tu và công an cũng hin din đó.

VOA liên lc qua đin thoi vi Công an huyn Ia Grai đ đ ngh h xác nhn vic gia đình nhà sư np đơn trình báo, mt s quan trc ban tr li : "Cái đy hi lãnh đo ch tôi không th tr li được". Vn người trc ban đ ngh phóng viên đến cơ quan công an đ làm vic trc tiếp.

VOA cũng c gng liên lc vi cơ quan công an qua email nhưng chưa nhn được hi đáp. Tính đến thi đim bài viết này được đăng, Công an huyn Ia Grai chưa có tuyên b chính thc gì v vic h đã tiếp nhn đơn trình báo ca gia đình nhà sư Thích Minh Tu hay chưa. Báo chí Vit Nam cũng chưa đăng tin gì v vn đ này.

Nguồn : VOA, 02/07/2024

***********************

Sư Thích Minh Tuệ mất tích gần 20 ngày : Gia đình trình báo công an

RFA, 01/07/2024

Sư Thích Minh Tuệ (thế danh Lê Anh Tú) mất tích gần 20 ngày khiến gia đình lo lắng gửi đơn cho cơ quan công an các cấp nhờ tìm kiếm tung tích của ông. 

khatsi3

Sư Minh Tuệ trong video phóng sự của VTV phát ngày 8/6/2024 - VTV24

Hôm 1/7/2024, em trai của sư Minh Tuệ là ông Lê Anh Thìn thay mặt cha mẹ gửi đơn trình báo đến công an tỉnh Gia Lai, công an huyện Ia Grai và công an xã Ia Tô. Trong lá đơn đề ngày 30/6 cho hay :

"Tối ngày 12/6/2024 ông Lê Anh Tú có thông báo gia đình với nội dung : hiện tại người dân tập trung gây mất an ninh trật tự nên có người (không biết từ bên nào) báo với ông Lê Anh Tú phối hợp tạm di chuyển đi nơi khác từ 5 đến 7 ngày để tình hình trật tự sớm ổn định. 

Bên cạnh đó ông Lê Anh Tú cũng nhắc nhở vợ chồng ông Lê Anh Thìn sớm làm hàng rào để bảo vệ cây cối rồi ông Lê Anh Tú sẽ trở về cốc tiếp tục tu tập và học tập theo lời Phật dạy sau 5-7 ngày".

Tuy nhiên, sau gần 20 ngày, gia đình hoàn toàn không hay biết về tình trạng tinh thần và sức khỏe của sư Minh Tuệ cho nên "gia đình chúng tôi nói riêng và rất nhiều phật tử yêu quý ông Thích Minh Tuệ (Lê Anh Tú) trong nước và quốc tế nói chung đều đang rất hoang mang, lo lắng".

Ông Lê Anh Thìn trong cùng ngày 1/7 cũng đã lên các kênh Youtube chuyên đưa các tin về sư Minh Tuệ xác nhận lại nội dung lá đơn nêu trên. 

Ông Nguyễn Viết Dũng, người từng khởi xướng một lá đơn khác yêu cầu Bộ Công an minh bạch tung tích của sư Minh Tuệ sau vụ việc ngày 3/6 nhận định rằng, sở dĩ gia đình trước đây không yêu cầu tìm kiếm người thân do khi ông Lê Anh Tú xuất gia đã xin phép gia đình và được đồng ý, cũng như các chuyến bộ hành trước đây của ông rất suôn sẻ và an nhiên. 

Ông nói với RFA trong ngày 1/7 : 

"Từ sau khi nổi tiếng một cách bất đắc dĩ đến nay thì mọi chuyện đã khác đi rất nhiều và hơn nữa cũng đã có bằng chứng rõ ràng cho thấy công an đã bắt thầy một lần rồi, đó là vào rạng sáng ngày 3 tháng 6. 

Yếu tố thứ hai đó là cũng trong đơn của anh Thìn cho biết rằng là thầy Minh Tuệ cũng dặn gia đình làm hàng rào bảo vệ cây, rồi sẽ trở về cốc tiếp tục tu tập sau 7 ngày. Thế nhưng sau 7 ngày vẫn không thấy thầy Minh Tuệ quay lại thì dĩ nhiên gia đình lo lắng quá đi chứ". 

Đây là lần mất tích thứ hai của vị tu hành theo hạnh Đầu đà của Phật giáo. Lần thứ nhất là khi sư Minh Tuệ và đoàn hơn 70 khất sĩ bộ hành từ bắc vào nam, nghỉ chân ở xã Hương Thọ, thành phố Huế thì bị công an bố ráp vào rạng sáng 3/6. 

Sư Minh Tuệ bị đưa vào công an tỉnh Gia Lai để làm căn cước công dân rồi bặt vô âm tín, còn các đồng tu khác bị buộc trút y phấn tảo và đưa lên xe khách bỏ lại ở các địa phương khác.

Ban Tôn giáo chính phủ thuộc Bộ Nội vụ sáng hôm đó ra văn bản nói sư Minh Tuệ (tức Lê Anh Tú) không phải là một tu sĩ Phật giáo và đã tự nguyện dừng bộ hành khất thực. 

Đến ngày 8/6, đài truyền hình quốc gia VTV đưa hai phóng sự nói sư Minh Tuệ ẩn tu vì người dân đi theo gây mất an ninh trật tự, tuy nhiên đoạn phỏng vấn khác của tờ báo Người Lao động thì ông khẳng định "con vẫn tiếp tục tu tập bình thường, khất thực, sống chỗ này chỗ kia theo đời sống, giới luật của Đức Phật dạy". 

Ông sau đó nhận căn cước công dân từ Công an tỉnh Gia Lai và xuất hiện khất thực trở lại ở quê nhà từ ngày 10/6, tuy nhiên ba ngày sau đó người dân không còn thấy sư Minh Tuệ đâu nữa. 

Một nhà quan sát về Phật giáo ở trong nước không nêu tên vì lý do an ninh nhận xét :

"Số phận của sư Thích Minh Tuệ cũng như những đồng Tăng đang chông chênh vô định trong sự quan sát của nhà nước vô thần, và họ cũng gần giống với số phận nhà nước Việt Nam với bàn chân đang sát lằn ranh của danh sách Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt vì tự do tôn giáo (CPC), và rất nhiều tổ chức nhân quyền và các chính sách quốc tế đang đợi xem Việt Nam sẽ làm gì với những người tu tập tự do này".

Theo ông này, có nguồn tin cho rằng Ban Tôn giáo và lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang tìm một giải pháp thích hợp nhằm xử lý sư Minh Tuệ và các đồng tu như gây áp lực cho gia đình để đưa ông đi bộ hành ở Ấn Độ hay Tây Tạng rồi không thể trở về Việt Nam nữa. 

Người này cũng không loại trừ khả năng sẽ có cách xử lý tàn bạo như các sự việc sau năm 1975, đặc biệt dẫn lại trường hợp của mục sư Tin Lành Y Bum Bya hồi tháng 3, mà người ta tìm thấy ông trong tư thế treo cổ ở trong nghĩa trang sau nhiều lần bị công an sách nhiễu. 

Phóng viên gọi điện thoại cho Trực ban hình sự công an tỉnh Gia Lai để hỏi về vụ việc, tuy nhiên khi phóng viên giới thiệu bản thân và hỏi về sự việc mất tích của sư Minh Tuệ (Lê Anh Tú) thì cán bộ công an nói "không nghe rõ" rồi tắt máy. Các cuộc gọi sau đó không có người nhấc máy. 

Nguồn : RFA, 01/07/2024

Published in Pub

Vấn nạn quốc doanh

Từ rất lâu, những câu chuyện về nhà chùa, nhà sư trong xã hội Việt Nam đã trở thành một đề tài được cộng đồng mạng bàn tán xôn xao hoặc rộ lên từng đợt sau mỗi sự việc trong "hậu cung nhà chùa" bị bại lộ. Để rồi sau đó lại như đá ném ao bèo, nghĩa là dần dần đi vào quy luật "nói lắm cũng nhàm" và mọi chuyện trở nên bình thường trong một hoàn cảnh không bình thường của hệ thống Phật giáo tại Việt Nam.

daophap1

Phật giáo quốc doanh là Phật giáo dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam

Đó là hệ thống Phật giáo đã được định hướng theo khẩu hiệu : "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội", một khái niệm mông lung mà có lẽ Đức Phật có sống lại cũng chẳng hiểu cái "chủ nghĩa xã hội" mà các thế hệ sư sãi hiện nay ở Việt Nam đặt chắn trước mặt các tượng Phật là cái gì.

Theo ngôn ngữ dân gian, thì hệ thống Phật giáo đó được định nghĩa là hệ thống Phật giáo quốc doanh – nghĩa là Phật giáo dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam là một đảng lấy chủ thuyết Mác – Lenin vô thần, bạo lực và bất khoan dung với mọi tôn giáo là "Kim chỉ nam" của mọi hành động.

Hệ thống Phật giáo đó, được nhào nặn bằng sự quy tập tất cả 9 hệ phái tôn giáo nguyên ủy đã tồn tại ở Việt Nam cho đến năm 1981 - mấy năm sau khi người cộng sản hoàn thành việc xâm lược một quốc gia anh em qua một cuộc chiến tranh bạo tàn vì hệ tư tưởng cộng sản. Cuộc quy tập và nhào nặn tạo thành cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam này, là một hình thức "nấu lẩu" bằng cách trộn lẫn tất cả mọi thứ vào một nồi cho dễ quản lý.

Hệ thống đó được hình thành, nhằm thay thế cho hệ thống Phật giáo chân truyền lâu đời đã tồn tại ở Việt Nam và đã bị chính sách tiêu diệt tận gốc của đảng tàn sát trước đó trong "cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa".

Và hệ thống mới, được quản lý bởi hệ thống sư sãi do đảng đào tạo, lựa chọn, bổ nhiệm hoặc được đào tạo, bổ nhiệm từ đội ngũ an ninh sang nhận "nhiệm vụ đặc biệt". Vì thế, cái tiêu chuẩn "hồng hơn chuyên" được áp dụng triệt để cho các "chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng" này của Đảng cộng sản Việt Nam.

Với tiêu chuẩn "Hồng hơn chuyên" nên việc tu tập, việc thực hành tôn giáo theo yêu cầu của Giáo lý, Phật pháp là điều không quan trọng bằng quá trình lập thành tích, quá trình phấn đấu kết nạp đảng hoặc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị là chính.

Cũng chính vì vậy, mà hiện tượng "Lạ" liên tục xuất hiện trước cửa thiền môn, bởi chính các tăng lữ, bởi các chùa chiền và đội ngũ sư sãi. Thế rồi dần dần, trong xã hội Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều và càng phổ biến hiện tượng "ma tăng" theo cách gọi của dân chúng cõi đời.

Báo chí, mạng xã hội thỉnh thoảng lại rộ lên những vụ việc không thể giấu kín, không thể che đậy và làm choáng váng xã hội Việt Nam.

Đó là những vụ như nhà sư Thích Trí Hộ ở Quảng Trị giết người tình rồi ném xác xuống sông phi tang. Vụ Đại đức, Thượng tọa Thích Thanh Toàn quấy rối tình dục nữ phóng viên bằng nhiều cách bẩn thỉu và khi bị bại lộ thì "Hòa thượng Xin tí Khí" đề nghị được nhận lại khối tài sản mấy trăm tỷ có được nhờ tu hành mấy năm. Hay tập thể nhà sư hùa nhau xâm hại tính dục đồng tính những nam phật tử đến chùa ở Vĩnh Phúc.

Người ta cũng chẳng thấy lạ khi ngày nay, sư sãi chỉ cần ở chùa ban ngày còn buổi tối thay áo đội mũ đi quán bar, hát karaoke và chơi gái. Thậm chí, những ngày đầu năm mới đây, Đại đức Thích Nhuận Nghi chùa Từ Đức đã phải hồi tục sau khi một đoạn video đen mà Đại đức và ni cô đã thực hiện cái việc mà cha ông nói là "ông sư bà vãi cuộn tròn lấy nhau".

Đó là những vụ nhà sư nghiện ma túy rồi trộm cả chuông chùa để bán hay nhà sư lừa đảo hàng chục nạn nhân với số tiền khổng lồ hoặc Hòa thượng trụ trì kiêm chạy án, đã nhận cả mấy triệu đola để chạy án ở những vụ án động trời…

Rất, rất nhiều những vụ việc nổi tiếng về sự sa đọa của hàng ngũ tăng lữ trong cái gọi là Phật giáo quốc doanh ngày nay.

Tuy nhiên, nếu chỉ sa đọa về tư cách, về đạo đức cá nhân, về hành xử và lừa đảo cá nhân, thì chưa hết. Cộng đồng mang và dư luận gần đây chú ý nhiều đến những hiện tượng sư sãi quốc doanh làm khuynh đảo xã hội bởi những vụ lừa đảo có tính chất quốc gia, có tính chất phổ thông toàn xã hội với những mớ lý thuyết đi ngược với giáo lý nhà Phật với mục đích nhằm dọa dẫm các tín đồ, các phật tử đi vào con đường sai lạc. Để từ đó, nhằm moi từ họ những khoản tiền khổng lồ.

Những hiện tương sư sãi bày trò mê tín dị đoan nổi tiếng như "Oan gia trái chủ" tại chùa Ba Vàng của Thích Trúc Thái Minh – một hình thức mê tín bịa đặt nhằm dọa dẫm người u mê bỏ ra những khoản tiền lớn cho thầy chùa. Thế rồi khi bị lên án, thì không lâu sau đó, hệ thống chùa này lại bịa chuyện "Xá lợi lông" của đức Phật. Và một vụ lừa đảo mới lại bị phanh phui.

Không chỉ có mỗi Thích Trúc Thái Minh, trong hàng ngũ tăng đoàn của Phật giáo quốc doanh hiện tại, những nhân vật như Thích Nhật Từ, Thích Chân Quang… đã và đang là những điển hình được nhắc tới trên mạng xã hội về những trò đi ngược giáo lý Phật giáo với mục đích duy nhất, tối thượng là lừa đảo kiếm tiền bá tánh u mê.

Có lẽ không cần nói nhiều, những người chỉ cần đầu óc tỉnh táo đã có thể thấy được sự lỳ lợm bất chấp của những kẻ mang áo nhà sư quốc doanh này.

Và người ta nói, người ta lên án, người ta phê phán đủ mọi cách.

Nhưng mọi việc vẫn cứ như cũ, chẳng hề suy suyển, những bộ mặt nhà sư vẫn nhăn nhở, vẫn lẻo mép và vẫn lừa đảo như thường.

Và cả hệ thống Phật giáo quốc doanh lừa đảo ấy vẫn câu kết với nhau, vẫn bảo vệ lẫn nhau để tồn tại, để bất chấp dư luận, để kiếm ăn bằng sự mê muội của đám con nhang đệ tử được hướng dẫn, được đào tạo bằng mọi cách để phục vụ đám quốc doanh và quên đi mọi thực trạng xã hội Việt Nam hôm nay.

Không chỉ có Phật giáo

Nói đến vấn nạn tôn giáo quốc doanh hiện nay tại Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến Phật giáo.

Bởi nó đã là điển hình cho sự thành công của chính sách khuynh loát của Đảng cộng sản Việt Nam đối với các tôn giáo, nhằm thực hiện chiến lược "Tận dụng các phần tử tiến bộ trong các tôn giáo nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng của đảng CS của giai cấp vô sản" như trong lý thuyết Mác – Lenin đã ghi.

Nhưng sự khuynh loát không chỉ có ở trong một tôn giáo hay một lĩnh vực đời sống xã hội. Mọi tôn giáo, mọi mặt đời sống xã hội đều phải được sự quan tâm của đảng và bàn tay của đảng phải thò vào tận nơi, thì khi đó mới mong được yên ổn không bị coi là "thế lực thù địch".

Ngay cả trong Phật giáo, thì nhóm Phật Giáo thống nhất không chịu sự khuyunh loát của đảng, cũng đã bị loại ra khỏi xã hội bằng cái gọi là "Bất hợp pháp".

Những tôn giáo khác như Hòa Hảo, Cao Đài… đều được sự quan tâm của đảng và đảng thừa lực lượng, đầy khả năng để vô hiệu hóa những nhóm tôn giáo chân truyền, lập ra những nhóm quốc doanh để thay thế, để chia rẽ, để lũng đoạn.

Riêng hệ thống Công giáo, là một tôn giáo khó lũng đoạn nhất, bởi Giáo hội Công giáo có một tổ chức toàn cầu vững chắc, bền vững và chặt chẽ từ xưa đến nay, độc lập trong đào tạo, nghiêm cẩn trong chọn lựa nhân sự… nên việc khuynh loát không hề dễ dàng như các tổ chức tôn giáo khác.

Thế nhưng, khó, không có nghĩa là nhà cầm quyền buông tha.

Và một chiến lược lâu dài, bền bỉ và có sách lược, được thực hiện bằng cả hệ thống chính trị với những chi phí, đầu tư không hề tiếc tiền dân cho các bộ phận nghiệp vụ nhằm khuất phục tôn giáo này từ trung ương đến địa phương ròng rã mấy chục năm nay.

Bắt đầu từ việc thành lập tổ chức "ma giáo" thay tổ chức tôn giáo chân chính như cách làm xưa nay của các chế độ cộng sản. Cái gọi là "Ủy ban đoàn kết công giáo" được thành lập hơn 70 năm trước vẫn được nuôi bằng tiền dân, vẫn dai dẳng sống và lập thành tích dâng đảng bằng mọi cách, mọi lúc và mọi khả năng.

Rồi việc hệ thống chính trị Việt Nam dùng con mồi "bang giao" với Vatican, nhằm đưa Vatican vào hết cạm này đến bẫy khác trong quá trình giao thiệp, để cuối cùng Vatican đồng ý trao ngọn roi quyền lực vào tay nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong việc cho họ có vai trò trong lựa chọn nhân sự quyết định của Giáo hội xưa nay người có quyền lực duy nhất là Giáo hoàng.

Và chiếc bẫy đã sập xuống.

Và những hệ lụy của nó đã lập tức được thể hiện rất… ngoạn mục.

Đó là thay vì thái độ kiên quyết với trò ma giáo đi ngược lại đức tin, đường lối của Giáo hội Công giáo, kiên quyết nói không với những nạn khuynh loát và kiềm chế giáo hội, thì ngày nay, nhiều nơi, các Giám mục được bổ nhiệm sau khi đã được sự đồng ý của nhà cầm quyền Đảng cộng sản Việt Nam, đã coi chuyện khối ung bướu "Ủy ban đoàn kết" mà đảng dựng lên bên canh Giáo hội là chuyện bình thường, thậm chí là còn cử các linh mục của mình vào đó để "công tác". Điều này đi ngược lại nguyên tắc giáo luật của Giáo hội Công giáo là tu sĩ không được tham gia chính trị.

Đặc biệt, việc kiềm chế, điều khiển những nhân vật, chức sắc, tu sĩ đi theo nhà nước là nghề riêng của đám an ninh Việt Nam. Rất nhiều các linh mục, tu sĩ trong số những người xếp hàng trong hàng ngũ cơ quan của đảng ấy, đã lập những "thành tích đen" trong đời sống tu trì của họ trong giáo hội.

Và đó là chiếc dây thừng mà nhà cầm quyền cầm chắc để dẫn họ đi theo mình.

Nhưng giáo hội vẫn để hiện tượng đó tồn tại ngang nhiên.

Bởi không dễ dàng để xử lý những điều đó từ những Giám mục không có thái độ thẳng thắn, rõ ràng đen trắng phân minh.

Đó là những Giám mục mà nói theo Công an là "Chúa không chọn, thì chúng tôi chọn", thay vì thái độ kiên quyết lên án cái xấu, từ bỏ sự đen tối, sự cám dỗ đi ngược lại đường lối Đức tin cho giáo dân noi gương, thì ngược lại đã thực hiện chính sách "đề huề" và coi việc giao lưu, giao hảo với đám quan chức lãnh đạo của cộng sản như một ân huệ, một thành công, một sự hãnh diện cho cá nhân mình.

Và các ngài không nhớ rằng thiên hạ đã có câu: "Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là ai". Bởi sau những cuộc đón tiếp trang trọng, kính cẩn, sau những cái bắt tay hữu hảo và những bó hoa, nụ cười kia với các giám mục, linh mục, thì đám quan chức đó đã hiện nguyên hình là đám cướp, đám tội phạm.

Và không chỉ có vậy, rất nhiều hiện tượng tục hóa trong Giáo hội đã xảy ra, những mâu thuẫn khó giải quyết giữa giáo dân và linh mục đã có nhiều nơi, nhiều lúc đến tình trạng căng thẳng.

Bởi não trạng Giáo sĩ trị đã thay thế não trạng phục vụ cho cộng đồng dân Chúa.

Bởi một số giáo sĩ, linh mục tự coi mình như những vua, quan, và trên hết, họ coi việc đi tu, là một nghề kiếm sống. Và khi đó, rất nhiều linh mục đã phải chống chọi gian nan giữa con đường tu trì và cuộc sống hiện đại với những tham vọng vật chất, nhục dục, danh vọng và nhiều vấn đề trong đời sống cộng đồng xuất phát từ sự tha hóa, khuynh loát của hệ thống chính trị một cách ngang nhiên.

Rất tiếc là điều ít khi người giáo dân nghĩ đến và không thể chấp nhận, đã xuất hiện không ít và thậm chí ngày càng nhiều trong đời sống giáo hội mà với mạng truyền thông hiện đại ngày nay, thì việc che đậy không phải là giải pháp tốt nhất.

Thậm chí, không chỉ linh mục, tu sĩ mà ngay cả Giám mục, một Chức vị được coi trọng bậc nhất trong giáo hội Công giáo. Với truyền thống xưa nay của Giáo hội Việt Nam, là hiện thân của Chúa, người được sai đến "Nhân danh Chúa". Thì ngày nay, đã xuất hiện hiện tượng giáo dân bất phục tùng, giáo dân đã thẳng thừng đề nghị các ngài tự nguyện ra khỏi chức vụ của mình khi đã không còn chỗ đứng trong trái tim và khối óc của họ.

Những điều đó, nói cho cùng, là kết quả của nạn khuynh loát bởi bàn tay cộng sản với giáo hội Công giáo.

suminhtue2

Hiện tượng Thích Minh Tuệ

Một người đàn ông quê gốc Hà Tĩnh, Lê Anh Tú (sinh năm 1981). Ông là con thứ hai trong một gia đình có bốn người con. Cách đây 30 năm, năm 1994, ông cùng gia đình chuyển đến xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai sinh sống.

Tại Gia Lai, khi học hết phổ thông trung học, ông đi nghĩa vụ quân sự khoảng ba năm. Sau khi xuất ngũ, ông theo học Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên rồi làm địa chính viên.

Tưởng rằng cuộc đời sẽ êm ả trôi qua với một nghề nghiệp học được, thì ông lại bỏ ngang công việc và gia đình để đi tu.

Ông đã từng vào tu hành tại một ngôi chùa một thời gian, ở đó ông lấy tên Thích Minh Tuệ, một cái tên hướng đến những mục tiêu và hy vọng đến sự hiểu biết về Phật pháp và những điều cao siêu trong Phật giáo.

Có lẽ cuộc đời ông cũng sẽ chẳng có gì đáng nói nếu ông tiếp tục cuộc sống tu hành với khẩu hiệu "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội" như hàng chục vạn sư sãi của 18.000 ngôi chùa của hệ thống quốc doanh hiện tại. Hoặc nếu ông không thuộc diện quá nổi bật trong hệ thống đó như những thượng tọa, đại đức lừa đảo, chạy án, giết người hoặc sử dụng ma túy, trộm cắp hoặc Hòa thượng "Xin Tí khí, đại đức "phân xác phi tang" … rồi nổi tiếng bất đắc dĩ như thời gian vừa qua.

Thế nhưng, sau một thời gian ở chùa, ông đã tự thấy mình không phù hợp với môi trường tu hành như các sư sãi quốc doanh, nên ông đã tự tìm cho mình một con đường tu khác, dù khó khăn và gian nan gấp bội những người tu hành khác trong hệ thống Phật giáo quốc doanh hiện tại.

Ông đã tìm đọc sách về Phật pháp trong thời gian này và thực hành ăn chay, tu tại gia. Thế rồi ông "tập học theo lời Phật dạy" bằng cách giữ 13 hạnh đầu đà theo Phật giáo Thượng tọa bộ và bộ hành khất thực khắp đất nước trong nhiều năm.

Những chuyến đi của ông từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam đã được thực hiện đến 6 lần trong sự im lặng và không được sự chú ý của cả hệ thống không chỉ là báo chí mà là cả mạng xã hội. Chỉ cho đến năm 2024, khi ông tiếp tục cuộc hành trình thứ 6 của mình thì được hệ thống youtuber, Tictoker, Facebooker chú ý và qua đó, ông nổi tiếng trên toàn mạng xã hội và tác động sâu sắc đến dư luận xã hội một cách rộng rãi.

Người ta chú ý đến một nhà tu hành chẳng cần xưng tụng mình là Thầy, là sư hay một chức danh nào khác, ông tự xưng "con" với bất cứ ai liên hệ, hàng ngày ông đi bộ bằng đôi chân trần bất cứ nắng mưa, chẳng xe đạp cũng không ô tô, chẳng mũ mão cũng không áo mưa, quần áo mặc là từ những miếng vải người đời vứt bỏ được khâu vá lại, không kể màu mè, không cần kiểu dáng. Mỗi ngày, ông khất thực và ăn một bữa bất kể đói no, rồi cứ vậy độc hành qua mọi miền đất nước, đêm đến không nhà cửa, ngồi ngủ ở nghĩa trang, nơi hoang vắng…

Điều đặc biệt, là không tuyệt đối không nhận tiền bạc, của cải, vật chất của bất cứ ai ngoài một bữa ăn khất thực được vào buổi sáng là hết.

Và đó là điều lạ. Làm gì có một người không biết nhận tiền, làm gì có một người dám từ bỏ tất cả để tu hành theo giới răn của Đức Phật? Nhất là làm gì lại có ai trên đời này miệt mài con đường tu hành, mặc cho đời đầy mưu mô diễn biến xung quanh.

Và ông trở thành hiện tượng lạ.

Hàng ngàn người đã tìm đến gặp ông để đảnh lễ, để thán phục, để kính trọng ông như một người chân tu, một người đã có hành vi tu hành khác hẳn với những hình ảnh đời thường của giới tăng lữ, tu hành thường ngày mà họ tiếp xúc trong hệ thống chùa chiền quốc doanh.

Ở đó, đa số giới tăng lữ sống cuộc sống hai mặt, trần tục hơn cả những người trần tục và dối trá hơn cả những người dối trá… Trước bàn dân thiên hạ, những kẻ mặc áo cà sa cạo trọc này giở đủ trò không chỉ lừa đảo bá tánh u mê, mà còn phá hoại Phật giáo đến tận căn cốt, gốc rễ. Những trò bày đặt trắng trợn như "Oan gia trái chủ", "Xá lợi tóc Phật" hay nghệ thuật lừa đảo, mê hoặc và dọa dẫm những người u mê qua việc "Cúng dường" và đủ mọi trò ma quỷ mà giới tăng lữ quốc doanh thi thố, dù đã lừa đảo được khá nhiều người, nhưng không phải vì thế mà lừa đảo được toàn xã hội. Khi xuất hiện Thích Minh Tuệ, như một luồng sáng của người chân tu, chiếu rọi vào hệ thống quốc doanh tanh tưởi, bẩn thỉu cho thấy sự nhầy nhụa, nhớp nháp trong đó nó đến mức độ nào…

Thì khi đó, cả xã hội mới bừng tỉnh.

Những phản ứng xã hội lập tức lan truyền với tốc độ chóng mặt, cả xã hội lên đồng vì hiện tượng "lạ" với một nhà sư tu hành khác thường. Khắp mọi ngóc ngàch diễn đàn mạng xã hội, mọi nơi mọi chỗ, mọi tổ chức, cá nhân đều có một sự so sánh tự nhiên với giới tăng lữ quốc doanh. Và song song với những hình ảnh Thích Minh Tuệ, là những video, hình ảnh về những bài giảng thuyết nhố nhăng, sai lạc, dẫn dụ người dân đến chỗ lột nốt chiếc quần cụt để "cúng dường" cho đám ma tăng được nhắc lại, được đưa lên để so sánh, để cảnh tỉnh người khác khỏi sự u mê lâu nay.

Chạm nọc

Và điều phải đến đã đến, đó là sự chạm nọc.

Hầu như ngay lập tức, cái gọi là Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (thường gọi là Giáo hội quốc doanh) lên tiếng minh định rằng ông Thích Minh Tuệ này không phải là tu sĩ Phật Giáo, bởi ông ta không thuộc chùa chiền nào, cũng không nằm trong Giáo hội Phật giáo quốc doanh của các vị ấy.

Và dân chúng đã thấy sự lên tiếng đó là buồn cười và ngớ ngẩn. Theo mấy ông sư quốc doanh, thì ông Thích Minh Tuệ này không phải tu sĩ Phật Giáo, chỉ vì không nằm trong hệ thống sư quốc doanh, không trong Giáo hội quốc doanh?

Vậy thì ông ta là tu sĩ Thiên Chúa Giáo hay Hồi Giáo chăng?

Vậy thì Hai Bà Trưng, Bà Triệu không phải là phụ nữ, chỉ vì đã không nằm trong Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam?

Thực ra, đây là cách phản ứng của sự tuyệt vọng trước hiện tượng xã hội dùng ánh sáng Thích Minh Tuệ soi vào Giáo hội quốc doanh đã bị hiện tượng "Mậu dịch hóa" xưa nay nên các ngài thấy nhột, và từ nhột, các ngài phát biểu thiếu cân nhắc trước sau.

Và quả là cách lên tiếng ấy đã như đổ thêm dầu vào lửa, nó chỉ càng làm rõ hơn vai trò của đám quốc doanh đang bảo vệ điều gì, vì sao họ lên tiếng lạc lõng và kệch cỡm như vậy.

Bởi người ta thấy hiện tượng sư sãi các đại chùa từ Ba Vàng đến Giác Ngộ rồi Phật Quang…, nhan nhản những Thượng tọa rồi đại đức ngang nhiên lừa đảo thiên hạ, rao giảng xằng bậy đi ngược giáo lý nhà Phật, tăng lữ có đời sống sa dọa, dâm loạn, làm tiền trắng trợn… Đơn thư kiện cáo, khiếu nại tứ tán khắp bốn phương trời lâu nay mà chẳng thấy cái gọi là Giáo hội này nhanh nhảu lên tiếng như vậy.

Vậy mà chỉ xuất hiện Thích Minh Tuệ thì lập tức cả hệ thống chuyển động nhanh đến thế. Điều đó, chỉ cho thấy cái sự "nhột" ấy nó đến mức nào.

Không chỉ có thế, một cơ quan nhà nước, ăn tiền dân để quản lý tôn giáo là Ban Tôn giáo Chính phủ, cũng lập tức ra văn bản rằng thì là các cơ quan, các ban của Ban Tôn giáo các tỉnh phải ra tay, phải làm việc" trước hiện tượng dân chúng đổ xô đến đồng hành, đồng cảm và đồng tình với hiện tượng Thích Minh Tuệ, mà nếu cứ vậy mà phát triển, thì công lao của đám quốc doanh, của hệ thống sư sãi kiêm an ninh, kiêm tuyên giáo này có nguy cơ đổ bể. Nhất là việc định hướng dư luận, đưa đám dân chúng vào cõi u mê, tin tưởng mê tín dị đoan và lung lạc tinh thần, hướng mọi người rời xa thực tại cuộc sống hiện tại trong một xã hội được Nguyễn Duy mô tả :

… Xứ sở linh thiêng

sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác

đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh

Giấy rách mất lề

tượng Phật khóc Đức Tin lưu lạc

Thiện - Ác nhập nhằng

Công Lý nổi lênh phênh…

…Xứ sở cần cù

sao thật lắm Lãn Ông

lắm mẹo lãn công

Giả vờ lĩnh lương

giả vờ làm việc

Tội lỗi dửng dưng

lạnh lùng gian ác vặt

Đạo Chích thành tôn giáo phổ thông

Ào ạt xuống đường các tập đoàn quân buôn

buôn hàng lậu - buôn quan - buôn thánh thần - buôn tuốt...

quyền lực bày ra đấu giá trước công đường…

(Nhìn từ xa Tổ Quốc – Nguyễn Duy)

Người ta ngạc nhiên : Hệ thống Phật giáo quốc doanh nhột đã đành còn các ban ngành, cơ quan nhà nước mà nhột thì có nghĩa là gì ?

Chẳng có gì khó hiểu lắm, bởi hệ thống Phật giáo hiện tại, từ lâu đã trở thành Công ty cổ phần Kinh doanh Phật giáo, mà trong đó, các cổ đông chính là những quan chức có máu mặt chứ chẳng đùa. Không tin, hãy nhìn hệ thống hình ảnh mà Chùa Ba Vàng, Phật Quang, Giác Ngộ… đã trưng lên thì biết.

Thế rồi hệ thống Công an đã ra tay trong đêm.

Thường thì công an hành động về đêm là chính. Và người ta rút ra một điều, rằng là khi có việc gì khuất tất, muốn giấu diếm người dân, không quang minh chính đại hoặc gây tội ác, thì mới cần thực hiện ban đêm.

Những cuộc như thảm sát Đồng Tâm, Phá cây Thánh giá ở Đồng Chiêm, Mỹ Đức hay những vụ cướp đất Vụ Bản… công an thường thực hiện ban đêm. Việc bắt ông Thích Minh Tuệ đi cũng tương tự. Đang đêm, khi cả đoàn đang nghỉ ngơi, thì hàng chục xe ô tô và hàng trăm công an đã bí mật bắt họ đi tứ tán nhiều ngã và đổ xuống giữa đồng. Riêng ông Thích Minh Tuệ thì bí mật đưa về Gia Lai.

Thế nhưng, điều hài hước ở đây, là hệ thống Tôn giáo và công an đưa thông tin rằng: "Thích Minh Tuệ đã tự nguyện dừng khất thực", có nghĩa là dừng việc tu hành.

Kết hợp tất cả những hành động ấy, chỉ chứng tỏ một điều: Cả hệ thống chính trị đã và đang tỏ ra nỗi sợ hãi của mình trước một người bé nhỏ vô sản với đôi chân trần đi xin ăn dọc đường.

Điều đó cũng cho thấy cái sự đàng hoàng, vinh quang của hệ thống này nó đang ở mức độ nào.

Không chỉ dành cho Phật giáo quốc doanh

Như trên đã nói : Hiện tượng Thích Minh Tuệ như một luồng ánh sáng rọi vào hệ thống Phật giáo quốc doanh hiện tại, làm sáng rõ trước mắt thiên hạ cái sự nhơ nhớp trong cái ổ quốc doanh này. Ở đó có đủ mọi sự bẩn thỉu và tệ nạn, và hiện trạng đó không thể chỉ nói là thời mạt pháp là xong, mà phải nói rằng, đó là hiện tượng tiêu diệt Phật giáo có hệ thống, có đường lối và có kế hoạch cụ thể.

Bởi đơn giản là chỉ cần người dân tỉnh táo một chút, thì họ sẽ thấy sự nhầy nhụa của cái gọi là Phật giáo ngày nay do hệ thống sư mậu dịch biến tướng gây nên. Và Phật giáo sẽ bị suy đồi trong tiềm thức và con mắt mọi người.

Tuy nhiên, điều đó không chỉ dành cho Phật giáo mà thôi. Các tôn giáo khác cũng đã hoặc đang từng bước tiến vào vũng lầy tha hóa tương tự.

Điển hình như Giáo hội Công giáo, vốn được ca ngợi và tin tưởng bởi sự "Duy nhất, Thánh Thiện, Tông truyền" và có một hệ thống tổ chức chặt chẽ, giáo lý, Giáo luật khắt khe toàn cầu khó có thể khuynh loát.

Thế nhưng, khó không có nghĩa là không thể.

Những năm gần đây, hiện tượng "đề huề" giữa quan chức cộng sản và chức sắc tôn giáo đã đem lại những hậu quả nhãn tiền.

 Nhiều chức sắc, linh mục đã tạo ra não trạng rằng chống lại nguyên tắc của Giáo hội toàn cầu xưa nay là chuyện bình thường, khi họ ngang nhiên tham gia vào hệ thống chính trị của chính quyền cộng sản – một điều hết sức cấm kỵ đối với các tu sĩ, chức sắc trong giáo hội Công giáo. Những người này, với cái cớ rằng Giám mục đồng ý, hoặc không ngăn cản, thậm chí nhiều Giám mục còn đưa họ ra như vật trao đổi với nhà cầm quyền cộng sản để đổi lấy sự giao hảo hai bên.

Và khi :

Mẹo lừa đã mắc vào khuôn,

Sính nghi rẻ giá nghênh hôn sẵn ngày.

Thì :

Ma đưa lối, quỷ dẫn đường

Cứ lần theo bước đoạn trường mà đi

Để rồi phong trào các linh mục chạy theo mối lợi vật chất, bỏ bê việc đạo đức, giao lưu với ma quỷ được coi là bình thường, rồi ngấm vào mình những quan niệm lệch lạc và đủ thứ bệnh mà cha ông đã nói: "Đi với bụt mặc cà sa. Đi với ma thì mặc áo giấy".

Hẳn nhiên là khi một linh mục công khai hoạt động trong các tổ chức chính trị như Hội đồng Nhân dân, Quốc hội, Ủy ban Đoàn kết Công giáo… - là những tổ chức của đảng cộng sản - có nghĩa là chống lại những điều Giáo luật đã quy định và mọi giáo dân đều biết. Điều đó, cũng có nghĩa là hàng ngũ từ Giám mục đến linh mục đã làm gương xấu cho Giáo dân đi ngược lại lề luật, giáo luật của Giáo hội Công giáo đã đặt ra.

Những sự lây nhiễm này, được biểu hiện bằng nhiều cách, kể cả những việc tưởng chừng như đạo đức, sốt sắng trong việc phụng vụ.

Thậm chí, ngay cả phong trào đua nhau đập phá để xây lại nhà thờ, nhà xứ cho to, cho đẹp, để lưu danh mà bất chấp lòng dân, bất chấp thực tế để nảy sinh ra các hệ lụy cũng là một bước lệch lạc, tha hóa mang màu sắc đạo đức, làm mất đi nhiều tâm hồn giáo hữu. Và đó cũng là một điều sâu xa, ảnh hưởng lâu dài đến việc tồn tại, phát triển của giáo hội, nhất là việc đạo đức của mỗi tín hữu Việt Nam.

Đó là chưa kể đến những hiện tượng, phong trào tục hóa đời sống linh mục với các phương tiện và đời sống riêng tư làm gương cho giáo dân ngày càng xa rời Giáo hội.

Và Thích Minh Tuệ xuất hiện, như một mẫu gương để không chỉ các sư sãi quốc doanh được soi chiếu, mà ngay cả những tín hữu Công giáo, những tu sĩ, chức sắc công giáo nói riêng và các tôn giáo khác nói chung tự rút ra cho mình những điều cần thiết.

Bởi tất cả những điều đó, những lệch lạc, hư hỏng đều xuất phát từ sự khynh loát của nhà cầm quyền vô thần vào tôn giáo.

Và điều rõ ràng nhất ở đây là : Cần phải triệt để chống lại sự khuynh loát tôn giáo, dù với bất cứ hình thức nào.

Chỉ như vậy, tôn giáo mới không bị tha hóa và thật sự đúng ý nghĩa, có tác dụng thật sự với xã hội, con người.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 27/06/2024

Published in Diễn đàn

Không nắm giữ bất cứ quyền năng "cứng" nào, nhưng Thầy Thích Minh Tuệ đang lan tỏa một khối sức mạnh cuốn hút. Thầy mang lại sự tương phản vượt trội so với "các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước" đang ngập ngụa trong tham nhũng và đấu đá trên thượng tầng Ba Đình. Chính quyền Hà Nội, vì thế đang run sợ.

khatsi2

Khất sĩ Thích Minh Tuệ

Nhưng càng run sợ, Đảng và Nhà nước càng tỏ ra bất lực và thiếu khôn ngoan dưới con mắt của công chúng, cả trong nước lẫn quốc tế. Và họ đã liên tục bố ráp thầy và tăng đoàn. Nhà sư Thích Minh Tuệ mất tích lần thứ hai (1). Trước đấy, đại chúng vốn đã rất hoang mang, lo lắng cho sự an toàn của thầy và tăng đoàn, khi được biết trong đêm tối, chính quyền đã bố trí hai công an (loại an ninh chống bạo động) xốc nách một nhà sư đang ngái ngủ, bốc tất cả lên các xe đặc chúng, rồi "tẩu tán" kẻ vô Nam, người ra Bắc (2). Có thể nào hình dung, nhà nước cộng sản áp dụng "chuyên chính vô sản" đối với cả các nhà sư đi khất thực không một khí cụ gì trong tay, trừ nồi cơm điện ? Thứ này thì Đại tướng Tô Lâm chưa liệt vào danh sách "vũ khí công an cần quản lý" để đệ trình trước Quốc hội (3). Với cương vị tân Chủ tịch nước, tướng an ninh khoác vỏ nguyên thủ lại còn "sắt máu" hơn trước kia khi còn làm bộ trưởng công an, ra lệnh đàn áp tăng đoàn của thầy Thích Minh Tuệ theo cách thế giới văn minh không thể tưởng tượng nổi !

Ngược lại với sự thấp hèn và thô lậu nói trên của công an là tầm minh triết về ứng xử của Thầy. Giản dị như cuộc sống hàng ngày, Thầy xưng "con" với tất cả mọi người. Xưng con là sự tôn trọng tha nhân, tin vào đại chúng. Một ngày nào đó họ có thể thành Phật. Điều này thể hiện lòng tin vào tiến triển và tiềm năng của mỗi con người, hy vọng vào khả năng thay đổi của từng con người và lòng nhân từ đối với những người khác. Không chỉ trong phật pháp, mà ra ngoài xã hội, điều này bao hàm một lý tưởng nhân văn cao đẹp. Kiếp nạn của tha nhân có thể rất khác nhau, kiếp trước họ có thể là bố mẹ hay ông bà của mình, nên lúc nào cũng cần có sự cung kính và khiêm nhường. Minh triết này nhấn mạnh sự liên kết và tương tác phức tạp giữa các cá thể trong xã hội. Đây là một sự liên kết karmic (nhuận nghiệp) giữa mọi người, cho thấy rằng, mỗi cá nhân có quan hệ và tương tác với những người khác trong quá khứ và hiện tại. Việc nhìn nhận mối quan hệ này có thể thúc đẩy sự hiểu biết, sự đồng cảm và tinh thần hòa giải giữa những con người khác nhau. Ta là Phật đã thành (Buddha nature). Tha nhân là Phật sẽ thành (Becoming Buddha). Một minh triết vi diệu biết bao ! (4)

tin1

Sư thích Minh Tuệ bao quanh bởi người dân ở Hà Tĩnh vào tháng 5/2024. AFP

Nhưng giờ này Thầy ở nơi nao ? Hàng trăm, hàng ngàn câu hỏi thống thiết ! Những tin tức nhỏ giọt từ người em trai của thầy vẫn chưa làm yên lòng hàng triệu con tim hâm mộ. Ngay khi được tin thầy "mất tích" lần thứ nhất, đại chúng khắp từ Bắc chí Nam đã đổ về miền quê xa lắc xa lơ tại tỉnh Gia Lai. Các chuyến bay đến tỉnh lỵ Gia Lai bị cháy vé. Còn đường xưa hoang vắng bỗng nhiên nhộn nhịp những đoàn người đủ loại thành phần. Khách bộ hành, khách xe đò, đường ngắn, đường dài nối đuôi nhau suốt cả tuần lễ đến Gia Lai, chỉ mong được gặp để chiêm bái và đảnh lễ Thầy. Đúng như một Blogger trên VOA sau cái đêm tăng đoàn bị bố ráp, đã cảm thán : "Thích Minh Tuệ phải chăng là phép thử từ "Cõi Trên" ? Phép thử ấy hàm ý về hành động tu tập hoặc sự hiện diện của nhà sư và tăng đoàn tình nguyện quá đỗi phi thường, cuốn hút cộng đồng trong và ngoài Phật tử, cả Việt Nam lẫn quốc tế. Phép thử ấy hàm ý như cuộc kiểm tra về mặt thế tục cũng như tâm linh, nhưng trong một số biểu hiện cụ thể, nó còn là sự giao thoa và bổ sung lẫn nhau giữa những hoạt động đời thường với các trải nghiệm siêu nhiên" (5).

Với phép thử từ "Cõi Trên" như thế, xin hỏi Tô Đại tướng kiêm tân Chủ tịch nước, liệu ông có thể ra lệnh cho lập các chốt kiểm soát trên "không gian Cốc" của Thầy, hay trên cả địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ? Thậm chí cứ cho rằng, các ông có thể thiết lập một hệ thống mật thám, cả chìm lẫn nỗi khắp trên đất giải đất hình chữ S này để ngăn cản người dân và các Phật tử tiếp cận ánh sáng từ trí huệ của Bề Trên ? Sự mất tích hiện nay của Thầy chắc chắn là do áp lực từ phía công an và chính quyền. Nhưng các ông có hiểu rằng, Sư Minh Tuệ và tăng đoàn sẽ tự hòa mình vào cuộc đời này, vào cát bụi trần gian, trải dài mênh mông, tự do và tự tại, cho dù Sư sẽ ẩn trên hang núi hay xuống bến chợ lưng đèo… (6) Điều này thì không chỉ guồng máy đàn áp của nhà nước công an trị, mà ngay cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam (quốc doanh) cũng không thể đốn ngộ ! Bộ máy kìm kẹp tôn giáo những tưởng, ra tay đối với thầy và tăng đoàn như vừa qua, cộng thêm với các chủ trương bó hẹp không gian truyền thông xã hội, Thầy sẽ biến khỏi trái đất mãi mãi !

Đại chúng tạm thời bơ vơ, mất phương hướng và cạn kiệt lòng tin vào chính quyền, vào đạo pháp "quốc doanh". Theo đó, tu chỉ sống trong chùa, phải đăng ký để được Nhà nước cấp phép ! Bình luận của Nguyễn Nhơn ngày 23/6 trên RFA đã giễu nại một cách "chuẩn không cần chỉnh" khi Blogger này giật tít : "Tìm cách hạ bệ Thích Minh Tuệ – Ai có cái thang, cho Giáo hội xin !". Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong một phút hăng say đã trèo tuốt lên cái thang cao ngất của sự kẻ cả. Chính là cái công văn ngạo mạn rũ bỏ tất cả mọi liên quan với hành giả Thích Minh Tuệ, căn dặn Phật tử không được hoan nghênh chào đón nhà sư vì ông không phải là tu sĩ của Giáo hội (7). Kể cũng lạ, mấy tay An ninh tôn giáo đội lốt nhà sư (có học hành đạo pháp hẳn hoi) sao không hiểu "nhân chi sơ" của 13 phép tu Hạnh Đầu Đà là gì, mà đòi Thầy Minh Tuệ phải lăn tay làm Căn cước, phải đang ký mới được gọi là "khất sĩ" (?) Cách Công an và Chính quyền hiện nay đối với thầy chứng tỏ họ lúng túng, sợ hãi đến rối trí trong việc xử lý hiện tượng Thích Minh Tuệ. Lúng túng, sợ hãi nhưng lại cậy quyền, cậy thế nên đã dẫn đến những cách hành xử bất minh. Mà không chỉ bất minh lại còn vô tuệ !

Mặc cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam không công nhận Thích Minh Tuệ và tăng đoàn là các tu sĩ chính thức và họ đã cố tình đưa ra nhiều thông tin để mạ lỵ và xúc xiểm thầy và tăng đoàn. Ngược lại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (độc lập) lại ca ngợi các khất sĩ, vì đã tuân thủ các hạnh nguyện đầu đà và khuyến khích tinh thần tự do tu tập​​. Điu đáng nói hơn là, ngay t nhng ngày đầu, đặc bit sau cuc b ráp thy và tăng đoàn lúc na đêm ngày 2/6, thì hin tượng Thích Minh Tu đã vượt ra ngoài biên gii Vit Nam. "Hu x t nhiên hương". S mt tích ca Thy cũng đã thu hút s chú ý của một số chính trị gia quốc tế. Dân biểu Hạ viện California Michelle Steel đã bày tỏ quan ngại về tình hình này và nhấn mạnh rằng nếu Việt Nam không cải thiện tình trạng tự do tôn giáo, họ có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt từ Hoa Kỳ. Dân biểu Michelle Steel vào ngày 11/6 ra thông cáo báo chí lặp lại kêu gọi của Bộ Ngoại giao Mỹ hiện nay là hãy đưa Việt Nam trở lại danh sách "Các quốc gia cần Đặc biệt Quan tâm" (CPC) do tình trạng bách hại tự do tôn giáo ngày càng tăng, đặc biệt tình hình Sư Minh Tuệ hiện nay (8).

Trần Hiếu Chân

Nguồn : RFA, 28/06/2023

Tham khảo :

(1) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/unofficial-monk-thich-minh-tue-disappears-again-while-many-other-monks-disappear-on-their-way-heading-to-his-place-06142024060438.html

(2) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/international-concern-about-missing-of-monk-thich-minh-tue-06052024072117.html

(3) https://nld.com.vn/bo-truong-to-lam-trinh-du-luat-ve-vu-khi-vat-lieu-no-va-cong-cu-ho-tro-196240520171721488.htm

(4) https://thuvienhoasen.org/a34154/duc-phat-cua-chung-ta-our-buddha-sach-song-ngu-

(5 và 6) https://www.voatiengviet.com/a/thich-minh-tue-chan-tran-chi-thep-/7640642.html

(7) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/please-give-vn-buddhist-sangha-a-ladder-06232024092741.html

(8) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/steel-calls-accountability-for-religious-freedom-violations-in-vietnam-06122024081943.html

Published in Bref 3
mardi, 25 juin 2024 18:34

Tu theo Thầy Thích Minh Tuệ ?

Ông Trn Đình Sơn London, Anh Quc, không đng ý vi mt nhn xét trong bài tun trước viết v thy Thích Minh Tu, "ch đi ngoài đường s không có cơ hi thc chng nhng giáo nghĩa sâu xa như Tánh Không, như Lý Duyên Khi…". Ông Sơn nhn xét thy, "…Lc T Hu Năng mù ch nhưng khi đc ng thì bt c giáo lý thâm sâu nào ca ĐC PHT cũng đu ging gii rt rõ ràng minh bch Cư sĩ Duy Ma Ct ch kinh doanh và cũng không sng trong tu vin nhưng đã đc ng Pht Pháp cao thâm…".

11111111111111111111111111

Sư Minh Tu ( gia hình), người tu theo Hnh Đu Đà, đã và đang là mt hin tượng ti Vit Nam.

Chúng tôi không phn đi kết lun ca ông : "…sư Minh Tu khi đt ti tt đnh ca Gii thì đt Đnh ngay lp tc Đnh ri là Tu xut hin ngay tc đc pháp thượng tha mà không cn phi hc gì trong chùa, vin". Tuy nhiên, theo truyn thuyết thì ngài Duy Ma Ct đã tu trong rt nhiu kiếp, trước khi thác sinh làm mt thương gia. Ngài Hu Năng đã tu hc trong chùa ri được thy gi qua mt chùa khác, khi đang quét sân ngài cht nghe câu "Ưng vô s tr".

Nhưng không nht thiết phi vào chùa mi có th thc tp Gii, Đnh, Tu. Thi Pht ti thế, có mt người theo Đo Jain (K Na Giáo) quy y tam bo. Đc Thích Ca đã khuyên ông ta hãy tiếp tc hành trì tín ngưỡng cũ ca gia đình mình. Đo Jain cũng theo nhiu gii ging đo Pht ; đu mùa mưa cũng an cư kiết h đ tránh vô tình sát hi côn trùng. Các mùa an cư này dn ti vic thành lp các tu vin, do nhng Pht t dng lên đ cung dưỡng người xut gia.

Cuc sng chung vi nhiu người khiến phi đt ra gii lut. Gii lut do chính các v đ t ca Pht xướng xut, tho lun cho đến khi mi người đu chp thun. Sau khi Đc Thích Ca nhp dit my tháng, các đ t hp nhau ôn li các li Pht dy (Kinh). H cũng nhc li đ ôn tp các gii lut. Ông Upali là người nh đy đ nht, khi đc mi gii ông có th cho biết trong hoàn cnh nào nhu cu đt ra gii lut đó được đưa ra.

Gii lut ca Nam Tông và Bc Tông phn ln ging nhau, vi hai phn chính : Th nht là nhng quy đnh v hành vi ca mi cá nhân, như 5 gii căn bn, 10 gii cho người mi vào chùa, các B tát gii cho người ti gia hoc xut gia, vân vân. Th hai là nhng quy đnh v cuc sng tp th. Thí d, mt người gia nhp tăng đoàn phi được mt v thy đã th gii ln ít nht 10 năm thâu nhn ; người th gii t kheo cn có năm v thy như vy chng minh. Các tông phái cũng đng ý v các trường hp mt tu sĩ phm li b pht, nh thì sám hi, nng có th b trc xut, vân vân.

Tuy gii lut thi hành trong các t vin phn ln ging nhau nhưng mt điu đc bit là trong cùng mt tu vin, mi người có th chú tâm hành trì theo các giáo lý khác nhau ; không ai b coi là theo "tà giáo". Thy Huyn Trang, thế k th 7, đã ghi nhn ti Đi hc Nalanda có các tăng sĩ thuc c Nam Tông và Bc Tông. Các tông phái đu tôn trng gii lut và h thng truyn tha ca tông phái khác. Tinh thn bao dung này th hin trên các "ct đá" ca vua Asoka (cai tr t 268 đến 231 trước công nguyên) dng trong bán đo n Đ và gi sang tn Trung Đông, Hy Lp, và min Trung Á. Asoka không đ cao đo Pht, ch c đng vic thc hành Pht pháp. Ngoài các khuyến cáo như không sát sanh, phi cp thuc men hoc thc ăn cho người thiếu thn, nhà vua còn yêu cu phi tôn trng các tín ngưỡng khác bit.

Thi hành gii lut nhm đt hai mc tiêu chính : Gi cho đoàn th tu hc thun nht và hòa hp đ nâng cao trình đ tu chng, và to mi ràng buc gia các người tu và xã hi chung quanh. Không được gi tin, không được d tr thc ăn tr khi b bnh, tránh không t nu bếp, mi người ch được gi tám món đ riêng : ba b áo đ thay đi, mt tht lưng, mt bình bát, mt dao co, mt cái kim, và bu nước. Do đó người tu phi kht thc. Tc là nhng người "xut gia", ra khi cuc sng bình thường, vn phi sng vi nhng người khác. Gia người tu và đi chúng có mt "hp đng ngm". Mt bên sng theo gii lut, chng t mình ch theo đui mc tiêu gii thoát, tr thành "rung phước" (phúc đin) cho mi người cùng chia hưởng. Bên kia lo "cung dưỡng" đ nhng người xut gia tiếp tc sng.

Ông Trn Đình Sơn nói đến khi Thy Minh Tu t ti tt đnh ca Gii…". Đt ti tt đnh nghĩa là gì ? Trong s 227 gii ln Nam Tông, 258 gii phía Bc, có nhng gii quan trng hoàn toàn ging nhau. Nhng gii nh quy đnh ti các chi tiết trong đi sng. Tt c đu có tác dng giúp người tu lúc nào cũng ý thc đến tng hành vi, c ch, tng li nói ca mình, tc là luôn luôn sng trong chánh Nim, con đường dn ti Đnh.

Chính các gii lut to nên tăng đoàn, mt b phn trong Tam Bo. Gia nhp tăng đoàn, tuân theo gii lut, là con đường tìm đo gii thoát. Nhưng trong kinh đin cũng công nhn nhiu người đã t đt đến giác ng, như các Pht Duyên Giác (pratyeka Đc giác Pht). Cùng thi vi Đc Thích Ca, có rt nhiu v đo sĩ tìm đường gii thoát như vy. Thy Huyn Trang k mt câu chuyn trước khi ti Kashgar, bên b sa mc Takla Makan thuc tnh Tân Cương bây gi trên đường đi ti Khotan (Tân Cương) đ tr v Tràng An.

Ti mt đa đim nay mang tên là Och, Huyn Trang thy mt ngôi tháp ln, hi dân sng chung quanh được biết tháp được dng lên đ th mt v La Hán. Theo truyn thuyết, v la hán này đã ngi nhp đnh ti ch đó t bao nhiêu đi, không ai biết ; thân xác ông ta đã khô đét nhưng tóc dài vn ph trên mt, trên vai. Mt ông vua đến chiêm bái, tò mò hi có th đánh thc v la hán dy hay không. Người ta nói rng nếu đng ti thì lp da khô s tan v, b xương bên trong s rng xung hết. Mt tu sĩ khuyên nhà vua dùng cht du và kem sa thoa lên hình hài cho mm đi, có th v la hán s tr li bình thường.

Ông vua là người m đo, đã kiên nhn làm công vic thoa du như thế trong nhiu ngày, cho đến khi cái xác khô t t sng li. Khi m mt, v la hán hi : ng Thích Ca Mâu Ni đã đt được vô thượng chính đng chính giác chưa ?". Mi người tr li rng Đc Thích Ca đã thành đo và nhp niết bàn t my trăm năm ri. V la hán khép mt li, t t nâng thân th mình lên trên không, đt hai tay lên đu và dùng nhit lượng ca chính mình to thành ngn la, t đt cháy nhc thân. Ông vua đã gom nht các miếng xương "xá li" li, dng ngn tháp đ th, Huyn Trang còn được chiêm bái ngôi bu tháp. Câu chuyn trên được Richard Berstein k trong "Ultimate Journey", nhà xut bn Knofp in năm 2001, cun du ký thut li chuyến đi ca ông c gng theo l trình ca Tam Tng Pháp Sư gn 1.400 năm trước.

Câu chuyn thy Huyn Trang k có th do dân đa phương thêu dt qua c ngàn năm nhưng có mt điu được xác nhn là : Cùng thi vi Đc Pht có rt nhiu đo sĩ cũng tìm đo gii thoát và đã chng ng, biến vào cõi không sinh không dit. Đc Thích Ca đi xa hơn nhng v khác. Ngài ngi yên 7 ngày chiêm nghim nhng điu mình thy được trong giây phút giác ng. Theo truyn thuyết k li, Pht đng dy, sut 7 ngày nhìn xung nơi mình ngi, ri bước đi qua li trong 7 ngày na. Trong 7 ngày sau, Pht ghi nhn nhng điu mình đã chng ng, xếp đt thành by b trong Abhidharma ; người Trung Hoa phiên âm là A t đàm, A t đt ma, hoc dch nghĩa là Vô t pháp, Đi pháp, Thng pháp, nghĩa là nhng hiu biết i xa hơn", theo Hòa thượng Thích Thin Siêu. Nhưng Đc Pht rt thc tế, ch trình bày các s tht Kh, Tp, Dit, Đo cho các đ t đu tiên, biết rng mi người không th hiu ngay các giáo pháp cao sâu. Sau này, khi có cơ duyên Ngài mi ch cho thy X á Li Pht, Sàriputta, toàn th b A t đt ma gm toàn th các hin tượng, t thế gii vt cht đến tâm linh. Thy Vasubandhu đã phân tích các pháp làm thành bài hc, trong Abhidharmakosa, Câu Xá Lun.

Tu vin, chùa chin là nơi nhng người tu hc theo Pht có th được hc các giáo pháp đó. Cho nên, dù người hành đo có th mt mình tìm đường c giác" nhưng nếu có dp hc hi thêm Vô t pháp thì chc càng thêm ích li.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 25/06/2024

Published in Diễn đàn

Để cho Giáo hội tụt xuống, với.

Mấy tuần trước, lúc danh tiếng của sư Thích Minh Tuệ chưa đạt đến đỉnh cao như hiện tại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong một phút hăng say đã trèo tuốt lên cái thang cao ngất của sự kẻ cả. Chính là cái công văn ngạo mạn rũ bỏ tất cả mọi liên quan với hành giả Thích Minh Tuệ, căn dặn Phật tử không được hoan nghênh chào đón ông vì ông không phải là tu sĩ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

(Cho những quý vị nào chưa rõ, Thích Minh Tuệ là một nhà sư tự do tu theo hạnh đầu đà ở Việt Nam).

caithang1

Sư Thích Minh Tuệ (giữa) đứng giữa những người dân ở Hà Tĩnh hôm 17/5/2024 - STR / AFP

Nhưng đến hôm nay thì Giáo hội ta đang vò đầu bứt tai vì cái phút nóng tiết ấy.  Công văn ban ra nhưng chẳng những Minh Tuệ không bị hạ bệ mà ngược lại, ông còn được đông đảo nhân dân biết đến và dõi theo. 

Cùng với danh thơm đức hạnh của Minh Tuệ, mặt nạ tham lam, nghịch Pháp, đời sống cá nhân nhiều ám muội còn việc hành đạo thì trái pháp luật và xúc phạm đạo Phật của không ít vị trụ trì các chùa to, chùa giàu ở khắp Bắc Nam cũng thi nhau bị lột trắng.

Nhiều người xuất gia nhưng không ưng ý với lối tu hiện tại, hoặc đang muốn xuất gia nhưng chưa tìm ra lối tu nào phù hợp với mình, nhân dịp này nô nức xuống tóc xin đi theo Minh Tuệ, tôn ông làm thầy trên con đường tu hành. Họ bất chấp việc Minh Tuệ nói đạo hạnh mình chưa đủ, chưa thể làm thầy của ai, không nhận ai làm đệ tử cả.

Người dân ùa ra đường đảnh lễ ông, lùng sục theo từng bước chân của ông để mong được gặp mặt, nghe ông nói chuyện hay cúng dường cho ông, xem đó là phước báu vô cùng quý giá.

Người dân in hình y áo của ông lên vô số loại trang phục, đồ dùng, xe cộ…

Người dân vẽ tranh, làm thơ, viết nhạc, đúc tượng, khắc tượng ông.

Truyền thông nhiều nước cũng đưa tin, viết bài về Thích Minh Tuệ.

Từ khi ông ẩn tu ở Gia Lai, vé máy bay đến Gia Lai đã hết sạch, khách sạn không còn phòng nào trống.

Người dân đã tôn Thích Minh Tuệ làm Phật sống, bất chấp ông luôn luôn khẳng định mình chỉ đang học tập theo Phật, thậm chí không phải là thầy của bất cứ ai. Họ yêu thương và tôn sùng ông, bất chấp mọi phủ nhận, can gián của Giáo hội.

Những kết quả ấy thật vô cùng ngoài dự liệu của Giáo hội.

Đến lúc này thì Giáo hội cũng phải tỉnh ra.

Vinh dự ấy, sức ảnh hưởng ấy (xin lỗi) Giáo hội thèm nhỏ dãi.

"Giá mà lúc trước âm thầm lôi kéo để ngài ấy tuyên bố mình là tu sĩ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hay giao cho ngài ấy một cái chùa thì bây giờ có phải là Giáo hội nở mày nở mặt, gạt cũng không hết người muốn quy y mới rồi hay không. Còn hòm công đức thì… " - văng vẳng bên tai ai đó có tiếng như vậy.

Nhưng trên đời không có thuốc hối hận.

Đâm ra Giáo hội bây giờ vò đầu bứt tai mà khó vẫn hoàn khó.

Danh tiếng, sức ảnh hưởng của Thích Minh Tuệ đã vượt biên giới Việt Nam. Bây giờ mới chỉ có người dân trong nước muốn đến đảnh lễ ông, nhưng với danh tiếng một trong những người tu hành theo đủ 13 hạnh đầu đà hiếm hoi ở Việt Nam, có thể sẽ có những tổ chức tôn giáo ở nước ngoài muốn tiếp xúc với Thích Minh Tuệ. Chính quyền chắc sẽ cho phép và thực hiện giám sát vì Thích Minh Tuệ không vi phạm pháp luật gì cả, nhưng họ sẽ gặp nhau với tư cách nào ? Thích Minh Tuệ chắc chắn khẳng định ông sẽ chỉ đại diện cho duy nhất cá nhân ông, không có chùa, không có tăng đoàn, không có thị giả đệ tử gì cả. Thế thì các cuộc tiếp xúc nếu có sẽ chỉ như gặp gỡ một người dân bình thường, khả năng rất cao là diễn ra ở một bãi đất hoang, một góc rừng, một nghĩa địa nào đấy. Vậy làm sao nhắc nhở hay giám sát xem họ nói những gì ? Với phẩm chất "con Phật thì không nói dối", lỡ may Thích Minh Tuệ nói vài điều gì đó trái ý chính quyền về sự kiện tự nguyện ẩn tu nào đó thì người ta đánh giá quyền tự do tín ngưỡng ở Việt Nam như thế nào ?

Một vị Phật sống như thế lại bị Giáo hội bảo "đừng nhầm vị đấy là tu sĩ, vị đấy không phải là nhân sự của chúng tôi" thì nói năng với bên ngoài thế nào ? Quan trọng hơn, cú lắc đầu ấy sẽ kéo theo các cơ hội đối ngoại, thiết lập quan hệ, kêu gọi hỗ trợ quyên góp… bay vèo mất.

Lại nữa, cứ với sức ảnh hưởng ngày càng sâu rộng như vậy, đến lúc nào đó nhỡ Thích Minh Tuệ muốn xin thành lập một tổ chức tôn giáo độc lập thì khả năng cao sẽ được Nhà nước cấp phép, vì ông có thể đáp ứng đủ mọi điều kiện quy định.

Thích Minh Tuệ cũng có thể bắt đầu giảng pháp tại các địa điểm ông bộ hành qua hay tạm trú an cư ít lâu. Người tham dự chắc chắn sẽ vô cùng đông đảo (nhưng chẳng cúng dường cho Giáo hội được đồng nào).

Phía quản lý Nhà nước chẳng hề muốn tất cả những điều đó. Nó gây thêm công việc và trách nhiệm cho họ. Chính quyền sẽ ép ngược lại Giáo hội (anh xem thế nào chứ tôi nghĩ cứ đưa cháu nó về cho gia đình là tốt nhất). Giáo hội cũng bủn rủn vì như thế cái công hoằng pháp rực rỡ lại không thể tính về cho Giáo hội. Mà mình lại còn nhỡ mồm đuổi người ta mất rồi.

Bây giờ làm thế nào ?

Làm lơ tiếp thì mai mốt quốc tế hỏi, sẽ rất khó coi và ngượng ngùng.

Mà giờ xin đính chính lời cũ, xin người ta nhận về phe mình thì người ta không chịu. Nói thẳng ra là người ta không thèm nghĩ đến một giây nào cơ, chứ đừng nói là có thể thỏa thuận điều kiện.

Chém cha cái thằng đánh máy, mô Phật. Tự dưng nó bắc cái thang cho mình trèo lên cao quá, rồi bây giờ loay hoay khó ở khó ăn đến thế này !

Nguyễn Nhơn

Nguồn : RFA, 23/06/2024

Published in Diễn đàn
dimanche, 09 juin 2024 13:05

Thích Minh Tuệ

Tôi may mắn được bằng hữu gửi cho cuốn băng ghi âm buổi nói chuyện ("Ðịnh hướng tương lai với thế hệ tăng sĩ trẻ ngày nay") của Thích Tuệ Sỹ, tại chùa Từ Hiếu. Khi đề cập đến sự "căng thẳng" giữa quý vị sư tăng bên Viện Hóa Đạo và nhà đương cuộc Hà Nội, về quyết định khai sinh ra Giáo hội Phật giáo quốc doanh – vào năm 1981 – Hòa thượng có nhắc lại lời phát ngôn (rất độc đáo và thú vị) của một vị tướng lãnh trong của lực lượng công an :

minhtue1

"Ông Mai Chí Thọ nói thế này : Các thầy chỉ có hai con đường : một là theo, hai là chống. Các thầy theo, chúng tôi dành nhiều thứ ủng hộ các thầy. Còn các thầy chống, chúng tôi có đủ xe tăng thiết giáp. Các thầy muốn chống thì chống đi" !

Ông đại tướng – có lẽ – chỉ dọa chơi, theo thói quen của kẻ lắm quyền thế (thế thôi) chứ cái nhà nước hiện hành ở Việt Nam không đến nỗi quân phiệt, võ biền và thô bạo tới cỡ đó đâu. Họ thiếu gì cách "thuyết phục" hay "khiếp phục" giới tu sĩ mà đâu phải dùng đến súng đạn (nhập cảng) chỉ cần sản phẩm địa phương là cũng đủ ăn rồi :

Sáng hôm 7/6/2024, Mục sư Nguyễn Hồng Quang tâm sự qua FB : "Nhà bị ném mắm tôm… khoảng 10 kg suốt 1 năm".

Hồi đầu tuần, hôm 3/6/2024, RFA cũng ái ngại loan tin :

"Một ngôi chùa của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (gọi tắt là Tăng đoàn) tiếp tục bị kẻ xấu hắt mắm tôm trong đêm, không lâu sau lễ Phật đản bị phá rối ở Huế… Vị sư trụ trì cho hay, họ chửi bới om sòm trước sự chứng kiến của nhiều Phật tử. Sau đó, ông còn thường xuyên nhận được lời đe dọa ‘ra đường coi chừng bị tông xe’ từ một số điện thoại di động".

Hắt mắm tôm hay vứt cứt vào nhà, vào chùa, và đe dọa xe tông (tất nhiên) không phải là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng. Nhà nước, thường khi, vẫn sử dụng những phương cách văn minh và thu phục nhân tâm hơn – thấy rõ :

- Chủ tịch nước trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Giáo hội Phật giáo 

- Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho 2 vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo 

- Hòa thượng Thích Thanh Tứ được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh  

- Thượng tọa Thích Thiện Chiếu được trao tặng Huân chương Lao động 

- Truy tặng Huân chương cho Hòa thượng Thích Thế Long

- Thượng tọa Thích Chân Quang nhận danh hiệu Nhân tài đất Việt

- Thầy Thích Trúc Thái Minh Nhận Bằng Khen  

- Chùa Ba Vàng nhận bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang

Thảo nào mà có vị thức giả nhận xét : "Sau hơn 40 năm, có thể sẽ không cần phải dùng đến xe tăng hay thiết giáp để dẹp bỏ một giáo hội. Bản thân sự suy đồi của giáo hội đó đã đập tan hình ảnh của họ trong mắt công chúng rồi" (Trần Phương, "Khởi điểm suy đồi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam", Tạp Chí Luật Khoa – 05/21/2024).

Ai cũng tưởng vậy nhưng không phải vậy đâu. Tưởng vậy là tưởng tầm bậy và tưởng năng thối. Câu văn thượng dẫn chưa kịp ráo mực thì một ông thầy tu lộ diện, bất ngờ như một vị bồ tát giáng trần, và kỳ diệu như "cơ trời" (hay "điềm trời") vậy : 

"Trong bối cảnh nêu trên, bỗng xuất hiện Thích Minh Tuệ như ánh đuốc nhiệm màu, soi sáng căn hầm hỗn độn, mung lung u tối… Với thân hình gầy còm nhưng dẻo dai phi thường, gương mặt cháy nắng chất phác, nụ cười hiền hậu, lời nói chân thật, mộc mạc và nhất là hành trì tu tập theo Hạnh Đầu Đà đã sáu năm, Minh Tuệ hiển hiện lên là người Việt Nam, tu THẬT. Vì thế hình ảnh Minh Tuệ đã làm rung động hàng triệu con tim, lóe lên niềm tin và hy vọng vào Tam pháp bảo, vào những điều tốt đẹp mà người dân đang khát khao, tìm kiếm" (Mạc Văn Trang, "Cơ Trời", Sài Gòn Nhỏ – 04/06/24).

Ủa ! Chớ "Hạnh Đầu Đà" là "pháp môn" chi (tu tập ra sao) mà có thể biến một vị hành giả thành "một ánh đuốc nhiệm màu" và "làm rung động hàng triệu con tim" – như vậy ?

Trong thông bạch của Hội đồng điều hành Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (đọc được qua FB của Hòa thượng Thích Không Tánh) Tỳ kheo Thích Viên Định cho biết :

"Tu sĩ Thích Minh Tuệ là một người giữ giới luật, tu theo hạnh đầu đà của Phật dạy, không nhà không cửa, không chùa viện, am thất, rày đây, mai đó, ngày ăn một bữa, mặc y phấn tảo, ngủ dưới gốc cây, nơi đất hoang, nghĩa địa, tự do tự tại, không nơi cố định, đúng phẩm hạnh một vị tu sĩ Phật giáo, mọi người ai cũng kính phục, noi theo, công nhận đúng là một tu sĩ Phật giáo, thì còn cần gì phải theo giáo hội này, tổ chức kia cho thêm phiền phức, buộc ràng" ?

minhtue2

Chúa/Phật/Thánh/Thần ơi ! Ổng tu kiểu đó thì xe tăng/thiết giáp kể như là đồ bỏ ? Cứt đái và mắm tôm e cũng không đắc dụng. Bằng khen với bằng tưởng lục thì kềnh kàng quá, bỏ sao lọt vô cái ruột nồi cơm điện. Còn huân chương làm sao đính (dính) vào được y phục "làm bằng những mảnh vải rách" tươm. Và dọa "tông xe" thì e là chuyện lố bịch, đối với vị hành giả đã từng đi (chân trần) xuôi ngược Bắc/Nam – đến đôi ba bận !

Hèn chi mà cả làng Ba Đình (Hà Nội) đều đứng ngồi và ăn ngủ không yên, theo ghi nhận của cư dân mạng :

- Trà Đóa : "Liệu người ta có thể làm gì được một người đã buông bỏ triệt để như đấm vào hư không thôi".

- Le Anh Hung : "Cả một hệ thống hùng mạnh với ‘cơ đồ, tiềm lực, uy tín quốc tế chưa bao giờ được như bây giờ’ mà phải sợ hãi một người chỉ có độc cái ruột nồi cơm điện trên tay, đầu trần chân đất, ngày ăn một bữa. Lạ thay và cũng kỳ diệu thay" !

- Chau Trieu : "Đế quốc nào cũng đánh thắng, kẻ thù nào cũng khuất phục… nhưng lại sợ một khất sĩ không tài sản không vũ khí".

- Inra Sara : "Ông Minh Tuệ đã trồi lên. Sẽ còn nhiều ‘minh tuệ’ khác nữa – ở mọi thành phần, dưới mọi hình tướng, tình huống, cấp độ. Chắc chắn" !

Nếu "chắc chắn" như vậy thì phải "cất kỹ" cái ông khất sĩ này thôi, cho nó chắc ăn – đúng như dự đoán của luật sư Đặng Đình Mạnh : "Dù không hề có chủ đích, nhưng vị hành giả đã là mối đe dọa, thách thức về an ninh đối với chế độ vì khả năng hiệu triệu công chúng một cách tự nhiên, nên sự lộ diện của ông ở nơi công cộng, hoặc ở bất kỳ nơi nào công chúng biết là điều không thể được chấp nhận".

Thế là sư Minh Tuệ (bỗng) biến mất tiêu !

Ngày 5/6, RFA vội vã loan tin : "Sư Thích Minh Tuệ mất tích : Dân biểu Hạ viện California và tổ chức quốc tế bày tỏ quan ngại".

Tiến sĩ Nguyễn Minh Diện cũng lo sốt vó : "Đã sang ngày 6/6/2024, và chưa có bất cứ thông tin, hình ảnh, video nào xác thực Ngài Minh Tuệ hiện ra sao và đang ở đâu. Đã xuất hiện nhiều tin đồn rất lo ngại" !

Cùng với "nhiều tin đồn rất lo ngại", cũng có không ít người bầy tỏ một thái độ an nhiên và bình thản :

- Mạc Văn Trang : "Sứ mệnh của Minh Tuệ xuất hiện một lần trong tháng 5/2024 vậy cũng đủ".

- Doan Thuy : "Dù không thể tiếp tục hành trình Bắc Nam như dự kiến ban đầu nhưng Thầy Minh Tuệ đã hoàn thành xong sứ mệnh lan tỏa Chánh Pháp, thức tỉnh tâm đạo, soi rọi bản ngã và sự giả hình của mỗi người trong chúng ta bằng chính những bước chân khổ hạnh của mình".

- Nguyễn Đình Bổn : "Ông xuất hiện giữa đời như một tia chớp kèm tiếng sấm động đến chân tâm, như một ánh sáng của tuệ nhãn rọi nguyên hình bọn yêu ma đội lốt tu hành. Dù hôm nay ông biến mất hay sẽ xuất hiện ở một nơi nào đó thì ‘việc của ông’ đã hoàn tất".

Những nhận định trên khiến tôi nhớ đến bài kệ của Thiền sư Hương Hải

Nhạn quá trường không

Ảnh trầm hàn thủy

Nhạn vô di tích chi ý

Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

Nhạn bay trên không

Bóng chìm đáy nước

Nhạn không có ý để lại dấu tích

Nước không có ý lưu giữ bóng hình.

Thích Minh Tuệ cũng chả "có ý để lại dấu tích" chi đâu, và chắc cũng chả có "sứ mệnh" gì ráo trọi. Sự xuất hiện của ngài chỉ để chứng thực cái điều giản dị này thôi : Dù ở Việt Nam có xe tăng, đại pháo, cứt đái, mắm tôm (cùng đủ cỡ huân chương, và đủ cách tông xe) chăng nữa, cái chế độ toàn trị ở xứ sở này vẫn không ngăn được sự xuất hiện của một vị bồ tát – ngay giữa ban ngày. Chấm hết !

Tưởng Năng Tiến

(09/06/2024)

Published in Văn hóa

Khất sĩ Thích Minh Tuệ mang đến sự tương phản đáng hổ thẹn cho giới tinh hoa Việt Nam

Mặc dù mang lại nhiều tổn thất cho Đảng cộng sản Việt Nam nhưng Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn không làm thuyên giảm nạn tham ô, hối lộ.

khatsi1

Minh họa của Amanda Weisbrod/RFA - Nguồn ảnh : AP, Adobe Stock

Vào đầu tháng này, nhà cầm quyền Việt Nam đã ép buộc nhà sư theo trường phái tu khổ hạnh Thích Minh Tuệ - người đã trở thành một hiện tượng trên mạng internet - từ bỏ hành trình khất thực dọc chiều dài đất nước đã kéo dài bảy năm của mình.

Nhà cầm quyền nhấn mạnh rằng nhà sư khất thực chân trần này – người đã thu hút hàng ngàn người dõi theo – là một mối đe dọa đối với an toàn giao thông. Nhưng cái tội thực sự của ông ấy là lối sống khiêm nhường, giản dị, trái ngược hoàn toàn với những vụ bê bối tham nhũng làm rung chuyển Việt Nam gần đây.

Trong số các vụ tai tiếng này có vụ tham ô 24 tỷ USD tại Ngân hàng Thương mại Sài gòn (SCB). Chủ nhân của ngân hàng này đã bị kết án tử hình.

Sáu ủy viên Bộ Chính trị - một phần ba trong số ủy viên được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 13 diễn ra vào tháng 1/2021 - đã buộc phải từ chức trong khoảng thời gian từ tháng 12/2022 đến tháng 5 năm nay. Trong số này có 2 chủ tịch nước, một phó thủ tướng, chủ tịch Quốc hội và người đứng đầu Ban bí thư, phụ trách điều hành công việc hàng ngày của Đảng cộng sản Việt Nam.

Việc ông Đinh Tiến Dũng vừa được cho thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội cho thấy vị cựu Bộ trưởng Tài chính này có khả năng sẽ trở thành ủy viên thứ 7 phải rời khỏi Bộ Chính trị.

thangnam0

Sư Thích Minh Tuệ đã đi khất thực khắp Việt Nam trong nhiều năm. Nguồn ảnh : Thinh Nguyen/Facebook

Thêm vào đó, 20 trong tổng số 180 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đã được bầu vào tháng 1/2021 (tương đương với 11%), đã bị buộc thôi việc, chưa kể đến các vị cựu bộ trưởng.

Điều trớ trêu mà ai cũng thấy là sau tất cả các cuộc thanh lọc, trấn áp, người đàn ông xuất hiện ở vị trí chiến thắng lại là người đã bị quay phim khi món ăn bít tết dát vàng trị giá hàng nghìn USD tại một nhà hàng của một đầu bếp nổi tiếng ở London sau khi quan chức này đặt vòng hoa tại mộ của Karl Marx.

Đó đã có thể là sự kết thúc của một sự nghiệp nhưng đối với cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm, cách phòng thủ tốt nhất chính là chủ động tấn công và ông ta đã hạ bệ từng đối thủ của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả - một sự thể hiện tham vọng cá nhân chưa từng có tiền lệ trong một hệ thống vốn tự hào về sự lãnh đạo tập thể.

Nhưng ông Tô Lâm, giờ đây là Chủ tịch nước, đã chỉ làm theo lệnh của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư 80 tuổi của Đảng cộng sản Việt Nam – người vẫn chưa nhận bất cứ trách nhiệm nào về một chiến dịch đã không chỉ tạo ra khủng hoảng về chính trị, gây lo sợ cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn khiến cho Đảng cộng sản Việt Nam yếu hơn về mặt thể chế cũng như mất tính chính danh trong mắt công chúng.

Ông Trọng đã đúng khi nhận định rằng tham nhũng đe dọa tính chính danh của Đảng và ông đã biến chiến dịch "Đốt lò" trở thành trọng tâm trong nhiệm kỳ 13 năm của mình.

Tham nhũng – căn bệnh phổ biến

Tham nhũng là căn bệnh phổ biến và nó đang trở nên tồi tệ hơn ở nhiều góc độ.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tham nhũng từng có thể dự đoán được. Nhưng với số tiền cam kết đầu tư khoảng 36 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2023 và 11 tỷ USD trong quý I của năm 2024, mọi người đều đang muốn có phần. Tham nhũng đang đến từ mọi hướng và ở tất cả các cấp. Nó không còn chỉ là chất bôi trơn để thực hiện các giao dịch, mà bắt đầu trở nên hung hãn và kìm hãm sự tăng trưởng.

Thật khó để thấy rằng các cuộc điều tra về giới lãnh đạo cấp cao đã có hiệu quả. Bằng nhiều hình thức, Đảng đã tạo ra một trò hề từ các cáo buộc tham nhũng xung quanh các lãnh đạo của mình.

Cho đến nay, tất cả sáu ủy viên Bộ Chính trị đều được "hạ cánh an toàn", cho phép được từ chức với cảnh cáo nhẹ và được giữ địa vị, đặc quyền, đặc lợi và tài sản. Chưa có ai bị điều tra hình sự.

khatsi3

Ông Tô Lâm tại lễ tuyên thệ trở thành Chủ tịch nước Việt Nam trong một phiên họp của Quốc hội vào ngày 22/5/2024. Nguồn ảnh : Dang Anh/AFP

Một vài người đã được phục hồi một số hoạt động. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có ảnh đang tham gia cùng với các lãnh đạo khác của Đảng viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước một số cuộc họp quan trọng.

Xét ở góc độ chính trị, ông Trọng đã nhả ra một thứ mà ông mất khả năng kiểm soát. Ông đã phải đứng ngoài nhìn các chiến hữu của mình, trong đó có ứng cử viên kế vị số một, ông Vương Đình Huệ, lần lượt bị đốn hạ.

Chiến dịch "Đốt lò" chống tham nhũng cũng mang đến những thiệt hại lâu dài cho hình ảnh của Đảng.

Chiến dịch này đã phơi bày một sự thật không lấy gì làm vui vẻ. Đó là : Không chỉ có một hay hai "con sâu" trong giới lãnh đạo cấp cao, mà tất tất cả đều dính dáng đến tham nhũng.

Sự thật về các nhà lãnh đạo cấp cao lần lượt được phơi bày ra trước công chúng. Những nhà lãnh đạo này đều đã được kiểm tra, đánh giá trong quá trình thăng tiến của mình. Mỗi người trong số họ đã trở nên giàu có nhờ tiền lại quả, khả năng tiếp cận đất đai hoặc các cổ phần doanh nghiệp mà gia đình và bạn bè nắm giữ.

Thiếu chuyên môn

Trong khi ông Trọng tin rằng tính chính danh của Đảng đến từ các nỗ lực chống tham nhũng thì trong thực tế tính chính danh lại chủ yếu đến từ việc thực hiện công việc.

Việc thanh trừng các nhà kỹ trị có kinh nghiệm, việc bổ sung thành viên cho Bộ Chính trị với số nhân sự mất cân đối (5 trong số 18 ủy viên) từ Bộ Công an vốn có định hướng kiểm soát cũng như sự thiếu kinh nghiệm kinh tế nói chung, đều không làm ông Trọng bận tâm.

Đang có một sự thiếu vắng chuyên môn kinh tế một cách đáng sợ trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao hiện nay của Đảng cộng sản. Tình hình này có thể còn tồi tệ thêm khi ông Dũng buộc phải từ chức. Một ủy viên Bộ Chính trị mới được bổ nhiệm - ông Lê Minh Hưng - có những kinh nghiệm quản lý kinh tế đáng kế nhưng vì đang phải phụ trách công tác nhân sự của đảng, ông này sẽ bận rộn với công việc quan trọng này trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 14.

Các cuộc điều tra chống tham nhũng đã dẫn đến tình trạng ngưng trệ hoạt động chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cần thiết. Lý do là: các quan chức nhà nước cấp trung sợ bị điều tra.

khatsi4

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (người ở giữa) tham dự phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội diễn ra tại Hà Nội ngày 22/5/2023. Nguồn ảnh : Nhac Nguyen/AFP.

Mặc dù Việt Nam vẫn có được tốc độ tăng trưởng GDP đáng ghen tị, chính phủ nước này đang trong năm thứ hai liên tiếp không đạt được mục tiêu kinh tế đề ra. Trong khi đó, các đối thủ trong khu vực lại đang trở nên hấp dẫn hơn.

Những xáo trộn trong bộ máy lãnh đạo cấp cao đã tàn phá hoàn toàn lợi thế về sự ổn định và có thể dự đoán được về chính trị - vốn là một điểm hấp hẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhắm mục tiêu vào một nhóm nhỏ các nhà lãnh đạo sẽ không làm thay đổi bản chất con người. Tham nhũng là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam vì lương nhà nước thấp, quyền sở hữu bất động sản không rõ ràng và đảm bảo, thái độ thao túng, khai thác, vơ vét và đảng cầm quyền tự cho mình đứng trên pháp luật. Không có một nền báo chí tự do và lực lượng xã hội dân sự mạnh, chính phủ Việt Nam sẽ luôn vô trách nhiệm.

Bắt giữ người nói lên sự thật

Trường hợp của ông Trương Huy San đã củng cố luận điểm này.

Được biết đến nhiều hơn với với bút danh Huy Đức, nhà báo độc lập và có tầm ảnh hưởng này đã bị bắt vào đầu tháng 6. Mặc dù đã được tiên lượng trước nhưng việc bắt giữ ông vẫn gây không ít ngạc nhiên bởi ông có quan hệ gần gũi với nhiều lãnh đạo cấp cao.

Những công kích gần đây của Huy Đức về ông Tô Lâm và ông Trọng có thể là giọt nước làm tràn ly.

Vào ngày 26/5, Huy Đức đăng một bài viết trên Facebook với tựa đề "Một đất nước không thể phát triển dựa trên sự sợ hãi". Bài báo phê phán việc vũ khí hóa các cuộc điều tra chống tham nhũng đã đưa ông Lâm lên vị trí chủ tịch nước đồng thời là một ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Tổng bí thư tiếp tới của Đảng cộng sản Việt Nam.

Việc bổ nhiệm ông Lương Tam Quang - đệ tử của ông Lâm - làm Bộ trưởng Bộ Công an, báo hiệu rằng các cuộc điều tra chống tham nhũng sẽ tiếp tục được sử dụng để nhằm vào các đối thủ.

Hai ngày sau đó, Huy Đức chỉ trích chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng là không hiệu quả và phản tác dụng.

Bị truy tố với tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" và "xâm phạm lợi ích của Nhà nước" theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự, Huy Đức đã đi tới một sự thật, đó là: Không có các cải cách về pháp luật và thể chế cũng như không trao tự do cho báo chí, sẽ không chiến dịch chống tham nhũng nào có thể thành công.  

khatsi5

Nhà báo Trương Huy San, hay còn được biết đến với bút danh Huy Đức, trong một chuyến thăm Hà Nội và ngày 10/4/2021. Nguồn ảnh: AFP

Trái ngược với việc củng cố Đảng, ông Trọng đã góp phần phi chính danh hóa nó, phơi bày sự thối rữa trong giới lãnh đạo cấp cao, đồng thời làm chậm lại tăng trưởng kinh tế. Ông cũng đã bóp nghẹt xã hội dân sự và báo chí độc lập - những lực lượng cố gắng buộc giới lãnh đạo Đảng phải có trách nhiệm giải trình.

Ông Trọng đã đổ lỗi cho tất cả mọi người, trừ bản thân mình trong khi tiếp tục định hình Đảng cộng sản trong những tháng trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 14 vào đầu năm 2026. Khi kêu gọi những người khác chịu trách nhiệm đối với những tổn hại họ đã gây ra cho Đảng, ông cũng nên áp dụng một chuẩn mực tương tự đối với bản thân mình.

Thay vì thực hiện các cải cách thể chế, ông Trọng đang nhắm mục tiêu vào một nhà sư khổ hạnh – người đã thu hút được đông đảo người dõi theo và hâm mộ chỉ đơn giản bằng cách đứng hoàn toàn tương phản với giới lãnh đạo quốc gia – những người, bất chấp tinh thần xã hội chủ nghĩa mà họ đã cam kết, đã không còn gắn kết với những giá trị của mình và trở nên sa lầy trong tham nhũng.

Zachary Abuza 

Nguồn : RFA, 21/06/2024

Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.

Published in Diễn đàn
jeudi, 20 juin 2024 17:26

Thầy Thích Minh Tuệ

Thy Thích Minh Tu đi chân đt, mc áo vá, ngày ăn mt ba, ti ng trong nghĩa trang. Li nguyn ca thy : "Con nguyn ước chúc mi người được hnh phúc". Ch cn bước đi thong th, đi không cn ti, nim vui trong ánh mt, trên ming cười ca thy đã đem mt lung gió mát m, an lành cho mi người cùng hưởng.

thayminhtue0

Sư Minh Tu, thế danh Lê Anh Tú.

Thy nói : "Con đi tu là đ cu gii thoát". Thy cho thy ai cũng có th tìm đường gii thoát. Hình nh bao nhiêu người cung kính đi theo thy Thích Minh Tu cho thy đo Pht vn còn sng đng trong xã hi Vit Nam, dù chung quanh vn còn là mt kinh tế tư bn thi sơ khai và đ cao mt ch nghĩa duy vt li thi.

Có nhiu cách hành trì Đo Pht, hàng trăm ngàn cách theo căn cơ mi người. Đc Thích Ca đã ly thí d ba tha rung khác nhau, mi tha rung nên trng ht ging lúa khác nhau. Có người chn sng trong tu vin, có người lên rng sng mt mình, có người chuyên lo đi cha bnh như Pht Thy Tây An. Thy Thích Minh Tu đã tu tp trong chùa nhưng sau cùng chn tu theo Hnh Đu Đà. Thy Minh Tu giúp chúng ta nh li phép tu c truyn này, mà người đu tiên thc hành là Thy Ca Diếp, đ t ln nht ca Pht. Chính đc Thích Ca đã khuyên thy Ca Diếp không nên gi mãi các gii lut Đu Đà nhưng đng ý cho đ t tiếp tc. T đó, nhiu người đã sng theo 12, 13 gii, to thành mt truyn thng đc đáo.

Dù sng trong tu vin hay trong rng, người tu hành vn đi theo cùng mt con đường "gi gii lut". Trong lch s đo Pht đã xut hin nhiu tông phái khác nhau, nhưng hu hết các gii lut đu ging nhau. Thy Minh Tu tu vi bước chân đi ngoài đường, nhưng các gii lut không khác nhng v tu trong chùa. Người ta không th nói tu cách nào chính thng hơn hoc mang li hiu qu cao hơn.

Có câu chuyn hai người bn tu chùa Thuparama, trong th đô cũ ca Sri Lanka, Tích Lan. Mt ông đi lên rng đ tiếp tc tu, mt ông li. Mười năm sau, ông bn "lên rng" tr v thăm tu vin cũ. Hai người cùng đi kht thc vi nhau. Ông tu sĩ trên rng ng ý mi người bn theo mình đến nơi vng lng, thanh tnh hơn. Ông bn sng tu vin cũng mun th cho biết, đng ý. Qua cng thành, ông thong th bước chân hướng đi ra ngoài thành ph, ông tu sĩ trên rng ngc nhiên hi :

- Anh đi đâu ?

- Tôi mi nói rng tôi đi theo anh mà !

- Nhưng anh không tr li tu vin ly vt dng, hành lý ca mình hay sao ?

- Tôi ch có mt cái giường và mt cái ghế, c hai đu thuc v tu vin. Tôi không có cái gì khác.

- Nhưng tôi còn đ li trong chùa my th, mt cây gy, cái ng đng du và cái túi đng dép.

- Anh mi v đây có mt ngày mà được cúng dường nhiu th nh!

Ông tu sĩ trên rng thú nhn : "Anh không cn phi đi vi tôi. Anh đâu thì cũng như trong rng",

Đo Pht không phi ch là mt nim tin mà trước hết là hành đng. Pht t Vit Nam nói "tu hành", tu là mt hành đng. Hành đng đu tiên là ri khi gia đình đ đi tìm đường thoát kh, như chính đc Pht đã bt đu, khi hơn 30 tui. Pht t dùng ch "xut gia" đ gi nhng người đi tu. Nhưng có nhng v b tát, như Duy Ma Ct vn sng trong gia đình.

Đc Thích Ca không phi là người đu tiên đã "xut gia". n Đ, t ngàn năm trước đã có nhng người ri khi gia đình đi "tìm đường gii thoát". Trong nhng năm xut gia đu tiên, Đức Pht đã làm bn vi my v đo sĩ như vy. Phn ln h thuc gii "brahmana", đng cp cao nht ca các tu sĩ chuyên nghip. Thái t Tt Đt Đa có l là mt người xut gia hiếm hoi thuc mt đng cp khác,ksatriya, tng lp nhng nhà cai tr. Kế đến đng cpvaisya, chuyên lo sn xut và thương mi. Sau này, Pht thu nhn các đ t không phân bit đng cp, mt cuc cách mng trong xã hi n Đ.

Mt người xut gia ri b gia đình, sng mt mình đ tu tp, mt truyn thng đã có t trước thi đc Pht. Nhng người đó được gi là sramana (sa môn, phát âm theo ch Pali là samana). Các "sa môn" ch theo đui mt mc đích trong đi là cu tiến, ci thin lâm linh. Cùng thi vi Đc Pht, mt truyn thng khác n Đ là phái "Jain" và mt s chi phái n Đ Giáo cũng xut hin các sa môn như vy. Truyn thuyết k rng khi Thái t Tt Đt Đa đi qua bn cng thành, chng kiến các hin tượng lão, bnh, t, ngài đã gp mt sa môn và thy người đó an lc, hnh phúc.

T trước thi Đc Pht đã có nhng người "t b cuc sng bình thường" (samnyasin), ra khi nhà đ "tm đo". H không còn đóng vai phn t trong mt gia đình cũng như trong c xã hi ; h không làm mt công vic sn xut hay thương mi, sng nh kht thc. Đến thế k th 5 trước công nguyên, phong trào này khá ln khi Đc Thích Ca tham gia, theo Rupert Gethin, giáo sư Tôn giáo n Đ ti Đi hc Bristol, Anh Quc, trong cunThe Foundation of Buddhism.

Thy Minh Tu đang đi theo con đường như Đc Pht ngày xưa. Hin tượng này s nhc nh các Pht t Vit Nam nhìn li mt truyn thng hơn 2.500 năm trước. Mt bài hc hin nhiên ai cũng thy là con người có th sng hnh phúc mà không cn chy đui theo ca ci, danh vng, quyn hành. Thy Minh Tu nhc nh bài hc rt gin d là : "Mi người hãy c gng gi 5 gii : không sát sanh, không trm cp, không tà dâm, không nói di, không ung bia rượu". Ai cũng có th tp theo năm gii, dù vn sng đi bình thường, và thy mình hnh phúc hơn.

Người xut gia có th vào trong rng sng mt mình. Thy Hư Vân, người Trung Hoa trong thế k 19, 20 đã bt đu như vy. Thân ph thy ch có mt con trai, đã cưới cho con hai cô v đ bo đm có cháu ni dõi tông đường. Thy đã thuyết phc c hai cô dâu cùng tiết dc như mình, ri thy b nhà vào sng trong rng. Đến mt ngày, mt v hòa thượng đi qua, khuyên thy nên đến mt tu vin, sng theo các gii lut thì mi hc đo được đy đ, thy đã nghe li, ri tr nên mt đi sư đi ging dy khp nơi, sng đến 120 tui.

Sng trong tu vin, người ta s có cơ hi hc nhng giáo pháp như Tánh Không, như Lý Duyên Khi, vân vân. Nhng người sng mt mình và ch đi ngoài đường s không có cơ hi, t mình khó tìm ra, khó chiêm nghim và thc chng nhng giáo nghĩa sâu xa đó.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 20/06/2024

Published in Diễn đàn
mardi, 18 juin 2024 22:22

Những ngày tháng Năm

Có những ngày tháng không thể nào quên, bởi ngày tháng chứa bão nổi của nhân loại, ngày tháng làm xới tung vỉa quặng lịch sử, ngày tháng làm tan nát tâm can, ngày tháng làm cho cái nhìn của bạn về thế giới trở nên đảo chiều đột ngột, rơi bâng quơ...

thangnam1

Hình ảnh của ngài Thích Minh Tuệ như một cơn sấm động, một tia chớp rạch ngang bầu trời làm lộ ra không biết bao yêu ma quỉ quái.

Có những ngày tháng con người trở nên nhỏ nhoi tội nghiệp trước lịch sử và lịch sử trở nên bé mọn với sự thật, và sự thật trở thành trò chơi lắc léo càng cua...

Những ngày tháng Năm, tháng Sáu trôi qua với cảm thức như vậy, nó vây bủa con người trong cái vỏ bọc kì dị của nó, chưa bao giờ như vậy.

Từ việc cả nước, mà nói chung là cả tôn giáo đang trở nên tệ hại, nhặng xị bởi những kẻ mượn danh thực hành tôn giáo và thực hành lãnh đạo tôn giáo. Điều này khiến người ta nghĩ đến cơ mạt pháp và tuyệt nhiên mất niềm tin, tuyệt vọng đến đỉnh cùng vì những điều tưởng chừng thiêng liêng.

Thế rồi xuất hiện một vị chân tu, vị ấy sinh ra, lớn lên và xuất hiện ngay trong cái chốn mà người ta khó tin rằng có thể xảy ra điều ấy. Vị ấy sinh ra trong môi trường cộng sản xã hội chủ nghĩa, sống và học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, phục vụ quân đội xã hội chủ nghĩa, làm công ăn lương trong cơ chế xã hội chủ nghĩa, đó là chưa muốn nói đến gốc gác xã hội chủ nghĩa mà ba mẹ của vị này đã mang từ phía Bắc vĩ tuyến 17 vào Nam... Có một ngàn lẻ một lý do và cơ sở để nói rằng gia đình của công dân Lê Anh Tú (tục danh của Thầy Thích Minh Tuệ) là một gia đình xã hội chủ nghĩa.

Thế nhưng, chính từ mảnh đất chết này, chính từ mảnh đất thiếu vắng tình người và giàu lòng thù hận, chính từ mảnh đất luôn có sẵn các loại bẫy với đồng loại nhưng không mấy ai dám chìa tay, chính từ mảnh đất mà con người luôn phải nói chuyện với nhau bằng chiếc mặt nạ, gắn một nụ cười mặt nạ với nhau để tồn tại này, hạt mầm từ tâm vẫn đủ sức tồn tại, sinh trưởng và sum suê tán lá, mập mạp thân cây, vững chãi rễ cành.

Cái điều tưởng chừng như không tưởng này đang hiện hữu, ngay trong lòng đất nước xã hội chủ nghĩa, khiến cho hàng triệu con người phải giật mình, đặc biệt là các đảng viên cộng sản. Họ giật mình bởi bỗng dưng xuất hiện một thứ thế lực mềm quá khủng khiếp, nó như vũ bão quét tan mọi thứ giá trị xã hội chủ nghĩa, mọi thứ giá trị vật dục, mọi chủ thuyết vật chất họ dày công xây dựng mấy mươi năm sau khi thừa kế một bề dày khác cả trăm năm, những tưởng làm nên diện mạo, căn cơ cho xứ Việt này.

Và họ giật mình bởi họ những tưởng rằng con người của họ vốn dĩ rất vững chãi về tư tưởng, một loại tư tưởng lấy chủ nghĩa vật dục làm kim chỉ nam, hướng nhân loại đến với các giá trị vật dục... Bỗng có một ngày, một con người na ná vô gia cư, một con người na ná bần cố nông, một con người na ná đấu tranh cho lý tưởng, sống và chết cho lý tưởng, một con người na ná kiên định lập trường... bỗng xuất hiện và khiến cho mọi giá trị chao đảo trong chính họ.

Không thiếu các đảng viên sẵn sàng vứt bỏ hình ảnh khệnh khạng, bệ vệ, và vứt mọi lớp vỏ bọc để đi đến lựa chọn đảnh lễ một vị sư mà giáo hội nhà nước không công nhận.

Và họ thừa hiểu rằng việc chọn hành vi đảnh lễ một vị sư mà trong mắt các nhà kĩ trị và trong mắt của những kẻ có quyền thế trong giáo hội nhà nước là cái gai, là kẻ gây mất ăn mất ngủ... thì chẳng khác nào tự trói chân sự nghiệp của mình, tự biến mình trở thành một cái gai khác trong các đồng chí gồm cả cạo đầu và đầu xanh. Nhưng họ đã chọn như vậy.

Sự lựa chọn của họ đến từ một cuộc đại ngộ, một sự bừng tỉnh trong giá trị tương đương mà lý tưởng của họ lâu nay bị bọc một lớp vỏ không thể nhận biết được, một lớp vỏ không rõ hình dạng nhưng nó lại khiến cho mọi thứ trở nên lu mờ và mất đi nhận dạng. Nói khác đi, hình ảnh của ngài Thích Minh Tuệ như một cơn sấm động, một tia chớp rạch ngang bầu trời làm lộ ra không biết bao yêu ma quỉ quái.

Và song hành với tia chớp này là một cái cây đã mọc lên, một cái cây mà hạt giống của nó là cốt lõi nhân loại, tức Yêu Thương lâu nay bị kìm nén, bị chôn vùi dưới lớp đất đá của các lý thuyết vị kỉ và thực dụng.

Hình ảnh Thích Minh Tuệ như một chứng minh, một phản đề lâu nay thiếu vắng trong hành trình tiến bộ của dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung. Ông lấy cái "không có gì của mình" để chứng minh cho những cái tưởng chừng như chân lý, tưởng chừng như "tất cả" trở thành cái "không có gì".

Và đáng nói là cái "không có gì" của ông chưa bao giờ được lập ngôn để chứng minh cho những mệnh đề đang bị xô ngã. Nó như một cái cây mọc dưới mặt trời, dưới cơn nắng gắt và chói chang, bóng mát của cái cây khiến cho mọi sự nhìn thấy trở nên mềm mại và đáng yêu, trở nên nhẹ nhàng và từ tâm, trở nên bình dị đến độ dung dị, chẳng có gì cả.

Và vô tình hay hữu ý cũng chưa rõ, song hành với câu chuyện Thích Minh Tuệ, có nhiều câu chuyện khác xuất hiện, những câu chuyện thâm cung bí sử, tưởng chừng như con người bình thường không bao giờ chạm tới được bỗng dưng trở thành chuyện khôi hài, chuyện hề, chuyện mua cười rẻ tiền.

Và, cũng chưa bao giờ người ta trở nên ngạc nhiên, bất ngờ, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trong một chuỗi Domino tình cờ, lịch sử trở thành chuyện ngẫu nhiên tình cờ.

Thế giới trong con mắt người hôm nay có thể bỗng dưng ngờ nghệch đáng cười, xô bồ và rẻ rúng, thế giới cứ như một loại hiệu ứng đám đông gây nghi kị và khiến nhiều người bỗng dưng biết mắc cỡ.

Nhưng cũng trong chính cái thế giới xô bồ, hỗn độn ấy lại hàm chứa một thứ gì đó vượt ngoài khả năng dự đoán của con người, vượt ngoài mọi thước đo văn hóa hay nhân cảm. Nó đến một cách đầy đặng và bất ngờ trong bước chân khệnh khạng mà non nớt của nó.

Nó khiến cho mọi qui chuẩn và thước đo về giá trị chính thống cũng như mọi thước đo quyền lực đều trở nên mờ nhạt một cách không có lý do.

Và điều ấy không phải chỉ riêng Thích Minh Tuệ hay một vị nào đó làm được. Nó chỉ cho thấy rằng các giá trị chân như, các giá trị thật của nhân loại vẫn có chỗ đứng riêng của nó, một chỗ đứng đầy cô đơn và huyền nhiệm, một chỗ đứng mang hình hài và sức sống riêng.

Chưa bao giờ có một mùa hạ giàu ý nghĩa và độc đáo, bất ngờ như mùa hạ năm nay. Vẫn còn biết bao điều ở phía trước. Cuộc đời tươi đẹp cho dù nhân loại không thiếu kẻ ăn thịt người, cuộc đời tươi đẹp cho dù hơn ba phần tư đã phủ gai góc của tâm địa hiểm ác, cuộc đời tươi đẹp bởi các giá trị thật của nhân loại vẫn luôn được đón nhận theo đúng cách thế của nó.

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 18/06/2024

Published in Diễn đàn

Bạch hóa ngày tháng sanh của ông Lê Anh Tú và tên ngôi chùa cụ thể là bước đầu tiên nên làm

Trước khi trở thành "hiện tượng tôn giáo" có một không hai về việc đi khất thực theo trường phái Hạnh Đầu Đà, ông Thích Minh Tuệ đã nhiều lần làm việc này nhưng không gây tăm tiếng và tai tiếng nào cả.

hanhdauda1

Thích Minh Tuệ đi khất thực theo trường phái Hạnh Đầu Đà

Theo wikipedia cho biết [1] : Ông Lê Anh Tú sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn (có nguồn ghi xã Kỳ Tân), huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Ông Tú là con thứ hai trong một gia đình có bốn người con. Năm 1994, ông ta cùng gia đình chuyển đến xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai lập nghiệp. Ông Tú lấy pháp danh là Thích Minh Tuệ, từng có thời gian ngắn tu tại chùa nhưng mập mờ về tên chùa. Trước đó, ông Tú là một địa chính viên.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin [2] : Ngày 10/6/2024, thiếu tướng Rah Lan Lâm - giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, xác nhận Công an tỉnh đã cấp căn cước công dân cho ông Lê Anh Tú (thường gọi Thích Minh Tuệ). Ông Tuệ nhận căn cước công dân vào chiều ngày 8/6/2024. 

Điều lẽ ra nên làm - khi giao căn cước cho công dân - phía công an tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ nên trình bày rõ ràng ngày tháng năm sinh của Lê Anh Tú, bởi vì muốn hay không, ông Tú đã là "người của công chúng", với sức ảnh hưởng có thật, tính trên con số hàng triệu người ngưỡng mộ gần 2 tháng qua. 

Chi tiết hóa rõ ràng và thật về ngày tháng ông Tú chào đời, sẽ trở thành yếu tố quan trọng căn bản và đầu tiên. Nếu quả thật, ông ta sanh trùng ngày với ông Hồ Chí Minh, truyền thông sẽ khẳng định ngay sự trùng hợp ngẫu nhiên, để đánh tan dư luận, tính cho đến nay vẫn mập mờ và càng tạo cơ hội cho những "đám mây mù" về nhân thân ông Tú lẩn khuất quanh ngày 19 tháng Năm mà vô số người thêu dệt, lồng ghép tựa như ông ta là hiện thân của ông Hồ Chí Minh. Trong trường hợp, ông Tú sanh khác ngày 19/5, sự việc lồng ghép, cố tình gây nhiễu loạn nhơn tâm càng bị đánh bạt tất thảy.

Bên cạnh ngày tháng năm sanh, giới công an cũng nên làm rõ quãng thời gian ông Tú đã từng xuất gia tại chùa nào với thời gian bao lâu. Chi tiết căn bản này và chi tiết ngày tháng chào đời của ông Lê Anh Tú là điều rất cần làm rõ, trong hoàn cảnh hiện nay. Bởi việc ông Tú gọi là "tự nguyện" dừng khất thực và "ẩn tu" ngỡ mọi chuyện đã xong. Nhưng tin mới nhứt vào ngày 13/6/2024 của báo Thanh Niên [3] cho biết "Hàng ngàn lượt người đổ về nơi tu tập của ông Thích Minh Tuệ" cho thấy, người dẫn vẫn săm soi và bám sát ông Lê Anh Tú, không khác một báu vật thất lạc vừa được tìm lại.

Việc nói trên quá dễ nhưng rất tiếc giới công an và báo chí không làm để [4] "mong mọi người cũng việc ai nấy làm" từ ông Lê Anh Tú được như ý nguyện - như báo Dân Trí đưa tin ngày 12/6/2024.

Gần nửa thế kỷ, tính từ năm 1975, hầu như người dân nào cũng tỏ tường, khi sống trong xã hội Việt Nam ngày nay :

1. Không hình thành tổ chức nếu Đảng cộng sản Việt Nam không cho phép.

2. Không tụ tập đám đông mang tính chính trị và mang tính tôn giáo nếu Đảng cộng sản Việt Nam không cho phép.

Ngày 12/6/2024, đài RFA đăng trên fanpage dòng status [5] : Dân biểu Mỹ Michelle Steel lên án hành xử của chính quyền Việt Nam với sư Thích Minh Tuệ.

Ngày 14/6/2024, báo Công an Nhân dân có bài [6] "Minh chứng phản bác các nhận định sai lệch trong "Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2024" của USCIRF", trong bài báo này khẳng định : "...Ngày 1/5/2024, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) - một tổ chức do Chính phủ Mỹ lập nên đã công bố cái gọi là 'Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024' với những thông tin phiến diện, sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam…".

Tóm lại, bạch hóa ngày tháng ông Lê Anh Tú chào đời, cùng việc tu hành tại ngôi chùa nào trước khi đi khất thực, chắc chắn sẽ là bước đầu tiên để dân chúng hiểu rõ ông Lê Anh Tú chỉ là người phàm đang tự tu học như Thích Minh Tuệ đã tuyên bố rõ ràng.

Nam Gia

Nguồn : RFA, 14/06/2024

[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch_Minh_Tu%E1%BB%87

[2] https://tuoitre.vn/video/ong-le-anh-tu-thich-minh-tue-nhan-can-cuoc-cong-dan-162518.htm

[3] https://thanhnien.vn/hang-ngan-luot-nguoi-do-ve-noi-tu-tap-cua-ong-thich...

[4] https://dantri.com.vn/xa-hoi/ong-thich-minh-tue-mong-moi-nguoi-cung-viec-ai-nay-lam-20240612125854760.htm

[5] https://www.facebook.com/RFAVietnam/posts/pfbid0okqp7YDTxJFdU8BsfS7GwZhe...

[6] https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/minh-chung-phan-bac-cac-nha...

*****************************

Thầy Thích Minh Tuệ, trùng trùng kiếp nạn "tự do tôn giáo Việt Nam"

Gió Bấc, RFA, 13/06/2024

Theo Tây Du Ký, Đường Tăng phải vượt qua 81 kiếp nạn mới được Niết bàn. Nước Đại Đường xưa kém văn minh chưa có tự do tôn giáo nên vua Đường Thái Tông trao văn điệp và bát vàng, bạch mã cho thầy Huyền Trang đi thỉnh Kinh mà không xét lý lịch xem thầy có đăng ký với giáo hội hay chưa. Điệp văn cấp để giao thiệp đối ngoại, còn trong nước khắp nơi thầy đi qua chính quyền đều cung thỉnh. Kiếp nạn của Huyền Trang chỉ do bọn yêu ma.

duongtang1

Thầy Huyền Trang đi thỉnh Kinh, phải vượt qua 81 kiếp nạn mới được Niết bàn.

Ở Việt Nam tự do tôn giáo hiện nay, nhà sư đầu trần chân đất, bị kiếp nạn ngay từ chính triều đình và giáo hội. Chỉ trong vòng nửa tháng qua, thầy Minh Tuệ đột nhiên hai lần đột ngột "tự nguyện ẩn tu" : đêm 2 rạng 3/6 và đêm 13/6. Từ Huế, 72 vị đồng tu bỗng nhiên được phép màu Cân Đầu Vân của Tôn Ngộ Không đưa đi tản mác kẻ ra Hà Tỉnh, Nghệ An, Thanh Hóa, người vào tận Quảng Nam, Bình Định chỉ trong đêm 2/6. Sau kiếp nạn tan đàn lạc nghé, một số vị đồng tu lại tiếp tục bộ hành hàng trăm cây số tìm nhau, tìm thầy. Sau 5 ngày ẩn tu bí mật để làm căn cước công dân, thầy Minh Tuệ bất ngờ xuất hiện trên VTV qua hai clip trả lời phỏng vấn đầy tranh cãi về sự trung thực, cắt ghép về bối cảnh và nội dung câu chuyện. Các đoạn đối thoại chắp nối rời rạc giữa người hỏi kiêm bình luận và người trả lời.

Như để chữa cháy, truyền thông nhà nước đưa hai clip có vẻ chân thực hơn về Thầy Minh Tuệ nhận căn cước công dân và phóng viên báo Người Lao Động phỏng vấn. Xâu chuỗi nội dung các clip cho thấy phía truyền thông nhà nước gợi ý cài cắm để thầy Minh Tuệ thừa nhận tự nguyện ẩn tu và dừng bộ hành do tác hại của việc tụ tập đông người. Thậm chí gợi ý tạo điều kiện cho Thầy đi Ấn Độ thăm quan đất Phật. Thầy Minh Tuệ trước sau khẳng định nguyện vọng muốn bộ hành tu tập hạnh Đầu Đà. Thầy cũng thật thà ý nhị bộc lộ từng có ước mơ bộ hành sang Ấn Độ. Lời lẻ nhẹ nhàng ấy cho thấy ý chí của Thầy chưa bao giờ muốn ngừng bộ hành, ẩn tu. Dù sao, những hình ảnh cho thấy chừng như chính quyền đã cởi mở đồng thuận cho thầy Minh Tuệ tiếp tục tu tập trong sự quản lý của địa phương.

Thông tin trên mạng cho thấy, thầy Minh Tuệ dọn dẹp căn chòi nhỏ trong vườn sầu riêng của người em út, nơi thầy từng ở nhiều năm trước để làm nơi cư trú và tiếp đón phật tử, người đồng tu.

Tiếp đó, trong ba ngày 11,12, 13/6 thầy được đi khất thực hạn chế vài tiếng đồng hồ trong không gian thôn xã của làng quê nơi cư trú. Khu vực này được bảo vệ chặt chẻ bởi nhiều chốt công an nhưng tiếng vang nhanh chóng thu hút hàng ngàn phật tử khắp nơi kéo về chiêm bái. Dù đây là một xả hẻo lánh của Gia Lai nhưng Phật tử đứng ven đường và đi theo thầy Minh Tuệ dài hàng cây số. Nhiều đoàn Phật tử khắp nơi đã đổ về Gia Lai làm tự thiện. Xe khách, máy bay và khách sạn ở Gia Lai cháy vé. Có người còn mau mắn nghĩ đến việc chớp thời cơ phát triển Gia Lai thành trung tâm du lịch tâm linh.

Ngày 13/6 các thầy Minh Nhuận, Tuệ Minh, Minh Tạng, Minh Chiến đã lần lượt tới được Gia Lai và được tin đã gặp thầy Minh Tuệ. Nhóm các thầy Giác Ngộ, Minh Tự… đang bộ hành trên đèo Lò Xo cách Gia Lai 200km được xe biển xanh của Công an đón để đưa về Gia Lai gặp thầy Minh Tuệ theo nguyện vọng. Cứ ngỡ như sau chặng đường dài hàng trăm cây số tìm kiếm các thầy sẽ gặp nhau nhưng tiếp đó có nhiều dấu hiệu bất thường. Nhóm các thầy Minh Trí, Chơn Trí, Minh Thành cũng đang bộ hành trên đèo Lò Xo thì không còn tin tức.

Sư A Na cùng đi với hai bạn đồng tu mới bỗng dưng mất tích gần một cây xăng. Hai người đồng tu đón xe đò bỏ dở hành trình.

Trong đêm này, em trai thầy Minh Tuệ chủ mảnh vườn sầu riêng nơi thầy Minh Tuệ nương náu lại thông báo Minh Tuệ đã ẩn cư nơi khác. Chắc hẳn lần này sẽ ẩn tu lâu hơn và mức độ tan đàn lạc nghé sẽ triệt để hơn.

Xâu chuỗi các sự kiện có thể thấy rằng có kế hoạch liên hoàn phổi hợp. Có người tung tin qua các Youtuber, mượn lời sư Minh Nhuận kêu gọi các bạn tìm xe đi về Gia Lai. Có người truyền tin, tìm xe cho các thầy và "tình cờ" xe Công an trờ tới đón. Chiến dịch "tự nguyện ẩn tu" đêm 2/6 hàng trăm người bủa lưới vây một điểm nghỉ đêm của các sư. Chiến dịch ngày 13/6, do các thầy tản mác nhiều nhóm, nhiều nơi, màn lưới "tiếp đón" giăng rộng từ Gia Lai lên đến đèo Lò Xo và nhiều nơi khác kéo dài hàng trăm cây số. Quy mô gấp nhiều lần so với trước. Nếu cựu tướng Đỗ Hữu Ca Hải Phòng có mặt ông sẽ khen "Đây là trận đánh tuyệt đẹp". Có lẽ nguyện vọng tiếp tục bộ hành tu tập theo hạnh Đầu Đà của thầy Minh Tuệ và các đồng tu sẽ là thách thức khó có thể vượt qua.

Sư Minh Tuệ độc hành từ năm 2019, không nhận cúng dường tiền bạc, chìm lỉm giữa đất nước tự do tôn giáo phát triển với làn sóng chùa to - Phật lớn, cúng dường tiền chẵn… nên chỉ bị những kiếp nạn lẻ tẻ : người ta không cho ăn, xô đuổi, đánh vào mặt… Phẩm hạnh từ bi vô lượng thầy cầu mong cho người ta hạnh phúc nên kiếp nạn ấy đều qua.

Ấy nhưng khi giới truyền thông xã hội phát hiện, phật tử sùng kính, dư luận chú ý ngày càng tăng thì kiếp nạn của ngày càng lớn.

Tinh thần xả ly tuyệt đối, theo hạnh Đầu Đà rủ bỏ thế danh, đốt bỏ giấy tờ tùy thân, xem cha mẹ ruột bình đẳng với bao nhiêu người khác, không vướng mắc trong giáo phái, tự viện nào chỉ tu theo lời Đức Phật, thầy Minh Tuệ đã vướng vào kiếp nạn căn bản nhất của "tự do tôn giáo Việt Nam", tu mà không đăng ký với giáo hôi quốc doanh của nhà nước. Thầy Minh Tuệ không phải người đầu tiên cũng không phải cuối cùng.

Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất ra đời từ năm thập kỷ 1960, Phật giáo Hòa Hảo thuần túy ra đời từ năm 1939 đến nay vẫn bị đàn áp lên bờ xuống ruộng vì cái tội không đầu phục quốc doanh, ông cụ Lê Tùng Vân hơn 90 tuổi còn bị quy chụp giả sư, loạn luân. Thầy Minh Tuệ không thể thoát vòng kim cô đó. Giáo hội tuyên án Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập ở bất kỳ cơ sở nào mặc dù cả thế giới ngưỡng mộ phẩm hạnh Đầu Đà của ngài Minh Tuệ. Một tiến sĩ cao tăng quốc doanh không nhận cúng dường tiền lẻ gọi ông là "thằng ba trợn". Thượng tọa Thích Minh Đạo chỉ vì tình thật, tán thán phẩm hạnh của ông đã bị cấp trên cho "tự nguyện từ chức", quỳ lại sám hối chư tăng và biệt chúng nhập thất ngay trong lúc an cư kiết hạ.

Phẩm hạnh của sư Minh Tuệ như tấm gương làm lộ mặt ma tăng, sàm tăng đang đầy rẩy chi phối giáo hội quốc doanh tạo ra dư luận phản cảm. Pháp tu khổ hạnh của sư như luồng ánh sáng mầu nhiệm soi vào hố đen tham lam hôn ám, đã đập bể nồi cơm cúng dường phước báu của chư vị quan tu. Báo Giác Ngộ đã có bài than thở Vì sao nên nỗi ? Cái nỗi ấy là "Chùa dạo này vắng quá !" (1).

Với thể chế độc tài, tiếng vang, sự ngưỡng mộ quá lớn, quá mạnh mẽ của công chúng với thầy Minh Tuệ là điều không thể chấp nhận, không thể tồn tại trong nền "tự do tôn giáo Việt Nam". Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ sáng lập đạo Phật giáo Hòa hảo đã "vắng bóng" từ năm 1947 khi đi họp với Việt Minh bàn việc hợp tác kháng chiến ở Đốc Vàng. Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập hệ phái Khất sĩ cũng vắng bóng từ năm 1954 ở Cái Vồn. Tiếng tăm da thịt của nữ hoàng nội y Ngọc Trinh cũng đủ cho em cái án tù lãng nhách. Ngay trong đảng, đệ nhất khai quốc công thần, đệ nhất danh tướng "Điện Biên Phủ chấn động năm châu rung động đia cầu" cũng có lúc bị làm nhục nên có thơ rằng "Ngày xưa đại tướng cầm quân, ngày nay đại tướng cầm quần chị em".

Vì vậy, cách tu hành và phẩm hạnh từ bi hỉ xả của thầy Minh Tuệ càng cao quý, càng được kính ngưỡng thì càng nguy hiểm cho nhục thân của Thầy.

Có người cho rằng cái xử sự nhẹ nhàng với thầy Minh Tuệ sau ngày 2/6 là nhờ trận lôi đình hơn 10.000 tia sét đánh vào Hà Nội ngày 5/6 và cơn mưa như hồng thủy ở Đại Nội Huế ngay trước giờ khai mạc Festival. Các quan chức anh minh thời nay vốn thiếu niềm tin vào sự thiện lương, chân lý nhân quả nhưng thừa mê tín vào phước báo theo biện luận của đám ma tăng. Thầy bói Hồ Hữu Hòa đã xuyên thủng lá chắn cấp hàm tướng tá. Mộ Võ Thị Sáu luôn tấp nập hương hoa cúng vái. Bái Đính, Ba Vàng đầy rẫy cây cổ thụ mang tên lãnh đạo.

Nhà tu mang tầm quốc tế như hòa thượng Huyền Diệu Tiến sĩ khoa thần học tại Đại học Sorbonne, Pháp, Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo quốc tế Lâm Tỳ Ni hết lời tán thán thầy Minh Tuệ (2).

Bách Khoa Toàn Thư mở Wikipedia vinh danh Thích Minh Tuệ và ghi nhận rằng "Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chấp nhận gọi ông là "tu sĩ Phật giáo", tuy nhiên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất công nhận điều này và khen ngợi ông hội đủ phẩm hạnh cho danh xưng đó. Đồng tình với việc gọi Thích Minh Tuệ là tu sĩ, dù chính ông không tự nhận mình như thế, các nhà quan sát nhận định việc đánh giá một cá nhân có phải là tu sĩ hay không không phụ thuộc vào sự đồng ý của bất kỳ tổ chức nào" (3).

Quyền lực thế tục của nhà nước cộng sản có thể bôi đen thêm lần nữa mỹ từ "tự do tôn giáo Việt Nam" bằng cách giam hãm hành hạ nhục thân, quyền tự do của thầy Minh Tuệ, thậm chí có thể làm Thầy "vắng bóng". Nhưng tấm gương sáng trong và pháp hành chánh đạo của Thầy đã khai mở, lay động tâm từ chỉ ra con đường chuyển hóa tham sân si hướng đến sự an nhiên giải thoát. Giá trị ấy không thể đảo ngược !

Có người hỏi nếu ai đó xin Thầy một phần thân thể thầy sẽ làm sao ? Minh Tuệ trả lời "Con chỉ xin được 10 ngày để thanh lọc cơ thể thật tinh khiết. Sau đó ai muốn lấy gì cứ lấy !". Với đại nguyện tận hiến ấy thì khó thách thức nào cưỡng ép được.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 13/06/2024

1.https://giacngo.vn/vi-dau-ra-noi-nay-post70771.html

2. https://www.niemphat.vn/ht-thich-huyen-dieu-noi-ve-su-thich-minh-tue

3.https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch_Minh_Tu%E1%BB%87

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2