Sự lo lắng của ASEAN tăng lên trên cả ba chiều kích – bị cuốn vào cuộc xung đột ở Myanmar, buộc phải "chọn phe" và có thể bị gạt sang bên rìa. Vai trò trung tâm của ASEAN dường như không còn phù hợp với các thách thức cấp bách của thời đại.
- Reuters
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bắt đầu "Mùa Thượng đỉnh" vào các ngày 26, 27 và 28/10, đối mặt với một loạt các trắc nghiệm lịch sử. "Mùa thượng đỉnh" lần thứ 38 và 39 năm nay của ASEAN phải xử lý hàng loạt các vấn đề gay cấn. Trong một bài viết đăng trên mạng của Tổ chức "Asia Society" (AS) ngày 18/10/2021, Giám đốc Điều hành của AS tại Úc Richard Maude đã chỉ ra một số thách thức lớn mà ASEAN phải hứng chịu, ngay cả sau khi kết thúc các Hội nghị. Dưới đây chỉ tóm lược hai di sản nặng nề nhất : Khủng hoảng Myanmar gây ra cho ASEAN sẽ kéo dài và vai trò trung tâm của ASEAN sẽ bị suy giảm tiếp [1].
Ngày 16/10/2021, chính quyền quân sự Myanmar đã đổ lỗi cho Liên hiệp Châu Âu (EU) và Mỹ về việc bị ASEAN tẩy chay và bị trục xuất khỏi Thượng đỉnh ASEAN cuối tháng. Sau khi các nước Đông Nam Á công bố quyết định không mời lãnh đạo quân sự tham dự Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến, chính quyền Naypyidaw ngay lập tức đã gay gắt lên án việc ASEAN không tôn trọng truyền thống đồng thuận và nguyên tắc không can thiệp, đồng thời "tố cáo" ASEAN đã chịu tuân theo sức ép từ EU và Hoa Kỳ. Trên trang Facebook của mình, Bộ Ngoại giao Myanmar dưới sự kiểm soát của chính quyền quân sự cho rằng, quyết định của ngoại trưởng chín nước trong khối ngày 15/10 đã được đưa ra mà không có sự đồng thuận và đi ngược lại các mục tiêu của ASEAN và các nguyên tắc của Hiến chương ASEAN.
Trong một thông báo của Chủ tịch đương nhiệm ASEAN là Brunei, cũng vào ngày 16/10, cuộc họp khẩn cấp của các Ngoại trưởng ASEAN hôm 15/10 đã quyết định sẽ mời một "đại diện phi chính trị" từ Myanmar đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của khối. Tuyên bố của khối không nêu đích danh Thống tướng Min Aung Hlaing hoặc đại diện "phi chính trị" sẽ được mời thay thế ông nhưng ghi nhận quan điểm gay gắt của chính quyền quân sự Myanmar. Đối với giới phân tích, động thái hiếm hoi của ASEAN hôm 15/10 là một bước ngoặt lớn trong nỗ lực của Hiệp hội Đông Nam Á nhằm đối phó với thành viên Myanmar, đã không thực hiện những lời hứa với toàn khối. Trên mạng Twitter, Aaron Connelly, một nhà phân tích Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhận định, động thái tẩy chay của ASEAN là một "bước đột phá thực sự đối với ASEAN và các lực lượng chống tập đoàn quân sự Myanmar" [2].
Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing hôm 27/3/2021. Reuters
Theo chuyên gia này, ASEAN đã khôi phục uy tín của nền ngoại giao ASEAN và tước đi cơ hội để tập đoàn quân sự Myanmar phô trương mình như một chính quyền hợp pháp. Tập đoàn này nuôi ý đồ lợi dụng các giao thiệp với ASEAN để làm nản lòng phong trào phản kháng trong nước. Nhiều nhà phân tích hoan nghênh quyết định chưa từng có tiền lệ của ASEAN, cho rằng đó có thể là một bước ngoặt trong có gắng gây áp lực lên tướng Min Aung Hlaing và tập đoàn quân sự Myanmar. Cuộc họp các nhà lãnh đạo ASEAN hồi tháng 4 đã nhất trí về "Đồng thuận 5 điểm" để đối phó với khủng hoảng : chấm dứt ngay lập tức bạo lực, đối thoại giữa tất cả các bên để tìm kiếm một giải pháp hòa bình, bổ nhiệm một đặc phái viên của chủ tịch ASEAN để giúp làm trung gian cho cuộc đối thoại như vậy, chuy ến thăm của đặc phái viên và cung cấp hỗ trợ nhân đạo.
Đến đầu tháng 8, ASEAN vẫn chưa thể đạt được đồng thuận về việc cử ứng cử viên nào làm đặc phái viên, khi Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei Erywan Yusof được bổ nhiệm. Vào tháng 9, ASEAN đã tài trợ vật tư và thiết bị y tế trị giá 1,1 triệu USD cho Hiệp hội Chữ thập đỏ Myanmar, đợt hỗ trợ nhân đạo đầu tiên đã được lên kế hoạch. Nhưng chính quyền Napydow đã ngăn chặn bất kỳ tiến độ nào đối với các yếu tố thực chất hơn của bản kế hoạch năm điểm, bao gồm cả việc đặt ra các điều kiện không thể chấp nhận được đối với chuyến thăm của Erywan. Sự thất vọng với lập trường cứng rắn của chính quyền quân phiệt đã bùng lên tại một cuộc họp khẩn cấp của các ngoại trưởng ASEAN vào ngày 15/10 tuần qua.
Đối mặt với viễn cảnh không lấy gì làm thoải mái trong các giao tiếp giữa lãnh đạo cuộc đảo chính Min Aung Hlaing với các Nguyên thủ ASEAN và Nguyên thủ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại các Thượng đỉnh, ASEAN đã đưa ra một quyết định được cho là mạnh mẽ nhất trong lịch sử từ trước tới nay của khối này. Đây là bước đi hiếm hoi và quan trọng của chín nước trong khối. Ngược lại, phản ứng nhanh chóng và gay gắt của tập đoàn quân sự, những cáo buộc không mấy thuyết phục của tập đoàn này rằng, hành động của khối trái với các nguyên tắc của Hiến chương ASEAN và làm suy yếu "sự thống nhất" của khối vào thời điểm cạnh tranh chiến lược, cho thấy vấn đề Myanmar sẽ con đeo đẳng ASEAN dài dài [3].
Sự lo ngại của ASEAN về "vai trò trung tâm" đối với hợp tác và đối thoại kinh tế, chính trị và an ninh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang gia tăng khi cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng khốc liệt. Quan hệ đối tác mới với AUKUS là một lời nhắc nhở hiển nhiên – từ một số nước, đặc biệt là Indonesia và Malaysia – tuy không hẳn là thoải mái trong kỷ nguyên tới. AUKUS vừa ra đời nhưng đã vang vọng khắp mọi nơi. Đông Nam Á hiểu rằng quan hệ đối tác mới này chỉ là một phần của những động lực lớn hơn nhiều. Các liên minh của Hoa Kỳ với Úc và Nhật Bản ngày càng được củng cố như những bức tường thành chống lại sự xâm lược của Trung Quốc. Bộ Tứ thông qua cả quyền lực cứng lẫn mềm tìm kiếm sự cân bằng với Bắc Kinh và xây dựng một trật tự khu v ực đa cực an toàn cho các nền dân chủ. Sự lo lắng của ASEAN ngày càng tăng trên cả ba chiều kích – bị cuốn vào cuộc xung đột ở Myanmar, buộc phải "chọn phe" và có thể bị gạt sang một bên. "Vai trò trung tâm" của ASEAN rõ ràng không còn phù hợp với các thách thức cấp bách của thời đại.
Tuy nhiên, ASEAN chưa từng được xây dựng để quản lý cuộc cạnh tranh giữa các đại cường và cũng không có ý định làm điều này. Thay vào đó, nhiệm vụ đối với ASEAN là tìm kiếm sự chung sống hiệu quả với các "tiểu đa phương" mới như AUKUS, QUAD (Bộ Tứ) và các tập hợp khác. Nhiệm vụ này là cần thiết và khả thi. Các cấu trúc đa tầng này đều nhận ra tầm quan trọng của một ASEAN vững mạnh. Về phần mình, ASEAN phải chấp nhận thực tế là các nước Bộ Tứ có quyền được đưa ra lựa chọn riêng khi đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền của họ và đáp lại những lo ngại chính đáng về chính sách đối ngoại chiến lang và hiện đại hóa quân sự trên quy mô lớn của Trung Quốc. Điều này dẫn đến Đông Nam Á sẽ là một vùng khó khăn hơn, căng thẳng nhiều hơn. ASEAN không có lựa chọn nào khác ngoài việc thích ứng để "chịu trận"[4].
Một số nước trong ASEAN âm thầm ủng hộ các nỗ lực duy trì sự cân bằng quân sự trong khu vực. Một số khác, phản ứng theo bản năng, đổ lỗi cho tất cả mọi người, trừ Trung Quốc, vì đã làm xáo trộn hòa bình. Những nước này thậm chí còn né tránh cả việc đưa ra những lời chỉ trích công khai đối với Bắc Kinh. Đây không phải là vấn đề do "chọn phe" gây ra. ASEAN từng kêu gọi, như Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan đã tuyên bố trước đây, hãy để cho Hoa Kỳ và Trung Quốc tự quản lý lấy cạnh tranh của họ một cách có trách nhiệm và hãy để các cường quốc bên ngoài tham gia vào khu vực "dựa trên giá trị của chúng ta, thay vì bắt chúng ta nhìn nhận mọi việc qua lăng kính của cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung ".
ASEAN muốn thuyết phục Chính quyền Biden lắng nghe mình. QUAD vẫn tìm cách đáp ứng lời kêu gọi của khu vực, với trọng tâm là đóng góp vào các hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là trong việc chống lại đại dịch và cung cấp vắc-xin. Các quốc gia thuộc nhóm QUAD đã có những đóng góp đáng kể cho các dự án và sáng kiến được thực hiện dưới ngọn cờ ASEAN, như cơ sở hạ tầng, thành phố thông minh và quản lý sông Mekong. Một số quốc gia có thể chứng minh thêm uy tín của khối bằng cách hành động nhiều hơn nữa để mang lại sức sống cho "Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương" (AOIP), một sáng kiến do Indonesia dẫn dắt nhằm củng cố các hành vi chuẩn mực vì hòa bình khu vực và khuyến khích hợp tác trong phát triển bền vững và kết nối.
Thách thức của ASEAN ở Myanmar thúc đẩy khối này phải sớm tìm ra "phương thức mới" để đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai. ASEAN đã đưa ra nhiều sáng kiến về phương thức mới, đặc biệt là ý tưởng xây dựng mô hình "ASEAN trừ X" [5]. Mô hình này từng được áp dụng trong lĩnh vực kinh tế, nay có thể mở rộng để cho phép một nhóm nhỏ các nước hành động trong một cuộc khủng hoảng lớn như Myanmar. Tại đấy, xung đột đẫm máu và đau khổ vẫn tiếp tục đổ lên đầu dân chúng. Hội đồng Quản lý Nhà nước (SAC) không hề quan tâm đến đối thoại thực sự cũng như bất kỳ "giải pháp" nào mà không theo các quy tắc của tập đoàn tiếm quyền. Quân đội tin rằng phe đối lập suy sụp, trong khi Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) của phái bị lật đổ đã tuy ên bố một cuộc "Chiến tranh Nhân dân" chống lại chế độ quân phiệt. Còn đâu không gian cho các bên để thỏa hiệp ?
Gia Cát Tường
Nguồn : RFA, 22/10/2021
Cuối tháng này, nếu chín nhà lãnh đạo của khối ASEAN loại Chủ tịch-Thống tướng Min Aung Hlaing của Miến Điện ra khỏi Hội nghị cấp cao của khối, thì đó sẽ là bước tiến lớn đối với ASEAN. Phải chăng tổ chức này sắp bước vào kỷ nguyên AUKUS với quyết tâm xóa bỏ xú danh cũ "Câu lạc bộ của các nhà độc tài" ?
Chủ tịch-Thống tướng Miến Điện Min Aung Hlaing, kẻ cầm đầu nhóm đảo chính quân sự có thể bị loại khỏi Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào cuối tháng 10 này, nếu Myanmar vẫn từ chối hợp tác với Đặc phái viên của khối. Tân Ngoại trưởng của Malaysia hôm 4/10 đã tweet công khai như thế. Các nước Đông Nam Á đã thảo luận về việc không mời người đứng đầu quân đội Myanmar tham dự Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng 10 này, do không đạt được tiến bộ nào trong lộ trình đã thống nhất để khôi phục hòa bình ở quốc gia bị xung đột này. Erywan Yusof, Đặc phái viên của khối tại Myanmar, cho biết trong một cuộc họp báo tuần trước, việc chính quyền Myanmar không thực thi "thỏa thuận 5 điểm" mà họ đã đồng ý với ASEAN hồi tháng 4 được coi "tương đương với việc nuốt lời hứa" [1].
Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh quân đội Myanmar dự một hội nghị về an ninh quốc tế ở Nga hôm 23/6/2021 - AFP
Sau cuộc họp trực tuyến của 10 Ngoại trưởng ASEAN vào ngày 4/10, Ngoại trưởng Saifuddin Abdullahcho cho biết trong một bài đăng trên Twitter rằng, Malaysia đã bày tỏ sự thất vọng do sự thiếu hợp tác của quân đội Myanmar với Đặc phái viên Erywan. Trên Twitter, Ngoại trưởng Saifuddin viết rằng "trừ khi có tiến bộ, sẽ rất khó để có Chủ tịch SAC tại Hội nghị cấp cao ASEAN". Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi cũng đặt vấn đề về việc Myanmar tham gia Hội nghị cấp cao ASEAN sắp tới trong một cuộc họp báo cuối tuần qua. "Một số nước thành viên có quan điểm cho rằng, ASEAN không nên có hành động nào liên quan đến tình hình ở Myanmar", bà Retno nói. "Nhưng theo quan điểm của Indonesia, đã đến lúc các Ngoại trưởng ASEAN phải báo cáo tình hình này với chín nhà lãnh đạo ASEAN và sẽ nhận chỉ thị về cách ASEAN nên can dự với Myanmar như thế nào, liên quan đến các Hội nghị Cấp cao ASEAN lần th ứ 38 và 39" [2].
Phát biểu từ các ngoại trưởng Malaysia và Indonesia, đại diện cho hai chính phủ dẫn đầu các nỗ lực của khối để giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar, được đưa ra sau khi có tin tức tuần trước rằng, chính quyền Myanmar không cho phép Đặc sứ Erywan tiếp cận nhà lãnh đạo dân sự đang bị giam giữ, bà Aung San Suu Kyi. Ngay khi vừa được bổ nhiệm, Đặc sứ Erywan hứa rằng ông sẽ thu xếp một cuộc gặp với bà Aung San Suu Kyi như một phần của mục tiêu theo đuổi đối thoại "giữa tất cả các bên" và rằng một yêu cầu đã được đệ trình lên chính phủ Myanmar để thực thi điều này. Nhưng một phát ngôn viên của quân đội Myanmar nói với hãng tin AFP vào ngày 30/9/2021 rằng, sẽ "rất khó để cho phép đại diện của ASEAN có các cuộc gặp với những người đang bị xét xử". Nhà lãnh đạo 76 tuổi hiện đang bị bu ộc tội với một loạt tội danh kỳ lạ, từ sử dụng thuốc mê cho đến nhập khẩu trái phép máy bộ đàm, dường như tất cả được thiết kế để vĩnh viễn gạt bà ra khỏi cuộc sống chính trị.
Người biểu tình phản đối chính phủ quân sự Miến Điện đốt cờ của ASEAN tại Mandalay hôm 5/6/2021. Reuters
Việc quân đội từ chối cho phép Đặc phái viên Erywan tiếp cận "tất cả các bên" không có gì đáng ngạc nhiên, do chính quyền quân sự không muốn hợp tác để thực thi "Thỏa thuận 5 điểm" đã được thống nhất với ASEAN hồi tháng 4 vừa qua tại Thượng đỉnh ở Jakarta. Các thỏa thuận ấy bao gồm cử Đặc phái viên, đưa ra lời kêu gọi đối thoại toàn diện và cung cấp viện trợ nhân đạo. "Hết lần này đến lần khác kể từ sau cuộc đảo chính, chính quyền đã lợi dụng các giao thiệp với ASEAN để đạt được tính hợp pháp, đồng thời gia tăng các đòn trả đũa tàn bạo đối với người dân Myanmar", Charles Santiago từ nhóm vận động "Nghị sĩ ASEAN vì Nhân quyền" cho biết như thế trong một tuyên bố gửi qua email. "Ở đây chúng tôi có nhiều ví dụ khác về việc quân đội không bao giờ thực hiện đúng những lời hứa của mình".
Kể từ cuộc đảo chính, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhận ra mối đe dọa mà cuộc khủng hoảng Myanmar có thể gây ra đối với tính hợp pháp của khối và nó sẽ chiếm vị trí "trung tâm" trong các hoạt động ngoại giao của Châu Á. Vào tháng 3, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cho biết trong một tuyên bố rằng, việc không thực hiện hành động có ý nghĩa trong trường hợp Myanmar "sẽ nhấn mạnh rõ ràng sự thiếu đoàn kết của chúng ta, và làm suy yếu uy tín và sự liên quan của chúng ta với tư cách là một tổ chức". Nhưng cách tiếp cận "đồng thuận" của khối đã nhấn mạnh nhận thức quốc tế về ASEAN như một diễn đàn của sự đồng lõa và không hành động, đã thể hiện qua cảnh tượng kỳ lạ là cờ ASEAN bị đốt trên đường phố Myanmar [3].
Trong bối cảnh đó, các thông báo của các bộ trưởng Indonesia và Malaysia đánh dấu sự cứng rắn đáng hoan nghênh trong lập trường của ASEAN đối với chính quyền quân sự của nước này và là dấu hiệu cho thấy khối đang bắt đầu mất kiên nhẫn trước sự không tuân phục của Thượng tướng Min Aung Hlaing. Hiến chương của ASEAN không có quyền rõ ràng về việc trục xuất hoặc đình chỉ tư cách thành viên của một quốc gia. Nhưng theo Aaron Connelly từ Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế của Singapore, Mục 20 của Hiến chương có một điều khoản được suy rộng ra rằng, "trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng của Hiến chương hoặc việc không tuân thủ, vấn đề sẽ được chuyển đến Hội nghị cấp cao ASEAN để quyết định". Điều này dường như sẽ cung cấp cho chín thành viên khác của ASEAN một khung khổ, để họ có thể cùng nhau đạt được sự đồng thu ận cần thiết, nhằm tạo ra một điều khoản tham chiếu mới cho sự tham gia của khối với những thành viên có vấn đề như trường hợp Myanmar.
Trung Quốc cho đến nay chưa lên án cuộc tiếm quyền. Một số người biểu tình Myanmar cáo buộc rằng Bắc Kinh chống lưng cho chính quyền Myanmar. Trung Quốc lâu nay là nhà cung cấp vũ khí chính cho Myanmar và có các khoản đầu tư lớn vào nước này. Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar, Chen Hai, cho biết Bắc Kinh mong muốn những người biểu tình và quân đội Myanmar có thể giải quyết những khác biệt của họ thông qua đối thoại, theo nội dung của một cuộc phỏng vấn được đăng trên trang Facebook của đại sứ quán Trung Quốc hôm 16/2. Ông nói : "Những diễn biến hiện tại ở Myanmar hoàn toàn không phải là những gì Trung Quốc muốn thấy". Ông Chen cũng phủ nhận chuyện Trung Quốc đang giúp Myanmar kiểm soát việc truy cập internet và chuyện binh lính Trung Quốc đang xuất hiện trên đường phố Myanmar [4].
https://youtu.be/tznvVqdTCys
Theo các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden tuyên bố hành động quân đội tiếp quản Myanmar là một "cuộc đảo chính", dẫn đến Mỹ sẽ ngừng viện trợ nước ngoài cho chính phủ nước này, tổng cộng khoảng 109 triệu USD. "Sau khi xem xét kĩ lưỡng các sự kiện và hoàn cảnh, chúng tôi nhận định rằng bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng cầm quyền của Myanmar và ông Win Myint, người đứng đầu chính phủ được bầu hợp lệ, bị phế truất trong một cuộc đảo chính quân sự. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi giới lãnh đạo quân đội Myanmar trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện" - Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố [5].
Myanmar đang ở trong tình trạng vô cùng căng thẳng, khi tình trạng vô pháp luật đang làm tăng khả năng xảy ra một cuộc nội chiến kéo dài, thậm chí có thể là cách mạng, sau cuộc đảo chính quân sự đầu tháng 2, theo EastAsiaForum. Người dân Myanmar, trong các cuộc biểu tình đẫm máu, đã kêu gọi quốc tế vào cuộc bảo vệ họ. Một số cường quốc như Anh, Mỹ đã đáp lại, bằng các phản ứng quyết liệt như áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức quân đội Myanmar. Nhưng một số nước khác, trong đó có Việt Nam, lại có phản ứng yếu ớt và thái độ dè dặt. Trong một văn bản gửi đi ngày 2/3/2021, các nước ASEAN 'kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không kích động thêm bạo lực và để cho các bên kiềm chế cũng như linh hoạt tối đa'. Ngay sau đó, chính phủ Việt Nam cùng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ được báo chí quốc tế nêu tên và bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích là bốn quốc gia ngăn Liên Hiệp Quốc (LHQ) có tuyên bố cứng rắn về Myanmar sau cuộc đảo chính hồi tháng Hai. Về căn bản, bốn nước này phản đối việc đưa vào nghị quyết cụm từ 'cuộc đảo chính quân sự', và ngăn cản LHQ đưa ra tuyên bố về bất kỳ khả năng hợp tác nào để tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế lên Myanmar [6].
Hôm 7/9/2021, Duwa Lashi La, "quyền Tổng thống" của "Chính phủ Đoàn kết Quốc gia" (NUG) đã ra lời hiệu triệu tiến hành "cuộc chiến tranh phòng vệ của nhân dân" chống lại chính quyền quân sự của Myanmar. Lời kêu gọi xuất hiện chỉ vài ngày trước khi Ủy ban Quốc thư của Liên Hợp Quốc đưa ra quyết định về việc ai sẽ đại diện cho Myanmar tại Liên Hợp Quốc - NUG hay chính quyền quân sự. Dư luận trong và ngoài Myanmar đang rúng động trước lời kêu gọi "khởi nghĩa toàn quốc" của phe đối lập chống đảo chính quân sự ở nước này. Giới trẻ Myanmar có một bộ phận ủng hộ lời kêu gọi đó nhưng cũng có nhiều người lo sợ sẽ xảy ra cảnh tắm máu, "nồi da nấu thịt" [7].
Cuối cùng, nếu các nhà lãnh đạo ASEAN chấp nhận đề xuất từ các ngoại trưởng của mình, loại trừ Thống tướng Min Aung Hlaing ra khỏi Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này, thì đây là một động thái rất có ý nghĩa đối với ASEAN. Tổ chức này vốn nặng về truyền thống theo nguyên tắc đồng thuận và và chuộng tiếp cận can dự hơn là đối đầu giữa các nước thành viên. Lịch sử lâu dài của chế độ độc tài quân sự và các cáo buộc vi phạm nhân quyền của Myanmar có thể coi đây là một cuộc trắc nghiệm lịch sử đối với ASEAN. Myanmar thử thách giới hạn chính sách không can thiệp. ASEAN có chịu chuyển mình hay không [8] ? Đông Nam Á trong không gian "Indo-Pacific tự do và rộng mở" (FOIP) có chuẩn bị để bước vào một kỷ nguyên mới ? Hiệp định AUKUS, sự phục sinh đối với QUAD (Bộ Tứ) và sự ra đờ i của Đạo Luật EAGLE (Bảo đảm sự Can dự và Vị thế Lãnh đạo Toàn cầu của Mỹ)… Đã đến lúc ASEAN cần phải chủ động thoátkhỏi xú danh cũ "Câu lạc bộ của các nhà độc tài". Hãy dành tiếng chuông đưa tiễn các chính thể độc tài và toàn trị [9] !
Từ 26 – 28/10/2021, Hội nghị thượng đỉnh(cấp cao) củakhối có thể sẽ không hoan nghênh Thống tướng Min Aung Hlaing, Chủtịch Myanmar tham dự Cấpcao lần thứ 38 và 39. Nếu điều này xảyra, thì đây sẽ là một quyết định "lịch sử" đối với ASEAN. Bởivì, tổ chức này xưa nay hoạt động theonguyên tắc đồng thuận và chuộng tiếp cận can dự hơn là đối đầu giữa các nước thành viên.Tại sao lập trường ASEAN có vẻ "cứng" lên như thế ?
Biểu tình chống quân phiệt ở Mandalay, Myanmar, tháng Bảy, 2021.
Các ngoại trưởng thất vọng
Theo hãng tin Reuters, ngày 6/10/2021 các Ngoại trưởng ASEAN đã thảo luận về quyết định sẽ trình lên 9 nhà lãnh đạo liên quan (trừ Myanmar) đề xuất : sẽ không mời kẻ đứng đầu Quân đội Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing, tham dự Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này. Nguyên nhân các Ngoại trưởng đưa ra là do đã không có được tiến bộ nào đáng kể trong lộ trình đã thống nhất trước đây nhằm khôi phục hòa bình tại đất nước có nguy cơ nội chiến. Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei Erywan Yusof, đồng thời là Đặc phái viên của khối ASEAN tại Myanmar, cho biết như trên tại một cuộc họp báo vào cuối tuần trước.
Ngoại trưởng Erywan giải thích : "Cho đến hôm nay, không có tiến triển nào trong việc thực hiện ‘đồng thuận 5 điểm’. Điều này có thể coi là một sự nuốt lời hứa và làm dấy lên nhiều quan ngại".Nội dung "đồng thuận 5 điểm" giữa Myanmar và ASEAN hồi 24/4/2021 là gì ? Các vị đứng đầu 9 chính phủ ASEAN bấy giờ : i) kêu gọi lập tức chấm dứt ngay bạo lực ở Myanmar, ii) thả toàn bộ tù chính trị bị bắt, iii) tất cả các bên hết sức kiềm chế để tiến hành đối thoại mang tính xây dựng ; iv) cử đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN làm trung gian để thúc đẩy tiến trình đối thoại và v) cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân thông qua Trung tâm ASEAN về các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh (AHA). Ngay lúc bấy giờ, các nỗ lực của ASEAN liên kết với Quân đội Myanmar cũng bị chỉ trích bởi những người ủng hộ dân chủ, với một Ủy ban gồm các nhà lập pháp Myanmar bị lật đổ, tuyên bố Quân đội là một nhóm khủng bố và nói rằngcan dự của ASEAN mang lại tính hợp pháp cho chế độ ấy.
Đặc phái viên Erywan cho biết thêm, chính quyền quân sự ở Napidow đã không trực tiếp trả lời yêu cầu của ông, khi ông nêu vấn đề gặp cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi 76 tuổi đang bị giam giữ, bà là người đại diện cho chính phủ bị lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 1/2/2021. Ông nói thêm rằng ông đã đề xuất một chương trình cho chuyến thăm Myanmar của mình với Bộ trưởng ngoại giao được bổ nhiệm vào Quân đội Wunna Maung Lwin vào tuần trước, nhưng chính quyền chưa phản hồi. Một nguồn tin thân cận với chính phủ Malaysia cho biết đặc phái viên ASEAN sẽkhông có khả năng thăm Myanmar trước Hội nghị thượng đỉnh như mục tiêu ban đầu của khối.
Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2/2021 do nhà chỉ huy quân sự Thống tướng Min Aung Hlaing lãnh đạo, kết thúc một thập kỷ dân chủ và đánh dấu sự trở lại của chế độ quân sự đã gây ra sự phẫn nộ trong và ngoài nước. Theo con số thăm dò không chính thức, hàng ngàn người đã thiệt mạng kể từ cuộc đảo chính, và cũng hàng ngàn người đã bị bắt, bị giam giữ qua các đợt trấn áp của lực lượng an ninh đối với các cuộc đình công và biểu tình ủng hộ dân chủ. Tuy chính quyền quân sự cũng nói rằng các ước tính đó đã được phóng đại và các thành viên của lực lượng an ninh của họ cũng đã bị giết. Lộ trình của ASEAN bao gồm cam kết đối thoại với tất cả các bên, cho phép tiếp cận nhân đạo và chấm dứt các hành động thù địch. Nhưng cuộc họp các Ngoại trưởng ASEAN hồi đầu tuần trước đã bày tỏ sự thất vọng sâu sắc về việc Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar (SAC), tên gọi chính thức của chính quyền quân sự hiện nay, đã không thực hiện các cam kết như đã hứa.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Malaysia Saifuddin Abdullah trên Twitter nói rằng nếu không có tiến triển, "sẽ khó có thể có chủ tịch của SAC tại hội nghị cấp cao ASEAN". Ông nhắc lại lập trường này tại Quốc hội Malaysia và nói rằng đặc phái viên ASEAN đang làm "bất cứ điều gì có thể về mặt con người" để đạt được tiến bộ trong lộ trình. Rõ ràng, các Ngoại trưởng thất vọng sâu sắc về việc Myanmar đã không giữ cam kết trước đây về một kế hoạch hòa bình đã được thống nhất với ASAEN. Phần lớn các nước trong ASEAN không ủng hộ cuộc đảo chính ngày 1/2 và những cuộc đàn áp đẫm máu đối với các cuộc đình công và biểu tình ủng hộ dân chủ. Những hành động bạo lực ấy đã làm trật bánh một thập kỷ dân chủ được mong đợi và cuộc cải cách kinh tế được dự kiến.
Phía sau lập trường cứng rắn
Các cường quốc trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ và Liên hợp quốc, đã ủng hộ các nỗ lực ngoại giao của đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN nhằm vận động chính quyền và các đối thủ của họ chấm dứt cuộc khủng hoảng. "Nhưng không có tiến triển đáng kể nào ở Myanmar. Quân đội đã không đưa ra phản ứng tích cực đối với những gì đã được Đặc phái viên nỗ lực", Ngoại trưởng Indonesia, Retno Marsudi, nói trong một cuộc họp báo sau cuộc họp của các đồng cấp trong khu vực. "Hầu hết các thành viên đều bày tỏ sự thất vọng", bà Ngoại trưởng Marsudi cho biết. "Một số quốc gia bày tỏ rằng ASEAN không thể tiến hành cách hoạt động như thường lệ khi nhìn vào diễn biến này". Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cho biết đặc phái viên ASEAN đã thông báo tóm tắt về những thách thức mà ông phải đối mặt ở Myanmar. Ông cho biết các bộ trưởng đã thúc giục Hội đồng Hành chính Nhà nước (SAC) hợp tác. Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah trong một Tweet viết rằng trừ khi có tiến triển nếu không"sẽ rất khó để Chủ tịch của SAC có mặ t tại Hội nghị cấp cao ASEAN".
Các Ngoại trưởng Malaysia và Indonesia đại diện cho các chính phủ đã dẫn đầu các nỗ lực của ASEAN để giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar. Ngay sau khi được bổ nhiệm, Ngoại trưởng Erywan hứa rằng ông sẽ tìm cách tiếp xúc với bà Aung San Suu Kyi như một phần của tiến trình theo các cuộc đuổi đối thoại "giữa tất cả các bên". Nhưng một phát ngôn viên của Quân đội Myanmar nói với hãng tin AFP vào ngày 30/9 rằng sẽ "rất khó có thể cho phép tổ chức các cuộc gặp gỡ hay viếng thăm với những người đang bị xét xử". Bà Aung San Suu Kyi 76 tuổi hiện đang bị giam giữ với một loạt các tội danh kỳ lạ, từ sử dụng thuốc mê cho đến nhập khẩu trái phép máy bộ đàm. Những lời buộc tội này dường như được thiết kế để gạt bà vĩnh viễn ra khỏi sinh hoạt chính trị của đất nước.
Nếu các Nhà lãnh đạo ASEAN chấp nhận đề xuất từ các Ngoại trưởng của mình, loại trừ Thống tướng Min Aung Hlaing ra khỏi Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này, thì đây là một động thái rất có ý nghĩa đối với ASEAN. Tổ chức này vốn nặng về truyền thống theo nguyên tắc đồng thuận và và chuộng tiếp cận can dự hơn là đối đầu giữa các nước thành viên. Lịch sử lâu dài của chế độ độc tài quân sự và các cáo buộc vi phạm nhân quyền của Myanmar có thể coi là một cuộc trắc nghiệm lịch sử đối với ASEAN. Khủng hoảng Myanmar thử thách giới hạn của sự thống nhất và chính sách không can thiệp của khối này.ASEAN có chịu chuyển mình ?. Đông Nam Á trong không gian "Indo-Pacific tự do và rộng mở" (FOIP) có chuẩn bị để bước vào kỷ nguyên mới ? Hiệp định AUKUS, sự phục sinh đối với QUAD (Bộ Tứ) và sự ra đời của Đạo Luật EAGLE (Bảo đảm sự Can dự và Vị thế Lãnh đạo Toàn cầu của Mỹ)… Trước tất cả những biến động này, đã đến lúc ASEAN cần phải chủ động thoá t khỏi xú danh "Câu lạc bộ của các nhà độc tài".Đồng hồ đã điểm. Bây giờ hoặc không bao giờ !.
Tuy nhiên, lập trường của Bộ Ngoại giao Việt Nam về vấn đề Myanmar vẫn chưa có chuyển biến gì rõ rệt. Trao đổi về tình hình Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hoan nghênh chuyến hỗ trợ nhân đạo đầu tiên tới Myanmar là tiến triển đáng khích lệ nhằm hỗ trợ cho người dân ở Myanmar ; ủng hộ các nỗ lực của Chủ tịch ASEAN cũng như Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN về Myanmar sớm triển khai nhiệm vụ và mong rằng Myanmar sẽ tạo điều kiện thuận lợiđể Đặc phái viên thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ. Tuyên bố kiểu như thế này là một dạng bày tỏ lập trường "nước đôi", không tỏ ra phản đối tập đoàn quân sự Myanmar đảo chính cướp chính quyền, mà cũng không tỏ rõ lập trường can dự tích cực như một thành viên ASEAN để vãn hội luật lệ. Lập trường này là sản phẩm của chế độ toàn trị ở Việt Nam, một chế độ thù địch (tuy không bao giờ dám công khai) đối với bất cứ tiến trình dân chủ hoá nào trong các xã hội quốc tế.
Nếu thật sự dân tộc Việt Nam có mong muốn tột bậc, sao cho "biển nước mắt" của mình vơi bớt đi, thì hãy tìm cách ủng hộ cuộc đấu tranh phục hồi dân chủ ở Myanmar, nên noi gương các dân tộc Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đó thực sự là những quốc gia "dẫn dắt" các dân tộc Á Đông khác đang bị kìm hãm trong mối hiểm hoạ Hán hóa, còn loay hoay với các vấn nạn như "ngai vàng", "nhược tiểu" và "ngoại bang". Tiếc rằng, dân tộc Việt Nam chưa hội đủ lòng dũng cảm, đức can trường và tầm nhìn xa như dân Miến Điện, nên đành sống kiếp lưu đày ngay trên quê hương xứ sở. Làm sao chính quyền Việt Nam dám ủng hộ dân Myanmar khi có tin những ngày sau đảo chính, người ta thấy bóng dáng của quân lính Trung Quốc trên đất nước Myanmar, cho dù Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar đã bác bỏ tin này ?
Trần Đông A
Nguồn : VOA, 11/10/2021
Tuyên bố Hà Nội không đề cập tranh chấp Biển Đông
VOA, 16/11/2020
Việt Nam và các nước tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á đã không đề cập đến các tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông trong Tuyên bố Hà Nội giữa bối cảnh các quốc gia của khối tập trung vào thương mại và đại dịch Covid-19, với việc ký kết một hiệp định thương mại lớn nhất được mong đợi từ lâu.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, được tổ chức trực tuyến tại Hà Nội hôm 14/11. Tuyên bố Hà Nội của hội nghị này không đề cập đến các tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.
Lãnh đạo của 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó Việt Nam là chủ tịch luân phiên, và 8 quốc gia thành viên khác, gồm cả Mỹ, Nga, Úc và Trung Quốc, hôm 14/11 đưa ra một tuyên bố chung sau cuộc họp thượng đỉnh của khối tại Hà Nội qua hình thức trực tuyến.
Tuyên bố Hà Nội nhấn mạnh đến cam kết giữa các quốc gia trong khối trong việc đảm bảo môi trường thuận lợi để kiểm soát dịch bệnh, trong bối cảnh đại dịch virus corona vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới. Ngoài các hợp tác khác, tuyên bố cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) trong việc tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực.
EAS, với ASEAN ở vị trí trung tâm, là diễn đàn chiến lược hàng đầu khu vực, là nơi các Nhà lãnh đạo trao đổi về các vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực, theo Thủ tướng Việt Nam nguyễn Xuân Phúccho biết khi phát biểu khai mạc hội nghị.
Với 4,6 tỷ dân và có tổng GDP hơn 51,6 nghìn tỷ USD, ông Phúc được Báo Tin Tức trích lời nhấn mạnh rằng EAS đã tạo ra khuôn khổ phù hợp cho các nước tham gia chia sẻ các quan tâm chung, đối thoại về mọi vấn đề và hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Phát biểu khi chủ trì cuộc họp tối 14/11, người đứng đầu chính phủ Việt Nam nói rằng ‘lãnh đạo các nước dành nhiều thời gian trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế".
"Các nước nhấn mạnh nhu cầu bảo đảm môi trường thuận lợi để kiểm soát dịch bệnh", ông Phúc nói. "Trên cơ sở đó, các nước nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, đồng thời kêu gọi kiềm chế, tránh các hành động làm phức tạp tình hình, không quân sự hóa, giải quyết hòa bình các khác biệt, mâu thuẫn trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển".
Theo Thủ tướng Việt Nam, các nước ghi nhận nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ( COC ) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.
Tuy nhiên trong Tuyên bố Hà Nội, các tranh chấp Biển Đông, đặc biệt tăng cao trong năm nay với các hoạt động gây hấn của Trung Quốc giữa bối cảnh đại dịch, không được đề cập. Tuyên bố chỉ nói rằng các quốc gia thành viên sẽ "tăng cường các hành động thực tiễn và sự phối hợp toàn diện trong những lĩnh vực ưu tiên của hợp tác Thượng đỉnh Đông Á, và các ứng phó đối với các thách thức cùng quan tâm".
Các nhà phân tích cho rằng những chủ để về ứng phó với đại dịch Covid-19 và việc ký kết hiệp định RCEP được chờ đợi từ lâu đã "nâng cao tâm trạng của mọi người" tại cuộc họp thượng đỉnh ở Hà Nội trong khi không ai có bất cứ một đề xuất gì mới để nới lỏng tranh chấp hàng hải sau một năm đầy biến động với sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ trước các hoạt động của Trung Quốc trên biển.
Việt Nam cùng 14 quốc gia khác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc, hôm 15/11 ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, RCEP, trong khuôn khổ hội nghị quốc tế do Hà Nội làm chủ nhà. RCEP được Trung Quốc hậu thuẫn từ khi được khởi xướng vào năm 2012 và được cho là một công cụ để Trung Quốc tăng sức mạnh địa chính trị ở Châu Á-Thái Bình Dương.
"Giữa tâm trạng ăn mừng này, tôi không nghĩ rằng họ sẽ làm gì để giảm bớt điều đó bằng một điều gì đó rất khắc nghiệt trên Biển Đông", Oh Ei Sun, thành viên cao cấp của Viện nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế của Singapore, nói với phóng viên Ralph Jennings của VOA.
Các thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, đều có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc trên Biển Đông.
Trung Quốc và các nước ASEAN đang cùng nhau thảo luận một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông kể từ năm 2002, nhằm ngăn ngừa những rủi ro trên biển. Trung Quốc đình trệ việc thương thảo trong nhiều năm nhưng đã quay trở lại đàm phán sau khi thua Philippines trong vụ kiện về tranh chấp lãnh hải tại toà trọng tài quốc tế ở La Haye năm 2016.
"Tôi nghĩ khủng hoảng COVID có lẽ sẽ làm cho (các nước ASEAN) khó khăn trong việc đặt ưu tiên vào một bộ quy tắc ứng xử trong khi họ đang lo ngại nhiều hơn về việc phục hồi kinh tế trong nước và nối lại thương mại, du lịch cùng mọi thứ khác", theo nhận định của ông Stephen Nagy, phó giáo sư cấp cao về chính trị và nghiên cứu quốc tế của Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế ở Tokyo, với VOA.
Theo nhà nghiên cứu Oh, các nước Đông Nam Á đang gác lại tranh chấp hàng hải trong năm nay để chờ Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden cho biết quan điểm của ông về vấn đề này.
Tổng thống Donald Trump đã tăng cường các đợt tuần tra của Hải quân Mỹ trên vùng biển gần lãnh hải của Trung Quốc và tăng cường bán vũ khí cho các nước xung quanh như một lời cảnh báo đối với Bắc Kinh. Theo các học giả trong khu vực cho biết, các thành viên ASEAN cảm thấy được Washington bảo vệ nhưng cũng lo lắng về một cuộc xung đột có thể xảy ra giữa hai siêu cường.
**********************
Trọng Nghĩa, RFI, 12/11/2020
Là hai nước bị Trung Quốc liên tục lấn lướt trong thời gian gần đây tại Biển Đông, Việt Nam, Philippines đã tranh thủ Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN mở ra tại Hà Nội hôm nay, 12/11/2020, để yêu cầu một giải pháp hòa bình, trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế. Điều đáng chú ý là Philippines đã bất ngờ trở thành nước lên tiếng mạnh nhất trên vấn đề Biển Đông, cho dù lãnh đạo nước này thường được cho là có xu hướng hòa hoãn với Bắc Kinh.
Với tư cách chủ tịch luân phiên của ASEAN, lại là nước bị Trung Quốc lấn lướt dữ dội nhất trong thời gian gần đây, Việt Nam không thể không nêu bật vấn đề Biển Đông bị Trung Quốc tranh chấp một cách trái phép ra trước công luận khu vực và thế giới, nhân hội nghị lần này.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị của lãnh đạo 10 nước ASEAN vào hôm nay, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã gián tiếp đề cập đến vấn đề Biển Đông và các hành động hung hăng áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, khi ông ca ngợi quyết tâm mạnh mẽ của ASEAN trong việc xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn.
Thủ tướng Việt Nam đã vẽ ra một bức tranh lý tưởng về Biển Đông mà mọi người mong muốn, một nơi mà những "khác biệt, tranh chấp được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, nơi pháp luật được tôn trọng, tuân thủ và các giá trị chung được khẳng định, đề cao ý nghĩa của Công Ứớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) và trông đợi sớm hoàn thành Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, với Công Ước UNCLOS 1982".
Đây là một bức tranh lý tưởng, vì hiện nay Trung Quốc bị cáo buộc là coi thường luật lệ quốc tế, để chèn ép các láng giềng ven Biển Đông, những hành vi đã được ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh nêu bật nhân hội nghị các ngoại trưởng ASEAN hôm qua. Kết luận của hội nghị ghi rõ : "Biển Đông tiếp tục là vấn đề nổi lên trong tình hình quốc tế và khu vực" với "nhiều hành động đơn phương, trong đó có quân sự hóa, đòi hỏi chủ quyền thiếu căn cứ, hành xử áp đặt vẫn tiếp diễn gây lo ngại đến hòa bình ổn định trên Biển Đông nói riêng, khu vực nói chung".
Sau phát biểu của thủ tướng Việt Nam, trong diễn văn của mình, tổng thống Philippines đã bất ngờ lên tiếng bảo vệ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016 bác bỏ các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines, Harry Roque, tổng thống Rodrigo Duterte đã nhắc lại lời kêu gọi của ông về một giải pháp "hòa bình" cho tranh chấp Biển Đông, và hy vọng rằng Bộ Quy Tắc Ứng Xử sẽ được hoàn thiện càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, ông cũng nhắc lại phán quyết trọng tài năm 2016, khẳng định rằng đó là một "giải thích có thẩm quyền về việc áp dụng Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS... và đã trở thành một phần của luật pháp quốc tế". Đối với ông Duterte, đó là một thực tế "mà không một quốc gia nào có thể bỏ qua, cho dù nước đó có mạnh đến đâu chăng nữa".
Phát biểu tại Hội Nghị ASEAN của tổng thống Philippines đã gợi lại diễn văn mà ông đọc trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 vừa qua.
Theo các nhà quan sát, sau hai phát biểu nói trên của Việt Nam và Philippines, các cuộc họp trong khuôn khổ Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 37 này chắc chắn sẽ tiếp tục thảo luận về chủ đề Biển Đông, và trong lãnh vực này, chắc chắn Trung Quốc sẽ bị cô lập, vì lẽ đa số các đối tác lớn của ASEAN đều đã lên tiếng chỉ trích các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc, từ Mỹ, Úc, cho đến Nhật Bản, Ấn Độ.
Trọng Nghĩa
********************
Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á bắt đầu Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37
RFA, 12/11/2020
Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á hôm 12/11, đã bắt đầu một hội nghị thượng đỉnh đa phương với chương trình nghị sự nhằm giải quyết căng thẳng ở Biển Đông và đưa ra kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 ở một khu vực mà sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội hôm 12/11/2020. AFP
Reuters loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết, Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15/11/2020.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội cho biết, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn chưa bị "sa vào vòng xoáy" của những đối thủ và những thách thức đối với hệ thống đa phương quốc tế.
"Ba phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tuy nhiên, hòa bình và an ninh thế giới vẫn chưa thực sự bền vững".- Ông Phúc nói tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến bao gồm các cuộc họp giữa ASEAN và Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Hoa Kỳ.
Theo ông Phúc, năm nay, các nước đang bị đe dọa đặc biệt lớn hơn do rủi ro kép phát sinh từ hành vi không thể đoán trước của các quốc gia, các đối thủ có mâu thuẫn quyền lực lớn.
Tin cho biết, cao điểm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh sẽ là căng thẳng ở Biển Đông, nơi các tàu Trung Quốc thường xuyên gây hấn với các tàu của Việt Nam, Malaysia và Indonesia khi Bắc Kinh tìm cách khẳng định yêu sách lãnh thổ của mình trên vùng biển đang tranh chấp.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khoảng 80% vùng biển bao gồm các vùng biển rộng lớn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nó cũng chồng lấn lên các Vùng đặc quyền kinh tế của các thành viên ASEAN như Brunei, Indonesia, Malaysia và Philippines.
Kể từ giữa tháng 8, Hoa Kỳ đã nhiều lần khiến Trung Quốc giận dữ bằng cách điều tàu chiến đến Biển Đông và đưa 24 công ty Trung Quốc vào danh sách đen vì tham gia xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cam kết Bắc Kinh sẽ "tiếp tục làm việc với các nước ASEAN trên con đường phát triển hòa bình để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực".
Còn Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mô tả xác định đại dịch coronavirus là "thách thức của thế hệ chúng ta", ông cũng kêu gọi các nước "hợp tác cùng nhau để đảm bảo rằng tất cả các quốc gia - dù giàu hay nghèo - đều được tiếp cận với vắc xin an toàn".
Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng dự kiến sẽ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Trung Quốc hậu thuẫn vào Chủ nhật ngày 15/11, một hiệp định có thể trở thành hiệp định thương mại lớn nhất thế giới.
Thỏa thuận được đưa ra vào thời điểm căng thẳng về kết quả bầu cử Mỹ đặt ra câu hỏi về sự can dự của Washington trong khu vực, có thể sẽ củng cố vị thế của Trung Quốc vững chắc hơn như một đối tác kinh tế với Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc, và đưa nước này vào vị thế tốt hơn để định hình các quy tắc thương mại của khu vực.
Nguồn : RFA, 12/11/2020
**********************
Thanh Hà, RFI, 12/11/2020
Trên nguyên tắc nhân thượng đỉnh trực tuyến mở ra ngày 12/11/2020 các nước Châu Á -Thái Bình Dương sẽ đặt bút ký vào Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực – RCEP. Đây là một sáng kiến của Bắc Kinh để làm đối trọng với Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP của Mỹ. Lễ ký kết được dự trù vào ngày Chủ Nhật 15/11/2020.
Các thành viên tham gia gồm 10 nước thuộc Hiệp Hội Đông Nam Á cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Một khi chính thức có hiệu lực, RCEP sẽ là hiệp định tự do mậu dịch quan trọng nhất thế giới. Ý tưởng đã được Bắc Kinh đề xuất từ năm 2012.
Trong cương vị chủ tịch luân phiên của ASEAN, thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc xác nhận lễ ký kết hiệp định RCEP sẽ diễn ra "trong tuần". Bộ trưởng Thương Mại Malaysia, Mohamad Azmin Ali trong cuộc họp trực tuyến nói rõ hơn : "Sau tám năm đàm phán, với nhiều mồ hôi và nước mắt, cuối cùng chúng ta đạt đến thời điểm ký thỏa thuận vào Chủ Nhật tới đây".
Ấn Độ từng hăng hái tham gia sáng kiến do Trung Quốc đề xuất, nhưng đã rút lui hồi năm ngoái vì lo ngại hàng rẻ Trung Quốc tràn ngập thị trường quốc gia Nam Á này. New Delhi tuy nhiên để ngỏ khả năng sau này sẽ tham gia Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực.
RCEP bao gồm 15 quốc gia với GDP tương đương với 30 % tổng sản lượng toàn cầu. Kinh tế gia Rajiv Biswas, đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương, thuộc cơ quan tư vấn IHS Markit, xem hiệp định sắp được ký kết này là một "cột mốc quan trọng trên con đường tự do hóa các luồng giao thương và đầu tư" trong khu vực.
Thanh Hà
Thượng đỉnh ASEAN nhấn mạnh đến đe dọa thánh chiến và thương mại (RFI, 28/04/2018)
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 diễn ra ngày 28/04/2018 tại Singapore. Trong bài diễn văn khai mạc, thủ tướng nước chủ tịch luân phiên Lý Hiển Long nhấn mạnh đến mối đe dọa thật sự của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo mà Đông Nam Á đang phải đối mặt, dù lực lượng thánh chiến này thất bại ở Trung Đông.
Thượng đỉnh lần thứ 32 của ASEAN. Ảnh tại Singapore, ngày 28/04/2018. Reuters
Trước lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN, thủ tướng Lý Hiển Long phát biểu : "Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, nhưng những mối đe dọa này là có thực. Chúng ta vừa phải kháng cự những mối đe dọa truyền thống, vừa phải đối phó những mối đe dọa không theo quy ước như khủng bố và tấn công mạng".
Chính vì vậy, trong bữa tối 27/04, trước phiên khai mạc chính thức, lãnh đạo của ASEAN đã quyết định tăng cường phối hợp trong lĩnh vực tấn công mạng. Theo AFP, lo ngại về các vụ tấn công tin học ngày càng tăng tại khu vực có nền kinh tế phát triển và công nghệ số tác động không ngừng trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo thực hiện những vụ khủng bố đầu tiên tại Đông Nam Á vào năm 2016 bằng loạt tấn công ở Jakarta (4 người chết). Năm 2017, quân đội Philippines phải đối đầu với lực lượng thánh chiến thề trung thành với Daech ở Marawi.
Thủ tướng Singapore cũng cảnh báo về những rủi ro của bảo hộ mậu dịch và đánh giá căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là "đáng quan ngại". Vì vậy, theo ông Lý Hiển Long, ASEAN phải tăng cường hội nhập nền kinh tế của các nước thành viên và gia tăng hợp tác vì "nếu hành động đơn lẻ, các nước ASEAN sẽ khó có nhiều ảnh hưởng. Nhưng khi có tiếng nói chung, chúng ta có thể sẽ hiệu quả hơn".
Thu Hằng
**********************
Tổng thống Philippines khẳng định không hề từ bỏ phán quyết quốc tế về Biển Đông (RFI, 28/04/2018)
Bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN tại Singapore, chiều hôm qua, 27/04/2018, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp xúc song phương với tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ngoài các vấn đề song phương, hồ sơ Biển Đông đã được hai bên đề cập đến.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (t) và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội ngày 29/09/2016. Ảnh tư liệu. Reuters/Hoang Dinh Nam
Báo chí tại Philippines đã đặc biệt chú ý đến sự kiện hai lãnh đạo Việt Nam và Philippines đã đề cập đến phán quyết Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Đây là văn kiện quốc tế, phủ nhận cơ sở pháp lý của các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và có lợi cho Philippines, nhưng đã bị ông Duterte gác qua một bên để tạo điều kiện làm ăn với Bắc Kinh.
Theo phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines, Harry Roque, chính phía Việt Nam đã gợi đến phán quyết đó trong cuộc họp, và tổng thống Duterte đã xác định với lãnh đạo Việt Nam rằng Manila công nhận giá trị của phán quyết, và sẽ viện đến văn kiện đó vào thời điểm thích hợp.
Phát biểu với các phóng viên ở Singapore, nơi đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN, ông Roque nhấn mạnh rằng đối với tổng thống Philippines, điều đó có nghĩa là ông Duterte không hề "từ bỏ, không đếm xỉa tới hoặc gác sang một bên" một phán quyết mang tính bước ngoặt.
Tuyên bố của phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines là nhằm phản bác những lời chỉ trích nhắm vào ông Duterte, cho là ông đã bỏ qua vấn đề chủ quyền của đất nước để mưu cầu các lợi ích kinh tế từ phía Trung Quốc.
Phát ngôn viên của ông Duterte cho rằng việc tổng thống Philippines khẳng định trước một lãnh đạo ngoại quốc là ông không từ bỏ phán quyết về Biển Đông, điều đó chứng tỏ rằng ông rất quan tâm đến phán quyết đó.
Trọng Nghĩa
Thượng đỉnh ASEAN : Khủng hoảng chồng chất dễ che lấp hồ sơ Biển Đông (RFI, 27/04/2018)
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32, khởi sự ngày 25/04, sẽ kết thúc ngày 28/04/2018. Đây là thượng đỉnh đầu tiên của khối các nước Đông Nam Á trong nhiệm kỳ Singapore làm chủ tịch luân phiên. Hồ sơ Rohingya, nhưng đặc biệt là căng thẳng Mỹ - Trung trong thương mại có nguy cơ "che lấp" vấn đề Biển Đông, nơi căng thẳng có khuynh hướng gia tăng, với các tham vọng chủ quyền "không có điểm dừng" của Trung Quốc, như ghi nhận của chuyên gia địa chính trị Châu Á Bill Hayton, Viện Chatham House, Luân Đôn.
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 nhóm họp tại Singapore từ ngày 25 đến 28/04/2018
Hồ sơ chia rẽ sâu sắc ASEAN
"Khả năng kháng cự cao" và "cách tân" là hai chủ đề chính thức của thượng đỉnh ASEAN. Trả lời phỏng vấn RFI Pháp ngữ (1), nhà địa chính trị học Bill Hayton nhấn mạnh đến thách thức hàng đầu tại hội nghị lần này :
"Do nhiều khủng hoảng bên trong và bên ngoài nghiêm trọng mà khu vực đang phải đối mặt từ nhiều tháng nay, phần cơ bản của các việc trong thượng đỉnh này sẽ là nhằm chứng tỏ khả năng các quốc gia thành viên trực tiếp gánh vác các vấn đề chung, cùng lúc không xa rời khỏi nguyên tắc truyền thống không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Rõ ràng là cuộc đàn áp của quân đội Miến Điện chống lại thiểu số người Rohingya theo đạo Hồi và việc gần 700.000 người Rohingya phải chạy trốn sang Bangladesh là một trong các khủng hoảng nhân quyền lớn nhất mà khối các nước Đông Nam Á gặp phải, kể từ khi ra đời năm 1967.
Hồ sơ này chia rẽ sâu sắc ASEAN, với ba quốc gia thành viên có cư dân chủ yếu theo đạo Hồi, cụ thể là Brunei, Malaysia và Indonesia. Đây chính là các nước đã trực tiếp phê phán Miến Điện trong các thượng đỉnh trước. Chắc chắn, do lo ngại một lần nữa bị lên án dữ dội mà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi đã không tham dự thượng đỉnh tại Singapore. Về phần mình, chính quyền Miến Điện cũng rất không hài lòng và nhấn mạnh rằng Miến Điện là một quốc gia có chủ quyền, ASEAN không có sứ mạng gì để can thiệp vào công việc hoàn toàn nội bộ này".
Kinh tế ASEAN có nguy cơ vạ lây
Trả lời câu hỏi về Bộ Quy Tắc Ứng Xử mà ASEAN đang xúc tiến để ngăn chặn Trung Quốc thống trị Biển Đông (gọi tắt là COC), nhà nghiên cứu Bill Hayton nhận xét :
"Theo các nguồn tin của chúng tôi, việc biên soạn Bộ Quy Tắc Ứng Xử này đang đi đúng đường, nhưng chưa thể đúc kết được do các vấn đề được thảo luận rất phức tạp. Tương lai nào cho các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng tại Biển Đông, để dùng làm căn cứ hải quân, là trở ngại chính đối với các thương lượng đang diễn ra.
Bên cạnh đó, tại Singapore, tôi cảm thấy các lo ngại do chiến tranh thương mại Trung - Mỹ gia tăng có nguy cơ che lấp các đòi hỏi về vấn đề Biển Đông. Các cạnh tranh thương mại giữa hai quốc gia này có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với khu vực, bởi Trung Quốc là đối tác thương mại chủ yếu của nhiều nền kinh tế Đông Nam Á. Một số quốc gia cung cấp nguyên liệu cho Trung Quốc, còn một số khác lắp ráp các sản phẩm do Trung Quốc xuất khẩu…. Nền công nghiệp điện tử có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề, nếu chính quyền Trump áp dụng thuế nhập khẩu đối với 100 tỉ hàng hóa bổ sung từ Trung Quốc".
Đàm phán COC không diễn ra như dự kiến
Về hồ sơ Biển Đông, trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền thông Đức Deutsche Welle mới đây (2), nhà nghiên cứu Bill Hayton lưu ý là các đàm phán về COC, dự kiến vào tháng 3/2018, như kế hoạch đề ra từ thượng đỉnh ASEAN lần thứ 31, đã không diễn ra. tháng 03/2018 cũng là tháng mà các đe dọa trả đũa thương mại Mỹ - Trung bắt đầu lên đến đỉnh điểm, mở đầu với việc tổng thống Mỹ đe dọa áp thuế với 60 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc.
Theo ông Bill Hayton, lo ngại lớn của nhiều nước Đông Nam Á là Bắc Kinh không chấp nhận tình thế "nguyên trạng" hiện nay, mà tìm mọi cách dần dần mở rộng phạm vi ảnh hưởng, quá trình bành trướng diễn ra không có điểm dừng, với mục tiêu cuối cùng là độc chiếm việc khai thác các tài nguyên ở Biển Đông. ASEAN chủ trương lập ra một bộ quy tắc COC với mục tiêu ngăn chặn các hành động bành trướng tiếp theo của Trung Quốc, đồng thời khẳng định hiệu lực của Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) trên toàn bộ Biển Đông, theo đó các nước ven Biển Đông có toàn quyền khai thác các nguồn lợi dầu khí và hải sản ven bờ nước mình. Tuy nhiên, "bất hạnh thay là Trung Quốc không chấp nhận cả hai điều này". Đàm phán COC - được khởi động ngay từ năm 1995 - không biết đến khi nào có thể kết thúc.
Một điểm son : Cộng đồng kinh tế ASEAN vận hành đến 90%
Về triển vọng tương lai của khối ASEAN, vốn được coi là một tổ chức liên quốc gia lỏng lẻo, không có một chính sách đối ngoại thống nhất (ban thư ký của hiệp hội các nước Đông Nam Á rất ít thẩm quyền, khác hẳn với các định chế như Liên Hiệp Châu Âu), trong cuộc trả lời phỏng vấn RFI, nhà địa chính trị Bill Hayton lưu ý mức độ hội nhập kém về chính trị không cản trở 10 quốc gia này tiến nhanh trên con đường hội nhập kinh tế :
"ASEAN hiện nay đang nỗ lực cho sự ra đời của một cộng đồng kinh tế gắn bó kể từ 2025, với ‘‘một thị trường duy nhất và một nền tảng sản xuất mang tính hội nhập’’. Mà trên thực tế, trong hiện tại, cộng đồng này đã vận hành được đến 90%". Điểm hạn chế hiện nay, theo Bill Hayton, là "các hàng rào mậu dịch phi thuế quan hay việc lưu thông dịch vụ và lao động tay nghề cao bị trở ngại".
Vai trò Singapore với hồ sơ Biển Đông ?
Nhà địa chính trị Bill Hayton khẳng định tin tưởng vào Singapore chủ tịch luân phiên của ASEAN, chủ nhà của thượng đỉnh lần thứ 32, là quốc gia "từng trải về ngoại giao", đi đầu trong phát triển kinh tế, giáo dục, hội nhập thương mại, đã thành công trong việc thúc đẩy định chế khu vực ASEAN đóng vai trò cân bằng giữa các đối tác nước ngoài, đặc biệt là Washington và Bắc Kinh, "duy trì được các quan hệ kinh tế vững chắc với Hoa Kỳ, mà không xa lánh Trung Quốc".
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là trong hồ sơ Biển Đông phức tạp nói trên, Singapore có thể đóng vai trò tích cực nào ? Theo nguồn tin từ giới chuyên gia, các điều khoản liên quan đến Biển Đông trong dự thảo bản thông cáo chung của thượng đỉnh ASEAN, dự kiến công bố vào ngày mai 278/04, đang gây mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ ASEAN. Một số quốc gia như Cam Bốt - nổi tiếng với quan điểm thân Trung Quốc - không chấp nhận đưa vấn đề "quân sự hóa" và "bồi đắp đảo nhân tạo" vào văn bản chính thức của khối.
Trọng Thành
----
(1) Bài "Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 : 5 câu hỏi với Bill Hayton ", RFI Pháp ngữ, 25/04/2018.
(2) Bài mang tựa đề "Các nước ASEAN muốn kiểm soát ứng xử của Trung Quốc", Deutsche Welle, 30/03/2018.
*****************
Campuchia chất vấn tuyên bố về Biển Đông trước thượng đỉnh ASEAN (VOA, 28/04/2018)
Campuchia là nước chất vấn nhiều nhất những điểm liên quan tới Biển Đông trong Dự thảo Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sắp diễn ra, cho dù nước này không có tranh chấp hay lợi ích trực tiếp ở vùng biển này, theo phân tích của Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia.
Bộ trưởng ngoại giao và đại diện các nước ASEAN chụp hình chung trong một hội nghị về chính trị và an ninh ASEAN, ngày 27 tháng 8, 2018, ở Singapore.
Theo bài viết của Giáo sư Thayer trên tạp chí The Diplomat, bản dự thảo Tuyên bố của Chủ tịch hội nghị đã bị rò rỉ trước thềm Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 dự kiến được triệu tập vào ngày thứ Bảy 28/4 ở Singapore, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN.
Tại hội nghị thượng đỉnh năm 2012 ở Phnom Penh, Campuchia, nước nắm chức Chủ tịch luân phiên, đã ngăn cản ASEAN ra Tuyên bố chung phản đối nội dung đề cập về Biển Đông. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử của hiệp hội, ASEAN không ra được một tuyên bố chung.
Lần này, Campuchia là nước dẫn đầu với bảy trong tổng số 44 chất vấn văn kiện này, theo sau là Philippines với ba chất vấn. Malaysia và Việt Nam mỗi nước đưa ra hai chất vấn, còn Indonesia và Singapore mỗi nước chỉ có một chất vấn. Brunei, Lào, Myanmar và Thái Lan không có ý kiến gì.
Những chất vấn này được ghi lại trong phần chú giải của bản dự thảo bị rò rỉ. Theo đó, các quốc gia thành viên sẽ đưa ra sự ủng hộ, phản đối hay ý kiến khác về ngôn từ của dự thảo tuyên bố. Mười bảy chú giải trong số này liên quan đến các điểm về Biển Đông.
Trong số bảy điểm liên quan đến Biển Đông, có ba điểm là điểm 14, 19 và điểm 20 không hề gặp bất cứ ý kiến gì.
Điểm 15 đề cập đến ‘thảo luận chân thành’ về Biển Đông và bày tỏ quan ngại sâu sắc ‘trước những diễn biến gần đây và đang diễn ra, bao gồm bồi đắp đảo và quân sự hóa ở quy mô lớn. Cả Campuchia và Malaysia đều yêu cầu bỏ cụm từ ‘bồi đắp đảo và quân sự hóa ở quy mô lớn’.
Điểm 15 viết : "Chúng tôi lưu ý những quan ngại của một số bộ trưởng về việc bồi đắp đảo và việc leo thang các hoạt động trong khu vực, xây đảo nhân tạo, xây dựng tiền đồn và triển khai khí tài quân sự trong vùng tranh chấp…" Philippines yêu cầu phải nhấn mạnh là ‘quan ngại sâu sắc’ và ‘xây đảo nhân tạo ồ ạt’. Trong khi đó, Campuchia yêu cầu giữ lại câu từ gốc. Nói cách khác, Phnom Penh tìm cách giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của những lời lẽ trong văn kiện.
Điểm 16 tái khẳng định "tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông và các chuyến bay trên bầu trời Biển Đông". Campuchia đặt dấu hỏi về từ ‘an toàn’ và cho biết họ sẽ quay trở lại điểm này.
Kế đó, điểm 16 kêu gọi ‘tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý’. Campuchia kêu gọi gạch bỏ câu này trong khi các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Việt Nam đòi giữ lại. Đây là điểm thể hiện sự thay đổi trong lập trường của ASEAN – gắn kết các tranh chấp trên Biển Đông với phán quyết của Tòa án quốc tế, mặc dù chỉ gián tiếp.
Điểm 17 ghi là "Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và kiềm chế trong cách tiến hành các hoạt động, bao gồm việc bồi đắp đảo vốn có thể làm phức tạp thêm tình hình và tranh chấp và làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông". Lập trường của Campuchia là ASEAN không có tranh chấp trực tiếp trên Biển Đông và tranh chấp nên được giải quyết song phương giữa các bên.
Tiếp đó, điểm 17 ghi là : "Chúng tôi khẳng định cam kết của ASEAN đối với việc thực thi đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý". Philippines và Việt Nam yêu cầu phải thêm vào câu sau đây : "Về vấn đề này, chúng tôi hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng tài được thành lập dựa trên Phụ lục VII của UNCLOS". Lập trường này của Manila là đáng ghi nhận vì Tổng thống Duterte của nước này đã từng tuyên bố ông sẽ không gây áp lực Trung Quốc thực thi phán quyết.
Cuối cùng, Campuchia chất vấn toàn bộ điểm 18 và nói rằng họ sẽ quay trở lại điểm này. Điểm 18 ghi là : "Chúng tôi nhấn mạnh sự khẩn cấp phải tăng cường các nỗ lực để đạt thêm bước tiến thực chất trong việc thực thi DOC [Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông], nhất là Điều 4 và Điều 5 trong Tuyên bố này, cũng như là các cuộc đàm phán thực chất để sớm hoàn thành COC bao gồm phác thảo và lịch trình của COC".
Điều 4 được nhắc đến ở trên kêu gọi giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình mà không phải đe dọa sử dụng vũ lực thông qua tham vấn và đàm phán của các bên liên quan trực tiếp trên cơ sở của luật pháp quốc tế và Công ước Quốc tế về Luật biển UNCLOS.
Điều 5 được nhắc đến ở trên kêu gọi các bên thực hiện kiềm chế trong các hoạt động "có thể làm phức tạp hay leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định".
Điểm 19 và điểm 20 trong Dự thảo Tuyên bố không bị chất vấn. Điểm 19 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin và các biện pháp phòng ngừa trong quá trình thực thi DOC "một cách đầy đủ" và "sớm thông qua một bộ COC có hiệu lực". Điểm 20 nhắc lại yêu cầu cần thiết lập đường dây nóng giữa ngoại trưởng các nước để xử lý các trường hợp khẩn cấp trên biển và hoan nghênh việc thông qua thông cáo chung về việc tuân thủ CUES (Quy tắc ứng xử trong trường hợp Chạm trán không định trước trên Biển).
******************
Ngoại trưởng ASEAN họp chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh (RFI, 27/04/2018)
Ngoại trưởng 10 nước Đông Nam Á đã họp vào hôm nay, 27/04/2018, tại Singapore để chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN mở ra ngày mai.
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan (giữa) phát biểu khai mạc hội nghị các ngoại trưởng ASEAN, Singapore, 27/04/2018. ROSLAN RAHMAN / AFP
Các bên đã thảo luận về các vấn đề của khối : hợp tác kinh tế, vấn đề người Rohingya Miến Điện. Tuy vậy, cuộc gặp thượng đỉnh Nam-Bắc Triều Tiên đã chiếm phần lớn chương trình nghị sự.
Trong phát biểu mở đầu cuộc họp, ngoại trưởng Singapore, Vivian Balakrishnan xác nhận : "Chúng ta đang ở một giai đoạn trọng yếu của thế giới, nhiều sự kiện diễn ra vừa trong ASEAN và xa hơn nữa". Và điều quan trọng nhất, theo ngoại trưởng Singapore, là ASEAN phải đoàn kết và cùng đưa ra những mục tiêu chung.
Theo hãng tin Mỹ AP, phát biểu trên ám chỉ cuộc họp thượng đỉnh liên Triều, và ASEAN từ lâu nay luôn cổ vũ cho đối thoại và hòa bình ở bán đảo.
Tuy rất cảnh giác trước chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên, nhưng các quốc gia ASEAN vẫn đón sứ quán Bắc Triều Tiên và hoan nghênh sự hiện diện của Bắc Triều Tiên ở Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ARF. Hiện thời, có tin là Bangkok và Singapore đã tỏ ý muốn đón cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới đây giữa Kim Jong-un và Donald Trump.
Theo kế hoạch, ngày mai đến lượt các nguyên thủ hay thủ tướng chính phủ ASEAN sẽ họp thượng đỉnh, bàn về các vấn đề nội bộ như tự do thương mại hay cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya ở Miến Điện.
Theo AP, về Biển Đông, do việc ASEAN đang đàm phán bộ Quy Tắc Ứng Xử với Trung Quốc, cho nên chủ đề này sẽ ít nổi cộm trong cuộc họp.
Mai Vân