Một nhóm các nhà thiện nguyện đã gây quỹ để có 1.200 khẩu trang Nano, tặng cho gần 1.200 trẻ em quanh nhiệt điện Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, để các em bảo vệ sức khỏe từ bụi than. Tuy nhiên chính quyền đã chỉ đạo các trường không được phép nhận. Vì lý do gì họ đã không nghĩ đến sức khỏe người dân ?
Khẩu trang Nano dự định tặng cho gần 1.200 trẻ em quanh nhiệt điện Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, để các em bảo vệ sức khỏe từ bụi than. Photo courtesy of FB Mai Quốc Ấn
Theo thông tin từ trang Facebook của nhà báo Mai Quốc Ấn, chỉ trong vòng một tuần đã gây quỹ gần đủ số lượng khẩu trang cho trẻ em vùng ô nhiễm, chưa kể nhiều người hảo tâm tặng hẳn toàn bộ hoặc tặng một phần số tiền mua khẩu trang.
Tuy nhiên chương trình đã bị sự ngăn cản của chính quyền huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Theo nhà báo Mai Quốc Ấn, dân địa phương dĩ nhiên muốn nhận khẩu trang cho con cháu mình, tuy nhiên đại diện huyện Tuy Phong thì không. Chính quyền lấy lý do là "nơi này không còn ô nhiễm nữa", nhận khẩu trang thì "sợ bị thế lực thù địch lợi dụng" !?
Một người dân ở Bình Thuận biết rõ chương trình này cho Đài Á Châu Tự Do biết hôm 3/5/2019, như sau :
"Đây là xuất phát từ lòng tốt của mọi người thôi, họ vận động một số người cho ít tiền rồi mua mấy ngàn cái khẩu trang để phát cho trẻ em vùng này. Họ ra đây đặt vấn đề cũng cách đây vài tháng rồi, nhưng Anh Điển là Chủ tịch huyện Tuy Phong không cho, anh Điển nói là Vĩnh Tân hết ô nhiễm rồi, đem khẩu trang ra phát làm gì. Ý ổng như thế nên mấy nhà trường đâu dám làm trái lệnh lãnh đạo địa phương".
Theo cư dân Vĩnh Tân, tất nhiên là người dân ở đây cần khẩu trang Nano chống bụi này, nhưng vì thông qua chính quyền để phát cho học sinh, nên đã bị chính quyền ngăn cản, người dân này nói tiếp :
"Nhưng mà vì đường lối chính trị của chính quyền, nên ông Chủ tịch huyện không cho, lấy cớ là "Vĩnh Tân hết ô nhiễm rồi nên không cần thiết cấp khẩu trang", ý kiến chỉ đạo của ông ấy như thế nên tất cả cấp các trường trên địa bàn huyện Tuy Phong không dám nhận, mặc dù học sinh mình đang rất cần nhưng họ không dám nhận".
Bãi xỉ than của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân. (ảnh minh họa chụp trước đây) RFA
Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động chính thức, hiện bãi xỉ than của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đã cao khoảng hơn 20 m, có khoảng hơn 4 triệu tấn tro xỉ than chưa có "đầu ra", khiến môi trường sống của người dân khu vực này tiếp tục bị đe dọa.
Với khối lượng xỉ than tồn đọng ngày lớn, người dân sống trong khu vực này cho biết, dù nắng hay mưa cũng đều lo lắng, nắng thì sợ bãi xỉ phát tán khói bụi vào khu dân cư. Mưa thì lo bãi xỉ có thể vỡ bờ bao.
Vào tháng 4 năm 2015, cư dân xã Vĩnh Tân huyện Tuy Phong bức xúc vì đã phải hít thở bầu không khí ngập ngụa khói bụi xỉ than được xả thải từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nên đã cùng nhau biểu tình chặn Quốc lộ 1A trong 30 giờ. Trong quá trình chặn quốc lộ 1A, nhiều người được cho là quá khích khi dùng đá, bom xăng tấn công lực lượng chức năng khiến nhiều người bị thương. Sau đó hàng chục người đã bị nhà cầm quyền truy tố vì quá khích gây rối.
Vào hôm 5 tháng 3 năm 2019, chúng tôi liên lạc với cơ quan chức năng địa phương để tìm hiểu thực tế thì được ông Võ Trần Duy Thạch, Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận cho biết có bụi gì đâu mà phải tặng khẩu trang :
"Tặng quà an sinh xã hội thôi, chứ lý do gì mà tặng khẩu trang ? Bụi thì mình mua khẩu trang y tế bình thường thôi, đâu có bụi gì đâu mà cần phải tặng khẩu trang ? Còn bãi sỉ thì người ta đổ nước lu đèn hết, trừ khi trời gió thôi, hiện giờ cũng đang khắc phục. Đã phát triển công nghiệp thì phải chấp nhận. Người ta phải chủ động chứ, cũng như mình nấu lò lửa, lò lửa khi mình quạt thì tro cũng phải bay. Trong tầm kiểm soát của mình chứ không phải như mấy năm về trước. Có gió nắng lớn thì mình sợ nắng đeo khẩu trang thôi, bình thường mà. Sợ đen đeo khẩu trang thôi, anh em làm việc đứng bình thường mà, tôi đi thực địa cũng đứng bình thường mà".
Trong khi đó người dân Vĩnh Tân lại cho rằng địa phương vẫn còn ô nhiễm lắm, và anh rất vui khi các tổ chức giúp khẩu trang Nano chống bụi cho trẻ em địa phương mình :
"Chưa biết chất lượng như thế nào nhưng nghe một số người nói là có tác dụng ngăn chặn bụi Nano cho những đứa trẻ. Mình nghe vậy mình cũng mừng vì họ đem đến giúp cho dân mình bảo vệ sức khỏe thì tốt thôi. Bây giờ không được thì phải tính cách khác. Ở đây phải có khẩu trang chứ, khu vực này khẩu trang y tế bán mạnh nhất, hầu như ở đây ai cũng xài khầu trang y tế. Chính bản thân tôi đây, mỗi sáng quét nhà là tôi phải mang khẩu trang y tế. Mức độ ô nhiễm ở đây kinh khủng lắm".
Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Khải cho biết về sự nguy hại của khói bụi than :
"Bất kỳ mội bụi khói than nào dù là khói than tổ ong, khói than của củi, khói than của trấu và khói than của than cốc hay gì đấy cũng đều gây độc hại cho con người. Nó là khí CO, nếu hít khí CO vào thì sẽ làm cho người ta ngạt. Nếu là các chất khác như SO2, NO2… hoặc một số kim loại bay hơi, thì đều gây độc hại cho con người. Tóm lại khói nhà máy điện nói chung là gây ra rất nhiều độc hại".
Trước sự ngăn cản của chính quyền huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, nhà báo Mai Quốc Ấn đã viết trên Facebook của anh là anh sẽ vẫn tiếp tục, không chỉ là khẩu trang cho trẻ vùng ô nhiễm mà còn là nước uống hay thức ăn và học bổng, bất chấp những viện cớ "nhạy cảm" hay nỗi lo giữ ghế của ai.
Theo nhà báo Mai Quốc Ấn, trẻ em không có tội để phải gánh chịu bệnh tật nhân danh phát triển. Về nỗi lo bị "thế lực thù địch lợi dụng", theo anh thì giấu giếm ô nhiễm chính là cách chống phá nhân dân và đất nước... tốt nhất.
Vị cư dân Vĩnh Tân cho biết thêm về những gì anh dự định giúp đỡ để các khẩu trang Nano chống bụi có thể đến tay các em học sinh :
"Hồi chiều có Chị A. nói là thông qua Hội phụ huynh học sinh để phát cái này cho học sinh. Bảy tám ngày nữa tôi mới về, có gì tôi sẽ làm việc thử coi được hay không được, tất nhiên ở đây họ cần lắm, sao lại không ? Nhưng chính quyền họ không cho thôi, vì họ cho là họ sợ mang tiếng. Nếu họ cho một số tổ chức cá nhân cấp khẩu trang này thì họ sợ bị cho rằng Vĩnh Tân còn ô nhiễm nên mới cấp khẩu trang".
Theo anh, ý nghĩa chính trị là như thế. Anh tự hỏi, có bao giờ họ nghĩ, thôi mọi chuyện dẹp sang một bên, đặt sức khỏe người dân lên trên hết thì bằng mọi cách họ sẽ cho thực hiện dự án này. Nhưng theo anh, họ vì chính trị nên họ không nghĩ đến sức khỏe người dân.
Trung Khang
Nguồn : RFA, 05/03/2019
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa lên tiếng yêu cầu năm 2019 báo chí cần tiếp tục phản ánh những vấn đề "nóng" của xã hội. Yêu cầu này cũng tương tự với chỉ thị của Trưởng ban Tuyên giáo trung ương khi cho rằng báo chí nhà nước bị mạng xã hội qua mặt về việc phản ánh những vấn đề nóng mà công luận quan tâm.
Ảnh minh họa : Một sạp bán báo tại Việt Nam. RFA
Yêu cầu, chỉ thị của cấp lãnh đạo đối với báo chí như thế có thể khả thi không khi mà quyền tự do tư tưởng, quyền tự do biểu đạt không được tôn trọng qua kiểm duyệt chặt chẽ của cơ quan chức năng.
Ông Vũ Đức Đam đưa ra yêu cầu vừa nêu tại Hội nghị giao ban Báo chí đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 được tổ chức ở Hà Nội hôm 12 tháng 2. Cụ thể ông nói, báo chí tiếp tục phản ánh, kéo vấn đề chưa "nóng" để "nóng lên", góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Nhà báo Võ Văn Tạo, người có nhiều kinh nghiệm trong nghề báo, đưa ra nhận định liên quan yêu cầu của ông Vũ Đức Đam :
"Ý kiến của ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, tôi nghĩ cũng bình thường, vì đã là báo chí thì phải bám sát các vấn đề nóng của xã hội. Nhưng mà là người làm báo chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm xương máu trong nghề nghiệp, hay những người tổng biên tập, biên tập viên lâu năm thì đều biết rằng, không phải vấn đề nóng nào cũng được đề cập, mà phải lựa ý của Bộ chính trị, của Ban bí thư, của Bộ thông tin truyền thông hay Ban tuyên giáo trung ương để mà viết, để mà phản ánh".
Theo Bộ Thông tin và truyền thông, Việt Nam có khoảng 838 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh truyền hình với đội ngũ nhà báo lên tới khoảng 40.000 người. Tất cả các cơ quan báo chí này đều phải chịu sự kiểm soát thông tin của nhà nước mà cụ thể là theo đường hướng của Ban Tuyên giáo trung ương.
Vì vậy cũng không lạ gì suốt hai năm qua Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) liệt Việt Nam vào điểm đen, xếp hạng thứ 175 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí.
Khi trao đổi với chúng tôi hôm 13 tháng 2 năm 2019, nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng :
"Việt Nam chưa có báo chí tư nhân, tức là chưa có báo chí độc lập, mặc dù có hơn 700 tờ báo, nhưng người ta nói chỉ có một tổng biên tập. Thì phản ánh của báo chí Việt Nam vẫn theo một cái định hướng, không có ý kiến khác chiều nhau. Nên tôi không hy vọng lắm về chuyện báo chí Việt Nam được đụng đến những vùng ‘nóng’ hoặc ‘rất nóng’. Thường chúng ta hay nghe nói báo chí không có vùng cấm, nhưng thực ra nó vẫn có".
Theo nhà báo Lê Anh Hoài, việc hướng dẫn dư luận ở một số trường hợp nhất định cũng có cái tốt, bởi vì theo ông, ở Việt Nam nhiều cái còn mông muội. Nhưng về lâu về dài theo ông là không nên, cần phải theo một hướng tự do hóa hơn và để tự một xã hội dân sự kết hợp với việc thực thi đúng pháp luật. Như vậy theo ông sẽ có một nền báo chí tốt hơn, thông tin sẽ được sàn lọc tốt hơn.
Hội nghị giao ban Báo chí đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 được tổ chức ở Hà Nội hôm 12 tháng 2 năm 2019. Courtesy chinhphu.vn
Còn ông Ngô Nhật Đăng cho biết, khi tiếp xúc với một số các phóng viên, hay viết phản ánh các vấn đề tiêu cực, nhưng qua một thời gian, họ đều nhận ra rằng, không ít thì nhiều, vô tình hoặc cố ý, báo chí đã trở thành báo chí công cụ, phát ngôn cho một tổ chức nào đó. Vì vậy ông cho rằng, dù ông Vũ Đức Đam có nói như thế nào thì ông cũng không thể có lạc quan về báo chí Việt Nam hiện nay.
Trong những năm vừa qua và đầu năm nay, rất nhiều người làm báo tự do, không ở trong hệ thống báo chí của nhà nước, bị khủng bố, bị bắt giam bỏ tù, với những án rất là nặng chỉ vì dung ngòi bút của mình để phản ánh sự thật. Ví dụ như vụ Formosa xả thải làm thủy hải sản chết hàng loạt, vụ cưỡng chế ở Dương Nội, v.v. Hay vụ lấy đất của dân ở Vườn rau Lộc Hưng, Thủ Thiêm… chỉ viết lên là có thể bị bỏ tù. Do đó nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng xu thế đối xử với báo chí ở Việt Nam vẫn rất là nghiệt ngã.
Nhà báo Ngô Nhật Đăng cũng cho biết, hiện còn nhiều nhà báo bị sách nhiễu bắt bớ, như vụ xôn xao nhà báo Trương Duy Nhất chẳng hạn, hiện nay vẫn đang mất tích, chưa biết số phận như thế nào ? Theo ông, trước nhiều vấn đề kinh tế xã hội chính trị khó khăn, nhà nước đang không biết giải quyết như thế nào, thì có lẽ nhà nước đã chọn giải pháp xử lý cứng rắn :
"Cứng rắn đầu tiên là không cho các ý kiến trái chiều xuất hiện. Như các cuộc đàn áp khác, đàn áp đầu tiên là nhằm vào ngôn luận, chúng ta thấy hàng loạt nhà báo bị săn đuổi, các nhà hoạt động về xã hội nhân quyền phải nhận những phản ứng nặng nề. Tôi cho rằng cách lựa chọn như thế là lựa chọn rất sai lầm".
Nhận xét về tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam những năm qua, các nhà báo độc lập đều cho rằng là ngày càng tồi tệ, không tiến bộ. Trong khi đó, Nhà nước luôn tuyên truyền với thế giới rằng, họ tôn trọng và đảm bảo quyền tự do báo chí của người dân.
Nhà báo Võ Văn Tạo nhìn nhận, so với mấy chục năm trước khi ông làm việc, thì tự do báo chí ở Việt Nam có nới chút đỉnh, nhưng chỉ chút đỉnh thôi. Theo ông, trước đây một tờ báo muốn xuất bản ngày hôm sau, thì đều phải đem cho ban kiểm duyệt để duyệt tất cả các nội dung trong đó. Nhưng sau này thì họ trao quyền kiểm duyệt cho Tổng biên tập, tự chịu trách nhiệm với bài báo mình đã đăng. Nếu có bài quan trọng thì họ phải thăm dò ý kiến của cơ quan quản lý chức năng trước, rồi nếu được bật đèn xanh thì họ mới đăng. Tuy vậy ông nói tiếp :
"Cái gì chứ tuyên truyền là cộng sản Việt Nam không bao giờ buông, không những nắm mà còn nắm rất chặt. cái gì liên quan tới chính trị, tới sự độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam là không có chuyện nới lỏng. Trong khi Trung Quốc giờ nhà báo có thể viết về sự sai lầm của cách mạng văn hóa 1966-1976. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, nếu nhà báo, nhà văn nào viết về sự sai lầm của cải cách ruộng đất, chắc chắn là ‘vô hộp’ ngay, chứ không có thoát được. Cho nên có những lãnh vực Việt Nam còn nghiệt ngã hơn cả Trung Quốc".
Báo chí ở Việt Nam được nói là phải chịu sự kiểm duyệt rất khắt khe từ Ban Tuyên giáo. Không chỉ bị kiểm soát trực tiếp từ Ban Tuyên giáo Trung ương đến Ban Tuyên giáo địa phương và các Sở Thông tin- Truyền thông ở các tỉnh thành. Các tờ báo còn bị kiểm duyệt thông qua việc bố trí nhân sự trong các cơ quan báo chí như bí thư chi bộ, đảng bộ của các nơi này. Cũng chính vì sự kiểm duyệt và định hướng này, nhiều nhà báo đã từ bỏ hệ thống báo chí quốc gia, trở thành những cây bút độc lập để tự do lên tiếng mọi vấn đề trong xã hội.
Chính vì muốn bóp nghẹt quyền tự do này, theo nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, chính phủ Hà Nội và đảng cộng sản đã mạnh tay, hành hung các nhà hoạt động, nhà báo độc lập ở Việt Nam. Chỉ riêng năm 2018, đã xảy ra hàng chục vụ hành hung, sách nhiễu.
Theo Nhà báo Ngô Nhật Đăng, việc nên làm là những người có tâm huyết, có lòng yêu nước, nhất là những nhà báo, không phải vì hành xử của chính quyền như thế này mà né tránh. Ngược lại, phải lên tiếng nhiều hơn, dũng cảm hơn. Không thể ngồi chờ các hội nhóm xã hội dân sự được pháp luật công nhận, mà mỗi cá nhân có trách nhiệm lên tiếng trước các bất công xã hội, và hơn lúc nào hết đây là lúc phải lên tiếng nhiều hơn.
Trung Khang
Nguồn : RFA, 14/02/2019
Bộ Nội Vụ vừa trình chính phủ dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức, trong đó có quy định chỉ xử lý cán bộ nghỉ hưu cấp thứ trưởng trở lên gây nhiều tranh cãi. Nếu được thông qua, liệu các quan chức có chức vụ từ tổng cục trưởng trở xuống có thể yên tâm "hạ cánh an toàn" ?
Ảnh minh họa : Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Lê Vĩnh Tân, trong một cuộc họp trước đây. Courtesy moha.gov.vn
Cụ thể Bộ Nội Vụ đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 điều 82 trong luật công chức hiện hành, về quy định kỷ luật cán bộ, công chức, theo đó cán bộ, công chức khi đã nghỉ hưu thì vẫn bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc truy tố theo quy định.
Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá, đưa ra nhận định liên quan dự thảo luật này :
"Bộ Nội Vụ mới trình dự thảo như vậy theo tôi chỉ là ý kiến chủ quan của Bộ Nội Vụ thôi. Tôi thấy rằng cái vấn đề đó chưa thật sự bình đẳng, bởi vì nếu nói về quyền lợi và trách nhiệm thì nó phải áp dụng cho tất cả mọi người, từ cán bộ nhân viên đến cán bộ lãnh đạo. Chứ không phải từ thứ trưởng trở lên mới xử lý, còn ở dưới thì cho qua, như thế là không thích hợp lắm. Theo quan điểm cá nhân tôi, tất cả cán bộ công chức thuộc đối tượng về hưu nếu vi phạm đều phải xử lý như nhau, bình đẳng như nhau, chứ không phân biệt như dự thảo luật công chức đó".
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, có tội thì phải chịu tội, vi phạm thì phải bị xử lý, đó là điều đương nhiên, ai cũng tán thành. Tuy nhiên trong văn bản soạn thảo dự án luật công chức sửa đổi trình chính phủ lại có hai phương án riêng biệt. Một là xử lý đối với tất cả cán bộ, công chức đã về hưu, nghỉ việc hoặc chuyển công tác, khi phát hiện sai phạm. Hai là chỉ quy định xử lý đối với những người có vi phạm khi chưa về hưu từ cấp thứ trưởng và tương đương trở lên ở trung ương.
Như vậy, nếu chính phủ chọn phương án thứ hai thì từ cấp cục trưởng, tổng cục trưởng trở xuống có thể yên tâm "hạ cánh an toàn" ?
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 11 tháng 2 năm 2019, một công chức, hiện đang làm việc trong ngành giáo dục, từng nhiều lần lên tiếng tố cáo tham nhũng, là thầy Đỗ Việt Khoa, cho rằng :
"Pháp luật là phải công minh, đã mang tội là phải xử dù nghỉ hưu hay chưa nghỉ hưu, dù là quan chức, tại sao lại phân biệt từ thứ trưởng trở lên với lại dưới thứ trưởng trở xuống như vậy là điều bất hợp lý. Tôi cho rằng nếu đưa vụ việc này ra dư luận thì mọi người dân Việt Nam đều không đồng tình. Hiện nay tình trạng tham nhũng ở Việt Nam hết sức nghiêm trọng, diễn ra ở mọi cấp mọi ngành, khi đưa ra xử lý thì hầu hết họ được bao che nâng đỡ. "
Luật sư Võ An Đôn cũng khẳng định :
"Luật pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, mọi người đều như nhau, không phân biệt, quyền lơi đều như nhau, nghĩa vụ đều như nhau".
Còn Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam, thì tỏ vẻ nghi ngờ về dự thảo luật công chức sửa đổi này :
"Chắc là có những điều luật quy định như thế nào, chứ điều đó là không đúng về nguyên tắc, mọi người, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật".
Ảnh minh họa : Công chức làm việc Courtesy dongnai.gov.vn
Theo dự thảo luật cán bộ, công chức mới đưa ra, Bộ Nội Vụ cũng bổ sung khoản 5 vào điều 78 của luật cán bộ, công chức hiện hành. Cụ thể nếu cán bộ sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm và đã bị xử lý kỷ luật về Đảng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu 1 trong 3 hình thức kỷ luật sau : khiển trách, cảnh cáo hoặc xóa tư cách, chức vụ đã đảm nhiệm.
Điều khoản này trước đây từng được bộ trưởng Bộ Nội Vụ, ông Lê Vĩnh Tân, khi trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội nhìn nhận việc kỷ luật hành chính đối với ông cựu bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng là vấn đề khó vì chưa có tiền lệ.
Xin được nhắc lại, cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, đã bị cách chức bí thư Ban cán sự đảng giai đoạn 2011-2016 do có những sai phạm bổ nhiệm trong thời gian giữ chức vụ này. Và bị tước tư cách quyền bộ trưởng.
Ông Lê Vĩnh Tân khi đó có nói, phải tạo cơ sở hành lang pháp lý để đảm bảo xử lý nghiêm cán bộ công chức, kể cả người đã nghỉ hưu có sai phạm trong lúc còn đương chức. Ông bộ trưởng nội vụ Lê Vĩnh Tân dùng từ ‘không thể có chuyện hạ cánh an toàn’ được cho để thể hiện quyết tâm chính trị và cảnh báo những quan chức đương thời. Tuy nhiên trong dự thảo đưa ra lần này Bộ Nội Vụ lại tạo điều kiện cho các quan chức cấp thấp hơn hạ cánh an toàn.
Dự thảo luật này cũng cho rằng luật cán bộ công chức hiện hành quy định thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm có hành vi vi phạm đến khi phát hiện là quá ngắn, dẫn đến một số trường hợp khi xét kỷ luật theo quy định của luật thì đã hết thời hiệu, Bộ Nội Vụ đề nghị sửa đổi theo hướng tăng lên 60 tháng.
Điều này cũng gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên ông Lê Văn Cuông thì lại đồng tình :
"Thời gian 24 tháng theo tôi là hơi ngắn, nên là 5 năm, vì 2 năm thì có thể chưa phát hiện ra, nếu phát hiện ra lại quá thời hạn xử lý thì cũng không thỏa đáng. Nên quan điểm của tôi là nên cho thời hạn là 5 năm, nếu có vi phạm phát hiện ra thì xửa lý".
Còn theo thầy Đỗ Việt Khoa, 5 năm thì vẫn không thích hợp :
"Thực tế với cương vị một người dân, chúng tôi cho rằng, đối tượng vi phạm có nghỉ hưu, có thôi chức, hoặc sự việc đã xảy ra trước đó dù 24 tháng hay 24 năm, thì chúng tôi vẫn mong muốn sai phạm bị xử lý. Không thể có chuyện ‘để lâu cứt trâu hóa bùn’ theo kiểu mấy chục tháng sau thì tha tội, chúng tham nhũng hàng ngàn tỷ đồng, tội đó phải tử hình, chứ không phải tham tội bằng những văn bản vớ vẩn như thế này. Mong rằng tất cả các phương tiện đại chúng, dư luận xã hội cùng lên tiếng phản đối những kẻ nào đã soạn thảo một cái dự luật như thế".
Sự việc này được thầy Đỗ Việt Khoa so sánh với việc từng xảy ra ở Sài Gòn, nhằm bao che nhau để đi ngược quyền lợi của nhân dân đất nước. Khi đó có một chỉ thị được đưa ra là công an không được điều tra đảng viên. Thầy Khoa cho rằng, chỉ thị này đưa ra nằm trong quy định ngầm, có tính chất luật rừng, luật riêng của đảng, đi ngược với quyền lợi, lợi ích của nhân dân, đi ngược với quyền lợi của đất nước.
Còn ông Lê Văn Cuông thì cho rằng, dù sao đây cũng chỉ là dự thảo, còn lấy ý kiến rộng rãi. Vì theo ông, trong tinh thần chống tham nhũng là không trừ một ai, bất kể người đó chức vụ gì, nếu vi phạm đều bị xử lý. Chứ không phải trên nặng dưới nhẹ, mà phải bình đẳng trước pháp luật.
Trung Khang
Nguồn : RFA, 11/02/2019
Hàng năm cứ đến dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3 tháng 2, bộ máy tuyên truyền trong nước liên tục tung hô công lao của đảng trong việc dẫn dắt dân tộc đi tới tương lai tươi sáng.
Ảnh minh họa chụp bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội trước đây. AFP
Trong khi đó lâu nay, nhiều người từng lên tiếng cần phải xóa bỏ chế độ độc đảng và theo hướng dân chủ, đa nguyên, đa đảng thì mới có thê giúp đất nước phát triển được hết mọi tiềm năng và tránh khỏi bao trì trệ như lâu nay.
Cụ thể những ngày qua, trang thông tin của Đảng Cộng sản Việt Nam lặp lại rằng ngày 3/2/1930 là mốc son trong lịch sử của dân tộc với sự ra đời của Đảng. Cả dân tộc đoàn kết bền lòng nhờ sự lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa xã hội là đường lối đúng đắn, sáng tạo.
Không đồng tình, Nhà văn Phạm Đình Trọng, nguyên đại tá quân đội đã từ bỏ đảng, nhận xét :
"Từ khi đảng ra đời đã gây nhiều tội ác cho dân tộc, đã dìm dân tộc vào cuộc bạo loạn Xô viết Nghệ Tĩnh tháng 9 năm 1930, là khởi đầu của máu và nước mắt của dân tộc Việt Nam. Và suốt gần một thế kỷ, với việc đấu tranh gia cấp của đảng đã dìm dân tộc Việt Nam vào máu và lửa, đã bịt mọi con đường giải phóng dân tộc bằng đường lối hòa bình".
Trong khi đó thì vào ngày 1 tháng 2 năm 2019, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Thiếu tướng Lê Kế Lâm, nguyên Chuẩn Đô đốc Hải quân Việt Nam, lại thừa nhận :
"Cái lớn nhất là đảng giải phóng được dân tộc khỏi ách đô hộ, giành được độc lập, thống nhất đất nước. Dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Nếu không có chủ trương đổi mới thì không có tình hình kinh tế như hiện nay. Ngày xưa người Việt Nam khổ biết bao nhiêu, bây giờ tất nhiên chưa bằng được các nước, nhưng so với trước kia thì có thể cách nhau rất lớn, được tự do, mọi người được đi học, cuộc sống chưa được ấm no lắm nhưng so với trước kia thì khá hơn rất nhiều. Nhân dân được tự do làm ăn, người dân thấy cuộc sống có nhiều thay đổi tốt đẹp".
Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Đình Cống thì cho rằng tuyên truyền của đảng thì luôn đề cao vai trò của đảng, quang vinh, tuyệt vời, vĩ đại… nhưng đánh giá của nhân dân thì cũng khác nhau, đặc biệt là giới trí thức, những người có hiểu biết. Riêng ông thì đảng chiến thắng được cuộc chiến tranh, chiếm được miền nam, thống nhất đất nước, nhưng chỉ thống nhất được lãnh thổ, chứ không thống nhất được lòng dân. Ông cho rằng trong mấy chục năm qua, đảng có những nhầm lẫn rất lớn :
"Đảng chủ trương theo đường lối cộng sản, chủ nghĩa Mác Lênin. Rồi họ đánh thắng Pháp, chiến thắng miền nam, họ nhầm tưởng rằng là nhờ chủ nghĩa Mác Lênin nên họ thắng, nên bây giờ họ kiên trì theo chủ nghĩa Mác Lênin. Tôi cho đó là nhầm lẫn rất lớn, là vì cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin là đấu tranh giai cấp, công hữu hóa… Không phải đảng cộng sản nhờ những cái ấy mà thắng lợi. Vì mỗi lần bày ra những chuyện đó là đảng đều thất bại đem lại tai họa cho dân tộc, ví dụ như cải cách ruộng đất. Nhầm là nhầm như thế nào, trong chiến tranh, nhờ là nhờ vào người dân, lòng yêu nước của dân, chứ không phải nhờ chủ nghĩa Mác Lênin".
Cơn quan ngôn luận của đảng cộng sản cho rằng, 89 năm qua kể từ ngày có đảng, là đảng đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam giành độc lập, và theo đảng là đưa một chủ nghĩa tiến bộ là chủ nghĩa cộng sản, đến với dân tộc Việt Nam. Sự thật như thế nào ?
Ảnh minh họa chụp bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội trước đây. AFP
Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986-1990 trở về sau, khi đất nước Việt Nam lâm vào tình trạng đói kém kiệt quệ, khi đó đảng phải mở cửa, cho phát triển kinh tế tư nhân, cho nước ngoài vào… thì theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống đó là sự sửa sai, chứ không phải đổi mới. Vì đảng bị buộc vào tình thế phải làm, mà dân làm chứ không phải đảng làm. Ông cho rằng, chẳng qua là trước đây đảng trói nông dân vào hợp tác xã, đảng phá nát nền công nghiệp và thương nghiệp của miền nam. Rồi bày trò ngăn sông cấm chợ làm cho dân đói. Bây giờ đảng mở trói cho người ta. Nhưng trước đây ai bắt đảng trói người ta ?
Khi làm cách mạng, ngay ông Hồ Chí Minh cũng nói là lập quyền dân, đưa lại quyền cho dân, tạo dựng dân chủ. Nhưng theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, chính đảng đã cướp quyền dân. Đảng bày ra trò bầu cử là ‘đảng cử, dân bầu’ nhưng thật ra là của đảng hết. Đảng đã tự đặt mình lên cao hơn chính phủ, cao hơn quốc hội… cao hơn tất cả. Đảng cướp quyền của dân, muốn làm gì thì làm. Ông cho rằng đấy là những nhận thức nhầm lẫn của đảng cộng sản hiện nay.
Khi tung hô chào mừng kỷ niệm 89 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam, tờ báo, trang tin nào của nhà nước cũng chỉ kêu gọi trung thành với đảng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến" "tự chuyển hóa" trong nội bộ đảng viên, chứ không nhắc đến việc điều gì đã ngăn cản sự phát triển của đất nước. Đó cũng là câu hỏi được nhiều nhân sĩ trí thức yêu nước từng nêu lên : "Đa nguyên, đa đảng cần thiết cho sự phát triển hiện nay của Việt Nam như thế nào ?"
Liên quan câu hỏi này, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang, một đảng viên đã từ bỏ đảng cho biết :
"Cái sự phát triển của xã hội loài người thì như chúng ta đều biết, nước nào đa nguyên, có đảng đối lập, tam quyền phân lập, thì họ sẽ phát triển nhanh và bề vững, dân trí, nhân quyền, nhân cách con người ngày càng được nâng cao. Ngược lại các nước độc tài toàn trị về hình thức ngắn hạn thì thấy có vẻ ổn định, nhưng về lâu dài thì không bền vũng được. Thứ hai là không có tự do thì làm gì có sáng tạo. Không được tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo, tự do biểu đạt thì xã hội không thể phát triển được".
Chúng tôi cũng nêu câu hỏi này với Thiếu tướng Lê Kế Lâm và được ông cho biết :
"Cái đó thì chưa thể nói được, tùy theo sự phát triển của xã hội, trình độ nhân dân. Chứ bây giờ mà nói ra thì không thể được, cái chuyện đó là nằm trong chủ trương của lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Nói ý kiến cá nhân thì không thể nói được những chuyện như thế".
Trong khi đó, nhà văn Phạm Đình Trọng thì cho rằng đa nguyên, đa đảng’ cần thiết cho phát triển hiện nay là điều đương nhiên. Nhưng sự cản trở lớn nhất cho sự phát triển của Việt Nam chính là sự tồn tại của đảng cộng sản, cản trở con đường đi tới của dân tộc. Theo ông, đa nguyên đa đảng là tất yếu phải có, phải đến, nhưng với sự tồn tại và độc tài của đảng cộng sản thì không thể có được. Bởi vì đa nguyên đa đảng cho người dân quyền chọn lựa đảng phái chính trị, thì đảng cộng sản đã cướp cái quyền đó thì không bao giờ có đa nguyên đa đảng cả.
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang đề nghị giải pháp :
"Tôi nghĩ giải pháp bây giờ chỉ có Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, như cụ Phan Chu Trinh nói tức là người ta thấy được cuộc sống không chỉ sống ăn no mặc ấm, mà phải có nhân quyền, nhân cách, nhân phẩm. Con người được tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo, tự do biểu đạt. Cái này thì phải dần dần, thì người dân mới có sự chuyển hóa, đặc biệt là thì thế hệ trẻ, người ta mới coi đó là giá trị thiêng liêng để đấu tranh bảo vệ".
Giáo sư Nguyễn Đình Cống đưa ra lời khuyên, nếu muốn phát triển phải thay đổi từ một đảng cách mạng thành một đảng chính trị thì mới tồn tại được. Chứ như hiện nay không những đảng sẽ đem tai họa cho đất nước mà sự tồn tại của đảng cũng khó bền vững.
Trung Khang
Nguồn : RFA, 01/02/2019
Chuyện nghỉ Tết dài ngày ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích kinh tế của quốc gia vẫn còn gây tranh luận trong nhiều năm qua. Nhân dịp Tết đến, Đài Á Châu Tự Do một lần nữa tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia kinh tế liên quan vấn đề này trong tình hình hiện tại của Việt Nam.
Một chợ Tết ở Hà Nội hôm 28 tháng 1 năm 2019. AFP
Hồi cuối năm 2018, Bộ Lao động Thương binh Xã hội công bố quy định việc nghỉ tết năm 2019 đối với cán bộ, công chức và người lao động của các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị - xã hội. Theo đó, dịp nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi-2019 sẽ gồm 9 ngày, dài hơn dịp nghỉ năm 2018 là 2 ngày.
Nếu chỉ tính yếu tố văn hóa, xã hội, kỳ nghỉ Tết nguyên đán mang đến giá trị tinh thần lớn cho người Việt. Tuy nhiên về mặt kinh tế, một kỳ nghỉ quá nhiều ngày của cả một hệ thống thì chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 29 tháng 1 năm 2019, Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả, đưa ra nhận định liên quan vấn đề này :
"Nói chung đây là phong tục truyền thống của người Việt Nam, hàng năm đều như thế, nhưng tất nhiên chuyện nghỉ dài ngày chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến công việc, cái đấy là tất yếu. Nhưng phong tục tập quán thì không thể ngày một ngày hai xử lý làm được. Chuyện đấy cũng bình thường và đã xảy ra nhiều năm nay rồi".
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, việc nghỉ Tết quá nhiều ngày chắc chắn ảnh hưởng đến sản xuất kinh tế :
"Việc nghỉ Tết dài ngày ảnh hưởng đến việc sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy nhà nước. Và đối với nông nghiệp thì có thuận lợi là Tết Nguyên Đán diễn ra sau thời điểm nông dân cấy lúa, nhưng bây giờ không chỉ có cấy lúa mà còn có rau, hoa quả.v.v… Vì vậy theo tôi, việc nghỉ Tết dài ngày qua không có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Hơn thế nữa, bộ máy nhà nước tuy đã được nghỉ dài ngày, nhưng trước khi nghỉ Tết và sau khi nghỉ Tết đều hoạt động kém hiệu quả, cán bộ nhân viên dùng thời gian để làm những việc chuẩn bị Tết".
Còn theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, ít có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam nghỉ Tết quá nhiều ngày như vậy. Theo ông, nhìn chung trong nghề nông thì thời vụ cũng tránh ngày Tết. Cho nên cũng không ảnh hưởng gì nhiều lắm. Tuy nhiên, ông nói tiếp :
"Tuy nhiên, ngày xưa nếu làm nghề nông thì thời vụ tương đối là thong dong, lúa thì thu hoạch rồi, vụ mới thì chưa trồng nên người nông dân có cả tháng giêng để ăn chơi. Nhưng từ khi đưa vụ ngắn ngày vào thì vụ cấy xuân lại đúng dịp Tết nên lắm lúc cũng căng thẳng".
Một chợ Tết ở Hà Nội hôm 23 tháng 1 năm 2019. AFP PHOTO
Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng khi trao đổi với báo chí trong nước đã nêu lên câu hỏi "Tết có thật sự cần thiết trong thời đại 4.0 ?". Không dễ để trả lời câu hỏi này khi Tết đã thành truyền thống, đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Nhiều người cho rằng, đã là truyền thống thì cái gì không gây cản trở cho phát triển kinh tế xã hội thì cứ tiệp tục kế thừa có chọn lọc, cái nào không phù hợp thì từ từ sẽ phải đào thải.
Cũng có ý kiến cho rằng, việc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày là việc bình thường từ trước đến nay, đó là truyền thống của người Việt Nam, đó là cơ hội để mọi người được nghỉ ngơi sau một năm vất vả, cũng là cơ hội thăm viếng nhau. Tuy nhiên cũng có người cho rằng nghỉ dài và lệch ngày với nhiều nền kinh tế khác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giao thương quốc tế nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định :
"Tôi nghĩ là cần phải tiến tới nghỉ ngắn ngày hơn và phải siết chặt kỷ luật làm việc, nếu không thì việc sản xuất trong tháng có Tết bao giờ cũng giảm và tăng trưởng GDP cũng giảm. Chưa kể uống nhiều rượu quá cũng gây tai nạn giao thông. Ngoài ra trong dịp Tết thì thường có việc chi tiêu một cách lãng phí, phô trương, chi vào các việc không hiệu quả và không cần thiết lắm. Như vậy là trái với văn hóa sống có hiệu quả và sử dụng đồng tiền có hiệu quả và tiết kiệm".
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng cận Tết, hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ diễn ra sôi động nhờ nhu cầu mua sắm trong dân chúng tăng cao, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của người Việt ước tính đạt 402.200 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa gần 305.400 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, ước tính đạt 49.500 tỷ đồng và các dịch vụ khác là khoảng 43.000 tỷ đồng.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long nhận xét về những con số ấn tượng này :
"Người Việt chi tiêu Tết hơn 400 ngàn tỷ đồng, đặc biệt tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái, thì phải xem tiêu dùng những mặt hàng gì ? Nếu tiêu dùng những mặt hàng mà phải nhập từ nước ngoài vào thì đáng lưu ý, phải cảnh báo. Còn nếu tiêu dùng những mặt hàng sản xuất trong nước thì đó là điều đáng mừng, vì đó là động lực kích thích sản xuất, phải xem cụ thể những loại mặt hàng nào ? Chứ còn tổng lượng như vậy, mức lưu chuyển hàng hóa như vậy là hoạt động thương mại tăng, kích cầu tăng".
Hiện cũng có nhiều ý kiến tranh luận, liệu tăng doanh thu bán hàng khi nhu cầu tăng cao dịp Tết là làm lợi cho các nhà sản xuất trong nước, hay làm lợi cho hàng hóa nước ngoài ? Liên quan vấn đề này. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết :
"Theo tôi còn tùy thuộc vào từng mặt hàng. Gần đây tôi thấy, hàng Việt Nam có chất lược cao hơn và cũng đã chiếm lĩnh thị trường trong nước đáng kể, có tiến bộ như rau quả… không chỉ có hàng ngoại không. Tuy vậy cạnh tranh vẫn diễn ra một cách gay gắt. Vì vậy phía hàng nội cũng phải cố gắng phấn đấu, đặc biệt những loại hàng vẫn dùng hàng ngoại nhiều như rượu ngoại. Và một số các sản phẩm bánh kẹo ngoại cũng đang được sử dụng nhiều, và theo tôi điều này hoàn toàn có thể khắc phục".
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chi tiêu của người dân tăng lên là một điều đáng mừng. Tức là người dân đã có thu nhập và chi tiêu khá hơn. Tuy vậy cần chi tiêu tránh phô trương hình thức, lãng phí không cần thiết. Trong khi đó có rất nhiều thứ chi khác như chi về sức khỏe, chi về giáo dục… khi cần chi thì lại thiếu tiền. Ông cho rằng, cần có sự điều chỉnh trong việc chi tiêu, những điều này tùy thuộc vào thói quen và tâm lý của người dân. Nên ông khuyến nghị chính phủ cần có cuộc vận động trong xã hội, để làm sao có chi tiêu hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Trung Khang
Nguồn : RFA, 30/01/2019
Ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam hôm 20 tháng 1 tiếp tục nhìn nhận lịch sử chưa phải là môn học hấp dẫn đối với học sinh trong nước.
Sách giáo khoa môn lịch sử, do bạn Danh Phuong hiện đang là một học sinh cấp ba tại thành phố Hồ Chí Minh, mong muốn sử dụng thiết kế để gạt bỏ nỗi buồn chán mỗi khi học Lịch Sử. Ảnh minh họa - Photo courtesy of Danh Phuong
Nguyên nhân do đâu ?
Vị Thủ tướng cho rằng muốn học sinh yêu lịch sử, phải làm cho môn lịch sử trở nên hấp dẫn hơn.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 15 tháng 1 năm 2019, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang, người từng có hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục, cũng từng giảng dạy môn lịch sử, hiện đã về hưu, nhận xét :
"Trước kia tôi đã từng dạy lịch sử, ở những năm 60, 70, 80, học sinh rất thích học môn lịch sử. Mà bây giờ việc học gắn liền với việc thi, tức thi gì học nấy, mà môn sử thì không thi. Chứ không phải học sử vì thích thú, học vì phát triển trí tuệ, nhân cách. Mà ở Việt Nam học là mục đích để có cái bằng. Đấy là lý do thứ nhất, lý do thứ hai là càng lên trên môn học lịch sử càng bị chính trị hóa đi, nó trở nên khô khan, trở nên một cái gì nó nhàm chán. Và có nhiều trường hợp sự thật lịch sử nhiều khi không được nhắc đến một cách khách quan, trung thực. Cho nên học sinh chán, đó là lý do thứ hai".
Còn theo Nhà giáo Phạm Toàn, môn lịch sử bây giờ học sinh không thích là vì giảng giải chứ không được tìm hiểu. Lịch sử cũng như những môn học khác là phải học cái cách học. Nhưng theo ông, hiện nay chương trình chỉ tập trung vào kiến thức. Ông nói tiếp :
"Môn học lịch sử khi nói đến cách học thì học sinh phải được nhập thân, nhập cái tâm hồn tình cảm của mình vào những sử liệu. Nhưng sử liệu bây giờ không có, hoặc có rất ít, hoặc có một cách phiến diện. Khi học sinh nhập thân vào sử liệu rồi nó mới có cái phán đoán lịch sử, tức là học sinh phải được quyền phản biện. Mà quyền phản biện thì bây giờ người lớn còn bị hạn chế huống gì trẻ con".
Sách giáo khoa môn lịch sử, do bạn Danh Phuong hiện đang là một học sinh cấp ba tại thành phố Hồ Chí Minh, mong muốn sử dụng thiết kế để gạt bỏ nỗi buồn chán mỗi khi học Lịch Sử. Ảnh minh họa - Photo courtesy of Danh Phuong
Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này được nêu lên. Nhiều năm nay, nhiều chuyên gia giáo dục từng lên tiếng cho rằng học sinh, sinh viên ngày này không còn thích học môn lịch sử. Tuy nhiên mọi ý kiến phản biện thì như thường lệ, ít được lắng nghe.
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang, thật sự lịch sử Việt Nam rất nhiều cái bi hùng, chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, nhiều tấm gương hy sinh anh hùng, từ thời Hai Bà Trưng đến nay. Nhưng vì chính trị hóa môn lịch sử, nên học sinh không thích học nữa, giáo viên cũng không thích dạy nữa. Ông nói thêm :
"Tôi lấy ví dụ ngay cuộc cách mạng tháng tám 1945, nói là chính quyền đảng cộng sản lãnh đạo cướp chính quyền, giành thắng lợi.v.v… thì cũng không nói rõ chính phủ Trần Trọng Kim lúc đó như thế nào. Sau này cũng nhiều học sinh thắc mắc. Thứ hai là khi nói về cuộc chiến tranh giữa miền nam và miền bắc, thì lên án chính quyền Sài Gòn là ngụy quân ngụy quyền, và nói toàn những điều xấu xa. Đã gọi là ngụy thì cái gì cũng xấu xa. Nhưng học sinh bây giờ có thông tin nhiều chiều lắm, các em học sinh biết ông Ngô Đình Diệm ngày xưa cũng rất là yêu nước, có tinh thần dân tộc và chính quyền Sài Gòn ngày xưa cũng có nhiều cái phát triển rất là tốt, v.v… Thế thì khi học sinh hỏi vặn lại giáo viên thì giáo viên không dám trả lời".
Cùng quan điểm với Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang, một giáo viên dạy lịch sử cấp trung học, tại Sài Gòn, không muốn nêu tên chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do :
"Lịch sử là phải đa chiều, sự thật lịch sử phải nằm ở chỗ nhiều góc tiếp cận, nhưng họ chỉ tiếp cận theo quan điểm lịch sử của họ thôi. Như thế bản chất môn lịch sử đã chết từ lâu. Thành ra học sinh không thích học nữa, vì cứ học cầm súng tiến lên, nay thắng trận này, mai thắng trận kia, đế quốc Mỹ rồi ngụy quân, ngụy quyền nhét vô ngày mấy tháng mấy, rồi Ấp Bắc ngày mấy tháng mấy. Như vậy học sinh nó ngán quá. Lịch sử như vậy không phải là lịch sử".
Tiến sĩ Mạc Văn Trang nhìn nhận tuy không nghiên cứu sâu môn học lịch sử của miền nam Việt Nam trước 1975, nhưng ông thấy chế độ Việt Nam Cộng Hòa viết về lịch sử khách quan và trung thực hơn. Ông đưa ra ví dụ như khi nói về ông Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp chẳng hạn, họ không hề bôi nhọ bêu xấu mặc dù họ chống cộng.
Khi trả Đài Á Châu Tự Do trước đây, Sử gia Trần Gia Phụng cho biết trước năm 1975, chính sách giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa là nhân bản, dân tộc và khai phóng ; sau năm 1975, chính sách giáo dục của cộng sản là giáo dục phục vụ chính trị, phục vụ đảng cộng sản. Vì vậy trước và sau năm 1975, việc giáo dục hoàn toàn khác nhau.
Ông Trần Gia Phụng nói thêm về sách giáo khoa, trước năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chỉ đưa ra chương trình lịch sử, không ban hành sách giáo khoa. Mỗi giáo sư tự soạn giáo khoa giảng dạy cho học sinh, hoặc dùng một sách giáo khoa do tư nhân soạn mà giáo sư ưng ý.
Theo Tiến sĩ Mạc Văn Trang, môn lịch sử muốn thu hút học sinh, phải viết lại lịch sử cho trung thực khách quan, phải cho phổ biến bộ quốc sử viết lại, phải thay đổi nhận thức trong xã hội, trong ngành giáo dục. Về phía giáo viên theo ông cũng phải đào tạo lại, phải dạy lịch sử đúng với phương pháp của lịch sử, chứ không thể chính trị hóa được. Ngoài ra, phải cho học sinh có nhiều tài liệu tham khảo, tự do suy nghĩ, tự do biểu đạt và có những tranh luận khác nhau.
Tuy nhiên Tiến sĩ Mạc Văn Trang cũng nhìn nhận, nhiều vấn đề không thể cải tổ do sự cản trở của thể chế :
"Thể chế rất cản trở việc cải cách. Như ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư và chủ tịch nước, ổng nói là không được nói được làm gì trái với chủ trương của đảng và nhà nước. Cho nên ai cũng sợ, nói khác đi thì ổng nói là tự diễn biến, tự chuyển hóa, suy thoái…"
Tiến sĩ Mạc Văn Trang kết luận, trong thể chế này, môn học lịch sử cũng như môn khoa học xã hội nói chung, bị chính trị hóa, không còn hấp dẫn, thiếu trung thực và khách quan.
Trung Khang
Nguồn : RFA, 25/01/2019
Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng một lần nữa kêu gọi xây dựng quân đội tuyệt đối trung thành với đảng, với đất nước và nhân dân…
Ảnh minh họa chụp ngày 7 tháng 12 năm 2018 tại Hà Nội. AFP
Tại Hội nghị Quân chính toàn quân hôm 10 tháng 1 năm 2019, do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức tại Hà Nội để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng năm 2018. Ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi phải tập trung xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với đảng, với đất nước và nhân dân ; kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ; không mất cảnh giác để suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong quân đội.
Như vậy, một lần nữa, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng lại kêu gọi lực lượng vũ trang Việt Nam sẽ phải tiếp tục trung thành với đảng và bảo vệ chế độ độc tài toàn trị này.
Ông Lê Kế Lâm, nguyên Chuẩn Đô đốc hải quân Việt Nam, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây đã nhận định :
"Hiến pháp quy định quân đội phải trung thành với tổ quốc với nhân dân. Nhưng khi mà đảng cầm quyền người ta lãnh đạo, thì vì đảng cộng sản Việt Nam xây dựng nên lực lượng vũ trang hiện nay cho nên họ yêu cầu quân đội phải trung thành với tổ quốc là trên hết và sau đó họ yêu cầu phải trung thành với đảng. Tôi nghĩ là điều này cũng tự nhiên thôi, vì một đảng cầm quyền mà họ xây dựng nên quân đội, thế thì họ lãnh đạo tuyệt đối đối với quân đội, yêu cầu quân đội phải trung thành với đảng đó".
Nhìn lại lịch sử, vào ngày 26 tháng 5 năm 1946, khi đến dự lễ khai giảng khóa đầu tiên của Trường Sĩ quan Lục quân Sơn Tây hay còn được biết đến với tên gọi Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, ông Hồ Chí Minh đã trao tặng lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng "Trung với nước, Hiếu với dân".
Liên tục sau đó nhiều năm, khẩu hiệu "Trung với nước, Hiếu với dân" luôn gắn với lực lượng vũ trang Việt Nam. Tuy nhiên không hiểu từ khi nào, khẩu hiệu "Trung với nước, Hiếu với dân" lại trở thành "Trung với đảng, Hiếu với dân".
Ảnh minh họa chụp ngày 9 tháng 11 năm 2018 tại Hà Nội. PHOTO : AFP
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, nhà báo Võ Văn Tạo, một cựu chiến binh, một cựu học viên trường Sĩ quan Lục quân Sơn Tây, nhớ lại :
"Tôi nhập ngũ vào tháng 8 năm 1971, lúc đó người Mỹ chưa rút khỏi miền nam Việt Nam, vào tháng 2 năm 1973 tôi rời chiến trường Quảng Trị ra học ở trường Sĩ quan Lục quân. Khi đó, ở phòng truyền thống của trường vẫn còn treo cái cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tặng trường Sĩ quan Lục quân vào năm 1946, lúc đó tên cũ là trường Võ bị Lục Quân Trần Quốc Tuấn. Chữ vẫn rành mạch ‘quân đội ta trung với nước hiếu với dân’ chứ không phải trung với đảng, đến năm 1973 khi tôi ra thì vẫn còn cờ đó. Không hiểu vì sao sau này, họ biến tấu khác đi, lái ra. Và tôi cũng không rõ ai là người khởi xướng chuyện sửa, xuyên tạc câu nói của Hồ Chí Minh đối với quân đội".
Tuy nhiên, Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Đức Long, nguyên Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam, lại cho rằng chính ông Hồ Chí Minh đã sửa khẩu hiệu này :
"Cái này nó có lịch sử hết, vào tháng 5 năm 1946, khi ông Hồ Chí Minh thăm trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, thì ông ấy tặng lá cờ ghi 6 chữ là quân đội ta trung với nước, hiếu với dân. Thế nhưng 18 năm sau đó, nhân dịp 22 tháng 12 năm 1964, ông Hồ Chí Minh viết trên báo Nhân Dân đăng ngày 23 tháng 12 là ‘quân đội ta trung với đảng, hiếu với dân’. Cũng ông Hồ Chí Minh, có nghĩa là gì, khi chưa giành chính quyền thì ông ấy dương ngọn cờ yêu nước, nhưng khi có chính quyền rồi, giành một nửa nước rồi, thì ông ấy dương ngọn cờ yêu đảng. Chính ông ấy tự mâu thuẫn với mình, thể hiện là một con người tráo trở. Lịch sử có ghi hết".
Cho đến sau này, một lần hiếm hoi vào tháng 7 năm 2015, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi phát biểu tại Đại hội toàn quân ở Hà Nội đã bỏ chữ "đảng", ông nói quân đội phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc, dân tộc và hiến pháp. Vào thời điểm đó, câu nói của ông đã gây chú ý cho dư luận.
Tuy nhiên nhiều lần tham dự Hội nghị Quân chính toàn quân từ trước đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn khẳng định vai trò của lực lượng vũ trang là phải luôn trung thành với đảng là trước tiên.
Thực tế cho thấy dù là ông Nguyễn Tấn Dũng hay Nguyễn Phú Trọng hay một vị lãnh đạo nào khác, thì cũng chỉ là sử dụng cách nói khác nhau thôi.
Nhà văn Phạm Đình Trọng, nguyên đại tá quân đội đã từ bỏ đảng, cho biết ý kiến của mình :
"Hồi 18 tuổi, tôi nhập ngũ thì tôi cũng được học 10 lời thề danh dự quân đội, và lời đầu tiên là tuyệt đối trung thành với đảng. Lúc đấy tôi còn nhỏ và xu thế lúc đó là đảng cộng sản vừa mới thắng lợi trận Điện Biên Phủ, và mọi người còn tin tưởng đó là một đảng chân chính, một đảng của lẽ phải, của nhân dân. Khi đó hàng tuần chúng tôi đều chào cờ và đọc lời thề, và lời đầu tiên là trung thành với đảng, và trong giáo dục quân đội hay công an thì luôn luôn là như vậy trong suốt bao nhiêu năm qua".
Lực lượng vũ trang của Việt Nam bao gồm quân đội và công an, là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trong khi đó, đảng phái chỉ là tập hợp của những người có chung một lý tưởng, không đại diện cho lợi ích của tổ quốc và tuyệt đại đa số dân chúng.
Liên quan vấn đề này, Nhà văn Phạm Đình Trọng đưa ra nhận định :
"Quân đội là để bảo vệ đất nước, và phải trung thành với đất nước, chứ đảng phái chỉ là một tổ chức chính trị trong rất nhiều tổ chức chính trị, quân đội không thể trung thành với một đảng phái được. Đảng cộng sản Việt Nam dù là một đảng duy nhất thì cũng là tổ chức chính trị, là nhất thời, tổ quốc và nhân dân mới là vĩnh cửu, là mãi mãi. Không thể trung với tổ chức chính trị của một nhóm người, đảng phái là một nhóm người".
Theo ông, dù đảng cộng sản đang cầm quyền, nhưng cũng chỉ có 4 triệu đảng viên thôi, và họ cũng sẽ chỉ nắm quyền trong một thời gian nào đấy thôi, chứ không phải là mãi mãi. Vì thế ông cho rằng, quân đội trung thành với một đảng phái dù là đảng cầm quyền cũng là một điều sai trái, một điều không thể chấp nhận.
Trung Khang
Nguồn : RFA, 11/01/2019
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lại có kêu gọi các thành viên phải nêu gương cho người dân vào khi công luận ồn ào vụ việc xe công vụ bảng số xanh đón vợ Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tận chân cầu thang máy bay. Vì sao phải nhắc nhở đảng viên làm gương trong cuộc sống ?
Vào ngày 9 tháng 1 năm 2019, trên trang web của Ban Tuyên giáo Trung ương xuất hiện bài viết kêu gọi đẩy mạnh tuyên truyền về quy định nêu gương. Theo Ban Tuyên giáo Trung ương, nêu gương là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng theo nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương.
Luật sư Trần Quốc Thuận, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, người có gần 50 năm tuổi đảng, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam, nhận định về nghị quyết này :
"Đây là nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương đảng. Ông Phạm Minh Chính báo cáo nghị quyết và được thông qua là Nghị quyết nêu gương, tập trung vào các vị có chức vụ cao của đảng và đất nước này, cụ thể là ủy viên bộ chính trị, ủy viên ban bí thư, ủy viên ban chấp hành trung ương… phải sống gương mẫu trong đời sống bình thường, làm gì cũng phải gương mẫu, nhất là trong đời sống tiền bạc. Vấn đề ông Phạm Minh Chính nói trong nghị quyết chỉ là nói những người trong đảng, nhưng ở Việt Nam những người cầm quyền đều là đảng viên cả".
Theo Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang, chỉ thị của Trung ương đảng cộng sản Việt Nam yêu cầu các đảng viên hiện đang nắm các chức vụ lãnh đạo phải gương mẫu, là một chỉ thị tốt. Tuy nhiên ông lo ngại quy định là một chuyện mà thực hiện lại là chuyện khác.
Trong khi đó, Nhà văn Phạm Đình Trọng, nguyên đại tá quân đội đã từ bỏ đảng, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do cho rằng :
"Nêu gương chỉ là một việc làm luẩn quẩn thôi, cái quan trọng nhất của một quốc gia là pháp luật. Anh cứ làm theo pháp luật thì không cần nêu gương gì cả và cán bộ nhà nước thì lại càng phải làm theo pháp luật. Chứ còn nêu gương chỉ là vấn đề đạo đức của một cá nhân thôi. Họ làm như vậy là do bế tắc, trong tình hình sa sút hiện nay của đội ngũ lãnh đạo, đảng viên, chứ không giải quyết cái gì cả".
Cũng trong ngày 9/1, tại cuộc họp báo của Bộ Nội vụ, các nhà báo đã đặt câu hỏi về trách nhiệm nêu gương của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh qua vụ việc dùng xe công đón người nhà.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Courtesy moit.gov.vn
Thứ trưởng Bộ nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương có trả lời cụ thể, đã nhận trách nhiệm và có thư xin lỗi.
Tuy nhiên, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh lại khẳng định, cán bộ, công chức phải thực thi công vụ theo đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi hoạt động công vụ của mình. Dù vậy, ông lại cho rằng đây là một sơ suất, có thể do trách nhiệm của những người tham mưu chưa thực sự suy nghĩ chín chắn !?
Nhân việc này, nhà báo Võ Văn Tạo đưa nhận định về lời xin lỗi của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cũng như nhắc lại quá khứ không mấy gương mẫu của ông này :
"Ai đọc cái văn bản đó xong thì thấy nổi lên mấy điểm, thứ nhất là không có tính văn hóa, thứ hai là lời xin lỗi đó không chân thành. Có một số người trên báo chí phát biểu có thiện chí nhưng tôi thấy không chính xác, họ cho đấy làm một biểu hiện văn minh. Nhưng tôi thì tôi không cho là như thế. Nếu ai đã theo dõi lịch sử của cậu Trần Tuấn Anh này thì nào là cậu xuất thân từ gia đình như thế nào ? Ông bố Trần Đức Lương thì cũng khét tiếng tham nhũng… Rồi đến thời cậu đi học ở Paris thì xài tiền như đốt pháo, rồi thời kỳ làm lãnh sự ở San Francisco thì bày ra cái trò thu mỗi cái visa 200 USD. Cái vụ này khi đó người ta loan tin rất lớn. Một người tư cách như thế thì đâu có tốt lành gì đâu ?".
Luật sư Trần Quốc Thuận giải thích về thực trạng nhiều đảng viên đang nắm các chức vụ quan trọng thiếu gương mẫu :
"Cái này người ta thường nói là "Thượng bất chính, hạ tắc loạn". Đất nước này nó hư đốn do có nhiều nguyên nhân. Nếu những người đứng đầu đất nước này mà làm gương không tham nhũng, không làm sai thì tự nhiên trật tự nó ổn định trở lại. Cho nên một trong những nguyên nhân sai trái là người lãnh đạo không gương mẫu, trong đời sống riêng tư, trong sinh hoạt, và nhất là thâm lạm tiền của nhân dân đất nước".
Theo Nhà văn Phạm Đình Trọng, chuyện Bộ trưởng Bộ Công thương xử lý như thế thì hoàn toàn cũng không theo pháp luật gì cả. Việc sử dụng xe công có quy định rồi, nếu làm sai thì cứ chiếu theo pháp luật mà làm. Ông cho rằng, thư xin lỗi chỉ là chuyện lấp liếm, cho qua chuyện, chứ xử lý thì phải xử lý bằng pháp luật.
Đây không phải là lần đầu tiên lời kêu gọi về đạo đức lối sống được đảng cộng sản Việt Nam nêu lên. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề là phải kiểm soát từ ‘gốc’, chứ không phải từ ‘ngọn’.
Nhà báo Võ Văn Tạo nhắc lại lâu nay từng xảy ra nhiều vụ dùng tiền nhà nước, dùng xe công bảng số xanh đi chùa, đền thờ… Báo chí cũng đưa tin, lãnh đạo cũng hò hét… nhưng xử lý không nghiêm. Theo ông, muốn xử lý thì nhà nước phải làm cái gì đó cho dứt khoát và mạnh mẽ, cho dù là ‘con ông, cháu cha’. Chứ không phải cứ nếu là dân thường thì công an còng tay, còn cán bộ thì chỉ xin lỗi. Ông cho rằng, chính phủ của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần làm đến nơi đến chốn vụ việc liên quan Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
Trung Khang
Nguồn : RFA, 10/01/2019
Luật An ninh mạng Việt Nam vừa có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 2019, trong bối cảnh bị chỉ trích gay gắt. Dư luận trong những ngày qua về đạo luật này như thế nào ?
Luật An ninh mạng - Ảnh minh họa - RFA
Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, bất chấp phản đối của nhiều người dân tại Việt Nam cũng như sự lên án đạo luật này của các tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận, tổ chức nhân quyền...
Ngay khi vừa có hiệu lực thi hành, báo chí nước ngoài lại một lần nữa đồng loạt lên tiếng chỉ trích đạo luật này.
NPR hôm 1/1 ghi nhận ý kiến của những người phản đối đạo luật này nói rằng, Luật An ninh mạng có thể làm tổn hại đến triển vọng kinh tế của Việt Nam và cho phép chính phủ cộng sản độc đảng này tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và đàn áp tự do ngôn luận.
Còn Tập đoàn công nghiệp Asia Internet Coalition khi trả lời Reuters cho rằng, Luật An ninh mạng sẽ làm tổn thương tham vọng của Việt Nam đối với tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Cũng trả lời NPR hôm 1/1, ông Jeff Paine, giám đốc điều hành công AIC cho rằng, những điều khoản trong Luật An ninh mạng sẽ hạn chế nghiêm trọng nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam, làm giảm môi trường đầu tư nước ngoài và làm tổn thương cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp nước ngoài.
Còn tờ Straitstimes thì ghi nhận ý kiến những người phản đối hôm 2/1 cho rằng, Luật An ninh mạng bắt chước sự kiểm duyệt đàn áp của Trung Quốc đối với internet. Luật này yêu cầu các công ty internet loại bỏ nội dung mà chính phủ coi là "độc hại". Những gã khổng lồ công nghệ như Facebook và Google khi mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, cũng sẽ phải bàn giao dữ liệu người dùng nếu được chính phủ yêu cầu.
Trong khi đó, ngược lại với sự chỉ trích lên án của báo chí nước ngoài, trong những ngày qua, nhiều tờ báo trong nước lên lên tiếng hù dọa về việc có thể vi phạm pháp luật khi phát biểu trên mạng kể từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận ý kiến một số facebooker, các nhà bất đồng chính kiến về Luật An ninh mạng sau hai ngày có hiệu lực :
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng IDS tổ chức đã tự giải thể, nhận định :
"Đối với các nhà hoạt động thì họ chẳng lo ngại gì cả, bởi vì họ khinh cái Luật An ninh mạng này. Cái Luật An ninh mạng người ta dùng đề bịt miệng người dân, ngoại trừ những vấn đề chống tin tặc thì mình không nói đến làm gì. Còn những điều nó vi phạm nhân quyền, nó tìm cách để hành hạ các nhà hoạt động thì cho dù không có những cái như Luật An ninh mạng thì nó cũng đã đàn áp rồi. Tôi nghĩ họ không sợ cái gì cả, ít ra là hai hôm nay mạng xã hội vẫn như cũ, không khác gì".
Hình minh họa. Màn hình vi tính với một nội dung về Luật An ninh mạng của Việt Nam Photo : RFA
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người dân thì chắc chắn có người lo ngại, vì hệ thống cảnh sát tư tưởng, báo chí ở Việt Nam hô hào, hù dọa. Nhưng theo ông, đối với những người sợ thì từ trước khi có Luật An ninh mạng họ cũng đã sợ rồi, nên cũng không ảnh hưởng gì. Ông chỉ lo ngại luật này sẽ là công cụ để công an họ thích hành ai thì họ sẽ vin vào cớ nầy để họ hành.
Tuy nhiên chị Cấn Thị Thêu, một dân oan từng bị bắt đi tù chỉ vì đòi hỏi công bằng cho gia đình và những người cùng cảnh ngộ thì cho rằng chị sẽ không nhụt chí trước các bộ luật mà chính quyền đưa ra. Chị nói :
"Chúng tôi cũng chẳng nhụt chí trước các bộ luật mà họ đưa ra. Chúng tôi vẫn tiếp tục bày tỏ quan điểm của chúng tôi, và chúng tôi bất tuân cái Luật An ninh mạng. Chúng tôi vẫn nói lên sự thật, chúng tôi phản ánh sự thật. Đấy là quan điểm của gia đình tôi, của những người dân oan chúng tôi".
Nhà báo Võ Văn Tạo, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 2/1/2019, cho biết, trước ngày Luật An ninh mạng có hiệu lực thì một tỷ lệ nào đó trong giới cộng đồng mạng cũng có bàn tán, lo ngại đối phó Luật An ninh mạng, một số cũng có tâm trạng lo lắng nhất định. Nhưng ông cho rằng, đối với những người trí thức có bề dầy tranh đấu, hoặc những người hoạt động xã hội mà có bề dầy tranh đấu, thì hầu như luật đó không tác dụng gì. Ông nói tiếp :
"Tôi nghĩ như thế này, nhà nước Việt Nam rất là khắt khe với các hoạt động mang tính chất tập thể, liên kết với nhau, họ rất sợ cái đó. Đặc biệt chuyện biểu tình kêu gọi, hô hào nhau là họ tìm cách họ triệt phá. Trước kia nhà nước đã chú trọng để đàn áp rồi, bây giờ có Luật An ninh mạng cũng thế thôi, cái đó không quan trọng. Mà quan trọng là chính sách của nhà nước có phù hợp lòng dân hay không ?".
Facebooker Nguyễn Peng nhận định :
"Nói về Luật An ninh mạng có hiệu lực thì những facebookers cũng có lo ngại, nhưng trong hai ngày kề từ khi có hiệu lực 1/1/2019, thì không thấy vấn đề gì xảy ra hết. Em nghĩ Luật An ninh mạng có hiệu lực thì những người facebookers, những nhà hoạt động phải chấp nhận thôi, vẫn đấu tranh, vẫn cất lên tiếng nói cho dù Luật An ninh mạng có như thế nào đi chăng nữa".
Trước thông tin nhiều chiều, không rõ ràng về đạo luật này, gây lo ngại cho nhiều dân, nhất là những người chưa có bề dầy tranh đấu. Vào những ngày trước khi Luật An ninh mạng có hiệu lực. Một nhóm hoạt động có tên SAVENET đã cho xuất bản trên mạng internet cuốn cẩm nang "Luật An ninh mạng : Những điều cần biết" mà theo người đại diện nhóm này cho biết là để người dân "không còn cảm thấy sợ hãi nữa".
Khi trả lời RFA, cô Nguyễn Vi Yên, đại diện nhóm SAVENET cho biết, những đồn đoán gần đây cho rằng "bất cứ ai lên tiếng chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội khi có Luật An ninh mạng đều dễ dàng bị bắt bớ và xét xử" là không có căn cứ. Cô cho rằng khi luật có hiệu lực thì người dân phải sẵn sàng tâm thế để biết được mình nên làm gì. Cô nói tiếp :
"Bây giờ nhiều người cứ đồn đoán rằng, luật có hiệu lực rồi thì lên tiếng trên Facebook sẽ bị bắt hoặc là Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam. Đôi khi họ có những cái đồn đoán không rõ ràng và nó tạo nên một sự sợ hãi vô hình thì mình nghĩ đó là điều không nên.Tuy nhiên, làm sao để chống lại sự sợ hãi đó thì chỉ có tri thức mới giúp cho người dân biết được là luật đó nó như thế nào, quy định những gì, đối chiếu với luật pháp các nước ra sao, rồi bản thân mình sẽ bị tác động thế nào ?"
Cô Nguyễn Vi Yên cho rằng, khi nắm được tri thức rồi, sẽ không còn cảm thấy sợ hãi nữa và người dân sẽ biết có những giải pháp nào phù hợp cho bản thân khi lên tiếng trên mạng xã hội nhất là lên tiếng trước bất công về chính trị xã hội.
Trung Khang
Nguồn : RFA, 02/01/2019
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị vừa đề nghị thực hiện Dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, với tổng số vốn lên đến gần 15 ngàn tỷ đồng. Cảng này có đem lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh Quảng Trị cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng cho Việt Nam khi bị nguồn vốn nước ngoài chi phối ?
Dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị - Courtesy quangtri.gov.vn
Khu cảng Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị do Công ty cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy là nhà đầu tư được triển khai trên diện tích 685 ha, tổng quy mô gồm 10 bến phát triển, có thể đón tàu 100.000 DWT.
Dự án có tổng mức đầu tư 14.234 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 2.143 tỷ đồng ; vốn huy động và vốn khác là 12.091 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là 50 năm.
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, dự án được phân thành 3 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2018 đến năm 2025 đầu tư 4 bến với tổng vốn đầu tư 4.946 tỷ đồng ; giai đoạn 2 từ năm 2026 – 2031 đầu tư 3 bến với tổng vốn đầu tư 4.980 tỷ đồng và giai đoạn 3 đầu tư 3 bến với tổng vốn đầu tư 4.308 tỷ đồng.
Nhận định về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cho biết :
"Tôi thấy đề nghị này cần xem xét một cách cẩn trọng, bởi vì gần Quảng Trị đã có những cảng khác rồi, như cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng, Nghệ An cũng có cảng rồi… Thế bây giờ cảng Quảng Trị cần đến đâu, chi phí của nó, nhu cầu để xuất và nhập cái gì, điều đó cần phải được chứng minh. Để tránh việc xây cảng xong lại không sử dụng được, gây lãng phí, điều đó đã xảy ra ở nhiều nơi rồi".
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, việc quyết định xây dựng cảng Mỹ Thủy ở tỉnh Quảng Trị thì cần phải lập một hội đồng độc lập để xem xét một cách rất là kỹ càng, nhất là trong tình hình ngân sách đang bội chi rất lớn và nợ công cũng đã ở mức cao đáng lo ngại.
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Ngô Trí Long, cho biết ý kiến của mình :
"Một xu hướng ở Việt Nam là tỉnh nào cũng muốn có sân bay, địa phương nào có biển thì cũng muốn xây cảng. Trong luật đầu tư công đã tính, thứ nhất nguồn lực có hạn, thứ vấn đề xã hội hóa thì đầu tư có hiệu quả không có cần thiết không ? Miền Trung thì đã có cảng Đà Nẵng, Quảng Nam cũng có cảng.v.v... Trong bối cảnh hiện nay thì nguồn vốn ở đâu ? Hay là xã hội hóa ? Theo tôi nghĩ cần xem xét thận trọng".
Dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Courtesy quangtri.gov.vn
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 4 tháng 12 năm 2018, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, tư duy của tất cả tỉnh ở Việt Nam đều muốn có sân bay quốc tế và cảng nước sâu, là một tư duy không hay. Theo ông, bởi vì hạ tầng kết nối đầu tư phải trong phạm vi hợp lý và đảm bảo kết nối trong cả nước. Và Quảng Trị có thể sử dụng cảng nước sâu của Huế, Đà Nẵng.
Trả lời báo chí trong nước hôm 5 tháng 12, ông Nguyễn Tương, chuyên gia về logistics (1) cho rằng, ngoài những yếu tố khác, xây dựng cảng biển cần phải gắn với phát triển logistics, đặc biệt là kết nối với hệ thống giao thông tạo thành chuỗi vận hành khép kín. Ngoài ra, vị trí xây dựng cảng biển cũng phải gắn với các khu công nghiệp, nhà máy…
Theo ông Tương, không phải cứ phát triển cảng biển là đương nhiên logistics sẽ phát triển. Logistics muốn phát triển phải phụ thuộc vào nguồn hàng, hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó cảng biển là một hạ tầng quan trọng. Ông cho rằng, không phải cứ phát triển ồ ạt, chạy theo "mốt", chỗ nào cũng xây cảng, mua tàu được, cuối cùng cảng thì ế, tàu bỏ không vì không có hàng hóa vận chuyển.
Theo Luật hàng hải Việt Nam, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều có quyền được đầu tư phát triển cảng biển tại Việt Nam, nhưng phải đúng quy hoạch cảng biển của Việt Nam. Vì vậy, có khả năng nếu được chấp thuận Quảng Trị có thể sẽ kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Điều này cũng làm quan ngại nước ngoài với phần vốn góp lớn hơn sẽ chi phối một cảng biển có vị trí chiến lược về mặc quân sự như vùng biển miền Trung.
Liên quan vấn đề này Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đưa ra ý kiến của mình :
"Ở Việt Nam thì các cảng biển đều có vị trí về mặt an ninh quốc phòng rất là nhạy cảm, cho nên cần phải xem xét. Chúng ta còn nhớ Quảng Trị ngày trước cũng là một chiến trường đẫm máu, hai bên giành từng tấc đất một. Cho nên cần phải xem xét vị trí chiến lược của Quảng Trị, và cũng cần phải cân nhắc việc giám sát cái quyền điều hành và sự chi phối của nhà đầu tư nước ngoài đến đâu ? Nếu phía Việt Nam đóng góp có 2 ngàn tỷ mà chi phí lên đến 15 ngàn tỷ thì rõ ràng tài chính bị nước ngoài chi phối, đều đó cần phải được giám sát chặt chẽ".
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Ngô Trí Long cho rằng cần phải xem xét cẩn trọng vấn đề an ninh quốc phòng :
"Hiện nay thì thường thường các điểm nhạy cảm đối với biên giới đường biển của Việt Nam, ví dụ như Đà Nẵng có biên giới xung quanh và tiếp giáp biển Đông thì cũng phải cảnh giác những đối phương, những kẻ bành trướng mà cũng có thể nó thông qua hình thức gián tiếp. Có nghĩa nó sẽ đầu tư vào, nó sẽ dùng tiền, cái này mình phải xem xét thận trọng nguồn vốn từ đâu. Chứ không phải tiền từ trên trời rơi xuống, nên người ta sẽ xác định rõ được ngay".
Theo Tiến sĩ Ngô Trí Long, vị trí như Quảng Trị mà xây một cái cảng với số vốn dự toán như vậy thì ông cho là quá lớn, cần xem mục đích của là gì ? Chứ 15 ngàn tỷ mà vốn địa phương chỉ 2 ngàn tỷ, thì còn lại vốn xã hội hóa là của đối tượng nào ? Tại Việt Nam thì hiện nay cũng ít một đối tượng nào đó bỏ số vốn như vậy.
Còn theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, nếu phải đầu tư xây dựng cảng ở Quảng Trị, thì phải đầu tư như thế nào để đảm bảo hiệu quả, cũng như phải đảm bảo vấn đề quốc phòng an ninh và cần đưa vào những rào cản kỹ thuật để kiểm soát trong quá trình xem xét đầu tư.
Trung Khang
Nguồn : RFA, 14/12/2018
---
(1) Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.