Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam mới đây lên tiếng kêu gọi các đảng viên và lãnh đạo phải lắng nghe lời dân để duy trì chế độ.

nxp0

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi phát biểu tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hôm 13/5 cho rằng ‘phải lắng nghe dân vì mất chế độ vẫn được xác định là một nguy cơ, nên phải chủ động không để mất dân, mất niềm tin của dân, mất chế độ’. Courtesy chinhphu.vn

Ông Nguyễn Xuân Phúc băn khoăn, lo lắng như vậy là có cơ sở khi thời gian qua, những bức xúc trong dân thi thoảng đã bùng lên thành những cuộc biểu tình.

Vào hai ngày 10 và 11/6/2018, đã có nhiều cuộc biểu tình của người dân trên khắp các tỉnh thành Việt Nam phản đối hai dự luật đặc khu cho phép Trung Quốc thuê đất và an ninh mạng. Một số nơi đã biến thành bạo động như tại Bình Thuận khi người dân đập phá tài sản công vụ và đốt cháy nhiều ô tô, xe máy tại Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong. Khi đó, đã có hàng chục người trên cả nước bị kết án tù với các cáo buộc gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ sau khi tham gia đợt biểu tình này.

Chị Nguyễn Lai, một người dân từ Nha Trang thì cho rằng, không thể tin những lời của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chị đưa ra ví dụ :

"Chẳng hạn biểu tình chống luật đặc khu, là lo sợ của dân, lo sợ bị mất nước, thì người dân đứng ra biểu tình chống luật đặc khu, mà có biết bao nhiêu người bị bắt trong và sau cuộc biểu tình đó. Đừng tin những lời mấy ông này nói, nó giống như dụ con nít vậy đó. Khi người dân hay những facebookers lên tiếng thì bị bắt bớ, bị dọa, biểu tình thì bị đàn áp, lên tiếng thì bắt bớ và ghép vô tội nói xấu đảng và nhà nước thì làm sao tin được những lời ông nói. Họ nói và làm khác nhau hoàn toàn".

Luật Đặc khu là tên gọi vắn tắt của Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã vấp phải phản đối của người dân từ khi được trình làng tại Quốc hội hồi tháng 6/2018.

Ngày 9/6/2018, Văn phòng Chính phủ bất ngờ ra thông báo quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp vào tháng 10.

Trao đổi với Đài Châu Á Tự Do hôm 17/5 về vấn đề này, Anh Nguyễn Chí Tuyến, một nhà hoạt động xã hội tại Hà Nội nhận định :

"Trước các kỳ đại hội, hay sinh hoạt chính trị của đảng cộng sản, thì người ta hay có những lời lấy lòng dân, mà nói nặng là mị dân. Nếu những người cộng sản thật sự muốn nghe tiếng nói của dân thì nhìn lại quá khứ, những năm trước, khi người dân góp ý về sửa đổi hiến pháp và sửa đổi luật đất đai, khi đó những người trí thức đã viết chỉ ra nhiều điều như bỏ điều 4 hiến pháp quy định đảng lãnh đạo toàn diện. Đặc biệt là trong luật đất đai phải đa sở hữu, chứ không phải sở hữu toàn dân nhưng nhà nước quản lý thì rất chung chung, rồi quan chức lợi dụng điều đó cưỡng chế bất cứ đất nào của dân. Đấy là hai ví dụ tôi đưa ra để xem là những người lãnh đạo cộng sản có thật sự nghe ý kiến của dân hay không, thì hai ví dụ vừa nói đã phản ánh rồi".

nxp2

Biểu tình phản đối dự luật ba đặc khu. 10/6/2018. AFP

Trong thời gian tới, tại Việt Nam sẽ diễn ra những hội nghị quan trọng của Đảng. Hội nghị trung ương 10 đảng cộng sản Việt Nam khai mạc tại Hà Nội hôm 16 tháng 5 và sẽ kéo dài đến hết ngày 18/5/2019. Đây là đại hội quan trọng chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đảng toàn quốc vào năm 2020.

Vào năm tới, Đảng Cộng sản việt nam sẽ có đại hội thứ 13 là đại hội toàn quốc diễn ra mỗi 5 năm.

Trao đổi với chúng tôi hôm 17/5, Anh Nguyễn Ngọc Tân, một người dân ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nhận định :

"Ở Việt Nam thường hay nói khẩu hiệu này kia, nhưng thực tế hoàn toàn khác. Cũng như câu nói của ông Phúc thực tế cũng hoàn toàn khác xa. Tôi nhận thấy, thường chính quyền ở Việt Nam ít lắng nghe sự đóng góp của người dân. Người dân cũng ít cơ hội hay phương tiện để biểu đạt. Chẳng hạn ở các nước, muốn nói lên tiếng nói thì người dân biểu tình, và theo đó chính phủ sẽ xem xét một quyết sách nào đó. Nhưng ở Việt Nam thì không có được vậy, ai nói gì trái ý đảng là bị chụp mũ là phản động, họ không nghe ý kiến người dân đâu".

Các Tổ chức quốc tế lên án Việt Nam thường dùng các điều luật an ninh mập mờ trong bộ luật hình sự để bỏ tù những tiếng nói đối lập.

Theo thông tin Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) công bố hôm 13/5/2019, vẫn còn đến128 Tù nhân Lương tâm Việt Nam hiện vẫn đang bị giam giữ, đây là những người bị chính quyền Việt Nam cầm tù vì biểu lộ niềm tin theo lương tâm của họ một cách bất bạo động.

Năm 2018 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng và đã có hiệu lực từ 1/1/2019, gây nhiều tranh cãi. Chính phủ Việt Nam hy vọng luật mới sẽ giúp bảo đảm an toàn an ninh mạng cho Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tổ chức quôc tế chỉ trích lên án đạo luật này và cho rằng luật này góp phần bóp nghẹt quyền tự do phát biểu của người dân.

Theo thống kê mà RFA có được, từ đầu năm 2019 đến nay Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 12 Facebookers và đã được truyền thông trong nước ghi nhận.

Trao đổi với RFA qua tin nhắn hôm 17/5, chị Huỳnh Hằng, một người dân từ Đà Nẵng nói về phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc :

"Nó như một thứ giáo điều lừa bịp, khi luôn nói chính quyền vì dân do dân, mọi ý kiến phản biện dẫu đúng vẫn cứ bị quy chụp là phản động, là chống phá nhà nước thì sao gọi là vì dân ? Chính cái tư duy còn đảng còn mình đã nói lên tất cả cái tính bảo thủ của nhà cầm quyền..".

Khi trao đổi với RFA hôm 17/5, Bác sĩ Đinh Dức Long nhận định :

"Tôi nghĩ nguy cơ mất chế độ càng ngày càng lớn, đến mức họ không thể che giấu được nữa. Từ xưa họ vẫn tin chế độ của họ là vững như bàn thạch, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, chế độ của dân do dân vì dân… họ tin tưởng thế mà họ nói điều đó tức là họ cảm thấy rằng có vấn đề gì đó không ổn, ít nhất là không ổn, và lòng dân đã khác với ngày xưa rồi, không thể nào họ áp đặt như ngày trước nữa. Đấy là thực tế họ phải thừa nhận và họ tìm cách đối phó với nguy cơ đó, như ông Phúc đã nói là phải lắng nghe dân, đó là những biện pháp muôn thuở, nhưng vấn đề là họ có làm hay không ?

Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản khóa XII, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nói ‘Nếu đảng và nhà nước để mất niềm tin của dân là mất chế độ, mất tất cả’.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 18/05/2019

Published in Diễn đàn

Nhiệt điện Vĩnh Tân : Chậm đánh giá tác động môi trường, người dân lãnh đủ

"Người dân quá bị ảnh hưởng vì bụi luôn, núi xỉ than nằm ngay hướng đông bắc của khu dân cư. Toàn bộ mỗi ngày nó đổ ra đó vài chục ngàn tấn tro xỉ, bụi bay phủ xuống 10 ngàn dân ở hai xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân gánh hậu quả hết. Đến đây sẽ biết ô nhiễm ở mức độ ra sao".

vinhtan1

Người dân Vĩnh Tân chụp ảnh Nhiệt điện Vĩnh Tân hoạt động, xả khí thải vào ban đêm. Citizen photo

Đó là nhận xét của 1 người dân ở Vĩnh Tân khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về tình hình hiện tại ở địa phương. Ông cho biết hiện nay vẫn còn bụi than từ khu vực bãi xỉ của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân bay vào khu dân cư, ảnh hưởng đời sống người dân.

Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Thuận, việc đánh giá tác động môi trường chiến lược toàn Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân do Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương và Tổng công ty điện lực Việt Nam EVN thực hiện từ năm 2018, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Phát biểu tại cuộc họp do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân hôm 2/5/2019, ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết, do chưa có đánh giá tác động môi trường chiến lược, nên giấy phép xả thải của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân vẫn chưa được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp.

Ông Lâm cũng xác nhận hiện vẫn còn tình trạng bụi đen ở khu vực xung quanh Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân.

Vậy nếu không được cấp giáy phép xả thải thì mấy năm nay, Nhiệt điện Vĩnh Tân hoạt động như thế nào ? Liên quan vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường ENTEC, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 6 tháng 5 năm 2019, đưa ra giải thích :

"Hiện nay ở Vĩnh Tân, cái thứ nhất là nước thải, tức là dùng nước biển để làm mát trong quá trình sản xuất điện, hoặc dùng để hấp thụ SO2 trong khí lò hơi, thì một số nhà máy ở Vĩnh Tân vẫn chưa được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước. Còn tro xỉ thì đã quy hoạch cho Vĩnh Tân một cái bãi để đổ tro xỉ, theo phương án được phê duyệt. Tuy nhiên, về vấn đề tro xỉ thì chính phủ có đề nghị các nhà máy tái sử dụng làm vật liệu xây dựng".

Nhưng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, do chất lượng xỉ than của các nhà máy khác nhau, nên có nhà máy chưa sử dụng được để làm vật liệu xây dựng. Do đó vẫn phải chôn. Ông cho biết, theo quy định của chính phủ, các nhà máy phải có đề án để tái sử dụng xỉ than, trong tương lai sẽ không cho chôn trong bãi chứa nữa.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 6 tháng 5 năm 2019, Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, giám đốc Trung tâm Kinh tế Môi trường Đầu tư và Khu công nghiệp thuộc Đại học Xây dựng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng, nhận định :

"Trong xỉ than thải ra thì có một số ít than cháy chưa hết, trong quá trình làm thì mình sàng lọc để lấy lại than đó, than đó dùng cho các lò đốt nhỏ hay sinh hoạt, còn tro và xỉ thì dùng cho vật liệu xây dựng. Thật ra nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân là có đánh giá tác động môi trường trước đây, nhưng trong quá trình hoạt động thải xỉ than thì phải có kiểm tra để xem có chứa chất độc hại hay không ? Theo tôi việc này không có gì khó khăn lắm, nhà máy chắc chắn phải làm".

Cũng tại cuộc họp do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân hôm 2/5/2019, Giám đốc Sở Xây dựng Bình Thuận, ông Xà Dương Thắng một lần nữa yêu cầu các nhà máy phải đổ tro riêng, xỉ than riêng vì đây là quy định của Bộ Xây dựng.Theo ông Thắng, việc đổ chung tro và xỉ sau này sẽ gây khó khăn cho việc tiêu thụ. Ngoài ra, các nhà máy phải bóc tách tro, xỉ và chia ô các bãi xỉ, tìm hướng tiêu thụ tro xỉ…

vinhtan2

Trung Tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, do Trung Quốc đầu tư 95% gồm có 4 nhà máy nhiệt điện, chạy bằng than đá, với tổng công suất lên đến 5.600MW và 1 cảng biển. Toàn bộ dự án được xây dựng tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Courtesy FB Mai Quốc Ấn

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, nhận định :

"Hiện nay các nhà máy nhiệt điện trong quy trình sản xuất thì tro bay đi theo một đường khác, còn xỉ than thì ở dưới đáy, dưới chân. Bản thân các nhà mày đã tách riêng tro và xỉ, vì là hai nguồn khác nhau. Một cái thu hồi từ hệ thống lọc bụi tĩnh điện, còn xỉ là phần còn lại ở đáy lò. Tuy nhiên hiện nay các nhà máy nhiệt điện khi chôn lấp thì người ta vẫn đổ chung, phun nước… thì tro xỉ không thể tận dụng làm vật liệu xây dựng sau này nữa. Hầu như nếu đã chôn như vậy thì bỏ thôi chứ không có ý đồ làm vật liệu xây dựng, mặc dù một số nơi, một số nhà máy nói là sẽ tận dụng làm vật liệu xây dựng, nhưng mà chỉ có thể làm vật liệu xây dựng theo kiểu thấp cấp mà thôi".

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ cho rằng, khi chôn chung tro và xỉ thì không vấn đề gì ảnh hưởng đến môi trường nếu bãi chôn đã thiết ký đúng kỹ thuật, chống thấm, thu gom nước mưa về xử lý để tái sử dụng, nếu thực hiện đúng thì về môi trường không có vấn đề gì.

Tuy nhiên theo một bài viết nhà báo Mai Quốc Ấn đăng tải trên trang cá nhân của mình, ông cho biết tro từ nhà máy nhiệt điện là bụi mịn, nếu phát tán ra môi trường sẽ rất nguy hại. Theo nhà báo Mai Quốc Ấn, số tro xỉ này nếu ở điều kiện tối ưu là có chạy lọc tĩnh điện trên ống khói (xỉ nằm ở đáy lò) và thu được hơn 97% tro bay thì cũng còn dư ra hơn 8 tấn bụi/ngày cho một công trình nhiệt điện 5.000MW. Và ở Việt Nam không phải chỉ có một mà là khoảng 50 nhiệt điện như vậy...

Chưa kể theo người dân Vĩnh Tân theo dõi, có những thời điểm Nhiệt điện Vĩnh Tân hoạt động mà không có chạy lưới lọc tĩnh điện trên ống khói :

"Trong quá trình hoạt động của nó thì có cái lưới lọc tĩnh điện, lọc tĩnh điện là khi nó đốt thì nó lọc để bớt mức độ ô nhiễm xả ra môi trường. Nhưng ban ngày họ chạy có lưới lọc tĩnh điện, và ban đêm từ 10 giờ tối trở đi thì họ xả thải trực tiếp…"

Theo nhà báo Mai Quốc Ấn, Bộ Tài nguyên- Môi trường khi phê duyệt đánh giá tác động môi trường các dự án nhiệt điện, đã không công khai để dân giám sát và trên thực tế các điểm ô nhiễm do nhiệt điện hiện nay ngày càng nhiều. Người dân có thể chỉ trực tiếp và khẳng định nhà máy nhiệt điện nào của EVN xả thải không qua lọc tĩnh điện vào ban đêm ; tuy nhiên không thấy Cục Kỹ thuật An toàn của Bộ Công thương, đơn vị quản lý trực tiếp của EVN, lên tiếng hay chịu trách nhiệm về việc này.

Trung Tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, do Trung Quốc đầu tư 95% gồm có 4 nhà máy nhiệt điện, chạy bằng than đá, với tổng công suất lên đến 5.600MW và 1 cảng biển. Toàn bộ dự án được xây dựng tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Hiện nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 1 đã hoạt động thương mại, đồng thời dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng cũng đã hoàn thành xong trên 70%. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhà máy nào hoàn thành đề án tiêu thụ tro xỉ than.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 06/05/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm tội phạm mạng cấp trung, nhà xã hội học - Tiến sĩ Jonathan Lusthaus, người đã nghiên cứu về tội phạm mạng trên toàn cầu trong hơn bảy năm, đưa ra nhận định này trên trang ZDNET sau một chuyến đi tìm hiểu ở Việt Nam vào năm 2017.

cyber1

Một bức ảnh được đăng tải bởi trang an ninh mạng Việt Nam SecurityD Daily vào ngày 5 tháng 9 năm 2014 cho thấy một tin nhắn do tin tặc Trung Quốc để lại trên một trang tiếng Việt.

Tiến sĩ Jonathan Lusthaus, giám đốc Dự Án Tội Phạm Công Nghệ Cao tại Đại Học Oxford, Anh Quốc, khi trả lời ZDNET hôm 29/4/2019 cho rằng, Việt Nam có một "truyền thống rất tốt về hack (xâm nhập) máy tính" cũng như có "mưu cầu về kỹ thuật" này, và có thể trở thành một trung tâm ‘tin tặc’ tầm trung của thế giới trong tương lai.

Theo ông Jonathan, nếu nhìn về phía các nước khác ở Đông Nam Á, ông không nghĩ rằng có thể thấy cùng một mức độ quan tâm đến công nghệ đến như thế.

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng trung bình hơn 6% mỗi năm, dự kiến có thể tăng đến 6,5% vào năm 2020. Đây là yếu tố thu hút tội phạm và khuyến khích hoạt động gián điệp mạng.

Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, khi trao đổi với chúng tôi hôm 1/5 từ Sydney nhận định :

"Mình nghĩ chuyện này đã xảy ra từ lâu rồi chứ không phải mới đây và sắp sửa đâu. Việt Nam vốn lỏng lẻo về cyber law (luật về mạng). Từ thời năm 2005, khi internet bùng nổ rất mạnh ở Việt Nam, nó đẩy ra một xu hướng không hợp pháp. Việc này đi từ nền tảng Việt Nam không có ngân sách để phát triển công nghệ thông tin một cách đúng mức cho nên người ta quen xài những software (phần mềm) bị bẻ khóa, quen xài những phần mềm không có bản quyền. Và sau đó trong quá trình phát triển dựa trên nền tảng không có nguyên tắc đạo đức hay pháp luật không ngăn chặn một cách đúng mức. Vì vậy dần dần nó phát triển theo hướng có những hành vi không đúng luật lệ, không đúng luật pháp".

Năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng gây nhiều tranh cãi. Chính phủ Việt Nam hy vọng luật mới sẽ giúp bảo đảm an toàn an ninh mạng cho Việt Nam. Tuy nhiên, công ty an ninh mạng FireEye cho rằng, một số quy định trong luật như quy định về nội địa hóa dữ liệu có thể tạo lỗ hổng cho các vụ xâm nhập tấn công mạng ở Việt Nam.

Tuy nhiên khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 1/5, ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ BKAV chỉ đồng ý một phần với nhận định của Tiến sĩ Jonathan Lusthaus :

"Tôi nghĩ ông Tiến sĩ Jonathan Lusthaus nói Việt Nam có nhiều nguồn lực an ninh mạng thì đúng, nhưng lo ngại Việt Nam trở thành xào huyệt tin tặc thì tôi nghĩ nó không đúng. Bởi vì tương tự như những vấn đề khác, an ninh mạng ở Việt Nam tương đối ổn định, không dễ phát sinh những vấn đề trái ngược so với những nơi khác trên thế giới. Thứ hai, tiềm năng của người Việt Nam cũng đã được chính phủ biết đến và có kế hoạch để sử dụng nguồn nhân lực này để phát triển. Cho nên tôi tin lo ngại của vị giáo sư đó sẽ không xảy ra".

Theo số liệu của Bộ Thông tin và truyền thông, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam hiện có hơn 28 ngàn công ty công nghệ thông tin, với 900 ngàn lao động, tăng trưởng trên 20% mỗi năm trong hơn 10 năm qua.

Việt Nam có một cộng đồng quan tâm đến hack và nền giáo dục kỹ thuật của Việt Nam đủ tốt để tạo ra những tài năng phù hợp, tuy nhiên ông Lusthaus cho rằng điều này sẽ không nhất thiết dẫn đến một trung tâm tội phạm mạng. Ông cho biết có khá nhiều cơ hội trên internet để người có khả năng tiếp cận nhiều hơn với công việc ở nước ngoài

cyber2

Trò chơi Flappy Bird do Đông Nguyễn phát triển vào năm 2013. AFP

Ông Lusthaus dẫn chứng tài năng tin học Đông Nguyễn, người đã phát triển trò chơi Flappy Bird vào năm 2013, và chẳng mấy chốc trò chơi này đã kiếm được cho anh Đông 50 ngàn USD mỗi ngày từ việc bán hàng và quảng cáo trong trò chơi Flappy Bird.

Công ty an ninh mạng FireEye hồi năm 2017 từng đưa ra thông tin, nhóm tin tặc APT32 hay OceanLotus nổi tiếng ở Việt Nam, đã mở nhiều cuộc tấn công nhắm vào các tập đoàn đa quốc gia và các người bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Khi đó, công ty FireEye có nói một cách gián tiếp rằng các hoạt động của nhóm tin tặc có liên quan lợi ích của nhà cầm quyền Việt Nam.

Theo bài viết trên trang ZDNET, vào tháng 3 năm 2019, công ty Toyota đã báo động hệ thống máy chủ của mình bị tin tặc tấn công đánh cắp thông tin của khách hàng tại chi nhánh tại Việt Nam và một số chi nhánh khác ở Úc và Thái Lan. Công ty an ninh mạng của Mỹ là FireEye xác định nhóm tấn công Toyota là APT32 hay một tên khác là OceanLotus.

Cho tới nay theo ZDNET, hãng Toyota vẫn từ chối xác nhận những nghi vấn đó, đồng thời nhà cầm quyền Việt Nam cũng phủ nhận các vụ xâm nhập mạng này.

Theo ông Lufthaus, rất khó xác định được quốc gia mà tin tặc đang ẩn náu. Cũng không biết chắc đó là người sở tại hay ở nước khác dùng địa chỉ IP đó để hoạt động ẩn danh.

Một kỹ sư công nghệ thông tin tại Việt Nam không muốn nêu tên cho biết :

"Nói Việt Nam sẽ là xào huyệt của tin tặc thì điều đó cũng khó dự đoán, chưa có bằng chứng gì chứng tỏ xu thế sau này các tin tặc sẽ lấy Việt Nam là xào huyệt, cũng chưa có bằng chứng nói nhiều cuộc tấn mạng từ Việt Nam, chuyện đó cũng xảy ra trên toàn thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam".

Cũng trong bài viết trên ZDNET liên quan vấn đền này, tác giả cho biết, các công ty an ninh mạng đã chứng kiến sự gia tăng của hoạt động tấn công mạng từ Việt Nam đến năm 2018, bao gồm sự gia tăng của các nhóm đe dọa liên kết với, hoặc thậm chí là một phần của chính phủ Việt Nam.

Liên quan vấn đề này Chuyên gia Hoàng Ngọc Diêu nhận định :

"Khi những người bất đồng chính kiến trỗi dậy thì lực lượng tin tặc ở Việt Nam được sử dụng để thân nhập, theo dõi, nghe lén… để biết họ là ai, làm gì, chia sẻ gì… Cái chuyện ông Lufthaus nói tin tặc phát triển ở Việt Nam theo hướng có lợi cho nhà cầm quyền thì đã có từ lâu".

Ngoài ra, theo ông Diêu, có những nhóm tin tặc phát triển vì cái lợi riêng của họ bằng cách thâm nhập đánh cắp thẻ tín dụng, ship hàng, thu hoạch email để spam quảng cáo… rồi sau này mạng xã hội phát triển thì nảy ra các trò bán view, bán like, bán share… họ qua mặt hệ thống để kiếm tiền.

Năm 2017, Tiến sĩ Jonathan Lusthaus từng đến Việt Nam trong chương trình nghiên cứu bảy năm để viết cuốn sách "Kỹ nghệ nặc danh : Bên trong trò kinh doanh tội phạm công nghệ cao" (Industry of Anonymity : Inside the Business of Cybercrime).

Ông cho biết đã gặp gỡ từ các viên chức chính quyền, lãnh đạo các ngành kỹ thuật cao, đến các tin tặc. Theo ông Việt Nam có hệ thống giáo dục khác nên không ở cùng một trình độ như Nga hay Ukraine. Nhưng dựa trên những nghiên cứu của mình, ông cũng đặt câu hỏi là không biết Việt Nam có là một cái nôi của tội phạm công nghệ cao ở mức trung bình hay không ?

Trung Khang

Nguồn : RFA, 01/05/2019

Published in Diễn đàn

Tại Hội thảo quốc tế về An ninh mạng 2019 tổ chức hôm 17/04/2019 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định ‘Việt Nam có thể thành cường quốc an ninh mạng’.

anninh11

Hội thảo quốc tế về An ninh mạng 2019 tổ chức hôm 17/4/2019 tại Hà Nội. Courtesy Vietnam Security Summit 2019

Ông Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Việt Nam có thể trở thành cường quốc an ninh mạng nhờ có nguồn nhân lực an ninh mạng mà theo ông là loại tốt trên thế giới, cộng với khát vọng dân tộc hùng cường và một giấc mơ lớn.

Cũng có mặt tại buổi Hội thảo, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ BKAV lại cho rằng để trở thành cường quốc an ninh mạng, không những cần có nguồn lực an ninh mạng tốt, mà còn phải có đầy đủ sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng cốt lõi để phòng chống mã độc, dịch vụ đào tạo…

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 18/4, ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ BKAV nhận định là nhận xét của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là hoàn toàn có thể thực hiện, do chất lượng nguồn nhân lực về an ninh mạng của Việt Nam rất tốt. Ông nói :

"Ví dụ như phần mềm Chrome mọi người đang dùng nhiều hiện nay, thì lỗ hổng đầu tiên của nó là do các kỹ sư Việt Nam phát hiện ra. Hay năm 2008, có cuộc tấn công mạng được coi là lớn nhất thế giới từ trước đến nay vào các website của chính phủ Mỹ và Hàn Quốc, khi đó rất nhiều đơn vị trên toàn thế giới cùng tìm, nhưng vẫn không phát hiện server (máy chủ) tấn công, khi họ nhờ đến Việt Nam thì chỉ trong một ngày, các kỹ sư Việt Nam đã tìm ra server tấn công…".

Tuy nhiên, theo chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, từ Sydney, Úc thì lại cho rằng, điều này không thực tế :

"Cái đó mình chỉ nghe thôi chứ không thực tế, vì công nghệ thông tin của Việt Nam hiện nay cũng chỉ lẹt đẹt so với khu vực Đông Nam Á, huống hồ quốc tế. Trong khi an ninh mạng thì đâu chỉ có thiết bị công nghệ, luật an ninh mạng hay chuyên gia, mà nó còn đòi hỏi chiến lược và khả năng có thể làm gì để bảo vệ an ninh mạng của chính quốc gia đó".

Theo chuyên gia Hoàng Ngọc Diêu, nhìn chung ở Việt Nam, an ninh mạng dễ bị ngộ nhận với cyber security là an ninh mạng của các nước. An ninh mạng ở Việt Nam là an ninh chế độ, chứ không phải để bảo vệ quốc gia hay người dân. Thực tế luật an ninh mạng ở Việt Nam dùng để kiểm soát người dân chứ không phải để đối phó tin tặc từ bên ngoài.

anninh2

Một công ty IT ở Thành phố Hồ Chí Minh, ảnh minh họa chụp trước đây.AFP

Từ Hà Nội, khi trao đổi với RFA, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nhận định :

"Tôi nghĩ cái đấy mà Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông tin là ông Hùng bên Viettel sang là người ta chỉ nói những từ sáo ngữ thôi, tức là những từ ngữ sáo rỗng thôi. Chứ thực chất nhìn cuộc sống đây thì thấy người ta bị hành từ những tờ giấy khai sinh đến việc đăng ký này kia. Người ta mà làm được những việc đấy cho dân thì tôi nghĩ đã tốt lắm rồi".

Mặc dù Việt Nam cũng có nhiều tinh hoa trong nguồn nhân lực công nghệ thông tin, tuy nhiên khi tham dự buổi tọa đàm "Phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và truyền thông trình độ cao" được tổ chức tại Hà Nội hôm 30 tháng 3 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã nhìn nhận có đến 70% cử nhân công nghệ thông tin ra trường phải đào tạo lại.

Ngoài ra, theo thống kê của Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT), trong năm 2018, đã có hơn 9.300 vụ tấn công mạng nhắm vào các website của Việt Nam. 5 loại hình tấn công nhiều nhất với các trang mạng Việt Nam được VNCERT đưa ra gồm : tấn công thu thập thông tin, tấn công leo thang đặc quyền, tấn công từ chối dịch vụ, tấn công chiếm quyền điều khiển và tấn công mã độc. Trong số này, tấn công mã độc là nguy hiểm và phổ biến nhất trong năm 2018, đặc biệt là loại mã độc tống tiền ransomware nhắm vào các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng… và điện toán đám mây.

Ông Nguyễn Tử Quảng cho rằng, hiện nay thị trường nội địa của Việt Nam chưa đủ lớn. Nhưng cũng có dấu hiệu tốt là gần đây chính phủ đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp an ninh mạng Việt Nam phát triển. Cụ thể là chính phủ đang đưa ra chính sách là đầu tư an ninh mạng cho các cơ quan của chính phủ, điều đó giúp đảm bảo an ninh quốc gia, vì theo ông, hiện nay đảm bảo an ninh quốc gia trên không gian mạng của Việt Nam chưa đảm bảo, do trước đây chính phủ chưa đầu tư nhiều. Bây giờ chính phủ đầu tư thì theo ông Quảng, không những an ninh đảm bảo mà doanh nghiệp cũng có thị trường. Có thị trường thì có doanh thu, có thể đầu tư thêm nguồn lực. Và nếu đã tốt ở thị trường trong nước thì có thể đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Và từ những điều đó Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một cường quốc về an ninh mạnh.

Tuy nhiên chuyên gia Hoàng Ngọc Diêu lại nghi ngờ cái gọi là "cường quốc về an ninh mạnh" :

"Theo tôi thấy, khi dùng chữ cường quốc thì phải dùng để miêu tả một quốc gia có sức mạnh và có sự ảnh hưởng về một vấn đề nào đó thì mới gọi là cường quốc. Còn vấn đề an ninh mạng cho một quốc gia thì mang tính riêng lẻ và độc lập thì không thể gọi là cường quốc được. Nên ông Hùng nói cường quốc thì dễ tạo ra ngộ nhận Việt Nam sẽ tạo ra công nghệ, nhân lực, chuyên gia… có thể cung cấp dịch vụ an ninh mạng cho quốc tế".

Theo chuyên gia Hoàng Ngọc Diêu, đây không phải chuyện một sớm một chiều, cần phải có nền tảng và cần nhiều thế hệ, chứ không phải bất thình lình có thể nhảy đến mức như vậy được. Ông so sánh Việt Nam với Bangalore, một thành phố công nghệ cao ở Ấn Độ… Theo ông, Bangalore đã đi trước Việt Nam nhiều thập niên, đã quan tâm đầu tư chất xám, tài nguyên rất nhiều mới có thể đạt được như hiện nay. Còn Việt Nam theo ông, vẫn mang tính hình thức, chưa có gì vượt trội, do đó câu nói của ông Hùng chỉ là khuếch đại, không có tính thật.

Năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng gây nhiều tranh cãi. Chính phủ Việt Nam hy vọng luật mới sẽ giúp bảo đảm an toàn an ninh mạng cho Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng một số quy định trong luật như quy định về nội địa hóa dữ liệu có thể tạo lỗ hổng cho các vụ xâm nhập tấn công mạng ở Việt Nam.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 18/04/2019

Published in Diễn đàn

Công an Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10 tháng 4 năm 2019 vừa bắt giữ Trần Ngọc Phúc tức Phúc XO, người nổi tiếng với việc đeo 13kg vàng, sở hữu những chiếc xe hơi và mô tô mạ vàng. Không chỉ có 1 kênh Youtube, Phúc XO còn kéo theo mình hàng chục youtuber quay phim, phỏng vấn, trò chuyện… Phúc XO sẵn sàng kể về vàng, xe, về con ngựa mạ vàng đặt trước cửa quán Karaoke XO Pharaon của anh. Lý do bắt giữ Phúc XO, theo cơ quan chức năng để làm rõ hành vi tổ chức sử dụng ma túy tại tụ điểm kinh doanh của ông.

anninh0

Trần Ngọc Phúc tức Phúc XO, người nổi tiếng với việc đeo 13kg vàng, sở hữu những chiếc xe hơi và mô tô mạ vàng. Photo courtesy of Phúc XO

Trước đó, hôm 3 tháng 4 năm 2019, ‘Khá Bảnh’ với tên thật là Ngô Bá Khá, ở Bắc Ninh, là nhân vật "nổi tiếng" trên mạng xã hội những video phát ngôn và hành động tiêu cực như đập phá và đốt xe máy, v.v… chủ kênh Youtube có 2 triệu người đăng ký theo dõi đã bị Công an Quảng Ninh bắt, khởi tố với tội danh tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép.

Ngoài vụ việc ‘Khá Bảnh’ và Phúc XO ; nhiều cư dân mạng cũng chú ý đến trường hợp nhân vật Dương Minh Tuyền, mệnh danh ‘thánh chửi’. Nhân vật này cũng có kênh YouTube với hàng ngàn người hâm mộ theo dõi.

Vì sao những hình ảnh như vậy lại được hàng triệu bạn trẻ theo dõi và hâm mộ. Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 10 tháng 4 năm 2019, Nhà nghiên cứu xã hội học, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nhận định :

"Tôi nghĩ cách giới trẻ họ hâm mộ những người như thế là theo phong trào thôi, chứ nhiều khi họ cũng không suy nghĩ kỹ thế nào là tốt hay xấu đâu, mà cứ vui là được, đó là hiệu ứng đám đông. Có khi hôm nay hòa vào đám đông vui thế, nhưng đến mai thì lại người ta cũng quên luôn người ấy là người nào ? Ngoài ra cũng có thể người ta cũng biết những người đó là tốt theo đúng cái nghĩa mà xã hội chính thống tuyên truyền. Nhưng người ta vẫn thích bởi vì một góc độ nào đấy thì những người đấy lại tỏ ra rất hảo hớn, theo cái nghĩa anh hùng hảo hớn ngày xưa cứ thấy ‘cứu được người này, đe được người kia’…".

Theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, đây cũng một phần là lỗi của xã hội khi mà lực lượng chức năng, lực lượng chính thống mà không thể nào lo hết mọi khía cạnh trong đời sống. Xã hội còn nhiều bất công :

"Vẫn còn những người yếu bị bắt nạt, vẫn còn những kẻ mạnh có thể đàn áp, dùng bạo lực để đàn áp người yếu thế chẳng hạn, trong khi đó thì xã hội lại không bênh vực, hoặc cơ quan chức năng thì không bảo vệ. Những trường hợp như vừa nói thì người ta thấy những thế lực này có thể giải quyết cái nhu cầu bức xúc của người ta, thì người ta tung hô".

Một sinh viên trường Đại học Tây Bắc không muốn nêu tên thì cho rằng, có lẽ những bạn trẻ này muốn nổi, muốn thể hiện tâm lý bản thân, nên đua đòi làm theo :

"Cái này thì cũng đương nhiên thôi anh, cái gì nổi thì người ta chia sẻ, hâm mộ như vậy… Nhưng riêng bản thân em thì em cũng không thích mấy cái như vậy, em cũng chưa bao giờ hâm mộ những trường hợp như Khá Bảnh, đó là những trò tiêu cực của xã hội mà họ cứ đăng lên mà giới trẻ lại thích. Em không hiểu sao họ lại thích ?"

Theo bạn sinh viên này, chỉ một phần giới trẻ mới ủng hộ việc này chứ không phải đa số, chẳng hạn như bạn bè cùng trang lứa với Anh thì không như vậy.

Sau khi hiện tượng của những Khá "bảnh" Dương Minh Tuyền, Phúc XO nổi đình đám trên mạng xã hội và gần đây gây ra nhiều phản ứng trái chiều, các trang mạng xã hội của những nhân vật này lập tức bị gỡ bỏ.

anninh2

Ngô Bá Khá tức ‘Khá Bảnh’ (ngồi) khi chưa bị bắt. Courtesy photo.

Cụ thể, sau khi kênh YouTube 2 triệu lượt đăng ký của Khá Bảnh bị YouTube xóa, thì đến ngày 3/4 fanpage Facebook với nửa triệu lượt theo dõi của nhân vật này cũng bị tạm khóa.

Ngay khi vừa bị bắt, Facebook chính thức của Phúc XO đã không còn hoạt động. Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên RFA, cho đến sáng ngày 11 tháng 4 năm 2019, kênh YouTube ‘Phúc XO’ vẫn còn tồn tại.

Nhưng điều đáng chú ý là các trang mạng xã hội của các nhân vật này dù bị báo chí nói là có nhiều hình ảnh, lời lẽ phản cảm, có tác động xấu lên xã hội nhưng vẫn được hoạt động trong một thời gian dài. Trong khi đó những kênh youtube, trang facebook của các nhà hoạt động xã hội và nhân quyền thường xuyên bị báo cáo, bị treo như trường hợp của blogger Nguyễn Thiện Nhân, trang Facebook của nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy ở Hà Nội cũng bị gỡ bài.v.v…

Nhận định về vấn đề này, từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS tự giải thể, đưa ra nhận định :

"Họ chỉ tập trung vào một cái chuyện mà họ cho rằng nó ảnh hưởng đến sự tồn vong của họ, ảnh hưởng đến cái ghế của họ, cái mà họ gọi là an ninh quốc gia. Họ tìm cách đàn áp một cách khốc liệt nhất đối với những người mà họ cho là như thế. Trong khi những chuyện khác, những sự đồi bại của xã hội, những ảnh hưởng kỳ lạ bất thường, thì đối với họ không phải là mối quan tâm hàng đầu. Tất nhiên là đến một lúc nào đấy, xã hội phản ứng một cách khá là mạnh mẽ thì lúc đó họ để ý đến một chút, thế thôi. Nhưng cái trọng tâm của họ là việc bảo vệ sự tồn vong của đảng, của chế độ này, không chỉ là vấn đề an ninh mạng, mà trong tất cả mọi hoạt động".

Theo Báo Tuổi Trẻ Online đăng ngày 25/12/2017, Đội ngũ an ninh mạng 'hùng hậu' của Việt Nam mang tên Lực lượng 47 với hơn 10.000 người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, "vừa hồng vừa chuyên", kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao…

Theo Báo Quân đội Nhân dân, tính đến hết tháng 6 năm 2018, theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam, Google đã gỡ bỏ 6.700 video clip ra khỏi Youtube, trong đó có gần 300 video clip theo cơ quan chức năng Việt Nam là có nội dung phản động, kích động chống phá Đảng, Nhà nước và 6 kênh Youtube đã bị chặn hoàn toàn... Ngoài ra Facebook cũng đã gỡ bỏ gần 1.000 đường link, khóa hàng trăm tài khoản bị cho là có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, nói xấu, bôi nhọ, tuyên truyền chống phá đảng, nhà nước.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết thêm :

"Bởi vì đầu óc của họ đã sơ cứng ở một cái thời cách đây 50 năm, 70 năm, và đến bây giờ họ vẫn tư duy như thế. Họ không lưu ý gì đến cái chuyện sự phát triển của công nghệ, sự phát triển của xã hội và những tâm lý của trẻ em bây giờ nó như thế nào, và họ để những cái chuyện như vậy nó xảy ra. Tôi nghĩ chắc không phải là một chiến dịch bắt bớ như vậy, mà họ thấy những người như thế, như ‘Khá Bảnh’ chẳng hạn, mà có hàng triệu trẻ em theo là nguy hiểm đối với họ thì họ phải dẹp thôi, thu hút được số đông người quan tâm thì họ phải dẹp thôi".

Theo báo cáo của Digital Marketing trích số liệu từ We are social. Năm 2018 Việt Nam có hơn 96 triệu dân, thì có đến 64 triệu dân sử dụng internet và 55 triệu người dùng mạng xã hội.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 11/04/2019

Published in Diễn đàn

Tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội trong thời gian qua được báo chí cả trong và ngoài nước đề cập đến. Có những bất nhất trong thông tin và nhận định từ phía người dân với phát biểu của giới chức chính phủ và cả chuyên gia.

onhiem1

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. Courtesy moitruong.com.vn

Khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 4 tháng 4 năm 2019, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp, cho rằng chỉ có một số ngày Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng :

"Ô nhiễm của Hà Nội hiện nay chưa vượt mức báo động, chỉ có một số ngày vượt mức 300 hay 400 AQI thôi, tức là vượt khoảng 1,5 cho đến 2 lần tiêu chuẩn cho phép, không kéo dài nhiều ngày cho nên việc báo động cảnh giác chưa có gì ghê gớm lắm. Nhưng người ta cũng khuyên những ngày đó thì người già trẻ em nếu không có việc gì cần thiết thì không nên ra đường nhiều và hít cái vùng ô nhiễm của không khí".

Chúng tôi liên lạc một người dân tại Hà Nội để tìm hiểu tình hình thực tế và được cho biết như sau :

"Thủ đô Hà Nội bây giờ không khí càng ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Đi ra đường không thấy bầu trời xanh đâu cả, toàn nhìn thấy khói bụi không. Mình có sống trong Đà Nẵng, bầu trời trong Đà Nẵng khác hoàn toàn với ở đây".

Một người dân khác cho biết :

"Hiện tại bây giờ những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm rất trầm trọng. Bản thân tôi là người đang sống tại thủ đô Hà Nội thì thấy mức độ ô nhiễm không khí hiện tại rất là cao".

Trong trả lời báo chí Việt Nam hôm 3/4, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định, thông tin Hà Nội là thành phố ô nhiễm bụi mịn (bụi siêu nhỏ PM 2.5) xếp thứ hai Đông Nam Á là chưa chính xác. Ông cho rằng, đây là báo cáo về hiện trạng chất lượng không khí toàn cầu của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh, nhưng chỉ có số liệu của 20 thành phố thuộc bốn quốc gia ở Đông Nam Á.

Ô nhiễm bụi khói trong không khí được đo lường theo nồng độ và phân loại theo kích thước. Loại mịn nhất có ký hiệu hoá học là PM 2.5 nhỏ dưới 2,5 microgram, bằng 3% đường kính sợi tóc và nhỏ/ nhẹ như khói, lơ lửng lâu trong không khí. Vì quá nhỏ, nhẹ và gần như vô hình nên bụi khói PM 2.5 theo hơi thở đi sâu vào phổi, thậm chí là cả tim, mạch. Theo Kỹ sư Phạm Phan Long, chủ tịch tổ chức Viet Ecology, khi nồng độ bụi khói PM 2.5 trong không khí tăng thêm 10 microgram/m3, độ rủi ro của tất cả các loại bệnh cũng tăng theo, cụ thể là 4% đối với các loại bệnh thông thường, 6% đối với bệnh tim và 8% đối với nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng giải thích thêm :

"Ô nhiễm bụi PM2.5 tức đường kính hạt bụi 2.5 micrometers, rất nhỏ, thì trung bình ngày khoảng 120, thì nếu gấp đôi là 240, gấp 3 là 360… nếu gấp 2 lần thì phải cảnh giác rồi, còn gấp 3 lần thì coi như ô nhiễm nặng. Nếu 360 trở lên thì người ta đã khuyên người già trẻ em không nên ra đường tham gia giao thông, có hại sức khỏe".

onhiem2

Quang cảnh Hà Nội bị khói bụi về đêm. Hình chụp ngày 27/10/17.Courtesy : Ảnh chụp màn hình zing.vn

Cũng theo Báo cáo Chất lượng không khí toàn cầu 2018, tiếp xúc với ô nhiễm PM2.5 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, đột quỵ, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, bao gồm các triệu chứng hen suyễn. Trung bình, tuổi thọ toàn cầu giảm 1,8 năm do ô nhiễm không khí.

Báo cáo cho biết đối với trẻ em sống ở Bắc Kinh, Jakarta và Hà Nội, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp lên 40% và hen suyễn lên 20%. Đối với người trưởng thành, nguy cơ ung thư phổi tăng 25-30%, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 lần.

Người dân Hà Nội nhận định :

"Theo quan điểm của tôi, hiện tại ô nhiễm môi trường rất là cao, đặc biệt người trẻ tuổi hay những em nhỏ sẽ bị nhiễm bệnh nhiều hơn, cũng như những người cao tuổi. Đó là một trong những điều tôi cảm thấy cần phải khắc phục".

"Mình cảm thấy, nhất là đối với trẻ em, khi đi ra đường phải hấp thụ không khí, mà phổi của trẻ em rất là kém, đưa trẻ em ra đường rất nguy hiểm. Kể cả mình trẻ như thế này nhưng khi ra đường thấy khói bụi cảm thấy cũng rất là khó chịu".

Theo Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, nếu báo động một cách ghê gớm như Bắc Kinh, New Delhi… thì Hà Nội chưa đến mức độ như vậy, cho nên chỉ cần có những biện pháp lâu dài để cải thiện chất lượng không khí như giảm lượng xe… chứ những biện pháp tức thời như cấm nhà máy nhưng những thành phố kia thì Hà Nội chưa đến mức như vậy. Chưa có lần nào nhà nước phải đưa ra biện pháp để giảm thiểu nguồn thải một cách miễn cưỡng như vậy. Ông nói tiếp :

"Ô nhiễm không khí do rất nhiều nguồn gây ra, đặc biệt là nguồn xe máy. Xe máy thì dân đi là chính, nếu muốn giảm ô nhiễm không khí thì bất cứ xe gì cũng phải bảo dưỡng, để khí thải đảm bảo tiêu chuẩn Euro3 Euro4… thì sẽ giảm ô nhiễm không khí chung của thành phố thôi, ngoài ra còn có ô nhiễm do ô tô, nhà máy… nhưng o nhiễm xe máy vẫn là chính".

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y yế Thế giới - WHO công bố vào tháng 10 năm 2018, việc tiếp xúc với không khí độc hại ở cả trong nhà và ngoài đường khiến hơn 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi trên toàn cầu tử vong mỗi năm.

WHO cũng cho biết, trẻ em được cho là dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí hơn người lớn vì nhịp thở của các em nhanh hơn do đó dễ nhiễm các chất độc hơn, trong khi não bộ và cơ thể của các em vẫn đang phát triển.

Theo WHO, mỗi ngày 93% số trẻ em dưới 15 tuổi trên thế giới đang hít thở không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nghiên cứu Thực trạng Không khí toàn cầu (State of Global Air - SOGA) 2019 vừa công bố được The Guardian dẫn lại cho thấy, dự báo tuổi thọ của trẻ em ngày nay sẽ bị rút ngắn khoảng 20 tháng so với mức trung bình do tình trạng ô nhiễm không khí.

Không khí ô nhiễm góp phần gây ra khoảng 10% tất cả các ca tử vong trên thế giới trong năm 2017, tương đương thuốc lá và cao hơn sốt rét, tai nạn giao thông.

Theo SOGA, khu vực Nam Á chịu ô nhiễm nặng nề nhất và tuổi thọ của trẻ em ở đây dự báo sẽ ngắn hơn 30 tháng so với mức trung bình, trong khi con số tương ứng ở vùng hạ Sahara là 24 tháng.

Vào đầu tháng 3 năm 2019, tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á đã công bố Báo cáo Chất lượng không khí toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, đưa ra số liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm không khí (PM2.5).

Theo báo cáo này, Jakarta (thuộc Indonesia) và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á.

Nghiên cứu hồi tháng 1/2018 của tổ chức phi chính phủ Phát triển xanh GreenID cho thấy, năm 2017, người dân Hà Nội chỉ có 38 ngày được hít thở không khí trong lành.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 05/04/2019

Published in Diễn đàn

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 2 tháng 4 ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, trong đó đáng chú ý việc quy hoạch sẽ theo chiều hướng giảm số lượng. Đây có phải là tín hiệu giảm kiểm soát báo chí ?

baochi1

Ảnh minh họa : Một sạp bán báo tại Việt Nam. RFA

Trong quy hoạch báo chí đến năm 2025, chính phủ Việt Nam như thường lệ, vẫn khẳng định báo chí là công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của đảng và nhà nước.

Tuy nhiên, điểm mới trong quy hoạch lần này là các cơ quan báo chí được sắp xếp theo hướng số lượng giảm. Đặc biệt đáng chú ý là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến hết năm 2020, mỗi nơi chỉ có tối đa 5 cơ quan báo in, không tính các cơ quan báo thuộc tổ chức tôn giáo… Những nơi khác, mỗi tỉnh, thành có một báo in thuộc Đảng bộ cấp tỉnh, một tạp chí in thuộc hội văn học - nghệ thuật tỉnh. Đến hết năm 2020, các tỉnh, thành phải làm xong việc sắp xếp theo đúng quy hoạch.

Cũng theo quy hoạch, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam sẽ trở thành nòng cốt để hợp nhất tạp chí các ban đảng Trung ương, xây dựng một cơ quan báo chí tập trung.

Văn phòng Quốc hội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước mỗi cơ quan có một báo in và một tạp chí in. Bộ, cơ quan ngang bộ có một báo in và một tạp chí in.

Các Tổ chức chính trị - xã hội trung ương có một báo in và một tạp chí in. Các Hội ngành thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, mỗi cơ quan có một báo in.

Trong quy hoạch cũng nêu rõ còn rất nhiều cơ quan ban ngành được phép có báo in…

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 3/4/2019, Nhà báo Võ Văn Tạo nhận định :

"Việc quy hoạch lại báo chí thì tôi theo dõi niều năm nay, họ cũng đã nói nhiều lần rồi chứ không phải gần đây mới nói. Nói một việc, nhưng làm lại là việc khác, mặc dù thực tế họ cũng làm được một số việc, chẳng hạn như tờ tôi từng làm phóng viên là tờ Thương Mại, khi Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp sát nhập làm một thì ra đời tờ Công Thương. Thì việc thu hẹp cũng đã từng xảy ra là sát nhập để giảm số lượng. Tuy nhiên việc thu hẹp thì ít còn đẻ thêm ra thì rất là nhiều trong mấy thập niên qua. Nên tôi nghĩ khắc phục cái đó cũng rất là khó. Thu gọn báo chí cho đúng nghĩa thì tôi nghĩ là cả một hành trình rất là lâu, tại vì họ cũng không quyết tâm".

Đồng quan điểm, Nhà báo Phạm Thành cũng cho rằng thực tâm thì nhà cầm quyền cộng sản cũng không muốn giảm số lượng các cơ quan báo chí :

"Thật ra họ giảm họ cũng đau lòng lắm, nhà cầm quyền cộng sản không phải họ có 800 tờ báo đâu, họ có hàng ngàn tờ rồi, nhưng họ muốn nữa. Chủ yếu họ muốn dùng cái loa dối trá của họ nhét vào bất kỳ trong tai một người dân nào, đấy là cái tư tưởng của họ, nhưng họ buộc phải giảm vì nuôi báo chí tốn kém lắm, tôi tin sắp tới đây hội đoàn còn giảm nữa. Hoặc là giảm, hoặc là tự động nuôi nhau, cái chính là họ hết tiền, chứ thực tâm họ không muốn giảm đâu, đó là bản chất của vấn đề".

baochi2

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 2 tháng 4 ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, trong đó đáng chú ý việc quy hoạch sẽ theo chiều hướng giảm số lượng. Screen capture from video

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có khoảng 838 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh truyền hình với đội ngũ nhà báo lên tới khoảng 40.000 người. Tất cả các cơ quan báo chí này đều phải chịu sự kiểm soát thông tin của nhà nước mà cụ thể là theo đường hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Không chỉ bị kiểm soát trực tiếp từ Ban Tuyên giáo Trung ương đến Ban Tuyên giáo địa phương và các Sở Thông tin - Truyền thông ở các tỉnh thành. Các tờ báo còn bị kiểm duyệt thông qua việc bố trí nhân sự trong các cơ quan báo chí như bí thư chi bộ, đảng bộ của các nơi này.

Theo Nhà báo Ngô Nhật Đăng, thật ra thì nhà cầm quyền cộng sản muốn có càng nhiều cơ quan báo chí càng tốt, để tạo ra cái không khí nhìn có vẻ là đa chiều, tuy nhiên do ngân sách hạn hẹp nên mới phải giảm số lượng :

"Tất nhiên nhà nước muốn càng nhiều cơ quan báo chí càng tốt, để tạo ra cái không khí nhìn có vẻ là đa chiều. Như chúng ta ta thấy thì có hơn 700, 800 tờ báo nhưng cũng chỉ có một tổng biên tập, nếu tính về mặt kinh tế thì chúng ta thấy có những cái tờ như tờ Tuổi Trẻ ngày xưa, mỗi ngày phát hành cả triệu bản thì nay xuống dưới 1 trăm ngàn, tức là việc ngân sách để nuôi một hệ thống quá đồ sộ như thế cũng rất là khó khăn. Cho nên việc họ nói sẽ giảm số lượng các tờ báo xuống như thế là có thể đáng tin".

Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 nêu rõ, báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí…

Theo Nhà báo Võ Văn Tạo, báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, không có báo chí tư nhân, định hướng dư luận xã hội… thì không có gì mới, lâu nay vẫn là những cái cơ bản mà nhà nước Việt Nam áp dụng với báo chí. Nhưng vô tư mà nói thì so với cách đây khoảng 3 hay 4 thập kỷ, thì việc kiểm soát báo chí có phần nới nới một chút. Thay vì kiểm tra các nội dung trước khi đăng, thì bây giờ họ giao cho Tổng biên tập các tòa báo, tự chịu trách nhiệm. Điều này cũng làm cho nhà báo, cho tòa soạn dể thở một tí.

Nhà báo Ngô Nhật Đăng cũng cho rằng điều này không có gì mới :

"Ngay từ pháp lệnh báo chí đầu tiên năm 1947, khi mà luật báo chí ông Hồ Chí Minh ký có nói rõ ràng báo chí là phục vụ cho cách mạng, sau này thì tuyên giáo nói rõ là phục vụ cho trách nhiệm chính trị. Chúng ta cũng biết là không định hướng được thông tin là không thể được rồi, không bao giờ họ buông rơi tiêu chí đó. Như thế việc cấm không cho báo chí tư nhân, tất cả các báo phục vụ định hướng dư luận, giảm số lượng các tờ báo, thì theo tôi nghĩ là để kiểm soát dễ hơn, việc định hướng dư luận dễ dàng hơn…".

Theo Nhà báo Phạm Thành, báo chí Việt Nam hiện nay nhìn trên tổng thể thì phần lớn họ vẫn được nhà nước bao cấp, chẳng hạn như những báo lớn hiện nay như thông tấn xã, tạp chí cộng sản, đài phát thanh thì cũng bao cấp, còn những tờ thuộc chủ quản khác thì cũng bao cấp. Ông nói tiếp :

"Nhưng tin tức của họ không thuyết phục, nó vừa chậm, vừa bị định hướng… Cho nên đối với bạn đọc nó không còn là món ăn tinh thần để họ trông chờ họ đọc, người ta đón nhận tin tức, người ta nghe bình luận nữa... Cho nên báo chí mà nguồn lực không đủ nuôi thì người ta phải bỏ đi, người không nuôi được nữa. Đấy là hiện thực của báo chí Việt Nam hiện nay".

Mặc dù số lượng báo chí nhiều, nhưng hiện nay dân trí cao hơn, trình độ nhận thức của người dân cũng cao hơn, vì vậy theo nhà báo Ngô Nhật Đăng khó mà nhốt một xã hội rộng lớn trong một ngục tù tập thể. Chúng ta cũng thấy, nhiều bài báo bị ban tuyên giáo yêu cầu gỡ khi đã lỡ lọt qua vòng kiểm soát. Tức là nhiều quá cũng không kiểm soát được, vì báo chí họ cũng cần phải sinh sống, cần có nhiều bạn đọc, phải có những tin khác.

Vì thế theo Nhà báo Ngô Nhật Đăng, nhà cầm quyền cộng sản muốn thu gọn lại để kiểm soát dễ hơn. Nhưng theo ông, đó cũng là mâu thuẫn, khi đã kiểm soát toàn bộ thông tin trên xã hội mà còn không định hướng được, mà giờ thu gọn lại thì mục tiêu kiểm soát cũng khó đạt được.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 03/04/2019

Published in Diễn đàn

Thêm một hình thức cho vay được gọi là ‘vay ngang hàng trực tuyến’ đã xuất hiện tại Việt Nam.

tindung1

Chỉ cần ra cột điện thì có hàng chục tờ rơi dán trên cột điện mời chào, chỉ cần gọi số này số kia là trong vòng 15 phút chỉ cần có giấy tờ tùy thân là có thể vay được tiền. Courtesy photo

Thực chất dạng cho vay tiền này là gì ?

Cho vay ngang hàng trực tuyến (Peer to Peer -P2P lending) là hình thức các doanh nghiệp thu hút tiền của nhà đầu tư, sau đó kết nối với bên cần vay tiền là người dân hay doanh nghiệp nhỏ, với cam kết lợi nhuận cao qua trang web hoặc nền tảng ứng dụng, giao dịch mà không qua ngân hàng. Tuy nhiên cũng có nhiều công ty công nghệ cũng chính là bên cho vay.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, khi trao đổi với RFA hôm 27/3 cho biết thêm về hình thức cho vay này tại Việt Nam :

"P2P lending xuất hiện lần đầu tại Việt Nam từ năm 2015, đã phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Hiện nay có khoảng hơn 10 công ty cho vay ngang hàng đang hoạt động rất là tích cực và sôi động trên thị trường. Ngoài ra còn có một số công ty nhỏ lẻ khác cũng đã và đang bắt đầu tham gia. Chẳng hạn có những công ty cho vay ngang hàng mỗi ngày có thể kết nối từ 2 ngàn đến 3 ngàn khoản vay khác nhau và cũng đã triển khai tương đối thành công thời gian vừa qua".

Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, mỗi một nền tảng công nghệ mới đều đem lại mặt tích cực và hạn chế. Về ưu điểm thì nó đem lại phương thức giao dịch mới giữa người cho vay và người đi vay tiền mà không cần qua định chế trung gian. Giúp tiết kiệm thời gian chi phí, đáp ứng nhu cầu vay tiền nóng mà không có tài sản thế chấp. Thế nhưng cũng có rủi ro là nếu phát triển nhanh mà không có hành lan pháp lý kịp thời thì có thể gây xáo trộn xã hội.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính và ngân hàng, cho chúng tôi biết thêm những mặt tiêu cực và biến tướng của cho vay ngang hàng :

"Mặc tiêu cực của cho vay ngang hàng là chính công ty cung cấp ứng dụng công nghệ thông tin không những là người chấp nối mà cũng có thể là người cho vay. Và rất nhiều người cho vay đó là biến tướng của tín dụng đen, tức là loại cho vay lãi suất rất cao và lãi suất cắt cổ. Bên cạnh đó cũng là hình thức chiếm đoạt tài sản trá hình, tức là họ cho vay trên danh nghĩa với lãi suất hạ, nhưng cộng tất cả các chi phí thì lãi suất có thể lên đến 400%, 500%, thậm chí 700%, 800%, trên cơ sở 1 năm. Khi những người đi vay không có khả năng trả nợ thì những nhóm cho vay sẽ dùng tất cả những biện pháp từ hù dọa đến khủng bố tin thần, và dùng xã hội đen để lấy tiền của người dân vay, trong một vài trường hợp đã đi đến cướp của giết người, làm tổn hại đến tinh thần cũng như thân thể của người đi vay".

Trả lời báo chí trong nước vào những ngày cuối tháng 3, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết, hiện nay cho vay ngang hàng đang gây ra khá nhiều hệ lụy, biểu hiện rõ nhất là tại Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. Ông cho rằng, khi chính phủ Trung Quốc thắt chặt thì các công ty chuyển địa bàn hoạt động sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Ông cũng cho hay trong 40 công ty cho vay ngang hàng đang hoạt động ở Việt Nam thì có 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc, một số công ty trong số 40 doanh nghiệp này đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng.

Liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Cấn Văn Lực nhận định :

"Việc các công ty tín dụng Trung Quốc tràn vào Việt Nam cho vay theo hình thức P2P thì thông tin chưa được thống kê, chưa được thu thập đầy đủ. Nhưng cũng có thể có một số công ty Trung Quốc đã sang thị trường Việt Nam, sang thị trường Campuchia và sang một số thị trường khác để cung cấp nền tản cho vay ngang hàng như vậy. Cái đó thì tôi nghĩ cũng không nên quá trầm trọng hóa vấn đề".

tindung2

Cho vay ngang hàng trực tuyến (P2P lending) là hình thức các doanh nghiệp thu hút tiền của nhà đầu tư, sau đó kết nối với bên cần vay tiền, với cam kết lợi nhuận cao qua trang web hoặc nền tảng ứng dụng, giao dịch mà không qua ngân hàng. Screen capture

Bởi vì với sự phát triển của công nghệ thông tin thì vấn đề hội nhập, giao dịch xuyên biên giới, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới thì đã và đang xảy ra. Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng, cái quan trọng là chúng ta quản lý các công ty cho vay ngang hàng của trong nước và nước ngoài như thế nào chứ không phải là chúng ta phân biệt công ty đó của nước này hay nước khác.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng đây là một rủi ro rất lớn :

"Việc tín dụng đen Trung Quốc lợi dụng cho vay ngang hàng để vào Việt Nam cũng là một rủi ro rất lớn. Chúng ta cũng biết việc cho vay ngang hàng ở Trung Quốc nở rộ, sau đó rất nhiều người đi vay chịu thiệt hại, ngay cả nhiều công ty cho vay ngang hàng bị phá sản vì người vay không trả được tiền. Với hiện tượng như vậy thì dĩ nhiên các tổ chức cho vay P2P lending như thế sẽ tìm đến những vùng lãnh thổ khác, quốc gia khác để khai thác mà trong đó có Việt Nam là một nước cận kề với Trung Quốc. Thành ra những cái xã hội đen, tín dụng đen, tổ chức tín dụng như thế tìm cách len lỏi vào trong xã hội Việt Nam".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu người dân khó có thể nhận ra đó là một tổ chức tín dụng đen của Trung Quốc hay không. Vì các tổ chức tín dụng đen của Trung Quốc khi len lỏi vào Việt Nam thì họ cũng dùng người Việt Nam để phổ biến những sản phẩm của họ. Chỉ cần ra cột điện thì có hàng chục tờ rơi dán trên cột điện mời chào, chỉ cần gọi số này số kia là trong vòng 15 phút chỉ cần có giấy tờ tùy thân là có thể vay được tiền, do đó họ đâu thể dùng người Tàu nói tiếng Trung Quốc. Ông cho rằng để nhận ra đó có phải là tín dụng đen Trung Quốc hay không, là điều không thể.

Chúng tôi liên lạc một công nhân ở Đồng Nai để tìm hiểu thêm về việc này và được cô cho biết như sau :

"Cái đó nhiều lắm, họ đứng đầy trước công ty phát tờ rơi, hỗ trợ vay tiền không thế chấp, nói chung là vay rất dễ dàng…"

Một người dân ở Sơn La cũng cho biết việc tín dụng đen chào mời anh như thế nào :

"Em thấy mấy công ty trên mạng họ hay gọi điện thoại cho em bảo muốn vay tiền không ? Chỉ cần chứng minh thư và sổ hộ khẩu… nhưng em không có nhu cầu".

Để tìm hiểu tình hình thực tế, phóng viên Đài Á Châu Tự Do đóng vai một người muốn vay tiền và liên hệ số điện thoại quảng cáo cho vay nóng được dán tại cột điện ở Sài Gòn và được người cho vay nói như sau :

"Cho vay tiền mặt, chỉ cần giấy tờ chứng minh thư gốc và hộ khẩu gốc, kể cả anh vay 1 tỷ cũng được nhưng quan trọng là anh đủ khả năng góp cho bọn em và giấy tờ để lại. Các anh của em làm cái này mấy năm rồi, bọn em có chi nhánh ở khắp Sài Gòn. Anh vay 100 triệu đồng thì anh góp thành 120 triệu trong vòng 30 ngày, mỗi ngày góp 4 triệu là hết cả gốc lẫn lời. Nếu mà anh thấy góp 4 triệu một ngày mà vất quá thì em sẽ kéo dài thời gian cho anh lên 40 ngày, mỗi ngày góp 3 triệu đồng".

Và đúng như lời Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, việc nhận ra đó có phải là tín dụng đen Trung Quốc hay không là điều không thể, khi chúng tôi liên lạc các công ty có trang web cho vay ngang hàng để tìm hiểu có phải là thuộc Trung Quốc hay không thì chỉ nhận được chung một câu trả lời là không biết :

"Anh chỉ cần chứng minh nhân dân, hô khẩu, và hóa đơn điện… vay theo hình thức hóa đơn điện…"

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, mặc dù chính phủ Việt Nam rất cố gắng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng rất cố gắng, nhưng có lẽ tại thời điểm này, diệt trừ tín dụng đen là không thể. Ông cho rằng, trong một xã hội nào cũng có một thành phần đi vào tín dụng đen, đi vay nóng để đáp ứng nhu cầu khẩn trương thiết thực của họ, nhưng cũng có nhu cầu phi pháp như cờ bạc, ma túy.v.v… Họ sẵn sàng chấp nhận tất cả các rủi ro của tín dụng đen, đi vay tiền để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Vì vậy theo Ông, vấn đề chính là người dân làm sao để cảnh tỉnh được trước tất cả những rủi ro của tín dụng đen, đừng bao giờ gọi những số điện thoại trên những tờ rơi họ phát ở chợ, công ty, dán trên cột điện : "cho vay rất dễ dàng, chỉ cần chứng minh nhân dân là đủ, lãi suất rất hạ…" đây là những cái bẫy dụ mình vào để gây tổn hại cho mình.

Còn Tiến sĩ Cấn Văn Lực thì cho rằng, trước tiên chính phủ phải hạn chế kiểm soát các công ty P2P lending, phải đưa ra điều kiện tiêu chuẩn để cấp phép cho các công ty cho vay ngang hàng, như điều kiện về công nghệ, vốn.v.v… Ngoài ra cũng cần có một lộ trình mở cửa, chẳng hạng ban đầu công ty P2P lending đó được phép kết nối giữa người cho vay và người vay chứ không được cho vay trực tiếp… Cuối cùng theo Ông là phải có kiểm tra, giám sát từ nhiều ban ngành đối với hoạt động của những công ty này.

Reuters trích số liệu từ p2p001.com cho biết lĩnh vực cho vay ngang hàng của Trung Quốc có giá trị gần 218 tỷ USD. Hình thức này bắt đầu bùng nổ tại Trung Quốc vào năm 2011 và rơi vào tình trạng không kiểm soát được vào năm 2015, khi đó Trung Quốc có khoảng 3.500 doanh nghiệp cho vay ngang hàng.

Từ năm 2015 đến nay, chính quyền Trung Quốc siết việc quản lý mô hình cho vay trực tuyến phi ngân hàng nhằm tháo các ngòi nổ bong bóng nợ và giảm thiểu rủi ro với nền kinh tế trong cả khu vực phi ngân hàng. Do đó, các công ty công nghệ tài chính (Fintech) nói chung và cho vay ngang hàng (P2P lending) nói riêng đổ xô sang các nước xung quanh trong đó có Việt Nam.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 28/03/2019

Published in Diễn đàn
vendredi, 08 mars 2019 16:47

Chấn chỉnh tác phong công an

Trong dự thảo thông tư quy định về điều lệnh nội vụ công an nhân dân vừa được Bộ công an công bố, có quy định công an không được đeo kính đen, đút tay vào túi khi làm việc. Quy định này có phù hợp thực tế tại Việt Nam ?

congan1

Công an giao thông đang làm việc, ảnh minh họa chụp trước đây. Photo courtesy of Zing

Cụ thể Dự thảo thông tư có 8 chương, 50 điều quy định về chức trách, nhiệm vụ, chế độ làm việc, huấn luyện, học tập, nghỉ ngơi của toàn bộ lực lượng công an và sinh viên ngành công an.

Theo điều 43, công an bị cấm đeo kính đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác và đút tay vào túi khi làm nhiệm vụ. Ngoài ra công an không được nhuộm tóc khác màu đen, để móng tay, móng chân dài và sơn màu… cấm để râu, ria, để tóc dài… hoặc cắt tóc quá ngắn ! ? Trừ trường hợp đầu bị hói, bị bệnh thì phải có chỉ định của bác sĩ.v.v…

Nhận định về thông tư này, Ông Nguyễn Đăng Quang, cựu Đại tá Công an hiện nghỉ hưu ở Hà Nội, cho biết :

"Nếu có thông tư này thì tôi cho rằng cũng quá muộn, đáng lẽ lực lượng vũ trang đã phải nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ này từ lâu rồi. Bây giờ quy định rõ như vậy là hơi muộn, nhưng muộn còn hơn không".

Còn một người dân ở Bình Thuận thì nhận xét :

"Thông tư hay nghị định thì dành cho người dân, phải tuân theo, chứ công an cán bộ họ không có tuân theo đâu ?"

Đây không phải là lần đầu tiên ngành công an đưa ra những quy định như vậy, trước đây nhiều năm cũng đã quy định tương tự. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp công an vi phạm điều lệ, gây bức xúc, bị người dân chụp hình đưa lên mạng xã hội.

Trao đổi với chúng tôi hôm 8/3/2019 về vấn đề này, Bác sĩ Đinh Đức Long, một đảng viên quân đội nhân dân đã từ bỏ đảng nhận định :

"Cái này nó không có gì mới cả, ngày xưa tôi bé tôi đã có nghe một câu là công an khi tiếp dân không được đeo kính, không được gác chân lên xe đạp.v.v… Nhưng lần này có lẽ họ làm bài bản hơn. Đưa vô nghị định thì có lẽ áp dụng toàn quốc. Ngày xưa khi tôi bé, tôi không nhớ là chỉ công an Hà Nội hay công an toàn quốc, đã có việc tương tự như vậy rồi".

Cũng có nhiều quốc gia không cho phép cảnh sát đeo kính đen khi làm việc như Thái Lan. Hay tại hạt Essex ở miền Đông nước Anh, cảnh sát được yêu cầu phải để kính đen ở nhà trong khi thi hành công vụ. Với lý do được đưa ra là cảnh sát đeo kính đen khi thi hành công vụ trông quá lạnh lùng và vẻ mặt đầy hăm dọa đối với người dân.

Cảnh sát hạt Essex chỉ được sử dụng kính đen khi lái xe để tránh khỏi bị ánh sáng mặt trời làm lóa mắt, nhất là khi rượt đuổi tội phạm. Hay nếu có lý do về sức khỏe thì cũng sẽ được đeo kính đen, ngoài ra trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được phép mang kính đen khi tiếp xúc với dân.

Không giống như binh lính Mỹ, quân đội Anh tại Iraq vào năm 2003 cũng phải bỏ kính đen ra khi tiếp xúc với dân địa phương, để có thể nhìn thẳng vào mắt người đối thoại, từ đó mới có thể xây dựng lòng tin, tạo hình ảnh đẹp trong lòng người dân bản xứ.

congan2

Phóng viên bị cảnh sát áo đen đấm thẳng vào mặt hôm 23/9/2016. Hình chụp từ video

Trở lại với thực tế tại Việt Nam, Tiến sĩ Mạc Văn Trang, một đảng viên đã từ bỏ đảng cho rằng thông tư này là có tiến bộ, bởi vì theo ông người dân hiện nay thấy bức xúc với việc công an tiếp dân đeo kính đen, khẩu trang… là không lịch sự, không văn minh, không tôn trọng nhân dân, trong khi điều lệ công an yêu cầu khi làm việc với dân phải tôn trọng lễ phép. Ông cho rằng thông tư này là một điều chỉnh tốt, tiến bộ và đáng hoan nghênh. Tuy nhiên ông nói tiếp :

"Nhưng trong thực tế có một lực lượng dân phòng hay xã hội đen, lâu nay dân cứ nói là được công an bảo kê, khi giải tỏa, cưỡng chế đất, nó đánh dân. Thí dụ như đánh những người đấu tranh dân chủ như đánh Chị Nga gãy cả chân trước kia, mà công an đâu có điều tra ra. Thành ra họ sợ công an mà đeo khẩu trang kính đen thì nó lẫn vào đám xã hội đen, nên người ta phân biệt ra".

Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang đưa ra ý kiến của mình :

"Tôi thấy lực lượng vũ trang phải công khai và có trang bị rõ ràng, song song với lực lượng vũ trang cảnh sát công an, còn có lực lượng thứ hai là lực lượng dân phòng. Dân phòng này không phải lực lượng chính quy nên hoạt động rất tùy tiện. Nhiều khi họ được một thế lực nào đó trong chính quyền lợi dụng để tiến hành những hoạt động không được phép, trong thực tế chống việc không thi hành pháp luật của người dân, hay nói cách khác là thi hành công vụ, thì không chỉ có lực lượng cảnh sát, mà còn có lực lượng dân sự, theo tôi không nên tiếp tục như vậy đươc nữa. Vì pháp luật đã quy định chỉ có những người mặc quân phục mới là người thi hành công vụ".

Theo Bác sĩ Đinh Đức Long, ngày xưa thì phần lớn công an vẫn tuân theo điều lệ này, nhưng bây giờ nhiều khi họ lạm dụng, họ mặc quần áo thường dân, đeo khẩu trang, kính đen để hành hung những người bất đồng chính kiến như ông :

"Họ mặc quần áo thường dân, đeo khẩu trang, kính râm, bịt mặt để hành hung chúng tôi chẳng hạn. Họ đánh mình xong họ gây lộn với mình, nói mình gây rối trật tự công cộng, rồi bắt mình. Bản thân tôi đã từng bị như thế, rất là khó phân biệt. Những lực mặc cảnh phục thì họ tránh né vì sợ dân chụp hình đăng facebook. Còn lực lượng không mặc cảnh phục thực chất cũng là công an, thì cái đó mình chịu, không có lệnh gì hết thì không thể chấp nhận được".

Trong dự thảo thông tư này, ngoài những điều cấm vừa nêu, thì cũng có một quy định gây tranh cãi là lực lượng công an không được ăn, uống ở hàng quán vỉa hè ! ?

Một người dân ở Hội An nhận xét :

"Công an ăn cơm vỉa hè thì có gì đâu mà cấm, người dân ăn cơm vỉa hè bình thường mà".

Trong khi đó cũng có một số cư dân mạng nhận định, ăn cơm vỉa hè có gì đâu mà cấm, trong khi hình ảnh phản cảm nhất là cảnh sát giao thông đứng ở chỗ khuất và ló ra chộp lấy người vi phạm giao thông, hay núp trong bụi cây để ghi hình người tham gia giao thông thì không cấm ?

Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang nêu lên ý kiến của mình :

"Quy định là quy định vậy thôi, chứ thực tế trong lực lượng vũ trang, đâu phải ai cũng có nhà gần đấy để trưa hay tối về nhà ăn. Cơ quan đơn vị cũng không cung cấp được bữa ăn cho những người xa gia đình thì người ta phải tùy cơ ứng biến thôi. Người ta phải ăn cho khỏi đói bụng thì lại cấm người ta. Khi cấm thì phải có điều kiện để người ta giải quyết nhu cầu sinh hoạt chứ".

Bác sĩ Đinh Đức Long cho rằng việc gì cũng quan trọng cả, chống tham nhũng cũng quan trọng, chống đặc quyền đặc lợi cũng quan trọng, và xây dựng hình ảnh công an cũng quan trọng. Vì theo ông công an là đại diện cho cơ quan công quyền của nhà nước, mà nhem nhuốc quá cũng không được. Theo ông chính quyền làm được cái gì tốt thì nên ủng hộ, dù nhỏ) nhất cũng còn hơn là không làm.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 08/03/2019

******************

Dân và chính quyền chưa thuận nhau trong cách giám sát cán bộ (RFA, 07/03/2019)

Vào ngày 3/1/2019, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch Thành phố Hà Nội đã ký vào Quyết định 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố.

congan3

Trụ sở tiếp công dân thành phố Hà Nội. Courtesy of baomoi.com

Theo đó, ở điều 7 mục ‘Đối với công dân’ có quy định rõ không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân.

Công luận sau đó có phản ứng. Cục Kiểm tra Văn bản Pháp luật của Bộ Tư pháp cũng lên tiếng.

Đến đầu tháng 3 vừa qua, Thành phố Hà Nội có văn bản hướng dẫn Quyết định 12/QĐ-UBND. Trong đó cho biết không cấm ghi hình, chụp ảnh, ghi âm nữa, mà thay vào đó là bổ sung việc cấm livestream hoặc các hình thức phát hình ảnh, âm thanh trực tiếp ra ngoài phòng tiếp dân.

Nhận xét về qui định mới này dưới quan điểm cá nhân, từ Hà Nội, Luật sư Hoàng Văn Hướng cho rằng việc này không sai :

"Vì livestream và quay hình chỉ là biện pháp cách thức thực hiện việc giám sát thôi, mà quyền giảm sát có nhiều hình thức : có thể qua cử tri của mình tiếp xúc trực tiếp, gửi văn bản khiếu nại. Nhưng mà nơi tiếp công dân theo quan điểm của mình là phải bảo vệ tính tôn nghiêm của nó, nhưng mà livestream thì người tốt livestream có khi lại ít nhưng mà người mà vì bức xúc đưa lên gây ra một trật tự xã hội không tốt. Việc bảo đảm cho quyền giám sát cũng đưa vào đó những cách thức, biện pháp và nguyên tắc, nhưng ngược lại cũng trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn phải bảo đảm tính văn minh, tính tôn nghiêm ở nơi công cộng, đặc biệt là nơi tiếp công dân và nơi công quyền".

Giải thích rõ hơn, Luật sư Nguyễn Văn Hậu ở Sài Gòn cho rằng :

"Luật cấm ghi hình được quy định trong Luật tiếp công dân, mà Luật tiếp công dân được giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh thành có những nơi tiếp công dân theo đặc thù thì họ có quyền có những quy định, ví dụ như ghi hình một buổi tiếp công dân thì phải có sự đồng ý của người tiếp công dân.

Sau khi Bộ Tư Pháp xem lại thì thấy rằng trong luật tiếp công dân có quy chế tiếp công dân thì Ủy ban nhân dân có quyền quy định những điều đó".

Tuy nhiên, không đồng tình với quan điểm trên, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng việc cấm livestream của chính quyền thành phố Hà Nội thể hiện sự lẩm cẩm, tức là cho phép ghi âm, ghi hình nhưng lại cấm livestream.

congan4

Livestream trên Facebook. RFA

"Sự khác biệt của nó không lớn, nó vẫn là một hình thức ghi được hình ảnh trong quá trình làm việc giữa hai bên. Chỉ có điều livestream phổ biến hình ảnh ngay trực tiếp ra ngoài cho công chúng xem. Và thật ra điều này đối với pháp luật thì cũng không có quy định nào cấm như vậy cả. Cho nên riêng ở Hà Nội, họ ra quy định này giống như Hà Nội có luật lệ riêng vây. Điều này không đúng, theo quy định của pháp luật là không thể chấp nhận được".

Vẫn theo Luật sư Mạnh, nếu cán bộ làm việc nghiêm túc thì không có gì phải e dè chuyện người dân phát hình trực tiếp buổi làm việc lên mạng.

Đồng quan điểm trên, nhà hoạt động Lã Việt Dũng, một công dân từng làm việc với cơ quan công quyền Hà Nội nhiều lần, cũng cho rằng quy định mới này cũng chỉ là sự cấm đoán trá hình nhằm làm khó cho người dân :

"Đây là 1 hình thức mang tính đối phó của chính quyền Hà Nội bởi vì họ vẫn xuất phát từ quan điểm là việc người dân quay phim hay livestream là làm khó khăn cho họ. Nhưng thực ra mình nghĩ rằng nếu họ làm đúng, không làm gì sai thì họ không việc gì phải sợ. Nếu mình là chính quyền Hà Nội thì mình sẽ cho quay phim thoải mái, livestream thoải mái".

Vẫn theo nhà hoạt động Lã Việt Dũng, việc công dân được quyền phát hình trực tiếp sẽ giúp hạn chế những mặt tiêu cực của chính quyền :

"Đã có lần ngay từ thời trước khi mà chưa có livestream thì mình cũng đã có vài lần làm việc với cơ quan công quyền, thì họ vòi tiền và làm ăn rất tắc trách, nhưng lúc đó không có công cụ để quay lại, để phát tán lên mạng thời đấy cả".

Trong văn bản hướng dẫn những quy định mới, ngoài việc cấm livestream, đối với việc ghi âm, chụp ảnh thì yêu cầu sử dụng dữ liệu đúng pháp luật cũng khiến nhiều người bày tỏ lo ngại sử dụng thế nào thì mới đúng pháp luật ?

Trao đổi với RFA, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng :

"Khi sử dụng một hình ảnh, câu chuyện, sự việc thì phải đúng sự thật. Thí dụ nó xâm phạm quyền riêng tư, phỉ báng người khác, thì pháp luật sẽ có những chế tài".

Ngoài ra, Luật sư Hậu cũng cho rằng việc tiếp công dân là công khai, người dân trong quá trình tiếp công dân nếu không đồng ý với quyết định hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, họ có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện những quyết định hành vi hành chính đó.

Luật sư Hoàng Văn Hướng thì cho rằng Thành phố Hà Nội có bố trí camera ghi lại không gian nơi tiếp công dân, nên theo ông, chính quyền Hà Nội cũng sẵn sàng tạo điều kiện cho những người thu thập chứng cứ, chứ không hề gây khó khăn.

Bằng kinh nghiệm nhiều năm làm việc với cơ quan công quyền, nhà hoạt động Lã Việt Dũng lại có cách nhìn khác :

"Thực ra mình chưa bao giờ yêu cầu việc chiết xuất đó cả, và nếu mình có yêu cầu thì họ cũng không làm, đấy là điều chắc chắn".

Còn đối với Luật sư Đặng Đình Mạnh, do những quy định này chưa đưa vào thực hiện nên không thể biết được diễn biến, tuy nhiên ông vẫn giữ quan điểm :

"Tôi chỉ có thể nói một điều mang tính nguyên tắc thôi là suốt tất cả những quy định của họ về vấn đề có dấu hiệu mà ngăn cản, cấm người dân thực hiện quy định giám sát, kiểm tra khi mà cán bộ nhà nước làm việc theo tôi căn bản điều đó là sai rồi".

Những quy định được ban hành gần đây của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thường vấp phải những phản đối mạnh mẽ từ phía người dân với nguyên nhân được nói là thiếu tính thuyết phục, không có tính thực tế và hạn chế quyền công dân, hay như lời Luật sư Đặng Đình Mạnh là "Hà Nội có luật lệ riêng".

Published in Diễn đàn

Theo quan niệm Á Đông từ xưa nay, người phụ nữ thường bị xem là nhân vật đứng sau người chồng, chăm lo công việc gia đình và chỉ là tác nhân góp phần cho sự thành công của người chồng ngoài xã hội. Tuy vậy xã hội đang thay đổi và ngày càng có nhiều phụ nữ ý thức được về vai trò, quyền của họ rồi tự vươn lên làm chủ cuộc sống.

phunu1

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP

Nhân dịp 8 tháng 3, chúng tôi ghi nhận ý kiến của một số phụ nữ tại Việt Nam về vấn đề liên quan.

Ngày 8 tháng 3 là Ngày Quốc Tế Phụ Nữ trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để có được ngày này nữ giới trên nhiều nước đã phải tranh đấu cho quyền lợi của nữ giới qua nhiều giai đoạn, hàng thế kỷ trước.

Đã hơn 1 thế kỷ, những đòi hỏi chính đáng của phụ nữ đã được giải quyết bằng cách này hay cách khác trên nhiều quốc gia. Còn tại Việt Nam hiện nay, người phụ nữ được hưởng quyền lợi của mình như thế nào ?

Chị Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định :

"Đã năm 2019 rồi, tôi thấy cũng có nhiều phụ nữ Việt Nam ý thức được cái quyền của họ. Ở Việt Nam thì đặt nặng tư tưởng phong kiến nhưng ngày nay đã có chuyển biến rất là nhanh, có nhiều phụ nữ hiểu về cái quyền của mình. Riêng tôi nghĩ thì con người sinh ra vốn đã không bình đẳng, nhưng mình phải hướng đến việc đòi hỏi sự bình đẳng cho giới tính của mình".

Khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 6 tháng 3 năm 2019, từ Nha Trang, Chị Nguyễn Lai thì cho rằng :

"Từ xưa đến nay, người phụ nữ vẫn luôn được tôn vinh, được ca ngợi không chỉ bởi vẻ đẹp bên ngoài mà còn bởi vẻ đẹp của nội tâm bên trong. Đó là cái đẹp của đức tính cần cù, chịu thương, thịu khó, cam chịu và hy sinh. Đó cũng là đặc tính của người phụ nữ Việt. Nhưng trong xã hội ngày nay, người phụ nữ VN chịu thiệt thòi quá nhiều trong đời sống , định kiến của xã hội, một xã hội chuyên hô hào khẩu hiệu nhưng luôn làm ngược lại với những điều luật đã đưa ra".

Cùng quan điểm, Chị Trang ở Hòa Bình nói :

"Thật ra phụ nữ ở Việt Nam không hẳn được bình đẳng mà vẫn phải phụ thuộc nhiều vào đàn ông, không được nói lên tiếng nói của mình, nhiều mặt khác cũng không được thể hiện rõ ràng. Thật ra tôi thấy những cái không công bằng đối với phụ nữ cũng rất là nhiều cái, người có tiền thì không sao, còn không có tiền thì lúc nào cũng phải chịu thiệt".

Theo Chị Nguyễn Lai, quyền lợi của đa số người phụ nữ Việt Nam rất là thua thiệt, hầu như không có. Vẫn còn tình trạng chồng đánh vợ, không những trong gia đình, ngoài xã hội cũng có những người đàn ông đánh phụ nữ rất vô cớ :

"Thật nực cười khi hiện tại luật bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ khá nhiều như Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân gia đình… Tuy nhiên, phụ nữ vẫn chịu thiệt thòi, yếu thế. Chưa có nơi nào nạn bạo hành phụ nữ lại nhiều như ở Việt Nam, nhất là những người bất đồng chính kiến, chuyện 4,5 thằng đàn ông giả danh côn đồ đánh một người phụ nữ đến ngất xỉu là chuyện thường tình, chuyện đối xử bất công đối với các tù nhân nữ về tội chính trị xảy ra ở nhiều trại tù cộng sản". 

phunu2

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP

Trong lịch sử xã hội Việt Nam, quyền của người phụ nữ rất hạn chế, bởi vì Việt Nam nằm trong chế độ phong kiến thực dân. Nhưng nhìn lại quá trình lịch sử thì vai trò của người phụ nữ lúc nào cũng muốn vượt trội lên để thể hiện quyền phụ nữ của mình. Đó nhận định của Bà Bùi Thị Minh Hằng. Theo bà, người phụ nữ Việt Nam đều có sự kế thừa những truyền thống từ xưa cho đến nay. Tuy nhiên, trong xã hội cộng sản cai trị như hiện nay thì quyền con người hầu như không có, vì vậy rất ảnh hưởng đến quyền của người phụ nữ :

"Bản thân tôi, những năm tháng trong nhà tù Gia Trung, tôi đã từng làm nhiều việc yêu sách về nữ quyền, như chuyện có nhiều phụ nữ ở tù cả hai mươi năm nhưng chưa từng được chăm sóc sức khỏe phụ nữ, khám phụ khoa. Tôi đã hướng dẫn các chị em đòi hỏi cái quyền của họ, đầu tiên phải cho những người xung quanh biết cái quyền mà mình phải được hưởng, trong đó có quyền đòi hỏi phải được chăm sóc sức khỏe y tế. Dù là bị cầm tù nhưng chúng tôi cũng đưa ra những yêu sách để đòi bằng được những quyền đó. Cuối cùng trại giam Gia Trung cũng phải chấp nhận đưa các đoàn bác sĩ bên ngoài về khám, bao gồm khám phụ khoa cho phụ nữ".

Nhìn chung, đa số phụ nữ Việt Nam là những người giúp việc của gia đình, bị nhiều bất công. Những ai chịu hết nổi sự bất công, dám đấu tranh thì có thể dẫn đến gia đình đổ vỡ.

Vậy các Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hay các hội, ngành địa phương có giúp đỡ gì cho các chị em phụ nữ phải chịu bất công. Để tìm hiểu, chúng tôi liên hệ số điện thoại đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em được quảng bá trên Trang Chủ của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tuy nhiên không ai nghe máy. Thử hỏi nếu có trường hợp khẩn cấp, thì người gọi phải làm sao ?

Liên quan vấn đề này, Chị Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định :

"Các ban ngành hội phụ nữ của chính phủ thì đa phần họ lập cho có, chưa thật sự quan tâm đến quyền của phụ nữ cũng như đời sống của người phụ nữ trong xã hội hiện nay".

Chị Nguyễn Lai cho biết kinh nghiệm khi viết bài hướng dẫn các các bé gái vị thành niên hay phụ nữ tránh bị bạo hành, xâm hại :

"Ở Việt Nam, nạn bạo hành và xâm hại tình dục trẻ em - phụ nữ ngày càng gia tăng . Có những trường hợp hiếp xong rồi thủ phạm giết chết luôn. Thật đau lòng. Mặc dù chính quyền đã thành lập các hội phụ nữ, hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, nhưng thật chất chỉ là các hội ăn hại. Họ đã làm gì khi tệ nạn bạo hành phụ nữ và trẻ em ngày càng tăng ? ? ?"

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, chính phủ hầu như không thực hiện hầu hết quyền con người nói chung, đặc biệt nữ quyền còn bị hạn chế hơn nữa, ngay cả có những quyền phụ nữ bị tước đoạt. Vì vậy, theo Bà Bùi Thị Minh Hằng, phải hướng dẫn những người xung quanh phải biết nhận thức, hiểu biết về pháp luật, những quy định đó cụ thể ra sao. Bà nói tiếp :

"Tôi từng đi nhiều nơi, ngay cả ở thành thị, có những người phụ nữ, có lẽ do đặc thù công việc, cuộc sống họ cũng không hiểu những quyền của họ nữa. Vì vậy việc tuyên truyền đến mọi tầng lớp người dân rất quan trọng".

Theo bà, không cần phải quảng bá không thực tế như các hội ngành thuộc nhà cầm quyền hay làm, mà chỉ cần từ những câu chuyện trong cuộc sống, hướng dẫn cho nhau để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình.

Còn Chị Nguyễn Lai thì cho rằng phụ nữ Việt Nam phải biết mình luôn có cái quyền : Quyền được yêu thương, quyền được bình đẳng. Hãy biết sống cho bản thân mình và biết dứt áo ra đi nếu ai đó không làm mình hạnh phúc để tự trả lại tự do cho chính bản thân mình và nhất là tự do chọn người đại diện đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 06/03/2019

Published in Diễn đàn