Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tập Cận Bình tái khẳng định mục tiêu sáp nhập Đài Loan

Trọng Nghĩa, RFI, 27/12/2023

Nhân sinh nhật thứ 130 của Mao Trạch Đông, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày hôm qua 26/12/2023 đã nhắc lại rằng "Trung Quốc chắc chắn sẽ thống nhất Đài Loan". Theo giới quan sát, đây lại là một thông điệp cứng rắn gửi đến Mỹ, nước thường xuyên khẳng định sẽ bảo vệ Đài Loan.

taiwan1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 28/09/2023. AP - Andy Wong

Theo hãng tin Anh Reuters, trong bài phát biểu tại Bắc Kinh nhân một hội nghị chuyên đề kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Mao Trạch Đông, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định rằng "việc thống nhất hoàn toàn tổ quốc" - tức là thu hồi Đài Loan về dưới trướng Trung Quốc - là "một xu hướng không thể cưỡng lại".

Reuters trích dẫn Tân Hoa Xã cho biết thêm là ông Tập Cận Bình đồng thời tuyên bố là Trung Quốc "phải kiên quyết ngăn chặn bất kỳ ai muốn tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc".

Theo giới quan sát, tuyên bố cứng rắn kể trên rõ ràng là ám chỉ Hoa Kỳ, nước đã nhiều lần khẳng định sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược. Nhật báo Ấn Độ Times of India cho rằng đối mặt với tình hình kinh tế trong nước đang phục hồi chậm chạp, chủ tịch Trung Quốc đã cố gắng chuyển hướng sự chú ý bằng cách đưa ra những tuyên bố ngày càng khiêu khích liên quan đến tranh chấp Biển Đông và việc thống nhất Đài Loan.

Bắc Kinh dọa gia tăng trừng phạt thương mại Đài Loan

Các tuyên bố trên đây được ông Tập Cận Bình đưa ra trong bối cảnh Đài Loan sắp bầu lại tổng thống và nghị viện vào ngày 13/01/2024. Đảng Dân Tiến cầm quyền có nhiều triển vọng chiến thắng.

Trước tình hình đó, chính quyền Bắc Kinh vào hôm nay, 27/12/2023 đã lên tiếng đe dọa sẽ áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Đài Loan nếu đảng cầm quyền "ngoan cố" đi theo chiều hướng đòi độc lập.

Mới đây, chính quyền Đài Bắc đã cáo buộc Trung Quốc o ép Đài Loan về mặt kinh tế và can thiệp vào cuộc bầu cử trên đảo sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố ngừng áp dụng một số khoản ưu đãi thuế quan dành cho hàng của Đài Loan xuất khẩu sang Hoa Lục, viện cớ Đài Loan đã vi phạm thỏa thuận thương mại giữa hai bên đã ký kết vào năm 2010.

Trọng Nghĩa

**********************

Bắc Kinh tìm cách thao túng các cuộc bầu cử tại Đài Loan như thế nào ?

Trọng Nghĩa, RFI, 26/12/2023

Ngày 13/01/2024, cử tri Đài Loan sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống và Quốc Hội. Càng gần đến ngày bầu cử, Bắc Kinh càng tăng cường các biện pháp nâng đỡ các ứng cử viên ủng hộ việc sáp nhập đảo này vào Trung Quốc. Nhật báo Pháp Libération ngày 22/12/2023 đã nêu bật những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm mua chuộc đủ thành phần tại Đài Loan, từ chính khách, doanh nhân, cho đến các thanh niên, đại diện tôn giáo. Thậm chí cả Mafia Đài Loan cũng được chiêu dụ.

taiwan2

Cờ Đài Loan trên phủ tổng thống ở Đài Bắc nhân ngày Quốc Khánh Đài Loan 10/10/2023. Reuters – Carlos Garcia Rawlins

Mua chuộc giới trẻ

"Tìm kiếm những người có ảnh hưởng tại Đài Loan từ 20 đến 40 tuổi cho một chuyến đi hai tuần tới Phúc Kiến. 250 euro mỗi người". Trên trang Facebook được hàng nghìn người theo dõi này, những quảng cáo về các kỳ nghỉ hấp dẫn ở Trung Quốc đã nở rộ trong những tháng gần đây. Ngoài mức giá rẻ như bèo và cơ hội tìm được việc làm, những "giải thưởng" và "học bổng" bí ẩn còn được hứa hẹn cho những ai tham gia. Khi đến nơi, những người này mới phát hiện ra rằng đứng sau các lời chào mời hấp dẫn đó chính là các đơn vị đặc trách chiến lược gây ảnh hưởng đối với Đài Loan.

Một sinh viên được phương tiện truyền thông Đài Loan The Reporter phỏng vấn cho biết : "Có những phát biểu khuyến khích chúng tôi theo đuổi sự nghiệp ở Trung Quốc, chống lại xu hướng đòi độc lập cho Đài Loan và phát huy "sự phục hưng của nước Trung Hoa".

Thanh niên không phải là những người duy nhất được quan tâm. Theo truyền thông Đài Loan, trong những tháng gần đây, hàng chục phái đoàn Đài Loan đã được mời đến Trung Quốc, đôi khi một cách hết sức bí mật. Họ bao gồm các vị dân cử địa phương, những người đứng đầu các viện thăm dò dư luận, bình luận gia của các tờ báo, các cố vấn chính trị...

Trong bối cảnh sắp diễn ra bầu cử tổng thống và cơ quan lập pháp Đài Loan, các sự kiện trên đã khiến chính quyền Đài Bắc lo ngại trước nguy cơ Bắc Kinh tìm cách thao túng cử tri Đài Loan. Đảng Dân Tiến đương quyền, bị Bắc Kinh chỉ trích vì từ chối thống nhất, đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước hai phong trào thân thiện hơn với Trung Quốc.

Dân biểu Vương Định Vũ (Wang Ting-Yu), thuộc Đảng Dân Tiến đang cầm quyền và là thành viên ủy ban quốc phòng thuộc Quốc Hội Đài Loan, cho biết "một số phái đoàn" đã gặp ông Vương Hỗ Ninh (Wang Huning), một quan chức cấp cao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, người đã đưa ra cho họ "các chỉ thị trước cuộc bầu cử".

Áp lực trên giới "đài thương"

Các động thái chiêu dụ kể trên chỉ là một khía cạnh trong chính sách "Mặt Trận Thống Nhất" chống lại Đài Loan được Bắc Kinh tiến hành từ hàng chục năm nay, với mục đích sáp nhập vùng lãnh thổ 24 triệu dân mà không cần nổ súng.

Thông qua áp lực, các biện pháp ưu đãi và tài trợ trực tiếp, "Mặt Trận Thống Nhất" đã dệt nên một mạng lưới của giới truyền thông, chính trị gia, doanh nghiệp và tổ chức dân sự ở Đài Loan hoạt động vì lợi ích của Trung Quốc. Đặc biệt là kể từ những năm 1990, Bắc Kinh đã có thể trông cậy vào hàng trăm nghìn nhà công nghiệp Đài Loan có mặt ở Trung Quốc, được gọi là "đài thương (taishang)".

Thông tín viên Libération đã có dịp tiếp xúc với một trong những đài thương đã đồng ý làm việc phục vụ Bắc Kinh, tại văn phòng của ông gần Đài Bắc. Kiếm sống bằng việc tổ chức các chuyến đi cho các nhà đầu tư, quan chức địa phương và các giáo sư Đài Loan tới Trung Quốc, dưới sự bảo trợ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, doanh nhân xin giấu tên này xác nhận : "Chúng tôi chọn các nhóm không đồng nhất để không thu hút sự chú ý".

Doanh nhân này nằm trong số từ 5% đến 10% dân Đài Loan coi mình chủ yếu là người Trung Quốc. Ông giải thích : "Tôi không thích đường lối của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng tôi cho rằng thống nhất là điều không thể tránh khỏi (và) tốt hơn là chiến tranh".

Ở Đài Loan, các hoạt động giao lưu với Trung Quốc không bị cấm, nhưng chính quyền lại lên án việc Bắc Kinh đòi có đi có lại. Giới điều tra Đài Loan thường xuyên nói đến các hành vi tài trợ chiến dịch tranh cử, phổ biến luận điểm tuyên truyền, hoặc thông tin sai lệch, mua chuộc phiếu bầu… Nhân vật này công nhận : "Những người đối thoại với chúng tôi đã cho hiểu rằng chúng tôi không thể vừa lợi dụng thị trường Trung Quốc, vừa ủng hộ nền độc lập của Đài Loan. Và trong thời gian gần đây, thông điệp ngày càng rõ là chúng tôi phải hành động cụ thể cho việc thống nhất".

Ve vãn quan chức địa phương và đại diện tôn giáo

Theo Libération, hành động can thiệp của Trung Quốc vào nội tình Đài Loan đăc biệt nổi bật trong hệ thống xã hội đặc thù của vùng lãnh thổ này, bao gồm các đền thờ Lão Giáo, lãnh đạo khu phố và mafia.

Những mạng lưới này, từng được sử dụng dưới thời chế độ độc tài Quốc Dân Đảng để khống chế xã hội, hiện vẫn còn ảnh hưởng đáng kể ở cấp địa phương, mà điển hình là trường hợp của ông Nhan Thanh Tiêu (Yen Ching-Piao), nguyên là một trùm mafia, một chính trị gia và là giám đốc một trong những đền thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (Mazu) quan trọng.

Từ hai chục năm nay, Trung Quốc đã trải thảm đỏ đón các đại diện tôn giáo, quan chức dân cử địa phương và thành viên của các tổ chức tội phạm Đài Loan. Theo báo chí địa phương, 30% trong số 456 lãnh đạo khu phố tại Đài Bắc đã tới Trung Quốc trong những tháng gần đây. Một số chuyến thăm được Đảng Cộng Sản Trung Quốc tài trợ hoàn toàn và các hướng dẫn bỏ phiếu đã được ban hành.

Chiêu mộ Mafia

Về phía các băng đảng mafia, trường hợp cựu bố già của Trúc Liên Bang, ông Trương An Nhạc (Chang An-Lo), biệt danh "Bạch Lang - Sói trắng", là phần nổi của tảng băng. Sau khi đầu tư vào các nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm ở Trung Quốc, nhân vật ở độ tuổi bảy mươi này đã thành lập một đảng ủng hộ thống nhất, mà ông đã mỉm cười thừa nhận rằng bao gồm "nhiều thành viên là mafia".

Đảng này không có đại biểu dân cử, nhưng các đảng viên của họ thường xuyên quấy rối các nhà hoạt động dân chủ, chẳng hạn nhà đấu tranh Hồng Kông Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) khi đến Đài Loan năm 2017.

Nguy cơ mafia Đài Loan phục vụ Trung Quốc là một vấn đề an ninh quốc gia đối với chính quyền Đài Bắc. Trong những năm gần đây, đã có một số trường hợp hoạt động gián điệp hoặc cam kết sẽ đầu hàng Trung Quốc liên quan đến những quân nhân đã đầu tư vào Trung Quốc. Một số đã bị buộc phải hợp tác sau khi bị phá sản. Ví dụ gần đây nhất là vụ một phi công Đài Loan bị bắt hồi đầu tháng 12 này, do bị cáo buộc đã mưu toan chạy trốn trên một chiếc trực thăng quân sự để hạ cánh xuống một tàu sân bay Trung Quốc. Trung Quốc được cho là đã hứa cho anh ta 15 triệu đô la và bảo vệ anh ta trọn đời trong một cuộc gặp ở nước ngoài.

Đối với dân biểu Vương Định Vũ : "Trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược, những người này có thể được huy động để thực hiện những vụ phá hoại, làm gián điệp hoặc gây hỗn loạn trong xã hội". Theo ông, số người trong các băng đảng mafia Đài Loan sẵn sàng cầm vũ khí phục vụ Bắc Kinh lên đến vài nghìn người.

Chiến lược thất bại ?

Dẫu sao, theo Libération, chiến lược thao túng nội tình chính trị và xã hội Đài Loan như đã thất bại. Kể từ khi vùng lãnh thổ này dân chủ hóa vào những năm 1990, chỉ có 5% người dân Đài Loan ủng hộ thống nhất. Đảng Dân Tiến đã chiến thắng vẻ vang vào năm 2020 nhờ vận động cử tri trẻ chống lại một ứng cử viên đối lập được cho là quá thân Trung Quốc.

Kể từ đó, chính quyền Đài Loan đã tăng cường luật pháp chống lại sự can thiệp của nước ngoài, trong lúc xã hội dân sự Đài Loan cũng nỗ lực săn lùng các mưu toan thao túng của Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

**************************

Ông Tp quyết chn đng bt c ai ‘tách Đài Loan khi Trung Quc’

Reuters, VOA, 26/12/2023

Hôm 26/12, Ch tch Tp Cn Bình tuyên b s kiên quyết ngăn chn bt k ai "tách Đài Loan khi Trung Quc bng bt k cách nào", Tân Hoa Xã đưa tin, hơn hai tun trước khi Đài Loan bu lãnh đo mi.

taiwan3

Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình.

Trung Quc coi Đài Loan là lãnh th ca mình, bt chp s phn đi mnh m ca chính ph Đài Bc, và đã tăng cường áp lc quân s và chính tr đ khng đnh yêu sách ch quyn ca mình.

Đài Loan t chc các cuc bu c tng thng và quc hi vào ngày 13/1 và cách hòn đo này x lý các mi quan h vi Trung Quc là đim gây tranh cãi ln trong quá trình tranh c.

Ti hi ngh chuyên đ k nim 130 năm ngày sinh ca cu lãnh t Trung Quc Mao Trch Đông, người đã đánh bi chính quyn Trung Hoa Dân Quc trong mt cuc ni chiến và sau đó th lĩnh chính quyn này đã chy sang Đài Loan, ông Tp nói "vic thng nht hoàn toàn đt nước là mt xu hướng không th cưỡng li".

"T quc phi được thng nht, và chc chn s được thng nht", Tân Hoa Xã dn li ông Tp phát biu vi các quan chc cp cao ca Đng Cng sn.

Ông nói rng Trung Quc phi tăng cường hi nhp gia hai bên, thúc đy s phát trin hòa bình trong quan h xuyên eo bin Đài Loan và "kiên quyết ngăn chn bt k ai tách Đài Loan khi Trung Quc bng bt k cách nào".

Trung Quc nói rng cuc bu c Đài Loan là vn đ ni b ca người Trung Quc nhưng người dân trên đo phi đi mt vi s la chn gia chiến tranh và hòa bình và bt k n lc nào nhm giành đc lp cho Đài Loan đu có đng nghĩa vi chiến tranh.

Trong hơn mt năm rưỡi qua, Trung Quc t chc hai đt tp trn ln xung quanh Đài Loan và thường xuyên điu tàu chiến, máy bay chiến đu vào eo bin Đài Loan.

Reuters

Nguồn : VOA, 26/12/2023

Published in Châu Á

Theo tình báo của Đài Loan, các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp vào đầu tháng 12 để "tìm ra các biện pháp" tác động đến những cuộc bầu cử sắp tới ở Đài Loan.

tqdl1

Cử tri biểu tình ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống của ứng viên đảng Dân Tiến, Lại Thanh Đức, ngày 03/12/2023 tại Đài Bắc. AP - ChiangYing-ying

Các quan chức Đài Loan, được hãng tin Anh Reuters ngày hôm nay 08/12/2023 trích dẫn, đã cảnh báo rằng Bắc Kinh đang tìm cách thúc đẩy cử tri của hòn đảo "hướng tới" các ứng viên muốn thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc trong cuộc bầu cử tổng thống và lập pháp vào ngày 13/01/2024, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực về mặt quân sự và chính trị để tìm cách áp đặt chủ quyền của Bắc Kinh đối với hòn đảo dân chủ này.

Vẫn theo nguồn tin trên, ông Vương Hỗ Ninh (Wang Huning), nhân vật số 4 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về các vấn đề Đài Loan, đã chủ trì cuộc họp tại Bắc Kinh, với sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao thuộc các ban Tuyên Truyền Trung Uơng đảng Cộng Sản Trung Quốc, bộ An Ninh Quốc Gia, bộ quốc phòng và Văn phòng Sự vụ Đài Loan.

Theo một tài liệu nội bộ của Đài Loan, tóm tắt thông tin tình báo về cuộc họp ở Trung Quốc, Bắc Kinh đang muốn "bảo đảm tính hiệu quả của cuộc bầu cử ở Đài Loan". Tài liệu cũng cho biết Trung Quốc tiếp tục đề cập đến "sự lựa chọn giữa hòa bình và chiến tranh", ám chỉ đến việc nếu Đảng Dân Tiến (DPP) tiếp tục nắm quyền tại Đài Loan, thì điều đó có thể dẫn đến một cuộc xung đột với Trung Quốc.

Bắc Kinh đã nhiều lần tố cao Đảng Dân Tiến là "phe ly khai nguy hiểm" và kêu gọi người dân Đài Loan đưa ra "lựa chọn đúng đắn", trong bối cảnh ứng cử viên tổng thống thuộc đảng này, ông Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận.

Vẫn tại Đài Loan, bộ trưởng quốc phòng Khâu Quốc Chính (Chiu Kuo-cheng), hôm nay, cho biết một khinh khí cầu của Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan vào hôm qua 07/12. Theo bộ trưởng Khâu, đó có thể là một khinh khí cầu thăm dò khí tượng đã bay lệch về phía Đài Loan do bị gió thổi.

Phan Minh

Published in Châu Á

Năm 1999, Trung Quốc đã bt và x t Thiếu tướng Lưu Liên Côn (Liu Liankun, 劉連昆) vì làm gián đip cho Đài Loan.

tqdl1

Lính Đài Loan din tp ti Hsinchu, Đài Loan, tháng 9/2023.

Ch nht va qua, chính ph Thái Anh Văn đã phn đi Trung Quc khi 9 chiến thuyn và 103 chiến đu cơ hướng v phía Đài Loan, 40 máy bay đã vượt qua ln ranh gii tưởng tượng chy gia bin. Nhưng quân đi Đài Loan không được đt trong tình trng báo đng. Và dân chúng vn sinh hot bình thường.

Chính ph Đài Bc không nao núng vì nếu Trung Quốc đnh tn công Đài Loan tht, mi người s biết trước, ít nht là sáu tháng. Đó là thi gian ti thiu đ Trung Quốc chun b đi phó vi các vn đ do chiến tranh gây ra. Đài Loan và M, cũng như các nước khác đu quan sát và s thy nhng công tác chun b này. Rt nhiu tin tc không thuc phm vi quân s được ghi nhn, thm lượng đ đoán trước mt quc gia có th chun b tham chiến. Nhiu du hiu xut hin trong cuc sng bình thường, không th che giu được.

Thi Chiến Tranh Lnh, gián đip ca Liên Xô luôn luôn theo dõi nhng thông tin v nước M đ đoán M sp gây chiến chưa. Các bnh vin M có m phong trào kêu gi người hiến máu hay không ? Các lò sát sinh có giết nhiu bò, heo, gà, vượt trên nhu cu bình thường hay không ? Ngày nay, ngoài các hot đng kinh tế có th nhìn thy, người ta còn có th chú ý ti các chuyn đng trong h thng tài chánh, ngân hàng, dù ch din ra trên mng internet.

Trước khi Nga tn công Ukraine năm ngoái, chính ph M đã báo đng các đng minh Châu Âu v hơn trăm ngàn quân Nga tp trung ti vùng biên gii. Không ai tin, vì nghĩ rng Vladimir Putin ch đe da suông.

Không ai chú ý ti mt tín hiu báo trước Putin chc chn s đánh, là Trung Quốc cũng đang chun b. Tp Cn Bình biết nếu Putin đánh Ukraine, khí đt s lên giá. Sáu tháng trước ngày quân Nga tràn qua biên gii, Trung Quốc đã mua 91% s khí đt lng (LNG) trong th trường thế gii đ tích tr. Trong s 20 công ty quc doanh đng ra mua, 9 công ty xưa nay chưa bao gi bước vào th trường khí đt, theo báoEconomist. Hơn na, các công ty mua đu ký các hp đng đòi phi giao hàng ngay, càng sm càng tt ; trái vi thói quen ca h trước đây vn chp nhn hn k mt năm.

Nhng tin tc, nhng biến chuyn trong đi sng dân s có th gián tiếp báo đng chiến tranh s xy ra, nếu các cơ quan tình báo ni các s kin li đ tìm hiu quan h nhân qu. Chính ph Đài Loan chc chn phi theo dõi đi sng kinh tế, xã hi trong lc đa. Nhưng thế nào h cũng dùng mt h thng gián đip làm vic trc tiếp.

Năm 1999, Trung Quốc đã bt và x t Thiếu tướng Lưu Liên Côn (Liu Liankun, 劉連昆) vì làm gián đip cho Đài Loan. Năm 1996, Trung Quốc nã đi pháo rt nhiu đt qua eo bin ; Tng thng Đài Loan Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui, 李登輝) trn an dân chúng rng các đu đn đó ch toàn thuc pháo, không nguy him. Và đó là s tht. Ch tch Trung Quc Giang Trch Dân (Jiang Zemin, 泽民) ra lnh Tình báo Trung Quốc điu tra coi ti sao bên đch biết. Do đó, h tìm ra Lưu Liên Côn và mt đi tá khác, đã cho Đài Loan nhiu tin tc, Năm 2019, Tình báo Đài Loan đã vinh danh Lưu Liên Côn ti mt đài k nim, theo Hoa Nam To Báo (SCMP, 11 Feb, 2019).

Năm 2003, mt tng thng Đài Loan khác, Trn Thy Bin (Chen Shui-bian, 陳水扁) cũng vô tình tiết l tin tình báo khi ông t cáo Trung Quốc đang b trí 496 ha tin nhm vào Đài Loan. Bc Kinh ngc nhiên ti sao ông có con s chính xác đó ; điu tra, ri bt gi mt sĩ quan cng sn cùng my thương gia Đài Loan. Sau khi h thng gián đip này b phá v, Đài Loan bây gi vn tuyn m các sinh viên trong lc đa, bt đu vi nhng người sang hòn đo du hc.

Các thông tin do gián đip cung cp thì chc chn nht ; nhưng các du hiu công khai trong tin tc hàng ngày cũng có th báo trước khi nào Trung Quốc toan tính đánh Đài Loan. Nếu chiến tranh xy ra, tàu bè s b ngăn không th qua eo bin Malacca ni n Đ Dương vi Thái Bình Dương, và vùng bin Đông nước ta. Năm 1941 Nht Bn phi tn công Hawaii sau khi Anh, M phong ta vùng bin này. Hàng nhp cng không th ti các hi cng Trung Quc và Trung Quốc s phi mua và tích tr nhiu th trước khi gây chiến.

Đu nành là mt món đáng theo dõi. Trung Quc mua nhiu ngũ cc t nước ngoài, hơn tt c các nước khác, và luôn luôn lo đ phòng nn đói. Năm 2021, mt viên chc nói vi báoEconomist rng, h đã d tr lúa mì đ ăn trong 18 tháng. Nếu bng thy h mua s go, lúa mì, đu nành vượt lên cao quá, thì có th đoán h đang chun b mt biến c bt thường. Đc bit là đu nành. Trung Quc nhp cng 84% s đu nành cn dùng, phn ln đ nuôi heo. Trong s lượng tht mà người Trung Hoa ăn, tht heo chiếm 60%. Kho đu nành d tr ch đ dùng trong hai tháng. Nếu h mua thêm nhiu đu nành dù s gia súc không tăng nhiu, đy giá th trường lên cao mà vn c mua, thì đó có th là mt du hiu chun b chiến tranh !

Th nhì là du ha và khí đt. Trung Quốc nhp cng ba phn tư s du s dng. Du la ch chiếm 20% trong các ngun năng lượng nhưng không th thiếu. Mi cuc di chuyn quân đi và vũ khí phi dùng xăng, du. Hin s du d tr đ dùng trong ba tháng. Nếu h bt đu mua và tích tr du nhiu hơn thì Đài Loan phi tìm hiu lý do. Nếu h tăng s du d tr lên sáu tháng, mt năm, hoc chuyn các kho d tr vào sâu trong lc đa, ngoài tm các ha tin, thì rt đáng lo ngi.

S kim loi nhp cng và xut cng là mt tín hiu khác, nhưng khó quan sát hơn thc phm và xăng du. Nhiu th kim loi cn thiết đ làm vũ khí hoc đu máy xe c, s lượng mua bán ca mi nước đu ghi rõ trong s sách các công ty quc tế ; nhưng gii tình báo mun phân tích cũng không d. Nếu Trung Quốc tuyt đi cm bán ra ngoài nhng th khoáng cht hiếm như gallium hoc germanium, cn dùng đ làm vũ khí, thì đó cũng là du hiu mun gây chiến.

Ngoài nhng th hàng hóa có th quan sát trên đây, người ta còn có th theo dõi nhng lưu chuyn tin t trong h thng tài chánh thế gii. Nhng giao dch mua bán gia các nước, dù mua du, đu nành hay thiếc, st, đu chuyn qua các ngân hàng bng đô la M. Bc Kinh đang tìm cách thay đi, s dng đng nguyên hay đng rúp ca Nga, nhưng khó vượt khi vòng nh hưởng ca đô la. Mt du hiu đáng báo đng là nếu thy Ngân hàng Trung ương Bc Kinh, (Nhân Dân Ngân Hàng), gim bt s ngoi t d tr, thay M kim, đng Yen ca Nht và đng Euro, bng vàng khi. Nếu chiến tranh xy ra, các nước đó đu có th cm vn, khiến tin d tr không dùng được na.

Còn nhiu du hiu tài chánh khác có th báo trước chiến tranh vi Đài Loan. Các xí nghip và ngân hàng Trung Quc khi đánh hơi thy chiến tranh có th s ngưng không bán chu cho khách hàng, s đòi n sm hơn, bán nhanh các chng khoán ngoi quc mà h đang làm ch. Trung Quốc có th kim soát ngoi t nghiêm ngt hơn, vì khi thy sp chiến tranh dân Trung Hoa s chuyn tin ra ngoi quc.

Bc Kinh đang s dng chiến thut gây hn liên tc đ thế gii phi lo lng và không biết khi nào h s đánh. Năm nay, Trung Quốc lâu lâu gây căng thng đ nh hưởng trên cuc b phiếu đu năm ti. Bc Kinh mun ng c viên Quc Dân Đng thng đng Dân Tiến ca Tng thng Thái Anh Văn, người tng t ý mun Đài Loan tách ra làm mt quc gia đc lp. Nhưng dân Đài Loan và các nước khác đu biết rng nếu Trung Quốc đánh tht thì các v tinh nhân to đu biết ngay, và mi người có th thy các du hiu báo trước, t na năm đến mt năm.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 21/09/2023

Published in Diễn đàn

Đài Loan tăng cường hoạt động phản gián nhằm chống xâm nhập từ phía Trung Quốc

Phan Minh, RFI, 02/08/2023

Quân đội Đài Loan, hôm nay 02/08/2023, tuyên bố sẽ đẩy mạnh các hoạt động phản gián khi chính quyền hòn đảo tiến hành điều tra một số sĩ quan quân đội đương chức và đã về hưu, bị tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc.

tq1

Một nhóm binh sĩ Đài Loan trong cuộc tập trận thường niên Han Kuang, mô phỏng một cuộc tấn công vào sân bay quốc tế Đào Viên, phía bắc Đài Loan, ngày 26/07/2023. AP - ChiangYing-ying

Theo Hãng Thông tấn Trung ương (CNA) và được Reuters trích dẫn, một trung tá họ Tiêu (Hsiao), làm việc tại Bộ Tư lệnh Hàng không và Lực lượng Đặc nhiệm của quân đội Đài Loan, đã bị bắt giam vì bị tình nghi tiết lộ bí mật quốc phòng cho "các lực lượng nước ngoài, bao gồm cả Trung Quốc".

Trong tuần này, các nhà điều tra đã lục soát trụ sở bộ Chỉ Huy Quân Sự ở thành phố Đào Viên, nằm ở phía bắc hòn đảo, và thông báo rằng 4 sĩ quan quân đội đã về hưu cũng như một "người trung gian" họ Tiêu đang bị điều tra. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cũng cho biết là chính quyền đã thu thập được "bằng chứng cụ thể" về những hoạt động bất hợp pháp của các sĩ quan nói trên.

Đối mặt với sự xâm nhập của đảng Cộng Sản Trung Quốc vào hòn đảo, bộ Quốc Phòng Đài Loan nhấn mạnh sẽ tiếp tục tăng cường các chiến dịch phản gián, đồng thời cảm thấy thất vọng trước việc binh sĩ nước nhà "bán rẻ đất nước và nhân dân".

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang thúc ép hòn đảo chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, đã tiến hành hàng loạt chiến dịch cài gián điệp nhằm làm suy yếu giới lãnh đạo quân sự và dân sự của Đài Loan.

Trong khoảng 10 năm qua, đã có ít nhất 21 sĩ quan Đài Loan đương chức hoặc đã về hưu với cấp đại úy trở lên, đã bị kết tội làm gián điệp cho Trung Quốc.

Phan Minh

************************

Trung Quốc thay chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược

Phan Minh, RFI, 01/08/2023

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hôm qua 31/07/2023, đã bổ nhiệm ông Vương Hậu Bân (Wang Houbin), nguyên phó tư lệnh Hải quân, vào vị trí lãnh đạo Lực lượng Tên lửa Chiến lược, bao gồm cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, trong lúc các cơ quan truyền thông đưa tin về một cuộc điều tra chống tham nhũng liên quan đến những viên chỉ huy tiền nhiệm. 

2tq2

Tên lửa DF-41 của Trung Quốc trong kỳ lễ diễu binh mừng 70 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, ngày 01/10/2019. AP - Mark Schiefelbein

Theo Tân Hoa Xã và được AFP trích dẫn, ông Vương Hậu Bân làm chỉ huy Lực lượng Tên lửa thay thế ông Lý Ngọc Siêu (Li Yuchao). Ông Lý đã không xuất hiện trước công chúng trong nhiều tuần qua và Tân Hoa Xã không đưa ra lời giải thích nào về sự thay đổi nhân sự này. 

Trích dẫn các nguồn tin quân sự, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post cách đây vài ngày đưa tin rằng ông Lý Ngọc Siêu cùng với các cấp phó hiện tại và trước đây của ông đang bị bộ phận chống tham nhũng, thuộc Quân ủy Trung ương, điều tra. 

Vẫn trong lĩnh vực quân sự, theo hãng tin Anh Reuters, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc, Đàm Khắc Phi (Tan Kefei) yêu cầu Mỹ phải chấm dứt mọi hình thức "thông đồng quân sự" với Đài Loan sau khi Washington thông qua gói viện trợ quân sự lên tới 345 triệu đô la cho hòn đảo, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ kiềm chế và không lún sâu vào con đường "sai lầm và nguy hiểm". 

Phan Minh

Published in Châu Á

Liệu Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới cuộc chiến giành hòn đảo ?

Tessa Wong, BBC, 14/06/2022

Nhiều tuần sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, Bắc Kinh đã đưa ra bác bỏ quyết liệt nhất, nói rằng họ sẽ "kiên quyết đập tan bất kỳ nỗ lực nào" nhằm giành độc lập cho Đài Loan.

tqdl1

Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã chỉ trích Mỹ về những bình luận gần đây của họ về Đài Loan

Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa về cơ bản cáo buộc Mỹ ủng hộ nền độc lập của hòn đảo, nói rằng Mỹ "vi phạm lời hứa về Đài Loan" và "can thiệp" vào chuyện của Trung Quốc.

"Hãy để tôi làm rõ điều này : nếu bất cứ nước nào dám chia tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, chúng tôi sẽ không ngần ngại chiến đấu. Chúng tôi sẽ chiến đấu bằng mọi giá và chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng. Đây là sự lựa chọn duy nhất cho Trung Quốc". ông Ngụy Phượng Hòa nói tại Đối thoại Shangri-la, một hội nghị thượng đỉnh về an ninh Châu Á được tổ chức tại Singapore.

Bình luận của ông Ngụy Phượng Hòa được đưa ra sau thông điệp gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắn gửi Trung Quốc rằng nước này đang "đùa với lửa" bằng việc cho máy bay chiến đấu đến gần Đài Loan. Ông thề sẽ bảo vệ hòn đảo bằng quân đội nếu nó bị tấn công.

Đài Loan tự cho mình là quốc gia có chủ quyền nhưng bị Trung Quốc coi là tỉnh ly khai. Tuy nhiên, Đài Loan cũng coi Mỹ là đồng minh lớn nhất của mình và Washington có luật yêu cầu nước này giúp hòn đảo tự vệ.

Các luận điệu leo ​​thang khi Trung Quc liên tiếp c các chiến đấu cơ vào vùng nhn dng phòng không ca Đài Loan - đợt bay xut kích ln nht trong năm ca h ch vào tháng trước - trong khi M đã điu tàu hải quân đi qua vùng biển của Đài Loan.

Vậy phải chăng Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một cuộc xung đột quân sự ?

Cân nhắc kỹ những thiếu sót

Một nỗi lo sợ lớn nhất là liệu chiến tranh có nổ ra nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan. Trước đây, Bắc Kinh từng nói họ có thể giành lại hòn đảo này bằng vũ lực nếu cần thiết.

Nhưng hầu hết các nhà phân tích cho rằng điều này - hiện tại - là không có khả năng xảy ra.

Đã có cuộc tranh luận về việc liệu Trung Quốc có đủ khả năng quân sự để xâm lược thành công hay không, và Đài Loan đã tăng cường đáng kể hệ thống phòng thủ trên không và trên biển.

Nhưng nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh nhận thấy một động thái như vậy là quá tốn kém và thảm khốc - không chỉ đối với Trung Quốc, mà còn đối với thế giới.

"Có rất nhiều luận điệu, nhưng người Trung Quốc phải cân nhắc kỹ những thiếu sót nếu muốn tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan, đặc biệt là quá giống với cuộc khủng hoảng Ukraine". William Choong, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho biết.

Quan điểm nhất quán của Trung Quốc là tìm kiếm "sự thống nhất hòa bình" với Đài Loan - điều mà Tướng Ngụy Phượng Hòa nhắc lại vào Chủ nhật - và rằng Bắc Kinh sẽ chỉ hành động nếu đối mặt với sự khiêu khích.

Một hành động có thể châm ngòi là Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập. Nhưng đây là điều mà Tổng thống Thái Anh Văn đã hết sức tránh, ngay cả khi bà khẳng định họ đã là một quốc gia có chủ quyền.

Hầu hết người Đài Loan ủng hộ lập trường này, vốn được gọi là "duy trì hiện trạng", dù một vài người ngày càng nhấn mạnh rằng họ muốn tiến tới độc lập.

tqdl2

Tổng thống Đài Loan bên một máy phóng tên lửa chống tăng

Tương tự, Mỹ sẽ miễn cưỡng bị kéo vào một cuộc xung đột quân sự tốn kém ở Châu Á, và Mỹ đã nhiều lần ra tín hiệu rằng họ không muốn chiến tranh.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, người cũng tham dự Đối thoại, phát biểu rằng Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập, cũng như không muốn "một cuộc Chiến tranh Lạnh mới".

"Đôi bên đều kiên định lập trường về Đài Loan. Họ cần trông cứng rắn, họ không muốn bị coi là thụt lại hay lùi bước". Collin Koh, nghiên cứu viên của Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam, nói

"Nhưng đồng thời họ cũng rất lưu tâm về việc nhảy vào một cuộc xung đột toàn diện. Họ đang chăm chú lắng nghe luận điệu của nhau, và cả hai bên đều đang gắng sức kiềm chế rủi ro".

Việc cả tướng Ngụy Phượng Hòa và ông Austin gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-la là một dấu hiệu tích cực, vì điều đó có nghĩa là cả hai bên đều muốn thể hiện rằng "họ vẫn sẵn lòng ngồi xuống đối thoại, đi đến thống nhất, và hòa giải khác biệt". ông Koh nói.

Ông nói, điều này có thể khiến các cuộc thảo luận hiệu quả hơn giữa quân đội hai nước nhằm giảm khả năng xảy ra các tính toán sai lầm trên thực địa làm dẫn đến xung đột, và mang lại một "làn gió mới cho đối thoại" - thứ vốn không có dưới thời chính quyền của Donald Trump.

tqdl3

Những phát biểu gần đây của ông Biden về Đài Loan được một số người coi là sự thay đổi giọng điệu rõ ràng trong chính sách của Hoa Kỳ

Điều đó cho thấy, có khả năng cả Trung Quốc và Mỹ đều sẽ tiếp tục luận điệu của mình trong tương lai gần.

Tiến sĩ Ian Chong, một chuyên gia về Trung Quốc của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết Trung Quốc thậm chí có thể đẩy mạnh "chiến tranh vùng xám" nhằm làm kiệt quệ lực lượng quân sự và sự nhẫn nại của Đài Loan - chẳng hạn như điều thêm chiến đấu cơ - hoặc các chiến dịch tin giả.

Đài Loan trước đây đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành các chiến dịch tin giả trước cuộc bầu cử của hảo đảo này. Đài Loan sẽ tổ chức các cuộc bầu cử địa phương quan trọng vào cuối năm nay.

Đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc, ít nhất hiện thời "không có ý chí chính trị để thay đổi lập trường của mình", đặc biệt là với các sự kiện quan trọng sắp tới - cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào tháng 11 và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 vào nửa cuối năm - thời điểm mà Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến ​​s cng cố hơn nữa quyền lực của ông ta.

Tiến sĩ Chong nói : "Mặt tích cực là không bên nào sẵn sàng leo thang.

"Nhưng không leo thang không có nghĩa là chúng ta sẽ tiến đến một vị trí tốt hơn. Vì vậy, tất cả chúng tôi đều mắc trong thế kẹt này một thời gian".

Tessa Wong

Nguồn : BBC, 14/06/2022

***********************

Mỹ - Đài Loan chuẩn bị mở đối thoại chiến lược

Minh Anh, RFI, 14/06/2022

Trang mạng Nikkei Asia ngày 14/06/2022, trích dẫn các nguồn thạo tin, cho biết Washington và Đài Bắc đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho một cuộc đối thoại song phương về an ninh chiến lược, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6/2022 tại Mỹ. 

tqdl4

Ảnh do Bộ quốc phòng Đài Loan công bố : Chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan (dưới) áp sát máy bay ném bom H6 của Trung Quốc xâm nhập vùng nhận diện phòng không ADIZ của Đài Loan hôm 10/02/2020. Máy bay F-16 của không quân Đài Loan là do Mỹ cung cấp  © AP

Theo trang tin Nhật Bản này, các quan chức an ninh Mỹ và Đài Loan sẽ thảo luận chi tiết về hợp tác an ninh trong khuôn khổ thường được gọi là "Đàm phán Monterey", mà lần tổ chức gần đây nhất là vào mùa thu 2021, cũng tại Mỹ.

Theo nguyên tắc chung, cả bản kế hoạch lẫn nội dung cuộc đàm phán đều không được công bố. Nhưng theo một trong số nguồn tin, chủ đề chính của đối thoại sắp tới rất có thể sẽ là chương trình hỗ trợ vũ khí của Mỹ cho Đài Loan. Washington đặt mục tiêu ưu tiên bán các loại vũ khí cho phép ngăn chặn hiệu quả các chiến dịch đổ bộ từ Trung Quốc lên đảo Đài Loan. Quốc hội Mỹ cũng xem xét kế hoạch cấp vài tỷ đô la để hỗ trợ tài chính cho Đài Loan mua vũ khí.

Ngoài ra, chính quyền Biden dự định ưu tiên bán các loại vũ khí gọi là "năng lực phi đối xứng", có độ linh hoạt cao, rẻ tiền và hiệu quả trong việc đối phó với các chiến dịch đổ bộ từ Trung Quốc. Cụ thể đó là các loại tên lửa chống hạm và hệ thống phòng không, các hệ thống thu thập thông tin tình báo cần thiết để xác định các chuyển động của đối phương và đưa ra cảnh báo sớm. 

Tuy nhiên, theo Nikkei Asia, chiến đấu cơ F-19 mà chính phủ Mỹ quyết định bán cho Đài Loan có thể không thuộc diện này. Như vậy là tiêu chuẩn cho việc bán các chiến đấu cơ phản lực cho Đài Loan trong tương có thể sẽ được đặt cao hơn. 

Việc ưu tiên bán vũ khí "phi đối xứng", ngoài mục tiêu tăng cường nhanh chóng khả năng ngăn chặn quân đội Trung Quốc đổ bộ, còn nhằm khuyến khích Đài Loan phân bổ ngân sách hiệu quả hơn cho quốc phòng. 

Hoa Kỳ dường như cũng đã chuẩn bị một danh sách các loại vũ khí và hệ thống mà Washington khuyến khích Đài Bắc nên mua, đồng thời chọn khoảng 20 vũ khí và một số trang thiết bị khác làm các mặt hàng ưu tiên để bán cho Đài Bắc. 

Minh Anh

**********************

Đài Loan khẳng định chưa bao giờ là "một phần lãnh thổ của Trung Quốc"

Trọng Thành, RFI, 13/06/2022

Chính quyền Đài Loan đã có phản ứng cứng rắn ngay sau phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, đe dọa "sẽ chiến đấu đến cùng" để ngăn cản Đài Loan tuyên bố độc lập. Đài Bắc khẳng định Đài Loan chưa bao giờ là "một phần lãnh thổ của Trung Quốc", đồng thời lên án tuyên bố của ông Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe).

tqdl5

Một phụ nữ vẫy cờ Đài Loan trong ngày Quốc Khánh Trung Hoa Dân Quốc ngày 10/10/2021. AP - Chiang Ying-ying

Ngày hôm qua, 12/06/2022, Ủy ban Đại Lục (phụ trách Trung Quốc) của chính phủ Đài Loan ra thông báo khẳng định phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa, "đã cho thấy Bắc Kinh là một nguồn gây bất ổn khu vực". Phát biểu của lãnh đạo bộ quốc phòng Trung Quốc được đưa ra tại hội nghị an ninh Châu Á, Đối Thoại Shangri-La, Singapore, hôm qua, 12/06/2022. Thông báo của Ủy ban Đại Lục nhấn mạnh hai vùng lãnh thổ nằm hai bên bờ eo biển Đài Loan trên thực tế không thuộc về nhau và Đài Loan chưa bao giờ thuộc quyền kiểm soát của chế độ cộng sản Trung Quốc.

Thông tín viên Adrien Simorre tường trình từ Đài Bắc :

"Các đe dọa của Trung Quốc tại Shangri-La, trên thực tế đã rất ít được nhắc đến ở Đài Loan. Đài Bắc đã quen với những lời lẽ nạt nộ từ Bắc Kinh và không có ý định tuyên bố độc lập. Chính phủ Đài Loan tự coi đang cầm quyền tại một quốc gia độc lập và quyết tâm bảo vệ nguyên trạng.

Người phát ngôn của bộ Ngoại giao Đài Loan đáp trả : "Tuyên bố của Trung Quốc là vô lý, lãnh thổ Đài Loan chưa bao giờ bị chính quyền Trung Quốc Cộng sản quản lý".

Trang mạng Politico dẫn lời một số nhà ngoại giao cho rằng việc Trung Quốc lên tiếng vừa qua là để phản ứng lại tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hồi tháng trước ở Tokyo. Nguyên thủ Mỹ ám chỉ rằng Mỹ sẽ can thiệp quân sự bảo vệ Đài Loan, trong trường hợp Trung Quốc xâm lược.

Các phương tiện truyền thông Đài Loan thích làm nổi bật hơn các phát biểu của tổng thống Ukraine Zelensky hôm qua ở Shangri - La. Khi được hỏi về tình hình ở Đài Loan, nguyên thủ Ukraine đã kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ các nước nhỏ bị đe dọa xâm lược trước khi xung đột bùng phát. Mặc dù ông không đề cập trực tiếp đến Đài Loan, nhưng nhiều người coi đây là thông điệp ủng hộ hòn đảo này. Phái đoàn Trung Quốc hiểu rõ ngụ ý nói trên và ngay lập tức rời khỏi phòng họp để phản đối".

Giới quan sát cũng ghi nhận thái độ cùng lúc cương quyết, nhưng mềm dẻo của Đài Loan. Cũng ngày hôm qua, thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương (Su Tseng Chang) đã nhắc lại quan điểm mà tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn từng nhiều lần nêu lên : "Miễn là có sự bình đẳng, có đi có lại và không có điều kiện tiên quyết về chính trị, chúng tôi sẵn sàng tỏ thiện chí đối thoại với Trung Quốc". 

Trọng Thành

***********************

Trung Quốc sẽ "chiến đấu đến cùng" để ngăn không cho Đài Loan độc lập

Trọng Nghĩa, RFI, 12/06/2022

Tại hội nghị an ninh Châu Á Đối Thoại Shangri-La ở Singapore, vào hôm 12/06/2022, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã lại lên tiếng khẳng định rằng Bắc Kinh sẽ "chiến đấu đến cùng" để ngăn không cho Đài Loan tuyên bố độc lập. Tuyên bố này được cho là lời đáp trả chống lại các tố cáo của lãnh đạo Lầu Năm Góc Mỹ Lloyd Austin, tố cáo các hoạt động quân sự "khiêu khích và gây bất ổn" của Bắc Kinh trong khu vực.

tqdl6

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa phát biểu tại Đối thoại an ninh Shangri-la ở Singapore ngày 12/06/2022.  © AP Photo/Danial Hakim

Với một giọng điệu cứng rắn, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc khẳng định rằng Bắc Kinh "sẽ chiến đấu bằng mọi giá và chiến đấu đến cùng". Theo ông : "Những ai chủ trương Đài Loan độc lập với mục đích phân chia Trung Quốc chắc chắn sẽ không đạt được mục đích của mình. Không nên đánh giá thấp quyết tâm và khả năng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình". 

Ngoài vấn đề Đài Loan, ông Ngụy Phượng Hòa cũng phủ nhận các cáo buộc liên quan đến các hành vi cản trở quyền tự do đi lại trên vùng Biển Đông mà Bắc Kinh tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ diện tích. Theo ông, Trung Quốc luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, trong bối cảnh "một cường quốc nhất định từ lâu nay vẫn áp đặt quyền bá chủ trên biển dưới chiêu bài tự do hàng hải", một lời đả kích rõ ràng nhắm vào Hoa Kỳ. 

Theo thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh, sách lược của Trung Quốc chính là tự nhận mình là nạn nhân bị Mỹ bức hiếp. 

"Quan điểm của Trung Quốc không hề thay đổi, mà chính là hoàn cảnh đã thay đổi. Đây chính là điều mà Bắc Kinh luôn khẳng định vào lúc mà các nước vùng Châu Á-Thái Bình Dương đang lo ngại trước tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung liên quan đến Đài Loan. 

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa vào hôm nay đã lợi dụng diễn đàn của Đối Thoại Shangri-La để một lần nữa tố cáo Mỹ và đồng minh bị ông cho là đã "xây dựng những bức tường phân cách trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương", mà nạn nhân là Trung Quốc, đang phải chịu hậu quả của chủ trương thành lập các khối tách biệt trong vùng, ám chỉ đến các liên minh an ninh theo sáng kiến của Mỹ. 

Theo ông Ngụy Phượng Hòa, Hoa Kỳ còn theo đuổi chính sách "đối đầu" trong khi Trung Quốc có đường lối hòa bình, chỉ tìm cách bảo vệ chủ quyền của mình mà thôi. 

Về Đài Loan, theo bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, chính sách là thống nhất trong hòa bình, nhưng nếu Đài Bắc tuyên bố độc lập, Bắc Kinh sẽ chiến đấu đến cùng để chống lại. 

Sau khi nhấn mạnh làn ranh đỏ nói trên, và sau khi bác bỏ những cáo buộc của Mỹ bị ông đánh giá là "vu khống", ông Ngụy Phượng Hòa đã nhiều lần dùng đến từ "chiến tranh" để nói đến Ukraine, vì bối cảnh quốc tế hiện nay cũng là cuộc xâm lược do Nga tiến hành, và sức kháng cự của Ukraine, một ví dụ cho thấy là việc thống nhất Đài Loan bằng vũ lực không phải là không có rủi ro". 

Trước các lời đe dọa hung hăng của bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tại Singapore, chính quyền Đài Bắc vẫn giữ bình tĩnh. Vào hôm nay, thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương (Su Tseng Chang) đã nhắc lại một quan điểm mà tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã nhiều lần công khai tuyên bố : "Miễn là có sự bình đẳng, có đi có lại và không có điều kiện tiên quyết về chính trị, chúng tôi sẵn sàng tỏ thiện chí tham gia đối thoại với Trung Quốc".

Trọng Nghĩa

Published in Diễn đàn