Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trước nghị viện Châu Âu, Tiến sĩ Quang A 'đòi' tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức

Nguồn : RFA, 12/10/2018

Published in Video
dimanche, 16 septembre 2018 20:41

Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực

Gia đình : Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực ở ngày thứ 34 (RFA, 16/09/2018)

Sau cuộc gặp ngắn ngủi vào ngày 15 tháng 9 sau đó bị cưỡng bức ra khỏi nhà tù, gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức trở lại trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An vào ngày hôm sau và được ông này cho biết sẽ ngưng tuyệt thực ở ngày thứ 34.

thdt1

Hình minh hoạ phong trào tiếp sức cùng Trần Huỳnh Duy Thức - Courtesy FB Trần Huỳnh Duy Thức

Bà Trần Thị Diệu Liên, chị gái ông Thức nói cho Đài Á Châu Tự Do biết vào trưa 16 tháng 9 như sau :

"Hôm nay cũng đi thăm anh Thức, họ (cán bộ trại giam - PV) cũng không muốn mình đưa tin cho anh Thức biết.

Trên tinh thần ngày hôm nay gia đình lên khuyên anh Thức ngưng tuyệt thực, họ cũng nói những việc mà thực hiện nội quy, quy định không được nói chuyện gì hết ngoài chuyện gia đình.

Tuy nhiên khi vào thì gia đình cũng làm được điều đó, hôm nay là anh Thức cũng nói là bắt đầu nhận đồ ăn của trại".

Ông Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu tuyệt thực từ ngày 13 tháng 8 để phản đối những áp bức của cán bộ trại giam mà ông này cho là trái quy định của pháp luật.

Ông đồng thời cũng yêu cầu nhà nước phải thượng tôn pháp luật trả tự do cho ông theo Bộ luật hình sự mới có hiệu lực từ đầu năm 2018.

Bà Diệu Liên tiết lộ, qua cuộc gọi điện thoại giữa 2 bên ngăn cách bởi tấm kính dày, ông Thức đề nghị gia đình đừng lo về những việc khiếu nại trại giam chèn ép mà để chính ông lo, ngoài ra ông này cũng nói sẽ tiếp tục tranh đấu để đòi tự do.

"Anh Thức vẫn đấu tranh để đòi tự do, sử dụng khoản 3 điều 109 Bộ luật hình sự mới 2015, sau đó anh Thức cũng nói là chúng ta cũng sử dụng điều 7 và điều 14.

Điều 7 là sử dụng hình phạt có lợi cho người phạm tội.

Anh cũng nhắc nhở là chúng ta đừng đi theo lối mòn mà hãy tiếp cận cách nhìn mới trong luật pháp".

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 51 tuổi, nguyên là Tổng giám đốc công ty Internet - One Connection có trụ sở tại Singapore.

Ông bị bắt vào năm 2009 với cáo buộc trộm cước viễn thông, tuy nhiên một năm sau đó ông Thức bị tuyên phạt 16 năm tù giam với một cáo buộc khác là "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Hôm 13 tháng 9, ba Dân biểu Liên bang Úc cũng gửi thư kêu gọi Đại sứ nước này tại Việt Nam quan tâm và theo dõi tình trạng sức khỏe của ông Thức, vì tội của ông Thức chỉ là cố gắng bênh vực cải cách tiến bộ về công lý và cải thiện nhân quyền ở VN.

Cuộc tuyệt thực của ông Thức trong hơn 30 ngày tạo nên sự xúc động mạnh mẽ của người dân, gây nên các cuộc đồng hành tuyệt thực, thắp nến cầu nguyện của các nhân sĩ trí thức, người dân trong và ngoài nước.

*******************

Gia đình ‘vui mừng vì Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực' (BBC, 16/09/2018)

Trưa 16/9, em trai của ông Trần Huỳnh Duy Thức xác nhận với BBC về tin nhà bất đồng ngưng tuyệt thực sau 34 ngày.

thdt2

Trong tù, ông Trần Huỳnh Duy Thức từng viết rằng 'đấu tranh này là trận cuối cùng'

Trả lời BBC qua điện thoại, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Trần Huỳnh Duy Thức, nói : "Anh tôi đã quyết định ngưng tuyệt thực hôm nay, sau chuyến thăm của hai chị gái và hai con gái".

"Có thể là vì anh Thức tiếp nhận ý nguyện của gia đình cũng như được truyền tải mong muốn của nhiều người rằng muốn anh Thức bảo toàn mạng sống".

"Gia đình tôi vui mừng vì chuyện này. Theo tôi, cho dù chuyện gì có xảy ra thì anh tôi phải ngưng tuyệt thực trước đã".

'Cảm kích'

Ông Tân cũng cho biết thêm : "Gia đình tôi rất cảm kích trước tin nhiều người loan báo tiếp tục tuyệt thực đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức, dù anh tôi đã ngưng tuyệt thực, cho đến khi anh tôi được trả tự do".

"Việc đấu tranh của anh tôi yêu cầu chính quyền thượng tôn pháp luật là công cuộc lâu dài".

"Do vậy, tôi mong là công luận cũng như các tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng về Trần Huỳnh Duy Thức".

thdt3

Giáo xứ Song Ngọc, Vinh, Nghệ An cầu nguyện cho ông Trần Huỳnh Duy Thức

Hôm 9/9, gia đình ông Thức đã có thư khẩn gửi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế về nguy cơ với tính mạng của ông. Thời điểm đó ông Thức đã tuyệt thực 27 ngày.

Thư có đoạn : "Điều này là quá sức chịu đựng của một cơ thể thông thường. Và như vậy, tính mạng của con tôi có thể bị cướp bất cứ lúc nào".

Qua thư, gia đình ông Thức đưa ra hai yêu cầu : trại giam cho biết ngay lập tức tình trạng của ông Thức và cho ông gọi điện về gia đình ; các cơ quan pháp luật xem xét ngay yêu cầu của ông Thức [về việc được trả tự do] và trả lời ngay theo quy định của pháp luật.

Gia đình ông Thức cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế quan tâm tới trường hợp của ông - "về khát vọng một Việt Nam dân chủ và thịnh vượng", để "cùng lên tiếng giữ tính mạng của ông".

Lần gần đây nhất gia đình ông Thức thăm ông trong tù là hôm 31/8.

Ông Tân nói trong buổi gặp kéo dài 40 phút, ông Thức cho biết đã sụt hơn 4kg. Ông Thức cũng từ chối không nhận khẩu phần ăn của trại giam và của nhà gửi vào.

"Anh Thức trông yếu và ốm đi nhiều, da mặt xạm đen", ông Tân nói. "Nhưng anh vẫn động viên gia đình và nói "Anh không sao".

"Lý do anh Thức tiếp tục tuyệt thực là yêu cầu nhà nước phải thượng tôn pháp luật, trả tự do cho anh theo Bộ luật Hình sự sửa đổi. Nếu sử dụng hình thức đặc xá thì chưa phải là công lý".

'Bị cô lập'

Ông Tân cho hay được ông Thức thông báo về việc giám thị trại giam là ông Trần Bá Toan ra văn bản số 224 với nhiều quy định mới, trong đó có việc thư tố cáo khiếu nại của tù nhân phải gửi cho cán bộ trại kiểm tra trước, không được viết thư gửi lãnh đạo nhà nước, không được gửi các sáng tác văn, thơ, nhạc về nhà.

"Văn bản này mục đích để nhắm vào cá nhân anh Thức, nhằm cách ly và cô lập anh", ông Tân cáo buộc.

Từ Hoa Kỳ, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), người từng có kinh nghiệm tuyệt thực trong tù, cho BBC hay :

"Tôi từng ở trại giam số 6 Nghệ An, từng tuyệt thực, nên tôi hiểu những khó khăn mà Thức phải chiu đựng".

"Thức vừa tuyệt thực mấy ngày thì trại giam số 6 đã chuyển 4 người đang ở cùng anh ấy sang phân trại K2 cách đó khoảng 2 km, nhằm cách ly những anh em này khỏi anh Thức và cô lập thông tin của anh ấy".

"Trong bốn người bị chuyển đi có anh Trương Minh Đức mới vào trại 6. Anh Đức có vợ lên thăm hàng tháng nên có thể đưa tin giúp anh Thức".

"Cho nên Thức đang bị cô lập và biệt giam tại một buồng giam có camera kiểm soát. Phòng số 5, phân trại K1, Trại giam số 6 ở xã Hạnh Lâm, Huyện Thanh Chương Nghệ An".

Ông Hải cũng cho hay lần ông tuyệt thực lâu nhất là 33 ngày. Do có kinh nghiệm từ nhiều lần tuyệt thực, ông giữ được tỉnh táo nhưng đến giai đoạn 30 ngày thì hay chóng mặt và ù tai, thở cạn.

thdt4

Một nhóm tăng sĩ Phật Giáo đồng hành tuyệt thực cùng ông Trần Huỳnh Duy Thức

'Tuyệt thực cùng Thức'

Hồi đầu tháng Chín, gia đình và những người ủng hộ ông Trần Huỳnh Duy Thức đã tung ra chiến dịch kêu gọi trả tự do cho ông.

Chiến dịch này được nhiều người tham gia. Nhiều Facebooker đồng loạt sử dụng hình đại diện là hình ảnh ông Thức. Nhiều người công khai tuyên bố tuyệt thực một ngày để đồng hành cùng ông.

Cộng đồng mạng cũng kêu gọi cầu nguyện cho ông ở nhiều địa điểm trong và ngoài nước.

Luật sư Lê Công Định chia sẻ trên trang cá nhân hôm 11/9 : "Buổi thắp nến cầu nguyện cho sức khoẻ và bình an của anh Trần Huỳnh Duy Thức đêm nay trên khắp các miền đất nước và hải ngoại đã thành công một cách đầy cảm động, bất kể những nỗ lực ngăn chặn, quấy phá và cả ganh ghét. Sự đồng lòng đêm nay cho thấy niềm tin và hy vọng của người dân Việt Nam không chỉ gửi vào anh Thức, mà còn cho tương lai dân tộc này".

Giáo dân giáo xứ Song Ngọc, Mỹ Khánh tại Nghệ An, cùng cộng đồng giáo dân ở Sài Gòn và Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cùng tổ chức cầu an cho ông và những người trong lao tù.Nhiều biểu ngữ khác nhau được sự dụng, gồm : "Anh thực sự là nguyên khí quốc gia", "Anh là niềm hi vọng của dân tộc Việt Nam', "Anh phải sống".

Nhà hoạt động Lê Văn Sơn viết trên Facebook cá nhân : "Chúng tôi đồng hành, ủng hộ và tiếp bước cùng với Trần Huỳnh Duy Thức là cho chính chúng tôi, tương lai con cháu và cho sự trường tồn của dân tộc này".

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) đăng trên Facebook cá nhân hình ảnh ông và những người ủng hộ ông Thức cầm biểu ngữ "Tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức" tại trụ sở Tổ chức Ân xá Quốc tế tại New York.

thdt5

Nhóm người Việt ở Úc kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức trước tiền đình quốc hội tại Canberra

Đây không phải là lần đầu ông Thức dùng hình thức tuyệt thực để phản đối những chính sách ông cho là bất công, đồng thời yêu cầu 'thượng tôn pháp luật'.

Gia đình ông Thức cho BBC hay ông từng tuyệt thực lần đầu tiên 15 ngày năm 2016.

"Thời điểm đó, Quốc Hội Việt Nam đang thông qua Hiến pháp mới. Anh Thức tuyên bố tuyệt thực vô thời thạn để yêu cầu nhà nước trả lại quyền tự quyết cho dân", ông Tân nói với BBC.

Sau khi có sự vận động của gia đình và những người ủng hộ, ông Thức dừng tuyệt thực ở ngày thứ 15.

"Lúc chia tay gia đình để quay lại phòng giam, anh Thức quay lại, giơ nắm tay lên và nói : "Đấu tranh này là trận cuối cùng". Anh muốn gửi thông điệp rằng anh sẽ cương quyết đi theo con đường đấu tranh cho công lý của Việt Nam", ông Tân thuật lại với BBC.

Trần Huỳnh Duy Thức là ai ?

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 56 tuổi, là một kỹ sư và doanh nhân theo đạo Phật, sống tại TP Hồ Chí Minh, theo hồ sơ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ông sáng lập ra EIS, một công ty chuyên về cung cấp dịch vụ internet cho điện thoại di động ở Việt Nam có chi nhánh ở Singapore và Mỹ.

Ông sau đó trở thành một nhà hoạt động và tập trung vào việc viết blog về tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam và góp ý cho chính phủ về các hướng cải cách.

Ông cũng thành lập phong trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức nhằm cổ xúy các giá trị của nhân quyền và dân chủ.

Năm 2009, ông Thức bị án tù 16 năm với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Published in Việt Nam

Gia đình Trần Huỳnh Duy Thức nói bị cản trở thăm nuôi, tù nhân tuyệt thực tiếp (VOA, 15/09/2018)

Gia đình của tù nhân Trn Huỳnh Duy Thc cho biết chuyến thăm nuôi ca h chiu ngày th By b ct ngn sau khi bắt đu được vài phút và h b cưỡng chế ri đi ngoài ý mun, trong khi ông Thc tuyên b s tiếp tc cuc tuyt thc đã kéo dài hơn mt tháng đ phn đi s đi đãi này.

thuc1

Cổng Tri giam s 6, nơi Trn Huỳnh Duy Thc b giam gi (Facebook Nguyn Thúy Hnh)

Sự vic này xy ra gia lúc đang có nhiu lo ngi v tình hình sc khe ca nhà hoạt đng này sau khi ông tuyên b tuyt thc hi gia tháng 8 đ phn đi vic tri giam ra qui đnh mi hn chế thư tín đi vi ông cũng như phn đi sc ép t nhà chc trách buc ông phi nhn ti.

Ông Thức, mt trong nhng gương mt ni bt nht ca phong trào đấu tranh đòi dân ch Vit Nam, b tuyên án 16 năm tù vào năm 2009 v cáo buc "hot đng nhm lt đ chính quyn nhân dân". Các t chc nhân quyn quc tế đã lên án Vit Nam trng pht ông vì bày t quan đim ca mình mt cách ôn hòa.

Bà Trần Thị Diu Liên, ch gái và là mt trong ba người vào thăm nuôi ông ti Tri giam s 6 huyn Thanh Chương, tnh Ngh An, cho biết ông Thc "m và xanh xao" nhưng "không tiu ty" và "tinh thn vn n". Cuc thăm nuôi din ra ch trong vn vn năm phút, theo ước tính ca bà, và gia đình "hoàn toàn không trao đi gì được hết" vì b qun giáo tri giam cn tr.

"Họ ra mt cái ch th là phi ‘nói đúng ni dung,’" bà Liên thut li vi VOA qua đin thoi t Ngh An. "Thc hi như thế nào là ‘đúng ni dung’ thì anh ta nói, ‘Tôi có lệnh như vy.’ Thc nói là không có lnh nào như vy trên lut hết. Anh ta nói, ‘Tôi có quyn ngưng cuc nói chuyn này nếu anh không chp hành".

Bà kể tiếp :

"Lúc đó họ mi Thc vô và không cho gp na thì Thc mi nói là, ‘Tôi mt tôi không đi được.’ H mi tiếp mt hai ln như vy na mà Thc vn ngi đó. Sau đó h mi kêu người ra rt là đông và h cưỡng chế Thc bng cách cho hai người xc nách t đng sau. Gia đình chúng tôi lúc đó cũng la lên phn đi nhưng mà h c làm".

Bà cho biết trước s đi đãi này, ông Thc tuyên b s tiếp tc tuyt thc dù trước đó ông có ý đnh chm dt tuyt thc trong ngày th By.

Bà nói sau đó thì gia đình bị mi ra ngoài nhưng h c ngi đó và đòi phi gp được ông Thc. Nhưng đòi hi này đã không được đáp ứng và cũng không có li gii thích nào được đưa ra, theo li bà. Sau đó bà và hai người thân na - mt người ch gái và mt cô con gái - b công an mang dùi cui cưỡng chế ri khi tri giam.

Bà Liên cho biết gia đình đã hy chuyến bay v Sài Gòn trong cùng ngày và ngh li mt đêm Ngh An đ có th tiếp tc đến tri giam đòi thăm nuôi ông Thc vào Ch nht.

"Đó là tiêu chuẩn ca mình trong mt tháng và chúng tôi chưa được đáp ng điu đó", bà nói.

Một s nhà hot đng đã bày t tình đoàn kết bng cách đng hành vi gia đình đến tri giam. H kiên nhn ch đi hàng gi bên ngoài cng tri dưới s theo dõi ca "mt lc lượng đông đo bt thường nhng nhân viên công v mc sc phc và không mc sắc phc", theo mô t ca nhà hot đng Huỳnh Ngc Chênh.

Trước đó trong tun này, nhiu cá nhân và t chc dân s đc lp Vit Nam đã lp thnh nguyn thư gi Ch tch Quốc hội và Ch tch nước, Chánh án Tòa án Ti cao và các cơ quan khác, yêu cu xem xét vụ án ca ông Thc da trên lut pháp hin hành và đòi tr t do cho ông Thc ngay lp tc. H lp lun rng "trường hp ca ông đáp ng các điu kin lut đnh đ được hưởng mc hình pht thp hơn mc án 16 năm tù mà ông đã b tuyên pht".

Một s người cũng đã tuyên bố tuyt thc đng hành vi ông Thc. Các bui l cu nguyn tp th đã din ra mt s nơi trong nước vi s tham gia ca các tín hu Kitô giáo và Pht giáo, t Ngh An ti Bà Ra - Vũng Tàu.

Đầu tháng 8, Bộ Công an nói Nhà nước chưa có ch trương đc xá năm 2018 nên không có căn c đ xem xét, đ ngh đc xá cho ông Thc.

*************

Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục tuyệt thực sau khi bị cưỡng bức cắt ngắn cuộc gặp gia đình (RFA, 15/09/2018)

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố ông sẽ tiếp tục tuyệt thực để phản đối hành xử của trại giam sau cuộc gặp ngắn ngủi với gia đình vào đầu giờ chiều ngày 15/9/2018 ở trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An.

thuc2

Những nhà hoạt động đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức. Courtesy fB Nguyễn Thuý Hạnh

Bà Trần Diệu Liên, chị gái ông Trần Huỳnh Duy Thức, cho Đài Á Châu Tự Do biết về thông tin này vào tối cùng ngày.

Bà Diệu Liên cho biết cuộc gặp đã bị cắt ngắn xuống chưa đầy 5 phút thay vì đúng 1 tiếng theo quy định.

"Vô chưa được nói gì hết. Họ ra quy định không được nói chuyện bên ngoài. Anh Thức không chịu, anh hỏi tại sao lại như vậy, và có luật nào cấm như vậy. Họ nói nếu anh không tuân thủ thì tôi sẽ ngưng cuộc thăm gặp. Họ bắt anh Thức vô, anh Thức nói tôi mệt lắm tôi không đi được. Họ nói hai ba lần như vậy anh ấy không chịu thì họ kêu người ra. Hai người ra xốc nách anh Thức mang anh vô".

Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã bắt đầu tuyệt thực từ ngày 13/8/2018 để phản đối hành xử của trại giam đối với ông và yêu cầu chính quyền phải thượng tôn pháp luật, trả tự do cho ông theo đúng Luật Hình sự 2015.

Gia đình và nhiều người bên ngoài đã khuyên ông Thức ngưng tuyệt thực để đảm bảo sức khoẻ. Tuy nhiên, sau cuộc gặp lần này, ông Thức tuyên bố ông vẫn tiếp tục dù trước đó ông đã có ý định ngưng tuyệt thực. Bà Diệu Liên cho biết :

"Lúc mà họ chuẩn bị cưỡng chế vô, Thức nói là hôm nay tôi định ngưng tuyệt thực và tôi định nói với gia đình nhưng các anh làm như vậy thì tôi sẽ tiếp tục tuyệt thực"

Theo ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức, người đã từng nhiều lần thăm gặp ông Thức ở trại giam, trong các lần gặp trước, gia đình và ông Thức được phép nói chuyện về các thông tin bên ngoài mà không có trở ngại nào.

Bà Diệu Liên cho rằng, việc trại giam ép gia đình và ông Thức không được nói chuyện bên ngoài là có nguyên nhân :

"Có thể là truyền thông bên ngoài quá nhiều và quá lớn đi nên họ không muốn để anh Thức biết… Tôi nghĩ là họ muốn triệt tiêu ý chí của anh Thức".

Cuộc tuyệt thực dài ngày của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức trong nhiều tuần qua đã gây sự chú ý rộng khắp trong công luận. Nhiều nhà hoạt động đã lên tiếng phản đối cách hành xử của chính quyền và trại giam đối với ông Thức. Một phong trào tiếp sức tuyệt thực cùng Trần Huỳnh Duy Thức đã lôi kéo nhiều người tham gia tuyệt thực phản đối, đồng hành cùng ông Thức.

Ba dân biểu Úc hôm 13/9 đã gửi thư cho Đại sứ Úc tại Việt Nam Craig Chittick, yêu cầu phía đại sứ quán quan tâm đến trường hợp của ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Bà Diệu Liên cho biết sức khỏe ông Thức trông yếu đi trong cuộc gặp lần này nhưng thần thái của ông còn tốt.

Sau cuộc thăm gặp bị cắt ngắn, gia đình ông Thức cho biết họ còn tiếp tục gặp khó khăn với an ninh và công an. Ông Trần Huỳnh Duy Tân cho biết ông gặp khó khăn khi liên lạc với những người đến trại giam thăm ông Thức. Ông cập nhật một số thông tin sau cuộc gặp mà ông nhận được từ bà Diệu Liên.

"Sau khi họ xốc nách khiêng anh Thức vào thì hai chị gái và con anh Thức phản đối và tiếp tục ngồi ở ghế cho gặp yêu cầu họ cho gặp anh Thức. Họ không cho và cứ để họ ngồi đó mấy tiếng cho hết giờ. Tới hết giờ họ tới họ đọc lệnh và yêu cầu gia đình đi ra, nếu không ra thì họ sẽ cưỡng chế. Lúc đó có nhiều công an tới và cầm dùi cùi làm kinh khủng lắm. Họ áp tải ba người đi từ chỗ thăm gặp ra ngoài cổng trại. Ra ngoài cũng chưa hết, an ninh bao vây theo sát luôn cho đến lúc mọi người lên xe về Vinh".

Đài Á Châu Tự Do đã không thể tiếp tục nói chuyện trực tiếp với bà Diệu Liên sau một số thông tin ngắn ngủi ban đầu vì bà còn đang di chuyển.

Ông Tân cho biết, gia đình ông Thức đã quyết định ở lại để chờ vào trại giam thăm ông Thức tiếp tục vào ngày hôm sau dù hy vọng được gặp là rất ít vì theo quy định mỗi tháng họ chỉ được gặp một lần.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 51 tuổi, bị bắt vào năm 2009 và bị toà án ở Việt Nam vào năm 2010 kết án 16 năm tù với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Ông Trần Huỳnh Duy Thức khẳng định mình vô tội.

*****************

Ông Trần Huỳnh Duy Thức 'tiếp tục tuyệt thực' (BBC, 15/09/2018)

"Tình hình rất xấu", ông Trần Huỳnh Duy Tân nói về chuyến thăm của gia đình tới Trại giam số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An, nơi anh trai ông là ông Trần Huỳnh Duy Thức đang chịu án.

thuc3

Trong tù, ông Trần Huỳnh Duy Thức từng viết rằng 'đấu tranh này là trận cuối cùng'

Hai chị gái và người con của ông Thức hôm thứ Bảy 15/9 đã tới trại giam để thăm nuôi theo lịch.

Tuy nhiên, "khi gặp, họ [giám thị trại giam] không cho nói chuyện gì hết, chỉ cho phép hỏi thăm nhau", ông Tân nói với BBC qua điện thoại.

Được biết khi gia đình vừa nói cho ông Thức về "tình hình bên ngoài", ông đã "ngay lập tức bị khiêng vào trong, không cho nói chuyện nữa".

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, người hồi 2009 bị kết án 16 năm tù với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", bắt đầu tuyệt thực từ hôm 14/8.

Lý do là để "yêu cầu nhà nước phải thượng tôn pháp luật, trả tự do cho anh theo Bộ luật Hình sự sửa đổi", gia đình ông nói với BBC hôm 12/9.

thuc4

Giáo xứ Song Ngọc, Vinh, Nghệ An cầu nguyện cho ông Trần Huỳnh Duy Thức

'Lẽ ra sẽ ngưng tuyệt thực vào hôm nay'

Cuộc gặp gỡ hôm 15/9 "vừa mới bắt đầu thì đã kết thúc", ông Trần Huỳnh Duy Tân nói, và cho biết nó chỉ kéo dài ít phút thay vì 60 phút như tiêu chuẩn thăm nuôi.

"Anh Thức nói với gia đình rằng anh dự kiến ngày hôm nay sẽ ngưng tuyệt thực, nhưng với cách hành xử của trại giam như vậy thì anh sẽ tiếp tục".

"Về sức khỏe, anh Thức yếu, gày, mệt mỏi, nhưng thần sắc vẫn tốt".

"Anh Thức tuyên bố tiếp tục tuyệt thực khiến gia đình rất lo".

"Khi công an khiêng anh Thức vào trong, gia đình đã yêu cầu họ không được làm như vậy".

"Gia đình đã phản đối bằng cách tiếp tục ngồi ở đó, yêu cầu để cuộc gặp tiếp tục nhưng họ không giải quyết. Họ để cho ngồi đó tới khi hết giờ".

"Lúc hết giờ, họ yêu cầu gia đình phải ra ngoài nếu không họ cưỡng chế . Có rất nhiều công an nữ, họ đã áp tải gia đình tôi ra cổng".

"Chưa hết, ở ngoài cổng có rất nhiều an ninh bao vây gia đình, áp tải cho đến khi gia đình lên xe mới thôi".

thuc5

Trong chuyến đi thăm nuôi ông Trần Huỳnh Duy Thức hôm 15/09/2018, đã một số người ủng hộ đi cùng thân nhân ông

"Gia đình đã dự tính nếu ngày hôm nay anh Thức vẫn tuyệt thực thì sẽ khuyên anh ngưng lại vì thời gian anh tuyệt thực đã quá lâu. Gia đình đi thăm với tinh thần như vậy".

"Gia đình mong anh Thức ngưng tuyệt thực sớm chừng nào tốt chừng đó, bởi không thể kéo dài tình trạng như thế này, rất nguy hiểm".

"Lẽ ra gia đình đi thăm anh Thức xong sẽ bay vào Sài Gòn vào tối nay. Nhưng gia đình hủy vé máy bay, ở lại Nghệ An để sáng mai vào để yêu cầu được gặp, nói chuyện với anh Thức. Hy vọng là họ sẽ giải quyết".

Đồng hành

Trước khi gia đình đi thăm nuôi lần này, rất nhiều người ở trong và ngoài nước "nói với gia đình tôi rằng họ muốn nhắn nhủ với anh Thức là hãy ngưng tuyệt thực, vì sự sống của anh là rất quan trọng", ông Trần Huỳnh Duy Tân nói.

"Nhưng gia đình chưa kịp chuyển tải những thông điệp đó đến cho anh. Chưa kịp nói anh hãy ngưng tuyệt thực thì họ đã xốc nách lôi anh vào trong".

Những người ủng hộ đã có chiến dịch kêu gọi trả tự do cho ông. Tin cho hay đã có ba tổ chức và 240 người ký đơn vận động.

Một thư ngỏ của nhóm có tên Nhóm Thân hữu Trần Huỳnh Duy Thức với hơn 50 thành viên ký tên được đăng công khai trên mạng hồi đầu tháng Chín, "kêu gọi sự quan tâm của công luận và con người đến sinh mệnh của một người tù lương tâm đang hành động vì công lý chung".

Nhiều người trong và ngoài nước cũng tuyên bố đồng hành với ông.

Được biết trong chuyến thăm nuôi ông Trần Huỳnh Duy Thức hôm 15/09, đã có một số người đi cùng gia đình tới trại giam Nghệ An.

Từ Hà Nội, doanh nhân Lê Hoài Anh, người biết ông Thức từ lâu, nói với BBC rằng "mọi người ai cũng xót xa".

"Ông Trần Huỳnh Duy Thức bản thân là một doanh nhân, một trí thức, là người ôn hòa trong cách phản biện các vấn đề xã hội. Đó là một người được rất nhiều người dân, giới kinh doanh, giới trí thức ở Việt Nam ngưỡng mộ", chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn HAL, chuyên đại diện cho một số nhãn hàng quốc tế tại Việt Nam, nói với BBC hôm 14/09.

"Tất cả mọi người đều mong tin của ông Thức. Rất nhiều người đặt hy vọng vào ông. Chúng tôi mong ông được bình an", doanh nhân Lê Hoài Anh nói thêm.

"Bản thân tôi nghĩ việc mình đấu tranh thì vẫn đấu tranh, nhưng sinh mạng con người là quan trọng".

"Chúng tôi muốn chính phủ phải xem xét việc trả tự do cho ông Thức. Ông Thức đã bị giam giữ quá lâu cho tội danh mà ông ấy bị kết án. Đừng để ông Thức tuyệt thực cho đến chết. Hãy trả tự do cho ông Thức".

Ông Trần Huỳnh Duy Tân nói gia đình rất biết ơn sự ủng hộ của xã hội đối với anh trai ông.

"Gia đình luôn mong nhận được sự ủng hộ, đồng hành của mọi người để gia đình và anh Thức được tiếp thêm sức mạnh đấu tranh. Gia đình rất cảm ơn sự đồng hành, ủng họ của mọi người trong và ngoài nước", ông Tân nói với BBC.

Published in Việt Nam
samedi, 15 septembre 2018 20:45

Anh Trần Huỳnh Duy Thức phải sống !

Đến lúc này, khi mà số lượng ngày tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức đã vượt qua mốc 30 ngày và cuộc tuyệt thực này vẫn còn tiếp tục trong trong một bầu không khí hết sức đáng ngại bởi gần như không có bất kì dấu hiệu nào cho thấy số đông người dân kịp tỉnh thức sau 30 ngày này và nhà cầm quyền đang cổ tình đẩy cuộc tuyệt thực của anh Thức đến điểm cuối của nó là cái chết. Điều này cho thấy hai vấn đề : Cuộc chiến giữa cộng sản và Dân Chủ đang ở hồi kịch tính nhất và ; Dường như ván bài của người cộng sản đã chính thức lật ngửa trước lịch sử.

anh1

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức - Ảnh minh họa

Vì sao cộng sản họ muốn anh Thức chết ? Anh Thức chết có lợi và có hại gì cho họ ?

Ở câu hỏi này, phải lần ngược vấn đề về ván bài lật ngửa của người cộng sản lúc này. Họ không sợ anh Thức chết làm ảnh hưởng đến uy tín của họ trên chính trường quốc tế. Bởi cho đến giờ phút này, thứ mà họ có được trên chính trường quốc tế không phải là uy tín của chế độ mà là một ván bài mà món hàng họ cược trước thế giới tiến bộ không phải là năng lực chính phủ hay uy tín đảng cầm quyền, mà là hơn 100 triệu dân Việt. Họ không cần uy tín bởi họ không có nó ngay từ đầu và càng về sau, họ càng trở nên lèm nhèm, bầy hầy, thì chuyện tìm uy tín trước quốc tế là chuyện không có.

Và những gì lâu nay Đảng cộng sản đang nỗ lực làm là vừa đấm vừa xoa đối với nhân dân. Đấm bằng mọi thủ đoạn, bằng mọi hình thức bưng bít thông tin, bằng đòn tra và bằng cả cái chết uất ức của nhiều người nơi trại tạm giam, nơi góc khuất của công lý, nơi quyền lực đỏ và xã hội đen bắt tay nhau. Bên cạnh những đòn gây bất an tâm lý trên diện rộng trong nhân dân, họ lại dùng cộng hưởng với chính sách cưỡng bức thuế, cưỡng bức đất đai, cưỡng bức tài sản, cưỡng bức tự do và dân chủ bằng mọi giá… Điều này khiến cho người dân, kể cả giàu và nghèo, kể cả trí thức và nông điền đều cảm thấy mệt mỏi trước hàng loạt những chính sách áp đặt từ phía nhà cầm quyền. Và sự mệt mỏi khi sống trên đất nước hình chữ S này luôn hiện hữu, luôn có thật và luôn khiến người ta quay quắt, lẩn quẩn trong cái vòng lẩn quẩn của nó.

Một khi không kịp ngừng suy nghĩ để đối phó với thủ đoạn nhà cầm quyền thì e rằng mọi suy nghĩ khác cho dù mang màu sắc cứu cánh vẫn không thể tồn tại một cách bền bĩ hay thường trực nơi người dân. Nếp suy nghĩ thường trực nó khác hẳn với hướng đến cứu cánh. Nghĩa là cái ăn, cái mặc, chỗ ở và sự bình an tâm hồn hay sự yên tâm về giáo dục, y tế cũng như bảo đảm tài sản không bị cướp đi bởi hệ thống cầm quyền trong một ngày nào đó khiến cho người ta khó lòng mà chọn đối đầu với nhà cầm quyền. Nhưng điều đó không có nghĩa là người dân không dám đấu tranh và càng vô nghĩa hơn khi nói rằng người dân mất khả năng phản kháng. Vấn đề là mô hình phản kháng nào, mô hình đấu tranh nào khả thế trong lúc này ?!

Đến đây, có thể thấy rằng sự im lặng như bầy cừu của số đông người dân Việt Nam trước sự kiện tuyệt thực có nguy cơ dẫn đến cái chết của Trần Huỳnh Duy Thức chỉ dừng ở tính biểu tượng trong một phần lý tưởng và ước mơ của người Việt Nam nhưng nó không đủ động cơ để thúc đẩy hàng triệu con người cùng khổ đứng dậy để cùng đấu tranh. Vì sao ?

Vì trò mị dân, ngu dân và dùng bạo lực xuyên suốt với nhân dân trong suốt hơn nửa thế kỉ nay của Đảng cộng sản đã phát huy được hiệu quả của nó. Hiện tại, ván bài của Đảng cộng sản đã chính thức lật ra, họ cố tình đẩy anh Thức đến chỗ chết như là một sự răn đe đối với số đông nhân dân. Ở đây, họ sẽ tìm cách lấp liếm sự việc trước quốc tế và họ muốn gửi đến nhân dân một thông điệp rằng "các người có đủ bản lĩnh hay gan lì như Trần Huỳnh Duy Thức không ? Các người có nhìn thấy một ngôi sao dân chủ phải chết như thế nào trong trại giam hay không ?!". Chỉ chừng đó, họ chỉ cần và cần một cách bạo liệt cái giây phút anh Trần Huỳnh Duy Thức trút hơi thở cuối sau một chuỗi ngày dài tuyệt thực mà quốc tế không nói gì, thế giới tiến bộ không thể can thiệp để giữ lấy mạng sống của anh. Và một khi Trần Huỳnh Duy Thức qua đời, ván bài xem như chung cục, Đảng cộng sản một lần nữa thành công với cây gậy bạo lực của họ.

Và không phải ngẫu nhiên mà Đảng cộng sản ngăn cản, cấm nhập cảnh đối với bà Debbie Stothard và ông Minar Pimple, hai gương mặt đại diện của quốc tế dân chủ, nhân quyền. Và càng không phải ngẫu nhiên mà những cán bộ quản giáo trại giam cấm anh Thức và người thân trao đổi tình hình, tin tức, thời sự với nhau để rồi họ dùng đến hành vi tước đoạt quyền thăm nuôi ngay tức khắc và cưỡng bức anh Thức quay trở lại phòng giam cũng như cưỡng bức gia đình anh Thức ra ngoài bằng công an một cách thô bạo. Để rồi anh Thức tuyên bố tiếp tục tuyệt thực mà theo anh là lẽ ra anh quyết định dừng sau khi gặp người thân.

Rõ ràng, đây là một kịch bản có tính toán kỹ lưỡng để đẩy anh Thức đến chỗ chết cũng như thách thức công luận quốc tế bằng cái lý do rất hợp lý là anh Thức tuyệt thực "không xác định được nguyên nhân hay lý do gì". Nói cho cùng, nếu anh Thức qua đời trong lúc này, điều đó có thể đánh thức rất lớn lương tri của người hiểu biết và giới đấu tranh cho dân chủ, độc lập và nhân quyền Việt Nam. Nhưng đó là lương tri được đánh thức của một tập hợp không lớn giữa số đông nhân dân vốn quen với sợ hãi và thỏa hiệp. Cái số đông này càng thêm sợ hãi và thỏa hiệp hơn sau khi anh Thức qua đời.

Cuộc tuyệt thực của anh Thức cũng là một thử thách sự quả cảm của giới đấu tranh Việt Nam có dám đồng hành cùng với anh hay không, và là dấu hỏi đối với quốc tế, đối với các cường quốc vốn có nền dân chủ lâu đời, bền vững. Họ buộc phải kịp thời lên tiếng, thậm chí tác động một cách mạnh mẽ nhất để đòi quyền lợi cho anh Thức, cũng là đòi quyền lợi cho một biểu tượng về thế giới của họ trong đất nước độc tài này. Nếu bây giờ, họ vẫn giữ thái độ như suốt 30 ngày qua, phản ứng có chừng mực, thì điều đó cho thấy dường như thế giới tiến bộ, dân chủ chỉ là cái vỏ bọc cho một cơ chế độc tài kiểu mới trong chiếc áo dân chủ.

Và đương nhiên rất khó để đoán định được rằng có hay không có độc tài trong thế giới dân chủ mà phần lớn chỉ còn là danh nghĩa trên các văn bản khế ước dân tộc chứ không còn là động cơ thôi thúc hành động của các nhà lãnh đạo như hiện nay. Trong một thế giới mà mộng bá chủ vẫn chưa bao giờ ngưng trong lúc bậc thang về văn minh, văn hóa có phần đi lùi so với các thập niên trước.

Chỉ biết cầu nguyện cho anh Thức chân cứng đá mềm và chúng tôi vẫn đinh ninh một niềm tin : Thế giới chưa đến nỗi bệ rạc như chúng ta tưởng. Và anh Trần Huỳnh Duy Thức phải được sống, được tự do như một minh chứng về sự tồn tại của Tự Do, Dân Chủ và tiến bộ trên mặt địa cầu này !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 15/09/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Chuyện người tù Trn Huỳnh Duy Thc, cu giám đc mt công ty đin thoi internet tng có hot đng c Hoa Kỳ và Singapore, tuyệt thc nhiu ngày  cuối cùng cũng thu hút s chú ý ca truyn thông hi ngoi và mt s nh trên mng xã hi. Điu này cũng không có gì l. Anh Thức trong nhà tù nh không chính thc. S còn li trong nhà tù to phi chính thc. Điu oái oăm là dù tù nhưng anh Thc "t do" và đi vi anh "điu đáng s duy nht là ni s". S ngoài nhiu người đi đâu cũng s, làm gì cũng s, nói gì cũng s. Nếu vậy liu h có phi là con người t do ?

troi1

Các blogger ở Hà Ni mc áo có in hình chân dung Trn Huỳnh Duy Thc. Facebook Lê Hoàng

Có lẽ nên đt li câu hi vì sao anh Thc trong cái lng nh kia tám năm qua ? Thì nó cũng hao hao ging như chiến dch dit chim s mà Mao Trch Đông phát đng 60 năm v trước vn đã khiến hàng chc triu người chết đói vì mt mùa. Mao nghĩ chim s làm hi mùa màng trong khi loài chim này góp phn bo v lúa vì chúng ăn châu chu. Vit Nam ngày nay thy ai có nguy cơ làm tn hi quyn lc ca mình thì cũng trng chiêng m ĩ và thét to "phn đng", "din biến hòa bình", "chống li nhà nước" hay thm chí "lt đ" như h cáo buc anh Thc. Mà c bn cái này hoàn toàn phù hp vi quy lut phát trin ca xã hi và đúng như Mác đã tiên đoán. Trước đây Đng Cng sn cũng phm đ bn "ti" đó mi cm quyn được như hin nay. Và giờ h cũng đang có nhng hành vi lt đ Hiến pháp, chng li nhân dân và có nhiu hành vi phn đng nhìn t góc đ tiến hoá và văn minh nhân loi. Nhng người như anh Thc ch ra nhng gì mà h cn làm đ có th tiếp tc cm quyn. Nhưng đương nhiên họ có nguy cơ b loi b nếu c đi theo còn đường chng li nhân dân. Cái lò ca ông tng bí thư xét theo nghĩa nào đó cũng vô cùng phn đng và lt đ c u viên B Chính tr còn gì. Hay gi nhà nước cũng đc quyn luôn món "phn đng" ?

Cũng phải nói thêm lật đ chính quyn mt cách hòa bình là điu thường tình vn xy ra vài năm mt ln các nước dân ch tương đi (không có nn dân ch nào hoàn ho c đâu). Donald Trump chng đã có cuc lt đ ngon mc cách đây chưa lâu đó sao. Anh Th tướng David Cameron còn tự lt đ bn thân khi t chc năm 2016 vì ông mun Anh li EU còn người dân li mun ly d. nhng nước mà quan chc không ly keo con voi dính mông vào ghế thì chuyn ri chính trường là chuyn bình thường "như cân đường hp sa". Hay nhưi đã dẫtrong một bài trước rngngười dân Hoa Kỳ coi chuyn thay chính quyn như thay tã lót, đâu có gì to tát.

Con đường Vit Nam

Nhưng anh Thc thực ra có nhiều đim chung vi nhng gì mà các nhà lãnh đo Vit Nam hay nói, đương nhiên không phi nhng gì h làm. Anh mun kinh tế th trường nhưng cũng mun c s điu tiết Xã hi Ch nghĩa đ khc phc nhng khuyết tt ca th trường.

Đây là những gì anh mong muốn : "Vit Nam s là nước xã hi ch nghĩa đu tiên tr thành nước dân ch và thnh vượng trên thế gii là mc đích mà Con đường Vit Nam hướng đến".

VậCon đường Vit Nam của anh là gì ? Anh có gii thích trong li gii thiu cho cun sách cùng tên hi năm 2009 : "Con Đường Vit Nam s phân tích cho thy tăng trưởng kinh tế mà không đi kèm vi gia tăng năng sut lao đng thì ch là s vay mượn ca quá kh (như khai thác tài nguyên) và tương lai (như vay vn đu tư, phá hy môi trường).

"Đây là nguyên nhân gốc ca cuc khng hong kinh tế hin nay ca Vit Nam [bài viết t năm 2009] và được d đoán s dn đến mt s khng hong trm trng c v kinh tế, xã hi ln chính trị trong những năm 2010, 2011, đt đt nước vào rt nhiu nguy cơ. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa ca s sp đ Liên xô vì đã giáo điu xây dng ch nghĩa xã hi bng cách phân phi công bng tư liu sn xut thông qua bin pháp công hu hóa mà không chu nhìn nhận đánh giá thc chng sc tác dng gia tăng năng sut – mt yếu t then cht mà Mác đã xác đnh là tiên quyết đ có th "làm theo năng lc hưởng theo nhu cu" – ca nó. Bt kỳ s phát trin nào không da vào gia tăng năng sut lao đng đu không bền vững cho dù tài nguyên có ln đến đâu đi na".

Cựu giám đc công ty OCI cũng viết : "Cuc sng Vit Nam đang to ra mt th nim tin ca người dân vào vic đưa hi l như là cách tt nht, thc tế nht đ mưu cu li ích cho mình – t nhng vic nh nhặt như chng giy t đến nhng chuyn to tát như các loi giy phép béo b, t nhng mc đích chính đáng như kiếm tin sinh sng hoc t khng đnh mình đến nhng mong mun làm giàu bt chính hoc vươn lên bng cách chà đp người khác. Hu hết đu phi da vào tham nhũng, tin nó và thậm chí còn bao che cho nó.

"Niềm tin đi ngược li nó không ch b xem là ng ngn, không thc thi mà còn đy ri ro. Tin vào công lý ngày càng tr nên phi thc tế và tn kém mà li không hiu qu.

Thứ nim tin như vy đang tn tại áp đo trong thc tế làm cho đng lc t nhiên ca người dân hướng đến phc v nhu cu hoc tha mãn yêu cu ca nhng k xu nm quyn ti các b máy tư pháp và hành pháp mi cp, c b máy ca đng cm quyn. Môi trường pháp lý đã không th ngăn chn được nhng cái xu mà đo đc xã hi cũng không còn đ sc đ lên án chúng".

Anh Thức cũng viết Vit Nam đã cam kết coi người dân như nhng con người thc s t do, thm chí còn là nhng con người t do hơn hết nhnh hướng Xã hi Ch nghĩa". Chđiều h không thc hin đy đ nhng cam kết đó.

"Tuyên ngôn độc lp 1945 đã tha nhn rng mi người sinh ra đu có sn các quyn con người căn bn, đu bình đng và t do. Năm 1977, Vit Nam gia nhp Liên Hip Quc cũng có nghĩa là s công nhn ca nhà nước Vit Nam đi vi các quyn bt di bt dch này ca con người được qui đnh và trnh trng tuyên b ti Tuyên ngôn Toàn cu v Nhân quyn ca Liên Hiệp Quốc vào năm 1948. Đến 1982 thì Vit Nam đã chính thc gia nhp hai Công ước Quc tế v các Quyn Dân s và Chính trị ; và v các Quyn Kinh tế, Xã hi và Văn hóa. Ti đây, nhà nước Vit Nam đã long trng cam kết tôn trng, bo v các quyn này cho công dân Vit Nam, và đng thi cũng thúc đy các quyn này trên toàn thế gii. Trên tinh thn đó, Hiến pháp hin hành (1992) của Vit Nam cũng đã hiến đnh tt c các quyn thiêng liêng này ca con người Vit Nam. Vi nhng văn bn pháp lý như vy thì mi công dân Vit Nam t lúc sinh ra đi đu được hưởng bình đng tt c các quyn con người như bt kỳ công dân nào khác trên thế gii mà không phân bit quc gia, màu da, chng tc, xut thân, đa v, quan đim chính tr, trình đ phát trin, lch s hình thành, v.v…, và cũng không phải ch s cho phép ca bt kỳ lut hoc văn bn nào dưới hiến pháp.

"Tuy nhiên, các giá trị tốt đp trên danh nghĩa này còn rt xa so vi thc tế trong vic thc thi quyn con người trên đt nước ta. Đi đa s người dân ln quan chc hin nay đu nghĩ rng ch có nhng quyn nào có lut qui đnh thì công dân Vit Nam mi được s dng. Quan đim vi hiến như vy li tn ti ph biến ngay ti Quc hi trong vic lp pháp. S xâm phm t do và các quyn cơ bn ca người dân li xy ra ph biến ti các cơ quan hành pháp. Còn các cơ quan tư pháp thì li trng pht không thương tiếc nhng công dân nào dám tự do s dng các quyn làm người căn bn ca mình đã được hiến đnh. Cn hiu rng các hành đng như vy không ch vi hiến mà còn vi phm lut pháp quc tế và đi ngược li vi các chun mc văn minh ca thế gii".

"Thiên Tử" và "Quyn con người"

Anh Thức nói thay vì thành thực chia s nhng vn nn và thách thc ca chính quyn vi người dân đ cùng nhau gii quyết, các nhà lãnh đo Vit Nam chn cách nói di quanh khiến nim tin ca người dân vào h ngày càng gim sút. Anh tin rng nếu các nhà lãnh đo Việt Nam có s dũng cm và liêm chính, đt nước ca anh hoàn toàn có th có s phát trin đáng k và sm sanh vai cùng các nước phát trin. Nhưng anh nói có nhiu th đang cn tr điu này : "Nước ta đã tuyên b đc lp và dùng thut ng Cng hòa đ đt tên nước đã hơn 63 năm, nhưng nhng tư tưởng và cách hành x phong kiến như trên vn còn ăn sâu trong c người dân ln chính quyn mt cách vô tình ln c ý, vô thc ln có ý thc. Chính s xơ cng trong suy nghĩ như vy bao đi nay đã đy dân tc ta tht lùi lại rt xa trong tt c các bước tiến hóa quan trng ca nhân loi cho đến tn ngày nay. Mi ln như vy đt nước đu b biến thành thuc đa mà phi mt đến hàng triu xương máu đ giành li đc lp. Nhưng cũng ch là s thay đi hình thc trên danh nghĩa, người dân chúng ta chưa bao gi có s thay đi thc cht trong suy tưởng ca mình đ hướng đến t do đc lp cho mình thc s. Chính vì vy mà hơn mt ngàn năm nay dân tc ta chưa bao gi có được mt nn đc lp đy đ và thc cht.

"Nhưng không có gì là phức tp, chúng ta ch cn hiu rng thuc tính nào ca vn vt do tri đt to ra thì không có sc mnh nào ca con người có th thay đi được, và chính thuc tính đó to ra quy lut. Người ta có th đp chn ngăn nước chy xung vùng thp nhưng không cách gì để thay đi thuc tính ca nước là luôn đ v ch trũng, và như vy nước chy v trũng là mt quy lut. Tương t như thế, nhng k cường quyn có th tước đot t do và quyn con người nhưng không th nào thay đi được thuc tính người là luôn luôn mong muốn có đ t do và các quyn đó. Chc có l ch nhng ai b đánh rơi trong rng t lúc nh thì mi không có mong mun đó mà thôi. Do vy Quyn Con người cũng là mt quy lut mà khi được tôn trng và s dng đy đ thì chúng ta s có được sc mnh ta phép màu như đi hng thy.

"Ở nơi nào con người t tin thc hin các quyn này thì đó "thiên t" xut hin, tc là Quyn con người tn ti thc tế trong cuc sng nơi y. Và vùng đt đó chính là đa linh nhân kit vì s có rt nhiu anh hùng hào kit – nhng người t tin, t do và đc lp đ khám phá nhiu quy lut khác ca tri đt, t đó to ra sc mnh nhm mang li s giàu có và nhng điu tt đp cho cuc sng chúng ta, bo v dân tc ta, thnh cường đt nước ta. Đó là cách chúng ta ch đng kiến to nguyên khí, la chn nhân tài đ phát trin quc gia, phc v cho chúng ta ch không phi th đng trông ch và cu may minh quân xut hin và ban phát tài năng ca h".

Anh Thức thc s tin rng "[s]c mnh thc s ca mt quc gia nm s hiu biết ca c dân tc đó ch không phi bi trí tu riêng ca bt kỳ mt con người hay đng phái nào" và mun đánh thc phn còn li ca xã hi. Đáng tiếc là nhiu người vn đang ngủ vùi, ng nướng hay ngu quên nơi niêu cơm mà quên rng xã hi và c chính quyn là do mi con người góp phn to ra. Nếu h không thay đi thì cũng đng mong ch xã hi và chính quyn s t tt lên. Còn chính quyn cũng không nên o tưởng mà nghĩ rng quyền lc ca h là mãi mãi vì "điu duy nht không thay đi trên thế gii là nó s thay đi" dù h có mun hay không. Ch là khi nào và như thế nào mà thôi.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 14/09/2018

Published in Diễn đàn

Đàn áp

Nhà cầm quyền Việt Nam sau đại hội đảng lần thứ 12 với quyền lực thống lĩnh gần tuyệt đối của nhóm ông Nguyễn Phú Trọng đã ngày càng mạnh tay đàn áp dân.

thdt1

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức trước tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.

Gần đây nhất, Nhà cầm quyền Việt Nam đã làm một việc mất thể diện mang tầm cỡ thế giới : trục xuất bà Debbie Stothard, Tổng thư ký Liên đoàn quốc tế về nhân quyền và không cấp visa nhập cảnh cho ông Minar Pimper, Giám đốc cấp cao của Tổ chức ân xá quốc tế.

Đó là hành vi rất "rừng rú", khi bà Tổng thư ký Liên đoàn quốc tế về Nhân quyền đã bị giữ một đêm tại sân bay Nội Bài và bị cấm cản quyền tiếp cận luật sư. Trong khi cách đó khoảng hơn 30km, Hà Nội đang nhộn nhịp Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN với hơn 1.000 người tham dự đến từ rất nhiều nước, có nhiều người thuộc hàng nguyên thủ quốc gia, nhà báo và doanh nhân.

Sự hành xử này rõ ràng là rất khiêu khích, một tuyên bố chà đạp công khai lên quyền con người và sẵn sàng trừng phạt những ai quan tâm đến nó.

Sự kiện này là một hành vi tự bêu riếu của Việt Nam. " Tìm kiếm thông tin tiếng Anh về sự kiện ngoại giao được coi là thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam trong năm nay trên Google, tin về vụ cấm nhập cảnh đứng đầu sau đó mới tới các hoạt động chính quanh chủ đề "Cách mạng công nghiệp 4.0" tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới" (1).

Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN cũng diễn ra trong khi tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã và đang tuyệt thực để đấu tranh cho công lý, cho sự vô tội của ông và những người yêu nước khác.

Nhiều người Việt Nam và tổ chức, quốc gia đã đếm từng giờ, từng ngày tuyệt thực của ông, hồi hộp theo dõi, lên tiếng phản đối nhà cầm quyền, kêu gọi bảo vệ mạng sống của người tuyệt thực đáng kính này.

Hơn một tháng đã trôi qua, người tuyệt thực ấy vẫn bền gan dù phải thoi thóp trong kiệt sức. Ông sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình theo cách tự đày ải bản thân để thức tỉnh lương tri xã hội.

Không phải vô cớ mà các nhà tù trên thế giới, kể cả những nước văn minh hàng đầu như Mỹ, Đức nơi mà nhiều người Việt Nam vẫn ca tụng là "ở tù sướng như ở khách sạn", những nhà quản lý vẫn thiết kế theo kiểu đề phòng tù nhân tự sát. Nhiều người thà chết còn hơn là bị cầm tù. Người oan và các tù nhân lương tâm - những người nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất bởi những đòn tra tấn, thì nỗi khao khát tự do, kể cả tự do bằng cách giải thoát qua tự sát, còn lớn gấp nhiều lần.

Trong hoàn cảnh khủng bố tại các nhà tù Việt Nam, người tù thêm cô đơn và tuyệt vọng. Đặc biệt trước các động thái bất chấp công lý ngày càng trở nên khốc liệt của nhà cầm quyền, nỗi thống khổ của họ là không thể hình dung nổi và không thể mô tả bằng lời.

Tuyệt thực là hình thức đấu tranh xưa như trái đất, đem lại quá nhiều tổn thất và đau khổ cho chính mình, nhưng tại sao nhiều tù nhân Việt Nam vẫn phải thuyệt thực ?

Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam ghi nhận đến nay ít nhất có 16 trường hợp tuyệt thực của tù nhân lương tâm để phản đối sự tra tấn và đối xử bất công trong tù. Họ đơn độc, vô vọng, chỉ còn biết cách liều mạng sống để phản đối.

Cũng theo Hội này, số lượng tù nhân lương tâm tạm thống kê đến nay là 525 người, trong đó có ít nhất 98 người hiện đang bị giam cầm trong tù."Họ là nạn nhân của một nền pháp chế chỉ biết giới hạn, cấm cản , thậm chí triệt tiêu các nhân quyền và dân quyền, nhằm duy trì ách cai trị độc tài độc đảng..., chỉ biết hình sự sự hóa các hành vi đối kháng theo tiếng lương tâm và mang tính chính trị, nhằm bảo vệ tập đoàn chính trị (2).

Tượng đài

Được sự tiếp sức của nhà cầm quyền Trung Quốc, Nhà cầm quyền Việt Nam tự tin đủ lực tăng cường đàn áp tàn bạo.

Ngoài xã hội, trên đường phố, nhà cầm quyền còn bảo kê cho công an đội lốt côn đồ đánh đập dân. Ngay tại đồn công an, hàng trăm công dân đã bị bức cung, tra tấn đến chết trong khi giam giữ thì tại chốn lao tù, khi các tù nhân lương tâm bị tước quyền công dân, mạng sống của họ còn mong manh đến thế nào trước những bàn tay tàn bạo ?

Tù nhân lương tâm hoàn toàn không có một công cụ, một vũ khí nào để tự vệ, ngoài quyền đối với chính thân thể họ để đấu tranh mong đánh động lương tri.

Bởi vậy, tuyệt thực, đặc biệt là với những người bị tù oan hoặc những người trí thức can đảm theo đuổi lý tưởng của mình, dù không có gì mới qua các thời đại, vẫn là cách mà các tù nhân buộc phải lựa chọn, mặc dù biện pháp này trước hết gây tổn hại cho người thực hiện nó.

Tuyệt thực, gần như tự sát, cũng gần với tự thiêu. Dù người tù có thể sống sót sau khi tuyệt thực nhưng sự thống khổ luôn kéo dài, đòi hỏi bản lĩnh phi thường. Tự thiêu đau đớn nhưng sự đau đớn ấy sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn khi cái chết đến. Tuyệt thực, dưới chính thể độc tài toàn trị nhẫn tâm như Việt Nam hiện nay lại càng khiến người tuyệt thực phải kéo dài thống khổ. Nhà cầm quyền Việt Nam reo mừng qua các "vu cáo viên" trước mỗi mạng người tự thiêu hay mỗi cái chết vì tuyệt thực để đòi công lý.

Những người tự thiêu hay tuyệt thực không phải không hiểu điều đó. Điều họ nhằm tới là một sự đánh động lương tri xã hội. Xét về phương diện này, họ thành một tượng đài thống khổ vì công lý.

Nếu tự thiêu là cái chết quằn quại đớn đau điên dại trong lửa cháy, đem lại nỗi kinh hoàng và tác động trực tiếp đến cảm quan của những người chứng kiến, thì tuyệt thực, dù không chết ngay, nhưng là chọn cách hành xác, nhiều phần là cái chết mòn mỏi, đớn đau, gậm nhấm toàn bộ tinh thần và thể xác họ trong bóng tối phòng giam. Sự thống khổ ấy họ tự căng mình ra chịu đựng, như một cách vác thập giá và đóng đinh lên thân thể mình, nhằm mục đích tố cáo tội ác.

Những người tự thiêu hoặc tuyệt thực để phản đối bất công của nhà cầm quyền đều không vì bản thân họ. Họ hy sinh, chấp nhận hủy hoại thân xác trong đau đớn và trong niềm bi phẫn siêu phàm.

Họ gửi một thông điệp khác thường đến thế giới, mong muốn xã hội phải thức tỉnh, phải thay đổi để những đồng bào khác không phải oan khuất, không bị bất công như đối với bản thân họ.

Họ muốn qua sự hy sinh của họ -một cá nhân- sẽ góp phần chặn bàn tay vô lương của nhà cầm quyền.

Bổn phận lương tâm

Bởi thế, bổn phận của chúng sinh là không bao giờ được quên những người oan ấy cùng những đớn đau vượt tầm cỡ chịu đựng thông thường ấy của loài người.

Họ là những tượng đài bi phẫn, không phải để khuyến khích người ta đấu tranh cực đoan, mà là đấu tranh để không ai bị oan khuất, không ai phải tuyệt thực, không ai phải tự thiêu và không ai trên cõi Việt Nam này phải bị thiệt hại vì công lý bị chà đạp.

Chúng ta phải và sẽ nhắc về họ ngày ngày, dù có đồng ý với cách đấu tranh của họ hay không.

Chớ để tiếng hát ca của những con thú người đang ngày càng lấn át trong xã hội. Chớ để sự sự bất lương, hèn hạ và vô cảm được cài đặt tại Việt Nam theo mục đích của nhà cầm quyền làm khuất lấp những tiếng nói đích thực của giống người có lương tri còn chưa bị tuyệt chủng.

Nhắc để đừng ai quên tiếng rên xiết của hồn oan Tổ quốc, khi những con dân Việt sau mấy ngàn năm bỗng biến thành kẻ lạ, lưu vong ngay trên chính đất nước của mình, khi nhà cầm quyền nép bóng như "lũ gián ngày" trước ồ ạt hàng vạn, hàng triệu người Trung Quốc sang Việt Nam bằng những tour du lịch "0 đồng" rồi ở lại, chiếm cứ thành "căn cứ địa Trung Quốc".

Ai đã quỳ mọp thúc thủ trước đồng Nhân dân tệ được chính nhà cầm quyền Việt Nam đóng dấu chất lượng và dấu hợp pháp tung hoành chèn ép đồng tiền và nền kinh tế Việt Nam đi xuống "âm phủ", những con số tăng trưởng của Việt Nam thực tế chỉ là tăng trưởng kinh tế cho Trung Quốc mà thôi ? Ai mà chẳng biết việc hợp thức hóa lưu hành đồng nhân dân tệ tại Việt Nam là động thái cuối cùng của việc bàn giao đất nước Việt Nam cho nhà cầm quyền Trung Quốc ?!

Nhắc đến Trần Huỳnh Duy Thức cùng những tù nhân lương tâm và những người oan Việt Nam, để người Việt Nam đừng quên chúng ta đã bị xua đuổi như "lũ chuột nhắt" trước cái bóng kếch xù của những kẻ xâm lăng bòn rút Việt Nam và biến đất nước xinh đẹp này trở thành một nơi chứa rác thải, chỗ đặt nhà máy hạt nhân, thành tiền đồn cho Trung Quốc thoán đoạt quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không, thành "đường hầm phù thủy" để biến hàng Trung Quốc thành hàng Việt Nam nhằm trốn thuế xuất khẩu trước biện pháp trừng phạt của thế giới dưới chiêu bài "hợp tác quốc tế".

Khốn khổ thay và vinh quang thay, những kẻ biết nhìn thấy, biết dự báo, biết nói lên. Bi phẫn thay và vinh hạnh thay, những ai đã biết lắng nghei, quỳ xuống, cất lời gan ruột trước nỗi đau của người Việt và đồng loại.

Ta đã nói - ngày này - Ta đã báo trước

Lưỡi ta đã thổ máu từ tim

Lời thổ máu từ tim cho kẻ câm điếc...

Vẫn còn những người dấn thân như Trần Huỳnh Duy Thức và nhiều tù nhân lương tâm khác. Lớp trẻ hơn ông vẫn tiếp bước và vẫn giữ bản lĩnh ngoài xã hội hoặc trong lao tù.

Vì it ai bị câm điếc bẩm sinh, mà có nhiều người chỉ vờ câm điếc do sợ hãi hoặc do tham lam mà thôi.

Vì vờ câm điếc, nên họ vẫn nghe, vẫn thấy và không loại trừ một ngày họ không thể vờ câm điếc được nữa. Khi đó họ hoàn thiện quá trình tiến hóa và thực hiện bổn phận của lương tâm.

Võ Thị Hảo

Nguồn : RFA, 14/09/2048 (vothihao's blog)

(1) https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-nhan-quyen-len-tieng-sau-khi-bi-viet-nam-truc-xuat/4568235.html

(2) https://fvpoc.org/about-gioi-thieu/

Published in Diễn đàn

Trong chế độ bạo chúa cộng sản Việt Nam, khi họ tiến hành đàn áp những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền bằng hình thức bắt giam cầm tù. Ngoài mục đích tước đoạt tự do của người đấu tranh, chúng còn mong muốn thực hiện một âm ưu độc ác và tàn bạo đó là tước đoạt sức khoẻ về thể chất và tinh thần của những người đó.

tuyetthuc1

Bạo chúa cộng sản âm thầm thực hiện việc tước đoạt sức khoẻ về tinh thần và thể chất của những người tù nhân lương tâm từ khi họ bị tạm giam cho tới trong quá trình ở trại cải tạo.

Về mặt thể chất, bạo chúa cộng sản Việt Nam không trực tiếp đánh đập, tra tấn hay bỏ đói. Nhưng họ tiến hành các biện pháp gây ức chế, bức xúc về tâm lý, tinh thần với người bị tạm giam, bị cầm tù.

Kinh nghiệm hai năm rưỡi bị tạm giam của tôi tại trại tam giam B14 là quản giáo thực hiện lặp đi lặp lại việc cho ăn cơm sống, canh thiu hoặc cho xà phòng vào, nước uống luôn có mùi khó chịu, không cho đọc báo, nghe radio, thỉnh thoảng cắt nước sinh hoạt, phát dao cạo râu nhưng đòi lại ngay làm người cạo râu vội vàng và tự làm tổn thương, đưa phích nước nóng bị hỏng có thể làm bỏng người sử dụng, phát thuốc chữa bệnh vào nửa đêm, dùng gót giầy bẩn dẵm lên nắp khay cơm, cho ăn cháo pha nước, rút ruột báo gia đình gửi vào, đồ ăn gia đình gửi buổi sáng nhưng để tới chiều mới phát, chúng xé nát bao bì đựng bánh kẹo để nếu ăn không kịp thì sẽ bị hỏng…

Mục đích của những việc làm trên là làm cho người bị tạm giam tức giận, ức chế dẫn đến suy sụp về tâm lý và tinh thần. Bởi trong hoàn cảnh tạm giam chưa được gặp gia đình, luật sư, nên không tìm cách nào để thông báo ra bên ngoài. Cách duy nhất có thể thực hiện là tuyệt thực. Nếu làm điều này thì trúng kế độc ác và tàn bạo của bạo chúa cộng sản, bởi họ chỉ mong chờ mình tuyệt thực để tự huỷ hoại sức khoẻ và tinh thần. Điều này làm bạo chúa cộng sản vô cùng đắc chí.

Ngay từ khi bị bắt và tạm giam, tôi đã nhận rõ âm ưu và bản chất nham hiểm của bạo chúa cộng sản, nên tôi chuẩn bị tâm lý luôn lạc quan, bình tĩnh, nhẫn nhịn với tâm lý thoả mái. Cho dù chúng có làm gì đi nữa cũng không để ảnh hưởng tới tâm lý của mình. Bởi tôi không thể chọn biện pháp tuyệt thực vì lý do sức khoẻ và cũng không bao giờ để bạo chúa cộng sản đắc ý.

Trong trường hợp của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị quản giáo nhà tù thực hiện việc cho côn đồ ở cùng để đe doạ, gây bức xúc, gây khó chịu, áp lực,… Còn trường hợp của anh Trần Huỳnh Duy Thức thì chúng giảm tiêu chuẩn viết thư về nhà, ép nhận tội, không chuyển đơn khiếu nại,… Những việc làm của quản giáo đã làm chị Quỳnh và anh Thức tức giận. Làm cho họ buộc phải sử dụng biện pháp đấu tranh duy nhất ở trong tù là tuyệt thực.

tuyetthuc2

Nhưng điều này không làm cho bạo chúa cộng sản Việt Nam lo sợ mà thay vào đó là chúng vui mừng vì chúng đã đạt được mục đích là làm sói mòn sức khoẻ thể chất và tinh thần của hai người. Bởi tuyệt thực dài ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới não, tim, thận, dạ dày, thậm chí là sinh mệnh.

Bạo chúa cộng sản sẽ để mặc cho các tù nhân tuyệt thực, thậm chí chúng còn âm thầm kích động để các tù nhân thực hiện tuyệt thực kéo dài nhằm triệt hạ tinh thần,sức khoẻ và thậm chí là mạng sống của những tù nhân lương tâm. Tại nhà tù Nam Hà, Ba Sao, tỉnh Hà Nam đã có một thành viên của nhóm Pháp luân công chết vì tuyệt thực dài ngày vào năm 2015.

Trong trường hợp của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chị đã tuyệt thực được 16 ngày và ngưng tuyệt thực sau chuyến viếng thăm của đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Còn trường hợp của anh Trần Huỳnh Duy Thức thì bạo chúa cộng sản có nhượng bộ không ?

Tới hôm nay anh Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực được 30 ngày, nhưng có lẽ chúng chỉ nhượng bộ khi anh Thức đã hoàn toàn kiệt sức.

Trong lao tù của bạo chúa cộng sản, mọi tù nhân lương tâm đều bị chúng đối xử bất công và bạo ngược. Lựa chọn hình thức đấu tranh để đòi công bằng là quyền của mỗi tù nhân lương tâm.

Nhưng "tuyệt thực" là một cuộc chiến không cân sức giữa tù nhân lương tâm và bạo chúa cộng sản Việt Nam. Nếu cuộc đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực được nhiều tù nhân lương tâm cùng tham gia thì sẽ có kết quả tốt và nhanh chóng. Nhưng bạo chúa cộng sản hiểu rõ điều này, nên chúng đã giam riêng và cách biệt các tù nhân lương tâm với nhau.

Qua bài viết này, tôi chỉ muốn nhắn gửi tới thân nhân của các tù nhân lương tâm, các anh chị em đang hoạt động đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Cần hiểu rõ mục đích kích động của bạo chúa cộng sản để các tù nhân lương tâm tuyệt thực và hãy cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn hình thức đấu tranh tuyệt thực dài ngày.

Ngày 13 tháng 9 năm 2018

Nguyễn Văn Đài

Nguồn : RFA, 13/09/2018 (nguyenvandai's blog)

Published in Diễn đàn
lundi, 10 septembre 2018 08:33

Tuyệt thực

Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực ngày thứ 28. Hãy thử nhịn ăn 28 giờ để hiểu cái quyết tâm phi thường của một người đấu tranh cho nhân quyền, cho đất nước. Tập đoàn cầm quyền im lặng, không thèm đếm xỉa.

tuyetthuc1

Hãy thử nhịn ăn 28 giờ để hiểu cái quyết tâm phi thường của một người đấu tranh cho nhân quyền, cho đất nước nhx Trần Huỳnh Duy Thức

Trong cái im lặng đó, có cái lạnh lùng của bọn giết người, có sự thách thức ngạo nghễ của một bọn cướp ngày (tao chơi vậy đó, đứa nào làm gì tao ?), cái man rợ tiền sử (coi mạng người như cỏ rác), cái sadisme bệnh hoạn (tìm thú vui trong trò chơi độc ác), cái tính toán thâm độc (đánh chết vài người để răn trăm họ, như ngày xưa họ cắt cổ, bêu đầu nạn nhân ở đầu làng), cái ngu dốt của thất phu (làm mọi cách để thế giới văn minh ghê tởm, trong khi cần thế giới giúp tiền trước khủng hoảng kinh tế, giúp sức trước họa diệt vong).

Phải thêm cái trung thành của lâu la đối với lời dạy bảo của bác Lê (Lenin : những chế độ cộng sản, muốn tồn tại, phải có can đảm tiêu diệt không nương tay, từ trứng nước, những mầm mống phản kháng).

Cũng có thể đó là chính sách, chỉ thị của đàn anh láng giềng : giúp Việt Nam càng ngày càng cô lập với thế giới văn minh, để chỉ còn một con đường là càng ngày càng chui vào rọ Tàu.

Tất cả những cái đó, xây dựng trên một nền tảng : sự sợ hãi. Sự sợ hãi của người dân là một thực tế, tại một xứ quyền hành xây dựng trên bạo hành, khủng bố, nhồi sọ từ trên nửa thế kỷ nay.

Nhưng cái gì cũng có giới hạn. Một lúc nào đó, sự khiêu khích quá trớn, cái phẫn nộ, uất hận lớn hơn cái sợ, hậu quả sẽ khó lường. Trong lịch sử thế giới, chỉ vài ngày hay vài giờ trước khi sụp đổ, chế độ độc tài nào cũng ngạo nghễ, tưởng mình sẽ vĩnh viễn trường tồn

Paris 10/09/2018

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com , 10/09/2018

Published in Diễn đàn
dimanche, 09 septembre 2018 13:49

Chọn lựa nào cho Trần Huỳnh Duy Thức ?

Tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Trần Huỳnh Duy Thức đang tuyệt thực để phản đối việc trại giam đang giam giữ anh đã cố tình o ép anh để anh phải viết giấy nhận tội và hưởng đặc xá. Rõ ràng là đây là một cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa người tù lương tâm số 1 Việt Nam Trần Huỳnh Duy Thức với cả hệ thống giam giữ của chính quyền Việt Nam.

thdt1

Trần Huỳnh Duy Thức đang tuyệt thực để phản đối việc trại giam đang giam giữ anh đã cố tình o ép anh để anh phải viết giấy nhận tội và hưởng đặc xá.

Ở trong ngục tù đen tối đã gần 10 năm dài đằng đẵng, Trần Huỳnh Duy Thức đã vài lần từ chối đi ra nước ngoài. Và bây giờ thì anh cũng từ chối nhận lệnh đặc xá nếu phải viết ra giấy để nhận những tội mà anh không làm. Đó là những phẩm chất không có gì phải bàn cãi về tính cương quyết, sự không khoan nhượng và phẩm chất chịu đựng hơn người, thậm chí là sự chấp nhận hy sinh cả mạng sống của anh. Dĩ nhiên là chúng tôi ủng hộ vô điều kiện cuộc đấu tranh một mất một còn đó của anh.

Nhưng là những người yêu mến Trần Huỳnh Duy Thức, chúng tôi cũng cần phải nói với anh rằng, anh tuyệt thực đã đủ rồi. Tuyệt thực nữa sẽ trở nên vô ích và có thể đưa anh đến cái nơi bất tử của một người đã chết, và cũng là nơi vô ích với chúng tôi nữa. Chúng tôi ủng hộ mọi chọn lựa đấu tranh của anh nhưng chúng tôi ủng hộ hơn nữa nếu anh khỏe mạnh và bước chân ra khỏi nơi đang giam cầm đày ải anh. Cha mẹ, vợ con anh và những người thân thiết với anh cần anh, chúng tôi cần anh và đất nước này cũng cần anh hơn bao giờ hết. Tất cả đều cần anh như một con người đang sống và hoạt động vì những lý tưởng cao cả mà anh đã vì nó mà dấn thân chứ không phải như một cái tượng đài đã chết. Chúng tôi cần anh như một con người đấu tranh hết mình với cường quyền nhưng cũng là một con bình thường với các bổn phận với gia đình và xã hội. Chúng tôi cần anh như cần một chiến sĩ đấu tranh dân chủ đã hết lòng cho sự nghiệp thiêng liêng, và cần anh phải sống để nhìn thấy cái sự nghiệp mà anh đã góp công vào đã đơm hoa kết trái.

Anh đã tuyệt thực nhiều ngày đủ để cho cường quyền khiếp sợ và để cho chúng tôi khâm phục. Hãy dừng lại ngay khi nó còn ở trong tầm kiểm soát của anh. Chúng tôi ủng hộ công cuộc tuyệt thực của anh nhưng nó không được làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính mạng và tự do của anh. Chúng tôi ủng hộ những ngày đấu tranh kiên cường từ trong ngục tù cộng sản của anh 9 năm qua nhưng chúng tôi không muốn anh phải ở tù thêm 6 năm nữa. Bởi anh là một con người quí giá và không thể phung phí cuộc đời hay sức chiến đấu của mình cho những lần tuyệt thực hay cho những năm tháng tù đầy thêm nữa. Công cuộc đấu tranh dân chủ cũng cần anh như một thủ lĩnh thực sự ở bên ngoài chứ không phải chỉ là một tấm gương chói sáng nhưng lại không giúp ích gì nhiều khi cứ phải mòn mỏi ở mãi trong ngục tù tối tăm. 

Trong khi những người đấu tranh ở bên ngoài như anh đang hiếm hoi như một giọt nước nơi sa mạc thì chúng tôi mong sự trở về của với chúng tôi  như mong một dòng nước mát tràn về nơi nắng cháy khô hạn. Chúng tôi không cần một ông Thánh đấu tranh đến chết hay ở tù mãi mãi mà chỉ muốn có một con người giản dị như anh, cùng với những trách nhiệm to lớn với người dân của mình. Hãy làm những điều tốt nhất cho anh nhưng cũng phải là những điều tốt đẹp nhất cho công cuộc đấu tranh ở bên ngoài. Và chỉ có thể làm những điều đó khi anh đã ở bên ngoài ngục tù đen tối kia. Người anh hùng đôi khi phải có những bước dừng để thấy được biển rộng trời cao, thấy được con đường đang đi để tiến bước tiếp mạnh mẽ gấp trăm lần.

Đã có những con người đấu tranh dân chủ ở trong tù chấp nhận ra đi để có thể tiếp tục đấu tranh ở nước ngoài. Những Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và cả luật sư Nguyễn Văn Đài mới đây đã ra đi, và cho dù họ có phải ký những giấy tờ nào đó để ra đi thì chúng tôi cũng vẫn yêu quí và trân trọng họ như những người đấu tranh dân chủ hàng đầu của đất nước chúng ta. Chúng tôi tin rằng chỉ vài ngày sắp tới thì Trần Huỳnh Duy Thức sẽ chọn lựa đúng con đường đi kế tiếp của mình.

Chúng tôi mong mỏi rằng những suy nghĩ vụng dại nhưng đầy yêu thương này của chúng tôi sẽ đến được với anh để anh hiểu rằng, cho dù ai nói ngả nói nghiêng thì với chúng tôi, những mảnh giấy vụn hay những lời cam kết mà những người như anh đã viết ở trong ngục tù CS (nếu có) sẽ không bao giờ có thể thay đổi được những phẩm chất anh hùng hay thay đổi được những người anh hùng như anh. Không bao giờ...

Người chiến binh bước về phía sông Dịch,

Mà đầu chưa một lần ngoái cố hương.

Gươm đàn qua sông bao lần gãy gánh,

Nhưng lòng trung vẫn dành trọn cho quê hương...

Mai Tú Ân

Nguồn : VNTB, 09/09/2018

********************

Gia đình gửi thư khẩn về tình trạng của Trần Huỳnh Duy Thức (RFA, 09/09/2018)

Sáng ngày 9/9, ông Trần Văn Huỳnh, cha ruột của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, đã gửi thư kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự và nhân dân Việt Nam "cùng lên tiếng giữ lại tính mạng" của ông Trần Huỳnh Duy Thức, "trước đe dọa đã tính từng ngày" do tuyệt thực dài ngày.

giadinh1

Phong trào tiếp sức tuyệt thực cùng ông Trần Huỳnh Duy Thức - Courtesy FB

Cựu Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ điện thoại internet OCI -Trần Huỳnh Duy Thức, người bị tuyên án 16 năm tù giam với cáo buộc "hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân", đang tuyệt thực trong trại giam số 6 Thanh Chương - Nghệ An từ ngày 14/8/2018.

Ngày 9/9/2018 là ngày thứ 27 ông Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực để yêu cầu nhà nước Việt Nam thượng tôn pháp luật bằng cách trả tự do cho ông theo khoản 3 của điều 109 Bộ luật hình sự năm 2015 và công an trại giam ngừng việc áp bức ông.

Bức thư gửi cho lãnh đạo nhà nước, chính phủ Việt Nam, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, cơ quan ngoại giao quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự cùng toàn thể nhân dân Việt Nam bày tỏ quan ngại về sức khỏe của ông Thức và cho rằng :

"Điều này là quá sức chịu đựng của một cơ thể thông thường. Và như vậy tính mạng con trai tôi có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào".

Qua đó, gia đình yêu cầu 2 điểm như, cán bộ trại giam ngay lập tức phải thông báo về tình trạng sức khỏe của ông Thức và cho ông này gọi điện thoại về gia đình.

Thứ hai, gia đình của tù nhân đang thụ án qua năm thứ 9 "yêu cầu các cơ quan chấp pháp của Việt Nam xem xét ngay các yêu cầu của Trần Huỳnh Duy Thức và có trả lời ngay, dựa trên các quy định của Pháp luật".

Đây là cuộc tuyệt thực dài ngày lần thứ hai của ông Thức trong trại giam, đã gây cảm hứng cho nhiều người dân, những nhà hoạt động và các nhân sĩ trí thức thực hiện các cuộc nhịn ăn ít nhất 1 ngày để đồng hành cùng với ông.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, sinh năm 1966, nguyên là Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ điện thoại Internet One Connection thành lập ở Singapore khoảng năm 2002, nắm giữ giao thức gọi điện thoại qua Internet với mức phí rất rẻ được xem là tiền thân của các ứng dụng sau này như Viber, Skype…

Năm 2009, ông Thức bị bắt với cáo buộc ban đầu là "trộm cước viễn thông", tuy nhiên sau đó bị chuyển tội danh thành "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Ông Thức bị tuyên án 16 năm tù giam trong phiên tòa đầu năm 2010. Tổ chức Ân xá quốc tế sau đó gọi phiên tòa là "sự nhạo báng công lý".

Báo Người Lao Động dẫn cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng, ông Thức và những đồng sự thành lập nhóm Nghiên cứu chấn để đề ra đường lối, kế hoạch hoạt động nằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Từ đó thông qua kế hoạch "Đoài đánh Đoài", tức là sử dụng những người cộng sản "đánh" cộng sản, từ đó, chia rẽ, phân hoá nội bộ trong Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức nhiều lần từ chối lời đề nghị đi định cư ở Hoa Kỳ hay Âu Châu, và tuyên bố "ở lại để cống hiến và phục vụ cho đất nước".

Published in Diễn đàn

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đang bước đến ngày thứ 30, tròn một tháng tuyệt thực tại trại giam số 6 Nghệ An.

Số người ghi danh đồng hành tuyệt thực cùng Trần Huỳnh Duy Thức đã vượt qua con số 60, và có ý kiến kêu gọi tổ chức tuyệt thực tập thể để ủng hộ.

Theo các báo cáo y khoa, ngưỡng chịu đựng của một người tuyệt thực từ 30 cho đến 45 ngày.

donghanh1

Hàng chục người tham gia đồng hành tuyệt thực với Trần Huỳnh Duy Thức

Gia đình của ông Trần Huỳnh Duy Thức cho biết, mỗi ngày đều có người của gia đình gọi điện thoại vào trại giam số 6 Nghệ An để thăm hỏi tình hình sức khỏe của ông Thức. Tuy nhiên điều kỳ lạ là số điện thoại chính của trại giam đã luôn có chuông mà không hề có ai bắt máy. Điều này đã xảy ra kể từ khi ông Thức bắt đầu tuyệt thực được một tuần.

Vào ngày thứ 22 tuyệt thực của ông Thức, tổ chức Amnesty International, văn phòng tại Thái Lan đã phát động chiến dịch ủng hộ cho tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, có tên "Tôi Thức để #Free Thức". Chương trình này kêu gọi các người dùng facebook quan tâm đến tình trạng của ông Thức hãy đổi hình đại diện (avatar) do Amnesty International, văn phòng Thái Lan đề nghị.

Văn bản phát động chiến dịch này ghi rằng :

"Trần Huỳnh Duy Thức đang tuyệt thực ở trong tù để phản đối sự ngược đãi và việc công an ép ông phải nhận tội. Chúng tôi đồng hành cùng với gia đình của ông và kêu gọi mọi người ủng hộ bằng cách share hoặc sử dụng hình ảnh này làm hình đại diện cho trang cá nhân của mình.

Trần Huỳnh Duy Thức là một kĩ sư và là một doanh nhân ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông sáng lập ra EIS, một công ty chuyên về cung cấp dịch vụ internet cho điện thoại di động ở Việt Nam có chi nhánh ở Singapore và Mỹ. Ông sau đó trở thành một nhà hoạt động và tập trung vào việc viết blog về tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam và góp ý cho chính phủ về các hướng cải cách. Ông cũng thành lập phong trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức nhằm cổ xúy các giá trị của nhân quyền và dân chủ.

Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt và kết án 16 năm tù vào năm 2010 với cáo buộc "âm mưu lật đổ chính quyền". Ông là một trong những tù nhân lương tâm có tên trong danh sách mà chúng tôi công bố hồi tháng Tư năm nay".

Cùng với lời vận động này, gia đình của ông Trần Huỳnh Duy Thức cũng phát đi lá thư ngỏ, kêu gọi mọi giới trong và ngoài nước hãy quan tâm đến tình trạng của ông Thức. Và đây có lẽ là lá thư ngỏ đầu tiên phát đi không có ý định gửi cho bất kỳ một cơ quan nào nhà nước hay nhân vật lãnh đạo hiện thời, mà chỉ nhằm gửi đến người dân Việt Nam. Nói mọi cách nào đó, lá thư ngỏ này thể hiện tuyệt đối tinh thần kiên cường của ông Trần Huỳnh Duy Thức là "không van nài, không xin xỏ".

Lời kêu gọi của thư ngỏ nhấn mạnh rằng :

"Hãy gọi tên Trần Huỳnh Duy Thức, như một cách gọi tên công lý phải được thực thi, trên mọi trang mạng xã hội, mọi phương tiện giao tiếp của thế giới phẳng.

Hãy nhắc tên Trần Huỳnh Duy Thức ở mọi cơ hội trò chuyện trực tiếp và giải thích về quyền con người và đạo đức của một nhà cầm quyền.

Xin mọi thánh lễ Công giáo, nhật tụng Phật giáo hay các buổi cầu nguyện của Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành… hãy dành chút thời gian đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức trong việc đòi công lý, bày tỏ một chính kiến ôn hoà trước một hiện thực bị che giấu.

Lên tiếng cho Trần Huỳnh Duy Thức hôm nay, là lên tiếng cho chúng ta và quê hương ngày mai, với niềm tin mãnh liệt rằng con người Việt Nam không bao giờ từ chối lẽ phải, không bao giờ né tránh sự thật".

Ngay sau khi thư ngỏ này phát đi, danh sách những người quyết đồng hành tuyệt thực cùng với Trần Huỳnh Duy Thức đã nhanh chóng tăng lên từng ngày, hiện đã vượt con số 60 người, bao gồm, sinh viên, công nhân, thầy tu, bác sĩ… trong số đó có những người quen thuộc với giới bất đồng chính kiến như tù nhân lương tâm Lê Thăng Long, Điều phối viên Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Phạm Bá Hải, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà văn Phạm Đình Trọng…

Thầy Thích Ngộ Chánh, một trong những người đầu tiên tuyệt thực đồng hành, từ Lâm Đồng, nói rằng "Những gì ông Thức đang làm, cho thấy ông là một người vô ngã, vị tha với tấm lòng cho quê hương đất nước, vì vậy tôi đồng hành là để kêu gọi thêm sự quan tâm đến trường hợp của ông".

Vy Nguyễn, một trong những người tuyệt thực đồng hành cho biết không chỉ riêng cô, mà cả gia đình đều ủng hộ việc cô lên tiếng đồng hành với ông Trần Huỳnh Duy Thức. Thậm chí các anh của cô cũng sẳn sàng tuyệt thực đồng hành bên cạnh cô.

Có tin, có thể một số người tuyệt thực đồng hành cùng ông Trần Huỳnh Duy Thức sẽ tập hợp tuyệt thực, bất chấp việc có thể bị đàn áp.

Nói trên đài Á Châu Tự Do, bà Trần Diệu Liên, chị gái TNLT Trần Huỳnh Duy Thức nới rằng gia đình hết sức cảm động và ấm lòng khi thấy có nhiều người chia sẻ ước mơ và hoài bão của ông Trần Huỳnh Duy Thức trong lúc này. "Chỉ cần mỗi con người với một chút sức,thì chính quyền sẽ phải lắng nghe và đối thoại", bà Trần Diệu Liên nói.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 08/09/2048 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn