Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đại học tinh hoa của Vin : hiểu thế nào cho đúng ?

Nguyễn Hiền, VNTB, 14/11/2019

VinUni - dự án đại học trực thuộc Vingroup - công bố định hướng tuyển sinh cho năm học 2020 – 2021 cho 3 ngành : Kinh doanh Quản trị, Khoa học sức khỏe, Kỹ thuật và Khoa học máy tính. Chỉ tuyển sinh viên tinh hoa, chi phí đào tạo dự kiến 35.000 - 40.000 USD.

vin1

Phối cảnh trường Đại học VinUni

Để tiệm cận với thuật ngữ ‘tinh hoa’, Vin công bố có hai đối tác chính là Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania, thuộc nhóm Đại học Ivy League và trong Top 20 Đại học tốt nhất toàn cầu. Bên cạnh đó, VinUni cũng mở rộng hợp tác với các Đại học Tinh hoa tại Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ, Úc… nhằm đặt nền tảng cho hệ thống quản trị đại học tinh hoa, đặc biệt trong tuyển sinh, tuyển dụng, chương trình, phương pháp cũng như cơ sở vật chất, công nghệ.

Nhưng liệu tinh hoa có thể được hiểu là học phí cao ngất, chỉ tuyển lớp tinh hoa và có các đối tác tinh hoa ?

Ở chừng mực nào đó, thì Vin đang theo đuổi đúng bản chất của một trường đại học tinh hoa, bao gồm học phí và trình độ tuyển sinh đầu vào.

Trên thế giới hiện nay, nhóm trường đại học tinh hoa có 70 trường với nguồn tuyển sinh hạn chế. Nhưng ở các trường đại học tinh hoa, thì đặc trưng chung vẫn là đa dạng tầng lớp sinh viên, nơi chứa đựng hoàn cảnh kinh tế từ thượng lưu đến hạ lưu. Và điều để thuyết phục hội đồng trường cho phép những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn được đặt chân vào khuôn viên trường chính là khả năng học tập tinh hoa.

Học phí cao, sinh viên thông minh, giáo sư hàng đầu, cơ sở vật chất hiện đại, đó là những gì có thể thấy ở The Ivy League, The Little Little Ivies, The Seven Sister School, MIT, Stanford, và những trường khác ở Mỹ.

Học phí dự kiến của Vin là 40.000 đô-la Mỹ là cao, nhưng so với ‘nhu cầu’ mà tầng lớp trung lưu và thượng lưu đề ra thì con số này rất nhỏ. Bởi một trường đại học ‘tinh hoa’ sẽ đào tạo ra những con người ‘lãnh đạo’ (hoặc thống trị) trong các ngành nghề xã hội, thậm chí là cả mặt chính trị.

Đường hướng chiến lược của Vin trong mảng ‘tinh hoa’ là thông minh, dựa trên dự báo năm 2035 có 30% dân số là trung lưu, và một lịch sử quốc gia ‘khoa bảng’ vẫn ngự trị trong tâm lý người Việt. Một cách tiếp cận đầy tính kinh doanh dựa trên thế hệ X giàu có.

Điểm cần phải thừa nhận, nếu mô hình đại học tinh hoa của Vin theo sát chương trình tinh hoa thế giới, và ngăn ngừa sự tham nhũng hay lạm quyền để đưa ‘COCC’ vào trong môi trường này thì thượng tầng kiến trúc của Việt Nam trong tương lai cũng có nhiều có sự thay đổi theo hướng ‘chính khách’ có tầm nhìn và khả năng lãnh đạo hơn. Và Vin trở thành cái nôi, hưởng lợi từ một chiến lược chính trị tiệm cận, dễ dàng chi phối trong một hệ sinh thái chính trị mà lợi ích nhóm quyền - tiền đan xen lẫn nhau thông qua giáo dục tinh hoa.

Thế nhưng, khi xác lập được các cơ sở ban đầu để đào tạo ‘tinh hoa’, thì chất lượng và nội dung giảng dạy cũng phải ‘tinh hoa’. Ba cốt lõi của nền giáo dục thời Việt Nam Cộng hòa gồm ‘khai phóng – dân tộc – nhân bản’ phải được áp dụng để cho ra lò tầng lớp tinh hoa thực sự, nơi mà người dạy có tinh thần giáo chức, và sinh viên có đạo đức. ‘Chủ nghĩa cách mạng, Chủ nghĩa xã hội’ phải được đặt bên ngoài chương trình đào tạo. 

Đại học tinh hoa : vì sao chỉ có mỗi Vin ?

Tại Việt Nam, khi đề cập đến yếu tố tinh hoa về mặt giáo dục, kể cả đào tạo các sản phẩm tinh hoa để giữ các vai trò chủ chốt trong nền kinh tế - xã hội thì không thể không đề cập đến Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ; Đại học Bách Khoa, và Đại học Y - Dược (Hà Nội, Tp. HCM).

Khi Vin hướng tới đại học tinh hoa để đào tạo những công dân toàn cầu thì Vin cũng đang góp một phần trong tỷ lệ dốc sức cho sự thay đổi của nền kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam trong tương lai. Thế nhưng, để đạt được một kết quả mang tính tổng lực hơn như thế, thì Vin sẽ phải là một phần của kế hoạch tinh hoa thuộc nền giáo dục Việt Nam.

Tại Trung Quốc, xuất hiện Liên minh C9, là nhóm liên kết 9 trường đại học có tiếng của nước này, được bảo trợ bởi dự án 985 của Chính phủ Bắc Kinh nhằm phát triển giáo dục đại học. Liên minh C9 chiếm 3% nhà nghiên cứu của toàn Trung Quốc, nhưng ấn hành 20% sản phẩm học thuật quốc gia và được trích dẫn lại 30%, được hưởng 10% chi phí nghiên cứu khoa học của quốc gia này.

Tất nhiên, không phải liên minh là nhằm 'thành lập một cộng đồng để giữ cho tinh thần và ngọn lửa của chủ nghĩa cộng sản tồn tại', mà là nhằm tối đa hóa trong chiến lược phát triển quốc gia phù hợp với tinh thần hội nhập quốc tế. Và đó mới chính là phát huy tính chất triệt để của tinh hoa.

Vin có thể làm tốt, nếu như Vin có đường hướng đầu tư giáo dục tốt, vượt ra khỏi khuôn khổ của nền giáo dục Việt Nam hiện tại, nơi tư tưởng học thuật được coi trọng, tinh thần dân tộc được khai mở và nhân bản là nền tảng cốt lõi. Tất nhiên, như đã đề cập ở trên, để tạo ra một sự chuyển biến lớn cho Việt Nam, thì Vin phải nằm trong một liên minh giáo dục với tư tưởng tương đồng với sự hỗ trợ từ chính Chính phủ Việt Nam. Còn ngược lại, nếu chỉ là cuộc chơi một mình do Vin đề ra, thì VinUni chỉ thuần túy là một sản phẩm kinh doanh đóng góp vào hệ sinh thái Vingroup, với sản phầm đầu vào là tiền và đầu ra là cai trị đám đông.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 14/11/2019

*****************

VinUni liệu có cô đơn và tự do ?

Tâm Don, VNTB, 15/11/2019

Tập đoàn Vingroup của tỉ phú giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng, đang bộc lộ rất nhiều tham vọng. Vào giữa tháng 11/2019, báo chí nhà nước truyền đi thông tin gây rúng động : đại học VinUni sẽ tuyển sinh trong năm học 2020- 2021 với mức học phí 35.000- 40.000 USD/năm học.  Bà Lê Mai Lan, Phó chủ tịch tập đoàn Vingroup, cho rằng "VinUni không phải là đại học của những người giàu. Đại học VinUni theo mô hình tinh hoa mới mà nội hàm của từ tinh hoa chính là tài năng". Khát vọng của VinUni liệu có được thỏa mãn hay vỡ vụn ?

vin2

Bài viết này không phân tích về mức học phí cao ngất mà VinUni đưa ra, chỉ đề cập đến nguồn gốc tạo nên giá trị của một trường đại học. Không như kỳ vọng của các nhà giáo dục đến từ Mỹ, Đại học Fulbright đã thất bại. Một sự thất bại vì sự áp đặt vô lý đến từ phía Việt Nam, và sự thất bại này có lẽ là bài học quý giá để VinUni soi chiếu cho các quyết định của mình. Vào tháng 5-2016, sau khi công bố chính thức thành  lập Đại học Fulbright Vietnam (FUV), nhiều nguồn tin ở Việt Nam và nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho biết, FUV đã từ  chối các  môn  học  Marx-Lenin và tư tưởng Hồ  Chí Minh. Khóa học đầu tiên  của FUV khai  giảng vào tháng 9-2016 đã không có các môn học này. FUV với những nhà sáng lập người Mỹ vốn tôn trọng tự do học thuật không hề muốn các môn học vô bổ Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh xuất hiện trong FUV, làm mỏi mệt các sinh viên, qua đó nâng cao tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của sinh viên. Nhưng ước muốn của những người sáng lập FUV đã nhanh chóng bị chặn đứng.

Trong hai ngày 04 và 05/8/2017, nhiều tờ báo ở Việt Nam loan tải thông tin : Trường Đại học Fulbright (FUV) sẽ dạy triết học Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Báo Thanh Niên cho biết : "Ngày 4/8, phát biểu tại hội thảo về Giáo dục khai phóng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trường Đại học Fulbright Việt Nam Đàm Bích Thủy cho biết trường sẽ dạy triết học Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình học nhưng cách dạy sẽ khác biệt so với các trường khác.  Những nội dung này sẽ nằm chung trong lịch sử của triết học hoặc lịch sử, văn học Việt Nam.

Bà Thủy cho biết đặt Karl Marx cùng những nhà triết học khác của Đức để nhìn thấy sự phát triển tư tưởng triết học của Đức, để xem dòng chảy (tư tưởng) là như thế nào, tại sao đến lúc đó thì chủ nghĩa Marx xuất hiện. Đó là cách Trường Đại học Fulbright sẽ dạy". 

Báo Thanh Niên dẫn tiếp lời bà Đàm  Bích Thủy :  "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần trong lịch sử VN, đặt tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong lịch sử Việt Nam hoặc văn học Việt Nam thì tôi hy vọng rằng trong vài năm tới, đó không còn là môn bắt buộc nữa mà sinh viên sẽ cảm thấy rất thú vị".

VinUni liệu có biết FUV đã từ chối các môn học Marx- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng sau đó đã buộc phải giảng dạy các môn Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh? VinUni liệu có biết rằng, chỉ vì phải bắt buộc giảng dạy các môn này, uy tín của FUV đã giảm sút rất nhiều?

Điều gì tạo nên giá trị của một trường đại học? Có giáo viên giỏi và có sinh viên giỏi? Có giáo viên giỏi và sinh viên giỏi chỉ là một yếu tố của giá trị, điều làm nên tất cả các giá trị chính là tự do.

Hệ thống đại học của nước Đức vào cuối thế kỷ 18 đã trở nên quá thua kém hệ thống đại học Anh rất giàu tính nhân văn. Vào đầu thế kỷ 19, hai nhân cách lớn của nước Đức là hai anh em Wilhelm và Alexander von Humboldt đã xác lập một hướng đi mới cho đại học đức, đó là, CÔ ĐƠN VÀ TỰ DO. Giá trị của trường phái đại học Đức, hay còn gọi là đại học Humboldt có thể được tóm tắt như sau: " Đó là một định chế trong đó những người giảng dạy và người đi học quy tụ lại như những người nghiên cứu bình đẳng trong sự thống nhất của nghiên cứu và giảng dạy để truy tìm khoa học thuần túy trong sự cô đơn và tự do, và qua quá trình này đạt tới sự hoàn thiện về tinh thần và đạo đức. Hai trụ cột chính của các nguyên lý là nghiên cứu và tự do học thuật. Khoa học trở thành hình thức của cuộc sống, triết lý sống và là nòng cốt của giáo dục"(Nguyễn Xuân Xanh, Đại học- định chế giáo dục cao thay đổi thế giới, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố HCM, năm 2019, trang 24).

Với nguyên tắc sống còn CÔ ĐƠN VÀ TỰ DO- được đi trên con đường mình lựa chọn, được dạy những điều mình muốn dạy, được học những điều mình muốn học, được tự do nghiên cứu, đại học Đức- đại học Humboldt đã nhanh chóng trưởng thành, qua đó góp phần tạo nên sự thịnh vượng của nước Đức. Vào đầu thế kỷ 20, các giải thưởng khoa học Nobel đa phần lọt vào tay các nhà khoa học Đức. Ngay từ giữa thế kỷ 19, sinh viên Anh, Mỹ, Pháp và nhiều nước khác đã kêu gọi: Hãy học tiếng Đức và đến Berlin học đại học!

Ngay từ giữa thế kỷ 19, Mỹ và Anh đều nhận ra giá trị của đại học Đức là tự do và nghiên cứu, và nhận ra sự tụt hậu của hệ thống đại học của mình. Và cũng ngay lập tức, Mỹ và Anh đã áp dụng các nguyên tắc của đại học Đức vào hệ thống đại học của mình để tạo nên giá trị nhân văn và nghiên cứu của đại học Anh, giá trị nhân văn- nghiên cứu và dịch vụ của đại học Mỹ. Nhờ áp dụng các nguyên tắc của đại học Đức, các đại học Anh và đặc biệt là đại học Mỹ đã có được những giá trị sáng chói và tiếp tục giữ vững danh hiệu hai nền giáo dục đại học hàng đầu của thế giới.

Cũng ngay từ cuối thế kỷ 19, hai quốc gia ở Châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc đã áp dụng mô hình đại học Đức và cũng đã tạo được những thành tựu rực rỡ.

Không như các quốc gia khác đang rùng rùng chuyển mình về phía trước, Việt Nam vẫn đang tự bó buộc mình trong những điều cũ càng, bẩn thỉu. Nền đại học của Việt Nam cũng bị bó mình trong những điều cũ càng, bẩn thỉu ấy. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh, người chuyên nghiên cứu về đại học, trong cuốn Đại học- định chế giáo dục cao thay đổi thế giới, có những dòng viết cay đắng: " Nền đại học Việt Nam hiện nay đang thua thiệt so với đại học trong khu vực một cách "bất bình thường" và khó hiểu. Các nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước đã rất bức xúc từ vài thập niên qua về tình trạng suy thoái của đại học Việt Nam. Có điều gì không ổn giữa tiềm năng trí tuệ và hiện thực đại học Việt Nam. Thiếu định hướng, thiếu mạnh dạn, quyết tâm, thiếu ý thức về sứ mạng và sức mạnh của đại học như chìa khóa trong việc canh tân đất nước, thiếu hiểu biết tổ chức một đại học nghiên cứu hiện đại, thiếu những đòn bẩy như một chế độ trọng đãi nhân tài, thêm vào đó một bộ máy hành chính nặng nề, sự quan tâm chưa đúng mức từ phía những người có trách nhiệm cao nhất, quản lý đại học thiếu tinh thần khai sáng, đó có lẽ là những cái đã ngăn chặn sự phát triển đại học Việt Nam mấy thập niên qua"(trang 142).

Từ nhiều năm qua, nhiều nhà khoa học, nhiều giáo viên đại học đã cho rằng, nguyên nhân khiến đại học Việt Nam ngày càng lạc hậu chính là bị chính trị hóa nặng nề, không có tự do học thuật, không có quyền tự chủ. Chỉ riêng việc vào năm 2017 đại học Fulbright Việt Nam đã phải ngậm đắng nuốt cay giảng dạy các môn Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trước sức ép quá lớn của chính quyền Việt Nam, đã nói lên rằng,  không hề có tự do học thuật, tự do nghiên cứu, tự do giảng dạy cho đại học Việt Nam dù đó là một trường đại học có yếu tố nước ngoài.

VinUni là một trường đại học của doanh nghiệp Việt Nam, liệu có can đảm tiếp thu tinh thần CÔ ĐƠN VÀ TỰ DO của đại học Đức? VinUni liệu có dám chối bỏ các môn Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không cho dạy các môn này trong ngôi trường của mình? Nếu VinUni không có tinh thần cô đơn và tự do, nếu VinUni cho dạy các môn Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, VinUni cũng chỉ là một đại học tự bó buộc mình trong những điều cũ càng và bẩn thỉu.

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 15/11/2019

Additional Info

  • Author Nguyễn Hiền, Tâm Don
Published in Diễn đàn
vendredi, 25 octobre 2019 16:25

Cà phê không… bình yên

Người trồng cà phê ở Tây Nguyên đang ở trong tâm trạng rối bời, ăn không ngon, ngủ không yên. Giá cà phê thấp, thiếu nhân công thu hoạch và chi phí nhân công cao vọt đang làm cho người trồng cà phê điêu đứng.

caphe1

Thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên

Giá cà phê quay đầu giảm mạnh

Người trồng cà phê ở Tây Nguyên hiện đang trong tâm trạng rối bời. Ngày 22/10, giá cà phê tại Đắk Lắk xuống mức thấp, chỉ còn 31.200đ/kg, tại Đắk Nông và Gia Lai là 31.100đ/kg, còn tại Lâm Đồng là 31.000đ/kg. Có nghĩa là, so với một thời gian giữa tháng 10/2016, mỗi kg cà phê rớt giá 15.600đ.

Nhiều người trồng cà phê ở Đắk Lắk và Đắk Nông cho rằng, với mức giá của ngày 22/10 này họ không lãi nhiều, và cuộc sống sẽ rất điêu đứng. " Cà phê rớt giá sâu quá, người trồng cà phê không rầu rĩ mới là chuyện lạ", nhiều nông dân cà phê nói. " Điều người làm cà phê quan tâm nhất là giá cả. Sản lượng cao cũng tốt nhưng quan trọng nhất là giá tốt, nghĩa là giá cao. Chúng tôi hy vọng giá sẽ tốt trở lại như cách đây vài ba năm. Nhưng, tại thời điểm tháng 10 này, nếu giá không tốt, người làm cà phê cũng phải buộc lòng bán đi một ít để trả nợ ngân hàng, để trang trải nhiều khoản chi phí khác", ông Nguyễn Đức Trọng, một nông dân cà phê ở huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng nói.

"Giá đã xuống thấp quá. Nếu giá xuống thấp nữa thì lấy gì mà đầu tư cho vụ tới đây ?", chị Nguyễn Thị Phương ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng than thở.

Tại sao giảm mạnh ?

Vào thời điểm hiện tại, các chuyên gia trong thị trường cà phê Việt Nam không đưa ra bất cứ một bình luận, nhận định và dự báo công khai nào về thị trường cà phê cả. Tuy nhiên, nhiều người sành sỏi, có thâm niên lăn lộn trong thị trường cà phê Việt Nam vẫn âm thầm bình luận và nhận định. Một chuyên gia về giá cà phê của Inexim Đắk Lak đề nghị giấu tên cho rằng, trong suốt hơn hai tháng qua, đồng USD của Mỹ luôn luôn mạnh so với đồng Euro và các đồng tiền mạnh khác cùng với căng thẳng thương chiến Mỹ- Trung khiến cho giá cả nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê đã quay đầu giảm mạnh. "Chỉ khi kinh tế khu vực đồng Euro ổn định và mạnh lên kéo theo sự tăng giá của đồng Euro, thúc đẩy nhu cầu tăng tiêu thụ cà phê, giá cà phê Việt Nam sẽ tăng lên. Nhưng, thật tình không biết vào thời điểm nào khu vực kinh tế Euro sẽ ổn định và tăng trưởng trở lại ? 6 tháng hay một năm nữa ? Mong là sớm hơn", chuyên gia này nói.

Ông Trần Quang Bình, một chuyên gia độc lập về thị trường cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh lại lý giải giá cà phê giảm mạnh theo một cách nhìn khác. Chuyên gia này cho rằng, các nhà rang xay cà phê hàng đầu thế giới có đủ dữ liệu và cơ sở để tin rằng, vụ mùa cà phê robusta năm nay của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung vẫn là một vụ mùa có năng suất và sản lượng ổn định như năm ngoái. Ông dẫn chứng, vào tháng 9 vừa qua, một quốc gia ở Trung Mỹ đã xuất khẩu một lượng cà phê robusta tăng 216% so với tháng 8. Đó là dấu hiệu của một vụ mùa có sản lượng cao trải dài từ Tây sang Đông. Ông còn đưa ra một dẫn chứng khác, vào ngày 01/10 vừa qua, khi Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (Vicofa) đưa ra nhận định, niên vụ cà phê robusta năm 2018-2019 của Việt Nam sụt giảm từ 15-20% sản lượng so với niên vụ trước, hãng tin kinh tế có uy tín Bloomberg cho rằng ước đoán này không chính xác, sản lượng cà phê của Việt Nam chỉ giảm 5-7% mà thôi. Ngay lập tức, ước đoán của Vicofa và nhận định của Bloomberg đã nhận được phản ứng từ thị trường : giá cà phê robusta không đi lên theo mong đợi của Vicofa (Việt Nam chiếm 50% sản lượng cà phê robusta của thế giới, về mặt lý thuyết, đủ sức điều khiển giá) mà tiếp tục đi xuống theo nhận định của Bloomberg.

Tin vào ai đây ?

Câu hỏi đặt ra là tại sao thị trường cà phê robusta thế giới không bị cuốn đi theo Vicofa mà bị cuốn đi theo Bloomberg ? Rất nhiều chuyên gia cà phê đã không trả lời được câu hỏi này, và chỉ có một người đưa ra được câu trả lời xác đáng. Anh là Nguyễn Tiến Dũng (tên đã được đổi vì lý do tế nhị, theo yêu cầu của nhân vật đối thoại), một chuyên gia sành sỏi và kỳ cựu trong ngành hàng cà phê robusta của Công ty cà phê Olam- một công ty 100% vốn nước ngoài của một tập đoàn rang xay cà phê hùng mạnh. Anh Dũng cho biết, cách đây 5-6 năm về trước, các tập đoàn rang xay cà phê nước ngoài cũng tương đối tin tưởng vào các ước đoán sản lượng của Vicofa, nhưng 3-4 năm nay họ không còn tin vào các ước đoán đưa ra của Vicofa nữa. Tại sao vậy ? Theo anh Dũng, 4-5 năm lại đây, công nghệ không ảnh từ vệ tinh đã có những bước phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Chính công nghệ này đã giúp các nhà rang xay và nhập khẩu cà phê hàng đầu thế giới xác định con số sản lượng cà phê Việt Nam nói riêng và sản lượng cà phê thế giới nói chung với độ chính xác và tin cậy cao hơn qua việc chụp không ảnh các vùng, tiểu vùng và phân tích chúng bằng các phần mềm chuyên dụng. Bản thân anh Dũng đã được Công ty Olam cử đi học khóa học xác định sản lượng cà phê Việt Nam thông qua không ảnh, nhưng chỉ mới học được vài ngày anh đã bị triệu tập về nước. Theo anh Dũng, Công ty Olam sợ anh Dũng là người Việt Nam nên sẽ có những kết luận không khách quan và chính xác (hạ thấp sản lượng để cà phê Việt Nam có lợi về giá). Đó là lý do thị trường cà phê robusta thế giới phản ứng theo Bloomberg chứ không bị cuốn đi theo Vicofa, theo anh Dũng.

Anh Dũng cho rằng, Việt Nam không dẫn dắt được thị trường cà phê robusta thế giới, đó là một vấn đề lớn cần phải được mổ xẻ và phân tích thấu đáo. "Để dẫn dắt được thị trường này, Việt Nam phải làm rất nhiều việc, trong đó việc đầu tiên là Nhà nước phải trực tiếp hỗ trợ cho người nông dân cà phê chứ không phải hỗ trợ vốn không tính lãi cho một số doanh nghiệp xuất khẩu thu mua tạm trữ. Chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thu mua tạm trữ là một chính sách sai lầm, bởi vì người nông dân không được hưởng lợi gì từ chính sách này cả. Vì khi người nông dân cần bán cà phê trong bối cảnh giá thấp, các công ty được hỗ trợ vốn vẫn mua với gía thấp. Đó là chưa tính đến vấn đề chính sách này vô tình tạo ra những bất bình đẳng trong các hoạt động thương mại giữa các loại hình doanh nghiệp", anh Dũng nói.

Nhân công thiếu và tiền công cao

Các tỉnh trồng nhiều cà phê như Đắk Lak, Đắk Nông vừa mới bước vào vụ thu hoạch cà phê. Nhiều chủ vườn cà phê nhìn trái cà phê chín mọng mà lòng như lửa đốt. Lý do rất đơn giản : không có nhân công để thuê mướn. Họ cho biết, những năm trước đây, cứ vào vụ thu hoạch cà phê, lao động người miền Bắc ồ ạt vào. "Nhiều năm trước đây, lao động ngoài Bắc vô cũng được chào đón. Nhưng càng ngày, lao động ngoài Bắc càng thể hiện tính vô kỷ luật và có nhiều vi phạm thỏa ước lao động. Vài năm lại đây, dân trồng cà phê Tây Nguyên không sử dụng lao động ngoài Bắc nữa, cho dù rất khát nhân công", ông Nguyễn Văn Đề, chủ vườn cà phê ở huyện Cư Mnga, Đắk Lak cho biết.

Ông Đề cũng cho biết thêm rằng, những chủ vườn cà phê may mắn tìm được nhân công thu hoạch phải chi trả chi phí lao động rất cao, khoảng 10 triệu đồng/1 lao động/1 tháng bao gồm tiền lương và chi phí ăn ở. "Chủ vườn phải chịu thôi. Thiếu hụt nhân công mà. Giá thấp và chi phí cao làm cho người trồng cà phê không có lãi, nếu không nói là lỗ. Tôi cho rằng, sang năm sẽ có nhiều người bán vườn cà phê. Sức chịu đựng của người nông dân cũng có giới hạn", ông Đề nói.

Còn khoảng gần một tháng nữa Lâm Đồng mới chính thức bước vào vụ thu hoạch cà phê, thế nhưng, ngay từ đầu tháng 10, nhiều chủ vườn cà phê ở Lâm Đồng phải chạy đôn chạy đáo đến Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận… để liên hệ thuê mướn nhân công. Một nhóm chủ vườn ở huyên Bảo Lâm- Lâm Đồng đã phải chầu chực tại Ninh Thuận trong nhiều ngày để thuê mướn nhân công. "Mình phải mời họ nhậu. Mình phải ứng trước tiền cho họ. Rất tốn kém và mệt mỏi !", một chủ vườn tên là Tuấn nói.

Dù là phụ nữ, nhưng bà chủ vườn Nguyễn Thị Lan ở Bảo Lâm- Lâm Đồng cũng phải đi xe máy tới Ninh Thuận để tìm kiếm nhân công hái cà phê. Cũng như những chủ vườn nam giới khác, bà Lan cũng buộc lòng phải mua bia rượu và mời nhân công nhậu. " Cũng phải nhắm mắt uống với họ vài ba ly để tỏ thân tình. Cũng phải cho họ ứng trước tiền công dù không biết họ có lên Lâm Đồng để hái cà phê cho mình không. Đã liều thì ba bảy cũng phải liều vậy. Có lẽ, tôi sẽ không theo đuổi cây cà phê nữa dù đã quá gắn bó với nó", bà Lan nói.

Cà phê Tây Nguyên đã chuyển từ vị đắng sang trọng sang vị đắng ngắt chua chát.

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 25/10/2019

Published in Diễn đàn

Khoảng hơn 10 năm trước, tại Việt Nam, thuật ngữ xã hội dân sự (civil social) đã trở thành một thuật ngữ thời thượng. Nhiều học giả nhà nước và báo chí nhà nước đã bàn luận về khái niệm xã hội dân sự một cách khá cởi mở. Nhưng rồi, sự sôi nổi và nhiệt tình về xã hội dân sự trên báo chí nhà nước nhanh chóng biến mất, thay vào đó là sự im lặng. Thay vào đó là những quy kết của chính quyền rằng, các tổ chức xã hội dân sự chính là những tổ chức phản động.

hay1

Sự sôi nổi và nhiệt tình về xã hội dân sự trên báo chí nhà nước nhanh chóng biến mất, thay vào đó là những quy kết của chính quyền rằng, các tổ chức xã hội dân sự chính là những tổ chức phản động.

Dù báo chí nhà nước không còn nhắc đến xã hội dân sự, nhưng trên thực tế, ở Việt Nam vẫn xuất hiện các tổ chức xã hội dân sự như là một yêu cầu không thể khác được. Trong các năm 2013 và 2014, khá nhiều tổ chức xã hội dân sự ra đời, có thể kể đến Hội anh em dân chủ, Hội bầu bí tương thân, Mạng lưới bloggers Việt Nam, Hội đồng liên tôn, Hội nhà báo độc lập Việt Nam… Vào tháng 6/2014, 16 tổ chức xã hội dân sự đã có cuộc gặp gỡ tại chùa Liên Trì (Sài Gòn) để bàn luận về hiện tình đất nước. Sự kiện này có ý nghĩa to lớn trong quá trình hình thành và xác lập xã hội dân sự ở Việt Nam trong bối cảnh cả đất nước kể từ ngày bị độc tài đảng trị đã không hề có các tổ chức xã hội dân sự đúng nghĩa. Sau sự kiện diễn ra tại chùa Liên Trì, chính quyền đã không hề đả động đến xã hội dân sự, và chính thức coi các tổ chức xã hội dân sự non trẻ là thù địch.

Nhưng, xã hội dân sự vẫn được một số học giả có tâm huyết và trách nhiệm quan tâm lý giải bằng học thuật. Hai học giả trẻ tuổi là Nguyễn Khắc Giang và Nguyễn Quang Thái ở Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) vào năm 2018 đã cho ra đời công trình "Xã hội công dân Việt Nam dưới góc nhìn thể chế" (sách tham khảo). Công trình này được Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản rất thầm lặng vào cuối năm 2018. Không hề có bài điểm sách, bài bình luận sách nào về công trình nghiên cứu rất công phu này. Cũng dễ hiểu thôi, khi mà hai học giả trẻ tuổi đã phải dùng khái niệm xã hội công dân thay cho khái niệm xã hội dân sự. Dù không thích suy đoán và suy diễn, nhưng những người yêu sách ở Việt Nam đều có chung nhận định rằng, hai học giả trẻ phải dùng một khái niệm tiếng Việt khác (dù vẫn chú thích bằng tiếng Anh), và không sử dụng chiến dịch truyền thông để quảng bá cho cuốn sách hay nhằm tránh sự dòm ngó và kiểm duyệt của chính quyền.

Có gì đặc sắc trong cuốn "Xã hội công dân Việt Nam dưới góc nhìn thể chế" ?

Nếu như học giả Eamonn Butler trong cuốn "Những nền tảng của xã hội tự do" cho chúng ta biết rằng, tự do không phải là một sản phẩm của Châu Âu mà là sản phẩm của Châu Á từ 2000 năm trước, thì hai học giả trẻ tuổi người Việt cũng cho chúng ta biết những điều thú vị không kém, rằng, người Châu Âu khi đến Châu Á vào thế kỷ 13 đã ngạc nhiên về các tổ chức xã hội dân sự ở Châu Á. Cuốn sách của của hai học giả Việt cho biết : "Marco Polo, nhà thám hiểm phương Tây khi đến Hàng Châu (Trung Quốc) vào thế kỷ 13, cho rằng, ông ấn tượng bởi thành phố sầm uất này có những "tổ chức thiện nguyện" mang tính hiệp hội rất mạnh như nhà tế bần, trại dưỡng lão, những phường hội kinh doanh… (Edward, 2004). Có lẽ khắp những đô thị phồn hoa của Châu Á trong thời kỳ trung cổ, từ Nhật Bản, Hàn Quốc, cho đến Việt Nam, những tổ chức mang tính hiệp hội như vậy cũng đã tồn tại rất mạnh mẽ.

Những xã hội mang đậm ảnh hưởng của Khổng tử và hơi hướng Phật giáo ở Đông Á có những đặc điểm rất gần với ý tưởng xã hội công dân ở phương Tây. Trước hết, việc đề cao "việc chung" lên trước "việc riêng", tinh thần cộng đồng, triết lý hòa hợp giữa cá nhân trong xã hội là những cấu phần tư tưởng quan trọng về xã hội công dân của các triết gia phương Tây như Tocqueville hay Putnam. Thứ hai, cùng với sự phát triển kinh tế như đề cập ở trên, các tổ chức hiệp hội phôi thai, đại diện cho quyền lợi của những nhóm dân cư khác nhau ra đời và phát triển rất mạnh ở các đô thị Châu Á như các phường, hội kinh doanh, thủ công mỹ nghệ, thi ca, nhạc họa…" (trang 8 và 9, sách đã dẫn).

Về sự hình thành và phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam, cuốn "Xxã hội công dân Việt Nam dưới góc nhìn thể chế" cho rằng, "xã hội Việt Nam từ trước đến nay, với đặc trưng của văn hóa làng xã, mang nặng tính kết nối tự nguyện, đã xuất hiện nhiều dạng thức mà hiện nay được tập hợp chung trong nhóm "xã hội công dân", như, hội, phường, dòng họ, phe giáp… vốn được khai thác, sử dụng để hợp tác và tương trợ không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà còn trong các hoạt động khác nhau của đời sống…

Không gian công dân mang tính bán tự nguyện ở làng quê Việt Nam trở nên tự nguyện hơn khi dịch chuyển từ xã hội làng xã sang phường, hội ở các đô thị lớn như Thăng Long, Vân Đồn, Hội An. Qua các thời kỳ lịch sử, hệ thống phường, hội kinh doanh phát triển rất mạnh, là chỗ dựa cho việc phát triển cộng đồng kinh doanh ở đây" (trang 14 và 15, sách đã dẫn).

Có một điều đặc biệt trong cuốn sách "Xã hội công dân Việt Nam dưới góc nhìn thể chế", đó là cuốn sách đánh gia cao về xã hội dân sự thời Việt Nam thuộc Pháp và miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Đánh giá về xã hội dân sự Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến nay, hai học giả Nguyễn Khắc Giang và Nguyễn Quang Thái cho rằng, không gian xã hội công dân bắt đầu được trao quyền trở lại cho tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội độc lập phát triển mạnh ; hệ thống pháp luật về tổ chức xã hội phát triển tích cực nhưng chưa đầy đủ ; nhà nước nắm quyền kiểm soát không gian xã hội công dân qua chính sách, quản lý nhà nước, và các tổ chức quần chúng. Từ đánh giá chung đó, hai học giả đã có một cái nhìn điềm tĩnh về xã hội công dân Việt Nam hiện tại : "xã hội công dân, với tư cách là một định nghĩa phương Tây, đòi hỏi những điều kiện mà ở Việt Nam trên thực tế chưa tồn tại. Việc có một "không gian công cộng" hoàn toàn tách biệt khỏi nhà nước, và thậm chí đối lập với nó, ở điều kiện của Việt Nam hiện tại là không thể. Chính vì thế, cần phải xét "xã hội công dân" và "tổ chức xã hội" ở Việt Nam với góc nhìn đặc trưng hơn, và có những đánh giá mang tính thực tiễn hơn" (trang 23, sách đã dẫn). Đánh giá điềm tĩnh của hai học giả trẻ tuổi cần được hiểu rằng, các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng được hưởng lương từ ngân sách hoặc được ngân sách tài trợ một phần không phải là những tổ chức xã hội dân sự- tổ chức xã hội công dân mà chính là những tổ chức nối dài của chính quyền và đảng cầm quyền.

Ở một đất nước từ lâu vắng bóng tự do học thuật, vắng bóng những nhà nghiên cứu độc lập, cần phải ghi nhận rằng, việc hai học giả trẻ tuổi Nguyễn Khắc Giang và Nguyễn Quang Thái tiên phong và can đảm lao vào nghiên cứu một phạm trù nhạy cảm trong nhận thức của chính quyền là một hành động có trách nhiệm của những người có tâm huyết với sự tồn vong của đất nước. Nếu các học giả ở các xứ sở tự do được đi trên con đường thẳng tắp, thì hai học giả Nguyễn Khắc Giang và Nguyễn Quang Thái buộc phải đi trên những con đường vòng vo và quanh co để truyền tải ý niệm của mình đến công chúng. Bạn hãy đọc "xã hội công dân Việt Nam dưới góc nhìn thể chế" trước khi trách móc họ hay khen ngợi họ ! 

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 23/10/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc có rất nhiều láng giềng, trong số đó có nhiều láng giềng không hề bị ảnh hưởng của Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử như Ấn Độ, Nepal, Nga, Mông Cổ…. Nhưng có rất nhiều láng giềng bị "Trung hóa" như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Myanmar. Những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Trung Quốc đều có chung một đặc điểm : nghèo đói và lạc hậu, cô đơn và bất hạnh.

myanlar1

Sẽ là quá khập khiễng để so sánh bất kỳ nhân vật chóp bu nào của Đảng cộng sản Việt Nam với Thein Sein (phải) - người đã rũ áo tổng thống để xuất gia, sau khi đặt viên gạch dân chủ cho đất nước này. 

Thoát khỏi nanh vuốt nô dịch của Trung Quốc để phát triển là đòi hỏi nóng bỏng của Nhật Bản từ giữa thế kỷ 19. Bằng cách mở cửa để giao thương với Mỹ và Châu Âu, học hỏi văn minh Châu Âu về mọi phương diện, chỉ trong một thời gian ngắn, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc. Khi Nhật Bản xâm chiếm Triều Tiên vào đầu thế kỷ 20, Nhật Bản cũng đã tiến hành xây dựng các chính sách hữu dụng để Triều Tiên thoát khỏi bóng ma Trung Quốc.

Mông Cổ là một điển hình khác về sự thoát Trung. Khi còn là một quốc gia có ý thức hệ cộng sản và bị kẹp giữa hai ông lớn cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc, Mông Cổ đã chủ động chọn bạn Liên Xô ít nô dịch hơn, ít tráo trở hơn. Khi trở thành một quốc gia dân chủ, Mông Cổ đã không chọn bạn là hai người láng giềng khổng lồ mà chủ động chọn hai người bạn Mỹ và Nhật Bản.

Myanmar là một quốc gia láng giềng khác của Trung Quốc đang tái xác lập nền dân chủ. Đất nước này tự ý thức được rằng, nếu không thực hiện các chính sách thoát Trung, Myanmar không thể đi trên con đường dân chủ. Myanmar thoát Trung Quốc như thế nào ?

Khi được Anh trao trả độc lập vào tháng 01/1948, Myanmar là một quốc gia dân chủ. Năm 1962, Myanmar trở thành một nước xã hội chủ nghĩa sau cuộc đảo chính do tướng Ne Win cầm đầu và thực hiện. Ngày 30 tháng 3 năm 2016, ông Htin Kyaw trở thành tổng thống dân sự đầu tiên sau một cuộc bầu cử tự do, đánh dấu việc tái xác lập nền dân chủ ở Myanmar.

Myanmar hay còn gọi là Miến Điện là quốc gia không cộng sản đầu tiên thừa nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào ngày 17/12/1949. Trong giai đoạn từ năm 1950 đến nắm 1961, hai quốc gia này chung sống hòa bình. Giai đoạn năm 1962 đến năm 1971 là giai đoạn thù nghịch giữa hai quốc gia đã một thời hữu hảo. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã bí mật ủng hộ Đảng cộng sản Miến Điện để tạo ra cuộc nội chiến trên đất Miến Điện. Đảng cộng sản Miến Điện thành lập năm 1939 được Đảng cộng sản Trung Quốc yểm trợ và hậu thuẫn về tất cả mọi mặt, đã tiến hành đấu tranh vũ trang và bạo lực khủng bố với quân đội Miến Điện với mục tiêu biến Miến Điện thành một đất nước cộng sản. Vào thời kỳ này, Cách mạng văn hóa do Mao đề xướng đã bùng phát dữ dội tại Trung Quốc và lan đến Myanmar có nhiều người gốc Trung Quốc. Những người Myanmar gốc Trung Quốc đã cuồng nhiệt tham gia vào đảng cộng sản Miến Điện, thành lập các đội Hồng vệ binh, tuyên truyền chủ nghĩa vô sản và tư tưởng Mao một cách công khai tại các nhà máy, trường học, công sở và khu dân cư. Cùng lúc đó, tàn quân của Quốc dân đảng ở Miến Điện đã tiến hành tự vũ trang, lập căn cứ và sản xuất thuốc phiện. Đất nước Myanmar gần như rơi vào tình trạng nội chiến mà kẻ giật dây và nuôi dưỡng chính là Trung Quốc cộng sản.

Để thiết lập an ninh trên toàn quốc, chính phủ Myanmar đã chọn giải pháp cực kỳ cứng rắn là tuyên bố ngừng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc từ giữa năm 1967 đồng thời huy động cảnh sát và quân đội trấn áp những cuộc nổi loạn của người Hoa, tống xuất những người Hoa thân Bắc Kinh về Trung Quốc, và càn quét các căn cứ quân sự của đảng cộng sản Miến Điện và tàn quân Quốc dân đảng.

Trong giai đoạn từ năm 1972 đến năm 1987, mối quan hệ Myanmar- Trung Quốc được coi là mối quan hệ thực dụng, hai bên đều có lợi. Do nhu cầu bang giao với Hoa Kỳ và loại Đài Loan để giành lấy ghế ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã chủ động mở các liên lạc ngoại giao với chính phủ Myanmar để nối lại các quan hệ hữu nghị. Năm 1972, Trung Quốc giảm dần sự ủng hộ đối với đảng cộng sản Miến Điện và phối hợp với Myanmar càn quét tàn quân Quốc dân đảng. Năm 1978, trong chuyến thăm đến Myanmar, Đặng Tiểu Bình đã chính thức tuyên bố cắt đứt mọi liên hệ với Đảng cộng sản Miến Điện, qua đó tạo lòng tin với chính quyền và nhân dân Myanmar.

Giai đoạn 1988- đến năm 2010 là giai đoạn hữu nghị "môi hở răng lạnh" giữa Myanmar và Trung Quốc. Vào thời Kỳ này, Myanmar được một tập đoàn quân phiệt cai trị hà khắc, bị thế giới cô lập cả về ngoại giao lẫn kinh tế nên phải ngả hoàn toàn về phía Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh nhiệt tình đứng về quân phiệt Myanmar với mục đích khai thác triệt để các nguồn khoáng sản quý giá của Myanmar và mượn đường Myanmar để tiến xuống vùng biển phía Nam. Dưới áp lực của Trung Quốc, Myanmar đã phải :

01) Chấp nhận nguồn đầu tư đến từ Trung Quốc, và vay tiền của Trung Quốc để giải quyết khủng hoảng kinh tế ;

02) Toàn bộ vũ khí, trang thiết bị của quân đội và cảnh sát đều phải mua từ Trung Quốc :

03) Cho phép Trung Quốc ồ ạt khai thác gỗ, dầu khí, khí đốt và xây các đập thủy điện để chuyển điện về Trung Quốc.

Cho đến thời điểm năm 2010, Myanmar hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc và trở thành con rối của Trung Quốc. Còn người dân Myanmar trở thành nạn nhân quằn quại bởi các dự án kinh tế mang tính thảm sát môi trường và lòng tham vô đáy của những nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.

Khát vọng dân chủ của nhân dân Myanmar và sự tráo trở của chính quyền Trung Quốc đã làm cho Myanmar ngày càng rời xa Trung Quốc. Vào năm 2009, chính quyền và người dân Myanmar đã cực kỳ giận dữ khi phát hiện ra rằng, chính quyền Trung Quốc đã tái vũ trang cho những nhóm sắc tộc người Hoa, người Pao, người Wa và người Kolang để chống lại chính quyền và nhân dân Myanmar. Sự giận dữ của người dân càng lên cao hơn khi các dự án khai thác tài nguyên ở Myanmar do Trung Quốc thực hiện đã làm nảy sinh những thảm họa thiên tai, thảm họa nhân đạo và làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Phong trào bài Trung và thoát Trung dần hình thành ở Myanmar, song hành với nó là khát vọng dân chủ.

Đầu tháng 2/2011,Quốc hội Myanmar đã bầu Thủ tướng mãn nhiệm trước đây là tướng lãnh, ông Thein Sein làm tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm cầm quyền của quân đội. Và, quá trình thoát Trung của Myanmar đã diễn ra, bắt đầu từ các dự án kinh tế.

Vào tháng 8-2018, do lo ngại về vấn đề bẫy nợ của Trung Quốc, chính quyền Myanmar đã quyết định cắt giảm dự án cảng nước sâu Kyauk Pyu do Trung Quốc đầu tư từ quy mô đầu tư 7,3 tỉ USD xuống còn 1,3 tỉ USD. Đây là một cú shock lớn đối với ông Tập Cận Bình- cha đẻ của đại dự án Một vành đai- Một con đường.

Trước đó, vào năm 2014, dự án đường sắt trị giá 20 tỉ USD mở đường cho Trung Quốc tiến ra Ấn Độ Dương qua lãnh thổ Myanmar đã bị hủy bỏ do sự phản đối mạnh mẽ của dư luận Myanmar cũng như sự chậm trễ triển khai dự án của Trung Quốc.

Cũng trong năm 2014, dự án khai thác mỏ đồng Letpadaung trị giá 1 tỷ USD của Công ty TNHH Khoáng sản Vạn Bảo thuộc Tập đoàn Công nghiệp Binh khí Trung Quốc đã bị chính quyền Myanmar rút giấy phép vì lý do không tuân thủ các quy định về an toàn- sức khỏe và môi trường.

Myanmar ngày càng khắt khe với các dự án đầu tư trực tiếp đến từ Trung Quốc. Chính Tân Hoa xã của Trung Quốc xác nhận rằng, đầu tư của Trung Quốc vào Myanmar trong năm 2013 chỉ bằng 10% của năm 2012. Hãng tin này từng thảng thốt kêu lên vào năm 2014 : Rất có thể Trung Quốc đã mất Myanmar !

Trước đó nữa, vào năm 2011, người dân Myanmar và nhiều tổ chức xã hội dân sự đã yêu cầu chính quyền Myanmar đóng cửa, ngừng khai thác đối với hai dự án thủy điện Lahar và Tarpein do Trung Quốc đầu tư xây dựng và khai thác do lo ngại các thảm họa mà hai dự án này có thể gây ra. Chính quyền Myanmar đã nhanh chóng đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Từ tháng 3/2011 đến năm 2012, người dân Myanmar kiên trì phản đối dự án đập thủy điện Myitsone trên sông Irawaddy có tổng vốn dầu tư 3,6 tỉ USD do Trung Quốc đầu tư và xây dựng với lý do dự án này sẽ gây nên các thảm họa môi trường. Vào cuối năm 2012, chính quyền Myanmar đã quyết định đóng băng dự án thủy điện tai tiếng này.

…"Điệp khúc phổ biến ở Myanmar là các khoản đầu tư của Trung Quốc không hỗ trợ sự phát triển bền vững, chuyển giao công nghệ hay các cơ hội việc làm dài hạn, mặc dù tạo ra những tác động tiêu cực dài hạn đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Kết quả là, nhiều tiếng nói ở Myanmar đã yêu cầu phải đàm phán lại và thậm chí là hủy bỏ các hợp đồng của Trung Quốc. Dự án thủy điện Myitsone là một ví dụ thường được trích dẫn vì hợp đồng của nó bị cáo buộc cho phép truyền 90% sản lượng điện của đập này sang Trung Quốc. Hơn nữa, các hợp đồng FDI của Trung Quốc bị cáo buộc là đã không tuân thủ các quy định về môi trường, dọn sạch các chất gây ô nhiễm và đóng thuế cho chính phủ quốc gia", Jonathan T. Chow, phó giáo sư về quan hệ quốc tế, Đại học Ma Cao, Trung Quốc đã viết như vậy trong bài viết "Trung Quốc- Myanmar : Cần hướng tới một mối quan hệ chuẩn mực quốc tế" (1).

Dù chủ động thoát Trung Quốc về kinh tế nhưng nền kinh tế Myanmar vẫn có những phát triển tích cực hướng đến sự bền vững. Năm 2017, Myanmar đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6,4% và tăng trưởng trung hạn lên đến 7,2%. Trong năm tài khóa 2014-2015 đến giữa năm 2018, dù vắng bóng các nhà đầu tư lớn và có trách nhiệm từ Mỹ và phương Tây, Myanmar vẫn thu hút được 30 tỉ USD đầu tư, một nửa trong số đó đến từ Singapore.

Không chỉ thoát Trung Quốc về mặt kinh tế, Myanmar còn mạnh mẽ thoát Trung Quốc về mặt chính trị.

Sau khi lên làm tổng thống, ông Thein Sein ngay lập tức dẫn đầu một phái đoàn bộ trưởng gồm 13 người đến thăm Ấn Độ, và tiến hành ký kết 8 hiệp ước hợp tác quan trọng với Ấn Độ vào ngày 14/10/2011. Tiếp theo đó, vào tháng 11/2011, tổng thống Thein Sein sang Indonesia dự họp Hội nghị cấp cao ASEAN và được trao ghế chủ tịch ASEAN luân phiên. Tiếp đó, tổng thống Thein Sein sang Nhật Bản vào tháng 4/2012 và chính thức được Nhật Bản xóa khoản nợ khổng lồ lên đến 3,77 tỉ USD. Tổng thống Thein Sein không hề viếng thăm Trung Quốc chính thức kể từ khi ông giữ chức và từ chức tổng thống vào tháng 4/2016, điều đó cho thấy ông ta cũng như chính quyền dân chủ non trẻ Myanmar muốn đoạn tuyệt với một Trung Quốc tráo trở và đầy bất trắc. Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2018, không có nguyên thủ quốc gia nào của Trung Quốc thăm chính thức Myanmar.

Trong khi thực hiện tiến trình rời xa Trung Quốc, Myanmar đã nhanh chóng kết thân với Mỹ. Vào ngày 19/11/2012, tổng thống Mỹ B. Obama đã đến thăm Myanmar và trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Myanmar. Sự kiện này đã gây chấn động thế giới. Với hình ảnh xuất hiện trên những chiếc áo thun, những cái ly và thậm chí trên cả những bức tường có hình vẽ theo kiểu graffiti, tổng thống Mỹ Barack Obama đã gây nên cơn sốt tại Myanmar. Một thanh niên Myanmar 28 tuổi, bán hàng rong tên là Thant ZaW Oo nói :"Tôi nghĩ chuyến thăm của ông ấy giúp nhiều cho con đường tới dân chủ của chúng tôi và khích lệ chính phủ Myanmar tiếp tục tiến trình cải cách. Tôi muốn nói với Tổng thống Obama rằng ông ấy hãy thúc giục chính phủ Myanmar tiếp tục con đường dân chủ một cách kiên định và hướng tới nhân quyền toàn diện, điều mà đất nước tôi cần".

Sau đó không lâu, vào ngày 01/12/2012 ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến Myanmar và đã gặp các lãnh đạo Myanmar nhằm thúc đẩy cải cách chính trị, thúc đấy tiến trình dân chủ. Đó là chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ đến Myanmar kể từ năm 1955.

Vào năm 2016, Hoa Kỳ tiến hành xóa bỏ các lệnh trừng phạt đối với Myanmar do Myanmar đã có nhiều tiến bộ trong nhân quyền.

Không hề thăm viếng Trung Quốc, nhưng tổng thống Myanmar, ông Thein Sein đã công du đến Hoa Kỳ hai lần, một lần vào tháng 9/2012, và một lần vào tháng 5/2013. Rõ ràng, đối với tổng thống Thein Sein nói riêng và nhân dân Myanmar nói chung, nước Mỹ và thế giới dân chủ chứ không phải Trung Quốc mới cần thiết đối với Myanmar.

Dù những giá trị dân chủ ở Myanmar còn mong manh và dễ vỡ nhưng Myanmar cũng đã tìm kiếm được những giá trị mới để xác lập cuộc chơi theo chuẩn mực quốc tế, và rời xa Trung Quốc luôn muốn nô dịch, thâu tóm và gây bất ổn.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Myanmar đã thực hiện thành công cú đào thoát ngoạn mục khỏi cái bẫy chông nhọn hoắt mà Trung Quốc chủ động hạ đặt.

Điệp vụ thành công nhanh chóng và nhẹ nhàng của Myanmar liệu có thể trở thành tấm gương sáng để Việt Nam noi theo ?

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 25/09/2019

(1) http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/5743-quan-he-trung-quoc-myanmar-theo-chuan-muc-quoc-te

Published in Diễn đàn
lundi, 23 septembre 2019 07:41

Một thỏa thuận sai lầm ?

Việt Nam đã có một thời mạnh mẽ và quyết liệt trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, thế nhưng tại sao Việt Nam ngày càng hèn yếu trước Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền ? Nguyên nhân nằm ở đâu ?

sai1

Lễ ký kết một thỏa thuận giữa Trung Quốc và Việt Nam với sự hiện diện của những cấp lãnh đạo cao nhất của mỗi nước (News.cn) - Ảnh minh họa

Vì sao sai lầm ?

Luật Biển của Việt Nam là điển hình của sự quyết liệt và mạnh mẽ. Dự án luật biển này được soạn thảo vào khoảng năm 2002, nhưng một số lãnh đạo Việt Nam dưới áp lực khuynh loát của Trung Quốc đã không trình lên quốc hội. Mãi đến ngày 21/06/2012, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Biển với số phiếu áp đảo là 495/496. Tại sao Luật biển được thông qua ? Vào ngày 26/05/2011, ba tàu Hải giám của Trung Quốc đã ngang ngược cắt cáp của tàu thăm dò Bình Minh của Việt Nam đang thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Hàng ngàn thanh niên, trí thức đã biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những chống đối mạnh mẽ của người dân và tiếng nói của những cán bộ về hưu phê phán sự yếu hèn của giới lãnh đạo Việt Nam với Trung Quốc đã buộc nhà nước Việt Nam trình Quốc Hội thông qua Luật Biển xác nhận chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng.

Dù đã có Luật Biển, nhưng tại sao Việt Nam vẫn yếu ớt ? Có phải văn kiện "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" là nguyên nhân làm cho Việt Nam hèn nhát ?

Vào ngày 12/10/2011, báo VnExpress bản điện tử có bản tin "Việt - Trung thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển" (1). Toàn văn bản tin như sau :

"Ngày 11/10, Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển gồm 6 điểm, trong đó có việc thiết lập đường dây nóng cấp chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thông tin.

Trong chuyến thăm tới Trung Quốc hôm qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước.

Trong các văn kiện trên, có văn kiện Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Theo đó, Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nhất trí cho rằng, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.

Hai bên nhất trí căn cứ vào những nhận thức chung mà Lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong vấn đề trên biển, trên cơ sở "Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" năm 1993, xử lý và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc dưới đây :

1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.

3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của "Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC).

Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.

4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.

5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển".

Có một điều rất dễ nhận ra là, bản thỏa thuận này không đề cập đến gì đến việc giải quyết chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm của Việt Nam vào năm 1974 và năm 1988. Tại sao phía Việt Nam không đưa vấn đề hai quần đảo vào thỏa thuận ? Khi không đưa hai quần đảo vào thỏa thuận, có phải Việt Nam đã không có cơ sở lên tiếng phản đối Trung Quốc ?

Điều thứ hai dễ dàng nhận thấy trong bản thỏa thuận này là không có các khoản mục nêu rõ phạm vi thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chính sự mù mờ về phạm vi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trong bản thỏa thuận này đã giúp Trung Quốc ngang ngược hơn trong việc ngang nhiên và phi lý khẳng định chủ quyền đối với biển Đông và bãi Tư Chính, làm cho Việt Nam yếu thế hơn trong việc bảo vệ chủ quyền ?

Điều thứ ba dễ dàng nhận thấy là bản thỏa thuận này nặng về chính trị, qua đó vuốt ve để Việt Nam hành xử nhẹ nhàng với các yêu sách và vụ việc do Trung Quốc gây ra ở biển Đông.

Đã đến lúc Việt Nam thảo luận với Trung Quốc nhằm hủy bỏ, hoặc đơn phương hủy bỏ văn kiện "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" để mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của đất nước ở biển Đông nói chung và bãi Tư Chính nói riêng.

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 23/09/2019

(1) https://vnexpress.net/the-gioi/viet-trung-thoa-thuan-nguyen-tac-giai-quyet-van-de-tren-bien-2207907.html

Published in Diễn đàn

Sau một thời gian ngắn trì hoãn và đắn đo, vào lúc 2 giờ sáng ngày 30/7, tại cảng chuyên dụng dầu khí Vietsovpetro ở Vũng Tàu, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã tiến hành hạ thủy chân đế giàn khoan nặng 14.000 tấn và cao 110 mét để phục vụ cho dự án Sao Vàng- Đại Nguyệt nằm ngoài khơi tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Việc hạ thủy chân đế giàn khoan này sẽ mất khoảng 15 đến 17 tiếng đồng hồ.

pvn01

Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh mới

Theo nguồn tin của VNTB, vào đêm 29/7, PVN và một số quan chức cao cấp của Việt Nam đã có một cuộc họp kín kéo dài đến khuya, và cuộc họp này đã đi đến quyết định : hạ thủy chân đế giàn khoan vào lúc 2 giờ sáng ngày 30/7.

Hôm 29/7, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu- trung tâm của ngành công nghiệp khai thác dầu khí Việt Nam, theo kế hoạch đã được định sẵn, một chân đế giàn khoan sẽ được hạ thủy để phục vụ cho dự án Sao Vàng- Đại Nguyệt. Theo ghi nhận của VNTB, vào chiều tối ngày 29/7, có nhiều nguồn tin trái ngược nhau về sự kiện hạ thủy chân đế giàn khoan này.

Một nguồn tin của VNTB đề nghị dấu tên cho biết, chân đế giàn khoan này đã không được hạ thủy tại cảng chuyên dụng dầu khí Vietsovpetro vào ngày 29/7 như kế hoạch. Theo nguồn tin này, lẽ ra chân đế giàn khoan đã được hạ thủy vào ngày 29/7, sau khi được điều chỉnh phương vị, từ ngày 02/05/2019, tại cảng chuyên dụng dầu khí Vietsovpetro, chân đế giàn khoan này sẽ được xà lan kéo đến dự án dầu khí Sao Vàng -Đại Nguyệt. Xà lan kéo chân đế giàn khoan này là xà lan của Indonesia. Theo nguồn tin này, nhiều bộ phận chức năng của Công ty liên doanh dầu khí Việt- Nga Vietsovpetro, Tổng Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã được thông báo rằng, việc chân đế giàn khoan này không được hạ thủy vào ngày 29/7 là do trục trặc kỹ thuật. Khi được hỏi : "Liệu việc chân đế giàn khoan này không hạ thủy đúng kế hoạch là do trục trặc kỹ thuật hay là do một lý do chính trị nào đó ?" nguồn tin này của VNTB trả lời bằng tiếng Anh rằng : " No comment" (không bình luận).

Trong khi đó, vào lúc 20 giờ ngày 29/7, một nguồn tin khác từ Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) của VNTB cho biết rằng, việc hạ thủy chân đế giàn khoan theo kế hoạch vào ngày 29/7 đã gặp chút ít trục trặc nhưng sẽ được nhanh chóng khắc phục và sẽ được hạ thủy. Tuy nhiên, nguồn tin này đã không cho biết thêm chi tiết.

Theo tìm hiểu của VNTB và các nguồn tin thân cận, trong khuôn khổ dự án biển Đông, sắp tới đây, PVN sẽ hạ đặt một chân đế giàn khoan nặng 14.000 tấn tại bãi Tư Chính, cụ thể là ở lô 39 và lô 40.2 (vị trí cụ thể là 05.1b và 05.1c) ở bể Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 350km về phía Đông Nam, ở mực nước sâu khoảng 120m., qua đó thiết lập một giàn khoan dầu khí. Dự án này, theo kế hoạch, sẽ khai thác dòng khí đốt tự nhiên (gas) vào quý 3/2020. Dự án này không chỉ có ý nghĩa kinh tế đối với Việt Nam mà còn có ý nghĩa khẳng định chủ quyền, lãnh hải của Việt Nam. Dự án dầu khí này nằm trong dự án Biển Đông có sự tham gia của hai tập đoàn hùng mạnh của Nhật Bản là Idemitsu Kosan (Idemitsu Kosan Co.Ltd.,) và Tập đoàn Sumitomo. Một tiến sĩ chuyên ngành địa chất dầu khí biển nói với VNTB rằng, với sự hiện diện của hai tập đoàn hùng mạnh Nhật Bản tại dự án này, chắc chắn rằng, Trung Quốc sẽ không có những động thái cứng rắn và thô bạo. 

Tư liệu của VNTB còn ghi nhận rằng, trước đó, ngày 11/8/2015, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức lễ ký hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 39 va lô 40/2 với Công ty Idemitsu Kosan (Idemitsu Kosan Co.Ltd.,) và Tập đoàn Sumitomo (Sumitomo Corporation).

Theo tìm hiểu của VNTB, dự án Sao Vàng- Đại Nguyệt là một dự án thuộc Dự án Nam Côn Sơn 2 - giai đoạn 2 là một trong những định hướng lớn nằm trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt. Dự án do Tổng công ty khí Việt Nam(PV GAS) làm chủ đầu tư, có công suất thiết kế 7 tỷ m3 khí/năm, nhằm mục tiêu thu gom khí từ các mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt, Thiên Ưng - Đại Hùng và mỏ Sư Tử Trắng - giai đoạn 2 về Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn 2 (GPP2) để sản xuất các sản phẩm LPG, condensate và khí khô thương phẩm, cấp cho các hộ tiêu thụ tại khu vực Đông Nam Bộ. Đây cũng là dự án được kỳ vọng sẽ kích thích hoạt động thăm dò và khai thác tại khu vực nước sâu bể Nam Côn Sơn, đồng thời tạo tiền đề thay thế đường ống Bạch Hổ - Dinh Cố trong chiến lược phát triển lâu dài của PVN và PV GAS.

Trong định hướng tổng thể đó, việc phát triển Dự án khí Sao Vàng - Đại Nguyệt thuộc Lô 05.1b và 05.1c, bể Nam Côn Sơn là tiền đề cho sự phát triển của chuỗi Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 - giai đoạn 2, một trong những dự án trọng điểm của PV GAS. Dòng khí Sao Vàng - Đại Nguyệt đầu tiên dự kiến về bờ vào cuối năm 2020 với tổng trữ lương khí khai thác dự kiến là 16 tỷ m3 khí sẽ góp phần tăng sản lượng khí lên khoảng gần 5 triệu m3 khí/ngày, bổ sung cho các nguồn khí hiện hữu đang suy giảm để cung cấp và đáp ứng nhu cầu của các hộ tiêu thụ tại khu vực Đông Nam Bộ : trong đó nguồn cung khí cho sản xuất điện từ khu vực Đông Nam Bộ chiếm khoảng 22% sản lượng điện cả nước.

Theo tìm hiểu của VNTB, vị trí 05.1b và 05.1c nằm rất gần lô 06.01 mà giàn khoan Hakuryu-5 của Nhật Bản đã khoan và đang khoan thăm dò tại khu vực lô 06.1 bể Nam Côn Sơn từ tháng 5/2019 theo hợp đồng đã ký với các nhà thầu PVN và Rosneft của CHLB Nga. Từ tháng 6-2019 tới nay, tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc đã tiến hành khiêu khích giàn khoan Hakuryu bằng cách lượn lờ quanh giàn khoan này với khoảng cách 2 hải lý, trong khi theo công ước quốc tế biển, các phương tiện phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu 3 hải lý. Vào ngày 27/7 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh ngang ngược nói rằng, Việt Nam đã xâm phạm bãi Tư Chính của Trung Quốc từ tháng 5-2019. Trên thực tế, Việt Nam đã khai thác khí tại lô 06.01 từ lâu. Tại Lô 06.01, vào năm 2000, các liên doanh nhà thầu PVN của Việt Nam, BP của Anh Quốc, Statoil của Na Uy, ONGC của Ấn Độ đã khai thác rất hiệu quả dự án khí Nam Côn Sơn Pipelines từ các mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ.

Liệu chân đế giàn khoan cho dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt "bị trục trặc chút xíu" hoặc "đã không được hạ thủy vào ngày 29/7" mà bất ngờ dời sang 2 giờ sáng ngày 30/7 có liên quan đến vấn đề kỹ thuật hay liên quan đến việc tàu thăm dò địa chấn Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc đang hoạt động địa chấn tại bãi Tư Chính và các tàu hải cảnh Trung Quốc đang quấy nhiễu giàn khoan Hakuryu tại lô 06.01, vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Một nguồn tin của VNTB nói : "Tôi nghĩ là có vấn đề thuần túy kỹ thuật trong đó", nhưng một nguồn tin khác lại cho rằng : "Có quá nhiều bí ẩn. PVN đã có nhiều kinh nghiệm chế tạo chân đế giàn khoan, và có kinh nghiệm trong việc chế tạo toàn bộ giàn khoan. PVN ít khi lỗi hẹn về sản xuất. Có điều gì đó uẩn khuất".

Vào sáng ngày 30/7, một quan chức trong ngành dầu khí, nay đã nghỉ hưu nói với VNTB : "Tất cả 67 lô dầu khí của Việt Nam đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Chúng ta có quyền thăm dò và khai thác. Không ai có thể ép buộc hay bắt chúng ta phải làm điều gì. Dù có chậm trễ, chân đế giàn khoan cho dự án Sao Vàng- Đại Nguyệt cũng đang được hạ thủy. Nó chứng tỏ rằng, Việt Nam và PVN không bị áp lực về chính trị, và không nhân nhượng".

Tâm Don

Nguồn : RFA, 31/07/2019

Published in Diễn đàn

Hàng năm, đại dự án tai tiếng Formosa Hà Tĩnh thải ra khoảng hơn 3.300.000 tấn các loại rác thải rắn. Đây thực sự là con số khổng lồ, khiến nhiều người choáng váng. Theo nhiều người hiểu biết về ngành công nghệ luyện kim, trên thế giới hiếm có nhà máy nào thải ra một lượng lớn rác thải rắn đến vậy. Vậy, các loại rác thải rắn do Formosa Hà Tĩnh gây ra chạy đi đâu ?

rac1

Núi rác thải rắn ở Formosa Hà Tĩnh. Ảnh : nhà báo Nguyễn Dũng

Biến mất trong vòng một nốt nhạc

Một ngày cuối tháng 6-2019, trong cái nắng như thiêu như đốt, trong những cơn gió lào rát bỏng quăng quật, nhà báo già Nguyễn Dũng (tên đã được thay đổi theo yêu cầu) lại lần mò đến dự án tai tiếng Formosa Hà Tĩnh được đặt tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Anh dụi mắt mấy lần, và anh bỗng như người mất hồn. Anh không tin vào một hiện thực. Trước mắt anh đã không còn những núi rác khổng lồ là chất thải rắn do Formosa thải ra. Những núi rác ấy đâu rồi nhỉ ? Nhà báo già đã không tìm được câu trả lời. Ông bối rối, và ông nghi ngờ.

Trước đó, vào ngày 16/04/2019, nhà báo Nguyễn Dũng cũng đã tìm đến dự án tai tiếng Formosa Hà Tĩnh. Ông đã bắt gặp những núi rác thải rắn khổng lồ, và ông đã dùng Ipad chụp những núi rác ấy. Vài ngày sau, những hình ảnh về núi rác thải chất rắn khổng lồ ở Formosa đã gây nên những trận bão mạng kinh hồn, kèm theo đó là sự phẫn nộ.

Rác thải rắn ở Hà Tĩnh chạy đi đâu, đó không chỉ là câu hỏi nhói lòng nhà báo Nguyễn Dũng mà còn là câu hỏi day dứt của nhiều người dân huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Formosa Hà Tĩnh nói gì ?

Hệ thống báo chí nhà nước tuy không có bất cứ bài điều tra nào về môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra, nhưng ít ra họ cũng không làm loa phát ngôn cho Formosa Hà Tĩnh. Nhưng tờ báo địa phương Hà Tĩnh lại là một câu chuyện khác. Tờ báo này liên tục đăng tải thông tin có lợi cho Formosa Hà Tĩnh. Liên quan đến rác thải rắn ở Formosa Hà Tĩnh, báo Hà Tĩnh ngày 01/07/2019 có bài "Nước thải và khí thải của Formosa Hà Tĩnh được kiểm soát 24/24 bằng hệ thống quan trắc tự động" (1) vô tình hé lộ nhiều điều đáng ngờ. Bài báo này có văn phong hành chính đậm đặc, chắc chắn thể hiện một điều rằng, bài báo được viết lại từ các báo cáo, tài liệu bằng văn bản của chính Formosa Hà Tĩnh. Bài báo có đoạn : "Hiện tại, tạp liệu rắn của toàn nhà máy được phân thành 3 loại lớn dựa trên mục đích xử lý và tái sử dụng, trong đó khoảng 98% tạp liệu rắn đã được thu hồi và tái sử dụng, chỉ khoảng 2% không thể tái sử dụng được xem là chất thải và phải chuyển giao ra bên ngoài xử lý. Tình hình quản lý như sau :

Nhóm tạp liệu rắn đã nhận được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy : là sản phẩm có thể tiêu thụ hoặc tiến hành tái sử dụng theo mục đích hợp chuẩn hợp quy để làm vật liệu xây dựng. Hiện tại, xỉ thép, xỉ hạt lò cao, tro bay, thạch cao và tro đáy của FHS (Formosa Hatinh Steel) đều đã nhận được chứng nhận sản phẩm, đang được tiêu thụ và tái sử dụng theo quy định.

Nhóm tạp liệu rắn chứa làm lượng sắt cao : là tạp liệu rắn sản sinh trong quá trình luyện gang, luyện thép và phát điện, được ưu tiên thu hồi tái sử dụng ở trong nhà máy, như bụi thu hồi, bùn chứa sắt… sau khi được thu gom và phối trộn, sẽ được thu hồi về làm nguyên liệu cho công đoạn thiêu kết, hoặc chuyển giao cho các đơn vị có chức năng tái sử dụng để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất.

Nhóm chất thải rắn phải chuyển giao xử lý : là các loại chất thải không thể thu hồi hoặc tái sử dụng trong nhà máy, mới phải chuyển giao cho các đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý, bao gồm rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường (như bùn thải từ quá trình xử lý nước thải sinh hoạt/công nghiệp) và chất thải nguy hại (như bùn thải từ quá trình xử lý nước thải sinh hóa), hiện đều được phân loại theo quy định và lưu chứa an toàn tại 19 kho lưu giữ chất thải của toàn nhà máy, đồng thời chuyển giao cho các đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý".

Ngày 14/05/2019, báo An ninh thủ đô có bài Bộ Tài nguyên và môi trường nói gì về việc xử lý chất thải của Formosa Hà Tĩnh ? (2), theo đó : "Thông tin về phản ánh việc xử lý chất thải tại Khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh sáng nay, 14/05, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của Khu liên hợp Formosa được thu hồi, tái chế, tái tuần hoàn các công đoạn sản xuất khác nhau để giảm thiểu tố đa lượng chất thải ra ngoài môi trường.

Trong đó, nhóm chất thải đã đươc hợp chuẩn, coi là sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, được bán ra bên ngoài hoặc tái sử dụng tại Formosa Hà Tĩnh gồm : xỉ hạt lò cao phát sinh khoảng 5.300 tấn/ngày ; tro bay nhà máy điện phát sinh khoảng 200 tấn/ngày ; thạch cao nhà máy điện phát sinh khoảng 90 tấn /ngày ; tro đáy nhà máy điện phát sinh khoảng 15 tấn/ngày.

Đối với một số loại xỉ thép (gồm xỉ lò chuyển, xỉ đúc, xỉ khử lưu huỳnh) phát sinh khoảng 2.500 tấn/ngày, Formosa Hà Tĩnh đã hợp chuẩn để làm sản phẩm phụ gia xi măng, vật liệu cấp phối.

Tổng khối lượng phát sinh là 1,141 triệu tấn : đã sử dụng khoảng 260.000 tấn, hiện còn khoảng hơn 881.000 tấn được lưu giữ an toàn tại 3 bãi chứa xỉ thép trên bờ.

Riêng đối với 1.334 tấn bùn cán nóng và 28.737 tấn bùn bụi phối trộn do có hàm lượng tổng dầu cao chưa được phép tái sử dụng, Formosa Hà Tĩnh đang lưu giữ an toàn trong thời gian chờ hoàn thành lắp đặt bổ sung thiết bị xử lý".

Rõ ràng, thông tin từ Formosa Hà Tĩnh và thông tin từ Bộ Tài nguyên và môi trường giống nhau, đều mang tính có lợi cho Formosa Hà Tĩnh và trấn an người dân.

Nhưng, có nhiều câu hỏi được đặt ra từ những thông tin này. Các chất thải rắn có nguồn gốc từ Formosa Hà Tĩnh liệu có đủ bảo đảm độ an toàn để làm vật liệu xây dựng ? Dựa vào cơ sở pháp lý và khoa học nào mà các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng lấy chất thải rắn từ Formosa Hà Tĩnh để tạo nên vật liệu ? Những doanh nghiệp nào sản xuất vật liệu xây dựng từ rác thải rắn Formosa Hà Tĩnh ? Các sản phẩm này có tên là gì, dùng vào việc gì, và được tiêu thụ ở đâu ?

Không ai trả lời được các câu hỏi này cả, kể cả người giải đáp vĩ đại nhất là Google. Không tìm được câu trả lời, điều đó có nghĩa rằng, đích đến của rác thải rắn Formosa Hà Tĩnh vẫn còn là một điều hết sức bí ẩn.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng khó lòng tiêu thụ hết hàng triệu tấn chất thải rắn trong vòng một năm.

Rõ ràng, câu hỏi những núi rác thải rắn khổng lồ ở Formosa Hà Tĩnh chạy đi đâu, vẫn phải được tiếp tục đặt ra.

Một hé lộ khác

Ngày 6/04/2019, đại tá Võ Trọng Hải, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn số 495/CAT-CSMTr về việc kiến nghị một số nội dung liên quan đến việc xử lý chất thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS).

rac2

Công văn số 495/CAT-CSMTr

Tại công văn này, Công an Hà Tĩnh đánh giá : "Quá trình hoạt động của dự án Formosa phát sinh rất nhiều loại chất thải, được phân thành 14 nhóm và 64 danh mục với hàng nghìn tên chất thải ; tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh hằng năm là 3.360.500 tấn. Trong đó, các loại bùn thải, xỉ thép phát sinh và tồn kho với khối lượng rất lớn, cụ thể : Bùn cán nóng phát sinh 35 tấn/ngày, lượng tồn kho 10.700 tấn ; bùn phối trộn tồn kho 28.737 tấn ; bùn lò cao phát sinh 200 tấn/ngày, lượng tồn kho 70.000 tấn ; bùn lò chuyển phát sinh 303 tấn/ngày, từ khi đi vào hoạt động đến nay lượng bùn này phát sinh khoảng 128.000 tấn, được tái sử dụng sản xuất, xỉ thép phát sinh 2.500 tấn/ngày, lượng xỉ thép đang lưu trữ tại dự án (tồn kho) khoảng 780.000 tấn".

Giám đốc công an Hà Tĩnh nhấn mạnh trong công văn này : "Việc phân định các loại bùn bụi đều do Formosa thuê các đơn vị tư nhân (được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép) để phân tích các chỉ tiêu về môi trường và căn cứ vào đó để phân loại có nguy hại hay không. Các cơ quan chức năng không lấy mẫu đối chứng để kiểm tra tính chính xác trong kết quả phân tích, do đó việc phân định chất thải rất khó mang tính khách quan, chính xác (như việc bùn lò cao trước đây phân tích là chất thải nguy hại, nhưng sau đó phân tích lại kết quả là chất thải thông thường) ; Các kết quả phân tích vượt ngưỡng, Công ty Formosa không cung cấp cho cơ quan chức năng để theo dõi, quản lý".

Công văn của Công an Hà Tĩnh nêu : "Trong các phương án tái chế các loại chất thải rắn và tạp liệu do Công ty Formosa xây dựng trình Bộ Tài nguyên và môi trường, việc sử dụng từ trong phương án chưa chính xác, như : Gọi các loại bùn thải là "bùn quặng", "bùn khoáng"… không thể hiện đúng bản chất. Theo ngôn ngữ thông dụng của Việt Nam thì "bùn khoáng" là loại bùn thiên nhiên được hình thành do những biến đổi của địa chất ; còn "quặng" là các loại đá chứa khoáng chất kim loại hoặc đá quý được khai thác từ mỏ. Trong lúc đó, các loại bùn của Formosa là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nên không thể dùng từ như vậy, dẫn đến sai lệch bản chất của chất thải".

Cũng theo công văn trên : "Theo phương án tái chế chất thải rắn, bùn lò cao, lò chuyển chứa nhiều kẽm (Zn) nên không thể tái sử dụng trực tiếp. Formosa dự kiến đầu tư lò đáy quay RHF dùng để xử lý tách kẽm ở trong bùn để tái sử dụng các thành phần có ích. Tuy nhiên, hiệu quả công nghệ này chỉ đạt từ 30 - 70%, phần còn lại có thể sẽ chuyển giao cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng. Formosa không đánh giá các thành phần nguy hại khác, điển hình như chì (Pb) trong bùn, nếu tái sử dụng hoặc chuyển giao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. 

Trong 7 loại xỉ thép, có 3 loại xỉ thép đã được hợp chuẩn (xỉ lò chuyển ; xỉ đúc ; xỉ khử lưu huỳnh) dùng làm vật liệu cấp phối, vật liệu san lấp cho công trình xây dựng và công trình giao thông, phụ gia khoáng cho sản xuất xi măng. Còn lại 4 loại (thép xỉ, bột xỉ từ lò chuyển, gang xỉ, bột từ xỉ khử lưu huỳnh) được tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hoặc bán cho các nhà máy luyện thép. Đối với xỉ thép chuyển giao cho các nhà máy luyện thép để làm nguyên liệu tái sử dụng (bột từ xỉ khử lưu huỳnh) có hàm lượng lưu huỳnh cao (S), khi đưa vào các nhà máy luyện thép công nghệ lò điện hồ quang (công nghệ cũ) sẽ phát sinh khí thải SO2 rất lớn, nếu không có hệ thống xử lý khí thải được đầu tư đảm bảo sẽ gây ô nhiễm môi trường".

Công văn của Công an Hà Tĩnh đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường, các bộ ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và yêu cầu Formosa phân loại xử lý các loại chất thải theo đúng nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong đó tập trung làm rõ việc tự ý tái sử dụng bùn lò chuyển từ trước đến nay ; kiểm tra việc phát sinh và quản lý các loại chất thải rắn ; tính chính xác trong phân định, phân loại, khối lượng cụ thể từng loại chất thải phát sinh. Riêng đối với số lượng chất thải nguy hại đang lưu giữ (1.334 tấn bùn cán nóng và 28.737 tấn bùn bụi phối trộn), yêu cầu Formosa phải có phương an xử lý kịp thời, không được lưu giữ quá thời gian quy định. 

Thẩm định, đánh giá cụ thể, chặt chẽ các phương án, kế hoạch xử lý các loại chất thải do Công ty FHS đề xuất. Đánh giá mức độ phát thải SO2 tại các nhà máy luyện thép có sử dụng xỉ thép của Công ty FHS. Tiếp tục chỉ đạo các ban ngành chức năng theo dõi, kiểm soát chặt chẽ hoạt động quản lý và xử lý chất thải rắn của FHS ; việc Formosa lấy mẫu để phân tích, phân loại phải được cơ quan chức năng giám sát, cần thiết phải lấy mẫu phân tích độc lập để đối chiếu khách quan, chủ động phối hợp, cung cấp các kết quả phân tích cho cơ quan quản lý nhà nước để theo dõi.

Công an Hà Tĩnh khẳng định : "Trong thời gian tới công an tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an thị xã Kỳ Anh theo chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với các sở ngành có liên quan, chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, tổ chức đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường đối với Công ty FHS".

Chạy vào biển lớn ?

Tại Kỳ Anh nói riêng và Hà Tĩnh nói chung đã xuất hiện nhiều nghi kỵ về đường đi của những núi rác thải rắn khổng lồ của Formosa Hà Tĩnh.

Một nguồn tin của người viết cho biết, cách đây không lâu, Formosa Hà Tĩnh đã đề xuất với tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Tài nguyên và môi trường về việc đổ những núi rác thải rắn này xuống biển nhưng đã bị tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Tài nguyên và môi trường từ chối chấp nhận.

Nhiều người dân Hà Tĩnh nghi ngờ rằng, các chất thải rắn ở Formosa Hà Tĩnh được dùng vào việc xây âu tàu, hay còn gọi là đê biển. Từ trung tâm nhà máy Formosa Hà Tĩnh, một con đê biển chạy thẳng ra biển đã được xây dựng liên tục trong vòng hai năm qua. Con đê biển- âu tàu này hiện tại có chiều dài từ 700-1000 mét (ảnh 03), chiều rộng từ 7-10 mét, và cao hơn mặt nước biển từ 3-4 mét. Một người dân Hà Tĩnh đề nghị dấu tên nói : " Chắc chắn là nó (Formosa Hà Tĩnh) lấy rác thải làm đê biển. Chắc chắn thế. Không phải ngẫu nhiên mà nó (Formosa Hà Tĩnh) thuê 5 km2 mặt nước biển".

rac3

Đê biển của Formosa

Một cựu chiến binh đề nghị dấu tên, quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết, biển ở khu vực nhà máy Formosa Hà Tĩnh rất sâu. " Chắc chắn, Formosa Hà Tĩnh đã đổ rất nhiều chất thải rắn xuống biển. Tôi chắc chắn thế ! Nếu không đổ xuống biển thì đưa đi đâu được, tiêu thụ vào đâu !".

Người viết vô tình gặp một sĩ quan cảnh sát ở Kỳ Anh, và giả vờ hỏi vu vơ về rác thải rắn ở Formosa Hà Tĩnh. "Anh đi mà hỏi biển ấy. Có ai được vào đó đâu mà biết", người sĩ quan cảnh sát nhẹ nhàng trả lời, với hàm chứa giận dữ, oán than và bực tức.

Một nhà báo ở Hà Tĩnh nói với người viết : "Anh đang lần tới núi lửa đấy. Hãy cẩn thận, tốt nhất là nên dừng lại !" Dừng lại để phản bội bạn đọc ư ? Dừng lại để phản bội quyền được biết của công chúng ư ?

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 05/07/2019

(1) https://baohatinh.vn/dau-tu/nuoc-thai-va-khi-thai-cua-formosa-ha-tinh-duoc-kiem-soat-24-24-bang-he-thong-quan-trac-tu-dong/175163.htm

(2) https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/bo-tai-nguyen-va-moi-truong-noi-gi-ve-viec-xu-ly-chat-thai-cua-formosa-ha-tinh/810419.antd 

Published in Diễn đàn
samedi, 08 juin 2019 07:57

Một hiệp định sỉ nhục

Hiệp định không tên mà ông Thể nêu ra được ký giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngoài điều khoản Việt Nam không có quyền chỉ định thầu, chắc chắn sẽ có nhiều điều khoản khác gây bất lợi cho Việt Nam, chỉ có lợi cho phía Trung Quốc. Nhà lãnh đạo nào của Việt Nam đã ký với Trung Quốc hiệp định không tên mà ông Thể nêu ra, chắc chắn sẽ bị lịch sử phán xét và nguyền rủa.

hiepdinh0

Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thể

Hôm mồng 5/6, trả lời chất vấn của Quốc hội, ông bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải có tiết lộ : "Giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định, theo đó, phía Trung Quốc có quyền chỉ định nhà thầu. Phía Việt Nam không có quyền chỉ định nhà thầu, đành phải chấp nhận". Thông tin ông Thể đưa ra đã nêu lên một sự thật cay đắng : các công trình giao thông mà Việt Nam vay tiền của Trung Quốc chỉ làm lợi cho phía Trung Quốc, gây thiệt hại cho Việt Nam dù ông Thể không cho biết đó là vốn vay thương mại hay vốn vay ODA. Tại sao lại thế ?

Theo thông lệ quốc tế, nếu một quốc gia vay vốn từ các quốc gia khác hay từ các tổ chức tài chính theo hình thức vốn vay thương mại, quốc gia vay vốn đó hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn nhà thiết kế, nhà tư vấn giám sát và nhà thầu xây dựng bằng hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu. Nếu vốn vay có nguồn gốc từ các quốc gia và tổ chức tài chính có trách nhiệm, có độ minh bạch và công khai cao, các quốc gia và tổ chức tài chính này sẽ yêu cầu nước vay vốn đấu thầu dự án công khai và minh bạch. Trong quá trình triển khai dự án, quốc gia và tổ chức tài chính cho vay sẽ tiến hành kiểm tra và giám sát dự án để dự án có tiến độ đúng cam kết và có chất lượng- hiệu quả cao. Có một thời gian dài, Việt Nam đã đi theo hướng này.

Nếu Việt Nam ký kết với Trung Quốc hiệp định mà theo đó Trung Quốc có quyền chỉ định nhà thầu, điều này có nghĩa Việt Nam đã đi ngược lại thông lệ quốc tế, phá bỏ con đường mà mình đã từng đi. Và điều này cũng có nghĩa, nhà thầu Trung Quốc chỉ có thu lợi, nhà nước Trung Quốc chỉ việc thu lợi, và người thiệt hại là nhân dân Việt Nam.

Từ lâu, Việt Nam đã nhận- vay vốn ODA (vốn viện trợ phát triển) từ nhiều nước, và nhận-vay nhiều nhất là từ Nhật Bản. Khi Việt Nam nhận-vay ODA từ Nhật Bản, EU đều phải chấp nhận thông lệ quốc tế : Việt Nam phải có nguồn vốn đối ứng ít nhất là 30% ; doanh nghiệp của nước cho vay sẽ thực hiện dự án nhưng theo cung cách đấu thầu rộng rãi và minh bạch ; doanh nghiệp của nước cho vay ODA khi trúng thầu dự án phải liên danh với doanh nghiệp Việt Nam để tiến hành dự án. Một thời gian dài Việt Nam đã đi theo con đường này.

Nếu Việt Nam vay vốn của Trung Quốc theo hình thức ODA (vốn viện trợ phát triển) mà không có nguồn vốn đối ứng (vốn đối ứng nhằm bắt buộc nước nhận-vay ODA có trách nhiệm hơn đối với dự án, san sẻ rủi ro với nước cho vay ODA), Việt Nam đã đi ngược với thông lệ quốc tế, và đã xóa bỏ con đường mà mình đã đi. Không có nguồn vốn đối ứng, Việt Nam đã tự mình tách mình ra khỏi việc xây dựng và thi công dự án, hầu như không có quyền hành gì đối với dự án.

Nhưng nếu Việt Nam có nguồn vốn đối ứng trong các dự án có yếu tố ODA từ Trung Quốc mà Việt Nam không có quyền chỉ định thầu hoặc tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu, Việt Nam đã không thực hiện quyền quản trị trên đất nước mình, chủ động nhường sân chơi cho Trung Quốc. Và dĩ nhiên, phía Trung Quốc - phía được quản trị - là kẻ thu lợi, và nhân dân Việt Nam là người gánh chịu hậu quả.

Hiệp định không tên mà ông Thể nói ra được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu không mau chóng thương lượng sửa đổi, hoặc thương lượng xóa bỏ sẽ gây đau thương đói nghèo cho nhân dân Việt Nam mãi mãi. Nếu hiệp định không tên này không được thảo luận sửa đổi để hai bên cùng lợi, nếu không được thương lượng xóa bỏ, các công trình ở Việt Nam có nguồn gốc vốn Trung Quốc sẽ có mức đầu tư cao ngút trời, có công nghệ và chất lượng thấp, có hiệu quả kinh tế và xã hội thấp, có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Tất cả những điều này sẽ đẩy Việt Nam về phía bẫy nợ mà Trung Quốc giăng ra.

Hiệp định không tên mà ông Thể nêu ra được ký giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngoài điều khoản Việt Nam không có quyền chỉ định thầu, chắc chắn sẽ có nhiều điều khoản khác gây bất lợi cho Việt Nam, chỉ có lợi cho phía Việt Nam. Nhà lãnh đạo nào của Việt Nam đã ký với Trung Quốc hiệp định không tên mà ông Thể nêu ra, chắc chắn sẽ bị lịch sử phán xét và nguyền rủa.

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 08/06/2019

Published in Diễn đàn

Xuyên tạc Pháp luân Công : Báo đảng Thanh Niên biến thành loa phát ngôn cho Bắc Kinh

Vụ án hai người đàn ông bị giết và bị đông cứng bằng bê tông ở Bình Dương thu hút sự quan tâm của dư luận. Vụ án này liên quan đến những người tu luyện Pháp Luân Công và đang được cơ quan điều tra làm sáng tỏ.

plc1

Biểu tình bênh vực Pháp Luân Công tại Đài Loan - Ảnh minh họa

Báo Thanh Niên của Bắc Kinh ? 

Xung quanh vụ án này, một số cơ quan báo chí ở Việt Nam đã cho đăng tải những thông tin nhiễu loạn để nhằm ám chỉ rằng, Pháp Luân Công là tà giáo, là xấu xa. Trong số những thông tin mập mờ, nửa kín nửa hở ấy nổi bật lên hai bản tin vô trách nhiệm trên báo Thanh Niên online.

Vào lúc 9 giờ 44 ngày 24/5, báo Thanh Niên online đã cho đăng bài viết "Pháp luân công nằm trong danh sách 11 tà giáo gây hại nhất" (1). Báo Thanh Niên thật trơ trẽn !, một người tu luyện Pháp Luân Công thể hiện thái độ bức xúc trên mạng xã hội.

Trước đó, vào lúc 14 giờ ngày 22/5, báo Thanh Niên online đăng tải bản tin Những biến tướng của Pháp Luân Công (2). Trong bài báo này, Thanh Niên online đã dẫn nguồn từ báo chí nhà nước Trung Quốc. Chẳng lẽ báo Thanh Niên không biết rằng, Trung Quốc là một đất nước không có tự do tôn giáo, cấm đoán các phương pháp tu luyện, và Pháp Luân Công từ 20 năm nay đã bị cấm và bị đàn áp, bức hại khốc liệt ? Chẳng lẽ báo Thanh Niên không biết rằng, báo chí nhà nước Trung Quốc đã a tòng theo chính quyền để bức hại Pháp Luân Công ? Nếu báo Thanh Niên dẫn nguồn từ báo chí nhà nước Trung Quốc để định hướng dư luận rằng Pháp Luân Công là tồi tệ, báo Thanh Niên đã thực sự trở thành kẻ áp bức Pháp Luân Công nói riêng và tôn giáo nói chung.

Vụ hai xác chết ở Bình Dương thật đau lòng, và một số tờ báo đã sử dụng vụ án đau lòng này để lập lờ đánh lận con đen rằng, Pháp Luân Công là tà giáo. Hãy nhớ rằng, tất cả các tôn giáo trên thế giới, tôn giáo nào cũng có tín đồ gây ra tội ác, nhưng không thể đồng nhất tội ác của tín đồ đó với tôn giáo. Những người tu luyện Pháp Luân Công có thể gây ra tội ác nhưng không đồng nghĩa với việc Pháp Luân Công là tội ác. Có phải báo chí Việt Nam đang được công quyền mớm lời để xảo ngôn hoạt ngữ rằng, Pháp Luân Công là một tà đạo ? Một chính quyền bẩn luôn có truyền thông bẩn song hành.

Pháp Luân Công chưa bao giờ là một tôn giáo, mà chỉ là một phương pháp tu luyện, vì vậy, Pháp Luân Công không bao giờ bị coi là tà giáo.

Những người Việt Nam tu luyện Pháp Luân Công tuy bị chính quyền gây rắc rối khi tu luyện ở những nơi công cộng, nhưng khi tu luyện tại tư gia chưa bao giờ bị chính quyền sách nhiễu. Trên thực tế, chính quyền Việt Nam chưa có văn bản nào cấm người dân tu luyện theo Pháp Luân Công và gán ghép Pháp Luân Công là tà giáo.

Rất nhiều người Việt Nam tu luyện Pháp Luân Công, trong đó có nhiều cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu, có các nhà báo, nhà giáo, kỹ sư… đang làm việc trong hệ thống nhà nước. Tất cả những người tu luyện Pháp Luân Công đều thừa nhận rằng, môn tu luyện này rất tốt cho sức khỏe, trí não và tâm tính.

Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công và lương tri lên tiếng

Pháp Luân Công ra đời ở Trung Quốc, và kể từ năm 1999, đảng cộng sản Trung Quốc đã chính thức bức hại Pháp Luân Công dưới nhiều hình thức. Chính quyền Trung Quốc hoang tưởng lo ngại rằng, 70 triệu người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc có thể trở thành lực lượng đối lập hùng mạnh ở Trung Quốc. Việc chính quyền Trung Quốc bách hại Pháp Luân Công đã tạo nên thị trường chợ đen về nội tạng lớn nhất thế giới ở Trung Quốc. 

Theo trang Minh Huệ của Pháp Luân Công đưa tin, đầu tháng 3/2006, một nhân chứng đã tiết lộ thông tin về trại lao động tập trung Tô Gia Đồn ở Trung Quốc, nơi này giam giữ 6.000 học viên Pháp Luân Công để thu hoạch nội tạng.

Ngày 17/3/2006, bà Anne, vợ cũ của một cựu bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc đã tiết lộ, từ cuối năm 2001 đến tháng 10/2003, chồng bà đã lấy đi giác mạc của 2.000 học viên Pháp Luân Công còn sống, nội tạng của họ cũng bị mổ cướp, sau đó thi thể bị hỏa thiêu mà không được sự đồng ý của người nhà.

Cũng theo thông tin trên Minh Huệ, một bác sĩ quân y giấu tên ở Thẩm Dương đã xác nhận sự tồn tại của trại tập trung Tô Gia Đồn và cho biết thêm Trung Quốc có 36 trại tập trung giống như vậy.

Hai nhà hoạt động nhân quyền là cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập để tìm hiểu sự thật. Ngày 6/7/2006, hai ông công bố bản báo cáo điều tra cáo buộc chính quyền Trung Quốc đã mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, và nói rằng đây là "hành động tàn ác nhất từ trước đến nay chưa từng có trên hành tinh này".

Cuốn sách "Thu hoạch đẫm máu" được xuất bản vào năm 2007 của hai ông David Kilgour và David Matas cho thấy một loạt các chứng cứ chứng minh chính quyền Trung Quốc đã hậu thuẫn cho việc mổ cướp nội tạng những người tu Pháp Luân Công.

plc2

Sách "Thu hoạch đẫm máu" được xuất bản vào năm 2007 của hai ông David Kilgour và David Matas

Ngày 19/5/2016, Tổ chức Thế giới Điều tra về bức hại Pháp Luân Công đã công bố một báo cáo dài hơn 210.000 chữ chứng minh có kho nội tạng sống khổng lồ ở Trung Quốc mà nguồn gốc chủ yếu là từ học viên Pháp Luân Công. Đây được cho là kết quả điều tra trong 10 năm thu thập chứng cứ, theo dõi 865 bệnh viện có hoạt động cấy ghép và hơn 9.500 bác sĩ làm nghề này, kiểm tra thông tin từ các báo cáo luận văn, kho số liệu trên các trang mạng của bệnh viện và gọi hơn 2.000 cuộc điện thoại ghi âm làm chứng.

Trung tuần tháng 11/2009, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha từng khởi tố Giang Trạch Dân trong tổng số năm bị cáo khác với tội ác tra tấn và diệt chủng các học viên Pháp Luân Công, theo đó Giang bị coi là người chịu trách nhiệm chính. Tán thành nội dung cáo trạng của bảy nguyên cáo, tòa đã thụ lý khởi tố năm bị can gồm Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm, và Ngô Quan Chính, với cáo buộc tội tra tấn, diệt chủng, cùng các tội ác nghiêm trọng khác. Không có bào chữa, tòa sẽ phát lệnh bắt giữ và áp dụng điều ước dẫn độ.

Theo luật sư của nguyên cáo vụ án này : "Dưới sự giới thiệu của luật sư Carlos Iglesias trong Hiệp hội Pháp luật Nhân quyền, ngày 15/10/2003, bảy học viên Pháp Luân Công và người nhà họ đã khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lên Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha với tội danh ‘dùng cực hình’ và ‘diệt chủng quần thể’ (Giang Trạch Dân đã mất quyền miễn trừ của nguyên thủ từ bảy tháng trước). Ngày 28/11/2007, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha chính thức thụ lý vụ án, đồng thời tuyên bố Giang Trạch Dân và La Cán nhất định phải chịu điều tra của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha về tội ác diệt chủng và tra tấn".

Sau hai năm điều tra và thu thập chứng cứ của tòa, đến tháng 11 năm 2009, thẩm phán Ismael Moreno của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha mới chính thức đưa ra phán quyết.

Luật sư Carlos Iglesias nói : "Chỉ cần những bị cáo này – bao gồm Giang Trạch Dân, La Cán, Giả Khánh Lâm, Ngô Quan Chính và Bạc Hy Lai – đặt chân lên đất Tây Ban Nha hoặc bất cứ quốc gia nào khác ở Châu Âu, hoặc bất cứ quốc gia nào có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha, thì chúng tôi sẽ trực tiếp yêu cầu thẩm phán của nước bạn bắt giữ họ. Quan tòa sẽ ban hành lệnh truy nã quốc tế để bắt những người này về Tây Ban Nha xét xử".

Sở dĩ Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha có thể đưa ra phán quyết này là căn cứ theo một nguyên tắc gọi là "thẩm quyền phổ quát" (universal jurisdiction). Tây Ban Nha là một nước có hệ thống pháp luật rất đặc thù. Theo "Công ước Phòng chống và Trừng phạt Tội Diệt chủng" và "Công ước Chống Tra tấn" đã được ký, Tây Ban Nha không chỉ thừa nhận và tuân thủ hai công ước mang tính quốc tế này, mà còn đưa các hình luật này vào hình pháp của nước nhà.

Tại sao Thanh Niên online chỉ dẫn nguồn tin một chiều từ phía chính quyền Trung Quốc- nơi xuất phát các chính sách đàn áp Pháp Luân Công, mà không dẫn các nguồn tin đa chiều ? Tại sao Thanh Niên online không nêu ra tội ác bức hại Pháp Luân Công của chính quyền Bắc Kinh ? Tại sao Thanh Niên online không thông tin một sự thật rằng, tại Việt Nam hiện có hàng trăm ngàn người tu luyện Pháp Luân Công, trong số đó có rất nhiều người hiện đang làm việc trong hệ thống nhà nước ? Khi tấn công Pháp Luân Công, ban biên tập và biên tập viên, phóng viên báo Thanh Niên đã thể hiện sự ngu xuẩn, kém hiểu biết hay đã tự nguyện làm loa phát ngôn cho chính quyền tội ác Trung Quốc ?

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 27/05/2019

(1) https://thanhnien.vn/…/phap-luan-cong-nam-trong-danh-sach-1…

(2) https://thanhnien.vn/…/nhung-bien-tuong-cua-phap-luan-cong-…

Published in Diễn đàn

Hai ác nhân, một quen thuộc và một xa lạ

Tâm Don, VNTB, 28/05/2019

Ác nhân có nhiều khuôn mặt. Đó có thể là một khuôn mặt hung dữ hiện hình lên sát khí. Đó có thể là một khuôn mặt vô hồn vô cảm. Ngày 25/5 vừa qua, Việt Nam đã xuất hiện hai khuôn mặt ác nhân khủng khiếp : một khuôn mặt quen thuộc, một khuôn mặt xa lạ.

ac1

Phùng Ngọc Nhạ : một khuôn mặt quen thuộc

Với nhiều người, đây là hai hình ảnh tiêu biểu cho Việt Nam không chỉ trong ngày 25/5 này mà còn trong một thời gian dài đã qua và sắp tới.

Bất cứ ai cũng có thể nhận ra người đàn ông có khuôn mặt vô cảm, nụ cười nhạt như nước ốc, cái đầu ngẩng cao hãnh tiến của một trọc phú là ông Phùng Xuân Nhạ- bộ trưởng Bộ Giáo dục- đào tạo. Hình ảnh này của ông xuất hiện trên báo Tuổi Trẻ online, trong bản tin "Hội nghị Diên Hồng' bàn cách 'vun cao' vùng trũng giáo dục miền Tây" được đưa lên vào lúc 13 giờ 45 ngày 25-5. Làm sao ông ta lại nở nụ cười mãn nguyện và vui vẻ tột cùng khi mà trong ngày 25/5 báo chí rầm rập thông tin rằng, vụ án gian lận thi cử ở Sơn La đã xác định được rằng 44 học sinh ở Sơn La đã được nâng điểm thi vào đại học và giá nâng điểm mỗi trường hợp trung bình là 1 tỉ đồng ! Chẳng lẽ ông Nhạ lại vui mừng trước việc 44 em học kém lại nghiễm nhiên chĩnh chện trong các giảng đường, và 44 em thực học đã bị cướp đi cơ hội ? Khi không biết nói lời xin lỗi trước các sự kiện đau lòng và các sự cố chua xót, ông Phùng Xuân Nhạ không đủ tư cách để đứng đầu ngành giáo dục, và cũng không đủ nhân cách để làm một con người.

Hình ảnh thứ hai, người phụ nữ có khuôn mặt đen đúa, khắc khổ và bặm trợn là Nghiêm Thị Nhị, kẻ đã tàn độc giết hại một cụ bà 71 tuổi và hai cháu nhỏ mới lên 3 lên 4 tuổi ở Lâm Đồng vào ngày 24/5, và bị bắt giữ vào ngày 25/5. Nhân tính đã không còn trong người phụ nữ này nữa. Bà ta là một ác nhân.

ac2

Nghiêm Thị Nhị, một khuôn mặt xa lạ

Nếu bà Nhị là một ác nhân thông qua hành vi giết người tàn bạo, thì ông bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng là một ác nhân thông qua việc thể hiện sự hân hoan trước nỗi đau thi cử, thông qua việc không thể làm cho ngành giáo dục thoát khỏi vũng lầy nhơ nhớp, thông qua việc góp phần làm hoen gỉ hàng triệu trái tim và khối óc trẻ thơ.

Một tỉ đồng có thể mua được một suất vào đại học nhưng không thể mua được phương pháp tư duy luận và kiến thức, không thể mua được sự thanh thản của lương tâm.

Một tỉ đồng có thể mua được một chỗ ngồi ở giảng đường đại học nhưng không thể mua được sự sáng tạo và trách nhiệm - những điều kiện tiên quyết để trưởng thành.

Một tỉ đồng có thể mua được những điểm số tốt nhưng không thể mua được sự tôn trọng của bạn bè và các giảng viên.

Một tỉ đồng có thể mua được bằng tốt nghiệp đại học nhưng không thể mua được sự công tâm của những người chính trực.

Một tỉ đồng có thể mua được một việc làm trong hệ thống nhà nước nhưng không thể mua được sự phán xét của người dân đóng thuế để nuôi hệ thống ấy.

Một tỉ đồng có thể mua được nhiều thứ, nhưng cũng làm mất đi rất nhiều thứ trong mỗi con người, làm tha hóa thêm một xã hội vốn đã tận cùng tha hóa.

Một tỉ đồng có thể mua được đạo đức và trách nhiệm để gắn vào não trạng chai cứng của ông Phùng Xuân Nhạ ?

Sự kiện mua bán điểm ở Sơn La và thái độ bàng quan, vô trách nhiệm và trâng tráo của Bộ trường Phùng Xuân Nhạ trong ngày 25/5 đã làm mạng xã hội dậy sóng. Một người chua xót : "Thần thánh mà người ta còn có thể mua được bằng tiền thì gần như mua được tất cả trong cái xã hội này. Xã hội chủ nghĩa là thế".

Một người khác viết : "Họ chỉ cần trở thành lũ vặt lông vịt cha truyền con nối, bất chấp mọi giá trị đạo đức giáo dục. Họ bỏ một vài tỉ để có suất công an quân đội để có cơ hội tham gia những phi vụ ngàn tỉ trong tương lai".

FBker Trần Công Hiền Cao viết : "Những bộ mặt này là đại diện cho một chế độ gây ra tủi hờn cho dân tộc Việt ". FBker Phạm Thiện đau đớn : "Chỉ có thể mượn tên một tác phẩm của Nam Cao đặt tên cho mối liên hệ giữa hai gương mặt ác nhân là "ĐÔI LỨA XỨNG ĐÔI". Chúng không xứng đáng làm người !".

Nhà hoạt động Huỳnh Tấn Tuyên ở BR-VT cho rằng :"Hình ảnh ông Nhạ và nữ ác nhân được xem như hai nỗi bất hạnh điển hình của dân tộc !".

FBker Nguyễn Tăng Thọ cho rằng : "Ông Nhạ và bà Nhị là hai kẻ thực hiện tội ác. Nhưng ông Nhạ tội nặng hơn, vì 100 năm trồng người mà trồng không ra hồn, xã hội sẽ loạn cả lên, mang theo nhiều hệ lụy không tưởng tượng được".

FBker Huong Nguyen viết : "Nước người ta bầu anh hề làm lãnh đạo . Nước ta lãnh đạo như hề ! Không thể chấp nhận thái độ vô trách nhiệm của ông Nhạ".

FBker Trần Văn Lựu viết : "Nữ ác nhân sát hại dã man một lúc ba mạng người nhưng ông Nhạ làm hỏng cả một thế hệ. Đất nước này sẽ đi về đâu ?

FBker Đỗ Hoàng Thiệu viết : "Lạ, một chính phủ có những bộ trưởng như Nhạ, Thể, Tiến, Anh... vừa quá kém cỏi, vừa thiếu đạo đức, ai cũng khinh bỉ nhưng vẫn tồn tại là thế nào ? Không hề có một chút uy tín mà vẫn lãnh đạo, điều hành... Sự quỉ quái nầy chỉ có ở VN bây giờ... Đau xót quá !".

FB Ker Tinh Thanh viết : "Ông Nhạ và bà Nhị là một cặp đôi vô nhân tính. Nữ ác nhân có thể thực hiện tội ác trong lúc bột phát nhưng ông Nhạ với sự vô trách nhiệm kéo dài đã thực sự trở thành kẻ sát nhân giáo dục, làm suy hoại hàng triệu học sinh sinh viên và tương lại đất nước. Thiệt hại kinh tế xã hội ko thể bù đắp nổi".

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 28/05/2019

*****************

Suất đại học 1 tỷ đồng, Phùng Xuân Nhạ và "tiền là con đĩ của nhân loại"

Kiều Phong, VNTB, 27/05/2019

"Tiền là con đĩ của nhân loại", câu danh ngôn này có lẽ là hợp phù nhất đối với các thí sinh mua suất vào đại học 1 tỷ đồng ở các tỉnh phía Bắc. Một tỷ chạy vào đại học thì không thể xây gì mấy cho đất nước, nhưng lại có thể phá hoại kinh khủng bằng 1 tỷ.

tien1

"Tiền là con đĩ của nhân loại" - Ảnh minh họa

Cát Linh, một biên tập viên truyền hình tự do trẻ ở Hà Nội nêu vấn đề như sau : "Mỗi mùa thu trăm tỷ. Đến nay gần 1 năm vẫn chưa điều tra xong. Toàn con cái của quan chức được nâng điểm nhưng phụ huynh vẫn an nhiên, vẫn không bị gì. Vậy bao nhiêu tỷ để được yên thân ?". Theo Cát Linh, trung bình một cháu 1 tỷ để nâng điểm, vậy phải xem phụ huynh các cháu giải trình nguồn tiền ở đâu ra mà lắm thế ? Không học đại học nhưng Cát Linh rất am hiểu về luật pháp, hiến pháp và giúp đỡ được vô số dân oan ở phía Bắc. Lòng dũng cảm của Cát Linh tuy là nữ nhi mà còn lớn hơn gấp bội nhiều nam tử tốt nghiệp "phổ thông cấp 4" ở Việt Nam. 

Từ Vũng Tàu, nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải bình luận : "Một tỉ đồng có thể mua được một chỗ ngồi ở giảng đường đại học nhưng không thể mua được sự sáng tạo và trách nhiệm - những điều kiện tiên quyết để trưởng thành". Ông Chu Vĩnh Hải có con gái và không bao giờ la phiền con khi đạt điểm dưới trung bình, không tạo áp lực cho con phải học hành đỗ đạt. Lên trung học và học ở Singapore, con gái ông được đi thi Olympic toán quốc tế.

Ông Trần Đôn, một người Việt sống tại Houston, Texas nhìn về quê hương ngày nay mà đau lòng nhận xét : "Vì 1 tỉ đồng này và với cái mác con cháu đảng viên, họ đã và đang trở thành kẻ cai trị Việt nam và sẵn sàng ký giấy làm người trung thành cho Trung Nam Hải đưa đất nước vào vòng nô lệ". Thực vậy, khi đã vào guồng máy đó thì cũng phải tha hóa như guồng máy, nếu không sẽ bị đuổi ra và mất số vốn 1 tỷ ứng trước năm nào. Rồi ra làm quan, cậu sinh viên ra trường bị ép phải ký thay giấy tờ cho quan trên, đến khi sự việc vỡ lỡ thì án tại hồ sơ, cậu phải chịu vòng lao lý. Chuyện này đã xảy ra rất nhiều ở nước Nga ngày trước. Khi chế độ theo chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, số lượng cảnh sát, thạc sĩ, tiến sĩ mác-xít tại Liên xô, Đông Âu lại treo cổ tự tử nhiều đếm không hết. 

Cảnh này sắp xảy ra tại Việt Nam. Khi ấy những cậu ấm cô chiêu lại trách số phận đen bạc, một ngày nào đó ném ta vào giữa cuộc đời này. Xin hỏi, ai bắt anh cầm 1 tỷ nộp vào trường đào tạo công chức ? 1 tỷ đó, anh hoàn toàn có thể mở shop thời trang, mở tiệm cắt tóc, hoặc mua một khu vườn để trồng rau… Không ai ép cậu ấm cô chiêu đi vào chỗ chết, họ có rất nhiều điều kiện, hoàn toàn là do họ tự lựa chọn. Áp lực phải có tấm bằng làm phá hủy nhân cách, hao mòn lý tưởng của tuổi 20.

Từ Hà Nội, cô giáo Lã Thị Minh Luân cả đời dạy văn, học văn nhận xét về nền giáo dục này, nhận xét về tấm bằng đại học : "Thành tích là căn bệnh trầm kha của người Việt Nam dưới thời xã hội chủ nghĩa. Nó không chỉ ở ngành giáo dục mà còn ở mọi ngành, mọi cấp. Thước đo giá trị của người Việt không phải bằng thực hành, thực tế, bằng lao động và thành quả, kết quả thực chất mà chủ yếu chỉ bằng mảnh giấy lộn và tiền". Ở tuổi về hưu, cô giáo Lã Thị Minh Luận vẫn đang tích cực kêu gọi thành lập một số nghiệp đoàn độc lập của giáo chức, chuẩn bị cho một cuộc thay máu toàn ngành giáo dục. Thầy cô nào quan tâm có thể liên lạc với cô giáo Luận và tham gia, trước là cất tiếng nói đòi mức sống thỏa đáng cho đồng nghiệp.

Muốn giàu nhanh, các bậc bố mẹ Sơn La chạy 1 tỷ đưa con cái vào trường công an, làm cho người ta lầm tưởng rằng đây là nghề danh giá. Ông cha ta có câu : "An bần lạc đạo. Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân". Sống nghèo thanh bạch mà có đạo đức, làm người nhơn nghĩa thì không thể giàu, mà làm người giàu thì không thể nhơn nghĩa. Tưởng rằng các cụ xưa là lạc hậu, ấy vậy mà những lời ấy không hề cũ so với thời gian, càng ngẫm lại càng thấy đúng.

Kiều Phong

Nguồn : VNTB, 27/05/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3