Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc trong tuần này đối mặt với các bằng chứng tài liệu rò rỉ cho thấy họ đã xây dựng một nhà nước cảnh sát rộng lớn và tàn bạo ở vùng Tân Cương xa xôi. Trong một sự cố rò rỉ bất thường các tài liệu nội bộ chính thức của Trung Quốc, tờ New York Times đã đăng tải những bài phát biểu bí mật của Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi người Hồi giáo bị nhiễm "virut" của chủ nghĩa cực đoan chấp nhận trải qua "một giai đoạn điều trị can thiệp đau đớn". Vụ rò rỉ cho thấy một bộ máy quan liêu máu lạnh khi Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2017, đã bắt giữ hàng trăm ngàn người Hồi giáo, hầu hết trong số họ là người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, và nhốt họ mà không qua xét xử trong các trại cải tạo vì những hành vi thể hiện sự mộ đạo bình thường, từ để râu dài đến cầu nguyện bên ngoài các nhà thờ do nhà nước kiểm soát. Các văn bản hướng dẫn đàn áp bao gồm lời lẽ được sử dụng để nói với những người con có cha mẹ bị bắt giam : "Hãy trân trọng cơ hội được giáo dục miễn phí mà đảng và chính phủ đã mang lại để xóa bỏ các suy nghĩ sai lầm".

chinese1

Các quan chức Trung Quốc đã đưa ra ba phản ứng trái ngược nhau. Chính quyền Tân Cương gọi báo cáo là một sự "xuyên tạc hoàn toàn" do các lực lượng chống Trung Quốc ở phương Tây dựng nên, những người không thể chịu đựng được khi nhìn thấy khu vực của họ thành công. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có một phản ứng thận trọng hơn. Thay vì bác bỏ bản báo cáo một cách thẳng thừng, ông gọi đó là một "sự chắp vá vụng về", nhằm bóp méo "những cái gọi là tài liệu nội bộ" để bôi nhọ các chính sách chống khủng bố và chống cực đoan hóa thành công của Trung Quốc. Phản ứng thứ ba, đến từ các phương tiện truyền thông nhà nước và một số quan chức, lại hoàn toàn khác. Phản ứng này gần với sự thừa nhận rằng Tân Cương thực sự nằm dưới sự cai trị của bàn tay sắt, và thế giới nên vui mừng vì điều đó.

Zhao Lijian là một nhà ngoại giao Trung Quốc và là một "dư luận viên" cao cấp, sử dụng tài khoản riêng của mình trên Twitter, một nền tảng truyền thông xã hội bị cấm tại Trung Quốc. Ông Zhao, người gần đây đã quay lại đảm nhiệm một vị trí cấp cao ở Bắc Kinh, đã lên Twitter vào ngày 18 tháng 11 để tố cáo phương Tây "rao giảng đạo đức". Phê phán phương Tây sai lầm về vấn đề vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq, ông tuyên bố "Trung Quốc xứng đáng được hoan nghênh vì đã thể hiện cách đối phó hiệu quả với khủng bố và chủ nghĩa cực đoan ở Tân Cương. Cứng rắn và thịnh vượng là một sự kết hợp tuyệt vời !". Luận điệu đó được lặp lại bởi Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo lá cải thuộc sở hữu của tờ Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản. Trong một bài xã luận in kèm một tấm ảnh những người Duy Ngô Nhĩ đang nhảy múa, Hoàn Cầu ca ngợi các "biện pháp quyết liệt" đã giúp ngăn chặn Tân Cương không trở thành một Afghanistan hay Chechnya khác. Tờ báo này đồng tình với luồng tư tưởng của một số các trí thức dân tộc chủ nghĩa và các nhà tuyên giáo của đảng, những người phê phán ý tưởng cho rằng 100 triệu người dân tộc thiểu số của Trung Quốc, nhất là người Duy Ngô Nhĩ hoặc người Tây Tạng, nên được hưởng những đặc quyền như là cái giá cho sự tồn tại hòa bình cạnh 1,3 tỉ đa số người Hán. Họ ủng hộ việc thúc đẩy một bản sắc dân tộc tập thể.

Thời báo Hoàn cầu đã đưa ra một lập luận dựa trên quan điểm đa số trị thẳng thừng trong bài xã luận của mình, cho rằng khi giới tinh hoa phương Tây nêu quan ngại về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ, họ đã xem nhẹ quyền của tất cả người Trung Quốc. "Cuộc tranh chấp về Tân Cương là cuộc đụng độ giữa không chỉ giữa hai hệ thống giá trị, mà còn giữa hai hệ thống lợi ích. Tất cả người dân Trung Quốc, bao gồm người dân của tất cả các dân tộc ở Tân Cương, hy vọng có được hòa bình và thịnh vượng trong khu vực. Các biện pháp giúp đạt được mục tiêu này phù hợp với đạo đức và công lý", tờ báo viết. Tờ báo này luôn đi đầu trong việc nêu các quan điểm thẳng thắn, thách thức phương Tây về vấn đề Tân Cương.

Nếu xét những rủi ro mà các nhà hoạt động và người lưu vong Duy Ngô Nhĩ cũng như các nhà nghiên cứu phương Tây đã phải đối mặt để đưa các thông tin về Tân Cương ra thế giới bên ngoài, thì nghe có vẻ vô lý khi phương Tây dường như khó đối mặt với sự thật hơn là với những lời nói dối trắng trợn. Đó là bởi vì nếu nhìn vào quan điểm của ông Tập thể hiện trong các tài liệu bị rò rỉ, có thể thấy quan điểm cứng rắn về Tân Cương – rằng Trung Quốc rất tàn nhẫn, và cần phải như vậy – lại rất gần với quan điểm của chính ông Tập. Các tài liệu bị rò rỉ bao gồm một bài phát biểu bí mật từ năm 2014, trong đó ông Tập nói các quan chức cấp cao nên gạt những chỉ trích của quốc tế qua một bên : "Các đồng chí đừng sợ nếu các thế lực thù địch chỉ trích, hoặc bôi nhọ hình ảnh của Tân Cương". Thời điểm đó đang chứng kiến các cuộc tấn công khủng bố gây chết người của phiến quân Duy Ngô Nhĩ, và trong các tài liệu bị rò rỉ, ông Tập thể hiện quan điểm khác với những người tiền nhiệm của ông, những người hy vọng rằng tăng trưởng kinh tế sẽ dập tắt xu hướng li khai bạo lực. "Trong những năm gần đây, Tân Cương đã phát triển rất nhanh và mức sống vẫn không ngừng tăng lên, nhưng ngay cả khi như vậy, chủ nghĩa ly khai sắc tộc và bạo lực khủng bố vẫn đang gia tăng", ông nói. Trong các tài liệu bị rò rỉ, ông Tập đặt niềm tin vào sự giám sát toàn diện, giảng dạy ý thức hệ nghiêm ngặt và gia tăng dòng người Hán định cư vào các khu vực có người Duy Ngô Nhĩ sinh sống tập trung.

Ông Tập là người có thẩm quyền tuyệt đối trong Đảng Cộng sản. Nhưng ông cũng có thể được coi là một người theo chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc trung ương tập quyền. Và cho dù ông Tập đang thúc đẩy "Trung Quốc mộng" hay đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm "Hán hóa" Hồi giáo, Kitô giáo và các tôn giáo khác, thì ý tưởng của ông vẫn được nhiều công dân ủng hộ. Dư luận Trung Quốc không phải là đồng nhất, và các tài liệu bị rò rỉ cho thấy một số quan chức người Hán ở Tân Cương đã chống lại chế độ cứng rắn mới, thậm chí lặng lẽ phóng thích các tù nhân người Duy Ngô Nhĩ. Nhưng người dân Trung Quốc bình thường đang sống giữa tiếng trống dồn dập của chủ nghĩa dân tộc và liên tục được nhắc nhở về những mối đe dọa khủng bố không xác định. Tại mỗi sân bay, nhà ga và trạm tàu điện ngầm ở Trung Quốc đều có các điểm kiểm soát an ninh, cộng với những chiếc thùng bọc thép khổng lồ trông như vạc dầu của phù thủy, nơi người ta có thể thả bom vào trong (để hạn chế sức công phá). Có rất ít bằng chứng cho thấy các biện pháp an ninh như vậy bị người dân phản đối. Du lịch nội địa đến Tân Cương đã phát triển mạnh mẽ ngay cả khi các trạm kiểm soát của cảnh sát và camera giám sát đã biến khu vực này thành một khu vực "chuyên chế công nghệ kỹ thuật số", với các blogger du lịch nổi tiếng của Trung Quốc bày tỏ sự ngạc nhiên về mức độ an toàn của nơi này. Quan điểm chống Hồi giáo đang lan tràn trên mạng internet ở Trung Quốc.

Với thế giới, sự tàn bạo bí mật của chính quyền Trung Quốc đã khó đối phó, nay sự đàn áp công khai, thẳng thừng còn khó đối phó hơn. Xóa bỏ những nỗi kinh hoàng ở Tân Cương có thể đòi hỏi phải đối đầu với công luận Trung Quốc, cũng như những nhà lãnh đạo của họ. Không rõ liệu thế giới có sẵn lòng tiến hành cuộc chiến đó hay không.

Chaguan

Nguyên tác : "Few Chinese officials are blushing at a damning leak about Xinjiang", The Economist, 21/11/2019.

Phan Nguyên biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 23/11/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc tách trẻ Hồi giáo Tân Cương khỏi cha mẹ, đưa vào trường nội trú (BBC, 05/07/2019)

Trung Quốc đang cố tình tách trẻ em Hồi giáo khỏi gia đình, tôn giáo và ngôn ngữ của các em ở vùng Tân Cương, theo một nghiên cứu mới.

uighur1

Nhà trẻ Bé ngoan Hotan (Hotan Kindness Kindergarten), cũng giống như các nhà trẻ khác, được lắp đặt hệ thống an ninh nghiêm ngặt

Cùng lúc với việc hàng trăm ngàn người trưởng thành đang bị giam giữ tại các trại giam khổng lồ, một chiến dịch nhanh chóng và trên quy mô lớn nhằm xây dựng các trường học nội trú đang diễn ra.

Dựa trên các tài liệu có thể tìm thấy công khai và được củng cố bằng hàng chục cuộc phỏng vấn với thân nhân hiện đang sống ở hải ngoại của các gia đình tại Tân Cương, BBC cho đến nay đã thu thập được một số những bằng chứng dày dặn, cho thấy những gì đang xảy ra với trẻ em trong khu vực.

Các hồ sơ ghi chép cho thấy ở chỉ một thị trấn đã có hơn 400 em nhỏ có cả cha lẫn mẹ bị đem nhốt dưới hình thứ hoặc là vào trại, hoặc vào tù.

Các đánh gia chính thức đang được thực hiện nhằm xác định xem liệu các em có cần phải được đưa vào "trung tâm chăm sóc" hay không.

Bên cạnh các nỗ lực nhằm thay đổi danh tính của người trưởng thành ở Tân Cương, các bằng chứng cho thấy có một chiến dịch đang được song song thực hiện nhằm xóa bỏ cội rễ của trẻ em.

Trung Quốc tiến hành giám sát và kiểm soát chặt chẽ tại Tân Cương, nơi các phóng viên nước ngoài bị theo sát 24 giờ mỗi ngày, khiến họ không thể thu thập được những lời kể chân thực tại đây. Thế nhưng họ có thể làm được điều đó tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong một sảnh lớn tại Istanbul, hàng chục người xếp hàng để kể những câu chuyện về chính họ ; nhiều người nắm chặt những bức ảnh chụp trẻ em, tất cả đều là các em nhỏ nay đang mất tích tại Tân Cương.

"Tôi không biết là ai đang chăm sóc chúng", một người mẹ nói, chỉ tay vào tấm ảnh chụp ba đứa con gái nhỏ của mình, "không hề liên lạc được".

Một người mẹ khác cầm tấm ảnh chụp các con, ba trai một gái, và chùi nước mắt. "Tôi nghe nói là chúng đã bị đưa vào một trại trẻ mồ côi", bà nói.

Trong 60 cuộc phỏng vấn riêng rẽ với bầu không khí căng thẳng và những lời kể đau khổ, cha mẹ và thân nhân các em kể chi tiết về hơn 100 vụ trẻ em mất tích tại Tân Cương.

uighur2

Các em đều là người Uighurs, cộng đồng sắc tộc theo Hồi giáo đông dân nhất tại Tân Cương, vốn có mối quan hệ ngôn ngữ và tôn giáo lâu bền với Thổ Nhĩ Kỳ.

Hàng ngàn người đã tới Thổ Nhĩ Kỳ để đi học, đi làm ăn, thăm thân, hoặc để tránh chính sách hạn chế sinh con cũng như tình trạng đàn áp tôn giáo đang tăng tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong thời gian ba năm qua, họ nhận ra là mình đã bị mắc kẹt ở lại sau khi Trung Quốc bắt đầu giam giữ hàng trăm ngàn người Uighurs và người thuộc các sắc tộc khác tại các khu trại khổng lồ.

Giới chức Trung Quốc nói người Uighurs đang được giáo dục tại "các trung tâm đào tạo học nghề" nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan, bạo lực tôn giáo. Thế nhưng các bằng chứng cho thấy rằng nhiều người bị bắt đơn giản chỉ vì họ thể hiện niềm tin tôn giáo - như cầu nguyện hoặc đeo mang che mặt - hoặc vì họ có người thân sống ở nước ngoài, tại những nơi như Thổ Nhĩ Kỳ.

Với những người Uighurs này, việc trở về gần như đồng nghĩa với việc sẽ bị bắt giam. Việc liên hệ qua điện thoại là vô cùng khó, ngay cả nói chuyện với thân nhân ở nước ngoài bây giờ cũng là việc trở nên quá nguy hiểm đối với những ai đang ở Tân Cương.

Vợ ở quê nhà bị bắt giam, một người đàn ông nói với tôi ông sợ rằng trong số tám đứa con của mình, một số cháu có thể đã bị đưa vào trung tâm nuôi dưỡng của nhà nước Trung Quốc.

"Tôi nghĩ là chúng đã bị đưa vào trại cải tạo thiếu niên", ông nói..

uighur3

Nghiên cứu mới do BBC đặt hàng thực hiện đã làm rõ về việc điều gì đang thực sự diễn ra đối với các em này và hàng ngàn em khác.

Tiến sỹ Adrien Zenz là nhà nghiên cứu người Đức được ghi nhận là đã phơi bày đầy đủ tình trạng người Hồi giáo ở Tân Cương bị bắt giữ hàng loạt.

Dựa trên những tài liệu chính thức được công bố công khai, bản phúc trình của ông nêu ra bức tranh về độ mở rộng quy mô các trường học ở mức chưa từng có tại Tân Cương.

Các khu trại đã được mở rộng, các khu ký túc xá mới được xây dựng với công suất tăng lên quy mô rất lớn.

Đáng chú ý là nhà nước đã nâng cao khả năng chăm sóc toàn phần thời gian đối với số lượng lớn các em nhỏ đúng vào lúc họ xây dựng các trại giam giữ.

Và dường như các hoạt động này là để nhắm vào cùng các nhóm sắc tộc.

uighur4

Chỉ trong một năm, 2017, tổng số trẻ em đăng ký vào nhà trẻ ở Tân Cương tăng lên hơn nửa triệu. Các số liệu của chính phụ cho thấy trẻ em Uighurs và các sắc tộc thiểu số khác theo Hồi giáo chiếm tới hơn 90% trong số đăng ký tăng thêm đó.

Kết quả là mức độ đăng ký đi nhà trẻ ở Tân Cương đã tăng từ mức dưới trung bình so với toàn quốc tên mức cao nhất tại Trung Quốc, tính đến thời điểm này.

Chỉ riêng ở miền nam Tân Cương, một khu vực tập trung đông người Uighur nhất, giới chức đã đổ ra số tiền khổng lồ, 1,2 tỷ đô la, để xây dựng và nâng cấp các nhà trẻ.

Phân tích của ông Zenz cho thấy việc bùng nổ xây dựng này bao gồm cả việc tăng thêm nhiều khu nhà ở tập thể cho các em.

uighur5

Nhà trẻ Youyi của huyện Tân Hòa (Youyi Kindergarten) có chỗ cho 700 cháu, với 80% là trẻ thuộc các sắc tộc thiểu số ở Tân Cương

Việc mở rộng các cơ sở giáo dục cho trẻ nhỏ tại Tân Cương có vẻ như được thúc đẩy bằng cùng động cơ như với việc mở rộng các cơ sở giam giữ hàng loạt người trưởng thành.

Và nó cũng rõ ràng là ảnh hưởng tới hầu như toàn bộ các em nhỏ người Uighur và các sắc tộc thiểu số khác, bất kể cha mẹ các em có bị đưa vào trại hay không.

Hồi tháng Tư năm ngoái, giới chức địa phương đã đưa 2.000 em nhỏ ở các khu làng lân cận vào một trường nội trú khổng lồ, trường Diệp Thành Hạt Số 4 (Yecheng County Number 4).

Các trường Diệp Thành số 10 và 11

Hình ảnh trên đây cho thấy một địa điểm đang được chuẩn bị để xây dựng hai trường nội trú mới ở thành phố Diệp Thành (Yecheng) (còn gọi là Kargilik trong tiếng Uighur) ở miền nam Tân Cương.

Hai trường được phân cách bởi một bãi chơi thể thao chung, mỗi trường có kích cỡ lớn gấp ba lần so với quy mô trung bình trên toàn quốc, và được xây lên trong thời gian chỉ hơn một năm.

Chương trình tuyên truyền của chính phủ nói rằng các trường nội trú nhằm giúp "duy trì ổn định xã hội và hòa bình" với "trường học chăm lo thay cho cha mẹ".

Ông Zenz nói có một mục tiêu sâu xa hơn.

"Các trường nội trú tạo ra bối cảnh lý tưởng để tái định hướng văn hóa dài lâu lên các cộng đồng thiểu số", ông nói.

Cũng như với các trại giam, nội dung nghiên cứu của ông nói rằng có động cơ rõ rệt trong việc loại bỏ tiếng Uighur và các ngôn ngữ địa phương khác khỏi khu vực trường học. Quy định các trường đưa ra những đòi hỏi nghiêm ngặt và đi kèm với các hình thức tính điểm trừng phạt đối với cả học sinh lẫn giáo viên nếu như họ sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào trừ tiếng Trung trong trường học.

uighur8

Hình chụp 4/2018

uighur9

Hình chụp 5/2019

Điều này phù hợp với các tuyên bố chính thức khác của giới chức, theo đó nói Tân Cương đã đạt được mức giảng dạy bằng tiếng Trung ở tất cả các trường học trong khu vực.

Nói chuyện với BBC, Xu Guixiang, một viên chức cao cấp của Sở Tuyên huấn Tân Cương, bác bỏ việc nhà nước phải chăm sóc một lượng lớn các em nhỏ không có cha mẹ sống cùng.

"Nếu toàn bộ các thành viên gia đình đều được đưa vào đào tạo học nghề thì gia đình đó hẳn là có vấn đề gì nghiêm trọng", ông nói và cười vang. "Tôi chưa từng gặp trường hợp nào như vậy".

Nhưng có lẽ phần quan trọng nhất trong kết quả tìm hiểu của ông Zenz là những bằng chứng mà ông có được, cho thấy con cái của những người bị bắt giữ thực sự là đang được đưa ồ ạt vào hệ thống trường học nội trú.

Có các mẫu lưu trữ thông tin chi tiết mà giới chức địa phương sử dụng để ghi lại tình hình cụ thể của các em có cha mẹ bị đưa vào trung tâm đào tạo học nghề hoặc vào tù, và để xác định xem các em có cần đưa vào hệ thống chăm sóc tập trung hay không.

Ông Zenz tìm được một tài liệu của chính phủ với nội dung chi tiết về các trường hợp "các nhóm cần giúp đỡ", trong đó gồm các gia đình mà "cả vợ và chồng đang ở trung tâm đào tạo học nghề".

Và có một văn bản từ thành phố Kashgar gửi cho các văn phòng giáo dục đào tạo, yêu cầu các trung tâm phải cấp bách chú ý giải quyết nguyện vọng, nhu cầu của các học sinh có cha mẹ ở trong các trại.

Các trường học cần phải "tăng cường hoạt động tư vấn tâm lý", văn bản nói, và "tăng cường giáo dục tư tưởng cho học sinh" - điều cũng được vang lên đều đều tại các khu trại giam giữ cha mẹ các em.

Một số tài liệu khác có liên quan của chính phủ thì có vẻ như cố tình né tránh sự phát hiện của các công cụ tìm kiếm, bằng cách dùng những biểu tượng thay thế cho việc dùng từ "đào tạo học nghề".

Tại một số trung tâm giam giữ người lớn cũng có cả các vườn trẻ ở gần, và khi tới thăm, các phóng viên của nhà nước Trung Quốc đã ca tụng các địa điểm đó.

Họ nói rằng các trường học nội trú đó cho phép trẻ em thuộc các sắc tộc thiểu số học hỏi được "những thói quen tốt hơn cho cuộc sống", và được hưởng mức độ vệ sinh cá nhân tốt hơn so với khi ở nhà. Một số em đã bắt đầu gọi giáo viên dạy mình là "mẹ".

Chúng tôi đã gọi điện thoại tới Sở Giáo dục ở Tân Cương để tìm hiểu thêm về chính sách chính thức đối với các trường hợp này. Hầu hết đều từ chối trả lời, nhưng có vài người cho biết những thông tin ngắn gọn.

Chúng tôi hỏi một viên chức là điều gì xảy ra đối với những đứa trẻ có cả cha lẫn mẹ bị đưa vào trại.

"Chúng sống nội trú trong trường", bà trả lời. "Chúng tôi cung cấp cho các cháu nơi ở, thức ăn và quần áo... và chúng tôi được các cấp lãnh đạo nói rằng chúng tôi cần phải chăm sóc các cháu cho thật chu đáo".

uighur10

Nhà trẻ Ánh Dương Hotan (Hotan Sunshine Kindergarten) nhìn qua lớp tường rào dây thép

Tại sảnh lớn ở Istanbul, khi các câu chuyện được kể ra, người ta có thể cảm nhận được tâm trạng tuyêt vọng và cả nỗi oán hận sâu sắc.

"Hàng ngàn những đứa trẻ vô tội đang bị tách khỏi cha mẹ và chúng tôi liên tục đưa ra lời khai", một người mẹ nói với tôi. "Tại sao thế giới im lặng khi đã biết những chuyện này ?"

Trở lại Tân Cương, kết quả nghiên cứu cho thấy toàn bộ các em nhỏ nay sống trong trường học đều chịu "sự cô lập bằng các biện pháp quản lý khép kín".

Nhiều trường học được trang bị hệ thống giám sát toàn diện, còi báo động bao quanh và hệ thống hàng rào có điện thế 10 ngàn Volt, và một số trường còn chi tiêu cho công tác an ninh còn cao hơn so với các trại giam người lớn.

Chính sách này được đưa ra vào đầu năm 2017, vào thời điểm việc bắt giam người được đẩy mạnh tới mức quyết liệt.

Ông Zenz đặt câu hỏi, phải chăng nhà nước Trung Quốc đang tìm cách đánh phủ đầu đối với khả năng có những người Uighur nào đó sẽ dùng vũ lực để cướp lại con mình ?

"Tôi nghĩ rằng các bằng chứng về việc tách con cái khỏi cha mẹ một cách có hệ thống là một chỉ dấu rõ ràng cho thấy chính quyền Tân Cương đang tìm cách nuôi dạy một thế hệ mới hoàn toàn tách rời khỏi cội nguồn, niềm tin tôn giáo và ngôn ngữ mẹ đẻ của các em", ông nói với tôi.

"Tôi tin rằng các bằng chứng đang chỉ ra những gì mà ta phải gọi là sự diệt chủng văn hóa".

**************

Trung Quốc : Căng thẳng sắc tộc dai dẳng 10 năm sau bạo động Tân Cương (RFI, 05/07/2019)

Hôm 05/07/2019, là đúng mười năm xảy ra vụ bạo động ở Tân Cương, làm gần 200 người chết. Mười năm sau, căng thẳng sắc tộc giữa người Duy Ngô Nhĩ và tộc người Hán càng thêm sâu thẳm. Bắc Kinh bị tố cáo đối xử phân biệt và tàn tệ với người Duy Ngô Nhĩ.

tancuong1

Cảnh sát xét hỏi giấy tờ một người dân trong lúc lực lượng an ninh canh chừng một con đường tại Khách Thập (Kashgar) ở vùng Tân Cương (Trung Quốc). Ảnh tư liệu chụp ngày 24/03/2017. Reuters/Thomas Peter

Ngày 05/07/2009, thủ phủ Urumqi của vùng chứng kiến những cảnh bạo động chưa từng có. Các thành viên sắc tộc Thổ và theo đạo Hồi, những người Duy Ngô Nhĩ, đã tấn công dữ dội vào cộng đồng người Hán, chiếm đa số ở Trung Quốc nhưng lại là thiểu số tại Tân Cương.

Mười năm sau, căng thẳng sắc tộc giữa người Duy Ngô Nhĩ và tộc người Hán càng thêm sâu thẳm. Bắc Kinh bị tố cáo đối xử phân biệt và tàn tệ với người Duy Ngô Nhĩ. Một mặt, sau vụ bạo động, Bắc Kinh tăng cường các biện pháp an ninh hà khắc : lắp đặt mạng lưới camera theo dõi chằng chịt, lấy dấu vân tay sinh học, dựng rào chắn cảnh sát, lập cổng an ninh.

Mặt khác, chính quyền Bắc Kinh thiết lập các trại tập trung, giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ để cải huấn như cáo buộc của nhiều tổ chức nhân quyền. Bắc Kinh phủ nhận và cho rằng đó chỉ là "Những trung tâm huấn nghệ" nhằm chống lại hiện tượng Hồi Giáo cực đoan hóa.

Song song đó, chính quyền Bắc Kinh thực hiện chính sách Hán Hóa, đẩy người Hán đến lập nghiệp tại Tân Cương, đồng thời ép buộc người Duy Ngô Nhĩ từ bỏ những phong tục tập quán mang dấu ấn đạo Hồi như cấm để râu dài, ép ăn thịt lợn và khuyến khích các cuộc hôn nhân giữa người Hồi và tộc người Hán… Một phóng sự điều tra của BBC còn lên án chính sách tách rời con cái và cha mẹ, giam giữ họ ở những nơi khác nhau nhằm "xóa sạch các dấu vết cội nguồn".

Minh Anh

*****************

Mỹ, Đức gay gắt chỉ trích Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an về vấn đề Tân Cương (VOA, 03/07/2019)

Hoa Kỳ và Đức đã gay gt ch trích Trung Quc trong mt bui hp kín ca Hi đng Bo an Liên Hiệp Quốc hôm th Ba 2/7 vì đã giam gi hơn mt triu người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) và người Hi giáo khác. Hai nước này t cáo Bc Kinh là tước các quyn ca nhng người này, các nhà ngoại giao tiết l.

tancuong2

liu : Công nhân đi ngang qua mt tri ci to có hàng rào vây quanh, mà chính quyn gi là 'trung tâm hun nghip' ti Dabancheng vùng Tân Cương, Trung Quốc, ngày 4/9/2018. Reuters/Thomas Peter

Trung Quốc b lên án rng rãi vì đã thành lp các khu giam gi vùng Tân Cương ho lánh. Bc Kinh mô t đây là nhng trung tâm ci to nhm dp tt ch nghĩa cc đoan và đào to nhng k năng mi cho các ‘hc viên’.

Quyền Đi s Hoa Kỳ ti Liên Hip Quc Jonathan Cohen t cáo Trung Quc là đàn áp và ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ, theo mt s nhà ngoi giao tham d bui hp phát biu vi điu kin n danh.

Đáp lại, Đi s Trung Quc Mã Triu Húc nói rng các nhà ngoi giao M và Đức không có quyền nêu vn đ Tân Cương lên ti Hi đng Bo an bi vì đây là vn đ ni b ca nước ông.

Được hi v bui hp kín ca Liên Hip Quc, mt quan chc B Ngoi giao M nói :

"Hoa Kỳ lấy làm lo ngi v chiến dch đàn áp khc nghit ca Trung Quc đối vi người Duy Ngô Nhĩ, và nhng người sc tc Kazakhs, Kyrgyz cũng như nhng người Hi giáo khác Tân Cương, và v các hành đng cưỡng bc đ buc các thành viên ca các nhóm thiu s Hi giáo sinh sng nước ngoài tr v Trung Quc đ đi mt vi mt s phn bp bênh".

Phát biểu ti Bc Kinh, phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quốc Cnh Sng nói bui hp din ra sau nhng cánh ca đóng kín và ông không hiu làm thế nào mà ni dung cuc hp đã b tiết l vi gii truyn thông.

Ông này nói thêm rằng bui hp bàn v Trung Á, thế mà Đc và Hoa Kỳ đã tung ra "nhng li ch trích vô cớ" về các chính sách ca Trung Quc v Tân Cương. Ông Cnh Sng nói thêm rng Đi s Trung Quc ti Liên Hip Quc đã bác b nhng li ch trích ca hai nước này.

Ông nói :

"Các vấn đ ca Tân Cương là mt vn đ ni b ca Trung Quc, không có liên quan gì đến chương trình ngh s ca Hi đng Bo an".

Sứ mng ca Đc ti Liên Hiệp Quốc t chi bình lun.

*******************

Trung Quốc bắt 13.000 ‘kẻ khủng bố’ ở Tân Cương (VOA, 18/03/2019)

Hôm 18/3, Chính quyền Trung Quc cho biết đã bt gi gn 13.000 "tên khng b" Tân Cương k t năm 2014 cho đến nay, theo hãng tin Reuters.

tancuong3

Trung Quốc đã bắt giữ 13.000 người ở Tân Cương vì tình nghi là "khủng bố"

Đây là thông tin do Bắc Kinh đưa ra trong mt báo cáo nhm bo v cho chính sách bài tr các quan đim cc đoan đi vi người Hi giáo khu vc Tân Cương.

Hãng tin AP nói bản báo cáo dài lê thê này cho thy nhng n lc ca chính ph nhm kim chế ch nghĩa cực đoan tôn giáo nhưng li đưa ra quá ít bng chng v các ti ác đã xy ra.

Vùng Tân Cương xa xôi t trước đến nay b đóng ca đi vi người ngoài, và nhng người dân trước đây và các nhà hot đng nước ngoài cho rng chính quyn trng pht nhng ai đơn thun bày t quan đim v bn sc Hi giáo, cũng theo AP.

Trung Quốc đã phi đi mt vi các ch trích quc tế ngày càng tăng đi vi vic Bc Kinh thiết lp các cơ s giam gi tp trung mà các chuyên gia Liên Hiệp Quốc nói là giam hơn mt triu người dân tc Uighur và những người Hi giáo khác.

Bắc Kinh nói rng h cn các bin pháp đ ngăn chn mi đe da ca phiến quân Hi giáo, và gi các tri giam này là các trung tâm đào to ngh.

Kể t năm 2014 cho đến nay, Tân Cương đã "tiêu dit 1.588 băng đng bo lc và khủng b, bt gi 12.995 k khng b, thu gi 2.052 thiết b n, trng pht 30.645 người vì thc hin 4.858 hot đng tôn giáo bt hp pháp và tch thu 345.229 bn sao tài liu tôn giáo bt hp pháp", bn báo cáo viết.

Truyền thông Trung Quc cho biết ch mt s ít người phi đi mt vi s trng pht nghiêm khc, chng hn như nhng k cm đu các nhóm khng b, trong khi nhng người b nh hưởng bi tư duy cc đoan li được giáo dc và đào to đ tu dưỡng, ci biến t li lm ca h.

So với các khu vc còn lại ca đt nước, Tân Cương dù có khác bit v tôn giáo, ngôn ng và văn hóa, vn là lãnh th ca Trung Quc t thi c đi, theo báo chí Trung Quc.

Các chuyên gia và các nhà hoạt đng người Uighur tin rng các tri tp trung này là mt phn chiến dch của chính ph nhm thanh lc sc dân thiu s, nhng người đã sinh sng khu vc này t lâu trước khi xut hin làn sóng di cư người Hán trong nhng thp k gn đây.

Theo Reuters-AP

*****************

Mỹ nói Trung Quốc vượt quá mọi vi phạm nhân quyền (VOA, 14/03/2019)

Bộ Ngoi giao M hôm 13/3 ch trích nhng vi phm nhân quyn ti Trung Quc, nói rng đây là nhng s sách nhiu chưa tng thy mà Bc Kinh áp dng vi cng đng Hi giáo thiu s "k t nhng năm 1930".

tancuong4

Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biu nhân dp công b "Báo cáo Nhân quyn Các nước" ti B Ngoi giao M Washington, ngày 13/3/2019.

Ngoại trưởng Mike Pompeo nhn mnh đến nhng vi phm nhân quyền ti Iran, Nam Sudan, Nicaragua và Trung Quc trong "Báo cáo Nhân quyn Các nước" được công b hàng năm ca B Ngoi giao M, nhưng ông nói vi báo gii rng Trung Quc "vượt quá mi vi phm nhân quyn".

"Theo tôi, chúng ta chưa tng thy nhng việc như vy k t nhng năm 1930", ông Michael Kozak, người đng đu văn phòng ph trách dân ch-nhân quyn thuc B Ngoi giao M, phát biu ti cùng bui thuyết trình khi nhc đến nhng vi phm nhân quyn sc dân thiu s Hi Giáo ti Trung Quc.

"Tập trung ước tính đến hàng triu người, nht vào các tri, tra tn, sách nhiu, tìm cách bài tr văn hóa và tôn giáo v..v..nhng gì t trong máu m di truyn ca người ta. Tht là khng khiếp".

Ông Kozak nói Trung Quốc lúc đu ph nhn có nhng tri tp trung nhưng bây gi li nói "có tri nhưng đây là nhng tri hun luyn lao đng và tri viên toàn là nhng người t nguyn".

Tỉnh trưởng Tân Cương ngày 12/3 cho biết Trung Quc đang điu hành nhng trường ni trú, không phi nhng tri tp trung, ti vùng vin tây Trung Quc. Khu vc rng ln giáp ranh Trung Á là quê hương ca hàng triu người Uighur và nhng sc tc thiu s Hồi Giáo khác.

"Chuyện đó không đúng vi nhng d kin mà chúng tôi và nhng người khác đưa ra, nhưng ít nht chúng tôi bt đu cho h thy quc tế đang hết sc chú ý chuyn này", ông Kozak nói.

"Đây là một trong nhng vi phm nhân quyn trm trng nht trên thế gii hin nay".

Phúc trình nói trong năm qua, chính phủ Trung Quc gia tăng mt cách đáng k chiến dch giam gi hàng lot các nhóm sc tc thiu s Hi Giáo ti vùng Tân Cương.

Vẫn theo báo cáo ca B Ngoi giao M, nhà cm quyn ti đây đã giam gi tùy tiện t 800.000 người và có th lên đến hơn 2 triu người Uighur, sc dân Kazakh và nhng người Hi Giáo khác trong nhng tri giam nhm xóa b tôn giáo và bn sc ca h.

Phúc trình của B Ngoi giao M nói rng các gii chc chính ph ti Trung Quc tuyên bố là nhng tri tp trung này cn thiết đ chng khng b, các phn t đòi ly khai và nhng phn t cc đoan. Tuy nhiên truyn thông quc tế, các t chc nhân quyn và nhng cu tù nhân báo cáo là các gii chc an ninh tri đã đi x ti t, tra tn, và sát hại mt s tù nhân.

Về tình hình nhân quyn Iran, phúc trình nói chính ph Iran ‘vn tiếp tc cách đi x tàn bo mà chế đ đã áp dng đi vi người dân Iran trong 4 thp niên qua,’" đã giết hơn 20 người và bt gi hàng ngàn người không theo tiến trình pháp lý vì họ đã biu tình đòi quyn li.

Tại Nam Sudan, báo cáo nhân quyn nói các lc lượng quân s đã dùng bo đng tình dc chng li thường dân, căn c trên s trung thành chính tr và sc tc, trong khi ti Nicaragua, nhng người biu tình ôn hòa bị bn ta và nhng người ch trích chính ph "b buc phi lưu vong, tù đày hay sát hi".

Phúc trình cũng sửa li vic mô t thông thường vùng Cao nguyên Golan "b Israel chiếm đóng" thành "do Israel kim soát".

Một chương khác v vùng B Tây và Di Gaza bị Israel chiếm đóng cùng vi Cao nguyên Golan trong cuc chiến 1967 ti Trung Đông, cũng không đ cp đến nhng lãnh th này là b "chiếm đóng", hay dưới "s chiếm đóng".

Theo Reuters

*******************

Trung Quốc : Các trại giam ở Tân Cương là chống khủng bố (VOA, 28/11/2018)

Bộ Ngoi giao Trung Quc ngày 27 tháng 11 nói các bin pháp giam gi người Uighur vùng Tân Cương thuc min tây nước này là vì nhu cu chng khng b và kêu gi các nước khác không can thip vào chuyn ni b ca Trung Quc.

tancuong5

Trung Quc cho biết các bin pháp giam gi người Uighur vùng Tân Cương là vì nhu cu chng khng b

Trước đó mt ngày, hàng trăm học gi kêu gi các nước trng pht Trung Quc v vic giam gi rt nhiu người Uighur. H cnh báo rng không làm như vy s là tín hiu cho thy s chp nhn "vic tra tn tâm lí nhng thường dân vô ti".

Bắc Kinh trong nhng tháng gn đây đã đi mt vi phản ng d di t các nhà hot đng, hc gi và chính ph nước ngoài v vic giam gi hàng lot và giám sát nghiêm ngt người thiu s Uighur theo Hi giáo và các nhóm dân tc khác sng Tân Cương.

Vào tháng 8, một hi đng nhân quyn Liên Hip Quc tiết lộ nhn được nhiu báo cáo đáng tin cho thy mt triu hoc hơn mt triu người Uighur và nhng người thuc các dân tc thiu s khác đang b giam cm trong nhng nơi ging như "tri giam bí mt khng l" trong khu vc này.

Published in Châu Á

Tân Cương : Trung Quốc phản đối sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc (RFI, 01/05/2019)

Trung Quốc, hôm 30/04/2019, đã bác bỏ những tuyên bố của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về tình trạng của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và coi đó là hành động can thiệp vào công việc nội bộ nước này

tancuong1

Công an kiểm tra giấy tùy thân của người dân trên một phố ở Kashgar, Tân Cương, Trung Quốc, ngày 24/03/2017 - Reuters/Thomas Peter/File Photo

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường thuật từ Bắc Kinh :

Cuộc đọ sức giữa Bắc Kinh và Liên Hiệp Quốc vẫn tiếp tục. Đối với phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, nhân quyền chỉ là "một cái cớ" để can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc.

Lập luận này được các lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên sử dụng khi tình trạng của gần 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm, theo Liên Hiệp Quốc , trong các trại cải tạo được nhắc đến. Bắc Kinh luôn khẳng định đấy là những trung tâm dạy nghề nhằm chống lại xu hướng cực đoan hóa và khủng bố.

Hiện diện ở Bắc Kinh vào cuối tuần vừa qua nhân thượng đỉnh về Con Đường Tơ Lụa, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã tránh nêu vấn đề một cách công khai. Theo người phát ngôn của ông, Stéphane Dujarric, thì tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã đề cập đến hồ sơ này khi nói chuyện riêng với lãnh đạo Trung Quốc.

Trong buổi gặp, ông Guterres đã nói : Nhân quyền phải được hoàn toàn tôn trọng trong khuôn khổ các chính sách chống khủng bố và ngăn chặn thái độ cực đoan và bạo lực. Ông còn nói thêm, mỗi cộng đồng phải cảm nhận được là bản sắc của họ được tôn trọng.

Những lời lẽ này rõ ràng đã làm Trung Quốc không hài lòng. Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet, vẫn đang đợi được Bắc Kinh cho phép đến Tân Cương.

Trung Quốc đã tổ chức cho các nhà ngoại giao từ các quốc gia Hồi giáo và vùng Balkan đến thăm vùng Tân Cương, riêng Châu Âu vẫn đang chờ đèn xanh.

Các nước Liên Hiệp Châu Âu đã yêu cầu cho đại diện 28 quốc gia cùng đi, trong đó có cả Thụy Điển, nước đã đề nghị tạo điều kiện dễ dàng cho việc cấp giấy cư trú cho người Duy Ngô Nhĩ.

Mai Vân

*****************

Tập Cận Bình kêu gọi giới trẻ ''yêu Đảng'' (RFI, 30/04/2019)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 30/04/2019 cổ vũ giới trẻ trung thành với Đảng cộng sản, trong bài diễn văn kỷ niệm 100 năm "Phong trào Ngũ Tứ" - cuộc biểu tình sinh viên đã đi vào lịch sử đất nước.

tcb1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 26/04/2019. FRED DUFOUR / AFP

Trong khung cảnh trang trọng của Đại sảnh đường Nhân Dân nhìn ra Thiên An Môn, trước cử tọa gồm hàng ngàn thanh niên, binh lính, công nhân và đảng viên, ông Tập tuyên bố : "Tại Trung Quốc ngày nay, lòng ái quốc chính là hợp nhất tình yêu đất nước với tình yêu đảng và chủ nghĩa xã hội".

Chủ tịch Trung Quốc khẳng định : "Trong kỷ nguyên mới, thanh niên Trung Quốc phải lắng nghe những lời của Đảng và bước theo bước đi của Đảng". Lời khuyến dụ này nằm trong chủ trương "Một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa" được Tập Cận Bình vạch ra trong Đại hội Đảng 19, nhằm định hướng cho Trung Quốc đến năm 2050.

Cách đây đúng 100 năm, ngày 4 tháng Năm năm 1919, đã khởi phát "Phong trào Ngũ Tứ" hay "Ngũ Tứ vận động". Khoảng 3.000 sinh viên trường đại học Bắc Kinh tuần hành về phía quảng trường Thiên An Môn, phản đối các cường quốc thắng trận trong Đệ nhất Thế chiến ký Hiệp ước Versailles, chuyển giao tỉnh Sơn Đông từ tay Đức sang cho Nhật quản lý.

Bảy mươi năm sau, các sinh viên phản kháng năm 1989 đã vinh danh thế hệ đàn anh cũng tại quảng trường Thiên An Môn, đòi dân chủ và phản đối tham nhũng. Mỉa mai thay là các cuộc biểu tình này đã bị đàn áp đẫm máu, và đến 30 năm sau vẫn là chủ đề cấm kỵ tại Trung Quốc. Ngày 4 tháng Sáu sắp tới là thời điểm vô cùng nhạy cảm : kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn.

Thụy My

***********************

"Vành đai và Con đường" : Trung Quốc muốn xuất khẩu mô hình mới lãnh đạo thế giới (RFI, 29/04/2019)

Ngày thứ Bảy, 27/04/2019, diễn đàn "Con đường Tơ Lụa Mới" lần thứ 2 kết thúc. 37 quốc gia tham gia sự kiện năm nay, nhưng nhiều cường quốc phương Tây vắng mặt.

tcb2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nâng cốc chúc sức khỏe các đại diện tham dự diễn đàn Vành đai Con đường, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26/04/2019 - Nicolas Asfour/Pool via Reuters

Nếu như diễn đàn là cơ hội để Bắc Kinh phát triển các thế mạnh về kinh tế và công nghệ với việc ký kết nhiều thỏa thuận đầu tư trị giá hàng chục tỷ đô la, thì theo giới chuyên gia, đây còn là một cơ hội để Trung Quốc khẳng định vai trò và tham vọng "xuất khẩu mô hình quản lý thế giới" mới.

Con đường Tơ Lụa Mới hay là "chiếc bẫy nợ Trung Quốc", trước những lời chỉ trích của nhiều quốc gia, diễn đàn Con đường Tơ Lụa mới năm nay mang hơi hướng của một cuộc chiến truyền thông. Trung Quốc tìm cách điều chỉnh lại công tác truyền thông, không còn nói về OBOR (One Belt, One Road – Một Vành đai, Một con đường) nữa mà đã trở thành BAR (Belt and Road – Vành đai và Con đường).

Trong bài diễn văn bế mạc diễn đàn, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi một sự minh bạch, "bền vững", "xanh" hơn và nhất là không dung thứ cho tham nhũng trong các dự án. Nhưng điểm chú ý đối với giới quan sát chính là việc rút ngắn tên gọi dự án Con đường Tơ lụa mới này, được đưa ra vào năm 2013 để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên bộ và hàng hải trị giá hơn 1.000 tỷ đô la đi từ Châu Á sang Châu Âu, qua cả Châu Phi.

Theo nhận định của bà Alice Ekman trên đài RFI, dưới chiếc nhãn ""Belt and Road", các tham vọng của Trung Quốc giờ đã vượt quá khuôn khổ của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (cầu đường, cảng biển, cáp quang ngầm, công nghệ…). Bài diễn văn của ông Tập Cận Bình cho thấy rõ Bắc Kinh tìm cách phát triển điều mà ông gọi là "một hình thức quan hệ quốc tế mới".

Minh Anh

Published in Châu Á

Bắc Kinh có ý định mở rộng đòi hỏi chủ quyền bên ngoài đường lưỡi bò ở Biển Đông (RFA, 27/03/2019)

Trang Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở Mỹ hôm 21/3 có bài viết nhận định Trung Quốc có khả năng sớm tuyên bố đường cơ sở thẳng qua toàn bộ các thực thể ở Biển Đông bất chấp luật quốc tế.

tq1

Đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông - AFP

Trang AMTI viết rằng "Trung Quốc không hề che giấu ý định cuối cùng sẽ tuyên bố đường cơ sở thẳng quanh phần còn lại của những thực thể tại Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa".

Đường cơ sở được các quốc gia ven biển áp dụng để xác định vị trí và chiều rộng của các vùng biển để từ đó xác định chủ quyền trên biển căn cứ theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Hiện khu vực Biển Đông cùng các thực thể tại đây là vùng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Theo AMTI, từ năm 1996, Trung Quốc đã tuyên bố một loạt đường cơ sở thẳng qua quần đảo Hoàng Sa mà nước này chiếm được từ Việt Nam vào năm 1974. Đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc tuyên bố ở khu vực quần đảo này khiến Trung Quốc mở rộng phần lãnh hải qua việc áp dụng đường cơ sở thẳng đối với toàn bộ các thực thể thuộc quần đảo, thay vì vẽ riêng với từng thực thể như quy định của luật quốc tế. Không những thế, Trung Quốc cũng tuyên bố tất cả vùng nước phía trong của những đường cơ sở thẳng này là vùng nội thủy của Trung Quốc. Kết quả là Trung Quốc khẳng định các tàu thuyền và máy bay nước ngoài không có quyền đi qua vùng nước và vùng trời khu vực quần đảo Hoàng Sa, kể cả khi ở bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo.

Hoa Kỳ sau đó đã tuyên bố phản đối Trung Quốc. Philippines và Việt Nam cũng phản đối.

Hoa Kỳ lập luận rằng, theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), các nước ven biển như Trung Quốc không được áp dụng đường cơ sở thẳng. Đường này chỉ có thể áp dụng với các quốc đảo như Philippines và Indonesia. Vào năm 2016, sau khi có phán quyết của tòa Trọng Tài quốc tế về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về những tranh chấp trên Biển Đông, Hoa Kỳ cũng một lần nữa khẳng định lập trường của mình về đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc đưa ra.

Theo phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế, việc áp dụng đường cơ sở thẳng của Trung Quốc cũng không được chấp nhận. Không những thế, phán quyết của tòa còn quy định các phân khúc đường cơ sở không thể dài quá 100 miles và tỷ lệ vùng nước và đất trong đường cơ sở không thể vượt quá 9/1. Tuy nhiên đường cơ sở mà Trung Quốc vẽ ra ở Hoàng Sa dù không quá 100 miles nhưng lại có tỷ lệ là 1.891/1, theo AMTI.

Vào tháng 7/2016, Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế và một lần nữa khẳng định chính sách của nước này từ năm 1958 là áp dụng đường cơ sở thẳng đối với tất cả các khu vực Dongsha Qundao (hay còn gọi là Pratas), Xisha Qundao (Hoàng Sa), Zhongsha Qundao (bãi cạn Scarborough và bãi Macclesfield), Nansha Qundao (Trường Sa), cùng tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc.

AMTI dự đoán có thể có 4 khả năng Trung Quốc sẽ đưa ra đường cơ sở thẳng đối với phần còn lại của Biên Đông như sau :

Khả năng 1 : Trung Quốc sẽ phớt lờ tất cả các quy định trong UNCLOS và bao gồm tất cả các thực thể ở Quần đảo Trường Sa vào đường cơ sở của mình, tức là bao gồm cả Trường Sa, bãi Luconia và James Shoal của Malaysia và Vanguard Bank, cùng những thực thể nửa chìm nửa nổi thuộc thềm lục địa Việt Nam.

Khả năng 2 : Trung Quốc sẽ bao gồm tất cả quần đảo Trường Sa vào các phân khúc của đường cơ sở với chiều dài lớn hơn 100 miles.

Khả năng 3 : Trung Quốc sẽ vẽ các đường cơ sở quanh các thực thể nổi và bãi cạn lúc chim lúc nổi.

Khả năng 4 : Trung Quốc sẽ bao gồm chỉ những nhóm thực thể nổi trong các đường cơ sở.

Theo AMTI, động cơ để Trung Quốc tueyen bố đường cơ sở thẳng ở quần đảo Trường Sa là để gia tăng đòi hỏi chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa đối với các thực thể, dù phán quyết của Tòa Trọng tại quốc tế trước đó xác định các thực thể này khong phải là các đảo để có thể có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

Nói tóm lại, dù với khả năng nào thì với đường cơ sở thẳng, đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông cũng sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này đã vẽ ra trên biển trước đó.

*******************

Đảng Cộng sản Trung Quốc khai trừ cựu lãnh đạo Interpol Mạnh Hoành Vĩ (VOA, 27/03/2019)

Trung Quốc khai tr khỏi Đng Cng sn và truy t cu giám đc Interpol, ông Mnh Hoành Vĩ, đng thi bãi nhim ông khi các chc v công quyn, cơ quan chng tham nhũng ca Trung Quc cho biết hôm th Tư 27/3.

tq2

Ông Mạnh Hoành Vĩ khi còn là Giám đc Interpol, 8/5/2018

Ông Mạnh ch là mt trong s ngày càng nhiu quan chc Trung Quc b bt trong chiến dch chng tham nhũng ca Ch tch Tp Cn Bình. Nhng người ch trích cho rng chiến dch này đang được s dng như mt cách đ loi b các k thù chính tr.

Trong một tuyên bố, y ban k lut ca Đng Cng sn nêu ra các ti trng và hành đng pháp lý áp dng vi ông Mnh, bao gm : ông Mnh vi phm pháp lut, không thc hin các quyết đnh ca đng ; ông b cáo buc là nhn hi l và s dng các khon tin đó đ chi tr cho "lối sng xa hoa" ca gia đình ông ; ông còn b cáo buc là lm dng chc v đ làm li cho v và đm bo công vic cho bà ; bin pháp áp dng là tch thu "thu nhp bt hp pháp" ca ông và bãi nhim ông khi chc th trưởng công an.

Hồi mùa thu năm ngoái, ông Mạnh mt tích sau khi đi t Pháp v Trung Quc. Ngay sau đó, chính quyn Trung Quc thông báo cho Interpol rng ông Mnh t chc giám đc Interpol và b cáo buc v ti nhn hi l. Ông Mnh tr thành người Trung Quc đu tiên lãnh đo t chc cnh sát quốc tế sau khi ông thăng tiến qua hàng ngũ b máy an ninh ca Trung Quc.

n mt triu quan chc Trung Quc đã b kết án trong khuôn kh mt chiến dch chng tham nhũng quy mô đã kéo dài 6 năm qua, t khi ông Tp Cn Bình lên nhm chc Ch tch. Trong khi Bắc Kinh tuyên b chiến dch này là mt cách thc đ xóa s các hot đng ti phm, các nhà phân tích li cho rng chiến dch này cũng đang b s dng đ loi b các đi th chính tr ca ông Tp.

(DW, Financial Times)

**********************

Tân Cương : Cứ 6 người dân, có 1 người bị đi cải tạo (RFI, 26/03/2019)

"Công lý cho người Duy Ngô Nhĩ", "Chấm dứt diệt chủng"… Sau cuộc biểu tình của người Tây Tạng hôm Chủ nhật, hôm qua thứ Hai 25/03/2019, ngày chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chính thức viếng thăm nước Pháp, đến lượt khoảng mấy trăm người Duy Ngô Nhĩ xuống đường để đòi hỏi vấn đề nhân quyền ở Tân Cương phải được nêu ra với ông Tập Cận Bình.

tq3

Người Duy Ngô Nhĩ và các nhà hoạt động biểu tình trước tháp Eiffel, Paris ngày 25/06/2019 phản đối Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Reuters/Benoit Tessier

Tháng Năm năm ngoái, sau khi tiến hành một cuộc điều tra công phu trong một thời gian dài, ông Adrian Zenz, chuyên gia người Đức về Tân Cương, đã ước tính khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ ở "khu tự trị" phía tây Trung Quốc đã bị tống giam, trong khuôn khổ một chiến dịch "cải tạo về chính trị" được đưa ra vào năm 2017. Phân tích của ông được củng cố với nhiều nhân chứng.Ngay cả một số ngôi sao như Ablajan Awut (được coi là Justin Bieber của người Duy Ngô Nhĩ) và cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Erfan Hezim cũng bị "mất tích".

Tuần trước tại Genève, trong một cuộc hội thảo được tổ chức bên lề Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhà nghiên cứu Adrian Zenz đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng bắt người Duy Ngô Nhĩ đi cải tạo đã tăng lên rất nhanh trong năm 2018, cho rằng đây là một sự "diệt chủng về văn hóa".

Bắc Kinh biện minh đó là những chương trình "huấn nghệ", "tiêu diệt tư tưởng cực đoan". Theo Trung Quốc, đã có "12.995 kẻ khủng bố" bị bắt giữ trong những năm gần đây, "30.645 người bị trừng phạt vì các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp".

Chuyên gia : Số người Duy Ngô Nhĩ bị cải tạo đã lên đến 1,5 triệu

Trong lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức nước Pháp, chuyên gia Adrian Zenz khi trả lời phỏng vấn báo Libération đã lấy làm tiếc rằng Paris đã không tham dự hội nghị ở Genève.

Libération : Theo ước lượng của ông, hiện nay có khoảng 1,5 triệu người Hồi giáo bị giam giữ tại Tân Cương. Ông dựa trên cơ sở nào để đưa ra con số đó ?

Adrian Zenz : Dựa theo rất nhiều dữ liệu có sẵn trên mạng (văn bản chính thức, số liệu thống kê, thông tin kỹ thuật và kinh tế, thông cáo tuyển dụng, những hình ảnh vệ tinh…). Tất cả đều cho thấy việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ tăng nhanh trong năm 2018. Số lượng các trại cải tạo đã tăng lên rất nhiều, và chi tiêu cho những hoạt động của nhà tù, trại cải tạo chính trị đã cao gấp bốn lần. Tình hình này giúp tôi có thể ước lượng được tỉ lệ : cứ sáu người dân ở Tân Cương thì có một người bị bắt đi cải tạo, và tất cả các gia đình đều có người bị giam cầm như thế.

Những người có đến Tân Cương trong những tháng gần đây khẳng định các cửa tiệm, đường phố dường như vắng bóng người dân, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi từ 18 đến 45. Một số người bị giam trong các điều kiện tệ hại, như đã có một số bằng chứng về tra tấn.

Libération : Cầu thủ nổi tiếng gốc Duy Ngô Nhĩ Erfan Hezim sau nhiều tháng mất tích đã xuất hiện trở lại. Như vậy đã có những người được trả tự do ?

Adrian Zenz : Theo tuyên bố của một quan chức Trung Quốc tuần trước, có thể hy vọng sẽ diễn ra một đợt tha tù. Nhưng những trường hợp như vậy khá hiếm hoi. Những người được ra khỏi trại cải tạo thường bị quản thúc tại gia hay bị cưỡng bức lao động, thường là trong các nhà máy dệt may. Chính quyền cam đoan những người này được trả lương tương xứng. Tuy nhiên đã có nhiều lời chứng cho thấy điều kiện làm việc hầu như là nô lệ, bị hạn chế tối đa tự do, chẳng hạn mỗi tháng chỉ được nghỉ mỗi một ngày.

Libération : Cộng đồng quốc tế chừng như chưa nhận định được tầm vóc của hiện tượng. Điều này sẽ thay đổi chăng ?

Adrian Zenz : Trong một thời gian dài, có rất ít phản ứng, do kiểm duyệt của Bắc Kinh. Nhưng còn vì các nước phương Tây lo ngại sẽ không nhận được vốn đầu tư từ Trung Quốc. Bắc Kinh vẫn còn có những lá bài đối với Châu Âu, và nhiều "đồng minh" trên thế giới. Nhưng trước những nhân chứng và các bằng cớ ngày càng chồng chất, thế giới phương Tây bắt đầu thức tỉnh.

Trong hội nghị ở Genève, Hoa Kỳ, Đức, Anh, Hà Lan và Canada đã lại đòi hỏi Trung Quốc để cho một ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc đến Tân Cương. Tiếc rằng Pháp không tham gia hội nghị này, mặc dù có rất nhiều người Duy Ngô Nhĩ sinh sống tại Pháp. Một số người tị nạn Duy Ngô Nhĩ sau khi đi Trung Quốc đã biến mất hẳn, không thấy quay lại Pháp, số khác thì thân nhân bị giam cầm.

Libération : Ông giải thích thế nào về sự im lặng của thế giới Hồi giáo ?

Adrian Zenz : Hồi tháng Hai, Thổ Nhĩ Kỳ đã tố cáo việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ – một dân tộc theo đạo Hồi và nói tiếng Thổ - là "nỗi nhục cho nhân loại". Nhưng đây chỉ là một ngoại lệ. Tổ chức Hợp tác Hồi giáo thậm chí vừa mới cảm ơn Trung Quốc đã "chăm sóc rất tốt người Hồi giáo". Đây không hẳn là vì lý do kinh tế : đa số các quốc gia Hồi giáo là các nước độc tài, hoặc bản thân có những vấn đề riêng về nhân quyền.

Libération : Nhiều trẻ em mà cha mẹ bị đi cải tạo bị đưa vào trại mồ côi, tại đó các em bị tẩy não…

Adrian Zenz : Hiện có rất ít thông tin về điều này. Tuy nhiên bộ máy tuyên truyền Trung Quốc khoe khoang rằng các trẻ em "được cho vào trường nội trú" để "không bị ảnh hưởng bởi các phụ huynh cực đoan". Mục đích là nhằm tiêu diệt nền văn hóa và ngôn ngữ của cả một dân tộc, và kiểm soát hoàn toàn về ý thức hệ. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, thậm chí những người Duy Ngô Nhĩ đã cải đạo sang Thiên Chúa giáo cũng bị đi cải tạo. Và cho dù Hồi giáo cực đoan cũng có hiện diện tại Tân Cương, nhưng ít quan trọng hơn rất nhiều so với những gì chính quyền Bắc Kinh khẳng định.

Libération : Tân Cương là một phòng thí nghiệm để thử nghiệm các công nghệ kiểm soát dân chúng ?

Adrian Zenz : Vâng, những công nghệ tiên tiến mà công an sử dụng để giám sát và dùng cho việc tẩy não có thể được áp dụng cho các khu vực khác ở Trung Quốc, nơi có những mầm mống kháng cự chống lại đảng Cộng Sản. Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng khi tấn công vào văn hóa và tín ngưỡng, thì sẽ phản tác dụng, có thể làm tăng lên những dạng thức chống đối mang tính bạo lực.

Libération : Chưa chính phủ nào đòi trừng phạt Bắc Kinh vì đàn áp Tân Cương

Adrian Zenz : Trong nỗ lực đồng hóa, còn có những chiến dịch mang tên "Thăm viếng nhân dân", "Trở nên người thân trong gia đình". Khoảng một triệu cán bộ đảng đến ở trong các gia đình Hồi giáo nhiều ngày. Trên các tấm ảnh tuyên truyền, có thể thấy cán bộ "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với dân Tân Cương. Đôi khi chỉ có phụ nữ trong nhà vì người chồng đã bị đưa vào trại cải tạo. Để không bị chụp mũ "cực đoan", họ đành phải cố tỏ ra tươi cười, uống bia, ăn thịt heo.

Axel Jumahong, người gốc Duy Ngô Nhĩ, chủ một cửa hàng nữ trang ở Paris, khi về thăm Tân Cương cũng bị sách nhiễu, bị buộc lấy mẫu ADN dù đã mang quốc tịch Pháp. Ông kể : "Thật kinh khủng, chúng tôi phải làm tất cả những điều mà người Hồi giáo không thích. Từ Hotan cho đến Kashgar, khắp nơi đầy những nhà thổ và cơ sở mát-xa Trung Quốc, rất dễ dính SIDA. Cocain, bạch phiến, ma túy đá…được bán tự do cho cả học sinh trung học".

...Chưa có chính phủ nào công khai nêu ra khả năng trừng phạt quốc tế đối với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Theo nhà Trung Quốc học Marie Holzman, tình trạng này khiến người ta nhớ lại thời kỳ đen tối của cuộc "Cách mạng văn hóa" do Mao Trạch Đông tung ra năm 1966.

Bà nói : "Tất cả đều ít nhiều bị trói tay bởi tiền của Trung Quốc. Từ sau cái chết trong tù của giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba vào mùa hè năm ngoái, nhà cầm quyền Bắc Kinh chừng như càng phóng tay đàn áp. Gần như đây là việc diệt chủng, Hán hóa người Duy Ngô Nhĩ. Nghị Viện Châu Âu đã lên tiếng tố cáo, nhưng ai sẽ quan tâm đến ?"

Thụy My

Published in Châu Á
vendredi, 23 novembre 2018 16:28

Nỗi buồn mang tên Tân Cương

Tân Cương là một vùng lãnh thổ tự trị của Trung Quốc với gần 22 triệu người, trong đó có khoảng 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ. Sắc tộc thiểu số Hồi giáo này đang chịu đựng nỗi thống khổ của việc bị giám sát và đàn áp thô bạo bởi "bộ máy an ninh tổng lực" của chính quyền trung ương.

buon1

Cảnh sát Trung Quốc có vũ trang tuần tra ở Urumqi, thủ phủ Tân Cương - PetroTimes

Kể từ sau các cuộc biểu tình bạo động của người Duy Ngô Nhĩ vào năm 2009, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường các chính sách an ninh nhằm vào họ một cách quy mô. Trong vòng một thập kỷ, ngân sách dành cho an ninh đã tăng gấp 10, đạt đến hơn 9 tỷ đô-la vào năm 2017 [1]. Riêng từ năm 2016 đến năm 2017, ngân sách đã tăng lên 92% [2]. Một phần của ngân sách tăng thêm này được dùng để tuyển dụng khoảng 100 ngàn vị trí an ninh mới [3].

Cho đến nay, khoảng 7 ngàn đồn công an được thiết lập để giám sát người dân khu tự trị [4]. Cùng với đó, các phương tiện công nghệ, kể cả các phương tiện công nghệ cao như camera công cộng, thiết bị bay không người lái cũng được dùng đến. Các thông tin của người dân như dữ liệu smartphone, đường nét gương mặt đều bị nhận diện bởi công nghệ [5]. Riêng mẫu ADN, dấu vân tay, mống mắt, nhóm máu được thu thập thông qua chương trình khám sức khỏe miễn phí kể từ năm 2016 [6].

Theo cách nói của báo giới, Tân Cương đối với Trung Quốc là một phòng thí nghiệm khổng lồ về giám sát điện tử, để từ đó các công cụ giám sát sẽ được nhân rộng đến các vùng khác ở trong nước, thậm chí, ra ngoài biên giới quốc gia.

buon2

Hình chụp hôm 26/6/2017 : một viên cảnh sát đứng canh người Hồi giáo ở Tân Cương AFP

Ngoài các công cụ trên, một công cụ khác là các trại cải tạo. Theo BBC, có ít nhất 44 trại cải tạo đã được chính quyền trung ương mở ra để giam giữ những người Duy Ngô Nhĩ [7] "ly khai", "cực đoan tôn giáo" và "khủng bố". Đối tượng tiềm năng nhất cho các trại cải tạo là những người Duy Ngô Nhĩ sinh từ năm 1980, vì đây là thành phần "bạo lực" và "không đáng tin cậy", theo cách nhìn của chính quyền Trung Quốc [8].

Theo Adrian Zenz, một nhà nghiên cứu tại Đức, hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại các trại cải tạo.[9] Nhiều hãng thông tấn trên thế giới thậm chí đưa ra con số khiếp đảm hơn – gần hoặc hơn 1 triệu [10].

Khi bị giam giữ trong trong các trại cải tạo, một người may mắn thì được thả sau nhiều tuần, kém may mắn hơn thì được thả sau nhiều tháng hay nhiều năm, và bi kịch nhất là biến mất vĩnh viễn. Các tù nhân bị đối xử thô bạo, với các điều kiện nghèo nàn về thực phẩm, vệ sinh và y tế [11]. Gần như tất cả người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài đều có các thành viên trong gia đình bị giam giữ tại các trại cải tạo ở Tân Cương [12].

buon3

Hình chụp hôm 27/2/2017 : quân đội, cảnh sát Trung Quốc dự một lễ tuyên thệ chống khủng bố ở Hetian, miền đông bắc Tân Cương AFP

Đồn công an, công nghệ cao, trại cải tạo không phải là toàn bộ công cụ. Tinh vi hơn, Trung Quốc còn thi hành các chính sách xóa bỏ văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ. Theo lời ông Dolkun Isa, chủ tịch Hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới, từ năm 2017, Trung Quốc tăng cường cấm đoán nhiều hoạt động tôn giáo ở Tân Cương, như ngăn cản nhân viên công vụ hành lễ tại nhà thờ, buộc mọi người ăn thịt heo, uống rượu trong tháng ăn chay của người Hồi giáo [13].

Thêm vào đó, Trung Quốc còn buộc người Duy Ngô Nhĩ thực hành văn hóa của người Hán. Từ ngày 1/4/2017, chính quyền trung ương thực hiện chính sách "trừ khử cực đoan" mà thực chất là chính sách "Trung Quốc hóa", bao gồm việc buộc người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo học tiếng Trung Quốc, hát Hồng ca Trung Quốc, đặt lại tên theo kiểu Trung Quốc, và cảm ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi ăn [14].

Đầu năm 2018, người thiểu số bản địa còn bị buộc đón tiếp các quan chức Trung Quốc đến nhà mình sống chung để "được" các quan chức này giám sát và tuyền truyền chính trị. Kết quả đến nay là hơn 1 triệu quan chức Trung Quốc đã đến sống chung với các gia đình nông thôn ở miền nam Tân Cương [15].

Đỉnh cao của sự trấn áp là mổ cướp nội tạng. Theo một báo cáo của cựu nghị viên David Kilgour (Canada), luật sư nhân quyền David Matas (Canada) và nhà báo Ethan Gutmann (Mỹ), một trong các nhóm nạn nhân của mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc là người Duy Ngô Nhĩ.[16] Không rõ lượng người Duy Ngô Nhĩ bị mổ cướp nội tạng là bao nhiêu, song cũng như các học viên Pháp Luân Công, những ai bặt vô âm tín đều có thể đã là nạn nhân của cách thức chết chóc này.

Nhìn tổng thể, bức tranh Tân Cương thật buồn thảm, đen tối và chẳng có mấy hi vọng vào tương lai, khi một nửa dân số của nó là người Duy Ngô Nhĩ mất tự do và bị tẩy não. Cứ như vậy, chẳng bao lâu nữa, Tân Cương sẽ không còn những người Duy Ngô Nhĩ thứ thiệt, mà chỉ còn những người Ngô Duy Nhĩ vong thân, những người bị đánh cắp hết căn cước và không còn biết được đâu là nguồn gốc thực sự mà mình thuộc về.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 23/11/2018

Chú thích :

[1] Security spending ramped up in China’s restive Xinjiang region

https://www.ft.com/content/aa4465aa-2349-11e8-ae48-60d3531b7d11

[2] như [1]

[3] Beijing is spending its way to 'an experiment of what is possible' to police Xinjiang’s Uyghurs

https://www.theglobeandmail.com/news/world/beijing-increases-presence-ov...

[4] như [3]

[5] From laboratory in far west, China's surveillance state spreads quietly

https://www.reuters.com/article/us-china-monitoring-insight/from-laborat...

[6] China : minority region collects DNA from millions
https://www.hrw.org/news/2017/12/13/china-minority-region-collects-dna-m...

[7] China’s hidden camps

https://www.bbc.co.uk/news/resources/idt-sh/China_hidden_camps

[8] Xinjiang authorities targeting Uyghurs under 40 for re-education camps

https://www.rfa.org/english/news/uyghur/1980-03222018155500.html

[9] China security spending surges in Xinjiang despite camp denials

https://www.aljazeera.com/news/2018/11/china-security-spending-surges-xi...

[10] Chẳng hạn như BBC (xem chú thích 7)

[11] Young Uyghur woman dies in detention in Xinjiang political ‘re-education camp’

https://www.rfa.org/english/news/uyghur/death-09252018174834.html

[12] China's war on islam : Dolkun Isa escaped Xinjiang and Interpol to defend Uyghur existence

https://www.albawaba.com/news/chinas-war-islam-dolkun-isa-escaped-xinjia...

[13] Trung Quốc tiếp tục ‘hành hạ’ Tân Cương bằng những yêu sách mới

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tiep-tuc-hanh-ha-tan-cuong-bang-n...

[14], [15] như [13]

[16] Report : China still harvesting organs from prisoners at a massive scale

https://edition.cnn.com/2016/06/23/asia/china-organ-harvesting/index.html

Published in Diễn đàn

Không thể im lặng mãi trước những lời tố cáo của các tổ chức nhân quyền, của chuyên gia Liên Hiệp Quốc, đe dọa trừng phạt của Quốc Hội Mỹ, Bắc Kinh buộc phải gián tiếp nhìn nhận có nhà tù tập thể giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

tancuong1

Bí thư tỉnh ủy Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) tỉnh Tân Cương tham dự một cuộc thảo luận tại Đại Hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, Bắc Kinh, ngày 19/10/2017. Reuters/Tyrone Siu/File Photo

Ngoại trưởng Vương Nghị, trong tuyên bố ngày 13/11/2018 gọi đây là những "trường đào tạo, giúp công dân thoát khỏi ảnh hưởng khủng bố, hội nhập vào xã hội" trong chính sách "phòng ngừa bất ổn và khủng bố" của Trung Quốc.

Toàn bộ Tân Cương và 10 triệu dân Duy Ngô Nhĩ sống dưới ngọn roi của một bộ máy công an trị có một không hai trên thế giới. Từ năm 2016, chính quyền tuyển mộ thêm 100.000 công an vũ trang bố trí khắp các thành phố và nông thôn. Hơn 100 sinh viên từ Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ hồi hương bị bắt, một số thiệt mạng trong nhà giam, theo số liệu của Ủy ban Liên Hiệp Quốc bài trừ kỳ thị chủng tộc.

Ngoài kềm kẹp thân thể, chính quyền Trung Quốc thiết lập một hệ thống giám sát điện tử : camera nhận diện, máy đọc số xe, thiết bị bay tự hành, an ninh mạng internet, điện thoại di động, xem lén điện thư… Trong thời gian này, khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa vào các trại giam tập thể này nhân danh "ổn định và hài hòa".

Câu hỏi đặt ra là vì sao Bắc Kinh tăng tốc trấn áp tại Tân Cương ? Vì sao phải cách ly một phần mười dân Hồi giáo ?

Trong chương trình "Décryptage/Giải mã" của RFI, Aynur Omer, nữ sinh viên Duy Ngô Nhĩ, thành viên Hội Duy Ngô Nhĩ tại Pháp cho biết tình cảnh gia đình mình như sau :

"Lần đầu tiên tôi nghe nói đến trại cải tạo là vào tháng 6/2017 khi chú của tôi, một công chức, bị bắt. Lúc đầu cha mẹ tôi trấn an là chú sẽ về thôi, sau đó gia đình nói là chú bị bệnh phải lo điều trị, sau đó nói là chú đi xa không có tin tức… Lúc đó mới biết là ở Tân Cương có nhà tù vĩ đại và chính quyền đang xây rộng thêm. Lúc đầu tôi không tưởng tượng là cả triệu người bị giam".

Sinh viên Aynur Omer cho biết thêm hai người anh em trai của mẹ cũng bị bắt, một người được thả còn một người vẫn bị giam. Bản thân cô cũng bị đe dọa không dám về nước thăm gia đình, và cô đang chờ nhập quốc tịch Pháp để yên thân.

Theo khuyến cáo của ngoại trưởng Trung Quốc thì công luận không nên nghe theo tin đồn mà chỉ nên tin vào thông tin chính thức.

Trái lại, theo Marc Julienne, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược Paris, sự kiện Bắc Kinh giữ im lặng, không công khai nhìn nhận sự thật , chứng tỏ là "có vấn đề" : chính sách giam cầm tập thể vừa vi phạm Hiến Pháp Trung Quốc, vừa bất hợp pháp đối với luật quốc tế.

"Qua các báo cáo thì chiến dịch bắt giam người Duy Ngô Nhĩ bắt đầu từ cuối năm 2016, và chương trình xây dựng nhà giam lớn khởi công vào đầu năm 2017, phù hợp với thông tin của cô Aynur Omer. Trung Quốc luôn chối là không có những trại tù cải tạo theo nghĩa của các nước Tây phương. Trái lại, Bắc Kinh còn hãnh diện cho là họ phát triển những trung tâm giáo dục, dạy nghề. Trên cơ sở lập luận chính thức này, các học viên là những người tình nguyện xin vào trung tâm đào tạo, trong đó họ được nội trú để học nghề".

Sinh viên, doanh nhân có liên hệ với nước ngoài

Trong tiến trình hoàn toàn trái phép này, nhân danh chống đe dọa khủng bố, cán bộ đảng viên, công an, cảnh sát, quân đội đều có toàn quyền hù dọa, tra tấn để tìm thông tin. Họ đe dọa sẽ trả đũa gia đình, thân nhân nếu người tù không hợp tác.

Ngay giới doanh nhân, sinh viên có một thời gian sống ở nước ngoài cũng phải "khai báo thành khẩn" với đảng Cộng Sản để được cải tạo và khoan hồng, theo thuật ngữ, lời lẽ của chính quyền Trung Quốc từ thời "cách mạng văn hóa, chống hữu khuynh" do Mao phát động. Chính vì thế mà chính quyền Tập Cận Bình tuyên bố sẽ ra luật mới để hợp pháp hóa những "vùng tối" trong chính sách đàn áp này. Chuyên gia Marc Julienne phân tích :

"Đúng là như thế. Các trại cải tạo ở Tân Cương là bất hợp pháp, Trung Quốc vẫn chưa nhìn nhận. Trên thực tế, ngày 9 tháng 10 vừa qua, họ công bố luật mới. Tuy nhiên, luật mới này thật sự chỉ là tu chính của một luật khác áp dụng tại địa phương gọi là điều lệ chống cực đoan hóa tại Tân Cương. Thế nào là chống cực đoan hóa ? Đó là một chương trình cải tạo "cá nhân và tập thể" qua các biện pháp tẩy não học tập chính trị, theo dõi diễn biến tâm lý, sửa sai, học tiếng quan thoại và luật Trung Quốc".

Trung Quốc giả điếc cho đến tháng 8 năm nay thì gặp phải hai sự kiện bắt buộc phải có phản ứng cho dù cố lách.

Trường dạy nghề, dùi cui và ngân sách của Bộ Công an

Trước hết là hình ảnh vệ tinh cho thấy trong vùng sa mạc hoang vu lần lượt mọc lên những kiến trúc hình chữ nhật có tường cao bao bọc. Một nhóm phóng viên quốc tế (AFP, BBC) tìm hiểu qua tài liệu chính thức, hóa đơn đặt hàng, giao hàng phát hiện là toàn là dây kẽm gai, hơi cay, ghế tra tấn, 2.768 dùi cui, 1.367 đôi còng sắt …

Thứ đến, tại cuộc họp ở Genève ngày 10/08/2018, bà phó chủ tịch Ủy ban Liên Hiệp Quốc bài trừ kỳ thị chủng tộc Gay McDougall chất vấn phái đoàn Trung Quốc : Có đúng không ? "Nhân danh chống khủng bố và bảo vệ ổn định xã hội, chính quyền Trung Quốc biến vùng tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ thành một trại tập trung vĩ đại. Theo thẩm định, ít nhất một triệu người bị giam giữ trong những nhà giam được gọi là để chống Hồi giáo cực đoan, và hai triệu người khác nữa trong những nơi được gọi là trại cải tạo. Ở những nơi đó, họ bị nhồi sọ chính trị".

Phái đoàn Trung Quốc không trả lời trực tiếp mà biện minh là "không kỳ thị chủng tộc, không tra tấn".

Chuyên gia Marc Julienne : "Đó chính là điều nghịch lý trong thái độ của Trung Quốc. Họ vẫn nói đó là các trung tâm dạy nghề trong khi mọi bằng chứng thu thập được từ năm 2017 qua hình ảnh vệ tinh, nhân chứng sống, báo cáo, hóa đơn đặt hàng, gọi thầu đều quy về một mối : đó là một chiến dịch quy mô trấn áp đạo Hồi, bắt giam hàng loạt người dân trong cộng đồng Hồi giáo gồm đa số là Duy Ngô Nhĩ và phần còn lại là Kazakhstan. Ngân sách xây "nhà trường" sao lại thuộc Bộ Công an ?"

Từ Tây Tạng đến Tân Cương trong chính sách công an trị

Từ ba năm nay Tân Cương yên tĩnh, Bắc Kinh khẳng định không một vụ khủng bố nào xảy ra từ năm 2016, nhưng tại sao tăng tốc trấn áp ?

Theo Human Rights Watch, các biện pháp tăng cường trấn áp tại Tân Cương được phát động từ năm 2016 đúng vào năm Trần Toàn Quốc, sau 5 năm "bình định" vùng đất Phật giáo Tây Tạng, được bổ nhiệm về khu tự trị người Hồi.

Tại Tây Tạng, Trần Toàn Quốc sử dụng chiến thuật "thiên la địa võng" : Sa thải hàng loạt cán bộ bị nghi ngờ có suy nghĩ độc lập. Toàn bộ hệ thống kênh truyền hình Tây Tạng chỉ phát chương trình Trung Quốc, các nhà báo còn độc lập bị thay thế bằng người của chế độ. Lãnh thổ Tây Tạng bị chia ô vuông như bàn cờ, có một đồn cảnh sát chịu trách nhiệm, hộ khẩu trong mỗi tổ dân phố có hệ thống theo dõi kép. Trong năm năm, Trần Toàn Quốc lập ra thêm 700 đồn cảnh sát, 84.100 tổ quản lý hộ khẩu, tuyển mộ thêm 12.000 công an để trấn áp mọi đề kháng ở Tây Tạng.

Năm 2016, hung thần được bổ nhiệm làm bí thư Tân Cương. Theo chỉ thị của Trần Toàn Quốc "các trung tâm dạy nghề phải được quản lý như trong quân đội, phải bảo vệ như những nhà tù" (AFP).

Chỉ vì con đường tơ lụa mới

Từ ba năm nay Tân Cương yên tỉnh nhưng vì sao Bắc Kinh cần bàn tay thép của Trần Toàn Quốc và kinh nghiệm trấn áp ở Tây Tạng để làm gì ?

Chuyên gia Marc Julienne : "Các nguồn tin của tôi xác nhận là Trung Quốc kiểm soát rất chặt, nhưng mối lo chính của họ là con đường tơ lụa mới, dự án cơ bản, ưu tiên số một của chính sách kinh tế và đối ngoại của Bắc Kinh. Con đường tơ lụa xuất phát từ Tân Cương, do vậy, một cách thuần lý, một cách "lô-gic" điểm gốc phải ổn định. Vấn đề hiện nay là làm sao có thể biết trước là chính sách đàn áp cho phép "bình định" được Tân Cương, hay trái lại, chỉ làm người dân địa phương kháng cự mạnh mẽ hơn và làm tăng thêm khát vọng đòi độc lập.

Liệu Tân Cương có may mắn hơn Tây Tạng hay không ?

Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng trong nhiều mặt, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói đến biện pháp trừng phạt Bắc Kinh. Ngày 14/11 vừa qua, một nhóm dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng, đệ trình lưỡng viện Quốc Hội một dự thảo nghị quyết kêu gọi hành pháp trừng phạt các quan chức cao cấp của Trung Quốc, để trả đũa hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Tân Cương.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 22/11/2018

Published in Diễn đàn

APEC tại Papua New Guinea : Có nên tổ chức các diễn đàn quá tốn kém ? (RFI, 19/11/2018)

Tổ chức thượng định và hội nghị quốc tế là những sự kiện ngoại giao nặng phần trình diễn, mà kết quả lại không bao nhiêu. Nhiều nhà quan sát lại đưa ra nhận định như trên sau thất bại từ hội nghị APEC - Papua New Guinena vừa bế mạc.

papua1

Một người đi bộ cạnh pa nô giới thiệu tiểu quốc hải đảo Papua New Guinea, 19/11/2018. Reuters/David Gray

Là một trong những quốc gia nghèo nhất, chậm phát triển nhất trong diễn đàn APEC, Papua New Guinea gồng mình huy động hàng triệu đô la cho hai ngày hội nghị tại thủ đô Port Moresby. Thủ tướng Peter O'Neill tưởng chừng APEC 2018 là cột mốc quan trọng đánh dấu hoạt động ngoại giao của quốc gia nhỏ bé này trên trường quốc tế, ít ra là trong khu vực Thái Bình Dương. Tiếc là sau 48 giờ họp, lần đầu tiên trong lịch sử APEC, 21 phái đoàn đã ra về mà không ra được một bản tuyên bố chung kết thúc hội nghị. Đây là một vố đau đối với nước chủ nhà.

Trước khi lãnh đạo của 21 nền kinh tế tham gia Diễn Đàn Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương tập hợp về Port Moresby, một nhà quan sát thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lượng và Quốc Tế, William Reinsch nói với hãng tin Pháp AFP "mong đợi từ cuộc họp cấp cao lần này không bao nhiêu mà ngay cả những mục tiêu ít ỏi đó cũng ít hy vọng đạt được".

Hai nhân vật chủ chốt trong số 21 lãnh đạo thành viên APEC là tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga, Vladimir Putin đều vắng mặt. Washington và Bắc Kinh, qua các phát biểu của phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã có những lời lẽ gay gắt hiếm thấy chỉ trích lẫn nhau. Bản thân diễn đàn APEC vốn được lập ra gần bốn thập kỷ nay nhằm thúc đẩy tự do mậu dịch, lần này đã trở thành đấu trường giữa Mỹ và Trung Quốc cũng trên hồ sơ thương mại.

Thất vọng về hiệu quả của APEC và thất bại của nước chủ nhà, một lần nữa làm dấy lên câu hỏi : nên hay không duy trì các cuộc họp thượng đỉnh, các hội nghị cấp cao, rất tốn kém mà kết quả lại chẳng là bao.

Trong trường hợp của Papua New Guinea, các phí tổn cho sự kiện ngoại giao lần này bị coi là "quá sức của chính quyền Port Moresby". Khoảng 40 % dân số Papua New Guinea sống dưới ngưỡng nghèo khó, chính phủ nước này đã bị chỉ trích nhập không dưới 40 chiếc xe hơi sang trọng của tập đoàn Ý Maserati với giá tối thiểu 100.000 đô la một chiếc để đưa đón các lãnh đạo đến dự diễn đàn APEC. Tranh cãi dấy lên đến nỗi thủ tướng O'Neill đã phải lên tiếng cải chính rằng toàn bộ tốn kém trong vụ mua bán xe hơi này do tư nhân đài thọ và Nhà nước chỉ "mượn xe" trong hai ngày hội nghị mà thôi.

Bên cạnh tai tiếng về xe hạng sang chở các lãnh đạo quốc tế, an ninh cũng là một hồ sơ khiến Papua New Guinea đau đầu. Làm thế nào để một quốc gia với hơn 8 triệu dân này có thể bảo đảm an ninh cả trên bộ, trên biển và trên không cho các nguyên thủ và lãnh đạo quốc tế ?

Do không có phương tiện Port Moresby đã phải mượn các nước bạn từ tàu chiến, máy bay chiến đấu và các lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố đến bảo đảm an ninh cho các lãnh đạo đến dự APEC.

Một nửa trong số 4.000 quân nhân được huy động bảo vệ trật tự và an ninh thuộc các lực lượng của nước ngoài. Mỹ, Úc, New Zealand đã phải hỗ trợ Papua New Guinea trong thời gian chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, thủ tướng Nga, Dmitri Medvedev hay phó tổng thống Hoa Kỳ có mặt tại quốc gia nằm chơi vơi trong vùng Nam Thái Bình Dương này.

Về mặt cơ sở hạ tầng, theo giới quan sát, Papua New Guinea đã không thể đón tiếp một cách chu đáo 21 phái đoàn quốc tế, mỗi đoàn là hàng chục người, có khi số này lên tới cả trăm. Hãng tin Pháp AFP ghi nhận khá nhiều thiếu sót về mặt lễ tân từ phía nước chủ nhà. Một trở ngại bất ngờ đối với phía nước chủ nhà hội nghị APEC năm nay, là áp lực chính trị từ các phía, đặc biệt là qua sự cố nhân viên ngoại giao Trung Quốc đã đột nhập vào bộ Ngoại Giao Papua New Guinea nhằm gây áp lực trong việc soạn thảo bản tuyên bố chung. Cảnh sát đã phải can thiệp.

Nhưng một khi vượt qua được ngần ấy thách thức về mặt tổ chức, Papua New Guinea đã thất bại trong nỗ lực san bằng bất đồng giữa hai ông khổng lồ của diễn đàn APEC là Mỹ và Trung Quốc.

Chuyên gia Euan Graham thuộc trung tâm nghiên cứu về Châu Á đại học La Trobe- Úc, lấy làm "tiếc cho Papua New Guinea", bị kẹt giữa hai siêu cường kinh tế và quân sự là Mỹ và Trung Quốc. Vẫn theo chuyên gia này, trong bối cảnh tinh thần dân tộc chủ nghĩa và chủ trương bảo hộ đang dâng cao, nền tảng của APEC đã phần nào bị lung lay. Nhưng việc hội nghị Port Moresby không tìm được một đồng thuận tối thiểu để ra được một bản tuyên bố chung kết thúc hai ngày họp là một vố đau với toàn thể khối 21 nền kinh tế trong vành đai Thái Bình Dương, vốn cùng xem tự do mậu dịch là một ưu tiên.

Thanh Hà

*****************

Chiến tranh thương mại : Cựu trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc đả kích Bắc Kinh (RFI, 19/11/2018)

Trưởng đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, vào thập niên 1990, công khai phê phán chiến lược của Bắc Kinh trong cuộc đọ sức với Mỹ hiện nay. Sự kiện này cho thấy có sự chia rẽ, bất đồng trong nội bộ giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc.

papua2

Một cơ sở trồng đậu nành ở tiểu bang Illinois, Mỹ. Ảnh chụp ngày 6/7/2018. Reuters/Daniel Acker/File Photo

Theo AFP, trong cuộc hội thảo do tạp chí kinh tế Tài Tân (Caixin) tổ chức tại Bắc Kinh ngày thứ Hai 19/11/2018, chuyên gia kinh tế Trung Quốc Long Vĩnh Đồ (Long Yong Tu) cho rằng Bắc Kinh đã sai lầm khi "tấn công vào ngành xuất khẩu nông phẩm của Mỹ" để trả đũa các biện pháp áp thuế của Washington.

Long Vĩnh Đồ là trưởng đoàn đàm phán của Trung Quốc đã thành công đưa Bắc Kinh gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO vào năm 2001. Ông cho biết đã khuyến cáo chính quyền Trung Quốc, trước khi để xung khắc thương mại leo thang, phải suy tính thật kỹ, làm gì thì làm không nên đụng vào nông phẩm của Hoa Kỳ. Thế mà ngay trong đợt trả đũa đầu tiên, Bắc Kinh đã tăng thuế đánh vào sản phẩm nông nghiệp và đậu nành xuất sang Trung Quốc.

Đậu nành là "lãnh vực nhạy cảm". Đánh vào đậu nành là đánh vào quyền lợi của nông dân Mỹ, là đụng chạm đến cử tri của tổng thống Donald Trump. Chuyên gia Long Vĩnh Đồ cho biết đã giải thích rõ như thế, nhưng "kinh nghiệm đàm phán" của ông không được lắng nghe.

Long Vĩnh Đồ thuộc xu hướng chủ trương thương thuyết với Mỹ để giải quyết mọi tranh chấp chiến lược giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, theo AFP, cựu đại diện thương mại Hoa Kỳ Charlene Barshefski, đối tác của Long Vĩnh Đồ 20 năm trước đây, hôm nay cũng có mặt trong buổi hội thảo cho rằng hố sâu cách biệt Mỹ - Trung càng ngày càng rộng : "Kinh tế Trung Quốc và chính sách kinh tế của Trung Quốc đi theo một quỹ đạo khác, mỗi ngày mỗi tách xa kinh tế thị trường…. và từ bốn, năm năm nay, còn đi nhanh thêm".

Năm năm nay cũng là khoảng thời gian tính từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Tú Anh

******************

Tân Cương : Tự tố cáo để được khoan hồng, một biện pháp trấn áp mới (RFI, 19/11/2018)

Chính quyền một huyện ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, ra lệnh cho người Hồi giáo "có quan hệ với thế lực thù địch" trong và ngoài nước, trong vòng 30 ngày phải "nộp mình để được khoan hồng".

papua3

Công an Trung Quốc kiểm tra giấy tờ tại Kashgar, khu tự trị Tân Cương, 24/3/2017.Reuters/Thomas Peter/File Photo

Theo Reuters, chỉ thị đăng trên trang mạng của chính quyền huyện Hạ Mật (Kumul theo tiếng Duy Ngô Nhĩ) ngày Chủ Nhật 18/11/2018 kỳ hạn cho dân địa phương trong vòng 30 ngày phải thú tội để tránh bị trừng phạt.

Để được tha thứ, những người phạm "tội ác", bị "ba thế lực đồi bại đầu độc", có thời hạn 30 ngày để trình diện cảnh sát, thành thật khai báo, cung cấp chứng cớ liên quan đến hành động của mình, theo thông cáo của huyện Hạ Mật, với hơn 500 ngàn dân.

Đằng sau tên gọi "ba thế lực đồi bại" - "khủng bố, ly khai và cực đoan", chính quyền Trung Quốc muốn nhắm đến Hồi giáo. Danh sách các hành động bị xem là vi phạm pháp luật rất dài và mơ hồ, từ chuyện "tiếp xúc với các nhóm khủng bố ở nước ngoài cho đến lối sống tôn giáo" hay phá các camera nhận diện trên đường phố. Mọi hành động khuyến khích sinh hoạt theo giới luật của kinh Coran, không xem truyền hình Nhà nước, không nhận nhà cửa, trợ cấp của chính quyền, không hút thuốc lá, uống rượu, đều phải được phát hiện và báo cáo với chính quyền.

Thông cáo của chính quyền huyện Hạ Mật, Tân Cương, không nói là những người nộp mình trong thời hạn 30 ngày sẽ được khoan hồng như thế nào. Từ đầu năm nay, Bắc Kinh bị các tổ chức, báo chí quốc tế là chuyên gia Liên Hiệp Quốc tố cáo đưa hơn một triệu dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vào các nhà tù cải tạo. Bắc Kinh thì xem đó là các trường dạy nghề.

Tú Anh

Published in Châu Á

Trung Quốc công bố những hạn chế mới ở vùng viễn tây Tân Cương trong điều mà Bắc Kinh miêu tả như một chiến dịch chống chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

raudai1

Người Duy Ngô Nhĩ e sợ rằng văn hóa của họ đang bị xói mòn trước nhập cư số đông của người mang sắc tộc Hán, hiện đã chiếm tới 40% dân số ở Tân Cương.

Các biện pháp bao gồm cấm râu dài "không bình thường", đeo mạng che mặt ở những nơi công cộng và từ chối xem truyền hình nhà nước.

Tân Cương là quê hương của người Duy Ngô Nhĩ (Uighur), một nhóm sắc dân truyền thống theo đạo Islam nói rằng họ phải đối mặt với sự kỳ thị.

Những năm gần đây đã có những vụ đụng độ đẫm máu ở khu vực.

Chính phủ Trung Quốc đổ lỗi bạo lực cho 'các chiến binh' và 'những người ly khai' theo Hồi giáo.

Tuy nhiên, các nhóm tranh đấu cho nhân quyền nói tình trạng bất ổn là phản ứng của các chính sách đàn áp và cho rằng rằng những biện pháp cấm cản mới này có thể sẽ thúc đẩy một số người Duy Ngô Nhĩ vào chủ nghĩa cực đoan.

'Bắt buộc can thiệp'

Mặc dù những hạn chế tương tự đã được áp dụng ở Tân Cương, chúng trở nên hợp pháp vào cuối tuần này.

raudai2

Vùng Tân Cương trên bản đồ Trung Quốc, quốc gia Đông Turkestan tồn tại ngắn ngủi và lọt vào vòng kiểm soát của Trung Quốc từ năm 1949.

Hãng tin Reuters đưa tin nói rằng luật mới cũng cấm những nội dung như : không cho phép trẻ em học tại các trường công lập, không tuân thủ chính sách kế hoạch hoá gia đình, cố ý hủy hoại các tài liệu pháp lý ; và kết hôn chỉ sử dụng các thủ tục tôn giáo.

Các quy tắc cũng nêu rõ rằng nhân viên ở các không gian công cộng, như các ga tàu và sân bay, giờ đây bắt buộc phải "can thiệp" những người che phủ toàn thân, bao gồm dùng mạng che mặt, không cho vào các nơi trên và phải báo cáo với cảnh sát.

Những hạn chế đã được các nhà lập pháp Tân Cương phê duyệt và được công bố trên các trang tin tức chính thức trong vùng.

Giới chức Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp khác, bao gồm cả những hạn chế về cấp hộ chiếu cho người Duy Ngô Nhĩ.

Được biết, người Duy Ngô Nhĩ là những người theo đạo Islam, họ chiếm khoảng 45% dân số Tân Cương ; trong số còn lại, 40% là người Hán.

Trung Quốc tái lập quyền kiểm soát vào năm 1949 sau khi đã càn quét nhà nước Đông Turkestan tồn tại ngắn ngủi.

Kể từ đó, đã diễn ra quá trình nhập cư với quy mô lớn của người Hán và người Duy Ngô Nhĩ bày tỏ rằng họ sợ rằng văn hoá truyền thống của họ sẽ bị xói mòn.

Published in Châu Á
Trang 3 đến 3