Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ trừng phạt các công ty ở Tân Cương : Giữa kỳ vọng nhân quyền và thực lực kinh tế

Kể từ khi lên nắm quyền, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chủ trương gây áp lực mạnh với Trung Quốc trong lĩnh vực nhân quyền. Xâm phạm nhân quyền trầm trọng tại vùng Tân Cương, đặc biệt với chính sách hủy diệt có hệ thống sắc tộc Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, theo cáo buộc của giới bảo vệ nhân quyền, là hồ sơ nhức nhối hàng đầu.

tancuong1

45% polysilicon trên thế giới được sản xuất tại Tân Cương, Trung Quốc. Nguyên liệu chính của pin mặt trời rất có thể thấm nhiều mồ hôi và máu người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh minh họa.  © Wikipedia

Ngày 23/06/2021, chính quyền Mỹ ban hành một loạt các biện pháp trừng phạt nhắm vào một số công ty Trung Quốc liên quan đến pin mặt trời hoạt động tại Tân Cương, bị cáo buộc "cưỡng bức lao động". Đây được coi là loạt trừng phạt đáng kể đầu tiên nhắm vào ngành công nghiệp điện mặt trời của Trung Quốc, vì các xâm phạm nhân quyền. Loạt trừng phạt này cụ thể ra sao ? Đâu là các giới hạn ?

***

1. Loạt trừng phạt của chính quyền Mỹ đối với các doanh nghiệp bị cáo buộc cưỡng bức lao động ở Tân Cương, Trung Quốc, cách đây ít ngày, có những điểm gì đáng chú ý ?

Hãng tin Pháp AFP nhấn mạnh đến hai mảng chính trong loạt trừng phạt này. Thứ nhất, Nhà Trắng ra lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm của công ty Trung Quốc Hoshine Silicon Industry, với lý do "theo một số nguồn tin đáng tin cậy, (công ty này) đã sử dụng lao động cưỡng bức, để sản xuất các sản phẩm với silicon". Bộ Thương Mại Mỹ ra một thông báo khác, giới hạn việc xuất khẩu các sản phẩm Mỹ, bao gồm hàng hóa, phần mềm, công nghệ, cho công ty Hoshine và bốn doanh nghiệp khác ở Tân Cương, có hoạt động chính là sản xuất nguyên liệu thô silicon.

Nhà Trắng nêu rõ mục tiêu : "các hành động này cho thấy quyết tâm của chúng ta trong việc buộc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa phải trả giá về các hoạt động sử dụng lao động cưỡng bức, ác độc và phi nhân tính". Chính quyền Mỹ nhấn mạnh : "Lao động cưỡng bức được Nhà nước Trung Quốc bảo trợ tại Tân Cương là một nỗi ô nhục với phẩm giá con người, và một ví dụ tiêu biểu của các hoạt động kinh tế vô đạo đức" (1).

"Lao động cưỡng bức" là một phần trong số những hành động tội ác chủ yếu của chính quyền Trung Quốc tại Tân Cương, cùng với các tội ác khác như bắt giam tùy tiện, tra tấn, cưỡng hiếp, giết người không qua xét xử, hủy diệt nền văn hóa bản địa… , nhắm vào sắc tộc Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, cũng như một số sắc tộc thiểu số khác, mà Hoa Kỳ cùng nhiều quốc gia phương Tây, và nhiều tổ chức quốc tế lên án từ nhiều năm nay. Trước khi tổng thống Biden lên nắm quyền, chính quyền tiền nhiệm đã có những trừng phạt nhằm vào ngành sản xuất bông, dệt may, linh kiện điện tử, mỹ phẩm…, được sản xuất tại Tân Cương, cùng với lý do sử dụng lao động cưỡng bức, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chính quyền Mỹ có các biện pháp trừng phạt quy mô nhằm vào ngành công nghiệp pin mặt trời tại Tân Cương, vì lý do nhân quyền. Loạt biện pháp ngày 24/06/2021 được nhiều phương tiện truyền thông khẳng định như một bước tiến quan trọng.

2. Đâu là một số giới hạn chính của loạt trừng phạt Mỹ nhắm vào các doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến pin mặt trời ?

Ngay sau khi chính quyền Biden thông báo loạt trừng phạt nói trên, nhà phân tích Benjamin Salisbury, công ty tư vấn về thị trường vốn Height Capital Markets, có trụ sở tại Washington, nhận định với hãng tin Bloomberg, rằng quyết định của chính phủ Mỹ sẽ "không có tác động lớn" đối với các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ trong lĩnh vực này, đây là "một đòn tấn công đầu tiên, đáng kể, nhưng có ý nghĩa chừng mực của chính quyền Biden" ("US blocks some solar materials made in China's Xinjiang region", Bloomberg, ngày 23/06/2021). Đòn tấn công được đánh giá là "chừng mực", nhưng theo Philip Shen, một nhà phân tích cấp cao của ngân hàng đầu tư Roth Capital Partners, việc hạn chế nhập khẩu này có thể có sẽ có "tác động tiêu cực đáng kể đến toàn bộ ngành năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ" (Hoshine Silicon Industry, công ty vừa bị trừng phạt, đứng đầu thế giới về nguyên liệu silicon cho pin mặt trời, với sản lượng 800.000 tấn/năm).

Trên thực tế, trong hiện tại, chính quyền Biden khó có khả năng đưa ra các biện pháp mạnh hơn. Khó khăn chính và cũng là giới hạn lớn được giới quan sát chú ý đầu tiên là việc trừng phạt một cách triệt để các công ty Trung Quốc có liên quan trực tiếp gây trở ngại rất lớn cho chiến lược phát triển mạnh điện mặt trời của chính quyền Biden, một trụ cột trong chủ trương nhanh chóng chuyển sang nền kinh tế xanh (2).

Trong hiện tại, ngành điện mặt trời thế giới phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Trung Quốc sản xuất khoảng 70% tấm pin mặt trời toàn cầu. Năng lực sản xuất khổng lồ của Trung Quốc một phần quan trọng dựa vào các nguyên liệu căn bản, mà các doanh nghiệp Trung Quốc có thể khai thác ngay trong nước, trong đó polysilicon là nguyên liệu chính. Theo số liệu của trung tâm nghiên cứu Bernreuter Research (chuyên về polysilicon, và các vật liệu cho pin mặt trời), Trung Quốc chiếm đến 80% sản lượng polysilicon toàn cầu, trong đó riêng vùng Tân Cương sản xuất đến 45% (các vùng còn lại tại Trung Quốc sản xuất 35%).

Khi buộc các doanh nghiệp Trung Quốc phải "trả giá đắt" cho các hành động xâm phạm nhân quyền, chính quyền Mỹ cũng tự đặt mình trước thách thức khổng lồ : làm thế nào để có được nguyên liệu thay thế cho ngành công nghiệp điện mặt trời, với giá cả tương tự.

Trên Le Monde, cựu nghị sĩ Pháp Pierre-Yves Le Borgn’, giảng viên khoa Luật, Học viện Chính trị Paris, cũng nhấn mạnh rằng, việc bảo vệ nhân quyền tại Tân Cương không thể không đi kèm với việc thế giới tiếp tục để bị phụ thuộc nặng nề vào pin mặt trời, cũng như nguyên liệu, linh kiện pin mặt trời của Trung Quốc (cựu nghị sĩ nói trên cũng là người chủ trì dự luật thực thi Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015, của Quốc hội Pháp) (Chine : "Il n’est pas sain que la production mondiale de panneaux solaires ne dépende à ce point d’un seul pays", Le Monde, ngày 15/06/2021).

Để phát triển các ngành công nghiệp mặt trời tại Mỹ độc lập hơn với Trung Quốc không hề dễ. Trong suốt hơn chục năm qua, ngành sản xuất các nguyên liệu cho pin mặt trời, gây ô nhiễm và tốn điện khủng khiếp, đã là điều mà Hoa Kỳ và đa số các nước phương Tây không muốn đảm nhận (một phần quan trọng trong "thế mạnh" của vùng Tân Cương cho đến nay là than đá, vốn là loại nhiên liệu bị lên án là gây ô nhiễm số một). Ông Matthew P. Funaiole, một chuyên gia về chính sách năng lượng Trung Quốc, Center for Strategic and International Studies (CSIS), trong một phân tích cuối tháng trước, cũng nhấn mạnh đến mối liên hệ mật thiết giữa tập đoàn năng lượng xanh của Trung Quốc GCL-Poly (có trụ sở tại Hồng Kông) với nước Mỹ, như một trở ngại quan trọng (3).

3. Khả năng nước Mỹ có thể làm được gì hơn trong lĩnh vực này ?

Kỳ vọng bảo vệ nhân quyền, quyết tâm hướng đến một nền kinh tế xanh (4), không dung dưỡng các hành động xâm phạm nhân quyền trong "chuỗi cung ứng" điện mặt trời, đang trở thành một lợi thế tâm lý quan trọng. Nhưng vấn đề kỳ vọng đó, quyết tâm đó có thể trở thành hiện thực hay không hiện vẫn là câu hỏi lớn để ngỏ.

Khó khăn là chồng chất, nhưng có một điều căn bản là giờ đây, quyết tâm lên án, trừng phạt các doanh nghiệp pin mặt trời của Trung Quốc, do xâm phạm nhân quyền dường như đã trở thành một xu hướng không thể tránh khỏi trong một bộ phận giới kinh doanh năng lượng Hoa Kỳ. Hiệp hội các ngành Công nghiệp Năng lượng Mặt trời Mỹ (SEIA) đã hoan nghênh quyết định ngày 23/06/2021 của chính phủ.

Ông John Smirnow, phó chủ tịch phụ trách chiến lược thị trường của SEIA, cho biết trên thực tế các doanh nghiệp Mỹ về năng lượng mặt trời đã thực sự lo ngại về tính "không minh bạch của chuỗi cung ứng ở khu vực Tân Cương và có quá nhiều rủi ro khi vận hành", vì vậy ngay từ tháng 10 năm ngoái, Hiệp hội SEIA đã kêu gọi các công Mỹ rời khỏi Tân Cương, và SEIA cũng đã cung cấp cho các công ty một "thể thức truy vết" (traceability protocol) để "bảo đảm không có việc sử dụng lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng" sản phẩm mà các công ty sử dụng.

Tăng cường năng lực sản xuất tại chỗ nguyên liệu polysilicon rõ ràng là thách thức hàng đầu. Đông đảo chính giới Hoa Kỳ cũng như Châu Âu dường như bắt đầu dần dần chấp nhận đối mặt với sự thực và thách thức không dễ vượt qua này.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 28/06/2021

Ghi chú :

(1) Theo thông báo của Nhà Trắng, Bộ Lao động Mỹ đã bổ sung vào "Danh sách các sản phẩm làm ra với lao động trẻ em và lao động cưỡng bức" nhiều sản phẩm có chứa polysilicon, một nguyên liệu chính của pin mặt trời, được sản xuất với số lượng khổng lồ tại Tân Cương (silicon là nguyên liệu chủ yếu để chế tạo polysilicon cho pin mặt trời).

(2) Để chuyển sang nền kinh tế trung hòa về khí thải, hãm lại đà hâm nóng Trái đất, chính quyền Mỹ đặt mục tiêu toàn bộ điện do Hoa Kỳ sản xuất năm 2035, sẽ phải do năng lượng tái tạo. Năm 2019, các năng lượng tái tạo lần đầu vượt than đá, trở thành năng lượng thứ hai sau khí đốt. Tuy nhiên đường đến đích còn xa, bởi các năng lượng tái tạo, gồm năng lượng mặt trời mới, chỉ chiếm một phần tư tổng sản lượng điện quốc gia. Để tăng tốc, cuộc chiến về giá có ý nghĩa quyết định. Hồi tháng 3/2021, chính quyền Biden đề ra mục tiêu giảm giá điện mặt trời 60% trong vòng một thập niên tới.

(3) GCL-Poly là một trong những nhà sản xuất polysilicon lớn nhất Trung Quốc. Hoshine Silicon, công ty vừa bị chính phủ Mỹ trừng phạt, cũng lại là nhà cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho GCL-Poly, để sản xuất polysilicon ("Beyond Polysilicon : The Ties between China’s GCL-Poly and the United States", CSIS, 25/05/2021).

(4) Ngày 04/02/2021, 175 doanh nghiệp điện mặt trời của Mỹ, trong đó có nhiều doanh nghiệp đứng đầu thế giới, đã ra một tuyên bố chung cam kết chống sử dụng lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng điện mặt trời ("Solar Companies Unite to Prevent Forced Labor in the Solar Supply Chain", SEIA).

Additional Info

  • Author Trọng Thành
Published in Diễn đàn

Trung Quốc phạt nặng Alibaba vì tội lạm dụng thế độc quyền

Thanh Hà, RFI, 10/04/2021

Trung Quốc giáng một đòn đau vào tập đoàn Alibaba của nhà tỷ phú Mã Vân/Jack Ma. Báo chí Bắc Kinh ngày 10/04/2021 tiết lộ 18,2 tỷ nhân dân tệ- tức khoảng 2,8 tỷ đô la Mỹ, là khoản nộp phạt mà tập đoàn mua bán trên mạng Alibaba sẽ phải đóng cho nhà nước. Alibaba bị cáo buộc lạm dụng thế độc quyền, bắt chẹt các nhà cung cấp muốn bán hàng trên mạng giao dịch này.

ali1

Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc. Ảnh tháng 11/2020, nhân Hội Nghị Thế Giới Internet (WIC) ở Chiết Giang, Trung Quốc.  Reuters - ALY SONG

Thông tín viên Liu Zifan của đài RFI từ Bắc Kinh nhắc lại từ cuối năm 2020, chủ nhân Alibaba, Jack Ma đã bị thất sủng. 

"Khoản tiền phạt tương đương với 4% doanh thu của tập đoàn này trong năm 2019. Đây là một vố đau mới đối với Alibaba vốn đã trong vòng điều tra từ tháng 10 năm ngoái.

Tập đoàn có trụ sở tại Hàng Châu, miền nam Trung Quốc này, từ nhiều tuần qua rơi vào tầm ngắm của các giới chức Trung Quốc sau những tuyên bố hồi tháng 10/2020 của chủ nhân Alibaba. Từng được xưng tụng đôi khi quá đáng, Jack Ma đã cả gan chỉ trích guồng máy kiểm soát tài chính của Trung Quốc và chính cơ quan này đã ban hành lệnh phat nặng nhắm vào tập đoàn Alibaba.

Gần như cùng lúc, Bắc Kinh đã chận chi nhánh tài chính của Alibaba là Ant Group tham gia sàn chứng khoán. Nhẽ ra đây phải là thương vụ tài chính quan trọng nhất trong lịch sử tài chính Trung Quốc.

Một cách tổng quát hơn toàn bộ lĩnh vực internet đang bị theo dõi. Theo quan điểm của đảng Cộng Sản Trung Quốc, ảnh hưởng của lĩnh vực này đã quá lớn. Bắc Kinh muốn là các đại công ty trong lĩnh vực công nghệ cao phải quay trở lại và tập trung phát triển chuyên môn chính của những công ty này".

Thanh Hà

*********************

Tân Cương : Hai quan chức Duy Ngô Nhĩ bị kết án tử hình

Thanh Phương, RFI, 07/04/2021

Hai quan chức cao cấp người Duy Ngô Nhĩ tại vùng tự trị Tân Cương đã bị kết án tử hình vì có "những hoạt động ly khai", theo thông báo của chính quyền địa phương tối qua, 06/04/2021. Bản án được đưa ra vào lúc Bắc Kinh bị quốc tế lên án ngày càng nặng nề về việc đàn áp thiểu số theo Hồi Giáo tại vùng này.

ali2

Cảnh sát đi tuần tra tại thành phố Kashgar, vùng tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc, ngày 04/11/2017.  AP - Ng Han Guan

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

" Đó là những quan chức có liên hệ đến hai ngành nhạy cảm là Tư Pháp và Giáo Dục bị đưa ra xử trước tòa án nhân dân cấp cao Tân Cương. Shirzat Bawudun, cựu lãnh đạo Sở Tư pháp Tân Cương, bị tuyên án tử hình với 2 năm được hưởng án treo, vì bị cáo buộc đã có âm mưu với Phong trào Hồi Giáo Đông Turkestan (tên mà những người Duy Ngô Nhĩ lưu vong đòi độc lập gọi vùng Tân Cương), cũng như đã nhận hối lộ và đã có những hoạt động ly khai, theo lời phó chánh án của tòa.

Theo Tân Hoa Xã, vị phó chánh án này còn cáo buộc Shirzat Bawudun đã cung cấp "các thông tin cho các thế lực ngoại bang" và đã tiến hành "những hoạt động tôn giáo trái phép" khi làm đám cưới cho con gái.

Tham nhũng, ly khai cũng là những cáo buộc nhắm vào Sattar Sawut. Cựu giám đốc sở Giáo Dục Tân Cương cũng đã lãnh án tử hình với hai năm hưởng án treo, vì đã cho phép đưa vào các sách giáo khoa bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ những nội dung bị xem là cổ vũ cho xu hướng ly khai sắc tộc, khủng bố và cực đoan Hồi Giáo. Theo tòa, chính những sách giáo khoa này đã kích động các vụ bạo loạn ở Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương, năm 2009.

Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đề cập đến việc phát hành một phim tài liệu thứ tư do đài truyền hình nhà nước thực hiện nói về việc chống khủng bố ở vùng tự trị Tân Cương.

Tại Trung Quốc, các án tử hình treo thường được giảm xuống thành án tù chung thân".

Trong khi đó tại Ý, đang có tranh cãi về việc có nên xem là Trung Quốc đang phạm tội "diệt chủng" đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hay không, làm gia tăng áp lực lên chính phủ liên minh của thủ tướng Mario Draghi, vốn vẫn chống lại việc này. Hôm nay, ủy ban các vấn đề quốc tế của Quốc hội Ý sẽ biểu quyết về nghị quyết lên án những vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và gọi đó là hành động "diệt chủng".

Còn Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Ankara lên sau khi trên mạng Twitter sứ quán Trung Quốc đả kích hai quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Mỹ sẽ bàn với các đồng minh về tẩy chay TVH Bắc Kinh

Hôm qua, 07/04, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo là Washington sẽ thảo luận với các nước đồng minh về khả năng tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022. Tuy nhiên, ông Ned Price không nói rõ lập trường của Hoa Kỳ về vấn đề này. Chính quyền tổng thống Biden vẫn không loại trừ khả năng tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh, nhưng chưa đưa ra định hướng dứt khoát.

Nhiều tổ chức nhân quyền và chính khách Cộng Hòa gần đây đã liên tục kêu gọi Mỹ tẩy chay sự kiện thể thao này, để phản đối việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Về phần mình, Bắc Kinh vẫn lên án những lời kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội, cũng như bác bỏ cáo buộc diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Thanh Phương

************************

Ngoại trưởng Nhật "quan ngại sâu sắc" về tình hình nhân quyền ở Tân Cương

Trọng Thành, RFI, 06/04/2021

Tối ngày 05/04/2021, trong một cuộc điện đàm, ngoại trưởng Nhật Bản đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" với đồng nhiệm Trung Quốc về tình hình vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Đây cũng là một chủ đề chính được dự kiến trong cuộc gặp giữa thủ tướng Nhật và tổng thống Mỹ ngày 16/04 tới.

ali3

An ninh Trung Quốc đứng gác trước cổng một " trung tâm dạy nghề", trên thực tế là trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương. Ảnh chụp ngày 03/09/2018.  Reuters - Thomas Peter

Theo hãng tin Nhật Kyodo News, trong cuộc điện đàm 90 phút hôm qua, ngoại trưởng Toshimitsu Motegi đã kêu gọi Trung Quốc "giải quyết các vấn đề nhân quyền liên quan đến thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương, miền tây Trung Quốc". Ngoài Tân Cương, lãnh đạo ngoại giao Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại về tình hình Hồng Kông.

Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đưa ra những tuyên bố nói trên sau khi Washington, trong một báo cáo thường niên về nhân quyền do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố tuần trước, đã một lần nữa cáo buộc Bắc Kinh phạm tội ác "diệt chủng" và các tội ác chống nhân loại khác đối với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Về phía Trung Quốc, theo một thông báo của bộ Ngoại giao nước này, trong cuộc điện đàm hôm qua, ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi) đã kêu gọi đồng nhiệm Nhật Bản đảm bảo rằng quan hệ song phương "không rơi vào cái gọi là thế đối đầu giữa các nước lớn". Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh : "Trung Quốc hy vọng rằng Nhật Bản, với tư cách là một quốc gia độc lập, sẽ nhìn nhận sự phát triển của Trung Quốc một cách khách quan và hợp lý, thay vì bị đánh lừa bởi một số quốc gia có quan điểm thiên vị, chống lại Trung Quốc".

Đây là lần đầu tiên ngoại trưởng hai nước có cuộc trao đổi kể từ khi ngoại trưởng Trung Quốc công du Nhật Bản tháng 11/2020. Bộ ngoại giao Nhật cho biết cuộc điện đàm diễn ra theo yêu cầu của phía Trung Quốc.

Giới quan sát đặc biệt chú ý đến việc cuộc điện đàm giữa hai ngoại trưởng Nhật – Trung diễn ra chỉ ít ngày trước cuộc gặp giữa thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và tổng thống Mỹ Joe Biden. Thủ tướng Nhật Bản là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên trực tiếp gặp tổng thống Joe Biden kể từ khi ông nhậm chức.

Theo hãng tin Bloomberg, trong lĩnh vực nhân quyền, chính quyền Nhật Bản đang ngày càng "khó giữ thế cân bằng" trong quan hệ giữa Hoa Kỳ, đồng minh quân sự duy nhất, và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất. Tokyo đưa ra những phát biểu mạnh mẽ hơn về tình trạng xâm phạm nhân quyền tại Trung Quốc, trong lúc chính quyền Joe Biden dự báo sẽ ưu tiên nhân quyền trong chính sách đối ngoại.

Tuy bày tỏ quan ngại về nhân quyền bị xâm phạm tại Trung Quốc, nhưng cho đến nay Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong khối G7 không đưa ra các trừng phạt nhắm vào Bắc Kinh về các vi phạm nhân quyền tại Tân Cương. Trong cuộc họp báo hôm nay 06/04, tại Tokyo, chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản, ông Katsunobu Kato, cho biết "mục tiêu là cải thiện tình hình nhân quyền. Mỗi quốc gia sẽ quyết định theo quan điểm riêng của mình".

Báo Nhật Japan Times hôm nay nhấn mạnh là chính phủ của Suga đang phải đối mặt với áp lực trong nước gia tăng, kể cả từ trong nội bộ đảng cẩm quyền, yêu cầu Tokyo nói phải đi đôi với làm, phải trừng phạt Bắc Kinh về các vi phạm nhân quyền. Một nhóm các nghị sĩ liên đảng của Quốc hội Nhật Bản sẽ nhóm họp hôm nay để bàn về chủ đề này.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Thanh Phương, Trọng Thành
Published in Châu Á

Trung Quốc tố cáo Liên Âu cùng Anh, Mỹ và Canda cố tình gây ra tình trạng bất ổn

Trọng Nghĩa, RFI, 29/03/2021

Trong một cuộc họp báo vào hôm 29/03/2021, chính quyền vùng Tân Cương đã tố cáo Hoa Kỳ, Anh Quốc, Liên Hiệp Châu Âu và Canada là đã can dự vào những hoạt động "thao túng chính trị" để gây bất ổn cho Trung Quốc.

uyghur1

Adidas, thương hiệu giầy đang bị tẩy chay ở Trung Quốc vì không sử dụng bông của Tân Cương. Ảnh chụp ngày 27/03/2021 tại Hồng Kông.  AP - Kin Cheung

Theo hãng tin Anh Reuters, ông Xu Guixiang, một phát ngôn viên của chính quyền vùng tự trị Tân Cương đã tuyên bố như trên, đồng thời bác bỏ cáo buộc diệt chủng, cũng như phản đối các lệnh trừng phạt mà các chính phủ phương tây đã công bố liên quan đến những hành vi chà đạp nhân quyền nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ ở đây.

Ngoài việc liên tục bác bỏ các cáo buộc diệt chủng và vi phạm nhân quyền trong khu vực, đại diện chính quyền Tân Cương còn tố cáo ngược lại các cường quốc phương Tây là có ý đồ chính trị để gây bất ổn cho Trung Quốc bằng các lệnh trừng phạt.

Hoa Kỳ vào tháng Giêng đã công bố lệnh cấm nhập khẩu đối với tất cả các sản phẩm bông và cà chua từ khu vực này do cáo buộc lao động cưỡng bức những người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ.

Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ mọi cáo buộc như vậy và nói rằng đó là các trại huấn nghệ để chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Trung Quốc cảnh cáo doanh nghiệp phương Tây về việc "chính trị hóa" vấn đề Tân Cương

Ngoài những cáo buộc kể trên, chính quyền Tân Cương hôm nay cũng đã cảnh cáo tập đoàn may mặc H&M của Thụy Điển và các công ty nước ngoài khác là không nên có hành động hấp tấp hoặc xen vào chính trị sau khi các công ty này nêu quan ngại về tình trạng cưỡng bức lao động ở Tân Cương, gây ra phản ứng dữ dội và tẩy chay trên mạng ở Trung Quốc.

H&M, Burberry, Nike và Adidas và các thương hiệu phương Tây khác đã bị người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay kể từ tuần trước vì những bình luận về nguồn cung cấp bông của họ ở Tân Cương. Tình hình ngày càng nghiêm trọng sau khi Hoa Kỳ và các chính phủ phương Tây khác gia tăng áp lực lên Trung Quốc bằng các lệnh trừng phạt.

Cư dân mạng Trung Quốc từ tuần trước đã bắt đầu một phong trào tẩy chay tất cả các thương hiệu hàng may mặc phương Tây đã từng tuyên bố không mua bông từ Tân Cương với lý do là đã được sản xuất bằng lao động cưỡng bức.

Washington hôm thứ Sáu vừa qua đã lên án cái mà họ gọi là một chiến dịch truyền thông xã hội "do nhà nước lãnh đạo" ở Trung Quốc chống lại các công ty Hoa Kỳ và quốc tế khác vì cam kết không sử dụng bông từ Tân Cương.

Liên Hiệp Quốc đàm phán với Bắc Kinh để cử đại diện đến Tân Cương.

Tổng thư ký Antonio Guterres cho biết Liên Hiệp Quốc đã tiến hành "các cuộc đàm phán nghiêm túc" với Trung Quốc để cử đại diện tới Tân Cương, nơi người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ là nạn nhân của chính sách đàn áp bị phương Tây lên án,

Trong một cuộc phỏng vấn do kênh CBC của Canada phát sóng hôm 28/03, ông Guterres cho biết "Các cuộc đàm phán nghiêm túc hiện đang được tiến hành giữa văn phòng Cao Ủy (Nhân Quyền) và chính quyền Trung Quốc".

Trọng Nghĩa

*********************

Duy Ngô Nhĩ : Trung Quốc trả đũa phương Tây bằng vũ khí kiểm duyệt và tẩy chay thương mại

Mai Vân, RFI, 29/03/2021

Bị phương Tây, cụ thể là Liên Hiệp Châu Âu, Anh Quốc, Mỹ và Canada, trừng phạt về tội đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, Trung Quốc đã lập tức trả đũa. Tuy nhiên, các biện pháp mà Bắc Kinh áp dụng đi xa hơn là những quyết định "ăn miếng trả miếng" đơn thuần về mặt ngoại giao, mà còn nhắm mục tiêu "bịt miệng" những người phê phán Trung Quốc dữ dội nhất. Bên cạnh đó vũ khí tẩy chay thương mại cũng được tung ra đồng thời để tăng cường áp lực.

uyghur2

Thương hiệu H&M của Thụy Điển bị tẩy chay ở Trung Quốc do quyết định ngưng sử dụng bông vải Tân Cương. Ảnh chụp tại Bắc Kinh, ngày 29/03/ 2021.  AP - Ng Han Guan

Trừng phạt cá nhân

Cuộc đọ sức giữa phương Tây và Trung Quốc trên vấn đề người Duy Ngô Nhĩ bùng lên ngày 22/03/2021 khi Liên Hiệp Châu Âu (EU) công bố quyết định trừng phạt 4 quan chức và 1 thực thể Trung Quốc vì các hành vi vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, liên quan đến các trại cải tạo giam giữ người Duy Ngô Nhĩ.

Trong số các cá nhân bị trừng phạt, nổi bật nhất là ông Trần Minh Quốc (Chen Ming Guo), giám đốc Công An Tân Cương. Thực thể Trung Quốc bị trừng phạt là Binh Đoàn Sản Xuất và Xây Dựng Tân Cương (XPCC) - một tổ chức kinh tế và bán quân sự trong vùng. Ngoài Liên Hiệp Châu Âu, Anh Quốc, Hoa Kỳ và Canada cũng gần như cùng lúc loan báo các quyết định trừng phạt của mình

Bắc Kinh đã lập tức quyết định đáp trả các động thái của phương Tây. Ngay hôm 22/03, Trung Quốc công bố quyết định trừng phạt 10 cá nhân EU (gồm các chính khách và học giả), trong đó có chính trị gia Đức Reinhard Butikofer và 4 thực thể mà theo Bắc Kinh đã "làm tổn hại nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc" liên quan đến vấn đề Tân Cương.

Sau đó đến ngày 26/03, Bắc Kinh thông báo tiếp lệnh trừng phạt nhằm vào 4 thực thể và 9 công dân Anh, trong đó có cả các nhà lập pháp, luật sư và doanh nhân mà họ cho là "nói dối và gieo rắc thông tin sai lệch" về những hành động của Trung Quốc ở Tân Cương. Trong số này, có cựu lãnh đạo đảng Bảo Thủ Iain Duncan Smith và Ủy Ban Nhân Quyền đảng Bảo Thủ Anh Quốc.

Và đến hôm 27/03 vừa qua, 3 cá nhân và một tổ chức của Mỹ và Canada đã trở thành đối tượng mới nhất bị Bắc Kinh trừng phạt. Bị Trung Quốc nhắm tới là chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo QuốccTế Mỹ (USCIRF) Gayle Manchin cùng với ông Tony Perkins, phó chủ tịch. Đối với Canada, người bị Bắc Kinh tấn công là dân biểu Michael Chong và Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Tế thuộc Hạ Viện Canada.

Bịt miệng những tiếng nói vạch trần hành vi trấn áp

Đối với giới phân tích, có một khác biệt rõ nét trong cách trừng phạt của phương Tây và trả đũa của Trung Quốc. Theo báo Le Monde ngày 26/03, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Vương Quốc Anh và Canada đã đưa ra các biện pháp trừng phạt nhắm vào các nhà lãnh đạo trong quá khứ hoặc hiện tại của vùng Tân Cương, trong khi Trung Quốc lại nhắm vào các học giả hay chính khách đã vạch trần chính sách đàn áp của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Đối với Liên Hiệp Châu Âu chẳng hạn, Trung Quốc xử phạt trước tiên mười nhân vật Châu Âu, bao gồm năm nghị sĩ của Nghị viện Châu Âu. Tất cả đều bị cáo buộc "truyền bá lời nói dối" dựa trên các nghiên cứu mà Trung Quốc cho là thiên vị. Tất cả đều là những người tích cực đấu tranh cho người Duy Ngô Nhĩ.

Hai nhân vật tiêu biểu mà Bắc Kinh muốn bịt miệng là học giả người Đức Andrien Zenz, tác giả nhiều công trình tố cáo các hành vi của Trung Quốc tại Tân Cương, và nghị sĩ Châu Âu người Pháp Raphaël Glucksmann, đã không ngừng lên án chiến dịch đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Bắc Kinh.

Ý đồ bịt miệng những tiếng nói đanh thép nhất vạch trần các hành vi của Trung Quốc cũng được thấy trong việc Bắc Kinh đã mở rộng các biện pháp trừng phạt sang 9 người Anh, bao gồm cả các nghị sĩ cấp cao, cũng như 4 thực thể, trong đó có Ủy Ban Nhân Quyền của đảng Bảo Thủ của thủ tướng Boris Johnson, cũng như cựu lãnh đạo của đảng này, Iain Duncan Smith.

Thủ tướng Anh đã vạch trần ý đồ này của Trung Quốc khi nói rằng những người Anh bị nhắm trong các lệnh trừng phạt của Bắc Kinh đóng một "vai trò quan trọng" trong việc tố cáo "những vi phạm thô bỉ" đối với nhân quyền.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh đã cáo buộc phương Tây là nguồn gốc của các hành động thù địch. Bà nói, Trung Quốc chỉ có thể "đối phó với họ theo cách mà họ hiểu và ghi nhớ".

Chiến dịch tẩy chay

Ngoài các biện pháp trả đũa nhắm vào các học giả và chính khách Âu Mỹ có lập trường phê phán Trung Quốc, Bắc Kinh lần này không ngần ngại bật đèn xanh cho chiến dịch tẩy chay các thương hiệu đã đáp ứng lời kêu gọi tẩy chay bông vải sản xuất bằng lao động cưỡng bức tại Tân Cương.

Mỹ là nước nhạy bén nhất trong việc tố cáo chiến dịch tẩy chay mà Trung Quốc khởi động. Ngay khi nắm được thông tin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jalina Porter tuyên bố: "Hoa Kỳ lên án chiến dịch do Nhà nước Trung Quốc tiến hành trên các mạng xã hội, và việc tẩy chay các công ty và người tiêu dùng nhắm vào các doanh nghiệp, đặc biệt là Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, vì đã quyết định không sử dụng bông từ Tân Cương, sản phẩm của lao động cưỡng bức", Washington như thế "ủng hộ" các doanh nghiệp trên.

Theo các nghiên cứu do các trung tâm tham vấn của Mỹ và Úc công bố, nhưng bị Bắc Kinh bác bỏ, ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ trong các "trại" ở Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc, và một số bị "lao động cưỡng bức", đặc biệt là trên các cánh đồng bông. Washington cho rằng việc đàn áp thiểu số Hồi Giáo này cấu thành "tội ác diệt chủng".  Một số công ty hàng may mặc sẵn như H&M của Thụy Điển, hay Uniqlo của Nhật Bản, hiệu giầy Nike của Mỹ, Adidas của Đức đã cam kết vào năm ngoái sẽ tẩy chay vải bông từ Tân Cương - khu vực chiếm gần 1/5 sản lượng toàn cầu và cung cấp cho nhiều đại gia quần áo.

Phong trào tẩy chay sản phẩm các công ty này đã bùng lên trong những ngày qua, mà bị nặng nhất là hãng H&M của Thụy Điển, đã chứng kiến sản phẩm của họ bị rút khỏi các trang bán hàng trực tuyến chính của Trung Quốc vào hôm thứ Tư, 24/03. Qua thứ Sáu, thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven đã ủng hộ doanh hiệu số hai thế giới về quần áo, thực hiện  hơn 5% doanh thu tại Trung Quốc. Ông nói : "Rất tốt khi các công ty chịu trách nhiệm về điều kiện làm việc của nhân viên trên toàn thế giới".

Tình hinh căng thẳng thêm với sự kiện một số diễn viên và ca sĩ Trung Quốc loan báo rằng họ sẽ cắt đứt mọi quan hệ với Nike, Adidas, Uniqlo, Converse hoặc thậm chí là Calvin Klein, mà họ là đại sứ. Nạn nhân mới nhất là Hugo Boss và Burberry.

Dù chính quyền Trung Quốc không đích thân lên tiếng, nhưng một dấu hiệu cho thấy rõ sự can thiệp của chính quyền khi chính Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc đã phát động các hành động tẩy chay.

Mai Vân

*********************

Duy Ngô Nhĩ : Trung Quốc trả đũa việc Mỹ và Canada trừng phạt

Thụy My, RFI, 28/03/2021

Bắc Kinh hôm 27/03/2021 thông báo trừng phạt một số nhân vật và định chế Mỹ và Canada, để trả đũa việc các nước này áp đặt nhiều biện pháp cấm đoán vào đầu tuần do Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

uyghur3

Rào chắn xung quanh nơi có dáng dấp một trại giam nhưng được Trung Quốc chính thức gọi là trung tâm huấn nghệ ở Đại Phản Thành (Dabancheng) thuộc Khu Tự Trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương (Trung Quốc.). Ảnh chụp ngày 04/09/2018.  Reuters - Thomas Peter

Biện pháp của Bắc Kinh nhắm vào hai thành viên ủy ban Mỹ về tự do tín ngưỡng quốc tế, Gayle Manchin và Tony Perkins, cùng với dân biểu Canada Michael Chong và một ủy ban Quốc hội Canada về nhân quyền. Tất cả bị cấm nhập cảnh vào Hoa Lục, Hồng Kông, Macao, và không được giao dịch làm ăn với công dân cũng như các định chế Trung Quốc.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Kỳ và Canada trừng phạt "trên cơ sở tin đồn và thông tin bị bóp méo". Các nhân vật bị Bắc Kinh cấm vận "phải chấm dứt xen vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, nếu không họ sẽ phải hối hận".

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tố cáo động thái trên, và khẳng định "âm mưu của Bắc Kinh đe dọa và bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản chỉ làm quốc tế càng chú ý đến nạn diệt chủng và các tội ác chống nhân loại đang diễn ra ở Tân Cương".

Về phía thủ tướng Canada, Justin Trudeau tuyên bố ủng hộ các dân biểu trước "các biện pháp không thể chấp nhận được" của Bắc Kinh, và tiếp tục bảo vệ các quyền của họ.

Dân biểu Michael Chong phản ứng trên Twitter, khẳng định coi việc Bắc Kinh trừng phạt là một sự "tưởng thưởng". Ông viết : "Chúng ta có bổn phận buộc Trung Quốc phải trả giá vì đã đàn áp Hồng Kông và diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ. Được sống tự do trong các chế độ dân chủ, dưới Nhà nước pháp quyền, chúng ta phải là tiếng nói của những người bị bịt miệng".

Hôm thứ Hai 22/03, Hoa Kỳ, Canada cùng với Liên Hiệp Châu Âu và Anh quốc đã cùng phối hợp trừng phạt các quan chức Tân Cương vì đã cưỡng bức cải tạo cả triệu người Duy Ngô Nhĩ. Trung Quốc ngay sau đó đã trả đũa bằng cách trừng phạt một số nhân vật Châu Âu và Anh, nay đến lượt Hoa Kỳ và Canada.

Thụy My

*********************

Trung Quc chế tài các cơ quan ca M, Canada v vn đ Tân Cương

VOA, 27/03/2021

Trung Quc ngày th By áp đt các chế tài lên hai quan chc đc trách quyn tôn giáo ca M và mt nhà lp pháp Canada đ đáp tr các chế tài ca M và Canada v Tân Cương.

uyghur4

Bc Kinh đang phn pháo các chế tài mà M, Liên minh Châu Âu, Anh và Canada áp đt vì điu mà h nói là nhng vi phm nhân quyn nhm vào người Hi giáo Uighur và các dân tc thiu s người Turk khác khu vc Tân Cương, min tây Trung Quc.

B Ngoi giao Trung Quc nói nước này s có các bin pháp nhm vào bà Gayle Manchin và ông Tony Perkins, ch tch và phó ch tch ca y hi v T do Tôn giáo Quc tế Hoa K (USCIRF), mt cơ quan c vn ca chính ph M.

Trung Quc cũng trng pht thành viên ngh vin Canada Michael Chong, Phó ch tch y ban Thường v v Ngoi giao và Phát trin Quc tế (FAAE) ca ngh vin, cũng như Tiu ban v Nhân quyn Quc tế ca FAAE. Tháng này tiu ban đã trình bày mtbáo cáo kết lun nhng hành đng tàn bo được thc hin Tân Cương cu thành ti ác chng li loài người và ti ác dit chng.

"Chính ph Trung Quc kiên quyết bo v ch quyn quc gia, các li ích an ninh và phát trin ca mình, đng thi kêu gi các bên liên quan hiu rõ tình hình và khc phc sai lm ca h," b nói.

"H phi ngng thao túng chính tr đi vi các vn đ liên quan đến Tân Cương, ngng can thip vào chuyn ni b ca Trung Quc dưới mi hình thc và kim chế không đi xa hơn vào con đường sai trái. Nếu không h s b bng tay".

B cho biết các cá nhân này b cm nhp cnh Trung Quc đi lc, Hong Kong và Macau, đng thi các công dân và t chc Trung Quc b cm giao dch vi các cá nhân này hoc có bt kì trao đi nào vi tiu ban.

Các chế tài trước đây ca Trung Quc nhm vào các cá nhân ca M, nhng người mà h nói đã làm suy yếu nghiêm trng ch quyn và li ích ca Trung Quc v vn đ liên quan đến Tân Cương, vn có hiu lc, theo thông cáo.

Các nhà hot đng và các chuyên gia nhân quyn ca Liên Hip Quc nói ít nht mt triu người Hi giáo đã b giam gi trong các tri Tân Cương. Các nhà hot đng và mt s chính tr gia phương Tây cáo buc Trung Quc s dng hình thc tra tn, cưỡng bc lao đng và trit sn.

Trung Quc đã nhiu ln ph nhn mi cáo buc xâm hi và nói rng các tri này đào to ngh và cn thiết đ chng li ch nghĩa cc đoan.

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa, Mai Vân, Thụy My, VOA tiếng Việt
Published in Châu Á

Trung Quốc có thực sự phạm tội ‘diệt chủng’ ở Tân Cương ?

The Economist, Nghiên cứu quốc tế, 19/02/2021

Khi Ronald Reagan kêu gọi "hãy phá bỏ bức tường này", mọi người đều biết ý của ông là gì. Có một bức tường ở đó. Nó đã giam cầm người dân Đông Đức. Nó đã phải bị dỡ xuống. Rồi đến một ngày, điều đó đã xảy ra. Trong cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc tài, điều cốt yếu là các nền dân chủ phải nói lên sự thật bằng một ngôn ngữ đơn giản. Các chế độ độc tài sẽ luôn dối trá và ngụy tạo để che giấu bản chất thật của họ. Còn các nền dân chủ có thể nói đúng thực tế. Hãy nhớ tới điều này khi quyết định nên gọi cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc là gì. Vào ngày cuối cùng tại vị, Ngoại trưởng của Donald Trump, Mike Pompeo, đã gọi đó là "diệt chủng". Mặc dù Joe Biden đã không sử dụng thuật ngữ đó trong tuần này khi nói chuyện lần đầu tiên với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng chính quyền của ông đã lặp lại từ đó và các nhà lập pháp ở Anh cũng đang định làm như vậy. Nhưng thuật ngữ đó có chính xác không ?

tancuong1

Trung Quốc đã nhốt khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo, nơi được họ gọi là "trung tâm dạy nghề". Tường rào vao quanh một trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ - Ảnh minh họa

Theo cách hiểu thông thường thì nó không chính xác trong trường hợp này. Cũng giống như "homicide" có nghĩa là giết người và "suicide" có nghĩa là giết chính mình (tự tử), "genocide" có nghĩa là giết chết một dân tộc. Cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc thật khủng khiếp : nước này đã nhốt khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo, nơi được họ gọi là "trung tâm dạy nghề". Trung Quốc cũng đã cưỡng bức triệt sản một số phụ nữ Duy Ngô Nhĩ. Nhưng Trung Quốc không tàn sát họ.

Việc xác định đó có phải là tội diệt chủng hay không phụ thuộc vào một định nghĩa bắt nguồn từ một công ước của Liên Hợp Quốc, trong đó gợi ý rằng người ta không cần thực sự giết người vẫn bị coi là diệt chủng. Các biện pháp "nhằm ngăn chặn việc sinh đẻ" hoặc gây ra "tổn hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần" là đủ, nếu mục đích của những hành động này là nhằm "tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo". "Một phần" đó lớn tới đâu thì bị xem là diệt chủng cũng không được xác định rõ. Về nguyên tắc, có thể hình dung sự hủy diệt của cả một dân tộc chẳng hạn bằng cách triệt sản có hệ thống tất cả mọi phụ nữ. Nhưng nếu các quy ước được diễn đạt một cách lỏng lẻo bất thường, chúng cũng phải được diễn dịch một cách thận trọng. Cho đến nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ dán nhãn "diệt chủng" cho việc giết người hàng loạt, và thậm chí ngay cả khi xảy ra trường hợp đó, họ cũng thường do dự vì sợ rằng việc áp dụng thuật ngữ này sẽ tạo ra kỳ vọng rằng Mỹ sẽ phải can thiệp (để ngăn chặn diệt chủng). Mỹ đã không gọi cuộc diệt chủng ở Rwanda là diệt chủng cho đến khi thảm họa thực sự kết thúc.

tancuong2

Do đó, luận điệu chính trị của Mỹ đã trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ, có tác động sâu sắc tới mối quan hệ song phương quan trọng nhất của thế giới. Bằng cách cáo buộc Trung Quốc phạm tội diệt chủng, Mỹ đang gửi đi tín hiệu rằng chính phủ Trung Quốc đã phạm một tội ác ghê tởm nhất. Nhưng đồng thời, Mỹ lại đang đề xuất Trung Quốc hợp tác giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, đại dịch và thương mại.

Một số nhà vận động cho rằng sự leo thang về luận điệu dù sao cũng là việc làm khôn ngoan. Họ lập luận rằng điều này sẽ gây ra một sự phẫn nộ hữu ích, giúp khuyến khích các công ty xa lánh các nhà cung cấp Trung Quốc và vận động các quốc gia tẩy chay Thế vận hội mùa đông năm sau do Trung Quốc tổ chức. Nhưng ngược lại, điều này lại có khả năng phản tác dụng. Đầu tiên, việc thổi phồng các tội ác của Đảng cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương không mang lại nhiều tác động. Vô số câu chuyện có thật về những gia đình tan nát và việc người Duy Ngô Nhĩ sống trong nỗi kinh hoàng đã đủ làm khiếp đảm bất cứ con người có lương tri nào. Khi những người Trung Quốc thuộc dân tộc Hán bình thường nghe thấy những chuyện đó, như trường hợp một số ít đã nghe trên Clubhouse, một nền tảng truyền thông xã hội mới mà Trung Quốc đã vội vàng ngăn chặn, họ đã rất kinh hoàng. Ngược lại, nếu Mỹ đưa ra những cáo buộc vô căn cứ về việc giết người hàng loạt, những người Trung Quốc yêu nước nhiều khả năng sẽ tin vào đường lối của chính phủ họ, rằng phương Tây đang nói dối về Tân Cương để làm hoen ố hình ảnh một cường quốc đang lên.

tancuong3

Các nền dân chủ phải đối mặt với một thách thức khó khăn và chưa từng có khi phải đối phó với Trung Quốc, nước vừa là mối đe dọa đối với các chuẩn mực toàn cầu vừa là đối tác thiết yếu trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu như biến đổi khí hậu. Từ chối làm việc với Trung Quốc sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế thế giới và hành tinh chúng ta.

Ông Biden có lý khi lên án các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, nhưng ông nên làm vậy một cách trung thực. Chính xác thì Trung Quốc đang phạm phải các tội ác chống lại loài người. Nếu cứ cáo buộc Trung Quốc phạm tội diệt chủng trong trường hợp không xảy ra việc giết người hàng loạt, nước Mỹ đang giảm bớt thái độ phản kháng đặc biệt mà thuật ngữ này tạo ra. Việc phạm tội diệt chủng cần khiến một chính phủ bất kỳ trở nên không thể chấp nhận được ; tuy nhiên các quan chức Mỹ vẫn sẽ phải tiếp tục làm việc với một chế độ mà họ đã gắn nhãn "diệt chủng". Những kẻ phạm tội diệt chủng thực sự trong tương lai sẽ càng được khuyến khích.

The Economist

Nguyên tác : "Genocide" is the wrong word for the horrors of XinjiangThe Economist, 13/02/2021.

Trần Hùng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 14/02/2021

********************

Diệt chủng (Genocide)

Hồng Hiệp, Nghiên cứu quốc tế, 17/04/2015

Nguồn gốc từ "Genocide"

Từ "diệt chủng" trong tiếng Anh là "genocide" do Raphael Lemkin, một luật gia người Pháp sống tại Mỹ sáng tạo ra vào năm 1944. Từ "genocide" được ghép từ từ "genos" trong tiếng Hy Lạp nghĩa là chủng tộc hoặc bộ lạc, và từ "caedere" trong tiếng Latin nghĩa là giết.

tancuong4

Có rất nhiều các học giả cũng như tổ chức khác nhau đưa ra các định nghĩa về "diệt chủng". Tuy nhiên định nghĩa về "diệt chủng" được thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất chính là định nghĩa được nêu trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Trừng phạt và Ngăn ngừa Tội ác Diệt chủng năm 1948 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/1/1951). Điều 2 của công ước này định nghĩa "diệt chủng" là những hành động nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm người vì lý do quốc tịch, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo. Theo đó, Công ước đã liệt kê năm hành động sau được coi là hành động diệt chủng :

- sát hại các thành viên của nhóm người đó ;

- gây nên những tổn hại nghiêm trọng về thể xác và tinh thần đối với các thành viên của nhóm người đó ;

- cố tình buộc nhóm người đó phải chịu những điều kiện sống được tính toán nhằm gây nên sự tiêu vong toàn bộ hoặc một phần nhóm người đó ;

- áp đặt các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sinh đẻ trong nhóm người đó ;

- dùng vũ lực chuyển trẻ em trong nhóm người đó sang một nhóm khác.

Một điều có thể nhận thấy là khái niệm "diệt chủng" nhiều khi bị lạm dụng, bởi không phải mọi cuộc thảm sát quy mô lớn đều được coi là hành động diệt chủng. Điểm khác biệt đầu tiên giữa hành động diệt chủng và việc giết người trên quy mô lớn là phạm vi của hành động diệt chủng rộng lớn hơn. Diệt chủng không chỉ liên quan đến việc giết người mà còn bao gồm các hành động như thanh lọc sắc tộc, ép buộc triệt sản, hãm hiếp tập thể, tra tấn về thể xác và tinh thần, trục xuất, di dời chỗ ở… Thứ hai, trong khi giết người trên quy mô lớn thường nhằm tiêu diệt các cá nhân nạn nhân thì hành động diệt chủng chỉ xảy ra khi một chính phủ hay bất kỳ một nhóm có tổ chức nào hành động một cách có tính toán nhằm tiêu diệt hoàn toàn một nhóm người hoặc triệt tiêu khả năng tồn tại của nhóm người đó. Chính vì vậy việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống các hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật dù gây ra cái chết của hàng trăm nghìn người cùng lúc nhưng không bị coi là hành động diệt chủng.

Những thảm họa diệt chủng

Trong lịch sử loài người đã từng xảy ra nhiều thảm họa diệt chủng, nhưng có thể nói thế kỷ 20 là khoảng thời gian mà con người đã phải chứng kiến những thảm họa diệt chủng kinh hoàng và tàn bạo nhất. Có hai đặc điểm tiêu biểu của các thảm họa diệt chủng xảy ra trong thời gian này, đó là quy mô diệt chủng lớn chưa từng có và việc thảm sát một cách có hệ thống với việc áp dụng các biện pháp hành quyết mới, đặc biệt là trong thời kỳ Đức Quốc xã thi hành chính sách diệt chủng đối với người Do Thái.

Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đức Quốc xã đã giết hơn 6 triệu người Do Thái trên toàn Châu Âu bằng cách đưa họ vào các trại tập trung, bắt lao động khổ sai cho đến khi kiệt sức mà chết, hoặc hành quyết bằng nhiều cách khác nhau, kể cả bằng bơm khí ga cho nạn nhân chết ngạt trong các thùng xe tải kín. Trong thời kỳ cầm quyền ở Campuchia từ 1975 đến đầu 1979, chính quyền Khmer Đỏ cũng đã tàn sát 1,7 triệu người dân Campuchia vô tội, tức gần ¼ dân số nước này thời kỳ bấy giờ. Tội ác diệt chủng này của chính quyền Khmer Đỏ được sánh ngang với tội ác của chính quyền Đức Quốc xã, tuy nhiên điều đáng nói là trong khi Đức Quốc xã hành quyết những người Do Thái thì những kẻ cầm đầu Khmer Đỏ hành quyết ngay chính những người đồng bào của mình. Những hành động diệt chủng chống lại chính những người dân đồng bào mình như của chính quyền Khmer Đỏ được gọi là hành động tự diệt chủng (autogenocide).

Có một số lý do dẫn tới việc các chính quyền thực thi chính sách diệt chủng, như chủ nghĩa dân tộc sắc tộc, bất đồng giữa các tôn giáo, đối đầu về ý thức hệ, tranh giành quyền lực chính trị, hay tham vọng xây dựng các cộng đồng chính trị "thuần chủng". Trong nhiều trường hợp, chính sách diệt chủng thường bắt nguồn từ việc các chính quyền cầm quyền cảm thấy bất an trước các nhóm sắc tộc "đối thủ" của mình, từ đó tìm mọi cách tiêu diệt họ. Những cảm giác bất an như vậy càng trở nên mạnh mẽ hơn trong những thời kỳ rối loạn xã hội, như khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, nội chiến, hay xảy ra biến động chính trị. Chính vì vậy, việc những thảm họa diệt chủng thường xảy ra trong các thời kỳ rối loạn xã hội như kể trên là điều dễ hiểu.

Với tính chất dã man, tàn bạo, phi nhân tính, hành động diệt chủng luôn bị cộng đồng quốc tế lên án và thừa nhận là tội ác kinh khủng nhất. Đã có nhiều tòa án quốc tế được thiết lập nhằm xét xử tội ác diệt chủng, như tòa án Nuremberg xét xử những kẻ đứng đầu Đức Quốc xã, hay Tòa án hình sự quốc tế dành cho Nam Tư cũ xét xử Slobodan Milosevic và các lãnh đạo của Nam Tư cũ. Năm 2001, Quốc hội Campuchia cũng đã thông qua một đạo luật cho phép thành lập một tòa án đặc biệt nhằm xét xử các tội ác của Khmer Đỏ trong thời kỳ Campuchia Dân chủ. Phiên tòa đầu tiên của Tòa án này xét xử Duch, kẻ cai ngục khét tiếng của nhà tù Toul Sleng, đã được tiến hành vào tháng 3/2009.

Ngoài ra, Tòa án hình sự quốc tế cũng đã bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/2002. Mục đích của Tòa án là xét xử các cá nhân phạm các tội ác nghiêm trọng như các tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có các đảm bảo chắc chắn rằng các quốc gia sẽ hợp tác đầy đủ với Tòa án. Nói cách khác, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc các tội ác diệt chủng vẫn chưa được ngăn chặn và xét xử kịp thời chính là vì các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế chưa đủ ý chí chính trị để hành động. Các thảm họa diệt chủng như đã xảy ra ở Darfur (Sudan – 2003) hay Rwanda (1994) cho thấy trong nhiều trường hợp các tính toán lợi ích của các quốc gia đã gây cản trở đối với các nỗ lực nhằm ngăn ngừa các thảm họa diệt chủng.

Mặt khác, có thể nói khả năng ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng còn bị hạn chế bới khái niệm chủ quyền quốc gia, một khái niệm được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế. Ví dụ, một khi các quốc gia coi các cá nhân hay các hành vi liên quan đến diệt chủng xảy ra bên trong biên giới của mình là công việc nội bộ thuộc chủ quyền quốc gia của mình mà các quốc gia bên ngoài không được phép can thiệp thì rõ ràng các nỗ lực ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng của cộng đồng quốc tế khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy, một nghịch lý vẫn tồn tại là trong khi luật hình sự quốc tế mong muốn trừng phạt những kẻ phạm tội diệt chủng thì suy cho cùng luật pháp quốc tế lại đang bảo vệ họ thông qua khái niệm chủ quyền quốc gia.

Lê Hồng Hiệp

Trích : Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế (Thành phố Hồ Chí Minh : Khoa Quan hệ quốc tế – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 17/04/2015

Additional Info

  • Author The Economist, Trần Hùng, Lê Hồng Hiệp
Published in Diễn đàn

Nghị Viện Châu Âu lên án Trung Quốc cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương

Thanh Hà, RFI, 18/12/2020

Nghị Viện Châu Âu ra nghị quyết tố cáo Trung Quốc đàn áp nhiều sắc tộc thiểu số, "vi phạm nhân phẩm, chà đạp các quyền tự do tín ngưỡng, ngôn luận, quyền tự do hội họp trong ôn hòa". 

tancuong1

Người Duy Ngô Nhĩ tại Urumqi, Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh chụp 01/05/2014.  AP - Ng Han Guan

Nghị quyết được thông qua ngày hôm qua, 17/12/2020, với 604 phiếu thuận, 20 phiếu chống và 57 nghị viên không tham gia cuộc biểu quyết. Văn bản không mang tính ràng buộc.

Thông cáo của Nghị Viện Châu Âu mạnh mẽ tố cáo Bắc Kinh cưỡng bức lao động đối với các cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ, người gốc Kazakhstan và Kirghistan. Các hành vi chà đạp nhân quyền này, theo của Nghị Viện Châu Âu "có thể được xem là tội ác chống nhân loại"

Nghị Viện Châu Âu do vậy kêu gọi Trung Quốc "ngừng ngay lập tức các vụ bắt giữ tùy tiện và không xét xử, ngừng những phiên tòa và những bản án hình sự nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ cũng như nhắm vào những cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi khác, đóng cửa các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ, trả tự do vô điều kiện cho những người này".

Trên đài RFI, nghị viên người Pháp, Raphael Glucksman, một trong những gương mặt hàng đầu tố cáo chính sách đàn áp của Trung Quốc nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, hy vọng rằng nghị quyết nói trên sẽ "khép lại bốn năm mà cộng đồng quốc tế, đặc biệt là lãnh đạo Châu Âu, đã nhu nhược và tỏ thái độ đồng lõa" với Bắc Kinh.

Hiệp định đầu tư với Trung Quốc bước vào giai đoạn chót

Vài giờ sau cuộc biểu quyết tại Nghị Viện Châu Âu, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Vương Văn Bân, trong cuộc họp báo sáng nay 18/12/2020 tại Bắc Kinh, thông báo thỏa thuận bảo vệ đầu tư song phương mà Bruxelles và Bắc Kinh đã bắt đầu đàm phán từ 7 năm qua bước vào "giai đoạn cuối".

Văn bản này sẽ cho phép Trung Quốc và 27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu thắt chặt quan hệ kinh tế trước khi Joe Biden chính thức lên cầm quyền tại Mỹ. Quan chức Trung Quốc này cho biết thêm, sau 10 vòng đàm phán trong năm 2020, đôi bên đã "đạt được những tiến bộ đáng kể". Đây cũng là quan điểm của nhiều nhà ngoại giao Châu Âu.

Bruxelles đòi Bắc Kinh đối xử "bình đẳng" với các công ty Châu Âu hoạt động tại Hoa lục, đòi Trung Quốc tôn trọng các bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp nước ngoài và nhất là chấm dứt các vụ ép buộc chuyển giao công nghệ. Đây cũng là những khúc mắc chính trong cuộc đọ sức thương mại Mỹ-Trung được chính quyền Trump khởi động từ 2018.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 18/12/2020

***********************

Tư pháp Hồng Kông trở thành công cụ đàn áp

Thanh Hà, RFI, 17/12/2020

Ngày 17/12/2020, tám nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông bị truy tố vì tội "tham gia một cuộc tập hợp bất hợp pháp" sau khi luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt có hiệu lực. Nhân danh đạo luật này hiện có hơn 10 ngàn dân Hồng Kông đang bị truy tố từ sau các cuộc xuống đường hồi 2019.

tancuong2

Cựu dân biểu Hồng Kông dân chủ Hồng Kông Hứa Chí Phong (Ted Hui) tới trụ sở tòa án ngày 19/11/2020. Reuters – Lam yik

Trong số 8 bị cáo phải bị xét xử có cựu lãnh đạo một phong trào dân chủ Hồng Kông Hồ Chí Vĩ (Wu Chi Wai), hai cựu nghị viên Hồng Kông. Tính độc lập của tư pháp Hồng Kông càng lúc càng bị thu hẹp như ghi nhận của thông tín đài RFI Florence de Changy :

"Đành rằng vẫn có trường hợp thẩm phán Hồng Kông tha bổng bị cáo và chỉ trích cảnh sát không đưa ra được bằng chứng đáng tin cậy về những hành vi sai trái của người bị ra tòa, như trong trường hợp của một nữ bị cáo ngày hôm qua. Bà là trợ lý xã hội và đã được tha bổng. Tuy nhiên cảm tưởng chung ở đây là trước những bản cáo trạng dồn dập được tuyên, và đó thường là những hình phạt nặng nề, ngay cả trong trường hợp không xảy ra bạo lực, người dân Hồng Kông đang mất dần một trong những quyền cơ bản nhất đó là quyền tự do ngôn luận. Mark Simon, cánh tay phải của nhà tỷ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai) đã kết luật như trên. Ông Lê Trí Anh tuần qua đã bị tạm giam cho đến tháng 4/2021. Mark Simon cho biết "tội của Lê Tí Anh là đã dám nói và dám viết. Họ muốn cấm ông ấy tiếp tục làm công việc đó. Người ta bỏ tù một ông cụ 72 tuổi chỉ vì ông ấy dám nói. Chỉ vậy thôi". 

Công luận quốc tế biết đến nhiều trường hợp của những người nổi tiếng trong số hàng trăm ca khác cũng bị đưa ra trước vành móng ngựa. Một nhà đấu tranh, cô Chloé và cũng là người ủng hộ nhà hoạt động Khoái Tất (Tam Tak Chi) cho biết ông này bị tạm giam cho tới tháng 5/2021 vì đã dám "thì thầm" lên tiếng vì một khẩu hiệu mà có thể bị cấm. Chloé nói "tình hình tại Hồng Kông giờ đây thật là bất công. Chúng tôi không còn chút quyền tự do ngôn luận nào cả. Chính vì thế mà người dân phẫn nộ, họ cảm thấy bị bỏ rơi và họ tuyệt vọng". Những ai có điều kiện, thì bỏ xứ ra đi là hy vọng cuối cùng.

Cũng về tình trạng nhân quyền Hồng Kông hôm qua (16/12/2020) tư pháp cũng đã khởi tố 12 người đã tìm đường vượt biên sang Đài Loan hồi mùa hè vừa qua. Tám người trong số này bị ghép vào tội vượt biên bất hợp pháp và với tội danh này, họ có thể lãnh đến 7 năm tù giam.

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Thanh Hà
Published in Châu Á

Chính phủ Trung Quốc giữ bí mật vì họ không có kiên nhẫn để tranh luận về chính sách của họ với người nước ngoài. Họ tự hào về quy tắc sắt đá ở Tân Cương, và sẽ không thay đổi.

tancuong1

Những đồi cát lớn trải dài, tàn tích của các thành phố bị gió bào mòn trên Con đường Tơ lụa đã mất, Sa mạc Taklamakan là một nơi tuyệt vời để che giấu một bí mật tội lỗi.

Thoạt nhìn, sự xấu hổ là một lời giải thích hợp lý cho sự bùng nổ xây dựng nhỏ đang được triển khai ở một góc xa xôi của Tân Cương này. Đối với những người bên ngoài đang ngày càng bị sốc với sự cai trị của Trung Quốc đối với khu vực phía tây bắc này, nơi hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số, phải chịu đựng sự giám sát áp bức, công nghệ cao và thường xuyên lo sợ bị giam giữ vì bị cáo buộc là chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

Trong vài năm qua, các nhóm nhân quyền và học giả ở nước ngoài đã sử dụng hình ảnh vệ tinh và các tài liệu của chính phủ Trung Quốc để theo dõi hàng chục nhà máy mọc lên ở rìa phía nam của Taklamakan ở Hạt Lop, một khu vực nghèo và gần như hoàn toàn thuộc về người Uyghur.

Các nhà máy nằm trên những con phố mới được xây dựng của một khu công nghiệp do thành phố Bắc Kinh tài trợ, nằm cách đó 4.000 km về phía đông. Đáng báo động hơn, các hình ảnh vệ tinh và tuyên truyền của chính quyền Tân Cương cho thấy khi khu công nghiệp mọc lên trên sa mạc, thì có ít nhất một trại cải tạo chính trị ẩn nấp giữa các nhà máy.

Trên khắp Tân Cương, hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã đi qua các trại như vậy trong những năm gần đây. Các quan chức cuối cùng đã thừa nhận sự tồn tại của các trại vào năm 2018. Cáo buộc các cuộc tấn công khủng bố của người Hồi giáo Tân Cương, họ cho biết Trung Quốc đã thành lập các trung tâm đào tạo nghề để chữa trị những cho những người bị nhiễm chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Vào tháng 10 năm 2018, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã đi tham quan một khu cắm trại ở Hotan, một thành phố ốc đảo cổ kính. Những người bị bắt đã được cho tham gia các lớp học tiếng Quan Thoại, nghiên cứu luật pháp Trung Quốc và học các kỹ năng như may vá, trước khi cảm ơn chính quyền đã cứu họ.

Ngược lại, các nhà phê bình gọi chiến dịch vừa có phương pháp tàn bạo, vừa áp dụng độc đoán một cách đáng sợ Hồ sơ chính phủ bị rò rỉ ghi lại những người Uyghurs bị cải tạo vì những hành vi "đáng ngờ" như để râu dài, xin hộ chiếu hoặc sử dụng các dịch vụ nhắn tin nước ngoài như Skype. Các cựu tù nhân đã cáo buộc nhân viên trại đánh đập và hãm hiếp họ.

Bây giờ dự án kỹ thuật xã hội khổng lồ này đang phát triển. Vào cuối năm 2019, các quan chức cho biết tất cả những người bị giam giữ đều đã tốt nghiệp các khóa học bắt buộc. Vào một ngày cuối tuần gần đây, Chaguan đã đến thăm trại cải tạo của thành phố Hotan theo truyền hình nhà nước và thấy trại dường như bị bỏ hoang, chỉ còn thấy đàn lạc đà và người dân địa phương đang đào bạch ngọc dưới đáy sông khô cạn.

Việc đóng các địa điểm dễ nhìn thấy báo hiệu thay đổi chiến thuật chứ không phải thay đổi ý định. Trung Quốc đang kết hợp công tác chống khủng bố ở Tân Cương với các chiến dịch toàn quốc nhằm đồng hóa các dân tộc thiểu số và đẩy người nghèo ở nông thôn tham gia công việc chính thức, nhân danh phát triển và ổn định xã hội.

Sách trắng của Hội đồng Nhà nước từ tháng 9, trình bày chi tiết các chiến dịch đào tạo và giới thiệu việc làm ở Tân Cương, cho thấy 2,6 triệu "lao động thặng dư ở nông thôn" trong khu vực, đặc biệt là người Uyghurs với "những ý tưởng lỗi thời".

Sách trắng quy trách nhiệm cho "những kẻ khủng bố, ly khai và những kẻ cực đoan tôn giáo" đã kích động người dân địa phương "từ chối nâng cao kỹ năng nghề của họ". Các công ty toàn cầu kiểm toán chuỗi cung ứng đa quốc gia về lạm dụng lao động ngày càng từ chối hoạt động ở Tân Cương, đổ lỗi cho chính quyền cản trở công việc của họ.

Đầu năm nay, chính phủ Mỹ cho biết họ nghi ngờ một số doanh nghiệp ở Hạt Lop sử dụng lao động cưỡng bức, đặc biệt là các công ty kinh doanh tóc người. Các nhân viên hải quan Mỹ đã bắt giữ hàng tấn tóc giả và kẹp tóc vào tháng 6, sau đó cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu tóc từ Khu công nghiệp Sản phẩm Tóc Hạt Lop, một khu vực thuộc Khu công nghiệp Bắc Kinh.

Người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc và truyền thông nhà nước bác bỏ cáo buộc lao động cưỡng bức là sự bôi nhọ của phương Tây muốn kìm hãm Trung Quốc.

Đối với một người lạc quan, những lời phủ nhận chói tai như vậy có thể cho thấy rằng các lệnh trừng phạt đang có hiệu lực. Tân Cương còn rất nhiều thứ để mất : cung cấp gần một phần năm lượng bông của thế giới cùng các mặt hàng khác. Người phụ trách chuyên mục của bạn, người thường không phải là một người lạc quan, hãy đến Hạt Lop để trực tiếp xem xét. Chaguan đi du lịch cùng một phóng viên của một tờ báo phương Tây khác.

Như xảy ra ở Tân Cương, cảnh sát đã chờ các nhà báo nước ngoài tại Hotan, sân bay gần nhất với Hạt Lop. Một giờ sau, người ta chặn đường vào khu công nghiệp, khiến taxi của Chaguan phải quay lại. Chaguan và đồng nghiệp cuối cùng cũng đi bộ rất xa trên sa mạc quanh ranh giới của khu công nghiếp, một hàng rào kim loại với bốn sợi dây điện ở bên trên.

Thách thức trong sa mạc

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ vẫn chưa làm tê liệt các nhà máy của Hạt Lop. Vào một buổi sáng cuối tuần se lạnh nhưng đầy nắng, lối vào khu công nghiệp sản xuất các sản phẩm tóc tấp nập xe cộ qua lại. Gần đó, các công nhân xây dựng đang làm việc trên các tòa nhà mới.

Sự xuất hiện của các phóng viên nước ngoài đã gây ra những cuộc xô đẩy và túm tay bởi những người đàn ông không rõ danh tính đang muốn ngăn những người phương Tây tiếp tục tiến xa hơn, một trong số họ tự xưng là "người chịu trách nhiệm về khu công nghiệp". Họ cố lấy điện thoại thông minh của các phóng viên để yêu cầu xóa các hình ảnh về khu công nghiệp và những gì có vẻ như là một cơ sở cải tạo ở cuối khu công nghiệp, nơi trông giống như một trường nội trú an toàn, dành cho những người trẻ tuổi xếp hàng trên một sân chơi.

Câu hỏi được chào đón bằng sự lảng tránh. Một trong những người đàn ông trả lời khi được hỏi về các lệnh trừng phạt của Mỹ : " Chúng tôi không liên quan gì đến thế giới bên ngoài."

Ban đầu khẳng định rằng công ty của ông ấy chỉ bán cho thị trường trong nước, sau đó lại tuyên bố rằng công ty này không làm gì cả và "vẫn đang được tập hợp lại".

Những người này muốn xô xát nữa khi một khu phức hợp giống như nhà tù với những bức tường xám cao và tháp canh xuất hiện trong tầm nhìn. Không ngăn được những người nước ngoài nhìn thấy nhà tù, họ tập trung vào việc ngăn cản chụp ảnh.

Tuy nhiên, việc tiêu hủy bằng chứng không phải là dấu hiệu của lương tâm nhức nhối. Những nơi của khu công nghiếp được người dân địa phương thiết kế để có thể nhìn thấy từ mặt đất là không thể biện minh được. Những nhân vật khổng lồ trên tầng thượng trong cơ sở đào tạo có những khẩu hiệu như : "Lao động là vinh quang" và "Phục vụ nền kinh tế". Một tấm áp phích bên cổng chính là hình Chủ tịch Tập Cận Bình với những đứa trẻ người Duy Ngô Nhĩ tươi cười đứng xung quanh.

Chính phủ Trung Quốc giữ bí mật vì họ không có kiên nhẫn để tranh luận các chính sách của họ với người nước ngoài. Họ tự hào về quy tắc sắt đá ở Tân Cương, và sẽ không thay đổi.

The Economist

Nguyên tác : China is doubling down in Xinjiang, The Economist, 10/10/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 17/12/2020

Additional Info

  • Author The Economist
Published in Diễn đàn

Tình bạn" Trump, Tập đổ vỡ – Mỹ chỉ thẳng Trung Quốc diệt chủng

Trung Kiên, Thoibao.de, 19/10/2020

Phát biểu trong một sự kiện trực tuyến do Viện Aspen tổ chức vào ngày 16/10 mới đây, Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien nói Trung Quốc đang thực hiện "điều gì đó gần" như diệt chủng khi đề cập đến cách đối xử của nước này với người Hồi giáo trong vùng Tân Cương.

covan1

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien

Ông Robert O’Brien phát biểu : "Nếu không phải là diệt chủng thì là điều gì đó gần như vậy ở Tân Cương".

Từ vài năm nay, Mỹ đã lên án cách thức Trung Quốc đối đãi người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo thiểu số khác ở Tân Cương. Không chỉ dừng lại ở lời nói, Mỹ còn tiến tới những hành động để gây áp lực với Trung Quốc trên hồ sơ Tân Cương vốn rất nhạy cảm này. Tuy nhiên, cho đến nay, Mỹ vẫn chưa gọi các hành động của Bắc Kinh là diệt chủng, một sự định danh mang ý nghĩa pháp lý quan trọng và buộc Mỹ có hành động mạnh mẽ hơn chống lại Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ cho biết vào tháng trước rằng Washington đang cân nhắc ngôn từ mà họ sẽ sử dụng để mô tả những gì đang xảy ra trong khu vực nhưng nói thêm : "Khi Hoa Kỳ nói về tội ác chống nhân loại hoặc diệt chủng … chúng tôi phải rất cẩn trọng và rất chính xác bởi vì nó hàm ý rất nghiêm trọng".

Ông O’Brien còn đề cập đến việc hải quan Mỹ thu giữ "số lượng rất lớn" các sản phẩm tóc làm bằng tóc người từ Tân Cương.

Ông nói : "Người Trung Quốc thực sự là đang cạo đầu phụ nữ Uighur và làm các sản phẩm tóc và gửi chúng đến Mỹ".

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ vào tháng 06 cho biết họ đã thu giữ một lô hàng có nguồn gốc từ Tân Cương gồm các sản phẩm làm tóc và phụ kiện bị nghi là sản phẩm lao động cưỡng bức làm từ tóc người.

Thời gian gần đây, Hoa Kỳ thể hiện mối quan tâm ngày càng lớn về cách Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Hoa Kỳ đang ở tuyến đầu của mặt trận quốc tế lên án chính sách đàn áp của Trung Quốc tại khu tự trị Tân Cương.

Hôm 30/09/2020 vừa qua, Hoa Kỳ xác định Trung Quốc là điểm nóng toàn cầu về hàng hóa do những người bị cưỡng bức lao động sản xuất. Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố danh sách được cập nhật hai năm một lần, về các loại hàng hóa được cho là do trẻ em bị cưỡng bức lao động làm ra. Trong danh mục này có 17 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, từ găng tay cho đến các đồ vật trang trí mùa Giáng Sinh.

Bộ trưởng Lao động Eugene Scalia nói với báo chí : "Tất cả những lạm dụng được nêu ra trong báo cáo này đều đáng ngại, nhưng đặc biệt có một quốc gia nổi bật nhất. Trung Quốc vượt xa tất cả các nước khác về các sản phẩm do người bị cưỡng bức lao động làm ra".

Tài khoản Twitter của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 01/10/2020 nhấn mạnh câu nói của ngoại trưởng Mike Pompeo : "Đảng Cộng sản Trung Quốc thực sự là một mối đe dọa".

Trước đó, ngày 22/09/2020, với mục địch chống lại sự "cưỡng bức lao động" đối với người Duy Ngô Nhĩ, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương với đa số áp đảo.

Dự luật đã được thông qua với tuyệt đại đa số dân biểu (406 phiếu thuận, 3 phiếu chống) trong một tinh thần đồng thuận hiếm hoi giữa hai phe Cộng hoà và Dân chủ tại Hạ viện Mỹ.

Dự luật đề ra các biện pháp cấm toàn bộ sản phẩm sản xuất ở Tân Cương. Điều kiện duy nhất để một sản phẩm được đặc cách là phải "chứng minh" không do nhân công bị cưỡng bách làm ra.

Theo bản báo cáo đính kèm dự thảo luật hồi tháng 03, rất nhiều hàng hóa bán trên thị trường Hoa Kỳ, có xuất xứ từ tệ nạn lao động cưỡng bức. Trong danh sách khá dài này, có vải sợi, giày dép, điện thoại di động, linh kiện điện toán, trà… cũng như tên các công ty khai thác như Adidas, Nike, Clavin Klein, H&M, Coca-Cola…

Hôm 09/07, Hoa Kỳ đã ban hành trừng phạt với các quan chức cấp cao trong đó có một ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc theo luật Magnitsky, vì đã đàn áp người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Lệnh trừng phạt được đưa ra theo luật Magnitsky, cho phép chính phủ Mỹ phong tỏa tài sản, cấm nhập cảnh những đối tượng vi phạm nhân quyền, cấm công dân Mỹ làm ăn với những người này. Tiếp đó, đến hôm 31/07, Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra lệnh trừng phạt mới nhắm vào công ty Trung Quốc XPCC (Xinjiang Production and Construction Corp) – một tổ chức bán quân sự, công cụ của Đảng Cộng sản để tăng cường kiểm soát vùng Tân Cương và hai quan chức vì liên quan đến "vị phạm nghiêm trọng nhân quyền đối với sắc tộc thiểu số ở Tân Cương".

Vào tháng 06, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gọi việc Trung Quốc đang sử dụng biện pháp cưỡng bức triệt sản, cưỡng bức phá thai và kế hoạch hóa gia đình cưỡng ép nhắm vào người Hồi giáo ở Tân Cương là "gây sốc" và "ghê rợn".

covan2

Bộ trưởng Lao động Mỹ Eugene Scalia

Liên Hiệp Quốc ước tính hơn một triệu người Hồi giáo đã bị giam giữ ở Tân Cương và các nhà hoạt động nói rằng những tội ác chống nhân loại và diệt chủng đang diễn ra ở đó.

Trung Quốc phủ nhận mọi hành vi xâm phạm nhân quyền và nói rằng các trại của họ trong khu vực là những trung tâm huấn nghiệp và giúp chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Thế nhưng các bằng chứng về tội ác của Trung Quốc ngày càng được giới nghiên cứu phương Tây hoàn thiện.

Hôm 24/09, Viện nghiên cứu Úc Australian Strategic Policy Institute (ASPI) đã cung cấp thêm thêm bằng chứng về hệ thống trại giam khổng lồ tại vùng Tân Cương, Trung Quốc dựa trên hình ảnh vệ tinh và nhiều nguồn thông tin khác.

ASPI cho biết có tổng cộng 380 địa điểm được sử dụng làm nơi giam giữ, được xây dựng từ năm 2017. Tại ít nhất 61 trung tâm giam giữ, nhiều dấu hiệu cho thấy có các xây dựng mới trong khoảng thời gian từ tháng 07/2019 đến tháng 07/2020. Theo ASPI, số lượng các cơ sở giam giữ được thống kê trong điều tra này là nhiều hơn 40% so với tổng số cơ sở giam giữ đã biết.

Hãng tin Mỹ Bloomberg dẫn lời nhà nghiên cứu phụ trách cuộc điều tra Nathan Ruser, nhấn mạnh là các bằng chứng này buộc chính quyền Trung Quốc phải đối mặt với sự thực. Theo nhà nghiên cứu Úc, thoạt tiên Bắc Kinh bác bỏ sự tồn tại của hệ thống trại giam, sau họ đã phải chấp nhận có các trung tâm như vậy, nhưng chỉ là để "đào tạo nghề" và toàn bộ những người Duy Ngô Nhĩ có mặt tại các trung tâm "đã tốt nghiệp" và rời khỏi "các địa điểm dạy nghề" này. Ngược lại, kết quả điều tra cho thấy hệ thống trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vẫn đang được phát triển.

Không chỉ giam giữ người Duy Ngô Nhĩ, Trung Quốc còn phân công người theo dõi nhất cử nhất động của những người Duy Ngô Nhĩ còn lại, kể cả trẻ em, tại chính ngôi nhà của họ.

covan3

Biểu tình đòi tự do cho người Duy Ngô Nhĩ, trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneve, Thụy Sĩ, ngày 06/11/2018

Trung Quốc đang nỗ lực xóa sổ sắc tộc này và bằng mọi cách Hán hóa Tân Cương.

RFI trích dẫn các nghiên cứu của truyền thông Pháp cho biết Tân Cương là thí điểm của chính sách "năm cùng" (cùng ăn, cùng nấu ăn, cùng sống chung, cùng học và ngủ chung một phòng) nhằm nô lệ hóa cả một dân tộc, bắt đầu từ năm 2016 và tăng cường từ năm 2017, là năm mà đảng cộng sản Trung Quốc họp Đại hội 19, và chính sách này được thực hiện đại trà kể từ 2019.

Hơn một triệu đảng viên người Hán được huy động để thực hiện chính sách được mệnh danh là "thống nhất các sắc tộc vào một gia đình". Trên hiện trường, hơn 100.000 cán bộ Đảng được phân chia vào từng gia đình người Duy Ngô Nhĩ ở thủ phủ Urumqi, nhưng nhất là ở miền nam Tân Cương nơi được xem là có nhiều thành phần chống đối. Nhiều phụ nữ Duy Ngô Nhĩ sống trong nỗi sợ bị sách nhiễu và cưỡng dâm, nhất là khi chồng bị đi cải tạo.

Lúc đầu, cán bộ làm như khách mời, mang đến ít quà như hộp sữa. Nhưng sau đó, vai trò đảo lộn, gia đình chủ nhân biến thành nô lệ phục vụ cho cán bộ ăn dầm nằm dề, đến cái bàn chải đánh răng cũng phải cung cấp. Theo lệnh, mỗi gia đình Duy Ngô Nhĩ phải "sống chung" với một cán bộ trong vòng một tuần mỗi tháng theo tiêu chuẩn "5 cùng".

Nhiều công nhân viên Nhà nước cũng bị theo dõi. Họ bị nghi ngờ sống hai mặt, giả vờ trung thành với Đảng, nhưng sau lưng thì có tư tưởng hay phát biểu khác. Họ cũng bị buộc phải sống chung với một cán bộ do cơ quan chỉ định.

Phải có đủ 90 điểm thì mới gọi là "tốt". Gia đình ở gần trại cải tạo thì phải đủ 100 điểm hạnh kiểm tốt, nếu không muốn bị đi cải tạo.

Theo nhà chính trị học Timothy Rose, một chuyên gia về các sắc dân thiểu số tại Trung Quốc, đây là một hình thức "nới rộng trại cải tạo, vươn ra ngoài hàng rào kẽm gai".

Tuần báo Anh The Economist mới đây cũng khẳng định "Cuộc truy bức người Duy Ngô Nhĩ là một tội ác chống nhân loại".

covan4

Ảnh chụp màn hình bái báo của The Economist với tựa đề "Cuộc truy bức người Duy Ngô Nhĩ là một tội ác chống nhân loại" cùng hình vẽ minh họa là dây thép gai màu đen trên nền trắng, gợi đến các trại lao cải mà Trung Quốc đã dựng lên ở Tân Cương

The Economist đã nêu bật tính chất vô nhân đạo của chính sách giam giữ, tẩy não, cưỡng bức lao động… hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ mà Bắc Kinh áp dụng ở Tân Cương.

Đối với The Economist, điều mà Trung Quốc đã làm đối với người Duy Ngô Nhĩ đúng là một tội ác chống nhân loại, thể hiện qua việc dùng vũ lực lưu đày, giam giữ cả một nhóm dân được xác định cụ thể, thủ tiêu một số cá nhân. Do một chính phủ áp đặt một cách có hệ thống, đó là hành động vi phạm trên quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay nguyên tắc theo đó các cá nhân có quyền tự do và nhân phẩm đơn giản vì họ là con người.

The Economist đề xuất giới hoạt động nhân quyền nên vạch trần và lập hồ sơ về những vụ vi phạm, giới văn nghệ sĩ có thể nói tại sao phẩm giá con người là đáng quý, giới doanh nghiệp có thể từ chối tiếp tay. Hiện nay đang có những lời kêu gọi tẩy chay – trong đó có cả việc tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022.

Cuối cùng, đến lượt các chính phủ phải hành động. Họ nên cấp quyền tị nạn cho người Duy Ngô Nhĩ, và cũng giống như Mỹ, áp dụng các biện pháp trừng phạt có mục tiêu đối với các quan chức chịu trách nhiệm về những vụ vi phạm và cấm hàng hóa được làm bằng lao động cưỡng bức.

Các chính phủ cũng nên lên tiếng. Chế độ của Trung Quốc không phải là không biết xấu hổ. Vì nếu tự hào về những hành động khắc nghiệt ở Tân Cương, Bắc Kinh đã không cố gắng che giấu như đã thấy, và cũng không dựa vào các nước nhỏ hơn để ký các tuyên bố tán thành các chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương.

Quy mô khủng khiếp của chiến dịch đàn áp càng nổi cộm, hiệu quả của chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh ngày càng giảm sụt : Mới đây, 15 quốc gia, đa số trong khối Hồi Giáo, từng ký tuyên bố ủng hộ chính sách của Trung Quốc tại Tân

Trung Kiên (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 19/10/2020

**********************

"Điều Trung Quốc làm ở Tân Cương ‘gần’ như diệt chủng"

VOA, 17/10/2020

C vn an ninh quc gia Hoa K ngày th Sáu nói Trung Quc đang thc hin iu gì đó gn" như dit chng vi cách đi x ca nước này vi người Hi giáo trong vùng Tân Cương.

covan1

C vn an ninh quc gia Hoa K Robert O'Brien

"Nếu không phi là dit chng thì là điu gì đó gn như vy Tân Cương", Robert OBrien phát biu trong mt s kin trc tuyến do Vin Aspen t chc, trong khi nêu bt các cuc đàn áp khác ca Trung Quc, bao gm mt cuc đàn áp phong trào ng h dân ch Hong Kong.

M đã lên án cách thc Trung Quc đi đãi người Uighur và nhng người Hi giáo thiu s khác Tân Cương và áp đt các chế tài đi vi các quan chc mà h quy trách v nhng v xâm phm nhân quyn. Tuy nhiên, cho đến nay, M vn chưa gi các hành đng ca Bc Kinh là dit chng, mt s đnh danh mà s có ý nghĩa pháp lý quan trng và buc M có hành đng mnh m hơn chng li Trung Quc.

Liên Hip Quc ước tính hơn mt triu người Hi giáo đã b giam gi Tân Cương và các nhà hot đng nói rng nhng ti ác chng nhân loi và dit chng đang din ra đó. Trung Quc ph nhn mi hành vi xâm phm nhân quyn và nói rng các tri ca h trong khu vc là nhng trung tâm hun nghip và giúp chng li ch nghĩa cc đoan.

Ông O’Brien đ cp đến vic hi quan M thu gi "s lượng rt ln" các sn phm tóc làm bng tóc người t Tân Cương.

"Người Trung Quc thc s là đang co đu ph n Uighur và làm các sn phm tóc và gi chúng đến M", ông nói.

Cơ quan Hi quan và Bo v Biên gii Hoa K vào tháng 6 cho biết h đã thu gi mt lô hàng có ngun gc t Tân Cương gm các sn phm làm tóc và ph kin b nghi là sn phm lao đng cưỡng bc làm t tóc người.

Vào tháng 6, Ngoi trưởng M Mike Pompeo gi vic Trung Quc đang s dng bin pháp cưỡng bc trit sn, cưỡng bc phá thai và kế hoch hóa gia đình cưỡng ép nhm vào người Hi giáo Tân Cương là "gây sc" và "ghê rn".

Ông cho biết vào tháng trước rng Washington đang cân nhc ngôn t mà h s s dng đ mô t nhng gì đang xy ra trong khu vc nhưng nói thêm : "Khi Hoa K nói v ti ác chng nhân loi hoc dit chng ... chúng tôi phi rt cn trng và rt chính xác bi vì nó hàm ý rt nghiêm trng".

Theo Reuters

Additional Info

  • Author Trung Kiên, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Mỹ Trung đấu khẩu dữ dội về chính sách triệt sản người Duy Ngô Nhĩ

Trọng Nghĩa, RFI, 03/10/2020

Trung Quốc vào hôm 02/10/2020, đã lên tiếng tố cáo Mỹ dối trá và tìm cách "đưa thế giới trở về thời kỳ rừng rú". Đả kích trên được đưa ra sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh và Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc cưỡng ép phụ nữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương triệt sản và phá thai.

tancuong0

Người biểu tình Duy Ngô Nhĩ trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) dẫm lên ảnh bí thư Tân Cương, Trần Toàn Quốc, bị coi là thủ phạm trực tiếp của các đàn áp nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh tư liệu chụp ngày 01/10/2019. © Reuters/Huseyin Aldemir/File Photo

Theo hãng tin Anh Reuters, ngày 01/10, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và bộ trưởng Giáo Dục Mỹ Betsy DeVos đã ra tuyên bố cáo buộc Trung Quốc là cưỡng ép phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và nhiều sắc dân thiểu số khác phải phá thai, triệt sản hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai khác.

Một phát ngôn viên phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã lập tức ra thông cáo phản đối, cho rằng cáo buộc của Mỹ là "ngụy tạo", đúng với "thói quen nói dối và lừa đảo" của một số chính trị gia Mỹ. Theo nhân vật này, động thái đó của Mỹ đi ngược lại xu thế của thời đại, và thể hiện ý muốn đưa thế giới trở về "thời kỳ rừng rú".

Reuters ghi nhận là phía Mỹ cũng đồng thời cáo buộc Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc (UNFPA -United Nations Population Fund) về vấn đề này, buộc định chế Liên Hiệp Quốc phải lên tiếng phản bác. Quỹ UNFPA hôm qua đã lên tiếng lấy làm tiếc về những cáo buộc mà bộ trưởng Giáo Dục Mỹ đưa ra hôm 01/10 tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, lên án chính sách kiểm tra dân số thô bạo của Trung Quốc, đã ''sát hại hàng triệu bé gái… với sự tiếp tay của các cơ quan Liên Hiệp Quốc''.

Giám đốc điều hành Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc Natalia Kanem khẳng định trước báo giới rằng cơ quan này chống lại mọi hành vi cưỡng bức phụ nữ, và luôn mời quốc tế đánh giá về việc làm của mình tại Trung Quốc. Bà Natalia Kanem nhấn mạnh vấn đề là ''trong bốn năm qua, Hoa Kỳ đã không đến thăm các chương trình của chúng tôi''.

Từ năm 2017, chính quyền của tổng thống Donald Trump đã cắt tài trợ cho Quỹ UNFPA, với cáo buộc là định chế này ''hỗ trợ ... một chương trình cưỡng ép phá thai hoặc triệt sản không tự nguyện''. Cáo buộc này đã bị Liên Hiệp Quốc bác bỏ. 

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 03/102020

*********************

Trấn áp người Duy Ngô Nhĩ : Trung Quốc ngang nhiên vì không sợ bị xét xử

Thu Hằng, RFI, 23/10/2020

Khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị nhốt trong các "trung tâm dạy nghề" mọc lên như nấm ở Tân Cương trong thời gian nhanh đến chóng mặt từ năm 2013. Mức tăng dân số ở Tân Cương đã giảm 84% từ năm 2015 đến 2018 vì chính sách cưỡng ép triệt sản… Tộc người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo đang bị Hán hóa, thậm chí bị "diệt chủng" theo một số cáo buộc gần đây.

tancuong0

Quân đội Trung Quốc luyện tập tại căn cứ Bayingol, vùng tự trị Tân Cương. Ảnh tư liệu 21/01/2016. Reuters- China Stringer Network

Chính sách trấn áp người Duy Ngô Nhĩ được thi hành khẩn trương và mạnh tay kể từ năm 2013 khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Trong nhiều năm, chủ đề này chỉ được truyền thông đề cập, giới chính trị gia phản ứng dè dặt. Nhưng dường như "gió đã đổi chiều" : Sau khi Mỹ trừng phạt nhiều quan chức và công ty Trung Quốc liên quan đến chiến dịch trấn áp người Duy Ngô Nhĩ, một số nước phương Tây đã lên tiếng, dù còn hạn chế.

Phương Tây chỉ trích rời rạc

Nhật báo Công giáo Pháp La Croix nhận thấy cộng đồng quốc tế đã thức tỉnh về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nhưng chỉ dừng lại ở mức "lên án" và đơn phương trừng phạt. Những biện pháp này không đủ trọng lượng vì "thiếu đồng bộ" giữa các nền dân chủ, theo đánh giá của nhà nghiên cứu Marc Julienne, thuộc Trung tâm Châu Á, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI).

Bắc Kinh phủ nhận tất cả mọi "cáo buộc sai lạc", những "lời vu khống" của phương Tây và gần như "ăn miếng trả miếng" ngay lập tức. Ngày 30/06/2020, 27 nước Châu Âu, trong đó có Anh Quốc, đã cùng trình lên Liên Hiệp Quốc một tuyên bố chung kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn để chống chiến dịch trấn áp ở Tân Cương. Đáp lại, Bắc Kinh huy động được 46 nước ủng hộ "chiến dịch chống khủng bố" của Trung Quốc. Điều này cho thấy Bắc Kinh có ảnh hưởng như thế nào trong Liên Hiệp Quốc, theo nhận định của nhà nghiên cứu Pháp Marc Julienne.

Một số tiếng nói bảo vệ nhân quyền cho rằng chính sách trấn áp ở Tân Cương là tội ác chống nhân loại và diệt chủng, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) ở La Haye, được thành lập theo Quy chế Roma năm 1998 và hoạt động từ năm 2002.

Luật pháp quốc tế bất lực ?

Tuy nhiên, luật sư Clémence Bectarte, giám đốc Nhóm hành động tư pháp của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) bác ngay khả năng một Nhà nước bị đưa ra tòa án này, vốn chỉ xét xử những cá nhân và quan chức đã ra lệnh hoặc phạm tội ác.

Tòa án Hình sự Quốc tế chỉ có thể can thiệp khi có thủ tục tố tụng ở Trung Quốc và điều này hiện không xảy ra. Một điểm quan trọng khác là Trung Quốc không phê chuẩn Quy chế Roma 1998, giống như các nước Mỹ, Nga, Israel… Nhóm 5 nước thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có thể thay đổi tình hình, như trường hợp đối với Sudan và Libya (hai nước không phê chuẩn Quy chế Roma). Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ Trung Quốc là một trong năm thành viên thường trực và có quyền phủ quyết.

Dù tư pháp quốc tế bất lực trong trường hợp này, luật sư nhân quyền Clémence Bectarte cho rằng vẫn có thể tính đến hai khả năng. Thứ nhất, tương tự với những tội ác ở Syria, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thành lập một cơ chế điều tra vào năm 2016 để lách phủ quyết của nhóm năm nước thường trực Hội Đồng Bảo An. Nhiều đội điều tra đang thu thập tài liệu và chứng cứ nhắm vào tổng thống Bachar Al Assad với hy vọng ngày nào đó lãnh đạo Syria bị đưa ra xét xử.

Trường hợp thứ hai là đưa hồ sơ ra Tòa Án Công lý Quốc tế (CIJ, có thẩm quyền liên quan đến cấp Nhà nước). Ví dụ gần đây nhất là vào mùa hè năm 2019, Gambia kiện Miến Điện trong hồ sơ người Hồi Giáo Rohingya, vì đã không tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng. Tháng 01/2020, Tòa Án Công lý Quốc tế đã ra lệnh cho Miến Điện đưa ra những biện pháp cần thiết để bảo vệ người Rohingya. Về lý thuyết, quyết định của Tòa mang tính ràng buộc, nhưng nước liên quan có thực hiện hay không lại là một chuyện khác.

Vì vậy, hồ sơ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương khó có thể đi xa hơn ngoài những biện pháp trừng phạt và lên án, vì đối với những cường quốc, chủ quyền quốc gia còn có trọng lượng hơn nhiều, như nhận định với La Croix của luật sư Clémence Bectarte.

Thu Hằng

Nguồn : 23/07/2020

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa, Thu Hằng
Published in Diễn đàn

Úc phát hiện 380 trại giam ở Tân Cương

Rod McGuirk, VNTB, 26/09/2020

Một tổ chức nghiên cứu của Úc đã phát hiện ra rằng Trung Quốc dường như đang mở rộng mạng lưới các trung tâm giam giữ bí mật ở Tân Cương, chủ yếu nhắm tới người thiểu số Hồi giáo trong chiến dịch đồng hóa cưỡng bức và nhiều cơ sở giống như nhà tù.

Australia Chinese Detention

Một tháp canh và hàng rào dây thép gai được nhìn thấy xung quanh một cơ sở trong Khu công nghiệp Côn Sơn ở Artux, miền Tây Tân Cương của Trung Quốc, vào ngày 3 tháng 12 năm 2018. (Ng Han Guan / Ảnh AP)

Viện Chính sách Chiến lược Australia đã sử dụng hình ảnh vệ tinh và các tài liệu thầu xây dựng chính thức để lập bản đồ hơn 380 trại giam giữ được cho là ở khu vực Tây Bắc, thấy rõ các trại tạm giam, trại tạm giam và nhà tù đã được xây mới hoặc mở rộng kể từ năm 2017.

Báo cáo dựa trên bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã thay đổi chính sách từ giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số theo đạo Hồi khác trong các tòa nhà công cộng tạm bợ sang xây dựng các cơ sở giam giữ hàng loạt cố định.

Điều này xảy ra bất chấp việc hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin vào cuối năm ngoái rằng "các học viên" tham gia "các trung tâm giáo dục và đào tạo nghề" nhằm xóa bỏ những suy nghĩ cực đoan và "tất cả đều đã tốt nghiệp".

Chủ tịch chính quyền khu vực Shohrat Zakir nói rằng báo chí nước ngoài đưa tin về 1 triệu hoặc 2 triệu người tại các trung tâm này là bịa đặt, mặc dù ông không cung cấp bất kỳ số liệu nào.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin hôm thứ Sáu đã bác bỏ báo cáo này là "thông tin sai lệch và hoàn toàn vu khống", nói rằng viện nghiên cứu của Úc "không có uy tín về học thuật". Ông Wang nói với các phóng viên tại một cuộc họp giao ban hàng ngày, Trung Quốc không có "cái gọi là trại tạm giam" ở Tân Cương.

Trích dẫn các bài báo phương tiện truyền thông và các cuộc điều tra của người dùng internet, ông Wang cho biết một trong những địa điểm trong báo cáo đã được xác định là một khu sản xuất hàng điện tử và một địa điểm khác là một khu dân cư phức hợp năm sao.

"Vì vậy, chúng tôi cũng hy vọng rằng mọi người có thể phân biệt thật giả và cùng nhau chống lại những điều vô lý như vậy do các tổ chức chống Trung Quốc tạo ra", ông Wang nói.

Chủ yếu người thiểu số theo đạo Hồi ở khu vực Tân Cương đã bị nhốt trong các trại trong chiến dịch đồng hóa của chính phủ nhằm đối phó với các cuộc đấu tranh bạo lực chống lại sự cai trị của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Mặc dù các quan chức mô tả các trại này là các cơ sở "trường nội trú" nhằm đào tạo nghề miễn phí, những người bị giam giữ trước đây nói rằng họ phải sống trong những điều kiện tàn bạo, bị giáo huấn chính trị, bị đánh đập và đôi khi bị tra tấn về tâm lý và thể chất.

Theo một cuộc điều tra của Associated Press, nhà nước đã buộc người Duy Ngô Nhĩ phải triệt sản và phá thai, và trong những tháng gần đây, họ đã ra lệnh cho họ uống các loại thuốc bắc để phòng ngừa virus corona.

Nhà nghiên cứu của Viện Chính sách Chiến lược Úc, Nathan Ruser, đã viết trong báo cáo được công bố vào cuối ngày thứ Năm, "Có các bằng chứng cho thấy nhiều người bị giam giữ trái pháp luật trong mạng lưới ‘cải tạo’ rộng lớn ở Tân Cương hiện đang bị buộc tội chính thức và bị nhốt trong các cơ sở được canh giữ nghiêm ngặt, bao gồm cả những nhà tù mới được xây dựng hoặc mở rộng, hoặc bị đưa đến các khu nhà máy có tường bao quanh để cưỡng chế lao động".

Báo cáo cho biết, ít nhất 61 khu giam giữ đã được xây mới và mở rộng trong năm tính đến tháng 7 năm 2020. Trong số này có ít nhất 14 cơ sở vẫn đang được xây dựng trong năm nay.

"Trong số này, khoảng 50% là các cơ sở được canh giữ nghiêm ngặt, điều này có thể gợi ý sự thay đổi cách sử dụng từ các ‘trung tâm cải tạo’ có mức độ an ninh thấp hơn sang các cơ sở kiểu nhà tù an ninh cao hơn", ông Ruser viết.

Báo cáo cho biết, ít nhất 70 cơ sở dường như được canh giữ ít nghiêm ngặt hơn khi hàng rào bên trong hoặc các bức tường bao quanh được dỡ bỏ.

Trong số này có tám trại có dấu hiệu ngừng hoạt động và có thể đã bị đóng cửa. Trong số các trại bị bỏ cơ sở hạ tầng an ninh, 90% là các cơ sở không bị canh gác nghiêm ngặt, báo cáo cho biết.

Các phát hiện của trung tâm nghiên cứu này phù hợp với các cuộc phỏng vấn của AP với hàng chục người thân và những người từng bị giam giữ cho thấy nhiều người trong trại đã bị kết án trong các phiên tòa xét xử bí mật, ngoài hệ thống tư pháp và bị chuyển đến các nhà tù an ninh cao vì những thứ như tiếp xúc với người nước ngoài, có quá nhiều con, và nghiên cứu Hồi giáo. Nhiều người khác được coi là ít rủi ro hơn, như phụ nữ hoặc người già, đã bị chuyển sang hình thức quản thúc tại gia hoặc lao động cưỡng bức trong các nhà máy.

Rod McGuirk

Nguyên tác : Australian Think Tank Finds 380 Detention Camps in Xinjiang, The Epoch Times, 25/09/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 27/09/2020

********************

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc phá hủy đền thờ Hồi giáo

Minh Anh, RFI, 26/09/2020

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 25/09/2020 mạnh mẽ khẳng định tại Tân Cương vẫn còn hơn 24.000 đền thờ Hồi giáo, trái với những cáo buộc từ một nhóm cố vấn Úc cho rằng Bắc Kinh đã phá hủy hàng ngàn đền thờ Hồi giáo ở Tân Cương.

hoigiao1

Cảnh sát Trung Quốc giám sát an ninh người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Ảnh minh họa

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Uông Văn Bân (Wang Wenbin), gọi những cáo buộc từ nhóm chuyên gia Úc là "những tin đồn vu khống" và cho rằng Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) đã nhận quỹ tài trợ nước ngoài để "củng cố những lời bịa đặt dối trá chống lại Trung Quốc".

Ông Uông khẳng định "tại Tân Cương vẫn còn hơn 24.000 đền thờ, nhiều hơn gấp 10 lần tại Mỹ" và "điều đó có nghĩa là tại Tân Cương cứ có 530 người là có một đền thờ Hồi giáo, số đền thờ tính theo đầu người cao hơn tại nhiều nước khác".

Reuters nhắc lại hôm thứ Năm 24/09/2020, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) công bố một báo cáo ước tính có khoảng 16.000 đền thờ Hồi giáo tại Tân Cương bị phá hủy hay hư hại do những chính sách chính phủ Trung Quốc đưa ra chủ yếu kể từ năm 2017.

Báo cáo của ASPI cho rằng chính phủ Trung Quốc gia tăng các nỗ lực nhằm làm biến đổi hay xóa bỏ đời sống văn hóa - xã hội của người Duy Ngô Nhĩ, chẳng hạn về ngôn ngữ, âm nhạc, cách thức xây dựng nhà cửa và thậm chí cả trong ẩm thực.

Trung Quốc thời gian gần đây liên tục bị tố cáo đối xử tệ với người Duy Ngô Nhĩ, bị cáo buộc lạm dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương hay giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong nhiều trại mà Trung Quốc gọi là "trung tâm đào tạo nghề".

Minh Anh

********************

B ngoi giao Trung Quốc ph nhn vic phá hy nhà th Hi giáo Tân Cương

VOA, 27/09/2020

B ngoi giao Trung Quc bác b nhng tuyên b t mt vin nghiên cu ca Úc rng hàng ngàn nhà th Hi giáo trong vùng Tân Cương min tây Trung Quc đã b phá hy, và nói có hơn 24.000 nhà th Hi giáo đó, "nhiu nhà th Hi giáo theo bình quân đu người hơn nhiu nước Hi giáo".

hoigiao2

Một đền thờ Hồi giáo ở Tân Cương - Ảnh minh họa

Vin Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) công b mt báo cáo hôm th Năm ước tính rng khong 16.000 nhà th Hi giáo Tân Cương đã b phá hy hoc làm hư hi do các chính sách ca chính ph, ch yếu k t năm 2017.

Ước tính được đưa ra da trên hình nh v tinh và da trên mt tp hp gm 900 đa đim tôn giáo trước năm 2017, bao gm các nhà th Hi giáo, đn th và các đa đim linh thiêng.

"Chính ph Trung Quc đã tiến hành mt chiến dch có h thng và có ch đích đ viết li di sn văn hóa ca Khu t tr Uighur Tân Cương... nhm làm cho nhng truyn thng văn hóa bn đa đó phi khut phc quc gia Trung Hoa,’" báo cáo ca ASPI nói.

"Cùng vi nhng n lc cưỡng chế khác nhm tái thiết đi sng xã hi và văn hóa ca người Uighur bng cách biến đi hoc loi b ngôn ng, âm nhc, nhà ca và thm chí đ ăn thc ung ca người Uighur, các chính sách ca Chính ph Trung Quc đang tích cc xóa b và thay đi các yếu t chính yếu trong di sn văn hóa vt th ca h".

Đáp li báo cáo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quc Uông Văn Bân gi báo cáo "không có gì ngoài nhng tin đn vu khng" trong cuc hp báo vào ngày th Sáu và nói ASPI nhn ngân qu ca nước ngoài đ "h tr cho h thêu dt nhng li di trá chng li Trung Quc".

"Chúng ta nhìn vào các con s, có hơn 24.000 nhà th Hi giáo Tân Cương, hơn gp 10 ln so vi M", ông Uông nói. iu đó có nghĩa là c 530 người Hi giáo Tân Cương thì có mt nhà th Hi giáo, tc là có nhiu nhà th Hi giáo theo bình quân đu người hơn nhiu nước Hi giáo".

Trung Quc đã b săm soi v cách nước này đi x vi người Hi giáo Uighur và nhng tuyên b v nhng v vic b cho là lao đng cưỡng bc Tân Cương, nơi mà Liên Hip Quc trích dn các báo cáo đáng tin cy cho biết mt triu người Hi giáo b giam gi trong các tri đã b bt phi làm vic.

Trung Quc ph nhn ngược đãi người Uighur và nói rng các tri này là các trung tâm đào to ngh cn thiết đ ng phó vi ch nghĩa cc đoan.

Theo Reuters

********************

Viện nghiên cứu Úc : Bắc Kinh phát triển hệ thống trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương

RFI, 24/09/2020

Thêm bằng chứng về hệ thống trại giam khổng lồ tại vùng Tân Cương, Trung Quốc. Hôm 24/09/2020, một viện nghiên cứu tại Úc công bố một điều tra, dựa trên hình ảnh vệ tinh và nhiều nguồn thông tin khác, khẳng định có thể có hơn 380 cơ sở được sử dụng làm nơi giam giữ người Duy Ngô Nhĩ, và hàng chục cơ sở đang được tiếp tục xây dựng từ hơn một năm trở lại đây. Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu Úc có thể tạo thêm áp lực với Bắc Kinh.

hoigiao3

Cờ Trung Quốc trong một khu nhà có hàng rào dây thép gai bao quanh, ở Anh Cát Sa (Yangisar), phía nam Khách Thập (Kashgar), Tân Cương.  AFP/File

Điều tra của Viện nghiên cứu Úc Australian Strategic Policy Institute (ASPI) cho biết có tổng cộng 380 địa điểm được sử dụng làm nơi giam giữ, được xây dựng từ năm 2017. Tại ít nhất 61 trung tâm giam giữ, nhiều dấu hiệu cho thấy có các xây dựng mới trong khoảng thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2020. Theo ASPI, số lượng các cơ sở giam giữ được thống kê trong điều tra này là nhiều hơn 40% so với tổng số cơ sở giam giữ đã biết.

Hãng tin Mỹ Bloomberg dẫn lời nhà nghiên cứu phụ trách cuộc điều tra Nathan Ruser, nhấn mạnh là các bằng chứng này buộc chính quyền Trung Quốc phải đối mặt với sự thực. Theo nhà nghiên cứu Úc, thoạt tiên Bắc Kinh bác bỏ sự tồn tại của hệ thống trại giam, sau họ đã phải chấp nhận có các trung tâm như vậy, nhưng chỉ là để "đào tạo nghề" và toàn bộ những người Duy Ngô Nhĩ có mặt tại các trung tâm "đã tốt nghiệp" và rời khỏi "các địa điểm dạy nghề" này. Ngược lại, kết quả điều tra cho thấy hệ thống trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vẫn đang được phát triển.

Nghiên cứu của Viện ASPI được Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ một phần. Hoa Kỳ đang ở tuyến đầu của mặt trận quốc tế lên án chính sách đàn áp của Trung Quốc tại khu tự trị Tân Cương. Nhằm chống "cưỡng bách lao động" người Duy Ngô Nhĩ, hôm 22/09/2020, Hạ Viện Mỹ với đa số áp đảo đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương. Sau khi Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật, Bắc Kinh một lần nữa lên tiếng phản bác, cho rằng các cáo buộc dựa trên các bằng chứng ngụy tạo.

Theo các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, ít nhất một triệu người thuộc sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ và một số sắc tộc theo đạo Hồi khác tại khu vực này bị đưa vào các trại giam hoặc các trung tâm cải tạo ở Tân Cương. 

Hôm 22/09, trong một phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, qua cầu truyền hình, tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi cử một phái đoàn điều tra quốc tế, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, đến vùng Tân Cương.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Rod McGuirk, Minh Anh, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Hồng Kông thay đổi cách cấp giấy phép cho truyền thông

RFI, 23/09/2020

Cảnh sát Hồng Kông vào hôm 22/09/2020, thông báo sẽ không công nhận là nhà báo các thành viên của Hiệp Hội Nhà Báo Hồng Kông HKJA, mà chỉ chấp nhận các nhà báo được chính quyền cấp giấy phép hay thuộc một cơ quan báo chí được quốc tế công nhận.

hongkong1

Cảnh sát chống bạo động Hồng Kông dùng dùi cui gạt micro của nhà báo, trong cuộc biểu tình ngày 21/07/2020. AP Photo/Kin Cheung

Theo HKJA và nhiều hiệp hội báo chí chuyên nghiệp khác, đây là một bước lùi to lớn về quyền tự do báo chí khiến cho quan hệ giữa báo giới và cảnh sát căng thẳng thêm.

Thông tín viên RFI, tại Hồng Kông, Florence de Changy, cho biết thêm chi tiết :

"Khi ập vào tòa soạn nhật báo đối lập Apple Daily hôm 10/08, cảnh sát đã có chọn lọc giữa giới truyền thông mà họ xem là "đứng đắn" và những phương tiện truyền thông khác. Reuters và Đài Phát Thanh Công Cộng Hồng Kông không được tham gia.

Vấn đề đối với cảnh sát Hồng Kông là dọn sạch các "nhà báo giả" mà sự hiện diện gây rắc rối trong các chiến dịch giải tán biểu tình với nhiều sự cố nghiêm trọng trong các tháng đối đầu dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình, vốn đã được ghi lại nhờ sự hiện diện tại chỗ của các sinh viên ngành báo chí.

Nổi cộm hơn cả là vụ bắn súng trong khoảng cách rất gần vào một thanh niên biểu tình, và gần đây cảnh nhiều cảnh sát chận bắt một nữ sinh 12 tuổi và đè cô bé xuống đất một cách thô bạo.

Hiệp Hội Báo Chí Hồng Kông luôn lên tiếng tố cáo các hành vi thái quá của cảnh sát đối với nhà báo từ đầu các sự kiện vào năm 2019 : Một nữ ký giả Indonesia đã mất một con mắt trong lúc theo dõi một cuộc biểu tình, và nhiều nhà báo cũng đã bị thương, bị bắt giữ, lập biên bản trong lúc tác nghiệp.

HKJA và 6 hiệp hội khác kêu gọi cảnh sát xem xét lại và hủy bỏ quyết định nói trên".

Mai Vân

**********************

Duy Ngô Nhĩ : Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật cấm nhập hàng Tân Cương

RFI, 23/09/2020

Nhằm chống "cưỡng bách lao động" người Duy Ngô Nhĩ, Hạ Viện Mỹ với đa số áp đảo thông qua dự luật cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương trong cuộc biểu quyết hôm thứ Ba 22/09/2020.

hongkong2

Ảnh tư liệu chụp ngày 05/06/2019 : Theo điều tra của AP, nhà máy OFILM, tại Nam Xương (Nanchang), tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, sử dụng nhân công cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ, là nhà cung cấp thiết bị cho nhiều tập đoàn đa quốc gia. AP - Ng Han Guan

Theo AFP, trong tinh thần đồng thuận hiếm hoi giữa hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ tại Hạ Viện Mỹ, dự luật đã được thông qua với tuyệt đại đa số dân biểu : 406 phiếu thuận, 3 phiếu chống. Văn kiện còn chờ Thượng Viện biểu quyết và tổng thống Donald Trump ban hành, ngăn chận mọi hàng hóa làm tại Tân Cương xâm nhập thị trường Hoa Kỳ.

Washington và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế tố cáo Trung Quốc giam cầm hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các "trại cải tạo" ở Tân Cương. Đối với Bắc Kinh, đây là các "trung tâm học tập và dạy nghề".

Dự luật đề ra các biện pháp cấm toàn bộ sản phẩm sản xuất ở Tân Cương. Điều kiện duy nhất để một sản phẩm được đặc miễn là phải "chứng minh" không do nhân công bị cưỡng bách làm ra.

Theo bản báo cáo đính kèm dự thảo luật hồi tháng Ba, rất nhiều hàng hóa bán trên thị trường Hoa Kỳ, có xuất xứ từ tệ nạn lao động cưỡng bách. Trong danh sách khá dài này, có vải sợi, giày dép, điện thoại di động, linh kiện điện toán, trà ….cũng như tên các công ty khai thác như Adidas, Nike, Clavin Klein, H§M, Coca-Cola…

83 nhãn mác quốc tế

Viện nghiên cứu chiến lược chính trị Úc cho biết, trong ba năm từ 2017 đến 2019, gần 80 ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị đưa đến các nhà máy ở Trung Quốc và ít nhất 83 nhãn mác, hiệu quốc tế có liên quan trong quá trình sản xuất.

Theo tuyên bố của chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, vì được cả hai phe Cộng Hòa Dân Chủ ủng hộ, dự luật này là một thông điệp "mạnh" gửi chính quyền Bắc Kinh. Chính quyền Trump hôm 14/09 cho biết sẽ chận một loạt hàng hóa có xuất xứ Tân Cương.

Tại Pháp, một chiến dịch dán biểu ngữ tố cáo cưỡng bách lao động được hiệp hội bảo vệ phụ nữ phát động trong đêm Chủ Nhật vừa qua trước cửa vào của 24 cửa hàng nhãn mác quốc tế như Zara, Apple, Lacoste : "Tại đây, người ta giết người Duy Ngô Nhĩ", "Mua hàng là đồng lõa với tội ác".

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tổng hợp
Published in Châu Á