Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sau Trung Quốc, đến lượt Nga và Mỹ liên tục thông báo thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh. Công nghệ mới, một công cụ mới liệu có làm thay đổi các chiến dịch hải quân và sẽ đem lại những hệ quả nào về mặt địa chính trị ?

sieuthanh1

Nga thử tên lửa siêu thanh Zircon từ vùng biển Barents, gần Bắc Cực. Ảnh chụp màn ảnh truyền hình ngày 28/05/2022. © Ảnh cắt từ video

Philippe Langloit, chủ nhiệm các chương trình nghiên cứu thuộc Trung tâm Phân tích và dự báo về rủi ro (CAPRI – Centre D’Analyse et de Prévision des Risques) của Pháp trả lời câu hỏi trên trong bài viết đăng trên tạp chí chuyên đề Défense & Sécurité Internationale, số đặc biệt tháng 10-11/2022.

Trước hết, tác giả bài viết nhắc lại "tên lửa siêu thanh" là một loại vũ khí có tốc độ di chuyển cao hơn 5 lần so với âm thanh, có độ bay thấp hơn nên khó phát hiện hơn. Trong lĩnh vực phòng thủ, đây là hai điểm then chốt trong bối cảnh các loại tên lửa được sử dụng để tấn công đối phương càng lúc càng tinh vi. Tên lửa siêu thanh cho phép "vừa tiết kiệm sức lực, vừa nâng cao hiệu quả can thiệp của các lực lượng hải quân".

Nga và công nghệ tên lửa siêu thanh

Mùa hè 2021, Trung Quốc thông báo thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh có mang theo đầu đạn. Tiếp theo đó là nhiều lời bình luận rằng Bắc Kinh đi trước Nga và Mỹ. Nhưng trong bài viết trên báo quân sự Défense & Sécurité Internationale, Philippe Langloit nhắc lại cả một hành trình rất dài của Nga trong lĩnh vực này.

Từ đầu thập niên 2010, Moskva đã chế tạo tên lửa hành trình loại 3M22 Zircon, hay còn có tên gọi là SS-N-33, với mục đích sử dụng trong công tác "chống hạm". Tiếp theo đó là các đợt thử nghiệm 2012/2013 và cho đến tận cuộc thử nghiệm cuối 2021, tức chỉ vài tháng trước cuộc xâm lược Ukraine.

Ngày 19/02/2022 Moskva cho bắn thử tên lửa Zircon trong khuôn khổ chương trình diễn tập răn đe hạt nhân GROM. Tháng 5/2022, trong cuộc thử nghiệm cuối cùng, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Zircon bắn trúng mục tiêu trên bộ cách xa 1.000 km. Vẫn theo các nguồn tin chính thức từ quân đội Nga, 3M22 Zircon/SS-N-33 có khả năng mang theo từ 300 đến 400 kg đầu đạn, kể cả đầu đạn hạt nhân. Loại vũ khí đời mới này được dự trù trang bị cho khinh hạm Gorshkov, Grigorovich, cho tàu hộ tống cỡ nhỏ Gremyashchiiy và tàu ngầm phóng tên lửa Yassen-M.

Song bên cạnh những thông tin chính thức đó, vẫn còn nhiều nghi vấn về "tên lửa hành trình siêu thanh" của Nga. Chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu Pháp CAPRI Philippe Langloit nêu bật một vài điểm như sau :

Thứ nhất, đến nay, 3M22 Zircon/SS-N-33 mới chỉ được trông thấy qua các đoạn video thực hiện từ xa. Không có nhiều thông tin về kích cỡ chính xác của loại tên lửa đời mới này. Có nhiều phỏng đoán, hình dạng của 3M22 Zircon "gần giống với loại BrahMosII" do Nga và Ấn Độ đồng sản xuất. Vấn đề thứ hai liên quan đến hành trình khó "dự báo trước" : quân đội Nga đã nhấn mạnh đến "tốc độ" cao của 3M22 Zircon, nhưng lại rất kín đáo về mức độ "chính xác" của hành trình bay. Một nghi vấn khác nữa là liệu rằng "tầm bắn 1.000 km, có thể được nhân lên gấp 25 lần, có giúp ích gì cho các lực lược Hải quân Nga nếu như các mục tiêu nhắm tới không được xác định trước ?".

Sau cùng, tác giả bài viết không chắc rằng chính phủ Nga đã đặt mua trang thiết bị đời mới này và cũng không chắc là tập đoàn sản xuất 3M22 Zircon/SS-N-33 NPO Mashinostroyeniya có đủ phụ tùng cần thiết kể từ khi Nga bị Âu, Mỹ cấm vận, trừng phạt Moskva xâm chiếm Ukraine. Điện Kremlin xem đây là một trong những công cụ để cạnh tranh với Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang, nhưng "tương tự như vũ khí hạt nhân", tên lửa siêu thanh của Nga chỉ là lá bùa hộ mạng, khó có thể sử dụng trên thực địa, khi "trong vài phút tầm bắn của 3M22 Zircon có thể nhắm tới rất nhiều thành phố trên toàn Châu Âu".

CH-AS-X-13 của Trung Quốc đe dọa các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương 

Nhìn sang Trung Quốc, các chương trình phát triển vũ khí "siêu thanh và thậm chí là siêu thanh ở cấp độ cao" đã đem lại nhiều kết quả cụ thể.

Tên lửa địa đối địa DF-17 đã đi vào hoạt động, rồi DF-100 từ năm 2019. Giữa tháng 10/2020 Bắc Kinh cho công bố những hình ảnh đầu tiên của hệ thống tên lửa siêu thanh tầm xa trang bị cho loại máy bay ném bom H-6N. Các tài liệu của Mỹ đặt tên cho chương trình phát triển tên lửa siêu thanh của Trung Quốc là CH-AS-X-13.

Một lần nữa, tác giả bài viết lưu ý rằng có ít thông tin rò rỉ từ các loại vũ khí mới này của Trung Quốc. Chỉ biết rằng, tầm bắn của tên lửa siêu thanh "made in China" dao động từ 3.000 đến 3.500 km với đường bán kính khoảng từ 1.500 đến 2.000 km.

sieuthanh2

Máy bay ném bom Xian H-6N của Không quân Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo chống hạm CH-AS-X-13 trên Biển Đông

Về mức độ lợi hại của loại tên lửa này, Philippe Langloit nêu bật : Thượng Hải nằm cách đảo Guam, căn cứ quân sự của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương hơn 3.000 km. CH-AS-X-13 có khả năng bắn trúng không chỉ Guam, mà còn "nhiều căn cứ quân sự Philippines, Singapore" nơi quân đội Mỹ thường xuyên hiện diện. Các hoạt động tuần tra của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông cũng bị đe dọa.

Với CH-AS-X-13, có thể Trung Quốc sẽ chiếm thế thượng phong trong trường hợp nổ ra một trận hải chiến, bởi trước mắt, Hải quân Hoa Kỳ chỉ được trang bị tên lửa Tomahawk với tầm bắn hơn 1.600 km. Hơn nữa, cùng với các chương trình phát triển hệ thống vũ khí siêu thanh, Bắc Kinh đã triển khai một hệ thống vệ tinh dẫn đường "dày đặc". Đó đơn giản là "tai, mắt" của tên lửa siêu thanh Trung Quốc.

Mỹ vẫn dành ưu tiên trên bộ

Vào lúc mà Trung Quốc và Nga đã "đổ bộ" đến mặt trận "siêu thanh", Anh, Pháp hai "quốc gia biển" tại Châu Âu vẫn im lặng. Mỹ đã không để mất thời gian và đã ghi được một bàn thắng quan trọng sau một loạt thất bại liên tiếp.

100520-F-9999B-111

Gên lửa siêu thanh X-51A Waverider đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm siêu thanh đầu tiên vào ngày 25/5/2022 sau khi được phóng từ một chiếc B-52 Stratofortress ngoài khơi bờ biển phía nam California.

Hải quân Hoa Kỳ đã cùng với bên Lục quân phát triển chương trình chế tạo thiết bị bay siêu thanh - CHGB (Common Hypersonic Glide Body), mục tiêu trong tương lai "nhằm trang bị CHGB cho các loại tên lửa siêu thanh CPS (Conventional Prompt Strike)". Nhưng khác với Trung Quốc hay Nga, Mỹ dường như ưu tiên cho các hoạt động phòng thủ trên bộ hơn là trên biển. Điều này, theo nhà nghiên cứu Philippe Langloit, giải thích vì sao Washington đã do dự trong một thời gian dài. Bởi tên lửa hành trình siêu thanh của Mỹ nếu để sử dụng trên bộ thì không thể phóng đi từ các bệ phóng tên lửa thẳng đứng VLS–Mk41. Vẫn theo tác giả bài viết trên tạp chí quân sự Défense & Sécurité Internationale, Washington đã "loại bỏ khả năng trang bị các thiết bị bay siêu thanh cho khinh hạm Arleigh Burke, nhưng duy trì khả năng vũ khí mới phải được sử dụng cho tàu ngầm thuộc lớp Virginia.

Trên nguyên tắc, từ 2028 tàu ngầm của Mỹ lớp Virginia sẽ được trang bị loại vũ khí tối tân này. Hải quân Hoa Kỳ dự trù "trang bị cho từ 63 đến 96 tàu chiến đủ loại" tên lửa siêu thanh. Đơn vị đầu tiên được trang bị loại vũ khí này bắt đầu hoạt động trong năm 2030 theo tài liệu của Quốc hội Mỹ được công bố hôm 29/08/2022.

Vẫn theo các tài liệu nói trên, hai tập đoàn được chọn để cung cấp là Huntington Ingalls và Gibbs & Cox. Còn rất nhiều chi tiết liên quan đến thiết bị của CPS và VLS vẫn chưa được công bố.

Song song với các dự án nói trên, Không quân Hoa Kỳ cũng có nhiều chương trình phát triển tên lửa siêu thanh riêng biệt, điển hình là AGM-18. Theo tin mới nhất trung tâm nghiên cứu CAPRI có được thì "tên lửa từ chương trình AGM-18 có mang theo thiết bị siêu thanh vừa được thử nghiệm. Đây là những công cụ trang bị cho máy bay ném bom B-52 và rất có thể là cả với loại B-1B. Mỗi chiếc có thể mang theo tới 31 tên lửa". Philippe Langloit không chắc là các thiết bị siêu thanh hiện đại của Hoa Kỳ chỉ nhằm phục vụ cho Hải quân, mà đây là những loại vũ khí sẽ được sử dụng cả trong công tác chống hạm lẫn phòng vệ trên bộ. Quân đội Mỹ chủ trương chiến lược phòng thủ "đa chiều". Chương trình HALO ( Hypersonic Air Launch Offensive Weapon ) củng cố cho giả thuyết này.

HALO là lá chủ bài của Mỹ trong các dự án phát triển tên lửa hành trình, chống hạm, đồng thời "bảo vệ môi trường tại các vùng ven biển".

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 02/01/2023

Published in Diễn đàn

Nga triển khai phi cơ trang bị tên lửa siêu thanh ở Kaliningrad

Thanh Phương, RFI, 19/08/2022

Nga thông báo đã triển khai hôm 18/08/2022, các phi cơ trang bị tên lửa siêu thanh loại mới nhất ở vùng Kaliningrad, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng chung quanh vùng đất này của Nga, nằm lọt giữa hai nước thành viên khối NATO là Litva và Ba Lan.

ngatrung1

Ảnh do bộ phận báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cung cấp ngày 18/08/2022 cho thấy một chiếc MiG-31 hạ cánh xuống căn cứ Không Quân Nga Chkalovsk tại vùng Kaliningrad.  AP

Trong bản thông cáo, Bộ Quốc phòng Nga nói rõ : "Trong khuôn khổ các biện pháp chiến lược răn đe bổ sung, 3 chiếc MiG-31 trang bị tên lửa siêu thanh Kinjal đã được triển khai tại vùng Kaliningrad". Ba chiến đấu cơ này sẽ tạo thành một đơn vị tác chiến, sẵn sàng xuất kích 24 giờ trên 24.

Cùng với tên lửa hành trình Zircon, tên lửa siêu thanh Kinjal thuộc một thế hệ vũ khí mới do Nga chế tạo và được tổng thống Vladimir Putin xem là "bất bại", bởi vì các tên lửa này không thể bị các hệ thống phòng không của đối phương bắn chặn. 

Việc triển khai các tên lửa siêu thanh ở Kaliningrad, một vùng đất đã được quân sự hóa cao độ, diễn ra vào lúc đang có cuộc đọ sức giữa Liên Hiệp Châu Âu với Moskva về vùng này. Trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt của Liên Âu đối với Nga, vào tháng 6, Litva đã ngưng cấp phép cho một số mặt hàng trung chuyển qua nước này đến Kaliningrad. Sau nhiều lần Nga phản đối và đe dọa, cuối cùng Liên Âu đã yêu cầu Litva cho phép hàng hóa của Nga, ngoại trừ thiết bị quân sự, trung chuyển qua hệ thống đường xe lửa sang Kaliningrad. 

Trả lời RFI Pháp ngữ hôm qua, tướng Dominique Trinquand, một chuyên gia quân sự của Pháp, cho rằng việc triển khai tên lửa siêu thanh ở Kaliningrad là một bước leo thang của phía Nga : 

 "Leo thang trong việc phô trương vũ khí đã diễn ra từ 6 tháng nay. Phía Nga đã nói là không thể chấp nhận việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine. Chúng ta đã gởi cho Kiev các tên lửa phòng không, tên lửa chống tăng, rồi xe thiết giáp, các dàn pháo và dàn phóng rocket nhiều nòng, nhưng về phía Nga thì vẫn chưa có sự leo thang, ngoài những những tuyên bố hùng hổ. Những thông báo này và những việc triển khai này đã có từ lâu. Đây vẫn là kiểu dương oai diễu võ quen thuộc của phía Nga".

Thanh Phương

***********************

Trung Quốc đưa quân sang Nga để tập trận chung

Thanh Phương, RFI, 18/08/2022

Hôm 17/08/2022, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo sẽ gởi quân sang Nga để tham gia các cuộc tập trận chung bắt đầu vào cuối tháng này nhằm " tăng cường hợp tác" giữa quân đội hai nước.

ngatrung2

Xe tăng Trung Quốc trong cuộc diễn tập quân sự Vostok-2018 tại khu huấn luyện Tsugol - Siberia, không xa biên giới với Trung Quốc và Mông Cổ, ngày 13/09/2018.  AFP – Mladen Antonov

Theo bản thông cáo của Bộ Quốc phòng được hãng tin AFP trích dẫn, Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận thường niên mang tên "Vostok", mà theo Moskva sẽ diễn ra từ ngày 30/08 đến 05/09, trong khuôn khổ hợp tác với Nga. Nhiều nước khác cũng sẽ tham gia cuộc tập trận này, trong đó có Ấn Độ, Belarus, Mông Cổ, Tadjikistan. 

Trong những tháng qua, Trung Quốc cũng như Ấn Độ bị cáo buộc đứng về phía Nga do hai nước này chống lại các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moskva và chống lại việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định việc tham gia cuộc tập trận Vostok "không có liên quan gì đến tình hình khu vực và quốc tế hiện nay".

Theo AFP, đây là cuộc tập trận chung thứ hai giữa Trung Quốc và Nga. Tháng 5 vừa qua, quân đội hai nước đã tổ chức các cuộc thao dượt suốt 13 tiếng đồng hồ tại một khu vực gần Nhật Bản và Hàn Quốc, vào lúc tổng thống Mỹ Joe Biden đang thăm Tokyo. Washington thường xuyên bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh và Moskva xích lại gần nhau, cho rằng điều này đe dọa đến an ninh thế giới.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm qua, khi được hỏi về việc Trung Quốc tham gia tập trận chung ở Nga, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Ned Price không có bình luận gì đặc biệt, vì theo ông, "đa số các nước có liên quan cũng thường xuyên tham gia nhiều cuộc thao dượt và trao đổi quân sự với Hoa Kỳ".

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Mỹ lo ngại với vụ thử tên lửa siêu thanh của Trung Quốc

The Economist, Anh Khoa, VNTB, 30/10/2021

Cui tháng 7, mt tên la Trường Chinh ca Trung Quc đã được phóng vào không gian như hàng chc tên la vào năm ngoái. Nhưng sau khi bt đu bay quanh Trái đt, trng ti ca tên la này sau đó s di chuyn xung phía dưới, lướt qua tng trên ca bu khí quyn và cui cùng rơi xung mt đt. T Financial Times cho biết, quan chc M đã rt ngc nhiên khi gn đây t này đưa tin rng đây là v th mt tàu lượn siêu thanh có kh năng mang đu đn ht nhân (Trung Quc ph nhn điu đó). T báo này cho biết, Trung Quc đã tiến hành mt th nghim khác như vy vài tun sau đó.

tenlua1

Trung Quốc thử tên lửa siêu thanh, đây là mặt trận mới nhất trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân

Đim mi l ca nhng tàu lượn như vy không phi là chúng nhanh bt thường mà là chúng có th điu khin được. Đôi khi tàu lượn này chm hơn tên la đn đo xuyên lc đa (ICBM) khi quay tr li bu khí quyn. Mt ICBM ca Nga hoc Trung Quc bn vào M bay qua Bc Cc và bay lên cao vào không gian, h thng radar  Bc Cc có th nhìn thy và sau đó có thể đoán được sẽ lao xung ra sao (xem sơ đ).

tenlua2

Tàu lượn cũng được đưa lên tên la nhưng chúng được th xung thp hơn nhiu và quay tr li bu khí quyn rt nhanh, nếu tàu lượn được thả xuống cũng ít b radar phát hiện. Sau đó, chúng di chuyn mà không cn nhiên liu cho các tuyến đường phc tp nhm né tránh h thng phòng th tên la. M và Liên Xô đã th nghim tàu ​​lượn trong chiến tranh lnh. Ngày nay, nhiu nước khác đang làm như vy.

Tuy nhiên, các cuc th nghim ca Trung Quc có mt đim khác bit. Ttàu lượn ca h không ch đơn gin đi lên ri đi xung mà còn bay vòng quanh Trái đt trong không gian. Điu này tương t như cách tiếp cn của H thng Bn phá Qu đo Phân đon ca Liên Xô, phân đon vì nó không bay hết mt vòng xung quanh Trái đt. Chương trình được trin khai t năm 1969 đến năm 1983. Ưu đim ca vũ khí qu đo là có th đi qua Nam Cc và đến Mỹ. Mỹ không không thể có th phát hin đng cơ tên la vì không có radar trên mt đt cũng như vùng ph sóng của v tinh hng ngoi từ hướng này.

Bn thân s kết hp gia tàu qu đo và tàu lượn không phi là mi. Tàu con thoi cũ ca M và phi cơ X-37B hin ti là nhng ví d v nhng gì được đưa lên bng tên la, đi vào qu đo và sau đó lượn tr li. S khác bit là tàu con thoi không được chế to rơi xung đt vi đu đn ht nhân. Ông Tong Zhao thuc Trung tâm Chính sách Toàn cu Carnegie-Tsinghua  Bc Kinh cho biết Trung Quc dường như là nước đu tiên đưa hai yếu t này vào mt vũ khí th nghim.

Đng lc ca Trung Quc mt phn có th liên quan đến vic M phát trin h thng phòng th tên la, vn đã tăng cường sau khi chính quyn ca George W. Bush rút khi hiước Chng tên la đn đo vào năm 2002. Trung Quc và Nga đang xây dng nhng vũ khí ht nhân kỳ l hơn na đ đm bo rng tên la ca h có th xuyên thng bt kỳ h thng phòng th nào ca M hin ti hoc trong tương lai.

S cnh tranh đa chính tr và quân s ngày càng tăng gia M và Trung Quc dường như đã thúc đy tham vng ht nhân ca Trung Quc. Đu năm nay, các nhà nghiên cu đã phát hin ra hai khu vực ln nghi ng có hm cha ICBM  min bc Trung Quc. Tt c nhng điu này không ch phn ánh nhng tính toán quân s mà còn phn ánh nhng tính toán chính tr. Ông Zhao cho biết Trung Quc tin rng quyền lực ht nhân "sẽ buc Hoa Kỳ phi chp nhn chung sng hòa bình".

The Economist

Nguyên tác : China’s test of a hypersonic missile worries America, 23/10/2021

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 309/10/2021

**********************

Vũ khí siêu thanh : Mỹ cần 5 năm mới bắt kịp Trung Quốc ?

Lê Tây Sơn, SaigonnhoNews, 29/10/2021

Trung Quốc nói họ là "kẻ thù tưởng tượng" (imaginary enemy) của Hoa Kỳ, đồng thời khẳng định việc thử nghiệm tên lửa siêu thanh chỉ là "thông lệ" (routine). Trong khi đó, các quan chức an ninh Mỹ cảnh báo nghiêm túc về cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc mà Mỹ đang bị dẫn trước.

tenlua3

Hỏa tiễn đạn đạo tầm trung Đông Phong 17 (DF-17) của Trung Quốc được gắn một tên lửa dạng trượt (glide vehicle) có thể đạt tới tốc độ siêu thanh, được trưng bày trong cuộc diễn hành kỷ niệm 70 năm thành lập Trung Quốc 1/10/2019. Ảnh Zoya Rusinova\TASS via Getty Images

Trung Quốc trấn an sau phát biểu của tướng Mark Milley

Ngày 28/10, Trung Quốc đã cố bác bỏ những lo ngại của Mỹ xung quanh việc nước này vừa phóng thành công tên lửa siêu thanh. Trước đó một ngày, tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã trở thành là quan chức Ngũ Giác Đài đầu tiên xác nhận các báo cáo cho rằng ngày 27 Tháng Bảy, Trung Quốc đã phóng một tên lửa tốc độ cao có khả năng tránh các hệ thống phòng thủ của Mỹ bằng cách quay quanh quĩ đạo Trái đất trước khi lao xuống mục tiêu. Ông gọi vụ phóng là "rất đáng quan ngại !".

Nhưng người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Webin (Uông Văn Bân) đã hạ thấp mức đe doạ của hệ thống tên lửa vừa thử nghiệm đối với thế giới. Ông Uông nói với các phóng viên : "Đây chỉ là một cuộc thử nghiệm thông lệ phóng tàu không gian !". Khi được hỏi về báo cáo ban đầu của tờ Financial Times về vụ thử, phát ngôn Bộ Ngoại giao Zhao Lijian (Triệu Lập Kiên) cũng khẳng định "vụ thử vừa qua chỉ là tàu vũ trụ, không phải tên lửa" !

Nhưng Heino Klinck, cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng khu vực Đông Á dưới thời chính quyền Trump, nói dùng từ "thông lệ" hoàn toàn không chính xác, do tính chất đặc thù của công nghệ tên lửa. "Chúng không phổ biến và là một công nghệ đang nổi lên. Hiện chưa có quân đội nào sử dụng vũ khí siêu thanh ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chúng ta thực sự đang trong một cuộc chạy đua vũ trang". Ông Klinck, từng là Tùy viên quân sự của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc, nhận định : "Theo tôi, tất cả các nước Châu Á phải tự trang bị vũ khí phòng thủ để đối phó với sức mạnh quân sự mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã đạt được trong nhiều năm qua. Hoa Kỳ cũng cần đầu tư thích đáng vào quốc phòng để tăng cường khả năng răn đe".

Ngày 28/10, ông Uông tiếp tục cáo buộc : "Chính Mỹ mới thúc đẩy chạy đua vũ trang khi họ thử nghiệm thường xuyên vũ khí siêu thanh và tất cả các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa" để phản hồi việc Tướng Milley cáo buộc Trung Quốc đã đổ thêm dầu vào cuộc chạy đua.

Tướng Milley so sánh vụ thử tên lửa của Trung Quốc với vụ phóng tàu vũ trụ Sputnik năm 1957 của Liên Xô, dẫn đến cuộc chạy đua trên không gian kéo dài hơn 10 năm. Milley nói với trang Bloomberg News : "Khả năng quân sự của Trung Quốc còn lớn hơn nhiều so với cuộc thử nghiệm siêu thanh vừa qua. Họ đang tìm cách chiếm ưu thế trong vũ trụ, trong không gian mạng và các khu vực truyền thống như đất liền, biển và bầu khí quyển". Còn ông Klinck cảnh báo : "Hãy nhìn những gì Trung Quốc đang làm hơn là nghe nước này nói. Bên cạnh sự gia tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng và qui mô hiện đại hóa chưa từng có trong lịch sử PLA, ý đồ của Trung Quốc còn thể hiện bằng các hành động hiếu chiến, không chỉ đối với Đài Loan, mà còn ở các khu vực khác trên thế giới… Để đối phó với Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Joe Biden cần nhanh chóng tăng cường khả năng răn đe, không chỉ hợp tác với các đồng minh khu vực mà còn với các đối tác khác trên toàn cầu".

Mỹ cần ít nhất 5 năm

Cũng trong ngày 28/10, tại cuộc họp bàn tròn với tổ chức Các cây bút Quốc phòng (Defense Writers Group), tướng Mỹ John Hyten, Phó Chủ tịch sắp mãn nhiệm của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên cảnh báo : "Tiến bộ quân sự của Trung Quốc là ‘rất ấn tượng’ trong khi tiến bộ quân sự của nước Mỹ bị cản trở bởi "bộ máy quan liêu tàn bạo" (brutal bureaucracy)".

Nhận xét của ông Hyten có âm hưởng một nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin khi Austin mô tả Trung Quốc là một "mối đe dọa tốc độ" (pacing threat) trong khi Nga là "mối đe dọa sắp xảy ra nhất" (the most imminent threat)"Gọi Trung Quốc là mối đe dọa tốc độ là dựa vào tốc độ mà Trung Quốc đang di chuyển để sớm vượt qua Nga và Mỹ. Vũ khí siêu thanh và hạt nhân mà Trung Quốc đang phát triển nhắm một phần vào Đài Loan, còn chủ yếu là dành cho nước Mỹ. Chúng ta phải giả định mối nguy đó, phải lên kế hoạch và phải sẵn sàng cho nó. Nếu chúng ta không làm điều gì đó để thay đổi, nó sẽ xảy ra. Không chỉ Mỹ mà các đồng minh của chúng ta cũng phải làm gì đó để thay đổi cuộc chơi. Nếu chỉ riêng Mỹ sẽ mất khoảng năm năm, còn nếu có sự tham gia của các đồng minh, thời gian sẽ ngắn hơn nhiều", ông Hyten nói.

Bình luận của tướng Hyten được đưa ra một tuần sau khi vụ thử tên lửa siêu thanh của Mỹ thất bại và căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. (Ngũ Giác Đài cho biết, một tên lửa đẩy, được sử dụng để tăng tốc một phương tiện lướt tới tốc độ siêu thanh, đã thất bại nên phần còn lại của cuộc thử nghiệm cũng không thể tiến hành. Các quan chức đang điều tra để tìm hiểu lý do tại sao tên lửa đẩy thất bại nên vẫn chưa có lịch cho một cuộc thử nghiệm khác).

Hyten khuyên người kế vị ông nên "tập trung vào tốc độ và đưa tốc độ trở lại quy trình của Ngũ Giác Đài". Ông chỉ trích thái độ của người Mỹ khi không xem đây là "phần phải có" của quá trình học hỏi, và nhấn mạnh : "Mặc dù chúng ta đã đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng Bộ Quốc phòng vẫn còn quan liêu và chậm chạp đến khó tin. Chúng ta có thể đi nhanh hơn nếu chúng ta muốn, nhưng bộ máy hành chính quan liêu đã ngăn cản nó xảy ra. Nước Mỹ cần chấp nhận rủi ro, chấp nhận học hỏi từ thất bại để nhanh chóng đi đến thành công".

Hyten xem việc phát triển vũ khí siêu thanh đã làm lộ rõ sự khác biệt trong cách tiếp cận của Mỹ và Trung Quốc. Trong khi Mỹ chỉ thực hiện chín vụ thử siêu thanh trong khoảng 5 năm qua thì Trung Quốc đã thực hiện hàng trăm vụ. "Lý do là chúng ta bị kiềm chế bởi bộ máy quan liêu !" ông nói. Tướng Hyten từng là tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, phụ trách kho hạt nhân của quốc gia và theo dõi các mối đe dọa chiến lược đối với nước Mỹ. Hyten đồng ý Nga là mối đe dọa sắp xảy ra nhất đối với Mỹ vì họ đã triển khai hơn 1.500 vũ khí hạt nhân trong khi Trung Quốc chỉ có khoảng 20% ​​con s này.

Vấn đề Đài Loan ngày càng gai góc

Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận các hành động sai trái như xâm lược quân sự ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và lên án sự hậu thuẫn của Mỹ dành cho Đài Loan (Đài Loan luôn tự xác định là một quốc gia có chủ quyền, nhưng Trung Quốc, Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ đã chính thức xem nó là một phần của Trung Quốc trong cái gọi là "chính sách một Trung Quốc"). Trung Quốc nhiều lần lên án kế hoạch độc lập của Đài Loan và tuyên bố sẽ lấy lại hòn đảo bằng vũ lực (các quan chức an ninh Mỹ cảnh báo đe doạ này có thể trở thành hiện thực trong vòng sáu năm tới).

Ngày 28/10, Trung Quốc nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ tiếp xúc chính thức và quân sự nào giữa Mỹ và Đài Loan, đáp lại phát biểu của Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen (Thái Anh Vân) trong cuộc phỏng vấn độc quyền của CNN, trong đó bà Thái xác nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đảo làm công tác huấn luyện và mối đe doạ tăng mỗi ngày từ đại lục. Bà Thái cũng là lãnh đạo Đài Loan đầu tiên trong nhiều thập kỷ xác nhận như thế. Bà không xác nhận số lượng quân nhân Mỹ ở Đài Loan mà chỉ úp mở "không nhiều như mọi người nghĩ".

Hồ sơ của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho thấy số lính Mỹ tại Đài Loan đã tăng từ 10 người trong năm 2018 lên 32 người vào đầu năm nay. Khi được hỏi về bình luận của bà Thái, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc "Một Trung Quốc làm nền tảng của quan hệ Mỹ-Trung".

Vị thế của Đài Loan và mối quan hệ của nó với Mỹ luôn là vấn đề nhức nhối đối với các nhà cầm quyền Bắc Kinh và là một trong những điểm bất đồng gai góc nhất trong mối quan hệ ngày càng căng thẳng Mỹ-Trung. Trong cuộc phỏng vấn với Will Ripley của CNN, bà Thái cũng bày tỏ mong muốn được trao đổi nhiều hơn với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và mô tả căng thẳng hiện nay giữa Bắc Kinh và Đài Bắc là "Thời điểm thử thách nhất đối với người dân Đài Loan". Bà tin tưởng "Nước Mỹ sẽ ra tay cứu nguy nếu Trung Quốc xúc tiến một cuộc xâm lược".

Hỗ trợ cho Đài Loan là một trong số ít lĩnh vực đạt được sự đồng thuận lưỡng đảng trong Quốc Hội và giữa các chính quyền, giữa các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa.

Lê Tây Sơn

Nguồn : SaigonnhoNews, 29/10/2021

Published in Diễn đàn

Trung Quốc thử tên lửa siêu thanh trong không gian

Trọng Thành, RFI, 17/10/2021

Nhật báo Anh Financial Times (FT) ngày 16/10/2021 loan tin : Trung Quốc đã thử nghiệm một tên lửa siêu thanh trên không gian. Tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Bộ Quốc Phòng Mỹ không bình luận về thông tin này, nhưng tái khẳng định lo ngại về việc Bắc Kinh phát triển vũ khí trong không gian.

sieuthanh1

Tên lửa Trung Quốc Trường Chinh mang tàu vũ trụ Thần Châu-11, tại trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, ngày 10/10/2016. Theo Financial Times ngày 16/10/2021, Trung Quốc đã bí mật thử nghiệm một tên lửa siêu thanh trên không gian vào tháng 8/2021. Reuters

Theo nhật báo kinh tế Anh, Bắc Kinh tiến hành thử nghiệm hỏa tiễn bí mật hồi tháng 8/2021. Tên lửa sau khi bay vòng quanh Trái Đất đã hạ thấp để tấn công mục tiêu. Theo ba nguồn tin tình báo gần gũi với hồ sơ này, tên lửa Trung Quốc đã bắn chệch đích khoảng hơn 32 km. Các nguồn tin của Financial Times cho biết vụ thử nói trên được giữ bí mật.

Nhật báo Anh nhấn mạnh là sự tiến bộ của Trung Quốc về các vũ khí siêu thanh khiến tình báo Mỹ bất ngờ. Theo AFP, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, John Kirby, trong hiện tại không trả lời đề nghị bình luận về bài báo của Financial Times. Trên FT, ông John Kirby cho biết "Chúng tôi đã bày tỏ rõ ràng về các lo ngại liên quan đến việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi phát triển vũ khí, khiến căng thẳng gia tăng tại khu vực, và xa hơn nữa. Đây là một trong các lý do mà chúng tôi xem Trung Quốc là thách thức khẩn cấp số một" của nước Mỹ.

Vẫn báo Anh cho biết phản ứng của đại sứ quán Trung Quốc tại Anh. Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc từ chối bình luận về vụ thử, nhưng khẳng định Bắc Kinh luôn theo đuổi chính sách quân sự "mang tính chất phòng thủ" và việc phát triển quân sự của Trung Quốc không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào, đồng thời đả kích Hoa Kỳ, trong những năm gần đây, luôn ngụy tạo những lý do như về "mối đe dọa từ Trung Quốc" để biện minh cho việc phát triển vũ khí nói chung và vũ khí siêu thanh nói riêng.

Tên lửa Trung Quốc "có thể bắn từ phía Nam Cực"

Theo hai chuyên gia biết khá rõ về các thử nghiệm không gian của Trung Quốc, về lý thuyết, các tên lửa siêu thanh bắn từ không gian có thể bay qua ngả Nam Cực. Điều đó sẽ đặt ra một thách thức lớn đối với quân đội Mỹ, vì các hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này đều tập trung vào phía Bắc Cực.

Ngoài Trung Quốc, có Nga và Hoa Kỳ cùng ít nhất 5 quốc gia khác sở hữu công nghệ tên lửa siêu thanh. Giống như các tên lửa đạn đạo truyền thống, các tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân. Điểm đáng sợ của loại vũ khí này là tốc độ, cao gấp hơn 5 lần tốc độ âm thanh. Và khác với tên lửa đạn đạo bắn theo quỹ đạo vòng cung, tên lửa siêu thanh bắn ở tầm thấp hơn, nên có khả năng chạm đích nhanh hơn. Tên lửa siêu thanh có thể điều khiển, vì thể khó theo dõi và đánh chặn.

Chính quyền Biden tiến hành "Đánh giá Khả năng Hạt nhân"

Một số quốc gia như Hoa Kỳ đã phát triển các hệ thống tên lửa đánh chặn hỏa tiễn hành trình và đạn đạo, nhưng người ta không biết liệu các hệ thống này có khả năng phát hiện và bắn hạ tên lửa siêu thanh hay không. Vụ bắn thử nói trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng và Bắc Kinh đã đẩy mạnh các hoạt động quân sự gần Đài Loan, đe dọa sáp nhập Đài Loan bằng vũ lực.

Tiết lộ của báo Anh được đưa ra khi chính quyền Biden đang tiến hành "Đánh giá Khả năng Hạt nhân" (Nuclear Posture Review/NPR). Đánh giá NPR có mục tiêu xác định vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược an ninh của nước Mỹ. Theo chuyên gia về an ninh quốc tế và kiểm soát vũ khí hạt nhân Eryn MacDonald, từ thời Clinton đến nay, chính quyền Mỹ đã ba lần tiến hành "Đánh giá Khả năng Hạt nhân" (vào các năm 2002, 2010 và 2018). Chính quyền Biden bắt đầu thực hiện NPR từ tháng 7/2021 và có kế hoạch sẽ hoàn tất đầu năm 2022.

Trọng Thành

*********************

Đài Loan muốn Mỹ giao sớm 66 chiến đấu cơ F-16V

Minh Anh, RFI, 17/10/2021

Chính quyền Đài Bắc dường như đang hối thúc Mỹ giao sớm 66 chiến đấu cơ F-16V. Đài Loan cũng hy vọng có được hơn 100 chiếc tên lửa tầm xa AGM-158 có khả năng bắn đến lãnh thổ Trung Quốc.

sieuthanh2

Chiến đấu cơ F-16V của Không Quân Đài Loan cất cánh. Ảnh chụp ngày 15/01/2020.  AP - Chiang Ying-ying

Theo thông tin từ tờ Liberty Times ngày 16/10/2021, được Taiwan News dẫn lại thì nhiều quan chức Đài Loan đã liên hệ với Hoa Kỳ đề nghị bắt đầu cung cấp F-16V ngay từ năm 2022 và nhiều hơn hai chiếc như dự kiến ban đầu.

Đề nghị này được đưa vào lúc các nước Bahrein, Slovakia và Bulgari cũng đặt mua nhiều chiến đấu cơ mới. Tuy nhiên, Đài Bắc hiện đang đối mặt với một mối đe dọa tức thời, nên có nhiều khả năng được nhận chiến đấu cơ sớm hơn.

Ngoài ra, Đài Loan cũng đã khởi động đàm phán với Mỹ về việc mua tên lửa không đối địa AGM-158 (JASSM). Những chiếc tên lửa hành trình này có thể nhắm đến những mục tiêu cách xa 370 km, kể cả những cơ sở quân sự của Trung Quốc trên bờ biển nước này.

Đài Loan cho biết đã chuẩn bị sẵn một ngân sách 30 tỷ đô la Đài Loan (1,07 tỷ đô la Mỹ) để sắm 100 chiếc tên lửa hành trình này.

Năm 2019, Đài Bắc có ký một thỏa thuận mua chiến đấu cơ F-16V. Hoa Kỳ sẽ phải giao hai chiếc đầu tiên vào năm 2023 và đợt giao hàng cuối sẽ kết thúc vào năm 2026.

Tuy nhiên, những cuộc biểu dương sức mạnh gần đây của Trung Quốc, khi cho điều hàng chục chiến đấu cơ đi vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan đã thúc đẩy hòn đảo tự trị này khẩn cấp trang bị thêm những loại vũ khí mới.

Minh Anh

Published in Châu Á

Tên lửa siêu thanh : Kim Jong-un "khua chiêng gõ trống" để thúc ép Joe Biden

Ngoại trừ Les Echos đã chú ý đến một tin vui kinh tế từ nước Pháp, tựa chính trang nhất các tờ báo lớn hôm nay 07/10/2021 đều dành cho quốc tế, từ tình trạng thiếu hụt hàng hóa bắt đầu xuất hiện khắp nơi trên Le Monde, những cáo buộc nhắm vào mạng xã hội Facebook trên La Croix, cho đến cuộc song đấu được dự báo trong cuộc bầu cử tổng thống Brazil tới đây trên Libération. Trong toàn cảnh đó, rất đáng quan tâm là hồ sơ về Bắc Triều Tiên được Le Figaro nêu bật.

bactrieutien1

Bắc Triều Tiên phô trương tên lửa siêu thanh trong một cuộc diễu hành quốc khánh - Ảnh minh họa

Dưới hàng tựa lớn trang nhất "Kim Jong-un làm căng thẳng với Mỹ gia tăng", nhật báo thiên hữu Pháp ghi nhận các diễn biến đáng ngại ở vùng Đông Bắc Á : "Vào lúc Bắc Triều Tiên vừa thử nghiệm một tên lửa siêu thanh thì Seoul lại muốn trang bị tàu ngầm hạt nhân cho mình. Cuộc chạy đua vũ trang đang tăng tốc ở Châu Á".

Kim Jong-un "thổi phồng" kho vũ khí trước Joe Biden

Trong bài phân tích bên trong mang tựa đề "Kim Jong-un thổi phồng kho vũ khí của mình trước mặt Joe Biden", Le Figaro cho rằng khi bắn đi một tên lửa siêu tốc Hwasong-8 vào cuối tháng 9, chế độ Bình Nhưỡng tự nhận mình đã vào được câu lạc bộ rất khép kín của những nước sở hữu loại tên lửa tối tân có khả năng bay với tốc độ hơn 6.000 cây số/giờ. Nếu được kiểm chứng, điều đó sẽ làm thay đổi tương quan chiến lược trong khu vực.

Có điều là, theo một cựu quân nhân phương Tây tại Seoul được Le Figaro trích dẫn : "Thử nghiệm là một chuyện, nhưng triển khai được trên quy mô rộng các loại vũ khí mới lại là một chuyện khác". Nhà quan sát này khẳng định : "Bắc Triều Tiên đang chơi trò phô trương thanh thế".

Thị uy để làm gì ? Đối với Le Figaro, vụ thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới đây nằm trong chiến lược dài hạn của nhà độc tài Kim Jong-un, đã rút kinh nghiệm từ các bế tắc về ngoại giao của ông với cựu tổng thống Mỹ Donald Trump để đẩy mạnh việc tăng cường kho vũ khí tên lửa hạt nhân, qua đó củng cố vị thế đàm phán của mình với Mỹ.

Bằng chứng là dù đã tung ra những lời lẽ hung hăng nhắm vào Mỹ, dù đã tăng gia đáng kể các vụ thử tên lửa trong những tháng gần đây, Bình Nhưỡng vẫn tránh vượt qua lằn ranh đỏ mà Washington đã vạch ra : Đó là thử nghiệm một hỏa tiễn liên lục địa có thể bay đến Mỹ.

Đối với chuyên gia Go Myung-hyun, thuộc viện nghiên cứu Asean tại Hàn Quốc, lãnh đạo Bắc Triều Tiên chỉ đi theo kịch bản cố hữu để bước vào bàn đàm phán trong thế thượng phong : "Kim Jong-un đã đẩy quả bóng sang sân của Washington và tìm cách tác động lên các nội dung đàm phán sắp tới".

Hàn Quốc cũng muốn sở hữu tàu ngầm hạt nhân

Theo Le Figaro, đối mặt với kho vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên và sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đến lượt Seoul cũng rút ra bài học từ thỏa thuận Aukus giữa Mỹ, Anh và Úc, đòi được trang bị các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Le Figaro đã trích lời một nhà quan sát phương Tây tại Seoul cho rằng khi đồng ý chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ cho đồng minh Úc trong khuôn khổ Thỏa thuận Aukus, tổng thống Mỹ Joe Biden đã "mở nắp chiếc hôp Pandora", tức là mở đường cho các đòi hỏi tương tự từ các đồng minh khác, trong đó có Hàn Quốc.

Trong một bài viết trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 20/09 vừa qua, ông Ji Hoon-yu, một sĩ quan hải quân, giáo sư về chiến lược quân sự tại Học Viện hải quân Hàn Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ "xem xét lại" chủ trương không chuyển giao công nghệ tàu ngầm nguyên tử nhân danh nguyên tắc chống phổ biến vũ khí hạt nhân, để "ủng hộ ước vọng của Seoul trong việc có được tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử".

Nên cảnh giác trước Kim Jong-un

Trong bài xã luận ngay trên trang nhất mang tựa đề "Các chiếc trống của Kim", hay nói nôm na là "ông Kim khua chiêng gõ trống", Le Figaro đã không che giấu thái độ quan ngại.

Theo tờ báo Pháp, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un quả là có một cách làm triệt để để phần còn lại của thế giới không quên ông : Một vài vụ thử tên lửa đe dọa các láng giềng Hàn Quốc và Nhật Bản, những sáng chế công nghệ có tính chất gây lo ngại cho Hoa Kỳ và như mọi khi, sự tăng tốc của một chương trình hạt nhân mà không ai loại bỏ được.

Do không còn có thể diễn màn song ca bi hài với Donald Trump, người được mệnh danh là "Rocketman" đã trở lại phương thức tồn tại truyền thống rộn rã kèn trống của mình. Theo các chuyên gia quen thuộc với cách làm này, thông qua các hành động phô trương cơ bắp, Kim Jong-un đã công khai từ chối đề nghị đối thoại của chính quyền Biden, nhưng là để nâng giá và có thể thương lượng trong thế mạnh.

Đối với Le Figaro, bị cô lập hơn bao giờ hết do đợt dịch Covid, vốn đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt trong nước, quốc gia này đã nêu bật khả năng gây phiền toái của mình để không bị lãng quên.

Vấn đề mà tờ báo Pháp lưu ý là trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với các hành vi của Bắc Kinh nhắm vào Đài Loan và khả năng các nước Châu Á đang bị thúc giục phải chọn phe giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, không nên xem nhẹ các động thái của Bắc Triều Tiên.

Đã đành là ông Kim không phải là mẫu người sẵn sàng đi theo hẳn một phe, ngay cả với Trung Quốc, nước chắc chắn sẽ không bỏ rơi Bắc Triều Tiên cho dù tình hình chuyển biến thế nào đi nữa. Thế nhưng, Le Figaro kết luận : Nhân vật không thể kiểm soát được này có thể làm trầm trọng thêm tính nguy hiểm của một cuộc chiến tranh lạnh và Washington có lẽ nên giải quyết vấn đề này như một ưu tiên.

Thất nghiệp tại Pháp sút giảm "ngoạn mục"

Như nói ở trên, nhật báo kinh tế Les Echos là tờ báo lớn duy nhất dành tựa chính trang nhất để loan báo một tin vui cho nước Pháp : "Thất nghiệp : Hướng đảo ngược ngoạn mục của đường cong".

Theo Les Echos, nhờ đà gia tăng ngoạn mục về số công ăn việc làm, nhanh hơn cả đà tăng của dân số trong hạn tuổi lao động, tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp dự kiến sẽ chỉ là 7,6% vào cuối năm nay 2021. Nếu bỏ qua năm 2020, một năm không điển hình, thì phải lần ngược về cách nay hơn một thập niên, tức là vào cuối năm 2008, mới thấy một mức thấp như vậy.

Trích dẫn dự báo công bố hôm qua (06/10) của viện thống kê Pháp INSEE, tỷ lệ thất nghiệp được đo lường theo cách tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) sẽ giảm bình quân 0,4 điểm ở Pháp trong quý 3 năm nay để đạt 7,6% dân số lao động và được giữ ở mức ổn định trong ba tháng cuối năm.

Đối với lãnh đạo bộ phận phân tích tình huống kinh tế của Viện INSEE Julien Pouget, thì dự báo này khá chắc chắn vì "không bao gồm nhiều yếu tố bất ổn".

Theo Les Echos, tổng thống Emmanuel Macron sẽ là người có lợi nhờ tình trạng thất nghiệp lùi bước này. Ông vẫn chưa tuyên bố quyết định tái tranh cử và có lẽ sẽ không vội loan báo. Thể nhưng nhóm vận động tranh cử trong tương lai của ông đã có thể khoe ra một kết quả mà ít ai dám đặt cược chỉ vài tháng trước đây thôi, một kết quả mà người tiền nhiệm của ông là François Hollande đã hoài công chạy theo : Sự đảo ngược của đường cong thất nghiệp.

Nhật báo kinh tế Pháp nhắc lại rằng vào quý 2 năm 2017, tức là vào đầu nhiệm kỳ của tổng thống Macron, tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp vẫn là 9,5%. Do vậy, ngoại trừ tình huống kinh tế bị đảo lộn bất ngờ, mục tiêu thất nghiệp giảm xuống mức 7% mà nguyên thủ quốc gia Pháp từng đặt ra cho thời điểm cuối nhiệm kỳ 5 năm của ông đã trở nên đáng tin cậy trở lại.

Nguy cơ thế giới thiếu hụt hàng hóa

Cũng tập trung vào lãnh vực kinh tế như đồng nghiệp Les Echos, nhưng Le Monde lại chú ý đến môt thực tế không vui qua hàng tựa lớn trang nhất trải dài trên 5 cột báo : "Kinh tế : Tại sao tình trạng thiếu hụt (hàng hóa) sẽ kéo dài".

Le Monde trước hết ghi nhận tình hình các hãng quần áo may sẵn, giày thể thao và đồ chơi đang bị thiếu hụt nguồn cung, điều có thể thấy ở các cửa hàng. Khó khăn cũng bắt đầu lan ra lãnh vực lương thực thực phẩm, đẩy giá các mặt hàng này lên cao

Tình trạng căng thẳng đối với các mặt hàng tiêu dùng này, cộng thêm với sự thiếu hụt vật liệu xây dựng, đang làm chậm quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Theo Le Monde, hiện tượng thiếu hụt hàng hóa bắt nguồn từ một loạt yếu tố : Sự sụt giảm sản xuất tại Trung Quốc do tình trạng thiếu điện, việc các nước Đông Nam Á chậm mở cửa do ảnh hưởng của đại dịch Covid, trong lúc sức tiêu thụ tại Châu Âu và Hoa Kỳ lại gia tăng nhờ các kế hoạch kích cầu.

Trong tình hình đó, các công ty vận tải biển phải vận chuyển một khối lượng hàng hóa ngày càng tăng nhanh (+ 10,8% vào năm 2021, theo dự báo mới nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới, trong lúc sức chứa của các cảng container lại có hạn.

Tình trạng tàu chở container ùn tắc ở lối vào các cảng đang gia tăng, kéo dài thời gian vận chuyển và khiến phí chuyên chở hàng hóa tăng vọt, đã tăng gấp 10 lần trong vòng mười tám tháng.

Kết quả là tình trạng thiếu hụt tăng lên gấp bội, từ gia vị đến len, từ đồ chơi đến iPhone, với những phản ứng dây chuyền là thiếu mặt hàng này sẽ khiến mặt hàng khác bị khan hiếm đi. Một ví dụ rõ nét là nạn thiếu linh kiện bán dẫn đã buộc các nhà sản xuất ô tô phải đóng cửa một số nhà máy của họ.

Cuộc đọ sức Lula và Bolsonaro tại Brazil

Về thời sự quốc tế, nhật báo thiên tả Pháp Libération hôm nay đã giới thiệu trở lại gương mặt sáng giá của cánh tả Brazil hiện nay : Cựu tổng thống Lula da Silva. Hàng tựa lớn trang nhất tờ báo Pháp ghi ngắn gọn "Lula : Bolsonaro sẽ thua".

Libération đã giới thiệu bài phỏng vấn độc quyền mà cựu nguyên thủ quốc gia Brazil đã dành cho tờ báo ngày 30/09 vừa qua, trong bối cảnh ông đang xem xét khả năng đối đầu với đương kim tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro nhân cuộc bầu cử vào năm 2022.

Tờ báo Pháp ghi nhận là một năm trước cuộc bầu cử, ông Lula dẫn đầu các cuộc điều tra dư luận. Là nhân vật được yêu thích nhất trong cuộc thăm dò, dù chưa phải là một ứng cử viên, nhưng ông đã tham gia chiến dịch tranh cử, đả kích đương kim tổng thống Bolsonaro và vạch ra những đường lối trở lại nắm quyền của cánh tả và Đảng Công Nhân của ông.

Trong bài phỏng vấn dành cho Libération, cựu tổng thống Lula không ngần ngại cho rằng "Bolsonaro hiện không chấp nhận rời bỏ quyền lực, nhưng nhân dân Brazil sẽ quyết định khác".

Bầu cử tổng thống ở Brazil : Bolsonaro và bóng ma đảo chính

Riêng về người được dự báo là sẽ thua cựu tổng thống Lula trong cuộc bầu cử năm 2022, đương kim tổng thống Bolsonaro được cho là đang đang đẩy mạnh các cuộc biểu dương vũ lực và lên tiếng ám chỉ rằng sẽ có một cuộc đảo chánh của quân đội rất trung thành với ông.

Theo Libération, 36 năm sau khi gạt bỏ chế độ độc tài quân sự (1964-1985), Brazil đang bị nỗi lo đảo chánh quân sự ám ảnh trở lại, một mối đe dọa mà chính vị tổng thống cực hữu đôi khi không ngần ngại nói rõ.

Về phần các thành phần ủng hộ ông, họ chỉ có hai từ được lặp đi lặp lại : can thiệp quân sự" để bảo vệ lãnh tụ của họ và loại bỏ những phần tử chống chính quyền Bolsonaro.

Sự kiện gây sốc gần đây nhất xảy ra ngày 7 tháng 9, một ngày lễ quốc gia được Bolsonaro chọn để phô trương vũ lực, hậu thuẫn cho điều được ông gọi là một "phản ứng chống đảo chính cần thiết". Chỉ riêng ở São Paulo, 125.000 người ủng hộ tổng thống đã hưởng ứng lời kêu gọi của ông.

Vấn đề là dù bị cho là kẻ thua trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới, ông Bolsonaro vẫn duy trì được một thành phần trung thành đông đảo, chiếm gần 1 phần tư người Brazil, bất chấp cuộc khủng hoảng xã hội, kinh tế và dịch tễ, với 600.000 ca tử vong chính thức vì Covid-19.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Thời gian gần đây các nước Mỹ, Bắc Triều Tiên đến Nga liên tiếp thử các loại tên lửa siêu thanh đang khơi dậy nỗi lo về một cuộc chạy đua vũ khí hạng nặng mới. RFI Tiếng Việt điểm lại vài nét về bối cảnh và những thách thức xung quanh loại vũ khí hiện đại có thể đe dọa thế cân bằng hạt nhân trên thế giới.

tenlua01

Tên lửa siêu thanh Zircon của Nga trong lần bắn thử từ tầu chiến, ngày 07/10/2020 trên biển Bạch Hải, phía bắc Nga. Ảnh do bộ quốc phòng Nga công bố.  AP

Những nước nào đang phát triển tên lửa siêu thanh ?

Nga đã có bước tiến trước khá xa trong các loại vũ khí siêu thanh với nhiều loại tên lửa không chỉ có khả năng bay với tộc độ cao hơn 6.125km/giờ (Mach5) mà còn được điều khiển từ xa. Đó là loại tên lửa Zircon mà Moskva thông báo đã thử nghiệm thành công hôm 04/10 từ một tàu ngầm. Ngoài ra Nga còn phát triển loại tên lửa Kinjal, đã được trang bị cho không quân, hay loại tàu lượn siêu thanh Avangard mà sau khi được phóng đi có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, bay được với tốc độ 33 000 km/giờ (Mach27), có khả nang thay đổi bất ngờ hướng bay hay độ cao.

Trên thực tế Nga đã bắt đầu nghiên cứu tên lửa Zircon từ đầu thập niên 2010 và trong 5 năm qua đã tiến hành nhiều vụ thử. Nhưng đây là lần đầu tiên Nga cho phóng thử tên lửa Zircon từ tàu ngầm, một giai đoạn quan trọng trong phương diện tác chiến. Thông thường các loại vũ khí như vậy được triển khai trên các bệ phóng kín đáo và cơ động nhất có thể. Nga không có được trình độ cao trong các loại oanh tạc cơ tàng hình tầm hoạt động rộng để có thể mang tên lửa siêu thanh, vì thế họ chọn tàu ngầm. Chuyên gia về an ninh và vũ khí của Thụy Sĩ, Alexandre Vautravers giải thích.

Với Moskva, đó là cách để thể hiện thế thượng phong quân sự trên trường quốc tế. Đầu tư vào loại tên lửa siêu thanh, Nga đang chạy đua với các cường quốc thế giới khác. Châu Âu và Hoa Kỳ vẫn không ngừng thúc đẩy hiện đại hóa các loại vũ khí chiến lược những năm qua vì một phần trang thiết bị quân sự của họ có công nghệ từ những năm 1990, đã lạc hậu. Chuyên gia Alexadre Vautravers nhấn mạnh.

Hoa Kỳ chưa có được các tên lửa siêu thanh trong kho vũ khí của mình nhưng đang nghiên cứu. DARPA, cơ quan nghiên cứu khoa học của quân đội Mỹ, tuần trước thông báo đã thử thành công tên lửa siêu thanh HAWC (Hypersonic Air-Breathing Weapon Concept) sử dụng nhiện liệu ô-xy lấy từ bầu khí quyển. Lầu Năm Góc cũng đang phát triển một loại tàu lượn siêu thanh ARRW. Tuy nhiên lần thử nghiệm đầu tiên trên thực địa hồi tháng Tư năm nay đã thất bại.

Trung Quốc có nhiều dự án, dường như họ trực tiếp học hỏi theo các chương trình của Nga, theo một nghiên cứu mới đây của một cơ quan thuộc Quốc hội Mỹ. Trung Quốc đang nghiên cứu thử nghiệm một loại tàu lượn siêu thanh tầm hoạt động 2000 km bay với tốc độ trên Mach 5, thực hiện được những thao tác cực khó , theo nghiên cứu nói trên.

Pháp, Đức, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản đang nghiên cứu phát triển các hệ thống siêu thanh. Iran, Israel và Hàn Quốc cũng đã bắt tay vào các nghiên cứu công nghệ này, vẫn theo cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ.

Tuần trước, Bắc Triều Tiên loan tin đã thử thành công tiên lửa siêu thanh, nếu như thông tin trên chính xác thì đó là một tiến bộ công nghệ lớn đối với nước này.

Tên lửa siêu thanh nguy hiểm thế nào ?

Các tên lửa siêu thanh không hẳn đã bay nhanh hơn tên lửa đạn đạo. Tên lửa đạn đạo được phóng lên với tốc độ cao vào không gian, bên ngoài tầng khí quyền không có lực cản nào. Sau đó tên lửa bay trở lại hướng mục tiêu vẫn ở tốc độ như phóng lên, chỉ có điểu khi trở lại bầu khí quyển vận tốc bị giảm chút ít.

Trái lại tên lửa siêu thanh bay ở độ cao thấp hơn, cũng được phóng lên với tốc độ cao nhưng bay trong bầu khí quyển nên tốc độ có bị hãm lại . Tốc độ của tên lửa bị chậm dần trong hành trình bay, cuối cùng đến mục tiêu có khi còn chậm hơn tên lửa đạn đạo.

Sự khác biệt lớn nhất ở đây là tên lửa siêu thanh điều khiển được giữa hành trình bay, điều này khiến cho khó dự báo được đường bay và khó đánh chặn được tên lửa siêu thanh. Các hệ thống phòng không chống tên lửa kiểu THAAD của Mỹ có thể đánh chặn được các đầu đạn ở tốc độ cao nhưng lại được thiết kế chỉ để bảo vệ một vùng hạn chế.

Trong trường hợp một tàu lượn siêu thanh, hệ thống phát hiện chống tên lửa dựa trên tính toán đo đạc nguồn nhiệt, nên có thể nhận biết được tên lửa quá muộn sau khi được phóng đi, các chuyên gia ở bộ quốc phòng Mỹ giải thích.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ chưa có lý do gì phải lo lắng. Nhưng nếu Nga vừa chứng tỏ làm chủ hoàn toàn công nghệ siêu thanh thì điều này có thể sẽ làm thay đổi ván bài. Hiện tại các nỗ lực của Mỹ để triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa vẫn không giúp họ có được một hệ thống phòng "không đủ khả năng đánh chặn được tất cả các loại tên lửa hiện có". Hệ thống như vậy càng kém hiệu quả trước các tên lửa siêu thanh, nhanh hơn và điều khiển từ xa được. Chuyên gia Alexandre Vautravers nhận định.

Nguy cơ nào đối với cân bằng lực lượng hạt nhân ?

Lầu Năm Góc không thông báo chính thức ý định mua các tên lửa siêu thanh, đến lúc này chỉ tập trung chi phí cho nghiên cứu. Nhưng tập đoàn vũ khí Mỹ Lockhheed Martin đầu tuần này thông báo mở một nhà máy chế tạo tên lửa siêu thanh.

Các loại tên lửa do Trung Quốc và Nga phát triển có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, trong khi đó Washington bảo đảm chương trình siêu thanh của họ chủ yếu dành cho các loại tên lửa quy ước.

Nguy cơ, theo cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, đó là khả năng phản ứng thái quá của quân đội Mỹ, khi phát hiện ra tên lửa siêu thanh và họ không kịp nhận biết tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hay tên lửa thông thường và rất có thể quân đội Mỹ không đợi phân biệt được mà đáp trả bằng vũ khí hạt nhân.

Washington có thể phải lựa chọn : Hoặc tiếp tục tập trung hiện đại hóa hệ thống phòng thủ chống tên lửa, hoặc đặt ưu tiên phát triển các loại tên lửa siêu thanh. Sự lựa chọn này chứac hẳn sẽ làm khởi phát trở lại cuộc chạy đua vũ khí.

Theo ông Cameron Tracy, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford, nên gộp các loại vũ khí siêu thanh vào trong các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hiện nay giữa Washington với Moskva và với cả Bắc Kinh nữa.

(Theo AFP)

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 06/10/2021

Published in Diễn đàn