Đảng cộng sản Việt Nam đã được xây dựng trên lý tưởng (viển vông) là tạo ra một xã hội bình đẳng, không có người bóc lột người theo phương châm “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu“. Trong nhận thức của họ thì ‘nhu cầu’ của con người chỉ rất hạn hẹp như đủ ăn, đủ mặc. Có thêm cái vô tuyến, tivi hay ô tô là niềm mơ ước của họ. Người không có xe chỉ mơ ước một ngày có được một cái xe, khi không có vô tuyến họ chỉ mơ một ngày có được một cái vô tuyến. Có được một cái trong số đó là quá toại nguyện rồi. Thực tế đã phá tan ước vọng không tưởng của họ. Ngày nay một người có vài cái xe ô tô đã là chuyện bình thường. Khi Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Dũng lò vôi) cần xe, tài xế phải hỏi là muốn đi xe Rolls-Royce nào ? Xe đen hay xe đỏ.
Các đảng cộng sản còn sót lại trên thế giới đã thực sự không còn lý tưởng cộng sản khi đồng ý với Đặng Tiểu Bình rằng, mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, quan trọng là con mèo đó bắt được chuột. Sự nghèo đói và tụt hậu đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Điều đó làm cho các chế độ cộng sản vội vã tìm một cứu cánh mới. Ban tuyên giáo Trung Quốc sau hơn 10 năm nghiên cứu công phu với mục đích tìm cho họ một mô hình chính trị mới ‘mang khuôn mặt của con người’ nhưng rồi họ đã cay đắng nhận ra rằng điều đó là không thể. Dù rất muốn nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc không thể thay đổi đất nước về hướng dân chủ. Thay đổi đồng nghĩa với việc từ bỏ chế độ cộng sản. Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng vội vàng học theo bằng cách đề cao một thứ giả hình, chưa bao giờ tồn tại đó là “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Sau 6 năm cố gắng đào bới và nhào nặn lịch sử dưới sự lãnh đạo của Võ Nguyên Giáp thì năm 1997, Đảng cộng sản Việt Nam đã cho ra đời cuốn sách ’’Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam’’.
Trung Quốc đã thất bại trong việc thay đổi đất nước về dân chủ. Họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là tiếp tục duy trì chế độ độc tài cho đến khi sụp đổ. ĐCSVN cũng đi theo con đường đó.
Một trong những triết lý quan trọng nhất của Đảng cộng sản là vấn đề ‘người bóc lột người’ của các nước tư bản. Họ quyết không để giới tư bản bóc lột người dân. Với họ chủ nghĩa tư bản là kẻ thù không đội trời chung. Họ cướp lấy tư liệu sản xuất để làm chủ nhân ông của toàn thể người Việt. Có lẽ do nhận thức văn hóa hay có những người bị bịt miệng, nên đến tận ngày hôm nay không ai chịu thú nhận việc cho tư bản nước ngoài vào đầu tư chính là mở cửa cho tư bản nước ngoài vào bóc lột người dân. Điều này nghĩa là nhận thức căn bản của học thuyết Mác-Lênin về chữ bóc lột là sai. Cách đây không lâu họ đã tổ chức ầm ĩ sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ. Coi như đó là một thành tựu của Đảng vì đã đánh đuổi được thực dân Pháp. Thực tế đã cho thấy sau khi đuổi Pháp, Mỹ đi thì họ lại rước Nga và Trung Quốc vào Việt Nam. Con đường ‘xã hội chủ nghĩa’ mà họ nhắm mắt bắt cả nước đi theo tương đồng với việc ‘xuống hố cả nút’.
Đó chỉ là một ví dụ trong rất nhiều quan điểm ấu trĩ của các đảng cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản đã sai từ lý thuyết đến thực tế. Sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết là điều không thể tránh được. Với những đất nước cộng sản còn sót lại như Cuba, Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam, sự sụp đổ có thể đến chậm hơn nhưng xu thế dân chủ là tất yếu. Vấn đề Đảng cộng sản Việt Nam ra đi như thế nào phụ thuộc vào chính sự lựa chọn của họ. Chấp nhận quyền tự do báo chí, chấp nhận quyền tự do hội họp, chấp nhận chuyện ứng cử và bầu cử của người dân vào cơ quan công quyền, chấp nhận dân chủ trong tinh thần hòa giải hợp dân tộc, chấp nhận có những đảng phái đối lập dân chủ ôn hòa…hay tiếp tục chống lại dân chủ bằng cách siết chặt các quyền tự do, để đảng cộng sản Việt Nam vẫn một mình lãnh đạo đất nước, trong tình cảnh áp lực của xã hội ngày càng tăng, công ăn việc làm ngày càng khó…Đó là lựa chọn sống còn của Đảng cộng sản.
Theo tôi, sự mất lý tưởng của Đảng cộng sản đã bắt đầu từ ngày tướng Trần Độ và ông Trần Xuân Bách ủng hộ triết lý đa nguyên. Từ đó đến nay người ta tham gia vào Đảng là vì quyền lợi và mong ước cá nhân, mà mong ước cá nhân thì không ai giống ai. Đảng cộng sản đã thực sự tan rã từ cột mốc ủng hộ sự đa nguyên của tướng Trần Độ và ông Trần Xuân Bách. Giam tướng Trần Độ hay hạ nhục tướng Trần Độ trong tang lễ chính là điểm khởi đầu cho thấy người cộng sản đã nhìn nhau bằng con mắt mang hình viên đạn.
Từ ngày đó đến nay đã 30 năm, với cái chết mờ ám của Phạm Quý Ngọ, sau sự việc phanh phui Phạm Quý Ngọ mang một triệu đô la đến cho Trần Đại Quang liên quan đến Vạn Thịnh Phát, rồi cái chết của Nguyễn Bá Thanh với một câu nói nổi tiếng “tau có bị chi mô”, đến cái chết của Lê Hải An, một người trong đoàn du học sinh với tôi sang Nga, bị rơi từ lầu 8 trong bộ giáo dục…mà không hề có một lời giải tích nào thỏa đáng. Đảng cộng sản đã gây mối họa cho chính mình, cho nhân dân Việt Nam trong 79 năm cầm quyền ở miền Bắc và 49 năm cầm quyền ở miền Nam. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng, chỉ có hai kịch bản cho đảng Cộng Sản, một là ra đi trong ôn hòa như đảng cộng sản Ba Lan và đảng cộng sản Tiệp Khắc hay ra đi trong bạo lực như ở Rumania, điều này ông Phạm Minh Chính là người rõ nhất. Hiện nay quyền lựa chọn đang trong tay đảng cộng sản. Chấp nhận dân chủ cùng với Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên với tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc hay tiếp tục đường lối công an trị, với đàn áp và bạo lực để rồi dẫn tới loạn sứ quân ? Cho đến nay tôi chưa thấy một nhân vật nào trong đảng cộng sản đủ tầm để giải quyết một quá khứ lịch sử gì đầy ắp những bạo lực và khuất tất. Xin nhắc lại một nhận định của chúng tôi đó là: Đảng cộng sản không thể dân chủ hóa đất nước một mình.
Đảng cộng sản Việt Nam dưới thời Tô Lâm đã lựa chọn con đường toàn trị, tiếp tục chính sách đàn áp các tiếng nói bất đồng. Tuy nhiên lựa chọn đó chỉ càng làm cho chế độ tan rã nhanh hơn mà thôi.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là tổ chức duy nhất đầu tiên khẳng định một đường lối đấu tranh mới với ba lập trường căn bản: Dân chủ đa nguyên, Bất bạo động, Hòa giải và hòa hợp dân tộc. Sau tháng tư 1975, giữa lúc cộng đồng người Việt đang oán hận cộng sản, sau khi bị bắt bớ bỏ tù không án, đẩy bao nhiêu người dân vượt biên ra nước ngoài bằng những con tàu bé nhỏ trên biển cả mênh mông.... Khát vọng phục thù của đồng bào bằng vũ lực như là một lựa chọn hiển nhiên. Khác biệt với tất cả tổ chức khác Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đi đến quyết định đấu tranh ôn hòa bất bạo động dựa trên lý trí và lý luận. Vì điều đó chúng tôi đã bị các tổ chức khác tấn công kể cả bằng bạo lực. Ngày nay không còn một tổ chức nào đấu tranh cho dân chủ mà không chấp nhận đường lối bất bạo động, dù chỉ là hình thức. Hai điều quan trọng mà Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mong muốn ngay lúc này là xóa bỏ án tử hình và đất nước không có tù chính trị. Chúng tôi khẳng định chúng tôi là những nhà ‘chính trị sa lông’, tranh đấu bằng lời nói và thuyết phục chứ không phải là những nhà ‘chính trị giao thông hào’. Chúng tôi từ chối bạo lực và không mong muốn bạo lực cho bất kỳ ai.
“Dân tộc Việt Nam đã thức tỉnh sau khi đã phải trả giá rất đắt cho hận thù và chia rẽ, cho óc độc quyền lẽ phải, cho sự cuồng tín và tôn thờ bạo lực. Chúng ta đã hiểu bằng máu và nước mắt và đã chấp nhận trong da thịt những giá trị giản dị nhưng mầu nhiệm như tự do, dân chủ, hòa bình, công lý, bao dung, cố gắng. Chúng ta đã thấm nhuần tình dân tộc nghĩa đồng bào trong sự tủi nhục chung vì thua kém. Chúng ta đã nhận ra rằng tất cả mọi người Việt Nam đều ràng buộc với nhau trong một số phận chung. Chúng ta đang có một đồng thuận dân tộc lớn nhất kể từ ngày ông cha mở nước. Đồng thuận ấy sẽ là vũ khí vô địch giúp chúng ta vượt mọi trở ngại”. (Trích tài liệu Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai)
Đỗ Xuân Cang
(1/11/2024)
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và Nghĩa Hội Tự Do Việt Nam
trân trọng kính mời các thân hữu tham dự
Bữa ăn trưa văn nghệ và khiêu vũ hàng năm
gây quỹ yểm trợ anh em dân chủ trong nước
Chủ Nhật 08/12/2024, từ 12 giờ đến 19 giờ
Salle des Fêtes Associatives
Allée Lech Walesa, 77185 Lognes
Cuộc vận động dân chủ dân chủ hóa nước đang đi vào một giai đoạn cực kỳ gay go.
Đảng cộng sản phân hóa và chia rẽ như chưa bao giờ thấy. Đàn áp sẽ chỉ làm cho chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng hơn và bi đát hơn.
Anh em dân chủ trong nước đang đối diện với một tình huống hoàn toàn mới tràn đầy hy vọng nhưng cũng rất nhiều thử thách. Tại hải ngoại, mọi người Việt Nam còn quan tâm tới đất nước đều có nghĩa vụ đồng hành với họ.
Mục đích của cuộc họp mặt này, cũng như mọi năm, là để yểm trợ họ.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mong đợi sự hưởng ứng của các thân hữu.
Đây cũng là dịp cuối năm để chúng ta gặp nhau trong không khí thân mật của một bữa cơm trưa vui vẻ tiếp theo bằng một phần văn nghệ đặc sắc với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tài danh, để trao đổi về tình hình đất nước, thăm hỏi nhau, chúc nhau và chúc đất nước một năm 2025 thắng lợi.
Năm nay chúng ta sẽ thưởng thức tài nghệ của
Thanh Phương, Minh Nguyệt, Băng Nhân, Jacky Trương và Hoài Phương
Sự hiện diện của quý vị là một tình cảm đối với những anh chị em đang chấp nhận gian lao vì tương lai đất nước. Họ đã biểu lộ phẩm giá của dân tộc và rất xứng đáng được dành mọi ưu ái.
Liên lạc :
06 60 07 68 00 & 01 64 80 58 27
hoặc :
06 63 21 54 42 & 06 51 77 44 64
Khoảng 250 chí hữu và thân hữu Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã tham dự cuộc họp mặt thường niên cuối năm của Nghĩa hội Tự Do Việt Nam ngày 03/12/2023 tại phòng khánh tiết thị xã Lognes, ngoại ô Paris. Nghĩa Hội Tư Do Việt Nam là một hội thân hữu do Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên thành lập từ năm 1993 để hỗ trợ những người dân chủ Việt Nam đang mắc nạn hoặc gặp khó khăn trong nước.
Ông Nguyễn Gia Kiểng nói lời khai mạc nhắc nhở tinh thần của cuộc họp mặt và tóm lược những nét chính của tình hình đất nước và thế giới.
Cũng như mọi năm các buổi họp mặt này là dịp để các thân hữu gặp nhau trong không khí thân mật của một bữa ăn trưa tiếp theo bởi một chương trình văn nghệ, để trao đổi tin tức và ý kiến về tình hình đất nước. Phòng khánh tiết thị xã Lognes, nơi Nghĩa Hội Tự Do Việt Nam có trụ sở, có thể tiếp tối đa 250 khách, 220 người nếu có xếp bàn ghế để ăn tiệc. Từ hơn 20 năm qua năm nào cũng có khoảng 220 người tham dự. Điều đặc biệt năm nay là số thân hữu ghi danh tham dự đã quá đông đến nỗi ban tổ chức đã phải cáo lỗi với những thân hữu ghi danh muộn để tôn trọng con số tối đa 250.
Phần văn nghệ đã do nghệ sĩ – nhà báo Thanh Phương phụ trách. Thanh Phương đồng thời cũng là người điều khiển chương trình. Ba ca sĩ Hoài Phương, Minh Nguyệt và Băng Nhân đã thay phiên nhau cho cử tọa thưởng thức những bản nhạc đặc sắc phần lớn bằng tiếng Việt cùng với những bản tiếng Anh và tiếng Pháp. Nhiều thân hữu cũng lên hát góp vui và nhiều người khiến cử tọa ngạc nhiên về tài năng. Một khoảng trong phòng khánh tiết gần dàn nhạc được dành cho khiêu vũ. Khiêu vũ đã trở thành một môn thể dục được ưa chuộng trong cộng đồng người Việt tại Pháp. Tại các bàn xa dàn nhạc các thân hữu thăm hỏi nhau và trao đổi trên đủ mọi chủ đề, như tình hình và tương lai đất nước, tương lai quan hệ Việt Trung và Việt – Mỹ, cộng đồng người Việt hải ngoại.
Bích chương cổ động buổi họp mặt
Thay mặt Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và Nghĩa Hội Tự Do Việt Nam, ông Nguyễn Gia Kiểng đã nói lời khai mạc (bằng tiếng Pháp vì có nhiều thân hữu người Pháp và các thân hữu Việt Nam cũng đều thạo tiếng Pháp) nhắc nhở tinh thần của cuộc họp mặt và tóm lược những nét chính của tình hình đất nước và thế giới. Một vài đoạn chính có thể tạm dịch sang tiếng Việt như sau :
(…) "Đối với nhiều người đây là cơ hội để gặp lại nhau bởi vì cuộc họp mặt thân hữu này đã có từ hơn hai mươi năm và lần nào tôi cũng nhìn thấy những gương mặt thân thuộc. Nhưng dù bạn chỉ mới tham dự lần đầu, bạn cũng nên coi hôm nay như một cuộc họp mặt gia đình, một gia đình quốc tế của những người yêu Việt Nam, yêu tự do và ủng hộ Nghĩa Hội Tự Do Việt Nam".
(…) "Chúng ta gặp nhau trong không khí thân mật với một lý do chính đáng và cao cả mà chúng ta có thể tự hào, vì toàn bộ số tiền thu được hôm nay sẽ dành cho những người đấu tranh và chịu gian khổ vì nhân quyền tại Việt Nam. Chúng ta nợ những con người dũng cảm này một lòng biết ơn sâu sắc vì, bằng cách đứng lên chống lại bạo quyền nhân danh công lý và tự do, họ đã chấp nhận đau khổ để xã hội loài người văn minh hơn và trong đó con người được tôn trọng hơn".
(…) "Chúng ta đều biết rằng chính quyền cộng sản Việt Nam đàn áp rất tàn bạo. Rất nhiều người bị buộc tội chống nhà nước chỉ vì đã bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa trên mạng xã hội. Tội thực sự của họ là đã nói đúng. Và lý do của sự đàn áp man rợ này là vì đó là điều duy nhất mà chính quyền cộng sản còn biết làm sau khi đã thất bại hoàn toàn trong mọi lĩnh vực, trên mọi phương diện và theo mọi tiêu chuẩn. Nhưng sự tàn bạo này không hù dọa được ai. Nhu cầu dân chủ chỉ tăng lên vì Việt Nam đã chín muồi cho dân chủ và không có gì mạnh mẽ hơn một ý tưởng đã chín muồi".
Quang cảnh buổi họp mặt - ảnh chụp từ cuối phòng
Buổi họp mặt đã kéo dài từ 12 giờ đến 18 giờ và đã rất thành công. Mọi người gặp nhau, trao đổi và chia tay vui vẻ trong tình bạn.
Nguyễn Văn Huy
(05/12/2023)
Lời tòa soạn : Tháng 11/2023 này Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên vừa kỷ niệm 41 năm. Nhân dịp này ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đã có một "tâm thư" gửi các chí hữu mà chúng tôi thấy có thể và nên chia sẻ với quý độc giả và thân hữu. (NVH)
*******************
Ngày nay còn ai phản bác lý tưởng dân chủ đa nguyên ngoài ban tuyên giáo của Đảng cộng sản ? Còn ai phủ nhận sự cần thiết của hòa giải và hòa hợp dân tộc ? Còn ai nghĩ rằng phải tranh đấu bằng bạo lực ?
Chúng ta vừa là chí hữu vừa là anh em !
Các chí hữu thân mến,
Tháng 11/2023 này, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên chúng ta vừa tròn 41 tuổi và bước vào năm hoạt động thứ 42. Thời gian này xác nhận chúng ta là một tổ chức kỳ cựu. Quan trọng hơn, chúng ta là tổ chức chính trị Việt Nam đầu tiên thực sự lấy mục tiêu dân chủ hóa đất nước làm lý tưởng ngay từ khi thành lập, với một dự án chính trị liên tục được cập nhật để thích nghi với một bối cảnh thế giới thay đổi nhanh chóng. Cùng một lúc tình hình thế giới đột ngột trở nên căng thẳng với cuộc chiến Israel – Hamas thêm vào cuộc chiến Ukraine. Chúng ta đang sống một thập niên sẽ quyết định tương lai thế giới trong một thời gian dài. Nhân dịp này tôi xin được có đôi lời gửi đến các chí hữu.
Tháng 9 vừa qua tôi đã sang Mỹ thăm các chí hữu bang California. Chuyến đi đã diễn ra đúng như tôi dự đoán. Ngoài các chí hữu, tôi đã gặp khá nhiều người, đa số là những thân hữu mới. Tất cả đều bày tỏ sự đồng tình với Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Qua các trao đổi tôi được biết rằng hiện nay tại Cali, cũng như tại mọi nơi khác, hầu như không còn ai chống Tập Hợp, tất cả đều nhìn nhận lập trường của Tập Hợp là đúng, nhiều người cho là duy nhất, phù hợp với hiện tình đất nước. Tất cả đều sẵn sàng ủng hộ Tập Hợp.
Điều đáng tiếc là đa số đã lớn tuổi rồi, thời gian đóng góp không còn bao nhiêu. Tình trạng này tôi đã nhận thấy từ lâu qua trao đổi với nhiều người từ nhiều nơi khác. Đây là thử thách lớn nhất của các tổ chức của người Việt hải ngoại, kể cả các tổ chức văn hóa xã hội.
Thế hệ thứ hai, tuổi trẻ Việt Nam, tại nước ngoài nói chung không còn quan tâm nhiều tới đất nước nữa. Thanh niên trong nước cũng không khác. Trong những năm gần đây tôi đã tiếp xúc với nhiều sinh viên và thực tập sinh từ trong nước ra, trong đó một số là con cháu các quan chức của chế độ hiện nay. Điều kinh hoàng là không một ai muốn trở về nước. Đúng như chúng ta đã nhận định trong Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, sự chán nản bất lực trước một chính quyền tồi dở và hung bạo kéo dài quá lâu đã dần dần biến thành sự thất vọng với chính đất nước. Đó không chỉ là một trở ngại lớn cho cuộc vận động dân chủ mà còn là một đe dọa nghiêm trọng cho tương lai đất nước. Hòa giải người Việt Nam, nhất là tuổi trẻ Việt Nam, với đất nước Việt Nam sẽ phải là cố gắng chính của chúng ta.
Dù sao tôi nghĩ rằng chúng ta, các chí hữu và thân hữu Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, vẫn có mọi lý do để lạc quan. Những khó khăn không được khiến chúng ta quên rằng chúng ta đã đạt được những thành quả rất lớn.
Chúng ta là một tổ chức có bề dày thời gian và cũng là tổ chức duy nhất cho tới nay hiểu rằng một cuộc đấu tranh chính trị chỉ có thể thành công -và thực ra cũng chỉ có ý nghĩa- nếu có một phong trào tư tưởng đi trước. Nhóm người đầu tiên của Tập Hơp vì vậy đã dành trọn hai năm đầu để chỉ thảo luận về mục đích và phương pháp đấu tranh. Họ đã nhận định rằng cuộc đấu tranh dân chủ sẽ rất dài và khó khăn vì đây là cuộc cách mạng lớn nhất từ xưa đến nay để mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới, kỷ nguyên thứ hai trong lịch sử dân tộc ta. Nó đòi hỏi một đoạn tuyệt văn hóa rất lớn. Kết quả là tài liệu Cơ Sở Tư Tưởng với ba thành tố nền tảng : dân chủ đa nguyên, hòa giải và hòa hợp dân tộc, bất bạo động. Chúng ta khẳng định mục đích của cuộc đấu tranh không phải là để tiếp tục cuộc nội chiến hay lập lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta tranh đấu vì một tương lai khác cho đất nước, để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc bằng những phương thức bất bạo động.
Chúng ta đã rất thận trọng và có phương pháp trong xây dựng tổ chức. Sau gần bốn năm kiện toàn tư tưởng và kết nạp thêm chí hữu –sau khi một số người đầu tiên xin rút về cương vị thân hữu vì thấy cuộc đấu tranh sẽ rất dài- chúng ta mới công khai lên tiếng tranh thủ dư luận -qua nguyệt san Thông Luận, mà số đầu tiên ra ngày 01/01/1988- và lập tức gây tiếng vang lớn.
Lúc đó tuyệt đại đa số kịch liệt chống chúng ta. Những người chống cộng coi đa nguyên là nhượng bộ, hòa giải và hòa hợp dân tộc là đồng lõa với cộng sản, bất bạo động là hèn nhát. Ngược lại Đảng cộng sản cũng kịch liệt phản bác vì nhận ra một đối thủ lợi hại ; họ cho phát hành cuốn "Chủ nghĩa đa nguyên, vì sao không chấp nhận ?" ngay năm 1990. Sau đó các đảng viên bị cấm đề cập đến từ "đa nguyên", ngay cả để phản bác.
Ngày nay còn ai phản bác lý tưởng dân chủ đa nguyên ngoài ban tuyên giáo của Đảng cộng sản ? Còn ai phủ nhận sự cần thiết của hòa giải và hòa hợp dân tộc ? Còn ai nghĩ rằng phải tranh đấu bằng bạo lực ?
Chúng ta cũng đồng thời phơi bày những tệ hại của Khổng Giáo mà nước ta đã coi là một đạo đức cao cả trong suốt dòng lịch sử, và phản bác truyền thống tôn thờ bạo lực qua nhân vật Nguyễn Huệ được cả hai phe cộng sản và chống cộng tôn sùng như một đại anh hùng. Ngày nay còn bao nhiêu người tôn thờ Khổng Tử và đề cao Nguyễn Huệ ?
Trong lịch sử thế giới chưa bao giờ có một tổ chức, một trường phái hay một chính quyền nào thay đổi được cách suy nghĩ của cả một dân tộc một cách nhanh chóng như chúng ta, cũng chưa có trường hợp một tổ chức, một trường phái hay một chính quyền nào tranh thủ được đồng thuận dân tộc trên những định hướng tương lai mới ngược hẳn với những định kiến sẵn có từ hàng ngàn năm lịch sử trong một thời gian kỷ lục như chúng ta. Có thể nói chúng ta đã toàn thắng trên mặt trận tư tưởng và lý luận. Sở dĩ nhiều người chưa nhìn thấy tầm quan trọng của những thành quả này vì họ chưa quan sát tiến trình chuyển hóa về dân chủ của các quốc gia. Trong lịch sử thế giới thiết lập dân chủ luôn luôn là một cuộc đấu tranh rất khó và rất dài, đòi hỏi vài thế hệ thậm chí vài thế kỷ, trong đó đạt tới đồng thuận về một dự án dân chủ và về phương thức đấu tranh chiếm gần hết thời giờ và cố gắng. Có thể nói nước ta đã đi xong giai đoạn cốt lõi này chỉ sau một thế hệ, và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã đóng góp phần quyết định. Lịch sử sẽ ghi nhận đóng góp này.
Chúng ta, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, là đại diện chân chính của đồng thuận dân tộc này. Không ai ngờ vực tinh thần đa nguyên thành khẩn của chúng ta. Không ai ngờ vực sự thành thực và kiên trì của chúng ta trong cố gắng hòa giải dân tộc. Cũng không ai phủ nhận là chúng ta đã từ chối và lên án dứt khoát bạo lực và bạo loạn. Chúng ta đã thuyết phục, bởi vì chúng ta có một tầm nhìn lịch sử đúng giải thích hiện tình đất nước và cũng có một dự án chính trị đúng cho tương lại đất nước, nói khác đi chúng ta có một truyện thuyết tương lai cho đất nước mà mọi người Việt Nam có thể hưởng ứng. Hơn thế nữa, trong suốt hơn 40 năm hoạt động, chúng ta chưa bao giờ gian trá, phản bội hay gây thiệt hại nào cho đất nước hay cho bất cứ ai. Lịch sử thế giới đã chứng tỏ rằng một thắng lợi về tư tưởng và lý luận luôn luôn nhanh chóng dẫn tới thắng lợi chính trị. Chúng ta không chỉ đã thắng lợi về tư tưởng và lý luận, mà còn chinh phục được cả tình cảm và lòng tin của những người quan tâm tới đất nước. Chúng ta đã tranh thủ được cả sự hợp tác của những đảng viên cộng sản kỳ cựu và cao cấp. Thành công sẽ trọn vẹn và không còn xa.
Vào lúc này có thể nói đối thủ của chúng ta chỉ còn Đảng cộng sản, nhưng Đảng cộng sản cũng chỉ là một cái xác không hồn. Nó đã tự hủy hoại tương lai của chính mình khi, thay vì nhận lỗi và ăn năn vì những mê muội đã gây thiệt hại vô cùng lớn cho đất nước lại xấc xược hành xử như một lực lượng chiếm đóng, khăng khăng từ chối tự diễn biến tự chuyển hóa và ngoan cố bám chặt lấy chủ nghĩa Mác Lênin, một chủ nghĩa đã bị cả thế giới nhận diện như một sai lầm và một tội ác. Nó cũng đã tự lố bịch hóa khi đề cao cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" vừa tầm thường vừa trống rỗng. Những cố gắng học tập chủ nghĩa Mác Lênin và "tư tưởng Hồ Chí Minh" chỉ có tác dụng hạ thấp hơn nữa trí tuệ của ban lãnh đạo Đảng cộng sản và tách rời họ hơn nữa với nhân dân Việt Nam, kể cả đa số các đảng viên. Nhưng giai đoạn Nguyễn Phú Trọng đang qua đi, Đảng cộng sản sẽ nhận ra rằng nó chỉ có chọn lựa giữa tham gia để làm tác nhân hay ngoan cố chống lại để làm nạn nhân của tiến trình dân chủ hóa bắt buộc phải tới và sắp tới. Chúng ta có mọi lý do để tin tưởng và gia tăng cố gắng, nhất là trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Sự lắng dịu bề ngoài của phong trào dân chủ hiện nay không phải là vì nó đã giảm khí thế. Đó trước hết là sự chấm dứt của tình trạng nhốn nháo trước đây, trong đó vì thiếu kiến thức chính trị nhiều người tưởng rằng có thể nhanh chóng thành lập được một tổ chức chính trị lớn và thành công mà không cần một truyện thuyết hoàn chỉnh ; nhiều người do di sản Khổng Giáo đã chỉ đấu tranh kiểu nhân sĩ, nghĩa là lên tiếng một mình và tìm uy tín cho cá nhân mình. Kết quả là sự chú ý của quần chúng bị lôi kéo khỏi những cố gắng nghiêm túc. Tình trạng nhốn nháo này nay đã chấm dứt. Đây là thời cơ thuận lợi để động viên mọi thiện chí và giành thắng lợi cho dân chủ. Công việc sẽ không khó nếu chúng ta nắm vững những ý kiến trong Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai mà một văn bản mới đang được chuẩn bị, và nếu chúng ta có đủ tự tin. Kinh nghiệm các tiếp xúc trong thời gian qua cho phép tôi quả quyết như vậy. Chúng ta có thể thuyết phục và động viên.
Khả năng thuyết phục và động viên của chúng ta càng lớn nhờ một bối cảnh thế giới rất thuận lợi dù bề ngoài có vẻ phức tạp và hỗn loạn. Cuộc chiến Ukraine sẽ kết thúc với sự sụp đổ của chính quyền độc tài Putin và làn sóng dân chủ sẽ tràn tới Nga. Xung đột Israel – Hamas dù đã gây xúc động lớn sẽ không thay đổi kết quả này. Chế độ cộng sản Trung Quốc đã thực sự lâm vào một cuộc khủng hoảng không lối thoát vì mô hình chính trị và kinh tế của nó đã tích lũy quá đủ sai lầm và mâu thuẫn. Nó không còn là một đe dọa cho thế giới dân chủ và cũng không còn là một chỗ dựa cho chế độ cộng sản Việt Nam. Thế giới cũng đang sống một cuộc đối đầu quả quyết -dù không có nguy cơ dẫn tới thế chiến- giữa khối các nước dân chủ và các chế độ độc tài còn lại, trong đó phần thắng về ý thức hệ đã thuộc hẳn về phe dân chủ vốn đã có sức mạnh kinh tế và khoa học kỹ thuật áp đảo. Điều đặc biệt đáng chú ý là các công ty đa quốc và các quỹ đầu tư lớn đã quyết định rút ngắn chuỗi cung ứng và đem sản xuất về gần với tiêu thụ, với sự gần gũi được hiểu theo nghĩa thể chế chính trị. Chọn lựa này có nghĩa là họ sẽ tập trung đầu tư trước hết vào các nước dân chủ. Thời gian ân huệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chấm dứt, các nước dân chủ không còn nhu cầu tranh thủ bằng mọi giá để tách Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc như trước nữa. Như sự nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ lên tầm cao nhất đã chứng tỏ, chế độ cộng sản Việt Nam không còn chọn lựa nào khác hơn là tranh thủ sự hợp tác tối đa của các nước dân chủ và, muốn như thế, sẽ phải chấp nhận những nhượng bộ quan trọng về dân chủ và nhân quyền ngay cả nếu vì thế mà chế độ lâm nguy.
Chúng ta có vị thế mạnh và cơ hội tốt để thuyết phục và động viên. Vấn đề chỉ là thuyết phục như thế nào. Tôi xin góp vài ý kiến.
Đối với những người lớn tuổi và đứng tuổi, chúng ta cần giải thích rằng mọi người đều có thể đóng góp ở bất cứ tuổi nào bởi vì cố gắng chính hiện nay của cuộc vận động dân chủ là chinh phục những tấm lòng, qua thảo luận và truyền thông. Vốn thời gian của họ tuy không còn dài nhưng hạn kỳ dân chủ đã rất gần. Họ hoàn toàn có thể tham gia cuộc vận động dân chủ và nhìn thấy thắng lợi.
Đối với tuổi trẻ trong nước, chúng ta cần phơi bày mạnh mẽ hơn nữa sự sai lầm của chủ nghĩa luồn lách, nghĩa là tìm cách giải quyết những vấn đề cá nhân bằng những giải pháp cá nhân. Họ cần hiểu rằng với chế độ này, chủ nghĩa luồn lách sẽ chỉ cho phép một thiểu số rất nhỏ thành công một cách bất lương để sống một cuộc sống bất xứng, còn tuyệt đại đa số lại sẽ sa lầy trong thất bại. Sẽ chỉ có giải pháp chung là một đất nước Việt Nam dân chủ đa nguyên, với một chính quyền lương thiện điều khiển bởi những người yêu nước có thiện chí và khả năng. Trong tình trạng đất nước hiện nay, điều tốt cho mọi người cũng là điều tốt cho mỗi người.
Đối với thế hệ thứ hai, ở nước ngoài chúng ta cần nói với họ và động viên những người thân của họ để nói với họ rằng, nước tiếp cư là cha mẹ nuôi của họ nhưng Việt Nam là cha mẹ ruột của họ. Nước tiếp cư giúp họ nhưng Việt Nam cần họ. Phục vụ nước tiếp cư là đúng nhưng phục vụ Việt Nam là đẹp. Đóng góp cho nước tiếp cư là bổn phận của trí tuệ, nhưng đóng góp cho Việt Nam là nghĩa cử của tâm hồn. Hơn nữa, một nước Việt Nam dân chủ vươn lên mạnh mẽ còn có thể cống hiến cho họ những cơ hội để thành công và tự hào vì đã giúp nước, giúp đời. Nếu chúng ta nhắc lại nhiều lần với lòng tin quả quyết, chắc chắn họ sẽ đồng ý. Đất nước Việt Nam cần luôn luôn hiện diện trong mỗi gia đình, kể cả trong những bữa cơm gia đình. Chúng ta càng phải cố gắng giữ thế hệ trẻ hải ngoại cho Việt Nam bởi vì kinh nghiệm của các dân tộc đã cho thấy nước chậm tiến nào muốn vươn lên cũng cần sự tiếp tay của một cộng đồng hải ngoại mạnh.
Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhìn rõ những thành quả đã đạt được để vững tin rằng chúng ta có đầy đủ tư cách và khả năng để thuyết phục và động viên mọi người Việt Nam tham gia cuộc vận động dân chủ và sát cánh với Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.
Đó cũng là bổn phận của chúng ta, bởi vì trên thực tế hiện nay Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đang là khối óc và xương sống của phong trào dân chủ Việt Nam.
Chúng ta vừa là chí hữu vừa là anh em !
Nguyễn Gia Kiểng
(26/11/2023)
Gặp nhau vì đất nước và dân chủ
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và Nghĩa Hội Tự Do Việt Nam trân trọng kính mời các thân hữu tham dự
Bữa ăn trưa văn nghệ và khiêu vũ hàng năm gây quỹ yểm trợ anh em dân chủ trong nước
Chủ Nhật 03/12/2023
từ 12 giờ đến 18 giờ 30
Salle des Fêtes Associatives
Allée Lech Walesa, 77185 Lognes
Cuộc vận động dân chủ dân chủ hóa nước đang đi vào một khúc quanh lịch sử.
Cuộc xâm lăng Ukraine sắp làm chế độ độ độc tài của Putin sụp đổ trong khi Trung Quốc đang khủng hoảng và không còn là một chỗ dựa. Chế độ cộng sản Việt Nam đang bị bắt buộc phải chuyển hướng và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước dân chủ.
Anh em dân chủ trong nước đang đối diện với một tình huống hoàn toàn mới tràn đầy hy vọng nhưng cũng rất nhiều thử thách. Tại hải ngoại, mọi người Việt Nam còn quan tâm tới đất nước đều có nghĩa vụ đồng hành với họ.
Mục đích của cuộc họp mặt này, cũng như mọi năm, là để yểm trợ họ.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mong đợi sự hưởng ứng của các thân hữu.
Đây cũng là dịp cuối năm để chúng ta gặp nhau trong không khí thân mật của một bữa cơm trưa vui vẻ tiếp theo bằng một phần văn nghệ đặc sắc với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tài danh, để trao đổi về tình hình đất nước, thăm hỏi nhau, chúc nhau và chúc đất nước một năm 2024 thắng lợi.
Năm nay chúng ta sẽ thưởng thức tài nghệ của Thanh Phương, Minh Nguyệt, Băng Nhân, Khắc Dũng và Hoài Phương
Sự hiện diện của quý vị là một tình cảm đối với những anh chị em đang chấp nhận gian lao vì tương lai đất nước. Họ đã biểu lộ phẩm giá của dân tộc và rất xứng đáng được dành mọi ưu ái.
Liên lạc : 06 60 07 68 00 & 01 64 80 58 27
hoặc
06 63 21 54 42 & 06 51 77 44 64
Lấy Xa lộ A4 hướng Metz-Nancy
Sortie VAL MAUBUEE CENTRE
giữ tay mặt để vào N104 (direction Pontault Combault)
Lấy Sortie N°13 (direction Lognes)
Tới đèn đỏ, quẹo tay mặt vào Boulevard Courcerin
Khoảng 1 km sau đó, quẹo tay trái vào Allée Lech Walésa
Nghĩa Hội Tự Do Việt Nam
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
kính mời
Năm 2022 Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (Tập Hợp) vừa tròn 40 tuổi. Đây là một khoảng thời gian dài đối với một đời người nhưng với lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc thì đó chỉ là một cơn gió thoảng. 40 năm cũng là dịp để nhìn lại một chặng đường đã đi qua của một tổ chức chính trị có tham vọng thay đổi dòng chảy lịch sử của Việt Nam.
Tập Hợp là một tổ chức chính trị dân chủ với những quan niệm và phương pháp đấu tranh khác hẳn với các tổ chức đã từng xuất hiện trong lịch sử Việt Nam vì thế vẫn còn xa lạ với nhiều người. Từ trước đến nay người Việt chỉ biết đến một cách đấu tranh duy nhất là dùng bạo lực để lật đổ chế độ cũ. Vì thế mà không phải ai cũng nhận ra được những đóng góp của Tập Hợp cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam và không phải ai cũng nhận ra được những thay đổi mà Tập Hợp đã mang lại cho dân tộc Việt Nam.
Ngoài những việc quan trọng mà chúng tôi đã làm được sau 40 năm như đã xây dựng được một tổ chức dân chủ thực sự với một ‘đội ngũ cán bộ nòng cốt’ có kiến thức vững vàng về chính trị và một ‘tư tưởng chính trị’ được cụ thể hóa thành một dự án chính trị với tên gọi Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Đây là một lộ trình tranh đấu thiết lập dân chủ cho Việt Nam, đồng thời cũng là những đề nghị để xây dựng và kiến thiết một đất nước Việt Nam dân chủ trong tương lai. Dự án chính trị này đang được cập nhật và sẽ sớm giới thiệu với đồng bào trong những ngày sắp tới. Tập Hợp cũng đã xây dựng được một đội ngũ thân hữu trên khắp thế giới với mọi thành phần dân tộc cùng chia sẻ một ‘Giấc mơ Việt Nam’.
Chính trị và các hoạt động chính trị là những cố gắng chung để có thành công chung. ‘Giấc mơ Việt Nam’ là của tất cả chúng ta.
Trước khi đi vào trình bày cụ thể những việc mà Tập Hợp đã làm được trong 40 năm qua chúng tôi xin chia sẻ một điều rằng, thay đổi về tư tưởng rất khó để nhận biết, nhất là với đa số quần chúng. Thay đổi tư tưởng thường diễn ra âm thầm và chậm rãi với một quá trình dài chứ không đến ngay một lúc. Thay đổi về vật chất ngược lại rất dễ thấy, một bộ quần áo mới, một chiếc xe mới, một ngôi nhà mới là những thứ mà ai cũng thấy được và chúng thường tạo ấn tượng mạnh. Kiến thức chính trị là một bộ môn khoa học cần rất nhiều cố gắng, nỗ lực và thời gian.
Những việc mà Tập Hợp làm được cho Việt Nam trong 40 năm qua dù âm thầm và không phải ai cũng nhận thấy nhưng về cơ bản Tập Hợp đã thay đổi được tư duy và nhận thức cho đa số người Việt Nam về chính trị và các hoạt động chính trị. Kết quả có thể còn khiêm tốn nhưng đó là những bước tiến lớn trong tâm hồn và trí tuệ của người Việt Nam.
1. Tập Hợp đã thay đổi tư duy bạo lực của người Việt
Lịch sử của Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước gắn liền với bạo lực. Bạo lực gần như là giải pháp duy nhất để giải quyết mọi bất đồng lớn nhỏ trong cuộc sống. Ngay cả những người không có bạo lực cũng tưởng tượng ra bạo lực để tự lừa dối mình và người khác. Những tổ chức kêu gọi bạo lực luôn được ‘hưởng ứng’ hơn là những tổ chức kêu gọi hòa bình và bất bạo động.
Tập Hợp là tổ chức chính trị đầu tiên của người Việt nói không với bạo lực ngay từ khi mới ra đời và cái giá phải trả cho lập trường đó là việc ông Nguyễn Gia Kiểng bị đâm trọng thương trong một lần diễn thuyết tại Hà Lan. Tinh thần bất bạo động của Tập Hợp không chỉ thể hiện bằng hành động mà còn ngay cả trong ngôn ngữ. Với những ý kiến cực đoan hay bạo lực chúng tôi vẫn chọn thái độ tôn trọng và lắng nghe một cách hòa nhã. Chúng tôi không bao giờ tấn công, dù là ngôn ngữ đối với các ý kiến bất đồng. Tinh thần của chúng tôi là ‘không có ý kiến nào là cấm nêu ra và không có chủ đề nào là cấm bàn đến’. Mọi ý kiến đều được lắng nghe và trao đổi với thái độ thẳng thắn và chân tình. Nếu ý kiến quá khác biệt chúng tôi sẽ im lặng.
2. Tập Hợp đã phân tích và chỉ ra những sai lầm và độc hại của văn hóa Khổng giáo
Tác phẩm ‘Tổ quốc Ăn năn’ của ông Nguyễn Gia Kiểng lúc mới ra đời gần như là một cơn ‘động đất’ đối với nhiều người Việt. Lịch sử Việt Nam gắn liền với văn hóa Khổng giáo (Nho giáo). Thứ văn hóa độc hại đó đã được các triều đại phong kiến cổ vũ và áp đặt cho toàn xã hội vì nó đảm bảo cho sự cầm quyền tuyệt đối và vĩnh viễn của các chế độ toàn trị.
Văn hóa Khổng giáo tạo ra một xã hội nô lệ và cam chịu. Nếu ai đó may mắn có cuộc sống tốt đẹp thì đó là nhờ ‘ơn Đảng’ còn nếu bất hạnh thì đó là do số phận. Giai cấp trí thức được mặc định như là công cụ để phục vụ chế độ. Đảng cho sống là được sống, bắt chết là phải chết. Các quyền con người không tồn tại trong xã hội Khổng giáo. Chính trị là lĩnh vực độc quyền của gia cấp thống trị, người dân không có bất cứ tiếng nói gì trong các chế độ theo văn hóa Khổng giáo. Chế độ cộng sản thực chất chỉ là một bản sao cải tiến của các chế độ phong kiến. Họ cũng tôn thờ và bắt người dân tuân theo những luật lệ đã có cách đây…2550 năm. Trung Quốc dựng lên hàng trăm Viện Khổng tử trên khắp thế giới là vì thế.
Văn hóa Khổng giáo dù bị đả kích dữ dội nhưng vẫn còn ăn sâu bám rễ trong tâm hồn không ít người Việt Nam nhất là trong chính trị. Không ít trí thức vẫn hồn nhiên cho rằng chính trị là nhơ bẩn, xấu xa và hoạt động chính trị là phải gian manh, lừa dối…Việc nhiều trí thức Việt Nam ủng hộ Donald Trump trước đây và Putin hiện nay là một ví dụ.
Những khuyết tật của văn hóa Khổng giáo đã bị Tập Hợp phê phán không khoan nhượng. Ban đầu Tập Hợp bị chống đối gay gắt nhưng dần dần mọi người đã hiểu ra và giờ đây đã có nhiều người lên tiếng chỉ trích văn hóa nô lệ và bạo lực của Khổng giáo.
Tác phẩm ‘Tổ Quốc Ăn Năn’ của ông Nguyễn Gia Kiểng đã phê phán không khoan nhượng sự độc hại của văn hóa Khổng giáo.
3. Chủ trương hòa giải dân tộc
Văn hóa Khổng giáo vốn bất dung và tôn thờ bạo lực nên xã hội Khổng giáo luôn tạo ra sự đối kháng và hận thù bất tận. Sự hận thù đã làm lu mờ trí tuệ và đánh thức bản năng gốc trong mỗi con người. Xã hội Việt Nam ngày nay vẫn còn bị ảnh hưởng bởi bạo lực trong các hành vi và cách ứng xử, đó là tàn dư của văn hóa Khổng giáo.
Đảng cộng sản Việt Nam là một phiên bản cải tiến của chế độ phong kiến nên họ xem mọi tiếng nói bất đồng của người dân là đối kháng và cần phải tiêu diệt. Bạo lực, kỳ thị và đàn áp luôn được chính quyền sử dụng một cách tối đa. Việc bỏ tù cụ Lê Tùng Vân (90 tuổi) 5 năm tù vì tội ‘Lợi dụng quyền tự do dân chủ…’ và 4 thành viên Tịnh thất Bồng lai mới đây là một ví dụ.
Không chỉ Đảng cộng sản chủ trương đàn áp và bất khoan dung mà ngay cả một số tổ chức của người Việt, trong cũng như ngoài nước, dù không có phương tiện và bạo lực nhưng cũng có tâm lý dùng bạo lực để chống đối Đảng cộng sản. Tập Hợp chủ trương Hòa giải dân tộc không phải vì muốn 'bắt tay' với Đảng cộng sản mà vì tương lai của dân tộc Việt Nam. Theo chúng tôi, một dân tộc trải qua một cuộc nội chiến kéo dài thì chỉ có một giải pháp là thành thật hòa giải để tiếp tục chung sống, cùng xây dựng một tương lai chung hoặc là chấp nhận đất nước tan vỡ và giải thể. Tất nhiên chúng tôi chọn Hòa giải để cùng nhau chung sống và xây dựng một tương lai chung. Tiến trình Hòa giải đó diễn ra như thế nào, với những điều kiện gì thì chúng tôi đã trình bày rất rõ ràng và đầy đủ trong dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai.
Tinh thần Hòa giải dân tộc của Tập Hợp đã bị chống đối từ khi mới ra đời, không chỉ mỗi Đảng cộng sản mà ngay cả ‘bên thua cuộc’. Không ít ý kiến cho rằng việc Hòa giải với cộng sản là vô ích, là một sự đầu hàng…Rất may là nhờ sự lương thiện, rõ ràng và minh bạch mà tinh thần Hòa giải dân tộc của Tập Hợp đến nay đã được nhiều người đồng tình và chấp nhận.
Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai trình bày rõ ràng và đầy đủ những gì mà Tập Hợp đề nghị cho tiến trình tranh đấu thiết lập dân chủ đa nguyên cũng như việc kiến thiết lại Việt Nam trong tương lai.
4. Tập Hợp là nơi cung cấp kiến thức về chính trị và đề nghị một phương pháp hoạt động chính trị mới
Chính trị và các hoạt động chính trị luôn là một lĩnh vực quan trọng trong mỗi quốc gia. Chính trị là một bộ môn tổng hợp của nhiều bộ môn, là kiến thức tổng hợp của nhiều loại kiến thức. Chính trị rất quan trọng và nó quyết định cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Chính trị rất phức tạp và đòi hỏi nhiều cố gắng học hỏi nghiêm túc. Trí thức chính trị khác hoàn toàn với trí thức khoa bảng, tức là những người có bằng cấp và chuyên môn trong một lãnh vực nào đó.
Một mặc định tai hại về chính trị do ảnh hưởng của văn hóa Khổng giáo đó là những người có bằng cấp thường được đồng hóa với những người trí thức chính trị. Điều đó không đúng. Sai lầm nữa là mặc định cho rằng kiến thức chính trị không cần phải học hỏi. Sai lầm này khiến cho rất nhiều người tham gia vào các hoạt động chính trị mà không có bất cứ sự chuẩn bị nào. Điều này dẫn đến sự thất bại và bế tắc tất yếu cho những người hoạt động chính trị kiểu nhân sĩ đồng thời gây ra cảm giác bi quan và thất vọng cho người dân đối với những người hoạt động chính trị.
Việt Nam đã từng có giai đoạn mà các tổ chức chính trị cũng như các tổ chức ‘xã hội dân sự’ mọc ra như nấm nhưng rồi chỉ sau một thời gian ngắn là tất cả đều tan vỡ và chìm vào quên lãng. Lý do rất giản dị, những người tham gia vào việc thành lập các tổ chức đó đều xuất phát từ sự nhiệt tình nhưng lại thiếu vắng kiến thức về chính trị và ‘văn hóa tổ chức’. Họ đã không nghiên cứu nghiêm túc về cách thức xây dựng và vận hành của một tổ chức.
Trong thời gian qua không những không có các tổ chức chính trị mới được thành lập mà ngay cả các tổ chức cũ cũng đang trên đà tan rã. Các tổ chức xã hội dân sự cũng vậy. Điều đó tốt hay xấu? Theo chúng tôi điều đó là tốt và cần thiết. Rõ ràng là kiến thức về chính trị của người Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới. Không mấy ai còn hưởng ứng hay cổ vũ cho những tổ chức ‘hữu danh vô thực’. Ngay cả các ‘ngôi sao dân chủ’ cũng đang mờ dần. Đấu tranh dân chủ càng ngày càng được nhìn nhận một cách đúng đắn đó là phải mang lại một sự thay đổi thật sự cho Việt Nam chứ không phải những lời lẽ ‘đao to búa lớn’ kiểu ‘thùng rỗng kêu to’.
Đa số người dân Việt Nam đã nhận ra rằng đấu tranh cho dân chủ không phải chỉ nói xấu và phê phán chế độ mà cần hơn cả là phải vạch ra một con đường mới, một giải pháp mới để thay thế cho giải pháp cộng sản đã thất bại hoàn toàn sau gần 80 năm áp dụng và thực thi tại Việt Nam.
Phong trào dân chủ Việt Nam đang có vẻ trầm lắng nhưng đó là một tiến trình bắt buộc để nâng cao chất lượng và chiều sâu cho các hoạt động chính trị của người Việt. Tập Hợp đã đóng góp không nhỏ vào sự thay đổi đó. Chúng tôi đóng góp bằng cách cung cấp kiến thức về chính trị và các hoạt động chính trị một cách khoa học và đầy đủ đến cho mọi người Việt Nam. Từ đó chính người dân Việt Nam sẽ nhận diện được đâu là các hoạt động chính trị nghiêm túc và đâu là các hành động bề nổi, ồn ào nhưng không có chiều sâu.
Tham vọng và mong muốn lớn nhất của Tập Hợp là xây dựng được một tầng lớp trí thức chính trị thật sự cho Việt Nam. Nếu không có tầng lớp trí thức chính trị đó thì mãi mãi Việt Nam không thể có dân chủ.
40 năm trước, từ lúc mới ra đời, với ba lập trường căn bản ‘dân chủ đa nguyên, đấu tranh bất bạo động và tinh thần hòa giải dân tộc’ Tập Hợp đã bị chống đối dữ dội nhưng ngày hôm nay hầu như mọi tổ chức chính trị của người Việt đã chia sẻ và đồng tình với các lập trường đó của chúng tôi. Những tiếng nói phản đối Tập Hợp không còn nhiều. Việc người dân và trí thức Việt Nam hoặc im lặng, hoặc không phản đối Tập Hợp có thể đến từ hai lý do. Một là họ đồng ý với Tập Hợp (im lặng cũng là một cách đồng ý). Hai là họ không có gì để phản bác Tập Hợp. Cả hai trường hợp đều tốt cho phong trào dân chủ Việt Nam cũng như tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Điều mà Tập Hợp chờ đợi ở những người Việt Nam có ưu tư với vận mệnh của đất nước là cần nâng cấp bản thân lên một tầm cao mới. Đó là lên tiếng ủng hộ hoặc tham gia vào một tổ chức chính trị đối lập đứng đắn. Cần đồng thuận với nhau một điều rằng đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh có tổ chức và chỉ trong khuôn khổ của một tổ chức chứ không phải giữa các cá nhân.
Ngoài những điều căn bản nêu ra ở trên Tập Hợp còn đóng góp được nhiều thứ khác nữa cho phong trào dân chủ Việt Nam như sự tôn trọng lẽ phải, đề cao các giá trị đạo đức và lương thiện, tinh thần bao dung và chấp nhận các ý kiến khác biệt, luôn sẵn sàng đối thoại để tìm ra một giải pháp chung mà mọi người đều có thể chấp nhận được…
Tinh thần lạc quan và sự cố gắng không mệt mỏi của anh em Tập Hợp trong 40 năm qua cũng là một việc mà không phải tổ chức nào cũng làm được. Các thành viên của Tập Hợp đã đóng góp cho đất nước một cách bất vụ lợi mà không đòi hỏi bất cứ một ân huệ nào. Sự cống hiến của chúng tôi luôn là một chiều và tự nguyện. Phần thưởng lớn nhất dành cho Tập Hợp sự ủng hộ thầm lặng của rất nhiều người Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại. Các bạn trẻ đến với Tập Hợp ngày càng nhiều và quan trọng nhất là họ đến với Tập Hợp với tất cả tâm hồn và trí tuệ.
Tham vọng và mong muốn lớn nhất của Tập Hợp là xây dựng được một tầng lớp trí thức chính trị thật sự cho Việt Nam. Nếu không có tầng lớp trí thức chính trị đó thì mãi mãi Việt Nam không thể có dân chủ. Trên thực tế chúng tôi đã làm được điều đó. Sau cùng, anh em Tập Hợp rất vui vì đã nhận được sự chia sẻ và đồng thuận về một ‘giấc mơ Việt Nam’ hùng cường và phát triển. Chúng ta hoàn toàn có quyền lạc quan về tương lai tươi sáng của đất nước.
Việt Hoàng
(01/08/2022)
Đông đảo, thân mật và đồng thuận
Hơn 200 thân hữu đã tham gia cuộc họp mặt hàng năm của các thân hữu Tập Hợp Dân chủ Đa Nguyên do Nghĩa Hội Tự Do Việt Nam tổ chức ngày chủ nhật 19/06 vừa qua.
Con số này, dù ít hơn so với các năm trước, là một thành công lớn trong hoàn cảnh đặc biệt của lần này. Một số thân hữu đã ghi danh nhưng cuối cùng cáo lỗi không đến được vì bị nhiễm Covid-19, một số khác không đến được thời tiết quá nóng và cái nóng của Paris đặc biệt khô khan và ngột ngạt. Đã vậy trong cùng ngày lại còn có mấy cuộc trình diễn văn nghệ và khiêu vũ khác trong cộng đồng người Việt tại Paris. Thêm vào đó ngày 19/6 cũng đồng thời là ngày bầu cử Quốc hội vòng chót tại Pháp.
Thành công lớn khác là phần văn nghệ do Thanh Phương đảm nhiệm với sự hợp tác của các nghệ sì tài danh Bá Tùng, Khắc Nhẫn, Minh Nguyệt và hàng chục ca sĩ nghiệp dư nhưng đầy tài năng khác.
Cũng như mọi năm mục tiêu chính của cuộc họp mặt thân hữu là để trao đổi ý kiến và xác nhận quyết tâm ủng hộ dân chủ và yểm trợ cuộc đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam. Số tiền quyên góp được dùng để hỗ trợ anh em dân chủ đang gặp khó khăn trong nước.
Điều đặc biệt lần này là khi ông Nguyễn Gia Kiểng đi từng bàn chào và hỏi thăm mọi người. Khi ông dừng lại nói chuyện thì không ai bày tỏ bất cứ một sự khác biệt quan điểm nào cả với Tập Hợp. Mọi người đều hoàn toàn đồng ý một cách nồng nhiệt. Mọi người đều mong Tập Họp thành công, mọi người đều nghĩ rằng phong trào dân chủ chỉ còn lại hy vọng duy nhất là Tập Hợp.
Một cựu quân nhân nói với ông Kiểng : "Trước đây tôi còn hơi dè dặt với Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên vì thấy không phản ánh 100% lập trường của mình nhưng bây giờ thì tôi hoàn toàn ủng hộ vì chỉ còn giải pháp đó thôi". Về điểm này thì cuộc họp mặt năm nay khác với những cuộc họp mặt trước đây. Không còn khác biệt quan điểm trong các cuộc trao đổi, hầu như tất cả đều có cùng một quan điểm trên mọi vấn đề dù là bối cảnh thế giới, cuộc chiến Ukraine hay khúc quanh lịch sử sắp tới cho Việt Nam.
Buổi họp mặt thân hữu này xác nhận một cảm nghĩ của Tập Hợp từ vài năm nay : khung cảnh chính trị hiện nay rất thuận lợi cho Tập Hợp. Bất cứ ai cũng sẵn sàng ủng hộ. Vấn đề chỉ là chúng ta có đủ nghị lực và quyết tâm không.
Nghĩa Hội Tự Do Việt Nam là "gia đình quốc tế của những người yêu chuộng hòa bình, tự do và dân chủ"
Cũng như mỗi năm, ông Nguyễn Gia Kiểng có một bài dẫn nhập khai mạc (bằng tiếng Pháp vì có nhiều thân hữu Pháp tham dự) mà nội dung hầu như đã tóm tắt những đồng thuận của buổi họp mặt.
Sau lời chào mừng các thân hữu và cảm tạ các bạn trong ban tổ chức, ông Kiểng nói :
"Chúng ta gặp nhau hôm nay sau hai năm gián đoạn không gặp nhau được vì dịch Covid-19, một thảm họa đã khiến trên thế giới 550 triệu người nhiễm bệnh, sáu triệu rưỡi người thiệt mạng và nhiều năm làm việc bị hủy hoại. Thảm họa thiên nhiên chưa từng có trong nhiều thế kỷ này đáng lẽ phải nhắc nhở mọi người về sự mỏng manh của cuộc sống và sự kệch kỡm của những tham vọng thống trị, khiến cả loài người biết chung sống với nhau trong hòa bình, trong tình huynh đệ và với sự khiêm tốn. Tuy vậy, đáng buồn và đáng giận thay, nó chưa chấm dứt thì một thảm kịch khác lại xảy đến : cuộc chiến Ukraine.
Một tên độc tài đã xua quân ào ạt xâm lăng một nước bên cạnh chỉ vì tham vọng vĩ cuồng của hắn. Trong không đầy bốn tháng hàng chục thành phố Ukraine đã bị tàn phá, trên 100.000 nghìn người, trong đó một phần lớn là thường dân đã bị giết. Cuộc chiến man rợ vô lý này vẫn còn đang tiếp tục. Không ai biết chừng nào nó mới chấm dứt, dù mọi người đều có đủ lý do để tin chắc rằng cuộc xâm lăng của Putin đã thất bại. (…) Người Ukraine không hề tấn công hay khiêu khích ai, họ chỉ tự vệ và bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của họ. Họ đã chiến đấu dũng cảm và kiên trì và đã đánh bại cuộc xâm lược của Putin. Cuộc chiến đấu tự vệ của họ cũng đồng thời là cuộc chiến đấu để bảo vệ công pháp quốc tế và các giá trị nền tảng của thế giới văn minh".
Ông Kiểng cũng nhắc lại : Nghĩa Hội Tự Do Việt Nam (Vietnam Libertés), tổ chức của các thân hữu Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là "gia đình quốc tế của những người yêu chuộng hòa bình, tự do và dân chủ" với một trong những mục tiêu chính là hỗ trợ những người đang đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam, trong đó những người cần được quan tâm nhất là hàng trăm người đang bị hành hạ trong các nhà tù sau những phiên tòa dàn dựng lố bịch chỉ vì đã phát biểu những điều không vừa ý chế độ độc tài toàn trị. Ông Kiểng nhấn mạnh : "Ủng hộ họ chỉ là ủng hộ những giá trị nền tảng của cuộc sống và những quyền con người căn bản đã được cả thế giới nhìn nhận".
Một nhân chứng của chính sách đàn áp những tiếng nói dân chủ ôn hòa đã xuất hiện trên diễn đàn bên cạnh ông Kiểng là bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một bác sĩ trẻ đồng thời cũng là một thạc sĩ quản trị và giám đốc một công ty dược phẩm đã từng bị ở tù 5 năm và đang sống tại Pháp từ vài năm nay. Ông Sơn tuyên bố ông đã thức tỉnh và tham gia cuộc đấu tranh cho dân chủ sau khi đọc cuốn Tổ Quốc Ăn Năm và tiếp xúc với ông Kiểng, ông không hề tiếc đã vì thế mà mắc nạn. Cả phòng họp đã nhiệt liệt hoan hô.
Buổi họp mật thân hữu đã kéo dài 7 giờ và kết thúc trong tình thân mật lúc 19 giờ.
Nguyễn Văn Huy
(19/06/2022)
Có một câu hỏi mà một số người thường thắc mắc là vì sao Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (Tập Hợp) đã ra đời và hoạt động 40 năm rồi mà vẫn chưa được nhiều người biết đến ? Nên chăng Tập Hợp cần xem xét lại đường lối của tổ chức mình ?... Đây là một sự thật và chúng tôi biết rõ điều đó. Câu hỏi chúng tôi có muốn được nhiều người Việt Nam biết đến và ủng hộ hay không thì câu trả lời là có. Bất cứ một tổ chức chính trị nào cũng cần đến lá phiếu của người dân để trở thành đảng cầm quyền và để thay đổi xã hội theo những đề nghị đã đưa ra trước đó.
Tập Hợp ra đời cách đây 40 năm và chúng tôi đã hoạt động công khai từ đó đến giờ. Tư tưởng, đường lối và những đề nghị của chúng tôi luôn rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi gần như không giấu diếm hay có bất cứ âm mưu mờ ám nào. Tất cả những ai quan tâm và muốn tìm hiểu về Tập Hợp đều có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin trên mạng hoặc tiếp xúc trực tiếp với chúng tôi. Cánh cửa của Tập Hợp luôn rộng mở và chào đón tất cả mọi người.
Tập Hợp đã ra đời và hoạt động công khai suốt 40 năm qua. Tư tưởng, đường lối và những đề nghị của chúng tôi luôn rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi gần như không giấu diếm hay có bất cứ âm mưu mờ ám nào.
Khi chúng tôi nói rằng Tập Hợp chưa đến được với đa số người dân là chuyện bình thường thì có người sẽ không hiểu vì sao. Thật ra lý do cũng giản dị, cuộc cách mạng mà Tập Hợp đang tranh đấu là một cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa. Đây là cuộc cách mạng ‘từ trên xuống’ chứ không phải ‘từ dưới lên’ như cuộc cách mạng cộng sản năm 1945. Nó khác hoàn toàn với các cuộc cách mạng bạo lực và lật đổ như trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.
Vì là cuộc cách mạng về văn hóa và tư tưởng nên đối tượng mà chúng tôi muốn thuyết phục đầu tiên đó là tầng lớp trí thức Việt Nam. Lý do: Trí thức luôn là tâm hồn, trí tuệ và tiếng nói của dân tộc. Thuyết phục được tầng lớp trí thức thì sẽ thuyết phục được quần chúng.
Vấn đề và nút thắt khiến Tập Hợp không phát triển nhanh và không được nhiều người biết đến là nằm ở tầng lớp trí thức. Nhiều người trong họ biết đến Tập Hợp. Có những người đã ủng hộ hoặc tham gia Tập Hợp như cố giáo sư Đặng Phong hay các ông Nguyễn Thanh Giang, Phạm Quế Dương và những người từng hợp tác với Tập Hợp để làm báo Tổ Quốc. Có những người biết và hiểu rõ Tập Hợp nhưng họ không lên tiếng mà âm thầm đóng góp và tạo ra sự thay đổi theo cách của họ. Theo chúng tôi thì những người như vậy là khá đông. Cũng có những người biết đến Tập Hợp nhưng họ không ủng hộ và chia sẻ với tư tưởng của Tập Hợp. Điều này là rất bình thường trong một xã hội dân chủ. Tập Hợp chỉ là một khuynh hướng chính trị trong xã hội Việt Nam. Không thể và không nên có chuyện ‘đồng phục tư tưởng’ trong một đất nước có 100 triệu dân và nhiều sắc tộc khác nhau.
Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rất rõ việc thay đổi tư duy và văn hóa của một dân tộc bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa Khổng Giáo là rất khó khăn. Không chỉ mỗi Việt Nam là bị ảnh hưởng của Khổng Giáo mà gần như cả Châu Á đều như vậy. Trung Quốc là một ví dụ. Dù là cường quốc thứ hai trên thế giới với 1,4 tỉ dân và 5000 năm lịch sử nhưng Trung Quốc vẫn chưa có một nhà tư tưởng chính trị nào. Sự thiếu vắng đó được Đảng cộng sản Trung Quốc bù đắp bằng tư tưởng của Khổng Tử, người đã sống cách đây 2550 năm. Hàng trăm Viện Khổng Tử được dựng lên trên khắp Trung Quốc và thế giới là một minh chứng cho sự thiếu hụt tư tưởng đó. Nhật Bản may mắn vì có một nhà tư tưởng lớn là Fukuzawa Yukichi với tác phẩm ‘Khuyến học’. Nước Nga, một nước lớn ở Châu Âu cũng vì thiếu vắng các nhà tư tưởng chính trị nên mới sinh ra các nhà độc tài như Putin, người đang dẫn dắt nước Nga lao vào cuộc chiến tự hủy diệt với Ukraine. Châu Phi thì quá rõ, sở dĩ châu lục này luôn chìm đắm trong lạc hậu, chiến tranh và nghèo đói vì họ không có các nhà tư tưởng và văn hóa lớn.
Hàng trăm Viện Khổng Tử được dựng lên trên khắp Trung Quốc và thế giới là một minh chứng cho sự thiếu hụt tư tưởng chính trị. (Ảnh: Khai trương Viện Khổng Tử tại trường Đại học Hà Nội hôm 27/12/2014).
Việc thuyết phục trí thức và người dân thay đổi tư duy và văn hóa chính trị là rất khó khăn vì tư tưởng là sự trừu tượng. Nó không sờ, không chạm, không nếm và không ăn được. Nó chỉ có thể có nơi những con người có tâm hồn mạnh mẽ, tự do và phóng khoáng. Nó chỉ được hình thành bởi nền giáo dục khai phóng và dẫn dắt bởi những nhà tư tưởng chính trị. Mặc dù tư tưởng là trừu tượng nhưng nó lại quyết định cho mọi hành động của mỗi người trong chúng ta. Ví dụ những người chỉ thích làm, thích ‘hành động’ mà không thích suy nghĩ thường không có kết quả tốt, kể cả những người hoạt động thuần túy tay chân. Cũng có những người suy nghĩ trước khi làm nhưng vẫn không có kết quả vì tư duy của họ sai. Hời hợt là bản chất của người Việt và trí thức không phải là ngoại lệ.
Việt Nam tụt hậu rất xa so với thế giới, đó là sự thật hiển nhiên. Chúng ta chưa từng có bất cứ một tác phẩm hay công trình gì mang tầm quốc tế. Dù vậy chúng ta không có gì phải mặc cảm hay xấu hổ, vấn đề là cần học hỏi và cập nhật trí tuệ của nhân loại để vươn lên thay vì tự ti chấp nhận số phận thua thiệt đó. Nhiều dân tộc đã thay đổi hoàn toàn số phận của mình chỉ sau vài thập kỷ như Hàn Quốc hay Đài Loan. Muốn làm được như họ thì chúng ta cần làm một cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa trước đã. Xin nhắc lại nếu không có một cuộc cách mạng văn hóa và tư tưởng đi trước để dẫn đường cho một cuộc cách mạng thì chỉ có các cuộc cách mạng đường phố, từ dưới lên như các nước Ả Rập. Kết quả là chỉ có thể thay thế một chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác.
Tập Hợp muốn chia sẻ cùng 100 triệu người dân Việt Nam một ‘Giấc mơ Việt Nam’.
Một cuộc cách mạng về tư tưởng văn hóa có thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tầng lớp trí thức. Tuy nhiên di sản lịch sử của Việt Nam đã nhào nặn nên một tầng lớp trí thức công cụ và phục tùng thay vì một tầng lớp trí thức dấn thân và cống hiến. Một vài tấm gương cá biệt không đại diện cho tầng lớp trí thức Việt Nam. Việc Tập Hợp muốn thay đổi tư duy và văn hóa chính trị cho trí thức rất khó khăn vì nó quá mới mẻ và xa lạ. Phải có thời gian. Không thể khác được.
Có những thân hữu đã bày tỏ sự lo âu cho tương lai của Tập Hợp và đất nước vì cuộc đấu tranh đã kéo dài quá lâu. Điều này có thể khiến cho mọi người chán nản và thất vọng. Ông Nguyễn Gia Kiểng, linh hồn của Tập Hợp cũng đã lớn tuổi… Chúng tôi biết rõ những điều đó nhưng không hề thất vọng hay bi quan. Chúng tôi ý thức rõ việc mình làm và con đường mình đang đi. Một số vị tiền bối của Tập Hợp đã ra đi trước lúc đất nước có dân chủ nhưng họ và con cháu họ hoàn toàn có thể tự hào vì họ đã sống một cuộc đời xứng đáng và có ý nghĩa. Họ đã cống hiến và dấn thân cho một lý tưởng đẹp, vì tương lai của đất nước và dân tộc mình.
Chúng tôi không thể biết chính xác khi nào con đường mình đi mới đến đích. Chúng tôi chỉ biết cố gắng làm tất cả những gì mà chúng tôi tin là đúng, là cần thiết cho đất nước với một nỗ lực và quyết tâm cao nhất. Chúng tôi tin rằng những gì đúng sớm muộn cũng sẽ được chấp nhận. Đất nước và dân tộc cần có một tương lai khác, tốt đẹp và nhân văn hơn hiện tại. Cũng vì mong ước đó mà Tập Hợp không bao giờ kêu gọi hận thù, chia rẽ, bạo lực và đập phá mà luôn kêu gọi hòa giải, đoàn kết, bao dung và xây dựng. Nếu được trí thức và người dân Việt Nam ủng hộ và chấp nhận, Tập Hợp sẽ cố gắng để Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ và tự do trọn vẹn theo đúng tinh thần của bản Tuyên ngôn Phổ cập về Quyền con người của Liên Hợp Quốc.
Việt Hoàng
(16/6/2022)
Sau khi website Thông Luận đăng bài "Bế tắc tư tưởng và đường lối trước đại hội 13" thì một độc giả gửi cho chúng tôi bài viết "Nguy cơ và giải pháp cứu nguy cho Đảng" đăng trên Dân Làm Báo và Boxitvn.net trích đăng lại. Nhận thấy tài liệu này rất thú vị nhưng có vài điểm cần thảo luận để rộng đường dư luận.
Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đang lần lượt tiễn đưa những đồng đảng cũ qua đời, tương lai nào cho những người còn sống ? Ảnh minh họa đám tang tướng Đồng Sỹ Nguyên ngày 10/04/2019
Trước hết đây không phải là một bài báo mà là một tập tài liệu vì rất dài (41 trang). Tác giả ẩn danh cho biết tài liệu này đang được lưu truyền trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam và được chia sẻ bởi một đảng viên về hưu. Theo nhận định của chúng tôi thì tài liệu này không phải do một người viết mà là của một nhóm người. Tài liệu được tổng hợp rất công phu và đầy đủ, từ tình hình thế giới đến hiện tình Việt Nam, trong nội bộ đảng cũng như ngoài xã hội.
Tài liệu này có lẽ không dành cho các đảng viên cấp thấp mà phải từ trung, cao cấp trở nên vì nội dung rất rộng lớn và bao trùm lên mọi lĩnh vực nhất là về tư tưởng và đường lối của đảng cộng sản. Nhóm tác giả không "rào trước đón sau", không vuốt ve chính quyền mà đi thẳng vào vấn đề. Tài liệu có hai phần, phần một là "nguy cơ và những vấn nạn nổi cộm" và phần hai là "giải pháp cứu nguy".
Trong phần một, tài liệu đã tổng hợp các nguy cơ đến từ nội tại của đảng, sau đó là của quốc tế và Trung Quốc. Về phần này thì chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các nhận định và phân tích của tác giả. Các nguồn trích dẫn rất đầy đủ và khả tín mà ngay cả Hội đồng lý luận trung ương và Viện nghiên cứu chiến lược của Bộ ngoại giao chưa chắc đã làm được.
Phần hai của tài liệu rất thú vị và cần thảo luận. Giải pháp đề nghị thay đổi Việt Nam theo các bước :
1. Hủy bỏ Hiến pháp hiện hành, giải tán Quốc hội, tách đảng cộng sản ra khỏi chính phủ.
2. Thành lập chính phủ lâm thời trong hai năm. Chính phủ lâm thời sẽ soạn thảo Hiến pháp mới. Tổ chức trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới.
3. Ký sắc lệnh về "Hòa hợp và Hòa giải dân tộc", tôn trọng mọi hoạt động của xã hội dân sự và các kết hợp tự do của người dân trên mọi lãnh vực.
4. Ấn định ngày tổng tuyển cử tự do trên toàn quốc để người dân bầu ra các đại biểu quốc hội và thủ tướng chính phủ theo Hiến pháp mới.
5. Chính phủ lâm thời bàn giao quyền lực cho chính quyền mới.
6. Đảng cộng sản Việt Nam sẽ hoạt động bình đẳng như các đảng phái khác.
Quá trình dân chủ hóa đất nước theo kịch bản này là rất cần thiết và tốt đẹp cho đất nước vì quyền lực được chuyển giao trong hòa bình và trật tự, không có đổ vỡ, đập phá hay đổ máu. Đây cũng là lộ trình mong muốn của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên trong Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Tuy nhiên, vì lý do gì đó, tác giả đã không đề cập đến vai trò của đối lập dân chủ Việt Nam. Giải pháp đề nghị là "đảng tự dân chủ hóa một mình", đây là điều không khả thi. Nếu tự thay đổi được thì đảng cộng sản đã thay đổi từ lâu chứ không chờ đến bây giờ. Đảng cộng sản Việt Nam không thể tự dân chủ hóa một mình.
Nếu đảng cộng sản chỉ muốn thay "bình mới" nhưng "rượu cũ" hay chuyển hóa về chế độ dân chủ giả hiệu kiểu như nước Nga của Putin thì sẽ không giải quyết được vấn đề gì và đây có lẽ không phải là mong muốn của tác giả. Việc đặt hy vọng vào ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc cũng rất khiên cưỡng. Những người đó không có khả năng để làm những việc như tác giả đề nghị. Cụm từ "Hòa hợp và Hòa giải Dân tộc" cũng sai và không có ý nghĩa. Chính xác phải là "Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc". Phải "Hòa giải" trước sau đó mới có thể "hợp tác với nhau" (Hòa hợp).
Không rõ tài liệu này lưu truyền trong nội bộ cho những ai nhưng khả năng cao là nhắm vào thành phần cấp tiến và dân chủ trong đảng. Tài liệu này cho thấy trong nội bộ đảng có những thành phần đảng viên cao cấp hiểu và nhận thức được rất rõ tình hình, thực tại thế giới và Việt Nam. Họ đang muốn thay đổi. Tài liệu này có thể nhằm mục đích thăm dò và đề nghị một giải pháp mới, khác với những thay đổi vụn vặt đã thất bại trong thời gian qua của đảng cộng sản. Sự thật đúng là chỉ có thành phần tiến bộ trong đảng, là những người có tinh thần dân chủ, có trách nhiệm với bản thân và đất nước mới có ý muốn thay đổi chứ đa phần là "ngậm miệng ăn tiền", "mũ ni che tai". Thành phần cấp tiến trong đảng này phải kết hợp lại với nhau thành một lực lượng hùng mạnh để không bị phe bảo thủ trong đảng tiêu diệt và trấn áp.
Tương quan lực lượng là rất quan trọng, phe bảo thủ rất yếu chứ không mạnh, chỉ cần phe cấp tiến có bản lĩnh và quyết tâm là có thể tạo được lực lượng và áp đặt sự thay đổi. Khi lực lượng cấp tiến trong đảng chiếm được ưu thế thì việc tiếp theo là phải "đối thoại" với các tổ chức đối lập dân chủ Việt Nam để hình thành một liên minh dân chủ. Việc dựng các nhân sĩ làm đối lập dân chủ cuội sẽ nhanh chóng bế tắc và gây ra hỗn loạn vì các nhân sĩ không có tư tưởng chính trị và kiến thức chính trị. Họ không biết phải làm gì. Phe cấp tiến chỉ có thể thành công nếu thực lòng dân chủ hóa đất nước và trên tinh thần đó họ biết phải đối thoại với tổ chức dân chủ đối lập nào.
Vì sao chúng tôi khẳng định là Đảng cộng sản Việt Nam không thể dân chủ hóa một mình ? Lý do giản dị là họ đã không còn bất cứ đồng thuận hay lý tưởng chung nào cả. Sợi dây liên kết giữa họ chỉ còn lại mỗi đồng tiền mà đồng tiền thì luôn luôn gây chia rẽ thay vì đoàn kết. Phe cấp tiến trong đảng cũng không thể tự mình dân chủ hóa đất nước mà không kết hợp với một tổ chức dân chủ đối lập đứng đắn vì di sản của Đảng cộng sản Việt Nam để lại vô cùng kinh khủng. Không có bất cứ đảng viên nào có đủ uy tín để làm điều đó. Các đảng viên cao cấp ít nhiều đều bị quần chúng nhìn nhận như là thủ phạm hoặc đồng lõa tiếp tay cho đảng cộng sản. Sự thù ghét và căm phẫn chế độ cộng sản của người dân, nhất là dân oan thế nào thì chắc các đảng viên cộng sản đều biết. Hơn nữa một chính phủ mới (hoặc chính phủ lâm thời) chỉ do phe cấp tiến trong đảng lãnh đạo sẽ tạo ra một tình trạng nguy hiểm cho chính các đảng viên cộng sản. Chính phủ đó phải dân túy, và cách mị dân dễ nhất, được lòng dân nhất là trừng phạt càng nặng, càng nhiều các cựu đảng viên cộng sản càng tốt.
Theo chúng tôi thì chỉ có một liên minh dân chủ mới có thể dân chủ hóa được đất nước theo kịch bản hòa bình mà tác giả đề nghị. Phe cấp tiến trong đảng và một tổ chức dân chủ đối lập đứng đắn sẽ là nòng cốt cho liên minh đó. Quá trình này cần sự góp tay, góp sức của mọi người dân. Công việc rất nhiều và ai phù hợp với công việc gì sẽ làm công việc đó. Phải có sự đồng thuận của toàn dân hoặc đa số người dân thì mọi sự thay đổi mới diễn ra một cách êm thắm và trật tự trong hòa bình.
Như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên nhận định, một "trật tự dân chủ mới" đang hình thành trên thế giới sau khi hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc rút lui và co cụm lại. Một liên minh dân chủ sẽ hình thành và làn sóng dân chủ lần thứ Tư sẽ tràn tới và quét đi các chế độ độc tài còn sót lại trên thế giới. Nếu các lực lượng dân chủ Việt Nam, trong cũng như ngoài đảng không nỗ lực, quyết tâm và kết hợp lại với nhau để đánh bại thành phần thủ cựu trong đảng nhằm dân chủ hóa đất nước thì Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ. Xem cách làm ăn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thời gian qua là có thể nhận diện được mối nguy nhãn tiền đó.
Lộ trình dân chủ Việt Nam của nhóm tác giả trên là hoàn toàn hợp lý tuy nhiên không thể thiếu được vai trò của đối lập dân chủ Việt Nam. Việc hình thành một lực lượng dân chủ trong đảng là cần thiết và lực lượng đó phải đủ mạnh để không bị trấn áp. Mọi yếu tố khách quan lẫn chủ quan đều đứng về phía những người dân chủ Việt Nam. Chúng ta chỉ còn thiếu quyết tâm và một kết hợp cần có.
Tập Hợp sẵn sàng hợp tác với các lực lượng cấp tiến trong đảng để cùng hình thành một liên minh dân chủ vì Tập Hợp là một lực lượng dân chủ, mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là dân chủ hóa đất nước. Mọi tổ chức hay lực lượng dân chủ đều là đồng minh của chúng tôi. Chúng tôi cũng không có ý định "dân chủ hóa đất nước một mình". Chúng tôi cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi người Việt Nam. Với chúng tôi "chính trị là việc chung", là "những cố gắng chung để có thành công chung".
Dù tác giả tập tài liệu trên vẫn chưa đề cập đến vai trò không thể thiếu của đối lập dân chủ Việt Nam nhưng chúng tôi ghi nhận nỗ lực và sự dũng cảm của họ trong việc tìm kiếm một lối thoát cho dân tộc và cho chính họ. Đảng cộng sản không thể có tương lai nhưng những người cộng sản thì hoàn toàn có tương lai trong một thể chế dân chủ hậu cộng sản. Nếu Tập Hợp có mặt trong liên minh dân chủ sắp tới thì chúng tôi sẽ cố gắng và nỗ lực tối đa để không một giọt máu nào, của bất cứ một người Việt Nam nào, phải đổ xuống.
Việt Hoàng
(30/06/2020)
Chính trị và các hoạt động chính trị chưa bao giờ là lĩnh vực và công việc dễ dàng. Nó là kiến thức tổng hợp của mọi kiến thức, là chuyên môn tổng hợp của mọi chuyên môn. Có nhiều ngộ nhận về chính trị như đấu tranh cá nhân cũng là đấu tranh chính trị, có thể tranh đấu và giành thắng lợi mà không cần tổ chức, không cần tư tưởng và thậm chí không cần cả một đội ngũ nhân sự. Có người còn cho rằng xây dựng một tổ chức chính trị không khó, chỉ cần thời cơ là có thể xây dựng được…
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (Tập Hợp) là tổ chức luôn phản đối lối đấu tranh nhân sĩ, vì sao ? Lý do : Lối tranh đấu đó sẽ không bao giờ thành công dù sự hy sinh rất lớn. Chúng tôi không hề ghét hay ganh tị gì với những nhân sĩ mà ngược lại, vì rất trân quí họ nên mới phải lên tiếng. Các nhân sĩ là thành phần hiếm hoi và ưu tú của đất nước. Họ có hiểu biết, dũng cảm và vì đại nghĩa. Họ cần được phân tích, cảnh báo và hướng dẫn để sự hy sinh của họ không uổng phí. Tất nhiên chọn lựa cuối cùng là chính bản thân mỗi người chứ không phải ai khác.
Tôi xin mượn lời chia sẻ của bạn Đỗ Cao Cường, một người bảo vệ môi trường để gửi đến những bạn trẻ có ý định dấn thân cho chính trị :
"Khi một người Hồng Kông đứng lên, cả triệu người Hồng Kông che chắn, nhưng khi một người Việt Nam đứng lên, họ phải xác định không gia đình, không sự nghiệp, không bạn bè. Đôi khi, một mình họ chống lại cả thế giới này".
Tổ chức chính là chỗ dựa cho những người tranh đấu.
Đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh có tổ chức và giữa các tổ chức chính trị với nhau.
Chính trị không bao giờ là trò chơi. Nó đòi hỏi một quyết tâm cao với một lý tưởng quảng đại, lòng dũng cảm và một kiến thức chính trị nhất định. Rất nhiều người Việt Nam ưu tú đang ở trong chốn lao tù, dù họ chỉ nói lên tiếng nói của sự thật và lương tâm. Các cá nhân không bao giờ là đối thủ của chính quyền, dù vậy chính quyền vẫn bắt bớ và đàn áp nhằm mục đích răn đe người khác. Tôi xin nhắc lại, những nhân sĩ mà chúng tôi nói đến là những người có ý định tranh đấu nghiêm túc chứ không phải những người lên tiếng vì lương tâm (1).
Hiện tại có rất nhiều người lên tiếng phản đối chế độ cộng sản nhưng họ không có tham vọng chính trị, không định trở thành người hoạt động chính trị chuyên nghiệp vì thế, họ thấy cái gì hay, cái gì đúng, cái gì cần làm thì họ làm. Họ không cần đến một lộ trình hay một "giải pháp" nào dài hơi. Mong ước của họ là chế độ cộng sản bị đào thải và chỉ thế thôi. Cái gì sẽ đến sau chế độ cộng sản họ chưa nghĩ tới và chưa quan tâm.
Tập Hợp là một tổ chức chính trị nghiêm túc, mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là dân chủ hóa đất nước. Đánh bại đảng cộng sản chỉ là một công việc trên hành trình dân chủ hóa đất nước. Chúng tôi khác với các nhân sĩ là điều đương nhiên. Việc chỉ trích lối đấu tranh nhân sĩ cũng vì chúng tôi nhìn thấy sự bế tắc của phương pháp đó. Các nhân sĩ có bao giờ tự hỏi vì sao Đảng cộng sản chiến thắng và cầm quyền được đến bây giờ dù họ làm hết sai lầm này đến sai lầm khác ?
Sự thực là : "Dù chúng ta nghĩ gì về đảng cộng sản, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng họ là trường hợp đầu tiên mà người Việt Nam đã kết hợp được với nhau trong một tổ chức lớn với một dự án thay đổi xã hội và đã thành công, dù rằng nền tảng kết hợp của họ là một chủ nghĩa mị dân" (2).
Năm 1945, Đảng cộng sản đã chiến thắng và giành được chính quyền chỉ với khoảng 2.000 đảng viên vì họ là tổ chức duy nhất có một "dự án chính trị" và một "đội ngũ chính trị". Đến giờ thì ai cũng biết là dự án cộng sản theo tư tưởng Mác-Lênin là sai và tầm bậy nhưng để chiến thắng được Đảng cộng sản thì phong trào dân chủ đối lập cũng phải có một dự án chính trị và một đội ngũ nhân sự mới để thay thế. Không có con đường nào khác.
Chính trị là một lĩnh vực đặc biệt bao trùm lên mọi mặt của xã hội. Chính trị chưa bao giờ là dễ dàng. Từ khi loài người hình thành nên các cộng đồng thì tranh luận về chính trị đã bắt đầu và suốt hàng ngàn năm qua vẫn chưa ngã ngũ và sẽ không bao giờ ngã ngũ. Dù thế, một dân tộc, muốn không rơi vào vực thẳm của đói nghèo và chiến tranh thì phải có những nghiên cứu và tìm hiểu nghiêm túc về chính trị. Đây là một công việc khó khăn và phức tạp mà chỉ một thành phần thiểu số mới có khả năng tiếp thu và sau đó truyền đạt lại cho đại chúng.
Nếu trí thức Việt Nam có tri thức và trí tuệ thì dân tộc ta đã không mắc vào cái họa cộng sản. Tất nhiên không chỉ mỗi Việt Nam bị cái họa đó mà nhiều quốc gia khác, "văn minh" hơn chúng ta cũng bị họa cộng sản. Điều đáng nói là hầu hết các dân tộc đã trút bỏ được cái họa đó nhưng đất nước ta thì chưa. Người dân Việt Nam không có lỗi mà trí thức Việt Nam mới là người có lỗi vì trí thức luôn là trí tuệ, tâm hồn và tiếng nói của mỗi dân tộc.
Nguyên nhân khiến trí thức Việt Nam không làm tròn bổn phận ‘hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng" đến từ di sản lịch sử và văn hóa Khổng giáo. Những điều này Tập Hợp, đặc biệt là ông Nguyễn Gia Kiểng đã phân tích rất đầy đủ trong cuốn "Tổ Quốc Ăn Năn" và trong nhiều bài viết của mình.
Có ý kiến cho rằng Tập Hợp chưa thuyết phục được người dân Việt Nam vì dự án chính trị dân chủ đa nguyên của chúng tôi chưa hay hoặc khả năng "quảng bá sản phẩm" của chúng tôi còn kém… Điều này không hoàn toàn đúng. Chính trị chưa bao giờ là một mặt hàng như một loại hàng hóa nào đó. Chính trị phức tạp, rộng lớn và cao cả hơn rất nhiều. Chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến người dân trên mọi lãnh vực nhưng lại không sờ mó, kiểm tra ngay lập tức được như hàng hóa.
Chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến người dân trên mọi lãnh vực nhưng lại không sờ mó, kiểm tra ngay lập tức được như hàng hóa.
Nếu chính trị mà giản dị như một loại hàng hóa thì Đảng cộng sản đã vứt bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và chi tiền sang các nước dân chủ mua về hệ thống chính trị văn minh của họ để dùng từ lâu. Như vậy vừa được cầm quyền suốt đời, vừa không bị dân chửi, vừa phát triển đất nước. Tất nhiên là không có chuyện đó vì chính trị là văn hóa, thói quen, cách tư duy và lối hành xử của cả dân tộc, được hình thành suốt chiều dài lịch sử. Muốn thay đổi tư duy chính trị của người Việt cho phù hợp với thế giới văn minh thì phải thay đổi văn hóa của cả dân tộc, chính vì thế mà cuộc cách mạng dân chủ lần này khó khăn và lâu dài.
Nếu nhìn vào số lượng bấm like (thích) các bài viết của Tập Hợp hay số người lên tiếng ủng hộ công khai cho Tập Hợp thì có người cho rằng chúng tôi thất bại vì không nhận được sự ủng hộ của người dân. Điều đó chưa hẳn đã đúng. Chính trị luôn là quan tâm của một thiểu số nhỏ ưu tú trong mỗi quốc gia. Chính trị phức tạp, phải suy tư, thao thức, trăn trở và động não nên không phải là mối quân tâm và ưu tư thường trực của quần chúng. Lấy ví dụ, các ca sĩ hay các diễn viên hài rất được ủng hộ, fan của họ rất đông. Diễn viên hài Việt Hương có 1,9 triệu người theo dõi. Vlogger An Nguy có 3,4 triệu fan… Nhưng họ có thay thế cho các tổ chức chính trị được không ? Tất nhiên là không. Họ được vỗ tay vì mang lại niềm vui, tiếng cười dễ dãi cho mọi người trong khi chính trị mang lại sự nhức nhối, suy tư mà không phải ai cũng hiểu. Chính trị không phải là một trò chơi hay một sô diễn (game show) cho nên không thể có nhiều tiếng vỗ tay. Các tỉ phú đôla cũng thế, dù giàu có cỡ nào thì họ cũng không thể thay thế cho các chính đảng trừ khi họ tham gia vào chính trường.
Chính trị không phải là một trò chơi hay một sô diễn (game show) cho nên không thể có nhiều tiếng vỗ tay.
Trong danh sách bạn bè của tôi có nhiều người là nhân sĩ tên tuổi, nhiều người là trí thức nổi danh. Họ chẳng bao giờ bấm like hoặc bình luận về các bài viết của tôi nhưng họ vẫn âm thầm theo dõi. Họ im lặng và tôi cho rằng sự im lặng này đồng nghĩ với "đồng ý". Nhiều bài viết của tôi rất thẳng thắn và động chạm đến nhiều người. Nếu không đồng ý thì họ đã hủy kết bạn từ lâu. Họ hiểu những điều tôi viết và họ tin là đúng, là hợp lý nhưng vì cẩn thận hoặc còn phân vân nên họ chỉ theo dõi và chờ đợi. Họ bị ràng buộc vì nhiều lý do như công việc, sự nghiệp, gia đình…nên chỉ quan sát và theo dõi chứ chưa dám lên tiếng ủng hộ công khai. Tôi tin rằng vào giờ G, khi lịch sử sang trang, Tập Hợp sẽ nhận được sự ủng hộ cần thiết của trí thức và người dân Việt Nam.
Còn các trí thức và đảng viên Đảng cộng sản thì sao? Họ có ủng hộ Tập Hợp không? Theo tôi thì họ hiểu rõ bản chất của chế độ này hơn ai hết. Họ cũng dằn vặt khi phải sống trái với lương tâm của mình. Một giáo viên ở Hòa Bình nói trước tòa rằng: "Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật". Một xã hội đảo lộn hoàn toàn mọi giá trị. Muốn làm người tử tế trong xã hội và chế độ này cũng không dễ. Tất cả phải dối trá và sống hai, ba mặt. Những người muốn làm lãnh đạo phải "thượng đội, hạ đạp" nên "trên ghét, dưới khinh" chứ cũng không sung sướng gì. Nếu được chọn lựa giữa chế độ hiện nay với một chế độ dân chủ, một chế độ mà họ được tôn trọng và đối xử công bằng thì chúng tôi tin họ sẽ chọn chế độ dân chủ. "Cơm áo gạo tiền" và cuộc sống mưu sinh khiến họ không thể lên tiếng ủng hộ cho một tổ chức như Tập Hợp được dù họ biết là hay, là tốt và điều đó không có gì là ngạc nhiên.
Do di sản lịch sử nhất là cuộc chiến quốc-cộng (1945-1975) vừa qua mà lòng người Việt Nam ly tán. Hiếm có một cá nhân hay tổ chức nào mà không bị phản đối. Trong tương lai, một chính phủ dân chủ, dù có làm tốt đến đâu cũng sẽ vấp phải sự chỉ trích của dân chúng. Chúng tôi hiểu, đã là người của công chúng hay làm chính trị là phải chấp nhận sự phán xét và chỉ trích của người dân. Chúng tôi lắng nghe các ý kiến phê phán một cách cầu thị và nghiêm túc. Chúng tôi nhận thấy rằng những lời chỉ trích dành cho Tập Hợp tương đối ít mà kỳ vọng, mong muốn vào Tập Hợp thì khá nhiều. Thời gian gần 40 năm quan đã chứng minh cho sự đứng đắn, viễn kiến, lương thiện và bao dung của Tập Hợp. Chúng tôi sẽ cố gắng cùng với toàn thể nhân dân Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, kỷ nguyên của tự do, dân chủ và thịnh vượng.
Việt Hoàng
(30/05/2020)
---------------------
1. Đấu tranh chính trị là gì ? (Việt Hoàng)
2. Nhìn lại một thử nghiệm thất bại (Nguyễn Gia Kiểng)