Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mấy hôm nay một sự kiện nóng hổi làm dậy sóng dư luận trong và ngoài nước, làm tốn không biết bao nhiêu thời gian và tâm lực của các nhà bình luận, ấy là cú đào thoát bất thành của Phan Văn Anh Vũ, với biệt danh "Vũ Nhôm".

vunhom1

Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm". Nguồn : internet

Từ trước đến nay, nhân vật Vũ Nhôm là ai và làm gì ở đâu, hầu như không ai biết. Chỉ từ khi cuộc đấu đá nội bộ khốc liệt, một mất một còn giữa hai nhân vật đứng đầu Thành phố Đà Nẵng, là cựu Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh, và Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, xuất hiện trên báo lề đảng vào tháng 3/2017.

Đầu tiên là báo Lao Động đăng bài "Vụ doanh nghiệp tặng xe cho Thành phố Đà Nẵng : Bất thường quanh chiếc xe tiền tỷ". Và sau đó là rất nhiều thông tin vào loại "tuyệt mật" xuất hiện trên báo lề dân, nói về những mối quan hệ và những phi vụ làm ăn mờ ám của một số nhân vật trong Bộ Công an Việt Nam, thì lúc ấy, nhân vật Vũ Nhôm mới dần dần xuất hiện.

Cũng giống như vụ Trịnh Xuân Thanh, trường hợp Nguyễn Xuân Anh đi xe tiền tỷ do doanh nghiệp biếu tặng, sau đó khui ra xe này do Vũ Nhôm biếu. Chẳng những Vũ Nhôm biếu xe sang tiền tỷ cho Nguyễn Xuân Anh, mà sau đó còn khui ra hai căn nhà số 45 và 47 Nguyễn Thái Học (Đà Nẵng), cũng do đại gia Vũ Nhôm biếu, thì lúc đó, cơn sóng thần dữ dội nổi lên, làm cho mảnh đất bình yên Đà Nẵng chao đảo như một trận động đất lớn xảy ra.

Dù thay tên đổi họ, thay đổi địa chỉ hàng chục lần nhưng khi lộ ra mấy chiếc xe quà tặng, nhân dân Đà Nẵng biết ngay là ai. Nova 79, một cái tên lạ hoắc nhảy vào sở hữu những dự án khủng, những khu đất kim cương ở Đà Nẵng. Thực chất đấy là con bạch tuộc biến hình từ doanh nghiệp tặng xe cho đồng chí Xuân Anh. Hoá đơn tặng xe ghi Minh Hưng Phát, Phú Gia Compound, Sunrise Bay Đà Nẵng… quảng cáo rầm rộ tại các sân bay quốc tế chính là "đồng chí" Vũ Nhôm này đây. Toàn bộ điều hành, chỉ đạo của Xuân Anh đều do Vũ Nhôm đạo diễn.

Khác với nhiều vụ án tham nhũng thuần về kinh tế trước đây như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm, Giang Kim Đạt v.v… Qua trường hợp Phan Văn Anh Vũ này, đã làm bộc lộ toàn bộ thực trạng một nền chính trị thối nát, những cuộc đấu đá khốc liệt để tranh giành quyền lợi giữa các thế lực, và mưu đồ thâu tóm để củng cố quyền lực, qua đó giành quyền lãnh đạo cao nhất trong giới chóp bu Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.

Tại sao nổ ra vụ đấu đá giữa hai vị lãnh đạo cao nhất của Thành phố Đà Nẵng ?

Việc Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm), mà đằng sau nó là những bàn tay lông lá của Tổng cục 5 Bộ công an, đã khuấy đảo và khuynh loát dàn lãnh đạo Đà Nẵng gần 20 năm qua, từ thời Nguyễn Bá Thanh làm Chủ tịch Đà Nẵng. Và lần lượt các đời chủ tịch về sau như Hoàng Tuấn Anh, Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến cho đến hiện nay là Huỳnh Đức Thơ, tất cả đều bị Tổng cục 5, mà đại diện là Vũ Nhôm "dắt mũi".

Nói thêm về chủ tịch Hoàng Tuấn Anh : Thời kỳ ông này làm Chủ tịch Đà Nẵng (tháng 6/2004 đến tháng 4/2006), là thời kỳ Nguyễn Bá Thanh còn làm Bí thư Đà Nẵng. Uy tín của Nguyễn Bá Thanh bao trùm hết, do đó Hoàng Tuấn Anh tuy làm Chủ tịch, nhưng chỉ đóng vai trò như người giúp việc cho Bá Thanh. Vì vậy dân Đà Nẵng có câu ca :

"Trời của Thanh, đất của Thanh, con chim trên cành cũng của Bá Thanh, con chim trong quần là của Tuấn Anh". Sau nhờ ra làm Bộ trưởng Văn hóa, thể thao và du lịch, thì ông này mới thoát ra được khỏi cái bóng của Bá Thanh.

Như vậy cái "thần tượng" Nguyễn Bá Thanh mà nhiều người tôn sùng, là "ăn to nói lớn" và dám đòi "bắt hết nhốt hết" những kẻ tham nhũng và các nhóm lợi ích, đã sụp đổ hoàn toàn. Và Nguyễn Bá Thanh cũng chỉ là công cụ cho tầng lớp trên sai khiến trong việc thanh trừng phe phái mà thôi.

Và việc Vũ Nhôm dám đập bàn, dọa chủ tịch Đà Nẵng rằng, "tôi sẽ cho ông nghỉ việc nếu không ký duyệt dự án cho tôi", với vai trò là người của Tổng cục 5, với các công ty bình phong, để thực hiện việc thâu tóm 9 dự án, và 31 nhà, đất công sản tại Đà Năng, thì việc Vũ Nhôm "muốn gì được nấy" âu cũng là điều dễ hiểu (1).

Để giải thích Vũ Nhôm là người của ai, và vì sao Vũ Nhôm mua được nhiều nhà công sản như vậy, ta hãy nghe "người trong cuộc", nhà báo Nguyễn Thế Thịnh, đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình như sau :

"Các cụ hưu trí Câu lạc bộ Thái Phiên đã hỏi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng câu này…

Không nhớ vào năm nào, báo Tuổi Trẻ viết một bài nói về đất đai Đà Nẵng, trong đó có một đoạn dẫn chứng là dãy đất dọc đường Võ Nguyên Giáp, đoạn từ góc đường Phan Văn Đồng đến góc đường Võ Văn Kiệt mấy nghìn mét vuông bán cho Vũ không qua đấu giá và giá rất "bèo".

Hôm đó UBND Thành phố mời vài tờ báo (chủ yếu là báo giấy có lượng phát hành tốt ở Đà Nẵng), mình nhớ là có Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động,… do Phó chủ tịch Văn Hữu Chiến chủ trì (Trần Văn Minh làm chủ tịch).

Ông Chiến trưng ra một bộ hồ sơ, trong đó có công văn của Tổng cục Tình báo gửi Thành phố Đà Nẵng, đề nghị chỉ định giá, bán cho doanh nghiệp bình phong của tổng cục là Công ty 79. Công văn lý giải vị trí đó thuận lợi cho việc xây dựng, để làm bình phong.

Ông Chiến đưa ra bản photocopy thẻ ngành của Phan Văn Anh Vũ, với cấp hàm thiếu tá.

Mọi người hỡi ôi. Không ai nói được câu nào. Về. Đó là lần đầu mình biết Vũ mang hàm công an…

Khu đất này sau đó Vũ bán lãi đến hơn 600 tỷ biết vì sao không ?

Trước đó giá không cao, do quy định chỉ xây dưới 2 tầng. Sau đó Vũ xin điều chỉnh quy hoạch cho xây cao tầng, nên giá mới "cao tầng" như thế…

Nhân đây nói chuyện mọi người kêu, khi làm ra nhẽ, chắc hình tượng của ông Nguyễn Bá Thanh cũng lung lay… Nếu nhà công sản nào bán cho Vũ trước đó cũng đều có công văn như thế này thì ông Thanh bí thư và các ông từng làm chủ tịch Đà Nẵng có dám từ chối không ?…

Còn vì sao Vũ có thể trở thành chủ doanh nghiệp bình phong, một người chỉ học xong lớp 11 là có thể trở thành thượng tá công an lại là một câu chuyện khác…

Sự "lùng bùng" của Đà Nẵng thời gian qua bắt đầu từ khi Bí thư Trần Thọ quyết ngưng không cho xây bến du thuyền chân phía Tây cầu Rồng. Phó bí thư Nguyễn Xuân Anh lúc đó đã đăng đàn thắc mắc cho Vũ, vì sao phía bên kia DHC xây được mà bên này không cho Vũ xây, như thế là không công bằng với doanh nghiệp.

Cao trào là việc Vũ mua trụ sở Hải quan nhưng bị chủ tịch đương nhiệm Huỳnh Đức Thơ không đồng ý. (Sau đó chọn giải pháp trung dung là cho thuê 50 năm- cũng gian truân lắm). Việc này Ủy ban kinh tế trung ương đã làm.

Nói gì về ông Thơ lúc này cũng không có lợi cho ông ấy (và cũng không có lợi cho cả mình), nhưng thực sự mà nói, nếu ông Thơ xuôi theo thì đã không có vụ Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật, mọi việc cứ thế trôi êm, trôi êm… chưa biết đến bao giờ.

Vấn đề đặt ra là, số tiền chênh lệch rất lớn trong những lần "mua giá gốc bán giá ngọn" đó Vũ đã nộp cho Tổng cục bao nhiêu và có hay không một phần khác những ai được hưởng ?

Nếu có thì cũng chỉ Vũ biết (2).

Vậy là cuộc chiến giữa Nguyễn Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ bắt nguồn từ đây.

Nhưng trong khi cả nước đang có hàng trăm cuộc đấu đá nội bộ tại các địa phương, và các bộ ngành trung ương vẫn không bao giờ ngưng nghỉ. Thậm chí có những vụ phải thanh toán nhau đẫm máu như vụ Yên Bái chẳng hạn. Tất cả cũng chỉ vì quyền và tiền. Và về nạn tham nhũng thì lại càng sôi nổi hơn nhiều lần. Báo chí lề đảng cũng đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để phanh phui. Như vụ Phạm Sĩ Quý ở Yên Bái, vụ Trịnh Văn Chiến ở Thanh Hóa, Nguyễn Thị Kim Tiến và Công ty buôn thuốc ung thư giá Việt Nam Pharma ở bộ Y tế, Võ Kim Cự với những hành động mờ ám khi dám ký cho Formosa đầu tư vượt quyền hạn lên 70 năm, và sau đó gây ra thảm họa Formosa… đều là những vụ hết sức nhức nhối và nổi cộm hơn Đà Nẵng rất nhiều, mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm ngơ. Ngược lại, vụ "choảng nhau" giữa Nguyễn Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ, thì ngài Tổng bí thư lại chỉ đạo Ủy ban kinh tế trung ương vào cuộc để "điều tra làm rõ", qua đó lòi ra đại gia bất động sản Vũ Nhôm này ?

Chúng ta đều biết, đã từ lâu, mâu thuẫn do tranh giành quyền lợi, do "con gà ghét nhau tiếng gáy" giữa hai người "đồng chí nhưng không đồng lòng", là Tổng cục 2 (tình báo quân đội) và Tổng cục 5 (tình báo công an) ngày càng gay gắt.

Đặc biệt là "cú đấm chính diện" của Tổng cục 2 trong vụ án Năm Cam và đồng bọn vào năm 2001, làm cho ngành công an "xây xẩm mặt mày". Hàng loạt tướng, tá công an phải tra tay vào còng. Nổi bật nhất là Trung tướng Bùi Quốc Huy, Thứ trưởng Bộ công an, nguyên Giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh, bị kết án 4 năm tù giam. Trong vụ này có 3 cán bộ cao cấp "dính chàm", trong đó 2 người là Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là ngoài Bùi Quốc Huy còn có Trần Mai Hạnh, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, và Phạm Sĩ Chiến, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Vì gần như toàn bộ ngành công an đã bị Năm Cam "mua đứt", nên sau khi nhận được báo cáo của tình báo quân đội, lúc đó đang gọi là Cục 2, Thủ tướng Phan Văn Khải đã điều động tướng Nguyễn Việt Thành, Giám đốc công an Tiền Giang, đưa lực lượng công an Tiền Giang lên Sài Gòn bắt nhóm tội phạm này (vì tình báo quân đội không được phép bắt người). Vì vậy mâu thuẫn giữa Tổng cục 2 và Tổng cục 5 càng thêm sâu sắc.

Gần đây là vụ Trịnh Xuân Thanh. Tổng cục 5 đã "hớt tay trên" của Tổng cục 2, khi đưa người sang Đức khống chế và bắt Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam "đầu thú", làm cho mấy ông Tổng cục 2 giận "bầm gan tím ruột".

Nói về công an, thì xưa nay dân Việt Nam hầu như ai cũng ghét công an. Ngược lại, công an cũng rất căm thù ông Đinh La Thăng. Vì hồi ông này làm bộ trưởng Giao thông vận tải, đã xóa bỏ quy định tốc độ 40km/h của các loại xe cơ giới lưu thông tại các khu đô thị và khu dân cư nông thôn. Đặc biệt ông Đinh La Thăng còn cấm Cảnh sát giao thông không được núp lùm núp bụi, không được chui rúc và ẩn nấp tại các nhà cầu, hầm phân ven đường để ghi hình người tham gia giao thông. Cảnh sát giao thông muốn ghi hình thì phải đứng đàng hoàng trên đường. Điều này đã gây ra tổn thất vô cùng to lớn cho thu nhập của ngành công an. Họ không còn được tác oai tác quái như bọn lưu manh trộm cướp trên đường. Vì vậy họ gọi Đinh La Thăng là "Đinh tặc".

Ngoài ra các đồng chí công an cũng rất căm thù cánh nhà báo. Biết bao vụ phóng viên đóng giả lơ xe, phụ xe để ghi âm ghi hình cảnh công an "làm luật", "ăn bẩn" phi pháp. Làm cho ngành công an đã phải nhiều phen "lên bờ xuống ruộng", thậm chí nhiều anh vào "bóc lịch". Ngược lại công an cũng không vừa, đã "gài bẫy" những phóng viên non kinh nghiệm khi tác nghiệp, làm cho một số phóng viên phải trả giá.

Điều này giải thích tại sao, cùng là hai thượng tá bị bắt. Nhưng Út Trọc bên quân đội ít được báo chí quan tâm. Ngược lại, Vũ Nhôm thì được các báo tỏ ra quan tâm đặc biệt, đưa tin liên tục với nhiều tình tiết rất li kì.

Nên biết là hầu như tất cả các bộ, ngành xưa nay đều có tổ chức làm kinh tài cho ngành mình. Chính những khoản thu nhập này đã đem lại nguồn lợi kếch xù cho một số người làm giàu kinh khủng. Dưới chiêu bài "quân đội làm kinh tế", Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý nhiều tập đoàn, tổng công ty trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ xây dựng – bất động sản, viễn thông, tài chính, logistics, cơ khí, xăng dầu, cho tới nông nghiệp. Như Tập đoàn 319 trước đây do Phùng Quang Hải, con Phùng Quang Thanh làm chủ. Nay con Trần Đại Quang thay thế. Út Trọc làm kinh tài cho quân đội với hàng loạt BOT trên cả nước.

Còn ngành công an không làm kinh tế lộ liễu và ồ ạt như quân đội. Qua vụ này, ta có thể hiểu rằng, ngoài Vũ Nhôm làm kinh tài cho công an qua các công ty bình phong kinh doanh bất động sản ra, có thể công an còn rất nhiều công ty bình phong khác nhưng chưa bị lộ. Có tin nói rằng, ngay tỉ phú Phạm Nhật Vượng cũng là một "sân sau" của công an như Vũ Nhôm. Nhưng Phạm Nhật Vượng khôn ngoan và kín đáo hơn, nên cho đến nay ít ai biết.

Ngoài việc có các công ty bình phong làm kinh tế, bất cứ ai kinh doanh lớn nhỏ đều phải tìm chỗ "dựa lưng" cả. Càng lớn thì chung chi càng nhiều. Từ cờ bạc, cho đến mại dâm, buôn lậu v.v… đều có công an bảo kê hết.

"Thương trường là chiến trường", do đó hai bên đụng độ, ghen ghét và tố cáo nhau lên cụ Tổng. Để cho công bằng, cụ Tổng bèn "nện" mỗi bên một gậy.

Nhưng việc cụ Tổng nhắm vào Đà Nẵng, mà cụ thể là Nguyễn Xuân Anh chứ không phải Huỳnh Đức Thơ, tuy cả hai "tội trạng" như nhau, cho thấy, cụ Tổng đã bắn một mũi tên nhằm hai mục đích.

Một là qua vụ "làm thịt" Nguyễn Xuân Anh, nhằm "vạch mặt" nhóm sân sau của Tổng cục 5 Bộ công an với những phi vụ làm ăn mờ ám, dám "qua mặt" cụ, nên cụ phải "dạy cho chúng một bài học".

Hai là qua đó nhằm triệt hạ uy tín của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người xuất thân từ ngành công an. Và cũng đánh thêm một cú vào Bộ Công an. Vì trước đến nay, ông Trọng chưa nắm được công an. Vì vậy ngoài việc ông Trọng đã "nhảy bổ" vào làm Thường vụ Đảng ủy Công an trung ương. Đây là lần đầu tiên, Tổng bí thư tham gia Ban thường vụ Đảng ủy Công an trung ương. Và qua vụ này, cụ Tổng càng có điều kiện củng cố và thâu tóm quyền lực. Và như vậy ngoài việc cụ rung đùi ngồi hết nhiệm kỳ này mà không bị ai đe dọa "thay ngựa giữa dòng", cụ Tổng còn có điều kiện sắp xếp, bố trí người của mình cho những nhiệm kỳ sau.

Singapore đã "bán đứng" Vũ Nhôm như thế nào ?

Một chi tiết rất đáng lưu ý : "Một nguồn tin cao cấp từ Cục A83 Tổng cục An Ninh cho biết, khi bị phía Singapore giao lại cho cơ quan chức năng Việt Nam, ông PVAV trong một trạng thái tâm lý hoảng loạn, mặt vàng bệch. Câu nói cửa miệng của ông Vũ "nhôm" lặp đi lặp lại là, tôi không hề muốn bỏ trốn. Người ta buộc tôi phải ra đi" (3).

Vậy thì câu "Tôi không muốn bỏ trốn. Người ta buộc tôi phải ra đi". "Người ta" ở đây là những ai ? Và nay việc Vũ trở về, có thể làm cho một số người lên cơn đột quỵ. Vì câu hỏi ai đã thông tin và bố trí cho Vũ chạy trốn đã được đặt ra một cách rất gay gắt, đến từ các vị cựu lãnh đạo, các tướng lĩnh hưu trí tại Đà Nẵng bấy lâu nay. Và như vậy có thể lòi ra một lô một lốc những đường dây bảo kê cho Vũ.

Còn việc tại sao công an Việt Nam bắt Vũ tại Singapore một cách rất dễ dàng như thế ? Thì điều này rất dễ hiểu.

Nên biết rằng, Vũ qua Singapore hôm 22/12/2017. An ninh Việt Nam rất dễ dàng biết Vũ qua đường nào để bỏ trốn qua Singapore. Vì ngoài Việt Nam ra, Vũ cũng có thể bằng đường bộ qua Lào hoặc Campuchia để bay. Và chỉ cần trong 1 ngày, là an ninh Việt Nam biết ngay là Vũ đi Singapore. Lập tức, công an Việt Nam sẽ mang theo lệnh truy nã của Việt Nam, kể cả lệnh truy nã đỏ của Interpol qua Singapore. Và như vậy buộc Singapore phải hợp tác.

Hơn nữa hiện nay Singapore là một trong những nước có nguồn đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.

Nếu hợp tác với Việt Nam trong vụ này, sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Singapore hợp tác làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Nếu để cho Vũ đi Đức hoặc nước khác, thì Singapore mất nhiều thứ, mà chẳng được lợi lộc gì. Vậy thì chẳng có lý do gì để Singapore từ chối ? Dư luận gọi là "mặc cả chính trị, trao đổi kinh tế".

Ngày 2/1/2018 vừa qua, nghĩa là trước chuyến bay chở Vũ "nhôm" về Việt Nam từ Singapore, báo lề đảng cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý tăng vốn từ 875 triệu USD lên 2 tỷ USD và bổ sung thêm hoạt động kinh doanh casino ở Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Khu du lịch Laguna Lăng Cô vốn thuộc Tập đoàn Banyan Tree của Singapore (4).

Điều này giải thích tại sao Vũ bị tạm giữ ngày 28/12/2017 với lý do "hộ chiếu giả", mà phía Singapore không thông báo, cũng không cho Vũ gặp người thân. Đến ngày 01/01/2018, luật sư Remy Choo được bạn của Vũ thuê, yêu cầu được tiếp xúc với Vũ mà không được phía Singapore chấp nhận. Điều này chứng tỏ phía Singapore đã có kế hoạch trả Vũ về theo yêu cầu của Việt Nam ngay từ đầu, nên mới cố giữ bí mật.

Điều này giải thích tại sao, đến 4g chiều ngày 03/01/2018, nghĩa là sau khi thông tin Vũ bị Singapore làm lộ, phía Singapore mới cho luật sư Remy Choo được gặp Vũ :

"Liên quan đến bức thư mà ông (luật sư Reme Choo Zheng Xi) gửi cho chúng tôi lúc 6g53 tối 3/1/2018, chúng tôi trả lời như sau.

Chúng tôi đã cho phép ông được gặp thân chủ của mình lúc 4g chiều ngày 3/1, ông cũng biết là thân chủ của ông đã vi phạm đạo luật nhập cư Singapore khi nhập cảnh vào Singapore" (5).

Điều này giải thích tại sao, ngày 3/1/2018, Vũ đã gặp được luật sư nhưng luật sư cũng chưa biết chuyện gì hết, mà lệnh trục xuất thì ngày 30/12 đã có rồi. Vì theo luật của Singapore, sau khi một đương sự nào đó bị bắt thì phải có quyền tiếp cận của luật sư liền và bất cứ quyết định nào thì đương sự đó cần phải biết.

Ngay chính luật sư của Vũ ở Singapore, ông Remy Choo, bình luận với BBC hôm 4/1 rằng ông rất thất vọng khi thân chủ của ông bị trục xuất mà chính ông không được thông báo trước vụ việc.

Điều này giải thích tại sao, ngoài hộ chiếu Singapore, Vũ còn có hộ chiếu quốc gia Antigua và Barbuda. Nhưng sau khi bị trục xuất, người ta không để Vũ tự lựa chọn đi đâu thì đi, mà lại đưa về Việt Nam ?

Điều này giải thích tại sao, luật sư của Vũ chỉ được thông báo sau 3 tiếng, sau khi Vũ đã lên máy bay, bay về Việt Nam, nghĩa là sau khi phía Singapore đã được Việt Nam thông báo Vũ đã về đến Việt Nam : "Một luật sư của ông Vũ tại Singapore cho biết là ông chỉ được thông báo về việc trục xuất này 3 tiếng đồng hồ, sau khi ông Vũ bị đưa lên máy bay" (6).

Điều này giải thích tại sao, Vũ về Việt Nam trên chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines, có số ghế 38, và phải có mặt trước 2 giờ. Chứ không phải như vụ bắt Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam đã phải đưa máy bay sang Nga, rồi qua Séc thuê xe, mò sang Đức để bắt Trịnh Xuân Thanh. Sau khi bắt được Trịnh Xuân Thanh, đã phải chạy vòng vèo qua Séc, rồi mới sang Nga lên máy bay bay về ?

"Theo nguồn tin của Thanh Niên, chiều nay (4/1), một hành khách mang tên Phan Văn Anh Vũ có mặt trên chuyến bay từ Singapore về Việt Nam. Theo tìm hiểu của chúng tôi, chuyến bay Việt Nam 662 sử dụng máy bay Airbus A321-100/200 của hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA). Trước đó, trả lời trên Zing về dẫn giải tội phạm, "một cán bộ C45 cho biết, theo quy định, khi di lý tội phạm bằng máy bay, công an sẽ mua vé như các hành khách khác, tuy nhiên phải có mặt tại sân bay trước khi máy bay khởi hành 2g.

Khi xe đặc chủng đưa tội phạm tới sân bay, nhân viên sân bay sẽ đưa cán bộ điều tra và tội phạm lên trước. Ngành hàng không sẽ dành 3 ghế ưu tiên (thường gọi là ghế an ninh) trên mỗi chuyến bay cho cơ quan điều tra làm nhiệm vụ đặc biệt hoặc trường hợp khẩn cấp" (7).

Phía Singapore nói Vũ nhập cảnh theo hộ chiếu giả là họ nói theo yêu cầu của Việt Nam để lấy lý do giữ Vũ. Vì với tấm hộ chiếu cấp năm 2015 này, Vũ đã ra vào Singapore nhiều lần hợp pháp, thì tại sao lúc này lại trở thành hộ chiếu giả ? Dứt khoát không có biện pháp nghiệp vụ gì ở đây để biến một tấm hộ chiếu hợp pháp thành bất hợp pháp được.

Có thể nói, không phải phía Singapore "trục xuất" vì Vũ vi phạm Luật Nhập cư. Mà đây là một vụ dẫn độ, một cuộc "bán đứng" trắng trợn một công dân Việt Nam có đầy đủ giấy tờ hợp pháp, vì những lợi ích của họ.

Hơn nữa, từ khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ, với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết" chỉ biết chăm lo vun vén cho nước Mỹ, mà dễ dàng bỏ qua những vấn nạn vi phạm nhân quyền tại các nước, là cơ hội ngàn vàng cho Tập Cận Bình vươn cái vòi bạch tuộc ra bao trùm Đông Nam Á, và lăm le vươn ta khắp thế giới. Vì vậy Singapore cũng khó lòng "cựa quậy" làm trái ý Tập, một khi ông Trọng "thỉnh cầu" nhờ Tập tác động để Singapore trao trả Vũ cho Việt Nam.

Theo blogger Người buôn gió (Bùi Thanh Hiếu), thì do đã thỏa thuận với Việt Nam, nên lẽ ra phía Singapore sẽ trao trả Vũ về Việt Nam vào ngày 02/01/2018. Nhưng bất ngờ có tờ báo Anh ngữ tại Singapore đăng tin Vũ đã bị Singapore bắt giữ. Và do phản ứng dây chuyền, hàng loạt các hãng thông tấn nước ngoài loan tin vụ này. Thế là kế hoạch bị lộ và phải tạm hoãn. Vì vậy đến ngày 03/01/2018, luật sư của Vũ mới được tiếp xúc với Vũ.

Trước mắt có thể nói, việc bắt được Vũ Nhôm để đưa về Việt Nam lần này là một thắng lợi của ông Trọng, ông Phúc. Vì không phải tốn kém và "mất mặt", ảnh hưởng đến uy tín và thiệt hại về nhiều mặt như vụ bắt Trịnh Xuân Thanh.

Điều này cũng làm thất vọng cho một số người. Vì nếu như Vũ sang được Đức thì sẽ vạch mặt trò dối trá bịp bợm của ông Trọng khi dám dùng "luật rừng" tới một nước có quyền để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về "đầu thú".

Nhưng về việc Trịnh Xuân Thanh đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc như thế nào thì cảnh sát Đức đã có bằng chứng đầy đủ. Vì vậy việc không có Vũ cũng chẳng ảnh hưởng nhiều đến vụ này.

Nếu nhìn tổng thể, có khi việc Vũ trở về lại hay hơn, nó làm cho trận chiến giành và đấu đá nội bộ để thâu tóm quyền lực, và qua đó tranh giành quyền lợi giữa các phe nhóm trở nên khốc liệt và hấp dẫn hơn. Nhóm lợi ích "sân sau" của Vũ Nhôm sẽ bị vạch mặt. Ít nhất là những kẻ "chống lưng" cho Vũ trong việc thâu tóm nhiều dự án và nhiều nhà công sản không thể ngồi yên. Trận chiến có thể vượt đèo Hải Vân và lan rộng ra nhiều bộ, ngành khác.

Một chi tiết rất đáng quan tâm, là Phan Văn Anh Vũ có hộ chiếu của quốc gia Antigua và Barbuda, và Vũ đã được quốc tịch nước này vào ngày 1 tháng 9 năm 2017.

"Vì với người có hộ chiếu của quốc gia Antigua và Barbuda, sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi, như du lịch miễn phí đến 130 quốc gia bao gồm U.K., Thụy Sỹ, Singapore, Hồng Kông, các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu bao gồm 28 quốc gia thuộc khối Schengen và hầu hết các nước thuộc Khối thịnh vượng Anh. Quyền công dân kép và suốt đời đối với nhà đầu tư và thành viên gia đình đủ điều kiện. Thuận lợi về thuế – Antigua & Barbuda không có thuế lợi tức về vốn hoặc thuế bất động sản ; thu nhập phát sinh ngoài nước không bị đánh thuế. Yêu cầu cư trú tối thiểu – cư trú 5 ngày trong 5 năm đầu. Cuộc sống chất lượng cao- người dân mới có thể dành nhiều thời gian ở Antigua và Barbuda theo ý họ. Quốc gia mang đến cho người dân cuộc sống không có căng thẳng bất an ở một trong những vùng khí hậu dễ chịu nhất trên thế giới" (8).

Vậy phải chăng Vũ Nhôm đã biết phòng xa. Cũng như rất nhiều quan chức Việt Nam hiện nay, là sau khi vơ vét "cho đầy túi tham", đã tìm cách "lót ổ" tại một đất nước xa xôi, yên tĩnh với nhiều ưu đãi đặc biệt, để tận hưởng những thành quả mà chúng đã cướp trên mồ hôi xương máu của những người dân nghèo trên đất nước Việt Nam điêu tàn và tang thương hôm nay ?

Và hiện còn có bao nhiêu Vũ Nhôm đang ngồi trên quyền lực, đề ra những chủ trương chính sách phi nghĩa, để tiếp tục ăn cướp và hút máu nhân dân Việt Nam, và đang "lót ổ" tại nhiều quốc gia khác. Để khi có biến, chúng sẵn sàng nhanh chân chuồn thẳng ?

Có lẽ giờ đây, sau khi phải ngồi sau song sắt trại giam B14 Bộ Công an, phải nằm trên "đệm" xi măng lạnh lẽo, và dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các đồng chí trong ngành mình, Phan Văn Anh Vũ mới thấm thía cho số phận của những kẻ "còn đảng còn mình". Tưởng rằng ra sức cúc cung phụng vụ cho cấp trên để rồi được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. Hóa ra cái mà các đồng chí dành "ưu tiên" cho mình là như thế này đây.

Đúng là "Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn" (Kiều).

Phương Trạch

Nguồn : Dân Làm Báo, 07/01/2018

Chú thích :

(1) http://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-mat-nhung-du-an-nha-cong-san-dang-bi-dieu-tra-o-da-nang-20170922140855788.htm

(2) https://www.facebook.com/babel.thinh/posts/1582046888549625

(3) http://www.tintuchangngayonline.com/2018/01/phan-van-anh-vu-bi-truc-xuat-di-ly-ve.html

(4) http://vietnammoi.vn/thu-tuong-dong-y-cho-khu-nghi-duong-o-hue-kinh-doanh-casino-71040.html

(5) https://tuoitre.vn/phan-van-anh-vu-bi-singapore-truc-xuat-ve-toi-san-bay-noi-bai-20180104143844906.htm

(6) http://eicvn.eu/thoi-su/tin-thoi-su/viet-nam/11764-ong-v-nhom-b-bt-sau-khi-b-singapore-trc-xut-v-ha-ni

(7) https://thanhnien.vn/viet-nam/hanh-khach-phan-van-anh-vu-dang-tren-chuyen-bay-singaporeha-noi-920488.html

(8) http://kornova-viet.com/chuong-trinh-dau-tu-nhan-quoc-tich-antigua-barbuda-giam-50-yeu-cau-dau-tu/

Published in Diễn đàn

Đến bây giờ, người ta vẫn cứ tranh cãi với nhau về việc Vũ Nhôm có vai trò gì đối với vụ Trịnh Xuân Thanh, chỉ vì ngay từ quyết định khởi tố của Tổng cục An ninh điều tra Bộ Công an cũng ghi rõ là "tiết lộ bí mật quốc gia" mà không phải là "lợi dụng chức quyền để chiếm đoạt tài sản công". Tại sao vậy ? Trong khi, trước khi biết đến Trịnh Xuân Thanh, người ta đã biết Vũ Nhôm là một trùm bất động sản tại Đà Nẵng. Có một chủ trương đánh lận con đen, lôi Vũ Nhôm ra chỗ khác, tung hoả mù che đậy sự thật ? Vậy có thể là sự thật nào ?

anninh1

Tiến sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang Hoàng Kông Tư, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an

Trước hết Vũ Nhôm là Giám đốc công ty bình phong của chính Tổng cục An ninh điều tra Bộ Công an, nghĩa là cơ quan này quyết định khởi tố bắt giam chính người của mình.

Chức năng của công ty bình phong là giả danh doanh nghiệp để trà trộn theo dõi thu thập chứng cứ vi phạm luật pháp của các tổ chức kinh doanh, một loại cảnh sát, mật vụ và đặc tình trong lĩnh vực kinh tế.

Cái đáng được chú ý là Bộ công an bắt người của Bộ Công an. Sẽ phải đặt ra một câu hỏi, ai trong Bộ Công an bắt người của ai trong Bộ Công an ? Tính nghiêm trọng của sự vụ nằm ở câu hỏi này, không phải việc tiết lộ bí mật quốc gia. Một ông Trùm bất động sản nếu có được bí mật quốc gia thì cũng do có kẻ khác cung cấp, và nếu ông Vũ có ý định tiết lộ thì cũng chỉ để phục vụ cho "kẻ khác ấy". Nên chính "kẻ ấy" mới đúng là đối tượng truy nã.

Nhưng nếu khởi tố Vũ Nhôm do tội tham nhũng thì Bộ Công an tự phơi ra một sự thật rằng, các công ty bình phong thực chất chẳng giúp gì cho việc chống tham nhũng, mà chính ngay các công ty bình phong này là thủ phạm gây ra và trực tiếp tham nhũng, tức là tham nhũng ngay trong cơ quan chống tham nhũng, một thứ bệnh của hệ thống, "bệnh đảng", như đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nói. Chủ trương là của đảng, của Bộ chính trị, các Tổng cục, hay ngay cả cấp Bộ chỉ là cấp thực hiện. Việc đẻ ra hàng trăm công ty "bình phong" chứa đựng mưu toan tham nhũng.

Thứ hai, tội danh tham nhũng chỉ có giá trị nội bộ, không có gía trị quốc tế, trong trường hợp Vũ Nhôm thoát ra được nước ngoài và lao đơn xin tị nạn chính trị, giống như vụ Trịnh Xuân Thanh. Nhiều quốc gia không thừa nhận Luật chống tham nhũng của Việt Nam vì không cùng quan niệm về tội tham nhũng. Chế độ độc đảng toàn trị vẫn được cho là hệ thống tham nhũng quốc gia. Tham nhũng là sản phẩm tất yếu của thể chế, nên chế độ không có tư cách xử tội tham nhũng. Mặt khác, dưới chế độ phi dân chủ, luật pháp không có tính độc lập, sự tuỳ tiện giải thích luật và lạm quyền của hệ thống xét xử có thể là nguyên nhân của các án tử hình oan sai, vi phạm đạo đức nhân loại. Đó là lý do mà rất nhiều quốc gia, đặc biệt với các quốc gia dân chủ đích thực, không có Hiệp định dẫn độ tội phạm với Việt Nam, Trung Quốc và nhiều quốc gia phi dân chủ khác.

Vũ Nhôm đã bị khởi tố bằng tội "tiết lộ bí mật quốc gia", mục đích để dù trốn ở đâu, chính phủ Việt Nam đều có quyền can thiệp trên danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, nội dung phạm tội không rơi vào khung tử hình.

Cái đau đầu của câu chuyện Vũ Nhôm không phải chỉ là chuyện tham nhũng đơn thuần hay có trong tay hồ sơ tài liệu tuyệt mật, chẳng hạn như "kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin". Nghĩa là nếu bộ hồ sơ này lộ ra, thì không những Chính phủ Việt Nam không còn đường lấp liếm rằng Trịnh Xuân Thanh tự về đầu thú, và lộ diện người chủ trương và toàn bộ hệ thống cấp tổ chức thực hiện, không chỉ mất thể diện quốc gia mà có khả năng bị liệt vào danh sách của Luật Magnitsky.

Thực chất những bí mật này đã trở thành không còn giá trị từ nhiều tháng nay rồi. Nhà nước Đức đã có đủ tài liệu để kết luận vụ bắt cóc và lãnh đạo cao nhất của hai nhà nước có thể cũng đã đi đến cách giải quyết thống nhất. Việt Nam chịu nhận tất cả và làm tất cả để thoả mãn yêu cầu của chính phủ Đức, nhưng ngược lại, chính phủ Đức cũng chấp nhận quyền của chính phủ Việt Nam trong việc bắt và xử án các tội phạm của chế độ như một nhà nước có chủ quyền với công dân của mình. Có thể chính phủ Việt Nam đã tiết lộ với chính phủ Đức những bằng chứng chi tiết chứng minh Trịnh Xuân Thanh là con bài liên quan tới những khuôn mặt cao cấp nhất của chế độ, ảnh hưởng trực tiếp tới nền tảng an ninh quốc gia. Mức độ quan trọng đủ để chính phủ Đức thấy rằng việc vi phạm pháp luật Đức là cái giá không thể khác.

Như vậy, Vũ Nhôm có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Điều quan trọng này liên quan trực tiếp tới bản chất chế độ. Vũ Nhôm là công ty được lãnh đạo Bộ Công an lập ra và trực tiếp chỉ đạo. Ngoài những nhiệm vụ phải thực hiện, Vũ Nhôm cũng như tất cả các công ty bình phong khác còn làm nhiệm vụ cung cấp nguồn kinh phí cho các hoạt động của bộ, và cung cấp nguồn thu nhập ngoài lương cho bộ máy lãnh đạo, trước hết là bộ máy những quan chức cấp trên trực tiếp của Vũ Nhôm. Nói cách khác, bản chất hệ thống các công ty này là làm kinh tài cho Bộ.

Sở dĩ hệ thống kinh tài này thường là đầu mối gây ra nạn tham nhũng ngay trong chính cái ngành có chức năng tiêu diệt tham nhũng, nhưng vẫn nghiễm nhiên tồn tại, vì lý do đặc biệt. Với nhiệm vụ bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, đôị ngũ công an, đặc biệt mật vụ chìm nổi cài cắm mọi chỗ, bành trướng không thể kiểm soát, đã khiến kinh phí từ ngân sách chỉ đủ để chi trả cho một nửa hệ thống. Lương cơ bản không đảm bảo đời sống là nguyên nhân của những tệ nạn tham nhũng của toàn hệ thống. Quỹ lương thiếu hụt, khiến lương và thưởng giành cho đội ngũ cán bộ, nhất là các cán bộ cao cấp đầu ngành không thể cải thiện so sánh với thu nhập bên Quân đội. cùng cấp bậc, nhưng lương và thu nhập ngoài lương của bên quân đội có thể gấp hàng chục lần bên Công an. Tự kinh tài nuôi bộ máy, là một cố gắng không ai có thể bác bỏ. Và người ta buộc phải bỏ qua hay làm ngơ những hiện tượng gọi là tiêu cực. Với thâm niên hai mươi năm, hệ thống kinh tài này đã trở thành một lực lượng ma, một thứ hội kín, một thứ Bộ trong Bộ.

anninh2

Vũ Nhôm cả 3 hộ chiếu, trong đó gồm một Hộ chiếu giả.

Vũ Nhôm bị khởi tố, tất nhiên phải bởi bộ phận An ninh điều tra "không được gì" từ chia chác của Vũ Nhôm. Vũ Nhôm là người thuộc biên chế của Tổng cục an ninh điều tra, như vậy, nếu chính Tổng cục An ninh điều tra khởi tố, thì người ký lệnh không thể là Thủ trưởng của Vũ Nhôm, tức là ông tướng phụ trách toàn bộ hệ thống công ty bình phong, trong đó có Vũ Nhôm. Và nếu Vũ Nhôm đã được báo trước để thu gom tiền vốn từ cách đây hai tháng, thì cái phe chống lại quyết định khởi tố đương nhiên đã có kế hoạch. Không ai khác có thể làm trước cho Vũ Nhôm cả 3 hộ chiếu, trong đó gồm một Hộ chiếu giả.

Người ta biết lệnh khởi tố do ai ký, và không khó tìm ra hệ thống những kẻ báo trước cho Vũ Nhôm từ rất sớm do ai cầm đầu và gồm những ai ?

Đấy là chưa kể, ngay bộ hồ sơ mật mà Vũ Nhôm đang có trong tay, tố cáo vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, chính An ninh điều tra là người cung cấp, một là hy vọng tầm quan trọng của hồ sơ có thể giúp Vũ Nhôm có vé may bay đi Đức, mặt khác lại có thể do chính bộ phận chống lại chủ trương bắt cóc lợi dụng Vũ Nhôm để lật tẩy phe chủ trương, trong đó chắc chắn có liên quan tới chính Tổng bí thư. Nếu điều này xảy ra, thì có thể nghĩ rằng tập hồ sơ đó do chính Tô Lâm hoặc người của Tô Lâm cung cấp.

Người ta đã biết từ lâu rằng có hai Bộ trong Bộ công an. Một Bộ gắn kết với hệ thống kinh tài, các công ty bình phong, và một Bộ không "xơ múi gì" từ các nguồn lợi đó. Nhưng vụ án Vũ Nhôm có điểm tương tự như vụ Trịnh Xuân Thanh, đều xuất phát từ lỗi cá nhân. Trịnh tự lộ vì máu hưởng lạc. Còn Vũ chết lại vì thói "coi trời bằng vung". Tưởng là ngẫu nhên, nhưng thực chất thì không thoát khỏi quy luật : "quái sinh thì sớm muộn cũng phải chết".

Tương tự như vậy, người ta cũng biết từ gần ba chục năm nay, luôn có hai Bộ rõ rệt trong Bộ Quốc phòng. Một Bộ gắn với các tập đoàn kinh tế, và một Bộ chỉ làm công tác chính trị, đào tạo và huấn luyện. Bắt đầu từ chủ trương cho quân đội làm kinh tế. Hết chiến tranh. Nền kinh tế đứng trước nguy cơ sụp đổ với lạm phát tới 1800%. Ngân sách ngoài tiền tước đoạt của "tư bản tư nhân", không có nguồn thu nào. Một đội quân trên 2 triệu miệng ăn là một thứ không thể nuôi nổi. Giải ngũ một đội quân vừa về từ cõi chết mà không có việc làm, không nghề nghiệp, không thu nhập thì xã hội không thể không loạn, chế độ không thể không sụp đổ.

Quyết định tổ chức quân đội đi lập khu kinh tế, đi khai hoang, đi trồng rừng, trông lúa, trồng dứa v.v. làm bất cứ gì có thể tự nuôi nhau. Nhưng khốn nạn nằm ở Công ty sư đoàn 319, là một loại công ty kinh doanh. 319 có tất cả các lợi thế về nhân công, về phương tiện thiết bị quân sự, về các ưu thế địa điểm và ưu tiên quốc phòng. Không giống các công ty kinh doanh khác, 319 lập lờ giữa ngân sách quốc phòng với nguyên tắc hạch toán kế toán. Những năm đầu tiên, lợi nhuận quá dễ dàng đã làm lãnh đạo đảng tối mắt. 319 không những không cần tới ngân sách, mà ngược lại nộp lên cấp trên những khoản tiền không ai ngờ !

Nhưng với thời gian, 319 trở thành một thứ Tập đoàn lũng đoạn. Cậy thế quốc phòng bất chấp luật pháp và khai thác tất cả những nguồn tài nguyên thuộc quốc phòng quản lý để tạo ra lợi nhuận. Đặc biệt là những khu đất do quốc phòng quản lý ngay từ những ngày đầu tiếp quản từ chế độ cũ, mặc dù với thời gian tính chấ quân sự không còn giá trị, nhưng Bộ quốc Phòng kiên quyết giữ lại chia chác, phân phối cho nhau, hoặc bán cho các nhà đầu tư nước ngoài, giành những khoản ngoại tệ kếch xù.

Những hoạt động như vậy làm cho một loạt các sĩ quan cấp cao trở nên giàu có, xa hoa và sa đoạ, trong khi những sĩ quan chỉ hương lương thì vật vã tìm kiếm cách nuôi sống gia đình. Cũng cùng hàm cùng cấp, nhưng thu nhập có thể chênh nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Và đặc biệt là hàng ngũ các sĩ quan này lại thăng quan tiến chức nhanh kỳ lạ.

Ngân hàng Quân đôi và đặc biệt là siêu Tập đoàn Viettel là những tổ chức kinh tài của Quân đội theo khuôn mẫu của 319. Hàng ngũ tướng tá giàu có là nhờ những tập đoàn siêu lợi nhuận này.

Ba chục năm, hàng ngũ những quan chỉ huy cao cấp nhất trong Quân đội không một người nào có thể còn nguyên vẹn trong sạch, tức là tay không thể một lần nhúng bùn hoặc nhận bùn từ tay người khác. Không một ai, không một thế lực nào được phép đụng đến lãnh địa đó. Chế độ, nếu đụng đến sẽ không tránh khỏi sụp đổ. Nhưng ba chục năm đủ để biến Bộ Quốc phòng thành hai Bộ không có gì chia sẻ với nhau được, và không sớm thì muộn sẽ "sống mái" với nhau.

Vụ Út Trọc có nguy cơ khơi mào cho một cuộc chiến nội bộ, vì thế lập tức nhận được chỉ thị cấm các báo được nhắc đến và xoá mọi dấu vết có thể. Nhưng đó là điều không thể. Vì mâu thuẫn giữa "hai bộ" là chuyện từ nhiều chục năm nay, không thể một chốc một lát hay chỉ vì cùng phải "trung thành" với đảng mà bỏ qua hoặc nhân nhượng cho nhau, vả lại, một sự thật khi chui ra khỏi bọc thì không thể thu hồi. Báo chí có thể không nói gì, nhưng chuyện xảy ra thì vẫn cứ xảy ra. Nó có thể không ầm ĩ, nhưng âm thầm để bùng ra thành một vụ nổ vào lúc nào đó.

Ở đây xuất hiện một loại nghịch lý đặc biệt. Hệ thống các "Bộ đen" trong Bộ máy Công An và Quân đội là một thực tế tồn tại từ rất lâu và ai cũng biết, nhưng không ai trong số những người ăn lộc của chế độ muốn để lộ ra những mụn ghẻ đó. Ông Trọng không thể và không dám nhận gì từ phía các "Bộ đen" đó, nhưng ông Trọng biết chúng vẫn chia nhau sau lưng ông và ông buộc phải làm bình phong che chắn cho chúng, để người ta không thấy cái chế độ mà ông bảo vệ bằng được là một thứ chế độ thối ruỗng từ trong. Nhưng nếu ông nhận, thì dù một thứ "nhận" không ra gì, ông cũng thành thằng hề cho chúng giật dây. Cho nên trong tư cách người đúng đầu chế độ, ông càng được tiếng trong sạch càng lợi cho chúng, càng tạo ra lá chắn an toàn cho lòng tham đốn mạt của chúng. Ông đang là một con ngoáo ộp cho Ngô Xuân Lịch để ông này công khai chống lại chủ trương Quân đội thôi làm kinh tế. Ông ta đang che chắn cho Viettel, và muốn nhân lên, tạo ra hai, ba Viettel nữa, nhưng do được "đảng lãnh đạo trực tiếp". Ông ta sẽ phá nát quân đội nhân danh ông Tổng bí thư đảng.

Ông Trọng có thể học ở Trung Quốc rất nhiều, đặc biệt là cách sử dụng Ban Kiểm tra trung ương kết hợp với Ban Tổ chức trung ương, vừa dùng quyền kỷ luật để tước bỏ, vừa dùng quyền sắp đặt để ban phát và quyết định sinh mệnh của hệ thống. Nhưng ông Trọng quá sợ hãi bạo lực. Ông không dám sờ tới những kẻ có vũ khí trong tay. Trong khi Tập ưu tiên trấn áp hàng ngũ tướng tá, dùng cải tổ quân đội để loại bỏ và thiết lập trật tự, ban phát theo ý mình, thì ông Trọng như câm như điếc trước sự ngông nghênh, ngạo mạn của ông Ngô Xuân Lịch.

Vũ Nhôm là bom nổ trong lòng Bộ Công an, đó là một sự kiện quan trọng, nhưng người ta sẽ phải để mắt nhiều hơn tới ông Ngô Xuân Lịch, bởi vì, Út Trọc được xử lý như thế nào, sẽ cho thấy chế độ mà ông Trọng cố ra sức gồng giữ cho nó đứng, có đủ sức tồn tại tiếp hay sụp xuống cùng với sức khoẻ của ông. Và bởi vì, sức người không cản được bước đi của lịch sử. Sự mục ruỗng của một chế độ chính trị có nguyên nhân từ cơ cấu của thể chế, không phải do ý chí chủ quan của con người. Cái chế độ độc đảng phi dân chủ sẽ tự nó tiêu vong bất chấp sự cưỡng lại của ông.

Paris, 05/01/2018

Bùi Quang Vơm

Additional Info

  • Author Bùi Quang Vơm
Published in Quan điểm

Rất nhanh, ch trong vài ba ngày, v đào thoát ca trùm bt đng sn Vũ "Nhôm" vào nhng ngày cui năm 2017 đã được quc tế hóa đ tr thành mt scandal ca thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ vào đu năm 2018, đy ha hn cho mt trn xung đt mi toanh trong nội b Đảng cộng sản Việt Nam, thm chí còn có th "máu la" hơn c v "ai bo kê cho Trnh Xuân Thanh trn" và "bt cóc Trnh Xuân Thanh".

singa1

Bà Petra Schlagenhauf - lut sư đi din cho Trnh Xuân Thanh ti Đc : nếu người này có thông tin ai là người ra lnh cho v bt cóc thì điu này s rt đáng chú ý. Điu này là quan trng đi vi phía Đc

Vũ có "hồ sơ bt cóc Trnh Xuân Thanh" ?

Bất k h thng tuyên giáo đng và báo chí nhà nước Vit Nam vn gn như im thin thít theo đúng tinh thần v "tau khe mà, có chi mô" ca bnh nhân ung thư kiêm trưởng ban ni chính trung ương Nguyn Bá Thanh vào khong thi gian gn tết nguyên đán năm 2014, nhiu hãng tin quc tế đã dn dp đưa tin Phan Văn Anh Vũ đã chính thức gửi đơn xin t nn chính tr cho các cơ quan tư pháp và ngoi giao ca Chính ph Đc và Hoa Kỳ. Đến ngày 3/1/2017, còn có thông tin t Đc cho biết "nguyn vng ca ông Phan Văn Anh Vũ được ti Đc khai báo người ch mưu cùng toàn b đường dây t chc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh Berlin đã được B Ngoi giao, B Tư pháp Đc tiếp nhn".

Chỉ mt ngày trước đó và rt có th không h ngu nhiên, mt lung thông tin có đa ch trên mng xã hi đã khng đnh rng Phan Văn Anh Vũ còn có c h sơ và nhng bng chng v v "bt cóc Trnh Xuân Thanh" mà Vũ đang mun chuyn cho người Đức như mt điu kin đ đi ly cơ chế t nn chính tr cho bn thân.

Cũng trước đó, mt vài trang báo đin t ngoài nước và mt s trang facebook Vit Nam ln nước ngoài đã đưa tin v v Phan Văn Anh Vũ đã tu thoát trót lt, và là mt tình báo viên công an, Phan Văn Anh Vũ đang nắm trong tay mt bn danh sách mng lưới tình báo viên ca công an Vit Nam nước ngoài và nhiu công ty "bình phong" ca ngành công an. Nếu danh sách gián đip này và các công ty "bình phong" b Phan Văn Anh Vũ tiết l, sẽ xảy đến vô khi chao đo trong ni b ngành công an…

Khỏi phi nói thêm rng người Đc quan tâm đến v thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, ch không phi trùm bt đng sn Vũ "Nhôm", đến thế nào.

Vũ có được "bơm" tài liu ?

Chẳng hiu t đâu và do duyên cớ nào, người Đc li phát hin ra Trnh Xuân Thanh biến mt khi Đc vào cui tháng By năm 2017 không phi mt cách t do mà b mt v Vit Nam cưỡng bc. Vy là phát sinh cuc khng hong "bt cóc Trnh Xuân Thanh", kéo theo di chng khng hong ngoại giao Đc - Vit cho ti nay.

Từ đó đến nay, nhng thông tin t phía B Ngoi giao Đc và báo chí quc tế cho thy người Đc vn kiên nhn điu tra v "bt cóc Trnh Xuân Thanh".

Không sau tuyên bố phn đi, người Đc đã thng tay tm thi đình ch mi quan h đi tác chiến lược vi Vit Nam - mt mc đ trng pht thuc loi cao nht. Chưa k đến vic Đc trc xut mt lot quan chc ngoi giao ca Vit Nam và hy luôn hip đnh gia hai nước v min visa cho quan chc Vit Nam đi công cán Đc.

Chưa hết, hu qu cuc khng hong Đc - Vit có th còn lan rng c Châu Âu, mà bng chng ngay trước mt là Hip đnh thương mi t do Vit Nam - Châu Âu (EVFTA) đang tr nên xương xu hơn rt nhiu so vi cách đây ch na năm…

Cho đến nay, vn còn nhiu dư luận cho rng Tng bí thư Trng - người đã phát lnh "bng mi cách tìm bt Trnh Xuân Thanh v nước quy án" - là nhân vt phi chu trách nhim cao nht trong cuc khng hong Đc-Vit.

Một du hi ln đang ni lên là thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ có nắm được "h sơ bt cóc Trnh Xuân Thanh", hay ít nht cũng th trong mình mt s bng chng nào đó v v vic chn đng này, đ "làm quà" và đi chác vi cơ quan tư pháp Đc, hay không ?

Hoặc gi s Phan Văn Anh Vũ không nm trong din cán bnh báo được biết v v "bt cóc Trnh Xuân Thanh", liu Vũ có được mt thế lc chính tr nào đó trong ni b "bơm" cho tài liu v v vic này ?

Nếu Vũ đã "khai sch" ?

Tính chất nghiêm trng ca v Phan Văn Anh Vũ đã tr nên cc kỳ nghiêm trng đi vi nội bộ đng khi bà Petra Schlagenhauf - lut sư đi din cho Trnh Xuân Thanh ti Đc - tr li câu hi :

"Có thông tin một sĩ quan an ninh Vit Nam đã chy sang Singapore và có thông tin đ có th cung cp cho phía Đc v v bt cóc Trnh Xuân Thanh. Nếu đúng là như vy thì theo bà điu này có ý nghĩa gì ?" cĐài Á Châu Tự Do, đã nhn đnh "Có thể là nếu người này có thông tin ai là người ra lnh cho v bt cóc thì điu này s rt đáng chú ý. Điu này là quan trng đi vi phía Đc".

Trên phương din ni b đng cm quyn Vit Nam, gi đây vn đ không ch là cuc xung đt gia cánh ca Vũ "Nhôm" vi Huỳnh Đức Thơ - ch tch thành ph Đà Nng, người được cho là "thân vi Th tướng Phúc", mà đã dt dây lên c "trung ương".

Ngay sau khi Vũ "Nhôm" đào thoát, có những du hiu cho thy B Chính tr đng không xem v này là bình thường và do đó đã t chc cả một "chuyên án" đ "bng mi cách bt bng được Phan Văn Anh Vũ v quy án" như mt quyết tâm tương t vào tháng Tư năm 2017 đi vi Trnh Xuân Thanh.

Nếu qu thc đã xy ra v "bt cóc Trnh Xuân Thanh" như cáo buc ca Chính ph Đc, nhng nhân vt ch đo v bt cóc có th đang lo lng đến mt ng trước thông tin, dù chưa được kim chng, v Phan Văn Anh Vũ nm được "h sơ bt cóc Trnh Xuân Thanh". Hu qu kinh khng nào s xy ra đi vi h nếu như qu thc trong vài ngày qua và trong nhng ngày sp đến, "kẻ phn bi" Phan Văn Anh Vũ tiếp xúc được vi phía Đc và "khai sch" đ đi ly "quy chế t nn chính tr" - điu tương t vi tình báo viên Litvinenko ca Nga đã đào thoát và t nn nước khác ?

Một đường dây bo kê cho Vũ ?

Nhưng ngược hn vi mong mun tha thiết cùng quyết tâm chưa tng có v chuyn "bt bng được Phan Văn Anh Vũ" ca B Chính tr, Th tướng Nguyn Xuân Phúc và Tng bí thư Trng, nhng quan chc đã tng "ăn chu" vi trùm bt đng sn Vũ "Nhôm" hoc vi thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ lại mt ng sau khi Vũ "Nhôm" b khám nhà, đã tm th phào khi Vũ "Nhôm" b trn, s tiếp tc mt ng và c mt ăn khi nghe tin mng xã hi v v Vũ "Nhôm" s b "dn đ" v Hà Ni.

Chưa k mt đường dây (nếu có) đã bo kê cho Vũ "Nhôm" lng biến khi Vit Nam…

Nếu thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ sm b "dn đ" v Vit Nam, rt có th "chuyên án" ca B Chính tr đng s sm biết rõ Phan Văn Anh Vũ đã có hay không, và nếu có thì có được nhng tài liu ni b thuc đ "Mt", thm chí "Tuyt Mt" nào v nhng vn đ nghip v ca ngành công an, hay nhng tài liu v mi quan h ngm trong gii quan chc lãnh đo ra sao - nhng bng chng mà có th đ sc "giết sng" nhiu quan chc đang ti v.

Dù chỉ được đánh giá là một con cht, nhưng Vũ "Nhôm" li có vai trò như mt "h sơ sng" đi vi nhiu quan chc, và Phan Văn Anh Vũ có th tác đng ln đi vi bàn c tương quan quyn lc và xung đt chính tr Vit Nam.

Phan Văn Anh Vũ cũng rất có th đóng vai trò đột phá khẩu cho bt kỳ phe phái nào biết li dng nhân vt mà b mt s dư lun xem là "tình báo hai mang" này.

Nếu Phan Văn Anh Vũ b lôi v Vit Nam, gn như chc chn đó s là đi án. Đi án không ch v kinh tế và tham nhũng mà còn v "an ninh quc gia" và chính trị. Và đó s là cơ s rt quan trng đ ông Trng s ngay lp tc tiến hành mt kế hoch không ch "chn chnh ni b" mà còn có th ci t B Công An - mt đng thái mà Tp Cn Bình đã làm đến mc "long tri l đt" bt đu t mùa Xuân năm 2014.

Việt Nam có "mi" được Vũ ?

Khả năng "mi" Phan Văn Anh Vũ v Vit Nam không quá nh. Bi nếu Trnh Xuân Thanh đã có mt thi gian đ dài tm trú Đc và đã làm h sơ xin t nn nước này, Phan Văn Anh Vũ ch mi Singapore mà còn chưa đt chân lên đt Đc.

Phan Văn Anh Vũ cũng quá khó để được cơ quan Cao y t nn Liên hip quc (UNHCR) cp quy chế t nn đ được Liên Hp Quc bo v theo Công ước v v thế ca người t nn 1951.

Và còn lâu Phan Văn Anh Vũ mới tr thành "người đu tranh nhân quyn" đ được cng đng nhân quyn quc tế quan tâm, tác đng vi các chính ph phương Tây cho Vũ t nn chính tr.

hi t nn mong manh ca Phan Văn Anh Vũ và s phn ca nhng quan chc Vit Nam đ đu cho Vũ "Nhôm" ch còn tùy thuc vào Chính ph Singapore.

Tuy vậy, gia Singapore và Vit Nam li chưa có hip đnh nào v dn đ ti phm. Vy kch bn nào có th xy ra nếu Hà Ni quyết "mi" Phan Văn Anh Vũ v nước ?

Luật sư Phùng Thanh Sơn - Giám đc công ty Lut Thế Gii Lut Pháp Sài Gòn - đã nêu ra mt nhận đnh đáng chú ý trên BBC : "Theo nhn đnh ch quan ca tôi, v thế kinh tế ln chính tr ca Vit Nam đang top dưới ca thế gii và thuc top trung ca khu vc Đông Nam Á nên kh năng dn đ ti phm thành công trên nguyên tc có đi có li là không cao, đặc bit khi ti phm đang cư trú ti quc gia có v thế kinh tế ln chính tr cao hơn Vit Nam".

Ngoài vấn đ "v thế ca Vit Nam", còn có mt yếu t khác, có th quan trng không kém, mà s khiến vic "dn đ" Phan Văn Anh Vũ v Vit Nam tr nên chậm chạp đến mc khiến các ông Trng và Phúc "lên rut’. Đó là cách nhìn và cách hành x ca người Đc v v Phan Văn Anh Vũ.

Trong trường hp Phan Văn Anh Vũ có được "h sơ bt cóc Trnh Xuân Thanh" và sn sàng trình h sơ này ra đ đi ly trng thái an toàn cho mình, đó sẽ là mt giá tr không nh vi Đc. Khi đó, xác sut Vũ được t nn chính tr Đc có th vượt hơn 50%.

Nhưng ngay c nếu Phan Văn Anh Vũ chng có "h sơ bt cóc Trnh Xuân Thanh", cũng chng có "danh sách tình báo viên ngoi tuyến", và nói chung là chẳng có được tài liu nào có giá tr v phương din hot đng tình báo, nước Đc vn có th dành cho Vũ mt mc đ quan tâm nào đy, có th đàm phán vi Singapore đ kéo dài quá trình điu tra xác minh và nhng th tc pháp lý quc tế liên quan đến vic xem xét đơn xin t nn chính tr ca Phan Văn Anh Vũ. Nhưng đng thái này không phi đ Vũ được t nn chính tr, mà đó ch thun túy là mt bin pháp trng pht mi đi vi chính th Vit Nam trong v "bt cóc Trnh Xuân Thanh".

Phạm Chí Dũng

Nguồn : 03/01/2018

Published in Diễn đàn

Ông Vũ 'nhôm' là 'sĩ quan tình báo Việt Nam’ ? (BBC, 02/12/2018)

Singapore hôm 2/1 chính thức xác nhận đã bắt giữ doanh nhân Phan Văn Anh Vũ (còn có biệt danh Vũ 'nhôm') vì "vi phạm luật di trú".

singa1

Sân bay Changi của Singapore -hình minh họa

Trong lúc đó, một luật sư Singapore nói gia đình ông Anh Vũ cho hay ông "là sĩ quan cao cấp ngành tình báo Việt Nam".

Cũng trong ngày, một luật sư khác của ông Anh Vũ từ Frankfurt nói đã nộp đơn xin Đại Sứ quán Đức tại Singapore cấp visa cho thân chủ mình để "bảo vệ lợi ích của Đức", tuy nhiên đó "không phải là đơn xin tị nạn".

Làm an ninh nên biết vụ Trịnh Xuân Thanh ?

Luật sư người Singapore Remy Choo nói với hãng tin AFP hôm 2/1 rằng ông đã gặp gia đình ông Vũ, và họ xác nhận :

"Ngoài việc là nhà đầu tư bất động sản, ông ấy cũng là sĩ quan cao cấp trong ngành tình báo Việt Nam", luật sư này nói.

Còn bản tin chiều ngày 2/01 đánh đi từ Berlin của hãng Reuters lại dẫn lời luật sư người Đức, ông Victor Pfaff cũng tuyên bố ông Anh Vũ là sĩ quan an ninh cao cấp bên cạnh việc kinh doanh nhà đất.

Luật sư Victor Pfaff nói với Reuters rằng là sĩ quan an ninh, chắc hẳn ông Anh Vũ sẽ biết về vụ Trịnh Xuân Thanh "mất tích" khỏi Berlin.

Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty PVC, bị truy tố trong vụ án ngành dầu khí.

Hiện có các câu hỏi trên các trang mạng xã hội về vai trò kép nếu có của 'doanh nhân Vũ 'nhôm' và sĩ quan an ninh Phan Văn Anh Vũ trong các vụ làm ăn.

Các báo Việt Nam, sau khi ông Anh Vũ trốn sang Singapore trước Giáng Sinh 2017, đã đồng loạt chạy các bài mô tả ông là một thế lực ghê gớm ở Đà Nẵng, khuynh đảo cả thị trường bất động sản ở đây.

Các tờ báo do nhà nước Việt Nam kiểm soát cũng đặt ra câu hỏi 'Đằng sau ông Vũ 'nhôm' còn có thế lực nào khác ?'

Luật sư Victor Pfaff cho rằng sĩ quan an ninh Anh Vũ có thể cung cấp thông tin về cáo buộc của Đức nói ông Thanh bị bắt cóc ở Berlin.

Từ Việt Nam, nguồn tin chính thức duy nhất nói ông Phan Văn Anh Vũ làm việc cho Bộ Công an đến từ chính Bí thư Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa.

Tờ Thanh Niên hôm 21/12/2017 trích ông Nghĩa trả lời cử tri nói : "Công an hiện phải trả lời câu hỏi về Vũ 'nhôm'", người mà tân Bí thư Đà Nẵng nói "cũng là thượng tá" trong đoạn ông Nghĩa so sánh vụ việc với một thượng tá khác thuộc Bộ Quốc phòng.

Ông Anh Vũ muốn sang Đức ?

Luật sư người Singapore Remy Choo nói :

"Gia đình thân chủ tôi lo lắng có nguy cơ bị hồi hương".

"Tôi xác nhận ông ấy đã xin tị nạn ở một nước Châu Âu nhưng tôi không thể tiết lộ là nước nào".

Tuy thế, từ Đức, luật sư Victor Pfaff cũng nói ông đã nộp đơn cho nhà chức trách Đức để xin Đại Sứ quán Đức ở Singapore cấp visa cho thân chủ của mình.

"Tôi đã làm đơn xin Đức chấp nhận", ông Pfaff nói. Ông nói rõ đây chưa phải là đơn xin tị nạn mà là đơn xin cho công dân nước ngoài vào Đức để "bảo vệ lợi ích của Đức".

Bản tin Reuters nói theo luật của Đức, một cá nhân không được phép xin tị nạn khi đang ở ngoài nước Đức.

Bộ Ngoại giao Đức chưa có bình luận.

Dẫn độ hay không ?

singa2

Một trạm kiểm tra hội chiếu ở Đông Nam Á - hình minh họa. Tin cho hay ông Phan Văn Anh Vũ bị Singapore giữ trên đường rời sang Malaysia

Singapore không có hiệp định dẫn độ với Việt Nam.

Nhưng giới chức di trú Singapore có quyền cho hồi hương trong một số trường hợp.

Các luật sư của ông Anh Vũ ở Singapore nói rằng đến nay họ chưa hề được tiếp xúc với ông Vũ.

Hôm 2/1, các luật sư này đã nộp đơn cho tòa án Singapore để xin gặp thân chủ.

Giới chức Singapore lần đầu tiên xác nhận với BBC tiếng Việt họ đã 'bắt giữ' ông Phan Văn Anh Vũ vì 'vi phạm Luật Di trú'.

Trong thư hồi âm tối ngày 2/1 giờ Singapore, Cục Di trú Singapore (ICA) chính thức nói với BBC rằng ông Anh Vũ "bị bắt ngày 28/12/2017 vì có vi phạm theo Luật Di trú".

Mạng xã hội nói gì ?

Tin tức về ông Vũ "nhôm" được chia sẻ và bình luận rộng rãi trên mạng xã hội.

Blogger Nguyễn Chí Tuyến bình luận trên Twitter bằng tiếng Anh hôm 2/1 : "Các tờ báo The Straits Times, Reuters, Bangkok Post, Chanel NewsAsia đã đưa tin về vụ doanh nhân đào tẩu Phan Văn Anh Vũ bị bắt ở Singapore nhưng truyền thông nhà nước Việt Nam vẫn im tiếng. Tự do báo chí như vậy đấy !".

Facebooker Phan Trí Đỉnh viết trên trang Facebook cá nhân : "...Theo đánh giá chung, nếu Bộ Ngoại giao Đức không cứu xét đơn tị nạn chính trị của Vũ, không can thiệp bất cứ điều gì, phần việc giải quyết sẽ chỉ thuộc phía Việt Nam và Singapore. Nếu Vũ bị trao trả để dẫn độ về Việt Nam, tội của Vũ sẽ không dừng lại ở "cố ý làm lộ bí mật nhà nước" như đã truy tố ban đầu".

*****************

Ông Vũ ‘nhôm’ muốn ‘tị nạn chính trị ở Đức’ (VOA, 02/01/2018)

Luật sư đi din ca ông Phan Văn Anh Vũ, tc Vũ "nhôm", Singapore và Đc cho VOA Vit Ng biết như vy hôm 2/1.

Ông Victor Pfaff, luật sư cho ông Vũ ti Frankfurt, Đức, cho hay đã liên h vi Đi s quán Đc Singapore hôm 31/12, ít ngày sau khi người được cho tng làm trong ngành công an Vit Nam "b bt" quc gia Đông Nam Á này, và cho ti ngày 2/1, ông vn chưa nhn được phn hi nào t cơ quan đi diện ngoi giao cũng như B Ngoi giao Đc.

singa3

Luật sư Victor Pfaff .

Theo ông Pfaff, thông qua trung gian, vợ ông Vũ đã đ ngh ông đi din cho chng mình.

Còn từ Singapore, lut sư Choo Zheng Xi xác nhn rng thân ch ca mình mun "xin t nn chính tr" Đc.

VOA Việt Ng đã liên h vi B Ngoi giao Đc, nhưng chưa nhn được hi đáp.

Ông Choo cho biết rng ông Vũ b bt ngày 28/12 ti phi trường Singapore lúc chuẩn b đi Malaysia. Khi được hi lý do vì sao ông Vũ b bt ông, lut sư này nói : "Chúng tôi hin không rõ. Chúng tôi ch biết là có mt s vn đ gì đó v h chiếu. Nhưng chúng tôi không thc s rõ các vn đ đó là gì".

Ông cho hay thêm rằng ông ca th gp ông Vũ nên "đã viết thư lên chính quyn xem cơ quan nào đang gi ông y" đ "yêu cu được gp".

singa4

Luật sư Choo Zheng Xi .

"Chúng tôi hiện không rõ là ông y ra sao na. Chúng tôi đang tìm cách xác minh và làm rõ mi chuyn", ông Choo nói.

Hôm 1/1, ông Chia Hui Keng, Giám đốc B phn Truyn thông ca Cơ quan Nhp cư và Ca khu Singapore, cho VOA Vit Ng biết s "tìm hiu v bt gi" và báo li, nhưng ti 7 gi ti ngày 2/1 (gi đa phương), vn chưa cung cp thông tin v vic.

Theo luật sư Choo, thông qua trung gian, gia đình ông Vũ đã đ ngh ông bo v cho ông Vũ, và mong mun của người thân ca nhân vt được coi là "đi gia bt đng sn" này là "ông y t do đi li như trước vì ông y trước đây không vp phi vn đ gì".

Khi được hi v nhn đnh lý do vì sao người thân ca ông Vũ li chn mình, ông Choo nói ông không mun lên tiếng thay h, nhưng nói tiếp rng "công ty ca chúng tôi đã x lý mt s v liên quan ti lut l quc tế".

singa5

Hình ảnh khám nhà ông Vũ tại Đà Nẵng.

Theo báo chí Singapore, ông Choo từng nhn được gii thưởng cho n lc pháp lý về nhân quyn ca Hi Lut gia Quc tế. Khi được hi liu nó có đóng vai trò nào đó dn ti s la chn ca gia đình ông Vũ, lut sư này nói rng "hin tôi tiếp cn vn đ theo khía cnh lut pháp", và rng "quá sm đ đánh giá xem còn có câu hi nào khác" trong vụ này.

https://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2017/12/2/28/28c49404-afb8-41fd-b1f8-e4496b277dff_manifest.mpd

Về mc đ phc tp ca v vic liên quan ti thân chủ người Vit, ông Choo th dài : "Tôi nghĩ v này s tiến trin khá phc tp vì còn liên quan ti mt s các vn đ pháp lý khác, nhưng hy vng chúng tôi có th giúp ông y đi ti nơi ông y mun".

Liên quan tới kh năng ông Vũ b dn đ v Vit Nam, ông nói "không muốn phán đoán v vn đ này", nhưng ông nói rng "trước đây tng có các trường hp mà người ta b đưa tr v nước vì các ti liên quan ti nhp cnh dù không có hip đnh dn đ vi Singapore".

Hôm 20/12, Cơ quan An ninh điu tra B Công an đã ra quyết đnh khi t b can đi vi ông Vũ v ti "C ý làm l tài liu bí mt nhà nước". Hin chưa rõ các bí mt đó là gì.

Sau khi xác định ông Vũ không có mt nơi cư trú Đà Nng, cu công an viên này đã bị truy nã.

Việc ông Vũ được cho là xin t nn chính tr Đc trong khi b trn gi li v liên quan ti ông Trnh Xuân Thanh.

https://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2017/11/8/84/84f13b38-c665-4fc0-9d8a-754790e64370_manifest.mpd

Năm ngoái, cựu quan chc tnh Hu Giang này được cho là đã "ra đu thú", nhưng Đc cáo buc Vit Nam "bt cóc" ông tại th đô Berlin, gây căng thng quan h song phương.

Tin cho hay, vụ vic liên quan ti ông Thanh d kiến s được đưa ra xét x trong tháng này.

Viễn Đông

***************

Truyền thông nói gì vụ Phan Văn Anh Vũ ? (BBC, 02/01/2017)

Tin ông Phan Văn Anh Vũ, doanh nhân đang bị công an Việt Nam truy nã, đã bị tạm giữ ở Singapore đang gây chú ý của truyền thông quốc tế và trong nước, sau khi BBC có bài hôm 1/1/2018.

singa6

Tòa án Tối cao Singapore

Hãng tin Anh Reuters hôm 2/1 đăng bài viết có tựa đề "Gia đình lo sợ cho doanh nhân Việt Nam đào tẩu bị bắt giữ tại Singapore".

Ông Anh Vũ, 42 tuổi, đã bị giữ tại Singapore hôm thứ Năm 28/12 tại cửa khẩu Tuas khi ông đang tìm cách sang Malaysia, Reuters dẫn lời ông Remy Choo, luật sư được gia đình ông Vũ thuê đại diện cho ông ở Singapore.

Luật sư Remy Choo, người cho tới giờ vẫn chưa liên hệ được với thân chủ của mình, được Reuters dẫn lời : "Gia đình của thân chủ lo ngại có rủi ro nhãn tiền nếu ông Anh Vũ về Việt Nam".

Trang Straits Times bản tiếng Anh của Singapore hôm 1/1 cũng có bài trích lại tin của BBC về vụ một luật sư đang làm việc để đại diện cho ông Phan Văn Anh Vũ.

Trước đó, hôm 31/12/2017, trang web của Đài Châu Á Tự do (RFA) bản tiếng Việt có bài blog nói vụ 'Vũ Nhôm' chạy khỏi Việt Nam và cho rằng vụ việc liên quan đến đấu đá chính trị và làm ăn nội bộ ở Việt Nam.

Theo Reuters, mặc dù Singapore không có hiệp ước dẫn độ với Việt Nam, cơ quan xuất nhập cảnh của nước này có quyền trả người về nước theo những hoàn cảnh đặc biệt, theo Luật Di trú của Singapore.

Một luật sư khác cũng được gia đình thuê cho ông Vũ, ông Foo Chow Ming, cho Reuters biết ông đang xin phép được tiếp cận với ông Vũ, hiện đang bị tạm giam.

"Hàng chục quan chức và doanh nhân Việt Nam đã bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng đang có đà từ sau khi cơ quan an ninh có vai trò lớn hơn trong Đảng Cộng sản cầm quyền năm từ 2016", Reuters viết.

"Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam được thế giới chú ý đến hồi năm ngoái khi Đức cáo buộc Việt Nam đã bắt cóc một cựu lãnh đạo ngành dầu khí để đưa ông ta về nước xét xử".

Tờ Taz.de của Đức hôm 1/1/2018 cũng có bài "Nhân viên an ninh bị bắt giữ tại Singapore", trong đó có đoạn :

"Trong lá thư được cho là của Luật sư Singapore có viết rằng ông ta (luật sư) đã đặt đơn xin tị nạn cho ông Vũ ở Đại sứ quán một nước thuộc EU nằm tại Singapore. Thế nhưng : đơn xin tị nạn chỉ có thể được tự đặt trực tiếp tại các nước người xin tị nạn muốn đến, không phải tại các cơ quan đại diện của các nước đó ở nước ngoài".

Điều này đúng với Luật Di trú của Đức, có quy định không thể nộp đơn tỵ nạn vào Đức khi đang ở bên ngoài lãnh thổ Đức :

"Muốn đặt đơn xin tị nạn tại Đức, bạn phải có mặt tại Đức. Đơn tị nạn không thể đặt tại cơ quan đại diện của Đức ở nước ngoài. Bạn phải trực tiếp tới nộp đơn".

Điều đáng chú ý là trang Taz.de kết nối hai vụ Trịnh Xuân Thanh và vụ Phan Văn Anh Vũ trong bài của họ.

Bộ Công an 'chưa có thông tin'

Trong khi đó, báo Đất Việt, trong bài "Sự thật Vũ nhôm bị giữ ở Singapore" hôm 2/1, dẫn lời Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an : "Bộ Công an chưa nhận được thông tin này".

Hôm 20/12, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ về tội "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước".

Sau khi phát hiện ông Phan Văn Anh Vũ không có mặt tại nhà riêng ở số 82 Trần Quốc Toản, (phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng), Bộ Công an đã quyết định truy nã đối với Phan Văn Anh Vũ.

Tin ông Vũ bị bắt ở Singapore cũng gây xôn xao trên mạng xã hội Việt Nam trong mấy ngày qua.

Nhà báo Trương Huy San viết hôm 31/12 trên trang Facebook cá nhân :

"Tôi không nghĩ Vũ Nhôm nắm giữ "bí mật quốc gia" ; có chăng, anh ấy chỉ nm "bí mật của những người đã và đang nắm quyền cao chức trọng đối với quốc gia" ; "bỏ trốn" chưa hẳn là kịch bản tự nguyện của anh Phan Văn Anh Vũ".

Bình luận về dòng trạng thái này, facebooker có tên Trần như Vân đặt câu hỏi : "tội làm lộ bí mật quốc gia chớ không phải tội tham ô để nước khác không trả về ? Để dân không thể biết ai thật sự tham ô ? Chế độ do những kẻ tham ô xây dựng nên không bao giờ tốt, hy vọng vào họ chỉ để thất vọng mà thôi !".

********************

Vũ ‘nhôm’ tìm đường sang Đức (RFA, 02/01/2018)

Ông Phan Văn Anh vũ, một đại gia địa ốc và cũng là một thượng tá an ninh Việt Nam, bỏ trốn và hiện đang bị tạm giữ tại Singapore, muốn xin tị nạn tại Đức. Các luật sư đại diện của ông tại Singapore và Đức cho Reuters biết như vừa nêu vào ngày thứ ba 2 tháng giêng.

singa7

Hình ông Phan Văn Anh Vũ - Photo : RFA

Ông Phan Văn Anh Vũ bị giữ lại Singapore từ hôm 28/12 vừa qua khi ông đang tìm cách qua Malaysia.

Luật sư Remy Choo, người được gia đình ông Vũ liên lạc mời tham gia vụ việc ông này, chỉ cho biết ông Vũ muốn xin tị nạn tại Đức nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Còn ông Victor Pfaff, luật sư của ông Vũ ở Đức thì nói đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31/12 nhưng tới nay vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ cơ quan đại diện ngoại giao này.

Một luật sư khác của ông Vũ là luật sư Foo Cheow Ming xác nhận việc ông Anh Vũ bị bắt ở Singapore nhưng ông cũng chưa được phép gặp thân chủ của ông.

Trong khi đó luật sư Schlagenhauf, người đại diện cho một vụ khác là trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, nói với Đài Á Châu Tự Do là thường một người muốn xin tỵ nạn tại Đức phải nội đơn khi ở trên đất nước này. Ngoại lệ theo luật di trú của Đức chỉ có thể áp dụng trong trường hợp có chứng thực liên quan nhân quyền.

Bộ Công an Việt Nam hôm 22/12 đã phát lệnh truy nã ông Phan Văn Anh Vũ, rồi sau đó khởi tố bị can về tội "cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước". Phía Bộ Công an cũng công bố quyết định truy nã ông Vũ do ông không có mặt khi công an tiến hành khám xét nhà riêng của ông.

Còn vào tháng 7 vừa qua, một quan chức cao cấp của Việt Nam bỏ trốn tại Đức là ông Trịnh Xuân Thanh được phía Đức cho là bị mật vụ Việt Nam bắt cóc đưa về nước. Hành động đó khiến quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam bị tổn hại nghiêm trọng. Bộ Ngoại Giao Đức ra thông cáo cho biết Đức tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Trong khi đó chính phủ Hà Nội nói ông Trịnh Xuân Thanh tự ý về Việt Nam đầu thú.

Theo AFP, cách thức tiêu diệt các quan chức tham nhũng mà chính quyền Việt Nam đang thực hiện giống cách thức của Trung Quốc.

Trong khi đó, nguyên đại biểu Quốc Hội Lê Như Tiến, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục- Thanh Thiếu Niên và Nhi Đồng, vào ngày 2 tháng giêng lên tiếng chỉ trích sơ hở trong quá trình tố tụng tại Việt Nam.

Theo ông Lê Như Tiến do không có biện pháp ngăn chặn kịp thời nên khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì bị can đã ‘cao xa, bay chạy, tài sản lên đến hằng nghìn tỷ cũng đã kịp tẩu tán bằng nhiều cách thức.

Ông Lê Như Tiến nói rằng tài sản tham nhũng mà có đâu phải chỉ bằng cây kim, sợi chỉ mà không biết. Vấn đề có làm quyết liệt hay không mà thôi.

************************

Cơ hội tị nạn của Vũ "nhôm" ? (VNTB, 02/01/2018)

Thời gian ngắn vừa qua, ghi nhận một xu hướng rõ rệt của các quan chức Việt Nam khi bị "ngã ngựa" là kiếm đường tẩu ra nước ngoài, lợi dụng các cơ chế bảo vệ nhân quyền quốc tế và hệ thống xét xử thiếu chuẩn mực pháp quyền tại Việt Nam để kiếm một suất "tỵ nạn chính trị" nhằm tránh bị trừng phạt.

singa8

Phạm Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm"

Thông tin báo chí quốc tế loan tải, Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") trong hành trình đào tẩu đang bị tạm giữ ở Singapore, đã thuê luật sư làm hồ sơ xin tỵ nạn chính trị ở một quốc gia Châu Âu và chống lại việc bị dẫn độ về Việt Nam.

Cơ hội xin được tỵ nạn chính trị của Vũ "nhôm" có thật sự khả quan hay không khi đối chiếu với cách vận hành của hệ thống pháp luật và chính trị bảo vệ cho người tìm kiếm tỵ nạn ?

Có thể nói, tình trạng pháp lý của Vũ "nhôm" hiện tại là khá bi đát, ông ta chưa được cơ quan Cao ủy tỵ nạn cấp quy chế "người tỵ nạn" để được Liên Hợp Quốc bảo vệ theo Công ước về vi thế của người tỵ nạn 1951. Ông ta cũng đang ở một quốc gia ngoài Châu Âu, ngay cả khi một quốc gia Châu Âu nào muốn rước Vũ về cũng không phải là điều đơn giản vì Singapore-nơi đang tạm giữ Vũ không dễ dàng để Vũ rời khỏi Singapore trước áp lực đòi dẫn độ ở Việt Nam.

Vũ "nhôm" không phải là một người có cống hiến xuất chúng cho nhân loại, hay chịu cảnh đày ải cuộc đời như "đoạn trường tân thanh" để làm lay động sự quan tâm của Cao ủy tỵ nạn Liên hợp Quốc, các quốc gia Châu Âu, hay các tổ chức nhân quyền Phi chính phủ để họ lên chiến dịch "giải cứu Vũ nhôm". Tất cả họ dễ dàng "dị ứng" khi nhìn thấy các bằng chứng rõ ràng được phát tán trên mạng về việc Vũ đã có thành tích vơ vét công sản quốc gia và lũng đoạn kinh tế ở Đà Nẵng.

Con đường xin tỵ nạn và đến định cư ở một quốc gia ở Châu âu, bằng con đường pháp luật về bảo vệ người tỵ nạn xem ra có vẻ là ngõ cụt đối với Vũ, vì Vũ khó lòng đáp ứng được tiêu chuẩn là "người tỵ nạn" theo Công ước về vị thế người tỵ nạn 1951.

Theo nhóm luật sư của Vũ cho biết, hồ sơ xin tỵ nạn của Vũ đang nhắm đến nước Đức, với lý do đưa ra Vũ sẽ hợp tác phục vụ cho công tác điều tra của nước Đức về vụ án Trịnh Xuân Thanh. Có thể nói đây là khe cửa nhiệm mầu duy nhất để biến Vũ nhôm thành một người "rất đặc biệt" đối với phía Đức để phía Đức quan tâm và can thiệp.

Nói thẳng ra là phía Vũ "nhôm" đang đề xuất cho một sự "đổi chác" với phía Đức. Vũ sẽ hợp tác điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh và cung cấp thông tin tình báo mà Vũ đang nắm giữ, phía Đức có thể cấp quy chế tỵ nạn tạm thời cho Vũ đến nước Đức để khai thác các thông tin mà Vũ đang có.

Hiện vẫn chưa biết phía Đức quan tâm đến đề xuất của Vũ ở mức độ nào, nhưng cửa ải khó qua nhất mà Vũ phải vượt qua là cánh cửa Singapore. Trong cuộc chiến pháp lý và chính trị tay 3 giữa Việt Nam-Singapore-và Quốc gia muốn tiếp nhận Vũ, Vũ vẫn không có đồng minh tiếp sức, dò đường chỉ lối cho mình trong hành trình nguy cấp ấy, ngoài mấy vị luật sư mà Vũ phải trả tiền.

Bài học rút ra dành cho các quan chức đương thời, đừng bao giờ biến mình thành kẻ thù của xã hội dân sự và nhân quyền, nếu muốn dành cửa hậu tìm đường thoát thân. ?

Phạm Lê Vương Các

********************

Singapore xác nhận bắt giữ ông Vũ ‘nhôm’ (VOA, 02/01/2018)

Singapore hôm 2/1 chính thức xác nhận vi VOA tiếng Vit v v bt gi ông Phan Văn Anh Vũ, tc Vũ "nhôm", ti quc gia Đông Nam Á này.

singa9

Một hành khách ti sân bay Changi Singapore.

Phát ngôn viên của Cơ quan Nhp cư và Ca khu Singapore (ICA) nói : "[Ông] Phan Văn Anh Vũ b bt hôm 28 tháng 12 năm 2017 vì vi phm Lut Nhp cư [Singapore]".

Thông cáo ngắn gn ca ca ICA không cho biết thêm bt kỳ chi tiết nào khác.

Trước đó, các lut sư ca ông Vũ Singapore và Đc cho VOA Vit Ng biết v v bt gi "liên quan ti h chiếu" này.

Hiện chưa rõ Singapore s x lý ra sao v ông Vũ, gia lúc có nhn đnh rng ông có th b đưa v Vit Nam.

Singapore hiện không có hip đnh dn đ vi Hà Ni, nhưng cơ quan di trú ca nước này có quyn trc xut trong mt s tình hung nht đnh, theo Lut Nhp cư ca Singapore.

Phía Việt Nam chưa có bt kỳ thông báo chính thc nào v vic Singapore chn bt "đi gia bt đng sn" này.

Trong một bài viết hôm 2/1, t Giáo dc Vit Nam dn li mt s lut sư trong nước cho rng ông Vũ "ch còn duy nht mt con đường là đu thú đ hưởng khoan hng".

Tờ báo này cũng viết v s "xut hin mt s thông tin chưa được kim chng cho rng ông Vũ "nhôm" đang bị gi Singapore vì có vi phm v quy đnh xut nhp cnh".

Trong khi đó, tờ Đt Vit dn li Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng B Công an, cho hay rng cơ quan này "chưa nhn được thông tin Vũ "nhôm" đang b gi Singapore".

Ông Vũ bị truy t hôm 20/12 v ti "C ý làm l tài liu bí mt nhà nước", nhưng đã b trn.

Đúng ngày ông này bị bt Singapore, hôm 28/12, ông Huỳnh Đc Thơ, Ch tch Thành ph Đà Nng, nơi cư trú của ông Vũ, đã "kiến ngh th tướng, B Công an, thanh tra chính ph tăng cường ch đo khn trương vic truy nã", theo báo chí trong nước.

Viễn Đông

Published in Việt Nam

Trên bàn cờ tương quan quyền lực và xung đột chính trị ở Việt Nam, tuy chỉ được đánh giá là một con chốt, nhưng Vũ "nhôm" – tức đại gia bất động sản Phan Văn Anh Vũ – lại rất có thể đóng vai trò đột phá khẩu cho bất kỳ phe phái nào biết lợi dụng nhân vật mà bị một số dư luận xem là "tình báo hai mang" này.

vunhom1

Phan Văn Anh Vũ. (Hình : Zing)

Con chốt đột phá khẩu

Nguồn cơn nguy hiểm nhất là Vũ "nhôm" không chỉ là kẻ trục lợi chính sách nhà đất, mà còn là thượng tá công an – theo chính một tiết lộ của người được xem là "cánh anh Phúc" – tân Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa.

Vào tháng Tư, 2017, thời điểm bắt đầu bùng nổ cuộc chiến "nội bộ Đà Nẵng rất đoàn kết" giữa bí thư là Nguyễn Xuân Anh và chủ tịch là Huỳnh Đức Thơ, trên mạng xã hội đã bất thần xuất hiện những tài liệu từ một nguồn ẩn danh cho thấy Phan Văn Anh Vũ chính là sĩ quan tình báo của Bộ công an, hàm cấp tá, bí số AV75, còn Nova 79 nơi Phan Văn Anh Vũ là chủ tịch Hội đồng quản trị lại là "công ty bình phong" của Tổng cục Tình báo Bộ công an.

Tài liệu trên, cho dù không thể kiểm chứng được về mức độ chính xác, nhưng đã khiến dư luận xã hội xôn xao. Có người còn gọi đó là cuộc chiến lợi ích giữa hai cơ quan tình báo – một quân đội và bên kia là công an.

Với vai trò là một thượng tá tình báo, Phan Văn Anh Vũ rất có thể đã có điều kiện tiếp cận với nhiều tài liệu nội bộ thuộc độ "Mật", thậm chí "Tuyệt Mật" về những vấn đề nghiệp vụ của ngành công an. Nhưng vào thời buổi mà đặc thù to lớn nhất của một bộ phận trong lực lượng vũ trang không phải công tác tình báo mà là "nhảy múa kiếm cơm" qua vô khối động tác "bình phong" để trục lợi chính sách, mối quan tâm hàng đầu của số này là "phe cánh chính trị" và những tài liệu mang tính bằng chứng về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo, những phi vụ "xămxônai" (cách gọi loại vali chứa đầy đô la) mà các quan chức "lại quả" cho nhau, hoặc những hình ảnh sống động về giới quan chức đã thác loạn với gái trên giường… Tất cả những loại bằng chứng đó đều được dùng cho "biện pháp nghiệp vụ ngành", nghĩa là khi điều kiện cho phép sẽ được mang ra khống chế nhau. Chẳng thế mà có dư luận bức bối về câu chuyện Vũ "nhôm" từng mang súng ngắn đi "đàm phán hợp đồng".

Giờ đây, kẻ mà có thể tích trữ không chỉ nhiều triệu đô la mà còn hàng tá tài liệu thói hư tật xấu và đấu đá nội bộ của quan chức – tái hiện kịch bản Trịnh Xuân Thanh cuối năm 2016 – đã biến mất. Biến mất ngay trước mũi Công an Đà Nẵng, Bộ công an và Tổng bí thư Trọng.

Hãy nhìn lại vụ Trịnh Xuân Thanh.

Những tiền lệ đào thoát

Vào giữa năm 2016, khi tung ra chiến dịch truy buộc Trịnh Xuân Thanh bằng vụ xe Lexus ở Hậu Giang cùng khoản lỗ hơn 3.200 tỷ đồng (hơn 141,1 triệu USD) thời Thanh còn là tổng giám đốc ở công ty PVC, lỗ hổng lớn nhất của Tổng Trọng là đã "quên" không đóng cửa biên giới đường bộ, đường thủy và đường không. Hậu quả là không chỉ Trịnh Xuân Thanh biến mất chỉ vài tháng sau đó, mà vụ biến mất này chắc chắn đã được giúp sức bởi một thế lực đủ mạnh và đủ "biện pháp nghiệp vụ" để cho tới nay, bất chấp nhiều bức bối cùng chỉ trích của cán bộ và tướng lĩnh lão thành, vẫn chẳng có một manh mối nào về việc ai và thế lực nào đã bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh đào tẩu khỏi Việt Nam ngay trước mũi tổng bí thư.

Thế lực giấu mặt trên không chỉ mang ý nghĩa nhỏ bé như một hành động chọc tức và khiêu khích đối với Tổng Trọng, mà lớn lao hơn thế nhiều, có thể trở thành một loại đối trọng chính trị theo đúng nghĩa đen của từ điển chính trị học, trở thành tương lai ám ảnh đối với tương lai chính trị có thể còn kéo dài đến ít ra cuối đại hội 12 của tổng bí thư hiện tại.

Trước vụ Trịnh Xuân Thanh là vụ Dương Chí Dũng Vinashin năm 2012. Khi Dũng sắp bị bắt, "một lãnh đạo Bộ công an" đã ngầm báo tin cho Dũng để bỏ trốn. Được sự giúp sức của em ruột là Dương Tự Trọng – phó giám đốc Công an Hải Phòng, Dương Chí Dũng đã đào thoát thành công ra nước ngoài. Dũng chỉ bị bắt lại 4-5 tháng sau đó. Cũng sau đó đã xảy ra một vụ scandal lớn trong ngành công an Việt Nam.

Còn vào lần này và ứng với vụ Vũ "nhôm", liệu có scandal nào ? Nếu có thì liên đới những quan chức công an hay quan chức đảng nào ?

Và dấu hỏi quan trọng không kém là nếu đúng là có những quan chức bị liên đới trên, họ thuộc "phe" nào ?

Vũ "nhôm" biết trước ?

Tín hiệu rõ ràng nhất cho tương lai một scandal lớn hoặc rất lớn là ngay từ tháng Tư, 2017, khi cuộc xung đột Đà Nẵng còn bất phân thắng bại, Vũ "nhôm" đã thoái sạch vốn khỏi hàng loạt công ty.

Theo một điều tra riêng của kênh truyền thông nhà nước VTC, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty cổ phần Xây Dựng Bắc Nam 79 sửa đổi ngày 26 tháng Tư, 2017, cho thấy ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 650 tỷ đồng (hơn 28,6 triệu USD), tương đương 92,86% vốn.

Tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Hưng Phát (nay đổi tên thành công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Gia Compound) – pháp nhân tặng cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh xe Toyota Avalon để sử dụng, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 7 tháng Tư, 2017, thể hiện ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 40 tỷ đồng (hơn 1,7 triệu USD), tương đương 80% vốn điều lệ của doanh nghiệp trên.

Với siêu dự án Vầng Trăng Khuyết (The Sunrise Bay), hai pháp nhân liên quan đến ông Vũ "nhôm" là Công ty cổ phần Xây Dựng 79 và Công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 từ ngày 19 tháng Tư, 2017, đến 28 tháng Sáu, 2017, đã rút 100% vốn tại dự án trên.

Bản thân Công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 hiện cũng không còn cổ phần của ông Phan Văn Anh Vũ và đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Chấn Phong…

Trừ Dương Chí Dũng khá cập rập mà đã không thể thu vén toàn bộ tài sản tiền bạc, cả Trịnh Xuân Thanh lẫn Vũ "nhôm" đều có đủ thời gian để tẩu tán rất gọn.

Tình thế hiện thời là còn chưa xử lý xong "ruồi Thanh", Tổng Trọng lại bị thách thức bởi Vũ "nhôm", và do đó ông Trọng vẫn phải đối mặt với một đối thủ chính trị ngầm ẩn và nguy hiểm mà có thể sẵn sàng làm ông thất bại cục bộ hoặc thậm chí hất ông khỏi ghế tổng bí thư vào một lúc nào đó.

Liệu ông Trọng có cam chịu ngồi yên để cấp dưới qua mặt mình và đến một lúc nào đó sẽ hất đổ mình ?

Sẽ là đại án "an ninh quốc gia ?"

Nếu vào thời gian trước tháng Mười Hai, 2017, câu trả lời có vẻ nghiêng về hướng "bất lực" trong tâm thế Tổng bí thư Trọng, thì từ tháng Mười Hai, 2017, khi "vượt qua sợ hãi" bằng việc phát lệnh bắt cựu Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng, ông Trọng đã dường như chấp nhận không thể lùi, và thực tế cũng không còn đường lùi, để từ đó chỉ tiến và tiến.

Một kịch bản nhiều khả năng xảy ra là sau vụ Vũ "nhôm" đào thoát, Tổng bí thư Trọng sẽ nổi cơn lôi đình, sẽ chỉ đạo "bằng mọi cách bắt bằng được Phan Văn Anh Vũ về quy án", như một quyết tâm tương tự vào tháng Tư, 2017, đối với Trịnh Xuân Thanh.

Khả năng bắt được Vũ "nhôm" lại có thể sáng sủa hơn dĩ vãng trầy trật và quá tai tiếng với Trịnh Xuân Thanh. Sau vụ Trịnh Xuân Thanh, Interpol quốc tế đã cảnh giác cao độ với các quan chức tham nhũng Việt Nam đào tẩu ra nuốc ngoài. Còn vụ bắt Đinh La Thăng đã phát ra dấu hiệu cho thấy lần đầu tiên ông Trọng "khiển" được Bộ công an.

Dù chỉ được đánh giá là một con chốt, nhưng Vũ "nhôm" lại có một vai trò "hồ sơ sống" đối với nhiều quan chức, và có thể tác động lớn đối với bàn cờ tương quan quyền lực và xung đột chính trị ở Việt Nam.

Nếu Vũ "nhôm" bị bắt, gần như chắc chắn đó sẽ là đại án. Đại án không chỉ về kinh tế và tham nhũng mà còn về "an ninh quốc gia" và chính trị.

Lệnh truy nã của Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an đối với Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố do có hành vi "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" đã phác ra bức tranh đại án "an ninh quốc gia" và chính trị ấy.

Nhưng có lẽ chưa cần bắt được Vũ "nhôm", Tổng bí thư Trọng sẽ ngay lập tức đề ra một kế hoạch không chỉ "chấn chỉnh nội bộ" mà còn có thể cải tổ Bộ công an – một động thái mà Tập Cận Bình đã làm đến mức "long trời lở đất" bắt đầu từ mùa Xuân năm 2014. 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 31/12/2017

Published in Diễn đàn
mardi, 26 décembre 2017 20:16

Vũ đi liệu Vũ có về ?

Có lẽ chưa bao gi sân khu chính tr Vit Nam li đem đến cho công chúng nhiu show din giàu kch tính và cm xúc như hin nay.

vudi1

Người dân Đà Nẵng tập trung rất đông xem công an khám nhà đại gia Vũ nhôm ở 82 Trần Quốc Toản.

luận chưa hết xôn xao trước s kin Cơ quan Cnh sát Điu tra B Công an công b kết lun điu tra và truy t cu Bí thư Thành u Sài Gòn vào chiu 20/12, tc ch 12 ngày sau khi b bt, li rôm r bàn tán v v đi gia Vũ ‘Nhôm’, mt ông trùm khét tiếng ở Đà Nẵng, b khám xét nhà vào chiu ti 21/12.

Thiên hạ càng không khi ngc nhiên khi, mc dù đã b khám xét nhà t chiu, nhưng bui ti cùng ngày, tr li đ ngh xác tín thông tin vic Vũ ‘Nhôm’ b khi t và bt giam, Chánh Văn phòng B Công an nói : "Tôi chưa nm được thông tin này". Và mãi đến hơn 21h ngày hôm sau, các cơ quan báo chí nhà nước mi đng lot đưa tin Cơ quan An ninh Điu tra B Công an đã ra lnh khi t và khám xét nhà Phan Văn Anh Vũ ngày 21/12 trước khi phát lnh truy nã ngày 22/12, bởi đi tượng đã biến mt.

Sau Vũ là ai ?

Mặc dù đã tr thành ông trùm quyn lc ngm ti Đà Nng t lâu, nhưng cũng phi đến tháng 4/2017, cái tên Vũ ‘Nhôm’ mi thc s được công chúng Vit Nam chú ý, khi báo chí nêu đích danh anh ta chính là ch doanh nghiệp đã tng xe sang cho Bí thư Đà Nng Nguyn Xuân Anh. (Cuc chiến gia hai phe nhóm quyn lc chính ti Đà Nng là Bí thư Thành u Nguyn Xuân Anh và Ch tch UBND Huỳnh Đc Thơ lúc by gi đang đến hi quyết lit, trong đó Vũ ‘Nhôm’ được cho là thuc "phe" Nguyễn Xuân Anh.)

Gần đây, thiên h tá ho khi có tin Vũ ‘Nhôm’ hoá ra là mt sĩ quan công an. Chng phi ai khác mà chính tân Bí thư Đà Nng Trương Quang Nghĩa, trong cuc gp mt các cán b quân đi cp tướng ngh hưu trên đa bàn Đà Nng ngày 21/12, đã "toạc móng heo" ra rng Vũ ‘Nhôm’ là mt thượng tá công an.

Năm 2013, cái tên Phan Văn Anh Vũ từng đượnhắc đến trong kết lun ca Thanh tra Chính ph liên quan đến vic qun lý s dng đt ca TP Đà Nng. Nhưng lúc y, B trưởng Công an Trn Đi Quang, nhân vt được cho là đng sau lưng Vũ ‘Nhôm’, đã là mt quyn lc hàng đu Vit Nam nên không ai làm gì được.

Mãi đến cuối tháng 9, sau khi ngài cựu B trưởng Công an tht thế do dính vào vụ Trnh Xuân Thanh, ông trùm Vũ ‘Nhôm’ mi chính thc b "lên tht". Và Tuổi Tr là tờ báo "chính thng" đu tiên khai mào cuc tn công nhm vào "nhóm li ích Vũ ‘Nhôm’" bng bài "Khuất tt trong bán hàng lot nhà, đt công tại Đà Nng ?".

Kết cc khó tránh

Nhà báo Hoàng Hải Vân, cu tng thư ký báo Thanh Niên, tng nhận xét : "Ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đc Thơ suy cho cùng cũng là nn nhân ca mt khi ung nhọt lưu cu t thi ông Nguyn Bá Thanh làm Ch tch. […] Nhc đến ông Nguyn Bá Thanh có th là chuyn ‘nhy cm’ vì ông y đã qua đi, nhưng nếu né tránh nhng di hi mà ông y đã đ li cho Đà Nng thì nhng vn đ ct lõi ca Đà Nng s không bao gi được x lý đến nơi đến chn. […] B máy Đng và Chính quyn Đà Nng đang b các nhóm li ích chi phi, khng chế, to thành mt khi ung nht. Ông Nguyn Bá Thanh không còn, nhưng các nhóm li ích này vn tn ti, không ch tn ti mà ăn sâu vào các chân rết trong b máy, không ch Đà Nng mà còn khng chế cp cao hơn, mà s e ngi ca Phó Th tướng Vũ Đc Đam là mt ví d".

Về Đà Nng thay thế Nguyn Xuân Anh trên cương v nhà lãnh đo cao nht ca thành ph bin chiến lược Min Trung, ông Trương Quang Nghĩa hiểu rõ điu đó hơn ai hết. Nghĩa là, nếu không chế ng được ông trùm quyn lc ngm Vũ ‘Nhôm’, chính ngài Bí thư Thành u s b vô hiu hoá hoc t hơn na là b nhn chìm.

Trong bối cnh y, Vũ ‘Nhôm’ bng tr thành đi tượng mà nhiu thế lc buc phải trit h. Ngoài Bí thư Trương Quang Nghĩa vi lý do nêu trên thì Ch tch Huỳnh Đc Thơ li chính là đi th mà anh ta đã "gây thù chuc oán" sut my năm qua. Dĩ nhiên, hai nhân vt này hoàn toàn không đơn đc, bi h còn có các thế lc hu thun trung ương. Đc bit, Vũ Nhôm có th được coi là đi din ca nhóm li ích công an, mt "thành trì quyn lc" mà TBT Nguyn Phú Trng, nếu mun đy mnh chiến dch "đt lò" đ nuôi hy vng "bám tr" trên ngôi v s 1 ít nht là cho đến hết nhim kỳ, buc phải "công phá".

Sự kin "Thanh v" đã đ li mt vết nhơ không biết bao gi mi phai m trong lch s ngoi giao Vit Nam, chưa k nhng h lu lâu dài khác cho đt nước. Trong khi đó, nhng din biến bt ng dn dp trên chính trường thi gian gn đây báo hiệu t nay đến Hi ngh Trung ương 7 s còn nhiu biến c khó lường ; nht là khi dư lun tin rng Vũ Nhôm có th nm trong tay nhng thông tin "nhy cm".

Lê Anh Hùng

Nguồn : VOA, 26/12/2017

Published in Diễn đàn

Chân dung kẻ truy nã : Vũ Nhôm (Dân Luận, 25/12/2017)

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa phát đi thông báo về việc ra Quyết định Truy nã đối với bị can Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm), sinh ngày 2/11/1975. Trước đó, bị can đã bị khởi tố về tội "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước".

vunhom1

Lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ

Việc truy nã Phan Văn Anh Vũ sau khi xác định bị can không có mặt tại nơi cư trú ở số 82 Trần Quốc Toản (Đà Nẵng) và không biết bị can đang ở đâu. Trước khi "cao chạy xa bay", hắn đã kịp tẩu tán tài sản, ôm theo cả ngàn tỷ sau khi rút hết vốn ra khỏi các hàng loạt công ty của hắn. Tại sao trước đây rất ít báo "lề phải" dám đưa thông tin về Vũ Nhôm, đây là nhân vật nào mà khiến dư luận Đà Nẵng và cả nước rúng động thời gian qua ? (*)

vunhom2

Tranh biếm họa của LAP (Tuổi Trẻ Cười).

Xin xem chân dung của kẻ truy nã sau những góc khuất.

1. Từ thợ phụ làm nhôm kính trở thành đại gia bất động sản

Phan Văn Anh Vũ là một con trai út trong một gia đình nông dân sống tại 21 Thanh Hải, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Nhà rất đông anh chị em nên mẹ của Vũ phải bươn chải lo cho tất cả anh chị em của Vũ chuyện kinh phí học hành. Vì thương mẹ vất vả lo chuyện tiền nong học phí, miếng cơm manh áo cho anh chị em nên Vũ quyết định nghỉ học năm mới vừa bước vào lớp 11 để phụ giúp gia đình. Công việc đầu tiên của Vũ là đi phụ làm nhôm kính để kiếm tiền phụ mẹ lo chuyện cơm gạo hàng ngày. Ban ngày đi làm, ban đêm đi học bổ túc.

Do chịu thương chịu khó, siêng năng dành dụm được một ít tiền, Vũ nhảy ra tự làm riêng và mở được một cửa hàng nhôm kính cao cấp tại tại 32 Quang Trung – Đà Nẵng. Từ đó Vũ mới "chết tên" với cái biệt danh Vũ Nhôm. Nhờ cơ duyên, Vũ Nhôm may mắn được thầy Phạm Nhiên trưởng khoa Trường đại học bách khoa Đà Nẵng giúp đỡ giới thiệu khách hàng. Làm ăn thuận lợi đến năm 1997, Vũ Nhôm mở Công ty trách nhiệm hữu hạn 79 có trụ sở tại 198 Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng.

Và cũng trong năm đó, Vũ Nhôm được sự giúp đỡ của bà Huỳnh Thị Liễu, nguyên kế toán trưởng Công ty Quản lý khai thác đất Thành phố Đà Nẵng – vợ của ông Nguyễn Quốc Dũng nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng. Phải nói thêm : ông Dũng là người đạo đức, sống rất tốt với mọi người nên ai cũng kính nể và là anh ruột đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Cũng từ đây Vũ Nhôm chuyển hẳn sang kinh doanh bất động sản, rồi thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng 79 trụ sở đóng tại 198 Trần Phú do Vũ Nhôm làm giám đốc. Đến năm 2000 Vũ Nhôm gặp ông Nguyễn Bá Thanh và cuộc đời Vũ Nhôm thay đổi từ đấy.

2. Từ Đại gia bất động sản trở thành Tình báo viên

vunhom3

Từ phải qua trái : Bùi Thành Nhơn (Novaland), tướng công an Bùi Văn Thành, Bùi Cao Nhật Quân, Phan Văn Anh Vũ tức Vũ Nhôm

Cuộc đời của Vũ sẽ bình lặng cùng lắm chỉ là đại gia bất động sản thường thường bậc trung của đất Đà Nẵng nếu anh chàng học trò Phan Văn Anh Vũ không lọt vào mắt xanh của cô tiểu thư, con một giám đốc Sở ở Đà Nẵng. Ban đầu gia đình tỏ ra không hài lòng nhưng khi tiếp xúc với Phan Văn Anh Vũ, ông giám đốc đã nhìn thấy tố chất làm ăn và hết sức đầu tư cho con rể. Mẹ của cô tiểu thư này lại là chị em gái với "đệ nhất phu nhân VN". Đây chính là con đường thênh thang để Vũ Nhôm dễ dàng trở thành Tình báo viên của Tổng cục V (Bộ công an) với bí danh AV75. Hiện mang quân hàm Thượng tá.

Một người tình báo thực sự thì bao giờ cũng cố gắng che giấu thân phận bản thân để bí mật leo cao, luồn sâu thu thập tin tức để xác định các nguy cơ, hiểm họa đối với đất nước rồi từ đó đưa ra những đề xuất định hướng nhằm tăng cường khả năng cho an ninh quốc phòng quốc gia. Nhưng AV75 thì hoàn toàn ngược lại, lúc nào cũng cố trưng tấm thẻ công an và khẩu CZ 92 cùng cái mác "bình phong" của Tổng cục Tình báo Việt Nam để tiến hành thâu tóm các dự án kinh tế, đặc biệt là bất động sản.

Với cái mác "Tình báo viên" cùng thế lực của mình, Vũ Nhôm sử dụng những đồng tiền kiếm được đầu tư vào những mối quan hệ, nhất là với các quan chức Đà Nẵng hoặc có thể tác động đến Đà Nẵng. Nhiều dự án đất "vàng" các công ty của Vũ Nhôm được ưu ái đang triển khai - chẳng hạn như Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (The Sunrise Bay Đà Nẵng) - chưa có đánh giá tác động môi trường mà vẫn thản nhiên thi công trong nhiều năm qua ; đến khi bị đình chỉ thi công thì vẫn ngang nhiên mở bán nhà phố, biệt thự công khai rầm rộ. Hắn thực sự coi thường pháp luật... bằng vung !

Không chỉ thâu tóm đất vàng, dự án ở Đà Nẵng, Vũ Nhôm còn vươn vòi bạch tuộc mở rộng ra nhiều địa phương khác và hầu như nơi nào cũng thành công nhờ "đại nhân phù trợ". Và được chính quyền địa phương, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh dành cho nhiều ưu đãi theo tiêu chuẩn an ninh, quốc phòng.

Chưa hết, Vũ Nhôm còn góp phần tuyển mộ Bùi Cao Nhật Quân - đại thiếu gia con của ông chủ Novaland Bùi Thành Nhơn, người đang nổi đình nổi đám với biệt danh "new sex idol" - trở thành tình báo viên mang bí danh NQ82 để tạo thành "nhóm lợi ích", tiến hành thâu tóm dồn dập các dự án kinh tế, đặc biệt là bất động sản và tài chính, ngân hàng khiến giới đầu tư tài chính phải than trời.

Với quy chế tuyển dụng khắt khe của ngành công an bình thường vào ngành đã khó, không hiểu sao mà một tay thiếu gia ăn chơi trác táng lại được tuyển dụng làm tình báo viên Tổng cục V môt cách dễ dàng. Nhằm mục đích gì ? Ai đã chủ trương và là người đã ký tuyển dụng NQ82 ? Chắc chắn 100% chẳng phải để đảm bảo an ninh quốc gia.

Đau xót thay, các hoạt động ngầm của "các tình báo viên" Vũ Nhôm và Bùi Cao Nhật Quân lại được hậu thuẫn bởi nhiều tướng công an và một số lãnh đạo biến chất.

Sự việc này bây giờ vỡ lở làm cho môi trường đầu tư của đất nước bị méo mó đi. Các nhà đầu tư nước ngoài thực sự ngán ngẩm khi mà các công trình, dự án kinh doanh của họ không biết có bị "an ninh" theo dõi hay không ? bí mật sản phẩm và chiến lược kinh doanh của họ có bị đánh cắp hay không ?

Nhớ lại cách đây khoảng 8 tháng trên mạng xã hội xuất hiện những thông tin như thế này thì những trang "lề phải" cũng có thấy nêu một số bất cập của tài liệu đăng tải nhưng lại phản ứng yếu ớt, không phủ nhận cũng như không công nhận sự việc và đổ cho các nhóm phản động, nhóm lợi ích,.. đang có ý đồ tấn công Bộ Công an.

Bây giờ Vũ Nhôm bị khởi tố và truy nã thì chẳng lẽ công cuộc chống tham nhũng dưới sự điều hành của nhạc trưởng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có ý đồ tấn công Bộ Công an à ?

 

(*) Đọc thêm :

1. https://www.thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/2141-nhi-u-ten-tu-i-l-n-dinh-liu-tr-c-ti-p-d-n-d-ng-day-chuy-n-nh-ng-d-t

2. https://www.thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/2124-da-n-ng-nh-ng-ti-t-l-tuy-t-m-t-v-tranh-ch-p-quy-n-l-c-va-quy-n-l-i-gay-lo-ng-i

3. https://www.thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/2123-da-n-ng-nh-ng-ti-t-l-n-i-b-d-l-ban-tay-mafia-d-t

********************

Truy nã Vũ 'nhôm' : Vũ nhôm đã rút gần hết tiền... (Đất Việt, 23/12/2017)

Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Chấn Phong mới đây đã ra thông báo đăng ký bán hết 25.125.000 cổ phiếu SEA của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Công ty cổ phần

Truy nã Vũ Nhôm vì tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước

Ngày 22/12, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phối hợp với Công an Đà Nẵng đã tiến hành công bố Quyết định khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ ''nhôm'', sinh ngày 2/11/1975 tại Đà Nẵng ; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CO xây dựng Bắc Nam 79, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CO Nova Bắc Nam 79 – nay là Công ty CP đầu tư và phát triển Chấn Phong).

Quyết định khởi tố bị can được công bố tại nhà riêng của Phan Văn Anh Vũ (ở số 82 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng).

Khám xét nhà đại gia Vũ 'nhôm', vùng tối đã lộ sáng ?

Thay mặt gia đình tiếp nhận việc công bố lệnh bắt Vũ ''nhôm'' có một người chú của đối tượng này với sự chứng kiến của đại diện chính quyền, tổ dân phố sở tại theo quy định của pháp luật.

vunhom4

Phan Văn Anh Vũ

Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố bị can do đã có hành vi ''Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước'', phạm vào Điều 263 BLHS.

Ngay sau khi công bố lệnh bắt, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) cũng công bố Quyết định truy nã số 222/ANĐT do Thiếu tướng Lý Anh Dũng, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ký ngày 21/12 về việc truy nã Phan Văn Anh Vũ sau khi xác định bị can không có mặt tại nơi cư trú ở số 82 Trần Quốc Toản (Đà Nẵng) và không biết bị can đang ở đâu.

Được biết, hiện Công an Đà Nẵng đã triển khai quyết định truy nã này đến công an tất cả các quận, huyện, phường, xã trên địa bàn để thực hiện. Nếu bắt được người bị truy nã, yêu cầu báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ở số 40 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, số điện thoại : 06923.42431 ; 06923.43481.

Vũ Nhôm đã thoái vốn gần hết....

Trong một diễn biến liên quan, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Chấn Phong mới đây đã ra thông báo đăng ký bán hết 25.125.000 cổ phiếu SEA của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Công ty cổ phần (Seaprodex) trong thời gian từ ngày 18/12/2017 -17/01/2018 với phương thức giao dịch là khớp lệnh qua sàn hoặc giao dịch thỏa thuận.

Số lượng cổ phiếu này tương ứng 20,1% vốn điều lệ của SEA. Theo Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Chấn Phong thì mục đích giao dịch nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Chấn Phong vốn có tên cũ là Công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79. Theo Bản công bố thông tin trước khi lên sàn chứng khoán của Seaprodex thì Phan Văn Anh Vũ là Chủ tịch của Nova Bắc Nam 79 và đại diện 20,1% vốn sở hữu của công ty này tại Seaprodex. Hiện nay, Phan Văn Anh Vũ vẫn là Thành viên hội đồng quản trị tại Seaprodex.

Được biết, Phan Văn Anh Vũ đã tiến hành thoái 92,86% vốn, tương đương với 650 tỷ đồng tại Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 vào tháng 4/2017.

Bên cạnh đó, Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 40 tỷ đồng, tương đương 80% vốn điều lệ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Hưng Phát (nay đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Gia Compound).

Hai công ty có liên quan đến Vũ ''nhôm'' là Công ty CP Xây dựng 79 và Công ty CP Nova Bắc Nam 79 cũng đã thoái toàn bộ vốn tại dự án Vầng Trăng Khuyết (The Sunrise Bay) vào tháng 6/2017.

Ngày 21/12 trong cuộc gặp giữa Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa với các cựu chiến binh, nhiều người đã đặt câu hỏi về việc có hay không sự tác động của ông Phan Văn Anh Vũ trong một số quyết định liên quan đất đai của chính quyền thành phố.

''Có hay không việc Vũ ''nhôm'' chỉ mặt và có lời lẽ hăm dọa Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng : ''Tôi sẽ cho ông nghỉ việc !'', Đại tá Lê Công Thạnh, nguyên Chỉ huy trưởng Tỉnh Đội QN-ĐN (cũ) đặt câu hỏi.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho hay những thông tin trên đã được Tổng Bí thư yêu cầu Bộ Công an điều tra. ''Nếu có việc này thì là sự sỉ nhục với chính quyền và hệ thống công quyền'', ông Nghĩa nói

Bảo Ngọc (tổng hợp)

**********************

Chuyện Vũ Nhôm (Huỳnh Ngọc Chênh, 22/12/2017)

Tin khám xét nhà và truy bắt Vũ Nhôm làm nhiều người dân Đà Nẵng hả hê, dĩ nhiên là trừ những quan chức, nhà báo...có quan hệ mật thiết với anh ta.

Tôi cũng rất hả hê. Hả hê vì cảm giác chung chung "mầy cấu kết với chính quyền làm giàu lên nhanh quá nên tao căm ghét", bắt mầy là đúng rồi.

Tuy nhiên, ngồi ngẫm nghĩ kỹ lại thì nên bắt Vũ Nhôm vì tội gì ?

Vì tội môi giới cho Đà Nẵng bán hàng loạt dự án nhà đất ư ? Bên có nhu cầu bán, bên có nhu cầu mua, anh ta chỉ kết nối hai bên lại với nhau để kiếm hoa hồng thì chẳng có tội gì cả. Còn chuyện mua bán đúng sai là trách nhiệm của lãnh đạo ĐN và của bên mua.

Vì tội mua 31 căn nhà "vàng" không qua đấu thầu, hàm ý là có thể mua với giá bèo, ư ? Cái nầy cũng trách nhiệm của lãnh đạo thành phố chứ không phải của Vũ. Nếu bắt Vũ tội nầy thì có thể bắt gần hết các đại gia nhà đất đang phất nhanh lên như Vincom, sungroup, Mường Thanh...Các vị ấy không thèm mua vài căn nhà mà mua đến vài chục ha đất vàng giữa trung tâm các thành phố lớn nhất nước.

Tuy vậy, chỗ nầy có thể nghi ngờ Vũ nhôm đã hối lộ cho các quan chức lãnh đạo thành phố để mua được nhiều nhà sở hữu nhà nước giá bèo. Nhưng để bắt tội anh ta thì phải có bằng chứng đưa hối lộ và nhận hối lộ. Đưa hối lộ thì dứt khoát anh ta không tự khai ra rồi, chỉ mong ở chỗ người nhận hối lộ ra "tự thú" khai báo. Lãnh đạo liên quan chuyện mua bán nhà thời đó có ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời, bây giờ chỉ hy vọng vào chỗ ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến... thành thật khai báo.

Bó tay. Với pháp luật cà giờn của Việt Nam thôi, chứ pháp luật bọn tư bản như Mỹ, Nhật thì quá dễ. Truy nguồn tiền mua 31 căn nhà ở đâu ra thì bắt tội Vũ Nhôm không khó chút nào. Có khi lại truy ra 31 căn nhà trên chưa chắc thực sự Vũ Nhôm làm chủ. Ngôi biệt thự L09 với trên 12 ngàn mét vuông trên Sơn Trà là một ví dụ điển hình.

Mà truy từ nguồn gốc tài chính để bắt tội thì hàng loạt quan chức và đại gia Việt Nam vào tù chứ không riêng gì Vũ. Quan chức thì không dễ khai tiền đó do buôn chổi đót hay nuôi heo mà có, còn đại gia nói do kinh doanh thì phải chứng minh tiền nộp thuế tương ứng với tài sản phát sinh.

Nghi ngờ, căm ghét Vũ Nhôm thì nhiều, nhưng để tìm ra tội bắt anh ta không phải dễ.

Tuy nhiên vẫn bắt được anh ta. Bắt không phải vì tội liên quan đến các phi vụ làm ăn của anh ta như kể trên mà vì một cái tội đâu từ trên trời rơi xuống mà chỉ có trời mới biết, tội " cố ý làm lộ bí mật nhà nước"- lệnh truy nã của bộ công an nói thế.

À thì tin đồn trên mạng xã hội anh ta là cấp tá an ninh là đúng sự thật. Ông bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cũng vừa xác nhận điều nầy trước ngày Vũ Nhôm trốn thoát. Ông Nghĩa còn nói chính xác cấp bậc anh ta là thượng tá, ghê thế. Tin đồn trên mạng nhiều lúc đúng sự thật đến như vậy nên dân tin vào mạng xã hội hơn tin vào báo đảng cũng có lý của nó.

Chỉ có thượng tá an ninh thì mới có bí mật quốc gia để tiết lộ chứ doanh nhân thì lấy gì mà tiết lộ. À quên, doanh nhân cũng có đấy, đó là đã hối lộ hay ăn chia với quan chức lãnh đạo nào. Cái đó cũng là bí mật quốc gia cần giữ kín bưng chứ không giỡn chơi đâu.

Không biết cái "bí mật quốc gia" mà Vũ Nhôm cố tình tiết lộ là cái bí mật gì ? Có bí mật bằng cái kế hoạch bí mật bắt anh ta mà vẫn bị lộ ra để anh ta trốn thoát ?

Có dư luận nghi ngờ anh ta chẳng trốn thoát vì báo chí đảng có nhắc đến từ "Mafia" khi viết về các vụ việc liên quan đến anh ta. Dư luận cũng nghi ngờ anh ta có là thượng tá an ninh thật đội lốt doanh nhân để "trinh sát" hay chỉ là núp bóng an ninh trong quan hệ kiểu mafia để dễ làm ăn.

Nghe nói mafia có luật im lặng. Mà chỉ có người chết mới im lặng vĩnh viễn...

Câu chuyện về thân phận cuộc đời Vũ Nhôm cũng là câu chuyện thú vị. Từ một anh thợ làm nhôm nhà nghèo mà vươn lên đến mức như hiện nay, đến mức việc bắt anh ta cũng làm xao động cả xã hội.

Nhà văn, nhà báo nào thân thiết với anh ta nên chăng tìm hiểu viết một cuốn sách về anh ta. Tuy là chuyện riêng về thân phận của anh ta, nhưng sẽ phản ảnh hết các mối quan hệ phức tạp, bát nháo trong một giai đoạn lịch sử VN, giai đoạn cộng sản làm kinh tế thị trường.

Nguồn : FB Huynh Ngoc Chenh

Published in Diễn đàn

Một sĩ quan công an, 25/12/2017

Dư luận những ngày này đang sôi lên vì Vũ Nhôm đã trốn thoát. Nhiều người đang đặt vấn đề trách nhiệm của Bộ Công an, đặc biệt là Công an Thành phố Đà Nẵng, nơi mà Vũ Nhôm đăng ký thường trú. 

lot1

Ảnh : Khu Euro Village (Làng Châu Âu) sang trọng bậc nhất ở thành phố Đà Nẵng. Biệt thự hơn 500m2 của Đại tá Giám đốc công an thành phố Lê Văn Tam nằm trong khu này.

Đại tá Lê Công Thạnh - nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) thẳng thắn đặt câu hỏi : "Sáng nay tôi đọc báo thấy đã phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ. Tôi băn khoăn như vậy thì Phan Văn Anh Vũ đi lúc nào ? Tại sao trước nay đã biết có nhiều thông tin liên quan Vũ "nhôm" như thế lại không có biện pháp quản thúc, để Vũ trốn mất ? Có vấn đề gì ở đây không ?" 

Trước câu hỏi về trách nhiệm, đại tá Trần Đình Liên, Phó giám đốc Công an Thành phố Đà Nẵng, giải thích chủ trì vụ án này là Bộ Công an nên Công an Thành phố Đà Nẵng chỉ là đơn vị phối hợp. Và sau khi Bộ có quyết định truy nã thì theo nghiệp vụ lực lượng Công an Thành phố Đà Nẵng phải thực hiện.

Tuy nhiên theo báo Thanh Niên, thì việc tiến hành điều tra Vũ Nhôm diễn ra đã lâu, do đó nếu Công an TP Đà Nẵng viện dẫn lý do "chỉ là đơn vị phối hợp" để né tránh trách nhiệm thì thật là chưa thỏa đáng. 

Chưa biết sự tình thế nào, song có một chi tiết đáng chú ý liên quan tới người đứng đầu ngành Công an Thành phố Đà Nẵng hiện nay, Đại tá Giám đốc Lê Văn Tam, cần được lưu tâm. Hiện ông Tam đang sống trong khu Euro Village (Làng Châu Âu) sang trọng bậc nhất của thành phố. Biệt thự của ông Tam có diện tích hơn 500m2, với giá thị trường vào khoảng 50 triệu/m2, nên chỉ riêng giá trị đất (25 tỷ VND) đã biến ông Tam thành một trong những người cán bộ triệu phú đô-la của chính quyền thành phố. Điều này lâu nay gây dư luận âm ỉ trong ngành công an, cũng như toàn thể hệ thống chính trị thành phố, khi mà nhiều chiến sĩ, công chức chật vật ở nhà thuê vì không thể mua được nhà với đồng lương ít ỏi, thì người đứng đầu ngành công an lại sở hữu một bất động sản giá trị cao tới cả triệu đô la Mỹ như thế. 

Thêm nữa, đây là một khu vực biệt lập (subdivision), ra vào có trạm gác kiểm tra. Không rõ điều này có phần nào ảnh hưởng tới chất lượng điều hành, việc sâu sát cơ sở, nắm chắc quần chúng của Giám đốc Lê Văn Tam, dẫn đến việc Vũ Nhôm có thể trốn thoát dễ dàng như vậy hay không ?

Một sĩ quan an ninh Đà Nẵng chính nghĩa

Nguồn : Dân Luân, 25/12/2017

------//------

Đọc thêm :

1. https://www.thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/2141-nhi-u-ten-tu-i-l-n-dinh-liu-tr-c-ti-p-d-n-d-ng-day-chuy-n-nh-ng-d-t

2. https://www.thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/2124-da-n-ng-nh-ng-ti-t-l-tuy-t-m-t-v-tranh-ch-p-quy-n-l-c-va-quy-n-l-i-gay-lo-ng-i

3. https://www.thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/2123-da-n-ng-nh-ng-ti-t-l-n-i-b-d-l-ban-tay-mafia-d-t

------//------
Ghi chú :

https://thanhnien.vn/viet-nam/viec-dieu-tra-vu-nhom-tien-hanh-da-lau-sao-van-de-ong-vu-bien-mat-912497.html
http://dantri.com.vn/su-kien/dai-ta-le-cong-thanh-tai-sao-de-vu-nhom-tron-mat-20171223103600992.htm

*********************

Nhiều dấu hỏi về Vũ ‘Nhôm,’ thượng tá công an, ‘trùm mafia đỏ Đà Nẵng’ (Người Việt, 24/12/2017)

Dư luận rất ngạc nhiên khi báo chí loan tin có lệnh truy nã đại gia địa ốc khét tiếng "mafia" Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ "Nhôm", vì công an đến khám xét nhà ở Đà Nẵng nhưng ông này đã bỏ trốn.

lot2

Vũ "Nhôm" từng cặp kè cựu bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. (Hình : Facebook)

Phan Văn Anh Vũ bị cáo buộc hành vi "làm lộ bí mật nhà nước" theo điều 263 của Luật Hình Sự cộng sản Việt Nam mà nếu bị bắt và bị kết án có thể bị đến 15 năm tù. Tuy nhiên, ông ta chỉ là một doanh nhân sao có thể "làm lộ bí mật nhà nước ?" Và có thế lực nào đằng sau chống lưng để ông ta tung hoành ?

Sau khi Vũ "Nhôm" bị truy nã và hiện không biết ở đâu, ngay cả vợ con ông này cũng biệt tăm, rất có thể họ không còn ở Việt Nam. Câu hỏi là liệu có ai "nháy" cho biết trước để cả nhà đi trốn như kiểu Trịnh Xuân Thanh ?

Người ta tò mò muốn biết Phan Văn Anh Vũ là ai và sao lại có tục danh "Vũ Nhôm" và làm sao ông ta giàu có nhanh đến vậy ? Nhất là có phải là thượng tá công an hay không ? Có phải nhờ thế của Bộ công an mà Vũ Nhôm đã biến được 31 nhà đất "công sản" ở Đà Nẵng thành "của ông" để đút túi hàng ngàn tỉ đồng qua trò đấu giá giả vờ hoặc bán không qua đấu giá.

Người ta hy vọng các câu hỏi vừa kể được trả lời rõ ràng mà hiện nay, hệ thống báo chí tại Việt Nam chống tham nhũng theo kiểu phần lớn dựa theo tài liệu được cơ quan điều tra cung cấp.

Biệt danh Vũ "Nhôm"

Theo hai báo Dân Việt và Lao Động, Phan Văn Anh Vũ sinh ngày 2 tháng Mười Một, 1975, là con trai út trong một gia đình có 5 anh chị em, cư ngụ trên đường Thanh Hải, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Gia cảnh nghèo khó, Vũ phải nghỉ học từ năm học lớp 11 để phụ giúp anh tại một cửa tiệm hàn sắt hàn nhôm làm khung cửa trên đường Thanh Hải.

Kiếm ăn khá, anh em nhà Phan Văn Anh Vũ đã mở thêm được cơ sở thứ hai trên đường Lê Duẩn, Đà Nẵng. Cái hỗn danh "Vũ Nhôm" thiên hạ gọi ông ta xuất phát từ thời kỳ này trở đi rồi gắn chết với ông ta đến giờ.

Theo tờ Lao Động, sau khi Phan Văn Anh Vũ lấy con gái của nguyên giám đốc Sở Xây Dựng của Đà Nẵng, việc kiếm ăn phát đạt hơn nhiều. Không biết bố vợ có làm đầu cầu để ông ta biết ngóc ngách để "chạy" mọi chuyện cho suôn sẻ, có lợi nhất hay không.

"Cũng từ thời điểm này, mối quan hệ xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, đất đai được mở rộng, phát triển mạnh. Phan Văn Anh Vũ từng tham gia với đàn em của đại gia vàng Phước Sơn – Quyền ‘Ê đê’ rồi kết thân với đại gia vàng này. Từ những phi vụ môi giới, chạy hồ sơ cho đại gia Quyền ‘Ê đê’ để mua bán, sở hữu nhiều lô đất, khách sạn tại Đà Nẵng, Phan Văn Anh Vũ đã giúp Quyền ‘Ê đê’ ‘kết nối’ với nhiều nơi để làm ăn, chạy giấy phép khai thác vàng… Con đường chuyển sang kinh doanh bất động sản của Vũ ‘nhôm’ cũng bắt đầu từ đây", tờ Lao Động kể.

Từ vụ khám xét nhà Vũ "Nhôm" hôm 21 tháng Mười Hai, 2017 rồi sau đó ra lệnh truy nã, người ta mới thấy báo chí trong nước đua nhau đưa thông tin về vụ bán 31 nhà đất công sản tại Đà Nẵng đều ở những vị trí từ "vàng" đến "kim cương". Cùng với đó là những bới móc lại đại dự án khu đô thị Đa Phước lấn lấp biển với những sai trái từ xây dựng bất hợp pháp đến mua cát hút lậu ở cửa Đại, gây sạt lở và đại họa cho Hội An.

lot3

Vũ "Nhôm" (ngoài cùng bên phải) đi bên cạnh ông Trần Đại Quang khi mặc đồ công an và mang quân hàm đại tướng. (Hình : Công Lý)

Đại dự án này đã từng bị tạp chí Giao Thông Vận Tải, hồi tháng Tư, 2017, tố cáo khá chi tiết qua 8 bài điều tra với những tài liệu cụ thể, mà vì vậy, làm cho tác giả loạt bài, nhà báo Dương Hằng Nga khốn đốn lo sợ, dù chưa bị mất việc. Trước áp lực và thế lực của Vũ Nhôm, bà Nga đã phải ôm tài liệu thu thập ra Hà Nội giải trình vì bà bị ông Vũ Nhôm "kiện tôi ra tận Ban Tuyên Giáo trung ương, Bộ công an, Bộ Thông Tin Truyền Thông, Cục Quản Lý Báo Chí…" Thậm chí còn bị ông ta "cao giọng sẽ rút thẻ nhà báo của tôi, cho tôi về vườn nuôi gà. Bao phen khổ sở, tôi một thân một mình thân gái dặm trường, ôm một đống tài liệu ra làm việc với các ban, ngành trung ương". Bà Dương Hằng Nga kể trên trang Facebook cá nhân sau khi biết tin ông ta bị truy nã.

Nhờ thần thế nào mà Vũ Nhôm tung hoành từ thời ông bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh đến giờ vẫn còn là điều bí ẩn thiên hạ khó lòng biết sự thật. Chỉ biết trong cuộc gặp mặt đám cán bộ, sĩ quan nghỉ hưu cấp cao tại địa phương ngày 20 tháng Mười Hai, 2017, người ta mới có "thông tin tương đối chính thống" từ ông Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết Phan Văn Anh Vũ là sĩ quan công an, cấp thượng tá. Tại Đà Nẵng, phần lớn người ta biết Phan Văn Anh Vũ là chủ nhân của nhiều công ty kinh doanh bất động sản".

Trên một số trang mạng xã hội, người ta thấy lưu truyền hình chụp lại tấm thẻ "Giấy chứng minh Công an nhân dân" với tên Phan Văn Anh Vũ, sinh ngày 2 tháng Mười Một, 1975. Cấp bậc : Cấp tá. Chức vụ : Sĩ quan nghiệp vụ. Đơn vị : B61 – Tổng Cục V. Người ký tên trên tấm thẻ này ngày 4 tháng Mười, 2011 là trung tướng Trần Việt Tân, tổng cục trưởng Tổng Cục 5.

Báo chí trong nước có lần kể Vũ Nhôm từng móc súng và "thẻ ngành" ra khoe và dọa người khác. Ông ta cũng từng dọa "cho nghỉ việc" cả chủ tịch thành phố Đà Nẵng là Huỳnh Đức Thơ khi không chịu chấp thuận cho yêu cầu của ông ta về một dự án.

Nhưng đến giờ, ngoài lời ông Trương Quang Nghĩa, chưa thấy có tin tức chính thức nào xác nhận từ công an rằng Vũ Nhôm có phái người của Tổng Cục V. tức Tổng Cục Tình Báo của Bộ công an cộng sản Việt Nam hay không. Ông Nghĩa cũng tiết lộ là chính ông Tổng bí thư ư Nguyễn Phú Trọng ra lệnh Bộ công an điều tra để trả lời cho ông ấy.

Không hề thấy có tin tức nào nói ông Phan Văn Anh Vũ từng được đào tạo trong một trường huấn luyện của công an hay không ngoài các tin ông ta đi lên từ thợ hàn sắt hàn nhôm sang kinh doanh đầu tư địa ốc và xây dựng các dự án.

Hiện giờ người chỉ biết cả ông Phan Văn Anh Vũ và vợ con đã mất biệt. Trước khi chạy trốn, ông đã đã bán hầu hết các công ty và cổ phần tại tất cả các nơi từ Đà Nẵng đến Sài Gòn. Liệu số tiền hàng ngàn tỉ đồng có được đổi thành vàng, đô la để chạy theo ông ta đến một nơi nào đó ?

Nhưng nếu ông ta là thượng tá công an thật, được Bộ công an bảo kê làm bình phong để kinh tài, thì những "phi vụ bất chính" của ông ta ở Đà Nẵng có phải từ chỉ đạo của đời bộ trưởng công an Trần Đại Quang bây giờ là chủ tịch nước hay không. Nếu ông ta chỉ làm bình phong, thu lợi từ các dự án hàng trăm triệu đô la, những vụ mua bán công sản đó, có chui vào túi Vũ Nhôm hay vào quỹ đen kinh tài của Bộ công an ?

Ông ta bị cáo buộc "làm lộ bí mật nhà nước" thì khó hiểu khi ông ta chỉ là một nhà kinh doanh. Nhưng nếu ông ta là một thượng tá công an thật, bị cáo buộc tội danh vừa kể có vẻ đúng hơn, dễ cho thiên hạ hiểu hơn nhưng có thể nó là cái khó để chế độ công khai nhìn nhận.

Tóm lại, các câu hỏi thiên hạ cần được biết là Vũ Nhôm có phải là thượng tá công an thật không, các "phi vụ" của Vũ Nhôm có phải của Bộ công an hay không, hoặc ông ta chỉ dựa thế xếp chúa ở công an để kiếm ăn rồi ăn chia theo tỉ lệ nào đó. (TN)

Published in Diễn đàn

Ngày 20 tháng 12 cơ quan an ninh điều tra bộ công an phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ vì tội "cố ý tiết lộ bí mật quốc gia".

Chủ trì cuộc vây bắt và khởi tố là thiếu tướng Lý Anh Dũng, phó thủ trưởng thường trực cơ quan an ninh điều tra bộ công an,  cục trưởng cục điều tra an ninh A92, trụ sở số 7 Nguyễn Xuân Thiều, Hà Nội. Thiếu tướng Lý Anh Dũng chính là người cầm đầu nhóm điều tra và viết bản kết luận vụ anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và vụ khởi tố báo Người Cao Tuổi theo điều 258.

Báo cáo thành tích nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập lực lượng an ninh điều tra 31/12/2016. Thiếu tướng Lý Anh Dũng phát biểu với báo chí :

"Cùng với việc phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nghiệp vụ phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động xâm nhập, phá hoại của các tổ chức phản động còn đấu tranh với hoạt động của một số đối tượng cơ hội chính trị nổi lên là hoạt động của một số đối tượng phản động mới như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy... 

Kế đó, lực lượng an ninh điều tra đã bắt, xử lý các vụ lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân, góp phần ổn định chính trị tại các vùng chiến lược, điển hình là các vụ Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), Đình Nguyên Kha...".

Như vậy trường hợp Phan Văn Anh Vũ được liệt vào nhóm đối tượng thuộc an ninh điều tra Bộ Công An thụ lý, các nhóm đối tượng này thường được người ta gọi chung là người đấu tranh dân chủ, người hoạt động nhân quyền... cho đến nay thì hầu như tất cả những đối tượng bị cơ quan này bắt đều là những người được quốc tế yêu cầu trả tự do. 

Tất nhiên thì không ai khẳng định Phan Văn Anh Vũ là người đấu tranh dân chủ hay hoạt động nhân quyền, do đó  không có gì lạ khi nhiều nhà đấu tranh dân chủ bày tỏ hứng khởi trước lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ do thiếu tướng Lý Anh Dũng phát ra, đặc biệt là những nhà dân chủ gốc Bắc.

Đây là lần hiếm hoi và đầy hài hước trong cuộc đời sự nghiệp của Lý Anh Dũng, khi truy nã một đối tượng được những người đấu tranh dân chủ đồng tình. 

Cuối cùng thì không phải như tin đồn về sai phạm bất động sản mua nhà công giá rẻ kiếm hời, cũng không có những dự án cướp dất của nông dân khiến người dân nghèo phải đi khiếu kiện cực khổ như đại gia khác. Đại gia Phan Văn Anh Vũ bị truy nã vì tội "tiết lộ bí mật quốc gia".

anhvu1

Bí mật quốc gia ở vụ án này là gì, thực sự đến nay không ai biết rõ. Một số tin đồn cho đó là bản kê khai tài sản của chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, điều này khá có cơ sở vì một dạo báo chí đăng bản kê khai tài sản này, sau đó có chỉ đạo đồng loạt báo chí lại lên án chuyện ai đưa bản kê khai tài sản này. 

Nhưng có phải Phan Văn Anh Vũ  tiết lộ không thì chưa rõ.

Bản kê khai tài sản của Huỳnh Đức Thơ khi còn là phó chủ tịch thành phố Đà Nẵng gồm

1. Một căn nhà 300 mét vuông ở quận trung tâm Đà Nẵng.

2. 4 mảnh đất ở Đà Nẵng, Quảng Nam từ 150 m2 đến 1000 m2.

3. Góp vốn trong 4 cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng

4. Có cổ phần trị giá  500 triệu VND trong nhà máy Thép Dana Ý từ năm 2007. 

Ở điểm 4 này cho thấy sự lưu manh của Huỳnh Đức Thơ khi thực hiện kê khai tài sản. Đáng ra Thơ phải quy đổi số 500 triệu VND năm 2007 đó, đã mua thành bao nhiêu cổ phần trong nhà máy thép Dana Ý hồi đấy. Nhưng Thơ đã mập mờ khai như thể y chỉ có 500 triệu VND trong đó. Đến nay vốn điều lệ của Thép Dana Ý hàng đã hàng trăm tỷ, do người nhà Huỳnh Đức Thơ là Huỳnh Vĩnh Tân làm chủ tịch hội đồng quản trị. Dưới sự bảo kê của chủ tịch Thơ, nhà máy thép Dana Ý gây ô nhiễm môi trường, dân cư xung quanh đã biểu tình phản đối, nhưng Thơ đã dẹp gọn biểu tình và nhà máy còn mở rông thêm. Cũng nhờ Thơ mà Dana Ý liên tục trúng thầu bán thép cho những công trình lớn ở Đà Nẵng như cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi...

Tuy tài sản kê khai đã khủng khiếp vậy, tài sản thực sự của Thơ chưa khai báo hoặc có sau khai báo, hoặc do anh em, vợ cả, vợ riêng đứng tên còn nhiều gấp bội lần. Những tài sản đất vàng ấy vợ bé Thơ có cả chục miếng, mỗi miếng vài chục tỷ.

Nếu bản kê khai tài sản của Huỳnh Đức Thơ là bí mật mà Phan Văn Anh Vũ đã tiết lộ và phải chịu tội truy nã, vậy chúng ta đặt lại trường hợp những thông tin về Phan Văn Anh Vũ là trung tá tình báo của Bộ Công An được tung trên mạng là do ai tiết lộ ?

 Tại sao báo chí và cơ quan chức năng lại làm ngơ việc này. Rõ ràng mới đây tân bí thư Trương Quang Nghĩa đã tiết lộ việc Vũ là cán bộ công an với hội cựu chiến binh Đà Nẵng và đòi hỏi công an phải xử lý người của mình.

anhvu2

anhvu3

anhvu4

Nếu như Phan Văn Anh Vũ tiết lộ bản kê khai tài sản của Huỳnh Đức Thơ và cơ quan anh ninh a92 của Lý Thái Dũng vào cuộc điều tra, thì cơ quan nào sẽ điều tra ai đã tiết lộ bí mật tình báo của bộ công an ? Thế lực nào lớn đến nỗi bộ công an, tổng cục tình báo phải làm ngơ trước những thông tin tối mật của ngành mình bị tiết lộ ?

Những kẻ tiết lộ thông tin về Phan Văn Anh Vũ là ai ? Chúng là thế lực nào mà có thể đẩy cuộc chơi theo một chiều, bất chấp sự công bằng của pháp luật, bất chấp cả bộ công an.

Không phải ngẫu nhiên bí thư Trương Quang Nghĩa bật tiết lộ Vũ Nhôm là người công an, không phải ngẫu nhiên mà bỗng nhiên cuộc họp đó nêu ra tên Vũ Nhôm, đó là cuộc họp có nhiều cựu chiến binh quân đội đã về hưu. Tất cả các sĩ quan về hưu này đều được tổng cục tình báo quân đội gặp gỡ và mớm lời trước, nhằm phối hợp diễn với Trương Quang Nghĩa, Huỳnh Đức Thơ khởi đầu chiến dịch tấn công Vũ Nhôm.

Chính cơ quan tình báo quân đội tổng cục 2 đã tung những hồ sơ công an của Phan Văn Anh Vũ, thế lực tổng cục 2 quá mạnh nên tổng cục tình báo bộ công an không thể làm gì, trong khi bộ công an chia 5 xẻ 7 mối, thủ tướng Phúc, phó thủ tướng Trương Hoà Bình, tổng bí thư, chủ tich nước, bộ trưởng công an đều có thể trực tiếp chỉ đạo thẳng xuống cục nào đó của bộ công an.

Đến đây thì thấy rõ như thế này.

Người ta sùng sục, cuồng loạn xem ai tiết lộ thông tin tài sản của Huỳnh Đức Thơ. Còn chuyện ai tiết lộ thông tin Phan Văn Anh Vũ là công an tình báo thì chả có cơ quan nào nhòm ngó. 

Tổng cục trưởng tổng cục 2 tình báo quân đội Phạm Ngọc Hùng là bà con đằng vợ với Thân Đức Nam. Trong khí đó Nam và Thơ với Nguyễn Xuân Phúc là một bộ sậu. Cơ quan an ninh điều tra của Lý Thái Dũng là cơ quan mà thủ tướng Phúc có quyềnchỉ đạo trực tiếp bắt người.

Vậy đừng tưởng chuyện truy nã khởi tố Phan Văn Anh Vũ là làm theo luật, chả có luật lệ nào ở đây cả, chỉ có kẻ mạnh là kẻ chiến thắng. Nếu có luật thì hẳn đã phải làm song song chuyện ai tiết lộ bí mật Phan Văn Anh Vũ là tình báo của bộ công an rồi.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 23/12/2017

*******************

Đọc thêm :

1. https://www.thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/2141-nhi-u-ten-tu-i-l-n-dinh-liu-tr-c-ti-p-d-n-d-ng-day-chuy-n-nh-ng-d-t

2. https://www.thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/2124-da-n-ng-nh-ng-ti-t-l-tuy-t-m-t-v-tranh-ch-p-quy-n-l-c-va-quy-n-l-i-gay-lo-ng-i

3. https://www.thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/2123-da-n-ng-nh-ng-ti-t-l-n-i-b-d-l-ban-tay-mafia-d-t

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2