Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, ban hành ngày 24/01/2019 đã đề cập đến Sơn Trà với cụm từ "xây dựng Khu du lịch quốc gia Sơn Trà".

sontra1

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà, không chỉ mang yếu tố quân sự mà còn là khu vực có tính sinh học cao cần được bảo tồn. Thế nhưng, khi Đà Nẵng phát triển nóng về mặt du lịch, thì diện tích rừng bảo tồn đã giảm từ 4.000 ha xuống còn 2.500, 1.500 ha còn lại là phát triển phục vụ du lịch. Trong 1.500 ha "phát triển du lịch" đó, có không ít diện tích được sử dụng để xây biệt thự cho các đại gia.

"…Sơn Trà đã đánh động ý thức của cộng đồng, buộc họ phải nói lên tiếng nói của mình. Người dân Đà Nẵng phải nhận thức và lên tiếng vì quyền lợi của mình,…", một bài viết trên báo Lao Động ngày 8/4/2018. Và nhân vật kêu gọi sự bền bỉ lên tiếng vì giá trị Sơn Trà là ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng vào thời điểm đó, người đã gây bão mạng xã hội và báo chí trong (ngoài nước) về ý chí bảo tồn Sơn Trà nhằm phát triển bền vững, và giữ gìn di sản thiên nhiên cho thế hệ sau của mình.

Nhưng những nỗ lực của ông Huỳnh Tấn Vinh, và cả những người dân muốn sự "bền vững" thực tế dường như chưa vọng đến Bộ Chính trị, những người mà mới đây đã quyết "xây dựng Khu du lịch quốc gia", thay vì bảo tồn. Và bản thân Nghị quyết 43 đã "đánh sập" quan điểm của Chính phủ trước đó, mà đại diện là ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, khi khẳng đình rằng : nếu cần bỏ Sơn Trà ra khỏi quy hoạch du lịch quốc gia thì Chính phủ cũng đồng ý.

Nghị quyết 43, nếu theo cách nói của bà Chủ tịch Quốc Hội, thì "đã quyết", và phải bàn cho ra, không còn cái gọi là "đồng ý, ý kiến, không đồng ý" nữa.

Câu chuyện bán đảo Sơn Trà không chỉ là một vấn đề nóng hổi, mà nó còn đặt ra câu chuyện về cái gọi là, bảo tồn như thế nào cho thế hệ mai sau, tầm nhìn của những nhà lãnh đạo đến đâu, và mong muốn của người dân được lắng nghe như thế nào. Thế nhưng, Nghị quyết 43 vẫn là một Nghị quyết dựa trên tinh thần nhóm hơn là tinh thần quốc gia, những người nằm trong Bộ Chính trị "đã quyết" về Sơn Trà theo hướng du lịch hướng đến tầm nhìn "kinh doanh" hơn là giữ gìn di sản. Sự kiện này nhắc lại những lần quyết sai của Bộ Chính trị, bao gồm cả dự án Boxite ở Tây Nguyên, và gần đây nhất là "quyết" chuyện đặc khu. Điểm chung của các sự kiện này là sự nóng vội, đặt quyết tâm chính trị lên trên tâm lý xã hội, và nguyện vọng của người dân. Và lớn nhất là không lắng nghe sự đa chiều, trong đó có ý kiến của những chuyên gia phản biện độc lập. Hệ quả là các dự án rơi vào "lỗ theo kế hoạch", hoặc gây ra phản ứng lớn trong xã hội (đối với vấn đề đặc khu).

Với Nghị quyết 43 này, thì ở khía cạnh nào đó, văn bản của Đảng cộng sản Việt Nam thúc đẩy sự phát triển du lịch, nhưng lại bỏ quên yếu tố bảo tồn. Và trên cả, nó sẽ mở đầu cho hiện tương du lịch hóa ở các vùng di sản quan trọng, trong đó bao gồm cả Sơn Đoong ở Quảng Bình. 

Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam hiện tại trong Hội nghị Tuyên giáo miền núi năm 1963 đã nêu quan điểm rằng : Nếu cứ để tình trạng đồng bào phá một ít, nông trường phá một ít, công trường phá một ít, thậm chí đoàn thăm dò địa chất cũng phá một ít, thì rất tai hại. Phá rừng thì dễ, nhưng gây dựng lại rừng phải mất hàng chục năm. 

Đưa hoàn cảnh câu nói này vào trong Sơn Trà, thì quy hoạch thành khu du lịch, "là phá một ít", tương tự như Vịnh Hạ Long. Và hệ sinh thái sẽ vĩnh viễn biến mất, khi mà bảo tồn bị xếp hàng thứ yếu trong tư duy quản trị quốc gia của Bộ Chính trị.

Hãy rùng mình vì trong quyết tâm xây dựng "Khu du lịch quốc gia Sơn trà" thiếu vắng cả cụm chữ quan trọng nhất, "theo hướng bền vững".

Nếu Sơn Trà biến mất, nếu trên đó thay vào những Voọc chà vá chân nâu và cánh rừng xanh là hệ thống nhà hàng, khách sạn, quán bar… Ai sẽ phải chịu trách nhiệm và trả lời trước con cháu về sự tước đoạt và cưỡng bức thiên nhiên này ? Hay chỉ đơn thuần là quan điểm, trách nhiệm chung, là Bộ Chính trị ?

"Giữ cho thế hệ tương lai một cái gì đó ở trên đất nước này", P. người thuộc NGOs môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết. Nhưng giữ bằng cách nào, khi tiếng nói của người dân không được lắng nghe một cách đầy đủ, khi mà Sơn Trà không còn là di sản mà trở thành "miếng mồi ngon" trong hoạch định chiến lược phát triển của lãnh đạo ?

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 04/04/2019

Published in Diễn đàn

Trong khi dự án Công viên Đại dương dưới chân núi Sơn Trà đang bị cộng đồng phản đối quyết liệt, một dự án khác, ở khúc đẹp nhất của sông Hàn cũng đang được tiến hành âm thầm và cấp tập, nhằm né tránh búa rìu dư luận [1].

khinh1

Một mô hình phối cảnh quảng cáo cho Làng Châu Âu ở Đà Nẵng của Tập đoàn Sungroup. Courtesy of sunland.com.vn

Hình hài của dự án thế nào thì cứ nhìn Làng Châu Âu (Euro Village) của SunGroup là có thể mường tượng được : Một khu đô thị biệt lập mà cộng đồng không thể bén mảng - nơi đoạn đẹp nhất của sông Hàn trở thành chốn vãn cảnh riêng của một nhóm rất nhỏ các gia đình quyền thế của thành phố, bao gồm cả cựu Giám đốc Công an Lê Văn Tam, người cư trú trong căn biệt thự có giá cả trăm tỷ mà dư luận xôn xao cách đây ít lâu [2].

khinh2

Vài ngày trước đã có 2 tờ báo đưa tin về dự án ven sông Hàn này, song ngay lập tức đã bị gỡ bỏ không một lời giải thích [3].

khinh3

Những người nắm quyền ở Đà Nẵng dường như đang quên mất quyền lực của họ đến từ đâu và họ ngồi đó để làm gì.

khinh4

Họ ngang nhiên coi công thổ thành phố như của riêng, khi thì giành giật lẫn nhau, lúc thì chia phần với nhau, cho bản thân, gia đình và vòng thân hữu.

Họ cười vào mũi người dân thành phố chúng ta, cười cả vào khẩu hiệu ‘dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra’ trong mỗi cuộc thương thảo ăn chia...

Là người Đà Nẵng, bạn có thấy đau không ?

Mỏm núi này, khúc sông nọ, góc biển kia đâu chỉ đơn thuần là núi, là sông, là biển, chúng còn chứa đựng biết bao ký ức tập thể của thành phố và cùng cộng đồng đi qua bao thăng trầm lịch sử - những ngày mưa thuận gió hòa, những buổi bão bùng giông tố.

Cộng đồng thành phố chúng ta định nghĩa mình bằng cách nào nếu không phải bằng những ký ức và thăng trầm ấy ?

Mỏm núi, khúc sông, góc biển đó, bởi vậy, phải được dành cho toàn bộ cộng đồng thành phố và mãi mãi các thế hệ về sau, chứ đâu thể chỉ là đôi ba công ty, vài chục gia đình quyền thế ?

Người dân Đà Nẵng chúng ta, vì làm chưa đủ trong tư cách chủ nhân thành phố, có thấy tủi hổ không khi luôn trở nên vô hình trong mỗi quyết định giao núi giao biển giao sông của chính quyền ?

Chúng ta có thấy phẩm giá cá nhân mình, phẩm giá cộng đồng mình bị sỉ nhục trong tiếng cười hỉ hả của những kẻ nắm quyền ?

Và rồi chúng ta còn biết làm gì ngoài lặng im trong ô nhục trước chất vấn của con cháu rằng sao lại im lặng khi người ta bán núi, bán sông, bán biển của thành phố.

Chúng ta còn bị khinh rẻ đến bao giờ ?

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 06/12/2018

---

[1] Đây là dự án khu nghỉ dưỡng và căn hộ cao cấp Olalani Riverside Towers trên có diện tích hơn 81.400m2, tổng vốn đầu tư 45 triệu USD. Dự kiến, dự án gồm 3 tòa tháp cao 25-30 tầng với trung tâm thương mại ; văn phòng ; khách sạn, chung cư cao cấp, đất ở chia lô liền kề, 211 căn nhà phố và 25 biệt thự, khu luyện tập thể thao… (Pháp Luật Việt Nam).

Năm 2016, chính quyền thành phố chi tới 2 tỷ đồng tổ chức cuộc thi thiết kế cảnh quan sông Hàn, với rất nhiều đề xuất giữ hai bên bờ sông làm không gian công cộng. Nhưng với việc cấp phép cho những dự án thế này, chính quyền cho thấy họ đang khiến cuộc thi mà họ tổ chức hai năm trước vô nghĩa ra sao.

https://viettimes.vn/thiet-ke-canh-quan-song-han-12-don-vi-lot-vao-vong-...

[2] https://dantri.com.vn/kinh-doanh/muc-so-thi-biet-thu-tram-ty-cua-giam-do...

[3] Bài "Bắt đầu thi công rầm rộ dự án "triệu đô" ven sông Hàn – Đà Nẵng" đăng trên Báo Tổ Quốc (Bộ VH-TT-DL)

Link cũ (bài đã bị thay đổi) : http://toquoc.vn/bat-dau-thi-cong-ram-ro-du-an-trieu-do-ven-song-han-da-nang-20181129114833171.htm

Xem bản lưu ở đây : https://bit.ly/2FXO7c0

Bài "Đà Nẵng : Dư luận lo lắng về những dự án triệu đô ven sông Hàn" đăng trên Báo Pháp luật Việt Nam. 
Link cũ (bài không hiển thị nữa) :
http://baophapluat.vn/bat-dong-san/da-nang-du-luan-lo-lang-ve-nhung-du-an-trieu-do-ven-song-han-426849.html

Xem bản lưu ở đây : https://bit.ly/2EeVqui

Published in Diễn đàn

Ngày 21 tháng 11, truyền thông trong nước cho biết Quận Ủy Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng đang tiến hành thủ tục để xóa tên đảng viên đối với ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Thành phố Đà Nẵng vì lý do không chuyển hồ sơ và không sinh hoạt đảng một thời gian. Nhân dịp này, ông Huỳnh Tấn Vinh dành cho RFA cuộc nói chuyện ngắn về vấn đề này.

sontra1

Ông Huỳnh Tấn Vinh đứng thứ 4 từ phải qua, mặc quần trắng đứng cạnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Courtesy FB Song Bien Tan Vinh

RFA : Thưa ông, ông có suy nghĩ gì về quyết định của Quận ủy Hải Châu về đề nghị xóa tên Đảng viên của ông ?

Huỳnh Tấn Vinh :Tôi cho rằng đó là quyết định bình thường bởi vì một người không còn gì trong tổ chức thì chuyện gạch tên cũng bình thường thôi ạ.

RFA : Ông đã đưa ra quyết định không sinh hoạt đảng từ năm 2014, vậy tại sao ông không tuyên bố ra khỏi Đảng như một số Đảng viên kỳ cựu khác trong thời gian gần đây ?

Huỳnh Tấn Vinh : Tôi cho rằng chuyện đó bình thường trong nội bộ của Đảng thôi, tôi muốn lặng lẽ trong chuyện này và tôi không muốn làm những khó khăn cho tổ chức Đảng thôi.

RFA : Tại sao quyết định xóa tên Đảng viên của ông lại diễn ra trong thời điểm này, ông có suy nghĩ lý do vì sao không ?

Huỳnh Tấn Vinh : Đó cũng là câu hỏi tôi muốn hỏi vì sao vậy. Tôi không biết tại sao.

sontra2

Ảnh chụp màn hình Facebook của ông Huỳnh Tấn Vinh nói về bán đảo Sơn Trà Courtesy FB song bien tan vinh

RFA : Thưa ông, vậy có phải những lên tiếng công khai của ông trên mạng xã hội và báo chí thời gian gần đây liên quan đến bán đảo Sơn Trà nó tác động trực tiếp đến quyết định này không, thưa ông ?

Huỳnh Tấn Vinh :Tôi cố gắng để không nghĩ rằng, việc đó nó liên quan đến bán đảo Sơn Trà nhưng thật sự nó liên quan đến Sơn Trà thì đó là một điều đáng buồn.

RFA : Quyết định ra khỏi Đảng thì ông có nghĩ nó tác động như thế nào đến các hoạt động xúc tiến du lịch bảo vệ môi trường và cụ thể là bán đảo Sơn Trà ông đang thực hiện không ?

Huỳnh Tấn Vinh : Tôi nghĩ rằng điều đó nó không tác động lớn, bởi vì theo ý kiến cá nhân tôi và xu thế của dư luận thế giới hiện nay, thì phát triển du lịch là phải phát triển bền vững. Và Sơn Trà phải bảo vệ nó để góp phần phát triển bền vững cho bán đảo Sơn Trà.

RFA : Quyết định này có ảnh hưởng gì đến chức Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng của ông không, thưa ông ?

Huỳnh Tấn Vinh : Tất nhiên là nó có ảnh hưởng ở mức độ nào đó, nhưng thật ra theo điều lệ các quy chế của Hiệp hội Du lịch của Việt Nam và của Hiệp hội Du lịch thì chức danh Chủ tịch Hiệp hội du lịch không nhất thiết phải là Đảng viên.

RFA : Ông có lường trước được những khó khăn nào sắp tới trong cuộc sống vì quyết định này không ?

Huỳnh Tấn Vinh : Tất nhiên là có, bởi vì tất nhiên việc đó nó xảy ra trong nhiều năm rồi khoảng 4-5 năm rồi, bây giờ tôi cho rằng chuyện đó bình thường thôi nhưng cái điều công bố trên báo chí thì tôi cho rằng nó là chuyện không được bình thường. Bởi vì rất nhiều Đảng viên không còn sinh hoạt Đảng nữa nhưng chưa rời Đảng thì cũng bình thường thôi. Mà câu hỏi được đặt ra là vì sao tại sao thời điểm này đối với trường hợp của Huỳnh Tấn Vinh.

RFA : Ông nghĩ gì về phong trào từ bỏ Đảng của các Đảng viên trong thời gian gần đây, thưa ông ?

Huỳnh Tấn Vinh : Đó là quyết định riêng của mỗi người, tôi xin lỗi không có ý kiến gì về việc này.

RFA : Ông có nói rằng lý tưởng của Đảng không còn phù hợp với ông. Vậy lý tưởng khi ông gia nhập Đảng lúc trước với hiện nay khác nhau như thế nào, thưa ông ?

Huỳnh Tấn Vinh : Tôi cần suy nghĩ đối với câu hỏi này có lẽ những điều tôi muốn nói đều thể hiện trên trang FB cá nhân của mình, anh có thể tham khảo trên FB Song Bien Tan Vinh.

RFA : Xin cảm ơn ông đã dành thời gian chia sẻ với chúng tôi.

Trên Facebook cá nhân của mình vào ngày 21/11, ông Huỳnh Tấn Vinh viết về quyết định của Quận ủy Hải Châu như sau :

"Thật ra mình không muốn mọi chuyện quá ồn ào gây khó xử cho tổ chức nên đã lặng lẽ ra khỏi đảng từ năm 2014.

Vì sao ư ? Vì những điều đang diễn ra không còn phù hợp với lý tưởng ban đầu mà mình đã tin đã theo, đã chiến đấu, bị thương như một người lính và gia nhập đảng ở chiến trường K. từ 1980.

Nếu đảng Cộng sản dũng cảm thay đổi theo hướng tốt hơn : vì Nhân dân, vì đất nước Việt Nam ngày càng thịnh vượng. Biết đâu, ngày đó mình sẽ xem lại".

Nguồn : RFA, 27/11/2018

Published in Diễn đàn

Huỳnh Tấn Vinh : 'Sơn Trà là miếng mồi ngon' (BBC, 24/11/2018)

Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, người vừa bị Đảng cộng sản xóa tên, nói với BBC rằng bán đảo Sơn Trà là miếng mồi ngon luôn có nguy cơ bị các nhóm lợi ích xâu xé.

sontra1

Ông Huỳnh Tấn Vinh đã nhiều năm nay lên tiếng bảo vệ bán đảo Sơn Trà khỏi bị tàn phá vì các dự án bê tông hóa

"Tôi khá ngạc nhiên vì sao họ lại công khai thông tin này cho báo chí, và vào thời điểm này", ông Nguyễn Thế Vinh nói với BBC hôm 22/11 về cảm giác của ông khi chính quyền Đà Nẵng công bố xóa tên ông khỏi danh sách Đảng viên Cộng sản Việt Nam.

"Tôi đã bỏ sinh hoạt đảng từ bốn năm nay. Có nhiều trường hợp người ta bỏ sinh hoạt đảng nhiều năm và xóa tên là việc bình thường trong nội bộ của Đảng, đâu nhất thiết phải đưa lên công luận ?"

"Tôi không thấy thật vọng hay tức giận gì, vì tôi cho rằng đó là việc đương nhiên. Khi không còn sinh hoạt nữa thì nên bỏ tên trong tổ chức đó".

Thông tin này được truyền thông Việt Nam đăng tải rộng rãi hôm 21/11.

Bị đe dọa vì bảo vệ Sơn Trà ?

sontra2

Một góc của bán đảo Sơn Trà

"Nếu việc này liên quan đến việc tôi bảo vệ bán đảo Sơn Trà thì tôi cho rằng nó không được hay cho lắm", ông Sơn nói từ Đà Nẵng.

Về lý do bỏ đảng, ông Vinh nói bán đảo Sơn Trà là một phần của "những gì trong thực tế xảy ra không còn phù hợp với lý tưởng" mà ông từng phấn đấu, hi sinh để đi theo.

Ông Vinh cũng cho rằng dư luận đặt câu hỏi lý do đảng xóa tên ông liệu có liên quan đến việc ông bảo vệ Sơn Trà là do ông đã làm việc này nhiều năm nay và cũng gặp không ít sức ép.

"Vào cuối những năm 2016, đầu 2017, là một người dân sống ở Đà Nẵng, làm công tác du lịch, tôi nghĩ rằng cần phải gìn giữ bán đảo Sơn Trà như một tài sản thiên nhiên quý giá để hấp dẫn du khách, để Đà Nẵng phát triển bền vững".

"Tôi rất ngạc nhiên, bất ngờ khi thấy rằng chính quyền đã có một quy hoạch để phá vỡ bán đảo Sơn Trà bằng cách phá rừng để bê tông hóa với quy mô gần hết bán đảo".

sontra3

Voọc chà vá quý hiếm tại Sơn Trà là một trong những loài mà ông Huỳnh Tấn Vinh lên tiếng bảo vệ

"Do đó tôi cùng cộng đồng ở Đà Nẵng, Việt Nam và quốc tế lên án việc này. Từ đó, chính phủ đã xem lại dự án, cho dừng quy hoạch để điều tra việc phá rừng, giao đất cho doanh nghiệp".

"Thanh tra chính phủ đang làm việc đó. Từ đó đến nay bán đảo Sơn Trà đã tạm thời được bảo vệ".

"Tôi nghĩ rằng nếu vào tháng 3/2017, cộng đồng không lên tiếng kịp thời thì năm 2018 Sơn Trà đã tan hoang".

"Chính vì thế mà tôi bị đe dọa và gây sức ép từ nhiều cấp độ ở khác nhau. Từ việc họ đe dọa, gây sức ép lên tôi để tôi dừng công cuộc bảo vệ đó, đến hăm dọa ba mẹ, vợ con tôi".

"Các mối nguy hiểm với gia đình nay đã giảm đi rồi. Nhưng những sức ép khác như từ các phía khác nhau thì vẫn còn".

"Dù vậy, với sức ép nào thì việc bảo vệ bán đảo Sơn Trà luôn luôn là tiếng gọi với tôi và cộng đồng và tôi sẽ tiếp tục đấu tranh".

"Sơn Trà là một nơi hoang dã chỉ cách thành phố Đà Nẵng 15 phút chạy xe. Không có nơi nào trên thế giới mà ngay cửa sổ nhà mình có thể nhìn thấy Sơn Trà mỗi ngày".

"Đó sẽ luôn luôn là miếng mồi ngon cho những nhà đầu tư, những người muốn ăn xổi ở thì, muốn hái ra tiền ngay, bất chấp việc phá hủy môi trường hay thế hệ tương lai sẽ như thế nào. Nên đó luôn luôn là thách thức cho những người bảo vệ môi trường", ông Huỳnh Tấn Vinh nói với BBC.

"Mong cộng đồng, những người yêu tự nhiên hãy lên tiếng bảo vệ Sơn Trà cho đất nước".

'Làm ồn ào để hạ uy tín' ?

Bình luận về sự việc của ông Huỳnh Tấn Vinh, nhà báo Trương Duy Nhất nói với BBC rằng ông "cũng lấy làm lạ" với hành xử của chính quyền Đà Nẵng.

"Dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi vì sao thành phố Đà Nẵng lại làm ồn lên như vậy trong khi ông Vĩnh đã tự ra khỏi đảng từ hơn bốn năm nay rồi ?

"Nhiều anh em báo chí bạn tôi là đảng viên khi nghỉ hưu cũng nghỉ sinh hoạt đảng ở các tổ hưu địa phương, tổ chức đảng cũng nghiễm nhiên coi họ không phải là thành viên nữa thì đây đâu phải là việc công bố ồn ào đâu ?"

"Yêu cầu xóa một điều đã không còn nữa là điều vớ vẩn".

"Có vấn đề gì đối với cá nhân ông Vinh hay không ? Hay là do ông ấy đã lên tiếng quá dữ dội, và được coi là thủ lĩnh trong vấn đề bảo vệ voọc chà và bán đảo Sơn Trà thời gian qua. Chúng ta hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi có phải đó là lý do khiến người ta không ưa ông Vinh nên làm ồn ào để hạ uy tín của ông ?"

"Việc tự ra khỏi Đảng không phải là cá biệt. Theo tính toán của tôi, có tới hàng vạn người ra khỏi đảng trong vài năm qua".

Liên quan đến việc ông Huỳnh Tấn Vinh bị Đảng cộng sản xóa tên xảy ra chỉ ít sau khi Đảng tuyên bố xóa tên Giáo sư Chu Hảo, ông Nhất nói :

"Có lẽ đó là một chủ trương của đảng, mà lâu nay Trung ương đảng thường gọi ám chỉ là thành cho thành phần "tự diễn biến, tự chuyển hóa".

"Đã qua giai đoạn mà ý chí của những người cầm quyền trong đảng cho những người đó mặc nhiên ra đi một cách nhẹ nhàng. Nay họ muốn trừng phạt để răn đe những thành viên còn lại trong tổ chức của họ".

"Biện pháp răn đe này theo tôi có hiệu quả. Vì với những ai chán đảng rồi, tự ra khỏi đảng rồi thì họ chả làm sao. Nhưng với những quan chức còn trong hệ thống thì vì cái ghế, vì chức quyền đang có được thì họ phải sợ. Vì tổ chức chỉ chớm đặt vấn đề này với họ thì coi như đường tiến thân của họ không còn".

Bị xóa tên khỏi Đảng cộng sản

Truyền thông Việt Nam đăng tin rộng rãi việc ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng bị xóa tên khỏi Đảng Đảng cộng sản Việt Namhôm 21/11.

Theo đó, Quận ủy Hải Châu (Thành phố Đà Nẵng) đã chỉ đạo Ban Tổ chức Quận ủy phối hợp với các cơ quan chức tiến hành làm quy trình để xóa tên đảng viên đối với ông Huỳnh Tấn Vinh.

Ông Vinh được cho là đã tự ý bỏ sinh hoạt đảng từ năm 2014.

Theo Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng, thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xóa tên trong danh sách đảng viên.

Ông Huỳnh Tấn Vinh từng bị đề nghị xử lý năm 2017 vì có những phát biểu thiếu chính xác liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Theo đó, ông Vinh được cho là đã nói quy hoạch Sơn Trà vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học, Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo...

Sau đó Bộ Văn hóa thu hồi văn bản này với lý do có một số nội dung "chưa phù hợp, dễ gây hiểu lầm".

Năm 2017, ông Vinh từng gửi tâm thư đến thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét về bản Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà.

****************

Tướng Tô Lâm ký cam kết mới chống buôn người với Anh Quốc (BBC, 23/11/2018)

Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam và Bộ trưởng Nội vụ Anh đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống mua bán người ở London trong tuần này.

sontra4

Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid và Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Thượng tướng Tô đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống mua bán người hôm thứ Tư 20/11 ở London - Ảnh VietnamPlus

Trang web Chính phủ Anh đưa tin hôm 21/11 hai nước ký một biên bản ghi nhớ về buôn bán người nhằm tạo điều kiện để cộng tác sâu rộng hơn trong việc chia sẻ thông tin tình báo, hỗ trợ nạn nhân và công tác phòng chống nạn buôn người.

Bản tin mô tả đây là quan hệ đối tác mới nhằm giải quyết vấn nạn nô lệ hiện đại.

Chính phủ của đảng Bảo thủ Anh và đích thân Thủ tướng Theresa May từ mấy năm qua luôn coi chống buôn người và 'nô lệ thời hiện đại' là nghị trình quan trọng hành đầu trong đối ngoại của họ.

Chỉ tính riêng năm 2017, nhà chức trách Anh đã xác định 738 nạn nhân được cho là 'nô lệ hiện đại đến từ Việt Nam'.

Phát biểu sau khi ký kết thỏa thuận với Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid được dẫn lời nói :

"Nạn nô lệ hiện đại là một tội ác ghê gớm hủy hoại cuộc đời của các nạn nhân.

"Chính phủ Anh cam kết làm mọi thứ có thể để bảo vệ người dân trước thực trạng bóc lột ở Anh và ở nước ngoài.

"Hợp tác với các quốc gia khác, chẳng hạn như Việt Nam, nơi nhiều nạn nhân bị buôn bán, là hết sức quan trọng trong việc ngăn chặn nạn nô lệ hiện đại đang diễn ra và có thể quyết tâm truy bắt thủ phạm", Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid nói.

"Sự hợp tác chặt chẽ này sẽ là một vũ khí mạnh mẽ trong cuộc chiến chống nạn nô lệ hiện đại".

Được biết Chính phủ Anh đã cam kết cấp vốn tổng cộng 200 triệu bảng để giải quyết nạn nô lệ hiện đại trên toàn cầu.

Cam kết chống buôn người và nô lệ thời hiện đại

Cam kết này bao gồm quỹ chống nạn nô lệ hiện đại trị giá 33,5 triệu bảng của Bộ Nội vụ với trọng tâm là các quốc gia như Việt Nam và Nigeria, nơi có nhiều nạn nhân bị buôn bán vào Vương quốc Anh.

Báo Công an Nhân dân hôm 21/11 đưa tin trong thời gian tới, hai nước nhất trí hàng năm duy trì, triển khai hoạt động trao đổi đoàn các cấp nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác, thông tin nghiệp vụ trên các lĩnh vực về phòng, chống mua bán người.

"Các hoạt động này bao gồm trao đổi thông tin, điều tra các vụ án, đường dây, băng nhóm tội phạm, truy bắt, bàn giao đối tượng và giải cứu, bảo vệ, hồi hương nạn nhân bị mua bán ; tăng cường hợp tác trong đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm tài chính, ngân hàng, rửa tiền và phòng, chống di cư bất hợp pháp.

"Hai bên xúc tiến xây dựng, đàm phán và sớm hoàn thành các thủ tục để ký Hiệp định dẫn độ tội phạm và các văn bản hợp tác khác, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động hợp tác song phương giữa hai Bộ".

Bộ Tư pháp Việt Nam cho biết trong những năm gần đây tội mua bán người diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Mắc nợ và bị cưỡng bức lao động

sontra5

Cảnh sát Anh thường xuyên phá các ổ trồng cần sa, nơi nô lệ thời hiện đại bị cưỡng bức lao động trong hoàn cảnh, điều kiện tồi tệ

Bên cạnh nhiều bức tranh người Việt du học, làm ăn thành công tại Anh cũng có nhiều trường hợp người ở Việt Nam bị mắc nợ hoặc bị băng đảng kiểm soát được đưa vào Anh để trồng cần sa.

Trong một ví dụ mà BBC Southeast kết hợp với BBC Tiếng Việt tại Anh điều tra hồi tháng 12/2017, một nạn nhân, ông Trần Văn Nam (không phải tên thật) từ Quảng Bình bị mắc nợ xã hội đen và phải đi bán sức lao động.

Sau khi sang một nước Đông Nam Á, ông đã được chuyển vào Anh bất hợp pháp, và làm việc gần một năm trong một cơ sở đóng gói hàng hóa.

Sang năm 2016, ông bị "bán" cho một băng đảng trồng cần sa, và bị bắt, ra tòa ở Southampton, Anh Quốc.

Sau khi ngồi tù được sáu tháng, ông Nam được xác nhận là nạn nhân của tệ buôn người, và được giao cho Salvation Army và hội từ thiện Hestia chăm sóc để chờ cứu xét tỵ nạn nhân đạo.

Mới trong tháng 11 năm nay, tin cảnh sát Anh đưa ra là họ tìm ra 21 người gồm 15 trẻ em 'đến từ Việt Nam' trong một xe chở nước đóng chai từ Pháp sang Vương quốc Anh.

sontra6

Cảnh sát Anh phá vỡ trại trồng cần sa khổng lồ của người Việt - Ảnh minh họa 

Nhóm này, được cho là từ Việt Nam, được giấu trong một xe tải tại cảng Newhaven ở Sussex hôm thứ Năm tuần trước.

Thông tin chi tiết của Cục Biên phòng Anh Quốc chỉ mới được công bố, nhưng một cuộc điều tra tội phạm ngay lập tức được tiến hành.

Published in Việt Nam

Lời khai của người nhắn tin dọa giết Chủ tịch Đà Nẵng (VietnamNet, 09/02/2018)

Mâu thuẫn xuất phát từ việc thanh tra biệt thự L09 trên bán đảo Sơn Trà mà bị cáo khai nhận gia đình đứng tên giúp cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.

Sáng nay, Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng xét xử bị cáo Đào Tấn Cường (SN 1969, trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu, nguyên Phó giám đốc Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex chi nhánh Đà Nẵng). Ông Cường bị cáo buộc có hành vi đe dọa giết người.

Bị hại trong vụ án là Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ. Ông Thơ không có mặt tại phiên tòa mà ủy quyền cho luật sư Trịnh Thanh Hùng (đoàn luật sư Quảng Nam).

sontra1

Bị cáo Đào Tấn Cường khai có vấn đề về sức khỏe

Đào Tấn Cường khai trước tòa : Bị cáo nhắn tin trong lúc bức xúc, thiếu suy nghĩ. Nội dung tin nhắn chỉ là câu chửi rủa chứ không có ý đe dọa giết người.

Bị cáo cũng cho hay bản thân và ông Huỳnh Đức Thơ vốn có mối quan hệ thân mật. Tuy nhiên trong một thời gian bị cáo cố gắng gọi điện liên lạc nhưng không được. 

Do đó bị cáo phải dùng các sim điện thoại lạ để nhắn tin.

Trước đó, ngày 16/1, Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng từng mở phiên sơ thẩm xử Đào Tấn Cường nhưng phiên tòa bị hoãn do bị cáo vắng mặt.

Theo cáo trạng, bị cáo nghi ngờ ông Trần Phước Sơn (Phó chánh văn phòng UBND Thành phố Đà Nẵng) là người tham mưu, đề xuất ông Huỳnh Đức Thơ ký quyết định thanh tra lô đất L09 tại Sơn Trà, làm ảnh hưởng đến uy tín em trai mình là Đào Tấn Bằng (nguyên Chánh văn phòng Thành ủy).

sontra2

Luật sư Trịnh Thanh Hùng (phải) là người được ông Huỳnh Đức Thơ ủy quyền tham dự phiên tòa

Cụ thể, năm 2006, vợ bị cáo là Lê Thị Ngọc Oanh đứng tên lô đất L09 tại khu biệt thự Suối Đá (ở bán đảo Sơn Trà) giúp ông Nguyễn Bá Thanh, cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Sau khi ông Thanh mất, Đào Tấn Cường trả đất lại cho gia đình ông Thanh bằng cách lập hợp đồng mua bán với em vợ ông.

Năm 2015, ông Trần Đình Trung (trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) có đơn tố cáo cho rằng lô đất L09 là của ông Đào Tấn Bằng (thời điểm đó là Chánh văm phòng Thành ủy, em trai Cường) và có xây dựng lấn chiếm đất của ông Trung.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy sau đó thanh tra và kết luận không có sự việc như nội dung ông Trung tố cáo.

sontra3

Đào Tấn Cường khai nhận mâu thuẫn xuất phát từ việc thanh tra lô đất biệt thự L09

Mặc dù vậy Cường cho rằng ông Trần Phước Sơn đã tập hợp đơn thư tố cáo, đề xuất ông Huỳnh Đức Thơ ký quyết định thanh tra lại ở thời điểm em trai là Đào Tấn Bằng được cất nhắc, luân chuyển. Đào Tấn Cường cho rằng đó là lý do khiến bị cáo bức xúc và nhắn tin đe dọa.

Cường mua một điện thoại có 2 sim đã dùng sẵn, nhắn tin đến số máy ông Thơ và ông Sơn với nội dung : "Đồ mất dạy, nợ máu phải trả bằng máu", "Rồi mày cũng trả giá thôi, mày lừa thầy phản bạn, mày sẽ hứng lấy quả báo, rồi mày cũng chết bờ chết bụi thôi. Mày còn vợ con nữa đó".

Sau khi nhắn tin đe dọa, Đào Tấn Cường đập vỡ máy điện thoại, ném xuống sông Hàn.

Ngày 18/8/2017, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an bắt khẩn cấp Đào Tấn Cường. Đối tượng bị khởi tố tội danh "Đe dọa giết người".

Dự kiến phiên tòa sơ thẩm kết thúc vào chiều nay.

Cao Thái

****************

Người đe dọa Chủ tịch Đà Nẵng bị xử 18 tháng tù (CaliToday, 09/02/2018)

Nghi ngờ ông Huỳnh Đức Thơ-Chủ tịch thành phố Đà Nẵng vì tư thù cá nhân nên cho thanh tra lô đất L09 ở Sơn Trà làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, cũng như giảm uy tín em trai Đào Tấn Bằng nên Đào Tấn Cường đã mua sim điện thoại để nhắn tin, đe dọa ông Thơ.

sontra4

Ông Đào Tấn Cường tại tòa. Ảnh : Tuổi Trẻ

Sáng ngày 9/2, tòa án thành phố Đà Nẵng đã mở phiên xử sơ thẩm vụ đe dọa giết chủ tịch thành phố Đà Nẵng đối với ông Đào Tấn Cường (sinh năm 1969, ngụ phường Thanh Bình, quận Hải Châu). Ông Huỳnh Đức Thơ đã không có mặt tại phiên tòa mà cử hai luật sư đại diện.

Trước khi bị bắt, ông Đào Tấn Cường là phó Giám đốc Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex chi nhánh Đà Nẵng. Ông cũng là anh trai của cựu Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng Đào Tấn Bằng.

Vào tháng 7/2017 là thời điểm cao trào của cuộc đấu đá giữa cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ. Trong khi ông Nguyễn Xuân Anh cho người tung ra tài liệu về khối tài sản khổng lồ của Huỳnh Đức Thơ, thì ngược lại ông Thơ cho thanh tra một loạt dự án trên bán đảo Sơn Trà liên quan đến Nguyễn Xuân Anh và người đứng đằng sau dự án đó là đại gia thất thế Vũ "nhôm", tức Phan Văn Anh Vũ. Lô đất L09 cũng nằm trong số dự án bị thanh tra.

Theo cáo trạng, ông Cường khai nguyên nhân bắt nguồn từ năm 2006, vợ ông là bà Lê Thị Ngọc Oanh (48 tuổi) đứng tên lô đất có diện tích 8,500m2 lô 09 tại Biệt thự Suối Đá, bán đảo Sơn Trà, trong đó có 300m2 là đất thổ cư (được phép xây dựng, sử dụng lâu dài), diện tích còn lại được dùng để trồng cây. Ông Cường cho biết, lô đất này thực sự không phải của gia đình ông, mà vợ ông chỉ là người đứng tên dùm cho Nguyễn Bá Thanh-Cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Tháng 3/2015, sau khi ông Nguyễn Bá Thanh mất, ông Cường đã trả lại lô đất trên lại cho gia đình ông Thanh. Để tránh bị điều tiếng vì sở hữu quá nhiều lô đất nên gia đình ông Nguyễn Bá Thanh đã nhờ ông Đào Tấn Bằng-Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng đứng tên dùm lo đất L09.

Vào thời điểm đó (2015) ông Trần Đình Trung, một cư dân ở Đà Nẵng sở hữu lô đất bên cạnh lô L09 đã tố cáo ông Đào Tấn Bằng lấn chiếm lô đất của mình. Theo ông Trung, lô đất thực sự là của ông Bằng nhưng lại nhờ bà Oanh đứng tên dùm. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng vào thời điểm đó đã cho thanh tra và đưa ra kết luận là không hề có sự việc như tố cáo. Tuy nhiên, khi ông Bằng được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng thì lại có đơn tố cáo.

Theo lời khai của ông Cường, do nghi ngờ ông Trần Phước Sơn-phó Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đề xuất ông Huỳnh Đức Thơ thanh tra lô L09 ở Sơn Trà để trả đũa việc người bên Thành ủy đã tung khối tài sản của ông Thơ lên trên Internet nên ông đã mua sim điện thoại nhắn tin dọa giết ông Sơn và ông Thơ.

Liên tiếp trong những ngày giữa tháng 7/2017, ông Huỳnh Đức Thơ và Trần Phước Sơn liên tục nhân các tin nhắn đầy tính đe dọa, như : "Đồ mất dạy, nợ máu phải trả bằng máu", "rồi mày cũng phải trả giá thôi, mày lừa thầy phản bạn, mày sẽ phải hứng lấy quả báo, rồi mày cũng chết bờ chết bụi thôi. Mày còn vợ con nữa đó"…

Trong quá trình điều tra, ông Huỳnh Đức Thơ và những người trong gia đình cho biết, khi nhận được tin nhắn đe dọa, có số điện thoại lạ gọi tới nhưng không hề nói gì. Chưa hết, vợ ông Thơ đi làm lại có người theo dõi, bám theo… những sự việc này diễn ra nhiều lần khiến ông Thơ lo lắng. Ông đã đề nghị Bộ công an vào cuộc.

Theo sự đề nghị của ông Thơ, Bộ công an đã cử người vào điều tra và phát hiện người nhắn tin đe dọa là ông Đào Tấn Cường. Tháng 8/2017, ông Cường bị bắt và di lí ra Hà Nội để phục vụ việc điều tra xét hỏi trong lúc cao trào của màn đấu đá giữa ông Nguyễn Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ diễn ra. Chỉ một thời gian ngắn sau khi ông Cường bị bắt, ông Nguyễn Xuân Anh cũng bị kỷ luật, cách chức Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, rớt mất chiếc ghế Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ông Đào Tấn Bằng, em trai ông Cường cũng bị thuyên chuyển đi nơi khác, không còn ngồi vào chiếc ghế Chánh Văn phòng Thành ủy nữa.

Tại tòa, luật sư đại diện của ông Huỳnh Đức Thơ cho biết ông này không hề biết đến lô đất L09, cũng không có bất cứ chỉ thị thanh tra liên quan đến lô đất này.
Sau khi nghị án, tòa đã tuyên ông Đào Tấn Cường 18 tháng tù giam vì căn cứ vào những tình tiết giảm nhẹ. Trước đó, Viện kiểm sát đề nghị mức án dành cho ông Cường là từ 2-3 năm.

Người Quan Sát

Published in Việt Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh như vậy khi báo cáo trước Quốc hội về những nội dung xoay quanh quy hoạch Sơn Trà (Đà Nẵng).

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Văn hóa, thể thao và du lịch chiều 13/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thay mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc hội, làm rõ những thông tin liên quan đến quy hoạch Sơn Trà (Đà Nẵng).

Phó Thủ tướng cho biết : "Đây là vấn đề không chỉ các Đại biểu quốc hội quan tâm, tôi theo dõi trên mạng đi gặp taxi, xe ôm, hàng nước cũng hỏi về cái này. Thông tin rất nhiều chưa có lúc nào các cơ quan Nhà nước có những phát biểu đầy đủ và chính thức, tôi cho rằng đây cũng là một trọng điểm mà Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, cả Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng là một kinh nghiệm.

Khi làm một công việc gì nhất là có tính chuyên môn nhưng xã hội quan tâm, thì mình phải có những thông tin rất chính thức, rất đầy đủ và kịp thời".

bomay1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam : "Tôi đã trực tiếp đi nhìn tận mắt những gì đã xây dựng, đang xây dựng và những gì cần phải bảo tồn ở Sơn Trà". 

Thứ nhất, tại sao phải có quy hoạch này ? Vì đây là căn cứ vào Luật du lịch quy định Thủ tướng phải phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, trong đó có danh mục các đô thị du lịch và có danh mục các khu có tiềm năng để phát triển thành khu du lịch quốc gia, gọi tắt là các khu du lịch quốc gia.

Dựa vào đề nghị của Đà Nẵng được công nhận là đô thị du lịch và có hai khu, du lịch quốc gia là khu Bà Nà và khu Sơn Trà, cũng theo quy định của Luật du lịch thì các khu du lịch quốc gia phải có diện tích 1.000 ha trở lên phải đón được khách du lịch 1 triệu người trở lên/năm và phải có cơ sở lưu trú. Đã là khu vực du lịch quốc gia thì phải quy hoạch do Thủ tướng duyệt.

Quy hoạch này được xây dựng từ cuối năm 2013 đến 2016 thì trình và theo quy định của luật vì là quy hoạch ký xong rồi cũng chưa thực hiện ngay mà phải tổ chức công bố quy hoạch. Ngày 15/2/2017 mới tổ chức công bố quy hoạch tại Đà Nẵng.

"Ngay sau khi quy hoạch được công bố thì đã có ý kiến của hiệp hội về quy hoạch này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tôi đã trực tiếp yêu cầu bằng văn bản là bộ và thành phố phải xem xét, tiếp thu các ý kiến đóng góp một cách rất cầu thị, khoa học và công khai.

Tôi đã trực tiếp đi nhìn tận mắt những gì đã xây dựng, đang xây dựng và những gì cần phải bảo tồn ở Sơn Trà.

Tôi đã đọc mấy trăm trang tài liệu, đã mời kiến trúc sư trực tiếp làm đồ án này lên để hỏi. \Sau đó, tôi đã quyết định để việc tiếp thu ý kiến được thật sự khách quan thì tạm dừng thực hiện quy hoạch này, thực chất là chưa triển khai quy hoạch này cho tới khi các bên xong việc tiếp thu ý kiến.

Có nghĩa trên thực tế hiện nay quy hoạch này chưa hề được triển khai, đây là một điểm rất quan trọng chưa hề được triển khai", Phó Thủ tướng cho biết.

Trước năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng theo thẩm quyền đã phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, phê duyệt dự án đầu tư ; cấp phép cho 25 dự án, trong đó có 18 dự án về du lịch, 11 dự án có xây dựng cơ sở lưu trú.

Một trong những chỉ tiêu rất quan trọng là số phòng lưu trú, chính xác số phòng là 1.400 phòng khách sạn, cộng với 1920 căn biệt thự. Nếu mỗi căn biệt thự 2 phòng thì sẽ có 5.240 phòng. Nếu mỗi căn biệt thự có 3 phòng thì có 7.160 phòng.

Như vậy, dự án du lịch sinh thái biển Tiên Sa hay bất kỳ dự án nào khác trên bán đảo Sơn Trà đều được cấp phép và nếu có vấn đề vi phạm thì đều phải được quản lý và xử lý bởi Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng.

Thứ hai, quy hoạch bán đảo Sơn Trà được thực hiện bởi một cơ quan tư vấn gồm các nhà chuyên môn, đưa rất nhiều giải pháp để đảm bảo phát triển đi đôi với bảo tồn và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

"Tôi cũng xin phép các đồng chí như thế này, tôi đã gặp trực tiếp các nhà chuyên môn, con số 1.600 không phải là ý chí hành chính, không phải dựa vào từ 5000 cắt xuống 1600 mà kiến trúc sư trưởng, những người chủ trì đã nói với tôi rằng : Đây là tính toán trên các công thức, mô hình chuyên ngành du lịch.

Người ta tính ra ngưỡng để đảm bảo phát triển mô hình cân đối. Nói 1.600 là số tròn còn tính ra mô hình thì là số lẻ. Từ 1.600 - 3.200 phòng và hội đồng của bộ cuối cùng đã ấn định lấy ngượng thấp, tức là ưu tiên hơn cho bảo tồn là 1600 phòng. 1600 phòng này là quy hoạch đến năm 2030", ông Đam cho hay.

bomay2

Bán đảo Sơn Trà nhìn từ trên cao. ảnh : Vietnam+/TTXVN.

Quan điểm của Chính phủ : Phát triển nhưng phải bảo tồn

Ngay sau khi quy hoạch được công bố và có các ý kiến khác nhau, Chính phủ đã yêu cầu Đà Nẵng làm việc và có ý kiến chính thức. Ngày 29/05/2017 vừa qua, Đà Nẵng đã có ý kiến chính thức.

Trong báo cáo của Đà Nẵng đã nói rõ là không đồng ý với kiến nghị là giữ nguyên hiện trạng bán đảo Sơn Trà, không xây dựng thêm cơ sở lưu trú của Hiệp hội du lịch Đà Nẵng kiến nghị.

Mặc dù vậy Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vẫn có văn bản giao lại Đà Nẵng là yêu cầu Đà Nẵng tiếp tục rà soát các dự án, làm việc với Hiệp hội du lịch Đà Nẵng về hướng và quy mô phát triển du lịch trên bán đảo Sơn Trà trên nguyên tắc phải đảm bảo phát triển bền vững.

Theo Phó Thủ tướng có hai vấn đề phải rất thống nhất :

Một là nguyên tắc thì Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ luôn luôn từ đầu vẫn quán triệt là chúng ta phải phát triển bền vững. Đương nhiên trong quá trình phát triển phải khai thác tài nguyên thiên nhiên ; khai thác các lợi thế so sánh về tự nhiên và về xã hội để phục vụ phát triển nhưng phải đảm bảo bền vững.

"Khi các yếu tố bền vững còn chưa được đảm bảo thì tốt nhất đẩy lui lại để đến khi có đủ điều kiện chúng ta sẽ làm, bảo tồn không cực đoan là đóng khung lại, thực tế trên thế giới có rất nhiều khu du lịch kể cả các khu bảo tồn thiên nhiên có động vật hoang dã người ta cũng vẫn phát triển du lịch mà thu hút rất tốt và chính việc bảo tồn tốt thì đấy là tài nguyên du lịch.

Hai là Sơn Trà thực ra trong du lịch cả nước đóng góp rất nhỏ chỉ một vài phần nghìn, vì thế không ảnh hưởng lớn đến du lịch cả nước.

Phát triển du lịch Sơn Trà trước hết phục vụ kinh tế, xã hội Đà Nẵng, cho nên cần phải có sự thống nhất của cấp ủy, chính quyền Đà Nẵng và phải được sự đồng thuận của nhân dân Đà Nẵng", ông Đam cho biết.

Trên tinh thần ấy, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phải làm việc với Hiệp hội du lịch Đà Nẵng bàn tất cả các khía cạnh của vấn đề để đi đến một sự đồng thuận nhằm có một quy hoạch tốt để phát triển Sơn Trà.

"Tinh thần của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, nếu Đà Nẵng sau khi rà soát lại tất cả các dự án làm việc với các nhà đầu tư, làm việc với hiệp hội mà thống nhất kiến nghị giảm quy mô đầu tư trên bán đảo Sơn Trà xuống, xuống mức nào Chính phủ cũng sẽ đồng ý, miễn là dưới mức 1.600.

Nếu Đà Nẵng thống nhất với các hiệp hội giữ nguyên trạng thì Chính phủ cũng hoan nghênh.

Cao hơn nữa nếu Đà Nẵng và hiệp hội thấy rằng Sơn Trà chưa cần phát triển du lịch xin rút khỏi các khu du lịch quốc gia Chính phủ cũng đồng ý. Tinh thần chung của Chính phủ là phát triển nhưng phải đảm bảo bền vững", ông Đam cho hay.

Phó Thủ tướng cũng nêu ra băn khoăn của Đại biểu Quốc hội : Có phải Chính phủ phê duyệt 3 quy hoạch thì cứ cái sau cắt đi 1000ha rừng so với cái trước không, nếu đúng như vậy thì nguy hiểm quá. Sự thực là thế nào ?

Phó Thủ tướng cho biết : "Sự thực tháng 1/2014 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có Sơn Trà thì có khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có diện tích, nếu tôi nhớ không nhầm là 3.871 ha.

Sau đó 10 tháng, đến tháng 10/2014 cũng Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tiếp một quy hoạch là quy hoạch về rừng đặc dụng trên cả nước, trong đó rừng đăc dụng ở bán đảo Sơn Trà 2.591,1 ha và tới tháng 11/2016 quy hoạch du lịch Sơn Trà cho tôi ký quy định diện tích khu du lịch Sơn Trà là 1.056 ha.

Con số 1.056 ha này không chỉ là 1.000 ha trở lên quy định bởi Luật du lịch mà đây là con số nằm trong bản đồ quy hoạch phát triển Đà Nẵng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vấn đề này do Bộ Xây dựng chủ trì thẩm định. Tôi phải lục cả tập hồ sơ ra, nằm trong bản đồ V19 của kèm theo quyết định đó. Ba con số này là 3 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Một cái là diện tích khu bảo tồn, một cái là diện tích rừng đặc dụng, một cái là diện tích phạm vi quy hoạch khu du lịch.

Không phải Chính phủ cứ phê duyệt cái sau thì cắt đi 1.000 ha so với cái trước. Ngay trong 1.056 ha phạm vi quy hoạch của khu du lịch quốc gia này cũng vẫn có rừng đặc dụng và không phải 1.000 đấy để làm xây dựng hết.

Một trong những thông số rất quan trọng là số phòng lưu trú, với số phòng lưu trú là 1.600 phòng thì anh em chuyên môn báo cáo rằng diện tích để xây dựng chỉ khoảng một vài chục ha.

Chúng ta cần hiểu cho đúng vì nếu không nhân dân nhìn vào không hiểu tại sao Chính phủ một mặt nói là không đánh đổi môi trường, một mặt thì cứ cái sau lại cất đi của cái trước 1.000 ha thì hoàn toàn không đúng, đây là các khái niệm khác nhau chứ không phải như vậy.

Tôi rất muốn báo cáo với Quốc hội và qua đây để cử tri yên lòng, tức là những quy hoạch này được các bộ chuẩn bị và đến Thủ tướng ký, có rất nhiều điểm chúng ta cầu thị, tiếp thu và có những điểm căn bản thì cả hệ thống, bộ máy của chúng ta cũng đã làm rất trách nhiệm chứ không phải quá ẩu đến mức như một số lời suy đoán".

Ngọc Quang

Nguồn : GDVN, 14/07/2017

Published in Diễn đàn

Muốn Sơn Trà là 'dạ dày' : Ăn của thiên nhiên không chừa một thứ gì !

Trung Bảo, Một Thế Giới, 07/06/2017

Một bài báo trên Dân Trí, kêu gọi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nên nhìn nhận Sơn Trà là cái "dạ dày", với hàm ý là cần khai thác để "no bụng" cư dân và đóng góp ngân sách quốc gia. Thế nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy.

sontra1

Dự án du lịch nghỉ dưỡng đào xới Sơn Trà

Khi đứng trước một quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đẹp tươi chúng ta sẽ nghĩ gì ? Có phải chúng ta sẽ thấy lòng mình thơ thới an bình hay cảm thấy mình là một sinh linh bé nhỏ trước tự nhiên ! Nếu ai đó lại có suy nghĩ, làm sao phân lô bán nền hay chặt cây lấy gỗ, thì suy nghĩ ấy có phải kỳ cục không ?

Câu chuyện về ngọn núi Sơn Trà ở Đà Nẵng khiến chúng ta trở lại với một câu hỏi mà từ thuở hồng hoang con người vẫn hỏi nhau : "Làm sao để sống với thiên nhiên cho hài hoà ?". Ngọn núi, dòng sông hay cánh rừng sinh ra từ khi tổ tiên con người chưa đặt chân trên mặt đất và chắc chắn sẽ còn đó nếu mai đây loài người tuyệt diệt. Lý lẽ trời đất là bao trùm và con người chỉ là một giống loài ký sinh trên "cơ thể" thiên nhiên ấy xuất hiện trong tất cả các nền văn hoá Đông Tây.

Điển hình nhất là người da đỏ Châu Mỹ gọi thiên nhiên bằng Mẹ. Tương đồng như vậy là người Việt gọi đất là Mẹ, trời là Cha. Với ngọn núi hay dòng sông cũng vậy, tất cả đều được tôn thành Thần trong tín ngưỡng cổ xưa của người Việt. Người ta khi vào rừng đều lập một mâm cúng để xin được khai thác sản vật. "Ăn của rừng rưng nước mắt" là câu thành ngữ có lẽ nhiều người đã được ông bà mình truyền dạy.

Vậy đó, mà có một bài viết trên Dân Trí ví ngọn núi Sơn Trà là cái "dạ dày". Hàm ý người ta phải lấy Sơn Trà ra tiêu hoá đặng kiếm tiền, đặng mà làm giàu. Tác giả bài viết nói trên muốn kêu gọi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phải cân nhắc đem Sơn Trà ra khai thác, nếu không thì đó là "tội lỗi".

Người dân Đà Nẵng từ khi lọt lòng đến lúc xuôi tay ai cũng hằng ngày ngóng vọng về ngọn núi Sơn Trà ấy, không dám ngoa ngôn nói rằng người dân nơi này xem Sơn Trà như bàn thờ của mình, nhưng dám khẳng định chẳng ai nghĩ đến việc cố đem "bán" Sơn Trà để kiếm ăn. Coi Sơn Trà là cái "dạ dày" để kiếm ăn vậy ăn xong rồi "chất thải" ấy sẽ xả ở chỗ nào đây ? Có phải thiên nhiên được tạo hóa để cho con người kiếm tiền mà bất chấp sự tồn vong của vạn vật ? 

Câu trả lời cương quyết là "Không". Đừng dại mà động vào chốn thiêng ấy. "Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá" - câu thành ngữ này, ai chưa đọc thì nay đọc cũng chưa muộn. Không chỉ là một phần máu thịt của người Đà Nẵng, Sơn Trà còn là tài sản của nhân loại. Kiếm đâu ra một cánh rừng nguyên sinh vĩ đại như vậy liền kề với thành phố, nhất là khi cánh rừng ấy còn là nơi sinh sống của loài Vọoc Chà vá Chân nâu quý hiếm đặc hữu.

Không chỉ như vậy, theo Tổ chức Nghiên cứu đa dạng sinh học Green Viet thì Sơn Trà còn là nơi dừng chân của những bầy chim di trú. Nói tài sản của nhân loại là vì vậy. Hãy nhìn mỗi ngọn núi và dòng sông hay cánh rừng như là ngôi nhà từ đường của tổ tiên để lại cho con cháu. Có ai lại đòi xem nhà từ đường là mặt bằng cho thuê, là "bao tử" để kiếm ăn ? 

Cách đây ít lâu, một nữ biên tập viên truyền hình khi lên nghỉ ở một khu nghỉ dưỡng sang trọng trên Sơn Trà đã chụp hình bầy khỉ vào xin ăn rồi đưa lên Facebook cá nhân để làm minh chứng cho "du lịch bền vững", "khỉ voọc không kêu cứu"... để rồi nhận lại sự phê phán gay gắt từ cộng đồng đến nỗi phải âm thầm xoá ngay những hình ảnh kia. Nói như vậy để thấy chạm đến Sơn Trà là chạm đến trái tim của rất nhiều người. Ngọn núi ấy là tài sản chung, đừng nghĩ đến việc xẻ nó để kiếm tiền.

Trước tiên, Sơn Trà là ngọn núi, là thiên nhiên chứ không là lá phổi, cũng chẳng phải bao tử. Con người là cái gì mà lại dám xem tự nhiên là một bộ phận cơ thể rồi bắt nó phục vụ mình ?

Đừng nấp dưới sự nguỵ biện "đánh thức" Sơn Trà. Ngọn núi ấy chẳng cần ai đánh thức mà chính những đầu óc coi đồng tiền là trên hết mới phải cần được đánh thức. Mượn lời của ông Huỳnh Tấn Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng : "Nếu phải chọn thì chúng tôi chọn Sơn Trà". Tôi tin sẽ rất nhiều người có lương tri cùng lựa chọn như vậy và sẽ làm hết khả năng để bảo vệ cho bằng được Sơn Trà.

Trung Bảo

Nguồn : Một Thế Giới, 07/06/2017

**********************

Bán đảo Sơn Trà và bài học Kiên Giang : Tội với thiên nhiên là thiên thu !

Đoàn Đạt, Một Thế Giới, 04/06/201

 sontra2

Bán đảo Sơn Trà còn rất nhiều động vật, thực vật quý hiếm

Dù không phải là "nhà tiên tri", nhưng nhiều người có thể đoán trước được rằng số phận của bán đảo Sơn Trà, quê hương của loài linh trưởng voọc chà vá, rồi cũng sẽ như những cánh đồng cỏ bàng, cỏ năn của Kiên Lương, Kiên Giang, quê hương của loài linh vật sếu đầu đỏ.

Bởi vì "kịch bản" của việc thu hẹp môi trường sống của hai loài "linh vật" thuộc hàng nổi tiếng thế giới này giống hệt như nhau, cũng xuất phát từ "lòng tham" của con người dưới vỏ bọc của những mỹ từ như "phát triển kinh tế"...

Trở lại bài học của Kiên Giang, từ những cánh đồng cỏ bàng, cỏ năn bạt ngàn lên đến hàng chục ngàn héc ta, nơi đón hàng trăm con sếu đầu đỏ hàng năm về di trú trong mùa khô, giờ chỉ còn lại một khu bảo tồn "bỏ túi" rộng chưa tới 1.000 ha ở Phú Mỹ, chỉ như một mô hình hay tiêu bản. Sếu thì ngày trước mỗi mùa có đến khoảng 300 con về, giờ thì lác đác chỉ còn hơn mươi con.

Ngay cả những nhà khoa học thiết tha nhất với việc bảo tồn loài sếu nổi tiếng này như tiến sĩ Trần Triết, nguyên trưởng khoa môi sinh trường đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, giờ cũng chán nản bỏ đi định cư và dạy học bên Mỹ, có lẽ vì chẳng còn gì để bảo tồn, bảo vệ. Anh là người gần 20 năm trước đã từng đề xuất giữ 20.000 ha đồng cỏ bàng Phú Mỹ và 3.000 ha đồng cỏ năn Hòn Chông làm nơi di trú tự nhiên cho sếu, nhưng giờ thì hầu như tất cả những cánh đồng đó đã trở thành vườn tràm, hồ nuôi tôm hoang phế, hoặc bị lấn chiếm làm ruộng. Ngay cả những mỏ đất sét nơi trú ngụ của sếu, thì các nhà máy sản xuất xi măng cũng chiếm giữ để chế biến xi măng.

Có lần, trong một chuyến đi khảo sát nơi sếu làm tổ ngày trước ở Giang Thành, anh gặp một lão nông, người khẳng định rằng việc sếu về làm tổ ở vùng đất ngập nước ở đây ngày xưa là có thật. Người lão nông chân chất này có thốt lên một câu mà nhà khoa học này rất thấm thía : "Tội với thiên nhiên là thiên thu !". Vâng, những tội lỗi khác có thể còn sửa chữa, khắc phục, nhưng tội lỗi với thiên nhiên là ngàn đời không thể khắc phục.

Anh dẫn chứng bài học Thái Lan, là quốc gia cũng có những đàn sếu di trú tương tự như nước ta. Họ cũng phát triển một cách nôn nóng, vội vã, thiếu cân nhắc, cũng phá bỏ những vùng đất ngập nước nơi sếu về tụ hội vào mùa hè. Những năm qua, chính phủ nước này đã tốn hàng chục triệu đô la để khôi phục đàn sếu, nhưng kết quả thì gần như vô vọng. Ngay cả đất nước tương đối kém phát triển ngay cạnh nước ta là Campuchia, giờ cũng đã có nhiều khu bảo tồn sếu khá bài bản và giờ đàn sếu đang chọn về cư trú đông hơn cả. Ấn Độ thì người dân đón mùa sếu về như đón những thiên sứ, họ rải thóc cho ăn đông như gia cầm…

Điều mỉa mai là sếu đầu đỏ một thời là biểu tượng của Kiên Giang…

Với bán đảo Sơn Trà, loài "linh vật" biểu tượng là loài voọc chà vá chân nâu, "nữ hoàng của các loài linh trưởng". "Kịch bản" có nguy cơ rồi cũng sẽ tương tự khi "chiến thuật" quy hoạch – lấn chiếm dần dần sẽ đẩy lùi loài linh trưởng đẹp nhất thế giới này về một khu safari nhỏ hẹp nào đó. Và đâu chỉ có loài voọc chà vá, Sơn Trà còn có những cánh rừng tuyệt đẹp và hàng trăm loài động vật quý hiếm khác nữa.

Cứ nhìn vào "dòng thời gian" của chuyện bảo tồn thiên nhiên nước ta, ta sẽ thấy một nghịch lý : càng ở thời kinh tế kém phát triển thì diện tích bảo tồn càng lớn, càng phát triển kinh tế thì diện tích bảo tồn càng thu hẹp. Như bán đảo Sơn Trà, quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà năm 1992 lên tới 4.439ha, đến năm 2016 chỉ còn 1.826,5ha theo quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà.

Câu hỏi được đặt ra là vì sao càng phát triển ta lại càng "ăn lạm" vào "mẹ thiên nhiên" mà không phục hồi, mở rộng bảo tồn những kho báu này như các nước khác ? Đà Nẵng, "thành phố đáng sống nhất Việt nam" có thiếu gì những khu resort "sang trọng bậc nhất thế giới", sao lại nhăm nhe cắt cả ngàn héc ta rừng cho những việc ấy ? Mai này, khi những cánh rừng của Sơn Trà không còn nguyên vẹn, khi loài voọc chà vá tuyệt đẹp bị mai một, con cháu của chúng ta lên Sơn Trà để chiêm ngưỡng, nhìn ngắm loài gì, giống gì, những du khách "sộp" của thế giới chăng ?

Đừng để bán đảo Sơn Trà rồi cũng sẽ trở thành những mô hình sinh thái thu nhỏ như Tràm Chim, Phú Mỹ. Và việc bảo tồn nguyên sơ hiện trạng của bán đảo tươi đẹp này có lẽ chính là việc hiện thực hoá hùng hồn lời hứa "phát triển nhưng không hy sinh môi trường" của chính phủ…

Đoàn Đạt

Nguồn : Một Thế Giới, 04/06/2017 

Published in Diễn đàn
vendredi, 09 juin 2017 19:00

Hết Sơn Nhứt tới Sơn Trà

Sáng nay đọc nhằm bài báo tự nhiên thấy ớn lạnh xương sống.

Lạnh xương sống vì sợ. Sợ chính quyền Đà Nẵng "ăn hết của thiên nhiên không chừa lại một thứ gì".

sontra1

Phải "khai thác Sơn Trà" vì "Sơn Trà" là "bao tử nuôi sống cơ thể".

Tác giả bài báo nói về Sơn Trà. Tác giả ví Sơn Trà như là "kho vàng", như "nàng tiên ngủ trong rừng". Tác giả cho rằng phải "khai thác Sơn Trà" vì "Sơn Trà" là "bao tử nuôi sống cơ thể".

Xin thưa :

Sơn Trà không phải là "kho vàng". Mà nếu Sơn Trà là "kho vàng" thì cũng không thể khai thác.

Đất nước này là của dân tộc này. Ông bà tiên tổ ngàn năm trước dựng lên đất nước, không phải để lại chỉ cho thế hệ này, chỉ cho nhà nước này. Mà để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam tương lai, của ngàn vạn năm sau.

Sơn Trà không phải là "tiên nữ ngủ trong rừng". Sơn Trà là chút thiên nhiên xanh mát còn lại của trên 3 ngàn cây số bờ biển đã nhiễm độc trơ xương.

Sơn Trà là "chút thiên nhiên còn lại" của Việt Nam, để hy vọng mong manh một Việt Nam "đất nước xinh đẹp" còn hiện hữu.

Mà nếu Sơn Trà có là "tiên nữ" thì cũng không được "đánh thức".

Việc xây dựng đất nước là việc của lãnh đạo. Đất nước thịnh suy là do tài cán "kinh bang tế thế" của lãnh đạo.

Rừng, núi, dầu khí, quặng mỏ... mấy trăm ngàn năm thiên nhiên tồn tại. Chỉ vài thập niên ngự trị, đảng cộng sản Việt Nam đã phá sạch, bán sạch không chừa một thứ gì.

Các mỏ dầu khí Biển Đông đã hút cạn kiệt. Rừng bạt ngàn Trường Sơn đã đốn sạch, để lại những ngọn đồi, những dãy núi trọc đầu nham nhở. Tê giác, voi, cọp... tuyệt chủng từ lâu. Con nào còn sống là nhờ sớm thoát thân qua rừng rậm Campuchia, Lào kế cận.

Tác giả muốn đánh thức "người đẹp ngủ trong rừng".

Chưa thấy nơi nào như đất nước này lấy cái đẹp của phụ nữ làm miếng mồi nhử khách du lịch. Lãnh đạo Việt Nam, không phân biệt, đi đâu cũng rêu rao gái Việt Nam đẹp.

Cũng chưa thấy nơi nào lãnh đạo đi đâu cũng rêu rao "nhân công rẻ" để câu tài phiệt đầu tư.

Để làm gì ?

Dĩ nhiên là để "bán trôn nuôi đảng". Bán sức lao động nuôi đảng.

Từ Nam chí Bắc, hàng trăm ngàn, hàng triệu nàng Kiều đã và đang lang bạt, từ phố thị Việt Nam cho đến khắp năm châu. Hàng triệu công nhân Việt Nam "xuất khẩu" trở thành "lao nô" kiểu mới. Hàng chục triệu công nhân Việt Nam đổ mồ hôi, bán sức lao động trong những xí nghiệp nước ngoài.

"Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng bằng mười ngày nay". Nhưng với đầu óc "ăn sổi ở thì", tầm nhìn "không xa hơn thửa ruộng". Xây dựng trở thành phá hoại. Người ta tưởng những câu "đốt cháy Trường Sơn", "tát cạn Biển Đông"... là những câu "nói chơi", tuyên truyền để "đánh giặc". Ai dè nó đã trở thành sự thật.

Thật là bệnh hoạn.

Mới đây lãnh đạo cam kết "thành công cách mạng bốn chấm không". Bây giờ nhà báo lại ví Sơn Trà là cái "bao tử để nuôi sống cơ thể".

Không biết khái niệm về "cách mạng bốn chấm không" đã được tượng hình thế nào trong đầu óc lãnh đạo. Nếu chỉ so với "cách mạng ba chấm mấy, hai chấm mấy" (sic !), sản phẩm phi vật chất có giá trị cao. Thì đầu óc của nhà báo và lãnh đạo còn đang trong thời kỳ "đồ đá", phá thiên nhiên để làm đầy bao tử.

Nói thiệt, kẻ thù của Việt Nam có hai thứ : một là "ngu" và hai là "tham".

Thấy vụ đất sân golf ở Tân Sơn Nhứt lãnh đạo cấp bộ trưởng đá qua đá lại như trái banh, không ai dám quyết định một cái gì. Bây giờ thì "đôn" lên lấy ý kiến của "Quân ủy trung ương".

Tôi thấy là đất đai thuộc quyền sở hữu "toàn dân". Tốt hơn hết là làm cái "trưng cầu dân ý", thử coi dân muốn để đất đó làm "nơi du hí" cho quân đội hay để mở rộng sân bay ?

Không lẽ lợi ích quốc gia lại đứng dưới lợi ích của (một nhúm) kiêu binh à ?

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb. nhantuan.truong, 07/06/2017

Published in Diễn đàn
vendredi, 09 juin 2017 11:24

Từ nhóm lợi ích du lịch

Con người có nhu cầu khám phá và soi mình vào cái đẹp. Cái đẹp ở những kì quan. Kì quan của thiên nhiên và kì quan do con người tạo ra. Cái đẹp ở những nền văn hóa của loài người và những nét văn hóa của cuộc sống. Vì vậy con người đã rời bỏ nếp sống yên ổn, đầy đủ, nề nếp và cũng nhàm chán hàng ngày, khoác ba lô lên đường đến những miền đất lạ. Những chuyến đi đó được gọi là du lịch.

sontra1

Sơn Trà, bán đảo độc nhất vô nhị Việt Nam

Làm du lịch là đáp ứng nhu cầu được khám phá, được soi mình vào cái đẹp của khách du lịch. Khám phá sự phong phú, đa dạng, độc đáo của thiên nhiên, khám phá tài năng sáng tạo của con người ở những miền đất lạ và khám phá bản sắc văn hóa của những cộng đồng dân cư sống trên những miền đất lạ đó.

Người làm du lịch đích thực phải biết phát hiện ra những nét đẹp, nét độc đáo, riêng biệt của thiên nhiên từng vùng miền, giữ gìn, bảo tồn và chỉ có thề tôn tạo, làm nổi bật, làm phong phú thêm nét độc đáo của thiên nhiên. Không được phép can thiệp thô bạo, xâm hại, phá vỡ nét đẹp, nét độc đáo của tự nhiên. Càng không được phép thay thiên nhiên thứ nhất thăm thẳm kì vĩ do tự nhiên sáng tạo ra bằng thiên nhiên thứ hai trần trụi ô trọc do thẩm mĩ thô thiển và lợi ích cục bộ của con người thế vào làm thương tổn và hủy hoại tự nhiên.

Vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Vẻ đẹp kì vĩ, thăm thẳm, huyền bí của động Sơn Đoòng, Quảng Bình. Vẻ đẹp vừa hùng vĩ tráng lệ với núi cao biển rộng, với non xanh nước biếc, vừa kín đáo sâu thẳm với màn sương bảng lảng, quấn quit trong rừng ngàn tuổi, với đàn voọc hoang dã như từ ngàn xưa lạc đến hôm nay thoắt ẩn thoắt hiện giữa ngàn xanh Sơn Trà, ngay sát cạnh thành phố trẻ trung Đà Nẵng... Đó là tài sản, là vốn liếng vô giá, là giá trị vĩnh hằng, là sức sống bền vững của du lịch Việt Nam.

Với bản qui hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, Tổng cục Du lịch của nhà nước cộng sản Việt Nam đang âm thầm nhưng hối hả phá rừng, bạt núi, đào hố đổ bê tông xây dựng bốn mươi biệt thự du lịch nghênh ngang ở bán đảo Sơn Trà. Bê tông hóa bán đảo Sơn Trà, những đầu óc tối tăm và tham lam đang hăm hở thực hiện một tội ác với non sông đất nước Việt Nam, với hôm nay và muôn đời con cháu người Việt ngày mai : tàn phá thiên nhiên đất nước. Tàn phá thiên nhiên để làm du lịch là bằng chứng về sự ngu dốt, phản du lịch, phản văn hóa của quan chức quản lí nhà nước về du lịch.

Bốn mươi biệt thự du lịch đang nghênh ngang mọc lên nơi non xanh nước biếc Sơn Trà còn mang bóng dáng của những nhóm lợi ích du lịch, biến tài sản của đất nước, của nhân dân thành tài sản của riêng nhóm lợi ích du lịch. Như họ đã biến những bãi biển tuyệt đẹp của đất nước, của mọi người dân Việt Nam ở Mỹ Khê, Đà Nẵng, ở Mũi Né, Phan Thiết, ở Phú Quốc, Kiên Giang thành bãi biển của riêng nhóm lợi ích du lịch. Như nhóm lợi ích nhà binh đã biến đất dự trữ của sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Gia Lâm thành sân golf, thành nhà hàng, thành biệt thự cho thuê thu lợi mỗi tháng hàng chục tỉ đồng cho những người mang đất quốc phòng, mang tài sản nhà nước ra kinh doah kiếm lợi riêng. Vì thế họ quyết bảo vệ cho những biệt thự lô cốt bê tông giữa non xanh nước biếc Sơn Trà như những vị tướng quyết bảo vệ sự tồn tại ngang trái của những sân golf thênh thang trong sân bay Tân Sơn Nhất chật chội, kẹt cứng.

Phá rừng, bạt núi, đào móng, xây biệt thự du lịch ở Sơn Trà cũng giống như san bằng nền động Sơn Đoòng, bạt nhũ đá xây cung điện trong hang động ngàn xưa Sơn Đoòng. Tàn phá được thiên nhiên gấm vóc Sơn Trà, xây được lô cốt biệt thự du lịch Sơn Trà, rồi những cái đầu ngu tối, tham lam lại có quyền lực nhà nước sẽ xây cung điện trong động Sơn Đoòng chỉ là một bước ngắn.

Người làm du lịch chân chính lên tiếng phản bác bản qui hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, bê tông hóa một vùng non xanh nước biếc, phản bác sự ngu dốt, phản du lịch, phản văn hóa của những quan chức nhà nước làm du lịch liền bị quyền lực nhà nước quản lí du lịch đòi xử lí, dùng quyền lực, dùng mệnh lệnh hành chính trù dập, loại bỏ tiếng nói lẽ phải của người làm du lịch chân chính. Đó là sự lộng hành của tăm tối có quyền lực.

Khi những nhóm lợi ích đã liên kết, đã ăn chia với quyền lực nhà nước, tất yếu sẽ chi phối quyền lực nhà nước thì sự lộng hành của tăm tối có quyền lực là không giới hạn. Sự lộng hành đó không phải chỉ có ở cơ quan quản lí nhà nước về du lịch. Đã nhiều năm rồi người dân nghèo Việt Nam phải chịu giá xăng cao ngất ngưởng mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhóm lợi ich xăng dầu vậy mà quyền lực nhà nước vẫn chằm chặp bảo vệ nhóm lợi ích xăng dầu, vẫn thản nhiên đứng về phía nhóm lợi ích bất lương đó, vẫn hăm hở, quyết liệt nâng thuế môi trường đánh vào xăng dầu từ 3000 đồng lên 8000 đồng một lít, chồng chất thuế cao, phí nặng lên đầu người dân, vỗ béo nhóm lợi ích xăng dầu làm giầu bằng chính sách giá và thuế cùa quyền lực nhà nước.

Đất nước đang thoi thóp hấp hối trong sự quản lí của những nhóm lợi ích mà nhóm lợi ích lớn nhất mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì lợi ích của đảng cộng sản, đất nước bị mất lãnh thổ, mất đất biên cương, mất biển, mất đảo, xã hội mất dân chủ và người dân mất quyền làm người, mất quyền công dân.

Người dân không có quyền con người, không có quyền công dân. Đất nước không còn sức mạnh vô tận của dân và xã hội không còn sức đề kháng. Đất nước chìm trong bạo lực và tội ác. Tội ác tàn phá thiên nhiên gấm vóc của dải đất Việt Nam không phải chỉ diễn ra ở Sơn Trà mà đang ào ạt diễn ra trên khắp đất nước thương yêu của chúng ta.

Phạm Đình Trọng

Sài Gòn, 09/06/2017

Published in Quan điểm

Quốc hội đã vào cuộc vụ bán đảo Sơn Trà khi mới đây, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đã có công văn đề nghị Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cung cấp toàn bộ thông tin.

sontra1

Quốc hội đã vào cuộc vụ bán đảo Sơn Trà

Chiều tối 16/5, trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng xác nhận vừa nhận được công văn từ Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội ‘về việc Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà-Đà Nẵng’.

Văn bản số 508/UBVHGDTTN14 do Phó chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Tuyết ký ngày 15/5/2017 nêu rõ : "Trong thời gian vừa qua, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin xung quanh việc UBND Thành phố .Đà Nẵng và Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, điều chỉnh lại ‘Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà-Đà Nẵng" để bảo tồn hệ sinh thái tại khu vực trên".

sontra2

Công văn của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng gửi Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng

"Để có căn cứ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại việc quy hoạch tổng thể tại Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, Thường trực Ủy ban đề nghị Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cung cấp thông tin cụ thể về vấn đề trên. Văn bản xin gửi về trụ sở Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, 22 Hùng Vương, Ba Đình, Hà nội trước ngày 30/5/2017".

Ông Vinh bình luận đây là một tín hiệu mừng cho cuộc đấu tranh bảo vệ Sơn Trà. Ông nói với Một Thế Giới : "Chúng tôi sẽ gửi cho Ủy ban các văn bản gồm : văn bản kiến nghị xem xét lại quy hoạch Sơn Trà của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng gửi Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai là văn bản chỉ đạo của Thủ tướng về việc xem xét lại quy hoạch. Thứ 3 là văn bản cảm ơn chỉ đạo của Thủ tướng về kiến nghị của Hiệp hội. Thứ tư là Thư khuyến nghị gồm 8 điểm về giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà gửi cho Thủ tướng, kèm theo khuyến nghị đó là nội dung thảo luận và nội dung kết luận của hội thảo cùng tên".

"Năm 2016, tôi cũng đã gửi kiến nghị cho Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND cảnh báo về việc xây dựng công viên Đại Dương ở Sơn Trà nhưng rơi vào im lặng, chả ai trả lời. Bây giờ dự án nghe đâu đang triển khai. Mà dự án đó sẽ phá hủy vỉa san hô của Đà Nẵng", ông Vinh nói thêm.

Lê Đình Dũng

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2