Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đi bầu ‘người tiêu biểu’

Hoài Nguyễn, VNTB, 20/05/2021

Nếu danh sách có 5 ứng cử viên, bầu lấy 3 thì có nghĩa là 2 người còn lại không đủ tài đức sao ? Không đủ tài đức sao lại cho ứng cử ? Còn chuyện ‘tiêu biểu’, vậy thế nào là ‘tiêu biểu’ ?

baucu1

Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Vương Đình Huệ : "Sáng suốt lựa chọn người đại biểu của nhân dân"

"Sáng suốt lựa chọn những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân bầu vào Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 !".

Đó là mẫu tin nhắn gọi là cổ động bầu cử mà bất kỳ ai dù có hay không, hoặc chưa là cử tri, song cứ sở hữu một số điện thoại di động là nhận đều đặn tin đó vào mỗi buổi sáng.

Mẫu câu "sáng suốt lựa chọn" đã ít nhiều mang tính xúc phạm cử tri, khi với những ai khó tính về chữ nghĩa, sẽ hiểu nếu mà vị ứng viên mà mình chọn, cuối cùng có kết quả rớt, thì đó là lỗi của cử tri khi đã ‘thiếu sáng suốt’ trong chọn người ‘tiêu biểu về đức, tài’.

"Đảng còn không tìm ra người tiêu biểu đủ tài – đức để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, huống gì mình. Thế nhưng nếu nói đó là ‘thiếu sáng suốt’ trong việc chọn bầu người mà Đảng cử, thì đó là xúc phạm, bởi thật tế tôi có biết họ là ai đâu để mà đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình kia chứ !" – một cử tri vốn là ông thầy giáo dạy Văn cấp 3, luận bàn.

Một cử tri khác khẳng định tuy là đảng viên, nhưng "mình không hề tự diễn biến, nên mình tin rằng một khi Đảng đã cử rồi thì ai cũng tiêu biểu tài – đức cả, nên bầu tất".

Ông nói rằng niềm tin này càng củng cố hơn khi Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an hôm 18/5/2021 ra thông cáo quy kết "đối tượng phản động chống phá bầu cử" trong khi chỉ còn vài ngày nữa là đến cuộc bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội khóa 15.

Theo ông Xô, "một số đối tượng phản động, phần tử xấu, không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, tìm cách che giấu lý lịch, đánh bóng tên tuổi, lợi dụng quyền ứng cử, tự ứng cử của công dân để tìm cách xâm nhập bộ máy chính quyền hòng chống phá từ bên trong ; khi bị phát hiện, đấu tranh ngăn chặn thì tìm cách vu cáo, xuyên tạc các cơ quan chức năng vi phạm dân chủ, nhân quyền, kêu gọi tẩy chay bầu cử".

An tâm quá còn gì, vì theo lời tướng Xô, các đối tượng phản động này đã bị tóm hết rồi, nên giờ danh sách ứng cử viên toàn là tài – đức không thôi, tám lạng hay nửa cân thì khó so bì.

Trở lại một chút với yêu cầu "tiêu biểu".

Trước đây, vào đầu năm 1946, trong hoàn cảnh kháng chiến vô cùng gian khó, thù trong, giặc ngoài, song để tìm người tài đức cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên (diễn ra vào ngày 6/1/1946), Bác Hồ đã có bài viết "Tìm người tài đức" trên Báo Cứu Quốc số ra ngày 20/11/1946.

Bác viết : "Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong 20 triệu đồng bào không thiếu người có tài có đức. Vì Chính phủ nhìn không đều, thấy không khắp nên những bậc có tài có đức chưa xuất hiện. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa điều đó và tìm kẻ hiền năng. Các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết".

Nay thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không có lời kêu gọi cầu thị ấy, vì Đảng đã cử ra rất nhiều tài – đức, để tùy vào nhu cầu của cử tri mà họ lựa chọn ai là tiêu biểu trong vai trò đại diện tiếng nói của người dân ở nghị trường.

Những ứng viên hiện là chính khách như Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính, Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ… là người tham gia trong việc gây ảnh hưởng tới chính sách công và ra quyết định ; Trong đó bao gồm những người giữ những vị trí ra quyết định trong chính phủ và những người tìm kiếm những vị trí đó, dù theo phương thức bầu cử, bổ nhiệm. Họ đều không thể rớt ở lần bỏ phiếu vào Chủ nhật 23-5. Liệu có thể xem họ là những hình mẫu của yêu cầu "sáng suốt lựa chọn…" như nội dung tin nhắn ?

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 20/05/2021

*********************

Chẳng nhớ đã bầu cho ai !

Phú Nhuận, VNTB, 18/05/2021

Cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Sĩ Dũng đặt câu hỏi khá cắc cớ : "Bạn có nhớ tên đại biểu Quốc hội mình đã bầu cho họ trong lần gần đây nhất không ?".

baucu2

Có lẽ chả mấy ai để tâm là mình từng gạch tên ai, bầu chọn ai, phần vì 5 năm rồi còn gì, phần nữa có ai tranh cử đâu để mà mình nhớ…

Ông kể, khi còn làm việc ở Văn phòng Quốc hội, ông thường tổ chức chương trình "Nghị viện trẻ" để giáo dục cho các cử tri trẻ về Quốc hội. Tại nhiều cuộc tiếp xúc, ông hay hỏi các bạn trẻ : "Các bạn có nhớ trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa rồi mình đã bầu cho ai không ?".

"Câu trả lời khá nhất quán, gần như không ai nhớ đã bầu cho đại biểu nào" – ông Nguyễn Sĩ Dũng nói.

Dĩ nhiên về lý thuyết thì một khi không nhớ tên đại biểu, xem ra khó xác lập chế độ trách nhiệm của đại biểu trước cử tri.

Nếu dân chủ là việc các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải chịu trách nhiệm trước cử tri, chúng ta sẽ vận hành nền dân chủ của mình thế nào trong tình cảnh như vậy – đặc biệt là ở hôm chiều ngày 16-5 rồi, báo chí đồng loạt đăng bài viết  ký tên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", ở đoạn gần cuối, tác giả viết :

"…bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi, của phát triển".

Cử tri không nhớ mình đã bầu cho ai, vậy thì làm sao họ biết đường lối của Đảng có đáp ứng yêu cầu dân sinh của mình hay không ?

Thật ra thì mỗi khi gặp chuyện oan ức, cử tri cũng nhận được sự tham vấn từ báo chí, luật sư là hãy cậy đến tiếng nói của các vị đại biểu Quốc hội. Thế nhưng có ai thử thống kê là có vụ nào nhờ tiếng nói của vài vị đại biểu Quốc hội X.Y.Z. nào đó mà họ hết oan khuất ?

Hai dẫn chứng dễ nhận thấy nhất cho việc các đại biểu Quốc hội của Việt Nam dường như ‘lực bất tòng tâm’ : vụ đất đai Thủ Thiêm, và đất đai ‘vườn rau Lộc Hưng’.

Hai vụ việc đơn cử trên phần nào giúp giải thích cho thắc mắc của ông Nguyễn Sĩ Dũng, là nền dân chủ đại diện có hai cấu phần : đại diện và ủy quyền. Phần đại diện do các đại biểu đảm nhiệm ; phần ủy quyền do cử tri đảm nhiệm. Vận hành nền dân chủ đại diện chính là vận hành cả hai phần cấu thành này.

"Tuy nhiên, từ trước đến nay, có vẻ như chúng ta chỉ chú ý đến phần đại diện mà ít quan tâm đến phần ủy quyền. Các đại biểu phải hoạt động theo quy chế, phải báo cáo kết quả hoạt động với cử tri, phải chịu sự giám sát của Mặt trận và của truyền thông… Còn các cử tri, sau khi bỏ phiếu xong, gần như hết trách nhiệm, gồm cả việc nhớ tên" – ông Nguyễn Sĩ Dũng ‘trách cứ’ cử tri như vậy.

Giờ tạm giả dụ trách móc của ông Nguyễn Sĩ Dũng là đúng, vậy thì tư cách là một cử tri, người viết bài này yêu cầu ứng cử viên Nguyễn Phú Trọng – một người có thâm niên nhiều khóa liền trong vai trò ‘ông nghị’, hãy chấm dứt ngay cách lập luận luôn mang tính giả định, đổ thừa hoàn cảnh : "Thành công hay thất bại là phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng" – trích bài viết  "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".

Bởi thế nào là đúng đắn, là bản lĩnh chính trị của từng nhiệm kỳ Tổng bí thư – vì ngay cả đồng chí Tổng bí thư đương nhiệm vẫn còn loay hoay gọi là "một số vấn đề lý luận và thực tiễn" cho tìm kiếm về con đường ‘đi lên’ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Nói thêm, không rõ ‘động cơ nào’, mà sau chưa đến 24 tiếng, bài viết kể trên của tác giả "Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng" được ‘xử lý chìm’, khi đã không còn hiện diện ở trang 1 của các báo điện tử.

Phú Nhuận

Nguồn : VNTB, 18/05/2021

Published in Diễn đàn
samedi, 15 mai 2021 12:09

Một dịp để tỏ thái độ

Nếu có một điều mà mọi người Việt Nam, trong hay ngoài Đảng cộng sản, trong nước hay ngoài nước, không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, thành phần xã hội, đều đồng ý thì đó là cái gọi là "Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" chỉ là một dụng cụ bù nhìn vô duyên của Đảng cộng sản.

baucu1

"Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" chỉ là một dụng cụ bù nhìn vô duyên của Đảng cộng sản. Ảnh minh họa

Cái nhìn này đúng nhưng chưa đủ, cái gọi là quốc hội này còn là một sự xúc phạm lớn đối với nhân dân Việt Nam. Nó đã là cơ quan chính thức công bố "Hiến pháp 2013" –cũng như các hiến pháp trước- đặt Đảng cộng sản lên trên tổ quốc Việt Nam, với điều 4 xấc xược đặt đất nước và dân tộc Việt Nam dưới quyền cai trị tuyệt đối của Đảng cộng sản. Các khóa "quốc hội" kế tiếp nhau đã liên tục theo lệnh của Đảng cộng sản ban hành các đạo luật ác ôn để chà đạp nhân dân Việt Nam. Một trong rất nhiều thí dụ là điều 117 Bộ luật hình sự (trước đây là điều 88 Bộ luật hình sự 1999) buộc tội những người "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân". Thế nào là "có nội dung xuyên tạc phỉ báng" ? Ai kết luận, theo thủ tục nào và những tiêu chuẩn nào ? Dĩ nhiên là công an kết luận một cách tùy tiện để rồi sau đó các "thẩm phán" vô liêm sỉ của các phiên tòa dàn cảnh tuyên những án tù 5 năm, 10 năm, 15 năm do công an quyết định trước đối với những nạn nhân chỉ có tội đã nói lên điều mình nghĩ. Hãy thử so sánh hai vụ xử án trong cùng tháng 5 này. Tại Hồng Kông anh sinh viên Joshua Wong tổ chức một cuộc biểu tình quy tụ hàng chục ngàn người để lên án Đảng cộng sản Trung Quốc về vụ thảm sát Thiên An Môn bị xử 10 tháng tù ; tại Việt Nam chị Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư bị xử mỗi người 8 năm tù và 3 năm quản chế chỉ vì đã đưa lên mạng xã hội vài video về vụ Đồng Tâm. Sự so sánh này cho thấy chế độ cộng sản Việt Nam hung dữ gấp mười lần chế độ cộng sản Trung Quốc mà cả thế giới đang buộc tội vi phạm nhân quyền.

Trắng trợn hơn nữa các "hiến pháp" và "đạo luật" này đều được biểu quyết nhất trí 100%. Vậy những "đại biểu quốc hội" này là những người như thế nào ? Không thể nói họ đã hèn nhát. Họ chỉ là những đảng viên cộng sản làm một việc đã được đảng phân công và họ coi tư cách đảng viên là quan trọng hơn hết, hơn cả đạo lý, danh dự và tổ quốc.

Quốc hội này chỉ là một bộ phận của Đảng cộng sản dành riêng cho các đảng viên được chỉ định, cùng với một vài tay sai ngoan ngoãn ngoài đảng được chọn để làm đồ trang sức. Chúng ta đã thấy một số người chất phác, có lẽ quá chất phác, muốn tự nguyện ra ứng cử vào quốc hội để hy vọng nói lên nguyện vọng của người dân. Họ đã bị xua đuổi một các sỗ sàng, đôi khi còn bị bắt giam. Không khác một tiếng quát : "Đi chỗ khác ! Đây là chuyện riêng của chúng tao !". Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng mắng các "đại biểu quốc hội" rằng không phải cứ được cho vào quốc hội là có thể nghĩ rằng mình là đại biểu của nhân dân rồi muốn nói gì cũng được. Trong một dịp khác ông Trọng cũng đã nói hiến pháp chỉ có công dụng là thể chế hóa cương lĩnh của đảng. Đảng cộng sản không coi nhân dân Việt Nam ra gì cả. Họ hành xử như một lực lượng chiếm đóng.

Trong mọi nước bình thường, quyền lập pháp là quyền cao nhất, tại Việt Nam nó chỉ có vai trò hợp pháp hóa tội ác và sự tùy tiện. Đại biểu quốc hội trên nguyên tắc là đại diện của nhân dân để phản ánh nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi của người dân, nhưng có "đại biểu quốc hội" nào đã đến thăm hỏi và bênh vực những người dân oan tại Đồng Tâm, Vũng Áng, Dương Nội, Tiên Lãng, Lộc Hưng ? Tuyệt đối không. Họ không phải là đại diện của nhân dân mà chỉ là những viên chức của một thế lực thống trị.

Người Việt Nam không thể có chọn lựa nào khác hơn là phủ nhận một cách quả quyết và dứt khoát cái "quốc hội" giả dối trắng trợn này. Càng quả quyết và dứt khoát hơn với cái "quốc hội khóa 15" sắp tới bởi vì nó còn tệ hơn những khóa trước. Trước đây ít nhất quốc hội còn có vai trò hình thức là biểu quyết bầu chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội. Lần này tất cả đã xong rồi ngay cả về hình thức. "Quốc hội khóa 15" chỉ còn một động tác là giơ tay. Sự vô duyên đã vượt mọi giới hạn.

baucu14

Người Việt Nam không thể có chọn lựa nào khác hơn là phủ nhận một cách quả quyết và dứt khoát cái "quốc hội" giả dối trắng trợn này.

Thái độ tự nhiên của người dân Việt Nam là không tham gia cuộc bầu cử vô duyên ngày chủ nhật 23/05 sắp tới, nhất là vào giữa lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành khiến dãn cách giao tiếp là cần thiết.

Nhưng cũng có một chọn lựa khác. Đó là coi cuộc bầu cử này như một dịp để bày tỏ thái độ phẫn nộ đối với Đảng cộng sản và khinh bỉ đối với cái gọi là quốc hội của nó bằng cách đi bầu nhưng gạch bỏ toàn bộ lá phiếu. Hai gạch chéo trên lá phiếu.

Quốc hội này chỉ là chuyện nội bộ của Đảng cộng sản không phải là công việc của chúng ta. Công việc của chúng ta là xây dựng đoàn kết dân tộc chung quanh một dự án dân chủ để giành lại phẩm giá, danh dự và quyền làm chủ đất nước cho toàn dân Việt Nam.

Nguyễn Gia Kiểng

(15/05/2021)

Published in Quan điểm

Quốc hội khóa hiện tại bỏ phiếu bầu Chủ tịch quốc hội khóa tương lai : chuyện chỉ có ở Việt Nam ?

Nguyễn Nam, VNTB, 02/04/2021

Sáng 31/3/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu đã bỏ phiếu thống nhất bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch quốc hội – và trở thành nữ Chủ tịch quốc hội đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam. Bà cũng đồng thời là người đầu tiên thực hiện tuyên thệ khi nhậm chức theo quy định của Hiến pháp 2013.

baucu1

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng từng được bầu với kịch bản tương tự như vậy. Chỉ khác ở chỗ khi ấy bà Ngân là Phó chủ tịch quốc hội, tức ‘thay ngựa giữa dòng’.

Đến ngày 22/7/2016, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Chủ tịch quốc hội khóa XIII Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch quốc hội khóa XIV.

Trước đó vào đầu 2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã được Tạp chí Forbes bình chọn là một trong 20 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam. Thời điểm đó bà Nguyễn Thị Kim Ngân đang giữ cương vị phó Chủ tịch quốc hội khóa XIII.

Một kịch bản tương tự sau 5 năm.

Chiều 30/3/2021, Quốc hội khóa XIV đã thông qua nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch quốc hội khóa XIV Nguyễn Thị Kim Ngân.

Sáng ngày 31/3/2021, Quốc hội khóa XIV bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV làm Chủ tịch quốc hội khóa XV ; nghĩa là các đại biểu Quốc hội khóa hiện tại đã bỏ lá phiếu bầu cho một người, mà về nguyên tắc dân chủ của phổ thông đầu phiếu, chưa biết là vị đó khi ứng cử có được cử tri bỏ phiếu bầu vào ngày Chủ nhật 23/5/2021 hay không ?

Điểm chung ở hai trường hợp trên là bà Nguyễn Thị Kim Ngân và tân Chủ tịch quốc hội còn đang ở thì tương lai là ông Vương Đình Huệ, cả hai đều được Đảng mặc định là phải trúng cử ở kỳ bầu cử Quốc hội tương lai, bất chấp lá phiếu cử tri lựa chọn ra sao.

Diễn biến tiếp theo củng cố thêm cho vấn đề nêu trên.

Theo tường thuật của báo chí, "Tôi trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức Chủ tịch quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là vinh dự vô cùng to lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề đối với cá nhân tôi", ông Huệ bày tỏ sáng 31/3.

"Kỳ họp lần này là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV, diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 và chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Vì vậy, cần phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ, vừa đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của Quốc hội, vừa tổ chức thành công bầu cử trên phạm vi cả nước".

Tân Chủ tịch quốc hội hứa : "Là Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, tôi sẽ cùng các thành viên trong hội đồng thực hiện nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định ; tổ chức thành công cuộc bầu cử nhằm bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp trong nhiệm kỳ mới".

Lý giải về diễn biến ‘thay ngựa giữa dòng’ bất chấp quy định pháp luật kể trên, luật sư Hà Huy Sơn nói gọn : "Xung đột trong pháp luật pháp luật hiện hành được giải quyết bằng Điều 4 Hiến pháp. Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nhà nước pháp quyền cũng giống như chủ nghĩa xã hội đến cuối thế kỷ 21 chưa chắc đã có".

Vì sao Nhà nước pháp quyền đến cuối thế kỷ 21 chưa chắc có ?

Luật Tổ chức Quốc hội 2014, ở Điều 8 về "Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước", ghi rõ trình tự thế này :

"1. Quốc hội bầu Chủ tịch quốc hội, các Phó Chủ tịch quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ quốc hội trong số các đại biểu quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ quốc hội.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch quốc hội, Phó Chủ tịch quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước".

Nay tại kỳ họp cuối, Quốc hội lại bầu Chủ tịch quốc hội mới. Vậy phải hiểu Điều 8, Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như thế nào, nếu không muốn nói rằng câu chuyện đang giống như chủ nghĩa xã hội đến cuối thế kỷ 21 chưa chắc có ?

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 02/04/2021

***********************

Một nước cờ của Nguyễn Tấn Dũng, 8 năm sau Nguyễn Phú Trọng mới giải nổi

Cả bàn cờ thì Nguyễn Phú Trọng đã thắng, tuy nhiên dù thua cuộc, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đi một nước cờ tưởng như đơn giản nhưng phải mất 8 năm ròng rã, bằng đủ mọi cách thức thì ngày 31/3/2021 ông Nguyễn Phú Trọng mới giải xong.

Câu chuyện bắt đầu từ cách đây 9 năm, khi ấy ông Nguyễn Phú Trọng còn đang ở cửa dưới, tuy nhiên ông tham vọng rất lớn. Chính vì vậy mà ông vận động Bộ Chính Trị ủng hộ ông kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Trung ương 6 khóa 11 diễn ra giữa tháng 10/2012. Kết quả không thể lột chức được Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng phải đọc diễn văn bế mạc hội nghị trong nước mắt vì kế hoạch thất bại. Nước cờ này ông Trọng thua.

Tuy nhiên, với ông Trọng thì thua một nước cờ không có nghĩa là thua cả ván, vì vậy mà ông vận động Bộ Chính trị chuyển chức trưởng ban trung ương về phòng chống tham nhũng về tay ông. Kết quả là ngày 1 tháng 2 năm 2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW chuyển Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng từ tay ông Nguyễn Tấn Dũng sang tay ông Trọng. Nước cờ này ông Trọng thắng.

Biết là phe Nguyễn Tấn Dũng có binh đông tướng mạnh, nếu không lập thêm ban bệ tuyển thêm đệ tử thì ông khó mà có được chiến thắng trước ông Dũng. Thế là đầu năm 2013 ông Trọng cho lập ban nội chính trung ương và ban kinh tế trung ương. Sau đó là bố trí Vương Đình Huệ về nắm ban kinh tế và bố trí ông Nguyễn Bá Thanh về làm trưởng ban nội chính.

Tiếp theo là vào kỳ hội nghị trung ương 7 của trung ương đảng khóa 11, diễn ra giữa tháng 5 năm 2013 thì ông Trọng tính đưa ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị. Thế nhưng ý đồ này bị ông Nguyễn Tấn Dũng chặn đứng. Ông Dũng đã loại Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ trước cửa thiên đường. Thay vào đó ông Dũng cướp lấy hai suất ủy viên bộ chính trị đó trao cho người phe mình là bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân. Đây là một nước cờ mà Nguyễn Phú Trọng đã thua chua chát trước Nguyễn Tấn Dũng. Và sau đó ông Nguyễn Bá Thanh đã nhiễm bệnh lạ và qua đời bỏ lại ban nội chính tồn tại như cái xác không hồn thì đó lại là một lần thua nữa của ông Trọng trước Nguyễn Tấn Dũng.

Nước cờ Nguyễn Thị Kim Ngân là nước cờ hay nhất của ông Nguyễn Tấn Dũng ?

Phe Miền Nam lúc đó có 2 nhóm mạnh, nhóm Lê Thanh Hải cát cứ tại Sài Gòn và nhóm Nguyễn Tấn Dũng khuynh đảo trung ương. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân thuộc nhóm lợi ích miền Nam nhưng làm việc ở trung ương nên bà chỉ có thể đầu quân cho phe Ba Dũng. Trước bà Ngân chỉ có bà Tòng Thị Phóng là vào Bộ Chính trị. Tuy nhiên, bà Phóng cho thấy năng lực có hạn và các phe đấu đá nhau không chuộng bà lắm. Còn bà Ngân nhờ theo phe ba Dũng mà được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị giữa nhiệm kỳ.

baucu5

Năm 2013, bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào Bộ Chính Trị

Nói về việc bà Ngân vào Bộ Chính trị là nước cờ của ông Dũng, nhưng về vị trí con cờ thì chính bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã chiếm mất vị trí của Vương Đình Huệ. Ông Vương Đình Huệ làm con cờ cho Nguyễn Phú Trọng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm con cờ cho Nguyễn Tấn Dũng và bà Ngân đã thắng. Sau nước cờ thất bại đó, ông Vương Đình Huệ rút về ban kinh tế trung ương ngồi im lìm không dám động tĩnh. Bởi ông Huệ biết, nếu hung hăng xung phong thì sẽ đụng ngay cú phản đòn Ba Dũng thì mất hết sự nghiệp chính trị. Và Vương Đình Huệ đã đúng khi mà người cùng ông làm con cờ cho ông Trọng như ông là Nguyễn Bá Thanh đã phải mất mạng.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Phó chủ tịch quốc hội năm 2011, sau bà Tòng Thị Phóng. Bà Tòng Thị Phóng là người được ông Nông Đức Mạnh giới thiệu vào Bộ Chính trị và bà đã trúng cứ vào cơ quan này năm 2011. Và sau đó là làm Phó chủ tịch thường trực quốc hội. Đến năm 2013 bà Ngân mới vào Bộ Chính trị. Lúc đó Quốc hội có 2 phó chủ tịch là ủy viên Bộ Chính trị. Đó là bà Phóng và bà Ngân. Tuy nhiên dù là phó chủ tịch thường trực thì thế của bà Phóng không bằng thế của bà Ngân vì bà Ngân được Nguyễn Tấn Dũng hậu thuẫn.

Cái dở của ông Trọng là không chịu hỗ trợ bà Phóng để bà ngăn cản bà Ngân. Nên đây có thể nói là một sai sót khó chấp nhận của ông Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn tiến dù ông Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực

Cái may mắn của bà Ngân là người ủng hộ mình vừa đi một nước cờ hay trước khi mất quyền lực. Thỏa thuận trước khi rút lui đã đưa bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào tứ trụ, bà là người phụ nữ đầu tiên và là duy nhất cho đến nay nắm được một ghế trong tứ trụ. Tuy nhiên cái may cho bà Ngân là ông Dũng thỏa thuận không chỉ đưa bà mà còn đưa Đinh La Thăng và Hoàng Trung Hải. Chính nhờ hai người này mà bà Ngân được yên ổn ngồi ghế Chủ tịch quốc hội đến hết nhiệm kỳ.

Chặt vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng chỉ chú ý đến các đấng mày râu chứ ông Trọng không chú ý phụ nữ, vì đơn giản ông Trọng ngán ngại các đấng mày râu hơn là phụ nữ như bà Ngân. Và suốt 5 năm, từ năm 2016 đến 2021, ông Trọng chú ý vào Đinh La Thăng và Hoàng Trung Hải mà đánh. Để đánh ngã ngựa 2 người này ông Trọng đã mất 5 năm ròng rã, và nhờ đó bà Nguyễn Thị Kim Ngân an toàn ngồi ghế Chủ tịch quốc hội.

Trong 4 ghế tứ trụ, người ta xếp heo thứ tự như sau : Số một là tổng bí thư ; số hai là chủ tịch nước ; số ba là thủ tướng ; số bốn là chủ tịch quốc hội. Tuy trên danh nghĩa như thế, nhưng thực tế phải là : Số một ghế tổng bí thư ; số hai là thủ tướng ; số ba là chủ tịch quốc hội vì chức này có triển vọng lên tổng bí thư chứ chức chủ tịch nước là không lên được nữa mà chỉ có về vườn. Và cuối cùng là chức chủ tịch nước.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân ngồi ghế chủ tịch quốc hội là cao nhất, rất khó lên cao hơn được. Vì phần bà là phụ nữ, phần vì thế lực ủng hộ bà đã không còn thực quyền nữa. Vì vậy ông Vương Đình Huệ sau khi thất bại trước Phạm Minh Chính thì ông lại muốn dạt qua ghế chủ tịch quốc hội hơn ghế chủ tịch nước vì ngồi ghế này, ông Huệ hoàn toàn có cơ hội thực hiện ước mơ như Nông Đức Mạnh hay Nguyễn Phú trọng là lên chức tổng bí thư từ vị trí chủ tịch quốc hội.

Và muốn dạt vào ghế chủ tịch quốc hội, ông Vương Đình Huệ phải đợi đến khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân hết nhiệm kỳ ông mới thay thế được.

Hóa giải nước cờ sau 8 năm, nhưng cuộc chơi chưa kết thúc ?

Từ khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân loại Vương Đình Huệ khỏi Bộ Chính trị năm 2013 cho đến khi ông Huệ thay bà Ngân lấy chức chủ tịch quốc hội thì thời gian là 8 năm. Phải mất 8 năm, với nhiều năm ẩn dật chờ thời ở ban kinh thế trung ương thì thầy trò Nguyễn Tấn Dũng và Vương Đình Huệ mới hóa giải được.

Như vậy 3 nước cờ chính mà ông Dũng đi là nước cờ Đinh La Thăng bị ông Trọng hóa giải năm 2017, chỉ có sau hơn 1 năm. Nước cờ Hoàng Trung Hải bị ông Nguyễn Phú Trọng hóa giải sau 4 năm. Và nước cờ Nguyễn Thị Kim Ngân bị ông Trọng hóa giải sau 8 năm ròng rã và kết thúc 3 nước cờ mà ông Dũng đã đi trước khi rời ghế quyền lực. Tuy nhiên, sau khi ông Trọng và ông Huệ loại bỏ bà Ngân khỏi ghế chủ tịch quốc hội, tức là nước cờ cuối cùng đã bị hóa giải thì liệu rằng ván cơ giữa hai "đối thủ truyền kiếp" đã kết thúc chưa hay là còn tiếp tục ?

baucu6

Nước cờ được hóa giải sau 8 năm : ông Vương Đình Huệ tuyên thuệ nhậm chức Chủ tịch quốc hội

Xin thưa cuộc chiến Trọng Dũng vẫn chưa kết thúc đâu. Vì sao ? Vì trước khi tàn nước cờ cuối cùng, ông Dũng đã đi nước cờ mới. Lần này không phải dùng thuộc hạ làm con cờ mà ông dùng chính con trai mình – Nguyễn Thanh Nghị. Không biết ông Trọng có thấy bài học 8 năm mới giải một nước cờ của ông Dũng không ? Nếu ông mà lơ là, để 8 năm sau mới loại được Nguyễn Thanh Nghị thì e lúc đó Nguyễn Thanh Nghị đã ngồi chễm chệ trên một trong 4 ghế của tứ trụ mất rồi, và lúc đó kẻ chiến thắng lại là ông Nguyễn Tấn Dũng chứ không phải ông Nguyễn Phú trọng. Vì sao ? Vì hiện nay có một nước cờ mà ông Trọng đang ở thế thua đối với ông Dũng, đó là phần con cái. Con cái của ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn vô danh, trong khi đó khả năng rất cao là Nguyễn Thanh Nghị sẽ nắm chức bộ trưởng bộ xây dựng.

Ông Trọng biết Nguyễn Thanh Nghị là nước cờ sống còn của ông Nguyễn Tấn Dũng, và ông đã năm lần bảy lượt ra tay chặn nhưng chưa thành. Không biết, 5 năm tới liệu rằng ông Trọng có loại được Nguyễn Thanh Nghị không, hãy chờ xem ?

Bích Ngọc (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 03/04/2021

***********************

Chi hơn 1,5 tỷ đồng của dân cho thứ vô giá trị, đảng "treo đầu dê bán thịt chó"

Ông Vương Đình Huệ được nhân dân biết sẽ là Chủ tịch quốc hội ngay từ ngày 1/2/2021, tức là từ 60 ngày trước đây. Và các kênh truyền thông trên mạng xã hội đã xem ông Vương Đình Huệ là Chủ tịch quốc hội từ 2 tháng nay rồi. Vậy mà đến ngày 30/3 báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin rằng "Ông Vương Đình Huệ được giới thiệu làm Chủ tịch quốc hội Việt Nam". Đây được ví như là vở kịch với kịch bản được dân đọc thuộc cách đây 2 tháng, vậy mà Đảng cộng sản đã diễn lại nó và bảo là "bầu cử". Vở kịch là thật nhưng bầu cử lại là giả tạo. Lấy một vở kịch mà rao trước nhân dân đó là "bầu cử" thì chính Đảng cộng sản đã "treo đầu dê bán thịt chó" cho toàn dân.

Cứ mỗi năm năm lại lên, đảng tổ chức đấu đá tranh giành rồi cho nhóm họp dựng lên vở kịch bầu bán tốn tiền nhân dân. Dù gì thì những hội hè ăn chia như thế này dân hoàn toàn không có phần. Vậy thì tại sao đảng không tự chia rồi tự trao quyền mà phải lấy tiền dân dựng thêm kịch ? Việc này đảng đã làm trong suốt 76 năm qua và xem như chuyện hiển nhiên.

Thời mà Đảng cộng sản mới cướp chính quyền và sau đó là nhiều năm chiến tranh, người dân bị nghe tuyên truyền một chiều nên đảng nói điều gì dân ntin điều đó, tuy nhiên bây giờ là thời đại 4.0 rồi nhưng đảng vẫn dùng bài cũ. Thật sự trăm triệu dân Việt đã bị đảng xem là đứa con nít lên ba không biết gì nên cứ lấy tiền dân dựng vở kịch lừa dân từ năm này đến năm khác.

baucu2

Báo chí đưa tin một lời giới thiệu ai cũng biết trước nội dung

Mỗi ngày đốt một tỷ đồng thuế của dân chỉ để nói những lời vô nghĩa

Năm 2013, tức 8 năm trước đây, báo Zing có một bài viết cho biết là mỗi ngày họp Quốc hội ngân sách tốn 1 tỷ đồng. Đó là thời giá vào năm 2013. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong 10 năm gần nhất giao động từ 6% đến 7%. Nếu lấy bình quân tỷ lệ lạm phát hằng năm là 6,5% thì sau 8 năm, 1 tỷ đồng đó tương đương 1,66 tỷ đồng. Như vậy là đảng đã chi 1,66 tỷ đồng cho công việc giới thiệu ông Vương Đình Huệ ứng cử chủ tịch Quốc hội và tiến hành diễn kịch bầu ông này. Vậy câu hỏi đặt ra là lời giới thiệu ứng củ cho một nhân vật đã được đảng chỉ định thì còn giá trị không ? Xin thưa là không giá trị.

Ở Việt Nam, Đảng cộng sản đã giành độc quyền cai trị và chính họ gạt vai trò nhân dân ra. Chưa có quốc hội nước nào như quốc hội các nước cộng sản. Tổng bí thư là người chỉ lãnh đạo công việc ra chủ trương và đường lối, những chủ trương đường lối ấy được đưa vào quốc hội biểu quyết để thành luật, trong khi đó chính ông tổng bí thư cũng là đại biểu quốc hội. Chính ông ấy ra chủ trương, chính ông ấy biểu quyết chủ trương đó. Vậy thì diễn vở kịch quốc hội làm gì cho tốn tiền dân ?

Mỗi người dân nghèo khổ chỉ cần 50 ngàn đồng mỗi ngày là đủ sống. Mỗi năm người dân chỉ ăn chỉ tương đương 18 triệu 250 ngàn đồng. Như vậy với 1,66 tỷ cho lời nói vô giá trị và những màn kịch ăn theo ấy, đảng đã đốt mất 91 năm tiền ăn cho người. Một sự lãng phí khủng khiếp.

Thống kê vậy để người dân biết được, đằng sau những lời lẽ tốt đẹp mà VTV và các trang báo khác đã truyền đi cho nhân dân biết về bầu cử thì thực chất họ đã truyền những vở kịch và đã lừa gạt dân rằng, đó là "bầu cử".

Theo báo chí thông báo rằng "Ông Vương Đình Huệ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam ngày 30/3 trình Quốc hội bầu làm Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia". Câu hỏi đặt ra là có thực sự Ủy ban thường vụ Quốc hội đề cử hay ủy ban này chỉ nhận lệnh Bộ Chính Trị phải làm đề cử cho ông Huệ theo thủ tục ? Câu trả lời là ai cũng biết, đó là vở kịch.

baucu3

Từ năm 2013, giá mỗi buổi họp quốc hội là 1 tỷ đồng một ngày

Báo chí nước ngoài uy tín cũng khẳng định

Ngày 23/3 vừa qua VTV1 đã có phóng sự vu cáo Thơibao.de là bịa đặt sai sự thật công tác nhân sự đảng. Và Thoibao.de đã có phóng sự phản biện rõ từng ý từng lời cáo buộc của VTV. Và bây giờ, tờ báo uy tín BBC cũng đã khẳng định chắc nịch về công tác nhân sự của Bộ Chính Trị rằng, nhân sự đã được sắp xếp trước khi kỳ họp thứ 11 của quốc hội khóa XIV khá lâu.

Trên trang nhà, BBC viết về công tác bầu nhân sự của Quốc hội như sau : "Theo thủ tục, Quốc hội Việt Nam vừa tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch quốc hội và Chủ tịch hội đồng bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Việc giới thiệu ông Vương Đình Huệ – Bí thư Thành ủy Hà Nội để bầu Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, không gây ngạc nhiên cho những ai theo dõi kỹ chính trị Việt Nam. Lý do, như BBC đã đưa tin ngay tại Đại hội 13 tháng Giêng năm 2021, các đại biểu dự Đại hội Đảng đã được thông báo khi đó rằng : ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu tái cử Tổng Bí thư ; ông Nguyễn Xuân Phúc đề cử Chủ tịch nước ; ông Phạm Minh Chính đề cử Thủ tướng ; ông Vương Đình Huệ đề cử Chủ tịch quốc hội. Từ đó đến nay, thông tin này không có gì thay đổi, tuy chưa được Đảng chính thức công khai cho toàn dân"

Được biết ngày 31/3, Quốc hội sẽ thảo luận tại đoàn trước khi bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch quốc hội. Như vậy thì chỉ riêng công tác giới thiệu ứng cử theo kịch bản đã tốn 1,66 tỷ đồng. Ngày 31 mới bỏ phiếu thì việc diễn vở kịch bỏ phiếu lại mất 1,66 tỷ đồng nữa. Nghĩa là để diễn trọn vẹn vở kịch này phải mất 2 ngày và đốt hết 3,32 tỷ đồng tiền thuế của dân.

Trong hệ thống chính trị một đảng tại Việt Nam, Đảng cộng sản duy trì sự lãnh đạo toàn diện với Quốc hội. Ông cựu Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An từng nói "Đảng giới thiệu, Quốc hội bầu" để nói gọn về mối quan hệ này. Nói thẳng ra là chủ tịch quốc hội cũng chỉ là người chăn dắt quốc hội bỏ phiếu theo ý đảng. Quốc hội nó có tồn tại hay không tồn tại cũng chẳng ảnh hưởng gì đến những dự tính của đảng. Tuy nhiên, nếu nhà nước mà không có quốc hội thì chẳng khác nào triều đình phong kiến, vì vậy lập ra cho nó cơ vẻ dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ là ai ?

Ông Vương Đình Huệ 64 tuổi, quê ở Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An ; Giáo sư, tiến sĩ kinh tế. Là người học chung trường với ông Nguyễn Sinh Hùng và Trần Bắc Hà. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII ; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII ; Đại biểu quốc hội khóa XIII, XIV.

Ông Huệ từng công tác 22 năm ở Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) với nhiều cương vị khác nhau.

Tháng 7/2001, ông được đồng hương Nguyễn Sinh Hùng lúc đó đang là bộ trưởng Bộ tài Chính bổ nhiệm giữ chức Phó tổng Kiểm toán Nhà nước ; 5 năm sau, ông làm Tổng kiểm toán Nhà nước. Ông Huệ được Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu giữ chức Bộ Trưởng Tài chính từ tháng 8/2011 thay cho ông Vũ Văn Ninh. Đến tháng 12/2012 ông Huệ từ bỏ ân nhân cũ Nguyễn Sinh Hùng sang đầu quân phe ông Nguyễn Phú Trọng với chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Đến tháng 4/2016 ông Huệ được bố trí giữ cương vị Phó thủ tướng. Đến tháng 2/2020, ông Huệ được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ông được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng tại kỳ họp tháng 6/2020.

Đáng chú ý là, Vương Đình Huệ rất thức thời hôm nay ông ta phò người này nhưng ngày mai có thể phò người khác. Sự nghiệp chính trị của ông đã đổi từ Nguyễn Sinh Hùng sang Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên vì không tự túc tạo quan hệ với Bắc Kinh như Phạm Minh Chính nên cuối cùng Vương Đình Huệ đã thất thế so với Phạm Minh Chính trong việc tranh dành ghế thủ tướng.

baucu4

Vương Đình Huệ, diễn viên chính của vỡ kịch bầu củ tịch Quốc hội

Nhân sự trung ương do cá nhân thao túng

Theo điều lệ đảng cộng sản, bốn chức danh cao nhất là do Ban chấp hành trung ương lựa chọn, thông qua. Cụ thể Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị ; bầu Tổng Bí thư trong số Ủy viên Bộ Chính trị. Ngoài ra, Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu 3 chức danh : Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng chính phủ để Quốc hội bầu.

Trên danh nghĩa là như vậy nhưng trên thực tế là ông Nguyễn Phú Trọng chi phối rất nhiều. Quy định 105-QĐ/TW "về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử" là do ông Nguyễn Phú Trọng cho soạn thảo và chính ông ký ngày 19 tháng 12 năm 2017. Trong đó Điều 4 của Quy định này nêu rõ Bộ Chính trị "quyết định phân công công tác đối với các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương".

Ông có học hàm, học vị Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, nghiên cứu sinh tại Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia. Ông từng là giảng viên, rồi Phó trưởng khoa, Trưởng khoa Kế toán, rồi Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội. Tuy nhiên hiện nay ông ngồi vào ghế chủ tịch quốc hội được cho là phí phạm chuyên môn. Nói về khía cạnh chuyên môn ông ngồi ghế thủ tướng thì thích hợp hơn ông Phạm Minh Chính. Tuy nhiên về năng lực làm chính trị bằng những chiêu trò độc thì ông Huệ thua ông Chính một bậc. Đến giờ ông Huệ còn nấp dưới cái bóng của Nguyễn Phú Trọng nhưng Phạm Minh Chính thì không cần phải nấp bóng ai nữa rồi.

Tháng Hai 2020, nhờ tay ông Trọng kỷ luật ông Hoàng Trung Hải, mà ông Huệ mới về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội tới nay.

Việc sắp xếp Vương Đình Huệ vào chức chủ tịch quốc hội cũng như nhiều chức khác trong kỳ họp quốc hội lần thứ 11 của khóa XV này cho thấy, đấy chỉ là những vở kịch không hơn không kém. Những vở kịch đốt tiền dân một cách vô ích.

Phương Anh (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 03/04/2021

************************

Đinh Tiến Dũng, mảnh ghép hoàn hảo cho liên minh Nguyễn Phú Trọng – Vương Đình Huệ ?

Như vậy là sáng ngày 31/3 như mạng xã hội đã khẳng định từ 2 tháng trước, ông Vương Đình Huệ đương kim bí thư Hà Nội đã tuyên thuệ nhậm chứ chủ tịch quốc hội. Thực tế, ngay thời điểm nhậm chức, ông Huệ chưa từ nhiệm chức bí thư thành ủy thành phố Hà Nội. Như vậy là cho đến bây giờ, ông Vương Đình Huệ đang kiêm nhiệm 2 chức vụ.

baucu7

Nguyễn Phú Trọng và Vương Đình Huệ

Ai sẽ kế nhiệm ông Vương Đình Huệ, đương kim Bí thư Thành ủy Hà Nội, khi ông Huệ đã là chủ tịch Quốc hội ? Câu trả lời : ‘Bí mật’. Tuy nhiên bí mật đó đã được Thoibao.de đã nói ở bản tin "Lộ diện tân bí thư Hà Nội" được phát ngày 7/3. Đó là những tin tức đã bị rò rỉ, nó chứng tỏ trò bầu chủ tịch quốc hội hôm nay chỉ là vở kịch tốn kém.

Công tác cán bộ là của riêng Đảng, nhưng người dân có quyền quan tâm vì lãnh đạo xấu hay tốt đều ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, nhưng họ bị đảng gạt ra ngoài, và mãi mãi không có quyền gì trong vấn đề này.

Thực ra nói là đảng lo công tác nhân sự chứ thực chất công tác ấy chỉ nằm trong tay một vài nhân vật có quyền lực thôi. Ông Nguyễn Phú Trọng là người nắm trong tay quyền lực lớn nhất đảng, nên công tác "Chỉnh đốn đảng" là đặc quyền của ông. Chỉ có ông mới có quyền ra thay người này nâng đỡ người kia, từ đó tạo ra xu hướng ‘độc đoán’ khiến ‘trò chơi quyền lực’ trở nên quyết liệt.

Một con người như Nguyễn Phú Trọng, khi lên chức ông sẽ tạo điều kiện cho đàn em lên chức theo. Và cứ như vậy từ người đứng đầu nhóm lợi ích đến người theo phò tá cứ lên chức dần và thế lực trở nên mạnh hơn. Nguyễn Tấn Dũng trước đây hay bất kỳ một quan chức đứng đầu nhóm lợi ích nào khác đều làm như vậy.

Nếu nói Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu nhóm thì Vương Đình Huệ là người kế thừa. Cứ mỗi lần ông Trọng củng cố quyền lực thì đưa Huệ lên một nấc thang quyền lực mới. Và cho đến nay, Huệ đã vào được tứ trụ, vị trí có thể cạnh tranh chức tổng bí thư với nhiều đối thủ khác.

Với Vương Đình Huệ, thì ắt ông cũng có tham vọng làm người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng ở vị trí tổng bí thư tương lai và là người đứng đầu nhóm lợi ích mạnh nhất như bây giờ. Và đó là lí do Vương Đình Huệ nâng đỡ đàn em của mình.

Cách ông Trọng xây dựng vây cánh bằng cách tạo thế lực cho Vương Đình Huệ

Lãnh đạo quyền lực nhất ở địa phương cấp tỉnh là Bí thư tỉnh, thành uỷ, đặc biệt ở ba thành phố lớn trung tâm của ba miền Bắc, Trung, Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Trong nhiệm kỳ 12 (2016-2021), ở cả ba thành phố trên, Bí thư thành ủy đều buộc phải thay giữa chừng do "vi phạm kỷ luật đảng" với các mức độ khác nhau. Ông Đinh La Thăng – Bí thư thành phố Hồ Chí Minh bị thay vào tháng 5 năm 2017, sau đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự ; ông Nguyễn Xuân Anh – Bí thư Đà Nẵng bị miễn nhiệm vào tháng 10 năm 2017, trước đó bị cảnh cáo và ; ông Hoàng Trung Hải – Bí thư Hà Nội bị điều chuyển vào tháng 02 năm 2020, trước đó cũng bị cảnh cáo. Điều đó cho thấy vị trí bí thư các thành phố lớn là những vị trí nóng, nó được xem như là chiến trường để các phe giành giật quyền kiểm soát.

Năm 2016, thành phố Hà Nội rơi vào tay Hoàng Trung Hải, và TP. HCM rơi vào tay Đinh La Thăng, cả 2 người này đều là tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng. Và trong 5 năm qua ông Nguyễn Phú Trọng đã dùng lá bài chống tham nhũng loại bỏ 2 nhân vật thân cận Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính trường.

Ông Vương Đình Huệ từ phó thủ tướng về trám vào ghế bí thư thành phố Hà Nội đầu năm 2020, vừa kịp lúc để từ đó làm bàn đạp tiến vào nắm một trong 4 vị trí của tứ trụ.

Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê quán tỉnh Nghệ An, từng là giảng viên đại học với học hàm giáo sư. Ông có quá trình thăng tiến như lãnh đạo ‘kỹ trị’, từng giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó thủ tướng nhiệm kỳ 12. Ông Huệ là ‘nhân tố quy hoạch’ được ủng hộ bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từng được luân chuyển làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương (2012-2016). Tuy nhiên, khi được giới thiệu bổ sung vào Bộ Chính trị khóa 11, ông đã loại tại Hội nghị Trung ương 6 khóa 11 tháng 10/2012, lúc mà thế lực Nguyễn Tấn Dũng còn quá mạnh.

Nhiều quan điểm cho rằng : Thông tin ông Huệ sẽ là người kế vị ‘tứ trụ’, thậm chí, chức Tổng Bí thư nhưng ‘thiếu’ tiêu chuẩn trải nghiệm lãnh đạo tại một địa phương cấp tỉnh. Bởi vậy, có lẽ việc điều động làm Bí thư Hà Nội cũng là giải pháp ‘đối phó’ có chủ đích" Là thuyết âm mưu của thành phần chống đảng, nói xấu đảng. Tuy nhiên, những lời ‘đồn đoán’ được cho là thuyết âm mưu trước kia nay đang dần trở thành hiện thực. Ông Vương Đình Huệ đã nhậm chức Chủ tịch quốc hội khóa 15.

Tới lượt ông Vương Đình Huệ tạo thế lực cho Đinh Tiến Dũng

Kế nhiệm chức Bí thư Thành ủy của ông Huệ, theo tin rò rỉ từ 3 tuần trước đây thì đó là ông Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị khóa 13, đương kim Bộ trưởng Bộ tài chính như ông Vương Đình Huệ trước đây.

Sự nghiệp ỏ trung ương của ông Đinh Tiến Dũng bắt đầu từ năm 2011. Khi đó ông Dũng được ông Vương Đình Huệ giới thiệu thay mình làm Tổng Kiểm Toán nhà nước. Sau đó Quốc hội bỏ phiếu mang tính thủ tục.

Ông Dũng là người đề xuất và được 100% thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 nhất trí cho phép Kiểm toán Nhà nước thành lập cơ quan thanh tra riêng vào ngày 16/1/2013.

Ngày 24/05/2013, ông được Vương Đình Huệ giới thiệu chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính thay cho ông Huệ trở về bên Nguyễn Phú Trọng nắm chức trưởng ban kinh tế trung ương. Sau đó Quốc hội Việt Nam khóa 13 miễn nhiệm chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước và bầu ông giữ chức bộ trưởng bộ tài chính một cách hình thức.

Tháng 07/2016, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sáng 16 tháng 11 năm 2017, ông Đinh Tiến Dũng là Bộ trưởng đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14.

Ngày 30/01/2021, tại phiên bầu cử Trung ương, ông Dũng được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.

Như vậy có thể nói, Đinh Tiến Dũng từ trong lò Bộ Tài Chính mà ra. Cứ mỗi lần ông Vương Đình Huệ nhấc chân di chuyển sang chiếc ghế cao hơn thì ông Đinh Tiến Dũng cứ trám vào chỗ ấy. Điều đó cho thấy giữa ông Vương Đình Huệ và ông Đinh Tiến Dũng đang có mối liên hệ "huynh – đệ" rất rõ. Ở tầng trên, ông Vương Đình Huệ liên kết với ông Nguyễn Phú Trọng tạo thành liên minh khá mạnh. Với bên dưới, Vương Đình Huệ và Đinh Tiến Dũng có quan hệ mật thiết với nhau làm sao cho những chiếc ghế mà ông Huệ đi qua không rơi vào tay người khác.

Vương Đình Huệ đang thất thế hơn Phạm Minh Chính là không được thân thiện với Bắc Kinh như Chính. Tuy nhiên thông qua mối quan hệ tay ba Trọng – Huệ – Dũng cho thấy Vương Đình Huệ cũng có mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh thông qua Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, việc ông Trọng đã quá già, rất có thể "Kiềng ba chân" cần phải có người thay thế. Đấy không ai khác là Vương Đình Huệ.

Đinh Tiến Dũng là mảnh ghép hoàn hảo

Làm tổng bí thư mà kiểm soát 2 thành phố lớn nhất nước thì tổng bí thư đó sẽ trên cơ thủ tướng. Nhiệm kỳ 2016-2021, bí thư thành phố Hà Nội – Hoàng Trung Hải là người của Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch thành phố Hà Nội – Nguyễn Đức Chung được cho là người thân ông Trần Đại Quang. Tuy nhiên, cho đến trước thềm đại hội 13, ông Nguyễn Phú Trọng đã đưa người của mình thay thế 2 vị trí nhất và nhì thành phố. Chu Ngọc Anh và Vương Đình Huệ. Tuy nhiên việc nâng Huệ vào tứ trụ tạo ra lỗ trống cho vị trí bí thư Hà Nội, và cuối cùng ông Vương Đình Huệ cũng đưa ngườu thân tín của mình vào đó. Có thể nói, Đinh Tiến Dũng là mảnh ghép hoàn hảo vào liên minh Nguyễn Phú Trọng – Vương Đình Huệ.

Kiên trì nguyên tắc đồng thuận và kinh nghiệm công tác đảng với các quy định phức tạp giúp ông Nguyễn Phú Trọng ở lại cương vị Tổng Bí thư ở khóa 12, khi vượt qua tiêu chuẩn về tuổi, và khóa 13 khi vượt qua ‘chướng ngại’ khó hơn – quy định trong Điều lệ Đảng, là Tổng Bí thư không làm "quá hai nhiệm kỳ". Theo ông ‘bộc bạch’ thì đây là những ‘tình huống’ "phải làm khi Đại hội bầu". Có thể như vậy. Điều quan trọng là ông đã trở thành người có quyền lực nhất trong Đảng và Nhà nước khi ông kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời năm 2018. Ngoài ra, ông còn là người đứng đầu nhiều tổ chức quan trọng của Đảng, như Bí thư Quân ủy Trung ương, Hội đồng Quốc phòng An ninh, Trưởng Ban phòng chống tham nhũng Trung ương… Ông đã có đủ điều kiện về quyền lực để theo đuổi dự định xây dựng thế lực độc tôn ‘điểm mới’ trong Văn kiện Đại hội 13.

Sự độc đoán trong công tác cán bộ của ông Nguyễn Phú Trọng làm xáo trộn tổ chức đang là tác nhân phá vỡ cơ cấu ‘tứ trụ’ theo ‘truyền thống’ Bắc – Trung – Nam, tạo áp lực lên dân chủ nội bộ đảng, tạo rào cản đối với sự phân cấp, phân quyền cho địa phương.

baucu8

Đinh Tiến Dũng

Bí thú Hà Nội là chiếc ghế nóng, 5 năm ngồi ghế này sẽ là 5 năm thử thách. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng ngồi đến giữa nhiệm kỳ thì rất có thể ông Vương Đình Huệ sẽ trám chỗ ông Trọng và Đinh Tiến Dũng sẽ trám chỗ Vương Đình Huệ. Còn nếu ông Nguyễn Phú Trọng nồi đến hết nhiệm kỳ thì rất có thể kẻ chiến thắng là ông Phạm Ninh Chính. Lúc đó chính trường Việt Nam sẽ có nhiều sáo trộn.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 0304/2021

**********************

Quc hi và nhng khác thường xy ra đnh kỳ ti Vit Nam

Trân Văn, VOA, 01/04/2021

Quc hi Vit Nam khóa 14 va có tân Ch tch (1) và ba tân Phó Ch tch (2). Nht trí cao đi vi vic min nhim cùng lúc c ch tch ln ba phó ch tch ca Quc hi là chuyn khác thường, rt hiếm thy và dường như ch xy ra theo đnh kỳ ti Vit Nam.

quochoi1

Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ mới (ảnh minh họa)

Tuy nhiên s kin thuc loi c lai hi đó vn chưa khôi hài và đáng ngán bng vic tân ch tch và ba tân phó ch tch va đc c Quc hi khóa này (2016 2021) chc chn s là ch tch và các phó ch tch ca Quc hi khóa sau (2021 2026).

V lý thuyết, trước hết, ch tch và các phó chủ tịch quốc hội phi được đa s dân chúng khu vc nào đó tín nhim, đng tâm chn làm nhng người đi din cho ý chí, nguyn vng ca h ti Quc hi, nên mi dn phiếu nhm chn nhng cá nhân y làm đi biu, ri nhng cá nhân y tiếp tc được đa s đại biểu quốc hội đi din cho ý chí, nguyn vng ca toàn dân trong giai đon mi, la chn giao cho trng trách lãnh đo Quc hi (Chủ tịch quốc hội, Phó Chủ tịch quốc hội).

Tuy nhiên thc tế Vit Nam li rt khác. K t khóa trước, các đại biểu quốc hội sp mãn nhim đã bt đu tp nht trí min nhim ch tch và các phó ch tch đương nhim cho dù nhng nhân vt này không có bt k li lm nào đến mc phi t chc cho Quc hi min nhim ! Ti sao có th đi x vi nhng người mà v lý thuyết là đi din cho ý chí, nguyn vng ca nhân dân mt cách tùy tin và càn r, bt k Hiến pháp và Lut T chc Quc hi minh đnh thế nào - như vy ?

Du là ch tch và phó chủ tịch quốc hội, tuy Hiến pháp và Lut T chc Quc hi không qui đnh phi b min nhim trước khi nhim k kết thúc nhưng nhng cá nhân lãnh đo Quc hi va b min nhim không h có bt k thc mc, khiếu ni nào.

Ti sao ? Ai cũng biết, được b nhim hay b min nhim trong h thng chính tr, h thng công quyn đu ph thuc hoàn toàn vào s sp đt ca đng. Khi nhng cá nhân lãnh đo Quc hi va b min nhim cũng xem ý chí ca đng là ti thượng, nguyn vng ca nhân dân, hiến pháp, lut pháp ch là th yếu thì có cn cái gi là Quc hi ? Có cn nhng đi biu sp mãn nhim, bt chp mi th nht trí theo lnh đng, thay dân chn ch tch và các phó ch tch cho Quc hi khóa mi ?

Đến cui tháng 5, dân mi la chn b phiếu bu đại biểu quốc hội khóa mi, nếu đã biết chc ông Vương Đình Hu s trúng c và s được các tân Đại biểu quốc hội c làm Chủ tịch quốc hội khóa 15. Nếu đã biết chc các ông Trn Thanh Mn, Nguyn Khc Đnh, Nguyn Đc Hi cũng trúng c và cũng s được các tân Đại biểu quốc hội c làm các Phó Chủ tịch quốc hội khóa 15. Nếu đã biết các tân đại biểu quốc hội cũng s như các cá nhân sp tr thành cu đại biểu quốc hội, luôn luôn nht trí vi tt c nhng ch trương ca B Chính tr, Ban Bí thư, Ban chấp hành trung ương đng, bt k nhân tâm, dân ý ra sao thì t chc bu c đi biu quc hi và hi đng nhân dân các cp làm gì cho tn kém ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 01/04/2021

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/ong-vuong-dinh-hue-tro-thanh-tan-chu-tich-quoc-hoi-20210330201934679.htm

(2) https://tuoitre.vn/quoc-hoi-co-3-pho-chu-tich-moi-2021040109452909.htm

Published in Diễn đàn

Dân tộc Việt Nam rất ngộ. Trong 200 quốc gia của Liên Hiệp Quốc, chỉ còn 5 nước được đảng cộng sản lãnh đạo là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba, Lào và Việt Nam. Người ta không biết lấy thế làm tủi thân, trái lại, được đảng ta khuyến khích tự hào, đắc chí và hãnh diện không thể hiểu nỗi. Những lời nói dối được lập đi lập lại rền rĩ năm này qua năm khác làm não bộ người ta mất phản xạ, bị tê liệt làm nó trở thành ‘sự thật’ chẳng ai buồn xét lại.

Truyền thuyết từ ngàn xưa, tức tin đồn, tin nhảm, fake news, nói rằng Mẹ Việt Nam là tiên bà Âu Cơ đẻ ra 100 cái trứng. Trứng nở ra thành tiên tổ của người Việt Nam ngày nay. Thánh Gióng ăn một lúc năm ba nồi cơm, nhảy lên ngựa sắt biến thành tuấn mã, nhổ cây tre làm giáo dài, đánh giặc Tàu tan tác.

Đấy là chuyện từ ngàn xưa chẳng ai buồn thắc mắc. Đến thời Pháp thuộc, tuyên giáo đảng nói rằng có đồng chí Tô Vĩnh Diện dùng thân mình chèn, ngáng đại bác do quân Tàu gởi tặng, khỏi rơi vào tay giặc Pháp đang đú đởn dưới thung lũng Điện Biên. Đồng chí Phan Đình Giót còn kinh hơn. Dám lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Phan Đình Giót ôm bọc phá 10 lần đánh đồn giặc mà không xong. Đồng chí đã bị thương khắp người và còn đang được y tá băng bó đã vùng dậy ôm bọc phá thứ 11, chạy 200m vào đồn giặc dùng thân mình lắp lỗ châu mai làm tịt ngòi đại liên quân Pháp. Rồi thiếu nhi Lê Văn Tám 12 tuổi, nhỏ mà không lo đi học, tình nguyện châm lửa cháy như cây đuốc chạy vào kho đạn làm phát nổ tan tành.

Đến đầu thế kỷ 21, truyền thống dựng lên ‘sự thật’ của đảng vẫn y nguyên. Đảng đã tuyên bố công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ đi bầu Quốc hội khóa 15 và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào ngày chủ nhật 23 tháng 5 (1). Chiếu theo các bích chương, biểu ngữ, cờ phướng và các báo đài quốc doanh đang được đảng tung ra khắp nước, dù tháng 5 chưa tới, nhưng chắc chắn cuộc bầu cử dân chủ tự do của đảng sẽ được toàn dân nô nức tham gia. Sự thành công của cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân là chắc chắn. Chỉ khổ một điều, kết quả bầu cử xem ra đã có trước khi người dân bị đi bầu ! Nói cách khác, mẹ Việt Nam đã đẻ trước khi có bầu !

mevn1

Toàn bộ Trung ương đảng hoan nghênh những người đã đắc cử vào quốc hội ngày 23/5/2021 !

Thật vậy. Ngay từ 30 tháng 1 Hội nghị Trung ương đảng khóa 13 đã chỉ định xong xuôi những người sẽ đắc cử trong ngày 23 tháng 5. Lãnh đạo cao cấp nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài ông Nguyễn Phú Trọng đã vặn đinh ốc vĩnh viễn vào ghế Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, các đồng chí khác cũng đã đắc cử vào ghế tứ trụ.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, còn gọi là Cờ Lờ Mờ Vờ Phúc làm Chủ tịch nước, đồng chí Phạm Minh Chính làm Thủ tướng, đồng chí Vương Đình Huệ nắm Chủ tịch quốc hội, thay thế chị Kim Ngân. Chủ thớt Nguyễn Hòa Bình làm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Chị Kim Ngân dù đã hiến thân phò đảng hết mình qua câu phán xanh dờn ngày 16 tháng 4 năm 2018 : "Về Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không chứ không thể không ra luật" đã được miễn nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ (2016-2021). Làm Chủ tịch quốc hội mà đi lật mặt nạ Quốc hội chỉ là tay sai của Đảng, chị bị buộc phải ôm hai trái dừa về Bến Tre !

mevn2

Làm Chủ tịch quốc hội mà đi lật mặt nạ Quốc hội chỉ là tay sai của Đảng, chị Ngân bị buộc phải ôm hai trái dừa về quê Bến Tre !

Song song với ba lãnh đạo ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đắc cử, các tỉnh trưởng trên toàn quốc (bí thư tỉnh ủy) cũng đã đắc cử vẻ vang. Có tỉnh trưởng Bùi Văn Cường tỉnh Đắklắk bị tố cáo gian lận bằng cấp đã cho bộ hạ công an xâm nhập địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bắt ngay thủ phạm về trị tội, tái trúng cử vẻ vang đợt này. Y như đồng chí Tô Lâm đã cho công an bay qua Đức bắt ông Trịnh Xuân Thanh vào tháng 7 năm 2017 về Việt Nam trị tội. Tô Lâm cũng đã mổ bụng cụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm tìm tài liệu năm 2020, đã tái đắc cử vẻ vang ghế bộ trưởng công an.

Coi danh sách các nhân sự ‘mới’ của Trung ương đảng khóa 13 thì hỡi ôi cũng là những thằng cha khi nãy của khóa 12. Thế mới biết ông Nguyễn Phú Trọng đã từng làm như rất tâm huyết để loại những thành phần bất xứng ra khỏi trung ương đảng khi nói : "Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ ; thiếu gương mẫu, chưa thật sự gắn bó mật thiết với nhân dân ; vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Không ít cán bộ, quản lý doanh nghiệp thiếu ý chí tu dưỡng, rèn luyện, thậm chí lợi dụng sơ hở, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội..." chỉ là tin đồn, tin nhảm, tin láo, fake news của dân ta từ thời bà Âu Cơ đến ngày nay.

mevn3

Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... chỉ là tin đồn, tin nhảm, tin láo – VietnamNet

Câu hỏi cần đặt ra trong ngày bầu cử toàn quốc 23 tháng 5 sắp tới là tại sao đã có người đắc cử mà còn bắt dân đi bầu để làm gì ? Dân đi bầu là để chọn mặt gởi vàng thì phải có nhiều người ra ứng cử trong một đơn vị nhưng chỉ có mỗi ông trung ương đảng được ứng cử thì chọn cái gì ? Tuyên giáo đảng nói kỳ này sẽ có từ 5 đến 10% người ‘ngoài đảng’ ra ứng cử ? Nhưng Đảng lại quy định 5-10% người ‘ngoài đảng’ phải được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phê duyệt lý lịch ba đời. Đứng đầu Mặt trận Tổ quốc luôn luôn là một ủy viên Trung ương đảng. Vậy nói quanh co vòng vo tam quốc thì cuối cùng cũng là thằng cha khi nãy. Đề nghị dẹp quách các cuộc bầu cử cho khỏi tốn công quỹ và khỏi hành dân. Đảng chỉ định người ra ứng cử, đảng tổ chức bầu cử, đảng kiểm soát phiếu bầu cử rồi cũng chính đảng tuyên bố luôn kết quả thì thua ai nữa mà làm hề ?

Ngày 23 tháng 5 người dân Việt Nam sẽ được tổ dân phố, dân phòng, dân quân, công an… lùa đi bầu như đàn cừu. Nếu kết quả bầu cử mà không đúng như đảng đã công bố, cứ đem đầu Nguyễn Phú Trọng ra cho chủ thớt Nguyễn Hòa Bình chặt !

Sơn Dương

(03/04/2021)

(1) Theo ‘ấn phẩm của báo Nhân Dân’ là tờ Thời Nay ngày 4/3/2021

Published in Quan điểm

Xác suất lọt vào Quốc hội gần như "không", sao vẫn có người tự ứng cử ?

Ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong một cuộc phỏng vấn với cơ quan Thanh tra của Chính phủ đăng trên mạng vào ngày 3 tháng 2 phát biểu rằng không có việc cản trở người tự ứng cử "vì ứng cử là quyền của công dân".

qh1

Một xe cổ động cho bầu cử Quốc hội ở Việt Nam trên đường phố Hà Nội hôm 22/5/2011 - AFP

Thế nhưng phương thức được gọi ‘Đảng cử -dân bầu’ với việc Mặt trận Tổ quốc giữ toàn quyền lập danh sách ứng viên cho thấy gần như không có đại biểu tự do nào trong gần 500 thành viên Quốc hội Việt Nam.
Những người tự ứng cử vấp phải những cản trở từ vòng nộp hồ sơ, hiệp thương, v.v... Thực tế lâu nay cho thấy số người tự ứng cử lọt vào Quốc hội gần như là con số không. Nhưng vì sao vẫn có người tự ứng cử đại biểu Quốc hội ?

Ông Lê Trọng Hùng, phóng viên độc lập của kênh có tên CHTV tại Hà Nôi, là một trong số ít người đang làm hồ sơ ứng cử tự do cho biết :

"Vâng lần trước thì tôi tẩy chay bầu cử, lần này thì tôi lại đứng ra ứng cử. Mọi người có thể xem đây là một mâu thuẫn, nhưng không có mâu thuẫn gì cả. Bởi vì lần trước tôi hy vọng nhiều người tẩy chay. Lần này nếu rất nhiều người tẩy chay, tôi cũng có thể làm công tác tẩy chay, nhưng hiện giờ thì không có mấy người tẩy chay và việc tẩy chay đó nó là hành động bất đắc dĩ thì mới làm đến".

Ông Hùng chia sẻ ông cảm thấy phải tự ra ứng cử Quốc hội khóa này để vạch ra sự dối trá của việc ứng cử vào Đại biểu quốc hội -- họ không hề ra tranh cử mà vẫn được bầu.

Ông cho biết tiếp : "Tôi đã rất khó khăn trong việc tiếp cận với họ để họ đại diện cho tôi trong ý kiến của mình về xây dựng xã hội. Chính vì vậy tôi nghĩ trong khi chúng ta không có niềm tin ở ai thì mình sẽ đặt niềm tin vào chính mình".

qh2

Hai ứng viên Đại biểu quốc hội độc lập ông Lê Trọng Hùng (trái) và ông Trần Quốc Khánh. Photo Hùng Gàn Lê

Một ứng cử viên tự do khác là Facebooker Lê Dũng Vova. Ông cũng là phóng viên CHTV. Ông nói từ trước đến nay ông là cử tri và thấy rõ đại biểu Quốc hội đã không làm đúng trách nhiệm đại diện như lắng nghe tiếng nói và phản ánh của cử tri.

"Tôi là một công dân, là một cử tri hơn 50 tuổi nhưng chưa bao giờ biết cái người đại diện cho mình là ai. Tôi có đài truyền hình năm sáu năm nay, có kênh truyền hình tư nhân ở CHTV. Tôi nhiều lần liên lạc gọi điện, nhắn tin, tìm số của các đại biểu Quốc hội nhưng không được, khi gọi đến thậm chí có những ông nghe máy hỏi, ‘Ông là ai, ông có tư cách gì để gọi cho tôi !’. Tôi thấy như vậy họ không làm được vai trò của những người đại biểu. Trong khi trong vòng 4 năm nay mình làm những cái chương trình truyền truyền thông, truyền hình trực tiếp, người dân đến hàng nghìn người, đã đến nhờ kênh hình, mạng Facebook và YouTube của tôi để phản ánh lên cộng đồng mạng những ý kiến của họ".

Ông Lê Trọng Hùng nhận xét, làm đại biểu Quốc hội phải có chương trình hành động khi ngồi vào ghế đại biểu Quốc hội. Cũng không kém quan trọng, trong lúc ứng cử, nếu là một cuộc bầu cử đúng nghĩa thì người dân phải có sự lựa chọn, bằng cách là được tiếp xúc với ứng cử viên, tìm hiểu đề cương, chương trình hành động của họ mà trước giờ hầu như không có.

"Quá trình tiếp xúc với cử tri, vận động cử tri của họ rất là ít, rất là mờ mịt, theo một kịch bản rất nhạt nhòa, chiếu lệ. Chính vì vậy mà tôi đã làm ra một chương trình hoàn toàn khác, mới lạ, đó là tranh cử đại biểu Quốc hội. Việc đó gồm có hai phần, thứ nhất là làm hồ sơ ứng cử giống như tất cả các ứng viên trước đây và hiện nay. Phần hai là điều kiện để chiến thắng, đó là phần tranh cử. Tôi đang vận động tranh cử. Trên thế giới thì việc này không hiếm, nó mới là chuẩn mực, nhưng mà hiện nay ở Việt Nam thì chưa hề có. Thế thì tôi đang tranh cử để tiếp cận được nhiều cử tri nhất để chứng minh được năng lực của mình".

Ông Hùng và ông Dũng đã dùng mạng xã hội để chia sẻ về dự án tranh cử và đề án chính trị của họ. Ông Hùng có kế hoạch "tranh luận" với một ứng viên tự do khác là ông Trần Quốc Khánh vào tối ngày 9 tháng 3 trên Facebook…

Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng 3, ông Hùng cho biết ông Khánh khi về quê ở Ninh Bình dự một đám giỗ đã bị công an địa phương bắt tạm giam. Cáo buộc mà truyền thông Nhà nước loan về ông Khánh là ‘làm, tàng trữ, hoặc phát tàn tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam’.

Hai ứng cử viên độc lập Nguyễn Trọng Hùng và Lê Dũng Vova cho biết, ngay trong bước đầu tiên nộp hồ sơ tự ứng cử họ đã gặp nhiều khó khăn, nhiều thủ tục nhiêu khê. Ông Lê Trọng Hùng nói đã nhiều lần bị triệu tập lên đồn công an làm việc. Công an quận Hai Bà Trưng trong những ngày qua đã canh giữ ngoài cửa nhà, cản trở việc ông hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ.

"Việc nộp hồ sơ của tôi thì hiện nay vẫn đang gặp khó khăn... Tôi đi làm công tác làm hồ sơ ứng cử đại biểu quốc hội, mà họ ngăn cản, đó là việc hết sức vô lý và vi hiến. Họ đã tước quyền tự do đi lại đồng thời phá hủy công việc tranh cử Đại biểu quốc hội của tôi".

Đài Á Châu Tự Do đã liên lạc gọi điện đến đồn công an quận Hai Bà Trưng nhưng không ai bắt máy.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Đại hội 13 Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 26/1/2021. Reuters

Các ứng viên độc lập hiểu rõ xác suất họ được ghi vào danh sách bầu cử gần như không có, nhưng họ khẳng định việc ra ứng cử vẫn có tác dụng.

Ông Lê Dũng lập luận :

"Nhiều người chỉ hiểu được và biết được là không vào được thì sao ứng cử ? Thứ nhất là mình làm những việc đó để người dân hiểu rằng, số đông người dân, công dân ở Việt Nam, thậm chí quan chức ở Việt Nam họ chưa hề biết đến khái niệm về Hiến pháp là gì. Và họ không hề biết một người dân ra ứng cử là quyền của cử tri ghi trong Hiến pháp.

Thứ hai là việc cực kỳ quan trọng đối với mình, là mình sẽ công khai đề cương tranh cử của mình lên cho các cử tri, cả nước, và cả bộ máy chính quyền Nhà nước, ban bầu cử, thậm chí là tất cả ông bà đang là đại biểu Quốc hội biết là xưa đến giờ, các ông bà đại biểu Quốc hội, kể cả ban tổ chức bầu cử, chưa bao giờ có một đại biểu nào nằm trong Quốc hội mà có để cương tranh cử công khai trên mạng".

Ứng cử viên độc lập ông Lê Trọng Hùng nhấn mạnh, việc vận động ứng cử của ông, nếu như không đạt được kết quả là ngồi vào ghế Quốc hội Việt Nam, thì ông cũng đã làm được một việc quan trọng. Đó là đã giới thiệu với cử tri một cách hoạt động tranh cử mới. Theo ông đó là có tranh luận, có giới thiệu dự án chính trị, có tiếp xúc người dân, cộng đồng, để cử trị biết được đại biểu của mình là ai.

Một người đang làm thủ tục tự ứng cử vào Quốc hội Khóa XV khác là giáo sư Nguyễn Đình Cống. Ông là một tiếng nói phản biện được nhiều người biết đến hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc hôm 4 tháng 2 rằng phải phấn đấu số người ngoài Đảng trúng cử vào Quốc hội khóa mới từ 5 đến 10%, tức 25 đến 50 đại biểu.

Quốc hội Khóa 14 có gần 100 ứng cử viên tự do, nhưng rốt cuộc trong danh sách 870 ứng viên, chỉ có 11 người tự ứng cử, trong số đó không có người thực sự được cho là tự do, lọt vào danh sách ứng viên.
Cuộc bầu cử Quốc hội Khóa 15 tại Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 5. Thời hạn nộp hồ sơ, bước đầu tiên của việc ứng cử, kết thúc ngày 14 tháng 3.

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 10/03/2021

Published in Diễn đàn