Ngân sách quân sự của Trung Quốc nói lên điều gì ?
Ngày 5/3/2024, Trung Quốc đã công bố tăng ngân sách quân sự - ngân sách lớn thứ hai thế giới sau Mỹ - thêm 7,2% trong năm 2024, bằng tỷ lệ của năm 2023. Sự gia tăng này được nêu trong báo cáo hoạt động của chính phủ công bố bên lề hoạt động của kỳ họp Lưỡng hội theo mệnh lệnh của nhà cầm quyền [1] .
Xe quân sự trở tên lửa liên lục địa DF-5B tham gia diễu binh ở quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh hôm 1/10/2019 – AFP
Bắc Kinh dự chi 1.665,5 tỷ nhân dân tệ (231,4 tỷ USD) cho quốc phòng, ít hơn ba lần so với Mỹ. Theo Lâu Cần Kiệm (Lou Qinjian), người phát ngôn của kỳ họp Quốc hội, "người khổng lồ Châu Á" đã duy trì "tăng trưởng hợp lý" đối với ngân sách quân sự nhằm "bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình" [2] .
Trong nhiều thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đều tăng chi tiêu quân sự với tốc độ tương đương với tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này. Xu hướng này bị Mỹ, Australia, Ấn Độ và Philippines, những quốc gia mà Trung Quốc đang cạnh tranh quyền kiểm soát các đảo nhỏ và rạn san hô ở Biển Đông, nhìn nhận với đầy sự nghi ngại. Nó cũng làm dấy lên lo ngại ở Đài Loan, hòn đảo 23 triệu dân và diện tích lãnh thổ bằng nước Bỉ, mà Trung Quốc luôn tuyên bố chủ quyền và hy vọng sẽ "thống nhất" bằng vũ lực khi cần thiết.
Mặc dù Mỹ vẫn là quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất, với 877 tỷ USD vào năm 2022, theo số liệu mới nhất [3] . Tiếp sau là Trung Quốc (232 tỷ), Nga (86,4 tỷ), Ấn Độ (81,4 tỷ), Saudi Arabia (75 tỷ), Vương quốc Anh (68,5 tỷ), Đức (55,8 tỷ), Pháp (53,6 tỷ), Hàn Quốc (46,4 tỷ) và Nhật Bản (46 tỷ) [4] . Tuy nhiên, việc tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cho thấy sự tương phản kỳ lạ với cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có làm rung chuyển đất nước này trong mấy năm gần đây. Theo các nhà phân tích phương Tây, điều này thể hiện quyết tâm của Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc theo đuổi nỗ lực chiến tranh bằng mọi giá. Vả lại, số tiền chính thức cho chi tiêu quân sự của đất nước này thường luôn thấp hơn nhiều so với thực chi, sự mập mờ quen thuộc ở Trung Quốc cộng sản khó có thể đánh lừa các nhà quan sát về đất nước này.
Chi tiêu quân sự là trọng tâm của ngân sách Trung Quốc, chiếm khoảng 40% tổng chi tiêu của chính quyền trung ương. Khoản chi này gấp 10 lần chi tiêu dành cho giáo dục và gấp gần năm lần chi tiêu dành cho khoa học và công nghệ. Chính phủ Trung Quốc khẳng định : Chi tiêu quân sự là "một ưu tiên", trong khi chi tiêu cho các lĩnh vực khác đều được điều chỉnh giảm "phù hợp với nhu cầu tiết kiệm ngân sách".
Mối đe dọa từ vũ khí của Trung Quốc
Tháng 9/2023, Thượng nghị sĩ Mỹ Dan Sullivan, thành viên Ủy ban Quân sự Thượng viện ở Washington, tuyên bố rằng ngân sách quân sự "thực sự" của Trung Quốc trên thực tế là gần 700 tỷ USD [5] . Theo ông Sullivan, con số này dựa trên phân tích do cơ quan tình báo Mỹ thực hiện. Nếu chính xác, số tiền này cao hơn gấp ba lần so với ngân sách chính thức được Bắc Kinh công bố.
Chính phủ Trung Quốc không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về việc phân bổ chi tiêu quân sự, nhưng theo một số nhà phân tích phương Tây, phần lớn liên quan đến lĩnh vực hạt nhân quân sự. Bắc Kinh đang cố gắng bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực này.
Theo Akiyama Nobumasa, giáo sư Trường chính sách công và quốc tế thuộc Đại học Hitotsubashi của Nhật Bản, Trung Quốc có thể sở hữu 400 đến 500 đầu đạn hạt nhân trong thời gian ngắn, kho vũ khí có thể tăng lên 1.500 đầu đạn vào năm 2035. Ông nói : "Kho vũ khí này rất nguy hiểm, điều này gây quan ngại cho tất cả những ai ủng hộ phi hạt nhân hóa", đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc đang đa dạng hóa kho tên lửa hạt nhân với các tên lửa tầm xa có khả năng tấn công bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Mỹ [6] . Bắc Kinh cũng đã trình làng nhiều tên lửa hạt nhân tầm trung có thể tấn công Nhật Bản, Philippines, Guam và các nước khác trong khu vực. Và điều này khiến các quốc gia láng giềng lo ngại. "Khuynh hướng tăng cường kho vũ khí hạt nhân, mà Trung Quốc nói là chỉ để đáp lại mối đe dọa đến từ Mỹ, đặt ra câu hỏi : vậy thì tại sao Trung Quốc lại phát triển các tên lửa tầm trung có thể tấn công các mục tiêu gần hơn như Nhật Bản ?" [7] .
Quân đội Trung Quốc diễu tinh ở Quảng trường Đỏ (Nga) nhân lễ kỷ niêm 75 năm quân Xô Viết chiến thắng Phát xít hôm 24/6/2020 (minh họa). AFP
Chạy đua vũ trang ở Châu Á
Theo dữ liệu mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong khi hoạt động chuyển giao vũ khí toàn cầu giảm nhẹ, thì nhập khẩu vũ khí của Châu Á và Châu Đại Dương vẫn ở mức đáng kể, được dẫn dắt bởi những lo ngại về tham vọng khu vực của Trung Quốc.
Ở Châu Á, nhập khẩu vũ khí đã tăng mạnh, trong đó Nhật Bản, Australia và Ấn Độ đang ở vị trí dẫn đầu.
Nhập khẩu vũ khí của hai quốc gia láng giềng Đông Á của Trung Quốc là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng lần lượt tăng 155% và 6,5%.
Chuyên gia nghiên cứu cấp cao của SIPRI Wezeman nhấn mạnh rằng, các giao dịch này "phần lớn được thúc đẩy bởi một yếu tố chính : lo ngại về tham vọng của Trung Quốc". Ông nói thêm : "Không còn nghi ngờ gì nữa, mức nhập khẩu vũ khí cao và kéo dài của Nhật Bản cũng như các đồng minh và đối tác khác của Mỹ ở Châu Á và Châu Đại Dương phần lớn được thúc đẩy bởi một yếu tố chính : lo ngại về tham vọng của Trung Quốc. Mỹ (quốc gia có chung nhận thức về mối đe dọa từ Trung Quốc) cũng là nhà cung cấp vũ khí ngày càng nhiều hơn cho khu vực" [8] .
Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, Đô đốc John C. Aquilino, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM), đã nhấn mạnh Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia đáng kể nhất đối với Mỹ kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai [9] . Ông lưu ý đến các hành động ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc và các yêu sách rõ ràng của nước này đối với các vùng lãnh thổ như Bãi Cỏ Mây, coi đó là những vùng lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc.
Việt Nam phải làm gì ?
Là quốc gia láng giềng, Việt Nam có chung cả biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, thậm chí, với cái gọi là Đường lưỡi bò, Trung Quốc muốn chiếm đoạt gần như hết cả Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải có quân đội mạnh để có thể bảo vệ đất nước trước sự đe dọa từ người láng giềng khổng lồ.
Theo xếp hạng của Global Firepower năm 2023 về sức mạnh quân sự, Việt Nam đứng thứ 19 [10] . Nhưng năm 2024 lại bị tổ chức này xếp thứ 22 [11] . Điều này cho thấy Việt Nam cần phải cải thiện sức mạnh quân sự rất nhiều.
Số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy, từ năm 1995 đến năm 2022, tổng lượng nhập khẩu vũ khí của Việt Nam đạt 9,162 tỷ USD, trong đó Nga chiếm 7,471 tỷ USD (81,5%) [12] .
Trong giai đoạn 2018-2020, chi tiêu quân sự của Việt Nam ước tính tăng trung bình hàng năm là 8,78% theo báo cáo do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) công bố [13] .
Theo Nghị quyết 70/2022/15 ngày 11/11/2022, Việt Nam dự kiến phân bổ 6,65 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng thường xuyên, chiếm 12,3% dự toán chi nhà nước năm 2023. Báo cáo của GlobalData đầu năm 2022 cho thấy quân đội Việt Nam chi tiêu cho việc mua sắm là khoảng 1,1 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến tăng trưởng 8,1% hàng năm, đạt 1,8 tỷ USD trong giai đoạn 2023 – 2027. Về tổng chi tiêu quốc phòng, báo cáo dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng ở mức 8,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 8,5 tỷ USD vào năm 2027 [14] .
Việt Nam đang hướng trọng tâm quân sự của mình vào các hoạt động liên quan đến an ninh hàng hải. Những nỗ lực này bao gồm các khả năng của lực lượng không quân, phòng không, mặt nước và dưới mặt đất. Các nhà cung cấp thiết bị quốc phòng và nhà thầu phụ có thể mong đợi nhu cầu ngày càng tăng đối với các chiến binh hải quân, hệ thống phòng không, hệ thống tình báo cũng như thiết bị giám sát và trinh sát (ISR).
Hầu hết lượng vũ khí hiện tại của Việt Nam có nguồn gốc từ Nga, nhưng vấn đề thứ nhất là Nga đang bị sa lầy trong chiến tranh xâm lược Ukraine, nên Nga không thể cung cấp vũ khí cho Việt Nam như trước được nữa. Việc cung cấp bị hạn chế do Nga đang ưu tiên sản xuất vũ khí để duy trì sức mạnh trong cuộc chiến Ukraine, đồng thời việc Nga bị phương Tây trừng phạt và cấm vận sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển và thanh toán khi mua vũ khí của Nga. Vấn đề thứ hai là vũ khí Nga trong chiến tranh Ukraine đã bộc lộ rất nhiều điểm hạn chế. Chính vì vậy, Việt Nam cần tìm những nhà cung cấp vũ khí khác trên thế giới và có thể nhận chuyển giao một số công nghệ trong công nghiệp quốc phòng.
Gần đây, Ian Storey trong một nghiên cứu đã cảnh báo Lực lượng Không quân của Việt Nam (VPAF) cần thay thế một nửa phi đội máy bay chiến đấu tiền tuyến, nhưng lực lượng này đang phải đối mặt với một môi trường không có nhiều lựa chọn tối ưu.
Hầu hết các máy bay diễn tập của Việt Nam đều là các máy bay phản lực Su-22 Fitters - máy bay ném bom chiến đấu được sản xuất ở Liên Xô và chuyển giao cho Việt Nam vào những năm 1980. Các máy bay chiến đấu đa năng mới hơn như Su-27 và các biến thể của Su-30 tạo nên sự cân bằng trong trật tự chiến đấu của lực lượng không quân. Khoảng 30 chiếc Su-22 của VPAF đã có tuổi thọ gần 40 năm sắp hết thời gian hoạt động. Trong vài năm qua, một số chiếc đã bị rơi, trong đó có một chiếc vào ngày 9 tháng 1 (may mắn là phi công đã thoát ra ngoài an toàn nên không có thiệt hại nhân mạng) [15] .
Việt Nam cần phải tìm kiếm nguồn thay thế Su-22. Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phô trương sức mạnh ở Biển Đông, và mặc dù Việt Nam không bao giờ có thể sánh được với hỏa lực của không quân Trung Quốc, một lực lượng nhỏ máy bay chiến đấu phản lực hiện đại có thể khiến Bắc Kinh phải chảy máu mũi nếu bị thúc ép. Theo một câu chuyện trên tờ New York Times, năm ngoái Việt Nam đã bí mật đồng ý mua vũ khí trị giá 8 tỷ USD của Nga bằng lợi nhuận từ liên doanh năng lượng chung của hai nước ở Bắc Cực, qua đó né tránh các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Nếu đúng, thỏa thuận đó có thể bao gồm các máy bay chiến đấu như Su-30 hoặc Su-35. Theo tính toán của Hà Nội, có lẽ đi theo con quỷ Nga mà nó biết rõ sẽ tốt hơn con quỷ Mỹ mà nó không biết rõ lắm [16] .
Hà Lệ Chi
Nguồn : RFA, 29/04/2024
Tác giả Hà Lệ Chi là một nhà nghiên cứu độc lập, đã tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế ở Úc. Hà Lệ Chi đã có thời gian làm việc tại Bộ Ngoại giao iệt Nam. Hhiện tác giả đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
[1] China raises defense budget by 7,2% for 2024, "conducive to peace, stability" - Global Times (2024). Globaltimes.cn.
[2] China raises defense budget by 7,2% for 2024, "conducive to peace, stability" - Global Times (2024). Globaltimes.cn.
[3] DOD’s 2025 Budget Request Provides 4,5% Raise for Service Members, (2024), U.S. Department of Defense.
[4] National Budget Archive, (2023), SIPRI.
[5] China’s Real Military Budget Is Far Bigger Than It Looks, (2023, June 21), American Enterprise Institute - AEI.
[6] Marcos González Gava. (2024, March 4). Danger and Deterrence in Japan’s Security Environment, Thediplomat.com ,The Diplomat.
[7] Marcos González Gava, (2024, March 4), Danger and Deterrence in Japan’s Security Environment. Thediplomat.com ; The ,.
[8] TOI News Desk, (2024, March 18), From India to Japan, how China is driving an arms race in Asia, The Times of India, Times Of India.
[9] Stavros Atlamazoglou, (2024, March 25), U.S. Military Thinks China Is Biggest Threat Faced Since World War II, The National Interest.
[10] MINH, G. (2023, May 28), Global Firepower xếp hạng sức mạnh quân sự 2023 : Mỹ đứng đầu, Việt Nam thứ 19. TUOI TRE ONLINE ; tuoitre.vn.
[11] 2024 Vietnam Military Strength, (2024). Globalfirepower.com.
[12] 75. (2024, January 30), Vietnam - Defense and Security Sector. International Trade Administration | Trade.gov.
[13] 75. (2024, January 30). https://www.trade.gov/country-commercial-guides/vietnam-defense-and-security-sector | Trade.gov.
[14] 75. (2024, January 30). Vietnam - Defense and Security Sector. International Trade Administration | Trade.gov.
[15] Storey, I. (2024, February 5). Will Vietnam turn to Russia or America for its new jet fighter ? ThinkChina - Big Reads, Opinion & Columns on China.
[16] Storey, I. (2024, February 5). Will Vietnam turn to Russia or America for its new jet fighter ? ThinkChina - Big Reads, Opinion & Columns on China.
Thế giới tăng tốc chạy đua vũ trang từ khi Ukraine bị xâm lăng
Bài điều tra của Le Monde ngày 27/11/2023 phân tích "Chiến tranh ở Ukraine đã vẽ lại khuynh hướng tái vũ trang như thế nào". Chi tiêu quốc phòng gia tăng một cách ấn tượng trên thế giới, và nhất là ở Đông Âu, do các nước này vô cùng lo ngại sau khi Nga đưa quân vào xâm chiếm Ukraine.
Một người lính xe tăng của Lữ đoàn số 4 Ukraine trong một chiến xa T-72 ở gần mặt trận Donetsk ngày 23/11/2023. Reuters – Alina Smutko
Con tin Israel, 50 ngày đêm trong hầm tối
Kinh tế Pháp chậm lại, đấu tranh chống thuốc lá, nhà trường trước nạn khủng bố là những chủ đề được đưa lên trang nhất hôm nay, bên cạnh vấn đề chính là thả con tin Israel. Trang nhất Le Monde đăng hình chiếc xe Hồng thập tự chở các con tin trong đợt trao trả đầu tiên, Libération chọn tấm ảnh hai người thân đang xúc động ôm lấy nhau. Theo Tsahal, một phụ nữ được trực thăng đưa đi bệnh viện vì bị gãy chân, số còn lại chỉ yếu sức, kiệt lực, và quan trọng là tâm lý. Sau 50 ngày và đêm trong địa đạo, khi được thả có những con tin còn ngỡ rằng bị đưa đi hành quyết.
Trong ba ngày, cả thế giới từ Hoa Kỳ đến Philippines, Châu Âu hay Nga đều hồi hộp theo dõi. Sau thời gian căng thẳng với nhiều lo âu thỏa thuận sẽ bị hủy bỏ, hôm thứ Bảy và Chủ nhật vừa qua việc thả con tin đã diễn ra như dự kiến ; với nhiều cảnh trùng phùng đầy xúc động, nhất là có nhiều trẻ em. Có trường hợp như bé gái Amigail Idan, 4 tuổi, song tịch Mỹ-Israel sẽ không còn gặp lại cha mẹ là Samdar và Roi Idan : cả hai đã bị quân Hamas sát hại hôm 07/10 tại kibbutz Kfar Aza. Người cha Samdar là phóng viên ảnh, bị giết lúc đang bồng bé Amigail trên tay, còn em bé người đẫm máu bị lôi sang nhà bên cạnh và bị bắt.
Israel và Hamas chừng như đều quyết định tôn trọng những điều khoản đã được các nhà đàm phán đạt được một cách vất vả, mà hàng đầu là Qatar. Các đại diện Qatar hôm thứ Bảy đến Tel-Aviv và Chủ nhật có mặt ở Gaza. Theo Libération, đó là vì đôi bên đều có lợi, hay nói cách khác, chẳng hay ho gì khi trở thành bên phá hoại hưu chiến. Chính phủ Israel chịu đựng áp lực vô cùng lớn từ gia đình các con tin, từ ông Joe Biden và dư luận nhiều nước, để ngưng oanh tạc Gaza. Còn Hamas, vốn cho biết sẵn sàng kéo dài hưu chiến, rất thâm hiểm với trò chơi gây căng thẳng cho thân nhân con tin, lãnh đạo các nước đồng thời lợi dụng việc Israel ngưng oanh tạc để tái tổ chức.
Hamas trả tự do nhỏ giọt để gây lo âu thường trực
Sự im lặng sau những trận bom vang động, bỗng khiến người ta khó thể hiểu được làm thế nào cuộc chiến tái diễn. Tổng thống Mỹ cũng gây sức ép tối đa lên Benyamin Netanyahou để hưu chiến trở thành ngưng bắn, nhưng thủ tướng Israel hoàn toàn ý thức về chiếc bẫy, nhấn mạnh rằng cuộc tấn công vào Gaza sẽ còn tiếp tục "đến khi giành chiến thắng".
Trả lời Libération, nhà nghiên cứu David Tsahal của Fondation Jean-Jaurrès nhận định, "Hamas muốn tạo ra tâm trạng âu lo" thường trực nơi người dân Israel. Mục tiêu đầu tiên của phe khủng bố là áp đặt kinh hoàng, gây sợ hãi trong xã hội Israel, khiến dân chúng và chính quyền thêm chia rẽ. Thứ hai, chiến lược thả con tin nhỏ giọt nhằm biến hưu chiến thành ngưng bắn thực sự, ghi điểm trước Fatah của ông Mahmoud Abbas : cảnh vui mừng ở Cisjordanie với những lá cờ Hamas cho thấy phe này biến vụ thảm sát thành chiến thắng chính trị. Thứ ba, là cố tỏ ra nhân đạo, sau những cảnh sát hại dã man thường dân làm mất đi một số ủng hộ. Trong các video, quân Hamas áp tải với vẻ thân thiện, nắm tay các con tin và chào từ biệt.
Thế giới đã quên đi nạn diệt chủng người Do Thái ?
Về mặt lịch sử, Les Echos lý giải vì sao ký ức về các trại tập trung Đức quốc xã lại mờ nhạt đi với thời gian, trong khi những vết thương thời thuộc địa, đế quốc lại lan rộng. Ngày 05/06/1967, sinh viên Sciences Po lo lắng chuẩn bị biểu tình ủng hộ Israel : Chiến tranh vừa bùng nổ ở Trung Đông. Hai mươi hai năm sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc, liệu những người sống sót từ các trại tập trung và con cháu họ sẽ lại bị một liên minh vũ trang Ả rập quăng ra biển ?
Năm mươi sáu năm sau, nỗi xúc động này dường như là siêu thực. Ở phương Tây, giới trẻ xuống đường ủng hộ Palestine thay vì Israel. Trong những cuộc biểu tình lớn chống bài Do Thái ở Paris hôm 12/11, không có mấy người Hồi giáo và thanh niên. Từ Paris đến Washington, cứ như là hình ảnh oanh kích Dải Gaza đã xóa mất những hình ảnh thảm sát hôm 07/10.
Nhà nước Do Thái chiến thắng về quân sự nhưng không thắng cuộc chiến hình ảnh. Tại bảo tàng Hiroshima ở Nhật Bản, hình ảnh thành phố trước và sau quả bom nguyên tử Mỹ hết sức ấn tượng. Nhưng không hề có giải thích, cứ như quả bom tự dưng xuất hiện, quân phiệt Nhật không tấn công Trân Châu Cảng dẫn đến chiến tranh. Tại Cận Đông nay cũng vậy, 3/4 người Palestine hoan nghênh việc Hamas tấn công đẫm máu vào Israel. Sau 50 ngày chiến đấu, Israel tương đối bị cô lập trên trường quốc tế.
Nạn diệt chủng người Do Thái không còn mấy ai nhớ đến, những làn khói lò thiêu trại tập trung quốc xã đã bị thay thế bằng những đống đổ nát ở Gaza, nỗi đau của các nạn nhân Israel không được Al-Jazeera thông tin. Theo giáo sư Alain Finkielkraut, "cuộc tranh đấu của người Palestine được ủng hộ nhất trên thế giới, đó là vì đối thủ của họ là người Do Thái". Tác giả bài viết cho rằng có thể do cách suy nghĩ trại tập trung là vấn đề giữa "những người da trắng" với nhau, còn chủ nghĩa đế quốc là giữa người da trắng với phần còn lại của thế giới. Và Israel cũng không khác gì phương Tây.
Ukraine bị xâm lăng, các nước đua nhau vũ trang để tự vệ
Nhìn chung trên toàn cảnh, bài điều tra của Le Monde phác họa "Chiến tranh ở Ukraine đã vẽ lại khuynh hướng tái vũ trang như thế nào". Chi tiêu quốc phòng gia tăng một cách ấn tượng trên thế giới, và nhất là ở Đông Âu, do các nước này vô cùng lo ngại bị Nga xâm lăng.
Bài điều tra mở đầu bằng khung cảnh một trong những hội chợ vũ khí lớn nhất thế giới ở Luân Đôn, gian hàng Ukraine trưng bày các ma-két drone nằm đối diện với BAE Systems, tập đoàn quốc phòng Anh vốn thường chiếm một trong những vị trí quy mô nhất của hội chợ này. Một cách để người Anh tỏ rõ sự hợp tác chặt chẽ với Kiev, và nhất là dấu hiệu của sự đảo lộn địa chính trị thế giới, kể từ khi Nga kéo quân sang xâm lược Ukraine.
Các chuyên gia từ nay đã chắc chắn rằng "cổ tức hòa bình" đã kết thúc. Đây là khái niệm được chủ tịch Hạ Viện Pháp Laurent Fabius sáng tạo ra năm 1990 để chỉ một thế giới hậu chiến tranh lạnh, trong đó các Nhà nước không còn cần phải đầu tư vào quân sự. Sau nhiều thập niên các quân đội phương Tây chỉ tham gia những cuộc chiến nho nhỏ hay chống nổi dậy, tại Afghanistan, Iraq hay Sahel ; nay viễn cảnh một cuộc chiến tranh quy ước giữa các quốc gia bỗng hiển hiện kể từ ngày 24/02/2022.
Năm 2022, chi quốc phòng thế giới lên đến mức kỷ lục là 2.240 tỉ đô la, trong đó các nước Châu Âu, bị bất ngờ trước cuộc xâm lăng Ukraine, đã tái vũ tranh nhanh nhất. Chi quốc phòng của Châu Âu đạt 480 tỉ đô la năm ngoái, lần đầu tiên vượt mức chi so với năm 1989. Đặc biệt là ở Đông Âu, nơi nỗi lo bị Nga tấn công cao nhất : Ba Lan tăng 11%, Litva tăng 27%, Phần Lan tăng 36%. Đồng thời số vũ khí được Châu Âu nhập khẩu tăng gấp đôi do phải chi viện cho Kiev, đứng thứ ba thế giới.
Bức tranh mới của thị trường vũ khí quốc tế
Thật ra theo nhà nghiên cứu Yohann Michel, quá trình này đã bắt đầu từ năm 2014 sau khi Nga chiếm Crimea của Ukraine và một phần Donbass. Ở đầu bên kia của Trái Đất, Bắc Kinh giương móng vuốt đe dọa Đài Loan. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc vốn đã cao thứ nhì thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, 28 năm liên tục tăng lên và năm 2022 đạt mức chưa từng thấy là 292 tỉ đô la. Cuộc chiến ở Ukraine là động cơ chính của cuộc chạy đua vũ trang toàn thế giới.
Trong bối cảnh mới, Hoa Kỳ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giói, chiếm 40% toàn cầu trong năm 2022, đa số do chuyển cho Ukraine (trên 44 tỉ đô la kể từ đầu cuộc chiến). Các tập đoàn Mỹ tiếp tục thống trị, có đến 40 tên tuổi trong top 100 nhà sản xuất. Thị trường xuất hiện nhiều nhân tố mới, người cạnh tranh gay gắt nhất là Hàn Quốc. Tướng Pháp Jean-Marc Duquesne nhận xét, đã mười năm qua Seoul đầu tư vào một "nền kinh tế chiến tranh" vì luôn bị Bắc Triều Tiên đe dọa, và vũ khí Hàn Quốc tương thích với nhiều thiết bị Mỹ theo chuẩn NATO. Bên cạnh đó, hệ thống lá chắn hỏa tiễn Arrow 3 của Israel thuộc loại tân tiến nhất thế giới được Châu Âu ưa chuộng.
Iran và Bắc Triều Tiên lâu nay bị cộng đồng quốc tế cô lập, bỗng bán được drone và đạn dược cho Moskva, còn Nga vốn là nhà xuất khẩu vũ khí thứ nhì thế giới chuẩn bị tụt xuống hạng ba. Về phía Pháp bị mất ảnh hưởng ở Châu Phi cả về ngoại giao lẫn quân sự sau khi rút quân khỏi Sahel. Từ khi chiến tranh tái diễn ở Trung Đông, viện trợ quân sự Mỹ dành cho Ukraine có nguy cơ phải chia sẻ cho Israel. Trước tình thế bấp bênh, Kiev quyết định đi bước trước, với kế hoạch trở thành nhà cung cấp thiết bị quân sự giá rẻ cho phương Tây, dựa trên cơ sở hạ tầng có từ thời Liên Xô. Ý định này được Mỹ và Anh khuyến khích, nhưng gây lo ngại cho các công ty vũ khí Châu Âu.
Pháo đài nhỏ bé Đài Loan tự hỏi khi nào Trung Quốc tấn công
Tại Châu Á, đặc phái viên Le Figaro tại Đài Bắc mô tả "Vũ trang, huấn luyện... Đài Loan chuẩn bị đối phó với việc Trung Quốc xâm lược ra sao". Sau Ukraine, nạn nhân của tham vọng đế quốc Nga, liệu Đài Loan sẽ là con mồi của độc tài Trung Quốc ? Đó là câu hỏi mà mọi người đều đặt ra, tất nhiên ở Đài Bắc, nhưng cả ở Washington, Tokyo, Seoul, Berlin và Paris.
Bắc Kinh luôn muốn nuốt chửng đảo quốc, trước kỷ niệm 100 năm thành lập Giải phóng quân Trung Quốc – nếu có thể, và dù sao đi nữa phải trước khi thời kỳ ngự trị của Tập Cận Bình kết thúc. Theo thứ trưởng ngoại giao Đài Loan Lý Thuần (Chun Lee), nguy cơ bị Trung Quốc xâm lược trong hai tháng tới là bằng không, nhưng càng tăng lên theo với tốc độ Bắc Kinh hiện đại hóa quân đội. "Mỗi buổi sáng khi thức giấc, Tập Cận Bình đều đánh giá cơ hội chiến thắng trước Đài Loan và mỗi sáng ông ta đều thấy rằng chưa đủ. Mục tiêu của chúng tôi là phải luôn bảo đảm khả năng này".
Đài Loan đứng về phía Ukraine ngay từ ngày đầu cuộc xâm lăng, và rút ra những bài học cần thiết. Đó là chiến tranh có thể bất ngờ xảy ra, và David vẫn luôn chống chọi được trước Goliah. Nghĩa vụ quân sự bắt buộc 4 tháng, từ đầu năm tới sẽ là một năm, quân đội tập trung cho năng lực răn đe. Về phía Bắc Kinh cũng quan sát kỹ lưỡng chiến trường Ukraine, chắc hẳn không bỏ qua việc phương Tây tự giới hạn viện trợ cho Kiev để tránh nguy cơ nguyên tử, và phản ứng của "các nước phương Nam" mà Trung Quốc muốn là người lãnh đạo. Tuy nhiên nếu bị trừng phạt như Nga, kinh tế sẽ suy sụp, và quá nhiều rủi ro nếu Hoa Kỳ can thiệp quân sự. Một ẩn số khác là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sang năm.
Đài Loan : Hai ứng cử viên thân Bắc Kinh xung khắc, Trung Quốc vỡ mộng
Trên phương diện chính trị, Les Echos cho biết Trung Quốc vừa lãnh một đòn nặng ở Đài Loan. Đó là một trận động đất nho nhỏ nếu nhìn từ Paris, nhưng khiến Bắc Kinh vô cùng tức tối. Hai ứng cử viên của hai đảng đối lập chính, chủ trương hòa hoãn thậm chí thông đồng với Trung Quốc, hôm thứ Sáu vừa xé bỏ thỏa thuận ra ứng cử chung một cách đầy kịch tính.
Ứng cử viên Quốc dân đảng Hầu Hữu Nghi (Hou Yu Ih) và của đảng Nhân dân Đài Loan (TPP) là Kha Văn Triết (Ko Wen Je), không đồng ý ai sẽ là ứng cử viên tổng thống và ai là phó tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 13/01, đối mặt với đương kim phó tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Ching Te) của đảng Dân Tiến. Hai ông Hầu và Kha đã thóa mạ nhau trực tiếp trên sóng truyền hình, và rốt cuộc đã đăng ký ứng cử riêng rẽ vào giờ chót.
Ông Lại Thanh Đức đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò gần đây với 35% số phiếu. Nhưng nếu Hầu Hữu Nghi (được cho là sẽ chiếm 17,8%,) và Kha Văn Triết (17,1%) hợp tác với nhau thì sẽ gặp khó khăn. Việc ứng cử viên Quách Đài Minh (Terry Gou), chủ tịch tập đoàn Foxconn rút lui có thể là theo lệnh của Bắc Kinh vì lo ngại sẽ bị chia phiếu.
Giáo sư Khúc Triệu Tường (Chu Chao Hsiang) ở Đài Loan nhấn mạnh, vụ bất hòa giữa hai ứng cử viên đối lập là một cái tát cho Bắc Kinh, còn Washington hẳn là thở phào nhẹ nhõm. Ông Lại Thanh Đức vốn thân Mỹ, ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh ông cũng là cựu đại sứ Đài Loan tại Hoa Kỳ. Để xem từ nay đến ngày bầu cử Bắc Kinh sẽ có hành động thế nào. Les Echos nhắc lại, quân đội Trung Quốc được cho là thứ nhì thế giới về quân số và vũ khí, nhưng khả năng chiến đấu thực sự thì chưa thể biết được, vì không một người lính nào của Trung Quốc có kinh nghiệm chiến đấu kể từ sau cuộc xâm lăng Việt Nam năm 1979.
Thụy My
Ngày 15/09/2021, liên minh AUKUS Mỹ-Anh–Úc ra mắt. Sáng kiến gây ấn tượng đầu tiên của AUKUS, việc Mỹ và Anh sẽ "hỗ trợ" Úc để Canberra có tàu ngầm hạt nhân, gây phấn chấn cho những người lo ngại tham vọng bành trướng nguy hiểm của Trung Quốc. Nhưng cũng có nhiều cảnh báo là hợp tác này có thể bị Bắc Kinh sử dụng như một cái cớ để gia tăng chạy đua vũ trang. Châu Á – Thái Bình Dương và Biển Đông sẽ ngày càng trở nên nguy hiểm trong bối cảnh này.
Cuộc diễu binh phô ương sức mạnh quân sự nhân quốc khánh lần thứ 60 của Trung Quốc, ngày 01/10/2009, Bắc Kinh. Reuters - David Gray
Với việc cam kết trang bị cho Úc các tầu ngầm chiến đấu chạy bằng năng lượng hạt nhân, Mỹ và Anh vừa phá vỡ một điều cấm kỵ vốn tồn tại trong nội bộ 5 quốc gia thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An ( Anh, Nga, Mỹ, Pháp và Trung Quốc) : Không bao giờ chuyển giao công nghệ và nguyên liệu hạt nhân của mình cho một quốc gia bên ngoài. Quyết định nói trên của Mỹ và Anh là một thay đổi mang tính chiến lược quan trọng. Theo chuyên gia về chính trị quốc tế Pháp Renaud Girard, ngoài việc phá vỡ nguyên tắc "không phổ biến hạt nhân", quyết định của Mỹ và Anh trên thực tế đã xác lập một tình thế hoàn toàn mới tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (Le Figaro, 21/09/2021).
Chuyên gia Renaud Girard gọi đây là sự khởi đầu của một "cuộc chiến tranh thứ hai tại khu vực Thái Bình Dương". Lần này, đối thủ của khối Anh – Mỹ không phải là nước Nhật đế quốc thời đệ nhị thế chiến, mà là Trung Quốc, siêu cường đang lên, có tham vọng đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ khỏi khu vực từ vịnh Bengale đến quần đảo Hawai, tây Thái Bình Dương. Đây là một cuộc "chiến tranh" tạm thời không có giao tranh trên chiến trường, mà là cuộc đọ sức với tương quan sức mạnh, các đòn hù dọa, các phương tiện tấn công phi truyền thống, như tin tặc…
Theo Ali Wyne, nhà phân tích chính của Eurasia Group, viện tư vấn về nguy cơ chính trị có trụ sở tại New York, thì "thế cân bằng sức mạnh quân sự hiện nay (tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương) chắc chắn sẽ ngày càng bị phản bác" (phát biểu ngày 20/09/2021 trên CNBC). Trước "thỏa thuận tầu ngầm hạt nhân Úc", "cán cân quân sự trong vùng đang được thu hẹp lại theo hướng có lợi cho Bắc Kinh", theo nhận định của chuyên gia viện Eurasia Group. Nay, với thỏa thuận này, "thế cân bằng sẽ nghiêng về phía bất lợi hơn cho Trung Quốc".
Ông Ali Wyne lưu ý, cho dù hạm đội tầu ngầm nguyên tử sẽ chỉ được Mỹ - Anh cấp cho Úc trong thập niên 2030, nhưng trong khoảng thời gian từ nay đến đó, Bắc Kinh sẽ phải tăng cường hiện đại hóa quân đội, để bù lấp khoảng cách trong tương lai. Phát biểu trên CNBC, chuyên gia về chính trị và an ninh quốc tế Michael Klare, giáo sư trường Hampshire College, Hoa Kỳ, dự báo các căng thẳng của xu thế chạy đua vũ trang này sẽ thêm vào các căng thẳng quân sự vốn có hiện nay tại Châu Á, đặc biệt tại khu vực Biển Đông và hai bên bờ eo biển Đài Loan. Bắc Kinh dứt khoát sẽ có những biện pháp đã đáp trả quyết định của Mỹ-Anh-Úc với liên minh AUKUS.
Trong lúc nhà phân tích của Eurasia Group lưu ý đến nguy cơ bùng phát xung đột do tính toán sai lầm tăng cao trong bối cảnh chạy đua vũ trang, chuyên gia Michael Klare khẳng định hiệp ước an ninh Mỹ - Anh – Úc có thể không phải là "một con đường hướng đến hòa bình và ổn định" tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Thái độ của các quốc gia ASEAN ven Biển Đông về Liên minh AUKUS có thể cho thấy tính chất cực kỳ nhạy cảm của hợp đồng tầu ngầm hạt nhân Úc nói riêng và liên minh đối đầu với Trung Quốc nói chung. Theo nhà phân tích chính trị khu vực Sebastian Strangio trên báo mạng The Diplomat (ngày 17/09/2021), có khả năng "những quốc gia đang đối mặt với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ âm thầm ủng hộ động thái này, bởi điều này sẽ khiến người Trung Quốc phải trả giá cao hơn cho bất kỳ hoạt động phiêu lưu quân sự nào của Trung Quốc". Tuy nhiên, "mặc dù AUKUS có thể giúp ngăn chặn hành động quân sự của Trung Quốc và giảm khả năng xảy ra xung đột, nhưng liên minh này cũng đảm bảo rằng một cuộc xung đột như vậy, nếu nổ ra, sẽ tàn khốc hơn nhiều. Và khu vực Đông Nam Á, vốn nằm ở trung tâm của vùng "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", có thể hình dung được sẽ nằm ở tiền tuyến của cuộc đọ sức".
Làm thế nào để việc phát triển các phương tiện an ninh – quốc phòng nhằm đối phó và răn đe các tham vọng sử dụng vũ lực của Trung Quốc, nhưng không trở thành cái cớ để thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm tại khu vực, mà ngày càng nhiều chuyên gia lo ngại có thể trở thành nơi bùng phát Thế chiến thứ Ba ? Đây là một thách thức hàng đầu đối với khối các quốc gia dân chủ hiện nay.
Một ngày sau khi Mỹ - Anh – Úc lập liên minh mới tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương lấy mặt quân sự làm chủ đạo, lấy đối đầu với Trung Quốc làm trọng tâm, Liên Hiệp Châu Âu công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, lấy hợp tác làm nền tảng, hợp tác kinh tế đi kèm với việc cổ vũ cho các giá trị dân chủ, nhân quyền, nhà nước pháp quyền. Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Liên Hiệp Châu Âu, nhà đầu tư bên ngoài số một tại khu vực, cho thấy khối 27 nước đang tìm kiếm một cách tiếp cận riêng, không trùng khớp với chiến lược của Mỹ. Theo nhiều nhà quan sát, khả năng phối hợp giữa các liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo với Liên Âu tại Ấn Độ - Thái Bình Dương là ẩn số lớn có ý nghĩa hàng đầu đối với những xu thế chiến tranh – hòa bình trong tương lai của khu vực.
Trọng Thành
Nguồn : RFI, 22/09/2021
Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào ngày 18 tháng Chín năm 2019, không những khẳng định vùng biển ở Bãi Tư Chính (nằm ở Đông Nam Việt Nam) là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, mà còn đòi “Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính,” là chưa từng có, rất có thể là bước dọn đường dư luận quốc tế và dư luận tại đại lục để nhảy sang hành động tiếp biến khó lường : Chiến tranh !
Hải quân Việt nam vẫn thường 'tự sướng' với 'tàu buồm Lê Quý Đôn hiện đại nhất thế giới' (!?)
Sau ba lần Trung Quốc gây hấn và lộ rõ ý đồ muốn nuốt gọn Bãi Tư Chính - khu vực màu mỡ nhất về trữ lượng dầu khí và đất hiếm của Việt Nam - vào các năm 2017, 2018 và 2019, giới quan sát chính trị đang đặt dấu hỏi lớn về việc liệu Bộ Quốc phòng Việt Nam có thể gia tăng ngân sách quân sự - khí tài và vũ khí sát thương - để đối phó với Trung Quốc hay không.
Kịch bản ngày càng lộ rõ là Việt Nam khó có thể tránh thoát nguy cơ một cuộc tấn công quân sự, dù có thể chỉ ở cấp độ chiến dịch, từ phía Trung Quốc. Chiến dịch tấn công này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ diễn ra trên biển và rất gần gũi về mặt kinh tuyến và vĩ tuyến với những mỏ dầu mà Việt Nam đang dự định khai thác nhưng nằm trong “đường lưỡi bò” mới được Trung Quốc vẽ bổ sung.
Bước đầu, Trung Quốc có thể tấn công các tàu hải cảnh của Việt Nam đang bảo vệ Bãi Tư Chính. Sau đó, cuộc chiến sẽ leo thang với sự đụng độ giữa các tàu chiến của hai bên.
Tuy nhiên xét về năng lực hải quân thì cho dù có điều động toàn bộ số tàu chiến và hải cảnh ra Biển Đông, phía Việt Nam cũng chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng lượng tàu chiến và hải cảnh của Trung Quốc, chưa kể hàng chục ngàn tàu “thương mại dân sự,” tức tàu cá được bọc sắt, mà Bắc Kinh tung ra như một đòn chiến thuật biển vào những lúc không cần có mặt tàu chiến.
Trên một phương diện tổng quan hơn, nếu so sánh lượng chi phí quốc phòng từ 4- 5 tỷ USD/năm của Việt Nam với con số 177 tỷ USD/năm của Trung Quốc thì càng quá khập khiễng.
Nếu chỉ căn cứ vào vài so sánh trên, hoàn toàn có thể nhận ra tình thế sẽ khó lòng cầm cự được lâu của Hải Quân Việt Nam nếu nổ ra chiến tranh ở Biển Đông.
Còn nếu xét về ý chí “hải quân bám bờ” trong suốt thời gian nhiều năm qua thì chẳng có hy vọng gì về việc Hải Quân Việt Nam dám can đảm chống cự tàu Trung Quốc khi bị tấn công, thậm chí cảnh “bỏ của chạy lấy người” còn có thể lan tỏa rộng – đúng theo phương cách “chống giặc bằng cờ” mà giới chóp bu Việt Nam đang đốc thúc phát 1 triệu lá cờ đỏ sao vàng cho ngư dân để “bám biển.”
Nhưng nguy cơ mất Bãi Tư Chính, và còn có thể dẫn tới mất cả quân đảo Trường Sa, lại là cơ hội để Bộ Quốc phòng ‘vòi’ thêm tiền từ ngân sách.
Cơ quan Bộ Quốc phòng và các lực lượng biên phòng, trong khi đã chưa làm được bất kỳ động tác điều tra ra hồn nào để chỉ đích danh thủ phạm là các tàu Trung Quốc và người Trung Quốc đã đâm va, bắn giết và gây ra nhiều cái chết không thể nhắm mắt của ngư dân Việt, lại thường tự hào có đến 6 tàu ngầm lớp kilo tân trang mua lại của người Nga mà phải bỏ đến hàng tỷ USD hoặc hơn, hoặc ‘tàu buồn Lê Quý Đôn hiện đại nhất thế giới’…
Thế nhưng càng về những năm sau này, kinh phí ngân sách rót cho ngành quốc phòng, dù vẫn tăng lên đều đặn, nhung càng bị chặn trên bởi nạn túi thủng ngân khố, đặc biệt là nạn túi thủng ngoại tệ.
Bất chấp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc luôn tự sướng với bài ca ‘dự trữ ngoại hối tăng cao chưa từng có’, con số từ 60 - 70 tỷ UDD dự trữ ngoại hối hiện thời mới chỉ đủ đáp ứng cho tiêu chí tối thiểu 3 tháng nhập khẩu, ngoài ra còn phải bảo đảm ổn định thị trường ngoại hối, chi dùng cho đội ngũ ‘còn đảng còn mình’, và đương nhiên phải tính đến việc trả số nợ nước ngoài - cả gốc lẫn lãi - lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm.
Vậy trong tình cảnh đó, làm thế nào Bộ Chính trị và Bộ Quốc phòng Việt Nam có gan chạy đua vũ trang với Trung Quốc ? Hoặc giả có dám gia tăng ngân sách quốc phòng, tất cả cũng chỉ là tiền thuế của dân và đổ núi nợ lên đầu các đời con cháu ‘tương lai của đất nước’.
Vả lại, khi tàu Trung Quốc đã sát gần Bãi Tư Chính và các bờ biển Phan Thiết, Phan Rang, Phú Yên…, không còn thời gian cho Bộ Quốc phòng chạy đua vũ trang nữa.
Lối thoát phòng vệ quân sự duy nhất hiện thời của giới chóp bu Việt Nam chỉ còn là phải tìm cách dựa dẫm ngay một lực lượng quân sự sẵn có và hùng hậu của nước ngoài.
Lực lượng đó chính là Hoa Kỳ - đối trọng quân sự duy nhất với Trng Quốc ở Biển Đông.
Nhưng ‘dựa’ như thế nào khi vẫn nhắm mắt đu dây chính trị cùng nguyên tắc ‘Ba không’ gậy ông đập lưng ông ?
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 13/10/2019
Hoa Kỳ chính thức thông báo rút khỏi hiệp ước INF (RFI, 02/02/2019)
Hôm 01/02/2019, Hoa Kỳ đã thực hiện lời đe dọa rút khỏi một hiệp ước về vũ khí hạt nhân tầm trung (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty-INF) ký với Nga vào thời chiến tranh lạnh, bất chấp nguy cơ một cuộc chạy đua vũ khí mới với Moskva.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh tại Nhà Trắng, ngày 01/02/2019. Reuters/Jim Young
Trong một thông cáo, tổng thống Donald Trump cho biết : "Ngày mai (02/02), Hoa Kỳ sẽ đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ hiệp ước INF và khởi động tiến trình rút khỏi hiệp ước này. Tổng thống Mỹ nói thêm : "Việc rút khỏi hiệp ước sẽ có hiệu lực trong 6 tháng nữa, trừ phi nước Nga thực hiện các nghĩa vụ của họ bằng cách phá hủy toàn bộ các tên lửa và các thiết bị vi phạm hiệp ước"…
Hôm nay, tổng thống Vladimir Putin vừa thông báo là nước Nga cũng ngưng tuân thủ hiệp ước INF, cáo buộc chính Hoa Kỳ đã vi phạm hiệp ước này. Ngay từ hôm qua, Moskva đã bác bỏ các cáo buộc "vô căn cứ" của Washington và lên án chiến lược của Mỹ.
Từ Moskva, thông tín viên Daniel Vallot tường trình :
"Một lần nữa, Moskva khẳng định họ vẫn chủ trương tuân thủ hiệp định được Ronald Reagan và Mikhail Gorbachov ký kết vào thập niên 1980. Đối với Nga, Hoa Kỳ không chỉ đưa ra những cáo buộc vô căn cứ, mà nước này còn vi phạm hiệp ước INF.
Trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Rossiya 24, thứ trưởng ngoại giao Nga Sergai Ryabkov chỉ trích hệ thống chống tên lửa mà khối NATO đã triển khai ở Romania và sắp tới đây ở Ba Lan.
Ông Ryabkov nói : "Trong kịch bản tồi tệ nhất, Hoa Kỳ có thể triển khai 24 tên lửa Tomahawk. Với hệ thống chống tên lửa sẽ được lắp đặt ở Ba Lan, họ sẽ có thể triển khai tới 48 tên lửa với tầm bắn 2.500 km. Nếu quý vị vẽ một vòng tròn trên bản đồ, quý vị sẽ thấy những vùng nào của Nga nằm trong tầm bắn của những tên lửa đó".
Đối ông Ryabkov, Washington muốn lôi kéo nước Nga vào một cuộc chạy đua vũ khí mới, hơn 40 năm sau cuộc chạy đua vũ khí đã làm Liên Xô kiệt quệ. Thứ trưởng ngoại giao Nga nhấn mạnh : "Họ không hiểu là lần này chúng tôi đã học được bài học. Chúng tôi sẽ không ngại đầu tư vào những phương tiện để đáp trả Hoa Kỳ, nhưng chúng tôi sẽ tránh không bị phá sản".
Châu Âu lo ngại
Liên Hiệp Châu Âu tỏ vẻ lo ngại trước việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước INF. Hôm qua, lãnh đạo ngành ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Federica Mogherini tuyên bố : "Điều chúng tôi dứt khoát không muốn nhìn thấy, đó là lục địa của chúng tôi biến thành một trận địa và là nơi đụng độ giữa các siêu cường quốc khác".
Thanh Phương
*********************
Nga đình chỉ hiệp ước vũ khí hạt nhân sau khi Mỹ nói sẽ rút đi (VOA, 02/02/2019)
Nga đã đình chỉ Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) thời Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Vladimir Putin cho biết hôm thứ Bảy, sau khi Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí này, cáo buộc Moscow vi phạm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov tại Điện Kremlin ở Moscow, ngày 2 tháng 2, 2019.
Quan hệ của Moscow với phương Tây đang căng thẳng về các vấn đề bao gồm Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine, các cáo buộc nước này can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và đứng sau một vụ tấn công sử dụng chất độc thần kinh ở Anh.
Mỹ hôm thứ Sáu tuyên bố họ sẽ rút khỏi hiệp ước INF trong sáu tháng trừ phi Moscow chấm dứt điều mà họ nói là những vi phạm đối với hiệp ước năm 1987.
Mỹ sẽ xem xét lại việc rút đi nếu Nga tuân hành thỏa thuận, vốn cấm cả hai nước đặt các phi đạn trên bộ tầm ngắn và tầm trung ở Châu Âu. Nga phủ nhận vi phạm hiệp ước.
"Các đối tác Mỹ đã tuyên bố họ đình chỉ tham gia thỏa thuận này, chúng ta cũng đình chỉ", ông Putin nói trong cuộc họp với bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng được chiếu trên truyền hình.
Ông Putin nói Nga sẽ bắt đầu công tác chế tạo các phi đạn mới, bao gồm các phi đạn siêu thanh, và bảo các bộ trưởng đừng đề nghị các cuộc đàm phán giải giáp với Washington, cáo buộc Mỹ chậm phản ứng trước những hành động như vậy.
"Chúng ta đã nhiều lần, trong mấy năm qua, và thường xuyên nêu câu hỏi về các cuộc đàm phán có thực chất về vấn đề giải trừ quân bị", ông Putin nói. "Chúng ta thấy rằng trong mấy năm qua các đối tác đã không ủng hộ các sáng kiến của chúng ta".
Tranh cãi về hiệp ước đã thu hút phản ứng mạnh mẽ từ Châu Âu và Trung Quốc.
Các quốc gia Châu Âu lo ngại sự sụp đổ của hiệp ước có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới với một thế hệ phi đạn hạt nhân mới của Mỹ có thể được đặt trên lục địa này.
Trung Quốc hôm thứ Bảy kêu gọi Mỹ giải quyết những khác biệt của họ với Nga thông qua đối thoại.
Trong cuộc họp với ông Putin, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc Mỹ vi phạm INF và các thỏa thuận vũ khí khác, bao gồm hiệp ước không phổ biến vũ khí.
Ông Putin nói rằng Nga sẽ không triển khai vũ khí của mình ở Châu Âu và các khu vực khác trừ phi Mỹ làm như vậy.
*********************
Nga theo chân Mỹ đình chỉ Hiệp ước Hạt nhân tầm trung (BBC, 02/02/2019)
Nga vừa đình chỉ tham gia vào Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF) thời Chiến tranh lạnh sau khi Mỹ có quyết định tương tự.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói cáo buộc của Nato là bối cảnh cho Mỹ rời hiệp ước
Tổng thống Vladimir Putin nói Nga sẽ bắt đầu phát triển tên lửa mới.
Hôm thứ Sáu 1/2, Mỹ, nước từ lâu đã cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này, chính thức tuyên bố ngừng thực hiện các nghĩa vụ theo hiệp ước.
Được Mỹ và Nga ký kết năm 1987, hiệp ước cấm cả hai bên sử dụng tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
"Các đối tác Mỹ của chúng tôi tuyên bố họ sẽ đình chỉ tham gia vào hiệp ước, và chúng tôi cũng làm như vậy", Ông Putin nói hôm thứ Bảy 2/2.
"Tất cả các đề xuất của chúng tôi trong lĩnh vực này, như trước đây, vẫn để ngỏ. Cánh cửa để đàm phán vẫn mở", ông nói thêm.
Nga phủ nhận đã xây dựng tên lửa vi phạm hiệp ước
Sáng thứ Bảy, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với BBC : "Tất cả các đồng minh (Châu Âu) đồng thuận với Mỹ vì Nga đã vi phạm hiệp ước trong vài năm qua. Họ đang triển khai ngày càng nhiều tên lửa có khả năng hạt nhân ở Châu Âu".
Nga phủ nhận đã vi phạm hiệp ước INF.
Nga bị cáo buộc những gì ?
Người Mỹ nói họ có bằng chứng rằng một tên lửa mới của Nga nằm trong tầm 500-5,500km bị cấm bởi hiệp ước.
Quan chức Mỹ cho biết Nga đã triển khai một số tên lửa 9M729 - hay được NATO gọi là SSC-8.
Tên lửa 9M729 mới của Nga là Mỹ và đồng minh lo ngại
Những bằng chững này được đưa ra cho các đồng minh ở NATO của Mỹ và họ đều ủng hộ Mỹ.
Hồi tháng 12, chính quyền Trump ra điều kiện cho Nga phải tuân thủ trở lại các điều khoản của hiệp ước trong 60 ngày, nếu không Mỹ cũng sẽ ngừng tuân thủ hiệp ước.
Ngoài chuyện phủ nhận đã vi phạm INF, Moscow nói các thiết bị chống tên lửa đạn đạo của Mỹ đang được triển khai ở Đông Âu cũng có khả năng vi phạm các điều khoản của hiệp ước.
Điều gì có thể xảy ra tiếp theo ?
Tại cuộc họp với bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng Nga hôm thứ Bảy, Tổng thống Putin nói có thể sẽ bắt đầu lên kế hoạch phát triển vũ khí mới.
Những vũ khí này, ông nói, sẽ gồm một dạng của tên lửa hành trình phóng từ biển Kalibr, và các vũ khí siêu ấm mới có khả năng di chuyển nhanh hơn tốc độ âm thanh năm lần.
Nhưng ông Putin nói Moscow sẽ không bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang tốn kém, và sẽ không triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung trừ khi Mỹ triển khai trước.
Một cuộc chạy đua vũ trang sẽ là điều hết sức đáng lo ngại cho các nước Châu Âu.
"Những tên lửa mới này di động, khó phát hiện, có khả năng hạt nhân và có thể vươn tới các thành phố Châu Âu. Chúng có thời gian cảnh báo rất ngắn nên chúng làm giảm ngưỡng [đề phòng] việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể trong một cuộc xung đột", Tổng Thư ký Nato Jens Stoltenberg nói với BBC.
Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF) là gì ?
Được Mỹ và Nga ký kết năm 1987, hiệp ước kiểm soát vũ khí này cấm tất cả các tên lửa hạt nhân và phi hạt nhân tầm ngắn và tầm trung, trừ các loại vũ khí được phóng từ đại dương
Lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký Hiệp ước năm 1987
Mỹ đã quan ngại về việc Nga triển khai hệ thống tên lửa SS-20 và phản ứng bằng cách đặt tên lửa hành trình và tên lửa Pershing ở Châu Âu - làm dấy lên các cuộc biểu tình rộng rãi
Tới năm 1991, gần 2700 tên lửa đã bị phá hủy
Cả hai quốc gia được phép thanh tra các chương trình lắp đặt tên lửa của nước kia
Năm 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hiệp ước không còn phục vụ lợi ích của Nga
Động thái này diễn ra sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống Tên lửa đạn đạo năm 2002
***************
Mỹ tạm dừng tuân thủ hiệp ước vũ khí với Nga, có thể rút sau 6 tháng (VOA, 01/02/2019)
Hoa Kỳ sẽ đình chỉ việc tuân thủ Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga vào thứ Bảy, 2/2, và chính thức rút khỏi sau 6 tháng, nếu Moscow không chấm dứt việc vi phạm hiệp ước như đã bị cáo buộc, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo hôm thứ Sáu, 1/2.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo họp báo hôm 1/2/2019
Hoa Kỳ sẽ xem xét lại việc rút khỏi hiệp ước nếu Nga tuân thủ hiệp ước vốn cấm hai bên triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung đặt trên mặt đất ở Châu Âu.
Nga đã phủ nhận chuyện vi phạm hiệp ước kiểm soát vũ khí mang tính bước ngoặt đạt được hồi năm 1987.
Ông Pomp Pompeo nói với các phóng viên tại Bộ Ngoại giao Mỹ rằng : "Nga đã từ chối thực hiện các bước để tuân thủ trở lại một cách thực sự và có thể kiểm chứng được. Chúng tôi sẽ gửi cho Nga và các bên tham gia hiệp ước khác lời thông báo chính thức rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi hiệp ước gọi tắt là INF, có hiệu lực sau 6 tháng".
Nếu Nga không tuân thủ hiệp ước trở lại một cách đầy đủ và có thể kiểm chứng được trong thời hạn 6 tháng bằng cách phá hủy một cách có thể xác minh được các tên lửa, bệ phóng và thiết bị đi kèm là những cái vi phạm INF, hiệp ước sẽ chấm dứt", theo lời ông Pompeo.
Hoa Kỳ cáo buộc một loại tên lửa hành trình mới của Nga vi phạm hiệp ước. Tên lửa đó là Novator 9M729, được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gọi là SSC-8.
Nga nói rằng do tầm bắn của tên lửa nên nó nằm ngoài hiệp ước và cáo buộc Hoa Kỳ bịa ra cớ để rút khỏi hiệp ước mà đằng nào Mỹ cũng muốn từ bỏ để có thể phát triển tên lửa mới. Nga cũng đã từ chối yêu cầu của Hoa Kỳ về việc phá hủy loại tên lửa mới.
Phát ngôn viên của điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói với các phóng viên hôm 1/2 rằng Hoa Kỳ đã không sẵn lòng thảo luận về vấn đề này.
Một vài giờ trước khi có thông báo của ông Pompeo, một tuyên bố của NATO cho biết khối liên minh này sẽ ủng hộ hoàn toàn thông báo của Mỹ về việc rút khỏi hiệp ước.
Trung Quốc hạ thủy tàu chiến lớn nhất Châu Á (VOA, 28/06/2017)
Hải quân Trung Quốc vừa hạ thủy tàu chiến tối tân nhất do Bắc Kinh chế tạo giữa lúc tăng cường cạnh tranh với các cường quốc hải quân khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ.
********************
Trung Quốc ra mắt tàu chiến mới nhằm tăng sức mạnh quân sự (BBC, 29/06/2017)
Trung Quốc ra mắt tàu chiến mới nhằm tăng sức mạnh quân sự
Trung Quốc hôm thứ Tư vừa cho ra mắt một tàu chiến loại mới, được đóng trong nước, là nỗ lực mới nhất trong việc hiện đại hóa quân sự, truyền thông nước này nói.
Việc ra mắt được thực hiện sau khi Trung Quốc 'trình làng' chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do nước này tự đóng, hồi tháng Tư.
Giữa lúc căng thẳng tại Biển Đông đang tiếp diễn, Bắc Kinh có quan điểm ngày càng quyết liệt về vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Chiếc tàu khu trục mới 10.000 tấn của Trung Quốc sẽ trải qua một quá trình vận hành thử nghiệm nghiêm ngặt.
Chiếc tàu chiến "được trang bị các vũ khí đối không, chống hỏa tiễn, chống tàu và chống tàu ngầm", Tân Hoa Xã nói.
Theo Hoàn cầu Thời báo, loại tàu này được cho là thuộc kiểu tàu khu trục đầu tiên 055, được phát triển, kế thừa từ loại khu trục nhỏ hơn là 052D.
Bảo vệ 'chủ quyền'
Bắc Kinh đã tái xác quyết "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với các vùng trên Biển Đông sau khi chính quyền ông Trump nói sẽ ngăn chặn việc Trung Quốc chiếm lãnh thổ trong khu vực.
Hoa Kỳ đã lặp đi lặp lại việc gửi tàu và phi cơ quân sự tới gần các hòn đảo có tranh chấp, và gọi đó là hoạt động "tự do đi lại" nhằm đảm bảo quyền tiếp cận tới các tuyến đường biển và đường không then chốt. Cả hai bên cáo buộc lẫn nhau về việc "quân sự hóa" Biển Đông.
Các nước có tranh chấp từ hàng trăm năm nay đã cãi cọ về vấn đề lãnh thổ tại vùng biển quan trọng này, nhưng căng thẳng liên tục gia tăng trong những năm gần đây.
Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei đều tuyên bố chủ quyền từng phần. Trung Quốc đã củng cố các yêu sách của mình bằng việc mở rộng xây dựng bồi đắp đảo và tiến hành tuần tra trên biển.
Chiếc khu trục hạm mới ra mắt được coi như một dấu mốc quan trọng nữa sau vụ hạ thủy hàng không mẫu hạm tự đóng đầu tiên hồi tháng Tư, cũng là chiếc hàng không mẫu hạm thứ nhì của Trung Quốc sau chiếc mua lại của Ukraine.
Tăng chi phí quân sự
Do nền kinh tế phát triển, Trung Quốc đã tiến hành hiện đại hóa các lực lượng có vũ trang của mình.
Trong tháng Ba, nước này tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 7% trong năm nay, là năm thứ hai liên tiếp đặt mức dưới 10% sau gần 20 năm liên tục tăng ở tỷ lệ cao hơn.
Ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh tuy vậy vẫn nhỏ hơn so với Mỹ.
Trong lúc Trung Quốc có kế hoạch chi khoảng 1,3% tổng sản phẩm kinh tế ước tính trong năm 2017 cho quốc phòng, thì Mỹ chi khoảng 3%.
Do kinh tế Mỹ lớn hơn, nên quy ra tiền đô la thì sự khác biệt giữa chi phí của hai nước là rất lớn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đề xuất tăng 10% ngân sách quốc phòng.
**********************
Hoa Kỳ gọi đảo nhận tạo của Trung Quốc là "giả" (RFA, 28/06/2017)
Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, vào ngày 28 tháng 6 lại lên tiếng chỉ trích những đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp lên tại khu vực Biển Đông trong thời gian vừa qua, rồi bố trí các căn cứ quân sự trên đó.
Đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông - AFP
Trong bài diễn văn tại Trung Tâm Chính sách Chiến lược Australia ở Brisbane, đô đốc Harry Harris, cho rằng những đảo nhân tạo mà Trung Quốc cho bồi đắp ra như thế là những ‘đảo giả’. Ông này nhắc đến thực tế người ta đang dùng từ ‘tin giả’ để nhắc nhở mọi người cần cảnh giác với những ‘đảo giả’ tại khu vực Biển Đông mà Bắc Kinh dựng lên. Theo ông này thì những con người thực không nên tin vào những đảo giả.
Đô đốc Harry Harris nói rõ Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự làm xói mòn trật tự quốc tế đặt trên căn bản luật pháp. Ông này tố cáo Bắc Kinh tiến hành xây dựng sức mạnh chiến đấu và lợi thế vị trí khi cố khẳng định chủ quyền trên thực địa tại khu vực Biển Đông.
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ nói thêm là Washington sẽ không để những lĩnh vực mà hai phía cùng chia sẻ bị đơn phương khép lại. Những lĩnh vực mà hai phía còn bất đồng không thể bị tác động bởi những tiến triển từ những lĩnh vực khác. Đô đốc Harry Harris nói rằng trong lĩnh vực nào hai phía có thể hợp tác thì hợp tác, nhưng vẫn phải sẵn sàng đối đầu trong lĩnh vực nào phải cứng rắn.
Mỹ cương quyết chống lại biện pháp sử dụng cưỡng ép và hăm dọa để thực hiện các tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Bắc Kinh vạch ra bao trọn gần 90% vùng biển này. Đường 9 đoạn này bị Tòa Trọng tài Thường trực PCA vào tháng 7 năm 2017 tuyên không có giá trị cả về mặt pháp lý cũng như lịch sử.
Ngoài Trung Quốc, còn các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Đài Loan có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại khu vực Biển Đông.
************************
Đô đốc Mỹ đả kích 'đảo giả' của Trung Quốc (VOA, 28/06/2017)
Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris, tố cáo Bắc Kinh nâng cao khả năng chiến đấu và lợi thế địa lý nhằm khẳng định chủ quyền tại biển Đông đầy tranh chấp.
Đài Loan tự chế tạo võ khí bảo vệ lãnh thổ (RFA
2017-02-07)
Chính phủ Đài Loan sẽ chế tạo 66 phi cơ huấn luyện, giúp bảo vệ an ninh lãnh thổ trước mối đe dọa đến từ Trung Quốc.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu tại Bộ Quốc phòng ở Đài Bắc hôm 23/1/2017. Bên phải của bà là Bộ trưởng Quốc phòng Kent Feng. Photo : RFA
Hôm nay trong buổi lễ diễn ra ở Đài Bắc, Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng chính phủ sẽ bỏ ra 2 tỷ 200 triệu dollars cho kế hoạch vừa nêu, để tăng cường khả năng chiến đấu của không quân, đồng thời cũng để mở rộng hoạt động của kỹ nghệ chế tạo máy bay.
Kế hoạch được thực hiện bởi Bộ Quốc Phòng và Tổ Hợp Phát Triển Kỹ Nghệ Hàng Không, là công ty chuyên sản xuất phi cơ chiến đấu cho Đài Loan.
Bà Tổng Thống Đài Loan cũng thông báo chiếc phi cơ đầu tiên sẽ hoàn thành vào năm 2020.
********************
Singapore tăng cường an ninh quốc phòng (RFA
2017-02-07)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore, Ng Eng Hen, nói chuyện với các tân binh tại trung tâm huấn luyện quân sự Singapore hôm 7/2/2017. AFP photo
Chính phủ Singapore duy trì lệnh buộc thanh niên phải đi nghĩa vụ 2 năm, để đảm bảo an ninh quốc phòng trong bối cảnh thế giới vẫn chưa ổn định.
Điều này mới được ông Ng Eng Hen, Bộ Trưởng Quốc Phòng Singapore nêu lên ngày hôm nay, trong bài nói chuyện đánh dấu 50 năm ngày lệnh nghia vụ quân sự được ban hành, buộc thanh niên 18 tuổi phải đi nghĩa vụ 2 năm.
Ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Singapore nói rằng là một nước nhỏ, Singapore có trách nhiệm phải tự bảo vệ, không thể trông chờ vào sự giúp đỡ của những nước khác.
Singapore là một trong những nước có võ khí hiện đại nhất Châu Á, kể cả tầu ngầm, phi cơ chiến đấu F-16 và F-15, cùng với những phi đội trực thăng chiến đấu loại Apache mua được của Mỹ.
********************
Nhật tái tục thi công căn cứ Mỹ ở Okinawa (VOA, 07/02/2017)
Tư liệu- Những người biểu tình phản đối Mỹ xây dựng căn cứ không quân tại Nago, Okinawa, ngày 29 tháng 10 năm 2015.
Chính phủ Nhật ngày 6/2 tái tục thi công căn cứ Mỹ trên đảo Okinawa, khơi mào các cuộc biểu tình phẫn nộ và đụng độ với cảnh sát.
Chính phủ Mỹ và Nhật muốn dời căn cứ không quân Futenma từ một nơi thị tứ trên đảo tới một khu vực ít dân cư hơn ở phía Bắc vì lý do an toàn, nhưng nhiều cư dân địa phương muốn đẩy căn cứ này ra khỏi hòn đảo.
Thống đốc Takeshi Onaga đã tìm cách ngăn trở các nỗ lực khai hoang cho cơ sở mới và ông đã đệ đơn kiện tìm cách giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, cuối năm ngoái, Tòa Tối cao Nhật đã ra phán quyết ủng hộ chính quyền trung ương, bật đèn xanh cho xúc tiến dự án thi công.
Phát ngôn nhân hàng đầu của chính phủ, Yoshihide Suga, cho biết trong chuyến thăm của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm thứ sáu và thứ bảy tuần rồi, hai nước đã tái xác nhận rằng cơ sở mới là giải pháp duy nhất.
Những người chống đối nói họ muốn căn cứ mới đặt nền móng chỗ khác hoặc ở hải ngoại vì họ không còn chịu nổi sự hiện diện quá đông của quân đội Mỹ ở Okinawa.
Ngày 6/2, hàng chục người biểu tình đã tìm cách ngăn không cho các xe tải và máy móc hạng nặng tiến vào địa điểm thi công. Đã xảy ra đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát.
*****************
Tổng thống Duterte đồng ý cho Mỹ xây doanh trại ở Philippines (RFA, 2017-02-07)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói chuyện với lực lượng cảnh sát hôm 1/7/2016. AFP photo
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đồng ý cho quân đội Mỹ xây dựng các doanh trại và kho chứa nguyên liệu tại các căn cứ tạm thời của quân đội Mỹ ở Philippines, căn cứ theo thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường được ký vào năm 2014. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết tin này hôm qua.
Hồi tháng trước, Tổng thống Duterte lên tiếng dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận với Mỹ nếu Hoa Kỳ chứa vũ khí tại các doanh trại địa phương ở Philipines. Ông nói rằng Philippines không muốn bị mắc kẹt nếu có chiến tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên nói với báo giới vào hôm thứ ba, 7 tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết ông đã đính chính thông tin cho Tổng thống và khẳng định những căn cứ đó vẫn chưa được xây dựng và theo kế hoạch sẽ được bắt đầu vào cuối năm nay hoặc năm tới. Ông Lorenzana cũng cho biết Tổng thống Philippines vẫn muốn tiếp tục với việc xây dựng các cơ sở theo thỏa thuận giữa hai nước nhưng phải đảm bảo là không có kho chứa vũ khí.
RFA tiếng Việt