Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Điều tích cực, tốt đẹp chủ yếu từ đạo đức, tình cảm của người dân. Một số điều tiêu cực xuất phát từ hệ thống quyền lực. Thông tin đại chúng, đặc biệt thông tin mạng đã phản ảnh nhiều sự việc cụ thể. Trong bài này, vì để tránh dài dòng, tôi không nhắc lai các sự việc (mặc nhiên xem mọi người đều đã biết), mà chỉ phân tích một số tiêu cực trong đào tạo và sử dụng con người thuộc hệ thống cộng sản, nó làm lộ rõ sự tệ hại do cách làm ngu đến mức phàn lại lương tri nhân loại.

ngu1

Qua việc chống dịch covid Vũ Hán người Việt đã thể hiện nhiều điều tích cực và lô rõ nhiều tiêu cực.

Không phải chỉ làm ngu dân mà làm ngu cả đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, từ những người có chút quyền lực nhỏ xíu đến các vị có vai trò lãnh đạo khá cao. Không phải chỉ làm ngu mà còn làm cho một số người trở nên độc ác.

Ai làm ?. Không có ai nhận làm cả mà đổ lỗi cho cơ chế, đường lối, chủ thuyết. Mỗi người tự làm ngu mình và mọi người làm ngu lẫn nhau.

Khi biết ý kiến trên đây sẽ có người của Đảng cho tôi là vu cáo, xuyên tạc, phản động, chống đối. Họ sẽ dẫn nhiều nghị quyết, nhiều chính sách, nhiều lớp học về bồi dường cán bộ, đào tạo nhân tài mà Đảng đã tốn bao công sức và tiền của để thực hiện. Đúng là có những chính sách, nghi quyết và những lớp học như vậy nhưng chúng đã không có được tác dụng tốt, không đem lại kết quả mong muốn mà chỉ càng làm ngu muội con người. Tại sao vậy ?. Tại vì mục đích sai, nội dung lạc hậu và phương pháp áp đặt, nhồi sọ.

Múc đích của cộng sản không phải đào tạo ra những người tự do, năng động, sáng tao mà là đào tạo những chiến sĩ cách mạng trung thành, sẵn sàng phục vụ Đảng, hy sinh cho lý tưởng của Đảng.

Nội dung lạc hậu, đó là Chủ nghĩa Mác Lê về đấu tranh giai cấp, về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản, về sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của ĐCS (mà thực chất là sự thống trị độc quyền), về con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và tiến lên Chủ nghĩa cộng sản. Những thứ này một thời hấp dẫn, nhưng rồi đã bị phần lớn nhân loại vứt bỏ, thế nhưng ĐCSVN vẫn kiên trì. Tại sao họ kiên trì, có phải như những lời mà họ thường tuyên truyền là vì sự phát triển của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Chắc chắn là không phải, đó chỉ là cái cớ để họ vin vào mà lừa bịp dân chúng chứ mục đích chính là để họ củng cố đặc quyền đặc lợi của phe nhóm trên cơ sở độc quyền toàn trị.

Đem những thứ bị vứt bỏ để truyền bá, người ta nhầm mà cho rằng như thế là nâng cao nhận thức và lý luận, có ngờ đâu việc đó càng làm ngu con người.

Về phương pháp, đó là cách dạy, cách huấn luyện con người thành những kẻ chủ yếu chỉ biết thừa hành, phục tùng và trung thành. Đó là cách dạy con người làm theo các mẫu có sẵn, không cần và không biết suy nghĩ, đặc biệt là không được phản biện. Tại sao vậy ? Phải chăng tại vì mọi việc làm, mọi cách làm đã có Đảng lãnh đạo vạch ra trong các nghị quyết và chỉ thị, tại vì nếu để cho mọi người suy nghĩ và phản biện thì Đảng sẽ mất độc quyền.

Trong bài trước đây (Biết gì thế sự ở trong chăn) tôi đã vạch ra một số cách mà các nhân viên hành chính bắt lỗi, bắt sửa chữa trong hồ sơ tự ứng cử của tôi. Một số điều tôi bị bắt phải làm khi hoàn thiện hồ sơ vượt xa sức tưởng tượng của người có lương tri bình thường. Hình như không phải người ta tìm cách giúp nhau mà là dựa vào sự cứng nhắc của văn bản để thể hiện quyền uy bắt người khác phục tùng.

Tại sao sự máy móc và cứng nhắc trong việc kiểm tra kiểm soát, trong các thủ tục hành chính lại thịnh hành trong chế độ quản lý của cộng sản Việt Nam đến mức đáng sợ như nhiều người đã biết, trong khí các thủ tục đó làm khổ người dân rất nhiều, làm kìm hãm sự phát triển và ở các nước dân chủ không nơi nào làm như vậy. Tôi đã cố tìm câu trả lời và đi đến kết luận sơ bộ rằng đó là do bệnh di truyền của cộng sản, nó có sẵn trong AND của những tế bào gốc cộng sản.

Trong Đảng cộng sản thì đức tính trung thành và phục tùng được đặt lên hàng đầu. Vào đảng, phải thề trung thành và phục tùng. Tôi đã trao đổi với nhiều đảng viên xem họ sợ điều gì nhất. Đa số trả lời sợ nhất là bị quy cho tội thiếu trung thành, không phục tùng.

Trong việc giáo dục và huấn luyện của cộng sản hầu như không nghe nói đến đạo hiếu nghĩa, tình yêu thương và tôn trọng con người, làm việc thiện lương và phúc đức. Họ chỉ nói đến đạo đức cách mạng mà nội dung chủ yếu là đấu tranh giai cấp, là trung thành và phục tùng, họ nói đền tình cảm bằng việc tiêu diệt giai cấp thù địch, nói đến nghĩa lý bằng cách tước đoạt như đã làm trong cải cách ruộng đất và cải tạo tư sản v.v….

Việc phải nghiêm chỉnh phục tùng chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh của cấp trên là kỷ luật sắt của cộng sản. Phải chăng vì thế mà Trần Phú phải thực hiện chỉ thị của Đệ Tam Quốc tế để cải đổi cộng sản Việt Nam thành cộng sản Đông Dương, rồi cộng sản Đông Dương biết chắc là thất bại nhưng cứ làm Xô viết Nghệ Tĩnh, rồi Đảng Lao động Việt Nam phải nghe theo Liên Xô, Trung Quốc để làm cải cách ruộng đất, hợp tác xã nông nghiệp.

Trong thời kỳ cộng sản còn hoạt động bí mật, phần lớn đảng viên cơ sở không biết phải làm gì trong từng giai đoạn. Họ phải chờ chỉ thị trực tiếp của cấp trên. Việc đó đã trở thành thói quen và tính cách. Đến khi cộng sản nắm được chính quyền thói quen đó vẫn tồn tại và ngự trị. Chính vì thế mà một số quyền của dân ghi trong Hiến pháp vẫn không được thi hành (vì chưa có chỉ thị của cấp trên). Rất nhiều việc khi có Luật rồi vẫn chưa được thực hiện vì chưa có Nghị định. Có Nghị định còn phải chờ Thông tư, có Thông tư rồi phải đợi hướng dẫn.

Khi sự phục tùng đã trở nên thói quen thì việc bắt được người khác phục tùng là một thèm khát quyền uy của những kẻ có phẩm chất thấp kém. Số người này mà được giao cho làm việc công thì đó là tai họa cho dân chúng và cho cả chính quyền. Mà cộng sản lại thích dùng những loại người như vậy.

Trên kia tôi viết : "Không chỉ làm ngu dân mà còn làm ngu các vị có vai trò lãnh đạo khá cao". Đó là việc người ta phạm lỗi về khoa học, về logic khi vạch chủ trương, đường lối, khi soạn thảo các chỉ thị, nghi quyết, khi ban hành các quy định. Những lỗi như thế trước đây đã có nhiều, do kiêu ngạo mà kém trí tuệ, nhưng rải rác nên ít thấy. Gần đây chúng được tập trung hơn, rõ ràng hơn trong công cuộc chống dịch covid Vũ Hán. Những tai họa gây ra cho dân, trực tiếp là các chốt chặn, các chiến sĩ công an và dân phòng, nhưng chịu trách nhiệm chình phải là người soạn ra và ban hành những chỉ thị, những quy định có chứa những lỗi về nội dung và hình thức.

Để người ta không làm một việc gì thì có thể khuyên hoặc cấm. Đã cấm thì phải thật rõ ràng, cụ thể. Lệnh cấm có chứa yếu tố mơ hồ là một sơ hở lớn để cho những kẻ cậy quyền lợi dụng, ra oai và trục lợi.

Đọc tin cán bộ phường cho rằng bánh mỳ không phải lương thực, tin một đại úy phải điện thoại hỏi cấp trên xem rau muống có phải là hàng thiết yếu hay không, đọc bài "Bốn Bộ đồng tình tẩy não quan ngu" mà buồn xót xa. Bốn Bộ đã phải mất nhiều thời gian liệt kê ra hàng trăm thứ được cho là thiết yếu để giải thích cho một điều trong chỉ thị 16. Bình thường không cần và không thể liệt kê cho hết. Dù có kê ra vài trăm, vài ngàn, vài vạn, vài triệu v.v… thì cũng không cách gì kê ra cho đủ được những thứ gì là thiết yếu.

Người dân phòng cần cái bản liệt kê ấy đã bị xem là ngu thì những người làm ra bản đó còn ngu hơn và người viết ra điều liên quan trong chỉ thị còn ngu hơn nữa. Tất cả những cái ngu này có chung nguồn gốc là mục đích, nội dung và phương pháp đào tạo con người của cộng sản đều phạm sai lầm.

Nếu không thay đổi việc đào tạo con người từ gốc thì sửa được cái ngu chỗ này lại làm phát sinh cái ngu khác mà thôi.

Nguyễn Đình Cống

Nguồn : VNTB, 01/08/2021

Additional Info

  • Author Nguyễn Đình Cống
Published in Diễn đàn

Tin nổi không ? 18.981 người mất việc, 47 người được nhận trợ cấp thất nghiệp !

Võ Hàn Lam, VNTB, 23/07/2021

"Thành phố Hồ Chí Minh, mới 47 trong gần 19.000 người thất nghiệp nhận gói hỗ trợ từ nhà nước".

Đó là con số được thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Hochiminhcity Union of Business Associations-HUBA), công bố vào sáng 21/7/2021.

tin1

Một liên quan khác, theo thông tin HUBA nhận được từ các Ban quản lý Khu công nghiệp và Khu chế xuất, khu công nghệ cao, Công viên phần mềm Quang Trung, thống kê chưa đầy đủ, có tổng cộng 391/716 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo nguyên tắc 3T (3 tại chỗ : cùng sản xuất tại chỗ, cùng ăn uống tại chỗ, cùng ngủ nghỉ tại chỗ).

Nhiều doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra chưa đủ điều kiện 3T phải tạm dừng. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục chuẩn bị để khi đủ điều kiện sẽ tiếp tục hoạt động. Bình quân đạt khoảng trên 60% số doanh nghiệp hoạt động trong các khu. Quy mô hoạt động duy trì từ 30 – 50% nhân lực.

Liên quan đến việc đảm bảo 3T, Chủ tịch HUBA, ông Chu Tiến Dũng, cho biết doanh nghiệp gặp khó quanh các vấn đề như : không đủ mặt bằng bố trí, hệ thống vệ sinh công cộng phục vụ ở tại chỗ thiếu, hệ thống phục vụ ăn uống gặp nhiều khó khăn ; chỗ ngủ theo tiêu chuẩn 5K giãn cách 2m, ngăn cách từng người ; chuỗi cung ứng, kho bãi, hệ sinh thái sản xuất đồng bộ đứt gãy ; phương tiện vận tải, lưu thông nguyên liệu và hàng hóa…

Theo HUBA, trong 5 tháng đầu năm 2021, khi các doanh nghiệp đang trên đà phục hồi tăng trưởng sau những thiệt hại từ năm 2020 với xu hướng đơn hàng xuất khẩu triển vọng tích cực thì gặp đợt bùng phát dịch thứ 4.

Các khó khăn chính của các doanh nghiệp hiện tại được HUBA ghi nhận chủ yếu đến từ thiếu vốn kinh doanh, khó khăn về tiếp cận thị trường, khó khăn do phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, khó tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nhà nước, khó khăn về thủ tục hành chính cũng nhu lao động và nguồn nhiên liệu.

Chính vì vậy, ông Chu Tiến Dũng nhận định khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng nội địa ngày càng cao, do sự thiếu đồng bộ trong hệ sinh thái các chuỗi sản xuất cũng như thiếu đồng bộ và nhất quán về các chính sách của các địa phương. Điều này dẫn đến nguy cơ sau đại dịch thị trường trong nước của các doanh nghiệp sẽ bị cạnh tranh và có nguy cơ thu hẹp do các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh, lấy mất thị trường trong giai đoạn cách ly, phòng chống dịch.

Ông Chu Tiến Dũng cũng lưu ý rằng diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn rất phức tạp, chính vì vậy chưa thể đánh giá được hết các tác động xấu như thế nào nữa đối với doanh nghiệp.

"Thực hiện 3 tại chỗ nhưng không có nghĩa là đã an toàn tuyệt đối mà khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, các doanh nghiệp phải kiên trì nguyên tắc 5K và các biện pháp phòng chống dịch để không gây thiệt hại, tổn thất. Ngoài ra còn có các vấn đề về đời sống văn hóa tinh thần, sự sung đột tôn giáo, tín ngưỡng cũng như khác biệt sinh hoạt cá nhân trong khu 3 tại chỗ là vấn đề lớn các doanh nghiệp cũng đang lo lắng", chủ tịch HUBA cho hay như vậy.

Một thông tin khác khá bất ngờ đó là mới có 47 trong gần 19.000 người thất nghiệp nhận gói hỗ trợ từ chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh.

Dẫn số liệu được chia sẻ từ Sở Lao động, thương binh và xã hội, HUBA cho biết, tổng số tiền đã chi theo gói hỗ trợ  quy định tại Nghị quyết 09 của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 18-7 là 387.821.390.000 đồng cho 5 đối tượng.

Trong đó, riêng hộ kinh doanh cá thể đã giải quyết hỗ trợ cho 4.434 hộ trên tổng số 29.571 hộ kinh doanh toàn thành phố, đạt 15%. Nhóm tiểu thương, buôn bán tại chợ đã hỗ trợ 4.363 hộ trên tổng số 25.604 điểm sạp, đạt 17%.

Nhóm thứ 3 là những người lao động bị chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nhóm này theo số liệu của Sở Lao động, thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới hỗ trợ được 47 trường hợp trên tổng 18.981 người lao động bị chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đợt này, đạt 0,25%.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho hay, đến nay, chưa có thông tin về việc doanh nghiệp được vay để trả lương cho người lao động bị ngừng nghỉ việc theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

Võ Hàn Lam

Nguồn : VNTB, 23/07/2021

***********************

Việt Nam chi ít nhất trong việc hỗ trợ dân chúng vượt qua đại dịch Covid

Ngọc Vân, VNTB, 22/07/2021

Nhà nước có khả năng cứu trợ dân chúng, nhưng không làm. Có phải vì dân là nguồn thu, không phải là chỗ chi ? 

tin2

Cán bộ trực chốt dặn dò gia đình và chúc họ lên đường bình an. Ảnh : Tuổi trẻ Công an huyện Ninh Phước.

Một gia đình bốn mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về quê ở tận… Nghệ An vì mất việc (1). Một số phụ nữ lên mạng để lên án nhà nước cứu trợ sai đối tượng. Có thể có người cho rằng đó là những hình ảnh cục bộ, không phản ánh được hình ảnh của một nhà nước vì dân. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu nỗ lực cứu trợ dân chúng của một số chính quyền khác trong vùng Đông Nam Á.

Việt Nam, qua hai đợt cứu trợ, đã chi 88 ngàn tỷ VND, tương đương khoảng 4 tỷ USD (2,3). Để thấy được độ lớn của các gói cứu trợ này, người ta có thể tính giá trị của chúng theo phần trăm độ lớn của nền kinh tế. GDP (tổng giá trị sản phẩm nội địa) của Việt Nam là 271 tỷ USD vào năm 2020 (4). Như vậy, số tiền cứu trợ trên tương đương khoảng 1,5% GDP của Việt Nam.

Trong khi đó, Singapore chi khoảng 20% GDP để cứu trợ dân chúng trong đại dịch này (5).

Có thể có người cho rằng Singapore là nước giàu, không thể so sánh với họ. Dù xin lưu ý rằng con số 1,5% đã tính theo tỷ lệ của nền kinh tế – do đó, khó có thể phân biệt nước giàu hay nước nghèo – tôi xin so sánh với các gói cứu trợ của một số nước Đông Nam Á khác.

Thái Lan, nước có nền kinh tế trị giá khoảng 502 tỷ USD (6), chi hơn 30 tỷ USD (7) để cứu trợ dân chúng. Như vậy, họ đã chi 6% GDP.

Indonesia, một nền kinh tế có GDP 1.060 tỷ USD (8), chi 48 tỷ USD (9). Như vậy, họ đã chi 4,5% GDP để cứu trợ dân của họ.

Malaysia, GDP 336 tỷ USD (10), chi 36 tỷ hay 11% GDP (11) cho việc cứu trợ.

Qua các con số này, có thể nói chính quyền Việt Nam là một trong những nước chi ít nhất cho việc hỗ trợ dân chúng trong đại dịch.

Nhà nước có khả năng chi nhiều hơn không ? Tôi tin rằng có.

Thứ nhất, trong 5 tháng đầu năm 2021, số vốn đầu tư của Nhà nước là 133 ngàn tỷ VND (13), tương đương khoảng 6 tỷ USD. Có tiền để đầu tư, có lẽ phải có tiền để cứu trợ. Có tiền đầu tư lâu dài, không có tiền để lo việc cấp bách trước mắt ? Lạ.

Thứ hai, nợ công của Việt Nam vào năm 2016 đã là 416 tỷ USD (12), nếu có phải vay thêm khoảng 10 tỷ (khoảng 2% tổng số nợ trên) nữa để cứu trợ, chắc không phải là một gánh nặng quá lớn.

Hơn nữa, các nước khác được liệt kê ở trên có thể làm được. Tại sao Việt Nam lại không ?

Nếu Nhà nước có khả năng cứu trợ dân chúng, nhưng không làm, thì lý do là gì ? Có phải vì dân là nguồn thu, không phải là chỗ chi ? Nếu như vậy, có phải vì dân không ?

Ngọc Vân

Nguồn : VNTB, 23/07/2021

Tham khảo :

https://tuoitre.vn/4-me-con-dap-xe-ve-nghe-an-dang-cho-tau-ve-que-20210720001312007.htm

https://www.vietnamplus.vn/goi-ho-tro-62000-ty-dong-chi-dat-53-bai-hoc-de-xay-dung-chinh-sach/718665.vnp

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vnd26000bil-package-a-trust-test-07142021102206.html

https://tradingeconomics.com/vietnam/gdp

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52859947

https://tradingeconomics.com/thailand/gdp

https://www.aseanbriefing.com/news/thailand-issues-new-covid-19-stimulus-package-to-accelerate-investments/

https://tradingeconomics.com/indonesia/gdp

https://vietnamfinance.vn/neu-no-cong-la-431-ty-usd-ai-tra-no-cho-dnnn-thua-lo-2017052916334373.htm

https://www.thejakartapost.com/news/2020/06/04/indonesia-unveils-bigger-stimulus-worth-47-6-billion-to-fight-coronavirus-impacts.html

https://tradingeconomics.com/malaysia/gdp

https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-06-28/malaysia-unveils-36-billion-package-as-lockdown-is-extended

http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=50204&idcm=188

***********************

Bác Đoàn Ngọc Hải tài trợ đưa gia đình 4 người đạp xe từ Đồng Nai về Nghệ An bằng ô tô

MoliStar, 20/07/2021

Sự việc mới đây một gia đình vì không có tiền thuê xe về quê trong dịch Covid-19, cả nhà 4 người đã cùng nhau dắt díu trên 2 chiếc xe đạp từ Đồng Nai về Nghệ An khiến nhiều người bỡ ngỡ.

tin3

Mới đây, sự việc hoàn cảnh khó khăn của 4 mẹ con chị N.T.H. (50 tuổi) vào tầm 15g30 chiều ngày 19/7 đã gây "bão" cộng đồng mạng. Ngay khi thông tin 4 mẹ con chị H. quê ở Nghi Lộc (Nghệ An) và đi làm thuê ở Trảng Bom, Đồng Nai được chia sẻ đã tạo ra làn sóng trên mạng xã hội và lan truyền với tốc độ rộng rãi.

Lý do 4 người cùng nhau dắt díu trên 2 chiếc xe đạp cũ do đợt dịch Covid-19 kéo dài, 4 mẹ con thất nghiệp, không có tiền trang trải cuộc sống nên tất cả quyết định đạp xe về quê.

Được biết, trong vòng 11 ngày đạp xe, mẹ con chị đã đi khoảng 282 km từ Trảng Bom đến Ninh Phước của Ninh Thuận. Trung bình mỗi ngày đi được khoảng 25,6 km.

Đoạn đường từ Trảng Bom về quê ngoại Nghi Lộc (Nghệ An) dài gần 1.500 km nên mẹ con chị còn phải vượt 1.100 km mới về đến nhà. Nếu đạp xe với tốc độ như thế này, 4 mẹ con phải mất gần 40 ngày mới tới nơi.

Theo lời kể của chị H. do thất nghiệp, không đủ tiền chi phí sinh hoạt nên các mẹ con quyết định về quê. Tuy nhiên, họ không đón được xe nên gom tiền mua 2 chiếc xe đạp cũ. Ngày 9.7, họ chất đồ lên 2 chiếc xe đạp và thay phiên chở nhau từ Trảng Bom về quê Nghệ An. Họ đến trạm kiểm soát Chung Mỹ vào trưa 19/7. Bộ đội trạm kiểm soát thuyết phục 4 mẹ con ở lại Ninh Thuận nhưng họ quyết định đạp xe về quê.

"Em chở mẹ, còn chị gái chở con chị ấy. Do phải chở người nên đi chậm, trung bình mỗi ngày đi được 30 cây số", Võ Thanh Bình, 28 tuổi, chia sẻ với phóng viên tối 19/7. Gia đình bốn người của anh gồm chị gái 30 tuổi, con của chị gái mới 12 tuổi và mẹ Bình 51 tuổi.

Bình cho biết, 10 ngày qua gia đình ăn trên đường, ngủ đường. Dọc đường có nhiều người biết hoàn cảnh nên giúp đỡ. Người cho cơm, bánh, cho hoa quả, có người giúp tiền. Đi qua các chốt kiểm dịch, gia đình đều được cán bộ tạo điều kiện cho qua. Các cán bộ ở chốt Chung Mỹ đã góp lại cho gia đình Bình một triệu đồng làm lộ phí, cùng nhiều đồ ăn, thức uống.

"Trên đường đi em thấy gia đình mình không phải khổ nhất. Chí ít nhà em còn có xe mà đi. Chúng em còn gặp nhiều người khác đeo ba lô, đi đi bộ quãng đường dài về nhà", Bình nói.

Thương cảm cho hoàn cảnh khó khăn của 4 mẹ con chị H., anh em cán bộ làm việc tại trạm đã chung sức quyên góp 1 triệu đồng cùng với bánh kẹo, thức ăn, nước uống và những lời chúc bình an cho 4 người.

"Nhìn bóng dáng bốn mẹ con xa dần, anh em vừa thương vừa đau xót vì những mảnh đời khó khăn giữa đại dịch", Thượng úy Nguyễn Hải Lý, một trong những chiến sĩ tại chốt kiểm soát, cho biết.

tin4

Ngay lập tức, mới đây, trên trang cá nhân của mình, bác Đoàn Ngọc Hải lại một lần nữa không làm cho người hâm mộ ông thất vọng khi đã chia sẻ bài viết về 4 mẹ con và mong cơ quan chức năng giúp cho họ về quê trên ô tô, mọi chi phí Quỹ vì đồng bào của bác Hải sẽ chịu toàn bộ. 

"Kính gửi chỉ huy các chốt phòng chống dịch covid 19 dọc quốc lộ 1.

Nếu 04 người dân Nghệ An này đi trên 02 xe đạp đến chốt nào thì mong các anh giữ lại, thuê một xe ôtô đưa tất cả họ và 02 xe đạp lên xe ôtô đưa họ về đến tận nhà của họ tại Nghệ An, các anh chỉ huy gửi giúp cho họ mỗi người 500 ngàn đồng (04 người là 2 triệu đồng).

Tất cả tiền thuê xe ôtô và 2 triệu đồng các anh ứng cho họ, QUỸ VÌ ĐỒNG BÀO sẽ thanh toán với các anh ngay lập tức.

Tôi rất trân trọng những người lao động nghèo mà có tự trọng như họ (không xin xỏ ai) và họ quá ý chí và dũng cảm. Người lao động nghèo mà có ý chí, dũng cảm và có lòng tự trọng như họ cực kỳ hiếm.

Trân trọng !"

Cập nhật về tình hình của 4 mẹ con chị H., sau khi rời trạm kiểm soát, 4 giờ chiều 19/7, 4 người trong gia đình đã đạp xe vào ga Tháp Chàm. Sau khi họ khai báo, một số người dân đã đến ủng hộ và quyên góp tiền.

Nhiều người còn nhờ bà con gần nhà ga mang tiền ủng hộ: một nhân viên y tế được người nhà chuyển cho 1 triệu, anh Xuân Quân và người khác tặng 5 triệu... Với số tiền này, 4 mẹ con chị H. được mọi người khuyên về quê bằng tàu hỏa. Chuyến tàu sẽ khởi hành từ ga Tháp Chàm vào ngày 21/7 tới đây.

tin5

Chị H. (30 tuổi, con gái chị H.) cảm ơn mọi người đã giúp đỡ cho gia đình được về quê. "Bây giờ em chỉ muốn về quê. Gia đình em đã nhận đủ sự giúp đỡ của mọi người. Em xin cảm ơn mọi người", chị T. nói.

*********************

4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về quê Nghệ An vì thất nghiệp do Covid-19

Không tiền trang trải tiếp cuộc sống ở Đồng Nai do ảnh hưởng dịch Covid-19, 4 mẹ con phải đạp xe về quê ở Nghệ An. Ông Nguyễn Xuân Quân (35 tuổi), là người quê ở Nghệ An, đang làm việc tại Ninh Thuận, biết chuyện đã liên lạc và tài trợ vé tàu giúp 4 mẹ con về quê.

Nguồn : Thanh Niên Online, 20/07/2021

************************

Gặp 4 mẹ con trước lúc lên tàu về quê, sau 10 ngày ròng rã đạp xe gần 300 km

Sau khi câu chuyện về 4 mẹ con bà Nguyễn Thị Hương (50 tuổi) cùng đạp xe ròng rã hơn 10 ngày từ Đồng Nai để về Nghệ An được chia sẻ trên mạng xã hội, một số nhà hảo tâm đã giúp mẹ con bà Hương được lên tàu về quê.

Nguồn : Tuổi Trẻ Online, 20/07/2021

************************

Về tới quê nhà Nghệ An, 4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai gửi lời cảm ơn tất cả mọi người

Đức Hoa, Tin Mới, 22/07/2021

Sau hơn 1 ngày đi tàu từ Ninh Thuận, 4 mẹ con bà Hương đã về đến ga Vinh. Tất cả 4 người sau đó đã được đưa đi cách ly trước khi về nhà.

Theo tin tức trên Doanh nghiệp và Tiệp thị, lúc 13h chiều nay (22/7), chuyến tàu SE8 đi từ ga Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã đưa 4 người trong gia đình bà Nguyễn Thị Hương (50 tuổi, trú xóm 6, xã Nghi Xá, Nghi Lộc, Nghệ An) về đến ga Vinh an toàn.

tin6

2 chiếc xe đạp trước đó gia đình bà Hương sử dụng đạp xe về quê được tháo bánh và cho lên khoang tàu để mang về cùng. Ảnh : DNTT

Mất hơn 1 ngày đi trên tàu nên cả 4 người đều cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên ai cũng vui mừng vì đã về đến quê hương nhanh hơn dự kiến.

Sau khi xuống ga Vinh, anh Võ Thanh Bình - con trai bà Hương tâm sự: "Bây giờ chỉ muốn về nhà nằm nghỉ cho khỏe rồi công việc khác tính sau. Nhưng hiện giờ gia đình em phải về khu cách ly tập trung tại xã. Khi hết thời hạn cách ly y tế mới về nhà. Về được đến quê là gia đình em vui lắm rồi".

Vừa cập bến ga Vinh, 4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về Nghệ An đã được đi cách ly

Được biết, trước khi lên tàu về Nghệ An từ ga Tháp Chàm (Ninh Thuận), cả 4 người trong gia đình bà Hương đã được hỗ trợ làm test nhanh Covid-19 và cho kết quả âm tính.

Tuy nhiên, sau khi xuống đến ga Vinh, 4 mẹ con bà Hương vẫn phải thực hiện việc khai báo y tế trước khi rời sân ga. Bên phía bên ngoài, 1 chiếc xe cứu thương và 1 chiếc xe bán tải do UBND huyện Nghi Lộc bố trí đã chờ sẵn để đón cả 4 người về cách ly tập trung tại xã Nghi Xá.

tin7

Bà Hương chia sẻ, về được đến đây là gia đình tôi mừng lắm rồi. Tất cả nhờ các nhà hảo tâm, các cơ quan chức năng và mọi người. Gia đình chúng tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn tới tất cả mọi người. Ảnh : DNTT

Trước đó, mạng xã hội đang liên tục chia sẻ hình ảnh 4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai trở về quê nhà Nghệ An. Theo thông tin từ Công an huyện Ninh Phước, lực lượng phòng chống dịch tại chốt kiểm soát Chung Mỹ thuộc thị trấn Phước Dân, H.Ninh Phước (Bình Thuận) đã bắt gặp hoàn cảnh khó khăn của 4 mẹ con đi trên 2 chiếc xe đạp trên đường về quê ở Nghệ An.

Không còn tiền trang trải cuộc sống sinh hoạt nên 4 mẹ con quyết định đánh liều đạp xe từ ở Trảng Bom, Đồng Nai về quê Nghệ An. Chuyến đi bắt đầu đi từ ngày 9/7, sau 10 ngày thì về đến Ninh Phước, Ninh Thuận.

Khi hỏi thăm tình hình sức khỏe mới biết 4 mẹ con là người Nghi Lộc, Nghệ An. Cả gia đình dắt nhau vào huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai để làm thuê. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 4 mẹ con không còn việc làm và cũng không còn tiền trang trải. Vì vậy 4 người trong gia đình họ quyết định vượt hơn 1.000 cây số để về quê.

Không có tiền để đi tàu hay xe ô tô về quê, cộng thêm điều kiện phòng dịch nghiêm ngặt nên 4 mẹ con quyết định đạp xe để trở về. Ảnh: FB

Thương cảm cho hoàn cảnh của 4 mẹ con, ông Đoàn Ngọc Hải đã lên tiếng giúp đỡ. Cụ thể trên trang cá nhân, nguyên Phó chủ tịch Quận 1 có tâm thư gửi các chốt phòng chống dịch Covid-19 trên Quốc lộ 1. Nếu 4 mẹ con gia đình chị đi xe đến chốt nào, mong các cán bộ giữ lại để ông thuê một xe ô tô đưa cả gia đình và 2 xe đạp về đến tận Nghệ An.

tin8

Bài đăng của ông Đoàn Ngọc Hải trên trang cá nhân. Ảnh chụp màn hình

Ngoài ra, ông còn mong các cán bộ có thể gửi giúp mỗi người trong gia đình số tiền 500 ngàn đồng. Toàn bộ tiền thuê xe và 2 triệu đồng gửi tặng sẽ được ông Hải trích ra từ quỹ Vì Đồng Bào.

Ông Hải cho biết bản thân rất trân trọng những người lao động nghèo mà có tự trọng như họ và họ quá ý chí và dũng cảm. "Người lao động nghèo mà có ý chí, dũng cảm và có lòng tự trọng như họ cực kỳ hiếm", ông chia sẻ trên trang cá nhân.

Tin mừng là trong buổi tối ngày 19/7, 4 mẹ con chị đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Theo Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Quân (35 tuổi, quê ở Nghệ An, đang làm việc tại Ninh Thuận) đã liên lạc và hướng dẫn 4 mẹ con vào khu vực ga Tháp Chàm để được hỗ trợ mua vé tàu về quê.

Tại đây, ông Quân đưa 4 mẹ con vào Trạm y tế Tháp Chàm để xét nghiệm nhanh và cho kết quả âm tính với Covid-19. Ông Quân mua 4 vé tàu loại chỗ giường nằm, sẽ xuất phát 12 giờ 23 phút ngày 21/7 để trở về quê. Hiện tại, 4 mẹ con đang tạm nghỉ tại ga Tháp Chàm.

Khi được các mạnh thường quân đề nghị giúp đỡ, 4 mẹ con chị vô cùng xúc động nhưng đã từ chối các khoản hỗ trợ này. Chị cho biết bây giờ cả gia đình chỉ cố gắng được về quê, chỉ cần như vậy thôi. Còn lại số tiền hỗ trợ, gia đình chị xin được nhường lại cho những người còn đang kẹt lại thành phố. 

Đức Hoa (t/h)

Additional Info

  • Author Võ Hàn Lam, Ngọc Vân, Đức Hoa, MoliStar, Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online
Published in Diễn đàn

Ưu tiên số 1 là bảo vệ Thủ đô không bị diễn biến xấu bởi dịch Covid-19

Hải Hà, Thanh Tra, 19/07/2021

Nhấn mạnh, nhiệm vụ ưu tiến số 1 của Hà Nội thời điểm này là phòng, chống dịch Covid-19, quyết tâm bảo vệ Thủ đô không bị diễn biến xấu về dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, những nơi nào an toàn thì vừa phòng chống dịch, vừa tổ chức sản xuất, chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch.

uutien1

Thủ tướng Phạm Minh Chính : Ưu tiên số 1 là bảo vệ Thủ đô không bị diễn biến xấu bởi dịch Covid-19. Ảnh : Viết Thành

Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì buổi làm việc với Thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và những nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong những tháng cuối năm 2021.

Đứng trước thách thức về quá tải hạ tầng giao thông

Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, 6 tháng đầu năm, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, bước đầu, Hà Nội đã thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép".

Dẫn chứng về số liệu và tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 5,91%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 5,64%. Trên 13.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 53,3% dự toán Trung ương giao, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, theo ông Đinh Tiến Dũng, Thành phố đang đứng trước những thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và sự quá tải về hạ tầng kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng; hệ thống giao thông kết nối liên vùng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển cũng như vị thế là trung tâm liên kết vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ…

Cũng tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã kiến nghị đề xuất Chính phủ, cho phép tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố lên mức 42% (bằng giai đoạn 2011-2016) để đảm bảo mặt bằng chi và nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô giai đoạn 2022-2025.

Chủ tịch Thành phố cũng mong muốn, Chính phủ hỗ trợ Thành phố Hà Nội thực hiện các dự án giao thông trọng điểm thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương với nhu cầu vốn 21.351 tỷ đồng, giúp tăng cường khả năng kết nối, lan tỏa vùng.

Thành phố kiến nghị về cơ cấu vốn thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng vành đai 4; cho phép thực hiện ngay công tác lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư dự án, báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án vào kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021).

Thảo luận tại buổi làm việc, các Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành đã ủng hộ các đề xuất, kiến nghị của Thành phố Hà Nội. Trong đó, các ý kiến khẳng định, cần thiết phải tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Hà Nội trong một thời gian nhất định. "Làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho Thành phố phát triển bứt phá, trở thành cực tăng trưởng mạnh, kéo theo sự phát triển của vùng và cả nước…", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ.

Các bộ trưởng cũng ghi nhận, đánh giá cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thành phố Hà Nội trong thực hiện "mục tiêu kép", cũng như sự chủ động, tích cực của Hà Nội trong thúc đẩy triển khai dự án đầu tư xây dựng vành đai 4…

Hà Nội phải có kịch bản cao hơn về phòng, chống dịch

Sau khi nghe các ý kiến của các đại biểu, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, sẵn sàng đồng hành với Hà Nội bất cứ lúc nào để giải quyết các tồn đọng, vướng mắc, khó khăn, trước mắt là phòng chống Covid-19.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, từ đầu năm 2021 đến nay, mặc dù trong điều kiện rất khó khăn do tác động của dịch Covid-19, nhưng Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực, thành tích rất cơ bản, xứng đáng là Thủ đô, trái tim của cả nước.

Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống dịch đã có hiệu quả nhưng cần tích cực, quyết liệt, mạnh mẽ hơn, bảo đảm ngăn chặn, đẩy lùi, không cho dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Thủ đô.

Để khắc phục các vấn đề môi trường, tắc nghẽn giao thông, quá tải về hạ tầng đô thị, Thủ tướng yêu cầu, Hà Nội cần sớm có chiến lược được đầu tư bài bản, có chiều sâu, bền vững hơn.

Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, Hà Nội ưu tiên số 1 cho nhiệm vụ phòng chống dịch trong thời điểm hiện nay, quyết tâm bảo vệ Thủ đô không bị diễn biến xấu về dịch. Những nơi nào an toàn thì vừa phòng chống dịch, vừa tổ chức sản xuất cho tốt, chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch.

"Hà Nội phải có kịch bản cao hơn về phòng, chống Covid-19 để chủ động trước ; bảo vệ bằng được các khu công nghiệp trên địa bàn ; tập trung cứu chữa bệnh nhân nặng, hạn chế tối đa ca tử vong ; bảo đảm các dòng cung ứng lương thực, thực phẩm", Thủ tướng nhấn mạnh.

Đồng thời, yêu cầu quân đội phải vào cuộc để bảo đảm lưu thông hàng hóa, nhu cầu tối thiểu của người dân. Công an phải kiểm soát chặt các điểm cách ly, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch của người dân. Ngoài coi trọng phát triển văn hóa, Hà Nội phải làm thật tốt nhiệm vụ huy động nguồn lực để phát triển; tiếp tục quan tâm chăm lo, bảo đảm an sinh xã hội.

Cùng với đó là đẩy mạnh phân cấp, giao quyền cá thể hóa trách nhiệm; tạo điều kiện cho từng cơ quan, đơn vị chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ; kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo đảm mọi nhiệm vụ, giải pháp được tổ chức thực hiện một cách hiệu quả cao nhất.

Đối với dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo, các cơ quan liên quan phối hợp để khẩn trương hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất.

Đồng ý với các kiến nghị của Thành phố Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, nguyên tắc là Chính phủ giao cho các bộ cùng Thành phố bàn thêm, trên cơ sở đó làm rõ nội dung gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì Chính phủ phải giải quyết ngay. Nội dung nào thuộc thẩm quyền của các bộ thì các bộ cũng phải giải quyết ngay.

Hải Hà

Nguồn : Thanh Tra, 19/07/2021

**************************

Chống dịch vì Đảng !

Lâm Bình Duy Nhiên, Tiếng Dân, 19/07/2021

Những ngày này Sài Gòn đang bị phong tỏa, giãn cách xã hội. Các tỉnh miền Tây cũng không thoát được tình trạng trên trong "cuộc chiến chống dịch" do chính quyền ban hành với Chỉ thị 16 (hay mức độ cao hơn 16+) nhiều tranh cãi.

uutien2

Cán bộ, công an, lực lượng dân phòng đang canh gác, kiểm tra và hoạnh họe người dân mỗi khi họ ra đường thực chất có khác gì một lũ lâu la được lệnh từ cấp trên.

Tranh cãi vì nó được ban hành, áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc và thậm chí vô nhân đạo. Chủ thể là người dân theo cách gọi của nhà nước trong việc phòng chống dịch nhưng thực tế thì chỉ có kỷ cương, kỷ luật áp đặt đối với nhân dân. Cuộc sống khó khăn hay các biện pháp hỗ trợ về tinh thần và kinh tế nhằm giúp họ vượt qua các khó khăn vẫn chỉ là những lời hứa, tuyên bố hùng hồn nhưng rỗng tếch của giới lãnh đạo.

Cán bộ, công an, lực lượng dân phòng đang canh gác, kiểm tra và hoạnh họe người dân mỗi khi họ ra đường thực chất có khác gì một lũ lâu la được lệnh từ cấp trên. Chắc gì họ đã hiểu được bệnh dịch nhưng vẫn hống hách bắt bẻ, nạt nộ và phạt tiền người dân khốn khổ. Chỉ trong vòng vài ngày, hơn 2.000 trường hợp vi phạm phòng chống dịch với tổng số tiền gần 5 tỷ đồng!

Thiếu hiểu biết và máy móc nên mới có màn: bánh mì "không phải lương thực" và lên mặt dạy đời người dân.

Rào chắn nhằm phong tỏa một khu phố, một con đường, ngăn cản người dân đi ra cứ như thời chiến. Cách ly F0 thì giả vờ chụp ảnh cho đẹp, cho cảm động nhưng sau đó lại nhốt họ, bỏ mặc họ với nhau, những F0, như những con vật đang oằn mình đơn độc chống bệnh. Thiếu ăn, thiếu đói cũng không sao. Bằng mọi cách phải "dập tắt" các F! Trẻ nhỏ là F0 thì phải bị cách ly xa gia đình, không cần hiểu biết tâm lý gì cả.

Sài Gòn và miền Nam trù phú bấy lâu nay vẫn "cống nạp" cho Hà Nội giờ trở thành ổ dịch. Rau cỏ, lương thực giờ bỗng thiếu đến độ phải nhờ vào tinh thần trợ giúp của Hà Nội. Miền Bắc "xuất quân" đưa người vào giúp đỡ Sài Gòn, cảm động làm sao nhưng liệu có phải là những nước cờ tuyên truyền của báo chí, của chế độ?

Vơ vét của Sài Gòn để rồi bỏ mặc thành phố này với những lời hứa hão.

Đóng chợ, mở chợ, chống dịch, bỏ mặc dân tình đói khổ rồi lại chống đói. Một vòng lẩn quẩn với chống và chống.

Người lớn tuổi đến giờ vẫn chưa được tiêm chủng vaccine trong khi bọn con nít thân chính quyền thì đã được liều một, liều hai. Mà phải là vaccine Mỹ thì mới chịu.

Với "175 triệu liều vaccine sẽ có trong năm 2021 và đầu năm 2022", không biết chính quyền sẽ "ra giá" như thế nào để tiêm cho nhân dân. Hay lại là một cơ hội làm giàu khi có không ít lượng vaccine là hàng trao tặng hay viện trợ của quốc tế!

Nên chăng tập trung mua sắm hay nâng cấp các trang thiết bị y tế nhằm điều trị bệnh nhân bị nhiễm Covid khi mà điểm dịch có vẻ chưa qua ? Sao lại cứ tự hào, ngạo nghễ với Nano Covax, vaccine do Việt Nam chế tạo. Một cuộc "chạy đua" vô nghĩa với các tập đoàn dược phẩm khác. Rất nhiều quốc gia tiến bộ không sản xuất vaccine và việc phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho người dân vẫn là mục đích hàng đầu và vẫn có hiệu quả đó thôi.

Chống dịch bằng khẩu hiệu là sức mạnh vô địch của nhà nước Việt Nam, như tiêu đề một bài báo trên tờ Tuổi trẻ!

"Huy động sức mạnh tổng lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chống dịch trên phạm vi cả nước".

Giới lãnh đạo chống dịch với "tinh thần trách nhiệm rất cao trước Đảng và nhân dân".

Bảo vệ "Đảng" trước, sau đó mới đến nhân dân…

Giữa "Đảng" và nhân dân lại là vài triệu đảng viên và bọn tư bản đỏ !

Lâm Bình Duy Nhiên

Nguồn : Tiếng Dân, 19/07/2021

************************

Bao nhiêu tiền đã được chi cho Bộ Công an để "chống dịch" ?

Bùi Công Trực, Luật Khoa, 19/07/2021

Công an vừa có quyền, lại vừa được chu cấp đầy đủ nguồn lực để thực hiện quyền lực đó.

uutien3

Công an căng dây phong tỏa một khu vực tại quận Cầu Giấy, Hà Nội vào tháng 7/2020. Ảnh : Tất Định/ VnExpress.

Trong bài viết "Dè chừng tham nhũng trong đại dịch " mà Luật Khoa đăng tải cách đây đúng một năm, người viết đã chỉ ra các khả năng tham nhũng hệ thống (về tiền lẫn về quyền) trong thời điểm "tranh tối tranh sáng". Từ quá trình đánh giá và định hướng cứu trợ cho đến việc gây quỹ và phân bổ ngân sách, nguy cơ tham nhũng cũng như các vấn đề chênh lệch cán cân quyền lực trở nên thực tế và dễ thấy hơn bao giờ hết.

Gần đây, những câu chuyện  về lực lượng công an chặn đường, lạm dụng quyền lực, thậm chí quay clip người dân để đăng lên mạng xã hội, v.v. cho thấy các lo ngại trước đó dần được hiện thực hóa.

Song đáng lo lắng hơn, các diễn ngôn ngợi ca sự hy sinh "trời biển" của các cán bộ, chiến sĩ công an thì chưa bao giờ chấm dứt.

Những lập luận kiểu như : "Khi bạn ngủ thì họ phải thức…", "Khi bạn chăn ấm nệm êm thì họ phải dầm mưa dãi nắng…", v.v. đều là những kiểu lập luận đánh tráo khái niệm.

Ở đại đa số các tỉnh thành bị cách ly, đông đảo người dân đang mất kế sinh nhai, trở nên kiệt quệ về mặt kinh tế. Việc ở nhà với họ lúc này là cực hình chứ không phải chăn ấm nệm êm. Trong khi đó, công an là những người vừa có quyền, lại vừa được chu cấp đầy đủ nguồn lực để thực hiện quyền lực đó.

***

Trong năm 2020, chính quyền Việt Nam chi hơn 21.000 tỷ đồng  từ ngân sách trung ương cho hoạt động phòng chống dịch cũng như hỗ trợ người dân trong dịch bệnh. Đó là chưa kể hàng chục nghìn tỷ khác  từ việc miễn giảm thuế, hỗ trợ sản xuất cũng như gia hạn thời gian nộp thuế.

Như vậy, có thể thấy các con số về hoạt động phòng, chống dịch là nằm ngoài các khoản chi ngân sách thông dụng như chi thường xuyên (thường liên quan đến lương thưởng, chiếm tỉ lệ lớn trong chi ngân sách), hay chi đầu tư phát triển. Nói cách khác, đây hoàn toàn là các khoản thu nhập tăng thêm nếu có dành cho cán bộ, nhân viên công vụ và các nhà chức trách tham gia vào hoạt động phòng, chống dịch.

Hẳn nhiên, con số 21.000 tỷ đồng không chỉ dành cho các lực lượng vũ trang. Nhưng số tiền chi cho họ là không hề nhỏ.

uutien4

Công an điều tiết giao thông tại một khu vực phong tỏa tại quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3/2020. Ảnh: Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong một bản tin rời rạc trên trang điện tử của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, ví dụ, chúng ta biết rằng ngân sách trung ương chi hơn 2 tỷ đồng  để hỗ trợ bộ đội biên phòng tăng cường công tác phòng, chống dịch chỉ trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Tuy nhiên, con số cụ thể là bao nhiêu thì vẫn còn rất mù mờ.

Đào sâu thêm một chút trong các báo cáo gần đây của Bộ Tài chính, chúng ta có thông cáo báo chí  được công bố vào ngày 16/7/2021. Thông cáo này cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh hơn chút ít.

Theo Bộ Tài chính lý giải, trong con số 21 nghìn tỷ, 13 nghìn tỷ đã được trao cho người dân gặp khó khăn trong dịch. Tám nghìn tỷ còn lại dành cho công tác phòng chống dịch, trong đó bao gồm mua vaccine, vật tư, trang thiết bị y tế, hỗ trợ các đối tượng bị cách ly, phụ cấp cho lực lượng tham gia phòng chống dịch. Các khoản tiền dành cho các lực lượng vũ trang có thể được khoanh vùng lại trong phạm vi tám nghìn tỷ nói trên.

Hiển nhiên "màn che" chính sách và thông tin hiện nay vẫn không cho người viết tìm thấy một con số chính xác "thị phần" của Bộ Công an trong những con số nghìn tỷ. Tuy nhiên, có thể đoán một cách tự tin rằng chi phí dành cho lực lượng này không nhỏ.

Bằng chứng là trong Quyết định số 1164/QĐ-TTg  vừa được ký ngày 13/7/2021, thủ tướng Chính phủ vừa bổ sung thêm lên đến gần 400 tỷ đồng để hỗ trợ hoạt động phòng chống dịch của bộ này. Quyết định cũng ghi nhận khá chi tiết rằng 340 tỷ sẽ được dùng để chi trả phụ cấp chống dịch, khoảng 48 tỷ hỗ trợ tiền ăn, và 1,5 tỷ bao gồm chi phí tiêm vaccine.

Và con số này chỉ là dự phòng cho sáu tháng cuối năm 2021. Con số gộp thực tế có thể đã hơn nhiều ngàn tỷ.

***

Vậy việc chi trả được thực hiện ra sao ?

Câu hỏi này dẫn chúng ta đến Nghị quyết 16/NQ-CP  được ban hành vào ngày 8/2/2021. Theo Điều 2 của nghị quyết này, chế độ phụ cấp chống dịch được quy định theo ba mức chuẩn.

Chuẩn 300.000 đồng/người/ngày được dành cho nhóm đi giám sát, điều tra và xác minh dịch (bao gồm một lực lượng công an nhất định) cùng với những người trực tiếp tham gia vào hoạt động y tế có liên quan đến Covid-19 như người khám, chẩn đoán hay lấy mẫu, v.v.

Chuẩn 200.000 đồng/người/ngày dành cho nhóm công nhân viên chức tham gia vào các hoạt động y tế phụ trợ, và cũng là chuẩn phổ biến đối với các công an viên làm việc giám sát cách ly tại nhà hay cơ sở y tế.

Chuẩn 150.000 đồng/người/ngày dành cho người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly tập trung lẫn người làm nhiệm vụ cưỡng chế cách ly y tế, truy tìm đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly y tế ; cũng như người làm nhiệm vụ khoanh vùng, phong tỏa, tuần tra, kiểm soát và đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực cách ly y tế tập trung, chốt kiểm soát dịch bệnh tại các địa bàn dân cư có người nhiễm Covid-19, v.v. Đây có thể nói là chuẩn phổ biến nhất dành cho các công an viên.

Bên cạnh đó, một số người còn được hưởng thêm chế độ thường trực chống dịch là 130.000/người/ngày ; kèm theo đó là tiền hỗ trợ ăn uống 80.000/người/ngày.

***

Tất cả những thông tin nói trên không phủ nhận đóng góp của lực lượng an ninh trong quá trình phòng, chống dịch. Tuy nhiên, cân nhắc thứ quyền lực mà họ sở hữu, cộng với những khoản chi tiêu dồi dào, ổn định mà họ đang có trong mùa dịch, cùng hàng loạt các ưu đãi khác về chữa trị bệnh và tiêm chủng, giới công an chắc chắn không phải là nhóm yếu thế hay rơi vào bước đường cùng trong đại dịch.

Hơn nữa, trong thể chế của Việt Nam, quyền lực của họ không hề được giám sát. Đó rõ ràng là nguy cơ nảy sinh lạm quyền. Khi không có một thiết chế công đủ minh bạch để làm việc này, sự giám sát, kiểm tra, thậm chí là quyền được chỉ trích của mỗi người dân là cực kỳ quan trọng.

Bùi Công Trực

Nguồn : Luật Khoa, 19/07/2021

********************

Nhân danh báo chí để làm trò chỉ điểm

Thúy An, VNTB, 19/07/2021

Thực thi song song hai chỉ thị 10 và chỉ thị 16, nhiều hàng quán, xe ôm, vé số cũng như chợ tự phát phải ở Thành phố Hồ Chí Minh buộc tạm dừng đóng cửa. Điều này không chỉ gây ra khó khăn cho người mua hàng mà còn ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của những người mưu sinh bằng nghề buôn gánh bán bưng, lao động bình dân.

uutien6 (2)

Vô cảm với người nghèo là sự khốn nạn khi nhân danh báo chí để làm trò chỉ điểm, họ có khác gì bầy kên kên rỉa xác thú chết

Một thông tin được đăng trên tờ báo điện tử ở Thành phố Hồ Chí Minh với nội dung nói về những người dân với hành động buôn bán "chui" bất chấp lệnh cấm ở Bình Thạnh.

Theo ghi nhận, bài báo được đăng ngày 16/7, tuy nhiên, hình ảnh được chú thích là ngày 14/7 và đã được xác nhận một điều rằng "Trước đó, ngày 14/7, PV báo… ghi nhận tình trạng buôn bán chui xuất hiện ở khu vực này…".

Xoay quanh phóng sự nói trên, một vài ý kiến cho rằng, nên "Chụp hình gửi "help 114" & phạt luôn cả người mua". Một số ý kiến khác thì phản đối bình luận đó.

"Chú đi canh rồi chụp đi chú ơi. Nhà chú giàu. Chú đâu biết cảnh người nghèo khổ đâu", một facebooker tên M. chia sẻ trên mạng xã hội.

Hay như một bình luận khác đến từ facebooker tên T. : "Buôn bán nhỏ lẻ cho dân nghèo mà căng vậy".

"Tạp hóa nhỏ thường bán vòng vòng trong xóm sẽ giúp người dân hạn chế di chuyển. Không hiểu tại sao cấm. Mấy ổng lúng túng mà quên việc chống dịch chủ yếu là hạn chế tụ tập di chuyển", một facebooker khác ý kiến về vấn đề này.

Thắc mắc về vấn đề tại sao buôn bán ở trước cửa nhà hay ngoài đường thì cấm, sẵn sàng ra quân để phạt, trong khi đó cảnh chen chúc, xếp hàng ở siêu thị thì lại được chính quyền chấp thuận, một facebooker tên H. chia sẻ "Bán như vậy thì cấm và phạt. Mà ra tất cả các siêu thị thì nối đuôi nhau mùa đồ thì được. Nhiều lúc bu đông như kiến tha mồi về tổ thì lại được. Trái ngược thật".

Một ý kiến khác : "Cá nhân mình cũng thắc mắc như nhiều người. Theo mình thấy, một số cửa hàng hoặc siêu thị cũng đã từng lâm vào tình trạng giăng dây vì có ca nhiễm đi mua sắm ở đây. Chính quyền biết không ? Mình nghĩ là biết. Vậy tại sao không để người dân buôn bán như bình thường đi. Người mua hàng sợ bệnh không ? Tất nhiên là phải sợ, ai lại muốn vào bệnh viện hay khu cách ly tập trung ? Họ sẽ biết cách mà phòng vệ, bảo vệ bản thân, đồng thời quy tắc 5K cũng phát huy trong những trường hợp này. Cho bán, người dân sẽ có thêm lựa chọn trong việc đi mua hàng. Chứ cứ khăng khăng không cho, dễ dẫn đến nghĩ lung tung lắm à nha".

Một ý kiến khác từ ‘người trong ngành’ cho rằng vô cảm với người nghèo là sự khốn nạn khi nhân danh báo chí để làm trò chỉ điểm : "Cũng là một phóng viên, cũng từng thực hiện không ít phóng sự, cho nên mình biết ít nhiều nỗi niềm của người phóng viên. Tuy nhiên, theo mình thấy, trong thời gian này, có không ít đề tài để người phóng viên có thể làm, không nhất thiết vào chăm chăm vào vấn đề tạo thêm áp lực cho người dân.

Thực tế, không ít phóng viên của các báo đã lên tiếng, hỗ trợ cho người dân trong khó khăn của mùa dịch này. Ngày 16/7, bạn đi với đoàn công tác đi phạt, làm phóng sự, mình đồng ý. Có điều, ngày 14/7, bạn đã đi trước đó, chụp hình trước đó, nó giống như cái bằng chứng để cơ quan chức năng có thể phạt hoặc cảnh cáo người dân vậy. Bộ người dân chưa đủ cực, chưa đủ khổ hay sao mà còn làm vậy ?".

Ai cũng chén cơm manh áo – những người viết báo cũng là một nghề mưu sinh. Trong thời điểm này, đã không giúp cho người lao động bình dân vơi đi phần nào những khó khăn, cũng mong rằng, xin đừng "tiếp thêm" cái gánh nặng lên đôi vai người dân nữa.

Người dân đã khổ nhiều lắm rồi…

Thúy An

Nguồn : VNTB, 19/07/2021

**********************

Sài Gòn, tiếp tục ‘phong thành’…

Yến Phương, VNTB, 19/07/2021

Vậy là đã ngót nghét hơn 1 tuần cả thành phố sống và làm việc dưới chỉ thị 16. Một thời gian, hoàn toàn không ngắn tí nào.

uutien6 (1)

Coi như cả tuần lễ nay và ít nhất cũng nửa tháng tới đây người Sài Gòn bị ‘tù treo’, khi họ chỉ được phép quanh quẩn trong nơi mình đang trọ, nơi nhà đang ở, thậm chí là ‘ăn ngủ’ tại nơi làm việc.

 Tôi nhớ, trước khi thành phố bước vào thời gian của chỉ thị 16, một số ý kiến cho rằng, đây không phải là lần đầu tiên Sài Gòn chịu ảnh hưởng bởi chỉ thị 16 vốn được ban hành từ thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Như lần trước, vẫn bình thường, vẫn đi lại được, vẫn mua sắm hàng ăn… Vậy có chi mà lo sợ ở lần này ?

Ừ thì trên lý thuyết, đúng là như vậy. Thế nhưng, lần chỉ thị 16 trước, Sài Gòn không xuất hiện nhiều ca nhiễm trong cộng đồng đến hàng chục ngàn, càng không có ca nhiễm Covid-19 tử vong.

Ở những lần xuất hiện ca nhiễm trong cộng đồng trước, bước chân vào bệnh viện hay phòng khám chữa bệnh, chỉ phải đo nhiệt độ, khai báo y tế là có thể đi vào, không lo lắng.

Ở lần trước, không nhiều bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung như bây giờ.

Ở lần trước, không xuất hiện "giấy thông hành" xét nghiệm âm tính.

Ở lần trước, cánh tài xế vận chuyển hàng hóa không gặp khó khăn như bây giờ… biết bao nhiêu cái khác biệt của lần trước so với bây giờ.

Làm sao người dân có thể không hoang mang ?

Và rồi, cái thực tế của hơn một tuần lễ đã trôi qua như thế nào ? Những hàng quán ‘bán mang về’ bị buộc phải tạm dừng. Những người buôn gánh bán bưng ở các ngả đường, ở các chợ tự phát cũng buộc phải tạm dừng.

Chợ truyền thống thì nơi bán, nơi không ; những chợ có bán thì giới hạn, giăng dây, dựng barie đầy đe dọa với cả sắc phục quân đội đứng chực chờ, rồi hàng hóa thì… xếp hàng mới mua được với giá đắt đỏ và không nhiều lựa chọn.

Nhiều ngả đường tràn ngập những chốt chặn gọi là thực hiện chỉ thị 16 của chính phủ.

Với người lao động thì thế nào ? Khó khăn lại chồng chất những khó khăn. Tôi nhớ, khi Sài Gòn bước vào những ngày với hàng loạt những chuỗi lây nhiễm liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, vô tình xem một video clip trên Internet, một cô bán hàng rong chia sẻ rằng, dĩ nhiên, nếu có thì tốt nhưng mong thì không mong, họ chỉ mong sao, chính quyền đừng cấm họ bán, là đủ rồi.

Dẫu biết rằng, vì cái chung của cộng đồng, vì phòng dịch, có thể quy định của thành phố là đúng phần nào. Với những quy định cấm đó, có thể nói, đã góp phần gia tăng thêm cái gánh nặng cho người nghèo. Đưa ra quy định phòng dịch, thực thi thì nhanh và quyết đoán song lại không đưa hướng ra cho những người nghèo, nhất là khi khoản tiền hỗ trợ, người có kẻ không.

Đó là câu chuyện của nhiều người bị cấm buôn, cấm bán tạm thời. Còn với những con người, đi làm hay đi công việc thì sao ? Một cảm giác lo lắng khi đi ngoài đường, dù hoàn toàn có lý do chính đáng.

Không lo sao được khi đi rút tiền hay nhà thiếu tiền đi lấy, cũng phạt. Không lo sao được khi cộng đồng mạng rồi báo chí râm ran câu chuyện về ông chủ tịch ủy ban phường 6 quận Gò Vấp ? Lo dịch, lo đói, lo nghèo và giờ còn lo cả… phạt tùy hứng.

Sài Gòn phóng khoáng, bao dung.

Dù có nhìn và cho rằng Sài Gòn xấu xí cỡ nào đi chăng nữa, giận chút rồi cũng thôi, không để bụng, tính toán nhỏ mọn. Người Sài Gòn sẵn sàng chấp nhận "cái khó khăn, bất tiện mà người khác mang đến". Nhiều người buôn bán ở vỉa hè chia sẻ trước giờ thành phố chuẩn bị bước vào giai đoạn phong thành, họ luôn luôn sẵn sàng tuân thủ những quy định của chính phủ đưa ra.

Dù sao đi chăng nữa, thì việc đó cũng là vì cái cộng đồng, chung tay phòng chống dịch Covid-19, họ sẵn sàng lấy tiền tích cóp bao lâu nay ra, sử dụng để vượt qua cái khó khăn này.

Chấp nhận hy sinh cái cá nhân để vì cái lợi ích chung, mặc dầu biết rõ, đó thật sự là những khó khăn.

Thế nhưng nếu một khi đã quyết định còn tiếp tục phong thành theo chỉ thị 16 nữa thì sẽ có rất nhiều người rơi vào cảnh cùng cực, không biết vịn vào đâu vì tiền tiết kiệm cũng có giới hạn mà khoản hỗ trợ lại không biết kêu với ai.

Yến Phương

Nguồn : VNTB, 19/07/2021

Additional Info

  • Author Hải Hà, Lâm Bình Duy Nhiên, Bùi Công Trực, Thúy An, Yến Phương
Published in Diễn đàn

Chính quyền đang thất bại trong chống dịch phải cậy nhờ giới chuyên môn độc lập ?

Diễm Thi, RFA, 16/07/2021

Mỗi người góp một tay 

Hôm 10/7/2021, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã gặp trực tiếp các chuyên gia, nhà khoa học để nghe các ý kiến độc lập nhằm góp thêm phương pháp vào chiến lược chống dịch Covid-19 của thành phố.

chong1

Một bác sĩ đang nhìn lọ vắc-xin ngừa Covid-19v - Reuters

Tại buổi gặp gỡ, ông Nên khẳng định luôn tôn trọng ý kiến của chuyên gia trong và ngoài nước nhưng không tự đưa ra các giải pháp, mà phải lắng nghe và tuân thủ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, bởi bất cứ quyết định nào đưa ra cũng liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân. Ông mong muốn các giải pháp phải đáp ứng sự kỳ vọng của dân, phải có lợi cho dân. Ông Nguyễn Văn Nên cũng thừa nhận thành phố đang đứng trước thử thách rất lớn và tình hình dịch Covid-19 đang diễn biết hết sức nghiêm trọng.

Là một nghiên cứu sinh chuyên ngành về truyền nhiễm và chống nhiễm khuẩn, Bác sĩ Phạm Ngọc Thắng đã viết một bức tâm thư gửi ông Nguyễn Văn Nên, góp ý về cách chống dịch hiện nay. Bức thư đang lan tỏa trên mạng xã hội facebook.

Vị bác sĩ này kêu gọi thay đổi ngay quan điểm về dịch bệnh Covid-19 cũng như người nhiễm Coronavirus. Ông cũng góp ý những điều cần làm và những điều cần tránh trong cách chống dịch hiện nay.

Trao đổi với RFA sáng 16/7, Bác sĩ Thắng chia sẻ lý do ông viết bức tâm thư gửi ông Nguyễn Văn Nên :

"Hiện nay, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp là ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư thành ủy, Ủy viên Bộ chính trị là những người hết sức cầu thị và mong muốn mọi lực lượng trong xã hội đoàn kết lại để cùng nhau đưa đồng bào Việt Nam đi qua dịch hạn này. Đất nước còn nghèo và rất nghèo, những phương tiện như con người, vật chất, của cải, trang thiết bị đều rất thiếu thốn. Dịch bệnh này giáng một đòn rất nặng vào nền kinh tế, kéo lùi nền kinh tế Việt Nam.

Dân lao động khổ lắm chị ạ. Người dân bình thường khổ lắm chứ không như những người tầng lớp trên có nhiều cách để trốn dịch, thoát dịch.

Là một bác sĩ, một nghiên cứu sinh chuyên ngành về truyền nhiễm và chống nhiễm khuẩn, tôi hiểu dịch bệnh nó lan truyền nhanh như thế nào, nên tập thể anh em chúng tôi, rất nhiều giáo sư, tiến sĩ cũng mong đồng hành cùng chính quyền, cùng nhân dân để đưa đất nước đi qua dịch bệnh".

Ngoài Bác sĩ Thắng, Bác sĩ Phan Xuân Trung, công tác tại Trung tâm Y khoa Medic, Thành phố Hồ Chí Minh cũng kêu gọi các đồng nghiệp hãy vì trách nhiệm và danh dự của Thầy thuốc, đến nhà giúp bệnh nhân khi hữu sự.

Trò chuyện với RFA qua điện thoại tối 16/7, Bác sĩ Nhan Trừng Sơn, Phó Giáo sư, giảng dạy tại trường đại học Y Khoa thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cách chống dịch của chính quyền thành phố đang đi đúng hướng. Sở dĩ dịch bệnh bùng phát là do các loại virus biến thể.

Ông đồng ý với biện pháp cách ly những người F0 cũng như những chỉ thị nhà nước đưa ra và các hình thức xử phạt. Theo ông, số tiền thu được từ việc xử phạt nên dùng như những gói cứu trợ người nghèo trong tình hình hiện nay. Với lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố cũng như những bác sĩ đồng nghiệp trong chiến dịch chống dịch hiện nay, ông nói :

"Tùy sức khỏe và tài năng từng người. Với tuổi tôi hiện nay, tôi không thể đến bệnh viện để giúp khám bệnh mà tôi chỉ khám lọc, tức là khám qua điện thoại các triệu chứng rồi hướng dẫn người ta đi làm xét nghiệm. Tôi đóng cửa phòng mạch để khám bệnh, tư vấn miễn phí cho người dân qua điện thoại. Ngoài ra tôi còn tham gia giảng dạy online cho sinh viên đại học y khoa". 

Chính quyền đang đi sai hướng ?

Theo một số chuyên gia y tế, chính quyền đã đi sai hướng nên dịch bệnh bùng phát, người dân cảm thấy bất an với hàng loạt chỉ thị được Chính phủ ban hành bị coi là trái hiến pháp và pháp luật khi ngăn cản người dân đi lại, cấm đoán các hoạt động kinh tế, tước đoạt nhiều quyền tự do khác của người dân.

Về phương diện chuyên môn, Bác sĩ Đinh Đức Long nhân định cách chống dịch hiện nay là ‘chống dịch theo định hướng xã hội chủ nghĩa’. Ông nói :

"Các nước chống dịch phải dựa vào các chuyên gia dịch tễ học lâm sàng, tức là các nhà y học chuyên ngành về lâm sàng. Đằng này, Việt Nam, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh lại chống dịch dựa vào các nhà chuyên gia về hành chính công. Mà nói về luật hành chính, quan hệ hành chính là quan hệ phục tùng. Nghĩa là cấp dưới phục tùng cấp trên.

Như vậy tư duy chống dịch của họ sai khi chống dịch bằng quan hệ hành chính. Tư duy đó là tư duy trấn áp, mệnh lệnh. Không thể ra lệnh cho con virus không được phát triển. Theo tôi, cách chống dịch hiện nay là ‘chống dịch theo định hướng xã hội chủ nghĩa’".

Bác sĩ Phạm Ngọc Thắng nêu quan điểm của ông :

"Có bất cập thực sự trong chỉ đạo từ Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, từ Bộ trưởng Nguyễn Thành Long. Tôi nói thẳng luôn, những người đấy đã lái cuộc chiến chống vi-rút corona sang một hướng hoàn toàn thất bại. Nếu họ thành công thì hôm nay không như thế này. Phải nói là họ đã thất bại.

Để góp phần chữa chạy cái thất bại ấy, tôi mong mọi người cùng góp ý cho những phương pháp đúng đắn hơn, cùng góp công sức với Chính phủ để chống dịch. Chúng ta chỉ có thể đóng góp với tư cách cá nhân, Chính phủ mới có thể ra những quyết định dựa trên những đóng góp của những nhà chuyên môn.

Nếu chính quyền thay đổi và người dân trong, ngoài nước cùng góp sức thì dịch bệnh sẽ qua".

Theo tin từ Cổng thông tin Công Đoàn Việt Nam hôm 2/7/2021, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh vừa có báo cáo thống kê kết quả của hai nhóm nghiên cứu : Nhóm nghiên cứu của Đại học Fulbright do Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, làm trưởng nhóm và nhóm nghiên cứu Tech4Covid do Tiến sĩ Đinh Bá Tiến, Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, làm trưởng nhóm.

Với dữ liệu ghi nhận đến ngày 27/6, nhóm nghiên cứu Đại học Fulbright nhận định xu hướng dịch đã gần đạt đỉnh vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7. Đến đầu tháng 8 chỉ còn rải rác vài ca/ngày trước khi kết thúc vào cuối tháng nếu Chỉ thị 10 được tuân thủ tốt.

Trong khi đó, nhóm Tech4Covid dự báo số ca F0 trong cộng đồng có xu hướng giảm nhẹ trong tháng 7. Dịch sẽ được kiểm soát đến cuối tháng 8 nếu Chỉ thị 10 được tuân thủ tốt và triển khai nhanh xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 16/07/2021

********************

Dân nghèo thành phố Hồ Chí Minh kiệt quệ vì dịch bệnh vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ từ gói 886 tỷ

Cao Nguyên, RFA, 16/07/2021

Lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, rồi Chỉ thị 16 lần lượt được áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Hàng trăm ngàn lao động tự do, thu nhập thấp cũng theo đó mà phải nghỉ việc, mất thu nhập. Lãnh đạo thành phố thông qua gói hỗ trợ 886 tỷ đồng với lời cam kết "không để dân đói". Tuy nhiên, có nhiều người nghèo đã lâm vào cảnh thiếu ăn vẫn không nhận được tiền.

chong2

Người dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận gạo miễn phí trong đợt dịch Covid-19 hôm 11/4/2020 - Reuters

Dân nghèo kiệt quệ vì dịch bệnh…

Từ hồi cuối tháng 5/2021, khi Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu áp dụng Chỉ thị 15 trên toàn thành phố, cũng là lúc mà nhiều lao động thuộc các ngành dịch vụ như quán ăn, nhà hàng, massage bị mất việc.

Cô Hoàng Minh là một người khiếm thị đang sống trong cảnh ngặt nghèo do lệnh phong toả theo Chỉ thị 16. Bà Minh và chồng đều mất thị lực và đang làm nghề massage ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Khi đợt dịch thứ tư mới bùng phát trở lại thì đây chính là ngành nghề bị yêu cầu dừng hoạt động trước tiên. Do đó cả hai đều phải nghỉ dịch ở nhà mấy tháng nay. Không có tiền, hằng ngày, cô Minh phải ăn cơm trắng trộn mì gói dù đang mang thai ở tháng thứ năm :

"Từ đầu tháng năm là đã hết làm việc được. Người ta cho gạo mì ăn qua ngày, giờ có bầu mì ăn hoài không nổi. Hàng xóm có bữa cho rau ăn. Còn tiền nhà thì người ta cho nợ lại, điện nước thì nợ mấy tháng trời. Người ta tới hỏi thì em nói chưa có tiền, người ta thấy mù nên cũng châm chước.

Lúc chưa dịch em cũng mua một hộp sữa, mà giờ mình cũng khó khăn nên thôi. Giờ ai cho gì ăn nấy vậy thôi chứ đâu có được như lúc mình đi làm. Đi làm có tiền thì mới bồi bổ cho con được. Giờ không đi làm, không có tiền thì có gì ăn nấy thôi".

Cô Minh nói, số tiền hai vợ chồng dành dụm trước dịch cũng đã dùng hết nên vài ngày trước cô phải lên mạng xã hội nhờ mọi người giúp đỡ. Cũng có người thương cho vài trăm ngàn đồng nhưng cũng không dám ăn ngon mà phải để dành đi khám thai. Cô cũng chưa biết vài tháng tới xoay sở đâu ra tiền mà vô viện sinh con.

chong3

Chùa Bát Nhã, quận Bình Thạnh trao tặng cơm chay miễn phí cho người dân. Hình : Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Ông Bình, một người làm công việc phụ quán ăn kể với Đài Á Châu Tự do rằng cả gia đình ông có bốn người, toàn là lao động tự do, người bán vé số, người giao hàng, người phụ bán quán ăn, chỉ có đúng một người làm bảo vệ công ty là có hợp đồng lao động. Nhưng tất cả đều đang thất nghiệp mấy tháng nay.

Giá thực phẩm những ngày này tăng gấp 2-3 lần bình thường. Tiền điện nước, tiền trọ không được giảm đồng nào mà lại không có thu nhập, cả nhà phải vay tiền để ăn qua ngày.

Lúc trả lời phỏng vấn đài RFA, ông nói trong túi ông còn đúng 50 ngàn đồng. Muốn chạy xe ra đường tìm chỗ phát cơm từ thiện để xin, nhưng lại sợ đi xa, xe hết xăng không đủ tiền đổ xăng.

Định bụng sẽ kiếm công việc giao hàng để mưu sinh trong thời điểm này, nhưng vì là lao động tự do, ông Bình không có giấy công tác, không có thẻ nhân viên, không có giấy thông hành nên lo sợ ra đường sẽ bị phạt theo Chỉ thị 16 :

"Nó không nghĩ gì tới vấn đề lương tâm hay là nhân văn gì đâu. Nó chỉ phạt theo cái luật ở trên đưa ra là đi ra ngoài mà không có "lý do chính đáng", rồi đi khu vực này qua khu vực khác không được. Nói chung bây giờ đi ra ngoài đường toàn là lén lén không đó !"

Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Chỉ thị 16 từ ngày 9/7. Theo đó, Chính quyền sẽ siết chặt vấn đề đi lại. Người dân chỉ được ra đường trong các trường hợp cần thiết và phải mang theo giấy tờ để chứng minh.

Vẫn không được nhận tiền hỗ trợ do "không đủ điều kiện"

Vào ngày 25/6, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thông qua gói hỗ trợ Covid-19 với 886 tỉ đồng, trích từ nguồn ngân sách của thành phố, và sẽ hoàn thành phát tiền cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong ngày 15/7/2021.

"Không đủ điều kiện" là lý do mà cả ông Bình và cô Minh không được nhận tiền trong gói hỗ trợ này, dù họ đều mất việc, thậm chí là không còn tiền để ăn.

Ông Bình kể, từ khi bị bắt buộc phải ở nhà, gia đình ông chỉ nhận được sự giúp đỡ của bà con hàng xóm chứ chính quyền chưa hề hỏi han một câu nào :

"Một gia đình bốn người lao động mà thất nghiệp hết. Nội cái tiền điện, tiền nước không được hỗ trợ một đồng nào, nói chi tới là tiền ăn.

Xã phường chưa bao giờ đem đến cho người dân ở khu vực này được một cọng rau, một hột gạo nào, chỉ có những người dân, những mạnh thường quân tới đây thấy hộ nào khó khăn thì người ta hỗ trợ cho ít rau ít gạo để ăn thôi, chứ Nhà nước là chưa có ai được hỗ trợ hết trơn".

Gia đình ông có nghe thông tin về gói hỗ trợ này trên ti vi, nhưng gần đến ngày hạn chót phát tiền là ngày 15/7 vẫn chưa thấy tổ trưởng nơi ông sinh sống thông báo.

Ông tự đi xin một người trong xóm mẫu đơn, photo thành bốn bản và điền cho cả gia đình. Tuy nhiên, ông tổ trưởng chỉ nhận đúng một lá đơn của người làm bảo vệ, do có hợp đồng lao động. Những người còn lại bị từ chối với lý do là "không biết có đi làm thật hay không" :

"Ông ấy trả lại ba lá đơn. Ông nói là chỉ nhận một đơn thôi. Người làm nghề bảo vệ thì ổng nhận, còn những ngành nghề như bán vé số thì không biết là có đúng là bán vé số hay không, cho nên là không thèm nhận luôn. Ông anh của tôi đi làm nghề chuyên chở thì cũng không nhận luôn".

Sau nhiều lần tranh cãi, cuối cùng cán bộ địa phương chịu nhận hết bốn lá đơn của cả gia đình. Nhưng đến hết ngày 15/7, cả nhà ông Bình không ai nhận được một đồng nào.

Còn đối với cô Minh, cô nói mình có nghe qua về gói hỗ trợ này, nhưng không biết làm sao để được nhận tiền. Ông tổ trưởng khu phố ở sát nhà mà không nghe nhắc nhở gì nên cô nghĩ mình không thuộc diện được hỗ trợ. Phần nữa, do chưa đăng ký tạm trú được nên cô Minh cũng không dám hỏi thêm.

Gói hỗ trợ 886 tỷ quy định cụ thể sáu nhóm sẽ được nhận tiền hỗ trợ. Trong đó, nhóm thứ tư bao gồm tất cả những người lao động tự do, thu nhập thấp, không có hợp đồng lao động, bị mất việc trong thời gian áp dụng lệnh phong toả theo Chỉ thị 16.

Nhóm người này muốn nhận tiền phải có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo thành phố và cư trú hợp pháp tại địa phương, nghĩa là phải có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú và được công an địa phương xác nhận.

Ngoài ra, người mang thai thì được hỗ trợ thêm một triệu đồng. Người nuôi con nhỏ thì nhận thêm một triệu đồng cho mỗi cháu bé.

Sáng 16/7, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Lê Minh Tấn cho hay đã trao tiền cho 95% lao động tự do trên toàn thành phố, mỗi người nhận 1,5 triệu đồng.

Tuyên truyền, chỉ đạo "không để dân đói"

Chiều 16/7, tại một hội nghị trực tuyến do Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ông Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồ Hải phát biểu rằng "Cả hệ thống chính trị sẽ chăm lo, không để trường hợp nào bị đói, bị khó khăn cơ cực do ảnh hưởng dịch Covid-19. Đây là thời điểm cán bộ, đảng viên thể hiện sự san sẻ, yêu thương đối với nhân dân, nhường nhịn cho những người yếu thế".

Trước đó, ông Nguyễn Thành Phong (Chủ tịch UBND thành phố) từng chỉ đạo các quận huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chống dịch nhưng "Tuyệt đối không được để bà con thiếu đói".

Còn Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên ra yêu cầu "Không để người lao động mất việc, lâm vào khó khăn, cùng cực, nhất là những người buôn gánh, bán bưng, kiếm sống hàng ngày trên đường phố".

Ông Bình chia sẻ rằng hiện giờ ông không cần được hỗ trợ gì nhiều, chỉ mong chính quyền thành phố thấu hiểu nỗi khổ dân nghèo mà nới lỏng bớt các chỉ thị cực đoan, để dân tự đi làm kiếm tiền nuôi thân :

"Nói chung là mình cũng không mong sẽ được như bên Mỹ, bên Úc, được nhà nước hỗ trợ về an sinh xã hội. Mình chỉ mong là những cái giãn cách xã hội cũng phải nới nới ra để cho người ta đỡ khổ. Chứ bây giờ dịch như vậy không làm được đồng nào. Nghỉ việc không có một đồng thu nhập, mà còn gò bó, không hỗ trợ cho người ta cái gì hết. Nếu người ta giàu, có tiền thì ở nhà mà hưởng thụ chứ mắc gì phải đi ra đường làm gì !"

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 16/07/2021

* Các nhân vật trong bài viết đã được đổi tên vì lý do an toàn

**************************

Đa số các sắc tộc thiểu số tại Việt Nam vẫn sống khó khăn - việc ‘xóa đói, giảm nghèo’ sao chưa hiệu quả ?

RFA, 16/07/2021

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào ngày 14/7 vừa ban hành Quyết định số 1227, phê duyệt danh sách 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù, hiện sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025.

chong4

Người dân tộc thiểu số bán hàng rong ở Sapa trước đây. AFP Photo

Cụ thể, 32 dân tộc khó khăn bao gồm : Hmong, Xtiêng, Gia-rai, Dao, Nùng, Tày, Sán Chay, Lào, Giáy, Giẻ-Triêng, Mường, Ba-na, Hrê, Chăm, Ê-đê, Cơ-ho, Khơ-me, Mạ, La Hủ, Phù Lá, La Chí, Kháng, Hà Nhì, Xinh-mun, Co, Ta-ôi, Cơ-tu, Khơ-mú, Bru-Vân Kiều, Mnông, Ra-glai, Xơ-đăng... Còn các dân tộc có khó khăn đặc thù được phê duyệt được tiếp tục thụ hưởng các chính sách áp dụng đối với các dân tộc thiểu số rất ít người đã ban hành và còn hiệu lực.

Theo Ủy ban Dân tộc Việt Nam, nước này là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người. 53 dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm 14,6% dân số. Trong đó, 96% các dân tộc thiểu số nói tiếng mẹ đẻ của họ.

Lâu nay những chương trình hỗ trợ ‘xóa đói, giảm nghèo’ được Chính phủ Việt Nam tuyên truyền là thành công, giúp người dân thoát nghèo, không tái nghèo... Nhưng vì sao lại còn nhiều người dân tộc thiểu số khó khăn như vậy ?

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, khi trả lời RFA hôm 16/7 cho rằng :

"Thật ra thì đúng là có sự khác biệt, ai cũng nhận thấy giữa dân tộc thiểu số và đa số có sự khác biệt rất lớn về đời sống kinh tế và các điều kiện hạ tầng cơ bản. Nó cũng tương tự như sự khác biệt giữa nông thôn và đô thị, vì dân tộc ít người thường sống ở vùng sâu vùng xa có điều kiện hạ tầng không thuận lợi. Tuy nhiên những năm gần đây nhà nước cũng có nhiều chương trình như chương trình nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, giúp đời sống người dân tộc thiểu số thay đổi".

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho biết thêm về các chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số của Chính phủ Việt Nam :

"Các chính sách thì thường chung thôi, dân tộc nào cũng được hưởng theo một chính sách. Bên cạnh đó còn có các chương trình, như gần đây có chương trình hỗ trợ cho các dân tộc rất ít người, tức là số người rất ít thì có một chương trình riêng. Những dân tộc đó còn được hưởng nhiều hơn so với các dân tộc khác. Tôi thấy nó cũng nhằm vào các đối tượng cụ thể, đem lại hiệu quả hỗ trợ nhất định".

Theo UNDP Việt Nam, dù Việt Nam đã có những kết quả về ‘xóa đói giảm nghèo’, nhưng chưa bền vững ; tình trạng tái nghèo tại Việt Nam còn cao, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Trong năm 2020, tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm trên 58,53% tổng số hộ nghèo trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Một người dân tộc ở Tây Bắc (giấu tên vì lý do an toàn) khi trả lời RFA nói :

"Không có hỗ trợ, như chú trên 3,4 hecta, nhưng Nhà nước có tài trợ gì đâu, phải trồng rừng thì Nhà nước mới hỗ trợ. Mình cũng trồng rừng mà Nhà nước có hỗ trợ đâu ? Nếu mà trồng cây theo họ thì Nhà nước hỗ trợ 70% vốn để trồng ? Chứ không phải tự tiện trồng được đâu. Cái tốt nhất là ưu tiên khai thác gỗ, nhưng ở đây Nhà nước không cho khai thác".

chong5

Một xóm người Dân tộc Tày ở tỉnh Cao Bằng. RFA Photo.

Một người dân giấu tên ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn nói với RFA :

"Ở đây bà con nghèo lắm, chủ yếu là làm ruộng thôi. Ai làm kinh tế thì nuôi những con vật trâu, bò, nuôi ít thôi, làm để cải thiện kinh tế gia đình thôi. Nói chung khá giả không có, hầu như là không có, đa số là hộ nghèo…".

Theo Ngân hàng Thế giới - World Bank, người dân tộc thiểu số chiếm 15% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 70% nhóm đối tượng cực nghèo. Trong những năm tăng trưởng nhanh của Việt Nam, người dân tộc thiểu số đã có mức sống được cải thiện, song thành quả được hưởng vẫn còn kém xa so với dân tộc chiếm đa số là người Kinh.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi trường, khi trao đổi với RFA hôm 16/7, cho biết vấn đề của người dân tộc thiểu số là thiếu đất sản xuất :

"Vấn đề hiện nay là đồng bào các dân tộc thiểu số thì thường thiếu đất. Mọi người cũng nhìn thấy rõ là hiện nay tỷ lệ đói nghèo nói chung của cả nước là giảm, nhưng tại vùng các dân tộc thiểu số thì lại tăng. Từ năm 2005, Chính phủ đã có chương trình để giải quyết đất cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên, sau đó có mở rộng cho các vùng khác như Khmer Nam Bộ, Tây Bắc... Tuy nhiên do hạn chế ngân sách và lại không đi theo đúng hướng, cho nên không hiệu quả. Gần đây Quốc hội có thông qua một nghị quyết quan trọng, rà soát lại đất của các nông lâm trường quốc doanh, nếu sử dụng không hiệu quả, hay thừa đất thì chia lại cho người dân tộc".

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng tinh thần của nghị quyết này rất tốt. Tuy nhiên theo ông, đến khi triển khai thực tế lại không hiệu quả. Ông nói :

"Có một số nông lâm trường quốc doanh có chuyển lại đất cho địa phương, rồi chuyển cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhưng người dân tộc thiểu số lại nói rằng đất không màu mỡ, không dùng được, rồi lại ở xa khu dân cư quá... Câu chuyện là làm sao sử dụng hiệu quả đất đai có nguồn gốc từ các nông lâm trường trước đây, vẫn là địa phương không làm giống được như chủ trương của trung ương đặt ra".

Ngân hàng Thế giới - World Bank cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo cao của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam là do bị cách biệt về địa lý và hạn chế trong tiếp cận thị trường, bị cô lập về mặt xã hội, yếu tố văn hóa và ngôn ngữ, hạn chế trong tiếp cận đất đai có chất lượng, tỷ lệ di cư khỏi nơi sinh sống thấp, và có trình độ học vấn thấp...

Nguồn : RFA, 16/07/2021

*********************

Nhiu hãng xưởng ln ti Vit Nam tm dng hot đng vì dch Covid bùng phát

VOA, 15/07/2021

Đt bùng phát dch th 4 ti Vit Nam đang tiếp tc gây thêm hu qu kinh tế khi các công ty công ngh cao và nhà máy xut khu ln buc phi tm ngng hot đng, gia bi cnh nhiu doanh nghip không th đáp ng yêu cu "3 ti ch" ca chính quyn đa phương.

vn1

Bng hiu ca tp đoàn Intel ca M trong Khu Công ngh cao Sài Gòn.

Thành phố Hồ Chí Minh, "tâm dch" ln nht Vit Nam hin nay, va bt đu áp dng quy đnh "3 ti ch" t ngày 15/7. Theo đó, các doanh nghip phi đm bo cho công nhân "sn xut ti ch, ăn ti ch, ngh ngơi ti ch" và phi đnh k xét nghim 7 ngày/ln cho công nhân nếu mun duy trì hot đng sn xut.

Ngoài ra, doanh nghip còn được yêu cu phi thc hin phương châm "1 cung đường - 2 đa đim", nghĩa là ch duy nht 1 cung đường vn chuyn tp trung công nhân t nơi sn xut đến nơi ca công nhân (có th chn ký túc xá, khách sn, ch tp trung cho công nhân).

Nếu doanh nghip không đm bo các yêu cu trên, h buc phi dng hot đng k t 0h ngày 15/7.

Tin cho hay nhiu doanh nghip sn xut và công ngh hàng đu ti Thành phố Hồ Chí Minh hin đã thông báo tm đóng ca vì không th thc hin các yêu cu trên.

Trong đó, Công ty Pouyuen Vit Nam, doanh nghip giày dép ln nht thế gii chuyên sn xut cho các nhãn hiu như Nike và Adidas, vi vi hơn 56.000 công nhân đang hot đng ti Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết công ty s đóng ca trong 10 ngày vì không th thc hin yêu cu lo liu cho tt c nhân viên li nhà máy và làm các xét nghim thường xuyên cho h.

Khu công ngh cao Sài Gòn là nơi tp trung nhiu công ty hàng đu v công ngh như tp đoàn Nidec ca Nht Bn chuyên sn xut các sn phm motor và và sn phm công nghip h tr chế to đng cơ công ngh cao, tp đoàn Intel ca M vi nhà máy lp ráp và th nghim chip hay tp đoàn Samsung Electronics chuyên sn xut hàng đin t gia dng ca Hàn Quc.

Nhiu nhà máy ti khu công ngh này đã phi ngng hot đng sau khi hơn 750 trường hp Covid-19 được xác nhn, theo VnExpress.

C th, nhà máy ca Nidec Sankyo đã phi ngng hot đng k t ngày 3/7 sau khi phát hin ra gn 600 nhân công nhim Covid-19.

Ba đơn v ca Samsung cũng ngng hot đng sau khi 46 trường hp được xác nhn ti đây. Hin tp đoàn này có 7.000 công nhân đang làm vic cho 16 đơn v.

Trong khi đó, hãng Intel được phép tiếp tc hot đng sau khi thc hin quy đnh "3 ti ch" và gim bt mt s hot đng sn xut.

Thành phố Hồ Chí Minh hin có khong 320.000 công nhân đang làm vic ti các khu chế xut và khu công ngh cao và gn 1,3 triu lao đng ti 17 khu công nghip khác.

Theo thông tin t B Y tế, Vit Nam vào sáng 15/7 ghi nhn thêm 801 ca nhim Covid-19 ti 11 tnh thành, nâng tng s ca nhim trong nước t ngày 27/4 đến nay lên 34.659 ca.

Additional Info

  • Author Diễm Thi, Cao Nguyên, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Báo nước ngoài viết v chính ph Vit Nam ‘xin’ tin dân cho qu vc-xin

VOA, 08/06/2021

Nhiu báo nước ngoài liên tiếp đưa tin trong nhng ngày gn đây v vic chính ph Vit Nam "xin" tin người dân cho qu vc-xin Covid-19. Trên mng xã hi, không ít người Vit t ý không đng tình vi vic chính ph huy đng tin t người dân như vy.

chong1

Báo Pháp France24 đăng tin rng chính ph Vit Nam "xin" công chúng đóng góp tin cho qu vc-xin Covid-19, 8/6/2021.

Hãng thông tn Pháp AFP đăng bài viết hôm 8/6 vi hàng tít "Vietnam begs public for 'vaccine fund' donations after virus surge", tm dch : "Vit Nam xin công chúng đóng góp cho qu vc-xin sau khi s ca nhim virus tăng mnh". Bn tin này được trang tinFrance24.com cũng ca Pháp, i24 News ca Israel, The Straits Times ca Singapore và mt s báo nước ngoài khác đăng li trong cùng ngày.

Trước đó ít ngày, trang tin Anh Sky News và tranguk.finance.yahoo.com có các bài tường thut vi tít nói rng "chính ph Vit Nam gi tin nhn trên din rng ti các công dân đ hi xin tin mt cho qu vc-xin".

Đến nay, Vit Nam, nước có khong 98 triu dân, mi ch tiêm vc-xin nga Covid-19 cho khong 1% dân s, bn tin ca AFP cho hay, và chính quyn đang ngày càng lo ngi v s ca nhim tăng vt trong thi gian gn đây.

T mt nước được xem là đin hình v kim soát đi dch thành công, Vit Nam mi đây đã bt đu kêu gi công chúng đóng góp tin đ mua vc-xin gia lúc đt nước phi vt ln đ kim chế làn sóng lây nhim mi, tin ca AFP viết.

Các bn tin ca AFP và Sky News cho biết rng k t tun trước, người s dng đin thoi di đng Vit Nam đã nhn được ti 3 tin nhn thúc gic h đóng góp cho qu vc-xin, còn các công chc được khuyến khích np mt ngày lương.

Theo AFP và Sky News, chính ph Vit Nam nói rng h nhm mc tiêu mua đ 150 triu liu vc-xin trong năm nay đ tiêm cho 70% dân s, vi chi phí là 1,1 t đô la (25,2 nghìn t đng), nhưng mi ch có ngân sách là 630 triu đô la (gn 14,5 nghìn t đng) được phân b.

Các trang web chính thc ca chính ph và B Y tế Vit Nam cho biết qu vc-xin được Th tướng Phm Minh Chính ký quyết đnh thành lp hôm 26/5 và chính thc ra mt hôm 5/6.

Trang Facebook Thông tin Chính ph cp nht hôm 8/6 rng tính đến 11 gi sáng cùng ngày, đã có hơn 231.000 t chc và cá nhân đóng góp vào qu s tin tng cng lên ti gn 4.170 t đng, ngoài ra, có các nhà tài tr cam kết đóng góp hơn 3.200 t đng nhưng chưa chuyn tin.

Dường như đ trn an dư lun, trang Thông tin Chính ph cũng nhc li rng hàng ngày Ban Qun lý ca qu s công khai s dư qu và danh sách các đơn v, t chc, cá nhân đã ng h cho qu trên các phương tin thông tin đi chúng.

Như VOA đã đưa tin, trong khi nhiu người bày t ng h và gi tin đóng góp vào qu, cũng có không ít người lên tiếng cho thy h "băn khoăn" hoc thm chí không ng h.

Đưa ra ý kiến cá nhân v vn đ này, tiến sĩ kinh tế Vũ Thành T Anh viết trên trang Facebook ca riêng ông có khong 21.000 người theo dõi rng vic chính ph thành lp qu vc-xin phòng Covid-19 là "mt s tha nhn rng ngân sách quc gia hin nay không đ đ trang tri chi phí mua, sn xut và trin khai tiêm chng vc-xin. Nói theo ngôn ng kinh tế hc, đây là biu hin ca tht bi chính ph (government failure) v mt ngân sách".

V tiến sĩ phân tích rng chính ph Vit Nam đáng l phi chun b trước ngân sách cách đây mt năm đ có th ch đng trin khai kế hoch vc-xin nhưng đáng tiếc là trong d toán ngân sách nhà nước 2021 lp vào năm 2020, không h có khon nào dành cho vc-xin.

Vì vy, dưới góc nhìn ca tiến sĩ T Anh, vic chính ph lp qu tài chính nhà nước ngoài ngân sách – hin đang din ra – đ huy đng các ngun tài tr, h tr, đóng góp t nguyn ca xã hi, ch yếu t doanh nghip và người dân có th được xem như là chính ph sa cha "tht bi ngân sách" bng phương thc xã hi hóa.

Kiến trúc sư Dương Quc Chính, Facebooker thường xuyên có các bài viết phn bin v các vn đ chính tr, xã hi, lch s vi lượng người theo dõi lên đến khong 100.000, viết trên trang cá nhân rng chính ph "không nên đng ra nhn quyên góp, kêu gi cu tr t chính người dân mà ch có th kêu gi quc tế tr giúp".

Ông Chính cho rng v bn cht, vic chính ph kêu gi tr giúp t người dân thc ra là "xin", và khi làm như vy, chính ph "s b chng chéo vai trò và trách nhim".

"Vic chính ph kêu gi dân đóng góp qu vc-xin bn cht y ht như dân làm t thin cho chính ph !", Facebooker Dương Quc Chính viết, đng thi đưa ra quan sát ca cá nhân ông rng "vic thu tin đóng góp này trên lý thuyết là tùy tâm nhưng thc tế gn như cưỡng bc nên nhiu người phi min cưỡng mà đóng".

Ông Ton, mt người dân Hà Ni không mun nêu đy đ danh tính, cách đây ít hôm than phin vi VOA rng hàng ngày nhà nước gi ra quá nhiu li kêu gi đóng gi trên mi phương tin mà nhà nước qun lý, gm c thông đip qua đin thoi di đng ln trên các kênh truyn thông.

Nói v vic báo chí trong nước ca ngi các tm gương là nhng c già ly tin lo hu s hoc tr em đp ln đt đ đóng góp tin cho qu vc-xin, ông Ton bình lun vi VOA rng : iu đó không chp nhn được, các c già kia là đi tượng cn được h tr, tr em 4, 5 tui li càng cn hơn. Nhng tuyên truyn như thế rt phn cm, vô nhân tính".

***********************

Vingroup góp gần 140 tỷ đồng thành lập Vinbiocare để sản xuất vaccine

RFA, 08/06/2021

Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học Vinbiocare vừa được thành lập, đăng ký sản xuất thuốc, dược liệu và vaccine, với vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Trong đó, tập đoàn Vingroup là cổ đông lớn nhất, nắm 69% vốn.

chong2

Vingroup là cổ đông lớn của Vinbiocare vừa thành lập với ngành nghề sản xuất vaccine, dược phẩm... Courtesy of AFP-financevietnam- RFA edited

Thông tin trên được truyền thông Nhà nước Việt Nam loan vào ngày 8 tháng 6 từ nguồn cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo tin, Vinbiocare chính thức được thành lập vào ngày 3/6/2021, đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thuốc, hoá, dược liệu và sản xuất vaccine, huyết thanh và 11 ngành nghề kinh doanh khác…

Cổ đông lớn nhất là tập đoàn Vingroup với vốn góp 138 tỷ đồng, hai cổ đông còn lại là ông Phan Quốc Việt góp 60 tỷ và bà Phan Thu Hương góp vốn hai tỷ đồng.

Vinbiocare có trụ sở tại khu đô thị Vinhomes Oceans Park Hà Nội do bà Mai Hương Nội –Phó tổng giám đốc Vingroup làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Vào đầu năm 2018, Vingroup đã từng chi hơn 443 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 96,39% vốn điều lệ tại công ty VinFa cũng chuyên về lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh dược phẩm.

Cũng trong ngày 8/6, Bộ Y tế Việt Nam cho biết có thêm 87.061 người được tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trong ngày 7/6 nâng tổng số người được tiêm chủng lên 1.349.098. Trong đó, 38.166 người đã được tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa Covid-19.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính hôm qua 7/6 tại cuộc gặp các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine ngừa Covid-19 trong nước phát biểu rằng, trong năm nay Việt Nam phải có đủ vaccine để tiêm cho 75 triệu người dân. Ông Chính cũng cho rằng việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước có tính chất chiến lược để chủ động nguồn vaccine.

********************

Việt Nam đẩy nhanh việc sản xuất vắc xin Covid-19 nội địa

RFA, 07/06/2021

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào sáng ngày 7/6 tại trụ sở Chính phủ ở Hà Nội có cuộc làm việc với các nhà khoa học, đại diện các đơn bị nghiên cứu, sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 trong nước.

chong3

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Hà Nội hôm 17/5/2021 - AFP

Truyền thông Nhà nước dẫn phát biểu của ông Chính rằng trong năm nay Việt Nam phải có đủ vắc xin để tiêm cho 75 triệu người dân. Ông cho rằng việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin trong nước có tính chất chiến lược để chủ động nguồn vắc xin.

Bộ Y tế Việt Nam tại cuộc họp cho biết hiện có hai nhà sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 trong nước đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng sản phẩm của họ. Đó là Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học Dược Nanogen ở Hà Nội và Viện Vắc xin và Sinh Phẩm Y tế (IVAC) ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Công ty cổ phần Sinh học Dược Nagogen là đơn vị phối hợp với Học viện Quân y nghiên cứu sản xuất vắc xin Nanocovax. Đến nay, Nanogen đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai và trong tuần này triển khai giai đoạn ba. Tin cho biết tính đến chiều ngày 7/6 có hơn 6 ngàn người đăng ký tham gia thử nghiệm giai đoạn ba vắc xin Nanocovax.

Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vắc xin COVIVAC.

Hai đơn vị còn lại gồm Công ty TNHH Một Thành viên Vắc xin & Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) và Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin & Sinh phẩm Y tế (POLYVAC). Cả hai chưa có thử nghiệm lâm sáng sản phẩm ngừa Covid-19 mà họ tham gia nghiên cứu.

Cập nhật số liệu về dịch Covid-19 mới nhất vào tối 7/6 cho thấy có thêm 236 ca mắc trong ngày. Tổng số ca lây nhiễm trong cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 5.832 ca. Từ đầu mùa dịch đến đợt thứ tư hiện nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 7.402 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 1.581 ca nhập cảnh. Có 52 ca tử vong vì Covid-19 tại Việt Nam tính đến lúc này.

********************

Kêu gọi đóng góp quỹ vắc xin Covid : Công ty Hàn Quốc bị làm khó

VNTB, 05/06/2021

Việt Nam khởi động quỹ vắc xin Covid trị giá 1,1 tỷ đô la hay 26 nghìn tỷ đồng để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người khoảng 25.200 tỉ đồng (trong đó tiền mua vắc xin khoảng 21.000 tỉ đồng ; chi phí vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm khoảng 4.200 tỉ đồng).

chong4

Việt Nam công khai yêu cầu doanh nghiệp đóng góp cho quỹ vắc xin Covid khiến các công ty Hàn Quốc gặp khó khăn

Ngày 2/6 của Bộ Tài chính cho biết, Quỹ vắc xin phòng dịch Covid-19 đã có 16.000 tỉ đồng từ ngân sách trung ương 9.200 tỉ đồng ngân sách địa phương và huy động từ doanh nghiệp, cá nhân. Nhiều cá nhân, tổ chức cũng đã ủng hộ hàng trăm tỉ đồng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) mỗi nơi 400 tỉ đồng ; Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV), Mobifone mỗi nơi 200 tỉ đồng ; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) 100 tỉ đồng ; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) 50 tỉ đồng.

Nhìn chung có vẻ như mọi cơ quan Việt Nam, và nhiều cá nhân đang hừng hực khí thế tham gia vào cuộc chiến "chống dịch như chống giặc" và sẵn sàng móc hầu bao mà không chớp mắt. 

Chính phủ Việt Nam cũng đã yêu cầu các tập đoàn nước ngoài đóng góp vào quỹ chống Covid, đặc biệt là yêu cầu các công ty lớn như Samsung, Apple tự nhập vắc xin để tiêm chủng cho công nhân của các nhà máy này. Tuy nhiên có vẻ như các công ty ngoại quốc không được hài lòng về "lời đề nghị khiếm nhã" này của Hà Nội.

Báo Hàn Quốc cho biết yêu cầu đóng góp cho quỹ tiêm chủng của Việt Nam đã gây khó khăn cho các công ty Hàn Quốc khi công khai yêu cầu các công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam hỗ trợ tài chính cho việc mua vắc xin Covid-19

Điều khó hiểu thứ nhất đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc là chính phủ yêu cầu đóng góp khi doanh số của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng giữa đại dịch. Điều này hẳn trái ngược với các chính phủ ở phần lớn các quốc gia khác đang tích cực mở hầu bao hỗ trợ cho doanh nghiệp để vượt qua thời điểm khó khăn này.

Ngoài việc yêu cầu doanh nghiệp đóng góp mà còn " gửi tin nhắn văn bản tới các thuê bao điện thoại di động, yêu cầu đóng góp vào quỹ với thông tin chi tiết như số tài khoản để gửi tiền."

Quan chức chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh được cho biết đã yêu cầu trực tiếp một công ty Hàn Quốc hoạt động tại đây đóng góp cho quỹ vắc xin. Một viên chức cấp cao của công ty cho biết họ cảm thấy rất buồn với yêu cầu như vậy trong lúc doanh nghiệp của họ đang gặp khó khăn vì giảm doanh thu do đại dịch covid.

Một doanh nhân khác, cũng bày tỏ sự bất bình. Vị này cho biết : " Chúng tôi không trong mong tình hình hiện tại khi chúng tôi tới Việt Nam dựa vào việc bảo đảm được cung cấp môi trường kinh doanh tốt. Chúng tôi giờ chẳng còn lựa chọn nào ngoài việc phải trả tiền khi biết rằng nếu không đóng tiền thì sẽ gặp chuyện bất lợi."

Các tập đoàn công Hàn Quốc tại Việt Nam cũng phàn nàn tương tự về việc này.

Một quan chức Hàn Quốc giải thích rằng Chính phủ Hàn Quốc không phân bổ bất kỳ khoản này cho các nguồn lực liên quan vấn đề đóng góp này như các quan chức Việt Nam liên tục yêu cầu hỗ trợ. Lý lẽ quan chức Việt Nam đưa ra là công ty công Hàn Quốc có thể nhận hỗ trợ cừ các công ty tư nhân khác. Vị quan chức người Hàn cho biết có lẽ họ sẽ phải làm theo những gì mà quan chức Việt Nam yêu cầu.

Tự hào đã chống dịch thành công trong năm qua. Chỉ trong vòng một tuần lễ sau khi ngày hội non sông diễn ra, tổng số ca nhiễm được xác nhận tăng lên nhanh chóng ở nhiều địa phương trong các nước, đặc biệt là ở các khu công nghiệp nơi có phần lớn các công ty nước ngoài đang hoạt động.

Hà Nội cần phải xem lại cách huy động ép hay những lời đề nghị khiếm nhã này vì sẽ làm cho những doanh nghiệp vốn đem lại ngân sách và việc làm cho Hà Nội mất điểm về một môi trường đầu tư an toàn thân thiện. Doanh nghiệp nước ngoài không phải là doanh nghiệp trong nước, cũng không phải là người dân Việt Nam để bảo làm gì thì phải làm theo.

Nguồn : VNTB, 05/06/2021

_____________

Tham khảo :

1. https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/quy-vac-xin-phong-covid-19-da-co-bao-nhieu-tien-1392847.html

2. http://www.koreabiomed.com/news/articleView.html?idxno=11304

3. https://tuoitre.vn/them-2-360-ti-dong-cho-quy-vac-xin-phong-covid-19-20210603090620353.htm

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt, Việt Nam Thời Báo
Published in Việt Nam

Ca bệnh thứ 416 được phát hiện tại Đà Nẵng vào ngày 25/7 vừa qua, đánh dấu làn sóng bùng phát dịch Covid-19 thứ hai của Việt Nam, sau gần 100 ngày không phát hiện ca bệnh nào trong cộng đồng.

doi1

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Đà Nẵng hôm 3/8/2020 - Reuters

Ngày 27/7, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết các ca nhiễm vừa xuất hiện là chủng mới, chủng xâm nhập từ bên ngoài, tốc độ lây nhiễm nhanh và nguy hiểm hơn so với các chủng đã tồn tại ở Việt Nam. Ông Long cho rằng, đợt dịch lần này sẽ diễn biến phức tạp, có thể lan ra khắp cả nước.

Quyết liệt chống dịch, chưa thấy biện pháp "chống đói"

Từ ngày 30/7, Chính phủ ra lệnh giãn cách xã hội toàn bộ thành phố Đà Nẵng trong vòng 15 ngày. Các tỉnh khác như Quảng Ngãi, Quảng Nam và k Đă Lăk cũng phải thực hiện giãn cách xã hội một số địa điểm vì có người nhiễm bệnh.

Những thành phố lớn có nguy cơ lây nhiễm cao như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh tuy chưa áp dụng giãn cách nhưng đã có lệnh cấm tụ cập trên 30 người, dừng hoạt động các quán bar, karaoke…

Các chỉ thị này được công bố một cách nhanh chóng, quyết liệt, như là một trong những biện pháp chống dịch của Chính phủ.

Tuy nhiên, Trong đợt dịch tái bùng phát này, Chính phủ lại chưa đưa ra bất kỳ một giải pháp nào hỗ trợ cho cuộc sống người dân trong lúc cách ly xã hội, nhiều người không được đi làm. Nhất là trong bối cảnh đợt dịch lần trước vừa ngớt, người dân vừa bắt đầu ổn định lại công việc thì lại nối tiếp đợt dịch thứ 2.

Ông Nguyễn Văn Thi, là một hưu trí, sinh sống bằng dịch vụ cho thuê homestay tại thành phố Đà Nẵng, nói rằng ông bị hụt khoảng 2/3 doanh thu so với lúc chưa dịch, vì thành phố không còn khách du lịch :

"Ở Đà Nẵng lúc dịch COVID này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề kinh tế xã hội. Đa số người ta sống nhờ vào du lịch, mà các dịch vụ du lịch bây giờ không còn, cũng vắng lắm, buồn tẻ lắm.

Tôi có mấy cơ sở cho thuê lưu trú, nhà trọ. Bây giờ, họ đã về nước, một số thì không có việc làm họ không thuê nữa, thì nó giảm đi hết 2/3. Về kinh tế thì thiệt hại lớn, nguồn thu của gia đình mình từ đó cũng không còn nữa".

Ông Bảy, một người bán vé số ở Quảng Nam cho hay những ngày nghỉ dịch như thế này thì ông mất thu nhập khoảng 60-70 ngàn đồng/ngày.

Lần nghỉ dịch trước, Nhà nước còn hỗ trợ hộ nghèo được 1 triệu 500 ngàn đồng, nhưng lần này thì chưa thấy gì. Ngay cả những người phát gạo, thực phẩm từ thiện, lần này cũng ít hẳn :

"Nhà nước cho được 1 triệu rưỡi mùa dịch đợt trước. Lần trước thì có người giúp nhưng lần sau này thì không có, chưa ai giúp".

Ông K., một người dân Sài Gòn cho biết hiện giờ, ngoài gói hỗ trợ 62.000 tỷ vẫn chưa giải quyết xong, Chính phủ chưa có một chính sách nào khác nhằm hỗ trợ cho người dân vào thời điểm dịch bùng phát trở lại. Theo ông K., có thể trong lúc này Chính phủ phải dồn lực để "dập dịch" trước :

"Hầu hết mọi thông tin bây giờ là về dịch bệnh, ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh COVID này, cũng như là truy tìm F0 và điều trị thôi. Còn bây giờ để hỗ trợ thì chưa. Vì thực tế mình thấy rằng cơ quan Nhà nước cũng không có đủ khả năng để làm quá nhiều việc trong thời điểm hiện tại".

Chiều ngày 3/8, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 7/2020 rằng quan điểm của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch Covid-19 là "Tập trung phân loại sớm và tăng cường khả năng xét nghiệm, chỉ tập trung phong tỏa nơi trung tâm dịch, giãn cách xã hội ở vùng dịch, phân loại và kiểm soát phòng chống dịch, không ngăn sông cấm chợ để các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra bình thường".

Gói 62.000 tỷ từ tháng Tư vẫn chưa giải ngân xong

Nói về gói hỗ trợ 62.000 tỷ, ông Nguyễn Văn Thi cho biết chưa có bất kỳ một ai thuộc diện lao động hay doanh nghiệp mà ông biết, nhận được tiền từ gói hỗ trợ này :

"Không có, họ chỉ nói trên TV vậy thôi. Thằng con tôi cũng có một cái shop bán đồ da thủ công để bán cho khách du lịch. Nhưng mà bây giờ khách du lịch họ không đi nữa, mà mặt bằng cho thuê thì lại đắt quá. Nó viết đơn xin hỗ trợ gửi lên nhưng cuối cùng cũng đâu thấy gì đâu, người ta chỉ nói vậy thôi chứ không có".

Vào tháng Tư, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng được Chính phủ ban hành với mục đích hỗ trợ khó khăn cho người dân trong đại dịch Covid-19. Đây được coi là gói hỗ trợ chưa từng có tiền lệ.

Đối tượng được thụ hưởng là các hộ nghèo, gia đình các diện chính sách xã hội, người lao động và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do dịch.

Đến cuối tháng Sáu, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ thông báo chỉ mới có 4 nhóm đối tượng nhận được tiền một lần là người có công, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo và cận nghèo.

Còn những người lao động tự do, doanh nghiệp và lao động bị cắt hợp đồng do dịch vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào.

doi2

Người nghèo xếp hàng chờ thực phẩm cứu trợ - Ảnh minh họa

Cần Chính phủ hỗ trợ để đảm bảo đời sống cơ bản

Theo ông Thi, có 2 việc mà người dân cần Chính phủ làm ngay lúc này. Thứ nhất là xét nghiệm nhanh và nhiều nhất có thể. Thứ 2 là giải ngân cho xong gói 62.000 tỷ cho người dân sinh sống qua đợt dịch này :

"Bây giờ, việc cần hỗ trợ tức thì tốt nhất đó là phải xét nghiệm kiểm tra sức khỏe toàn dân Đà Nẵng. Xét nghiệm để biết người nào bệnh và không bệnh.

Người dân cũng yêu cầu có những hỗ trợ, trước mắt là gói 62.000 tỷ, phải hỗ trợ để cho họ sinh sống, chứ cứ nói mà không làm thì bây giờ họ cũng chán rồi. Người ta cũng không tha thiết gì nữa hết, coi như thiên tai, bệnh tật thì chấp nhận thôi. Họ không đòi hỏi gì thêm. Có đòi hỏi thì cũng không giải quyết được vấn đề gì".

Ông K. nhận định, thực ra đa số người dân cũng hiểu rằng dịch bệnh là tình hình chung, cả thế giới đều khó khăn nên không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần được hỗ trợ cơ bản để họ sống qua những ngày không thể đi làm là đủ :

"Bây giờ, họ cũng hiểu rằng đây là bệnh ở toàn Thế giới, chứ không riêng của Việt Nam. Cho nên, khi bệnh xảy ra thì họ cũng cam chịu chấp nhận thôi. Tuy nhiên, trong thời điểm bị mất việc này, họ cũng mong rằng Chính phủ, Nhà nước sẽ quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ cần thiết trong lúc thất nghiệp.

Đặc biệt là những lao động kiếm ăn từng ngày. Bây giờ công việc của họ bị ảnh hưởng hoặc bị mất việc thì họ cần ăn cái ăn và trang trải hàng ngày. Cho nên Chính phủ và Nhà nước cũng nên sớm giúp đỡ cho họ, chứ họ không có yêu cầu gì lớn lao cả. Hỗ trợ cái ăn, cái mặc đảm bảo cuộc sống hàng ngày thôi".

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 04/08/2020

Additional Info

  • Author Cao Nguyên,
Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2