Vụ tai nạn Cam Lộ - La Sơn : Khi cao tốc trở thành 'bẫy tử thần'
Trân Văn, VOA, 20/02/2024
Những yêu cầu của ông Chính không mới. Đó là vấn nạn của cao tốc ở Việt Nam. Vấn nạn này từ đâu mà ra ? Từ chỉ đạo của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam và các hệ thống này biết rất rõ về nguyên nhân !
Hiện trường vụ tai nạn tại cao tốc Cam Lộ - La Sơn. (screenshot từ tuoitre.vn)
Sau vụ tai nạn thảm khốc xảy ra hôm 18/2/2024 ở đoạn chạy qua xã Phong Thu, huyện Phong Điền của cao tốc Cam Lộ - La Sơn, khiến ba người trong một gia đình bốn người thiệt mạng(1), ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam đã đưa ra hàng loạt yêu cầu với chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế nói riêng, chính quyền các địa phương nói chung và Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải.
Đối với Bộ Công an, ông Chính yêu cầu:Khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, gây ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Xác định làm rõ nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và các nguyên nhân có liên quan để phục vụ công tác phòng ngừa tai nạn giao thông tương tự trong thời gian tới.
Còn đối với Bộ Giao thông vận tải, ông Chính yêu cầu :Chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành rà soát và tăng cường tổ chức giao thông hợp lý trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn và hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng yếu, nhất là các tuyến cao tốc chỉ có 2 làn xe và các tuyến cao tốc không có làn dừng khẩn cấp ; đặc biệt lưu ý bổ sung các kết cấu hộ lan, hốc cứu hộ, cứu nạn trên các tuyến cao tốc, quốc lộ trong cả nước(2).
***
Nếu chịu khó xem một số video clip ghi lại diễn biến vụ tai nạn vừa kể(3) và thực trạng giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn(4), ắt sẽ nhận ra tai nạn là tất yếu khi "cao tốc" vừa quá hẹp (mỗi chiều chỉ có một làn xe), vừa không có dải phân cách nhằm phòng ngừa xe ngược chiều đâm vào nhau. Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được đưa vào sử dụng hồi cuối 2022 và lập tức trở thành nổi tiếng vì ngoài những hạn chế như vừa đề cập còn không có hệ thống đèn chiếu sáng, làn dừng khẩn cấp…
Vụ tai nạn xảy ra vào sáng 18/2/2024 là do làn chính và làn dẫn vào cao tốc đột nhiên nhập thành một (5), dường như đó là lý do khiến người điều khiển xe loại năm chỗ bị bất ngờ nên ông ta cố gắng vượt từ bên trong ra bên ngoài để không đâm vào hàng rào của cao tốc và bị xe chở container chạy cùng chiều táng vào hông. Va chạm khiến xe năm chỗ lật ngửa, văng sang chiều đối diện rổi bị xe vận tải chạy ngược chiều húc thêm lần nữa, sau đó bị hất ra khỏi cao tốc. Sau va chạm với xe năm chỗ, xe vận tải chạy ngược chiều đâm thẳng vào xe chở container gây ra va chạm đầu tiên rồi bị một xe chở container khác chạy cùng chiều húc vào phía sau.
Nếu cao tốc Cam Lộ - La Sơn được thiết kế - thực hiện đúng tiêu chuẩn (đủ rộng, phân bố hợp lý - làn dẫn vào cao tốc đủ dài trước khi nhập vào làn chính, có dải phân cách), chắc chắn tai nạn không thảm khốc và không khiến công chúng phẫn nộ như vậy ! Trên thực tế, suốt từ khi cao tốc Cam Lộ - La Sơn được đưa vào sử dụng đến nay, ngoài dân chúng(6), chính quyền các địa phương có liên quan như Quảng Trị đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về rủi ro tiềm ẩn của "cao tốc" này(7).
Thậm chí, hồi tháng 10/2023, Bộ Công an Việt Nam đã gửi văn bản cho Bộ Giao thông vận tải, đề nghị hạ cấp cao tốc Cam Lộ - La Sơn vì "cao tốc" này chỉ tương đương "đường cấp ba đồng bằng". Trong văn bản vừa kể, Bộ Công an Việt Nam còn đề nghị Bộ Giao thông vận tải "khắc phục những bất hợp lý về tổ chức giao thông trên các tuyến cao tốc". Sau văn bản vừa kể, Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp khảo sát đoạn Cam Lộ - La Sơn và 11 tuyến cao tốc khác.
Đáng lưu ý, cho dù "Đã phát hiện bảy đoạn, tuyến cao tốc chưa bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn đường cao tốc ngay từ khi xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng như không có dải phân cách cứng, không có làn dừng xe khẩn cấp hoặc có nhưng chưa bảo đảm bề rộng tiêu chuẩn, không đảm bảo hệ thống chiếu sáng ban đêm, tầm nhìn hạn chế...Trên tuyến đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng và nhiều vụ va chạm khác" (8), nhưng cả các bộ hữu trách, lẫn chính phủ không làm gì cả !
***
Không phải tự nhiên mà trong công điện mới gửi sau vụ tai nạn thảm khốc trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, ông Chính yêu cầu "tăng cường tổ chức giao thông hợp lý" và rà soát "hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng yếu, nhất là các tuyến cao tốc chỉ có hai làn xe và các tuyến cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, đặc biệt lưu ý bổ sung các kết cấu hộ lan, hốc cứu hộ, cứu nạn trên các tuyến cao tốc, quốc lộ trong cả nước".
Những yêu cầu của ông Chính không mới. Đó là vấn nạn của cao tốc ở Việt Nam. Vấn nạn này từ đâu mà ra? Từ chỉ đạo của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam và các hệ thống này biết rất rõ về nguyên nhân ! Các hệ thống này muốn hoàn thành mục tiêu đã đề ra : Từ nay đến 2030 Việt Nam phải có 5.000 km cao tốc ! Mục tiêu vừa kể không phải vì "quốc kế, dân sinh" mà là "nhiệm vụ chính trị" nên trước thắc mắc của công chúng về việc tại sao các cao tốc ở Việt Nam thiếu an toàn (hẹp, không có hệ thống chiếu sáng, không có làn đừng khẩn cấp, không có dải phân cách), thiếu tiện nghi (không có trạm nghỉ - nhà vệ sinh), Bộ Giao thông vận tải mới thản nhiên giải thích rằng vì cần hoàn thành chỉ tiêu, thành ra chính quyền chọn thực hiện theo kiểu "phân kỳ", chỉ đầu tư vào phần chính để có "cao tốc", còn phần phụ thì từ từ mới tính(9).
Không phải tự nhiên mà bất kể liên bộ Giao thông vận tải – Cộng an thừa nhận "bảy đoạn, tuyến cao tốcchưa bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn đường cao tốc",sau Thủ tướng gửi công điện với các nội dung như đã dẫn, Chánh Văn phòng Bộ Giao thông vận tải vẫn khăng khăng :Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã được thi công xây dựng tuân thủ theo đúng thiết kế, có đủ biển báo giao thông, vạch kẻ đường đầy đủ" và chỉ có "tài xế" chịu trách nhiệm(10). Hai chữ "làm rõ" chẳng xa lạ gì với dân chúng Việt Nam và "làm rõ" chỉ là như thế mà thôi !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 20/02/2024
Chú thích
(3) https://www.facebook.com/groups/OFFB.VN/posts/7571297086271443/
(4) https://www.facebook.com/groups/OFFB.VN/posts/7574625435938608/
(5) https://www.facebook.com/groups/OFFB.VN/posts/7574896605911491/
(7) https://thesaigontimes.vn/quang-tri-lo-ngai-ve-an-toan-vi-cao-toc-cam-lo-la-son-thieu-dai-phan-cach/
(9) https://dangcongsan.vn/kinh-te/hoan-thien-cao-toc-theo-quy-mo-phan-ky-658197.html
(10) https://vietnamnet.vn/bo-gtvt-cao-toc-cam-lo-la-son-dung-thiet-ke-vach-ke-duong-day-du-2250437.html
*****************************
Chủ nghĩa xã hội không cần con người !
Đồng Phụng Việt, RFA, 18/02/2024
Cách nay vài tiếng, lúc 9 giờ 50 phút sáng 18/2/2024, trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn chạy ngang xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra một vụ tai nạn nạn thảm khốc. Khi vượt xe vận tải chạy cùng chiều, một chiếc xe năm chỗ đi theo hướng từ Nam ra Bắc đã bị xe chở container va vào đuôi. Xe năm chỗ lật ngửa, văng sang phần đường phía bên kia và bị xe vận tải đang di chuyển theo hướng ngược lại húc ngang hông nên văng ra khỏi cao tốc (1). Do va chạm, xe vận tải mất lái, đâm thẳng vào đầu xe chở container, rồi bị xe container chạy phía sau đâm tiếp vào đuôi. Vụ tai nạn vừa kể đã khiến hai người trên xe năm chỗ chết, một người trọng thương (2).
Sáng ngày 18/2/2024, một vụ tai nạn nạn thảm khốc đã xảy ta trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn chạy ngang xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài 98 cây số nối Quảng Trị với Thừa Thiên Huế. Tiếng là "cao tốc" nhưng chỉ rộng 12 mét, mỗi chiều chỉ có một làn xe. Từ khi khánh thành (đầu 2023) đã có vô số cảnh báo về sự nguy hiểm của cao tốc này đối với an toàn giao thông (cho phép xe cộ di chuyển với tốc độ cao nhưng đã hẹp lại không có dải phân cách hai dòng xe ngược chiều nhau, thiếu các tiện nghi tối thiểu như trạm nghỉ, đèn chiếu sáng (3). Trên thực tế, đã có không ít tai nạn thảm khốc xảy ra trên cao tốc này. Vụ gần nhất xảy ra cách nay hai tháng (tháng 12/2023), hai xe chở container đâm thẳng vào nhau rồi bốc cháy ở đoạn đi ngang thị xã Hương Trà khiến một người chết, hai trọng thương (4).
Đó cũng là lý do tuy có "cao tốc" nhưng nhiều người không dám sử dụng cao tốc Cam Lộ - La Sơn vì "quanh co, hẹp, không dải phân cách, không đèn chiếu sáng, không có camera giám sát giao thông nên dù cẩn thận nhưng những xe khác chạy nhanh, chạy ẩu, không quen đường, không kiểm soát được xe thì vẫn vướng tai nạn" (5). Nếu chịu khó xem video clip ghi lại diễn biến tai nạn, ắt sẽ thấy, chính vì quá hẹp và thiếu dải phân cách, vụ tai nạn mới nhất ở cao tốc Cam Lộ - La Sơn mới thảm khốc như vậy ! Ở Việt Nam hiện có ít nhất năm tuyến "cao tốc" giống như cao tốc Cam Lộ - La Sơn (nghĩa là thiếu tất cả những yếu tố về an toàn, tiện nghi mà lẽ ra một cao tốc phải có) !
***
Cách nay hai ngày, có một chuyện khác bị xem là nhỏ nhưng về tính chất thì chẳng nhỏ chút nào và cũng liên quan đến "cao tốc" : Hôm 16/2/2024, đại diện Ban Quản lý Dự án 7 (bộ phận quản lý cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết) đã cùng với chính quyền huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) dỡ bỏ "cầu cứu rỗi" giúp người sử dụng cao tốc vượt qua hàng rào kẽm gai ngăn cách cao tốc với khu dân cư nằm bên cạnh cao tốc này để đi vệ sinh. Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết nối với cao tốc Dầu Giây – Vĩnh Hảo tạo ra một đoạn đường dài 250 cây số không có trạm nghỉ - nhà vệ sinh. Đó là lý do thiên hạ hoặc nhịn tiêu tiểu, hoặc làm bậy dọc đường.
Người dân tự ý làm "cầu vượt" qua hàng rào cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết để cho du khách đi vệ sinh. Ảnh : NDCC
Chỉ hai tháng sau thời điểm khánh thành (tháng 5/2023), cư dân sống dọc cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đã tự nguyện lập ra những "Nhà vệ sinh 0 đồng" (6) để "cứu khổ, cứu nạn". Một trong những "công trình" nhằm "cứu khổ, cứu nạn" mới được giới thiệu trên mạng xã hội là "cầu cứu rỗi" (7). Trên VOA, sau khi giới thiệu "cầu cứu rỗi" này, một blogger đã dẫn thêm một số chuyện khác, chẳng hạn chuyện Bộ Giao thông – Vận tải giải thích, do không đủ vốn song cần hoàn thành chỉ tiêu (đến 2030, Việt Nam phải có 5.000 km cao tốc) nên chính quyền Việt Nam chọn giải pháp đầu tư phần chính, còn phần phụ (làn dừng khẩn cấp, trạm nghỉ - nhà vệ sinh, kể cả dải ngăn cách các dòng xe ngược chiều nhau) thì từ từ mới tính, hay chuyện những khu đô thị chẳng có trường học, bệnh viện nào bên trong hay bên cạnh các rừng cao ốc, cư dân không có không gian cộng cộng, nước cho sinh hoạt vừa yếu, vừa thiếu, thậm chí hàng chục ngàn người không có nước ăn uống, tắm giặt trong cả tháng để chứng minh : Các hệ thống đang dẫn dắt xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam xem cái chính yếu là kế hoạch, là chỉ tiêu và cả kế hoạch lẫn chỉ tiêu đều không màng đến dân sinh mà chỉ nhắm đến hoặc thành tích để "diễu võ, giương oai", hoặc lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, nên khi vận hành hoàn toàn không vì con người, không đặt con người vào vị trí tối thượng (8).
Không may là những nhận định như thế lại đúng ! Ngay sau khi thiên hạ "bàn ra, tán vào" như vừa kể, chính quyền lập tức tổ chức dỡ bỏ "cầu cứu rỗi" vì "vị trí lắp đặt cây cầu không đi kèm phương án tổ chức giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn khi xe cộ dừng lại để sử dụng cây cầu" ! Còn cần đi vệ sinh thì cứ rẽ khi đến các "nút giao" để tìm chỗ xả rồi quay lại cao tốc, "cách làm này hơi bất tiện nhưng là giải pháp tình thế duy nhất". Ông Phạm Quốc Huy, Giám đốc Ban Quản lý dự án 7, thản nhiên bảo rằng, tình trạng "cao tốc" thiếu trạm nghỉ - nhà vệ sinh là "vấn đề chung của các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020 chứ không riêng cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết".
***
Năm 2022, ông Nguyễn Phú Trọng cho xuất bản cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" mà ông là tác giả. Các viên chức trong hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông nhà nước đồng thanh ca ngợi rằng ông Trọng là người phác họa "mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam" (9). Tuy nhiên tám nội dung mà các đồng chí đồng đảng với ông Trọng bảo rằng ông Trọng đã "bổ sung, phát triển một số nội dung làm sâu sắc hơn mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" đều không có gì mới. Ví dụ, chẳng lẽ "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" là "bổ sung, phát triển" cho thêm "sâu sắc" ?
Tuy nhiên kẻ viết bài này không có ý định phân tích "tư tưởng Nguyễn Phú Trọng". Dẫn lại "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" chỉ nhằm trích dẫn một số điều ông Trọng luận giải, kiểu như : "Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm". Căn cứ vào các tuyên bố, nhận định của ông Trọng và đồng chí của ông thì các cao tốc hay cao ốc đươc dán nhãn khu đô thị chính là "giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội" dẫu thực tế cho thấy còn lâu chúng mới "hài hòa với lợi ích chính đáng của con người". Có thể vì "khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm" nên ở Việt Nam, cao tốc mới không cần làn dừng khẩn cấp, trạm nghỉ - nhà vệ sinh, thậm chí một số cao tốc không cần cả dải ngăn cách các dòng xe ngược chiều nhau và các cao ốc đươc dán nhãn khu đô thị không cần bận tâm đến trường học, bệnh viện, công viên, cấp nước thế nào !
Những người đang dẫn dắt xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không cần những thứ vặt vãnh đó bởi họ nhắm vào những thứ khác, hoàn toàn không phải là con người !
Đồng Phụng Việt
Nguồn : RFA, 18/02/2024
Tham khảo :
(1) https://www.facebook.com/groups/OFFB.VN/posts/7571297086271443/
(2) https://vnexpress.net/tai-nan-lien-hoan-tren-cao-toc-cam-lo-la-son-hai-nguoi-chet-4712562.html
(3) https://thesaigontimes.vn/quang-tri-lo-ngai-ve-an-toan-vi-cao-toc-cam-lo-la-son-thieu-dai-phan-cach/
(4) https://vnexpress.net/oto-doi-dau-mot-nguoi-chet-4690040.html
(6) https://tienphong.vn/nha-ve-sinh-0-dong-tren-cao-toc-vinh-hao-phan-thiet-post1557087.tpo
(8) https://www.voatiengviet.com/a/hanh-dong-dep-cua-cu-dan-cao-toc-phan-thiet-vinh-hao/7486235.html
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), Đảng cộng sản Việt Nam đã ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là "có ý nghĩa sống còn đối với chế độ".
Tại sao phải "kiên định chủ nghĩa xã hội" trên nền tảng Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mới xây dựng được đất nước phồn vinh ?
Đó là : "Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; kiên định đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ; giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng ; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng" (Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 13/10/2023)
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, một Thượng tướng gốc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, phản ảnh quan điểm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng coi đây là"Vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động".
Nhưng tại sao phải "kiên định chủ nghĩa xã hội" trên nền tảng Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mới xây dựng được đất nước phồn vinh ?
Đảng và lãnh đạo đảng các thế hệ, từ thời Hồ Chí Minh đến nay, vẫn lúng túng không trả lời được câu hỏi này. Ngược lại, đảng vẫn coi quyết định của mình là "đúng dắn" vì "phù hợp với tình hình của xã hội Việt Nam" và "xu hướng của thới đại". Tuy nhiên, đảng không sao giải đáp được thắc mắc tại sao sau 37 năm "đổi mới" (1986-2023), mà đất nước vẫn đì đẹt sau nhiều nước trong khu vực.
Trong khi đó, tệ nạn tham nhũng, tiêu cực vẫn leo thang nghiêm trọng và tình hình càng tinh vi và phức tạp từ địa phương lên Trung ương. ? Đảng cũng thừa nhận càng ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên "tự diễn biến, tự chuyển góa" xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Thậm chí đã có người còn công khai quay lưng với quyết định của đảng hay đòi phải "dân chủ hóa" chế độ.
Bằng chứng suy thoái tư tưởng chính trị trong đảng viên được ông Nghĩa nêu lên như : "Học tập các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng còn có biểu hiện hình thức, học qua loa, học cho xong ; vẫn còn tình trạng lười học, ngại học nghị quyết, hiểu nghị quyết chưa sâu, chưa chắc ; tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng vẫn là khâu yếu ; định hướng chính trị, tư tưởng, đạo đức trong phát triển kinh tế, xã hội, các lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, các vấn đề xã hội chưa rõ nét ; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có nơi còn hình thức, làm theo Bác vẫn là khâu yếu…".
Vì vậy, thêm lần nữa, tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đã kêu gọi : "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị ; đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ…".
Tránh vết xe cũ
Song song với cảnh giác của Trưởng ban Tuyên giáo, báo chí đảng đã đăng lại bài viết của ông Nguyễn Phú Trọng năm 1992, trong đó ông giải thích : "Vì sao Đảng cộng sản Liên Xô tan rã ?"
Ông Trọng viết cái lỗi đầu tiên là : "Với khẩu hiệu "Trả lại chính quyền cho nhân dân", "Tất cả chính quyền về tay Xô viết", chủ trương xóa Điều 6 trong Hiến pháp Liên Xô (là điều khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô đối với toàn xã hội), họ từng bước hạ thấp rồi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng".
"Hai là, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng".
Ông giải thích : "Sự xa rời, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin là nguyên nhân tệ hại dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực và làm tan rã Đảng về mặt chính trị tư tưởng" (Tạp chí Cộng sản, số 4-1992)
Từ bài học này, Đảng cộng sản Việt Nam đã không ngừng chống lại đòi hỏi thay đổi Điều 4 Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam,quy định : "Đảng cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội".
Ngoài ra, theo ông Trọng, còn có các nguyên nhân như Đảng cộng sản Liên Xô lúc ấy đã : "(1) Coi nhẹ hoặc phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng". (2) Xa rời quần chúng, mất uy tín nghiêm trọng trước nhân dân, không được nhân dân ủng hộ". (3) Họ thoái hóa, biến chất, phạm vào tham nhũng, quan liêu, hách dịch, xa dân, bị quần chúng oán ghét".
Biện bạch – Bảo thủ
Tuy nhiện, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam vẫn giáo điều biện bạch rằng : "Sự tan rã của Đảng cộng sản Liên Xô, cũng như sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, càng chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin không sai, không lỗi thời, mà chính là vì người ta hiểu sai và làm sai chủ nghĩa Mác - Lênin : Sai cả về thực hiện các nguyên lý cơ bản và về vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng".
Nói xong, ông Trọng lại đổi giọng quanh co : "Nhưng dù sao thất bại của chủ nghĩa xã hội lần này chỉ là tạm thời. Quy luật khách quan không ai cưỡng lại được vẫn là chủ nghĩa xã hội sẽ phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản".
Nhưng đến bao giờ, hay chẳng bao giờ dự đoán chủ quan của ông Trọng sẽ thành hiện thực, mặc dù ông đã tự an ủi mình và Đảng cộng sản Việt Nam khi ông viết rằng : "Chúng ta tin rằng, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, những người cộng sản và cách mạng chân chính sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích, sẽ có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh để tiếp tục đấu tranh cho thắng lợi cuối cùng của mục đích mà mình theo đuổi".
Vì ông là người giáo điều, là đệ tử trung thành tuyệt đối với Mác-Lênin nên ông mới tự hỏi : "Không lý gì một Đảng cộng sản to lớn, anh hùng và kiên cường như Đảng cộng sản Liên Xô -đảng của Lênin vĩ đại- lại cam chịu thất bại dễ dàng như vậy".
Nhưng 22 năm sau ngày khối Liên bang Xô Viết tan rã (1991-2023), khối này nói chung và "những người cộng sản và cách mạng chân chính" (theo cách nghĩ chủ quan của ông Trọng) đã không ngóc đầu lên được.
Hiện nay, trên toàn Thế giới chỉ còn 5 nước theo Chủ nghĩa Mác-Lênin gồm Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba và Bắc Triều Tiên (North Korea), nhưng không tổ chức được một khối thống nhất.
Trong số 5 nước, chỉ có Trung Quốc và Việt Nam có nền kinh tế "tự nuôi được mình", nhờ đã biết "thị trường hóa nền kinh tế tập trung, bao cấp". Ba nước Lào, Cuba và Bắc Hàn vẫn thuộc nhóm các quốc gia nghèo và lạc hậu trên thế giới.
Nhưng tại sao cả Trung Quốc và Việt Nam bác bỏ yêu cầu dân chủ hóa chế độ chính trị ? Bởi vì cả hai đảng cầm quyền đều biết họ phải dựa vào nhau đế sống. Nếu một trong hai đảng thay đổi chế độ chính trị thì cà hai cùng chết.
Đó là lý do tại sao chủ nghĩa xã hội chuyên chính và một đảng độc tài cầm quyền vẫn tồn tại ở Việt Nam.
Phạm Trần
(15/11/2023)
Học phí ở tất cả các cấp thuộc hệ thống giáo dục phổ thông (nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đã tăng, đang tăng và sẽ còn tiếp tục tăng chưa biết đến khi nào thì ngừng...
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học mới (Ảnh minh họa)
Học phí ở tất cả các cấp thuộc hệ thống giáo dục phổ thông (nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đã tăng, đang tăng và sẽ còn tiếp tục tăng chưa biết đến khi nào thì ngừng, thậm chí tăng vài lần, có nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, học phí Trung học cơ sở tăng gấp năm lần(1). Học phí đại học cũng thế(2). Ngoài học phí, giá bán sách giáo khoa cũng tăng từ hai đến ba lần(3). Giáo dục tại Việt Nam đã, đang và sẽ không còn là cơ hội cho tất cả mọi người !
Ai cũng biết, không có bình đẳng trong giáo dục sẽ không thể nào đạt được bình đẳng trong xã hội. Làm sao có thể xây dựng một "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" khi càng nghèo càng thua thiệt, đặc biệt là thua thiệt trong cơ hội thụ hưởng phúc lợi trong lĩnh vực giáo dục ? Vì sao hoạt động giáo dục cho tất cả các cấp thuộc hệ thống giáo dục phổ thông của đa số quốc gia trên thế giới hoàn toàn miễn phí mà Việt Nam lại đi theo hướng ngược lại ?
Vì sao hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam liên tục "đổi mới", liên tục "cải cách" nhưng càng "đổi mới", càng "cải cách" thì những phúc lợi công cộng vốn dĩ là nền tảng của một xã hội lành mạnh càng giảm ? Chẳng hạn khi "đổi mới sách giáo khoa" để "cải cách giáo dục" thì nội dung sách giáo khoa càng lắm điều để bàn và sách giáo khoa trở thành loại sản phẩm số đông không dễ chạm tới, phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" mới chạm được, khác với đa số trong phần còn lại của nhân loại – được cấp phát !
Sách giáo khoa vốn là loại sản phẩm cần cập nhật thường xuyên. Bởi hàm lượng tri thức trong sách giáo khoa cần phải vừa đủ, vừa đúng với thực tại, giá sách giáo khoa thường không rẻ. Thù lao không xứng đáng, không mấy người có khả năng muốn bỏ sức làm công việc vốn chẳng dễ dàng này. Tuy nhiên ở nhiều xứ khác, phụ huynh không cần phải bận tâm đến giá sách giáo khoa cũng như các ấn phẩm hỗ trợ con cháu họ học tập. Chính quyền – được trả lương để quản trị, điều hành - phải giải quyết điều đó.
Ở Việt Nam, "dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của đảng", hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đã dùng "xã hội hóa" chuyển nghĩa vụ của họ trong những lĩnh vực vốn là phúc lợi công cộng thành trách nhiệm công dân, chất gánh nặng giáo dục, y tế lên vai và lưng của dân chúng. Điểm khác biệt ấy giữa "chế độ xã hội chủ nghĩa" với đa số thuộc phần còn lại của nhân loại được định nghĩa là "sự ưu việt". Không thừa nhận "sự ưu việt" này sẽ bị loại trừ.
Xét về bản chất, chỉ trích Bộ trưởng Giáo dục nói riêng và ngành giáo dục – đào tạo nói chung là bất bình theo định hướng. Chính phạm không phải là Bộ trưởng Giáo dục và ngành giáo dục – đào tạo. Phải chất vấn Tổng bí thư, Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, rằng vì sao đảng giành quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối mà nghèo lại phải chịu thua thiệt về đủ mọi mặt, kể cả trong lĩnh vực giáo dục ? Vì sao "đổi mới" và "cải cách" trong tất cả các lĩnh vực lại chỉ tạo ra cơ hội cho thiểu số có liên quan ?
***
Giáo dục – đào tạo chỉ là một lĩnh vực vốn phải trở thành phúc lợi công cộng nhưng càng ngày càng xa tầm với của thành phần yếu thế. Y tế cũng vậy ! Câu chuyện bé gái bốn tuổi, ngụ ở thôn Ma Y, xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, mới uổng mạng vì bị rắn cạp nia cắn nhưng các bệnh viện từ huyện đến tỉnh bó tay chỉ vì không có huyết thanh kháng nọc rắn là một ví dụ cho thấy sự tàn bạo, phi nhân của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đối với tính mạng, sức khỏe của công dân.
Giá huyết thanh kháng nọc rắn chỉ ngang với các loại dược phẩm thông thường. Không chỉ Bệnh viện huyện Sơn Hòa, Bệnh viện tỉnh Phú Yên không có mà các bệnh viện chuyên khoa nhi hàng đầu ở miền Nam Việt Nam như Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng không có. Lý do các bệnh viện không có được giải thích là vì nhu cầu tiêu thụ thấp, giá bán thấp, lợi nhuận không đáng kể nên các doanh nghiệp có quyền nhập cảng dược phẩm không mua và Bộ Y tế không thèm lo(4) !
Tổng bí thư, Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng chẳng bao giờ bận tâm đến những chuyện thuộc loại như vậy. Tại Việt Nam, các lĩnh vực vốn được thên hạ xác định là phúc lợi công cộng đều đã được "xã hội hóa", có nghĩa là dân chúng phải tự cứu lấy mình, không tự cứu được thì thôi. Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền chỉ bận tâm đến chuyện làm sao để đảng tiếp tục nắm giữ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối để tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội !
Cuối tuần vừa rồi, Hà Nội lại ngập nặng. Chỉ trong vòng một tuần, nhiều thứ tài sản cá nhân ở thủ đô Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chìm sâu trong nước hai lần(5). Giống như nhiều lần trước và ở nhiều nơi khác trên khắp Việt Nam, thiệt hại đa dạng và không nhỏ do cả hai cơn mưa lớn (một vào 23/5/2022, một vào 29/5/2022) do các nạn nhân tự gánh vác, tự giải quyết. Dù rõ ràng đó là lỗi trong quản trị, điều hành của cả hệ thống, những chỉ trích gay gắt nhất cũng chỉ hướng vào chính quyền thành phố Hà Nội.
Giống như nhiều lần trước và ở nhiều nơi khác trên khắp Việt Nam, Không có bất kỳ viên chức nào trong số những cá nhân hữu trách từ trung ương đến địa phương xác định đó là trách nhiệm của mình hay của tập thể do mình lãnh đạo đã phạm sai lầm, thiếu trách nhiệm trong soạn – phê duyết – thực thi chính sách quản trị, điều hành hạ tầng đô thị. Sau khi bi bô về "vị thế", về "đô thị thông minh", những cá nhân này đang bận chuẩn bị để bi bô tiếp về "chuyển đổi số nhằm thúc đẩy, tạo động lực đổi mới, sáng tạo" (5) !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 01/06/2022
Chú thích
(1) https://vnexpress.net/hoc-phi-o-tp-hcm-du-kien-tang-cao-nhat-5-lan-4463262.html
(2) https://zingnews.vn/hoc-phi-dai-hoc-tang-co-truong-cao-gap-doi-post1321339.html
Chiến dịch chuẩn bị bầu cử tổng thống Pháp 2022 tiếp tục sôi động với việc đô trưởng Paris bà Anne Hidalgo thuộc đảng Xã hội ra tranh cử, cựu bộ trưởng Y tế Pháp Agnes Buzyn bị khởi tố vì xử lý khủng hoảng dịch Covid-19, phụ nữ Afghanistan kháng cự dưới chế độ của Taliban… là những chủ đề nỗi bật được các báo Pháp tập trung chú ý .
Ảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên màn hình khi các nghệ sĩ biểu diễn tại buổi dạ tiệc trước lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, ngày 28 tháng 6 năm 2021. AP - Ng Han Guan
Trong khi đó trang Ý kiến và Tranh luận của nhật báo kinh tế Les Echos dành sự chú ý đến Trung Quốc với chủ trương đánh vào giới giàu có của Tập Cận Bình. Bài phân tích của Les Echos cho thấy, nhân vật quyền lực nhất của chế độ Bắc Kinh, Tập Cận Bình nhân danh vì "sự phồn thịnh chung" gần đây đã đưa ra một loạt quy định mới đánh vào giới nhà giàu, những nhà tư bản mà chính chế độ cộng sản này đã sản sinh trong nhiều thập kỷ mở cửa kinh tế. Mục đích để "phân phối lại tài sản", trở lại với "những giá trị" của chủ nghĩa xã hội.
Theo Les Echos, "mỗi sáng, các ông chủ công ty giàu có ở Trung Quốc thức dậy và tự hỏi không biết điều gì đổ xuống đầu mình ? Một cơn bão các quy định đang đổ xuống nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới". Đầu tiên là các quy định nhằm đưa vào khuôn khổ các tập đoàn khổng lồ công nghệ cao rồi tiếp đến lan sang các lĩnh vực khác, cho đến giới nghệ sĩ giàu có…
Tờ báo gọi đó là các các biện pháp trấn áp tư bản, khiến các nhà đầu tư phải sửng sốt không hiểu ý đồ thực sự của Bắc Kinh là gì. Theo Les Echos, thực chất của vấn đề ở đây chính là một sự chuyển hướng chiến lược lớn về phát triển kinh tế và xác định lại vai trò của các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc. Biện minh cho sự thay đổi này, Đảng cộng sản Trung Quốc lấy lý do vì "sự thịnh vượng chung". Đây là khái niệm đã có từ thời Mao Trạch Đông nhằm khẳng định sự chi phối của Nhà nước và Đảng lên nền kinh tế, nay được người lãnh đạo Tập Cận Bình lấy lại.
Nhật báo kinh tế nhận thấy, bốn thập kỷ phát triển tự do theo khởi xướng của Đặng Tiểu Bình đã cho phép một số người ở Trung Quốc giàu lên với tốc độ nhanh chóng, nay là lúc Tập Cận Bình thấy cần phải kiểm soát được những ông chủ giàu có. Sau thời gian để cho mọi người làm giàu bằng mọi giá và làm giàu là trên hết, giờ là lúc họ phải san sẻ của cải kiếm được với danh nghĩa làm giàu là để cho tất cả mọi người.
Đúng là mở cửa kinh tế đã giúp đất nước hơn tỷ dân này xóa được đói nghèo cùng cực, nhưng đồng thời cũng kéo theo sự bùng nổ bất bình đẳng. Theo số liệu của ngân hàng Thụy Sĩ Crédit Suisse, người giàu ở Trung Quốc chỉ chiếm 1% dân số nhưng sở hữu hơn 30% của cải của cả nước, con số này chỉ xếp sau Hoa Kỳ (trên 35%). Theo số liệu năm 2020 của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc có 878 tỷ phủ, nhiều hơn cả Mỹ, chiếm giữ khối lượng tài sản bằng cả GDP của nước Đức. Trong khi đó vẫn còn hơn 225 triệu dân nghèo Trung Quốc với thu nhập 5,5 đô la mỗi ngày.
Nhận thấy Trung Quốc đang theo hướng tư bản chủ nghĩa có nguy cơ không kiểm soát nổi, Tập Cận Bình đã tìm cách chấn chỉnh lại, ép các tỷ phú phải phân chia lại tài sản của họ cho xã hội theo nhiều cách khác nhau, từ hoạt động thiện nguyện đến đóng góp thuế, khống chế đầu tư ra nước ngoài cho đến điều tra chống tham nhũng.
Theo tờ báo, còn một năm nữa đến kỳ đại hội lần thứ 20 của Đảng cộng sản Trung Quốc, "thịnh vượng chung" đã cho thấy rõ mục tiêu chính trị, đó chỉ là khẩu hiệu lấy lòng dân chúng mà Tập Cận Bình đang cần để tiếp tục duy trì quyền lãnh đạo.
Chuyển qua với thời sự của nước Pháp. Dư luận báo chí Pháp đang xôn xao với sự việc, Tòa án Công lý nước Cộng hòa cuối tuần qua đã quyết định khởi tố cựu bộ trưởng Y tế, bà Agnes Buzyn vì "gây nguy hiểm cuộc sống người khác" liên quan đến quản lý dịch Covid-19. Với cáo buộc này, bà cựu bộ trưởng có thể phải đối diện với án phạt 1 năm tù và 150 nghìn euro tiền phạt.
Từ đầu trận đại dịch Covid-19, người ta đã chứng kiến nhiều lãnh đạo chính trị hay lãnh đạo ngành y tế ở một số nước bị mất chức vì trách nhiệm và những yếu kém trong xử lý khủng hoảng dịch, nhưng bị tư pháp khởi tố thì có lẽ trường hợp của một bộ trưởng Pháp là đầu tiên trên thế giới.
Lý do của quyết định tư pháp này đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận Pháp. Báo công giáo La Croix có bài : "Những câu hỏi dấy lên quanh việc khởi tố cựu bộ trưởng Agnes Buzyn".
Thắc mắc của tờ báo là về vai trò trung tâm của bà cựu bộ trưởng y tế trong trong khoảng thời gian từ tháng Giêng 2020 đến khi bà rời khỏi chức vụ ngày 16/02/2020. Đó là khi những ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận tại Pháp sau khi dịch bùng phát tại Trung Quốc và một số vùng trên thế giới.
Tờ báo trích dẫn các ý kiến của các chuyên gia về luật cũng như khoa học và cả của các chính trị gia thuộc các đảng phái khác nhau. Phần nhiều đều cho rằng quyết định khởi tố bà cựu bộ trưởng chỉ có vai trò trách nhiệm trong một thời gian ngắn, khi dịch mới manh nha xuất hiện là không thỏa đáng.
Hơn nữa người ta có thể đặt câu hỏi : vậy có nên khởi tố một bộ trưởng kinh tế để kinh tế xuống dốc, hay bộ trưởng nội vụ vì tình trạng tội phạm tràn lan ?
Trong bài xã luận La Croix cho rằng quyết định của Tòa Công Lý nước Cộng hòa ngay từ đầu đã thể hiện sự bất công. Trong thể chế dân chủ thì các nghị sĩ, những nhà lập pháp mới là những người kiểm soát và có quyền quyết định trừng phạt hành pháp chứ không phải là các thẩm phán đại diện của tư pháp quyết định trước.
Trong khi đó nhật báo Le Figaro có bài : "Vụ Buzyn đặt các nhà chính trị dưới sức ép". Tờ báo cho biết để ra quyết định khởi tố, ba thẩm phán thụ lý vụ án dựa trên sắc lệnh bổ nhiệm bà Agnes Buzyn có ghi rõ bà bộ trưởng Y tế có nghĩa vụ "bảo vệ sức khỏe người dân Pháp". Hiện tại tòa khởi tố một bộ trưởng không còn tại chức. Sắp tới có thể sẽ đến lượt cựu thủ tướng Pháp Edouard Philippe cũng sẽ bị khởi tố. Tuy nhiên ông này là người rất được lòng dân trong thời điểm khủng hoảng dịch. Vẫn theo Le Figaro, Tòa Công Lý nước Cộng hòa có thể sẽ còn đi xa hơn kể cả xử lý một số quan chức y tế đang tại chức, trong đó có cả bộ trưởng Y tế Olivier Veran. Tờ báo nhận xét, "chưa bao giờ quan chức chính trị bị áp lực lớn như bây giờ. Cách đây 1 năm, tư pháp đã cùng lúc tiến hành cho khám xét văn phòng một loạt quan chức cao cấp chính phủ giữa khủng hoảng dịch đang ở cao trào" và phải thừa nhận việc xử lý dịch Covid-19 là việc làm không hề đơn giản và rất phức tạp.
Từ mùa hè năm nay, từ khi có quyết định áp dụng giấy thông hành y tế, Tòa Công Lý rồi Viện Công Tố Paris đã nhận được hàng chục nghìn đơn kiện chính phủ về những quyết định liên quan đến xử lý khủng hoảng dịch. Các nhà chính trị thì tố cáo hiện tượng "tư pháp hóa đời sống chính trị", trong khi các thẩm phán thì lại cho rằng ngược lại có hiện tượng "chính trị hóa đời sống tư pháp". Trong khi đó, các đảng phái chính trị, vào thời điểm chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp, đã nhanh chóng tận dụng cơ hội này để làm suy yếu đảng cầm quyền cũng như chính phủ của tổng thống Emmanuel Macron.
Chuyển qua điểm nóng thời sự quốc tế. Trước tiên là Afghanistan, trang quốc tế nhật báo Le Monde có bài "Phụ nữ, thành lũy cuối cùng chống Taliban".
Bài phóng sự của Le Monde ghi nhận : "Hai mươi năm hiện diện của người Mỹ ở Afghanistan đã làm cho phụ nữ Afghanistan trở thành một lực lượng chính trị thực sự. Đông đảo phụ nữ giờ đây là hiện thân cho sự kháng cự với ách thống trị của Taliban". Hôm 9/9 vừa qua, có hàng trăm phụ nữ đã xuống đường ở Kabul và nhiều tỉnh thành khác của đất nước để bảo vệ các quyền của họ và lên án một chính phủ Taliban không có phụ nữ tham gia. Đây là điều không thể xảy ra dưới chính quyền Taliban lần trước (1996-2001). Các cuộc biểu tình của phụ nữ nói trên đã bị Taliban giải tán nhanh chóng bằng bạo lực, nhưng ít nhiều có kiềm chế, vì Taliban đang muốn tạo dựng một hình ảnh mới để thuyết phục cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên các tổ chức Liên Hiệp Quốc hiện có mặt tại Afghanistan, bắt đầu ghi nhận có hiện tượng sách nhiễu hăm dọa phụ nữ. Một số quy định khắt khe với phụ nữ nhân danh luật Hồi giáo đang bắt đầu trở lại. Nhiều phụ nữ muốn đi làm, đến công sở phải có đàn ông đi cùng. Không ai biết tương lai của phụ nữ Afghanistan sẽ ra sao dưới chế độ của Taliban. Nhưng những thành quả tiến bộ trong 20 năm qua đã giúp cho nhiều phụ nữ đất nước này có can đảm lên tiếng bảo vệ quyền sống của họ.
Chuyển qua một thời sự quốc tế khác liên quan đến Châu Âu, Les Echos cho biết "Nga gây lo ngại cho Đông Âu với một cuộc tập trận khổng lồ ở biên giới". Cuộc tập trận mang tên gọi Zapad 2021 bắt đầu từ thứ Sáu vừa rồi và kéo dài trong 6 ngày, phối hợp với Belarus. Moskva thông báo đã huy động 200 nghìn quân tham gia, dù con số này không kiểm chứng được. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1991, Nga lôi kéo Belarus vào cuộc biểu dương sức mạnh trước NATO để khẳng định Minsk vẫn nằm trong vòng ảnh hưởng của Moskva, đồng thời cảnh cáo ý đồ NATO mở rộng biên giới sang phía đông Châu Âu. Những nước ở tuyến đầu là Ba Lan và Litva đang rất lo lắng, trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa phương Tây với Belarus và với Nga.
Anh Vũ
Kết luận Điều tra vụ án"tham ô tài sản", "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" xảy ra tại Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO), cáo buộc ông Tề Trí Dũng – Chủ tịch Hội đồng quản trị SADECO chi 4,6 tỉ đồng để đưa nhiều người… không phải là cán bộ, nhân viên SADECO đi… du lịch Châu Âu rồi hợp thức hóa khoản chi có tính chất "trời ơi, đất hỡi" ấy bằng cách tách chúng ra, biến chúng thành đủ loại chi phí của SADECO trong hai năm 2018, 2019 (1).
Tề Trí Dũng (trái) của vụ Sadeco, và Bùi Quang Huy vụ Nhật Cường. (Ảnh Thanh Niên và Bộ Công An)
Tuy SADECO là công ty cổ phần nhưng đa số cổ đông của công ty này nếu không là tổ chức, cơ quan nhà nước (như Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) thì cũng là doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nướcN) như IPC, Công ty Đầu tư xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận),… Nói cách khác, vốn của SADECO là công sản. Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh – những… cổ đông của SADECO – không chỉ sử dụng công quyền để lấy công sản (công quỹ, công thổ, công thự) làm… vốn góp vào SADECO mà còn dành cho SADECO đủ thứ ưu đãi để SADECO kiếm tiền chia cho mình rồi chia loại cho nhau.
Bởi vốn liếng của SADECO là tiền… chùa nên SADECO mới chủ trương đưa nhân viên đi du lịch ngoại quốc hàng… năm, đồng thời lợi dụng chính sách đó, trong năm 2017, xuất thêm 4,6 tỉ nữa… đãi những cá nhân mà sau khi điều tra, Công an Việt Nam không dám kể tên, không dám xác định việc nhận ân huệ của SADECO như nhận hối lộ, sang Châu Âu du lịch ! Cũng bởi sản nghiệp của SADECO là tiền… chùa, các… cổ đông của SADECO mới… nhất trí bán rẻ chín triệu cổ phiếu của SADECO cho Công ty Nguyễn Kim, đặt quyền quản lý – điều hành SADECO vào tay doanh nghiệp này…
***
Giống như các cơ quan, tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị, hệ thống công quyền trên khắp Việt Nam, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng có hàng loạt doanh nghiệp riêng, doanh nghiệp nào cũng hoạt động theo kiểu như thế. Ví dụ Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) – một doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của UBND Thành phố Hồ Chí Minh! Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho SAGRI 45 công thự, công thổ, tổng diện tích lên tới 6.300 héc ta. Hoạt động kinh doanh của SAGRI chỉ là đem nhà, đất cho thuê và góp vào các liên doanh nhưng lợi nhuận liên tục… giảm (2).
Do có quyền giữ - dùng tiền… chùa, SAGRI cũng có chủ trương đãi nhân viên bằng việc đưa họ di du lịch ngoại quốc hàng năm. Chứng đó chưa đủ, lãnh đạo của SAGRI còn phối hợp với hai công ty du lịch làm giả 10 hợp đồng đưa nhân viên đi "tham quan – học tập kinh nghiệm" ở ngoại quốc để có cơ sở chi… 13 tỉ đồng rồi chia cho nhau. SAGRI bị kiểm toán, bị thanh tra vì thua lỗ triền miên, nhiều liên doanh mà SAGRI tham gia phải ngưng hoạt động, công sản giao cho SAGRI khai thác bị hao hụt trầm trọng, song bất kể các khuyến cáo của thanh tra, kiểm toán, lãnh đạo SAGRI vẫn vô sự.
Lúc đầu (3/2018), ông Lê Tấn Hùng – Tổng Giám đốc SAGRI (em ruột ông Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh) chỉ bị… "khiển trách". Do công chúng chỉ trích kịch liệt, bảy tháng sau (10/2018), UBND Thành phố Hồ Chí Minh mới quyết định nâng hình thức kỷ luật từ "khiển trách" lên… "cảnh cáo" (3). Thêm bảy tháng nữa (5/2019), Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh xác định, ông Hùng có:Mười sai phạm phải… "phê bình, rút kinh nghiệm". Bốn sai phạm phải… "khiển trách". Bốn sai phạm phải… "cảnh cáo" và "tổng hợp" các hình thức kỷ luật thì nên… "hạ bậc lương" (4)!
Mất thêm một tháng nâng lên, đặt xuống (6/2019), UBND Thành phố Hồ Chí Minh mới quyết định "đình chỉ công tác" của ông Hùng và tuần kế đó mới quyết định "cách chức" (5). Ba tuần sau khi UBND Thành phố Hồ Chí Minh "nói lại cho rõ", rằng ông Hùng có nhiều sai phạm "rất nghiêm trọng", phải "cách chức", ông Hùng bị khởi tố vì "vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí", ông Hùng bị tạm giam và bị áp giải ra Hà Nội để điều tra, vụ án hình sự xảy ra tại SAGRI được xem là "đại án" mà Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng – Chống tham nhũng sẽ giám sát (6).
***
Chỉ tính riêng chuyện các cổ đông là những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của nhà nước quyết định bán rẻ chín triệu cổ phần của SADECO cho Công ty Nguyễn Kim, giúp doanh nghiệp tư nhân này trở thành phía có quyền quản trị - diều hành SADECO, thiệt hại đã là 940 tỉ đồng. Bởi vụ án hình sự xảy ra tại SAGRI chưa kết thúc điều tra nên chưa biết sai phạm của những cá nhân như ông Hùng gây thiệt hại vài trăm tỉ hay vài ngàn tỉ! Vào lúc này, thiệt hại ở mức vài ngàn tỉ khi giao công thổ, công thự, rót công quỹ vào các doanh nghiệp nhà nướcN để bảo đảm kinh tế thị trường đúng… định hướng xã hội chủ nghĩa đã trở thành… bình thường!
Có thể vì sợ dân chúng… xúc động, nghi ngại về… định hướng xã hội chủ nghĩa, thiếu kiên định với quyết tâmxây dựng chủ nghĩa xã hội của đảng cộng sản Việt Nam nên không phải sai phạm – thất thoát ngàn tỉ nào xảy ra tại các doanh nghiệp nhà nướcN cũng bị điều tra. Chẳng hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh, vụ Công ty Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (doanh nghiệp của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) bán cho Công ty Quốc Cường Gia Lai 32 héc ta đất ở Nhà Bè với giá rẻ hơn giá thị trường khoảng… 2.000 tỉ coi như đã được dàn xếp xong - khi chuyện đổ bể, Quốc Cường Gia Lai tự nguyện trả lại đất để nhận về 419 tỉ (7)…
Đúng một tuần nữa, 1.590 đảng viên tiêu biểu của đảng cộng sản Việt Nam sẽ tề tựu tại Hà Nội để tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của đảng cộng sản Việt Nam và chắc chắn Cương lĩnh chính trị mới sẽ khẳng định Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế thị trường theo… định hướng xã hội chủ nghĩađể làm nền tảng cho việc… xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sở dĩ các đảng viên ưu tú kiên định với… định hướng xã hội chủ nghĩa, với việc… xây dựng chủ nghĩa xã hội vì không phải sự nghiệp chính trị của ai cũng kết thúc như Đinh La Thăng, Trương Minh Tuấn, Nguyễn Đức Chung, Tất Thành Cang,… hoặc Tề Trí Dũng, Lê Tấn Hùng,…
Bằng chứng là dù… "sai phạm nghiêm trọng" hoặc… "rất nghiêm trọng" thì đoạn sau cuộc đời của những đảng viên loại thượng hạng đã bị… xử lý kỷ luật như Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Xuân Anh, Trần Quốc Cường, Lê Viết Chữ, Triệu Tài Vinh,… vẫn hơn chán vạn người, thậm chí những đảng viên tiên phong trong việc quản trị - điều hành các doanh nghiệp nhà nướcN nhằm thực thi kinh tế thị trường theo… định hướng xã hội chủ nghĩa như Phạm Phú Quốc (hết lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nướcN, tới lãnh đạo những cơ quan… nghiên cứu phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh), sau khi bị lộ vì vứt bỏđịnh hướng xã hội chủ nghĩa (8), giờ có thể ung dung dùng hộ chiếu của Cyprus tới lui nhiều nơi, không cần xếp hàng xin visa như cả trăm triệu đồng bào đang được động viên ngậm đắng nuốt cay để xây dựng chủ nghĩa xã hội!
Trân Văn
Nguồn : VOA, 15/01/2021
Chú thích
(2) https://www.tienphong.vn/dia-oc/kiem-toan-phanh-phui-24-khu-dat-cua-tong-cong-ty-sagri-1329114.tpo
(3) https://tuoitre.vn/sai-pham-tai-sagri-ky-luat-canh-cao-ong-le-tan-hung-20181103085740605.htm
(4) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/de-xuat-ha-bac-luong-tong-giam-doc-sagri-le-tan-hung-1422520.tpo
(5) https://vtc.vn/ubnd-tphcm-cach-chuc-tong-giam-doc-sagri-le-tan-hung-d481907.html
(8) https://vnexpress.net/quoc-hoi-bai-nhiem-dai-bieu-pham-phu-quoc-4185982.html
"Làm sáng tỏ hơn nữa con đường lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta". Cộng đồng mạng xã hội lại xôn xao về mối lo lắng của Võ Văn Thưởng rưởng Ban Tuyên giáo . Ông ta nhắn nhủ ba pháo đài lý luận như thế đấy.
Ngày 15/7, Ban Tuyên giáo trung ương chủ trì, phối hợp với Hội đồng Lý luận trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo "Công tác tuyên giáo của Đảng – 90 năm chặng đường".
Ông Thưởng lưu ý các đại biểu rằng "các tham luận đã khẳng định công tác tuyên giáo là một trong những công tác trọng yếu của Đảng, đóng vai trò đi trước – mở đường, đi cùng phát triển đối với tiến trình cách mạng của Đảng và dân tộc 90 năm qua, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng".
Thật khó hiểu khi ông Thưởng nói "Tuyên giáo là công tác với con người, vì con người",, "đòi hỏi phải nắm vững những quy luật riêng của tư tưởng, có thái độ, phương pháp khoa học, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu định hướng tư tưởng với sự tự nguyện, giữa lý trí và tình cảm, giữa lời nói và việc làm, giữa "xây" và "chống", lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực" (1).
Tuy nhiên có lẽ ông Thưởng sinh sau đẻ muộn chưa kịp đọc thơ ông Cụ :
Hồ Chí Minh thơ chúc Tết năm 1961 (Tân Sửu)
"Mừng năm mới, mừng xuân mới,
Mừng Việt Nam, mừng thế giới !
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh
Kế hoạch 5 năm thêm phấn khởi.
Chúc miền Bắc hăng hái thi đua ;
Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới !
Chúc hòa bình thống nhất thành công !
Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi !".
Ông chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "đường lên hạnh phúc (tức là chủ nghĩa xã hội) rộng thênh thênh", cớ sao bây giờ ông Thưởng lại bảo rằng nó "chưa sáng tỏ" ?!
Ông Thưởng có quyết tâm "học và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh" hay chăng ?
Ngày xưa, thời xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thơ ca làm thay thế vai trò khoa học chính trị và kinh tế học. Tố Hữu là "nhà thầu xây dựng đường giao thông" đi lên chủ nghĩa xã hội bằng "vật liệu thơ" và những cuộc mộng du.
Tố Hữu viết bài "Lão đầy tớ" hồi tháng 6 năm 1938, tập thơ TỪ ẤY. Bài thơ ghi lời trò chuyện của anh chàng "bạch diện thư sinh" đồng hương với ông lão đầy tớ quê xứ Huế cùng nhau "ngồi mơ nước Nga".
Lão đầy tớ
(…)
Ông đã nghe ai nói
Có một xứ mênh mông
Nửa tây và nửa đông
Mạnh giầu riêng một cõi
Nơi không vua, không quan
Không hạng người ô uế
Không hạng người nô lệ
sống đau Rối rít : "Ồ hay nhỉ !
Ai già nua được nghỉ
Cũng no ấm trọn đời ?
Ai cũng có nhà cửa
Cũng sung sướng bằng nhau ?
Đã không ai đè đầu
Làm chi có đầy tớ ?
Cậu bảo : Cũng không xa ?
– Nước Nga ? – Ờ nước ấy.
Và há mồm khoan khoái
Lão ngồi mơ nước Nga…".
Lời bàn : quả là giấc mơ Nga của lãnh đạo Tố Hữu nay đã tan vỡ như bong bóng. Thay thế cho "giai cấp lão đầy tớ" là "giai cấp Osin" và "Xuất khẩu lao động, xuất khẩu cô dâu" là con số tăng dần mỗi năm mà Đảng, chính phủ tự hào công bố "năm nay tăng hơn X % so với cùng kỳ năm ngoái".
Viên bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh than thở tại hội nghị "làm gì có nền kinh tế thị trưởng định hướng xã hội chủ nghĩa mà tìm…".
Một ngày cuối năm ngoái (2014), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh được mời đến nói chuyện về các vấn đề kinh tế ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Thính giả là các lãnh đạo của hầu hết các tỉnh, thành phố. Kết thúc buổi nói chuyện, nhiều người hỏi bộ trưởng, "thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"… Bùi Quang Vinh đáp : "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm". Ông Vinh kể tiếp "Gần ba mươi năm trước, khi còn là bí thư chi bộ kiêm lớp trưởng của một lớp lý luận cao cấp học tại học viện, ông Vinh cũng đã hỏi câu hỏi đó với các thầy giáo là các nhà lý luận, nhưng không được trả lời".
Nay, câu hỏi đó vẫn làm băn khoăn những thế hệ sau ông ta.
Có điều, khi ông Vinh than thở thực lòng với đồng nghiệp thì bị "thất sủng", buộc phải nhường ghế nóng cho Phạm Chí Dũng trong đại hội 12 (2).
Thực ra, nước Việt Nam đã có một nhà báo kiệt xuất từ trước cách mạng, có khả năng DỰ BÁO siêu tài tình. Ông là nhà báo Đào Trinh Nhất sinh năm 1900, tạ thế năm 1951.
Nhà báo tự do Đào Trinh Nhất viết cuốn sách khảo cứu "Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ" từ năm 1923, xuất bản 1924 (Nhà xuất bản Hội nhà văn tái bản lần 1 năm 2017). Sách chỉ hơn 100 trang. Năm ấy ở Việt Nam chưa có ông cách mệnh vô sản nào, mà có người trai trẻ Nguyễn Tất Thành đang lang thang tìm đường lập nghiệp ở nước Pháp, Châu Âu rồi sang Liên Xô tìm Lê Nin nhưng không kịp gặp… Ở Việt Nam chưa ai nghe đến 4 chữ "chủ nghĩa cộng sản" (theo cách dịch của Trung Quốc). Nhà báo họ Đào cũng chỉ tạm dịch là "Chủ nghĩa lao nông" (hẳn là ông dịch nôm tiếng Pháp communisme).
Trong chương đầu đại cương về kinh tế, nhà báo họ Đào viết một câu búa bổ động trời :
"Ở Nga Sô cái chủ nghĩa lao nông ấy rồi sau họ sẽ phải làm lại. Giới chủ tư bản và giới công nhân phải hợp tác với nhau thôi" (lược gọn 1 đoạn văn), hàm ý là không cần thiết phải "đấu tranh giai cấp một mất một còn".
Nhà báo Đào Trinh Nhất tế nhị lịch sự nói "làm lại", nghĩa là Liên Xô sẽ sụp đổ, tan rã.
Quả nhiên, năm 1991 Liên Xô tan rã, Putin với kinh tế thị trường Liên bang Nga chứng minh điều dự đoán của Đào Trinh Nhất tiên sinh viết từ năm 1923. Đấy là tiên tri của nhà báo phi cách mạng. Cả Châu Á Châu Âu bây giờ cũng phải nghiêng mình ngả nón chào nhà báo Việt Nam ta (than ôi đến năm 2017 tôi mới đọc được sách này ! (FB Phung Hoai Ngoc).
* Đào Trinh Nhất (1900 -1951) sinh trưởng ở Huế, nguyên quán tỉnh Thái Bình.
Ông là con trưởng của Đào Nguyên Phổ nhị giáp tiến sĩ (hoàng giáp). Mẹ ông là Lương Thị Hòa (con gái chí sĩ Lương Ngọc Quyến, cháu nội Lương Văn Can nhà cách mạng hàng đầu, đồng sáng lập Đông Kinh nghĩa thục).
Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư gặp gỡ Câu lạc bộ hưu cao cấp, trả lời các cụ rằng "Đến hết thế kỷ 21 cũng chưa chắc có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện". Ý của ông Trọng khẳng định rằng, bây giờ đã có chủ nghĩa xã hội rồi đó, có điều, nó "chưa hoàn thiện" thôi mà, các cụ đừng nóng vội. Nghe kiểu nói nước đôi, nói lấy được, khó kiểm chứng, các cụ lão thành cũng chẳng nỡ tranh luận bắt bẻ tới cùng nữa, bớt lại chút thể diện cho ông Tổng bí thư.
Hóa ra ông trưởng ban tuyên giáo thừa nhận là "con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chưa sáng tỏ", tức là chưa có con đường rỏ ràng, thế mà cả nước cứ đi trong đêm tối.
Tới đâu thì tới ư ?
Tại sao phải làm "sáng tỏ con đường xhcn" ?
Căn cứ theo lời ông Võ Văn Thường nói rất thiệt thà "Tuyên giáo là công tác với con người, vì con người". Có nghĩa, việc làm sáng tỏ con đường là "công tác tuyên truyền giáo dục" nhân dân sao cho họ tin vào nó, chứ không phải NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG "con đường lên chủ nghĩa xã hội" như một đối tượng khách quan của việc nghiên cứu xây dựng đất nước.
Ông Thưởng đã thừa nhận, như trên, là việc nghiên cứu chỉ là làm yên lòng Dân.
"Con đường" ấy có diện mạo ra sao cũng không cần thiết áp dụng thực tiễn.
Ai cũng biết, hiện nay thể chế Việt Nam là xây dựng kinh tế tự do tư bản chủ nghĩa theo kinh tế thị trường kèm "cái đuôi" cho đỡ phải gây sốc là "XHCN". Một thể chế dạng lưỡng thê là hệ thống chính trị quản lý đất nước vẫn là độc Đảng độc tài.
Thế thôi. Có gì mà bàn nữa !
Tình trạng tham nhũng lãng phí tràn lan không cản được chính là hậu quả tự mâu thuẫn của thề chế "CHÍNH TRỊ độc đảng và KINH TẾ thị trường".
Vậy, ba pháo đài "lý luận" tổ chức hội thảo chung chẳng qua là đi tìm một cái "lý luận chính danh" cho yên lòng đảng viên và nhân dân. Chứ thực ra nó cũng chẳng để áp dụng cải thiện gì hơn thế này nữa.
Đảng đã phân công, việc ai nấy làm.
Giang Tử
Nguồn : VNTB, 18/07/2020
(2) https://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/lam-gi-co-ma-di-tim-465805.html
"Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao lâu, có mấy chặng đường cần tiếp tục làm rõ" là tựa bài viết trên tờ Thanh Niên điện tử, số phát hành ngày 10/6/2020.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao lâu, có mấy chặng đường : trước mặt mù mịt, bên cạnh hố thẳm - Ảnh minh họa
Bài báo có đoạn tường thuật : "Có lần nào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri, có người hỏi : bao giờ chúng ta có chủ nghĩa xã hội ? Tổng bí thư nói chúng ta chưa nghiên cứu tường minh vấn đề này, có khi trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã hội. Thế thì thời kỳ quá độ (lên chủ nghĩa xã hội) là bao lâu, có mấy chặng đường thì chưa rõ", ông Phú nói và cho biết, đây là vấn đề sẽ cố gắng tập trung làm rõ trong thời gian tới" (*).
Đoạn trích tường thuật ở trên là một phần của nội dung trong hội nghị báo cáo viên trung ương diễn ra vào sáng 10/6 do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức. Chủ trì hội nghị là phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Phùng Hữu Phú, với báo cáo về những điểm mới trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
Phần kết của bài tường thuật trên báo Thanh Niên, là : "Không còn thừa nhận chủ nghĩa Mác – Lênin tức là không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng. Các đảng phái sẽ mọc lên như nấm và quốc gia sẽ bước vào thời kỳ thập nhị sứ quân, rối loạn. Đó là lý do quan điểm chỉ đạo của báo cáo chính trị nhấn mạnh số 1 việc vững vàng tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh", ông Phú giải thích.
Có bốn vấn đề tranh biện ở đây với phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Phùng Hữu Phú :
Thứ nhất, nếu đã từng nhận định rằng "có khi trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã hội", vậy thì vì sao lại cứ buộc phải tìm kiếm con đường đi đến thứ chủ nghĩa này ?
Thứ hai, nếu "tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh" được khẳng định là nền tảng xuyên suốt cho mọi hoạt động của đảng cộng sản Việt Nam, thì cần làm rõ vì sao tính từ sự kiện thành lập đảng vào tháng 2/1930, đến nay đã hơn 90 năm rồi mà đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa tìm được lời giải cho thắc mắc, có bao nhiêu chặng đường gọi là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ?
Thứ ba, những căn cứ nào để cho rằng muốn đi đến chủ nghĩa xã hội thì buộc phải có "tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh" ? Quốc gia nào trên thế giới đang cùng đi trên con đường ‘quá độ’ này như Việt Nam, với cùng nền tảng của "tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh" ?
Thứ tư, ở những nước vốn từng được xem là theo chủ nghĩa Mác – Lênin, về sau trở thành đa đảng như Nga và các nước Đông Âu, vì sao không hề có tình trạng loạn 12 sứ quân như lo ngại của ông Phùng Hữu Phú, mặc dầu họ đã thực hiện đa đảng ngay khi xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin ?. Phải chăng vì những quốc gia này thiếu một vế trong học thuyết là "tư tưởng Hồ Chí Minh" ?
Cuối cùng, cả bốn thắc mắc nêu ở trên của người viết không nhằm đến đả phá thể chế chính trị hiện hành, mà là muốn góp ý kiến với đảng cộng sản Việt Nam, dựa trên quyền hiến định ở điều 28.1 "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước".
Mỹ Thuận
Nguồn : VNTB, 11/06/2020
Chú thích :
(*)https://thanhnien.vn/thoi-su/qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-bao-lau-co-may-chang-duong-can-tiep-tuc-lam–ro-1235976.html
Nhớ lại mẩu tiếu lâm nặng mùi một thời… Chuyện kể rằng, ông bố nhà nọ vốn là trưởng bộ môn "Chủ nghĩa xã hội khoa học" từ Trường đảng Nguyễn Ái Quốc ; thằng con là sinh viên trường đại học khác, khi được "thọ giáo" bài đầu tiên về môn học mà nghe qua hắn cũng thấy vô lý đùng đùng. Tối về nhà mới gặng hỏi bố, có thật chủ nghĩa xã hội là một môn khoa học không ? Ông bố cật vấn lại, thế mày không thấy cái tên của bộ môn à. Chủ nghĩa xã hội rõ ràng là một khoa học, đúng như tên gọi của nó ! Thằng con ấp úng : "Thưa bố, nếu nó là khoa học, sao người ta không thử trên mèo – chuột trước, mà lại đem áp dụng ngay đối với các quốc gia – dân tộc ?".
Công nhân đang đặt biển và hoa trước tượng Lenin ở Hà Nội nhân kỷ niệm 100 năm cách mạng Tháng Mười, hôm 3/11/2017 - AFP - Hình minh hoạ.
Bao năm trời, những tưởng mẩu tiếu lâm thượng dẫn đã đi vào quên lãng. Nhưng có lẽ do đối tượng đề tài quá dở hơi và nặng mùi nên nó vẫn thối cho tận hôm nay. Mà thối đến thế là cùng ! Một bài nghiên cứu nghiêm chỉnh do Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành dịch cách đây hơn 15 năm (trước khi ông Thành tham gia thành lập Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách), ấy vậy mà sau "một đời Kiều", vào cuối tháng 4/2019 bỗng có một tay ký giả bưng bô nào đấy từ tờ "Quân đội nhân dân" đã khịa chuyện ra phê phán quan điểm của Tiến sĩ Thành, vì cái bài viết "xưa như trái đất" ấy. Vẫn chưa hết thối ! Đài truyền hình trung ương tuần trước lại đưa bài viết "chủ nghĩa xã hội là quả bom nhiệt hạch…" trên FB của ông Thành lên mổ sẽ trong "giờ vàng".
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành buộc lòng trả lời, theo cách cũng rất là "gentleman". Ông Thành cảm ơn tay ký giả báo Quân đội nhân dân và cả cải tên dư luận viên của vô tuyến truyền hình, vì nhờ "nhị vị" này mà độc giả có dịp biết đến bài viết mà dịp này (vì bị công kích và phê phán trên báo chí và vô tuyến) ông xin được đăng lại toàn văn cho rộng đường dư luận. Bài dịch "Bất chiến tự nhiên thành" của ông mở đầu : "Chủ nghĩa xã hội là quả bom nhiệt hạch lớn nhất mà các trí thức thế kỷ 19 từng nghĩ ra. Muốn hủy diệt một dân tộc, hãy dùng loại bom đó. Công thức bí mật của loại vũ khí hủy diệt này là : Loại bỏ quyền sở hữu tư nhân, tịch thu tài sản của người giàu, mọi nguồn lực tập trung về tay nhà nước…".
Tiến sĩ Thành bổ túc vào bản dịch : "Việc chứng minh chủ nghĩa xã hội là bất khả thi là việc làm nghiêm túc của các nhà khoa học trên thế giới trong hơn một thế kỷ qua. Các nhà chính trị có thể không biết đến cuộc tranh luận này và những thành tựu của nó, nhưng các nhà kinh tế, các nhà khoa học xã hội thì phải biết…". Than ôi, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu và lý tưởng của đảng ta mà ông Thành dám cả gan viết : "Các nhà chính trị có thể không biết…". Không biết mà lại tròng vào cổ cả dân tộc buộc phải đeo ! Có điều, ông Thành không phải là duy nhất. Bộ trưởng MPI, ủy viên trung ương đảng Bùi Quang Vinh cũng từng la lối tại kỳ họp Quốc hội Việt Nam vào năm 2013 rằng, không nên đi tìm mô hình chủ nghĩa xã hội, vì nó không tồn tại.
Như vậy là, từ một trăm năm nay, nhân loại đã biết "chủ nghĩa xã hội là trái bom nhiệt hạch". Đầu thế kỷ 20, quả bom nhiệt hạch đầu tiên đã được "ném xuống" nước Nga (Cách mạng tháng Mười), sau đó "ném xuống" một số nước Châu Á khác (Bất hạnh thay, trong đó có Việt Nam). Tác giả cảnh báo : Các phản ứng nhiệt hạch sẽ tự động diễn ra, trái bom "chủ nghĩa xã hội" chắc chắn sẽ tiêu diệt các dân tộc nào du nhập nó. Họ sẽ quỳ gối trên đống hoang tàn. Sự phục hồi sau thảm hoạ sẽ kéo dài cả thế kỷ… Trong toàn bộ câu chuyện đấu đá Tiến sĩ Thành có hai điều giới quan sát thấy khó hiểu : Thứ nhất, một bài viết sau 15 năm, xới lên làm gì ? Thứ hai, sau khi Tiến sĩ Thành "phản pháo", tại sao "mặt trận" yên tĩnh trở lại ?
Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất nằm trong đợt trấn áp và khủng bố trí thức từ đầu hè 2019 đến nay. Các dư luận viên công khai đánh cả vào tướng lĩnh công an lẫn anh hùng quân đội. Trước đó, họ tấn công nhân sĩ trí thức, sau đó, chính quyền "xuống tay" với nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cùng nhiều blogger khác. Thậm chí, các phong trào bảo vệ môi trường, phong trào bảo vệ cây xanh giữa lòng thủ đô Hà Nội cũng bị "đánh hội đồng". Bởi vì, theo quan điểm chính thống, đã có nhiều thế lực thù địch đứng đằng sau các chuyển động ấy của xã hội dân sự. Vì thế, việc xới lại một bài nghiên cứu khoa học trước đây 15 năm không có gì là lạ ! Trường hợp Tiến sĩ Thành nằm trong xu thế chung ấy.
Thế tại sao "mặt trận" dư luận viên yên tĩnh trở lại ? Là vì họ được lệnh, không đánh tiếp Tiến sĩ Thành nữa. Dẫu sao Tiến sĩ Thành vẫn là vốn quý của đảng, dù không được đảng yêu như nhiều Giáo sư Tiến sĩ khác. Dịp này, đảng cần nghe tiếng nói phản biện. Việc đảng "vung roi" vừa qua cũng là một "quả bóng thăm dò".
Cần xem trí thức phản ứng thế nào, nhưng điều quan trọng không kém, đảng cũng muốn biết dư luận xã hội nói chung nhìn nhận ra sao về "bộ quần áo mới của Hoàng đế". Giống như trong truyện ngắn nọ của Andersen. Cuối cùng, chỉ cần một thằng bé hô lên : "Hoàng đế cởi truồng !" Nghĩa là chủ nghĩa xã hội chẳng là cái quái gì cả. Loại lưu manh giả danh trí thức lâu nay tụng niệm chủ nghĩa xã hội thì cũng giống như đám quần thần nọ ca ngợi "bộ quần áo mới của Hoàng đế". Thực sự là Hoàng đế cởi truồng. Làm gì có chủ nghĩa xã hội mà đi tìm.
Chiến Sĩ
Nguồn : RFA, 22/12/2019
Điều dễ nhận thấy là sự vắng mặt của danh từ "chủ nghĩa xã hội" trong phần lớn các tin tức dòng chính về cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela. Thật vậy, bất kỳ một nhà quan sát tinh tường, nhạy cảm nào cũng đều đồng ý rằng một đất nước Mỹ Latinh, đã một thời là một quốc gia giàu có nhất, nằm ở ngay trên đỉnh của một bể chứa dầu được chứng minh là lớn nhất thế giới, nay đã là một "ca" khủng hoảng kinh tế, một thảm họa nhân đạo và một chế độ độc tài mà sự sụp đổ của nó có thể sẽ không thể đến sớm.
Tranh vẽ trên tường ở Venezuela - Ảnh minh họa
Nhưng … xã hội chủ nghĩa ư ? Cầu xin chuyện đó đừng bao giờ xảy ra (nguyên văn : "But … socialist ? Perish the thought").
Hay như cái lập luận mà vốn vẫn nhất mực cho rằng cái danh xưng hay ho chủ nghĩa xã hội không thể bị hủy hoại bởi những kết quả (mà thường là từ tồi tệ đến rất tồi tệ - người dịch) của những trải nghiệm (của thế giới từ gần một thế kỷ qua - người dịch). Ở Venezuela, những gì (những ngôn từ - người dịch) mà bạn có lẽ thường xuyên đọc thấy vẫn là rằng : cuộc khủng hoảng là sản phẩm của tham nhũng, của chủ nghĩa thân hữu, của chủ nghĩa dân túy, của ách độc đoán, chuyên chế, của sự phụ thuộc vào tài nguyên, của các biện pháp trừng phạt và lừa đảo của Hoa Kỳ, thậm chí là tàn dư của chính chủ nghĩa tư bản. Xin đừng đề cập (ý là nói xấu – người dịch) gì đến chữ S- (tác giả chơi chữ, lấy chữ S của chữ Socialist – người dịch), bởi vì, quý vị biết đấy, nó vận hành rất tốt ở Đan Mạch (nói rộng ra, là ở các nước Bắc Âu, làm cứ như là ở Bắc Âu, người ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội vậy ! - người dịch).
Thật kỳ lạ, đó không phải là những ngôn từ mà những người ngưỡng mộ chế độ Venezuela đã sử dụng để nói về "chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21", như nó đã được Hugo Chávez vinh danh. Jeremy Corbyn (sinh 1949, hiện là lãnh đạo đảng Công nhân của Anh quốc, Việt Nam vẫn dịch là Công đảng Anh, làm cứ như đảng Công nhân của Anh quốc là một con chiên ghẻ trong phong trào các đảng Công nhân quốc tế khác ! Ông Corbyn hiện đang lãnh đạo phe đối lập tại Quốc hội Anh, chống đối dữ dội kế hoạch Brexit của bà Theresa Mary May, Thủ tướng Anh – người dịch), một người Anh, đã nói rằng Tổng thống Venezuela, người đã quá cố, Hugo Chávez (1954 - 2013), "đã cho chúng ta thấy có một phương thức khác biệt và tốt hơn để thực hiện một điều gì đó. Điều gì đó chính là chủ nghĩa xã hội, là công bằng xã hội, và đó là điều mà Venezuela đã đạt được một bước tiến lớn về phía trước". Nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky (Avram Noam Chomsky, sinh 1928, nhà ngôn ngữ học, nhà triết học, nhà logic học, nhà bình luận chính trị, và nhà hoạt động người Mỹ - người dịch) cũng nhiệt tình tương tự khi, vào năm 2009, đã ca ngợi Chávez rằng "Cái mà rốt cuộc khiến ta hứng thú, phấn khích khi đến thăm Venezuela là rằng tôi có thể nhận thấy một thế giới tốt đẹp hơn đang được tạo ra và có thể chuyện trò với người mà đã truyền cảm hứng cho nó như thế nào". Nhiều những fan hâm mộ của Chávez lại không quá lo lắng về những khía cạnh đen tối hơn của chế độ của ông ta. Chomsky thì đã rút lại một số lời ca tụng của ông ta khi mà Venezuela trở thành một nhà nước ngày càng độc tài, chuyên chế một cách công khai hơn, nhưng những người khác thuộc cánh tả thì lại không nhạy cảm được đến mức như thế. Trong một bản cáo phó dài lê thê đăng trên tờ The Nation, ông Greg Grandin, giáo sư thuộc Đại học New York đã nêu ý kiến cho rằng "vấn đề lớn nhất mà Venezuela gặp phải trong thời gian Chávez cầm quyền không phải là Chávez độc đoán mà là ông ta đã không độc đoán đủ ở mức cần thiết".
Ít nhất thì Grandin đã ngầm thừa nhận rằng chủ nghĩa xã hội rốt cuộc cũng đòi hỏi một sự ép buộc, cưỡng chế để đạt tới những mục tiêu chính trị của nó ; trong trường hợp ngược lại, bản chất con người là ở chỗ con người ta sẽ tìm ra những kẽ hở và những con đường vòng, lách luật để bảo toàn được càng nhiều tài sản của họ càng tốt. Điều đó còn nhiều hơn những gì có thể nói về một số người trước đây từng bênh vực, biện hộ cho Chávez, những người mà đã muốn quên đi một thực tế là Venezuela đã bám sát kịch bản xã hội chủ nghĩa chính thống đến như thế nào. Chính quyền đã chi tiêu cho các chương trình xã hội ư ? Xin hãy kiểm chứng : Từ năm 2000 đến 2013, chi tiêu từ G.D.P. đã tăng từ 28 phần trăm lên đến 40 phần trăm. Tăng lương tối thiểu ư ? Xin hãy kiểm chứng. Nicolás Maduro, Tổng thống hiện tại, đã tăng lương tối thiểu không dưới sáu lần, riêng chỉ trong một năm ngoái, (mặc dù điều đó không tạo ra một sự khác biệt nào khi đối mặt với siêu lạm phát). Một nền kinh tế dựa trên các hợp tác xã, chứ không phải dựa trên các tập đoàn ư ? Xin hãy kiểm chứng thêm một lần nữa. Như Naomi Klein đã viết trong cuốn sách của bà, xuất bản năm 2007, cuốn "Học thuyết Sốc" (nguyên văn : "The Shock Doctrine"), "ông Chávez đã đưa các hợp tác xã trở thành ưu tiên chính trị hàng đầu… Đến năm 2006, đã có khoảng 100.000 hợp tác xã ở nước này, sử dụng hơn 700.000 công nhân".
Và, chúng ta xin đừng quên rằng tất cả những điều này đã được thực hiện khi Chávez đã giành thắng lợi hết trong cuộc bầu cử này đến cuộc bầu cử khác trong những năm dầu mỏ lên ngôi hậu. Thật vậy, một trong những lập luận chính yếu của việc rao bán học thuyết Chavez cho những người hâm mộ phương Tây là rằng đó không những là một ví dụ của chủ nghĩa xã hội, mà còn là một ví dụ của chủ nghĩa xã hội dân chủ nữa (nguyên văn : "one of the chief selling points of Chavismo to its Western fans wasn’t just that it was an example of socialism, but of democratic socialism, too").
Nếu các phương dược, kê đơn bốc thuốc mang tính chính sách là quen thuộc, thì hậu quả của những phương dược ấy cũng quen thuộc không kém, nghĩa là có thể nhìn thấy trước được.
Việc chi tiêu quá mức của chính quyền (Chavez) tạo ra những thâm hụt mang tính thảm họa khi giá dầu giảm mạnh. Người công nhân các hợp tác xã bị trói buộc trong tay của những nhà chính trị thân hữu bất tài và tham nhũng. Chính quyền đối phó với các vấn đề ngân sách bằng cách in tiền, dẫn đến lạm phát. Lạm phát dẫn đến kiểm soát giá cả, dẫn đến thiếu hụt. Sự thiếu hụt dẫn đến các cuộc biểu tình, dẫn đến đàn áp và phá hủy nền dân chủ. Từ đó mà có nạn đói lan rộng, có tình trạng thiếu hụt thuốc men nghiêm trọng, có bùng nổ tội phạm và có thảm họa khủng hoảng tị nạn mà có thể sánh với thảm họa khủng hoảng tị nạn ở Syria.
Tất cả những điều này (trong quá khứ gần đây của tất cả các loại mô hình chủ nghĩa xã hội – người dịch) đã từng quá rõ ràng, nhưng trong thời đại của Alexandria Ocasio-Cortez (còn được viết tắt thành AOC, sinh 1989, là một chính trị gia và nhà hoạt động người Mỹ, là Hạ nghị sĩ Liên bang Hoa kỳ kể từ ngày 3 tháng 1 năm 2019), nó cần phải được giải thích lại. Tại sao chủ nghĩa xã hội lại không bao giờ vận hành, không bao giờ hoạt động cho ra hồn ? Bởi vì, như bà Margaret Thatcher (1925 - 2013) đã giải thích, "cuối cùng thì bạn cũng đã phung phí hết tiền của những người khác".
Còn giờ đây tình hình ra sao ? Chính quyền Trump đã thực hiện một bước đi hoàn toàn đúng đắn trong việc công nhận nhà lãnh đạo Quốc hội Juan Guaidó (sinh 1983) là tổng thống hợp hiến của Venezuela. Chính quyền Trump có thể củng cố an ninh cá nhân cho Juan Guaidó bằng cách cảnh báo các tướng tá Venezuela rằng nếu gây tổn hại cho Juan Guaidó thì họ sẽ lãnh đủ những tổn hại đối với chính họ. Chính quyền Trump có thể nâng cao vị thế chính trị của Juan Guaidó bằng cách cung cấp quyền truy cập vào các ngân quỹ mà có thể giúp Juan Guaidó thành lập một chính quyền thay thế và lôi kéo các nhân vật đang còn dao động trong phe Maduro để đảo cánh. Chính quyền Trump có thể đưa Venezuela vào danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố nhà nước và cảnh báo Cuba rằng họ sẽ được đưa trở lại danh sách nếu còn tiếp tục hỗ trợ cho bộ máy tình báo của Caracas.
Và chính quyền Trump có thể dàn xếp một sự miễn trừ pháp lý và một chiếc máy bay cho Maduro, cho gia đình của ông ta và các thành viên hàng đầu khác của chế độ nếu họ đồng ý từ chức ngay bây giờ. Chắc chắn là có một khuôn viên tại Havana nơi mà băng đảng đó có thể sống nốt những ngày tàn của chúng để không còn gây thêm những hành động bạo ngược cho dân tộc nữa (nguyên văn : "where that gang can live out their days without tyrannizing a nation").
Đồng thời, bài học lớn hơn về thảm họa Venezuela cần phải được học tập, nghiên cứu. Hai mươi năm chủ nghĩa xã hội, cái mà được chào đón, cổ vũ bởi Corbyn, Klein, Chomsky và những người khác, đã dẫn đến sự hủy hoại của cả một quốc gia. Họ (Corbyn, Klein, Chomsky) có thể không quá cảm thấy xấu hổ, họ có thể ít bị tổn hại cá nhân hơn, bởi những gì mà họ đã giúp (cho Chavez và bộ hạ) đang thực hiện tại Venezuela. Nhưng chúng ta, những người còn lại, thì cần phải quan tâm đến việc để nó (chủ nghĩa xã hội) không bao giờ được thực hiện đối với chúng ta. (Chủ nghĩa xã hội ư ? Cám ơn và xin phép được từ chối ! – người dịch).
Bret Stephens
Mai Hưng dịch
Nguồn : VNTB, 03/02/2019
Trump nói về chủ nghĩa xã hội : giới bất đồng chính kiến 'hả hê' (BBC, 28/09/2018)
Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chỉ trích xã hội chủ nghĩa.
Ông Trump vừa có cuộc họp báo vào ngày 26/9
Ông đặc biệt dẫn chứng Venezuela, và rằng "chủ nghĩa xã hội đã làm phá sản một quốc gia giàu dầu mỏ và đẩy người dân nước này vào cảnh nghèo đói cơ cực".
"Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp".
"Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người".
Nội dung này trong bài phát biểu không được báo chí Việt Nam đưa tin, tuy nhiên, được giới bất đồng chính kiến liên tục chia sẻ trên mạng xã hội.
Giới bất đồng chính kiến 'hả hê'
"[Giới bất đồng chính kiến] phát điên về ông ấy khi ông ấy nói về chủ nghĩa xã hội", nhà văn Đoàn Bảo Châu nói với BBC 27/9 về bài phát biểu của ông Trump.
"Tôi rất tâm đắc, bởi điều ấy là một sự thật mà cả thế giới đều biết. "
Ông Châu cho rằng giới đối lập chính quyền ở Việt Nam bắt đầu quan tâm đến ông Trump kể khi vị tổng thống Hoa Kỳ phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
"Điều khiến tôi thích Trump là ông ấy có cách tư duy mạch lạc về thương mại, ông ấy nhìn ra được bản chất của [Trung Quốc] và việc đòi lại sự công bằng thương mại cho Mỹ rất tốt".
"Người Việt thích ông Trump bởi ông ấy thể hiện một sự thẳng thắn, mạnh mẽ và thái độ ấy sẽ thay đổi được thế giới tốt hơn. Nếu Mỹ mạnh lên thì sự nguy hiểm của Trung Quốc với thế giới cũng được giảm đi", ông Châu nói.
"Là công dân Việt Nam tôi trân trọng và có phần quý mến ông Trump", Trịnh Bá Phương nói với BBC hôm 27/9.
"Tôi đã đọc toàn văn phát biểu của ông Trump tại Liên Hiệp Quốc, tôi đánh giá cao bài phát biểu này", vì bài phát biểu "lột tả bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, việc ông nêu minh chứng về Venezuela đã cho nhiều người không còn nghi ngờ gì về sự thối nát, tham nhũng, độc tài của những chế độ xã hội chủ nghĩa".
Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương
Và anh "hoan nghênh" việc ông Trump đang thực hiện những đòn trừng phạt Trung Quốc.
"Trung Quốc là nhà nước độc tài luôn muốn làm bá chủ Biển Đông, và xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam ! Sự can thiệp mạnh mẽ của Mỹ tại Biển Đông khiến tôi hi vọng sẽ ổn định lại tình hình, ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc".
Anh Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách vận động cho khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), cũng cho rằng :
"Bài phát biểu của ông Trump khiến rất nhiều người trong giới bất đồng chính kiến hả hê, họ sử dụng bài phát biểu của ông ấy để chế nhạo và thách thức chính quyền việt Nam hiện tại".
"Dễ hiểu thôi vì người thường hiếm khi được nghe ý kiến chỉ trích chủ nghĩa xã hội, vốn được Đảng Cộng sản chọn để xây dựng mô hình chính trị. Rất ít khi các chỉ trích xuất hiện trong các bản tin và hệ thống giáo dục tại Việt Nam.
"Mà đặc biệt đây lại là một tổng thống Mỹ, chỉ trích rất công khai trước Liên Hiệp Quốc. Đó là tin sốt dẻo khiến người bình thường cũng phải quan tâm, dù ít hay nhiều".
Ý đồ chính trị
Tuy nhiên, theo anh Sơn, bài phát biểu của ông Trump có mục đích chính trị, và muốn nhắm vào người dân Mỹ hơn người Việt Nam hay các quốc gia chủ nghĩa xã hội.
"Thứ nhất, ông ấy dùng từ administration thay vì nước Mỹ, ông ấy muốn nói đến nội các của ông ấy. Thứ hai, ông ấy chỉ trích chủ nghĩa xã hội, vì ông cho rằng Đảng Dân chủ, đối lập đảng ông ủng hộ chủ nghĩa xã hội".
Nguyễn Trường Sơn, Tổ chức Ân xá Quốc tế
"Cuộc bầu cử giữa kỳ tại Hoa Kỳ sắp diễn ra, đây là thời điểm rất gay go để chiếm lấy tình cảm của cử tri Mỹ cho nên tôi nghĩ rằng bài phát biểu của ông ấy là thông điệp gửi đến người dân Mỹ và hạ bệ Đảng Dân chủ".
Thêm vào đó, "không khí hả hê" chỉ xảy ra trong nhóm bất đồng chính kiến, chứ không chắc chắn phản ánh được quan điểm cả phần lớn người Việt Nam, anh Sơn nói.
"Vì phần đông dân số Việt Nam, sự quan tâm đến học thuyết chính trị, về chủ nghĩa xã hội là khá mờ nhạt, vì từ chủ nghĩa xã hội nó đi sâu vào tiềm thức người Việt Nam từ mấy đời nay rồi, nhất là với những người sinh sau 1975".
Nhưng dù sao thì "tình cảm của người Việt Nam dành cho Donald Trump rất tích cực" vì sự cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc.
"Đại đa số người Việt Nam không có thiện cảm với Trung Quốc vì lịch sử phức tạp giữa hai quốc gia cũng như tranh chấp chủ quyền biển đảo đang diễn ra. Nên theo phản xạ tự nhiên, nếu có ai đó thay mặt mình 'trừng trị' một đối thủ trước giờ vẫn hay bắt nạt mình thì mình luôn vui vẻ ủng hộ người đó", anh Sơn nói.
Chính vì vậy, nhiều nhà hoạt động dân sự tại Việt Nam ủng hộ ông Trump bất chấp việc ông luôn bị các nhóm hoạt động dân sự tại Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ về các vấn đề như nữ quyền, quyền lợi của LGBT, nạn phân biệt chủng tộc hay vấn đề về môi trường.
Ông Sơn cho rằng giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam ủng hộ ông Trump hầu hết vì thái độ của ông ấy với Trung Quốc và cuộc chiến thương mại do ông phát động, vì "coi trọng yếu tố chống Trung Quốc hơn các vấn đề khác".
Về điều này, chính nhà văn Đoàn Bảo Châu cũng thừa nhận rằng :
"Mọi người ghét Trump về những vấn đề ấy nhưng tôi quan tâm nhất tới việc làm sao để nước Mỹ mạnh lên, bởi nước Mỹ là nước tôn trọng dân chủ, nhân quyền. Nước Mỹ cần phải thật mạnh để giúp thế giới này chống lại Trung Quốc".
****************
Trump kêu gọi chống chủ nghĩa xã hội, người Việt ‘thấm thía’ và ‘mong thành hiện thực’ (VOA, 27/09/2018)
Trong cả bài diễn văn dài hơn 3500 từ mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9, đoạn phát biểu kêu gọi các nước trên thế giới "chống lại chủ nghĩa xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người" đã thu hút sự chú ý đặc biệt của người Việt Nam. Một số người nói với VOA rằng họ ủng hộ và mong ý tưởng của Tổng thống Mỹ sớm trở thành hiện thực, vì "hơn ai hết, chúng tôi rất thấm thía nỗi khổ mà chủ nghĩa xã hội gây ra cho người dân".
Một người phụ nữ đi bên cạnh bức tường mang biểu tượng của Đảng Cộng sản trên một con phố ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Đơn cử trường hợp ở Venezuela, Tổng thống Donald Trump nói đây là một "bi kịch của nhân loại" với "hơn 2 triệu người trốn chạy khỏi đất nước vì chế độ xã hội chủ nghĩa Maduro và sự hậu thuẫn của Cuba".
"Cách đây không lâu, Venezuela là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Ngày nay, chủ nghĩa xã hội đã gây phá sản quốc gia dầu mỏ và khiến người dân rơi vào cảnh nghèo đói", Tổng thống Mỹ nói trong bài phát biểu ở Liên Hiệp Quốc.
Ông cho rằng việc "thử nghiệm" chủ nghĩa xã hội đã "tạo ra đau khổ, tham nhũng và phân rã", đồng thời kêu gọi "tất cả các quốc gia trên thế giới nên chống lại chủ nghĩa xã hội và đau khổ mà nó gây ra cho mọi người".
Phần phát biểu này của ông Trump đã gây chú ý đặc biệt đối với người dân đang sống ở một trong số ít ỏi các quốc gia vẫn đang theo chủ nghĩa xã hội là Việt Nam.
Nhà báo tự do Võ Văn Tạo ở Nha Trang nói với VOA rằng ông mong ý tưởng của ông Trump "trở thành hiện thực" và "được cả thế giới ủng hộ", mặc dù ông thừa nhận lâu nay "không mấy cảm tình với ông Donald Trump" vì cho rằng ông chỉ là một thương gia, không phải là chính trị gia và cũng không quan tâm tới nhân quyền.
"Nhưng diễn văn hôm qua của ông khiến tôi hết sức bất ngờ. Là một người dân ở quốc gia tuyên bố đi theo chủ nghĩa xã hội cả nửa thế kỷ nay, hơn ai hết, chúng tôi chịu nhiều cay đắng và rất thấm thía nỗi khổ mà chủ nghĩa xã hội gây ra cho người dân", ông Tạo nói.
Từ Hà Nội, blogger-nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến cũng chia sẻ quan điểm của ông Tạo. Ông Tuyến nói ông không muốn giải thích "dài dòng" lý do ông ủng hộ ông Trump, nhưng "nếu ai đã từng sống dưới một chế độ như chế độ chúng tôi đang sống thì sẽ hiểu".
Trên mạng xã hội, nhiều người Việt Nam gửi lời "cảm ơn ông Trump" về "ý tưởng tuyệt vời" này. Thậm chí, Facebooker Tuyết Hoàng còn nguyện "lấy một phần tuổi thọ của tôi trao cho ông ấy".
Theo phân tích của nhà báo Võ Văn Tạo, mặc dù mang tiếng là quốc gia theo chủ nghĩa xã hội, nhưng trên thực tế, Việt Nam và Trung Quốc đã "xa rời" mô hình đã được Quốc tế Cộng sản định nghĩa từ lâu, "chỉ còn giữ mỗi đặc điểm đầu tiên là độc quyền Đảng Cộng sản cai trị thôi, những cái khác thì đã xóa hết rồi".
"Cũng may mắn cho hai dân tộc của hai quốc gia này vì ban lãnh đạo đã xa rời bớt chủ nghĩa xã hội, chứ không thì cũng gay go", nhà báo Võ Văn Tạo nói.
Ngoài ra, theo nhà báo Việt Nam, quan điểm tập trung nguồn lực cho các doanh nghiệp nhà nước cũng là một yếu tố đang "phá hoại rất lớn" nền kinh tế Việt Nam.
Ông nói : "Ở Việt Nam, đã có những bài học đau đớn về Vinashin, Vinalines, bất cứ Vina nào hễ rờ đến đều bị thâm thủng hàng trăm, hàng nghìn tỷ. Thế nhưng đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cứ chủ trương kinh tế nhà nước làm chủ đạo thì cái đó phá hoại sức sản xuất rất ghê gớm".
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự tại Việt Nam, lại cho rằng Việt Nam chỉ mang vỏ bọc chủ nghĩa xã hội, còn từ lâu đã là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
"Ở Việt Nam, người ta đã bỏ cái đó 30 năm nay rồi. Thực sự nếu xét các hoạt động kinh tế của Việt Nam bây giờ thì Việt Nam đã là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chỉ có điều không phải là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại, mà còn đang trong thời kỳ quá độ rất đau khổ để tiến lên chủ nghĩa tư bản hiện đại mà thôi"
Trong một thư ngỏ gần đây gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người vừa qua đời vài ngày trước, Giám mục Công giáo Hoàng Đức Oanh cảm thán than : "Sao Việt Nam khổ thế ! Mọi thứ xuống cấp, cả đạo đức ! Người người vô cảm với nhau ! Mạng người rẻ như bèo ! Bệnh tật nhiều, ung thư nhiều ! Chết nhiều ! Tù nhiều ! Như cải cách ruộng đất 1956 ? Như Mậu Thân 1968 ? Rồi 1975 ? Mất mát nhiều đến thế ! Do đâu ?"…
Ông đề nghị các lãnh đạo Việt Nam hãy "bỏ cái đuôi ‘định hướng theo chủ nghĩa xã hội’" để tháo gỡ mọi vấn đề và giúp đất nước phát triển.
"Bởi vì như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói ‘đến cuối thế kỷ này cũng chưa biết chủ nghĩa xã hội đi tới đâu, thành hình như thế nào’, mà bây giờ mình mông lung như vậy", Giám mục Hoàng Đức Oanh nói với VOA.
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, mặc dù có nhiều người, đặc biệt là giới trí thức, ở Việt Nam ủng hộ ý tưởng bỏ chủ nghĩa xã hội, nhưng một số đông vẫn hài lòng và yên phận với tình trạng hiện tại vì đời sống kinh tế đã được cải thiện nhiều so với trước đây.
Ông phân tích thêm : "Rõ ràng phải công nhận so với những năm 1980 thì đời sống ở Việt Nam tốt hơn, nhưng so với tiềm năng của Việt Nam thì rất lãng phí. Đáng lẽ Việt Nam phải là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á và ngang ngửa Nhật Bản, vượt Hàn Quốc nữa, chứ không phải như bây giờ với bình quân thu nhập tính trên đầu người mới hơn 3.000 đôla, theo thống kê của nhà nước Việt Nam".
Phát biểu "chống chủ nghĩa xã hội" của ông Trump cũng rất được quan tâm tại Trung Quốc, láng giềng "4 tốt" của Việt Nam.
Khi được yêu cầu bình luận về phát biểu của Tổng thống Mỹ trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 26/9, phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng "Mỗi quốc gia đều có quyền chọn con đường phát triển và hệ thống xã hội phù hợp với mình", và cho rằng việc "tạo ra sự thù địch và đối đầu" dựa trên khác biệt về ý thức hệ là đặc điểm của thời Chiến tranh Lạnh.
Việt Nam hiện vẫn chưa có phản ứng hay bình luận gì về phát biểu của Tổng thống Mỹ.
Khánh An
*******************
Cụm từ "Kiên định Chủ nghĩa Xã hội" hoặc tương tự, "trung thành với đường lối Cách Mạng" vài ngày gần đây được nhắc đến khác nhiều từ những người lãnh đạo cấp cao của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới, trong đó, lẽ đương nhiên, có Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội năm 2017 - AFP
Những lời khẳng định này thể hiện điều gì trong tư tưởng lãnh đạo quốc gia và chính sách phát triển quốc gia trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện tại ?
Một lần nữa, chính ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến cụm từ "Kiên định Chủ nghĩa xã hội" trong bài điếu văn cho cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang hôm thứ Năm, 27 tháng 9.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống, nguyên Trưởng khoa Xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội khẳng định cùng RFA :
"Ông Trọng từ trước đến nay vẫn nổi tiếng là người bảo thủ, là người kiên định chủ nghĩa xã hội, kiên định Chủ nghĩa Mác – Lênin. Có cái dịp nào nói được là ông ấy cứ nói ra thôi, để khẳng định với toàn dân đấy là con đường kiên định ông ấy đi như thế, nhân dân đừng hy vọng vào việc đổi mới gì cả".
Lần này, tại đám tang của cố Chủ tịch Trần Đại Quang cũng thế, theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, cũng chính là một dịp để toàn dân thấy rõ sự bảo thủ của ông Tổng bí thư.
Không chỉ riêng Giáo sư Nguyễn Đình Cống có ghi nhận về việc rất nhiều lần cụm từ "kiên định xã hội chủ nghĩa" được ông Tổng bí thư sử dụng, mà nhà văn, blogger Nguyễn Tường Thụy cũng có cùng quan điểm. Đặc biệt, ông nhấn mạnh cột mốc thời gian là từ lúc ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư cho đến giờ.
"Ổng nói là theo thói quen chứ còn phân tích rằng tại sao phải kiên định theo chủ nghĩa xã hội thì ông ấy cũng không phân tích được. Tôi nghĩ như vậy".
Nhớ lại cách đây 2 năm, ngay từ ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12, hãng tin AFP từng đưa tin cho biết ông Nguyễn Phú Trọng, được xem là một người thân Bắc Kinh đã phát biểu rằng, con đường Xã hội Chủ nghĩa vẫn phù hợp cho thực tế ở Việt Nam.
Karl Marx, người kiên định với định luật : Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội. AFP
Đó là chuyện nước nhà. Về chuyện của thế giới thì cũng vô tình, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba ông Miguel Diaz-Canel khẳng định tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 73 rằng sự thay đổi thế hệ trong Chính phủ Cuba "chỉ là sự tiếp nối, không phải là cắt đứt".
Báo trong nước còn trích dẫn thêm lời nhấn mạnh của ông : "bất chấp sự bao vây phong toả của Mỹ, cách mạng Cuba vẫn sống động và mạnh mẽ, trung thành với đường lối cách mạng".
Cũng xin nhắc thêm, vào cuối tháng 7 vừa qua, Quốc hội Cuba đã thảo luận dự thảo Hiến pháp mới trong đó không có Chủ nghĩa Cộng sản mà chỉ khẳng định "tập trung vào chủ nghĩa xã hội".
Câu hỏi được đặt ra những lời phát biểu "như đinh đóng cột" của ông Tổng bí thư Việt Nam cũng như lời khẳng định của ông Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba có thật sự phù hợp đúng với thực tế phát triển trong quốc gia của họ hay không ?
Theo ý kiến của Giáo sư Nguyễn Đình Cống dành cho RFA thì lời nói đó chỉ đúng một phần, thể hiện chiếc áo khoác bên ngoài của một chế độ.
"Theo như ông Trọng nói và cũng như đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, người ta kiên định chủ nghĩa xã hội thì người ta chỉ kiên định phần chính trị thôi, kiên định cái phần bảo vệ quyền lợi của Đảng thôi, kiên định đường lối đấu tranh giai cấp, kiên định đường lối chuyên chính vô sản thôi. Còn về những mặt khác thì không có nữa đâu".
Một ví dụ cho những mặt khác đó được Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhắc đến đó là vấn đề kinh tế. Ông nhấn mạnh "làm gì có chủ nghĩa xã hội nữa"
"chủ nghĩa xã hội nói rằng không phát triển kinh tế tư nhân nhưng bây giờ thì phát triển kinh tế tư nhân. Như thế còn gì là ‘xã hội’ nữa ? Thành ra chủ nghĩa xã hội mà ông Trọng nói là phải hiểu rằng, đấy là ổng muốn duy trì quyền lực của Đảng. Thế thôi ! Chứ còn nói rằng chủ nghĩa xã hội mà theo những vấn đề của Marx thì không thấy nữa".
Với quan sát và nhận định của Giáo sư Nguyễn Đình Cống, Việt Nam bây giờ chỉ là Công sản hình thức. Và sự tồn tại của Cộng sản Việt Nam hiện nay chỉ với mục đích duy nhất là bảo vệ quyền lợi và độc quyền của những người trong Đảng. Thực tế, cái gọi là chủ nghĩa xã hội hoàn toàn không tồn tại.
Đây cũng chính là ý kiến của nhà văn/blogger Nguyễn Tường Thụy chia sẻ với RFA.
"Chủ nghĩa Cộng sản ở VN, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đâu có còn theo nguyên lý của chủ nghĩa Marx nữa đâu. Có những cái nguyên lý người ta đã bỏ hết cả rồi. Bây giờ người ta chỉ còn giữ lại cái của chủ nghĩa Marx là một chế độ chuyên chính vô sản, một chế độ độc trị độc quyền, độc đảng của chủ nghĩa Marx mà thôi chứ không phải là họ giữ chủ nghĩa Marx.
Còn về mặt kinh tế xã hội người ta bỏ qua hết rồi".
Nhấn mạnh thêm, ông kết luận "kiên định chủ nghĩa xã hội" chỉ còn ý nghĩa đối với họ chỉ còn ở chỗ là "Quyền lực".
Như thế, nói một cách đơn giản, phải chăng cụm từ "kiên định chủ nghĩa xã hội" là thể hiện một sự cố chấp bảo vệ quyền lực của một chế độ độc đảng hay không ? Nhà văn/blogger Nguyễn Tường Thụy đồng tình, thậm chí bày tỏ thêm quan điểm của ông là :
"Không có một ông đảng viên nào, đặc biệt là ở Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW, Ban lãnh đạo, chắc kể cả ông Trọng cũng không tin vào chủ nghĩa xã hội, nhưng cứ rao như vậy để cũng cố vị trí quyền lực của các ông ấy. Chứ bây giờ không bám vào chủ nghĩa xã hội thì bám vào cái gì ?"
Một sự vô tình rất thú vị, khi tại Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam là quốc gia kiên định chủ nghĩa xã hội, thì ngay tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có một bài diễn văn làm "bùng nổ" cộng đồng mạng Việt Nam, khi ông kêu gọi các nước trên thế giới "chống lại chủ nghĩa xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người".
Như thế, liệu lời phát biểu của Tổng thống Donald Trump gây "phấn khích" cho dư luận những ngày qua có phải là một quan ngại cho Việt Nam trong bước đường hội nhập toàn cầu hoá hay không ?
Để trả lời câu hỏi này, blogger Nguyễn Tường Thụy nói về hệ quả của sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội :
"Nơi nào có chủ nghĩa xã hội là ở nơi đấy nghèo nàn, lạc hậu. Ngay cả bây giờ, khi mà chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu bây giờ đã thay đổi sang thể chế dân chủ rồi, thì người ta nghĩ về thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia này người ta vẫn còn kinh hoàng".
Trong một bài bình luận của ông, ông có viết rằng : "Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa vào thập niên cuối của thế kỷ trước là quá ngoạn mục. Sự phá sản của chủ nghĩa Mác là một thực tế trông thấy".
Nhà Triết học người Úc Peter Singer, cũng là Giáo sư khoa Đạo Đức Học ở Đại học Princeton, Melbourne nêu rõ về tư tưởng Marx, do nhà biên dịch Nguyễn Huy Hoàng chuyển ngữ : "Những thất bại của chủ nghĩa cộng sản chỉ ra một lỗ hổng sâu sắc hơn : Cái nhìn sai lầm của Marx về bản chất con người".
Cát Linh