Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

27/09/2018

Chủ nghĩa xã hội dưới cái nhìn của Donald Trump và Việt Nam

Tổng hợp

Trump nói về chủ nghĩa xã hội : giới bất đồng chính kiến 'hả hê' (BBC, 28/09/2018)

Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chỉ trích xã hội chủ nghĩa.

trump1

Ông Trump vừa có cuộc họp báo vào ngày 26/9

Ông đặc biệt dẫn chứng Venezuela, và rằng "chủ nghĩa xã hội đã làm phá sản một quốc gia giàu dầu mỏ và đẩy người dân nước này vào cảnh nghèo đói cơ cực".

"Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp".

"Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người".

Nội dung này trong bài phát biểu không được báo chí Việt Nam đưa tin, tuy nhiên, được giới bất đồng chính kiến liên tục chia sẻ trên mạng xã hội.

Giới bất đồng chính kiến 'hả hê'

"[Giới bất đồng chính kiến] phát điên về ông ấy khi ông ấy nói về chủ nghĩa xã hội", nhà văn Đoàn Bảo Châu nói với BBC 27/9 về bài phát biểu của ông Trump.

"Tôi rất tâm đắc, bởi điều ấy là một sự thật mà cả thế giới đều biết. "

Ông Châu cho rằng giới đối lập chính quyền ở Việt Nam bắt đầu quan tâm đến ông Trump kể khi vị tổng thống Hoa Kỳ phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

"Điều khiến tôi thích Trump là ông ấy có cách tư duy mạch lạc về thương mại, ông ấy nhìn ra được bản chất của [Trung Quốc] và việc đòi lại sự công bằng thương mại cho Mỹ rất tốt".

"Người Việt thích ông Trump bởi ông ấy thể hiện một sự thẳng thắn, mạnh mẽ và thái độ ấy sẽ thay đổi được thế giới tốt hơn. Nếu Mỹ mạnh lên thì sự nguy hiểm của Trung Quốc với thế giới cũng được giảm đi", ông Châu nói.

"Là công dân Việt Nam tôi trân trọng và có phần quý mến ông Trump", Trịnh Bá Phương nói với BBC hôm 27/9.

"Tôi đã đọc toàn văn phát biểu của ông Trump tại Liên Hiệp Quốc, tôi đánh giá cao bài phát biểu này", vì bài phát biểu "lột tả bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, việc ông nêu minh chứng về Venezuela đã cho nhiều người không còn nghi ngờ gì về sự thối nát, tham nhũng, độc tài của những chế độ xã hội chủ nghĩa".

trump2

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương

Và anh "hoan nghênh" việc ông Trump đang thực hiện những đòn trừng phạt Trung Quốc.

"Trung Quốc là nhà nước độc tài luôn muốn làm bá chủ Biển Đông, và xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam ! Sự can thiệp mạnh mẽ của Mỹ tại Biển Đông khiến tôi hi vọng sẽ ổn định lại tình hình, ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc".

Anh Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách vận động cho khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), cũng cho rằng :

"Bài phát biểu của ông Trump khiến rất nhiều người trong giới bất đồng chính kiến hả hê, họ sử dụng bài phát biểu của ông ấy để chế nhạo và thách thức chính quyền việt Nam hiện tại".

"Dễ hiểu thôi vì người thường hiếm khi được nghe ý kiến chỉ trích chủ nghĩa xã hội, vốn được Đảng Cộng sản chọn để xây dựng mô hình chính trị. Rất ít khi các chỉ trích xuất hiện trong các bản tin và hệ thống giáo dục tại Việt Nam.

"Mà đặc biệt đây lại là một tổng thống Mỹ, chỉ trích rất công khai trước Liên Hiệp Quốc. Đó là tin sốt dẻo khiến người bình thường cũng phải quan tâm, dù ít hay nhiều".

Ý đồ chính trị

Tuy nhiên, theo anh Sơn, bài phát biểu của ông Trump có mục đích chính trị, và muốn nhắm vào người dân Mỹ hơn người Việt Nam hay các quốc gia chủ nghĩa xã hội.

"Thứ nhất, ông ấy dùng từ administration thay vì nước Mỹ, ông ấy muốn nói đến nội các của ông ấy. Thứ hai, ông ấy chỉ trích chủ nghĩa xã hội, vì ông cho rằng Đảng Dân chủ, đối lập đảng ông ủng hộ chủ nghĩa xã hội".

trump3

Nguyễn Trường Sơn, Tổ chức Ân xá Quốc tế

"Cuộc bầu cử giữa kỳ tại Hoa Kỳ sắp diễn ra, đây là thời điểm rất gay go để chiếm lấy tình cảm của cử tri Mỹ cho nên tôi nghĩ rằng bài phát biểu của ông ấy là thông điệp gửi đến người dân Mỹ và hạ bệ Đảng Dân chủ".

Thêm vào đó, "không khí hả hê" chỉ xảy ra trong nhóm bất đồng chính kiến, chứ không chắc chắn phản ánh được quan điểm cả phần lớn người Việt Nam, anh Sơn nói.

"Vì phần đông dân số Việt Nam, sự quan tâm đến học thuyết chính trị, về chủ nghĩa xã hội là khá mờ nhạt, vì từ chủ nghĩa xã hội nó đi sâu vào tiềm thức người Việt Nam từ mấy đời nay rồi, nhất là với những người sinh sau 1975".

Nhưng dù sao thì "tình cảm của người Việt Nam dành cho Donald Trump rất tích cực" vì sự cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc.

"Đại đa số người Việt Nam không có thiện cảm với Trung Quốc vì lịch sử phức tạp giữa hai quốc gia cũng như tranh chấp chủ quyền biển đảo đang diễn ra. Nên theo phản xạ tự nhiên, nếu có ai đó thay mặt mình 'trừng trị' một đối thủ trước giờ vẫn hay bắt nạt mình thì mình luôn vui vẻ ủng hộ người đó", anh Sơn nói.

Chính vì vậy, nhiều nhà hoạt động dân sự tại Việt Nam ủng hộ ông Trump bất chấp việc ông luôn bị các nhóm hoạt động dân sự tại Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ về các vấn đề như nữ quyền, quyền lợi của LGBT, nạn phân biệt chủng tộc hay vấn đề về môi trường.

Ông Sơn cho rằng giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam ủng hộ ông Trump hầu hết vì thái độ của ông ấy với Trung Quốc và cuộc chiến thương mại do ông phát động, vì "coi trọng yếu tố chống Trung Quốc hơn các vấn đề khác".

Về điều này, chính nhà văn Đoàn Bảo Châu cũng thừa nhận rằng :

"Mọi người ghét Trump về những vấn đề ấy nhưng tôi quan tâm nhất tới việc làm sao để nước Mỹ mạnh lên, bởi nước Mỹ là nước tôn trọng dân chủ, nhân quyền. Nước Mỹ cần phải thật mạnh để giúp thế giới này chống lại Trung Quốc".

****************

Trump kêu gọi chống chủ nghĩa xã hội, người Việt ‘thấm thía’ và ‘mong thành hiện thực’ (VOA, 27/09/2018)

Trong cả bài din văn dài hơn 3500 t mà Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump đc trước Đi hi đng Liên Hip Quc hôm 25/9, đon phát biu kêu gi các nước trên thế gii "chống li ch nghĩa xã hi và nhng đau kh mà nó đã gây ra cho mi người" đã thu hút s chú ý đc bit ca người Vit Nam. Mt s người nói vi VOA rng h ng h và mong ý tưởng ca Tng thng M sm tr thành hin thc, vì "hơn ai hết, chúng tôi rt thm thía nỗi kh mà chủ nghĩa xã hội gây ra cho người dân".

trump4

Một người ph n đi bên cnh bc tường mang biểu tượng ca Đng Cng sn trên mt con ph Thượng Hi, Trung Quc.

Đơn c trường hp Venezuela, Tng thng Donald Trump nói đây là mt "bi kch ca nhân loi" vi "hơn 2 triu người trn chy khi đt nước vì chế đ xã hội chủ nghĩa Maduro và s hu thun ca Cuba".

"Cách đây không lâu, Venezuela là một trong nhng quc gia giàu nht thế gii. Ngày nay, ch nghĩa xã hi đã gây phá sn quc gia du m và khiến người dân rơi vào cnh nghèo đói", Tng thng M nói trong bài phát biu Liên Hip Quc.

Ông cho rằng vic "th nghim" chủ nghĩa xã hội đã "tạo ra đau kh, tham nhũng và phân rã", đng thi kêu gi "tt c các quc gia trên thế gii nên chng li ch nghĩa xã hi và đau kh mà nó gây ra cho mi người".

Phần phát biu này ca ông Trump đã gây chú ý đc bit đi vi người dân đang sng mt trong số ít i các quc gia vn đang theo chủ nghĩa xã hội là Vit Nam.

Nhà báo tự do Võ Văn To Nha Trang nói vi VOA rng ông mong ý tưởng ca ông Trump "tr thành hin thc" và "được c thế gii ng h", mc dù ông tha nhn lâu nay "không my cm tình vi ông Donald Trump" vì cho rằng ông ch là mt thương gia, không phi là chính tr gia và cũng không quan tâm ti nhân quyn.

"Nhưng din văn hôm qua ca ông khiến tôi hết sc bt ng. Là mt người dân quc gia tuyên b đi theo chủ nghĩa xã hội c na thế k nay, hơn ai hết, chúng tôi chịu nhiu cay đng và rt thm thía ni kh mà chủ nghĩa xã hội gây ra cho người dân", ông To nói.

Từ Hà Ni, blogger-nhà hot đng Nguyn Chí Tuyến cũng chia s quan đim ca ông To. Ông Tuyến nói ông không mun gii thích "dài dòng" lý do ông ng h ông Trump, nhưng "nếu ai đã tng sng dưới mt chế đ như chế đ chúng tôi đang sng thì s hiu".

Trên mạng xã hi, nhiu người Vit Nam gi li "cm ơn ông Trump" v "ý tưởng tuyt vi" này. Thm chí, Facebooker Tuyết Hoàng còn nguyn "ly mt phn tui th của tôi trao cho ông y".

Theo phân tích của nhà báo Võ Văn To, mc dù mang tiếng là quc gia theo chủ nghĩa xã hội, nhưng trên thc tế, Vit Nam và Trung Quc đã "xa ri" mô hình đã được Quc tế Cng sn đnh nghĩa t lâu, "ch còn gi mi đc đim đu tiên là đc quyền Đng Cng sn cai tr thôi, nhng cái khác thì đã xóa hết ri".

"Cũng may mắn cho hai dân tc ca hai quc gia này vì ban lãnh đo đã xa ri bt ch nghĩa xã hi, ch không thì cũng gay go", nhà báo Võ Văn To nói.

Ngoài ra, theo nhà báo Việt Nam, quan điểm tp trung ngun lc cho các doanh nghip nhà nước cũng là mt yếu t đang "phá hoi rt ln" nn kinh tế Vit Nam.

Ông nói : "Ở Vit Nam, đã có nhng bài hc đau đn v Vinashin, Vinalines, bt c Vina nào h r đến đu b thâm thng hàng trăm, hàng nghìn t. Thế nhưng đng Cng sn Vit Nam vn c ch trương kinh tế nhà nước làm ch đo thì cái đó phá hoi sc sn xut rất ghê gm".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, mt nhà quan sát và vn đng cho xã hi dân s ti Vit Nam, li cho rng Vit Nam ch mang v bc chủ nghĩa xã hội, còn t lâu đã là mt nn kinh tế tư bn ch nghĩa.

"Ở Vit Nam, người ta đã b cái đó 30 năm nay ri. Thc s nếu xét các hoạt đng kinh tế ca Vit Nam bây gi thì Vit Nam đã là mt nn kinh tế tư bn ch nghĩa, ch có điu không phi là nn kinh tế tư bn ch nghĩa hin đi, mà còn đang trong thi kỳ quá đ rt đau kh đ tiến lên ch nghĩa tư bn hin đi mà thôi"

Trong một thư ng gn đây gi Ch tch nước Trn Đi Quang, người va qua đi vài ngày trước, Giám mc Công giáo Hoàng Đc Oanh cm thán than : "Sao Vit Nam kh thế ! Mi th xung cp, c đo đc ! Người người vô cm vi nhau ! Mạng người r như bèo ! Bnh tt nhiu, ung thư nhiu ! Chết nhiu ! Tù nhiu ! Như ci cách rung đt 1956 ? Như Mu Thân 1968 ? Ri 1975 ? Mt mát nhiu đến thế ! Do đâu ?"…

Ông đề ngh các lãnh đo Vit Nam hãy "b cái đuôi ‘đnh hướng theo chủ nghĩa xã hội’" đ tháo g mọi vấn đ và giúp đt nước phát trin.

"Bởi vì như ông Tng bí thư Nguyn Phú Trng tng nói ‘đến cui thế k này cũng chưa biết chủ nghĩa xã hội đi ti đâu, thành hình như thế nào’, mà bây gi mình mông lung như vy", Giám mục Hoàng Đc Oanh nói vi VOA.

Theo nhà báo Võ Văn Tạo, mc dù có nhiu người, đc bit là gii trí thc, Vit Nam ng h ý tưởng b chủ nghĩa xã hội, nhưng mt s đông vn hài lòng và yên phn vi tình trng hin ti vì đi sng kinh tế đã được ci thin nhiu so vi trước đây.

Ông phân tích thêm : "Rõ ràng phải công nhận so vi nhng năm 1980 thì đi sng Vit Nam tt hơn, nhưng so vi tim năng ca Vit Nam thì rt lãng phí. Đáng l Vit Nam phi là quc gia dn đu Đông Nam Á và ngang nga Nht Bn, vượt Hàn Quc na, ch không phi như bây gi vi bình quân thu nhập tính trên đu người mi hơn 3.000 đôla, theo thng kê ca nhà nước Vit Nam".

Phát biểu "chng ch nghĩa xã hi" ca ông Trump cũng rt được quan tâm ti Trung Quc, láng ging "4 tt" ca Vit Nam.

Khi được yêu cu bình lun v phát biu ca Tng thống M trong cuc hp báo Bc Kinh hôm 26/9, phát ngôn viên Cnh Sng ca B Ngoi Giao Trung Quc nói rng "Mi quc gia đu có quyn chn con đường phát trin và h thng xã hi phù hp vi mình", và cho rng vic "to ra s thù đch và đi đu" da trên khác biệt v ý thc h là đc đim ca thi Chiến tranh Lnh.

Việt Nam hin vn chưa có phn ng hay bình lun gì v phát biu ca Tng thng Mỹ.

Khánh An

*******************

Kiên định chủ nghĩa xã hội : Chỉ còn là chiếc áo khoác cho quyền lực của một chế độ (RFA, 27/09/2018

Cụm từ "Kiên định Chủ nghĩa Xã hội" hoặc tương tự, "trung thành với đường lối Cách Mạng" vài ngày gần đây được nhắc đến khác nhiều từ những người lãnh đạo cấp cao của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới, trong đó, lẽ đương nhiên, có Việt Nam.

trump5

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội năm 2017 - AFP

Những lời khẳng định này thể hiện điều gì trong tư tưởng lãnh đạo quốc gia và chính sách phát triển quốc gia trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện tại ?

Chứng tỏ sự bảo thủ

Một lần nữa, chính ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến cụm từ "Kiên định Chủ nghĩa xã hội" trong bài điếu văn cho cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang hôm thứ Năm, 27 tháng 9.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, nguyên Trưởng khoa Xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội khẳng định cùng RFA :

"Ông Trọng từ trước đến nay vẫn nổi tiếng là người bảo thủ, là người kiên định chủ nghĩa xã hội, kiên định Chủ nghĩa Mác – Lênin. Có cái dịp nào nói được là ông ấy cứ nói ra thôi, để khẳng định với toàn dân đấy là con đường kiên định ông ấy đi như thế, nhân dân đừng hy vọng vào việc đổi mới gì cả".

Lần này, tại đám tang của cố Chủ tịch Trần Đại Quang cũng thế, theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, cũng chính là một dịp để toàn dân thấy rõ sự bảo thủ của ông Tổng bí thư.

Không chỉ riêng Giáo sư Nguyễn Đình Cống có ghi nhận về việc rất nhiều lần cụm từ "kiên định xã hội chủ nghĩa" được ông Tổng bí thư sử dụng, mà nhà văn, blogger Nguyễn Tường Thụy cũng có cùng quan điểm. Đặc biệt, ông nhấn mạnh cột mốc thời gian là từ lúc ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư cho đến giờ.

"Ổng nói là theo thói quen chứ còn phân tích rằng tại sao phải kiên định theo chủ nghĩa xã hội thì ông ấy cũng không phân tích được. Tôi nghĩ như vậy".

Nhớ lại cách đây 2 năm, ngay từ ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12, hãng tin AFP từng đưa tin cho biết ông Nguyễn Phú Trọng, được xem là một người thân Bắc Kinh đã phát biểu rằng, con đường Xã hội Chủ nghĩa vẫn phù hợp cho thực tế ở Việt Nam.

trump6

Karl Marx, người kiên định với định luật : Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội. AFP

Đó là chuyện nước nhà. Về chuyện của thế giới thì cũng vô tình, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba ông Miguel Diaz-Canel khẳng định tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 73 rằng sự thay đổi thế hệ trong Chính phủ Cuba "chỉ là sự tiếp nối, không phải là cắt đứt".

Báo trong nước còn trích dẫn thêm lời nhấn mạnh của ông : "bất chấp sự bao vây phong toả của Mỹ, cách mạng Cuba vẫn sống động và mạnh mẽ, trung thành với đường lối cách mạng".

Cũng xin nhắc thêm, vào cuối tháng 7 vừa qua, Quốc hội Cuba đã thảo luận dự thảo Hiến pháp mới trong đó không có Chủ nghĩa Cộng sản mà chỉ khẳng định "tập trung vào chủ nghĩa xã hội".

Chỉ còn ý nghĩa ở "Quyền lực"

Câu hỏi được đặt ra những lời phát biểu "như đinh đóng cột" của ông Tổng bí thư Việt Nam cũng như lời khẳng định của ông Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba có thật sự phù hợp đúng với thực tế phát triển trong quốc gia của họ hay không ?

Theo ý kiến của Giáo sư Nguyễn Đình Cống dành cho RFA thì lời nói đó chỉ đúng một phần, thể hiện chiếc áo khoác bên ngoài của một chế độ.

"Theo như ông Trọng nói và cũng như đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, người ta kiên định chủ nghĩa xã hội thì người ta chỉ kiên định phần chính trị thôi, kiên định cái phần bảo vệ quyền lợi của Đảng thôi, kiên định đường lối đấu tranh giai cấp, kiên định đường lối chuyên chính vô sản thôi. Còn về những mặt khác thì không có nữa đâu".

Một ví dụ cho những mặt khác đó được Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhắc đến đó là vấn đề kinh tế. Ông nhấn mạnh "làm gì có chủ nghĩa xã hội nữa"

"chủ nghĩa xã hội nói rằng không phát triển kinh tế tư nhân nhưng bây giờ thì phát triển kinh tế tư nhân. Như thế còn gì là ‘xã hội’ nữa ? Thành ra chủ nghĩa xã hội mà ông Trọng nói là phải hiểu rằng, đấy là ổng muốn duy trì quyền lực của Đảng. Thế thôi ! Chứ còn nói rằng chủ nghĩa xã hội mà theo những vấn đề của Marx thì không thấy nữa".

Với quan sát và nhận định của Giáo sư Nguyễn Đình Cống, Việt Nam bây giờ chỉ là Công sản hình thức. Và sự tồn tại của Cộng sản Việt Nam hiện nay chỉ với mục đích duy nhất là bảo vệ quyền lợi và độc quyền của những người trong Đảng. Thực tế, cái gọi là chủ nghĩa xã hội hoàn toàn không tồn tại.

Đây cũng chính là ý kiến của nhà văn/blogger Nguyễn Tường Thụy chia sẻ với RFA.

"Chủ nghĩa Cộng sản ở VN, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đâu có còn theo nguyên lý của chủ nghĩa Marx nữa đâu. Có những cái nguyên lý người ta đã bỏ hết cả rồi. Bây giờ người ta chỉ còn giữ lại cái của chủ nghĩa Marx là một chế độ chuyên chính vô sản, một chế độ độc trị độc quyền, độc đảng của chủ nghĩa Marx mà thôi chứ không phải là họ giữ chủ nghĩa Marx.

Còn về mặt kinh tế xã hội người ta bỏ qua hết rồi".

Nhấn mạnh thêm, ông kết luận "kiên định chủ nghĩa xã hội" chỉ còn ý nghĩa đối với họ chỉ còn ở chỗ là "Quyền lực".

Như thế, nói một cách đơn giản, phải chăng cụm từ "kiên định chủ nghĩa xã hội" là thể hiện một sự cố chấp bảo vệ quyền lực của một chế độ độc đảng hay không ? Nhà văn/blogger Nguyễn Tường Thụy đồng tình, thậm chí bày tỏ thêm quan điểm của ông là :

"Không có một ông đảng viên nào, đặc biệt là ở Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW, Ban lãnh đạo, chắc kể cả ông Trọng cũng không tin vào chủ nghĩa xã hội, nhưng cứ rao như vậy để cũng cố vị trí quyền lực của các ông ấy. Chứ bây giờ không bám vào chủ nghĩa xã hội thì bám vào cái gì ?"

‘Nơi nào còn chủ nghĩa xã hội, nơi đó nghèo nàn lạc hậu’

Một sự vô tình rất thú vị, khi tại Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam là quốc gia kiên định chủ nghĩa xã hội, thì ngay tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có một bài diễn văn làm "bùng nổ" cộng đồng mạng Việt Nam, khi ông kêu gọi các nước trên thế giới "chống lại chủ nghĩa xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người".

Như thế, liệu lời phát biểu của Tổng thống Donald Trump gây "phấn khích" cho dư luận những ngày qua có phải là một quan ngại cho Việt Nam trong bước đường hội nhập toàn cầu hoá hay không ?

Để trả lời câu hỏi này, blogger Nguyễn Tường Thụy nói về hệ quả của sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội :

"Nơi nào có chủ nghĩa xã hội là ở nơi đấy nghèo nàn, lạc hậu. Ngay cả bây giờ, khi mà chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu bây giờ đã thay đổi sang thể chế dân chủ rồi, thì người ta nghĩ về thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia này người ta vẫn còn kinh hoàng".

Trong một bài bình luận của ông, ông có viết rằng : "Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa vào thập niên cuối của thế kỷ trước là quá ngoạn mục. Sự phá sản của chủ nghĩa Mác là một thực tế trông thấy".

Nhà Triết học người Úc Peter Singer, cũng là Giáo sư khoa Đạo Đức Học ở Đại học Princeton, Melbourne nêu rõ về tư tưởng Marx, do nhà biên dịch Nguyễn Huy Hoàng chuyển ngữ : "Những thất bại của chủ nghĩa cộng sản chỉ ra một lỗ hổng sâu sắc hơn : Cái nhìn sai lầm của Marx về bản chất con người".

Cát Linh

Quay lại trang chủ
Read 686 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)