Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ly các ông ! Nên là "Th Căn cước" đ phù hp vi dòng ghi chú bng tiếng Anh "Identity Card".

cancuoc1

D kiến mu th căn cước mi. (Photo : Tuoitre.vn screenshot)

Tun này, thông báo ca B Công an v "mu Căn cước mi" đã khuy đng dư lun. Theo d kiến, loi chng thư cp cho cá nhân đ s dng như giy t tùy thân ch được gi gn ln là "Căn cước" và B Công an s làm "Căn cước" t 1/7/2024(1).

Theo Cù Mai Công : Đúng là xã hi thi @ cn nhng thay đi nhưng nên nh xã hi cũng cn s n đnh đ phát trin. Vô s quc gia mà mc đ hin đi hơn hn tanhưng... không vi vã 4.0, 5.0 và liên tc @ như ta. Ông Công lp li điu mà nhiu người đã tng lit kê v tên gi giy t tùy thân Vit Nam đ chng minh s... "sáng to" v tên gi loi chng thư cá nhân này đã to thành mt vòng lun qun :Trước 1945 khi còn thuc Pháp là Thẻ căn cước. Đến 1946, Viêt Nam Dân ch cng hòa gi là Thẻ công dân. Ti 1957, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đi thành Giấy chứng minh. Ri 1964thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đi cáchgi Giấy chứng minh/Giấy chứng nhận căn cước. Năm 1976, Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam tiếp tc thay đivà gi đó là Giấy chứng minh nhân dân. Năm 1999, Cnghòa xã hội chủ nghĩaVit Nam đi cách gi ln na - Chứng minh nhân dân 9 s. Năm 2012, Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam cp Chứng minh nhân dân 12 s. Năm 2014, Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam đi Chứng minh nhân dân thành Thẻ căn cước công dân. Ttháng 11/2023, Cnghòa xã hội chủ nghĩaVit Nam d tính đi Thẻ căn cước công dânthành Thẻ căn cướcnhưng sau đó d tính t 1/7/2024 s b ch "th" ch còn gi là căn cước dù phn ghi chú bng tiếng Anh trên căn cướcvn có ch "card" nghĩa là th(2).

Cũng vi suy nghĩ như thế, Hung Do bc bch ngn gn hơn :Ly các ông ! Nên là "Th Căn cước" đ phù hp vi dòng ghi chú bng tiếng Anh "Identity Card". Các ông c làm như thi Vit Nam Cng hòa là đ, khi dùng tin dân đi hoài (3). Bùi Công T không chê nhưng "khen" thế này :B Công an luôn luôn đi mi, ln này cp c căn cước cho người t 0 đến sáu tui và người trên sáu tui (4) ! Còn Trn Đình Dũng k :Theo tc l, hôm nay làm mâm cơm "Tin vong linh ông bà t tiên v âm ph sau my ngày Tết", cũng là tr li nhng người đã thăm hi sut my ngày qua khi chúc Tết, nhiu bn bè c hi, năm nay có d đnh gì mi không (?), tui ch biết tr li là có d đnh làm... "Căn cước công dân" mi. Ông Dũng chú thích thêm v tm nh đăng kèm status rng :Hình ch mang tính minh ho, không liên quan ti ni dung. Tm hình y chp bàn th bày chân dung K. Marx, F. Engels, V. Lenin vi đy đ nhang đèn, bánh trái, gà luc theo đúng... tc l(5). Huỳnh Kim Hoàng không chê, không khen mà ch đưa ra mt nhn đnh hết sc ngn gn v n lc đi giy t tùy thân xoành xoch :Đã đi bao ln ri có CĂN mi có CƯỚC (6). Vit Tân không ngi gì nên huch tot : Căn cước công dân là miếng mi béo b ngành công an nhm ti đ "vt" nhân dân (7).

***

Thông tin mi nht v b "th" như d tính ban đu đ ch gi "căn cước" là lý do ông Nguyn Thông không mun cũng đành phi lên tiếng bi "không nói thì h coi mình là cc đt" : Vic B Công an li đ xut mu căn cước mi s áp dng t ngày 1tháng 7 năm nay thay cho mu căn cước công dân đang dùng, vi lý do đ phù hp vi lut căn cước, qu tht không còn gì đ chê na, bi hết mc ri.Trong vòng gn chc năm, ch mi cái th tùy thân mà sáu mu khác nhau (Chứng minh nhân dân 9 s, Chứng minh nhân dân 12 s, Căn cước công dân, Căn cước công dân mã vch, Căn cước công dân gn chip, căn cước) thì đ biết b máy hành là chính này nó ghê gm thế nào, tm nhìn ca nó khiếp thế nào.Nhân đây, tôi nhc luôn các chú công an- các chú d đnh cái mu th mi vi tên ca nó là "Căn cước" là by, hết sc by. Đó ch là tính t, không th thành tên được. Nó phi có ch "th", tên đy đ ca nó phi là "Th căn cước", cũng như tên tiếng Anh là "Identity Card", phi có ch "card", nhé.Lúc thì tha ch "công dân", khi li thiếu ch "th", lôi cái đa thiết kế, đa duyt mu ra mà đánh trăm roi v ào đít. Làm như mèo ma.Mt cái th tùy thân ca người Vit mà ngay c tiếng Vit cũng sai thì gii đt thiên đa nào chu ni.Còn nếu các chú có nhng d đnh nào khác na thì làm luôn mt th đi, ch c vài năm/ln, mt nhau quá.Th cn thay không phi là cái th, mà là cái đu (óc) ca nhà cai tr(8).

Đó cũng là lý do Kiem Mai Ba đt vn đ v "tính chính danh cho mt th đnh danh" : Vic thay đi th tc hành chánh nào cũng làm mt thi gian tin bc ca dân. Nhiu t ng chính tr và hành chánh có sai văn phm và ng pháp ch không riêng gì ch "căn cước"... Mt thi gian, tin bc, sai ng pháp là thường tình, tôi ch lo ngi, mt gn 80 năm mà sao công an không chn được chính danh cho cái th nhn dng hay đnh danh cho công dân mình ? Tôi ngi vì trong quá kh, mi danh tánh (tên gi) ca chính quyn và công an gi ai thường n cha quan đim, lp trường ca thi k đó.Thí d, dùng t a ch", "phú nông" th hin lp trường "đào tn gc" thi ci cách rung đt, hoàn khác "quan đim ci m" vi t "ch trang tri" ngày nay. T "tư snvà "gian thương" thi ci to Công Thương Nghip trái nghĩa vi "doanh nhân thành đt" ngày nay. T "người trn đi nước ngoài, phn bi t quc" hi 1975-1989 tương phn vi "Vit Kiu yêu nước, khúc rut ngàn dm".Tên gi hay kèm đnh kiến, thi bao cp có mt s tên gi là xú danh hay hn danh, dành cho mt s thành phn trong xã hi. Như ng đến thi m ca, hi nhp các xú danh, hn danh được điu chnh thành chính danh. Đnh danh bng th căn cước có gn chip hay nhn dng bng th Chứng minh nhân dân có du vân tay và đc đim nhn dng trong tiếng Anh h đu dùng mt t là Identification. Mong B Công an sm đt chính danh cho th đnh dng (hay nhn dng) cho công dân mình(9).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 16/02/2024

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/bo-cong-an-de-xuat-mau-can-cuoc-moi-du-kien-cap-tu-1-7-20240211134403007.htm

(2) https://www.facebook.com/he.via.54/posts/pfbid0u6pi1uGARMRaSbNc7nNEC44e6ZCRq1jm6PiQjaEFBTNS46s9qUV4jk4VEM4TA7Z6l

(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0zKmiUsFst3UUgq1Z9JFovGz4KfZeSsYV4fyPSNZvETF31i7WRkqjAXxXjva2jRrcl&id=100017613422765

(4) https://www.facebook.com/congtutb.bui/posts/pfbid023WSrEp9sbJL9LaQqtRZZHTPrRmHiSKumtzYmfN7cK31iBioYWPR5Y6cADNzNAdskl

(5) https://www.facebook.com/luatsutrandinhdung/posts/pfbid02kJGKwCycrznhBRtDrLMgiECRsxmnebuHBzDeSrQ7QvMzP4cHyLCo97hDTSEySDMul

(6) https://www.facebook.com/huynh.kimhoang.5/posts/pfbid0DPoPS3QpxvGVD8A5Kuda5oY9BddVhvZxLtwvMJL8Q6wXZ6a8TK8JCusbk4Y4LcLxl

(7) https://www.facebook.com/viettan/posts/pfbid02PX8agmUcJgeo8LUN1dJgWFmhyYDRytBb26wjFh1ZUBpzrXEEA6cETtSLSD6D55Ggl

(8) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02s1vhnKsVHNNnDhrNgHE78dLR11AtjcFAt9mcHWyF5cHde7irptBwjwoa1ceF2mRWl&id=100024722048900

(9) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid033qtGufbbQh5fVYkfNBwVTC9DJzXCX6DQzJCgqjPKrKLyKAhwpGGDK7D3iJaBo84El&id=100089087646024

Published in Diễn đàn

Theo Sắc lệnh số 175-b ngày 6/9/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Thẻ Công dân được sử dụng thay cho thẻ căn cước [1]. Thẻ công dân chứng nhận về nhân thân và những đặc điểm riêng của mỗi công dân, bao gồm : họ tên, ngày tháng năm sinh, tên cha mẹ, nguyên quán, trú quán, chức nghiệp... do Ủy ban hành chính xã, thị xã hoặc thành phố, nơi nguyên quán hoặc trú quán của công dân cấp cho công dân Việt Nam tuổi từ 18 trở lên.

cancuoc1

Thẻ Căn cước - chỉ với 3 con chữ, đủ nói về gốc tích và nhân thân của một con người - vốn được sử dụng dưới thời Việt Nam Cộng Hòa cho đến biến cố 30/4/1975. Lúc bấy giờ, Thẻ Căn cước được cấp cho từng người, khi lên 15 tuổi - ngưỡng tuổi chưa đủ để gọi là "Công dân", dù bất cứ dưới chế độ nào. Bởi một công dân, được biết có đầy đủ quyền với đặc trưng về "quyền bầu cử", được phép lái xe gắn máy và nhiều quyền khác, cũng như phải tự chịu trách nhiệm về nhiều vấn đề trong cuộc sống và về pháp luật.

Bắt đầu từ năm 1976, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xóa bỏ "Thẻ Căn cước" để thay bằng "Giấy Chứng minh nhân dân" trên toàn cõi Việt Nam. Giấy này được cấp cho người đủ 14 tuổi trở lên. Tới năm 1999, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bỏ chữ "GIẤY" để rút gọn còn "Chứng minh nhân dân". Mất hơn 20 năm cùng tốn kém tiền của - nhân lực, người dân trút bớt gánh nặng "GIẤY" đè lên cuộc đời. Người đời cười cợt : Không lẽ, một trẻ sơ sinh chào đời cho đến dưới 14 tuổi, chúng nó không phải là "nhân dân", cho đến khi được "nhà nước" cấp cho miếng giấy bọc nhựa hình chữ nhựt, nhằm xác nhận chúng nó đích thực là "nhân dân" của "TA" (?). Sau câu chuyện cười cợt, "nhân dân ta" tập quen dần và không thôi thắc mắc nữa. Bởi cuộc sống vào lúc bấy giờ, miếng ăn - manh áo - thuốc men, cùng vô số khốn khó bủa vây và chiếm lấy tâm trí của hầu hết "nhân dân... TA" ! 

Tới ngày 1/7/2012, Bộ Công an chính thức phát hành "Chứng minh nhân dân" bằng thẻ nhựa, thay cho thẻ giấy - có bọc nilon và có mã vạch.

Kể từ năm 2016, Luật Căn cước Công dân ra đời. nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chính thức xóa bỏ tên gọi "Chứng minh nhân dân" và gọi tên "Căn cước công dân". Rất tiếc ! Người được cấp thẻ cũng phải từ đủ 14 tuổi trở lên. Như vậy, bọn trẻ dưới ngưỡng tuổi này, kể cả trong độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi, chúng chưa thể làm "Công dân" và chúng cũng không còn được gọi là "Nhân dân" từ lâu rồi ! Có vẻ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cũng hiểu ra sự rối rắm - luộm thuộm và vô tình bỏ lọt thành phần "Mầm non của đảng", vốn chiếm giữ vai trò quan trọng vô cùng cho... "sự nghiệp cách mạng" (!), nên Bộ Công an đề xuất đổi "Căn cước công dân" thành... "Căn cước". Ôi Trời ! Mất gần nửa thế kỷ, tính từ 1975, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tốn biết bao nhiêu "mồ hôi - công sức - trí tuệ - tiền của", rồi cũng quay về sử dụng khái niệm quen thuộc những tưởng là quá vãng - khép màn từ lâu của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa.

Mới đây, báo Tuổi Trẻ ra ngày 4/7/2023 cho biết : Đại tá Vũ Văn Tấn khẳng định, trong dự thảo "Luật Căn cước" được sửa đổi từ "Luật Căn cước công dân" không bắt buộc phải đổi "Căn cước công dân" thành "Căn cước", một khi người dân không có nhu cầu [2]. Người dân thật sự mệt nhoài, với việc sửa tới sửa lui chỉ có mấy con chữ tiếng Việt !

Chưa hết, ngày 21/6/2023, đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an tiếp tục để xuất sửa "nơi thường trú" thành "nơi cư trú" trong căn cước. Ông Lâm giải thích : "...thực tiễn vì nhiều người hiện nay chỉ có nơi tạm trú, nơi ở hiện tại hoặc không có nơi thường trú, nơi tạm trú…".

Trong tiếng Việt, chữ "trú" đã là nơi ở nhưng mang tính chất tạm bợ, như : "trú mưa" (chỉ trong quãng thời gian ngắn), "trú ngụ" (ở một nơi nào đó tạm thời), "hầm trú bom" (tạm lánh thân cho an toàn, với những đợt thả bom) hoặc "tá túc" (qua đêm, do lỡ đường, tại nhà bạn bè hoặc thân quen) v.v... Vì vậy, khi ghép chữ "trú" vào sau các chữ : "thường" - "tạm" - "cư", nghĩa là không hiểu gì về tiếng Hán - Việt, vốn dĩ tiếng Việt hiện đại vẫn buộc phải dùng mà không thể thay thế. Bởi thay thế không khéo sẽ rất thô kệch, như : Tú tài (một dạo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chối bỏ, để thay bằng Tốt nghiệp phổ thông trung học - vừa dài dòng vừa rối rắm lại vừa xấu xí) hoặc chữ "Cử nhân kinh tế" (bị thay bằng "Kỹ sư kinh tế"), "Thủy quân lục chiến" (bị thay bằng "Lính thủy đánh bộ"), v.v...

Việc thay đổi "Căn cước" và các chi tiết liên quan đến nó, ảnh hưởng quá lớn đến hàng chục triệu người dân và vô cùng tốn kém - phiền phức. Đáng buồn, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam và Bộ Công an tỏ ra hời hợt trong suy nghĩ - yếu kém trong tiếng Việt, cho một việc rất cần am tường chữ nghĩa và một đầu óc khoa học - có tầm nhìn xa trông rộng.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 04/07/2023

[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A9ng_minh_nh%C3%A2n_d%C3%A2n

[2] https://tuoitre.vn/khong-bat-buoc-doi-can-cuoc-cong-dan-thanh-can-cuoc-2...

[3] https://tuoitre.vn/doi-noi-thuong-tru-thanh-noi-cu-tru-tren-can-cuoc-con...

Published in Diễn đàn

Tô đại tướng thương dân năm lần đổi Chứng minh, Căn cước, hai lần thay Hộ chiếu !

Thời cả nước hừng hực đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân được nhà nước chăm sóc từng hạt mì chính, hạt tiêu, cân gạo lại có anh Phạm Tuân mang dép lốp đi vào vũ tru để nghiên cứu nuôi bèo hoa dâu ngoài trái đất, trí thức Bắc Hà truyền nhau câu chuyện giữa phi hành gia V. Go-rơ-bát-cô (Victor Gorbatko) với Phạm Tuân.

todaituong1

Anh hùng V. Go-rơ-bát-cô và anh hùng Phạm Tuân (phải). Ảnh : Tư liệu

Ỷ thế tàu không gian là của Liên Xô, phi hành gia Go-rơ-bát-cô hách dịch bảo Phạm Tuân.

- Này ! Dân xứ mày ngu lắm. Đảng và nhà nước tao cho mày đi ké quá giang thôi. Ngồi đâu thì ngồi yên đấy ! Đứng táy máy tay chân bấm bậy tàu bay lạc đường là toi đấy !

Nghĩ mình là anh hùng của đất nước anh hùng từng đánh thắng hai đế quốc to. Được nhà nước cử mình đi chứ quá giang là thế nào ! Phải thể hiện tinh thần làm chủ tập thể với con tàu, Phạm Tuân lựa cái nút gần bấm ngay một phát. Go-rơ-bát-cô lập tức quát :

- Này ! Đã bào ngồi im sao cứ bấm ! Mày ngu lắm, bấm bậy là toi !

Phạm Tuân không chịu thua vặt ngay lại.

- Nhưng nếu trên tàu này tao đưa ra vật tao biết rất rành, dân tao từ trẻ con đến người lớn ai cũng biết nhưng mày không hiểu nổi thì sao ?

Go-rơ-bát-cô tự tin, tàu của mình, được huấn luyện hàng năm trời có cái gì mình không biết nên chấp nhận thách thức

- Khô rô sô tốt ! Nếu máy làm được tao cho tha hồ bấm !

Phạm Tuân lấy trong túi quần cái bảng tem phiếu mua đồ bách hóa chỉ hơn bàn tay nhưng chi chít ô ghi các mặt hàng cung cấp :

- Này nhé ! Chỉ cho tao xem ô nào nước chấm, ô nào dầu hỏa, ô nào thuốc lá, cái nào cám lợn, cái nào diêm quẹt…

Go-rơ-bát-cô nhìn vô bảng tem phiếu hoa mắt, nặng đầu không tài nào hiểu nổi. Cuối cùng y cúi đầu bái phục :

- Dân mày thông minh thật ! Đảng nhà nước mày tài tình thật ! Khó đến vậy mà cũng nghĩ ra được ! Thôi mày cứ bấm tha hồ ! Có chết thì cùng chết ! 

Đó là chuyện ngày xưa, chưa có trí tuệ nhân tạo, chưa có chip. Ngày nay, nhờ hồng phúc, dân tộc sản sinh ra Tô đại tướng tài năng trí tuệ to gấp vạn lần người nghĩ ra cái bảng chia ô tem phiếu. Cái giấy chứng thư hành chính của công dân mấy đời bộ trưởng trước đây chẳng ai có sáng kiến thay đổi. Dân nghèo cứ ôm cái giấy cũ xài miết 15 năm mới thay một lần. Ngoáng một phát trong vòng không tới 10 năm ông bốn lần thay đổi, càng về sau càng hiện đại, đa năng, gắn chíp thích hợp thông tin đủ thứ. Cái thứ tư chưa thay hết cho dân cả nước, Tô đại tướng đã đùng một phát ra sáng kiến làm thêm cái thứ năm. Luật Căn cước công dân mới ra đời được 6 năm, Tô đại tướng đẩy một phát ra Quốc hội chen vào giữa khóa làm luật mới.

todaituong2

Đến nay, Bộ Công an đã xử lý, in và trả 50 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip. Ảnh : Tuyến Phan

Sáng 17/3, trong Phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến và nhất trí bổ sung dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm nay, trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (1)

Sướng nhé ! Dân Việt được đảng, nhà nước và công an quan tâm cấp giấy liên miên tha hồ mà xài nhé.

Hiện nay nhiều người đang cùng lúc có 4 loại giấy tờ căn cước cùng có hiệu lực sử dụng bao gồm Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số, căn cước công dân mã vạch, Căn cước công dân gắn chip (gọi chung là giấy tờ căn cước) do quá trình thay đổi về công nghệ quản lý dân cư. 

Chứng minh nhân dân 9 số đã được sử dụng ổn định từ lâu, thời hạn sử dụng Chứng minh nhân dân là 15 năm. Đến năm 2014 đã có một vài tỉnh thành triển khai cấp thí điểm Chứng minh nhân dân 12 số cho người dân đồng thời cũng là số định danh cá nhân dựa trên nền tảng công nghệ về quản lý dân cư. Chứng minh nhân dân 12 số cũng có thời hạn sử dụng 15 năm. Nên những người làm sớm nhất cũng phải đến năm 2029 mới hết hạn sử dụng.

Từ ngày 1/1/2016, khi Luật căn cước công dân 2014 có hiệu lực đã quy định về việc chuyển thẻ Chứng minh nhân dân thành Căn cước công dân mã vạch. Lúc này cả nước có 16 tỉnh thành (đủ cơ sở vật chất) thực hiện thí điểm cấp Căn cước công dân mã vạch. 

Đó là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cấp mới, đổi từng ấy giấy tờ đã tốn bao nhiêu công sức cán bộ, tiền của nhân dân và nhất là ngân sách, ấy nhưng do khoa học phát triển, do Tô đại tướng thương dân nên sáng kiến ra thêm Căn cước công dân gắn chip. Từ ngày 1/1/2021 đến nay, cả nước đã cấp Căn cước công dân gắn chip (2). Tấm lòng quảng đại lo cho dân của Tô đại tướng lớn như trời biển. Chi phí làm các loại giấy chứng minh cho mấy chục triệu người dân chắc cũng lớn theo tấm lòng trời biển ấy chỉ là do ssợ dân xót ruột nên nhà nước chằng công bố đó thôi. Riêng với Căn cước công dân gắn chíp thì một tờ báo hé ra rằng "Quyết định về bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 nêu rõ việc bổ sung cho Bộ Công an kinh phí thực hiện sản xuất 30 triệu thẻ căn cước công dân có gắn chíp là 1.141,875 tỉ đồng (3).

 Ấy là chỉ mới tính tiền in cái phôi Căn cước công dân gắn chip, ngoài ra còn biết cơ man nào chi phí khác mà ngân sách phải bỏ ra như tổ chức cấp, trang thiết bị để thực hiện… Riêng công dân mỗi lần đổi thẻ phải tốn phí chụp hình, phí đăng ký, phí bưu điện chuyển phát nhanh giao thẻ…

Khốn thay, thời điểm thực hiện việc đổi thẻ trúng vào ngay mùa dịch, nhiều địa phương phải phong tỏa, xây dựng chiến hào, pháo đài, rào thép gai chống dịch, đi chợ phải cậy nhờ bồ đội hoặc đặt shipper có giấy thông chốt. Ấy nhưng chỉ riêng việc làm thẻ Căn cước công dân là không được trì hoãn mà phải bảo đảm tiến độ. "Để hoàn thành mục tiêu cấp 50 triệu căn cước công dân trước 1/7, nhiều tỉnh vẫn đốc thúc người dân tập trung đi làm ngay khi Covid-19 tái xuất" (4).

Tốn kém, cực khổ, thậm chí nguy hiểm như vậy nhưng hàng chục triệu Căn cước công dân gắn chíp mới làm xong thậm chí có thể còn chưa sử dụng lần nào sẽ trở thành vô hiệu trước dự thảo Luật mới sắp thông qua Quốc hội, theo dự thảo, Bộ Công an đề xuất tích hợp vào căn cước công dân một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của công dân ngoài thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Những dữ liệu này gồm : thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, bằng lái xe, văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn...

Việc này giúp giảm giấy tờ, tạo thuận lợi cho công dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính.

Về hình thức dự luật sẽ thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ, nhiều thông tin trên mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip được đề xuất sửa như "quê quán" thành "nơi đăng ký khai sinh", "nơi thường trú" sửa thành "nơi cư trú"…

Mặt sau của thẻ, Bộ Công an đề xuất lược bỏ vân tay (ngón trỏ trái và ngón trỏ phải). Đồng thời đổi chữ ký của người cấp thẻ theo luật hiện hành là cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thành "Nơi cấp : Bộ Công an" (5).

Điều hết sức quái lạ là những thay đổi kể trên từ các thông tin tích hợp vào Căn cước công dân như Thẻ bảo hiểm, Bằng lái xe… hay các thông tin ghi trên thẻ như nơi đăng ký khai sinh… là những dữ liệu tỉnh tại đã có từ lâu, hoàn toàn có thể dự liệu, lựa chọn, đưa vào thẻ trong các lần trước đây, muốn tạo thuận lợi cho dân tại sao bộ không quy ước trong ba lần trước đây mà lại mới vừa làm xong đã đổi ?

Tô đại tướng đã dự liệu đầy đủ các tình huống chưa ? Liệu thay đổi này có phát sinh xung độ như vụ cải lùi bỏ nơi sinh trong cái passport để rồi bị quốc tế tẩy chay lại phải trình Quốc hội, xin ý kiến ban ngành để quay xe lấy lại nơi sinh như cũ ?

Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số, Căn cước công dân mã vạch, Căn cước công dân gắn chíp chưa có tội tình gì lại bị khai đao trảm thủ chết non tức tưởi. Tất cả đều là những đứa con, những sản phẩm trí tuệ, tài thao lực kinh bang tế thế của Tô đại tướng. Mỗi lần khai sinh cái mới đều đươc tuyên truyền rầm rộ về tính năng ưu việt, sự cần thiết, lợi ích với người dân và tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của ấy vậy mà chưa sống được 1/3 vòng đời 15 tuổi đã trở thành những oan hồn. Thí dụ như với Chứng minh nhân dân 12 số người ta từng nói "Mục đích của việc cấp Chứng minh nhân dân 12 số nhằm khắc phục bất cập trong công tác quản lý dân cư. Theo đó, giấy Chứng minh nhân dân mới sẽ thay thế cho nhiều loại giấy tờ. Người dân chỉ cần có số định danh cá nhân, khi tra vào hệ thống sẽ có đầy đủ dữ liệu cần thiết về công dân. Nếu thực hiện xong mã số công dân sẽ tiết kiệm được cho Nhà nước 1.600 tỉ đồng" (6).

Một trong những nội dung đáng chú ý khác của dự thảo là Bộ Công an đề xuất cấp thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 14 tuổi.

Theo luật hình sự và dân sự thì trẻ dưới 14 tuổi chưa có năng lực hành vi dân sự lẫn hình sự. Trẻ không có năng lực thực hiện các giao dịch độc lập, vậy tặng cho trẻ cái Căn cước công dân gắn chip này để dùng vào việc gì ? Khi thông qua luật hiện hành, Quốc hội thời ấy đã từng không đồng ý cấp Căn cước công dân cho trẻ.

Nhưng bằng tầm nhìn bao la quảng ông Tô đại tướng đã nhìn thấy rất nhiều trẻ em phải có giao dịch.

Ông dẫn lại việc ‘có thể cung cấp cho bộ, các địa phương số liệu một xã, một phường có bao nhiêu trẻ em nhờ thông tin trong dữ liệu cư dân quốc gia’. Cái này Tô đại tướng nói hơi bị nhịu, không phải Căn cước công dân, chính "thông tin trong dữ liệu cư dân quốc gia" là nguồn cung cấp số lượng trẻ ở địa phương.

Tô đại tướng còn hùng biện rằng hiện nay "chúng ta kêu gọi Chính phủ điện tử thì các cháu cũng phải được giao dịch. Bây giờ điện thoại, sim điện thoại phải có căn cước thì các cháu dưới 14 tuổi có được dùng điện thoại không, hay bây giờ phải đăng ký của bố mẹ để dùng ? Trẻ có được tham gia các hoạt động trên môi trường mạng không ? Hoàn toàn được".

Tình thương yêu thiếu niên nhi đồng và sự cường điệu của Tô đại tướng lớn hơn cả Cha già dân tộc và lấn sân sang cả lĩnh vực giáo dục và gia đình. Xem chuyện mua điện thoại, mua sim là giao dịch với chính phủ điện tử thì nghe thật mắc cười. Chuyện trẻ em sử dụng mạng internet của nhà trường, gia đình để học hành thì không nhất thiết phải có Căn cước công dân. Cấp Căn cước công dân để trẻ em được tự do mua điện thoại, mua sim là để tài tranh luận không hồi kết.

Tô đại tướng cũng đưa ra nghi vấn mà hàng ngàn năm nay trên toàn thế giới chưa ai nghĩ tới, "giáo dục - đi học dựa vào khai sinh, đi lại cũng phải dùng giấy khai sinh. Mà giấy khai sinh này không chứng minh được người khai sinh với người đó là một".

Xin thưa rằng chuyện đi học ở cấp cơ sở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng là để phổ cập tri thức cho toàn dân. Vì lý do nào đó không có khai sinh, mượn của người khác đi học là một cái sai pháp luật rất dễ thương. Còn muốn quản lý thi cử, bằng cấp thì đó là việc của người trên 14 tuổi’ (7).

Chưa nói đến nội dung thay đổi trong Căn cước công dân theo dự thảo luật mới là đúng hay sai, cần thiết hay không. Chỉ riêng việc chưa đến 10 năm Quốc hội phải ra hai luật Căn cước công dân, cả nước phải 5 lần thay đổi giấy Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân là sự lãng phí kinh hoàng, sự xáo trộn kinh hoàng trong sinh hoạt xã hội và kéo theo nhiều hệ lụy khác. Sự thay đổi này hoàn toàn là do yếu tố chủ quan của người đứng đầu ngành công an mà không hề có sự biến động nào từ yếu tố khách quan của xã hội, không có thể lực thù địch nào chen vào gây diễn biến hòa bình.

Ấy là chưa kể đến mối nhục quốc thể khi cái passport mẫu mới bị cộng đồng quốc tế từ chối, gây bao khó khăn cho người dân có nhu cầu đi lại.

Xét về trách nhiệm và khả năng sẽ không có cách diễn đạt nào khác đây là sự bất tài vô dụng gây hậu quả lớn với quốc gia, dân tộc

Ấy vậy mà quốc hội do dân, vì dân ngoan ngoãn như một đàn cừu vui vẻ đưa tay bấm nút.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 17/03/2023

Chú thích

1. https://vtv.vn/chinh-tri/bo-sung-luat-can-cuoc-cong-dan-sua-doi-vao-chuong-trinh-xay-dung-luat-phap-lenh-2023-20230317114559566.htm

2. https://tuoitre.vn/dang-ton-tai-4-loai-giay-to-can-cuoc-nguoi-dan-su-dun...

3. https://laodong.vn/thoi-su/bo-sung-hon-1141-ti-dong-san-xuat-30-trieu-th...

4. https://www.baogiaothong.vn/chen-chuc-lam-can-cuoc-cong-dan-giua-mua-dic...

5. https://tuoitre.vn/can-cuoc-cong-dan-gan-chip-duoc-de-xuat-chinh-sua-20230303232401316.htm

6. https://plo.vn/tphcm-tu-7-12-2015-se-khong-con-cap-cmnd-9-so-cu-post3689...

7. https://tuoitre.vn/dai-tuong-to-lam-keu-goi-chinh-phu-dien-tu-thi-cac-chau-cung-phai-duoc-giao-dich-20230317104757184.htm


Published in Diễn đàn

Dường như Bộ Công an đang vấp vết đổ của chuyện ‘đẽo cày giữa đường’…

cancuoc1

Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 có một câu chuyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường", kể về một anh nông dân, lúc đầu anh ta thiếu chủ kiến không làm chiếc cày theo ý mình mà nhờ sự góp ý của mọi người xung quanh, người nào đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu, vừa mất thời gian, công sức mà lại bị thiên hạ chê cười.

Bài học này có lẽ hồi còn mài đũng trên ghế học đường, sách giáo khoa thời đó chưa đưa vào, hoặc cũng có thể cậu bé Tô Lâm lúc ấy… cúp cua nên giờ mới xảy ra chuyện hết cuốn hộ chiếu, giờ đến tấm thẻ căn cước đã phải tu chỉnh liên tục.

Mới đây khi Bộ Tư pháp công bố tài liệu họp thẩm định Luật căn cước công dân (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024, đáng chú ý, trong hồ sơ dự thảo, Bộ Công an đề xuất bổ sung một số nhóm thông tin về sinh trắc học như mống mắt, ADN, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước.

Như vậy, cơ sở dữ liệu căn cước tới đây có thể sẽ bao gồm 22 trường thông tin cá nhân của công dân gồm :

Họ tên khai sinh, số định danh cá nhân, ngày/tháng/năm sinh, giới tính, nơi đăng ký khai sinh, quê quán, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, nhóm máu, số chứng minh nhân dân 9 số, ngày cấp và thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân/căn cước công dân, họ tên, số định danh cá nhân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại.

Ngoài ra còn có đặc điểm nhân dạng, thông tin sinh trắc học là ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói, tên gọi khác, nghề nghiệp (trừ lực lượng vũ trang nhân dân), trình độ học vấn, trạng thái của tài khoản định danh điện tử (khóa, mở, mức độ…).

Bộ Công an cho rằng việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói chỉ áp dụng đối với một số người có tiền án, tiền sự phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

Những thông tin sinh trắc học trên sẽ do các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc…) thu thập trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật và được chuyển cho cơ quan quản lý căn cước công dân để cập nhật vào cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Theo dự thảo Luật căn cước công dân (sửa đổi), nhiều thông tin trên mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip được đề xuất sửa như "quê quán" thành "nơi đăng ký khai sinh", "nơi thường trú" sửa thành "nơi cư trú"…

Một trong những nội dung đáng chú ý khác của dự thảo là Bộ Công an đề xuất cấp thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 14 tuổi. Độ tuổi phải đổi thẻ căn cước công dân có sự thay đổi theo, gồm 14, 25, 40 và 60 tuổi thay vì 25, 40 và 60 như hiện nay.

Việc cấp thẻ căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu chứ không bắt buộc.

Trước đó, chứng minh nhân dân 12 số được thay thế bởi căn cước công dân mã vạch. Tiếp đó, căn cước công dân mã vạch được thay thế bởi căn cước công dân gắn chip. Đến nay, căn cước công dân gắn chip được giữ nguyên, nhưng có thể lại có một số thay đổi như đề xuất trong dự thảo luật.

Nếu nội dung dự thảo luật kể trên được thông qua, chắc chắn tấm thẻ căn cước này sẽ còn có thể thay đổi dữ liệu cho cập nhật liên tục, như lúc thay đổi quan hệ vợ, chồng, có thêm bằng cấp, tôn giáo…

Đồng ý là năng lực – bao gồm yếu tố tầm nhìn, khả năng dự báo, tính hợp lý trong thiết kế chính sách và quy định pháp luật, khả năng thực thi của các bộ ngành trong lĩnh vực chính sách – không phải là câu chuyện dễ dàng và có thể cải thiện ngay trong một sớm một chiều (dù mấy mươi năm đã đi qua sau cuộc nội chiến Bắc – Nam).

Ở đây, chỉ muốn lên tiếng rằng, nhân danh quyền của một cử tri, "ngài Bộ trưởng Tô Lâm muốn thêm thông tin gì thì thêm một lần luôn để dân không phải vất vả đi đổi nhiều lần. Xin cảm ơn !".

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 12/03/2023

Published in Diễn đàn

Nhà nhà "thi đua" làm căn cước công dân : Một góc nhìn từ lý thuyết dân vận

Phong trào làm thẻ căn cước đang tập hợp toàn dân dưới một ngọn cờ danh tính chung.

thidua1

Công an Hà Nội triển khai lực lượng tiến hành làm thẻ căn cước cho dân. Ảnh : Vietnamnet.

Phong trào làm căn cước công dân mới và sự nổi bật của nó trong không gian dân sự Việt Nam khiến người viết vô cùng bất ngờ. Mỗi tuần, nếu người viết không nhận được câu hỏi "bạn đã đổi căn cước chưa ?" từ bạn bè thì cũng sẽ nghe nhắc nhở "đi đổi thẻ căn cước đi" từ người thân.

Đến cuối cùng, căn cước công dân cũng chỉ là… căn cước công dân. Sao phải vội vàng dữ vậy ?

Bạn không làm kịp nó vào thời điểm này thì có thể làm vào thời điểm khác. Trong thời gian chuyển đổi thẻ căn cước, rõ ràng cũng không có cơ quan nhà nước nào dám đưa ra văn bản quy định rằng chứng minh nhân dân sẽ hết hạn hay không còn giá trị chỉ vì sự xuất hiện của căn cước công dân.

Từ góc nhìn quản lý, việc thay đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước theo mô hình cuốn chiếu, lần lượt theo một lộ trình vừa phải sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho cơ quan nhà nước.

Phương pháp này vừa tránh ùn ứ quá nhiều nguồn lực cho một công việc thuần túy giấy tờ quan liêu, vừa tránh sai sót. Mặt khác, nó cũng tạo ra nhiều khoảng trống thời gian để thử sai, không tạo áp lực quá lớn lên hệ thống cơ sở dữ liệu (rất có thể) chưa vượt qua giai đoạn thử nghiệm.

Về phía người dân, việc thay đổi thẻ căn cước theo mô hình cuốn chiếu cũng tạo thuận lợi cho công việc. Hiểu đúng về quá trình chuyển đổi cũng giúp người dân không có tâm lý hoảng loạn chỉ vì một tờ giấy định danh.

Ấy vậy mà những tin đồn vô căn cứ và trái luật như không đổi sang căn cước sẽ "bị phạt bảy triệu", hay "không thể giao dịch với ngân hàng", "không thể làm các thủ tục hành chính"… được truyền miệng với tốc độ chóng mặt, hoặc nhan nhản trên mạng xã hội. Vậy nên có người chấp nhận chờ đợi ba bốn tiếng đồng hồ để làm một thủ tục mà đáng lẽ bình thường chỉ tiêu tốn của họ 10 đến 20 phút.

Điều gì khiến cho các cơ quan nhà nước ngày đêm mở cửa liên tục kêu gọi người dân làm thẻ căn cước ? Lợi ích của việc chọn phương án căng thẳng nhất, gian khổ nhất và mệt mỏi mất cho cả hai bên là gì ?

thidua2

Lực lượng công an quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh tăng ca làm thẻ căn cước điện tử có gắn chip cho công dân vào đêm 16/3. Công an nhiều địa phương đều đang gấp rút, kể cả tăng ca, thực hiện việc cấp thẻ mới cho dân. Ảnh : Nhật Linh/ Thanh Niên.

Có khá nhiều góc nhìn để phân tích hiện tượng này.

Một số cho rằng đây là một dự án chính phủ điện tử tham vọng đã kéo dài quá lâu, từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng đến nhiệm kỳ của ông Nguyễn Xuân Phúc mà vẫn chưa xong (Đề án 896 chỉ có thời hạn từ 2013 đến 2020). Một cú hích thủ tục cấp tốc như vậy được cho là vô cùng cần thiết với mục tiêu hoàn thành một phần của tiến trình cải cách.

Nhà quan sát khác thì nhận xét hàng triệu Mỹ kim cho dự án chắc chắn đóng vai trò như một nguồn phân phối lợi ích đầu vào béo bở cho các nhóm lợi ích mới nổi đi cùng chính quyền mới.

Đây đều là các cách tiếp cận sâu và đi vào bản chất vấn đề.

Nhìn từ bên ngoài, lựa chọn này còn tạo ra một lợi ích khác cho chính quyền, dù vô tình hay hữu ý : một phong trào vận động quần chúng hay gọi ngắn là dân vận (mass mobilisation).

Việc nhà nhà thi đua làm căn cước công dân trở thành một ngày hội toàn dân về danh tính, về sự gắn kết của cộng đồng các thành viên. Và hiển nhiên, danh tính ấy cũng loại trừ các gốc gác chính trị khác nhau, từ đó gắn liền nó với nhà nước Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam.

***

Đến đây, cần nhớ rằng thuật ngữ "căn cước công dân" hay "thẻ căn cước" chưa bao giờ là một thuật ngữ gắn liền với chính quyền Việt Nam hiện nay.

Thẻ căn cước (hay căn-cước) là một khái niệm được chính quyền Pháp tại Đông Dương sử dụng, sau đó được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam kế thừa và sử dụng phổ biến cho đến hết năm 1975.

Copy of LK's works

Một thẻ căn cước của công dân thời Việt Nam Cộng Hòa. Ảnh : Wikimedia.

Theo nghĩa Hán Việt, căn là rễ, cước là chân. Căn cước hiểu đơn giản là xuất thân và lịch sử của một con người.

Riêng ở miền Bắc, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã hủy bỏ việc sử dụng thẻ căn cước, một trong những nỗ lực bật rễ "tính Pháp" và "tính vương quyền phong kiến" tại Việt Nam.

Thay vào đó, chúng ta có "thẻ công dân" được quy định trong Sắc lệnh 175B/NC-PC của chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là loại thẻ dùng cho "đàn ông lẫn đàn bà", ghi nhận họ tên, chữ đệm, năm sinh, bố mẹ, nguyên quán và không cần dán ảnh… dành cho tất cả "người Việt Nam" (dù sắc lệnh không định nghĩa người Việt Nam là ai).

Đến sau năm 1975, "giấy chứng minh nhân dân" được sử dụng đồng nhất khắp cả nước. Và cuối cùng vào năm 1999, từ rút gọn "chứng minh nhân dân" được áp dụng cho đến ngày nay.

Do đã quá quen thuộc với thuật ngữ chứng minh nhân dân, nhiều người không nhận ra rằng đây là một khái niệm định danh có tính quan liêu, thậm chí là tính đàn áp nhà nước. Trong đó, người dân là bên có nghĩa vụ, có trách nhiệm phải giải trình, phải "chứng minh" danh tính của mình với chính quyền.

Nội hàm của thuật ngữ này hoàn toàn đi ngược lại với thuật ngữ trung tính sử dụng phổ biến trên thế giới là "identification card" hay "ID card", hoặc "thẻ định danh" thuần nghĩa trong tiếng Việt.

Chính vì việc không có một sự gắn kết lịch sử chính trị nào với thuật ngữ thẻ căn cước (thậm chí có thể cho rằng nó là thuật ngữ "ngụy quyền"), báo Công an Nhân dân, một cơ quan báo chí trực thuộc Bộ Công an đã từng phản đối kịch liệt việc sử dụng thuật ngữ "thẻ căn cước" từ tận những năm 2014, cùng thời điểm đang cân nhắc thông qua Luật Căn cước Công dân. Họ đưa ra lý do là tên gọi chứng minh nhân dân đã có từ lâu và chi phí đổi rất tốn kém.

Nếu buộc phải đổi, dường như chắc chắn một ông trùm dân túy và dân vận như Đảng cộng sản cần phải làm gì đó để biến nó thành của mình, thành một thứ rất xã hội chủ nghĩa.

thidua4

Người dân tại Đền – Đình Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội ngồi chờ bên ngoài trong đêm 19/3/2021 để làm thẻ căn cước. Ảnh : Kênh 14.

***

Các lý thuyết về dân vận ít được chú ý tại Việt Nam, dù những phong trào vận động quần chúng tại nước ta đều để lại những hệ quả nặng nề, từ Cải cách ruộng đất đến Hợp tác xã hóa.

Theo ghi nhận của tác giả Neamatollah Nojumi trong chương sách "The Theory of Mass Mobilization", dân vận trên diện rộng là một quá trình chính trị nơi mà tổ chức chính trị tập quyền nỗ lực thay đổi cấu trúc và thói quen xã hội, kinh tế hay văn hóa.

Có thể mô tả dân vận bằng các đặc điểm như hành vi can thiệp chính trị (political intervention) vào các hoạt động thường ngày của một xã hội, với mục tiêu xây dựng quốc gia hoặc hướng tới tiêu chuẩn đời sống xác định trước.

Như vậy, thay vì để chính sách, pháp luật tương tác với lợi ích của cá nhân, cộng đồng trong xã hội để tìm đến một điểm đồng quy, quá trình dân vận kéo quần chúng nhân dân cũng như mọi nguồn lực xã hội khác đi đến một mục tiêu do tổ chức chính trị nói trên chỉ đạo.

Nói cách khác, quá trình dân vận sử dụng thẩm quyền của chủ quyền quốc gia, dùng độc quyền vũ lực của nhà nước, nhằm đạt được mục tiêu chính trị do nhà nước đặt ra. Nhưng điểm đặc biệt nhất của dân vận là quá trình thực thi lại được trao trực tiếp cho các nhóm công dân.

Việc ấy tốt hay xấu thì lịch sử có lẽ đã khá nhiều lần trả lời.

Các cuộc dân vận để tăng sản lượng thép tại Trung Quốc lẫn Việt Nam vào thập niên 1960, hay phong trào dân vận để diệt trừ các mầm mống gây hại cho nông nghiệp như "đả ma tước vận động" (chiến dịch diệt chim sẻ), một phần của Four Pests campaign tại Trung Quốc thời Mao Trạch Đông, hay khét tiếng nhất phải kể đến Đại Cách mạng văn hóa vô sản… đều là những sản phẩm kinh điển của dân vận.

Dù các công cuộc dân vận kinh tế lẫn văn hóa đều kết thúc với máu và nước mắt, phong trào dân vận danh tính dường như có cơ hội thành công cao hơn.

Theo cách nói của tác giả Kazuya Yamamoto trong nghiên cứu "Mobilization and Flexibility of Identity", các chính sách dân vận hoàn toàn có thể đánh thức hoặc xây dựng lại danh tính quốc gia (national identity), ủng hộ quá trình tư bản hóa – công nghiệp hóa hay phát triển không gian xã hội dân sự.

Yamamoto cho rằng danh tính của một con người với một cộng đồng không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ thấy.

Một người sử dụng bản ngữ, nhưng không biết rằng ở những vùng đất khác, quốc gia khác sử dụng những thứ tiếng khác với mình, sẽ không thể xác định rằng mình đang sống và tồn tại bên trong một cộng đồng đặc trưng và có cảm giác gắn liền với nó.

Tương tự, một người sống trong một quốc gia, nhưng chỉ quan tâm đến cộng đồng riêng của mình sẽ khó lòng thừa nhận mình là một thành viên chung của cả một quốc gia – dân tộc rộng lớn hơn.

Như vậy, việc gắn liền danh tính của mình với một nhà nước, với một quốc gia chỉ có thể diễn ra nếu một cá nhân thừa nhận một môi trường vật chất, xã hội rộng lớn hơn không gian quan tâm tự nhiên của mình (gia đình, làng xã, thân thuộc…).

thidua5

Cán bộ công an tổ chức sinh nhật cho công dân ít tuổi nhất đi làm căn cước tại thôn Bắc Hà, Hà Tĩnh vào tháng 4/2021. Ảnh : PLO.

Quá trình dân vận danh tính, thông qua những "ngày hội" đổi thẻ, với hàng triệu giờ làm việc của quốc dân bị tiêu tốn chung với nhau, kèm với hàng trăm ngàn thông tin – hình ảnh và thậm chí là ảnh chế được chia sẻ trên mạng xã hội… là một cơ hội không thể tốt hơn để nhắc nhở về danh tính công dân và sự gắn kết của danh tính đó với một nhà nước cụ thể.

***

Tất cả những gì đang diễn ra tại Việt Nam có vẻ vừa khít với những đặc trưng chúng ta mô tả ở trên.

Đặc biệt trong bối cảnh thuật ngữ căn cước từng được xem là một thuật ngữ "Ngụy", trong những ngày "phấn khởi" vừa kết thúc Đại hội Đảng và sắp đến "ngày hội" toàn dân đi bầu, một chương trình vận động dồn dập và liên hồi về danh tính công dân là quá hợp tình, hợp lý.

Dù vô tình hay có chủ ý, có thể nói chương trình làm thẻ căn cước gấp gáp, lộn xộn và hao tài tốn của này thật sự rất đáng tiền. Tác động tâm lý đối với quần chúng, khả năng hằn sâu trong tiềm thức quần chúng về một danh tính chung, một "thẻ căn cước" thuộc về thời đại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tạo nên sự kết nối đương nhiên giữa quốc dân dưới lá cờ của Đảng cộng sản.

Huỳnh Công Đương

Nguồn : Luật Khoa, 26/04/2021

Published in Diễn đàn