Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

M lên tiếng v vic Vit Nam đnh danh 2 t chc người Thượng là ‘khng b

VOA, 08/03/2024

B Ngoi giao M nói rng h đã biết thông tin v vic chính quyn Vit Nam tuyên b hai nhóm chính tr ng h người Thượng có hot đng Hoa K là các t chc khng b và tiếp tc nêu quan ngi cũng như lên án các cuc tn công Đk Lk xy ra hi năm ngoái.

khungbo1

Người Thượng-Dega M tun hành ti Washington, DC hôm 1/3 đ phn đi chính quyn Hà Ni vi phm quyn ca người dân vùng Tây Nguyên Vit Nam.

B Công an Vit Nam hôm 6/3đnh danh Nhóm H tr người Thượng (Montagnard Support Group, Inc MSGI) và Người Thương vì Công lý (Montagnard Stand for Justice MSFJ) là "các t chc khng b", ni dài thêm danh sách vn gm c Đng Vit Tân có tr s ti Hoa K.

Tuyên b ca B Công an được truyn thông do nhà nước Vit Nam kim soát nói rng hai nhóm này, được thành lp riêng r, hin đang hot đng ti M và đã gây ra v tn công tr s y ban Nhân dân xã Ea Ktur và Ea Tiêu tnh Tây Nguyên vào gia năm ngoái.

"Chúng tôi đã thy các ghi nhn trên phương tin truyn thông v vic chính quyn Vit Nam lit hai nhóm có s hin din Hoa K vào danh sách các t chc khng b vì b cáo buc liên quan đến v tn công vào tháng 6 năm 2023 ti tnh Đk Lk", mt người phát ngôn ca B NgoI giao M nói vi VOA qua email hôm 7/3 khi tr li yêu cu bình lun v tuyên b ca B Công an Vit Nam.

Người phát ngôn ca Bộ Ngoại giao M hi tháng 1 không khng đnh có s liên quan ca công dân M trong v bo đng Đk Lk khi tr li yêu cu bình lun ca VOA. Trong danh sách 100 người b xét x ti phiên tòa v v tn công Đk Lk, mà chính quyn Vit Nam coi là hành đng khng b, B Công an nói rng có hai người là công dân M.

Phn ln người Thượng theo đo Tin lành và sng vùng Tây Nguyên ca Vit Nam. Theo T chc Đoàn kết Công giáo Toàn cu (Christian Solidarity Worldwide), cng đng người Thượng có lch s xung đt lâu dài vi Chính ph Vit Nam và đã phi đi mt vi s quy ri và đe da d di k t v tn công Đk Lk.

CSW, có tr s London ca Anh, hôm 7/3 đã lên tiếng phn đi vic Vit Nam lit hai nhóm nhân quyn ca người Thượng là các t chc khng b.

Lãnh đo ca c MSGI và MSFJ đu báo b cáo buc ca chính quyn Vit Nam rng hai nhóm này đã giúp lên kế hoch cho v tn công ngày 11/6/2023 Đk Lk, theo CSW.

Mt đi din ca MSFJ hôm 6/3 nói vi VOA rng các thành viên ca nhóm này "không liên quan gì đến v x súng" Đk Lk, vn khiến 9 người thit mng, gm 4 viên chc công an và 2 cán b xã. Đi din này cũng ph nhn bt k liên quan gì ti nhóm MSGI và cho biết h đu tranh cho nhân quyn, quyn t do tôn giáo và đt đai cho người dân bn đa Tây Nguyên ca Vit Nam mt cách ôn hòa cũng như không ng h bo lc.

Người phát ngôn B Ngoi giao M, trong email gi VOA, nói rng chính ph Hoa K "tiếp tc quan ngi sâu sc và thng thn lên án nhng cuc tn công" Đk Lk.

Đi s M ti Vit Nam Marc Knapper hi tháng 7 năm ngoái nói rng M phn đi v tn công bo lc ti tnh Tây Nguyên và sn sàng hp tác vi phía Vit Nam đ điu tra v vic. B Ngoi giao Hà Ni hi tháng 1 năm nay nói rng các cơ quan chc năng Vit Nam thường xuyên trao đi vi phía M v v tn công.

"Chúng tôi hoan nghênh s hp tác thc thi pháp lut song phương v vn đ này", người phát ngôn Bộ Ngoại giao M nói vi VOA.

Nguồn : VOA, 08/03/2024

*********************************

CSW phn đi vic Vit Nam lit hai nhóm người Thượng là t chc khng b

VOA, 08/03/2024

Hôm 7/3, t chc Đoàn kết Công giáo Toàn cu (CSW) lên tiếng phn đi vic chính quyn Vit Nam lit hai nhóm nhân quyn ca người Thượng là nhóm khng b, cho rng đây là đng thái "thiếu s kim chế" ca Hà Ni khi tham gia đàn áp xuyên quc gia đi vi các nhà hot đng.

khungbo2

Cng đng người Thượng ti M biu tình ti th đô Washington DC ngày 10/7/2023.

B Công an hôm 6/3 đưa nhóm H tr người Thượng (Montagnard Support Group, Inc MSGI) và Người Thượng vì Công lý (Montagnard Stand for Justice MSFJ) vào danh sách các "t chc khng b", cáo buc hai nhóm này dàn dng các cuc tn công cũng như thúc đy vic ly khai khi nhà nước Vit Nam.

Nhóm MSGI có tr s ti bang North Carolina, M, và nhóm MSFJ được thành lp ti Thái Lan và có các hot đng ti M. C hai t chc này đu chuyên bo v quyn li ca nhóm dân tc thiu s người Thượng Tây Nguyên Vit Nam, theo thông cáo ca CSW.

Ph
n ln người Thượng theo đo Tin lành và sng vùng Tây Nguyên ca Vit Nam. CSW, t chc có tr s London, Anh, cho biết rng cng đng người Thượng có lch s xung đt lâu dài vi chính ph Vit Nam và đã phi đi mt vi s quy ri và đe da d di k t v tn công vào tr s chính quyn xã tnh Đk Lk vào tháng 6/2023 khiến 9 người thit mng, bao gm các quan chc chính quyn và công an đa phương.

Ch
ính quyn Vit Nam báo buc MSGI và MSFJ đã giúp lên kế hoch cho v tn công này, nhưng lãnh đo ca c hai nhóm này đu bác b cáo buc đó, vn theo CSW.

Th
ông cáo báo chí ca chính ph Vit Nam cũng gi mt s nhà hot đng nhân quyn là nhng k khng b và đe da rng bt k ai tiếp tay vi h s phi đi mt vi cáo buc tương t. Thông cáo ca phía Vit Nam cũng nêu đa ch nhà riêng ca mt s nhà hot đng nhân quyn Thái Lan v à M.

Ông Mervyn Thomas, Ch tch sáng lp CSW, cho biết trong thông cáo : Chính ph Vit Nam đang gây nguy him đến tính mng ca nhng người bo v nhân quyn bng cách nêu tên và chia s đa ch ca h trên các phương tin truyn thông nhà nước, điu này gây ra mi quan ngi an ninh ngay lp tc và rõ ràng là nhm mc đích bt ming, quy ri và đe da".

"Chính ph Vit Nam là mt nhà nước đc tài, h hoang tưởng rng thế gii s biết rõ bn cht thc s ca vic h kim soát và đàn áp các tôn giáo và dân tc thiu s, và đây là mt bng chng na cho thy h thiếu s kim chế khi tham gia đàn áp xuyên quc gia đi vi các nhà hot đng ch đơn gin là thc hin quyn t do ngôn lun ca mình", vn ông Thomas.

CSW bác b vic coi nhóm MSGI và MSFJ là các t chc khng b và kêu gi chính ph Vit Nam công nhn các nhóm nhân quyn là tiếng nói hp pháp trong bt k xã hi dân s lành mnh nào.

VOA đã liên lc B Ngoi giao và B Công an Vit Nam, đ ngh h cho ý kiến v thông cáo ca CSW, nhưng chưa được phn hi.

Đi din nhóm MSFJ cho VOA biết hôm 6/3 rng đây không phi là ln đu tiên chính quyn Vit Nam cáo buc h là t chc khng b và khng đnh rng các thành viên MSFJ không liên quan gì đến v x súng hai xã Ea Ktur và Ea Tiêu ca huyn Cư Kuin Đk Lk.

Đi din ca MSGI chưa phn hi yêu cu bình lun trước cáo buc ca B Công an.

The trang UCA News dn tuyên b ca t chc Dega Central Highlands có tr s ti North Carolina nói rng người Thượng có rt ít la chn ngoài vic đòi hi quyn và li ích ca mình, "vì h không th chu đng thêm đau kh".

Nhóm này cho biết thêm : "H b đàn áp, đánh đp, bt gi và dn vào chân tường hàng ngày".

Nguồn : VOA, 08/03/2024

Published in Việt Nam

B Công an Vit Nam hôm 5/1 chính thc đưa ra thông báo v t chc "Triu Đi Vit" và gi nhóm có tr s Canada này là "t chc khng b".

trieudai11

Thành viên Nguyn Khanh ca t chc Triu Đi Vit b tuyên án 24 năm tù v ti danh "Khng b nhm chng chính quyn nhân dân" và ti "Chế to, tàng tr, mua bán trái phép vt liu n" vào tháng 9/2020.

Theo thông báo ca B Công an Vit Nam, Triu đi Vit là mt t chc do các cu thành viên ca t chc "Chính ph Quc gia Vit Nam Lâm thi" thành lp t tháng 1/2018.

T tr s Canada, Triu Đi Vit được cho là đã gi hàng chc ngàn đô la cho nhng người trong nước đ "mua sm vũ khí, chế to bom mìn, in truyn đơn và khu hiu phn đng".

Ngoài ra, t chc này còn có các trang web và các kênh truyn thông như "Triu đi Vit", "Free Bibet", "Hoàng Kỳ", "Gii đc chính tr", "Vit Nam today", "Vit t do", "Radio tiếng nói quc dân", "Phung Nguyen", "Scott Huynh", "Jeffrey Thai", "Tin tc hàng ngày TV24".

Bênh cnh thông tin chung v t chc Triu Đi Vit, B Công an Vit Nam còn đưa thông tin c th v lý lch cá nhân, lnh truy nã và nơi cư trú ca 4 người đng đu t chc, bao gm ông Ngô Văn Hoàng Hùng, quc tch Canada, vi chc danh t xưng là "Tng tư lnh Triu đi Vit" ; ông Trn Thanh Đình, quc tch Đc, t xưng là "Phó Th tướng" ; Ngô Mnh Cương, quc tch Pháp, t xưng là "Tng cc trưởng Tng cc đc nhim" ; ông Hunh Thanh Hoàng, quc tch M, gi chc "phát ngôn viên Triu đi Vit".

Vào tháng 9 năm ngoái, mt tòa án Thành phố Hồ Chí Minh đã kết án tng cng 196 năm tù đi vi 20 thành viên ca Triu Đi Vit b cáo buc tham gia gây ra v n khiến cho 2 người b thương ti tr s công an phường 12, qun Tân Bình, vào tháng 6/2018. Trong đó, ông Nguyn Khanh, người b cho là ch đo nhng người khác gây án, b tuyên 24 năm tù v ti danh "Khng b nhm chng chính quyn nhân dân" và ti "Chế to, tàng tr, mua bán trái phép vt liu n". Các thành viên khác b tuyên án t 2 18 năm tù vi các ti danh tương t.

Triu Đi Vit b cáo buc đã thành lp ra mt lot các "quân khu" t Nam ra Bc đ tìm cách móc ni, phát trin lc lượng, kho sát, lên kế hoch "tn công khng b" nhm vào tr s các cơ quan nhà nước, đơn v vũ trang, mc tiêu bo v và đa đim công cng ti Vit Nam. Ngoài ra, nhóm này cũng b B Công an nói "kích đng người dân xung đường biu tình, bo lon cướp chính quyn" trong nước.

Tin cho hay người đng đu t chc Triu Đi Vit, ông Ngô Văn Hoàng Hùng, tng b tòa án M Tho tuyên án t hình, sau đó gim xung chung thân v ti m mưu lt đ chính quyn", vào năm 1979.

Hin VOA vn chưa th liên lc được vi đi din ca Triu Đi Vit đ xác minh và đưa ra bình lun v nhng cáo buc ca công an Vit Nam.

Published in Việt Nam

Cả thế gii đang lên cơn st vì cô vi (Covid-19). Không phi ch vì mc đ truyn nhim ca nó, hay kh năng gây chết người ca nó. Tâm lý s lan tràn và chiếm ng.

benhvien0

Dịch cúm Tây Ban Nha đã làm hơn 50 triệu người thiệt mạng. Cảnh chôn cất người chết vì dịch cúm - Ảnh minh họa

Thị trường chng khoán ca Úc m140 tỷ đô la Úc (100 tỷ M kim) vào ngày 9 tháng Ba tun trước. Năm công ty k ngh ln nht ca M mt tng cng 320 tỷ đô la tr giá chng khoán, trong đó công ty Apple chiếm gn mt phn ba, mt tr giá 100 t đô la M.

Một lot chuỗi nh hưởng dây chuyn xy ra sau đó, làm cho người dân khp nơi lo s, nht là t khi mt phn Nam Hàn, Ý, Pháp và Tây Ban Nha đã áp dng bin pháp khóa ca (lockdown). Còn bây giờ thì hu như mi nước đã áp dng bin pháp đóng ca biên gii ; không ch phong ta vic di chuyn ra ngoài nước, mà bên trong ni đa cũng b ngăn cm di chuyn. Nhiu tiu bang M, Úc v.v… không th đi xuyên được.

Úc chiếm địa thế có th nói là thun li nht, vì biên gii không nhng không giáp vi nước nào, mà vì có th t lc cánh sinh mi th, nếu cn. Nông sn ca Úc, t lúa mì đến go đ loi xut cng đi khp thế gii. Tht, t tht bò đến tru và c tht Kangaroo, đu xut khu. Tht thà và đ bin tươi đu không thiếu. Mi th hu như đu có, nếu không phi dư tha. Tt nhiên Úc đã không còn sn xut nhng mt hàng mà nhng nước khác có th làm r hơn gp nhiu ln, như Trung Quc chng hn, mt nguyên tc kinh tế căn bản t cung cu ca th trường.

Nhưng ch vì lo và s nên người ta có nhng hành x tht vô lý. Người ta bt đu đi mua đ d tr và tích tr. D tr tt c nhng gì có th. Các siêu th hu như không còn tht cá gì c. Giy v sinh mi loi cũng hết sạch khi bày ra. Người ta có th dành dt và gây g nhau vì nhng th này. S b cách ly, b phong ta. S thiếu. S đói. Và s… chết.

Người ta có v s Covid-19 còn hơn s khng b. Mc s hãi này không biết có bng s cng sn không chng ?

Nhắc đến đi dch Covid-19, thì không th không nhc đế nn đi dch ln nht trong lch s nhân loi. Đó là nn cúm Tây Ban Nha (Spanish flu), năm 1918, cách đây 102 năm, giết 50 triu người.

Nó có tên cúm Tây Ban Nha vì Tây Ban Nha là một trong nhng nước nhn din ra nn dch này sm nht. Vì đng trung lp trong Thế Chiến I nên báo chí ti Tây Ban Nha tường trình t do v căn bnh này mà không b kim duyt. Ngun tin t Tây Ban Nha gi đến Reuters tại London nói rằng mt dng bnh l mang tính bnh dch đã xut hin Madrid. Cho nên t đó nó có tên Spanish flu, cúm Tây Ban Nha.

Theo tạp chí National Geographic thì đại dch cúm Tây Ban Nha năm 1918 không phi xut phát t Tây Ban Nha. Theo s gia Mark Humphries ca Canada nghiên cu, công b năm 2014, thì có xác xut cao nó đến từ Trung Quc. Trong Thế Chiến I, khong 96 ngàn người lao đng t Trung Quc đã được khai trin đ làm hu cn cho quân đi Anh và Pháp mt trn phía Tây. Trong s này có khong ba ngàn người lao đng b cách ly y tế. Trong s nhng người Trung Quc đến min Nam nước Anh vào tháng Giêng năm 1918 và sau đó đến Pháp thì có hàng trăm người chết vì bnh hô hp. Các s gia cho rng cúm Tây Ban Nha đã biến đi và tr nên nguy him nht vào mùa xuân năm 1918, lan t Châu Âu đến các cng cách xa nhau như Boston và Freetown, Sierra Leone.

Muốn tìm hiu ngun gc ca dch bnh này tt nhiên là điu không d. Cũng theo bài báo trên thì các nhà khoa hc s cn mt mu vi trùng cúm H1N1 được xác đnh v mt di truyn ly t mt nn nhân đã chết trước khi đi dch bùng phát đầu tiên vào mùa xuân năm 1918 đ ch ra thi đim và đa đim xut phát ca đi dch. Nếu có mt trường hp chết t năm 1917 t Trung Quc, chng hn, thì s gii đáp được bài toán này.

Một s gia khác James Higgins, người đã nghiên cu tìm hiu đi dch cúm Tây Ban Nha tại M, cũng đng ý vi nhng điu s gia Humphries trình bày. Tuy chưa th xác đnh chc chn, ông Higgins cho rng cn phi đ ý đến Trung Quc như ngun bnh đang ni lên, t SARS giết 775 mng sng năm 2003, đến H5N1 giết 384 người k t năm 2003, theo WHO.

Bây giờ là Covid-19 đến t Vũ Hán (Wuhan).

Số người b nhim Covid-19 trong lúc biết bài này (2 tháng Tư) là 939.436 người ; 47.287 người b chết ; 195.081 được cha lành. Ý có 13.155 người b chết ; Tây Ban Nha 9.387 ; M 5.137 ; Pháp 4.043 ; Trung Quốc 3.322 ; Iran 3.036. Úc có 5.108 ca nhim, 24 ca chết. Th tướng Úc Scott Morrison công bố tất c nhng ai không là công dân Úc hay thường trú nhân thì sẽ b cm đến Úc k t 9 gi ti Úc vào ngày mai th Sáu 20 tháng Ba. Bây gi lnh cách ly xã hi đã ban hành toàn Úc, và hu hết các cơ s thương mi đu tm ngưng hot đng và các sinh hot xã hi đu b trì hoãn hoc hy b.

Cộng sn, cúm Tây Ban Nha, Covid-19 và khủng b ging nhau ch chúng "thà giết lm còn hơn b sót". Tuy ch nghĩa cng sn xut thân t Karl Marx người Đc, ri được Lenin, Stalin nước Nga s dng trit đ, nht là bo lc cách mng, nhưng nhng người như Mao Trch Đông và Tp Cn Bình đã áp dng trit đ nht đ duy trì quyn lc ca mình cho đến nay. Tt c các th ghê gm nht nói trên đu có ngun, và phn nào đó gc, t Trung Quc.

Bây giờ Covid-19 gây s hãi còn hơn các thành phn khng b ni tiếng toàn cu như ISIS, Taliban, Al-Qaeda và Boko Haram. Nhìn vào thị trường chng khoán và phn ng người dân thì s thy lin s khác bit.

Tính cho đến nay, s người b chết vì cúm Tây Ban Nha là 50 triu.

Số người chết vì SARS, H5N1, và Covid-19 chưa ti 60 ngàn, tuy vn đang tiếp tc leo thang (*). Các chuyên gia y tế hàng đu của M tiên đoán có th c triu người M s b nhim và có t 100 đến 240 ngàn người chết vì Covid-19 trong tình trng t nht.

Nạkhủng b toàn cu giết hi trung bình 21 ngàn người mt năm. Năm 2017 thì tăng đến 26.445 người. Nếu nhân 100 năm thì cũng ch 2,1 triu người.

Còn cộng sn ? Nhiu ước tính cho biết trong vòng 100 năm cộng sn giết 100 triu người. Là thảm ha ln nht cho lch s nhân loi.

Khi Tập Cn Bình đi thăm Vũ Hán vào ngày 10 tháng Ba, ông Tp mun gi thông đip rng Trung Quốc đã chiến thng Coronavirus.

Ai cũng lo sợ khng b ; khng b thì cũng s Covid-19 ; mà Covid-19 thì cũng phi s cng sn gc đy !

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 03/04/2020

Ghi chú :

(*) Ban đầu, các chuyên gia y tế ước đoán tỷ l t vong do Covid-19 là 2 phần trăm. Vào đu tháng 3 thì t l đó là 3.4 phn trăm. So vi các bnh cúm thường thì t l t vong thp hơn 1 phn trăm.

Với t l t vong trên, và nếu Vaccine được chế to thành công trong vòng 6 tháng ti 12 tháng ti, và vi các bin pháp cách ly, đóng biên gii, khoanh vùng và khóa ca, cùng vi kh năng y tế hin đi, và s hiu biết ca người dân khp nơi trong vic gi gìn v sinh, ra tay thường xuyên, đeo khu trang khi cn, v.v… thì s t vong s được ngăn chn đáng k, mc du người ln tui vn b ri ro t vong cao nht.

Published in Diễn đàn

Sau Osama bin Laden năm 2011 đến lượt Abu Bakr al-Baghdadi, chỉ huy tổ chức tự xưng là một Nhà nước Hồi giáo (Daesh) bị triệt hạ. Theo giới phân tích, giống như al-Qaeda, Daesh có thể tiếp tục sống sót và vẫn là mối đe dọa đối với an ninh thế giới.

is2

Người được cho là thủ lãnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo, Abu Bakr al-Baghdadi xuất hiện trong một video tuyên truyền ngày 29/04/2019. AFP / AL-FURQAN MEDIA

Mỹ đã nhanh chóng tuyên bố ngày tàn của nhóm thánh chiến tự nhận là tổ chức Nhà nước Hồi giáo, nhưng các đối tác Châu Âu thận trọng cho rằng, cuộc chiến chống khủng bố vẫn chưa tới hồi kết. Nga thậm chí hoài nghi khi nhắc lại trong quá khứ cộng đồng quốc tế đã nhiều lần loan báo về cái chết của trùm khủng bố Al-Baghdadi.

Nhìn từ phía các chuyên gia, giáo sư Jean Piere Filiu giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Paris cho rằng, cái chết của thủ lĩnh Daesh, Abu Bakr al-Baghdadi là một "thất bại mang tính tượng trưng nhưng sẽ không ảnh hưởng sâu rộng tới cách vận hành và chiến lược của tổ chức Nhà nước Hồi giáo" bởi vì Daesh có nhiều lá chủ bài khác trong tay.

Thứ nhất, từ lâu nay "vương quốc Hồi giáo" (califa) được hình thành từ năm 2014 trải rộng trên một phần lãnh thổ giữa biên giới Iraq và Syria đã thực sự do một toán rất chuyên nghiệp quản lý. Ngoài hai nhân vật số 1 và số 2 của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, danh tánh của những thành phần trong ban lãnh đạo đó hoàn toàn được giữ trong vòng bí mật nhưng các chuyên gia đều biết rằng, Daesh do những thành phần từng phục vụ trong quân đội và tình báo Iraq dưới thời Saddam Hussein.

Thứ hai là kể từ khi Daesh để mất các thành trì tại Syria và Iraq như Palmyra hay Mosul, thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi không còn thực sự điều hành tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Một số nhà quan sát về tình hình ở Trung Đông nói rõ hơn : Daesh hiện còn có rất nhiều ổ nằm vùng tại Iraq, và một trong những điểm tựa của mạng lưới khủng bố này là cộng đồng Hồi giáo theo thệ phái Sunni. Số này bất mãn với chính sách của Baghdad được đặt trong tay hệ phái Shia, thân Iran.

Lợi thế thứ nhì của Daesh là tổ chức tội phạm này có cả một mạng lưới yểm trợ - đặc biệt là về mặt tài chính- quan trọng ở khắp khu vực, từ Lebanon, đến Thổ Nhĩ Kỳ hay Jordan. Điển hình là vào lúc giới quan sát chờ đợi al-Baghdadi ẩn náu đâu đó tại Iraq, thì cuối cùng, đặc nhiệm Mỹ đã phát hiện ông ta trên lãnh thổ Syria. Điều đó có nghĩa là, như chính tổng thống Hoa Kỳ đã xác nhận, tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang tìm cách "tổ chức lại" và có thể là chọn Syria làm địa bàn hoạt động để chuẩn bị các đợt phản công.

Yếu tố thứ ba khiến giới phân tích quả quyết rằng, tổ chức Nhà nước Hồi giáo còn sức công phá rất lợi hại đó "cửa ngõ Thổ Nhĩ Kỳ". Đành rằng Ankara đóng một vai trò quan trọng cho phép "vô hiệu hóa" thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại một khu vực chỉ cách biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ có 5 cây số, nhưng theo phân tích của nhà báo Pháp trên tờ Le Figaro, Georges Malbrunot : "tất cả mọi người đều biết rằng, Thổ Nhĩ Kỳ luôn là cửa ngõ của Daesh" mở ra với thế giới bên ngoài. Chẳng vậy mà một số các công dân của Châu Âu tham gia thánh chiến bên hàng ngũ Daesh tại Syria và Iraq đều phải đi ngang qua Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuối cùng, việc Mỹ rút quân khỏi khu vực miền bắc Syria làm suy yếu lực lượng FDS của người Kurdistan tại Syria, luôn trên tuyến đầu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Quyết định của Washington đã nới lỏng vòng vây cho Daesh. Đó là chưa kể từ hơn một năm qua, quân thánh chiến tại Syria và Iraq đã đào thoát sang được các vùng bất ổn từ Libya đến miền bắc bán đảo Sinai của Ai Cập.

Trong những điều kiện đó, giới nghiên cứu về khủng bố quốc tế cho rằng, tựa như al-Qaeda, tổ chức khủng bố Daesh vẫn tồn tại. Có thể là sau cái chết của thủ lĩnh al-Baghdadi, tổ chức Nhà nước Hồi giáo sẽ "im hơi lặng tiếng" và sẽ khai thác cái chết đó để tuyển mộ thêm các chiến binh. Các vụ khủng bố tự sát trên thế giới vẫn sẽ tiếp diễn, bởi mục tiêu sau cùng của những phần tử cuồng tín này là chết như những người "tử vì đạo".

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Pháp "cần đoàn kết" trước khủng hoảng xã hội và khủng bố

Vụ khủng bố tại Strasbourg, cuộc khủng hoảng xã hội mà nước Pháp đang trải qua là hai chủ đề chính trên các nhật báo số ra ngày 13/12/2018. Nước Pháp, một lần nữa, trở thành mục tiêu tấn công của khủng bố Hồi giáo cực đoan, khi cuộc khủng hoảng xã hội Áo Vàng còn chưa chấm dứt.

khungbo1

Khu chợ Noël ở Strasbourg đóng cửa ngày 12/12/2018 sau vụ khủng bố tối 11/12. Reuters/Vincent Kessler

Nhiều tin đồn cho rằng đó là một âm mưu chính trị để dập tắt hẳn phong trào Áo Vàng, còn chưa hài lòng về những biện pháp nhượng bộ của chính phủ.

Với xã luận của nhật báo công giáo La Croix, đây là thời điểm toàn nước Pháp "phải đoàn kết", không phải là lúc cất lên những tiếng nói chỉ trích, cáo buộc chính sách an ninh của chính phủ, cảnh sát, tư pháp... mà theo họ là "không hiệu quả". Một sự kiện đau thương như vậy cần được phân tích kỹ lưỡng để rút ra bài học cần thiết, chứ không phải là công cụ để gây chia rẽ.

Từ bốn năm nay, người dân Pháp phải đối mặt với những cuộc tấn công ngay trên lãnh thổ, nhưng họ biết giữ bình tĩnh, dũng cảm đối mặt, không để những kẻ khủng bố hăm dọa. Họ đoàn kết để tiếp tục sống. "Cùng nhau", "đoàn kết" là những từ đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh khủng hoảng mà Pháp đang trải qua.

Xã luận của nhật báo thiên tả Libération cũng nhấn mạnh đến "đoàn kết dân tộc" trong bối cảnh hiện tại, vậy mà một bộ phận đối lập lại tranh thủ cơ hội để tấn công chính phủ, mà theo Libération, những lời chỉ trích này là "vô lý". Thực vậy, tình trạng khẩn cấp đã được ghi trong luật thông thường ; việc giam cứu những người bị liệt vào danh sách "S" - điều này hiện bị luật pháp, thậm chí là Hiến Pháp cấm - cần sự thay đổi thể chế quan trọng. Ngoài ra, phải nhấn mạnh rằng làm sao có thể giam giữ vô thời hạn khoảng 10.000 người, mà không có lý do tư pháp, mà chỉ xuất phát từ một hồ sơ mang tính "công cụ theo dõi", chứ không phải là một danh sách tội phạm. Đề xuất giam giữ những người trong danh sách "S" nhiều lần đã bị phản bác vì vi hiến.

Về phần người dân, thêm một lần nữa phẫn nộ, tiếp tục kháng cự ngay từ đầu vụ thảm sát. Nền Cộng Hòa chống cự và hành động. Thay lời kết luận, bài xã luận đặt câu hỏi : Vậy phải cổ vũ, củng cố cho việc này ? Hay gây chia rẽ ?

Strasbourg : Đêm kinh hoàng và câu hỏi về biện pháp an ninh

Trang nhất của Le Figaro là hình ảnh xe cứu thương và quân nhân Pháp trước một lối vào khu chợ Noel với hàng tựa : "Strasbourg : cú sốc và cuộc truy đuổi". Ít nhất 750 cảnh sát và hiến binh được huy động để truy tìm một thủ phạm, "Chérif Chekatt : một kẻ lưu manh đi theo Hồi giáo cực đoan, bị theo dõi trước khi ra tay hành động".

Nhật báo Libération "Thuật lại vụ tấn công : Đêm kinh hoàng tại Strasbourg" với năm trang phóng sự về "Lộ trình của kẻ tấn công ngay trung tâm thành phố", bắt đầu từ lúc 19h50 tối thứ Ba 11/12 và cuộc truy tìm "Chérif Chekatt, nghi phạm nằm trong danh sách "S" đầy tiền án tiền sự", ngay từ thời thiếu niên và nhiều lần bị án tù ở Pháp và ở Đức. "Sau vụ tấn công ở Strasbourg, chính phủ đối đầu với một mặt trận mới" là nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos.

Libération cũng đặt câu hỏi về "An ninh ở trung tâm thành phố Strasbourg". Làm thế nào giải thích việc một người đàn ông dễ dàng mang vũ khí vào khu chợ Giáng Sinh trong khi biện pháp khám xét người và tư trang được áp dụng ở các lối vào.

Theo con số chính thức, để bảo vệ cho hội chợ Noel thu hút 2 triệu khách tham quan, hàng ngày có khoảng 260 nhân viên cảnh sát quốc gia, 50 cảnh sát của thành phố và vài chục quân nhân trong chiến dịch Sentinelle tuần tra. Dường như người dân Strasbourg cho rằng nguy cơ khủng bố đã giảm bớt, thêm vào đó là tâm lý đi đâu trong trung tâm thành phố cũng bị khám xét, nên lực lượng an ninh, được áp dụng từ năm 2015 để bảo vệ khu chợ, có vẻ đã được giảm nhẹ hơn so với những mùa Giáng Sinh trước. Một số nhiệm vụ thường do lực lượng cảnh sát đảm nhiệm đã được giao cho các công ty cung cấp dịch vụ an ninh tư nhân.

Trong bài viết "Khủng bố, chất vấn về sự cảnh giác", La Croix cũng đồng tình rằng "trong khi cường độ đe dọa có vẻ giảm đi, thì từ vài tháng nay, nhiều nhà quan sát cảnh báo về sự lơ là cảnh giác". Điều này được một nghị sĩ Châu Âu nêu lên trước Nghị Viện Châu Âu chỉ vài giờ trước khi xảy ra vụ nổ súng. Ông nói : "Xu hướng hiện nay là giảm nhẹ mối đe dọa vì một số tổ chức khủng bố chịu thất bại, nhưng đây có lẽ là một sai lầm nghiêm trọng".

Đúng là "cường độ nguy cơ khủng bố đã giảm bớt, căn cứ vào số âm mưu khủng bố bị phá vỡ : 17 vụ vào năm 2016, 20 vào năm 2017, 6 vào năm 2018", theo ông Sébastien Pietrasanta, một cố vấn về khủng bố. Tuy nhiên, vụ khủng bố ở Strasbourg nhắc lại rằng nguy cơ khủng bố vẫn tồn tại, dù đã thay đổi bản chất, từ giờ chủ yếu xuất phát từ bên trong nước Pháp, từ những tên tội phạm như Chérif Chekkat, dù khả năng một đội khủng bố từ nước ngoài thâm nhập vào Pháp vẫn còn đó.

An ninh : Tổng thống Macron lại hứng chỉ trích

Trang nhất của Le Monde dành nói về "Vụ tấn công ở Strasbourg : Nước Pháp lại bị chấn động". Phong trào Áo Vàng chưa chấm dứt, tổng thống "Macron lại bị cả cánh tả và cực tả chỉ trích" về chính sách an ninh của chính phủ, theo nhận định của Le Monde.

Vụ xả súng ở Strasbourg là vụ tấn công khủng bố thứ năm xảy ra trong nhiệm kỳ tổng thống của Macron và có thể là một trong những vụ đẫm máu nhất cùng với các vụ tấn công ở Carcassonne và Trèbes.

Thực vậy, cánh hữu, đại diện là chủ tịch đảng Những Người Cộng Hòa (Les Républicains), Laurent Wauquiez, và cực hữu, đại diện là bà Marine Le Pen, chủ tịch đảng Tập Hợp Quốc Gia (Rassemblement national) lại "làm dấy lên cuộc tranh luận về những người bị liệt vào danh sách "S" theo dõi đặc biệt". Cả hai yêu cầu nghiêm khắc hơn với những cá nhân trở nên cực đoan. Theo thống kê của Le Figaro, có 18 thành phần bị liệt vào danh sách theo dõi đặc biệt đã ra tay hành động từ năm 2012 đến năm 2018.

Biện pháp xoa dịu Áo Vàng : Từ thông báo đến thực hành

Theo dự kiến trước khi xảy ra vụ thảm sát ở Strasbourg, chính phủ dành cả sáng thứ Tư 12/12 cho việc bàn cách triển khai các biện pháp được tổng thống Pháp công bố để xoa dịu phong trào Áo Vàng. Theo xã luận của Le Monde, "trong bối cảnh này, khả năng của chính phủ trong việc theo đuổi các biện pháp cải cách, kể cả hồ sơ nhạy cảm là cải cách hưu trí, trở thành trọng tâm của các cuộc thảo luận".

Công việc khẩn cấp trước mắt của chính phủ là giải thích nội dung các biện pháp trên. Theo Le Monde, vì các biện pháp được đưa ra khá khẩn cấp, chưa được đánh giá trước và cách thực hiện chưa hẳn được xác định, nên chính phủ sẽ còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt về mặt tài chính.

Tiếp theo, các biện pháp được tổng thống thông báo sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của Nghị Viện. Le Monde đề cập đến "Những điểm còn mù mờ và lịch trình ngân sách bị đảo lộn trước các biện pháp tăng sức mua". Theo đó, chính phủ sẽ còn phải nêu chính xác các biện pháp tài chính để thực hiện những lời hứa của tổng thống, tiếp theo là chạy đua với thời gian để những điểm sửa đổi được đưa vào dự luật tài chính cho năm 2019 và thông qua dự luật này vào trước Giáng Sinh để các biện pháp có thể được áp dụng từ ngày 01/01/2019.

"Điện Elysée muốn các doanh nghiệp tham gia đóng góp cho phong trào Áo Vàng" là hàng tựa trên Le FigaroLes Echos. Tổng thống Macron đã tiếp nhiều chủ doanh nghiệp lớn, đại diện của giới chủ và yêu cầu họ thưởng tiền cho nhân viên dịp lễ cuối năm. Bộ trưởng kinh tế Pháp Bruno Le Maire không loại trừ khả năng "đề nghị" doanh nghiệp "nỗ lực lớn" để cùng chi trả cho kế hoạch Áo Vàng.

Brexit : Thủ tướng Theresa May thoát hiểm

Brexit là chủ đề thời sự lớn thứ hai được các nhật báo Pháp quan tâm. "Theresa May cứu được vị trí thủ tướng" là thông tin trên trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos. Tương tự, Le Figaro cho biết : "Theresa may thoát khỏi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của phe phản đối Liên Hiệp Châu Âu trong nội bộ đảng Bảo Thủ".

Chỉ một phần ba (117 người) nghị sĩ bảo thủ bỏ phiếu bất tín nhiệm, hai phần ba còn lại tiếp tục ủng hộ thủ tướng Anh trong cuộc bỏ phiếu nội bộ tối 12/12. Như vậy, bà May còn có một năm tạm thời lặng gió để tiếp tục điều hành chính phủ và thực hiện Brexit.

Trước cuộc bỏ phiếu, "bà May rơi vào tình cảnh tuyệt vọng, các đối thủ của bà thì rình rập phản công", theo nhận định của Le Monde. Bà phải hoãn đưa hồ sơ Brexit ra thảo luận ở Quốc hội, đi một vòng qua Bỉ, Đức, Hà Lan để tìm thêm chút nhượng bộ từ phía Liên Hiệp Châu Âu trong hồ sơ Brexit. Lãnh Công Đảng đối lập Jeremy Corbyn cho là "thủ tướng bỏ trốn" và chuyến đi của bà chỉ "mất thời gian và tốn tiền".

Nhật báo công giáo La Croix đánh giá cao "sự bền bỉ, khảng khái trong cơn bão Brexit của bà Theresa May" trong bài viết phác lại sự nghiệp từ khi bà lên làm thủ tướng Anh.

Hưu chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ là hình thức

Thời sự Châu Á không được đề cập nhiều trên các nhật báo Pháp, trừ cuộc hưu chiến thương mại Mỹ-Trung. Theo mục "Nhìn từ nơi khác" của Le Monde, "giữa Trump và Tập, cuộc hưu chiến chỉ là hình thức".

Bài viết đặt một số câu hỏi : Các cuộc đàm phán sẽ đi đến đâu ? Kịch bản thứ nhất, Trung Quốc có thể mua nhiều hơn đậu nành của Mỹ ; như thế, tổng thống Trump có thể nói đến một chiến thắng lớn và vẫy cờ trắng. Có lẽ sẽ không có gì thay đổi cả, nhưng ít nhất hai bên có thể chấm dứt tung đòn ngoại giao và thương mại. Điều này đã xảy ra với Thỏa thuận Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ.

Một giả thuyết khác : Trung Quốc có thể sẽ thông báo thay đổi sâu rộng nền kinh tế nước này, hoặc chính quyền Mỹ sẽ khẳng định là Bắc Kinh đã nói vậy. Trên thực tế, sẽ không có gì thay đổi đáng kể và Donald Trump, cuối cùng nhận ra điều đó và cuộc chiến thương mại tái diễn.

Vậy kịch bản nào có thể xảy ra ? Theo tác giả bài viết, điều này tùy thuộc vào tiến triển của tình hình kinh tế Hoa Kỳ. Nếu tăng trưởng tiếp tục như khi diễn ra các cuộc tái đàm phán thỏa thuận NAFTA, tổng thống Mỹ có thể chấp nhận một số nhượng bộ. Nhưng nếu xuất hiện dấu hiệu suy thoái, ông Trump sẽ chỉ ra một thủ phạm. Và người ta biết trước là ai !

Thu Hằng 

Published in Quốc tế

Hà Nội bắt giữ một người Việt bị cáo buộc thuộc đảng Việt Tân, vượt biên từ Cam Bốt (RFI, 31/08/2018)

Công an Việt Nam ngày hôm 30/08/2018 loan báo đã bắt giữ một người Việt từ Cam Bốt vượt biên vào Việt Nam để âm mưu "hoạt động khủng bố" trong nước.

viettan1

Ông Lê Quốc Bình (Ảnh chụp từ màn hình báo Thanh Niên)

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, bộ Công an Việt Nam cáo buộc người này là thành viên tở chức Việt Tân ở hải ngoại, bị chính quyền Hà Nội liệt vào diện tổ chức khủng bố.

Theo thông cáo của bộ Công an Việt Nam, nghi phạm tên Lê Quốc Bình, 44 tuổi, đã bị bắt vào sáng sớm hôm 29/08, sau khi từ Cam Bốt vượt biên vào Việt Nam, mang theo một số lượng vũ khí quan trọng. Công an Việt Nam cho rằng nghi phạm này có ý định tiến hành một số vụ phá hoại khủng bố.

Khi khám xét nơi ở của ông Lê Quốc Bình tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, miền Trung Việt Nam, Công an đã tịch thu được 7 khẩu súng cùng 500 viên đạn (báo chí Việt Nam nói đến 9 khẩu súng).

Thông cáo của Công an xác định nghi phạm thuộc đảng Việt Tân, trụ sở tại Mỹ, vốn bị chính quyền Việt Nam xem là một nhóm "khủng bố".

Theo Reuters, gia đình và luật sư của nghi phạm chưa trả lời câu hỏi của hãng tin Anh, trong lúc một phát ngôn viên của đảng Việt Tân đã bác bỏ các cáo buộc của chính quyền Việt Nam, còn báo chí Việt Nam thì cho biết là nghi phạm đã "đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội".

Theo Reuters, vụ bắt giữ ông Lê Quốc Bình xẩy ra vài ngày sau khi chính quyền Việt Nam ra lệnh cho các lực lượng cảnh sát và quân đội tại thủ đô Hà Nội là phải ngăn ngừa những cuộc tập hợp hay biểu tình phản đối nhân dịp lễ quốc khánh 02/09.

Người Thượng Việt Nam và Cam Bốt tị nạn ở Thái Lan bị quây bắt

Tại Thái Lan, hôm nay, 30/08/2018, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền Thái Lan và quốc tế đã lên tiếng báo động về việc chính quyền Bangkok vừa bắt giữ hơn 160 người Thượng ở Việt Nam và Cam Bốt đang xin tị nạn.

Những người này đã bị quân đội bắt hôm thứ Ba 28/08 vừa qua tại khu vực ngoại ô phía bắc Bangkok, và bị truy tố về tội vi phạm luật nhập cư.

Theo Hội các Luật sư vì Nhân quyền Thái Lan, một số người Thượng đã có thẻ của cơ quan Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc xác nhận quy chế tị nạn của họ. Cũng theo hội này, những người Thượng, thuộc sắc dân Jarai và một số nhóm thiểu số khác có "nguy cơ bị truy bức, kỳ thị và đàn áp" nếu bị trả về Việt Nam hay Cam Bốt.

Trọng Nghĩa

******************

Bắt một người thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân, thu nhiều súng đạn (VNTB, 30/08/2018)

Vượt biên về Việt Nam, người đàn ông thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân mang theo nhiều vũ khí. Quá trình khám xét ông ta, công an thu 9 khẩu súng, 500 viên đạn.

viettan2

Lê Quốc Bình và tang vật vụ án. Ảnh : Bộ Công an.

Rạng sáng 29/8, Công an tỉnh Bình Định phối hợp Công an tỉnh Phú Yên đã bắt giữ Lê Quốc Bình (44 tuổi, trú tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) - người tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân.

Ông Bình bị bắt sau khi vượt biên từ Campuchia về nước, mang theo nhiều vũ khí nhằm hoạt động khủng bố, phá hoại.

Khám xét người, nơi ở của Lê Quốc Bình, Công an tỉnh Bình Định thu giữ 2 súng quân dụng, 7 súng hơi và hơn 500 viên đạn các loại, 1 xe môtô phân khối lớn cùng nhiều tài liệu có nội dung phản động, chống phá Nhà nước Việt Nam.

Bộ Công an cho biết Lê Quốc Bình đã khai nhận hành vi phạm tội. Vụ việc đang được Công an tỉnh Bình Định tiếp tục điều tra mở rộng.

Theo Bộ Công an, tổ chức Việt Tân có tên đầy đủ là "Việt Nam canh tân cách mạng đảng", có trụ sở chính đặt tại Mỹ ; "Văn phòng 2" tại Bangkok, Thái Lan. Cầm đầu, chỉ huy tổ chức khủng bố này là 2 người quốc tịch Mỹ gồm : Đỗ Hoàng Điềm (sinh 1963) và Lý Thái Hùng (sinh 1953).

Sau khi thành lập, Việt Tân đã tổ chức tuyển mộ, huấn luyện cho thành viên cách thức sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, thủ tiêu con tin… và tiến hành các chiến dịch đưa các toán vũ trang gồm 246 tên từ Thái Lan xâm nhập qua Lào, Campuchia về Việt Nam để lập "mật cứ". Mục đích của nhóm này là tổ chức hoạt động bạo loạn, khủng bố nhưng đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam, Lào ngăn chặn, vô hiệu hóa.

Cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt, xử lý một số kẻ là thành viên Việt Tân phạm tội khủng bố như Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon…

Nguồn : Zing news

*******************

Bắt một người thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân, thu nhiều súng đạn (Zing, 30/08/2018)

Vượt biên về Việt Nam, người đàn ông thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân mang theo nhiều vũ khí. Quá trình khám xét ông ta, công an thu 9 khẩu súng, 500 viên đạn.

Rạng sáng 29/8, Công an tỉnh Bình Định phối hợp Công an tỉnh Phú Yên đã bắt giữ Lê Quốc Bình (44 tuổi, trú tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) - người tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân.

viettan3

Lê Quốc Bình và tang vật vụ án. Ảnh : Bộ Công an.

Ông Bình bị bắt sau khi vượt biên từ Campuchia về nước, mang theo nhiều vũ khí nhằm hoạt động khủng bố, phá hoại.

Khám xét người, nơi ở của Lê Quốc Bình, Công an tỉnh Bình Định thu giữ 2 súng quân dụng, 7 súng hơi và hơn 500 viên đạn các loại, 1 xe môtô phân khối lớn cùng nhiều tài liệu có nội dung phản động, chống phá Nhà nước Việt Nam.

Bộ Công an cho biết Lê Quốc Bình đã khai nhận hành vi phạm tội. Vụ việc đang được Công an tỉnh Bình Định tiếp tục điều tra mở rộng.

viettan4

Lê Quốc Bình bị công an áp giải

Theo Bộ Công an, tổ chức Việt Tân có tên đầy đủ là "Việt Nam canh tân cách mạng đảng", có trụ sở chính đặt tại Mỹ ; "Văn phòng 2" tại Bangkok, Thái Lan. Cầm đầu, chỉ huy tổ chức khủng bố này là 2 người quốc tịch Mỹ gồm : Đỗ Hoàng Điềm (sinh 1963) và Lý Thái Hùng (sinh 1953).

Sau khi thành lập, Việt Tân đã tổ chức tuyển mộ, huấn luyện cho thành viên cách thức sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, thủ tiêu con tin… và tiến hành các chiến dịch đưa các toán vũ trang gồm 246 tên từ Thái Lan xâm nhập qua Lào, Campuchia về Việt Nam để lập "mật cứ". Mục đích của nhóm này là tổ chức hoạt động bạo loạn, khủng bố nhưng đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam, Lào ngăn chặn, vô hiệu hóa.

Cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt, xử lý một số kẻ là thành viên Việt Tân phạm tội khủng bố như Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon…

Bá Chiêm

Published in Việt Nam

Nhà máy điện hạt nhân Pháp : Mối lo tấn công khủng bố

Các nhà máy điện hạt nhân của Pháp hiện chưa được trang bị đầy đủ để đối phó với các cuộc tấn công khủng bố, theo một báo cáo mới đây. Trong bài viết "Câu hỏi về an ninh của các nhà máy điện hạt nhân trước nguy cơ khủng bố", Le Monde cho biết hệ thống bảo vệ có nhiều lỗ hổng khiến khủng bố có thể lợi dụng để tấn công.

dien1

Nhà máy hạt nhân Creys-Malville. JEAN-PIERRE CLATOT / AFP

Pháp là quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn điện hạt nhân và sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân luôn là một chủ đề nhạy cảm. Theo kết luận của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace, dựa trên một báo cáo mới đây của bảy chuyên gia độc lập của các nước Pháp, Đức, Anh Quốc và Mỹ, Pháp chưa sẵn sàng đối phó với nguy cơ khủng bố, trong đó các bể làm nguội các thanh nhiên liệu hạt nhân là dễ bị tấn công nhất.

Mặc dù theo tổ chức phi chính phủ Greenpeace, chủ đề này cần được thảo luận công khai, rộng rãi, nhưng do các thông tin về lỗ hổng an ninh quá nhạy cảm và có thể "vẽ đường cho hươu chạy", nên Greenpeace đã quyết định chỉ cho công chúng biết một phần tài liệu. Còn bản báo cáo hoàn chỉnh đã được chuyển tới Cơ quan quốc phòng dưới quyền của thủ tướng Pháp, bộ Sinh Thái, bộ Chỉ huy đặc trách về an toàn hạt nhân, Cơ quan an ninh nguyên tử và Viện bảo vệ an toàn hạt nhân.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà máy hạt nhân của Pháp không chỉ cần có khả năng chống đỡ trước thiên tai (động đất, ngập lụt, mưa bão) hay đối phó với lỗi vận hành do con người gây ra, chẳng hạn các sự cố hạt nhân Fukushima 2011 và Tchernobyl 1986, mà còn phải được trang bị để đối phó với các hành động tấn công cố ý.

Các chuyên gia khẳng định vấn đề lớn nhất hiện nằm ở 58 bể chứa nước làm nguội 4.500 tấn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại các nhà máy, 4 bể chứa lớn ở trung tâm xử lý rác thải hạt nhân The Hague chứa 10.000 tấn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, thêm vào đó là bể chứa cực lớn của nhà máy chế tạo nhiên liệu hạt nhân khổng lồ Superphenix ở tỉnh Isère. Tổng cộng là 63 bể chứa.

Theo ông Yves Marignac, giám đốc cơ quan nghiên cứu năng lượng WISE-Paris, các bể chứa thường không được xây dựng kiên cố, vững chắc bằng các lò phản ứng hạt nhân. Chúng chỉ được đặt trong một tòa nhà có tường bê tông dày vài chục centimet. Các bể chứa của lò phản ứng hiện đại thế hệ thứ ba của công ty điện lực Pháp EDF thì được bảo vệ bằng một lớp vỏ có khả năng chống đỡ, nếu xảy ra một vụ nổ máy bay giống vụ khủng bố 11/09 tại Mỹ.

Nhà vật lý Olda Becker, thuộc đại học Hanovre, Đức, cảnh báo sự yếu kém trong việc bảo vệ các bể chứa, nếu xảy ra tấn công từ bên ngoài, chẳng hạn nổ máy bay, tấn công bằng trực thăng, tên lửa hay một người mang theo chất nổ đột nhập vào bên trong, sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Kịch bản tồi tệ nhất là các vụ tấn công tạo ra một lỗ hổng khiến nước làm mát trong bể chứa cạn đi, các thanh nhiên liệu hạt nhân nóng lên và tan chảy, làm một lượng lớn phóng xạ rò rỉ ra môi trường bên ngoài. Hậu quả là hàng triệu người sống trong bán kính vài trăm cây số sẽ phải sơ tán. Ông David Boilley, chủ tịch Hiệp hội kiểm soát phóng xạ ở miền tây nước Pháp khẳng định hiện chưa có quốc gia nào ở Châu Âu có thể đối phó với một kịch bản tương tự.

Trả lời báo Le Monde, giám đốc phụ trách điện hạt nhân của công ty điện lực Pháp trấn an là hạ tầng của EDF, kể cả các bể làm nguội đều được thiết kế để có khả năng chống chịu với mọi tác động từ bên ngoài, cả tự nhiên và các vụ tấn công do con người thực hiện, kể cả các nếu bị máy bay đâm vào. Lãnh đạo trên cũng cho biết công ty điện lực Pháp có đội ngũ bảo vệ an ninh riêng, mỗi nhà máy điện hạt nhân đều có đội bảo vệ 40-50 người. Và xung quanh 19 nhà máy hạt nhân của Pháp, có tổng cộng 1.000 quân nhân chuyên trách an ninh của Hiến Binh Quốc Gia bảo vệ. Vị giám đốc phụ trách điện hạt nhân này cũng cho biết từ nay tới năm 2023, công ty điện lực Pháp sẽ đầu tư thêm 700 triệu euro cho công tác an ninh.

Nhưng vấn đề là theo ông Yves Marignac, giám đốc cơ quan nghiên cứu năng lượng WISE-Paris, chỉ riêng một hầm bunker bảo vệ một bể làm nguội nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng cũng đã tốn tới cả tỉ euro.

Châu Âu : 500.000 người chết vì ô nhiễm không khí

Vẫn Châu Âu, trong lĩnh vực môi trường, theo báo cáo 2017 về chất lượng không khí mà Cơ quan Châu Âu về môi trường công bố hôm qua 11/10, năm 2014 tại 41 nước Châu Âu, có 520.400 người chết sớm vì ô nhiễm không khí. Chỉ tính riêng tại Liên Hiệp Châu Âu, con số này là 487.600 người.

Trong bài viết "Ô nhiễm không khí, hơn 500.000 người chết ở Châu Âu", báo Le Monde cho biết nguyên nhân đầu tiên là các hạt bụi siêu nhỏ dưới 2,5 microgramme (PM2,5), tiếp theo là khí dioxyde azote NO2 và ozone O3. Theo báo cáo 2017, số người chết sớm vì ô nhiễm có giảm một chút so với trong báo cáo năm 2016. Nhưng nếu số người chết do các hạt bụi siêu nhỏ giảm thì số người chết do khí dioxyde azote lại tăng. Đó là hậu quả của vụ tai tiếng dieselgate.

Nếu tính số người chết, Đức là nước đông dân nhất Châu Âu nên bị ảnh hưởng nhiều nhất (81.160 người chết sớm), tiếp theo là Ý, Anh Quốc. Pháp đứng thứ 5 về số người chết sớm vì ô nhiễm không khí. Ba Lan đứng thứ tư, nhưng nếu theo tỉ lệ dân số thì Ba Lan bị ảnh hưởng nặng nề nhất, vì dân số ít mà có tới 48.690 người chết.

Về nguyên nhân, không khí tại Ba Lan chủ yếu ô nhiễm do người dân sử dụng hệ thống sưởi bằng than. Còn tại Ý, miền bắc bị ô nhiễm nhất vì tập trung quá nhiều nhà máy công nghiệp, khu dân cư và mạng lưới giao thông dày đặc. Các thành phố lớn của Pháp như Paris, Lyon, Marseille có tỉ lệ hạt bụi siêu nhỏ quá cao, chủ yếu do lưu lượng xe cơ giới, nhất là xe tải và người dân dùng nhiều củi để sưởi ấm. Hồi cuối tháng 09, bộ trưởng Sinh Thái Pháp thông báo từ nay tới tháng 03/2018 sẽ xây dựng xong một kế hoạch để giảm hai nguồn ô nhiễm không khí trên.

Zero Point, làng ma của người Rohingya

Liên quan đến khủng hoảng người Hồi giáo thiểu số Rohingya tại Miến Điện, báo Le Monde có bài phóng sự "Làng ma Zero Point của người Rohingya", kể về cuộc sống của những người Rohingya không rời bỏ Miến Điện.

Ghumdhum Zero Point là một dải đất thuộc lãnh thổ Miến Điện, nằm đối diện làng Tumbru của Banglasdesh, sâu 300m tính từ hàng rào do quân đội Miến Điện dựng lên cho tới con kênh ngăn cách hai nước. Trước đây, Ghumdhum Zero Point là một ngôi làng ma, một mảnh đất không có người dân sinh sống. Nhưng từ một tháng nay, mọi chuyện đã khác. Ghumdhum Zero Point trở thành nơi trú ngụ của 8.000 người Rohingya. Miến Điện không muốn người Rohingya ở lại, nhưng chính quyền nước láng giềng Bangladesh lại không khuyến khích họ sang tị nạn. Vậy là nhiều người Rohingya ở lại mảnh đất nằm giữa ranh giới hai quốc gia, một vùng bùn lầy, đầy bụi, không nước sinh hoạt, không có gì hết !

Ghumdhum Zero Point trở thành ngôi làng tại đó 1.300 gia đình Rohingya ẩn náu qua ngày dưới những tấm vải bạt bằng nhựa, với hy vọng khi tình hình dịu đi, họ có thể trở về nhà. Nhưng một tháng đã trôi qua, hy vọng trở về của họ đã bị dập tắt. Theo Le Monde, đây không chỉ là cuộc trốn chạy lớn nhất trong lịch sử người Hồi Giáo thuộc sắc tộc thiểu số Rohingya Miến Điện mà quân đội Miến Điện còn đang có biểu hiện muốn đẩy những người Rohingya phải vĩnh viễn rời khỏi đất nước.

Cách đây 10 ngày, quân đội đã cho đặt mìn dọc theo hàng rào, ở bìa làng Ghumdhum để ngăn không cho người Rohingya trở về. Nhiều em nhỏ đã ném đá lên những quả mìn để xem liệu có đúng là mìn hay không, ba em nhỏ đã bị thương, trong đó có hai em phải cắt cụt chân. Tuy nhiên, người đàn ông được coi là trưởng làng Ghumdhum, đã từng là một doanh nhân giàu có vẫn tin tưởng là Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu và phương Tây sẽ gây được sức ép lên chính quyền Miến Điện.

Bỏ quê, giới trẻ Venezuela sang Colombia tìm tương lai

Nhìn sang Châu Mỹ, báo công giáo La Croix có bài viết "Tại Colombia, giới trẻ Venezuela đi tìm tương lai". Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Venezuela trở nên trầm trọng, cách đây gần 1 năm, số thanh niên Venezuela sang lánh nạn ở nước láng giềng Colombia ngày càng tăng. Họ là những người trốn chạy khỏi cái nghèo, những lộn xộn trong xã hội Venezuela, một tương lai tối tăm ở quê nhà. Họ sang Colombia với bàn tay trắng, không tiền bạc, không kế hoạch sinh nhai.

Báo La Croix cho biết rất khó để thống kê chính xác số người Venezuela đã tới Colombia trong thời gian qua, vì ở biên giới hai nước chỉ có 7 chốt biên phòng chính thức, nhưng lại có tới hơn 500 lối đi không bị chính quyền kiểm soát. Di dân Venezuela hiện chiếm số đông nhất ở Colombia. Theo ước tính, trong 20 năm qua, có khoảng 900.000 người Venezuela sang Colombia sinh sống lâu dài hoặc tạm thời.

Kinh tế Venezuela phụ thuộc vào khai thác dầu lửa. Sau khi giá dầu lửa thế giới sụt giảm vào năm 2014, làn sóng di cư từ Venezuela sang Colombia tăng đột biến. Tới năm 2015, chiến thắng của phe đối lập trong kỳ bầu cử Quốc hội lại khiến đất nước thêm chao đảo, đẩy thêm nhiều người rời quê hương. Chính quyền Bogota đã cấp thẻ cư trú đặc biệt có thời hạn 2 năm cho những người Venezuela sang Colombia trước ngày 30/07/2017. Đó là ngày bầu cử Quốc Hội Lập Hiến ở Venezuela, bạo lực bùng nổ tạo ra một làn sóng di cư mới sang nước láng giềng.

Theo báo công giáo La Croix, có một số người Colombia phản đối các làn sóng di dân Venezuela nhưng đây chỉ là số ít. Và rất may cho giới trẻ Venezuela, chính quyền Bogota rất ý thức về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Venezuela và tích cực giúp đỡ di dân nước này.

Trang nhất các báo Pháp

Trang nhất các báo Pháp hôm nay dàn trải trên nhiều chủ đề. Về thời sự nước Pháp, báo cánh hữu Le Figaro chạy tựa "Đảng Những Người Cộng Hòa : một cuộc bầu cử để thức tỉnh cánh hữu". Còn báo La Croix đề cập tới chính sách cải cách của tổng thống Pháp và nói tới "Một ý tưởng tự do". Báo Libération lại chú ý tới vụ bê bối tình dục của một nhà sản xuất điện ảnh tiếng tăm ở kinh đô điện ảnh Hollywood, với tựa trang nhất "Harvey Weinstein : Hollywood đồi bại". Libération còn dành nhiều trang bài bên trong cho hồ sơ này. Báo Le Monde ra sạp sớm từ chiều hôm qua cho biết "Catalunia : độc lập đang treo lơ lửng"

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Ngày 15/09/2017, một vụ đánh bom trên tàu điện ngầm ở Luân Đôn đã xảy ra. Cảnh sát đã nhanh chóng truy lùng và bắt giữ hai nghi can được cho là thủ phạm. Tiến triển điều tra nhanh chóng giúp trấn an phần nào công luận. Mức độ báo động ngay lập tức đã được giảm xuống một bậc. Thế nhưng, chi tiết lai lịch về các nghi phạm này một lần nữa khiến xã hội Anh cảm thấy bất an về một khía cạnh khác của vấn đề an ninh : Đó là trẻ em nhập cư.

tre1

Người tị nạn chờ dịp sang Anh đang xếp hàng nhận đồ cứu trợ tại trại tập trung Calais (bắc Pháp).RFI

Theo tường thuật của thông tín viên Lê Hải tại Luân Đôn, câu chuyện có thể bắt đầu từ những khu lán trại di dân ở quanh cảng Calais của Pháp.

"Một người di dân ngồi trên đất Pháp, trong khu trại tạm cư có đầy đủ tiện nghi tối thiểu mà chính quyền và các nhóm thiện nguyện đã xây dựng để dành riêng cho di dân dưới 18 tuổi, chê nước Pháp và bày tỏ nguyện vọng muốn vượt biên tiếp vào Anh. Theo Công ước Quốc tế thì người đủ tuổi được đối xử bằng luật di dân tị nạn, còn trẻ em thì được bảo vệ bằng những điều luật có từ năm 1989, cần phải có chỗ ăn ngủ an toàn, điều kiện vui chơi học hành và tôn giáo hay quan điểm chính trị xã hội riêng.

Có không ít người lớn tuổi khai thành trẻ con, và giải thích khuôn mặt cùng dáng vẻ già dặn là do trải qua chiến tranh, lao động cực khổ nơi quê nhà, hay gian khổ trên đường vượt biên. Tất nhiên là có những gia đình cắn răng gửi con còn bé ra nước ngoài nhưng cũng có không ít người trưởng thành khai man để tận dụng kẽ hở của luật pháp.

Trên nguyên tắc người ta có thể kiểm tra răng hay xương để định tuổi một cách chính xác, nhưng làm như vậy lại phạm vào nhân quyền nếu đối tượng thực sự là trẻ con, và do vậy mà vấn đề tuổi tác của người tị nạn vẫn luôn là một điều tế nhị ngay cả trên truyền thông.

Chính phủ Anh gần đây chính thức không áp dụng việc kiểm tra răng xương để xác định tuổi. Mùa đông năm 2016, khi nước Anh bất ngờ mở cửa nhận ồ ạt một nhóm trẻ em từ Calais để đóng cửa lán trại ở đây, thì những đoạn phim trên truyền hình đã khiến người xem phản đối mạnh. Bởi vì, những người tự nhận là trẻ em lại trông không giống trẻ em, mà thậm chí có người có thể là đã 29 tuổi. Bộ trưởng Nội Vụ lúc đó đã phải lên truyền hình trấn an dân chúng nước Anh"

Người nghèo tại Anh và dân tị nạn : Bài toán xã hội nan giải

Bà Amber Rudd khi trả lời phỏng vấn giới truyền thông có nói đến khó khăn của chính quyền trong việc phân loại giữa những em bé mà bố mẹ phải cắn răng cho đi lánh nạn, và những người lợi dụng luật pháp để hưởng lợi.

Điều này cũng là câu chuyện gây tranh cãi trong các cộng đồng người Việt ở Châu Âu, vì trước kia đúng là có những người được cha mẹ cho đi vượt biên khi còn rất bé, phải tự tồn tại và vươn lên nơi đất khách quê người.

Ngày nay có nhiều người Việt sang đây khai là trẻ em, và sau đó thì bỏ trốn khiến cảnh sát Anh phải đưa vào danh sách tìm kiếm trên toàn quốc, và không phải ai cũng bị phát hiện là người lớn trong cuộc phỏng vấn xác định tuổi.

Vừa rồi là một khán giả bày tỏ sự tức giận trên truyền hình về việc nhiều người tị nạn trông rất già mà vẫn được coi là trẻ em. Câu hỏi đặt ra phải chăng là người dân Anh không có tinh thần tương thân tương ái ? Anh Lê Hải cho biết tiếp :

"Thật ra cũng cần phải nhìn từ phía người dân Anh. Nhiều người trong số họ muốn đề cao tinh thần nhân đạo và sẵn sàng đón nhận tất cả người tị nạn. Đó chính là điều khiến cho nước Anh là điểm đến lý tưởng cho các làn sóng di cư từ đủ mọi nơi đổ về, so sánh với nước Pháp hầu như là không nhận người tị nạn và nước Đức thì chế độ đãi ngộ sau khi nhận không dễ dàng lỏng lẻo như ở đây.

Chính vấn đề này đang tạo ra một sự chia rẽ rất lớn trong lòng dân chúng mà hầu như báo chí chỉ dè dặt nhắc đến. Ví dụ có người Anh nghèo vô gia cư ngủ ngoài đường chờ rất lâu vẫn không có nhà xã hội, thì người tị nạn chỉ cần đến đăng ký là có ngay xe chở về nhà ở tạm.

Một bên là lòng trắc ẩn được luật hóa bằng các công ước quốc tế và tòa án Anh quốc, còn một bên là cảnh nghèo khổ của chính bản thân mình, khi đặt vào tình huống so sánh sẽ khiến người ta tức giận".

Lòng trắc ẩn đặt sai chỗ ?

Quay trở lại với hai nghi phạm của vụ đánh bom trên tàu điện ngầm ở Luân Đôn hồi trung tuần tháng 9 này, người thứ nhất là dân tị nạn từ Iraq, năm nay 18 tuổi, và người thứ hai cũng là dân tị nạn, từ Syria, năm nay 21 tuổi. Cả hai đều vào Anh trong tư cách trẻ em, và được cùng một gia đình người Anh nuôi.

Hai vợ chồng người nhận nuôi năm nay đã 71 và 88 tuổi, và đã nhiều năm nuôi trẻ tị nạn. Cả hai ông bà từng được chính phủ Anh tặng huân chương MBE cho các hoạt động giúp đỡ trẻ em. Cơ quan điều tra đang nghi rằng hai nghi phạm này đã từng gặp nhau từ trước đó, lúc chờ vượt biên ở Calais hay trên đường đi, hoặc thậm chí từng tham gia trại huấn luyện của các nhóm cực đoan ở vùng Trung Đông.

Nếu kịch bản này là đúng, thì rõ ràng là khủng bố đã lợi dụng cả lòng trắc ẩn của người Anh lẫn sự lỏng lẻo của luật pháp để đột nhập vào hòn đảo này và khi được lệnh thì phối hợp tấn công khủng bố. Vì sao sự chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục cũng như cuộc sống an bình ở Anh không đủ để làm thay đổi ý chí cực đoan của họ ?

"Chắc chắn đó sẽ là những câu hỏi lớn dành cho tất cả mọi giới, từ chính phủ cho đến hệ thống an sinh xã hội, các nhóm thiện nguyện và từng người dân trên đất nước Anh. Đây không phải là lần đầu những kẻ khủng bố tương lai lọt lưới an ninh khi đổ bộ vào Anh bằng đường tị nạn.

Trong những vụ việc trước đây người ta từng chỉ ra những hiện tượng tương tự, mà lẽ hiển nhiên, người Hồi giáo cực đoan là từ bên ngoài di dân vào nước Anh, nơi có truyền thống Anh giáo nhưng sẵn sàng đón nhận người tị nạn từ các tôn giáo khác.

Tuy nhiên, nếu nói quá theo hướng phản đối thì lại trở thành nội dung tuyên truyền của các đảng phái cực hữu, muốn đuổi hết di dân nước ngoài ra khỏi nước Anh bằng những biện pháp cực đoan, và như vậy lại tạo ra một cuộc xung đột ý thức hệ còn lớn hơn nữa trên hòn đảo này.

Ngay khi tổng thống Mỹ Donald Trump gửi lên mạng twitter một vài câu có hơi hướng mạnh tay thì thủ tướng Anh Theresa May đã phải lên tiếng phản đối, và hướng dư luận tập trung vào công tác điều tra của cảnh sát, nhìn vào vụ việc một cách cụ thể cá nhân hay hội nhóm, chứ không thể nói chung chung về tôn giáo hay sắc tộc nào cả.

Góc nhìn đó hoàn toàn trái ngược với quan điểm của các nước Trung Âu như Hungary, Cộng hòa Séc, và Ba Lan, hoàn toàn không muốn bị ép phải nhận người tị nạn đến từ các nước Hồi giáo, phần nào do mối lo bị tấn công khủng bố".

Di dân : Nỗi lo của cả Châu Âu

Một cô gái Ba Lan trong cuộc biểu tình quy tụ cả trăm ngàn người nhằm phản đối áp lực của EU về việc phải nhận người tị nạn, cho biết không chấp nhận bất cứ luật lệ nào khác, đặc biệt là luật lệ Hồi giáo, trên đất Ba Lan. Tương tự vậy, thủ tướng Hungary cũng tạt một gáo nước lạnh vào mặt thủ tướng Đức Angela Merkel khi tuyên bố chống lệnh Châu Âu và muốn được diễn giải riêng về luật quốc tế năm 1997 về tị nạn.

"Theo ông, cuộc khủng hoảng này không đơn thuần là người tị nạn mà còn bao gồm cả di dân kinh tế và chiến binh ngoại quốc, mà diễn biến của nó vượt khỏi khả năng kiểm soát của các chính phủ. Bản thân Hungary là một quốc gia được lập nên từ những bộ tộc di cư, nhưng bức tranh mà thủ tướng Orban mô tả về cuộc di dân hiện nay trên thế giới là ở vào cấp độ thế giới với vô số người từ Trung Đông và Châu Phi đổ dồn vào Châu Âu.

Một lần nữa, ông cũng nói đến sự đối lập giữa đạo đức trách nhiệm của con người, và đòi hỏi một cuộc sống Châu Âu của những người tị nạn. Châu Âu không thể cho hết tất cả mọi người một cuộc sống tốt hơn được, và không được để mất Châu Âu vào con đường tan rã và mất đi các giá trị truyền thống".

Khi Châu Âu mở cửa biên giới để người dân tự do đi lại thì có nhiều bức tường biên giới khác đang được dựng lên để ngăn chặn làn sóng di dân. Bức tranh xã hội của nước Anh qua vụ đánh bom khủng bố ở Luân Đôn hồi trung tuần tháng 9 này trở thành câu chuyện không chỉ được nhiều người Châu Âu quan tâm, mà còn là cả vấn đề mà thế giới cần phải suy nghĩ. 

Bởi vì, bên kia trời Đông, nhất là tại Đông Nam Á, hàng trăm ngàn người dân Rohingya theo Hồi giáo phải ồ ạt bỏ chạy khỏi Miến Điện sang Bangladesh. Một bên là lòng trắc ẩn trước thảm cảnh của trẻ em chạy loạn và bên kia là sự an toàn của bản thân và gia đình. Đây sẽ còn là câu chuyện dài chưa có hồi kết cho nước Anh, Châu Âu và thế giới.

RFI, Lê Hải

Published in Quốc tế