Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 15/12, trong Hội nghị bàn thống nhất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã đề xuất mong muốn được hỗ trợ thanh khoản hệ thống thông qua nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ SWAP và OMO. Thông tin này được đăng trên trang cafef.vn

nganhang1

Hội nghị bàn thống nhất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Báo chí Việt Nam bây giờ chơi "chiêu" dùng từ chuyên môn, như để đánh đố người đọc, vì đa số người dân sẽ không hiểu SWAP hay OMO là gì. Thay vì có thể nói một cách đơn giản rằng, Hiệp hội Ngân hàng đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép hoán đổi những ngoại tệ họ sẽ thu về trong tương lai để đổi lấy tiền thật bạc thật ngay bây giờ và đề xuất bơm tiền để cứu thanh khoản, thì báo chí tương lên cụm từ "hoán đổi ngoại tệ SWAP và OMO", nghe cực kỳ sang chảnh, cao siêu. Nói một cách đơn giản và dân giã là, hệ thống ngân hàng giờ rỗng rồi, tan hoang rồi, Ngân hàng Nhà nước cứu đi, cứu đi… nếu không thì bung bét đấy, loạn đấy, sập đấy… Đại khái vậy.

Xem qua những phát biểu của ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì có thể hiểu là, ở thời điểm này, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chọn giải pháp cứu hệ thống ngân hàng. Ông Tú nói, ngân hàng nào khó khăn về thanh khoản thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có giải pháp hỗ trợ thông qua OMO, nghĩa là bơm tiền ; SWAP ngoại tệ, nghĩa là cho bán những khoản ngoại tệ chưa thu hồi, sẽ có trong tương lai ; và cho vay tái cấp vốn…

nganhang2

Ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Nghe ông nói thật hào sảng, cứ như bác nông dân Nam Bộ vô tư quăng mẻ lưới bắt cá về đãi cả làng. Nào ! Ai thiếu, tới đây tôi phát, không cần kiểm soát, không cần chế tài… Nghe ông Tú nói thì có thể hiểu rằng, sắp tới đây sẽ có những đợt bơm tiền ồ ạt, bất chấp hậu quả để cứu lấy thanh khoản ngân hàng. Và hậu quả này tất nhiên sẽ chỉ là người dân gánh lấy. Lạm phát lên cao, giá cả đắt đỏ, chi tiêu tăng và thu nhật thực chất sụt giảm. Và như vậy, các khoản nợ xấu của ngân hang thương mại sẽ rất nhanh trở thành nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước, nghĩa là nợ xấu mà ngân sách sẽ phải gánh, cũng đồng nghĩa là dân phải gánh.

Tình trạng các ngân hàng thương mại bây giờ đều như các con bệnh đang ung thư giai đoạn cuối. Họ trông chờ Ngân hàng Nhà nước "cứu" họ. Nhưng "cứu" hay "không cứu" thì cũng đều sẽ đi đến điểm cuối cùng : Vỡ khối u và chết. Nếu Ngân hàng Nhà nước chọn "cứu" thì có thể kéo dài thêm một thời gian trong trạng thái dở sống dở chết, kiểu như bệnh nhân vật vã sau khi mổ cắt khối u này nhưng lại nổi lên hàng chục khối u khác, vì bệnh đã di căn rồi. Nếu "không cứu" thì có nguy cơ khối u sẽ vỡ ngay và tử vong tức thì.

Điều dễ hiểu là, khi phải lựa chọn giữa "chết ngay" và "chết từ từ" thì Ngân hàng Nhà nước tất nhiên sẽ chọn vế sau. Cùng với tư duy của người Việt kiểu "còn nước còn tát", và hy vọng, may ra có một phép màu nào chăng ? Và họ cố níu kéo.

Cũng dễ hiểu khi Ngân hàng Nhà nước chọn "cứu", vì đơn giản là hệ thống ngân hàng thương mại không chỉ mục nát vài chỗ, mà là đã mục nát toàn hệ thống. Nếu không cứu, hệ lụy sẽ xảy ra tức thì và xảy ra trên toàn hệ thống. Lúc đó, xã hội loạn lạc và chính quyền có nguy cơ sụp đổ.

Nếu cứu thì cũng chỉ kéo dài thời gian, vì Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước từ lâu đã cho thấy, họ không có khả năng sửa chữa lỗi hệ thống. Họ chỉ chọn cách khỏa lấp những sai phạm, sai lầm, để tránh cho bị bung bét khắp nơi dẫn đến mất kiểm soát.

nganhang0

Những nạn nhân bị Ngân hàng SCB lừa đảo, kéo nhau đến ngân hàng đòi tiền

Hoạt động ngân hàng vốn dựa vào niềm tin, người dân có tiền nhàn rỗi đem tiền gửi vào ngân hàng vì họ cảm thấy yên tâm. Họ gửi tiền vào ngân hàng cũng chỉ để them chút tiền cho con đi học, cho cha mẹ già chút bồi bổ thuốc thang. Ngân hàng lấy tiền của dân đem cho doanh nghiệp vay để hưởng chênh lệch lãi suất. Doanh nghiệp vay tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người dân. Vòng xoay của nền kinh tế cứ như thế, cứ dựa vào nhau để phát triển.

Nhưng nay, nơi nơi đều là những tiếng khóc than của những người mất tiền vì trót dại tin vào ngân hàng. Những ông già bà cả mất đi khoản tiết kiệm chắt bóp cả đời để mong tuổi già không phải phiền con cháu. Những đứa trẻ mất đi cả tương lai khi cha mẹ chúng không còn tiền cho chúng ăn học. Những gia đình lục đục tan nát… đâu đâu cũng là thảm cảnh. Hiện nay, hầu như các ngân hàng đều dính phốt, nặng như SCB là lừa khách có hệ thống, còn nhẹ thì cũng là những vụ nhân viên ăn cắp tiền trong tài khoản của khách. Còn nợ xấu thì phải nói là 100% ngân hàng đều dính nặng, chỉ là họ vẫn đang dùng những thủ thuật nghiệp vụ để che mắt thiên hạ mà thôi.

Kim Giang (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 19/12/2022

Published in Diễn đàn

Việt Nam bị Mỹ xem là một nước lũng đoạn tiền tệ vì đã cho hạ giá đồng tiền của mình một cách giả tạo.

usd1

Hố thẳm của việc mua USD tăng dự trữ ngoại hối

"Mua USD tăng dự trữ ngoại hối : Thận trọng như đi trên băng mỏng" là tựa đề một bài viết trên báo nhà nước, đề cập đến việc cho dù dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã lên tới 65 tỷ USD, tuy nhiên việc tiếp tục mua USD để tăng dự trữ phải hết sức thận trọng, bởi nếu mua quá nhiều Việt Nam sẽ dễ "dính án" thao túng tiền tệ.

Có thể cho rằng bài viết trên là lần đầu tiên báo chí nhà nước thừa nhận một sự thật đắng chát mà toàn bộ bộ giới chóp bu và hệ thống tuyên giáo của đảng cố gắng bưng bít thông tin : vài tháng trước, Việt Nam cùng 8 quốc gia khác đã rơi vào danh sách đối tác thương mại cần giám sát của Mỹ. Nguyên do là Việt Nam đã chạm 2 tiêu chí về thặng dư cán cân thương mại và cán cân thanh toán hiện thời. Nếu chạm thêm một tiêu chí nữa – mua ròng ngoại tệ trong 6 tháng – Việt Nam sẽ bị xem là quốc gia thao túng tiền tệ.

Bài viết trên cũng dẫn nhận định của ông Cấn Văn Lực, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu - Ngân hàng BIDV, rằng đây là thời điểm nhạy cảm và Chính phủ Việt Nam phải hết sức lưu ý điều này : "Mua ròng ngoại tệ không được quá 2% GDP, tức là đâu đó chỉ khoảng 5 tỷ USD là chúng ta đã chạm ngưỡng này rồi. Năm ngoái ta đã mua khoảng 1,7% GDP".

Cùng thời gian xuất hiện bài báo trên, tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước ‘bỗng dưng’ giảm khá mạnh, kéo theo tỷ giá USD ở các ngân hàng cũng giảm theo, cho dù trong 4 tháng đầu năm tỷ giá trung tâm đã được Ngân hàng Nhà nước đẩy vọt phi mã.

Một lần nữa và rất gần sau lần các cơ quan Việt Nam phản ứng hết sức yếu ớt sau khi Việt Nam bị Tổng thống Mỹ Donald Trump lên án là ‘kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất’ và ngay sau đó Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã áp thuế đến 450% đối với thép Việt Nam có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Đài Loan, hiện tượng phản ứng yếu ớt của Ngân hàng Nhà nước trước việc Việt Nam có thể bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ và tỷ giá trung tâm giảm xuống cho thấy chính quyền Việt Nam đang rất sợ… Mỹ.

Cần nhắc lại, vào ngày 9/5/2019 chính phủ Hoa Kỳ đã mở rộng danh sách các nước bị Hoa Kỳ cho là thao túng tiền tệ và Việt Nam sút nữa đã lọt thỏm vào trong danh sách đó.

Mỹ sử dụng ba tiêu chí để đánh giá việc thao túng tiền tệ của một quốc gia : thặng dư tài khoản vãng lai lớn hơn 3% GDP, thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất là 20 tỷ đô la, và can thiệp vào thị trường ngoại hối vượt quá ít nhất 2% GDP.

Việt Nam bị Mỹ xem là một nước lũng đoạn tiền tệ vì đã cho hạ giá đồng tiền của mình một cách giả tạo.

Vào năm 2018, Việt Nam đã đạt thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ (còn gọi là giá trị xuất siêu) ở mức kỷ lục tới 35 tỷ USD, càng củng cố một cách chắc chắn vị trí thứ 6 của Việt Nam trong số 16 quốc gia bị Donald Trump liệt vào danh sách ‘gây hại’ cho nền kinh tế Mỹ.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho tăng vọt tỷ giá trung tâm để kích thích gom USD trôi nổi, dù đã trám bớt lỗ hổng toang hoác của Quỹ dự trữ ngoại hối để có tiền trả nợ nước ngoài (trong 4 tháng đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào lượng khá lớn ngoại tệ, ước tính đã lên tới gần 9 tỷ USD, trong bối cảnh thị trường và tỷ giá USD/VND ổn định, và đặc biệt là trong điều kiện cung ngoại tệ dồi dào và nhà điều hành mua vào lượng lớn), nhưng lại khiến cơ quan ‘siêu ngân hàng’ này phải trút vào thị trường tự do đến 200.000 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2019 - chiếm đến hơn 4% GDP, tức vượt xa giới hạn 2% GDP mà Mỹ quy định đối với quốc gia thao túng tiền tệ.

Đến ngày 29/5/2019, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành Báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ", đưa ra Danh sách các quốc gia cần giám sát gồm 9 nước : Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ireland, Singapore, Malaysia và Việt Nam.

Theo đó, cánh cửa vào ‘kinh tế thị trường’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam, vốn đã chẳng rộng mở gì, nay càng thêm hẹp lại.

Nếu sắp tới Việt Nam bị Mỹ xếp vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ, tương lai rất cận kề là theo lệnh của Tổng thống Trump, Đại diện Thương mại Mỹ sẽ nâng cao mức thuế suất đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ - tương tự chiến dịch nâng thuế suất đến 25% của Mỹ đối với toàn bộ 500 tỷ USD giá trị hàng hóa của Trung Quốc vào thị trường Mỹ.

Và nếu bị Mỹ đánh thuế nặng hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng Việt Nam sẽ lâm vào cảnh phá sản, còn nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không thể chịu nổi thuế suất cao mà sẽ phải rút khỏi Việt Nam, khiến nền kinh tế nước này lao nhanh vào suy thoái trầm kha và càng khiến tuổi thọ của chính thể độc đảng trở nên ngắn ngủi đến khó lường.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 20/07/2019

Published in Diễn đàn

Hiện nay, con số nợ nước ngoài của Việt Nam (chỉ tính riêng nợ của chính phủ và do chính phủ bảo lãnh mà chưa tính đến số tự vay tự trả của khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) đã lên đến 105 tỷ USD, xấp xỉ 50% GDP…

trano1

Diễn biến tỷ giá trong thời gian qua.

Cơ chế tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước chuyển sang áp dụng từ đầu 2016 để thay cho cơ chế tỷ giá liên ngân hàng. Tỷ giá trung tâm được xem là thước đo tham chiếu cho tỷ giá của các ngân hàng và của cả... chợ đen.

Sau một thời gian bình lặng, từ đầu năm 2019 đến nay tỷ giá trung tâm bất thần tăng nhanh, tăng vọt và tăng không ngừng nghỉ, bất chấp thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế vẫn khá ổn định và trong thực tế là chẳng có ý do xác đáng nào đẻ giải thích cho cú tăng này. 

Đến ngày 21/1/2019, tỷ giá trung tâm của VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố đã lên mốc 22.870 VND, cao nhất kể từ đầu 2016 - thời điểm tỷ giá này ra đời.

Mốc 22.870 VND là kết quả của chuỗi tăng liên tiếp và khá mạnh từ đầu năm 2019 đến nay. Tính chung, tỷ giá trung tâm đã tăng 45 VND so với chốt năm 2018.

trano2

Tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD giảm mạnh. Ảnh minh hoạ.

Diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh tỷ giá USD/VND thực trên các kênh giao dịch liên ngân hàng, giữa ngân hàng với các tổ chức và dân cư, trên thị trường tự do giảm mạnh vào cuối 2018 và ổn định từ đầu 2019.

Diễn biến trên cũng có nét tương đồng với khoảng thời gian đầu năm 2018, khi Ngân hàng Nhà nước cũng từng bước đều đặn nâng tỷ giá trung tâm trong bối cảnh thị trường và tỷ giá USD/VND ổn định, và đặc biệt là trong điều kiện cung ngoại tệ dồi dào và nhà điều hành mua vào lượng lớn.

Một luồng ý kiến trên mặt báo nhà nước cho rằng ý đồ của nhà điều hành muốn từng bước thu hẹp khoảng cách này, đưa tỷ giá trung tâm lên gần với "mặt bằng chung" để phản ánh hợp lý hơn thực tế thị trường. Dù lên các mức cao, nhưng như trên, tỷ giá trung tâm hiện vẫn rất thấp so với tỷ giá thực trên thị trường. Theo đó, khi Ngân hàng Nhà nước đang chủ động đưa nó lên một điểm cân bằng mới, tác động và ảnh hưởng mang tính thời điểm đối với thị trường gần như không thể hiện.

Nhưng liệu có đúng như vậy, hay bởi một động cơ ẩn giấu nào khác ?

Diễn biến tăng vọt tỷ giá trung tâm lại trùng với một thông tin rất đáng chú ý và so sánh : vào đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào lượng khá lớn ngoại tệ, ước tính đã lên tới gần 1,5 tỷ USD từ đầu tháng 1/2019.

Tại tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2019 được tổ chức vào ngày 9/1/2019, ông Lê Minh Hưng cho biết trong năm 2018 Ngân hàng nhà nước đã mua ròng trên 6 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối.

Như vậy, số USD mua ròng của Ngân hàng nhà nước trong năm 2018 là thấp hơn đáng kể so với lượng mua ròng được Ngân hàng nhà nước báo cáo trong hai năm trước - 2017 và 2016, với khoảng 10 - 12 tỷ USD mỗi năm.

Như vậy vào thời thủ tướng mới là Nguyễn Xuân Phúc và thống đốc mới là Lê Minh Hưng, Ngân hàng nhà nước đã có một chiến dịch âm thầm, miệt mài và đầy thủ đoạn để tung ra một núi tiền đồng nhằm gom tích USD từ hệ thống ngân hàng và USD trôi nổi ở chợ đen lẫn từ khu vực dân cư, khiến chỉ trong vài năm, kho dự trữ ngoại hối của nhà nước đã được báo cáo tăng gấp đôi và được xem là ‘thành tích kiến tạo’ của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Còn vào năm 2019, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và hẳn phải nhận được sự đồng thuận rất cao trong ‘tập thể Bộ Chính trị’ có thể đã phải tính đến kế vét đô bằng cách vừa tăng tỷ giá trung tâm như một mồi nhử hấp dẫn, vừa tìm cách ép dân phải bán USD cho ngân hàng chứ không được giao dịch trên thị trường tự do, để sau đó các ngân hàng phải bán lại USD cho Ngân hàng nhà nước theo ‘giá nội bộ’, để Quỹ dự trữ ngoại hối có tiền trả nợ cho nước ngoài vào năm 2018 và những năm sau – có thể lên tới 10 - 15 tỷ USD nợ phải trả mỗi năm.

Hiện nay, con số nợ nước ngoài của Việt Nam (chỉ tính riêng nợ của chính phủ và do chính phủ bảo lãnh mà chưa tính đến số tự vay tự trả của khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) đã lên đến 105 tỷ USD, xấp xỉ 50% GDP…

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 29/01/2019

Published in Diễn đàn

Vì sao Ngân hàng nhà nước chỉ 'vét' được 6 tỷ USD trong năm 2018 ?

Rất có thể, đó là những đồng đô la cuối cùng mà Ngân hàng nhà nước vét dễ dàng từ thị trường tự do...

USD - American Dollar symbol. US Dollar texture.

Tại tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2019 được tổ chức vào ngày 9/1/2019, ông Lê Minh Hưng cho biết trong năm 2018 Ngân hàng nhà nước đã mua ròng trên 6 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối.

Như vậy, số USD mua ròng của Ngân hàng nhà nước trong năm 2018 là thấp hơn đáng kể so với lượng mua ròng được Ngân hàng nhà nước báo cáo trong hai năm trước - 2017 và 2016, với khoảng 10 - 12 tỷ USD mỗi năm.

Hiện tượng Ngân hàng nhà nước bị giảm số mua USD trong năm 2018 từ các ngân hàng thương mại cổ phần và thị trường tự do, cộng hưởng hiện tượng giới quan chức nhà nước không dám nêu cụ thể lượng ngoại tệ của quỹ dự trữ ngoại hối cho thấy lượng USD trôi nổi không còn nhiều như trước và đang có khuynh hướng xuống thấp hơn cứ sau mỗi năm.

Vào thời kỳ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình, nạn bội chi và vung tiền vô tội vạ đã khiến kho dự trữ ngoại hối cạn đi nhanh chóng, chỉ còn khoảng 30 tỷ USD theo báo cáo. Đến thời thủ tướng mới là Nguyễn Xuân Phúc và thống đốc mới là Lê Minh Hưng, Ngân hàng nhà nước đã có một chiến dịch âm thầm, miệt mài và đầy thủ đoạn để tung ra một núi tiền đồng nhằm gom tích USD từ hệ thống ngân hàng và USD trôi nổi ở chợ đen lẫn từ khu vực dân cư, khiến chỉ trong vài năm, kho dự trữ ngoại hối của nhà nước đã được báo cáo tăng gấp đôi và được xem là ‘thành tích kiến tạo’ của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Nhưng rất có thể, đó là những đồng đô la cuối cùng mà Ngân hàng nhà nước vét dễ dàng từ thị trường tự do. Từ tháng Năm - Sáu năm 2018, tình hình vét đô cho Quỹ dự trữ ngoại hối đã chậm hẳn lại, để cho đến nay không còn nghe báo cáo thành tích dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng phi mã. 

Một hiện tượng đồng pha khác củng cố cho kịch bản lượng ngoại tệ trôi nổi giảm sút khá nhiều là lượng kiều hối của ‘khúc ruột ngàn dặm’ chuyển về Việt Nam trong năm 2018 rất có thể đã không thỏa mãn nguện vọng của Bộ Chính trị đảng muốn ‘kiều bào ta’ gửi đô la về để cống hiến và cầm hơi cho chế độ.

Kết thúc năm 2018 và rất tương đồng với cái kết của năm 2017, vẫn không có một con số thống kê tổng hợp nào về kiều hối quốc gia được phát hành bởi Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan, mà chỉ có ước tính khu vực Sài Gòn nhận được khoảng 5 tỷ USD. Nếu tính theo tỷ lệ thông thường là Sài Gòn chiếm khoảng 60% tổng lượng kiều hối về Việt Nam thì số kiều hối thực về Việt Nam trong năm 2018 chỉ vào khoảng 8 - 8,5 tỷ USD – giảm sút nghiêm trọng so với mức kỷ lục 13,2 tỷ USD vào năm 2015.

Thế còn ‘vét’ vàng ?

Một lần nữa, trong nhiều lần kể từ năm 2011 đến nay, Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và hai cơ quan tham mưu là Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính phải tính đến việc gom 500 tấn vàng trong dân, mà rất có thể sẽ được quy đổi sang USD để trả nợ nước ngoài.

Hiện nay, con số nợ nước ngoài của Việt Nam (chỉ tính riêng nợ của chính phủ và do chính phủ bảo lãnh mà chưa tính đến số tự vay tự trả của khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) đã lên đến 105 tỷ USD, xấp xỉ 50% GDP…

Nhưng hàng loạt vụ đổ bể ở nhiều ngân hàng như Đại Dương, Xây Dựng, Dầu Khí Toàn Cầu, cùng nhiều dấu hiệu rủi ro ở Agribank, Vietinbank, Eximbank, DongAbank..., cùng các vụ thụt két và siêu lừa như Huỳnh Thị Huyền Như..., hoặc hiện tượng "tiền tiết kiệm bốc hơi" xảy ra trong những năm gần đây đã khiến cho dân chúng mất đi đáng kể niềm tin vào giới ngân hàng. Trong tình thế đó, nhiều người dân thà chôn giấu vàng dưới gầm giường, thay vì gửi vào ngân hàng mà không thể chắc chắn là vàng của mình sẽ "không cánh mà bay".

Từ khi Ngân hàng nhà nước dự trù thực hiện đề án huy động vàng vào năm 2011, đã có rất nhiều ý kiến của giới chuyên gia và người dân yêu cầu Ngân hàng nhà nước phải có những giải pháp thật sự an toàn cho người gửi vàng. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa thấy bất kỳ một dấu hiệu nào từ phía Ngân hàng nhà nước để trưng ra sự bảo đảm của họ. 

Điều đơn giản là nếu lần này Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại không xây dựng được một cơ chế tuyệt đối bảo đảm an toàn cho người gửi vàng, chính sách huy động vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục thất bại, và sẽ chẳng có 500 tấn vàng nào trong dân tuôn chảy vào ngân quỹ của giới ngân hàng quen thủ lợi thay cho mối lo lắng về quốc kế dân sinh.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 10/01/2019

Published in Diễn đàn
vendredi, 10 novembre 2017 23:21

Nhà nước nghĩ gì khi đi vay ?

Khi nhìn thấy hoàn cảnh khó khăn của nhiều quốc gia chưa phát triển đang mắc nợ quá nhiều, như Venezuela hay Việt Nam và nhiều xứ khác nữa, người dân có thể tự hỏi là nhà nước nghĩ gì khi quyết định đi vay…. Diễn đàn Kinh tế xin đi ngược về câu hỏi rất cơ bản đó…

divay1

Người đàn ông đi xe máy chở gỗ trên một đường cao tốc ở ngoại thành Hà Nội hôm 24/5/2017. AFP

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, nợ công hay "công trái" như ông thường gọi là khối nợ của công quyền. Tại Việt Nam khối nợ ấy đã lên tới mức báo động vì tăng quá nhanh. Nhưng kỳ này, thính giả của chúng ta có lẽ cần trở ngược lên vấn đề nguyên thủy, là nhà nước nghĩ gì khi đi vay để ngày nay Việt Nam lâm vào những khó khăn đó ? Ông nghĩ sao về điều này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Quả thật là chúng ta phải trở lại đầu nguồn với câu hỏi là nhà nước nghĩ gì khi đi vay ? Nếu thiếu tiền phát triển, một quốc gia cần đi vay thì phải tính xem là vay ai. Hai giải pháp cho nhu cầu đó là vay trong nước hay vay ngoại quốc. Từ đấy họ có hai chọn lựa, là vay bằng nội tệ là đồng bạc nội địa của quốc gia, hay bằng ngoại tệ, là đồng tiền của xứ khác. Những giải pháp khá cơ bản ấy có nhiều hậu quả khác biệt mà nhà nước phải tính trước.

- Trước nhất, khi nhà nước vay trong nước bằng nội tệ, là đồng bạc do chính mình phát hành, thì khi phải trả nợ chỉ cần phá giá là nhà nước vẫn coi như hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, nhưng với đồng tiền bị mất giá so với khi đi vay. Nhiều xứ lạc hậu vẫn hay nghĩ tới loại giải pháp trưng thu xù nợ ấy và bị khủng hoảng. Thứ hai, khi nhà nước đi vay bằng ngoại tệ thì tránh được biện pháp phá giá hay bơm tiền thật nhiều để trả nợ, nhưng lại gặp vấn đề còn rắc rối hơn.

Nguyên Lam : Ai cũng có thể nghĩ đến bài toán đầu tiên là nếu đi vay thì có thể gặp rủi ro. Ông lại phân biệt hai cách vay là nội tệ và ngoại tệ, rồi nói rằng vấn đề vay bằng ngoại tệ còn rắc rối hơn. Thưa ông, sự rắc rối đó là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Khi vay tiền ngoại quốc là vay ngoại tệ, một quốc gia có thể chọn là khoản nợ ấy được yết giá bằng nội tệ, giả dụ như đồng Việt Nam, hay bằng ngoại tệ, tính bằng Mỹ kim chẳng hạn. Và khi vay thì cũng phải tính rằng tiền lời thỏa thuận là bao nhiêu, từ đó ta có hai vấn đề khác, nôm na là tín dụng và ngoại hối, nghĩa là hối đoái.

- Giả thuyết thứ nhất là vay ngoại quốc mà yết giá khoản nợ bằng nội tệ khi khi trả nợ, trị giá của đồng bạc quốc gia sẽ ảnh hưởng đến phân lời phải thanh toán. Nếu đồng bạc mất giá thì tiền lời sẽ đắt hơn, là trường hợp khá phổ biến của các nước nghèo cần đi vay. Và càng phá giá đồng bạc thì càng gây khó cho việc hoàn trái sau này. Đấy là rủi ro tín dụng và lại thành phức tạp hơn khi ta châm thêm một yếu tố bất trắc là tỷ giá hay hối suất giữa nội tệ và ngoại tệ.

- Giả thuyết thứ hai là vay tiền yết giá bằng ngoại tệ. Khi ấy, trị giá tương đối của hai đồng bạc quy thành tỷ giá hay hối suất cũng ảnh hưởng đến việc trả nợ. Giả dụ như quốc gia vay một trăm triệu đô la với phân lời 10% và tỷ giá là 10 ngàn đồng Việt Nam ăn một đô la thì tiền lời phải trả là 10 triệu đô la một năm, tính ra bạc Việt Nam là 100 tỷ bạc. Nếu đồng bạc mất giá, sau này giả dụ như phân nửa, phải 20 ngàn đồng mới ăn một đô la thì khoản tiền lời 10 triệu đô la ấy sẽ tăng gấp đôi nếu tính bằng nội tệ, tức là sẽ thành một khoản chi lớn hơn cho ngân sách quốc gia. Bây giờ, nếu tính đến phần vốn lẫn lời đến kỳ thanh toán thì ta thấy ra vấn đề.

Nguyên Lam : Như ông vừa trình bày thì có lẽ người ta hiểu ra vì sao gánh nợ của Việt Nam là vấn đề khi tỷ giá đồng đô la tăng mạnh từ vài năm nay sẽ làm nghĩa vụ trả nợ lại đắt hơn. Khi ấy câu hỏi đặt ra là mặc dù gặp rủi ro như vậy, vì sao nhà nước vẫn đi vay bằng ngoại tệ ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Chúng ta có thể thấy vài ba lý do. Thứ nhất, khả năng cho vay trong nước tùy vào khả năng tiết kiệm, sức huy động ký thác và tiền lời cho vay. Ký thác thấp, tiền lời cao với áp lực lạm phát mạnh khiến việc vay tiền trong nước bị giới hạn, như ta đã thấy mấy năm trước. Thứ hai, nhà nước lại coi trọng chỉ tiêu tăng trưởng và đòi bơm thêm tín dụng mà thu hút ký thác không đủ vì lãi suất huy động quá thấp và lãi suất thực của việc đi vay lại quá cao nếu kể thêm các lệ phí thực chất là loại trưng thu phải thanh toán cho các ngân hàng, vì vậy nhà nước tưởng khôn vẫn cho phép doanh nghiệp đi vay bằng ngoại tệ.

- Thứ ba, trong hoàn cảnh yếu kém của hệ thống ngân hàng nói chung, như chúng ta đang thấy ngày nay, mà nhà nước vẫn muốn bơm tín dụng để kích thích sản xuất bất kể tới phẩm chất thì các ngân hàng hay doanh nghiệp của nhà nước được khuyến khích đi vay bằng ngoại tệ, nhất là khi lãi suất trên thế giới giảm mạnh từ mươi năm nay. Và sau cùng, trong khi tư nhân khó được vay bằng ngoại tệ, các chủ nợ ngoại quốc vẫn tin là chính nhà nước bảo lãnh các khoản nợ này nên dễ cho vay hơn. Kết cuộc thì ngân hàng vay ngoại quốc với phân lời thấp và cho bên trong vay lại bằng nội tệ với lãi suất cao và doanh nghiệp nhân danh nhà nước thì càng vay mạnh hơn để đưa vào các dự án kém hiệu năng. Nhưng hậu quá đáng ngại của ngần ấy lý do là nhà nước đi vay với rủi ro dài hạn để có mức tăng trưởng ngắn hạn hàng năm rồi sẽ có ngày tính sổ, là lúc này, vì phải trả nợ đắt hơn trong khi khối dự trữ ngoại tệ thật ra vẫn còn giới hạn.

Nguyên Lam : Nếu vậy thì việc nhà nước đi vay tưởng như vì lý do kinh tế lại có thể phức tạp hơn vì chỉ tiêu tăng trưởng ở trên đưa xuống nhằm kích thích đầu tư và đi vay qua nhiều, khi Ngân hàng Nhà nước không được rộng quyền nâng lãi suất để tăng huy động ký thác trong nước. Thưa ông, phải chăng chính trị vẫn là yếu tố then chốt mà sau cùng thì quy luật kinh tế phản hồi lại nên sẽ gây ra vấn đề tài chính ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Chúng ta thấy hiện tượng này với một kích thước lớn hơn, đó là tại Trung Quốc khi nhà nước, doanh nghiệp lẫn cơ sở tài chính hay các hộ gia đình đều mắc nợ rất nhiều và nhanh để có được mức tăng trưởng cao. Đấy là một trong những bài toàn lớn của xứ này, nhưng họ vẫn còn một khối dự trữ ngoại tệ đáng kể khả dĩtrì hoãn được cái giờ tính sổ, với cái giá phải trả sẽ cao hơn sau này. Lãnh đạo Bắc Kinh hiểu chuyện ấy và đang ra sức giải quyết trong khi người ta chưa biết lãnh đạo Hà Nội tính sao sau khi đã vay quá trớn.

- Dư luận cứ chỉ nói đến khoản nợ công của chính phủ, chứ còn khoản nợ của doanh nghiệp hay cơ sở quốc doanh, bằng nội tệ hay ngoại tệ, là bao nhiêu thì cũng chẳng có thống kê chính xác. Bên trong các khoản nợ này thì tỷ lệ nợ xấu là bao nhiêu có lẽ cũng khó ai biết. Rốt cuộc thì đấy mới là những khoản nợ thật mà toàn dân sẽ phải trả sau này, dưới hình thức thuế khóa, phá giá hay lạm phát và sau cùng là vỡ nợ. Vì vậy chương trình của chúng ta mới khởi đầu với câu hỏi là nhà nước nghĩ gì khi đi vay.

Nguyên Lam : Nếu vậy, thưa ông nhà nước có thể gặp bài toán nan giải là làm sao giữ cho đồng bạc khỏi mất giá khi được giàng giá vào đồng đô la Mỹ trong một biên độ nhất định, trong khi vẫn cần bơm tín dụng vào kinh tế mà không gây ra lạm phát vì làm đồng tiền sụt giá ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa :- Thưa đấy mới là vấn đề ! Nếu muốn tránh lạm phát và giữ giá đồng bạc thì ngân hàng trung ương có thể nâng lãi suất và trả tiền lời ký thác cao hơn để thu hút nhưng lại không kích thích được sản xuất để đạt chỉ tiêu tăng trưởng của nhà nước. Vì muốn làm tất cả hoặc vì không giải quyết nổi bài toán lưỡng nan đó, người ta tìm giải pháp dễ là vay tiền ngoại quốc khi thấy lãi suất quá thấp tại Hoa Kỳ làm tiền Mỹ quá rẻ và dễ vay. Thề rồi vay về lại không xài vào nơi đích đáng, có khi còn dồn vào những quả đấm thép mềm oặt của hệ thống quốc doanh, ngày nay mới khó trả nợ. Khi cùng quẫn thì người ta có thể sáng tạo ra nhiều cách trì hoãn, như phá giá, vét vàng, thậm chí quỵt một phần nợ hoặc bày trò đổi tiền. Nhưng đấy cũng là những liều thuốc đổ bệnh mà chúng ta sẽ sớm thấy ra !

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 08/11/2017

Published in Diễn đàn

Lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Việt Nam chối bỏ cáo buộc nhận tiền (RFA, 05/09/2017)

Các lãnh đạo, cựu lãnh đạo của Liên doanh dầu khí Việt Xô, thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam nói rằng họ không nhận tiền chi ngoài lãi suất từ Ngân hàng Đại Dương.

oceanbank1

Giao dịch tại ngân hàng OceanBank. Courtesy of cafef.vn

Các vị này nói như vậy trước tòa, tại Hà Nội, trong ngày thứ sáu của phiên xử vụ án Ngân hàng Đại dương.

Về phía các bị cáo của ngân hàng Đại Dương, các bị cáo nói rằng đã chi theo thỏa thuận một số tiền ngoài tiền lời, cho Việt Xô Petro, trong đó đưa cho kế toán của liên doanh này 70%, còn 30% là dành cho Tổng giám đốc.

Ngoài ra bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đại dương còn nói rằng ông đã nhiều lần tặng tiền, từ tám đến 10 lần, cho các lãnh đạo Việt Xô Petro. Trị giá các mỗi lần tặng tiền là khoảng 10 ngàn đến 20 ngàn đô la Mỹ.

Liên doanh dầu khí Việt Xô là khách hàng lớn nhất của Ngân hàng Đại dương, với số tiền gửi vào thời điểm cao nhất là 100 triệu đô la Mỹ và 1000 tỉ đồng tiền Việt Nam, theo lời ông Võ Quang Huy, nguyên kế toán trưởng của Việt Xô Petro.

Vụ án Ngân hàng Đại dương được báo chí Việt Nam gọi là một vụ đại án với số tiền thất thoát lên đến hàng ngàn tỉ đổng, và hàng chục người đã bị bắt.

*******************

Phiên tòa lịch sử ? (RFA, 01/09/2017)

Cùng lúc đại án Ocean bank đang xử, với lời khai về những bó tiền hối lộ khổng lồ cung phụng "bề trên", hôm qua 31/8/2017, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự "Cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PVN.

thamnhung1

Quyết định khởi tố hình sự Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vào ngân hàng thương mại Đại Dương ngày 31/08/2017

Những đốm lửa từ cái "lò" ông Trọng đang bén gần hơn, phả nóng cánh cửa tư gia của những kẻ mà chưa cần nhắc tên, ai cũng biết.

Hình dáng về một phiên tòa lịch sử đang rất gần. Có thể, khó để lôi được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra toà, nhưng dàn bị cáo trước vành móng ngựa sẽ hiện diện, chắc chắn ít nhất một cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nhân vật từng được kỳ vọng cho ngôi vị Thủ tướng.

thamnhung2

Cựu Bí thư thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng và cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Xem ra, Đinh La Thăng khó có cơ hội làm "người tử tế" như Ba Dũng.

Trương Duy Nhất

*******************

Ngân hàng Nhà nước vi phạm về giám sát, phòng chống tham nhũng (VOA, 02/09/2017)

Ngân hàng Nhà nước Vit Nam b phát hin có nhiu sai phm và thiếu sót, bao gm giám sát kém đối vi các t chc tín dng và phòng chng tham nhũng chm chp và chưa đúng nguyên tc, theo kết lun ca mt cuc thanh tra mi được công b hôm 1 tháng 9.

thamnhung3

Ngân hàng Nhà nước Vit Nam, tháng 6/2013

Thông báo của Thanh tra Chính ph, đăng trên website ca chính ph, được đưa ra gia lúc Việt Nam đang tăng cường trn áp tình trng tham nhũng đã khiến nhiu nhà lãnh đo công ty nhà nước và các quan chc chính ph b chú ý.

Thanh tra Chính phủ nhn thy ngân hàng chm chp và không tuân th các quy đnh kê khai và công khai tài sn, thu nhp của mình, báo cáo cho biết, nhưng không gii thích chi tiết.

Theo quy định, các quan chc chính ph phi công khai thu nhp và tài sn ca mình cho công chúng.

Các thanh tra viên cũng chỉ ra nhng vi phm ca Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng, mt b phn chịu trách nhim giám sát và kim tra các t chc tín dng, t năm 2010 đến năm 2015.

"Hệ thng tín dng có nhiu tim n ri ro nhưng [Ngân hàng Nhà nước] chưa có gii pháp tiến hành thanh tra đng b và kp thi ; không rà soát và phi hp vi kết qu giám sát từ xa đ xây dng kế hoch dn đến các năm luôn phi điu chnh kế hoch mt cách b đng", thông báo ca Thanh tra Chính ph nói.

Thanh tra Chính phủ kêu gi thng đc ngân hàng nhà nước điu tra nhng tp th và nhng cá nhân đng sau vi phm này.

Phản hi v kết qu thanh tra ti ngày 2 tháng 9, Ngân hàng nhà nước tha nhn nhng khuyết đim, bt cp và cam kết "nghiêm túc thc hin đy đ nhng ý kiến ch đo ca Th tướng Chính ph… nhm nâng cao cht lượng, hiu qu hot đng ca thanh tra, giám sát ngành ngân hàng".

************************

Việt Nam bắt giữ nhân vật số hai của PetroVietnam (RFI, 02/09/2017)

Ngày 01/09/2017, công an Việt Nam bắt tạm giam ông Ninh Văn Quỳnh, phó tổng giám đốc tập đoàn dầu khí Nhà nước PetroVietnam, trong khuôn khổ cuộc điều tra về ngân hàng Ocean Bank, mà 51 bị cáo đang bị xét xử từ ngày 28/08 ở Hà Nội.

thamnhung4

Trụ sở Ocean Bank và PetroVietnam- Hà Nội.Reuters

Cùng với 3 viên chức khác của PetroVietnam, ông Ninh Văn Quỳnh, bị bắt về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", vì bị xem là đã góp phần làm cho tập đoàn PetroVietnam bị thiệt hại khoảng 34 triệu đôla.

Cụ thể là ông Ninh Văn Quỳnh bị cáo cuộc đã vi phạm các quy định của Nhà nước khi dùng số tiền nói trên để đầu tư vào ngân hàng tư nhân Ocean Bank, hiện gần như bị phá sản. Còn cựu chủ tịch Ocean Bank thì bị cáo buộc đã cấp các khoản vay trái phép tổng cộng 23 triệu đôla vào năm 2012.

Từ Sài Gòn, thông tín viên RFI Frédéric Noir gởi về bài tường trình :

"Đây là vụ mới nhất trong một loạt các vụ bắt giữ vẫn gây ầm ĩ dư luận. Lần này, chính nhân vật số hai của PetroVietnam và ba cộng sự viên bị tạm giam vì bị xem là đã khiến cho tập đoàn Nhà nước này bị thiệt hại khoảng 34 triệu đôla.

Số tiền nói trên đã được đầu tư dưới hình thức góp vốn vào Ocean Bank, ngân hàng đang bị điều tra về một vụ lừa đảo quy mô lớn và 51 người của ngân hàng này đang bị xét xử.

Những người nói trên thêm vào danh sách rất dài những nhân vật có dính líu trong vụ này, trong đó có cựu lãnh đạo PetroVietnam (Đinh La Thăng), đã bị cách chức ủy viên Bộ Chính trị.

Vào tháng trước, cũng vụ này đã gây khủng hoảng ngoại giao thật sự giữa Hà Nội và Berlin, chính phủ Đức cáo buộc chính quyền Việt Nam đã tổ chức vụ bắt cóc cựu lãnh đạo một công ty thuộc PetroVietnam (Trịnh Xuân Thanh) tại Berlin, trong khi ông này đang chờ xét đơn xin tị nạn tại Đức.

Với những vụ bắt giữ theo chỉ đạo này, Đảng Cộng sản Việt Nam dường như muốn khôi phục hình ảnh và uy tín đối với người dân. Nhưng chính sách chống tham nhũng này cũng nhằm mục tiêu loại trừ các đối thủ chính trị, vào lúc đương kim tổng bí thư đảng và lãnh đạo số một của Việt Nam sẽ sớm rút lui".

Thanh Phương

**********************

Khởi tố và bắt thêm cán bộ của Tập đoàn dầu khí (RFA, 01/09/2017)

Thêm năm cán bộ cao cấp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị khởi tố, liên quan đến những vụ bê bối tài chính ở ngân hàng Đại Dương.

thamnhung5

Từ trái qua phải : Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Ninh Văn Quỳnh, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn.

Đó là các ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên của PVN, ông Ninh Văn Quỳnh nguyên kế toán trưởng, đương kim phó Tổng Giám đốc, các ông Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm và Vũ Khánh Trường là nguyên ủy viên Hội Đồng Thành Viên hoặc Hội Đồng Quản Trị của PVN.

Trong số những người này thì ông Nguyễn Xuân Sơn đang bị tạm giam để điều tra việc ông đã chi tiền lời ngoài sổ sách cho PVN.

Hai ông Ninh Văn Quỳnh và Nguyễn Xuân Thắng bị bắt tạm giam trong ngày 1 tháng Chín.

Hai người còn lại bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Theo cáo trạng được truyền thông nhà nước loan tải thì năm người này bị qui kết cố ý làm trái, gây thiệt hại số tiền trị giá 800 tỉ đồng khi đóng góp vốn điều lệ vào Ngân hàng Đại dương- Oceanbank.

Trước vụ việc này, Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam lên tiếng cho biết PVN đang hợp tác với cơ quan điều tra, và những vụ bắt bớ trên không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của tập đoàn này. PVN cũng lên tiếng kêu gọi sự cảm thông của người Việt trong nước.

Trong suốt hai năm qua nhiều viên chức hoặc cựu viên chức của Tập đoàn dầu khí Việt Nam bị truy tố, bắt giam hay bỏ trốn ra nước ngoài, trong đó nổi tiếng nhất là ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty Xây Lắp Dầu Khí, bỏ trốn sang Đức, rồi được cho là bị bắt cóc để đưa về Việt Nam hồi cuối tháng 7 vừa qua.

Ngoài ra người từng chịu trách nhiệm cao nhất của Tập đoàn dầu khí là ông Đinh La Thăng cũng bị kỷ luật, mất chức Ủy viên Bộ chính trị đảng cộng sản cũng như chức Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Published in Việt Nam

Thả nổi lãi suất vay trong thời điểm hiện tại là không phù hợp vì nó không đảm bảo được sự phát triển bền vững, ổn định của nền kinh tế.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nêu quan điểm liên quan tới nội dung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước cho phép bỏ trần lãi suất vay vốn.

dn1

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành. Ảnh : TPO

PV : Thưa ông, từ ngày 15/3/2017, các tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ được tự do thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Riêng 5 lĩnh vực : phát triển nông nghiệp, nông thôn ; kinh doanh hàng xuất khẩu ; doanh nghiệp nhỏ và vừa ; công nghiệp hỗ trợ và lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao được áp dụng với với mức lãi suất cho vay tương đối thấp, khoảng 5,5%- 6%/năm.

Ông bình luận như thế nào về quyết định trên ?

Bùi Kiến Thành : Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 15/3/2017, quy định cho các tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ được tự do thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng là một chủ trương dễ dẫn tới tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế với nhau. Ở đây cần làm rõ hai vấn đề : tính hợp lý và tính pháp lý.

Thứ nhất, về tính hợp lý. Phải khẳng định chủ trương trên đi ngược với chức năng, vai trò của một Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng Trung ương có trách nhiệm cung ứng đủ lưu lượng tiền tệ cần thiết cho nền kinh tế phát triển ổn định, với một mức lãi suất hợp lý mà doanh nghiệp có thể tiếp cận. Việt Nam không phải là ngoại lệ, lãi suất phải được duy trì ở mức hợp lý, không thể tạo cơ hội cho ngân hàng thương mại đẩy lên mức bao nhiêu cũng được.

Ở đây, cần làm rõ khái niệm ‘’lãi suất thỏa thuận’’. Khi muốn "thỏa thuận" thì các bên liên quan phải cân sức, cân lượng. Trong khi đó, có tồn tại mối quan hệ như vậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng hay không ? Phải nói thẳng, doanh nghiệp khó có sự cân bằng quyền lực để có thể ngồi lại thương lượng, thỏa thuận với ngân hàng đặc biệt trong bối cảnh phương thức kinh doanh chưa theo chuẩn mực quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Như vậy, nhiều khả năng, mức lãi suất thỏa thuận hoàn toàn phụ thuộc vào quyền quyết định của phía cho vay và có thể bị đẩy lên tới 10%, 20% thậm chí cao hơn nữa, không khác nào ngân hàng đang buộc doanh nghiệp phải đi vay nặng lãi. Quan trọng hơn, với mức lãi suất như vậy, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại, nền kinh tế sẽ lâm vào suy thoái khủng hoảng.

Thứ hai, về tính pháp lý. Ngân hàng nhà nước hoạt động theo Luật Ngân hàng và Luật Dân sự. Luật Dân sự quy định Các ngân hàng thương mại không được phép cho vay trên 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước. Theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm. Chiếu theo luật, các ngân hàng thương mại không được cho vay với lãi suất quá 12%/năm, chứ không thể được cho vay với mức lãi suất thỏa thuận như tinh thần của thông tư nói trên. Như vậy, việc bỏ trần lãi suất, cho vay bất kỳ, vay theo mức thỏa thuận là trái với quy định của pháp luật hiện hành, là mối nguy hại đối với doanh nghiệp.

Tại một số quốc gia trên thế giới, nhằm đưa ra giải pháp kiểm soát tình trạng vay nặng lãi họ có quy định rất rõ về giới hạn mức trần lãi suất cho vay nặng lãi. Cho vay nặng lãi vượt quá mức quy định ngân hàng còn có thể còn bị truy tố hình sự.

PV : Vậy theo ông, mục tiêu điều chỉnh dòng vốn đi đúng vào các lĩnh vực ưu tiên như mục tiêu của quyết định này liệu có thực tế hay không và vì sao ?

Bùi Kiến Thành : Không nên nói mục tiêu trên có thực tế hay không mà hãy bàn xem chủ trương trên có khả thi hay không ?

Thông tư 39/2016/TT-NHNN áp đặt điều kiện là các khoản vay ngắn hạn với 5 lĩnh vực ưu tiên : phát triển nông nghiệp, nông thôn ; kinh doanh hàng xuất khẩu ; doanh nghiệp nhỏ và vừa ; công nghiệp hỗ trợ và lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ 5,5 – 6%. Sẽ nảy sinh hai câu hỏi :

Một là, ngoại trừ lĩnh vực cho vay xuất khẩu, nhóm doanh nghiệp còn lại sẽ tổ chức kinh doanh thế nào nếu chỉ được vay ngắn hạn với lãi suất thấp ? Trong khi, muốn vay dài hạn cho các chiến lược kinh doanh dài hơi, doanh nghiệp lại buộc phải vay với ‘’lãi suất thỏa thuận’’.

Hai là, nguồn tiền cho các khoản vay với lãi suất như vậy được lấy từ đâu ? Hiện tại, mức lãi suất huy động kỳ hạn 1 -3 tháng ở các ngân hàng ở mức xấp xỉ 4,5%, kỳ hạn 6- 9 tháng là 5,5%, cộng với chi phí vận hành theo thông lệ khoảng 1,5% -2%, mức lãi suất cho vay tối thiểu cũng phải trên 6%. Đó là chưa tính tới việc liệu nguồn tiền huy động được từ các khoản vay kỳ hạn dưới 1 năm có đủ cung ứng nếu các doanh nghiệp thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên thực sự mặn mà với các khoản vay này hay không ?

Như vậy, khả năng hợp lý nhất là : Ngân hàng Trung ương ứng tiền thanh khoản cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất 1-2%, sau đó ngân hàng thương mại cho lại các doanh nghiệp thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên vay lại với lãi suất 5-6%. Đây là trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Trung ương, được pháp luật cho phép phát hành tiền tệ cần thiết, đảm bảo lưu lượng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động, như tất cả các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đều làm.

PV : Nhiều người lo ngại, những kỳ vọng điều chỉnh dòng vốn chưa chắc đã thành hiện thực trong khi thực tế là doanh nghiệp sẽ phải đối diện với mức lãi suất cao, chi phí sản xuất bị đẩy cao, không còn sức cạnh tranh với nhau (do những ưu đãi cho vay đang nằm trong quyền các ngân hàng thương mại) và đương nhiên không có sức cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài, nơi các doanh nghiệp được vay với lãi suất từ 2-5%. Ông đồng tình ở mức độ nào với những lo ngại trên ? Xin ông phân tích cụ thể.

Bùi Kiến Thành : Rõ ràng Việt Nam hiện đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ, để hội nhập được bắt buộc doanh nghiệp Việt phải nâng cao được sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Không riêng những mặt hàng xuất khẩu, kể cả với những sản phẩm tiêu thụ trong nước nếu chi phí sản xuất quá cao, doanh nghiệp không thể cạnh tranh được với sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài nhập về nhưng giá thành lại rẻ hơn.

Nguy cơ doanh nghiệp Việt bị mất cả thị trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu là hiện hữu do hàng sản xuất ra không thể cạnh tranh trên thị trường bởi yếu tố chi phí và giá thành.

Khi chính sách tiền tệ chưa bảo đảm được lưu lượng để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tiếp đó là việc không tiếp cận được nguồn tiền do lãi suất quá cao, nếu có tiếp cận được thì chi phí ngất ngưởng… Như vậy, khi hội nhập, doanh nghiệp Việt muốn giữ được chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng đã khó chưa nói tới khả năng đứng độc lập để cạnh tranh được với các nước trong khu vực, cũng như cạnh tranh với thế giới.

Do đó, bài toán mà Việt Nam phải giải quyết là : Tính toán lại mức lãi suất vay để lãi suất cho các doanh nghiệp trong nước vay vốn không cao hơn mức lãi suất vay vốn so với các nước trong khu vực (mức lãi suất cho vay của các nước là từ 2-5%, Việt Nam là 7-11%) để tất cả các thành phần kinh tế khác cùng có thể tham gia vào nền sản xuất được. Cũng không vì lý do tập trung ưu tiên 5 lĩnh vực kia mà bỏ rơi các thành phần kinh tế khác, sẽ rất nguy hiểm.

Vì vậy, bỏ trần lãi suất phải được xem là cả một chủ trương, chính sách lớn của Chính phủ cần xem xét, nghiên cứu kỹ. Thả nổi lãi suất vay trong thời điểm hiện tại là không phù hợp vì nó không đảm bảo được sự phát triển bền vững, ổn định của một nền kinh tế.

PV : Vấn đề sở hữu chéo, lợi ích nhóm ở các ngân hàng thương mại đã từng làm đau đầu các nhà quản lý. Khi ngân hàng thương mại được toàn quyền, liệu có thể tin tưởng việc cho vay được thực hiện với các dự án có tiềm năng chứ không phải là các dự án thân hữu hay không ?

Và thưa ông, nếu lo ngại tiền sẽ bị đổ vào các dự án nhà nước hay các dự án bất động sản (do yếu tố thân hữu và do chỉ các dự án đó mới chấp nhận được mức lãi suất thả nổi), điều đó có hợp lý hay không và vì sao ?

Bùi Kiến Thành : Chưa cần bàn tới sở hữu chéo ngân hàng, chỉ cần thấy khi ngân hàng có toàn quyền, tức là không còn chịu sự kiểm soát của trần lãi suất, khả năng ngân hàng áp đặt một mức lãi suất cao, gây khó cho doanh nghiệp hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, ngân hàng có thể "sống khỏe" dựa trên nguồn lợi thu được từ các hoạt động cho vay nặng lãi còn doanh nghiệp sẽ bị bóp chết do không tiếp cận được với nguồn vốn. Khi doanh nghiệp không tồn tại được cũng đồng nghĩa với cả nền kinh tế bị hủy diệt theo. Nhưng nếu doanh nghiệp bị hủy diệt, ai sẽ trả nợ cho ngân hàng ? liệu ngân hàng có còn tồn tại được hay không ? Doanh nghiệp chết vì lãi suất quá cao sẽ tạo ra một làn "sóng thần" mới nợ xấu làm dổ vở hệ thống ngân hàng.

Mặt khác, bỏ trần lãi suất mà không kiểm soát được còn là cơ hội để dòng tiền đổ dồn vào những lĩnh vực không hợp lý như bất động sản hay các dự án nhà nước. Đã có rất nhiều dự án được đầu tư khủng nhưng lại đắp chiều để đấy.

Do đó, ngay cả khi không có yếu tố sở hữu chéo, yếu tố thân hữu, sân sau thì vai trò của Chính phủ vẫn phải đưa ra những rào cản pháp lý như thế nào, hạn chế dòng tiền với những lĩnh vực nào cũng phải được quy định rất cụ thể.

Nói cách khác, ngoài vấn đề thị trường thì vấn đề quản lý như thế nào để không xảy ra những bất cập là vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước. Trách nhiệm của nhà nước là phải có những biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu.

PV : Từ lâu, các chuyên gia kinh tế tâm huyết vẫn luôn luôn kiên định quan điểm, phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất hợp lý, tương tự các nền kinh tế phát triển trong khu vực và trên thế giới. Vậy làm sao Việt Nam thực hiện được điều này ? Ở các nền kinh tế, mục tiêu này được thực hiện bằng các biện pháp tài chính tiền tệ như thế nào ?

Bùi Kiến Thành : Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010 lần đầu tiên quy định Ngân hàng nhà nước là Ngân hàng Trung ương của Việt Nam. Tuy nhiên vai trò, chức năng của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Trung ương đang bị trộn lẫn vào nhau, không được quy định rõ ràng. Chính vì vai trò, nhiệm vụ không được quy định rõ nên quyền hạn của Ngân hàng nhà nước với tư cách là Ngân hàng Trung ương cũng chưa được nhận định thông suốt.

Đến giờ, cần có Ngân hàng Trung ương, thay vì Ngân hàng nhà nước như hiện nay. Tôi đã nhiều lần kiến nghị rằng việc giải quyết thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, cung ứng đầy đủ lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, là nhiệm vụ và cũng là quyền hạn của Ngân hàng Trung ương.

Vì ngân hàng trung ương có quyền phát hành tiền tệ, có nguồn tín dụng không phải trả lãi suất cho ai cả nên Ngân hàng Trung ương có thể cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp để ngân hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất hợp lý.

Tất nhiên, Ngân hàng Trung ương phải điều tiết lưu lượng tiền tệ cho phù hợp với mục đích tăng trưởng, phải luôn luôn cảnh giác. Không để lưu lượng tiền quá nhiều có thể gây lạm phát, và cũng không để lưu lượng quá ít để có thể gây thiểu phát. Cả hai đều có hại cho nền kinh tế.

Việc này tất cả các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đều làm để ổn định lưu lượng tín dụng và lãi suất trong hệ thống ngân hàng. Nếu ngân hàng thương mại không huy động được vốn với lãi suất thấp để cho doanh nghiệp vay với lãi suất hợp lý, thì lúc đó nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương phải giải quyết việc này, chứ không thể nào để cho doanh nghiệp chết và nền kinh tế lâm vào khủng hoảng suy thoái được.

PV : Xin cảm ơn ông đã trả lời báo Đất Việt !

Vũ Lan (thực hiện)

Nguồn : Đất Việt, 23/02/2017

Published in Diễn đàn