Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 04 septembre 2022 20:54

Dân Uyghur sống trong nạn diệt chủng

y hi Nhân Quyn Liên Hip Quc (OHCHR) mi công b h sơ v dân Uyghurs tnh Tân Cương. Bn báo cáo t cáo Trung Cng vi phm nhân quyn, nhưng không nhc ch "dit chng" (genocide).

uyghur1

Người Uyghur cưỡi xe nga đi giao c trong mt cơn bão cát sa mc Paklamakan, 100 km v phía đông Yecheng trong khu vc Tân Cương

Người Uyghur đang đng trước mi lo b người Trung Quc đng hóa, như người Vit 800 năm trước đây tng lo. Tp Cn Bình tìm cách xóa b nn văn hóa ca h, như Minh Thành T đã ra lnh thi hành nước Đi Vit vào đu thế k 15.

y hi Nhân Quyn Liên Hip Quc (OHCHR) mi công b h sơ v dân Uyghurs tnh Tân Cương. Bn báo cáo t cáo Trung Cng vi phm nhân quyn, nhưng không nhc ch "dit chng" (genocide).

Bà Rahima Mahmut, giám đc Ngh hi Uyghur Thế gii (World Uyghur Congress), t nn nước Anh t năm 2000, tht vng, nói : "Chính quyn Trung Quc đang thi hành chính sách dit chng đi vi dân tc tôi. Cng đng quc tế, các chính ph không th làm ngơ được. Nếu h không hành đng đ ngăn chn, h s đóng vai đng lõa."

Năm ngoái, các dân biu Quc hi Anh đã thông qua mt ngh quyết kết án chính sách dit chng ca Trung Cng. Liên hip Âu Châu, M, Canada và Anh đã phong ta kinh tế bn viên chc Trung Cng v ti này. Còn chính ph Anh vn chưa nói đến ti dit chng mc dù tng thng M đã chính thc gi tên "genocide."

Nhng hành đng nào phi coi là "genocide ?" Công ước Quc tế v Ti Dit Chng (Genocide Convention), điu th II, cm nhng hành đng dit chng. Thí d, phá hy mt phn hay toàn th "mt sc tc hay "mt cng đng tôn giáo ; … gây tn thương thân th hoc tinh thn ca nhng người thuc các nhóm đó ; tìm cách hn chế vic sinh sn ca h."

T năm 2014, Cng sn Trung Quc đã làm đúng nhng điu như bn Công Ước mun ngăn cm : Giam cm hàng triu người Uyghur trong các "tri ci to" thc cht là ăn cướp sc lao đng cưỡng bc ; đã bt phũ n phi nga thai, phá thai và trit sn ; tra tn, ty não và cưỡng dâm. Văn hóa, tôn giáo và ngôn ng ca dân Uyghur b tiêu hy.

Trung Cng có kế hoch gim bt mc sinh sn ca người Uyghur Tân Cương. Kế hoch trit sn được tiết l ln đu vào năm 2019. Năm 2020, phóng viên hãng thông tn Associated Press đã phng vn mt nhóm người tng b nht trong tri ci to. H cho biết các ph n đã b cưỡng ép phi nga thai. Ngoài ra, h b chích th thuc gì không biết nhưng khiến không còn kinh nguyt na.

Thng kê chính thc ca Bc Kinh cho biết s tr em Uyghur ra đi đã gim 60% t năm 2015 đến 2018 ; trong cùng thi gian đó sinh sut trong c Trung Quc ch gim dưới 10%, theo tin AP ngày 16 tháng 12, 2020. Bn tin này cũng cho biết Bc Kinh công nhn trong năm 2018 sinh sut Tân Cương gim mt phn ba, năm 2019 gim thêm 24% ; trong khi toàn quc ch gim 4,2%. Dân s Uighur s hao mòn trong vài thế h.

Bc Kinh cũng khuyến khích người Uyghur kết hôn vi dân gc Hán t các vùng khác ti, đc bit là đàn bà Uyghur ly chng Hán, được d d bng tin. T năm 2014, có "tin thưởng" cho các cp v chng đó ; lên đến 10.000 đng nguyên, tương đương vi $1,450 đô la M mi năm, trong 5 năm đu. Ngoài ra các cp này còn được ưu đãi khi đi xin vic làm, khi cung cp nhà , được min hc phí khi h hoc cha m, con cái đi hc, theo bn tin VOA ngày 28 tháng 8 năm 2020. Song song vi chính sách đó, hàng triu thanh niên Uighur đã b bt giam "ci to," hoc t ý di cư vào các tnh trong lc đa vì s được tr lương cao hơn. Nhưng khó kiếm được người v đa phương, gc Hán.

Hin có 10 triu người Uyghur trong nước Trung Quc, nhóm sc tc đông nht, sau khi người Mãn mt gc r vì b đng hóa. So sánh v chng tc, người Vit khác người Hán, nhưng không khác nhiu bng dân Uyghur. H thuc sc tc "Th,Turkic." Uyghur mt trong nhiu nhómTurkic như dân Th Nhĩ K, hoc ri rác khp vùng Trung Á. T thế k th tám h theo Hi Giáo. Các sc dân Uzbeck,Kazakhs, Kyrgyz, đu đã lp quc, tri t Hc Hi qua phía Đông, đến tn Thim Tây, Vân Nam vi nhng người gi là người "Hi."

Dân Uyghur văn minh, có ch viết sm nht trong vùng. Các Đi hãn Mông C đã phi nh hc gi Uyghur dùng mu t ca h sáng chế ra ch viết cho mình. Nhà Thanh khi lp nghip cũng s dng các quan li gc Uyghur.

T hai ngàn năm trước, nhà Hán đã bt đu xâm lăng vùng Trung Á, làn sóng chinh phc lên mnh nht đi nhà Đường. Đu thế k th By, khi thin sư Huyn Trang qua n Đ thnh kinh, biên gii Trung Quc ch nm Ngc Môn Quan, phía Đông tnh Tân Cương bây gi. Trong du ký, ông thy k trên đường đi đã gp nhiu v quc vương mun lưu gi ông li, ông đã ha trên đường v s dng đ ging Pht pháp đn ơn. Khi ông tr v, 14 năm sau, các vương quc k trên hu hết đã b quân nhà Đường xóa sch.

Năm 2001, chính ph M kêu gi chng khng b Hi Giáo trên thế gii, Trung Cng đã nhân cơ hi đàn áp người Uyghur trit đ, gán tên quân khng b Hi Giáo cho tt c nhng người dám phn đi.

Nhân danh chính sách đó Trung Cng đã đàn áp tín ngưỡng, tiêu dit văn hóa. Theo báoThe Guardian, ngày 7 tháng Năm, 2019, trong thi gian t 2016 đến 2018, mt phn ba các đn th Hi Giáo Tân Cương b phá, trong đó mt na b tàn bo nht, san bng. Tng cng khong 16 ngàn đn th b phá hy hoàn toàn t năm 2017, theo báoThe New Yorker ngày 3 tháng Tư năm 2021.

Trung Cng cũng tn công bng nn giáo dc Hán hóa, ging như nhà Minh lp trường hc khp nước ta vào đu thế k th 15. Năm 1406, Minh Thành T dy Tng binh Chu Năng sau khi chiếm được nước Đi Vit : "... hết thy mi sách v, văn t, cho đến c nhng loi ca lý dân gian, hay sách dy tr... mt mnh ch cũng đu phiđt ti ch. Khp trong nước phàm nhng bia do người Trung Quc dng t xưa đến nay thì đu gi gìn cn thn, còn các bia do dân An Nam dng thì phá hy tt c,mt ch ch đ li."

Năm 2011, Trung Cng bt các trường hc Tân Cương phi dy thêm tiếng Trung Quc ; riêng bc tiu hc hoàn toàn dùng tiếng Hán, năm 2020 tiến đến bc trung hc. Hc sinh còn nh được đưa đi hc xa, không gn gũi nhng người nói tiếng m đ na. Theo bn tinCatholic News Agency tháng Ba năm 2021, nhiu trăm ngàn tr em b ly ra khi nhà ca b m, đưa vào các trường ni trú. Đ tr em d quên gc r, còn chính sách bt dân Uyghur phi đt tên con theo li người Hán. Theo đài Á Châu T do, năm 2015, mt bn danh sách các tên b cm được công b, thí d nhng tên như "Islam", "Quran", "Mecca", "Jihad", "Imam", "Saddam", "Hajj", và "Medina." Các quan chc cng sn được quyn cm hu như bt c tên nào gc Hi Giáo, Á Rp. Năm 2017 cm đến c tên Muhammad !

Cũng ging Vit Nam đi nhà Minh, dân Uyghur b ép thay đi cách ăn mc. Nhiu người c gi y phc c truyn đã b bt. Kim soát đi sng hin ti, Trung Cng xóa b quá kh ca dân Uyghur, xâm phm c các nghĩa trang. Hãng tin AFP năm 2019 cho biết h đã nghiên cu các bc hình chp t v tinh và thy trong vòng mươi năm có 13 nghĩa trang c b xóa sch ; hài ct ném b tiêu tán hết. Năm 2020, đài CNN coi k các hình chp caGoogle Maps  Tân Cương cũng phát hin hơn mt trăm nghĩa trang b san bng.

Có đy bng chng cho thy Cng sn Trung Quc đang đng hóa dân Uyghur, cũng như Tây Tng và các sc dân thiu s khác. Tân Cương, nhng chính sách có h thng và trit đ, như đã tính áp dng nước ta 800 năm trước. Chúng ta may mn nh t tiên đui được quân Minh, giành quyn đc lp ; cho nên gi vn còn dân tc Vit ! Nhưng thế gii không th làm ngơ âm mưu dit chng ca đng Cng sn ! Nhưng loài người không th làm ngơ đ cho Trung Cng tiếp tc ti dit chng !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 04/09/2022

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Trung Quốc : Truy bức người Duy Ngô Nhĩ ra tận ngoài biên giới

Trang quốc tế của Libération tiếp tục quan tâm đến hồ sơ nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, Trung Quốc với bài viết : "Mihriay Erkin, ngôi sao Duy Ngô Nhĩ bị tắt trong các trại tập trung u tối".

uyghur1

Một người Duy Ngô Nhĩ biểu tình chống Trung Quốc đàn áp người thiểu số Hồi Giáo ở Tân Cương, tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 01/10/ 2020.  Reuters - MURAD SEZER

Bài báo đề cập đến số phận bi kịch của cô Mihriay Erkin người dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Năm 2019, khi đang làm nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Công nghệ Nara danh tiếng của Nhật Bản, cô bất ngờ được cha mẹ ở Tân Cương khẩn thiết gọi về quê nhà, thậm chí mẹ cô còn gửi cả tiền mua vé máy bay cho cô về.

Quyết định về nước, gặp cha mẹ, khi đến Tân Cương ngay lập tức cô bị chính quyền thu hết hộ chiếu giấy tờ và quản thúc tại gia. Đầu năm 2020, cô bị đưa vào trại cải tạo tập trung đến cuối năm thì bị chết trong trại Yanbullaq, gần Kashgar, Tân Cương, phía tây Trung Quốc. Đến tận hôm 20 tháng 5 vừa rồi, đài Châu Á Tư Do tại Mỹ mới thu thập được các tin tức khẳng định cô đã bị chết trong trại cải tạo.

Mihriay Erkin, không phải là đối tượng có hoạt động nguy hiểm, nhưng cô có bố bị bắt giam vì tội "kích động nổi dậy". Theo Libération, cái chết của nhà nghiên cứu trẻ người Duy Ngô Nhĩ trong trại tập trung là bằng chứng rõ nét cho chính sách toàn trị và diệt chủng của chính quyền Trung Quốc đã vượt ra ngoài biên giới.

Libération cho biết, để đưa những người Duy Ngô Nhĩ đang ở nước ngoài như cô Mihriay Erkin về nước, an ninh Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn, chẳng hạn như buộc họ về Trung Quốc để ký các giấy tờ hay làm lại hộ chiếu. Nhưng cách chính vẫn là dùng gia đình làm cái bẫy gọi họ về nước rồi bắt.

Tại Pháp, Canada và nhiều nước khác, tất cả những người Duy Ngô Nhĩ sống ở nước ngoài từ năm 2017 đều nhận được những cuộc gọi, dưới sự ép buộc và giám sát, của cha mẹ gọi về nhà. Chính quyền biết trong văn hóa người Duy Ngô Nhĩ, gia đình và đức tính vâng lời cha mẹ chiếm một vị trí rất quan trọng. Những người ngây thơ cứ nghĩ bố mẹ gọi về không biết rằng hành trình về nước của họ là chuyến đi một chiều tới thẳng địa ngục trần gian trong các trại tẩy não, cải tạo… 

Số phận của nhà nghiên cứu trẻ tuổi Mihriay Erkin là một minh chứng sống cho những cơn ác mộng của người Duy Ngô Nhĩ sống dưới sự truy bức của chính quyền Trung Quốc.

Úc : Chiến lược "Không Covid" và bài toán kinh tế

Nhật báo kinh tế Les Echos có bài "Phép mầu kinh tế Úc bị đe dọa bởi chiến lược "Không Covid"". Theo tờ báo, Úc là một trong số hiếm các nước đã nhanh chóng bù đắp được tổn thất kinh tế do trận đại dịch Covid-19 gây ra, đã tìm lại được tăng trưởng kinh tế. Có được thần kỳ đó chủ yếu nhờ hoạt động khai khoáng. Dù đại dịch hoành hành và phong tỏa ở nhiều vùng, các hoạt động khai thác mỏ ở Úc chưa hề bị gián đoạn, đặc biệt là khai thác quặng sát, trong khi đó nhà sản xuất quặng mỏ lớn nhất thế giới là Brazil đang bị Covid tàn phá khiến các hoạt động khai thác sản xuất đình đốn.

Giai đoạn phục hồi kinh tế đã xong và giờ đây Úc bắt đầu bước sang giai đoạn phát triển. Thế nhưng với chiến lược "Không Covid", Úc buộc phải phong tỏa ngay khi dịch chớm bùng phát cả một thành phố hay thậm chí cả nhiều bang. Chính điều này có thể sẽ ngáng đường tăng trưởng kinh tế của nước này.

Les Echos cho biết thêm, trong khi đó lĩnh vực du lịch, giao thông hàng không, giáo dục đang trong tình trạng hấp hối. Nhưng để bảo đảm "Không Covid", Úc vẫn tiếp tục đóng cửa với thế giới bên ngoài (tất nhiên ngoại trừ hoạt động khai thác mỏ). Theo nhật báo kinh tế, tình trạng tự biến mình thành ốc đảo cô lập không nên kéo dài quá gây tác hại đến tăng trưởng kinh tế. Chiến lược "Không Covid - Zero Covid", đòi hỏi những biện pháp kiên quyết triệt để nhất nhằm dập tắt nhanh đà lây lan của dịch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhưng mặt trái của nó là làm tê liệt hoạt động kinh tế. Đây luôn là sự lựa chọn khó khăn của các chính phủ trong thời đại dịch Covid.

Châu Âu xem lại kiểm soát biên giới

Cũng là liên quan đến dịch Covid, Liên Hiệp Châu Âu đang chuẩn bị mở cửa biên giới mùa hè này sau một thời gian đóng, mở vì các đợt dịch. Le Figaro cho biết : "Châu Âu muốn cải cách các quy định về không gian tự do đi lại Schengen".

Hôm qua, Ủy Ban Châu Âu đã bắt đầu đưa ra bàn thảo một chiến lược mới về quy định Schengen, không gian đi lại tự do rộng lớn nhất thế giới, trên tinh thần rút kinh nghiệm từ trận đại dịch và vẫn duy trì bằng mọi giá không gian Schengen, kiểm soát tốt hơn biên giới với bên ngoài để bảo đảm tự do đi lại trong không gian chung.

Le Figaro cho hay, không gian Schengen tập hợp 26 nước, gồm 22 nước trong Liên Hiệp và bốn quốc gia trong châu lục là Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy và Liechtenstein, với tổng dân số 420 triệu dân tự do di chuyển không có kiểm soát biên giới. Nhưng từ khi nổ ra trận đại dịch, đã nảy sinh nhiều vấn đề trong chuyện kiểm soát biên giới. Việc bắt buộc kiểm soát đi lại qua biên giới trở lại đã khiến cuộc sống của 1,7 triệu người dân bên các đường biên trở nên khó khăn, chưa kể đến việc vận chuyển lưu thông hàng hóa giữ các nước bị đảo lộn, đình đốn nghiêm trọng.

Trước dịch Covid-19, nạn khủng bố, làn sóng di dân đã khiến các nước Châu Âu đau đầu về không gian tự do đi lại này. Nhiều nước đã ra các quy định riêng rẽ để đối phó với tình hình dẫn đến việc quản lý không gian Schengen trở nên trục trặc. Vì thế, lúc này Châu Âu phải tính chuyện cải cách lại các quy định sao cho phù hợp với tình hình hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, Ủy Ban Châu Âu muốn các nước không đụng đến đường biên giới nội địa mà chủ yếu tăng cường kiểm soát biên giới bên ngoài Liên Hiệp.

Châu Âu - Hoa Kỳ : Mở cửa bên giới, có đi không có lại

Cũng về chuyện đóng mở biên giới giữa các nước, trở lại với Les Echos, tờ báo cho hay, quy định cấm du khách Châu Âu nhập cảnh vào Hoa Kỳ vì dịch Covid ban hành từ tháng 3/2020 vẫn có hiệu lực trong khi mà tình hình dịch bệnh ở Mỹ đã thuyên giảm rất nhiều.

Việc này đang làm cho số người xếp hàng chờ xin visa vào Mỹ ngày thêm dài, trong số này phần đông là những người có nhu cầu di chuyển vì công việc, làm ăn. Trong khi đó, những công dân Mỹ có visa công vụ vào Châu Âu vẫn được quyền xuất nhập cảnh ngay cả trong đại dịch. Nhưng với công dân Châu Âu thì lại không được phép. Đại sứ Liên Hiệp Châu Âu tại Mỹ đã phải lên tiếng phàn nàn về cách đối xử không tương xứng của Hoa Kỳ với Châu Âu.

Châu Âu : Covid và những hệ lụy cho cả thế hệ trẻ

Le Monde quan tâm đến thế hệ trẻ của Châu Âu. Tựa chính trang nhất của tờ báo : "Châu Âu : Giới trẻ điêu đứng vì khủng hoảng y tế"

Không phải là đối tượng chiếm số đông trong những ca nhiễm hay tử vong vì Covid-19, nhưng cuộc sống của giới trẻ từ 18 đến 25 tuối ở Châu Âu thực sự điêu đứng vì đại dịch. Trận đại dịch đã và đang làm biến đổi thế hệ trẻ này từ cách sống, suy nghĩ, tâm lý và các dự định trong tương lai của họ. Trên đây là kết luận rút ra từ cuộc khảo sát xã hội trong giới trẻ do nhiều tờ báo có uy tín của Châu Âu thực hiện. Đó là các nhật báo Le Monde của Pháp, The Guardian của Anh, La Vanguardia của Tây Ban Nha, Suddeutsche Zeitung ở Đức và La Stampa của Ý.

Cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu tác động của cuộc khủng hoảng Covid thế nào đến thế hệ trưởng thành, nguồn nhân lực chính để phát triển của các nước trong hiện tại cũng như tương lai. Các nhân chứng trong cuộc khảo sát cho thấy, cả một thế hệ trẻ ở Châu Âu đang trong tâm trạng hoang mang, chán nản, vì cuộc sống và tương lai bị đảo lộn vì trận đại dịch kéo dài. Cuộc khủng hoảng dịch lần này đang để lại những di chứng tâm lý, tinh thần cho cả một thế hệ trẻ, họ trở thành những nạn nhân gián tiếp của Covid-19.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Anh Vũ
Published in Châu Á

Trung Quốc : Trong địa ngục cải tạo Tân Cương

Một trong những chỉ thị mật là "xác của các tù nhân chết trong trại phải được thủ tiêu không để lại dấu vết". Các "học viên" cải tạo được răn đe là chống đối chỉ vô ích, trước sau gì Trung Quốc cũng sẽ thống trị thế giới. Lớp tinh hoa Duy Ngô Nhĩ bị Bắc Kinh thanh trừng tàn bạo : gần 2.000 trí thức, chức sắc tôn giáo và doanh nhân đã bị bắt và lãnh những bản án nặng nề.

TURKEY-CHINA-UIGHUR-RIGHTS-POLITICS-DEMO

Trại giam số 3 ở khu Đạt Phản Thành (Dabancheng), Tân Cương, ảnh chụp ngày 23/04/2021. Các tổ chức nhân quyền và phương Tây tố cáo Trung Quốc giam giữ 1 đến 3 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương.  © AP/Mark Schiefelbein

Hôm nay 24/05/2021 là ngày nghỉ lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các báo Pháp đều nghỉ, chỉ có duy nhất tờ Le Figaroxuất bản với tựa trang nhất "Cảnh sát bất lực trước nạn đua xe". Le Monde ra số đúp từ cuối tuần trước, với chủ đề "Covid làm 6 đến 8 triệu người chết, theo Tổ chức Y tế Thế giới".

Về Châu Á, trong bài "Tại Tân Cương, trong địa ngục trại cải tạo", một cựu giáo viên thuật lại với Le Mondenhững điều khủng khiếp mà Bắc Kinh buộc người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan ở vùng này phải chịu đựng.

Ác mộng về Tân Cương

Đó là một thế giới với những cuộc bố ráp vào nửa đêm, những công an mũ đen trùm kín đầu, những con người bị thương tích cả thể xác lẫn tinh thần… Bà Sayragul Sauytbay, 44 tuổi, hiệu trưởng một trường học ở Tân Cương là người Kazakhstan và là đảng viên, trong năm tháng trời phải phụ trách việc "đào tạo" những tù nhân Kazakhstan và Duy Ngô Nhĩ trong một trại tập trung bí mật ở quận Mongolkure phía tây Tân Cương, gần biên giới với Kazakhstan từ tháng 11/2017 đến tháng 3/2018.

Hôm 10/05, Sayragul có cuộc trao đổi với Le Mondekhi đến Paris giới thiệu bản tiếng Pháp của cuốn sách mà bà là đồng tác giả với một nhà báo Đức, "Buộc phải lưu vong : Lời chứng của một người sống sót trong địa ngục cải tạo Trung Quốc". Bà cho biết đến nay vẫn liên tục gặp ác mộng. "Tôi chỉ ngủ ba, bốn tiếng đồng hồ ban đêm, đôi khi mơ thấy khuôn mặt của những tù nhân cải tạo, họ giơ tay về phía tôi cầu cứu nhưng tôi chẳng bao giờ kéo họ ra được".

Sayragul Sauytbay lãnh đạo năm trường mẫu giáo ở Mongolkure vào lúc Bắc Kinh bắt đầu ra tay đàn áp Tân Cương, nhất là khi Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) được cử về làm bí thư tháng 8/2016. Gia đình bà từ nhiều năm qua đã muốn di cư sang Kazakhstan, nhưng chỉ có người chồng và hai con được cấp hộ chiếu, bà vì là công chức nên phải ở lại.

Một buổi tối tháng 11/2016, bà cùng với 200 đảng viên người Kazakhstan và Duy Ngô Nhĩ khác được triệu tập để các quan chức người Hán giới thiệu chương trình "tiêu diệt cực đoan" thông qua cải tạo. Sayragul được giao nhiều công tác khác nhau, từ kiểm soát các căn hộ của khoảng 100 người, ghi chép tất cả những dấu hiệu liên quan đến tôn giáo và quan hệ với nước ngoài. Có lần bà được lệnh báo cáo những ai từng đóng góp tiền để xây đền thờ Hồi giáo – một việc bình thường lâu nay – nhưng không biết rằng sau đó họ phải đi cải tạo.

Những cuộc bố ráp lúc nửa đêm và chiếc mũ trùm đầu

Những trạm kiểm soát, đồn công an mọc lên ở khắp Tân Cương, người dân ngày đêm phải thực tập "chống khủng bố". Một đêm tháng 3/2017, bà bị công an đến nhà, chụp chiếc mũ trùm màu đen lên đầu rồi đưa đi thẩm vấn về người chồng ở Kazakhstan, việc này diễn ra liên tục sau đó.

Tháng 11/2017, bà được công an triệu tập lúc nửa đêm rồi bị trùm đầu đưa đi, đến 3 giờ sáng được thông báo sẽ là "giáo viên" trong trại cải tạo. Sayragul phải ký giấy cam kết không được tiết lộ bất cứ điều gì, nếu không sẽ bị tử hình. Những người vũ trang mặc quân phục kiểm soát trại, các sĩ quan cao cấp "chụp những chiếc mũ trùm đầu màu đen như bọn ăn trộm". Camera giám sát được bố trí khắp nơi.

Bảy giờ sáng, bà được đưa đến lớp, kèm giữa hai quản giáo vũ trang, và đó là cú sốc : 56 "học viên" với "mắt bầm đen, tay bị thương tích, những vết bầm trên da, quần áo bẩn thỉu vấy máu", trong đó có những người trí thức, cán bộ lẫn nông dân. Các bài giảng được kiểm soát chặt chẽ, Sayragul có lần bị tra tấn vì giúp đỡ một phụ nữ Kazakhstan đang tuyệt vọng. Sự kiện làm bà bị khủng hoảng là vụ những người trùm kín đầu hãm hiếp một nữ tù trẻ tại một gian phòng có 200 tù nhân và nhân viên. Thiếu nữ này phạm "tội" cách đây vài năm có gởi tin nhắn cho một cô bạn chúc mừng lễ hội tôn giáo.

Chỉ thị mật và kế hoạch phủ "giấc mơ Trung Hoa" lên thế giới

Các "giáo viên" thường xuyên được triệu tập để nghe đọc những chỉ thị mật mà sau đó bị tiêu hủy, một trong số đó là "xác của các tù nhân chết trong trại phải được thủ tiêu không để lại dấu vết".

Họ còn được nghe trích đoạn một kế hoạch gồm ba giai đoạn. Thời kỳ 2014-2025 là giai đoạn đồng hóa và trừ khử những ai chống đối, trước hết là "bọn khủng bố Duy Ngô Nhĩ" ở phía nam Tân Cương vào 2014, rồi đến khu vực người Kazakhstan phía bắc kể từ 2016. Giai đoạn thứ hai từ 2025-2035 dự kiến mở rộng quyền lực tiệm tiến sang Kyrgyzstan, Kazakhstan và những nước láng giềng với Trung Quốc thông qua "Con đường tơ lụa mới". Giai đoạn ba 2035-2055, mở rộng "giấc mơ Trung Hoa" sang Châu Âu.

Các "giáo viên" phải truyền đạt cho "học viên" bằng ngôn ngữ giản đơn, mục đích là cho họ hiểu đừng chống đối vô ích, trước sau gì Trung Quốc cũng sẽ thống trị thế giới. Khoảng 2.500 học viên luôn phải ca ngợi vinh quang của đảng, và bày tỏ lòng "kính yêu" với Tập Cận Bình, mong ngài tổng bí thư "sống mãi" trong sự nghiệp của Trung Quốc vĩ đại. Chi tiết này phù hợp với chuyện kể của năm, sáu người sống sót khác mà Le Monde có được từ 2018.

Đến tháng 3/2018, Sayragul được gởi trả về trường và yêu cầu từ chức, công an lại đến nhà buộc phải lôi kéo người chồng về Tân Cương, nếu không chính bà sẽ bị cải tạo. Sayragul trốn thoát được nhờ hối lộ để trốn sang Kazakhstan và nay tị nạn chính trị ở Thụy Điển. Qua những mối liên hệ bà biết được những lễ hội được tổ chức lại, có lẽ để chuẩn bị cho những phái đoàn ngoại quốc đến thăm Tân Cương, nhưng những trại cải tạo dưới lòng đất sắp được xây dựng.

Giới tinh hoa Duy Ngô Nhĩ bị Bắc Kinh thanh trừng tàn bạo

Cũng theo Le Monde, giới tinh hoa Duy Ngô Nhĩ bị Bắc Kinh thanh trừng tàn bạo. Hàng trăm trí thức, chức sắc tôn giáo và doanh nhân đã bị bắt và lãnh những bản án nặng nề kể từ năm 2016.

Rayhan Asat, một luật sư người Duy Ngô Nhĩ sống tại Washington mãi đến cuối 2020 mới biết người anh là Ekpar Asat, bị mất tích từ tháng 3/2016, đã bị kết án 15 năm tù tại Tân Cương. Doanh nhân 35 tuổi này là chủ một nền tảng đa phương tiện ở Urumqi tên là Bagdax, chuyên phát nhạc và các tin tức dịch từ tiếng Hoa. Đến Mỹ ba tuần trong khuôn khổ International Visitor Leadership, một chương trình của Bộ Ngoại giao dành cho những khuôn mặt hứa hẹn trong giới kinh doanh và chính trị, anh biến mất khi trở về Hoa lục.

Ba năm sau, bị các thượng nghị sĩ Mỹ chất vấn, rốt cuộc đại sứ quán Trung Quốc mới cho biết Ekpar bị tù vì "kích động thù hận", và sau đó nói rằng anh "xúi giục ly khai". Đến tháng Hai năm nay, cha mẹ Asat, đảng viên hưu trí mới được nói chuyện với con trai lần đầu qua video ba phút. Anh chỉ còn là một cái bóng đầy vẻ đau khổ, xanh xao với những vết bầm trên mặt, sụt mất nhiều ký, bị biệt giam.

Đốt sách, tống giam những khuôn mặt nhiều ảnh hưởng

Ekpar Asat vốn là khuôn mặt đang lên ở Tân Cương. Trước chuyến đi Mỹ, anh từng tổ chức một cuộc thi đấu quyền Anh giữa Trung Quốc với các nước Trung Á, với sự cho phép của chính quyền. Anh thậm chí còn là một trong những khách mời Duy Ngô Nhĩ hiếm hoi được chính thức dự gala Tết âm lịch tháng 2/2016. Theo nhà ngôn ngữ học Abduweli Ayup, các vụ bắt bớ này là cuộc tấn công phủ đầu vào những khuôn mặt của giới tinh hoa Duy Ngô Nhĩ. Đã có 382 trí thức, 630 tu sĩ và 841 doanh nhân bị kết án hầu hết là tù giam.

Bản thân ông Ayup từng bị bắt và bị tù 18 tháng, hiện tị nạn ở Na Uy, cho biết trang web của Ekpar là không gian tranh luận nhiều ảnh hưởng. Một trường hợp khác là Ahtam Omer, tác giả tập truyện ngắn Qarchigha Bailisi (Người con của đại bàng), bị bắt từ 2017 nhưng người thân gần đây mới biết ông đã bị kết án 20 năm tù. Tác phẩm của nhà văn Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng này được một nhà xuất bản chính thức ấn hành, đã bị tịch thu và nằm trong số những cuốn sách bị đốt công khai để làm gương.

Còn Halmurat Ghopur, cựu hiệu trưởng một đại học Y ở Urumqi, một trong những người Duy Ngô Nhĩ đầu tiên du học ở Nga và đã viết sách cổ vũ lớp trẻ học hỏi, bị bắt năm 2017 và bị lãnh án tử hình với hai năm được "treo". Đối với thân nhân và đồng nghiệp đang lưu vong, tất cả những bản án nặng nề này đều tùy tiện.

Hamas bị tố cáo nuôi dưỡng chiến tranh để thủ lợi

Nhìn sang Trung Đông, đặc phái viên Le Mondeghi nhận "Một không khí kỳ lạ vừa lễ hội vừa tang tóc tại Gaza". Vào ngày đầu tiên ngưng bắn, người dân Gaza xuống đường ăn mừng được tự do trở lại, nhưng cũng có những người đau khổ tránh xa đám đông vui tươi.

Trong đó có gia đình Al Kolak mất đến 22 người, và gia đình El Ouf có 16 người thiệt mạng hôm 16/05. Trường hợp của Sheima Abou Laouf được nhiều người biết : cô sinh viên khoa Nha 21 tuổi sắp làm đám cưới, bị chôn vùi trong tòa nhà sụp đổ. Hôn phu Anas Yasge, 24 tuổi, tự tay đào bới và chôn cất người yêu. Anh can đảm công khai chỉ trích Hamas, "những con buôn" nuôi dưỡng chiến tranh để thủ lợi, rồi khi tàn cuộc thì đến đọc diễn văn.

Le Figarocho biết "Tại Gaza, Hamas tự cho là người chiến thắng trên đống đổ nát", nhưng "Israel sẽ cứng rắn hơn với phong trào Hồi giáo".

Cuộc sống trở lại bình thường tại Gaza. Những tòa nhà lung lay bị giựt sập, vỉa hè được dọn dẹp, những người lái xe chạy vòng vèo trên những con đường bị đạn cày nát. Chợ búa mở lại, ngư dân ra khơi, bãi biển đầy người tắm. Cả Hamas, Thánh chiến Hồi giáo và Fatah đều giăng những băng-rôn vinh danh những người "tử đạo", loa phóng thanh phát những bài hát dân tộc chủ nghĩa Palestine.

Israel sẽ không khoanh tay ngồi chờ Hamas tấn công

Đạo binh Ezzddin Al Qassam, nhánh vũ trang Hamas lại diễu hành với những khẩu súng phóng lựu trên vai. Yahya Sinwar, "thủ tướng" của Hamas lần đầu xuất hiện hôm thứ Bảy, đến ủy lạo gia đình của Bassem Issa, một trong những lãnh tụ của phong trào Hồi giáo bị chết trong cuộc oanh kích của Israel và chúc mừng các chiến binh. Một cách để chứng tỏ là người chiến thắng ! Một cư dân bực tức : "Ông ta ở đâu khi xung đột diễn ra ?".

Nhưng theo Le Figaro, Israel nay quyết tâm thay đổi luật chơi tại dải Gaza, đe dọa sẽ trả đũa Hamas nặng nề hơn. Nếu phe này tiếp tục bắn rốc-kết hay gởi những quả bóng gây cháy sang lãnh thổ Israel, phía quân đội sẽ phá hủy toàn bộ một số khu nhà ở Gaza chứ không chỉ nhắm vào một số vị trí quan sát của Hamas. Những cuộc tấn công phòng vệ sẽ được tiến hành chứ không ngồi chờ quân Hồi giáo ra tay trước.

Các trạm biên phòng sẽ kiểm soát chặt hơn để tránh đưa vào vật liệu dùng để lắp ráp vũ khí, xây dựng đường hầm. Israel cũng muốn hủy bỏ việc cho phép Qatar mang vào những vali đô la viện trợ cho Hamas để mua nhiên liệu, trả lương công chức và trợ cấp cho người nghèo, thay vào đó sẽ chuyển cho Chính quyền Palestine của ông Mahmoud Abbas đang cầm quyền tại West Bank (Cisjordanie), đối thủ của Hamas.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Châu Á

Quốc hội Bỉ nghe nhân chứng cáo buộc Bắc Kinh "diệt chủng" người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương ; Mỹ ra luật chống kỳ thị người gốc Á ; hàng chục triệu dân nghèo Ấn Độ bị loại khỏi hệ thống tiêm ngừa Covid ; Đức nâng mạnh mức cắt giảm khí thải – khối G7 ngừng tài trợ cho than đá ngay từ năm nay ; ban nhạc rock nổi tiếng Gojira của Pháp tái xuất với album Fortitude. Trên đây là các chủ đề chính tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.

bi1

Một trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 23/04/2021. © AP/Mark Schiefelbein

Từ nhiều năm nay, giới bảo vệ nhân quyền đã lên án các đàn áp tàn bạo nhắm vào cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, theo đạo Hồi, ở Tân Cương, Trung Quốc, nhưng việc Quốc hội một số quốc gia lên án "tội ác diệt chủng" của Bắc Kinh nhắm vào cộng đồng này ở cấp độ mới chỉ bắt đầu từ ít tháng nay. Tiếp theo Quốc hội Canada, Quốc hội Hà Lan (cuối tháng 2/2021), và Quốc hội Anh (cuối tháng 4/2021), đến lượt Quốc hội Bỉ xem xét ra nghị quyết lên án "tội ác diệt chủng" do Bắc Kinh tiến hành. Ngày 18 và 19/05 vừa qua, Hạ Viện Bỉ thảo luận về đề nghị công nhận nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ. Cuộc họp, dự định diễn ra ngày 04/05, bị hoãn lại do hệ thống internet ở Bỉ bị tin tặc tấn công trên quy mô lớn. Cuộc tấn công diễn ra chỉ hai tiếng đồng hồ trước giờ khai mạc cuộc họp dự kiến.

Nhân chứng Qelbinur Sidiq

Nhân chứng về tội ác đối với người Duy Ngô Nhĩ trước Quốc hội Bỉ của bà Qelbinur Sidiq, hiện đang tị nạn tại Hà Lan, gây xúc động mạnh. Bà Qelbinur Sidiq, từng bị buộc dạy tiếng Hoa cho người Duy Ngô Nhĩ trong các trại giam, hiện đang tị nạn tại Hà Lan. Trên làn sóng của RFI, Qelbinur Sidiq thuật lại tình cảnh trong các trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cùng những cảm nhận, suy nghĩ và hy vọng của bà :

"Tại các trại này, phụ nữ và đàn ông bị cạo trọc, họ đều bị xích, vẻ mặt yếu ớt và bệnh tật. Mỗi khi nghĩ đến gương mặt họ, tôi lại khóc. Tôi đã được cử đến một trại giam phụ nữ. Ngày đầu tiên tôi chứng kiến cảnh một thiếu nữ khoảng 18 đến 20 tuổi chết. Cô ấy bị chảy máu quá nhiều do kinh nguyệt, nhưng không có ai trong trại quan tâm đến cô ấy cả.

Những người bị giam giữ cho tôi biết là các thiếu nữ này bị những kẻ coi tù cưỡng hiếp. Khi các cai ngục ăn uống cùng nhau, họ kể cho nhau nghe đã cưỡng hiếp những cô gái ấy như thế nào.

Chính tôi, vào năm 2019, cùng với hàng trăm phụ nữ Duy Ngô Nhĩ khác, đã phải đợi bốn giờ đồng hồ dưới trời mưa, để chờ bị triệt sản. Lúc đó tôi đã 50 tuổi. Tôi trở thành tàn phế trong suốt phần đời còn lại của mình. Không bao giờ tôi có thể quên điều đó.

Hiện tại, người chị em của tôi và các anh em tôi bị công an thẩm vấn. Hai tuần gần đây, công an Trung Quốc đã gọi điện cho tôi, đe dọa tôi, để tôi không dám lên tiếng. Tôi tố cáo các tội ác của chính quyền Trung Quốc, với cái giá là sinh mệnh của gia đình tôi.

Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia, kể cả Bỉ, công nhận các tội ác chống lại người Duy Ngô Nhĩ như "tội ác diệt chủng". Tôi hy vọng là cộng đồng quốc tế sẽ xử lý một cách thực sự vấn đề này".

Giam cầm, cưỡng bức lao động, triệt sản, hãm hiếp, hành hạ đủ kiểu, giết hại hay đưa đi mất tích, đưa cán bộ vào sống trong từng gia đình để buộc người Duy Ngô Nhĩ phải theo văn hóa Hán là những điều mà giới bảo vệ nhân quyền tố cáo từ nhiều năm nay. Nhà Trung Quốc học Vanessa Frangville (Đại học Tự do Bruxelles - ULB) cảnh báo với các dân biểu Bỉ về chính sách "hủy diệt có hệ thống" của Bắc Kinh nhắm vào sắc tộc Duy Ngô Nhĩ, có thể tiêu diệt hoàn toàn sắc tộc này trong vòng "một hoặc hai thế hệ". Theo vị chuyên gia này, đã có gần 3 triệu người Duy Ngô Nhĩ (trên tổng số hơn 10 triệu dân cư) bị đưa vào các trại cải tạo ở Tân Cương, những năm gần đây.

Cho đến nay, Bắc Kinh ngăn chặn mọi điều tra độc lập của Liên Hiệp Quốc. Theo giới quan sát, trong hiện tại, mục tiêu đưa chính quyền Trung Quốc ra tòa án quốc tế là bất khả thi. Duy nhất có con đường hiệu quả là Quốc hội các nước lên tiếng tố cáo nạn diệt chủng ở Tân Cương. Về phía Hoa Kỳ, tháng Giêng 2021, ngay trước khi tổng thống Joe Biden nhậm chức, ngoại trưởng Mike Pompeo của chính quyền tiền nhiệm đã trực tiếp lên án "tội ác diệt chủng" người Duy Ngô Nhĩ. Ông Joe Biden, khi còn là ứng cử viên tổng thống, đã ra một thông báo hồi tháng 8/2021, lên án "tội ác diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ của chính quyền độc tài Trung Quốc".

Mỹ ra luật chống kỳ thị người gốc Á 

Hôm qua, 20/05/2021, tổng thống Hoa Kỳ thông qua luật chống thù hận chủng tộc liên quan đến đại dịch Covid-19 (Covid-19 Hate Crimes Act). Luật được đưa ra trong bối cảnh tình trạng kỳ thị nhắm vào các cộng đồng người Mỹ gốc Á gia tăng, kể từ đầu đại dịch. Luật dự kiến lập ra nhiều đường dây điện thoại khẩn, để kịp thời hỗ trợ cư dân gốc Á không nói được Anh.

Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ Washington :

"Tôi tự hào là hai bên Dân chủ và Cộng hòa đã đoàn kết để hành động", tổng thống Joe Biden nói. Với một sự ủng hộ hiếm có của lưỡng đảng Hoa Kỳ, mà dự luật đã được thông qua tại Quốc hội. Bạo lực chống lại các cộng đồng gốc Châu Á tại Mỹ gia tăng kể từ khi đại dịch Covid 19 xuất hiện, đại dịch mà tổng thống tiền nhiệm Donald Trump gọi đó là do "virus Trung Quốc" gây ra.

Trong bài diễn văn nói trên, đương kim tổng thống đã lên án các cuộc tấn công đáng phẫn nộ này và kêu gọi người Mỹ phải có thái độ. Ông Joe Biden nói : "Mỗi khi chúng ta im lặng, mỗi khi chúng ta để cho thù hận bùng lên, chính là chúng ta đã phản bội lại những gì tạo thành bản sắc Hợp chủng quốc của chúng ta. Tôi thực sự nghĩ rằng : chúng ta không thể để cho cái nền tảng ấy bị sói mòn, như đã từng xẩy ra trong một số giai đoạn trong lịch sử, như điều này vẫn còn tiếp tục tái diễn. Hận thù không có chỗ tại Hoa Kỳ !".

Bạo lực nhắm vào các cộng đồng gốc Châu Á nhiều khi đẫm máu. Tại Atlanta, cách nay hai tháng, một tay súng đã sát hại 6 phụ nữ ở ba cửa hàng mát xa Châu Á".

Tổng thống Joe Biden đặc biệt chú ý đến việc tên gọi virus gây bệnh Covid-19 có thể làm gia tăng sự thù hận, và các hành động kỳ thị chủng tộc nhắm vào người gốc Á. Chưa đầy một tuần sau khi nhậm chức, ông Joe Biden đã ra một Bản ghi nhớ ngày 26/01/2021, lên án nạn kỳ thị nhắm vào người gốc Á, dân các đảo Thái Bình Dương, và yêu cầu bộ trưởng Y Tế cân nhắc sử dụng các mô tả phù hợp, "hạn chế sử dụng các ngôn từ có thể gây kỳ thị về mặt chủng tộc". Theo nhiều nhà quan sát, từ virus Vũ Hán, hay virus Trung Quốc bị lạm dụng có thể góp phần làm gia tăng tâm lý bài Châu Á.

Khí hậu : G7 ngừng tài trợ than đá, Đức nâng mạnh mục tiêu cắt giảm khí thải

Khối bảy cường quốc công nghiệp thế giới (G7) và nhiều thành viên của khối đang có thêm nhiều nỗ lực trong cuộc chiến khí hậu. Ngày 20/05, bộ trưởng Môi trường Đức, Canada, Mỹ, Pháp, Nhật và Anh, cam kết gia tăng nỗ lực cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Than đá bị chỉ đích danh là thủ phạm số một.

G7 cam kết "có các biện pháp cụ thể nhằm chấm dứt dùng tiền công để tài trợ cho than đa từ đây đến cuối năm". Tuyên bố được đưa ra nửa năm trước thượng đỉnh Khí hậu COP 26 tại Glasgow, Anh quốc, được coi là cơ may cuối cùng để quốc tế đạt đồng thuận về các biện pháp cụ thể nhằm hướng đến mục tiêu không để nhiệt độ Trái đất tăng quá từ 1,5° C đến 2°C so với thời tiền công nghiệp. Chủ tịch COP 26, Alok Sharma, đã hoan nghênh "một bước tiến quan trọng hướng đến một nền kinh tế toàn cầu trung hòa về khí thải".

Thượng đỉnh G7 lần tới, do Anh đăng cai, sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 13/06. Thủ tướng Anh đặt hàng một báo cáo độc lập về G7 và tiến trình chuyển sang kinh tế Xanh. Báo cáo do kinh tế gia nổi tiếng Nicholas Stern, trường London School of Economics chủ trì, công bố hôm 10/05, khuyến cáo khối G7 đầu tư 10.000 tỉ đô la từ đây đến 2030, cho công cuộc phục hồi và chuyển đổi sang nền kinh tế Xanh.

Tại Đức, đầu tuần trước, chính phủ Đức đã thông qua mục tiêu khí hậu mới. Thông tín viên Pascal Thibault tường trình từ Berlin :

"Đêm hôm qua, dinh thủ tướng tại Berlin "bốc lửa". Chí ít thì đây cũng là ấn tượng để lại từ các hình ảnh mà tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace chiếu lên tường nhà dinh thủ tướng Đức. Người ta có thể đọc được những dòng chữ như sau "vì quyền của các thế hệ tương lai, hãy bảo vệ khí hậu ngay từ bây giờ".

Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace tiến hành hoạt động nói trên chỉ vài giờ trước khi chính phủ Đức thông qua dự luật tăng cường các biện pháp về trung hạn của nước Đức, chống lại xu thế khí hậu bị hâm nóng.

Văn bản năm 2019, có hiệu lực cho đến 2030, đã cần phải đến nhiều tháng thảo luận kỳ công giữa hai đảng bảo thủ và xã hội – dân chủ. Lần này thì chính phủ chỉ cần hai tuần lễ, sau khi Tòa Bảo Hiến ra quyết định, yêu cầu phải có các cam kết hành động vì khí hậu cụ thể cho giai đoạn kể từ 2030 trở đi. Chính thành công của đảng Xanh trong các thăm dò dư luận, và thời điểm gần sát ngày bầu cử đã giải thích lý do vì sao chính phủ Đức lại nhanh chóng khẳng định một cách rõ ràng lập trường vì môi sinh đến như vậy.

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính cần phải giảm 65% trước năm 2030 so với năm 1990, trong lúc chỉ tiêu trước đó chỉ là 55%. Và mục tiêu trung hòa về khí thải gây hiệu ứng nhà kính được xác định là 2045, tức sớm hơn 5 năm so với mục tiêu cũ. Các biện pháp cụ thể sẽ còn phải được làm rõ, nhưng hệ quả sẽ là rất lớn đối với ngành công nghiệp nặng, lĩnh vực chế tạo xe hơi, giao thông vận tải hay nhà cửa. Các loại năng lượng tái tạo sẽ phải được phát triển nhanh hơn, việc từ bỏ than đá cũng sẽ phải sớm hơn".

Ấn Độ - Covid : Hàng chục triệu dân nghèo bị loại khỏi hệ thống tiêm ngừa

Tại Ấn Độ, theo số liệu của chính quyền, những ngày gần đây đại dịch Covid vẫn tiếp tục lan rộng, với khoảng 4.000 người chết mỗi ngày, cùng 300.000 nghìn người nhiễm mới. Bên cạnh tình trạng thiếu vac-xin, việc đông đảo dân nghèo không có điều kiện tiêm chủng là mối lo ngại lớn. Nếu hàng chục triệu dân tại những nơi nguy cơ lây nhiễm cao không được tiêm chủng, đại dịch khó có hy vọng sớm được khống chế. Thông tín viên Sébastian Farcis tường trình từ New Delhi :

"Naveen bán dưa bở và dưa hấu trong một ngõ nhỏ thuộc một khu phố nghèo ở phía nam thủ đô New Delhi. Người bán dưa 50 tuổi này suốt ngày tiếp xúc với đủ loại người. Ông muốn tiêm chủng, nhưng không biết làm thế nào để được tiêm. Naveen có một chiếc điện thoại rẻ tiền. Ông chia sẻ : tôi nghe nói là phải gọi điện thoại cho họ, nhưng không biết như thế nào. Tôi sẽ làm khi nào họ thông báo cho tôi.

Tại Ấn Độ, những người muốn được chích ngừa phải đăng ký trên mạng. Việc này đòi hỏi phải có một chiếc điện thoại, internet được kết nối, và cũng phải biết được cách thức đăng ký. Thủ tục này khiến hàng chục triệu người dân Ấn Độ không thể có điều kiện tiêm chủng. Nitin Kumar, một người lái xích lô, với thu nhập một đô la một ngày, là một trong số họ. Ông nói : tôi không có điện thoại, không có thẻ căn cước. Ông đặt câu hỏi : ai có thể giúp được tôi đây ? Người đạp xích lô này than thở : chính những người giàu có mang virus từ nước ngoài về, còn người nghèo thì phải chịu khổ vì dịch bệnh.

Các bệnh viện công có hỗ trợ những người nghèo nhất đăng ký tiêm chủng. Nhưng điều đó không thuyết phục được Rajesh Kumar, một người lái xe ba bánh. Ông nói : tôi vất vả lắm mới tìm được đồ ăn trong những ngày gần đây. Tôi không có thời gian để mất vào chuyện đó. Lẽ ra chính quyền phải tổ chức tiêm chủng cho chúng tôi tại những nơi chúng tôi làm việc, chẳng hạn như tại các cây xăng, như thế sẽ dễ dàng cho chúng tôi hơn.

Tính đến hiện tại, mới chỉ có khoảng 3% dân số Ấn Độ được tiêm chủng đủ liều".

"Fortitude" - Tiếng thét vì hành tinh : Sự trở lại của ban nhạc Gojira

Trong lĩnh vực văn hóa, sự trở lại đầu tháng 5/2021 của ban nhạc rock nổi tiếng của Pháp Gojira, với album thứ bảy mang tên "Fortitude" (tạm dịch là sự kháng cự ngoan cường), được báo chí và giới âm nhạc tại Pháp hồ hởi đón nhận.

Le Monde có bài "Điệu rock metal gào rú của Gojira, một tiếng thét vì hành tinh". Trang mạng văn hóa Telerama cũng nhìn nhận tương tự : "Fortitude" của Gojira, một tiếng gầm của rock vì hành tinh và nhân loại". Còn theo France Info, "Với album mới này, hành tinh hơn bao giờ hết trong tâm hồn của ban nhạc Gojira".

Gojira là một trong số ít ban nhạc rock Pháp có nhiều dân hâm mộ bên kia Đại Tây Dương. Nhiều nhạc phẩm của Gojira lên án xã hội tiêu thụ, tàn phá môi trường. Sáng tác của Gojira cũng mang đậm chất tâm linh. Nhạc phẩm thứ nhất trong album vừa ra mắt "Born For One Thing " lấy cảm hứng từ các triết gia Tây Tạng và Thái Lan, mà nhạc sĩ Joe Duplantier, người soạn lời cho các ca khúc của nhóm, được thừa hưởng từ những trang sách tuổi thơ. 

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Trọng Thành
Published in Quốc tế

Người Duy Ngô Nhĩ đối mt vi nguy cơ b Th Nhĩ K bán đứng cho Trung Quc

Báo chí Pháp ra ngày 29/04/2021 đều dành ta chính trang nht cho ch đề Covid-19, t vn đề h chiếu y tế đang ni cm ti Pháp và Châu Âu, cho đến thái độ thn trng gim nh phong ta, hay s c vac-xin Covid b "chê" ti Pháp. H sơ quc tế được chú ý nhiu nht là 100 ngày đầu tiên ca tng thng M Joe Biden, và đặc bit trên Le Monde, là ni hoang mang ca người Duy Ngô Nhĩ ti Th Nhĩ K trước nguy cơ b bán đứng cho Trung Quc.

turkey1

Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình đón tiếp đồng nhim Th Nhĩ K Erdogan ti Bc Kinh, ngày 29/07/2015. Reuters/Damir Sagolj

Ngay trên trang nht, Le Monde chy mt hàng ta nh để nêu bt vn đề :"Th Nhĩ K : Người Duy Ngô Nhĩ lưu vong lo s b trc xut v Trung Quc".

Theo ghi nhn ca t báo, hàng chc nghìn người Duy Ngô Nhĩ, nn nhân ca mt chính sách đàn áp có h thng Trung Quc, đã chy sang Th Nhĩ K, mt nơi lánh nn thot đầu rt bình yên. Vào năm 2009, tng thng Erdogan tng đi xa đến mc cáo buc Bc Kinh thc hin mt"kiu dit chng" nhm vào cng đồng người Hồi giáo nói tiếng Th Nhĩ K Tân Cương.

Thế nhưng, theo Le Monde, t lúc đó đến nay, li l chính thc Ankara đã thay đổi. Th Nhĩ K đã phi tìm kiếm các khon đầu tư ca Trung Quc nhm thay thế cho tư bn phương Tây, và quc gia này hin đang l thuc vào ngun vac-xin chng Covid-19 đến t Trung Quc. Và như vy là khong 50.000 người Duy Ngô Nhĩ, b Trung Quc truy bc và đang lánh nn quc gia Hồi giáo này, có nguy cơ tr thành nn nhân ca tiến trình xích li gn nhau gia Ankara và Bc Kinh.

Trung Quc dùng vac-xin để bt bí Th Nhĩ K ?

Trong bài viết đầu tiên trang quc tế mang ta đề "Ni tuyt vng ca người Duy Ngô Nhĩ lưu vong ti Th Nhĩ K", thông tín viên báo Le Monde ti Istanbul nêu bt tình cnh bp bênh ca cng đồng người Hồi giáo này. Trong nhng năm gn đây, đã có mt s b trc xut sang các nước th ba, để ri b các nước đó giao np cho Trung Quc. Ni lo s chính hin nay là kh năng Ankara s phê chun hip ước dn độ vi Bc Kinh, to điu kin cho vic giao np thng nhng người Duy Ngô Nhĩ mà Trung Quc mun truy bt.

Theo Le Monde, ni cm nht hin nay là s ph thuc ca Th Nhĩ K vào vac-xin chng Covid-19 ca Trung Quc, mà lượng cung cp đã chm li trong thi gian gn đây. Bc Kinh b nghi ng là đã đặt điu kin cho vic giao CoronaVac cho Ankara : Đó là phê chun hip ước dn độ mà hai bên đã ký kết năm 2017. Quốc hội Trung Quc đã phê chun hip ước này, còn phía Th Nhĩ K thì chưa.

Ngay c khi không có hip ước dn độ, Th Nhĩ K b cho là đã gián tiếp chiu ý Trung Quc trên vn đề người Duy Ngô Nhĩ. Trong nhng năm gn đây, mt s người đã b Ankara giao cho các nước th ba như Kazakhstan, Tajikistan và Dubai, thuc Các Tiu vương quc rp Thng nht, và t đó h b trc xut v Trung Quc.

Mehmet Okatan, mt lut sư Istanbul, đang bin h cho mười lăm người Duy Ngô Nhĩ b đe da trc xut, không ngn ngi cáo buc :"Nhìn chung, chính quyn Trung Quc cung cp danh sách người h mun bt cho Th Nhĩ K, phía Th sau đó đi bt người và tng vào các trung tâm giam gi". Hin nay tư pháp Th Nhĩ K còn có th can thip, nhưng nếu hip ước dn độ được Ngh Vin Th phê chun thì hu qu s khôn lường.

Kinh tế suy yếu, Ankara ve vãn Bc Kinh

Trong bài th hai mang ta đề "B suy yếu v kinh tế, Th Nhĩ K ve vãn Trung Quc", Le Monde đã phân tích s l thuc ngày càng nng ca Ankara vào Bc Kinh, mt nguyên nhân ch cht dn đến s thay đổi thái độ ca tng thng Th Nhĩ K Erdogan trên vn đề người Duy Ngô Nhĩ.

Theo Le Monde, Th Nhĩ K hin đang b suy thoái kinh tế nng n : D tr ngoi hi đang teo li, thâm ht thương mi ngày càng tăng, đồng lira ca Th Nhĩ K b mt giá và đại dch Covid-19 đã gây thit hi cho lĩnh vc du lch, mt trong nhng ngun thu ngoi t chính ca nước này.

Trong bi cnh đó, Th Nhĩ K ráo riết tìm kiếm ngun tài tr và đầu tư ca Trung Quc. Vào mùa hè năm 2018, gia cuc khng hong tài chính, khi giá tr ca đồng lira Th Nhĩ K gim gn 40%, chính ph Th Nhĩ K đã nhn được khon vay 3 t euro t Trung Quc. Đến tháng 6 năm 2019, sau tht bi ca Đảng Công Lý và Phát Trin (AKP), cm quyn t năm 2002, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quc đã chuyn khong 1 t đô là cho Ngân Hàng Trung Ương Th Nhĩ K trong khuôn kh mt"tha thun hoán đổi tin t"gia hai quc gia.

Và k t năm 2020, các công ty Th Nhĩ K giao dch vi Trung Quc được phép s dng đồng nhân dân t để thanh toán. Trong khi ch có khong 100 công ty Th Nhĩ K kinh doanh ti Trung Quc, gn 800 công ty Trung Quc đặt chân lên Th Nhĩ K.

Hoa Vi, tp đoàn vin thông Trung Quc, đã tăng th phn ti th trường Th Nhĩ K t 3% trong năm 2017 lên 30% vào năm 2019. ZTE, mt công ty công ngh khác ca Trung Quc, đã mua li 48% phn vn ca Netas, nhà sn xut thiết b vin thông ca Th Nhĩ K, doanh nghip ph trách thông tin liên lc ca sân bay Istanbul mi, cũng như s hóa d liu y tế Th Nhĩ K.

Vi v trí địa lý, sc nng kinh tế khu vc, tư cách thành viên NATO, Th Nhĩ K cũng là mt mt xích quan trng trong"nhng con đường tơ la mi"ca ch tch Tp Cn Bình. Vào tháng 1/2020, mt tp đoàn ca Trung Quc đã mua 51% cây cu th ba ni Châu Âu vi Châu Á eo bin Bosphore. Trước đó 5 năm, các công ty Trung Quc đã mua cng thương mi Kumport, cách Istanbul không xa.

Cui cùng, tng thng Erdogan đang da vào các nhà đầu tư Trung Quc để giúp ông hin thc hóa d án đồ s, mt kênh đào ni thng Bin Đen vi Bin Marmara, không cn đi qua eo bin Bosphore. D án gi là "Kanal Istanbul" này tr giá khong 25 t euro và s kèm theo kế hoch xây mt thành ph mi hơn 500.000 dân.

H chiếu y tế Châu Âu trên đường hình thành

Như nói trên, ch đề Covid-19 đã chiếm lĩnh toàn b trang nht các t báo Pháp ra ngày hôm nay, đặc bit vi vn đề"h chiếu y tế"được Le Monde và Les Echos nêu bt thành ta chính. Trong lúc Le Monde chú ý đến tình hình ti Pháp, ghi nhn "Cách thc hành pháp đổi ý và quay sang chp nhn ý tưởng thiếp lp môt thông hành y tế", thì Les Echos nói thng rng đó là "Mt h chiếu y tế để gii phóng Châu Âu" khi gng km Covid-19.

Theo Le Monde, ngay t ti27/04, tng thng Pháp Emmanuel Macron đã phác ha các giai đon ca tiến trình gim phong ta ti Pháp mt cách tun t và thn trng, trong khi mà bước đầu tiên d kiến din ra ​​vào ngày 03/05. Sau khi tiết l các manh mi mt cách nh git, ông Macron cho biết s tiết l kế hoch ca mình "vào cu i tun này hoc chm nht là trong mười ngày ti".

Đối vi t báo Pháp, chính quyn ca ông Macron rt cuc đã phi đã thông qua nguyên tc hình thành mt loi"thông hành y tế", mà cách s dng trong cuc sng hàng ngày vn còn trong vòng tranh cãi. Điu đáng nói theo Le Monde là sau khi t thái độ min cưỡng vi nguyên tc ca mt h chiếu tiêm chng đơn thun, Pháp bt đầu th nghim mô hình được loan báo là s áp dng cho toàn Châu Âu trước cui tháng 6.

Covid, thông hành y tế để gii phóng Châu Âu

Mô hình này đã được nht báo Les Echos phân tích cn k trong h sơ chính được gii thiu ngay trên trang nht vi ta đề "Covid : Mt h chiếu y tế để gii phóng Châu Âu".

Theo t báo kinh tế Pháp, chính Ngh Vin Châu Âu vào hôm qua, 28/04, đã b phiếu thông qua kế hoch to ra mt"chng ch xanh"hu to điu kin thun li cho vic đi li Châu Âu và Liên Hip Châu Âu hy vng chng ch này s được thiết lp vào tháng Sáu.Chng ch xanh s tính đến mt lot yếu t, t vic đã được tiêm chng nga Covid, được xét nghim âm tính vi virus, cho đến vic người được cp chng ch có kh năng min dch vì đã b bnh và trong người còn kháng th.

Vic tính đến nhiu yếu t như va k là nhm đáp ng đòi hi ca Pháp và Đức, hai thành viên kiên quyết bác b ý tưởng v mt"h chiếu tiêm chng"đơn gin, ch chú ý đến gii đã được chích nga, mà lơ là nhng trường hp"vô hi" khác. Loi thông hành có th cho phép người s huđi du lch, vào nhà hàng, vin bo tàng hay đi xem ca nhc, th thao… Tt c nhng yếu t c th đó s tùy thuc vào quy định ca tng quc gia thành viên.

Macron thn trng ni phong ta

Cũng v ch đề Covid-19, Le Figaro quan tâm đến tiến trình ni lng phong ta đang được quyết định ti Pháp. Hàng ta ln trên trang nht nêu bt"Gim phong ta : Macron tìm kiếm nhp độ phù hp".Theo Le Figaro, tng thng Pháp s trình bày chi tiết kế hoch d b dn các bin pháp hn chế k t đầu tháng Năm ti đây trong mt cuc phng vn dành cho báo chí địa phương vào ngày mai 30/04.

Đối vi t báo cánh hu, vào lúc tình trng lây nhim ca virus gây dch Covid-19 vn cao, nguyên tc vn là cn phi thn trng, và ông Macron cn vch rõ hướng đi và khôi phc hy vng cho người Pháp trong khi kim soát được các nguy cơ bùng phát dch bnh.

Đây là mt phương trình phc tp mà Emmanuel Macron s c gng tìm ra li gii, khi công b chi tiết lch trình cho vic d b các bin pháp hn chế t nay cho đến hè, mt lch trình mà theo Le Figaro, s ph thuc ch yếu vào tc độ tiêm chng, mt đim mà hành pháp d định đẩy nhanh hơn na.

Phi m rng din được tiêm chng

Chính trên vn đề đẩy nhanh tiến độ tiêm chng mà nht báo cánh t Pháp Libération đã hiến kế cho chính quyn khi nêu bt trong hàng ta ln trang nht : "Vac-xin : Phi chăng là nên cp thuc chng cho các giáo viên ?".

Libération đã nêu bt hin tượng va mi xut hin ti Pháp :"Trong lúc ngun vac-xin được giao càng lúc càng nhiu, các trung tâm tiêm chng li thiếu người đến chích nga".Đối vi t báo, gii pháp rt đơn gin : M rng chiến dch tiêm chng cho tt c các giáo viên và nhng người làm vic trong các ngành d b nhim dch.

T báo nêu bt nghch lý :"Vào hôm qua, trên toàn quc, hơn 300.000 "ch" dành cho người được tiêm chng không có khách, khiến các cơ quan ph trách phi c tìm kiếm nhng tình nguyn viên khác đáp ng các tiêu chí ca chính ph, và hơn mt na trong s nhng liu thuc quý giá đó có nguy cơ hết hn s dng trong vòng mười ngày".

Đối vi Libération :"Trong thi đim nguy cp này, chính ph phi nhanh chóng sa đổi chiến lược ca mình, m rng tiêm chng đến nhng thành phn khác trước khi quá mun. Cho các giáo viên và các ngành ngh khác tiếp xúc vi virusđược tiêm chng dường như là mt gii pháp hin nhiên Đã đến lúc cn phi tăng tc và thc hin ngay chiến lược này".

Covid-19, mt cuc sng không hương v

Trái vi các đồng nghip, nht báo công giáo La Croix đặc bit chú ý đến ni kh đau ca nhng người b mt khu giác sau khi b Covid-19 tn công.

Theo t báo, trong s các triu chng ph biến nht ca Covid-19, mt v giác và khu giác không ch khiến bnh nhân mt đi nim vui trên bàn tic. Đôi khi s suy gim kéo dài ca các giác quan này còn gây ra s mt mát nhiu hơn, thm chí dn đến trm cm. Vic phc hi chc năng có th cn đến s chăm sóc y tế, nhưng hàng người ch để được khám ngày càng dài hơn.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa
Published in Châu Á

Trung Quốc có thực sự phạm tội ‘diệt chủng’ ở Tân Cương ?

The Economist, Nghiên cứu quốc tế, 19/02/2021

Khi Ronald Reagan kêu gọi "hãy phá bỏ bức tường này", mọi người đều biết ý của ông là gì. Có một bức tường ở đó. Nó đã giam cầm người dân Đông Đức. Nó đã phải bị dỡ xuống. Rồi đến một ngày, điều đó đã xảy ra. Trong cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc tài, điều cốt yếu là các nền dân chủ phải nói lên sự thật bằng một ngôn ngữ đơn giản. Các chế độ độc tài sẽ luôn dối trá và ngụy tạo để che giấu bản chất thật của họ. Còn các nền dân chủ có thể nói đúng thực tế. Hãy nhớ tới điều này khi quyết định nên gọi cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc là gì. Vào ngày cuối cùng tại vị, Ngoại trưởng của Donald Trump, Mike Pompeo, đã gọi đó là "diệt chủng". Mặc dù Joe Biden đã không sử dụng thuật ngữ đó trong tuần này khi nói chuyện lần đầu tiên với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng chính quyền của ông đã lặp lại từ đó và các nhà lập pháp ở Anh cũng đang định làm như vậy. Nhưng thuật ngữ đó có chính xác không ?

tancuong1

Trung Quốc đã nhốt khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo, nơi được họ gọi là "trung tâm dạy nghề". Tường rào vao quanh một trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ - Ảnh minh họa

Theo cách hiểu thông thường thì nó không chính xác trong trường hợp này. Cũng giống như "homicide" có nghĩa là giết người và "suicide" có nghĩa là giết chính mình (tự tử), "genocide" có nghĩa là giết chết một dân tộc. Cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc thật khủng khiếp : nước này đã nhốt khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo, nơi được họ gọi là "trung tâm dạy nghề". Trung Quốc cũng đã cưỡng bức triệt sản một số phụ nữ Duy Ngô Nhĩ. Nhưng Trung Quốc không tàn sát họ.

Việc xác định đó có phải là tội diệt chủng hay không phụ thuộc vào một định nghĩa bắt nguồn từ một công ước của Liên Hợp Quốc, trong đó gợi ý rằng người ta không cần thực sự giết người vẫn bị coi là diệt chủng. Các biện pháp "nhằm ngăn chặn việc sinh đẻ" hoặc gây ra "tổn hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần" là đủ, nếu mục đích của những hành động này là nhằm "tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo". "Một phần" đó lớn tới đâu thì bị xem là diệt chủng cũng không được xác định rõ. Về nguyên tắc, có thể hình dung sự hủy diệt của cả một dân tộc chẳng hạn bằng cách triệt sản có hệ thống tất cả mọi phụ nữ. Nhưng nếu các quy ước được diễn đạt một cách lỏng lẻo bất thường, chúng cũng phải được diễn dịch một cách thận trọng. Cho đến nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ dán nhãn "diệt chủng" cho việc giết người hàng loạt, và thậm chí ngay cả khi xảy ra trường hợp đó, họ cũng thường do dự vì sợ rằng việc áp dụng thuật ngữ này sẽ tạo ra kỳ vọng rằng Mỹ sẽ phải can thiệp (để ngăn chặn diệt chủng). Mỹ đã không gọi cuộc diệt chủng ở Rwanda là diệt chủng cho đến khi thảm họa thực sự kết thúc.

tancuong2

Do đó, luận điệu chính trị của Mỹ đã trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ, có tác động sâu sắc tới mối quan hệ song phương quan trọng nhất của thế giới. Bằng cách cáo buộc Trung Quốc phạm tội diệt chủng, Mỹ đang gửi đi tín hiệu rằng chính phủ Trung Quốc đã phạm một tội ác ghê tởm nhất. Nhưng đồng thời, Mỹ lại đang đề xuất Trung Quốc hợp tác giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, đại dịch và thương mại.

Một số nhà vận động cho rằng sự leo thang về luận điệu dù sao cũng là việc làm khôn ngoan. Họ lập luận rằng điều này sẽ gây ra một sự phẫn nộ hữu ích, giúp khuyến khích các công ty xa lánh các nhà cung cấp Trung Quốc và vận động các quốc gia tẩy chay Thế vận hội mùa đông năm sau do Trung Quốc tổ chức. Nhưng ngược lại, điều này lại có khả năng phản tác dụng. Đầu tiên, việc thổi phồng các tội ác của Đảng cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương không mang lại nhiều tác động. Vô số câu chuyện có thật về những gia đình tan nát và việc người Duy Ngô Nhĩ sống trong nỗi kinh hoàng đã đủ làm khiếp đảm bất cứ con người có lương tri nào. Khi những người Trung Quốc thuộc dân tộc Hán bình thường nghe thấy những chuyện đó, như trường hợp một số ít đã nghe trên Clubhouse, một nền tảng truyền thông xã hội mới mà Trung Quốc đã vội vàng ngăn chặn, họ đã rất kinh hoàng. Ngược lại, nếu Mỹ đưa ra những cáo buộc vô căn cứ về việc giết người hàng loạt, những người Trung Quốc yêu nước nhiều khả năng sẽ tin vào đường lối của chính phủ họ, rằng phương Tây đang nói dối về Tân Cương để làm hoen ố hình ảnh một cường quốc đang lên.

tancuong3

Các nền dân chủ phải đối mặt với một thách thức khó khăn và chưa từng có khi phải đối phó với Trung Quốc, nước vừa là mối đe dọa đối với các chuẩn mực toàn cầu vừa là đối tác thiết yếu trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu như biến đổi khí hậu. Từ chối làm việc với Trung Quốc sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế thế giới và hành tinh chúng ta.

Ông Biden có lý khi lên án các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, nhưng ông nên làm vậy một cách trung thực. Chính xác thì Trung Quốc đang phạm phải các tội ác chống lại loài người. Nếu cứ cáo buộc Trung Quốc phạm tội diệt chủng trong trường hợp không xảy ra việc giết người hàng loạt, nước Mỹ đang giảm bớt thái độ phản kháng đặc biệt mà thuật ngữ này tạo ra. Việc phạm tội diệt chủng cần khiến một chính phủ bất kỳ trở nên không thể chấp nhận được ; tuy nhiên các quan chức Mỹ vẫn sẽ phải tiếp tục làm việc với một chế độ mà họ đã gắn nhãn "diệt chủng". Những kẻ phạm tội diệt chủng thực sự trong tương lai sẽ càng được khuyến khích.

The Economist

Nguyên tác : "Genocide" is the wrong word for the horrors of XinjiangThe Economist, 13/02/2021.

Trần Hùng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 14/02/2021

********************

Diệt chủng (Genocide)

Hồng Hiệp, Nghiên cứu quốc tế, 17/04/2015

Nguồn gốc từ "Genocide"

Từ "diệt chủng" trong tiếng Anh là "genocide" do Raphael Lemkin, một luật gia người Pháp sống tại Mỹ sáng tạo ra vào năm 1944. Từ "genocide" được ghép từ từ "genos" trong tiếng Hy Lạp nghĩa là chủng tộc hoặc bộ lạc, và từ "caedere" trong tiếng Latin nghĩa là giết.

tancuong4

Có rất nhiều các học giả cũng như tổ chức khác nhau đưa ra các định nghĩa về "diệt chủng". Tuy nhiên định nghĩa về "diệt chủng" được thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất chính là định nghĩa được nêu trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Trừng phạt và Ngăn ngừa Tội ác Diệt chủng năm 1948 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/1/1951). Điều 2 của công ước này định nghĩa "diệt chủng" là những hành động nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm người vì lý do quốc tịch, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo. Theo đó, Công ước đã liệt kê năm hành động sau được coi là hành động diệt chủng :

- sát hại các thành viên của nhóm người đó ;

- gây nên những tổn hại nghiêm trọng về thể xác và tinh thần đối với các thành viên của nhóm người đó ;

- cố tình buộc nhóm người đó phải chịu những điều kiện sống được tính toán nhằm gây nên sự tiêu vong toàn bộ hoặc một phần nhóm người đó ;

- áp đặt các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sinh đẻ trong nhóm người đó ;

- dùng vũ lực chuyển trẻ em trong nhóm người đó sang một nhóm khác.

Một điều có thể nhận thấy là khái niệm "diệt chủng" nhiều khi bị lạm dụng, bởi không phải mọi cuộc thảm sát quy mô lớn đều được coi là hành động diệt chủng. Điểm khác biệt đầu tiên giữa hành động diệt chủng và việc giết người trên quy mô lớn là phạm vi của hành động diệt chủng rộng lớn hơn. Diệt chủng không chỉ liên quan đến việc giết người mà còn bao gồm các hành động như thanh lọc sắc tộc, ép buộc triệt sản, hãm hiếp tập thể, tra tấn về thể xác và tinh thần, trục xuất, di dời chỗ ở… Thứ hai, trong khi giết người trên quy mô lớn thường nhằm tiêu diệt các cá nhân nạn nhân thì hành động diệt chủng chỉ xảy ra khi một chính phủ hay bất kỳ một nhóm có tổ chức nào hành động một cách có tính toán nhằm tiêu diệt hoàn toàn một nhóm người hoặc triệt tiêu khả năng tồn tại của nhóm người đó. Chính vì vậy việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống các hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật dù gây ra cái chết của hàng trăm nghìn người cùng lúc nhưng không bị coi là hành động diệt chủng.

Những thảm họa diệt chủng

Trong lịch sử loài người đã từng xảy ra nhiều thảm họa diệt chủng, nhưng có thể nói thế kỷ 20 là khoảng thời gian mà con người đã phải chứng kiến những thảm họa diệt chủng kinh hoàng và tàn bạo nhất. Có hai đặc điểm tiêu biểu của các thảm họa diệt chủng xảy ra trong thời gian này, đó là quy mô diệt chủng lớn chưa từng có và việc thảm sát một cách có hệ thống với việc áp dụng các biện pháp hành quyết mới, đặc biệt là trong thời kỳ Đức Quốc xã thi hành chính sách diệt chủng đối với người Do Thái.

Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đức Quốc xã đã giết hơn 6 triệu người Do Thái trên toàn Châu Âu bằng cách đưa họ vào các trại tập trung, bắt lao động khổ sai cho đến khi kiệt sức mà chết, hoặc hành quyết bằng nhiều cách khác nhau, kể cả bằng bơm khí ga cho nạn nhân chết ngạt trong các thùng xe tải kín. Trong thời kỳ cầm quyền ở Campuchia từ 1975 đến đầu 1979, chính quyền Khmer Đỏ cũng đã tàn sát 1,7 triệu người dân Campuchia vô tội, tức gần ¼ dân số nước này thời kỳ bấy giờ. Tội ác diệt chủng này của chính quyền Khmer Đỏ được sánh ngang với tội ác của chính quyền Đức Quốc xã, tuy nhiên điều đáng nói là trong khi Đức Quốc xã hành quyết những người Do Thái thì những kẻ cầm đầu Khmer Đỏ hành quyết ngay chính những người đồng bào của mình. Những hành động diệt chủng chống lại chính những người dân đồng bào mình như của chính quyền Khmer Đỏ được gọi là hành động tự diệt chủng (autogenocide).

Có một số lý do dẫn tới việc các chính quyền thực thi chính sách diệt chủng, như chủ nghĩa dân tộc sắc tộc, bất đồng giữa các tôn giáo, đối đầu về ý thức hệ, tranh giành quyền lực chính trị, hay tham vọng xây dựng các cộng đồng chính trị "thuần chủng". Trong nhiều trường hợp, chính sách diệt chủng thường bắt nguồn từ việc các chính quyền cầm quyền cảm thấy bất an trước các nhóm sắc tộc "đối thủ" của mình, từ đó tìm mọi cách tiêu diệt họ. Những cảm giác bất an như vậy càng trở nên mạnh mẽ hơn trong những thời kỳ rối loạn xã hội, như khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, nội chiến, hay xảy ra biến động chính trị. Chính vì vậy, việc những thảm họa diệt chủng thường xảy ra trong các thời kỳ rối loạn xã hội như kể trên là điều dễ hiểu.

Với tính chất dã man, tàn bạo, phi nhân tính, hành động diệt chủng luôn bị cộng đồng quốc tế lên án và thừa nhận là tội ác kinh khủng nhất. Đã có nhiều tòa án quốc tế được thiết lập nhằm xét xử tội ác diệt chủng, như tòa án Nuremberg xét xử những kẻ đứng đầu Đức Quốc xã, hay Tòa án hình sự quốc tế dành cho Nam Tư cũ xét xử Slobodan Milosevic và các lãnh đạo của Nam Tư cũ. Năm 2001, Quốc hội Campuchia cũng đã thông qua một đạo luật cho phép thành lập một tòa án đặc biệt nhằm xét xử các tội ác của Khmer Đỏ trong thời kỳ Campuchia Dân chủ. Phiên tòa đầu tiên của Tòa án này xét xử Duch, kẻ cai ngục khét tiếng của nhà tù Toul Sleng, đã được tiến hành vào tháng 3/2009.

Ngoài ra, Tòa án hình sự quốc tế cũng đã bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/2002. Mục đích của Tòa án là xét xử các cá nhân phạm các tội ác nghiêm trọng như các tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có các đảm bảo chắc chắn rằng các quốc gia sẽ hợp tác đầy đủ với Tòa án. Nói cách khác, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc các tội ác diệt chủng vẫn chưa được ngăn chặn và xét xử kịp thời chính là vì các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế chưa đủ ý chí chính trị để hành động. Các thảm họa diệt chủng như đã xảy ra ở Darfur (Sudan – 2003) hay Rwanda (1994) cho thấy trong nhiều trường hợp các tính toán lợi ích của các quốc gia đã gây cản trở đối với các nỗ lực nhằm ngăn ngừa các thảm họa diệt chủng.

Mặt khác, có thể nói khả năng ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng còn bị hạn chế bới khái niệm chủ quyền quốc gia, một khái niệm được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế. Ví dụ, một khi các quốc gia coi các cá nhân hay các hành vi liên quan đến diệt chủng xảy ra bên trong biên giới của mình là công việc nội bộ thuộc chủ quyền quốc gia của mình mà các quốc gia bên ngoài không được phép can thiệp thì rõ ràng các nỗ lực ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng của cộng đồng quốc tế khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy, một nghịch lý vẫn tồn tại là trong khi luật hình sự quốc tế mong muốn trừng phạt những kẻ phạm tội diệt chủng thì suy cho cùng luật pháp quốc tế lại đang bảo vệ họ thông qua khái niệm chủ quyền quốc gia.

Lê Hồng Hiệp

Trích : Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế (Thành phố Hồ Chí Minh : Khoa Quan hệ quốc tế – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 17/04/2015

Additional Info

  • Author The Economist, Trần Hùng, Lê Hồng Hiệp
Published in Diễn đàn

Đài Loan thông qua luật chặn ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc (VOA, 31/12/2019)

Hôm 31/12, Quốc hi Đài Loan đã thông qua lut chng xâm nhp đ chn các mi đe da t Trung Quc, chưa đy hai tun trước khi din ra cuc bu c tng thng vào ngày 11/1 ti đo quc, theo Reuters.

tq1

Tổng thng Đài Loan Thái Anh Văn.

Đạo lut này là mt phn trong n lc kéo dài nhiu năm để chng li nhng gì nhiu người Đài Loan coi là nhng n lc ca Trung Quc nhm tác đng đến tình hình chính tr và tiến trình dân ch, thông qua tài tr bt hp pháp cho các chính tr gia, gii truyn thông và các phương thc ngm khác.

Động thái này có thể s làm trm trng thêm đi vi mi quan h vn đã căng thng gia Đài Loan và Bc Kinh, khi mà Bc Kinh cho rng Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn mun tiến ti nn đc lp chính thc cho hòn đo và Bc Kinh đã gây áp lc ti bà k t khi bà nhm chức năm 2016.

Ông Chen Ou-po thuộc Đng Dân Tiến (DPP) đang nm thế đa s ca Đài Loan, phát biu trước quc hi sau khi d lut được thông qua : "S tri dy ca Trung Quc đã gây ra mi đe da cho tt c các nước và Đài Loan đang phi đi mt vi mi đe da ln nht".

"Đài Loan đang là tiền tuyến trước s xâm nhp ca Trung Quc và rt cn lut chng xâm nhp đ bo v người dân", ông Chen nói thêm.

Các nhà lập pháp thuc đng DPP ca bà Thái ng h d lut này 100% vi c 67 phiếu, bt chp s ch trích ca phe đi lp cho rng đây là mt "công c chính tr" đ giành phiếu bu trước cuc bu c tng thng và quc hi.

Các nhà lập pháp ca phe đi lp chính, Quốc Dân Đng, phe ng h mi quan h cht ch vi Trung Quc, đã không tham gia b phiếu lut này.

Luật này to ra nhng công c hp pháp nhm ngăn chn các hot đng tài tr ca Trung Quc ti Đài Loan, như vn đng hành lang hoc vn đng tranh cử. Lut này áp dng mc hình pht ti đa là by năm tù và s có hiu lc sau khi bà Thái ký ban hành vào tháng 1.

******************

Hồng Kông khởi động cuộc biểu tình Năm Mới "Dấn tới 2020" (RFI, 31/12/2019)

Những người đấu tranh Hồng Kông hôm nay 31/12/2019 bắt đầu cuộc biểu tình nhân dịp giao thừa tết dương lịch tại nhiều nơi trong thành phố, cổ vũ người dân không từ bỏ cuộc chiến vì dân chủ trong năm 2020. Trong khi đó chính quyền huy động trên 6.000 cảnh sát để đối phó.

tq2

Người biểu tình xuống đường để tưởng nhớ những người chết, bị thương trong những tháng đấu tranh tại Hồng Kông. Ảnh tai Quảng trường Edinburgh, Hồng Kông, 30/12/2019. Reuters/Lucy Nicholson

Reuters dẫn thông tin từ mạng xã hội cho biết người biểu tình được kêu gọi mang mặt nạ trong cuộc tập họp mang tên "Không quên 2019 – Dấn tới 2020". Một số sự kiện khác như "Suck the Eve" (Con đường đêm trừ tịch), "Shop with You" (Mua sắm với bạn) dự kiến diễn ra tại quận Lan Quế Phường (Lan Kwai Fong) ở khu trung tâm tài chính, gần cảng Victoria, và tại nhiều trung tâm mua sắm lớn.

Trong một thông điệp video giao thừa, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nói rằng hơn sáu tháng phản kháng đã gây ra những buồn phiền, lo lắng, thất vọng và giận dữ. Bà kêu gọi : "Hãy khởi đầu năm 2020 với một giải pháp mới, tái lập trật tự và hòa hợp trong xã hội. Chúng ta có thể cùng nhau bắt đầu lại".

Tuy nhiên một người biểu tình nói với hãng tin Anh : "Giải phóng Hồng Kông, cách mạng thời đại là lời chúc Năm Mới của tôi. Chúng tôi đã đấu tranh suốt một thời gian dài như thế nhưng chính quyền vẫn không chịu lắng nghe. Nếu không tham gia phong trào, chúng tôi sẽ mắc nợ những người đồng chí hướng đang ở trong tù".

Theo South China Morning Post, hơn 6.000 cảnh sát được huy động hôm nay. Người biểu tình và các tổ chức nhân quyền luôn chỉ trích cảnh sát sử dụng bạo lực, từ đầu phong trào đến nay đã có hơn 6.500 người bị bắt.

Ngày mai đầu năm dương lịch, dự kiến khoảng mấy chục ngàn người sẽ tham gia một cuộc biểu tình lớn, đã được cảnh sát cho phép. Ban tổ chức hy vọng duy trì sức bật của phong trào khi bước sang năm mới.

Cuộc biểu tình trước đó cũng do Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền tổ chức vào đầu tháng 12 đã thu hút được ít nhất 800.000 người xuống đường. Ông Sầm Tử Kiệt (Jimmy Sham), một trong những lãnh đạo của Mặt trận tuyên bố : "Vào ngày đầu năm mới, cần phải chứng tỏ tình liên đới để chống lại chính quyền. Chúng tôi hy vọng người dân Hồng Kông sẽ xuống đường vì tương lai của Hồng Kông".

Trong bối cảnh phong trào phản kháng rục rịch biểu tình nhân dịp Năm Mới, South China Morning Post và Newsweek hôm qua cho biết quân Trung Quốc trú đóng hôm thứ Sáu đã tập trận tại cảng Hồng Kông. Chiến hạm, khinh hạm, trực thăng vũ trang, bộ binh và lính đặc nhiệm cùng tham gia cuộc tập trận trên không và trên biển, mà theo các nhà phân tích, nhằm chứng tỏ sẵn sàng đối phó với "các cuộc tấn công khủng bố".

Thụy My

******************

Tổng thống Đài Loan đọc thư của thanh niên Hong Kong : ‘Đừng tin cộng sản’ (VOA, 29/12/2019)

Trích dẫn mt lá thư ca mt thanh niên Hong Kong vi ni dung kêu gi mi người "không tin vào Cng sn", Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn hôm 29/12 nói rng Trung Quc có th gây ra mi nguy hi cho đi sng dân ch ca hòn đo, theo Reuters.

tq3

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.

Nhiều tháng biu tình chng chính ph Hong Kong đã tr thành vn đ gây chú ý Đài Loan trước cuc bu c quc hi và tng thng vào ngày 11/1.

Theo Reuters, bà Thái cũng lên tiếng cnh báo rng Đài Loan s tr thành mc tiêu kế tiếp nếu hòn đo này gc ngã trước áp lực ca Trung Quc và chp thun s cai tr ca Bc Kinh.

Lên tiếng ti mt cuộc tranh lun được phát trên truyn hình ca các ng viên tng thng, bà Thái đc mt phn ni dung ca mt bc thư mà bà nói là bà nhn được t mt thanh niên Hong Kong.

Theo Reuters, bà không cho biết tên ca người viết thư cũng như thi đim lá thư được viết.

Bà Thái đọc ni dung lá thư : "Tôi kêu gi người dân Đài Loan không tin Cng sn Trung Quc, không tin bt kỳ quan chc thân Cng sn nào và không rơi vào by tin ca Trung Quc".

Bà Thái nói rằng bà mun đc lá thư đ nhc mi người v tm quan trọng ca lá phiếu ca h vào tháng ti.

****************

Quốc hội Mỹ kiên quyết vạch mặt Trung Quốc trên vấn đề Tân Cương (RFI, 31/12/2019)

Sau khi đã thành công trong việc "thúc ép" tổng thống Mỹ Donald Trump ký luật mà họ đã thông qua, cho phép trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông chịu trách nhiệm về những vụ vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông, Quốc Hội Mỹ đang chuẩn bị một ngón đòn thứ hai đánh vào Bắc Kinh, lần này trên vấn đề Tân Cương. Cách thức tiến hành cũng giống như trường hợp bộ luật về Hồng Kông, tức là đảm bảo sao cho dự luật được thông qua với một đa số rộng rãi đến mức mà dù muốn phủ quyết, nhưng tổng thống Trump sẽ không thể làm nếu không muốn lâm vào cảnh quyết định của ông bị Quốc Hội bác bỏ đúng theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ.

tq4

Ảnh minh họa : Biểu tình đòi Trung Quốc trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm. Ảnh tại Vancouver Canada, ngày 08/05/2019. Reuters/Lindsey Wasson/File Photo

Trong bài phân tích mang tựa đề "Quốc Hội (Mỹ) muốn buộc ông Trump mạnh tay trên vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc và xa hơn nữa", nhật báo Mỹ The New York Times ngày 27/12/2019 đã nêu bật kế hoạch của giới lập pháp Mỹ là sẽ thông qua một đạo luật - mà tổng thống không thể phủ quyết - ngay vào năm 2020 nhằm trừng phạt Trung Quốc về việc đối xử vô nhân đạo với người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Cả hai đảng đều đồng lòng chống Trung Quốc

Theo tờ báo Mỹ, trong một động thái thể hiện sự đồng thuận lưỡng đảng hiếm hoi, các nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đang lên một kế hoạch nhằm cố gắng buộc tổng thống Trump có lập trường cứng rắn hơn về nhân quyền ở Trung Quốc, và sẵn sàng ký luật trừng phạt các quan chức hàng đầu Trung Quốc về tội đã giam giữ hơn một triệu người Hồi Giáo trong các trại giam được gọi một cách mỹ miều là trại huấn nghệ.

Sở dĩ Quốc Hội Mỹ phải suy tính đến việc thúc ép và trói buộc ông Trump, đó là vì họ càng lúc càng thất vọng trước việc đương kim tổng thống Mỹ không sẵn sàng thách thức Trung Quốc về các vi phạm nhân quyền, mặc dù trong năm đã có biết báo báo cáo, phúc trình cụ thể, nêu rõ các hành vi tàn bạo của Bắc Kinh đối với người Hồi Giáo ở Tân Cương. Thậm chí ông Trump còn không muốn nêu những vấn đề này ở cấp độ thế giới.

Để thúc đẩy ông Trump hành động đối với Trung Quốc, các nhà lập pháp có kế hoạch thông qua đạo luật trừng phạt Bắc Kinh về tội đàn áp người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ, với một đa số ủng hộ rộng rãi để buộc tổng thống phải ký nếu không muốn bị Quốc hội qua mặt trước cuộc bầu cử năm 2020.

Một phiên bản của dự luật, mang tên Đạo luật Chính Sách Nhân Quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ (Uighur Human Rights Policy Act), đã được cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện thông qua trong năm nay, nhưng con đường đến Nhà Trắng đã gặp trở ngại do vấn đề thủ tục.

Theo New York Times, vấn đề nhân quyền giành được sự đồng thuận lưỡng đảng hiếm có trong Quốc hội Mỹ, và nhiều nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa đã bất đồng ý kiến với tổng thống Trump về vấn đề này, cho dù họ luôn luôn ủng hộ ông trên gần như mọi vấn đề khác, kể cả viêc bảo vệ ông chống lại thủ tục luận tội để truất phế.

Theo ghi nhận của thượng nghị sĩ Marco Rubio, thuộc đảng Cộng Hòa ở bang Florida, thì một số người cho rằng chính quyền đã lơ là vấn đề nhân quyền trong chính sách đối ngoại rộng lớn hơn. Suy nghĩ đó có thể là không đúng, nhưng rõ ràng là số người nghĩ như vậy đã tăng lên và họ cho rằng Quốc hội cần phải can dự vào hồ sơ này.

Vào tháng 11 vừa qua, Quốc hội đã nhất trí thông qua luật ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, buộc ông Trump phải ký dự luật. Là người từng nói rằng ông là người "đứng bên" lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trump có nguy cơ bị Quốc hội phản bác và bị chỉ trích là yếu kém đối với Trung Quốc nếu ông phủ quyết luật về Hồng Kông.

Ông Trump do đó đã phải ký ban hành dự luật, tuy nhiên, ông đã đưa ra một tuyên bố cho biết rằng ông sẽ vận dụng đặc quyền của hành pháp trong việc thực thi các điều khoản của đạo luật mà ông buộc phải ký.

Nhân quyền Trung Quốc : Vấn đề mà tổng thống Mỹ xem nhẹ

Một số vấn đề nhân quyền thu hút sự ủng hộ của lưỡng đảng mạnh hơn là những vấn đề khác, và Trung Quốc nằm trong diện này. Số người cứng rắn với Trung Quốc ngày càng đông cả ở trong Quốc Hội lẫn trong chính quyền, trong lúc tỷ lệ người dân coi Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng tăng.

Mặc dù Phó Tổng thống Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về cuộc đàn áp người Hồi Giáo, bản thân ông Trump hầu như không nói gì.

Vào tháng 7 vừa qua, Jewher Ilham, con gái của Ilham Tohti, một giáo sư người Duy Ngô Nhĩ bị Trung Quốc kết án tù năm 2014, đã cùng với các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo khác đến gặp ông Trump trong Phòng Bầu Dục. Khi cô cố gắng giải thích các trại cho ông Trump, ông tỏ ra không biết gì về tình hình…

Bà Sophie Richardson, giám đốc phụ trách Trung Quốc tại tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW châm biếm : "Tìm được bằng chứng về mối quan tâm thực thụ của ông Trump đối với vấn đề nhân quyền thật là khó". Theo chuyên gia này, về Trung Quốc, tối thiểu ra là tổng thống Trump nên ngừng việc mô tả một lãnh đạo độc đoán, hà khắc như là một "anh chàng tuyệt vời" vì làm như vậy tức là cho chính quyền Trung Quốc cơ hội lựa chọn giữa đặc tính được ông Trump mô tả với những nhận xét nghiêm khắc hơn đến từ các quan chức cấp cao khác của Hoa Kỳ.

Ông Trump, người đã chỉ trích Trung Quốc về các hoạt động kinh tế của mình, đã kiềm chế không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về các trại giam ở Tân Cương vì sợ gây nguy hiểm cho cơ hội đạt được thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh.

Nhiều cộng sự viên hàng đầu và các nhà lập pháp từ cả hai đảng đã thúc đẩy các biện pháp trừng phạt, nhưng Bộ Tài Chính đã phản đối. Đạo luật Duy Ngô Nhĩ, do thượng nghị sĩ Rubio và dân biểu Christopher H. Smith (đảng Cộng Hòa ở bang New Jersey) bảo trợ, sẽ buộc ông Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ông Trần Toàn Quốc, quan chức hàng đầu của Đảng cộng sản ở Tân Cương, nơi có các trại.

Vào tháng 10, chính quyền Trump đã đưa một số doanh nghiệp và tổ chức an ninh Trung Quốc vào danh sách đen về thương mại vì vai trò của họ trong các vụ truy bức người Hồi Giáo, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng đó là một hình phạt quá nhẹ.

Mai Vân

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Châu Á

Ân Xá Quốc Tế : Bắc Kinh phải minh bạch vụ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ (RFI, 24/09/2018)

Trong một báo cáo công bố hôm 24/09/2018, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế (AI) đã kêu gọi Trung Quốc làm sáng tỏ vụ "đàn áp hàng loạt" nhắm vào cả triệu người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở vùng Tân Cương.

uighur1

Lực lượng an ninh Trung Quốc trên đường phố Kashgar, Tân Cương, ngày 23/03/2017. Reuters/Thomas Peter

Trong bản báo cáo, với lời chứng của nhiều người bị giam giữ trong các trại "cải tạo", Ân Xá Quốc Tế cáo buộc Bắc Kinh thực hiện "một chiến dịch do chính phủ chủ trương nhằm giam giữ đại trà, giám sát cả đời tư cá nhân, tẩy não chính trị và cưỡng bức đồng hóa văn hóa".

Theo Ân Xá Quốc Tế, người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác tại Trung Quốc đang bị trừng phạt vì vi phạm luật cấm để râu và mặc áo trùm burqa, và vì sở hữu kinh Coran Hồi giáo một cách bất hợp pháp.

Theo hãng tin Pháp AFP, ông Nicholas Bequelin, giám đốc phụ trách Đông Á của Ân Xá Quốc Tế, xác định rằng hàng trăm ngàn gia đình người Duy Ngô Nhĩ đã bị chia cắt do chính sách đàn áp đó, và "đang mỏi mòn tìm hiểu xem những gì đã xảy ra với người thân của họ".

Theo ông, đã đến lúc nhà chức trách Trung Quốc cung cấp cho họ câu trả lời. Ân xá Quốc tế đồng thời kêu gọi thế giới gây sức ép buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về "cơn ác mộng" tại Tân Cương.

Tháng Tám vừa qua, Trung Quốc bị cáo buộc trước một ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc là đã hoặc đang giam giữ khoảng một triệu người tại các trung tâm cải tạo. Nhiều người bị giam giữ vì tội rất nhỏ như liên lạc với người thân sống ở nước ngoài hoặc chào nhau trên mạng xã hội nhân dịp lễ hội Hồi giáo.

Bắc Kinh phủ nhận tất cả những cáo buộc này, nhưng bằng chứng về sự tồn tại của các trại đang ngày càng nhiều, qua các tài liệu chính thức và lời khai của những người đã trốn thoát khỏi các trại.

Trọng Nghĩa

****************

Hồ sơ người Duy Ngô Nhĩ : Mỹ mở mặt trận mới chống Trung Quốc (RFI, 22/09/2018)

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua 21/09/2018 chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Bắc Kinh về cách đối xử với sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc.

uighur2

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và tổng thống Donald Trump trong cuộc họp ở Nhà Trắng, Washington, ngày 16/08/2018 Reuters

Sau khi Washington ngày 20/09 thông báo trừng phạt một cơ quan quân sự của Trung Quốc vì đã mua vũ khí của Nga, lời chỉ trích của ngoại trưởng Mỹ có thể khiến mối quan hệ song phương, vốn đã xấu, lại càng tồi tệ hơn.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet giải thích :

"Donald Trump thường xuyên nhắc tới tình bạn của ông với chủ tịch Trung Quốc và luôn luôn ca ngợi Tập Cận Bình. Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ đang trong giai đoạn tồi tệ : Washington liên tục tăng thuế đáp trả đối thủ trong xung đột thương mại ; chỉ tríchBắc Kinh hờ hững trong việc giải quyết khủng hoảng Bắc Triều Tiên, trừng phạt một cơ quan quân sự Trung Quốc... Hoa Kỳ rất cứng giọng. Và loạt chỉ trích của ngoại trưởng Mỹ hôm thứ Sáu 21/09, trong bài diễn văn về tự do tôn giáo, lại đổ thêm dầu vào lửa. Ông nói : Hàng trăm ngàn và rất có thể là hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng chế, giam vào những nơi được gọi là trại cải tạo, ở đó họ nhồi sọ chính trị và bị lạm dụng khủng khiếp. Tín ngưỡng tôn giáo của họ bị hủy hoại. Và chúng tôi cũng rất lo ngại về việc chính quyền Bắc Kinh liên tục trấn áp các tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Trung Quốc, qua các hành vi thù hằn như đóng cửa nhà thờ, tiêu hủy kinh thánh và buộc các tín đồ ký giấy xác nhận từ bỏ tín ngưỡng của họ".

Trước đó một hôm, ngoại trưởng Mỹ đã chỉ trích là cách đối xử của Trung Quốc với các cộng đồng người thiểu số rất kinh khủng. Tại Quốc Hội, nhiều dân biểu đảng Dân Chủ và Cộng Hòa kêu gọi chính quyền ban hành lệnh trừng phạt Bắc Kinh vì vi phạm quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên, cho đến nay, các dân biểu vẫn chưa nhận được câu trả lời".

Thùy Dương

Published in Châu Á