Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỗi người dân sẽ phải gánh 40 triệu đồng nợ công

RFA, 02/11/2020

Với dự toán nợ công năm 2021 lên đến 4 triệu tỉ đồng, thì dù là trẻ sơ sinh hay người già tại Việt Nam, bình quân mỗi người dân sẽ phải gánh 40 triệu đồng nợ công.

no1

Từ trẻ sơ sinh đến người già tại Việt Nam, mỗi người sẽ phải gánh 40 triệu đồng nợ công.

Truyền thông nhà nước Việt Nam dẫn thông tin từ Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Bùi Đặng Dũng cho biết khi thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách năm 2020, kế hoạch năm 2021.

Theo ông Bùi Đặng Dũng, năm 2020, số trả nợ trực tiếp là hơn 318.000 tỉ đồng, chiếm hơn 27% thu ngân sách. Ông cũng đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về vấn đề này.

Ông Dũng nêu ví dụ bày tỏ quan ngại, thu 100 đồng mà phải trả nợ 27 đồng thì an ninh, an toàn tài chính quốc gia là rất khó khăn. Dù nêu lý do khó khăn do dịch Covid-19, rồi thiên tai bão lũ, nhưng 9 tháng Việt Nam mới chỉ giải ngân 57,2% so với dự toán.

Cũng tại buổi thảo luận, Ủy viên thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Nguyễn Hữu Quang cho rằng còn nhiều vấn đề cần đánh giá như tốc độ tái cơ cấu và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, trong đó có việc thoái vốn chưa đạt hiệu quả... Đại biểu Quang cũng bày tỏ lo lắng về an ninh tài chính khi nợ công đang ở mức cao và dự báo thời gian tới còn cao hơn nữa.

Ngoài ra, theo ông Quang, báo cáo cho biết năm 2021, dự kiến GDP tăng 6% nhưng dự toán thu ngân sách lại giảm 11%. Theo ông, chưa bao giờ có con số lập dự toán năm sau lại thấp hơn năm trước như hiện nay, nếu tính tăng trưởng trên 4%, bội chi trên 6% thì nợ công sẽ rất cao và chắc chắn không an toàn.

*********************

Bão Molave gây thiệt hại khoảng 430 triệu đô la cho Việt Nam

Thu Hằng, RFI, 02/11/2020

Bão Molave (bão số 9) tràn vào miền Trung Việt Nam vào cuối tháng 10/2020 đã gây thiệt hại khoảng 10 nghìn tỷ đồng (430 triệu đô la). Đây là thẩm định được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra trong cuộc họp với chính quyền tỉnh Quảng Nam ngày 01/11.

no2

Cảnh đất lở, nhà sập ở Quảng Nam sau bão Molave (bão số 9). Ảnh ngày 30/10/2020.  Reuters – Stringer

Bão số 9 mà phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá là "một trong hai cơn bão mạnh nhất Việt Nam hứng chịu trong 20 năm qua", theo trang Bloomberg. Tính đến chiều 31/10, bão Molave đã làm ít nhất 80 người chết và mất tích, trong đó có 45 người do sạt lở đất, 727 ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Ba ngày sau khi bão Molave đổ vào miền Trung, sáng 01/11, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi thị sát, thăm hỏi người dân bị thiệt hại ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam. Trước những thiệt hại vô cùng lớn, ông Phúc kêu gọi "có tiền đến đâu, hỗ trợ nhanh người dân đến đó". Các tổ chức, cá nhân, các đoàn thiện nguyện được tạo điều kiện đến cứu trợ người dân sau lũ.

Miền Trung Việt Nam lại chuẩn bị đón bão Goni (bão số 10) trong tuần này. Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã họp ngày 02/11 với chính quyền các tỉnh miền Trung để chuẩn bị ứng phó. Siêu bão Goni tràn qua Philippines khiến ít nhất 16 người chết và gây thiệt hại nghiêm trọng.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author RFA tồng hợp
Published in Việt Nam

Tình cảnh đối với ngân sách Việt Nam hiện thời còn hơn cả một vòng luẩn quẩn : nếu không vay thêm nước ngoài thì không thể đảo nợ, mà không đảo nợ được thì lại không thể vay thêm !

no1

Vòng lẩn quẩn của nghèo và dốt

Kỳ họp quốc hội vào tháng 10 - 11 năm 2018 một lần nữa rón rén đề cập tình trạng "số tuyệt đối về nợ công tiếp tục đà tăng và vay để trả nợ gốc hàng năm có xu hướng tăng nhanh" - được phát ra bởi Ủy ban Tài chính ngân sách quốc hội.

Có thể nhận ra thực trạng nào từ đánh giá trên ?

Tình hình đã trở nên khốn quẫn thực sự mà dù không hề muốn nhưng từ nay về sau các cơ quan tài chính của một quốc hội quen não trạng ‘gật’ cũng phải nhảy nhổm lên.

Cho dù toàn bộ ‘tập thể Bộ Chính trị’, chính phủ và quốc hội đã ‘nhất trí cao’ để vào cuối năm 2017 thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) mà không chấp nhận đưa các khoản vay nợ nước ngoài của tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vào khái niệm nợ công quốc gia, trong khi loại nợ này lại là một trong 5 định nghĩa về nợ công của cơ quan thống kê của Liên hiệp quốc, một phân tích của Tiến sĩ Vũ Quang Việt vào đầu năm 2017 ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nợ của 3.200 doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 là 4,9 triệu tỉ đồng (231 tỉ đô la Mỹ), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỉ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của doanh nghiệp nhà nước là 324 tỉ đô la Mỹ, bằng 158% GDP.

Tức cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỉ đô la Mỹ, bằng 210% GDP- gấp hơn 3 lần con số 61,4% GDP trong báo cáo mới nhất của Thủ tướng Phúc vào trước quốc hội vào tháng Mười năm 2018.

Cho đến nay, nợ công quốc gia vẫn còn y nguyên, thậm chí còn tồi tệ hơn những năm trước.

Trong thực tế, cứ mỗi năm ngân sách Việt Nam lại phải xuất ra khoảng 5 tỷ USD để trả tiền lãi cho các chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), Nhật Bản… Còn nếu tính cả khoản trả nợ gốc, ngân sách Việt Nam có thể phải chi ra đến 10 – 12 tỷ USD/năm để trả nợ nước ngoài.

"Hiện, ngân sách trung ương nhiều năm không có thặng dư trả nợ, mà nguồn trả nợ sử dụng là từ vay mới" – đây là một sự thừa nhận hiếm có trong báo cáo của các ngành chức năng Việt Nam tại kỳ họp quốc hội tháng 10 – 11 năm 2017.

Sau một thời gian dài cố gắng bưng bít thông tin và chỉ đạo báo chí nhà nước né tránh tối đa cụm từ "vay đảo nợ" với lý do "hết sức nhạy cảm", từ cuối năm 2015 đến nay và cùng với hình ảnh thăng hoa tung tóe của ngân sách cạn kiệt, "vay đảo nợ" đã dần được công khai hóa trên báo chí và cuối cùng đã được chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận như một cách nói không còn trốn đi đâu được.

Có khả năng là ngân sách Việt Nam đã phải "vay đảo nợ" từ năm 2011 – thời điểm mà Chính phủ phải ra nghị quyết về thắt chặt đầu tư công và bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khan tiền mặt trong hệ thống ngân hàng, khiến mặt bằng lãi suất cho vay tăng vọt đến 20 – 30% /năm.

Chỉ có điều, chính vào lúc giới quan chức cao cấp Việt Nam buộc phải dần chấp nhận những cụm từ "nhạy cảm chính trị", cơ chế cho vay đảo nợ từ quốc tế lại không còn "thoáng" như xưa. Nếu trong suốt vài chục năm trước, Việt Nam được vay tín dụng với lãi suất ưu đãi chỉ 0,8%/năm cùng thời gian ân hạn để trả nợ lên đến 30 – 40 năm, thì từ tháng Bảy năm 2017, các chủ nợ quốc tế đã chấm dứt chế độ ưu ái đó, thay vào đó là mức lãi suất cho vay tăng gấp ba lần "thời xa vắng" – từ 2,5 đến 2,7%/năm, còn thời gian ân hạn giảm xuống chỉ còn 15 – 20 năm.

Trong tình cảnh quỹ dự trữ ngoại hối chỉ có khoảng 60 tỷ USD mà trong đó có đến 12 tỷ USD thuộc về trái phiếu chính phủ Mỹ, phần còn lại phải lo chống đỡ con bão nhập siêu từ Trung Quốc lẫn chi tiêu "ngoài kế hoạch" của chính phủ lẫn khối đảng, đồng thời ngân sách không còn bất kỳ khoản kết dư nào để trả nợ nước ngoài, Việt Nam chỉ còn biết cách cắm đầu vay mượn quốc tế, dù với lãi suất cao hơn nhiều so với trước, để đảo nợ.

Tình cảnh đối với ngân sách Việt Nam hiện thời còn hơn cả một vòng luẩn quẩn : nếu không vay thêm nước ngoài thì không thể đảo nợ, mà không đảo nợ được thì lại không thể vay thêm !

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 29/10/2018

Published in Diễn đàn

Hiện tình Viêt Nam ngày nay người dân phải oẳn lưng đóng thuế để nuôi 2 bộ máy cai trị song trùng  : Đảng và Nhà nước. Đó là chưa kể các hội đoàn tay sai bám theo ngốn ngân sách cũng hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Thuế chồng lên thuế để trả nợ công ngày càng cao và kéo dài  đẩy người dân lao động vào cuộc sống ngày cang cực khổ, điêu dứng.

Từ Sài Gòn, kỹ sư trẻ Nguyễn Trang Nhung đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành về hiện trạng nơ công ở Việt Nam đang là gánh nặng đè lên đôi vai gầy gò của dân tộc Việt Nam.

Sau đây là cuộc phỏng vấn Kỹ sư Nguyễn Trang Nhung do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện.  

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe :

YouTube phỏng vấn kỹ sư Nguyễn Trang Nhung

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 14/09/2018

Published in Video

Trong bài viết "Nợ công cao do đâu ?", tôi đã nêu ra một số nguyên nhân của tình trạng nợ công cao, bao gồm : 1) bội chi ngân sách kéo dài, 2) đầu tư công không hiệu quả, 3) kỷ luật ngân sách yếu kém 4) phân cấp ngân sách không hiệu quả, và 5) chi phí lãi vay cao. Ngoài ra là một số nguyên nhân khác, như thông tin thiếu minh bạch và nghĩa vụ nợ phát sinh. Sau đây là một số giải pháp cho vấn đề.

no1 - Copie

Hình minh họa. Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ bên kia sông Sài Gòn. AFP

Tăng hiệu quả chi ngân sách

Nhiều năm qua, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn, trong khi chi đầu tư chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi ngân sách. Không những thế, chi thường xuyên có xu hướng tăng và chi đầu tư có xu hướng giảm. Tỷ lệ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư là khoảng 70:30 giai đoạn 2011 – 2015, so với khoảng 63:37 giai đoạn 2006 – 2010 [1]. Chi thường xuyên tăng, cao hơn mức tăng thu, chủ yếu là để phục vụ các chính sách về an sinh xã hội, chi lương, phụ cấp và trả lãi vay, trong đó, chi lương tăng nhanh chủ yếu do tăng lương cơ sở và tăng số công chức, viên chức, đặc biệt ở địa phương, với tốc độ cao hơn tốc độ tăng dân số [2].

Cơ cấu chi tiêu có phần bất hợp lý nêu trên đòi hỏi các cơ quan quản lý rà soát các nhiệm vụ chi, đặc biệt là các nhiệm vụ chi thường xuyên. Đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên không cấp thiết, có thể cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện. Một giải pháp để giảm chi thường xuyên là tinh giản biên chế, hướng tới việc sử dụng nhân lực khu vực công một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cần thúc đẩy chi đầu tư (với điều kiện là đầu tư có hiệu quả), đồng thời áp dụng nguyên tắc tài khóa vàng, là vay chỉ để đầu tư mà không để chi tiêu. Ngoài ra, chi tiêu tổng thể nên được giới hạn trong mức tối ưu cho các nước đang phát triển là 15 – 20% GDP [3].

Tăng hiệu quả đầu tư công

Đa phần các dự án đầu tư công không hiệu quả chủ yếu do các nguyên nhân : 1) quy trình đầu tư không chặt chẽ, 2) lạm dụng ngân sách mềm, 3) đầu tư dàn trải, không chọn lọc và không nhắm đến hiệu quả. Do đó, để tăng hiệu quả đầu tư công, điều cần thiết là điều chỉnh quy trình đầu tư, hạn chế hoặc ngăn ngừa lạm dụng ngân sách mềm và đầu tư có chọn lọc.

Về quy trình đầu tư, hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư công chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, trong khi các cơ quan phê duyệt, giám sát các dự án lại là các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp này. Hơn nữa, không ít dự án được chỉ định thầu, mà BOT Cai Lậy là một ví dụ, thay vì được tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch. Các trường hợp như vậy cần được chấm dứt hoặc ràng buộc bằng các quy định sửa đổi về quy trình đầu tư.

no2 - Copie

Hình minh họa. Trạm thu phí BOT Bến Lức, Đức Hòa Photo : RFA

Để tránh ngân sách mềm bị lạm dụng, nguyên tắc ngân sách cứng cần được áp dụng (ngoại lệ, nếu có, chỉ được chấp nhận với các ràng buộc nghiêm ngặt). Theo đó, nhà nước cần hạn chế tối đa các ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước trong các dự án đầu tư mà các doanh nghiệp này thực hiện, bởi làm vậy dẫn tới tâm lý ỷ lại của các doanh nghiệp này. Liên quan tới giải pháp này là hai giải pháp bên dưới về kỷ luật ngân sách và nghĩa vụ nợ phát sinh.

Để tránh đầu tư dàn trải, không chọn lọc, chính phủ cần tập trung nguồn lực vào các dự án trọng điểm. Đối với các địa phương, cần điều chỉnh tỷ trọng chi đầu tư, sao cho không quá lớn như giai đoạn 2011 – 2015, với 70% tổng chi đầu tư công, cao nhất trong các quốc gia đang phát triển với mức trung bình khoảng gần 40% [4]. (Chi đầu tư địa phương quá lớn đi kèm với rủi ro đầu tư dàn trải và hiệu suất thấp). Cùng với đó, việc thẩm định dự án đầu tư cần có sự tham gia của các tổ chức thẩm định độc lập với nhà nước.

Thắt chặt kỷ luật ngân sách

Quốc hội cần thực hiện đúng và đủ thẩm quyền của mình trong việc quyết định kế hoạch ngân sách cũng như chức năng giảm sát việc thực hiện kế hoạch. Việc điều chỉnh hay thay đổi các giới hạn cho các chỉ tiêu an toàn nợ công phải được cân nhắc kỹ lưỡng thay vì được dễ dàng thông qua. Các chỉ tiêu về an toàn nợ công cần được bảo đảm tuân thủ, tránh tình trạng nới rộng phạm vi an toàn.

Cụ thể, nợ công trên GDP không quá 65%, nợ chính phủ trên GDP không quá 54%, nợ nước ngoài trên GDP không quá 50% (theo Nghị quyết 25/2016/QH14 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020)[5], thâm hụt ngân sách không quá 5%, cùng các ràng buộc khác. Hơn nữa, để giảm bớt thâm hụt ngân sách, chính phủ cần hạn chế sử dụng chính sách tài khóa thuận chu kỳ như từng sử dụng trong giai đoạn 2000 – 2008, vốn là một nguyên nhân làm tăng gánh nặng nợ công. Bên cạnh đó là ràng buộc ngân sách cứng, nhằm tăng hiệu quả đầu tư công nói riêng (như trên đã nêu), cũng như tăng hiệu quả chi ngân sách nói chung.

Điều chỉnh phân cấp ngân sách

Nhà nước cần thay đổi mô thức phân cấp ngân sách, theo đó, phân cấp ngân sách cần bảo đảm một số nguyên tắc sau đây : Một là phân cấp nhiệm vụ chi phải đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế – xã hội. Hai là phân cấp quyền hạn thu phải bảo đảm quyền tự chủ tài chính của mỗi địa phương, nghĩa là mỗi địa phương có thể thu ngân sách tương ứng với nhu cầu chi tiêu cần thiết cho sự phát triển. Ba là các địa phương chịu trách nhiệm chính đối với các khoản chi của mình [6]. Các khoản trợ cấp từ trung ương cho chi tiêu địa phương phải thỏa mãn các điều kiện nhất định về tính hiệu quả. Bốn là các địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải trình với chính quyền cấp trên và người dân địa phương.

Kiểm soát rủi ro lãi suất, tỷ giá

Lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố ảnh hưởng tới nợ công. Lãi suất thực tăng sẽ làm tăng chi phí vay của nợ trong nước và nợ nước ngoài, trong khi tỷ giá (ngoại tệ so với nội tệ) tăng sẽ làm tăng chi phí vay của nợ nước ngoài (bằng ngoại tệ đó). Vì vậy, quản lý nợ trong nước cần kiểm soát rủi ro lãi suất và quản lý nợ nước ngoài cần kiểm soát rủi ro lãi suất và tỷ giá. Các công cụ phái sinh về lãi suất và đồng tiền có thể được sử dụng cho mục đích này, được quy định trong Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công, có hiệu lực kể từ 1/7/2018. Cùng với đó, để giảm rủi ro tỷ giá đối với nợ nước ngoài, tỷ trọng nợ nước ngoài cần được tiếp tục điều chỉnh theo hướng giảm.

Các giải pháp khác

Minh bạch hóa thông tin

Các cơ quan nhà nước cần định kỳ, 6 tháng 1 lần theo Luật Quản lý Nợ công, công khai tình hình thu chi ngân sách nói chung và nợ công nói riêng trên các phương tiện truyền thông của mình, chẳng hạn, các cổng thông tin điện tử. Trong trường hợp người dân yêu cầu các cơ quan nhà nước giải trình khi có nghi ngờ về tình trạng sử dụng ngân sách không hiệu quả, các cơ quan nhà nước có nghĩa vụ đáp ứng, nhất là khi Luật Tiếp cận Thông tin có hiệu lực thi hành kể từ 1/7/2018. Ngoài ra, Bộ Tài chính cần xây dựng các báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực quốc tế[7], theo quy định của Luật Kế toán 2015, giúp cho việc phân tích nợ công cũng như hoạch định các chính sách liên quan được thuận lợi.

Hạn chế nghĩa vụ nợ phát sinh

no3 - Copie

Hình minh họa. Hình chụp hôm 28/2/2013 cho thấy một tàu cũ của công ty Vinashin ở xưởng đóng tàu Nam Triệu, Hải Phòng. AFP

Để hạn chế nghĩa vụ nợ phát sinh, chính phủ cần giảm thiểu các cam kết bảo lãnh, tăng cường giám sát quy trình cấp bảo lãnh và các điều kiện bảo lãnh đối với các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, chính phủ có thể thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả quản trị, đi kèm với nâng cao trách nhiệm giải trình các hoạt động đối với các cơ quan bảo lãnh và các cơ quản lý. Quốc hội có thể xem xét việc đưa vào nợ công thành phần nghĩa vụ nợ phát sinh, trong đó đặt ra các điều kiện để đánh giá khả năng chính phủ can thiệp bằng cách bảo lãnh cho các doanh nghiệp không có khả năng chi trả. Bằng cách này, nợ công sẽ phản ánh chân thực hơn an toàn nợ công cũng như tính bền vững nợ công.

Quản lý nợ theo chiến lược

Tuy Bộ Tài chính không công bố thông tin về các khoản nợ ngắn hạn trong báo cáo thường niên, thông tin truyền thông cho thấy Việt Nam có áp lực trả nợ ngắn hạn lớn. Đây là các khoản nợ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn nợ công, song chưa được quản lý chặt chẽ. Để quản lý các khoản nợ ngắn hạn một cách hiệu quả, Bộ Tài chính cần lập và thực hiện các chiến lược quản lý dựa theo mô thức của các quốc gia đã quản lý loại nợ này thành công. Một cách tương tự, các khoản nợ trung hạn và dài hạn cũng cần được quản lý một cách chiến lược với các công tác dự báo, phân tích, khuyến nghị của các cơ quan hữu quan.

Duy trì tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế cao làm tăng tính bền vững của nợ công và ngược lại. Việc duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5% là cần thiết để bảo đảm an toàn nợ công.[8] Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là nhờ vốn và lao động, mà không nhờ năng suất, đó là chưa kể một số vấn đề khác, chẳng hạn, ngày càng phụ thuộc vào FDI, nên nếu tình trạng này tiếp diễn, mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế như vậy là khó khả thi. Do đó, để đạt được mục tiêu này, chính phủ cần có các chính sách phù hợp để cải thiện năng suất lao động.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 06/09/2018

Chú thích :

[1] Đánh giá chi tiêu công tại Việt Nam : Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng

[2] Như [1]

[3] 7 giải pháp giảm nợ công

[4] Như [1]

[5] Quốc hội cho nâng trần nợ Chính phủ không quá 54%

[6] Nguyễn Thị Hải Hà (2013), Nhận diện một số bất cập trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

[7] Như [1]

[8] Nguyễn Xuân Thành, Đỗ Thiên Anh Tuấn (2017), "Bắt mạch" nợ công Việt Nam

Published in Diễn đàn
jeudi, 30 août 2018 13:34

Nợ công cao do đâu ?

Mấy ngày gần đây, báo chí trong nước đưa tin mỗi người Việt Nam gánh 35 triệu đồng nợ công năm 2018, tương ứng với tổng nợ là 3,5 triệu tỉ đồng và tỷ lệ nợ công trên GDP là 63,92%, theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [1]. Các con số này đều tăng so với các con số tương ứng của năm 2017. Như vậy, tỷ lệ nợ công trên GDP đã tiến gần hơn tới mức trần là 65%. Dự báo cho thấy tổng nợ sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo, cụ thể là hơn 3,9 triệu tỉ đồng vào năm 2019 và gần 4,3 triệu tỉ đồng vào năm 2020.

debt1

Hình minh họa. Một người đếm đô la ở một nơi đổi ngoại tệ ở Hà Nội - AFP

Theo Báo cáo Đánh giá Chi tiêu công Việt Nam do Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới công bố vào tháng 10/2017, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ nợ công trên GDP tăng nhanh nhất thế giới [2]. Nhiều con số và thông tin liên quan khác, chẳng hạn lãi suất của các khoản vay vốn đã cao lại càng cao trong tương lai, cho thấy Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất an toàn nợ công.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ công cao, trong đó bao gồm 5 nguyên nhân chủ yếu :

1) bội chi ngân sách kéo dài,

2) đầu tư công không hiệu quả,

3) kỷ luật ngân sách yếu kém

4) phân cấp ngân sách không hiệu quả, và

5) chi phí lãi vay cao. Ngoài ra là một số nguyên nhân khác.

Bội chi ngân sách kéo dài

Năm 2017, nợ chính phủ chiếm 51,8% GDP, nợ chính phủ bảo lãnh chiếm 9% GDP, nợ chính quyền địa phương chiếm 0,6% GDP [3]. Các con số tương ứng của các năm cũ hơn cho thấy một cấu hình tương tự, theo đó nợ chính phủ là thành phần chủ yếu của nợ công. Nguồn gốc chủ yếu của nợ chính phủ, theo nhiều phân tích và nhận định, lại là bội chi ngân sách kéo dài. Như vậy, bội chi ngân sách kéo dài là nguồn gốc chủ yếu của nợ công. Cũng theo báo cáo Đánh giá Chi tiêu công Việt Nam, cán cân tài chính đang phải đối mặt với rủi ro lớn, do bội chi ngân sách đang ở mức cao, bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 5,6% GDP [4].

debt2

Biểu đồ tỷ trọng nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của Việt Nam qua các năm Tác giả tổng hợp từ Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính và báo chí

Theo nhiều nghiên cứu, bội chi ngân sách ở mức thấp nhưng kéo dài vẫn nguy hiểm. Việt Nam không những có bội chi ngân sách kéo dài mà còn ở mức cao nên rủi ro đối với an toàn nợ công là không nhỏ. Điều này dẫn đến một câu hỏi là bội chi ngân sách ở mức nào là không cao (?). Không có câu trả lời thống nhất cho câu hỏi này, tuy nhiên, một số chi tiêu chung được dùng bởi các quốc gia có nền tài khóa lành mạnh có thể làm rõ vấn đề. Theo Hiệp ước Maastricht 1992, các quốc gia thành viên phải duy trì thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP. Nếu dựa trên mức được thừa nhận bởi cộng đồng quốc tế này, Việt Nam đang duy trì mức mặc định cao, là 5%, cho bội chi ngân sách hàng năm.

Đầu tư công không hiệu quả

Tháng 10 năm ngoái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố tình trạng không hiệu quả của việc đầu tư 42.000 tỷ đồng trong 72 dự án. Trong bối cảnh các nguồn thu ngày càng hạn hẹp thì đầu tư không hiệu quả gây ra tổn thất và gánh nặng cho ngân sách. Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lãng phí trong đầu tư công thể hiện ở việc chi chưa đúng chế độ, chính sách, không bố trí đủ nguồn vốn, chất lượng công trình xây dựng thấp [5]. Cũng theo ông, nhiều dự án dở dang, chậm tiến độ, làm tăng tổng mức đầu tư cũng là nguyên nhân gây nên lãng phí.

debt3

Đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông Courtesy of Bộ Giao thông Vận tải

Có thể kể đến nhiều dự án trong tình trạng nêu trên. Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây có tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng thêm 10.738 tỷ đồng. Dự án đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân điều chỉnh từ 4.956 tỷ đồng lên 6.742 tỷ đồng. Hàng loạt các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí – Hạ Long qua hai lần điều chỉnh đã tăng tổng mức đầu tư hơn gấp đôi [6]. Gần đây nhất, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được báo chí đưa tin về tình trạng đội vốn từ 8.769 lên 18.000 tỷ đồng. Một số dự án đường sắt khác cũng trong tình trạng tương tự, như dự án đường sắt đô thị Thành phố HCM tuyến 1, đoạn Bến Thành – Tham Lương, và dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo [7].

Một cách tổng quát, có thể nhận biết hiệu quả đầu tư của quốc gia qua hệ số đầu tư tăng trưởng ICOR. Theo tính toán, hệ số này của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 là 5,73, trong giai đoạn 2011 – 2015 là 5,9 [8], nghĩa là Việt Nam phải đầu tư gần 6 đồng mới được 1 đồng tăng trưởng, trong khi hệ số này của các nước trong khu vực là 3 – 4 [9].

Kỷ luật ngân sách yếu kém

Liên quan tới hai nguyên nhân kể trên, phải kể tới nguyên nhân chủ quan là kỷ luật ngân sách. Kỷ luật ngân sách là một tập hợp các nguyên tắc và quy định về việc dự thảo, phê duyệt và thực hiện ngân sách nhà nước. Theo IMF, kỷ luật ngân sách bao gồm bốn nhóm :

1) kỷ luật về nợ công,

2) kỷ luật về cán cân ngân sách,

3) kỷ luật về chi ngân sách và

4) kỷ luật về thu ngân sách [10].

Tại Việt Nam, kỷ luật ngân sách cũng xác lập theo 4 nhóm này, trong đó 3 nhóm sau có ảnh hưởng trực tiếp tới thâm hụt ngân sách và nợ công.

Kỷ luật về cán cân ngân sách không nghiêm, thể hiện qua bội chi ngân sách ở mức cao và kéo dài (như đã nêu trên). Bên cạnh đó là sự dễ dãi trong việc điều chỉnh dự toán, quyết toán thâm hụt ngân sách. Trong năm tài khóa 2013, dự toán mức thâm hụt ngân sách là 162.000 tỉ đồng, sau đó được Quốc hội điều chỉnh lên 195.500 tỷ đồng (theo Nghị quyết số 54/2013/QH13). Đến tháng 5/2015, khi có quyết toán ngân sách năm 2013, con số thâm hụt ngân sách được quyết toán là 236.769 tỷ đồng, vượt 41.269 tỷ đồng so với mức Quốc hội đã điều chỉnh, bằng 6,6% GDP thực tế [11].

Theo Luật Ngân sách Nhà nước [12], mức thâm hụt ngân sách không được vượt quá mức chi đầu tư phát triển. Mặc dù quy định này không cho thấy một biện minh rõ ràng cho việc quản lý thâm hụt ngân sách, song cơ bản có ý nghĩa nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này không được tuân thủ.

Ngoài ra, việc nới rộng các chỉ tiêu tài khóa lẫn bỏ qua hoặc xem nhẹ các chỉ tiêu vượt mức khác cũng cho thấy kỷ luật ngân sách yếu kém, mà việc nơi rộng tỷ lệ nợ công trên GDP theo thời gian là một ví dụ điển hình.

Liên quan đến vấn đề này là thẩm quyền của Quốc hội và Chính phủ. Theo Hiến pháp 2013 cũng như Hiến pháp 1992, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định kế hoạch ngân sách trong khi Chính phủ có thẩm quyền đề xuất, xây dựng kế hoạch ngân sách. Tuy nhiên, thực tế diễn ra không như quy định. Quốc hội không thực sự có thẩm quyền trong việc quyết định kế hoạch ngân sách, hay nói cách khác, thẩm quyền này chỉ mang tính hình thức.

Phân cấp ngân sách không hiệu quả

Phân cấp ngân sách tại Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập làm trầm trọng thêm tình hình nợ công tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 – 2016, 50 tỉnh vẫn nhận trợ cấp cân đối từ trung ương [13], trong khi sử dụng nguồn trợ cấp này cũng như nguồn thu ngân sách địa phương không hiệu quả. Sự thiếu vắng các cơ chế giám sát chặt chẽ cùng chế tài nghiêm khắc càng làm cho ngân sách nhà nước thất thoát. Mặc dù trợ cấp không được tính như nợ chính quyền địa phương, nhưng việc trợ cấp cho các địa phương làm tăng gánh nặng ngân sách, cũng như làm tăng nợ công của quốc gia.

Chi phí lãi vay cao

Nợ nước ngoài trên GDP là một trong các chỉ tiêu an toàn nợ công. Trong số các khoản vay nước ngoài, bên cạnh các khoản vay ưu đãi ODA là các khoản vay có lãi suất cao. Riêng về các khoản vay ODA, đây không nhất thiết là các khoản vay ưu đãi như danh nghĩa của nó, khi các chi phí của các khoản vay này không hề rẻ như nhiều phân tích đã chỉ ra [14]. Các khoản vay với lãi suất cao làm tăng gánh nặng trả nợ của quốc gia. Lãi suất trái phiếu mà chính phủ phát hành để vay nước ngoài cao hơn các đối thủ cạnh tranh như Indonesia và Philippines [15].

Các nguyên nhân khác

Thông tin thiếu minh bạch

Minh bạch thông tin là một điều kiện thiết yếu cho quản lý nợ công. Sự thiếu công khai, minh bạch dẫn đến bất đối xứng thông tin và kéo theo rủi ro đạo đức và vấn đề ủy quyền – thừa hành. Luật Quản lý Nợ công [16] quy định Bộ Tài chính có trách nhiệm công khai thông tin về nợ công, theo đó 6 tháng một lần, Bộ Tài chính phải phát hành bản tin nợ công dưới dạng dữ liệu trên website của Bộ. Tuy nhiên, Bộ chỉ công bố thông tin nợ công 1 lần 1 năm, và nội dung báo cáo thì không đủ chi tiết để có thể khai thác, thường bao gồm các thông tin không có ý nghĩa, hoặc có ý nghĩa không đáng kể cho việc phân tích nợ công [17].

Nghĩa vụ nợ phát sinh

Nợ của các doanh nghiệp nhà nước không được tính vào nợ công. Các khoản nợ này trên danh nghĩa là các khoản nợ do doanh nghiệp nhà nước vay và doanh nghiệp nhà nước trả. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Khi các doanh nghiệp nhà nước đứng trước nguy cơ vỡ nợ, chính phủ sẽ can thiệp bằng cách thanh toán nợ của các doanh nghiệp này. Đây là nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, thường xảy ra tại các nước đang phát triển, và đối với các doanh nghiệp nhà nước. Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn thường là nguyên nhân của nhiều trục trặc về rủi ro nợ công do chúng làm phát sinh nghĩa vụ nợ ngoài dự tính của các cơ quan quản lý [18].

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 29/08/2018

Chú thích :

[1] Mỗi người Việt ‘gánh’ 35 triệu đồng nợ công

[2] Đáng lo ngại : Nợ công Việt Nam thuộc nhóm tăng nhanh nhất thế giới

[3] Nợ chính phủ bảo lãnh giảm mạnh

[4] như [2]

[5] Đầu tư công không là ‘chùm khế ngọt’

[6] như [5]

[7] "Choáng" với mức đội vốn đầu tư của hàng loạt dự án đường sắt đô thị

[8] Đánh giá tác động của tái cơ cấu đầu tư công đến nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015

[9] Khắc phục điểm nghẽn về hiệu quả đầu tư công

[10] Nâng cao kỷ luật tài khóa ổn định kinh tế vĩ mô

[11] như [10]

[12] Luật cũ năm 2002 (đã hết hiệu lực), và luật mới năm 2015 (hiện có hiệu lực)

[13] Quan hệ giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương : Thực trạng và một số đề xuất

[14] ODA không hoàn lại chưa hẳn là "ngon, bổ, rẻ"

[15] Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam : https://tuoitre.vn/tinh-ben-vung-cua-no-cong-o-viet-nam-378593.htm

[16] Luật cũ năm 2009 (đã hết hiệu lực) và luật mới năm 2017 (hiện có hiệu lực)

[17] Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014), Các mô thức quản lý nợ công và vấn đề của Việt Nam

[18] như 17

Published in Diễn đàn
samedi, 18 août 2018 10:44

Nợ công cao do đâu ?

Mấy ngày gần đây, báo chí trong nước đưa tin mỗi người Việt Nam gánh 35 triệu đồng nợ công năm 2018, tương ứng với tổng nợ là 3,5 triệu tỉ đồng và tỷ lệ nợ công trên GDP là 63,92%, theo dự báo của Bộ Kế hoạch và đầu tư [1]. Các con số này đều tăng so với các con số tương ứng của năm 2017. Như vậy, tỷ lệ nợ công trên GDP đã tiến gần hơn tới mức trần là 65%. Dự báo cho thấy tổng nợ sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo, cụ thể là hơn 3,9 triệu tỉ đồng vào năm 2019 và gần 4,3 triệu tỉ đồng vào năm 2020.

no1

Nguồn : Tác giả tổng hợp từ Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính và báo chí

Theo Báo cáo Đánh giá Chi tiêu công Việt Nam do Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới công bố vào tháng 10/2017, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ nợ công trên GDP tăng nhanh nhất thế giới [2]. Nhiều con số và thông tin liên quan khác, chẳng hạn lãi suất của các khoản vay vốn đã cao lại càng cao trong tương lai, cho thấy Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất an toàn nợ công.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ công cao, trong đó bao gồm 5 nguyên nhân chủ yếu : 1) bội chi ngân sách kéo dài, 2) đầu tư công không hiệu quả, 3) kỷ luật ngân sách yếu kém 4) phân cấp ngân sách không hiệu quả, và 5) chi phí lãi vay cao. Ngoài ra là một số nguyên nhân khác.

Bội chi ngân sách kéo dài

Năm 2017, nợ chính phủ chiếm 51,8% GDP, nợ chính phủ bảo lãnh chiếm 9% GDP, nợ chính quyền địa phương chiếm 0,6% GDP [3]. Các con số tương ứng của các năm cũ hơn cho thấy một cấu hình tương tự, theo đó nợ chính phủ là thành phần chủ yếu của nợ công. Nguồn gốc chủ yếu của nợ chính phủ, theo nhiều phân tích và nhận định, lại là bội chi ngân sách kéo dài. Như vậy, bội chi ngân sách kéo dài là nguồn gốc chủ yếu của nợ công. Cũng theo báo cáo Đánh giá Chi tiêu công Việt Nam, cán cân tài chính đang phải đối mặt với rủi ro lớn, do bội chi ngân sách đang ở mức cao, bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 5,6% GDP [4].

Theo nhiều nghiên cứu, bội chi ngân sách ở mức thấp nhưng kéo dài vẫn nguy hiểm. Việt Nam không những có bội chi ngân sách kéo dài mà còn ở mức cao nên rủi ro đối với an toàn nợ công là không nhỏ. Điều này dẫn đến một câu hỏi là bội chi ngân sách ở mức nào là không cao (?). Không có câu trả lời thống nhất cho câu hỏi này, tuy nhiên, một số chi tiêu chung được dùng bởi các quốc gia có nền tài khóa lành mạnh có thể làm rõ vấn đề. Theo Hiệp ước Maastricht 1992, các quốc gia thành viên phải duy trì thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP. Nếu dựa trên mức được thừa nhận bởi cộng đồng quốc tế này, Việt Nam đang duy trì mức mặc định cao, là 5%, cho bội chi ngân sách hàng năm.

Đầu tư công không hiệu quả

Tháng 10 năm ngoái, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã công bố tình trạng không hiệu quả của việc đầu tư 42.000 tỷ đồng trong 72 dự án. Trong bối cảnh các nguồn thu ngày càng hạn hẹp thì đầu tư không hiệu quả gây ra tổn thất và gánh nặng cho ngân sách. Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư, lãng phí trong đầu tư công thể hiện ở việc chi chưa đúng chế độ, chính sách, không bố trí đủ nguồn vốn, chất lượng công trình xây dựng thấp [5]. Cũng theo ông, nhiều dự án dở dang, chậm tiến độ, làm tăng tổng mức đầu tư cũng là nguyên nhân gây nên lãng phí. 

Có thể kể đến nhiều dự án trong tình trạng nêu trên. Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây có tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng thêm 10.738 tỷ đồng. Dự án đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân điều chỉnh từ 4.956 tỷ đồng lên 6.742 tỷ đồng. Hàng loạt các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí – Hạ Long qua hai lần điều chỉnh đã tăng tổng mức đầu tư hơn gấp đôi.[6] Gần đây nhất, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được báo chí đưa tin về tình trạng đội vốn từ 8.769 lên 18.000 tỷ đồng. Một số dự án đường sắt khác cũng trong tình trạng tương tự, như dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh tuyến 1, đoạn Bến Thành – Tham Lương, và dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo [7].

Một cách tổng quát, có thể nhận biết hiệu quả đầu tư của quốc gia qua hệ số đầu tư tăng trưởng ICOR. Theo tính toán, hệ số này của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 là 5,73, trong giai đoạn 2011 – 2015 là 5,9 [8], nghĩa là Việt Nam phải đầu tư gần 6 đồng mới được 1 đồng tăng trưởng, trong khi hệ số này của các nước trong khu vực là 3 – 4 [9].

Kỷ luật ngân sách yếu kém

Liên quan tới hai nguyên nhân kể trên, phải kể tới nguyên nhân chủ quan là kỷ luật ngân sách. Kỷ luật ngân sách là một tập hợp các nguyên tắc và quy định về việc dự thảo, phê duyệt và thực hiện ngân sách nhà nước. Theo IMF, kỷ luật ngân sách bao gồm bốn nhóm : 1) kỷ luật về nợ công, 2) kỷ luật về cán cân ngân sách, 3) kỷ luật về chi ngân sách và 4) kỷ luật về thu ngân sách [10]. Tại Việt Nam, kỷ luật ngân sách cũng xác lập theo 4 nhóm này, trong đó 3 nhóm sau có ảnh hưởng trực tiếp tới thâm hụt ngân sách và nợ công.

Kỷ luật về cán cân ngân sách không nghiêm, thể hiện qua bội chi ngân sách ở mức cao và kéo dài (như đã nêu trên). Bên cạnh đó là sự dễ dãi trong việc điều chỉnh dự toán, quyết toán thâm hụt ngân sách. Trong năm tài khóa 2013, dự toán mức thâm hụt ngân sách là 162.000 tỉ đồng, sau đó được Quốc hội điều chỉnh lên 195.500 tỷ đồng (theo Nghị quyết số 54/2013/QH13). Đến tháng 5/2015, khi có quyết toán ngân sách năm 2013, con số thâm hụt ngân sách được quyết toán là 236.769 tỷ đồng, vượt 41.269 tỷ đồng so với mức Quốc hội đã điều chỉnh, bằng 6,6% GDP thực tế [11].

Theo Luật Ngân sách nhà nước [12], mức thâm hụt ngân sách không được vượt quá mức chi đầu tư phát triển. Mặc dù quy định này không cho thấy một biện minh rõ ràng cho việc quản lý thâm hụt ngân sách, song cơ bản có ý nghĩa nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này không được tuân thủ. 

Ngoài ra, việc nới rộng các chỉ tiêu tài khóa lẫn bỏ qua hoặc xem nhẹ các chỉ tiêu vượt mức khác cũng cho thấy kỷ luật ngân sách yếu kém, mà việc nơi rộng tỷ lệ nợ công trên GDP theo thời gian là một ví dụ điển hình. 

Liên quan đến vấn đề này là thẩm quyền của Quốc hội và Chính phủ. Theo Hiến pháp 2013 cũng như Hiến pháp 1992, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định kế hoạch ngân sách trong khi Chính phủ có thẩm quyền đề xuất, xây dựng kế hoạch ngân sách. Tuy nhiên, thực tế diễn ra không như quy định. Quốc hội không thực sự có thẩm quyền trong việc quyết định kế hoạch ngân sách, hay nói cách khác, thẩm quyền này chỉ mang tính hình thức.

Phân cấp ngân sách không hiệu quả

Phân cấp ngân sách tại Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập làm trầm trọng thêm tình hình nợ công tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 – 2016, 50 tỉnh vẫn nhận trợ cấp cân đối từ trung ương [13], trong khi sử dụng nguồn trợ cấp này cũng như nguồn thu ngân sách địa phương không hiệu quả. Sự thiếu vắng các cơ chế giám sát chặt chẽ cùng chế tài nghiêm khắc càng làm cho ngân sách nhà nước thất thoát. Mặc dù trợ cấp không được tính như nợ chính quyền địa phương, nhưng việc trợ cấp cho các địa phương làm tăng gánh nặng ngân sách, cũng như làm tăng nợ công của quốc gia. 

Chi phí lãi vay cao

Nợ nước ngoài trên GDP là một trong các chỉ tiêu an toàn nợ công. Trong số các khoản vay nước ngoài, bên cạnh các khoản vay ưu đãi ODA là các khoản vay có lãi suất cao. Riêng về các khoản vay ODA, đây không nhất thiết là các khoản vay ưu đãi như danh nghĩa của nó, khi các chi phí của các khoản vay này không hề rẻ như nhiều phân tích đã chỉ ra [14]. Các khoản vay với lãi suất cao làm tăng gánh nặng trả nợ của quốc gia. Lãi suất trái phiếu mà chính phủ phát hành để vay nước ngoài cao hơn các đối thủ cạnh tranh như Indonesia và Philippines [15].

Các nguyên nhân khác

Thông tin thiếu minh bạch

Minh bạch thông tin là một điều kiện thiết yếu cho quản lý nợ công. Sự thiếu công khai, minh bạch dẫn đến bất đối xứng thông tin và kéo theo rủi ro đạo đức và vấn đề ủy quyền – thừa hành. Luật Quản lý Nợ công [16] quy định Bộ Tài chính có trách nhiệm công khai thông tin về nợ công, theo đó 6 tháng một lần, Bộ Tài chính phải phát hành bản tin nợ công dưới dạng dữ liệu trên website của Bộ. Tuy nhiên, Bộ chỉ công bố thông tin nợ công 1 lần 1 năm, và nội dung báo cáo thì không đủ chi tiết để có thể khai thác, thường bao gồm các thông tin không có ý nghĩa, hoặc có ý nghĩa không đáng kể cho việc phân tích nợ công [17].

Nghĩa vụ nợ phát sinh

Nợ của các doanh nghiệp nhà nước không được tính vào nợ công. Các khoản nợ này trên danh nghĩa là các khoản nợ do doanh nghiệp nhà nước vay và doanh nghiệp nhà nước trả. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Khi các doanh nghiệp nhà nước đứng trước nguy cơ vỡ nợ, chính phủ sẽ can thiệp bằng cách thanh toán nợ của các doanh nghiệp này. Đây là nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, thường xảy ra tại các nước đang phát triển, và đối với các doanh nghiệp nhà nước. Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn thường là nguyên nhân của nhiều trục trặc về rủi ro nợ công do chúng làm phát sinh nghĩa vụ nợ ngoài dự tính của các cơ quan quản lý [18].

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 18/08/2018

Chú thích :

[1] Mỗi người Việt ‘gánh’ 35 triệu đồng nợ công
https://thanhnien.vn/thoi-su/moi-nguoi-viet-ganh-35-trieu-dong-no-cong-9...

[2] Đáng lo ngại : Nợ công Việt Nam thuộc nhóm tăng nhanh nhất thế giới
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/dang-lo-ngai-no-cong-viet-nam-thuoc-nhom...

[3] Nợ chính phủ bảo lãnh giảm mạnh 
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2018-06-01/no...

[4] như [2]

[5] Đầu tư công không là ‘chùm khế ngọt’
http://cafef.vn/dau-tu-cong-khong-la-chum-khe-ngot-2017102114483916.chn

[6] như [5]

[7] "Choáng" với mức đội vốn đầu tư của hàng loạt dự án đường sắt đô thị
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/choang-voi-muc-doi-von-dau-tu-cua-hang-l...

[8] Đánh giá tác động của tái cơ cấu đầu tư công đến nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd_chitiet ?...

[9] Khắc phục điểm nghẽn về hiệu quả đầu tư công
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2017-09-22/kh...

[10] Nâng cao kỷ luật tài khóa ổn định kinh tế vĩ mô
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nang-cao-ky-luat-tai-khoa-o...

[11] như [10]

[12] Luật cũ năm 2002 (đã hết hiệu lực), và luật mới năm 2015 (hiện có hiệu lực)

[13] Quan hệ giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương : Thực trạng và một số đề xuất
http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/su-kien-tai-chinh/quan-he-giua-...

[14] ODA không hoàn lại chưa hẳn là "ngon, bổ, rẻ"
http://www.thesaigontimes.vn/155671/ODA-khong-hoan-lai-chua-han-la-ngon-...

[15] Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam
https://tuoitre.vn/tinh-ben-vung-cua-no-cong-o-viet-nam-378593.htm

[16] Luật cũ năm 2009 (đã hết hiệu lực) và luật mới năm 2017 (hiện có hiệu lực)

[17] Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014), Các mô thức quản lý nợ công và vấn đề của Việt Nam
http://www.fetp.edu.vn/vn/bao-cao-chinh-sach/nghien-cuu-chinh-sach/cac-m...

[18] như 17

Published in Diễn đàn

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Th tướng Vit Nam, li gieo hoang mang cho các chuyên gia kinh tế trong và ngoài Vit Nam khi ch đo Tng cc Thng kê (GSO), đưa các d liu liên quan đến hot đng kinh tế ngm, hot đng kinh tế phi pháp vào vic tính toán GDP.

tang1

Đồng h n công ca tp chí The Economist nêu con s n công ca Vit Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 t. (Hình : Trích t website ca The Economist)

Khái niệm hot đng kinh tế phi chính thc ch nhng hoạt động kinh tế ngầm, hoạt động kinh tế phi pháp, hoạt động kinh tế cp đ gia đình tự sn t tiêu, các hoạt động kinh tế b sót khi thu thp d liu.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tng cục trưởng GSO, Tng cc Thng kê ca Vit Nam đã thu thp và đã x lý được d liu ca ba mng liên quan đến hot đng kinh tế phi chính thc là : Hot đng kinh tế cp đ gia đình không đăng ký kinh doanh, hot đng kinh tế cp đ gia đình t sn t tiêu và các hoạt đng kinh tế b b sót. Săp ti, cơ quan này s thu thp và s x lý d liu ca kinh tế ngm, kinh tế phi pháp đ tính toán GDP.

Ông Vũ Quang Việt, cu chuyên viên thng kê ca Liên Hip Quc, người tng là c vn cho mt d án v tính toán GDP đối vi các hot đng kinh tế phi chính thc ti mt s quc gia Châu Á, Châu Phi ca Liên Hip Quc, khuyến cáo, nếu không bo đm kh năng thu thp d liu thường xuyên và chính xác, đc bit là vi hot đng kinh tế ngm, hot đng kinh tế phi pháp (mại dâm, đánh bc, buôn lu,…) thì không nên đưa vào GDP vì vô giá tr và d làm lc hướng.

Tại sao đưa hot đng kinh tế ngm và hot đng kinh tế phi pháp vào GDP lại d làm lc hướng ? Ông Nguyn Đc Thành, Giám đc Vin Nghiên cu Kinh tế và Chính sách (VEPR), mt trong nhng người đng quan đim vi ông Vit (cn thu thp d liu v hot đng kinh tế phi chính thc đ hoch đnh chiến lược phát trin kinh tế nhưng không nên gp kinh tế ngm, kinh tế phi pháp vào GDP đ tăng quy mô ca nn kinh tế), gii thích, gp hot đng kinh tế ngm, hot đng kinh tế phi pháp vào GDP s nâng GDP lên và khiến t l bi chi, t l n nn tính trên GDP gim, hồ sơ tăng trưởng kinh tế s… đp hơn.

Sự "kiên đnh" ca chính quyn Vit Nam trong vic đeo đui ch tiêu tăng trưởng GDP đ h sơ tăng trưởng kinh tế…đp là mt trong nhng nguyên nhân chính dn ti thm trng hin nay (ngân sách liên tc thâm thng, n nn càng ngày càng cao).

***

GDP là cách gọi tt Gross Domestic Product (tng sn phm ni đa – din đt ngn gn là toàn b chi tiêu ca mt quc gia trong một khong thi gian nht đnh). Bi GDP thường được dùng đ đánh giá mc đ tăng trưởng kinh tế ca mt quc gia nên trong vài thp niên gn đây, thông qua Quc hi Vit Nam, gii lãnh đo Đng cộng sản Việt Nam đt đnh ch tiêu tăng trưởng GDP hàng năm, thúc chính phủ Vit Nam phi "phn đu" đ chng minh c kh năng lãnh đo toàn din, tuyt đi ca mình, ln kinh tế th trường theo đnh hướng xã hi ch nghĩa là… ưu vit.

Theo thời gian, các chuyên gia kinh tế nhn ra, nhng s liu liên quan đến tăng trưởng GDP, tăng trưởng kinh tế không đng nghĩa vi m no, hnh phúc. Tăng trưởng GDP, tăng trưởng kinh tế ca mt quc gia có th rt cao nhưng theo sau đó, khong cách gia giàu và nghèo có th càng ngày càng ln, bt bình đng xã hi có th tăng vt, tài nguyên cạn kiệt, môi trường sng có th b hy hoi trên din rng. Đó là lý do khái nim tăng trưởng bn vng, phát trin bn vng xut hin. Chng riêng các chuyên gia kinh tế mà mt s viên chc hu trách Vit Nam cũng thú nhn, dù luôn đt hoc vượt ch tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng tăng trưởng kinh tế và tiến trình phát trin Vit Nam là… thiếu bn vng.

Dẫu trên thc tế có không ít cơ quan truyn thông ti Vit Nam gii thiu hàng lot tài liu, nhn đnh ca các chuyên gia kinh tế trên thế gii, cnh báo "mặt trái" ca nhng s liu liên quan ti tăng trưởng GDP, tăng trưởng kinh tế,…

Chẳng hn Nhp Cu Đu Tư tóm tt và gii thiu cun "Wellbeing Economy : Success in a World Without Growth" (Nn kinh tế hnh phúc : Thành công trong mt thế gii không tăng trưởng) ca Lorenzo Fioramonti. V giáo sư v Kinh tế Chính tr ca Đi hc Pretoria - Nam Phi này đưa ra nhiu ví d nhm giúp người ta không ng nhn v tăng trưởng GDP : Bán thn ly tin s góp phn thúc đy tăng trưởng GDP nhưng giáo dc tr con, nu mt ba ăn phc v cng đng, t chc ci thin th lc cng đng thì không th to ra s liu – không đóng góp gì vào tăng trưởng kinh tế. Mt quc gia đn toàn b cây ci đ bán s giúp GDP tăng vt, còn gi - chăm bón cây ci thì không. Mt quc gia bo tồn thiên nhiên vì li ích ca tt c mi người thì khó mà đưa được chui hot đng y vào tăng trưởng kinh tế nhưng nếu tư nhân hóa, thương mi hóa các khu bo tn đ thu phí thì quyết đnh đó s đóng góp đáng k vào tăng trưởng GDP. Tương t, tt c mi người khe mnh s không tác đng đến s liu tăng trưởng kinh tế, song mi người đ bnh thì GDP s tăng mnh nh chi tiêu cho thuc men, bác sĩ, bnh vin... Fioramonti nhn mnh, chy theo tăng trưởng GDP, tăng trưởng kinh tế là di dt. H thng kinh tế tt là h thng trao cho dân chúng quyền la chn hnh phúc phù hp vi giá tr và đng cơ ca h.

Còn Tia Sáng giới thiu "Tăng trưởng kinh tế và hnh phúc nhân sinh" ca Tôn Tht Nguyn Thiêm. Ông Thiêm khng đnh, cu cánh ca kinh tế là góp phn to dng hnh phúc cho cõi nhân sinh thông qua s tăng trưởng ca xã hi. Đng lc thúc đy tăng trưởng ch có th tht s ln mạnh nếu bn thân tiến trình to dng tài sn kinh tế được xây dng trên cơ s nhng cm th có tht v hnh phúc ca con người. Tăng trưởng là điu kin cn cho hnh phúc nhưng mt khác, tăng trưởng cn có hnh phúc đ tr thành phát trin bn vng ! Tăng trưởng không th đơn thun ch là to ra ca ci vt cht mà nht thiết phi mang đến mt luân lý tinh thn, bi đp các mi quan h gia người vi người trong công cuc mưu cu hnh phúc ca mi mt cá nhân. Thiếu yếu t đó, tăng trưởng vt cht s dn đến khng hong xã hi trm kha, gây ri lon nghiêm trng, cản tr vic khi đng mt tiến trình phát trin tht s !

Rồi nhng chuyên gia kinh tế như Vũ Thành Tự Anh thì phân tích v hiu qu đu tư ca Vit Nam vi các quc gia khác, so sánh chúng đ chng minh giá mà Vit Nam phi tr cho tăng trưởng GDP quá cao. Nhc nh GDP ch là phương tin ch không phi và không bao gi là mc đích cui cùng của nền kinh tế. Nếu tính c nhng thit hi và chi phí do ô nhim môi trường, cn kit tài nguyên, căng thng xã hi... gây ra thì s liu v tăng trưởng kinh tế ca Vit Nam khó mà có thể như đã công b. Có chuyên gia như ông Bùi Trinh cnh cáo, nếu tiếp tc theo đui tăng trưởng GDP kiu như đ tin vào các tượng đài, đy GDP lên bt k tượng đài chng to ra tác đng tích cc nào cho phát triển, kinh tế vĩ mô s càng ngày càng bt n, không thể gim bi chi mà ch lún sâu hơn trong n nn.

…Tuần trước, Th tướng Vit Nam vn dõng dạc tuyên bNếu tăng trưởng thp thì đó là mt cái tát vào mt chính phủ.

***

Tháng trước, nhiu gii sng st khi GSO ca Vit Nam công b, tăng trưởng kinh tế ca Vit Nam trong năm 2017 là 6,81% GDP, cao hơn ch tiêu tăng trưởng mà Quc hi Vit Nam đ ra (6,7% GDP) và vượt xa d đoán ca mi người, kể c ca y ban Giám sát Tài chính thuc Quc hi Vit Nam trước đó ch… mt ngày.

Tháng này, ông Phúc vừa khuyên GSO "không chy theo thành tích đ đưa ra s liu không cơ bn", va trao hàng loạt Huân chương Lao đng đ hng cho các tp th, cá nhân ca ngành thng kê, dù hot đng ca ngành này được chính ông nhn đnh còn "đơn điu", chưa chú ý ti các thng kê liên quan ti cht lượng tăng trưởng nhưMôi trường, năng sut lao đng, xã hi...

Chính phủ Vit Nam gii thích, s dĩ h mun GSO đưa kinh tế ngm, kinh tế phi pháp vào tính toán tăng trưởng kinh tế vì GDP thay đi thì n nn còn "dư đa" (thêm cơ hi vay mượn) đu tư cho phát trin". Khi n nn b khng chế bi "trn", "trn" li tương ng vi mt t l nht đnh v GDP (hin là 65% GDP) thì "d đoán" kinh tế ngm, kinh tế phi pháp hiện vào khong 30% GDP rõ ràng là hết sc hp dn. Cng 30% đó vào GDP s đy "trn" n cao lên. "Đu tư" cho "phát trin" các trung tâm hành chính, qun th qung trường – tượng đài, đi d án, nhng chương trình "kích cu" s li… như xưa ! Ni các ca ông Phúc lại có th vênh vang, xênh xang như ni các ca ông Dũng vì lúc nào cũng "bo đm mc tiêu tăng trưởng dù kinh tế thế gii, kinh tế khu vc bt n, khó lường".

Các chuyên gia kinh tế đã lp đi, lp li rng thu thp – x lý d liu liên quan ti kinh tế ngm, kinh tế phi pháp rt khó chính xác, cách tt nht đ hn chế kinh tế ngm, kinh tế phi pháp, giúp hat đng ca ngành thng kê d dàng, đáng tin cy hơn là công khai hóa, minh bch hóa hot đng ca h thng công quyn. Tuy nhc nh ngành thống kê phải "trung thc" song chính ph Vit Nam không tha thiết vi công khai hóa, minh bch hóa. H mê "d đoán" kinh tế ngm, kinh tế phi pháp tương đương"30% GDP".

Ngộ nhỉ ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 30/01/2018

Published in Diễn đàn

Báo cáo Đánh giá về chi tiêu công Việt Nam do Chính phủ Việt Nam phối hợp với Ngân Hàng Thế Giới thực hiện và được công bố vào đầu tháng 10 vừa qua cho thấy, tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm nội địa GDP của Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây, từ 51,7% năm 2010 lên 61% năm 2015. Báo cáo này cho rằng vấn đề đáng lo ngại là Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất thế giới, khoảng 10% trong 5 năm qua.

nocong1

Một nhà máy sản xuất quần áo ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh chụp ngày 23/05/2017. Reuters

Ngân Hàng Thế Giới cảnh báo, nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những quan ngại nghiêm trọng về bền vững tài khóa. Lời cảnh báo này không thừa, vì theo số liệu mới nhất của bộ Tài Chính, tính đến năm 2016, nợ công của Việt Nam đã tiếp tục tăng lên đến 64,7% GDP, tức là gần ngưỡng báo động 65%.

Với mức tăng nhanh như vậy, gánh nặng nợ công có thể sẽ kềm hãm mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đó là điều mà chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Lê Đăng Doanh muốn cảnh báo khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ :

RFI : Thưa ông Lê Đăng Doanh, tỷ lệ nợ công của Việt Nam trên thực tế là như thế nào ?

Lê Đăng Doanh : Vừa rồi thì Ngân Hàng Thế Giới có báo cáo về tình hình tài chính và nợ công. Ngân Hàng Phát Triển Châu Á cũng có báo cáo về tình hình ngân sách và nợ công. Cả hai báo cáo đều thống nhất ở một điểm là nợ công của Việt Nam đã lên đến mức trần có thể chấp nhận được là 65% GDP và tốc độ tăng nợ công là rất nhanh. Họ khuyến cáo là cần phải có những biện pháp để giải quyết, nếu không thì sẽ dẫn đến những tình huống phức tạp.Tôi hoàn toàn nhất trí rằng tình hình nợ công của Việt Nam là phức tạp và mức độ tăng nợ công lên rất nhanh.

Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 11/2016 đã ra nghị quyết 07 về tái cơ cấu ngân sách và giải quyết vấn đề bội chi. Cho đến nay, việc giải quyết vẫn chủ yếu là ở bộ Tài Chính. Có nhiều dự kiến là sẽ tăng thu thuế, như tăng phí môi trường trong xăng dầu từ 3.000 đồng lên 8.000/lít, tăng thuế giá trị gia tăng VAT, rồi đánh thuế vào bia, nước ngọt, rồi thêm các loại thuế và phí khác.

Còn về việc giảm chi và tiến tới cân bằng ngân sách để giảm nợ công thì cho tới nay chưa có bước đi và kế hoạch cụ thể để giảm các bộ máy, giảm sự trùng lặp, sự cồng kềnh và không có các biện pháp để giảm bội chi ngân sách và kiểm soát nợ công.

RFI : Thưa ông Lê Đăng Doanh, trong vấn đề nợ công thì trách nhiệm của các doanh nghiệp Nhà nước là như thế nào ? Bởi vì có những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, mà Nhà nước vẫn phải tiếp tục gánh ?

Lê Đăng Doanh : Rất tiếc là các doanh nghiệp Nhà nước đã đóng góp phần quan trọng vào việc tăng nợ công. Chúng ta đều biết là có 12 dự án đầu tư không hiệu quả và hiện nay cần phải xử lý ở chổ bộ Công Thương. Ngoài ra, bộ Tài Chính đã báo cáo có đến 72 dự án đầu tư khác của các doanh nghiệp Nhà nước cũng đang có vấn đề và có thể gây thua lỗ.

Lẽ ra các doanh nghiệp Nhà nước phải là nguồn tăng thu và cải thiện nợ công, thì các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay lại đóng góp phần đáng kể vào việc tăng nợ công, tăng gánh nặng lên ngân sách và tăng gánh nặng trả nợ đối với chính phủ.

RFI : Một lý do khác phải chăng cũng là vì Việt Nam nay đã là một quốc gia có thu nhập trung bình, nên không còn được hưởng những khoản vay ưu đãi như trước đây nữa ?

Lê Đăng Doanh : Theo quy định thì một khi đã ra khỏi ngưỡng là một nước nghèo để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, như Việt Nam hiện nay có thu nhập bình quân tính theo đầu người khoảng 2.200 đôla/năm, thì những ưu đãi về vay vốn với lãi suất thấp và có thời gian ân hạn dài, khoảng 10 năm, sẽ không còn. Việt Nam nay phải vay với lãi suất cao hơn và ân hạn cũng ngắn hơn.

Điều đó đòi hỏi là nếu vay vốn, thì Việt Nam phải tổ chức đầu tư một cách rất có hiệu quả, để nhanh chóng đưa đồng vốn đó vào sản xuất, kinh doanh có lãi, rồi lấy số lãi đó trả được nợ cũng như lãi suất đã vay của các tổ chức tín dụng khác.

RFI : Tức là trong trường hợp của Việt Nam thì có nguy cơ là lãi mẹ đẻ lãi con khiến cho mức nợ tăng theo ?

Lê Đăng Doanh : Vâng. Việt Nam nay phải bán trái phiếu chính phủ ở thị trường trong nước và với một lãi suất khá là cao, 8 hoặc 9%. Nguồn thu của việc bán trái phiếu được dùng để trả lãi cho nợ cũ và trả một phần vốn vay, chứ không trả được hết. Vì vậy nợ mới cộng với một phần nợ cũ chưa trả được làm cho tốc độ nợ công tăng nhanh lên.

Cũng phải lưu ý rằng số nợ công được công bố ở đây chủ yếu là nợ của chính phủ, chứ nợ của doanh nghiệp Nhà nước chưa được cộng đầy đủ vào đấy. Chúng ta đều biết là theo thông lệ quốc tế, nếu doanh nghiệp Nhà nước vay mà không trả được, bên chủ nợ có thể kiện ra tòa án hoặc trọng tài. Nếu như không trả nợ được thì họ có thể tạm thời tịch biên một máy bay, một tàu thủy, hoặc một tài sản nào đó của Việt Nam để gây áp lực buộc Việt Nam trả nợ.

Vì vậy, dù muốn hay không muốn, một phần rất lớn số nợ của doanh nghiệp Nhà nước sẽ do chính phủ Việt Nam trang trải. Đó là một gánh nặng và số đó chưa tính vào số 65% GDP.

RFI : Việt Nam hiện vẫn trong giai đoạn phát triển và cần phải duy trì một mức tăng trưởng cao, cũng như cần tiếp tục đầu tư vào các cơ sở hạ tầng. Nợ công tăng cao sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ?

Lê Đăng Doanh : Nợ công tăng cao sẽ là một gánh nặng lớn đối với ngân sách Nhà nước trước mắt và trong tương lai. Cơ cấu chi ngân sách hiện nay là rất không lành mạnh, tức là trong tổng số chi, thì chi thường xuyên lên đến 71%, còn chi trả nợ là 24,5%. Cộng hai khoản đó thì ta thấy chỉ còn độ 4,5% của ngân sách là có thể được chi cho đầu tư. Vì vậy chính phủ sẽ lại phải mua trái phiếu, lại phải vay nợ để có thể đầu tư được. Và nếu như đầu tư không hiệu quả và lại được giải ngân chậm thì sẽ rất nguy hiểm.

Hiện nay thì Việt Nam đang phải giải ngân độ 17 tỷ đôla ODA ( viện trợ phát triển ) và số tiền vay đó thì phải trả lãi ngân hàng rồi. Nhưng nếu như giải ngân chậm, công trình không phát huy hiệu quả, thì cả vốn lẫn lãi đều không phát huy hiệu quả và nó làm tăng gánh nặng nợ công lên. Với nợ công như vậy thì rõ ràng là khả năng đầu tư rất hạn chế. Cho nên, việc tái cơ cấu ngân sách, giảm các khoản chi thường xuyên, như nghị quyết Bộ chính trị, là việc rất cấp bách.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 20/11/2017

Published in Diễn đàn

Tuần trước, B Tài chính Vit Nam loan báo, tính đến hết năm 2015, n nn ca Vit Nam là hơn 94 t M kim, tương đương hơn hai triệu t đng, trong đó vay mượn ngoi quc là 39,6 t M kim, vay mượn dân chúng trong nước là hơn 54 t M kim.

no1

Economist nêu con số n công ca Vit Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn 94 tỉ USD. B Tài chính Vit Nam loan báo, tính đến hết năm 2015, n nn ca Vit Nam là hơn 94 t M kim. (Hình : Trích t website ca The Economist)

Tình trạng n nn ca Vit Nam càng lúc càng trầm trng và đ có "gu" vá "vai", h thng công quyn ti Vit Nam tiếp tc tìm đ mi cách đ tăng ngun thu t thuế, phí song song vi ct gim chi tiêu cho phúc li công cng. Mi gia đình, bt k khu vc cư trú, tng cá nhân, du giàu hay nghèo giờ đều có th cm nhn sc nng ca n nn khi vt giá gia tăng, kiếm sng khó hơn, chi tiêu phi dè sn hơn,…

Đã có rất nhiu phân tích v nguyên nhân n nn gia tăng, Đng cộng sản Việt Nam, Quc hi, Chính ph Vit Nam cũng đã ban hành không ít ngh quyết, ch đo hàng loạt gii pháp nhm gim bi chi, km gi n nn nhưng thc tế cho thy, bi chi và n nn ca Vit Nam vn là mt nan đ.

Liệu còn li gii nào cho nan đ n nn và bi chi ca Vit Nam ?

Dường như là có nhưng câu tr li li thuc loi nm ngoài "đnh hướng"…

***

Đầu tháng này, trong hi tho v "Vit Nam và trt t thế gii mi", din ra Budapest (Hungary), ông Vũ Quang Vit, cu V trưởng V Tài khon quc gia ca Liên Hip Quc, trình bày tham luận "Tại sao bi chi ngân sách quá ln và kéo dài quá nhiu năm Vit Nam".

Chuyên gia - về phân tích tương quan gia các d liu đã được thng kê vi tác động ca chúng ti kinh tế ca mt quc gia - này đã đưa ra hàng lot các nhn đnh đáng chú ý : N chính ph Vit Nam vay trc tiếp xp x 65% GDP. Nếu tính c n mà các doanh nghip nhà nước đã vay thì tng s n nn ca Vit Nam trong năm 2016 khong 431 tỉ M kim hoc hơn, con s đó tương đương 210% GDP (205,2 t M kim). Ông Vit lưu ý thêm là nếu cng c n ca khi tư nhân thì tng n ca kinh tế Vit Nam có th xp x 250% GDP.

Nói cách khác, tính theo GDP, nợ nn ca Vit Nam thuc loi cao nht thế gii !

Nợ cao, áp lc tr n tt nhiên s tăng. Khi không còn có th vay mượn đ chi tiêu và tr n, kinh tế s rơi vào khng hong. Theo ước tính ca ông Vit, vi mc đ n nn trên 200% GDP và lãi sut t 9% đến 10%/năm như hin nay, cng vi lm phát khoảng 4% năm, GDP ca Vit Nam phi tăng ít nht 10% mi đ đ… tr lãi. Đáng nói là trong bi cnh như hin nay, Vit Nam chng có cách nào đ đt được mc tăng trưởng như thế.

Nợ nn ca Vit Nam tăng không ngng là vì thu liên tc gim trong khi chi tiêu của h thng công quyn không ngng tăng. Da trên nhng s liu thng kê thu thp được t mt s ngun khác nhau, ông Vit đã lp hàng lot biu, bng đ chng minh, chi tiêu ca h thng công quyn gia tăng không phi do gia tăng đu tư hay tr n mà chỉ vì không km gi được chi thường xuyên.

Năm 2009, chi thường xuyên tương đương 54,4% tng chi ngân sách, sáu năm sau (2014), chi thường xuyên vt lên ti 65,5% tng chi ngân sách. Ông Vit ước tính, chi thường xuyên ca Vit Nam chiếm ti 34% GDP. Vượt xa các quc gia trong khu vc (Indonesia 21,7%, Singapore 14,9%…).

Bởi ngun thu gim trong khi chi tiêu không ngng tăng, phi vay mượn đ chi nên Vit Nam liên tc bi chi, t l bi chi khong 6% GDP, gp đôi mc an toàn theo tiêu chun quc tế (3%).

Một trong nhng lý do khiến Vit Nam liên tc bi chi là vì phi nuôi đi ngũ công chc và viên chc càng ngày càng đông (so vi năm 2013, năm 2014, s lượng công chc tăng 4,1%, s lượng viên chc tăng 9,8%). Tuy lương căn bn ca công chc và viên chc tăng liên tục (gia năm 2016 đã tăng 5,2%, đến gia năm 2017 li tiếp tc tăng thêm 7,4%), đng nghĩa vi vic phi tăng vay mượn đ nuôi công chc và viên chc nhưng nhiu người vn cho rng lương công chc và viên chc Vit Nam còn quá thp.

Theo ông Việt, nếu da vào mt bng chung ca nn kinh tế, nghĩa là tính theo GDP bình quân/người thì lương công chc và viên chc Vit Nam cao hơn GDP bình quân/người gn 40%, tương đương vi Hoa Kỳ và Trung Quc. S bt hp lý trong chính sách lương bng ca công chức, viên chc nm ch lương được tăng đi trà thành ra lương công chc cp dưới vn rt thp. Ông Vit cũng đã ch ra mt yếu t khác mà ông nhn mnh là "kỳ l" : Vit Nam không h kim soát lương ca gii lãnh đo các doanh nghip nhà nước thành ra lương ca gii này cao hơn lương ca gii b nhim và kim soát h. Cũng vì vy "không th không dn đến li h thng".

Tuy nhiên đáng chú ý nhất trong phân tích "Ti sao bi chi ngân sách quá ln và kéo dài quá nhiu năm Vit Nam" là chi tiêu cho quc phòng và an ninh.

Trong tham luận va k, ông Vit đã trình bày rt cn k cách thu lượm d liu, phương thc tính toán, theo đó, năm 2014, h thng công quyn Vit Nam đã chi cho ngành công an khong 6,4 t M kim, chi cho quân đi khong 4,5 t M kim (bao gồm c mua sm vũ khí, phương tin quc phòng - khong 1,9 triu M kim). Nếu tính theo tng chi ngân sách, chi cho công an chiếm 12%, chi cho quân đi chiếm 9%. T l chi ca Vit Nam cho quân đi tính trên tng chi ngân sách ngang vi Hoa Kỳ nhưng t l chi của Vit Nam cho công an gp sáu ln Hoa Kỳ (chi cho cnh sát ca Hoa Kỳ ch chiếm 2% tng chi ngân sách).

Ông Việt nhn đnh chi tiêu cho quân đi và công an nếu quá ln "s to ra áp lc mnh vào các khon chi tiêu khác cho xã hi". Theo ông Vit, sở dĩ Việt Nam phi chi mt khon khng l cho công an vì ngoài hot đng bo v, gìn gi trt t xã hi, công an Vit Nam đang thc hin nhng công vic mà các quc gia khác xem là hot đng dân s (Đăng ký h khu, Chng nhn hnh kim, Cp h chiếu ph thông, Đăng ký xe máy...). Ông Việt đưa ra nhn xét tuy có th làm vài chc triu người vui nhưng khiến hàng triu người bun là lc lượng công an quá đông s không ch làm ngân sách mt cân đi, gia tăng vay mượn đ nuôi mà còn to tin đ cho lm dng quyền lực, tham nhũng, bt mãn gia tăng, gây bt n cho xã hi.

***

Nếu b vài gi xem "Ti sao bi chi ngân sách quá ln và kéo dài quá nhiu năm Vit Nam", có th thy ông Vit đã son tham lun này mt cách hết sc cn trng, nghiêm túc, kèm nhiu dn chứng, nhn đnh xác đáng, gi ra nhiu vn đ, gii pháp cn ngm nghĩ, tt nhiên không loi tr kh năng cn tranh lun.

Tuy nhiên như mi tham lun cùng loi, "Ti sao bi chi ngân sách quá ln và kéo dài quá nhiu năm Vit Nam" s không đến nơi cn đến. Nó nằm ngoài "đnh hướng" ca các tiến sĩ chuyên ngành "xây dng Đng", "tư tưởng H Chí Minh",… Nó dưới "tm" hàng trăm tiến sĩ tt nghip nhng đi hc kiu như Southern California University for Professional Studies.

Mỗi năm, vào mùa Hè, mt s trí thức người Vit sng tn mác nhiu nơi trên thế gii, trong đó có c Vit Nam li t hp vi nhau đâu đó đ tho lun v mt ch đ c th có liên quan đến hin trng và tương lai Vit Nam. "Vit Nam và trt t thế gii mi" din ra hi đu tháng này Budapest (Hungary) là một trong khong 20 cuc hi tho như vy trong 20 năm va qua. Nhng "Hi tho mùa Hè", rng hơn là nhng nghiên cu, kho sát, khuyến ngh ca nhiu chuyên gia người Vit, mang đ th quc tch khác nhau, ch ging nhau ch cùng trăn trở v vn mnh Vit Nam dù công phu, đy tâm huyết ch mi đt được mt kết qu chung : Minh ha rng ch trương "chiêu hin, đãi sĩ", nhng li mi gi "hiến kế, góp sc xây dng, phát trin" ch mi là chiêu bài.

Đọc "Ti sao bi chi ngân sách quá lớn và kéo dài quá nhiều năm Vit Nam" đi, bn s thy… bun !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 25/09/2017

Published in Diễn đàn
dimanche, 06 août 2017 18:10

Chọn lựa con đường nào ?

Nhà cầm quyền Việt Nam thiếu tiền lắm rồi. Cùng quẫn lắm rồi. Nợ nần ngập cổ. Ngay từ tháng 10/2016 báo VnEconomy đã có bài viết : "Mỗi năm Việt Nam trả nợ vay ODA khoảng 1 tỷ USD", và cảnh báo : "Tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA và lãi đã vay tăng gấp đôi lên 2-3,5%...". 

vay1

Việt Nam hiện nay giống như một kẻ vác rá đi vay, đi xin ăn khắp thế giới, vay vừa để ăn vửa để trả lãi, lấy nợ sau trả lãi/nợ trước vừa chia nhau xài

Cứ thỉnh thoảng chúng ta lại đọc/nghe thấy báo chí truyền thông báo động về tình trạng nơ công : "Bộ Tài chính vừa đưa ra dự báo năm 2017 – 2018 sẽ là đỉnh của nợ công Việt Nam với mức nợ có thể tiến sát ngưỡng 65% GDP" ("Nợ công Việt Nam dự báo có thể đạt đỉnh năm nay", CaféF), với con số cụ thể là 2,5 triệu tỷ VND ("Gánh nặng nợ công : Đường nào thoát thế hiểm ?", VietnamNet)...

Việt Nam hiện nay giống như một kẻ vác rá đi vay, đi xin ăn khắp thế giới, vay vừa để ăn vửa để trả lãi, lấy nợ sau trả lãi/nợ trước vừa chia nhau xài. Còn số tiền làm ra thì không đủ. Mà càng ngày vác mặt đi vay đi xin càng khó hơn. Thì cũng giống như một kẻ đi vay đi xin quá nhiều, ai mà giúp cho nữa. Đất nước hòa bình đã bao nhiêu năm rồi đâu có nại lý do gì để mà xin được vay ưu đãi, trong khi trên thế giới còn có bao nhiêu quốc gia, bao nhiêu khu vực khác đang chiến tranh, khủng bố, nghèo đói… cần được ưu tiên hơn.

Tình hình thế giới bây giờ cũng đã khác. Mỹ dưới thời Donald Trump còn bao nhiêu chuyện nội bộ phải giải quyết, hơi đâu quan tâm đến Việt Nam, Mỹ cũng gần như để mặc Biển Đông cho Trung Quốc rồi. Đã thế nhà cầm quyền Việt Nam, mà đứng đầu là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, lại mới chơi một trò vỗ mặt chọc giận Đức, cường quốc đứng đầu khối EU với vụ "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh… Thế là con đường làm ăn, xin xỏ sự giúp đỡ, viện trợ của Đức và khối EU cũng trở nên gay go hơn nhiều.

Thêm vào đó niềm hy vọng vào Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) chính thức ký kết vào ngày 2/12/2015 và đang chờ các nước trong khối Liên minh Châu Âu thông qua để bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2018, thay cho sự đổ vỡ của Hiệp định thương mại TPP vào đầu năm 2017, cũng có khả năng bị đình lại.

Thiếu tiền, các ông lãnh đạo Việt Nam làm gì ? Như chúng ta thấy, một mặt ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cấp dưới tiếp tục vác mặt đi vay, đi năn nỉ các nước đầu tư ở Việt Nam, mặt khác họ tiếp tục đè đầu dân ra mà bóp nặn, mà tăng thuế, tăng giá xăng dầu, điện, nước… đủ thứ tăng. Rồi nghĩ ra đủ cách để bán, để cầm cố. Còn cái gì để cầm để bán nữa, chỉ còn có lãnh thổ này do ông bà tổ tiên để lại.

"Ngày 2/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu)…". Rồi "yêu cầu chỉnh lý dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo hướng tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất, cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà đến 99 năm". ("Người nước ngoài có thể sở hữu nhà tới 99 năm", Cafe F, "Đặc khu kinh tế có thể cho thuê đất tới 99 năm", Một thế giới)

Xây dựng các đặc khu hành chính-kinh tế, nâng mức cho phép giao đất, cho thuê đất tối đa 70 năm đối với đất trong khu kinh tế lên 99 năm, tức là bán nước công khai chứ còn gì nữa dù từ lâu nay ai cũng biết đảng cộng sản bán nước.

Ngày xưa nhà Thanh chuyển nhượng Hong Kong cho Anh quốc thì cũng với thời hạn 99 năm (lúc đầu là nhượng lại vĩnh viễn theo Điều ước Nam Kinh tháng 8/1942 (1842 Treaty of Nanking), sau đó là Công ước Bắc Kinh 1860 (the Convention of Beijing in 1860) nhưng đến 1898, Hiệp định về Mở rộng chỉ giới Hồng Kông (the Convention for the Extension of Hong Kong Territory) nước Anh thu được quyền thuê đảo Lantau và các vùng đất lân cận ở phía bắc trong vòng 99 năm, các khu vực này được gọi chung với tên gọi "Tân Giới")

Thế nhưng ai cũng thấy rằng từ một hòn đảo nghèo của dân chài với số dân là 7.400 người, Hongkong sau 99 năm là thuộc địa của Anh quốc đã trở thành một trong những trung tâm thương mại, tài chính quan trọng nhất thế giới, một nền kinh tế tự do phát triển với nhiều tòa nhà chọc trời nhất trên thế giới, một xã hội được điều hành quản lý bởi luật pháp và có một nền giáo dục đẳng cấp đồng thời luôn luôn có xếp hạng Chỉ số Phát triển Con người rất cao v.v…Bắc Kinh đã quá "hời" khi lấy lại Hong Kong vào năm 1997 từ tay Anh quốc.

Ngược lại nếu các đặc khu kinh tế của Việt Nam mà rơi vào tay Tàu (mà khả năng này là rất cao) thì sau 99 năm, hoặc khu đất đó hoàn toàn biến thành lãnh thổ của Tàu từ ngôn ngữ, văn hóa, tiền tệ, cung cách ăn ở, sinh hoạt, cho tới tư tưởng chính trị, giáo dục bị Tàu "tẩy não", hoặc bị khai thác, tàn phá cùng kiệt, ô nhiễm môi trường nặng nề không sao hồi phục nổi.

Viễn cảnh đáng sợ đó đang rất gần và hoàn toàn có thể trở thành sự thật. Với nhà cầm quyền, thật ra họ vẫn có thể có những lựa chọn khác, nếu họ biết nghĩ cho nước cho dân dù chỉ một chút, dù chỉ một lần trong đời họ.

Ngay cả khi nếu vẫn cố sống cố chết bám giữ quyền lực thì thay vì nghĩ đến chuyện tìm cách bán rẻ từng phần đất nước dưới chiêu bài cho thuê đất dài hạn, hoặc tìm cách cướp 500 tấn vàng trong dân như các ông vẫn loay hoay lâu nay, hãy đẩy mạnh phong trào đánh cướp lẫn nhau trong đám vua quan các ông dưới chiêu bài chống tham nhũng. Mỗi một kẻ tham nhũng trong các ông tài sản bằng hàng triệu triệu dân cộng lại đấy, diệt hết đám tham nhũng trong nước, lùng ra bọn nào tẩu tán tài sản ra bên ngoài mua nhà cửa bất động sản để lấy lại, là đủ để trả cả một phần nợ nước ngoài rồi.

Bên cạnh đó, dẹp tất cả các hội đoàn ăn bám, các tổ chức quần chúng công bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 tổ chức chính trị - xã hội, còn gọi là đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, và Hội Cựu chiến binh), cùng 28 hội đặc thù, mỗi năm tiêu tốn một đống tiền ("Các hội, đoàn thể tiêu tốn hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm", báo Dân Trí). Riêng cái Liên hội văn nghệ nô tài (Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật) vừa rồi ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội đã đòi 90 tỷ VND một năm để hoạt động, còn đòi cả xe hơi để đi lại !

Tiến đến dẹp tất cả các doanh nghiệp nhà nước ăn tàn phá hại, chuyển sang tư nhân ai làm người nấy chịu, nhà nước chỉ có thu thuế thay vì cứ nhảy vào ôm đồm rồi gánh cái nợ do các công ty, doanh nghiệp nhà nước làm ăn lỗ lã và bắt dân trả. Tình trạng làm ăn thiếu hiệu quả hoặc thất thoát, thua lỗ, cộng thêm tham nhũng nặng nề ở các công ty, tập đoàn doanh nghiệp nhà nước từ nhiều năm nay chả ai còn lạ gì, với những con số hàng vạn vạn tỷ đồng làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ công quốc gia, gây phẫn nộ trong nhân dân…Những cái tên đình đám về nợ nần thua lỗ hoặc thất thoát, tham nhũng như Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, một số nhà máy của ngành Công thương, Công ty in, thương mại, dịch vụ Agribank ; Tổng Công ty xây dựng đường thủy Việt Nam ; Công ty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin...v.v…

Dẹp được những "lực cản", đám phá hoại này là đỡ được một phần đáng kể cho cái ngân sách còm cõi đang trong thời kỳ chạy vắt giò lên cổ hàng năm để trả lãi, trả nợ !

Nhưng đó chỉ là bước đi thứ nhất, cho dù có làm cho người dân đỡ oán hận hơn là cướp của dân hay tìm cách bán nước, để lại vết nhơ muôn đời mà sau này con cháu sẽ truy tới cùng để hỏi tội, nhưng cũng chỉ là những biện pháp trước mắt.

Tốt đẹp hơn nữa cho chính các ông mà cũng là cho cả dân tộc này, đất nước này, đó là tuyên bố từ bỏ điều 4 trong Hiến pháp bảo vệ quyền độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản, thay đổi theo con đường tự do dân chủ, cho bầu cử tư do dưới sự giám sát của quốc tế, cùng nhân dân từng bước vạch ra lộ trình dân chủ hóa tiến tới xây dựng một quốc gia tự do, dân chủ, đa đảng pháp trị, tam quyền phân lập v.v… Làm như vậy các ông vừa tránh được một sự thay đổi bằng "bạo lực cách mạng" và một kết cục đẫm máu cho chính mình nếu một ngày nào đó dân chúng bị dồn đến đường cùng nổi khùng lên ; các ông vẫn bảo toàn được tính mệnh và nếu có tài thì vẫn có thể ứng cử ra phục vụ trong chế độ mới.

Thêm một cái lợi, khi một quốc gia độc tài thành tâm chuyển đổi theo con đường dân chủ hóa thì thế giới sẽ xem xét xóa nợ một phần lớn, như đã từng xảy ra với bao nhiêu trường hợp khác, mà mới nhất là Myanmar cũng được quốc tế xóa nợ một phần khi quyết định thay đổi.

Đó là chưa nói đến cái hạnh phúc lớn nhất là không bị Tàu o ép, bắt nạt đủ kiểu, tiến tới nuốt trọn luôn đất nước này, dân tộc này.

Nhưng người viết bài này không tin rằng đó sẽ là con đường mà Đảng cộng sản Việt Nam sẽ lựa chọn. Thay vào đó họ sẽ bám giữ quyền lực đến cùng và thần phục Bắc Kinh, chấp nhận "mất nước còn hơn mất đảng".

Và do vậy, con đường thoát khỏi cái viễn ảnh đen tối bị xóa sổ vào tay Tàu, chỉ còn tùy thuộc vào người dân Việt Nam.

Song Chi

Nguồn : RFA, 06/08/2017 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2