Theo thiên kiến của người viết bài này, "thực chiêu" của việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ là đòn tung hỏa mù để cho các phe phái so kè ảnh hưởng. Cho dù những ảnh hưởng ấy cũng chỉ lại là các "hư chiêu" mà thôi.
Toàn cảnh Quốc hội Việt Nam họp ở Hà Nội hôm 23/10/2023 - AFP
---------------------------
Truyền thông nhà nước vừa đồng loạt đưa ra lời giải thích ý nghĩa của đợt lấy/bỏ phiếu tại kỳ họp Quốc hội khóa 15 lần này. Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã có lời giải thích liên quan đến "những điểm mới về lấy phiếu tín nhiệm so với ba lần trước". Điểm mới thứ nhất là những quy định cụ thể và chi tiết hơn về việc những người được lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm. Điểm thứ hai liên quan đến những đối tượng nào được hay không được lấy phiếu tín nhiệm. Điểm mới thứ ba liên quan đến hai nội hàm, thế nào là "tín nhiệm thấp" và thế nào là "tín nhiệm cao" (1). Mặc dầu vậy, dư luận trong nước đã công khai trên các trang mạng xã hội, thể hiện sự bức xúc liên quan đến một loạt vấn đề về những lời giải thích chính thống nói trên. Trên Facebook của Lê Huyền Ái Mỹ, từng là Tổng biên tập báo "Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh", có một bình luận viên dí dỏm, viết : "Nghe rang rảng công khai số phiếu "tín nhiệm cao", "tín nhiệm thấp" mà bực cho cái sự trong sáng của tiếng Việt. Chưa nói đến tỷ lệ cao tín nhiệm thấp và tỷ lệ thấp phiếu tín nhiệm cao nhịu cả lưỡi" (2).
Một Facebooker nổi tiếng khác – Nguyễn Thông là cựu nhà báo từ tờ "Thanh Niên" đã đưa ra lời bình khá gay gắt : "Cứ tưởng trò bỏ phiếu tín nhiệm nảy nòi từ năm 2013 đã bị dẹp, bị vứt vào sọt rác rồi, ai dè sau hơn chục năm nó được dựng lại, có phần còn hoành tráng hơn…". Cựu nhà báo này viết tiếp : "Tivi hát ‘cầm lá phiếu trên tay chúng ta đi bầu’ nhưng ai cũng hiểu họ chả cần mình bầu, phiếu mới chả phiếc, bởi chưa bầu đã biết ai trúng, nhất là tứ trụ, thậm chí biết trước cả tháng. Tin đồn, thông tấn xã vỉa hè luôn trúng phóc. Kể từ khi cộng sản cầm quyền luôn diễn ra như vậy. Họ có đủ cả, chỉ thiếu mỗi quyền dân chủ thực sự" (3). Viết thế này mà không bị dẹp tiệm là một điều lạ ! Nhất là ở cái xứ sở mà Công an sẵn sàng gép tội rất nặng đối với cả "nữ hoàng nội y" nổi tiếng. Điều này chỉ có thể giải thích, ngay trong Đảng và chính quyền cũng có một bộ phận đã "chán ngắt" cái trò "bới bèo ra bọ" chả để làm gì. Chỉ tổ mất thời gian và gây trò cười cho thiên hạ !
Tuy nhiên, cũng có ý kiến nhìn nhận mặt tích cực của hiện tượng trên. Trao đổi với Đài RFA, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, chuyên gia nghiên cứu về chính trị Việt Nam, cho biết thêm về vấn đề này : "Nếu chúng ta nhìn vào vai trò của việc lấy phiếu tín nhiệm, thì cũng phải nhìn vào sự tiến triển trong vai trò của Quốc hội Việt Nam trong hệ thống chính trị. Từ năm 1986 trở về trước thì vai trò của Quốc hội không lớn, nhưng kể từ những năm 90 trở về đây, thì Quốc hội đã trở thành một nhánh quyền lực rất mạnh, cùng với bên Chính phủ và bên Đảng". Nhưng khi bình luận "nối dài" nhận định này, Tiến sĩ Giang lại cho rằng, quy định lấy phiếu như trên thể hiện sự thận trọng của Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm tránh dẫn đến đấu đá nội bộ : "Cách này một phần nào đấy để giảm thiểu các rủi ro, thứ nhất là gây mâu thuẫn trong nội bộ, hai là nguy cơ những phe nhóm trong nội bộ lợi dụng chuyện lấy phiếu tín nhiệm này để tạo ra bè phái. Đây là nguy cơ mà Đảng cộng sản Việt Nam rất lo ngại" (4).
Theo thiên kiến của người viết bài này, điều ngược lại mới là "thực chiêu" của vấn đề. Đây chính là đòn tung hỏa mù để cho các phe phái "show up" ảnh hưởng. Cho dù những ảnh hưởng ấy cũng lại là chỉ "hư chiêu" mà thôi. "Bới bèo ra bọ" ở đây không hề thể hiện cái tinh thần và quyết tâm của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc điều nghiên hoặc tìm hướng để giải quyết vấn đề, mà ngược lại mới đúng. Này nhé : chỉ cần điểm qua một vài kết quả lôi từ "hòm phiếu" ra thì thấy ngay. Một vài VIP thuộc diện "ăn trên ngồi trốc" như Vương Chủ tịch Quốc hội hay Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có những thành tựu nào nổi bật để nhận 80 – 90 % phiếu "tín nhiệm cao" ? Chả mấy khi thấy Vương Chủ tịch tiếp xúc với cử tri, cũng chẳng nghe ông lên tiếng khi các tử tù kêu oan, hoặc Công an ghép "nữ hoàng nội y" vào cái tội chả có trong bộ luật nào cả, cũng không thấy vị Đại diện cao nhất của "Lập pháp" cho ý kiến. Bà "Phó Tổng thống" nổi tiếng nhờ vào mấy bộ áo dài thì đã đành !
Trong khi đó, bên Hành pháp "đầu tắt mặt tối" từ thời Covid-19 cho đến nay, đang cho bộ hạ"chạy đôn chạy đáo" tìm đâu ra 27 tỷ USD để trám vào các lỗ thủng của ngân sách quốc gia, thì nhiều vị lại suýt bị đội sổ tín nhiệm. Tất nhiên, người dân ai chả biết Thủ tướng Phạm Minh Chính bị "cái dớp" từ Công ty AIC. Ngay cả khi cấp dưới là Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho quân "bứng mọi chân gỗ" của ông thời Quảng Ninh mà dân tình thấy ông vẫn tỉnh bơ. Áo vẫn đẫm mồ hôi, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" thời chống dịch. Hẳn nhiên có cái sai của bệnh "duy ý chí" hay bệnh gì nữa mà dân chưa biết. Nhưng giờ đây những quan chức đứng đầu các tỉnh thành hay các ngành dọc luôn tâm niệm, có làm có sai, làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít. Vậy bộ máy "Hành pháp" mà án binh bất động là quốc gia sẽ lâm nạn. Không thể chống đói hay tạo ra việc làm cho người dân bằng các bộ sách khổng lồ 500 – 600 trang của Tổng bí thư, với những tên sách "tràng giang đại hải’, đọc cả chục lần vẫn chưa nhớ được, nói gì đến hiểu nội dung sách…
Tóm lại, với lần thứ tư này, Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm đối với các cá nhân thuộc diện phải được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (ba đợt trước diễn ra vào các năm 2013, 2014, 2018). Công việc này, nói như Tiến sĩ Nguyễn Quang A : "Cái kiểu lấy phiếu tín nhiệm của Việt Nam nó lạ lắm, chỉ có Việt Nam mới làm như vậy chứ không ở đâu người ta làm thế cả". Riêng đối với người dân Việt Nam, vẫn theo ông Quang A, họ không thực sự quan tâm đến kết quả của việc lấy phiếu tín nhiệm. Trong lịch sử nhân loại, khó mà tìm thấy cơ quan nào đại diện cho "ý chí, nguyện vọng" của toàn dân mà lại đạt được đồng thuận cao, thống nhất gần như tuyệt đối trong việc gật và lắc như Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bất kể chuyện cùng gật và cùng lắc ấy có tạo được sự đồng thuận cao và thống nhất với dân chúng hay không (5) !
Vũ Hải Lê (Thành phố Hồ Chí Minh)
Nguồn : RFA, 30/10/2023
Tham khảo :
3. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0yUM6oQ1FMjtRT2Yv26ih6HuoqyMGHgbf9sR8Gig7aX9zNf4gRCpFho1K4N54Cj1Fl&id=100024722048900
5. https://www.voatiengviet.com/a/ma-tran-tin-nhiem-/7328091.html
Theo kết quả được Quốc hội công bố người nhận được nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận được nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất
Cụ thể, ông Nguyễn Kim Sơn nhận được 241 phiếu tín nhiệm cao, 166 phiếu tín nhiệm và 72 phiếu tín nhiệm thấp. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt là người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp đứng thứ 2. Cụ thể, ông Đạt nhận được 187 phiếu tín nhiệm cao, 222 phiếu tín nhiệm và 71 phiếu tín nhiệm thấp.
Người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp thứ 3 là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng với 219 phiếu tín nhiệm cao, 200 phiếu tín nhiệm và 62 phiếu tín nhiệm thấp. Kế tiếp đó là Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với 61 phiếu tín nhiệm thấp, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan với 54 phiếu tín nhiệm thấp...
Trước khi công bố kết quả, phía tổ chức lấy phiếu tín nhiệm khẳng định rằng mấu chốt của "lá phiếu tín nhiệm" cán bộ là trao niềm tin, chọn lựa người tài, tăng trách nhiệm cho người lãnh đạo chứ không phải làm vừa lòng người bỏ phiếu.
Kết quả lấy phiếu được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết để nhân dân biết, theo dõi, giám sát. Qua đó, làm cơ sở để người được lấy phiếu chịu áp lực cho phấn đấu, rèn luyện, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác của mình.
Thế nhưng cụ thể những yêu cầu ra sao cho cái gọi là "soi – sửa", vì Quốc hội không công bố lý do nào mà chính khách quan chức đó bị "tín nhiệm thấp", do vậy – đơn cử như với Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, ông phải "soi – sửa" những gì để "cải thiện" 72 lá phiếu tín nhiệm thấp ? Ở đây, một khi bản thân ông Sơn không thể nhận diện được cụ thể cần "soi – sửa" ra sao, và thực tế cũng chưa được ngưỡng quy định của việc từ chức, nên xem chừng ông cũng không mấy bận tâm về "sự hài lòng" của những đồng liêu trên chốn quan trường.
Một khi chưa rõ ràng như nêu trên, thì chuyện yêu cầu cơ chế giám sát rõ ràng, thường xuyên, minh bạch song hành đó để có thể chủ động phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời động viên, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc xem xét, điều chỉnh, có quyết định phù hợp với tình hình thực tế…, tất cả vẫn chỉ là những huyễn hoặc cho giấc mơ dân chủ trong nội bộ đảng cầm quyền.
Trên cương vị cử tri quan tâm đến thời sự chính trị, người viết bài này vẫn cảm giác những lá phiếu tín nhiệm hiện vẫn được dùng bằng cảm quan, bởi không có mấy ai nhớ rõ từng tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng chức danh, công việc quản lý ; và chính lẽ đó nên xem chừng chẳng những chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân, mà còn cổ súy cho căn bệnh hình thức trong Quốc hội.
Sở dĩ có thể nói như nhận xét trên vì theo quy định, việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với cán bộ là ở thời điểm giữa chứ không phải ở đầu hay cuối nhiệm kỳ. Điều này được giải thích việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm phải dựa vào kết quả công việc, mà vào đầu nhiệm kỳ thì cán bộ chưa có thời gian để thể hiện năng lực của mình. Còn ở cuối nhiệm kỳ thì kết quả của lá phiếu tín nhiệm có ít tác dụng vì cán bộ lãnh đạo không có cơ hội để "sửa sai" hay phát huy những mặt tích cực đã đạt được.
Việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ dành cho những người đang làm việc và đạt được kết quả công việc cụ thể, chỉ như vậy mới có thông tin đầy đủ cho việc bỏ phiếu có hiệu quả.
Khi được "góp ý" ở giữa nhiệm kỳ, cán bộ dễ dàng "tự soi" hơn để thấy rõ những mặt tích cực cũng như mặt hạn chế ở chặng đầu, sau đó "tự sửa", phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ ở chặng tiếp theo. Thế nhưng với lá phiếu "bầu kín" thì làm sao cán bộ biết mình được "góp ý" gì để mà "tự soi" và "tự sửa" ?
Định Tường
Nguồn : VNTB, 26/10/2023
RFA, 27/09/2023
Tòa án nhân dân tối cao vừa có đề xuất bổ sung đối tượng ngoài tòa án là giảng viên đại học, luật sư có trình độ cao về pháp luật, có uy tín trong xã hội... có thể được tuyển chọn làm thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. Đề xuất trên được truyền thông nhà nước cho biết nằm trong dự thảo số 4 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi đang được lấy ý kiến góp ý.
AFP PHOTO
Nhận định về đề xuất mới này, luật sư Hoàng Văn Hướng, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, hôm 27/9 nói với RFA :
"Tôi cho đề xuất đó là quá hợp lý trong bối cảnh Việt Nam hiện nay đang hội nhập quốc tế. Thật ra những chính sách để thực hiện quyền tư pháp trong khi lựa chọn những thẩm phán, hoặc những người thực hiện quyền tư pháp tiến hành tố tụng, thì cần phải có khả năng chuyên môn không chỉ vấn đề điều hành tốt tụng, mà còn phải bao trùm trong các lĩnh vực khác. Đặc biệt nhất, nghề luật và hoạt động thẩm phán phải có cái nhìn xã hội, những giá trị xã hội mang tính nhân văn. Thực tế ở các quốc gia hoàn thiện được hệ thống pháp luật, thường thực hiện quyền dân chủ bầu ra thẩm phán, là các vị đã đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, về đạo đức và những vấn đề cống hiến thì việc lựa chọn thẩm phán đó hoàn toàn khách quan".
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, Luật sư Võ An Đôn hôm 27/9 khi trả lời RFA cho rằng đề xuất trên của Tòa án nhân dân tối cao sẽ không bao giờ trở thành sự thật :
"Cái đề xuất này không khả thi đâu, khó lắm… Bởi vì thẩm phán tòa án tối cao bắt buộc phải là đảng viên, rồi phải được cơ cấu bên đảng đồng ý… Nên đề xuất đó không bao giờ trở thành sự thật đâu".
Theo Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi có bổ sung tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thẩm phán, thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, bao gồm độ tuổi, thâm niên giữ ngạch, phẩm chất đạo đức và tín nhiệm, chất lượng công việc đã hoàn thành… Cụ thể, bên cạnh các quy định về trình độ (cử nhân luật trở lên), sức khỏe…, dự thảo bổ sung tiêu chuẩn thẩm phán phải có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.
Có cùng "lo ngại" với luật sư Võ An Đôn về việc đề xuất trên có nêu rõ thẩm phán ngoài có trình độ, có bắt buộc họ phải là đảng viên hay không ? Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc, nguyên cán bộ giảng dạy trường Đại học Cần Thơ, nguyên giảng viên trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, hôm 27/9 nói ý kiến của mình :
"Tôi tán thành đề xuất này, nhưng quan trọng nhất mà dư luận đặt ra là có cần phải có tiêu chuẩn là đảng viên hay không ? Còn chuyện những người có trình độ cao, có hiểu biết như thế trong lực lượng trí thức Việt Nam hiện nay không thiếu. Nhưng còn những tiêu chuẩn khác thì rõ ràng chúng ta cần phải có cái nhìn tổng thể, có phải là đảng viên hay không, có bắt buộc phải có chứng chỉ lý luận cao cấp hay không, hay phải qua học trường lớp nào nữa… Đó là những vấn đề xung quanh một chức danh đã được đề xuất, khác với những tiêu chuẩn bố trí cán bộ trước đây".
Theo Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc đội ngũ thẩm phán nhân dân tối cao cần phải có những người có trình độ thật sự, hiểu biết thật sự về luật pháp Việt Nam. Nhưng, điều quan trọng nhất theo ông Phúc là phải có tâm, dám đấu tranh với những tiếng nói khác nếu cảm thấy quan điểm của mình là đúng trước một vụ án cụ thể nào đó. Ông Phúc cho rằng, nếu thẩm phán chỉ ‘ngồi vào mâm giơ tay biểu quyết’ thì như thế sẽ dẫn đến hàng loạt các vụ án oan sai.
Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ Đức Quốc hôm 27/9 khi trả lời RFA cho biết, ông rất ngạc nhiên khi có đề xuất luật sư, giảng viên có chức vụ, trình độ cao về pháp luật được bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. Bởi, theo luật sư Đài, theo quy định của pháp luật về thẩm phán thì một người để trở thành thẩm phán phải qua một khóa đào tạo đến hai năm ở học viện đào tạo thẩm phán. Bây giờ, theo đề xuất để những luật sư hay giảng viên có trình độ cao được bổ nhiệm thẩm phán thì ông cho rằng đây là một tin mừng. Tuy vậy, ông Đài cho rằng :
"Tôi là người biết rất rõ quy trình, từ một người tốt nghiệp cử nhân luật để trở thành một thẩm phán trải qua một tiến trình rất là dài. Mà đó là một tiến trình tha hóa con người, chứ không phải quá trình để rèn luyện trở thành một con người. Đầu tiên anh ta trở thành một người thư ký của thẩm phán, anh ta luôn luôn đóng vai trò như là giúp đỡ cho thẩm phán nhận tiền hối lộ, hay mặc cả với những người bị đơn, hay đương đơn trong các vụ án hình sự, hay vụ án dân sự, hành chính lao động… nên đến khi anh ta trở thành thẩm phán thì đạo đức, nhân cách của con người đó đã bị hư hỏng hết rồi".
Theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, quy định thẩm phán là đảng viên là quy định bắt buộc mặc dù trong dự thảo được truyền thông nêu không nói rõ câu chữ như vậy nhưng đó là quy trình buộc phải có. Bởi lẽ, theo ông Đài, khi họ bổ nhiệm trực tiếp một người luật sư hay một giảng viên làm thẩm phán thì dù đã cắt ngắn được quá trình tha hóa con người, nhưng để thẩm phán có giữ được mình trong sạch hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác. Ông Đài giải thích:
"Trong cơ quan tòa án, người thẩm phán phải tuân thủ Bí thư Chi bộ đảng ở đó. Cho nên vẫn hoàn toàn không có tính độc lập ở đây. Việc bổ nhiệm một người giảng viên hay luật sư chỉ là giải pháp mang tính mị dân. Chứ nếu thực chất thì nó không mang lại hiệu quả, vì nếu muốn thay đổi căn bản để mọi thẩm phán được xét xử độc lập theo đúng quy định hiến pháp, thì phải thay đổi cả một hệ thể chế chính trị. Chứ đơn giản bổ nhiệm một luật sư hay giảng viên không thể nào đảm bảo tính công bằng, khách quan, đem lại công lý cho người dân".
Nguồn : RFA, 27/09/2023
***************************
RFA, 26/09/2023
Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh bằng bỏ phiếu kín tại Kỳ họp thứ 6, khai mạc ngày 23/10/2023.
Một lần biểu quyết tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Courtesy chinhphu.vn
Cụ thể, theo truyền thông Nhà nước hôm 25/9, kỳ họp thứ 6 sẽ dành hơn một ngày để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Sau đó sẽ biểu quyết thông qua danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm.
Việc lấy phiếu tín nhiệm được cho biết sẽ thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Cựu trung tá quân đội Vũ Minh Trí từ Hà Nội hôm 26/9/2023 nhận định với RFA :
"Nếu ở các nước là ‘tín nhiệm’ và ‘bất tín nhiệm’ (tức là không có tín nhiệm). Thì ở Việt Nam lại là ‘tín nhiệm cao’ ; tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Tóm lại ‘tín nhiệm thấp’ thì vẫn là tín nhiệm… cho nên việc lấy phiếu tín nhiệm này tôi nghĩ chỉ là một trò có tính chất mị dân, nó hoàn toàn không có tác dụng".
Trưởng ban Công tác đại biểu – Bà Nguyễn Thị Thanh cho truyền thông hay đợt này Quốc hội sẽ không lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh.
Lý do đưa ra là vì việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội tiến hành theo nghị quyết 96 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5. Theo đó, những chức danh được bầu và phê chuẩn từ 1/1/2023 (trong năm lấy phiếu tín nhiệm) sẽ không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm lần này.
Anh Đệ, một người dân sống ở Sài Gòn hôm 26/9/2023 nói ý kiến của mình :
"Thật lòng mà nói động tác đó giống như ‘bắt cóc bỏ đĩa’… chẳng có ý nghĩa gì. Họ đã xác định là đảng lãnh đạo, lấy phiếu tín nhiệm có ít thì họ cũng đỡ cho nhau. Chắc chắn phiếu tín nhiệm đó có xấu thì tôi nghĩ cũng là tốt, vì mọi cái đều do đảng sắp xếp. Lá phiếu bầu của người dân không có, hình thức là Đảng cử dân bầu, dân không có quyền chọn người tranh cử cho mình mà là Đảng chọn. Điều đó gây cho tôi sự không tin tưởng xuất phát từ quyền cơ bản của người dân, đó là được đi bầu chọn người uy tín để phục vụ nhân dân. Nhưng tất cả những đại biểu Quốc hội đều được đảng đưa ra để cho dân bầu, thành ra bây giờ có lấy phiếu tín nhiệm cũng vậy thôi, chẳng ý nghĩa gì hết".
Trước đó, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra hôm 30/5/2023, vấn đề ‘lấy phiếu tín nhiệm’ đã được nêu lên. Bà Nguyễn Thị Thanh lúc bấy giờ nói rằng, với trường hợp tín nhiệm thấp từ 50% trở lên hoặc 2/3 ‘tín nhiệm thấp’ mà không tự từ chức, thì sẽ bị Quốc hội ‘bỏ phiếu tín nhiệm’.
Hai khái niệm ‘lấy phiếu tín nhiệm’ và ‘bỏ phiếu tín nhiệm’ được bà Thanh giải thích rằng, việc ‘bỏ phiếu tín nhiệm’ là hệ quả của ‘lấy phiếu tín nhiệm’ với trường hợp tín nhiệm thấp từ 50% trở lên hoặc 2/3 tín nhiệm thấp, và thực chất là miễn nhiệm.
Dư luận trên mạng xã hội bình luận về vấn đề trên cho rằng, việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đang bị "phức tạp hóa".
Có ý kiến về việc này, nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn từng nói với RFA:
"Tôi khẳng định tiếng Việt không có tín nhiệm cao thấp trung bình gì cả, mà chỉ có tín nhiệm và mất tín nhiệm thôi. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thấy được hậu quả của việc này đã dẫn đến hệ lụy, đó là tiếp tục bóp méo tiếng Việt bằng khái niệm lấy phiếu và bỏ phiếu. Hầu như ai cũng biết chuyện bỏ phiếu là hình ảnh người ta lấy lá phiếu bỏ vào trong thùng phiếu… bây giờ họ đặt ra ‘lấy phiếu’ là một việc, ‘bỏ phiếu’ lại là một việc khác nữa…"
Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, chính quyền Việt Nam không thấy được hậu quả khi làm phức tạp thêm vấn đề chống tham nhũng, vốn dĩ đã rất phức tạp, nên mới giải thích thế nào là ‘lấy phiếu’, thế nào là ‘bỏ phiếu’. Ông Già cho rằng có thể tiếng Việt của người quản lý kém, và theo ông đó là một sự "bịp bợm" tiếng Việt.
Việt Nam lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào năm 2013. Tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XI vào năm 2015, Đảng CSVN cũng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó việc lấy phiếu tín nhiệm được lặp lại tại các Hội nghị Trung ương và tại Quốc hội.
Cựu trung tá Vũ Minh Trí hôm 26/9/2023, khi được hỏi về vấn đề "lấy phiếu tín nhiệm" của Quốc hội đã đưa ra đề xuất :
"Tôi chỉ có một đề xuất, tức là nhân dân phải có quyền tự do bầu cử, ứng cử và đề cử… thì tự khắc nhân dân sẽ chọn ra những đại biểu mà họ cảm thấy thực sự có phẩm chất năng lực để phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Họ sẽ bầu những người đấy vào những vị trí quản lý nhà nước, xã hội… Nhưng ở đây Quốc hội với danh xưng là cơ quan đại biểu nhân dân, nhưng thực ra trong đấy đến 97% - 98 % là đảng viên cộng sản hoặc giả là những người có tính chất ‘chim mồi’ của đảng cộng sản. Không có một người dân bình thường nào mà lọt vào đấy cả. Cho nên nếu trông chờ vào đấy là hoàn toàn không nên".
Ý thứ hai theo cựu trung tá Vũ Minh Trí, trong những năm qua, người dân không còn tin tưởng và trông chờ vào việc lấy phiếu tín nhiệm. Ông nói tiếp :
"Nhưng có một bộ phận không nhỏ những người dân cứ mong là người sau sẽ tốt hơn người trước. Nhưng thực tế diễn ra ví dụ như ở Hà Nội hai đời chủ tịch thành phố đã đi tù. Rồi một số tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh các đời cán bộ lãnh đạo nối tiếp nhau đi tù. Từ các chủ tịch, phó chủ tịch, bí thư, phó bí thư của cấp tỉnh thành phố thay nhau đi tù, khóa trước đi tù xong đến khóa sau đi tù, rồi khóa sau nữa lại đi tù… Có những trường hợp đặc biệt như tỉnh Bình Thuận từ khi tái lập khoảng hơn 20 năm mà tất cả các đời chủ tịch tỉnh đều bị kỷ luật hoặc đi tù".
Trong một cơ chế như vậy, theo cựu trung tá Vũ Minh Trí, không thể trông chờ có những cán bộ tốt, có những người có năng lực thực sự vì dân vì nước. Cho nên, vẫn theo ông Trí, nếu vẫn thể chế này, vẫn Đảng cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo nhà nước và xã hội… thì không bao giờ nhân dân có được những người đại diện tiêu biểu thật sự, đại diện cho lợi ích của nhân dân, cho dẫu lá phiếu tín nhiệm có cao chót vót…
Nguồn : RFA, 26/09/2023
**************************
Bị Mỹ trừng phạt, hãng pin mặt trời Trung Quốc tính xây nhà máy 400 triệu USD tại Việt Nam
Reuters, VOA, 27/09/2023
Nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời Trina Solar của Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy thứ ba tại Việt Nam, Reuters dẫn ba nguồn tin am tường cho biết hôm 27/9. Đây được xem là một động thái nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang Hoa Kỳ sau khi công ty này bị áp thuế trừng phạt đối với các sản phẩm họ sản xuất ở Thái Lan.
Các tấm pin mặt trời tại một nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh : Reuters)
Trina là một trong những nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. Công ty của Trung Quốc sẽ đầu tư 400 triệu USD vào nhà máy rộng 25 ha đất công nghiệp, việc sản xuất sẽ bắt đầu vào năm 2025, một trong những nguồn tin trực tiếp về kế hoạch nói với Reuters.
Một nguồn tin khác tham gia thảo luận với công ty cho biết Trina đã đề xuất khả năng đầu tư 600 triệu USD vào Việt Nam.
Các nguồn tin đều từ chối nêu tên vì chi tiết dự án cho đến nay vẫn được giữ bí mật.
Trina đã không trả lời yêu cầu bình luận của hãng thông tấn Anh.
Khoản đầu tư của Trina vào Việt Nam diễn ra sau kết luận của cuộc điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào tháng trước rằng Trina nằm trong số 5 công ty năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã sử dụng nhà máy của họ ở Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác để né thuế trừng phạt đối với các tấm pin do Trung Quốc sản xuất, mà Hoa Kỳ cho là có trợ cấp không công bằng của nhà nước.
Cho đến nay, các mức thuế dự kiến sẽ có hiệu lực từ giữa năm tới chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của Trina tại Thái Lan, nhưng việc các công ty Trung Quốc thiết lập cơ sở ở Đông Nam Á để xuất khẩu sang Mỹ vẫn đang được giám sát chặt chẽ.
Theo S&P Global Market Intelligence, các nước sản xuất hàng đầu trong khu vực chiếm khoảng 80% nguồn cung tấm pin mặt trời của Mỹ, trong đó Việt Nam cung cấp khoảng 1/3 tổng lượng tấm pin mặt trời nhập khẩu của Mỹ trong quý đầu năm nay.
Trina hiện là một trong những nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn nhất tại Việt Nam và khoản đầu tư theo kế hoạch của công ty này nhấn mạnh mối quan tâm ngày càng tăng của các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc thành lập nhà máy tại quốc gia Đông Nam Á khi họ tìm cách tránh khỏi tình hình leo thang căng thẳng địa chính trị và thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
Theo dữ liệu của chính phủ Việt Nam, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam trong năm nay, với 2,7 tỷ USD tính từ tháng 1 đến giữa tháng 8, gấp hơn 5 lần giá trị đầu tư của các công ty Mỹ trong cùng kỳ.
Phong thủy
Trina có hai nhà máy ở Việt Nam: một nhà máy đã bắt đầu sản xuất tấm silicon vào tháng trước với sản lượng hàng năm dự kiến là 6,5 gigawatt (GW) và một nhà máy khác sản xuất pin và tấm pin mặt trời.
Hiện chưa rõ nhà máy mới sẽ sản xuất sản phẩm gì. Một nguồn tin cho biết họ sẽ tập trung vào sản xuất pin mặt trời, trong khi một người khác cho biết là tấm silicon.
Các nguồn tin nói công ty đang xem xét nhiều khu công nghiệp khác nhau. Một người cho biết Trina đã nhờ chuyên gia phong thủy tham gia để đưa ra quyết định cuối cùng.
Một nguồn tin khác cho biết những vấn đề cung cấp điện của Việt Nam cũng đang được Trina xem xét khi công ty cân nhắc các phương án mở rộng.
Đợt nắng nóng hồi tháng 6 đã ảnh hưởng đến sản lượng thủy điện, nguồn điện lớn thứ hai của Việt Nam, buộc nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất do bị cắt điện.
Nguồn : VOA 27/09/2023
Lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ chứ không phải chỉ "tham khảo"
Lại Hoa, VOV.vn, 08/02/2023
Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh: TTXVN
Mới đây, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Quy định nêu rõ, thông qua lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ, nếu như không đạt được yêu cầu tín nhiệm sẽ miễn nhiệm. Đặc biệt lần này Quy định 96 tập trung vào tiêu chí về sự gương mẫu của vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước để xem xét khi lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.
Quy định số 96 là bước tiếp tục cụ thể hóa Quy định 41 của Đảng về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Kết luận 20 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật.
Lần này, Quy định 96 đã nêu rõ, thông qua lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ, nếu không đạt được yêu cầu tín nhiệm cần thiết sẽ miễn nhiệm. Những người có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp sẽ phải miễn nhiệm chức vụ đang giữ và bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ đến hết nhiệm kỳ hoặc hết thời hạn bổ nhiệm.
Bởi trước đây Quốc hội cũng lấy phiếu tín nhiệm chức danh Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn gồm 3 bước: một là tín nhiệm cao, hai là tín nhiệm và ba là tín nhiệm thấp. Những lần bỏ phiếu đó đều có phiếu tín nhiệm cao nhiều hơn, còn số phiếu tín nhiệm thấp rất ít. Nhưng việc lấy phiếu cũng chỉ để nắm được tình hình, không đi đến quyết định về miễn nhiệm. Lần này Quy định 96 đã quy định rất rõ việc miễn nhiệm.
Điểm đáng chú ý trong Quy định 96, đó là đã bổ sung thêm tiêu chí về sự gương mẫu của không chỉ cán bộ lãnh đạo quản lý đó mà cả vợ, chồng, con của họ trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như trách nhiệm nêu gương của cán bộ để xem xét khi lấy phiếu tín nhiệm.
Quy định cho thấy, cán bộ lãnh đạo quản lý, dù ở cấp nào nếu sai phạm trước hết phải xem xét trách nhiệm của chính mình, cũng như vợ, con, họ hàng đã để bị chi phối trong thực thi trách nhiệm. Đây là tiêu chí quan trọng để có tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo quản lý.
Đồng tình với cách làm này, ông Nguyễn Viết Thiết, thành viên Câu lạc bộ Thăng Long, cho rằng nếu anh không gương mẫu trong gia đình thì vợ con sẽ làm sai trái và chính người ta lợi dụng chức vụ, quyền hạn của chồng, của cha để vụ lợi. Như vậy là vi phạm luật pháp.
"Quy định 96 đề cập tiêu chí này là rất cần thiết. Trong gia đình anh không chấp hành nghiêm chỉnh, thì làm sao ngoài xã hội thực hiện tốt được", ông Thiết nêu quan điểm.
Còn ông Nguyễn Ngọc Hạc, nguyên Chánh thanh tra Bộ Quốc phòng cho rằng, cán bộ lãnh đạo phải biết "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", để lãnh đạo tốt hơn, đúng đắn hơn thì bản thân anh phải đúng đắn. Cùng với đó, những người trong gia đình cũng phải rèn luyện tốt, chứ không phải lợi dụng chức quyền để làm việc không đúng đắn. Như thế uy tín lãnh đạo mới tốt hơn".
Trước đây, việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện đối với các chức danh là các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư. Trong 5 năm của nhiệm kỳ lấy phiếu tín nhiệm 2 lần, một lần vào giữa nhiệm kỳ và một lần vào cuối nhiệm kỳ.
Trong Quốc hội vào các năm 2013, 2014 cũng đã thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Sau đó, Quốc hội quyết định chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi khoá, đến năm 2018 Quốc hội tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Với Quy định 96 lần này, quy mô đã mở rộng trong toàn hệ thống chính trị các cơ quan Đảng, Nhà nước và Mặt trận đoàn thể, từ trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc. Theo ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở đảng, Ban Tổ chức Trung ương, việc lấy phiếu tín nhiệm với các mức độ : "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp", là kênh thông tin rất quan trọng trong đánh giá cán bộ.
"Lấy phiếu tín nhiệm, ngoài việc để liên hệ, kiểm điểm, đánh giá bản thân mình, thì căn cứ vào ý kiến góp ý, vào phiếu lấy tín nhiệm của tập thể để bản thân mình thấy đầy đủ hơn. Nếu nhiều người bỏ phiếu mình tín nhiệm thấp thì phải tự suy nghĩ, liên hệ xem còn khuyết điểm gì, còn những mặt yếu gì để sửa chữa, khắc phục và vươn lên. Đồng thời cũng để giúp cho cấp quản lý cán bộ đó đánh giá cán bộ tốt hơn, đúng hơn. Cấp quản lý, lãnh đạo cán bộ đó có thể qua đó nhận xét, đánh giá cán bộ đầy đủ, hoàn thiện hơn", ông Hà phân tích thêm.
Qua việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị để ghi nhân, đánh giá những người được phiếu tín nhiệm cao, đồng thời với những cán bộ hiện công việc được giao chưa thật tốt, phiếu tín nhiệm không cao có điều kiện suy ngẫm để tự soi, tự sửa.
Lấy phiếu tín nhiệm như lời Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng từng nói: "không phải là để truy cứu trách nhiệm", mà đây là bước để giúp cho cán bộ, đảng viên tự điều chỉnh, tự phấn đấu, rèn luyện để vươn lên hoàn thiện bản thân mình hơn, góp phần làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Lại Hoa
Nguồn : VOV.vn, 08/02/2023
*********************
Vợ con lãnh đạo cũng phải gương mẫu
RFA, 05/02/2023
Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam vừa có quy định mới về lấy phiếu chính trị trong đội ngũ lãnh đạo Đảng, bổ sung thêm yêu cầu vợ, chồng, con của lãnh đạo cũng phải chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam bỏ phiếu tại Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 30/1/2021 (minh hoạ) - AFP
Báo Nhà nước hôm 5/2 cho biết Quy định 96 được Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành thay thế Quy định số 262-QD/TW ngày 8/10/2014 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Một trong những mục đích chính của việc lấy phiếu tín nhiệm là đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Ngoài ra, theo Quy định, việc lấy phiếu tín nhiệm cũng góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ, giúp cán bộ "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác ; là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ.
Quy định mới cũng giữ nguyên một số những điểm trong quy định cũ.
Cụ thể, lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý khác tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ ba giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.
Phạm vi, đối tượng là cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc. Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu thì không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.
Có ba mức tín nhiệm ghi trên phiếu là : "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", và "tín nhiệm thấp".
Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp (từ 50-66,7%) thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn ; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.
Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.
Việc lấy phiếu tín nhiệm xét đến hai tiêu chí à phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật ; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).
Điểm đáng chú ý là trong quy định mới, ngoài lối sống, đạo đức và tinh thần trách nhiệm của người bị lấy phiếu, sự gương mẫu của vợ, chồng, con lãnh đạo trong việc chấp hành pháp luật cũng được xem xét.
Việt Nam lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào năm 2013 và từ đó đến nay đã tổ chức ba lần lấy phiếu tín nhiệm.
Tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XI (2105), Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm Ban Chấp hành Trung ương đối với ủy viên Bộ Chính trị. Sau đó việc lấy phiếu tín nhiệm này lại được tổ chức ở Hội nghị Trung ương 9 vào năm 2018.
Một số nhân sĩ, trí thức, và người dân theo dõi tình hình chính trị ở Việt Nam từng nhận xét với RFA rằng việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng chỉ mang tính hình thức và việc quy định ba mức tín nhiệm không hợp lý khi không có mức "không tín nhiệm".
Công cuộc chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt Nam do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu thời gian gần đây càng gây chú ý khi ngay trước Tết Nguyên đán vừa qua, ba lãnh đạo cao cấp của Đảng gồm hai phó thủ tướng là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam cùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phải xin nghỉ hưu giữa chừng do các sai phạm trong quản lý.
Trong bài phát biểu tại lễ bàn giao chức vụ hôm 4/2 vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nói ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên ông khẳng định : "Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận rõ ràng".
Vụ tham nhũng liên quan đến Công ty Việt Á hiện thuộc diện được Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi và chỉ đạo.
Theo thông tin từ Bộ Công an, trong vụ án liên quan đến Công ty Việt Á, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 104 bị can, phong toả, kê biên số tài sản, tiền lên tới khoảng 1.700 tỷ đồng.
Cũng liên quan đến vụ án này, trong số những người bị bắt và khởi tố có cả những lãnh đạo cấp cao của Chính phủ bao gồm : cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh và hàng chục lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y tế các tỉnh, thành phố.
Thời gian qua, trước khi ông Phúc mất chức, mạng xã hội ở Việt Nam đã có những đồn đoán về việc ông sẽ phải chịu kỷ luật vì vợ ông là bà Trần Thị Nguyệt Thu là "trùm" cuối trong vụ Việt Á.
Khác hẳn với lối nhanh nhảu công bố kết quả phiếu bầu ‘tôi bất ngờ’ 100% cho ghế tổng bí thư của Nguyễn Phú Trọng đại hội 12 vào đầu năm 2016 và ’99,79%’ cho ghế chủ tịch nước của cùng chủ thể tại hội nghị trung ương 8 vào tháng 10 năm 2018, cho tới nay vẫn chẳng hiện ra bất kỳ một dấu hiệu nào đảng sẽ công bố kết quả ‘phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị và Ban Bí thư’, đặc biệt là kết quả phiếu tín nhiệm dành cho ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng, sau khi Hội nghị trung ương 9 vào tháng 12 năm 2018 đã lặng trôi qua khá lâu.
Nếu không đạt được số phiếu tín nhiệm đủ cao để đủ thuyết phục quần thần, Nguyễn Phú Trọng đã không thể ‘rửa mặt’ trọn vẹn cho scandal Hội nghị trung ương 10 vào đầu năm 2015.
‘Tốt khoe xấu che’
Theo một cơ chế đặc thù riêng có của đảng Cộng sản Việt Nam và rất ăn nhập với ‘đảng anh’ ở Trung Quốc, toàn bộ hệ thống tuyên giáo, báo đảng lẫn hơn 800 tờ báo nhà nước đều không ngoài vòng kiểm soát của Ban Tuyên giáo trung ương, Ban Bí thư và đứng trên tất cả là tổng bí thư. Ứng với truyền thống ‘tốt khoe xấu che’ đã tồn tại quá dai dẳng trong nội bộ đảng từ nhiều năm qua, kết quả các cuộc bỏ phiếu hoặc lấy phiếu tín nhiệm quan trọng được tính toán có ‘giải mật’ hay không không chỉ nhắm đến mục tiêu ‘khai sáng’ cho dân chúng và cho cả ‘các thế lực thù địch trong và ngoài nước’, mà còn phụ thuộc vào những tính toán lợi ích của cán cân quyền lực trong đảng nghiêng về ai hoặc bị chi phối bởi thế lực chính trị nào vào từng thời điểm.
Bầu không khí lặng ngắt không chịu công bố phiếu tín nhiệm của Hội nghị trung ương 8 năm 2018 lại giống hệt cái tâm thế ngậm hột thị sau Hội nghị trung ương 10 vào đầu năm 2015.
Hội nghị trung ương 10 ấy đã chỉ được tổ chức vào tháng Giêng năm 2015, tức trễ đến gần hai tháng so với kế hoạch, với nội dung quan trọng nhất là lấy phiếu tín nhiệm cho cuộc đua ‘thăm dò uy tín tổng bí thư cho đại hội 12’. Không biết vô tình, hữu ý hay do một sự sắp xếp thiên linh của trời đất, ngay trước Hội nghị trung ương 10 đã xảy ra cái chết của Nguyễn Bá Thanh - cựu bí thư Đà Nẵng và khi đó là trưởng ban Nội chính trung ương, cũng là một quan chức được Nguyễn Phú Trọng sủng ái và muốn đưa vào Bộ Chính trị nhưng đã thất bại.
Như một điềm xấu với Trọng…
Theo rất nhiều nguồn tin không chính thức và cả báo chí quốc tế mà cho tới nay vẫn không bị phản ứng hay cải chính nào của bất kỳ cơ quan có trách nhiệm nào của đảng hay chính phủ Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành kẻ vượt mặt Nguyễn Phú Trọng trong diễn ra tại Hội nghị trung ương 10 vào đầu năm 2015, với kết quả Dũng xếp đầu bảng trong khi Trọng chỉ lót chót thứ 8.
Đó là thất bại chấn động thứ hai của Nguyễn Phú Trọng kể từ lúc nước mắt nhòe cặp kính lão tại Hội nghị trung ương 6 vào năm 2012 vì không cách nào kỷ luật được ‘đồng chí X’ bởi có đến 3/4 Ban chấp hành trung ương khi đó vẫn còn lao theo tâm thế ‘còn bạc còn tiền còn đệ tử’ để dồn phiếu cho một kẻ được biết như ‘trùm tham nhũng’. Hai thất bại đó có lẽ đã để lại một nỗi đau lớn lao và thầm kín không thốt nên lời mà một người nặng về sĩ diện và thể diện như ông Trọng quá khó để tự giải tỏa, nếu không tìm được cơ hội phục hồi và lấy lại những gì đã mất.
Cơ hội đó đã đến vào năm 2018, khi Nguyễn Tấn Dũng đã phải nghậm ngùi ‘trở về làm người tử tế’, còn một quan chức được đồn đoán có mối quan hệ thân tình và móc xích với ‘Anh Ba X’ là Trần Đại Quang thì đã thình lình hóa thân thành người thiên cổ vào tháng 9 năm 2018, để lại cái ghế chủ tịch nước trống hơ hoác mà việc ngồi vào đấy trở thành cơ hội hiếm có.
‘36% phản trắc’ ?
Có thể hình dung ra một ẩn ý của Nguyễn Phú Trọng khi ông ta muốn tổ chức Hội nghị trung ương 9 chỉ hai tháng sau Hội nghị trung ương 8 : sau khi được ‘nhất thể hóa’ một cách thần tốc để ngồi luôn vào cái ghế của kẻ mới chết là Trần Đại Quang, ông Trọng muốn tái hiện thành tích ‘100% nhất trí’ mà các đại biểu của đại hội 12 đã dành cho ông ta - ứng cử viên duy nhất cho chức tổng bí thư - tại đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, sau khi một ứng cử viên thuộc vị thế ‘có tôi không có anh’ là Nguyễn Tấn Dũng đã không thể ngờ được là bị mất đi cơ hội ‘tiếp tục cống hiến cho cách mạng’ sớm đến thế.
Trước khi Hội nghị trung ương 9 diễn ra, một số cựu thần trong đảng đã lên tiếng yêu cầu cần công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị và Ban Bí thư - một điệu bộ khá tương đồng với phong trào ‘ủng hộ tổng bí thư’ ồn ào trước đại hội 12, trong quá trình ‘đốt lò’ từ năm 2016 đến nay và khi Nguyễn Phú Trọng sắp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử tại quốc hội để trở thành ‘tổng chủ’. Cùng lúc, khẩu khí của Nguyễn Phú Trọng cho thấy dường như ông ta tự tin và nghiêng về khả năng sẽ cho công khai kết quả này. Hơn nữa từ đầu năm 2018 đến nay, ‘công khai’ có vẻ là một phương châm cũng như một thủ thuật chính trị được ông Trọng ưa chuộng sử dụng nhiều hơn.
Đã có nhiều dự đoán của giới thạo tin chính trị cho rằng sẽ không ngạc nhiên nếu ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng về đầu trong cuộc lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị và Ban Bí thư, trong khi những ‘con ngựa’ về đích tiếp theo sẽ không ngoài những nhân vật như Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc… Sau khi cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đã trôi qua, phản ánh của một ít nguồn tin trên mạng xã hội dường như đã xác nhận thứ tự về đích này.
Tuy nhiên, lại chẳng có bất kỳ thông tin nào về kết quả cụ thể bao nhiêu phiếu tín nhiệm dành cho từng chóp bu. Hiện tượng trống vắng thông tin này là khác hẳn với một bật mí từ trong nội bộ về việc có đến 36% ủy viên trung ương bỏ phiếu không đồng ý cách chức quan chức Tất Thành Cang tại Hội nghị trung ương 9.
Trong khi vẫn mất biệt những con số cụ thể về kết quả phiếu tín nhiệm, hiện tượng ‘36%’ trên đã khiến một số dư luận không thể không nghi ngờ về khả năng Nguyễn Phú Trọng - cho dù có cán đích đầu tiên chăng nữa - nhưng có thể đã phải nhận một tỷ lệ phiếu thuận không mấy vẻ vang, thậm chí kết quả phiếu tín nhiệm của ông ta còn có thể giảm sút trầm trọng so với kết quả ’99,79%’ mà ông ta nhận được tại Quốc hội vào tháng 10 năm 2018 khi sắp đặt để ngồi ngay vào cái ghế của kẻ vừa ‘không may qua đời’ là Trần Đại Quang.
Mà nếu không đạt được số phiếu tín nhiệm đủ cao để đủ thuyết phục quần thần, Nguyễn Phú Trọng đã không thể ‘rửa mặt’ trọn vẹn cho scandal Hội nghị trung ương 10 vào đầu năm 2015.
Và nếu quả thực đã không xảy ra cái ‘100% nhất trí’ cho Nguyễn Phú Trọng đứng đầu bảng thăm dò tín nhiệm tại Hội nghị trung ương 9, đó chính là một thất bại đáng mất ngủ của ông Trọng. Khi đó, hẳn ông ta phải đau đầu nghĩ ngợi về liệu có một mối liên hệ bền chắc giữa sự biến mất của một số đông phiếu tín nhiệm mà lẽ ra phải dành cho ông ta, với cái tỷ lệ 36% của Ban chấp hành trung ương, tức vào khoảng hơn 70 người - không đồng ý cách chức Tất Thành Cang ?
Và một giả thiết kinh khủng hơn nhiều nhưng không phải là không thể : liệu đã bắt đầu hiện ra một lực lượng ‘chống Trọng’ ngay trong nội bộ cao cấp của đảng cầm quyền ? Liệu cái tỷ lệ ‘36% phản trắc’ kia có bỏ phiếu nghịch dành cho Nguyễn Phú Trọng mà đã khiến thành tích phiếu tín nhiệm của ông ta rớt thảm hại ?
Cuối cùng và theo một thông lệ bất thành văn, toàn bộ hệ thống tuyên giáo và báo đảng im như hến về kết quả phiếu tín nhiệm tại Hội nghị trung ương 9. Chẳng dại gì tự rước vào thân cơn lôi đình của ‘Tổng chủ’.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 10/01/2019
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị kỷ luật đảng viên Chu Hảo, giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức và phó hiệu trưởng Đại học Phan Châu Trinh. Lý do, ông Chu Hảo đã ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’.
Có gì khác nhau giữa ông Chu Hảo với đồng chí Chu Hảo ?
"Từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chí đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ; đồng chí đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật".
Thông cáo Báo chí Kỳ họp 30 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã cáo buộc như vậy về ‘đồng chí’ Chu Hảo (1).
Thế nhưng trên cương vị Chủ tịch nước, tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phải phản đối kết luận mang tính suy diễn "tác động xấu tới tư tưởng xã hội" mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quy kết ông Chu Hảo.
Phiếu tín nhiệm cao và thấp của Quốc hội Việt Nam - Ảnh minh họa
Lý do, ở nghi lễ Tuyên thệ được diễn ra lúc hơn 15g10 ngày 23/10, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tuyên thệ như sau : "Dưới cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào, cử tri cả nước, tôi - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ : Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó".
Theo Hiến pháp, thì cả Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đều phải răm rắp tuân thủ hiến định "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật" (Điều 4.3). Tương tự, công dân và đảng viên Chu Hảo được hiến pháp bảo hộ "các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật".
Việc cáo buộc ông Chu Hảo "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" là phân biệt đối xử đảng viên Chu Hảo với công dân Chu Hảo, vi phạm Điều 16.2, Hiến pháp 2013, là "Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội".
Hiến pháp cũng không ưu ái, hay phân biệt công dân thuộc đảng phái nào, tất cả công dân đều được quyền tự do ngôn luận, được quyền ý kiến phản biện các chính sách của cơ quan nhà nước (Điều 25, Điều 28).
Có đúng là 'Tổng bí thư làm Chủ tịch nước hợp ý Đảng, lòng dân' ?
Trước ngày 23-10, rất nhiều báo chí đã có bài viết tụng ca cùng chủ đề tít tựa 'Tổng bí thư làm Chủ tịch nước hợp ý Đảng, lòng dân' (2).
Nếu đã tự tin như vậy, thì đã đến lúc cần kiểm chứng bằng con số cụ thể để tăng tính thuyết phục, đồng thời cũng là dập tắt mọi giọng điệu ngờ vực, xuyên tạc của ‘thế lực thù địch’ xoay quanh vấn đề ‘hợp ý Đảng, lòng dân’ dành cho ông Nguyễn Phú Trọng.
Điều 14.1 của Luật Trưng cầu ý dân trao cho Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng quyền yêu cầu Quốc hội thực hiện việc trưng cầu ý dân. Tờ trình về trưng cầu ý dân sẽ bao gồm những điều mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang rất tự tin, nhưng dân chúng thì hoài nghi, trong đó có ông Chu Hảo (và cả người viết bài này !).
Những hoài nghi đó là gì ? Hiến pháp hiện thời ghi điều 4 về chuyện đảng lãnh đạo, thế nhưng nhiều người dân, trong đó có ông Chu Hảo đã gửi yêu cầu đòi bỏ điều 4. Từng có một số cựu quan chức đảng viên, trong đó có ông Chu Hảo kiến nghị đổi tên trở lại đảng Lao động Việt Nam như thời cụ Hồ là chủ tịch. Tương tự, không ít dân chúng, đảng viên như ông Chu Hảo yêu cầu trả lại tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như thời cụ Hồ cũng là chủ tịch.
Nhưng ý kiến kể trên còn nhằm để giải quyết bài toán trăn trở trong chính nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam. Nói có sách, mách có chứng. Các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII đã nhận định, "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc". Bởi, "Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức ; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm". Bởi, "Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước"...
Ông Chu Hảo (trái) và ông Nguyễn Phú Trọng (phải).
Như vậy để tốt hơn cho việc quản trị quốc gia, tìm kiếm sự phù hợp thể chế thích ứng hiện tình đất nước trong bối cảnh hội nhập, cần thiết trưng cầu ý dân về việc bãi bỏ nguyên tắc "Đảng cử, dân bầu", và chấm dứt việc áp đặt tư tưởng chính trị vào những cá nhân lãnh đạo. Tất cả các quan chức, viên chức đều sòng phẳng theo pháp luật hiện hành, không chịu lệ thuộc, phụ thuộc vào các ràng buộc của cơ quan đảng.
Nếu nhân dân vẫn tiếp tục tín nhiệm đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác lựa chọn cán bộ, thì chắc chắn họ sẽ ủng hộ lá phiếu "Đảng cử, dân bầu". Khi ấy ông Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ thêm tin tưởng vào các quyết định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, bởi ở đây có sự đồng thuận bằng lá phiếu trưng cầu cho câu tuyên thệ hôm chiều 23/10 của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về "nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó".
Bằng ngược lại, trong quá trình thực hiện các quyền của Chủ tịch nước, rất có thể ông Nguyễn Phú Trọng nhầm lẫn giữa hai quyền lực : Thứ nhứt, Chủ tịch tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Còn với Tổng bí thư, thì thứ nhứt ở đây lại là "Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước ; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng" (3).
Lợi ích của quốc gia, lợi ích của dân tộc là tối thượng, chứ không phải "còn đảng còn mình". Vậy còn chần chừ gì nữa cho thực thi Luật Trưng cầu dân ý ?
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 27/10/2018
(2) http://bit.ly/2JeOoFt ; http://bit.ly/2q9x5gj ; http://bit.ly/2PWT1a2 ; http://bit.ly/2D20yS9 ; http://bit.ly/2O4hokc ; http://bit.ly/2PpcG5e
(3) trích Điều 2.1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, phiên bản 2011 (http://bit.ly/2q9OJ3N)
Sau quy định của Ban bí thư về chế độ "khám sức khỏe định kỳ", có vẻ Tổng bí thư Trọng sắp tung ra một đòn không mới nhưng đủ hiểm về công tác nhân sự, cùng vào tháng Ba năm 2018.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - Ảnh : YouTube
Tháng Ba năm 2018 lại diễn ra đến hai phiên họp của Ủy ban Thường vụ quốc hội – bất thường so với chế độ chỉ một phiên họp/tháng trước đây.
Trong phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ quốc hội, đã bất ngờ xuất hiện ý kiến đề xuất đẩy sớm việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn lên kỳ họp thứ 5 (diễn ra vào tháng Năm tới), thay vì kỳ họp thứ 6 vào cuối năm, như quy định.
Không thấy Ủy ban Thường vụ quốc hội hay báo chí nhà nước thông tin về ý kiến trên là của quan chức nào, chỉ biết rằng Ủy ban Thường vụ quốc hội đã mau mắn đưa vấn đề lấy phiếu tín nhiệm sớm hơn dự kiến ra bàn – một động thái cho thấy "ý kiến" đó phải có sức nặng lớn, một sức nặng rất đáng kể, thậm chí còn nặng hơn cả vị thế chính trị của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ai ?
Một tờ báo nhà nước đã bình luận một cách ẩn ý : "Đây là một việc khá bất thường, vì theo Nghị quyết 85/2014/QH13, Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ 3 của nhiệm kỳ, tức là phải vào kỳ họp thứ 6 diễn ra vào cuối năm nay. Do vậy đề xuất đẩy việc lấy phiếu tín nhiệm lên kỳ họp thứ 5 sẽ trái với Nghị quyết 85, đồng nghĩa với việc Quốc hội sẽ phải sửa Nghị quyết này trước khi tiến hành việc lấy phiếu".
Vậy vì sao lại xuất hiện "ý kiến" đề xuất đẩy sớm việc lấy phiếu tín nhiệm vào thời điểm này, bất chấp hành động đó sẽ trái với Nghị quyết 85 ?
Những quan chức nào có khả năng "lên thớt" nếu cuộc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành sớm hơn dự kiến ?
Theo quy định tại điều 10, Nghị quyết 85/2014/QH13), Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ : Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước ; Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội ; Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể "xin từ chức". Còn người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.
Kỳ họp vào tháng Năm năm 2018 của Quốc hội lại trùng với thời gian có thể diễn ra Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền, nhưng không hẳn theo truyền thống "đảng họp trước, quốc hội họp sau", mà có thể sẽ ngược lại, nghĩa là nếu Quốc hội họp trước để "lấy phiếu tín nhiệm", thì sau đó hội nghị trung ương họp để căn cứ vào kết quả phiếu tín nhiệm đối với các quan chức mà "xử".
Một trong những "ứng cử viên" cho kết quả "tín nhiệm thấp" là Bộ trưởng y tế, còn được dân gian gọi là "bộ trưởng kim tiêm" – Nguyễn Thị Kim Tiến. Mới đây, bà Tiến đã bị loại khỏi danh sách "giáo sư đạt chuẩn" sau quá nhiều phản ứng của dư luận xã hội đối với bà ta.
Vào năm 2013 giữa lúc "thư hùng Trọng – Dũng", đã từng diễn ra một cuộc lấy phiếu tín nhiệm đầy sóng gió.
Khi đó, chính Tổng bí thư Trọng là người nêu ra chủ trương lấy phiếu tín nhiệm.
Tại lần bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên vào tháng 6 năm 2013 với 47 chức danh chủ chốt, kết quả mang tính thảm họa đã dành cho khá nhiều gương mặt bên chính phủ. Nhân vật đội sổ với xấp xỉ 42% số phiếu tín nhiệm thấp là Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình – người bị tạp chí quốc tế Global Finance bình chọn "một trong 20 thống đốc có thành tích điều hành tệ nhất trên thế giới".
Bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận giành ngôi á quân với trên 35% phiếu tín nhiệm thấp. Các bộ trưởng y tế và lao động – không tai tiếng về chuyện này cũng mang tiếng về chuyện khác – đều trong vòng nguy hiểm.
Nhân vật có thành tích khả quan hơn Thống Đốc Bình đôi chút trong lần bỏ phiếu trên là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng nhận được hơn 32% số phiếu tín nhiệm thấp.
Giờ đây, có lẽ nhiều quan chức đang run rẩy. Sóng trước chưa qua sóng sau đã xô tới. Run không chỉ bởi "lò" của ông Trọng lại nóng dần sau tết nguyên đán 2018, mà đang phải đối mặt với cơ chế "lấy phiếu tín nhiệm", chỉ cần một chút sơ sẩy là toàn bộ sự nghiệp chính trị và "cống hiến cho đất nước" sẽ đi tong.
Liệu kết quả bỏ phiếu tín nhiệm và tín nhiệm thấp của kỳ họp Quốc hội sẽ được "nâng lên một tầm cao mới" để những hội nghị trung ương trong năm 2018 sẽ "thanh lọc" nhân sự, thậm chí là những nhân sự thuộc loại "then chốt", thậm chí là nhân sự ngay trong Bộ Chính trị ?
Phạm Chí Dũng
Nguồn : CaliToday, 08/03/2018