Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thủ tướng Việt Nam tặng thư pháp chữ Tàu cho Thủ tướng Nhật, dư luận đã một lần dị nghị. Người Nhật cũng dùng chữ tượng hình nên còn thông cảm được nhưng với ông người Đức theo ngữ hệ Ấn - Âu thì thư pháp chữ Tàu kèm phụ đề Việt Ngữ là cả một đống hổ lốn cực kỳ phản cảm. Thủ tướng anh minh sòng phẳng, mẹ nó sợ gì hoàn toàn không khinh suất và rất đỉnh cao trí tuệ mượn tranh thay lời muốn nói với…ai đó.

pham1

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao thư pháp cho Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 13/11/2022 tại Hà Nội. VnExpress

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này Campuchia thắng lớn với sự tham dự của nhiều nguyên thủ các nước lớn trong đó có cả Tổng thống Mỹ Joe Biden. Việt Nam nóng mặt gởi lời mời chính thức của bác Cả (Nguyễn Phú Trọng) nhưng đúng với danh hiệu Bảy Đờn (Joe Biden), ông này lửng lơ ca bài "sẽ thu xếp thăm Việt Nam vào thời gian phù hợp với cả hai bên" có lẽ để đáp lễ lập trường cây tre ngọn Mỹ gốc Tàu của Việt Nam. Vớt vát phần nào, Việt Nam tiếp đón Thủ tướng Đức - ông Scholz. Báo chí Việt Nam được dịp nổ tung trời những thông tin về chuyến đi với những ý nghĩa đặc biệt. "Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một thủ tướng Đức sau 11 năm, kể từ chuyến công du của bà Angela Merkel hồi tháng 10/2011. Chuyến thăm cũng đánh dấu lần đầu tiên ông Scholz đến Việt Nam trên cương vị thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức kể từ khi nhậm chức tháng 12/2021" (1).

Rất tiếc là báo quên nêu ý nghĩa rất quan trọng, rất thời sự là chuyến đi đã hâm nóng lại quan hệ bị đóng băng hơn hai năm qua sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Việt có thư pháp, sao phải viết chữ Tàu ?

Khổ thay, trong những thông tin, hình ảnh tiếp đón trọng thể nồng nàn đó người ta hết hồn, điếng người vì sự kiện "Một thầy đồ tại đền Ngọc Sơn tặng bức thư pháp với dòng chữ : "Hòa bình, hữu nghị cùng phát triển" cho Thủ tướng Đức Olaf Scholz" (1).

Chuyện ranh ma tiểu xảo cài cắm các đồng chí đóng vai thầy đồ như chuyện dân gian Cống Quỳnh giả làm lái đò vạch quần đái để trả lời "Vũ qua bắc hải", dạy cho sứ Tàu bài học đã hớ hênh đánh rắm mà còn bày đặt nói chữ "Sấm động nam bang" thì ai cũng biết thừa không có gì phải ngạc nhiên. Nhưng người xem hết hồn vì hình ảnh bức thư pháp lem luốc, chữ Tàu chữ Việt rối nùi đọc không ra. Nước Đức là xứ sở của thơ ca, triết học, chơi chữ nghĩa với họ mà múa gậy rừng hoang thì dễ bị lòi hèm. Xem trên VnExpress có phóng sự ảnh tựa đề "Thủ tướng Đức dạo phố Hà Nội, thăm đền Ngọc Sơn" (2). Trong đó có hình ông Chính hớn hở trao thư pháp với chú thích (xem ảnh chụp lại từ trang VnExpress)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển bức thư pháp ông đồ tặng cho Thủ tướng Scholz với dòng chữ "Hòa bình hữu nghị cùng phát triển - Đền Ngọc Sơn Hà Nội Việt Nam" (2). Người ta càng hoảng và càng thắc mắc tại sao món quà quan trọng mang thông điệp đường lối của quốc gia lại có quá nhiều sai sót.

Về nghi tiết ngoại giao, nội dung thư pháp đã quá phận với vai vế ông Đồ thành ra xách mé với người được tặng. "Hòa bình hữu nghị cùng phát triển" là một thông điệp, đối sách chính trị của quốc gia chứ không phải diễn ngôn của một công dân nước chủ nhà với khách là thủ tướng quốc gia mạnh nhất EU. Cái cách Thủ tướng Phạm Minh Chính trung chuyển món quà vừa kém tự nhiên vừa tăng thêm cái ẩn ý trịch thượng của nội dung.

Đống rác chữ, chỉ đọc được tiếng Tàu !

Về hình thức thì có quá nhiều điều tác tệ. Người Việt có tiếng Việt dùng mẫu tự La Tinh gần gũi với tiếng Đức, cớ sao phải dùng chữ Tàu xa lạ ? Chữ Tàu có thư pháp chữ Tàu với lục thư : chân, khải, hành, triện, lệ, thảo thì chữ Việt cũng có thư pháp Việt đẹp và phong phú đâu thua kém. Xin mời tham khảo ở đây (3).

Nghệ thuật thư pháp là thư họa, chữ là tranh. Cái đẹp của thư pháp không chỉ nằm trong thần thái của từng nét chữ mà còn ở bố cục. Thư pháp quy định nghiêm khắc từng tiểu tiết chữ ký, con dấu của người viết phải nằm ở đâu, trường hợp chữ thư pháp của người viết và chữ là của người khác thì vị trí chữ ký con dấu khác nhau. Ngay chính các chi tiết này cũng là họa tiết của bức thư pháp. Người viết phải trình bày đúng niêm luật và phải đẹp (4).

Qua những kiến thức phổ thông đó, nếu gọi cái đống chữ lổn ngổn mà ông Thủ tướng Đức bị tặng là Thư Pháp thì đúng là sự cưỡng dâm Thư Pháp.

Vế nét chữ, người xưa nói cái đẹp của chữ là rồng bay, phụng múa, nó thanh thoát, uốn lượn, biến hóa. Các đại tự chữ Tàu ở đây viết theo kiểu Chân, tròn trịa, gò bó dành cho người già dễ đọc chứ chưa có gì thần thái. Phần chữ Việt thì đúng là gà bươi, chó ị, chữ viết nguệch ngoạc như của trẻ mới vô lớp 1.

Đó là do cố ý trình bày thông điệp chính bằng chữ Tàu rồi lại thêm tối kiến phụ đề Việt Ngữ "Hòa bình hữu nghị cùng phát triển". Tham lam hơn, giống như nhà sản xuất phải ghi xuất xứ hàng hóa cố nhét thêm dòng "Đền Ngọc Sơn - Hà Nội - Việt Nam" chật hẹp đến nỗi có những nét phải lấn ra ngoài lề. Tham lam hơn nữa, bên bìa trái, còn note (ghi thêm) một dòng "Năm 2022…" mà ký tự M lấn cả vào dòng chữ chính.

Với ông đồ thật sự có nghề thì đống rác chữ này phải xé bỏ ngay lập tức vì nếu lộ ra ngoài ông sẽ không dám nhìn mặt ai.

Nhưng không cần am tường về thư pháp, một người biết đọc, với trình độ thẩm mỹ bình thường, hẳn cũng thấy bối rối khi được Thủ tướng anh minh vênh mặt trung chuyển cho Thủ tướng Scholz.

Nếu là người có chút lòng với danh dự, uy tín quốc gia, người ta sẽ tự hỏi, chẳng lẽ ông Chính không "nghĩ mình phương diện quốc gia, quan trên trông xuống người ta trông vào" ? Với tầm vóc của vị tướng an ninh, thâm niên lăn lộn làm tình báo đối ngoại ở Đông Âu, Thủ tướng nhà ta biết hết, chủ ý hết chứ không hề khinh suất.

Nếu chỉ đọc những lời vàng ngọc ghi nhận nội dung cuộc gặp hai bên, sẽ không bao giờ hiểu được trí tuệ cao siêu, thâm thúy của Thủ tướng anh minh trong vụ tặng thư pháp chữ Tàu này.

Thủ tướng Đức chạm vài điều tối kỵ

Theo bản tin của đài VOA, chuyến đi thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Olaf Scholz không đơn thuần bàn chuyện hợp tác kinh tế giữa hai nước, chuyển dịch các doanh nghiệp Đức từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đài truyền hình Tagesschau và báo Tagesspiegel của Đức đưa tin Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Chính phủ Việt Nam thể hiện quan điểm phản đối rõ ràng đối với cuộc chiến xâm lược của Nga ở Ukraine. Trong cuộc gặp giữa ông Scholz với Thủ tướng Phạm Minh Chính của Việt Nam ở thủ đô Hà Nội, bên cạnh lời kêu gọi kể trên, ông Scholz nói thêm : "Cuộc chiến xâm lược của Nga là sự vi phạm luật pháp quốc tế với hệ lụy tạo ra tiền lệ nguy hiểm. Các nước nhỏ hơn không còn an toàn trước hành vi của các nước láng giềng lớn hơn, mạnh hơn".

Ngoài ra, Thủ tướng của Đức đã liên hệ đến Trung Quốc và vấn đề tranh chấp Biển Đông cùng với lời phát biểu rằng : "Ngay cả ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, phải áp dụng sức mạnh của luật pháp, chứ không phải là luật của kẻ mạnh nhất". 

Trung Quốc lâu nay tuyên bố chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông, trong khi Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia, và Brunei cũng đòi chủ quyền về nhiều phần ở biển này.

Phía Việt Nam dường như im tiếng về lời kêu gọi của Thủ tướng Đức. Hai cơ quan báo chí Đức không có tường thuật gì về việc Thủ tướng Việt Nam có đáp lại hay không, trong khi báo chí Việt Nam không đề cập đến lời kêu gọi của Thủ tướng Scholz trong các bài báo nói rằng Thủ tướng Đức "kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam".

VOA cố gắng liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để tìm hiểu thêm, nhưng chưa nhận được hồi đáp (5).

Chỉ mong Tập Hoàng Đế hiểu được lòng trung !

Như vậy đã rõ. Ông Chính bất cần thư pháp hay rác chữ, bất cần thể diện quốc gia. "Sòng phẳng ! Mẹ nó sợ gì…" thằng cha Thủ tướng Đức thài lai xúi bậy. Điều quan trọng là bày tỏ lòng trung thành với thiên triều.

Nội dung thông điệp "Hòa bình hữu nghị cùng phát triển" bằng chữ Tàu không chỉ là cách Thủ tướng Phạm Minh Chính gián tiếp trả lời những khuyến cáo của Thủ tướng Scholz mà còn là báo cáo trực quan bằng hình ảnh của Thái thú Phạm Minh Chính với Hoàng đế Tập Cận Bình. Lời hứa hẹn trong các cuộc mật đàm, báo cáo của tình báo Hoa Nam chẳng mấy giá trị so với hình ảnh báo chí truyền khắp năm Châu bốn biển.

Lập trường của Phạm Minh Chính là nhất quán "Việt Nam chọn lẽ phải, chọn công lý chứ không chọn bên". Đúng vậy ! Nhưng công lý, lẽ phải của Việt Nam được viết bằng tiếng Tàu. Là phiếu của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc là bản sao y lá phiếu của Trung Quốc.

Ông Bảy Đờn ơi ! Liệu mà nhớ nghe, nếu ông mủi lòng đến thăm Việt Nam, sẽ còn hàng chục tấm thư pháp tiếng Tàu sẵn sàng chờ đợi để tặng ông.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 17/11/2022

Tham khảo :

1. https:/Theo VOA/zingnews.vn/thu-tuong-duc-duoc-tang-buc-thu-phap-tai-den-ngoc-son-post1374944.html

2. https://vnexpress.net/thu-tuong-duc-dao-pho-ha-noi-tham-den-ngoc-son-4535559.html

3. https://butmaithayanh.com.vn/2019/01/17/bo-cuc-dung-chuan-trong-viet-chu...

4. https://thuthuatphanmem.vn/nhung-mau-chu-thu-phap-dep-nhat/

Published in Diễn đàn

Rốt cuộc, chính thể và giới công an trị bị tố cáo đã ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ cũng đã có được một hành động ‘trả đũa thích đáng’ đối với chủ thể tố cáo là Chính phủ Đức, sau nhiều tháng trời như thể bị ‘cấm khẩu’.

tradua1

Nhà hoạt động nhân quyền là Đỗ Thị Minh Hạnh bị công an Việt Nam cấm xuất cảnh tại sân bay. Ảnh : FB Đỗ Thị Minh Hạnh

Tháng Năm năm 2018, có hai blogger bất đồng chính kiến và cũng là hai nhà hoạt động nhân quyền là Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Anh Tuấn đã lần lượt bị công an Việt Nam cấm xuất cảnh, thu lại hộ chiếu và câu lưu khi bay chỉ trong tuyến nội địa.

Theo bài viết ‘Băng đảng cộng sản đang cay như ăn ớt’ của nữ nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang, vào cuối năm ngoái và khi cơ quan tư pháp cộng sản rục rịch chuẩn bị cho công cuộc xử Đinh La Thăng và đặc biệt là Trịnh Xuân Thanh – tên tội đồ, thằng cháu hư đốn và phản phúc của bác Cả Trọng – phía Đức và Chính phủ Việt Nam đã có một quá trình tiếp xúc để đàm phán, thương lượng, nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước xoay quanh vụ an ninh Việt Nam tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay trên đất Đức.

Một trong các thỏa thuận đạt được giữa hai bên, là một số nhà hoạt động nhân quyền-dân chủ trong danh sách hàng trăm công dân Việt Nam bị công an cấm xuất cảnh sẽ "được phép" xuất cảnh trở lại. Trong số này, có Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Anh Tuấn.

Theo sau thỏa thuận đó, Minh Hạnh và Anh Tuấn quả thật đã được Bộ Công an trả hộ chiếu và "tạo điều kiện" cho xuất cảnh. Thiện chí này của công an Việt Nam là điều ta phải ghi nhận : Tức là thay vì tiếp tục lưu giữ hộ chiếu và cấm công dân ra nước ngoài thì nay, theo đề nghị của Chính phủ Đức, công an đã chiếu cố cho phép một số công dân thuộc diện "sổ đen" được xuất cảnh.

Tuy thế, vào cuối tháng 4 vừa qua, Tòa thượng thẩm Đức tại thủ đô Berlin lại đưa một trong các nghi can của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ra xét xử. Trong quá trình mở rộng điều tra, xét xử, tòa Đức còn nêu đích danh nghi can số 1 của vụ án là Trung tướng công an Đường Minh Hưng, đồng thời chỉ ra sự dính líu của Bộ trưởng công an Tô Lâm với vụ bắt cóc. Ít nhất Tô Lâm cũng bị phát hiện là đã dối trá khi ông tướng này trả lời báo chí vào ngày 30/7 năm ngoái rằng ông không có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước…

Cần nhắc lại, trong cuộc gặp ngày 2/5/2018 giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Slovakia Pellegrini tại dinh Thủ tướng ở Berlin, ông Pellegrini đã phải đối mặt với một câu hỏi khó chịu từ phía Đức : Chính phủ Slovakia đã đóng vai trò gì trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về nước hồi mùa hè năm ngoái ?

Truyền thông Đức cho biết vào ngày 26/7/2017, 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, Bộ trưởng Công an Việt Nam, tướng Tô Lâm đã đến thăm Slovakia và có cuộc làm việc ngắn với Bộ trưởng Nội vụ nước này. Theo báo chí Đức, trong đoàn của ông Tô Lâm có những nghi phạm đã tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Sau đó phía Việt Nam đã mượn Slovakia một chiếc máy bay để di chuyển. Truyền thông Đức cho rằng rất có thể Trịnh Xuân Thanh đã ở trên chiếc máy bay đó.

Sang ngày 3/5/2018, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Slovakia đã triệu tập Đại sứ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – ông Dương Trọng Minh, yêu cầu giải thích về những nghi ngờ nghiêm trọng về ‘Tô Lâm làm bình phong’ trong vụ công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị đưa về nước (bằng chuyên cơ của Slovakia).

Nhưng trong vài tuần sau đó, phía Việt Nam im như thóc. Phản ứng của chính thể Việt Nam nói chung và Bộ Ngoại giao Việt Nam nói riêng là quá yếu ớt và quá mập mờ.

Thái độ yếu ớt là một bằng chứng gián tiếp về sự thừa nhận hành vi phạm pháp. Dẫn chứng gần nhất và sống động nhất là cuộc khủng hoảng Đức – Việt.

Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Nhưng kể từ tháng Tám năm 2017, khi Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trục xuất ít nhất hai nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.

Gần cuối tháng Năm năm 2018, tờ nhật báo lớn nhất của Đức là Taz đã đưa tin Vào tháng Mười Một năm 2017, cơ quan điều tra Đức đã chính thức phát lệnh truy nã quốc tế đối với Trung tướng Đường Minh Hưng, phó Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh Bộ Công an.

Sau Trung tướng Hưng, điều tra Đức đã phát tiếp 3 lệnh truy nã tại Châu Âu tới mật vụ Việt Nam là Vũ Quang Dũng – sĩ quan tình báo, đang làm việc tại Bộ Công an Việt Nam, trợ lý cho Trung tướng Đường Minh Hưng ; Đào Quốc Oai – định cư tại Séc, đang trốn ở Hải Phòng, chủ nhiều kho ngoại quan tại đây. Có cổ phần trong chợ Sapa của người Việt tại Séc do ông Hoàng Đình Thắng quản lý (theo lời khai của Vũ Đình Duy trước tòa án Đức) ; và Lê Anh Tú – lái xe cho Đào Quốc Oai, đang trốn về Việt Nam.

Chi tiết đáng chú ý là sau mối nghi ngờ ‘Tô Lâm làm bình phong’ của các cơ quan tư pháp Đức và Slovakia, cho tới nay Bộ trưởng công an Tô Lâm vẫn không hề lên tiếng giải thích hoặc cải chính – hiện tượng rất đồng điệu với thái độ ‘im như thóc’ của chính thể và Bộ Ngoại giao Việt Nam trước việc Chính phủ Đức trục xuất hàng loạt nhân viên ngoại giao – tình báo của Đại sứ quán Việt Nam ở Đức.

Động tác ‘lên tiếng’ duy nhất cho tới nay của công an Việt Nam đối với Chính phủ Đức chỉ là việc trút cơn giận dữ bất lực lên đầu hai nhà hoạt động nhân quyền được phía Đức bảo vệ là Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Anh Tuấn.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 28/05/2018

Published in Diễn đàn

Thật tình là đám dư luận viên trình độ quá kém, nhứt là trong vụ Trịnh Xuân Thanh. Bọn này càng lên tiếng, càng lộ liễu xấc xược bấy nhiêu thì sự trả đũa của phía Đức càng mạnh bấy nhiêu.

vnduc0

Việt Nam là nước "ngoại lệ" không chịu phát triển. Đi đâu cũng ngữa nón ăn xin. Ảnh CA/TPHCM

Việt Nam thân nhược tiểu mà hành sử như là "nước lớn".

Nhiều dư luận viên vịn vào hành vi của các "nước lớn", hay NATO (các nước thuộc khối Minh ước Bắc Đại Tây Dương), trong các vụ "can thiệp" vào nội tình các quốc gia khác, để bào chữa cho hành vi của mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức.

Các "nước lớn" họ nói, hay họ làm điều chi đó trái với luật hay tập quán quốc tế. Họ luôn dựa lên một "lý do chính đáng".

Thí dụ vụ Nga chiếm Crimée của Ukraine. Việc này hiển nhiên vi phạm đến nền tảng Hiến chương Liên Hiệp Quốc (quốc gia thành viên phải tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác). Lý do (chính đáng) mà Nga đưa ra là vùng lãnh thổ (Crimée) trước đó (thập niên 50) là thuộc về Nga.

Nhưng "lý do chính đáng" cũng không đủ. "Nước lớn" còn phải có đủ "nội công" để chịu đựng những "trừng phạt" của cộng đồng quốc tế.

Nước Nga đến hôm nay vẫn còn bị "trừng phạt" là "cấm vận kinh tế" do Mỹ cà các nước thuộc khối Châu Âu áp đặt.

Ngay cả Trung Quốc, một "nước lớn". Chính quyền Bắc kinh đã tổ chức bắt cóc hàng ngàn vụ, những viên chức bị buộc tội tham nhũng, rải rác ở các nước trên thế giới. Đến nay không thấy nước nào lên tiếng phản đối (nói chi đến trừng phạt) Trung Quốc. Bởi vì mật vụ Trung Quốc làm việc "sạch sẽ", bắt cóc đối tượng không để lộ dấu vết gì. Chỉ đến khi đối tượng ra tòa, bị kết án, thì lúc đó thế giới mới biết. Lúc đó đã quá muộn để có thể nói lên điều gì. Không ai dành lời "phải đạo" cho một kẻ đã bị tòa kết án.

Mà Trung Quốc là "nước lớn". Nói đến "trừng phạt" thì 99% là trừng phạt về kinh tế. Không có nước nào dám "trừng phạt" kinh tế Trung Quốc, vì nước nào cũng liên thuộc với nền kinh tế của Trung Quốc.

Việt Nam thì khác. Việt Nam là nước "ngoại lệ" không chịu phát triển. Đi đâu cũng ngữa nón ăn xin. Mới đây ông Phúc còn cất lời nhờ Ngân hàng thế giới gởi lời xin cứu giúp đến các nước.

Việt Nam lệ thuộc đủ thứ vào các nước, nhứt là các nước giàu.

Nhưng thái độ của Việt Nam hiện nay trong vụ Trịnh Xuân Thanh rõ ràng là Việt Nam "con nhái muốn to bằng con bò". Nhứt là những lời đối thoại của lớp dư luận viên đối với các phản ứng của nước Đức (như ngưng ngoại giao đối tác chiến lược). Thật là một bọn vô học, côn đồ. Một lời của họ viết ra là một thùng dầu đổ vào đám lửa đang cháy. Những người này chỉ vì lợi ích của một nhóm nhỏ người có thế lực trong đảng, bất chấp lợi ích của hàng triệu người Việt Nam đang sinh hoạt trên nước Đức.

Nghe nói Đức vừa "đông lạnh" việc cấp Visa cho nhân viên công chức nhà nước công tác qua Đức, cũng như Visa cho SV du học. Điều này hoàn toàn mới. Chắc đây là quyết định của Bộ ngoại giao Đức đối với phản ứng côn đồ, thất học của đám dư luận viên.

Hôm trước tôi có nói vụ Trịnh Xuân Thanh càng để lâu càng khó. Bây giờ, việc này vẫn đúng. Nhưng theo tôi, đám dư luận viên càng lên tiếng thì sự trả đũa của Đức càng gay gắt.

Sẽ không loại trừ việc nước Đức sẽ giới hạn kiều số dân Việt Nam sống trên nước Đức. Trước mắt họ sẽ trục xuất tất cả những người "nhập cảnh lậu". Sau đó chấm dứt các hợp đồng "nhập cảng lao động" đến từ Việt Nam. (Có hàng chục nước khác, nhân công tay nghề cao hơn Việt Nam, sẽ thế chỗ cho Việt Nam).

Mà điều trước hết là họ sẽ "cô lập" những "nhân viên tình báo" của Việt Nam đang hoạt động kiểm soát (và theo dõi) dân Việt Nam ở các nước Châu Âu. Sau đó, dĩ nhiên "đông lạnh" hiệp định đối tác về kinh tế.

Việt Nam là một nước "nhược tiểu". Cần phải ý thức rằng mình đi đâu cũng ngữa nón ăn xin. Hành xử như "nước lớn", thì cây cao gió lớn. Không biết học "gồng" thì chết sớm.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 27/09/2017

Published in Diễn đàn
samedi, 23 septembre 2017 09:11

Gan lỳ sẽ bị nhừ đòn

Đã có tổng kết trên thế gii là chính quyn cng sn xưa nay đều kiêu ngo, t ph, coi thường lut pháp quc tế, không có nn văn hóa biết xin li dù cho phm sai lm và ti li rõ ràng.

gan1

Trịnh Xuân Thanh trên báo Đc.

Staline từng ký giy tiêu dit hàng vn – c th là gn 22.000 sĩ quan Ba Lan - b Hng quân Liên Xô bt làm tù binh năm 1939 - trong khu rng Katyn vào tháng 5/1940, ri đ ti cho phát xít Đc, cho đến năm 1989 mi b phát hin. Quan h Nga – Ba Lan hin vẫn còn nhc nhi cay đng bi cuc tàn sát khng khiếp này, khi Putine đến nay vn ngoan c ám ch Gorbachov đã có dã tâm c tình khơi lên v thm sát cũ Katyn nhm bôi đen và lt đ chế đ xô viết.

Trung Cộng năm 2016 cho mt v sang Hng Kông bt cóc 2 nhà xuất bn sách vch rõ cuc sng buông th trác táng ca ông tng Tp Cn Bình, đưa v lc đa, b công lun Hng Kông và Đài Loan lên án, buc phi th t do, nhưng không mt li xin li.

Thì Việt Nam cng sn cũng vy. V án Trnh Xuân Thanh b nhóm mật v do ông tng Trng phái sang Berlin bt cóc, vi nhng chng c, hình nh, nhân vt rõ ràng, vn b chính quyn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam bác b, cho rng ông Thanh t dn xác v đu thú, nhưng không trưng ra mt bng chng nào v tr v ra sao, qua con đường nào, với giy t gì, có ai làm chng. Cnh Trnh Xuân Thanh ph phc, tht thn, b giam kín không cho ai quan h dù chưa ra tòa làm cho dư lun trong ngoài nước lo âu, phn n.

Vẫn là cái thói coi lut pháp không ra gì, ta là lut pháp, ta làm ra lut, ta xét xử, ta đc quyn phán xét, tòa án trong tay ta, mt tư duy bnh hon, mt não trng lc hu, lc lõng gia thế gii văn minh có pháp quyn cht ch.

Ông Tổng bí thư và B Chính tr nghĩ rng đã chi b s tht thì vì sĩ din ca đng, uy tín ca Nhà nước, không th lùi bước, nhng mong ri s vic s phai nht vi thi gian, mi vic s đi vào lãng quên, thế là thoát nn. Đã vy ban Tuyên hun còn đo din cho báo Văn ngh công kích, mt sát Nhà nước Cộng hòa liên bang Đc là ba đt, vu cáo, lên gân đ kiếm phiếu cho cuộc bu c trong nước. Đã ngoan c còn vng di khiêu khích.

Và thế là b ăn đòn tiếp. Ngày 22/9, người phát ngôn b Ngoi giao Đc Rainer Breul cho biết nhà ngoi giao th 2 trong S quán Việt Nam ti Berlin phi ri khi nước Đc trong 4 tun cùng vi gia đình, do bị xác đnh có dính vào cuc bt cóc.

Vẫn chưa hết, ông R. Breul cho biết rõ : "Phía Đc nhn thy không có hi đáp đy đ t Vit Nam sau v bt cóc", và nhc li li ca b trưởng Ngoi giao Sigmar Gabriel : "Đây là v vi phm rt nghiêm trng ca tng có trên lãnh th quc gia", và phía Đc đã quyết đnh tm ngng quan h đi tác chiến lược vi Vit Nam, và s còn nhng quyết đnh khác, cho đến khi nào phía Vit Nam nhn ra l phi, nhn sai lm, nói lên li xin li và cam kết s không tái din vụ vic nghiêm trng như thế trên lãnh t Cộng hòa liên bang  Đc. Li cnh báo nghiêm đáng s.

Có thể hiu nhng quyết đnh khác tiếp theo là gì ?

Sẽ là kéo dài vic tm ngng quan h đi tác chiến lược được dày công xây dng 20 năm nay ; đình ch món vin tr 220 triu Euro đang được gii ngân ; h thp quan h buôn bán, quan h ngoi giao ; tiếp tc trc xut nhng k liên quan đến cuc bt cóc do ngành tư pháp Đc điu tra, x lý ; đình hoãn vic xét duyt thông qua Tha thun buôn bán Liên Âu – Vit Nam. Thit hi ln đủ đường.

Chơi găng, không biết điu vi Cộng hòa liên bang  Đc là chơi găng căng thng vi c 27 nước trong Liên Âu, vi Pháp, Ý, Tây Ban nha, B đào nha, Ba lan, Tip, Hungari, Đan Mch, Na Uy, Thy Đin…, là cc kỳ di dt khi Vit Nam chun b gp cho cuc hp APEC sắp diễn ra Đà Nng. Không khác gì đôi chân đã yếu do b bn bành trướng Trung Quc ln lướt phá phách, nay li t mình vác đá đp vào chân thì làm sao đng thng, đi đng, đi đáp, ăn nói đàng hoàng được vi thế gii ?

Ngoan cố, gan lỳ khi phm ti s b nhừ đòn !

Vụ bt cóc Trnh Xuân Thanh, vic chun b cho Hi ngh APEC, cuc khng hong đi ngoi gay gt hin nay phi là đ tài tho lun tht sôi ni, k lưỡng trong cuc hp TƯ đng ln th VI khóa XII và cuc hp Quc hi cui năm nay.

Đây là dịp tt đ Đng thc hin phê và t phê sâu sc nghiêm chnh, t b não trng cng nhc, ch tiến không biết lùi, hc hi đ biết điu hay l phi, biết nhn li và biết xin li, đ tr thành mt thành viên đã trưởng thành trong cng đng thế gii văn minh.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 23/09/2017

Published in Diễn đàn

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, tưởng là thắng lợi to, không ngờ mang lại nhiều tai họa lớn vì đã va đầu vào lũy thép Nhân quyền và Pháp trị của nước Đức, làm cho mặt mày xây xát, gan ruột rối bời.

kesach1

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã va đầu vào lũy thép Nhân quyền và Pháp trị của nước Đức

Nguyên nhân sâu xa là thói kiêu ngạo cộng sản. Nguyên nhân gần là sự nóng vội muốn lập công với thói quen coi thường và dẫm đạp lên luật pháp, với nhầm lẫn tai hại giữa mưu mô xảo quyệt với trí thông minh. Bây giờ biết làm sao đây để thoát ra được mớ bòng bong làm rối trí nhiều người. Thấm nhuần câu "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" tôi cố suy nghĩ, tìm 3 kế sách, xin nêu ra để mọi người tham khảo.

1. Thượng sách :

Khôn ngoan chẳng lọ thật thà. Đó tà tổng kết của Tổ tiên truyền đời cho con cháu. Lỡ dại rồi thì nhận đi. Người ta đánh kẻ chạy đi, mấy ai đánh người chạy lại. Ai là người đề xướng kế hoạch này, ai là người cao nhất quyết định thì hãy tự thú một cách chân thật. Ai là người thực hiện thì hãy trình bày đúng, không giấu giếm, không bịa đặt. Thế rồi mỗi người tự nhận hình phạt từ mức cao nhất là tự xử đến từ chức, tự nộp mình cho tòa án Đức xét xử.

Trên cơ sở đó Chính phủ ra tuyên bố nhận lỗi với Chính phủ và nhân dân Đức, nhận lỗi với nhân dân Việt nam, trả lại Trịnh Xuân Thanh nguyên vẹn theo yêu cầu của Đức, thề từ nay trở đi không dùng mưu ma chước quỷ, không dối trá, không đẫm đạp lên luật pháp.

Làm được như vậy sẽ phần nào lấy lại được lòng tin và uy tín. Việc làm sao để xét xử được Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn sẽ nghĩ cách khác.

2. Trung sách :

Lê Lai cứu chúa. Đó là việc thí tướng để giữ mạng vua. Sách này Khổng Minh và Tào Tháo đều đã dùng.

Các lãnh đạo cao nhất chối bỏ trách nhiệm vì không biết (dựa vào câu ông Tô Lâm nói ngày 30/7 : tôi không biết), đổ riệt cho cấp dưới, dùng hình phạt nặng vài cán bộ cấp dưới. Về đối ngoại, trao trả Trịnh Xuân Thanh và chân thành xin lỗi Đức.

Làm như thế là một cách " rút củi đáy nồi", tạm dẹp yên sóng gió, nhưng về lâu dài e không bưng bít được sự thật, không khắc phục được tính kiêu ngạo và coi thường pháp luật của thói quen cộng sản.

3. Hạ sách :

Bịt tai đánh trống (hoặc Hãy nói theo cách của bạn). Đó là việc Đức nói gì mặc họ, ta cứ nói theo cách của ta, kiên trì chủ thuyết : Trịnh Xuân Thanh tự thú, không có chuyện bắt cóc, bắt nhái gì ở đây cả. Cứ kiên trì đường lối ban đầu, miễn sao lừa bịp được một số người. Thế rối để cho : " Trời mưa đất chịu".

Chính quyền cộng sản Việt Nam đã mang tiếng nhiều rồi về thói dối trá, lật lọng, tráo trở, nay thêm một vụ này nữa cũng chưa đến nỗi làm cho lãnh đạo mất quyền và lợi. Mọi tai họa sẽ đổ lên đầu nhân dân. Nhân dân đã chịu đựng nhiều, nay chịu thêm một chút chẳng sao, rồi lâu ngày sẽ quên đi. Sách này dễ làm hơn cả, thích hợp với bản chất cộng sản hơn cả và sẽ tich lũy dần những năng lượng làm sụp đổ chế độ.

Ý kiến cuối cùng :

Sau khi đề ra 3 sách lược như trên tôi thấy vẫn chưa đủ, nhưng đề ra thêm nữa e sẽ bị loạn. Cho rằng các sách trên mang ký hiệu 1.0 ; 2.0 ; 3.0. Hy vọng sẽ có người khác đề ra các phiên bản tiếp theo 1.1 ; 1.2…..3.1 ; 3.2 v.v…hoặc các sách lược hoàn toàn mới, khác với các sách trên, để giúp những người có trách nhiệm rộng đường tham khảo và lựa chọn.

Nguyễn Đình Cống

(06/08/2017)

Published in Diễn đàn