Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ông Lê Thanh Quang qua đời giúp khép lại nhiều sai phạm đất đai ở Khánh Hòa ?

Huỳnh Liên, VNTB, 21/10/2022

Cuối tháng 8/2019, Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Khánh Hòa đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác quản lý, sử dụng đất và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng, đấu thầu, đầu tư, quy hoạch kiến trúc, xây dựng, tài chính, thuế… gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát rất lớn tài sản và ngân sách nhà nước.

khanhhoa1

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Lê Thanh Quang qua đời ngày 20/10/2022, hưởng thọ 62 tuổi.

Thông báo kết luận nêu ông Lê Thanh Quang chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Vi phạm của ông đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật. Tuy nhiên, theo thông báo kết luận kỳ họp thứ 39 (diễn ra từ 25 đến 27/9/2019) của Ủy ban Kiểm tra trung ương, do ông Lê Thanh Quang đang mắc bệnh hiểm nghèo nên chưa xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.

Liên quan đến sai phạm của Khánh Hòa, Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Khánh Hòa các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021.

Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Chiến Thắng – nguyên phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên chủ tịch UBND tỉnh ; ông Lê Đức Vinh – phó bí thư Tỉnh ủy, bí thư Ban cán sự Đảng, chủ tịch UBND tỉnh và ông Đào Công Thiên – tỉnh ủy viên, ủy viên Ban cán sự Đảng, phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.

Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Sơn Hải – nguyên ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên phó bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.

Ông Lê Thanh Quang sinh ngày 9/9/1960. Ông làm bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa 2 nhiệm kỳ 2010–2015 và 2015–2020. Ông cũng được bầu và tái cử chức ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng trong hai khóa 2010–2015 và 2015–2020.

khanhhoa2

Núi Chín Khúc nằm tại xã Vĩnh Thái (Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) được coi là một trong những ngọn núi lớn nhất khu vực. Thời gian gần đây, ngọn núi bị xẻ đất làm đường, san nền khiến thay đổi hiện trạng so với ban đầu. Người dân Nha Trang ví ngọn núi này như đang bị "cạo trọc", "xẻ thịt".

Một trong những vụ việc dẫn đến chuyện ông Lê Thanh Quang phải rời ghế Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, đó là cho hàng chục nhà đầu tư thực hiện các dự án "phá quy hoạch" trên nhiều đồi núi xung quanh Nha Trang khi những khu vực này chưa có quy hoạch 1/2000, nhưng nhiều dự án được tỉnh phê duyệt quy hoạch 1/500 và cho triển khai.

Chỉ tính riêng ở núi Cô Tiên phía bắc Nha Trang đã có đến 18 dự án. Còn tại khu vực từ chân núi lên tận đỉnh núi Chín Khúc, ở tây nam thành phố biển Nha Trang, có đến 10 dự án, chiếm hơn 756 ha.

Rất nhiều dự án thực hiện khi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, sai quy hoạch, không phép xây dựng, chồng lấn đất rừng phòng hộ… làm biến dạng đồi núi, gây hậu quả sạt lở nghiêm trọng vào mùa mưa lũ, thất thoát tài nguyên.

Một vụ lùm xùm khác là khu đất sân bay Nha Trang ở ngay trung tâm thành phố và gần giáp biển Nha Trang, có tổng diện tích khoảng 186,86 ha. Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư Khánh Hòa, có 79 ha đã được giao cho các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng để làm vốn đối ứng thực hiện hai dự án xây dựng sân bay quân sự tại Phan Thiết (Bình Thuận) và cơ sở huấn luyện cho đơn vị không quân liên quan với tổng giá trị được xác định gần 6.000 tỷ đồng, tức chỉ gần 7,6 triệu đồng/m2.

Gần 108 ha đất còn lại UBND tỉnh đã giao 65,63 ha cho Công ty cổ phần tập đoàn Phúc Sơn thực hiện dự án khu trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang để đổi đất làm các dự án BT. Tuy nhiên về nguyên tắc, ngoài các trường hợp được chỉ định giao thầu theo quy định của pháp luật, tất cả dự án BT còn lại hiện đều phải đấu thầu.

Huỳnh Liên

Nguồn : VNTB, 21/10/2022

Published in Việt Nam

Hồ sơ : Chuông nguyện hồn ai

Nguyễn Huỳnh, VNTB, 26/04/2022

UBND tỉnh Bình Thuận vừa có quyết định thu hồi và hủy bỏ quyết định đầu tư dự án Rang Dong Luxury Apartment Tower – dự án thành phần thuộc Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết của Tập đoàn Rạng Đông. Hiện, các cơ quan chức năng đang điều tra sai phạm tại dự án này.

dat1

Sắp tới đây các dự án của Tập đoàn Rạng Đông có khả năng sẽ được xem xét với giác độ hình sự chứ không dừng lại ở giao dịch dân sự nữa. Ảnh minh họa Top 2 sân golf Bình Thuận

Hàng loạt quan chức và cựu quan chức của tỉnh Bình Thuận đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận về các dấu hiệu hành vi vi phạm trong chức trách quản lý nhà nước. Theo đó, khả năng sắp tới đây các dự án của Tập đoàn Rạng Đông sẽ được xem xét với giác độ hình sự chứ không dừng lại ở giao dịch dân sự nữa.

Rạng Đông vừa lóe đã vào hoàng hôn ?

Tại Phan Thiết nói riêng, Bình Thuận nói chung, Tập đoàn Rạng Đông nổi tiếng đến mức người dân phải nói rằng "muốn phân biệt được người dân Bình Thuận hay không hãy hỏi về Tập đoàn Rạng Đông, nếu như ai trả lời không biết thì đó là người dân ngoại tỉnh !".

Trong một động thái được cho là ‘đi trước’ khá bất ngờ, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Rạng Đông, ông Nguyễn Văn Đông đồng thời cũng là người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch Công ty trách nhiệm hữu hạn Khu nghỉ mát Phan Thiết đã chủ động ‘trả lại’ dự án Rang Dong Luxury Apartment Tower.

Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết có diện tích hơn 62 ha, trước đây là sân golf Phan Thiết do một tỷ phú Mỹ được xây dựng từ năm 1993 và đưa vào khai thác từ năm 1997.

Tháng 11/2013, UBND tỉnh Bình Thuận chứng nhận thay đổi (lần thứ 4) sân golf Phan Thiết sang cho Tập đoàn Rạng Đông và đến tháng 4/2015, Tập đoạn Rạng Đông đã tổ chức khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư trên 2.600 tỷ đồng.

Tại Bình Thuận, Rạng Đông Group hoạt động mạnh trong các lĩnh vực khoáng sản, bất động sản và xây lắp.

Trong lĩnh vực xây lắp, Rạng Đông là chủ đầu tư dự án BOT cầu Phú Hài, bắt đầu thu phí từ tháng 5/2004 và dự kiến kéo dài tới tháng 10/2021. Tuy nhiên, công ty này đã xin dừng thu phí trước hạn 4 năm.

Công ty con của Rạng Đông là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng cơ bản Rạng Đông cũng là một trong những nhà thầu lớn tại địa phương.

Gần nhất, công ty này đã trúng – rất sát giá – gói thầu Xây lắp toàn bộ công trình (không bao gồm phần lắp đặt điều hòa) thuộc dự án "Xây dựng mới Trụ sở làm việc Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận" với giá trúng thầu là 100,36 tỷ đồng (giá gói thầu 100,52 tỷ đồng). Dự án nổi bật nhất trong lĩnh vực BOT của Rạng Đông Group phải kể tới dự án đầu tư xây dựng sân bay Phan Thiết, quy mô 543 ha, có tổng mức đầu tư 1.640 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, dự án khởi công từ tháng 1/2015. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai, tới tháng 8/2020, Rạng Đông Group mới bắt đầu khởi công xây dựng đoạn đường từ trung tâm sân bay Phan Thiết kết nối với trục đường chính Võ Nguyên Giáp.

Trong lĩnh vực bất động sản, Rạng Đông Group là chủ đầu tư một loạt dự án bất động sản đáng chú ý tại Bình Thuận như : Khu phức hợp nghỉ dưỡng Sea Links City rộng 167 ha tại địa chỉ Km 09 Nguyễn Thông, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết (hay còn gọi là dự án Sân Golf Sea Link Phan Thiết) ; Dự án khu dân cư Rạng Đông rộng 8 ha thuộc địa bàn xã Hàm Liên, huyện Hàm Thuận Bắc ; Dự án Khu công nghiệp Sông Bình quy mô 300ha, tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình.

Trong lĩnh vực khai khoáng, Rạng Đông Group là chủ đầu tư dự án Khai thác khoáng sản cát bồi nền Hàm Kiệm 4 (thôn Dân Bình, xã Hàm Kiệm, trữ lượng 101.768 m3) ; Khai thác khoáng sản mỏ đá xây dựng Tân Hà (xã Tân Hà, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận).

Ổ tham nhũng dây dắt đến tận triều đình ?

Dừng lại một chút về dự án sân golf Phan Thiết.

Ông Đinh Trung, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đã từng đứng ra làm đơn gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh và đề nghị Thủ tướng chỉ đạo làm rõ một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý của UBND tỉnh Bình Thuận trong việc chuyển đổi sân golf Phan Thiết sang khu đô thị.

Ông Đinh Trung cho rằng việc chuyển đổi đất sân golf Phan Thiết sang đất ở đô thị cho thấy lãnh đạo tỉnh Bình Thuận có những biểu hiện sai trái, tiêu cực "lợi ích nhóm", câu kết với Tập đoàn Rạng Đông biến đất công thành đất tư nhân không đúng với quy hoạch sử dụng đất của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng về quy hoạch sân golf đến năm 2020.

Qua kiểm tra, xác minh, Thanh tra Chính phủ nhận xét nội dung phản ánh này của ông Đinh Trung là không có cơ sở. Bởi lẽ, theo đề nghị của UBND tỉnh Bình Thuận, ngày 28/10/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 2117/TTg-KTN về việc điều chỉnh sân golf Phan Thiết, đồng ý đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.

Tuy nhiên, ông Đinh Trung cho rằng nhận xét trên là không khách quan, không có quan điểm lịch sử và cố tình bao che cho sự sai trái. Chính vì lý do đó, ngày 28/11/2019, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận tiếp tục có đơn phản biện nội dung của Thanh tra Chính phủ.

Theo ông Đinh Trung, việc định giá tiền sử dụng đất có đúng và sát giá thị trường, có thất thu ngân khách hay không là nội dung trọng tâm của vụ chuyển đổi, vì phải kết luận rõ mới chỉ ra được có tiêu cực, tham nhũng "lợi ích nhóm". Trong khi đó, Thanh tra Chính phủ kết luận UBND tỉnh Bình Thuận xác định giá đất để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất chưa chính xác, có nguy cơ gây thiệt hại ngân sách nhà nước là có cơ sở một phần.

"Đã thanh tra thì phải kết luận có thất thu, thiệt hại cho ngân sách qua việc định giá thu tiền sử dụng đất như đơn phản ánh không, nếu có là bao nhiêu ? Tiền nong phải tính toán cụ thể chứ không thể nhận xét chung chung một cách trừu tượng là có cơ sở một phần", ông Trung cho hay.

Ông Trung cho biết đất sân golf Phan Thiết là khu đất vàng ở vị trí đẹp của thành phố Phan Thiết, hai mặt giáp đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Tất Thành, một mặt giáp bờ biển, mặt còn lại giáp khu đô thị hiện có.

Theo bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, áp dụng từ tháng 1/2015 đến 31/12/2019, giá đất đường Nguyễn Tất Thành là 11 triệu đồng/m2, giá đất đường Tôn Đức Thắng là 14 triệu đồng/m2, giá đất trục đường ven biển là 8,4 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngày 25/11/2015, UBND tỉnh Bình Thuận có Quyết định số 3371/QĐ-UBND về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất đối với diện tích 363.523,6m2 được phép chuyển mục đích sử dụng đất của dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết. Giá trị tiền sử dụng đất là 936,8 tỷ đồng (gần 2,6 triệu đồng/m2).

Trong khi đó, theo ông Trung, nếu căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm giao đất cho khu đô thị du lịch biển Phan Thiết thì gấp 10 lần. Thực tế, giá thị trường các tuyến đường nằm quanh khu đô thị này tại thời điểm giao đất có giá từ 15 – 24 triệu đồng/m2. Chỉ trong vòng một năm, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, phân lô bán nền với giá từ 20 – 40 triệu đồng/m2. Hiện tại giá bán còn cao hơn nữa…

Ưu ái bất thường dành cho Rạng Đông ?

Một nội dung khó hiểu khác được cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đề cập đến trong đơn phản biện là việc UBND tỉnh Bình Thuận không yêu cầu chủ đầu tư bố trí 20% quỹ đất của dự án để xây dựng nhà ở xã hội là chưa đúng pháp luật.

Ông Trung viện dẫn, Nghị định số 188/2013/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã nêu rõ, tại các dự án chủ đầu tư phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết tổng thể mặt bằng dành để xây dựng nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Thuận lại gửi văn bản lên Bộ Xây dựng xin hướng dẫn để quyết "loại" 20% quỹ đất xây nhà ở xã hội ra khỏi dự án. Tại Văn bản số 906/BXD-QLN của Bộ Xây dựng ngày 24/4/2015 cho phép Rạng Đông nộp khoản tiền tương đương giá trị quỹ đất theo giá đất mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với nhà nước để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại hai khu đất khác có diện tích 8,75ha, được UBND tỉnh chỉ định.

Phản biện hướng dẫn này, ông Trung cho rằng điểm a khoản 2 điều 6 Nghị định 188 của Chính phủ nói rõ : "Chủ đầu tư có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% trừ trường hợp nhà nước thu hồi quỹ đất 20% để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách và trường hợp chủ đầu tư không có nhu cầu nhà ở xã hội thì chuyển giao quỹ đất này cho UBND cấp tỉnh nơi có dự án". Như vậy, theo ông Trung, việc hướng dẫn của Bộ Xây dựng là "có vấn đề".

Theo lý giải của UBND tỉnh Bình Thuận, Bộ Xây dựng là bộ quản lý nhà nước chuyên ngành xây dựng, khi địa phương có vướng mắc về pháp luật, có văn bản hỏi và sau đó thực hiện theo hướng dẫn của bộ quản lý chuyên ngành thì không quy kết UBND tỉnh làm sai được…

Hiện tại thì vụ sân golf Phan Thiết (Bình Thuận) chuyển mục đích sang khu đô thị đã được bổ sung vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi. Như vậy với bước đầu kỷ luật nhiều quan chức, cựu quan chức tỉnh Bình Thuận, cho thấy khả năng thời gian tới ông chủ của Tập đoàn Rạng Đông sẽ đối mặt với giác độ hình sự chứ không dừng lại ở giao dịch dân sự nữa.

Liệu chuông sẽ gióng hồi cho nguyện hồn ai tiếp theo ở tỉnh Bình Thuận ?

Nguyễn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 26/04/2022

***********************

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quan tâm, kỷ luật sai phạm đất đai ở Bình Thuận

BBC, 26/04/2022

Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, vừa ra quyết định kỷ luật hàng loạt quan chức tỉnh Bình Thuận.

dat2

Hàng loạt lâu đài, biệt thự, nhà phố được xây dựng trên đất sân golf cũ khi chính quyền tỉnh Bình Thuận cho công ty Rạng Đông chuyển mục đích sử dụng đất.

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật hàng loạt, trong đó có sai phạm ở Bình Thuận.

Thông cáo nói Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã "vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Ủy ban nhân dân tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, thực hiện một số dự án ; để một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh bị khởi tố, bắt tạm giam".

Khiển trách, cảnh cáo

Bộ Chính trị quyết định khiển trách ông Huỳnh Văn Tí, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận (nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015) và cảnh cáo ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2015-2020).

Ông Huỳnh Văn Tí, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận (nhiệm kỳ 2005 - 2010, 2010 - 2015) chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015 ; chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chủ trì họp cho chủ trương về phương án quy hoạch chi tiết Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết có nội dung vi phạm quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2015 - 2020) ; nguyên Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận (nhiệm kỳ 2010 - 2015) chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 ; cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015 ; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc ký một số kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương quy hoạch chi tiết và phương pháp, cách thức xác định giá đất của Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết có nội dung vi phạm quy định của pháp luật.

Ông Lê Tiến Phương, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2005 - 2010, 2010 - 2015) ; nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (nhiệm kỳ 2011 - 2016) cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015 ; chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 ; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc ký các văn bản vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư, nhà ở,...

Ông Nguyễn Ngọc Hai, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2015 - 2020) ; nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (nhiệm kỳ 2016 - 2021) cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 ; chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 ; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc ký các văn bản vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư,...

Thông cáo cũng nêu tên ông Lương Văn Hải, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2015 - 2020), nguyên Phó Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (nhiệm kỳ 2016 - 2021) và Hồ Lâm, nguyên Tỉnh ủy viên (nhiệm kỳ 2015 - 2020), nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận (giai đoạn 2014 - 2020).

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng, khiển trách nguyên Bí thư Huỳnh Văn Tí.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với các ông : Nguyễn Ngọc Hai, Lương Văn Hải, Hồ Lâm.

Ban Bí thư cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Tiến Phương. Hồi tháng 12/2015, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận đã miễn nhiệm chức danh chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Phương do ông có đơn xin thôi giữ chức để nghỉ hưu trước tuổi.

Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Trong các sai phạm mà Bộ Chính trị nhắc tên, đáng chú ý là Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết gây nhiều dư luận trái chiều khi Công ty cổ phần Rạng Đông được cho là hưởng lợi rất nhiều từ giá đất được tỉnh Bình Thuận áp dụng khi bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Năm 2014, khu đất sân golf Phan Thiết (rộng hơn 62ha) đã được tỉnh Bình Thuận giao cho Công ty cổ phần Rạng Đông để chuyển đất sân golf sang đất ở đô thị.

Khu đất có một mặt giáp bãi biển Đồi Dương, một mặt giáp trục đường lớn Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, phần còn lại tiếp giáp khu dân cư có từ trước.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận từ năm 1992 đến cuối 2000, Đinh Trung, đã đứng ra tố cáo lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và phản biện lại nhiều vấn đề trong kết quả xác minh của Thanh tra Chính phủ.

Theo tờ Thanh Niên , ngày 25/1/2019, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Thanh tra Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra, kết luận nội dung tố cáo sai phạm trong giao đất ở Bình Thuận.

Công văn của Văn phòng Chính phủ (số 738, do Phó chủ nhiệm Nguyễn Duy Hưng ký) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nêu : "Ông Đinh Trung, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận có đơn gửi Thủ tướng phản ánh, kiến nghị một số nội dung liên quan đến trách nhiệm của lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận đối với Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết và các dự án khai thác titan trên địa bàn tỉnh. Việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo giao Thanh tra chính phủ kiểm tra, kết luận các nội dung phản ánh và báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/4/2019".

Báo cáo số 892 của Thanh tra chính phủ ra ngày 6/6/2019 đã nói về đơn phản ánh của ông Đinh Trung, nguyên Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận.

Tháng Chín năm 2019, tờ Tuổi Trẻ Thủ Đô nhận đơn  và phản ánh rằng ông Đinh Trung, cho rằng việc chuyển đổi sân golf Phan Thiết là thiếu khách quan, minh bạch, có dụng ý bao che sai phạm và thiếu trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh Bình Thuận.

Ông Đinh Trung được dẫn lời nói rằng  nội dung kết quả kiểm tra, xác minh của Thanh tra Chính phủ, liên quan tới việc chuyển đổi sân golf Phan Thiết là thiếu khách quan, minh bạch, có dụng ý bao che sai phạm và thiếu trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh Bình Thuận.

Tranh cãi tiếp tục kéo dài tới nay. Theo báo Dân Trí ngày 11/3/2022 cho biế t, "dự án vấp phải phản ứng quyết liệt của một số cán bộ hưu trí, trong đó có những cán bộ cấp cao của tỉnh Bình Thuận trước đây".

Không đấu giá đất công, thất thu ngân sách ?

Trong đơn tố cáo, ông Đinh Trung còn cáo buộc xảy ra thất thu ngân sách ở Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

Diện tích phải thu tiền sử dụng đất là 363.523 m2, chiếm hơn 58% ; diện tích không thu tiền sử dụng đất là 257.132 m2, chiếm hơn 41%.

Ngày 25/11/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có Quyết định số 3371/QĐ-UBND phê duyệt giá đất để tính tiền sử dụng đất cho 363.523 m2 với số tiền sử dụng đất là 936.800 triệu đồng.

Như vậy, giá thu tiền sử dụng đất là hơn 2,5 triệu đồng/m2.

Còn theo đơn tố cáo, giá thị trường phải khoảng 10 triệu đồng/m2, cao nhất là 24 triệu đồng/m2.

Ngày 5/8/2021, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đưa vụ việc chuyển đổi sân golf Phan Thiết (Bình Thuận) sang khu đô thị vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Trước đó, ngày 21/7, Bộ Công an đề nghị UBND TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến đầu tư xây dựng 9 dự án trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

Khởi tố, bắt giam

Ngoài ra, tại Bình Thuận, Bộ công an đã khởi tố vụ án sai phạm "giao đất giá rẻ, không thông qua đấu giá đất" tại dự án Tân Việt Phát 2 của Công ty cổ phần Tân Việt Phát.

Ngày 10/2/2022, Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam với 5 bị can :

- Nguyễn Ngọc Hai, sinh ngày 31/12/1962, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.

- Lương Văn Hải, sinh ngày 1/9/1960, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.

- Hồ Lâm, sinh ngày 10/10/1960, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận.

- Lê Nguyễn Thanh Danh, sinh ngày 20/7/1980, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận.

- Ngô Hiếu Toàn, sinh ngày 4/12/1977, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận.

Cả 5 bị can đều bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, xảy ra tại Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 (03 lô đất số 18,19,20), thuộc quỹ đất hai bên đường 706B (nay là đường Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thông) phường Phú Hài, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Ngoài dự án này, còn 8 dự án khác, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đang điều tra, trong đó có dự án biến đổi 62ha đất sân Golf Phan Thiết thành khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

Nguồn : BBC, 26/04/2022

Published in Diễn đàn

Hà Nội kiểm điểm Chủ tịch huyện Ba Vì liên quan sai phạm đất đain (RFA, 22/05/2020)

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì Bạch Công Tiến vừa bị kiểm điểm do thiếu sót trong giải quyết đơn phản ánh của công dân, buông lỏng quản lý đất đai.

cui1

Trụ sở UBND huyện Ba Vì. Nguồn : thanhtra.com.vn

Báo trong nước trích kết luận số 25 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội được công bố ngày 22/5 loan tin trong cùng ngày.

Tin cho biết, ông Bạch Công Tiến đã không giải quyết dứt điểm những đơn phản ánh của người dân về việc Ủy ban Nhân dân xã Cổ Đô đã không làm thủ tục cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất đối với diện tích hơn 67 héc ta đất nông nghiệp đã giao cho các hộ gia đình, buông lỏng quản lý đất đai.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã kết luận những sai phạm vừa nêu và đề nghị kiểm điểm ông Bạch Công Tiến.

Trước đó, vào/5/2019, ông Tiến cũng đã bị Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý trật tự xây dựng cũng xảy ra tại thôn Cổ Đô.

Cụ thể chưa thanh lý xong 5/38 hợp đồng do ban thôn Cổ Đô và Hợp tác xã nông nghiệp Cổ Đô ký hợp đồng cho 38 hộ gia đình sử dụng đất không đúng thẩm quyền.

Cũng trong ngày 22/5, báo trong nước loan tin cho biết ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Nam Lý, Quảng Bình bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì có nhiều sai phạm, khuyết điểm trong quá trình công tác.

Ông Nguyễn Văn Tuế đã thiếu kiểm tra khi quản lý các công trình xây dựng cơ bản do UBND phường Nam Lý làm chủ đầu tư, để các đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán sai định mức với số tiền 178,3 triệu đồng, nghiệm thu khối lượng không đúng thực tế với thi công số tiền gần 76 triệu đồng. Quá trình thẩm tra không phát hiện để cắt giảm, xử lý.

Ngoài ra, khi quản lý đất chưa sử dụng từ năm 2011 đến nay, ông Nguyễn Văn Tuế đã thiếu chỉ đạo rà soát, báo cáo, quản lý hồ sơ địa chính thiếu chặt chẽ ; ký và đề nghị cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Dương Văn Tuyên và bà Hồ Thị Ánh Hòa có 20,8 m2 chồng lấn lên cống thoát nước của Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Nam Lý còn thiếu kiểm tra để 10 hộ dân địa phương lấn chiếm hơn 1.777 m2 diện tích đất công ; không xử lý dứt điểm 9 trường hợp lấn chiếm hơn 1.000 m2 đất do UBND phường quản lý.

******************

Phó Chủ tịch huyện ở Phú Yên bị cách chức vì sai phạm đất đai (RFA, 22/05/2020)

Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Yên vừa ký quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức ông Lê Tấn Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, vì đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý để cấp dưới tham mưu và ký nhiều quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.

cui2

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên lập biên bản bắt tạm giam, khám xét nơi ở và làm việc của ông Nguyễn Văn Tiên hôm 19/2/2020. Courtesy of cand.com.vn/

Truyền thông trong nước loan tin hôm 22/5 cho biết trước đó vào cuối tháng 3, ông Thảo đã bị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên kỷ luật bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng gồm : Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy cơ quan chính quyền huyện Đông Hòa.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên hôm 19/2 đã khởi tố và bắt giam ông Nguyễn Văn Tiên, cựu Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường (Tài nguyên và môi trường) và bà Nguyễn Thị Huỳnh Dung, chuyên viên Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đông Hòa. Ông Lê Bá Hùng, cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đông Hòa, bị khởi tố.

Báo trong nước cho biết vào tháng 8/2018, lợi dụng được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Đông Hòa, ông Lê Bá Hùng đã thông đồng với ông Nguyễn Văn Tiên thay đổi danh sách 754 hộ gia đình, cá nhân đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất bằng 248 trường hợp chưa thẩm định.

Với danh sách bị thay đổi nói trên, bà Nguyễn Thị Huỳnh Dung đã lấy làm căn cứ tham mưu với UBND huyện Đông Hòa ban hành quyết định chuyển mục đích sử dụng đất mà nhiều trường hợp trái với quy định sử dụng đất. Ông Lê Tấn Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, là người trực tiếp ký phê duyệt các văn bản chuyển mục đích này.

Trong khuôn khổ kỳ họp 9 Quốc hội khóa XIV diễn ra hôm 22/5, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết chính phủ đề nghị đưa ra khỏi chương trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai trong Chương trình năm 2020.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Đoàn Kiên Giang) cho rằng vấn đề quản lý đất đai thời gian vừa qua có quá nhiều vướng mắc, nhiều yếu kém, trong đó có vấn đề pháp luật về đất đai mà cụ thể là Luật Đất đai còn quy định chung, chưa rõ ràng, một số vấn đề phát sinh mới về quản lý đất đai chưa được điều chỉnh kịp thời.

Đại biểu Quốc hội này nêu thống kê của ngành thanh tra cho hay có gần 70% khiếu nại của công dân liên quan đến đất đai.

***************

Y án sơ thẩm cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (RFA, 22/05/2020)

Tòa phúc thẩm giữ nguyên án đối với những người kháng cáo bản án sơ thẩm trong vụ ‘đất vàng’ 15 Thi Sách, Thành phố Hồ Chí Minh.

cui3

Bị cáo Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường) - Photo : plo.vn

Bị cáo Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường) bị giữ nguyên mức án 6 năm 6 tháng tù tại phiên phúc thẩm hôm 21/5/2020.

Theo truyền thông trong nước, tại phiên sơ thẩm vào tháng 12/2019, bị cáo Đào Anh Kiệt bị tuyên mức án 6 năm 6 tháng tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo khoản 3 Điều 219 Bộ luật hình sự 2015.

Tòa cũng giữ nguyên hình phạt 3-5 năm tù đối với Trương Văn Út (cựu Phó phòng Quản lý đất đai), Lê Văn Thanh (cựu Phó chánh Văn phòng UBND Thành phố HCM) và Nguyễn Thanh Chương (cựu Trưởng phòng Đô thị UBND Thành phố Hồ Chí Minh).

Riêng bị cáo Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) không kháng cáo, đang thi hành bản án 7 năm tù.

Đây là vụ án được mở rộng điều tra từ vụ án Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm thâu tóm ‘đất vàng’ tại số 15 Thi Sách, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Hội đồng xét xử, khu nhà đất rộng 5.000 m2 tại số 15 Thi Sách, quận 1, là tài sản Nhà nước nên việc sắp xếp phải tuân theo Ban Chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà-đất thuộc sở hữu Nhà nước, thường được gọi là Ban Chỉ đạo 09. Tuy nhiên, ông Đào Anh Kiệt và đồng phạm qua nhiều bước sai phạm đã giao 5.000 m2 đất này cho Phan Văn Anh Vũ gây thất thoát số tiền hơn 6,7 tỷ đồng.

Bản án phúc thẩm được Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra chiều 22/5/2020 có hiệu lực ngay với lý do cấp sơ thẩm đã xem xét hết tình tiết giảm nhẹ của các bị cáo, xử dưới khung hình phạt, nên không thể giảm án.

***************

Đề nghị xử lý trách nhiệm quản lý đất đai của Chủ tịch Đà Nẵng (RFA, 21/05/2020)

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng bị đề nghị xử lý trách nhiệm liên quan đến việc quản lý đất đai giai đoạn 2011 - 2017.

cui4

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ. Courtesy danang.gov.vn

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói từ báo cáo gửi Quốc hội của Kiểm toán Nhà nước hôm 21/5.

Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ và một số cơ quan khác có liên quan đến các sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2017.

Kiểm toán Nhà nước đề nghị xem xét trách nhiệm đối với UBND Đà Nẵng trong việc giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho hai doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuyển tài sản nhà nước thành tài sản thuộc sở hữu của công ty cổ phần, sau đó tiếp tục chuyển nhượng lại cho tư nhân để thu lợi.

Ngoài ra còn có các sai phạm như, cho phép giảm 10% tiền sử dụng đất không đúng quy định, không tổ chức đấu thầu dự án, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 8 thửa đất cho Công ty CP Lương thực Đà Nẵng, sau đó chuyển nhượng 7 thửa đất này cho cá nhân...

Cũng tin liên quan sai phạm đất đai, hôm 21/5 Công an tỉnh Lâm Đồng vừa bắt đầu điều tra nguyên Chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc Nguyễn Quốc Bắc, có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn, giao trái quy định 71 lô đất, gây thiệt hại tài sản Nhà nước.

Theo Công an Lâm Đồng, ông Bắc có nhiều sai phạm trong việc giao đất tái định cư và đất ở không thông qua đấu giá, ở một loạt dự án như hồ Đồng Nai, hồ Nam Phương II, tuyến tránh Quốc lộ 20, khu công nghiệp Lộc Sơn...

Liên quan đến những sai phạm này, ông Hoàng Văn Thân, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đầu tư Xây dựng - Phát triển Quỹ đất, cũng bị điều tra để làm rõ dấu hiệu lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

***************

Ông Nguyễn Văn Hiến bị tuyên 4 năm tù vụ án Đinh Ngọc Hệ (RFA, 21/05/2020)

Cựu thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Văn Hiến bị tuyên 4 năm tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" tại phiên tòa sơ thẩm vụ án Đinh Ngọc Hệ diễn ra hôm 21/5/2020.

cui5

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Văn Hiền tham gia cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng Đông Nam Á tại Malaysia ngày 4/11/2015. AFP

Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm bị truy tố về tội "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản", "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Hội đồng xét xử xác định bị cáo Nguyễn Văn Hiến có hành vi phạm tội nghiêm trọng, xâm phạm đến tính đúng đắn trong quản lý đất quốc phòng, ngoài ra còn gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến hình ảnh cán bộ cấp cao trong Hải quân nên phải xử lý nghiêm.

Theo Hội đồng xét xử, hành vi của bị cáo Nguyễn Văn Hiến, khi đó là Tư lệnh quân chủng Hải Quân, có vai trò cao nhất trong quản lý đất đai nhưng không làm hết chức trách nhiệm vụ, thiếu kiểm tra, đôn đốc, các cán bộ dưới quyền..., thiếu kiểm tra tính hợp pháp, không chỉ đạo kiểm tra năng lực các đối tác nên đã ký tờ trình đưa ba khu đất vào làm kinh tế trái quy định. Ba khu đất số 2, số 7-9 và số 9-11 đường Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị quyền sử dụng hơn 939 tỷ đồng.

Khi được tòa cho nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Văn Hiến gửi lời xin lỗi tới đảng, nhân dân, đồng đội đang phục vụ trong quân đội, đặc biệt là các chiến sĩ hải quân qua các thời kỳ cũng như gia đình, người thân của ông.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ bị tuyên 20 năm tù tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", (tổng hợp bản án trước là 30 năm tù).

*****************

Quân chủng Hải quân đề nghị giảm nhẹ án cho Đô đốc Nguyễn Văn Hiến (RFA, 21/05/2020)

Quân chủng Hải quân đề nghị giảm nhẹ đặc biệt cho Đô đốc Nguyễn Văn Hiến tại phiên xét xử vụ án liên quan 3 khu đất vàng ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 21/5. Lý do cho đề nghị vì ông này được nói có nhiều công lao đóng góp trong bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo, xây dựng quân chủng Hải quân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

cui6

Cựu đô đốc Nguyễn Văn Hiến. baodauthau.vn

Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết quân chủng Hải quân cũng đề nghị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với các bị cáo là cán bộ của quân chủng.

Trong phần tranh luận tại tòa vào sáng 21/5, Viện Kiểm sát quân sự quân chủng Hải quân giữ nguyên quan điểm rằng ông Hiến vào thời điểm phạm tội giữ chức Tư lệnh quân chủng Hải quân đã thiếu kiểm tra, tin tưởng cấp dưới nên ký phê duyệt các văn bản đưa 3 lô đất quốc phòng vào liên doanh làm kinh tế trái quy định.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị xác định đã không chỉ đạo cấp dưới thẩm tra năng lực của Công ty Yên Khánh do ông Đinh Ngọc Hệ chỉ đạo phía sau. Ông Hiến đã không kiểm tra việc thực hiện các quy định trong liên doanh làm kinh tế, dẫn đến việc quân chủng Hải quân mất quyền quản lý sử dụng các lô đất, gây thất thoát 930 tỷ cho Nhà nước.

Báo trong nước cho biết tại phiên tòa sáng ngày 21/5, ông Hiến cũng đã nói lời xin lỗi Đảng, nhân dân và các đồng đội đang phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị nói đã nhận lỗi nhưng cho biết không cố ý, không có động cơ cá nhân nên xin Hội đồng xét xử đưa mức án hợp lý.

Hôm 20/5, Viện Kiểm sát quân sự quân chủng Hải quân đã đề nghị mức án 3-4 năm tù cho Cựu thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Văn Hiến về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út ‘trọc, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng) bị đề nghị 20 năm tù giam về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tổng hợp án tù đề nghị dành cho Út ‘trọc’ là 30 năm.

********************

Nhiều cán bộ bị kỷ luật liên quan gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng (RFA, 22/05/2020)

Nhiều cán bộ vừa bị kỷ luật vì vi phạm liên quan việc thực hiện gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng cho người gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

cui7

Người dân nhận gạo hỗ trợ ở nhà thờ Thánh Joseph trong dịch Covid-19 ở Hà Nội - Reuters

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói dẫn báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (Lao động, thương binh và xã hội) gởi Thủ tướng Chính phủ hôm 22/5, và cho biết trong quá trình thực hiện, tỉnh Thanh Hóa và Ninh Thuận có một số sai phạm.

Đáng chú ý, ở tỉnh Thanh Hóa còn có lãnh đạo xã đưa người nhà vào danh sách hộ nghèo. Ngoài ra, một số thôn của các huyện Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương có hiện tượng vận động người dân không nhận tiền hỗ trợ, điền thông tin vào mẫu đơn in sẵn tự nguyện không nhận.

Tại Ninh Thuận, các cán bộ đã chi thiếu tiền hỗ trợ cho sáu người nghèo ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước.

Bộ Lao động, thương binh và xã hội trong báo cáo cho biết đã yêu cầu địa phương chấn chỉnh sai sót, thu hồi văn bản không phù hợp, xử lý kỷ luật cán bộ có liên quan. Mức xử phạt như thế nào chưa thấy được thông báo cụ thể.

Cảnh báo về tình trạng sai phạm khi phân phối khoản tiền hỗ trợ vì dịch Covid-19 được chính các lãnh đạo cấp cao nêu ra khi gói hỗ trợ được chính phủ Hà Nội phê duyệt. Tại cuộc họp vào ngày 27/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Lao động, thương binh và xã hội phát biểu "Gói hỗ trợ này rất quan trọng, chúng tôi mong muốn các cán bộ khi thực hiện đừng để như chuyện dê, gà đi lạc đường, đừng để ai vi phạm bị xử lý…"

Theo báo cáo của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, tổng số tiền đã chi chi hỗ trợ cho các đối tượng tính tới ngày 20/5 là 17.500 tỉ đồng.

****************

17.500 tỷ đồng từ gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đã được chuyển đến các hộ dân (RFA, 21/05/2020)

Tính đến ngày 20/5, tổng số tiền đã chi hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là 17.500 tỷ đồng.

cui8

Người dân nhận tiền hỗ trợ - Courtesy of vnplus

Các địa phương cũng đã phê duyệt danh sách 15,8 triệu người dân hưởng trợ cấp.

Đó là thông tin do Bộ trưởng Lao động Đào Ngọc Dung báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và được truyền thông trong nước đăng tải vào ngày 21/5.

Theo báo cáo, đến ngày 20 tháng năm, 34 tỉnh, thành phố đã chuyển kinh phí hỗ trợ trực tiếp đến tay 6,7 triệu người thuộc đối tượng chính sách là người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo.

Về nhóm đối tượng là người lao động trong doanh nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, hộ kinh doanh cá thể, hiện nay chỉ có Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt danh sách và chi trả cho 1.202 người lao động, và hộ kinh doanh với số tiền 1.417 tỷ đồng. Trong khi đó, theo số liệu của 47 tỉnh, thành thì số lao động, hộ kinh doanh này lên đến gần 4 triệu.

Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Tiền Giang, Bình Phước, Bình Dương, Bến Tre, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai cũng đã chi hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động cho 50.335 người với tổng kinh phí chi trả hơn 45.200 tỷ đồng.

6 tỉnh thành gồm Quảng Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng mở rộng thêm 17.800 đối tượng được nhận hỗ trợ, với kinh phí ước khoảng 19,1 tỷ đồng.

Theo đó, những người được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập, gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng ; hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng người khuyết tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa ; giáo viên, nhân viên trường mầm non, phổ thông ngoài công lập... sẽ được đưa vào diện nhận hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ở một diễn biến khác, trong ngày 21/5 Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cam kết hỗ trợ 3,9 triệu USD cho các hoạt động phòng chống Covid-19 tại Việt Nam.

Theo thông cáo của CDC Mỹ, từ tháng 1/2020, CDC Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị và ứng phó với đại dịch Covid-19.

Published in Việt Nam

"Buông lỏng quản lý đất đai, nhiều cán bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh cần bị kiểm điểm". Đó là nội dung yêu cầu mà Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh vừa đưa ra khi công bố thông tin liên quan đến các vi phạm của Chủ tịch UBND Quận Bình Thạnh, Quận 4 và yêu cầu tổ chức kiểm điểm.

luat1

Ăn đất công : tham nhũng đất đai đến từ đâu ? - Tranh biếm họa 

"Buông lỏng quản lý đất đai" là một viện dẫn chung chung được đưa ra khi có các sai phạm liên quan đến đất đai ; từ vụ các quan chức Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hữu Tín ở dàn lãnh đạo tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xộ khám, cho tới những ‘V.I.P’ còn ‘tại ngoại’ như Tất Thành Cang…, đều có thể sử dụng động từ ‘buông lỏng’ để biện minh, để ‘đổ thừa’, và rồi đến khi ‘chạy thuốc’ bất thành thì từ ‘kiểm điểm/ rút kinh nghiệm’ sẽ chuyển thành hồ sơ vụ án, còn tiếp sau đó có ‘chuyển hóa’ thành ‘củi’ hay không lại là chuyện khác nữa.

Tham nhũng đất đai đến từ đâu ?

Câu hỏi đặt ra : nếu như lâu nay có ý kiến cần sửa luật Đất đai để giảm thiểu các vụ khiếu nại/ khiếu kiện của người dân về quyền sử dụng đất, thì tại sao không đặt luôn vấn đề mang tính kiên quyết hơn là phải sửa luật Đất đai để chống tham nhũng về đất đai ?

Nói theo ngôn ngữ tuyên giáo, vài năm trở lại đây, trước sức mạnh của cuộc đấu tranh phòng - chống tham nhũng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chỉ đạo, nhiều vụ tham nhũng lớn đã bị phanh phui với nhiều cán bộ bị kỷ luật, bị khởi tố, phải chịu sự trừng trị của pháp luật như vụ án Vũ "nhôm", Đinh Ngọc Hệ (Út trọc)… 

Rồi những vụ xà xẻo, mua bán ‘đất vàng’, ‘đất kim cương’ ở Thành phố Hồ Chí Minh bị phát hiện ; vụ khiếu kiện dai dẳng của người dân Thủ Thiêm ; vụ Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và nhiều tướng lĩnh quân đội, công an khác bị xem xét kỷ luật vì có liên quan đến những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng… 

Rồi việc một nửa trong số 8 vụ án trọng điểm vừa được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng - chống tham nhũng đưa vào tầm ngắm, chỉ đạo khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử trong năm nay cho thấy mức độ sai phạm trong lĩnh vực đất đai đã nghiêm trọng đến mức nào !

Có câu hỏi đặt ra cho chuyện biện minh việc ‘buông lỏng quản lý đất đai’, là : người dân - chủ thể sử dụng đất – đã bị đặt ngoài lề các dự án, hầu như không biết gì đến thông tin về quy hoạch, giải phóng đền bù, thu hồi đất đai. Đây chính là ‘kẻ hở’ nằm ngay trong chính luật Đất đai từ cách hiểu, "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này", được ghi tại Điều 4, luật Đất đai.

Luật Đất đai cùng hệ thống các văn bản pháp quy dưới luật đất đai đều không có giới định hợp lý, rõ ràng về quyền sở hữu toàn dân, về quyền quản lý nhà nước và quyền sử dụng của các tổ chức, cá nhân đối với đất đai ; chưa minh định rõ các quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm giữa các chủ thể sở hữu, quản lý và sử dụng.

Luật Đất đai tuy xác định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với đất đai, nhưng lại bỏ qua chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, chưa xác định rõ chủ thể cụ thể đại diện chủ sở hữu ở từng cấp, từng ngành. 

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng chưa có các điều luật giúp phát huy tốt vai trò của nhân dân, chưa thực hiện tốt công khai, dân chủ trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về đất đai. Từ đó, ở chừng mực nhất định đã biến sở hữu toàn dân về đất đai trở thành sở hữu danh nghĩa, biến quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trở thành sở hữu hình thức và biến sở hữu đất đai trở thành sở hữu thực chất của một số cá nhân trực tiếp nắm quyền quản lý, định đoạt đối với đất đai. 

Ai sẽ là đại diện chủ sở hữu ?

Tại sao không đặt vấn đề, rằng Quốc hội sẽ là cơ quan đại diện sở hữu toàn dân và Chính phủ là cơ quan quản lý việc sử dụng đất ?. 

Theo đó, Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước ; quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ; quyết định khung giá đất và việc sử dụng nguồn tài chính thu được từ đất ; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước ; Quốc hội cũng phải có nghĩa vụ bảo đảm đầu tư nâng cao chất lượng, giá trị và sử dụng có hiệu quả quỹ đất quốc gia.

Dĩ nhiên Quốc hội ở đây trước tiên phải là một Quốc hội với lá phiếu dân chủ thật sự. 

Lâu nay, người ta vẫn thường nhân danh "quy định của pháp luật về đất đai nhà ở"… để ưu ái cho một số người. Đó chính là những kẽ hở của pháp luật, khiến đất đai - thứ tài sản đặc biệt của quốc gia - bị lợi dụng để chiếm đoạt thành của riêng, chia chác, làm quà cáp trong các vụ chạy chức, chạy quyền và nhiều hành vi tiêu cực khác.

Theo nhiều nhà quan sát thì chính quan niệm sở hữu đất đai toàn dân này, tạo điều kiện cho các quan chức tham nhũng, các công ty lớn, nhân danh sự phát triển, nhân danh nhà nước, lấy đất của nông dân với giá rẻ mạt rồi phân lô bán nền nhà cho phát triển đô thị hay phát triển công nghiệp với giá rất cao. Việc này gây ra những đoàn nông dân mất đất khắp nước phải chầu chực thưa kiện tại Hà Nội, cũng như những xung đột đôi khi dẫn đến đổ máu.

Không chỉ vậy, nếu lại tiếp tục biện minh ngày càng nhiều hơn về chuyện "buông lỏng quản lý đất đai", thì sẽ đến lúc có ý kiến yêu cầu làm rõ trách nhiệm về việc tổ chức đảng buông lỏng lãnh đạo, quản lý được quy định tại Khoản 10 Điều 2 Quyết định 263/QĐ-TW năm 2014 xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

Những quan chức, viên chức bị cáo buộc "buông lỏng quản lý" đều là đảng viên. Theo Quyết định 263/QĐ-TW năm 2014, tổ chức đảng buông lỏng lãnh đạo, quản lý là việc tổ chức đảng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, nhưng thực hiện không đúng, không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình ; không ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoặc đề ra chủ trương, kế hoạch, biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện ; không phân công trách nhiệm cụ thể, không đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý.

Tổ chức đảng vi phạm bị xử lý kỷ luật gồm : chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy cơ sở ; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên ; ủy ban kiểm tra các cấp ; các ban cán sự đảng, đảng đoàn.

Rõ ràng là càng chậm sửa đổi luật Đất đai thì sớm muộn gì đảng cầm quyền cũng sẽ đối mặt cảnh ‘cháy thành, vạ lây’.

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 18/11/2019

Published in Diễn đàn

Chưa bao gi trong triu đi gn hai chc năm tri thng tr Sài Gòn và ni lên cu vng chính trường như mt ngôi sao mp ú mang tên ‘Hai Đê’ (Đt - Đô), phe nhóm chính tr ca cu y viên b chính tr, cu ch tch và cu bí thư thành y Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải li rt xung sát vi mt đt đ gn vi vc thm hơn bao gi hết vào năm 2018 này.

lth0

Thời còn huy hoàng, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa IX về các Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020 ngày 14/10/2015

‘Hải Heo’

Không biết vô tình hay hu ý, nhưng li rt cn được chú ý phân tích v mi tương quan xung đt ni b, v ‘Hi Heo’ (mt tc danh mà nhiu người dân Sài Gòn và nht là tng lp dân oan Th Thiêm đt cho Lê Thanh Hi) cùng b su ‘đ rut’ ca ông ta đang hầu như chc chn tiến nhanh, tiến mnh và tiến vng chc vào ‘lò’ ca Nguyn Phú Trng sau cái chết đt ngt và đy nghi vn ca Trn Đi Quang vào tháng Chín năm 2018.

Thời ‘Hu Quang’, vi ngày càng nhiu tín hiu và ch du v mt cuc tng công kích ln và hu như không hoài nghi s din ra ca ‘Tng Ch’ Nguyn Phú Trng vào Sài Gòn nói riêng và min Tây Nam B nói chung mà gn như không còn gp lc cn phá đáng k nào. Tình cnh ca phe nhóm quan chc min Nam va ăn ngp mt va ‘thiếu lý lun’ gi đây có thể được mô t như ‘thân ai người đó lo, hn ai người đó gi’, hay nói trng ra thì chng còn tn ti phe nhóm nào - mt hình nh tan rã và phân hy t nhiên ln cay đng rt đc trưng ca hình thái cht thi so vi thi oan lit ‘còn bc còn quyn còn đệ t’ ca nó cách đây ba năm.

‘Nạn nhân’ mi nht ca ‘gia tc Lê Thanh Hi’ có th b tng vào ‘lò’ là Trương Th Hin - mt thi đ nht phu nhân Sài thành.

Vợ

"Có dấu hiu ‘thông đng’ gói thu hàng trăm t ti Hc vin Cán b Thành phố Hồ Chí Minh" - báo Thanh Niên giật tít như thế đúng vào 20/11 - ngày Nhà giáo Vit Nam năm 2018. Theo bài báo này : "Kết lun thanh tra khng đnh Tư vn qun lý d án có du hiu ‘thông đng’ vi Tư vn đu thu trong vic trin khai xây dng gói thu hàng trăm t ti Hc vin Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh". Giám đc và Phó giám đc Hc vin được phân công ph trách ti thi đim phát sinh v vic. Vào thi đim đó, giám đc là PGS-TS Trương Th Hin…

Báo Thanh Niên còn chú thích rằng bà Trương Th Hin là phu nhân ca cu y viên b chính tr, cu bí thư thành y Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hi. Tuy nhiên, sau đó đon chú thích này đã biến mt, còn ta đ được đi thành "Hy b kết qu đu thu ti Hc vin Cán b Thành phố Hồ Chí Minh".

Động thái đăng bài v Hc vin Cán b Thành phố Hồ Chí Minh và Trương Th Hin như mt cách ‘tôn vinh’ Ngày nhà giáo Việt Nam thì ý tưởng đó có l ch xut phát t nhng cái đu thâm nho Bc Hà hoc nhng ‘người Bc có lý lun’.

Có thể sơ kết rng cho đến nay đng đã đng chm đến hu hết nhng người thân ca Lê Thanh Hi, thít cht hơn na vòng vây đi vi cựu quan chc cao cp có tc danh ‘Hi Heo’.

Con, em và đệ

Trước Trương Th Hin, k đu tiên trong ‘gia tc Lê Thanh Hi’ b đng ‘làm lông’ là Lê Tn Hùng - Tng giám đc Tng Công ty Nông nghip Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) và là em rut ca Lê Thanh Hi. Vào tháng Ba năm 2018, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh bất cht công b kết lun thanh tra v vic Lê Tn Hùng đã "chi khng 13,3 t đng" - mt du hiu hu như chc chn là nếu không ‘biết điu’, Lê Tn Hùng s đi thng vào nhà giam.

Chỉ 5 ngày sau v Lê Tn Hùng, đến lượt con trai cu bí thư Lê Thanh Hi là Lê Trương Hi Hiếu - Thành y viên, Phó Bí thư qun y, Ch tch y ban nhân dân qun 12 - b y ban Kim tra thành y Thành phố Hồ Chí Minh công khai thi hành k lut. Theo đó, ông Lê Trương Hi Hiếu "đã vi phm trong vic có quan hệ tình cm vi mt ph n và có con chung nhưng chm báo cáo vi t chc".

Cũng vào tháng Mười Mt năm 2018, mt quan chc được xem là ‘cánh hu’ ca Lê Thanh Hi là cu phó ch tch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyn Hu Tín đã b Cơ quan Cnh sát điu tra ca B Công an khởi t thêm ti danh Vi phạm quy đnh v qun lý, s dng tài sn Nhà nước gây tht thoát, lãng phí và chính thức b bt, dù đã b khi t hai tháng trước đó và dường như đã xy ra mt cuc điu đình ngm kín nào đó trong thi gian qua.

Vụ khi t đu tiên đối vi Nguyn Hu Tín vào tháng Chín năm 2018 là s liên đi mt thiết vic ông Tín đã tiếp tay cho Vũ ‘Nhôm’ mua vi giá r mt nhiu lô đt vàng Sài Gòn. Vũ ‘Nhôm’ - hay người còn có tên là Trn Đi Vũ - li được rt nhiu dư lun cho rng có mi quan hệ rut rà vi Trn Đi Quang.

Cũng có dư lun cho rng v khi t Nguyn Hu Tín là git nước tràn ly khiến Trn Đi Quang ‘lên máu’ và ‘đi’ luôn.

Dù chưa có bt kỳ cơ quan chính quyn nào xác nhn hay phn ng đi vi các lung dư lun trên, nhưng điu hiển nhiên là chính vào lúc này Nguyn Hu Tín đã không còn ‘bc tường’ nào che chn cho ông ta. Trong khi đó, c hai cơ quan Cnh sát điu tra và An ninh điu tra ca B Công an đã thuc v người ca Nguyn Phú Trng k t tháng Tám năm 2018.

Vụ Nguyn Hu Tín đã b khi t thêm ti danh là mt tín hiu rt quan trng cho thy v án ca ông ta và nhng quan chc đng phm không chìm xung mà s m rng và phát trin vi khung án tù giam có th tương đương vi mc án tù ban đu ca Vũ ‘Nhôm’ là khong mt chục năm.

Nhưng v khi t và bt Nguyn Hu Tín không ch được coi là có liên quan đến Trn Đi Quang, mà mt cách thiết thân nht, v này đang và s móc xích vi nhân vt được xem là ‘b già’ Sài Gòn : Lê Thanh Hi.

‘Điểm sáng’ rõ nht trong phn ln thi gian công tác ca Nguyn Hu Tín có l là giai đon ‘trưởng thành cách mng’ sut t nhng năm 2000 đến năm 2015 trùng vi thi kỳ ng tr ca ‘Anh Hai’ Lê Thanh Hi Sài Gòn.

Nếu trước khi tr thành ch tch y ban nhân dân thành ph, Lê Thanh Hi tng là bí thư qun 5 - mt qun giàu có vi nhiu người Hoa sinh sng và làm ăn, thì Nguyn Hu Tín cũng có thi được đưa v làm bí thư qun 5.

Từ khi Lê Thanh Hi còn ti v như mt ‘b già’ Sài Gòn và k c sau khi ‘Anh Hai’ mt chc bí thư thành y Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2015, Nguyn Hu Tín được rt nhiu dư lun xem là ‘đ rut’ ca ông Hi, và tuy không được đánh giá có tài sn cá nhân ‘mp’ như Lê Thanh Hi, nhưng Nguyn Hu Tín cũng được xem là mt trong nhng quan chc giàu có đến đ có th chng nh nổi nhà đt và kim ngân ca mình tích góp hay vơ vét được t nhng phi v nào.

Trong khi đó, Phó bí thư thường trc thành y Thành phố Hồ Chí Minh, Tt Thành Cang - k mi b y ban Kim tra trung ương kết lun vi mc đ sai phm ‘rt nghiêm trng’ - chc chn s b mt chức Thành y và mt luôn cái ghế y viên trung ương.

Với nhiu du hiu c ý làm trái và tham nhũng, và đc bit là thuc ‘cánh Lê Thanh Hi’ mà Nguyn Phú Trng có v chưa bao gi có thin cm, Tt Thành Cang đang có nhiu trin vng ‘theo chân’ Đinh La Thăng.

‘Thu hồi tài sn tham nhũng’

Một khi nhng ‘đ rut’ gn gũi nht ca Lê Thanh Hi như Nguyn Hu Tín và có th sp ti c Tt Thành Cang - đương kim phó bí thư thường trc thành y Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyn Thành Tài - cu phó ch tch Thành phố Hồ Chí Minh… rơi vào vòng lao lý, liu s phn Lê Thanh Hi còn giữ được uy danh ‘b già’ trên đt Sài Gòn ?

Lê Thanh Hải không ch được đn đoán là mt trong nhng ‘tư bn đ’ kếch xù nht trên ro đt ch S qun qui đau thương ca hàng triu dân oan đt đai, mà có l còn là cái tên ng ngay tp đu trong bn ‘danh sách tử thn’ ca Nguyn Phú Trng : danh sách nhng quan chc mà nếu b ‘m’ theo cách không kp và không th tu tán tài sn cá nhân thì đng ca ông Trng s có th ‘thu hi tài sn tham nhũng’ t 3 đến 5 t USD mi năm - mt thành tích không quá t so vi vic Tp Cn Bình đã tng x chung thân và tch thu tài sn ca ‘bn’ ca Lê Thanh Hi là B trưởng công an Chu Vĩnh Khang, cùng lúc trám bt vào cái l trng toang hoác ca nn ngân sách Vit Nam đang lao vào thi kỳ hc rng đen ti.

Song vẫn còn mt nguồn cơn khó nói khác : mun tiến thng đến ca nhà Nguyn Tn Dũng đ ‘đp ca xông vào liu mình như chng có’, cn phi vượt qua mt chướng ngi ln không th không vượt qua là Lê Thanh Hi.

Chừng đó lý do s đ đ vào mt ngày đp tri nào đó, ‘Hi Heo’ sẽ ni gót đàn em đ không ch ‘ca thiên tr đa’, mà có khi còn phi tht lên mt triết lý chn đng ‘tâm thc cng sn’ như Đinh La Thăng đã tng : "Hãy đối x vi b cáo như mt con người !".

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 23/11/2018

Published in Diễn đàn

Nhiều quan chức, cựu quan chức ở loạt tỉnh thành đã phải đối diện với pháp luật khi các sai phạm liên quan đến đất đai bị "sờ gáy". Nhiều doanh nghiệp có vốn nhà nước có đất vàng khi hợp tác liên doanh với tư nhân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, để chủ đầu tư hưởng lợi khủng trong khi ngân sách thất thu vài ngàn tỷ. 

datvang1

5 bị can bị khởi tố, hàng trên gồm : Nguyễn Hữu Tín (bên trái), Đào Anh Kiệt (bên phải) và hàng dưới từ trái sang : Lê Văn Thanh, Nguyễn Thanh Chương và Trương Văn Út

Nhúng chàm vì đất

Ngày 19/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam cựu Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín và Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh), Trương Văn Út (Phó trưởng Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và môi trường).

Trước đó, ngày 10/11, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 5 người nguyên là cán bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vụ án liên quan khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh của Tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

5 người gồm : ông Nguyễn Hữu Tín, cựu Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh ; Đào Anh Kiệt, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh ; Lê Văn Thanh, Phó chánh văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh ; Nguyễn Thanh Chương, Trưởng phòng Đô thị thuộc Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Trương Văn Út, Phó trưởng phòng Quản lý sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh).

Vào giữa tháng 9, trừ Trương Văn Út thì 4 người gồm : Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt, Lê Văn Thanh và Nguyễn Thanh Chương cũng đã bị khởi tố bị can trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", được xác định là có liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm".

Tại Đà Nẵng, từ tháng 4/2018 đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hơn 10 bị can nguyên là lãnh đạo UBND Thành phố Đà Nẵng và Bộ Công an. Trong đó có ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng (giai đoạn 2006 - 2011), ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng ; Nguyễn Điểu, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Đà Nẵng ; ông Trần Văn Toán, nguyên Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Đà Nẵng ; Lê Cảnh Dương, Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Thành phố Đà Nẵng...

Người thì bị khởi tố vì các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí ; người thì bị khởi tố vì vi phạm quy định về quản lý đất đai...

Các vụ việc ở Đà Nẵng hay Thành phố Hồ Chí Minh kể trên đều có liên quan đến đất đai trong quá trình biến đất công thành đất tư.

Thông qua hình thức hợp tác kinh doanh, hay "đổi đất lấy hạ tầng", hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhiều khu đất công ở vị trí đắc địa đã lọt vào tay các doanh nghiệp tư nhân với giá rẻ mạt, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Nhiều khu đất vàng nhanh chóng biến thành các trung tâm thương mại, chung cư cao cấp, mang lại nguồn lợi khổng lồ cho những kẻ trục lợi.

Khi kiểm toán, đánh giá việc thực hiện một số Hợp đồng BT thanh toán bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 1.393 tỷ đồng. Đồng thời cơ quan này chỉ rõ nhiều hạn chế, bất cập và sai sót qua thực hiện các hợp đồng BT. Đó là : Chỉ có 1/12 dự án trong giai đoạn 2013-2017 thực hiện đấu thầu, còn lại 11/12 dự án thực hiện theo hình thức chỉ định thầu, làm giảm tính cạnh tranh trong thực hiện dự án ; giá đất không sát với giá thị trường, khu đất đối trừ được giao chỉ định trái Luật Đất đai... tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến lãng phí nguồn ngân sách nhà nước.

Tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ mới đây cũng đã ra kết luận về quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2003-2016.

Các nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp nhà nước sau khi di dời khỏi nội đô hầu hết đã được Hà Nội cấp phép làm nhà ở, trung tâm thương mại. Điều đáng nói, nhiều doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có đất vàngkhi hợp tác liên doanh với tư nhân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, để chủ đầu tư hưởng lợi khủng trong khi ngân sách thất thu vài ngàn tỷ.

datvang2

Nhiều khu đất vàng ở Sài Gòn có dấu hiệu bất thường khi chuyển nhượng.

Thanh tra Chính phủ kết luận : Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra 38 dự án chuyển mục đích sử dụng đất là gần 4.000 tỷ đồng.

Do vậy, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội xử lý nghiêm những tồn tại, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, và quản lý sử dụng đất trên địa bàn, và sớm có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục.

Tràn lan đất vàng thất thoát : Trục lợi, tham nhũng

Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, thất thoát trong sử dụng đất công, trong đó có đất được doanh nghiệp nhà nước quản lý là rất lớn. 

Theo kết quả giám sát, tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực đất đai, tài sản... diễn ra phức tạp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, vẫn còn hiện tượng sau cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần không đưa đất vào sử dụng, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định. Đơn cử tại Thành phố Hải Phòng vẫn còn một số doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất không đúng mục đích đã xác định trong phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa ; có doanh nghiệp tự ý phân đất cho cán bộ, công nhân viên để ở, cho thuê lại hoặc bỏ hoang không sử dụng như Công ty cổ phần Xây dựng Ngô Quyền, Công ty cổ phần Thương mại Minh Khai, Công ty cổ phần Sách và thiết bị trường học Hải Phòng, Công ty cổ phần Phát hành sách Hải Phòng,...

Một số doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng đất được Nhà nước cho thuê dưới hình thức góp vốn liên doanh, hợp tác đầu tư bằng giá trị lợi thế quyền thuê đất, sau đó thực hiện thoái toàn bộ phần vốn góp, thực chất là hình thức lách luật để chuyển nhượng đất.

"Hoạt động này cùng với những bất cập, thiếu minh bạch trong việc xác định giá trị lợi thế quyền thuê đất khi góp vốn của doanh nghiệp, xác định giá trị quyền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các địa phương đã tạo cơ hội để các tổ chức, cá nhân liên quan trục lợi, tham nhũng, gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước", Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ rõ.

Lương Bằng

Nguồn : VietnamNet, 22/11/2018

Published in Diễn đàn
vendredi, 05 octobre 2018 15:32

Tham nhũng đất đai rất khó bài trừ

Yêu cầu điều tra việc cán bộ chuyển nhượng trái phép đất quốc phòng tại Hải Phòng (RFA, 05/10/2018)

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình vừa gửi công văn hỏa tốc yêu cầu điều tra việc các cán bộ thành phố Hải Phòng câu kết, mua bán, chuyển nhượng trái phép đất quốc phòng.

dat1

Hàng trăm ngôi nhà xây dựng trái phép mọc trên đất quốc phòng.  Courtesy of VTC

Thông tin này được truyền thông trong nước loan đi vào ngày 4/10, cho biết thêm có hàng trăm ngôi nhà vừa mọc lên ở khu đất quốc phòng rộng 14,2 ha tại khu vực Đồng Xá ở phường Thành Tô, quận Hải An, thuộc Tổng công ty 319 Bộ quốc phòng.

Hiện đã có 5 người bị Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ quốc phòng khởi tố là ông Nguyễn Văn Khuây, Vũ Duy An, Nguyễn Phú Doanh, Đỗ Công Mên, và Phạm Văn Bình.

Tình hình lấn chiếm, sử dụng đất tại đây được nói ngày càng trở nên phức tạp khi có thành phần xã hội đen chiếm dụng. Tổng công ty 319 cho biết có cử người đến cắm chốt bảo vệ nhưng gần như bất lực.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Thành Tô, ông Nguyễn Văn Hải xác nhận tình hình này với truyền thông trong nước, đồng thời nói thêm ông không thể giải quyết tình trạng người dân mua đất ở đây bị giang hồ ủi nhà để giành bán cho người khác, vì việc mua bán, xây dựng trên đất quốc phòng là bất hợp pháp.

Trong công văn gửi cho các cơ quan, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu phải có báo cáo lên Thủ tướng chính phủ trước ngày 15/10 tới đây.

******************

Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ 2 dự án tại Bán đảo Sơn Trà lên Cơ quan điều tra (RFA, 05/10/2018)

Thanh tra Chính phủ vừa chuyển hồ sơ 2 dự án tại Bán đảo Sơn Trà lên Cơ quan điều tra Bộ Công an, bao gồm dự án Khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn – Bãi Đa của ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") và dự án 137 biệt thự khu vực Tây Nam Suối Đá.

dat2

Dự án 137 biệt thự trên Sơn Trà. Courtesy of soha.vn

Báo mạng Dân Trí loan tin này ngày 5/10, cho biết thêm dự án của ông Vũ "nhôm" có tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Theo các cơ quan chức năng, dự án này được Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp đất trực tiếp cho doanh nghiệp của ông Vũ "nhôm" là Công ty Cổ phần Xây dựng 79, vi phạm Điều 58 Luật đất đai năm 2013.

Tuy công ty ông Vũ "nhôm" được giao đất từ năm 2007, nhưng dự án không được triển khai. Đến ngày 11/8/2014 thì Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng mới chấp thuận đầu tư cho dự án Ghềnh Bàn – Bãi Đa.

Hiện tại, xét thấy vị trí lô đất nằm trong độ cao trên 100 mét mực nước biển, ảnh hưởng đến công trình quốc phòng nên dự án Ghềnh Bàn – Bãi Đa đang được Sở Tài Nguyên Môi trường thành phố Đà Nẵng xem xét thu hồi theo lệnh của Ủy ban nhân dân thành phố.

Về phần dự án 137 biệt thự khu vực Tây Nam Suối Đá, Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng sau khi giao cho Công ty Quản lý khai thác đất xây dựng hạ tầng với diện tích mỗi lô là 300m2. Nhưng đến nay chỉ có lô L09 là hoàn thành.

Sau đó Ủy ban Nhân dân Thành phố đã quyết định xóa dự án này ra khỏi quy hoạch. Tuy nhiên lô biệt thự L09 lại được chuyển giao quyền sử dụng đất với giá chỉ 2,5 triệu/m2 cho bà Lê Thị Ngọc Oanh, chị dâu ông Đào Tấn Bằng – cựu Chánh Văn phòng thành ủy Đà Nẵng đang bị bắt tạm giam để điều tra vụ án liên quan đến Vũ "nhôm".

Lô biệt thự L09 sau đó được điều chỉnh diện tích lên đến 12.413m2 rồi chuyển giao cho ông Lê Hữu Tiến và vợ ông. Được biết, ông Tiến là em vợ cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.

Published in Việt Nam
dimanche, 06 mai 2018 14:28

Nếu thứ cần mất vẫn còn…

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch nhà nước, Thủ tướng chính phủ Việt Nam vẫn im lặng, chưa lên tiếng về sự kiện Bản đồ quy hoạch tỉ lệ 1/5.000, biến Thủ Thiêm thành "Khu Đô thị mới" mà chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh từng đệ trình và từng được người đứng đầu chính phủ Việt Nam hồi 1996 phê duyệt – bị… "mất" !

can1

Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10 năm 2016 - Citizen photo

Không biết Bản đồ quy hoạch tỉ lệ 1/5.000 đính kèm tờ trình, phần không thể tách rời của quyết định cho phép Thành phố Hồ Chí Minh biến Thủ Thiêm thành "Khu Đô thị mới", cơ sở để chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh dựa vào đó thu hồi đất, biến quy hoạch "Khu Đô thị mới" tại Thủ Thiêm thành hiện thực - "mất" từ lúc nào ?

Cũng không rõ tại sao Bản đồ quy hoạch tỉ lệ 1/5.000 "mất" nhưng các Bản đồ quy hoạch tỉ lệ 1/2.000, tỉ lệ 1/500, chi tiết hóa hình hài, diện mạo của "Khu Đô thị mới", xác định chỗ nào ở Thủ Thiêm sẽ "giao" đất làm trung tâm thương mại, chỗ nào ở Thủ Thiêm sẽ "giao" đất xây nhà, dựng chung cư… vẫn còn ?

Cho tới giờ, sau tiết lộ của ông Võ Văn Hoan - Chánh văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh : Chưa tìm thấy Bản đồ quy hoạch tỉ lệ 1/5.000 cho "Khu Đô thị mới" ở Thủ Thiêm ! Phản bác của ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp dân của Thanh tra Chính phủ : Đừng nói với dân là tấm bản đồ ấy thất lạc, phải thú thật với dân là… không có (!) vì đã lục tìm tất cả các kho lưu trữ từ trung ương đến địa phương vẫn… không thấy ! Biện bạch của ông Lê Quang Hùng – một trong những Thứ trưởng Bộ Xây dựng : Quy hoạch "Khu Đô thị mới" ở Thủ Thiêm hồi 1996 đã hết hiệu lực, đã được thay thế bằng Quy hoạch hồi 2005 và quy hoạch này vẫn còn… thắc mắc của 15.000 gia đình vốn là cư dân khu vực Thủ Thiêm : Tại sao chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh không dành 160/770 héc ta của "Khu Đô thị mới" cho họ theo đúng tinh thần Tờ trình, Quyết định phê duyệt của chính phủ, Bản đồ qui hoạch tỉ lệ 1/5.000 hồi 1996 (?) vẫn không được giải đáp.

Những thắc mắc khác, kiểu như : Tại sao cư dân khu vực Thủ Thiêm chỉ được nhận khoảng 200.000 đồng bồi thường cho mỗi mét vuông trong khi một số doanh nghiệp được "giao" đất Thủ Thiêm có thể hưởng đặc lợi từ việc bán lại mỗi mét vuông đất ở Thủ Thiêm với giá vài chục triệu ? Tại sao một số cư dân mà nhà đất nằm ngoài phạm vi Bản đồ quy hoạch tỉ lệ 1/5.000 cho "Khu Đô thị mới" ở Thủ Thiêm vẫn bị cưỡng chế, thu hồi đất, vẫn bị ép nhận tiền bồi thường với giá rẻ mạt (?)... vẫn không có ai, nơi nào nằm trong nhóm trước kia là "hữu trách" hoặc nay đang có nghĩa vụ làm rõ, trả lời !

Những câu hỏi, câu chuyện liên quan đến Bản đồ quy hoạch tỉ lệ 1/5.000, biến Thủ Thiêm thành "Khu Đô thị mới" hồi 1996 không chỉ có chừng đó. Hàng loạt những dấu hiệu đáng rủa khác như : Tại sao đại diện hàng trăm gia đình cư trú ở Thủ Thiêm hết khiếu nại ở Sài Gòn, lại tất tả ra Hà Nội tố cáo, ròng rã suốt 22 năm vừa qua, vẫn không có ai đoái hoài ? Tại sao hệ thống tiếp nhận các khiếu nại – tố cáo từ địa phương đến trung ương hết "nâng" các khiếu nại, tố cáo lên rồi lại "đặt" xuống hơn hai thập niên mà vẫn không giải quyết xong ? Tại sao 20 năm qua, thỉnh thoảng báo giới hăm hở xông vào rồi lại rút ra, đi đã không tới nơi, về cũng chẳng tới chốn ?

***

"Mất" những thứ lẽ ra phải còn để xem xét - truy cứu trách nhiệm đã trở thành hiện tương phổ biến ở Việt Nam.

Để bảo tồn rừng, chính phủ Việt Nam đã ra lệnh đóng cửa rừng và cấm chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Tháng 5 năm ngoái, dân chúng Việt Nam chưng hửng trước tin chính quyèn tỉnh Phú Yên cho phép Công ty New City Vietnam và Công ty Sao Việt dọn sạch 140 héc ta rừng phòng hộ mà Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh này khẳng định là "xung yếu" vì "chắn gió, chắn cát từ biển vào đất liền" để xây dựng sân golf, khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn "5 sao" nhằm phục vụ… "Vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu hữu nghị ASEAN 2017"... Trước sự phẫn nộ của công chúng, chính phủ Việt Nam ra lệnh cho Thanh tra kiểm tra. Thanh tra xác định, ở Phú Yên không chỉ có 140 héc ta rừng phòng hộ được chính quyền tỉnh này cho phép dọn dẹp. Ngoài các dự án của Công ty New City Vietnam và Công ty Sao Việt, chính quyền tỉnh Phú Yên còn cho phép thực hiện 17 dự án khác, xâm hại tổng cộng 1.107 héc ta rừng…

Đầu năm nay, chính quyền tỉnh Phú Yên loan báo, sổ ghi nội dung các cuộc họp của UBND tỉnh Phú Yên, trong đó có nội dung các cuộc họp liên quan đến việc cho phép phá rừng đã… "mất". Không còn cơ sở để xác định trách nhiệm của các viên chức đang tại nhiệm hay đã nghỉ hưu nên tất cả nhất trí cùng "rút kinh nghiệm sâu sắc" !

Trước nữa, giữa năm 2016, sau khi người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam chuyển cho nhau hàng loạt thông tin, hình ảnh cáo buộc ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh Thanh Hóa có "bồ nhí" và ông Chiến không chỉ vung tiền bao cô "bồ nhí" này mà còn biến hệ thống công quyền ở Thanh Hóa thành bệ phóng cô "bồ nhí" lên đỉnh quyền lực, chính quyền tỉnh Thanh Hóa thừa nhận, chuyện tuyển dụng – bổ nhiệm cô Trần Vũ Quỳnh Anh rõ ràng là "sai nguyên tắc".

Cô gái khoảng 30 tuổi này khởi đầu "sự nghiệp chính trị" ở vị trí tạp vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa rồi đột nhiên "chuyển công tác" sang làm chuyên viên tại Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa. Chỉ trong vài năm, sau khi được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam, "chuyên viên" Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng Nhà và Bất động sản, được gửi đi học Cao cấp chính trị, Cao học, được "qui hoạch" làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa. Cũng chỉ trong vài năm, cô Trần Vũ Quỳnh Anh trở thành chủ nhiều biệt thự tọa lạc ở những khu vực sang trọng nhất Thanh Hóa, Hà Nội, chủ những chiếc xe hơi đắt tiền như Cadillac, Mercedes,… sở hữu một quần thể sân tennis cho thuê !

Tuy nhiên do cô Trần Vũ Quỳnh Anh chủ động xin thôi việc, chủ động "đòi" và được ưu ái trả lại toàn bộ hồ sơ Đảng viên, hồ sơ công chức của cô nên sau đó, dù hệ thống công quyền của cả trung ương lẫn địa phương cùng nhập cuộc để kiểm tra nhưng vì… không có lý do để thẩm định về tài sản của cô Trần Vũ Quỳnh Anh, không còn tài liệu để xem xét - truy cứu trách nhiệm của các viên chức lãnh đạo Đảng, lãnh đạo hệ thống công quyền ở Thanh Hóa, thành ra đầu năm nay, chỉ có cựu Giám đốc Sở Xây dựng, đang đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa bị kỷ luật !

***

Dư luận, công luận, rồi những tiếng kêu oan ức của cư dân Thủ Thiêm vang vọng suốt 20 năm qua. Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có bận tâm không ? Câu trả lời là không !

Bản đồ tỉ lệ 1/5.000 quy hoạch "Khu Đô thị mới Thủ Thiêm" bị… "mất" chỉ được thông báo rộng rãi, trở thành scandal và bàn luận rôm rả khi "lò" đang cần "củi".

Tại sao những Trọng, Ngân, Quang, Phúc – vẫn ra rả khẳng định xây dựng Việt Nam thành xứ sở của "công bằng, dân chủ, văn minh", vốn không ngừng cổ xúy cho việc xây dựng "chính phủ kiến tạo", liên tục khẳng định tham nhũng là quốc nạn không nghe, không thấy, không nói gì về việc thực hiện quy hoạch "Khu Đô thị mới" ở Thủ Thiêm ?

Tại sao Tổng bí thư, Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch nhà nước, Thủ tướng chính phủ gần như chẳng bao giờ bỏ qua những cơ hội rất nhỏ, kiểu như chỉ đạo, điều tra, xử lý ngay chuyện trẻ con ngộ độc thực phẩm, ói ỉa tung tóe để chứng tỏ họ luôn đau đáu về vận nước, lợi ích của nhân dân mà lại bỏ qua việc thực hiện quy hoạch "Khu Đô thị mới" ở Thủ Thiêm ?

Hai mươi năm là hai thập niên ! Có thể tin, yên tâm không khi những người dường như bị suy giảm nghiêm trọng về thính lực, thị lực, thậm chí trí lực bởi "đãng trí" để "mất" gần như sạch sẽ mọi thứ, kể cả thứ quan trọng nhất là nhân tâm trong quãng thời gian dài như vậy đột nhiên trở thành tinh tường và sẽ nghe, sẽ thấy rõ mọi thứ, không làm "mất" thêm gì nữa ?

Ai dám khẳng định nếu thảy vào "lò" củi nhỏ, củi to, củi khô, củi tươi, đốt thành tro mớ củi bị chọn để tạo ra lửa này thì tình trạng "mất" những thứ lẽ ra phải còn sẽ chấm dứt ?

Làm sao chấm dứt tình trạng đó khi những người vận hành "lò" cũng chính là những người phải chịu trách nhiệm vì "củi" vương vãi khắp nơi ?

Khi thứ cần mất vẫn còn thì thứ cần còn sẽ mất, mất sạch như lau !

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 06/05/2018

Published in Diễn đàn