Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Căng thẳng Biển Đông : Phát hiện tàu khảo sát Trung Quốc ngoài khơi miền Trung Việt Nam

BBC, 16/10/2020

Trung Quốc đã đưa một tàu khảo sát, được hộ tống bởi lực lượng cảnh sát biển, vào vùng biển Việt Nam ở Biển Đông, theo Benarnews.

tau1

Tàu khảo sát và nghiên cứu Shiyan-1 rời Vịnh Hải Khẩu, thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc hôm thứ Hai (12/10) và cách tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam 70 hải lý vào thứ Ba (13/10)

Sự việc này được cho là xảy ra vào thời điểm nhạy cảm về mặt ngoại giao.

Thủ tướng mới của Nhật Bản dự kiến có chuyến thăm Việt Nam vào tuần tới. Tờ Nikkei hôm thứ Tư đưa tin Nhật Bản đang có kế hoạch bán thiết bị quốc phòng cho Việt Nam - một động thái có khả năng bị Trung Quốc phản đối bởi nước này vốn coi Nhật Bản là đối thủ chiến lược.

Chưa thấy Việt Nam có động thái phản đối chính thức hành động này của Trung Quốc.

Hôm 15/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng Việt Nam phản đối cái gọi là 'thành phố Tam Sa' mà Trung Quốc áp đặt phi pháp cho các thực thể ở Biển Đông, liên quan tới thông tin khoảng 400 doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Trường Sa và Hoàng Sa, theo Tuổi Trẻ.

Hành trình của tàu thăm dò Trung Quốc

Tàu khảo sát và nghiên cứu Shiyan-1 rời Vịnh Hải Khẩu, thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc hôm thứ Hai (12/10) và cách tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam 70 hải lý vào thứ Ba (13/10), theo dữ liệu được đánh giá bởi Đài Á Châu Tự Do, một tổ chức đối tác của BenarNews.

Tính đến sáng thứ Tư (14/10), tàu Shiyan-1 cách bờ biển tỉnh Bình Định 78 hải lý. Cả hai khu vực này đều nằm dọc theo bờ biển miền Trung của Việt Nam.

Tàu khảo sát Shiyan-1 được vận hành bởi Viện Âm học, một trung tâm nghiên cứu chuyên về âm học dưới nước của Viện Khoa học Trung Quốc, theo cơ sở dữ liệu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế. Tàu này từng bị hải quân Ấn Độ trục xuất khỏi Đông Ấn Độ Dương vào tháng 12/2019 vì nghi ngờ lập bản đồ địa hình đáy đại dương cho mục đích quân sự.

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc mang số hiệu 2305 hộ tống tàu Shiyan-1 tiến vào vùng biển Việt Nam hôm thứ Hai, nhưng sau đó rời đi theo hướng ngược lại, quay trở lại Hải Nam.

Dữ liệu cũng thấy năm tàu do Cơ quan Giám sát Nguồn lợi Thủy sản của Việt Nam điều hành dường như đang theo dõi cả hai tàu Trung Quốc khi chúng tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

RFA phát hiện tàu Shiyan-1 hôm 16/7 tiến hành một cuộc khảo sát trải dài gần 330 hải lý trên một khu vực rộng lớn của quần đảo Hoàng Sa, một quần đảo đá và rạn ở nửa phía bắc của Biển Đông mà Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Sau đó nó tiến về khu vực cách Chichijima, một hòn đảo xa xôi hẻo lánh của Nhật Bản, khoảng 230 hải lý về phía đông nước này, và khảo sát ở đó cho đến ngày 24/8.

Thời điểm nhạy cảm ngoại giao

Hôm thứ Tư, Nhật Bản đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về những diễn biến ở Biển Đông khi bắt đầu các cuộc hội đàm thường niên giữa Nhật Bản và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, người vừa nhậm chức cách đây một tháng, đã gọi điện cho người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Hai (12/10) để lên kế hoạch cho chuyến thăm Việt Nam tới đây trong bối cảnh có các dấu hiệu cho thấy Tokyo đang đẩy mạnh tham gia vào lĩnh vực an ninh ở Đông Nam Á.

"Nhật Bản sẽ làm việc với các quốc gia khác nhau để hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Đó là ý tưởng của chúng tôi", Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Kato Katsunobu cho biết trong cuộc họp báo sáng thứ Tư, theo SCMP.

Tuần này, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải của Nhật Bản đã tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông với Hải quân Hoa Kỳ. Cuối tuần, Nhật Bản đã tiến hành một cuộc diễn tập tác chiến chống tàu ngầm riêng ở Biển Đông, và sau đó sẽ thực hiện một chuyến thăm cảng tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam.

Trung Quốc đang dõi theo các cuộc điều động tàu ngầm của Nhật Bản. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên tại Bắc Kinh hôm thứ Hai : "Chúng tôi hy vọng rằng quốc gia có liên quan sẽ không làm những điều phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực".

Ông Triệu nói điều trên khi đang công du 5 nước Đông Nam Á trong tuần này gồm Campuchia, Malaysia, Lào, Thái Lan và Singapore, không thăm Việt Nam.

*********************

Tàu khảo sát và hải cảnh Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển Việt Nam

Trọng Nghĩa, RFI, 15/10/2020

Sau một thời gian yên lặng, Trung Quốc lại cho tàu khảo sát được tàu hải cảnh hộ tống xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài khơi bờ biển miền Trung từ ngày 13/10/2020. Theo hãng tin Mỹ Benar News, chiếc tàu khảo sát đại dương mang tên Shiyan-1 đã rời vinh Hải Khẩu trên đảo Hải Nam ngày 12/10, để đi xuống phía nam. Tháp tùng theo chiếc tàu này là một chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc, mang số hiệu 2305.

shiyan1

Tàu khảo sát đại dương mang tên Shiyan-1 đã rời vinh Hải Khẩu trên đảo Hải Nam ngày 12/10, để đi xuống phía nam.

Theo các dữ liệu theo dõi tàu biển, ngày 13/10, chiếc tàu đã hiện diện bên trong vùng biển Việt Nam, chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 70 hải lý, tức là sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Chiếc tàu sau đó tiếp tục đi xuống phía nam, và đến sáng ngày 14/10, đã ở ngoài khơi tỉnh Bình Định, cách bờ biển khoảng 78 hải lý. Riêng chiếc Hải Cảnh 2305 thì chuyển hướng, đi ngược về phía Hải Nam.

Điều được hãng tin Mỹ ghi nhận là đã có 5 chiếc tàu kiểm ngư của Việt Nam theo dõi tàu Trung Quốc, trong lúc phía chính quyền Việt Nam chưa thấy có phản ứng chính thức nào về hành vi xâm nhập của tàu Trung Quốc.

Phản ứng nhẹ nhàng của Việt Nam đã đối lập rõ ràng với phản ứng của Ấn Độ vào cuối năm ngoái. Theo báo chí Ấn Độ, vào tháng 12 năm 2019, chính chiêc tàu khảo sát Trung Quốc Shiyan- 1 đã bị phát hiện đang thăm dò đáy biển ở khu vực quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ tại vùng Ấn Độ Dương. Hải Quân Ấn đã lập tức ra tay đuổi chiếc tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển của mình.

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã liên tục cho tàu khảo sát được lực lượng hải cảnh và dân quân biển hộ tống tiến vào hoạt động trong các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các láng giềng, từ Việt Nam, Malaysia, cho đến Philippines. Nổi côm nhất là vụ chiếc Hải Dương Địa Chất 8 tung hoành tại khu vực Bãi Tư Chính vào tháng 4/2020, gây căng thẳng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Philippines chuẩn bị điều 240 dân quân ra bảo vệ ngư dân ở Biển Đông

Theo tư lênh Hải Quân Philippines ngày 12/10/2020, Manila sẽ cử một lực lượng bao gồm hơn 200 dân quân biển ra Biển Đông để tuần tra và bảo vệ ngư dân nước này.

Lực lượng này sẽ chia thành hai nhóm, một nhóm hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa, và nhóm còn lại ở vùng bãi cạn Scarborough đang bị Trung Quốc khống chế.

Quyết định triển khai dân quân biển đã bị một số chính khách Philippines phản đối. Theo thượng nghị sĩ đối lập Risa Hontiveros thì không nên trang bị vũ khí cho các dân quân được triển khai ra Biển Đông.

Trọng Nghĩa

********************

Tàu kho sát Trung Quc đi vào vùng bin ca Vit Nam

VOA, 15/10/2020

Mt tàu kho sát ca Trung Quc dường như li đi vào bên trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam, trang Indo-Pacific News và Benar News dn các d liu hàng hi cho biết.

shiyan2

Tàu kh o sát Shiyan-1 c a Trung Qu c. Photo South China Sea Institute of Oceanology, CAS.

Tàu kho sát và nghiên cu Shiyan-1 đã ri Vnh Hi Khu, thuc tnh Hi Nam ca Trung Quc, hôm 12/10 và di chuyn đến khu vc cách tnh Qung Ngãi ca Vit Nam 70 hi lý hôm 13/10, Indo-Pacific News cho biết trên Twitter hôm 15/10.

Theo trang Benar News, tính đến sáng ngày 14/10, tàu kho sát Trung Quc đã cách b bin tnh Bình Đnh 78 hi lý.

Trang này cho biết c hai khu vc mà tàu Shiyan-1 đi qua đu thuc vùng bin min trung ca Vit Nam, tc bên trong Vùng Đc quyn Kinh tế 200 hi lý ca Vit Nam (EEZ).

Theo trang đnh v tàu thuyn Vessel Finder, tàu Shiyan-1 di chuyn vi tc đ 9,4 hi lý/gi và d kiến s quay v khu vc Nam Hi vào lúc 9 gi sáng ngày 18/10.

Benar News cho biết tàu hi cnh Trung Quc s hiu 2305 đi h tng tàu Shiyan - 1 vào vùng bin Vit Nam hôm 12/10 nhưng sau đó đã ri đi. D liu theo dõi tàu hôm 14/10 cho thy tàu này đang đi ngược li hướng ca tàu kho sát và đi v phía đo Hi Nam.

Các d liu theo dõi tàu bin cũng cho thy 5 tàu ca Lc lượng Kim ngư Vit Nam đang theo dõi tàu hi cnh và tàu kho sát ca Trung Quc trong vùng EEZ ca Vit Nam.

Hin không rõ lý do vì sao tàu Shiyan-1 được điu vào khu vc này, và chưa thy chính ph Trung Quc và Vit Nam lên tiếng v đng thái này.

Tàu Shiyan - 1 thuc Hc vin Khoa hc Trung Quc, theo thông tin ca T chc Bin Quc tế.

Trước đó, vào tháng 6/2020, Tàu Hi dương Đa cht 4 ca Trung Quc cũng tng đi v hướng các vùng bin ca Vit Nam, ngang qua mt căn c quân s mà Trung Quc xây trên Đá Ch Thp ti qun đo Trường Sa, cũng theo Benar News.

shiyan3

Tàu khu tr c USS John S. McCain

Trong din biến liên quan, tàu khu trc ca hi quân Hoa K USS John S. McCain và các tàu ca đơn v Escort Flotilla 2 thuc Lc lượng Phòng v Hàng hi Nht Bn đang phi hp các hot đng din tp trên Bin Đông, theo thông tin trên Twitter ca Tư lnh n Đ Dương - Thái Bình Dương ca Hoa K hôm 15/10.

Tham gia trong đt din tp này, v phía Nht, có tàu h v trc thăng Kaga và tàu h v tên la Ikazuchi, là hai trong ba tàu chiến va kết thúc chuyến thăm cng Cam Ranh ca Vit Nam trước chuyến thăm đến Hà Ni ca tân Th tướng Nht Yoshihide Suga d kiến din ra vào ngày 18/10.

Published in Châu Á

Đằng sau những căng thẳng ngoại giao ở Biển Đông là gì ?

Neha Banka, VNTB, 27/04/2020

Tuần trước, Bắc Kinh đã đơn phương đặt tên 80 thực thể (đảo) và gắn các đặc điểm địa lý khác tại Biển Đông, điều này gây ra sự chỉ trích từ các nước láng giềng.

biendong1

Một nỗ lực của Trung Quốc vào năm 2014 để khoan dầu ở quần đảo Hoàng Sa, do Việt Nam tuyên bố, đã dẫn đến các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc tại Việt Nam, trong đó một số nhà máy Trung Quốc đã bị phá hoại.

Trong giữa đại dịch corona toàn cầu, Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông. Lần này tập trung vào hai hòn đảo đang tranh chấp ở nằm giữa Biển Đông với lãnh hải của Việt Nam và Philippines, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Tuần trước, Bắc Kinh đã đơn phương đặt tên 80 thực thể (đảo) và các đặc điểm địa lý khác tại Biển Đông, lôi kéo nhiều chỉ trích từ các nước láng giềng.

Các nhà nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương tin rằng nếu tranh chấp xấu đi có thể có tác động nghiêm trọng đến mối quan hệ ngoại giao và ổn định của khu vực.

Có tranh chấp gì về quần đảo Trường Sa ?

Hiện đã có tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines và Malaysia về quyền sở hữu Quần đảo Trường Sa và các đặc điểm địa lý gần đó (như rạn san hô, vịnh…). Từ năm 1968, các quốc gia này bằng biện pháp quân sự đã chiếm các hòn đảo và vùng biển xung quanh, ngoại trừ Brunei chỉ phản đối việc sử dụng vùng biển của họ để đánh bắt cá thương mại.

Mặc dù Quần đảo Trường Sa phần lớn không có người ở, nhưng khu vực này vẫn có thể có một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên chưa được khám phá. Tuy nhiên, do tranh chấp đang diễn ra, có rất ít sáng kiến ​​để khám phá khu vực được bảo vệ này, vì vậy lượng tài nguyên thiên nhiên mà các đảo này có thể có dựa trên suy đoán và ngoại suy thông qua nghiên cứu nguồn tài nguyên có sẵn của các đảo lân cận.

Vào những năm 1970, dầu được phát hiện trên các hòn đảo lân cận, đặc biệt là gần Palawan (Phillipines). Phát hiện này khiến các quốc gia có liên quan tăng cường tuyên bố chủ quyền. Mặc dù những năm qua, các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng gần như không hoặc hoàn toàn không có dầu hoặc khí tự nhiên trên các đảo này, nhưng những báo cáo này không làm giảm đi tranh chấp lãnh thổ.

Tranh chấp gì ở quần đảo Hoàng Sa ?

Tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa phức tạp hơn một chút. Quần đảo này là một tập hợp của 130 hòn đảo và rạn san hô, nằm ở Biển Đông, nằm cách Trung Quốc và Việt Nam với cùng một khoảng cách. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này đã được tìm thấy trong các tác phẩm thế kỷ 14 thời nhà Tống. Mặt khác, Hà Nội nói rằng ít nhất các tài liệu lịch sử từ thế kỷ 15 chỉ ra rằng những hòn đảo này là một phần của lãnh thổ của Việt Nam.

Những hòn đảo này cũng được các nhà thám hiểm đề cập đến trong thế kỷ 16. khi đi về phương Đông. Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan, Pháp và Tây Ban Nha đã viết bài về Quần đảo Hoàng Sa bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các chính sách thuộc địa của thế kỷ 20, thuộc địa Pháp và Đông Dương cũng làm gia tăng căng thẳng ở quần đảo Hoàng Sa.

Đến năm 1954, căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam về Hoàng Sa đã tăng lên đáng kể. Vào tháng 1 năm 1974, Trung Quốc và Việt Nam đã tranh chấp quyền kiểm soát lãnh thổ, sau đó Trung Quốc chiếm được các đảo này. Để trả đũa, Việt Nam tuyên bố vào năm 1982 rằng họ sẽ mở rộng quyền hành chính lên các đảo này. Năm 1999, Đài Loan đã ra yêu sách lãnh thổ đối với toàn bộ quần đảo.

Từ năm 2012, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đã cố gắng tăng cường chủ quyền lãnh thổ bằng cách tham gia xây dựng các tòa nhà hành chính, du lịch, kế hoạch cải tạo đảo, và thiết lập và phát triển các tiền đồn trên các đảo.

Tranh chấp những gì gần đây ?

Sau khi thành lập các khu vực hành chính mới trên Quần đảo Trường Sa và Quần đảo Hoàng Sa, Bộ Tài nguyên Trung Quốc và Bộ Nội vụ Trung Quốc đã cùng tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc đã đặt tên cho 80 thực thể, rạn san hô và gắn tên cho các đặc điểm địa lý khác. Hành động tương tự đơn phương cuối cùng của Trung Quốc là vào năm 1983, khi Bắc Kinh đặt tên cho 287 thực thể địa lý.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường xâm lược quân sự và xây dựng các đảo nhân tạo cho mục đích quân sự và kinh tế ở Biển Đông, nơi đã thu hút sự chỉ trích từ các nước láng giềng và các cường quốc phương Tây. Vài tuần trước, Việt Nam đã đệ đơn khiếu nại lên Liên Hợp Quốc, nói rằng Trung Quốc đã đánh chìm trái phép một tàu đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa. Vào tháng 3, Trung Quốc đã thành lập hai trạm nghiên cứu tại các vùng lãnh thổ mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

Sau khi Trung Quốc đặt tên cho các thực thể, Hoa Kỳ đã phái một tàu tấn công và một tàu tuần dương tên lửa đến vùng biển ngoài khơi Malaysia gần quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ngay sau đó, tàu chiến Trung Quốc và Úc đã tham gia tập trận. Sau sự xuất hiện của tàu chiến Hoa Kỳ, các nhà quan sát khu vực bày tỏ lo ngại rằng sự hiện diện của Mỹ sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng. Hoa Kỳ không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, nhưng ai cũng biết rằng chừng nào còn có những diễn biến khiêu khích ở vùng biển, đặc biệt là từ phía Trung Quốc, Washington sẽ gửi lực lượng hải quân đến khu vực này.

Neha Banca

Nguyên tác : Explained : What’s behind diplomatic tensions in the South China Sea ?, The Indian Express, 26/04/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 27/04/2020 

******************

Trung Quốc leo thang, sắp đại hội đảng, ‘ta’ sẽ… leo xuống ?

Trân Văn, VOA, 24/04/2020

Bất chp các khuyến cáo ca cng đng quc tế, đc bit là M (1), Trung Quc tiếp tc dn thêm mt bước na đ khng đnh yêu sách v ch quyn ti Biển Đông.

biendong2

Các tàu ca lc lượng thc thi lut pháp trên bin ca Vit Nam liên tc b các tàu ca lc lượng vũ trang Trung Quốc đâm vào mũi, vào đuôi, vào hông, tn công bng vòi rng…

Ngày 21/4, Bộ Ngoi giao Trung Quc loan báo, va nhc nh Vit Nam mt cách "nghiêm khc" vì liên tục đưa ra nhng tuyên b v ch quyn ti Biển Đông.

Theo đó, những tuyên b ca Vit Nam v ch quyn Biển Đông là "bt hp pháp". Nhng n lc ph nhn ch quyn ca Trung Quc Biển Đông dưới bt kỳ hình thc nào cũng vô hiu và Trung Quc sẽ thc thi tt c các bin pháp cn thiết đ bo v vng chc c ch quyn ln li ích ca Trung Quc ti Biển Đông (2).

***

Việt Nam s làm gì (?) khi ch trong vòng mt tun, Trung Quc tiến nhiu bước đ khng đnh yêu sách ch quyn ti Biển Đông :

- Ngày 14/4, tàu hải cnh ca Trung Quc h tng Hi Dương 8 (chuyên thăm dò đa chn) tái xâm nhp vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam.

- Ngày 17/4, Trung Quốc cáo giác vi Liên Hip Quc, Vit Nam "chiếm đóng bt hp pháp các đo, bãi đá thuc quần đo Nam Sa ca Trung Quc đ to ra tranh chp".

- Ngày 19/4, tuyên bố qun đo Hoàng Sa là qun Tây Sa, qun đo Trường Sa là qun Nam Sa, đt li tên cho "25 đo, rn san hô và 55 thc th đa lý".

- Ngày 21/4, xếp các khng đnh ca Vit Nam v ch quyn ti Biển Đông vào loi "bt hp pháp", răn đe s thc thi tt c các "bin pháp cn thiết" đ "bo v ch quyn".

***

Tại sao Trung Quc li chn thi đim này đ leo thang - cng c yêu sách về ch quyn ti Biển Đông c trên thc đa ln din đàn quc tế ?

Theo phán đoán của mt s chuyên gia, k c chính ph mt s quc gia thì đó là vì cng đng quc tế đang cht vt đi phó vi Covid-19.

Tuy nhiên chỉ như thế thì dường như chưa… đ. Dường n n lc leo thang ca Trung Quc liên quan mt thiết đến nhu cu t chc thành công Đi hi th 13 ca Đảng cộng sản Việt Nam.

***

Theo dự kiến, Đi hi Đi biu toàn quc ca Đảng cộng sản Việt Nam ln th 13 s din ra vào tháng giêng năm ti. T nay đến đó còn chín tháng…

Cách nay sáu năm, cũng vào tháng 4, Trung Quốc bt đu kéo giàn khoan Hi Dương 981 vào thăm dò du khí ti Biển Đông.

Ngày 2/5/2014, giàn khoan Hải Dương 981 bt đu công vic thăm dò du khí ti lô 143 trong bn đ du khí ca Vit Nam. Nói cách khác, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hi Dương 981 thăm dò du khí ngay trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam ti ví trí ch cách đo Lý Sơn chng 120 hi lý.

Bất chp phn đi ca Vit Nam và ch trích ca cng đng quc tế, giàn khoan Hi Dương 981 tiếp tc thăm dò du khí dưới s bo v nghiêm ngt ca hi quân và hi cnh Trung Quc. Ngày 27/5/2014, giàn khoan Hi Dương 981 di chuyn đến v trí mi, cách đo Lý Sơn chng 150 hi lý và nơi đó vn thuc vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam.

Ngoài biển, khoảng 80 tàu của hi quân, hi cnh, kim ngư, vn ti, tàu đánh cá ca Trung Quc vn qua, vn li vi 29 tàu ca cnh sát bin, kim ngư Vit Nam. Các tàu ca lc lượng thc thi lut pháp trên bin ca Vit Nam liên tc b các tàu ca lc lượng vũ trang Trung Quốc đâm vào mũi, vào đuôi, vào hông, tn công bng vòi rng…

Không chỉ có thế, các tàu ca lc lượng vũ trang Trung Quc và tàu đánh cá v thép ca Trung Quc còn thc thi lnh cm lưu thông trên bin Vit Nam, rượt đui, bt gi, tch thu ngư c ca các tàu đánh cá Việt Nam, hành hung ngư dân Vit Nam. Ngày 26/5/2014, mt tàu đánh cá ca Vit Nam b đâm chìm…

Trên đất lin, các cuc biu tình phn đi hot đng ca giàn khoan Hi Dương 981 xy ra liên tc nhiu nơi. Lúc đu, nhng cuc biu tình din ra suôn sẻ nhưng khi cường đ va chm gia Trung Quc và Vit Nam tăng lên, các cuc biu tình bt đu b đàn áp thng tay...

Sau đó các cuộc biu tình ôn hòa tr thành bo đng. T 12 đến 15/5/2014, hàng chc ngàn công nhân Thành phố Hồ Chí Minh, Đng Nai, Bình Dương bỏ vic đ biu tình và đp phá, đt các công ty ca gii đu tư Trung Quc, Đài Loan, Singapore… Tình trng tương t cũng đã xy ra Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh)… Hàng ngàn người b bt !

Bên ngoài Việt Nam, người Vit cũng biu tình trước Đi s quán, Lãnh sự quán Trung Quc M, Đc, Tip, Đài Loan... C trong và ngoài Vit Nam cùng có người t thiêu (bà Lê Th Tuyết Mai Thành phố Hồ Chí Minh, ông Hoàng Thu Hùng Florida), dùng chính thân th ca h đ kêu gi bo v ch quyn quc gia ti Biển Đông...

***

Giàn khoan Hải Dương 981 chm ch ng trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam cho đến 15/7/2014 và đ li cho Vit Nam vô s thit hi v chính tr, kinh tế, xã hi và có th ôn li s kin giàn khoan Hi Dương 981 cũng như tham kho v đ loi thit hi mà sự kiện này gây ra trên Wikipedia (3) !

Khoảng 18 tháng sau s kin giàn khoan Hi Dương 981 thăm dò du khí trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam, vào ngày 8/12/2015, khi gp g ông Nguyn Phú Trng - Tng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam - như đi biu, đi din cho cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm ca thành ph Hà Ni, ti Quốc hội, nhiu c tri vn là cu viên chc ca h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam đã nhc đến s kin này như mt trong nhng yếu t khiến h cũng như nhiu người Vit khác lo ngi cho chủ quyn quc gia.

Theo tường thut ca báo chí Vit Nam thì ông Trng khng đnh : Càng ngày càng thấy cách gii quyết vn đ Biển Đông ca Đảng cộng sản Việt Nam là đúng đn.

Thay vì trực tiếp tr li nhng c tri dù li ích ca cá nhân và gia đình luôn luôn gn chặt vi s tn vong ca Đảng cộng sản Việt Nam nhưng không tránh khi hoang mang v cách hành x ca Đảng cộng sản Việt Nam trong quan h vi Trung Quc và bo v ch quyn ca Vit Nam ti Biển Đông, ông Trng hi hNếu đ xy ra đng đ gì thì tình hình bây gi bt n thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn vic t chc đi hi đng được không ? Ta x lý mi quan h vi Trung Quc, M, Nht… va qua như thế hp lý không ?

Ông Trọng t ra rt t tin và t hào khi t tr li câu hi do chính ông nêu ra : "Ta" chơi vi tt c mà h đu phải n trng. Không phi vô tình mà va qua cùng lúc chúng ta đón ba nguyên th ln cùng đến Vit Nam. Va đón ông Tp Cn Bình xung sân bay li thay c, trang trí ngay đ đón Tng thng Italia... (4).

Không rõ ông Trọng quan nim như thế nào v "n trng", đặc bit là s "n trng" mà Trung Quc cũng như ông Tp Cn Bình dành cho Vit Nam và cho chính ông ?

Tuy ông Tập Cn Bình được Vit Nam tiếp đón trng th, được mi trò chuyn vi Quốc hội Vit Nam vào ngày 6/11/2015, công khai ha hn s cùng Vit Nam "nhìn về đi cc, hướng v lâu dài, tôn trng ln nhau" (5) nhưng ngay ngày hôm sau (7/11/2015), khi đến thăm Đi hc Quc gia ca Singapore, ông Tp Cn Bình khng đnh : Biển Đông ca Trung Quc, mt s đo ca Trung Quc đang b các nước khác ‘xâm chiếm’, do vậy hot đng ca Trung Quc ti Biển Đông là nhm bo v ch quyn (6) !

***

Sáu năm đã trôi qua từ khi giàn khoan Hi Dương 981 ngang nhiên thăm dò du khí trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam. C Đng cng sn Trung Quc và ông Tp Cn Bình lẫn Đảng cộng sản Việt Nam và ông Nguyn Phú Trng đu cho thy h rt nht quán đi vi vn đ Biển Đông.

Trước Đi hi Đi biu toàn quc ca Đảng cộng sản Việt Nam ln th 12, Đng cng sn Trung Quc và ông Tp Cn Bình tng gia tăng áp lc đ khng đnh, Biển Đông là ca Trung Quốc. Khi Đảng cộng sản Việt Nam và ông Nguyn Phú Trng nhìn đng thái đó theo kiu : Nếu đ xy ra đng đ gì thì tình hình bây gi bt n thế nào, chúng ta có ngi đây mà bàn vic t chc đi hi đng được không ? - thì trước Đi hi Đi biu toàn quc ca Đảng cộng sản Việt Nam sắp tới, vic Trung Quc leo thang, ph nhn ch quyn ca Vit Nam ti Biển Đông là tt nhiên.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 24/04/2020

Chú thích

(1) https://www.voatiengviet.com/a/my-noi-trung-quoc-nen-ngung-hanh-vi-bat-nat-o-bien-dong/5378082.html

(2) https://www.voatiengviet.com/a/bo-ngoai-giao-trung-quoc-lon-tieng-de-doa-viet-nam-ve-bien-dong/5383275.html

(3) https://vi.wikipedia.org/wiki/ Vụ_h_giàn_khoan_Hi_Dương_981

(4) https://soha.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-neu-dung-do-tren-bien-ta-co-ngoi-day-duoc-khong-20151208144743885.htm

(5) https://vnexpress.net/ong-tap-can-binh-viet-nam-trung-quoc-can-xuat-phat-tu-dai-cuc-de-xu-ly-bat-dong-3307934.html

(6) http://www.rfi.fr/vi/chau-a/20151107-tap-can-binh-lai-khang-dinh-bien-dong-la-cua-trung-quoc

Additional Info

  • Author Neha Banka, Trân Văn
Published in Diễn đàn

Indonesia đề nghị Nhật Bản đầu tư vào quần đảo Natuna để đối phó với Trung Quốc (RFA, 10/01/2020)

Tổng thống Joko Widodo của Indonesia hôm thứ Sáu 10/1 đề nghị Nhật Bản đầu tư vào nghề cá, năng lượng và du lịch ở quần đảo Natuna của Indonesia.

bd1

Hình chụp hôm 10/1/2020 từ Phủ Tổng thống Indonesia : cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi (trái) và Tổng thống Indonesia Joko Widodo (phải) - AFP

Reuters loan tin cùng ngày trích thông cáo của Văn phòng Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết Tổng thống Indonesia đã đưa ra lời mời đầu tư các cơ hội kinh tế với phía Nhật Bản như trên.

Lời đề nghị này được đưa ra vào khi có những căng thẳng giữa Jakarta và Bắc Kinh sau khi Trung Quốc điều các tàu hải cảnh vào vùng biển quanh Natuna từ hồi tháng 12 đến nay.

Trong buổi đàm thoại với Tổng thống Joko Widodo, Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi không nhắc tới cụ thể tên Trung Quốc, nhưng nói nước Nhật cảnh giác với tình hình Biển Đông.

Năm ngoái Nhật đã đầu tư 7,26 triệu USD để xây một chợ cá ở Natuna được đặt tên là Tsukiji theo tên một chợ nổi tiếng ở Tokyo.

Hôm 8/1, tổng thống Joko Widodo cũng đã có chuyến thăm đến quần đảo Natuna để khẳng định chủ quyền của Indonesia ở vùng nước này sau vụ việc một số tàu Hải cảnh và tàu cá của Trung Quốc xuất hiện ở đây nhiều lần từ cuối tháng 12/2019.

Trung Quốc không đòi Natuna thuộc về nước này nhưng nói vùng nước gần Natuna là nơi các ngư dân Trung Quốc vẫn đánh bắt cá. Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn tự vẽ ra trên Biển Đông, đi qua vùng nước gần Natuna.

Một người phát ngôn của quân đội Indonesia nói những tàu cá của Trung Quốc đã rời khỏi vùng nước sau chuyến tuần tra của ông Joko Widodo.

*******************

Biển Đông : Trung Quốc giăng đội tầu cá quanh đảo Thị Tứ (RFI, 09/01/2020)

Trong khi Jakarta phải triển khai thêm tầu chiến và bính lính đến vùng biển Natuna, gần Biển Đông, để sẵn sàng đáp trả việc tầu cá Trung Quốc, được tầu hải cảnh hộ tống, thâm nhập vùng đặc quyền kinh tế Indonesia, Philippines cũng phải đối đầu với lực lượng tầu cá hùng hậu của Trung Quốc gần đảo Thị Tứ, ở quần đảo Trường Sa.

bd1

Ảnh minh họa : Đội tàu cá của Trung Quốc tại tỉnh Giang Tô chuẩn bị ra khơi hồi tháng 8/2017. STR / AFP

Ngày 08/01/2020, phó đô đốc Rene Medina, người đứng đầu Bộ Chỉ huy miền Tây Philippines, cho biết có đến 38 tầu Trung Quốc neo đậu suốt đêm 07/01 tại ba dải cát, nằm giữa đảo Thị Tứ (Philippines gọi là đảo Pag-asa), hiện do Philippines kiểm soát và đá Subi, bị Trung Quốc quân sự hóa.

Trả lời trang Inquirer, phó đô đốc Medina cho biết vẫn tiếp tục theo dõi các tầu nước ngoài hoạt động trong vùng thuộc quyền tài phán của Philippines và sẽ phản ánh đến các cơ quan ngoại giao liên quan.

Tầu thuyền Trung Quốc hoạt động gần đảo Thị Tứ thường xuyên hơn kể từ năm 2018 sau khi Philippines xây một dải đất và một cảng biển ở trên đảo. Năm 2019, chính quyền Manila đã nhiều lần gửi công hàm ngoại giao phản đối sự hiện diện của tầu cá, được cho là đội dân quân biển của Trung Quốc. Đội tầu này lầm lũi chiếm ưu thế ở Biển Đông mà không gây đáp trả quân sự, theo một bản báo cáo của Nghị Viện Philippines năm 2019.

Trung Quốc đóng tầu tuần tra lớn nhất

Cũng nhằm mục đích uy hiếp các nước bé trong khu vực, Trung Quốc khởi công đóng tầu tuần tra dân sự lớn nhất, dài 165 mét, rộng 20,6 mét. Theo trang South China Morning Post ngày 08/01, con tầu trị giá 97 triệu đô la là đơn đặt hàng của Cục An Toàn Hàng Hải Quảng Đông, theo dự kiến được hạ thủy vào tháng 09/2021.

Có trọng lượng 10.700 tấn, con tầu mới sẽ nặng gấp đôi tầu lớn nhất hiện nay của Trung Quốc là Hải Tuần 01 (Haixun 01, 5.418 tấn) và có thể chứa được nhiều loại máy bay trực thăng. Truyền thông Nhà nước Trung Quốc cho biết nhiệm vụ của tầu tuần tra mới sẽ rất đa năng, từ các hoạt động khẩn cấp, thực thi pháp luật đến các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ, thậm chí là xử lý ô nhiễm.

Thu Hằng

*******************

Hà Nội ‘xác minh’ tin tàu Trung Quốc ‘kéo về hướng Việt Nam’ (VOA, 09/01/2020)

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng hôm 9/1 lên tiếng sau khi xut hin tin "tàu 35111 ca Trung Quc đang kéo v hướng Vit Nam" tiếp sau vng chm vi Indonesia".

bd2

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 9/1 lên tiếng xác nhận thông tin tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc đang tiến gần về khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam - AP

"Chúng tôi sẽ xác minh thông tin như bn hi", bà Hng tr li câu hi ca phóng viên trong nước trong cuc hp báo thường kỳ. "Xin khng đnh các lc lượng chc năng Vit Nam luôn giám sát cht ch mi hot đng trên vùng bin Vit Nam được xác đnh bi Công ước Liên Hp Quc v Lut Bin 1982. Mi hot đng trên vùng bin ca Vit Nam cn tuân th các quy đnh có liên quan ca Vit Nam và các quy đnh ca Công ước Liên hp quc v Lut Bin 1982".

Cùng ngày, Reuters dẫn li quân đi Indonesia nói rng các tàu tuần duyên cũng như đánh cá ca Trung Quc đã ri vùng đc quyn kinh tế ca Indonesia quanh qun đo Natuna giáp Bin Đông sau khi Tng thng Joko Widodo ti đó đ khng đnh ch quyn lãnh hi.

Khi được mt phóng viên hi v quan đim ca Vit Nam v "tình hình Natuna" vi vic "Indonesia đưa tàu và máy bay ra khi tàu Trung Quc xâm phm vùng đc quyn ca Indonesia", bà Hằng nói rng "mi hot đng trên bin cn tuân th các quy đnh ca Công ước Liên Hp Quc v Lut Bin 1982, tôn trng ch quyn, quyn ch quyn và quyn tài phán ca quc gia ven bin đi vi các vùng bin được xác lp phù hp vi Công ước Liên hợp quc v Lut Bin 1982, không làm phc tp tình hình, có đóng góp thiết thc, phù hp, tích cc, thúc đy vic duy trì hòa bình, n đnh và tăng cường quan h hu ngh, hp tác ti khu vc".

Cũng liên quan tới vn đ Bin Đông, khi được hi v phnng v vic "Malaysia đã đ trình lên Liên Hp Quc v bn đ gii hn thm lc đa ca nước này Bin Đông", phát ngôn viên Lê Th Thu Hng nói rng "Vit Nam có đy đ cơ s pháp lý và chng c lch s đ khng đnh ch quyn đi vi qun đo Hoàng Sa và quần đo Trường Sa".

"Là quốc gia thành viên ca Công ước Liên Hp Quc v Lut Bin 1982 (UNCLOS), Vit Nam được hưởng đy đ ch quyn, quyn ch quyn và quyn tài phán quc gia đi vi các vùng bin ca mình được xác lp phù hp vi công ước lut bin. Đng thi, Vit Nam cũng bo lưu quyn ch quyn đi vi thm lc đa m rng bên ngoài 200 hi lý khu vc gia Bin Đông như đã nêu ti Công hàm gi y ban Ranh gii Thm lc đa năm 2009", bà Hng nói.

****************

Bộ Ngoại giao lên tiếng về vụ tàu hải cảnh Trung Quốc quay lại vùng biển Việt Nam (RFA, 09/01/2020)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 9/1 lên tiếng xác nhận thông tin tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc đã vào Biển Đông và hiện Việt Nam đang theo dõi sát tình hình.

bd3

Indonesia điều 8 tàu chiến cùng 4 máy bay chiến đấu ra khu vực có tàu Trung Quốc đi vào vùng biển quanh quần đảo Natuna.

Trước đó vài ngày, trên mạng xã hội đã loan truyền thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 đang tiến gần về khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam.

Hôm 8/1, chuyên gia hàng hải Ryan Martinson đã đăng trên Twitter hình ảnh đường đi của tàu hải cảnh Trung Quốc gần Bãi Tư Chính.

Bà Lê Thị Thu Hằng nói với báo giới tại cuộc họp báo ở Hà Nội rằng : "Các lực lượng chức năng của Việt Nam bám sát Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam cần tuân thủ quy định của Việt Nam và UNCLOS 1982".

Trước đó tàu hải cảnh 35111 cũng đã vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia gần quần đảo Natuna, phía tây nam quần đảo Trường Sa. Vụ việc đã khiến Indonesia phản đối và điều thêm tàu chiến, máy bay cùng dân quân biển ra đối phó.

Tàu 35111 cũng đã vào vùng biển của Việt Nam gần Bãi Tư Chính hồi năm ngoái để quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Châu Á

Việt Nam có dám nổ súng nếu Hải Dương 982 được hạ đặt ?

Thường Sơn, VNTB, 08/10/2019

Từ cuối tháng 9 năm 2019, Trung Quốc đã điều giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 vào Biển Đông - động thái nhái lại hình ảnh của giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào năm 2014 như một cái tát vào mặt Bộ Chính trị Việt Nam. Cùng với Hải Dương 982 là sự hiện diện của tàu cẩu Lam Kình - một trong những tàu cẩu lớn nhất của Trung Quốc - ở Biển Đông.

hen1

Giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982

Đến đầu tháng 10 năm 2019, chính Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải lần đầu tiên xác nhận Trung Quốc đã điều đến 28 tàu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Như vậy, Trung Quốc đã tổ chức khá đầy đủ những cơ phận trong cỗ máy xay nghiền sẵn sàng vận hành của nó : tàu cẩu, giàn khoan và các tàu bảo vệ.

Những cơ phận trên là sự tiếp nối cho một ‘tối hậu thư’ từ Trung Quốc : vào ngày 18/9, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc là Cảnh Sảng đã tung ra một tuyên bố chưa từng có : khẳng định Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam phải ngừng mọi hoạt động khai thác dầu khí ở nơi này.

Cho đến lúc này, hầu như đã rõ về ý đồ từ gây hấn đến gây chiến của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính. Bắc Kinh không chỉ muốn đóng vai kẻ cướp xông vào nhà người khác để đòi chia tài sản dầu khí theo một tỷ lệ nào đó, chẳng hạn 60 - 40, mà còn muốn chặn đường tiếp cận Mỹ của Nguyễn Phú Trọng hoặc một quan chức nào đó đi Mỹ thay cho Trọng.

Nếu phải quỳ mọp chấp nhận phải chia chác nguồn tài nguyên thiên nhiên cuối cùng là dầu khí cho kẻ cướp, đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ mất trắng nhiều tỷ đô la - tiền dùng để nuôi đảng và trả núi nợ nước ngoài ngập đầu đến hơn 100 tỷ USD - chỉ tính riêng cho khối chính phủ.

Song tình cảnh của giới chóp bu Việt Nam hiện thời không còn là tiến thoái lưỡng nan trong thế đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ, mà đã lâm vào nguy khốn : cho dù Bộ Chính trị Việt Nam có cắn răng ‘cùng hợp tác khai thác dầu khí’ theo tối hậu thư của Ngoại trưởng Trung Quốc là Vương Nghị, chẳng có gì bảo đảm là Trung Quốc sẽ rút các tàu thăm dò và giàn khoan khỏi Biển Đông. Động tác tiếp liền, như một tối hậu thư khác của Trung Quốc, là đòi hỏi Nguyễn Phú Trọng - đích thân quan chức này - phải ‘chầu thiên triều’ trước khi đi Mỹ, hoặc phải tự kết liễu kế hoạch đi Mỹ.

Nếu chịu phủ phục trước cả hai yêu cầu trên của Trung Quốc, Việt Nam về thực chất sẽ trở thành một thứ chư hầu không cần tuyên bố của Bắc Kinh.

Tới nay đã tròn ba tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo. Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Cơ hội gần nhất và rõ nhất để tố cáo Trung Quốc đã bị ‘để cho đảng và nhà nước lo’ làm cho trôi tuột là tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào cuối tháng 9 năm 2019. Khi đó và với một Nguyễn Phú Trọng ‘không không thấy’, chỉ có Phạm Bình Minh - Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại gioa Việ Nam - đã còn chẳng dám hé môi về cái tên Trung Quốc.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 08/10/2019

*****************

Còn đâu hào khí dân tộc !?

Nguyễn Hoàng Hải, VNTB, 07/10/2019

Sau bài phát biểu của phó thủ tướng, kim bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 74 được diễn ra ở New York vào ngày 28/09/2019, người dân trên cộng đồng mạng xã hội đã thể hiện rõ sự bất bình, bức xúc, dẫn đến những ngôn từ để diễn tả quả thật không mấy tốt đẹp dành cho ông Phạm Bình Minh và Bộ chính trị : Hèn nhát, nhu nhược, nhục quốc thể ...

hen2

Còn đâu hào khí dân tộc ?

Bởi trước đó không lâu người dân đã chứng kiến từ ngày 3/7/2019, Hải Dương 08 của Trung Quốc đã ngang nhiên đi vào vùng đặc quyền kinh tế trực thuộc thềm lục địa Việt Nam. Đó cũng là thời điểm bà Chủ tịch quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, có chuyến thăm và làm việc với Tập Cận Bình.

Cái bắt tay mềm yếu, cùng nụ cười tươi rói của bà chủ tịch Quốc hội, chẳng thể làm cho họ Tập nghĩ lại sự ngang ngược, trái lại đằng sau cái bắt tay rắn chắc và nụ cười nham hiểm của Tập Cận Bình, là sự leo thang xâm lấn lãnh hải Việt Nam.

hen3

Bà chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao tượng trưng cho Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chìa khóa căn nhà Việt Nam ?

Người dân cho rằng : "Lẽ ra Bà phải hủy ngay chuyến thăm và làm việc để phản đối sự ngang ngược đó", nhưng vị chủ tịch Quốc Hội, Nguyễn Thị kim Ngân, cơ quan lập pháp cao nhát Việt Nam, dường như vẫn bảo tồn được nụ cười của mình cho đến ngày về lại đất nước để chứng kiến đội quân cướp biển đảo của họ Tập làm mưa làm gió tại Bãi Tư Chính.

Thời điểm đó, tình cảm của người dân ra sao ?

Sự lãnh cảm, thờ ơ, trước thời cuộc bị giặc bành trướng phương Bắc giày xéo. 

Vì sao vận nước lại ra nông nỗi ấy ?

Bởi, quá khứ không lâu trước đó, người dân đã bị chà đạp lên lòng yêu nước vào năm 2014. Khi Hải Dương 981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam, người dân xuống đường để biểu thị sức mạnh hào khí của dân tộc, thì bị ngăn cản, bắt bớ, đánh đập, thậm chí không ngại bỏ tù người dân bằng sức mạnh cơ bắp của nhà cầm quyền.

Hiến pháp, bị trói buộc bởi sự yếu kém của nhà cầm quyền qua việc quản lý và điều hành đất nước. Đơn cử về luật biểu tình, cứ thậm thụt đút vào rồi đưa ra, hẹn tới hẹn lui, cho đến khi giặc vào Bãi Tư Chính, đi ra đi vào như chỗ không người thì luật vẫn án binh bất động. 

Cay đắng, thờ ơ trước thời cuộc, nhưng người dân có buông xuôi hay không ?

Chắc chắn là không, và sẽ không bao giờ quỳ gối trước kẻ thù.

Người dân, vẫn dõi theo sự ' hồi tâm chuyển ý ' của nhà cầm quyền, kỳ vọng vào khí phách của tổ tiên để lại, sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ, để người đại diện quốc gia Việt Nam là Phạm Bình Minh, có thể cất lên tiếng nói khẳng khái cho dân tộc Việt.

Chí ít ra, người dân vẫn còn đó một chút niềm tin, một chút hy vọng vào sự vay mượn tạm thời của mình, qua những câu khẩu hiệu để chờ đợi : " Huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc".

Tiếc rằng, ông Minh không dám chỉ đích danh bành trướng Trung Quốc là kẻ đã từng xâm chiếm và cưỡng đoạt biển đảo của Việt Nam. Và hiện tại, muốn chiếm đoạt luôn Bãi Tư Chính trong lúc ông ta đang đứng đó.

Ở một khía cạnh thông tin đã chiều khác trên cộng đồng, dư luận cho rằng bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, đã ký hàng loạt các thỏa thuận, văn kiện ' mật ' gần đây với Trung Quốc, và đó có thể là những thỏa thuận ' nhượng địa ' kiểu như là công hàm mà Phạm Văn Đồng đã ký kết năm xưa.

Sự lệ thuộc vào người bạn "4 tốt - 16 vàng" trên bình diện lệ thuộc về mọi mặt, có thể đã đẩy đảng cầm quyền cộng sản Việt Nam trở thành con nợ ngập ngụa của đảng cầm quyền Trung Quốc.

Nếu điều có thể đó xảy ra, thì thành ngữ : "Há miệng mắc quai ' sẽ lý giải vì sao ngoại trưởng Phạm Bình Minh, không dám nêu đích danh kẻ thù đang xâm lấn lãnh hải Việt Nam. 

Nguyễn Hoàng Hải

Nguồn : VNTB, 07/10/2019

******************

Nỗi đơn độc của kẻ đớn hèn

Thường Sơn, VNTB, 07/10/2019

"Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống".

Đã ba tháng đã lao qua ở Bãi Tư Chính, nhưng cử chỉ bị coi là câm nín của giới lãnh đạo Việt Nam và việc chẳng một quan chức cao cấp nào trong ‘tam trụ’ - từ Nguyễn Phú Trọng đã từng cầu an ‘trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam’ đến Nguyễn Xuân Phúc từng nghiêng ngoẹo cụng ly với Tập Cận Bình vào năm 2016, và cả Nguyễn Thị Kim Ngân uốn éo trước mặt họ Tập về ‘đại cục’ ở Bắc Kinh mà không dám nhắc tên Trung Quốc, cùng tâm thế không dám nổ súng cảnh cáo và không dám kiện Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt giới chóp bu Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế.

hen4

Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống - Ảnh minh họa

Mới đây, một học giả quốc phòng của Ấn Độ - Tiến sĩ Rajeswari Pillai Rajagopalan, Chủ tịch Sáng kiến Chính sách Hạt nhân và Không gian thuộc Qũy Observer Research Foundation (ORF) ở New Delhi - đã nói, với thái độ mỉa mai đến cay đắng, với đài VOA rằng chính quyền Việt Nam đã cố công vận động quốc tế, tiếp cận với tất cả các cường quốc Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương, bao gồm Ấn Độ và Hoa Kỳ, để xây dựng một hỗ trợ chính trị lớn hơn nhằm ngăn chặn Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông, nhưng nhiều khả năng Việt Nam sẽ không nhận được bất kỳ sự hậu thuẫn mạnh mẽ nào.

Nữ học giả trên không tin rằng Việt Nam sẽ có thể tự mình chống lại Trung Quốc. "Bắc Kinh dường như đã tính toán chính xác rằng họ không phải lo sợ bất kỳ một sự hợp nhất chống đối nghiêm trọng nào".

"Việt Nam cần đưa ra những yêu cầu cụ thể và chỉ khi nói ra những yêu cầu cụ thể này, các quốc gia khác mới có thể đáp ứng bằng những tuyên bố nhất định để ủng hộ cho Việt Nam, nhấn mạnh vào tự do hàng hải", Tiến sĩ Rajagopalan đưa ra lời khuyên.

Bà dẫn chứng phản ứng của Ấn Độ để Việt Nam tham khảo : "Từ trước đến nay, Ấn Độ luôn có lập trường chống đối hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông mạnh hơn nhiều, dù về khoảng cách địa lý thì cách xa hơn (so với Việt Nam) và luôn luôn phát đi thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc cũng như thông điệp rõ ràng cho các nước bạn đồng minh".

Bà nêu một ví dụ : "Khi tàu sân bay Mỹ tuần tra Biển Đông vào tháng 8 vừa rồi, Việt Nam phải đưa ra một yêu cầu rõ ràng hơn đối với bạn bè và đồng minh để tỏ rõ sức mạnh phối hợp".

Nỗi đơn độc của kẻ hèn đớn

Đúng như khuyến nghị của Tiến sĩ Rajagopalan, lẽ ra giới chóp bu Việt Nam đã có thể tận dụng cơ hội hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tiến vào Biển Đông vào tháng 8 năm 2019 để có hành động mạng mẽ hơn hẳn đối với ‘đồng chí tốt’ Trung Quốc. Nhưng không, Bộ Chính trị đảng Việt Nam - từ Nguyễn Phú Trọng đến các quan chức còn lại - vẫn như cấm khẩu mà không thốt nổi một từ về Trung Quốc.

"Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống".

Hậu quả là sau đó phía Mỹ đã trở nên dè dặt hẳn đi trong những lời lên tiếng về căng thẳng ở Bãi Tư Chính.

Trong khi đó, Trung Quốc đã đạt được những mục tiêu ban đầu của chiến dịch gây hấn Bãi Tư Chính, không chỉ khiến nhiều quốc gia trên thế giới và dư luận quốc tế dần bớt mối quan tâm đến một Biển Đông giằng co nhàm chán, mà còn biến Bãi Tư Chính từ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành nơi ‘tranh chấp không thể tranh cãi’ giữa hai kẻ vẫn quen ca hát 16 chữ vàng "Sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan".

Cách tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, và bây giờ còn muốn đuổi Việt Nam ra khỏi đó, rất có thể sẽ khiến một số quốc gia trên thế giới – vốn không am hiểu lắm về lịch sử chủ quyền vùng biển của Việt Nam và những mưu tính lắt léo trong "đường lưỡi bò 9 đoạn", tỏ ra dè dặt hơn nếu những nước này có ý muốn ủng hộ Việt Nam tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc tại một tòa án quốc tế trong trường hợp Việt Nam dám kiện Trung Quốc ra trước thế giới, cho dù Việt Nam được đặt vào ghế "thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc" vào năm 2019.

Nếu ngày càng nhiều quốc gia thờ ơ với vụ Bãi Tư Chính, đó sẽ là cơ hội để Bắc Kinh khuếch tán chiến dịch vận động các nước trong Liên Hiệp Quốc ủng hộ ‘chủ quyền’ của Trung Quốc ở khu vực này. Và nếu Trung Quốc đạt được một sự ủng hộ của một số nước nào đó, dưới dạng tuyên bố hoặc nghị quyết quốc tế, đó sẽ là cơ sở và tiền đề cực kỳ quan trọng để ‘Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa’ tiến hành một chiến dịch quân sự tốc chiến xâm chiếm Bãi Tư Chính của Việt Nam. Tốc chiến trước khi Việt Nam khai thác hết dầu để nuôi đảng !

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 07/10/2019

Published in Diễn đàn