Sau đại dịch Covid, cùng với sự ra đi của một loạt lãnh đạo cấp cao kể cả Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, ngành y tế Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu thuốc men và vật tư y tế trầm trọng.
Ảnh tư liệu - Nhiều ca phẫu thuật đã không thể thực hiện vì tình trạng thiếu vật tư y tế và thuốc điều trị kéo dài tại Việt Nam
Nhiều gia đình bệnh nhân và các y bác sĩ tuyệt vọng vì không thể tìm đâu ra thuốc, kiếm đâu ra các vật tư y tế cần thiết để tiến hành các ca phẫu thuật cấp thiết. Đã hơn một năm trôi qua mà tình trạng này vẫn chưa được giải quyết, trong khi số bệnh nhân xếp hàng chờ được điều trị hay phẫu thuật ngày một nhiều hơn tại hầu khắp các bệnh viện tuyến cuối.
Bà Nguyễn Kim Dung, một bệnh nhân tim ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết bây giờ bà ‘đành phó mặc cho số trời’ bởi cứ tới bệnh viện là bệnh tình của bà thậm chí lại càng trầm trọng hơn.
"Đi từ 5 giờ sáng vào để xếp sổ mà đã thấy mình ở thứ mấy chục rồi. Mà đi từ 5 giờ sáng như vậy mà phải đến 1 đến 2 giờ chiều mới về được đến nhà. Ngồi chờ đợi sợ lắm", bà Dung nói với VOA.
Bác sĩ nói trường hợp của bà phải phẫu thuật mớiđiều trị dứt điểm nhưng hiện giờ đang trong giai đoạn khó khăn, thuốc và vật tư y tế phải ưu tiên cho những ca nghiêm trọng cần phẫu thuật ngay, mà bà chưa đến mức như vậy nên ‘hãy về nghỉ ngơi’ và ‘theo dõi thêm.’ Lo lắng cho tình trạng bệnh tật của mình, bà Dung đã nhờ cậy nhiều chỗ quen biết tại các bệnh viện khác nhau, nhưng câu trả lời đều như vậy.
"Sợ lắm. Bệnh viện nào cũng đông mà đông kinh hoàng luôn", bà Dung than thở.
Bà nói đối với những giáo viên nghỉ hưu, thu nhập thấp như bà, để được chăm sóc y tế và điều trị tại các bệnh viện công hiện nay dường như là không thể, nên ‘sống được ngày nào hay ngày đó thôi’.
Về tình hình thiếu thuốc điều trị và vật tư y tế hiện nay ở hầu hết các bệnh viện tại Hà Nội, một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực phẫu thuật tim và lồng ngực không muốn nêu danh tính cho VOA biết : "Bây giờ may ra thì được khoảng 20% nhu cầu thôi, mà 20% đấy thực tế toàn đồ đểu, đồ Tàu vớ vẩn thôi".
Vẫn theo lời chuyên gia này, ngành phẫu thuật tại Việt Nam đang thiếu trầm trọng thiết bị y tế chất lượng cao để phục vụ bệnh nhân, những gì đang được cung cấp không đảm bảo được yêu cầu và để có lại nguồn vật tư y tế chất lượng cao là không hề dễ dàng.
"Những công ty làm việc nghiêm chỉnh thì người ta bùng hết rồi. Họ vẫn có lãi nhưng không muốn làm việc tại Việt Nam nữa. Những công ty phân phối vì thế họ cũng thôi luôn. Bởi vì bây giờ mới bán được một tí thì thanh tra… họ mệt mỏi thế là họ thôi. Mà nhiều hãng của Mỹ, của Châu Âu, họ làm ăn nghiêm chỉnh thì cái hiệu suất nó không cao mà hàng năm các ông thanh tra nhiều quá nên họ không muốn làm nữa. Thế cho nên (bệnh nhân) chết là chuyện bình thường".
Báo nhà nước cho biết đầu tháng 6 năm nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương loan báo Bộ đã gia hạn 12.500 giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết tháng 12 năm sau. Bộ cũng công bố tổng số hơn 10.000 loại thuốc, bao gồm trên 2.000 thuốc nhập khẩu được tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành đến hết năm sau. Tuy vậy, gần nửa năm trôi qua mà tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế tại Việt Nam vẫn chưa hạ nhiệt.
Lý giải cho thực trạng này, anh N.V.N, người có thâm niên trong việc nhập khẩu và cung cấp thiết bị y tế kỹ thuật cao tại Việt Nam, cho VOA biết :
"Họ vẫn cho gia hạn và cho nhập, nhưng thực tế thì nói về nguồn hàng, ví dụ như bọn mình nhập hàng từ Mỹ thì nguồn cũng hạn chế và tăng giá kinh lắm. Nhiều thứ tăng tới 30%. Số tăng giá tới 30% đấy mà mình muốn tăng giá thì mình phải đấu thầu lại,không thì nếu cứ để giá cũ mà bán thì mình lỗ. Mà đấu thầu lại thì bệnh viện bây giờ họ làm thủ tục cũng lâu lắm và mãi cũng chưa có đợt".
Anh N cho biết thêm trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế nhập khẩu đã ngừng cung cấp hàng chất lượng cao từ Hoa Kỳ, Israel và Châu Âu. Một số chuyển sang nguồn hàng từ Trung Quốc để khỏi phải đấu thầu lại vì đây là nguồn hàng giá rẻ hơn rất nhiều và cũng rất dồi dào. Tuy vậy, anh N nói, công ty của anh nhất quyết không chuyển hướng mà vẫn tin tưởng vào nguồn hàng cũ.
"Làm hàng Trung Quốc rủi ro lắm, nhất là làm trong lĩnh vực y tế, nhỡ cái nó xảy ra chuyện gì mình phải đi hầu thì mình cũng chết".
Anh giải thích nếu xảy ra rủi ro cho tính mạng bệnh nhân thì rất dễ bị thanh tra, và trong trường hợp phát hiện vật tư cung cấp không đúng thương hiệu và xuất xứ thì ‘anh có thể đi tù như chơi’.
Phần 1
Do bà Nhàn có công, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai mới chỉđạo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sắp đặt để bà Nhàn thắng hết các gói thầu với giá cao hơn nhiều so với giá trị thật và cùng nhau nhận tiền "tạơn".
Xây dựng bệnh viện cho dân chúng trong tỉnh nhưng ngay cả Bí thư tỉnh cũng phải dựa vào vài người như bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc AIC) để "xin vốn Trung ương".
Gần như hoạt động của toàn bộ các bệnh viện lớn nhất tại Việt Nam đều đã chuyển từ trạng thái bình thường sang cầm chừng. Tuy tất cả các cơ sở y tế bất kể quy mô đều thiếu đủ thứ (dược phẩm, hóa chất, trang bị, thiết bị...) để có thể khám bệnh, chữa bệnh là hết sức bất thường (1) nhưng việc các điểm tựa cuối cùng cho sức khỏe, tính mạng của những người đang "thập tử, nhất sinh" như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh), cũng thiếu đủ thứ khiến bệnh nhân và thân nhân nếu không muốn chết mòn thì phải tự di chuyển nhiều nơi để tìm mua thuốc, tìm mua vật dụng y tế, hoặc làm các xét nghiệm, rồi giao lại cho bác sĩ của họ chẩn đoán, xác định cách thức điều trị (2) rõ ràng là không thể tưởng tượng được !
27 tháng 2 hàng năm là Ngày Thấy thuốc Việt Nam và năm nay, vào dịp này, các nhân viên y tế, lãnh đạo các cơ sở y tế chỉ đề cập đến một chuyện, không chỉ ngành y tế mà những người Việt cần được khám bệnh, chữa bệnh đều đang ngắc ngoải. Hôm 23/2/2023, Cổng Thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam tổ chức một cuộc tọa đàm nhân dịp 27 tháng 2 nhưng chủ đề lại là "Ngành y vượt khó". Ở cuộc tọa đàm ấy, Bác sĩ Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh việt Việt Đức - cảnh báo :Tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc, vật tư y tế để chăm sóc người bệnh gần như đã hết, các hóa chất xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán, điều trị cho người bệnh cũng gần như đã hết. Chúng ta chỉ còn khoảng thời gian từ một tuần tới hai tuần nữa. Nếu như chúng ta không tháo gỡ được các vướng mắc liên quan đến mua sắm y tế, các bệnh viện hầu như sẽ không hoạt động đượcnữa !
Tương tự, khi đón ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư Ban chấp hành trung ương đảng kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của Ban chấp hành trung ương đảng đến tặng hoa, chúc mừng nhân Ngày Thấy thuốc Việt Nam, giống như các đồng nghiệp trên toàn quốc, Bác sĩ Nguyễn Tri Thức – Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – dành phần lớn thời gian để trình bày về những bất cập của qui định hiện hành :Muốn mua sắm thì phải tổ chức đấu thầu. Muốn xét chọn thầu thì phải có ba bảng chào giá nhưng trên thực tế, tỉ lệ gói thầu có đủ ba bảng chào giá chỉ chừng 30% đến 40%. Có thể vì biết yêu cầu đó khó khả thi nên Bộ Tài chính hướng dẫn thêm rằng nếu không đủ ba bảng chào giá thì có thể thẩm định giá kê khai nhưng trên thực tế, không có cơ quan hữu trách nào thẩm định giá kê khai có đúng hay không. Do vậy mua sắm trong ngành y tế rất nhiều rủi ro vì rất dễ trở thành "cố ý làm trái" (3).
Thiết bị kỹ thuật cao rất đa dạng. Chẳng hạn máy chụp cắt lớp (Computed tomography –CT) có hàng trăm loại, mỗi loại có độ phân giải, chức năng khác nhau. Do đặc điểm, các bệnh viện cấp tỉnh có thể chỉ cần mua máy CT-64 lát cắt nhưng những bệnh viện "tuyến cuối" cần phải loại 258 hay 512 lát cắt. Do đó, cũng là máy CT nhưng giá rất khác nhau và rất dễ bị buộc phải giải trình, dễ gặp rắc rối. Theo Bác sĩ Thức, Bệnh viện Chợ Rẫy cần thiết bị đặt stent mạch vành nhưng không đủ ba bảng chào giá cho gói thầu này nên có thể chỉ tiến hành đặt stent với bệnh nhân cấp cứu, những trường hợp khác sẽ phải chờ. Vào lúc này, 3/5 máy CT của Bệnh viện Chợ Rẫy bị hư nhưng thiếu ba bảng chào giá nên không thể sửa chữa hay mua máy mới để thay thế. Tình trạng tương tự là máy siêu âm, 10/35 máy đã hư.
Thiếu trang bị, thiết bị, nhân viên y tế phải làm thêm giờ (có khoa như Xạ trị phải làm từ 6 giờ sáng hôm nay đến rạng sáng hôm sau), căng thẳng hơn, cực nhọc hơn nhưng đó vẫn chưa phải là điều đáng ngại nhất. Điều đáng ngại nhất là bệnh nhân lãnh đủ. Rất nhiều bệnh nhân có nhu cầu phải đi nơi khác để được chụp, chiếu rồi mang kết quả về Bệnh viện Chợ Rẫy cho bác sĩ chẩn đoán. Trước, mỗi ngày Bệnh viện Chợ Rẫy khám – điều trị cho khoảng 6.000 bệnh nhân ngoại trú, nay - con số này chỉ còn 2.000 ! Báo điện tử VietnamNet mới giới thiệu một phóng sự ảnh về Bệnh viện Chợ Rẫy và gọi đó là "cảnh tượng chưa từng thấy" (4) : Hàng loạt thiết bị kỹ thuật cao hư hỏng, bất khiển dụng nhưng không thể mua sắm, sửa chữa nên bệnh viện "tuyến cuối" cho cả khu vực Tây Nam, Đông Nam của miền Nam vốn nổi tiếng đông đúc, giờ thưa vắng khác thường.
***
Giống như nhiều lĩnh vực khác, lĩnh vực y tế tại Việt Nam cũng có đủ loại scandal liên quan đến đầu tư hạ tầng, mua sắm dược phẩm, trang bị, thiết bị. Giống như nhiều lĩnh vực khác, tham nhũng trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam cũng là vấn nạn trầm kha đã vài thập niên. Nỗ lực chấn chỉnh bằng việc đặt ra đủ loại quy định, soạn lập quy trình, rồi thanh tra, điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự như đã thấy trong vài năm gần đây đối với lĩnh vực y tế nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung không những không khả quan mà còn cho thấy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đã mục ruỗng đến mức vô phương cứu vãn ! Dựa trên những gì đã biết, không thể chỉ xem yêu cầu ba bảng chào giá đang gieo vạ cho cả y giới lẫn dân chúng là biểu hiện của bất trí, trong nhiều trường hợp, sự vô lý đến mức không thể lý giải vì sao chính là đặt bẫy để kiếm lợi.
Đầu tháng trước, Tòa án thành phố Hà Nội công bố hình phạt đối với 36 bị cáo dính líu tới vụ giao cho Công ty Tiến bộ Quốc tế (AIC) 16 gói thầu trong Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ 2010 đến 2015 gây thiệt hại cho công quỹ 148 tỉ (5). Diễn biến của phiên xử kéo dài gần hai tuần này bộc lộ một điều mà không cá nhân hay cơ quan hữu trách nào ở Việt Nam chịu thừa nhận :Chính qui định, quy trình là bà đỡ vụ án này. Xây dựng bệnh viện cho dân chúng trong tỉnh nhưng ngay cả Bí thư tỉnh cũng phải dựa vào vài người như bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc AIC) để "xin vốn Trung ương". Năm 2016, Trung ương chỉ đồng ý cấp cho Đồng Nai 889 tỉ để làm "vỏ" Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Sau khi lãnh đạo Đồng Nai nhờ bà Nhàn, Trung ương cấp thêm 754 tỉ để nhồi "ruột" (mua sắm các thiết bị y tế).
Do bà Nhàn có công, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai mới chỉ đạo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sắp đặt để bà Nhàn thắng hết các gói thầu với giá cao hơn nhiều so với giá trị thật và cùng nhau nhận tiền "tạ ơn". Trước tòa, ông Trần Đình Thành – cựu Bí thư Đồng Nai – khai, chính ông điện thoại cho bà Nhàn để kể về dự án xây bệnh viện đa khoa cho tỉnh bị thiếu vốn và nhờ bà Nhàn "góp cho tỉnh Đồng Nai một tiếng nói", bởi "Nguyễn Thị Thanh Nhàn có thể thuyết phục bộ, ngành trung ương ủng hộ vốn cho các địa phương. Còn bộ, ngành nào thì tôi không biết" (6). Hệ thống tư pháp (công an, kiểm sát, tòa án) chỉ ghi nhận - đúng là hồi đầu (2006), Trung ương chỉ cho Đồng Nai 899 tỉ để xây bệnh viện đa khoa chứ không cấp tiền sắm thiết bị y tế, mãi đến năm 2010, Trung ương mới phê duyệt, cho thêm 754 tỉ để mua thiết bị - nhưng không nói gì thêm !
(Trân Văn)
Chú thích
(1) http://daidoanket.vn/khong-the-tram-dau-do-dau-nguoi-benh-5710713.html
(4) https://vietnamnet.vn/canh-tuong-chua-tung-thay-o-benh-vien-cho-ray-2113981.html
*************************
Phần 2
Từ năm 2021 đến giờ, hiệu quả duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đạt được thông các các cuộc họp, các hội nghị mang tính chất khẩn cấp, bất thường chỉ là giải quyết những cá nhân đã được đảng quy hoạch...
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Những câu chuyện mà tờ Đại Đoàn Kết gom lại để kể cách nay vài ngày :Một phụ nữ 50 tuổi ở Nam Định bị viêm gan nhưng bệnh viện không có thuốc nên dẫu sắp đến ngày sinh, cô con dâu vẫn phải lặn lội về Hà Nội tìm thuốc cho mẹ chồng. Hành trình của cô con dâu tìm thuốc trị viêm gan cho mẹ chồng gian nan và được ví von như như tìm "thuốc trường sinh bất tử" trong các chuyện cổ tích. Hay một đứa trẻ bị suyễn mãn tính nhưng không tìm được thuốc cắt cơn, nửa đêm bé khó thở, cha mẹ phải đập cửa hàng xóm cầu cứu, may mà hàng xóm có người sẵn thuốc nên bé "tai qua, nạn khỏi" (1) vốn đã kéo dài từ đầu năm ngoái đến giờ.
Năm ngoái, hệ thống truyền thông chính thức kể đủ thứ chuyện không thể tưởng tượng lại có thể xảy ra trong hệ thống y tế Việt Nam :Bệnh nhân cần phẫu thuật phải ra ngoài tìm mua dao mổ, túi đựng nước tiểu (2). Bệnh viện thiếu cả chỉ khâu vết thương, thuốc tê, nhiều người cần mổ tim không được phẫu thuật vì thiếu thuốc chống đông máu, Phẫu thuật phải hạn chế, chỉ thực hiện khi cần cấp cứu. Hoặcbởi những ràng buộc về tổ chức đấu thầu, xét chọn thầu, dẫu biết làm như thế là tăng nguy cơ bị biến chứng nơi bệnh nhân, giảm chất lượng hoạt động của bệnh viện nhưng giới lãnh đạo bệnh viện vẫn phải chọn mua "loại dao mổ rạch ba lần mới đứt da" (3).
Cho dù thực tế chứng minh những quy định, quy trình tưởng như chặt chẽ về đầu tư cho hạ tầng y tế, mua sắm dược phẩm, trang bị, thiết bị y khoa, ấy không chỉ bất cập tới mức bất nhân mà còn thúc đẩy cả hệ thống từ trên xuống dưới, từ trái qua phải cùng nhau phạm pháp và không thể phân biệt được đâu là ngay tình, đâu là gian ý. Trường hợp đưa và nhận hối lộ khi thực hiện Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai có liên quan đến Công ty Tiến bộ Quốc tế (AIC) như đã đề cập ở phần trước chỉ là một trong vô số ví dụ. Những vụ án liên quan đến hàng loạt cơ sở y tế và nhân viên y tế đã khiến các viên chức hữu trách trong lĩnh vực y tế tỉnh ra. Hoạt động của hệ thống y tế chựng lại, rối như mớ bòng bong vì không có ranh giới để xác định đâu là làm trái vì bệnh nhân, vì sự nghiệp y tế, đâu là làm trái vì mình.
***
Tình trạng các cơ sở y tế thiếu hụt đủ thứ vì giới lãnh đạo không dám mua sắm do quy định, quy trình tạo ra những hàng rào mà mạo hiểm vượt qua thì không rõ sẽ phải lãnh nhận loại hậu quả nào đã xuất hiện từ những năm đầu của thập niên 2020 và sự thiếu hụt càng ngày càng trầm trọng sau khi hàng loạt thương vụ đầu tư, mua sắm trong lĩnh vực y tế trở thành "đại án". Bởi hậu quả càng ngày càng trầm trọng, tháng 12/2021, Quốc hội Việt Nam tổ chức cho chính phủ điều trần để xem xét - thông qua một "nghị quyết" liên quan đến việc "cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế".Nếu chịu khó đọc lại tường thuật về phiên điều trần ấy ắt sẽ thấy, tuy cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền đều biết quy định, quy trình phi lý, bất cập nhưng không có cá nhân nào ở bất kỳ bên nào muốn giải quyết hay biết cách giải quyết (4).
Ở phiên điều trần vừa đề cập, do chính phủ toan đẩy trách nhiệm giải quyết cho Quốc hội nên Chủ tịch quốc hội thẳng tay vứt trả gánh nặng cho chính phủ và cật vấn :Tại sao Thủ tướng và Chính phủ không sử dụng quyền Quốc hội đã trao ? Thủ tướng và Chính phủ phải quyết đoán (4) ! Sau đó thì sao ? Sau đó thì Thủ tướng và Chính phủ tìm cách chất gánh nặng lên vai những cá nhân lãnh đạo các cơ sở y tế.
Cuối tuần trước, tại Hội nghị Triển khai công tác y tế năm 2023, Thủ tướng Việt Nam yêu cầu ngành y tế :Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, không để tiếp diễn tình trạng người bệnh phải "mua ngoài". Khắc phục tâm lý sợ sai- "làm ít, sai ít- không làm, không sai" (5). Ngay sau đó, ông Chính gửi công điện :Yêu cầu Bộ Y tế và các bêncó liên quan giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đủ thứ trong quý này, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm (6).
Song chẳng có gì bảo đảm tình trạng các cơ sở y tế thiếu đủ thứ sẽ chấm dứt. Những yêu cầu như Thủ tướng Việt Nam vừa nêu hồi cuối tuần trước vốn đã được ông ta nêu ra năm, bảy lần từ cuối 2021 đến nay. Thậm chí hồi giữa năm ngoái, do mức độ trầm trọng của tình trạng các cơ sở y tế thiếu đủ thứ càng lúc càng cao, ông Chính còn triệu tập họp khẩn cấp, đòi "ngành y tế tránh tâm lý lo ngại, sợ sai, không dám làm" và "đề nghị các bộ ngành địa phương phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm để quyết liệt khắc phục tình trạng này, tất cả vì sức khỏe, tính mạng của người dân" (7). Tuy nhiên mới đây, theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế thì "những vướng mắc trong các văn bản pháp luật" vẫn còn nguyên (8) và rõ ràng các viên chức hữu trách trong lĩnh vực y tế chẳng dại gì làm bừa trong khi Thủ tướng và Chính phủ chỉ động viên "đừng sợ sai" rồi bất động, không làm gì cả !
***
Nạn nhân của tình trạng các cơ sở y tế thiếu đủ thứ tất nhiên là dân chúng. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến những người chẳng may mắc bệnh chết mòn mà còn chết chùm. Xét cho đến cùng, sự khốn khổ ấy xuất hiện là vì các hệ thống từ chính trị đến công quyền không những bất tài, vô năng mà còn bất nhân. Trước nay, rừng quy định, quy trình vẫn được quảng bá như giải pháp nâng cao hiệt quả hoạt động của các hệ thống, chống lạm dụng công quỹ vừa vô tác dụng, vừa không ngăn ngừa được tham nhũng và khi rủi ro gia tăng, cơ hội "chấm mút" giảm xuống thì viên chức hữu trách trong lĩnh vực y tế nói riêng cũng như viên chức hữu trách trong các hệ thống đồng loạt "tọa sơn", thản nhiên nhìn ngắm đồng loại và cũng là đồng bào vật lộn với khó khăn, quằn quại vì bệnh tật. Chẳng riêng lĩnh vực y tế, các lĩnh vực khác cũng vậy chứ không khá hơn.
Từ năm 2021 đến giờ, hiệu quả duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đạt được thông các các cuộc họp, các hội nghị mang tính chất khẩn cấp, bất thường chỉ là giải quyết những cá nhân đã được đảng quy hoạch – sắp đặt để lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trên xuống dưới nhưng vì nhiều lý do không xài được nữa. Còn những vấn nạn liên quan đến quốc kế, dân sinh thì vẫn thế - vẫn chỉ là những chỉ đạo, yêu cầu, cam kết chung chung chứ không đặt định được giải pháp nào cho ra hồn và tình trạng hệ thống y tế thiếu đủ thứ chỉ là một trong vô số ví dụ. Sẽ không thể có lối thoát khi Đảng cộng sản Việt Nam vẫn cương quyết giành giữ quyền sắp đặt nhân sự - bất kể đương sự tài, đức ra sao. Chẳng hạn trong lĩnh vực y tế, làm sao có thể buộc bà Đào Hồng Lan chịu trách nhiệm khi bà được Đảng phân công. Chính quy hoạch nhân sự tạo ra sự khốn khổ đúng quy trình và có chết thì cũng vẫn là chết đúng quy trình. Thứ quy trình biến công dân thành đối tượng chỉ hưởng "quyền rơm" nhưng liên tục lãnh "vạ đá" !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 28/02/2023
Chú thích
(1) http://daidoanket.vn/khong-the-tram-dau-do-dau-nguoi-benh-5710713.html
(8) https://vietnamnet.vn/benh-vien-lon-dong-loat-keu-thieu-thiet-bi-bo-y-te-noi-gi-2113912.html
Hôm 13/6 vừa qua, đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn Thái Bình), nêu vấn đề sau hai năm đại dịch gần 5.000 nhân viên y tế và bác sĩ công lập xin thôi việc vì áp lực công việc cũng như thu nhập không đảm bảo cuộc sống.
Reuters
Nếu cứ đà này, bà nói tiếp, thì rất đáng lo vì các y, bác sĩ hiện nay đang có tâm trạng bất an trong công tác, do đó phải có chính sách thu hút để y bác sĩ không bỏ nghề dẫn đến khủng hoảng thiếu nhân lực ngành.
Đại biểu Phạm Đình Thanh (đoàn Kon Tum) cũng đề nghị trong sửa đổi Luật Khám Chữa bệnh cần đặc biệt quan tâm vấn nạn bạo lực tại các bệnh viên. Đây cũng là nguyên nhân khiến y bác sĩ và nhân viên điều dưỡng lo sợ cho tính mạng và sự an toàn của chính mình.
Chuyện bác sĩ hay nhân viên y tế xin thôi việc xảy ra từ trước chứ không phải sau đại dịch, nhưng nó trở thành nhạy cảm do bởi ngành y trong nước đang bị tai tiếng quá mức so với điều người ta có thể tưởng tượng. Đây là nhận định của bác sĩ về hưu Huỳnh Tấn Mẫm thuộc phong trào sinh viên yêu nước trước 1975, hiện là thành viên Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng cùng nhóm nhân sĩ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh :
" Phải nói là lãnh đạo đầu ngành y tế mà tham ô tham nhũng như thế thì không còn gì để nói nữa, chẳng qua họ sống vì cái gọi là lợi ích nhóm thôi. Cái này phải hỏi lại những người cấp cao hơn. Tại sao đi chọn những người đó để ra làm bộ trưởng, làm chủ tịch ủy ban đầu ngành. Trách nhiệm của người đứng đầu ngành y tế là phải hỏi lại. Bây giờ ngành y tế có còn là ngành y tế không, những con người đi làm và hy sinh như thế có xứng đáng không. Nghĩa là tất cả đều phải hỏi lại".
Và đây là chia sẻ qua điện thư của một nhân viên y tế thuộc hệ thống bệnh viện công, yêu cầu không nên tên :
"Chúng tôi những nhân viên y tế suốt một thời gian dài gần 2 năm vừa qua, căng mình chống dịch, không có thời gian cho gia đình và người thân, làm việc tăng ca… nhưng đổi lại là nợ lương hoặc không được tăng lương. Thu nhập thực tại chỉ là lương cơ bản vài triệu đồng, trong khi vật giá, xăng dầu, lạm phát đều tăng khiến cuộc sống của chúng tôi vô cùng khó khăn. Chưa kể, môi trường làm việc bệnh viện độc hại mà chế độ phúc lợi cho nhân viên y tế lại quá nghèo nàn, chúng tôi dù có yêu nghề đến mấy cũng khó có thể bám trụ. Vậy nên, từ sau khi đại dịch thuyên giảm đến nay, rất nhiều người trong nghề như tôi đã phải đi tìm việc khác, cảm thấy rất nản và bi quan nhưng phải chấp nhận thôi".
Mọi bất cập trong ngành Y, liên quan đến bác sĩ, y sĩ, y tá, điều dưỡng… xin thôi việc không phải chuyện lạ, lời một viên chức ngành Y không muốn nêu danh :
"Trong gần cuối đợt dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh hồi năm ngoái thì báo chí đã rộ lên là bác sĩ và nhân viên y tế thôi việc ngày càng nhiều, tức là TP sẽ bị tình trạng thiếu nhân viên y tế. Chuyện cũng khá dễ hiểu, tức là chế độ đãi ngộ nhân viên y tế lâu nay cũng có thay đổi nhưng nó vẫn bất hợp lý. Nên khi đại dịch xảy ra thì sức ép đối với họ rất là lớn. Họ bị sức ép về trách nhiệm và sức ép cả về tính mạng"
"Và chưa kể điều tế nhị mà báo chí cũng chẳng dám nói ra,là họ khó để mà kiếm thêm tiền. Ví dụ khi chữa trị các bệnh bình thường thì họ vẫn bị cấp trên đe nẹt, cấm nhận phong bì phong bao từ người bệnh trong lúc cái chuyện ấy xưa nay là bình thường"
Mình phải nhìn nhận sự việc theo hai chiều. Một chiều là có chuyện nhân viên y tế vòi tiền người bệnh, nhưng cũng không thiếu những trường hợp trở thành tập quán là ai cũng muốn được chăm sóc tử tế, chưa kể vì lịch sự và thói quen bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã chăm sóc cứu chữa mình trong bệnh viện. Khi mà rơi vào đại dịch thì rất là khó kiếm tiền, thế là nhân viên y tế phải chịu hai ba sức ép cùng một lúc, thì chuyện họ nghỉ việc là chuyện bình thường".
Đúng là bây giờ nói tới ngành Y thì chừng như việc nhỏ lớn gì đều dính đến tham nhũng. Không muốn nghĩ thế cũng không được vì mọi chuyện cứ rành rành ra đó, viên chức ẩn danh này phân tích tiếp :
"Thì cũng như giáo dục thôi, ngành y tế chẳng làm được cái gì cả. Hỏi ngành y tế Việt Nam đi về đâu thì nó chẳng về đâu cả, chỉ có dân đi về đâu thôi. Người dân, nhất là người nghèo, sẽ rất khổ sở khi ngành y tế thiếu một lực lượng y bác sĩ cần thiết".
Tất nhiên khi nhiều y bác sĩ và nhân viên xin nghỉ việc được coi là tiêu cực, nhưng nhìn mặt tích cực thì đây là một sự thanh lọc, một sự đánh động :
"Qua theo dõi báo chí và qua suy luận của tôi về toàn bộ hệ thống Nhà Nước này, tôi cho rằng nếu không có sự thay đổi căn bản khi gặp biến động thì tác động sẽ lớn như khủng hoảng. Lúc đó bắt buộc hệ thống phải thay đổi, y tế sẽ phải được tư nhân hóa và phát triển tốt hơn. Chứ còn cứ nửa nạc nửa mỡ, kiểu chân trong Nhà Nước chân ngoài tư nhân thì không tới đâu hết. Chắc chắn ngành y vẫn tồn tại, vẫn dậm chân tại chỗ còn người nghèo thì cứ khổ sở vậy thôi".
Đối với bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm và nhiều người cộng sự với ông, hiện trạng rối rắm trong ngành Y Tế rõ là không thể chấp nhận được, nhưng dù sao những vụ tai tiếng, tiêu cực bị phơi bày ra ánh sánh cũng là cơ may dẫn đến thay đổi :
"Tất nhiên sau cái tồi tệ sẽ có cái thay đổi gì đó, người ta cũng trông chờ ở đó. Nói vậy chứ bản thân ngành y tế cũng có cuộc cách mạng trong đó, tức là họ cũng đang tìm những người tốt, còn những người xấu dần dần sẽ bị loạt trừ"
"Chỉ có mấy người lãnh đạo vì lợi ích nhóm mà tham ô tham nhũng, còn nhiều người bên dưới họ hy sinh cống hiến dữ lắm. Tôi hy vọng sau cái thất bại vừa rồi thì sẽ có những con người mới để phải thay đổi theo chiều hướng tốt hơn".
Tóm lại, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm khẳng định, một cuộc cách mạng để thay đổi diện mạo ngành y tế là điều phải xảy ra và phải đi tới. trong tương lai.
Thanh Trúc
Nguồn : RFA, 14/06/2022
Thanh Trúc, RFA, 15/02/2022
Kết luận của Thanh tra Chính phủ Việt Nam hôm 12/2 chỉ ra vô số tiêu cực trong Bộ Y tế. Tuy nhiên tóm lại có hai sai phạm lớn : một là buông lỏng quản lý, không công khai kết quả trúng thầu ; hai là có dấu hiệu lợi ích nhóm.
AFP
Theo xác định của Thanh tra Chính phủ, sự buông lỏng công tác quản lý làm nẩy sinh mọi tiêu cực trong việc tham mưu Thông tư bộ Y Tế, Vật tư Y Tế tiêu hao và cả những khâu liên quan đều không đúng luật quy định đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về việc mua sắm thiết bị, trang thiết bị. Nói chung là những chuyện này không được công khai, minh bạch.
Kết luận chỉ rõ : "Trong thời gian dài, không công khai kết quả trúng thầu trên trang thông tin điện tử theo quy định của Nghị định 36/2016/NĐ-CP".
Bên cạnh đó, công tác quản lý giá và vật tư tiêu hao còn yếu kém ; việc thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm của Bộ Y tế còn hạn chế, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, thành viên của nhóm nhân sĩ trí thức chuyên phản biện ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng bản kết luận đã loanh quanh, rườm ra, báo chí dẫn lại cũng theo lối vòng vo mà không nói thẳng ra rằng tham nhũng trong hàng ngũ nhân sự cấp cao mới là nguyên nhân quá rõ của mọi sai phạm, yếu kém, hạn chế, ách tắc trong guồng máy y tế bao lâu nay tại Việt Nam :
"Cái chung nhất là tình hình của Bộ Y tế về những vụ thuốc giả, về vật tư y tế rồi bao nhiêu thứ, kể cả vụ Việt Á vừa rồi. Với tư cách một bác sĩ tôi thấy quá xấu hổ. Thấy không thể tưởng tượng được sự kinh doanh trên sinh mạng con người".
"Phải nói từ lúc bà Trần Thị Kim Tiến (làm Bộ trưởng Y tế) cho tới bây giờ, Bộ Y tế đã quá tệ. Tham lam, tham nhũng làm mất uy tín của ngành Y, mà ở cấp lãnh đạo cao nhất chớ không phải cấp dưới như trạm y tế hay bệnh viện".
Ông thừa nhận rằng không chỉ ngành y tế mà nhiều ngành khác ở Việt Nam cũng vậy ; và trong thời gian đại dịch vừa qua tiêu cực trong ngành y tế lộ rõ ra hơn :
"Y tế là ngành ảnh hưởng đến cả sinh mạng con người mà cũng có những tiêu cực khủng khiếp : thuốc giả, thuốc chống ung thư, que xét nghiệm… đủ thứ. Nói chung hình như cả một hệ thống rệu rã là quá rõ rồi, không ai mà giấu giếm được, nó lộ liễu quá rồi".
Theo ông cơ chế đã dung dưỡng cho những nhóm lợi ích và không ai có thể làm gì suốt một thời gian dài :
"Bây giờ ầm ỉ nên chẳng qua vì dư luận quần chúng phản đối quá. Nó từ phe Đảng, từ lợi ích của nhóm, từ thấp lên tới cao, rồi từ cao xuống thấp, nói chung là tràn lan hết".
"Thể chế quá lỏng lẻo, một nhiệm vụ đưa qua thì 50% là thực thi nhưng bên cạnh 50% là giám sát. Đằng này không có kiểm tra, mà ngay như thanh tra, kiểm tra lại cũng có người tham nhũng. Lãnh đạo quá kém, lòng tin của dân giảm đi. Là đảng viên gần 56 tuổi đảng mà thấy vụ này tôi không chịu nỗi. Anh em không nói được gì, nói không ai nghe mà cũng chẳng đi tới đâu".
Một cựu viên chức Bộ Y tế, yêu cầu không nêu tên, cũng thừa nhận trong chia sẻ qua điện thư về thực trạng ‘be bét’ của ngành y tế :
"Thí dụ như vụ thổi giá test kit của công ty Việt Á và các dính líu đi kèm của các CDC lên gần 200 cán bộ, hay những gì được cho là ‘đấu đá nội bộ’ bên trong Bộ Y tế. Trường hợp truy tố nguyên thứ trưởng Cao Minh Quang và Thứ trưởng Trương Quốc Cường. Sắp tới đây sẽ là một loạt các cán bộ khác của Bộ Y tế bị đưa ra ánh sáng".
"Sự ‘sai phạm’ và ‘yếu kém’ kia thường sẽ đi kèm với những nguyên nhân thường xảy ra trong các cơ quan, bộ máy công quyền nhà nước. Đó là tiền bạc, là hối lộ và các game chính trị, thanh trừng lẫn nhau. Một hậu quả dễ nhận thấy là hầu hết các chuyên viên, lãnh đạo của Bộ và các Cục, Vụ bên dưới sẽ "án binh bất động" vì làm gì cũng sợ sai, họ né tránh trách nhiệm, ngồi yên hoặc đùn đẩy lên cấp trên ra quyết định".
Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, người đang chịu kỷ luật vì những sai phạm trong ngành Y tế. RFA edit
Cựu viên chức này còn cho rằng bao công lao, thành quả của những chiến sĩ áo trắng trong ngành y tế lâu nay đã bị những quan chức ‘sâu mọt’ làm lu mờ đi.
Bác sĩ Nguyễn Viên, nhiều chục năm làm việc trong ngành y tế trong và ngoài chính phủ, thường xuyên có những bài phản biện xây dụng trên mạng xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết giới y, bác sĩ đều cảm thấy rất bức xúc :
"Trong lúc cả nước chống dịch thì lãnh đạo lại dính vào lợi ích nhóm, lại thủ lợi rất lớn. Còn kết luận của Thanh tra nhà nước, được công bố trên các báo nhà nước thì chắc chắn đây là có sự bật đèn đỏ từ cấp cao hơn Bộ Y tế, và từ các báo với rất nhiều chi tiết mà không phải ai cũng tiếp cận được trước khi Nhà nước đi vào những biện pháp mạnh mẽ hơn để mà chống tham nhũng trong ngành y tế cũng như các ngành khác".
Vậy thì kết luận của Thanh tra chính phủ về những sai phạm, yếu kém, hay nói trắng ra là tình trạng tham nhũng, liệu có tạo thay đổi tốt đẹp nào trong bộ máy y tế thời gian tới ? Bác sĩ Nguyễn Viên thổ lộ rằng ông không kỳ vọng gì mấy :
"Cơ hội này khó lắm. Ai cũng nói thay đổi nhưng bắt đầu từ chỗ nào, từ con người, từ đào tạo, từ vấn đề tổ chức cán bộ, qui hoạch cán bộ… Phải nghĩ phương án nào khả thi nhất".
"Vế thứ hai, vấn đề buông lỏng quản lý đi liền với lợi ích nhóm. Người ta nói rất nhiều đến chuyện mua bán ở các cơ quan lớn ở Hà Nội. Tôi nghĩ trước mắt người ta sẽ đánh vào những cá nhân nào chịu trách nhiệm chống dịch mà liên quan đến vấn đề thiết bị, trang thiết bị, thuốc men. Đó là những đối tượng cụ thể".
Ông nói giới y bác sĩ và người dân rất đón nhận tin tức đó. Mặc dù những cái xấu, cái tiêu cực của đất nước bị phanh phui ra thì cũng không vui sướng gì, nhưng nó sẽ đặt lại vấn đề bổ nhiệm con người vào những vị trí lãnh đạo ngành.
Thanh Trúc, RFA, 10/02/2022
Ngoài những vi phạm liên quan đến tuyển sinh, mở ngành, Viện Quản lý Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam còn mắc phải quá nhiều sai sót trong công tác tổ chức bộ máy và việc tuyển chọn nhân sự.
Công An Nhân Dân
Theo Thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo, tổ chức bộ máy, nhân sự trong Học viện Quản lý Giáo dục từ 2018 đến trước ngày 6/12/2019, đã không có Hội đồng Học viện để thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo quy định.
Mặt khác, Học Viện cũng chưa có văn bản quy định, chưa có sự thống nhất về quy trình, thủ tục thực hiện thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc.
Kết luận của Thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo còn cho rằng qui chế tổ chức và hoạt động của Học viện Quản lý Giáo dục chưa xác định rõ các mối quan hệ giữa Đảng ủy với Hội đồng Học viện, giữa Đảng ủy với Giám đốc Học viện, và cả giữa Hội đồng Học viện với Giám đốc Học viện, chưa kể mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc Học viện.
Một điểm sai phạm thêm nữa là Giám đốc Học viện chưa ban hành văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị theo qui chế ; văn bản về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, chế độ làm việc của giảng viên không phù hợp các quy định của Luật Viên chức 2010 và các Nghị định của Chính phủ cũng như các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội Vụ.
Tóm lại, cơ cấu, tổ chức, tuyển chọn và những chức năng khác của Học viện Quản lý Giáo dục đều chẳng những không đúng qui định và trình tự thủ tục mà còn vấp váp, sai phạm rất nhiều về khâu nhân sư.
Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Đại học Liège của Bỉ, từng nhiều năm làm việc trong các chương trình Cao học Bỉ-Việt tại Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trên nguyên tắc Học viện Quản lý Giáo dục, thành lập năm 2006, đang đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ ngành Quản lý Giáo dục, thạc sĩ ngành Tâm Lý học lâm sàng và Công nghệ Thông tin.
Chia sẻ qua điện thư gởi cho RFA, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng viết rằng ông không ngạc nhiên về những tiêu cực vừa được nêu ra trong Học viện Quản lý Giáo dục :
"Gần gũi với nên giáo dục Việt từ 1990 cho đến nay, tôi đã nghe phong phanh và có khi chứng kiến rất nhiều sai phạm trong hệ thống Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam".
"Vấn đề phát xuất từ yêu cầu bằng cấp của rất nhiều nhân sự chính quyền không có khả năng học hỏi mà muốn giữ chức nắm quyền. Trong cơ chế "thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Có cầu thì phải có cung đâu đó thôi !"
Nhà nghiên cứu Ngữ học kiêm nhà giáo với hơn 40 năm tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, ông Hoàng Dũng, nhận định :
"Học viện Quản lý Giáo dục như tên gọi là chuyên về đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cho Bộ Giáo Dục".
"Về nguyên tắc thì điều đó cần, còn trên thực tiễn người ta dạy dỗ như thế nào, sản phẩm cung cấp cho nền giáo dục ra làm sao… Cái đó phải có một cuộc điều tra để xem thử nó đúng hay là sai".
"Tôi không đủ tư liệu để nói rằng kết luận của Thanh tra Bộ Giáo dục đúng hay sai, nhưng nổi bật của câu chuyện này là vấn đề cơ chế. Hôm nay là Học viện Quản lý Giáo dục thì hôm sau tôi tin chắc sẽ có những trường khác, những học viện khác".
Học viện Quản lý Giáo dục cũng không phải trường đầu tiên bị những kết luận kiểu tiêu cực như thế này. Vẫn lời nhà giáo Hoàng Dũng :
"Xin nói lại là chúng tôi không đủ tư liệu để thẩm tra, coi lại. Thế nhưng kỷ luật một đơn vị sai phạm rồi công khai lên báo là chuyện rất đáng làm, rất nên làm. Oan hay ưng mọi chuyện phải công khai".
Theo Quyết Định số 178 của Đảng ủy Học viện ngày 19/12/2017, được báo chí đăng tải lại, việc phê duyệt quy hoạch quản lý Trưởng phòng, Phó phòng các đơn vị trực thuộc giai đoạn 2016-2021, việc phê duyệt quy hoạch năm 2017 không đúng chức danh quy hoạch đào tạo đối với ba cán bộ mà tên tuổi được đưa lên mặt báo.
Hình minh họa : sinh viên một trường đại học trong tiết học ở Hà Nội. AFP
Một cách rõ ràng hơn thì quá nhiều sai sót trong công tác nhân sự, có khi một đơn vị mà chỉ một cấp trưởng và một cấp phó. Tựu chung thì chính cán bộ Học viện Quản lý Giáo dục cũng không biết làm thế nào cho đúng, là nhận định tiếp theo của nhà giáo Hoàng Dũng :
"Thực ra qui định bao nhiêu người thì có một cấp trưởng, bao nhiêu người thì có hai cấp phó, ví dụ như thế, thì họ có qui định rất chặc chẽ chứ không phải ưa gì làm nấy. Còn ở đây, một đơn vị mà chỉ một cấp trưởng và một cấp phó thôi, thì phải hiểu ngay rằng cơ quan này muốn có nhiều quân nhiều quan ở cấp trưởng cấp phó. Như thế thì thu nhập sẽ cao hơn, lương sẽ khác, phụ cấp sẽ khác. Đó là chuyện làm không đúng đắn".
"Mà thực ra nó là trong quyền hạn của cái ông đứng đầu cơ quan, ông hoàn toàn có thể cử anh này làm trưởng anh kia làm phó. Tuy rằng chuyện có trưởng có phó được qui định bởi văn bản, chẳng hạn 10 người mới có một trưởng, bây giờ ông bất chấp, 1 người ông cũng dựng lên một cấp trưởng. Cái sai đó không phải là phổ biến lắm nhưng cũng không phải là hiếm".
Đối với ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam, quá nhiều sai trái trong một cơ quan đào tạo cấp cao như Học viện Quản lý Giáo dục là thêm một lần phải nhìn lại bản thân ngành Giáo dục-Đào tạo vốn mang tai tiếng bao lâu :
"Chưa rõ vì sao kỳ này Bộ Giáo dục và đào tạo lại chĩa sang viện Quản lý Giáo dục, bởi thật ra tình hình từ đầu không phải từ Học viện Quản lý Giáo dục ấy đâu. Nó bắt đầu từ chóp bu của Bộ Giáo Dục, từ Bộ trưởng, Thứ trưởng rồi các Cục, các Vụ, Viện của Bộ. Họ chưa thấy cái sai ở đâu cho nên họ chớp vào cái chỗ yếu và họ cho rằng đấy là một cái đầu môi để ma sửa chữa".
Con người yếu kém hay nhân sự yếu kém, ông Nguyễn Khắc Mai nói, là nguồn gốc và vấn đề của giáo dục Việt Nam :
"Lỗ hỗng lớn nhất là cái đào tạo, tuyền chọn ngần ấy cán bộ giáo dục mà bây giờ phải đánh giá lại. Thứ hai là chất lượng của đội ngũ cán bộ giáo dục hiện nay là rất thấp, quá thấp. Tôi chắc là có những cái lúng túng chưa gỡ ra được, chưa thấy được".
"Cũng không phải chỉ có Viện Quản lý Giáo dục này nó hỏng đâu. Rất nhiều vụ, rất nhiều bộ phận ở trong Bộ Giáo Dục nó hỏng. Nhân cái kiểm tra của Bộ Giáo Dục về Học viện Quản lý Giáo dục này thì tôi cho rằng đây là vấn đề họ phải đối diện và phải giải quyết trong thời gian trước mắt".
Tiếp lời cựu cán bộ dân vận Nguyễn Khắc Mai, nhà sư phạm Hoàng Dũng nhấn mạnh :
"Việc quản lý chặt chẽ với nhiều qui định từ nhiều cấp như vậy, tưởng là chặc mà hóa ra không chặc. Sai phạm của Học viện Quản lý Giáo dục này là anh ra hàng loạt văn bản như thế mà người ta không sợ, người ta lại vi phạm hàng loạt như nhan đề bài báo nêu ra, tức là mô hình quản lý đó không đúng".
Vụ việc đầy dẫy sai phạm tại Học Viện Quản lý Giáo dục, nếu đúng như Thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo nêu ra, là thêm một cảnh báo mạnh mẽ rằng phải cải cách hệ thống Giáo dục-Đào tạo đến nơi đến chốn với tác nhân chính là nhân sự có trách nhiệm trước khi bàn đến cơ chế, là kết luận của nhà giáo Hoàng Dũng.